Công nghiệp hóa và sự biến đổi của gia đình Việt Nam - Lâm Ngọc Như Trúc

pdf 24 trang hapham 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Công nghiệp hóa và sự biến đổi của gia đình Việt Nam - Lâm Ngọc Như Trúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcong_nghiep_hoa_va_su_bien_doi_cua_gia_dinh_viet_nam_lam_ngo.pdf

Nội dung text: Công nghiệp hóa và sự biến đổi của gia đình Việt Nam - Lâm Ngọc Như Trúc

  1. VNH3.TB6.333 CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM Lâm Ngọc Như Trúc Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu 1. Đặt vấn đề Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) đã mang lại cho xã hội Việt Nam những tác động và thay đổi không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn cả trên lĩnh vực văn hóa - xã hội. Gia đình - đơn vị cấu thành cơ bản của xã hội tất yếu sẽ có những biến động, những đổi thay trên nhiều khía cạnh. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các vấn đề phức tạp trong gia đình và xã hội Việt Nam. Làm thế nào để giải quyết những vấn đề trên và xây dựng gia đình Việt Nam trở thành “nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước”1 là câu hỏi đã và đang đặt ra cho xã hội nói chung và cho mỗi chúng ta nói riêng. Công nghiệp hóa của xã hội Việt Nam Từ những năm cuối của thập niên 80, Việt Nam phải đẩy mạnh công nghiệp hóa để phát triển nhanh hơn, để thu hút lao động nhiều hơn, tạo tiền đề rút ngắn khoảng cách với các nước. Công nghiệp hóa của Việt Nam được phát triển theo hướng ưu tiên tạo ra công ăn việc làm và góp phần lớn vào việc thực hiện công bằng xã hội. Nhờ đó, xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi nhanh chóng. Trước hết đó là sự biến đổi của cơ cấu lao động (xem bảng 1.1) Bảng 1.1: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế (2000 - 2005) Đơn vị tính: % 2000 2002 2003 2004 2005 Nông - lâm - ngư - nghiệp 65,1 61,9 60,3 58,8 57,3 Công nghiệp - xây dựng 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2 Dịch vụ 21,8 22,7 23,2 23,9 24,5 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, Tr.74) 1 Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 1
  2. Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng cơ cấu lao động không ngừng chuyển dịch theo xu hướng tích cực: tăng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ, giảm lao động ở khu vực nông nghiệp. Ngoài ra, quá trình đô thị hoá của Việt Nam đã có những chuyển biến khá tích cực (xem bảng 1.2): Bảng 1.2: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong cả nước (1990 - 2005) Năm Số dân thành thị Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả (Triệu người) nước (%) 1990 12,9 19,5 1995 14,9 20,8 2000 18,9 24,2 2005 22,3 26,9 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, Tr.78) Đồng thời, quá trình phát triển kinh tế cũng đạt được những bước tăng trưởng đáng kể: Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng GDP 9.5 10 8.4 8 6 6 4.8 4 2 0.2 0 1975- 1988 1995 1997 2005 1980 Biểu đồ 1.2: Tốc độ tăng giá tiêu dùng 600 487.2 tăng giá tiêu dùng 500 400 382.1 300 200 119.3 79.9 100 29.3 9.3 -1.6 8.3 12 0 1986 1987 1989 1990 1991 1994 2000 2005 2007 -100 Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ nghèo chung và nghèo lương thực 2
  3. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng quá trình CNH - HĐH đã thu được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ về xã hội. Tất nhiên, những chuyển biến đó không thể không tác động sâu sắc đến thiết chế gia đình - một thiết chế bền vững, lâu đời nhưng cũng hết sức nhạy cảm với những đổi thay của xã hội. 2. Những biến đổi của gia đình dưới tác động của quá trình CNH - HĐH Gia đình Việt Nam đang trong bước chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại trên nhiều phương diện và xu hướng khác nhau. Đó là sự biến đổi mang tính toàn diện cả về hình thái, các chức năng, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và vai trò của người phụ nữ trong gia đình Sự biến đổi của hình thái gia đình Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại gia đình được hình thành từ nền văn hóa bản địa, chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay. Theo đó, hình thái gia đình phổ biến là gia đình mở rộng gồm nhiều thế hệ các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống và thường bị chi phối bởi chế độ “gia trưởng”. Trong quá trình phát triển, gia đình truyền thống đã thể hiện được các ưu điểm về sự gắn bó tình cảm giữa các thành viên trong gia đình; về vấn đề bảo lưu các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ và phát huy tốt nề nếp gia phong, gia đạo Tuy nhiên, gia đình truyền thống lại là một trong những nhân tố tham gia vào quá trình kìm hãm năng lực phát triển của các cá nhân, đặc biệt là dưới tác động của quá trình CNH - HĐH, gia đình truyền thống có vẻ không còn là khuôn mẫu của gia đình hiện đại. Sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái gia đình mới là một điều tất yếu. Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 20062, mô hình hộ gia đình 2 thế hệ (gồm cha mẹ và con cái) - gia đình hạt nhân tồn tại khá phổ biến ở Việt Nam (chiếm tỉ lệ 63,4%). Hộ gia đình 3 thế hệ trở lên - gia đình mở rộng có xu hướng giảm. Trong đó, mô hình gia đình qui mô nhỏ có xu hướng phổ biến ở thành thị hơn nông thôn và ở nhóm hộ giàu hơn hộ nghèo; tỷ lệ hộ gia đình có 3 thế hệ ở nông thôn thấp hơn thành thị, đặc biệt là khu vực nội thành. Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể được lí giải như sau: Thứ nhất, trong bối cảnh quá trình CNH - HĐH không ngừng được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực, hình thái gia đình hạt nhân tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn một số loại hình thái gia đình khác (gia đình mở rộng, gia đình khuyết ) bởi vì gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ và có khả năng thích ứng nhanh với các biến chuyển của xã hội với những đặc điểm sau: 2 “Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006” do Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới thuộc Viện KHXHVN và qũy nhi đồng Liệp Hiệp Quốc (UNICEP) thực hiện và đã công bố cuối tháng 6/2008. 3
  4. + Tương đối tự do so với sức ảnh hưởng của tập thể, dòng họ. Sau khi kết hôn, vợ - chồng không sống chung với bà con nội ngoại mà chuyển sang nơi ở mới do đó hình thành nên cộng đồng sinh sống độc lập. + Trọng tâm của gia đình đã chuyển từ mối quan hệ ông - bà, cha - mẹ và con cái sang quan hệ vợ - chồng, cho nên sức hấp dẫn và tính thân mật về mặt tình cảm giữa hai vợ chồng được đề cao và tính năng quan hệ về mặt tình cảm của gia đình được tăng cường. + Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế và tạo cho mỗi thành viên trong gia đình khoảng không gian tự do tương đối để phát triển tự do cá nhân. Thứ hai, xã hội CNH - HĐH mang đặc tính “động” rất cao và cần đến một cơ chế mở để vận hành cung - cầu của lực lượng lao động theo nguyên tắc của thị trường một cách thuận lợi. Trong đó, tính “động” có được từ sự tự do lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân rất được quan tâm. Do vậy, gia đình hạt nhân vợ - chồng là trọng tâm có thể tự do lựa chọn nơi ở mà không bị sức ép từ dòng họ mang đặc tính gắn liền với nhu cầu của xã hội công nghiệp. Thứ ba là xu hướng thanh niên di cư từ nông thôn ra thành thị để làm việc rồi lập gia đình ở thành thị và điều kiện đất đai, nhà ở tại các thành thị bị hạn chế Sự biến đổi chức năng của gia đình Từ cách tiếp cận xã hội học, xét về bản chất, gia đình có 4 chức năng cơ bản (sinh sản, giáo dục, kinh tế và tâm lí - tình cảm). Do sự va chạm giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, sự chênh lệch giữa tốc độ biến đổi của cơ cấu xã hội và tốc độ biến đổi của gia đình, chức năng của gia đình Việt Nam có những biến đổi theo phương thức khác với gia đình phương Tây trong quá trình CNH - HĐH. Thứ nhất, về chức năng sinh sản, đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn cho rằng sinh con là một chức năng quan trọng của gia đình. Tuy nhiên, đã có một sự chuyển đổi nhận thức rất rõ về số con. Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, tỉ lệ người đồng ý rằng gia đình phải có nhiều con chiếm tỉ lệ khá thấp (18,6% người cao tuổi, 6,6% người độ tuổi 18 - 60 và 2,8% vị thành niên), quan niệm “gia đình nhất thiết phải có con trai” vẫn được một bộ phận đáng kể người dân ủng hộ (gần 37% người độ tuổi 18 - 60), trong đó nhóm dân số nghèo có nhu cầu sinh con trai nhiều hơn nhóm dân số giàu (45,5% ở nhóm có thu nhập thấp nhất, 26% ở nhóm có thu nhập cao nhất). Lí do để giải thích vì sao phải có con trai chủ yếu vẫn là “để có người nối dõi tông đường” (85,7%), “để có nơi nương tựa lúc tuổi già” (54,2%) và “để có người làm việc lớn, việc nặng” (23,4%) Tuy nhiên, đã có khoảng 63% người trong độ tuổi 18 - 60 cho rằng không nhất thiết phải có con trai. Kết quả phân tích cho thấy đại bộ phận người dân đã tự nhận thức được giá trị của con cái trong cuộc sống gia đình nói chung, chứ không chỉ đơn thuần thực hiện theo qui định của chính sách dân số. 4
  5. Thêm vào đó, cho đến nay cấu trúc xã hội và quan điểm giá trị liên quan đến vấn đề sinh sản và quan hệ tình dục cũng đã có sự thay đổi. Sự tự do trong việc mang thai và sinh sản do các tiến bộ của y học mang lại cho con người, sự tự do trong quan hệ tình dục nhờ vào sự phát triển của các phương pháp tránh thai và các loại dịch vụ liên quan đến tình dục đã góp phần mang lại sự thay đổi trên. Giờ đây tình dục không chỉ mang ý nghĩa là một phương cách của việc sinh sản mà còn là sự thể hiện của nhu cầu thể xác tự nhiên của loài người. Đời sống tình dục thỏa mãn đang trở thành nhân tố chính trong việc làm tăng mức độ thỏa mãn trong đời sống hôn nhân. Thứ hai, về chức năng giáo dục - chức năng này được tăng cường hơn bao giờ hết và trở thành một trách nhiệm nặng nề mà gia đình phải gánh vác. Trong quá trình CNH - HĐH, nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề tăng cao nên đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng đầy đủ các tư chất cần thiết. Do đó, tiêu chuẩn của việc dưỡng dục con cái cũng tăng theo. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đã làm tăng kì vọng xã hội đối với tiêu chuẩn chất lượng của việc dưỡng dục con cái. Đây cũng chính là lí do chính thu hút sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học của con cái. Tuy nhiên, sự quan tâm này không giống nhau giữa các khu vực, vùng, miền và dân tộc. Cha mẹ ở thành thị chăm lo đến việc học của con cao hơn so với nông thôn. Tây Bắc là vùng có tỉ lệ cha mẹ ít quan tâm hơn so với các vùng còn lại, người Hmông là dân tộc có tỉ lệ cha mẹ quan tâm tới việc học của con cái thấp nhất3. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến những dữ kiện sau: các nhóm cha mẹ có học vấn cao và có thu nhập cao thì mức độ quan tâm đến việc học của con nhiều hơn và trẻ em ở độ tuổi 7 - 14 thì nhận được sự quan tâm của cha mẹ đến việc học hơn là trẻ em trong độ tuổi 15 - 17. Thêm vào đó, chúng ta cần phải thấy rằng trong quá trình xã hội biến đổi nhanh chóng, trong gia đình đang nảy sinh nhiều xáo trộn trong chức năng dưỡng dục con cái và xã hội hóa. Hiện tượng gia đình hạt nhân làm chặn đứng cơ hội truyền thụ những hiểu biết về việc nuôi dạy con cái từ thế hệ ông bà cho thế hệ cha mẹ. Thế hệ trẻ mới lập gia đình cho dù có nhận được sự giúp đỡ của bố mẹ nhưng họ vẫn bộc lộ những bất đồng thế hệ, xung quanh việc nuôi dạy con cái vì giới trẻ ngày nay trông cậy vào tri thức khoa học và chuyên môn hơn là dựa vào sự hiểu biết của thế hệ cha mẹ. Thứ ba, về chức năng kinh tế của gia đình, có thể thấy rằng do quá trình CNH mà gia đình và nơi làm việc bị tách rời nhau về mặt không gian, theo đó chức năng sản xuất của gia đình cũng suy giảm hoặc mất đi và chức năng tiêu dùng được tăng cường. Điều này có thể dẫn đến lối sống của gia đình được quyết định tùy thuộc vào công việc hay mức thu nhập của các thành viên trong gia đình và tiêu chuẩn tiêu dùng của gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thỏa mãn sinh hoạt của gia đình. Đối với trường hợp của các gia đình ở nông thôn thì chức năng sản xuất và chức năng tiêu dùng của gia đình không bị phân chia rạch ròi nhưng dưới cơ chế xã hội lấy việc sản xuất phục vụ cho sự trao đổi thì việc xản xuất tự cung tự cấp của gia đình cũng bị suy giảm. 3 Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 5
  6. Tóm lại, khi các hoạt động sản xuất kinh doanh do gia đình như một đơn vị kinh tế thực hiện có xu hướng giảm thì các hoạt động kinh tế do cá nhân thực hiện ngoài gia đình sẽ tăng lên, ví dụ như: làm công ăn lương Xu hướng cá nhân hóa các nguồn thu nhập của các thành viên trong gia đình dẫn đến chỗ phạm vi hoạt động của gia đình như một đơn vị kinh tế thu hẹp lại. Chức năng kinh tế của gia đình bộc lộ rõ hơn ở các hoạt động tiêu dùng hơn là các hoạt động tạo thu nhập. Thứ tư, về chức năng tâm lí - tình cảm, chức năng này dần dần đang được xem trọng. Ở các gia đình phương Tây, khi tình yêu vợ chồng đã nguội lạnh thì họ sẽ chia tay nhau do “không có lí do nào buộc họ phải sống với nhau”. Gia đình ở Việt Nam thì không giống như vậy. Hầu hết các gia đình ở Việt Nam vẫn còn tồn tại vững chắc đặc tính “gia đình chế độ” - tức là, người vợ kì vọng vào vai trò trụ cột về kinh tế và vai trò làm cha của người chồng hơn là kì vọng vào tình yêu và sinh hoạt tình dục của vợ chồng. Còn người chồng thì ưu tiên kì vọng vào vai trò quản gia tài giỏi, đảm đang và vai trò làm mẹ của người vợ. Tuy nhiên, cũng không ít biểu hiện cho thấy rằng, ở thế hệ trẻ, số người cho rằng quan hệ vợ chồng quan trọng hơn quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng tăng lên. Trong đời sống tinh thần, tình cảm của gia đình thì việc con cái đã tách hộ về thăm hỏi cha mẹ là tập quán phổ biến ở nước ta. Không phải chỉ có con cháu là chỗ dựa của cha mẹ mà cha mẹ cũng là chỗ dựa cho con cháu trong cuộc sống hàng ngày. Trên 90% người cao tuổi cho biết họ hỗ trợ con cháu mình ít nhất một trong các hoạt động sau: về kinh tế - góp phần tạo ra thu nhập và cấp vốn cho con cháu làm ăn, về kinh nghiệm - quyết định các việc quan trọng của gia đình hay chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, ứng xử xã hội và dạy dỗ con cháu, về chăm sóc gia đình - nội trợ và chăm sóc cháu nhỏ. Nhiều người cho rằng bây giờ con cháu lo toan cho bố mẹ về vật chất nhiều hơn và đầy đủ hơn, còn việc trực tiếp trò chuyện, hỏi han thì ít hơn trước. Có 37,5% người cao tuổi cho biết họ thường trò chuyện, tâm sự chuyện vui buồn với vợ hoặc chồng của mình; 24,8% tâm sự, trò chuyện với con và 12,5% tâm sự với bạn bè, hàng xóm4. Sự biến đổi của chu kì gia đình Chu kì gia đình lấy việc gia đình cũng như cá nhân được tồn tại tiếp diễn bởi sự lặp đi lặp lại của sinh và tử làm tiền đề và định ra giai đọan bước ngoặt: là những trải nghiệm quan trọng mà gia đình gặp phải từ khi hai vợ chồng kết hôn cho đến lúc chết đi. Chu kì gia đình bình thường được tiếp diễn bởi các giai đoạn kết hôn, sinh con, ngừng sinh con, nuôi dạy con cho đến khi con cái rời khỏi gia đình, kết thúc việc nuôi dạy con cái đến già nua và qua đời. Sự biến đổi của chu kì gia đình thể hiện trước hết ở vấn đề kết hôn. Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, tuổi kết hôn trung bình có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn có xu hướng giảm. Trong đó, tuổi kết hôn ở thành thị cao hơn ở nông thôn, những người làm các công việc đòi hỏi chuyên môn cao thường kết 4 Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 6
  7. hôn muộn hơn những người làm công việc đơn giản, khoảng cách tuổi kết hôn của hai nhóm nghề nghiệp này là 2,9 tuổi với nam và 3,4 tuổi với nữ. Bảng 2.3.1 . Tuổi kết hôn trung bình lần đầu, tỷ trọng đã từng kết hôn của các nhóm tuổi 15-19, 20-24 và 45-49 chia theo giới tính và chênh lệch SMAM (1989-2006) Năm Nam Nữ Chênh điều tra lệch SMAM Phần trăm đã từng kết hôn SMAM Phần trăm đã từng kết hôn SMAM (năm) (năm) 15-19 20-24 45-49 15-19 20-24 45-49 (Nam - Nữ) 1989 24,5 4,5 36,6 98,6 23,2 11,4 57,5 96,7 1,3 1999* 25,3 2,2 32,3 98,8 22,7 9,2 54,6 94,2 2,5 1999 25,4 2,5 30,4 98,5 22,8 9,3 54,3 94,2 2,6 2000 25,7 1,8 28,0 98,5 22,9 7,2 51,9 93,4 2,8 2001 25,7 1,9 28,5 98,6 22,8 8,0 52,6 93,4 2,9 2002 26,0 1,6 24,9 98,2 22,8 7,0 48,3 91,7 3,1 2003 26,2 1,6 23,4 98,5 23,1 6,6 46,2 93,1 3,1 2004 26,7 1,4 20,1 98,0 23,4 6,4 42,7 93,4 3,3 2005 26,8 1,5 19,4 98,2 23,5 6,2 42,1 93,4 3,3 2006 26,6 1,6 21,1 98,0 23,2 6,1 45,4 93,7 3,4 Nguồn số liệu: - 1989 - 2004: Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2004, Những kết quả chủ yếu, Biểu 2.2, trang 34. -2005: Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2005, Những kết quả chủ yếu, Biểu 2.2, trang 26. Ghi chú: (*): Số liệu điều tra mẫu. ( ): Số liệu điều tra toàn bộ. Bảng 2.3.2. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam và nữ và chênh lệch của SMAM giữa nam và nữ chia theo vùng và nơi cư trú SMAM Chênh lệch SMAM Vùng và nơi cư trú Nam Nữ (Nam - Nữ) Toàn quốc 26,6 23,2 3,4 - Thành thị 28,4 24,7 3,7 - Nông thôn 25,9 22,6 3,3 Đồng bằng sông Hồng 26,3 22,5 3,7 Đông Bắc 25,1 22,2 2,9 7
  8. Tây Bắc 23,9 21,2 2,7 Bắc Trung Bộ 26,5 23,4 3,2 Duyên hải Nam Trung Bộ 27,8 24,0 3,7 Tây Nguyên 26,0 22,6 3,3 Đông Nam Bộ 28,2 24,7 3,6 Đồng bằng sông Cửu Long 26,4 23,2 3,2 Sau khi kết hôn, điều quan trọng của chu kì gia đình là việc sinh con. Một thực tế phổ biến rộng rãi là đối với người phụ nữ, việc làm mẹ gây nhiều biến động trong cuộc sống hơn là việc làm vợ. Việc sinh con đầu lòng là sự kiện mang lại cho gia đình niềm vui, sự diệu kì, nhưng đó cũng là những căng thẳng và gánh nặng về tài chính và về việc thích ứng vai trò làm bố mẹ. Một hiện tượng nổi bật trong số những biến đổi của chu kì gia đình là rút ngắn thời gian hoàn tất sinh sản. Thời gian từ sinh con đầu lòng đến khi sinh người con cuối cùng đang có xu hướng ngày càng giảm. Do đó, tỉ trọng thời gian dành cho việc nuôi dạy con cái trong toàn bộ khoảng thời gian kết hôn của người phụ nữ cũng giảm dần. Ở phương Tây, nếu con cái là thanh thiếu niên thì mức độ sinh hoạt vợ chồng trong giai đoạn này là thấp nhất, nhưng ở Việt Nam thì thấy rằng độ tuổi của con cái không ảnh hưởng gì đặc biệt đến mức độ sinh hoạt vợ chồng. Mà ngược lại sự quan tâm con cái đang trở thành nguyên nhân quan trọng của sinh hoạt vợ chồng trong cuộc sống hôn nhân. Mặt khác, việc rút ngắn thời gian sinh con làm tăng tỉ lệ có việc làm của phụ nữ đã lập gia đình. Thêm vào đó, khi kì vọng về mức sống của gia đình ngày càng cao hơn thì việc duy trì mức sống của gia đình ở một mức độ nào đó chỉ bằng thu nhập của người chồng là một việc rất khó trong thời đại CNH. Do đó, tỉ lệ phụ nữ đi làm ngày một tăng. Sự gia tăng tuổi thọ trung bình làm kéo dài khoảng thời gian hôn nhân trung bình và làm xuất hiện “gia đình vợ chồng già trong thời kì không còn nuôi dạy con cái”. Sự biến đổi này sẽ dẫn đến việc tăng tỉ trọng của quan hệ vợ chồng, đồng thời cũng sẽ có nhiều trường hợp phụ nữ bị mắc chứng trầm uất nghiêm trọng hoặc gặp rất nhiều khó khăn trong thời kì trung niên do bị mãn kinh và do bị mất vai trò. Sự biến đổi về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được củng cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia trưởng. Theo đó cả 3 mối quan hệ cơ bản của gia đình (vợ - chồng; cha - con, anh - em) tuân theo một tôn ti, trật tự chặc chẽ. Ví dụ: là vợ - chồng thì phải hòa thuận, thương yêu nhau, phu xướng thì vợ phải tùy; là cha - con thì cha phải hiền từ, biết thương yêu và nuôi dạy con cái, biết làm gương cho con cái học tập, ngược lại, phận làm con phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, biết hiếu thuận với cha mẹ; là anh - em thì phải biết đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, anh 8
  9. chị phải biết nhường nhịn, thương yêu em, còn em thì phải biết nghe lời và lễ phép với anh chị Theo dòng thời gian, mối quan hệ trên có những thay đổi đáng kể. Sức nặng của tôn ti, trật tự không còn nặng nề như trước mà thay vào đó là sự bình đẳng hơn theo kiểu “trên kính dưới nhường” và đề cao sự tự do cá nhân. Trước hết, số lượng con cái trong gia đình có xu hướng giảm, thu nhập của gia đình lại tăng lên nên cha mẹ có điều kiện nuôi con tốt hơn, có một số trường hợp sinh ra chiều chuộng con, nhiều lúc quá đáng. Bên cạnh đó, cha mẹ đi làm suốt ngày, phần lớn ở xa nhà, ít có thời gian ở gần con, chăm sóc và theo dõi việc học tập, vui chơi của con cái. Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006, có tới 80% trẻ em trong độ tuổi 15 - 17 khi được hỏi đã nói rằng cha mẹ cho phép chúng tự đưa ra quyết định về mọi vấn đề liên quan tới cuộc sống của mình. Vì nhiều lí do, trong đó có việc bận kiếm sống, 1/5 số ông bố và 7% số bà mẹ hoàn toàn không dành thời gian cho việc chăm sóc, dạy dỗ con cái. Nhiều bậc cha mẹ còn phó mặc con cái cho nhà trường, các đoàn thể trong việc giáo dục văn hóa và nhân cách vì họ cho rằng họ đã làm hết nhiệm vụ khi cung cấp đầy đủ tiền bạc và trang thiết bị học tập cho con cái Đồng thời, cũng có không ít con cái có xu hướng muốn tách khỏi sự kiểm soát của cha mẹ mặc dù còn đi học, chưa trưởng thành. Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số gia đình công chức cao cấp, nhà buôn giàu có thuê những căn hộ riêng cho con ở Vì những lí do trên mà mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong một số gia đình Việt Nam trở nên khá lỏng lẻo và nảy sinh nhiều vấn đề. Sự biến đổi về vai trò của người phụ nữ trong gia đình Trong xã hội hiện đại, vị thế của người phụ nữ nói chung đã được xã hội xác nhận trên cơ sở bình đẳng giới nhờ vào kết quả của phong trào nữ quyền. Người phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất, tái sản xuất, tiếp cận các nguồn lực phát triển, các quyết định, các sinh hoạt cộng đồng và thụ hưởng các lợi ích, phúc lợi gia đình. Đồng thời, các thành viên gia đình và các dịch vụ xã hội cũng từng bước chia sẻ gánh nặng công việc nội trợ gia đình đối với người phụ nữ, góp phần thiết thực tạo điều kiện và cơ hội giúp phụ nữ phát huy mọi tiềm năng của mình trong hội nhập và phát triển. Cụ thể: Quan niệm về người chủ gia đình Trong xã hội phong kiến, người chủ gia đình được quan niệm là người có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội, được các thành viên khác trong gia đình coi trọng. Họ là người quyết định chính cho những việc lớn của gia đình. Người chủ gia đình thường là người đàn ông/người chồng. Trong gia đình Việt Nam hiện đại, quan niệm người chủ gia đình rất đa dạng. Người chủ gia đình có thể là người đàn ông/người chồng; người phụ nữ/người vợ; hay cả hai vợ chồng cùng làm chủ tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực và đóng góp của họ trong mỗi gia 9
  10. đình cụ thể5. Qua đây có thể thấy rằng người phụ nữ đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trong gia đình. Sở hữu tài sản Trước đây, tỉ lệ người đàn ông/người chồng đứng tên các giấy tờ sở hữu tài sản lớn của gia đình cao hơn rất nhiều so với người phụ nữ/người vợ. Điều này bắt nguồn từ bản chất của chế độ hôn nhân phụ hệ trong xã hội Việt Nam truyền thống (ngoại trừ một số dân tộc có chế độ hôn nhân mẫu hệ). Việc nắm giữ tài sản lớn trong gia đình giải thích phần nào lí do người chồng có tiếng nói và quyền quyết định cao hơn người vợ trong những công việc quan trọng của gia đình. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng như các chính sách của Nhà nước đang làm thay đổi mối quan hệ giữa vợ và chồng về quyền sở hữu các tài sản lớn trong gia đình theo xu hướng người phụ nữ ngày càng có nhiều quyền sở hữu các tài sản của hộ gia đình hơn. Phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong gia đình Phân công lao động theo giới trong gia đình Việt Nam theo phương thức người phụ nữ/người vợ được coi là phù hợp hơn với các công việc ở trong nhà (nội trợ, chăm sóc người thân trong gia đình ), nam giới phù hơn với các công việc sản xuất kinh doanh và ngoại giao ở bên ngoài nhà và xa gia đình. Cho đến nay, phân công lao động theo giới có xu hướng bình đẳng hơn trong các gia đình ở đô thị, nhóm giàu, người có trình độ học vấn cao. Trong những hộ gia đình cả hai vợ chồng cùng đi làm bên ngoài, công việc nội trợ gia đình được người chồng chia sẻ nhiều hơn Tác động của những biến đổi trên đối với gia đình Việt Nam Kinh tế xã hội phát triển thông qua quá trình CNH - HĐH và công cuộc hội nhập quốc tế đã làm cho gia đình Việt Nam có nhiều biến đổi và những biến đổi đó đã có những tác động lớn đến các gia đình Việt Nam. Tác động tích cực Sự biến đổi về hình thái, các chức năng, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và vai trò của người phụ nữ trong gia đình đã làm cho gia đình Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế, trở thành một thực thể ngày càng hoàn thiện, năng động và phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều biến động và giao lưu hội nhập với các nền văn hóa, các thành tựu của văn minh nhân loại. Những biến đổi trên chính là một quá trình liên tục bảo tồn, truyền thụ, phát huy những giá trị truyền thống; đồng thời tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị tiên tiến, những tinh hoa của gia đình hiện đại. Tiêu biểu: những giá trị quí báu của gia đình Việt 5 Kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006 10
  11. Nam truyền thống vẫn được bảo tồn và phát huy như: tình yêu đôi lứa trong sáng, lòng chung thủy, tình nghĩa vợ chồng, đức từ của cha mẹ đối với con cái, đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, sự nhường nhịn, thương yêu nhau của anh em trong một nhà Đồng thời gia đình Việt Nam cũng tiếp thu nhiều tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại như: tôn trọng tự do cá nhân, dân chủ trong mọi quan hệ, bình đẳng nam nữ Đây chính là những đặc trưng của gia đình truyền thống được phát huy và cũng chính là những nhân tố giúp gia đình Việt Nam được xây dựng và củng cố theo xu hướng hiện đại hóa (dân chủ, bình đẳng, tự do, tiến bộ ), thích nghi với sự tiến bộ của nhân loại. Tác động tiêu cực Cùng với những cơ hội và những điều kiện thúc đẩy sự phát triển tiến bộ, gia đình Việt Nam cũng chịu nhiều tác động tiêu cực và đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức. Cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nề nếp gia phong, đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam. Nhịp sống hối hả với những vòng quay của công việc, học hành khiến những bữa cơm gia đình hiếm khi đông đủ. Cuộc sống tiện nghi với những phương tiện công nghệ cao đã tạo nên những “ốc đảo” ngay trong mỗi gia đình, khiến cho cá nhân sống khép kín. Thêm vào đó, lối sống thực dụng ích kỉ, đề cao cuộc sống hưởng thụ, cổ súy cho tư tưởng tự do phát triển cá nhân cũng đã và đang là nguy cơ làm mai một, xói mòn nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân của sự rạn nứt trong gia đình ngày nay và là nguồn gốc của những biểu hiện tiêu cực trong xã hội như tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè xâm nhập vào một số gia đình và đã làm mai một các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình và gây nhiều hậu quả cho xã hội), văn hóa ứng xử xuống cấp, đạo đức bị coi nhẹ hay tình trạng li hôn, li thân, sống chung như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng Ngoài ra còn phải kể đến những tác động khác như: sự suy giảm vai trò ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái (do con cái có nhiều cách tạo thu nhập mà không cần dựa vào nguồn kinh tế của cha mẹ), quỹ thời gian dành cho việc chăm sóc con cái và người già suy giảm (do sự tham gia của người phụ nữ vào các công việc tạo thu nhập cho gia đình), sự ảnh hưởng của học vấn vào các chuẩn mực của lòng hiếu thảo của con cháu (thời gian học ở trường của con cái và thời gian làm việc ngoài xã hội của cha mẹ tăng dẫn đến việc giáo dục và hướng dẫn của cha mẹ về lòng hiếu thảo, sự mang ơn đối với ông bà giảm ), mâu thuẫn giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra nhiều thách thức mới, tình trạng bạo hành trong gia đình vẫn còn tồn tại 3. Kết luận Tóm lại, có thể khái quát một số xu hướng biến đổi đặc trưng từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại ở Việt Nam như sau: 11
  12. Thứ nhất, qui mô gia đình Việt Nam đang dần dần thu hẹp, gia đình hạt nhân trở nên phổ biến. Xu hướng này biểu hiện rõ nét hơn khi tốc độ CNH - HĐH ngày càng gia tăng. Thứ hai, nhiều chức năng của gia đình có sự thay đổi. Ví dụ: gia đình đang có xu hướng “giao phó” chức năng giáo dục và truyền thụ văn hóa cho thế hệ trẻ lại cho thiết chế trường học và hệ thống các dịch vụ xã hội khác; chức năng kinh tế gia đình đang có xu hướng chuyển từ “sản xuất” sang “tiêu dùng”. Thứ ba, các mối quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Thứ tư, vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội được cải thiện. Những biến đổi trên đã góp phần mang lại không ít vấn đề phức tạp, những mâu thuẫn và nguy cơ bởi sự xung đột giữa quan điểm giá trị truyền thống và quan điểm giá trị mới, mâu thuẫn giữa thế hệ trước và thế hệ sau trong xã hội Việt Nam. Do vậy, để giải quyết mâu thuẫn và “xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc ”(Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X) thì chúng ta cần phải phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình truyền thống trong hoàn cảnh xã hội mới và đảm bảo quyền tự do dân chủ của mỗi cá nhân trong gia đình. Ngoài ra chúng ta cần phải tập trung vào một số vấn đề sau: có hệ giải pháp thiết thực để thực hiện tốt nhất Chiến lược củng cố và xây dựng gia đình; có hệ chính sách hữu hiệu hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình; phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí; có chính sách tích cực tạo điều kiện để đoàn tụ gia đình, gắn bó các thành viên gia đình; đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo; tăng cường thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống chính sách xã hội đối với các gia đình chính sách; tiếp tục mở rộng tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giới góp phần thiết thực tạo lập sự bình đẳng giới trong gia đình và xã hội TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Ngọc Đại, Tam giác gia đình, Tạp chí Xã hội học, Số 3.1990, Tr.4. 2. Trịnh Duy Luân (chủ biên), Phát triển xã hội ở Việt Nam - Một tổng quan xã hội học năm 2000, Nxb Khoa học xã hội, H.2002. 3. Chính sách và giải pháp nhằm phát triển gia đình ở Hà Nội (Báo cáo tổng hợp), Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Trung tâm Xã hội học - Học viện Chính trị Quốc gia TP.HCM thực hiện tháng 3/2005. 4. Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới thuộc Viện KHXHVN và qũy nhi đồng Liệp Hiệp Quốc (UNICEP) thực hiện và đã công bố cuối tháng 6/2008. 5. Những nghiên cứu Xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H.1996. 12
  13. INDUSTRIALIZATION AND THE CHANGE OF VIETNAMESE FAMILY Lam Ngoc Nhu Truc Ba Ria - Vung Tau University Foreword The process of industrialization - modernization has impacted on Vietnam society not only in the economy but also in the culture and society. Family - the basic component of society has indispensably changed in many aspects, which is one of the causes leading to the occurrence of complex problems in every family as well as Vietnam society. The question is that how to resolve these issues and make Vietnamese family become "one of the important factors determining the solid development of society, the success of industrialization and modernization "6. Industrialization of Viet Nam society Since the late 1980, Vietnam decided to boost the process of industrialization to develop faster and attract more workers, which provides the foundation to catch up with other countries. Priority of the industrialization in Vietnam was given to create more jobs and greatly contribute to social equality. As a result, Vietnam has dramatically changed, especially the labour structure. (see table 1.1) Table 1.1: Employed labour structure in the economic sector (2000 - 2005) Unit: % 2000 2002 2003 2004 2005 Agriculture - Forestry - fishing 65,1 61,9 60,3 58,8 57,3 Industry - Construction 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2 Services 21,8 22,7 23,2 23,9 24,5 Total 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 (Source: Geography book 12, p.74) 6 The Nation-wide Strategy for the Vietnamese Family from 2005 to 2010 13
  14. Through the data on the table, we can see that the labour structure continued to move in a positive way: the number of labour shifting from the field of agriculture to that of industry-construction and service. In addition, the urbanization of Vietnam changed positively (see table 1.2): Table 1.2: The number and rate of urban population in the country (1990 - 2005) Year Number of urban Rate of urban population in the country population (million) (%) 1990 12,9 19,5 1995 14,9 20,8 2000 18,9 24,2 2005 22,3 26,9 (Source: Geography book 12, p.78) At the same time, Vietnam economy grew significantly. 9.5 10 8.4 8 6 6 4.8 4 2 0.2 0 1975- 1988 1995 1997 2005 1980 Chart 1.1: Speed of GDP's increase 600 487.2 Consumer price's increase 500 400 382.1 300 200 119.3 79.9 100 29.3 9.3 -1.6 8.3 12 0 1986 1987 1989 1990 1991 1994 2000 2005 2007 -100 Chart 1.2: Speed of consumer price's increase 14
  15. Chart 1.3: Overall poverty and poor food Therefore, we can see that the process of industrialization - modernization has gained many achievements in socio- economic development and had dramatic social changes. Of course, these changes have had strong effect on family- the strong and long-standing relationship, but sensitive to the changes of society. The transformation of the family due to the impact of the industrialization - modernization In many aspects, Vietnamese family is differently shifting from tradition to modern. It is the comprehensive change in forms, functions, the relationship between family members and the role of women in the family, etc. 2.1 The transformation of family forms The researchers said that traditional Vietnamese family was formed from the native culture unchanging. Accordingly, a popular form of family is the extended family consisting of several generations living together linked by blood relation and usually regulated by "the breadwinner". In the process of development, the advantage of the traditional family is to promote the close relationship among family members; to preserve the culture tradition and customs, the order and discipline, and ethnics of family However, traditional family is one of the factors preventing individuals from developing, especially with the impact of the industrialization-modernization, the traditional family seems no longer to be a good pattern. The gradually disappearing of traditional family and the establishment of new family forms are indispensable. The result of nation-wide survey on The family in viet nam in 20067 showed that two-generation family (including parents and children) - nuclear family- was quite popular in Vietnam (63.4%). More-than-three-generation family-the extended family was 7 " Result of nation-wide survey on The family in Viet Nam in 2006" was conducted by the Family Department of the Population, Family and Children Committee in coordination with the General Statistics Office, The Family and Gender Research Institute and the United Nations Children’s Fund (UNICEF), announced in the end of 8. 2008. 15
  16. decreasing. Small-scale households were more common in urban areas than in rural areas and in well-off families than poor ones. The proportion of three-generation households was higher in urban areas, particularly in the inner city. The cause of this change can be explained as follows: Firstly, in the context of the industrialization - modernization constantly intensified in many areas, forms of nuclear family seems to have many advantages over other forms of families (extended family, single-parent family, single-mother and single-father family ) because it is organized as an independent unit and able to adapt quickly to the transformation of society with the following characteristics: + Less dependent on families and relatives. After marriage, newly-marriage couples build their own family by themselves rather than live with their extended families. + The focus of the family is not the relationship with their extended family, but the relation between two spouses. + In the aspect of economy, every member in a nuclear family is relatively independent, thus, they have more chance to develop their personal freedom. Secondly, the society of industrialization - modernization is very "dynamic". It needs an open mechanism to advantageously operate the same - of the workforce in market principles. Among them, the "dynamic" gained from free career choice of individuals were very interested. Therefore, a wife or husband in the nuclear family can choose their career in their own way to meet the demands of industrial society under no pressure from their families. Finally, there is a trend that young people move to the city for work and then get married and settle down in the city. 2.2 The transformation of family functions According to sociology, considering the nature, the family has 4 basic functions (reproduction, education, economy and psychology). Due to the interaction between traditional and modern elements, there is the difference between the change rate of social structure and of family forms and functions of the Vietnamese family in comparison with Western family in the process of industrialization - modernization. Firstly, in an aspect of reproductive function, most Vietnamese people think that birth still plays an important role in family although the opinion of the children number is very different. According to the result of nation-wide survey on the family in Vietnam in 2006, the rate of people who agree that couples need to have many children is fairly low (18.6% of the elderly, 6.6% of people between the ages of 18-20, and 2.8% of teenagers); the concept "the family is required to have a son" is most supported (nearly 37% people aged 18 - 60), in which a group of the poor want to have sons more than the rich group (45.5 % of the lowest income quintile compared to 26 % in the highest income quintile). The 16
  17. main reasons why they must have sons are “to continue the family line" (85.7%), "to depend on when they are old" (54.2%) and "to have someone to do difficult work"(23.4%) However, approximately 63% of people aged 18 to 60 say that whether having a son or not is not necessary. The analysis result shows that most people consider children, boy or girl, important, but follow the population policy. In addition, up to now social structure and viewpoint on reproduction and sexual relations have also had a change. This change is due to the freedom of pregnancy and birth thanks to the advance of medicine and the freedom in sexual relations thanks to the development of methods to avoid pregnancy and other services related to sexuality Nowadays, sex does not mean reproduction, but the needs of human being. Satisfied sexual life is becoming the main factor to decide the level of satisfaction in marriage. Secondly, the function of education has been strengthened more than ever and becomes a heavy responsibility of family. During the process of industrialization- modernization, the society demands skilled workers; therefore, the role of education in the family is vital. The severe competitiveness among qualified workers leads to the fact that parents pay more attention to their children education. The concerns to children education are various in different regions and ethnic groups. Urban parents are more interested in education than rural parents. Parents in the northwest of the country, especially the H’mong, show less concern than those in other areas. Besides, well-educated and high-income parents tend to be more concerned with their children education and the studying of children aged from 7 to 14 is more interested than that of children in the age of 15 - 17. Moreover, we also see that when the society changes so fast, there are many problems of bringing up children and socialization. Nuclear family gets little knowledge passed from generations to generations. Although the young are still supported by their parents, they do not agree with them about how to bring up children. They believe that applying the advance of medicine into bringing up their children is better than the experience of the old. Thirdly, on economic functions of the family, we can see that the process of industrialization has made family and work separate from each other considerably in space, in which production functions of the family also decline or loss and consumer functions are strengthened. This can lead to the family lifestyle is determined by their job or income of family members. The level of consumption has a direct impact on the level of living satisfaction of the family. As for families in rural areas, production and consumption functions are not clearly separated, but if the society takes production for exchange, self- supplied production of the family will decrease. In short, as family business is tend to decrease, the number of salary workers increases. The tendency of individualizing family income sources reduces the role of family as an economic unit in the area of production. Economic functions of the family are clearly expressed in the consumption activities rather than activities earning money. 17
  18. Fourthly, the function of psychology and emotion is gradually being valued. In Western families, they will divorce or separate immediately when they no longer love each other. The family in Vietnam is not like that. Most of them are still up to “family mode”, i.e. the wife lives with the expectation of the role of breadwinner and father of her husband rather than love and sexual life of married couples, while the husband finds the role of excellent management and the role of the mother of his wife. However, there are growing opinions that in young generations, the relationship between two spouses is more important than the relationship between parents and children. In the spirit of life, it is common in Vietnam for younger generations getting married to visit their parents. Parents and children support one another. Over 90% of the elder said that they support their children with at least one of the followings: economy-helping make money and supporting business capital, experience-together making big decision and sharing business experience, how to have good behaviour and caring children. Many people said that now sons/daughters take better material care of parents, but they have little time talking with them. 37.5% of the elderly said that they often share their feelings with their spouse; 24.8% talk to sons/daughters and 12.5% talk to friends and neighbours8. 2.3 The conversion of the period of family The family period considers family as well as individuals to continue survive with the repeated birth and death as the premise and makes a turning point: important experience that families face from marriage until death. The normal family period consists of getting married, giving birth, stopping giving birth, raising children until the children are mature (leaving the family), finish raising children and be old to die. The first change of family period is shown through marriage. The result of nation- wide survey on family in Vietnam in 2006 shows that the average marriage age has tended to increase in recent years and child marriage has tended to decrease. The age of marriage in the urban is higher than in rural areas; workers with jobs of high profession often get married later than people who do simple jobs, the gap of the age of marriage between the two groups is 2.9 years old with male and 3.4 years old with female. Table 2.3.1. The average age of marriage for the first time, the proportion of married groups aged 15-19, 20-24 and 45-49 according to gender and SMAM difference (1989-2006) Year Male Female SMAM 8 The result of nation-wide survey on The family in Viet nam in 2006 18
  19. draft SMAM Percent had got married SMAM Percent had got married SMAM (Year) (Year) 15-19 20-24 45-49 15-19 20-24 45-49 (Male - Femal) 1989 24,5 4,5 36,6 98,6 23,2 11,4 57,5 96,7 1,3 1999* 25,3 2,2 32,3 98,8 22,7 9,2 54,6 94,2 2,5 1999* 25,4 2,5 30,4 98,5 22,8 9,3 54,3 94,2 2,6 * 2000 25,7 1,8 28,0 98,5 22,9 7,2 51,9 93,4 2,8 2001 25,7 1,9 28,5 98,6 22,8 8,0 52,6 93,4 2,9 2002 26,0 1,6 24,9 98,2 22,8 7,0 48,3 91,7 3,1 2003 26,2 1,6 23,4 98,5 23,1 6,6 46,2 93,1 3,1 2004 26,7 1,4 20,1 98,0 23,4 6,4 42,7 93,4 3,3 2005 26,8 1,5 19,4 98,2 23,5 6,2 42,1 93,4 3,3 2006 26,6 1,6 21,1 98,0 23,2 6,1 45,4 93,7 3,4 Source data: - 1989 - 2004: Investigating the changes in population and birth-control 1/4/2004, The main results, Schedule 2.2, p. 34. -2005: Investigating the changes in population and birth-control 1/4/2005, The main results, Schedule 2.2, page 26. Notes: (*): Data of sampling survey . ( ): Data of thorough investigation. Table 2.3.2. The average marriage age for the first time of male and female and the difference of SMAM between men and women in region and place of residence SMAM draft Regional and place of SMAM SMAM (Male - residence Male Female Female) Nationwide 26,6 23,2 3,4 19
  20. - Urban 28,4 24,7 3,7 - Rural 25,9 22,6 3,3 The Red River Delta 26,3 22,5 3,7 Northeast 25,1 22,2 2,9 Northwest 23,9 21,2 2,7 North Central 26,5 23,4 3,2 Coastal South Central 27,8 24,0 3,7 Highland 26,0 22,6 3,3 Southeast 28,2 24,7 3,6 Mekong Delta 26,4 23,2 3,2 After marriage, the importance of the period of family is to have a baby. For women, it is known that giving birth brings many changes in life rather than being a wife. Giving the first child is wonderful to the family, but it is also the stress, a burden on finance and a challenge to parents. A prominent phenomenon of the conversion of the family period is to shorten the time of reproduction. The distance from first to last birth is going to be shortened. Thus, the amount of time for bringing up children in the whole period of marriage of women also decreases gradually. In Western, when the children are teenagers, the level of married couples living in this period is the lowest while in Vietnam, the age of the children do not greatly effect on the level of married couples living. On contrary, children concern becomes an important factor of marriage life. On the other hand, shortening the birth time makes it easy for married women to have jobs. With better living standards, the whole family totally depends on the husband’s income is extremely difficult in industrialization; therefore, the rate of women to work is on the increase. The longer average longevity makes the time of marriage longer and the situation of old couples without having to raise children appeared. This conversion will result in husband and wife relationship, at the same time, there will be women with serious stress or difficulties in the middle age dues to menopause and loss of mother role. 2.4 The transformation of relationships among family members In the feudal society, the relationship between family members is strengthened by the principal and paternalism. Accordingly, all the 3 relationship of the family (wife-husband, 20
  21. father-children and brothers) closely follows the hierarchy, for example: a wife and a husband must be in harmony, love each other, a wife must depend on a husband; if it is the father-children relation, the father must be gentle, love and bring up his children and set a good example for children and as for children, they have to express their gratitude to his parents for giving birth and rearing and be dutiful to their parents; if it is the brothers’ relation, brothers must unite and love each other, the elder must make concessions, love the younger and the younger must obey and be courteous with the elder. Day by day, the relationship has changed significantly. The hierarchy is no longer so important and the equality is preferred. The younger respect the older and the freedom of individuals is enhanced. First, the number of children in families tends to be fewer, the income is increasing; thus, parents have condition to bring up their children better. However, in some cases, parents spoil their children because they mollycoddle them. In addition, parents have to work all day far from home, they don’t have much time to take care, keep an eye and play with them. According to the result of nation-wide survey on the family in Vietnam in 2006, over 80 % of children between the ages of 15-17 said their parents allowed them to make decisions in their lives. 20% of fathers and 7% of mothers didn’t spend time taking care of their children because they had to earn their living. Many parents also leave the whole work for school. In their opinion, their responsibility is only to supply money for children At the same time, many children want to escape the control of their parents even though they are not mature. Now, in Vietnam some rich families or families with high-level civil servants rent the apartment for their own children That is the reason why the relationships between parents and children in some Vietnamese family become loosen and many problems occur. 2.5 The transformation of the role of women in the family In modern society, the position of women in general has been confirmed on the basis of gender equality because of the women's rights movement. Women increasingly play an important role in production, reproduction, making decision, community activities and family welfare. At the same time, the members of the family and social services also take steps to share the burden of family for women, contributing to create opportunities for women to promote their potential abilities. Specifically: Opinions about the head of household In the Feudal society, the head of household was a person who had great characteristics, ability and contribution and was respected by the other members in family. He had the final decision in all matters. The head of household was often a man/husband. In the modern Vietnamese family, opinions on the head of household are various. The head of family may be a wife or husband or both, which depends on the quality, 21
  22. characteristics and their contribution to the family. It can be seen that the position of women is gradually accredited. Ownership of property In the old days, a husband is often the name holder of much large property. This is derived from the traditional patriarchal structure of Vietnamese society (except some ethnic groups who have a matriarchal structure). Being the owners of assets in the family, the husband has the right to make a decision in the family. However, the process of industrialization and urbanization are changing patterns of ownership between a wife and a husband. An increasing number of women is the owners of much property in the family. Division of labour between a wife and a husband In the Vietnamese family, a woman/wife is regarded as a housewife. They do all things in the family (doing chores and taking care of every family member). A man is subject to do business and to work far from home. So far, the assigned work has tended to be more equality in families, especially in urban areas, groups of the rich and highly-educated people. In households, both man and woman go to work; housework is often shared by a husband The impact of these changes on Viet Nam families Socio-economic development thanks to the process of industrialization- modernization and the access to international business has brought many variations for Vietnamese family. These changes have great impact to Vietnamese family. 3.1 The positive impacts The conversion of forms, functions, relationships among family members and the role of women in the family make condition for Vietnam family develop better and dynamic, suitable with the displacement of economic-social conditions and integrate with other cultures and the achievements of civilized humanity. Those conversions are a consecutive process of conserving, transmitting and promoting traditional values while consuming the selected values and improving the elite of the modern family. Typically, traditional family values are still preserved such as true love, loyalty, connubial sentiment, an immensely kind and generous heart of parents, filial love of children for parents, compliance, love among brothers and sisters in a home At the same time, Vietnamese family also receives many good values of the modern families such as respecting individual freedom, democracy in all relations, equality between men and women So, Vietnamese family owns both traditional and modern characteristics of family as well (democracy, equality, freedom, progress ) appropriate with the progress of humanity. 22
  23. 3.2 The negative impact Apart from good changes, Vietnamese family also faces a lot of challenges. Life of modern society with the strong growth of many economic sectors, to some extent has ruined family tradition and ethics of Vietnamese traditional family. Family meals, are rarely warm and crowded because of a rush life. A life with many convenient and high- tech facilities has created the "oasis" in the family, which means that every family member is separated from each other. In addition, a selfish and material lifestyle, a desire to enjoy themselves and propagandize individual freedom is also a risk of spoiling many good traditional values of the family. The loosen relations among family members is one of the causes of disagreement in family, social evils (drugs, prostitution, gambling, alcohol These negative effects penetrate into several families and fade good traditional cultural values of family and leave bad consequences for society ), the downfall of behavior, the disregard of ethics, divorce, separation, an unmarried couple, sexual relations before marriage and an increase in abortion In addition, the other factors affecting the family are the less influence of parents to children (because children can earn money, they are independent from their parents), the little time taking care of children and the elderly (women have to go to work to contribute to the family income), the impact of education on the norms of filial piety (study time of children and the time working of parents make education and guidance of parents about piety, the obliging with grandparents decrease), conflict between generations of behavior, lifestyle and caring for the elderly are set many new challenges, status of family violence still exists Conclusion In conclusion, there are some typical changes of traditional family in Vietnam as follows: Firstly, the size of Vietnamese family is small; nuclear families become popular. This trend is common when the speed of industrialization-modernization is increasing. Secondly, many functions of the family have changed. For example, family leaves the whole work of educating children for schools and other social services; the economic function of families are shifting from "production" to "consumption”. Thirdly, the relations among family members become not tight. Fourthly, the role and position of women in the family and society are improved. These changes lead to many complicated problems and conflicts between views on traditional and modern values and between the old and young generations in Vietnamese society. Therefore, to resolve conflicts and "build prosperous family, equality, progress, happiness " (Resolution of the Communist Party of Viet Nam's second X), we need to 23
  24. promote good morals of traditional family in our new modern society and ensure the rights of every individual in family. In addition we need to focus on some of the following problems: having the best solutions to building families; supporting household economy, educating to improve people's intellectual; make a family reunion; have a strong attachment to family members; further the poverty-alleviation movement; practise birth-control; strengthening the implementation of the system social policy for family policy; propagandize, disseminate knowledge about gender to create Equality of gender in the family and society REFERENCE Ho Ngoc Dai, Triangle Family, Journal of Sociology, No.3.1990, p.4. Trinh Duy Luan (editors), Social Development in Viet Nam - An overview of social learning in 2000, Social Sciences Press, Hanoi, 2002. Policies and measures to develop family in Ha Noi (synthesis report), Committee for Population, Family and Children and the Center of Sociology - Academy of Political and National Vietnam implemented 3.2005. Results of the investigation family Viet Nam in 2006, Family Department of the Population, Family and Children Committee, The General Statistics Office, The Family and Gender Research Institute and the United Nations Children’s Fund (UNICEF). The Sociology researchs about the family Viet Nam, Social Sciences Press, Hanoi, 1996. 24