Công tác xã hội với người cao tuổi (Phần 2)

pdf 38 trang hapham 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Công tác xã hội với người cao tuổi (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_cao_tuoi_phan_2.pdf

Nội dung text: Công tác xã hội với người cao tuổi (Phần 2)

  1. BÀI 3. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC TRỢ GIÚP NGƯỜI CAO TUỔI I. Kỹ năng quan sát Trong quá trình tiếp xúc, để có thể hiểu được người cao tuổi một cách toàn diện nhân viên xã hội cần nắm bắt được những đặc điểm về diễn biến tâm lý của người cao tuổi không chỉ thông qua lời nói mà bằng những cử chỉ phi ngôn từ. Những thông tin đó chỉ có thể thu nhận được thông qua quan sát. Kỹ năng quan sát được áp dụng trong suốt tiến trình can thiệp. 1. Quan sát trong công tác xã hội cá nhân  Dáng vẻ bên ngoài: Nhân viên xã hội cần chú ý đến kiểu quần áo người cao tuổi mặc, mức độ sạch sẽ, gọn gàng, màu sắc trang phục Nó biểu thị cho kinh tế của người cao tuổi, nghề nghiệp của họ hoặc một phần tính cách của người cao tuổi trong đó. Những dấu hiệu này cung cấp dữ liệu phục vụ đánh giá tổng quát cho những vấn đề của người cao tuổi, đồng thời giúp nhân viên xã hội lưu ý lựa chọn cách ứng xử phù hợp, tránh gây mặc cảm cho người cao tuổi.  Biểu hiện qua nét mặt: Vui, buồn, giận giữ và thù địch từ đó giúp nhân viên xã hội nhận biết cảm xúc, suy nghĩ của họ có phù hợp với những điều họ nói không. Với người già, nét mặt là một kênh biểu hiện cảm xúc rõ ràng của họ. Nhân viên xã hội cần rất lưu ý quan sát đặc điểm này.  Cử chỉ, điệu bộ, tư thế, phản ứng mang những dấu hiệu của sự lo lắng bất an: Qua cách người cao tuổi ngồi (ngồi vì căng thẳng, cảm thấy xa lạ, hay ngồi một cách tự nhiên thoải mái ), qua phong cách tham gia vào câu chuyện (thoải mái, căng thẳng, tiếp thu, không chú ý, tin cậy hay nghi ngờ ). Từ đó giúp nhân viên xã hội nắm được các biểu hiện về cảm xúc của người cao tuổi.  Phong cách của người cao tuổi: Phong cách và những cử chỉ theo thói quen cũng có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp nhân viên xã hội hiểu được những vấn đề ẩn dấu bên trong. Ví dụ: Phong cách giao tiếp tự tin hay rụt rè 35
  2.  Ngôn ngữ cơ thể khác: Những điều nảy sinh trong ngôn ngữ cơ thể là truyền thông không lời nhưng đó là truyền thông không tự ý hay sự truyền tải ngoài ý muốn của người truyền đạt. Tín hiệu thông tin hầu hết là xúc cảm, cảm nghĩ. Người nói muốn giấu thông tin về cảm nghĩ mà họ trải qua, tuy thế thông tin vẫn lộ ra. Vì vậy, để hiểu cảm nghĩ của người cao tuổi thì nhân viên xã hội phải quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ.  Quan sát môi trường sống của người cao tuổi nhằm hiểu thêm về điều kiện sống cũng như các tương tác xung quanh, đặc biệt trong những buổi vãng gia nhân viên xã hội cần quan sát kỹ để có những thông tin đầy đủ và toàn diện. Ví dụ: Quan sát cách thức người già trong gia đình tương tác với con cháu; phòng ở và các điều kiện sinh hoạt có phù hợp với sức khỏe của người cao tuổi hay không; cách thức người già được chăm sóc  Quan sát quá trình người cao tuổi thực hiện các hoạt động để thấy được những thay đổi của người cao tuổi từ lúc bắt đầu can thiệp, trong suốt tiến trình và đến khi kết thúc. Quan sát giúp cho nhân viên xã hội nắm bắt được tiến bộ cũng như phát hiện được dấu hiệu bất thường của người cao tuổi để điều chỉnh kịp thời.  Chú ý đến sự tương thích giữa những biểu hiện ngôn ngữ không lời và nội dung trong ngôn ngữ có lời (Ví dụ khi người cao tuổi nói về mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình mình, biểu cảm nét mặt, cử chỉ của họ có tự nhiên, phù hợp với lời họ nói không?) 2. Quan sát trong công tác xã hội nhóm với nhóm người cao tuổi  Đặc điểm từng thành viên trong nhóm: Tương tự như trong công tác xã hội cá nhân, nhân viên xã hội quan sát các thành viên trong nhóm ở các khía cạnh như: Trang phục, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, phong cách để nắm bắt đặc điểm của các thành viên trong nhóm, từ đó có hướng can thiệp phù hợp.  Quan sát tương tác trong nhóm. Điều quan trọng để tiến trình nhóm đạt được hiệu quả chính là sự tương tác trong nhóm. Bởi vậy nhân viên xã hội cần có sự quan sát và nắm bắt kỹ lưỡng, cụ thể những tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Từ đó phát huy và lan truyền những tương tác tốt; ngược lại, hạn chế những tương tác tiêu cực; kết nối những tương tác rời rạc trong nhóm. Kết quả quan sát nhóm được thể hiện ở sơ đồ tương tác. 36
  3.  Quan sát nhóm khi thực hiện nhiệm vụ. Nhân viên xã hội cần trả lời được những câu hỏi sau: Nhóm thực hiện nhiệm vụ ra sao? Mức độ tham gia của các thành viên vào công việc chung của nhóm như thế nào? Những thành viên tích cực; thành viên chậm chạp; thành viên lười vận động ?  Sự thay đổi của các thành viên nhóm. Sau mỗi buổi sinh hoạt, nhóm có thay đổi theo chiều hướng nào, cụ thể? Bên cạnh sự thay đổi chung của nhóm, nhân viên xã hội cũng cần nắm bắt sự thay đổi hay không thay đổi đối với từng cá nhân trong nhóm.  Môi trường xung quanh nhóm tác động lớn đến hoạt động nhóm. Vì vậy, ngay từ khi thành lập nhóm, nhân viên xã hội đã tính đến sự phù hợp của không gian sinh hoạt. Trong suốt quá trình hoạt động, yếu tố này vẫn luôn cần chú ý để thay đổi phù hợp hơn. II. Kỹ năng lắng nghe Lắng nghe trong giao tiếp hàng ngày là quá trình im lặng, tập trung để thu nhận được âm thanh mang thông tin trong đó. Nhưng lắng nghe trong công tác xã hội không chỉ đơn thuần là sử dụng giác quan, mà nhân viên xã hội lắng nghe người cao tuổi bằng cả tâm hồn. Khi tác nghiệp với người cao tuổi, điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết lắng nghe họ. Chia sẻ cũng là một nhu cầu cơ bản của người già. Vì thế, nhân viên xã hội chỉ có thể hiểu được người cao tuổi khi họ biết lắng nghe một cách tích cực. Đây là kỹ năng không thể thiếu và cần được rèn luyện đối với chúng ta. Cũng giống như kỹ năng quan sát, lắng nghe là một kỹ thuật được sử dụng xuyên suốt trong quá trình can thiệp và trong tất cả các phương pháp công tác xã hội. Ivey và đồng sự cho rằng lắng nghe tích cực bao gồm 4 yếu tố cơ bản1:  Tiếp xúc ánh mắt thể hiện sự tập trung chú ý của người nghe vào câu chuyện mà người cao tuổi đang muốn nói. Nhân viên xã hội thường phải nhìn người cao tuổi nhiều hơn trong khi người cao tuổi có ý lảng tránh cái nhìn, nhưng không có nghĩa rằng Nhân viên xã hội nhìn chằm chằm vào người cao tuổi quá lâu sẽ khiến họ cảm thấy bị dò xét, không thoải mái và mất tự nhiên. Vì vậy, đôi khi nhân viên xã hội cần nhìn qua chỗ khác. 1 PGS.TS. Trần Thị Minh Đức, Giáo trình Tham vấn tâm lý, NXB ĐHQG, 2009 37
  4. Một lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý: Nên nhìn vào mũi của người giao tiếp thay vì nhìn thẳng vào mắt, điểm nhìn đó sẽ tạo ra sự lan tỏa cho cả khuôn mặt, người cao tuổi sẽ không có cảm giác bị dò xét.  Giọng nói vừa phải và nên phù hợp với lời nói, những biểu hiện được thể hiện (với người cao tuổi, tùy từng khả năng thính giác của từng người mà nhân viên xã hội điều chỉnh âm lượng giọng nói của mình cho họ vừa nghe). Yếu tố giọng nói cũng được đề cập đến ở khía cạnh nhân viên xã hội nên lắng nghe âm lượng và trọng âm khách hàng sử dụng khi mô tả tình huống để hiểu biết thấu đáo hơn vấn đề ẩn giấu bên trong sự việc.  Lắng nghe tích cực còn cần tìm hiểu qua lời nói. Người cao tuổi có thể bày tỏ rất nhiều, nhưng không nêu vấn đề nào là quan trọng, nhu cầu nào là cần thiết đối với họ hiện tại. Khi đó nhân viên xã hội biết lắng nghe cần phải biết chú ý đến những gì người cao tuổi truyền tải để có thể tóm lược và diễn giải thông tin cơ bản. Nhân viên xã hội cũng có thể giúp khách hàng trình bày một cách rõ và tập trung hơn về vấn đề của họ. Cần tránh kiểu nghe không chú ý, giả vờ nghe hoặc nghe không đầy đủ.  Ngôn ngữ cử chỉ mang nhiều thông tin ẩn chứa trong đó. Lắng nghe không có nghĩa chỉ nghe âm thanh, mà nhân viên xã hội cần biết “nghe” cả những biểu hiện không lời của người cao tuổi. Có thể họ muốn diễn đạt một điều gì đó bằng lời nhưng rất khó khăn, do đó cử chỉ, điệu bộ mà họ thể hiện ra sẽ là kênh thông tin hữu ích đối với nhân viên xã hội. Mặt khác, yếu tố này một phần có liên quan đến văn hoá. Vì thế nhân viên xã hội cần hiểu biết về nền văn hoá của người cao tuổi để giao tiếp cho phù hợp. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của lắng nghe tích cực bao gồm:  Từ phía nhân viên xã hội o Không kiên nhẫn chờ đợi người cao tuổi trình bày xong vấn đề của họ. o Không tập trung vào câu chuyện của người cao tuổi mà để suy nghĩ của mình sang một việc khác. o Nhân viên xã hội cho rằng mình hiểu rõ vấn đề của người cao tuổi và vội vàng kết luận vấn đề. o Nhân viên xã hội thiếu đồng cảm và có thành kiến với người cao tuổi từ trước 38
  5. o Nhân viên xã hội liên hệ giữa câu chuyện của người cao tuổi với thực tế bản thân và không tập trung tiếp vào câu chuyện của người cao tuổi (cơ chế phản phóng chiếu)  Từ phía người cao tuổi: Thông tin người cao tuổi đưa ra quá nhiều và không tập trung  Yếu tố khách quan: Tiếng ồn, nhiệt độ Ứng dụng và rèn luyện kỹ năng lắng nghe như thế nào? Những kỹ năng này được ứng dụng tương tự trong các phương pháp của công tác xã hội. Nhân viên xã hội cần biết phát huy những điểm tích cực của các thành tố của lắng nghe tích cực như đã trình bày trên. Một số lời khuyên được đưa ra như sau:  Trước hết tập trung tâm trí của mình vào vấn đề người cao tuổi đang trình bày, tránh sự sao nhãng và nghe hời hợt.  Nhân viên xã hội hòa nhập với ngôn ngữ cơ thể của người cao tuổi, điều này thể hiện ra ở những hành vi cụ thể. Ví dụ khi người cao tuổi ngồi thoải mái, nhân viên xã hội cũng có thể đáp ứng với dáng vẻ thoải mái; Nét mặt nhân viên xã hội biểu hiện theo trạng thái cảm xúc của người cao tuổi; Sự hòa nhịp tốc độ giọng nói với người cao tuổi (người cao tuổi nói nhanh, nhân viên xã hội cũng có thể tăng tốc độ nói nhanh hơn một chút, hay khi người cao tuổi buồn, giọng nói trùng xuống, nhân viên xã hội cũng có thể giảm tốc độ và âm vực giọng nói của mình xuống). Điều đó tạo cho người cao tuổi cảm thấy được chia sẻ, được thấu hiểu. Lưu ý, không áp dụng một cách máy móc như bắt chước mà linh hoạt tùy tình huống.  Khuyến khích người cao tuổi nói bằng cách gật đầu hay sử dụng các câu trả lời tối thiểu như: “thế à”, “vâng” Nhân viên xã hội không lên bộc lô sự tán thưởng hoặc phản đối một cách quá lộ liễu hoặc mức độ thái quá bằng những câu cảm thán mạnh: “Thật kinh khủng!”, “ôi trời ơi!”  Thể hiện sự quan tâm đối với người cao tuổi khi họ buồn. Hay khi người cao tuổi vui, nhân viên xã hội bày tỏ sự chia vui cùng họ. 39
  6.  Không vội vàng kết luận vấn đề khi người cao tuổi đang trình bày, cũng đừng cố đoán biết trước ý nghĩ của người cao tuổi hoặc nói hộ họ khi chưa nghe đầy đủ họ trình bày.  Cần có khoảng trống im lặng giữa cuộc trò chuyện để người cao tuổi nhìn nhận lại vấn đề họ vừa nói và cân bằng lại cảm xúc của họ. Những lúc ấy, nhân viên xã hội không nên cố hỏi để người cao tuổi nói, mà nên thể hiện sự chia sẻ với họ, đồng thời quan sát những biểu hiện của người cao tuổi để nắm bắt được tâm lý của họ. Tuy nhiên, cũng không nên để khoảng lặng quá lâu, cần biết gợi ý bằng những câu hỏi “Ông/bà đang cảm thấy thế nào?”, “Ông/bà đang nghĩ gì vậy?” để người cao tuổi tiếp tục câu chuyện của họ và nói lên những cảm nghĩ của họ khi đó.  Ngược lại với khoảng trống im lặng là trường hợp người cao tuổi nói quá nhiều, nói liên tục và không tập trung thông tin. Trong những tình huống như vậy, nhân viên xã hội cũng cần biết ngắt đúng chỗ và khéo léo, tránh để họ phật lòng. III. Kỹ năng xử lý sự im lặng Trong quá trình làm việc với người cao tuổi, có những lúc người cao tuổi im lặng. Thay vì bối rối và chuyển chủ đề, thì nhân viên xã hội cần tìm hiểu sự yên lặng đó của người cao tuổi mang ý nghĩa gì?  Người cao tuổi không có gì để nói, đầu óc họ đang trống rỗng  Người cao tuổi không biết bày tỏ như thế nào, họ cảm thấy khó khăn khi nói về vấn đề đó.  Người cao tuổi không muốn nói vì có thể điều đó làm tổn thương họ; hoặc sợ nhân viên xã hội hiểu lầm; cảm giác không an toàn, nghi ngờ người giúp đỡ  Tính cách của người cao tuổi là người kín đáo, thích nghe hơn là nói, họ chờ nhân viên xã hội nói.  Im lặng để suy nghĩ thêm  Im lặng để thư giãn, làm dịu cảm xúc Rất nhiều lý do để người cao tuổi im lặng, và nhiệm vụ của nhân viên xã hội là tìm hiểu sự im lặng. Cách xử lý im lặng: 40
  7.  Khi nhận biết được người cao tuổi im lặng vì họ đang suy nghĩ, phân vân, nhân viên xã hội nên im lặng để cho người cao tuổi suy nghĩ sâu hơn về vấn đề của họ. Nhân viên xã hội cần học cách kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn chờ đợi của nhân viên xã hội sẽ khiến người cao tuổi cảm thấy được tôn trọng.  Tuy nhiên, không để người cao tuổi im lặng quá lâu mà cần có giải pháp xử lý sự im lặng đó: o Cho phép người cao tuổi im lặng trong một khoảng thời gian nhất định (không quá dài, thường chỉ 30 giây) tùy vào cảm nhận của nhân viên xã hội về sự im lặng đó. o Bày tỏ sự cảm thông với sự im lặng đó o Khuyến khích người cao tuổi nói ra vấn đề của họ và cảm xúc hiện tại của họ. o Cho người cao tuổi thấy nhân viên xã hội muốn giúp đỡ họ khi nào họ muốn o Nói về sự bảo mật thông tin  Ví dụ: Cháu biết rằng để tâm sự những chuyện thầm kín của mình với người khác thật không dễ dàng. Nhưng nếu khi nào bà cảm thấy muốn trò chuyện cho khuây khỏa, nhẹ nhõm hơn thì cháu luôn sẵn sàng lắng nghe bà tâm sự. Những điều bà chia sẻ sẽ là bí mật giữa hai chúng ta. Tùy từng trường hợp liên quan đến nguyên nhân im lặng của người cao tuổi mà nhân viên xã hội có những cách xử lý phù hợp. o Trong một số trường hợp, nhân viên xã hội cũng có thể hỏi người cao tuổi về chính cảm xúc hiện tại của họ: “Ông/bà đang cảm thấy thế nào?” IV. Kỹ năng thấu cảm Thấu cảm là nhân viên xã hội có thể hiểu được một cách chính xác những gì mà người cao tuổi của họ đang trải qua từ chính hệ quy chiếu của người cao tuổi. Hay nói cách khác, nhân viên xã hội có khả năng cảm nhận điều mà người cao tuổi đang cảm nhận, hiểu người cao tuổi bằng tư duy cũng như bằng tình cảm. Người cao tuổi phải cảm thấy rằng họ đang được quan tâm thực sự chứ không phải bị định kiến, phê phán hay chỉ trích để họ có thể cởi mở và chia sẻ hơn với nhân viên xã hội Nhân viên xã hội thấu cảm với người cao tuổi khi họ: - Đặt mình vào hoàn cảnh của người cao tuổi và đánh giá đúng vấn đề của họ 41
  8. - Lắng nghe không chỉ bề mặt ngôn từ mà cả những biểu cảm dưới ngôn từ. - Cảm nhận và hiểu cảm xúc, những điều mà người cao tuổi đã trải qua. - Quan tâm đến nhu cầu của người cao tuổi - Nhạy cảm và tôn trọng những giá trị, kinh nghiệm của người cao tuổi. - Có sự trao đổi với người cao tuổi về những điều mà nhân viên xã hội đã hiểu. Các mức độ của thấu cảm được thể hiện như sau2 (1) Nhân viên xã hội chưa nhận ra và chưa hiểu những điều người cao tuổi muốn trình bày. Câu hỏi đưa ra chỉ tập trung thu thập thông tin mà không quan tâm đến cảm xúc người cao tuổi. Phản ứng thiên về chỉ trích người cao tuổi, gây khó chịu và bất ổn ở người cao tuổi. (2) Nhân viên xã hội nhắc lại những thông tin người cao tuổi vừa trình bày một cách chính xác, nhân viên xã hội thể hiện để người cao tuổi biết những điều họ vừa trình bày đã được hiểu về cơ bản. (3) Những thông điệp mà khách hàng muốn truyền tải đã được nhân viên xã hội hiểu và Nhân viên xã hội còn có sự đánh giá, nhạy cảm với những suy nghĩ của người cao tuổi. Nhân viên xã hội đặt mình vào hoàn cảnh của người cao tuổi để cảm nhận về điều họ đang cảm thấy như thể là chính vấn đề của mình. Lời nói của nhân viên xã hội có thể chỉ ra được những giá trị tích cực của người cao tuổi để họ cảm thấy có giá trị. Ứng dụng kỹ năng thấu cảm3  Đặt mình vào hoàn cảnh của người cao tuổi để cảm nhận điều họ đang cảm nhận. Chấp nhận họ.  Nhắc lại cảm xúc mà người cao tuổi đang nói và nguyên nhân dẫn đến cảm xúc đó.  Nói rằng điều họ đang cảm thấy là đúng trong hoàn cảnh của họ.  Làm cho người cao tuổi thấy họ có giá trị trong hoàn cảnh đó 2 ĐHDL Thăng Long, Giáo trình Công tác Xã hội, NXB Đại học Sư phạm, 2007 3 PGS.TS Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 42
  9. Theo một tài liệu nước ngòai đưa ra một công thức thể hiện sự lắng nghe thấu cảm như sau: “Ông/bà cảm thấy (nói về cảm xúc hiện tại của người cao tuổi) bởi vì (câu chuyện của người cao tuổi đi kèm cảm xúc đó)”. Một số điều cần tránh:  Không đưa ra lời khuyên  Không đưa kinh nghiệm cá nhân vào tình huống của người cao tuổi  Không đứng về một phía để bênh vực hay phê phán  Không giảng giải đạo đức  Không đặt câu hỏi.  Tránh tỏ thái độ cảm thông hay thương hại với người cao tuổi. V. Kỹ năng diễn giải Hiện nay vẫn còn những tranh cãi về sự trùng lặp giữa kỹ năng diễn giải và thấu cảm. Ở một chừng mực nào đó, hai kỹ năng này có sự giống nhau. Diễn giải là sự phân tích hành vi, ý nghĩa và cảm xúc của người cao tuổi từ quan điểm tiếp cận của nhân viên xã hội và đạt được sự chấp thuận của người cao tuổi. Nhân viên xã hội phản hồi những hiểu biết của mình về tình huống của người cao tuổi mà không thêm bớt thông tin nào khác vào đó. Trong khi thấu cảm thường diễn tả sự thấu hiểu cảm giác về thông điệp, diễn giải thường tập trung vào việc người cao tuổi đang suy nghĩ gì hay đang làm gì. Diễn giải cũng có thể dùng để truyền tải những dữ liệu có liên quan. Mục đích của kỹ năng diễn giải  Để người cao tuổi thấy mình đang được nhân viên xã hội lắng nghe, hiểu và chia sẻ  Để người cao tuổi nhìn nhận lại vấn đề cốt lõi của mình một cách sáng tỏ và cô đọng hơn.  Giúp chính nhân viên xã hội nhìn nhận lại vấn đề của người cao tuổi một cách tập trung và đúng hướng hơn. 43
  10.  Giúp nhân viên xã hội biết được mình có hiểu đúng vấn đề của người cao tuổi không khi mà người cao tuổi phản hồi lại (đồng ý hay không đồng ý với sự diễn giải đó của nhân viên xã hội). Ứng dụng kỹ năng: Diễn giải được sử dụng khi người cao tuổi đã kể tương đối đầy đủ về vấn đề của họ và nhân viên xã hội thấy cần chốt lại vấn đề đó để phát triển các bước tiếp theo. Hoặc khi muốn người cao tuổi hiểu rõ hơn vấn đề của họ.  Lắng nghe cẩn trọng để hiểu cách nhìn nhận vấn đề của người cao tuổi  Phân tích sự kiện o Chỉ ra cảm xúc và quy chiếu nguyên nhân gây ra nó o Xác định vấn đề của người cao tuổi.  Diễn giải lại những điều nhân viên xã hội cảm nhận về thông điệp mà người cao tuổi bày tỏ bằng ngôn ngữ của nhân viên xã hội một cách ngắn gọn, rõ ràng hơn thông tin người cao tuổi cung cấp.  Im lặng và lắng nghe sự phản hồi lại của người cao tuổi. Bởi điều quan trọng đối với sự diễn giải của nhân viên xã hội về vấn đề của người cao tuổi là phải có sự chấp thuận của người cao tuổi. Bởi khi người cao tuổi chấp thuận, tức nhân viên xã hội đã hiểu đúng thông điệp mà người cao tuổi muốn truyền tải.  Cấu trúc câu mở đầu trong diễn giải: “Ông/bà cảm thấy ”; “Dường như ”; “Ông/bà vừa nói với tôi là ” VI. Kỹ năng tóm tắt Tóm tắt thường sử dụng trong các trường hợp: - Theo tiến trình của một sự việc người cao tuổi trình bày - Khi nhân viên xã hội không hiểu rõ những điều người cao tuổi trình bày - Sau một buổi làm việc với người cao tuổi Cũng giống như diễn giải nhân viên xã hội nhắc lại thông tin người cao tuổi cung cấp, nhưng tóm tắt bao gồm lượng thông tin lớn hơn. Tóm tắt có thể được sử dụng nhiều lần trong quá trình làm việc để nhắc lại các chủ điểm, nội dung đề cập. Đồng thời để giúp 44
  11. người cao tuổi tiếp tục nói về câu chuyện của họ. Kỹ năng này cũng có thể được sử dụng ở đầu buổi tham vấn để nhắc lại những thông tin đã được trao đổi từ buổi tham vấn trước. Nhiều khi người cao tuổi trình bày quá nhiều, lan man, không tập trung. Nhân viên xã hội và ngay cả người cao tuổi cũng khó xác định được đâu là vấn đề chính của người cao tuổi. Khi ấy nhân viên xã hội cần biết tóm tắt lại những vấn đề mà người cao tuổi vừa trình bày để có thể giúp tổ chức hợp lý lại thông tin, từ đó đẩy nhanh quá trình tìm ra vấn đề, tránh bị lan man, phân tán. Ví dụ: Theo như lời bà kể, cháu thấy bà đã xác định được bốn vấn đề của mình. Thứ nhất Thứ hai Thứ 3 Thứ 4 Vậy theo bà vấn đề nào là quan trọng nhất cần giải quyết trước? VII. Kỹ năng đặt câu hỏi Là kỹ năng chính của nhân viên xã hội khi làm việc với người cao tuổi. Hỏi là cách thức trong đó người hỏi muốn khai thác thông tin từ người được hỏi nhằm mục đích nào đó. Ở đây nhân viên xã hội đặt câu hỏi cho người cao tuổi giúp cho người cao tuổi có thể giải thích câu chuyện cũng như biết về mình rõ hơn mà không khiến họ cảm thấy bị lên án hay lừa phỉnh. Các loại câu hỏi thường sử dụng Có rất nhiều câu hỏi khác nhau, tùy vào hoàn cảnh sử dụng mà nhân viên xã hội đặt câu hỏi cho phù hợp. Nhìn chung, dù mục đích hỏi là gì thì các dạng câu hỏi cuối cùng cũng có thể chỉ là câu hỏi đóng hoặc mở; trực tiếp hoặc gián tiếp (theo Ivey)  Câu hỏi đóng: Đưa đến những câu trả lời ngắn “có”, “không”. Khi đặt câu hỏi này thì thông tin thu được sẽ rất ít. Dù ít nhiều thì người cao tuổi cũng bị dẫn dắt bởi nhận thức và thái độ của NVXH nếu sử dụng câu hỏi này. Như vậy sẽ thiếu đi tính khách quan.  Câu hỏi mở: Nhìn chung dạng câu hỏi này được đánh giá cao và thu được nhiều thông tin hơn. Người cao tuổi cũng được giãi bày nhiều hơn về vấn đề và cảm xúc của mình. Câu hỏi thường bằng “thế nào”, “khi nào”, “như thế nào”  Câu hỏi trực tiếp – gián tiếp: Câu chuyện sẽ cởi mở hơn nếu nhân viên xã hội đặt câu hỏi gián tiếp cho người cao tuổi thay vì hỏi trực tiếp. Trong nhiều trường hợp, câu hỏi trực tiếp sẽ gây phản cảm vì thiếu sự tế nhị. 45
  12. Ví dụ: “Theo ông thì điều gì đã khiến các con của ông tức giận như vậy?” thay vì hỏi: “Ông đã làm gì mà khiến các con ông tức giận như vậy?”  Câu hỏi tìm thông tin chung giúp nhân viên xã hội có cái nhìn ban đầu về người cao tuổi và mở đầu cho cuộc nói chuyện. Tuy nhiên, nếu nhân viên xã hội quá sa đà vào câu hỏi này thì cuộc trao đổi dễ bị phân tán. Ví dụ câu hỏi thông tin chung: “Cháu thấy cụ rất nâng niu chiếc vòng đó, cụ có thể nói cho cháu biết điều gì khiến cụ yêu quý chiếc vòng đó đến vậy?”.  Câu hỏi mục đích: Hướng người cao tuổi tìm các giải pháp cải thiện thực trạng Ví dụ: “Sau việc hiểu lầm này, ông/bà định giải quyết như thế nào?”  Câu hỏi nhận thức, cảm xúc, hành vi: Làm rõ trạng thái tâm lý của người cao tuổi hoặc người khác có liên quan tới vấn đề của người cao tuổi. Giúp người cao tuổi ý thức về bản thân và trải nghiệm tâm lý rõ ràng hơn. Ví dụ: Ông/bà thấy thế nào về hành vi nghịch ngợm chống đối của người cháu?  Câu hỏi phản hồi: Khuyến khích người cao tuổi ý thức tốt hơn về vấn đề họ vừa trình bày, giúp nhân viên xã hội và người cao tuổi xem xét sự kiện này trong mối quan hệ với các sự kiện khác một cách khách quan. Ví dụ: Theo cụ kể thì con của cụ đã cố gắng chăm lo cho cụ, nhưng cụ đã bỏ nhà ra đi, cụ nghĩ như thế nào về sự việc này?  Câu hỏi lựa chọn hướng người cao tuổi so sánh, cân nhắc vấn đề để có sự lựa chọn giải pháp cho mình. Ví dụ: Nếu mẹ chị vẫn tiếp tục bỏ cơm thì chị sẽ làm gì?  Câu hỏi cảnh báo sự nhạy cảm: Trong một số tình huống nhạy cảm, nhân viên xã hội trước khi đặt câu hỏi cần có lời cảnh báo trước và giải thích về mục đích của việc hỏi. Câu hỏi này thường là: “Cháu sẽ hỏi ông/bà một câu hỏi mang tính riêng tư một chút ”, “ông/bà không phiền lòng nếu cháu hỏi ông/bà về ”,  Câu hỏi tưởng tượng giúp người cao tuổi tư duy về những điều chưa xảy ra, giúp họ chuẩn bị một tinh thần sẵn sàng cho thực tế có thể xảy đến. Câu hỏi này thường bắt đầu bằng từ “nếu”.  Câu hỏi chuyển tiếp: Giúp chuyển tiếp vấn đề một cách linh hoạt 46
  13. Tùy vào mục đích trong từng trường hợp mà nhân viên xã hội lựa chọn câu hỏi phù hợp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng câu hỏi. Việc nhân viên xã hội hỏi quá nhiều sẽ khiến cho người cao tuổi cảm thấy bị chất vấn; hoặc sẽ nảy sinh sự đoán trước câu hỏi dẫn đến chuẩn bị trước câu trả lời; hoặc không chủ động bày tỏ nhiều mà chờ nhân viên xã hội hỏi. Cách đặt câu hỏi:  Câu hỏi nên tập trung vào vấn đề thu hút sự quan tâm của người cao tuổi, dựa vào thông tin người cao tuổi đã cung cấp trước đó.  Để người cao tuổi có thời gian trả lời. Hãy tạm dừng khi kết thúc một câu và bắt đầu một câu hỏi mới.  Không nên đưa ra câu hỏi dồn dập, liên tục với người cao tuổi.  Những câu hỏi nên tránh: Câu hỏi kép (một lúc đưa ra nhiều câu hỏi khiến người cao tuổi cảm thấy như bị chất vấn); Câu hỏi dẫn dắt (bao hàm sự gợi ý câu trả lời trong đó, mang tính chủ quan suy đoán của nhân viên xã hội); Câu hỏi tại sao (khiến người cao tuổi giải thích dài dòng và có cảm giác tội lỗi) vì vậy nên hạn chế sử dụng.  Các chuyên gia khuyên rằng: Trước khi đặt câu hỏi, nhân viên xã hội tự đặt câu hỏi cho mình “Nếu tôi không cần biết thông tin này thì có ảnh hưởng gì đến qúa trình trợ giúp không?”. Nếu không ảnh hưởng thì nhân viên xã hội không cần thiết phải hỏi.  Giọng nói, nét mặt và cử chỉ của nhân viên xã hội khi đặt câu hỏi cũng cần lưu ý để tránh sự hiểu nhầm của người cao tuổi rằng nhân viên xã hội đang chất vấn hay chỉ trích họ. Một số câu hỏi các nhà tham vấn thường sử dụng - Ông/bà cảm thấy như thế nào về chuyện đó? - Ông/bà giải thích điều này như thế nào? - Ông/bà đã cố gắng làm những gì? - Ông/bà muốn điều gì sẽ xảy ra? - Ông/bà cho là thế nào? - Chuyện đó xảy ra khi nào? - Khi nào ông/bà muốn ? 47
  14. - Ông/bà cảm thấy như thế nào khi anh ta nói vậy? - Còn cách nào khác ông/bà có thể làm? - Ông/bà có cảm thấy mình phải lựa chọn giữa .và .? - Đó có phải là thứ mà ông/bà coi trọng không? - Những điểm nào là tốt trong cách lựa chọn của ông/bà? - Ông/bà có cho rằng mình nên lặp lại chuyện đó? - Ông/bà có thể kể với bạn mình chuyện này không? VIII. Kỹ năng tự bộc lộ Bộc lộ bản thân nghĩa là nhân viên xã hội chia sẻ những thông tin cá nhân về mình (cảm xúc, suy nghĩ, kinh nghiệm) với người cao tuổi trong quá trình làm việc để giúp người cao tuổi vượt qua một vấn đề hay một cảm xúc nào đó. Ưu điểm của tự bộc lộ bản thân:  Sự tiết lộ trung thực của nhân viên xã hội có thể tạo thuận lợi cho người cao tuổi cởi mở và có thể là hình mẫu cho những hành vi tích cực của người cao tuổi.  Tạo sự gần gũi giữa nhân viên xã hội và người cao tuổi. Ứng dụng kỹ năng:  Nhân viên xã hội chia sẻ những thông tin riêng về cá nhân mình  Nhân viên xã hội bộc lộ những cảm nhận của mình về người cao tuổi trong từng thời điểm của quá trình làm việc. Có thể đề cập đến những thay đổi nhỏ mang tính tích cực hoặc cũng có thể là tiêu cực thường xuyên của người cao tuổi. Tránh để người cao tuổi có cảm giác mình được khen hay bị chê một cách thẳng thắn quá, có thể sử dụng mệnh đề: “Có vẻ như ”, “Dường như là ”, “Tôi cảm thấy ”. Lưu ý khi sử dụng:  Không nên sử dụng nhiều kỹ năng này. Nhân viên xã hội chỉ bộc lộ bản thân vào những thời điểm thích hợp khi sự bộc lộ đó có thể mang lại lợi ích cho sự lớn mạnh của người cao tuổi, giúp người cao tuổi tìm được hướng giải quyết vấn đề của họ.  Không tự bộc lộ khi nhân viên xã hội đang có tâm trạng “cao hứng”, điều đó sẽ dễ dẫn đến việc tự bộc lộ bản thân là nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhân viên xã hội chứ không nhằm mục đích giúp người cao tuổi. 48
  15.  Bộc lộ phải trung thực. IX. Kỹ năng cung cấp thông tin Có hai cách hiểu về cung cấp thông tin: - Là sự chia sẻ trực tiếp về những sự thực, ý tưởng, giá trị và niềm tin của nhân viên xã hội liên quan đến nhiệm vụ cần làm của người cao tuổi. - Cung cấp cho người cao tuổi những thông tin mà người cao tuổi chưa biết về nó nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiểu biết và tiến trình giải quyết vấn đề. Lưu ý: Cung cấp thông tin khác với cho lời khuyên Ứng dụng kỹ năng: - Cung cấp thông tin liên quan đến kinh nghiệm từng trải của những trường hợp đã có.  Cần làm rõ những thông tin mang tính khách quan - sự kiện với những thông tin mang tính nhận thức, phỏng đoán của nhân viên xã hội.  Đảm bảo tính bảo mật của những trường hợp đó.  Cần cho người cao tuổi thấy họ có quyền về việc nên hay không nên làm theo chỉ dẫn. Nhấn mạnh quyền quyết định là do người cao tuổi.  Luôn cảnh báo cho người cao tuổi biết và ý thức được rằng kinh nghiệm của người này không thể hoàn toàn áp dụng cho người khác. Vấn đề của người cao tuổi có thể không giống với người đi trước. Do đó, cần khuyến khích họ chia sẻ và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. - Cung cấp những thông tin khác mà người cao tuổi chưa biết.  Tìm hiểu người cao tuổi cần biết thông tin về khía cạnh nào (nguồn lực, chính sách, tổ chức ).  Đảm bảo thông tin đó là chính xác trước khi cung cấp cho người cao tuổi  Hướng dẫn cách sử dụng thông tin vừa được cung cấp. X. Kỹ năng vận động và kết nối nguồn lực Được coi là kỹ năng cơ bản trong CTXH. Kết nối nguồn lực có thể hiểu ở ba khía cạnh: Kết nối giữa nguồn lực nào đó với người cao tuổi; Kết nối giữa các nguồn lực khác 49
  16. nhau để cùng giải quyết vấn đề và trợ giúp người cao tuổi; Vận động và kết nối ngay chính nguồn lực trong cộng đồng. Các nguồn lực hỗ trợ chính là các hệ thống xung quanh cá nhân, nhóm và cộng đồng. Bao gồm các hệ thống tự nhiên (gia đình, bạn bè ); hệ thống chính thức (cơ quan, đoàn thể ); hệ thống xã hội (tổ chức, ngân hàng, bệnh viện, trường học ) hỗ trợ người cao tuổi. Tùy vào vấn đề cụ thể của người cao tuổi là gì mà các nguồn lực này phát huy tác dụng hỗ trợ ở khía cạnh nào. Vận động và kết nối nguồn lực đi theo các bước:  Tìm hiểu nhu cầu của người cao tuổi (cá nhân, nhóm, cộng đồng) đang thiếu hụt hay cần những nguồn lực hỗ trợ nào.  Đánh giá và tìm kiếm những nguồn lực cần thiết có thể đáp ứng được những nhu cầu đó hoặc có thể tham gia trợ giúp tiến trình giải quyết vấn đề của người cao tuổi  Giúp người cao tuổi tiếp cận được với những nguồn lực hỗ trợ. Trường hợp người cao tuổi chưa biết đến các nguồn lực, nhân viên xã hội sẽ giới thiệu để người cao tuổi nắm bắt được và hướng dẫn họ cách tiếp cận. Trong trường hợp người cao tuổi đã biết và đã tiếp cận nhưng gặp cản trở, nhân viên xã hội sẽ là người biện hộ để giúp người cao tuổi có thể tiếp cận được thuận tiện hơn.  Một khía cạnh khác của kết nối nguồn lực là việc nhân viên xã hội liên kết các nguồn lực khác nhau lại để cùng phát huy sức mạnh giúp cho người cao tuổi. Nhân viên xã hội cần làm việc với các bên quản lý nguồn lực để có được những thỏa thuận hợp tác rõ ràng, đảm bảo hiệu quả của công việc giúp đỡ. XI. Kỹ năng điều phối Điều phối là kỹ năng quan trọng mà mỗi nhân viên xã hội cần phải không ngừng học hỏi, áp dụng và nâng cao để có được hiệu quả tốt nhất cho công việc. Điều phối là khả năng tổ chức, sắp xếp, phân công và điều hành công việc để tiến trình can thiệp diễn ra một cách suôn sẻ, các thành phần tham gia phối hợp được nhịp nhàng với nhau hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ chung. Điều phối trong CTXH cá nhân bao gồm các khía cạnh:  Điều phối tương tác giữa các nguồn lực hỗ trợ cá nhân 50
  17.  Điều phối việc thực hiện các hoạt động trong kế hoạch trợ giúp đảm bảo tiến trình trợ giúp diễn ra trôi chảy và hiệu quả. Điều phối trong CTXH nhóm  Điều phối tạo không khí trong nhóm, kích thích các thành viên nhóm tham gia nhiệt tình và có hiệu quả vào tiến trình giải quyết vấn đề.  Điều phối để việc thực hiện các mục tiêu chung của nhóm và mục tiêu cá nhân được nhịp nhàng, ăn khớp, tránh để xảy ra sự xung đột hoặc chồng chéo.  Phân công công việc trong nhóm. Nhân viên xã hội chú ý đến điểm mạnh của các thành viên trong nhóm để có hướng phát huy. Phân công đúng người đúng việc, cân bằng và phù hợp với khả năng của từng người còn là một hình thức nâng cao năng lực cho nhóm.  Điều phối trong nhóm còn thể hiện ở việc xử lý sự đa dạng của nhóm. Mỗi thành viên có những đặc điểm khác nhau, nhân viên xã hội làm sao để sự đa dạng này không gây nên cản trở mà ngược lại, tạo thành yếu tố thuận lợi cho nhóm  Điều phối sự tham gia và tương tác giữa nhóm với các nguồn lực và giữa các nguồn lực với nhau. Nhìn chung kỹ năng điều phối bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau và kỹ năng này sử dụng trong suốt quá trình làm việc với bất kỳ cá nhân, nhóm hay cộng đồng. Nếu không có sự điều phối của nhân viên xã hội, các hoạt động sẽ diễn ra lộn xộn, kế hoạch bị đảo lộn và công việc chồng chéo. Như vậy không thể đem lại hiệu quả tích cực cho công việc trợ giúp người cao tuổi. Vì thế với các tình huống cụ thể trong thực tế mà nhân viên xã hội vận dụng kỹ năng này như thế nào. Để thực hiện tốt kỹ năng điều phối, nhân viên xã hội cũng cần có óc tổ chức, sự sáng tạo và khéo léo. 51
  18. PHỤ LỤC 1. Đề cương quan sát Thời gian Địa điểm Nội dung quan sát Kết quả 2. Mẫu kế hoạch trợ giúp Thời gian Vấn đề cần giải quyết Mục tiêu Hoạt động cụ thể 3. Ca điển hình I. Hồ sơ thân chủ 1. Thông tin cá nhân Họ và tên: Nguyễn Thị Thủy Giới tính: Nữ Ngày tháng năm sinh: 1950 Nơi sinh: Thanh Hóa Nơi ở hiện tại: Xóm chài, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội Trình độ học vấn: Không biết chữ Nghề nghiệp: Nhặt rác Tình trạng sức khỏe thể chất: Bình thường Tình trạng sức khỏe tâm thần: Ám ảnh về hình ảnh dì ghẻ Các vấn đề khác: Thường xuyên say rượu; hát và chửi mọi người 2. Thông tin về gia đình, người thân 52
  19. - Chồng là Nguyễn Văn Thành, 70 tuổi, từng là xóm trưởng xóm chài. Sau do mâu thuẫn với người dân trong xóm nên bác xin nghỉ. - Bác Thủy hiện nay không còn ai thân thích. Bố mẹ đều đã mất từ khi bác còn nhỏ. - Hai vợ chồng bác không có con. Sơ đồ phả hệ: Dì ghẻ Bố Mẹ Chồng Em gái Thân chủ Chú thích: Em gái, dì ghẻ: Không có thông tin Bố, mẹ: Đã mất 3. Môi trường sống hiện tại: - Bác Thủy sống cùng chồng trong 1 căn nhà nổi nhỏ nhất xóm chài. Mỗi sáng bác đi nhặt rác ở chợ Long Biên. - Do mâu thuẫn với xóm chài nên bác thường tránh tiếp xúc, không tham gia các hoạt động chung của xóm chài. - Xóm chài nơi bác Thủy cùng chồng sinh sống gồm 17 thuyền với 50 nhân khẩu. Xóm chài hình thành từ những năm 60 của thế kỷ 20, khoảng 10 năm trở lại đây xóm chài được tổ 7, cụm 2, phường Phúc Xá, Ba Đình quản lý. Người dân xóm chài đến từ nhiều vùng như Thanh Hóa, Hưng Yên, Hà Tây (cũ) Thành phần dân cư phức tạp. Xóm chài cũng nhận được sự quan tâm giúp đỡ của rất nhiều dự án, nhiều tở chức, cá nhân trong và 53
  20. ngoài nước. Vợ chồng bác Thủy là những người có quan hệ tốt với các tổ chức, cá nhân này. Mô hình sinh thái: Họ hàng Xóm giềng Chồng Thân chủ Chính quyền Dự án Chú thích: : Không liên hệ : Ít liên hệ : Gắn kết 4. Khái quát chung về thân chủ: 54
  21. Bác Nguyễn Thị Thủy sinh năm 1950, là vợ bác Nguyễn Văn Thành. Hai vợ chồng quê ở Thanh Hóa, là những người đầu tiên ra sinh sống ở làng chài. Bác Thành nguyên là xóm trưởng xóm chài, sau vì mâu thuẫn về quyền lợi trong việc chia hỗ trợ của các dự án nên bác xin nghỉ. Hai vợ chồng không có con cái và người thân, nương tựa vào nhau sống trên căn nhà nổi nhỏ nhất xóm. Hàng ngày bác Thủy đi nhặt rác ở chợ Long Biên để kiếm tiền. Thu nhập chỉ được 10.000 đồng mỗi ngày. Bác Thành chồng bác thì đi đánh cá trên sông Hồng, đi làm thuê khi có ai thuê, thu nhập chẳng là bao. Bác rất tốt tính nhưng do mâu thuẫn với xóm chài nên thường xuyên uống rượu rồi hát, chửi mọi người. Hiện tại ở xóm chài, gia đình bác bị mọi người cô lập. Hai bác tránh tiếp xúc và hầu như không tham gia các hoạt động của xóm chài. II. Kế hoạch tác nghiệp Địa Thời Mục tiêu công Đối tượng điểm Nội dung cụ thể Ghi chú gian việc đạt được tác nghiệp thực hiện Nói chuyện cùng thân Mục tiêu là tạo chủ để hiểu rõ hơn niềm tin ở thân hoàn cảnh của thân chủ chủ vào nhân viên Buổi 1 Nhà thân xã hội; hiểu được Thân chủ + 2 chủ một cách đầy đủ hoàn cảnh của thân chủ Tiếp xúc với chồng Nhận diện đầy đủ Buổi 3 Chồng Nhà thân thân chủ hoàn cảnh của + 4 thân chủ chủ thân chủ 55
  22. Tiếp xúc với cả hai vợ Tổng hợp được Có sự nhất chồng thân chủ đầy đủ, chính xác trí của Vợ chồng Nhà thân Buổi 5 các thông tin và thân chủ thân chủ chủ vấn đề của thân chu Cùng thân chủ phân Giúp thân chủ tích đầy đủ, chính xác hiểu rõ hoàn cảnh hoàn cảnh, những vấn của mình. Thân Nhà thân Buổi 6 đề của thân chủ và các chủ tự lựa chọn Thân chủ chủ giải pháp các giải pháp dưới sự hỗ trợ của nhân viên xã hội Tiến hành trị liệu cho Giúp thân chủ giải Chồng thân chủ quyết các vấn đề thân chủ gặp phải: nghiện là tác nhân rượu, mâu thuẫn quan trọng với xóm chài; trong tiến Buổi 7 trang bị cho thân Thân chủ Nhà thân trình giúp + 8 + 9 chủ thêm những và chồng chủ đỡ thân kỹ năng, hiểu biết chủ giải về cách chăm sóc quyết các sức khỏe, đề vấn đề phòng các bệnh truyền nhiễm Đánh giá hiệu quả Thân chủ Nhà thân Buổi 10 Lượng giá của quá trình trị và chồng chủ 56
  23. liệu; đạt được những gì và chưa đạt những gì III. Tiến trình trợ giúp 1. Tiếp cận thân chủ Xóm chài Phúc Xá là nơi sinh viên đã đi kiến tập hè. Thời gian kiến tập dù chỉ là 5 ngày nhưng với những việc đã làm được, mọi người dân xóm chài đều rất niềm nở khi thấy đoàn sinh viên xuống thực tập. Địa bàn thực tập lần này mở rộng ra cả tổ 7, song với những trăn trở của bản thân từ đợt kiến tập hè, tôi quyết định chọn bác Thủy làm thân chủ, mong áp dụng một phần những kiến thức đã học được để giúp đỡ thân chủ giải quyết 1 số vấn đề và có thể có một cuộc sống tốt hơn. Chính vì thế, tôi đã chủ động gặp gỡ bác Thủy, trình bày những suy nghĩ của mình. Cảm nhận được sự chân thành nên bác Thủy rất vui vẻ, nhận lời hợp tác cùng tôi. Tuy nhiên do sự mâu thuẫn với các hộ dân xóm chài của bác nên việc xuống thuyền bác Thành của tôi luôn gặp phải con mắt soi mói của các hộ dân khác trong xóm. Rất nhiều người khuyên tôi không nên nghe những gì bác Thủy nói. Tuy nhiên, với suy nghĩ và lập trường riêng của mình, tôi vẫn giữ quyết định của mình. Chứng kiến cảnh hàng xóm và những khó khăn của tôi, bác Thủy có lúc đã lảng tránh và nói không muốn gây khó dễ cho công việc của tôi. Nhiều lúc thấy tôi xuống thuyền, bác lại lấy cớ đi làm. Sau nhiều lần thuyết phục, thậm chí nhờ chồng bác tác động, bác đã tiếp tục công việc cùng tôi. Quan hệ của tôi và bác Thủy ngày càng tốt lên. Sau này cứ mỗi lần xuống thuyền vào buổi trưa, bác thường hỏi về chuyện cơm nước của sinh viên và sẵn sàng đem phần cá để ăn trong bữa chiều ra mời tôi. 2. Nhận diện vấn đề Qua những lần tiếp xúc, tôi nhận thấy bác Thủy là một người tốt bụng, giàu tình thương. Cuộc sống đã cướp đi của bác gia đình từ khi còn rất nhỏ, lang bạt khắp nơi rồi cuối cùng nên duyên chồng vợ cùng bác Thành và sinh sống đến nay ở xóm chài nghèo 57
  24. này. Những lần say rượu của bác Thủy là do sự chán nản và mất phương hướng về cuộc sống. Trời không cho bác có một mụn con vì thế nhìn những đứa trẻ trong xóm chài, nghĩ về cuộc đời sau này nên bác thường xuyên chán nản, uống rượu. Còn việc hát và chửi mọi người thì do bị ức chế. Do sự mâu thuẫn trong việc chia các quyền lợi của dự án nên mọi người thường nói vợ chồng bác có nhiều vàng, có tiền cho người trên bờ vay; thường xuyên nói kháy hai vợ chồng bác nên bác chửi. Một vấn đề nữa là bác đã bị ám ảnh bởi hình ảnh dì ghẻ. Sự căm thù dì ghẻ của bác thể hiện rõ nhất trong những lúc bác say, trong những bài cải lương bác hát. Sau quá trình tiếp xúc và gặp gỡ, nhận thấy thân chủ có các vấn đề sau đây: - Thường xuyên uống rượu và có các hành vi không đúng mực - Mâu thuẫn sâu sắc với xóm chài - Chán nản và mất niềm tin ở cuộc đời - Bị ám ảnh bởi hình ảnh dì ghẻ do bản thân bị dì ghẻ hành hạ trong quá khứ. Thân chủ chính trong quá trình can thiệp chính là bác Thủy; đồng thời phải tranh thủ sự tác động của bác Thành – tác nhân quan trọng trong tiến trình giúp đỡ bác Thủy giải quyết các vấn đề của mình. Cần tiếp cận và tác động chính quyền, ở đây cụ thể là tổ dân phố để giải quyết hiểu lầm, mâu thuẫn giữa vợ chồng bác Thủy và xóm chài. Các vấn đề này sẽ được giải quyết lần lượt trong tiến trình trợ giúp thân chủ. Xác định các yếu tố liên quan: Yếu tố bảo vệ: - Sự quan tâm và yêu thương hết mực của chồng - Sự quan tâm của các cá nhân, các tổ chức đặc biệt là những sinh viên thực tập ở các trường đại học. Đây là một kênh quan trọng để bác chia sẻ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình. - Sự quan tâm của những người bạn nhặt rác cùng ở chợ Long Biên. 58
  25. Yếu tố nguy cơ: - Sự thiếu quan tâm của chính quyền, tổ dân phố - Sự mâu thuẫn và không hòa hợp của xóm chài và thân chủ - Không có con và họ hàng thân thích - Hoàn cảnh nghèo khổ lại chịu ánh nhìn soi mói của những người xung quanh Rào cản: - Tâm lý mặc cảm, tư ti, buông xuôi và mất niềm tin của thân chủ với cuộc sống. - Bị ám ảnh bởi hình ảnh dì ghẻ trong quá khứ vì thế luôn cảm thấy bất an và bất ổn tâm lý - Cái nhìn không thiện cảm của cộng đồng với người dân xóm chài Phúc Xá nói chung và thân chủ nói riêng Phản ứng phòng vệ: - Tự ti, khép mình với mọi người và xã hội xung quanh - Uống rượu, hát và chửi mọi người để che giấu tâm sự và giải tỏa uất ức 3. Thu thập thông tin Sau khi nhận diện bước đầu các vấn đề thân chủ gặp phải, tôi đã chủ động gặp gỡ các hộ dân khác để thu thập và kiểm chứng các nguồn thông tin. Tôi cũng tranh thủ gặp gỡ riêng bác Thành để có những hiểu biết sâu sắc hơn về bác Thủy. Đồng thời, tôi cũng gặp gỡ bà Tuyên và bác Bình, tổ trưởng và tổ phó tổ dân phố số 7, cụm 2 để tìm hiểu các thông tin và nhận xét của họ về thân chủ. Việc lấy thông tin từ nhiều nguồn đã giúp thôi có cái nhìn toàn cảnh, đa chiều về thân chủ, gia đình thân chủ. Từ đó có thể đề ra các kế hoạch trợ giúp phù hợp. Tôi đã tranh thủ đi quan sát hai buổi làm việc của bác Thủy khi bác đi nhặt rác ở chọ Long Biên và lấy thông tin về bác Thủy về những người quen của bác Thủy ở khu chợ. 59
  26. - Thân chủ: Bác Thủy – 60 tuổi, ở xóm chài và làm nghề nhặt rác ở chợ Long Biên. Ngày làm việc của bác bắt đầu từ 9h sáng đến 11h; chiều từ 12h30 đến 14h. Bác đi xung quanh chợ và nhặt các phế liệu mà các tiểu thương để lại sau các buổi chợ. Thu nhập hàng ngày khoảng 10.000 đến 15.000 đồng. Bác Thủy nghiện rượu và thuốc lào vì thế sức khỏe không thực sự tốt. Bác bị ám ảnh khá nặng nề bởi sự hành hạ của dì ghẻ trong quá khứ. - Gia đình: Bác Thủy quê ở Thanh Hóa. Mẹ bác mất sớm. Bố lấy vợ hai. Dì ghẻ là một người tàn ác, thường hành hạ bác. Khi bố mất, bác đã bỏ nhà đi. Hiện nay bác sống cùng chồng là bác Thành ở xóm chài. Hai bác không có con và bất cứ người thân nào. - Chính quyền địa phương: Cũng như nhiều hộ dân xóm chài, gia đình bác Thành chịu sự quản lý của tổ 7, cụm 2, Phúc Xá, Ba Đình. Tuy nhiên bác Thủy có ác cảm với một số người quản lý ở tổ dân phố. Chính quyền cũng thực sự không mặn mà với sự quản lý xóm chài này. Sự quản lý này chỉ mang tính ép buộc. Tuy chịu sự quản lý của phường, song gia đình bác Thủy không được hưởng bất kì chính sách nào của địa phương. - Bạn bè: Bác Thủy mâu thuẫn với xóm chài vì thế bác thường tránh tiếp xúc. Khi đi làm thì bác có tiếp xúc và trò chuyện cùng một số người buôn bán và dân lao động ở chợ. Bác Thủy cũng có mối quạn hệ rất tốt với sinh viên các trường đi thực tập tại địa bàn, và các dự án. Chính những sinh viên thực tập tại địa bàn là những người bạn mà bác thực sự mong đợi. Khi gặp sinh viên bác nói nhiều, cười nhiều và ít uống rượu. 4. Chẩn đoán Qua việc phân tích các thông tin thu được, nhận thấy thân chủ có nhiều vấn đề cần được giải quyết. Đánh giá thân chủ: Thân chủ là một phụ nữ 60 tuổi nhân hậu, tốt bụng, yêu thương mọi người và khát khao một cuộc sống gia đình hạnh phúc, khát khao tình mẫu tử. Các vấn đề của thân chủ xuất phát từ cuộc sống nghèo khổ, từ những vết thương trong quá khứ và sự đơn độc trong cuộc sống hàng ngày. Thân chủ tìm đến rượu để quên đi hiện thực, quên đi cuộc 60
  27. sống thực tại. Nếu thực sự quyết tâm, thân chủ hoàn toàn có thể tự giải quyết các vấn đề của mình. Các vấn đề cần giải quyết của thân chủ: - Cai rượu - Giảm dần, tiến tới xóa bỏ ám ảnh của thân chủ về quá khứ, về sự hành hạ của dì ghẻ thông qua tham vấn tâm lý. - Giải quyết hiểu lầm và mâu thuẫn với người dân xóm chài - Giảm những suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận tốt hơn về cuộc sống - Cải thiện thu nhập của thân chủ Việc cần và phải làm ngay là giúp thân chủ cai rượu. Việc thân chủ thường xuyên uống rượu là do sự chán nản về cuộc sống chứ không phải là nghiện rượu thông thường. Việc uống rượu này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thân chủ mà còn làm mất đoàn kết trong xóm chài; càng làm mọi người cô lập thân chủ và chồng. Việc giảm dần và tiến tới giải quyết triệt để sự ám ảnh về hình ảnh dì ghẻ đòi hỏi nhiều thời gian và những kỹ năng khá chuyên nghiệp. Cần để thân chủ nói ra những suy nghĩ, ám ảnh đó. Việc này là không hề đơn giản. Nó phụ thuộc vào mức độ thân thiết, sự tin tưởng lẫn nhau của thân chủ và sinh viên; phụ thuộc vào trình độ và sự thuần thục của các kỹ năng, các kế hoạch tác nghiệp mà sinh viên tiến hành. Sự ám ảnh này tuy không hiện hình nhưng có tác động rất lớn đến sự bất ổn tâm lý của thân chủ, biểu hiện qua thái độ chán nản, bi quan, qua cách nhìn cuộc sống của thân chủ. Chỉ khi thoát khỏi ám ảnh này thân chủ mới có cuộc sống yên bình thực sự. Thu nhập thấp, cuộc sống nghèo khổ, khốn khó là một trong những nguyên nhân hình thành tâm lý chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống. Người dân xóm chài nói chung và bác Thủy rất nghèo nhưng việc cải thiện thu nhập là việc có thể làm được. Nhận thấy các hộ dân xóm chài nuôi rất nhiều chó, nhưng chủ yếu lại bán chó con. Đây là một sự lãng phí. Chó là loại vật nuôi có thể sống trên sông nước, dễ nuôi và thu nhập khá cao, 61
  28. phù hợp với xóm chài. Nếu không bán chó con, tận dụng thức ăn thừa từ các quán cơm, từ chợ Long Biên thì mỗi năm 6 con chó của gia đình bác Thủy cũng như gần 100 con chó của xóm chài sẽ đem lại nguồn thu không hề nhỏ. Việc giúp thân chủ và xóm chài xóa đi hiểu lầm và mâu thuẫn là rất khó vì đây là mâu thuẫn quyền lợi. Tuy nhiên nếu có sự hỗ trợ của các dự án, của tổ dân phố thì có thể giải quyết được. Các hộ dân cần ngồi lại với nhau. Các dự án cũng cần thay đổi các hình thức hỗ trợ sao cho thiết thực hơn đối với người dân. Nếu giải quyết được mâu thuẫn với các hộ dân khác, bác Thủy sẽ có thêm mối quan hệ với xóm chài, có nơi tâm sự Trong việc giải quyết các vấn đề của thân chủ, khó khăn là các yếu tố chủ đạo. Tuy nhiên thuận lợi là thân chủ quyết tâm hợp tác cùng sinh viên; tiến trình can thiệp nhận được sự ủng hộ của chồng thân chủ. Sự tâm huyết và ham học hỏi về chuyên môn của sinh viên cũng là một lợi thế. Thân chủ hoàn toàn có khả năng nâng cao thu nhập; cai rượu, giảm thiểu sự ảnh hưởng từ quá khứ và cải thiện mối quan hệ với người dân xóm chài. 5. Kế hoạch trị liệu Sau khi chẩn đoán các vấn đề cũng như khả năng giải quyết các vấn đề của thân chủ, sinh viên cùng thân chủ và chồng ngồi lại, cùng thống nhất kế hoạch can thiệp. Kế hoạch được xây dựng bởi sinh viên và thân chủ, có sự nhất trí của chồng thân chủ. Vấn đề cần giải Mục tiêu Hoạt động quyết - Tâm lý tự ti, chán - Giúp thân chủ có cái nhìn tích - Trò chuyện cùng thân chủ, nản và mất niềm tin cực về cuộc sống, bớt mặc cảm, chia sẻ với thân chủ để thân vào cuộc sống tự ti, tích cực tham gia các hoạt chủ cảm nhận thấy mình vẫn động tập thể, xã hội còn có ích, cảm nhận mình vẫn được mọi người quan tâm. - Thuyết phục thân chủ giúp 62
  29. đỡ nhóm sinh viên trong 1 số hoạt động ở cộng đồng. - Giới thiệu thân chủ vào nhóm đồng đẳng của hội phụ nữ Mâu thuẫn với xóm Thân chủ có thể cùng người dân - Gặp gỡ tổ dân phố để có biện chai xóm chài giải quyết mâu thuẫn pháp can thiệp. Thân chủ tiếp tục tham gia vào - Nói chuyện cùng các hộ dân các hoạt động chung của xóm để xóa bỏ hiểu lầm chài - Nói về các vấn đề của thân chủ trong buổi họp dân cư tại xóm chài Thu nhập thấp Tăng thu nhập cho thân chủ - Thuyết phục thân chủ không bán chó con mà để nuôi đến lớn. - Gợi ý cho thân chủ các địa chỉ có thể lấy thức ăn cho chó. Ám ảnh bởi hình ảnh - Thân chủ dám đối diện với - Tham vấn tâm lý. Áp dụng dì ghẻ trong quá khứ quá khứ, nói về quá khứ. cơ chế lý thuyết phóng chiếu - Giảm dần, xóa bỏ ám ảnh của S. Freu - Khuyến khích thân chủ tham gia các hoạt động trong nhóm đồng đẳng của hội phụ nữ Lạm dụng rượu - Không hát, chửi hàng xóm khi - Giúp thân chủ hiểu tác hại uống rượu. của rượu với cơ thể. 63
  30. - Ít lạm dụng rượu mỗi khi - Giúp thân chủ biết các hành chán nản vi mình thường làm khi say rượu và tác hại. 6. Kế hoạch trị liệu Sau khi cùng thân chủ lên kế hoạch trị liệu, sinh viên từng bước tiến hành các hoạt động can thiệp. Các hoạt động đã được tiến hành: - Giới thiệu bác Thủy với hội phụ nữ và một số đoàn thực tập sinh viên của trường lao động xã hội và công đoàn. - Nói chuyện với bác Thủy và chồng về việc nuôi chó; phân tích khía cạnh kinh tế giữa việc bán chó con và bán chó thịt. - Tổ chức họp dân cư, mời bác Thành và bác Thủy tham gia. Cùng bác tổ phó tổ dân phố đi các thuyền trong xóm chài để tìm hiểu và tác động để hạn chế mâu thuẫn, hiểu lầm. - Tư vấn cho bác Thủy các tác hại của rượu, tác động của các hành vi lệch chuẩn khi say. - Tiến hành các buổi trò chuyện riêng với bác Thủy về chuyện gia đình, mong muốn của bác Việc chia sẻ giúp sinh viên chia sẻ với thân chủ những nỗi niềm, tâm tư; giúp thân chủ tin tưởng sinh viên. Gợi ý tế nhị để bác Thủy nói về quá khứ, nói về cuộc đời mình. Khuyến khích bác nói và hát trong các buổi trò chuyện với sinh viên. 7. Lượng giá Tiến trình giúp đỡ thân chủ được tính từ khi tiếp xúc và đề cập vấn đề cùng thân chủ đến khi kết thúc can thiệp được sinh viên và thân chủ thực hiện trong 9 buổi. Buổi thứ 10 dành cho lượng giá; đánh giá những gì đạt được và những gì chưa đạt được; tìm hiểu nguyên nhân và có các giải pháp khắc phục. Trong buổi này sinh viên đã ngồi lại cùng thân chủ, chồng thân chủ để cùng đánh giá về tất cả yếu tố của quá trình làm việc giữa sinh viên và thân chủ. 64
  31. - Lượng giá về mục tiêu, mục đích Mục tiêu đề ra Kết quả Miêu tả cụ thể Nguyên nhân Giúp thân chủ có cái Bác thủy đã nhận lời - Mục tiêu đề ra phù nhìn tích cực về tham gia cùng sinh viên hợp với nguồn lực và cuộc sống, bớt mặc các trường trong nhiều thực tế. cảm, tự ti, tích cực hoạt động ở xóm chài; - Sinh viên giúp thân tham gia các hoạt giúp đỡ sinh viên trong chủ nhận ra sự giúp đữ động tập thể, xã hội Đạt quá trình thực tập. Qua của mình với sinh viê tiếp xúc với sinh viên, và các dự án; để thân bác có thêm nguồn động chủ thấy mình có ích và viên, có nơi chia sẻ tâm được trân trọng. tư, tình cảm do đó bớt đi nỗi mặc cảm, tự ti - Thân chủ có thể - Mâu thuẫn với xóm - Sự thiếu hợp tác của cùng người dân xóm chài không có dấu hiệu tổ dân phố. chài giải quyết mâu thuyên giảm. - Mâu thuẫn này là thuẫn - Thân chủ cùng chồng mâu thuẫn về quyền - Thân chủ tiếp tục đã di chuyển nhà của lợi, về việc chia chác sự Chưa đạt tham gia vào các mình lên đoạn sông trên hỗ trợ của các dự án. hoạt động chung của - Mục tiêu sinh viên đề xóm chai ra quá sức mình khi chưa tìm hiểu cụ thể nguyên nhân. Tăng thu nhập cho Chưa đánh - Thân chủ đã không bán 65
  32. thân chủ giá được chó con và tìm kiếm được thức ăn để nuôi chó. - Chưa bán chó nên chưa biết kết quả - Thân chủ dám đối - Thân chủ đã kể về quá - Kỹ năng của sinh diện với quá khứ, khứ của mình nhưng viên chưa đủ. Kinh nói về quá khứ. chưa dám đối mặt. Khi nghiệm giải quyết các - Giảm dần, xóa bỏ kể đến những trận đòn là trường hợp thân chủ có ám ảnh lại khóc và không kể vấn đề về tâm lý là hầu Chưa đạt nữa. như chưa có. - Chưa giảm được ám - Nỗi đau, sự ám ảnh ảnh của thân chủ về quá của thân chủ đã quá khứ lâu, đã ăn sâu vào tiềm thức nên rất khó để thân chủ gạt bỏ. - Thân chủ đã giảm - Thời gian sinh viên uống rượu nhưng lại hút và thân chủ làm việc thuốc lào nhiều hơn. hạn chế. Chưa đạt - Thỉnh thoảng vẫn uống - Hàng xóm thường rượu và nói kháy hàng xuyên trêu đùa, cạnh xóm khóe thân chủ và chồng. 66
  33. - Lượng giá về hoạt động và mức độ tham gia Đối tượng Hoạt động Kết quả Miêu tả cụ thể Nguyên nhân tham gia - Giới thiệu bác - Bác Thủy, đại - Hội phụ nữ Thủy với hội diện hội phụ đồng ý tiếp phụ nữ và một nữ, sinhh viên nhận. số đoàn thực các trường Đạt - Sinh viên các tập sinh viên trường và bác của trường lao Thủy có sự hợp động xã hội và tác tốt đẹp. công đoàn. Nói chuyện với Vợ chồng thân Vợ chồng thân bác Thủy và chủ chủ quyết định chồng về việc không bán chó nuôi chó; phân con tích khía cạnh Đạt kinh tế giữa việc bán chó con và bán chó thịt. Tổ chức họp Người dân xóm - Chỉ có 10/17 - Mâu thuẫn Chưa đạt dân cư chài hộ dân họp. sâu sắc về 67
  34. Mục đích họp quyền lợi. không phải là - Nhiều hộ dân để giải quyết không quan tâm hiểu lầm, mâu đến hoạt động thuẫn mà là nói của sinh viên vì xấu, mất đoàn không có tiền kết. hỗ trợ. - Tổ dân phố cũng mâu thuẫn và có định kiến với gia đình bác Thủy. Tư vấn cho bác Thân chủ - Vẫn uống - Cai rượu khó Thủy tác hại rượu và say - Sự cạnh khóe Không đạt của rượu; cách rượu và mất đoàn kết bỏ rượu của xóm chài Tham vấn tâm Thân chủ - Vẫn bị ám ảnh - Sinh viên lý; xóa bỏ ám thiếu kinh ảnh về quá khứ Không đạt nghiệm - Ám ảnh quá lâu - Sinh viên tự lượng giá về việc thực hiện các giá trị đạo đức nghề nghiệp: Nhìn chung trong suốt tiến trình can thiệp, sinh viên luôn tuân theo và tôn trọng các quy điều đạo đức nghề nghiệp: - Luôn tôn trọng thân chủ với những giá trị cá nhân riêng biệt. 68
  35. - Luôn tin tưởng thân chủ có khả năng giải quyết các vấn đề của mình. - Bảo mật thông tin mà thân chủ chia sẻ (Trừ trường họp dùng trong học tập, nghiên cứu đã xin phép và được thân chủ đồng ý). - Luôn trung thực với bản thân mình và thân chủ. - Luôn tôn trọng pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương nơi sinh viên thực tập Tuy nhiên sinh viên có một số khuyết điểm sau: - Lập trường nghề nghiệp chưa vững vàng, đôi lúc chán nản khi gặp hoàn cảnh khó khăn và sự bất hợp tác. - Chưa giữ được mối quan hệ nghề nghiệp một cách chuyên nghiệp với thân chủ. Sự chuyển dịch tình cảm ngược đã diễn ra. Sinh viên tưởng tượng thân chủ là một người thân của mình. 69
  36. BÁO CÁO THAM VẤN Cơ sở thực tập Tổ 7, Cụm 2, phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội Thân chủ Nguyễn Thị Thủy Ngày tham vấn Thứ 2, ngày 04.10.2010 Mục đích buổi tham vấn Giúp thân chủ nhận ra tác hại của rượu và quyết tâm không lạm dụng rượu Tường thuật Sinh viên thông báo mục đích của buổi tham vấn với thân chủ và xin sự đồng ý của thân chủ cho sự có mặt của chồng thân chủ. Sinh viên hỏi thân chủ thường uống rượu khi nào; uống ở đâu; thường thì mấy chén là say. Sau đó hỏi thân chủ có biết những gì mình làm sau khi say. Sau đó sinh viên miêu tả lại các hành động mà sinh viên chứng kiến khi thân chủ say. Sinh viên giữ thái độ nghiêm túc, tỏ rõ sự chân thành và thông cảm cùng thân chủ. Sinh viên để chồng thân chủ nói về những suy nghĩ, cảm nhận của mình khi thấy thân chủ say. Sau đó sinh viên để thân chủ chia sẻ những suy nghĩ và cảm nhận của mình. Sau khi thân chủ chia sẻ, sinh viên cung cấp cho thân chủ những tác hại của rượu đến sức khỏe; cho thấy tác động của những hành vi của thân chủ sau khi say với cuộc sống của gia đình thân chủ và xóm chài. 70
  37. Thân chủ lúc đầu còn lảng tránh sau tỏ ra ân hận và cho biết mình không hề biết những điều mà mình làm trong lúc say. Thân chủ tỏ quyết tâm sẽ không lạm dụng rượu khi buồn chán Những điểm thống nhất - Thân chủ nhận ra tác hại của việc uống rượu. - Thân chủ ý thức được hành vi chửi mọi người trong lúc say là sai. - Thân chủ quyết tâm không lạm dụng rượu trong những lần sau nữa. Buổi tham vấn tiếp theo Tư vấn cho thân chủ các cách hạn chế việc lạm dụng rượu DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
  38. 1. Chu Vĩnh Bình: Cuộc sống người cao tuổi. NXB Thế giới, Hà Nội, 2006. 2. Bộ Tư pháp: Luật người cao tuổi. NXB Tư pháp, Hà Nội, 2010. 3. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Gia đình tuổi trung niên (Tài liệu giáo dục đời sống gia đình), 2009. 4. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Gia đình với người cao tuổi (Tài liệu giáo dục đời sốn gia đình), 2010. 5. PTS. Phạm Khắc Chương: Người già – tiềm năng to lớn trong giáo dục gia đình. 1996. 6. Đại học Dân lập Thăng Long: Công tác xã hội lý thuyết và thực hành Công tác xã hội trực tiếp, NXB Đại học Sư phạm, 2007. 7. Đại học Lao động Xã hội: Giáo trình Công tác xã hội nhóm, NXB LĐ-XH, Hà Nội, 2010. 8. Đại học Lao động - Xã hội: Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và gia đình, NXB LĐ-XH, Hà Nội, 2010. 9. Nguyễn Văn Đồng, Tâm lý học phát triển, giai đoạn thanh niên đến tuổi già, NXB Chính trị Quốc gia, 2007. 10. BS. Nguyễn Ý Đức: Vấn đề người cao tuổi. NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 11. PGS.TS Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB ĐHQGHN 2009. 12. Grace J.Craig, Don Baucum, Tâm lý học phát triển, 2004. 13. TS. Nguyễn Thế Huệ: Người cao tuổi và bạo lực gia đình. NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007. 14. TS. Nguyễn Thế Huệ: Người cao tuổi và già làng trong phát triển bền vững Tây Nguyên. NXB Thông tấn, Hà Nội, 2008. 72