Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

pdf 10 trang hapham 3410
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tai_nguyen_sinh_khi_hau_phuc_vu_phat_trien_du_lich.pdf

Nội dung text: Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NGUYỄN THÁM - ĐINH THỊ THU THỦY Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Các yếu tố khí tƣợng, khí hậu đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các yếu tố bức xạ, mây, nắng, chế độ gió, độ ẩm không khí đều ảnh hƣởng tốt đối với sức khỏe con ngƣời và thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, khí hậu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với sự phân hóa theo thời gian và không gian có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động du lịch. Nghiên cứu, đánh giá sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Từ khóa: Sinh khí hậu, Du lịch, Bà Rịa - Vũng Tàu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bà Rịa - Vũng Tàu (BR - VT) là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Địa hình phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh, là địa bàn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch: du lịch tắm biển, du lịch tham quan, du lịch leo núi, du lịch săn bắn, du lịch hoạt động trên sông, đầm phá, du lịch đi bộ, du lịch cắm trại, du lịch nghỉ dƣỡng, thể thao, chữa bệnh Khí hậu của tỉnh BR - VT phân hóa theo thời gian và không gian. Nhiệt độ trung bình khoảng 270C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600 mm) và phân bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng V đến tháng XI, chiếm 90% lƣợng mƣa cả năm và 10% tổng lƣợng mƣa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm, sự thay đổi nhiệt độ của các tháng trong năm không lớn. Khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu nhìn chung mát mẻ, rất phù hợp với du lịch [7]. Việc đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm xác định mức độ thuận lợi của điều kiện sinh khí hậu đối với toàn bộ hoạt động du lịch. Từ đó đề ra các phƣơng hƣớng và giải pháp để khai thác sử dụng hợp lí, phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh. 2. CƠ SỞ DỮ LIỆU - Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ mục đích phát triển du lịch cũng chính là sự đánh giá tổng hợp các yếu tố khí tƣợng, khí hậu (nhiệt độ, chế độ mƣa, độ ẩm, gió, ánh nắng ) thích hợp hay không thích hợp đối với sức khoẻ con ngƣời và hoạt động du lịch [1]. Trong khuôn khổ bài báo này tôi đã sử dụng các số liệu thống kê của nhiều năm có độ chính xác cao (hơn 10 năm) của 2 trạm quan trắc khí tƣợng - khí hậu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: trạm Vũng Tàu và trạm Côn Đảo. - Bản đồ nền của lãnh thổ nghiên cứu tỷ lệ 1/50 000 Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(31)/2014: tr. 82-91
  2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 83 - Bản đồ khí hậu tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu 3. MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG KHÍ HẬU TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Do vị trí nằm ở vĩ độ thấp (từ vĩ tuyến 110B trở xuống) nên ở đây có tổng lƣợng bức xạ cao và ổn định. Chế độ nhiệt cao và khá ổn định: nhiệt độ cao đều trong năm 25,9 - 28,60C (Trạm Côn Đảo) và 26,2 - 300C (Trạm Vũng Tàu). Nhiệt độ trung bình tối cao không quá 300C và nhiệt độ trung bình tối thấp không dƣới 200C. Tổng tích ôn cao 8.500 - 10.0000C. Bà Rịa - Vũng Tàu có lƣợng mƣa tƣơng đối cao, nhƣng rất khác nhau giữa các vùng: 2.356 mm/năm (tại Côn Đảo) và 1.369 mm/năm (tại Vũng Tàu) và lƣợng mƣa phân bố không đều hình thành hai mùa trái ngƣợc nhau: mùa mƣa và mùa khô [3], [6]. Bảng 1. Môṭ số chỉ tiêu khí hâụ đăc̣ trưng tỉnh BR - VT [3], [6] Chỉ tiêu Trạm Vũng Tàu Trạm Côn Đảo 1.Nhiêṭ đô ̣(0 C) 28,0 27,5 Tối cao trung bình 30,0 28,6 Tối thấp trung bình 26,2 26,1 2.Lƣơṇ g mƣa (mm) 1.352 2.139 Lƣơṇ g mƣa trung bình năm 1.369,6 2.356,2 Lƣơṇ g mƣa 6 tháng mùa mƣa 87,9% so cả năm 91,6% so cả năm Số ngày mƣa (ngày/năm) 143 164 3. Độ ẩm trung bình năm (%) 77,5 81,6 4. Số giờ nắng (h/năm) 1.942 1.892 Sự thay thế giữa mùa mƣa và mùa khô tạo nên một nhịp điệu mùa rất rõ. Mƣa tập trung vào các tháng (từ tháng IV - tháng XI) phù hợp với sự xâm nhập của khối khí xích đạo liên quan đến gió xoáy hoặc rãnh gió mùa. Mùa mƣa ở BR - VT nói riêng và Nam Bộ nói chung chủ yếu do gió mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dƣơng vƣợt lên với đặc tính nóng ẩm gây ra mƣa lớn. Lƣợng mƣa trung bình của mùa mƣa trong toàn tỉnh khá cao, dao động từ 1300 - 2000mm/năm, chiếm tới 82 - 87% lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô đƣợc thiết lập đồng thời bởi sự xâm nhập của khối khí chí tuyến hải dƣơng (và tín phong) kéo dài từ tháng XI - tháng IV năm sau. Vào mùa này BR - VT thƣờng xuyên chịu tác động của gió tín phong Đông Bắc (gió chƣớng) hoạt động với cƣờng độ mạnh có đặc tính hanh khô đem đến cho toàn tỉnh một mùa khô nóng kéo dài gay gắt, nhƣng với điều kiện khí hậu với số giờ nắng cao trong năm tạo cho tỉnh có lợi thế về du lịch [3], [6]. 3.1. Bức xạ Mặt trời Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, lại mang tính chất cận xích đạo nên tỉnh BR - VT đƣợc thừa hƣởng một chế độ bức xạ dồi dào do độ cao Mặt trời và độ dài ngày quyết định. Ngày Mặt trời lên thiên đỉnh của tỉnh BR - VT là ngày 2/5 và ngày 11/8 làm cho nền nhiệt lƣợng khá phong phú. Có bức xạ mặt trời cao so với cả nƣớc: trên 130 kcalo/cm2/năm, nhiệt độ bình quân cao quanh năm từ 25,80C - 26,30C, biên độ nhiệt thấp từ 3 - 50C, số giờ nắng từ 2580 - 2610 giờ/ năm. Thời kỳ có cƣờng độ bức xạ cao nhất vào tháng III và tháng IV, đạt 300 - 400 calo/cm2/ngày. Cán cân bức xạ có trị số lớn 70 - 75 kcalo/cm2/năm [3], [6].
  3. 84 NGUYỄN THÁM – ĐINH THỊ THU THỦY 3.2. Nắng Tổng số giờ nắng trung bình năm ở tỉnh BR - VT dao động từ 1800 - 2700 giờ. Thời kỳ nắng nhất là vào mùa khô (kéo dài từ tháng XI - tháng IV năm sau) nên số giờ nắng trung bình trong mùa khô đạt > 200 giờ/ tháng, số giờ nắng đạt cực đại vào tháng IV (khoảng từ > 200 giờ - 300 giờ). Sau đó số giờ nắng có giảm vào thời kỳ mùa mƣa nhƣng trung bình tháng cũng đạt > 100 giờ/tháng. Trong thời kỳ ít nắng nhƣ mùa mƣa nhƣng tổng số giờ nắng vẫn rất lớn vì vậy cả trong thời điểm mùa mƣa thì tiêu chuẩn về số giờ nắng của tỉnh BR - VT vẫn đạt chỉ tiêu. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho tỉnh tiến hành các hoạt động du lịch dƣới mọi hình thức cả trong thời điểm mùa mƣa [3], [6]. Bảng 2. Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm của tỉnh BR - VT [3] năm Địa Tháng TB điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Vũng 1942 168 194 240 170 190 132 131 166 118 159 151 123 Tàu Côn 1892 158 161 240 181 189 132 136 171 142 163 136 83 Đảo 3.3. Mây Lƣợng mây ở tỉnh BR - VT có sự phân bố khá rõ giữa mùa mƣa và mùa khô, tuy nhiên trong thời kì mùa khô thì lƣợng mây có giảm nhƣng không đáng kể. Mùa mƣa (tháng IV - tháng XI) gió mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dƣơng vƣợt lên, đặc tính nóng ẩm, gây mƣa lớn nên lƣợng mây trong thời kì này lớn (chủ yếu là mây tầng thấp - loại mây chủ đạo gây ra mƣa). Mùa khô (tháng XI - tháng IV năm sau), chịu tác động của gió tín phong Đông Bắc hoạt động mạnh, gây khô nóng kéo dài, vì vậy lƣợng mây giảm và thấp hơn so với thời kì mùa mƣa [3], [6]. 3.4. Chế độ mưa a. Phân bố mưa theo không gian: Trên địa bàn tỉnh BR - VT lƣợng mƣa hàng năm phân bố không đồng đều trên các địa phƣơng, cụ thể phía Tây Bắc tỉnh giáp Long Thành (Đồng Nai) mƣa nhiều hơn rồi giảm dần xuống phía nam, trung tâm mƣa lớn nhất tỉnh ở phía bắc huyện Tân Thành, lƣợng mƣa giảm dần xuống khu vực ven biển, với lƣợng mƣa ít nhất là khu vực huyện Xuyên Mộc và khu vực giáp Hàm Tân (Bình Thuận). b. Phân bố mưa theo thời gian: Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mƣa: Do sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ở Nam Bộ nói chung và tỉnh BR - VT nói riêng hiện tƣợng phân mùa trên cán cân ẩm khá sâu sắc. Trong năm có hai mùa mƣa - khô tách biệt. Mùa khô kéo dài mấy tháng liền trung bình khoảng từ trung tuần tháng XI năm trƣớc đến hết tháng IV năm sau. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng V đến tháng X hàng năm, trung bình khoảng từ 10 - 20/5, kết thúc khoảng từ 20 - 30/10, năm mƣa muộn có thể kéo dài đến 10 ngày đầu tháng XI.
  4. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 85 c. Lượng mưa trong năm: Lƣợng mƣa trong năm nhìn chung các nơi trong tỉnh BR - VT thuộc loại nhỏ so với các vùng ở miền Đông Nam Bộ. Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1.500-1.600 mm. Mƣa tập trung từ tháng VI đến tháng đầu tháng X, nhiều nhất là tháng VI đến trung tuần tháng VII, tức thời kỳ gió mùa Tây Nam thịnh hành, kết hợp với những nhiễu động nhiệt đới trên biển Đông. Trong những tháng này lƣợng mƣa trung bình đạt từ 200 - 300mm, có tháng đạt 350 - 400mm. Sau lƣợng mƣa giảm dần vì trong tháng VIII, tháng IX thƣờng xuất hiện các đợt ít mƣa, hoặc mƣa nhỏ kéo dài khoảng 7 - 10 ngày đây là thời kỳ hạn trong mùa mƣa (nhân dân gọi là hạn Bà chằng), thời kỳ hạn này ảnh hƣởng rất nhiều đến sản nông nghiệp. Nhƣng lại thuận lợi đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh [3], [6]. Bảng 3. Số ngày mưa trong năm tỉnh BR - VT [3] 1978 1979 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 130 115 118 117 108 111 110 92 115 118 107 122 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 86 131 121 119 129 141 139 119 127 150 143 126 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 102 119 108 109 123 129 137 128 116 133 119 141 3.5. Nhiệt độ Do hiệu ứng điều hòa nhiệt độ của biển, vùng ven biển trời luôn mát dễ chịu không nóng quá cũng không lạnh nhiều. Biên độ nhiệt độ ngày nhỏ, biên độ nhiệt độ năm cũng nhỏ, nhiệt độ bình quân giữa các mùa không chênh lệch lớn. Nhiệt độ bình quân các tháng tại Vũng Tàu dao động từ 25,5C - 28,9C. Theo thống kê dãy số liệu nhiều năm, nhiệt độ trung bình năm là 27,3C. Nhiệt độ cao nhất các tháng ít khi vƣợt quá 350C [3], [6]. Bảng 4. Biến trình nhiệt độ (0C) và độ ẩm tương đối (%) của tỉnh BR-VT [3], [6] Nhiệt độ Độ ẩm Tháng Vũng Tàu Côn Đảo Vũng Tàu Côn Đảo I 26,2 26,1 75 77 II 27,1 26,6 73 80 III 28,2 27,5 75 81 IV 29,7 28,4 75 84 V 30,0 28,6 75 85 VI 28,7 28,3 79 84 VII 28,1 27,6 81 82 VIII 28,1 27,9 80 82 IX 27,9 27,8 81 82 X 27,8 27,7 80 81 XI 27,6 27,2 79 83 XII 26,3 25,9 77 78 Năm 28,0 27,5 81,6
  5. 86 NGUYỄN THÁM – ĐINH THỊ THU THỦY Dựa vào chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con ngƣời để đánh giá tài nguyên khí hậu do học giả ngƣời Ấn Độ đƣa ra (bảng 5) có thể xếp chế độ nhiệt tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào hạng khá thích nghi đến thích nghi. Bảng 5: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người [2], [4], [5] Nhiệt độ Nhiệt độ trung Biên độ nhiệt Lượng mưa năm Hạng Ý nghĩa trung bình bình tháng nóng 0 độ năm (C) (mm) năm ( C) nhất (C) 1 Thích nghi 18 - 24 24 - 27 2550 4 Rất nóng 29 - 32 32 - 35 14 - 19 32 > 35 > 19 300C Nóng 80% Ẩm Vận tốc gió 1 - 3m/s Thích hợp >3m/s và 1h Không thích hợp Ở tỉnh BR - VT, đánh giá theo 3 mức độ nhƣ sau: Thích nghi ứng với Rất thuận lợi Khá thích nghi và nóng ứng với Thuận lợi vừa Rất nóng và không thích nghi ứng với Không thuận lợi 3.6. Độ ẩm không khí Thời kỳ ẩm kéo dài từ tháng IV - tháng XI, trùng với thời kỳ mùa mƣa, còn mùa khô (từ tháng XI - tháng IV năm sau) ít mƣa nhƣng ở cả hai mùa khô và mƣa thì độ ẩm tƣơng đối cũng khá đều nhƣ nhau. Độ ẩm tƣơng đối trung bình trong giai đoạn ẩm khoảng từ 75% - 85%, còn giai đoạn mùa khô độ ẩm tƣơng đối từ 70 - 80% [3], [6].
  6. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 87 3.7. Chế độ gió Chế độ gió có liên quan trực tiếp với quy luật mùa khí hậu. Tuy nhiên, đặc điểm địa phƣơng có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hƣớng và tốc độ gió. Một năm có hai mùa gió chính: Gió mùa mùa đông (Từ khoảng tháng X - tháng XI năm trƣớc đến tháng III - tháng IV năm sau). Gió mùa mùa hạ (Từ khoảng tháng V- tháng VI đến tháng IX - tháng X). Tốc độ gió mạnh nhất trong năm thịnh hành hƣớng tây nam đến lệch tây. Qua thống kê tốc độ gió trung bình tại trạm Vũng Tàu từ năm 1990 - 2012: Tốc độ gió trung bình các tháng từ 2,5 - 4,2m/s. Những tháng có gió mùa Đông Bắc thịnh hành (tháng I - tháng IV) thì tốc độ cao hơn những tháng có gió mùa mùa hạ khống chế (tháng V - tháng X), hoặc những tháng đầu mùa gió Đông Bắc (tháng XI, tháng XII) [3], [6]. 3.8. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt Bảng 7. Tần suất của bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Nam Bộ [3] Tháng Số cơn bão Tần suất (%) I 3 3,4 II 2 2,3 III 1 1,1 IV 3 3,4 V 4 4,5 VI 5 5,7 VII 0 - VIII 0 - IX 3 3,4 X 14 15,9 XI 38 43,2 XII 15 17,1 Tổng 88 100 Nam Bộ nói chung và Bà Rịa- Vũng Tàu nói riêng chịu ảnh hƣởng của Bão và Áp thấp nhiệt đới. Bão và Áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng nhiều nhất tới địa phƣơng là các tháng X, XI, XII. Trong đó tháng XI chiếm tần suất lớn nhất 43%. Nếu xét trong tổng số cơn bão và Áp thấp vào Việt Nam thì số bão và áp thấp ảnh hƣởng đến Nam Bộ chỉ chiếm 19%. Càng đi vào phía nam mùa Bão càng muộn dần. Nhƣ vậy, BR - VT ít bị ảnh hƣởng của bão và áp thấp nhiệt đới [3], [6]. 3.2. Đánh giá sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 3.2.1. Thành lập bản đồ sinh khí hậu Trên địa bàn tỉnh BR - VT, sau khi nghiên cứu về điều kiện nhiệt - ẩm, đã xuất hiện 6 loại sinh khí hậu phù hợp với độ cao địa hình của tỉnh.
  7. 88 NGUYỄN THÁM – ĐINH THỊ THU THỦY Bảng 8. Hệ chỉ tiêu và các loại sinh khí hậu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu R (mm) A.Mƣa nhiều: B.Mƣa vừa: 2000 mm > R C. Mƣa ít: 1500 mm > R n R ≥ 2000 mm > 1500 mm > 500 mm (ngày a.n≥150 b.150>n c.n≤ a.n≥ b.150>n c.n≤ a.n≥ b.120> c.n≤ mƣa) ngày/nă >120 120 150 >120 120 120 n> 100 m ngày/ ngày/ ngày/n ngày/ ngày/ ngày/ 100 ngày năm năm ăm năm năm năm ngày /năm T (0C) I.Nóng T ≥ 300C II. Nóng IIAa IIBb IICa IICb vừa: 300C>T>2 60C III. Mát: IIIBb IIIBc 260C>T>2 00C a. Loại IIAa: Loại khí hậu nóng vừa, mưa khá lớn, số ngày mưa >150 ngày. Phân bố ở Côn Đảo. Tƣơng tự nhƣ loại khí hậu IIBb. Có nhiệt độ trung bình dao động từ 260C - 280C, tổng số giờ nắng > 2000 giờ/ năm. Chỉ khác là lƣợng mƣa trung bình năm khá lớn từ 1900 - hơn 2000 mm. Số ngày mƣa > 150 ngày. Tuy lƣợng mƣa và số ngày mƣa khá lớn nhƣng xét trong toàn khu vực ĐNB thì chƣa thực sự lớn, vì vậy điều này là điều kiện khá thuận lợi cho du lịch, ngoại trừ thời điểm tháng IX, X, XI, XII (mùa mƣa bão). b. Loại IIBb: Loại khí hậu nóng vừa, mưa vừa, số ngày mưa >120 ngày. Phân bố chủ yếu ở vùng bậc thềm phù sa cổ (một phần phía tây bắc huyện Châu Đức; phía tây bắc, đông bắc huyện Tân Thành),độ cao địa hình 100 - 200 m. Có nhiệt độ trung bình dao động từ 260C - 280C, tổng số giờ nắng > 2000 giờ/ năm. Lƣợng mƣa cũng khá lớn nhƣng so với toàn khu vực ĐNB thì chỉ ở mức vừa, dao động từ 1500 - 2000 mm/ năm. Số ngày mƣa > 120 ngày. Điều kiện này khá thuận lợi cho hoạt động du lịch. c. Loại IICa: Loại khí hậu nóng vừa, mưa ít, số ngày mưa >120 ngày. Loại khí hậu cũng khá đồng nhất với loại khí hậu IICb nhƣng có số ngày mƣa nhiều hơn 120 ngày. Phân bố chủ yếu ở TX. Bà Rịa, huyện Đất Đỏ, phần lớn huyện Xuyên Mộc, TP. Vũng Tàu, phía nam huyện Châu Đức. Đây cũng thuộc địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp nhƣng không nhiều, cũng chịu tác động của biển (gió, mƣa). d. Loại khí hậu IICb: Loại khí hậu nóng vừa, lượng mưa ít, số ngày mưa từ 100 - 120 ngày. Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển (phía nam TP. Vũng Tàu, huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ, huyện Xuyên Mộc), độ cao địa hình rất thấp < 100 m. Nền nhiệt 0 0 độ dao động từ 26 C - 28 C. Lƣợng mƣa Tb năm dao động từ 1500 mm < Rnăm < 500 mm. Nhiệt độ cũng không cao lắm, cộng với tác động điều hòa của biển nên đây cũng là điều kiện khá thuận lợi cho hoạt động du lịch.
  8. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 89 e. Loại khí hậu IIIBb: Loại khí hậu tương đối mát, lượng mưa vừa, số ngày mưa >150 ngày. Phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thấp (phía tây bắc huyện Châu Đức, huyện Côn Đảo). Độ cao địa hình > 400 m. Nhiệt độ dao động từ 240C - 260C, tổng số giờ nắng khoảng 2000 giờ. Số ngày mƣa > 150 ngày. Lƣợng mƣa dao động từ 1500 mm - 2000 mm. Điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch, nhất là du lịch nghỉ dƣỡng. g. Loại khí hậu IIIBc: Loại khí hậu tương đối mát, lượng mưa vừa, số ngày mưa 100 mm/ tháng, số ngày mƣa (10 - 15 ngày/ tháng). - Tháng V, VI, VII, VIII, IX là những tháng không thuận lợi. Vào thời gian này nhiệt độ cũng giao động từ 27,50C - 300C, lƣợng mƣa > 200 mm/tháng, số ngày mƣa là > 15 ngày. Và vào các tháng VI, VII, VIII lƣợng mƣa và số ngày mƣa trong tháng lớn, trung bình > 100 mm/tháng, cũng có tháng lên > 400 mm/tháng. Trong thời gian này là khoảng thời gian của đầu mùa bão nên số cơn bão và tần suất không lớn. - Số cơn bão và tần suất bão nhiều từ tháng X, XI, XII. Nhƣ vậy, BR - VT nói riêng cũng nhƣ Nam Bộ nói chung thì ảnh hƣởng của bão và áp thấp nhiệt đới không lớn lắm và thuộc vào khu vực ít ảnh hƣởng của bão cũng nhƣ áp thấp nhiệt đới. Trong thời điểm này thì mƣa to, gió lớn, kèm theo giông lốc, trời âm u nên không thích hợp cho các hoạt động du lịch trong các tháng này. Tuy nhiên, mức độ thích hợp hay không thích hợp còn thay đổi tùy theo mục đích du lịch và đối tƣợng du lịch là khách trong nƣớc hay ngoài nƣớc. Thời gian du lịch thích hợp nhất ở tỉnh BR - VT hầu nhƣ đƣợc thực hiện hết trong năm, chỉ 1 vài tháng rơi vào thời điểm mùa mƣa bão thì hoạt động du lịch tắm biển, tham quan, nghỉ dƣỡng - thể thao hạn chế.
  9. 90 NGUYỄN THÁM – ĐINH THỊ THU THỦY 3.2.3. Tổng hợp kết quả đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bảng 9. Đánh giá điều kiện sinh khí hậu khu vực Vũng Tàu phục vụ phát triển du lịch Chỉ tiêu Tương quan nhiệt Số ngày Tổng số Trị số Lượng mưa độ - độ ẩm tương đối mưa điểm trungbình Tháng I +++ (3) +++ (3) +++ (3) 9 3,0 II +++ (3) +++ (3) +++ (3) 9 3,0 III ++ (2) +++ (3) +++ (3) 8 2,7 IV + (1) ++ (2) +++ (3) 6 2,0 V + (1) +++ (3) ++ (2) 6 2,0 VI ++ (2) ++ (2) + (1) 5 1,7 VII ++ (2) + (1) + (1) 4 1,3 VIII ++ (2) + (1) + (1) 4 1,3 IX ++ (2) + (1) + (1) 4 1,3 X ++ (2) ++ (2) ++ (2) 6 2,0 XI ++ (2) ++ (2) +++ (3) 7 2,3 XII +++ (3) +++ (3) +++ (3) 9 3,0 Tổng số 25 26 26 77 2,1 điểm Bảng 10. Đánh giá điều kiện sinh khí hậu khu vực Côn Đảo phục vụ phát triển du lịch Chỉ tiêu Tương quan nhiệt Lượng mưa Số ngày Tổng số Trị số độ - độ ẩm tương đối mưa điểm trungbình Tháng I +++ (3) +++ (3) +++ (3) 9 3,0 II +++ (3) +++ (3) +++ (3) 9 3,0 III ++ (2) +++ (3) +++ (3) 8 2,7 IV + (1) ++ (2) ++ (2) 5 1,7 V + (1) ++ (2) + (1) 4 1,3 VI + (1) + (1) + (1) 3 1,0 VII ++ (2) + (1) + (1) 4 1,3 VIII ++ (2) + (1) + (1) 4 1,3 IX ++ (2) + (1) + (1) 4 1,3 X ++ (2) + (1) ++ (2) 5 1,7 XI ++ (2) + (1) ++ (2) 5 1,7 XII +++ (3) +++ (3) +++ (3) 9 3,0 Tổng số 24 22 23 69 1,7 điểm 4. KẾT LUẬN Trên cơ sở hệ chỉ tiêu: nhiệt độ trung bình năm, độ ẩm tƣơng đối, lƣợng mƣa trung bình năm, số ngày mƣa và các chỉ tiêu phụ khác nhƣ sƣơng mù, tốc độ gió, chúng tôi xây dựng bản đồ sinh khí hậu tỉ lệ 1:50.000 với 6 loại sinh khí hậu tƣơng ứng với 3 dạng địa
  10. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 91 hình. Trong 6 loại sinh khí hậu này, loại IICa chiếm tới một nửa diện tích lãnh thổ. Kết quả đánh giá, tỉnh BR - VT có điều kiện sinh khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch trong cả năm, nhƣng thuận lợi nhất là vào mùa khô từ tháng IV - tháng XI, vào mùa mƣa (từ tháng XI - tháng IV năm sau) thì lƣợng mƣa trong ngày và tần suất mƣa không liên tục nên không trở ngại nhiều đến hoạt động du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Tất Đắc - Phạm Ngọc Toàn (1980). Khí hậu với đời sống (Những vấn đề cơ sở của sinh khí hậu học), NXB Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội. [2] Nguyễn Hoàng Sơn (2003). Nghiên cứu điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ khoa học, Huế. [3] Trung tâm Dự báo Khí tƣợng Thủy văn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2013). Tập số liệu khí hậu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà Rịa – Vũng Tàu [4] Nguyễn Khanh Vân (2006). Giáo trình cơ sở sinh khí hậu, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội. [5] Nguyễn Khanh Vân, Bùi Thị Thu (2013). Nghiên cứu những tài nguyên sinh khí hậu các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Tập 81, (Số 3), (2013), 153 - 164. [6] UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2013). Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2012, Bà Rịa - Vũng Tàu. [7] UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2013). Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, ngày 27/12/2012. Title: ASSESSMENT OF BIOCLIMATIC RESOURCEFOR THE DEVELOPMENT OF TOURISM IN BA RIA - VUNG TAU PROVINCE Abstract: Climatic factors place an important part in the development of travel. It has decided many kinds of travelling activies in a certain territory. In Ba Ria - Vung Tau province, radiation, elamd, sunny, windy, air huminity are good. For people health suitable for the travelling development. In travelling activities of Ba Ria - Vung Tau, we should pay attention to these things: The climate of this province differentiates between time and space. Assessment of bioclimatic resource for the development of tourism in Ba Ria - Vung Tau has scientific and pratical significance. Keywords: Bioclimatic, Tourism, Ba Ria – Vung Tau PGS. TS. NGUYỄN THÁM Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Huế ĐINH THỊ THU THỦY Học viên Cao học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế - Đại học Huế