Đánh giá tiềm năng để phát triển điểm đến du lịch sinh thái tại khu Ramsar Láng Sen (Tỉnh Long An)

pdf 14 trang hapham 3350
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tiềm năng để phát triển điểm đến du lịch sinh thái tại khu Ramsar Láng Sen (Tỉnh Long An)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tiem_nang_de_phat_trien_diem_den_du_lich_sinh_thai.pdf

Nội dung text: Đánh giá tiềm năng để phát triển điểm đến du lịch sinh thái tại khu Ramsar Láng Sen (Tỉnh Long An)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE ISSN: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES 1859-3100 Tập 14, Số 11 (2017): 16-29 Vol. 14, No. 11 (2017): 16-29 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU RAMSAR LÁNG SEN (TỈNH LONG AN) Phạm Xuân Hậu*, Trương Thị Thanh Tuyền Trường Đại học Văn Hiến Ngày nhận bài: 01-10-2017; ngày nhận bài sửa: 06-10-2017; ngày duyệt đăng: 30-11-2017 TÓM TẮT Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen tỉnh Long An đã được Ban thư kí Công ước Ramsar thuộc UNESCO công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và ở vị trí thứ 2227 của thế giới bởi sự đa dạng sinh học, cảnh quan độc đáo, vừa có ý nghĩa bảo tồn vừa có thể trở thành một điểm du lịch lí tưởng. Sự công nhận này đã làm tăng vị thế và giá trị của một khu bảo tồn ngập nước quốc gia trong bản đồ các khu Ramsar thế giới. Bài viết phân tích, đánh giá những tiềm năng cảnh quan tự nhiên và nhân văn để tạo sản phẩm du lịch tại khu Ramsar Láng Sen, tỉnh Long An, góp phần định hướng phát triển nơi đây thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Từ khóa: Láng Sen, du lịch sinh thái, tỉnh Long An. ABSTRACT Assessing the potentials for eco-tourism development in Lang Sen Ramsar Site (Long An) Lang Sen wetland reserve in Long An province has been recognized by the Ramsar Secretariat of UNESCO as the 7th Ramsar Site of Vietnam and the 2227th of the world because of its biodiversity, unique landscape, which are both significant in conservation and ideal for tourist attraction. This recognition has increased the status and value of a national wetland reserve in the map of the world's Ramsar sites. The article will analyze and evaluate the potentials of natural and human scenery to create tourism products in Lang Sen Ramsar Site, Long An province, contributing to the development direction of this place into an attractive eco-tourism destination. Keywords: Lang Sen, eco-tourism, Long An province. 1. Đặt vấn đề Đồng Tháp Mười là vùng rộng lớn gồm 3 tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp. Xa xưa, nơi đây là vùng đất khắc nghiệt, vang danh một thời với “Rừng thiêng, nước độc”, ngập nước chua phèn, cỏ năng, lúa trời mọc tự nhiên; muỗi, đỉa, vắt, rắn, chuột hoành hành (Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tợ bánh canh, cỏ mọc thành tinh, rắn đồng biết gáy). Ngày nay, vùng này vẫn là những khu ngập nước nhưng lại được mang tên hoàn toàn khác xưa, đó là những khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia mang tầm quốc gia và quốc tế. Một số khu được công nhận là khu Ramsar quốc tế như: Tràm Chim, Láng Sen. Hơn thế nữa, nơi * Email: haupx@ier.edu.vn 16
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk đây còn trở thành điểm du lịch có sức thu hút du khách bởi sự đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên thiên nhiên (động, thực vật) phong phú, như: khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, trại rắn Đồng Tâm Khu Ramsar Láng Sen được công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2227 của thế giới với diện tích khoảng 5030 ha. Khu vực này là môi trường sống của hơn 156 loài thực vật, 149 loài động vật với cảnh quan rừng tràm ngập nước, rừng hỗn loài ven sông rạch, đầm lầy, đồng có ngập nước theo mùa Những năm gần đây, nguồn tài nguyên khu Ramsar đã được bảo tồn và bảo vệ nghiêm ngặt theo công ước quốc tế và nơi đây cũng đang trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc đầu tư cho các hoạt động khai thác, tu bổ, bảo tồn còn rất hạn chế; chưa đánh giá được hết giá trị từ các tài nguyên tạo sản phẩm du lịch nên hiệu quả đem lại từ nguồn khách du lịch chưa cao. Vì vậy, cần có những giải pháp toàn diện, hợp lí để phát triển nơi đây thành điểm đến du lịch lớn, phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, đem lại nhiều lợi ích, tăng vốn tích lũy, đảm bảo duy trì bảo tồn tối đa nguồn lợi quý hiếm của khu. 2. Khái quát về khu Ramsar Láng Sen 2.1. Vị trí, giới hạn và đặc điểm Khu Ramsar Láng Sen nằm trong tọa độ địa lí 10045’ đến 11050’ vĩ độ Bắc, 105045’ đến 105050’ kinh độ Đông, bao gồm toàn bộ diện tích khu bảo tồn sinh thái rừng tràm Đồng Tháp Mười, lâm trường Vĩnh Lợi và một phần diện tích của 2 xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng, Long An); là vùng trũng ngập nước thường xuyên giữa Đồng Tháp Mười và lần lượt được mang các tên: Khu bảo tồn di tích lịch sử Láng Sen (1994 - do UBND tỉnh Long An quyết định), Khu bảo tồn ngập nước Láng Sen (2004-QĐ199/QĐ-UB ngày 19/01/2004) của UBND tỉnh Long An), Khu Ramsar của thế giới (2015 - Ban thư kí Công ước Ramsar thuộc UNESCO công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2227 của thế giới). Láng Sen chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Cửu Long. Bên cạnh đó, khu Ramsar còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt nối thông nhau (chủ yếu là kênh nhân tạo) với các kênh chính là Hồng Ngự (Long An), kênh 79, kênh 28. Vào mùa lũ (trước đây), vùng thường ngập sâu khoảng 2,5m - 3,5m, thời gian ngập khoảng 3 - 4 tháng; hiện nay cũng khoảng từ 1,5 - 2 tháng (do mạng lưới kênh rạch được mở rộng). Lượng nước và chất lượng nguồn nước thay đổi theo mùa (mùa khô thường bị phèn, mặn; mùa mưa lũ nước ngọt có ưu thế hơn). Lượng phù sa tăng cao về mùa lũ kèm theo đó là sự bồi đắp làm tăng độ màu mỡ cho các khu vực sản xuất nông nghiệp. 2.2. Khu Ramsar Láng Sen trong hệ thống các khu Ramsar thế giới ở Việt Nam Láng Sen là khu Ramsar thứ 7 được công nhận trong hệ thống 8 khu Ramsar hiện nay của Việt Nam. Điểm nổi bật của Khu Ramsar Láng Sen so với các khu Ramsar khác là 17
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 11 (2017): 16-29 hệ sinh thái (HST) rừng tràm và đồng cỏ ngập nước theo mùa trên đất phèn, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là các loài chim nước và sinh cảnh đa dạng. Một số chỉ số lợi thế so sánh với các khu Ramsar thế giới ở Việt Nam cho thấy: Nét hoang sơ của Khu Ramsar Láng Sen còn được lưu giữ qua các kiểu HST đặc trưng như: rừng tràm tập trung, rừng tràm ven sông và đồng cỏ ngập nước theo mùa. Trong đó, một số kiểu sinh cảnh đặc trưng chỉ riêng Láng Sen còn lưu giữ được, như: sinh cảnh lúa trời, sinh cảnh đồng cỏ năng và sen, súng. Cùng với Vườn Quốc gia Tràm Chim, Khu Ramsar Láng Sen là một trong hai khu vực tại Việt Nam hiện nay còn bảo vệ được sinh cảnh lúa trời. Các đồng cỏ tại Khu Ramsar Láng Sen là nơi phát triển duy nhất còn lại của một số quần thể thực vật điển hình thuộc đồng bằng lau sậy tại khu vực hạ lưu sông Mê-kông. Các ưu thế nổi bật về hệ động, thực vật; HST, sinh cảnh mà trong đó có nhiều nét đặc trưng chỉ có tại Láng Sen là những điều kiện thuận lợi để khu Ramsar này phát triển du lịch với đa dạng các loại hình, trong đó nổi bật nhất là các hoạt động du lịch sinh thái. 3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại Khu Ramsar Láng Sen 3.1. Những lợi thế so sánh về tài nguyên phát triển du lịch  Về cảnh quan thiên nhiên Nổi bật là cảnh quan rừng tràm ngập nước, có diện tích khoảng 2245 ha, phát triển mạnh trên nền tảng của vùng khó có khả năng trồng lúa, hoa màu, bao gồm: rừng tràm từ 1 - 3 tuổi, nhiều loại cây thân thảo với lớp tán rậm tiếp sát đất, tạo môi trường sống cho nhiều loại động vật như: cốc đế, chàng nghịch, trao tráo, chim khách, quốc, vạc, cò bợ, cò ma Rừng tràm từ 4 tuổi trở lên có mật độ khoảng hơn 6000 cây/ha, bên dưới không có loài thực vật thân thảo sinh sống. Cảnh quan cánh đồng sản xuất lúa, chủ yếu là lúa hai vụ được phát triển từ cải tạo các cảnh quan đồng cỏ ngập nước theo mùa và lúa mọc tự nhiên (lúa 3 giăng trước đây); mùa lũ xuất hiện nhiều loài thực vật hoang dại (những tháng không canh tác lúa). Đây còn là môi trường sống của nhiều loài động vật (các loại cá) thuộc nhóm nước tĩnh và chịu được điều kiện khắc nghiệt như: cá lóc, cá trê, cá rô, cá sặc Đê, kênh rạch nhân tạo được phát triển, gồm đê, rạch Cà Sách và kênh Cà Nổ với mục đích hạn chế sự xâm nhập nước và phục vụ hoạt động giao thông nội bộ cho người dân và du khách tham quan. Đồng cỏ ngập nước theo mùa với thời gian ngập nước khoảng 5 - 6 tháng. Hiện nay, Khu Ramsar Láng Sen vẫn còn giữ được những đồng cỏ có diện tích khá lớn (khoảng 200 ha) với sự hiện diện của nhiều loại chim quý hiếm như: diệc xám, sếu Ngoài ra, khu Ramsar Láng Sen còn có các cảnh quan khác, bao gồm: Lúa hoang (lúa trời hay lúa ma) khoảng 40 ha; lung trấp (khoảng 50 ha) - là dạng cảnh quan thấp trũng, ngập nước thường xuyên với các loài thủy sinh phong phú, như: sen, súng, cỏ nước 18
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk  Về sự đa dạng sinh học Thảm thực vật phong phú với 156 loài hoang dã, có 152 loài đã xác định thuộc 60 họ, trong đó có 7 loài khuyết thực vật (Peteridophyta), 88 loài song tử diệp (Dicotyledonac), 57 đơn tử diệp. Có khoảng 149 loài động vật có xương sống với 101 loài chim, 17 loài bò sát, 4 loài lưỡng cư, 6 loài thú. 3.2. Đánh giá tài nguyên và cảnh quan phục vụ phát triển du lịch 3.2.1. Phương pháp thực hiện Các đánh giá đưa ra trong bài báo được dựa trên kết quả khảo sát 120 khách du lịch, gồm 30 khách nước ngoài và 90 khách nội địa; trong đó có 50 khách được khảo sát thuộc nhóm các đối tượng đang tham gia các hoạt động trong ngành du lịch (giảng viên, quản lí doanh nghiệp, sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học về du lịch sinh thái). Độ tuổi của du khách từ 18-60 tuổi. Những du khách được khảo sát là những người đã đến đây, với mục đích tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu và trải nghiệm. 3.2.2. Nội dung khảo sát Bao gồm các tiêu chí, tiêu chuẩn được tính tỉ trọng từ cảm nhận và các ý kiến đánh giá của du khách (được hỏi-có trả lời) theo 4 bậc tiêu chuẩn và tiêu chí cho các lĩnh vực nội dung:  Về độ hấp dẫn: Rất hấp dẫn (Cảnh quan tài nguyên du lịch nổi bật, có ý nghĩa đối với cả nước và quốc tế, sức hút du khách rất cao); Hấp dẫn (Cảnh quan tài nguyên du lịch quan trọng, có ý nghĩa đối với một vùng, sức hút đối với du khách cao); Kém hấp dẫn (Cảnh quan tài nguyên du lịch có độ hấp dẫn và ý nghĩa hạn chế, sức hút đối với du khách kém); Không hấp dẫn (Cảnh quan tài nguyên du lịch ít ý nghĩa, độ hấp dẫn thấp; khả năng cuốn hút du khách rất kém).  Về tính bền vững: Rất bền vững (Hầu như không có yếu tố nào bị phá hủy, hoạt động du lịch diễn ra liên tục); Bền vững (Có từ 1-2 yếu tố bị phá hủy nhẹ, có thể tự khôi phục, hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên); Kém bền vững (Có từ 1-2 yếu tố bị phá hủy nặng nề, cần sự khôi phục của con người, hoạt động du lịch bị gián đoạn); Không bền vững (Có nhiều yếu tố bị phá hủy nặng nề, khó phục hồi, hoạt động du lịch không hiệu quả). 19
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 11 (2017): 16-29  Về tính an toàn: Rất an toàn (Không dễ xảy ra tai nạn, hoặc bất cứ hiện tượng nào gây bất lợi cho du khách); An toàn (Không xảy ra tai nạn, cướp giật; còn bị quấy nhiễu bởi hoạt động bán hàng rong); Kém an toàn (Có đôi khi xảy ra cướp giật, xảy ra tai nạn ảnh hưởng đến du khách); Không an toàn (Thường xuyên xảy ra tai nạn, ảnh hưởng nhiều đến du khách).  Về tính thời vụ: Tính thời vụ trong du lịch thể hiện mức độ thường xuyên hay tính mùa của hoạt động du lịch. Thời vụ du lịch là thời điểm trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch, thời vụ dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số lượt khách và doanh thu du lịch. Tính thời vụ bao gồm 4 mức độ: Rất dài (trên 200 ngày/ năm); Khá dài (150-200 ngày/năm); Trung bình (100-150 ngày/năm); Ngắn (dưới 100 ngày/năm).  Về sức chứa khách du lịch: Theo tổ chức WTO (1992), sức chứa du lịch là mức độ sử dụng của khách du lịch mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất ít tác động cho nguồn tài nguyên. Sức chứa được chia thành 4 mức: Rất lớn (Trên 1000 người/ngày); Lớn (Từ trên 500 đến 1000 người/ngày); Trung bình (Từ trên 100 đến 500 người/ngày); Nhỏ (Dưới 100 người/ngày).  Về khả năng liên kết: Rất cao (Có trên 5 điểm tài nguyên du lịch có thể liên kết); Cao (Có từ 4-5 điểm tài nguyên du lịch có thể liên kết); Trung bình (Có 2-3 điểm tài nguyên du lịch có thể liên kết); Thấp (Có 1 hoặc không có điểm tài nguyên du lịch nào có thể liên kết). 3.2.3. Kết quả khảo sát khách du lịch đã đến khu Ramsar 20
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk Bảng 1. Tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch sinh thái tại Khu Ramsar Láng Sen M = 120: (khách nội địa (NĐ): 90, khách quốc tế (QT): 30) Đơn vị: Người Cảnh quan (CQ) Đối tượng Rất Kém Không Hấp dẫn tài nguyên khách/ hấp dẫn hấp dẫn hấp dẫn du lịch số lượng SL % SL % SL % SL % Tổng hợp (đa - NĐ/90 40 44,4 30 33,3 15 16,7 05 05,6 dạng sinh học) - QT/30 20 66,7 10 33,3 00 00,0 00 00,0 Rừng tràm nguyên - NĐ/90 30 33,3 30 33,3 20 22,2 10 11,2 sinh và thứ sinh - QT/30 25 83,3 05 16,7 00 00,0 00 00,0 Cánh đồng lúa - NĐ/90 10 11,2 20 22,2 40 44,4 20 22,2 canh tác 2 vụ - QT/30 20 66,7 10 33,3 00 00,0 00 00,0 Đê, kênh rạch - NĐ/90 05 5,6 15 16,7 40 44,4 30 33,3 nhân tạo - QT/30 15 50,0 10 33,3 00 00,0 05 16,7 Đồng cỏ ngập - NĐ/90 30 33,3 40 44,4 15 16,7 05 05,6 nước theo mùa - QT/30 20 66,7 10 33,3 00 00,0 00 00.0 Lung trấp - NĐ/90 50 55,5 30 33,3 10 11,2 00 00,0 (ao sen, lúa trời) - QT/30 25 83,3 05 16,7 00 00,0 00 00,0 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 5 và 6 năm 2017 Bảng 1 cho thấy các cảnh quan tự nhiên tại Khu Ramsar Láng Sen mang tính hấp dẫn rất cao đối với du khách; trong đó, các cảnh quan: tổng hợp (đa dạng sinh học), rừng tràm nguyên và thứ sinh, đồng cỏ ngập nước theo mùa, lung trấp (ao sen, lúa trời) là các cảnh quan có tính hấp dẫn rất cao đối với du khách trong và ngoài nước. Có 55,5% khách nội địa và 83,3% khách quốc tế được khảo sát đều đánh giá lung trấp (ao sen, lúa trời) là cảnh quan có sức hấp dẫn cao nhất. Các cảnh quan đê, kênh rạch nhân tạo, cánh đồng lúa canh tác 2 vụ được khách quốc tế yêu thích hơn so với khách nội địa. Trên 50% khách quốc tế được khảo sát đều đánh giá các cảnh quan này ở mức rất hấp dẫn, riêng khách nội địa chỉ chiếm dưới 12%. Bên cạnh đó, có thể thấy sức hấp dẫn của các cảnh quan tại Láng Sen với khách quốc tế đều chiếm tỉ lệ rất cao với mức độ rất hấp dẫn luôn trên 50%. Trong khi đó, mức độ hấp dẫn của các dạng cảnh quan với khách nội địa có chênh lệch và khác biệt khá nhiều so với khách quốc tế. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về đa dạng sinh học, ngoài Vườn Quốc gia Tràm Chim, Khu Ramsar Láng Sen là nơi duy nhất còn những cánh đồng lúa trời với diện tích khá lớn. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt là các chuyên gia Nhật Bản rất thích đến đây nghiên cứu để tìm cách bảo tồn, lai tạo nguồn gen quý hiếm này. Điều này cũng phần nào phản ánh được sự khác biệt trong xu hướng du lịch hiện nay của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Họ thường có nhu cầu khám phá những vùng đất mới, còn nhiều nét hoang sơ, chưa bị tác động bởi con người. 21
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 11 (2017): 16-29 Bảng 2. Tính bền vững của tài nguyên du lịch các cảnh quan sinh thái tại Khu Ramsar Láng Sen P = 120: (khách nội địa (NĐ): 90, khách quốc tế (QT): 30) Đơn vị: Người Rất Kém Không CQ Đối tượng Bền vững tài nguyên khách/ số bền vững bền vững bền vững du lịch lượng SL % SL % SL % SL % Tổng hợp (đa - NĐ/90 20 22,2 20 22,2 40 44,4 10 11,2 dạng sinh học) - QT/30 05 16,7 05 16,7 20 66,6 00 00,0 Rừng tràm - NĐ/90 30 33,3 30 33,3 20 22,2 10 11,2 nguyên sinh và - QT/30 10 33,3 05 16,7 15 50,0 00 00,0 thứ sinh Cánh đồng lúa - NĐ/90 30 33,3 30 33,3 20 22,2 10 11,2 (canh tác 2 vụ) - QT/30 10 33,3 10 33,3 05 16,7 05 16,7 Đê, kênh rạch - NĐ/90 20 22,2 20 22,2 40 44,4 10 11,2 nhân tạo - QT/30 05 16,7 05 16,7 10 33,3 10 33,3 Đồng cỏ ngập - NĐ/90 40 44,4 30 33,3 20 22,2 00 00,0 nước theo mùa - QT/30 10 33,3 10 33,3 10 33,4 00 00,0 Lung trấp - NĐ/90 50 55,5 20 22,1 10 11,2 10 11,2 (ao sen, lúa trời) - QT/30 15 50,0 10 33,3 05 16,7 00 00,0 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 5 và 6 năm 2017 Theo đánh giá của du khách (Bảng 2), các cảnh quan như: Lung trấp (ao sen, lúa trời), đồng cỏ ngập nước theo mùa, cánh đồng lúa canh tác 2 vụ, rừng tràm nguyên và thứ sinh là những cảnh quan có tính bền vững rất cao (hơn 33%). Tuy nhiên, cảnh quan tổng hợp (đa dạng sinh học), cảnh quan đê, kênh rạch nhân tạo lại được đánh giá là không bền vững (11,2% với khách nội địa và hơn 16% với khách quốc tế). Điều này cũng đặt ra vấn đề về bảo vệ sự đa dạng sinh học của cảnh quan cũng như xem xét tính cần thiết của việc xây dựng các cảnh quan nhân tạo trong quá trình phát triển du lịch tại khu Ramsar nhằm tránh sự tác động và ảnh hưởng đến các cảnh quan khác. Bảng 3. Thời vụ du lịch của tài nguyên du lịch sinh thái tại Khu Ramsar Láng Sen P = 120: (khách nội địa (NĐ): 90, khách quốc tế (QT): 30) Đơn vị: Người Đối tượng CQ tài nguyên Rất dài Khá dài Trung bình Ngắn Khách/ du lịch số lượng SL % SL % SL % SL % Tổng hợp (đa dạng - NĐ/90 50 55,5 20 22,2 15 16.7 05 05,6 sinh học) - QT/30 20 66,7 10 33,3 00 00,0 00 00,0 Rừng tràm nguyên - NĐ/90 40 44,4 40 44,4 10 11,2 00 00,0 sinh và thứ sinh - QT/30 10 33,3 10 33,3 05 16,7 05 16,7 Cánh đồng lúa - NĐ/90 30 33,3 30 33,3 20 22,2 10 11,2 canh tác 2 vụ - QT/30 15 50,0 10 33,3 05 16,7 00 00,0 22
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk Đê, kênh rạch - NĐ/90 10 11,2 20 22,2 40 44,4 20 22,2 nhân tạo - QT/30 10 33,3 10 33,3 05 16,7 05 16,7 Đồng cỏ ngập - NĐ/90 40 44,4 30 33,3 20 22,2 00 00,0 nước theo mùa - QT/30 10 33,3 10 33,3 05 16,7 05 16,7 Lung trấp - NĐ/90 20 22,2 20 22,2 40 44,4 10 11,2 (ao sen, lúa trời) - QT/30 10 33,3 10 33,3 05 16,7 05 16,7 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 5 và 6 năm 2017 Khu Ramsar Láng Sen có khí hậu hai mùa rõ rệt, gồm mùa khô và mùa mưa. Vì vậy, tính thời vụ là yếu tố cần được quan tâm trong việc đánh giá hiệu quả và chất lượng của hoạt động du lịch. Bảng 3 cho thấy các cảnh quan: Tổng hợp (đa dạng sinh học), rừng tràm nguyên và thứ sinh, cánh đồng lúa canh tác 2 vụ được du khách trong nước đánh giá có tính mùa vụ với mức độ rất dài khá cao (trên 30%). Ngược lại, cảnh quan đê, kênh rạch nhân tạo và lung trấp (ao sen, lúa trời) có tính mùa vụ với mức độ rất dài chỉ chiếm trên 10%. Trong khi đó, hầu như tính mùa vụ của các cảnh quan đều được khách quốc tế đánh giá ở mức khá dài (trên 30%) và trung bình (trên 20%). Bảng 4. Sức chứa du khách của tài nguyên du lịch sinh thái tại Khu Ramsar Láng Sen P = 120: (khách nội địa (NĐ): 90, khách quốc tế (QT): 30) Đơn vị: Người Đối tượng Rất lớn Lớn Trung bình Nhỏ CQ tài nguyên du khách/số lịch lượng SL % SL % SL % SL % Tổng hợp (đa dạng - NĐ/90 20 22,2 20 22,2 40 44,4 10 11,2 sinh học) - QT/30 05 16,7 05 16,7 10 33,3 10 33,3 Rừng tràm nguyên - NĐ/90 10 11,2 10 11,2 50 55,5 20 22,1 sinh và thứ sinh - QT/30 05 16,7 07 23,3 10 33,3 08 26,7 Cánh đồng lúa - NĐ/90 20 22,2 10 11,2 50 55,5 10 11,2 (canh tác 2 vụ) - QT/30 05 16,7 09 30,0 11 36,6 05 16,7 Đê, kênh rạch - NĐ/90 10 11,2 10 11,2 60 66,4 10 11,2 nhân tạo - QT/30 03 10,0 05 16,7 12 40,0 10 33,3 Đồng cỏ ngập - NĐ/90 15 16,6 17 18,9 33 36,7 25 27,8 nước theo mùa - QT/30 05 16,7 05 15,7 06 20,0 14 46,6 Lung trấp - NĐ/90 20 22,2 20 22,2 31 34,5 19 21,1 (ao sen, lúa trời) - QT/30 15 50,0 05 16,7 00 00,0 00 00,0 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 5 và 6 năm 2017 Sức chứa là một trong những yếu tố quan trọng để định hướng phát triển phù hợp, nhằm đảm bảo tính bền vững của các cảnh quan tự nhiên trong quá trình phát triển du lịch. Trong các cảnh quan tự nhiên, chỉ có lung trấp (ao sen, lúa trời) được cả du khách trong và ngoài nước đánh giá có sức chứa rất lớn (22,2% khách nội địa và 50% khách quốc tế). Các cảnh quan còn lại đều có sự tương đồng là du khách trong nước đánh giá có sức chứa cao nhưng du khách nước ngoài thì ngược lại (Bảng 4). Điều này cũng phần nào cho 23
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 11 (2017): 16-29 thấy sự khác biệt trong nhận thức về khả năng chịu tải và sức chứa của các cảnh quan du lịch giữa khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, kết quả này cũng đặt ra yêu cầu cần tính toán thật chính xác sức chứa của các cảnh quan trong việc quy hoạch phát triển du lịch. Việc tính toán cần sử dụng thống nhất các tiêu chí, công thức theo chuẩn chung của thế giới, tránh sự sai lệnh trong việc đưa ra kết quả dự báo sức chứa. Điều này nhằm đảm bảo các yếu tố tự nhiên không bị ảnh hưởng tiêu cực và gây ra những tác động ngược cho môi trường và tính đa dạng sinh học của khu Ramsar. Khu Ramsar Láng Sen được đặc trưng bởi sự phong phú về các HST và sinh cảnh ngập nước trên đất phèn. Vì vậy, tính liên kết giữa các tài nguyên du lịch trong khu vực là điều kiện quan trọng để xây dựng các tuyến du lịch trong và ngoài khu, góp phần thu hút du khách (xem Bảng 5). Bảng 5. Tính liên kết của tài nguyên du lịch sinh thái tại Khu Ramsar Láng Sen P = 120: (khách nội địa (NĐ): 90, khách quốc tế (QT): 30) Đơn vị: người Đối tượng Rất cao Cao Trung bình Thấp CQ tài nguyên khách/số du lịch lượng SL % SL % SL % SL % Tổng hợp (đa - NĐ/90 20 22,2 35 38,8 10 11,2 25 27,8 dạng sinh học) - QT/30 07 23,3 05 16,7 12 40,0 06 20,0 Rừng tràm - NĐ/90 40 44,4 30 33,3 20 22,3 00 00,0 nguyên sinh và - QT/30 10 33,3 10 33,3 07 23,4 03 10,0 thứ sinh Cánh đồng lúa - NĐ/90 30 33,3 20 22,2 27 30,0 13 14,5 (canh tác 2 vụ) - QT/30 10 33,3 05 16,7 10 33,3 05 16,7 Đê, kênh rạch - NĐ/90 10 11,2 10 11,2 53 58,8 17 18,8 nhân tạo - QT/30 05 16,7 05 16,7 10 33,3 10 33,3 Đồng cỏ ngập - NĐ/90 18 20,0 22 24,4 40 44,4 10 11,2 nước theo mùa - QT/30 10 33,3 10 33,3 10 33,4 00 00,0 Lung trấp - NĐ/90 30 33,3 40 44,4 15 16,7 05 05,6 (ao sen, lúa trời) - QT/30 07 23,3 15 50,0 04 13,3 04 13,4 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 5 và 6 năm 2017 Kết quả khảo sát cho thấy khả năng liên kết của cảnh quan rừng tràm nguyên sinh và thứ sinh, cánh đồng lúa (canh tác 2 vụ), lung trấp (ao sen, lúa trời) đều được du khách trong và ngoài nước đánh giá ở mức rất cao với tỉ lệ khá lớn (trên 30% với khách trong nước và trên 23% với khách nước ngoài). Trong khi đó, đa phần du khách đều cho rằng tính liên kết của cảnh quan tổng hợp (đa dạng sinh học) và đê, kênh rạch nhân tạo còn ở mức thấp. 24
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk Song song với việc chiêm ngưỡng các cảnh quan, HST tự nhiên tại khu Ramsar Láng Sen, du khách còn có dịp thưởng thức sự phong phú trong văn hóa ẩm thực đồng quê miền sông nước với các món ăn đặc trưng như: ếch rang muối, cá rô đồng kho tộ, cá lóc nướng trui cuốn lá sen non, canh chua cá lóc với bông súng đồng Đa phần du khách nước ngoài đều tỏ ra thích thú và đánh giá rất cao các món ăn được phục vụ tại đây. Ngoài các yếu tố vừa nêu, tính an toàn trong hoạt động du lịch cũng là một trong những yếu tố được du khách quan tâm khi lựa chọn điểm đến. Kết quả khảo sát cảm nhận về tính an toàn của hoạt động du lịch tại các điểm thuộc Khu Ramsar Láng Sen được thể hiện ở Bảng 6. Có thể thấy, cảnh quan đê, kênh rạch nhân tạo và lung trấp (ao sen, lúa trời) là hai cảnh quan được du khách trong nước đánh giá có mức độ an toàn cao nhất (44,4% và 33,3%); mức độ an toàn thấp nhất là cảnh quan rừng tràm nguyên sinh và thứ sinh. Đối với du khách nước ngoài, hầu như các cảnh quan đều nằm ở mức độ thứ 2 - mức an toàn, trong đó cao nhất là cảnh quan cánh đồng lúa canh tác 2 vụ (41,1%). Cảnh quan lung trấp (ao sen, lúa trời) là khu vực có mức độ không an toàn cao nhất (chiếm 20%). Bảng 6. Cảm nhận về tính an toàn của hoạt động du lịch tại các điểm thuộc Khu Ramsar P = 120: (khách nội địa (NĐ): 90, khách quốc tế (QT): 30) Đơn vị: Người Đối tượng Kém Không CQ tài nguyên Rất an toàn An toàn khách/số an toàn an toàn du lịch lượng SL % SL % SL % SL % Rừng tràm nguyên - NĐ/90 20 22,2 30 33,3 35 38,8 15 16,7 sinh và thứ sinh - QT/30 05 16,7 10 33,3 10 33,3 05 16,7 Về sự đa dạng sinh - NĐ/90 20 22,2 27 30,0 33 36,6 10 11,2 học của khu - QT/30 07 23,3 08 26,7 10 33,3 05 16,7 Cánh đồng lúa - NĐ/90 10 11,2 40 44,3 30 33,3 10 11,2 canh tác 2 vụ - QT/30 09 30,0 11 36,6 05 16,7 05 16,7 Đê, kênh rạch - NĐ/90 40 44,4 30 33,3 20 22,3 00 00,0 nhân tạo - QT/30 09 30,0 10 33,3 11 36,6 00 00,0 Đồng cỏ ngập - NĐ/90 20 22,2 30 33,3 35 38,9 05 05,6 nước theo mùa - QT/30 07 23,4 10 33,3 10 33,3 03 10,0 Lung trấp (ao sen, - NĐ/90 30 33,3 37 41,1 23 25,4 10 11,2 lúa trời) - QT/30 10 33,3 11 36,7 03 10,0 06 20,0 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 5 và 6 năm 2017 Với những tiềm năng hiện có, Khu Ramsar Láng Sen đang trở thành điểm đến đa dạng về sản phẩm du lịch sinh thái. Trong đó, sản phẩm được du khách yêu thích nhất là tham quan rừng tràm, thưởng thức ăn tại chỗ (44,4% với khách nội địa và 76,7% với khách nước ngoài). Đi ghe tham quan vùng trũng ao sen, bông súng; hái lúa trời cũng được các du khách yêu thích với tỉ lệ khá cao. Chiếm tỉ lệ thấp nhất là đi bộ trên bờ kênh rạch ngắm sinh vật dưới nước. 25
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 11 (2017): 16-29 Kết quả khảo sát này cũng cho thấy xu hướng hiện nay của du khách là thích được trải nghiệm, tham gia khám phá, tìm tòi các cảnh quan thiên nhiên. Bảng 7. Cảm nhận của du khách về một số sản phẩm du lịch sinh thái tại Khu Ramsar Láng Sen P = 120: (khách nội địa (NĐ): 90, khách quốc tế (QT): 30) Đơn vị: Người Đối tượng Rất thích Thích Trung bình Không tích CQ tài nguyên khách/số du lịch SL % SL % SL % SL % lượng Đi ghe tham quan - NĐ/90 30 33,3 40 44,4 15 16,7 05 05,6 vùng trũng ao sen, - QT/30 20 66,7 10 33,3 00 00,0 00 00,0 bông súng Tham quan rừng - NĐ/90 40 44,4 37 41,1 10 11,2 03 03,3 tràm, thưởng thức - QT/30 23 76,7 07 23,3 00 00,0 00 00,0 ăn tại chỗ Bộ hành trên bờ - NĐ/90 10 11,2 10 11,2 30 33,3 40 44,3 kênh rạch ngắm sinh - QT/30 10 33,3 08 26,7 12 40,0 00 00,0 vật dưới nước Đi ghe tham quan, - NĐ/90 30 33,3 32 35,5 18 20,0 10 11,2 hái lúa trời - QT/30 20 66,7 10 33,3 00 00,0 00 00,0 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 5&6 năm 2017 Khu Ramsar Láng Sen là một vùng đất ngập nước với hệ thống sông rạch tự nhiên và sự đa dạng về địa mạo so với các vùng ngập nước khác của Đồng Tháp Mười. Đây là một trong những yếu tố tự nhiên góp phần cho sự đa dạng về nơi sống, về loài và cảnh quan tự nhiên. Nếu được quản lí và bảo vệ tốt, Khu Ramsar Láng Sen sẽ góp phần đáng kể vào việc bảo tồn sự đa dạng sinh học vùng hạ lưu sông Mê-kông, bảo vệ nguồn gen các loài động thực vật quý hiếm, phục vụ nghiên cứu khoa học và hoạt động du lịch sinh thái. 3.2.4. Định hướng phát triển SPDL sinh thái tại điểm đến Khu Ramsar Láng Sen  Phát triển một số loại hình du lịch: Với lợi thế sẵn có về tài nguyên tự nhiên du lịch đa dạng, Khu Ramsar Láng Sen tập trung phát triển các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, Du lịch nghiên cứu, tìm hiểu - học tập kinh nghiệm, Du lịch kết hợp hoạt động bảo vệ môi trường, Du lịch mạo hiểm với các nội dung đa dạng, như: - Tham quan; khám phá các HST, các loài động thực vật quý hiếm - Nghiên cứu lịch sử hình thành, sự đa dạng sinh học của Khu Ramsar Láng Sen; - Trải nghiệm thu hoạch lúa tại cánh đồng lúa hai vụ, thu hoạch lúa tự nhiên (lúa trời - lúa ma) thưởng thức ẩm thực, sản vật vùng sông nước; - Tham gia các hoạt động tìm hiểu, nâng cao nhận thức về cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vùng đất ngập nước.  Phát triển các điểm du lịch: Đầu tư nhân lực, vật lực phát triển các điểm du lịch đang được du khách đánh giá cao về mức độ hấp dẫn và sự phong phú về tài nguyên, đa 26
  12. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk dạng sinh học là: rừng tràm; đồng cỏ ngập nước theo mùa; ao sen - cánh đồng lúa trời; khu vực canh tác lúa 2 vụ. Trong đó rừng tràm và ao sen - cánh đồng lúa trời là hai điểm được rất nhiều du khách quan tâm, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi lúa trời là nguồn gen quý hiếm, nó còn là nơi thu hút nhiều nhà khoa học trong cũng như ngoài nước tìm đến để nghiên cứu, lai tạo dòng lúa quý hiếm này.  Phát triển các tuyến du lịch Các tuyến du lịch nội bộ khu Ramsar: Với những lợi thế nổi bật, trước hết, Khu Ramsar Láng Sen chú ý tập trung phát triển các tuyến du lịch liên kết các điểm trong khu. Trong đó, nổi bật là các tuyến: tuyến rừng tràm, tuyến tham quan đầm sen - cánh đồng lúa trời, tuyến đồng cỏ ngập nước theo mùa. Du khách có thể đi bộ trên bờ kênh rạch ngắm sinh vật dưới nước, cảnh quan cánh đồng ngập nước, hoặc đi xuồng máy để tham quan khu vực vùng trũng ao sen, bông súng; rừng tràm; đồng cỏ ngập nước và trải nghiệm hoạt động hái lúa Các tuyến du lịch liên kết trong tỉnh: Thực hiện các tuyến kết hợp giữa Khu Ramsar Láng Sen với các điểm du lịch khác trong tỉnh, như: Trại rắn Đồng Tâm, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Làng nổi Tân Lập, Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn dược liệu Vàm Nhựt Tảo, ngôi nhà hơn 100 tuổi, Làng cổ Phước Lộc Thọ Các tuyến liên kết ngoài tỉnh: Được mệnh danh là “Đồng Tháp Mười” thu nhỏ, Láng Sen là một trong những điểm đến hấp dẫn với các tuyến liên tỉnh khám phá miền Tây sông nước. Một trong những tuyến nổi bật hiện nay là tuyến liên kết phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 3 tỉnh tiểu vùng Đồng Tháp Mười (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp) với tên gọi “Một hành trình ba điểm đến”. 3.2.5. Những hạn chế, bất cập trong quá trình bảo tồn và khai thác phục vụ du lịch Mặc dù các hoạt động du lịch tại Láng Sen đã được thực hiện trước đó khá lâu, nhưng quá trình phát triển du lịch vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm: - Nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng dân cư, của cán bộ quản lí địa phương còn hạn chế. Họ chưa thấy được giá trị và vai trò quan trọng của tài nguyên thiên nhiên hoang dã, ngập nước này với việc duy trì HST, bảo tồn môi trường sống của con người trong tương lai. - Việc xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lai (mai dương, bèo cái, bèo hoa dâu), ngày càng mạnh mẽ, gây ảnh hưởng đến HST tự nhiên, làm giảm diện tích của các quần thể hoa sen và thực vật tự nhiên cũng như ngăn ngừa sự tái sinh tự nhiên của cây tràm non. - Đời sống kinh tế, văn hóa của đa số cư dân vùng đệm giáp khu Ramsar còn nhiều khó khăn. Việc lấn chiếm trái phép để thu hoạch thực vật và sản phẩm động vật khiến một số loài động, thực vật ở trạng thái nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng, như: trăn đất, rắn ráo, rắn hổ mang, rùa nắp, rùa vàng, chim mèo, sếu, cá da trâu, cá hô và các loài lúa ma, năng kim, mồm mốc, lộc vừng 27
  13. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 11 (2017): 16-29 - Đội ngũ cán bộ, nhân viên của khu Ramsar không nhiều (chỉ có gần 50 người), nhưng phải quản lí một diện tích quá lớn, nên công tác tuyên truyền, vận động người dân còn hạn chế. Tình trạng khai thác sản vật, đặt bẫy, chích điện bắt cá và tận diệt chim, cò vẫn thường xuyên xảy ra. - Nguy cơ cháy rừng vào mùa khô tại khu Ramsar còn ở mức cao nhưng việc đầu tư nhân lực và vật lực cho việc ngăn chặn biến cố xảy ra còn rất hạn hẹp. - Việc đầu tư cho các hoạt động khai thác, tu bổ, bảo tồn còn rất hạn chế; chưa đánh giá được hết giá trị từ các tài nguyên tạo sản phẩm du lịch nên hiệu quả đem lại từ nguồn khách du lịch chưa cao; công tác quảng bá hình ảnh khu Ramsar chưa được đẩy mạnh. - Ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch khi tham quan còn thấp. Rác thải, tiếng ồn trong quá trình tham quan đã và đang có những tác động đến HST khu Ramsar. - Chưa xây dựng được các tuyến du lịch đặc trưng cũng như việc liên kết với các vùng lân cận trong quá trình phát triển còn nhiều hạn chế. 4. Kết luận Khu Ramsar Láng Sen là khu vực có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái và được đánh giá là một trong những điểm đến nổi bật của Long An hiện nay. Đẩy mạnh hoạt động du lịch tại Khu Ramsar Láng Sen sẽ có vai trò rất lớn để khuyến khích phát triển du lịch tỉnh Long An nói riêng, các khu Ramsar và vườn quốc gia thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Những kết quả khảo sát từ các đối tượng du khách đã cho thấy Khu Ramsar Láng Sen có lợi thế nổi trội để phát triển điểm đến du lịch với nhiều loại hình trên nền tảng những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước. Với thực trạng khai thác phát triển hiện nay, Khu Ramsar Láng Sen chưa thể làm hài lòng du khách, đặc biệt là các cơ quan quản lí ngành về môi trường - sinh thái, bởi sự xuống cấp của môi trường và giảm sút về số lượng, giá trị của các sản phẩm du lịch. Vì vậy, cần nhanh chóng quy hoạch phát triển với chiến lược hợp lí theo hướng bền vững. Thực hiện có hiệu quả việc kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với công tác bảo tồn sẽ là giải pháp toàn diện để phát triển Khu Ramsar Láng Sen trở thành điểm đến hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, đem lại lợi ích cao về kinh tế cũng như đảm bảo duy trì HST đặc thù của địa phương và thế giới.  Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 28
  14. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk TÀI LIỆU THAM KHẢO Cục Bảo vệ Môi trường. (2002). Đánh giá các khía cạnh về văn hóa - xã hội của việc sử dụng đất ngập nước Việt Nam. Hà Nội. Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam. (2005). Tổng quan hiện trạng đất ngập nước sau 15 năm thực hiện Công ước Ramsar. Hà Nội. Ramsar Secretariat and the World Tourism Organization. (2012). Destination Wetlands Supporting sustainable tourism. Ramsar Secretariat. (1992). VN409RIS - Information Sheet on Ramsar Wetlands - Xuan Thuy Natural Wetland Reserve. Ramsar Secretariat. (2005). VN1499RIS - Information Sheet on Ramsar Wetlands - Bau Sau Wetlands and Seasonal Floodplain. Ramsar Secretariat. (2011). VN1938RIS - Information Sheet on Ramsar Wetlands - Ba Be National Park. Ramsar Secretariat. (2012). VN2000 RIS - Information Sheet on Ramsar Wetlands - Tram Chim National Park. Ramsar Secretariat. (2013). VN2003RIS - Information Sheet on Ramsar Wetlands - Con Dao National Park. Ramsar Secretariat. (2014). VN2088RIS - Information Sheet on Ramsar Wetlands - Ca Mau National Park. Ramsar Secretariat. (2015). VN2227 RIS - Information Sheet on Ramsar Wetlands - Lang Sen Wetland Reserve. Ramsar Secretariat. (2015). VN2228 RIS - Information Sheet on Ramsar Wetlands - U Minh Thuong National Park. 29