Dạy học theo vấn đề (Trong dạy học Sinh học ) - Nguyễn Phúc Chỉnh (Phần 2)

pdf 53 trang hapham 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy học theo vấn đề (Trong dạy học Sinh học ) - Nguyễn Phúc Chỉnh (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfday_hoc_theo_van_de_trong_day_hoc_sinh_hoc_nguyen_phuc_chinh.pdf

Nội dung text: Dạy học theo vấn đề (Trong dạy học Sinh học ) - Nguyễn Phúc Chỉnh (Phần 2)

  1. Chương 3 VẬN DỤNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC MỤC TIÊU Sau khi nghiên cứu chương 3, người học phải đạt các yêu cầu sau : 1. Nắm được quy trình kỹ thuật vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học sinh học. 2. Thực hiện được những thao tác cơ bản sử dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học sinh học. NỘI DUNG 1. Quy trình và kỹ thuật vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học sinh học Trong chương 1 và chương 2 của, chúng tôi đã trình bày những vấn đề mang nặng tính lý luận, đôi khi trừu tượng và khó hiểu. Chương này sẽ trình bày những kỹ thuật và những ví dụ cụ thể giúp cho người đọc có thể vận dụng một cách linh hoạt. Xin 51
  2. bắt đầu từ một ví dụ đơn giản mang tính điển hình trong dạy học sinh học. 1.1. Một ví dụ trong dạy học sinh học BAY TRONG BÓNG TỐI (BAY MÒ) Năm 1793, một nhà khoa học người Ý tên là Spallanzani đã quan sát được rằng: Những con cú không thể bay được trong đêm tối khi bị che mắt, nhưng lũ dơi thì lại bay được. Loài dơi không chỉ “bay mò” mà chúng còn bắt mồi mò cũng hiệu quả như chúng nhìn thấy. Ông tự hỏi, chúng đã làm điều này như thế nào ? Ông nhận thấy rằng, nếu ông bịt tai chúng lại, bọn dơi không có cảm giác định hướng và lao bừa vào chướng ngại vật. Ông kết luận: dơi dùng tai để “nhìn” trong đêm tối. Điều này bị chế nhạo và rồi hầu như người ta lãng quên. Mọi người đều cho rằng dơi phải dùng xúc giác để tránh chướng ngại vật. Hơn 100 năm sau, trong chiến tranh thế giới thứ nhất, người ta dùng một thiết bị để phát hiện tàu ngầm dưới nước bằng việc phát đi một tín hiệu âm thanh và phân tích âm thanh phản hồi để xác định vị trí và kích cỡ của vật thể phản xạ âm thanh đó. Về sau, khi một con dơi tình cờ bay vào phòng của một nhà sinh học ở Cambrage tên là Hartridge, ông nhận thấy, dơi có thể dựa vào cách tương tự để định vị chúng vào ban đêm, đó là dùng siêu âm (Siêu âm là âm thanh ở mức độ cao mà con người không nghe được). Cuối cùng, năm 1938 siêu âm mà con dơi phát ra đã 52
  3. được ghi lại bằng máy đo siêu âm. Dự đoán ban đầu của Spallanzani đã đúng 1. HỌC BẰNG QUAN SÁT Từ ví dụ trên chúng ta có thể liên tưởng hoạt động học tập với hoạt động nghiên cứu khoa học. Các nhà khoa học có thể biết được rất nhiều về cách thức hoạt động của các sinh vật bằng cách phân tích kỹ những thứ đã quan sát cẩn thận, trong học tập cũng vậy. Sinh học là môn khoa học nghiên cứu sự sống. Quan sát cẩn thận, chúng ta sẽ biết nhiều về sinh vật, cách thức hoạt động và tác động qua lại giữa chúng với nhau và với môi trường. Động vật rõ ràng hoạt động khác thực vật. Động vật luôn di chuyển, ăn uống, và thường tương tác theo nhóm. Chúng ta tìm thấy chúng trong nước, trên mặt đất, bay trong không khí Một số là dã thú nhanh nhẹn, một số có thân nhiệt cao Chúng có thể kết đôi để sinh sản, một số loài chăm sóc con cái Mặt khác, thực vật màu xanh, không chuyển động, hướng những chiếc lá về phía ánh sáng và mọc lên, thỉnh thoảng chúng trút lá rồi mọc lên lá mới, nhiều loài đơm hoa kết trái để sinh sản Với một đầu óc tìm tòi, việc quan sát luôn gợi ra những câu hỏi xa hơn. - Hệ sinh thái của một đồng cỏ khác với một khu rừng như thế nào? - Sự khác nhau cơ bản giữa động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm và tảo là gì? 1 Biology 53
  4. - Sinh vật trưởng thành như thế nào? chúng cần những điều kiện gì? - Các cấu trúc riêng biệt là gì ? cấu trúc này hoạt động như thế nào ? Nhiêù câu hỏi không thể trả lời được chỉ bằng quan sát, nhưng có thể trả lời qua nghiên cứu. Sau khi quan sát cẩn thận, Spallanzani có thể giải thích được thị lực ban đêm của loài dơi. Nhưng chỉ đến khi tiến hành các thí nghiệm, ông mới khẳng định điều đó chắc chắn là đúng. PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC • Bắt đầu từ các thí nghiệm Khi tiếp xúc với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào mới lạ, con người thường có phản xạ là cố tìm lời giải thích cho nguyên nhân của sự vật hay hiện tượng đó. Những lời giải thích đó gọi là các giả thuyết. Như vậy, giả thuyết là việc giải thích các thực tế quan sát thấy. Có thể dùng để dự đoán điều có thể kiểm tra bằng thực nghiệm1. Lý thuyết là giả thuyết được bảo vệ (chứng minh) bằng nhiều bằng chứng. Các nhà khoa học quan sát, nghiên cứu các hiện tượng và đặt ra câu hỏi. Họ dùng hiểu biết và kinh nghiệm của mình để đề xuất cách giải thích có thể. Một cách giải thích có thể được gọi là một giả thuyết. Một giả thuyết được dùng để dự đoán, những dự đoán này thường được 1 Xin tìm hiểu thêm về giả thuyết khoa học trong bài: Vấn đề xây dựng giả thuyết nghiên cứu trong các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm , Nghiên cứu giáo dục số 43 / 2002. 54
  5. kiểm tra bằng thí nghiệm. Các thí nghiệm được tiến hành cẩn thận để xác định xem dự đoán có chính xác hay không. Nếu giả thuyết không được chứng minh bằng kết quả thí nghiệm, nó sẽ bị bác bỏ. Nếu dự đoán chính xác thì giả thuyết được chứng minh. Các thí nghiệm tiếp theo có thể được tiến hành để chứng minh giả thuyết, chúng cho biết giả thuyết là không đúng hay cần sửa đổi. Nếu sau nhiều thí nghiệm khác nhau, có một giả thuyết giải thích được tất cả kết quả thu được thì lời giải thích này có thể đưa ra được một học thuyết hay một quy luật. Tuy nhiên, cần hiểu được một điều quan trọng rằng, trong khoa học có thể chứng minh một giả thuyết là sai, thì lại không thể chứng minh một giả thuyết là đúng trong mọi hoàn cảnh mà chỉ trong điều kiện đã kiểm nghiệm. Không có gì khó hiểu về phương pháp thí nghiệm với nghiên cứu khoa học mà được gọi là phương pháp khoa học. Bạn có thể dùng cách thức tương tự để tìm xem một cỗ máy xa lạ vận hành như thế nào nếu bạn không có chỉ dẫn. Quan sát cẩn thận luôn là công việc đầu tiên. Chúng ta sẽ dùng câu chuyện mở đầu này làm ví dụ. Khám phá xem lũ dơi định vị vào ban đêm như thế nào ? • Đặt câu hỏi đúng : đưa ra giả thuyết Trong khoa học, những câu hỏi không thể trả lời có rất ít giá trị. Các giả thuyết thực nghiệm phải được kiểm chứng. Tất nhiên, chúng ta không có khả năng kiểm chứng một giả thuyết không có nghĩa là nó không đúng. Trong ví dụ trên, câu hỏi đặt ra là: Dơi định vị ban đêm như thế nào ? 55
  6. Để trả lời câu hỏi này, sẽ không có cơ sở khi đưa ra giả thuyết rằng: dơi sử dụng xúc giác, vì điều này không để kiểm chứng được. Chúng ta phải hỏi những câu hỏi đúng để nhận được câu trả lời có liên quan đến vấn đề chúng ta đang nghiên cứu. Không có cơ sở để tìm hiểu xem dơi bay như thế nào khi thông tin không liên quan đến câu hỏi. Spallanzani đưa ra hai giả thuyết thích đáng đã được kiểm nghiệm. 1. Dơi dùng mắt để định hướng ban đêm. 2. Dơi dùng tai để định hướng ban đêm. • Chọn phương pháp đúng Để tiến hành một thí nghiệm khoa học chính xác, dụng cụ và phương pháp phải đáng tin cậy. Phương pháp phải được mô tả rõ ràng và đủ chi tiết để các nhà khoa học khác lặp lại thí nghiệm. Khi thí nghiệm lặp lại không thu được kết quả tương tự thì thí nghiệm được xem như không đáng tin cậy. Nhưng cũng có một điều quan trọng là ý kiến cá nhân không ảnh hưởng đến việc thu thập hay phân tích kết quả. Một nhà khoa học giỏi thường khách quan nhiều hơn chủ quan các kết quả phải được công bố rõ ràng và riêng biệt. Trong khoa học, làm thí nghiệm một lần chưa đủ. Bạn sẽ có rất ít tin tưởng vào một kết quả đơn lẻ vì bạn không bảo đảm được rằng kết quả đó không ở trong tình huống đặc biệt mà nó thỉnh thoảng xảy ra. Một thí nhiệm cần làm vài lần trong một khoảng thời gian, kết hợp kết quả và phân tích bằng thống kê. Nếu số liệu 56
  7. thống kê cho thấy dưới 5% khả năng kết quả đó xảy ra ngẫu nhiên, thì được xem là có giá trị 1. Spallanzani đã thử nghiệm giả thuyết đầu tiên của mình bằng cách dùng một vài con dơi bịt mắt, chúng vẫn có thể bay và bắt mồi. Ông thử nghiệm giả thuyết thứ hai bằng cách bịt tai chúng. Bọn dơi bị bịt chặt tai không thể định hướng và bắt mồi ban đêm được. Hãy tưởng tượng bạn là Spallanzani và bạn sẽ viết một bài báo về thí nghiệm dơi (như mô tả trên). Bạn đưa ra thông tin gì trong bài báo ? Tiêu đề là gì ? Dưới mỗi tiêu đề viết gì ? Thông tin gì sẽ hữu ích đối với các nhà khoa học khác và với độc giả quan tâm. • Sự cần thiết đối với việc kiểm soát thí nghiệm Có thể rất khó thậm chí không thể loại bỏ được các tác nhân biến đổi, ảnh hưởng tới kết quả hay không ? Xác định lượng mồi mà dơi bắt được trong hàng loạt thí nghiệm. Gìơ giấc, nhiệt độ, ánh sáng, mùa, mức độ tiếng ồn là những ví dụ về tác nhân biến đổi Những kiểm soát gì thích hợp với thực nghiệm của Spallanzani. Bọn dơi bị bịt mắt có bắt được lượng mồi bằng bọn dơi bình thường hay không ? Xác định lượng mồi mà bọn dơi bình thường bắt được là điều cần thiết. Tai dơi bị bịt lại có ảnh hưởng đến hoạt động khác không ? Spallanzani đã làm một thiết bị tương tự như dụng cụ bịt tai để đặt trong tai dơi, nhưng âm thanh vẫn đi qua. Có thiết bị này trong tai, dơi bay hoàn toàn tốt. Điều đó chứng tỏ mất 1 Phương pháp khoa học đòi hỏi phải đánh giá một giả thuyết bằng cách thu thập những kết quả sản sinh ra trong khi tiến hành thí nghiệm một cách khách quan và hệ thống 57
  8. khả năng nghe hay có vật gì trong tai không ngăn cản việc định hướng. • Đưa ra kết luận có giá trị Kết luận dựa trên kết quả và những hiểu biết khác. Đưa ra kết luận có giá trị dựa vào tính xác thực của kết quả. Sự suy đoán đòi hỏi mở rộng kết quả để đưa ra gợi ý về cái gì có thể xảy ra. Kết luận là cần thiết, nhưng suy đoán thì lý thú và kích thích tư duy. Cả kết luận và suy đoán đều quan trọng, nhưng bạn phải chú ý tách rời chúng. Đó cũng là thực tiễn thường lệ của các nhà khoa học khi thừa nhận giả thuyết đơn giản nhất mà giết chết tất cả những bằng chứng hiện có. Kết luận mà Spallanzani đưa ra là hợp lý. Ông kết luận rằng lũ dơi không cần nhìn để để định vị ban đêm, nhưng chúng cần nghe. Mặc dù vậy, người ta đã không tin trong một thời gian dài. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC Có một yếu tố ngẫu nhiên trong khám phá khoa học. Nhiều phát hiện quan trọng đã nảy sinh khi nhà khoa học đang nghiên cứu một vấn đề khác. Các nhà khoa học giỏi có khả năng quan sát rộng và có đầu óc tò mò, họ quan tâm đến tất cả các phát hiện đó. Phương pháp khoa học có những hạn chế. Nó có thể chỉ ứng dụng được với giả thuyết có thể kiểm nghiệm. Bất cứ giả thuýêt nào không kiểm nghiệm đều không được chứng minh bằng phương pháp khoa học. Do vậy, những giả thuyết này vẫn chỉ là có thể. Ví dụ như, chúng ta không thể dùng thí nghiệm khoa học để xác định xem có sự sống sau cái chết hay không, bởi vì chúng ta không làm được các thí nghiệm thích hợp. Khoa học cũng không thể đánh giá hay nhận xét về đạo đức. Những đánh giá này thuộc về lĩnh vực lịch sử, triết học và đạo đức 58
  9. học. Tuy nhiên, khoa học có thể cung cấp những thông tin có giá trị mà người ta dùng để đưa ra những lời nhận xét. Ví dụ như, khoa học có thể dự đoán được những ảnh hưởng của ô nhiễm đối với môi trường, ảnh hưởng của nạo thai với y học Nhưng nó không thể đánh giá mà cũng không thể nhận xét. TỪ PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC ĐẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Theo chúng tôi, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học, thực chất là quán triệt tinh thần của phương pháp khoa học trong dạy học. Khi xác định các phương pháp dạy học sinh học, các tác giả phương tây (Anh, Mỹ) thường ít dùng khái niệm "dạy học nêu vấn đề" mà thường dùng khái niệm "phương pháp khoa học" hoặc "phương pháp nghiên cứu sinh học" 1 trong dạy học. Dù cách gọi tên có khác nhau nhưng các nhà giáo dục đều thống nhất: cách dạy học này là một trong những phương pháp dạy học đặc thù được đánh giá là có hiệu quả cao trong dạy học hướng vào người học. Ở kiểu dạy học này mọi thông tin học tập đều được xuất hiện trước học sinh trong một tình huống khó khăn, có mâu thuẫn, có điều mới lạ so với kiến thức đã có ở các em. Qua quá trình tích cực suy nghĩ tìm cách giải quyết đã làm cho các thông tin bộc lộ đầy đủ thuộc tính bản chất cuả nó. Mặt khác khi đứng trước tình huống mới, học sinh vừa lập tức có cơ hội luyện tập lại ngay quá trình “phát hiện và giải quyết vấn đề”, đồng thời lại biết nhìn nhận ngay tri thức mới ở dạng phát triển của nó. 1 Richard I.Arends (1998), Learning to teach (Fourth Edition), McGraw - Hill, USA. 59
  10. Kiểu dạy học này có đầy đủ tiềm năng để phát huy cao độ tính tích cực học tập của học sinh nhất là đối với loại giáo trình bao gồm nhiều kiến thức kinh nghiệm lại có giá trị thiết thực như sinh học. 1.2. Quy trình vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học sinh học Do đặc thù, bộ môn sinh học có nhiều kiến thức thực nghiệm nên việc vận dụng "dạy học giải quyết vấn đề" cần được thực hiện theo tinh thần tiếp cận phương pháp khoa học sinh học. Tức là tổ chức học sinh tìm tòi kiến thức theo con đường các nhà khoa học đã khám phá ra kiến thức đó. Phát hiện vấn đề Quan sát các hiện tượng tự nhiên Đưa ra câu hỏi đúng Tạo tình huống có vấn đề Giải quyết vấn đề Nêu giả thuyết, chọn phương pháp đúng Chứng minh giả thuyết Đưa ra kết luận đúng Kiểm tra đánh giá và vận dụng kiến thức Giai đoạn 1: Phát hiện vấn đề 60
  11. Giai đoạn này nhiệm vụ của giáo viên là làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề (nảy sinh tình huống có vấn đề), tổ chức cho học sinh tác động vào vấn đề để phát hiện yêu cầu và cấu trúc logic của vấn đề. Người giáo viên phải gợi được động cơ, hứng thú cho học sinh; tạo cho học sinh sự đam mê, trí tò mò giải quyết vấn đề đó. Giáo viên có thể sử dụng nhiều cách tác động để xây dựng tình huống có vấn đề. Dựa vào đặc thù môn học và đặc điểm tâm lý học sinh, chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp tạo tình huống có vấn đề như sau: Xuất phát từ tình huống có vấn đề trong thực Biện pháp 1 tiễn đời sống. Ví dụ: Khi dạy mục: “Sự thích nghi của thực vật ở nước” giáo viên đưa tình huống: Tại sao có những cây thân dài, mảnh, nhiều mấu tơ gai ? Qua kiểm tra kiến thức cũ tổ chức cho học sinh Biện pháp 2 nhận xét để dẫn đến tình huống kiến thức mới. Ví dụ: giáo viên yêu cầu học sinh nêu các mối quan hệ cùng loài rồi cho học sinh nhận xét và chốt lại: Các cá thể không sống riêng rẽ mà quần tụ trong một khu vực môi trường, vậy một tập hợp cá thể được gọi là quần thể cần có những điều kiện gì ? Cho học sinh làm thí nghiệm từ đó rút ra nhận Biện pháp 3 xét, dự đoán kiến thức mới. Ví dụ: Khi dạy mục: “Ảnh hưởng của áng sáng đến sinh vật” giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm: Trồng hai cây đậu trong hai chậu với chế độ chiếu 61
  12. sáng khác nhau; một trong điều kiện ánh sáng bình thường, một trong điều kiện ánh sáng lệch về một phía. Cho học sinh quan sát, nhận xét và giải thích hiện tượng? Thay đổi một số phần của vấn đề đã có để dẫn Biện pháp 4 tới vấn đề mới. Ví dụ: Từ sơ đồ lưới thức ăn Châu chấu Thằn lằn Thực vật Thỏ Cáo Đại bàng Chuột Rắn Nếu trong Quần xã rắn hoặc các loài thực vật bị tiêu diệt thì điều gì sẽ xảy ra đối với quần xã ? Giải thích ? Từ một tình huống kiến thức cũ áp dụng mô Biện pháp 5 hình quen thuộc chuyển sang tình huống mới. Ví dụ: Khi học xong khái niệm Quần thể, học sinh nhận thấy: Một tập hợp cá mè trong bể không được gọi là Quần thể ; sang khái niệm Quần xã sinh vật, giáo viên sử dụng phép hỏi tương tự: Một tập hợp các loài cá: trôi, mè, trắm trong bể có được gọi là một Quần xã không ? Sử dụng quy nạp từ những kiến thức cụ thể. Biện pháp 6 Ví dụ: Khi dạy khái niệm chu trình sinh - địa - hoá các chất, giáo viên cho học sinh bắt đầu từ khái niệm sinh vật tự dưỡng, sinh vật dị dưỡng, sinh vật phân huỷ, hợp chất hữu cơ, hợp chất vô cơ Æ chu trình sinh - địa - hoá bắt đầu như thế nào ? 62
  13. Khai thác sự mâu thuẫn giữa hiện tượng đời Biện pháp 7 sống với tri thức khoa học. Ví dụ: Theo khái niệm Quần thể Một tập hợp sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, cùng một thời điểm, có khả năng giao phối sinh ra con cái được gọi là một Quần thể. Thế nhưng một lồng gà hay một bể cá mè có đủ các tiêu chuẩn trên lại không được gọi là quần thể ? Tại sao? Giai đoạn 2: Giải quyết vấn đề Khi học sinh đã phát hiện ra vấn đề cần tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề bằng phân tích vấn đề lớn thành nhiều vấn đề nhỏ tức là đã bóc tách tổng thể vấn đề lớn ra thành những vấn đề nhỏ rồi hướng dẫn học sinh giải quyết từng bộ phận nhỏ đó. Nhiệm vụ đặt ra sẽ dẫn đến học sinh trả lời các câu hỏi: “vì sao lại thế”, “giải thích như thế nào?”, “phải làm thế nào?” Câu trả lời của học sinh có thể đúng, sai. Dù đúng hay sai điều ấy vẫn hoàn toàn có lợi cho việc phát huy tính tích cực, tự lực xây dựng kiến thức của học sinh và việc phát triển năng lực sáng tạo vì trong đầu óc học sinh đã nảy sinh ra một loạt hoạt động tư duy. Biện pháp 1: Giáo viên trình bày kiến thức theo logic phát triển của nó mang tính có vấn đề. Sau khi giúp học sinh phát hiện ra vấn đề giáo viên sẽ giải quyết vấn đề đó bằng cách trình bày quá trình suy nghĩ giải quyết chứ không chỉ đơn thuần nêu lời giải, gồm cả những dự đoán, mò mẫm có lúc thành công có lúc thất bại mới có kết quả. Như vậy, học sinh được hướng vào những biện pháp tự tìm tòi khám phá tri thức do đó có tác dụng tích cực hoá tư duy học sinh. Ví dụ: Khi giảng dạy mục: “Quan hệ khác loài” 63
  14. Giáo viên cùng học sinh tìm ra được những biểu hiện của mối quan hệ khác loài (hỗ trợ, đối địch) thể hiện ở các mặt dinh dưỡng và nơi ở Æ vai trò của mối quan hệ đó: làm ảnh hưởng đến số lượng cá thể của mỗi loài Æ biến động số lượng cá thể sinh vật Æ mất cân bằng sinh học Æ diễn thế sinh thái. Biện pháp 2: Giáo viên và học sinh thảo luận theo một hệ thống câu hỏi nêu vấn đề. Tổ chức cho học sinh dự đoán hướng giải quyết và tìm lời giải. Ví dụ: Khi giảng dạy mục nguyên nhân diễn thế sinh thái: “Do tác động qua lại giữa ngoại cảnh và sinh vật gây diễn thế sinh thái”. Giáo viên: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự Quần xã từ dạng khởi đầu qua các dạng trung gian đến dạng tương đối ổn định. Động lực nào thúc đẩy diễn thế sinh thái? Giáo viên kiểm tra kiến thức cũ: Nêu các mối quan hệ khác loài ? – Hỗ trợ, đối địch. Giáo viên nêu ví dụ về mối quan hệ dinh dưỡng: Thực vật Æ châu chấu Æ thằn lằn. Đây là mối quan hệ gì? – Vật ăn thịt và con mồi. Giáo viên hỏi: Vì nguyên nhân nào đó thằn lằn bị tiêu diệt (biến đổi số lượng sinh vật) thì điều gì sẽ xảy ra? – Châu chấu phát triển mạnh làm hệ thực vật bị mất dần Æ O2 giảm, CO2 tăng (biến đổi ngoại cảnh). Giáo viên: Do biến đổi số lượng sinh vật Æ biến đổi ngoại cảnh tác động trở lại Æ biến đổi hệ sinh vật ở nơi đó Æ gây ra diễn thế sinh thái. Giáo viên: Như vậy động lực bên trong thúc đẩy diễn thế sinh thái là gì? – Do mối quan hệ về thức ăn và nơi ở giữa các loài (mối quan hệ sinh thái khác loài). 64
  15. Biện pháp 3: Sử dụng cách giải quyết tương tự xuất phát từ một tình huống quen thuộc đã biết cách giải quyết. Ví dụ: Khi học xong khái niệm Quần thể, học sinh giải thích được tại sao một bể cá mè không được gọi là một quần thể sinh vật do: các cá thể chưa thiết lập được mối quan hệ sinh thái cùng loài theo thời gian và không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Giáo viên áp dụng mô hình quen thuộc đó hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi. Tại sao một tập hợp quần thể: cua, ốc, bèo, trong bể không được gọi là một Quần xã sinh vật? – Giữa các loài không hình thành được mối quan hệ sinh thái khác loài và không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên. Biện pháp 4: Tổ chức cho học sinh tìm nguyên nhân của hiện t- ượng để khắc phục. Ví dụ: Khái niệm cân bằng Quần xã. Giáo viên kiểm tra kiến thức cũ: Trạng thái cân bằng của quần thể là gì ? – Số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức ổn định Æ khái niệm trạng thái cân bằng của quần xã. Giáo viên nêu vấn đề: Nguyên nhân nào làm số lượng cá thể trong mỗi quần thể và số lượng quần thể trong quần xã luôn có xu thế duy trì ở trạng thái ổn định tương đối (nguyên nhân của hiện t- ượng cân bằng quần xã là gì?). Giáo viên thông báo về mối quan hệ dinh dưỡng: thực vật Æ sâu Æ chim ăn sâu Æ chim ăn thịt. Mối quan hệ phụ thuộc giữa các loài là gì ? – Vật ăn thịt và con mồi. Giáo viên: Số lượng chim ăn thịt tăng hoặc giảm thì số lượng chim ăn sâu như thế nào? – Số lượng chim ăn sâu giảm hoặc tăng. Giáo viên: Nhận xét về mối quan hệ giữa chim ăn thịt và chim ăn sâu? – Quan hệ tỉ lệ nghịch: số lượng chim ăn sâu bị kìm hãm bởi số lượng chim ăn thịt (thể hiện khống chế sinh học). 65
  16. Giáo viên: Nếu chim ăn thịt bị tiêu diệt ảnh hưởng như thế nào tới quần xã? – Không còn khống chế sinh học Æ số lượng chim ăn sâu tăng vọt ↔ mất cân bằng quần xã thiết lập cân bằng quần xã mới. Kết luận: Nguyên nhân dẫn đến cân bằng quần xã là do có hiện tượng ? khống chế sinh học. Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá và vận dụng kiến thức mới. Kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp thực tế của kiến thức, tính đúng đắn tối ưu của lời giải và tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả. - Để kiểm tra, đánh giá có thể sử dụng hệ thống bài tập ngắn củng cố kiến thức vừa học hoặc xem xét lại quá trình đi tìm kiến thức mới có gì sai sót - Giáo viên tổ chức cho học sinh những câu hỏi nêu vấn đề ứng dụng kiến thức vào thực tiễn bằng cách: • Giải các bài tập trên cơ sở lý thuyết vừa học Ví dụ: Xây dựng lưới thức ăn từ tập hợp các sinh vật sau: thực vật, cáo, ếch nhái, vi sinh vật, rắn, chuột, sâu hại thực vật, thỏ, • Giải thích được những hiện tượng trong thiên nhiên. VD: - Giải thích hiện tượng cây mọc cong về phía ánh sáng ? - Tại sao có những cây thân dài mảnh, nhiều mấu tơ gai ? - Tại sao một lồng gà, một chậu cá chép không gọi là một quần thể? - Chó sói ăn thịt thỏ, muốn bảo vệ thỏ ta có tiêu diệt hết chó sói không? Vì sao? - Nếu toàn bộ sinh vật sản xuất bị tiêu diệt thì hệ sinh thái như thế nào? Vì sao? 66
  17. • Giải thích những hiện tượng trong sản xuất dưới góc độ sinh học Ví dụ: - Tại sao trong nông nghiệp sử dụng ong mắt đỏ diệt sâu đục thân? - Châu chấu hại cây trồng có nên tiêu diệt hết không? Vì sao? - Hiểu biết sự diễn thế có ý nghĩa gì trong việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi trọc? • Giải thích cơ sở sinh học của các biện pháp kỹ thuật đối với một quy trình sản xuất. Ví dụ: - Vì sao dùng bèo hoa dâu và trồng cây họ đậu làm nguồn phân bón tăng lượng nitơ trong đất, tránh bón phân vô cơ làm chai đất giảm độ phì? - Cơ sở sinh thái học của biện pháp bắn pháo hoa vào ban đêm làm tăng sản lượng đường mía? - Cơ sở sinh thái học của biện pháp thả ghép nhiều loài cá trong ao? • Tìm những nguyên tắc của một quy trình sản xuất. Ví dụ: Trong thực tiễn sản xuất vật nuôi, cây trồng phương hướng vận dụng 4 quy luật sinh thái cơ bản như thế nào? Trên đây là kỹ thuật giải quyết các tình huống có tính gợi ý linh hoạt chứ không phải là những kết luận cứng nhắc và máy móc để giáo viên có thể lựa chọn vận dụng vào các bài học cụ thể khi xét thấy đáp ứng được các tiêu chí về điều kiện đặt dược vấn đề nhận thức như đã trình bày. Tuy nhiên, như chúng tôi đã trình bày cũng phù hợp với khuyến nghị của Giáo sư Trần Bá Hoành "không có một phương 67
  18. pháp nào là vạn năng có ưu thế tuyệt đối độc tôn dù hiện đại đến đâu"; và theo Giaó sư Nguyễn Văn Hộ thì dạy học giải quyết vấn đề bên cạnh nhiều ưu điểm lớn vẫn có "nhược điểm đòi hỏi nhiều thời gian học của học sinh và tăng cường độ lao động của giáo viên", bởi vậy giáo viên nên sử dụng phương pháp dạy học đặc trung này trong một hoặc hai hay ba lần là cùng trong một bài lên lớp truyền thụ kiến thức mới với một số hạn chế tri thức bộ phận của cả bài. 2. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học di truyền học. Hệ thống câu hỏi, bài tập sử dụng trong quá trình dạy- học sinh thái học Hệ thống câu hỏi và bài tập này biên soạn nhằm giúp giáo viên tạo các tình huống có vấn đề họăc sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Quan sát một sinh vật và hãy cho biết: a. Có những yếu tố nào tác động lên đời sống sinh vật đó ? Vai trò của các nhân tố đó đối với sinh vật như thế nào? Hãy nêu một số hiện tượng để chứng minh ảnh hưởng của các yếu tố đó lên đời sống của sinh vật ? b.Sắp xếp các yếu tố đó vào bảng sau: 68
  19. Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh 1. 1. 2. 2. 3. 3. c. Từ tài liệu trên hãy cho biết thế nào là nhân tố sinh thái? Vì sao tác động của con người lại được tách thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? d. Có những nhóm nhân tố nào? e. Hãy cho biết các nhân tố sinh thái ở ao nuôi cá (hay bể nuôi cá) và các nhân tố sinh thái tác động lên một cây xanh và thống kê ở bảng sau: Các nhân tố tác động lên cá Các nhân tố tác động lên đời nuôi ở ao sống của cây g. Các nhân tố sinh thái tác động như thế nào lên đời sống của sinh vật? Hãy phát biểu định nghĩa khái niệm môi trường ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN CƠ THỂ SINH VẬT 2. Quan sát “Đồ thị về sự phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể một số động vật vào nhiệt độ không khí”. a. Hãy so sánh và giải thích mối quan hệ giữa nhiệt độ của cơ thể động vật biến nhiệt và đẳng nhiệt với nhiệt độ của không khí? 69
  20. b. Từ đó rút ra kết luận nhiệt độ ảnh hưởng đối với hoạt động sống của sinh vật như thế nào? 3. Quan sát “Sơ đồ tác động của nhiệt độ lên cá Rô Phi ở Việt nam”. a. Hãy nhận xét về giới hạn nhiệt độ của cá Rô Phi ở Việt nam? b. Các nhân tố sinh thái khác có giới hạn cho mỗi loài sinh vật không? Vì sao? c. Giới hạn sinh thái là gì? 4. Cho ví dụ về một số loài sinh vật ở cạn ưa ẩm, và ưa khô? So sánh giới hạn chịu đựng về độ ẩm của các loài sinh vật trên? 5. ý nghĩa của nước đối với đời sống sinh vật như thế nào? Nước có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố của sinh vật? Cho ví dụ? 6. ý nghĩa của ánh sáng đối với đời sống sinh vật như thế nào? 7. ảnh hưởng của ánh sáng tới các đặc điểm hình thái giải phẫu và sinh lý của thực vật như thế nào? Cho ví dụ? 8. ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng định hướng và sinh sản của động vật như thế nào? Cho ví dụ.? 9. Nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết: a. Các cá thể cùng loài có những mối quan hệ nào? Cho ví dụ? b. Vai trò, ý nghĩa của quan hệ đó? 10. Hãy cho biết thế nào là quần tụ cá thể ? a. Đối với sinh vật sự quần tụ có lợi như thế nào? Cho ví dụ? b. Nếu sự quần tụ vượt quá mức độ cực thuận sẽ dẫn đến hậu quả gì? 70
  21. 11. Hãy cho biết thế nào là sự cách ly? Cho ví dụ ? Sự cách ly của các cá thể cùng loài có ý nghĩa gì? 12. Các cá thể khác loài có những mối quan hệ nào? Cho ví dụ? 13. Cho các mối quan hệ sau: - Tảo-nấm. - Vi khuẩn- rễ cây họ đậu. - Sáo -trâu. - Sâu- kiến. a. Hãy xác định các mối quan hệ trên? b. Mối quan hệ giữa các loài sinh vật đó là gì? c. ý nghĩa của mối quan hệ đó như thế nào? 14. Cho các mối quan hệ sau: - Thỏ- Cừu; Cỏ – lúa; Cáo - Gà; Sán lá- Lợn - Tảo tiểu cầu- Rận nước- a. Hãy xác định tên các mối quan hệ nêu trên? b. Hãy rút ra ý nghĩa của các mối quan hệ khác loài ? 15. Hãy nêu những tác động của con người tới sinh vật và môi trường sống? 16. Những tác động tiêu cực của con người lên sinh vật và môi trường sống của chúng có ảnh hưởng tới con người không? Vì sao? Cho ví dụ? 17. Quan sát đời sống cây lúa và hãy cho biết: a. Có các nhân tố sinh thái nào tác động đến đời sống cây lúa? b. Các nhân tố sinh thái đó có tác động riêng rẽ lên đời sống cây lúa không? Vì sao? 71
  22. 18. Quan sát sơ đồ về giới hạn nhiệt độ của cá rô phi. a. Nhận xét về giới hạn nhiệt độ của cá rô Phi Việt Nam. b. Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của các loài sinh vật khác có giống cá rô Phi không? Vì sao? Cho ví dụ? 19. Giả sử tất cả các nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật đều ở mức thuận lợi, nhưng chỉ có nhân tố nhiệt độ nằm ngoài giới hạn chịu đựng thì nó ảnh hưởng như thế nào đối với sinh vật? Hãy suy ra vai trò của mỗi nhân tố sinh thái và tác động của nó lên cơ thể sinh vật. 20. Tại sao muốn cây lớn nhanh cần bón N nhưng muốn cây ra hoa kết quả tốt cần bón P, K? Hãy rút ra kết luận về quy luật tác động này? 21. Phân tích lợi ích của việc phủ xanh đất trống đồi trọc? Từ đó xác định mối quan hệ giữa rừng và môi trường? 22. Hãy phát biểu về quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường? Sự thích nghi của sinh vật với môi trường 23. Nghiên cứu sách giáo khoa điền vào bảng sau: Đặc điểm hình thaí Ý nghĩa sinh học Đại diện sinh vật cấu tạo tập tính của các đặc điểm A. Các đại diện thực vật 1. 2. B. Các đại diện động vật 1. 72
  23. 2. Từ nội dung nêu trong bảng trên hãy nêu định nghĩa khái niệm sự thích nghi của sinh vật với các yếu tố môi trường? 24.Hãy nghiên cứu sách giáo khoa (Mục III của bài) 1. Hãy điền vào bảng sau: Hiện tượng sinh vật có đặc Nguyên nhân và ý Ví dụ điểm biến đổi có chu kỳ nghĩa sinh học của hiện tượng 1. Cây xanh lá rụng về mùa đông. 2. Ngủ đông . 2. Những hiện tượng trên gọi là nhịp sinh học. Vậy nhịp sinh học là gì? Vì sao nhịp sinh học là sự thích nghi đặc biệt của sinh vật? QUẦN THỂ SINH VẬT 25. Hãy nghiên cứu bài Quần thể để lần luợt trả lời các câu hỏi sau: a. Sinh thái học quần thể là gì? b. Một tập hợp cá thể cùng loài được coi là một quần thể khi có những dấu hiệu cơ bản nào? Các chỉ tiêu đó có thể gọi là những hằng số sinh học của quần thể được không? Vì sao? Hãy từ nội dung trình bày trong bài tìm một dẫn chứng, chứng minh rằng một chỉ tiêu nào đó là một hằng số. 73
  24. c. Từ đó phát biểu định nghĩa khái niệm quần thể và giải thích vì sao quần thể là một cấp độ tổ chức sống? 26. Quần thể có những yếu tố cấu trúc đặc trưng cơ bản nào? Trong đó yếu tố cấu trúc nào là quan trọng nhất vì sao? Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc ấy? 27. Khi một yếu tố cấu trúc của quần thể bị thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố cấu trúc khác như thế nào? Hãy phân tích bằng một ví dụ cụ thể? 28. Khi điều kiện sống của quần thể thay đổi theo hướng tăng hoặc giảm mức độ thuận lợi thì các yếu tố cấu trúc của quần thể sẽ thay đổi như thế nào? 29. Khi nghiên cứu mật độ quần thể nhái ở Triệu Xuyên - Phúc Thọ - Hà Tây người ta thấy: - Trên mặt đê là 20 con/ km2 - Dưới ruộng 120 con/ km2 a. Tại sao giữa 2 địa điểm lại có sự khác nhau về mật độ như vậy? b. Mật độ cá thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào những yếu tố nào của ngoại cảnh? 30. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỷ lệ giới tính của kiến nâu rừng thấy ở t°C 20°C trứng nở toàn con cái. Hoặc nông dân có kinh nghiệm hun khói cho dưa để dưa ra nhiều hoa cái hơn - Giải thích như thế nào về những hiện tượng trên? 31. Ngoại cảnh ảnh hưởng đến sức sinh sản của sinh vật như thế nào? Cho ví dụ? 74
  25. 32. Gấu trắng sống ở Bắc cực; Đà điểu sống ở hoang mạc; Cây lá kim sống ở vùng ôn đới; Cây lá rộng sống ở vùng nhiệt đới - Tại sao mỗi quần thể sinh vật thường chỉ sống ở một môi trường nhất định? 33. Mùa hè muỗi sinh sôi, phát triển mạnh số lượng nhiều; Mùa đông số lượng ít. Giải thích như thế nào về những hiện tượng trên? 34. Sự tác động của nhân tố con người như khai thác, săn bắn bừa bãi kéo dài liên tục sẽ dẫn đến hậu quả gì đối với các quần thể sinh vật ? Cho ví dụ ? 35. Những tác động do sự cố thiên tai ảnh hưởng tới cấu trúc của quần thể như thế nào? Cho ví dụ? 36. Sự tác động của các nhân tố hữu sinh đã ảnh hưởng đến cấu trúc của quần thể sinh vật như thế nào? 37. Nhân tố vô sinh tác động đến quần thể vào giai đoạn nào thì dễ gây biến động số lượng cá thể mạnh mẽ nhất? Vì sao? 38. Nhân tố hữu sinh tác động gây biến động số lượng cá thể của quần thể thể hiện qua những mối quan hệ nào? 39. Hãy đưa ra những bằng chứng về tác động của nhân tố con người gây biến động số lượng cá thể trong quần thể nhanh nhất? 40. Phản ứng của quần thể sinh vật trước tác động của môi trường như thế nào? 41. Dùng ký hiệu mũi tên lập một sơ đồ diễn đạt mối quan hệ lôgíc giữa các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể: Biến động bất thường, biến động có chu kỳ, biến động theo mùa, biến động thích nghi, biến động tan rã. 75
  26. Nêu tính chất và ý nghĩa của các dạng biến động đó đối với đời sống quần thể. 42. Cho sơ đồ sau: a- Hãy giải thích các nội dung có thể có tương ứng với các số thứ tự trong sơ đồ trên? b. Sơ đồ trên nói lên những quy luật sinh thái cơ bản nào? Việc khai thác các quần thể sinh vật như thế nào để vừa phục vụ lợi ích của con người mà vẫn duy trì sự cân bằng của quần thể c. Từ đó cho biết trạng thái cân bằng quần thể là gì? 43. Trạng thái cân bằng quần thể được duy trì thông qua việc điều hòa yếu tố cấu trúc nào của quần thể ? 44. Thế nào là cơ chế điều hòa mật độ quần thể? a. Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật, hay việc tiết ra các chất hóa học làm suy yếu đồng loại có phải là cơ chế điều hòa mật độ quần thể hay không? b. Hiện tượng cá lớn nuốt cá bé có phải là cơ chế điều hòa mật độ quần thể không? QUẦN XÃ SINH VẬT 45. Hãy nêu các quần thể sinh vật trong một ao (hồ)? 76
  27. a. Các quần thể sinh vật đó có mối quan hệ sinh thái như thế nào? Do đâu mà có được mối quan hệ đó? b. Khái quát mối quan hệ đó thành sơ đồ? c. Hãy phát biểu khái niệm quần xã? 46. Khả năng tồn tại của các quần xã sinh vật khác nhau trước tác động của ngoại cảnh có khác nhau không? Cho v í dụ. 47. Giải thích tại sao quần xã là một cấu trúc động? a. Quần xã tương tác với môi trường như thế nào? b. Hãy vẽ sơ đồ quá trình tương tác giữa quần xã với môi trường? - Vậy thế nào là cấu trúc động của quần xã? 48. Hãy vẽ sơ đồ mô tả khái niệm vùng đệm? Tại sao ở vùng đệm số lượng loài lại phong phú hơn so với trong quần xã? Cho ví dụ? 49. Thế nào là tác động rìa? 50. Vì sao số loài của quần xã sinh vật ở rừng nhiệt đới lại nhiều hơn ở hoang mạc? Vậy, độ đa dạng loài là gì? 51. Số lượng cá thể trong mỗi quần thể của quần xã sinh vật có bằng nhau không? Vì sao? Thế nào là quần thể ưu thế? 52. Thế nào là quần thể đặc trưng? Cho ví dụ? 53. Quần xã sinh vật ở rừng nhiệt đới, ở trong ao nuôi cá có mấy tầng? Tác dụng của sự phân tầng như thế nào? 54.Tại sao trong quần xã lại có sự phân bố như vậy? Sự phân bố các quần thể như vậy có ý nghĩa sinh thái như thế nào? 55.Ngoại cảnh tác động lên quần xã sinh vật như thế nào? Tại sao ngoại cảnh tác động đến quần xã lại có tính chu kỳ? Cho ví dụ? 77
  28. 56. Quần xã tác động đến ngoại cảnh như thế nào? Con người tác động đến quần xã như thế nào? 57. Cho biết quan hệ giữa số lượng cá thể bọ ăn lá cây bạch đàn với số lượng lá bạch đàn? Vậy, thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? 58. Thế nào là trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã? DIỄN THẾ SINH THÁI 59. Nghiên cứu hình 14 SGK phần định nghĩa diễn thế sinh thái và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa. Hãy điền vào ô trống trong sơ đồ biến động của quần xã sinh vật về đặc điểm của môi trường và thành phần loài tương ứng, từ đó hãy: a. Nhận xét về số thành phần loài và đặc điểm môi trường qua các giai đoạn? b. Giải thích tại sao có sự thay đổi thành phần loài? c. Phát biểu định nghĩa về diễn thế sinh thái. d. Từ bản chất của diễn thế sinh thái có thể rút ra kết luận gì về sự tiến hoá của quần xã trong quá trình diễn thế (về thành phần loài, số lượng loài, số lượng chuỗi thức ăn, sự phức tạp của lưới thức ăn, về đặc điểm các quan hệ sinh thái, về hiệu suất sinh thái, tính khép kín, sự tuần hoàn vật chất, ) 60. Nguyên nhân nào dẫn đến diễn thế sinh thái? Nhân tố con người có tác động tiêu cực đến quá trình diễn thế sinh thái như thế nào? Cho ví dụ? 61. Phân tích ảnh hưởng của quá trình diễn thế sinh thái đến sự biến đổi về: khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất? 62. Hãy nghiên cứu sách SH 11 và điền vào sơ đồ cấu trúc động của quần xã quá trình diễn thế trên cạn? 78
  29. 63. Hãy nghiên cứu sách SH 11 và điền vào sơ đồ cấu trúc động của quần xã, quá trình diễn thế dưới nước? 64. Nêu đặc điểm chung của quá trình diễn thế nguyên sinh? Thế nào là diễn thế nguyên sinh? 65. Hãy nghiên cứu sách SH 11 và điền vào sơ đồ cấu trúc động của quần xã quá trình diễn thế thứ sinh? Hãy phát biểu khái niệm Diễn thế thứ sinh? 66. Hãy mô tả quá trình diễn thế phân huỷ trên xác chết của động vật? - Phát biểu khái niệm Diễn thế phân hủy? 67. Nghiên cứu diễn thế sinh thái để làm gì và có ý nghĩa như thế nào? Cho ví dụ. HỆ SINH THÁI 68. Hãy nêu các QTSV khác nhau sống ở MT ao (hồ) mà em biết. Từ đó hãy: a. Phân tích mối quan hệ giữa các quần thể có trong quần xã với nhau ? b. Phân tích mối quan hệ giữa quần xã sinh vật và sinh cảnh ? c. Khái quát thành sơ đồ về mối liên hệ giữa các yếu tố cấu trúc của hệ sinh thái. Nêu ý nghĩa sinh học rút ra từ sơ đồ đó và nêu quy luật duy trì tính ổn định của hệ sinh thái và những tác động của con người có thể phá vỡ quy luật đó. d. Phát biểu định nghĩa hệ sinh thái. 69. Hãy cho biết một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần cấu trúc nào? 79
  30. 70. Hãy cho biết các yếu tố của môi trường & vai trò của nó đối với hệ sinh thái như thế nào? 71. Sinh vật sản xuất là gì? Bao gồm những quần thế sinh vật nào? Vai trò của sinh vật sản xuất? 72. Sinh vật tiêu thụ là gì, bao gồm những quần thể sinh vật nào? Vai trò của sinh vật tiêu thụ? 73. Sinh vật phân huỷ bao gồm những quần thể sinh vật nào?Vai trò của sinh vật phân huỷ? 74. Mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc trong hệ sinh thái đã tạo nên những chức năng cơ bản gì? 75. Các hệ sinh thái trên cạn bao gồm những loại nào? Cho ví dụ? 76. Các hệ sinh thái nước ngọt bao gồm những loại nào? Cho ví dụ? 77. Các hệ sinh thái nước mặn bao gồm những loại nào? Cho ví dụ? 78. Cho sơ đồ hình 28 sách SH 11: Từ đó hãy xác định: a.Các quần thể sinh vật có trong môi trường đó. Nó thuộc các nhóm sinh vật nào? b. Phân tích mối quan hệ dinh dưỡng của các quần thể sinh vật đó. Từ đó nêu ý nghĩa mối quan hệ dinh dưỡng đó? c. Phát biểu khái niệm chuỗi thức ăn? 79. Cho sơ đồ một hệ sinh thái (hình 22 SH 11.) Từ đó hãy: a. Chỉ ra sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ các cấp (dùng ký hiệu tương ứng: A, B, C) để chỉ các sinh vật trên hình. b. Căn cứ thông tin có trên hình và nội dung mục I (Bài 8 Hệ sinh thái) bằng ký hiệu mũi tên hãy vẽ một sơ đồ khái quát các yếu 80
  31. tố cấu trúc chính của một hệ sinh thái hoàn chỉnh thể hiện sự tuần hoàn vật chất và năng lượng. c. Từ sơ đồ hệ sinh thái ở trên hãy giải thích ý nghĩa sinh học của bảo vệ tính đa dạng sinh học và làm rõ khái niệm “Sinh vật có lợi”, Sinh vật có hại”, “Quan hệ hợp tác”, “Quan hệ đối địch”. d. Từ sơ đồ trên và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa hãy định nghĩa khái niệm “Chuỗi thức ăn”, “Lưới thức ăn”. Đếm và lập sơ đồ các chuỗi thức ăn thể hiện trên sơ đồ đó. Nêu chức năng sinh học của chuỗi và lưới thức ăn? 80. Cho sơ đồ hình 24 sách SH 11: a. Hãy xác định các chuỗi thức ăn? b. Xác định các mắt xích chung của các chuỗi thức ăn đó? c. Phát biểu khái niệm lưới thức ăn? 81. Qua nghiên cứu sơ đồ hình 29 SH 11. Từ đó hãy: a. So sánh số lượng sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ của các cấp? b. Số lượng từ sinh vật sản xuât đến sinh vật tiêu thụ các cấp được sắp xếp theo trình tự như thế nào? Hình tháp số lượng đó có dạng như thế nào? c. Sự tích luỹ sinh khối qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao như thế nào? d. Hãy phát biểu nội dung quy luật hình tháp sinh thái? 82. Thế nào là sản lượng sinh vật toàn phần? Cho ví dụ? 83.Thế nào là sản lượng sinh vật thực? Cho ví dụ? 84. Nghiên cứu sách SH 11. Từ đó hãy cho biết: a. Trong một cặp bậc dinh dưỡng có sự tiêu hao năng lượng không ? Tại sao ? 81
  32. b. Hãy nhận xét về tỷ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các cặp bậc dinh dưỡng ? c. Vậy, thế nào là hiệu suất sinh thái ? 85. Năng lượng khởi nguyên để thực hiện vòng tuần hoàn vật chất lấy từ đâu? Mối quan hệ của vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong quần xã sinh vật như thế nào? 86. Chu trình sinh địa hóa các chất trong hệ sinh thái biểu hiện tính chất sống của quần xã sinh vật như thế nào? 87. Hệ sinh thái tự điều chỉnh thế cân bằng nhờ cơ chế nào? Khả năng tự điều chỉnh thế cân bằng của hệ sinh thái có bị giới hạn không ? Hãy cho ví dụ minh hoạ? SINH QUYỂN VÀ TÀI NGUYÊN 88. Sinh quyển là gì? Trái đất bao gồm những quyển nào? Có thể xem trái đất là hệ sinh thái toàn cầu được không? Tại sao? 89. Tài nguyên không tái sinh là gì ? Cho ví dụ ? 90. Tài nguyên tái sinh là gì? Cho ví dụ về các loại tài nguyên tái sinh ở nước ta? Vai trò, của các loại tài nguyên đó như thế nào ? Tác động của c on người và hậu quả của nó đối với sinh quyển 91. Con người đã có những tác động tới sinh quyển và môi trường như thế nào? Nêu vai trò của con người trong việc bảo vệ môi trường? Cho ví dụ? 92. Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân của hiện tượng ô nhiễm? Tại sao ô nhiễm ngày càng tăng? Hãy nêu những biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường ở địa phương mà em biết? 82
  33. 93. Nêu các chất gây ô nhiễm chủ yếu tới MT mà em biết? Hậu quả của việc ô nhiễm đó như thế nào đối với con người và sinh quyển? Cho ví dụ? 94- Nêu các biện pháp hoá công nghệ trong việc chống ô nhiễm môi trường? Cho ví dụ? 95- Nêu các biện pháp sinh kỹ thuật trong việc chống ô nhiễm môi trường? Cho ví dụ? 96. Tại sao cần phải bảo vệ rừng và thiên nhiên hoang dại? 97- Nêu các biện pháp cải biến khí hậu, khử mặn? Cho ví dụ? 98. HST nhân tạo là gì? Con người đã tạo ra HST trao đổi chất nhân tạo như thế nào? Cho ví dụ? 99. Các biện pháp nâng cao năng suất sinh học của hệ sinh thái là gì? 100. Tại sao lại phải đẩy mạnh việc cải tạo thiên nhiên và bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm? 101. Tại sao lại phải bảo vệ môi trường ? Nhiệm vụ của học sinh trong việc bảo vệ môi trường như thế nào? Hệ thống câu hỏi này được biên soạn nhằm giúp giáo viên tạo các tình huống có vấn đề hoặc sử dụng trong quá trình giải quyết, vận dụng. Sự phát sinh sự sống 1. Vì sao protein và axit Nucleic là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống? 83
  34. 2. Những thuộc tính nào là độc đáo riêng của các cơ thể sống, phân biệt chúng với các vật thể vô cơ? 3. Thế nào là tiến hoá hoá học: Ngày nay sự sống có tiếp tục hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hoá học hay không? Vì sao? 4. Thế nào là tiến hoá tiền sinh học? Giai đoạn này bắt đầu và kết thúc ở đâu? 5. Thế nào là Coaxecva? Coaxecva có đặc điểm gì biểu hiện những dấu hiệu sơ khai của sự sống? 6. Để tạo thành một cơ thể sống độc lập với những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống thì Coaxecva cần xuất hiện thêm các yếu tố nào?. 7. Ngoài hệ tương tác protein – axit nucleic, trong đại dương nguyên thuỷ còn hệ tương tác nào khác nữa? Vì sao trong cùng điều kiện các hệ tương tác trên không thể tiếp tục mà chỉ tồn tại hệ tương tác protein – axit nucleic?. 8. Sự sống trên trái đất được hình thành chính trên trái đất, đồng thời trong vũ trụ thì sao? sự phát triển của sinh vật 9. Hoá thạch là gì? Hoá thạch có ý nghĩa như thế nào trong việc nghiên cứu lịch sử của thế giới sinh vật? a.Tại sao từ hoá thạch có thể suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của sinh vật trên trái đất? b.Vì sao nói hoá thạch là bằng chứng trực tiếp chứng minh sự tiến hoá của sinh vật? 10. Những nhân tố nào đã ảnh hưởng lớn tới sự biến đổi địa chất, khí hậu trong lịch sử trái đất? 84
  35. 11. ở đại Thái cổ? Hoạt động tạo núi và phun lửa diễn ra dữ dội nên xuất hiện than chì và đá vôi. Vì sao sự có mặt của than chì chứng tỏ sự sống đã xuất hiện? Sinh vật có cấp độ tổ chức như thế nào xuất hiện đầu tiên? ở đâu?. 12. ở kỷ Xylua có đợt tạo núi mạnh nên xuất hiện đại lục lớn và khí hậu khô hơn. Điều kiện này làm xuất hiện loài thực vật nào? Sự xuất hiện của thực vật trên cạn có khả năng quang hợp và tạo ra O2 và hình thành tầng Ozon. Điều kiện này thúc đẩy sự hình thành loài động vật nào? Động vật không xương sống nào lên cạn đầu tiên?. 13. Những nguyên nhân nào đã làm thay đổi bộ mặt của sinh vật trên quả đất? 14. Chứng minh lịch sử phát triển của sinh giới gắn liền với lịch sử trái đất? 15. Qua nghiên cứu sự sống qua các đại, các kỷ, điều kiện khí hậu địa chất có phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật? 16. Có thể rút ra nhận xét gì qua sơ đồ sau: Điều kiện khí hậu, địa chất > Sự phát sinh, phát triển, diệt vong của thực vật > Sự phát sinh, phát triển, diệt vong của động vật. 17. Tương quan trong nội bộ sinh giới nghĩa là thế nào? 18. Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu hay là ảnh hưởng tương quan trong nội bộ sinh giới có vai trò quan trọng hơn? Vì sao? 19. Nêu các chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới? Hãy chứng minh các chiều hướng đó? 20. Tại sao chuyển biến từ đời sống dưới nước lên đời sống trên cạn đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiến hoá? 85
  36. 21. Có thể rút ra nhận xét gì qua nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật? nguyên nhân và cơ chế tiến hoá 22. Sinh vật ngày nay tồn tại với hai đặc điểm nổi bật là đa dạng và thích nghi. Lamac giải thích hai đặc điểm này như thế nào?. a, Theo Lamac, nguyên nhân nào làm cho các sinh vật biến đổi dần dà và liên tục? b, Theo Lamac cơ chế nào tạo nên các đặc điểm hợp lý trên cơ thể sinh vật? c, Cách giải thích của Lamac về tính đa dạng và tính thích nghi của sinh vật có đúng không? Vì sao? d, Do đâu mà Lamac có những hạn chế đó? 23. Darwin có quan niệm như thế nào về biến dị? a, Có mấy loại biến dị là những loại nào? b, Nguyên nhân biến dị là do đâu? Có liên quan đến ngoại cảnh không? c, Các loại biến dị trên có ý nghĩa như thế nào trong tiến hoá và trong chọn giống? 24. Trong thực tế cho thấy: - Gà rừng chỉ có một dạng, gà nhà có tới 200 loài khácnhau. - Chỉ có một dạng lúa hoang dại mà lúa trồng có tới vài nghìn loại. a, Từ bằng chứng trên cho phép rút ra kết luận gì? b, Vật nuôi cây trồng có đặc điểm gì khác so với loài hoang dại? Do đâu mà có đặc điểm khác nhau đó? 86
  37. c, vai trò của con người trong việc xác định hướng biến đổi vật nuôi, cây trồng như thế nào? d, Vậy nguyên nhân, nội dung, kết quả, cơ sở và tính chất của chọn lọc nhân tạo là gì? 25. Phân ly tính trạng là gì? Do đâu có hiện tượng phân ly tính trạng? 26. Trong tự nhiên người ta thấy có một quá trình tương tự với chọn lọc nhân tạo tự phát. Vậy thế nào là chọn lọc tự nhiên? chọn lọc tự nhiên có đặ điểm gì giống và khác với chọn lọc nhân tạo? Đọc sách giá khoa và so sánh với chọn lọc nhân tạo, hãy cho biết: Nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là gì? Đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là gì? thực chất của quá trình chọn lọc tự nhiên là gì? Vai trò của chọn lọc tự nhiên là gì? Kết quả của chọn lọc tự nhiên là gì? 27. Darwin đã thành công khi giải thích được bốn đặc điểm còn tồn tại trong học thuyết của Lamac như thế nào? a, Vì sao mỗi loài sinh vật đều phải thích nghi với điều kiện sống của nó? b, Vì sao các loài biến đổi liên tục như ngày nay, ranh giới giữa các loài đang tồn tại rõ rệt? c, Vì sao các yếu tố ngoại cảnh thay đổi chậm mà sinh giới lại đa dạng, nhanh chóng? d, vì sao xu hướng chung của sinh giới là tổ chức ngày càng cao mà ngày nay bên cạnh các nhóm có tổ chức cao vẫn tồn tại song song những dạng có tổ chức thấp? 87
  38. 28. Hạn chế trong quan điểm của Darwin là gì? Tại sao lại có những hạn chế đó? 29. Đọc sách giáo khoa phần: Sự hình thành thuyết tiến hoá hiện đại và trả lời câu hỏi sau: a. Cuộc khủng hoảng lý luận tiến hoá xảy ra ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX diễn ra như thế nào? b. Tại sao di truyền học lại là cơ sở vững chắc cho lí luận tiến hoá hiện đại? 30. Thế nào là thuyết tiến hoá tổng hợp? 31. Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn khác nhau như thế nào? 32. Thế nào là thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính? 33. Vì sao đột biến ở cấp độ phân tử thường là các đột biến trung tính? 34. Thế nào là đa hình cân bằng? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đa hình cân bằng? 35. Thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính có điểm nào khác so với thuyết tiến hoá của Darwin va thuyết tiến hoá hiện đại? 36. Vì sao gọi là quần thể giao phối? 37. Vì sao quần thể được gọi là đơn vị tổ chức, đơn vị sinh sản của loài? 38. Tần số tương đối của các alen, thành phần kiểu gen của quần thể giao phối thay đổi như thế nào qua các thế hệ? 39. Trong điều kiện nào chúng ta có thể dự đoán chính xác tần số alen của thế hệ sau? 40. Thế nào là trạng thái cân bằng thành phần kiểu gen của quần thể? 41. Có thể phát biểu định luật Hardy-Wienberg như thế nào? 88
  39. 42. Nếu trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác tần sồ các alen tồn tại không đổi thì có tiến hoá được không? 43. Vì sao quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở? 44. Các nhân tố nào đã gây ra quá trình tiến hoá nhỏ trong lòng các quần thể ? Vai trò của chúng ra sao? a. Tại sao đa số đột biến là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá? b. Vì sao đột biến gen lại được xem là nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hoá và chọn giống? c. Tai sao quá trình giao phối lại được coi như một nhân tố tiến hoá cơ bản? d. Di truyền học hiện đại đã bổ sung cho quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên như thế nào? e. Tại sao chọn lọc tự nhiên lại là nhân tố tiến hoá chính? f. Nhân tố nào thúc đẩy sự phân hoá trong nội bộ quần thể? g. Dạng cách ly nào đánh dấu sự hình thành loài mới? h. Do đâu mà có cách li di truyền? i. Nhân tố nào tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá? 45. Theo quan điểm hiện đại thì sự hình thành đặc điểm thích nghi chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? a. Theo Darwin có những nhân tố nào tham gia vào quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, nhân tố nào là nhân tố chính? b. Quan niệm hiện đại bổ sung cho quan niệm của Darwin như thế nào? 46. Vì sao các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lí tương đối? 89
  40. a. Cá thích nghi với đời sống dưới nước, chim thích nghi với đời sống bay lượn. Nhưng có thể nói chim thích nghi hơn cá được không? Tại sao? b. Chim thích nghi với đời sống bay lượn nhưng không phải tất cả các loài chim đều bay lượn, giải thích hiện tượng này như thế nào? c. Môi trường có những đặc điểm gì? Đặc điểm này có tác động như thế nào đến sinh vật? d. Từ đó rút ra kết luận gì về quy luật của tính tương đối của các đặc điểm thich nghi? 47. Theo quan điểm hiện đại, loài là gì? Hai loài thân thuộc phân biệt nhau bởi những tiêu chuẩn nào? Trong các tiêu chuẩn đó, tiêu chuẩn nào là chủ yếu, tại sao? 48. Quá trình hình thành loài mới chịu sự tác động của những nhân tố nào? Thực chất của quá trình hình thành loài mới là gì ? 49. Đọc sách giáo khoa mục: Hình thành loài mới bằng con đường địa lý, trả lời các câu hỏi sau: a. Nguyên nhân nào dẫn đến cách li địa lí? b. Điều kiện địa lí có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến biễn đổi trên cơ thể sinh vật không? tại sao? 50. Vì sao lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài mới phổ biến ở thực vật bậc cao nhưng rất ít gặp ở động vật? 51. Vì sao loài mới không xuất hiện với một đột biến mà thường là sự tích luỹ một tổ hợp nhiều đột biến? 52. Phân ly tính trạng là gì? nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng phân ly tính trạng? 90
  41. 53. Thế nào là đồng quy tính trạng? Nguyên nhân nào dẫn đến hiên tượng đồng quy tính trạng? 54. Sinh giới đã tiến hoá theo những chiều hướng nào? a, Nguyên nhân do đâu mà sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú? b, Có thể giải tích hướng tiến hoá sinh vật có tổ chức ngày càng cao như thế nào? c, Tại sao sinh vật thích nghi ngày càng hợp lý? d, Trong ba chiều hướng tiến hoá thì chiều hướng nào là cơ bản nhất? Vì sao? e, Vì sao ngày nay có sự tồn tại song song các dạng sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các dạng sinh vật có tổ chức cao? Sự phát sinh loài người 55. Trong các loài động vật có vú thì vượn người giống người hơn cả: vậy người và vượn người có quan hệ với nhau như thế nào? a, Đọc sách giáo khoa, so sánh sự giống nhau giữa người và vượn người về các chỉ tiêu hình thái giải phẫu, sinh lý? b, So sánh bộ xương người và Gorila. Giải thích nguyên nhân sự khác nhau đó? c, So sánh bàn tay, bàn chân của người và Gorila. Giải thích sự phân hoá chức năng giữa chi trên và chi dưới ở người? d, So sánh sự khác nhau giữa răng người và răng vượn người? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau đó? e, So sáng sự khác nhau giữa não người và não vượn người? f, Qua sự so sánh các đặc điểm giống và khác nhau giữa người và vượn người, có thể rút ra kết luận gì? 91
  42. 56. Vườn người ngày nay có thể biến đổi thành người được không? tại sao? 57. Lao động là gì? Tại sao lao động lại là danh giới phân biệt giữa người và động vật? 58. Điều kiện nào thúc đẩy vượn người từ trên cây xuống đất? 59. Tại sao tư thế đứng thẳng lại được chọn lọc tự nhiên củng cố? 60. Quá trình phát sinh loài người chịu sự tác động của các nhân tố nào? CÂU HỎI THẢO LUẬN Trình bày cách thiết kế một bài giảng sinh thái học theo dạy học giải quyết vấn đề 92
  43. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB Giáo dục, 2002, 3. Nguyễn Ngọc Bảo (2001), "Phong cách tư duy khoa học trong hoạt động nhận thức - học tập", Tạp chí Giáo dục, số 1. 4. Đinh Quang Báo (1981), "Phát triển hoạt động nhận thức của học sinh trong các bài học về sinh học trường phổ thông nước CHXHCN Việt Nam".Tóm tắt luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm (bản dịch tiếng Việt của tác giả), Leningrad, 5. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998), Lí luận dạy học sinh học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 6. Nguyễn Phúc Chỉnh(1999) " Sử dụng graph nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Sinh thái học", Nghiên cứu giáo dục, Số4 7. Nguyễn Phúc Chỉnh (2001), Hình thành một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học sinh thái học ở các trường trung học phổ thông miền núi phía Bắc, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B99-03-32. 8. Nguyễn văn Duệ (chủ biên) – Trần Văn Kiên – Dương Tiến Sỹ (2000), Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ môn sinh học, Nxb Giáo dục, Hà nội 9. Trần Bá Hoành (2002), "Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực", Tạp chí Giáo dục, số 32. tr. 26-28. 10. Trần Bá Hoành (chủ biên), Trịnh Nguyên Giao(2002), Đại c- ương phương pháp dạy học Sinh học, Nxb Giáo dục . 93
  44. 11. Nguyễn Văn Hộ (chủ biên ),Hà Thị Đức(2002), Giáo dục học đại cương, Tập I Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Lê Văn Hồng (1996), Tâm lí học Sư phạm, Nxb Giáo dục 13. Jacques Delors,(2002), Học tập một kho báu tiềm ẩn, Người dịch: Trịnh Đức Thắng, Hiệu đính: Vũ Văn Tảo, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 14. Trần Văn Kiên (2002) "Nguyên tắc và quy trình xây dựng câu hỏi trong dạy học Sinh học", Tạp chí Giáo dục, Số 30, tr. 40- 41, 15. Trần Kiên, Phan Nguyên Hồng (1990), Sinh thái học đại cư- ơng, NXB Giáo dục. 16. Trần Kiều, Nguyễn Lan Phương (1997), “Tích cực hoá hoạt động học tập của HS”, Thông tin khoa học giáo dục, số 62 Tr. 27 – 32. 17. Vũ Đức Lưu (1994), Dạy học các quy luật di truyền ở PTTH bằng bài toán nhận thức, Luận án phó tiến sỹ, Trường ĐHSP Hà Nội 18. Lê Văn Năm (2001), Sử dụng dạy học nêu vấn đề- ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy học chương trình hóa đại cương và hóa vô cơ ở trường PTTH, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trứờng Đại học Sư phạm Hà Nội. 19. Hoàng Đức Nhuận, Đặng Hữu Lanh (1999), Sinh học 11, NXB Giáo dục. 20. Hoàng Đức Nhuận, Phan Cự Nhân (1999), Sinh học 11 sách giáo viên, NXB Giáo dục. 21. Lê Thanh Oai(2003), Sử dụng câu hỏi, bài tập để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh thái học lớp 11 THPT, Luận án Tiến sỹ Giáo dục, ĐHSP Hà Nội 94
  45. 22. Patrice Pepel (1993), Tự đào tạo để dạy học, Người dịch : Nguyễn Kỳ từ bản tiếng Pháp " Se former pour enseigner " NXB Dunod. Paris, Nxb Giáo dục , Hà Nội, 1998. 23. Dương Tiến Sỹ (1998), Giáo dục môi trường qua giảng dạy sinh thái học lớp 11 PTTH, Luận án tiến sỹ Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. 24. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998). Quá trình Dạy- Tự học, Nxb Giáo dục. Hà Nội. 25 Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Như Ất, (2002), Biển học vô bờ, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 26. Nguyễn Đức Thành (1989), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các định luật di truyền, Luận án phó tiến sỹ Trường ĐHSP Hà Nội. 27. Lê Đình Trung (1994), Thiết kế và sử dụng bài toán nhận thức để nâng cao hiệu quả dạy học phần Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền trong chương trình sinh học ở bậc PTTH, Luận án Phó tiến sỹ Trường ĐHSP Hà Nội. 28. Đỗ Công Tuấn (chủ biên), Trịnh Đình Thắng, Lê Hoài An(1999), Khoa học luận đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Nguyễn Quang Vinh, Lê Quang Long, Hoàng Đức Nhuận (1995), Sinh học11, Ban khoa học tự nhiên - khoa học tự nhiên kỹ thuật. 30. Phạm Viết Vượng (1995), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Hà Nội. 31. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Hữu Luyến,Trần Quốc Thành(1999) Tâm lý học đại cương (In lần thứ 5) Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 95
  46. TiÕng Nga 32. М.Н.Скаткин (1970), Проблем дидактики Издателъство Педагогика, М. 33. П.И. Пидкасистый (1980), Самостоятельная познавательная деятельность школьников в обучении, Издательство Педагогика, М. TIẾNG ANH 34. Richard I. Arends (1998), Learning to Teach, 4th ed. Mc Graw Hillm , New.York, San Francisco. 35. Arthur A.Carin (1997), Teaching Modern Science, Printed in USA 36. Cooperative learning; 37. Keith Lehrer (1992), Theory of Knowledge, London, UK. 48. Teaching and learning methods and strategies; 96
  47. Copy 1. T¹i sao ph¶i vËn dông d¹y häc gi¶i quyÕt vÊn ®Ò? rong v¨n b¶n “ChiÕn l−îc ph¸t triÓn gi¸o dôc 2001 - T 2010” do ChÝnh phñ phª duyÖt, ®· nhËn ®Þnh: “Sau h¬n 15 n¨m ®æi míi, gi¸o dôc ViÖt Nam ®· ®¹t ®−îc nh÷ng thμnh tùu quan träng nh−ng cßn nh÷ng yÕu kÐm, bÊt cËp”1. Trong nh÷ng ®iÓm cßn yÕu kÐm cña nÒn gi¸o dôc ViÖt Nam, cã mét ®iÓm ®ã lμ: “Ch−¬ng tr×nh, gi¸o tr×nh, ph−¬ng ph¸p gi¸o dôc chËm ®æi míi, chËm hiÖn ®¹i ho¸”2. Mét trong nh÷ng gi¶i ph¸p ®Ò Lý do vËn dông xuÊt cña ChiÕn l−îc gi¸o dôc trong d¹y häc ®Æt vμ thêi gian tíi lμ: “§æi míi vμ hiÖn ®¹i gi¶i quyÕt vÊn ®Ò: ho¸ ph−¬ng ph¸p gi¸o dôc. ChuyÓn 1. XuÊt ph¸t tõ yªu tõ viÖc truyÒn ®¹t tri thøc thô ®éng, cÇu ®æi míi thÇy gi¶ng, trß ghi sang h−íng dÉn ph−¬ng ph¸p d¹y ng−êi häc chñ ®éng t− duy trong qu¸ häc ë tr−êng phæ tr×nh tiÕp cËn tri thøc; d¹y cho ng−êi th«ng. häc ph−¬ng ph¸p tù häc, tù thu nhËn 2.Xu©t ph¸t tõ th«ng tin mét c¸ch hÖ thèng vμ cã t− nh÷ng −u ®iÓm duy ph©n tÝch, tæng hîp; ph¸t triÓn cña d¹y häc gi¶i ®−îc n¨ng lùc cña mçi c¸ nh©n; t¨ng quyÕt vÊn ®Ò. c−êng tÝnh chñ ®éng, tÝnh tù chñ cña häc sinh”. 1 ChiÕn l-îc ph¸t triÓn gi¸o dôc 2001-2010, NXB Gi¸o dôc, 2000. 2 S¸ch ®· dÉn, tr 4. 97
  48. Nh− vËy, ®æi míi ph−¬ng ph¸p d¹y häc ®ang lμ vÊn “§æi míi m¹nh mÏ ®Ò cã tÝnh thêi sù ®èi víi sù ph−¬ng ph¸p gi¸o dôc nghiÖp gi¸o dôc n−íc ta. vμ ®μo t¹o, kh¾c phôc VÊn ®Ò nμy ®· ®−îc ®Æt ra lèi truyÒn thô mét chiÒu, tõ l©u vμ ®−îc ®Æc biÖt rÌn luyÖn thãi quen, nÒn nhÊn m¹nh trong NghÞ nÕp t− duy s¸ng t¹o quyÕt Héi nghÞ cña Ban cña ng−êi häc, tõng ChÊp hμnh Trung −¬ng b−íc ¸p dông c¸c §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam. ph−¬ng ph¸p tiªn tiÕn, Thùc tÕ, nhiÒu gi¸o viªn phæhiÖn th«ng®¹i v μ®·o cãqu¸ ý thøctr×nh ®æi míi ph−¬ng ph¸p d¹y häc. Tuyd¹y nhiªn,häc” .“VÒ ph−¬ng ph¸p gi¶ng d¹y cßn nhiÒu h¹n chÕ. Chóng ta vÉn dïng nh÷ng ph−¬ng ph¸p d¹y häc cña mÊy chôc n¨m tr−íc, thËm chÝ hμng nöa thÕ kû tr−íc. VÒ c¬ b¶n, ch−a cã mét cuéc c¸ch m¹ng vÒ ph−¬ng ph¸p d¹y häc". HiÖn nay, trong c¸c tr−êng phæ th«ng, gi¸o viªn sö dông ph−¬ng ph¸p d¹y häc chñ yÕu lμ diÔn gi¶ng vμ cßn thiÕu c¸c thiÕt bÞ d¹y häc. Do ®ã, viÖc tiÕp thu kiÕn thøc cña häc sinh cßn thô ®éng, ghi nhí m¸y mãc vμ häc sinh ch−a cã kh¶ n¨ng vËn dông kiÕn thøc mét c¸ch linh ho¹t. HiÖu qu¶ cña viÖc lÜnh héi tri thøc cña häc sinh phô thuéc vμo c¸c yÕu tè cña qu¸ tr×nh d¹y häc nh−: Môc tiªu; néi dung; ph−¬ng ph¸p; ph−¬ng tiÖn; h×nh thøc tæ chøc d¹y häc; ®¸nh gi¸ Trong ®ã, ph−¬ng ph¸p d¹y häc lμ mét trong nh÷ng yÕu tè quyÕt ®Þnh hiÖu qu¶ d¹y - häc. Sö dông nh÷ng ph−¬ng ph¸p d¹y häc ®Ó häc sinh ph¸t huy ®−îc “kh¶ n¨ng ®éc lËp suy nghÜ, gióp cho c¸i th«ng minh cña häc sinh lμm viÖc chø kh«ng ph¶i gióp cho hä trÝ nhí. 98
  49. Ph¶i cã trÝ nhí, nh−ng chñ yÕu lμ ph¶i gióp cho hä ph¸t triÓn trÝ th«ng minh s¸ng t¹o” . Do yªu cÇu ®æi míi ph−¬ng ph¸p d¹y häc, ®ßi hái ng−êi gi¸o viªn ph¶i t×m tßi s¸ng t¹o trong qu¸ tr×nh d¹y häc tõ kh©u thiÕt kÕ bμi d¹y ®Õn kh©u d¹y. “§æi míi ph−¬ng ph¸p d¹y häc ë tÊt c¶ c¸c cÊp vμ bËc häc, kÕt hîp tèt häc víi hμnh, g¾n nhμ tr−êng víi x· héi. ¸p dông nh÷ng ph−¬ng ph¸p gi¶ng d¹y hiÖn ®¹i ®Ó båi d−ìng cho häc sinh nh÷ng n¨ng lùc t− duy s¸ng t¹o, n¨ng lùc gi¶i quyÕt vÊn ®Ò” 1. Ph¸t triÓn gi¸o dôc ®μo t¹o lμ mét trong nh÷ng ®éng lùc quan träng thóc ®Èy sù nghiÖp c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸, lμ ®iÒu kiÖn ®Ó ph¸t huy nguån lùc con ng−êi, lμ yÕu tè c¬ b¶n ®Ó ph¸t triÓn x· héi, t¨ng tr−ëng kinh tÕ nhanh vμ bÒn v÷ng. CÇn ph¶i “tiÕp tôc n©ng cao chÊt l−îng gi¸o dôc toμn diÖn, ®æi míi néi dung ph−¬ng ph¸p d¹y vμ häc” ®Ó ®¸p øng vÒ con ng−êi vμ nguån nh©n lùc lμ nh©n tè quyÕt ®Þnh sù ph¸t triÓn ®Êt n−íc trong th¬× kú c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸, cÇn t¹o chuyÓn biÕn c¬ b¶n, toμn diÖn vÒ gi¸o dôc ®μo t¹o. CÇn ®æi míi ph−¬ng ph¸p d¹y vμ häc, ph¸t huy t− duy s¸ng t¹o vμ n¨ng lùc tù ®μo t¹o cña ng−êi häc, coi träng thùc hμnh, thùc nghiÖm, ngo¹i kho¸, lμm chñ kiÕn thøc, tr¸nh nhåi nhÐt, häc vÑt, häc chay”. 1 §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam(2001), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn IX, Nhµ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 99
  50. Nh− vËy, ®æi míi ph−¬ng ph¸p gi¸o dôc nãi chung vμ ph−¬ng ph¸p d¹y häc nãi riªng lμ mét vÊn ®Ò thêi sù cña gi¸o dôc thÕ giíi vμ cÇn ®Æc biÖt quan t©m ®èi víi sù nghiÖp gi¸o dôc ë n−íc ta. iÖn nay, l−îng tri thøc cña nh©n lo¹i t¨ng nhanh vμ H nhu cÇu ®μo t¹o nh÷ng con ng−êi cã t− duy khoa häc ®Ó thÝch øng cao trong cuéc sèng ®ßi hái nhμ tr−êng phæ th«ng ph¶i ®æi míi ph−¬ng ph¸p d¹y häc. Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc häc tËp cña häc sinh lμ mét ®Þnh h−íng ®æi míi vμ ph¸t triÓn ph−¬ng ph¸p d¹y häc. D¹y häc gi¶i quyÕt vÊn ®Ò lμ mét trong nh÷ng biÖn ph¸p nh»m ph¸t huy tÝnh tÝch cùc häc tËp cña häc sinh, nã ®Æt ng−êi häc vμo vÞ trÝ ng−êi nghiªn cøu, tuy nhiªn sù ph¸t hiÖn cña häc sinh trong häc tËp cã mét sè ®iÓm kh¸c víi sù ph¸t hiÖn cña c¸c nhμ khoa häc. Gi¸o viªn tæ chøc qu¸ tr×nh d¹y häc sao cho häc sinh ®−îc tr¶i qua c¸c giai ®o¹n cña qu¸ tr×nh nghiªn cøu t×m tßi gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò míi do nhiÖm vô häc tËp ®Ò ra. VËn dông d¹y häc gi¶i quyÕt vÊn ®Ò trong d¹y häc ë nhμ tr−êng phæ th«ng sÏ gióp cho häc sinh rÌn luyÖn ®−îc phong c¸ch t− duy khoa häc, h×nh thμnh ë häc sinh n¨ng lùc n¨ng lùc ho¹t ®éng ®éc lËp. iÕn thøc Sinh häc ngμy cμng gi÷ vai trß quan träng víi K x· héi loμi ng−êi trë thμnh mét phÇn rÊt c¬ b¶n cña v¨n hãa d©n trÝ ®èi víi mçi thμnh viªn x· héi hiÖn ®¹i, mang 100
  51. ý nghÜa bøc thiÕt trong ®êi sèng th−êng nhËt cña con ng−êi, cña s¶n xuÊt x· héi, h¬n n÷a lμ c¬ së nhËn thøc ®Ó ho¹ch ®Þnh chiÕn l−îc b¶o vÖ m«i tr−êng sinh th¸i g¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña mçi vïng - l·nh thæ, mçi quèc gia vμ toμn cÇu. B¶o vÖ vμ c¶i t¹o m«i truêng lμ tr¸ch nhiÖm cña toμn x· héi, t¨ng c−êng qu¶n lý nhμ n−íc ®i ®«i víi n©ng cao ý thøc tr¸ch nhiÖm cña mäi ng−êi d©n. V× vËy, gi¸o dôc b¶o vÖ m«i tr−êng sinh th¸i cho mäi ng−êi trong c¸c céng ®ång trë thμnh nhiÖm vô võa cÊp b¸ch võa cã tÝnh chiÕn l−îc cña n−íc ta nãi riªng vμ cña toμn cÇu nãi chung. Trªn ph¹m vi thÕ giíi hiÖn nay gi¸o dôc ®ang cã sø m¹ng lÞch sö vμ ®øng tr−íc nhiÒu th¸ch thøc míi, ®ã lμ ®¸p øng l¹i xu thÕ tÊt yÕu "Sù hîp t¸c quèc tÕ trong ng«i nhμ toμn cÇu, tiÕn tíi toμn cÇu ho¸ ho¹t ®éng cña con ng−êi, sù giao l−u toμn cÇu vμ hiÖn t−îng phô thuéc toμn cÇu trªn nhiÒu ph−¬ng diÖn" 1. §ã lμ vÊn ®Ò cã tÝnh chiÕn l−îc cña c¶ hÖ thèng gi¸o dôc, th«ng qua d¹y häc c¸c m«n häc (ho¹t ®éng trung t©m vμ chñ yÕu cña nhμ tr−êng) ®Ó gi¸o dôc häc sinh nhËn thøc vÒ m«i tr−êng. Trong c¸c m«n häc tr−êng phæ th«ng th× sinh häc lμ mét trong nh÷ng m«n häc cã nhiÒu tiÒm n¨ng gi¸o dôc thÕ hÖ trÎ cã nhËn thøc ®óng ®Ó cã th¸i ®é, hμnh ®éng t−¬ng xøng víi tinh thÇn trªn. 1 Jacques Delors,(2002), Häc tËp mét kho b¸u tiÒm Èn ,(Ng-êi dÞch: TrÞnh §øc Th¾ng, HiÖu ®Ýnh: Vò V¨n T¶o), Nxb Gi¸o dôc, Hµ Néi, tr. 26-34. 101
  52. Víi nhμ tr−êng phæ th«ng gi¸o dôc v¨n ho¸ sinh häc lμ mét Gi¸o dôc v¨n bé phËn cña gi¸o dôc nãi chung. ho¸ sinh häc - M«n sinh häc ë tr−êng phæ th«ng mét kh¸i niÖm cã nhiÖm vô cung cÊp mét khèi l−- îng kiÕn thøc cã hÖ thèng vÒ sinh míi mang tÝnh vËt cho häc sinh. toμn cÇu §Ó viÖc d¹y häc sinh häc cã hiÖu qu¶ thiÕt thùc víi yªu cÇu nh− trªn th× kh«ng ph¶i chØ ch¨m lo kh©u truyÒn thô kiÕn thøc lý thuyÕt vμ kü n¨ng thùc hμnh theo quy ®Þnh chuÈn lμ ®ñ, mμ cßn ph¶i thùc hiÖn gi¸o dôc toμn diÖn nh©n c¸ch häc sinh th«ng qua m«n häc nμy. Sinh häc lμ m«n khoa häc nghiªn cøu vÒ vËt chÊt sèng ë c¸c cÊp ®é tæ chøc kh¸c nhau, ®ång thêi nghiªn cøu mèi quan hÖ t−¬ng hç gi÷a sinh vËt víi sinh vËt vμ gi÷a sinh vËt víi m«i tr−êng sèng. Khi mçi ng−êi thÊu hiÓu c¸c hiÖn t−îng vμ quy luËt sinh häc th× sÏ cã th¸i ®é v¨n ho¸ ®èi víi sinh vËt, ®èi víi thiªn nhiªn nh− khai th¸c hîp lý nguån tμi nguyªn thiªn nhiªn, b¶o vÖ m«i tr−êng bÒn v÷ng Tuy nhiªn, ®Ó båi d−ìng ®−îc th¸i ®é "øng xö" nh− vËy víi m«i tr−êng tù nhiªn ë mäi cÊp ®é (vïng-l·nh thæ, quèc gia, toμn cÇu) th× nhμ tr−êng phæ th«ng ph¶i chó ý gi¸o dôc v¨n ho¸ sinh häc cã kÕ ho¹ch th«ng qua c¸c biÖn ph¸p, con ®−êng gi¸o dôc tÝch hîp. M«n sinh häc cã vÞ trÝ trùc tiÕp võa cung cÊp hÖ thèng kiÕn thøc võa cã ®iÒu kiÖn h×nh thμnh kü n¨ng chuyªn ngμnh ®Ó mçi häc sinh ngay tõ khi trªn ghÕ nhμ tr−êng ®· ý thøc ®−îc m×nh lμ mét thμnh viªn x· 102
  53. héi thêi ®¹i toμn cÇu ho¸ “v× sao” vμ “lμm nh− thÕ nμo” ®Ó b¶o vÖ m«i tr−êng sinh th¸i “ng«i nhμ toμn cÇu”. Víi ý nghÜa quan träng cña viÖc gi¸o dôc sinh häc – m«i tr−êng cho thÕ hÖ trÎ trong giai ®o¹n x©y dùng vμ ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi theo h−íng gãp phÇn thùc hiÖn c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt n−íc ta vμ trong thêi ®¹i "toμn cÇu ho¸", cÇn ph¶i ®æi míi ph−¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc theo h−íng tÝch cùc ho¸ nhËn thøc cña häc sinh, ®Æt ng−êi häc vμo t©m ®iÓm cña sù d¹y häc nh»m n©ng cao chÊt l−îng d¹y häc sinh häc ë tr−êng phæ th«ng. §Ó thùc hiÖn ®−îc h−íng tÝch cùc ho¸ ng−êi häc cã thÓ ¸p dông nhiÒu ph−¬ng ph¸p d¹y häc, biÖn ph¸p d¹y häc kh¸c nhau mμ d¹y häc gi¶i quyÕt vÊn ®Ò ®Æc biÖt cã nhiÒu −u thÕ. §©y kh«ng ph¶i lμ míi vÒ mÆt lý luËn cña khoa häc gi¸o dôc nh−ng trong thùc tiÔn gi¸o dôc n−íc ta vÊn ®Ò nμy cßn ch−a ®−îc c¸c gi¸o viªn quan t©m ®óng møc. 103