Đề cương bài giảng môn xã hội học - Phần 2

pdf 99 trang hapham 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương bài giảng môn xã hội học - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_bai_giang_mon_xa_hoi_hoc_phan_2.pdf

Nội dung text: Đề cương bài giảng môn xã hội học - Phần 2

  1. Chương VI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI I. KHÁI NIỆM ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1. Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu đời sống xã hội Mục tiêu cơ bản của sự biến đổi và phát triển xã hội là hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, phồn vinh v à hạnh phúc cho nhân dân. Đời sống xã hội phản ánh mối quan hệ tác động qua lại giữa x ã hội và con người nhằm mục đích mang lại hạnh phúc cho con ng ười. Nhiều nhà xã hội học tiếp cận đời sống xã hội ở những khía cạnh riêng rẽ của phạm trù này. Họ hướng sự nghiên cứu vào những vấn đề đơn lẻ đó để thấy rõ bản chất của đời sống xã hội ở từng mặt tác động tới cuộc sống của con người. Những nghiên cứu về giáo dục xã hội, môi trường, dân số, thất nghiệp, việc làm, những lệch chuẩn (hay các khuyết tật xã hội), y tế, lối sống và các bất bình đẳng, tất cả đều là những tiếp cận về đời sống xã hội. Đời sống xã hội là tổng thể các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn nhau của các chủ thể xã hội và cộng đồng tồn tại trong những không gian và thời gian nhất định, là tổng thể hoạt động của xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người. Đời sống của cá nhân trước hết phụ thuộc vào chính cá nhân đó như sức khoẻ, trí tuệ, nhân cách, tính cần c ù, bền bỉ trong học tập và lao động cũng như những đặc điểm tâm lý cá nhân; thứ nữa, phụ thuộc v ào môi trường và hoàn cảnh xã hội như gia đình, láng giềng, nhà trường, cơ quan, nhóm bạn, các tổ chức xã hội, chế độ, chính sách và pháp luật, sự phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện sống, làm việc. Đời sống xã hội là tổng hoà đời sống của cá nhân, đồng thời l à một hệ thống các quan hệ tương tác phức tạp của cá nhân, gia đình, các nhóm xã hội trong quá trình phát triển xã hội. Trong xã hội, mỗi cá nhân luôn phát ra các tín hiệu về nhu cầu của mình. Những nhu cầu đó là những đòi hỏi của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình. Xã hội thấy được những nhu cầu này nhằm hướng hoạt động xã hội để thoả mãn các nhu cầu đó. 107
  2. Theo A. Maslow, nhà quản trị học người Mỹ, con người thường phát ra năm nhu cầu cơ bản như sau: - Nhu cầu sinh tồn (nhu cầu sinh lý) là những đòi hỏi về vật chất nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình. Đó là nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại Đây là nhu cầu đầu tiên đảm bảo sự sinh tồn cho mỗi cá nhân. Nhu cầu này là động lực mạnh mẽ cho hoạt động. Để thoả m ãn nhu cầu này, xã hội phải tạo ra các hoạt động sản xuất và phục vụ nhằm tạo ra thu nhập cho con người. - Nhu cầu an ninh là nhu cầu về sự bình an, ổn định trong cuộc sống. Mọi người đều mong muốn thoát khỏi những rủi ro trong cuộc sống như tai nạn, chiến tranh, dịch bệnh, sự bấp b ênh về kinh tế Sự mất an toàn trong cuộc sống dễ dẫn đến tâm trạng hoang mang, bất ổn trong cuộc sống của mỗi cá nhân, thậm chí, có thể mang lại bất hạnh cho con người. Do đó, các cá nhân, các tổ chức v à toàn thể xã hội phải luôn quan tâm tới việc bảo đảm sự chắc chắn trong đời sống xã hội như quốc phòng, an ninh, y tế, bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội - Nhu cầu xã hội (nhu cầu giao tiếp): Con người có nhu cầu quan hệ và chung sống với người khác. Bản năng bầy đàn luôn thúc đẩy con người cố kết lại trong một nhóm xã hội nào đó (kết bạn, nhóm bạn). Bản năng xã hội thúc đẩy con người tham gia xây dựng cộng đồng x ã hội văn minh, lành mạnh, để đảm bảo phồn vinh hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Vì vậy, nhu cầu xã hội phát ra dưới dạng hội nhập cuộc sống, đó là sự kết bạn, sự hoà nhập của mỗi cá nhân vào cộng đồng, sự đảm bảo các nhu cầu về niềm tin, lý tưởng và giá trị xã hội. Để thoả mãn các nhu cầu xã hội, phải xây dựng nền văn hoá l ành mạnh bao gồm những kết tinh truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc, phải định h ướng các giá trị xã hội phù hợp với thời đại và truyền thống, phải tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội lành mạnh để tạo nên sự đồng cảm của mỗi cá nhân, phải hoàn thiện các mối quan hệ xã hội, lành mạnh hoá các hoạt động xã hội. - Nhu cầu tôn trọng là những đòi hỏi về nhận biết dưới dạng mình nhận biết về người khác và người khác nhận biết về mình. Hai động cơ liên quan tới nhu cầu tôn trọng là quyền lực và uy tín. + Quyền lực là nguồn làm cho một người có thể đem lại sự bằng lòng từ hoặc tới các ảnh hưởng khác. Đó là tiềm năng ảnh hưởng của một người. 108
  3. + Uy tín là khả năng thu phục được người khác thông qua hành vi của mỗi cá nhân. Có hai loại uy tín l à uy tín hình thức và uy tín cá nhân. Uy tín hình thức do do quyền lực, địa vị đem lại. Uy tín cá nhân l à uy tín của riêng cá nhân. Loại uy tín thứ hai rất quan trọng. Mỗi cá nhân trong xã hội muốn gây ảnh hưởng đối với người khác thông qua việc sử dụng quyền lực và uy tín. Vì vậy, xã hội phải tạo ra hệ thống tiêu chuẩn giá trị nhất định để làm căn cứ đánh giá đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, hiệu quả hay không hiệu quả, tốt hay xấu của các h ành vi và hoạt động xã hội. - Nhu cầu tự khẳng định mình là những đòi hỏi của cá nhân đối với những vấn đề có liên quan đến khả năng trong việc bộc lộ vai tr ò của cá nhân trong xã hội. Như vậy, cá nhân trong xã hội luôn đòi hỏi tạo ra cho mình năng lực hành vi nhất định và môi trường thể hiện rõ năng lực hành vi đó. Hai động cơ chủ yếu liên quan đến nhu cầu tự khẳng định mình là năng lực và thành tích. + Năng lực là tổng thể những thuộc tính độc đáo của cá nhân ph ù hợp với nhu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, đảm bảo việc hoàn thành với kết quả cao trong lĩnh vực hoạt động đó. Trong quá tr ình xã hội hoá, cá nhân luôn tạo ra cho m ình năng lực nhất định. Đây là yếu tố cơ bản để đảm bảo đời sống của cá nhân. Đ òi hỏi của mỗi cá nhân là xã hội phải tạo điều kiện cho cá nhân h ình thành và phát triển năng lực của mình. + Thành tích là kết quả của mỗi cá nhân trong việc bộc lộ năng lực hoạt động của mình. Nhu cầu về thành tích là một nhu cầu thuộc về bản năng của con người, là nhu cầu khẳng định cái tôi trong xã hội của mỗi cá nhân. Nhu cầu thành tích là động lực thúc đẩy cá nhân trong hoạt động, đồng thời là động lực thúc đẩy cá nhân vươn lên đạt năng lực làm việc cao hơn. Nhu cầu thành thích đòi hỏi hai mặt đối với xã hội. Một mặt, đòi hỏi xã hội phải có hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá thành tích của mỗi cá nhân một cách khách quan. Mặt khác, đ òi hỏi xã hội phải tạo môi trường thuận lợi để mỗi cá nhân bộc lộ hết khả nă ng của mình. Nghiên cứu đời sống xã hội cho thấy rõ sự phát triển của xã hội ở mức độ nào đó trong việc đảm bảo sự phồn vinh và hạnh phúc cho nhân dân, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa con ng ười và xã hội trong việc đảm bảo đời sống cho họ. Đời sống x ã hội là bằng chứng hiển 109
  4. nhiên để kiểm định tính chất đúng đắn của đ ường lối và các chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội. Nó có vai trò to lớn đối với sự phát triển ổn định của xã hội. Đời sống xã hội còn đảm bảo sức khoẻ, sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, đảm bảo cho sự hoạt động có hiệu quả của mỗi cá nhân, cho sự phát triển to àn diện của mỗi cá nhân trong xã hội. 2. Những chỉ tiêu đánh giá đời sống xã hội Để có thể so sánh đời sống xã hội, các nhà xã hội học và thống kê xã hội thống nhất một số chỉ tiêu phản ánh đời sống xã hội như sau: - Chỉ tiêu phản ánh mức sống: + Thu nhập bình quân đầu người; + Diện tích nhà ở bình quân đầu người; + Mức tiêu dùng một số loại hàng hoá có giá trị như TV, xe máy, tủ lạnh - Chỉ tiêu dịch vụ xã hội: + Số bác sỹ trên một vạn dân; + Số giường bệnh trên một vạn dân; + Số trẻ em đi học trên tổng số trẻ em trong độ tuổi đi học; + Số người có trình độ đại học, trung học chuyên nghiệp trên một vạn dân; + Tỷ lệ mù chữ trong dân cư Xã hội học có thể sử dụng các chỉ tiêu trên để so sánh đời sống giữa vùng này với vùng khác, giữa nước này với nước khác. II. CÁC YẾU TỐ CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1. Sản xuất và dịch vụ xã hội Sản xuất và dịch vụ xã hội là nền tảng cơ bản đảm bảo đời sống xã hội, đảm bảo sự phát triển của xã hội. Sản xuất và dịch vụ xã hội tạo ra của cải vật chất và dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, đồng thời còn tạo ra thu nhập của cá nhân người lao động. Sản xuất và dịch vụ xã hội là môi trường hoạt động lao động cơ bản của con người trong xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu về kinh tế và xã 110
  5. hội cho rằng cách mạng khoa học kỹ thuật l à động lực vô cùng to lớn thúc đẩy nền sản xuất và dịch vụ xã hội. Đặc biệt, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã mở ra kỷ nguyên mới cho nhân loại, điển hình như công nghệ thông tin (Information Technology, Информационная Технология) đã và đang không ngừng phát triển rộng khắp trên toàn thế giới, kết nối toàn cầu bằng mạng thông tin có sức mạnh ghê gớm, đó là Internet. Hệ thống thương mại điện tử (E- Trade hoặc E-Commerce) và nhà nước điện tử (E-Gorvenment) đã và đang thúc đẩy sản xuất và dịch vụ xã hội một cách mạnh mẽ. Kinh tế tri thức đang dần trở thành một phạm trù thiết yếu có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện. Sự phát triển của sản xuất và dịch vụ xã hội không hề phẳng lặng mà trải qua nhiều bước thịnh suy nhất định. Có thể tạm sử dụng khái niệm chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) để chỉ sự thăng trầm n ày. Chu kỳ kinh doanh gồm có giai đoạn mở rộng (Expansion period) và giai đoạn suy thoái (Recession period). Trong giai đoạn suy thoái, trong nền kinh tế xảy ra hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng như lạm phát gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao, sức sản xuất v à dịch vụ giảm mạnh, hàng hoá bị tồn kho nặng nề dẫn đến nhiều hệ luỵ xấu cho xã hội. Chu kỳ kinh doanh dường như là một tất yếu đối với tất cả các nền kinh tế. Do sự tác động của quá trình phát triển sản xuất và dịch vụ đến đời sống xã hội không mang tính một chiều mà đa chiều, đa dạng và vô cùng phức tạp. Một vấn đề nữa có liên quan đến sự phát triển của sản xuất và dịch vụ là cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu ngành thể hiện qua tỷ trọng các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. C ơ cấu ngành liên quan mật thiết đến phân công lao động xã hội. Vì vậy, mỗi sự điều chỉnh đều dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực n ày. Dù còn tồn tại những bất ổn nhất định, nh ưng sự phát triển của sản xuất và dịch vụ vẫn mang lại những thay đổi tích cực v à có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội. Cụ thể: - Sự phát triển của sản xuất và dịch vụ đã làm cho xã hội ngày càng trở nên văn minh hơn; con người ngày càng hưởng được nhiều sản phẩm và dịch vụ, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của mình. Nói cách khác, sản xuất và dịch vụ đã và đang không ngừng nâng cao mức sống cho xã hội. 111
  6. - Sự phát triển của sản xuất và dịch vụ đã làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Nhiều đô thị lớn, các khu công nghiệp và các trung tâm tâm thương mại, tài chính, dịch vụ hình thành đã làm cho đời sống xã hội phát triển càng lúc càng phong phú và đạt đến trình độ cao. - Tuy nhiên, sự phát triển của sản xuất và dịch vụ cũng dẫn tới quá trình phân hoá xã hội, nhiều khi hết sức mạnh mẽ, khoảng cách gi àu nghèo tăng lên, nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp bị phá vỡ từng mảng lớn, cơ cấu gia đình, giai cấp và nhóm xã hội thay đổi sâu sắc. - Sự phát triển của sản xuất và dịch vụ đã tác động mạnh đến các di sản lịch sử xã hội của một dân tộc. Một mặt, nó tạo điều kiện vật chất để củng cố, phát triển và nâng lên tầm cao mới giá trị của các di sản, truyền thống dân tộc đã được kết tinh qua bề dày lịch sử. Mặt khác, nó góp phần xoá bỏ thói quen sản xuất manh mún, t ư tưởng lạc hậu như gia trưởng, độc đoán, cục bộ địa phương, cha truyền con nối - Sự phát triển của sản xuất và dịch vụ đã tạo ra thu nhập cao cho mỗi cá nhân, giúp họ không những thoả m ãn những nhu cầu ngày càng cao của mình, mà con không ngừng phát triển và hoàn thiện nhân cách. 2. Giáo dục và đào tạo Với tư cách một thiết chế xã hội, giáo dục và đào tạo ra đời, tồn tại và phát triển nhằm thực hiện chức năng truyền đạt những hệ thống tri thức, kinh nghiệm, giá trị đã được tích luỹ trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại để giúp cá nhân chuẩn bị các yếu tố thể chất v à tinh thần cần thiết cho hoạt động xã hội và sự hoà nhập vào cộng đồng. Thiết chế giáo dục còn tham gia vào quá trình kiểm soát xã hội, điều chỉnh hành vi cá nhân cũng như các mối quan hệ xã hội khác. Như vậy, chức năng chủ yếu của giáo dục v à đào tạo là nâng cao dân trí, phát triển nhân tài cho đất nước. Hệ thống giáo dục và đào tạo bao gồm một hệ chỉnh thể của các tiểu hệ thống từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông v à đào tạo nghề với nhiều hình thức khác nhau như chính quy, mở rộng, hệ vừa học vừa làm, đào tạo từ xa; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục cộng đồng, hệ thống trường công, trường dân lập và trường tư thục 112
  7. Hệ thống giáo dục và đào tạo phân định rõ chức năng và nhiệm vụ cho các tiểu hệ thống trên căn bản của mối quan hệ logic giữa các tiểu hệ thống. Xã hội luôn đóng vai trò quyết định đối với giáo dục và đào tạo. Xã hội làm sản sinh và thay đổi cơ cấu và nội dung của giáo dục và đào tạo. Chính vì vậy, giáo dục phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, x ã hội và có tính lịch sử và tính giai cấp. Thông qua việc cung cấp tri thức cho người học, giáo dục và đào tạo góp phần thúc đẩy quá trình thay đổi, phát triển cơ cấu xã hội. Khi tiếp cận vấn đề giáo dục và đào tạo, xã hội học tập trung sự chú ý vào năm điểm cơ bản sau đây: - Giáo dục và đào tạo với tư cách là thiết chế giáo dục thực hiện chức năng xã hội hoá cá nhân. + Giáo dục và đào tạo quyết định nhân cách của mỗi cá nhân thông qua việc hình thành năng lực nhận thức, năng lực lao động v à năng lực hành vi ở mỗi cá nhân. Như vậy, sản phẩm của giáo dục và đào tạo là những con người có nhân cách hoà nhập vào xã hội. + Chất lượng giáo dục và đào tạo là năng lực nhận thức, lao động và hành vi của mỗi cá nhân tồn tại trong x ã hội. Trong xã hội hiện đại, chất lượng nhân cách phụ thuộc rất nhiều v ào mức độ mở rộng diện giáo dục hiện nay và nâng cao chất lượng giáo dục. Vấn đề này lại liên quan tới trình độ phát triển của xã hội và mức độ đầu tư của nhà nước và xã hội đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. - Nghiên cứu các bất bình đẳng trong giáo dục và đào tạo. Các nhà xã hội học xác định sự bất bình đẳng trong giáo dục và đào tạo là cơ hội tiếp nhận giáo dục và đào tạo xã hội không như nhau. Có cá nhân có nhiều cơ hội, song cũng có cá nhân có rất ít c ơ hội. Nguyên nhân là do vấn đề đẳng cấp xã hội, việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và phân phối thu nhập, vấn đề lịch sử và chính trị cũng như vấn đề năng lực của mỗi cá nhân. Bất bình đẳng trong giáo dục và đào tạo thể hiện ở những điểm sau đây: + Bất bình đẳng xảy ra ở các giai cấp trong x ã hội; + Bất bình đẳng xảy ra ở các đẳng cấp kinh tế v à xã hội; + Bất bình đẳng xảy ra ở các khu vực đô thị v à nông thôn; 113
  8. + Bất bình đẳng xảy ra ở các dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, giới tính, nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ, truyền thống văn hoá gia đình và cộng đồng. + Nghiên cứu bất bình đẳng trong giáo dục và đào tạo giúp xã hội hoạch định các chính sách xã hội nhằm tạo ra cơ hội như nhau cho mỗi cá nhân tiếp nhận giáo dục và đào tạo xã hội. - Nghiên cứu các chính sách về giáo dục v à đào tạo để thấy rõ sự tác động của chính sách đó trong thực tiễn . Bất luận các quan điểm giai cấp khác nhau, tất cả các cộng đồng quốc gia phát triển tr ên thế giới đều ưu tiên chính sách về giáo dục và đào tạo. Các chính sách về giáo dục và đào tạo gồm có ba loại chủ yếu sau đây: + Luật giáo dục quy định cụ thể hệ thống giáo dục quốc gia v à cơ chế hoạt động của hệ thống đó. + Quy chế hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo. + Các chính sách xã hội hoá giáo dục và đào tạo như chính sách ưu tiên về ngân sách giáo dục, chế độ, c ơ hội tiếp nhận giáo dục, nghĩa vụ của người học. Chính sách giáo dục được thực thi luôn kéo theo sự biến đổi tích cực cũng như tiêu cực. Việc điều chỉnh chính sách v à thay đổi các chính sách là tất yếu để đi đến việc tạo ra các c ơ hội như nhau trong tiếp nhận giáo dục xã hội của mỗi cá nhân. - Nghiên cứu và thấm nhuần nguyên lý giáo dục để làm định hướng hoạt động chung cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Khi tổ chức hoạt động cụ thể của hệ thống giáo dục, cần phải tuân thủ những nguyên lý giáo dục sau: + Dạy người rồi mới dạy nghề. Đây là nguyên lý giáo dục kết hợp giáo dục nhân cách và giáo dục tri thức, kỹ năng lao động. Sản phẩm của giáo dục là những con người có nhân cách và tri thức nhất định. Khi cá nhân đang định hình nhân cách, thì giáo dục phải hướng vào giáo dục nhân cách để tạo ra một công dân tốt. Khi nhân cách đ ã hình thành thì giáo dục hướng vào củng cố và phát triển nhân cách. Như vậy, nhân cách luôn là nội dung cần hết sức chú ý trong giáo dục x ã hội + Phải phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giáo dục gia đình, giáo dục trong nhà trường và xã hội. 114
  9. + Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục. Gia đình, nhà trường và xã hội tuy có những vai trò khác nhau nhưng bổ sung cho nhau trong giáo dục v à đào tạo. Như vậy, sự kết hợp thường xuyên giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ tạo nên môi trường thống nhất trong giáo dục. + Phải dạy kiến thức một cách toàn diện. Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người luôn tiếp xúc với văn minh khoa học công nghệ phát triển ngày càng cao. Vì vậy, con người cần phải có đủ tri thức để đáp ứng yêu cầu của thời đại. Những tri thức đó phải toàn diện để tránh sự khập khiễng, méo mó về kiến thức v à kỹ năng sống, làm việc của mỗi cá nhân. + Phải chú trọng đào tạo nhân tài cho đất nước. Đất nước hưng thịnh là nhờ các nhân tài. Các nhân tài phải được coi là vốn quý của đất nước. + Vì vậy, hệ thống giáo dục phải xây dựng đ ược cơ chế hợp lý trong việc phát hiện và đào tạo nhân tài cho đất nước; phải có đầu tư thích đáng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo để thực sự cho ra đời những nhân tài góp sức xây dựng xã hội thịnh vượng. + Phải coi trọng và chú trọng ngành sư phạm và đội ngũ giáo viên. Sản phẩm của giáo dục là những con người có nhân cách, có năng lực lao động để xây dựng xã hội. Chất lượng con người được đào tạo ra phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục và đội ngũ giáo viên. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai của dân tộc. - Hệ thống nhà trường trong giáo dục và đào tạo hiện nay gồm hai hệ thống cơ bản là: + Hệ thống trường phổ thông gồm các cấp tiểu học, trung học c ơ sở, phổ thông trung học. Đây là hệ thống trường học nhằm giáo dục tri thức phổ thông, cơ bản cho từng cá nhân. + Hệ thống trường dạy nghề gồm các trung tâm dạy nghề, tr ường công nhân kỹ thuật (trung học nghề), trung học chuy ên nghiệp, cao đẳng và đại học. Hai hệ thống trường trên cho thấy quá trình chuyển từ cấp thấp lên cấp cao và quy định đầu vào của các cấp thoả đáng tránh được sự lãng phí cho xã hội. 3. Văn học nghệ thuật 115
  10. Trong đời sống xã hội, văn học nghệ thuật có vai tr ò hết sức to lớn đối với con người. Nó tác động vào ý thức hệ tư tưởng, tinh thần và tình cảm của con người. Văn học nghệ thuật từ trước đến nay phản ánh thế giới hiện thực vừa được điển hình hoá cao độ, vừa được cá thể hoá sâu sắc các cảnh đời, các trạng thái tâm hồn con ng ười bằng các hình tượng văn học nghệ thuật và các hình thức, phương pháp phản ánh cực kỳ đa dạng và phong phú. Văn học nghệ thuật gồm rất nhiều bộ môn nh ư thơ văn, sân khấu, hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, điện ảnh Tất cả các bộ môn văn học nghệ thuật đều hướng vào việc khắc hoạ cuộc sống bằng các biểu tượng, biểu đạt và thủ pháp nghệ thuật mang tính khái quát, dẫn dắt các hành vi xã hội hướng theo để học hỏi cũng như có năng lực phê phán. Ngoài ra, các bộ môn văn học nghệ thuật còn tạo dựng những đam mê nghệ thuật chân chính, khắc hoạ các giá trị tinh thần đích thực vừa có chức năng giáo dục, vừa có chức năng giải trí cho đời sống con người. Trong đó: - Chức năng giáo dục của văn học nghệ thuật thể hiện ở chỗ nó khắc hoạ cuộc sống bằng các hình tượng nghệ thuật và chỉ ra giá trị đích thực của cuộc sống, từ đó hướng hành động xã hội của mỗi cá nhân đến việc tạo nên tính nhân văn và chủ nghĩa nhân đạo trong đời sống của cá nhân đó. Nói cách khác, nghệ thuật giáo dục con người bằng hình tượng cái đẹp và khát vọng vươn tới cái đẹp. Văn học nghệ thuật chăm sóc v à chắp cánh cho tâm hồn con người bằng cảm thụ nghệ thuật và chuyển tải phạm trù Chân - Thiện - Mỹ vào cuộc sống, hướng con người vào sự hoàn thiện chính mình và cộng đồng, vào sự hoà quyện giữa cá nhân và cộng đồng để tạo nên một xã hội lý tưởng, xã hội hạnh phúc và phồn vinh. - Chức năng giải trí của văn học nghệ thuật được thể hiện bằng việc thông qua các hình tượng nghệ thuật, cách điệu, trang phục, ánh sáng và âm thanh mang lại cho công chúng thưởng thức nghệ thuật những cảm giác thú vị, tiếng cười hồn nhiên, vui vẻ và triết lý sâu sắc trong cuộc sống. Nó giúp mỗi người thấy được sự đa dạng, phong phú, tính thi vị của cuộc đời và toại nguyện được lý tưởng của mỗi người. Mỗi dân tộc đều có nền văn học nghệ thuật đậm đ à bản sắc của dân tộc mình. Nó phản ánh cuộc đấu tranh sinh tồn của chính dân tộc đó và các quan hệ xã hội mang sắc thái riêng của mình. Tinh hoa của mỗi 116
  11. dân tộc được văn học nghệ thuật chắt lọc v à truyền lại cho đời sau, trở thành những giá trị tinh thần to lớn của mỗi dân tộc. Đồng thời, văn học nghệ thuật cũng chắt lọc những cái đẹp, tinh hoa của nền văn minh nhân loại, gắn bó với hình ảnh cụ thể của dân tộc tạo nên nền văn học nghệ thuật tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 4. Y tế và bảo hiểm xã hội a) Y tế xã hội Y tế xã hội là hệ thống các tổ chức nhằm ngăn ngừa bệnh tật v à chữa trị cho nhân dân. Y tế xã hội đáp ứng nhu cầu đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân nhằm góp phần đem lại hạnh phúc cho mọi ng ười. Y tế xã hội còn góp phần vào công tác kế hoạch hoá dân số, mang lại văn minh cuộc sống cho mỗi gia đình. Y tế xã hội gồm hai hệ thống, đó là: - Y tế dự phòng có chức năng ngăn ngừa và loại trừ bệnh tật trong dân cư, cụ thể là phát hiện, ngăn chặn và đi đến tiêu diệt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tiêm chủng nhằm phòng bệnh cho dân, tiến hành các hoạt động vệ sinh công cộng, vệ sinh khu vực dân c ư, giáo dục y tế trong dân. Y tế dự phòng có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó vừa ngăn ngừa bệnh tật, vừa giúp nhân dân hiểu đ ược văn minh của tổ chức cuộc sống, giúp người dân có cuộc sống khoẻ mạnh và hạnh phúc. - Y tế điều trị có chức năng chữa bệnh mang lại cuộc sống v à sức khoẻ cho nhân dân. Đây là một hệ thống lớn bao gồm các bệnh viện, các cơ sở điều trị. Nếu hệ thống này phát triển mạnh sẽ mang lại sự yên tâm, ổn định trong đời sống nhân dân. Xem xét hai hệ thống y tế, xã hội cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây: - Quan tâm phát triển và mở rộng cả hai hệ thống y tế trên, cần đầu tư thích đáng nhằm đảm bảo tính hiệu quả. Cần phải l ưu ý rằng, hệ thống y tế dự phòng chỉ có sử dụng ngân sách chứ không có thu ngân sách cho nên phải chi tiêu ngân sách cho y tế dự phòng thật hiệu quả. - Quan tâm đến sự kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại với y học dân tộc. - Cần có những chính sách và giải pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt tình trạng bất bình đẳng trong hoạt động y tế do nhiều yếu tố tác động 117
  12. không mong muốn như đẳng cấp xã hội, điều kiện kinh tế, thành thị, nông thôn, dân tộc, tôn giáo - Cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động của y tế, các chính sách về y tế, cơ chế đảm bảo quyền lợi y tế của nhân dân. - Đặc biệt cần quan tâm đến vấn đề y đức trong y tế. Phải tuyệt đối thực hiện tôn chỉ của ngành, của người thầy thuốc là “Lương y như từ mẫu”. b) Bảo trợ và bảo hiểm xã hội Bảo trợ xã hội là hoạt động trợ giúp có tính chất nhân đạo của nhà nước và các tổ chức từ thiện cho những ng ười gặp sự cố trong cuộc sống. Bảo hiểm xã hội là đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải biến cố l àm giảm hoặc mất khả năng lao động cũng như khi mất việc làm bằng cách hình thành và sử dụng quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của ng ười lao động và người sử dụng lao động, nhằm đảm bảo sự an to àn đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước số 102 năm 1992 với những quy phạm tối thiểu về bảo hiểm x ã hội, trong đó quy định hệ thống gồm chín chế độ bảo hiểm l à: - Chăm sóc y tế; - Trợ cấp ốm đau; - Trợ cấp tuổi già; - Trợ cấp gia đình; - Trợ cấp thai sản; - Trợ cấp tàn tật; - Trợ cấp tai nạn lao động; - Trợ cấp cho những người còn sống sau tai nạn; - Trợ cấp bệnh nghề nghiệp. Trong xã hội, hoạt động bảo trợ và bảo hiểm xã hội mang tính tất yếu thể hiện ở tính bất ổn định của cuộc sống do h àng loạt các sự kiện 118
  13. có thể gây ra sự cố như bệnh tật, tai nạn, thiên tai, hoả hoạn Những sự cố trong cuộc của mỗi con người và hoạt động của mỗi tổ chức luôn đòi hỏi có sự trợ giúp của cộng đồng để họ có thể trải qua những giai đoạn sóng gió đó. Sự phát triển của bảo trợ và bảo hiểm xã hội nói lên vai trò của cá nhân đối với cộng đồng và của cộng đồng đối với cá nhân. V ì vậy, tham gia bảo trợ và bảo hiểm xã hội là trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân. Bảo trợ và bảo hiểm xã hội có vai trò rất to lớn đối với xã hội thể hiện ở các điểm sau: - Sự phát triển của bảo trợ và bảo hiểm xã hội đã tạo ra cảm giác bình yên và ổn định cho nhân dân. Đây là nhu cầu rất lớn trong đời sống của mỗi cá nhân. - Sự phát triển của bảo trợ và bảo hiểm xã hội giúp cho những người gặp sự cố trong cuộc đời sớm hội nhập trở lại với cuộc sống b ình thường của cộng đồng và của bản thân mình. - Bảo trợ và bảo hiểm xã hội thực hiện vấn đề an sinh xã hội, bảo đảm an toàn xã hội cho mỗi người. 5. Môi trường sinh thái Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện cần thiết cho con người tồn tại và phát triển cả ở hiện tại và trong tương lai. Từ rất lâu trong lịch sử, con người đã biết được vũ trụ là sự tồn tại trong mối liên hệ mật thiết giữa trời, đất và con người (Thiên - Địa - Nhân). Sinh thái là mối quan hệ biện chứng giữa tất cả các h ình thái của cuộc sống và hoàn cảnh tự nhiên. Nhà sinh thái học quan tâm đến việc con người làm ảnh hưởng đến môi tường tự nhiên như thế nào và ngược lại môi trường tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến con người. Các nhà xã hội học nghiên cứu môi trường sinh thái bao gồm cả môi tr ường tự nhiên và xã hội tạo nên hệ sinh thái. Hệ sinh thái là sự tương tác một cách phức hợp giữa môi trường tự nhiên và xã hội. Hệ sinh thái được hình thành do toàn bộ các hình thái cuộc sống nằm trong môi trường. Cuộc sống của thảo mộc, động vật, con người và xã hội là một phần của hệ sinh thái. Hệ sinh thái có thể tồn tại ở bất kỳ quy mô n ào trong sự phụ thuộc tương hỗ tồn tại giữa các yếu tố với nhau đ ược gọi là cân bằng sinh thái. 119
  14. Sự cân bằng sinh thái đã được hình thành từ lâu trong lịch sử, nhưng dưới tác động của cuộc cách mạng kỹ thuật, con ng ười đã phá vỡ thế cân bằng vốn đã hết sức mong manh. Thảm hoạ của môi trường sinh thái được thể hiện ở những điểm sau đây: - Thứ nhất, tình trạng mất cân bằng thảm thực vật trên trái đất dẫn đến sự biến động thời tiết mạnh mẽ. Các hiện t ượng thời tiết khắc nghiệt và khó lường như elnino, lanina, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zôn, lũ lụt, hạn hán đã gây thảm hoạ vô cùng lớn cho đời sống. - Thứ hai, các hiện tượng ô nhiễm môi trường nước, không khí đã tác động trực tiếp đến môi trường sống. - Thứ ba, các chất thải độc hại khó tiêu huỷ đang ảnh hưởng nguy hại đến cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. - Thứ tư, hiện tượng sa mạc hoá, xói mòn đang làm thu hẹp sự sống trên nhiều vùng của trái đất. - Thứ năm, sự huỷ diệt nhiều loài sinh vật đã dẫn đến hiện tượng khan hiếm thực phẩm tự nhiên, gây biến động bất lợi ở nhiều yếu tố sinh học. - Thứ sáu, hiện tượng sử dụng hoá chất độc hại ng ày càng phổ biến và sử dụng các hiện tượng đột biến gien đã gây ra nhiều bệnh tật, ngộ độc, thay đổi hệ di truyền. Như vậy, sự mất cân bằng sinh thái nghi êm trọng dẫn đến nguy cơ diệt vong của các loài sinh vật, trong đó có cả con người. Vì vậy, cả nhân loại phải nỗ lực để cứu vãn tình thế. Hội nghị môi trường thế giới năm 1998 đã thống nhất kêu gọi nỗ lực của tất cả các quốc gia, cả nhân loại cần phải thực hiện ngay các giải pháp cấp bách để cứu trái đất Các giải pháp đó là: - Phục hồi toàn bộ thảm thực vật trên toàn cầu nhằm lấy lại yếu tố cân bằng sinh thái tự nhiên bằng cách trồng cây xanh ở mọi chỗ có thể trồng được, đặc biệt là phục hồi toàn bộ số rừng tự nhiên đã bị phá huỷ. - Ngăn chặn và đi đến chỗ loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường bằng cách xử lý các chất thải tr ước khi thả vào môi trường tự nhiên, hạn chế sử dụng các hoá chất độc hại trong nông nghiệp; 120
  15. - Bảo tồn và phục hồi một số loài động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. - Thống nhất các quan điểm để đưa ra các quy định chung nhằm từng bước phục hồi lại cân bằng hệ sinh thái. Trong thời đại ngày nay, vấn đề môi trường sinh thái không bó hẹp trong phạm vi của riêng quốc gia nào, mà là vấn đề toàn cầu. Cải thiện môi trường sinh thái đòi hỏi sự nỗ lực chung của mọi quốc gia. 6. Dân số - lao động - việc làm Dân số - lao động - việc làm là ba vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau và tác động rất lớn đến đời sống xã hội. Các nhà xã hội học quan tâm đến mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm với xã hội. Nghiên cứu vấn đề dân số trong xã hội, trước hết, phải hiểu rõ một số khái niệm cơ bản như quy mô dân số, tỷ suất sinh thô, tỷ suất tử thô, tỷ lệ tăng dân số c ơ học, mật độ dân cư, cơ cấu dân số. Một vấn đề quan trọng mà các nhà xã hội học cần quan tâm về quan hệ dân số và xã hội là các lý thuyết về thay đổi dân số. Có hai lý thuyết cơ bản sau đây: - Thuyết nhân mãn của Malthus: Malthus đưa ra quan điểm dân số gia tăng theo cấp số nhân, trong khi đó lương thực gia tăng theo cấp số cộng. Hệ quả là xuất hiện tình trạng thiếu hụt lương thực và ông tiên đoán rằng dân số và nguồn cung cấp sẽ được tái tạo quân bình nhờ hệ quả của chiến tranh, nạn dịch và nạn đói. Lý thuyết này có ý nghĩa đối với thời kỳ cổ xưa, còn giai đoạn hiện nay nó không còn ý nghĩa nữa trước sự can thiệp ngày càng chủ động của con người vào quá trình sinh sản và ngày càng tạo ra năng suất cây trồng và vật nuôi cao. - Thuyết quá độ dân số đã giúp hiểu rõ bản chất của sự thay đổi dân số. Thuyết này đưa ra ba giai đoạn phát triển dân số như sau: + Giai đoạn 1 là giai đoạn cả tỷ suất sinh và tử đều cao dẫn đến quy mô dân số ổn định, nó điển hình cho khu vực chậm phát triển của thế giới; + Giai đoạn 2 là giai đoạn tỷ suất sinh cao, tỷ suất tử thấp dẫn đến dân số tăng khá nhanh; 121
  16. + Giai đoạn 3 là giai đoạn dân số trở lại ổn định với tỷ suất sinh v à tử đều thấp, giai đoạn này diễn ra ở các xã hội công nghiệp và đô thị hoá cao. Tiếp đến, trong nghiên cứu vấn đề dân số, xã hội học cần quan tâm đến vấn đề di dân. Di dân là sự di chuyển dân số từ một nơi này đến một nơi khác. Hiện nay người ta thường quan tâm đến hai loại di dân l à di dân nội bộ và di dân quốc tế. Vấn đề di dân có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của x ã hội, nó tạo cơ hội xây dựng cuộc sống ở những n ơi tốt hơn của những người di cư. Song thực tế vấn đề di dân tự do là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm vì nó gây ra những phiền phức rất lớn cho xã hội, nhất là tình trạng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị. Vì vậy, các nhà xã hội học cần phải có quan điểm r õ ràng trong việc nghiên cứu hiện tượng di dân tự do này. Hiện nay, xã hội học còn phải quan tâm đến di dân quốc tế. Đây l à nhu cầu thực tế của phân công lao động quốc tế. Di dân quốc tế thể hiện ở hợp tác lao động quốc tế v à di dân tự do. Ngoài ra, xã hội học cần quan tâm các chính sách dân số. Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại hai loại chính sách dân số l à hạn chế sự gia tăng dân số và ngược lại, khuyến khích gia tăng dân số. - Chính sách hạn chế gia tăng dân số bao gồm các quy định số con hợp lý trong gia đình và các giải pháp can thiệp vào quá trình sinh sản nhằm hạn chế số con. - Chính sách khuyến khích sinh sản bao gồm các cung cấp về vật chất nhằm khuyến khích có nhiều con v à hạn chế sự can thiệp vào quá trình sinh sản nhằm tạo ra số con nhiều h ơn. Tốc độ tăng dân số cao, quy mô dân số lớn là những vấn đề hết sức phức tạp của các nước chậm phát triển. Những vấn đề phức tạp đó thể hiện ở các điểm sau: - Thứ nhất, do tốc độ tăng dân số cao, quy mô dân số lớn dẫn đến tốc độ gia tăng và quy mô nguồn lao động ngày càng lớn đã gây ra sứ ép rất lớn về việc làm. Nếu xã hội không đủ lượng đầu tư giải quyết 122
  17. việc làm cho số lao động gia tăng này sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp triền miên và đó là gánh nặng vô cùng lớn cho xã hội. - Thứ hai, dân số tăng nhanh đòi hỏi giáo dục cũng tăng nhanh theo, đặc biệt là giáo dục nghề phải mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu. Nếu đầu tư giáo dục hạn chế sẽ dẫn đến chất lượng nguồn lao động không cao ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế. - Thứ ba, dân số tăng nhanh dẫn đến sức ép mạnh về lương thực, thực phẩm, chăm sóc y tế, văn hoá v à tất yếu làm giảm chất lượng đời sống của nhân dân. 7. Lối sống - trào lưu - thị hiếu a) Lối sống Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về lối sống v à mỗi quan điểm đều có luận cứ riêng của mình, cụ thể: - Quan điểm hành vi cho rằng lối sống là những hình thức cố định điển hình của hoạt động sống cá nhân và tập đoàn của con người, những hình thức ấy nói lên đặc điểm về giao tiếp, hành vi và tư duy của họ trong các lĩnh vực lao động, hoạt động chính trị, xã hội, sinh hoạt và giải trí. - Quan điểm triết học cho rằng lối sống là một phạm trù triết học lý giải một phương thức hành động, một trạng thái sinh tồn của con người. Có thể xem lối sống như một phương thức tồn tại của một cá nhân hay của một nhóm xã hội mang tính lịch sử cụ thể. Lối sống mang nội dung hành xử của con người theo những tiêu chuẩn đạo đức, luật pháp của một chế độ chính trị nhất định, tập quán và truyền thống văn hoá của dân tộc. Nó phản ánh những sở thích cá nhân, tạo ra cho mỗi người một nhân cách. Khái quát hai quan điểm trên, xã hội học nhận thấy biểu hiện cơ bản của lối sống là những nhận thức (quan điểm cá nhân) về vấn đề lao động, tiêu dùng, quan hệ xã hội trong điều kiện cụ thể của x ã hội hiện đại và thể hiện ra ngoài là những hành vi xã hội. Như vậy, có thể thống nhất khái niệm lối sống nh ư sau: Lối sống là tập hợp có hệ thống những đặc điểm c ơ bản, đặc trưng cho các hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các tập đo àn xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. 123
  18. Lối sống phụ thuộc vào thời đại mà cá nhân đang sống với những điều kiện vật chất tinh thần nhất định. Những quy định của thời đại nh ư luật pháp, chính sách, cơ chế kinh tế xã hội đã tạo nên tư duy và hành động của mỗi cá nhân trong xã hội và quyết định lối sống của cá nhân đó. Ngoài ra, lối sống còn được quy định bởi di sản của lịch sử, đó l à các giá trị truyền thống đã tạo nên những khuôn mẫu trong hoạt động hàng ngày đang chi phối hành vi của mỗi cá nhân. Lối sống còn bắt nguồn từ mặt bằng văn hoá. Với mặt bằng văn hoá cao, con người sống có đạo đức, có nhân cách, có bản lĩnh vững vàng hơn; tôn trọng các tiêu chuẩn xã hội lành mạnh. b) Trào lưu Một bộ phận, một yếu tố nào đó của lối sống nảy sinh và phát triển đã lôi cuốn được đông đảo công chúng không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo thì được gọi là trào lưu. Trào lưu có thể đại diện cho một tư tưởng mới, một xu thế lành mạnh, một yếu tố tiến bộ trong lối sống. Nh ưng trào lưu cũng có thể phản tiến bộ, phản văn hoá. Để có trào lưu đòi hỏi phải có lực lượng đi tiên phong, đề xướng và khuếch trương trong cuộc sống. Sức lôi cuốn của trào lưu phụ thuộc vào tính hấp dẫn của vấn đề được đề xướng và đáp ứng của công chúng. Trào lưu liên quan đến những yếu tố thuộc về ý thức hệ, tư tưởng của con người. Vì vậy, trào lưu có tính bền vững nhất định và thường để lại những dấu ấn lớn trong lối sống. Nếu tr ào lưu được tất cả cộng đồng chấp nhận và tuân thủ thì trào lưu trở thành một yếu tố không thể thiếu của lối sống. Trào lưu làm thay đổi bộ mặt đời sống của xã hội, làm phong phú lối sống và làm cho con người đạt được trình độ văn minh cao hơn. Trào lưu phụ thuộc trước hết vào trình độ văn minh của xã hội. Trình độ văn minh giúp con người hiểu được cái mới, sáng tạo cái mới, đồng thời cũng giúp họ hiểu được sự lạc hậu của cái cũ đang k ìm hãm văn minh, loại bỏ nó và vươn tới cái đẹp. Trào lưu còn phụ thuộc vào sự giao thoa lối sống giữa các v ùng, các dân tộc, các giai cấp và mỗi cá nhân. 124
  19. c) Thị hiếu Thị hiếu là một kiểu cách, một mô hình trong lối sống lôi cuốn được một số đông người theo nó trong một khoảng thời gian nhất định . Thị hiếu khác trào lưu ở chỗ thị hiếu chỉ là yếu tố sở thích không liên quan đến ý thức hệ và không có tính bền vững, vì vậy, không để lại dấu ấn trong lối sống. Thị hiếu thương gắn liền với sở thích hàng ngày trong đời sống vật chất, lao động nghệ thuật, cách điệu của h ành vi, mô hình ứng xử trong cuộc sống. Do đó, thị hiếu làm cho lối sống phong phú hơn, đa dạng hơn vừa mang lại cảm hứng cuộc sống của cá nhân. Thị hiếu thường có hai cấp độ, đó là: - Thị hiếu chọn lọc là thị hiếu của những người hiểu được cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp để làm phong phú cuộc sống. Đây là thị hiếu có chất lượng cao. - Thị hiếu không chọn lọc là thị hiếu của những người có tư tưởng a dua đua đòi mà không hiểu bản chất của cái đẹp, cái tốt. Thị hiếu n ày có thể khai thác một cách dễ dàng qua quảng cáo và lan truyền trong dân cư. Thị hiếu phụ thuộc vào trình độ văn hoá của xã hội. Những người có trình độ văn hoá cao thường có nhận thức trong cuộc sống cao. V ì vậy họ thiên hướng theo thị hiếu chọn lọc. Những ng ười có trình độ văn hoá thấp thường chạy theo thị hiếu không chọn lọc. Thị hiếu cũng phụ thuộc vào sự khác biệt về điều kiện kinh tế văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc, giai cấp, và cá nhân nó thể hiện qua hoàn cảnh gia đình mức sống, môi trường hoạt động. Thị hiếu còn phụ thuộc vào giao lưu kinh tế văn hoá xã hội giữa các vùng các dân tộc. Đây là quá trình chắt lọc lấy cái đẹp của cuộc sống. Cuối cùng, thị hiếu phụ thuộc vào truyền thống văn hoá xã hội của dân tộc. Các quan niệm hành vi, cách điệu trong cuộc sống có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thị hiếu. 8. Khuyết tật xã hội (hành vi lệch chuẩn) 125
  20. Trong đời sống xã hội người ta nhận thấy rằng không phải tất cả các cá nhân, các nhóm xã hội đều tuân thủ những gì gọi là quy định xã hội. Trong mọi lúc, mọi nơi, ở mọi khía cạnh, xã hội luôn xảy ra những hành vi không đúng với quy định đã dẫn đến làm ảnh hưởng tới đời sống của người này, người khác hoặc một bộ phận dân cư. Về nguyên tắc, muốn xây dựng một xã hội văn minh lành mạnh thì phải loại trừ toàn bộ các hành vi lệch chuẩn để hướng hoạt động của xã hội vào sự đồng cảm với nhau để xây dựng cuộc sống chung. Hành vi lệch chuẩn (hay khuyết tật xã hội) là những hành vi trái với những quy tắc sống tồn tại trong văn hoá, l à những hành vi đi chệch khỏi các quy tắc, các chuẩn mực của x ã hội hay nhóm xã hội, là các thói hư, tật xấu tồn tại trong nhân dân làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người. Những hành vi đó thường là nghiện ngập ma tuý, rượu chè, cờ bạc trộm cướp, bạo hành, mại dâm, mê tín dị đoan, tham ô, tham nhũng Những hành vi đó không những làm suy đồi đạo đức, nhân cách của những người thực hiện nó mà còn gây ra những hậu quả lớn cho xã hội, ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người khác. Đại bộ phận các hành vi lệch chuẩn đều được các xã hội quan niệm thống nhất và xác định một cách rõ ràng. Song có một số hành vi lệch chuẩn chỉ mang tính chất t ương đối theo phạm vi của dân tộc, các nhóm xã hội. Ở dân tộc này, nhóm xã hội này cho là lệch chuẩn nhưng ở dân tộc khác, nhóm xã hội lại cho là bình thường. Thí dụ quan hệ tình dục giữa người da trắng với người da đen được coi là bình thường ở nhiều nước nhưng ở Nam Phi thì đây là một tội ác, sự loạn luân ở xã hội Ai Cập cổ đại được coi là hành vi giữ gìn dòng dõi trong khi đó ở các nước khác cho là hành vi đồi bại, nói tục, văng bậy ở nhóm ng ười lao động chân tay họ cho là bình thường, nhưng ở giới trí thức thì đây là hành vi xấu không thể chấp nhận được. Vì vậy, khi xem xét đến một số hành vi lệch chuẩn, cần chú ý phân định rõ ràng các hành vi có tính chất tương đối đó. Tại sao những người trong xã hội lại có hành vi lệch chuẩn đó? Đây là câu hỏi đã được đặt ra từ lâu đối với xã hội loài người và các nhà 126
  21. khoa học cũng đã có nhiều trường phái khác nhau lý giải để trả lời câu hỏi đó. Xã hội học có thể đề xuất ba cách giải thích nh ư sau: - Giải thích trên cơ sở sinh học: Các nhà sinh học hướng vào cấu trúc sinh học của có thể để lý giải theo các thuyết sau: + Lý thuyết về loại cơ thể: Cesare Lombroso, người Italy thế kỷ XIX cho rằng kẻ phạm tội không có sự ho àn thiện về mặt sinh học như những người bình thường. Về mặt sinh học, kẻ phạm tội giống sinh vật hơn là người bình thường. Những người với quai hàm và xương cánh tay rất dài, xương ngón tay ngón chân to bè và b ộ răng bất bình thường thì thường có khả năng hành vi lệch chuẩn cao. + William Sheldon, nhà nhân chủng học người Mỹ lại chia ra ba kiểu cơ thể: • Thứ nhất: Tròn, béo, mềm; • Thứ hai: Lực lưỡng, cơ bắp; • Thứ ba: Mỏng manh, yếu ớt, gầy. + William Sheldon cho rằng kiểu cơ thể lực lưỡng, cơ bắp có khả năng hành vi lệch chuẩn cao vì họ thuộc loại cơ thể dễ bị kích động, dễ dàng nổi nóng, dễ bị rơi vào trạng thái thần kinh căng thẳng. + Lý thuyết về nhiễm sắc thể thì cho rằng ở con người bình thường, nam giới có cặp nhiễm sắc thể XY, nữ giới có cặp nhiễm sắc thể XX. Ở những người có nhiễm sắc thể XYY thường là những người có hành vi lệch chuẩn cao. - Giải thích trên cơ sở tâm lý: + Lý thuyết phân tâm học của Sigmund Freud đã chia nội tại con người thành ba phần là; bản năng, bản ngã, và siêu ngã. Bản năng tượng trưng cho phần vô thức và phi xã hội của cá nhân, bản ngã biểu hiện phần ý thức có lý trí của cá nhân, c òn siêu ngã biểu hiện phần giá trị văn hoá với chức năng như là lương tâm của cá nhân. + Trường phái phân tâm học cho rằng h ành vi lệch chuẩn là kết quả khi mà cá nhân nào đó có phần bản năng mạnh, trội lên đến mức mà phần bản ngã và siêu ngã không thể kiểm soát được hành vi của họ. Nhà tâm lý học hành vi Eysenck cho rằng những hành vi lệch chuẩn là sản phẩm của tính dễ tiếp thu của cá nhân đối với một quá 127
  22. trình chi phối về mặt tâm lý và do đó người có tính dễ tiếp thu thường có khả năng hành vi lệch chuẩn cao. Hành vi lệch chuẩn là một sản phẩm của sự bất lực tâm lý của cá nhân do không đáp ứng đ ược sự đào tạo của xã hội qua thời kỳ thơ ấu và thời niên thiếu. - Giải thích trên cơ sở xã hội học: + Các lý thuyết xã hội coi hành vi lệch chuẩn như kết quả từ xã hội. Họ cho rằng những hành vi lệch chuẩn đó là do khiếm khuyết văn hoá và cơ cấu xã hội sinh ra. Những ảnh hưởng của môi trường không lành mạnh trong xã hội, những yếu kém của tiểu văn hoá gia đ ình và giai cấp đã khiến cho một số người dính líu đến hành vi lệch chuẩn. + Lý thuyết nhóm khác biệt của Edwin Sutherland cho rằng điều đầu tiên phải hiểu cho đúng như thế nào là lệch chuẩn và cần phải hiểu sự lệch chuẩn này có biến đổi khác nhau từ nhóm người này sang nhóm người khác. Hầu hết các cá nhân đều có cả hai thứ trong tự thân l à lệch chuẩn và không lệch chuẩn. Cá nhân sẽ phô diễn cả hai trong nhóm x ã hội nào đó. Và như vậy ở nhóm xã hội nào đó cá nhân sẽ có hành vi lệch chuẩn. + Lý thuyết phi quy tắc của Robert K. Merton cho rằng h ành vi lệch chuẩn như là kết quả của hoạt động trong trạn g thái không quy tắc, không nguồn gốc đưa đến là mong đợi văn hoá không tồn tại trong quan hệ xã hội. - K. Merton đưa ra bốn kiểu hành vi lệch chuẩn là: + Sáng kiến là hành vi vượt ra ngoài quy định để đạt được điều gì đó; + Chủ nghĩa nghi thức là hành vi cố bám lấy nguyên tắc và thủ tục cứng nhắc dẫn đến hậu quả tai hại; + Chủ nghĩa thoát ly là hành vi thoát ra khỏi mục tiêu và phương cách để đạt được mục tiêu; + Nổi loạn là hành vi cá nhân bác bỏ cả mục tiêu và phương cách đạt được mục tiêu. - Lý thuyết điều tiết của T. Hirsch cho rằng trong xã hội tồn tại mối quan hệ giữa cá nhân và quy ước xã hội. Một khi cá nhân tiếp thu tốt các quy ước xã hội sẽ giảm thiểu sự lệch hướng khỏi quy ước đó. 128
  23. - Lý thuyết gán nhãn cho rằng hành vi của một cá nhân lệch chuẩn hay không là do sự phản ứng của cá nhân khác nhiều h ơn là tự thân hành vi đó biểu hiện, và các cá nhân khác gán cho anh ta cái nhãn là lệch chuẩn. - Lý thuyết xung đột cho rằng trong một thể chế x ã hội, người ta phải thiết lập các luật lệ và phương thức bảo vệ quyền lợi riêng của giai cấp này hay giai cấp khác cũng như duy trì trật tự xã hội. Cùng một hành vi lệch chuẩn như nhau nhưng gán nhãn cho các cá nhân thuộc nhóm giai cấp có địa vị thấp bao giờ cũng dễ d àng hơn cho các cá nhân ở giai cấp có địa vị cao. Theo Karl Marx thì hành vi lệch chuẩn sẽ xuất hiện nhiều h ơn cùng với sự xung đột quyền lợi giữa các giai cấp trong xã hội. 129
  24. Chương VII SỰ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI 1. Khái niệm biến đổi xã hội Mọi xã hội đều không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ có tính tương đối và nhiều khi chỉ là sự ổn định bề ngoài, có tính tạm thời mà thôi. Đối với xã hội hiện đại, sự biến đổi càng rõ ràng và diễn ra nhanh hơn. Sự biến đổi xã hội không phải là điều mới mẻ, mà là vấn đề diễn ra một cách thường xuyên và hợp quy luật biến đổi và phát triển của sự vật. Hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về sự biến đổi x ã hội. Theo cách hiểu rộng nhất, biến đổi xã hội là sự thay đổi so sánh giữa tình trạng hiện tại của xã hội cũng như của các bộ phận, yếu tố cấu thành xã hội so với tình trạng cũ hay trong quá khứ. Trong phạm vi hẹp, xã hội học cho rằng biến đổi xã hội chính là sự biến đổi về cấu trúc xã hội (hay tổ chức xã hội của nó) và sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến mọi thành viên của xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là hai trong rất nhiều quan niệm về sự biến đổi x ã hội. Đề cập đến sự biến đổi xã hội là đề cập đến sự thay đổi, nhưng không phải sự thay đổi nào cũng được gọi là biến đổi xã hội, mà chỉ những thay đổi có ảnh hưởng sâu sắc tới đông đảo cá nhân trong xã hội, hay sự thay đổi của các cơ cấu tổ chức, các tầng lớp xã hội mới được gọi là biến đổi xã hội. Sự biến đổi xã hội không chỉ diễn ra ở tầm vĩ mô, m à cả ở tầm vi mô, không chỉ trong lĩnh vực kiến trúc thượng tầng, mà cả ở nền sản xuất vật chất hay là cơ sở hạ tầng. Sự biến đổi xã hội không chỉ diễn ra theo chiều hướng tiến bộ, mà có thể diễn ra theo chiều hướng thụt lùi. Như vậy, có thể thống nhất khái niệm về sự biến đổi x ã hội như sau: Biến đổi xã hội là một quá trình, qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian. Theo quan điểm triết học, mọi sự vật và hiện tượng đều biến đổi và không ngừng phát triển, đứng yên chỉ là hình thức tồn tại nhất thời 130
  25. của vận động. Xã hội cũng vậy, luôn vận động, phát triển v à biến đổi xã hội là một tất yếu khách quan. Vấn đề l à mức độ, quy mô và phạm vi biến đổi mà thôi. Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của biến đổi xã hội, xã hội học có thể chia thành hai cấp độ biến đổi như sau: - Những biến đổi vĩ mô là những biến đổi diễn ra và trải rộng trên một phạm vi lớn, trong đó, chúng diễn ra trong những thời kỳ d ài. Sự biến đổi vĩ mô có thể không nhận thấy đ ược vì nó diễn ra hết sức chậm chạp so với đời sống của con người. - Một thí dụ về sự biến đổi vĩ mô l à quá trình hiện đại hoá, đó là quá trình các xã hội trở nên khác nhau bên trong nhiều hơn, như sự thay đổi các thiết chế xã hội giản đơn bằng các các thiết chế xã hội phức tạp hơn. - Những biến đổi vi mô là những biến đổi nhỏ, nhanh, được tạo ra bởi những quyết định, những hành vi trong quan hệ tương tác của con người trong đời sống hàng ngày. 2. Đặc điểm của biến đổi xã hội Sự biến đổi xã hội có những đặc trưng cơ bản sau: - Sự biến đổi của xã hội là kết quả của những hoạt động tích cực và sáng tạo của con người. Thông qua mọi hoạt động vật chất cũng như tinh thần, thông qua lao động sáng tạo, con ng ười đã làm thay đổi môi trường tự nhiên, đồng thời cũng làm thay đổi cả môi trường xã hội, làm xã hội biến đổi. - Sự biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không giống nhau cả về nhịp độ, tốc độ, quy mô, không gian v à thời gian giữa các xã hội. + Sự biến đổi của mỗi bộ phận, mỗi th ành phần của cơ cấu xã hội cũng diễn ra với nhịp độ, tốc độ khác nhau trong những không gian v à thời gian cụ thể nhất định. + Mỗi xã hội đều biến đổi theo thời gian, nh ưng do các điều kiện khác nhau nên các xã hội biến đổi theo nhịp độ nhanh chậm khác nhau. Tốc độ của sự biến đổi gia tăng khi khoa học kỹ th uật phát triển. 131
  26. + Sự biến đổi xã hội ở các nước có nền khoa học công nghệ cao diễn ra nhanh hơn, sâu sắc hơn, có phạm vi không gian rộng lớn hơn các nước có nền khoa học kỹ thuật kém phát triển. + Trong quá trình biến đổi xã hội thì sự biến đổi trong cơ sở hạ tầng diễn ra nhanh hơn và đóng vai trò quyết định quá trình biến đổi của kiến trúc thường tầng. + Trong quá trình biến đổi xã hội các yếu tố văn hoá vật chất biến đối nhanh hơn các yếu tố văn hoá tinh thần. - Sự biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và ảnh hưởng đối với đời sống xã hội. + Có những biến đổi chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn v à không có ảnh hưởng lâu dài. Nhưng cũng có những biến đổi diễn ra trong một thời kỳ dài có thể trong nhiều thế kỷ, nhiều thế hệ. + Những ảnh hưởng của sự biến đổi xã hội phụ thuộc vào tính chất, mức độ và phạm vi của bản thân sự biến đổi đó. + Sự biến đổi xã hội vừa có thể có những ảnh hưởng tích cực, vừa có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống xã hội. + Bên cạnh những thay đổi về mặt kỹ thuật, Sự biến đổi xã hội còn đưa đến những thay đổi về chuẩn mực, h ành vi xã hội liên quan đến hành vi của giới, hành vi của chủng tộc, hành vi của nhóm xã hội. - Sự biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa có tính phi kế hoạch. + Đây là tính hai mặt của quá trình biến đổi xã hội. Nói cách khác, những biến đổi xã hội do con người tạo ra đều xuất phát từ tính tự giác, chủ động của con người, vì vậy, nó hoàn toàn có thể kiểm soát được. + Tuy nhiên sự biến đổi xã hội không chỉ do tính tự giác của con người quyết định, mà nhiều khi nó còn diễn ra một cách tự phát, bị động và nằm ngoài tầm kiểm soát của xã hội. - Sự biến đổi xã hội diễn ra một cách thống nhất giữa biến đổi kinh tế với những biến đổi khác của x ã hội. + Xã hội là một hệ thống phức tạp, các yếu tố của đời s ống xã hội không ngừng tác động qua lại lẫn nhau, chi phối lẫn nhau. Trong đó sản xuất và dịch vụ là cơ sở của đời sống xã hội quyết định các mặt khác của đời sống xã hội như chính trị, tư tưởng, văn hoá. 132
  27. + Sự biến đổi xã hội bắt đầu từ sự biến đổi của sản xuất. Khi kinh tế thay đổi thì mọi mặt khác của đời sống xã hội cũng thay đổi theo. Ngược lại, khi các yếu tố khác của đời sống x ã hội biến đổi cũng dẫn đến sự thay đổi trong kinh tế. + Vì vậy, giải quyết các vấn đề kinh tế không thể tách rời những vấn đề xã hội và ngược lại, không thể giải quyết các vấn đề x ã hội mà thiếu đi nền tảng kinh tế. - Trong quá trình biến đổi xã hội tất yếu xảy ra các xu hướng trái ngược nhau. + Sự biến đổi xã hội là một quá trình phức tạp và đầy mâu thuẫn. Bất kỳ một giai đoạn phát triển nào của xã hội cũng đều chứa đựng những xu hướng trái ngược nhau. Khi xã hội càng phát triển, các cấu trúc và quan hệ xã hội càng trở nên phức tạp thì các xu hướng đó càng trở nên phức tạp hơn. + Trong quá trình biến đổi xã hội, khi khắc phục được mâu thuẫn này lại nảy sinh mâu thuẫn khác, phát triển mặt n ày, lại có thể hạn chế mặt khác. - Quá trình biến đổi xã hội có tính kế thừa + Trong quá trình biến đổi xã hội, các thế hệ loài người kế tiếp nhau một cách liên tục. Mỗi thế hệ đều có sự kế thừ a những thành tựu về kinh tế, khoa học, văn hoá của các thế hệ tr ước. + Kế thừa và biến đổi là hai mặt không thể tách rời nhau trong đời sống xã hội. Kế thừa diễn ra trong tất cả các mặt của đời sống x ã hội. Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực thì kế thừa có những đặc thù riêng và diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau, có thể là tự phát, hoặc cũng có thể là tự giác thông qua hoạt động của các chủ thể x ã hội vì những mục đích xã hội nhất định. 3. Một số khái niệm liên quan a) Biến cố xã hội Biến cố xã hội là những sự kiện xã hội xảy ra có thể đem lại hoặc không đem lại một sự thay đổi nào đó trong đời sống xã hội. Biến cố xã hội có thể tác động mạnh mẽ, hoặc không tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Trong trường hợp sau, biến cố xã hội vẫn 133
  28. có thể dẫn đến những thay đổi nhưng chỉ là những thay đổi có tính chất bộ phận của tổng thể xã hội, hoặc thậm chí không dẫn đến sự thay đổi nào cả. Còn biến đổi xã hội thì luôn luôn dẫn đến sự thay đổi có tính cơ cấu của xã hội, thay đổi đặc trưng của xã hội. b) Tiến bộ xã hội Biến đổi xã hội có thể diễn ra theo nhiều chiều h ướng khác nhau, hoặc là đi lên, hoặc là dậm chân tại chỗ, hoặc là thậm chí thụt lùi. Biến đổi xã hội chỉ là kết quả của sự tác động của nhiều biến cố x ã hội hay sự kiện xã hội dẫn đến thay đổi đặc trưng hoặc cấu trúc xã hội. Bản thân sự biến đổi xã hội chưa nói lên giá trị mà đơn thuần chỉ là sự mô phỏng nền văn hoá hay cấu trúc xã hội. Xã hội luôn mong đợi những biến đổi có lợi cho nhiều ng ười. Do đó việc đánh giá sự biến đổi xã hội thường là hướng vào những giá trị mà những sự biến đổi đó đem lại. Những biến đổi x ã hội như vậy được gọi là tiến bộ xã hội. Như vậy, tiến bộ xã hội là sự vận động, biến đổi có ý thức theo chiều hướng tích cực và được sự mong đợi của xã hội. c) Tiến hoá xã hội - Vận dụng thuyết tiến hoá của Charles Darwin (1809 -1882) nêu ra trong lĩnh vực sinh học, các nhà nghiên cứu xã hội như nhà nhân chủng học người Mỹ H. Morgan (1818-1881), nhà triết học và xã hội học người Anh H. Spencer (1820-1903) сho rằng xã hội cũng như giới sinh vật đều tiến hoá theo một quy luật nhất định, đó l à chuyển từ cái thuần nhất đơn giản sang cái không thuần nhất phức tạp, thông qua phân hoá để đạt tới sự thống nhất. Quá trình tiến hoá có thể được chia thành ba hình thái, cụ thể: - Tiến hoá vô cơ (vũ trụ, trái đất); - Tiến hoá hữu cơ (sinh học); - Tiến hoá siêu hữu cơ (xã hội, đạo lý và nhân cách). Tiến hoá xã hội là phạm trù tiến hoá siêu hữu cơ. Cùng với tiến hoá xã hội còn có một hình thức biến đổi xã hội khác là cách mạng xã 134
  29. hội. Giữa hai hình thức tiến hoá này có sự khác biệt về tốc độ và sự chuyển hoá về chất. Trong xã hội học hiện đại, người ta thường dùng khái niệm thay thế cho khái niệm tiến hoá xã hội, đó là khái niệm “phát triển”. Mặc dù khái niệm phát triển chưa được hiểu một cách thống nhất, nhưng có thể áp dụng khái niệm phát triển do Liên hợp quốc đưa ra như sau: “Phát triển là một quá trình, trong đó toàn thể loài người áp dụng những công cụ hiện đại của khoa học và công nghệ vào những mục tiêu của mình, qua những thời kỳ khác nhau và có tính không thể đảo ngược được của quá trình đó”. II. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI 1. Quan điểm của các nhà xã hội học không tưởng Những đại diện tiêu biểu cho các nhà xã hội học không tưởng là H. Saint-Simon (1760-1825), S. Furie (1772-1837) và R. Owen (1771- 1858) cho rằng xã hội biến đổi qua những giai đoạn khác nhau v à tuân theo những quy luật nhất định. Những biến động xã hội thay thế xã hội cũ sự lạc hậu bằng xã hội mới văn minh hơn. Đó là một xã hội lý tưởng, là một tất yếu của lịch sử mà nguyên nhân cơ bản là sự tác động tích cực của tri thức khoa học, của tôn giáo và đạo đức (H. Saint - Simon), hoặc là do xung đột xã hội và cách thức giải quyết xung đột đó (F. Furie). Theo họ, cần thiết phải thực hiện việc cải cách x ã hội từ trên xuống theo những thiết chế mà họ nghĩ ra để thực hiện sự bình đẳng và công bằng xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, loài người chưa thể xây dựng được một xã hội như vậy vì những điều kiện tiền đề cho xã hội đó chưa sẵn sàng. 2. Quan điểm của thuyết tiến hoá về xã hội Thuyết tiến hoá ban đầu do Charles Darwin n êu ra trong lĩnh vực sinh học. Theo ông, giới sinh vật tồn tại v à phát triển dựa vào những nhân tố như biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên. Thuyết tiến hoá quan niệm sự tiến hoá l à quá trình vận động đi lên của các giống loài từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp tuân theo những trình tự tất yếu. 135
  30. Từ mô hình của quá trình tiến hoá tự nhiên đó, các nhà xã hội học đã áp dụng vào việc lý giải quá trình biến đổi xã hội và phát triển thành lý thuyết tiến hoá xã hội. Lý thuyết này xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX với ba đại biểu xuất sắc là A. Comte, H. Spencer và E. Durkheim. Theo A. Comte, xã hội biến đổi qua ba giai đoạn kế tiếp nhau lần lượt là: - Giai đoạn thần học (giai đoạn định hình xã hội, con người bất lực trước thế giới tự nhiên). - Giai đoạn siêu hình (giai đoạn hình thành tôn giáo với niềm tin vào Chúa và các đấng cứu thế toàn năng). - Giai đoạn thực chứng (giai đoạn khoa học - trí tuệ, tri thức khoa học là động lực, sức mạnh và duy trì hoạt động xã hội). Sự biến đổi và phát triển của xã hội trải qua ba giai đoạn nêu trên theo phương thức tiến hoá dần dần, không phải bằng đấu tranh x ã hội với các bước nhảy vọt mà bằng khoa học và trí tuệ. H. Spencer xây dựng lý thuyết thống nhất về sự tiến hoá theo công thức chuyển từ cái thuần nhất đơn giản sang cái không thuần nhất phức tạp, thông qua phân hoá để đạt tới sự thống nhất. Theo ông, tiến hoá xã hội cũng tuân thủ một quy luật nh ư tiến hoá cơ thể và khi phân loại tiến hoá thành tiến hoá vô cơ, tiến hoá hữu cơ và tiến hoá siêu hữu cơ, ông đã xếp xã hội học vào tiến hoá siêu hữu cơ, là cơ thể đặc biệt của xã hội. 3. Quan điểm của học thuyết Mác - Lênin Không có một học thuyết nào giải quyết triệt để, khoa học và toàn diện về lịch sử hình thành và phát triển xã hội bằng học thuyết Mác - Lênin, theo đó, sự phát triển của xã hội loài người cũng giống như lịch sử của tự nhiên, trải qua các giai đoạn khác nhau theo quy luật từ thấp đến cao. Trong các xã hội có giai cấp thì lịch sử của sự phát triển chính l à lịch sử đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội. Kết quả của các cuộc cách mạng đó sự xuất hiện của h ình thái kinh tế - xã hội cao hơn. 136
  31. Xã hội phát triển hoặc là tuần tự hoặc là nhảy vọt qua các hình thái mà động lực quyết định sự tồn tại, biến đổi và phát triển xã hội là đời sống vật chất của xã hội thông qua phương thức sản xuất. Trong mỗi phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là yếu tố đóng vai trò quyết định. 4. Các quan điểm hiện đại a) Quan điểm tổng hợp Hầu hết các quan điểm hiện đại đều n hấn mạnh yếu tố giai cấp, các hình thức xung đột trong mỗi xã hội. Các quan điểm đó cho rằng sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài đã tạo ra sự biến đổi xã hội, mặc dù ảnh hưởng của từng yếu tố có thể khác nhau trong những đi ều kiện và hoàn cảnh xã hội nhất định. Các yếu tố đó là: - Môi trường vật chất bao gồm những biến động lớn và biểu hiện bất lợi của môi trường sinh thái do những nguyên nhân từ phía con người, là động lực tiềm ẩn làm thay đổi môi trường vật chất trong tương lai, là động lực của sự biến đổi xã hội. - Công nghệ: + Công nghệ là tổng thể chung các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên liệu hay bán thành phẩm trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. + Công nghệ còn là sự áp dụng kiến thức trong thực tiễn, l à tri thức ứng dụng. Nó có sức mạnh đối với sự biến đổi x ã hội ngay từ khi công cụ lao động đầu tiên được con người tạo ra. + Ngày nay, công nghệ thông tin, kỹ thuật laser, công nghệ biến đổi gien trong công nghệ sinh học đang tạo ra sức mạnh vô c ùng to lớn thúc đẩy sự biến đổi xã hội, đồng thời còn giúp giám sát và quản lý xã hội một cách hiệu quả. - Dân số và lao động: + Sức ép về dân số và lao động cũng là vấn đề quan trọng dẫn đến sự biến đổi xã hội. + Sự gia tăng dân số và lao động, sự thay đổi về quy mô, về mật độ dân số, về sự di động dân số v à lao động theo lãnh thổ, theo ngành, 137
  32. giữa thành thị với nông thôn, giữa sản xuất với dịch vụ qua hai thế kỷ vừa qua đã cho thấy rõ điều đó. - Giao lưu văn hoá: + Trong thời đại quốc tế hoá đời sống xã hội đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ như hiện nay, thì hoạt động giao lưu văn hoá là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự biến đổi xã hội. + Hiện nay, các lĩnh vực như du lịch, thương mại quốc tế, công nghệ viễn thông toàn cầu là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến giao lưu văn hoá trên phạm vi toàn cầu thông qua đa phương hoá, đa dạng hoá các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Xung đột xã hội: + Xung đột xã hội là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp độ biến đổi xã hội. Xung đột xã hội thường diễn ra do những mâu thuẫn về lợi ích và vì lợi ích, vì sự tranh giành quá trình kiểm soát các nguồn lực mà một tầng lớp người thường xung đột với một tầng lớp khác. + Tất cả các quốc gia đều chịu sự tác động của chính sác h toàn cầu về chính trị và kinh tế và chính việc đấu tranh cho sự phồn vinh, văn minh, nhân quyền và công bằng xã hội đang là tác nhân tạo ra quá trình biến đổi xã hội. b) Quan điểm toàn cầu Các nhà xã hội học hiện đại đều thống nhất cho rằng để nhận thức đúng quá trình biến đổi xã hội hiện đại thì phải tiến hành xem xét trong mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá cụ thể v à họ giải thích sự biến đổi và phát triển của các dân tộc dựa trên hai lý thuyết chủ yếu sau đây: - Lý thuyết hiện đại hoá: + Dựa vào lý thuyết tiến hoá và thuyết chức năng, lý thuyết hiện đại hoá cho rằng sự phát triển của nhân loại l à một quá trình lâu dài và tiến bộ, trong đó khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định tạo nên hiện đại hoá. + Hiện đại hoá là một quá trình tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho con người và xã hội, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Âu - Mỹ. Hiện đại hoá diễn ra trên quy mô toàn cầu và là một quá trình lâu dài, phức tạp. 138
  33. - Lý thuyết hệ thống thế giới: + Lý thuyết hệ thống thế giới chủ trương rằng mặc dù các dân tộc trên thế giới có sự khác biệt về văn hoá nh ưng tất cả các dân tộc đều chịu ảnh hưởng và là một bộ phận hợp thành hữu cơ của phân công lao động quốc tế. + Trong mối quan hệ phân công lao động có tính chất rộng lớn v à vô cùng phức tạp về quan hệ chính trị trên nền tảng sự không bình đẳng cả về kinh tế và chính trị này, các quốc gia phát triển phải có nghĩa vụ giúp đỡ các quốc gia ít phát triển h ơn. Ngoài ra, còn tồn tại một lý thuyết khác là lý thuyết phụ thuộc. Lý thuyết này cho rằng các quốc gia đã công nghiệp hoá và các quốc gia đang phát triển có những quan hệ phụ thuộc tr ên nhiều lĩnh vực như thương mại, công nghiệp và đầu tư. III. NHỮNG NHÂN TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI 1. Những nhân tố của sự biến đổi xã hội Có nhiều nhân tố liên quan đến sự biến đổi xã hội đồng thời cũng có nhiều cách tiếp cận và phân loại những nhân tố đó. Có một số nh à xã hội học phân loại các nhân tố biến đổi x ã hội thành các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Một số nhà xã hội khác lại phân loại thành các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Một số khác lại phân loại các nhân tố theo nhóm vấn đề. Dù phân loại như thế nào thì cũng có thể khái quát các nhân tố biến đổi xã hội cơ bản như sau: a) Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên Nhóm này bao gồm các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, thổ nhưỡng, sông ngòi, các nguồn tài nguyên, khí hậu, hệ động thực vật Tiềm năng và sự phân bố các điều kiện tự nhi ên ảnh hưởng trực tiếp tới lối sống, hành vi ứng xử và hoạt động của mỗi cá nhân. - Thông thường sự ưu đãi của điều kiện tự nhiên, sự giàu có về các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo ra nguồn lực dồi dào và động lực trong quá trình biến đổi và phát triển xã hội. 139
  34. - Tuy nhiên, lịch sử phát triển của loài người cũng đã cho thấy một chiều hướng ngược lại là ở các nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi thường khai thác một cách kém hiệu quả các nguồn t ài nguyên thiên nhiên; trong khi đó các nước có điều kiện tự nhiên hạn chế hơn lại khai thác một cách tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Sự thay đổi về môi trường sinh thái, đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường và tình trạng mất cân bằng sinh thái cũng l à nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình biến đổi xã hội. b) Nhóm các nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ Khoa học, kỹ thuật và công nghệ là các yếu tố cơ bản của quá trình biến đổi xã hội. Quan điểm của thuyết kỹ trị chủ trương rằng khoa học, kỹ thuật công nghệ phải là yếu tố quyết định của quá trình biến đổi xã hội. Xã hội loài người biến đổi và phát triển qua ba nền văn minh, đó là: Văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp. Thông thường khi công nghệ mới xuất hiện dẫn đến sự thay đổi sâu sắc không chỉ trong lĩnh vực sản xuất m à trong tất cả lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội. Khoa học và công nghệ có tác dụng thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội mới, quá trình đô thị hoá; làm thay đổi nhận thức và quan hệ xã hội. c) Nhóm các nhân tố chủ thể xã hội Chủ thể xã hội là các thực thể xã hội tạo ra các hoạt động xã hội bao gồm cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, thiết chế xã hội cùng với những quan hệ giữa chúng. Khi đề cập đến chủ thể xã hội, trước hết phải đề cập đến vai trò của nhân dân với tư cách vừa là chủ thể, vừa là đối tượng lại vừa là tác nhân của sự biến đổi xã hội. Vai trò của cá nhân trong lịch sử vô cùng to lớn. Những cá nhân vĩ đại có năng lực tập hợp được quần chúng tạo nên sức mạnh lớn lao tác động đến sự biến đổi xã hội. d) Nhóm các nhân tố văn hoá, xã hội Văn hoá: 140
  35. - Việc hình thành nền văn hoá mới hoàn có thể tạo nên sự biến đổi xã hội. Hơn nữa, nhiều nhà xã hội học cho rằng sự phát triển nhanh của kỹ thuật, đặc biệt ở các nước phương Tây được thúc đẩy bởi các tư tưởng tiến bộ. - Sự tiến bộ của tư duy không phải chỉ là khả năng, mà là một tất yếu thúc đẩy sự biến đổi xã hội. Những cấu trúc xã hội mới: - Những hình thức cấu trúc xã hội mới cũng là nhân tố thúc đẩy sự biến đổi xã hội. Thông qua cấu trúc xã hội mới, khoa học và công nghệ mới được nghiên cứu và triển khai mạnh mẽ để rồi đến lượt nó tái tạo cấu trúc xã hội mới ở trình độ cao hơn. - Vai trò của cơ cấu giai cấp, vai trò của giới cũng hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự biến đổi x ã hội và góp phần tạo thành cấu trúc xã hội mới. Những xung đột: - Nhiều sự thay đổi được tạo nên bởi những xung đột trong các nhóm xã hội khác nhau đó là những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn thế hệ, mẫu thuẫn giới, mâu thuẫn dân tộc - Những mâu thuẫn xã hội đó là từ những bất bình đẳng trong xã hội và việc giải quyết những mâu thuẫn đó sẽ dẫn đến sự biến đổi x ã hội. Sự gia tăng dân số: - Sự gia tăng dân số là một động lực quan trọng dẫn đến sự biến đổi xã hội hiện đại. Sự thay đổi về quy mô, c ơ cấu dân số có thể dẫn đến những biến đổi sâu sắc về văn hoá v à xã hội, đồng thời cũng kéo theo sự biến đổi về cấu trúc và tổ chức xã hội. - Việc thay đổi cơ cấu dân số dẫn đến biến đổi tương ứng trong cấu trúc xã hội là tất yếu không thể đảo ngược. Tư tưởng: - Tư tưởng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc k ìm hãm quá trình biến đổi xã hội. - Học thuyết Mác - Lênin thừa nhận vai trò quan trọng của tư tưởng và lý luận trong việc tạo các biến chuyển x ã hội. 141
  36. - M. Weber cũng nhấn mạnh và coi tư tưởng giữ vai trò động cơ trong biến đổi xã hội. - T. Parsons cũng coi nguồn gốc của sự biến đổi x ã hội là từ những biến đổi các giá trị và khuôn mẫu trong xã hội. Xã hội học hiện đại cần phải nhận thức đ ược sức ỳ nhất định của xã hội luôn gắn liền với tính bảo thủ của hệ t ư tưởng cũng như văn hoá. Các nhà xã hội học phải đặt ra nhiệm vụ trước hết phải cách mạng hoá hệ tư tưởng và văn hoá như một động lực thúc đẩy quá trình biến đổi xã hội. 2. Điều kiện biến đổi xã hội Biến đổi xã hội chịu sự tác động của các yếu tố b ên trong và bên ngoài như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên các yếu tố cần phải có điều kiện xuất hiện phù hợp. Những điều kiện cần và đủ cho quá trình biến đổi xã hội có thể là điều kiện vật chất, văn hoá và tinh thần. Xã hội học hiện đại có thể đề xuất một số điều kiện như sau: a) Thời gian Thời gian là vật chất. Vì vậy bất kỳ một sự biến đổi nào cũng cần phải có thời gian. Thời gian là điều kiện tối quan trọng tạo nên sự biến đổi xã hội. Mặc dù tự bản thân thời gian không tạo ra sự biến đổi x ã hội nhưng nó không thể thiếu trong quá trình đó. b) Hoàn cảnh Quá trình biến đổi xã hội luôn phải được đặt trong một hoàn cảnh văn hoá xã hội cụ thể. Con người là sản phẩm của hoàn cảnh. Mặc dù vậy, con người không thụ động trước hoàn cảnh mà luôn có xu hướng tác động tích cực trở lại nhằm thay đổi ho àn cảnh. Quá trình biến đổi xã hội, vì thế cần phải có môi trường hoàn cảnh để triển khai các yếu tố đem lại sự biến đổi. c) Nhu cầu của xã hội Nhu cầu của xã hội và hoạt động của con người không thể tách rời nhau trong đời sống xã hội. Nhu cầu bao giờ cũng có đối t ượng và nội 142
  37. dung cụ thể tuỳ theo việc nhu cầu đó đ ược thoả mãn trong những điều kiện nào và bằng phương thức nào. Nhu cầu phụ thuộc vào nhiều điều kiện mà điển hình là điều kiện sống và nhu cầu có tính chu kỳ. Mặt khác nhu cầu l à vô tận, không có giới hạn và không ngừng thay đổi và phát triển. Một xã hội cụ thể có những nhu cầu cụ thể. Do vậy, nhu cầu x ã hội là điều kiện quyết định quá trình biến đổi xã hội đó. Con người luôn tìm tòi khám phá, phát hiện cái mới. Điều đó có nghĩa là khi đáp ứng nhu cầu của xã hội thì cái mới, cái tiến bộ luôn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá tr ình tư duy sáng tạo tức là thúc đẩy quá trình biến đổi xã hội. Xã hội học luôn nhìn nhận tính phong phú, đa dạng của nhu cầu x ã hội. 3. Một số vấn đề về sự biến đổi của xã hội hiện nay Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi sâu sắc nền chính trị, các quan hệ quốc tế v à ảnh hưởng đến tất cả các nước. Từ hai hệ thống chính trị đối lập, thế giới chuyển sang các quan hệ đa phương, đa cực, vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Khoa học và công nghệ có những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong lịch sử. Nền kinh tế tri thức ng ày càng chiếm vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử. Quá trình quốc tế hoá, hiện đại hoá diễn ra vừa rộng khắp, vừa sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống x ã hội. Quá trình đó, một mặt không ngừng tạo những điều kiện thuận lợi giúp các n ước đang phát triển rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển; mặt khác nó cũng tạo ra những khó khăn và bất lợi cho các nước đang phát triển. Vì vậy, các nước đang phát triển phải tìm được con đường phát triển thích hợp cho mình để thứ nhất, không bị tụt hậu; thứ hai, không đi vào vết xe đổ mà các nước phát triển đã gặp phải. Nói cách khác, các nước đang phát triển không được phép sai lầm trong sự lựa chọn chiến l ược phát triển cho mình. Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan không thể đảo ng ược. Toàn cầu hoá vừa có tính tích cực, vừa có tính tiêu cực và chứa đựng nhiều mâu thuẫn. 143
  38. Vấn đề dân tộc được đặt ra với những nội dung mới nh ư độc lập, chống can thiệp, bình đẳng giữa các dân tộc, bản sắc dân tộc kết hợp với tính thời đại. Dân số vẫn là vấn đề hết sức nóng bỏng. Tình trạng dân số tăng nhanh chưa được kiểm soát ở nhiều nước đang phát triển là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng xuống cấp chất lượng cuộc sống, nhiều khi hết sức nghiêm trọng ở các nước đang phát triển. Môi trường sinh thái đang là vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu. Do đó, bảo vệ môi trường sống là nhiệm vụ cấp bách không thể trì hoãn của các nước. 144
  39. Chương VIII MỘT SỐ LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC I. XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH Trong xã hội hiện đại, gia đình chiếm một vị trí rất quan trọng. Gia đình là tế bào, là đơn vị sơ sở của xã hội. Khả năng trường tồn sức mạnh của một quốc gia dân tộc phụ thuộc phần lớn v ào sự lành mạnh và độ bền vững của mỗi gia đình. Trong chiến lược phát triển của mình, các quốc gia đều đặt vấn đề gia đình là một trong những trọng tâm chú ý. Chính vì lẽ đó mà gia đình cũng là một trong những đối tượng quan trọng nhất của xã hội học. 1. Khái quát về gia đình và xã hội học gia đình a) Một số phương pháp tiếp cận xã hội học gia đình Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Mỗi khoa học khi nghiên cứu về gia đình đều có nội dung và phương pháp tiếp cận riêng, cụ thể: - Tâm lý học nghiên cứu quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của cá nhân trong gia đình. - Dân số học quan tâm đến vai trò của gia đình và cơ cấu của gia đình trong tái sản xuất dân số. - Kinh tế học chú ý đến gia đình với tư cách là một đơn vị kinh tế, đơn vị tiêu dùng. - Nhân chủng học nhấn mạnh tính biến đổi đa dạng của các loại hình gia đình giữa các nền văn hoá. - Khoa học lịch sử nghiên cứu các hình thái gia đình có con và vai trò giáo dục học nghiên cứu những gia đình đối với con cái. Chính vì vậy, các nhà khoa học cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau về gia đình, cụ thể: - Aguste Comte coi gia đình là một tập đoàn xã hội cơ bản và quan trọng nhất mang tính lịch sử trong quá tr ình tiến triển của xã hội. 145
  40. - Karl Marx cho rằng gia đình là một mối liên hệ, thông qua đó và nhờ đó mà thực hiện việc tái sản xuất con ng ười và cơ cấu của việc tái sản xuất con người. - Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng gia đình là một thiết chế xã hội (xét trên quan điểm có sự thừa nhận, phê chuẩn của xã hội đối với các quan hệ hôn nhân gia đ ình), đồng thời cũng là một nhóm xã hội nhỏ, có sự tổ chức nhất định về mặt lịch sử , các thành viên của nhóm gia đình liên hệ với nhau bởi trách nhiệm qua lại về đạo đức. Như vậy, các khái niệm về gia đình rất đa dạng, tuy nhiên, dưới giác độ xã hội học, gia đình được hiểu là một cộng đồng được thiết chế hoá và hình thành trên cơ sở hôn nhân, trách nhiệm pháp luật và đạo đức giữa vợ chồng, con cái và các thành viên ruột thịt cùng chung sống với nhau trong khoảng thời gian không hạn định . Từ khái niệm trên, có thể thấy rằng để đảm bảo cho một gia đ ình ổn định cần có các dấu hiệu sau đây: - Một gia đình thường bắt đầu từ sự kết hôn giữa một ng ười đàn ông và một người đàn bà; - Có quan hệ huyết thống; - Có sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các thành viên trong gia đình. b) Đối tượng nghiên cứu của xã hội học gia đình Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như kinh tế học, tâm lý học, giáo dục học Từ góc nhìn của xã hội học, gia đình được đi sâu nghiên cứu trong các lĩnh vực cụ thể, nghĩa là xã hội học gia đình chú ý đến tất cả các sự kiện, các vấn đề phát sinh xung quanh đời sống gia đình, song không phải là các sự kiện rời rạc riêng lẻ và duy nhất, mà nó xảy ra thường xuyên và lặp lại có tính quy luật. Đó chính l à những sự kiện, những vấn đề mang tính xã hội của gia đình. Do vậy, đối tượng nghiên cứu của xã hội học gia đình chính là những vấn đề xã hội của gia đình, cụ thể là nghiên cứu trên hai bình diện: 146
  41. - Thứ nhất: Các mối quan hệ bên trong gia đình, đó là quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa con cái với nhau. - Thứ hai: Các quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa gia đ ình và xã hội như quan hệ giữa gia đình và họ hàng, quan hệ gia đình với làng xã, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội c) Nhiệm vụ của xã hội học gia đình Với đối tượng nghiên cứu như trên, xã hội học gia đình có nhiệm vụ cơ bản là: - Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của gia đình. - Nghiên cứu các lĩnh vực hoạt động của gia đ ình và vai trò của nó đối với sự phát triển của cá nhân. - Nghiên cứu quan hệ hôn nhân trong gia đình, trong những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Hoặc nói cụ thể, nhiệm vụ của xã hội học gia đình là: - Nghiên cứu gia đình như một thiết chế xã hội: Mối quan hệ tác động của gia đình đối với các thành viên trong gia đình như là quá trình xã hội hoá, cũng giống như các thiết chế xã hội khác (nhà nước, tôn giáo, kinh tế, giáo dục ). - Nghiên cứu gia đình như một nhóm tâm lý xã hội nhỏ, nhóm xã hội có tổ chức bền vững trong đó các cá nhân có ảnh h ưởng, tác động qua lại lẫn nhau, có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ tình cảm. 2. Chức năng, cơ cấu và quy mô gia đình a) Các chức năng chủ yếu của gia đình Khi nghiên cứu gia đình với tư cách là một đơn vị xã hội, đặc biệt lưu ý đến mặt chức năng của gia đình và định hướng giá trị cũng như những nhiệm vụ mà gia đình phải giải quyết. Bàn về chức năng của gia đình, F. Engels viết: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến c ùng là sản xuất và tái sản xuất ra đối tượng trực tiếp”. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại: 147
  42. - Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo, nh à ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó. - Mặt khác là sự sản xuất ra chính bản thân con ng ười, là sự truyền nòi giống. Những thiết chế xã hội, trong đó con người của một thời đại nhất định và của một nhà nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất đó quyết định, một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình. Như vậy có thể nói rằng chức năng của gia đình chính là đóng góp của gia đình vào sự tồn tại và phát triển của xã hội. Người ta biết rằng xã hội tồn tại dựa trên hai cơ sở chính: - Tái sản xuất của cải vật chất; - Tái sản xuất ra con người. Chính vì vậy, gia đình thực hiện các chức năng cơ bản sau đây: - Chức năng tái sinh và giáo dưỡng: Với tư cách là một tế bào của xã hội, gia đình cung cấp cho xã hội những công dân tốt, khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần. Đó là những người lao động, đảm đương nhiệm vụ lao động xã hội và bảo vệ Tổ quốc. - Để đảm bảo cung cấp cho xã hội những công dân khoẻ mạnh về thể chất, tất cả các thành viên nam, nữ đến độ tuổi trưởng thành phải có ý thức đầy đủ về trách nhiệm một gia đ ình tương lai, phải có những kiến thức tối thiểu về giới tính, hôn nhân v à gia đình. - Các cặp vợ chồng kết hôn không dựa tr ên cơ sở tình yêu chân chính, đưa đến hậu quả các gia đình tan vỡ, những đứa trẻ không nơi nương tựa, không người nuôi dưỡng. - Nam, nữ kết hôn sớm chưa có kiến thức nuôi dạy con, khả năng kinh tế không đảm bảo. Tất cả những điều đó đều gây ra gánh nặng cho gia đình và xã hội. Giáo dục gia đình là một vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Chức năng này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì mục đích cao cả của sự phát triển xã hội là hình thành con người mới. Gia đình chính là môi trường giáo dục quan trọng và thuận lợi cho việc nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ, là trường học đầu tiên hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực cho các công dân tương lai. Từ 148
  43. khi đứa trẻ mới ra đời đến 14-15 tuổi, là giai đoạn quyết định sự hình thành về thể chất và phẩm chất của cá nhân, còn từ 16-17 tuổi trở đi là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các phẩm chất đã hình thành và định hướng nghề nghiệp của cá nhân. Vì vậy, sự tác động của giáo dục của cha mẹ v à người thân trong gia đình đối với con cái về mặt tâm lý tình cảm, lối sống, truyền thống gia đình, cộng với tình thương yêu sự chăm sóc tận tình của cha mẹ là những yếu tố quyết định trong việc nuôi dạy con cái tr ưởng thành những công dân có ích cho xã hội. Chức năng đảm bảo sự ổn định nhất định về kinh tế v à văn hoá tinh thần cũng như sự gắn bó liên kết giữa các thành viên trong gia đình, tổ chức đời sống vật chất, đảm bảo mức độ gắn bó, li ên kết bền chặt giữa các thành viên trong gia đình (cân bằng tâm sinh lý). Gia đình có trách nhiệm điều tiết đời sống hạnh phúc không chỉ về mặt vật chất, ăn mặc, ở, đi lại mà còn về đời sống tinh thần (giải trí, nghỉ ng ơi, sinh hoạt, văn hoá thể thao, du lịch, giao tiếp x ã hội). Xây dựng gia đình luôn có bầu không khí vui vẻ hoà thuận, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau. Cùng có trách nhiệm chung với công việc gia đình, với người già, với con trẻ là yêu cầu thiết yếu trong việc xây dựng gia đình văn hoá mới. Trong chức năng thứ hai này, xã hội học tập trung nghiên cứu cơ cấu nội tại của gia đình, tính chất phân công nghĩa vụ, địa vị chi phối mối quan hệ qua lại giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, tức là chú ý nghiên cứu những quan hệ tâm lý xã hội trong gia đình; nghiên cứu vai trò của người vợ, người chồng trong trong công việc gia đ ình, chăm sóc con cái, uy tín của mỗi người. Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu chức năng nhiệm vụ của gia đ ình, xã hội học sẽ góp phần lớn vào việc hoạch định các chính sách x ã hội của nhà nước nhằm củng cố và hoàn thiện gia đình kiểu mới . b) Cấu trúc gia đình Cấu trúc gia đình là thành phần quan hệ qua lại giữa các th ành viên trong gia đình. Căn cứ vào cơ cấu gia đình, có thể có một số kiểu gia đình sau: - Gia đình kép mở rộng, còn gọi là gia đình truyền thống gồm có từ ba thế hệ trở lên, tức là trong gia đình có các thế hệ ông, bà, cha, mẹ, 149
  44. con cái (con cái còn nhỏ hoặc đã trưởng thành) sống nhau trong một mái nhà. + Đây là kiểu gia đình khá phổ biến của các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Tính ưu việt nhất của kiểu gia đình này là sự gắn bó về tình cảm mang tính huyết thống của các thế hệ nội bộ trong gia đình, giữ gìn được truyền thống gia đình, dòng họ cũng như bảo tồn được các tập tục, lễ nghi, sự cố kết chặt chẽ về huyết thống và sự giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế. + Tuy nhiên, kiểu gia đình này cũng có những nhược điểm, đó là sự khép kín trong nội bộ thân tộc, trong khi g ìn giữ các truyền thống tốt đẹp, thì đồng thời cũng bảo lưu các tập tục lạc hậu bảo thủ. + Bên cạnh đó, sự khác biệt về tuổi tác, lối sống quan niệm thói quen sẽ không tránh khỏi sự xung đột giữa các thế hệ, nhất l à ông, bà và các cháu, mẹ chồng, nàng dâu. - Gia đình đơn, còn gọi là gia đình hạt nhân, bao gồm hai thế hệ (cha mẹ và con cái). Kiểu gia đình này phổ biến ở các nước châu Âu, còn ở các nước châu Á tuy chưa phải là các ưu thế nhưng khá phổ biến ở các đô thị lớn. + Ở Việt Nam, kiểu gia đình này phần nhiều tập trung ở các thành phố lớn. Đặc điểm cơ bản của kiểu gia đình này là sự thoát ly hẳn của con cái khỏi cha mẹ khi đến tuổi trưởng thành, nhất là khi có gia đình riêng và thành một đơn vị độc lập. + Kiểu gia đình này đã tạo cho mỗi thành viên một khoảng không gian tự do tương đối lớn, phát triển cá tính ở trẻ em. + Nhưng bên cạnh đó, kiểu gia đình này cũng bộc lộ các nhược điểm của nó, đó là mối quan hệ gia đình rất lỏng lẻo, sự ảnh hưởng của các thế hệ với nhau rất ít. + Cha mẹ và người lớn tuổi không thể kiểm soát đ ược các hành vi cũng như các mối quan hệ riêng của trẻ em, kể cả các hoạt động không lành mạnh. + Chúng dễ bị lôi kéo vào những việc làm có hại (nghiện ma tuý, đánh nhau, phá rối trật tự an ninh). Còn vợ chồng cũng như vậy, mỗi người có một thế giới riêng với các mối quan hệ riêng. 150
  45. Ngày nay do sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi về chất trong đời sống xã hội, mức sống cao hơn, các điều kiện kinh tế xã hội làm cho cá nhân phát triển tự do nhanh hơn. Thêm vào đó là các quan ni ệm về hôn nhân, gia đình, tình dục cởi mở hơn cho nên đã nảy sinh ra một loạt các kiểu gia đ ình mới như: - Gia đình mẫu hệ mới (gọi như vậy để phân biệt với gia đình mẫu hệ đã có trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ). Kết cấu kiểu gia đình này là chỉ có mẹ và con mà không có cha. Nguyên nhân ra đ ời của kiểu gia đình này: + Thứ nhất, do chiến tranh, tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ quá lớn. + Thứ hai, là do người phụ nữ muốn có con những không muốn có chồng. Đứa con đó hoặc là ngoài giá thú (kết quả của những cuộc tình không đi đến hôn nhân hợp pháp) hoặc là con thụ tinh nhân tạo (nuôi con trong ống nghiệm, nhờ người khác mang thai hộ, hoặc chí nh mình mang thai bằng tinh trùng từ ngân hàng phôi). Kiểu gia đình mẫu hệ mới này hiện nay mới chỉ chiếm chừng 15 -17% so với gia đình cổ điển (ở Pháp người ta gọi gia đình này là gia đình đơn chiếc, tức là khuyết cha hoặc mẹ). - Kiểu gia đình thiếu tức là gia đình có vợ hoặc chồng mà không có con cái, có thể họ bị vô sinh hoặc có thể họ không muốn có con. Kiểu gia đình này ở các nước châu Âu chiếm một tỷ lệ không nhỏ, hoặc kiểu gia đình không đầy đủ (thiếu chồng hoặc vợ) do các nguy ên nhân khác nhau như ly dị, có con ngoài giá thú - Kiểu gia đình pha trộn (gia đình ghép) được hình thành trên cơ sở kết hợp nhiều thành phần của các gia đình không đầy đủ trước đó, có thể vợ, chồng được kết hôn lại khi cả hai (hoặc một trong hai ng ười) đã có con cái, cha mẹ đồng thời có thêm con cái cùng dòng máu sau khi kết hôn. Đây là kiểu gia đình phức tạp, các quan hệ không thuần khiết, bền vững (mẹ ghẻ - con chồng, cha dượng - con vợ). Sống chung như vợ chồng về phương diện pháp lý, hiện tượng một nam một nữ sống chung với nhau như quan hệ vợ chồng trong thời gian không xác định (thậm chí còn có con với nhau) không phải là một kiểu gia đình chính thức. 151
  46. Đây là một hiện tượng thực tế vẫn tồn tại trong xã hội, không chỉ đối với thanh niên mà cả trung niên (thậm chí cả tuổi già). Đây là một hiện tượng xã hội phức tạp và ngày càng có xu hướng phát triển, các nhà nghiên cứu và quản lý xã hội cần tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Trong những năm gần đây còn xuất hiện thêm kiểu gia đình đồng giới. Kết cấu gia đình không phải là những người khác giới mà là do kết quả của bệnh đồng tính luyến ái. Kiểu gia đ ình này đã được một số nước trên thế giới thừa nhận về mặt luật pháp. Như vậy, nghiên cứu về kết cấu gia đình cho phép hiểu sâu sắc hơn và đánh giá cụ thể hơn tính chất và nội dung của các mối quan hệ trong gia đình như tính ổn định của gia đình, tác dụng giáo dục của gia đình và sự kiểm soát của gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội. c) Quy mô gia đình Nghiên cứu xã hội học về cơ cấu gia đình không thể bỏ qua quy mô gia đình. Quy mô của gia đình là số lượng các thành viên trong gia đình. Quy mô gia đình liên quan đến cơ cấu gia đình. Những gia đình mở rộng hay gia đình pha trộn thường có quy mô lớn hơn so với gia đình hạt nhân. Ngày nay quy mô gia đình đang có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp tới việc giảm quy mô gia đình là xu hướng giảm tỷ lệ sinh đẻ do tác động của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, ngoài ra còn một nguyên nhân khác nữa, đó là xu hướng ngày càng phát triển gia đình hạt nhân dưới tác động của các chính sách xã hội. Ngày nay, các nhà xã hội học gia đình thường căn cứ vào sự biến đổi về cơ cấu, quy mô và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình để chia gia đình thành hai loại là gia đình truyền thống và gia đình hiện đại, trong đó: - Gia đình truyền thống là gia đình mở rộng nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ, con cái Trong hoạt động kinh tế của gia đ ình, nam giới đóng vai trò chủ đạo, phụ nữ đóng vai trò nội trợ. Trong gia đình này càng đông con càng tốt. Giáo dục gia đình theo những phương pháp khắc nghiệt. + Trong gia đình, người chồng (cha) là chủ gia đình thường quyết định những công việc quan trọng nhất, gia tr ưởng độc đoán, phụ nữ (vợ, con gái) bị kiểm soát chặt chẽ và bị coi thường. 152
  47. + Bất bình đẳng nam nữ thể hiện ở loại gia đình này rõ nét, quan hệ hôn nhân do cha mẹ áp đặt, quan hệ t ình dục phục vụ cho việc sinh con. + Gia đình truyền thống thường là tổ chức nhóm kinh tế tự cung cấp, trình độ dân trí thấp. + Cộng đồng làng xã, xã hội nông nghiệp là mảnh đất của gia đình truyền thống. - Gia đình hiện đại là kiểu gia đình hạt nhân bao gồm hai thế hệ cha mẹ và con cái. Kiểu gia đình này khác với gia đình truyền thống là vợ chồng bình đẳng về công việc, nghề nghiệp, địa vị v à vai trò xã hội. + Sinh đẻ phụ thuộc vào ý muốn của cả vợ lẫn chồng, thường ít con (từ 1-2 con). Việc giáo dục con cái có tính chất b ình đẳng, thuyết phục, nêu gương và nhằm vào quyền lợi của con cái. + Các thành viên trong gia đình cùng chịu trách nhiệm về kinh tế, giao tiếp vợ chồng - con cái bình đẳng. Có sự tách rời sinh hoạt tình dục với sinh đẻ và hôn nhân tự do, tự nguyện. Ngày nay, do quá trình công nghi ệp hoá, hiện đại hoá, gia đình truyền thống có xu hướng chuyển biến dần thành gia đình hiện đại. Tuy nhiên, sự chuyển biến đó là một quá trình lâu dài và phức tạp mà trong đó có nhiều nét đặc trưng của gia đình truyền thống vẫn tồn tại như một tàn dư của quá khứ. 2. Vấn đề hôn nhân và ly hôn a) Khái niệm hôn nhân Hôn nhân là quan hệ xã hội mang tính văn hoá, thể hiện sự tán thành và đồng ý của xã hội đối với quan hệ tình dục và quan hệ sinh sản giữa một người đàn ông và một người đàn bà, kèm theo những quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận đối với nhau và đối với con cái. Sau khi kết hôn, cá nhân được xã hội chấp nhận có cuộc sống gia đình và bắt đầu thực hiện vai trò xã hội mới của mình đối với gia đình (chồng, vợ, cha, mẹ ). Do đó, người ta coi hôn nhân là một thể chế xã hội, gắn liền với những điều kiện (tuổi kết hôn, tình trạng sức khoẻ, quy định nội hôn, 153
  48. ngoại hôn ) và những thủ tục nhất định (sự công nhận của pháp luật, cộng đồng, của nhà thờ). Trong quá trình phát triển xã hội, hôn nhân thường có sự thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử gắn liền với sự biến chuyển tr ình độ phát triển của xã hội. b) Những đặc điểm cơ bản của hôn nhân trong xã hội Việt Nam hiện nay Theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, thì hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà dựa trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời v à xây dựng hạnh phúc gia đình dân chủ hoà thuận. Với ý nghĩa đó, hôn nhân trong xã hội Việt Nam có bốn đặc điểm sau đây: - Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà, đó là hôn nhân một vợ một chồng. Đặc điểm này nói lên sự khác nhau cơ bản giữa hôn nhân xã hội dân chủ và hôn nhân xã hội phong kiến (một chồng nhiều vợ). - Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Cơ sở của sự tự nguyện là tình yêu chân chính giữa nam và nữ. - Hôn nhân là sự liên kết bình đẳng giữa người đàn ông và người đàn bà. Bình đẳng giữa vợ và chồng là bình đẳng về địa vị xã hội, về kinh tế và văn hoá. - Hôn nhân là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà theo quy định của pháp luật. Nghĩa là, việc đăng ký kết hôn phải tuân theo quy định của pháp luật để được công nhận hợp pháp. Tóm lại: Hôn nhân là cơ sở của gia đình, là tiền đề để xây dựng một gia đình hạnh phúc, dân chủ và hoà thuận. c) Những nhân tố ảnh hưởng đến độ bền vững trong gia đ ình Độ bền vững của gia đình chịu nhiều nhân tố tác động, tuy nhi ên có hai loại nhân tố cơ bản như sau: - Các nhân tố khách quan như pháp luật, tôn giáo và dư luận xã hội; 154
  49. - Các nhân tố chủ quan như tình yêu, tình dục trong hôn nhân, sự ra đi của một trong các thành viên trong gia đình, sự chênh lệch về học vấn của các cặp vợ chồng, thể lực của vợ, chồng. Trong các nhân tố kể trên, tình yêu và tình dục trong hôn nhân có vai trò quan trọng hơn cả. Nó là cơ sở để duy trì cuộc sống gia đình bền vững và cũng là một trong những nguyên nhân làm tan vỡ cuộc sống gia đình. Trong xã hội hiện đại, hôn nhân tiến bộ, gia đ ình bền vững và hạnh phúc thường xuất phát từ tình yêu chân chính. Đó là tình yêu không xuất phát từ sự tính toán đơn thuần về kinh tế, sự say mê nhục thể nhất thời, mà trước hết đó là sự hoà hợp về tâm hồn, lý tưởng, sở thích, sự đồng điệu về tâm hồn nảy nở trong quá tr ình hiểu biết lẫn nhau một cách sâu sắc, t ìm thấy ở nhau sự tâm đầu ý hợp. Tình yêu chân chính bao giờ cũng xuất phát từ sự quyến luyế n của hai người khác giới. Nếu không có nó t ình yêu khó xuất hiện hoặc nếu có thì khó bền vững. Vì vậy, những vấn đề đặt ra cho các nh à xã hội học phải nghiên cứu đó là tình yêu, tình dục trước và sau hôn nhân. Bởi vì các yếu tố trong hôn nhân không thuận lợi sẽ dẫn đến mâu thuẫn gia đình và điểm kết thúc là sự ly hôn giữa vợ và chồng. d) Ly hôn Như đã đề cập ở trên, thông thường, hôn nhân là một sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng. Sự liên kết lâu dài bền chặt đó là điều mong muốn của cả hai vợ chồng. Song khi gia đình không còn tổ ấm nữa mà trở thành địa ngục, tình yêu không còn tồn tại, cuộc sống chỉ là sự đày ải lẫn nhau, trong trường hợp đó thì ly hôn hoàn toàn là điều cần thiết và mang tính nhân đạo. Theo F. Engels thì ly hôn trong trường hợp như thế là điều hay cho cả đôi bên cũng như cho xã hội. Bởi vậy, ly hôn chính là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng, khi hai người còn sống do một bên yêu cầu hay do cả hai bên thuận tình được toà án công nhận bằng bản án xử cho ly hôn. Ly hôn là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng nhiều khi là cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân v à nó như một biện 155
  50. pháp nhằm củng cố chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Song nó cũng đem đến sự bất hạnh cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là con cái. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ly hôn, nhưng nguyên nhân chủ yếu là: - Do không tìm hiểu kỹ trước khi kết hôn, không yêu nhau mà chỉ nhằm thoả mãn một mục đích nào đó. - Do mâu thuẫn gia đình trong quá trình sống chung. - Không hoà hợp về đời sống tình dục, dẫn tới một hoặc cả hai bên ngoại tình. - Do gặp khó khăn về kinh tế. Ngoài ra còn một số nguyên nhân xã hội khác như không có con trai thừa kế, cha, mẹ hoặc người thân tác động. 4. Một số vấn đề về gia đình Việt Nam hiện nay a) Đặc điểm của gia đình truyền thống Việt Nam Gia đình truyền thống Việt Nam là gia đình phong kiến gia trưởng, đông con sống theo truyền thống nho giáo, v ì vậy ổn định hơn các gia đình phương Tây và có các đặc điểm cơ bản sau đây: - Kinh tế gắn liền với nông thôn, nông nghiệp, quy mô s ản xuất nhỏ, tiểu nông; - Là gia đình hạt nhân hay nửa hạt nhân; - Có truyền thống chia ruộng đất, gia sản cho con cái (khi lập gia đình). b) Một số vấn đề đặt ra đối với gia đ ình Việt Nam dưới tác động của công nghiệp hoá và đô thị hoá hiện nay Về quy mô gia đình: - Hiện nay dưới sự tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quy mô gia đình Việt Nam có xu hướng giảm dần và chuyển từ mô hình gia đình truyền thống đông con sang mô hình hạt nhân hiện đại, hai thế hệ. 156
  51. - Điều này nó đã tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên cũng như tạo điều kiện cho việc giáo dục gia đ ình, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình - Song nó cũng đặt ra nhiều vấn đề có tính x ã hội phức tạp như sự phá vỡ truyền thống gia đình “tứ đại đồng đường” của gia đình Việt Nam trước đây, hạn chế sự kiểm soát xã hội trong phạm vi gia đình, từ đó dẫn đến vô số vụ ly hôn ngày càng nhiều, số trẻ em hư, trẻ em không nơi nương tựa cũng vì vậy mà ngày càng gia tăng. Về vai trò của phụ nữ trong gia đình: - Trong gia đình hiện nay sự thay đổi vai trò rõ nhất là trong quan hệ vợ chồng. Người vợ có quyền bình đẳng và tham gia công tác xã hội như người chồng. - Vì vậy, họ có uy tín xã hội và trong gia đình về lĩnh vực kinh tế, nuôi dạy, chăm sóc con cái. Ở những gia đ ình công nhân viên chức, phụ nữ có trình độ học vấn cao không thua kém ng ười chồng. - Trong một số gia đình, vai trò kinh tế do phụ nữ đảm nhận, còn người chồng thực hiện vai trò nội trợ trong nhà. Xu hướng ngày càng tăng vai trò chủ hộ của nữ thay nam giới trong gia đ ình. - Tuy nhiên cần lưu ý rằng địa vị, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội hiện nay mặc dù có cải thiện hơn nhiều so với trước đây nhưng chưa phải bình đẳng hoàn toàn. Về giáo dục gia đình: - Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kinh tế v à các phương tiện truyền thông đại chúng đã tác động trực tiếp đến từng gia đình, đặc biệt là trẻ em. - Xã hội công nghiệp hoá với mô hình gia đình hạt nhân hiện đại hai thế hệ ngày càng gia tăng đã hạn chế sự kiểm soát của giáo dục đối với trẻ em, vì vậy, cần quy định chức năng và phối hợp chức năng giữa giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. - Mặt khác, sự chuyển đổi giá trị, chuẩn mực x ã hội truyền thống từ quan hệ giáo dục quyền uy - phục tùng sang quan hệ giáo dục tình cảm - bình đẳng, dân chủ đã nảy sinh không ít mâu thuẫn trong vấn đề giáo dục gia đình. 157
  52. - Ngoài ra, sự tác động của cha mẹ đối với con cái trong giáo dục gia đình trong điều kiện mới đang đặt ra nhiều vấn đề m à xã hội học cần quan tâm như nhân cách của cha mẹ, trình độ, phương pháp nuôi dạy con, trách nhiệm trợ giúp của xã hội đối với sự giáo dục gia đình Về dân số - kế hoạch hoá gia đình: - Hiện nay với tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ng ày càng cao đã thu hút dân số từ nông thôn ra thành phố kiếm việc làm, điều đó đã tạo nên sự bùng nổ dân số tại các đô thị lớn. - Đây là nơi diễn ra sự phân hoá giai cấp rõ rệt, là hố ngăn giữa kẻ giàu, người nghèo và là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và toàn xã hội. - Chất lượng cuộc sống của gia đình, cá nhân phụ thuộc phần lớn vào đời sống xã hội đương đại, cho nên việc kế hoạch hoá gia đình là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất l ượng cuộc sống giữa gia đình và xã hội. - Nhiệm vụ của gia đình trong vấn đề dân số kế hoạch hoá l à nghiên cứu quy mô gia đình trong mối quan hệ tái sản xuất con ng ười trong hiện tại và tương lai để nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, từ đó đưa ra các chính sách giảm sinh, tăng sinh và bình ổn việc sinh đẻ trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. - Cần phải vận động các tầng lớp nhân dân tham gia công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình nhằm nâng cao tri thức cho xã hội, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng hệ thống chính sách x ã hội phù hợp để vận động toàn dân tham gia công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình hiệu quả. II. XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 1. Khái quát chung về nông thôn và xã hội học nông thôn Khái niệm nông thôn: - Theo cách hiểu thông thường thì nông thôn là những vùng cư dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp, dựa v ào tiềm năng của môi trường tự nhiên để sinh sống và tạo ra của cải mới trong môi trường tự nhiên đó, từ hái lượm những của cải tự nhiên sẵn có, dần dần tiến lên canh tác, tái tạo ra của cải để nuôi sống mình. 158
  53. - Đó là hiểu theo nghĩa đơn giản, còn trong thực tế nông thôn là một hiện tượng xã hội phức tạp hơn nhiều. a) Khái niệm xã hội học nông thôn Nếu xã hội học nói chung được xem như một hệ thống xã hội thì xã hội học nông thôn cũng được xem như là một hệ thống xã hội nông thôn. Xã hội học nông thôn là khoa học nghiên cứu các vấn đề, các sự kiện và những tính quy luật đặc thù của hệ thống xã hội nông thôn, xét trong toàn bộ tính chỉnh thể và phức tạp, đa dạng và phong phú của nó trong hiện thực. b) Vài nét về sự ra đời của xã hội học nông thôn Xã hội học nông thôn là một chuyên ngành của xã hội học và là một ngành khoa học còn rất non trẻ. Nó mới phát triển rầm rộ nhất trong mấy thập niên vừa qua. Chuyên ngành xã hội học nông thôn được hình thành sớm nhất ở Mỹ từ những năm cuối thập niên thứ hai của thế kỷ XX, sau đó lan tr àn sang châu Âu và toàn thế giới cho đến ngày nay. c) Đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn Phạm vi nghiên cứu của xã hội học nông thôn là bao quát toàn bộ xã hội nông thôn, cụ thể tập trung nghi ên cứu các mặt cơ bản của nông thôn bao gồm: Nghiên cứu tính quy luật của xã hội nông thôn các quy luật chung. Quy luật đặc thù, quy luật chức năng, quy luật vận động lịch sử x ã hội nông thôn, quy luật nhân quả của xã hội nông thôn. Nghiên cứu những hiện tượng xã hội nông thôn, những vấn đề liên quan đến sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội nông thôn, mối quan hệ giữa nông thôn với các lĩnh vực khác. Nghiên cứu các chính sách kinh tế xã hội đối với nông thôn, cơ sở, phương pháp luận khoa học xã hội của chiến lược và sách lược cải tạo nông thôn cũ, xây dựng nông thôn mới. d) Những đặc trưng cơ bản của xã hội nông thôn Môi trường gần gũi với tự nhiên (sự cân bằng về sinh thái tự nhiên của địa bàn nông thôn). 159
  54. Kinh tế nông thôn: - Nông nghiệp là sơ sở kinh tế chính của xã hội nông thôn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự cấp v à các hình thức tổ chức sản xuất trước đây như hợp tác xã, nông trại. - Hiện nay, do sự chuyển đổi cơ chế, kinh tế nông thôn đang phát triển hết sức đa dạng. Các tổ hợp công nghiệp nhỏ xuất hiện d ưới các hình thức khác nhau như hợp tác, trang trại, các xưởng công nghiệp nhỏ và các tiểu chủ, tiểu thương đã hình thành và đang phát triển ở nông thôn. - Như vậy, kinh tế nông thôn đang phát triển rất đa dạng, thị trường cũng đã phát triển và đang có xu hướng phát triển kinh tế hộ gia đình. Đây là hình thức cơ bản nhất trong xã hội nông thôn tương lai. Chính trị nông thôn: - Hệ thống chính trị nông thôn là hệ thống tự quản, chủ yếu là xóm làng, lệ làng với sự tham gia của các thành viên vào bộ máy lãnh đạo ở xã như bí thư, chủ tịch Ngoài ra còn có các hoạt động khác như bầu cử, hội họp (trong họ, tộc). - Các làng xã Việt Nam vốn hình thành từ rất lâu đời trong lịch sử cho nên yếu tố dòng họ huyết thống rất mạnh, có thể chi phối nhiều hoạt động của làng xã, đôi khi trở thành yếu tố quyết định mà luật pháp bị đứng ngoài đời sống chính trị xã hội của địa phương (ở các nước phương Tây, yếu tố này không đáng kể). Văn hoá nông thôn: - Cơ sở chủ yếu là văn hoá dân gian, có tính ch ất truyền miệng. Đơn vị của văn hoá nông thôn là văn hoá làng xã. Hầu hết các làng xã ở Việt Nam từ xưa tới nay đều có đình (nơi hội họp của làng), chùa, nhà thờ, đền thờ (thờ thành hoàng làng hoặc các nhân vật có công lớn với làng nước), miếu thờ (thờ quỷ thần), nh à thờ họ (nơi hội họp của dòng họ) và bàn thờ của mỗi gia đình để thờ cúng gia tiên. - Như vậy, nét đặc trưng của văn hoá nông thôn là các phong tục tập quán và các lễ hội của riêng mỗi làng, mỗi vùng. - Người dân nông thôn vốn chất phác, thật th à và tình cảm, quan hệ xóm làng sâu nặng trên cơ sở huyết thống, dòng họ, nhưng ít giao thiệp, nhận thức hạn chế. 160