Đề cương ôn tập Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

pdf 24 trang hapham 4410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_n.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
  2. Câu 1: Vì sao nói sự ra đời của ĐCSVN lại gắn liền với công lao to lớn của NAQ ? Trả lời: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, là vị lãnh tụ của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam. Quá trình hoạt động của Người trong suốt những năm đầu của thế kỷ XX đã đóng vai trò quyết định đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930). Sau những thất bại liên tiếp của các phong trào yêu nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX, trước sự bế tắc của các sĩ phu yêu nước Việt Nam, Người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành rất trăn trở về cong đường cứư nước giải phóng dân tộc Việt Nam Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên là Nguyễn Văn Ba đã rời bên cảng Nhà Rồng ra đi tìm con đường cứu nước mới để giải phóng cho dân tộc. Người đã không đi sang phương Đông như con đường của các sĩ phu yêu nước trước đây, mà Người quyết định đi sang phương Tây để tìm con đường cứu nước mới giải phóng cho dân tộc. Sở dĩ người quyết định đi sang phương Tây là vì: như sau này Người nói lại: “Muốn đánh đuổi được kẻ thù thì phỉa có sự hiểu biết về kẻ thù đó”, và người cũng muốn tìm hiểu xem cái khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái, của cách mạng Pháp nó được thực hiện như thế nào ở nước Pháp. Sau nhiều năm bô ba khắp năm châu bốn biển, Người đã tìm hiểu và khảo sát các cuộc cách mạng điểm hình trên thế giới như: Cách mạng tư sản Mỹ ( 1776), cách mạng Pháp ( 1789), Ngươid đánh giá các tư tưởng tự do, bình đẳng bác ái, của các cuộc cách mạng này, nhưng người cũng nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc cách mạng này là “chưa đến nơi” vì quần chúng nhân dân vẫn đói khổ. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể mang lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu đến cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật sự”. Năm 1919 Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp (Đảng của quốc tế 2- chất cách mạng còn nhiều). Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội Nghị Vecxay của các nước đế quốc thắng trận sau thế chiến thứ nhất, Bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách đó đã không được các nước đế quốc chú ý đến nhưng nó đã gây được tiếng vang lớn đối với công luận Pháp. Qua sự kiện này Người đã rút ra cho mình một kết luận quan trọng: muôn giải phóng được dân tộc mình thì phải dựa vào sức mình là chính. Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đã được đọc bản sơ thảo lần thư nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin đăng trên báp Nhân đạo. Người đã tìm thấy trong Luận cương của Lê nin lời giải đáp về con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam
  3. Tại đại hội đảng xã hội Pháp (12-1920), Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặc trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguời- từ người yêu nước trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn “con đường cách mạng vô sản”. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam thông qua những bài đăng trên các báo người cùng khổ, nhân đạo Đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, trong đó đã vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc che dấu tội ác dưới vỏ bọc “khai hoá văn minh”, từ đó đã khơi dậy lòng yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân pháp xâm lược. Tháng 11/1924 Bác về Quảng Châu và đến tháng 6/1925, người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Từ năm 1925 – 1927 Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu để đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam, Người vừa là người tổ chức lớp vừa là giảng viên, kiêm phiên dịch của lớp. Sau các khoá học một số học viên được tuyển chon và gửi đi học ở trường ĐH Phương Đông (Liên Xô), một số được gửi đi học ở ĐH Hoàng Phố ( TQ), còn phần lớn được đưa về nuớc để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tuyên truyền chuẩn bị thành lập Đảng. Năm 1927 Bộ truyên truyền của hội các dân tộc thuộc địa bị áp bức xuất bản Tác phẩm Đường kách mệnh, nó thể hiện đường lối cách mạng, đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị phục vụ cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam của Nguyến Ái Quốc. Nhờ những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX mà phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ từ tự phát sang tự giác, nhất là vào nhứng năm 1929 – 1930. Sau một thời gian hoạt động hiệu quả tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên dần dần mất vai trò lịch sử. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1929 – 1930 đòi hỏi phải có một Đảng tiên phong lãnh đạo cách mạng mới phù hợp. Để đáp ứng yêu cầu đó. Từ giữa đến cuối năm 1929 ở nước ta đã ra đời 3 tổ chức cộng sản: + Đông Dương cộng sản Đảng ( 17/6/1929) ở Bắc kỳ. + An Nam cộng sản Đảng ( 7/1929) ở Nam kỳ. + Đông Dương cộng sản liên đoàn ( 9/1929) Trung kỳ. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản nói trên đánh dấu sự phát triển vượt bậc của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động 3 tổ chức Đảng này lại có sự phân tán, chia rẽ, tranh giành quần chúng lẫn nhau, gây ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng. Trước tình hình đó Quốc tế công sản đã gửi thư cho những người cách mạng ở Đông Dương kêu gọi thành lập một Đảng cộng sản duy nhất. Quốc tế công sản đã uỷ nhiệm cho Nguyến Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế cộng sản tiến hành triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Đông Dương thành một Đảng duy nhất.
  4. Từ ngày 03 - 07/02/1930 Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long - Hương Cảng - TQ dưới sự chủ trì của đ/c Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị thống nhất thành lập Đảng, thống nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng và điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng . Đảng được thành lập là một kết quả to lớn: - Kết quả của cuộc đấu tranh giai vấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta . - Sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mac - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước . - Kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc của lịch sử và là kết hợp của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức . Sự ra đời của của Đảng CSVN gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta . Câu 2: Vì sao trong hành trình tìm đường cứu nước NAQ lại chọn con đường CMVS? Trả lời: Bằng những hoạt động thực tiễn của mình Nguyễn Ái Quốc đã có những nhận thức về cách mạng thế giới và những con đường cứu nước, từ đó Bác lựa chọn con đường đúng đắn cho dân tộc ta. Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người đã bôn ba khắp năm châu, và bước đầu có những nhận thức về bạn và thù(trích dẫn câu nói của bác). Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi, chủ nghĩa Mác – Lê nin đã trở thành hiện thực, đồng thời mở ra một thời đại mới “ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân Châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay”. Thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và những chính sách tiến bộ của nó thực sự đem lại lợi ích cho đông đảo quần chúng nhân dân. Nó chứng tỏ được sự tiến bộ của hình thức cách mạng này. Trong khi đó, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Loài người căm gét chiến tranh. Trong khi đó cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga thực sự đem lại hòa bình tự do cho con người. Từ những nhận thực đó Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu tin theo Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga. Người đã có những nhận thức hết sức đúng đắn: Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như Cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789) nhưng cũng nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản. Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thật sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt nói riêng. Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cách mạng tháng mười nga 1917. Người rút ra kết luận: “ trong thế giới bấy giờ chỉ có Cách mạng Nga là thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.
  5. Việc Bác lựa chọn con đường cách mạng vô sản cũng xuất phát từ tình hình của cách mạng nước ta lúc đó, cũng như từ yêu cầu của cách mạng Là nước thuộc địa nửa phong kiến, chịu ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, đồng thời cấu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt. Mặc dù nền kinh tế có những chuyển nhưng về cơ bản vẫn là nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, què quặt, lệ thuộc vào Pháp. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đời sống của nhân dân lao động hết sức khốn khổ. Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt với thực dân Pháp và bọn tay sai lên đến đỉnh điểm. Yêu cầu của cách mạng lúc này là phải giải quyết hai nhiệm vụ cách mạng, đó là: Nhiệm vụ dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân pháp, giành lại độc lập cho dân tộc. Và nhiệm vụ dân chủ nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân. Trong hai nhiệm vụ trên, nhiệm vụ dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất. Con đường giải phóng dân tộc phải thực hiện được cả hai nhiệm vụ đó. Xuất phát từ thực tiễn cách mạng càng thôi thúc Người tìm ra con đường đấu tranh mới. Trước sự xâm lược của thực dân pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ. Tiêu biểu là phong trào cần vương theo con đường phong kiến, hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh theo khuynh hướng tư sản. Các hoạt động yêu nước diễn ra manh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại. Những con đường đó không đáp ứng được yêu cẩu của cuộc cách mạng, yêu cầu cần có con đường giải phóng dân tộc mới Vào tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin đăng trên báo nhân đạo. người tìm thấy trong luận cương của Lê Nin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt về vấn đề thuộc địa trong mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin. Tại Đại Hội Đảng Xã hội Pháp ( tháng 2 – 1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của người – từ người yêu nước trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Việc lựa chọn con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc cũng xuất phát từ tấm lòng yêu quê hương, đất nước vô bờ, với sự quyết tâm tìm ra con đường cứu nước cao cả, tất cả trở thành động lực, hun đún thành ngọn lửa cứu nước, và bằng tài năng mẫn cảm chính trị của mình cũng như những hoạt động miệt mài, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng cho cả dân tộc. Như vậy Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Và thực tế lịch sử đã chứng minh sự lựa chọn đúng đắn đó. Năm 1930, Đảng cộng sản Việt thành lập, đánh dấu sự thắng lợi của khuynh hướng cách mạng vô sản. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, thắng lợi cuộc khangs chiến chống pháp (1954) và kháng chiến chống Mỹ (1975) cũng như thắng lợi của công cuộc Đổi mới hiện nay càng chứng tỏ hướng đi đúng đắn của dân tộc và người có vai trò quan trọng nhất trong việc
  6. tìm ra và đặt nền tảng cho cách mạng Việt Nam không ai khác, đó là Nguyễn Ai Quốc – Hồ Chí Minh vĩ đại. Câu 3: Vì sao nói DCSVN ra đời đã giải quyết đc tình trạng khủng hoảng về đường lối CMVN từ cuối TKXIX-XX Trả lời: 1- Cuộc khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX Thập niên hai mươi của thế kỷ XX. Cùng với quá trình truyền bá chủ nghĩa MÁC- LÊNIN tạo nên những tác động trực tiếp đến sự chuyển biến của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, Nguyễn ái Quốc cùng với những người đồng sự đã khẩn trương chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập đảng vô sản kiểu mới. Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời. Sự kiện này đã châm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam- Năm 1858 thực dân Pháp xâm luợc nước ta. Ngày 6-6-1884 triều đình Nguyễn ký hiệp ước Patơnốt thừa nhận sự thống trị của thực dân Pháp, chia nước ta thành 3 kỳ với 3 chế độ chính trị khác nhau, vừa xây dựng hệ thống chính quyền thuộc địa, vừa duy trì chính quyền phong kiến và tay sai làm chổ dựa. Mọi quyền hành đều trong tay người Pháp, với âm mưu thâm độc thực hiện chính sách chia để trị, chính sách ngu dân, chính sách độc quyền về kinh tế, ra sức vơ vét tài nguyêm bóc lột sức lao động rẻ mạt của người bản xứ, cừng nhiều hình thức thuế khoá năng nề, vô lý. Trước những áp bức bóc lột dã man của thực dân Pháp, nhân dân ta đã liên tiếp nổi dậy cầm vũ khí chống bọn cướp nước. Nhưng tất cả những cuộc đấu tranh đó đều không giành được thắng lơi. Giai cấp địa chủ phong kiên mà tiêu biểu là triều đình nhà Nguyễn đã bất lực và hèn nhát nhanh chóng đầu hàng thực dân Pháp và trở thành phản động, phản bội lại lợi ích của dân tộc. Phong trào chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến: phong trào Cần Vương đã thất bại khi cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng chấm dứt năm 1896; phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi. Nguyên nhân là do thiếu đường lối đúng, thiếu một tổ chức cách mạng có khả năng dẫn dắt dân tộc đến thắng lợi. Điều này chứng tỏ rằng, thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn khổ ý thức hệ tư tưởng phong kiến đã chấm dứt. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo cách mạng. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam cũng như một số nước phương Đông khác đã ít nhiều chịu sự chi phối của ý thức hệ tư sản. Đặc biệt cách mạng Minh Trị ở Nhật Bản (l868), cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) đã có tác động nhất định tới phong trào yêu nước ở Việt Nam, làm dấy lên ở nước ta một phong trào yêu nước rộng rãi theo khuynh hướng tu sản nhưng đều thất bại. Tiêu biểu là phong trào của cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, phong trào Duy Tân của vua Duy Tân. Điều này chứng tỏ sự bất lực của giai cấp tư sản Việt Nam, rằng giai cấp tư sản Việt Nam không đủ khả năng giương cao ngọn cờ lãnh đạo đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
  7. Tình hình khủng hoảng, bế tắc về con đường cứu nước giải phóng dân tộc, yêu cầu lịch sử đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cách mạng đúng đắn dẫn đường, mới có khả năng đưa phong trào cứu nước đi đến thắng lợi. - Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã đánh dấu một bước phát triến mới và mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Quốc tế cộng sản, bộ tham mưu của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới, được thành lấp năm 1919. ỏ Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời năm 1921. Ở Pháp, Đảng Cộng sản Pháp được thành lập năm 1920, sự kiện hch sử này không chỉ là thắng lơi của giai cấp công nhân và nhân dân lao dộng Pháp mà còn là thắng lợi của các dân tộc thuộc địa Pháp. Cùng với những chuyển biên trên, cách mạng Việt Nam lúc này cũng bắt đầu có nhiều chuyển biến mới gắn liền với hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc. Năm 1911, Nguyễn ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Khác với những nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Ái Quốc sang châu Âu. Mục đích của Người là đi để xem sự phát triến của châu Âu, của Pháp như thế nào, thực chất của tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái là gì, từ đó áp dụng vào thực tiễn nước ta giúp đồng bào thoát khỏi cuộc sống lầm than, nô lệ. Sau nhiều năm bôn ba, quan sát và suy ngẫm, được tiếp cận Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê nin về vấn đê dân tộc và vấn đề thuộc địa, tháng 12-1920. Nội dung của Luận cương đã giải đáp cho Người con đường cứu nước, giành độc lập cho dân tộc. Tại Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản 3 và là một trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu bước chuyển biến quyết định trong tư tưởng và lập trường chính trị của Người. Từ một người yêu nước, Nguyễn ái Quốc trở thành người cộng sản và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong tư tưởng chính trị của Nguyễn ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện đó cũng mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin” Sự ra đời các tổ chức cộng sản: Trong suốt những năm 20 của thế kỷ XX Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lên nin về nước, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng, nhờ đó mà phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, phong trào công nhân Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng từ tự phát sang tự giác. Cuối những năm 20 của thế kỷ XX ở Việt Nam đã ra đời ba tổ chức công sản, nhưng thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam yêu cầu lúc này là phải có một Đảng cộng sản lãnh đạo duy nhất mới phù hợp. Trước tình hình đó, ngày 27-10-29 Quốc tế Cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sản Đông Dương yêu cầu các tổ chức cộng sản phải chấm dứt sự công kích lẫn nhau, tích cực xúc tiến việc hợp nhất thành một chính đảng duy nhất. Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng đã cử những đại diện của mình tiến hành những cuộc tiếp xúc bàn việc hợp nhất nhưng không thành.
  8. Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc đã đến Hương Cảng (Trung Quốc) đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản lại thành một chính đảng duy nhất của Việt Nam. Nguyễn ái Quốc đã viết :" Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, tôi nói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm gì. Họ đồng ý thống nhất vào một Đảng" Với những nỗ lực không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, chủ nghĩa MÁC- LÊNIN đã được truyền bá và ngày càng có tác động mạnh mẽ vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam. Ngày 3/2/1930, Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đã thảo luận và thống nhất thông qua: Chính cương văn tắt, Sách lược vắn tắt và Chương trình tóm tắt của Đảng, những văn kiện này đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta ( Cương lĩnh Hồ Chí Minh). * Nội dung cơ bản của bản cương lĩnh chính trị này là: - Cương lĩnh đã xác định những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam là: + Phương hướng chiến lựợc của cách mạng Việt Nam là: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cách mạng là tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất. + Về chính trị : Đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. + Về lực lượng cách mạng: Hai giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chính của cách mạng ( do giai cấp công nhân lãnh đạo), đồng thời lôi kéo các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông đi theo cách mạng, Kiên quyết đấu tranh tiêu diệt các phần tử phản cách mạng. + Lãnh đạo cách mạng là gia cấp vô sản ( trong đó giai cấp công nhân là lòng cốt) thông qua Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin làm nền tảng tư tưởng luôn đi đầu trên trận tuyến chống đế quốc và phong kiến. + Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, giai cấp vô sản Việt Nam phải liên lạc với giai cấp vô sản thế giới nhất là giai cấp vô sản Pháp để phối hợp đấu tranh. - Cương lĩnh chính trị của Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930) là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo theo con đưòng cách mạng Hồ Chí Minh. Nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử. Thực tiễn quá trình vận động cách mạng Việt Nam trong suốt 80 năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học, tính đúng đắn và tiến bộ của bản Cướng lĩnh chính trị đầu tiên này của Đảng. - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là con đẻ của sự kết hợp giữa 3 nhân tố, Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Phong trào công nhân và Phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
  9. - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đúng đắn của riêng mình, đã làm cho cách mạng Việt Nam phát triển theo đúng hướng, trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Làm cho phong trào công nhân Việt Nam phát triển nhanh chóng từ tự phát sang tự giác, từ đây giai cấp công nhân Việt Nam có bó đuốc soi đường để đi tới, có kim chỉ nam để hành động đúng hướng. Tạo đà quan trọng cho những bước phát triển vượt bậc của cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau, mà tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ( 2/9/1945). - Sau suốt một thời gian dài kể từ cuối thế kỷ XIX cho đến đầu năm 1930 của thế kỷ XX, lịch sử cách mạng dân tộc Việt Nam đã lần lựơt trải nghiệm qua nhiều các cương lĩnh cứu nước khác nhau, cuối cùng chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam với cương lĩnh chính trị đúng đắn của riêng mình là đủ khả năng giương cao ngọn cờ cách mạng giải phóng dân tộc lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến lên. Đảng đã giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, từng bước giành thắng lợi trong cuộc cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến. - Như vậy, Đảng cộng sản Việt nam ra đời ( 3/2/1930) với cương lĩnh chính tri, đúng đắn đầu tiên của mình lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin làm nền tảng tư tưởng để hoạt động, Cương lĩnh chính tri đầu tiên của Đảng đã vạch ra đường lối chính trị đúng đắn, con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản, có phưong pháp đấu tranh cách mạng phù hợp và giai cấp công nhân là lòng cốt lãnh đạo cách mạng. Đảng công sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong phong trào cách mạng Việt Nam, chấm dứt vĩnh viễn sự khủng hoảng về đường lối, phuơng pháp và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam keo dài suốt từ cuối thế kỷ XIX cho đến đầu năm 1930, đồng thời nó cũng cho thấy rằng giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành và lớn mạnh đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Câu 4: So sánh luận cương chính trị và cương lĩnh chính trị? Trả lời: Giống nhau: Xác định phương hướng chiến lược của CMVN là giành độc lập DT, tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn tư bản CN Đều thống nhất ở khái niệm CMTS dân quyền kiểu mới do GCCN lãnh đạo với nhiệm vụ giành độc lập cho dân tộc Đều xác định đc vai trò của liên minh công nhân-nông dân. Đều xác định được phương pháp CM là bạo lực CM Đều xác định được vai trò của phương pháp. Đều xác định cách mạng VN là CMTG Khác nhau Tiêu chí so sánh Cương lĩnh chính trị Luận cương chính trị 1.Người soạn thảo Nguyễn Ái Quốc Trần phú 2.Thời gian thông qua 2/1930 10/1930 3.Khái niệm CM tư sản Không bao hàm cách Bao hàm cách mạng dân quyền mạng ruộng đất ruộng đất 4.Lực lượng cách mạng Toàn dân Công-nông
  10. 5. 2 giai đoạn của CM -CMDTDCND -Cũng xác định tương tự -CMXHCN vậy, ngoài ra còn nói rõ hơn mối quan hệ giữa 2 giai đoạn này -GĐ 1 là tiền đề là đk của gđ 2 -GĐ 2 là sự tiếp nối của gđ 1 6.Gđ đầu của CM -CMVN phải làm 2 nhiệm -Cũng xác định CMVN có vụ chống đế quốc để 2 nhiệm vụ nhưng coi 2 giành độc lập DT nhiệm vụ đó có vị trí -Chống phong kiến để ngang nhau, thập chí nhấn giành ruộng đất cho dân mạnh đến đấu tranh giai cày cấp, CM ruộng đất Câu 5: Phân tích hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược gd 1939-1945? 1.Trả lời: Hoàn cảnh lịch sử Thế giới : Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ với 2 giai đoạn. - Từ 1/9/1939 - 22/6/1941 Tính chất chiến tranh: CT giữa các tập đoàn đế quốc với nhau, tháng 6-1940: Đức tấn công Pháp và Pháp đầu hàng, Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ, Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. - Từ 22/6/1941 - 2/9/1945: 22/6/1941: Đức tấn công Liên Xô. Từ đây, tính chất của cuộc chiến tranh thay đổi. Một bên là lực lượng Phát xít & một bên là lực lượng đồng minh chống phát xít. Trong nước : - Thực dân Pháp thủ tiêu toàn bộ thành quả của phong trào dân sinh 1936-1939: + Đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. thẳng tay đàn áp pt đấu tranh của nd, thủ tiêu dân chủ + Giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các hội này. + vơ vét sc người sc của phục vụ chiến tranh - 22/9/1940: Phát xít Nhật đã tiến vào Lạng Sơn & đổ bộ vào Hải Phòng. - 23/9/1940: tại Hà Nội, Pháp kí hiệp định đầu hàng Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu cảnh một cổ bị hai tròng áp bức bóc lột của Pháp – Nhật. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp – Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. 2.Đảng chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
  11. -Trước tình hình TG và trong nước có thay đổi thì đường lối chủ trương của Đảng cũng thay đổi để đi tới thắng lợi a.Hội nghị TW lần 6(11/1939) họp ở Bà Rịa-Hóc môn(Nam bộ), có số lượng đảng viên tham gia không nhiều lắm do tình hình căng thẳng. Nội dung của hội nghị. +Nhận định tình hình và mâu thuẫn ở VN xuất hiện. +Hội nghị chủ trương điều chỉnh chiến lược CM: trước đây 2 nhiệm vụ chống ĐQ và chống PK song song, đồng thời. Bây giờ đặt nhiệm vụ chống ĐQ và tay sai lên hàng đầu còn nhiệm vụ chống Phong kiến thì thực hiện có mức độ để tập trung mục tiêu giải phóng dân tộc *KQ của sự điều chỉnh: là đã dấy lên 1 cao trào giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là Bắc Sơn khởi nghĩa, nhưng chưa thành công và bị dìm trong bể máu. b.Hội nghị TW đảng lần 7(11/1940) +Họp ở Đình Bảng- Từ Sơn-Bắc Ninh. Khẳng định chủ trương điều chỉnh chiến lược của HN 6 là đúng nhưng cần phải bổ sung thêm. +HN trương ương này chủ trương là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dâ lúc này là chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, là xây dựng lực lượng quần chúng, xây dựng lực lượng Đảng cho vững mạnh. +Hội nghị cũng chủ trương là không được khởi nghĩa 1 cách nóng vội c.Hội nghị TW đảng lần 8(5/1941) tại pắc bó-Cao bằng +Khẳng định chủ trương điều chỉnh chiến lược lần 6,7 là đúng. +Hoàn thành chủ trương điều chỉnh chiến lược và xây dựng CMVN lúc này là CM giải phóng dân tộc và giải phóng dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước đông dương. +Xác định CMVN là CM giải phóng dân tộc. +Hội nghị đề ra biện pháp cụ thể, nhiệm vụ cụ thể tích cực chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chiến quyền. *KQ: tập hợp được lực lượng, chuẩn bị được phong trào, đến thời cơ đưa cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi Nội dung được thể hiện trong 3 nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng: Hội nghị lần 6 (11-1939), HN lần 7( 11-1940), HN lần 8 (5-1941). Nội dung chủ trương như sau: - Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu bởi : Mâu thuẫn chủ yếu của dân tộc ta lúc này là mâu thuẫn giữa dân tộc với phát xít Pháp - Nhật. Ban chấp hành trung ương quyết định tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo”. - Xây dựng lực lượng cách mạng: thành lập mặt trận Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, nhằm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng tham gia giải phóng dân tộc. Trực thuộc Mặt trận Việt Minh có Hội công nhân cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc
  12. Mặt trận Việt Minh được hình thành với một số đặc điểm: Chỉ hoạt động trong phạm vi dân tộc Việt Nam, có cương lĩnh hành động rõ ràng, có cờ đỏ sao vàng, tổ chức hoạt động một cách chặt chẽ. - xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiên tại , pt llcm bao gồm chính trị quân sự thành lập các khu căn cứ , chú trọng công tác xd đảng, đào tạo cán bộ và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng Phương châm hình thái khởi nghĩa ở nước ta: Nắm vững và dự báo được thời cơ cách mạng. chuẩn bị sẵn sàng ll nhằm lợi dụng cơ hội thuận tiện hơn cả đánh lại quân thù Câu 6: Phân tích vấn đề chiến lược, sách lược trong đường lối CMVN trong giai đoạn (1930 – 1945) ? Trả lời: Giai đoạn từ 1930 -1935 Sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam suốt từ cuối thế kỷ XIX cho đến đầu năm 1930 của thế kỷ XX, đã cho thấy sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo mạng mạng Việt Nam. Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập và đưa ra cương lĩnh chính trị đầu tiên của mình, đã vạch ra đường lối chủ trương chiến lược cho cách mạng nước ta. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930) đã chấn rứt sự khủng hoảng về chủ trương, đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng nước ta. Chủ chương đường lối của Đảng được thể hiện trong hai cương lĩnh chính trị là Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng ( 3/2/1930) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và Luận cương chính trị tại Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thư Nhất ( 10/1930). + Phương hướng chiến lược cơ bản của cách mạng Việt Nam trong hai bản cương lĩnh này là: cách mạng Việt Nam là, “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội công sản”. Trong cách mạng tư sản dân quyền Luận cương xác định là phải đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và phong kiến tay sai để giành độc lập cho dân tộc, sau đó tiến hành cách mạng ruông đất, tịch thu ruộng đất tài sản của bọn đế quốc địa chủ chia cho dân cày. Đảng chủ trương tập hợp tập hợp rộng rãi lực lượng để tiến hành cách mạng giải phong dân tộc, Trong cương lĩnh tháng 2 viết: Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất, lôi kéo các tầng lớp tư sản, tiểu tư sản dân tộc, trí thức, trung tiểu địa chủ đi vào phe của giai cấp vô sản. → Như vậy, Chủ trương đường lối của Đảng được đưa ra trong hai bản Luận cương đầu tiên ( 3/2/1930) và Luận cương chính trị ( 10/1930). Đã thể hiện sự đúng đăn của Đảng về con đường cách mạng Việt Nam, Đường lối chủ trương tiến hành cách mạng tư sản dân quyền là rất đúng lúc và kịp thời để giải quyết vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở nước ta. Chủ trương tập hợp lực lượng trong giai đoạn này đã phản ánh được tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trong Bản Luận cương chính trị (10/1930) của
  13. Trần Phú đã cho thấy một số sai lầm về chủ trương đường lối của Đảng trong giai đoạn này đó là Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã đưa nhiệm vụ cách mạng ruộng đất lên hàng đầu đồng thời đánh giá không đúng vai trò và khả năng cách mạng của bộ phân giai cấp tư sản dân tộc nên chưa thể hiện được tư tưởng đại đoàn kết dân tộc như Cương lĩnh tháng 2 của Nguyễn Ái Quốc. - Chủ trương khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng 1931 – 1935. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, đã làm cho phong trào cách mạng Việt Nam phát triển vô cùng mạnh mẽ và rộng lớn mà tiêu biểu là sự phát triển của cao trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết - Nghệ tĩnh. Trước tình hình đó thực dân Pháp đã tiến hành một chương trình đàn áp, khủng bố vô cùng dã man hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam tiêu diệt Đảng cộng sản Đông Dương. Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn quần chúng yêu nước bị bắt , bị giết hoặc bị tù đày. Các cơ quan lãnh đạo Đảng ở trung ương và địa phương lần lượt bị phá vỡ. Toàn bộ Ban chấp hành Trung ương bị bắt và bị mang ra xét xử. Mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp khủng bố nhưng Đảng vẫn thể hiện được vai trò lãnh đạo cách mạng tiên phong của mình. Đảng và quần chúng cách mạng đã vượt qua thử thách khó khăn, từng bước khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng. +Chủ trương chiến lược lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn này là: Đảng đã lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành những quyền lợi thiết thực hàng ngày, rồi dần dần đưa quần chúng tiến lên đấu tranh cho những yêu cầu chính trị cao hơn. Thứ nhất: đòi các quyền tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, đi lại trong nước và ra nước ngoài. Thứ hai: bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xư, trả tự do cho các tù chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán Hội đồng đề hình. Thứ ba: bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thư thế vô lý khác. Thứ tư: bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối. + Chương trình hành động của Đảng còn đề những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai cấp và các tầng lớp nhân dân; vạch rõ và phải ra sức tuyên truyền và mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng nhất là công hội, nông hội; dẫn dắt quần chúng đấu tranh cho những quyền lợi hàng ngày tiến lên đấu tranh chính trị, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền. → Như vậy, chủ trương đường lối của Đảng trong thời kỳ này đã thể hiện sự phù hợp trong bối cảnh bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố thì việc lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi các quyền lợi hàng ngày là cần thiết để tạo điều kiện khôi phục các tổ chức Đảng. Tháng 3/1935 Đại hội đại biểu lần thư nhất của Đảng họi tại Ma Cao ( Trung Quốc), Đây chính là đại hội khẳng định sự phục hồi của Đảng và các phong trào cách mạng. Giai đoạn từ 1936 – 1939. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, đã làm cho mâu thuân vốn có trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa trở nên vô cùn gay gắt, một số nước tư bản đã tiến hàng cải cách để vượt qua cuộc khủng hoảng này bằng con đường phát xít hoá đất nước như: Đức, Italia, Nhật bản, Tây ban nha Các nước này đã liên kết với nhau thành một “trục” ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh nhằm phân chia lại phạm vi ảnh hưởng
  14. trên thế giới. Hiểm hoạ phát xít và nguyên cơ bùng nổ chiến tranh thế giới thư II đã hiện hữu đe doạ nghiêm trọng nền hoà bình an ninh thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã ảnh hưởng sấu sắc đến đời sống của các tầng lớp nhân dân trong nuớc, thực dân pháp vẫn tiếp tục thi hành chính sách đàn áp, khủng bố, bóc lột nhân dân ta nhằm bóp nghẹt phong trào cách mạng Đông Dương. * Chủ trương đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng trong giai đoạn này đó là: Tạm gác lại khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày có ruộng đất mà tập trung vào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, dân sinh. - Chủ trương đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh: + Tháng 7/1936 Ban chấp hành Trung ương Đảng và Ban chỉ huy ở ngoài họp Hội nghị tại Thượng Hải ( Trung Quốc), dưới sự chủ trì của Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập. Hội nghị xác định nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống chiến tranh đề quốc, chống bọn phản đông thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình. - Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh. + Chủ trương mới của Đảng phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng bức thiết của quần chúng, làm dấy lên trong cả nước một phong trào đấu tranh mạnh mẽ sôi nổi hướng vào mục tiêu trước mắt là tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình. Đảng phát động một phong trào đấu tranh công khai của quần chúng với các hình thức đấu tranh phong phú đa dạng mở đầu là các cuộc mít tinh biểu tình tuần hành diến ra sôi nổi ở khắp mọi nơi như Hà nội, Huế, Sài Gòn + Phong trào báo chí công khai cũng diễn ra rất sôi nổi. Hàng loạt tờ báo mang nội dung tiến bộ đã được xuất bản phát hành rộng rãi, bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp, tiêu biểu như: “Nhành lúa”, “An Nam trẻ”, “Người nhà quê” Phong trào thơ cac cũng phát triển mạnh mẽ (đặc biệt là thơ Tố Hữu) đã khơi dậy lòng yêu nước cổ vũ thanh niên hăng hái tham gia cách mạng. Báo chí của Đảng lên tiếng bênh vực quần chúng, đòi các quyền dân chủ, dân sinh, thức tỉnh lòng yêu nước cho nhân dân, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin và vận động quần chúng đấu tranh. + Đấu tranh nghị trường cũng được sử dụng. Đảng và mặt trân dân chủ đã cử các đại biểu của mình ra tranh cử vào “Hội đồng quản hạt” ở Nam kỳ, “Viện dân đại biểu” ở Bắc kỳ. Các đại biểu của Đảng đã trúng cử đã dùng tiếng nói của mình để tố cáo, phản đối và hạn chế phần nào việc thi hành những chính sách phản động của thực dân Pháp. + Các cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, triết học và tư tưởng cũng diễn ra rất sôi nổi, đã làm cho một số văn nghệ sĩ, trí thức tỉnh ngộ giúp họ đi đúng phương hướng. → Những chủ trương chỉ đạo chiến lược của Đảng đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 -1939, đã giải quyết đúng đắn giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các mối quan hệ giữa liên minh công – nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc, vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương và phoang trào cách mạng thế giới. Việc đưa ra các hình thức đấu tranh dân chủ, dân sinh, phù hợp đã hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành những quyền lợi hàng ngày để chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh chính trị cao hơn giành độc lập tự do. Những chủ trương chính sách chỉ đạo của Đảng đã chứng tỏ sự trưỏng thành vững mạnh của Đảng về tư tưởng, chính trị, thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo
  15. của Đảng. Mở ra một thời kỳ mới chuẩn bị những điều kiện tiến lênh giành những thắng lợi lớn. 6.3). Giai đoạn từ 1939 – 1945. * Giai đoạn 1939 – 1941. Ngày 1/9/1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan, sau đó Đức lân lược tuyên chiếnh với Anh và Pháp, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Đế quốc Pháp lao vào cuộc chiến, Chính phủ Pháp đã thi hành biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở chính quốc và phong trào cách mạng ở thuộc địa. Mùa thu năm 1940 Nhật vào Đông Dương, ngày 22/9/1940 Phát xít Nhật tiến vào Lạng Sơn, Hải Phòng của nước ta. Ngày 23/9/1940 Pháp kí hiệp định đầu hàng Nhật. Từ đây nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai chòng, áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và Phát xít Nhật. Mâu thuẫn dân tộc ở nước ta trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. - Chủ trương đường lối chỉ đạo của Đảng, được thể hiện trong 3 Hội nghị Trung ương. + Hội nghị Trung ương Đảng lẩn VI ( 6/11/1939) họp tại ( Bà Điểm – Hóc Môn – Gia Định) do Nguyễn Văn Cừ chủ trì. + Hội nghị Trung ương Đảng lần VII ( 6 – 9/ 11/1940) họp tại (Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh) do Trường Chinh chủ trì. + Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 ( 5/1941) họp tại ( Pắc Pó – Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. - Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng như sau: + Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, xác định mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Tạm gác lại khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và việt gian”, “chia lại ruộng đất cho dân cày nghèo và giảm tô thuế”. + Đảng quyết định thành lập mặt trân Việt Minh, để đoàn kết toàn dân nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong dân tộc để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, cứu nước, cứu nhà. + Quyết định chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Cần phải ra sức phát triển lực lượng cách mạng ( bao gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, tiến hành xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Pắc Pó – Cao Bằng). Ban chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh việc chuẩn bị lực lượng để tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ này. → Chủ trương chiến lược chỉ đạo cách mạng nước ta đã được Hội nghị Trung ương lần VI vạch ra đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng nước ta thời ký 1939 – 1945, thời kỳ đấu tranh giải phong dân tộc. Nó chứng tỏ sự đúng đắn, nhạy bén của Đảng trước những biến đổi của tình hình. Chủ trương này của Đảng đã tiếp tục được hoàn thiện tại Hội nghị trung ương VII ( 11/1940) và Hội nghị Trung ương 8 ( 5/1941). Với chủ trương đường lối giương cao ngon cờ giải phong dân tộc lên hàng đầu của thời kỳ này, đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào Mặt trân Việt Minh, chuẩn bị lực lượng về mọi mặt, xây dựng căn cứ đại cách mạng là ngọn cờ đầu dẫn đường cho nhân dân ta đánh Pháp, đuôit Nhật, tạo điều kiện để nhân dân ta nổi dậy giành thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.
  16. * Giai đoạn 1941 – 1945. Cuối năm 1944 cuộc chiến tranh thế giới thứ II sắp kết thúc, trên thế giới phe Đồng minh ( Anh – Pháp – Liên Xô) liên tiếp giành thắng lợi đây trục phát xít (Đức – Italia – Nhât )co cụm về phòng ngự. Ở Đông Dương mâu thuẫn Nhật – Pháp lên đến đỉnh điểm. Đêm 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương, quân Pháp nhanh chóng đầu hàng quân Nhật vô điều kiện. - Chủ trương chỉ đạo chiến lược của Đảng. + Ngay trong đêm 9/3/1945 khi mà Nhật đảo chính Pháp. Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp Hội nghị mở rộng ở (Đình Bảng - Từ Sơn – Bắc Ninh) . Ngày 12/3/1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa. Chỉ thị xác định sau cuộc đảo chính phát xít Nhật là kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương, vì vậy phải thay khẩu hiệu: “đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”. Chỉ thị nêu rõ phương châm đấu tranh lúc này là phát động chiến tranh du kích, Đẩy mạnh khởi nghĩa giải phóng từng phần, giành chính quyền bộ phận để tiến lên Tổng khởi nghĩa. Những chính sách cai trị, vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật đã đẩy đất nước ta rơi vào nạn đói khủng khiếp 1945. Xuất phát từ lợi ích sống còn trước mắt của quần chúng. Đảng kịp thời đề ra khẩu hiêu: “Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói. - Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa của Đảng. Chiến tranh thế giới thứ II bước vào những ngày cuối cùng Ngày 9/5/1945 phát xít Đức tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Ở chấu Á phát xít Nhật sắp đi đến thất bại hoàn toàn. + Từ ngày 13 -15/8/1945 Trung ương Đảng quyết định họp hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào ( Tuyên Quang). Hội nghị nhận định đây là cơ hội tốt cho nhân dân ta đứng lên giành chính quyền và quyết định phát đông Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân đồng minh tiến vào nước ta. Uỷ ban khởi nghĩa Trung ương được thành lập để lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa. Hội nghị chỉ rõ khẩu hiệu đấu tranh lúc này là: “phản đối xâm lược”, “Hoàn toàn độc lập”, “chính quyền nhân dân”. Nguyên tăc để chỉ đạo Tổng khởi nghĩa là tập trung, thống nhất và kịp thời. Hội nghị cúng quyết định những vấn đề về đối nội và đối ngoại của Đảng trong tình hình mới. + Ngày 16/8/1945 Quốc dân Đại hội chính thức khai mạc. Hội nghị nhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh, quyết định thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Thông qua Quốc kỳ, Quốc ca và Quốc huy của đất nước, thảo luận và bổ sung một số chính sách cần phải thực hiện ngay sau khi Tổng khởi nghĩa thắng lợi. Ngay sau Đại Hội chủ tich Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Cuối cùng Đại hội đã thông qua mệnh lệnh khởi nghĩa và ra quân lệnh số 1: Hạ lệnh Tổng khởi nghĩa.
  17. Với chủ trương đường lối, phương hướng chỉ đạo của Đảng, Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 đã diễn ra thành công nhanh chóng, giành thắng lợi hoàn toàn triệt để. Chỉ trong vòng 15 ngày ( từ ngày 14 -28/8/1945), Tổng khởi nghĩa lần lượt thành công trên hầu khắp các địa phưong trong cả nước. → Chủ trương chỉ đạo chiên lược cách mạng của Đảng trong Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 giành chính quyền trong cả nước là vô cùng kịp thời, chính xác và nhanh chónh đưa tới thắng lợi toàn diện của tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. + Sự kịp thời, chính xác và nhanh chónh của Đảng được thể hiện: Việc nhận định tình hình, đánh giá tình huống khi mà Nhật đảo chính Phap, để đưa ra phưong hướng chỉ đạo kịp thời đúng đắn. Sự nhận định chính xác thời cơ của Tổng khởi nghĩa đã chín mồi, quyết định hạ lệnh Tổng khởi nghĩa đúng lúc và bằng mọi cách Tổng khởi nghĩa phải giành được chính quyền trước khi mà quân Đồng minh tiến vào Đông Dương để tuớc vũ khí quân đội Nhật. Đây là một quyết định vô cùng chính xác và đúng đắn bởi vì nếu Tổng khởi nghĩa mà không giành đuợc chính quyền trước khi quân Đồng minh tiến vào nước ta thì khi vào nước ta họ sẽ dựng nên một chính quyền bù nhìn mà họ đã mang theo lúc này thì cuộc khởi nghĩa coi như đã thất bại. Như vậy, chủ trưong chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta trong suốt thời kì từ 1930 – 1945 đã thể hiện sự đúng đắn, năng động, sáng tạo, nhanh chóng và kịp thời. Đưa đến thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ( 2/9/1945), chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của Thực dân Pháp, nhân dân ta tư những con người nô lệ, đói khổ đã được hưởng cuộc sống tự do đọc lập và làm chủ đất nước của mình. Câu 7: Phân tích chủ trương đối sách của Đảng trên lĩnh vực Đối ngoại để bảo vệ chính quyền CM (1945 – 1946) Trả lời: Hoàn cảnh. Cách mạng tháng Tam thành công, nước Việt Nam dân chủ công hòa ra đời (2/9/1945), chính quyền cách mạng còn non trẻ, công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta có được một số thuân lợi cơ bản, nhưng đồng thời phải đối mặt với những khó khăn thử thách vô cùng to lớn. - Thuận lợi: + Trên thế giới chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đứng đầu đang dần dần hình thành trở thành một hệ thống. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cáo, phong trào đấu tranh đòi hòa bình dân chủ cúng đang phát triển mạnh mẽ, điều này đã có những tác động tích cực đối với phong trào cách mạng nước ta. + Đảng ta từ 1 Đảng hoạt động bí mật trở thành 1 Đảng cầm quyền: Đảng chính quyền và lãnh tụ HCM có uy tín cao đối với dân tộc. + Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng chính quyền cách mạng vững mạnh, được nhân dân ủng hộ triệt để, tinh thần yêu nước, đấu tranh cách mạng của nhân dân ta lên cao Đấy là những động lực vô cùng to lớn giúp
  18. cho cách mạng nước ta vượt qua những khó khăn hiển nghèo trong những ngày đầu sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám. - Khó khăn: + Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ công hòa ra đời, chính quyền cách mạng còn non trẻ đã phải đối phó với nhiều kẻ thù. Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng ồ ạt kéo vào nước ta với dang nghĩa quân Đồng Minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, theo chân quân Tưởng là bọn tay sai phản động trong các tổ chức Việt Quốc tức ( Việt Nam quốc dân Đảng), Việt Cách tức ( Việt Nam cách mạng Đồng minh hội). Vào Việt Nam quân Tưởng ráo riết thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng cộng sản, phá tan Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng để thành lập chính quyền tay sai của chúng. Đằng sau quân Tưởng là đế quốc Mỹ với dã tâm biến Đông Dương thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam quân Anh tiến vào nước ta cũng với tư cách quân Đồng Minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, nhưng núp sau quân Anh là bon thực dân Pháp với dã tâm cướp nước ta một lần nữa. Tháng 9/1945 được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Sài Gòn hỏng tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam. + Trong khí đó nền kinh tế nước ta sau hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp rồi đến phát xít Nhật lúc này đã trở nên tiêu điều kiệt quệ. Nạn đói năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu đồng bào ta chưa kịp khắc phục thì nguy cơ nạn đói mới lại đe dọa, ruộng đất bị bỏ hoang, các ngành công nghiệp đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt Ngân sách quốc gia trống rỗng, kho bạc chỉ còn lại khoảng 1,2 triệu đồng Đông Dương trong đó quá nửa là rách nát. 95% dân số nước ta không biết chữ. + Trong những năm đầu sau cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam dân chủ công hòa ra đời chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ ta. Đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc ta lúc này như “ngàn cân treo sợi tóc”. Chính sách của Đảng và Hồ chủ tịch trong đấu tranh” chống thù trong giặc ngoài” thời kì (1945-1946). Trong bối cảnh đất nước như vậy, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” vạch rõ nhiệm vụ chiến lược và nhiệm vụ cần kíp phải thực hiện ngay lúc này của cách mạng nước ta. Chỉ thị xác định: - Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là “Giải phóng dân tộc”, khâu hiệu lúc này là “Dân tộc trên hêt, Tổ quốc trên hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập. - Về xác định kẻ thù: Kẻ thù chính lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung nhiệm vụ đấu tranh vào chúng. - Nhiệm vụ cơ bản trước mắt của toàn thể dân tộc ta là: Củng cố chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân, nhiệm vụ bao trùm là củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng. - Chỉ thị vạch ra những biện pháp cụ thể để thực hiện các biện pháp trên. + Về nội chính: tiến hành tổng tuyển của bầu Quốc Hội trong cả nước, thàng lập chính phủ chính thức, ban hành Hiến Pháp, xử lý bọn phản động, củng cố chính quyền nhân dân. + Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân tiến hành trường kỳ kháng chiến.
  19. + Về ngoại giao: kiên trì nguyên tăc “bình đẳng, tương trợ” thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiên” * Chủ trương chính sách của Đảng và Hồ chủ tịch để đấu tranh chống “thù trong giặc ngoài”. a). Về đối nội. - Về chính trị: + Đấu tranh củng cố và bảo vệ chính quyền là nhiệm vụ trung tâm. Vì vậy mà ngày 3/9/1945 trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra 6 việc cấp bách cần làm ngay. Người đề nghị tổng tuyển cử càng sớm càng tốt. + Ngày 8/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh, chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ công hòa đã ra Sắc lệch số 14 về tổng tuyển cử bầu Quốc Hội. Ngày 6/1/1946 nhân dân cả nước đã đi bỏ phiếu bầu Quốc Hội, Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch. Ngày 2/3/ 1946 Quốc Hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa họp phiên đầu tiên và thông qua danh sách chính thức Chính phủ liên hiệp do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. + Sau đó nhân dân cả nước lại đi bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng nhân dân các cấp đã cử ra Ủy ban hành chính các cấp để thay cho Ủy ban lâm thời cách mạng thời kỳ khởi nghĩa. Tháng 11/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chính quyền cách mạng đã được củng cố thêm một bước. - Về quân sự: Đảng cọi trong xây dựng và phát triển công cụ bạo lực của cách mạng như công an, quân đội. Cuối năm 1946 lực lượng thường trực lên tới 8 vạn, Việc vũ trang cho quần chúng được thực hiện rộng rãi, hầu hết các thôn xã khu phố đều có đội tự vệ. - Về kinh tế - xã hội: Đảng và nhà nước đã tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, tịch thu ruộng đất của bọn Việt gian, địa chủ, chia lại ruộng đất cho nhân dân. Thực hiện giảm tô thế 25%, xóa bỏ những thứ thuế vô lí. + Để chống đói, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn dân hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, tiết kiệm lương thực để cứu đói. Như lập “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”, + Về tài chính, ngày 4/9/1946, Chính phủ ban hành sắc lệnh số 4 về Quỹ độc lập, Tuần lễ vang nhằm huy động sự đóng góp của toàn dân, chỉ trong một thời gian ngắn nhân dân đã tự khuyên góp được 370kg vàng, 20 triệu đồng cho Quỹ độc lập, 40 triệu đồng cho quỹ đảm bảo phụ quốc phòng. Ngày 31/11946 đồng tiền giấy Việt Nam chính thức được phát hành để thay cho đồng giấy bạc Đông Dương. - Về giáo dục: Ngày 8/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ để chăm lo công cuộc xóa mù chữ cho nhân dân. Chỉ trong vòng 1 năm tử ngày 8/9/1945 đến ngày 8/9/1946 đã xóa mù chữ được cho khoảng 2,5 triệu người, các trường THPT, Đại học cũng được đưa vào khai giảng. b). Về đối ngoại. Với nguyên tắc, Tương trợ, bình đẳng thêm ban bớt thù. Trong giai đoạn từ tháng 9/1945 – 3/1946. Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện Chính sách nhân nhượng với Tưởng để tập trung chống Pháp ở Miền Nam. + Để thực hiện sách lược này Đảng đã phải tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là Đảng đã rút vào hoạt động bí mất, tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Chấp nhận tiêu tiển “quan kim”
  20. và “quốc tệ”, cung cấp lương thực cho 20 vạn quân tưởng, nhường cho chúng một số ghế trong Quốc Hội và Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Ngày 28/2/1946 khi Pháp kí với Tưởng Hiệp ước Trùng Khánh, theo sự dàn xếp của quân Anh để Tưởng rút quân về nước đối phó với phong trào cách mạng Trung Quốc đang lên cao, con Pháp kéo quân ra chiến đóng miềm Bắc Việt Nam, đồng thời Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi. Trước tình hình đó Đảng, Chính phủ và Hồ chủ tịch đã phân tích tình hình và quyết định sách lược hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng về nước. + Để thực hiện sách lược nói trên, Ngày 6/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện Chính phủ Pháp là Xanh_tơ_ni bản Hiệp định sơ bộ, đặt cơ sở cho một cuộc đàm phán để đi đến một hiệp ước chính thức. Hiệp định sơ bộ gồm 3 nội dung cơ bản là: Chính phủ Pháp phải công nhận nước Việt nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia độc lập, có Chính phủ, Nghị viện riêng, Tòa án, quân đội riêng, nền tài chính riêng và nằm trong khối liên hiệp Pháp.Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa "đồng ý" cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, số quân này phải đóng ở những vị trí quy định và phải rút dần trong thời hạn 5 năm.Hai bên ngừng bắn tại Nam bộ, tạo không khí hòa bình để mở đàm phán chính thức + Tuy nhiên sau đó, Pháp vẫn tiếp tục gây khó khăn nên chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải ký với Mu_tê, Bộ trưởng bộ quốc pháp hải ngoại Pháp, bản Tạm ước 14-9-1946 tiếp tục nhường Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa (tuyệt nhiên không có chính trị) để tạo thời gian hòa hoãn, chuẩn bị mọi mặt tiến tới cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954). Câu 8: Nguyên nhân, đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp.Phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống pháp? Trả lời: Nguyên nhân: Sau ngày ký hiệp đinh sơ bộ ( 6-3-1946 ) và Tạm ước 14-9-1946, chúng ta đã nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng những điều đã ký. Ta đã kiên trì đấu tranh chính trị hòa bình, đồng thời tích cực chuẩn bị lực lượng đề phòng tình thế bất trắc. - Trong khi đó, thực dân Pháp ngày càng tăng cường hành động khiêu khích. Chúng liên tiếp gây xung đột với công an và tự vệ của ta. - Ngày 18-12-1946 , Thực dân Pháp láo xược gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự về và chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. - Trước hành động đó nhân dân ta chỉ có một con đường đó là cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do. - Trong đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến : “ Chúng ta muốn hòa bình , chúng ta đã phải nhân nhượng . Nhưng chúng ta càng nhân nhượng , thực dân Pháp càng lấn tới , vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ” - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông
  21. đất nước , là mệnh lệnh cách mạng tiến công , giục giã và soi đường chỉ lối cho mọi người Việt Nam đứng dậy cứu nước. -Vào lúc 20h 19-12-1946 Công nhân nhà máy điện Yên Phụ cúp điện báo hiệu cuộc kháng chiến trên quy mô toàn quốc chính thức bùng nổ. Đặc điểm: a. Hoàn cảnh nước ta sau CMT8 Những thuận lợi cơ bản - Hình thành phe XHCN do Liên xô đứng đầu - Phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển - Phong trào dân chủ và hòa bình ở các nước TB phát triển cũng phát triển tạo thành dòng thác cách mạng - Trong nước, chính quyền nhân dân được thành lập - Lực lượng vũ trang nhân dân được tăng cường - Toàn thể nhân dân ủng hộ chính quyền Khó khăn nghiêm trọng - Hậu quả do chế độ cũ để lại: giặc đói, giặc dốt - Ngân quỹ quốc gia trống rỗng - Kinh nghiệm quản lý đất nước của cán bộ còn yếu - Nền độc lập của dân tộc chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao - Quân đội các nước đồng minh ồ ạt kéo vào nước ta.Theo sau chính là bọn phản động cách mạng và thực dân Pháp - Được sự hậu thuẫn của Anh, Pháp đã đánh chiếm SG nhằm tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam b. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng - 25/11/1945, BCHTW Đảng ra chỉ thị về “Kháng chiến kiến quốc”. Chủ trương : - Về chỉ đạo chiến lược: nêu cao mục tiêu “dân tộc giải phóng”, bảo vệ độc lập dân tộc, với khẩu hiệu “ dân tộc là trên hết , tổ quốc trên hết “ - Về xác định kẻ thù: Kẻ thù chính của dân tộc là thực dân Pháp. Do vậy chủ trương mở rộng mặt trận Việt minh để thu hút mọi tầng lớp nhân dân chống Pháp - Về phương hướng, nhiệm vụ + 4 nhiệm vụ chủ yếu: củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp, bài trừ nội phản, diệt giặc đói, giặc dốt, cải thiện đời sống nhân dân + Phương hướng: kiên trì theo nguyên tắc “thêm bạn bớt thù” nên đưa ra khẩu hiệu “Hoa Việt thân thiện” đối với quân đội của tưởng giới thạch. Nhân nhượng Pháp về mặt kinh tế nhưng độc lập về mặt chính trị Phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp - Toàn dân kháng chiến của TƯ Đảng (12/12/1946) - Lời kêu gọi toàn quốc k/c của HCM (19/12/1946) - K/c nhất định thắng lợi của Trường Chinh Mục đích: đánh bọn phản động P, giành thống nhất và độc lập cho dân tộc T/c của cuộc k/c: dân tộc giải phóng và dân chủ mới
  22. Chính sách k/c: liên hiệp với nhân dân P để đánh đổ thực dân P, đoàn kết với Miến, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do hòa bình. Thực hiện toàn dân kc Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến - Chương trình k/c: thực hiện đại đoàn kết toàn dân, quân, chính, dân nhất trí Nhiệm vụ k/c: giành độc lập và thống nhất cho dân tộc Phương châm tiến hành k/c: tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện cuộc k/c toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính - K/c toàn dân: +Vì tiền đề lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo nên lịch sử nên chiến tranh và cách mạng là sự nghiệp của quần chúng do nhân dân đảm nhận gánh vắc. +Xuất phát từ khởi nghĩa chống xâm lược của tổ tiên mỗi khi đất nước có ngoại xâm. Ông cha ta điều huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc +Xuất phát từ thực tiễn chiến tranh Pháp mạnh hơn ta nhiều lần về quân sự do đó muốn thắng đc chúng cần phải huy động sức mạnh toàn dân. Mỗi người 1 vũ khí, mỗi người vào cuộc kháng chiến chung. -Kháng chiến toàn diện: +Vì chiến tranh là cuộc đọ sức toàn diện giữa 2 bên tham chiến pháp đánh chúng ta trên mọi phương diện nên chúng ta phải tiến hành kháng chiến trên mọi mặt. Mặt trận để chống lại chúng. +Để làm cho khẩu hiệu kháng chiến toàn dân có hiệu lực trên thực tế thì phải kháng chiến toàn diện.Trong đó QS là mặt trận hàng đầu. Chính trị: thực hiện đại đoàn kết toàn dân , tích cực xây dựng và làm trong sạch bộ máy Đảng + Kinh tế: tiêu thổ kháng chiến,tích cực phát triển SX công nông nghiệp để pt 1 nền kt tự cung tự cấp + Quân sự: xây dựng LLVTND và thực hiện chiến tranh từ chiến đấu du kích lên chính quy + Văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân, xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học và đại chúng + Ngoại giao: thực hiện chính sách “thêm bạn bớt thù” , sẵn sàng đám phán với pháp nếu pháp công nhận VN độc lập -Kháng chiến trường kỳ: +Xuất phát từ tương quan so sánh lực lượng giữa ta với Pháp. Pháp mạnh hơn ta nhiều lần về quân sự do đó muốn thắng được chúng ta cần phải có thời gian. +Tiến hành chiến tranh xâm lược VN pháp thực hiện mưu đồ đánh nhanh thắng nhanh. Ta chủ trương kháng chiến lâu dài để có thời gian phát huy các yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. +Kháng chiến lâu dài không có nghĩa là vô hạn về thời gian mà vừa kháng chiến vừa đẩy mạnh xây dựng lực lượng của chúng ta tranh thủ tiêu hao sinh lực quân thù, chủ động tấn công đập tan từng kết hoạch chiến tranh của chúng. Tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. -Tự lực cánh sinh:
  23. +Lúc bấy giờ trên thế giới chưa có nước nào trực tiếp giúp đỡ CMVN chỉ có tự lực cánh sinh mới có lực lượng sức người sức của kháng chiến lâu dài. Câu 9: Nguyên nhân, tính chất, đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? Nội dung đường lối CM được thông qua ĐH 3? Trả lời: Nguyên nhân: +Về phía Mĩ: Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ trở thành 1 nước đế Quốc giàu có: hùng mạnh và hung hãn nhất thế giới, kể từ đây Mĩ nuôi tham vọng làm bá chủ toàn cầu. Để thực hiện tham vọng đó Mĩ đã triển khai toàn cầu phản CM hết sức nguy hiểm với hàm trăm căn cứ quân sự, hàng triệu binh sĩ. Mĩ có mặt khắp nơi trên thế giới trong chiến lược toàn cầu của mình. Mỹ chọn miền Nam VN để xâm lược vì nơi đây có vị thế chiến lược quân s, chính trị, kinh tế, nhằm lấy miền Nam làm bàn đạp để tấn công miền Bắc ngăn chặn làm sóng CM lan tràn xuống ĐNÁ. +Về phía nhân dân VN: Trong bối cảnh đó, NDVN đã ko còn con đường nào khác buộc phải cầm vũ khí đánh đuổi ĐQ Mĩ xâm lược, đánh đổ bọn tay sai của chúng giải phóng miền Nam bảo vệ miền Bắc tiến tới hòa bình thống nhất đất nước. Đặc điểm: 1954-1964: -Miền Bắc: Có hòa bình bước vào thời kì khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống. -Miền Nam: Sau T7/1954 Mĩ dựng nên chính quyền tay sai Miền Nam do Ngô Đình Diệm đứng đầu, đó là chính quyền độc tài, hiếu chiến, khát máu. +Mĩ-Diệm đã xóa bỏ hiệp ước Giơ-ne-vơ cự tuyệt không hiệp thương, không tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. +Mĩ-Diệm tiến hành cuộc chiến tranh đơn phương đẫm máu để chống lại đồng bào miền Nam trong tay không có vũ khí trong cuộc chiến tranh này, đối với những người cộng sản, Mĩ cho thi hành chính sách tố cộng diêt cộng. Đối với đồng bào yêu nước đã từng tham gia phong trào kháng chiến chống pháp Mĩ-Diệm đã trả thù một cách hèn hạ đối với lực lượng không ăn cánh với gia đình trị họ Ngô. Mĩ-Diệm dùng quân đội, cảnh sát đàn áp dã man, tội ác của Mĩ-Diệm ngày càng chồng chất từ khi ra đời đạo luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam để giết sạch đồng bào và chiến sĩ của ta. +Cả nước: Đang đứng trước nguy cơ bị chia cắt lâu dài thành 2 quốc gia. Nội dung của đường lối: được hoàn thiện tại ĐH 3 (5-10/9/1960) - Nhiệm vụ chung: đoàn kết toàn dân để thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ cách mạng ở 2 miền để thống nhất đất nước, tăng cường sức mạnh của phe XHCN, bảo vệ hòa bình ở khu vực Đông Nam Á và trên TG. - Nhiệm vụ chiến lược: (2) + Miền Bắc: tiến hành CM XHCN + Miền Nam: giải phóng khỏi thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai để thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ dân tộc dân chủ trên cả nước
  24. - Mục tiêu chung của chiến lược: 2 nhiệm vụ CM ở 2 miền đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của dân tộc ta với đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất tổ quốc - Mối quan hệ của CM 2 miền: QH mật thiết với nhau trong đó MB là hậu phương lớn, do vậy nó giữ vai trò quyết định nhất đến sự pt của CM miền Nam. Miền Nam giữ vai trò trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng đất nước, thống nhất nước nhà. - Con đường thống nhất đất nước: trước tiên vẫn kiên trì theo con đường hòa bình. Tuy nhiên phải đề cao cảnh giác nếu địch gây chiến tranh xâm lược MB. - Triển vọng của CMVN: là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, khó khăn nhưng nhất định thắng lợi Ý nghĩa của đường lối: - Đg lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của đảng giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH nên đã tạo ra được sức mạnh tổng hợp, tranh thủ đc sự giúp đỡ của cả LX VÀ TQ, kết hợp nội lực và ngoại lực - thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong hoạch định đường lối - đường lối chung của cả nước và đường lối CM của mỗi miền là cơ sở của Đảng ta chỉ đạo quân và dân ta thực hiện tốt các nhiệm vụ CM