Đề cương tham khảo ôn thi kết thúc học phần môn Ngoại khoa Thú y thực hành - Năm học 2013-2014

pdf 58 trang hapham 2950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương tham khảo ôn thi kết thúc học phần môn Ngoại khoa Thú y thực hành - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_tham_khao_on_thi_ket_thuc_hoc_phan_mon_ngoai_khoa_t.pdf

Nội dung text: Đề cương tham khảo ôn thi kết thúc học phần môn Ngoại khoa Thú y thực hành - Năm học 2013-2014

  1. ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Môn học: Ngoại khoa Thú y thực hành Kỳ 2 – Năm học 2013 – 2014 (kỲ 8) A: CÂU HỎI Câu 1: PP cố định – vật trâu bò trâu bò ? Câu 2: Phương pháp cố định – vật ngựa ( cố định nằm) ngựa ? Câu 3: Phương pháp cố định lợn – vật lợn ? Câu 4.Phương pháp cố định chó, mèo? Câu 5: Nguyên nhân gây viêm khu phẫu thuật và PP tiêu độc khử trùng nơi phẫu thuật? Câu 6: Kiểm tra động vật phẫu thuật và xử lý vùng phẫu thuật trên cơ thể động vật? Câu 7: Phương pháp tiêu trùng dụng cụ và nguyên liệu trong phẫu thuật? Câu 8: Phương pháp tiêu độc tay người phẫu thuật và vùng phẫu thuật? Câu 9: Tổ chức 1 ca phẫu thuật ? Câu 10.Chăm sóc hộ lý sau phẫu thuật như thế nào? Câu 11: Khái niệm, phân loại Phương pháp gây mê cho gia súc? Câu 12: Qúa trình gây mê ? Câu 13. Tiêu chuẩn chọn thuốc gây mê - Các chú y khi gây mê động vật? Câu 14: Phương pháp gây mê toàn thân cho ngựa? Câu 15.: Phương pháp gây mê toàn thân cho trâu bò? Câu 16: Phương pháp gây mê toàn thân cho lợn? Câu 17: Phương pháp gây mê toàn thân cho chó mèo? Câu 18 Khái niệm và đặc điêm, các loại, tiêu chuẩn gây tê cục bộ? Câu 19: Các phương pháp gây tê ? Câu 20: Nguyên liệu –Nguyên tắc và mục đích bang bó cho gia súc Câu 21: Các phương pháp băng bó? Câu 22. Vá mũi Trâu, bò? Câu 23. Cưa sừng Trâu, Bò? Câu 24: Phương pháp mổ nhãn cầu cho gia súc? Câu 25. Cắt bỏ tĩnh mạch cổ? Câu 26. Khoan xoang trán? Câu 27. Mổ khí quản cho gia súc? Câu 28. Mổ dạ cỏ? Câu 29. Khâu nối ruột cho gia súc? Câu 30: Phẫu thuật mổ bụng lấy thai trâu bò? Câu 31: Phẫu thuật mổ bụng lấy thai cho lợn? Câu 32: Phẫu thuật mổ bụng lấy thai cho chó? Câu 33: Phẫu thuật cắt ngón chân? Câu 34. Phương pháp thiến choTrâu - bò đực? Câu 35: Phương pháp thiến ngựa đực? Câu 36: Phương pháp thiến lợn đực? Câu 37: phương pháp thiến chó mèo đực? Câu 38: Phương pháp thiến lợn cái? Câu 39: Phương pháp thiến chó mèo cái? Câu 40: Ỹ nghĩa cầm máu cho gia súc và các loại xuất huyết (chảy máu)? Câu 41: Đề phòng mất máu khi phẫu thuật (Cầm máu dự phòng) – xuất huyết toàn thân? Câu 42: Đề phòng mất máu khi phẫu thuật (Cầm máu dự phòng) – xuất huyết cục bộ? Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  2. Câu 43: Phương pháp cầm máu tạm thời trong quá trình phẫu thuật ? Câu 44: Phương pháp cầm máu triệt để trong quá trình phẫu thuật ? Câu 45: Mục đích – Dụng cụ - nguyên liệu dùng để khâu trong phẫu thuật? Câu 46: Nguyên liệu dùng để khâu trong phẫu thuật? Câu 47: Các phương pháp khâu (kết nối mô bào) trong phẫu thuật: Câu 48: Phương pháp khâu (kết nối mô bào) bằng khấu gián đoạn trong phẫu thuật? Câu 49: Phương pháp khâu (kết nối mô bào) bằng khâu liên tục trong phẫu thuật? Câu 50: Những vẫn đề cần được lưu ý khi khâu trong phẫu thuật ? Câu 51: Chuẩn bị địa điểm phẫu thuật? Câu 52 : Phương pháp gây tê bề mặt? Câu 53 : Phương pháp Gây tê thấm? Câu 54 : Phương pháp Gây tê dẫn truyền? Câu 55: Phương pháp gây tê xoang ngoài màng cứng? Câu 56: Phương pháp gây tê trong xoang màng nhện.? Câu 57: các phương pháp băng cuộn ( băng dải – vòng tròn – xoắn ốc – chéo – móng – nẹp)? Câu 58: các phương pháp băng tấm – băng chun – băng thạch cao (băng bột)? Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  3. I:CỐ ĐỊNH GIA SÚC Câu 1: PP cố định – vật trâu bò trâu bò ? Trả lời: a.Cố đinh: Ta thường cố định trâu bò trong giá 4 trụ * Xoắn tai - Để xoắn tai người ta dùng dây xoắn tai. Dây xoắn tailà nguyên nhân gây đau đớn cho bò, làm lệch sự chú ý khi có tác nhân gây đau đớn ở những phần khác trên cơ thể. Đây là phương pháp có hiệu quả nhưng cần chú ý tránh gây hư hại cho lớp sụn của tai. *Cố định đầu – sừng: -Bước đầu tiên buộc nút sống, sau đó vòng qua 2 gốc sừng -Sau đó ta vòng dây lên vào giá ngang -Sau đó vắt chéo số 8 qua dóng và quấn vào gốc sừng bên kia sau đó cứ buộc tiếp tục theo hình số 8 khoảng 5-6 lần thì dùng dây quấn quanh 2 khe sừng để gia súc ko thể di chuyển đầu qua trái phải được. Quấn vài lần qua 2 khe sừng rồi cuối cùng là quấn dây quanh dóng và buộc 1 bút bình thường sau đó buộc 1 nút sống. -Với gia súc không có sừng ta làm giàm giả: +Dùng 1 dây dài gập làm đôi sau đó đo mặt dưới xương hàm của gia súc lấy 1 điểm cố định lại được 1 vòng tròn , làm thêm 1 vòng tròn nhỏ bên cạnh vòng tròn lớn đó. Dùng 2 dây thừa ở dưới gấp lên trên qua giữa 2 vòng tròn nhỏ sau đó lấy vòng tròn to gập xuống dưới luồn qua phần dây vừa gấp lên và thắt nút lại bằng cách kéo 2 vòng tròn lớn + 2 đầu dây thừa được 1 nút chết. +sau đó vòng qua mõm trâu bò , vòng tròn lớn dùng 2 ngón tay lộn được lại được 2 vòng tròn kép luồn dây bên kia vào 2 vòng tròn này -Sau đó vòng dây thừa qua 2 bên gốc tai đút dây đó vào vòng tròn nhỏ buộc 1 nút bình thường ngay tại vòng tròn nhỏ đó làm xong giàm giả -Sau đó ta cố định vào gióng ngang. -Chú ý: +Trong trường hợp ko có gióng ngang ta có thể cố định vào cột trong chuồng or gốc cây to. +Cố định càng chắn chắn càng tốt. *Cố đinh 2 chân sau: - Tư thế đứng 1 chân trước 1 chân sau tránh gia súc có thể đạp và luôn để ý trạng thái gia súc đề phòng gia súc đại, tiểu tiện bừa bãi. - Đầu tiên buộc nút sống cố định 1 bên chân cho nút buộc hướng ra phía bên ngoài, nút buộc phải buộc trên khoeo chân sau đó quấn dây sang chân còn lại và buộc thành hình số 8 giữa 2 chân , khi buộc ko được để các dây xếp lên nhau. -Quấn được khoảng 4-5 hình số 8 thì dùng dây quấn vào giữa 2 chân để cố định ko cho gia súc có thể bước lên xuống sau đó buộc 1 nút bình thường và kết thúc bằng 1 nút sống. *Cố định 1 chân trước và 1 chân sau: -Buộc chân sau trước bằng 1 nút sống dưới khớp khoeo sau đó căng thẳng dây lên chân trước buộc 1 nút sống nữa sao cho 2 dây nối giữa 2 chân căng để gia súc ko thể di động được. *Cố định bụng và ngực -Ngực: Ta buộc 1 đầu dây vào gióng ngang (gióng ngang này song song với cơ thể gia súc) bằng nút buộc sống hoạt. Sau đó luồn qua phần ngực của gia súc và buộc vào gióng ngang bên đối diện ( nút buộc này buộc thật chắc chắn, ko được để chiều dài day thay đổi) làm sao có thể đỡ đc cho gia súc ko bị ngã úp ngực xuống đất khi phẫu thuật hay làm gì đó. -Bụng: Làm tương tự như cố định ngực. b.Cố định nằm – vật trâu bò Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  4. *Phương pháp 1: -Dùng dây thường cố định 2 chân trước, giống với cố định 2 chân sau nhưng vị trí cố đinh là bên trên khớp bàn. Cố định khoảng cách 2 chân sao chô con vật vẫn đứng được. -Sau đó dùng 2 dây thường khác, mỗi đầu day buộc vào 1 bên chân sau của gia súc ( buộc nút sống), buộc bên trên khớp bàn. -Sau đó chập 2 đầu dây lại rồi luồn vào bên trên nút cố định 2 chân sau rồi vòng xuống dưới. sau đó tách 2 đâu dây về 2 bên gia súc cho 2 người khỏe cầm. -Sau đó Trong quá trình kéo, 2 người cầm 2 dây buộc chân sau kéo mạnh khi kéo phải kéo đều tay, dứt khoát, 1 người khác đừng trước cầm vào 2 gốc sừng và bẻ về hướng mà ta muốn con vật ngã. -Khi kéo cần phổi hợp nhịn nhàng giữa 2 người kéo và người bẻ sừng -Khi con vât đã nằm xuống thì ng cầm sừng phải ghì chặt đầu con vật xuống đất, ko đc để con vật đứng dạy -Sau đó nhanh chóng dừng thừng trói chặt 2 chân sau và 2 chân trước. -Sao đó nới nhẹ phần dây trên bụng ra *Phương pháp 2 -dùng một sợi dây thừng bền chắc, dài 5-6 m. Một đầu dây buộc cố định vào hai gốc sừng con vật. Đầu kia luồn thành hai vòng;một vòng quanh ngực, một vòng quanh bụng sao cho tạo thành hai vòng nút. Đoạn dây còn lại được kéo dọc thân con vật. Khi vật, một người vặn đầu con vật ở tư thế: một tay ghìm sừng xuống, một tay cầm mõm hất lên ; một người cầm đuôi kéo về phía định cho con vật ngã; một số người khác kéo đầu dây tự do. Nếu có đủ người thì cả 2 đầu dây được thả tự do, chia số người ra làm 2 tốp kéo về 2 phía ngượcchiều nhau, dọc thân con vật. - Phải có sự hiệp đồng chặt chẽ giữa những người tham gia. Con vật nằm xuống, nhanh chóng ghìm sừng, đè đầu và cột 4 chân lại. Đây là động tác quan trọng nhất khi vật bò; nếu để đầu nó cất lên thì con vật lập tức đứng dậy. Câu 2: Phương pháp cố định – vật ngựa ( cố định nằm) ngựa ? Trả lời a.Cố định đứng: -Khi cố định ta luôn đứng ở tư thế chân trước – chân sau. Và chú ý rằng ngựa hay đá hậu ko đứng sau 2 chân ngựa và dơ 2 chân lên rồi bổ xuống Ko đứng trước mặt ngựa. *Cố định 1 chân trước: có thể cố định bằng tay or có định bằng dây thừng -Cố định bằng dây: (luôn đứng ở tư thế chân trước or chân sau) +Ta dùng dây thừng buộc 1 đầu dây và cổ chân trước ngựa ( buộc nút sống hoạt). Sau đó dùng tay đầy nhẹ day thường sát vào vai ngựa, đồng thời cầm tay kéo chân ngựa lên. +Sau đó dùng đầu dây thừng còn lại vắt qua vai ngựa, đưa đầu dây thừng cho người phụ và người phụ luồn sợi dây thường vào nách con vật về phía trước, đồng thời quân dây thừng về phái sau. 1 người cầm giữ đầu dây thừng. -Cố định bằng tay (ít dùng) +Người cố định đứng bên cạnh ngựa và quay mặt về phía sau của ngựa. Khi cố định chân trước phải của ngựa ta dùng tay trái. +Trước tiên dùng tay trái vuốt nhẹ từ trên cổ ngựa xuống vai, rồi xuống chân, khi tới cổ chân rồi nắm chặt lại. Tay phải tì lên gáy ngựa và hơi đầy ngựa xang bên kia. Tay trái hơi đẩy chân ngựa về phái sau nhấc chân phải ngựa lên. Sau đó dùng tay cầm chắc chân ngựa *Cố định chân sau: cũng có thể cùng tay or dây thừng -Cố định bằng dây thừng: Dùng 1 đầu dây thừng dài, chắc. +Một đầu dây buộc vào đuôi ngựa thành ột nút sống hoạt Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  5. +Dùng đầu thừng kia quần quanh 1 vòng vào cổ chân sau khớp ngón, cầm dây thừng kéo lên, dùng đoạn dây thừng còn lại buộc cố định chân sau -Cố định bằng tay (ít dùng) +Khi cố định ta dùng tay phải để giữ chân trái và tay trái để giữ chân phải của ngưa. +Khi cố định chân phaie sau của ngựa ta phải dùng tay phải tì nhẹ lên xương cánh chậu của ngựa. Tay trái thì vuốt nhẹ từ mông xuống đùi xuống cổ chân nhấc chân nhựa lên và đưa về phía sau. Đồng thời chân trai ta bước lên một bước rồi tì cổ chân ngựa lên đầu gối mình, *. Xoắn mũi - Phương pháp này dùng để cố định ngựa ở tư thế đứng.Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong các trường hợp thăm khám,điều trịmang tính chất đơn giản. - Phương pháp: một tay giữ cương, một tay nắm lấy mũi con vật xoay nửa vòng. Xoay sao cho vừa đủ sự thu hút tập trung của con vật, không nên xoay quá mạnh.Nếu tay không nắm chặt được thì dùng một vòng dây vòng vào vùng môi trên, lồng vào đómột chiếc que sau đó cầm que xoắn dây lại hoặc dùng dụng cụ xoắn mũi chuyên dụng. Chú ý những thao tác xo ắn mũi khi thực hiện không gây ra sự hoảng loạn và ít đau đớn.Nếu đau đớn quá con vật sẽ hoảng loạn, giẫy giụa nhằm thoát khỏi sự cố định. * Giữ dây cương hàm thiếc - Để điều khiển ngựa, người ta dùng dây cương và hàm thiếc. Hàm thiếc làm bằng kim loại, cho vào miệng ngựa để đè lưỡi xuống nhằm tránh cắn vào lưỡi khi làm việc, vận động mạnh. Dây thừng buộc vào hàm thiếc để điều khiển ngựa gọi là dây cương. Khi muốn khám bệnh, tiêm hay cho uống thuốc chỉ cần giữ dây cương tại nơi tiếp xúc với hàm thiếc, con vật tạm thời đứng yên tại chỗ (bốn chân vẫn rậm rịch) nếu việc làm của chúng ta không gây sợ hãi cho con vật. b.Cách vật ngựa (cố định nằm) *Cách 1 -Dùng sợi dây thừng chắc, dài. Một đầu dây buộc cố đinh vào cổ ngựa -Nếu muồn cho ngựa ngã về bên nào thì thì dùng đầu dây thừng còn lại kéo về sau bên ấy rồi vòng qua mông con vật luồn đầu dây thừng vào vòng dây buộc ở cổ rồi kéo xuống buộc vào cổ chân sau bên định cho ngựa ngã -Một người giữ chặt đầu ngựa, một người giữ dầu dây còn lại được vát qua vai ngựa. Đồng thời kéo manh làm cho 2 chân sau ngựa tiến về phái trước 1 chân sau của ngựa sẽ đc nhấc lên ngựa mất thăng bằng sẽ nằm xuống -Sau khi ngựa đã ngã xuống phải có 2 người khỏe đè đầu ngựa sát đất( ko chọ ngựa vùng lên) -Sau đó nhanh chóng buộc trói 2 chân sau và 2 chân trước của ngựa lại *Cách 2 - Dùng 4 vòng cổ chân, đeo vào chân ngựa. Các vòng này được nối với nhau bằng sợi dây thừng chừng 5m.Một người nắm đuôi nhằm đỡ con vật khi ngã. - Kéo mạnh sợi dây , 4 chân ngựa gom lại gây mất thăng bằng làm ngựa ngã xuống. - Tiếp theo dùng dây buộc một đầu vào trên khớp nhượng của chân sau phía trên,phần còn lại luồn qua 2 chân trước,choàng qua vai bên kia và quấn 1 vòng vào cổ chân sau để nhấc lên. Phương pháp cố định này thường dùng để thiến ngựa. Câu 3: Phương pháp cố định lợn – vật lợn ? Trả lời *Cách 1: -Đối với lợn nhỏ có thể cố định bằng cách xách ngược hai chân sau lên, mặt bụng quay ra ngoài. Người cố định dùng hai đầu gối để kẹp phần dưới của lợn lại. Đây là cách đơn giản để tiêm chích cho lợn.Nếu để thiến lợn đực thì phần lưng của lợn quay ra phía ngoài và phần đầu của nó nằm giữa hai Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  6. chân sau của người cố định. Túm lợn túm chân sau nhấc lên. Cố định bằng đầu gối tì vào gốc tai lợn, 2 tay còn lại giữ 2 chân lợn. *Cách 2: -Người giữ lợn đứng thẳng hay tay cằm chắc hai cảng sau của lợn, nhấc và dốc ngược lợn lên. -Sau đó từ từ để lợn nằm xuống về bên trái, tay trái người giữ lợn cần chặt chân trái trước của lợn, tay phải cầm chân trái sau, đầu gối tì mạnh lên gốc tai lợn( vì gốc tai lợn có 1 huyệt nên khi ta đè vào lợn đau sẽ năm yên). Sau đó dùng dây thừng buộc cố định chân lợn lại. -Chú ý: khi cố dịnh lợn ko đc để cho chan lợn chạm đất( nếu chạm đất nó giẫy rất mạnh khó làm) *Cách 3-Người giữ lợn đứng thẳng hay tay cằm chắc hai cảng sau của lợn, nhấc và dốc ngược lợn lên đẻ 2 chân trước vừa chạm đất, đồng thời 2 chân người giữ lợn kẹp chặt bụng lợn. Or có thể buộc 2 chân sau của lợn vào cái thang dựng đứng *Cách 4: Cách cố định để cho lợn uống thuốc - Người cố định nắm hai chân trước của lợn và để ở tư thế tựa mông trên mặt đất. - Dùng hai đầu gối kẹp vào hai bên vai để ghìm giữ lợn. *Cách 5: Cố định lợn ở tư thế nằm ngửa - Phương pháp cố định này thường dùng trong trường hợp phẫu thuật vùng bụng. - Dùng một máng ăn ( phải đc sát trùng sạch) bên dưới được lót bằng bao bố, đặt lợn ở tư thế nằm ngửa, dùng dây để buộc hai chân trước và hai chân sau vào máng ăn d. Phương pháp vật lợn - Vật lợn bằng tay: dùng tay luồn qua bụng lợn, nắm chân trước và chân sau cùng phía rồi kéo mạnh. - Vật lợn bằng dây: trước hết dùng một sợi dây buộc mõm, phần cuối sợi dây đưa ra phía sau rồi làm 1 vòng ở phía trên khớp nhượng của chân sau bên trái. Nắm phần cuối của sợi dây kéo mạnh về phía sau, con vậtvsẽ mất thăng bằng và ngã xuống. - Vật lợn bằng dụng cụ tròng chân sau: đây là phương pháp tốt nhất để quật ngã và cố định lợn to. Dụng cụ này có thể đưa vào chân sau của lợn rất đơn giản và nhanh chóng. +Dùng một ống hình tròn, đường kính 3-4 cm, chiều dài 40 cm. Hai đầu ống gắn với 2 vòng kim loại đường kính khoảng 5cm. Hai vòng này được nối với hai sợi dây xích dài khoảng50-60cm. Đầu cuối của hai sợi dây xích nối với một vòng kim loại thứ 3. +Từ vòng thứ 3 này nối với sợi dây thừng chắc chắn. Trước hết dùng dây để khớp mõm lại. Sau đó đưa dụng cụ tròng vào hai chân sau của lợn. Nắm sợi dây thừng kéo mạnh về phía sau. Lợn sẽ dễ dàng ngã xuống. +Nếu thực hiện những ca tiểu phẫu mà không gây đau đớn thái quá cho lợn, người ta chỉ cần sử dụng một sợi dây cột vào mõm lợn và kéo căng dây là được. Câu 4.Phương pháp cố định chó, mèo? Trả lời a.Cố định chó *Cố định mõm : -Phải có rọ mõm và dây hay xích buộc cổ. Nếu không có rọ mõm phải dùng sợi dây mềm buộc lại. +Cách 1: Dùng 1 sợi dây mềm làm 2 vòng dây liên tiếp rồi luồn vào mõm chó sau đó lấy 2 đầu sợi dây quấn lên qua gốc tai chó. +Cách 2: Buộc 1 nút sống sau đó luồn vào mõm chó, sau đó siết lại vừa với mõm chó quần vòng 1 còng lên qua mỗm chó rồi lịa vòng xuống sau đó vòng lên qua 2 gốc tai và buộc lại. -Chú ý: với những con chó giữ ta có thể ướng dẫn chủ cách cố định và nhờ chủ cố định mỗm giúp tránh trường hợp chó cắn. - Để thăm khám con vật, sau khi đã cố định mõm chỉ cần giữ ngắn dây xích cổ là được. Hoặc sau khi đã cố định mõm chó, ta có thể cố định chó nằm trên bàn or dưới nền đất sạch và bằng phẳng Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  7. +Để chó đứng dưới nền đất bằng phẳng or trên mặt bàn. Ta cho tay qua lưng chó và luồn 2 tay qua bụng chó. Tay trái ta nắm chân trái trước chó, tay phải ta nắm chân trước phải của chó ( chân sát với người ta) +Sau đó ta vât chó nằm xuống b. Cố định mèo - Cố định mèo tạm thời bằng cách ấy dây mềm làm thành chiếc thòng lọng, luồn thong ọng qua đầu, cổ và 2 chân trước của con vật, cố định đầu dây còn lại vào vật cố định. Một người cầm 2 chân sau của con vật kéo hẳn về phía sau. Như vậy đầu và 2 chân trước của con vật ko đc đua về phái sau, 2 chân sau bị giữ cố định hoàn toàn nên ko co được. Sauk hi hoàn tất công việc tháo đầu dây cố định ra, mèo được tự do . -Ngoài ra có thể dùng dây buộc mõm kết hợp với dùng vải mềm bó chặt tứ chi hay dùng giá cố định chuyên dụng. + Giá này gồm hai tấm gỗ, mỗi bên cắt một lỗ thủng là một nửa vòng tròn, khi ghép lại được một lỗ thủng hình tròn ( vòng tròn này ko quá rộng so với cổ mèo) Hai tấm đó được chạy trên một thanh trượt. Đưa mèo vào giá, ép hai tấm gỗ sát nhau ở ngang nách con vật; sao cho đầu và hai chân con vật nằm ởphía trước tấm gỗ, một người cầm hai chân sau kéo lại. - Một số phòng mạch chó, mèo và thú cảnh ở các thành phố lớn thiết kế cũi bằng thép không gỉ. Sau khi đưa vật nuôi vào cũi, có dụng cụ ép con vật vào một phía, làm như thế rất tiện lợi và an toàn. II.Dề phòng nhiễm trùng vết mổ và tổ chức 1 ca phẫu thuật Câu 5: Nguyên nhân gây viêm khu phẫu thuật và PP tiêu độc khử trùng nơi phẫu thuật? Trả lời a.Nguyên nhân gây nhiễm trùng khi phẫu thuật -Trong quá trinh phẫu thuật có nhiều loại VSV có thể xâm nhập gay viêm, nhiễm trùng vết phấu thuật. theo các con đường như: +VSV trong bụi không khí +Từ tay, nước bọt người phẫu thuật +Từ yrong phân, trong lông, da của gia súc chưa đc sát trùng kỹ. +Sauk hi phẫu thuật xong gs không đc chăm sóc, hộ lý tốt, ở nơi bẩn, nền chuồng tích tụ nhiều phân, nước tiếu. b. PP Chuẩn bị - tiêu độc khử trùng nơi phẫu thuật. a.Phòng mổ -Nếu phẫu thuật trong phòng thì trước khi phẫu thuật bật hệ thống đèn tử ngoại và duy trì trong 30 phút để tiêu diệt vi khuẩn trong phòng mổ. b. Bãi mổ -Nếu không có phòng mổ thì tối thiểu chúng ta phải có bàn mổ, hay 1 khu vực mổ bằng phẳng, sạch sẽ, đủ để phẫu thuật gọi là bãi mổ *Bãi mổ: -Bĩa mổ cần đáp ứng được các yêu cầu sau: +Tuyệt đối không được sử dụng những nơi có vi khuẩn nhiễm nha bào làm nơi phẫu thuật như nền chuồng trại trước đay có vật nuôi chết, xử lý các ô nhiễm trùng hay mổ khám xác chết, nơi chon xác hay chất thải của vật nuôi đã chết vì các bệnh nhiệt thán, uốn ván, ung khí thán, .\ +Chọn nơi tương đốu bằng phẳng và có diện tích đủ rộng để thực hiện ca phẫu thuật như một khoảng sân, 1 vùng đất rộng trống, một bãi cỏ . +Bãi mổ phải có đầy đủ ánh sáng, tránh được nắng, mưa, gió và bụi bẩn Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  8. +Trước khi phẫu thuật cần dọn sạch sẽ, dọn sạch gạch đá, cành cây, dây thép, đinh gai hay các vật cứng sắc nhọn khác để tránh gây sát thương cho ngườ và động vật trong quá trình phẫu thuật. +Để khử trùng và hạn chế cát bụi, bụi bay lên ta có thể phun lên bề mặt bãi mổ bằng một số dd sát trùng như formalin 4%, cloramin T 0,5%, thuốc tím 0,1% *Bàn mổ: -Bàn mổ ta có thể dùng bàn gỗ, hay bàn sát hay bàn inox. Mặt bàn phải bằng phẳng và cũng phải có diện tích đủ rộng để thực hiện 1 ca phẫu thuật. -Trước khi tiến hành phẫu thuật cần con sạch sẽ bàn mổ bằng nước xà phòng sau đó phơi khô, sau đó sát trùng bằng các dd sát trùng sau đó sát trùng bằng cồn 90 độ. -Trước khi phẫu thuật thì bàn mổ, giong cố định, dây cố định ( rửa sạch, phơi khô), phải được rửa sạt, lau khô. Sau đó dùng thuốc sát trùng như forrmol 5% để tiêu độc. -Nếu tiến hành trên nền đất thì phải dọc sach sẽ, có cỏ móc vừa phài, or ko có cỏ thì có thể lót 1 ít rơm khô, chọn nơi nền đất bằng phẳng, thoáng mát. Sau đó dùng thuốc sát trùng phun nhek lên bề mặt đất, xung quanh nền nơi phẫu thuật để chống bụi và diệt trùng. Câu 6: Kiểm tra động vật phẫu thuật và xử lý vùng phẫu thuật trên cơ thể động vật? Trả lời a.Kiểm tra động vật phẫu thuật - Trước tiên kiểm tra hoạt động của các hệ tuần hoàn, hô hấp đây là hai hệ nhất thiết phải kiểm tra trước khi phẫu thuật. Ngoài ra có thể kiểm tra các chức năng của gan, thận Xác định được các quá trình bệnh lý trong cơ thể giúp ta đề phòng được các tai biến có thể xảy ra, liên quan đến việc: cố định, gây mê, gây tê và chính cuộc phẫu thuật đó. - Nếu hiện tại gia súc không đủ sức khoẻ để chịu đựng cuộc phẫu thuật thì phải chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng rồi mới thực hiện phẫu thuật. - Kiểm tra xem gia súc có thai không, nếu có thì phải thận trọng trong phẫu thuật, không gây mê sâu. - Kiểm tra các ổ nhiễm trùng trên cơ thể. - Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung của vật nuôi, phải tắm rửa toàn thân hay cục bộ cho vật nuôi phẫu thuật. Những chỗ có nhiều nếp nhăn, nếp gấp, khe, kẽ như cổ, yếm, nách, bẹn, bàn, ngón cần được kỳ cọ, rửa sạch bằng bàn chải, xà phòng và nước sạch. b.Xử lý vùng phẫu thuật trên cơ thể động vật -Trên cơ thể, lông và da của gia súc mang rất nhiều VSV gây bệnh trc khi phẫu thuật ta cần sử lý cơ thể và vùng phẫu thuật. -Cho gia súc đi tắm bằng xà phòng -Trường hợp da long của gia súc có máu vết mủ dinh trên lông ta dùng dd H2O3 3% để tẩy sạch mủ trên da rồi mới tieeos tục cạo lông và sát trùng. -Dùng kéo cắt sạch lông và cạo sạch lông trên vùng phẫu thuật -Sau đó dùng nước ấm, xà phòng rửa thật sạch và kỹ, sau đó dùng vải gạc lau khô rồi sát trùng kỹ lại bằng dd cồn Iốt 5% từ 2-3 lần trước khi phẫu thuật. -Với vùng phẫu thuật: thi lau khô và sát trùng thêm bằng cồn Iốt 5% và phải chờ sau 1 khoảng thời gian nhất định mới đc tiến hành phẫu thuật. ở những vùng da mỏng có thể dùng nồng độ thấp hơn ( với những vùng da mỏng thì chỉ nên sát trùng bằng cồn 70Độ giảm bớt kích thích da và niêm mạc) Sát trùng 2 lần mỗi lần cách nhâu 2-3 phút. -Móng, xung quanh hậu môn : là Những vùng da có thể nhiễm trùng nặng thì ta dùng hỗn hợp dd cồn 90o, formon 5%, eosin 0,05% để sát trùng. -Chân và móng : là Những vùng da có nhiều VSV yếu khí thì phải ngâm vào dd Crezin 1% vài lần mỗi lần 15% trong 1 tới 2 ngày rồi mới tiến hành phẫu thuật. Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  9. -Phẫu thuật vùng âm môn: Phải tiến hành rửa sạch ruột, thông niệu đạo để gia súc thải hết phân và nước tiểu trước khi phẫu thuật -Với niêm mạc mắt, miệng, mũi, âm đạo, hậu môn . Phải tiến hành rửa sạch niêm dịch bám trên niêm mạc bằng nước và dd thuốc tím 0,1% sau đó sát trùng bằng dd axit Boric 3-4%. +Niêm mạc miệng : dùng thuốc tím 0,25% để rửa. vùng phẫu thuật trong miệng sát trùng bằng dd lugol 5% +Niêm mạc âm đạo: dùng dd axit lactic 1% or thuốc tím 0,1% thụt rửa -Kết mạc: dùng dd Rivanol 1% Câu 7: Phương pháp tiêu trùng dụng cụ và nguyên liệu trong phẫu thuật? Trả lời a.Tiêu độc dụng cụ bằng kim loại -Bao gồm : dao, panh, kéo, xi lanh, kim khau, đĩa đựng dụng cụ . *Phương pháp hấp ướt: -Dung vải gạc bao gói riêng những dụng cụ có cạnh sắc tránh làm giảm độ sắc của dụng cụ - Sau đó Cho dụng cụ kim loại vào nồi hấp ướt và đun sôi tới 120oC - ấp suất 3 atm trong thời gian 60 phút. *Phương pháp đun trong nước sôi: -Áp dung khi ở những nơi ko có điều kiện tiêu độc -Phương pháp này đơn giản nhưng đạt hiệu quả rất cao Dung vải gạc bao gói riêng những dụng cụ có cạnh sắc (dao kéo) tránh làm giảm độ sắc của dụng cụ khi va chạm trong lúc đun sôi. -Cách dụng cụ như panh, kìm kẹp phải đc mở hết nhíp -Khi dùng pp tiêu độc bằng đun sôi phải cho nướ vào đun sôi trước rồi mới thả dụng cụ vào. Nước đun tốt nhất là nước cất or nước mưa. Ko nên dùng nước cứng. sau khi cho vào đun sôi thêm 30-45’ nữa. -Khi đun ta cho thêm 5% muối natri bicabonat giúp tăng nhiệt độ nước và khử CO2 trong nước -Khay đựng dụng cụ và gạc dùng quấn cũng phải được vô trùng kỹ -Đun xong mang xếp từng loại vào khay sau đó phủ lớp gạc vô trùng lên. b.Tiêu độc nguyên liệu dùng trong phẫu thuật *Tiêu độc chỉ khâu: -Chỉ tiêu, chỉ cat –gút ( chỉ ruột) bán ngoài thị trường đã được tiêu độc, khử trùng và đóng hộp nên khi dùng mà còn thừa thì cho vào ngâm trong cồn lần sau dùng tiếp. -Các loại chỉ khác như chỉ tơ, chỉ lanh, chỉ bông vải mua về phải được tiêu độc kỹ trước khi dùng +Khi dùng ta lấy chỉ quấn vào phiến kính ( quẩn trải đều ra bề mặt phiến kính, không đc quấn chồng lên nhau tạo điều kiện cho nhiệt độ khi tiêu trùng sẽ tác dụng được tới tất cả các sợi chỉ. +Có thể têu độc chỉ bằng hấp ướt or đun sôi cùng dụng cụ. tuyệt đố ko đc mang chỉ đi sấy khô. *Tiêu độc vải gạc khi phẫu thuật: -Vải gạc trong phẫu thuật dùng đẻ thấm máu, dịch các vết mổ. vải gạc dùng trong phẫu thuật pahor đạt 2 yêu câu:Vô trùng và Có khả năng thấm nước mạn -Vì vậy chất liệu làm vải phải đc làm từ bông sợ vải 100% và đc vô trùng tuyệt đối. Thuiwngf người ta dùng vải xô, vải màn dệt = sợi bông làm gạc. -Muốn tiêu đọc khử trung vải gạc sạch mỡ, bột bám và vsv bám trên gạc ta làm như sau: +mau vải về giạt kỹ bằng xà phòng, xả nước sạch xà phòng đi rồi cho vào nước đun sao khoảng 1tiếng rồi lấy ra katj lại bằng nước lá +Sau đó mang ngâm vào dd ammoniac 5% trong 15’ rũ qua nước lá rồi mang phơi -Sau đó mang cắt, kích thước tùy vào người điều trị, sau đó gấp lại từng sấp gói vào giấy báo mang hấp khô cùng dụng cụ kim loại, or có thể hấp ướt hay đun soi vắt kiệt nước trước khi dùng Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  10. -Khi hấp xong mang xếp từng loại vào khay vô trùng rùi phủ lớp gạc lên trên. Câu 8: Phương pháp tiêu độc tay người phẫu thuật và vùng phẫu thuật? Trả lời: a.Phương pháp tiêu độc người và tay người phẫu thuật -Trên tay ngườ cũng có nhiều VSV nhất là ở móng taym kẽ tay, nhoài ra có có loại chất nhờn giữ da ko bị khô chính vì thế ng phẫu thuật phải cắt hết móng tay và giũa bằng. -Sau đó dùng nước ấm, xà phòng rửa sạch từ cổ tay tới hết bàn tay, kỹ các kẽ ngón, nếp nhân trên tay -Sao đó ngâm cả bàn tay vào dd ammoniac 0,5% khoảng 5 phút, or phun trực tiếp cồn sat trùng lên tay giúp giảm chất nhờn, bụi bẩn vìa vsv nằm sâu trong móng, kẽ tay, nếp nhen trên tay. -Sau đó dùng vải gạc lau khô rồi sát trùng lại bằng cồn 70o hoặc cồn Iốt 5%, sát trùng thật kỹ kẽ móng và nếp nhân trên bàn tay -Hai bàn tay sau khi sát trùng xong, tuyệt đối ko đc sờ vào hay làm việc gì đó ngoài phẫu thuật. -Khi người phẫu thuật tiến hành phẫu thuật phải đoe khẩu trang đã vô trùng, tránh nói chuyện nhiều trong quá trình phẫu thuật. b.Phương pháp tiêu độc vùng phẫu thuật -Trên cơ thể, lông và da của gia súc mang rất nhiều VSV gây bệnh trc khi phẫu thuật ta cần sử lý cơ thể và vùng phẫu thuật. -Cho gia súc đi tắm bằng xà phòng -Trường hợp da long của gia súc có máu vết mủ dinh trên lông ta dùng dd H2O3 3% để tẩy sạch mủ trên da rồi mới tieeos tục cạo lông và sát trùng. -Dùng kéo cắt sạch lông và cạo sạch lông trên vùng phẫu thuật -Sau đó dùng nước ấm, xà phòng rửa thật sạch và kỹ, sau đó dùng vải gạc lau khô rồi sát trùng kỹ lại bằng dd cồn Iốt 5% từ 2-3 lần trước khi phẫu thuật. -Với vùng phẫu thuật: thi lau khô và sát trùng thêm bằng cồn Iốt 5% và phải chờ sau 1 khoảng thời gian nhất định mới đc tiến hành phẫu thuật. ở những vùng da mỏng có thể dùng nồng độ thấp hơn ( với những vùng da mỏng thì chỉ nên sát trùng bằng cồn 70Độ giảm bớt kích thích da và niêm mạc) Sát trùng 2 lần mỗi lần cách nhâu 2-3 phút. -Móng, xung quanh hậu môn : là Những vùng da có thể nhiễm trùng nặng thì ta dùng hỗn hợp dd cồn 90o, formon 5%, eosin 0,05% để sát trùng. -Chân và móng : là Những vùng da có nhiều VSV yếu khí thì phải ngâm vào dd Crezin 1% vài lần mỗi lần 15% trong 1 tới 2 ngày rồi mới tiến hành phẫu thuật. -Phẫu thuật vùng âm môn: Phải tiến hành rửa sạch ruột, thông niệu đạo để gia súc thải hết phân và nước tiểu trước khi phẫu thuật -Với niêm mạc mắt, miệng, mũi, âm đạo, hậu môn . Phải tiến hành rửa sạch niêm dịch bám trên niêm mạc bằng nước và dd thuốc tím 0,1% sau đó sát trùng bằng dd axit Boric 3-4%. +Niêm mạc miệng : dùng thuốc tím 0,25% để rửa. vùng phẫu thuật trong miệng sát trùng bằng dd lugol 5% +Niêm mạc âm đạo: dùng dd axit lactic 1% or thuốc tím 0,1% thụt rửa -Kết mạc: dùng dd Rivanol 1% Câu 9: Tổ chức 1 ca phẫu thuật Trả lời -Chuẩn bị địa điểm phẫu thuật: Chọn mơi yên tĩnh, thoáng mát a. Phòng mổ - Nếu phẫu thuật trong phòng thì trước khi phẫu thuật bật hệ thống đèn tử ngoại và duy trì trong 30 phút để tiêu diệt vi khuẩn trong phòng. Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  11. b. Bãi mổ - Nếu không có phòng mổ thì tối thiểu chúng ta cũng phải có được một khu vực bằng phẳng, sạch sẽ, đủ rộng để tiến hành phẫu thuật gọi là bãi mổ. - Bãi mổ cần đáp ứng các yêu cầu sau: + Tuyệt đối không được sử dụng những nơi nghi nhiễm vi khuẩn có nha bào làm nơi phẫu thuật như nền chuồng trại trước đây đã có vật nuôi chết, nơi xử lý các ổ nhiễm trùng hay mổ khám xác chết, nơi chôn xác hay chất thải của các vật nuôi đã chết vì các bệnh nhiệt thán, uốn ván, ung khí thán + Chọn nơi tương đối bằng phẳng và có diện tích đủ rộng để thực hiện phẫu thuật như một khoảng sân, một đám đất trống, một bãi cỏ + Bãi mổ phải có đầy đủ ánh sáng, tránh được nắng, mưa, gió. + Trước khi phẫu thuật cần dọn sạch gạch, đá, cành cây, dây thép, đinh gai hay các vật cứng khác để tránh gây sát thương cho người và vật nuôi. b.dụng cụ phẫu thuật: -Chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật như: panh, kéo, dao mổ, kim, chỉ, gang tay Tất cả phải được vô trùng tuyệt đối. và được xếp theo thứ tự để người phẫu thuật rễ lấy dụng cụ khi phẫu thuật c.Xử lý tay người phẫu thuật: tay người phẫu thuật phải cắt hết móng tay đi, rửa sach bằng xad phòng nhất là vùng kẽ tay và phải được sát trùng cần thận bằng các dd sát trùng như cồn 70 độ, cồn ioot. Sau hi đã sát trùng người bác sĩ ko đc làm việc gì ngoài việc phẫu thuật d.Xử lý vùng phẫu thật trên cơ thể động vật - Cắt, cạo lông vùng phẫu thuật, vùng lông cắt phải lớn hơn 2-3 lần vùng phẫu thuật. - Rửa sạch da vùng phẫu thuật bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó Lau khô bằng vải gạc hay khăn sạch vô trùng - Sát trùng bằng cồn Iod 5%. Sát trùng hai lần, một lần trước lúc gây tê và một lần trước khi phẫu thuật. Cách sát trùng: Ðối với những phẫu thuật thực hiện ở vùng tổ chức lành thì sát trùng từ trong ra ngoài. Với vùng nhiễm trùng thì sát trùng ngược lại tức là từ ngoài vào trong. -Ðối với vùng bàn ngón, sau khi đã rửa sạch thì ngâm vào dung dịch sát trùng 15 phút. - Dùng tấm choàng bằng vải, cao su có khoét lỗ đã xử lý vô trùng đắp lên vùng phẫu thuật để ngăn cách với các vùng xung quanh bảo vệ vùng phẫu thuật - Với niêm mạc mắt, miệng, mũi rửa chúng bằng rivanol 0,1%, cresol 2%, còn da xung quanh nó bôi cồn iod 3%. - Thụt rửa âm đạo bằng dung dịch acid lactic 1%, rivanol 0,1%, cresol 2%, thuốc tím 0,1%, còn da xung quanh vùng âm hộ thì bôi cồn iod 3%. - Thụt rửa trực tràng bằng dung dịch thuốc tím 0,1%, cresol 2%, da xung quanh hậu môn bôi cồn iod 3%. *chú ý: đv gây mê lúc tỉnh có thể loạng choạng nên cần người trông nom, chăm sóc. -Kích thích hô hấp: dùng bình oxi -Cho ngửi ammoniac tẩm vào bông để trước mũi cho con vật khoảng 5-10m =>để giải tỏa ức chế ở hành tủy *Chuẩn bị thuốc và kháng sinh -Trợ tim: + Cafein (mèo k nên dùng cafein. Nếu mèo khỏe thì k sao. Mèo yếu rất dễ chết) Camfora, Strychnine -Đề phòng xuất huyết nội: vitamin K và Ca++=> tĩnh mạch -Kháng sinh: penicillin, sulfanilamid +Trước phẫu thuật dùng 1 liều ksinh +Sau phẫu thuật: có nguy cơ, phẫu thuật lớn. tiểu phẫu chỉ sử dụng -Khi có dấu hiệu nhiễm trùng ( triệu chứng sốt) +Truyền dịch: gluco 5% lượng vừa đủ, Nước sinh lý, Lactac ringer Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  12. -Cho ăn: dạng loãng, nếu con vật không ăn thì có thể dùng ống thông. Nếu con vật ăn ít thì cho ăn nhiều bữa Câu 10.Chăm sóc hộ lý sau phẫu thuật như thế nào? Trả lời *Hộ lý, chăm sóc động vật sau phẫu thuật - Vật nuôi sau phẫu thuật được nuôi nhốt riêng. Nơi nuôi nhốt phải đảm bảo vệ sinh tối thiểu và điều kiện sống thuận lợi. Mùa hè thoáng mát, mùa đông phải ấm áp, có chất độnchuồng hay lót ổ, tránh gió lùa. - Sau phẫu thuật vật nuôi phải được để ở nơi hoàn toàn yên tĩnh tránh những tiếng động mạnh, những hành động thô bạo làm vật nuôi sợ hãi. Khi vật nuôi giẫy đạp nhiều sẽ tăng nguy cơ chảy máu thứ phát, nhiễm trùng vết mổ. - Phẫu thuật có chỉ định gây mê phải có người theo dõi giúp đỡ con vật đến khi tỉnh hoàn toàn. Vật nuôi lớn nên cố định trong giá bốn trụ, có dụng cụ nâng đỡ; vật nuôi nhỏ nên để trong cũi, lồng. - Trợ tim bằng các loại thuốc camphoral 10%, cafein 20%, adrenalin 0,1%. - Kích thích hô hấp bằng cách cho thở dưỡng khí hay ngửi amoniac (tẩm amoniac vào bông rồi để cách mũi vật nuôi 5-10 cm). - Chống chảy máu trong: dùng vitamin K tiêm bắp, calci chloride hay calci gluconat. -Chống nhiễm trùng bằng cách tiêm kháng sinh như: penicillin, streptomicyn, gentamycine - Để tăng cường hồi phục sức khỏe, dùng các dung dịch truyền máu: glucose 5%, nước muối sinh lý, lactat ringer, sử dụng các loại vitamin B1, B12, A, - Cho ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu, chín. Nếu phẫu thuật có gây mê chỉ cho vật nuôi ăn khi tỉnh hẳn, chúng tự lấy và nuốt được thức ăn. Khi thực hiện phẫu thuật ở vùng bụng nên cho vật nuôi ăn từ từ, chia khẩu phần ăn ra từng phần. III: Vô cảm khi phẫu thuật A: Gây mê Câu 11: Khái niệm, phân loại Phương pháp gây mê cho gia súc? Trả lời: a.Khái niệm: Gây mê là phương pháp vô cảm nhằm mục đích làm mất tạm thời ý thức cảm giác, các phản xạ, bằng các thuốc mê tác động trên thần kinh trung ương. Hoặc nói một cách khác là: Gây mê là một sự nhiễm độc có định lượng, có kiểm soát, một sự nhiễm độc dần dần thuốc mê dẫn đến mất cảm giác tạm thời, mất ý thức và giãn cơ, hồi phục được và không để lại di chứng. - Gây mê là dùng thuốc đưa con vật vào tình trạng mất toàn bộ nhận thức, mất cảm giác đau, ức chế các phản xạ nội tạng, giãn cơ và cần ngủ. - Mê là sự mất cảm giác và ý thức tạo bởi các thuốc mê khác nhau, gồm bốn hợp thành là không đau, giãn cơ, mất ý thức và quên. b.Ỹ nghĩa: khi phẫu thuật nhẹ thì con vật giãy dụa, nặng thì gây choáng nguy hiểm tới tính mạng ( nhất là đv mẫn cảm như chó, ngựa ) gây mê giúp con vật năm yên, thuận lợi cho phẫu thuật, ko giãy dụa, ko đau đớn, rễ cầm máu Làm cho con vật không đau trong quá trình phẫu thuật. Làm cho con vật không giãy giụa trong khi tiến hành phẫu thuật: >Máu dễ cầm hơn, không ảnh hưởng tớivết thương của gia súc. > Người phẫu thuật yên tâm tiến hành công việc của mình, rút ngắn thời gian phẫu thuật. c.Phân loai: -Có nhiều cách gây mê cho gia súc + Gây mê đơn thuần : Chỉ gây mê toàn thân +Gây mê tổng hợp : Gây mê toàn thân + có ứng dụng gây tê cục bộ +Gây mê hỗn hợp: khi gây mê ta dùng 2 loại thuốc trở lên Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  13. +Gây mê tiền kỳ: là khi ta gây mê hỗn hợp , dùng thuốc trước tiên làm cho con vật ở trạng thía yên tĩh hoặc mê ở mức nông. +Gây mê cơ sở: là khi ta gây mê hỗn hợp , dùng thuốc trước tiên làm cho con vật ở trạng thía yên tĩh hoặc mê ở mức nông. Sau đó là cho gia súc mê đạt yêu cầu phẫu thuật. +Gây mê không hoàn toàn: dùng thuốc làm cho gia súc ngủ gà ngủ gật, làm giảm or mất phản xạ, cơ nhão ( mê nông). Dùng trong phẫu thuật trọc giò, mổ áp xe +Mê hoàn toàn, mê sâu: Dùng thuốc làm cho gia súc ngủ say, mất phản xạ, có bắp nhão. (Dùng trong các phẫu thuật phức tạp như mổ dạ cỏ ) * Căn cứ vào đường cho thuốc, người ta chia ra: gây mê khí dung và gây mê không khí dung. - Gây mê khí dung: là dùng thuốc mê dạng nước dễ bay hơi (cloroform, ether ethylic, halothan ), hoặc các thuốc mê dạng khí (nitơ oxít, xiclopropan ) đưa vào cơ thể bằng đường hô hấp. - Gây mê không phải khí dung: là dùng các loại thuốc mê như: Rượu etylic, cloral hydrat, natri thiopetal, ketamin, zoletil đưa vào cơ thể vật nuôi bằng các đường khác nhau trừ đường hô hấp. Phổ biến hơn cả là tiêm vào tĩnh mạch, ngoài ra còn đưa vào cơ thể vật nuôi bằng con đường uống, tiêm dưới da, tiêm bắp thịt, tiêm phúc mạc, thụt trực tràng d. Chú ý khi Câu 12: Qúa trình gây mê ? Trả lời a.Qúa trình gây mê: Quá trình mê hay triệu trứng của động vật xảy ra khi gây mê, được chia ra làm 4 giai đoạn. - Giai đoạn giảm đau: xuất hiện ngay sau khi đưa thuốc mê vào cơ thể động vật. Động vật có biểu hiện bồn chồn, lo lắng, không yên tĩnh. Cảm giác đau và các cảm giác khác bắt đầu giảm. Hô hấp trở nên sâu và đều. Mạch nhanh nhưng vẫn đầy. Nhãn cầu vận động tùy tiện. Đồng tử dãn ra 1 chút. Phản xạ và trương lực cơ bắt đầu bị hạn chế. - Giai đọan hưng phấn: Các cảm giác tiếp tục giảm. Xuất hiện tình trạng mất tri giác, nhưng các phản xạ lại tăng cường. Động vật biểu hiện sợ sệt rõ rệt, thét lên những tiếng thất thanh. Trương lực cơ tăng cường, vật giãy đạp mạnh. Đầu lắc lư, bốn chân lảo đảo, xiêu vẹo. Ngựa và trâu, bò có hiện tượng giật nhãn cầu, đồng tử tiếp tục giãn. Tăng tiết các tuyến: tuyến nước bọt, tuyến lệ, tuyến phế quản. Xuất hiện nôn và nấc. Mạch nhanh và đầy, tăng huyết áp. Hô hấp nhanh không đều. Giai đoạn này có nguy cơ xảy ra các tai biến, song cũng được lợi dụng để chỉnh xương khớp. - Giai đoạn mê: Con vật ngày càng mê sâu hơn. Hô hấp đều hơn rồi thưa dần và nông dần, ngày càng trở nên thưa hơn và nông hơn. Tim đập chậm và yếu dần, mê càng sâu thì nhịp tim càng thưa, càng yếu hơn. Mạch thưa và không đầy, mê sâu rất khó bắt được mạch. Sự tiết dịch giảm dần rồi ngừng hẳn. Trương lực cơ giảm dần, rồi đột ngột mất hẳn. Cơ mềm ra, nhẽo ra; nếu gây mê ở tư thế đứng con vật mất khả năng trụ có thể ngã vật xuống. Các phản xạ giảm dần rồi mất hẳn. Lưỡi khô và thè ra ngoài. Nhãn cầu xoay xuống dưới, đồng tử co đến giới hạn. Tình trạng của động vật trở nên nguy hiểm hơn khi hô hấp nông và ngắt quãng, mạch chỉ hoặc không bắt được mạch, huyết áp tụt, niêm mạc bắt đầu xanh, tím tái, đồng tử dãn ra, thân nhiệt giảm - Giai đoạn cuối phụ thuộc vào tác dụng của thuốc tiếp tục hay ngừng lại. Thuốc hết tác động, con vật dần dần tỉnh lại, biểu hiện của con vật ngược lại với quá trình mê; được gọi là thoát mê. Khi đã mê sâu nhưng thuốc mê vẫn tiếp tục tác động, con vật bị trúng độc do thuốc mê. Con vật có những biểu hiện: thở thưa dần rồi ngừng thở, tim đập thoi thóp rồi cũng ngừng hẳn, kết cục dẫn đến cái chết của động vật. Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  14. Câu 13. Tiêu chuẩn chọn thuốc gây mê - Các chú y khi gây mê động vật? Trả lời a.Tiêu chuẩn chon thuốc mê -Thuốc phải đảm bảo an toàn cho gia súc -Thuốc phải tác dụng nhanh và thải trừ cũng nhanh -Thuốc khi tiêm, gây mê xong phải trở lại được trạng thái bình thường nhanh, -Rễ khống chế liều lượng. ít có tác dụng phụ -Thuốc thông dụng, rẻ, rễ mua trên thị trường. b.Những chú ý khi gây mê toàn thân cho gia súc 1. Trước khi gây mê - Kiểm tra thật cẩn thận vật nuôi trước khi gây mê, không gây mê khi động vật mắc bệnh tim mạch. Không gây mê sâu khi: vật nuôi sốt cao, rối loạn chức năng hô hấp, gan, thận, vật nuôi quá già yếu, kiệt sức, có chửa ở giai đoạn cuối. +Chú ý tới hoạt động của tim ( loạn nhip tim, viêm cơ tim, viê nội tâm mạc thì ko đc gây mê toàn thân) +Gia súc bị đường hô hấp, bệnh gan, thận, gầy yếu, mất sức, sốt kéo dài . cũng ko đc gây mê toàn thân. -Cho gia súc nhịn đói 6-12h Trước khi gây mê toàn toàn thân. ( tránh gia súc nôn mửa thức ăn lọt vào khí quản, tăng hiệu lực của thuốc khi cho uống) - Gây mê cho vật nuôi lớn, nhất là đối với động vật có sừng thường rất khó khăn và nguy hiểm, vì vậy chỉ gây mê khi thật cần thiết. - Tiên lượng phẫu thuật có kết cục không thuận lợi, có khả năng giết mổ vật nuôi thì không nên sử dụng thuốc mê tồn dư mùi trong thịt như: cloroform, ether - Sử dụng thuốc tiền mê trước 15-20 phút. 2. Trong khi gây mê - Sử dụng thuốc mê đúng phương pháp - Chọn liều thuốc mê cho thích hợp (thường vật nuôi béo, khỏe, ăn no khó mê hơn so với vật nuôi gầy yếu, đói ăn, vật nuôi già, non) - Tiến hành gây mê ở những nơi ấm áp, kín gió - Khi đưa thuốc mê vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch phải chậm, vừa tiêm vừa quan sát, khi tiêm được 1/3 liều nên dừng lại, nếu gia súc không có những biểu hiện xấu mới tiếp tục tiêm tiếp. - Gây mê ở tư thế đứng phải theo dõi biểu hiện của vật nuôi, giúp đỡ con vật nằm xuống nhẹ nhàng khi chuyển sang giai đoạn mê. - Trong khi thực hiện phẫu thuật vẫn phải có người theo dõi biểu hiện của con vật, nếu có biểu hiện khác thường, không tuân theo quá trình mê cần được xử lý kịp thời. - Đang phẫu thuật vật nuôi đã tỉnh có thể cho thêm thuốc mê, nhưng không được quá 2/3 liều đã dùng ban đầu. 3. Sau khi mê - Phẫu thuật xong, nhanh chóng giải thoát vật nuôi khỏi sự cố định, đỡ nó đứng dậy, đưa về chỗ ở an toàn. Thường xuyên có người theo dõi cho đến khi con vật tỉnh hẳn. - Không ép con vật ăn khi chưa nuốt được thức ăn. - Bổ xung năng lượng, tăng cường hồi phục sức khỏe bằng truyền glucose 5%, nước muối sinh lý, lactat ringer Sử dụng các loại vitamin A,C, B1,B12 - Dùng thuốc trợ tim (cafein 20%, adrenalin 0,1%), kích thích hô hấp bằng cho thở dưỡng khí hay ngửi amoniac (tẩm amoniac vào cục bông rồi để cách mũi con vật 5-10 cm) Câu 14: Phương pháp gây mê toàn thân cho ngựa? Trả lời Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  15. - Ngựa có hệ thần kinh tương đối linh hoạt, khả năng chịu đau kém, vì vậy khi thực hiện phẫu thuật ở ngựa nên chỉ định gây mê. - Thuốc tiền mê dùng cho ngựa là atropin sulfat 1%, liều lượng: 1-2ml/100kg TT. Tiêm dưới da trước khi dùng thuốc mê 15-20 phút. Có 3 phương pháp gây mê cho ngựa a.Phương pháp tiêm tĩnh mạch: *Thuốc mê dùng là Chloral hydrat: -Khi tiêm vào tĩnh mạch sẽ gây dung huyết ta nên pha chế trước khi tiêm.Cho vào dd Chloral hydrat 10-15% đường gluco or dd Natri citrate 5% -Ngoài ra khi tiêm có tính kích thích mạnh cho vào dd Chloral hydrat ít muối Magiê Sunphat) -Chú ý: +Khi pha thuốc Chloral hydrat ko đc hấp tiệt trùng ở nhiệt đọ cao khi tiêm sẽ gây trúng độc cho gia súc) +Hấp dung môi tiệt trùng rùi để nguỗi 70oC rồi mới đc cho Chloral hydrat vào. Sau khi pha đựng tring lọ mầu, phải dùng ngay. *Liều lượng: -Phụ thuộc vào trạng thía thần kinh, độ tuổi và trọng lượng của cơ thể, trạng thái dinh dưỡng mà ta quyết định liều lượng cho thích hợp. -Tiêm Chloral hydrat tĩnh mạch liều lượng 10g/100kg P. Đồng thời tiêm 5-6g Magie sunphat *Cách tiến hành -Cố định ngựa: Cố định chân trước và sau ngựa. Chú ý : ngựa hay đá hậu (thận trọng khi cố định) -Sát trùng vị trí tiêm bằng cồn iot 5 % -Trước tiên tiêm vào tĩnh mạch cho ngựa ½ liều lượng gia súc yên tĩnh. Sau đó đưa tiêm tiếp lượng thuốc còn lại. Khi tiêm vào TM thì tiêm từ từ tránh để thước bị rơi ra bên ngoài. (Ngựa trung bình tiêm 300ml dd Chloral hydrat 7% + dd Magie sunphat 4%). -Các biểu hiện mê của ngựa +Khi tiêm đc ½ thuốc thì Ngựa có hiện tượng hung phấn nhẹ, mắt hơi dao động, mạch đập nhanh, mạnh, phản xạ mí mắt giảm, pahrn xạ của giác mạc cũng giảm dần rồi mất hẳn. cơ bắp nhão +Dùng kích thích mạnh vùng phấu thuật mà ngựa không phản ứng là gây mê đạt yêu cầu. -Khi chưa phẫu thuật xong mà Ngựa đã tỉnh thì tiêm bổ sung thuốc mê ( Không tiêm quá 7g cho 100kg p ) *Chăm sóc gia súc sau khi phấu thuật -Phẫu thuật xong nhanh chóng cởi dây thừng buộc ngựa ra. Nó ko đứng dậy đc thì hỗ trợ đứng dậy và đưa vào giá 4 trụ đứng, và phải buộc đỡ phần ngực và bụng ngựa bằng dây thứng chắc trong gia 4 trụ. -Chú ý chê ấm cho gia súc về mùa đông, giữ ấm cho gia súc sau khi gây mê toàn thân ( tránh bi viêm phổi khi lạnh) -Chi ngựa ngửi ammoniac để kịch thích hô hấp, tiêm thuốc trợ tim Cafein natri benzoate. -Chú ý: nếu không may tiêm quá liều thuốc mê cho gia súc dấn tới trúng độc ngừng tiêm thuốc và tiêm vào tĩnh mạch dd gluco và Cafein natri benzoate. Hoặc tiêm adranalin. b. Phương pháp cho uống -Cho gia ngựa uống Chloral hydrat 20- 35 g/ con ngựa trung bình. bằng ống thông dạ dày ngựa -Hạn chế: hiệu quả gây mê không cao, chỉ nên dùng trong Phẫu thuật nhỏ. c.PP thụt rửa trực tràng. -Thụt rửa Chloral hydrat liều 8-10g cho 100kg TT ngựa. PP này gây mê tác dụng hơn PP cho uống -Không nên thụt rửa vào trực tràng liều lượng thuốc lớn hơn 1 – 1,5 lít. Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  16. -Tương tự như cho uống, phải pha thuốc trong các dung môi bảo vệ niêm mạc trực tràng, đạt nồng độ không quá 5%. Thụt vào trực tràng sau khi đã giải thoát hết phân, khi rút ống thông ra phải nhẹ nhàng, đồng thời kích thích cho cơ vòng hậu môn khép kín lại. *Ngoài ra có thể dùng Gây mê bằng rompun -Rompun là thuốc mê dang nước, hãng Bayer của C.H Liên bang Đức sản xuất. - Rompun 5ml/100kg TT, tiêm dưới da hay tiêm bắp đạt được mức độ mê nông, có thể phẫu thuật vật nuôi ở tư thế đứng. - Rompun 4ml/100kg TT, tiêm dưới da hay tiêm bắp. Cloral hydrat 8g/100kg TT, tiêm tĩnh mạch. Thời gian mê có thể đạt tới 1,5 giờ. - Rompun 5ml/100kg TT, tiêm dưới da hay tiêm bắp. Natri thiopental 0,6-0,8g/100kg TT, tiêm tĩnh mạch (không được lọt ra ngoài). Thời gian mê có thể đạt tới 1,5 giờ. Câu 15.: Phương pháp gây mê toàn thân cho trâu bò? Trả lời: -Đối với trâu bò khi phẫu thuật người ta ít gây mê toàn thân. Mà gây tê cục bộ + cố định G/S cẩn thận là có thể tiến hành đc phẫu thuật. -Chưa có loại thuốc nào gây mê hiệu quả cho Trâu bò. Những con hung dữ nếu cần thiết ta chỉ cần gây mê tới mức con vật lâm vào trạng thái trẫn tĩnh là ok phẫu thuật được. -Dùng cồn gây mê cho bò tương đối an toàn nhưng đoi lúc cũng nguy hiểm. dùng Chloral hydrat gây mê toàn thân cho trâu bò rất rẽ gây tai biến Muốn gây mê cho trâu bò ở mức độ vừa ta dùng hỗn hợp giữa Chloral hydrat và cồn 40 độ. *Các cách gây mê -Sát trùng vị trí tiêm bằng cồn iot 5 % -Gây mê bằng cồn 40 độ: Dùng cồn loại tinh khiết 96oC pha thành cồn 30-40 độ trong nước sinh lý 0,9%. Sau đó hấp tới nhiệt đội 30-40oC + 5g đường gluco vào trong 100ml dd cồn 30-40oC. Tiêm thật chậm vào tĩnh mạch. - Gây mê bằng cloral hydrat: Dùng phương pháp tiêm tĩnh mạch, liều dùng 10g/100kg TT, cách pha thuốc và tiêm giống như ngựa. Ở ngựa cho kết quả tốt nhưng loài nhai lại không chắc chắn. -Gây mê bằng Chloral hydrat và cồn 40 độ: +Ưu điểm: an toàn +Trước khi gây mê cho trâu bò ta tiêm cho trâu bò 0,001 – 0,002g Atropin giảm bớt sự tiết dịch của cơ thể. +Dùng dd Chloral hydrat 10% trong dd đường gluco5% cứ 100kg trọng lượng trâu bò tiêm vào tĩnh mạch từ 50-70ml thật chậm +Sau đó tiêm dd cồn 40o đã đc hâm nóng ở 30-40o C tiêm thật chậm. cứ 100kg trọng lượng ta tiêm 100ml. -Sau khi tiêm hết liều trâu bò sẽ mê vừa đến mê sâu tiến hành phẫu thuật *Gây mê bằng natri thiopental: Natri thiopental là thuốc mê dạng bột, liều gây mê cho loài nhai lại là 1,5g/100kg TT, pha trong nước muối sinh lý, đạt nồng độ 5%, tiêm chậm vào tĩnh mạch (không được lọt ra ngoài tĩnh mạch). Thời gian mê kéo dài khoảng 1 giờ. -Chú ý: Theo dõi sát sao hành vi của con vật, quá trình mê đến rất nhanh con vật có thể đổ vật xuống ngay khi chưa kết thúc tiêm thuốc. * Gây mê bằng rượu ngon: Dùng rượu ngon (30-40%) cho trâu, bò cái, bê, nghé uống, liều 200- 300ml/100kg TT. Đạt được mức độ chếnh choáng ở vật nuôi, cho phép tiến hành các thủ thuật chỉnh xương khớp. Câu 16: Phương pháp gây mê toàn thân cho lợn? Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  17. Trả lời -Cố định : +Người giữ lợn đứng thẳng hay tay cằm chắc hai cảng sau của lợn, nhấc và dốc ngược lợn lên. +Sau đó từ từ để lợn nằm xuống về bên trái, tay trái người giữ lợn cần chặt chân trái trước của lợn, tay phải cầm chân trái sau, đầu gối tì mạnh lên gốc tai lợn( vì gốc tai lợn có 1 huyệt nên khi ta đè vào lợn đau sẽ năm yên).Sau đó dùng dây thừng buộc cố định chân lợn lại. +Chú ý: khi cố dịnh lợn ko đc để cho chan lợn chạm đất( nếu chạm đất nó giẫy rất mạnh khó làm) - Trước tiên Sát trùng vị trí tiêm bằng cồn iot 5 %. Sau đó tiêm Thuốc tiền mê dùng cho lợn là amilazin, liều 0,5mg/1kg TT, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. *Gây mê bằng Chloral hydrat -Thuốc gây mê an toàn cho lơn là Chloral hydrat. Ta pha dd thành 10% tiêm vào tĩnh mạch tai cho lợn với liều 1ml/1kg trọng lượng cơ thể. -Nếu không tiêm đc vào tĩnh mạch tai thì ta có thê pha Chloral hydrat thành dd 5% trong dd Natri clrua 0,9% tiêm vào xoang bụng cho lợn -Ưu điểm: gây mê nhanh với những lợn gầy và lợn nhịn đói 6-12 giờ. -Sau khi tiêm 1 thời gian 10-15’ lợn sẽ mê, mê kéo dài gần 2 giờ tiến hành phẫu thuật. * Gây mê bằng natri thiopental -Liều 1,5g/100kg TT, pha trong nước muối sinh lý đạt nồng độ 5%, tiêm tĩnh mạch(không được để thuốc lọt ra ngoài). Quá trình mê kéo dài khoảng 1 giờ. * Gây mê bằng combelen: Combelen là thuốc mê dạng nước, liều dùng 5ml/100kg TT, tiêm tĩnh mạch, con vật mê mức độ nông Câu 17: Phương pháp gây mê toàn thân cho chó mèo? Trả lời -Cô định và Sát trùng vị trí tiêm bằng cồn iot 5 % sau đó lại sát trùng cồn ioot ( 6 lần) -Thường gây mê hỗn hợp -Trước tiên dùng Thuốc tiền mê cho chó, mèo là atropin sulfat 0,1%, liều 1ml/10kg TT, tiêm dưới da trước khi dùng thuốc mê 10-15 phút giảm bài tiết -Sau đó tiêm dưới da cho chó 0,01-0,03 Morphin -Sau khi tiêm Morphin khoảng 30’ ta tiến hành thụt rửa trực tràng cho chó bằng Chloral hydrat 10% liều tùy loài chó lớn nhỏ. *Ngoài ra có thể dùng -Combelen: tiêm tĩnh mạch liều 1-2m cho chó. Or dùng Rompun 2% tiêm bắp cho chó liều 1ml/1kg P - Gây mê bằng natri thiopental: Dùng natri thiopental, liều 15mg/1kg TT, pha thành nồng độ 5% trong nước muối sinh lý, tiêm tĩnh mạch, thời gian mê trung bình 1 giờ. Có thể tăng liều lên 30mg/1kg TT thời gian mê kéo dài tới 2 giờ. - Gây mê bằng ketamine: Ketamin 1ml/10kg TT, tiêm tĩnh mạch, con vật mê khoảng 1 giờ. -Gây mê bằng zoletil: Zoletil là thuốc mê dạng bột, của hãng Virbac sản xuất, có 3 sản phẩm, tùy theo hàm lượng hoạt chất trong chế phẩm: zoletil 25, zoletil 50, zoletil 100. Sản phẩm bán có dung môi kèm theo. Pha dung môi vào thuốc bột, dùng ngay, để lâu kém tác dụng. Liều dùng trung bình (sau khi pha thuốc) của zoletil 50 là 1ml/10kg TT, tiêm dưới da hay tiêm tĩnh mạch đều được. Với chó tiêm tĩnh mạch cho kết quả tốt hơn, với mèo tiêm vào đâu cũng cho kết quả nhưnhau. Khi thuốc mê có tác dụng phẫu thuật B: Gây tê Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  18. Câu 18 Khái niệm và đặc điêm, các loại, tiêu chuẩn gây tê cục bộ? Trả lời aKhái niệm: Gây tê cục bộ là dùng thuốc để làm mất tạm thời cảm giác đau, cảm giác nhiệt, cảm giác xúc giác và các cảm giác khác ở tổ chức cục bộ vùng định phẫu thuật. b.Đặc điểm: -Có nhiều trường hợp khi phẫu thuật ta chr cần gây tê cụ bộ cũng có thể là phẫu thuật đc, kể các những trường hợp phẫu thuật phức tạp. -Đối với những loài gia súc mẫn cảm cao như ngựa, chó khi phẫu thuật ta phải gây mê toàn thân nhưng phải kết hợp với gây mê cục bộ mới tiến hành đc. - Những chất gây tê thường dùng là: Novocain, lidocain, dicain, Dicain, Cocain ở nước ta thông dụng là novocain va lidocain, trong thú y thường dùng novocain vì nó rẻ tiền hơn. Người ta pha novocain trong nước cất hay nước muối sinh lý ở các nồng độ khác nhau 0,125-10%, nồng độ thông dụng là 0,25-3%. + Để tăng cường tác dụng của novocain, người ta cho adrenalin 0,1% vào dung dich novocain, với tỷ lệ 2ml adrenalin 0,1%/ 1 lít dung dịch novocain ở nồng độ nào đó. + Để có thêm tác dụng tiệt trùng thêm rivanol vào dung dịch novocain đạt nồng độ 0,1%. + Để kéo dài thời gian tê và giảm chảy máu trong phẫu thuật thêm huyết thanh vào dung dịch gây tê. + Để kéo dài sự tê (có khi đến 2 ngày) pha thuốc tê trong dầu thực vật, dầu cá làm chậm sự hấp thu thuốc tê Kéo dài thời gian tê. c. Các lọai gây tê cục bộ. -Gây tê bề mặt -Gây tê thấm -Gây tê dẫn truyền -Gây tê ngoài tủy sống ( gây tê xoang ngoài máng cứng, xong trong màng nhện) d.Tiêu chuẩn chọn thuốc gây tê cục bộ. -Thuốc phỉa có tác dụng mạnh với tổ chức, hấp thụ chậm, thời gian mê kéo dài và rễ tan trong nươc. -Có thể tiêu độc đc ở nhiệt độ cao. -Sau khi gây tê thuốc ko làm vùng bị tê bị đau kéo dài -Các thuốc gây tê thường dùng +Novocain : ++ Tác dụng kém hơn và ít độc hơn Cocain, là thuốc phổ biến nhất hiện nay. Nó có tác dụng gây tê nhanh, thải trừ cũng nhanh. Khi dùng Novocain người ta thường dùng kết hợp với Adrenalin. ++Dùng để gây tê cục bộ với các nồng độ : 0,25%. 0,5%, 1%. Dùng gây tê thấm với nồng độ 2-5% để gât tê dẫn truyền và tiêm vào tủy sống. +Cocain: ++Ưu điểm: Là lọa thuốc có tác dụng mạnh, nhanh và gây tê mạnh tại tại chỗ. Dùng để gây tê niêm mạc mũi, giác mặc . ++Nhược điểm: Có nhược điểm là rễ phân hủy, không bảo tồn được lâu, pha chế xong phải dùng ngay. ++Người ta thường dùng kết hợp với Adrenalin để làm giảm động lực của Cocain ( với nồng độ 0,5- 4%) +Dicain: là loại thuốc tê có tác dụng mạnh hơn coocain ( gấp 2 lần) . Thuốc có tác dụng mạnh đối với niêm mạc thường dùng để gây tê bề mặt với nồng độ 0,5% Câu 19: Các phương pháp gây tê ? Trả lời: a.Gây tê bề mặt Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  19. -Dùng thuốc tê để giảm đâu or làm mất sự nhận kích thích của các dây thần kinh ở bề mặt tổ chức: niêm mạc, tương mạc, màng hoạt dịch -Với đại gia súc gây tê bề mặt chỉ dùng đối với niêm mạc và tương mạc -Dùng Cocain 2-5% gây tê niêm mạc ở kết mạc và giác mạc ( tiểu gia súc thì 1%) -Dùng Novocain 5-10% , dicain 15 nhỏ niêm mạc mắt 5-6 giọt time ngắn sẽ có tác dụng -Gây tê ở niêm mạc mũi, miệng thì dùng dd Novocain 5-10%, dicain 1-2% -Gây tê ở niêm mạc trực tràng, âm đạo dùng Novocain 2% - Gây tê niêm mạc miệng, mũi, hầu, cơ quan sinh dục hay các niêm mạc khác, dùng dung dịch novocain 5-10% tẩm vào cục bông rồi thấm vào niêm mạc. - Gây tê niêm mạc bàng quang, dùng novocain 0,25-0,5%, bơm vào trong bàng quang sau khi đã giải thoát hết nước tiểu. - Gây tê màng hoạt dịch, dùng novocain 4-6% bơm vào sau khi đã rút hết dịch trong nó. Tùy theo từng dung tích xoang, người ta có thể bơm vào 5-50ml dung dịch thuốc tê. - Gây tê phúc mạc, dùng novocain 2-4%, đưa thuốc vào bằng kim tiêm, cho vật nuôi nhỏ khoảng 20ml. Với vật nuôi lớn không có ý nghĩa vì phúc mạc của chúng quá lớn. - Bề mặt da không thấm hút các dung dịch nước, vì vậy người ta gây tê nó bằng phương pháp giảm thể nhiệt: chườm lạnh hay tưới dung dịch bay hơi nhanh như ethyl clorid * Duy nhất vá mũi trâu bò: tiêm Novocain 3% mặc dù gây tê thấm. b.Gây tê thấm -Đó là cách mà ta dùng thuốc tê tiêm dưới da, lớp niêm mạc tổ chức sâu dưới da thuốc thấm vào tổ chức cắt đứt sự dẫn truyền kích thích các đầu mút dây thần kinh or dây thần kinh ở vùng ta gây tê. . -Ta thường tiêm thuốc có nồng độ thấp và liều lượng cao -Khi gây tê thấm ta tiêm ngay thuốc vào nới cần phẫu thuật ( gây tê thấm trực tiếp) or tiêm vào tổ chức ngoài vết mổ ( gây tê thấm phong tỏa) -Trong gây tê thấm người ta thường dùng Novocain nồng độ thấp từ 0,25-1% tiêm với liều lượng lớn từ 100- 500ml or nhiều hơn nữa ( tùy theo gia súc và tuy theo vị trí mổ) -Tác dụng của gây tế thấm: (nồng độ thấp – liều lượng cao) +Làm các tổ chức trương lên và tách ra, giúp cho ta phân biệt được các lớp tổ chứ trong quá trình phấu thuật +Giup thuốc khuếch tán sâu và rộng tác dụng đến vùng phẫu thuật trên diện rộng và sâu hơn. +Làm chèn ép các mạch máu nhỏ giup hạn chế sự xuất huyết trong khi phẫu thuật - Khi gây tê thấm phải dùng kim nhỏ và dài. Đầu tiên đâm kim vào trong da, gần như kim song song với bề mặt da, đâm ngập đầu kim, bơm thuốc, đến khi thấy da phồng lên thì rút kim ra một chút, cứ lam như vậy cho đến hết chiều dài vết mổ. Vết mổ dài có thể làm từ hai đầu chập lại. Lần lượt hết lớp nội bì, tiếp tục tới lớp dưới da, rồi đến lớp tổ chức liên kết và các lớp tổ chức sâu hơn. - Khi phẫu thuật ở diện rộng, người ta dùng phương pháp này gây tê thấm phong tỏa, tiêm xung quanh vùng phẫu thuật với nhiều điểm tiêm C. Gây tê dẫn truyền -Là dùng thuốc tê tiêm vào các dây thần kinh chi phối tới vùng phấu thuật làm mất khả năng dẫn truyền kích thích từ vùng phấu thuật tới trung khu thần kinh -Ta cần nắm vũng môn học giải phẫu vật nuôi – phần thần kinh chi phối trong cơ thể gia súc - Dùng dung dịch gây tê có nồng độ cao hơn so với gây tê thấm (novocain 2-3 -5%) do các dây thần kinh có tổ chức liên kết thưa và lớp mỡ bao bọc -Trong gây tê dẫn truyền ngta dùng thuốc tê có nồng độ cao như Novocain 3-5% +Với dây thân kinh nhỏ: dùng Novocain 2% liều 3-5ml +với dây thần kinh lớn : Novocain 3-5% liều 10-20ml Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  20. -Khi tiêm cần chú ý tránh tiêm vào mạch máu vì dây thần kinh thường đi kèm với mạch máu. -Khi thực hiện gây tê dẫn truyền thường phải kết hợp với gây tê thấm hay gây tê bề mặt, vì tại mô bào cục bộ có nhiều đầu mút của các dây thần kinh khác nhau chi phối. -Sau khi tiêm 1 thời gian 10-15’ thuốc sẽ có tác dụng, thời gian tác dụng của thuốc phụ thuộc vào liều lương, nồng độ và vị trí tiêm. d.Phương pháp gây tê tủy sống -Thường dùng trong các phẫu thuật phần sau cơ thể động vật như : Chân sau, duôi, hậu môn, âm đạo. tử cung Nó bao gồm 2 phương pháp: d.1.Gây tê xoang ngoài màng cứng *.Giai phẫu: Là xoang ở giữa màng cứng của tủy sống và màng xương bên trong của xương sống. Bên trong có tổ chức mỡ bán dịch lẻ. *Tác dụng: khi tiêm thuốc tê vào sẽ cắt đứt dẫn truyền kích thích của TK tủy sống đi qua xoang ấy gồm : TK hông –TK khum –TK đuôi . *Phương pháp -Là cách gây tê đơn giản, không gây nguy hiểm và có thể áp dụng đc cho nhiều loại gia súc khác nhau. Phương pháp tiêm -Cố định gia súc cẩn thận, cắt lông, vệ sinh và sát trùng ( cần 70 độ và cồn Iốt 5%) vị trí cần phẫu thuật -Thường gây tê ở 3 điểm sau +Điểm 1: Tiêm vào giữa đốt hông cuối và đốt sống khum đầu tiên. +Điểm 2: Tiêm vào giữa đốt sống khum cuối cùng và đốt sống đuôi đầu tiên +Điểm 3: Tiêm vào giữa đốt sống đuôi 1 và đốt sống đuôi 2 -Khi phẫu thuật ử hai chân sau, duôi, vùng âm môn người ta thường tiêm ở vị trí điểm 2 -Khi tiêm ta nên để gia súc ỏ nơi yên tĩnh, cầm đuôi lắc theo chiều lên xuống, và xác định vĩ trí các vị trí cần tiêm. , tay caamd kim tiêm như tư thế tiêm bắp, dùng cổ tay tỳ lên sống lưng con vật, Sau đó ta tiêm ta đâm kim từ trên xuống dưới – từ trước ra sau tạ với xương sống lưng góc tầm 45oC. -Khi đâm kim qua dây chằng ta sẽ có cảm giác nhu xuyên qua tấm màng cứng, khi đam sâu 4-5cm với đại gia súc thì ta tiến hành bơm thuốc. Liều lượng thuốc: -Liều lượng Novocain tùy theo vị trí tiêm, và giống gia súc phải phẫu thuật. +Tiêm Novocain 2% - 20-30ml toàn thân tê. Ban đầu đuôi ko ve vẩy được, sau đó mất cảm giác hoàn toàn, âm hộ và hậu môn nhão. Đối với ocn đực thì dương vật thò ra và thong xuống -Tiêm Novocain dưới 25ml 2% gs còn đứng đc. > 25 đứng ko vững. Chú ý: -Khi tiêm xoang ngoài màng cứng phải cố định gia suc cẩn thận ( Cố định chân, có giã đỡ ngực và bụng) tuyệt đối ko cho đi lại khi thuốc tê còn tác dụng. -Dụng cụ tiêm, phẫu thuật, tay ng phẫu thuật phải vô trùng -Đâm kim đúng cách, đúng vị trí và hướng tiêm,nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, ko đc thô bạo -Khi bơm thuốc tê bơm từ từ ( tránh gây choáng cho gs) -Cần thiết thì dd thuốc tê phải được âm nóng cùng với nhiệt độ của con vật -Sau khi rút kim cần sát trùng lịa ví trí tiêm. -Nếu gia súc bị choáng, thì ta tiêm Cafein để trợ tim cho gia súc 1 time ngắn sẽ hồi phục *(có thể viết thêm) Phương pháp gây tê đốt sống đuôi (sacralis): -Phương pháp này được chỉ định khi phẫu thuật vùng: cơ quan sinh dục ngoài, âm đạo, chân sau, đuôi, hậu môn, trực tràng. - Tùy lượng thuốc tê đưa vào ít hay nhiều mà người ta chia ra: gây tê sacralis thấp và gây tê sacralis cao. Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  21. + Gây tê sacralis thấp: Tiêm một lượng thuốc tê không lớn lắm đạt tới giới hạn của xương khum và nó phong bế các gốc của dây thần kinh cạnh sống vùng khum. Các vùng được gây tê là: đuôi, hậu môn, trực tràng, cơ quan sinh dục, phần gần nhất của mông, đùi. Có thể phẫu thuật gia súc ở tư thế đứng. + Gây tê sacralis cao: Tiêm một lượng thuốc tê nhiều hơn, thuốc vượt quá giới hạn phần xương khum. Tùy thuộc lượng thuốc đưa vào nó có thể đạt tới vùng hông, lưng, phong bế dây thần kinh cạnh sống chi phối cả phần sau cơ thể, bao gồm cả bụng và chân sau. Phương pháp này làm liệt chân tạm thời, vì vậy thực hiện phẫu thuật vật nuôi ở trạng thái nằm.: d2. Phương pháp gây tê trong xoang màng nhện. * Giai phẫu: Là xoang giữa màng nhện và màng nuôi. Màng nuôi có tổ chức liên kết thưa và mạch quản ( gọi là xoang dưới nhện) ở đó có chứa dịch não tủy *Phương pháp: Gay te xonag màng nhện là dùng thuốc tê tiêm vào trong xoang ấy với liều lượng nhỏ tùy loài gia suc. *Hạn chế: cách làm phức tạp, nếu thao tác ko đúng rễ dấn đến gây tổn thương tủy sống liệt các chi của gia súc. *Ưu điểm: Dùng để tiến hành các tiến hành khi mổ ổ bụng lấy thai, mổ bầu vú . Phương pháp tiêm. -Vị trí tiêm: gây tê thường ở giữa các đốt sống hông cuối cùng và dốt song khum đầu tiên. -Trong xoang màng nhện có dịch não tủy nên thuốc tê ta nên dùng Novocain với nồng độ cao 3-5% -Khi đâm kim qua màng cứng ta sẽ có cảm giác đặc biệt của mũi kim đâm qua dây chằng dịch não tủy chảy ra ở đốc kim ta bơm thuốc tê đã đc hâm nóng ( bằng nhiệt độ cơ thể gia súc) vào 1 cách từ từ với liều 5-10ml -Sau khoảng 5-10 phút thuốc sẽ có tác dụng. *Chú ý: -Trc khi tiêm ta nên hâm nóng thuốc tê bằng nhiệt độ cơ thể -Khi bơm thuốc nên bơm từ từ. IV: Phương pháp băng bó Câu 20: Nguyên liệu –Nguyên tắc và mục đích bang bó cho gia súc Trả lời a.Nguyên liệu: Người ta dùng vải gạc, bang cuộn, vải mầu, . Để bang bó cho gia súc.Các vải có đó mềm và đàn hồi tốt ( đôi khi cần có độ dính). Những vải băng sát vết thương phải có độ hút nước ko cản trở việc thải niêm dịch ra ngoài. b.Nguyên tắc - Sát khuẩn vết thương sạch sẽ. - Vô khuẩn triệt để vật liệu, tay người thực hiện, dụng cụ. - Thấm hút dịch trong 24 giờ, che kín vết thương ngăn ngừa nhiễm khuẩn. - Cuộn băng lăn sát cơ thể từ trái sang phải không để rơi băng. - Băng từ dưới lên trên. - Băng vừa chặt, vòng sau đè lên 1/2 -2/3 vòng trước. - Băng nhẹ nhàng, nhanh chóng, không làm đau đớn tổn thương thêm các tổ chức. - Nút buộc băng tránh đè lên vết thương, đầu xương, mặt trong chân tay, chỗ bị tì đè, chỗ dễ cọ xát. - Tháo băng cũ dùng kéo cắt dọc để tháo bỏ nhanh. b.Mục đích băng bó. *Bảo vệ: Băng bó nhằm bảo vệ vết thương, vết mổ khỏi tái chấn thương. Tránh các tác động bên ngoài: đất, cát, bụi, nước, Ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng, đặc biệt là ruồi, nhặng. Băng bó còn cho phép bảo vệ vết thương trước sự tác động trực tiếp của bản thân convật; đảm bảo sự yên tĩnh cho cơ quan tổn thương. *Băng ép: Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  22. -Băng bó vào vùng bị thương để hạn chế, cản trở quá trình tiết dịch thẩm thấu. của vùng bị thương -Khi băng không nên bang quá chặt và duy trì thời gian quá lâu. * Đề phòng nhiễm trùng - Môi trường xung quanh vết thương có rất nhiều vi sinh vật, nhất là các vết mổ ở vùng bàn ngón. Những mầm bệnh này luôn có xu hướng thâm nhập vào vết thương vì đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chúng. Băng bó góp phần hạn chế nhiều sự xâm nhập của vi sinh vật, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. *Giảm độ căng của vùng bệnh: -Với các vùng bệnh có độ căng lớn có thể dùng bang ép làm cho 2 mép vết mổ tiếp xúc với nhau rễ khâu hơn. -Khi khâu nếu các nút chỉ đứt do sức căng quá lớn có thể dùng băng ép để hỗ trợ các nút khâu. *Hấp thu -Băng bó còn tham gia vào việc hấp thụ dịch rỉ viêm. Tại vết thương vết mổ bao giờ cũng tiết dịch rỉ viêm. Sự tiết dịch rỉ là có lợi cho quá trình lành của mô bào nhưng nếu chúng tích tụ lại sẽ gây ra các biến chứng phức tạp. Một trong các hướng điều trị tích cực là đảm bảo cho sự thoát dịch xảy ra tự do, trong khi đó băng bó gây cản trở sự thoát dịch tự do vì th ế người ta sử dụng loại băng thấm để hút dịch rỉ. -Giúp cho sự hấp thu dịch viêm của vết mổ, vết thương -Có 2 loại: là hấp thu khô và hấp thu ướt +Hấp thu khô: dùng băng 3 lớp từ trong ra ngoài. ++Lớp 1: là vải gạc hút nước và độn bong hút nưowsc ( có tác dụnghút nước vừa có tác dụng ngăn cản sự bám dính của các sợi bông ở lớp thứ 2, tạo điều kiện cho việc thay băng được dễ dàng.) ++Lớp 2: gồm vải gạc và bông tẩm mỡ( đảm nhiệm việc thấm hút dịch rỉ vì thế trong lớp này có chứa bông có khả năng hút nước; mức độ dày mỏng của lớp thấm hút này tùy thuộc vào khả năng tiết dịch của vùng cần băng) ++Lớp 3: là vải gạc thưa ( là lớp bảo vệ.) +Hấp thu ướt: Khi tổ chức bị viêm thì ta dùng vải gạc tẩm dung dịch Na2SO4, MgSO4, NaCl ưu trương 40% để băng bó vết thương or vết mổ (các dd muối ưu trương sẽ hút nước trong tế bào của tổ chức vết thương, vết mổ đỡ viêm giảm thủy thũng và giảm đau. *Giữ ấm: Giữ ấm cho vết thương tăng tuần hoàn cục bộ trao đổi chất của vết thương vết mổ tăng nhanh khỏi. * Phối hợp với nẹp để cố định xương gãy tạm thời - Băng còn dùng để cố định một phần cơ thểhay cơ quan ở vị trí cần thiết của nó thì mới đảm bảo cho sự bình phục của mô bào như cố định để điều trị gãy xương, trật khớp. Câu 21: Các phương pháp băng bó? Trả lời a.Băng cuộn * Băng dải - Băng dải được làm từ vải sợi bông tự nhiên, đã tẩm mỡ với những khổ khác nhau. Chúng thường được sản xuất với chiều rộng từ 5 – 7cm, chiều dài từ 100 –150cm được cuộn lại thành từng cuộn, được tiệt trùng bằng phương pháp sấy khô. - Tùy thuộc vào cấu trúc của các cơ quan cần băng mà thực hiện các cách băng khác nhau. Đơn giản nhất là cách băng xoắn ốc, áp dụng trong hầu hết các trường hợp. - Các khí quan có cấu trúc hính ống (bốnchân, bốn đuôi) khi băng dùng phương pháp quấn xung quanh. Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  23. - Đối với các cơ quan có cấu trúc không đồng đều về độ dày (cẳng tay, cẳng chân) sử dụng phương pháp băng gấp. - Băng số tám: cách này được sử dụng để băng ở những phần cơ thể có mặt không bằng phẳng như vùng khớp cườm, khớp gót. *Băng vòng tròn: băng nhưng vùng bệnh nhỏ mà đọ rộng của băng phủ kín hết đc vết thương, đoạn cuối của băng dùng để cố định. *Băng hình xoắn ốc: -Dùng băng những vùng bệnh có hình trụ, hình ống như ống chân, bàn chân -Đầu tiên băng thoe vòng tròn băng theo đường xoắn ốc cuối cùng băng theo vòng tròn. *Băng chéo: -Dùng để băng khớp cườm, khớp ngón -Đầu tiên bắt đầu quấn 1 vòng dưới khơp sau đó từ mặt trước khớp đến phía trên khớp quấn từ 1-2 vòng. Sau đó từ mặt trước khớp xuống phía dưới khớp quấn thành 1 vòng Cứ như thế quấn hết khớp và cuối cùng kết thúc bằng phương pháp băng vòng. *Băng móng: -Dùng để băng móng bị bệnh. -Bắt đầu đựt băng vào ngón móng or kẽ móng rồi quấn một vòng ở vùng ngón, đầu cuộn băng quấn từ 1 bên bờ móng qua cạnh trước móng rồi xuống đáy móng rồi gấp cuộn băng qua cạnh trước móng xuống đáy móng đến phần gót móng. -Cuối cùng cố định bằng thắt nút bằng 2 đầu của cuộn băng dính. *Băng nẹp; -Là dạng băng cho 1 khí quan cơ thể ở trạng thái bình thường trong time nhất định -Dùng để cấp cứu các trường hợp gãy xương hay trật khớp cho gia súc đỡ đau khi di chuyển và để phòng bệnh tiễn triển trầm trọng hơn. -Có thể dùng các loại thanh nhựa, que tre, thanh gỗ, kim loại . kích thước to nhỏ, dài ngắn phụ thuộc vào chỗ bị thương -Thanh nẹp phải dài hơn khoảng cách giữa 2 khớp xương c.băng tấm – băng chun * Băng tấm -Do người sử dụng tự thiết kế để có kích thước phù hợp với vùng cần băng bó. -Trong cùng là lớp vải gạc vô trùng, tiếp theo là lớp bông tự nhiên có chức năng thấm hút, ngoài cùng là lớp bảo vệ. Khi băng áp tấm băng vào vùng cần băng sau đó tìm cách cố định tấm băng. *Băng chun - Băng chun được sản xuất từ vải có pha sợi chun đàn hồi. Thường dùng trong các trường hợp cần băng ép. Băng chun cũng là dạng băng dải nhưng có khổ lớn hơn (chiều dài hơn 1m, chiều ngang kho ảng 10cm). Khi băng dùng phương pháp băng cuốn hình xo ắn ốc đơn giản. b.Băng thạch cao(băng bột): -Tác dung: Làm chan gia súc được cố định 1 cách chặt và giữa được lâu. -Người ta hay dùng thạch cao : CaSO4 . H2O *Chuẩn bị thạch cao: -Dung vải gạc tạo thàng băng cuộn cho cuộn bằng vào chậu lấy tay rác bột thạch cao hết cuộn băng rồi cuộn lại -Khi cuộn thạch cao không nên cuộn quá chật or quá lỏng khi cho nước vào nó sẽ thấm đểu cả cuộn bằng. -Trước khi dùng ta cho cuộn bằng thạch cao vào nước ấm ( nước phải ngập đều cuộn băng đến khi ko óc bọt khí thoát ra ok) *Chuẩn bị gia súc đề bó bột thạch cao Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  24. -Chỉnh sửa vùng bệnh: +Chỉnh có xương, khớp của con vật ở trạng thía bình thường của nó (2đầu xương gãy vào đúng vị trí – 2 khớp trật vào đúng ổ khớp) -Rất quan trọng vì nó quyết định hiệu quả điều trị. -Nếu cần thiết có thể gây mê toàn thân, or cụ bộ làm con vật bớt đau rễ chỉnh sửa vùng bệnh. -Xử lý vùng bệnh: +Rửa sach ra và cắt, cạo sạch lông vùng bệnh ( với vết thương ở da do gãy xương hở) dùng kháng sinh rắc vào vết thương. +Sau đó dùng vải gạc mỏng, vô trùng đắp lên vết thương và cuộn lịa bằng băng cuộn sau đó mới bó thạch cao. -Cách quấn băng thạch cao: +Băng cuộn thạch cao: Dung cuộn bằng thạch cao đã ngấm nước quấn (5-10 vòng) vào cùng bênh của chân gs từ dưới lên trên, quấn vừa phải tay. Phần dưới và dưới vùng bệnh phải có gạc và bông đệm.Khi quấn ko đc quấn vượt quá bông đệm. +Băng nẹp thạch cao: ++Có tác dụng làm cho vết bó chắc như bê tong cốt thép. ++Sau khi quấn xong lần thứ 3 bằng bột thạch cao dùng lại và sửa cho bằng phẳng chờ cho bột khô dùng nẹp áp sát vào vùng bệnh và dính lại bằng hồ thạch cao ++Sau đó quấn tiếp vài vòng bên ngoài nẹp bằng băng cuộn thạch cao nữa. V:Phẫu thuật chuyên khoa A: Vùng đầu - cổ Câu 22. Vá mũi Trâu, bò? Trả lời aMục đích xử lý và yêu cầu khi khâu *Mục đích - Tái tạo, Trả lại vẻ đẹp tự nhiên cho con vật. - Phục hồi khả năng sản xuất, Lấy lại sức cày kéo : tk tập trung tại mũi. *Yêu cầu: -Tiến hành phâu thuật trong điểu kiện vô trùng -Khi tạo vết thương mới cần cắt hết các tổ chức hóa sẹo -Cầm máu tốt và tuyệt đố không để có cụ máu đông đọng lại trên tiết diện cắt -Khi khâu các nút bổ sung phải siết chặt làm cho 2 tiết diện áp sát vào nhau tạo điều kiện cho tổ chức tế bào phát triển. b. Phương pháp cố định - Cố định đứng tuyệt đối không nằm vì khi phẫu thuật vá mũi tạo vết thương mới sẽ chảy nhiều máu, rất dễ chảy vào khí quản khiến con vật ngạt thở và chết. - Cố định đứng trong giá cố định , cố định đầu gia súc sao cho không cử động được để dễ thao tác. Buộc chặt đầu gia súc trong giá cố định 4 trụ hoặc kẹp đầu chúng vào gôc cây. c. Vị trí , vệ sinh vị trí phấu thật *Vị trí :Trên và dưới chop mũi trâu bò. *Vệ sinh - Lấy nước, xà phòng rửa sạch vùng mặt, mũi của gia súc. Chú ý rửa kỹ bên trong mũi, cân phải rửa sạch nước mũi, niêm dịch trên niêm mạc mũi và xả 2-3 lần cho sạch máu, mủ, dãi. - Lấy vải gạc, hay khăn khô đã đc vô trùng lau khô mũi từ trong ra ngoài - Sát trùng 6 lần cồn- iod 5% từ trong mũi ra ngoài mũi, chop mũi trên và dưới. Chú ý: Đối với những con trâu bò bị loét hóa mủ thì phải điều trị lành vết loét mới đc phẫu thuật Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  25. d. Phương pháp gây tê - Gây tê bằng tiêm Novocain 3-5% liều 10ml/ vào 2 phần trên và dưới chop mũi của g/s. Nên tiêm phần dưới trước, mỗi phần tiêm 2 điểm. Khi tiêm nửa trên phải tiêm từ từ vì ở đó tổ chức liên kết sụn rất chắc thuốc rất khó vào tránh đc mất thuốc ra ngoài. -Sau khi gây tê xong cần sat trùng mũi 1 lần nữa bằng còn ioot 5% -Sau 1 time thuốc tế sẽ có tác dụng e. Phương pháp phẫu thuật *Tạo vết thương mới -Sau khi gây tê xong cần sat trùng mũi 1 lần nữa bằng còn Iốt 5% sau đó tiến hành tạo vết thương mới. -Dùng dao cắt một tiết diện phẳng hình thang ( chiều rộng của đáy nhỏ name bên trong giáp sụn mũi) Độ dày nhát cắt 2-3mm, căt hết tổ chức ẹo sao cho máu rớm đều toàn bộ vết cát là đc. -Sau đó dùng gạc vô trùng ép chặt vào tiết diện cắt cầm máu. -Đối với nửa trên ta cũng cắt 1 tiết diện hình thang sao cho khi ghép trên dưới vào nhau thì phải khít. -Sau đó dùng gạt lau sách các vết máu, cục máu đông tren 2 mặt cắt rồi hòa tan Penixilin với 20ml Novocain 1% tiêm trực tiếp vào tiết diện cắt chông nhiễm trùng -Bổ sung thuốc tê để chuẩn bị khâu kéo dài time giảm đau *Tiến hành khâu - Khâu chính giữa chia đều về 2 phía còn lại , khâu bằng nút khâu giảm sức căng Chú ý: khi thắt nút giảm sức căng thì ta phải dùng tay ép chặt 2 ép chặt 2 nửa chop mũi lại, 2 tiết diện càng ép chặt càng khít thì càng tốt. Và khi cắt chỉ nên để thừa 1 đoạn để sau này buộc vải gạc bảo vệ vết mổ. -Sau đó ta khâu các nút bổ sung, tùy theo độ rộng của mũi mà khâu bổ sung từ 5-6 nút nữa, mỗi nút các nhau 1cm. Ta that chỉ sao cho 2 bờ và hai tiết diện cắt áp sát với nhau càng chặt càng tốt. -Sau đó dùng cồn Iốt sát trùng từ trong ra ngoài toàn bộ vết mổ lại 1 lần nữa Sau khi khâu xong dùng vải gạc ( có kích thước bằng kích thước của vết khâu) tẩm kháng sinh đặt trước vết thương, dùng các đoạn chỉ thừa của nút giảm sức căng buộc lại bảo vệ vết thương tránh nhiễm trùng. - Sau 10 ngày cắt chỉ nhẹ cố định gia súc như lúc vá. - Sau 1 tháng xỏ mũi được - Nếu vết thương không lành không vá lại ngay để sau 1-2 tháng cho sẹo hóa rồi vá lại. f. Hộ lý và chăm sóc - Sau khi phẫu thuật xong gia súc phải ở nơi sạch sẽ, ko được chăn dắt, cho gia súc uống nước sạch. Cắt cỏ cho ăn -Sau 7 ngày cắt các nút chỉ tránh nhiễm trùng -Chú ý: + khi cắt chỉ cũng phải cố định g/s cẩn thận, tránh làm cho g/s giãy giụa. và khi làm phải tuyệt đối vô trùng. Cắt chỉ xong ko nên sỏ mũi ại ngay mà phải buộc giàm giả để chăn dắt. sau 3-4 tháng mới đc sỏ mũi lại. -Nếu trong quá trình phấu thuật do sơ xuất mà một khâu nào đó dẫn tới khi cắt chỉ mà mũi không lành vẫn hở như cũ thì ta chờ cho vết thương lành rùi khâu lại. Câu 23. Cưa sừng Trâu, Bò? Trả lời a. Mục đích xử lý - Do có những con trâu bò trong quá trình sinh trưởng sừng phát triển quá dài mọc cong xuống đâm vào má, mí mắt làm các vùng đó bị thối loét, hoại tử. - Những con trâu, bò đực nhât là bò đực thiến rất hung hang, hay húc người chăn dắt hay sử dụng nó. Nếu để sừng quá dài, nhọn dễ gây thương tích cho người chăn dắt, sử dụng hoặc các gia súc khác. Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  26. - Trâu, bò bị trượt ngã ( tai nạn), đánh nhau vs gia súc khác làm sừng bị gãy, dập nát dẫn đến nhiễm trùng hóa mủ muốn điều trị triệt để phải cắt vùng sừng bị gáy, nhiễm trùng b. Phương pháp cố định - Cố định đứng và nằm đều được - Cố định trâu bò vào trong giá cố định, buộc chặt đầu gia súc để sừng cần cưa hướng lên trên, cố định sao cho đầu con vật không thể lắc đi lắc lại khi cưa sừng. c. Vị trí phẫu thuật -Sừng của trâu bò phát sinh từ xoang chán, xoang sừng thông với chán. Sừng của gia súc có 2 phần là vỏ sừng và tủy sừng( có nhánh động mạch thái dương nông đi vào). Đọng machjvaf dây thần kinh sừng cũng cúng đi từ bờ ngoài của xương chán vào. ĐM nằm sâu hơn. Khi ĐM đi từ bờ trước của gốc sừng thì nó chia làm 2 nhánh +Một nhánh đi từ bờ trước của gốc sừng vào tủy sừng +Một nhánh vòng qua bờ ngoài và bờ sau gốc sừng đến phân bố vùng đỉnh hầu. Khi đi qua bờ ngoài của gốc sừng thì phân ra một nhánh nhỏ đi vào tủy sừng. -Dây thần kinh phân tới sừng là nhánh mắt của dây thần kinh tam hoa phát ra nhánh đi tới sừng gọi là nhánh thần kinh gò má - Sừng chia làm 3 phần, ta cắt 1/3 phía trên ( phần vỏ sừng) không có tủy sừng con vật không bị đau d. Phương pháp gây tê - Gây tê cục bộ ( phong bế dây thần kinh sừng) - Từ đỉnh hố mắt kẻ đường thẳng tới gốc sừng lấy trung điểm của đường thẳng trên sau đó tiêm Novocain 3-5% 10ml dưới da khoảng 1 thời gian ngắn sau thuốc tê sẽ có tác dụng với sừng định cưa e. Phương pháp phẫu thuật - Sát trùng 6 lần với cồn – cồn iod - cồn iod toàn bộ sừng định cưa. - Sau đó dùng cưa hay day cưa đã được tiệt trùng cưa sừng, cần làm nhanh, dứt khoát. - Sau khi cưa người phụ mổ nhanh chóng dùng vải gạc đã vô trùng áp chặt vào tiết diện đã cắt giữ 5- 10p để cầm máu. Nếu có mạch máu lớn ta phải cầm máu bằng cách dung dao hơ nóng và áp vào tiết diện cắt của sừng mạch máu sẽ co và ngừng chảy. - Sau khi cầm máu rắc kháng sinh lên bề mặt quấn gạc theo hình số 8 với sừng kế bên tránh tuột. - Dung kháng sinh 3 ngày liên tục f. Hộ lý và chăm sóc - Không cho gia súc xuống ao hồ tắm tránh nước vào xoang sừng gây nhiễm trùng viêm lan tới xoang chán rất nguy hiểm. - Sau 7 ngày có thể mở băng sừng. Câu 24: Phương pháp mổ nhãn cầu cho gia súc? Trả lời a.Chỉ định phẫu thuật -Dùng trong trường hợp nhãn cầu bị tổn thương, hoặc viêm nhiễm trùng hóa mủ. b.Phương pháp cố định: Vât gia súc nằm trên bàn mổ or trên nền đất. Mắt cần phẫu thuật hứng lên trên. c.Phương pháp gây tê: -Dùng Novocain tiêm vào bờ ngoài của hố mắt gây tê dây thần kinh mắt ( thần kinh VI phân cho cơ thẳng ngoài và sau của mắt) -Tiêm 20ml đ Novocain 3% vào góc trong hố mắt gây tê thần kinh III (vận nhãn chung cho cơ thẳng trên, thẳng dưới, thẳng trong và chéo bé. -Chú ý : không đc đâm kim vào nhãn cầu d.Phương pháp phẫu thuật. Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  27. -Dùng cồn Iốt 5% sát trùng trong và ngoài hố mắt -Sau khi thuốc tê có tác dụng Dùng móc mở rộng 2 mí mắt mở rộng vết thương. Sau đó dùng kéo nhỏ căt đứt niêm mạc xung quanh nhãn cầu và các cơ bám trên nhãn cầu. -Sau đó kẹp nhãn cầu nhấc lên và cắt đưt cơ co nhãn cầu và thần kinh thị giác. Nếu còn tổ chức dính vào nhãn cầu ta cắt đứt hét và nhắc nhãn cầu ra khỏi hố mắt -Sau đó dùng gạc vô trùng tẩm dd Rivanol 3% đáp vào hố mắt. -Sau đó cầm máu và khau mí mắt và mũi tạm thơi -sau 4-5 ngày tiến hành cắt chỉ e. Hộ lý -Sau khi phẫu thuật ta tiêm kháng sinh phòng nhiễm trùng. -Vệ sinh sach sẽ tránh ruồi muỗi bay đậu vào -Cho gia súc ở nơi sạch sẽ , thoáng mát. Câu 25. Cắt bỏ tĩnh mạch cổ? Trả lời a.Mục đích xử lý - Cắt tĩnh mạch cổ khi bị áp se tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch cổ hóa mủ đề phòng bị nhiễm trùng máu toàn thân b. Phương pháp cố định - Với trâu bò, cố định đứng, nằm đều được. Nên cố định nằm trên bàn mổ hay trên nền đắt đề phẫu thuật. c. Vị trí phẫu thuật - Là giới hạn của 4 đường: +Nhánh đứng xương hàm dưới 1 bàn tay. +Bờ trước xương bả vai 1 bàn tay. +Xương sống cổ 1 bàn tay. +Tĩnh mạch cổ 1 bàn tay. d. Phương pháp gây tê , phẫu thuật - Cắt, cạo lông và rửa sach vùng cổ cần mổ sau đó sát trùng 6 lần cồn – iod –cồn - Sau đó Gây tê thấm bằng Novocain 10% từ 50-100ml vào dưới da và tôt chức duowie da ở phần tĩnh mạch cổ ( với trâu bò) . Gây tê cục bộ và gây mê toàn thân ở mức độ mê ( với ngựa) sát trùng lại lần nữa. - Người phụ mổ beo da lên và người mổ rạch da cổ con vật theo bờ trên cơ ức đầu ( phải cắt đứt dứt khoát lớp da và cân mạc dưới da) -Chiều dài vết mổ tùy thuộc vào đoạn tĩnh mạch bị viêm ta mổ sao cho phải nhìn thấy đoạn tĩnh mạch ra bên ngoài vết mổ. -Dùng dao và panh hết sức thận trọng tách lớp cân mạc bám quanh đoạn tĩnh mạch và nên để lại 1 lớp mỏng quanh tĩnh mạch khi thắt sẽ rễ hơn. -Khi đã bộc lộ đc tĩnh mạch cổ ra ta dùng kim và chỉ tơ đâm xuyên qua phần cân mạc còn lại của TM ( cách phần tổ chức viêm khoảng 2-3cm) rồi vòng xuống phía dưới và thắt lại. Tiếp tục khâu nút thắt thứ 2 cách nút 1 2cm về phái TM bình thường. -Sau khi thắt 2 nút ở phái đầu ta tiến hành thắt 2 nút 3 và 4 ở phía sau, cách thắt tương tự như cách thắt 2 nút ở trên. -Sau đó dùng kéo thẳng cắt đứt phần tĩnh mạch cổ ở giữa bị viêm , sau đó dùng cát bỏ những tổ chứ bị viêm, hoạt tử xung quanh tĩnh mạch cổ, rồi rửa sach và sát trùng bên trong vết mổ. sau đó rắc kháng sinh và khâu ra lại rồi lại sát trùng. Sau đó tiếp tục điều trị kháng sinh. e. Hộ lý và chăm sóc Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  28. - Tiêm kháng sinh cho gia súc 5-7 ngày chú ý vết mổ nếu không bị nhiễm trùng thì sau 7 ngày cắt chỉ. - Nếu vết mổ nhiễm trùng thì điều trị theo phương pháp điều trị vết thương nhiễm trùng. Câu 26. Khoan xoang trán? Trả lời a. Mục đích xử lý - Dùng để chuẩn đoán và điều trị các bệnh bị viêm xoang mũi và viêm xoang trán tích mủ, kí sinh trùng xoang trán( ấu sán não) b. Phương pháp cố định - Nên cố định đứng dễ thao tác - Cố định gia súc trong giá cố định đứng bốn trụ or trong gốc cây có 2 nhánh để kẹp chặt đầu gia súc lại, cố định chặt đầu gia súc để dễ thao tác. c. Vị trí phẫu thuật - Kẻ 1 đường thẳng nối 2 bờ trên của hố mắt sau đó kẻ đường trung trực( chia đôi xoang trán) của đường thẳng trên tiếp đó chia đôi đường trung trực với bờ trên hố mắt phải được tâm khoan xoang trán. Sau đó lấy chiều dài 7cm, chiều rộng 5cm để tâm ở giữa. d. Phương pháp gây tê - Cắt lông, cạo sạch lông vùng phẫu thuật, dùng nước xà phòng rửa kỹ vùng phẫu thuật. - Sát trùng 6 lần cồn – Iốt 5% – cồn - Gây tê thấm bằng Novocain 1% tiêm dưới da vùng phẫu thuật – liều 20-40ml - diện tích 5cm xung quanh sau đó sát trùng lại. e. Phương pháp phẫu thuật - Dùng dao cắt da theo hình chữ U về phía dưới chiều dài 5-7cm ( khoan, chẩn đoán, thăm dò) - Sau khi cắt đứt da dùng vải gạc vô trùng thấm hết máu rồi lấy panh kẹp lại lật ngược lên ta thấy màng cốt mạc lấy dao rạch thẳng xương trán thành hình chữ thập ( +) hoặc hình (x) để cắt đứt màng cốt mạc, sau đó kéo màng cốt mạc về 4 phía tạo thành một khoảng trống trên xương chán (khoảng trống này lớn hơn đường kính của mũi khoan tròn 1 ít) - Sau đó tiến hành khoan: Đặt mũi khoan giữa diện tích của vùng xương chán đã đc bóc màng xương. Lúc đầu nên xoáy châm xoáy nhanh dần(xoáy đều tay) khi gần đứt ko nên dùng lực mạnh. -Sau khi khoan xoang thì quan sát +Nhìn bên trong nếu thấy màu hồng nhạt trạng thái sinh lý. + Nếu có mủ ta dùng KMnO4 0,1% rửa bơm thoải mãi nếu có thấy mủ chảy ra thì là viêm xoang mũi tích mủ (sẽ mất màu thuốc tím) tiếp tục rửa tới khi nào chảy ra vẫn giữ nguyên màu phấn hồng làtowiax sạch mủ. - Sau đó dùng nước sinh lý + kháng sinh rửa kĩ 2-3 lần cho thêm kháng sinh vào xoang chán khâu lại ( trước khi khâu phải kéo cốt mạc về 4 góc, xếp màng xương chán thoe vị trí cũ rắc kháng sinh) - Khâu da theo phương pháp khâu buộc nút. -Điều trị kháng sinh 5-7 ngày -Sau 2 tháng cắt chỉ + tiêm thuốc giun ( tiện thể điều trị giun) f. Hộ lý và chăm sóc -Giữ cho gia súc sạch sẽ sau phẫu thuật, không được để gia súc đầm mình trong ao , hồ, nước bẩn, -Tiêm kháng sinh phòng nhiễm trùng 5-7 ngày sau khi phẫu thuật. Câu 27. Mổ khí quản cho gia súc? a. Mục đích xử lý Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  29. - Cấp cứu khi g/s bị viêm đường hô hấp trên, hợp Gia súc bị viêm hầu quá cấp nếu không mở khỉ quản chết ngạt. Gãy xương mũi, liệt dây thần kinh mặt liệt cơ vòng mũi gia súc không thở đc b. Phương pháp cố định - Cố định nằm trên bàn mổ or cố định đứng ( buộc gia súc sao cho đầu của nó ngẩng cao đầu, cổ hơi vươn về phái trước). - Đại gia súc không gây mê, chỉ gây tê. d. Phương pháp gây tê - phẫu thuật *Gây tê - Cắt và cạo sạch lông vùng phẫu thuật, rửa sạch da vùng phấu thuật bằng nước xả phòng rồi sát trùng 6 lần – cồn – iod – cồn - Gây tê thấm: Dùng Novocain gây tê 200-300ml < 1% trong 5-7p sát trùng lại phẫu thuật. *Phẫu thuật: - Beo da lên mổ ngay chân yếm ( đường trắng – da ở vùng này ngoài khí quản chỉ có hai cơ ức giáp thiệt cốt nhỏ, các mạch máu và thần kinh ở vùng này rất nhỏ) -Mổ 1 đường thẳng dài 5-7cm dọc theo đường trắng nằm trên đường danh giới giữa 1/3 trên và 1/3 giữa cổ con vật -Tách hai cơ ức giáp thiệt cốt ra 2 bên + bóc tách khí quản ra khỏi tổ chức liên dưkeets dưới da -Sau khi mổ phải càm máu triệt để cho con vật ( nhất là khi cố định nằm) -Cắt đứt 2-4 vòng sụn khí quản sau đó dùng kim chỉ xuyên qua vết mổ khí quản tạo mỗi bên thành 1 vòng chỉ đọ vài cm. Sau đó dùng 1 trong 2 cách sau: +Dùng thanh gỗ dài khoảng 12cm, rội 1cm, khắc rãnh lên mỗi đầu thanh gỗ để căng 2 vòng chỉ làm cho vết mổ của khí quản hở gia súc hở +Dùng ống mở khí quản: ta cho ống mở khí quản vào khí quản và khâu cố định vào da cổ con vật, khi con vật hết thở khó cắt chỉ lấy ống mở khí quản ra, xử lý vô trùng, cho kháng sinh khí uquanr sẽ lành lại như cũ. e. Hộ lý và chăm sóc - Song song với điều trị nguyên nhân gây khó thở ta cần điều trị thêm kháng sinh để phòng nhiễm trùng vết mổ. - Hàng ngày theo dõi vết mổ nếu thấy có hiện tượng nhiễm trùng phải xử lý ngay. Tuyệt đối không để mủ, máu chảy vào trong khí quản sẽ làm gia súc bị viêm phổi kế phát rất nguy hiểm, B: Phẫu thuật vùng ngực – bụng - chân Câu 28. Mổ dạ cỏ? Trả lời a. Mục đích xử lý - Xử bệnh bội thực dạ cỏ cấp tính ở loài nhai lại khi mà ta dùng các phương pháp điều trị bệnh nội khoa mà ko có kết quả. - Xử lý liệt dạ cỏ. -Loại trừ nguyên nhân gây viêm dạ tổ ong do ngoại vật. b. Phương pháp cố định - Cố định đứng nằm đều được - Nên cố định nằm trên bàn mổ hay dưới mặt đất phẳng dễ lấy chất chứa tránh vương vãi vào ổ bụng gây viêm. c. Vị trí phẫu thuật - Dạ cỏ nằm cả nửa xoang bụng trái. Mặt trên, mặt ngoài và mặt dưới của nó áp sát vào vách bụng. Mặt trước áp sát cơ hoành và thông với dạ tổ ong Nên mổ vùng hõm hông bên trái d. Chuẩn bị vùng phẫu thuật và Phương pháp gây tê Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  30. *Chuẩn bị: Cắt và cạo sach lông vùng hõm hông bên trái của gia súc bằng xà phòng, sau đó lau kho và sát trùng bằng cồn iot 5%. *Gây tê: Chủ yếu gây tê bằng phương pháp gây tễ dẫn truyền và gây tê thấm. Đối với gây tê dẫn truyền: ta gây tê tại 3 điểm. 3 điểm này chi phối thần kinh toàn bộ bên trái 3 điểm nối với nhau tạo thành 1đường thẳng song song với sống hông + Điểm 1 : ở giữa gian sườn cuois cùng cách xương sống hông 4 ngón tay +Điểm 2 : Nằm ở giữa sườn cuối và đốt hông đầu tiên +Điểm 3 : ở giữa đốt hông 1 và đốt hông 2 - Cách gây tê : Dùng kim đâm từ trên sống lưng xuống dưới, từ ngoài vào trong khi mũi kim chạm tới xương sống lưng sau đó rút kim lên 1 ít khoảng 0,5cm rồi từ từ bơm thuốc tê vào ( 5-10ml Novocain 3%) 3 vị trí trên Gây tê thấm: Dùng Novocain nồng độ thấp ( khoảng 0,25% ) liều 200-500ml tiêm vào tổ chức vùng da định phẫu thuật. Khi tiêm mũi kim phải đâm sâu vào các lớp cơ vùng vách bụng rồi rút kim từ từ, vừa rút vừa bơm thuốc vào ( có tác dụng bóc tách các lớp cơ rễ phẫu thuật) -Sau 1 thời gian thuốc tê sẽ có tác dụng e. Phương pháp phẫu thuật - Mổ 1 đường từ trên xuống dưới, từ trước ra sau và cách xương sườn cuối cùng khoảng 5-6cm, cách mỏm ngang xương hông 3-5cm -Sau đó mổ hết các lớp cơ chéo ngoài, chéo trong, thẳng bụng, ngang bụng và khi tới phúc mạc thì dừng lại -Trước khi mổ phúc mạc ta khâu lược phúc mạc dính vào vách của dạ cỏ thoe hình bầu dục. - Dùng kẹp kéo phần mổ về 4 phía -Sau đó ta dùng dao rạch phúc mạc theo 1 đường thằng dọc theo vết mổ. sau đó dùng kéo cắt dạ cỏ theo đường cắt đã cắt phúc mạc ( độ dài vết mổ phải vừa để cho tay vào lấy chất chứa) -Sau đó ta lấy chất chứa ra và để lại 1/3 lượng chất chứa lại trong dạ cỏ của bệnh xúc ( tránh làm mất hệ VSV trong dạ cỏ). -Sađó dùng nước sinh lý rửa sạch. Sau đó khâu lại *Sau khi đã lấy chất chứa or thay chất chứa trong dạ cỏ ta tiến hành khâu dạ cỏ lại: -Khâu Niêm mạc dạ cỏ với niêm mạc dạ cỏ bằng pp khâu vắt liên tục -Dùng nước sinh lý or dd thuốc tím 0,1 % rửa sach những mảnh thức ăn bám trên mép dạ cỏ rồi tiếp tục khâu: + Cơ dạ cỏ với cơ dạ cỏ bằng pp khâu vắt liên tục. +Sau đó dùng chỉ tơ khâu gắp mép cơ dạ cỏ lại ( để bịt kín chỗ hở do 2 lần khâu trước) -Sau khi khâu xong dạ cỏ ta tiến hành rửa sạch những chất chứa bám trên phúc mạc và vách dạ cỏ, Dùng panh và kéo cắt chỉ khâu phúc mach với dạ cỏ ra sau đó khâu phúc mạc bằng khâu vắt liên tục -Tiếp tục khâu các cơ vách bụng theo cách khâu từng nút ( trước khi khâu cơ cần rửa sach vết mổ rồi rắc kháng sinh vào) -Sau đó khau 3 nút giảm sức căng của da, sau đó khâu da theo từng nút. Sau đó sát trùng lại toàn bộ vết mổ bằng cồn Iốt 5% -Sau đó dùng miếng gạc vô trùng kích thức bằng kích thước vết mổ sau đó đặt lên vết mổ và dùng chỉ thừa của nút khâu giảm sức căng buộc giữ lại f. Hộ lý và chăm sóc -Hằng ngày cần theo dõi nhiệt độ gia súc: Quan sát nhu động dạ cỏ -Tiêm kháng sinh liều cao 5-7 ngày sau khi phẫu thuật tránh nhiễm trùng vết mổ. -Sau 7 gày cắt chỉ khâu da , nếu có hiện tượng nhiễm trùng thì cắt bỏ những nút chỉ khâu da cuối cùng rồi xử lý vết mổ như xử lý vết thương nhiễm trùng. Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  31. -Dùng thuốc Strychnin sulfat và Vitamin B1 tiêm kích thích ăn uống và giúp phục hồ nhu động dạ cỏ. Khi ăn cho gs ăn thức ăn đã phơi tái, và cho ăn thức ăn tinh 1 cách từ từ Chú ý: -Xác định trước khi mổ dạ cỏ xem gia súc bị bội thực or chướng hơi đâm kim xì hơi -Khi mổ dạ cỏ . mổ các lớp cơ từ ngoài vào trong thì kích thước các vế mổ phảo bằng nhau. Câu 29. Khâu nối ruột cho gia súc? Trả lời a. Mục đích xử lý - Điều trị +Viêm hoại tử ruột nguyên phát và kế phát do : hecni thành bụng, tắc ruột, xoắn ruột, hecni âm nang, hecni rốn or lồng ruột cấp tính tới muộn; các loại thoát vị nghẹt tới muộn; xoắn ruột, tắc ruột cơ học + Thương tổn thủng - rách lớn trên quai ruột, thương tổn ởbờmạc treo hoặc có nhiều thương tổn tập trung gần nhau. +Thương tổn đứt mạch máu mạc treo gây thiếu máu nuôi dưỡng một đoạn ruột non. b. Chuẩn bị gs trc khi phẫu thuật và Phương pháp cố định. *Chuẩn bị: cho gia súc nhịn đói khoảng 1 ngày. Cắt , cạo và vệ sinh sát trùng sạch vị trí cần phẫu thuật. *Cố định: -Cố định nằm trên bàn mổ hoặc dưới nền đất có lót rơm hoặc cỏ khô sạch. - Trâu, bò cho nằm về bên trái. c. Vị trí phẫu thuật: Nên mổ vùng hõm hông bên phải. d. Phương pháp gây tê -Dùng phương gây mê toàn thân kết hợp với gây mê cục bộ *Gây mê toàn thân: tùy theo từng loại gia súc mà ta có cách gây mê khác nhau *Gay tê cục bộ: -Gây tê đối với lợn: dùng dd Novocain 0,25% 200-500ml gây tê thấm tiêm vào tổ chức dưới vùng da cần phẫu thuật - Gây tê với trâu , bò: Gây tê dẫn truyền - Dùng Novocain 3% gây tê dẫn truyền theo 3 điểm đối xứng với 3 điểm gây tê khi ta mổ dạ cỏ : tại 3 điểm , 3 điểm nối với nhau tạo thành 1đường thẳng. - Cách gây tê : Dùng kim đâm từ trên sống lưng xuống dưới, từ ngoài vào trong khi mũi kim chạm tới xương sống lưng sau đó rút kim lên 1 ít khoảng 0,5cm rồi từ từ bơm thuốc tê vào ( 5-10ml Novocain 3%) 3 vị sau + Điểm 1 : ở giữa gian sườn cuois cùng cách xương sống hông 4 ngón tay +Điểm 2 : Nằm ở giữa sườn cuối và đốt hông đầu tiên +Điểm 3 : ở giữa đốt hông 1 và đốt hông 2 Gây tê thấm: Dùng Novocain nồng độ thấp ( khoảng 0,25% ) liều 200-500ml tiêm vào tổ chức vùng da định phẫu thuật. Khi tiêm mũi kim phải đâm sâu vào các lớp cơ vùng vách bụng rồi rút kim từ từ, vừa rút vừa bơm thuốc vào ( có tác dụng bóc tách các lớp cơ rễ phẫu thuật) e. Phương pháp phẫu thuật - Mổ da theo đường chéo từ trên xuống dưới từ trước ra sau (cách xương sườn cuối 5cm và dài 10cm) Sau đó xử lý tách từng lớp cơ vách bụng ra, dùng vải vô trùng thấm sạch máu, sau đó cắt đứt phúc mạc tìm đoạn ruột bị viêm or hoại tử ra và kéo ra ngoài vết mổ. -Dùng vải gạc vô trùng tẩm nước sinh lý đặt bên ngoài vết mổ, sau đó đạt đoan ruột lên. Thỉnh thoảnh tưới thêm nước sinh lý ( tránh làm khô ruột) Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  32. -Xác định đoạn cần cắt : dùng panh kẹp ruột để kẹp đoạn ruột bị viêm, hoại tử ( khi kẹp ruột cần kẹp lấn sang bên phần ruột binhd thường 2 – 3 cm) Mỗi bên kẹp 2 panh ( mỗi panh cách nhâu 3cm) - Trước khi cắt thắt mạch máu chi phối tới ruột cần cắt. -Sau đó cắt bỏ đoạn ruột ( cắt vào giữa hanh panh kẹp ruột ở mỗi bên) Cắt cả màng treo ruột , cắt theo chữ V - Tiến hành nối ruột + Để chuối xanh or thân khoai nước vào ruột sau đó áp sát tiết diện 2 đoạn ruột lại với nhau, rồi dùng chỉ tiêu tiên hành khâu vắt liên tục sau đó lại khâu gắp mép liên tuc. +Khi khâu xong ta tiến hành bỏ panh kẹp ra , dồn chất chứa qua lại 1 cáh rễ ràng và không bị chảy hay dò rỉ ra bên ngoài là được +Sau đó khâu màng treo ruột theo phương pháp khâu liên tục -Sau khi khâu xong ta tiến hành cho ruột vào xoang phúc mạc, khi cho ta cho thêm vào xong phúc mạc 10-20ml dầu nong não, dầu cá để giúp cho ruột trơn, rễ nhu động, tránh hco ruột bị dính vào nhau. -Sau đó cho kháng sinh vào xoang phúc mạc rùi tiến hành khâu phúc mạc lại bằng pp khâu vắt liên tục -Sau đó rửa sạch vết mổ bằng đ sát trùng và tiến hành khâu các lớp cơ vách bụng bằng pp khâu từng nút. -Sau đó lại cho kháng sinh vào vết mổ rồi khâu da lại. f. Hộ lý và chăm sóc - Tiêm kháng sinh 5-7 ngày tránh nhiễm trùng. - Cho gia súc ăn thức ăn loãng, dễ tiêu. Tiêm Oxytoxin giúp ruột nhu động rễ ràng hơn, phòng bị dính ruột. - Theo dõi không táo bón, nhiệt độ cơ thể bình thường là hiện tượng tốt. Câu 30: Phẫu thuật mổ bụng lấy thai trâu bò? Trả lời a.Chỉ định phẫu thuật: -Xử lý các trường hợp đẻ khó do : Âm đạo và cổ tử cung bị hẹp, huowngsthai không thuận, thai chết lâu do bị trương to. -Phẫu thật cần tiến hành càng sớm càng tốt. b.Cố định gai súc: Cố dịnh trê bàn mổ or nền dất có lót rơm. Để trâu bò nằm ngiêng bên trái. c.Vệ sinh, sát trùng vùng mổ: Cạo sạch và cắt lông vùng hỗm hông bên trái và sát trùng = cồn iot 5% c. Gây tê: -Chỉ nên gây tê cục bộ -Dùng Novocain 3% liều 10ml tiêm vào xoang ngoài màng cứng tiêm vào giữa đốt sống hông cuối cùng và đốt song khum đầu tiên. -Xác định 3 điểm bên phải đối xứng với 3 vị trí gây tê mổ dạ cỏ + Điểm 1 : ở giữa gian sườn cuối cùng cách xương sống hông 4 ngón tay +Điểm 2 : Nằm ở giữa sườn cuối và đốt hông đầu tiên +Điểm 3 : ở giữa đốt hông 1 và đốt hông 2 -Sau đó tiêm vào 3 vị trí trên mỗi vị trí 10ml dd Novocain 3% -Ngoài ra gây tê thấm vào vùng dưới da vùng mổ dd Novocain 0,25% liều 250-300ml -Sau thời gian thuốc tế có tác dụng phẫu thuật d.Các bước tiến hành -Mổ 1 đường thẳng dài 25-30cm chéo từ trên xuống dưới – trước ra sau giáp với đường thẳng kéo dài từ đầu sụn sườn thứ 10 tới vòng cung sụn sườn, cách xường sườn cuối cùng 5-7cm, cách mỏm xường ngang của xương dống hông từ 10-15cm. Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  33. -Sau khi mổ đứt da tiến hành mổ các lớp cơ thành bụng. tới phức mạc thì dừng lại, dùng tay beo phúc mạc lên lấy kéo cắt 1 lỗ cho 2 ngón tay lọt được vào xoang bụng nâng phúc mạc lên và mở rộng phúc mạc -Cho tay vào xoang bụng kéo sừng tử cung có chứa tahi gần ra miệng vết mổ ( chọn nơi ko có núm nhau và ít mạch máu trích 1 lỗ rồi đưa xông có rãnh qua vết mổ sừng tủ cung ( chiều dài vết mổ sừng tử cung tùy thuộc vào khối lượng và kích thước của thai) -Sau khi lấy thai ra khỏi tử cung bóc hêt snhau rửa sạch tử cung = dd thuốc tím 0,1%, dd Rivanol 0,3% -Cho thuốc kháng sinh vào tử cung dùng chỉ tơ chắc để khâu tử cung: +Niêm mạc tử cung và niêm mạc tử cung khâu vắt liên tục. +Cơ tử cung với cơ tử cung bằng khâu vắt liên tục +Khâu liên tục gấp mép cơ tử cung. *Chú ý: +Trước khi mổ sừng tử cung cần dùng vải vô trùng lót vào giữa tử cung và vách bụng để nước từ tử cung ko rơi vào xoang bụng +Nếu khi lấy thai mà nước tử cung rơi vào xoang bụng ta phải dùng thuốc sát trùng rửa sạch xoang bngj rùi dùng vải gạc và bơm tiêm hút sạch, cho kháng sinh và oxnag bụng mới tiến hành khâu. e. Hộ lý và chăm sóc -Kiểm tra thân nhiệt trâu bò hằng ngày 1-2 lần -Tiêm kháng sinh 5-7 ngày sau phẫu thuật. -Tiêm 15-20 đơn vị Oxytoxin giúp tử cung nhanh chóng hồi phục. Câu 31: Phẫu thuật mổ bụng lấy thai cho lợn? Trả lời a.Chỉ định phẫu thuật: -Xử lý các trường hợp đẻ khó do : Âm đạo và cổ tử cung bị hẹp, huứng thai không thuận, thai chết lâu do bị trương to. -Phẫu thật cần tiến hành càng sớm càng tốt. b.Cố định gai súc: Cố định lợn ở tư thế nằm ngửa - Phương pháp cố định này thường dùng trong trường hợp phẫu thuật vùng bụng. - Dùng một máng ăn ( phải đc sát trùng sạch) bên dưới được lót bằng bao bố, đặt lợn ở tư thế nằm ngửa, dùng dây để buộc hai chân trước và hai chân sau vào máng ăn -Or có thể giữ lợn nằm về phía bên trái, tay người giữ lợn cầm chặt chân trái của lợn, tay phải cầm chân trái sau. Đầu gối tì mạnh lêm sau tai lợn ( sau tai lợn có 1 huyệt). c.Vệ sinh, sát trùng vùng mổ: -Cắt và cạo sach lông vùng cần mổ bằng cồn iot 5%. -Vùng cần mổ: +Đường thẳng 1: kẻ từ mỏm hông kéo thẳng xuống bụng +Đường thằng 2: một đường năm ngang song song với sương sống giữa mỏm hông và khớp đùi. Vết ổ cách giao điểm giữa 2 đường thẳng từ 2-3 cm về phía trước d.Gây tê: dùng Novocin 1% tiêm vào dưới da và vùng cơ vách bung liều 50-100ml. e.Các bươc tiến hành: -Tại ví trí đã được sát trùng ta mổ 1 dường thằng dài 14-20 cm từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. -Sau đó tách các lớp cơ thành bụng, cắt đứt phúc mạc cho tay vào lôi sừng tử cung ra gần miệng vết mổ. chon nơi nào có ít nhau và ít mạch máu nhất trên sừng tử cung mổ 1 đường dài 10-15 cm dọc theo sừng tử cung -Từ vết mổ cho tay vào sẽ nhau thai để lấy con ra ( có thể lấy luôn nhau thai ra) Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  34. -Sau khi lấy thai ra khỏi tử cung bóc hêt nhau rửa sạch tử cung = dd thuốc tím 0,1%, dd Rivanol 0,3% -Cho thuốc kháng sinh vào tử cung dùng chỉ tơ chắc để khâu tử cung: +Niêm mạc tử cung và niêm mạc tử cung khâu vắt liên tục. +Cơ tử cung với cơ tử cung bằng khâu vắt liên tục +Khâu liên tục gấp mép cơ tử cung. -Khâu phúc mạc, cho kháng sinh vào vết mổ xong khâu da lại *Chú ý: +Trước khi mổ sừng tử cung cần dùng vải vô trùng lót vào giữa tử cung và vách bụng để nước từ tử cung ko rơi vào xoang bụng +Nếu khi lấy thai mà nước tử cung rơi vào xoang bụng ta phải dùng thuốc sát trùng rửa sạch xoang bụng rùi dùng vải gạc và bơm tiêm hút sạch, cho kháng sinh và oxnag bụng mới tiến hành khâu. e. Hộ lý và chăm sóc -Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày 1-2 lần -Tiêm kháng sinh 3- 5 ngày sau phẫu thuật. -Tiêm 5 - 10 đơn vị Oxytoxin giúp tử cung nhanh chóng hồi phục. Câu 32: Phẫu thuật mổ bụng lấy thai cho chó, mèo? Trả lời a.Chỉ định phẫu thuật: -Xử lý các trường hợp đẻ khó do : Âm đạo và cổ tử cung bị hẹp, huứng thai không thuận, thai chết lâu do bị trương to. -Phẫu thật cần tiến hành càng sớm càng tốt. b.Cố định – vệ sinh – gây mê *Cố định : cố định mõm con vật lại và vật nuôi nằm ngửa trên bàn mổ.có người giữ *Xác định Vị trí vết mổ: nằm giữa đường trắng, ngang mức đôi hàng vú áp cuối cùng, xu hướng nhích lên phía đầu. Khi khó tiếp cận với buồng trứng, cần mở rộng vết mổ thì rạch về phía đầu con vật. *Vệ sinh: Cắt và cạo lông thật sạch vùng bụng rộng hơn gấp 2-3 lần so với vùng đường trắng. Rửa sạch bằng xà phòng và nước sạch. Lau khô bằng vải gạc hay khăn bông đã được tiệt trùng. Sát trùng 2 lần bằng cồn 70 độ và cồn iod 5%. *Gây tê – gây mê: -Với chó mèo đang mang thai mà mổ lấy thia tuyệt đối ko được gây mê toàn thân vì sẽ ảnh hưởng tới thai -Ta tiến hành phông bế thần kinh chi phối xoang chậu bằng dd Novocain 3% từ 3-5 ml vào đốt hông cuối cùng và đốt sống khum đầu tiên (vị trí này ko chắc chắn) -Kết hợp với dùng Novocain 1% gây tê thấm dưới da và cơ hoàn thành bụng từ 100-150ml -Khi mổ lấy đc thai ra ngoài nếu cho đau quá thì ta tiên hành gây mê toàn thân cho chó và tiến hành khâu. e.Phương pháp tiến hành -Mổ đường thẳng dọc theo đường trắng trắng (rạch ở đường trắng sẽ chảy rất ít máu) dới bụng giữa đầu vú 1 và vú 2 ( vết mổ dài ngắn phụ thuộc chó to hay nhỏ). Nếu có điều kiện ta dùng 1 tấm vại sach vô trùng rạch ở giữa miếng vải và đặt lên vết mổ. -Sau khi mổ đứt da mổ các lớp cơ vách bụng Khi tới phúc mạc ta luồn ngón tay trỏ vào và luồn đầu kéo vào. Ngón tay vào đỡ đầu kéo và vừa nâng lên để ko cắt để mở rộng phúc mạng va sẽ ko cắt vào ruột. Vị trí mổ da tới đâu thì ta cắt phúc mạc tới đó. -Cho tay vào xoang phúc mạc tìm sừng tử cung và lôi sừng tử cung ra gần miệng vết mổ. Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
  35. -Trên sừng tử cung có chứa thai, ta chon nơi có ít mach máu, ko có núm nhau để mở 1 đường ọc theo sừng tử cung ( vết mổ dài or ngắn phục thuộc và kích thước thai). Qua vết mổ ta có thể lấy đc thai ở cả 2 sừng tử cung. -Lấy thai qua vế mổ nếu còn sống thì hộ lý chăm sóc cho con = lau khô, ủ ấm . -Sau khi lấy thai dùng vải gạc, bơm tiêm hút hết dịch thai trong tử cung ra, sau đó dùng dd sát trùng rửa xoang phúc mạc. đưa hết ruột, màng treo ruột, sừng tử cung, dây chằng sừng tử cung vào trong xoang bụng, Cho thuốc kháng sinh sulfanilamide, peniciline vào vết mổ và khâu tử cung lại bằng khâu liên tục và gấp mép liên tục. -Khâu phúc mạc, Vì phúc mạc của chó, mèo rất mỏng, nên khâu cùng với cân mạc, các lớp cơ vùng bụng. Khi khâu chú ý không được khâu vào ruột . Khâu xong cho kháng sinh sulfanilamide, peniciline vào vết mổ vào vết mổ xong khâu da lại theo phương pháp khâu nút đơn. - Sát trùng lại toàn bộ vết mổ bằng cồn iod 5%. *Chú ý: +Trước khi mổ sừng tử cung cần dùng vải vô trùng lót vào giữa tử cung và vách bụng để nước từ tử cung ko rơi vào xoang bụng +Nếu khi lấy thai mà nước tử cung rơi vào xoang bụng ta phải dùng thuốc sát trùng rửa sạch xoang bụng rùi dùng vải gạc và bơm tiêm hút sạch, cho kháng sinh và xoag bụng mới tiến hành khâu. e. Hộ lý và chăm sóc -Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày 1-2 lần -Tiêm 3-5 đơn vị Oxytoxin giúp tử cung nhanh chóng hồi phục. -Ngoài việc tuân thủ các biện pháp hộ lý chăm sóc chung như giữ gìn vệ sinh, thường xuyên theo dõi vết mổ cần tiêm kháng sinh để đề phòng nhiễm trùng với liệu trình 3-5 ngày. -Tiêm trợ sức trợ lực và có chế độ chăm sóc tốt cho con vật Câu 33: Phẫu thuật cắt ngón chân? Trả lời a.Chỉ định phẫu thuật: Phẫu thuật khi: -Ngón chân gia súc bị dị dạng, thừa ngón -Khớp ngón viêm hóa mủ, hoại tử mà phải cắt ngón mới điều trị được -Chú ý: chỉ áp dụng cho nuôi gia súc sinh sản ko áp dụng cho gia suc nuôi để cày kéo. b.Cố định gia súc: Vật gia súc nằm trên bàn mổ or nền đất , chị cần phẫu thuật buộc ở phía trên: Dùng dây buộc 1 nút sống ở cổ chân d. Gây tê và cầm máu. - Tiêm trực tiếp vào mặt trước xương bàn để gây tê thần kinh bàn lưng trong và mặt sau xương bàn để gay tê TK gan bàn trong bàng dd Novocain 3% liều 10 ml vào mỗi vị trí. -Đề phòng chảy máu: dùng đoạn dây cao su làm garô tại vùng xương bàn. e. Tiến hành -Dùng dao mổ 1 đường vòng tròn xung quang xương ngón, cách khớp xương định cắt bỏ từ 2-3 cm về trước. -Tiếp theo mổ 1 đường thẳng từ trên xuống dài 5-7cm sao cho 2 vết mổ này tạo thành hình chữ T Lộn ngược. -Tiếp theo dùng dao bóc tach da ra khỏi xương ngón đến khớp lách mũi dao vào giữa khớp ngón cắt đứt dây chằng và bao khớp cắt rời khớp ra. -Dùng vải gạc vô trùng thấm máu nới dây garô từ từ phát hiện mạch máu và thắt lại -Sau khi cầm máu triệt để rắc kháng sinh vào và khâu da lại. -Dùng bang cuộn để bang vết thương tránh ruồi muỗi, tránh nhiễm trùng. e. Hộ lý – chăm sóc Đinh Công Trưởng – TYD K55 Email: dinhcongtruong1311@gmail.com