Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay

pdf 26 trang hapham 1990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_phan_tich_su_phat_trien_cua_kinh_doanh_lu_hanh_cua_vi.pdf

Nội dung text: Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay

  1. QUẢN TRỊ KINH DOANH LỮ HÀNH Đề tài: Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của việt nam hiện nay GVHD : Th.s Nguyễn Thị Thống Nhất Thực hiện: Nhóm Phiêu Lưu
  2. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất Đề Tài: Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của việt nam hiện nay. Thực hiện: Nhóm Phiêu Lưu GVHD : Th.s Nguyễn Thị Thống Nhất Phần 1: Khái quát hoạt dộng kinh doanh lữ hành. 1. Sự ra đời của hoạt động kinh doanh lữ hành Cách đây gần 2 thế kỷ, Thomas Cook, một nhà du lịch và nhà kinh tế Anh đã sớm nhìn ra yêu cầu cần có các tổ chức du lịch. Năm 1841 ông đã tổ chức một chuyến tham quan đặc biệt trên tàu hoả Leicester đến Lafburroy (dài 12 dặm) cho 570 khách đi dự hội nghị. Năm 1942, Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịch đầu tiên có tính chuyên nghiệp ở Anh (và cũng là văn phòng đầu tiên có tính chuyên nghiệp trên thế giới) với chức năng tổ chức cho công dân Anh đi du lịch khắp nơi. Ở Việt Nam nhu cầu đi du lịch đã xuất hiện từ thời kỳ phong kiến nhưng chủ yếu là các chuyến đi của các vua chúa, quan lại. Cho đến ngày 9/7/1960, theo nghị định 26/CP của Chính Phủ, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập (tiền thân là Công ty Du Lịch Việt Nam) thì hoạt động kinh doanh lữ hành mới thực sự hình thành, do bị chia cắt và cản trở bởi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên hoạt động kinh doanh lữ hành thời kỳ này cũng chưa phát triển. Khi đất nước thống nhất do điều kiện kinh tế còn khó khăn, hoạt động kinh doanh lữ hành cũng chỉ phát triển trong phạm vi quốc gia. Hoạt động kinh doanh lữ hành mới chỉ thực sự phát triển vào thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (1886). Thị trường kinh doanh lữ hành trở nên sôi động hơn, các doanh nghiệp đa dạng về thành phần sở hữu, về sản phẩm và chất lượng. Cầu lữ hành cũng phát triển cả ở cầu quốc tế đến và đi. 2. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp lữ hành Có thể hiểu “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập được thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc giao dịch ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch (thông tư số 715/TCDL ngày 9/7/1994)”. Có nhiều cách phân loại các công ty lữ hành. Mỗi một quốc gia có một cách phân loại phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động du lịch. Các tiêu thức thông thường dùng để phân loại bao gồm: Sản phẩm chủ yếu của công ty lữ hành. Phạm vi hoạt động của công ty lữ hành. Quy mô và phương thức hoạt động của công ty lữ hành. Quan hệ của công ty lữ hành với khách du lịch. 1
  3. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất Quy định của các cơ quan quản lý du lịch. Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa. Hiện nay cách phân loại chủ yếu đối với các công ty lữ hành được áp dụng tại hầu hết các nước trên thế giới được thể hiện trên sơ đồ 2. CÔNG TY LỮ HÀNH Công ty lữ hành quốc tế Đại lý du lịch Công ty lữ hành Công ty du lịch Công ty lữ hành nội địa Đại Đại Điểm Công Công Công lý du lý du bán ty lữ ty lữ ty lữ lịch lịch độc hành hành hành bán bán lập gửi nhận tổng buôn lẻ khách khách hợp Sơ đồ 2. Phân loại các công ty lữ hành - Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch. - Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ghép nối các dịch vụ của các nhà cung cấp đơn lẻ thành chương trình du lịch chào bán mà còn trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm du lịch hoặc đại lý lữ hành làm trung gian bán các sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng 3. Chức năng và nhiện vụ của doanh nghiệp lữ hành 2
  4. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất a. Chức năng của doanh nghiệp lữ hành Môi giới các dịch vụ trung gian, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và khai thác các chương trình du lịch khác. Với chức năng này doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng cơ bản. Còn với chức năng sản xuất, doanh nghiệp lữ hành thực hiện xây dựng các chương trình du lịch trọn gói phục vụ nhu cầu của khách. Ngoài hai chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành còn khai thác các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển. b. Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành -Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. - Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí thành một sản phẩm thống nhất hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. - Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách trên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng. 4. Hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành. Căn cứ vào tính chất và nội dung, có thể chia các sản phẩm của công ty lữ hành thành 3 nhóm cơ bản: - Các dịch vụ trung gian. - Các chương trình du lịch trọn gói. - Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp. a . Các dịch vụ trung gian Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Trong hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của các nhà sản xuất tới khách du lịch. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm: Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay. Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện vận chuyển khác: tàu thủy, đường sắt, ô tô Môi giới cho thuê xe ô tô. Môi giới và bán bảo hiểm. 3
  5. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch. Đăng ký đặt chỗ trong các khách sạn Các dịch vụ môi giới trung gian khác. b. Các chương trình du lịch trọn gói. Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Có nhiều tiêu thức phân loại các chương trình du lịch. Ví dụ chương trình du lịch quốc tế và nội địa, chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày, Chương trình du lịch văn hóa, chương trình du lịch giải trí Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian. c. Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp Trong quá trình phát triển các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Vì lẽ đó các công ty lữ hành lớn trên thế giới hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến du lịch. Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí. Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thủy, đường bộ Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch. 5. Một số công ty lữu hành nổi tiếng ở Việt Nam Công ty du lịch Vietravel Năm thành lập: 1995: Vietravel chuyên cung cấp dịch vụ lữ hành trong và ngoài nước. Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist Năm thành lập: 1999: Chuyên kinh doanh các dịch vụ như: Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ lữ hành, vận chuyển xuất nhập khẩu, xây dựng Công ty du lịch Fiditour Năm thành lập: 1989: Chuyên kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vé máy bay, dịch vụ du học, trung tâm tổ chức sự kiện MICE Công ty du lịch Bến Thành Năm thành lập: 1989: Hoạt động trong các lĩnh vực như dịch vụ lữ hành, nhà hàng khách sạn dịch vụ thương mại – XNK và dịch vụ đầu tư phát triển 4
  6. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất Công ty du lịch dịch vụ Hà Nội(Hanoi Toserco) Năm thành lập: 1988: Toserco là một trong những công ty lữ hành hàng đầu ở Hà nội và Việt nam chuyên kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và trong nước, dịch vụ cho thuê xe, đặt vé máy bay Phần 2: Phân tích sự phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành việt nam hiện nay. A, Phân tích sự phát triển 1, Kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp lữ hành việt nam hiện nay Là một ngành kinh doanh khá mới mẻ ở việt nam, nhưng hoạt dộng kinh doanh lữ hành cho thấy một sự phát triển nhanh chóng và đóng góp tích cực vào hoạt dộng kinh doanh du lịch cũng như nền kinh tế việt nam. Với doanh thu 1190 tỷ đồng và chỉ chiếm 26.69% trong cơ cấu doanh thu từ hoạt động du lịch thì cho đến năm 2010 doanh thu từ kinh doanh lữ hành đạt 13733,3 tỷ đồng và chiếm 37,4%. Sự tăng trưởng mạnh doanh thu của hoạt động kinh doanh lữ hành cho thấy sự phát triển mạnh của ngành tại việt nam hiện nay. Bảng 1: Kết quả kinh doanh của ngành lữ hành (từ năm 200-2010) Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 tính DOANH THU Doanh thu của các cơ sở Tỷ 1190,0 2009,0 2430,4 2633,2 3302,1 4761,2 5304,7 7712,0 8409,6 10289,7 13733,3 lữ hành đồng Tốc độ phát triển % 169 120,1 108,3 125,4 144,2 111,4 145,4 109 122,4 133,4 SỐ LƯỢT KHÁCH Khách do các cơ sở lữ Nghìn 2397,8 3113,4 4669,9 3976,2 5155,2 5433,9 4897,0 4804,3 4997,3 8074,2 8234,2 hành phục vụ lượt khách Khách trong nước " 939,5 1577,3 2624,5 2400,5 2914,7 3287,0 2591,7 2559,8 2589,0 5274,2 5415 Khách quốc tế " 1359,3 1439,1 1947,6 1425,0 1644,5 1776,3 1902,3 1883,7 2032,2 2344,3 2385,8 Khách Việt Nam đi " 99,0 97,0 97,8 150,7 596,0 370,6 403,0 360,8 376,1 455,7 4 du lịch nước ngoài 33,4 Nguồn: Tổng cục thống kê Hoạt động kinh doanh lữ hành việt nam liên tục phát triển và mở rộng về quy mô, chất lượng dịch vụ, thu hút lượng lớn khách du lịch và cùng với đó là đem lại doanh thu ngày càng lớn. Doanh thu của các cơ sở lữ hành liên tục tăng từ năm 2000- 2010, với tốc độ tăng ngày càng lớn, và từ doanh thu 1190 tỷ đồng năm 2000 thì đến năm 2010 doanh thu đạt 13733,3 tỷ đồng. Mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2005, tăng trưởng so với năm 2004 là 144,2%. Còn số lượt khách thì có sự biến động nhiều, nhưng nhìn chung số lượt khách trong suốt giai đoạn từ năm 2000-2010 có sự tăng lên đáng kể, năm 2010 đạt hơn 8,2 triệu lượt khách. 5
  7. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất 2, Phân tích sự phát triển và cơ cấu doanh thu của ngành Bảng 2:Cơ cấu doanh thu hđ lữ hành phân theo thành phần kinh tế (từ năm 2001-2010) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ đồng TỔNG SỐ 2009,0 2430,4 2633,2 3302,1 4761,2 5304,7 7712,0 8409,6 10289,7 13733,3 Kinh tế Nhà nước 1001,1 1386,8 1323,1 1598,1 2097,3 2284,5 2972,2 3247,8 3621,6 4537,5 Kinh tế ngoài Nhà nước 464,9 557,0 758,7 954,5 1598,8 1937,3 3323,3 3735,3 5062,1 8066,2 Tập thể 8,4 4,7 1,7 1,3 1,7 4,7 3,6 20,8 1,2 3,6 Tư nhân 425,6 516,8 600,0 809,3 1366,3 1778,2 Cá thể 30,9 35,5 157,0 143,9 230,8 154,4 }3319,7 3714,5 5060,9 8062,6 Khu vực có vốn đầu tư nước 543,0 486,6 551,4 749,5 1065,1 1082,9 1416,5 1426,5 1606,0 1129,6 ngoài Cơ cấu (%) TỔNG SỐ 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Kinh tế Nhà nước 49,9 57,1 50,2 48,4 44,0 43,1 38,5 38,6 35,2 33,0 Kinh tế ngoài Nhà nước 23,1 22,9 28,9 28,9 33,6 36,5 43,1 44,4 49,2 58,8 Tập thể 0,4 0,2 0,1 0,0 0,0 0,1 0,1 0,2 0,0 0,0 Tư nhân 21,2 21,2 22,8 24,5 28,7 33,5 Cá thể 1,5 1,5 6,0 4,4 4,9 2,9 43,0 44,2 49,2 58,8 Khu vực có vốn đầu tư nước 27,0 20,0 20,9 22,7 22,4 20,4 18,4 17,0 15,6 8,2 ngoài Nguồn: Tổng cục thống kê Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch lữ hành theo thành phần kinh tế tỷ đồng 14000 12000 10000 Khu vực có vốn đầu tư nước 8000 ngoài 6000 Kinh tế ngoài Nhà nước 4000 2000 Kinh tế Nhà nước 0 2001 2003 2005 2007 2009 năm Doanh thu du lịch lữ hành được phân theo 3 thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Từ bảng số liệu thống kê trên ta thấy được doanh thu tất cả 3 thành phần kinh tế liên tục tăng lên từ năm 2001-2012, doanh thu năm 2001 chỉ đạt 2009 tỷ đồng thì đến năm 2010, doanh thu tăng lên rất nhanh, gấp 6,8 lần doanh thu 2001 và đạt 13733,3 tỷ đồng. Sự thay đổi cơ cấu doanh thu cũng theo nhiều chiều hướng khác nhau: Chứng kiến sự sụt giảm liên tục trong cơ cấu của doanh thu kinh tế nhà nước và khu vực vốn đầu tư nước ngoài, cùng với đó là sự tăng lên mạnh mẽ của doanh thu kinh tế ngoài nhà nước. 6
  8. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất Và đặc biệt thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng lên do sự tăng lên của thành phần kinh tế cá thể, đến năm 2010 thành phần kinh tế cá thể đóng góp doanh thu 8062,6 tỉ đồng trong tổng số 8066,2 tỷ đồng của thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Nền kinh tế cá thể ngày càng tăng trưởng mạnh và cho thấy được tầm quan trọng của nó trong sự đóng góp doan thu toàn ngành kinh doanh lữ hành. Trong khi sự phát triển mạnh của doanh thu lữ hành trong nước thì cơ cấu doanh thu thành phần khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, cho đến năm 2010 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ còn chiếm 8,2% trong cơ cấu doanh thu nước ta. Điều này cũng cho thấy được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp nội đia, ngày càng chiếm lĩnh được thị trường và đóng góp tích cực trong sự phát triển. 3, Tình Hình Biến Động Nguồn Khách Phân tích tình hình biến động nguồn khách nội địa và khách quốc tế trong hoạt động kinh doanh du lịch để hiểu rõ hơn về lượng khách các cơ sở hoạt động kinh doanh lữ hành khai thác qua các năm và sự biến động nguồn khách. Bảng 3: Tình hình biến động nguồn khách (từ năm 2000-2010) ĐVT: 1000 lượt kdl 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 SỐ LƯỢT 12727 17205 24280 24660 29257 32339 33004 39863 45349 50960 54573 KHÁCH Khách do 10330 14092 19610 20684 24102 26905 28107 35058 40351 42866 46339 các cơ sở lưu trú phục vụ Khách do 2397, 3113, 4669, 3976, 5155, 5433, 4897, 4804, 4997, 8074, 8234, các cơ sở 8 4 9 2 2 9 0 3 3 2 2 lữ hành phục vụ 939,5 1577, 2624, 2400, 2914, 3287, 2591, 2559, 2589, 5274, 5415 Khách 3 5 5 7 0 7 8 0 2 trong nước 1359, 1439, 1947, 1425, 1644, 1776, 1902, 1883, 2032, 2344, 2385, Khách 3 1 6 0 5 3 3 7 2 3 8 quốc tế 99,0 97,0 97,8 150,7 596,0 370,6 403,0 360,8 376,1 455,7 433,4 Khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài Biểu đồ thể hiện số lượt khách do doanh nghiệp lữ hành phục vụ từ năm 2000- 2010 Nghìn lượt khách 9000 8000 7000 6000 Khách Việt Nam 5000 đi du lịch nước 4000 ngoài 3000 Khách quốc tế 2000 1000 Khách trong 0 nước 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm 7
  9. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất Nhìn chung lượng khách sử dụng dịch vụ của các cơ sở lữ hành phục vụ tăng đều lên nhanh trong giai đoạn từ năm 2000-2010. - Trong đó khách trong nước có sự tăng lên lớn nhất, đạt 5,4 triệu lượt khách năm 2010. - Khách quốc tế và khách việt nam đi du lịch nước ngoài chiếm tỉ lệ ít hơn, khách quốc tế gần 2,4 triệu lượt, còn khách việt nam đi du lịch nước ngoài chỉ đạt 433400 lượt khách. Nhưng sự tăng lên của khách du lịch sử dụng dịch vụ lữ hành trong các nguồn khách có sự biến động khác nhau trong thời gian này. Sự thay đổi nguồn khách trong các năm, trong giai đoạn đầu năm 2000-2002 là sự tăng lên của khách, và từ năm 2003-2006 có nhiều sự thay đổi, còn giai đoạn cuối là sự tăng số lượng khách của cả 3 loại nguồn khách một cách mạnh mẽ, trong đó nguồn khách trong nước tăng mạnh nhất. 4, Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến việt nam năm 2012, và tốc độ phát triển khách du lịch quốc tế. 4.1, Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2012 Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 614.673 lượt, giảm 6,26% so với tháng trước và tăng 3,58% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung 12 tháng năm 2012 ước đạt 6.847.678 lượt, tăng 13,86% so với cùng kỳ năm 2011. Ước tính 12 tháng Tháng Tháng 12 tháng tháng năm 2012 12/2012 12/2012 2012 so 12/2012 so với so với với cùng tháng tháng kỳ năm trước (%) 12/2011 trước Tổng số 614.673 6.847.678 93,74 103,58 113,86 Chia theo phương tiện đến Đường không 516.673 5.575.904 92,25 104,61 110,82 Đường biển 15.000 285.546 110,91 176,47 616,45 Đường bộ 83.000 986.228 101,10 91,21 105,35 Chia theo mục đích chuyến đi Du lịch, nghỉ ngơi 373.396 4.170.872 93,5 103,64 114,23 Đi công việc 107.527 1.165.966 92,80 108,65 116,25 Thăm thân nhân 102.568 1.150.934 94,13 103,20 114,26 Các mục đích khác 31.182 359.906 98,99 89,66 102,11 Chia theo một số thị trường Nga 13.648 174.287 58,56 136,10 171,49 Phần Lan 1.592 16.204 193,91 142,25 142,87 Hàn Quốc 64.978 700.917 108,71 122,77 130,67 Malaysia 35.058 299.041 112,91 152,40 128,27 Lào 13.554 150.678 88,33 115,93 127,16 Thái Lan 21.639 225.866 85,20 120,62 124,22 Nhật 51.890 576.386 97,65 109,22 119,70 Thụy Điển 3.619 35.735 133,59 122,43 119,29 Philippin 7.790 99.192 81,54 90,97 114,29 8
  10. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất Singapo 22.513 196.225 115,18 132,3 113,78 Đài Loan 28.564 409.385 92,62 80,18 113,39 Thụy Sỹ 2.342 28.740 82,15 92,95 112,54 Italy 2.361 31.337 79,41 84,40 110,54 Indonesia 5.443 60.857 98,82 99,60 109,88 Anh 13.685 170.346 75,80 88,74 108,99 Đan Mạch 1.826 27.970 84,93 71,92 108,69 Canada 9.043 113.563 90,33 86,12 106,72 Pháp 16.814 219.721 76,99 80,59 103,91 Na Uy 1.734 19.928 114,61 90,00 102,06 Hà Lan 3.803 45.862 88,57 85,60 101,86 Mỹ 36.480 443.826 99,47 84.05 100,90 Trung Quốc 141.117 1.428.693 88,11 100,94 100,84 Niudilan 2.337 26.621 95,86 89,33 100,41 Úc 28.216 289.844 116,48 98,69 100,06 Tây Ban Nha 2.125 31.305 65,14 66,32 96,40 Đức 9.155 106.608 75,98 81,43 93,57 Bỉ 1.706 18.914 287,69 79,08 86,50 Hồng Kông 700 13.383 46,85 43,64 82,33 Campuchia 32.589 331.939 98,93 78,00 78,39 Các thị trường khác 38.352 554.307 93,11 158,79 226,43 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 4.2, Tốc Độ Phát Triển Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam từ năm 2000-2010 N¨m N¨m N¨m N¨m N¨m N¨m N¨m N¨m N¨m N¨m N¨m 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 so víi so víi so víi so víi so víi so víi so víi so víi so víi so víi so víi n¨m n¨m n¨m n¨m n¨m n¨m n¨m n¨m n¨m n¨m n¨m 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tæng sè % 120.1 112.8 92.4 120.5 103.0 118.0 100,2 88,5 134,8 108.9 118.7 I. Chia theo phư¬ng tiÖn ®Õn - §êng kh«ng 108.9 116.3 119.0 90.6 130.6 128.2 115.7 122.1 99,5 92,1 134,2 - §êng biÓn 136.2 111.2 108.6 78.0 109.2 76.1 111.8 100.4 67,4 43,5 76,6 - §êng bé 134.8 97.4 103.7 101.8 106.3 111.7 69.8 107.1 113,8 81,9 143,0 II. Chia theo môc ®Ých chÝnh - D/lÞch, n/ng¬i 131.7 111.0 119.2 84.8 127.9 128.7 101.5 126.0 100,3 85,8 138,8 - §i c«ng viÖc 149.8 99.2 112.8 105.1 111.4 95.0 116.2 117.0 125,3 87,9 72,5 9
  11. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất - Th¨m th©n 109.8 105.4 110.4 91.0 119.2 108.7 110.4 107.1 85,0 101,4 110,7 - M/®Ých kh¸c 78.6 119.2 91.0 113.6 107.4 122.6 86.9 92.3 76,8 92,0 138,6 III. Chia theo thÞ trêng kh¸ch 1. Trung quèc 129.4 107.4 107.7 95.7 112.3 92.2 72.0 111.3 112,0 80,7 174,5 2. ASEAN 152.6 94.3 111.9 121.3 101.0 165.9 104.9 121,7 107,2 91,2 149,3 - Singapore 107.8 110.3 109.8 104.6 138.3 161.4 127.6 131.7 87,3 123,4 114,7 - Malaysia 127.3 128.9 175.5 105.6 115.4 144.7 130.9 145.4 94,9 127,6 113,7 - Th¸i Lan 135.8 120.6 129.0 97.9 133.7 161.8 142.6 145.4 87,5 139,7 109,2 - Philippin 288.2 106.8 126.3 90.8 115.6 128.9 86.4 118.7 99,9 151,3 141,3 - Campuchia 167.5 61.5 90.8 121.2 111.2 218.6 78.0 96.9 91,2 215,3 86,3 - Indonesia 198.2 157.4 121.1 124.8 110.1 124.8 92.3 109.5 109,8 188,4 106,5 - Lµo 142.6 145.8 91.5 202.5 45.3 124.9 79.5 93.4 97,5 84,3 143,4 - Brun©y 117.3 115.6 104.6 136.4 90.9 63.7 460.5 122.6 100,8 90,0 123,0 - Myanmar 151.4 219.0 61.6 121.0 88.1 166.0 78.5 102.5 101,4 90,0 124,0 3. Mü 99.2 110.5 112.8 84.2 124.5 121.2 116.8 105.9 101,6 97,1 106,9 4. §µi Loan 122.1 94.2 105.5 98.5 123.4 106.8 100.1 116.2 95,0 89,1 123,7 5. NhËt 134.6 134.1 136.6 75.0 127.5 126.7 113.4 109.0 94,0 90,7 124,0 6. Ph¸p 100.5 115.3 111.9 77.8 119.9 128.3 99.2 138.9 99,1 95,0 115,3 7. óc 108.1 123.4 114.9 96.6 137.9 115.7 115.9 130.2 104,5 92,5 128,1 8. Anh 128.5 114.8 107.7 90.9 112.1 116.7 101.6 127.5 99,7 107,4 120,5 9. Hµn Quèc 123.4 140.6 139.8 123.8 179.1 139.9 129.4 112.7 94,5 80,2 137,7 10. Canada 99.2 116.6 121.1 92.0 134.3 118.5 115.6 121.3 97,0 97,5 120,7 11. §øc 147.6 122.0 118.5 96.3 126.8 122.7 110.6 132.7 100,9 99,1 121,0 12. Thuþ sÜ 101.2 111.8 97.1 83.8 114.7 118.5 108.6 127.0 92,9 100,0 128,3 13. §an M¹ch 97.7 110.2 109.6 88.3 116.6 123.0 120.0 117.9 95,9 96,1 124,3 14. Hµ Lan 95.0 126.3 116.2 88.7 108.7 129.9 115.7 137.9 96,7 98,0 125,9 15. Italy 115.0 114.5 105.3 73.4 126.0 144.2 96.6 143.0 93,7 90,0 130,0 16. Thuþ ®iÓn 103.9 116.4 132.8 87.2 124.0 114.9 105.0 125.1 123,8 96,4 98,0 17. Na uy 102.6 123.3 108.4 86.2 116.6 115.4 130.3 92.8 128,8 87,9 126,0 10
  12. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất 18. BØ 104.9 104.5 115.4 87.3 115.4 125.4 112.9 132.5 86,9 94,2 127,4 19. PhÇn Lan 79.9 128.7 116.4 103.9 133.9 82.8 114.7 118.8 134,4 113,0 110,1 20. Nga 143.0 134.5 98.4 108.0 142.4 203.2 115.6 150.5 113,2 135,1 125,0 21. Niudil©n 111.1 130.5 119.8 98.0 129.4 131.1 102.9 139.2 105,6 88,6 133,5 22. ¸o 116.4 113.9 97.9 98.0 125.1 124.6 115.4 207.5 93,6 90,0 123,0 23. T©y Ban Nha 145.2 132.8 139.2 56.8 193.7 173.2 112.7 121.7 91,3 86,0 140,0 24. C¸c thÞ 103.2 102.9 105.2 72.1 117.0 109.3 107.8 132.8 77,3 61,8 127,6 trêng kh¸c ĐVT: % Ta thấy được khách du lịch quốc tế đến việt nam rất đa dạng, với nhiều loại phương tiện, nhiều mục đích đi du lịch khác nhau và đến từ nhiều quốc gia khác nhau.  Cơ cấu khách du lịch quốc tế theo phương tiện đến. - Khách du lịch quốc tế sử dụng phương tiện hàng không chiếm tỉ lệ cao, Việc xuất hiện nhiều hãng hàng không giá rẻ, cùng với việc hình thành ngày càng nhiều đường bay thẳng từ Việt nam đến các nước và ngược lại đã góp phần làm tăng tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến việt nam bằng đường hàng không trong những năm qua. - Khách du lịch đường bộ cũng chiếm một tỉ lệ tương khá, chủ yếu là các nước lân cận, có đường biên giới chung với việt nam. Và loại phương tiện đường bộ ngày càng cho thấy ưu điểm và phát triển trong giai đoạn vừa qua. - Trong giai đoạn từ năm 2000-2010, khách du lịch bằng đường biển chiếm tỷ trọng thấp, tuy nhiên cho tới năm 2012 với việc đầu tư và thu hút khách du lịch loại hình đường biển của các công ty lữ hành thì lượng khách du lịch bằng đường biển tăng lên khá nhanh, và là một loại hình tiềm năng rất hấp dẫn.  Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo mục đích chuyến đi. - Khách du lịch quốc tế đến việt nam với mục đích du lịch nghỉ ngơi khá lớn, năm 2012 có tới 4.170.872 lượt trên tổng số 6,8 triệu lượt khách. - Khách du lịch đi công việc, thăm thân nhân trong năm 2012 có số lượng gần bằng nhau, với hơn 1,15 triệu lượt khách. - Và khách du lịch quốc tế đi với mục đích khác chiếm tỉ lệ nhỏ, 359.906 lượt khách.  Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo quốc tịch. - Hoạt động lữ hành, tuyên truyền quảng cáo việt nam phát triển mạnh trong thời gian qua đã có đóng góp lớn trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến việt 11
  13. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất nam, và ngày càng mở rộng thêm nhiều thị trường mới, khách du lịch đến việt nam từ nhiều quốc gia khác nhau. - Trong đó một số thị trường trọng điểm như Trung quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, malaysia có sự tăng trưởng ngày càng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn. - Các công ty lữ hành cần phân tích rõ tình hình khách du lịch quốc tế đến việt nam và các thị trường gửi khách chiếm tỉ trọng lớn để xác định các phương án đầu tư, thu hút và quyết định kinh doanh để đáp ứng được nhu cầu khách. - Sự phát triển về quy mô và số lượng của doanh nghiệp lữ hành 5, Sự phát triển về số lượng, chất lượng doanh nghiệp lữ hành. Số lượng doanh nghiệp lữ hành tính đến tháng 9/2011 DN Tổng cả DN cổ DN liên Cty DN tư nhà Khác nước phần doanh TNHH nhân nước 987 15 313 16 596 3 44 Trong những năm hiện nay số lượng doanh nghiệp lữ hành cũng tăng nhanh và chiếm số lượng lớn nhất là công ty trách nhiêm hũư hạn. Tính đến tháng 9/2011 tổng số lượng doanh nghiệp lữ hành đạt 987 doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp cổ phần chiếm 313, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 596 doanh nghiệp. Từ số liệu trên cho thấy doanh nghiệp lữ hành tư nhân ngày càng đóng vai trò chình trong hoạt động kinh doanh lữ hành, đặc biệt là lữ hành nội địa. Điều này thể hiên được sự năng động và nhạy bén của thành phần này đồng thời cũng thể hiện được chính sách của nhà nước khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả tích cực. Trong thời gian qua, hoạt động các doanh nghiệp lữ hành ngày càng sôi động và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều doanh nghiệp đã đạt được con số khổng lồ như saigontourist, vietravel, Năm 2012, công ty lữ hành Saigontourist đạt doanh thu hơn 2.000 tỉ đồng, tăng 25% so năm 2011. Saigontourist hiện là doanh nghiệp lữ hành duy nhất tại Việt Nam đạt tổng doanh thu chuyên doanh lữ hành trên 2.000 tỉ đồng và có tỷ lệ lãi trên vốn đạt hơn 110%. Trong năm 2012, Saigontourist phục vụ 450.000 lượt du khách trong và ngoài nước, tăng gần 15%. Đặc biệt, Saigontourist là một trong số ít hãng lữ hành Việt Nam đón khách tàu biển quốc tế, khi trung bình mỗi tháng đón 8 chuyến tàu cập cảng đưa khách tham quan các điểm đến trong nước. Chỉ từ tháng 11/2012 - 4/2013, Saigontourist dự kiến đón tổng cộng 90 chuyến tàu biển của riêng hãng tàu Star Cruise, mang theo hơn 130.000 du khách và thuyền viên cập các cảng Việt Nam. Năm 2011, Vietravel đã chính thức xác lập vị trí top 16 công ty lữ hành hàng đầu châu Á do báo TTG Asia – Tờ báo chuyên ngành du lịch của ngành công nghiệp lữ hành châu Á bình chọn và công nhận. Đạt giải thưởng trên cùng Vietravel là những thương hiệu nổi tiếng thế giới trong nhiều lĩnh vực. Vào tháng 9/2012, Vietravel một lần nữa nhận được thông báo chính thức của TTG Asia về kết quả bình chọn. Theo đó, Vietravel giữ vững 12
  14. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất vị trí top 16 công ty lữ hành hàng đầu châu Á lần thứ hai liên tiếp. Trong năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng Vietavel vẫn đạt doanh thu trên 2.500 tỷ đồng với tổng lượng khách phục vụ đạt trên 360 nghìn lượt. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Viettravel xác lập kỷ lục công ty lữ hành đạt mức doanh thu số 1 Việt Nam. Thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên đạt 15 triệu đồng/tháng. Hiện Vietravel có 20 chi nhánh trên toàn quốc, 5 văn phòng đại diện ở các nước. - Nguồn nhân lực của doanh nghiệp lữ hành Một trong những điểm mấu chốt góp phần hình thành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch được Tổng cục du lịch xác định, đó là nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên, từng bước đưa hoạt động du lịch mang tính chuyên nghiệp cao, thích ứng với thời kỳ hội nhập quốc tế. Phần lớn đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp hiện nay đã được đào tạo ở các cơ sở đào tạo có ngành du lịch, có hơn 54% tổng số hướng dẫn viên, thuyết minh viên hiện nay sử dụng được tiếng Anh, còn lại là các tiếng Pháp, Trung, Nhật, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thái Lan Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, tính đến cuối tháng 7/2012, cả nước có 11.210 người được cấp và đổi thẻ, trong đó có 4.480 hướng dẫn viên nội địa và 6.730 hướng dẫn viên quốc tế. Số hướng dẫn viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch có trình độ trung cấp trở lên chiếm 38%, còn lại 62% tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng đã được đào tạo ngắn hạn và cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Tuy nhiên, một số cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch còn thiên về đào tạo lý thuyết, thiếu phương tiện thực hành. Trong khi đội ngũ thuyết minh viên tại nhiều điểm du lịch vừa yếu vừa thiếu, thì một bộ phận hướng dẫn viên trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ còn hạn chế. Thời gian qua Tổng cục Du lịch đã triển khai thực hiện khá nhiều biện pháp nhằm từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch như: Tranh thủ sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) và UNESCO về kỹ thuật, kinh phí để xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ; Tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch toàn quốc (3 năm/lần); Tham gia Hội thi hướng dẫn viên ASEAN (2 năm/lần); Triển khai ứng dụng khoa học-công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch. Tổng cục Du lịch cũng đã tập trung nghiên cứu, xây dựng được một bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) cho 13 nghề, trong đó có nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Thời gian tới, Tổng cục sẽ phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề thuyết minh viên du lịch Chính sách bán các chương trình du lịch: Với những kênh phân phối khác nhau, các doanh nghiệp lữ hành sử dụng cho những đối tượng khách khác nhau. Khi khách hàng đặt mua một chương trình du lịch. Doanh nghiệp sẽ xác định xem khách hàng đó thuộc loại đối tượng nào, là khách hàng quen thuộc hay lần đầu tiên đến với doanh nghiệp, khách hàng đó đặt mua chương trình cho cán bộ nhân viên hay học sinh, sinh viên để có thể đưa ra những mức giá thích hợp. Đối với khách đi theo đoàn thì doanh nghiệp có thể giảm giá hoặc có những chương trình khuyến mại và tặng quà như tặng mũ, áo, cờ Với những khách thường xuyên mua chương trình du lịch của doanh nghiệp thì mức giá đưa ra có thể cao hơn một chút nhưng 13
  15. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất cũng đồng nghĩa với việc chất lượng chương trình cũng tăng lên. Đối với một số khách có thể không tính lãi nhằm mục đích thiết lập quan hệ trong tương lai. Khách hàng có thể đăng ký chương trình du lịch hoặc dịch vụ trực tiếp qua thông tin yêu cầu đặt dịch vụ trên website của doanh nghiệp hoặc bằng e-mail, Fax được gửi trực tiếp đến văn phòng doanh nghiệp lữ hành. Việc đăng ký tour cần được thực hiện tối thiểu trước 10 ngày (khách đoàn) và 5 ngày (khách lẻ). Đặc biệt vào các dịp Lễ, Tết hoặc mùa cao điểm từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, khách hàng nên đăng ký sớm ngay từ khi có ý định đi du lịch để việc chuẩn bị thực hiện chương trình được đảm bảo và tiết kiệm hơn. Doanh nghiệp sẽ xác nhận chương trình đăng ký của khách hàng bằng văn bản thông qua hợp đồng, Email, hoặc Fax có kèm theo chương trình cụ thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đồng thời cho biết rõ những yêu cầu nào không thực hiện được. Khách hàng nhận được vé du lịch (khách lẻ) hoặc yêu cầu ký vào hợp đồng có kèm theo chương trình sắp xếp cuối cùng (khách đoàn) sẽ được xem như là cam kết thỏa thuận giữa hai bên. Tất cả việc tư vấn thông tin du lịch là hoàn toàn miễn phí. Hủy bỏ và chi phí hủy chương trình du lịch đã bán: Trường hợp chuyến đi bị hủy bỏ do doanh nghiệp lữ hành: Nếu doanh nghiệp không thực hiện được chuyến đi, doanh nghiệp báo ngay cho khách hàng biết và thanh toán lại cho khách hàng những khoản đã đóng trong vòng ba ngày kể từ lúc thông báo việc hủy bỏ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Doanh nghiệp chịu mọi chi phí về dịch vụ mà du lịch Thiên Nhiên đã đặt trước cho đoàn như: đặc cọc dịch vụ khách sạn, nhà hàng, xe cộ, tàu thuyền Trường hợp chuyến đi bị hủy do khách hàng: Trước ngày khởi hành, nếu có thành viên trong đoàn của khách hàng vì bất cứ lý do gì không thể tham dự được chuyến đi, khách hàng phải báo ngay cho doanh nghiệp và chịu chi phí hủy bỏ như sau: Hủy trước 7 ngày: 30% tổng giá trị của chương trình du lịch Hủy từ 2 đến 6 ngày: 50% tổng giá trị của chương trình du lịch. Hủy trong vòng 24 giờ: 100% tổng giá trị của chương trình du lịch. Không hoàn lại tiền đối với những khách hàng bỏ dở chương trình du lịch giữa chừng. 14
  16. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch: Khi đă thỏa thuận với khách hàng về giá cả, điểm đến, doanh nghiệp tiến hành tính chi phí thực hiện chương trình du lịch nội địa. Bản dự trù kinh phí này bao gồm chi tiết các khoản mục như vận chuyển, ăn uống, hướng dẫn viên, khách sạn, vé tham quan, chi phí khác, hoa hồng và tính sơ bộ tổng thu chi và hiệu quả trước thuế. Có thể nói, việc thực hiện chính sách giá hợp lý là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có thể bán được chương trình du lịch trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Sau khi chương trình được duyệt và xác nhận của ban giám đốc, doanh nghiệp tiến hành đặt vé các phương tiện vận chuyển trong chuyến du lịch như vé máy bay, vé tàu gửi yêu cầu cho các công ty vận chuyển, đặt phòng khách sạn, đặt ăn, mua bảo hiểm cho khách Khi công đoạn chuẩn bị đã hoàn thành thì bàn giao chương trình du lịch cho hướng dẫn viên trong đó bao gồm cả lịch trình của chương trình du lịch. Sau đó, hướng dẫn viên có nhiệm vụ tổ chức đón khách, hướng dẫn và giúp đỡ khách nhằm thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn của khách trên cơ sở hợp đồng đã ký. Khi kết thúc chương trình du lịch, hướng dẫn viên phải lấy ý kiến của khách hàng về các dịch vụ như vận chuyển, ăn uống, nơi ở, thái độ của hướng dẫn viên Sau đó huớng dẫn viên còn phải liệt kê các chi phí trong quá trình phục vụ khách đê bộ phận tài chính – kế toán hạch toán lãi lỗ sau chuyến đi. B. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức: ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU • Việt Nam đang nổi lên là điểm đến • Năng lực cạnh tranh điểm đến và an toàn, hấp dẫn, được dự báo là 1 năng lực cạnh tranh doanh nghiệp lữ trong 10 nước có tốc độ phát triển hành còn thấp. Cạnh tranh thiếu lành du lịch hàng đầu thế giới giai đoạn mạnh giữa các doanh nghiệp lữ hành 2006-2014. quốc tế. • Môi trường kinh doanh lữ hành • Cảnh quan thiên nhiên vẫn là tiềm Quốc tế được cải thiện. năng chưa được đánh thức. Sản phẩm • Nguồn tài nguyên thiên nhiên và lữ hành còn đơn điệu, thiếu đa dạng. nhân văn đa dạng và hấp dẫn ở cả 3 Chất lượng dịch vụ lữ hành còn thấp. vùng du lịch là điều kiện thuận lợi • Cơ sở hạ tầng còn thấp, chưa phát cho các doanh nghiệp lữ hành khai triển. Qúa ít sân bay, chưa có cảng thác, xây dựng các loại hình du lịch biển riêng cho khách du lịch. Kết cấu mới để thu hút khách du lịch: hạ tầng du lịch còn nhiều hạn chế. Vùng du lịch Bắc Bộ: Thế Cung cơ sở lưu trú cao cấp thiếu mạnh du lịch văn hóa, lịch sử, nghiêm trọng tại Hà Nội, Đà Nẵng, sinh thái, mạo hiểm. Các TP.HCM điểm du lịch nổi bật: Vịnh Hạ • Thiếu vốn, quy mô kinh doanh lữ 15
  17. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất Long, Cát Bà, Hà Nội, Tam hành nhỏ. Cốc-Bích Động, Sapa, Mù • Cơ sở vật chất kỹ thuật bổ trợ và dịch Căng Chài, cao nguyên đá vụ phục vụ khách du lịch có chất Đồng Văn, các rừng quốc gia, lượng thấp, thiếu đồng bộ. Thiếu các bản sắc văn hóa độc đáo của khu vui chơi giải trí và dịch vụ bổ trợ các dân tộc và cảnh quan cho khách du lịch. vùng núi Bắc bộ. • Thiếu đường bay trực tiếp đến thị Vùng du lịch Bắc Trung bộ: trường trọng điểm và tiềm năng. thế mạnh du lịch biển, du lịch Công suất bay quốc tế còn thấp. văn hóa. Các điểm du lịch nổi • Can thiệp của nhà nước vào hoạt trội: 3 di sản thế giới: Phong động kinh doanh lữ hành của doanh Nha Kẻ bàng, Cố đô Huế và nghiệp còn nhiều. Nhã nhạc cung đình Huế, • Hoạt động xúc tiến du lịch còn yếu. Vườn quốc gia Pù Mát, Bạch Thương hiệu của du lịch Việt Nam Mã, Bà Nà, các bãi biển đẹp: chưa được khắc họa rõ nét. Đà Nẵng, Non Nước, Lăng • Chưa có chiến lược marketing du Cô, Thiên Cầm, Cửa Lò, đảo lịch quốc gia văn phòng đại diện du Cù Lao Chàm. lịch Việt Nam ở nước ngoài. Vùng du lịch Nam Trung Bộ • Nhiều doanh nghiệp lữ hành chưa có và Nam Bộ: du lịch biển, chiến lược marketing, ít nghiên cứu sông nước miệt vườn, du lịch thị trường nước ngoài. văn hóa. Điểm du lịch nổi • Doanh nghiệp lữ hành chi cho nghiên trội: 3 di sản văn hóa thế giới: cứu triển khai và áp dụng công nghệ di tích Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội còn thấp. An, Cồng chiên Tây Nguyên; • Tổ chức du lịch chưa có chiến lược các bãi biển đẹp nổi tiếng: toàn diện quan hệ với các hãng lữ Nha Trang, Mũi Né, Cửa Đại, hành nước ngoài. Tổ chức, quản lý Phú Quốc, các khu dự trữ điều hành hoạt động lữ hành Quốc tế sinh quyển, vườn quốc gia, còn nhiều hạn chế. miệt vườn sông nước Cửu • Chất lượng nhân lực lữ hành còn Long. thấp. Thiếu tiêu chuẩn nghề, trang • Ẩm thực đa dạng và đặc sắc ở cả 3 thiết bị giảng dạy thực hành lữ hành. vùng du lịch là ưu thế nổi trội của du • Hành lang pháp luật về du lịch và lữ lịch Việt Nam. hành chưa đồng bộ. Cơ cấu tổ chức • An toàn và an ninh cho khách du du lịch chưa ổn định. Thiếu sự phối lịch. hợp liên ngành. • Năng lực cạnh tranh giá lữ hành của • Khả năng hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam khá cao. lữ hành quốc tế còn hạn chế. • Sự thân thiện và hiếu khách của người Việt Nam. CƠ HỘI THÁCH THỨC • Môi trường chính trị ổn định. Đường • Khả năng tụt hậu so với các hãng lữ lối, chính sách đổi mới, là thành hành đối thủ cạnh tranh chính là viên của WTO với cam kết mở cửa Thái Lan, Singapore và Malaysia. dịch vụ lữ hành tạo vận hội mới cho • Bất ổn chính trị, thiên tai, dịch bệnh, hoạt động lữ hành phát triển. chiến tranh cục bộ, dân tộc, tôn giáo, 16
  18. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất • Du lịch được xác định là ngành kinh xung đột, chạy đua vũ trang, khủng tế mũi nhọn. Chính phủ, các ngành, bố ảnh hưởng đến thu hút khách địa phương, doanh nghiệp quan tâm quốc tế của các hãng lữ hành. phát triển du lịch, môi trường kinh • Du lịch Việt Nam có điểm xuất phát doanh đang được cải thiện nhanh là thấp so với nhiều nước trong khu điều kiện thuận lợi cho hoạt động lữ vực. Hoạt động du lịch chủ yếu dựa hành phát triển. trên khai thác tài nguyên sẵn có, chưa • Việt Nam là điểm đến mới, đa dạng, đầu tư nhiều vào tôn tạo, phát triển doanh nghiệp lữ hành có thể tổ chức và đa dạng hóa sản phẩm, loại hình các loại hình du lịch hấp dẫn. du lịch. • Nước ta mới phát triển du lịch nên • Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa phát doanh nghiệp lữ hành có thể học hỏi triển, hạn chế khả năng tiếp cận, khai kinh nghiệm các nước phát triển du thác và hình thành các tuyến điểm du lịch, tiếp thu công nghệ, kỹ năng lịch đa dạng ở các vùng núi, vùng quản lý lữ hành. sâu, vùng xa, hải đảo. • Du lịch Việt Nam đang trong giai • Giá vé hàng không Việt Nam cao đoạn tăng trưởng nên có thể phát làm cho giá tour khó cạnh tranh. triển nhanh trong vòng 10-15 năm • Nhiều doanh nghiệp lữ hành thiếu tới, trong khi du lịch Thái Lan, vốn, đầu tư lại dàn trải, phân tán, Singapore và Malaysia đang trải qua thiếu đồng bộ, kém hiệu quả. giai đoạn trưởng thành và từ nay đến • Thiếu nhân lực có đủ trình độ, kinh năm 2020, sản phẩm du lịch của họ nghiệm, kỹ năng và năng lực quản lý, sẽ bão hòa. kinh doanh lữ hành. • Châu Á-Thái Bình Dương có xu • Hệ thống chính sách, pháp luật liên hướng phát triển du lịch mạnh. quan đến lữ hành chưa hoàn thiện. • Xu hướng hợp tác liên kết giữa các • Chất lượng tăng trưởng hạn chế vì doanh nghiệp lữ hành các nước tốc độ cải thiện và phát triển kết cấu trong khu vực. hạ tầng còn chậm. • Xuất hiện hàng không giá rẻ. • Tài nguyên du lịch và môi trường • Du lịch Việt Nam tham gia nhiều đang bị suy giảm do khai thác, sử hơn và các tổ chức,diễn đàn quốc tế. dụng thiếu hợp lý. Du lịch phát triển • Vị trí thuận lợi của Việt Nam trong nhanh nhưng thiếu kiểm soát có thể khu vực. ảnh hưởng xấu đến môi trường, đe dọa đa dạng sinh thái và làm xuống cấp các nguồn lực du lịch quan trọng. Phần 3: Những đề xuất, giải pháp cho sự phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành việt nam hiện tại và tương lai. 3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: 3.1.1. Tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp lữ hành cạnh tranh và phát triển. -Xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp và các quy định hoàn chỉnh, đồng bộ về kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng. 17
  19. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất - Tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường và môi trường pháp lý thuận lợi cho cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh, xoá bỏ hoàn toàn bao cấp, giảm dần hàng rào bảo hộ, vừa hỗ trợ, vừa tạo sức ép buộc các doanh nghiệp lữ hành nhà nước bỏ thói quen thụ động, ỷ lại vào Nhà nước, đổi mới công nghệ và quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại. - Làm thủ tục đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh lữ hành đơn giản và nhanh chóng, tăng cường xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, xúc tiến đầu tư du lịch, cung cấp thông tin định hướng cho kinh doanh lữ hành, giảm chi phí đầu vào đối với các hàng hoá dịch vụ mà Nhà nước vẫn còn quản lý giá như điện, nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí giao dịch, - Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Triệt để xoá bỏ cơ chế xin-cho, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. - Tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch và lữ hành, tích cực triển khai Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch. Bằng chiến lược, kế hoạch, công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế, kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất và thông qua định hướng phát triển du lịch, ngành Du lịch hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch và của doanh nghiệp LH. - Bãi bỏ các quy định cản trở tới hoạt động du lịch: Chính quyền các địa phương cần bãi bỏ ngay quy định cấm xe vận chuyển khách du lịch vào thành phố vào giờ cao điểm, bãi bỏ cấp phép tham quan du lịch tại các điểm du lịch. - Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực lữ hành, phân cấp và đơn giản hoá thủ tục liên quan đến lữ hành. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát kinh doanh lữ hành. Kiên quyết xử lý nghiêm các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trái phép, trốn lậu thuế. 3.1.2. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về du lịch và lữ hành, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động lữ hành phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh: a. Đổi mới chính sách đầu tư: - Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch: + Nhà nước giành nhiều ngân sách hơn cho đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch theo hướng đầu tư tập trung, có trọng điểm để tạo ra các khu du lịch có quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng cạnh tranh cao. + Đẩy mạnh đầu tư, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng du lịch tại các tuyến điểm du lịch trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch phát triển du lịch ở địa phương. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể, nhà nước phải xác định tỷ lệ ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch so với các ngành nghề khác. + Tập trung cải tạo, nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế ở những trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Phan Thiết. + Nâng cao chất lượng phương tiện phục vụ và tiếp đón hành khách tại sân bay; Mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá các tuyến đường từ sân bay tới các thành phố và các khu du lịch; Đầu tư xây dựng mạng lưới đường bộ thuận tiện và có chất lượng phù hợp; Xây dựng đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông và du lịch; Cải 18
  20. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất thiện chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông tại các cửa khẩu; Nâng cấp, mở rộng các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường tới các trung tâm du lịch lớn. + Đẩy nhanh quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống điểm dừng chân dọc các tuyến quốc lộ. Thực hiện xếp hạng điểm dừng chân hàng năm. - Có cơ chế thúc đẩy xã hội hoá đầu tư cho du lịch, khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, các khu du lịch, điểm du lịch có quy mô lớn và chất lượng cao. - Tập trung nghiên cứu kinh nghiệm một số nước để xây dựng và sớm ban hành Luật đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Đầu tư hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại. Tổ chức các chiến dịch bán hàng giảm giá vào mùa thấp điểm. b. Đổi mới chính sách xuất nhập cảnh, hải quan: Tiếp tục cải tiến quy trình thủ tục cấp thị thực và xét duyệt xuất nhập cảnh, hải quan tại các cửa khẩu. Thực hiện cấp thị thực tại cửa khẩu. Tăng cường đầu tư, hiện đại hoá trang thiết bị kiểm tra hành lý và hành khách như máy soi hành lý, dây truyền hành lý, Có kế hoạch đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên xuất nhập cảnh, hải quan. Thực hiện giảm thiểu các giấy phép, thủ tục đối với khách du lịch khi tham gia các loại hình du lịch mới và mạo hiểm ở Việt Nam như loại hình du lịch ô tô, mô tô, xe đạp do khách tự lái, leo núi, lặn biển, khinh khí cầu, c. Đổi mới, hoàn thiện chính sách tài chính và thuế áp dụng đối với hoạt động du lịch và lữ hành: - Bộ Tài chính nghiên cứu giảm thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp LHQT xuống dưới 10% (chỉ nên 5-6%). Điều chỉnh mức giá điện nước, thuế đất hợp lý phù hợp với tính đặc thù của ngành kinh tế dịch vụ. Thực hiện chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch, chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với phương tiện vận chuyển khách du lịch đường bộ cao cấp từ 24 chỗ ngồi trở lên. - Nghiên cứu thành lập ngân hàng đầu tư phát triển du lịch và quỹ phát triển ngành du lịch. Tập trung đầu tư, mở rộng và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng trên toàn quốc, đặc biệt là tại các đô thị, trung tâm du lịch, các điểm du lịch lớn.Thúc đẩy thanh toán các sản phẩm, dịch vụ du lịch thông qua hệ thống lưu thông séc/hối phiếu, thẻ tín dụng và hệ thống thanh toán thay thế thanh toán bằng tiền mặt. d. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển, đa dạng hoá sản phẩm, loại hình du lịch và tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch và lữ hành: - Nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành tổ chức các loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái tại các địa phương có địa hình thích hợp và thế mạnh về thiên nhiên. - Cơ quan quản lý nhà nước đứng đầu liên kết các doanh nghiệp lữ hành quốc tế với các hãng hàng không, nhà hàng, khách sạn, shopping, cơ sở phục vụ du lịch. Hỗ trợ các doanh nghiệp định hướng phát triển sản phẩm du lịch míi. e. Tăng cường đánh giá, giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ lữ hành, khích lệ doanh nghiệp lữ hành nâng cao chất lượng và uy tín phục vụ: Hình thành tổ chức đánh giá, giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch. Tiếp tục tổ chức bình chọn Top ten LHQT. Hàng năm đưa ra bảng xếp hạng chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch của các tổ chức kinh doanh du lịch. 19
  21. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất f. Tăng cường ứng dụng công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành quốc tế ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh lữ hành: - TCDL cần xây dựng hệ thống thông tin điện tử hoàn chỉnh hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành, khuyến khích các doanh nghiệp LHQT đầu tư nhiều hơn về công nghệ, áp dụng thương mại điện tử vào kinh doanh, bán hàng trên mạng - Tổng cục Du lịch cần tiếp tục hoàn thiện các trang web chính thức để cung cấp thông tin cập nhật và hiệu quả cho các doanh nghiệp lữ hành và hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các trang web riêng. Định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng internet vào hoạt động lữ hành. g. Đổi mới, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý hoạt động lữ hành đáp ứng yêu cầu mới của quá trình hội nhập quốc tế: Tách bạch hoàn toàn chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng kinh doanh trong hoạt động lữ hành. Xoá bỏ cơ chế doanh nghiệp trực thuộc. Đẩy nhanh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức đoàn thể hoạt động du lịch, xoá bỏ cơ chế chủ quản. 3.1.3. Xây dựng chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia, thương hiệu du lịch Việt Nam, tăng cường vai trò định hướng thị trường và hỗ trợ xúc tiến du lịch. a. Xây dựng chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia và xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam: Tổng cục Du lịch xây dựng Chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến. Sớm tập trung xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam. b. TCDL phải đóng vai trò định hướng thị trường, tổ chức xúc tiến quảng bá điểm đến Việt Nam hiệu quả ở những thị trường quốc tế trọng điểm và tiềm năng. Hình thành bộ phận nghiên cứu thị trường nhằm định hướng thị trường cho các doanh nghiệp. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch như các liên hoan, hội chợ du lịch, triển lãm du lịch quốc tế. Xây dựng các chiến lược xúc tiến du lịch trên các kênh truyền thông nước ngoài. Cung cấp cơ sở dữ liệu nghiên cứu thị trường cập nhật, đúng mục tiêu cho doanh nghiệp LHQT. c. Xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing du lịch quốc gia. Xác định xúc tiến, quảng bá như một công cụ cơ bản để tạo lập hình ảnh Việt Nam như một điểm đến chất lượng và khắc hoạ hình ảnh quốc gia tại các thị trường du lịch trọng điểm. Vì vậy, chiến lược và kế hoạch marketing du lịch quốc gia cần sớm được xây dựng. Đầu tư ngân sách tương xứng cho thực hiện chiến lược và kế hoạch marketing du lịch quốc gia. Tổ chức nghiên cứu hình thành Quỹ xúc tiến du lịch quốc gia. d. Tăng cường tổ chức quảng bá và xúc tiến du lịch ở nước ngoài: Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch thường xuyên và liên tục ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng. Chú trọng áp dụng marketing hỗn hợp trong quảng bá thu hút khách du lịch. Tăng cường tổ chức các FAMTRIP cho các hãng lữ hành và nhà báo. Đẩy nhanh việc thiết lập văn phòng đại diện của Du lịch Việt Nam ở những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm và tiềm năng. Sớm thiết lập một số văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở một số thị trường gửi khách chính như Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Anh, Thuỵ Điển, Úc và Mỹ. Tăng cường sự hiện diện của Du lịch Việt Nam tại các hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế. Tổng cục Du lịch cần lập kế hoạch 5 năm và hàng năm về việc tham gia các hội chợ du lịch quốc tế. Tăng cường phối hợp với hàng không Việt Nam xây dựng và tổ chức thực hiện chiến dịch xúc tiến du lịch. 20
  22. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất - Tăng cường hợp tác và kêu gọi sự hỗ trợ về tài chính và chuyên gia của các tổ chức quốc tế như UNWTO, PATA, EU, để tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về thị trường du lịch và tổ chức cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đi khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch ở các nước phát triển du lịch. Tổ chức các Hội thảo cho các doanh nghiệp và đại lý lữ hành về các sản phẩm, các điểm du lịch cụ thể. Ban hành cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp LHQT đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tăng cường tiếp cận thị trường du lịch thế giới. e. Tập trung sản xuất ấn phẩm du lịch chất lượng, sử dụng đa dạng các phương tiện xúc tiến, thiết lập các trung tâm thông tin du lịch và hệ thống đặt chỗ: f. Tăng cường phối hợp với các phương tiện truyền thông đại chúng tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh và lợi ích của việc phát triển du lịch nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch nói chung và lĩnh vực LHQT nói riêng. 3.1.4. Hỗ trợ phát triển và đa dạng hoá sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường và tổ chức marketing các sác phẩm du lịch mới: Tổng cục Du lịch cần tập trung nhiều hơn vào việc định hướng và hỗ trợ đầu tư, phát triển và đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch. Thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát các tuyến điểm du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Tạo khác biệt khi thực hiện marketing và xúc tiến cho các điểm đến mới, các sản phẩm du lịch mới. Tập trung marketing và xúc tiến trọng tâm cho sản phẩm du lịch chính của điểm đến Việt Nam. Hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch đang được ưa thích. Tập trung nghiên cứu, thâm nhập nhanh thị trường du lịch MICE. Các Sở quản lý Du lịch đẩy mạnh quảng bá tiềm năng, sản phẩm du lịch. 3.1.5. Tập trung phát triển nguồn nhân lực quản lý lữ hành và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp LHQT. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức hoạch định chính sách và quản lý về du lịch và lữ hành. Đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở đào tạo về lữ hành chuyên nghiệp ở những vùng du lịch mới theo quy hoạch mạng lưới trường du lịch. Triển khai công nhận và áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch. Mở rộng xây dựng và đưa vào áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng các nghề mới: quản trị, điều hành tour, hướng dẫn viên, Kêu gọi tài trợ các dự án đào tạo nguồn nhân lực du lÞch cña các tổ chức quốc tế như Tổ chức Du lịch thế giới, JICA, KOICA, Tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo tự chủ, mở rộng đào tạo các chuyên ngành lữ hành, hướng dẫn viên. Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao dịch vụ hướng dẫn viên. Tổ chức thí điểm thi tuyển trực tiếp hướng dẫn viên. 3.1.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập của ngành du lịch nói chung và lĩnh vực lữ hành nói riêng. Đẩy nhanh rà soát quy định, chính sách phù hợp với nội dung cam kết lữ hành trong WTO. Tập trung triển khai chương trình hành động của ngành Du lịch thời kỳ hội nhập WTO. Tổng kết, đánh giá thực hiện các hiệp định hợp tác du lịch. Tham gia tích cực hơn trong các khuôn khổ quốc tế về du lịch. Xây dựng đề xuất cụ thể, đề nghị các tổ chức quốc tế xem xét hỗ trợ Du lịch Việt Nam hình thành, triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân lực lữ hành. Tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp lữ hành thực hiện các cam kết quốc tế trong lữ hành. Chủ động đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế tại Việt Nam, tạo điều kiện cho các hãng LHQT cung cấp dịch vụ cho các sự kiện này. 21
  23. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất Tổ chức FAM trip cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp LHQT, nhất là trang bị kiến thức về hội nhập, ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ lữ hành, thị trường, luật lệ quốc tế. 3.1.7. Tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững - Đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch và thẩm định các dự án đầu tư du lịch. Đẩy mạnh triển khai Luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực lữ hành thông qua tập huấn cho cán bộ nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành. - Thiết lập chiến lược và chính sách quốc gia và địa phương liên quan đến phát triển lữ hành và khách sạn, trong đó tính đến ảnh hưởng môi trường của các dự án. Có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ làm sạch môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng, Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành xây dựng và chào bán các tour du lịch thân thiện với môi trường, du lịch sinh thái, Tăng cường tổ chức các hội thảo, các khoá bồi dưỡng về du lịch môi trường cho các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên. Cần lồng ghép nội dung bảo vệ tài nguyên và môi trường trong các hoạt động xúc tiến, truyền thông quảng bá du lịch. - Khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Xây dựng chương trình giáo dục, tăng cường nhận thức của người dân địa phương về bảo vệ môi trường, phổ cập nguyên tắc du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên. 3.2. Nhóm giải pháp Hiệp hội: 3.2.1. Tăng cường hoạt động Hiệp hội Lữ hành và Hiệp hội hướng dẫn viên. 3.2.2. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin, tổ chức hội chợ hội nghị, hội thảo chuyên đề cho doanh nghiệp lữ hành: Hiệp hội phải trở thành một kênh cung cấp thông tin về thị trường du lịch quốc tế cho các doanh nghiệp thành viên. Tổ chức các hội chợ, hội nghị, hội thảo chuyên đề cho các doanh nghiệp lữ hành tham gia. Đẩy mạnh hợp tác với Hiệp hội du lịch các nước. Phát huy vai trò là đầu mối tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam gặp gỡ, tiếp xúc trao đổi cơ hội đầu tư với các doanh nghiệp, đối tác lữ hành nước ngoài. 3.2.3. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Lắng nghe ý kiến doanhnghiệp, đề xuất cơ quan Chính phủ để đưa ra các quyết sách phát triển du lịch. Điều tiết giá dịch vụ du lịch mua vào của hoạt động lữ hành. Làm việc với các cơ quan liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động lữ hành. Bảo vệ doanh nghiệp lữ hành chống lại hoạt động kinh doanh không lành mạnh. 3.2.4. Tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ lữ hành cho nguồn nhân lực của các doanh nghiệp lữ hành: Hiệp hội Du lịch có thể thành lập một cơ sở đào tạo của Hiệp hội. Phối hợp với các cơ quan chức năng để chuẩn hoá công tác đào tạo nhân lực cho hoạt động lữ hành. 3.3. Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp lữ hành: 3.3.1. Giải pháp về thị trường, marketing: a. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thâm nhập và mở rộng thị trường, coi đây là yếu tố quan trọng tăng cường năng lực cạnh tranh. b. Gắn thị trường, marketing với triển sản phẩm: 22
  24. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất + Tăng cường hiểu biết khách phát hàng: Để thành công trong cạnh tranh, doanh nghiệp lữ hành phải coi trọng tìm hiểu tâm lý, thị hiếu và đặc điểm khách du lịch. + Minh bạch hoá công tác marketing thu hút khách du lịch: Cung cấp thông điệp rõ ràng và minh bạch về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Thực sự đây không chỉ là chính sách tốt nhất mà là cách nhanh chóng thu lợi tốt nhất. + Xây dựng thành công từ nghệ thuật giữ khách hàng: Duy trì khách hàng có ít phản ứng tiêu cực nhất sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp trong thời gian dài vì chi phí thu hút một khách mới sẽ nhiều hơn là duy trì một khách cũ. + Biết thoả mãn khách du lịch bởi điều đó làm cho họ trung thành và không tẩy chay sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. + Biết linh hoạt trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch: biết lắng nghe khách du lịch, hiểu điều họ muốn và biến đổi sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị hiếu của họ nhằm thoả mãn nhu cầu của hä. c. Phân đoạn thị trường khách du lịch: Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam cần coi trọng tiến hành phân đoạn thị trường, tạo ra các tour trọn gói đặc biệt như chơi gôn, các tour ẩm thực, làng nghề, tour tìm hiểu lịch sử, Tất cả năng lực ưu tiên chú trọng khách hàng, cung cấp cho khách chính xác những gì họ muốn, đứng đầu về chất lượng, biết đổi mới liên tục và làm tất cả những điều này tốt hơn đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định trở thành người thắng cuộc trong cạnh tranh. d. Thiết lập, hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường của doanh nghiệp lữ hành với bốn hệ thống thành phần (hệ thống ghi chép nội bộ, hệ thống thông tin bên ngoài, hệ thống thông tin từ kết quả nghiên cứu marketing và hệ thống kỹ thuật phân tích bổ trợ). Thực hiện liên kết ngang, đại lý đặc quyền với các hãng lữ hành nổi tiếng thế giới. Kinh doanh trực tuyến và bán tour qua mạng. e. lựa chọn thị trường mục tiêu và vận dụng các chính sách phối thức tiếp thị (Marketing Mix), phối thức khuyến mại (Promotion Mix) phù hợp với từng phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp đã lựa chọn. f. Tuân thủ các nguyên tắc trong cạnh tranh: Để thành công trong cạnh tranh thu hút khách du lịch, ba nguyên tắc trong cạnh tranh doanh nghiệp lữ hành quốc tế cần phải tuân thủ thực hiện là: Tác động lên hình ảnh điểm đến, phối hợp chặt chẽ với lĩnh vực công vực công và kiểm soát quy trình cung cấp dịch vụ cho khách du lịch. 3.3.2. Giải pháp về chất lượng sản phẩm và dịch vụ lữ hành Để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ lữ hành, các doanh nghiệp LH cần thực hiện các giải pháp sau: a. Xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo và khác biệt. - Tạo sản phẩm du lịch độc đáo và khác biệt để khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, các doanh nghiệp LH của Việt Nam sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với đối thủ cạnh tranh trong khu vực do thị trường sẵn sàng chấp nhận giá cao đối với sản phẩm độc đáo, chất lượng. - Để phát triển sản phẩm mới, độc đáo, hấp dẫn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường hoặc tạo ra thị trường mới, các doanh nghiệp LH phải đảm bảo: Đầu tư vốn dựa trên nhu cầu thị trường, phát triển dựa trên sự dẫn dắt của cầu du lịch, 23
  25. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao, đầu tư tập trung vào kinh doanh hiện tại để tăng trưởng bền vững về dài hạn, tất cả hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững. - Đầu tư và phát triển những dòng sản phẩm, tour du lịch thể hiện những đặc thù riêng có của Việt Nam về văn hoá, lịch sử, con người Việt Nam, sinh thái, Các loại hình du lịch như du lịch tàu biển, du lịch đường sông, du lịch dã ngoại, đi bộ, leo núi, vượt thác, đi bè trên suối ở miền núi, du lịch dã ngoại ở nông thôn, du lịch làng nghề, du lịch xe đạp, xe máy, cũng sẽ hấp dẫn và thu hút khách du lịch. b. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ du lịch, liên kết sản phẩm du lịch giữa Việt Nam và các nước trong khu vực: Nâng cao trình độ và chất lượng dịch vụ lữ hành. Chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch để đảm bảo tăng chi tiêu của khách du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch liên quốc gia. Chú trọng tổ chức khai thác loại hình du lịch MICE. Tăng cường tổ chức tour theo chủ đề như tour ngắm chim, khám phá hang động, c. Áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng như tiêu chuẩn ISO đối với các dịch vụ du lịch và lữ hành. Đây là cơ sở để khẳng định thương hiệu của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành. d, Khuyến khích và kêu gọi các địa phương phát triển làng nghề truyền thông của địa phương, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm thủ công truyền thống của người dân địa phương làm ra, đảm bảo thu nhập, giải quyết công ăn việc làm của cư dân, kích thích hoạt động duy trì sản xuất sản phẩm, không bị mai mọt nghề thủ công truyền thống của địa phương. 3.3.3. Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào hoạt động lữ hành. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại điện tử trong hoạt động lữ hành nhằm tiếp cận thông tin du lịch toàn cầu nhanh chóng và hiệu quả. Ưu tiên đầu tư cho công nghệ đặt chỗ và dịch vụ lữ hành qua mạng Internet. Tận dụng tối đa lợi thế của mạng internet (trang web, email, ) trong quảng cáo, chào bán tour, Chủ động xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và thanh toán quốc tế để kinh doanh lữ hành trên mạng. Huy động những nguồn vốn đủ để hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ LH. 3.3.4. Giải pháp về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Tăng cường đầu tư chonghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo xu hướng thay đổi tiêu dùng du lịch. Thực hiện đăng ký bản quyền các sản phẩm lữ hành mới của doanh nghiệp để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển sản phẩm của doanh nghiệp LH. Ngoài đào tạo lý thuyết, cần tăng cường cho nhân viên đi khảo sát các tuyến điểm du lịch mới, tham gia các chương trình khảo sát tuyến điểm du lịch do Tổng cục Du lịch và các Sở Du lịch địa phương tổ chức. Tiến hành quảng bá sản phẩm mới trên thị trường hướng vào đúng đối tượng và vào đúng thời điểm. 3.3.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực LHQT - Tăng cường đầu tư cho đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Tập trung đầu tư nâng cao năng lực, trình độ cho nguồn nhân lực làm công tác lữ hành từ quản lý, marketing, kinh doanh tour đến điều hành, hướng dẫn viên. Trang bị 24
  26. QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất cho họ một cách bài bản nhất những kiến thức về hội nhập, giỏi về ngoại ngữ, tin học văn phòng, nghiệp vụ du lịch, am hiểu thị trường, luật pháp quốc tế, Điều đặc biệt quan trọng là phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, xây dựng chế độ đãi ngộ, cơ chế và điều kiện làm việc thoả đáng để hạn chế nguy cơ “chảy máu chất xám” sang các công ty lữ hành nước ngoài, - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp lữ hành. Mỗi doanh nghiệp lữ hành cần có bộ phận tổ chức nhân sự đủ mạnh, tuyển chọn và sử dụng người lao động đúng người, đúng việc, trung thành với doanh nghiệp. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phải gắn chặt với mục tiêu chiến lược kinh doanh - cạnh tranh của doanh nghiệp theo nội dung chủ yếu sau: Xác định nhu cầu đào tạo, lựa chọn nhân sự để đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo 3.3.6. Giải pháp về tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp LH. Nâng cao hiệu suất hoạt động điều hành, quản lý chất lượng, quản lý và chăm sóc khách hàng, Xây dựng chương trình quản trị chiến lược ở cả ba cấp. Thường xuyên thực hiện định vị sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế lớn cần thiết lập các điều phối viên/ văn phòng điều hành dịch vụ ở những cửa ngõ du lịch vào Việt Nam, một số thành phố, trung tâm du lịch chính của Việt Nam vμ ở các nước láng giềng như Lào, Campuchia, tôn trọng pháp luật và giữ chữ tín trong kinh doanh. Tăng cường liên kết, phối hợp chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh lữ hành. 3.3.7. Giải pháp khác: - Các doanh nghiệp lữ hành lớn phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh để huy động vốn. - Hình thành ngân hàng đầu tư du lịch, có cơ chế lãi suất thích hợp cho các doanh nghiệp lữ hành, tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành tiếp cận nguồn vốn dễ dàng. - Hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp, làm cơ sở vững chắc cho việc ra quyết định kinh doanh của lãnh đạo và các cấp quản lý. DS Nhóm: Phiêu Lưu 1, Trần Đình Vũ 36k03.2 2, Huỳnh Minh Hiếu 36k03.2 3, Huỳnh Thị Thắm 36k03.2 4, Phan Kim Ly 36k03.2 5, Nguyễn Hoàng Vy 37h11k03.1 6, Nguyễn Duy Quang 36k03.2 25