Đề thi tốt nghiệp Cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị nhà hàng - Môn: Lý thuyết tổng hợp - Mã đề: QTNH – LT 26

pdf 8 trang hapham 2580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tốt nghiệp Cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị nhà hàng - Môn: Lý thuyết tổng hợp - Mã đề: QTNH – LT 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_tot_nghiep_cao_dang_nghe_khoa_3_2009_2012_nghe_quan_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tốt nghiệp Cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị nhà hàng - Môn: Lý thuyết tổng hợp - Mã đề: QTNH – LT 26

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi số: QTNH - LT 26 Hình thức thi: (Viết) Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm – 105 phút) Câu 1 (1.5 điểm) Trình bày trình tự, nguyên tắc chung khi đặt bàn. Câu 2 (1.5 điểm) Nêu 10 qui tắc kết hợp giữa món ăn và rượu vang. Câu 3 (1.5 điểm) Trình bày phương pháp pha chế cocktail bằng bình lắc. Câu 4 (2.5 điểm) Trình bày vị trí và vai trò của ngành kinh doanh nhà hàng. II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm – 45 phút) Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào tạo của từng trường. Chú ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Ngày tháng năm DUYỆT HĐ THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 26 Câu Nội dung Điểm 1 Tại sao một tổ chức cần sử dụng phương pháp trắc 2 nghiệm và phỏng vấn trong tuyển chọn nhân lực? Hãy nêu một số trắc nghiệm và phỏng vấn tuyển chọn nhân lực điển hình? Vai trò của trắc nghiệm 1 Trắc nghiệm là kỹ năng tuyển chọn rất hữu hiệu, có thể giúp cho các quản trị gia chọn được đúng người cho đúng việc và giúp cho mỗi người có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về năng lực của mình, chọn được một nghề, một công việc phù hợp. Các bài trắc nghiệm cho phép đánh giá nhiều vấn đề khác nhau như tri thức hiểu biết, sự khéo léo, bằng định lượng, do đó sẽ thuận lợi, dễ dàng cho việc so sánh một người với tiêu chuẩn mẫu hoặc so sánh với những người khác trong quá trình tuyển chọn. Vai trò của phỏng vấn Phỏng vấn cho phép tìm hiểu và đánh giá ứng viên về nhiều phương diện như tướng mạo, tác phong, tính tình, khả năng hòa đồng, mức độ đáng tin cậy, mà các chứng chỉ tốt nghiệp, các bài trắc nghiệm không thể đánh giá được hoặc không thể đánh giá một cách rõ ràng. 1.1. Các hình thức trắc nghiệm và phỏng vấn 1 Các hình thức trắc nghiệm - Trắc nghiệm tìm hiểu về tri thức hiểu biết Đây là loại trắc nghiệm được sử dụng để đánh giá ứng viên về các kiến thức hiểu biết chung, về khả năng làm việc lao động trí óc, về khả năng tiếp thu, học hỏi các
  3. vấn đề mới. Trắc nghiệm về tri thức hiểu biết gồm có các bài trắc nghiệm tìm hiểu về trí thông minh và các khả năng hiểu biết đặc biệt khác của ứng viên. Trắc nghiệm trí thông minh Loại trắc nghiệm này được áp dụng vào trong lĩnh vực tuyển dụng nhằm chọn lựa những ứng viên thông minh cho các chức vụ quan trọng hoặc để tiếp tục đào tạo chuẩn bị cho các chức vụ quan trọng sau này. Trắc nghiệm các khả năng hiểu biết đặc biệt của ứng viên Loại trắc nghiệm được sử dụng để tìm hiểu các khả năng hiểu biết đặc biệt khác của ứng viên như khả năng suy luận, quy nạp, phân tích, hùng biện, trí nhớ hay khả năng tính toán. - Trắc nghiệm tìm hiểu về sự khéo léo và thể lực của ứng viên Đánh giá sự khéo léo của ứng viên được thể hiện qua các bài tập tìm hiểu về sự khéo léo của bàn tay, sự thuần thục và mềm mại của các chuyển động, sự phối hợp thực hiện các bộ phận trên cơ thể con người của ứng viên, - Trắc nghiệm về các đặc điểm cá nhân và sở thích Trắc nghiệm về các đặc điểm cá nhân Ngoài trí thông minh, sự khéo léo và thể lực tốt còn có nhiều yếu tố khác tác động mạnh mẽ đến khả năng thành công của một nhân viên như ý chí, sở thích, nguyện vọng, động lực cá nhân, . Trắc nghiệm về sở thích Trắc nghiệm về sở thích thường được dùng để tìm
  4. hiểu các ngành nghề, nơi làm việc phù hợp nhất đối với ứng viên. - Trắc nghiệm thành tích Các trắc nghiệm năng khiếu đánh giá khả năng của ứng viên có thể học hỏi, tiếp thu các kỹ năng nghề nghiệp, còn trắc nghiệm thành tích đánh giá mức độ hiểu biết và kỹ năng thực tế nghề nghiệp mà ứng viên đã nắm được. - Trắc nghiệm thực hiện mẫu công việc Trắc nghiệm thực hiện mẫu công việc được áp dụng nhằm đánh giá kinh nghiệm, khả năng thực hành của ứng viên. Các hình thức tuyển chọn ứng viên - Phỏng vấn không chỉ dẫn Hình thức phỏng vấn không chỉ dẫn là hình thức phỏng vấn kiểu nói chuyện, không có bản câu hỏi kèm theo - Phỏng vấn theo mẫu Đây là hình thức phỏng vấn có sử dụng bản câu hỏi mẫu trong quá trình phỏng vấn ứng viên - Phỏng vấn liên tục Đây là hình thức phỏng vấn, trong đó, ứng viên bị nhiều người phỏng vấn hỏi liên tục, riêng biệt và không chính thức - Phỏng vấn nhóm Trong hình thức phỏng vấn nhóm, hội đồng phỏng vấn hoặc nhóm phỏng vấn viên cùng hỏi ứng viên, cách thức thực hiện giống như một cuộc họp báo. - Phỏng vấn căng thẳng Phỏng vấn căng thẳng là hình thức phỏng vấn làm
  5. cho ứng viên cảm thấy không được thoải mái, bị căng thẳng về tâm lý vì những câu hỏi có tính chất nặng nề, thô bạo hoặc những câu hỏi xoáy mạnh vào những điểm yếu của ứng viên 2 Nêu khái niệm định vị doanh nghiệp và phân tích các 2,5 nhân tố ảnh hưởng tới định vị doanh nghiệp? * Khái niệm: Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn 1 vùng, khu vực và địa điểm đặt doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn. * Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới định vị doanh 1,5 nghiệp 0,25 - Thị trường tiêu thụ 0,25 - Nguồn nguyên liệu 0,25 - Nhân tố lao động 0,25 - Cơ sở hạ tầng kinh tế - Môi trường văn hóa – xã hội 0,25 - Nhân tố chính trị và pháp luật 0,25 3 Hãy trình bày các tính toán mà dựa trên đó Ban dự án đã 2,5 ra quyết định lựa chọn dây chuyền công nghệ. Biết rằng nếu chưa hết thời hạn khấu hao, giá trị chưa khấu hao được cộng vào giá trị thanh lý 3.1. Xác định thời gian phân tích và tính toán 1 3.1.1. Vì tuổi thọ kinh tế của 2 dây chuyền công nghệ khác nhau nên ta phải chọn thời kỳ phân tích là Bội số chung nhỏ nhất của 2 thời gian này (trong trường hợp này là 6, là bội số chung nhỏ nhất của 3 và 6). 3.1.2. Vì thời gian đầu tư (5 năm) nhỏ hơn thời kỳ phân tích (6 năm) nên ta lấy thời gian đầu tư để tính toán.
  6. 1,5 3.2. Lập bảng thu nhập – chi phí 3.2.1. Lập bảng chi phí – thu nhập của 2 dây chuyền công nghệ trong thời gian đầu tư: Vì khi hết thời gian đầu tư (5 năm) thì cả 2 dây chuyền chưa sử dụng hết giá trị của dây chuyền, mỗi dây chuyền còn lại giá trị sử dụng 1 năm (trên sổ sách kế toán). Ta có: - Đối với dây chuyền X: Giá trị còn lại ở cuối năm thứ 5 = Giá trị khấu hao 1 năm + Giá trị thanh lý = (1.500/3) + 300 = 800 - Đối với dây chuyền Y: Giá trị còn lại ở cuối năm thứ 5 = Giá trị khấu hao 1 năm + Giá trị thanh lý = (2.100/6) + 0 = 350 3.2.2. Bảng thu nhập – chi phí Chỉ tiêu Dây chuyền X Dây chuyền Y Đầu tư - Mua mới 1.500 2.100 - Sau 3 năm, 1.200 = 1.500 - Vẫn tiếp tục sử thanh lý. Thay dây 300 dụng, không phát chuyền mới (nghĩa sinh đầu tư mới là mua mới với giá Thu nhập ròng 1.100 = 1.500 - 1.550 = 2.000 - /năm 400 450 Giá trị còn lại (thu nhập) ở cuối năm 800 350 thứ 5 3.3. Vẽ dòng tiền cho 2 dây chuyền công nghệ 3.3.1.Dây chuyền X: 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100
  7. 1 2 3 4 5 6 3.3.2.Dây chuyền Y: 1.550 1.550 1.550 1.550 1.550 1 2 3 4 5 6 2.100 Giá trị còn lại và thanh lý 350 3.4. Tính NPV 3.4.1. Đối với dây chuyền X: = 1.500 + 1.200 x 0,7513 = 1.500 + 901,56 = 2.401,56 = 1.100 x 3,7908 + 800 x 0,6209 = 4.169,88 + 496,72 = 4.666,60 NPVX = PVthu nhậpX – PVđầu tưX = 4.666,60 – 2.401,56 = 2.265,04 3.4.2. Đối với dây chuyền Y: = 1.550 x 3,7908 + 350 x 0,6209 = 5.875,74 + 217,32 = 6.093,06
  8. NPVY = PVthu nhậpY – PVđầu tưY = 6.093,06 – 2.100 = 3.993,06 3.5. Kết luận: Ta thấy: NPVY> NPVX> 0 Cả hai dây chuyền công nghệ trên đều hiệu quả, nhưng ta chọn dây chuyền công nghệ Y vì có hiệu quả nhất ( NPV -> max) 4 3 Tự chọn, do trường biên soạn 10 Cộng ngày . tháng . năm