Đồ án Tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm ở công ty rau quả Việt Nam

pdf 83 trang hapham 2030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm ở công ty rau quả Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_to_chuc_hach_toan_thanh_pham_tieu_thu_thanh_pham_o_con.pdf

Nội dung text: Đồ án Tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm ở công ty rau quả Việt Nam

  1. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và giành lợi nhuận cao nhất. Nói một cách khác,các doanh nghiệp cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào,giữa sản xuất và tiêu thụ muốn thực hiện tốt điều đó, doanh nghiêp phải hoạch toán chính xác, đầy đủ và kịp thời các chi phí sản xuất đã bỏ ra, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp hạ giá thành sản phẩm giúp cho công tác tiêu thụ tốt hơn và kịp thời hơn, nhiệm vụ đó đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm có chất lượng tốt, đủ sức cạnh tranh trên thị trường mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ số sản phẩm đó . Thành phẩm là một bộ phận quan trọng thuộc tài sản lưu động, là kết quả của quá trình sản xuất do vậy yêu cầu đặt ra là phải quản lý chặt chẽ thành phẩm,tổ chức tốt công tác tiêu thụ đồng thời tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ một cách kịp thời, cũng như những công ty khác tổng công ty rau quả chiếm một tỷ trọng lớn phục vụ cho nhu cầu cảu người tiêu dùng. Xuất phát từ những lý do trên , em nhận thấy tầm quan của thành phẩm đối với quá trình sản xuất kinh doanh và sự cân thiết phải tổ chức chặt chẽ , tổ chức hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời quá trình nhập xuất- tồn kho thành phẩm. Em đã chọn đề tài “Tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm ở công ty rau quả việt nam” nhằm đi sâu vào tìm hiểu công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ ở công ty để tìm những ưu, nhược điểm của công ty và rút ra kinh nhiệm cho bản thân. Kết cấu ,nội dùng bao gồm: PhầnI: Lý luận chung về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp.
  2. Phần II:Thực trạng kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác dịnh kết quả tiêu thụ thành phẩm ở tổng công ty rau quả việt nam. Phần III: Một số kiến nghị hoàn thiện kế toán thành phẩm ,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá ở tổng công ty. Vì khả năng và thời gian có hạn,nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu xót, kính mong nhận dược sự góp ý của các quý thầy cô và các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của tổng công ty rau quả việt nam để em có thể hoàn thành tôt bài này. Em xin chân thành cảm ơn thâỳ-ts Đinh Thế Hùng, cùng các thầy cô giáo trong tổ kế toán của trường Kinh Tế. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các anh chị trong phòng kế toán của tổng công ty rau quả việt nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này. Hà nội ngày 5 thàng 6 năm 2005. Sinh viên: Lương Thị Thanh Hường
  3. Phần I: Lí luận chung về thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp. 1.1 -Lí luận chung về thành phẩm. 1.1.1 -Đặc điểm của thành phẩm *Vị trí của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: Thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước trong những năm vừa qua,nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều chỉnh vĩ mô của nhà nước.Trong môi trường kinh tế đó, doanh nghiệp là một đơn vị sử dụng các phương tiện thị trường với mụa đích thu được lợi nhuận tối đa.hay nói cách khác, doanh nghiệp là cỗ máy đẻ ra giá trị gia tăng(đầu ra, đầu vào).trong cơ chế hiện nay,có nhiều doanh nghiêp khác nhau cùng sản xuất một mặt hàng, các doanh ghiệp này cùng tồn tại , cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật.dođó,các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phá bỏ độc quyền chuiyển hẳn sang hạch toán kinh doanh và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh đối với các thành phần kinh tế khác nhau trong nề kinh tế hàng hoá. *Đặc điểm: Sản phẩm hàng hoá của cá c doanh nghiệp sản xuất bao gồm thành phẩm, nửa thành phẩm và lao vụ mà đơn vị sản xuất ra đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, trong đó thành phẩm chiếm đại bộ phận. Thành phẩm là những sản đã được gia công chế biến ở bước công nghệ cuối cùng của quy trình công nghệ kĩ thuật sản xuất sản phẩm đó đã được kiểm tra kĩ thuật nhập kho và chuẩn bị đưa vào quá trình lưu thông.nửa thành phẩm là những sản phẩm chữ qua giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ kĩ thuật sản xuất sản phẩm nhưng do yêu cầu của sản xuất tiêu thụ mà nó được nhập kho thành phẩn và khi đó bán cho khách hàng, nửa thành phẩm cũng có ý nghĩa như thành phẩm.
  4. Việc phân định chính xác hai khái niệm trên có ý nghĩa rất quan trọng giúp doanh nghiệp trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính đúng giá thành, từ đó đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch của đơn vị cũng như xác định chính xác các kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp. Bất cứ loại thành phẩm nào cũng được biểu hiện trên 2 mặt.đó là số lượng và chất lượng -Số lượng của thành phẩm phản ánh quy mô của thành phẩmmà doanh nghiệp tạo ra và nó được xác định bằng các đơn vị đo lường kg,lit,met,bộ, cái -Chất lượngcủa thành phản ánh giá trị sử dụng của thành phẩmvà được xác định bằng tỷ lệ % tốt,xấu hoặc phẩm chất cấp(loại I, loại II )của sản phẩm. Đây là hai mặt độc lập của một thể thống nhất và liên hệ với nhau một cách biện chứng.Trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp vừa phải chú ý tăng nhanh số lượng sản phẩm sản xuất ra, đa dạng hoá sản phẩm,có như vậy thành phẩm của doanh nghiệp mới được thị trường chấp nhận,có khả năng cạnh tranh,góp phần đẩy nhanh doanh thu tiêu thụ sản phẩm vì vậy trong quản lý và hạch toán thành phẩm phải đề cập tới cả 2 mặt số lượng và chất lượng. Thật vậy,trong phạm vi doanh nghiệp , khối lương thành phẩm hoàn thành từng thời kì là cơ sở để đánh giá quy mô của doanh nghiệp, tỷ trọng cung ứng của doanh nghiệp,về sản phẩm trong nền kinh tế.đồng thời cũng qua đó mà phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.quyêt định đến các mối quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp cũng như với các đối tựng liên quan. Đối với nhà nước khối lượng hoàn thành của các doanh nghiệp sẽ là căn cứ để nhà nước tính thuế, từ đó tạo nguồn thuế cho ngân sách nhà nước để bù đắp phần chi của ngân sách. Chính vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải bảo quản chặt chẽ thành phẩm, cụ thể là: -Về mặt số lượng:Phải quản lý.giám đốc thường xuyên liên tục tình hình thực hiện khối lượng sản xuất, tình hình xuất- nhập, tồn, kho thành phẩm, phát hiện kịp thời thừa
  5. thiếu sản phẩm, từ đó có những biện pháp sử lý thích hợp, phân biệt giữa lượng tồn kho cần thiết và trường hợp hàng hoá tồn đọng nằm trong kho không tiêu thụ được từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết thích hợp. -Về mặt chất lượng:Phải làm tôt công tác kiểm tra, phân cấp sản phẩm và có chế độ bảo quản riêng đối với từng loại sản phẩm,đặc biệt là những loại sản phẩm quý hiếm,dễ hư hỏng.Kịp thời phát hiện các mặt hàng kém phẩm chất.có được như vậy mới giữ được uy tín củ doanh nghiệp trên thị trường.ngoài ra,doanh nghiệp còn phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiêu dáng, không ngừng nâng cao chất lựơng để kích thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội. 1.1.2 -Tính giá thành +Thành phẩm nhập kho được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế. Giá thực tế của thành phẩm được xác định với từng nguồn nhập,giá thực tế của thành phẩm nhập kho bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất thực tế có liên quan trực tiếp đến quấ trình sản xuất thành phẩm: *Thành phẩm doanh nghiệp sản xuất, chế tạo ra được đánh giá theo giá thành công xưởng thực tế(giá thành sản xuất thực tế) bao gồm:chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT,chi phí sản xuất chung. *Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công gồm: chi phí NVLTT(đem gia công), chi phí gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công. *Hàng hoá mua vào được đánh gía theo trị giá mua(giá vốn) thực tế bao gồm:giá mua và chi phí mua.nếu hàng hoá mua vào phải sơ qua chế để bán thì tính giá vốn thực từ(gồm cả chi phí gia công, sơ chế). Do thành phẩm nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau nên giá thực tế của từng lần hập,từng đợt nhập không hoàn toàn giống nhau ở từng thời điểm trong kì hạch toán.Để tính toán toán chính xác giá thực tế thành phẩm xuất kho có thể áp dụng các phương pháp sau:
  6. (a)-Phương pháp tính theo giá đơn giá thực tế bình quân gia quyền. Theo phương pháp này ,giá thực tế thành phẩm xuất kho được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kì và đơn giá thự tế bình quân. Giá thực tế thành Số lượng thành phẩm Đơn giá thực tế Phẩm xuất kho = phẩm xuất kho * bình quân trong kì trong kì Giá thực tế thành phẩm Giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kì + xuất kho trong kì Đơn giá thực tế = Số lượng thành phẩm + Số lượng thành phẩm tồn kho đầu kì nhập kho trong kì (b)-Phương pháp nhập trước –xuất trước. Theo phương pháp này, trước hết ta phải xác định được đon giá thự tế nhập kho của từng lần nhập và giả thiêt rằng hàng nào nhập trước thì xuất trước, sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính gía thự tế xuất kho theo nguyên tắc: Tính theo đon giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế lần nhập sau.như vậy giá thực tế thành phẩm tồn kho cuối kì chình là giá thự tế của số thành phẩm nhập kho thuộc lần nhập sau cùng. (c)-Phương pháp nhập sau-xuất trước Theo phương pháp này,hàng nào nhập kho sau thì xuất trước.sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lần nhập sau cùng, số còn lại được tính theo đon giá thực tế của các lần nhập trước đó. Như vậy,giá thực tế thành phẩm tồn kho cuối kì là gía thực tế thành phẩm thuộc các lần nhập đầu kì.
  7. (d)-phương pháp đích danh. Theo phương pháp này, doanh nghiệp phải quản lý theo từng lô hàng, doanh nghiệp căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho của lô hàng xuất kho để tính. +Đánh giá theo giá hạch toán. Doanh ngiệp có thể sử dụng giá hạch toán để ghi chép kịp thời tình hình biến động hàng ngày của thành phẩm một cách ổn định. Giá có thể chọn làm giá hạch toán là giá thành kế hoạch hoặc giá nhập kho thống nhất quy định.cuối kì xác định gía thực tế thành phẩm nhập kho. Giá thực tế = Giá hạch toán TP trong kì *Hệ số giá TP xuất kho Giá thực tế thành phẩm Giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kì + nhập kho trong kì Đơn giá thực tế = Giá hạch toán thành phẩm + Gía hạch toán thành tồn đầu kì phẩm nhập trong kì Thành phẩm trong kho của doanh nghiệp luôn luôn biến động do nhiều nguyên nhân.vì vậy,kế toán thành phẩm phải theo dõi ,tìm hiểu nguyên nhân làm biến động số thành phẩm trong kho tới từng loại, từng thứ thành phẩm, đồng thời phải lập đầy đủ, kịp thời,chính xác các chứng từ nhập-xuất kho thành phẩm đúng như quy định. Các chứng từ nhập- xuất kho thành phẩm là cơ sở pháp lý để tiến hành nhập –xuất kho thành phẩm ở kho và ở bộ phận KTTP ở phòng kế toán. bởi vậy,việc luân chuyển chứng từ nhập xuất kho thành phẩm từ khi phát sinh qua thủ kho đến phòng kế toán
  8. theo một trình tự khoa học.trên cơ sở đó, kế toán tiến hành phân loại thành phẩm, tổng hợp số liệu đó ghi chép vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp 1.1.3 -Kế toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên Là phương pháp theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm vật tư, hàng hoá một cách thường xuyên liên tục, phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghịêp kinh doanh sản xuất hay kinh doanh thương mại,kinh doanh các mặt hàng sản xuất khác có giá trị lớn, kĩ thuật cao. (a)-chứng từ ,tài khoản sử dụng. Chứng từ sử dụng:Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiéu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ . Tài khoản sử dụng :Ttài khoản 155, tài khoản 157, tài khoản 632. Tài khoản liên quan:Tài khoản154, tài khoản 331, tài khoản 111, tài khoản 112. Nội dung và kết cấu của các loại tài khoản. 1-Tài khoản 155: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm các loại thành phẩm trong doanh nghiệp. Bên nợ:Trị giá vốn thực tế thành phẩm tăng trong kì do :kiểm kê thừa,nhập kho thành phẩm. Bên có:Trị giá vốn thực tế thành phẩm giảm trong kì do:xuất kho thành phẩm,đánh giá lại có chênh lệch giảm. Số dư nợ: Trị gí vốn thự tế thành phẩm hiện có. 2-Tài khoản157: Phản ánh trị giá vốn thực tế của thành phẩm đã gửi bán đại lý kí gửi,lao vụ ,dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng nhưng chư được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bên nợ: Trị giá vốn thực tế thành phẩm gửi đi bán kí gửi chưa được chấp nhận thanh toán, chưa thanh toán
  9. Bên có: Trị gí vốn thực tế của thành phẩm đã được chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán. Trị giá vồn thành phẩm khách hàng trả laih hoặc không chấp nhận. Số dư nợ:Phản ánh trị giá vốn thực tế của thành phẩm đã gửi đi hoặc đã thực hiện cho khách hàng nhưng chưa được khách hàng thanh toán. 3-Tài khoản 632: Phản ánh trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hoá đã bán trong kì Bên nợ: Phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ. Phản ánh số thuế giá tri gia tăng không được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ. Bên có: Phản ánh trị giá vốn thự tế của hàng hoá đã bán bị khách hàng trả lạo.kết chuyển trị giá vốn thự tế của hàng hoá, thành phẩm đã tiêu thụ trong kì để xác định kết quả Tài khoản này không có số dư cuối kì. (b)-Phương pháp ké toán các nghiệp vụ chủ yếu về thành phẩm Sơ đồ1- Sơ đồ hạch toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK154 TK155 TK632 TK911 (1) (2) (7) (3) TK157 (5) (6) TK338 (4a) TK138 (4b)
  10. 1:Nhập kho thành phẩm do DNSX ra thuê ngoài gia công chế biến. 2:Xuất kho thành phẩm giao cho khách hàng 3:Trị giá thành phẩm xuất gửi đi bán hoăch xuất cho cơ sở nhận bán đại lý 4a:Phát hiện thừa khi kiểm kê. 4b:Phát hiện thiếu khi kiểm kê. 5:Sản phẩm sản xuất song không nhập kho mà giao bán hoặc gửi đi bán ngay. 6:Đối với thành phẩm, hàng hoá, lao vụ ,diạch vụ đã gửi đi bán, nay mới xác định là tieu thụ. 7:Kết chuyển giá vốn hàng bán xác định kết quả kinh doanh. 1.1.4 -Kế toán thành phẩm theo phương pháp kiểm kê đinh kì. Là phương pháp không theo dõi thường xuyên liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư hàng hoá mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kì và cuối kì chung trên cơ sở kiển kê cuối kì.Phương pháp này chỉ thích hợp với các doanh ngiệp sản xuất có quy mô nhỏ. Chỉ tiến hành một loại hoạt động hoặc ở các đơn vị kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp, mặt hàng nhiều. a- Tài khoản và chứng từ sử dụng. Theo phương pháp này thì chứng từ sử dụng giống như phương phápKKTX gồm:phiếu nhập kho, phiéu xuất kho các tài khoản sử dụng:TK155,TK157,TK632. Nội dung của TK155,157 dùng để phản ánh trị giá vốn thực tế của thàh phẩm tồn kho cuối kì. Bên nợ: Kết chuyển trị giá vốn thực tế của thành phẩm hàng hoá tồn kho cuối kì sang TK632. Bên có:Kết chuyển trị giá vốn thực tế thành phẩm hàng hoá tồn kho đầu kì sang TK611 và TK632. Số dư nợ:Trị giá vốn thực tế của thành phẩm,hàng hoá tồn kho cuối kì ở doanh nghiệp hoặc số thành phẩm, hàng hoá đã gửi đi bán.đã được thực hiện nhưng chưa được thanh toán.
  11. Nội dung của TK632:Phản ánh tình hình tăng giảm trị giá vốn thực tế của các loại thành phẩn trong doanh nghiệp. Bên nợ:Đầu kì kết chuyển trị giá vốn thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kì sang từ TK155,157. Phản ánh giá thành thực tế của thành phẩm hoàn thành trong kì. Sơ đồ2: sơ đồ hạch toán thành phẩm theo phương pháp KKĐK (3) TK155,157 TK632 TK911 (1) (4) TK631 (2) 1:Đầu kì kết chuyển trị giá thự tế thành phẩm tồn kho đầu kì. 2:Giá thành của sản phẩm hoàn thành nhập kho, giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. 3:Cuối kì căn cứ vào kết quả kiểm kê thành phẩm tông kho. 4:Xác định kết quả kinh doanh cuối kì. 1.2-Lý luận chung về tiêu thụ thành phẩm 1.2.1-Khái niệm tiêu thụ thành phẩm và tầm quan trong của hoạt động tiêu thụ hành phẩm trong nền kinh tế thị trường. 1.2.1.1-Khái niệm tiệu thụ thành phẩm.
  12. Trong nền kinh tế thị trường khi mà các doanh nghiệp tự hoạch toán kinh doanh, tự chịu trách nhiêm về mọi quyết định của mình thì tiêu thụ hàng hoá có nghĩa hết sức quan trọng đối với sự sống còn của mỗi doanh nghiệp.Các-Mác đã khảng định lưu thông vừa là tiền đề vừa là điều kiện vừa là kết quả kết quả sản xuất.theo quan điểm này thì sản xuất và lưu thông gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên một chu trình khép kín.các doanh nghiệp thương mại thực hiện khâu trung gian nối liền sản xuất và tiêu dùng.quá trình này bao gồm 2 khâu mua và bán hàng hoá “T-H-T”tiêu thụ hàng hoá là một khâu trong quá trình lưu thông hàng hoá và là một tất yếu của quá trình tái sản xuất Quá trình tiêu thụ hay quá trình bán hàng hoá ở các doanh nghiệp thương mại là quá trình trao đổi thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hoá dịch vụ,đứng trên góc độ luân chuyển vốn thì quá trình bán hàng là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ(hình thái ban đàu khi bước vào chi trình snả xuất kinh doanh).quá trìn tiêu thụ hoàn tất khi hàng hoá đã giao cho người mua và đã thu được tiền bán hàng được khách hàng chấp nhận thanh toán, hình thành kết quả bán hàng kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất.để thực hiện giá trị sản phậm hàn hoá lao vụ,dịch vụ doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hoá sản phẩm, hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ co khách hàng, được khách hàng trả tiền hay chấp nhận thanh toán, quá trình này được gọi là quá trình tiêu thụ. 1.2.1.2 -Tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ thành phẩm. Việc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh, tiết kiệm vốn,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời nó góp phần tiết kiệm các chi phí quản lý, bảo quản , bảo đảm chất lượng sản phẩm. Từ đó làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
  13. Bên cạnh đó, qua hoạt động tiêu thụ hàng hoá doanh nghiệp sẽ nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng cũng như tình hình cạnh tranh trên thị trường nhằm xác định được vị trí của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh ; tìm ra được những nhược điểm còn tồn tại để khắc phục và khai thác được những lợi thế của doanh nghiệp ; nhận biết được thị trường tiềm năng cần khai thác và mở rộng Từ đó, doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, và tổ chức hoạt động tiêu thụ sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Thực hiện hoạt động, tiêu thụ sản phẩm , hàng hoá nhanh chóng và kịp thời sẽ góp phần thúc đẩy nhanh chóng và kịp thời sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn, tiết kiệm chi phí và làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trích lập các quỹ , mở rộng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động. 1.2.2.- Mục đích, ý nghĩa. * mục đích: -Phản ánh kịp thời chinh xác tình hình xuát bán thành phẩm,tính chính xác các khoản bị giảm trừ và thanh toán với ngân sách các khoản thuế phải nộp. -Tính toán chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình tiêuthụ thành phẩm. -Xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. * ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ thành phẩm. Đối với mỗi doanh nghiệp , việc tiêu thụ sản phẩm là vấn đề sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mình.vì vậy việc xác định đúng đắn thời điểm tiêu thụ có ý nghĩa rất quan trọng. Có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới có khả năng để bù đắp toàn bộ chi phí sản xuất(CPNVLTT,CPNCTT,CPSXC) và các chi phí BH,CPBLDN, để tiếp tục thực hiện chu kì sản xuất mới. Tiêu thụ hàng hoá sẽ góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung , để tiến hành tái sản xuất mở rộng , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời góp phần thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
  14. 1.2.3-Các phương thức tiêu thụ thành phẩm. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại có thể bán hàng theo nhiềuphương thức khác nhau như bán buôn, bán lẻ hàng hoá, kí gửi,đại lý.trong mỗi phương thức bán hàng lại có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau(trực tiếp, chuyển hàng, chớ chấp nhận ). 1.2.3.1-Phương thức bán buôn. Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại,các doanhnghiệp sản xuất để thực hiện bán ra hoặc để gia công , chế biến bán ra đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lình vực lưu thông,chưa đi vào tiêu dùng,do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện.hàng thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn.giá bán biến động tuỳ thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Trong bán buôn thường bao gồm hai phương thức: (a) -Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho. Là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó, hàng bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp.bán buôn hàng hoá qua kho có thể thực hiện dưới hai hình thức. +Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp. Theo hình thức này,bên mua cử đại diện đến kho của bên bán để nhận hàng.doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá,gioa tực tiếp cho đại diện bên mua,sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ,hàng hoá được xác định là tieu thụ. + Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng Theo hình thức này ,căn cứ vào hợp đồng đã kí kết hoặc theo đơn đặt hàng,doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài,chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng.hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại, chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, thì số
  15. hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ.Người bán mất quyền sở hữu về số hàng đã giao,chi phí vận chuyển do doanh nghiệp thương mại chịu hay bên mua chịu là do sự thảo thuận từ trước giữa hai bên.nếu doanh nghiệp thương mại nào chịu chi phí vận chuyển,sẽ được ghi vào chi phí bán hàng.nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển,sẽ phải thu tiền của bên mua. (b)-Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng. Theo phương thức này doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng,giao trực tiếp cho đại diện của bên mua, không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua.Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức: + Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hang trực tiếp. Theo phương thức này ,doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng,giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán,sau khi giao nhận,đại diện bên mua kí nhận đủ hàng,bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ. +Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng. Theo phương thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận.hàng hoá chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại,khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ. 1.2.3.2- Phương thức bán lẻ: Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tieu ding hoặc các tổ chức kinh té hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dung nội bộ.,bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thôngvà đi vào lĩnh vực tiêu dùng,giá trị và giá trị sủ dụng của hàng hoá đã được thực hiện,bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ,giá bán thông thường ổ định
  16. Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau: (a)-Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung:bán lẻ thu tiền tập trung là hình thức bán hàng mà trong đó, tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua, mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ tiền của khách,viết hoá đơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao.hết ca(hoặc hết ngày)bán hàng,nhân viên bán hàng căn cứ vào hóa đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán hàng, nhân viên thu tiề làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ. (b)-Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp. Theo hình thức này nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách,hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ.đồng thời,kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng hoá đã bán trong ca trong ngày và lập báo cáo bán hàng. (c)-Hình thức bán lẻ tự phục vụ(tự chọn). Theo hình thức này khách hàng tự chon lấy hàng hoá, mang đến bàn tiền và thanh toán tiền hàng,nhânviênthu tiền kiển hàng, tính tiền lập háo đơn bá hàng và thu tiền của khách hàng, nhân viên khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và bảo quản hàng hoá ở quầy do mình phụ trách. (d )- Hình thức bán hàng tự động. Bán hàng tự động là hình thức bán lẻ hàng hoá mà trong đó,các doanh nghiệp thương mại sử dụngcác máy bán hàng tự động chuyên dùng cho một hoặc một vài loại hàng hoá nào đó đặtở các nơi công cộng. Khách hàng sau khi mua bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua. 1.2.3.3- Phương thức bán hàng trả góp. Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần.doanh nghiệp thương mại ,ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm người
  17. mua một khoản lãi do trả chậm về thực chất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng, tuy nhiên về mặt hạch toán khi giao hàng cho người mua, hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu thụ,bên bán ghi nhận doanh thu. 1.2.3.4- Phương thức bán hàng thông qua đại lý Là phương thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở đại lý, kí giửi để cho các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý ,ký giửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý bán. Số chuyển giao cho các cơ sở đại lý ,kí giửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi doanh nghiệp thương mại được cơ sở đại lí,ký giửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán đượcm doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng này. 1.2.3.5- Phương thức bán hàng theo hợp đồng thương mại. Theo phương thức này bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền s hữu của doanh nghiệp. Khi được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao(một phâng hay toàn bộ) thì số hàng cháp nhận này mới được coi là tiêu thụ. 1.2.3.6- Phương thức bán hàng theo hình thức hàng đổi hàng. -Là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản phẩm vật tư,hàng hoá của mình đê đổi lấy hàng hoá của người mua, giá trao đổi là giá bán của vật tư hàng hoá đó trên thị trường. 1.2.4- Các phương thức thanh toán 1.2.4.1 -Thanh toán bằng tiền -Người mua thanh toán trực tiếp vớingười bán bằng tiền mặt,trong trường hợp này việc giao hàng và thanh toán tiền hàng được thực hiện ở cùng một thời điểm và ngay tại xí nghiệp, do vậy việc tiêu thụ thành phẩm được hoàn tất ngay khi giao hàng và nhạn tiền. 1.2.3.2- Thanh toán không dùng tiền mặt
  18. -Người mua thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng.Sec Thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng với điều kiện người mua có quyền từ chối không thanh toán một phần hoặc toàn bộ giá trị hàng mua, do khối lượng hàng gửi đến cho người mua không phù hợp về chất lượng và quy cách. 1.3-Hạch toán nghiệp vụ xác định kết quả tiêu thụ 1.3.1-Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là trị giá vốn thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Trong doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn hàng bán trong kỳ được tính theo công thức sau: Trị giá Trị giá vốn Chi phí bán hàng và vốn hàng = hàng xuất kho + chi phí quản lý doanh nghiệp đã bán đã bán phân bổ cho hàng đã bán Trị giá vốn hàng xuất kho để bán bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí mua của số hàng đã xuất kho. Với: Giá mua Giá phải trả Thuế nhập khẩu, hàng xuất bán = trả cho người bán + Thuế TTĐB( nếu có) Các chi phí trực tiếp liên quan Khoản hao hụt trong Chi phí thu mua đến quá trình mua hàng(chi định mức phát sinh hàng hoá phân bổ = phí vận chuyển, bốc dỡ, tiền + trong quá trình thu mua cho hàng bán ra thuê kho , bến bãi ) hàng hoá 1.3.1.1-Trị giá vốn hàng xuất kho để bán -TK 632 dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩn, lao vụ dịch vụ xuất bán trong kì. giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thựuc tế của sản phẩm xuất bán hay thực tế của lao vụ, dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua trực tế của hàng hoá tiêu thụ. *Tài khoản sử dụng:TK 632-giá vốn hàng bán.
  19. Kết cấu: (a)-Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê thường xuyên: Bên nợ: Trị giá vốn của thành phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, đã cung cấp theo hoá đơn. Bên có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kì vào tài khoản xác định kết quả. TK632 cuối kì không có số dư. (b)-Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kì. Bên nợ: Trị giá vốn của hàng xuất kho bán trong kì(với đơn vị kinh doanh vật tư hàng hoá). -Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kì và sản xuất trong kì, giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kì( với đơn vị sản xuất và dịch vụ) Bên có: -Trị giá hàng hoá đã xuất bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ. -Gia trị thành phẩm tồn kho cuối kì(với đơn vị sản xuất và dịch vụ). -Kết chuyển trị giá vôn của hàng đã tiêut hụ trong kì vào TK xác định kết quả tài khoản TK632 cuối kì không có số dư. *Trình tự hạch toán (a)Phương pháp kê khai thường xuyên: -Khi xuất hàng hoá,thành phẩm đi tiêu thụ. Nợ TK632:Gía vốn hàng bán Có TK 155: Thành phẩm Có TK 156: -Hàng hoá Trường hợp sản phẩm ,lao vụ ,dịch vụ, sản xuất xong không qua nhâp kho,đem tiêu thụ ngay. Nợ TK632:Gía vốn hàng bán. Có TK154:Sản phẩm dở dang.
  20. Trường hợp sản phẩm, hàng hoá,lao vụ, dịch vụ đã gửi đi bán,nay mới đã xác định là tiêu thụ Nợ TK 632-giá vốn hàng bán Cớ TK 158:-Hàng gửi bán. Kết chuyển giá vốn hàng bán(sản phẩm ,hàng bán,lao vụ, dịch vụ) vàobên Nợ TK 911”Xác định kết quả”. Nợ TK 911-Xác định kết quả Có TK632-giá vốn hàng bán. (b)-Phương pháp kiểm kê định kì Đối với kinh doanh thương nghiệp : -Cuối kỳ, xác định và kết chuyển giá trị hàng hoá đã xuất bán , ghi : Nợ KT 632 – giá vốn hàng hoá Có KT 611 –Mua hàng -Giá trị hàng hoá đã xuất bán, nhưng chưa xác định là đã tiêu thụ, ghi : Nợ KT 158 – Hàng gửi bán Có KT 632 – Vốn hàng bán -Cuối kỳ kết chuyển hàng bán đã tiêu thụ vào TK911 “xác định kết quả “ Nợ TK 911 – Xác định kết quả Có TK 632 – Giá vốn hàng bán Đối với đơn vị sản xuất và dịch vụ : Kết chuyển thành phẩm tồn kho đầu kì vào bên Nợ TK 632”giá vốn hàng bán” Nợ TK 632-Gía vốn hàng bán Có TK 155-Thành phẩm. -Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho, giá thành lao vụ ,dịch vụ đã hoàn thành Nợ TK 632-Gía vốn hàng bán Có TK 631-giá thành sản xuất -Cuối kì xác định giá trị sản phẩm tồn kho cuối kì.
  21. Nợ TK 155-Gía thành Có TK 632-Gía vốn hàng bán. -Cuối kì,xác định giá trị sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã xuất bán nhưng chưua xác định là tiêu thụ, Nợ TK 158-Thành phẩm Có TK 632-Gía vốn hàng bán. -Giá trị sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã gửi bán,nay mới xác đnhj là tiêu thụ Nợ TK 632-Gía vốn hàng bán Có TK 158-Hàng gửi đi bán -Cuối kì , kết chuyển giá vốn hàng bán đã xác định tiêu thụ Nợ TK 911-Xác định kết quả Có TK 632 –giá vốn hàng bán 1.3.1.2-Kế toán chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm,hang hoá, lao vụ, dịch trong kì như:chi phí nhân viên bán hàng,chí phí quảng cáo tiếp thị. *Tài khoản sư dụng.TK641-chi phí bán hàng(CPBH). Kết cấu TK641: Nợ TK641 Có -Chi phí bán hàng phát -kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng sinh trong kì cho số sản phẩm hàng hoá tiêu thụ o vào bên nợTk 911’xác định kết quả TK 641 gồm có các tài khoản cấp 2 sau: -TK6411- chi phí nhân viên. -TK6412-chi phí vật liệu bao bì.
  22. -TK6413-chi phí DC,đồ dùng. -TK6414-chi phí khấu hoa TSCĐ. -TK6415-chi phí bảo hành. -TK6417-chi phí dich vụ mua ngoài. -TK6418-chi phí bằng tiền khác. Sơ đồ-3 :Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp TK334,338 TK641 TK111,112,152 Chi phí nhân viên Các khoản chi phí bán hàng TK214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK142 Chi phí phải trả, trả trước TK911 TK152,153 Chi phí vật liệu,dụng cụ TK142 CP chờ k/c TK214,331 TK335 k/c vào kì sau
  23. CPsửa chữa TSCĐ Tính trước CP thực tế phát sính sửa chữa TSCĐ TK111,112,331 K/c chi phí bán hàng CP mua ngoài vàcp khác =tiền Tổnggiá TK3331(33311) thanh toán Thuế GTGT phải nộp 1.3.1.3-Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh,quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. . Chi phí nhân viên quản lý : Là các khoản phải trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban của doanh nghiệp, bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương cùng các khoản kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo số tiền lương trên. .Chi phí vật liệu quản lý : Là các chi phí liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp như vân phòng phẩm, chi phí vật liệu để sửa chữa tài sản cố định phục vụ quản lý .Chi phí đồ dùng văn phòng : Là các khoản chi phí về công cụ , dụng cụ, đồ dùng phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp. .Chi phí khấu hao tài sản cố định : Là các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng chung cho toàn doanh nghiệp.
  24. .Thuế , phí, lệ phí : Là các khoản chi phí về thuế, phí , lệ phí như thuế môn bài, thưế nhà đất, phí giao thông, cầu đường, bến bãi, lệ phí chứng thư .Chi phí dự phòng : Là các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, tính vào chi phí quản lý knh doanh của doanh nghiệp. .Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý như chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định, chi phí điện, nước, điện thoại. .Chi phí khác bằng tiền : Là các khoản chi phí phát sinh trong quản lý ngoài các khoản đã kể trên như chi phí hội nghị , chi phí tiếp khách, chi phí dân quân tự vệ *tài khoản sử dụng: TK642-”chi phí quản lý doanh nghiệp” để tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản ls hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Kết cấu của TK642: Nợ TK642 Có _Các chi phí quản lý doanh _các khoản ghi giảm chi phí nghiệp phát sinh trong kì QLDN và số chi phí QLDNđược kết chuyển vào TK911 TK 642 gồm các TK cấp 2 sau: -TK6421-chi phí nhân viên quan lý. -TK6422-chi phí vật liệu quản lí. -TK6423-chi phí đồ dung văn phòng -TK6424-chi phí khấu hao TSCĐ -TK6425-thuế, phí và lệ phí. -TK6426-chi phí dự phòng -TK6427-chi phí dịch vụ mua ngoài -TK6428-chi phí bằng tiền khác.
  25. Sơ đồ-4 :Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp TK334,338 TK642 TK111,112,152 Chi phi nhân viên quản lý TK214 Các khoản giảm CPQLDN Chi phí khấu hao TSCĐ TK142,335 Chi phí phải trả ,trả trước TK152,153 TK911 Chi phí vật liệu,dụng cụ TK142 TK333 Chi phí chờ k/c Thuế,phí,lệ phí phải nộp K/c vào
  26. kì sau TK139,159 Kết chuyển CPQLDN Trích lập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK111,112 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chí phí bằng tiền khác TK3331(33311) Thuế GTGT phải nộp 1.3.2 -Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, thành phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng.doanh thubán hàng được phân biệt riêng cho từng loại như doanh thu bán hàng hoá,doanh tuh bán thành phẩm,doanh thu cung cấp dịch vụ ngoài ra, người ta còn phân biệt doanh thu bán hàng nội bộ và doanh thu bán hàng ngoài. Trong quá trình bán hàng,phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như:giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. *Giảm giá hàng hoá:là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp diạch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như:hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời hạn, địa điểm trong hợp đồng. *Hàng hoá bị trả lại:là tổng giá trị của số sản phẩm, hàng hoá mà doanh nghiệp đã bán nhưng bị khách hàng trả lại do hàng kém chất lượng,sai quy cách, sai thời gian giao hàng.
  27. *Thuế TTĐB:là tổng số tiềnhải nộp cho NSNN do doanh nghiệp sản xuất và bán hàng hoá,dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB. *Thuế xuất nhập khẩu:là số tiền nộp cho NSNN do doanh nghiệp sản xuất và bán mặt hàng xuất khẩu. Chứng từ và tài khoản sử dụng: Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, hoá đơn vận chuyển,bảngkê hàng bán ra, phiếu thu , phiếu chi,giấy báo nợ, báo có của ngân hàng là những chứng từ sử dụng của kế toán DTBH. *Tài khoản sử dụng:TK511,TK512,TK531.TK532,TK333. *Tài khoản liên quan:TK111,TK112,TK131. Nội dung của tài khoản511:doanh thu bán hàng. Phản ánh doanh thu bán hàng (hàng bán ra) thực tế đã được thực hiện trong kì của doanh nghiệp. TK 511 có 04 tài khoản cấp 2: +TK5111: doanh thu bán hàng hoá. +TK5112: doanh thu bán sản phẩm. +TK5113: doanh thu cung cấp lao vụ, dịch vụ. +TK5114: doanh thu nợ cấp giá. Về nguyên tắc,doanh thu được ghi trên giá bán phẩn ánh trên hoá đơn nhưng đối với cơ sở nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì DTBH không ban gồm thuế GTGT đầu ra mà chỉ là phần giá bán chưa có thuế.còn cơ sở nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay không thuộc diện nộp thuế GTGT thì doanh thu là toàn bộ gía bán ghi trên hoá đơn hay tổng thanh toán. Đối với trưòng hợp bán đại lý thì doanh thu là tiền hoa hồng được hưởng, ngoài ra doanh thu còn bao gồm cả phẩn phụ thụ, phí thu thêm người bán hàng được hưởng. Nội dung của tài khoản 512:doanh thu bán hàng nội bộ.Dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm , hàng hoá dịch vụ, tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp hạ toán
  28. kinh tế độc lập (giữa các đơn vị chính, đơn vị phụ thuộc và giữa các đơn vị phụ thuộc với nhau). Nội dung của tài khoản 531: hàng hoá bị trả lại.Dùng để phản ánh doanh số của sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân thuộc về nồi của doanh nghiệp. Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu. Có hai trường hợp. A-Doanh nghịêp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. *-Phương pháp tiêu thụ trực tiếp: Theo phương pháp này, bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho(hoặc giao nhận tay ba) của doanh nghiệp. Người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số hàng mà ngưới bán đã giao cho khách hàng được coi là chình thức tiêu thụ và người bán mất quyền sử dụng số hàng này. phương pháp hạch toán: Khi xuất sản phẩm, hàng hoá hany thực hiẹn các lao vụ, dịch vụ với khách hàng, kế toán ghi: +Phản ánh giá vồn hàng bán: Nếu thu bằng tiền mặt, ké toán ghi: Nợ TK632:giá vốn hàng bán. Có TK155:xuất kho thành phẩm(qua kho). Có TK154:xuất ngay không qua kho +Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 111,112:doanh thu bằng tiền mặt đã thu. Có TK511. Nợ TK131:Phải thu của khách hàng.
  29. Có TK511 Nếu thu bằng vật tư, hàng hoá.: +Nếu đem hàng đi trao đổi(bán)thuộc diện chịu thuế khấu trừ GTGT,khấu trừ hàng nhận về cũng thuộc diện chịu thếu GTGT,khấu trừ kế toán ghi: Nợ TK liên quan(151,152,153):giá trao đổi Có TK511 Nợ TK133 Có TK3331 +Nếu hàng đem đi trao đổi thuộc diện chịu thếu GTGT theo phương pháp khấu trừ,hàng mang về cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế kế toán ghi: Nợ TK liên quan(151,152,153) Có TK511 Có TK3331(33311) Khi hàng bán bị trả lại. +Phản ánh giá vốn của hàng bán bi trả lại Nợ TK155:nhập kho thành phẩm Nợ TK157:gửi taị kho người mua Nợ TK 138(1381):Gýa trị chờ sử lý Có TK632:giá vốn hàng hoá bị trả lại +Phản ánh doanh thu và thuế GTGT của hàng bị trả lại Nợ TK531:doanh thu của hàng bán bị trả lại Nợ TK3331(33311):thuế GTGT trả lại cho khách hàng tính theo số doanh thu hàng bán bị trả lại. Có TK111,112:xuất tiền trả cho khách hàng. Có TK131:trừ vào số phải thu của khách hàng
  30. Cuối kì kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại sang TK 511 Nợ TK 511 Có TK 531,532 Đồng thời kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 CóTK 911 Và kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK 911 Có TK 632. Phương thức bán hàng đại lý Phương pháp hạch toán. *Hạch toán tại bên giao đại lý: Khi xuất kho hàng hoá chuyển giao cho bên nhận đại lý ghi: Nợ TK157:trị giá mua thực tế của hàng giao cho bên đại lý. Cố TK156:Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho. Khi mua hàng chuyển thẳng giao cho bên nhận đại lý ghi: Nợ TK157:trị giá mua thực tế của hàng gửi đại lý. Nợ TK133(1331):Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK liên quan(331,111,112 )tông giá thonh toán của hàng mua chuyển thẳng đã trả hay phải trả. Khi hàng đại lý được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi các bút toán sau: Bút toán1: Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng đã tiêu thụ. Nợ TK 632: Tập hợp giá vốn hàng bán Có TK157: Kết chuyển trị giá mua thực tế của hàng kí gửi, đại lý đã bán được.
  31. Bút toán 2 : Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đại lý đã bán phải thu ở các cơ sở đạilý, ký gửi cùng với doanh thu tiêu thụ về thuế GTGT: Nợ TK 131:Số tiền hàng tiêu thụ phải thu ở cơ sở đại lý,ký gửi. Có TK511(5111):Doanh thu bán hàng đại lý ,kí gửi Có TK3331(33311):thuế GTGT phải nộp. Bút toán 3: Phản ánh số hoa hồng về kí gửi ,đại lý. Nợ TK 641: Hoa hồng kí gửi, đại lý tính vào chi phí bán hàng. Có TK131: Hoa hồng đại lý trừ vào số phải thuở cơ sở đại lý , kí gửi. *Hạch toán tại bên nhận bán hàng ký gửi, đại lý. Khi nhận hàng do bên đị lý chuyển đến, kế toán ghi nhận trị giá hàng đã nhận theo tổng giá thanh toán bằng bút toán: Nợ TK 003:tổng giá thanh toán của hàng nhận bán. Khi hàng nhận đại lý đã bán được theo giá quy định, kế toán ghi các bút toán sau: Bút toán 1: Phản ánh tổng số tiền đại lý phải trả cho bên giao đại lý: Nợ TK liên quan(111,112,131): tổng giá thanh toán của hàng nhận đại lý,kí gửi đã bán. Có TK 331 (chi tiết chủ hàng ):số tiền phải trả bên giai đại lý, kí gửi đã bán. Đồng thời ghi: Có TK 003: trị giá thanh toán của hàng đã bán được. Bút toán 2: Phản ánh hoa hồng đại lý được hưởng trừ vào số nợ phải trả chủ hàng. Nợ TK331(chi tiết chủ hàng ):ghi giảm số tiền phải trả chủ hàng. Có TK 511:hoa hồng đại lý được hưởng. Khi trả tiền cho bên giao đại lý, kế toán ghi: Nợ TK331(chi tiết chủ hàng):thanh toán số tin còn lại cho chủ hàng. Có TK Liên quan(111,112 )số tiền hàng đại lý đã trả Trường hợp hàng nhận bán đại lý,kí gửi không bán đưởctae lại bên giao đại lý, khi trả kế toán ghi: Có TK 003:Tổng giá thanh toán của hàng trả lại.
  32. phương thức bán hàng trả góp Doanh thu bán hàng được tính theo giá thị trường tại thời điểm bán,phần lãi trên khoản phải trả nhưng trẻ chậm được coi là một khoản thu nhập tài chính,kế toán ghi sổ theo các định khoản. + khi xuất giao hàng ch o người mua Nợ TK 632 Có TK154,155 + Phản ánh doanh thu Nợ TK 111,112: Số tiền đã thu. Nợ TK131: Số tiền còn phải thu Có TK511 Có TK 711 Có TK3331:thuế GTGT phải nộp. * Trường hợp trả lương, thưởng cho công nhân viên bằng sản phẩm,vật tư,hàng hoá Nợ TK 334:tổng gía thang toán Có TK512(theo chế độ giá chưa có thuế) Có tk 3331. *Trừơng hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm hàng hoá,biếu tặng(mục đích giới thiệu sản phẩm). (1)-Doanh nghiệp tặng hàng hoá sản phẩm phục vụ cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT thì được phép tính vào chi phí hợplý. Nợ TK 641,642 Nợ TK 113 Có TK511 Có TK3331
  33. (2)- Biếu tặng sản phẩm,hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh chịu thuế trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT Nợ TK 641,642 Có TK511 Có TK3331. B-Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. +Phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ. Nợ TK 632 Có TK liên quan 155 +Phản ánh giá bán Nợ TK liên quan 111,112 Có TK 511,512 +Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại Nợ TK 155,157 Có TK632 +Phản ánh số thuế GTGT phải nộp cuối kì Nợ TK511,512 Có TK 3332 Có TK3333 +Cuối kì chuyển hết -Giảm giá hàng bán Nợ TK511 Có TK 531,532 -Doanh thu thuần Nợ TK 511,512 Có TK911. -Gía vốn hàng bán.
  34. Nợ TK911 Có TK 632. 1.4-Hình thức kế toán sử dụng Hình thức kế toán sử dụng là hệ thống sổ kế toán được sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp các số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp nhất định.vận dụng hình thức kế toán phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm tra, quản lý và đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán. Tuỳ từng trường hợp, doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp mình. Sổ chi tiết vật tư, hàng hoá: các sổ chi tiết TK 641,642,632,157,911,821,811. Bảng kê hoá đơn chứng từ bán hàng(mẫu số 02 GTGT),sổ chi tiết bán hàng chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp áp dụng phương pháp chịu thuế GTGT trưc tiếp. Sổ chi tiết số 2:liên quan đến TK131 Sổ chi tiét số 3:liên quan đến TK511 Các sổ chi tiết khác :bảng kê số 8,bảng kê số 9 Sổ tổng hợp NKCT số 8,NKCT số 4 liên quan đến TK 131 +Hình thức bán hàng, sử dụng các chứng từ kế toán sau: -Hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng. -Phiếu xuất kho kiểm vận chuyển nội bộ. -Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. -Báo cáo bán hàng : bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vị, bàng thanh toán hang đại lý(kí gửi); -Thẻ quầy hàng: giấy nộp tiền.bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày: -Hoá đơn bán lẻ (sử dụng cho máy tính tiền) Hình thức sổ kế toán : Được sử dụng dưới 4 hình thức đó là
  35. -Nhật kí -sổ cái.: là hình thức kết hợp việc ghi sổ theo thời gian và theo hệ thống trên một quyển sổ tổn hợp duy nhất gọi là “nhật kí-sổ cái Sơ đồ –5 :Trình tự ghi sổ theo hình thức “nhật kí -sổ cái” Error! Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ tiền mặt Và sổ tài sản Sổ/thẻ kế Nhật kí sổ cái toán chi tiết Bảng tổng Báo cáo tài chính hợp chi tiết Ghi chú: ghi hàng ngày ghi cuối tháng quan hệ đối chiếu * Nhật ký chung :là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian vào một quyển sổ gọi là Nhật ký chung (Tổng Nhật ký). Sau đó , căn cứ vào Nhật ký chung, lấy số liệu để ghi vào sổ cái. Mỗi bút toán phản anhs trong sổ Nhật ký được chuyển vào sổ cái ít nhất cho hai tài khoản có liên quan. Đối với các tài khoản chủ yếu, phát sinh nhiều nghiệp vụ , có thể mở các Nhật ký phụ . Cuối tháng( hoặc định kỳ), cộng các Nhật ký phụ , lấy số liệu nghi vào Nhật ký chung hoặc ghi thẳng vào sổ cái.
  36. Sổ cái trong hình thức Nhật ký chung có thể mở theo nhiều kiểu (kiểu 1 bên hoặc kiểu 2 bên) và mở cho hai bên Nợ , Có của tài khoản. Mỗi tài khoản mở trên một vài trang sổ riêng. Với những tài khoản có số lượng nghiệp vụ nhiều, có thể mở thêm sổ cái phụ, cuối tháng , cộng sổ cái phụ để đưa vào sổ cái. Sơ đồ-6 : Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí chung Chứng từ gốc Nhật kí chung Nhật kí đặc Sổ kế toán chi tiét biệt Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bản cân đối TK Báo cáo tài chính Ghi chú: ghi hàng ngày ghi định kì hoặc cuối tháng đối chiếu *Hình thức Chứng từ ghi sổ
  37. Hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị , thuận tiện cho việc áp dụng máy tính . Tuy nhiên việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên việc lập bao9s cáo dễ bị chậm chễ nhất là trong điều kiện thủ công . Sổ sách trong hình thức này gồm : Sổ cái : là sổ phân loại (ghi theo hệ thống) dùng để hạch toán tổng hợp . Mỗi tài khoản được phản ánh trên một trang sổ cái (có thể kết hợp phản ánh chi tiết) theo kiểu ít cột hoặc nhiều cột Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ : là sổ ghi theo thời gian , phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đẵ lập toàn bộ trong tháng. Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và kiểm tra , đối chiếu số liệu trên sổ cái .Mọi chứng từ ghi sổ sau khi lập xong đều phải đăng ký vào sổ này để láy số hiệu .Số hiệu của CTGS được đánh liên tục từ đầu tháng (hoặc đầu năm) đến cuối tháng(hoặc cuối năm) ; ngày tháng trên CTGS tính theo ngày ghi "Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ" Bảng cân đối tài khoản : dùng để phản ánh tình hình đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và tình hìn cuối kỳ của các loại tài sản và nguồn vốn với mục đích kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý Các sổ và thẻ hạch toán chi tiết : dùng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chi tiết (vật liệu , tài sản cố định , chi phí sản xuất , tiêu thụ ) Sơ đồ –7 : Trình tự ghi sổ theo hình thức chúng từ- ghi sổ Chứng từ gốc Sổ quỹ và sổ Bảng tổng hợp Sổ kế toán chi tài sản chứng từ gốc tiết Chứng từ ghi Sổ đăng kí
  38. Ghi chú: ghi hàng ngày ghi định kì ,cuối tháng quan hệ đối chiếu *Hình thức Nhật ký- chứng từ Hình thức này thích hợp với doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều và điều kiện kế toán thủ công , dễ chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Tuy nhiên đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán phải cao. Mặt khác , không phù hợp với việc kế toán bằng máy . Sổ sách trong hình thức này gồm có :
  39. Sổ Nhật ký - Chứng từ : Nhật ký - Chứng từ được mở hàng thánge cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau và có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý và lập các bảng tổng hợp - cân đối .Nhật ký - Chứng từ được mở theo số phát sinh bên Có của tài khoản đối ứng với bên Nợ của các tài khoản có liên quan , kết hợp giữa ghi theo thời gian và theo hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán phân tích. Sổ cái : mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm , chi tiết theo từng tháng trong đố bao gồm số dư đàu kỳ , số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Sổ cái được ghi theo số phát sinh bên Nợ của tài khoản đối ứng với bên Có của các tài khoản có liên quan , còn số phát sinh bên có của từng tài khoản chỉ ghi tổng số trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Nhật ký. Bảng kê : được sử dụng cho một số đối tượng cần bổ sung chi tiết như bảng kê ghi Nợ TK 111 , TK112, bảng kê theo dõi hàng gửi bán , bảng kê chi phí theo phân xưởng Trên cơ sở các số liệu phản ánh ở bảng kê , cuối tháng ghi vào Nhật ký - Chứng từ có liên quan. Bảng phân bổ : sử dụng với những khoản chi phí phát sinh thường xuyên , có liên quan đến đối tượng cần phải phân bổ (tiền lương , vật liệu , khấu hao ). Các chứng từ gốc trước hết tập chung vào bảng phân bổ , cuối tháng, dựa vào bảng phân bổ chuyển vào các bảng kê và NK -CT liên quan. Sổ chi tiết : dùng để theo đối các đối tượng hạch toán cần hạch toán chi tiết. Sơ đồ –8 :Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí -chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật kí chứng từ Thẻ và sổ kế
  40. Ghi chú: ghi hàng ngày ghi định kì quan hệ đối chiếu Phần II:Thực trạng kế toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại tổng công ty rau quả việt nam. 2.1 -Khái quá chung về tổng công ty rau quả việt nam. 2.1.1 -Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty rau quả việt nam. *-Quá trình hình thành. Nước ta trải qua một thời kì bao cấp kéo dài, điều đó đã kìm hãm tính chủ động và sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh.Nhà nước thay mặt thị trường để phản
  41. ánh nhu cầu của khách hàng với các nhà sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu kế hoạch, nhà nước hoàn toàn định đoạt sự tồn tại của một xí nghiệp chứ không phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh mà nó đạt được.Trong thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.mọi thành phần kinh tế hoàn toàn bình đẳng với nhau trong cạnh tranh và trước pháp luật. điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo của mình để tồn tại và phát triển. Đứng trước tình hình đó, tổng công ty rau quả việt nam đã nhận thấy nhu cầu tiêu dùng rau quả của người dân đã trở thành vấn đề tất yếu trong đời sống sinh hoạt hang ngày qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu dây chuyền sản xuất. Ngày11/02/1988.Tổng công ty Rau Quả Việt Nam đã được thành lập theo quyết định số 63NN-TCCB/QĐ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.Tổng công ty rau quả việt nam có tên giao dịch quốc tế là VEGET E XCO có trụ sở chính tại số 2 Phạm Ngọc Thạch- Đống Đa –Hà Nội. *-Chức năng,nhiệm vụ của tổng công ty. -Chức năng của tổng công ty. -Tổng công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn,đất đai các nguồn lực khác của nhà nước giao cho theo quy định của của pháp luật để thực hiện các mục tiêu,nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. - Tổng công ty đựơc quỳên uỷ quỳên cho các doanh nghiệp tiến hành việc hạch toán độc lập nhân danh tổng công ty theo phương án được hội đồng quản trị phê duyệt. -Tổng công ty có quyền cho thuê ,thế chấp, nhượng bán tài sản thuộc quỳên quản lý của tổng công ty để tái đầu tư, đổi mới công nghệ (trừ những tài sản đi thuê, đi mượn,giữ hộ nhận thế chấp). -Tổng công ty được chủ động thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất,lạc hậu kĩ thuật, không còn nhu cầu sủ dụng tài sản hư hỏng không thể phục hồi được và tài sản đã hết thời gian sủ dụng được.
  42. -Tổng công ty được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc kinh doanh và điều hoà vốn nhà nước giữa doanh nghiệp thành viên thừa sang, doanh nghiệp thành viên thiếu tương ứng với nhiệm vụ tổng công ty phê duyệt. Nhiệm vu của tổng công ty. Ngay từ khi bắt đầu thành lập tổng công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau: Thứ nhất:Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm Rau quả và liên doanh với các tổ chức nước ngoài về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến công nghịêp và xuất khẩu Rau quả. Thứ hai: Tổng công ty có trách nhiệm không ngừng phát triển vốn được giao và có trách nhiêm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thứ ba:Tổng công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê,chế độ kế toán, kiểm toán. Thực hiện việc công bố kết quả hoạt động tài chính hàng năm theo hướng dẫn của bộ tài chính và tự chịu trách nhiệm về nội dung đã công bố. Thứ thư: Tổng công ty phải có tổ chức,quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đồng thời đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân phục vụ cho việc kinh doanh rau quả. 2.1.2-Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của tổng công ty rau quả việt nam. Ra đời trong những năm đất nứơc khó khăn và chỉ mới bức đầu đi vào hoạt động được gần 14 năm nhưng tổng công ty đã không ngừng lớn mạnh,phát triển và hiện nay tổng công ty đã có quan hệ làm ăn với các tổ chức kinh tế của hơn 100 nước khác nhau trên thế giới.với gần 14 năm hoạt động,hoạt động của tổng công ty trải qua các giai đoạn khác nhau và ta có thể khái quát tình hình hoạt động và phát triển của tổng công ty qua các thời kì khác nhau như sau: -Thời kì 1988-1990: Đây là thời kì cuối của cơ chế quan liêu bao cấp,sự ra đời của tổng công ty trong thời gian này nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi giữa chính phủ Việt Nam và Liên Bang
  43. Nga,và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty đều phải hướng theo quỹ đạo này. Thực hiện chương trình này đều có lợi cho cả 2 bên ta và Liên Xô.về phía Liên Xô, họ được lợi là hàng của ta đáp ứng được nhu cầu cho cả cùng viễn đông Liên Xô,còn về phía ta là được cung cấp các loại vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và có một trường tiêu thụ lớn, ổn định và theo thống kê kim nghạch xuất khẩu Rau quả thu được từ thị trường này chiếm 97,7% tổng kim nghạch của tổng công ty.Sự ra đời của tổng công ty tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việt nam trước khi bước vào một thời kì mới. -Thời kì 1991-1995: Thời kì này cả nước bước vào một giai đoạn mới đó là cơ chế thị trường,mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của thị trường nói chung và của tổng công ty nói riêng đều vận động theo cơ chế thị trường.với bước đầu đầy khó khăn,hoạt động của tổng công ty chỉ là nghiên cứu và tìm kiếm, mặt hàng và tìm kiếm đối tác với sự nỗ lưc của các cán bộ trong tổng công ty cùng với sụ giúp đỗ của nhà nước.Tổng công ty đã vượt lên và bắt đầu đi vào sản xuất,chế biến và xuất khẩu rau quả.trong thời gian này,chương trình hợp tác rau quả việt xô không còn nữa cùng với sự ra đời của các doang nghịêp cùng kinh doanh mặt hàng này là một khó khăn hết sức to lớn đối với tổng công ty.Thêm vào nữa là sự bỡ ngỡ, lúng túng của việc chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới buộc tổng công ty phải tự đi tìm thị trường và phương thức kinh doanh mới cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới cũng là một khó khăn của tổng công ty trong thời gian này. -Thời kì hiện nay: Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới có rất nhiều biến động nhất là khu vực Đông Nam á và Việt Vam cũng không tránh khỏi tầm ảnh hưởng này.Tuy có những khó khăn trên nhưng những năm qua,tổng công ty vẫn liên tục hoạt động có hiệu quả cụ thể là qua các năm tổng công ty đều nộp đủ ngân sách nhà nước và có lãi trong hoạt động kinh doanh.
  44. Nhìn lại hoạt động của tổng công ty trong những năm qua ta thấy có những bước thăng trầm phản ánh đúng với thời cuộc diễn ra ,tuy gặp rất nhiều khó khăn do cả yếu tố khách quan của môi trường kinh doanh và cả yếu tố chủ quan con người nhưng nói chung sự ra đời và phát triển của tổng công ty đã đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi thiết yếu cuả nền kinh tế trong lĩnh vực thực phẩm -rau quả.một cách khác,các doanh nghiệp cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào,giữa sản xuất và tiêu thụ muốn thực hiện tốt điều đó, doanh nghiêp phải hoạch toán chính xác, đầy đủ và kịp thời các chi phí sản xuất đã bỏ ra, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp hạ giá thành sản phẩm giúp cho công tác tiêu thụ tốt hơn và kịp thời hơn, nhiệm vụ đó đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm có chất lượng tốt, đủ sức cạnh tranh trên thị trường mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ số sản phẩm đó.và tìm ra hướng đi cho riêng mình và có thể đứng vững là điều rất quan trọng.Thị trường mở ra cho ta rất nhiều cơ hội để ta có thể tiến hành lựa chọn và hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận,tro *-Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. Qua nghiên cứu tổng quan về tổng công ty và các mặt hoạt động chính của tổng công ty để xem xét, nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của tổng công ty.ta có thể đi sâu xem xét, nghiên cứu về hoạt động của công ty được thể hiện dưới các chỉ tiêu chủ yếu sau đây. -Chỉ tiêu về lao động. -Chỉ tiêu về vốn kinh doanh. .* Đặc điểm về lao động . Nhìn vào bảng ta thấy, lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ lệ cao điều này chứng tỏ rằng quy mô sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ngày càng được mở rộng. Lao động nằm trong khối công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao trên 50% chứng tỏ quy mô chế biến của Tổng công ty rất lớn. Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn so với lao
  45. động trình độ đại học, trên đại học và lao động qua các lớp học nghề. Qua ba năm nguồn lao động của Tổng công ty tăng cả về số lượng và chất lượng. Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động của Tổng công ty 2002 2003 2004 So sánh(%) Số Số Số Chỉ tiêu lượng CC(%) lượng CC(%) lượng CC(%) 01/00 02/01 BQ (người) (người) (người) Tổng số lao động 4897 100 4985 100 5143 100 101,8 103,2 102,5 I. Phân theo TCLĐ -LĐ trực tiếp 4652 95,00 4735 94,98 4891 95,1 101,8 103,3 102,5 -LĐ gián tiếp 245 5,00 250 5,02 252 4,9 102,0 100,8 101,4 II. Phân theo ngành -Ngành SXNN 1070 21,85 1070 21,46 1101 21,4 100,0 102,9 101,4 -Ngành CNCB 2692 54,97 2580 51,76 2622 51 95,8 101,6 98,7 -Ngành KDXNK 1135 23,18 1330 26,68 1420 27,6 117,2 106,8 112,0 III. Theo trình độ LĐ -ĐH và trên ĐH 609 12,44 671 13,46 715 13,9 110,2 106,6 108,4 -Các lớp học nghề 1151 23,50 1972 39,56 2088 40,6 171,3 105,9 138,6 -Chưa qua đào tạo 2537 51,81 2321 46,56 2340 45,5 91,5 100,8 96,2 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ) *. Tình hình vốn Biểu đồ 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty 2002 2003 2004 So sánh Cơ Cơ Cơ Chỉ tiêu G.trị G.trị G.trị cấu cấu cấu 01/00 02/01 BQ (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) (%) (%) (%) I.Vốn 573.436 100 733.863 100 802.531 100 128,0 109,4 118,7 SXKD - Vốn cố định 219.881 38,3 300.199 40,91 334.059 41,6 136,5 111,3 123,9 -Vốn lưu động 353.555 61,7 433.664 59,09 468.472 58,4 122,7 108,0 115,3 II.Nguồn vốn 573.436 100 733.863 100 802.531 100 128,0 109,4 118,7 - NS cấp 361.953 63,1 464.311 68,72 488.180 60,8 128,3 105,1 116,7 - Nguồn khác 211.438 36,9 269.552 31,28 314.351 39,2 127,5 116,6 122,1 ( Nguồn : phòng kế toán tài chính của công ty)
  46. Vốn sản xuất kinh doanh thể hiện qua việc mua sắm tài sản cố định và tài sản lưu động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Đối với Tổng công ty Việt Nam vốn được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích sản xuất và chế biến, đầu tư cho sản xuất rau quả như mua giống, đầu tư thuê lao động, phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến, đầu tư trang thiết bị cho nhà máy chế biến. Nhìn vào biểu ta thấy vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tăng nhanh qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 18.7% một năm. Trong đó vốn cố định có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động. Với tốc độ tăng vốn cố định bình quân là 23,9% một năm. Nhưng vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong 3 năm gần đây do nhu cầu sản xuất kinh doanh tăng nhanh và sự tăng nhanh của lĩnh vực chế biến xuất nhập khẩu, và diện tích đất trồng rau quả tăng nhanh, nhất là rau quả ngắn ngày. Bên cạnh đó đòi hỏi một lượng vốn lưu động lớn để đáp ứng quá trình quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu cho chế biến và việc thiết lập các dự án đầu tư ứng trước cho cơ sở và nông trường hoạt động sản xuất rau quả, đang cần một lượng vốn lưu động ngày càng cao vầ nhu cầu thanh toán quốc tế cho mở rộng thị trường tăng lên. Trong 3 năm gần đây do nhu cầu vốn lưu động cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên, một lượng vốn lưu động lớn cần thiết để tham gia vào hoạt động buôn bán, trao đổi với thị trường bên ngoài bằng việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thêm vào đó là việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bằng việc đầu tư vào dự án lớn như dự án trồng dứa ở Kỳ Anh-Hà Tĩnh, Đồng Giao-Ninh Bình và Bắc Giang. Năm 2002 này nguồn vốn cũng chủ yếu do Nhà nước cấp với tỷ trọng so với tổng nguồn vốn là 63,1%. Song đến năm 2003 thì tỷ trọng vốn cố định lại có xu hướng tăng lên và tỷ trọng vốn lưu động có xu hướng giảm xuống, vốn lưu động chỉ còn chiếm 59,09% tổng vốn, có sự tăng giảm tỷ trọng này là do các cơ sở hạ tầng đầu tư cho vùng sản xuất
  47. nguyên liệu được xây dựng sắp hoàn thành đã kết xuất một lượng vốn lớn vào tài sản cố định của Tổng công ty. Nhìn chung, qua 3 năm số vốn tăng lên của Tổng công ty đã cho thấy quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty khả quan, việc tăng số vốn qua các năm với nguồn vay chủ yếu là do Nhà nước cấp với tốc độ tăng vốn ngân sách là 18,7% mỗi năm cho ta thấy Nhà nước ngày càng tin tưởng vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tổng công ty đang bảo quản và phát triển nguồn vốn Nhà nước giao cho. Tốc độ tăng số vốn này đã đáp ứng được một phần nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Nhưng nhu cầu về vốn tăng cao đòi hỏi phải có thêm nhiều nguồn vốn ngoài vốn ngân sách Nhà nước. Do vậy Tổng công ty phải huy động thêm nhiều nguồn vốn ngoài vốn ngân sách cấp bằng các hình thức như liên doanh, liên kết -Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh. *. Đặc điểm về quy trình sản xuất rau quả. Hiện nay. Tổng công ty thực hiện sản xuất rất nhiều mặt hàng rau quả khác nhau. Mỗi đơn vị thực hiện sản xuất một số mặt hàng phù hợp. Quy trình sản xuất của từng mặt hàng cũng khác nhau nhưng tập hợp lại thì sản phẩm rau quả chế biến được phân làm 5 loại chính: - Sản phẩm đóng hộp. - Sản phẩm sấy khô và gia vị các loại. - Sản phẩm nước quả cô đặc. - Sản phẩm muối và dầm dấm. - Sản phẩm đông lạnh. Mỗi loại sản phẩm trên có một quy trình sản xuất riêng được mô tả trong sơ đồ sau:
  48. Sơ đồ 9. Quy trình chế biến rau quả (I) : S Nguyên liệu (II) : SP s (III): SP n Chọn lựa, phân (IV): SP mu loại Cắt miếng X ử lý cơ Bỏ vỏ,tách ọ ặ h c múi ho c Ngâm Chần Chần (hấp) Đưa vào thái miếng nước lã X ử lý nhiệt bể muối Rửa lại Xử lý hoá ấ Vớt ra Làm ngu ch t Vớt ra Vào hộp ép Sấy Cô đặc Bài khí- Phơi hoặc Cho vào ghép mí sấy khô hộp Nghiền Hạ nhiệt (nếu có) ( 700 800 ) Rót Thanh Bao gói nước trùng- Làm Rót vào ộ Bao gói Bao gói ngu i bao bì B ảo quản Bảo quản Bảo quản Thành thành thành TP phẩm phẩm (I) (II) (III) -Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh Cơ cấu bộ máy tổ chức là một yếu tố rất quan trọng đối với với hoạt động sản xuất kinh doanh,nó có tác động quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp,ta có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty Rau quả Việt Nam như sau:
  49. Sơ đồ 10. -Cơ cấu tổ chức của tổng công ty Rau quả Việt Nam. Hội đồng quản trị Ban Tổng giám đốc kiểm Các phó tổng giám soát đốc Vă n phòng Khối sản xuất Khối nghiên cứu Khối Các 24 4 Các viện hành phòng đơn vị đơn vị nghiên chính kinh thành thành cứu doanh viên viên Ghi chú: Quan hệ trực tiếp về mặt tài chính. Quan hệ gián tiếp kiểm tra kiểm soát. Hội đồng quản trị: Thực hiện các chức năng quản lý hoạt động của tổng công ty,chịu trách nhiệm về sự phát triển của tổng công ty theo nhiệm vụ của nhà nước giao.hội đồng quản trị có 5 thành viên đó là:chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị và 3 quản trị viên(1 thành viên kiêm tổng giám đốc và 2 thành viên kiêm nhiệm là chuyên gia trong lĩnh vức kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh do thủ tướng
  50. chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn).Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm thành viên của hội đồng quản trị tuân theo quy định tại điều 32 – luật doanh nghiệp nhà nước. Tổng giám đốc: Là đại diện pháp nhân của tổng công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ và thực hi ện theo quy chế, chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ,có hiệu quả phù hợp cới từng thời kỳ. Giúp việc cho tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc bao gồm các phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất và kinh doanh,phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực nghiên cứu khoa học.những cán bộ này được sự uỷ quyền của tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật trong phạm vi công việc được giao. Khối sản xuất: Bao gồm các doanh nghiệp hạch toán độc lập là thành viên của tổng công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ trong lĩnh vực tài chính,tự chiu trách nhiệm về các khoản nợ và cam kết của mình trong phạm vi số vốn của nhà nước do doanh nghiệp quản lý,chịu sự quản lý ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với tổng công ty.các đơn vị này có kế toán riêng, hạch toán độc lập bao gồm 24 đơn vị trực thuộc là các công ty xuất- nhập khẩu và các nông trường xí nghiệp và 4 liên doanh. Bộ phận văn phòng: Bao gồm các phòng kinh doanh và khối hành chính sự nghiệp.bộ phận này có vai trò chỉ đạo,quản lý các thành viên và trực tiếp kinh doanh xuất -nhập khẩu. Khối nghiên cứu khoa học: Phụ trách việc nghiên cứu giống mới để tạo ra cây có năng xuất cao, chất lượng hiệu quả tốt. Ban kiểm soát: Là bộ phận có nhiệm vụ thanh tra kiểm soát việc tuân thủ chế độ về quản lý vốn, tài sản và giám sát việc ghi chép của kế toán. Sự bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như trên của tổng công ty Rau quả Việt Nam, có ưu điểm là các bộ phận chức năng được tạo lập có khẳ năng và kinh nghiệm chuyên sâu hơn, các bộ phận khu vực được sử dụng mang lại lợi ích để tạo ra ưu thế
  51. hơn.Như vậy cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý sẽ là một điều quan trọng quyết định một doanh nghiệp hay một công ty hoạt động có hiệu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 2.1.3 -Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại tổng công ty rau quả việt nam. 2.1.3.1 -Tổ chức bộ máy kế toán tại tổng công ty rau quả việt nam. Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và nội dung của công tác kế toán trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy việc tổ chức bộ máy kế toán phù hợp gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác ,đầy đủ và hữu ích cho các đối tượng sử dụng, đồng thời nâng cao nghiệp vụ của cán bộ kế toán. *- Nhiệm vụ cụ thể của phòng và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Sơ đồ 11: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Phó phòng kế toán Khối quản lý Khối văn doanh nghiệp phòng K T K T K T K T K T K T K T K T khối XNK Chi hàng tiền Ngoạ Tiền BHX nông Xây Phí hoá mặt i tệ gửi H nghiệ dựng giá thanh ngân kiêm p và cơ toán hàng thủ sự bản quỹ nghiệ
  52. kế toán trưởng : Phụ trách chung công tác tài chính kế toán của tổng công ty ,trực tiếp chỉ đạo tổ chức bộ máy kế toán ,lâp kế hoạch ,cân đối tài chính Phó phòng kế toán:Phụ trách kế toán thanh toán ,ký thay kế toán trưởng (nếu được uỷ quyền) Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp kế toán văn phòng và toàn tổng công ty, lập báo cáo kết quả kinh doanh,lập bảng cân đối kế toán,báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định và lập các báo cáo khác theo yêu cầu công tác quản lý của Tổng Công ty. Kế toán hàng hóa: Theo dõi tình hình NX hàng hoá. Kế toán tiền mặt: Theo dõi việc thu chi, chi quỹ tiền mặt, lập phiếu thu chi, báo cáo quỹ tiền mặt và theo dõi các khoản tạm ứng. Kế toán ngoại tệ: Theo dõi, ghi chép tình hình biến động của ngoại tệ ngân hàng. Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi tình hình biến động của tài khoản tiền gửi ngân hàng, chịun trách nhiệm thực hiện phần thanh toán với ngân hàng. Kế toán bảo hiểm xã hội kiêm thủ quỹ. Kế toán phụ trách khối nông nghiệp và sự nghiệp. Kế toán khối xuất nhập khẩu và xây dựng cơ bản. Kế toán phụ trách về tổng chi phí của toàn Tổng Công ty. 2.2 -Thực trạng kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại tổng công ty rau quả việt nam. 2.2.1-Các chính sách của đơn vị. 2.2.1.1-Các hình thức bán hàng tại tổng công ty rau quả việt nam. Quá trình tổ chức tiêu thụ hàng hoá của tổng công ty là dùng hình thức: +Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp. +Bán lẻ, bán đại lý.
  53. 2.2.1.2 -Chính sách giá cả. *. Mục đích của chính sách giá cả Mỗi sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ đều phải có một giá bán xác định. Chính sách giá thực chất là việc định giá bán cho mỗi loại sản phẩm của Tổng công ty nhằm đạt một mục tiêu nào đó như tăng doanh thu, tăng sản lượng bán, dành thị phần thị trường. Tổng công ty có thể áp dụng các phương pháp định giá khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. *Nội dung Giá cả được coi là một trong những chính sách để mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty. Như đã đề cập ở trên thì chúng ta có thể thấy rằng giá cả các sản phẩm của Tổng công ty cao hơn so với giá bán sản phẩm cùng loại của một số nước sản xuất rau quả lớn. Chính vì vậy làm thế nào để đưa ra một mức giá hợp lý vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, vừa đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam đối với các nước xuất khẩu khác là một cơ hội lớn mà Tổng công ty cũng như các doanh nghiệp kinh doanh rau quả của Việt Nam phải bằng mọi cách trả lời được về giá cả. Tổng công ty nên áp dụng mức giá linh hoạt theo từng khu vực thị trường, từng thời điểm, từng loại sản phẩm. Tại thị trường mới xâm nhập cần bán mức giá thấp hơn để giữ lấy thị phần. Đối với thị trường ổn định mà có khối lượng lớn thì mức giá áp dụng có thể thấp hơn mức giá tại các tại trường nhỏ. Đối với khách mua hàng với giá trị hợp đồng lớn và là khách hàng thường xuyên thì nên tính một mức giá ưu đãi hơn những khách hàng khác để duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài. Đối với thị trường cố định và quen thuộc như thị trường Nga thì có thể áp dụng giảm giá với một số mặt hàng nhất là những sản phẩm mới mà Tổng công ty mới đưa vào xuất khẩu như hoa quả đóng hộp trong một thời gian hợp lý để thu hút được khách hàng. Tóm lại Tổng công ty phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm để đưa ra được mức giá có tính cạnh tranh.Và giá thành đó được tính theo gía thành thực tế của thị trường
  54. 2.2.1.3-Phương pháp tính giá vốn bán thông thường * Thành phẩm nhập kho của tổng công ty là rau và quả qua khâu chế biến sẽ thành những sản phẩm đóng hộp,đông lạnh, nước quả cô đặc do vậy giá thành sản phẩm của tổng công ty được tính trên giá thành của rau và quả. Cuối tháng, kế toán phụ trách phần chi phí và giá thành sẽ tập hợp chi phí NVL trực tiếp,chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung của rau và quả, sau đó tính giá thành và giá thành đơn vị của hai loại sản phẩm đó.tuy nhiên chúng ta đi sâu nghiên cứu về sản phẩm đóng hộp. Biẻu 3: Trích báo cáo chi tiêt giá thành sản phẩm. Tên sản phẩm:Qủa Tháng 7/2004. Đơn vị:1000đ Sản lượng Chi phí Chi phí Chi phí Chỉ tiêu (kg) NVLTT NCTT SXC Tổng Tổng giá 10.627 12.180.480 6000000 13.477.347 31.657.827 thành Giá thành đơn vị 3000.5 1000.5 1962.9 5963.9
  55. Biểu 4 IN XUẤT NHẬP HÀNG Tên hàng:Qủa Tháng7/2004 Số lượng tồn đầu kì: 26.380 Thành tiền: 7.29.216. Đơn vị:1000đ Ngày phát Tên khách Nhập xuất Số lượng Đơn giá Thành tièn sinh hàng 04/07/2004 Gía vốn Nhập 50 5.965 298.250 hàng bán 07/07/2004 Giá vốn Xuất 100 5965 596.500 hàng bán 31/07/2004 Qủa Nhập 199.213.75 5875 1.170.380.781.250 Tổng 20.331.5 1.171.275.531.250 nhập 01/07/2004 Quả hộp Xuất 50 5965 298.250 06/07/2004 Quả hộp Xuất 41.25 5.965 246.056.25 31/07/2004 Giá vốn Xuất 204.570.50 5.965 122.026.303.250 hàng bán Tổng xuất 204.808 122.026.549.604
  56. *Gía thành thực tế của thành phẩm xuất kho: được tính theo đơn giá thực tế bình quân gia quyền. Theo phương pháp này ,giá thực tế thành phẩm xuất kho được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kì và đơn giá thự tế bình quân. Giá thực tế thành Số lượng thành phẩm Đơn giá thực tế Phẩm xuất kho = phẩm xuất kho * bình quân trong kì trong kì Giá thực tế thành phẩm Giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kì + xuất kho trong kì Đơn giá thực tế = Số lượng thành phẩm + Số lượng thành phẩm tồn kho đầu kì nhập kho trong kì Trích số liệu tháng 07/2004. *Đối với rau hộp xuất kho: 3.740.924 +9.480.122 Đơn gía bình quân 1 kg = =2397(đồng) 2.187 +4678 Trị giá thực tế rau hộp xuất kho = 4843 *2397=11.608.671 -Đối với quả hộp xuất kho: 57.229.216 +550.289.60 Đơn giá bình quân 1 kg = =55307 (đồng) 26.380 +200.331.5
  57. Trị giá thực tế quả hộp xuất kho =5965 * 55307= 31.656.555 *Quá trình nhập kho thành phảm: sau khi sản phẩm sản xuất hoàn thành, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm xác nhận đạt yêu cầu về kĩ thuật thì sản phẩm đó mới được nhập kho thủ kho của công ty sẽ viết phiếu thành hai liên.tong đó một liên lưu gốc tại kho, một liên gửi phòng kế toán để ghi thủ kho,việc nhập kho thành phẩm được diễn ra giữa hai bên,thủ kho và tổ trưởng phân xưởng thông qua”sổ nhập kho thành phẩm”và được kí xác nhận của người nhập . Trích số liệu tháng 7/2004 biểu 5: SỔ NHẬP KHO THÀNH PHẨM Tháng 07/2004. Sản phẩm: Quả hộp Ngày tháng Sốa lượng Lượng két Kí tên người nhập Mã Ngày Ca hộp số 43 3/7 1 1000 50 44 10/7 3 200 10 45 12/7 2 1.500 75 Tổng 4.678 233.9 Kế toán căn cứ vào “sổ nhập kho thành phẩm”(theo từng ngày) định kì 10 ngày thủ kho cộng số lượng thành phẩm nhập kho gửi cho phòng kế toán và viết phiếu nhập kho thành phẩm. Trích số liệu tháng 07/2001
  58. Biểu 6: PHIẾU NHẬP KHO THÀNH PHẨM Ngày 05/07/2004 Họ tên người giao hàng: Nhập tại kho STT Tên quy cách, sản phẩm ĐVT Số lượng Gía đơn Thành tiền Theo Thực vị CT tập 1e Quả hộp Hộp 1.398 55307 77.319.186 Cộng 1.398 77.319.186 Cộng thành tiền : (bằng chữ) Thử truởng đơn vị Kế toán trưởng PT cung tiêu Người giao Thủ kho *Quá trình xuất kho thành phẩm: quá trình xuất kho thành phẩm dưới hai hình thức 1- hình thức bán lẻ: Quầy bán lẻ được mở tại xí nghiệp vì vậy khi khách hàng đến mua ,căn cứ vào nhu cầu cần mua và số tiền thanh toán của khách hàng, nhân viên bán hàng viết hoá đơn bán lẻ, số hoá đơn bán lẻ được lập thành 3 liên. +1 liêm lưu tại quầy làm chứn từ hạch toán +1 lien tủ kho giữa để ghi sổ, sau đó chuyển trả cho khách hàng. +1 liên giao cho phòng bảo vệ để kiểm tra việc khách hàng mang hàng ra khỏi công ty có đúng hoá đơn không biểu 7: HOÁ ĐƠN BÁN LẺ MẪU SỐ 1-BL Họ tên người mua hàng: Anh Hân Địa chỉ:
  59. STT Tên khách hàng và ĐVT Số lượng Giá đơn vị Thành tiền quy cách phẩm chất 01 Quả hộp Hộp 20 12000 240.000 02 Vổ hộp Chiếc 20 200 4000 Cộng 244.000 Cộng thành tiền: Người nhận hàng Đã nhận đủ Người viết hoá đơn 2- trường hợp bán buôn và bán đại lý: căn cứ vào giấy nộp tiền mà khách hàng nộp tại quỹ hoặc khi có lệnh xuất, kế toán viết hoá đơn kiêm phiếu xuất kho,có ghi số lượng, giá đơn vị và hình thức thanh toán, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: +1 liên gốc lưu phòng kế toán +1 liên dùng làm cung ứng thanh toán sau này +1 liên giao cho khách hàng Đồng thời viết phiếu xuất kho có 4 liên +1 liên gốc lưu phòng kế toán +1 liên giao cho khách hàng +1 liên thủ kho giữ làm căn cứ ghi sổ +1 liên giao phòng bảo vệ. Trường hợp khách hàng trả tiền ngay:kế toán cũng viét phiếu xuất kho theo tình tự như trên, đồng thời phiếu thu thành 1 liên +1 liên gốc lưu phòng kế toán +1 liên giao cho khách hàng sau đó khách hàng chuyển sang thủ quỹ để ghi nộp tiền Biểu 8:
  60. HOÁ ĐƠN KIÊM PHIẾU XUẤT KHO Ngày 10/07/2004 Họ tên người nhận hàng: Địa chỉ: Lý do xuất kho: Hình thức thanh toán: stt Tên hàng Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành hoá,dịch vụ tiền 01 Quả hộp Hộp 80 12000 960.000 02 vỏ hộp Chiếc 80 200 16000 cộng 976.000 Tổng số tiền: PT cung tiêu Người giao hàng Thủ kho KTtưởng Thủ trưởng đơn vị 2.2.1.4-Trình tự ghi sổ kế toán. Sổ kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp đối ứng tài khoản trên thực tế vận dụng. Sổ kế toán có nhiều loại do yêu cầu quản lý, ghi chép hệ thống hoá nghiệp vụ các số liệu kế toán cho các yêu cầu quản lý khác nhau mỗi loại sổ kế toán khác nhau .
  61. Sổ kế toán là phương tiện vật chất để thực hiện các công việc kế toán, việc lựa chọn hình thức nào để phù hợp với qui mô của doanh nghiệp, phù hợp với trình độ kế toán để không ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác hạch toán kế toán. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Tổng Công ty là hình thức nhật ký chung và được áp dụng trên máy vi tính. Sơ đồ 12 : Sơ đồ qui trình kế toán máy C. từ gốc Xử lý các nghiêp vụ Nhập dữ liệu - Vào nhật ký chung - Vào sổ cái - Các sổ chi tiết - BCĐKT - BCTC In và lưu trữ Khoá sổ chuyển sang kỳ sau
  62. Qui trình kế toán máy. -Chứng từ gốc gồm có: Phiếu xuất kho, nhập kho thành phẩm, hoá đơn bán hàng (GTGT) -Xử lý các nghiệp vụ căn cứ vào chứng từ để mở các thẻ kho. Nhập dữ liệu căn cứ vào chứng từ, nghiệp vụ máy thì máy sẽ tự định khoản mà kế toán viên không cần phải tự tính. - In và lưu trữ: Cuối tháng hoặc cuối kỳ sẽ in theo yêu cầu của người sử dụng 2.2.2-Hạch toán kế toán tiêu thụ tại tổng công ty rau quả việt nam.
  63. 2.2.2.1-Tài khoản sử dụng. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cũng như đặc điểm kinh doanh của mình, để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày . Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng chế độ kế toán hiện hành -TK 111: Tiền mặt +TK 1111.:Tiền Việt Nam +TK 1112: Ngoại tệ -TK 112 :Tiền gửi ngân hàng +1121:Tiền việt nam +1122 :Ngoại tệ -TK 133.1 :thếu GTGT được khấu trừ. -TK 154:Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang xuất thực tế -TK155:Thành phẩm -TK 156 :Hàng hoá +TK 1561:Gía mua hàng +TK1562:Chi phí mua hàng hoá -TK157:hàng giửi bán -TK 331 :phải trả người bán -TK511:doanh thu bán hàng. -TK 531: Hàng bán bị trả lại -TK 532: Giảm giá hàng bán -TK 632 : giá vốn hàng bán -TK911:xác định kết quả kinh doanh. 2.2.2.2-Trình tự hạch toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm tại tổng công ty rau quả việt nam. *Đặc điểm:
  64. Bất kì một doanh nghiệp sản xuất nào,dù đứng trên hình thái kinh tế xã hội nào cũng vậy, sản xuát ra sản phẩm là nhằm tiêu thụ và tiêu thụ nhanh đạt hiệu quả cao nhất, thực hiện tốt công tác tiêu thụ, quá trình tái sản xuất mới được tiến hành liên tục có thể được mở rộng,thực hiện tốt công tấc tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp mới có điều kiên trang trải, bù đắp chi phí, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.Ngược lại nếu công tác tiêu thụ kém sẽ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.sản phẩm không tiêu thụ được sẽ gây căng thẳng về mặt tài chính, quá trình tái sản xuất sẽ bị thu hẹp, ngừng trệ,vốn kinh doanh bị ứ đọng gây tình trạng rối loạn bế tắc dẫn đến nguy cơ phá sản. để đáp ưng tốt nhu cầu cua người tiêu dùng, tông công ty tổ chức tiêu thụ thành phẩm thteo những phương thức sau: +Bán buôn hàng qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: khi xuất kho hàng hoá giao cho bên mua kí nhậnđủ hàng hoá và đã thanh toán tiền mua hàng hoặc chấp nhận nợ: *Đối với hình thức tiêu thụ thu tiền ngay Căn cứ vào hoá đơn bán hàng và phiếu thu tiền mặt kế toán ghi vào bảng kê chi tiết doanh thu bán hàng và báo cáo bán hàng chi tiết Bút toán 1: Nợ TK 111,112: Tổng giá thanh toán của hàng bán đã thu bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Có TK 511(5111): Doanh thu bán hàng cha có thuế GTGT Có TK 33311 : Thuế GTGT phải nộp Bút toán 2: Trên cơ sở phiếu nhập kho, Hoá đơn mua hàng kế toán phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán Nợ TK 632: Tập hợp trị giá mua của hàng bán Có TK 156(1561): Trị giá mua thực tế hàng bán Và ghi vào Bảng kê số 1- ghi Nợ TK 111 và Bảng kê số 2- ghi Nợ TK 112 . *Đối với hình thức tiêu thụ theo hình thức
  65. +Căn cứ vào hoá đơn GTGT, Kế toán ghi báo cáo bán hàng chi tiết và bảng kê chi tiết doanh thu bán hàng, đồng thời mở thêm sổ chi tiết thanh toán với ngời mua TK131 theo định khoản sau: Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán Có TK 511(1): Doanh thu bán hàng trả ngay(không bao gồm thuếGTGT) Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra phải nộp + Đồng thời căn cứ vào phiếu nhập kho và hoá đơn GTGT kế toán phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán theo định khoản sau: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán CóTK1561: Tri giá mua hàng bán +Khi khách hàng thanh toán nợ , căn cứ vào phiếu thu tiền hoặc giấy báo có của ngân hàng , kế toán phản ánh vào sổ chi tiết thanh toán với ngời mua theo định khoản sau: Nợ TK 111 ,112: Số tiền khách hàng thanh toán Có TK 131: ghi giảm số phải thu ngời mua Và ghi vào Bảng kê số 1- ghi Nợ TK 111, và Bảng kê số 2 - ghi Nợ TK 112. +bán lẻ :công ty tổ chức một quầy bán lẻ ngay tại công ty , khách hàng nộp tiền và nhân viên bán lẻ sẽ viết hoá đơn gửi lại cho khách hàng lấy tại kho, công ty quản lý cửa hàng thông qua sổ sách cho nhân viên bán hàng lập. Kế toán phản ánh doanh thu và thuế GTGT theo đầu ra phải nộp của cửa hàng bán lẻ bằng bưt toán: Nợ TK 111:Tổng giá bán lẻ thu bằng tiền mặt. Có TK 511(5111):Doanh thu bán hàng Có TK 3331(33311):Thuế GTGT phải nộp +bán đại lý: Để có thể tiêu thụ khối lượng sản phẩm lớn, một trong các biện pháp công ty quan tâm là tăng cường bán hàng cho các đại lý. Để tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao, công ty đã cố gắng ngày cang nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tuyệt đối về
  66. công nghệ sinh học, xử lý nước thải, mọi thủ tục với khách hàng cần phải được giải quyết nhanh chóng thuận lợi. Hạch toán tại bên giao đại lý: Khi xuất kho hàng hoá chuyển giao cho bên nhận đại lý ghi: Nợ TK157:trị giá mua thực tế của hàng giao cho bên đại lý. Cố TK156:Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho. Khi hàng đại lý được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi các bút toán sau: Bút toán1: Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng đã tiêu thụ. Nợ TK 632: Tập hợp giá vốn hàng bán Có TK157: Kết chuyển trị giá mua thực tế của hàng kí gửi, đại lý đã bán được. Bút toán 2 : Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đại lý đã bán phải thu ở các cơ sở đạilý, ký gửi cùng với doanh thu tiêu thụ về thuế GTGT: Nợ TK 131:Số tiền hàng tiêu thụ phải thu ở cơ sở đại lý,ký gửi. Có TK511(5111):Doanh thu bán hàng đại lý ,kí gửi Có TK3331(33311):thuế GTGT phải nộp. Bút toán 3: Phản ánh số hoa hồng về kí gửi ,đại lý. Nợ TK 641: Hoa hồng kí gửi, đại lý tính vào chi phí bán hàng. Có TK131: Hoa hồng đại lý trừ vào số phải thuở cơ sở đại lý , kí gửi. *Hạch toán tại bên nhận bán hàng ký gửi, đại lý. Khi nhận hàng do bên đị lý chuyển đến, kế toán ghi nhận trị giá hàng đã nhận theo tổng giá thanh toán bằng bút toán: Nợ TK 003:tổng giá thanh toán của hàng nhận bán. Khi hàng nhận đại lý đã bán được theo giá quy định, kế toán ghi các bút toán sau: Bút toán 1: Phản ánh tổng số tiền đại lý phải trả cho bên giao đại lý: Nợ TK liên quan(111,112,131): tổng giá thanh toán của hàng nhận đại lý,kí gửi đã bán.
  67. Có TK 331 (chi tiết chủ hàng ):số tiền phải trả bên giai đại lý, kí gửi đã bán. Đồng thời ghi: Có TK 003: trị giá thanh toán của hàng đã bán được. Bút toán 2: phản ánh hoa hồng đại lý được hưởng trừ vào số nợ phải trả chủ hàng. Nợ TK331(chi tiết chủ hàng ):ghi giảm số tiền phải trả chủ hàng. Có TK 511:hoa hồng đại lý được hưởn 2.2.2.3-Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. Các khoản giảm giá hàng bán được phản ánh vào Tk532.do việc chấp thuân giảm giá ngoài hoá đơn ,tức là sau khi có hoá đơn bán hàng. không phản ánh vào tài khoan này số giảm gía được ghi trên hoá đơn bán hàng và đã được trừ và tổng trị giá bán ghi trên hoá đơn. Trong kì hạch toán. khoản giảm giá hàng phát sinh thực tế dược phản ánh vào bên nợ TK532- giảm giá hàng bán. cuối kì kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán vào tài khoản doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần hoạt động trong kỳ. Mặt khác khoản tiền thuế nộp vào ngân sách được khấu trừ vào doanh thu về bán sản phẩm. TK133:thuế GTGT được khấu trừ. Các TK thanh toán:TK111,112,133,131,3331. Kế toán ghi: Nợ TK 532 : Tập hợp khoản giảm giá hàng bán Nợ TK 3331 (1): Thuế GTGT đợc khấu trừ tương ứng Có TK 111, 112 : Tổng số giảm giá đã thanh toán Có TK 1.3 : Ghi giảm khoản phải thu ngời mua +Đồng thời căn cứ vào phiếu nhập kho hàng hoá kế toán phản ánh giảm giá vốn hàng xuất bán trên sổ chi tiết TK 632 và ghi tăng vật t, hàng hoá trên sổ chi tiết vật t , hàng hóa khi nhập kho hàng bán bị trả lại theo định khoản :
  68. Nợ TK 156 : Giá thực tế của hàng bị trả lại Có TK 632 : Ghi giảm giá vốn hàng bán *Kế toán thuế TTĐB: Sản phẩm của công ty đó là sản phẩm đóng hộp và đây là mặt hàng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 28%. Cơ sở tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế, số lượng thành phẩm tiêu thụ và thuế suất. Trong đó: Doanh số bán Gía tính thuế thị trường ĐB = 1 + thuế suất Thuế TTĐB phải nộp =Gia tính thuế * Thuế suất Tổng công ty rau quả sử dụng TK3332- Thuế TTĐB phải nộp để hạch toán thuế. Biểu 9: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do -Hạnh phúc TỜ KHAI TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Tên cơ sở: Tổng công ty rau quả Địa chỉ : Số 2 Phạm Ngọc Thạch- Đống Đa -Hà Nội. STT Tên hàng Số lượng Doanh số Giá tính Thuế Số thuế
  69. hoá dịch vụ bán thuế TTĐB suất % TTĐB phải nộp A B 1 2 3 4 5 1 Qủa hộp 204.570,5 756.910.850 504.607.233 50 252.303.616 2 Quả 12.500 43.750.000 29.166.666 50 14.583.333 Cộng 800.660.850 533773899 266.886.949 *Số thuế TTĐB được khấu trừ(nếu có). *Số thuế TTĐB kỳ trước chuyển qua. +Nộp thừa: +Nộp thiếu: *Số thuế TTĐB phải nộp kỳ này : (bằng chữ: một trăm bốn chín triệu, bốn trăm bẩy mươi nghìn, hai trăm tám hai, bốn tám đồng). Ngày 31 tháng 3 năm 200 . Nơi nhận tờ khai: -Cơ quan thuế -Địa chỉ Ngay cơ quan thuế nhận tờ khai Người nhận: Mặt khác doanh thu bán hàng của công ty ,kế toán tiêu thụ thành phẩm hàng ngày vào sổ chi tiết của tài khoản 511 cuối tháng vào sổ cái của tài khoản 511 để phản ánh tình hình tiêu thụ trong cả thán Biêu 11: SỔ CÁI TK 511 Tên tài khoản :Doanh thu bán hàng
  70. SD đầu tháng (dư có ):0 stt TK đối Tên TK đối ứng PS Nợ PS Có ứng 1 131 Phải thu của khách hàng 15.491.416.107 2 531 Hàng bán bị trả lại 2.973.850 3 3332 Thuế TTĐB phải nộp 266.886.949 4 911 Xác định kết quả kinh doanh 541.414.009 Phát sinh trong tháng 571.076.553 571.076.553 2.2.3-Kế toán chi phí bán hàng. Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ,hàng hoá,các chi phí bán hàng cần thiết phải phân loại tổng hợp theo đúng nội dung quy định.cuối kì kế toán kết chuyển chiphí bán hàng để xác định kết quả tiêu thụ.và nó được mở trên TK641. Tài khoản sử dụng 641 và có các TK cấp 2 TK 641 gồm có các tài khoản cấp 2 sau: -TK6411- chi phí nhân viên. -TK6412-chi phí vật liệu bao bì. -TK6413-chi phí DC,đồ dùng. -TK6414-chi phí khấu hoa TSCĐ. -TK6415-chi phí bảo hành. -TK6417-chi phí dich vụ mua ngoài. -TK6418-chi phí bằng tiền khác. Mặt khác hàng ngày , căn cứ vào các Hoá đơn , các chứng từ gốc như: Hóa đơn mua hàng , phiếu chi , Giấy báo nợ của ngân hàng , phiếu xuất kho công cụ , dụng cụ kế toán phản ánh chi phí bán hàng phát sinh
  71. Nợ TK 641 ( chi tiết ) Có TK Liên quan. 2.4- Kế toán chi phí quản ký doanh nghiệp. Là các chi phí cho việc quản lý kinh doanh,quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động toàn công ty.và nó được mở trên TK642. *Tài khoản sử dụng: TK642-”chi phí quản lý doanh nghiệp” để tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Kết cấu của TK642: TK 642 gồm các TK cấp 2 sau: -TK6421-chi phí nhân viên quan lý. -TK6422-chi phí vật liệu quản lí. -TK6423-chi phí đồ dung văn phòng -TK6424-chi phí khấu hao TSCĐ -TK6425-thuế, phí và lệ phí. -TK6426-chi phí dự phòng -TK6427-chi phí dịch vụ mua ngoài -TK6428-chi phí bằng tiền khác. Thực chất kế toán CPBH và CPQLDN ở tổng công ty không mở các TK 641-Chi phí bán hàng và TK642-Chi phí quan lý doanh nghiệp.Các CPBH Và CPQLDN phát sainh được theo dõi các sổ chi tiết TK 627 Sổ chi tiết TK 627(627 bh):phản ánh các khoản CPBH,CPQLDN như công tác phí chi mua văn phòng phẩm . Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ chi tiết TK627 liên quan. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết TK 627 để ghi vào sổ cái TK 627 Trích số liệu tháng 7/20
  72. Biểu 10: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 Tư ngày 1/7 đến ngày 31/7/2004 Tên TK:chi phí sản xuất chung Dư đầu tháng (có):0 stt Đối Tên TK sử dụng PS nợ PS có ứng 1 155 Thành phẩm 893.503 2 111 Tiền mặt 10.254.100 3 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 224.224.540 4 111 Tiền mặt 64.494.122 5 112 Tiền gửi ngân hàng 38.907.104 6 142 Chi phí trả trước 20.000.000 7 153 Công cụ, dụng cụ 3.683.000 8 214 Hao mòn TSCĐ 100.000.000 9 338 Phải trả nộp khác 6500.000 Ps trong tháng 234.478.640 234.478.640 2.2.5 -Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Để xác định kết quả tiêu thụ, kế toán tính toán, tổng hợp số liệu, từ các sổ tiểu khoản chi tiểt mở riêng cho từng loại thành phẩm lập bảng tổng tiêu thụ thành phẩm. 1.Căn cứ vào phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng kế toán ghi Nợ TK632: 523.642.111 Có TK 155: 523.642.111 2.Kết chuyển gía vốn hàng bán vào TK911 để xác định kết quả kinh doanh.
  73. Nợ TK911: 523.642.111 Có TK632: 523.642.111 3.Các khoản giảm doanh thu: Nợ TK511: 269.860.799 Có TK 3332: 266.886.949 Có TK 531: 2.973.850 4.kết chuyển doanh thu thuần: Doanh thu thuần = tổng doanh thu - thuế TTĐB – hàng bán bị trả lại =(756.910.850 +43.750.000) - 266.886.949- 2.973.850 =530.800.051 Nợ TK 511: 530.800.051 Có TK911: 530.800.051 Kết chuyển thu nhập từ hoạt động tài chính Nợ TK 711: 181.457 Có TK 911: 181.457 Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính Nợ TK 911: 6.021.400 Có TK 811 : 6.021.400 Xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911: 11.932.855 Có TK 421: 11.932.855 KQKD = Doanh thu thuần -giá vồn hàng bán -CP hoạt động tài chính +thu nhập hoạt động tài chính. =530.800.051 - 523.642.111 - 6.021.400 +181.457 =1.317.997 việc xác định kết quả kinh doanh được kế toán ghi vào sổ cái TK 911-Xác định kết quả kinh doanh.
  74. Biểu 11: SỔ CÁI TK 911 Tên TK:Xác định kết quả kinh doanh SD có :0 TT TK đối Tên TK đối ứng PS Nợ PS Có ứng 1 511 Doanh thu thuần 530.800.051 2 711 Thu nhập từ hoạt động tài chính 181.457 3 632 Giá vốn hàng bán 523.642.111 4 811 Chi phí hoạt động tài chính 6.021.400 5 421 Thu nhập chưa phân phối 1.317.997 Phát sinh trong kì 530.981.508 530.981.508 Dư có cuối kì: 0 Để phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh kê roán lập “báo cáo kết quả hoạt độnh kinh doanh”.
  75. Biểu 12: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị : TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM. Chỉ tiêu Mã số Tháng 7/2004 Doanh thu 01 800.660.850 Các khoản giảm trừ 03 269.860.799 +Giảm giá hàng bán 04 +Hàng bán bị trả lại 05 2.973.850 +Thuế phải nộp NSNN 06 266.886.949 1 .Doanh thu thuần (01-03) 10 530.800.051 2.Gía vồn hàng bán 11 523.642.111 3.lợi nhuận gộp (10-11) 20 7.157.940 4.Chi phí bán hàng 21 5.Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt độngkinh 30 7.157.940 doanh 20-(21+22) -Thu nhập từ hoạt động. 31 181.457 -Chi phí hoạt động tài chính. 32 6.021.400 7.Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 40 5.839.943 (31-32) -Các khoản thu nhập bất thường 41 CP HOạT Đẫg bất thường 42 8.Lợi nhuận bất thường(41-42) 50
  76. 9.Lợi nhuận trước thuế (30+40+50) 60 1.317.997 Phần III: Một số kiến nghị kế toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại tổng công ty rau quả việt nam. 3.1 -Nhận xét đánh giá về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại tổng công ty rau quả việt nam. Tuy tổng công ty hoạt động trong nhiều năm kinh nghiệm phải đối mặt với rất nhiều khó khăn,đòi hỏi ban lãnh đạo của tổng công ty phải linh hoạt đưa nhiều biện pháp kinh tế có hiệu quả nhằm khắc phục mọi khó khăn hiện tại hoà nhập với guồng quay của kinh tế thị trường.Mặt khác tổng công ty cần phải quan tâm nghiên cứu tìm hiểu thị trường và khách hàng trên cơ sở đó thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó tổng công ty tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế sản xuất,không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, nhằm khắc phục những khó khăn.Trước mắt đơn vị đã quan tâm đến trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên.tạo cho họ niềm tin với công ty cùng nhau khắc phục khó khăn,tìm ra giải pháp tốt nhất để giúp công ty đứng vững và dần dần phát triển. Hệ thống quản lý ở tổng công ty nói chung và bộ phận kế toán nói riêng không ngừng được củng cố và hoàn thiện, thực sự trở thành công cụ đắc lực trong công tác quản lý và hạch toán của tổng công ty.Trong sự cố gắng cũng như những thành tích
  77. chung đó, không thể không kể đến sự phấn đấu và kết quả đạt được của công tác thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Như chúng ta đã biết thành phẩm của tổng công ty là rau quả phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng,do vậy việc quản lý thành phẩm tránh hư, hỏng.đảm bảo tiêu thụ nhanh kịp thời là vấn đề quan trọng được công ty đặc biệt quan tâm. Mặt khác,trong công tác tổ chức kế toán, , việc hạch định thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm được tiến hành thường xuyên đã tạo điều kiên để tổng công ty nắm bắt được chính xác nhu cầu thị trường ,từ đó tiến hành sản xuất kinh doanh một cách chủ động.qua tình hình thực tế tại tổng công ty cho thấy việc tổ chức hạch toán thành phẩm,tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ đã đáp ứng được nhu cầu đặt ra, cụ thể là: +Về hạch toán thành phẩm:đã phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế diễn ra có liên quan đến khâu công tác kế toán này, mọi hoạt động nhập xuất kho thành phẩm đều được phản ánh đầy đủ trên sổ sách,chứng từ kế toán theo các quy định của tổng công ty cũng như chế độ kế toán chi tiết tổng hợp,các mối liên hệ giữa sổ sách kế hoạch.Đồng thời phản ánh kịp thời các hoạt động kinh tế diễn ra qua đó theo dõi được chi tiết tình hình sản xuất kinh doanh phát sinh hàng ngày,bên cạnh đó phản ánh đôi nét tình hình tiêu thụ của tổng công ty với từng khách hàng,từng mặt hàng về số lượng và chất lượng,từ đó có kế hoạch, hoạch định các biện pháp phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. +Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm:đây là nội dung quan trọng trong công tác kế toán của công ty.do đặc điểm sản xuất kinh doanh của tổng công ty chủ yếu la sản phẩm đóng hộp nên Việc tiêu thụ gặp ít khó khăn.Mặt khác trong công tác kế toán đã đảm bảo tiết kiệm thời gian lao động giảm bớt thời gian cho công tác hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp nhờ được trang bị máy vi tính với trương trình kế toán khoa học chính xác. -Phòng kế toán của tổng công ty đã được trang bị kĩ thuật hiện đại,tổ chức bộ máy gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu công việc của chuyên môn từng người.
  78. 3.2-Một số kiến nghị hoàn thiện về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ . Trong thời gian thực tập tại tổng công ty với góc độ là một sinh viên sau khi đã lắm bắt và tìm hiểu thực tế. Đối chiếu với lý luận đã được học, nghiên cứu tại trường, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm của tổng công ty, Làm cho kế toán thực sự trở thành cung cụ quản lý hiệ quả nhất.Em xin đề ra những phương hướng sau: - Chăm lo đời sống sức khoẻ cho cán bộ CNV sản xuất, hơn nữa đào tạo công nhân cho phù hợp với dây truyền sản xuất. Ngoài ra các phân xưởng cần nâng cao hệ thống quạt gió. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho người sản xuất, có những chính sách đói ngộ với những lao động trong môi trường độc hại. - Với bộ phận văn phũng: Cỏc phũng ban cần bố trớ cho hợp lý nhằm thuận tiện cho quản lý. - Với bộ phận sản xuất: Công ty phải có nội quy nghiêm ngặt về vệ sinh môi trường, cũng như đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trỡnh sản xuất. Nói tóm lại,với xu hướng trên nước ta phải thận trọng trong việc sử dụng các sản phẩm hoá chất để bón cho cây ăn quả và rau. Chất lượng cao của sản phẩm cây ăn quả xuất khẩu phụ thuộc vào khâu sản xuất chế sinh học nông nghiệp,sau đó đến khâu sau thu hoạch. Điều này đòi hỏi việt nam phải phấn đấu nâng cao chất lượng rau quả xuất khẩu một cách đồng bộ ở tất cả các khâu từ sản xuất nông nghiệp,sản xuất công nghiệp,vận chuyển và công tác marketing.
  79. Kết Luận: Kế toán thành phẩm-tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả là một trong những phần hành rất quan trọng trong công tác quản lý hạch toán ở các doanh nghiệp sản xuất.hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng đắn là biện pháp tích cực và có hiệu quả nhất ,góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tuần hoan vốn, xác định kết quả kinh doanh. Qua thời gian thực tập tại tổng công ty rau quả việt nam.em nhận thấy xí nghiệp đã tổ chức, sắp xếp và dần đưa công tác kế toán kế toán thành phẩm-tiêu thụ đi vào nề nếp, góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Tuy nhiên,để công tác kế toán nói chung và công tác kế toán thành phẩm và tiêu thu thành phẩm nói riêng thật sự trở thành công cụ quản lý kinh tế đắc lực đòi hỏi xí nghiệp phải tìm ra những giải pháp hữu nghiệm nhằm tổ chức công tác kế toán toàn diện hơn. Do thời gian thực tập ở trường có hạn nên không tránh khỏi những thiếu xót,em rất mong được sự giúp đỡ ,góp ý của thầy cô giáo cùng cán bộ phòng kế toán tại tổng công ty rau qau việt nam để bài viết của em hoàn thiện hơn. Cuối cùng.Một lần nữa em xin chân thàng cảm ơn Ths- Đinh Thế Hùng cùng các thầy cô trong bộ môn kế toán-Trường Đại Học -Kinh Tế Quốc Dân.Xin chân thành cảm ơn
  80. ban lãnh đạo của tổng công ty ,các anh chị trong phòng kế toán của tổng công ty rau quả việt nam đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Hà nội,ngày 5 thàng 6 năm2005. Sinh viên: Lương Thị Thanh Hường. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
  81. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Phần I: Lí luận chung về thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp. 3 1.1 -Lí luận chung về thành phẩm. 3 1.1.1 -Đặc điểm của thành phẩm 3 1.1.2 -Tính giá thành 5 1.1.3 -Kế toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên 8 1.1.4 -Kế toán thành phẩm theo phương pháp kiểm kê đinh kì. 10 1.2-Lý luận chung về tiêu thụ thành phẩm 11 1.2.1-Khái niệm tiêu thụ thành phẩm và tầm quan trong của hoạt động tiêu thụ hành phẩm trong nền kinh tế thị trường. 11 1.2.1.1-Khái niệm tiệu thụ thành phẩm. 11 1.2.1.2 -Tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ thành phẩm. 12 1.2.2.- Mục đích, ý nghĩa. 13 1.2.3-Các phương thức tiêu thụ thành phẩm. 14 1.2.3.1-Phương thức bán buôn. 14 1.2.3.2- Phương thức bán lẻ: 15 1.2.3.3- Phương thức bán hàng trả góp. 16 1.2.3.4- Phương thức bán hàng thông qua đại lý 17 1.2.3.5- Phương thức bán hàng theo hợp đồng thương mại. 17 1.2.3.6- Phương thức bán hàng theo hình thức hàng đổi hàng. 17 1.2.4- Các phương thức thanh toán 17 1.2.4.1 -Thanh toán bằng tiền 17 1.2.4.2- Thanh toán không dùng tiền mặt 17
  82. 1.3-Hạch toán nghiệp vụ xác định kết quả tiêu thụ 18 1.3.1-Giá vốn hàng bán 18 1.3.1.1-Trị giá vốn hàng xuất kho để bán 18 1.3.1.2-Kế toán chi phí bán hàng. 21 1.3.1.3-Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 23 1.3.2 -Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu 26 1.4-Hình thức kế toán sử dụng 34 Phần II:Thực trạng kế toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại tổng công ty rau quả việt nam. 40 2.1 -Khái quá chung về tổng công ty rau quả việt nam. 40 2.1.1 -Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty rau quả việt nam. 40 2.1.2-Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của tổng công ty rau quả việt nam. 42 2.1.3 -Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại tổng công ty rau quả việt nam. 51 2.2 -Thực trạng kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại tổng công ty rau quả việt nam. 52 2.2.1-Các chính sách của đơn vị. 52 2.2.1.1-Các hình thức bán hàng tại tổng công ty rau quả việt nam. 52 2.2.1.2 -Chính sách giá cả. 53 2.2.1.3-Phương pháp tính giá vốn bán thông thường 54 2.2.1.4-Trình tự ghi sổ kế toán. 60 2.2.2-Hạch toán kế toán tiêu thụ tại tổng công ty rau quả việt nam. 62 2.2.2.1-Tài khoản sử dụng. 63 2.2.2.2-Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. 67 2.2.3-Kế toán chi phí bán hàng. 70 2.2.4- Kế toán chi phí quản ký doanh nghiệp. 71 2.2.5 -Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. 72