DRD và thực hành công tác xã hội

pdf 6 trang hapham 2050
Bạn đang xem tài liệu "DRD và thực hành công tác xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdrd_va_thuc_hanh_cong_tac_xa_hoi.pdf

Nội dung text: DRD và thực hành công tác xã hội

  1. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" DRD Và Thực hành công tác xã hội Tác giả: Christiane Merz, Cố vân công tác xã hội của DRD và VSO Và Lưu Thị Ánh Loan, Điều phối viên mạng lưới của DRD Huấn luyện Thực hành Công tác đào tạo và thực tiễn công tác xã hội: sơ lược về một sự hợp tác đầy triển vọng Cử nhân Công tác xã hội là một chương trình ứng dụng chính quy để chuẩn bị cho sinh viên có kỹ năng và đạo đức cao trong chuyên môn làm việc trong những bối cảnh nhân văn phức tạp và đa dạng. Trong suốt 4 năm học của mình, các sinh viên Công tác xã hội tiếp thu nhiều kiến thức hàn lâm, từ chuyên môn phát triển tâm lý đến phương pháp làm việc theo nhóm và pháp lý. Trước khi tốt nghiệp, các bạn rất cần được áp dụng kiến thức nầy, thực hành các kỹ năng Công tác xã hội, hội nhập các giá trị của Công tác xã hội vào các tình huống của đời thực, trong một tổ chức, cơ quan /chăm sóc xã hội dưới sự giám sát và hướng dẫn của những người đang hành nghề có kinh nghiệm. Đó là lý do các chương trình công tác xã hội đang ngày càng đặt ưu tiên hàng đầu cho việc tạo môi trường và cơ hội cho các em sinh viên thực tập tại các tổ chức xã hội có cung cấp các dịch vụ cho những đối tượng dễ tổn thương nhất trong xã hội và cho chính các sinh viên. Trong bài viết nầy, trước nhất chúng tôi đưa ra các đề xuất phản ảnh một số nguyên nhân vì sao đầu tư cho việc thực tập là thiết yếu cho việc tạo ra một lực lượng nhân viên Công tác xã hội có khả năng và làm việc hiệu quả. Tiếp đó, chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào một ví dụ về mối quan hệ đối tác và hợp tác cụ thể trong thực hành học tập và giảng dạy, giữa chương trình Công tác xã hội của Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, và chương trình Khuyết tật và Phát triển (DRD), một tổ chức làm việc chuyên về lãnh vực khuyết tật. Thực tập là phần không thể thiếu của Cử Nhân Công tác xã hội Công tác xã hội bắt buộc phải có là điều tiên quyết đối với bất kỳ xã hội nào có cam kết về công bằng xã hội, mong muốn cải thiện cuộc sống con người, phẩm giá và giá trị của từng cá nhân, theo đuổi sự bình đẳng về cơ hội, và tiếp cận nguồn lực xã hội cho tất cả các thành viên trong đó. Nhân viên Công tác xã hội đạt chuẩn sẽ phải đối diện với nhiều thử thách khi họ “nhằm vào việc trợ giúp người dân kiểm soát và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình bằng việc giảm thiểu và ngăn ngừa những bất hạnh và khó khăn của trẻ em , người lớn, gia đình và các nhóm” (IFSW). Sự can thiệp vào cuộc sống của những người mà các cơ hội trong cuộc đời của họ bị ảnh hưởng xấu từ sự nghèo khó, bệnh tật, sức khỏe, phân biệt đối xử hay khuyết tật sẽ được xây dựng gắn kết với mối quan hệ gần gũi và tin cậy với các đối tượng được phục vụ rất đa dạng và những nhà chuyên môn khác trong khuôn khổ pháp quy định, cả trong phạm vi tự nguyện và riêng tư. Để được trang bị đầy đủ cho trách nhiệm và vai trò chuyên môn của mình, các sinh viên CTXH cần nhiều cơ hội thực hành để nâng cao mức độ tham gia và can thiệp vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực tập và hướng dẫn học tập bằng thực nghiệm cho các em những kinh nghiệm rất cụ thể và cần thiết. Đại học Đồng Tháp 89
  2. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" Tất cả các Trường đào tạo CTXH đều xem việc thâm nhập vào thực tế là dấu mốc quan trọng trong quá trình đào tạo, cho phép sinh viên liên hệ giữa lý thuyết hàn lâm, và thực tế cá nhân hay cộng đồng. Mặc dù các mô hình thực hành có khác nhau giữa các quốc gia (về cấu trúc, thời gian và hệ thống đánh giá và giám sát), nhưng tất cả đều nhắm đến trang bị cho sinh viên những kỹ năng tổng quát, kiến thức nền tảng, và để trắc nghiệm giá trị nghề nghiệp của các em. Quan điểm nầy, phương pháp thực tập tại các cơ sở dịch vụ xã hội trong nhiều lãnh vực khác nhau, giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế xã hội và tình huống cá nhân đa dạng, giúp các em thực tập những vai trò là những nhà công tác xã hội, những người hoạch định chính sách, nhà quản lý các dịch vụ hay các nhà nghiên cứu trong tương lai. Như các thành viên của một cơ quan hay một dự án phát triển cộng đồng, các sinh viên sẽ được tham gia vào trong tổ chức có chức năng và loại hình cung cấp dịch vụ đa dạng , ví dụ đánh giá nhu cầu cá nhân hay các buổi tư vấn cho cá nhân và gia đình, làm việc theo nhóm hay khu dân cư. Trong điều kiện lý tưởng, những hoạt động này được hướng dẫn và thực hiện một cách an toàn với người giám sát có chuyên môn phối hợp cùng giáo viên hướng dẫn. Trách nhiệm tìm và giàn xếp những cơ hội thực hành có chất lượng phụ thuộc vào ban giảng huấn của chương trình đào tạo. Rất khó cho đa số các chương trình xác định được các cơ quan thực tập nào có thể có một kinh nghiệm làm việc chuyên biệt với một nhóm khách hàng chuyên biệt, cho phép các sinh viên thực hành lần cuối để mở rộng cơ sở thức kiến thức và kỹ năng. Các chương trình công tác xã hội cũng có trách nhiệm chuẩn bị cho các giáo viên/giám sát viên thực tập các công cụ thích hợp trong việc phát triển hệ thống đánh giá và lượng giá thực hành chuyên môn và thái độ của sinh viên. Tóm lại, các sinh viên, giảng viên đại học và các thành viên của các tổ chức xã hội, đều là những nhân tố quan trọng đảm bảo rằng kinh nghiệm thực tập thực sự tăng năng lực cho sinh viên và quyết định chất lượng đào tạo nhân viên CTXH, được đánh giá là những đầu vào đào tạo. Chỉ khi đó các nhân viên CTXH mới có thể tham gia và đem lại những dịch vụ xã hội có hiệu quả với nhiều tối tượng khách hàng đa dạng, với tinh thần tôn trọng, hòa nhập và chấp nhận những khác biệt. Một ví dụ của sự hợp tác trong thực tế giảng dạy của DRD và Chương trình Công tác xã hội của Trường Đại học Mở. Chương trình Khuyết tật và Phát triển (DRD) là một tổ chức của người khuyết tật thành lập từ 2005 và trực thuộc Khoa Xã hội học, Trường đại học Mở TP.HCM. Sự phân cấp nầy đã nhanh chóng phát triển thành một sự hợp tác hiệu quả, đặc biệt trong tập huấn CTXH. Đi đầu trong sự hợp tác nầy, người sáng lập và là Giám đốc của DRD đã nhận ra sự quan trọng và cần thiết trong việc đào tạo sinh viên CTXH về lĩnh vực khuyết tật, trang bị cho họ những hiểu biết đúng đắn về những rào cản thuộc về môi trường, xã hội, cấu trúc xã hội đối với cuộc sống của người khuyết tật nhằm giúp sinh viên có cơ hội thực tập và phát triển kỹ năng chuyên môn dưới sự hướng dẫn của các nhân viên kinh nghiệm. Kết quả là các nhân viên của DRD đã đi đầu trong việc phát triển và dạy khóa “CTXH với người khuyết tật” cho Chương trình CTXH của Trường Đại học Mở. Thêm vào đó các sinh viên CTXH cũng rất thích thú được làm việc với người khuyết tật, gia đình và các tổ chức của người khuyết tật, là phần thực tập cuối mà họ có thể làm trước khi tốt nghiệp tại DRD Đại học Đồng Tháp 90
  3. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" Điều gì làm cho DRD trở thành một môi trường học tập hiệu quả cho sinh viên CTXH? Những nhận xét sau đây dựa vào sự quan sát trực tiếp của người viết cũng như kinh nghiệm làm việc tại DRD và các phản hồi, khen ngợi từ các sinh viên. 1. Sứ mệnh, giá trị và mục tiêu của DRD liên quan gần gũi với các họat động CTXH sau: Nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực của cá nhân, hội nhóm và thay đổi nhận thức xã hội về giá trị nhân phẩm của mỗi con người là mục đích trọng tâm trong các họat động của DRD. Sứ mệnh của DRD là thúc đẩy sự tham gia đầy đủ mọi lĩnh vực trong xã hội và bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội cho người khuyết tật trong học tập, sức khỏe, việc làm, giải trí. Tầm nhìn nầy bao gồm cả xã hội cùng nhìn vào một giá trị vững chắc mang tính căn bản: Người khuyết tật có các quyền như tất cả các công dân khác để sống một cuộc sống đầy đủ và giá trị; họ phải được ở trong những vị thế tốt nhất để quyết định mục đích sống và nhu cầu của chính họ; nếu được trao những các cơ hội bình đẳng và sự hỗ trợ thích hợp, NKT là những người xây dựng cộng đồng hiệu quả. Vì thế, mọi họat động của DRD nhằm nâng cao nhận thức sự bình đẳng về khuyết tật của xã hội và của chính người khuyết tật và để xây dựng năng lực cho người khuyết tật và các tổ chức NKT. 2. Các hoạt động của DRD được định hướng từ quan điểm nâng cao năng lực và dựa vào quyền con người, cũng là trọng tâm của CTXH hiện nay. Vận động xã hội, nâng cao nhận thức và họat động xã hội cho việc tăng sức mạnh cho NKT và cộng đồng NKT là mảng họat động lớn nhất của DRD. Trong mỗi lĩnh vực, như Chương trình hỗ trợ và tư vấn việc làm, CLB Khiếm thính, hoặc Chương trình học bổng Người bạn đồng hành, NKT được tham dự với tư cách là vai trò chính và là người quyết định trong việc nâng cao các mục tiêu của chính họ chứ không đơn giản chỉ là người hưởng các dịch vụ. Các nhân viên thành viên của DRD đang chú trọng vào khả năng và sở trường của NKT bất kể khi nào họ tham gia giải quyết vấn đề. Cung cấp thông tin cần thiết và đúng nhu cầu , hỗ trợ và đào tạo cho NKT, sao cho NKT có thể quyết định chọn lựa cho chính họ và thực hành quyền công dân của họ đầy đủ, là những nỗ lực của đội ngũ nhân viên DRD. 3. Công việc của DRD mở rộng phạm vi của một lĩnh vực họat động chuyên biệt. Đặc điểm nầy có nghĩa là các sinh viên CTXH với giáo dục hàn lâm tổng thể có khả năng phát triển, áp dụng hoặc chuyển giao hơn nữa các kiến thức, kỹ năng họ đã học ở đại học, phục vụ ở các vị trí chuyên môn đa dạng trong một lĩnh vực rất đặc biệt của CTXH. Các trách nhiệm của DRD mở rộng ra lãnh vực truyền thông, phát triển chính sách, mạng lưới với các tổ chức phi chính phủ quốc tế, quốc gia, địa phương liên quan đến NKT, và các họat động ngoài tỉnh trong toàn miền Nam Việt Nam để phát huy sức mạnh của các tổ chức NKT. Các họat động nầy cho phép các sinh viên CTXH học và thực hành trong điều kiện chính thống ở mọi cấp độ xã hội, thông qua phát triển cộng đồng, làm việc nhóm, hoặc trọng tâm vào một cá nhân, trong đánh giá nhu cầu và lập kế họach cá nhân để cung cấp dịch vụ. 4. Các thân chủ của DRD thuộc nhiều tầng lớp khác nhau: Là một tổ chức của NKT và phục vụ cho NKT, DRD tham gia cùng với các cá nhân và hội nhóm với nhiều kinh nghiệm Đại học Đồng Tháp 91
  4. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" khác nhau về khuyết tật, không chỉ dưới dạng khiếm khuyết (các khiếm khuyết về thể chất, giác quan, chậm phát triển, tình cảm) mà cả những khác biệt về xã hội và địa lý. Mỗi cá nhân hoặc nhóm đã diễn tả mối quan tâm, những thách thức, tham vọng, và khả năng riêng của họ. Có thể thấy kinh nghiệm sống trong xã hội đã ảnh hưởng đến họ rất khác nhau, tuy thế xã hôi đó vẫn chưa nhận ra và chấp nhận họ như những thành viên có giá trị. Vì thế các sinh viên có cơ hội biết về các khuyết tật khác nhau trong khi vẫn nhận ra các hòan cảnh riêng biệt của từng trường hợp và vì vậy những ứng xử của họ trong mỗi hoàn cảnh là duy nhất. . Tôn trọng sự khác biệt và khuyến khích sự chọn lựa của cá nhân là giá trị mà CTXH được xem là quan trọng và cần được đặt trọng tâm trong mỗi trường hợp. Khả năng thực hành hiệu quả và thái độ thấu cảm, của sinh viên có thể thấy rõ qua sự cam kết, và được quan sát, phản ảnh, đánh giá bởi các nhân viên có kinh nghiệm. 5. Tập thể nhân viên DRD có nhiều kinh nghiệm cá nhân lẫn chuyên môn về lĩnh vực khuyết tật: nhiệt tình, và có tinh thần trách nhiệm cao huớng đến mục tiêu thúc đẩy một xã hội đại đồng hơn. Họ có thể chia sẻ cùng sinh viên về khung pháp lý cơ bản, về những nguồn lực sẵn có và những mạng lưới hữu ích. Không ai có thể tự đáp ứng những yêu cầu nghề nghiệp trong một môi trường chuyên biệt như vậy tốt hơn chính họ. Họ là những người tiêu biểu phản ánh những vấn đề nhạy cảm của NKT và tâm huyết với những vấn đề của khuyết tật. Họ có năng lực và kinh nghiệm để trả lời những thắc mắc, những băn khoăn của sinh viên. Nhờ đội ngũ giàu kinh nghiệm, các nguồn lực tri thức phong phú và nhờ triết lý học tập thoáng, DRD đang trở thành một môi truờng học tập tốt dành cho nhiều chuyên gia và cả những người hoạt động trong các lĩnh vực khác. Các sinh viên ngành công tác xã hội đuợc lợi rất nhiều từ một tổ chức đang ngày một hoàn thiện và phát triển mở rộng như thế. 6. DRD có một thư viện tập hợp nhiều đầu sách nhất miền Nam về lĩnh vực khuyết tật. Hơn 4 năm qua, DRD đã tích lũy một luợng đáng kể các tư liệu, sách chuyên ngành, tài liệu tập huấn và băng đĩa tạo thành nguồn tri thức, tài liệu tham khảo phong phú cho những người đang công tác trong lĩnh vực khuyết tật: thực tập sinh, nhà làm luật hay các nhà nghiên cứu. Thêm vào đó, một thư viện điện tử dễ tiếp cận và trang web không ngừng đuợc cải thiện dần cho phép NKT và cộng đồng nói chung tiếp cận thông tin và kết nối, trao đổi ý kiến, kinh nghiệm cho nhau. Những nguồn tài nguyên sẵn có như thế, có cả tiếng Anh và tiếng Việt , chính là nguồn tài liệu vô giá cho các sinh viên ngành công tác xã hội chuẩn bị làm luận văn cuối khóa, làm nghiên cứu nhỏ về phân tầng xã hội hay chỉ đơn giản là muốn mở rộng nền tảng tri thức. Tất cả các yếu tố nêu trên hội tụ ở DRD không chỉ để phục vụ và nâng cao năng lực cho NKT mà còn đưa đến vai trò tiến hành các khóa đào tạo cho các sinh viên ngành CTXH quan tâm đến lĩnh vực khuyết tật. Sự cộng tác trong việc tiến hành các khóa tập huấn giữa trường ĐH Mở và DRD vẫn đang trong buớc đầu phát triển nhưng đã cho thấy những dấu hiệu khả quan và đầy hứa hẹn. Trong tuơng lai, quan hệ hợp tác cần đưa vào thảo luận tỉ mỉ, đồng thời nhất quán trong các hệ thống giám sát, đánh giá sinh viên và trong việc xác định tốt hơn trách nhiệm tương quan của mỗi bên nhằm tạo ra sự công bằng như trách nhiệm đối với sinh viên, với chương trình học, với cơ quan thực tập và với giám sát viên thực tập. Nhân viên DRD cam kết trong công tác tập huấn và tiếp thu chuyên môn hơn nữa trong quá trình giám sát và luợng giá sinh viên. Họ toàn tâm xây dựng năng lực cá nhân để tập huấn cho các đồng nghiệp tuơng lai và chuẩn bị cho họ trở thành những nhân viên công tác xã hội giỏi nghề và đầy sáng tạo. Đại học Đồng Tháp 92
  5. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" Kết luận Tóm lại, chúng ta hãy cùng xem qua những nhận định của 3 sinh viên về những trải nghiệm học tập tại DRD; họ cho biết chính kiến của mình và đại diện cho nhóm sinh viên đã thực tập tại DRD. Rõ ràng, ngay trong những phản hồi tuy còn rất hạn chế cũng có thể rút ra đuợc bài học hay không chỉ đối với sinh viên mà còn đối với DRD và trường Đại Học Mở (OU) cũng như những người tham gia khóa thực tập. Trong tuơng lai gần, cả OU và DRD đều sẽ nhắm đến tăng cuờng truyền thông, thống nhất hệ thống tiêu chí đánh giá sinh viên, xây dựng năng lực cho nhân viên giám sát thực tập cũng như nhân viên đào tạo nghề, đồng thời khuyến khích sinh viên đưa ra phuơng pháp thực tập mang tính phản ánh và đánh giá. Chị L, ngành công tác xã hội khóa 05-09 Trong suốt 4 tháng thự tập, tôi nhận đuợc nhiều sự hỗ trợ từ DRD, không chỉ riêng về mặt kiến thức chuyên môn mà còn về mặt tình cảm. Chẳng hạn, truớc khi bắt đầu thực tập làm việc với NKT, tôi thấy lo lắm vì tôi không biết làm sao để hỗ trợ NKT hay NKT tự lo cho cuộc sống của mình như thế nào. Các anh chị ở DRD đã cho tôi những lời khuyên và giúp tôi lấy thông tin: DRD đã cho tôi cơ hội trò chuyện và làm việc với cá nhân và hội/nhóm NKT. Chúng tôi đuợc tham gia các khóa tập huấn kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp với NKT, kỹ năng viết kế hoạch dự án. Đuợc dịp tổ chức tập huấn cho CLB Phụ nữ khuyết tật đã giúp chúng tôi nhận ra những điểm mạnh của mình và biết cách cải thiện những kỹ năng hỗ trợ cho công việc tuơng lai. Kinh nghiệm làm việc với NKT rất hữu ích. Môi truờng thực tập rất tốt và kiến thức cũng như những kỹ năng của tôi đã cải thiện rõ rệt. Tôi cảm thấy đây chính là nơi giúp tôi trở thành một nhân viên CTXH giỏi hơn trong tuơng lai. Chị M, ngành CTXH khóa 05-09 Những điều tôi học đuợc từ DRD: Bản thân tôi cũng như các bạn khác đều cảm thấy các anh chị DRD rất biết cách kết hợp giữa lý thuyết và thực hành và giúp đỡ tôi rất nhiều. Các anh chị đã cho tôi những kiến thức và thông tin mới mẻ và lúc nào cũng tạo điều kiện tốt để tôi đến thực tập. Tôi cho rằng các anh chị DRD luôn làm việc bằng cái tâm và làm việc rất nhiệt tình. Chị N, ngành CTXH khóa 05-09 Các anh chị DRD đưa ra rất nhiều kỹ năng tập huấn hữu ích cho công việc tuơng lai của tôi. Họ giúp tôi nâng cao năng lực và luôn giúp tôi làm tốt nhiệm vụ, giúp tôi năng động hơn. Các sách tham khảo Beverley A and Worsley A (2007) Learning and Teaching in Social Work Practice Palgrave Macmillan Lawson H Ed (1998) Practice Teaching- Changing Social Work Jessica Kingsley Publishers Đại học Đồng Tháp 93
  6. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" Shardlow S and Doel M (2005) Modern Social Work Practice: Teaching and Learning in Practice Settings Ashgate www.drdvietnam.com Disability Resource Development www.iassw-aiets.org International Association of Schools of Social Work www.ifsw.org International Federation of Social Workers Sơ lược tiểu sử của Christiane - Họ tên: Christiane Marie Jeanne TRINQUES- MERZ - Chức vụ: Cố Vấn Công Tác Xã Hội tại DRD – TNV của VSO từ tháng 10,2008 đến tháng 10,2009 (VSO- Vietnam ) - Công tác chính tại DRD: Xây dựng năng lực cho giảng viên công tác xã hội và kiểm huấn viên cơ sở, phát triển tài liệu về công tác xã hội với người khuyết tật, thiết lập mạng lưới với các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực khuyết tật. Christiane đã tốt nghiệp thạc sĩ Tâm lý trị liệu (Clinical Psychology) và thạc sĩ Nghiên cứu cộng đồng (Community Studies). Cô là nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp ở Anh. Sự nghiệp của Christiane bắt đầu từ công tác xã hội thực hành và trong suốt 14 năm cô đã cống hiến cho ngành công tác xã hội ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Đại học Đồng Tháp 94