Giáo trình Cơ sở sản xuất may công nghiệp - Trần Thanh Hương (Phần 1)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Cơ sở sản xuất may công nghiệp - Trần Thanh Hương (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_co_so_san_xuat_may_cong_nghiep_tran_thanh_huong.pdf
Nội dung text: Giáo trình Cơ sở sản xuất may công nghiệp - Trần Thanh Hương (Phần 1)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG Bộ môn: CÔNG NGHỆ MAY GIÁO TRÌNH MÔN HỌC : CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP Người biên soạn: ThS. TRẦN THANH HƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH -2007-
- Truong DH SPKT TP. HCM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG Bộ môn: CÔNG NGHỆ MAY GIÁO TRÌNH MÔN HỌC : CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh Người biên soạn: ThS. TRẦN THANH HƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH -2007- Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh GIỚI THIỆU MÔN HỌC CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP 1. Tên học phần: CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP 2. Số đơn vị học trình: 1 (15 tiết) 3. Trình độ: sinh viên năm thứ 2 4. Mã số môn học: 1151330 5. Phân bổ thờI gian: - Lý thuyết: 15 tiết - Tự học, tham quan: 30 tiết 6. Điều kiện tiên quyết: đã học các môn - Vật liệu dệt - Nguyên liệu may, phụ liệu may. - Hệ thống cỡ số 7. Mô tả vắn tắtCopyright nộI dung © Truong học phần: DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh - Khái niệm về sản xuất may công nghiệp. - Các công đoạn sản xuất - Tổ chức quản lý sản xuất theo một dây chuyền công nghệ khép kín. 8. Mục tiêu của học phần: Môn học này nhằm mục đích: trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở ban đầu về sản xuất may công nghiệp, các công đoạn của quá trình công nghệ, tổ chức và điều hành sản xuất công nghiệp. Học phần Cơ sở sản xuất may công nghiệp bao gồm các phần chính: khái niệm sản xuất may công nghiệp, yêu cầu của quá trình sản xuất, các công đoạn sản xuất chính, tổ chức quản lý sản xuất may công nghiệp. 9. NộI dung môn học: 1 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÀNH MAY VIỆT NAM I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY Từ xa xưa, con người ngoài cái ăn chốn ở, đã biết mặc cho mình. Quần áo giúp cho con người bảo vệ được cơ thể, chống lại gió mưa giá rét, cũng như cái nóng thiêu đốt, đồng thời bảo vệ con người trong khi làm việc. Ngoài ra, quần áo còn là vật che dấu khuyết tật cơ thể, trang trí, làm đẹp cho con người Trước kia, khi chưa phát minh ra máy khâu, sản xuất hàng may mặc không phát triển được vì chỉ bó hẹp trong phạm vi may đo và may bằng tay, năng suất lao động không cao, sản xuất còn manh mún. Đến giữa thế kỷ 18, máy khâu được phát minh và dần dần được hoàn thiện, rồi việc hàng loạt máy móc chuyên dùng được sáng chế, đã thúc đẩy ngành Công nghiệp may ra đời và phát triển Dựa vào phương thức sản xuất, phương tiện sản xuất và tổ chức sản xuất, ta có thể phân loại việc sản xuất hàng may mặc như sau: I.1. Sản xuất đơn chiếc: trong đó chủ yếu mỗi người tự may cho mình hoặc cho người thân trong gia đình. Phương tiện để cắt may hoàn toàn thủ công I.2. Sản xuấtCopyright đo may :© Truongtrong đó DH một Su tốppham thợ Ky tập thuat trung TP. vàoHo Chi thành Minh tổ nhóm may đo cho khách hàng. Sản phẩm được may đo cho từng khách hàng cụ thể. Những người thợ cùng tập trung lại thành từng nhóm lớn để sản xuất, nhưng mỗI người độc lập may từng sản phẩm. Chưa có sự phân công lao động theo kiểu chuyên môn hoá. I.3. Sản xuất công nghiệp hàng may mặc: đây là hình thức sản xuất tiên tiến nhất. Trong sản xuất công nghiệp, người ta sản xuất một số lượng lớn sản phẩm cho người tiêu dùng không quen biết, cho nên cơ sở kỹ thuật để thiết kế lúc này không còn là số đo của khách hàng cụ thể, mà là bảng thông số kích thước cho từng loại cỡ vóc khác nhau Một đặc trưng nữa của Công nghiệp may là sản xuất theo dây chuyền công nhân có trình độ chuyên môn hoá cao và tính kỷ luật cao. Với đặc trưng này của sản xuất công nghiệp, công nghệ may càng hoàn chỉnh bao nhiêu thì năng suất lao động càng cao bấy nhiêu và hiệu quả kinh tế càng cao. Công nghệ sản xuất muốn được hoàn thiện thì việc chuẩn bị sản xuất phải được thực hiện triệt để và kỹ lưỡng trước khi sản xuất II. NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH MAY NƯỚC TA: II.1. Quá trình phát triển: Năm 1958, ngành may xuất khẩu được hình thành từ một xưởng may gia công cho Liên Xô, đến năm 1960, Công ty may xuất khẩu Hà NộI ra đời bên cạnh các cơ sở may nội địa như cơ sở may Đức Giang, các cơ sở may của các tỉnh, địa phương, 2 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh các cơ sở may sản xuất quân trang của cục quân nhu. Ngoài ra, là các tổ sản xuất nhỏ mang tính chất thủ công Từ năm 1960 – 1970, ngành may xuất khẩu chỉ duy trì và ít phát triển. Nhưng trong thời gian này, hoạt động của Công ty May xuất khẩu đã tiến thêm một bước: gia công các sản phẩm may mặc ở mức kỹ thuật thấp và trung bình như quần áo bảo hộ lao động và quần áo nam giới thông thường cho các nước XHCN như Hungary, Liên Xô cũ, Ba Lan, Tiệp Khắc Ngoài ra, đã có một vài đơn hàng làm thử cho các nước Tư bản nhưng với số lượng không đáng kể Từ năm 1971 – 1975, nhu cầu sản xuất hàng may mặc cho các nước XHCN được nâng lên, một số xí nghiệp ở địa phương, của quân nhu cũng đã tham gia sản xuất cho các nước XHCN và các đơn hàng nhỏ của các khách hàng khu vực II như Thụy Điển, Pháp Năm 1975, miền Nam được giải phóng, ta tiếp quản một số cơ sở may tư nhân để lại. Ngành may được phát triển ở cả hai miền với mục tiêu: phục vụ dân sinh, phục vụ xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Các đơn hàng xuất khẩu sang các nước XHCN ngày một tăng lên. Thực hiện các hợp đồng này chủ yếu là các xí nghiệp Trung ương trong khuôn khổ hiệp định và nghị định thư của Nhà nước. Năm 1987, Hiệp định 19/5 được ký kết, Việt Nam may gia công cho Liên Xô trong khoảng ba năm với số lượng 153 triệu sản phẩm. Thời điểm này, một loạt các xí nghiệp ở địa phương được thành lập ở các khu vực: Hà NộI, Hải Phòng, Thanh Hoá, Quảng Nam,Copyright Đà Nẵng, © Truong TP HồDH ChíSu pham Minh Ky và thuat các tỉnh TP. phíaHo Chi Nam, Minh dẫn đến có một số cơ sở sản xuất ra đời trong điều kiện chủ quan, nên đã rơi vào tình trạng ít phát huy tác dụng, có cơ sở không có khả năng hoạt động, đầu tư không đồng bộ, trình độ lao động thấp, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý yếu, không đáp ứng được yêu cầu chất lượng của loại sản phẩm trung bình. Đến ngày 31-3-1991, chương trình sản xuất hàng xuất khẩu cho Liên Xô theo hiệp định 19/5 đã thực hiện được 50 triệu sản phẩm, chương trình ngưng hoạt động. Hàng loạt các xí nghiệp rơi vào tình trạng thiếu việc làm, các hợp đồng của các nước Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc giảm dần rồi ngưng hẳn. Tiếp theo đó là quá trình đổi mới nền kinh tế của nước ta, các xí nghiệp tự tìm kiếm khách hàng cho mình, đồng thời sản xuất hàng hoá theo kim ngạch xuất khẩu đi các nước EU, Bắc Mỹ, và từ đó, ngành may mặc xuất khẩu của nước ta càng ngày càng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. II.2. Những hình thức may mặc sẵn hiện nay ở Việt Nam: - Hình thức tự sản tự tiêu: là hình thức sản xuất mà xí nghiệp tự bỏ vốn ra mua nguyên phụ liệu, tự thiết kế mẫu, may mẫu và tự tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra. Với hình thức này, nhà sản xuất thường chủ động trong sản xuất và nếu thành công thì lợi nhuận thu được khá cao. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhà sản xuất phảI bỏ ra lượng vốn tương đối lớn và phảI khôn khéo trong cạnh tranh về mẫu mã và thị trường tiêu thụ 3 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Hình thức sản xuất may gia công: là hình thức sản xuất mà xí nghiệp nhận nguyên phụ liệu, mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng để làm theo yêu cầu của họ, và xí nghiệp chỉ thu được lợi nhuận từ tiền công may. Với hình thức này, xí nghiệp không phảI bỏ vốn và tìm thị trường tiêu thụ, nhưng lợi nhuận thu được thấp. II.3.Tình hình sản xuất ngành may Việt nam trong những năm qua: II.3.1. Tình hình sản xuất – xuất khẩu ngành dệt may trong những năm 1990- 2000( Nguồn: Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Sản phẩm Đơn vị 1990 1995 1996 1997 1998 1999 KH 2000 Sợi các loại 1000tấn 58 59 65 67.5 72 80 85 Vải lụa Triệu m 318 263 285 298 316 346 380 Hàngmay mặc Triệu sp 125 171 206.9 302 289.9 320 360 Hàng dệt kim Triệu sp 29 30 25.2 25.1 29 29.6 32.3 Kim ngạch XK Tr.USD 178.7 850 1150 1350 1450 1747 2000 Do tình hình sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư tăng nhanh nên sản lượng vải năm 1999 so với 1998 tăng 39,7%, sản phẩm may tăng 36,6% tại vùng kinh tế trọng điểm phíaCopyright Nam, tại ©các Truong vùng DH khác Su phamtốc độ Ky tăng thuat đạt TP. 10-12%. Ho Chi SảnMinh phẩm dệt - may của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng lớn: - Vải các loại: năng lực thiết kế chiếm 52,5%, sản lượng thực hiện năm 1998 chiếm 23%, năm 1999 chiếm 28,7% sản lượng cả nước và kế hoạch năm 2000 chiếm 32%. - Sản phẩm may cũng tương tự vì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thị trường xuất khẩu, máy móc thiết bị mới và công nghệ tiên tiến hơn nên năng suất cao hơn. Năm 1998 và 1999 sản lượng của các doanh nghiệp này chiếm 40% tổng sản lượng toàn ngành. Suất đầu tư vào ngành May không lớn (600.000-800.000 USD/Triệu sản phẩm quy chuẩn), việc đào tạo công nhân ngành May không khó, thời gian không dài, là ngành có sức thu hút lực lượng lao động lớn, chủ yếu là lao động nữ , là ngành không gây ô nhiễm môi trường. Do đó, ngành May mặc công nghiệp nên phát triển tập trung vào các Khu công nghiệp, thành phố và thị xã, gần các công ty và các doanh nghiệp Dệt càng tốt. Các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước còn non yếu trong công tác thị trường, phụ thuộc nhiều vào đối tác trong lựa chọn mặt hàng, 4 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh quản lý sản xuất, lựa chọn công nghệ và thường tiếp cận theo hướng đầu tư - sản xuất, mà xem nhẹ phương thức thị trường và hiệu quả. Các doanh nghiệp thường không có chiến lược về mặt hàng, nên không chọn cho mình được mặt hàng chủ lực, mũi nhọn để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển hợp lý mà thường chạy theo nhu cầu thị trường một cách thụ động. Doanh nghiệp nào có mặt hàng chủ lực, mặt hàng chính, thường là doanh nghiệp gặt hái được thành công và hoạt động có hiệu quả như: Công ty May 10 chọn sơ mi là mặt hàng chủ lực, Công ty Dệt Thành Công: sợi và hàng dệt kim, Công ty Dệt Phong Phú chọn vải jean, vải dầy; Việt Thắng chọn vải pha (KT) cho may áo, Công ty Thái Tuấn chọn vải tổng hợp để phục vụ nhu cầu may mặc của phụ nữ là chính Trong các nhà máy Dệt, việc đầu tư còn thiếu sự cân đối, đồng bộ giữa các khâu về thiết bị công nghệ cũng như về sản lượng từng công đoạn; mặt khác mối quan hệ trong ngành cũng chưa chặt chẽ, chưa có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp có công nghệ sợi tốt, nhuộm tốt với các doanh nghiệp có công nghệ dệt tốt. Các doanh nghiệp đều muốn đầu tư khép kín trong khi nguồn vốn đầu tư và khả năng trả nợ bị hạn chế. Do đó, việc khai thác năng lực sản xuất chưa cao, chất lượng sản phẩm còn kém, hiệu quả đầu tư thấp. Vải ngành dệt sản xuất ra chưa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội và phục vụ cho ngành may xuất khẩu. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã thành lập Tổng Công ty DệtCopyright May Việt ©Nam Truong trên DH cơ Su sở pham hợp Kynhất: thuat Tổng TP. Công Ho Chi ty MinhDệt với Tổng Công ty May, nhưng việc tổ chức này chưa thực sự phát huy được hiệu quả như mong muốn. Do hạn chế về vốn, nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngắn hạn, trung hạn, hoặc dùng cả vốn lưu động để đầu tư nên sản xuất không bù đắp đủ các chi phí và lãi vay, dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp không trả được nợ đến hạn, lâm vào tình cảnh khó khăn về vốn sản xuất- kinh doanh, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp Dệt như: Công ty Dệt 8/3, Nam Định, Vĩnh Phú, Hoà Thọ, Huế Bộ máy quản lý vi mô còn nhiều vướng mắc, trong đó việc quản lý Dự án sau đầu tư còn yếu kém, chưa thực sự quan tâm đến vấn đề chuyển giao công nghệ mới. Công tác quản lý của các doanh nghiệp trong ngành chưa đủ trình độ hội nhập với khu vực và thế giới, chưa có chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần hợp lý cho công nhân lành nghề và chuyên gia công nghệ. Cần có môi trường pháp lý ổn định và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong từng thời điểm, tạo điều kiện cho ngành hoạt động và phát triển nhanh trên bước đường hội nhập AFTA, APEC. 5 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh II.3.2. Tình hình sản xuất từ 2000-nay: Hơn mười năm qua, xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam luôn đứng vị trí thứ hai sau dầu thô. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2002 và dự kiến năm 2004 kim ngạch xuất khẩu đạt 4,25 tỷ USD. Tính đến năm 2003, năng lực sản xuất ngành dệt - may phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Số lượng doanh nghiệp (DN) tăng gấp năm, sáu lần so với mười năm trước. Cả nước hiện có khoảng 1.050 DN, trong đó 231 DN nhà nước chiếm 28%, 449 DN ngoài quốc doanh, chiếm 32%, 354 DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 30% với tổng số lao động hơn hai triệu người, đồng thời tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động sản xuất các ngành phụ trợ như trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, thêu đan, sản xuất bao bì, phụ liệu và hàng chục nghìn lao động dịch vụ khác. Trình độ công nghệ được cải thiện đáng kể, nhiều công đoạn sản xuất đạt trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới. Thị trường xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam luôn được mở rộng, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trong mười năm (1990 - 2000) là 23,8%. Hàng dệt - may Việt Nam hiện có mặt tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường lớn "khó tính" như Mỹ, EU, Nhật Bản Tỷ lệ giá trị nội địa hóa trong hàng dệt - may xuất khẩu ngày càng tăng. Xuất khẩu Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh sản phẩm làm bằng vải, phụ liệu sản xuất trong nước chiếm khoảng 23% kim ngạch xuất khẩu, trong khi con số này chỉ khoảng 2 - 3% trong giai đoạn đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Ngành dệt - may đã thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp trong xã hội, góp phần hạn chế hàng nhập khẩu. Tháng cuối năm 2003, các DN dệt - may hồ hởi, sôi động đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, bảo đảm thực hiện những đơn hàng xuất khẩu đầu năm mới. Tại các công ty may Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Đức Giang, Thăng Long và các công ty dệt Thành Công, Dệt may Hà Nội, Phong Phú, Nam Định không khí lao động khẩn trương ùa đến từng tổ sản xuất, từng người thợ. Các xí nghiệp may 3, Vị Hoàng, Đông Hưng, Hưng Hà đều là thành viên của Công ty may 10 đang thực hiện sản xuất đơn hàng 240 nghìn sản phẩm quần, áo sơ-mi xuất khẩu sang thị trường Mỹ mà đợt giao hàng đầu tiên là những ngày đầu năm mới. Trong khi đó, những chiếc áo giắc-két của hãng GAP thời trang nổi tiếng của Mỹ cũng được Công ty dệt Nam Định đóng gói chuẩn bị lên tàu. Tốc độ tăng trưởng ngành dệt - may nước ta thời gian qua cao chủ yếu nhờ nắm bắt kịp thời và biến thời cơ thành hiện thực. Đó là việc Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế, coi ngành dệt - may là lực lượng xuất khẩu chủ lực, vừa tạo điều kiện để các DN trong ngành tiếp cận kỹ thuật, công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến, có chính sách hỗ trợ sản xuất xuất khẩu hàng dệt - may như cho vay vốn đầu tư, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, cải cách thủ tục hành chính , đồng thời vừa thúc ép các DN quyết liệt vươn lên để nâng cao sức cạnh tranh. 6 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Quá trình đầu tư đúng hướng của các DN dệt - may thời gian qua đã phát huy tác dụng. Đồng thời thị trường quốc tế còn có thể mở rộng, khai thác. Việc mở thị trường Mỹ đưa kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt gần 2 tỷ USD, tăng khoảng 100% so năm 2002 cho thấy sự năng động và nhanh nhạy của các DN tiếp cận thị trường mới, tìm kiếm khách hàng, chuẩn bị năng lực, nguyên liệu Công tác điều hành xuất khẩu hàng dệt - may có hạn ngạch đã được cải tiến; đối với mặt hàng (cat) không hạn ngạch đang là tiềm năng cho các DN cần khai thác tiếp. Thời cơ nữa cho ngành là thị trường trong nước đông dân, kinh tế tăng trưởng, thu nhập nâng cao làm tăng sức mua. Vấn đề đặt ra là các DN dệt - may có nắm bắt và đưa ra thị trường những mặt hàng được khách hàng chấp nhận hay không? Tuy nhiên, còn nhiều thách thức lớn đối với các DN dệt - may nước ta. Đó là, thị trường xuất khẩu ngày càng cạnh tranh quyết liệt, các nước có năng lực cạnh tranh cao, nhất là Trung Quốc, Thái-lan, Ần Độ, Pakistan, Bangladesh là đối thủ cạnh tranh lớn đối với các nước do không còn phải chịu hạn chế của hạn ngạch. Hiện tại, Trung Quốc chiếm hai phần ba thị phần may mặc tại thị trường phi hạn ngạch của Nhật Bản, khi Mỹ bỏ hạn ngạch đối với một số cat may mặc gần đây, Trung Quốc đã tăng đáng kể xuất khẩu sang thị trường này. Một số nhà sản xuất ở các nước nêu trên lại có lợi thế hơn Việt Nam cả về kỹ thuật công nghệ, giá nhân công. Ngay thị trường trong nước, hàng nhập khẩu tràn vào cạnh tranh ngay về giá, mẫu mã, trong khi trên sân nhà ngành Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh dệt - may vẫn lúng túng cách mở rộng, chiếm lĩnh thị trường. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của ngành dệt tuy đã có những tiến bộ nhưng nhìn chung còn lạc hậu, chậm đổi mới. Ngành sản xuất nguyên liệu, phụ liệu trong nước còn yếu. Nguyên, phụ liệu của ngành dệt - may phụ thuộc chủ yếu vào thị trường ngoài nước (bông nhập khẩu khoảng 90%, vải khoảng 70%). Điều này đòi hỏi các DN cần nỗ lực vươn lên rất nhiều. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh thì cần đầu tư lớn, nhưng nguồn vốn rất hạn hẹp. Ngoài ra, còn có vấn đề là nhiều chi phí đầu vào tăng như giá điện, nước, cước vận tải, bảo hiểm xã hội, làm cho giá thành sản phẩm dệt may của nước ta tăng theo. Trong khi đó, một số nước trong khu vực như: Bangladesh, Myanmar, tiền lương công nhân may chỉ có 20 - 30 USD/tháng; ở Trung Quốc giá điện thấp hơn so với Việt Nam 16% Thách thức lớn nhất đối với ngành dệt - may nước ta là việc bắt đầu từ tháng 1- 2005 chấm dứt chế độ hạn ngạch theo Hiệp định dệt - may của WTO (ATC). Bởi lẽ, các nước là thành viên WTO có thế mạnh về dệt - may như Trung Quốc, Thái-lan được thoải mái làm hàng dệt - may xuất khẩu, thì những nước chưa phải là thành viên WTO không được hưởng những ưu đãi đó, do vậy các doanh nghiệp dệt - may nước ta khó có thể ký được những hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn. Trong năm 2004, các doanh nghiệp dệt - may cần nỗ lực vươn lên để đủ sức hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn. 7 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ lực. Ước thực hiện năm 2004 là13.255 tỷ đồng, có tốc độ tăng trưởng không cao bằng năm 2003, nguyên nhân của sự suy giảm tốc độ tăng trưởng trên không phải do năng lực sản xuất của các đơn vị sản xuất suy giảm hay thị trường của các đơn vị bị thu hẹp, mà do trong năm 2003 các doanh nghiệp mở rộng thêm được thị trường Mỹ với nhu cầu về sản phẩm cao đã làm cho tốc độ tăng trưởng của sản xuất trong năm 2003 tăng nhanh. Trong 12 tháng năm 2004 sản xuất tăng đạt 17,1% so với cùng kỳ, tăng chậm hơn cùng kỳ năm ngoái ( tăng 25,2%). Hiện nay trên địa bàn thành phố đã có những doanh nghiệp sản xuất được sản phẩm chất lượng cao có uy tín trên thị trường thế giới, đồng thời đã được người tiêu dùng trong nước ưa thích như công ty dệt Thành Công, dệt Việt Thắng, công ty may Việt Tiến, may Hữu Nghị, may Nhà Bè Đây là ngành công nghiệp mà thành phố đang mất dần ưu thế. Các doanh nghiệp đang hướng đầu tư về các tỉnh lân cận do giá nhân công và chi phí sinh hoạt tại thành phố ngày càng tăng nên các doanh nghiệp ở thành phố gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực cho ngành, thành phố đang tiến hành di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội thành vào nơi quy hoạch và vùng lân cận. Hiện ngành dệt may đang tạo ra việc làm cho khoảng 2 triệu lao động trên cả nước. Số lượng lao động tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, đặc biệt tập trung phần lớn tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận. Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh *Khó khăn và thách thức: Đối với các nhà sản xuất dệt may VN, năng suất kém, chất lượng sản phẩm thấp, vấn đề thiếu vốn và kinh nghiệm quản lý là những thử thách lớn đối việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu. Thêm vào đó, chế độ bảo hộ ở các quốc gia nhập khẩu chủ yếu như Mỹ và EU bằng cách áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và hàng rào kỹ thuật đã tạo ra nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất VN. Lao động chịu khó và khéo tay, chi phí nhân công không quá cao. Nhưng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của ngành dệt còn lạc hậu, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của ngành may. Khâu sản xuất nguyên phụ liệu trong nước còn yếu nên ngành dệt may vẫn lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu (bông nhập khẩu chiếm 90%, vải nhập khẩu khoảng 70%). Những yếu tố này khiến giá thành sản phẩm dệt may của Việt Nam bị đội lên cao so với một số đối thủ cạnh tranh. Cũng vì bị động trong khâu nguyên phụ liệu nên doanh nghiệp không thể đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng trong tình hình cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà cung cấp. Các đối tác ngày càng đưa ra yêu cầu gấp gáp hơn về thời hạn giao hàng. Nếu như trước đây, thời gian tính từ khi ký kết hợp đồng đến lúc giao hàng có thể lên tới 2-3 tháng, thì nay chỉ còn một nửa, vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam càng rơi vào thế bị động hơn. Sự kém cạnh tranh về giá thành, thời hạn giao hàng cùng hàng loạt lý do khác như bất cập trong khả năng buôn bán quốc tế, tiếp cận thị trường, trình độ chuyên môn, thiết 8 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh kế mẫu mã, trang thiết bị, máy móc đang khiến ngành dệt may Việt Nam trở nên quá bé nhỏ trên đấu trường quốc tế, đặc biệt khi so với "người khổng lồ" Trung Quốc. Trong khó khăn chung đó, tình cảnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên bi quan hơn cả. Với các đơn vị lớn, có tiềm lực mạnh, có năng lực quản lý và tổ chức sản xuất tốt, họ vẫn nhận đơn hàng đều đặn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị lâm vào cảnh vô cùng quẫn bách vì không có đơn đặt hàng. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu là những đơn vị vừa và nhỏ. Điển hình, tại TP HCM trong số 282 doanh nghiệp may mặc thì chỉ có 40 đơn vị có quy mô 200 máy may trở lên, phần còn lại đều là quy mô nhỏ. Ngoài ra, hiện nay vải nhập lậu tràn ngập thị trường. Thị trường vải sợi vừa xuất hiện thêm nhiều mặt hàng mới có xuất xứ từ Ấn Độ được các tiểu thương bày bán cùng với các sản phẩm đến từ Trung Quốc. Vải quần tây của Trung Quốc, Ấn Độ được nhiều tiểu thương ước tính đang chiếm đến một nửa lượng vải tiêu thụ, giá bán rẻ hơn khoảng 20-30% so với vải Việt Nam. Người tiêu dùng rất khó phân biệt được đâu là vải Ấn Độ, Trung Quốc và vải Việt Nam, vì rất giống nhau, trên mỗi biên vải đều có những chữ như Italy, Anh, Pháp Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh DN dệt may trong nuớc chưa chủ động được khâu nguyên phụ liệu. Vấn đề thiếu hụt lao động cũng là mối quan tâm to lớn của các doanh nghiệp hàng dệt may. Trước mắt, ngành dệt may sẽ gặp phải những khó khăn chính: - Chi phí đầu vào tiếp tục tăng, trong khi nhiều doanh nghiệp phải giảm giá để cạnh tranh cả thị trường trong nước và thế giới. - Sức ép cạnh tranh tại thị trường nội địa cũng rất lớn, do Việt Nam phải thực hiện giảm thuế nhập khẩu còn 0%-5% để hội nhập hoàn toàn vào AFTA. Do VN đã là thành viên của WTO nên phải mở cửa thị trường trong nước, và có nguy cơ bị kiện bán phá giá khi xuất khẩu sang nước ngoài. - Việc Mỹ và EU tái áp đặt hạn ngạch đối với Trung Quốc sẽ tạo ra những tác động trái ngược: một mặt vừa là cơ hội để Việt Nam thu hút thêm khách hàng, mặt khác, có khả năng các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tìm cách chuyển tải bất hợp pháp qua Việt Nam hoặc đổ vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam qua con đường buôn lậu. 9 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh * Thị trường hàng dệt may toàn cầu: - Thị trường dệt may toàn cầu vẫn phát triển mạnh sau khi chế độ hạn ngạch hàng dệt may toàn cầu được bãi bỏ từ đầu năm 2005. Thị trường dệt may thế giới phát triển khả quan hơn dự đoán, trong đó Trung Quốc là nước được lợi nhất khi chế độ hạn ngạch hàng dệt may được xóa bỏ. Trong 7 tháng đầu năm 2005, Trung Quốc đã chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu quần áo và 15,8% tổng kim ngạch hàng dệt của thế giới, nhờ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt tăng 20,5% và kim ngạch xuất khẩu quần áo tăng 22%. Nhiều doanh nghiệp dệt may Liên minh châu Âu (EU) cũng đạt mức tăng hơn 10%, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Đức, Italia và Pháp tăng tương ứng 16,5%, 10,3% và 8%. Ngành dệt may các nước nhỏ như Băngla Đét và Campuchia không bị thua thiệt nhiều như dự đoán ban đầu, trong đó Campuchia đã tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ thêm 17%. Kim ngạch xuất khẩu của Băngla Đét thoạt đầu có bị giảm, nhưng sau đó đã phục hồi. Tuy vậy, các nước cận Xahara châu Phi lại bị thiệt hại khá nặng nề do chưa chuẩn bị đầy đủ để đối phó với thị trường dệt may phi hạn ngạch. Kim ngạch xuất khẩu quần áo của Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan, Mêhicô và một số nước châu Âu có phần sa sút. Báo cáo mới nhất của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) về khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàngCopyright dệt may © Truong vào MỹDH sauSu pham ngày Ky 1/1/2005 thuat TP. đã Ho đánh Chi Minh giá trong các nước châu Á chỉ có Việt Nam có thể cạnh tranh được với Trung Quốc trong xuất khẩu dệt may vào Mỹ. Hội đồng phát triển buôn bán (TDC) về ngành dệt may thế giới công bố kết quả nghiên cứu cho biết hơn 70% đại diện các hãng dệt may và khách hàng tham dự “Tuần lễ mốt và triển lãm thế giới hàng dệt may” vừa tổ chức tại Hồng Kông vẫn tin tưởng rằng thị trường dệt may toàn cầu năm 2006 sáng sủa và xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng hơn năm 2005. Theo TDC, việc huỷ bỏ chế độ hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu giữa thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày 1/1/2005 tiếp tục làm tăng lợi ích xuất khẩu hàng dệt may sang các khu vực áp dụng chế độ hạn ngạch trước đây như Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu (EU). Có tới 60% các hãng sản xuất hàng dệt may cho rằng mặt hàng dệt may xuất khẩu của họ trong năm nay sẽ tăng trung bình 19% so với năm 2005. Các khu vực có mức tăng trưởng cao nhất trong các thị trường bán lẻ hàng dệt may là Trung Quốc, Tây Âu và Mỹ, mức tăng trung bình khoảng 20% so với năm ngoái. Có tới 60% khách hàng dệt may nói họ đã đặt hàng nhập khẩu mặt hàng này cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị mỗi đơn đặt hàng. Ngành dệt may Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác vẫn có đà phát triển trong năm nay. Theo Phòng thương mại quản lý xuất nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc trong một năm dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu, doanh thu, lợi nhuận và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước này tăng 20% so với năm 2004, bất chấp những tranh chấp thương mại và giá đồng NDT tăng. Tổng doanh thu của ngành 10 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh dệt may trong năm qua lên đến 2.000 tỷ NDT (250 tỷ USD), đạt lợi nhuận 66 tỷ NDT và kim ngạch xuất khẩu đạt 116 tỷ USD. Đạt được kết quả này là do các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đầu tư mạnh vào tài sản cố định, phát triển công nghệ, tăng tính cạnh tranh trên thương trường. Theo AFP sự xâm nhập ồ ạt hàng dệt may Trung Quốc vào thị trường Mỹ, EU đã tạo sự phản ứng dữ dội từ phía Mỹ và EU. Tháng 9/2005, EU đã đàm phán với phía Trung Quốc về một thoả thuận hạn chế hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc cũng đã ký một thoả thuận tăng số lượng nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc đến năm 2008, nhưng mức tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng năm 2005. Phó chủ tịch Hội đồng ngành dệt may Trung Quốc, Xu Kunyuan cho biết Trung Quốc hiện có tới 19 triệu lao động ngành dệt may và khoảng 100 triệu nông dân tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cung cấp cho ngành dệt may. Ông khẳng định hàng dệt may xuất khẩu Trung Quốc đã bù đắp cho sự thiếu hụt và yếu kém của ngành dệt may Mỹ. Tranh chấp thương mại về hàng dệt may chưa khép lại, chính phủ các nước thành viên EU lại cáo buộc Trung Quốc bán phá giá giầy và đã từ chối công nhận 13 công ty giầy Trung Quốc đang hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường, gây phương hại lớn cho các nhà sản xuất giầy EU. Theo số liệu của EU, trong 4 tháng đầu năm 2005, lượng giầy sản xuất tại Trung Quốc tràn vào thị trường EU tăng 700%. Tính chung trong 11 tháng đầu năm ngoái lượng giầy da vào thị trường EU tăng 335%. EU sẽ sử dụng số liệu về chi phí sản xuất giầy ở một nước,Copyright trong trường © Truong hợp DH này Su làpham Brazil Ky đểthuat định TP. giá Ho chiChi phíMinh sản xuất giầy ở Trung Quốc. Các luật sư thương mại cho rằng chi phí sản xuất giầy ở Brazil cao hơn ở Trung Quốc, khiến các nhà nhập khẩu giầy từ Trung Quốc có nguy cơ bị cho là bán dưới mức giá trong nước và phải chịu các mức thuế chống bán phá giá. Theo Liên đoàn ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng thể thao châu Âu, các thành viên của Liên đoàn như Adidas, Nike và Reebok nhập khẩu hầu hết các sản phẩm giầy thể thao từ Trung Quốc và Việt Nam. Một phái đoàn của Trung Quốc đã tới Brussel thảo luận với các đối tác nhằm giải quyết cuộc tranh chấp thương mại này. Phía Trung Quốc đã phê phán những đề nghị đánh thuế chống bán phá giá giầy, vì không có doanh nghiệp nào của Trung Quốc được trao quy chế kinh tế thị trường. Các hãng nhập khẩu giầy chất lượng cao như Ecco, Trimberland và Hush Puppies cho biết nếu EU áp đặt thuế bán phá giá, giá giầy ở EU sẽ tăng khoảng 20 Euro (24 USD)/ đôi. Nhóm đoàn vận động hành lang ngành bán lẻ EU, EuroCommerce khẳng định việc đánh thuế bán phá giá không giúp các nhà sản xuất giầy EU nâng cao khả năng cạnh tranh, mà chỉ gây phương hại lớn cho các nhà nhập khẩu, các nhà bán lẻ và đánh vào hầu bao của người tiêu dùng. Nếu thuế chống bán phá giá được áp dụng, giá giầy sẽ tăng trung bình khoảng 7 Euro (8,50 USD)/ đôi. Từ năm 2005, Uỷ ban châu Âu (EC) đã bắt đầu điều tra xem liệu sản xuất giầy tại Trung Quốc và Việt Nam có bán với giá thấp hơn chi phí sản xuất tại châu Âu hay không sau khi các nước thành viên EU có ngành công nghiệp sản xuất giầy, đứng đầu là Italia, phàn nàn họ bị thiệt hại lớn. Nhưng các nhà nhập khẩu giầy của Thuỵ Điển, 11 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Đan Mạch và Hà Lan được lợi lớn từ việc bán lẻ giầy đã kêu gọi Brussel xem xét vấn đề nhiều mặt và không nên vội vã áp đặt thuế chống bán phá giá. Phát biểu tại cuộc gặp các quan chức EC ở Brussel, Thứ trưởng Ngoại giao nước ta Lê Văn Bàng cho rằng EU cần cân nhắc kỹ đề nghị thực hiện những biện pháp chống bán phá giá đối với các công ty sản xuất giầy da Việt Nam và cùng hợp tác tìm ra giải pháp thoả đáng có tính tới lợi ích của cả hai bên. Ông nói hoạt động sản xuất giầy ở Việt Nam không hề tác động bất lợi đến các nhà sản xuất giầy châu Âu. Ngành sản xuất giầy nước ta hiện thu hút nửa triệu lao động, trong đó nữ chiếm tới 80%, hy vọng vẫn duy trì mức xuất khẩu giầy sang thị trường châu Âu như trong năm qua. Người phát ngôn của EC, ông Peter Power cho biết Cơ quan điều hành của EU sẽ tính tới các khía cạnh có liên quan về mặt kinh tế. Có thể đầu tháng 4 tới, EC sẽ quyết định liệu có áp đặt các mức thuế chống bán phá giá giầy tạm thời và sau 6 tháng tiếp theo sẽ xem xét có chính thức áp đặt thuế chống bán phá giá trong giai đoạn 5 năm hay không. II.4. Các biện pháp phát triển ngành may trong những năm tới: Chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt-may đến năm 2010 bao gồm tập trung đầu tư nâng cấp doanh nghiệp, loại bỏ dần các thiết bị cũ, lạc hậu, đầu tư các thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại; đẩy mạnh xúc tiến thị trường, thành lập một số văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ, HongKong,Copyright © TruongNhật Bản, DH SuEU; pham đẩy Ky mạnh thuat việc TP. xâyHo Chi dựng Minh thương hiệu của một số doanh nghiệp nổi tiếng như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Thành Công, Việt Thắng. Đầu tư các dự án phát triển ngành công nghiệp phụ liệu dệt may như dự án xây dựng nhà máy xơ polyester; dự án xây dựng công ty cổ phần cung cấp nguyên phụ liệu và dự án kéo sợi của các công ty dệt, trong nỗ lực nhằm khắc phục tình trạng 2/3 nguyên phụ liệu trong công nghiệp dệt may hiện phải nhập khẩu, chưa kể 1 tỷ mét vải nhập khẩu hàng năm để phục vụ cho việc may gia công hàng xuất khẩu. Cần nỗ lực nâng cao đẳng cấp, thương hiệu sản phẩm, tạo khả năng đáp ứng nhanh các đơn hàng và tăng năng lực cạnh tranh. Cụ thể, một số giải pháp được tập đoàn dệt may Việt Nam đưa ra là: Thành lập các trung tâm thiết kế và kinh doanh mẫu thời trang công nghiệp tại Tp.HCM và Hà Nội. Xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may, da giày tại các TP lớn. Mở rộng hệ thống bán lẻ trong và ngoài nước. Tổ chức việc bán lẻ trực tiếp tại nước ngoài với thương hiệu Vinatex. Liên kết mua và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trước mắt, tập trung xây dựng thương hiệu Vinatex và từ 10-20 thương hiệu sản phẩm quốc gia, trong đó chọn 1-2 thương hiệu để tập trung quảng bá ra nước ngoài. Mua bản quyền và liên kết sản xuất với 2-4 thương hiệu nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tìm ra lối thoát, các doanh nghiệp này phải chuyển sang sản xuất hàng bán thành phẩm (FOB), nhưng làm được việc này không dễ do làm hàng FOB phải có thị trường và khách hàng. Muốn vậy, phải đầu tư nhiều tiền và thời gian để đầu tư cho công tác tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị ở nước ngoài. 12 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh II.4.1. Về phát triển thị trường nội địa Cụ thể, tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đang tìm kiếm địa điểm để mở 4 siêu thị kinh doanh những nhóm hàng dệt may cao cấp của các thành viên trong Tập đoàn. Đây cũng là hướng đi mới mà Vinatex muốn triển khai, nhằm gia tăng sự có mặt của mình tại thị trường nội địa. Năm 2007, Vinatex đặt mục tiêu tập trung mở rộng hệ thống siêu thị bán buôn, bán lẻ Vinatex để có được chỗ đứng vững chắc trước khi các đại gia nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ được mở rộng quyền tham gia vào hệ thống bán lẻ tại Việt Nam. Để có thể tạo dựng được bước phát triển mới, ngoài việc liiên kết với các hệ thống siêu thị trong nước đã có để xây dựng mạng lwois siêu thị Vinatex ở các thành phố, thị xã lớn trong cả nước, Vinatex sẽ chủ động bắt tay với các đối tác nước ngoài để tận dụng công nghệ mới, tiên tiến của họ trong phát triển hệ thống siêu thị thời trang. II.4.2. Buôn bán hàng dệt may giữa Việt nam và Mỹ sau khi Việt nam gia nhập WTO: Theo các dự đoán trước đó, sản xuất quần áo và hàng dệt may Việt Nam là một trong những ngành được lợi nhất sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Lĩnh vực này hiện có 187 doanh nghiệp quốc doanh, 180 doanh nghiệp có vốn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh nước ngoài, 800 công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân và cổ phần, sử dụng tổng cộng khoảng 1,1 triệu công nhân. Năm ngoái, Việt Nam đã xuất khẩu 5,8 tỷ USD trị giá hàng dệt may và quần áo, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước đó và tăng gấp đôi so với lượng hàng xuẩu khẩu năm 2002. Các hiệp hội trong ngành đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 lên 7 tỷ USD, chủ yếu là nhờ xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, Karl D John, trưởng điều hành nhóm tư vấn đầu tư TCK Group trụ sở ở Việt Nam, người đã có thâm niên hơn 10 năm sống và làm việc tại Hà Nội, đã cảnh báo quy chế thành viên WTO không thể đảm bảo cho các nhà sản xuất quần áo và dệt may theo hướng xuất khẩu của Việt Nam đạt được những điều như họ đã từng hy vọng. Thỏa thuận ký kết giữa Mỹ và Việt Nam về quy chế tối huệ quốc (MFN) hồi năm 2006 chính lại là mối đe dọa xảy ra các vụ tranh chấp thương mại. MFN của Việt Nam bao gồm một cơ chế kiểm soát đặc biệt đối với hàng dệt may và quần áo xuất khẩu do Bộ Thương mại Mỹ theo dõi nhằm tránh để xảy ra các vi phạm về bán phá giá. Về mặt chính thức, Mỹ không thể áp dụng ngay lệnh cấm đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam do quy chế tự do thương mại của WTO. Nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ phải chịu các thủ tục kiểm tra phiền toái dẫn đến việc chậm giao hàng và làm xói mòn khả năng cạnh tranh với các nhà sản xuất toàn cầu khác. Biện pháp này còn bao gồm nguy cơ Mỹ có thể áp thuế bán phá giá đối với hàng nhập khẩu Việt Nam, nếu Bộ Thương mại Mỹ xác định hàng hóa đang bị bán thấp hơn chi phí sản xuất. 13 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Các nhà phân tích thương mại nhận xét các thủ thuật Mỹ sử dụng để đánh giá khả năng bán phá giá thường thiên về chính trị nhiều hơn là khoa học. Trong quá khứ, Mỹ cũng đã áp dụng thuế trừng phạt đối với các ngành xuất khẩu khác của Việt Nam như tôm và cá da trơn với lý do các nhà sản xuất Việt Nam nhận trợ cấp của chính phủ tạo ra "sân chơi không bình đẳng". Đáng chú ý, cơ chế kiểm soát mới này lại nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các nhà sản xuất dệt may Mỹ có quyền lực, những người đã công khai cho rằng hàng Việt Nam đã bị bán phá giá trên thị trường Mỹ trong cả một quá trình lịch sử. Tổng thống Mỹ đã cam kết thực hiện chương trình kiểm soát này - một phần trong thỏa thuận với thượng nghị sĩ Mỹ Elizabeth Dole và Lindsey Graham hồi năm ngoái - để giành được Thượng viện thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, Bộ Thương mại Mỹ lên kế hoạch kiểm tra toàn bộ áo sơ mi, quần áo lót, đồ bơi, áo len dài tay để xác định liệu hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ có bán thấp hơn chi phí sản xuất hay không. Trước biện pháp gây nhiều tranh cãi này, các nhà nhập khẩu quần áo Mỹ đã kịch liệt phản đối và coi đây là nỗ lực của ngành dệt may Mỹ nhằm làm chệch hướng sự chú ý về khả năng cạnh tranh của ngành. Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh Hiệp hội các nhà nhập khẩu hàng dệt may và quần áo Mỹ (USAITA) trụ sở ở New York đã ủng hộ hàng nhập khẩu giá rẻ từ Việt Nam. Laura Jones, giám đốc điều hành USAITA đã miêu tả cơ chế kiểm soát này như là "bước lùi" trong quá trình tự do hóa thương mại của Mỹ. Hiệp hội hàng dệt may và quần áo Việt Nam (VITAS) - tổ chức thương mại đại diện quyền lợi của các công ty dệt may trong và ngoài nước - cho rằng chương trình kiểm soát nhập khẩu thực sự có sự phân biệt đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam và không khuyến khích các nhà nhập khẩu cũng như các nhà bán lẻ Mỹ làm ăn kinh doanh với Việt Nam. Hiện Việt Nam đang đứng trước khả năng các khách hàng sẽ chuyển các đơn đặt hàng sang các đối tác khác ở châu Á do chương trình kiểm soát nhập khẩu và cơ chế đánh giá 6 tháng một lần này. VITAS gần đây đã phát động phong trào thi đua nhằm tăng năng suất trong khi nâng giá trị của ngành dệt may thông qua việc nâng cấp trang thiết bị, mua sắm các công nghệ sản xuất hiện đại từ châu Âu và Nhật Bản, liên tục tổ chức các cuộc hội thảo phổ biến các quy định của WTO cho các doanh nghiệp dệt may trong nước, đồng thời phát triển các kế hoạch hành động tuân thủ bản quyền và bảo vệ khỏi bị kiện bán phá giá. Một số công ty sản xuất hàng dệt may lớn của Việt Nam đã mở các văn phòng đại diện ở một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước thành viên Liên minh châu Âu, để thúc đẩy các hoạt động ngoại thương. 14 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Tuy nhiên, các đại diện ngành vẫn còn lo ngại chừng nào Bộ Thương mại Mỹ vẫn duy trì cơ chế kiểm soát chống lại các nhà sản xuất Việt Nam. Hiện sự chý ý quốc tế đang dồn vào những tiến triển của Việt Nam trong việc thực hiện các cải cách kinh tế nhằm điều chỉnh các luật thương mại phù hợp với các quy định của WTO. Rất có thể việc tiến hành kiện ngược trở lại Mỹ lên WTO về buôn bán bất bình đẳng sẽ là bước đi có ý nghĩa theo hướng này. II.4.3. Dệt may Việt Nam hướng về thời trang - Giải pháp để cạnh tranh Đổi mới công nghệ, chủ động nguyên liệu và thiết bị là yêu cầu đặt ra cho ngành dệt may và da giày VN sau khi gia nhập WTO, vai trò của Hiệp hội Dệt may và Da giày sẽ thay đổi theo hướng tăng cường vai trò hỗ trợ đối với cộng đồng doanh nghiệp (DN) nhiều hơn. Các sản phẩm dệt may và da giày sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía Trung Quốc và Ấn Độ. Đây cũng là chủ đề chính trong buổi hội thảo “Cam kết gia nhập WTO của VN tác động đối với ngành dệt may và da giày” do Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP) phối hợp với Viện Kinh tế TPHCM tổ chức tại TPHCM ngày 15-3-2007. Sau khi bị áp thuế 10% cho các sản phẩm giày da, từ nay đến tháng 8-2008 là thời điểm VN sẽ được xem lại mức thuế mới. Chuẩn bị tài chính, kiểm toán, cách khai báo thuế, tính giá thành là những vấn đề mà ngay từ bây giờ các DN phải làm. Giày dép là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của VN cũng là những mặt hàng sản xuất của nhiều Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh nước ASEAN và châu Á khác, do đó các DN phải đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cả về chất lượng và về giá. Ngay từ tháng 1-2007, thuế nhập khẩu hàng dệt may đã cắt giảm ngay ở mức tương đối lớn, điều này sẽ dẫn tới một số thay đổi trong thị trường nội địa. Các DN nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, trong khi các DN lớn do chi phí đầu vào rẻ hơn và lợi thế quy mô có thể tiếp tục cạnh tranh với bên ngoài. Nhưng trong thời gian tới, nếu ngành dệt may VN không tích cực đầu tư làm chủ khâu nguyên liệu và thiết kế mẫu mã thì lợi thế cạnh tranh sẽ kém dần đi. Ở một số doanh nghiệp may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, ban lãnh đạo đã chủ động sắp xếp các xí nghiệp may nhỏ trong nội thành lại thành một vài công ty may có quy mô lớn, thiết bị hiện đại, đủ khả năng đảm đương các đơn hàng lớn có giá trị cao. Mặt khác, tích cực trong việc xây dựng hình ảnh một ngành dệt may VN hướng về thời trang, như là giải pháp chính để tăng sức cạnh tranh của toàn ngành so với các nước cạnh tranh khổng lồ khác như Trung Quốc, Ấn Độ II.4.4. Dệt may: “Mục tiêu xuất khẩu 10-12 tỷ USD nằm trong tầm tay” Ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu từ 10-12 tỷ USD vào năm 2010. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn từ các doanh nghiệp cũng như sự quan tâm của Chính phủ. Sau đây là cuộc trao đổi của VnEconomy với ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam. “ Ông có thể nói đôi nét về cơ hội và thách thức của dệt may Việt Nam hiện nay? 15 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Có thể nói giai đoạn hiện nay là một giai đoạn rất đặc biệt của ngành dệt may Việt Nam. Chúng ta đã hội nhập hoàn toàn với dệt may của thế giới. Vì vậy ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để ngành dệt may trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai. Tuy nhiên, ngành dệt chúng ta cũng đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn, đó chính là những rào cản thương mại mà các quốc gia khác đang áp dụng đối với các sản phẩm dệt may của Việt Nam. Đồng thời, gia nhập WTO, dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các nước khác, đặc biệt là các nước có ngành dệt may phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng về năng lực sản xuất và xuất khẩu tăng gấp đôi (đạt từ 10-12 tỷ USD) vào năm 2010, đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn của toàn ngành, trong đó các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược riêng, phù hợp với điều kiện và năng lực của từng doanh nghiệp. Về phía Hiệp hội, chúng tôi xác định phải đẩy mạnh xúc tiến một số hoạt động mà các doanh nghiệp riêng lẻ không thể làm được hoặc làm nhưng không có lợi. Đó là việc liên kết các doanh nghiệp lại với nhau trong các chương trình lớn như : cùng nhau đi ra nước ngoài để giới thiệu với thế giới hình ảnh dệt may Việt Nam; cùng nhau hợp lực để chống lại những rào cản thương mại; đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, các trung tâm nguyên liệu lớn Giá trị xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2006 là tương đối cao, đạt gần 6 tỷ USD (chiếm 15% Copyrighttổng kim ngạch © Truong xuất DH khẩu). Su pham Tuy Ky nhiên, thuat khó TP. khănHo Chi lớn Minh nhất của ngành vào lúc này là chưa chủ động được nguồn nguyên phụ liệu (nhập khẩu gần 70%). Vậy ngành dệt may có chiến lược gì để không còn mang tiếng là “đi trên đôi chân của người khác”? Đúng là trong thời gian qua, dệt may đã có được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, đạt 20%/năm luôn là ngành xuất khẩu lớn thứ hai, chỉ sau dầu khí. Tuy nhiên, do không chủ dộng được nguồn nguyên, phụ liệu cho nên lợi nhuận doanh nghiệp dệt may thu về là rất thấp so với tổng giá trị xuất khẩu. Đây cũng đang là điều băn khoăn không chỉ của riêng ngành dệt may mà là của cả các cấp, ngành quản lý khác. Vì vậy, hiện nay chúng tôi đã và đang xây dựng một số chương trình trọng điểm cho ngành dệt may đến năm 2010. Cụ thể: tập trung đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp để đủ sức cung ứng cho nhu cầu dệt; phát triển bông xơ sợi nội địa; đầu tư phát triển 1 tỷ mét vải phục vụ may mặc xuất khẩu vào năm 2015; chương trình nâng cao chất lượng ngành dệt, nhộm; xây dựng 3 khu công nghiệp dệt nhuộm có hạ tầng cấp nước sạch và xử lý nước thải để thu hút đầu tư. Cơ sở nào để ngành dệt may có thể đề ra mục tiêu xuất khẩu 10-12 tỷ USD vào năm 2010, thưa ông? Năm 2006, xuất khẩu của toàn ngành dệt may đạt gần 6 tỷ USD. Trong 2 năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 20%/năm. Chính vì vậy, chúng tôi nhận định, trong thời gian tới, dù phải đối mặt với những rào cản thương mại nhưng tăng trưởng xuất khẩu dệt may vẫn sẽ đạt trung bình khoảng 20%/năm, còn nếu không có rào cản sẽ khoảng 30%/năm. Như vậy, căn cứ vào con số 6 tỷ USD của năm 2006 thì mục tiêu 10-12 tỷ USD vào năm 2010 là hợp lý và phù hợp 16 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -
- Truong DH SPKT TP. HCM Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh với năng lực của toàn ngành. Ngoài ra, việc gia nhập WTO cũng mở ra cho ngành dệt may Việt Nam cơ hội xâm nhập nhiều thị trường mới đồng thời cũng sẽ đón nhận nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, sản xuất tại Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian tới, xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông là khá lớn. Điều này sẽ tạo ra những cơ hội thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam. Thế nhưng các quốc gia cạnh tranh với Việt Nam cũng có những tham vọng rất lớn trong việc đề ra mục tiêu xuất khẩu. Vậy thì mục tiêu 10-12 tỷ USD của chúng ta liệu có thành hiện thực? Đúng là các nước cạnh tranh với chúng ta đều đề ra những mục tiêu xuất khẩu tăng gấp đôi hiện tại. Chẳng hạn như Trung Quốc đề ra mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu tăng 50% vào năm 2010; Ấn Độ đề ra mục tiêu 25 tỷ USD và Bangladesh tăng gấp đôi lên 18 tỷ USD Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nghĩ rằng, nếu có một sự nỗ lực của Hiệp hội, các doanh nghiệp và các cơ quan Chính phủ để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, đặc biệt là để đối phó một cách hiệu quả các rào cản thương mại thì tôi tin rằng, mục tiêu 10-12 tỷ là nằm trong khả năng của chúng ta. Vậy để đạt được mục tiêu trên, ngành dệt may cần phải tập trung vào những vấn đề gì, thưa ông? Vừa qua tại Đại hội III của Hiệp hội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có chỉ đạo rất sâu sát đối với ngành dệt may Việt Nam. Đó là phải xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, trongCopyright đó phải ©nâng Truong cao DH đời Su sống pham và Ky điều thuat kiện TP. làm Ho việcChi Minhcủa người lao động để từ đó tạo ra yếu tố cạnh tranh nhất của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là lực lượng lao động dồi dào và giá cả hợp lý. Vấn đề thứ hai là phải làm sao để tăng năng lực cạnh tranh thông qua việc tăng tỷ lệ nội địa hóa, tức là tăng khả năng sản xuất và tiêu thụ nguyên phụ liệu trong nước, giúp các doanh nghiệp dệt may giảm thiểu tối đa việc nhập khẩu nguyên phụ liêu, từ đó tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh. Và vấn đề thứ ba là đào tạo các chuyên gia cấp cao, đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao ở tất cả các khâu của ngành dệt may.Nếu làm được điều đó, tôi tin chắc rằng, ngành dệt may sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa. Ông có bình luận gì về khả năng Bộ Thương mại Mỹ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng dệt may của Việt Nam? Tôi cho rằng, trong năm 2007 thì Bộ Thương mại cũng như Hiệp hội dệt may Mỹ chỉ theo dõi chứ họ không áp dụng. Và việc họ có áp dụng trong năm 2008 hay không thì còn tùy thuộc vào những kết quả của năm 2007 và sự vận động của chúng ta như thế nào. Tôi tin rằng, mọi sự vẫn sẽ tốt đẹp đối với ngành dệt may Việt Nam”. 17 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG Thu vien DH SPKT TP. HCM -