Giáo trình Trang trí

doc 48 trang hapham 1520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Trang trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_trang_tri.doc

Nội dung text: Giáo trình Trang trí

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG KHOA SƯ PHẠM MỸ THUẬT GIÁO TRèNH Trang trớ HỆ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MĨ THUẬT (HỌC PHẦN III & IV) LƯU HÀNH NỘI BỘ HÀ NỘI,1 NĂM 2012
  2. MụC LụC Trang Học phần III Trang trớ ứng dụng ( 1 ) Chương I: Chộp và cỏch điệu động vật 5 1. Vẻ đẹp của động vật trong tự nhiờn 6 2. Hỡnh tượng động vật trong tự nhiờn và trong trang trớ 6 3. Nghiờn cứu mẫu và chộp tư liệu 11 4. Đơn giản và cỏch điệu 24 5. Bài tập thực hành 33 Chương II: Trang trớ nềnhoa 37 1. Khỏi niệm 38 2. Những ứng dụng cơ bản của trang trớ nền hoa 41 3. Phương phỏp tiến hành 48 4. Bài tập thực hành 56 Chương III: Trang trớ bỡa sỏch và minh hoạ 58 1. Sỏch và vai trũ của sỏch trong đời sống xó hội 59 2. Cỏc thể loại sỏch 61 3. Trỡnh bày bỡa sỏch và minh hoạ 64 4. Kế hoạch thực hiện 74 5. Bài tập thực hành 84 Học phần IV: Trang trớ ứng dụng ( 2 ) Chương I: Trỡnh bày bản trớch 93 1. Khỏi quỏt chung về bản trớch 99 2. Đặc điểm và tớnh chất 100 3. Những yờu cầu để trỡnh bày bản trớch 100 4. Cỏc bước tiến hành 109 5. Sử dụng cụng nghệ mới để trỡnh bày bản trớch 110 Chương II: Trang trớ hội trường 115 2
  3. 1. í nghĩa của việc trang trớ hội trường, lễ đài 116 2. Tớnh chất, đặc điểm cỏc loại lễ đài của hội trường 116 3. Nội dung, hỡnh thức trang trớ cỏc loại lễ đài hội trường 121 4. Cỏc bước tiến hành trang trớ hội trường 129 *Phõn tớch một số bài tập của sinh viờn: 136 5. Bài tập thực hành 140 Chương III: Tranh tĩnh vật trang trớ 146 1. Khỏi niệm 147 2. Vai trũ của tranh trang trớ trong hội hoạ 152 3. Nột đặc trưng của tranh Tĩnh vật trang trớ 154 4. Phương phỏp tiến hành 162 Chương IV: Tranh cổ động 178 1. Khỏi niệm 180 2. Vai trũ, ý nghĩa, tỏc dụng của tranh Cổ động 180 3. Sự hỡnh thành và phỏt triển 181 4. Tớnh chất và đặc điểm 184 5. Phương phỏp tiến hành 200 6. Thực hành 204 Một số thuật ngữ 208 Tài liệu tham khảo 211 3
  4. trang trí ứng dụng i Bài 1: chữ và ứng dụng của chữ ( 30 tiết) mở đầu Chữ viết là công cụ văn hoá được biểu hiện dưới một hình thái mỹ thuật luôn xuất hiện trong đời sống hàng ngày, nó là phương tiện thông tin của mọi dân tộc, mọi thời đại. Chữ viết là mốc son đánh dấu để lịch sử phát triển nhân loại bước vào văn minh. Chữ viết được hình thành trong quá trình lao động, sinh hoạt của con người. Nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp, trao đổi những sản phẩm từ thành quả lao động cũng như nhu cầu cần ghi lại những kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nói chung. Theo sự phát triển của xã hội con người, chữ viết ngày càng được hoàn thiện hơn. Không những phát triển về khả năng truyền tải thông tin, các mẫu chữ có nguồn gốc từ mẫu chữ La tinh, trong đó có chữ Quốc ngữ Việt Nam đã phát triển rất phong phú về hình thức. Các nhà thiết kế chữ đồ hoạ đã sáng tạo mỗi bộ chữ cái ra hàng trăm kiểu khác nhau, muôn hình muôn vẻ. Hàng ngày con người được tiếp nhận rất nhiều loại thông tin dưới dạng chữ viết (các loại sách, báo, tạp chí, truyền hình ) điều đó càng khẳng định vai trò của chữ trong cuộc sống con người. Nói tóm lại, ngôn ngữ là “phương tiện giao tiếp xã hội quan trong nhất của con người (V.I.Lênin). Còn chữ viết được sáng tạo ra làm phương tiện cần thiết để ghi lại hoạt động của ngôn ngữ, lưu trữ và vận chuyển được trong không gian và thời gian [1. tr 731]. Mục tiêu 4
  5. Hiểu được những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và tiến trình phát triển của chữ viết. Nắm vững kiến thức về cấu trúc tạo hình của chữ và kỹ thuật kẻ hai mẫu chữ cơ bản. Từ đó chủ động trong việc cách điệu chữ. Thấy được tầm quan trọng của bài học chữ cơ bản và thực hiện tốt bài kẻ chữ cơ bản và ứng dụng làm các bài tập trang trí ứng dụng có liên quan đến chữ. Vận dụng kỹ thuật của bài chữ cơ bản để làm bài ứng dụng chữ, bài trang trí bản trích Biết chọn bố cục đẹp, biết chọn kiểu chữ phù hợp với nội dung văn bản, trên cơ sở hiểu một số nguyên tắc về chữ để tìm ra cách sắp đặt hợp lý . ĐIều cần biết trước Để thực hiện tốt bài tập này người học cần biết trước và nắm vững kiến thức về văn bản, ngôn ngữ chữ viết và các kiến thức cơ bản trong trang trí về bố cục, hình mảng, màu sắc, chất liệu Hiểu và biết vận dụng kiến thức về lý thuyết và thực hành bài kẻ chữ cơ bản vào các bài tập đồ hoạ có chữ trang trí. Tìm hiểu cách sử dụng chữ và tạo hình chữ qua các tác phẩm đồ hoạ như: Sách, báo, tạp chí, tranh cổ động, tranh quảng cáo hoặc những hình ảnh quảng cáo trên truyền hình v.v Nội dung 1. Sơ lược về nguồn gốc hình thành và phát triển của chữ viết. 1.1. Nguồn gốc, ý nghĩa của chữ đối với cuộc sống. Chữ viết là một sản phẩm của sự phát triển xã hội loài người. Từ thời nguyên thuỷ, khi loài người chưa hoàn thiện tiếng nói, do nhu cầu giao lưu tình cảm, nhu cầu về trao đổi thông tin và các nhu cầu khác của cuộc sống mà nảy sinh ra hệ thống các ký hiệu bằng hình vẽ, tức là các ký hiệu mang tính tượng hình. 5
  6. Theo dòng chảy lịch sử, với các mốc phát triển của xã hội loài người, chữ viết ngày nay được hoàn thiện và vô cùng phong phú về hình thức biểu hiện. Ngoài chức năng trao đổi thông tin, chữ còn được coi là một hình thái nghệ thuật và mang nhiều ý nghĩa khoa học, nó phần nào biểu hiện mọi mặt của cuộc sống hàng ngày, nó thể hiện sắc thái của cộng đồng, dân tộc và thời đại. 1.2. Một số dạng chữ tiêu biểu trên thế giới. Trong tiến trình phát triển, mỗi dân tộc trên thế giới đều hình thành tiếng nói và chữ viết riêng của mình. Nhiều dân tộc có chữ viết từ rất sớm, nhưng cũng có những dân tộc chữ viết xuất hiện muộn. Tất nhiên, như nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống, chữ viết chịu sự ảnh hưởng và giao thoa giữa các dân tộc có vị trí địa lý gần nhau. Trên thế giới, chữ viết của nhiều nước cùng một nguồn gốc có những đặc điểm về hình dáng chung. giống nhau 1.2.1. Chữ Phạn ( chữ ấn Độ, Lào, Thái Lan ) Ngày nay, người ta tìm thấy ở các bức tranh cổ hoặc chạm khắc đá của người Ai Cập cổ đại có chữ tượng hình. Đó có thể là nguồn gốc sơ khai của một loại chữ viết ở một số nước phương Đông thời kỳ sau. Chữ viết tượng hình “nguyên thuỷ” đó là những hình thú, hình cây, hình người với các nét vạch thẳng, ngang, xiên, gẫy khúc, hình tròn, hình vuông, tam giác H186. Chữ Phạn 1.2.2 Chữ tượng hình 6
  7. Chữ tượng hình là các chữ được cấu tạo bởi các nét tạo hình biểu hiện trên cơ sở hình tượng của sự vật. Chữ tượng hình được sử dụng là chữ viết của Trung Quốc, Nhật Bản, CH DCND Triều Tiên, Hàn Quốc H187. H188. Chữ tượng hình 1.2.3 Chữ La tinh Loại chữ này có từ rất sớm, khoảng trên 2000 năm. Bảng chữ cái La tinh được dùng nhiều trong hệ chữ phương Tây ngày nay. Hình dạng các con chữ được hiểu như là hệ thống các nét vẽ, một hệ thống vững chắc, đều đặn và có quy luật. Mỗi ký tự có đặc điểm riêng biệt về hình thể làm cho nó dễ nhận biết chúng với những con chữ khác. Có nhiều chữ viết của 7
  8. các dân tộc trên thế giới có nguồn gốc từ chữ La tinh. Mẫu chữ này dễ phổ biến, dễ đọc tiện lợi cho việc ấn loát và sử dụng. H189. Chữ La tinh 1.2.4 Chữ Việt Nam + Chữ NômViệt: Chữ Nôm được hình thành ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ 14. Trên cơ sở tạo hình của Hán ngữ Trung Quốc, các nhà Nho học của Việt Nam đã sáng tạo ra chữ Nôm để thuận tiện cho việc sử dụng văn bản, giao dịch, truyền bá kiến thức ở trong nước. + Chữ Quốc ngữ: 8
  9. H191. Chữ Quốc ngữ Để đáp ứng nhu cầu dùng chữ làm một phương tiện hữu hiệu để truyền đạo vào nước ta, một số giáo sĩ đạo của Gia Tô đã sử dụng mẫu các con chữ La tinh sáng tạo ra chữ tiếng Việt, ngày nay là chữ Quốc ngữ Việt Nam. Trải qua quá trình phát triển, chữ Quốc ngữ ngày càng hoàn thiện hơn. Chữ viết tiếng Việt có 24 chữ cái và theo quy luật ghép âm, vần mà tạo thành từ ngữ. Một số 9
  10. chữ cái dựa trên cấu trúc chữ La - Tinh nhưng có thêm dấu (ơ, ô, ư ). Điều đó cũng tạo nên sắc thái riêng của chữ tiếng Việt 2. Mẫu chữ quốc ngữ và đặc điểm mỹ thuật của nó. 2.1. Đặc điểm chung Tạo hình của chữ Quốc ngữ có nhiều kiểu dáng khác nhau. Loại chữ có đường nét uốn lượn, phức tạp; loại chữ có chân hoặc không chân; loại chữ có nét đậm, nét thanh. Và có những loại chữ có tạo dáng cao, gầy hoặc thấp đậm A b c d e g h I j k l mn o p q r s t u v x y Bảng mẫu chữ Quốc ngữ in hoa (nguồn gốc từ chữ La tinh) A b c d e g h i k Kiểu dáng chữ đẹp Kiểu dáng chữ đẹp Kiểu dáng chữ đẹp Kiểu dáng chữ đẹp 10
  11. Kiểu dáng chữ đẹp Kiểu dáng chữ đẹp Kiểu dáng chữ đẹp Kiểu dáng chữ đẹp Hình dáng cơ bản của các chữ được tạo nên từ nét ở các dạng khác nhau: nét ngang, nét thẳng đứng, nét xiên chéo và nét cong, đường cong đều. Đó là những nét cơ bản, đơn giản những khác biệt. Để phân biệt giữa hai hình thức thể hiện chữ, người ta còn gọi là loại chữ viết tay và loại chữ in. Giữa loại chữ in thường và loại chữ viết tay có những liên hệ rất gần gũi nhau, tuân theo những quy luật chung về cấu trúc hình dáng. Aa Qq Gg Yy 11
  12. Về độ đậm của nét chữ có thể khái quát ở 4 mức độ khác nhau: nét thanh, nét trung bình, nét hơi đậm, nét rất đậm. A A A A Mỗi kiểu chữ ngoài dáng đứng thẳng còn có dáng chữ nghiêng, góc nghiêng thường là 150. Dáng chữ nghiêng tạo nên sự phong phú về kiểu chữ. Khi trình bày các văn bản người ta có thể sử dụng chữ nghiêng để nhấn mạnh những nội dung cần thiết. Hơn nữa dáng chữ nghiêng đem lại hiệu quả thẩm mỹ khác nhau. H195. Các dáng chữ khác nhau Độ rộng của các chữ có thể không bằng nhau tuỳ theo cấu trúc riêng của từng chữ, vì đối với những chữ có nhiều nét nếu viết trong khuôn khổ bằng những chữ ít nét sẽ gây cảm giác chật chội, các nét sẽ chèn lấn lẫn nhau. Dựa trên những hình dáng, đường nét, cấu trúc ta có thể chia thành hai loại chữ cơ bản, mà đại diện là hai kiểu chữ nét đều và kiểu chữ nét thanh nét đậm. 2.2. Chữ cơ bản 2.2.1.Chữ nét đều. 12
  13. Là kiểu chữ mà độ rộng của nét đều bằng nhau ở tất cả các nét thẳng, nét nghiêng, hay nét ngang (gọi là chữ nét đều). Độ đậm của nét không quy định cố định về tỉ lệ so với khuôn khổ của chữ, mà có nhiều mức độ và tuỳ theo từng trường hợp khác nhau. Kiểu chữ nét đều có hình dáng đơn giản, chắc khoẻ, cân đối, thường được dùng trong tranh cổ động, biểu ngữ, khẩu hiệu ở nơi công cộng, mít tinh Cấu trúc của chữ rất đơn giản: Kẻ hệ thống ô vuông, độ đậm của nét chữ có thể bằng độ rộng của một nửa hoặc một ô vuông. Các nét thẳng dùng thước để kẻ, các nét có độ cong căng tròn dùng compa để dựng hình. Gọi là chữ nét đều là nói đến đặc điểm chung cơ bản của kiểu chữ, vì tất cả nét trong mỗi chữ đều bằng nhau. Sự phân biệt này do các nhà thiết kế chữ tạo ra để phù hợp với việc sử dụng ở các trường hợp khác nhau H198. Tỉ lệ bộ chữ nét đều, mảnh 13
  14. H199. Tỉ lệ bộ chữ nét đều, đậm 2.2.2. Chữ nét thanh, nét đậm Điều chứng minh cho sự phát triển của hình dáng chữ thông qua nét vẽ là sự xuất hiện dáng chữ nét thanh đậm. Kiểu chữ này do trước đây dùng bút lông hoặc bút ngòi dẹt để viết chữ. Cách đưa nét bút, điểm dừng hay điểm kết thúc của nét bút đã tạo ra cho mỗi con chữ có nét thanh, có nét đậm. Ví dụ: nét chéo bên phải và nét ngang của chữ A được tạo bởi thế nét bút dẹt xiên, nên nét chữ thanh mảnh, còn nét nghiêng bên trái đậm hơn do thế nét bút kéo từ trên xuống bè ra rộng hơn. Tuy độ thanh đậm của nét có thay đổi nhưng hình dáng góc của mỗi chữ vẫn được giữ nguyên. 14
  15. Kiểu chữ nét thanh nét đậm có dáng trang trọng, nghiêm túc, đẹp về hình dáng, thường được sử dụng trên đầu đề văn bản, làm bìa sách, trang trí sách, báo, quảng cáo tên cửa hàng, tên hàng hoá Khi kẻ chữ cần chú ý hướng đưa ngòi bút khi viết là cơ sở hình thành nên độ đậm nhạt của tạo hình chữ. H201. Chữ trong tranh Cổ động H203. Một số kiểu chân của nét chữ 15
  16. - Cấu trúc hình dáng các chữ: + Dáng chữ: hình chữ nhật. + Chiều ngang chữ không đều nhau. + Chiều cao của những chữ có hình cong tròn (O G C Q) hay góc trên hoặc góc dưới (A, V) thì cao hơn các chữ khác một chút. + Tỷ lệ độ to nhỏ của nét thanh, nét đậm không cố định. - Cách dựng các chữ: + Theo quy tắc của mỗi bộ. + Đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ. 3. Sự biến dạng của các kiểu chữ cơ bản 3.1.Nguyên tắc: - Tính nhất quán - Tính quy tắc, nghiêm ngặt, khắt khe. - Khai thác khía cạnh thần thái riêng về hình dáng, về nét. - Biến dạng nhưng vẫn đúng về đặc điểm cơ bản của chữ, 3.2.Các yếu tố biến dạng - Hình dáng - Độ thanh đậm của nét. - Thêm bớt các nét phụ. - Kiểu chân nét chữ. 3.3.Mục đích sử dụng Cách điệu hình dáng các chữ nhằm gây ấn tượng thị giác. Ngày nay chữ có ở mọi nơi xung quanh ta không chỉ ở trong sách báo mà có ở mọi không gian sống của con người. Chữ chuyển tải các thông tin với các mục đích rất khác nhau và đều hướng tới người đọc. Do vậy một kiểu chữ mới lạ sẽ gây chú ý cho người đọc nhiều hơn. Theo thời gian, đã có rất nhiều kiểu chữ ra đời, nhưng nhu cầu của cuộc sống trong đó có nhu cầu thẩm mỹ không ngừng phát triển, các nhà thiết kế và trình bày chữ luôn tìm cách biểu đạt mới để chuyển tải nội dung. 16
  17. 4. Phương pháp kẻ chữ 4.1. Chọn kiểu chữ phù hợp với yêu cầu sử dụng - Trong các lĩnh vực của cuộc sống: học tập, lao động, các hoạt động xã hội có nhiều việc cần đến kẻ chữ như khẩu hiệu phát động các phong trào thi đua, quảng cáo hàng hoá, văn hoá, tên hiệu cơ quan, đơn vị - Xét tính chất nội dung mà chọn kiểu chữ để biểu đạt. Ví dụ : nội dung chính trị cần sự trang trọng, nghiêm túc thì có thể chọn kiểu chữ dáng đứng, có chân. Nội dung văn hoá, nghệ thuật nhẹ nhàng, mềm mại cần sử dụng kiểu chữ nghiêng, nét được cách điệu. Nội dung kêu gọi tuyên truyền xã hội mạnh mẽ, ấn tượng cần sử dụng kiểu chữ nét đứng, nét đậm - Không gian của dòng chữ là một khía cạnh quan trọng để lựa chọn dùng kiểu chữ thích hợp tác động đến sự nhìn của người đọc. Chữ ở nơi công cộng, trên đường giao thông có tốc độ qua lại càng cao thì chọn kiểu chữ có dáng càng phải thật đơn giản, dễ đọc được nội dung. 4.2. Bố cục chữ, nguyên tắc về viết, kẻ và sắp đặt chữ Dù chọn chữ nét đều hay chữ nét thanh, nét đậm cũng cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định trong việc sử dụng chữ sau đây: - Không nên thay đổi hoặc làm biến dạng hình dáng và đặc điểm gốc của chữ mẫu. - Bề rộng của chữ tuỳ thuộc vào dáng chữ và số nét trong từng chữ, để có tỷ lệ vừa phải, cân xứng với bề cao của chữ. Không nên để bề rộng của tất cả các chữ bằng nhau. - Chữ có đầu nhọn hoặc tròn thường nhích ra ngoài dòng kẻ một chút cho thuận mắt. Nếu để đúng dòng kẻ, sẽ gây cảm giác chữ đó bị hụt, và nhỏ hơn các chữ khác. - Đối với kiểu chữ nét thanh, nét đậm cần giữ đúng nguyên tắc viết của các nét (trong từng chữ, nét nào là nét thanh và là nét đậm). - Khoảng cách giữa các chữ trong một từ, trong một đoạn không để cách đều nhau một cách máy móc. Nên chú ý để khoảng trống giữa các chữ làm sao cho cân đối, chặt chẽ và thuận mắt là được 17
  18. - Khoảng cách giữa hai dòng chữ không nên quá xa hay quá mau, sẽ làm cho bố cục của cả khối chữ bị thưa hay quá chật chội. Nên để khoảng cách vừa phải với chiều cao của dòng chữ và phù hợp với kiểu chữ và cỡ chữ - Phải thống nhất kiểu chữ trong một từ hay một câu (tránh dùng hai kiểu chữ ) - Dấu của chữ phải phù hợp với kiểu chữ, không đánh dấu quá xa hay quá sát vào chữ. Dấu phải đặt đúng vị trí, đúng trọng tâm của từ. - Bố cục, sắp chữ phải tạo sự cân đối, chặt chẽ, tránh rời rạc, lệch lạc. Chữ trong một dòng nên trọn nghĩa, không ép chữ hoặc ngắt câu chưa trọn nghĩa. 4.3. Màu sắc - Mục đích của chữ là truyền tải nội dung nên điều quan trọng là rõ ràng để dễ thấy và dễ đọc. Do vậy màu của chữ và nền phải tương phản về đậm nhạt, nếu nền màu đậm thì chữ màu nhạt hoặc ngược lại. Mức độ tương phản còn tuỳ thuộc vào không gian của chữ. Không gian xa, rộng cần tương phản mạnh hơn không gian gần và hẹp. - Màu và hoạ tiết nền. Có những trường hợp cần được đặt trên nền có hoạ tiết để tạo cảm giác trang trọng và nhấn mạnh hơn nghĩa của chữ. Hoạ tiết nền có sắc độ, kích thước, độ to nhỏ của nét phù hợp với nội dung chữ, hài hoà, ăn nhập với nền 5. Phương pháp kẻ khẩu hiệu 5.1. Chọn kiểu chữ : Chữ phải phù hợp với nội dung trình bày. Kiểu chữ ngay thẳng, chắc chắn, nghiêm túc cho khẩu hiệu có nội dung tuyên truyền chính trị, hoặc kiểu chữ cách điệu, bay bướm nhưng vẫn dễ đọc để dùng cho quảng cáo về văn hóa, nghệ thuật 5.2. Màu sắc: Màu sắc được phối hợp hài hoà trong tổng thể chung của tác phẩm. Khi kẻ khẩu hiệu, nên dùng những màu có độ tương phản cao về đậm nhạt. Chữ màu sáng thì nền màu đậm hoặc ngược lại. Trong màu sắc thì màu đỏ và màu 18
  19. vàng thường được dùng ở khẩu hiệu, hai màu này phối hợp với nhau gây hiệu quả rực rỡ, nhằm thu hút sự chú ý của mắt nhìn từ ở đằng xa. 5.3. Sắp xếp bố cục: Phải xác định kích thước mảng chữ cho cân đối với khuôn khổ định trình bày. Mảng chữ được cách đều trên, dưới và hai bên cạnh của khẩu hiệu. Nếu đoạn văn dài thì phải ngắt xuống nhiều dòng, chú ý khi ngắt câu cho đủ ý và đúng nghĩa. Khoảng cách giữa hai dòng không nên lớn hơn chiều cao của chữ. Trong một tác phẩm như: khẩu hiệu, hay bản trích cần kết hợp hài hòa các yếu tố, không vì lý do bố cục để đẹp về hình thức mà coi nhẹ nội dung bản văn. 5.4. Kẻ chữ Sau khi đã phác thảo bố cục, cần tiến hành kẻ chữ. - Để kẻ một khẩu hiệu, cần có bản kẻ chữ bằng nét trước khi vẽ màu. + Phác nét phân chia chiều rộng và khoảng cách của các chữ, nên phân chia thành từng ô. + Phác hình các chữ vào các ô đã dự kiến. + Sau khi đã phác hình các chữ với hình dáng và khoảng cách hợp lý, dùng thước kẻ để kẻ những nét thẳng, dùng compa để dựng các nét cong cho đều, tránh méo mó, xiêu lệch - Điều chỉnh bố cục để hoàn chỉnh bản nét - Quết nền màu phẳng và mịn. - Vẽ hoạ tiết trên nền màu - Can hình nét chữ chính xác về đặc điểm chữ. - Tô màu chữ đều nét và phẳng. 6. Bài tập: Thời gian 30 tiết trên lớp + 30 tiết SV tự học Yêu cầu cần đạt o Bài tập thể hiện được yêu cầu về nội dung của tạo hình chữ cơ bản o Vận dụng kiến thức để áp dụng hai loại mẫu chữ cơ bản: chữ nét đều không chân và chữ nét thanh, nét đậm có chân chữ kẻ được khẩu hiệu. 19
  20. o Thể hiện nghiêm túc, cẩn thận, trình bày bài đúng và đẹp. Câu hỏi củng cố 1. Vai trò của chữ mỹ thuật đối với đời sống xã hội và với trang trí sách báo cho trẻ em nói riêng? 2. Hãy trình bày phương pháp tiến hành của bài kẻ chữ cơ bản? 3. Có nên dùng nhiều kiểu chữ trang trí cho một câu khẩu hiệu không ? Vì sao? Hướng dẫn thực hiện Bài chữ và ứng dụng của chữ rất cần thiết cho SV sư phạm mĩ thuật vì. nó đáp ứng thiết thực vào công việc giảng dạy và công tác ngoại khoá chuyên môn cho các giáo viên mĩ thuật ở trường phổ thông minh họa Các ứng dụng của Chữ mỹ thuật 20
  21. Bài 2: Trang trí hội trường ( 30 tiết ) mở đầu Hội trường là nơi tổ chức các cuộc hội họp, mít tinh, đại hội, lễ kỉ niệm, hội diễn, hội thi, liên hoan văn nghệ, gặp gỡ, giao lưu, hội thảo của nhiều đối tượng, tầng lớp người trong các sinh hoạt tập thể ở mọi cấp từ quốc tế, quốc gia, tỉnh thành đến các đơn vị, cơ quan, trường học đều phải có. Tuỳ yêu cầu, tính chất, nội dung sử dụng của từng đối tượng mà có cách bài trí, trang hoàng cho phù hợp để tăng hiệu quả và ý nghĩa của buổi lễ, hội họp hay gặp gỡ đó. Trang trí hội trường bao gồm việc trang hoàng từ lễ đài đến khán phòng bên trong và bên ngoài nơi hội họp. Đối với một giáo viên mĩ thuật, ngoài việc lên lớp dạy học còn phải làm những công việc về mĩ thuật phục vụ cho mọi hoạt động, sinh hoạt tập thể trong nhà trường. Do vậy, người giáo viên mĩ thuật không thể không biết trang trí cho một buổi sinh hoạt chung trong hội trường. Bài học này sẽ giới thiệu cho các giáo sinh nắm được yêu cầu, cách thức và biết trang trí một hội trường để có thể vận dụng thường xuyên trong thực tế công tác sau này. Mục tiêu - Hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc trang trí hội trường - Biết cách trình bày, trang trí hội trường, lễ đài phù hợp với các nội dung cần thiết - Làm được bài tập thiết kế trang trí phần lễ đài của một hội trường theo nội dung tự chọn và có thể vận dụng tốt trong thực tế công tác sau này ĐIều cần biết trước - Để thực hiện tốt bài tập này người học cần biết trước và nắm vững các kiến thức cơ bản trong trang trí về bố cục, hình mảng, màu sắc, không gian - Hiểu và biết vận dụng kiến thức về kẻ chữ và trang trí chữ. - Tìm hiểu cách trang trí hội trường qua các hình ảnh trên ti vi, tranh ảnhv.v 21
  22. Nội dung 1. ý nghĩa của việc trang trí hội trường, lễ đài Hội trường là nơi diễn ra các hoạt động hội họp, mít tinh, đại hội, các sinh hoạt về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội Trang trí hội trường thuộc thể loại trang trí sân khấu, do đó, nhất thiết phải được trang trí sao cho trang trọng, lịch sự, nghiêm túc; vui tươi, rực rỡ hay trang nhã, đơn giản, phù hợp với nội dung các hội nghị và các đối tượng tham dự. Trang trí hội trường góp phần làm rõ nội dung, thu hút sự chú ý quan tâm, để lại ấn tượng tốt đẹp, đáng nhớ cho những người tham dự, tạo không khí phấn khởi, hào hứng và thể hiện đúng tính chất của hội nghị. Hội trường, lễ đài được được bài trí, trang hoàng hợp lý, đẹp mắt còn góp phần giáo dục ý thức, nhận thức thẩm mĩ, nhân cách, thái độ cho người tham dự. 2. Tính chất, đặc điểm các loại lễ đài của hội trường. Tuy tính chất, mục đích sử dụng của hội trường, lớp học khác nhau, nhưng kiến thức về trang trí hội trường và trang trí lớp học có nhiều điểm giống nhau, có thể vận dụng linh hoạt trong thực tế. Mỗi hội nghị diễn ra trong hội trường có những tính chất khác nhau về nội dung, về đối tượng tham dự, vì thế mà có cách trang trí khác nhau cho mỗi lần tổ chức. Tuy vậy, cũng có những yêu cầu trang trí ổn định, thường xuyên, không thay đổi gắn với kiến trúc nội, ngoại thất từng hội trường ở từng cấp ngành, cơ quan, đơn vị, trường học. Dựa vào nội dung mang tính chất gần giống nhau hay khác nhau của hội nghị để phân ra các loại trang trí hội trường. Mỗi loại có tính chất, đặc điểm về yêu cầu nội dung và hình thức trình bày khác nhau. Ta có thể phân ra ba loại trang trí hội trường cơ bản sau: 2.1.Trang trí Đại hội, lễ trọng thể, lễ mít tinh. Đây là những hội nghị có tính chất trang nghiêm, trọng thể với các nghi lễ được quy định chung từ quy mô quốc tế, quốc gia trở xuống đến các ban ngành, đơn vị, trường, lớp. 22
  23. H186. Lễ kỉ niệm H187. Đại hội H188. Lễ đón nhận huân chương 2.2. Trang trí hội nghị, hội thảo, diễn đàn Các loại hội nghị này không mang tính nghi lễ trọng thể, được tổ chức với nhiều quy mô, tầm cỡ khác nhau: từ diện rộng ( quốc tế, quốc gia ) đến phạm vi hẹp ( một cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường, lớp ) ở nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao, đoàn thể quần chúng v.v Yêu cầu trang trí cho các loại hội nghị này không đòi hỏi quá trang nghiêm, trọng thể về nghi lễ khánh tiết nhưng vẫn là loại trang trí hội trường cần trang trọng, lịch sự, đơn giản mà trang nhã, phù hợp với tính chất, nội dung của buổi sinh hoạt, hội họp. H189. Hội nghị ASEM 5 H190. Lễ khai mạc 2.3 Trang trí Hội thi, hội diễn, liên hoan. Hội trường tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan các loại hình văn hoá nghệ thuật, thể thao, giải trí của các cấp, các ngành, đoàn thể, đối tượng khác nhau nên rất phong phú, đa dạng. Hình thức trang trí cho các cuộc này cần vui tươi, rực rỡ, hấp dẫn và ấn tượng. Cách thể hiện phóng khoáng, tự do, không gò bó hay khuôn mẫu cứng nhắc; do vậy cần sự sáng tạo, linh hoạt sao cho phù hợp với tính chất, nội dung của các sinh hoạt khác nhau đó. Mỗi lĩnh vực hoạt động, mỗi đối tượng tham gia mang tính đặc trưng của tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội hay lứa tuổi. Vì thế, trang trí phải thể hiện rõ đặc điểm, đặc trưng nói trên. Hình thức trang trí cần phù hợp với nội dung, tính chất đặc điểm nghề nghiệp, 23
  24. lĩnh vực hoạt động. Ví dụ: Hội diễn văn nghệ, Hội khoẻ, Liên hoan phim, Hội thi nấu ăn, Biểu diễn thời trang, Đêm thơ nhạc, Trò chơi H192. Giao lưu âm nhạc H193. Trình diễn thời trang. H194. Trò chơi âm nhạc 3. Nội dung, hình thức trang trí các loại lễ đài hội trường 3.1. Trang trí Đại hội, mít tinh, lễ kỉ niệm Trang trí hội trường, lễ đài cho các hội nghị trọng thể mang tính nghi lễ thì nhất thiết phải có các nghi thức đầy đủ quy định trong buổi lễ như: Cờ Tổ quốc, cờ các nước tham dự nếu là Đại hội, hội nghị quốc tế. Đại hội Đảng, đại hội của đoàn thể như: Đại hội Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Công đoàn, biểu trưng, huy hiệu của đoàn thể, ngành, tổ chức, đơn vị - Tượng hay tranh, ảnh chân dung lãnh tụ - Các loại khẩu hiệu ,Pa nô, áp phích, phông màn - Bàn, ghế của chủ tịch đoàn , bục diễn giả - Các loại cờ trang trí (cờ lá chuối, cờ dây, cờ phướn ) - Chậu cây cảnh, lẵng hoa, lọ hoa - Hệ thống loa đài, âm thanh, ánh sáng - Chữ trên phông lễ đài Với tính chất loại hội nghị như trên, yêu cầu trang trí phải đẹp, trang trọng, đúng nội dung hội nghị. 24
  25. H196. Lễ tổng kết H197. Lễ kỉ niệm Mảng chính cần nổi bật và có thể cao ngang tầm các biểu tượng, hình ảnh trang trí bên cạnh. Màu của chữ và các hình ảnh trang trí phụ thuộc vào màu của phông màn, khăn trải bàn, bục nói chuyện. Nên chọn kiểu chữ đơn giản, trang trọng, nghiêm túc, chắc khoẻ, màu sắc, sáng tối hợp lý, rõ ràng để tạo được hoà sắc rực rỡ, dễ chịu và hấp dẫn cho hội trường 3.2. Trang trí Hội nghị, hội thảo, diễn đàn Tính chất của các loại hội nghị, hội thảo, diễn đàn không cần những nghi lễ trọng thể nhưng vẫn cần sự trang trọng, nghiêm túc, đơn giản nhưng lịch sự, trang nhã; phù hợp với nội dung hội nghị . Khánh tiết trang trí cho các loại hội nghị này không cần phải chào cờ và các thủ tục nghi lễ như các Đại hội, mít tinh, buổi lễ. Dựa vào nội dung, tính 25
  26. 4.1. Xác định tính chất, đặc điểm loại lễ đài cần trang trí, lựa chọn phương án thể hiện Trang trí hội trường phải phản ánh được nội dung hội nghị hay hoạt động diễn ra ở đó .Xác định tính chất, đặc điểm loại lễ đài cần trang trí còn dựa trên quy mô, điều kiện thực tế cho phép để lựa chọn các phương án, hình thức trang trí cho phù hợp và hiệu quả. Trang trí hội trường ở bài tập này chủ yếu cho loại hội trường phổ biến hiện nay trong sinh hoạt xã hội và các cơ quan, đơn vị, trường học.v.v ở những môi trường như thế nên có một số vật liệu, phương tiện thông thường để dùng trang trí hội trường như: cờ, ảnh, tượng chân dung lãnh tụ, phông vải, một số vải, lụa màu, pa nô - Tận dụng các điều kiện sẵn có hoặc trang bị một số vật liệu cần thiết, thông dụng có thể dùng nhiều lần như: các loại cờ trang trí, lọ hoa và hoa nhựa, hoa giấy tự tạo, chậu cây cảnh, các pa nô trang trí có vẽ biểu trưng, biểu tượng ( như huy hiệu Đoàn, Đội, biểu trưng riêng của từng hội nghị ). 4.2. Lập sơ đồ tỉ lệ, kích thước của mảng phông lễ đài, sơ đồ mặt bằng phần lễ đài thực tế. Trên cơ sở diện tích thực tế của hội trường mà chủ yếu là phần lễ đài cần trang trí, người thể hiệncông việc này cần phải nắm bắt được tỉ lệ, vị trí của phông vải trên bề mặt tường chính của lễ đài. Cần đo tỉ lệ chiều cao, chiều rộng của bức tường (cụ thể là phông vải), kể cả mặt bằng của sân khấu, nơi đặt các vật dụng trang trí cần thiết như: tượng chân dung lãnh tụ, bục, bệ, bàn ghế, chậu cây cảnh, lẵng hoa, hệ thống đèn, loa đài .v.v Kể cả mặt bằng sân khấu, tất cả mọi thứ cần dùng trang trí nếu vẽ đúng tỉ lệ thì khi treo lên hay sắp đặt sẽ đúng như ý định trong phác thảo. Nếu vẽ sai tỉ lệ thì làm phác thảo nhỏ ít tác dụng. Ví dụ: phần chữ đặt lên phông cần tính tỉ lệ chiều cao và chiều dài của các dòng chữ ở phác thảo nhỏ so với tỉ lệ của mảng phông để tính độ to, nhỏ của nét chữ, khổ chữ thực tế. Lễ khai giảng 30cm 1,2cm 26
  27. 250cm 10cm  Phác thảo bố cục thiết kế phông và mặt sàn lễ đài: Làm phác thảo nhỏ là bước rất quan trọng và cần thiết đối với việc trang trí hội trường. Nếu không làm phác thảo nhỏ mà cứ tuỳ tiện bày biện, sắp đặt sẽ không có cái nhìn tổng thể toàn bộ phần phông và mặt sàn lễ đài. Bước làm phác thảo cũng cần tiến hành tuần tự và có khoa học như cách làm các bài tập trang trí cơ bản khác. a) Phác thảo hình mảng, đậm nhạt. Với bất kì loại trang trí hội trường nào cũng cần tìm các phương án sắp xếp, bày biện khác nhau để lựa chọn được phương án tối ưu nhất, vừa tăng hiệu quả thẩm mĩ, vừa đạt yêu cầu phù hợp nội dung hội nghị, tạo hưng phấn cho người tham dự. Loại trang trí cho các đại hội, lễ trọng thể hay các hội nghị trang trọng , nghiêm túc, đơn giản rất cần thiết phải phác thảo bố cục sao cho các mảng trang trí trên phông hợp lý, chặt chẽ H207. Đại hội H208. Lễ khánh thành H209. Lễ khai giảng Một số bố cục trang trí đại hội, lễ trang trọng 27
  28. H210. Hội thảo H211. Giao lưu, gặp gỡ Bố cục trang trí hội thảo, giao lưu, gặp gỡ Các vật dụng cần cho nghi lễ như cờ, ảnh lãnh tụ, bàn ghế, bục nói chuyện có nhiều cách sắp xếp, tạo hình mảng khác nhau Với loại trang trí cho các Hội diễn, hội thi, liên hoan văn học nghệ thuật nói chung lại có rất nhiều cách bố cục phông và sàn lễ đài (sân khấu ). Phông có thể đơn giản một màu nền, có thể có nhiều mảng màu khác nhau cho các mảng hình. Mảng chữ trên phông cho hội diễn, hội thi cũng có nhiều cách sắp xếp. H212. Hội thi H213. Liên hoan văn nghệ H214. Ca nhạc và Thời trang H215. Đêm thơ Kiểu chữ cần phù hợp với nội dung, đối tượng của hội diễn, hội thi. Ngoài bố cục nền phông, các hội diễn, hội thi, liên hoan rất cần bố cục nền sàn lễ đài ( sân khấu ). Đó là các bục diễn, không gian cho người biểu diễn, thể hiện các nội dung thi; hay kiểu dáng của bàn ghế, bục đứng cho người tham gia cuộc thi, giao lưu Bố cục hình mảng cần phải gắn với việc bố trí đậm nhạt mới tạo được hiệu quả khi làm phác thảo màu. 28
  29. H216. Bố cục mảng H217.Tìm hình H218.Tìm đậm nhạt (213). Vẽ màu b) Phác thảo màu: Khi bố cục hình mảng cho từng loại hội nghị, người làm trang trí cần lưu ý đến đối tượng tham dự để tìm màu sắc sao cho phù hợp giữa màu nền phông, màu chữ, màu các hình tượng trên phông và các vật dụng sắp đặt trên sàn lễ đài, sân khấu. Với hội diễn, ngoài phông nền trên tường còn có phông rèm, và các lớp màn đóng mở sân khấu Tất cả phải toát lên không khí của buổi giao lưu, hội diễn, hội thi, liên hoan hay các đại hội, lễ trọng thể. Nếu phông sáng thì chữ đậm và rực rỡ hơn, phông đậm màu thì đặt chữ sáng. c) Thể hiện bản thiết kế trang trí theo khuôn khổ bài tập: Đây là bước thể hiện từ ý tưởng lựa chọn dựa trên phác thảo đậm nhạt và phác thảo màu. Các bước thể hiện bài tập cũng giống như các bài trang trí khác sau khi có phác thảo đen trắng và phác thảo màu Trước khi thể hiện bài tập cần phải chuẩn bị tốt bản vẽ hình phóng theo tỉ lệ yêu cầu của bài tập. Mọi hình mảng, đường nét thể hiện trên bản vẽ hình đều phải được vẽ nghiêm túc, kiểu chữ, tỉ lệ , hình dáng chữ, cách bố cục, đặt chữ đều cần tính toán kĩ. Nét vẽ cần thể hiện ở mức độ như khi hoàn thành bài tập để có thể hình dung trước được hiệu quả của bài thể hiện bằng màu. 29
  30. Phân tích một số bài tập của sinh viên: - Về bố cục, hình thể: một chút thì hiệu quả tốt hơn vì bài này có ý tưởng bố cục tương đối tốt. - Về màu sắc, đậm nhạt: - Về kiểu chữ, nội dung chữ: 5. Bài tập thực hành Thiết kế mẫu trang trí phông và lễ đài hội trường theo nội dung cụ thể (do giáo viên yêu cầu hoặc SV tự chọn 2 thể loại Trang trí hội trường có thể sáng tạo được nhiều bố cục và cách thể hiện phong phú ). - Khuôn khổ : ( 30cm x 40cm ) - Chất liệu : bột màu - Thời gian : 18 tiết lên lớp + 20 tiết SV tự học. Yêu cầu cần đạt o Bài tập thể hiện được mẫu trang trí phù hợp với nội dung, tính chất của loại trang trí hội trường. o Vận dụng thành thạo các kiến thức trang trí trong bố cục hình mảng, chọn kiểu chữ và kẻ chữ, sử dụng màu sắc. o Thể hiện nghiêm túc, sạch sẽ, bài có thẩm mĩ. Câu hỏi củng cố 1. Mục đích, ý nghĩa của việc trang trí hội trường, lễ đài? 2. Tính chất, đặc điểm của các loại trang trí hội trường, lễ đài? 3. Vì sao cần phải nắm rõ tỉ lệ, số đo của phông và mặt bằng lễ đài thực tế khi thiết kế mẫu trang trí hội trường, lễ đài? 4. Tiến hành thiết kế trang trí một lễ đài hội trường như thế nào? Hướng dẫn thực hiện Đây là bài học rất cần thiết cho những người học mĩ thuật nói chung - cho sinh viên sư phạm mĩ thuật nói riêng vì nó đáp ứng thiết thực vào công tác ngoại khoá chuyên môn cho các giáo viên mĩ thuật ở trường phổ thông thường xuyên phải làm trang trí hội trường. Vì vây, ngoài bài tập thực hành theo yêu cầu, sinh viên cần tăng cường làm thêm ngoài giờ một số phác thảo các phương án bố cục 30
  31. của các loại trang trí hội trường khác nhau để tranh thủ ý kiến của giáo viên hướng dẫn khi lên lớp, làm tư liệu và những gợi ý bổ ích cho công tác sau này. Đó là cách học tập tiết kiệm và hiệu quả nhất. 31
  32. Bài 3: Trang trí bìa sách và minh hoạ ( 30 tiết ) Giới thiệu Sách là nhu cầu tự nhiên của con người. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển với nhiều phương tiện truyền thông hiện đại nhưng sách vẫn là phương tiện quen thuộc với tất cả mọi người. Nhu cầu về sách và xuất bản sách vẫn không ngừng tăng, ai cũng có thể sở hữu những quyển sách nằm trong ý muốn. Điều đó cho thấy vị thế của sách không thay đổi mà vẫn tiếp tục phát triển trong thời kỳ bùng nổ thông tin. Khi nói đến sách là nói đến nghệ thuật trình bày bìa. Xã hội phát triển, nghệ thuật trang trí phát triển đa dạng với nhiều loại hình mang tính chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ mỗi ngày thêm tinh tế của con người. Trình bày bìa sách và minh hoạ là bài học tiêu biểu cho nghệ thuật trang trí đồ hoạ rất phát triển hiện nay cần được học tập, nghiên cứu. Đồng thời định hướng cho sinh viên những tìm tòi, thể nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, có thể đáp ứng tốt với công việc sau khi ra trường. Mục tiêu Hiểu khái niệm nghệ thuật trình bày bìa sách, minh hoạ, vị thế của sách trong đời sống xã hội. Phân biệt một số thể loại sách và nắm vững những kiến thức cơ bản về trình bày bìa sách và minh hoạ. Có khả năng trình bày được bìa và vẽ minh hoạ cho một nội dung sách cụ thể đạt hiệu quả thẩm mỹ. Nhận thức được giá trị thẩm mỹ của trình bày bìa sách và minh hoạ với sản phẩm tri thức và nâng cao thẩm mỹ con người. Những điều cần biết trước - Kẻ chữ cơ bản và những ứng dụng của chữ. - Nghiên cứu một số bìa và minh hoạ đã xuất bản trên sách báo. 32
  33. - Đọc kỹ nội dung cần trình bày bìa và minh hoạ. Tài liệu và điều kiện hỗ trợ học tập - Tài liệu, giáo trình viết về trình bày bìa sách và minh hoạ. - Nội dung sách theo yêu cầu. - Sưu tầm một số mẫu chữ đẹp, chữ cách điệu, biểu trưng nhà xuất bản. - Một số ký hoạ, hoạ tiết hoa văn trang trí, tranh, ảnh theo nội dung. * Tài liệu, hỗ trợ : - Một số bìa sách, minh hoạ và bài tập của sinh viên theo nội dung. - Máy chiếu, bảng từ, phấn viết Nội dung 1. Sách và vai trò của sách trong đời sống xã hội. 1.1. Khái niệm Sách: Là mụt phương tiện lưu trữ và chuyển tải thụng tin, kinh nghiệm, tri thức của con người trờn giấy được đóng thành quyển. Bên ngoài mỗi quyển sách thường có bìa dầy hơn. 1.2. Vai trò của sách trong đời sống xã hội Nếu chữ viết ra đời do nhu cầu giao tiếp và truyền bá thông tin thì sự xuất hiện đồng thời của sách là đáp ứng nhu cầu ấy. Sách trở thành phương tiện giao tiếp, lưu trữ và truyền bá kinh nghiệm, tri thức giữa người này với người khác, nơi này với nơi kia, thế hệ trước cho thế hệ sau 1.3. ý nghĩa của trình bày sách Sách là sản phẩm trí tuệ của loài người. Nhờ có sách, tri thức của loài người không bị mai một mà được lưu trữ, tồn tại qua bao thế hệ. Vì thế mà sự phát triển của đời sau thường cao hơn đời trước, thế hệ sau thường thông minh hơn thế hệ trước. Mỗi thế hệ vừa tiếp thu vừa tiếp tục làm cho kho tàng sách ngày một đầy thêm. Đó là cái cốt lõi để xã hội không ngừng phát triển, tất cả vì sự hoàn thiện của cuộc sống con người. 33
  34. - Nghiên cứu kỹ nội dung được đưa ra và lựa chọn hình tượng + Mục đích quảng cáo: Đối với các nước phát triển và nước đang phát triển, nhu cầu quảng cáo thương hiệu và quảng cáo mặt hàng đóng vai trò rất quan trọng. Việc cổ động quảng cáo với mục đích tuyên truyền để nhiều người biết đến nhằm thúc đẩy mua bán ngày càng tăng. H 294. tranh của Nguyễn Thu Hoà 5.2. Phác thảo bố cục, mảng, đậm nhạt Có rất nhiều dạng bố cục khác nhau, dù khai thác ở dạng nào, tranh cũng cần một nguyên tắc chung đó là bố cục có trọng tâm, bố trí mảng, hình, chữ, màu sắc theo tương quan thuận mắt. Các kiểu bố cục độc đáo, lạ mắt sẽ được khuyến khích. Trên một nội dung, có thể bố cục nhiều cách khác nhau miễn sao đạt đến trình độ mỹ thuật cao, hấp dẫn người xem. Tham khảo một số cách bố cục được giải quyết trên cùng một nội dung: 34
  35. H 295. Tranh Cổ động Seagames bên ngoài sân vận động Mỹ Đình 5.3. Phác thảo màu Tìm nhiều phác thảo màu để tìm các gam màu : nóng, lạnh, hài hoà hoặc tương phản. Lựa chọn phác thảo màu phù hợp nhất, giúp ta chủ động khi thể hiện. Trong quá trình phác thảo màu, ta có quyền thay đổi lại đậm nhạt theo màu nếu thấy hợp lý. 5.4. Tìm hình theo khuôn khổ bằng nét Phóng to phác thảo bằng tỉ lệ theo khuôn khổ đã cho. Cụ thể hoá các mảng hình. Chỉ tìm hình bằng nét, tuyệt đối không đánh bóng để thuận tiện cho việc can hình. Chọn kiểu chữ đẹp phù hợp với nội dung bức tranh sẽ nâng chất lượng tranh hơn. 5.5. Thể hiện Dựa vào phác thảo đen trắng và phác thảo màu để thực hiện. Thể hiện tranh Cổ động cần cẩn thận, nghiền màu kỹ, tô màu gọn gàng, sạch sẽ, trong trẻo. Nếu có nền chữ cần lưu ý đừng làm bật ra khỏi tranh. Nếu phần chữ đó làm cho tranh rõ nghĩa hơn thì độ đậm nhạt chữ phải rõ ràng, dễ đọc, hoàn chỉnh bài và trình bày đẹp : 35
  36. H 296. H 297. Tranh sinh viên 6. Thực hành Yêu cầu bài tập: - vẽ 1 tranh Cổ động, đề tài theo yêu cầu của tổ chuyên môn. - Khuôn khổ: 50x70. - Chất liệu: bột màu. - Thời gian: 14 tiết + 15 tiết sinh viên tự học Yêu cầu cần đạt - Thể hiện được ý nghĩa, nội dung, tính chất của tranh Cổ động. - Tìm tòi, sáng tạo các dạng bố cục đẹp, độc đáo. - Xây dựng ý tưởng nghệ thuật, hình cách điệu tượng trưng cao. - Màu sắc trong sáng, đẹp. - Trình bày nghiêm túc, sạch sẽ, đúng hình thức của một bài tranh Cổ độn Câu hỏi củng cố 1. Vai trò, ý nghĩa và tác dụng của tranh Cổ động ? 2. Ngôn ngữ đặc thù của tranh Cổ động ? 3. Tính chất đặc điểm của tranh Cổ động ? 4. Nêu một số hình ảnh tượng trưng thường hay bắt gặp của tranh Cổ động 5. Nêu các bước tiến hành khi thể hiện tranh Cổ động. Hướng dẫn thực hiện 36
  37. Đây là một bài học mang tính thực tiễn xã hội và đáp ứng công tác ngoại khoá chuyên môn đối với giáo viên mỹ thuật ở các trường phổ thông. Bài học này rất cần sưu tầm và nghiên cứu nhiều tài liệu, rồi chuyển tải các tài liệu đó sang sáng tác tranh Cổ động. Sinh viên cần thiết nắm vững đặc điểm, ngôn ngữ của nó và cần đọc kỹ phần các bước tiến hành. Chú ý quan sát các loại tranh áp phích trên đường phố để rút ra kinh nghiệm. Bài học này đòi hỏi tính cẩn thận từ khâu phác thảo và thể hiện nghiêm túc, trình bày đẹp. 37
  38. TRANGTRí IV Bài 1 : Tranh tĩnh vật trang trí ( 30 tiết ) Mở đầu Trong các bài tập Tranh trang trí có 3 thể loại: Tranh tĩnh vật trang trí, Tranh phong cảnh trang trí và Tranh sinh hoạt trang trí. Đó là cách gọi của các khái niệm tranh Tĩnh vật vẽ theo lối trang trí, tranh Phong cảnh vẽ theo lối trang trí và tranh Đề tài sinh hoạt vẽ theo lối trang trí. Có cách gọi như thế là bởi các loại tranh này có lối vẽ khác với lối vẽ tả thực. Vẽ tả thực là lối vẽ diễn tả hình khối, màu sắc, đậm nhạt, không gian của đồ vật, cảnh vật và con người theo đúng luật xa gần, trong khi lối vẽ tranh trang trí lại thường dùng các mảng màu phẳng và nét khái quát, bố cục và màu sắc được cách điệu tự do hơn theo chủ quan của người vẽ, hoàn toàn không lệ thuộc vào luật xa gần và không gian thực. Bài học này sẽ giới thiệu cho người học nắm bắt được khái niệm, tính chất, đặc điểm của tranh trang trí nói chung, tranh tĩnh vật trang trí nói riêng, cách thức để vẽ một bức tranh tĩnh vật theo lối trang trí và vận dụng vào các bài tranh trang trí khác. Mục tiêu - Sinh viên hiểu được khái niệm, tính chất đặc điểm của thể loại Tranh trang trí nói chung, tranh Tĩnh vật trang trí nói riêng. - Biết cách tiến hành vẽ một bức tranh trang trí. - Vẽ được bài tập Tranh tĩnh vật trang trí và có thể vận dụng tốt trong thực tế sáng tác sau này. ĐIều cần biết trước 38
  39. - Để thực hiện tốt bài tập này người học cần biết trước và nắm vững các kiến thức cơ bản trong trang trí về họa tiết, bố cục, hình mảng, màu sắc, không gian - Đọc lại bài giới thiệu tranh tĩnh vật và tĩnh vật nghiên cứu (giáo trình Hình họa - hệ CĐSP Mỹ thuật ) - Hiểu và biết vận dụng kiến thức về nghiên cứu mẫu thực tế từ các bài học trang trí cơ bản. Nội dung 1. Khái niệm 1.1. Sự giống và khác nhau giữa Tranh tả thực và Tranh trang trí Trong hội họa, tranh Tả thực và tranh Trang trí giống nhau về chức năng, nghĩa là đều miêu tả và phản ánh cuộc sống của thiên nhiên, cuộc sống xã hội, và cuộc sống của con người. Thiên nhiên hiện ra với vô vàn sắc thái tình cảm của con người trong cái đẹp của các thể loại tranh Tĩnh vật, tranh Phong cảnh. Còn con người với những hoạt động nhiều mặt của đời sống xã hội như lao động, sản xuất, vui chơi, sinh hoạt và cả trong đời sống tinh thần, tình cảm phong phú, sâu sắc trong cái đẹp với thể loại Tranh sinh hoạt. Tranh tả thực và tranh trang trí khác nhau ở cách thức biểu đạt của ngôn ngữ đặc trưng trong tạo hình: - Tranh tả thực thường diễn tả theo lối vẽ tả khối, cách vẽ hình và màu sắc, đậm nhạt của cảnh vật, con người gần giống với hiện thực thiên nhiên, theo luật xa gần và cấu trúc khoa học. Cảm xúc của người vẽ hoàn toàn trung thành với khoảnh khắc của không gian và thời gian. - Tranh trang trí không tả khối theo đậm nhạt của ánh sáng mà dùng nét và mảng phẳng; hình thể, đường nét và màu sắc được vẽ cách điệu, bố cục không gian ước lệ và tự do theo ý tưởng chủ quan sáng tạo của họa sĩ. 39
  40. 1.2. Khái quát chung về tranh trang trí: Tranh trang trí không chỉ gợi cho hoạ sỹ những phát hiện mới về phương diện kỹ thuật thể hiện, mà còn cả về mặt quan niệm sáng tác, tư duy nghệ thuật, sự lựa chọn đề tài, nguồn cảm hứng sáng tạo. Từ quan niệm cởi mở về cách nhìn trong hội họa, người phương Đông dùng nhiều điểm nhìn (trong luật xa gần) để vẽ những cái họ thấy và cả những cái họ không thấy, để biểu đạt cuộc sống thiên nhiên và xã hội của con người. Nghệ sĩ có thể làm ra tác phẩm từ những đề tài giản dị, đầy tình cảm mãnh liệt. Tranh của họ chỉ đơn giản vài mái nhà, hoặc một khúc sông, một con đường mòn, một vài đồ vật gần gũi, thân quen Hội họa ấn tượng của phương Tây cũng có sự giao thoa, ảnh hưởng hội họa phương Đông không dùng luật xa gần cổ điển mà vẫn gây được cảm giác chiều sâu, diễn tả sáng tối không cần đến cách vẽ vờn khối. Màu sắc cũng là một yếu tố đặc biệt, là ngôn ngữ của nghệ thuật ấn tượng. Matisse tìm thấy ở tranh khắc gỗ Nhật Bản cái cảm giác dữ dội trong hòa sắc của những màu nguyên mà ông coi đấy là phương tiện biểu cảm tốt nhất. Trong khi Gauguin lại phát hiện màu sắc ấy có thể dùng với tính cách tượng trưng. Còn Van Gốc đã bỏ khối và bóng, ông dùng những mảng màu phẳng trong một phong cách đơn giản, dường như ông muốn để màu sắc nói lên tất cả 2. Vai trò của tranh Tĩnh vật trang trí trong hội hoạ. Tranh tĩnh vật đến thế kỷ XVI đã xuất hiện khá nhiều, và như một thể loại độc lập. Trước đó tĩnh vật cũng có được vẽ nhưng nó chỉ là một bộ phận, một hoạ tiết nằm trong một bố cục tranh nào đó. Tranh tĩnh vật thường chọn những đồ vật tĩnh gần gũi với cuộc sống thường ngày giản dị, mộc mạc, được hoạ sỹ thích thú về vẻ đẹp hình thể, kết cấu vật chất hoặc màu sắc hấp dẫn, dung dị. Đến cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX, tranh tĩnh vật đã có sự thay đổi. Trường hợp của Matisse (họa sỹ Pháp 1869-1954) là một ví dụ điển hình. 40
  41. Matisse là người vẽ rất nhiều tranh tĩnh vật, trong đó phần lớn là ông vẽ theo lối trang trí. Các tĩnh vật ông thường vẽ là: + Hoa, qủa, cây, lá + Lọ, bát, đĩa, cốc, tượng nhỏ, quyển sách, giỏ hoa + Bàn, ghế, tủ Các vật thể vẽ thì không thay đổi nhưng ý nghĩa về nội dung và cách vẽ thì đã thay đổi dần. Matisse dùng lối vẽ trang trí, sử dụng lối vẽ màu phẳng, diễn hình bằng nét, không gian trong tranh là không gian bố cục ước lệ và tạo nhịp điệu về đường lượn, không tả khối Ông vẽ theo lối trang trí vì ông quan niệm lối vẽ này giúp ông biểu cảm mình rõ hơn, mạnh hơn, ấn tượng hơn. Ông không chỉ vẽ tranh tĩnh vật theo lối trang trí mà ông còn tìm cách chuyển các loại tranh khác của ông (tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt) từ lối vẽ hiện thực sang lối vẽ trang trí vì lý do như trên. Tuy các hoạ sỹ này không chăm chú biểu hiện nội dung tình cảm trong tranh tĩnh vật trang trí của họ, nhưng rất tự nhiên, tranh tĩnh vật của họ vẫn bộc lộ một ý nghĩa, một thứ tình cảm nào đó. Tranh tĩnh vật của Matisse như đem đến cho ta niềm vui sống qua những hoà sắc giàu tưởng tượng và biểu cảm. Tranh trang trí ngoài một khái niệm tranh vẽ theo lối trang trí còn là biểu thị tranh vẽ dùng để trang trí. Trong mỹ thuật thế giới, cho đến thời kỳ Phục Hưng, mọi công trình nghệ thuật thường bắt đầu từ mục đích trang trí. 3. Nét đặc trưng của tranh trang trí 3.1. Tính chất Lối vẽ tranh trang trí là vẽ mảng màu phẳng không vẽ khối khi diễn tả ánh sáng, không có nghĩa rằng có thể lấy một bức tranh tĩnh vật nào đó chỉ dùng mảng màu phẳng, tươi là sẽ tạo được một tranh tĩnh vật trang trí. Tranh trang trí vẫn có thể tả đậm nhạt, tả khối nhưng bằng các mảng màu phẳng. Nếu có diễn tả khối, tranh trang trí vẫn không dùng tả khối tràn lan mà dùng rất chọn lọc khi cần. 41
  42. Khái niệm về sự phong phú trong trang trí không có nghĩa là phải thật nhiều, mà là vừa đủ để tạo ra sự thay đổi phong phú cần thiết. 3.1.1.Bố cục ước lệ theo lối trang trí. Vì lối vẽ trang trí không vờn khối, tả ánh sáng nên phải dùng các hình thể ước lệ trong bố cục Như vậy, các mảng hình sẽ là yếu tố chính để tạo nên bố cục trong tranh trang trí. Các mảng hình thể là kết quả của sự diễn tả không gian 3 chiều (khối của đồ vật) trở thành sự diễn tả không gian 2 chiều (hình thể của đồ vật). Các bố cục biểu thị tính chất, đặc điểm của đồ vật. Thí dụ cái mặt bàn có nhiều nét vẽ diễn tả chất liệu gỗ của mặt bàn, vẽ cái rổ có nhiều nét diễn tả các nan đan với nhau, vẽ cái lá có nhiều loại gân lá to nhỏ được phân phối hợp lý, đẹp mắt trên lá Lối vẽ trang trí còn cho phép người ta bỏ trống nhiều diện tích trên tranh không diễn tả gì. Nhiều khi khoảng trống này rất lớn. Đó là những “không gian mở”, nó có thể gợi được trời, đất, sông, nước, khoảng không gian tranh trong phong cảnh và các bề mặt khác trong tranh tĩnh vật 42
  43. H.240. Hoa mướp vàng. Tranh của Đường Ngọc Cảnh Tranh trang trí còn thể hiện tính ước lệ về hình thể, về màu sắc và đường nét. Bởi tính chất trang trí là ở chỗ cách điệu, mô phỏng, gợi mở chứ không diễn tả như không gian, tỉ lệ thực nhìn thấy trong tự nhiên. Tính ước lệ giúp cho người vẽ chủ động sắp xếp các hình mảng sao cho phù hợp với ý đồ, cảm xúc sáng tạo của riêng mình mà không bị lệ thuộc bởi những gì nhìn thấy. H 241. Tranh tĩnh vật theo lối trang trí của Picasso 3.1.2. Khái quát về hình mảng, đường nét Hình vẽ là một yếu tố quan trọng trong tranh vẽ nói chung, nó giúp người vẽ biểu hiện được mọi thứ cần có trong tranh: con người, cảnh vật, đồ vật. Mỗi loại tranh lại dùng các phương tiện khác nhau để diễn t Nét có thể dùng để tạo ra một hình thể đẹp và cũng còn dùng để tạo ra một bề mặt trang trí đẹp. Trong tranh “Cà tím”, nét đã tạo ra hình thể của cái rổ đựng và tạo ra hình thể các quả cà. Nét còn dùng để diễn tả được chất của cái rổ là được đan bằng nan tre từng cái nan đan trên rổ. Tất cả số lượng nét trên tranh (được sắp xếp nhiều ít, thưa mau) trong bố cục đã tạo ra sự hài hoà đẹp mắt của nét vẽ. Người ta thường gọi sự hài hoà về nét ấy là nhịp điệu đường nét. Sự khái quát của nét lại giúp cho việc diễn hình được phong phú. Một nét vẽ làm nhỏ đi hoặc làm to ra, đậm hay sáng thêm là có thể thay đổi hiệu quả của hình mảng. Biết sử dụng một số loại nét dùng nhiều hay ít, có sắp xếp khéo léo là tạo được những hình thể đẹp, những bề mặt trang trí hay những hoạ tiết trang trí đẹp. 43
  44. H.242. Một số hình thức biểu đạt của nét trong tranh trang trí Có thể kể các loại nét: nét thẳng - nét cong, nét to – nét nhỏ, nét dài – nét ngắn, nét thanh – nét thô, nét gọn – nét dập, nét lượn sóng- nét gấp khúc, nét chéo – nét xiên, nét thẳng đứng – nét nằm ngang 3.1.3.Điển hình, tượng trưng về màu sắc. Màu sắc trong các tranh nghệ thuật phương Đông các hoạ sỹ Châu âu cuối thế kỷ XIX đều có nhận xét, thống nhất với nhau: nghệ thuật phương Đông đã mang lại cho họ một màu sắc mới. Trong họ đã bừng lên cái ham mê màu sắc trang trí hoặc đánh giá màu sắc của nghệ thuật phương Đông là ngôn ngữ của một thứ nghệ thuật hoàn toàn khác. Học tập màu sắc trong tranh trang trí phương Đông, các hoạ sỹ Châu âu đã vẽ màu sắc của mình tươi sáng hơn, nhẹ nhõm hơn, biểu cảm hơn. Để làm được chức năng biểu cảm, màu sắc trang trí phải mang tính tượng trưng, điển hình của sự vật được phản ánh để gây được tác động mạnh mẽ, rõ ràng hơn, hoặc nhẹ nhàng, êm dịu hơn những gì nhìn thấy trong tự nhiên. Cũng như các loại tranh trang trí khác, màu sắc tương phản, nguyên chất hay nhẹ nhàng, dung dị là tính chất chủ yếu về màu sắc trong tranh Tĩnh vật trang trí. Màu sắc trong tranh Tĩnh vật trang trí có tính cảm xúc hơn là hiện thực, màu sắc có thể gây ra những rung động tâm lý mạnh mẽ cho người xem tranh với những trạng thái biểu cảm khác nhau mà không đơn thuần chỉ miêu tả một nét đẹp của tự nhiên. H.243 Hoa trạng nguyên. Tranh của Đường Ngọc Cảnh 3.2. Đặc điểm tạo hình 44
  45. Các yếu tố ngôn ngữ tạo hình được thể hiện theo thủ pháp: - Cách điệu - Tượng trưng - Hình tượng hoá Lối vẽ trang trí “không vờn bóng, tả khối, chỉ dùng các mảng màu phẳng” dễ gây ra cách hiểu sai về mảng phẳng là bôi một mảng màu thật sạch, ngay ngắn, phẳng lỳ như người thợ quét vôi một mảng tường. Khái niệm ấy nên được hiểu như sau: khi vẽ một mảng màu trang trí người ta có thể sử dụng bút với cách diễn tả bằng nhiều nhát bút khác nhau: dày, mỏng, dài, ngắn về tỉ lệ và hướng bút thay đổi góp phần tạo nên một mảng màu linh hoạt gây được cảm xúc, cảm giác về sự phong phú nhưng vờn nhẹ một số mảng màu làm cho màu uyển chuyển, mềm mại hơn và có sự diễn tả tốt hơn, mà vẫn giữ được tính chất mảng màu phẳng của lối vẽ trang trí. Còn có thể dùng các mảng màu khác nhau để diễn tả khối, diễn tả ánh sáng trên một số mảng hình nào đó trong tranh, càng làm cho các mảng mầu diễn tả ấy độc đáo, gợi cảm hơn. Bất cứ tranh tĩnh vật nào cũng đều thể hiện ý tưởng của tác giả, bởi nội dung tranh thể hiện ngay ở các hình vẽ, bố cục và hoà sắc trên tranh. Nên khi vẽ một tranh Tĩnh vật trang trí, người vẽ cũng cần nghĩ tới sẽ mang cho tranh những nội dung gì, để tìm các yếu tố tạo hình, nhất là hình ảnh, những vật mẫu đem vào tranh sao cho chúng được nhất quán- Nhất quán trong một ý tưởng bố cục, nhất quán trong một môi trường không gian, sao cho tranh không có những hình ảnh gượng ép, mâu thuẫn hay vô lý, tất cả mọi yếu tố đều hài hòa, thống nhất và hợp lý. 4. Phương pháp tiến hành 4.1. Ghi chép và nghiên cứu tư liệu thực tế Tranh Tĩnh vật trang trí không vẽ giống tự nhiên mà phải cách điệu hóa các hình ảnh sự vật, đồ vật, nhưng cũng không có nghĩa là vẽ bịa vô căn cứ. 45
  46. Khi có ý tưởng về một bức tranh Tĩnh vật trang trí, người vẽ phải dựa trên vốn hiểu biết của mình về hình dáng, đặc điểm, cấu trúc tỷ lệ, màu sắc . của đối tượng sẽ diễn tả trong bức tranh của mình. Vốn hiểu biết đó là dựa vào những tư liệu ký hoạ, hình ảnh ghi chép được từ thực tế, trong thiên nhiên. Các tư liệu ghi chép hay tập hợp có được phải do sự đầu tư lựa chọn sử dụng sao cho đạt hiệu quả về thẩm mỹ, không phải tận dụng một cách tuỳ tiện, cẩu thả mà tạo nên được bố cục tốt. H.247 H.248 Bài tập của sinh viên 4.2. Xây dựng bố cục trang trí 4.2.1. Bố cục mảng: Khi tìm phác thảo bố cục, chỉ dành ít thời gian, vừa mới tìm được một ý sơ sài đã vội tìm màu và tìm hình thì không bao giờ có cơ sở tốt về bố cục cho bài tập. Bố cục trong tranh Tĩnh vật trang trí không thể vẽ các vật mẫu giống thật như mắt ta nhìn thấy. Mà dùng các mảng hình thể trang trí, các hoà sắc trang trí để thực hiện các ý định sáng tác của mình. Do vậy, người vẽ không cần đặt mẫu như khi vẽ một bài hình hoạ nghiên cứu tĩnh vật. Bố cục trong tranh Tĩnh vật trang trí phải đạt được sự phong phú, hài hoà của nhiều mảng hình thể và diễn tả được một nội dung nhất quán, hợp lý 46
  47. H 249. “Bầu rượu”. Tranh của Đường Ngọc Cảnh 4.2.2. Tìm hình, đường nét. Phải biết phát hiện cái đẹp mang yếu tố tạo hình trang trí H 252. Tạo hình và bố cục của tranh Tĩnh vật trang trí Các mảng hình thể trong tranh trang trí có yếu tố tạo hình là phải đảm bảo sự phong phú, đa dạng về đường nét, cấu trúc, tạo hình có tính khái quát, ước lệ, cách điệu những nét đẹp điển hình, tỉ lệ của hình mảng không đơn điệu, rời rạc, vụn vặt mà xen kẽ giữa mảng to, mảng nhỏ, mảng cứng mảng mềm, nét thanh nét thô, nét thẳng, nét cong, nét dài, nét ngắn 4.3. Phác thảo đậm nhạt. Khi tìm đậm nhạt cho phác thảo luôn luôn đặt phác thảo bố cục đã làm được trước mặt để khỏi làm sai lạc kết quả bố cục hình mảng đã tìm được. Phác thảo đậm nhạt không cần lớn, chỉ cần vừa đủ để đặt các mảng lớn, nhỏ, các mảng chủ yếu nhất. Không nhất thiết phải tìm đủ mọi chi tiết đậm nhạt trong phác thảo bố cục. Tuy vậy, điều cần quan tâm khi tìm đậm nhạt là tạo được tương quan đậm nhạt lớn giữa các mảng hình và không gian xung quanh. Nếu chỉ có hình mảng đẹp mà đậm nhạt không tốt thì khi vẽ màu cũng không có hiệu quả. Cũng không nên chú trọng quá vào đậm nhạt của các chi tiết làm cho bố cục bị nát và phá vỡ hệ thống đậm nhạt lớn của bố cục. 47
  48. H253a. H253b. H253c. H253. Phác thảo đậm nhạt của tranh Một phác thảo đậm nhạt tốt là phác thảo có độ đậm nhạt phong phú, gồm nhiều mảng hình lớn nhỏ và đường nét có hình và tỷ lệ tương quan chặt chẽ, được sắp xếp xen kẽ hài hòa, tạo được một trật tự bố cục đẹp mắt, diễn tả được ý định sáng tác một cách rõ ràng cụ thể. 4.4. Phác thảo màu 48