Giáo trình Dân số phát triển (Phần 2)

pdf 30 trang hapham 2801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Dân số phát triển (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dan_so_phat_trien_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Dân số phát triển (Phần 2)

  1. Bài 3. DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC Mục tiêu: 1. Trình bày được những tác động của dân số đến số lượng và chất lượng của hệ thống giáo dục, y tế và tác động của hệ thống giáo dục, y tế đến mức sinh, mức chết, đặc biệt là chết trẻ em và di cư. 2. Trình bày được khái niệm về giới tính, giới, bình đẳng giới, phân biệt sự khác nhau giữa giới và giới tính. 3. Mô tả được mối liên quan giữa giới và phát triển, ảnh hưởng của gia tăng dân số quá nhanh đối với bình đẳng giới và ảnh hưởng của bình đẳng giới với phát triển dân số. NỘI DUNG I. ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN HỆ THỐNG GIÁO DỤC 1. Qui mô và tốc độ gia tăng dân số tác động đến phát triển giáo dục Tác động trực tiếp thể hiện ở chỗ: qui mô dân số lớn là điều kiện để thúc đẩy mở rộng qui mô của giáo dục. Nếu tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổng số dân (ký hiệu là e) tương đối ổn định hoặc giảm rất chậm thì quy mô của nhu cầu giáo dục phổ thông (E) phụ thuộc vào quy mô dân số (P). Ta có phương trình: E = P × e (3.1) Do đó việc tăng hay giảm qui mô dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm quy mô nhu cầu giáo dục. Ở nước ta, do quy mô dân số tăng nhanh nên số lượng học sinh phổ thông cũng không ngừng tăng lên. 18
  2. Bảng 3.1: Quy mô dân số và số học sinh phổ thông thời kỳ 1979 - 2008 1979- 1989- 1995- 1999- 2001- 2004- 2005- 2006- 2007- Nội dung 1980 1990 1996 2000 2002 2005 2006 2007 2008 Quy mô dân số 54 65 74 77 79 81 83 84 85 Số học sinh phổ 16 15, thông 11,6 12,5 15,6 17,7 17,9 17,25 16,76 ,3 8 7 Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2008 Theo phương trình (3.1) ta có: E1/Eo = P1.e1/Po.eo = (P1/Po). (e1/eo) Thay số ta có: 15,8/11,6 = 85/54. (e1/eo) → 136,2%% = 157,3% * 86,5% Như vậy sau 29 năm, số học sinh phổ thông tăng 36,2% là do dân số tăng lên 57,3% và tỷ lệ đi học trong tổng số dân giảm 13,5%. Rõ ràng là, ngay cả khi tỷ lệ đi học trong tổng số dân giảm xuống, số học sinh tăng lên đáng kể là do dân số tăng quá nhanh. 2. Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng đến phát triển giáo dục Trong ví dụ nêu trên, giả sử rằng tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học của nước B chỉ có 15% thì số trẻ em trong tuổi đi học của nước B chỉ là 9,78 triệu (65,2 triệu × 15% chứ không phải là 12,5 triệu như đã tính toán ở trên. Rõ ràng là cơ cấu dân số trẻ làm cho nhu cầu giáo dục lớn. ở hầu hết các nước đang phát triển, do mức sinh cao nên cơ cấu dân số trẻ, tháp tuổi dân số có đáy mở rộng. Do đó qui mô của nền giáo dục tương ứng với dân số này có số học sinh Tiểu học > HHCS > THPT. Ngược lại ở những nước có cơ cấu dân số già cấu trúc của nền giáo dục tương ứng sẽ có số lượng học sinh Tiểu học < THCS < THPT. 3. Phân bố địa lý dân cư ảnh hưởng đến phát triển giáo dục Ở thành thị và các vùng đông dân, kinh tế thường phát triển hơn. Vì vậy, ở những nơi này hệ thống giáo dục cũng phát triển hơn, nên trẻ em có nhiều cơ hội được đến trường hơn những vùng kém phát triển dân cư thưa thớt. 19
  3. Ngoài ra, một số quốc gia không chú ý đến sự phát triển giáo dục ở các vùng hẻo lánh và nhiều giáo viên cũng không muốn đến làm việc ở các vùng này. Mật độ dân số cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của giáo dục. Mật độ dân số quá lớn, số trẻ em đến tuổi đi học cao gây ra sự quá tải, thậm chí phải học cả ca 3. Ngược lại ở nơi dân cư quá thưa thớt, số trẻ em trong tuổi đi học không nhiều, khoảng cách từ nhà đến trường lớn cũng là một yếu tố gây khó khăn cho ngành giáo dục. II ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN DÂN SỐ 1. Ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình hôn nhân Ảnh hưởng của giáo dục đến hôn nhân thể hiện qua quyền lựa chọn bạn đời, tuổi kết hôn lần đầu và ly hôn. Những người có trình độ học vấn cao, họ có hiểu biết sâu sắc về giá trị gia đình, con cái, họ có điều kiện để tự do tìm hiểu bạn đời phù hợp với bản thân. Mặt khác, để đạt được một trình độ học vấn nhất định họ phải mất một khoảng thời gian đi học khá dài, do vậy họ thường có xu hướng kết hôn muộn. Thanh niên nam nữ có trình độ học vấn cao, đặc biệt là phụ nữ, có quyền tự do lựa chọn người bạn đời mà mình sẽ chung sống, lựa chọn thời điểm kết hôn và quyết định ly hôn khi cần thiết. 2. Ảnh hưởng của giáo dục tới mức sinh Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định rằng giáo dục có vai trò quyết định trong việc giảm mức sinh, ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh được thể hiện như sau: Nâng cao trình độ học vấn sẽ làm thay đổi nhận thức về việc sinh đẻ, về số con và thời điểm sinh con. Điều đó thúc đẩy sự tự nguyện sử dụng các biện pháp tránh thai, làm giảm mức sinh. Số lượng trẻ em sinh ra ít lại tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ học vấn. Trình độ học vấn cao lại là điều kiện tiền đề để hạ thấp mức sinh. Tác động của trình độ học vấn dân cư đến mức sinh có thể biểu diễn tóm tắt theo hình dưới đây: 20
  4. Nguyện vọng sinh đẻ: - Mong muốn có thêm con - Số con mong muốn - Hôn nhân TRÌNH Các biến - Sử dụng các MỨC ĐỘ trung gian BPTTH SINH HỌ C VẤN - Nạo phá thai Chất lượng chăm sóc nuôi dạy con cái (mức chết trẻ sơ sinh, trẻ em) Hình 3.1. Tác động của trình độ học vấn đế mức sinh Hình 3.2. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở nên 3. Ảnh hưởng của giáo dục đến mức chết Trình độ giáo dục có ảnh hưởng đặc biệt đến mức chết trẻ em. Hầu hết các công trình nghiên cứu về mức chết trẻ em ở các nước đang phát triển đều cho rằng trình độ giáo dục, đặc biệt là giáo dục của phụ nữ là "chìa khóa" để giảm mức chết trẻ em. Theo số liệu điều tra nhân khẩu học giữa kì 1994 thì tỉ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi là 80,32 phần nghìn với con của các bà mẹ mù chữ: 50,77, phần nghìn với con của các bà mẹ chưa hết cấp I: 33,88 phần nghìn với con của 21
  5. các bà mẹ hết THCS và 31,69 phần nghìn với con của các bà mẹ hết THPT trở lên. Sở dĩ có tình trạng trên là vì phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường sinh nhiều con hơn, khoảng cách giữa hai lần sinh thường ngắn hơn 24 tháng. Đồng thời những phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường ít hiểu biết cách nuôi con và phòng chống các bệnh tật, có thu nhập thấp nên không có điều kiện để chăm sóc con tốt hơn khi bị ốm đau. 4. Ảnh hưởng của giáo dục đến di dân Giáo dục còn ảnh hưởng đến di dân, đặc biệt là di dân từ nông thôn ra thành thị. Trong đại bộ phận các nước đang phát triển, thành thị là nơi có điều kiện sống tốt hơn ở nông thôn và dễ kiếm việc làm hơn. Do đó những người có trình độ học vấn ở nông thôn thường có xu hướng di cư ra thành thị làm ăn sinh sống. Điều này là nguyên nhân căn bản của căn bệnh "chảy máu chất xám" ở các vùng nghèo hiện nay. Tuy nhiên, những cuộc di dân có tổ chức của những người có trình độ học vấn và trẻ khỏe đi xây dựng các vùng kinh tế mới cũng góp phần thúc đẩy giáo dục ở các vùng kinh tế mới phát triển. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Hãy nêu những tác động của dân số đến số lượng và chất lượng của hệ thống giáo dục, y tế? 2. Trình bày tác động của hệ thống giáo dục, y tế đến mức sinh, mức chết, đặc biệt là chết trẻ em và di cư? 3. Khái niệm về giới tính, giới, bình đẳng giới, phân biệt sự khác nhau giữa giới và giới tính? 4. Mô tả mối liên quan giữa giới và phát triển, ảnh hưởng của gia tăng dân số quá nhanh đối với bình đẳng giới và ảnh hưởng của bình đẳng giới với phát triển dân số? 22
  6. BÀI 4. DÂN SỐ VÀ Y TẾ Mục tiêu 1. Trình bày được những tác động của dân số đối với hệ thống y tế 2. Trình bày được các tác động của y tế đến các quá trình dân số Nội dung I. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐỐI VỚI HỆ THỐNG Y TẾ Sự phát triển của hệ thống y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Trình độ phát triển kinh tế, xã hội (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại khoa học - kỹ thuật ). + Điều kiện vệ sinh môi trường (môi trường sinh thái). + Tình hình phát triển dân số (qui mô, tốc độ gia tăng, cơ cấu, phân bố dân số) + Chính sách của Nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân (chính sách đầu tư, đào tạo cán bộ, động viên các nguồn lực ) Như vậy dân số là một yếu tố có tính chất khách quan và cùng với các yếu tố khác, nó qui định sự phát triển của y tế về số lượng, chất lượng, hiệu quả cũng như cơ cấu của ngành y tế. 1. Tác động của quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số đến hệ thống y tế Nhiệm vụ của hệ thống y tế là khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Vì vậy qui mô dân số quyết định số lượng y bác sỹ và số lượng cơ sở y tế. Nếu ta gọi H là số lần khám và chữa bệnh của một người dân trong một năm (cầu về dịch vụ y tế của một người dân). D là tổng số lượt người khám và chữa bệnh trong năm đó (tổng cầu về dịch vụ y tế của một nước trong một năm). Ta có D = P.H. Rõ ràng, nếu H không đổi thì tổng cầu D tỷ lệ thuận với số dân (P) và gia tăng theo tỷ lệ gia tăng của quy mô dân số. Mặt khác, dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến số lần khám và chữa bệnh c ủa một người (H) tăng lên và do đó làm cho tổng cầu (D) tăng lên. Thật vậy, dân số tăng nhanh lại tập trung ở nước nghèo, 23
  7. khả năng dinh dưỡng hạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên, trước hết là bệnh suy dinh dưỡng. Dân số đông và tăng quá nhanh dẫn đến nhà ở thêm chật chội, vệ sinh không đảm bảo, nhất là nguồn nước sinh hoạt. Dinh dưỡng kèm và môi trường bị ô nhiễm là những điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển. 2. Tác động của cơ cấu dân số đến hệ thống y tế Cơ cấu dân số theo giới cũng có tác động đến y tế. Do các đặc điểm tâm lý, sinh lý và các nhu cầu khác nhau của phụ nữ và nam giới trong cuộc sống nên tình trạng ốm đau, bệnh tật, nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của phụ nữ khác nam giới. Như vậy, tương tự các bảng tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi cũng có thể xây dựng các bảng phản ánh tỷ suất mắc các bệnh nói riêng và nhu cầu dịch vụ y tế nói chung theo từng lứa tuổi, từng giới. Các bảng này cùng với quy mô, cơ cấu dân số sẽ xác định nhu cầu dịch vụ y tế trong năm. Đó là cơ sở hình thành quy mô và cơ cấu của hệ thống y tế. 3. Tác động của phân bố dân cư đến hệ thống y tế Ở các khu vực địa lý khác nhau như đồng bằng, miền núi, thành thị, nông thôn có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội nên có cơ cấu bệnh tật khác nhau. Ví dụ: ở vùng đồng bằng, vùng ven biển miền Bắc Việt Nam thì các bệnh đường tiêu hóa, bệnh hô hấp là phổ biến, nhưng ở vùng núi cao thì bệnh sốt rét, bệnh biếu cổ lại là bệnh cần quan tâm phòng chống. Các bệnh xã hội nguy hiểm và hay lây lan như giang mai, hoa liễu, AIDS thường tập trung ở các thành phố lớn có mật độ dân số cao. 4. Tác động của kế hoạch hóa gia đình đến hệ thống y tế Mức sinh cao, dân số phát triển mạnh đã dẫn tới việc xuất hiện nhu cầu kế hoạch hóa gia đình và hình thành bộ phận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trong ngành y tế. Theo thời gian, bộ phận này đã và sẽ ngày càng phát triển vì số lượng người sử dụng dịch vụ này ngày càng tăng. Cùng với việc thực hiện dịch vụ có tính kỹ thuật, các cán bộ y tế còn phải tuyên truyền trong nhân dân về dân số/ sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình. Ngành y tế cũng đã tiến hành sản xuất và phân phối rộng rãi các phương tiện tránh thai. Sức ép của gia tăng dân số đã làm 24
  8. biến đổi cơ cấu hoạt động và cơ cấu tổ chức của ngành y tế. Chỉ có hiểu biết và dự đoán được xu hướng vận động của số cầu và cơ cấu của nó đối với hệ thống y tế mới có thể xây dựng một hệ thống y tế đáp sứng nhu cầu và hoạt động có hiệu quả. II. TÁC ĐỘNG CỦA Y TẾ ĐẾN CÁC QUÁ TRÌNH DÂN SỐ 1. Y tế tác động tới mức sinh Những thành tựu của ngành y tế có thể làm đảo lộn quá trình sinh sản truyền thống của loài người. Việc chữa bệnh vô sinh cho ra đời những đứa trẻ từ ống nghiệm và hình thành dịch vụ đẻ thuê, một mặt cho thấy khả năng chủ động của loài người trong lĩnh vực này. Mặt khác, cũng làm nảy sinh các vấn đề đạo đức, pháp lý, xã hội. Song khối lượng công việc to lớn nhất mà ngành dân số thực hiện trong lĩnh vực này là mỗi năm chăm sóc cho hàng triệu bà mẹ mang thai, hỗ trợ hàng triệu trẻ em ra đời và phục vụ ngày càng nhiều người muốn kế hoạch hóa gia đình. Có thể nói, trong việc hạn chế mức sinh, y tế đóng vai trò trực tiếp và quyết định cuối cùng. Bởi vì mọi giải pháp kinh tế - xã hội, giáo dục tuyên truyền, hành chính - pháp luật mới chỉ có tác động đến thái độ, nhận thức, chỉ có y tế mới giúp đỡ trực tiếp hành vi hạn chế sinh đẻ. Ngành y tế đã đóng góp trực tiếp trong việc tạo ra phương tiện, phương pháp hạn chế sinh đẻ và tổ chức dịch vụ tránh thai, tránh đẻ. Hiện nay các phương pháp phương tiện kế hoạch hóa gia đình khá phong phú, bao gồm các phương pháp tránh thai tạm thời (dụng cụ tử cung, bao cao su, thuốc tiêm, thuốc uống ) và các phương pháp tránh thai vĩnh viễn (Đình sản nữ, đình sản nam ). Ngành y tế thế giới đang cố gắng đa dạng hóa phương tiện và phương pháp tránh thai để có thể đa dạng hóa kênh phân phối và mở rộng sự lựa chọn, tìm kiếm phương pháp phù hợp nhất cho người sử dụng. ý nghĩa trực tiếp và quyết định của y tế trong việc giảm mức sinh đã được nhiều công trình ghi nhận thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau giữa mức sinh và tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai của dân cư. Chẳng hạn, năm 1995, căn cứ vào số liệu của 32 nước phát triển, người ta đã ước lượng mối quan hệ giữa CBR, TFR và CPR theo công thức: CBR = 48,4 - 0,44 CPR và TFR = 7,34 - 0,07 CPR. 25
  9. 2. Y tế tác động tới mức chết và tuổi thọ của người dân Tác động của y tế đến mức chết đặc biệt thấy rõ ở các nước đang phát triển nhờ sử dụng rộng rãi y tế dự phòng, không đắt tiền nhưng hiệu quả đạt rất cao. Thậm chí, nhiều học giả còn cho rằng sự giảm mạnh mẽ tỷ suất chết thô sau đại chiến thế giới lần thứ hai là thành tựu riêng của y tế. Theo họ có thể làm giảm mức chết mà không cần chờ tiến bộ của kinh tế. Chỉ cần Nhà nước lưu tâm cấp kinh phí thích đáng cho ngành y tế. Ý kiến trên đây chưa thật chính xác, nhưng rõ ràng là y tế góp phần rất quan trọng đảm bảo cho quá trình tái sản xuất dân số diễn ra hiệu quả và hợp lý. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày những tác động của dân số đối với hệ thống y tế? 2. Hãy nêu các tác động của y tế đến các quá trình dân số? BÀI 5. DÂN SỐ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI AN SINH XÃ HỘI - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Mục tiêu 1.Trình bày được các khái niệm về giới tính ,giới và bình đẳng giới. 2.Trình bày được các ảnh hưởng của bình đẳng giới trong mối quan hệ với dân số. 3.Trình bày được khái niệm về an sinh xã hội và thực trạng an sinh xã hội ở Việt Nam. 4.Trình bày được khái niệm và các chỉ số về chất lượng cuộc sống. Nội dung I. VẤN ĐỀ GIỚI, GIỚI TÍNH VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1. Giới và giới tính - Khái niệm giới tính (giống, sex): 26
  10. Giới tính là các đặc điểm về cấu tạo cơ thể, liên quan đến chức năng sinh sản của phụ nữ và nam giới. Đây là những đặc điểm mà phụ nữ và nam giới không thể hoán đổi cho nhau được. Đặc điểm sinh học khác nhau giữa Nam giới và Phụ nữ là: Nam giới có tinh trùng, có thể gây có thai, nhưng nam giới không thể mang thai được. Phụ nữ có buồng chứng, có kinh nguyệt, có thể mang thai, sinh con và cho con bú. Giới tính của mỗi người là không thay đổi trong suốt cuộc đời. Đàn ông, đàn bà trên thế giới này về cấu tạo sinh học, giải phẫu đều giống nhau. Tỷ số giới tính khi sinh, nếu không có sự tác động vào giới khi thụ thai và mang thai, thì cứ 100 bế gái được sinh ra sẽ có khoảng 105 bé trai. Điều 5 của Luật Bình đẳng giới của Việt Nam ghi rõ: “giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của Nam và nữ”. “Giới tính là sự khác biệt đã được xác định về mặt sinh học giữa phụ nữ và nam giới và mang tính phổ biến” (theo ILO). - Khái niệm giới (gender): Là các đặc điểm về mặt xã hội liên quan đến vị trí, tiếng nói, vai trò, công việc của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội. Đây là nhũng đặc điểm mà phụ nữ và nam giới có thể hoán đổi cho nhau được. Vai trò giới: Là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong muốn phụ nữ và nam giới thực hiện. Đó là các hành vi cụ thể, các công việc cụ thể mà xã hội trông chờ ở mỗi người với tư cách là nam giới hay phụ nữ, như vai trò sản xuất, nuôi dưỡng con cái, vai trò sinh sản, vai trò tham gia các công việc của cộng đồng Nhạy cảm giới: Là sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nhu cầu, vai trò, trách nhiệm khác nhau của phụ nữ và nam giới. Trách nhiệm giới: Là việc nhận thức được các vấn đề về giới, sự khác biệt giới và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra các biện pháp tích cực nhằm giải quyết và khắc phục mọi bất bình đẳng trên cơ sở giới. 27
  11. Định kiến giới: Là những suy nghĩ của mọi người về những gì mà người phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại hoạt động họ có thể làm. Định kiến giới là nhận thức, thái độ đánh giá thiên lệch về đặc điểm vị trí, vai trò, năng lực của phụ nữ và nam giới 2. Bình đẳng giới Bình đẳng giới là sự bình đẳng về cơ hội, về quyền lợi, và cách đối xử cho nam giới và phụ nữ ở tất cả các độ tuổi, trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Theo từ điển tiếng Việt: "Bình đẳng thể hiện sự ngang bằng". Bình đẳng có thể được chia ra hai loại: Bình đẳng thực tế là sự bình đẳng thể hiện thông qua các sự kiện thực tế như được hưởng như nhau về các quyền lợi vật chất, lợi ích và việc làm. Bình đẳng pháp lý là mọi công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau trước pháp luật. Bình đẳng giới có các đặc điểm: - Tình ngang quyền: Để đạt được bình đẳng giới, phụ nữ phải được tạo điều kiện và cơ hội ngang bằng nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế-xã hội và gia đình. - Tính ưu đãi: Do đặc điểm sinh học và truyền thống của phụ nữ là khác biệt so với nam giới, do đó để đạt được bình đẳng giới cần có đối sử ưu đãi, khuyến khích đặc biệt đối với phụ nữ. - Tính linh hoạt: Sự đối sử ưu đãi đối với phụ nữ cần linh hoạt, mền dẻo phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể không mang tính bất biến. - Tính phân loại: Bình đẳng giới không chỉ được xem xét vị thế giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội mà còn được nhìn nhận giữa các tầng lớp phụ nữ thuộc các thành phần xã hội và vùng lãnh thổ khác nhau trong phạm vi quốc gia và thế giới. Phân tích giới: Là quá trình đánh giá tác động khác nhau của các chính sách, chương trình, dự án và luật pháp hiện hành hay đang được đề xuất đói với phụ nữ và nam giới. Việc phân tích giới ghi nhận rằng: thực tế đời sống của phụ nữ và nam giới hoàn toàn khác nhau, và rằng cơ hội bình đẳng không nhất thiết là sẽ mang lại các kết quả bình đảng 28
  12. Phân biệt đối xử trên cơ sở giới ( Gender- based discrimination): Phân biệt đối xử trên cơ sở giới là việc một người bị phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính của người đấy chứ không phải vì các hành vi hay phẩm chất của ngươì đó. Phân biệt đối xử trên cơ sở giới là việc hạn chế, loại trừ, không chấp nhận, hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của phụ nữ và nam giới , gây Bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình Công bằng giới : Là sự đối xử hợp lý đối với cả phụ nữ và nam giới dựa trên sự khác biệt của phụ nữ và nam giới , để đảm bảo phụ nữ và nam giới đều được tham gia và hưởng lợi như nhau . Công bằng giới nghĩa là phụ nữ và nam giới đều có cơ hội công bằng không chỉ trong điểm xuất phát mà còn trong hưởng thụ kết quả. Công bằng chỉ sự bình đẳng của kết quả đầu ra. 3. GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN "Giới và phát triển" chú ý đến các quan hệ giới, tức là tác động qua lại giữa hai nhóm phụ nữ và nam giới mà không đặt phụ nữ thành một nhóm tách biệt. "Giới và phát triển" chú ý nhấn mạnh đến mô hình phát triển vì lợi ích của cả hai giới, vì mục tiêu công bằng xã hội và phát triển bền vững. Từ "phụ nữ trong phát triển" đến "giới và phát triển" là một chặng đường đổi mới không chỉ đối với các chính sách về phát triển mà còn là sự đổi mới về quan niệm nghiên cứu quan hệ nam nữ. 4. BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI DÂN SỐ Ngày nay tuy đã có những thay đổi quan trọng về vai trò và địa vị của phụ nữ, song điều này vẫn cha phổ biến. Theo đánh giá của Liên hợp quốc trong báo cáo phát triển con người năm 1999 thì sự mất bình đẳng giữa nam và nữ còn tồn tại khắp mọi nơi trên thế giới. Dân số và bình đẳng giới có sự tác động qua lại lẫn nhau trong sự tác động qua lại của nhiều nhân tố khác như: kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường Như vậy, dân số cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đấu tranh cho bình đẳng giới. Ngược lại thay đổi về sự bình đẳng giới sẽ có ảnh hưởng tới dân số. 29
  13. 4.1. Ảnh hưởng của gia tăng quá nhanh dân số đối với bình đẳng giới - Tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến việc thực hiện bình đẳng nam nữ: Nét đặc trưng trong mối quan hệ giữa phát triển dân số và bình đẳng giới trong xã hội ngày nay là sự tăng dân số quá nhanh dẫn đến hậu quả xấu cho việc thực hiện bình đẳng giới. Ngược lại, một xã hội mà bình đẳng giới đạt đến trình độ tương đối cao thì tốc độ tăng dân số chậm. Thật vậy, trong phạm vi quốc gia, tốc độ dân số nhanh, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục ít do đó hệ thống giáo dục kém phắt triển. Phụ nữ có ít cơ hội được học tập và nâng cao trình độ. Vì vậy họ thường phải làm việc sớm và làm các công việc không có trình độ chuyên môn. Trong những nước này, phụ nữ thường lấy chồng sớm và sinh nhiều con. Chính vì những lý do đó, ở những quốc gia kém phát triển, tốc độ tăng dân số cao thì địa vị phụ nữ thường thấp kém nhiều so với nam giới. Tóm lại, tăng dân số nhanh, nền kinh tế thấp kém đã hạn chế quá trình thực hiện bằng đẳng nam nữ. - Sự phân bố địa lý dân cư cũng ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng nam nữ: Ở thành thị ở những vùng dân cư đông đúc, giáo dục có điều kiện phát triển hơn những vùng dân cư thưa thớt. Hơn nữa, những vùng đông dân cư và thành thị thường có điều kiện phát triển kinh tế. Do vậy, phụ nữ cũng có cơ hội học tập, tìm việc làm có thu nhập cao, có cơ hội tiếp cận thông tin về KHHGĐ nhiều hơn phụ nữ ở các vùng dân cư thưa thớt, kinh tế kém phát triển. Chính vì vậy, ở thành thị và những nơi kinh tế phát triển, địa vị của phụ nữ được nâng cao hơn những vùng kinh tế kém phát triển, dân cư thưa thớt. 4.2. Ảnh hưởng của bình đẳng giới với phát triển dân số - Bình đẳng giới với mức sinh: Số con sinh ra của mỗi gia đình là do từng cặp vợ chồng quyết định, nhưng đồng thời cũng là vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Nhưng cho đến nay, vai trò và trách nhiệm của nam giới trong vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Việc sinh đẻ vẫn được coi là của riêng phụ nữ, ngay cả các công trình nghiên 30
  14. cứu về mức sinh cũng chưa quan tâm đúng mức ảnh hưởng của nam giới đến mức sinh. Khi có sự bình đẳng nam nữ thì người chồng không áp đặt cho vợ mình phải sinh đủ số con mà anh ta mong muốn. Họ phải bàn bạc với vợ về số con sinh ra, thời điểm sinh con và cùng chia sẻ gánh nặng nuôi dạy con cái. - Bình đẳng giới với KHHGĐ và SKSS: KHHGĐ và chăm sóc SKSS không phải là vấn đề riêng của phụ nữ, mà là vấn đề chung của nam và nữ. Bởi vì cả nam và nữ đều có quyền được làm cha mẹ, quyền có bạn đời và lựa chọn cho mình số con và thời điểm sinh con, có cuộc sống gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên cho đến nay, ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã lãng quên trách nhiệm của nam giới trong việc thực hiện KHHGĐ. Thái độ chia sẻ của nam giới về KHHGĐ và chăm sóc SKSS2 thể hiện sự tôn trọng quyền của phụ nữ trong quá trình lựa chọn các biện pháp tránh thai và phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục. Chính điều đó thể hiện rõ nhất sự bình đẳng giới trong lĩnh vực dân số. Nói một cách khác, ở đâu có sự bình đẳng giới thì ở đó năm giới sẵn sàng chia sẻ với vợ mình về việc thực hiện các biện pháp tránh thai và chăm sóc SKSS. - Bình đẳng giới với việc giảm mức chết: Thông thường mức chết của nam giới cao hơn nữ giới. Những nơi kém phát triển, có sự bất bình đẳng nam nữ thì nữ giới có mức chết cao hơn. ở những nước nghèo, mức chết trẻ em dưới 5 tuổi và mức chết phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ thường cao. Các nghiên cứu về sự khác biệt mức chết theo giới tinh ở Châu Á đã chỉ rõ: "Trong các nước có mức chết trẻ em thấp như: Singapor, Nhật và Hồng Kông thì tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi ở bé trai cao hơn ở bé gái. Ngư- ợc lại ở những nước có tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi cao như Pakistan và Ấn Độ thì tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi ở bé gái cao hơn bé trai". 2 Søc kháe sinh s¶n 31
  15. Tóm lại, bình đẳng giới là điều kiện rất cần thiết để phụ nữ có thể cùng nam giới trở thành người chỉ thực sự của quá trình dân số KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Để có được sự bình đẳng nam nữ trong KHHGĐ và chăm sóc SKSS, một trong những vấn đề cần giải quyết là phải nâng cao nhận thức của cả nam và nữ thông qua giáo dục, bao gồm cả giáo dục văn hóa, giáo dục giới tính, giáo dục đời sống gia đình. II. Dân số và an ninh xã hội 1.1. Khái niệm về an sinh xã hội Ở Việt Nam, thuật ngữ “An sinh xã hội” được xuất hiện vào những năm 70 trong một số cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của mọt số học giả Sài Gòn. Sau năm 1975, thuật ngữ này được dùng nhiều hơn và đặc biệt là từ những năm 1995 trở lại đây nó được dùng rộng rãi hơn. Tuy vậy, từ tiếng Anh (Social Security) mỗi người lại sử dụng thành những từ khác nhau (mặc dù nội dung đều hiểu như nhau), do đó ta thấy xuất hiện các thuật ngữ: “an sinh xã hội”, “an toàn xã hội”, “an ninh xã hội”, “bảo đảm xã hội” Tuy nhiên, dùng các cụm từ “an toàn xã hội” hoặc “an ninh xã hội” sẽ sát nghĩa hơn, nhưng vì dùng các thuật ngữ này ở nước ta dễ hiểu sang các lĩnh vực khác, ví như: trật tự an toàn xã hội, trật tự an ninh quốc gia Do vậy, thuật ngữ “an sinh xã hội” đã được sử dụng. Như vậy, có thể hiểu là an sinh xã hội bao quát một phạm vi rất rộng lớn và có tác động đến rất nhiều người. An sinh xã hội có thể ảnh hưởng đến cả khi một con người cụ thể chưa sinh ra và có thể cả khi người đó mất đi. Nó cũng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mọi người. 1.2. Tác dụng của an sinh xã hội - Chăm sóc về y tế - là việc phải cung cấp những trợ giúp cho người được bảo vệ khi tình trạng của họ cần đến sự chăm sóc y tế có tính chất phòng bệnh hoặc chữa bệnh. Các trường hợp bảo vệ phải bao gồm mọi tình trạng đau ốm vì bất kỳ nguyên nhân nào và cả trong các trường hợp thai nghén, sinh đẻ và các hậu quả tiếp theo. 32
  16. - Trợ cấp ốm đau: là việc bảo đảm tự cung cấp cho những người được bảo vệ khoản trợ cấp do mất khả năng lao động do ốm đau gây ra và dẫn đến gián đoạn thu nhập. - Trợ cấp thất nghiệp: dành cho những người được bảo vệ nhận một khoản trợ cấp khi mất việc làm không “tự nguyện”. Trường hợp bảo vệ phải bao gồm tình trạng gián đoạn thu nhập và xảy ra do không thể có được một công việc phù hợp trong khi người được bảo vệ có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc. - Trợ cấp tuổi già: để đảm bảo cho những người được bảo vệ trong tình trạng họ có thời gian sống lâu hơn một độ tuổi quy định. - Trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp: theo ILO, trường hợp được bảo vệ trong chế độ này phải bao gồm những trường hợp nếu do các tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp gây ra: đau ốm, mất khả năng lao động dẫn đến gián đoạn thu nhập, mất hoàn toàn khả năng thu nhập hoặc một phần khả năng thu nhập, mất nguồn thu nhập do người trụ cột trong gia đình chết - Trợ cấp gia đình (phụ cấp gia đình): theo đó các trường hợp được bảo vệ là những người làm công ăn lương hay những loại được quy định trong dân số hoạt động được bảo vệ về những gánh nặng về con cái. - Trợ cấp thai sản: áp dụng trong các trường hợp được bảo vệ gồm thai nghén, sinh đẻ và những hậu quả kéo theo đó dẫn đến sự gián đoạn về thu nhập gây khó khăn cho đối tượng - Trợ cấp tàn tật: được thực hiện trong những trường hợp bản thân đối tượng cần được bảo vệ không có khả năng tiến hành một hoạt động có thu nhập ở một mức độ nhất định khi mà tình trạng đó có nguy cơ trở thành thường xuyên hoặc kéo dài sau khi đã ngừng thực hiện các khoản trợ cấp về ốm đau. - Trợ cấp tiền tuất: được thực hiện trong khi những người thân thích (vợ, con cái) mất phương tiện sinh sống do người trụ cột trong gia đình chết. 1.3. Thực trạng an sinh xã hội ở Việt Nam “Hệ thống các chính sách về an sinh xã hội” của Việt Nam hiện tại gồm khá nhiều “mảng” vấn đề. Có thể chia thành 3 nhóm sau đây: 33
  17. - Nhóm các chế độ về Bảo hiểm xã hội gồm: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện quan niệm trên nguyên tắc có đóng thì có hưởng và cùng chia sẻ rủi ro. Đối tượng tham gia là những người lao động theo quy định, các mức đóng góp tạo nên một quỹ chung. Các thành viên được hưởng chế độ khi họ gặp phải các sự cố và đủ điều kiện để hưởng. Mọi chi phí cho các chế độ được chi trả bởi nguồn quỹ chung. - Nhóm các chế độ về trợ cấp xã hội bao gồm: các chế độ cứu trợ xã hội cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Nguồn chi trả cho các chế độ trợ cấp xã hội được lấy từ ngân sách Nhà nước. - Nhóm các chương trình xã hội khác bao gồm: chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình y tế (phòng, chữa bệnh, y tế cộng đồng ) và gồm cả các loại quỹ tiết kiệm và các loại bảo hiểm khác. Cùng với bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội hệ thống các chương trình kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn cần được triển khai một cách đa dạng. Sự phong phú đa dạng của các chương trình sẽ là một sự bổ sung quan trọng cho hai nhóm bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội phát huy tác dụng che chắn cho các đối tượng được thụ hưởng các chế độ. III. DÂN SỐ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 1. Khái niệm và các chỉ số của chất lượng cuộc sống 1.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực, vui chơi, giải trí cho nhu cầu của con người. Điều kiện này làm cho con người dễ dàng đạt được sự hạnh phúc, an toàn gia đình, khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần. Một trong những thuộc tính cơ bản thể hiện mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên trong sinh quyển là chất lượng cuộc sống của từng con người, từng cộng đồng cũng như của một xã hội. Chất lượng cuộc sống được biểu thị qua công thức: 34
  18. S = R / P Trong đó: S: Chất lượng cuộc sống R: Tổng số nguồn lợi, tài nguyên thiên nhiên cộng với các nhân tố xã hội, kinh tế P: Số người Qua mô hình trên, chúng ta thấy chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào tổng thể các nhân tố tự nhiên và xã hội, đặc biệt nó tỉ lệ nghịch với số dân. 1.2. Các chỉ số của chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống là một khái niệm phức tạp, việc xác định các chỉ số hay các chuẩn mực sống của con người cũng rất khác nhaủơ mỗi quốc gia. Có thể chia các chỉ số chất lượng cuộc sống thành 2 nhóm cơ bản: - Nhóm chỉ số về tinh thần: giáo dục, sức khoẻ và các dịch vụ y tế, việc làm và điều kiện làm việc, an toàn xã hội, vui chơi, giải trí - Nhóm chỉ số về vật chất: dinh dưỡng, nước uống, nhà ở 1.3. Mối quan hệ giữa dân số và chất lượng cuộc sống. Giữa gia tăng dân số và chất lượng cuộc sống có mối liên quan với nhau rất chặt chẽ: Dân số phát triển hợp lý thì chất lượng cuộc sống được bảo đảm và nâng cao, nhưng nếu dân số tăng quá nhanh thì sẽ gây sức ép đối với chất lượng cuộc sống, gây ra những tác động tiêu cực tới chất lượng cuộc sống và dẫn tới vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo, thất nghiệp. Không ai phủ nhận một thực tế, chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống của người Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây có những bước tiến đáng kể, trong đó bắt đầu bằng việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản được Đảng, nhà nước ta đặc biệt quan tâm đầu tư, chăm lo. Điều kiện sống của người dân từng bước cải thiện, bây giờ con người không chỉ đủ ăn mà còn được ăn ngon, mặc đẹp, được thụ hưởng những giá trị tinh thần phong phú, hấp dẫn: vui chơi, giải trí phù hợp với nhu cầu của từng lứa tuổi. Công tác dân số- kế hoạch hoá gia đình được Đảng, Nhà nước xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lựoc phát triển 35
  19. kinh tế- xã hội, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển nhằm ổn định quy mô, cơ cấu, phân bố và nâng cao chất lượng dân số. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Khái niệm về giới tính, giới và bình đẳng giới? 2.Trình bày các ảnh hưởng của bình đẳng giới trong mối quan hệ với dân số ? 3. Khái niệm về an sinh xã hội và thực trạng an sinh xã hội ở Việt Nam? 4. Khái niệm và các chỉ số về chất lượng cuộc sống? Bài 6. DÂN SỐ VỚI MÔI TRƯỜNG Mục tiêu: 1. Hiểu và trình bày được nguyên lý sự tác động của dân số đến tài nguyên và môi trường. 2. Phân tích được tài nguyên nước ta đang bị cạn kiệt do tác động của các quá trình dân số. 3. Trình bày được môi trường bị suy thoái và ngày càng ô nhiễm nặng nề do tác động của các quá trình dân số. 4. Mô tả được giải pháp để giải quyết tốt mối quan hệ Dân số - Môi trường. Nội dung 1. DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN 1.1. Nguyên lý sự tác động của dân số đến tài nguyên 1.1.1. Khái niệm về tài nguyên 36
  20. Theo nghĩa rộng tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin có trên mặt đất và trong không gian vũ trụ có liên quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên có thể được phân loại như sau: - Theo bản chất có thể phân thành: + Tài nguyên thiên nhiên: là các loại tài nguyên do thiên nhiên tạo ra, ban tặng cho con người, tồn tại ngoài ý muốn con người. + Tài nguyên nhân văn: là tài nguyên do chính con người tạo ra: con người, sức lao động, các loại sản phẩm xã hội do con người tạo ra như chế độ chính trị, văn hoá, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật - Theo mục đích sử dụng có thể phân thành: + Tài nguyên trong lòng đất. + Tài nguyên sinh vật, khí hậu, đất đai, nước. + Tài nguyên năng lượng: mặt trời, gió, thuỷ triều. - Theo đặc tính hoá học: Tài nguyên hữu cơ và tài nguyên vô cơ. - Theo khả năng tái tạo có thể phân thành: + Tài nguyên tái tạo được: là những tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lý một cách khôn ngoan (Jorgensen S.E 1981). Năng lượng mặt trời, nước và gió, tài nguyên sinh học đất và rừng là những tài nguyên tái tạo được. + Tài nguyên không tái tạo được: tồn tại một cách hữu hạn, sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Các loại khoáng sản, nhiên liệu khoáng, không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Các loại khoáng sản, nhiên liệu khoáng, các thông tin di truyền bị mai một đi không giữ được cho đời sau là tài nguyên không tái tạo được. 37
  21. 1.1.2. Nguyên lý sự tác động của dân số đến tài nguyên Các hoạt động của con người biến tài nguyên thiên nhiên thành các vật phẩm tiêu dùng phụ vụ cho cuộc sống và sự tồn tại của mình, có nghĩa là chỉ làm thay đổi khả năng dùng được ngay của vật chất chứ không làm ảnh hưởng đến tổng khối lượng của vật chất. Do vậy một loại tài nguyên nào đó được coi là cạn kiệt nếu nó rơi vào một trong các tình trạng sau: - Tài nguyên đó đã bị kết tinh hoàn toàn trong sản phẩm xã hội, nó không còn có thể khai thác được từ môi trường tự nhiên. Nguồn duy nhất có thể khai thác được là sử dụng lại từ phế phẩm, phế liệu hiện có. - Tài nguyên ấy còn trong tự nhiên, nhưng việc chi phí để khai thác chúng còn lớn hơn chi phí thu gom từ các sản phẩm xã hội. - Nhiên liệu không tham gia vào sản phẩm, nó bị đốt cháy, biến thành nhiệt năng, tan vào khoảng không vũ trụ không thể thu hồi được, trữ lượng của nó giảm nhanh. - Những tài nguyên mà bình quân trên đầu người bị giảm đi theo thời gian như đất, rừng, thủy sản v.v được coi là bị cạn kiệt Quy mô dân số gia tăng sẽ dần đến nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Các nước có quy mô dân số lớn sẽ gây thêm sức ép đối với khai thác đất đai và môi trường tự nhiên. Có thể dùng công thức dưới đây để minh hoạ. Q = P x A Trong đó: Q: Quy mô khai thác tài nguyên. P: Quy mô dân số. A: Bình quân tài nguyên sử dụng theo đầu người Như vậy, quy mô sử dụng tài nguyên tỷ lệ thuận với quy mô dân số, mức độ tài nguyên sử dụng theo đầu người. 1.2. Tài nguyên nước ta đang bị can kiệt do tác động của các quá trình dân số. 2.2.1. Tài nguyên đất đang bị cạn kiệt và suy thoái Thoái hoá đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở Việt 38
  22. Nam, đặc biệt là vùng núi và trung du, nơi tập trung hơn 3/ 4 quĩ đất. Các loại hình thoái hoá đất chủ yếu là xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, bạc màu, khô hạn và sa mạc hoá, ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, bị ô nhiễm. Bảng 4.1: Diện tích đất bị thoái hoá nghiêm trọng ở Việt Nam (Triệu ha) Các loại đất Diện tích (triệu ha) - Đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều 16,7 - Đất có độ phì nhiêu thấp, tầng đất mỏng 9,0 - Đất khô hạn 3,0 - Đất bị phèn hoá, mặn hoá mạnh 1,9 - Đất bị ngập nước thường xuyên 1,9 Nguồn: Cục Môi trường Việt Nam Những nguyên nhân chủ yếu gây thoái hoá đất và giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp là do dân số tăng, nhu cầu về đất để xây dựng đường xá giao thông, nhà ở, các khu công nghiệp, và quá trình đô thị hóa diễn ra ồ ạt và thiếu qui hoạch quản lí Mặt khác do biến đổi khí hậu toàn cầu cũng gây thoái hóa đất. 2.2.2. Tài nguyên rừng ngày càng bị thu hẹp Rừng ở Việt Nam có đặc trưng cơ bản là rừng nhiệt đới, rất phong phú chủng loại động thực vật, giá trị sinh khối và đa dạng sinh học cao. Song tài nguyên rừng của nước ta bị suy giảm nghiêm trọng. Bảng 4.2: Biến động diện tích rừng ở Việt Nam (đơn vị: nghìn ha) Chỉ số 1943 1976 1980 1985 1990 1995 2005 Đất có rừng 14.290,0 11.169,310.608.3 9.891,9 9.175,6 9.300,2 12.418,5 Độ che phủ (%) 43,0 33,7 32,0 29.8 27,7 28,1 38,0 Rừng tự nhiên 10.076,7 10.186,0 9.308,3 8.430,7 8.252,5 9.529,4 Rừng trồng 92,6422,3 583,6 744,9 1.047,7 2.889,1 DT rừng BQ/người 0.64 0,23 0,20 0,16 0,14 0,13 0,15 Nguồn: Viện điều tra qui hoạch rừng, Niên giám thống kê 2005 39
  23. Sự thu hẹp quá mức tỉ lệ che phủ rừng sẽ không đảm bảo độ bền vững của môi trường tự nhiên, làm suy giảm tính đa dạng sinh học, dẫn đến cạn kiệt hoặc tuyệt chủng các loài quí hiếm, chất lượng rừng suy giảm. Theo thống kê sơ bộ, trong bốn thập kỉ qua, trên phạm vi cả nước đã có 200 loài chim, 120 loài thú bị tuyệt chủng, 68 loài thú có nguy cơ bị diệt vong, 97 loại bị tổn thương, 71 loài bị đe doạ được ghi vào trong sách đỏ của Việt Nam. Nhiều loài thực vật quí hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt như nhóm gỗ quí (lát hoa, cẩm lai, gụ mật, gụ lai, mun ), nhóm dược liệu quí (tam thất, sâm ngọc linh, sa nhân ). 2.2.3. Tài nguyên nước ngày càng khan hiếm Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ chằng chịt, vì vậy nước ta có nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào. BẢNG 4.3: TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM Nguồn nước mặt Nước ngầm Nước khoáng - Tổng lượng trung bình năm: 835 - Trữ lượng tiềm năng 60 tỉ m3 (riêng lưu vực sông Hồng và tỉ m3/ năm 350 nguồn Mêcông chiếm 75%) - Lượng nước tạo ra trong lãnh thổ - Trữ lượng được khai 225 tỉ m3 năm thác mới có 3 - 4 tỉ m3/ năm Nguồn: Bộ tài nguyên môi trường và WB Ở nước ta, mức đảm bảo nước trung bình cho một người trong 1 năm từ 12.800 m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m3/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8500 m3/người vào năm 2020. Tuy mức bảo đảm nước hiện nay của nước ta cao hơn 2,7 lần so với Châu Á (3970 m3/người) và 1,4 lần so với thế giới (7650 m3/người), nhưng nguồn nước lại không phân bố đều giữa các vùng. Mức đảm bảo nước hiện nay của một số hệ thống sông ngòi khá nhỏ, ví dụ hệ thống sông Hồng,Thái bình, Mã chỉ đạt 5000 m3 người, trong khi hệ thống sông Đồng Nai chỉ đạt 2980m3/người. Theo Hội Nước Quốc tế ( IWRA ): "Nước nào có mức bảo đảm nước cho 1 người trong 1 năm dưới 4000 m3/người thì 40
  24. nước đó thuộc loại thiếu nước, và nếu nhỏ hơn 2000 m3/người thì thuộc loại hiếm nước". Theo tiêu chí này nếu xét chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng một số vùng và lưu vực sông hiện nay thuộc loại thiếu nước như vung ven biển Ninh Thuận- Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai 2.2.4. Tài nguyên khoáng sản đang bị cạn kiệt Các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản đang làm thay đổi địa hình, suy giảm lớp phủ thực vật, gây sụt lún ở nhiều nơi, thậm chí làm cạn kiệt dòng chảy mặt, suy giảm mức nước ngầm, gây nhiễm bẩn không khí, ảnh hưởng đến khí hậu và cảnh quan trong vùng. Riêng mỏ than Quảng Ninh, hàng năm đổ ra biển và các vùng lân cận khoảng 10 triệu m3 đất đá gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Việc khai thác khoáng sản kim loại màu quí hiếm đã tạo ra những hố sâu và bãi thải lớn, tổn thất kim loại, phân tán trong không khí, nước, đã gây ô nhiễm môi trường và nhiễm độc hệ sinh thái. Việc khai thác dầu khí đã làm nhiễm bẩn một số vùng ven thềm lục địa. 2.2.5. Tài nguyên biển ngày một suy giảm Nước ta có 3.260 km đường bờ biển, bao bọc toàn bộ phía Đông và Nam của đất nước. Vùng đặc quyền kinh tế biển của nước ta rộng khoảng 10 triệu km2, gấp 3 lần lãnh thổ trên đất liền. Vùng ven biển bao gồm 28 tỉnh, thành phố với trên 53% tổng dân số cả nước (trên 42 triệu người), khoảng 50% đô thị lớn và quan trọng. Hàng năm, vùng ven biển đã tạo ra trên 40% GDP và 60% giá trị xuất khẩu của cả nước, giải quyết việc làm cho hơn 10 triệu lao động và thu hút gần 50% vốn đầu tư nước ngoài (chưa kể dầu khí). Vùng biển và ven biển Việt Nam có tài nguyên khá phong phú và đa dạng, là các nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế, cụ thể là: - Dầu khí: tổng trữ lượng dầu khí tại vùng biển là 10 tỉ tấn qui đổi, trữ lượng khai thác hơn 2 tỉ tấn. Trữ lượng khí thiên nhiên dự báo là 1.000 tỉ m3. - Nguồn lợi thuỷ sản nước ta phong phú, trữ lượng ước tính khoảng 4,2 triệu tấn, hàng năm có thể khai thác được khoảng 1,6-1,7 triệu tấn cá, 30 ngàn tấn tôm, 50 tấn mực và hàng trăm ngàn tấn đặc sản khác. Song nguồn lợi hải sản ở các khu vực gần bờ đã và đang bị giảm sút nghiêm trọng. 41
  25. - Vùng biển và ven biển Việt Nam còn có tiềm năng rất lớn để phát triển cảng, vận tải biển và dịch vụ hàng hải, du lịch biển. Tuy nhiên, tại một số vùng biển và ven biển nước ta đang đối mặt với những thách thức to lớn, đó là kĩ thuật- công nghệ khai thác biển và ven biển còn lạc hậu, năng suất và chất lượng thấp, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, tỉ lệ gia tăng dân số còn cao (nhất là vùng ven biển), tỉ lệ lao động thiếu việc làm còn nhiều, đói nghèo gay gắt, nguồn tài nguyên khan hiếm và đang cạn kiệt. 2. DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1. Nguyên lý sự tác động của dân số đến môi trường 2.1.1. Khái niệm về môi trường Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra và ở xung quanh con người, trong đó con người đã sinh sống và bằng lao động đã khai thác những tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo cho phép thoả mãn nhu cầu của mình (UNESCO, 1981). Trong đó chia ra. - Môi trường tự nhiên: Là toàn bộ các hoạt động và đối tượng có sẵn trong tự nhiên như: đất, nước, không khí, thế giới sinh vật Trong trạng thái tự nhiên của nó. Các yếu tố của môi trường tự nhiên thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau và trải qua hàng triệu năm đã hình thành sự cân bằng tự nhiên. Sự biến đổi thường xuyên liên tục vượt quá khả năng phục hồi của những cân bằng đó gây nên tác hại cho sự phát triển bền vững. - Môi trường kỹ thuật: Là môi trường do bản thân con người tự tạo nên như: điểm dân cư, nhà ở, công trình xây dựng, hệ thống kỹ thuật, trạm điện, cống thoát nước, đường giao thông Tạo nên môi trường kỹ thuật là đặc trưng cơ bản gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. - Môi trường xã hội: Là môi trường được hình thành trong các quan hệ xã hội và thông qua phẩm chất, tư cách, hành vi cư xử của con người dưới hình thức giao tiếp xã hội khác nhau. Đặc điểm tính chất của quan hệ sản xuất quyết định đặc điểm, tính chất của môi trường xã hội. 42
  26. 2.1.2. Nguyên lý sự tác động của dân số đến môi trường Con người muốn tồn tại buộc phải khai thác tài nguyên thiên nhiên, biến chúng thành các vật phẩm tiêu dùng hàng ngày. Trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, ngoài phần dùng được, còn một phần không dùng được, được thải vào môi trường gây nên ô nhiễm môi trường. Đương nhiên là số dân càng nhiều thì quy mô sản xuất càng lớn. Hậu quả tất yếu là tài nguyên cạn kiệt nhanh và chất thải độc hại của quá trình sản xuất ngày càng lớn. Môi trường tự nhiên tồn tại và phát triển theo các quy luật khách quan của tự nhiên. Con người cần am hiểu các quy luật này để tác động vào môi trường tự nhiên một cách có ý thức và có cơ sở khoa học nhằm thực hiện được tính thống nhất biện chứng giữa sử dụng và bảo vệ tự nhiên đảm bảo cho môi trường tự nhiên phát triển bền vững. Con người tác động lên môi trường chủ yếu qua 3 phương thức sau: - Lối sống, thu nhập, tổ chức xã hội quyết định mức tiêu thụ. - Kỹ thuật được áp dụng quyết định mức độ hoạt động của con người tác động phá hoại hoặc bảo vệ môi trường và số lượng chất thải ở bất kỳ mức tiêu thụ nào. - Số lượng dân số là hệ số nhân quyết định toàn bộ sự tác động. - Lối sống - Thu nhập Mức tiêu - Tổ chức xã hội thụ Con Kỹ thuật Mức Môi người Áp dụng hoạt động trường Số lượng dân số Hệ số nhân Hình 4.1: Sơ đồ tác động của con người lên môi trường 43
  27. Khái quát hoá sự tác động của con người lên môi trường, người ta đưa ra phương trình sau: I = P x A x T Trong đó: I: Sự tác động tới môi trường P: Quy mô dân số A: Mức tiêu thụ của cải và dịch vụ tính theo đầu người. T: Công nghệ, tức là số lượng tài nguyên tiêu thụ và sự ô nhiễm tạo nên trong quá trình sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ. 2.2. Môi trường bị suy thoái và ngày càng ô nhiễm nặng nề do tác động của các quá trình dân số 2.2.1. Môi trường đất bị ô nhiễm Đất bị ô nhiễm bởi các chất thải từ hoạt động nông nghiệp, hoạt động công nghiệp, dich vụ và các chất thải do sinh hoạt của con người và vật nuôi. Các tác nhân gây ô nhiễm đất bao gồm tác nhân hóa học, như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp có độ kiềm, hoặc độ axít cao, các kim loại nặng . Các tác nhân sinh học: trực khuẩn lỵỵỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng, giun, sán v.v . Các tác nhân vật lý: nhiệt độ, phóng xạ Đầu vào gây ô nhiễm đất quá nhiều nhưng đầu ra thì quá ít vì đất không giống như nước và không khí, các chất gây ô nhiễm đất tồn lưu lại trong đất, con người muốn khử ô nhiễm đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Đất nông nghiệp ngày một mất dần và bị ô nhiễm: Hàng năm trên thế giới có khoảng 70.000 km2 đất nông nghiệp bị mất đi do đất hết độ màu mỡ, ngoài ra còn khoảng 200.000 km2 đất khác bị giảm năng suất. Do bị xói mòn, khoảng 24 tỷ tấn đất bề mặt bị mất đi hàng năm. Người ta ước tính trong khoảng thời gian 1985-2010, sản lượng lương thực sẽ giảm khoảng 19-29% do hậu quả của các tác động trên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nhiều, nhưng ngoài yếu tố gia tăng dân số, thì nhân tố quan trọng nhất là tình trạng nghèo khổ. Những người dân sống trong tình trạng không đủ 44
  28. dinh dưỡng không thể có điều kiện bảo vệ và hồi phục độ màu mỡ của đất đai. Dân số tăng nhanh càng khiến người ta gia tăng mức độ “bóc lột” đất đai làm kiệt quệ độ màu mỡ. Về tổng thể, sự thoái hóa của đất bởi các nguyên nhân khác nhau làm sản lượng hàng năm giảm trung bình 12 triệu tấn lương thực, bằng một nửa mức gia tăng của sản lượng lương thực hàng năm. Những năm 80, thế giới không chỉ chứng kiến sự gia tăng chậm chạp của quỹ đất nông nghiệp mà còn chứng kiến trình độ thâm canh kém hơn các năm trước đó do lượng đất được đưa thêm vào canh tác ít được sự hỗ trợ của hệ thống thuỷ lợi. 2.2.2. Ô nhiễm khí quyển và những biến động bất lợi. Một phần các khí hiệu ứng nhà kính có thể được sinh ra hoàn toàn do tự nhiên nhưng các nghiên cứu khoa học gần đây đã khẳng định trách nhiệm về các hoạt động của con người đối với việc tạo ra các khí nhà kính. Lượng khí carbon dioxide - chất khí tạo ra một nửa hiệu ứng nhà kính, trên thế giới đã tăng từ 2,4 tỷ tấn (1950) lên 6,8 tỷ tấn (1985), tức tỷ lệ gia tăng trung bình hàng năm là 3,1% (con số này có thể còn thấp hơn so với thực tế vì chưa tính đến lượng bổ sung do những thay đổi trong sử dụng đất, do phá rừng). Trong đó, tỷ lệ tăng do dân số thế giới tăng hàng năm là 1,9%, còn 1,2% tăng thêm của carbon dioxide là do tăng tiêu dùng bình quân đầu người - nó là kết quả của việc sản xuất, tăng sử dụng năng lượng, thay đổi công nghệ. Nếu ta chấp nhận cách lý giải này thì việc gia tăng dân số phải chịu trách nhiệm đối với 2/3 lượng gia tăng của khí dioxide carbon. Ô nhiễm không khí là sự có mặt của một số chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí , làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do khói, bụi 2.2.3. Ô nhiễm nguồn nước Ô mhiễm nguồn nước là tất cả các hiện tượng làm nước bị thay đổi thành phần cấu tạo hoặc bị huỷ hoại, không thể sử dụng được cho mọi hoạt động của con người và vi sinh vật. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước 45
  29. như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ qua nước, các hoá chất dùng trong nông nghiệp, chúng làm nhiễm bẩn tầng nước mặt và nước ngầm. Các nguyên nhân trên đều liên quan trực tiếp đến qui mô dân số, qui mô sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của họ 2.3. Tác động của môi trường đến các qua trình Dân số Các vấn đề gắn liền với các xu hướng phát triển, suy thoái môi trường, tăng trưởng và phân bố đã trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc giải quyết đồng bộ và khẩn trương các vấn đề này đã trở nên cấp bách. Các hệ sinh thái và môi trường chỉ có thể đáp ứng đến một mức nào đó nhu cầu khai thác và sử dụng của con người. Khi các ngưỡng này đã đạt tới, các gián đoạn trong các động thái của môi trường sinh thái sẽ xảy ra và gây nên các hậu quả bất lợi cho cuộc sống của con người. Hơn thế nữa, gia tăng dân số nhanh thường làm giảm năng lực của xã hội trong việc tìm kiếm và thay đổi công nghệ cũng như thiết kế nhằm đạt tới một môi trường sống tốt hơn. Các tác động tiêu cực đến môi trường có thể giảm thiểu bằng cách kết hợp các chiến lược giảm mức gia tăng dân số, phân bố hợp lý hơn dân cư, loại trừ, hoặc ít nhất giảm thiểu các xu hướng tiêu dùng có hại cho môi trường, áp dụng các công nghệ mới và cơ chế quản lý mới. Các chính sách phát triển lành mạnh cần tích hợp các chiến lược đã được lựa chọn để đạt được đồng bộ các mục tiêu. - Phân bổ viện trợ quốc tế cho các chương trình có sự thu hồi vốn cao để giảm nghèo khổ và làm lành mạnh môi trường; đáp ứng điều kiện vệ sinh và nước sạch, giảm bớt ô nhiễm không khí trong nhà và đáp ứng các nhu cầu cơ bản. - Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai để làm giảm xói mòn đất và thoái hóa đất, áp dụng phương pháp canh tác trên cơ sở vững bền. - Phân bổ thêm nguồn vốn cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, giáo dục tiểu học và trung học, nhất là đối với nữ. - Giúp các Chính phủ có ý muốn tránh các lệch lạc và sự mất cân đối kinh tế vĩ mô gây tác hại đến môi trường. 46
  30. - Cung cấp tài chính để bảo vệ môi trường thiên nhiên và tính đa dạng sinh học. - Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai các dạng năng lượng thay thế phi carbon để chống lại sự thay đổi khí hậu. - Chống lại các sức ép, bảo hộ và đảm bảo các thị trường quốc tế về hàng hóa và dịch vụ, kể cả tài chính và công nghệ được “mở cửa”. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Thế nào là nguyên lý sự tác động của dân số đến tài nguyên và môi trường? 2. Phân tích tài nguyên nước ta đang bị cạn kiệt do tác động của các quá trình dân số như thế nào? 3. Trình bày môi trường bị suy thoái và ngày càng ô nhiễm nặng nề do tác động của các quá trình dân sốnhư thế nào? 4. Hãy mô tả giải pháp để giải quyết tốt mối quan hệ Dân số - Môi trường? 47