Giáo trình Giáo dục gia đình - Phạm Thị Thu Hồng

pdf 51 trang hapham 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giáo dục gia đình - Phạm Thị Thu Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_gia_dinh_pham_thi_thu_hong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Giáo dục gia đình - Phạm Thị Thu Hồng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Khoa Mác Lê Nin Giáo trình Giáo Dục Gia Đình Biên soạn: Phạm Thị Thu Hồng
  2. Lời Mở Đầu Do yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông, các trường sư phạm cần phải đổi mới công tác giáo dục đào tạo. Trong công cuộc đổi mới đó, đổi mới đào tạo giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân chính thức được thực hiện thống nhất trong toàn quốc từ năm học 2002 – 2003. Chương trình đào tạo mới nhằm mục tiêu sau khi tốt nghiệp người sinh viên có được những kiến thức sâu sắc và năng lực cơ bản đủ để làm tốt công tác giảng dạy môn Giáo dục công dân và thực hiện việc phối hợp với các lực lượng xã hội tổ chức tốt giáo dục nhân cách học sinh phổ thông. Môn Giáo dục gia đình là một môn học nằm trong chương trình đào tạo của các trường sư phạm nhằm đào tạo giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THCS và THPT. Nhưng hiện nay giáo trình Giáo dục gia đình dành cho đào tạo giáo viên giáo dục công dân ở trường THPT chưa có. Từ thực tế trên chúng tôi biên soạn Tài liệu học tập môn Giáo dục gia đình dành cho hệ đào tạo Cử nhân ĐHSP – ngành Giáo dục Chính trị, trường Đại học An Giang nhằm giúp sinh viên chủ động trong quá trình học tập. Tài liệu học tập môn Giáo dục gia đình được biên soạn dựa vào giáo trình Giáo dục gia đình, đào tạo giáo viên THCS hệ Cao đẳng sư phạm của Bộ Giáo dục – Đào tạo, nhà xuất bản Giáo dục, năm 1998 cùng một số tài liệu có liên quan được điều chỉnh, bổ sung và nâng cao phù hợp với hệ đào tạo Cử nhân ĐHSP – ngành Giáo dục Chính trị. Thực hiện theo quy định của chương trình là 30 tiết. Mặc dù trong quá trình biên soạn chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, trước sự phong phú đa dạng của thực tiễn; tập tài liệu này chắc không trách khỏi những hạn chế nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phê bình, đóng góp của các thầy - cô giáo và các bạn sinh viên. Xin chân thành cảm ơn! Long Xuyên, tháng 12 năm 2005 Th.s Phạm Thị Thu Hồng Bộ môn Mác-Lênin trường ĐHAG Chương I: Gia Đình Tế Bào Của Xã Hội Gia Đình Trong Lịch Sử Phát Triển Xã Hội 1. Các hình thức phát triển của gia đình. - Gia đình là tổ chức cơ sở đầu tiên đối với đời sống của mỗi cá nhân, là tế bào hợp thành đời sống xã hội.
  3. + Không có gia đình để tái sản xuất ra bản thân con người, ra sức lao động thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. + Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng, từ khi xã hội còn dã man, lạc hậu, trải qua biết bao thời kỳ cho đến thời đại văn minh, mỗi cá nhân đều được sinh ra, trưởng thành cho đến khi từ biệt cõi đời đều gắn bó với gia đình. - Cá nhân, gia đình và xã hội có mối quan hệ biện chứng thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, ngay từ xa xưa đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu từ trên các bình diện hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục v.v + Ðặc biệt nổi bật trong học thuyết Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của Nho giáo. + Hồ Chủ tịch cũng thường xuyên chú ý đến mối quan hệ khăng khít, hữu cơ, thống nhất giữa gia đình và xã hội nên đã khẳng định rằng: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội tốt đẹp thì phải chú ý hạt nhân gia đình cho tốt”(*). - Từ lịch sử xa xưa của loài người, các hình thức phát triển của gia đình đã có nhiều biến đổi. Theo công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và các tác giả kinh điển thì loài người đã trải qua ba hình thức gia đình: + Thời đại mông muội cách đây hàng triệu năm, con người sống chế độ quần hôn, quan hệ tính giao bừa bãi. + Thời đại dã man, từ 4 vạn đến 6 vạn năm trước Công nguyên hình thành gia đình “đối ngẫu”. Ðến tuổi trưởng thành, mỗi người có chồng chính hay vợ chính, người vợ không được quan hệ tính giao bừa bãi với người khác. Thời kỳ này mối quan hệ vợ chồng rất lỏng lẻo, dễ dàng bỏ nhau. + Thời đại văn minh, 400 năm trước Công nguyên hình thành và phát triển gia đình một vợ, một chồng là hình thức cao nhất cho đến nay. 2. Gia đình là gì? Hiện nay có rất nhiều khái niệm về gia đình, mỗi khái niệm đều nhằm mục đích khái quát đến những yếu tố cơ bản, đặc thù, nhưng chưa có một khái niệm nào thật hoàn hảo và ngắn gọn nhất. Có một số khái niệm cơ bản sau đây: 2.1. Gia đình là tập hợp những người cùng chung sống thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu (thường gồm vợ chồng, cha mẹ và con cái)(). 2.2. Gia đình là nhóm người chung sống với nhau dưới một mái nhà, có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nền kinh tế chung(2). 2.3. Theo Levi Strauss thì gia đình là một nhóm xã hội được quy định bởi ba đặc điểm nổi bật là: bắt nguồn từ hôn nhân, bao gồm vợ chồng, con cái phát sinh từ sự hôn phối của đôi nam nữ; tuy nhiên trong gia đình có mặt của những người
  4. họ hàng, bà con hoặc con nuôi. Họ gắn bó với nhau bởi các nghĩa vụ và quyền lợi có tính chất kinh tế và về sự cấm đoán tình dục giữa các thành viên(3). 2.4. Theo nhà xã hội học Nga T.A. Phanaxeva thì có ba loại quan niệm về khái niệm gia đình là: - Loại quan niệm thứ nhất: Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội có liên kết với nhau bằng chỗ ở, bằng một ngân sách chung và các mối quan hệ ruột thịt. - Loại quan niệm thứ hai: Gia đình là một nhóm nhỏ có quan hệ gắn bó giúp đỡ lẫn nhau bằng tình cảm và trách nhiệm. - Loại quan niệm thứ ba: Gia đình hiện đại là một nhóm xã hội bao gồm cha mẹ và con cái của một vài thế hệ, các thành viên trong gia đình có mối quan hệ ràng buộc về vật chất, tinh thần theo những nguyên tắc, mục đích sống như nhau về các vấn đề chủ yếu trong sinh hoạt. Như vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình từ trên các bình diện khác nhau nghiên cứu về gia đình. Ví dụ: - Tâm lý học nghiên cứu quá trình hình thành phát triển nhân cách cá nhân trong gia đình. - Dân số học nghiên cứu vai trò và cơ cấu gia đình trong tái sản xuất ra dân số, nhân khẩu, quy mô gia đình v.v - Kinh tế học nghiên cứu gia đình với tư cách là một đơn vị kinh tế, đơn vị tiêu dùng. Vì vậy, khi bàn về khái niệm gia đình, văn bản của Liên hiệp quốc có lưu ý rằng: Gia đình là một thể chế có tính toàn cầu (Institution Universelle) nhưng lại có những hình thức, vai trò khác nhau thay đổi từ nền văn minh này sang nền văn minh khác, dân tộc này so với dân tộc kia. Do đó, không thể đưa ra một định nghĩa chung có thể áp dụng cho toàn cầu. 3. Những đặc trưng cơ bản của gia đình. Mặc dù đã tồn tại những định nghĩa khác nhau về gia đình và hình thái gia đình cũng có những biến đổi nhất định trải qua các nền văn minh của nhân loại, nhưng nó vẫn có những nét đặc trưng cơ bản là: 3.1. Gia đình là tổ chức cơ bản, gắn bó nhất của mỗi cá nhân. Mọi người đều phải sinh ra từ trong một gia đình, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gia đình bởi sự chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ từ lúc còn là thai nhi cho đến khi trưởng thành và cả quãng đời về sau. 3.2. Gia đình là nhóm xã hội có các giới tính (nam, nữ) hình thành và phát triển từ hôn nhân tái sản xuất ra con người, tạo nên quan hệ ruột thịt, huyết thống. Ðây là nét đặc trưng cơ bản nhất của gia đình. 3.3. Các thành viên trong gia đình có thể thuộc nhiều thế hệ được gắn bó với nhau không chỉ vì quan hệ ruột thịt, huyết thống, mà còn có con nuôi ảnh hưởng
  5. trực tiếp lẫn nhau về nếp sống sinh hoạt, phong tục, tập quán truyền thống tạo nên bản sắc văn hóa của gia đình. 3.4. Ðời sống gia đình được tồn tại và phát triển thường nhờ vào một ngân sách chung do khả năng lao động của các thành viên đóng góp: gắn kết với nhau bằng tình cảm, trách nhiệm thiêng liêng nhất bởi quan hệ huyết thống. 3.5. Gia đình thường là những thành viên sống chung với nhau dưới một mái nhà, kể cả những lúc xa vắng, họ vẫn có mối quan hệ khăng khít với chỗ ở, tổ ấm chung đó. Gia Đình Trong Sự Phát Triển Xã Hội Hiện Nay Ai cũng biết rằng nhiều gia đình mới hợp thành xã hội, gia đình - tế bào của xã hội. Điều này chỉ ra rằng giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau: - Trình độ văn minh xã hội của mỗi thời đại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, cơ cấu, chức năng, các quan hệ nội bộ gia đình. - Đồng thời sự đổi thay, phát triển về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục v.v của xã hội trong các giai đoạn lịch sử khác nhau cũng tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc đến xu hướng phát triển của gia đình về mọi mặt. + Xã hội Việt Nam truyền thống với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, với nền sản xuất tự cung tự cấp dẫn đến gia đình đông nhân khẩu, đông lực lượng sản xuất nhưng vẫn không đủ ăn, thậm chí nhiều gia đình không thể chăm sóc, nuôi nấng được người già, trẻ nhỏ. Chính vì vậy mà đời sống xã hội về mọi mặt, trước hết là việc xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất rất nghèo nàn. Tiếp đến các điều kiện phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật v.v cũng lâm vào tình trạng trì trệ, yếu kém + Bước sang nền văn minh công nghiệp, khoa học, kỹ thuật phát triển, năng suất lao động của con người tăng lên không ngừng, sản phẩm xã hội dồi dào, phong phú nên chất lượng cuộc sống của gia đình cũng được nâng cao hơn, cấu trúc gia đình cũng ít nhân khẩu hơn. Như vậy, khi kinh tế - xã hội phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, xu hướng gia đình được nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, gia đình hạnh phúc, đất nước phồn vinh, thịnh vượng. - Tuy nhiên, sự biến đổi giữa gia đình và xã hội không phải bao giờ cũng theo quy luật thống nhất, đồng nhất mà có tính độc lập tương đối của nó. + Gia đình là một nhóm tâm lí tình cảm xã hội đặc thù, được xây dựng trên cơ sở hôn nhân, tạo nên quan hệ máu mủ, ruột thịt và quan hệ tình cảm, trách nhiệm thiêng liêng đã gắn bó các thành viên với nhau bằng sợi dây liên hệ thường xuyên, lâu dài, suốt đời. Họ quan tâm đến nhau, hi sinh cho nhau không quản thiệt hơn, dù có khi bị xa cách, bị chia ly, dù xã hội có những biến thiên lịch sử, những đảo lộn to lớn cũng khó phá nổi những quan hệ này.
  6. + Lịch sử nước ta trải qua hai cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt, biết bao gia đình phải li tán, bị thất lạc, rời bỏ quê hương. Nhưng sau khi đất nước thống nhất, họ lại tìm về gia đình, bản quán. Ðó là tính bền vững trong quan hệ gia đình. Gia đình trong sự phát triển của xã hội hiện nay. - Hiện nay chúng ta đang xây dựng, phát triển Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Một Nhà nước vì lợi ích tự do, bình đẳng, văn minh, hạnh phúc của mọi gia đình, hoàn toàn khác với Nhà nước thực dân, phong kiến trước đây chỉ vì đặc quyền của một bộ phận thuộc giai cấp thống trị. + Tính chất ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa cùng với sự quyết tâm của Ðảng Cộng sản Việt Nam đối với mục tiêu làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh” là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển toàn diện đời sống kinh tế vật chất cũng như đời sống tinh thần của mọi gia đình Việt Nam. + Ðặc biệt trong những năm gần đây, với nhiều biện pháp đồng bộ, tích cực của nhà nước, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp xây dựng hạ tầng cơ sở và chủ trương nâng cao dân trí, thực hiện chương trình dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS - KHHGÐ) đào tạo cho đại bộ phận, gia đình lao động ở thành phố và nông thôn và cả vùng sâu xa thoát khỏi cảnh đói nghèo, cơ cực, vươn tới đầy đủ, ấm no. - Có thể khẳng định chưa bao giờ như hiện nay, nhờ có sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước XHCN, đời sống của mọi gia đình đã và đang có những bước đổi thay kỳ diệu, tạo nên bộ mặt mới của xã hội Việt Nam với những hứa hẹn ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn. Các loại Gia Đình Và Chức Năng Của Gia Đình Việt Nam Hiện Nay Các Loại Gia Đình Trong quá trình nghiên cứu, người ta thường đặt ra một số tiêu chí “chuẩn” phục vụ cho mục đích nghiên cứu để phân ra các loại gia đình. Cách phân chia đó cũng chỉ có tính chất tương đối, bởi các tiêu chí trong cơ cấu gia đình đều có mối quan hệ gắn bó với nhau. 1.1. Nếu lấy số lần hôn nhân làm tiêu chí thì có hai loại là. - Gia đình đơn hôn, thường xuyên tồn tại một vợ, một chồng từ lúc son trẻ cho đến khi tóc bạc, răng long. Ðây là loại gia đình được mọi thời đại trân trọng vì nó thể hiện được tình cảm chung thủy, thống nhất cuộc sống giữa người đàn ông và người đàn bà. - Gia đình đa hôn, người đàn ông có nhiều vợ. Ðây là gia đình thường phát triển dưới xã hội phong kiến, được xã hội chấp nhận theo quan điểm “Trai năm thê bảy thiếp. Gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Tất nhiên đây là loại gia đình
  7. mang nặng màu sắc gia trưởng, thường xảy ra ở giai cấp bóc lột trong xã hội phong kiến. 1.2. Nếu theo tiêu chuẩn là thế hệ trong gia đình thì chúng ta thường thấy. - Gia đình hạt nhân, gồm có cha mẹ và con cái tức là chỉ có hai thế hệ. Ðây là loại gia đình đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta cũng như trên thế giới do nền sản xuất đại công nghiệp và khuynh hướng đô thị hóa. - Gia đình đa thế hệ (tam, tứ đại đồng đường), nhiều thế hệ chung sống với nhau dưới một mái nhà. Ðây là loại gia đình có từ ba thế hệ trở lên, được gọi là gia đình mở rộng gồm có ông bà, cha mẹ, cháu chắt Hiện nay gia đình mở rộng còn tồn tại trong đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa và một số ít ở nông thôn. 1.3. Gia đình ở nước ta. 1.3.1. Sau khi chiến tranh kết thúc, có một loại gia đình mới phát triển gồm những người bị mất vợ hoặc mất chồng do chiến tranh gây nên (họ có thể đã có con riêng) phải tiến hành hôn nhân lần thứ hai, sau đó có con chung. 1.3.2. Nếu căn cứ vào số con trong gia đình theo tiêu chí DS-KHHGÐ thì có: - Gia đình quy mô nhỏ: gồm cha mẹ và một hoặc hai con; - Gia đình lớn: gồm cha mẹ và từ ba con trở lên. 1.3.3. Căn cứ vào sự hiện diện của cha hoặc mẹ trong gia đình, người ta còn phân ra: - Gia đình đầy đủ: có cả cha lẫn mẹ cùng chung lưng đấu cật xây dựng gia đình, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái; - Gia đình không đầy đủ: chỉ còn cha hoặc mẹ (do góa bụa, hoặc li hôn) phải gánh vác toàn bộ trách nhiệm trong gia đình. Trong những hoàn cảnh cụ thể, các gia đình trên biến đổi cấu trúc: có bố dượng hoặc dì ghẻ. 1.3.4. Do hậu quả của chiến tranh, ở Việt Nam còn có không ít gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng, có con ngoài hôn thú, gia đình cô đơn - chủ yếu là đối với thế hệ tuổi già. Ngoài ra xuất phát từ cơ sở, mục đích nghiên cứu của các môn khoa học như: xã hội học, tâm lí học, kinh tế học, tội phạm học v.v mà người ta còn phân ra các loại gia đình có những nét đặc trưng cơ bản khác Các Giai Đoạn Phát Triển Của Gia Đình Sự phát triển của một gia đình thường trải qua một số giai đoạn sau đây: 1. Giai đoạn thứ nhất. - Trải qua thời kỳ yêu đương, đôi nam nữ có thể hiểu biết, chấp nhận những nét tính cách, phẩm chất, năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của nhau.
  8. - Họ tự nguyện kết hôn, chung sống với nhau hợp thức về mặt pháp lý, công khai về mặt tình cảm, được xã hội công nhận đó là gia đình một tổ chức cơ sở của xã hội. 2. Giai đoạn thứ hai. - Từ khi kết hôn cho đến khi sinh đứa con đầu lòng. Ðây là giai đoạn vợ chồng son trẻ. Sự thỏa mãn về nhu cầu tinh thần, nhu cầu sinh lý đạt đến đỉnh cao của nó. - Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh gia đình (chủ yếu của đôi vợ chồng son trẻ) mà xuất hiện đứa con đầu lòng. Gia đình trong giai đoạn này có thêm chức năng mới là nuôi dạy con cái. 3. Giai đoạn thứ ba. - Từ khi sinh đẻ cho đến khi con cái trưởng thành. - Ðây là giai đoạn cha, mẹ hết sức vất vả, gian khổ. Ngoài việc lo ăn, lo mặc, dạy dỗ con cái, còn phải lo dựng vợ cho con trai, gả chồng cho con gái, tạo dựng tiền đề cơ bản giúp cho các con bước vào cuộc đời tự lực cánh sinh. 4. Giai đoạn thứ tư. - Cha mẹ bước sang tuổi già, con cái đã trưởng thành có gia đình riêng, cha mẹ già có thể ở riêng hoặc ở chung với con cái. - Ðặc biệt là khi người cha hoặc người mẹ qua đời, đó cũng là giai đoạn giải thể gia đình hạt nhân. Sự phân chia ra các giai đoạn phát triển của gia đình chỉ có ý nghĩa tương đối nhằm nhấn mạnh những nét đặc trưng, những chức năng nổi trội nảy sinh ra trong từng giai đoạn mà các bậc cha mẹ cần phải quan tâm. Nhưng chức năng xuyên suốt trong các thời kỳ của các bậc cha mẹ, rất có lí như nhà giáo dục V.A.Xukhômlinxki viết: “Có hàng chục hàng trăm ngành nghề, công việc khác nhau: người này xây dựng đường sắt, người kia làm nhà ở, người thì làm bánh mì, người thì chữa bệnh Nhưng có một công việc phổ biến nhất, phức tạp nhất và cao quý nhất như nhau đối với mọi gia đình đó là sự sáng tạo ra con người. Một sự nỗ lực cao nhất của tất cả các sức mạnh tinh thần của bạn. Ðó là sự khôn ngoan, là tài nghệ, là nghệ thuật trong cuộc sống của bạn” Các Chức Năng Cơ Bản Của Gia Đình Theo ý kiến đa số của các nhà nghiên cứu Việt Nam thì gia đình có chức năng sau đây: 1. Chức năng sinh đẻ. - Bản năng sinh lí của loài người đã thúc đẩy quan hệ tính giao giữa người đàn ông và đàn bà thông qua hình thức hôn nhân để sinh đẻ con cái, truyền sinh sự sống duy trì loài người. Ðó là nhiệm vụ thiêng liêng (thiên chức) của các bậc
  9. cha mẹ được “tạo hóa” trao cho quy luật sáng tạo cuộc sống, bảo đảm sự trường tồn của nòi giống. + Xét về góc độ xã hội, quốc gia muốn hùng mạnh, phát triển thì tất yếu phải tái sản xuất ra sức lao động xã hội. Nói đến tái sản xuất ra bản thân con người nghĩa là sinh sản để thay thế những thế hệ đã mất đi do già lão, bệnh tật, tai nạn bất thường v.v đồng thời thế hệ được sinh sản sau phải là sức lao động có trình độ, năng lực hơn những thế hệ trước để góp phần sáng tạo ra một xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ hơn. + Nếu không có chức năng sinh sản tái sản xuất ra sức lao động ngày một hoàn hảo hơn của gia đình thì xã hội không những không thể tiến lên phía trước, mà cũng không thể đứng yên được tại chỗ mà chỉ thụt lùi đi đến chỗ tiêu vong. - Sinh đẻ, tái sản xuất ra sức lao động được coi là nghĩa vụ thiêng liêng của gia đình đối với sự tồn vong của xã hội. Do đó, nam nữ xây dựng gia đình trên cơ sở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và những con cái của họ sinh ra đều được pháp luật, xã hội công nhận và bảo trợ. - Trước đây, do trình độ nhận thức, trình độ phát triển khoa học kĩ thuật còn thấp kém, con người chưa có ý thức đầy đủ và chưa có khả năng kiểm soát điều tiết việc sinh sản để bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ, chất lượng đời sống cho trẻ em. Việc sinh sản theo quan niệm “Trời sinh voi, sinh cỏ” đã dẫn đến tình trạng nhiều gia đình quá đông con nên nghèo đói, bệnh tật, trẻ nheo nhóc, thiếu dinh dưỡng, không được học hành, tuổi thọ trung bình thấp v.v - Hiện nay chức năng sinh sản gia đình liên quan mật thiết với nguy cơ bùng nổ dân số, nguy cơ ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên v.v Vì vậy chức năng sinh sản, tái sản xuất ra sức lao động phải: + Ðảm bảo số lượng và chất lượng cuộc sống của đứa trẻ, của các thành viên trong gia đình là vấn đề nhân bản, khẩn cấp, có tính toàn cầu. + Riêng ở Việt Nam chúng ta đang đặt ra trách nhiệm cho mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh đẻ 1 hoặc 2 con nhằm thực hiện triệt để chương trình DS-KHHGÐ. 2. Chức năng nuôi nấng, giáo dục. - “Con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục”. Ðó là một chân lí đã được đúc kết trong lịch sử phát triển của nhân loại. + Từ nhỏ, con người không được giáo dục, lớn lên không khác gì cây hoang, cỏ dại ở ngoài đồng và nếu không được sống trong môi trường gia đình và xã hội thì cũng không khác mấy các loài động vật. + Trong lịch sử có hơn 30 trường hợp trẻ con bị lạc vào rừng được sói nuôi dưỡng đã trở thành “người sói”. Tất cả những trường hợp của “đứa trẻ hoang dã” dù sau khi được trở lại với xã hội người, đều có kết quả tương tự, khó lòng trở thành một con người thực thụ. - Quá trình nuôi dưỡng, giáo dục con người bắt đầu từ trong bào thai của mẹ (thai giáo) và khi cất tiếng chào đời là ở trong môi trường gia đình. Sứ mệnh
  10. nuôi dưỡng, giáo dục đứa trẻ từ khi mới ra đời không thể giao phó, chuyển nhượng cho ai có trách nhiệm hơn, tốt đẹp hơn là gia đình. Gia đình là “trường học” đầu tiên đối với cuộc đời của mỗi con người. + Theo A.C. Makarencô: “Những gì mà cha mẹ đã làm cho con trước 5 tuổi, đó là 90% kết quả của quá trình giáo dục”. + Kinh nghiệm giáo dục truyền thống của nhân dân ta cũng khẳng định: “Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn trẻ thơ” - Giáo dục gia đình không những có tác dụng mạnh mẽ, có ý nghĩa sâu sắc đối với tuổi trẻ thơ, mà còn có ý nghĩa đối với cả cuộc đời của con người lúc đã trưởng thành cho đến lúc tuổi già. Nói cách khác là những phẩm chất đạo đức, tính cách, cũng như năng lực chuyên biệt của cha mẹ thường ảnh hưởng rất lớn đối với con cái trong gia đình. Vì vậy, nhiều nhà khoa học đã nhận định: "Có một thực tế lạ lùng là phần lớn những thiên tài đều có bà mẹ tuyệt vời và họ nhận được ở người mẹ nhiều hơn là ở người cha”(*). - Việc chăm lo nuôi nấng, giáo dục của cha mẹ đối với trẻ ở trong gia đình: + Trước hết là nhằm giữ gìn và phát triển thể chất, không để trẻ lâm vào tình trạng đói, rét, suy dinh dưỡng, sống lay lắt, ốm đau bệnh tật ảnh hưởng đến thể trạng của người công dân tương lai, đến nòi giống dân tộc. + Hơn thế nữa, cha mẹ phải thường xuyên tạo ra môi trường sống có ý nghĩa và tác dụng giúp con cái hình thành và phát triển toàn diện nhân cách người công dân chân chính tương lai. + Thực chất của việc tổ chức giáo dục trên là xã hội hóa đứa trẻ, biến sinh thể tự nhiên thành một thực thể có khả năng hòa nhập, thích ứng, sống, học tập, làm việc theo yêu cầu biến đổi của xã hội. - Quá trình xã hội hóa đứa trẻ trong gia đình về đại thể diễn ra như sau: + Ngay lúc còn thai nhi, đặc biệt từ thuở lọt lòng, đứa trẻ đã được tiếp xúc với nền văn hóa gia đình mà tiêu biểu là: trân trọng vị trí, công lao của cha, mẹ (“Công cha như núi Thái Sơn; nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”); yêu thương quý mến những người có quan hệ máu mủ ruột rà, ông bà, anh em, chú bác, cô, dì (một giọt máu đào hơn ao nước lã; anh em như chân với tay); đề cao tình nghĩa vợ chồng, đạo lí giữa cha mẹ và con cái, giữa gia đình và họ hàng, làng xóm, cộng đồng (một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ); tiếp thu những kinh nghiệm về mọi mặt, nhất là về nghề nghiệp, về lao động sản xuất (đời cha cho chí đời con, đẽo vuông rồi lại đẽo tròn mới nên, hoặc: nước, phân, cần, giống v.v + Từ nền văn hóa gia đình, đứa trẻ càng trưởng thành càng tiếp xúc với nền văn hóa rộng lớn hơn, phong phú hơn qua giao tiếp, học tập, lao động, vui chơi giải trí, hoạt động xã hội, hoạt động tập thể v.v Nó dần dần chiếm lĩnh một cách chọn lọc, sáng tạo nền văn hóa xã hội ở mức độ cần thiết, nhất định.
  11. + Từ đứa trẻ ở trong gia đình biết vị trí của mình là con, là cháu, người anh, người chị dần dần ý thức được là người công dân tương lai của đất nước với những nghĩa vụ, quyền lợi được xã hội chấp nhận. - Tất nhiên, quá trình xã hội hóa đứa trẻ không hoàn toàn do giáo dục gia đình quyết định. Giáo dục gia đình - cha mẹ với tư cách là nhà giáo dục đầu tiên khơi nguồn, mở mang cho việc hình thành và phát triển những yếu tố nhân cách gốc, tạo cơ sở rất quan trọng cho đứa trẻ tiếp thu có hiệu quả giáo dục của nhà trường, đoàn thể xã hội. - Giáo dục gia đình có những nét đặc thù mà giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội không thể có, đó là: + Tình cảm yêu thương tràn trề của cha mẹ đối với con cái, nên họ sẵn sàng hi sinh các điều kiện vật chất và tinh thần, dành mọi thuận lợi cho quá trình giáo dục, miễn sao con cái nên người. + Ðồng thời, giáo dục gia đình là một nền giáo dục toàn diện, cụ thể hóa và cá biệt hóa rất cao. - Từ những vấn đề đã được trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng: nuôi nấng và giáo dục con cái là chức năng đặc biệt quan trọng của gia đình, không có một đơn vị, tổ chức nào có thể thay thế được. Do đó, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả giáo dục gia đình luôn luôn là một vấn đề thời sự có ý nghĩa rất mới mẻ, rất cấp thiết của mọi dân tộc, mọi quốc gia. - Chính vì vậy mà cần phải chống lại những quan điểm cho rằng, trong xã hội hiện đại, chức năng giáo dục trẻ của gia đình đã được chuyển giao cho các thiết chế xã hội như nhà trẻ, trường lớp mẫu giáo và phổ thông, còn gia đình chỉ có chức năng sinh đẻ và liên kết tình cảm. - Ðặc biệt đối với những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đến mọi lứa tuổi. Giáo dục gia đình cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng cực kỳ nguy hiểm. Nếu các bậc cha mẹ lơ là không quan tâm đến việc nuôi dạy con cái; không biết cách giáo dục con cái; thiếu gương mẫu trong cách sống, lối sống của một người công dân chân chính, tất yếu sẽ đem lại những hậu quả thảm hại đối với con cái trong gia đình. 3. Chức năng kinh tế đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mọi thành viên trong gia đình. - Từ bao đời nay, gia đình luôn luôn được coi là một đơn vị kinh tế sản xuất và tiêu dùng của xã hội. + Con người sinh ra và lớn lên trong gia đình, trước hết là cần đến cái ăn, cái mặc để tồn tại và phát triển, cần đến nhà cửa, nơi để che mưa, che nắng, cần đến đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, đến thuốc men để chữa bệnh khi đau ốm. + Quá trình hình thành gia đình, từ hai người nam, nữ không quen biết đến yêu thương nhau rồi thông qua hôn nhân tạo thành đạo nghĩa vợ chồng, sinh con đẻ cái, nuôi dạy con cái trưởng thành. Ðó cũng chính là một quá trình tổ chức kinh
  12. tế mà đôi nam nữ phải vượt bao vất vả, gian khổ bằng sức lao động của mình để tạo dựng nên tổ ấm gia đình. - Nói đến chức năng kinh tế của gia đình, trước hết phải nói đến làm sao đảm bảo cho mọi thành viên có cuộc sống ấm no, đó chính là việc ăn, mặc, ở - nhu cầu thiết yếu, cơ bản nhất của con người. Tất nhiên nhu cầu của con người cũng ngày càng thêm phong phú, được nâng cao theo tiến trình phát triển của xã hội, không dừng lại ở mức độ ăn no, mặc ấm mà tiến tới ăn ngon mặc đẹp: nhà đủ tiện nghi, sang trọng; phương tiện đi lại của cá nhân nhanh chóng, thuận lợi; sinh hoạt văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí thoải mái. Vì vậy: + Gia đình - cha mẹ là người phải biết tổ chức hoạt động kinh tế, sản xuất nhằm tăng nguồn thu nhập từ các ngành nghề chính và nghề phụ, biết huy động và sử dụng hợp lý sức lao động của mỗi thành viên trong gia đình, tổ chức lao động có hiệu quả cao, trong đó cần lưu ý đến việc giáo dục tình cảm thái độ lao động cho con cái và các thành viên khác trong gia đình, làm sao phát huy được tinh thần tự giác, sáng tạo trong lao động để làm cho kinh tế gia đình ngày càng dồi dào. + Ðồng thời với năng suất lao động tạo ra thu nhập cao của mọi thành viên, gia đình cũng phải quan tâm đến việc chi tiêu (tiêu dùng) có kế hoạch, tiết kiệm như phương ngôn có câu “Buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện”, đặc biệt là phải tránh xa các tệ nạn nghiện ngập, cờ bạc làm cho khuynh gia bại sản, đẩy con người vào con đường cùng quẫn bằng những hành động mất nhân tính. - Chức năng kinh tế trong gia đình có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của mọi thành viên, đồng thời quy định, chi phối các chức năng khác như sinh đẻ, giáo dục, văn hoá, quan hệ trong đời sống thường nhật của gia đình. 3.4. Chức năng thỏa mãn tinh thần, tâm lý. - Từ xưa đến nay con người đã trải nghiệm và khẳng định gia đình là tổ ấm đối với mọi cá nhân, dù theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng. Gia đình chính là nơi mọi thành viên có điều kiện quan tâm, chăm sóc đến nhau, tạo nên sự thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần thiết yếu cho mỗi cá nhân. Họ có thể hi sinh, nhường nhịn cho nhau vì tình yêu thương ruột thịt: + Như tình mẫu tử: “Chốn ướt mẹ nằm, ráo xê con lại” + Trong đạo vợ chồng: “Vợ chồng là nghĩa già đời Ai ơi chớ nghĩ những điều thiệt hơn” + Tình anh em: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” - Gia đình - nơi đây là không gian thuộc quyền sở hữu riêng của mọi thành viên trong gia đình thường xuyên đem lại cho họ cảm giác an toàn, thoải mái.
  13. + Ðối với mọi thành viên sau một ngày học tập, lao động mệt mỏi ở nhà trường, cơ quan, xí nghiệp hay trên đồng ruộng, người ta sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn, bồi dưỡng lại sức lực ở gia đình. + Tất cả những sự bất đồng, căng thẳng trong quan hệ ở nơi làm việc, ngoài xã hội khi về dưới mái ấm gia đình, nhận được lời an ủi, động viên của người thân làm cho họ bình tâm, yên tĩnh, dịu đi cơn bực dọc. + Những sở thích, nhu cầu cơ bản nhất như ăn, ở, mặc, nghỉ ngơi được thỏa mãn một cách triệt để nhất, riêng tư nhất cũng ở trong gia đình. - Ðồng thời, gia đình còn là nơi đã ghi lại trong kí ức sâu thẳm những tình cảm thiết tha, nồng nàn, thiêng liêng của đời người: qua cái ấm áp trong mùa đông lạnh giá, cái mát mẻ giữa mùa hè oi bức, cái no đủ lúc mùa màng thất bát, cái tươi tắn, khỏe mạnh trải qua cơn bệnh tật, ốm đau mà gia đình đã chung lòng, chung sức chăm lo - “Tổ ấm gia đình” như một “bến đậu” từ đó ra đi xuôi ngược, rồi thuyền lại cập bến, ru mình trên dòng sông xanh mát, hoặc tránh cả những cơn bão tố phong ba. Về với gia đình những kỉ niệm vui buồn, đồng cam cộng khổ, vui sướng được gợi lên làm cho tình cảm ruột thịt, quê hương thêm sâu sắc, cuộc đời con người thêm ý nghĩa. Chính vì vậy, trong thực tiễn cuộc sống đã có biết bao nhiêu con người vì điều kiện này hay điều kiện khác phải phưu cư, bạt quán, xa mái ấm gia đình hết gần cả cuộc đời, nhưng khi có điều kiện vẫn bôn ba thực hiện nguyện ước về lại với gia đình - nơi quê cha đất tổ, nơi chôn nhau, cắt rốn của tuổi ấu thơ. 5. Chức năng chăm sóc người già. - Dân tộc ta vốn có truyền thống đạo lý tôn trọng người cao tuổi (trọng lão). “Kính lão đắc thọ” hoặc “Kính già, già để tuổi cho”. Ðiều đó không chỉ biểu hiện trong tư duy, tình cảm phản ánh qua thơ ca, tục ngữ mà còn được ghi nhận một cách rất chi tiết, cụ thể trong lệ làng, luật nước, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Từ xa xưa, phương ngôn ta đã có câu: “Triều đình trọng tước, làng nước trọng xỉ” (Xỉ chữ Hán có nghĩa là răng, răng bền biểu hiện tuổi thọ) Luật nước, lệ làng đối với việc “trọng lão” không những tùy thuộc vào từng thời đại phong kiến, mà còn tuỳ thuộc vào phong tục, tập quán sinh hoạt của cộng đồng được bảo tồn sâu sắc trong các hương ước, khoán ước làng xã. Có thể cắt nghĩa lệ làng, luật nước chăm sóc, tôn trọng người cao tuổi với mấy lí do sau: + Về sức mạnh tự nhiên: Nó biểu hiện ở trí tuệ và kinh nghiệm tích lũy được của người già từ lao động để sinh tồn, phát triển nòi giống và chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, giang sơn do cha ông để lại.
  14. + Về sức mạnh xã hội: Tiếng nói của người cao tuổi có sức mạnh lớn lao trên thì đối với vua hiền, tôi thẳng phải kính nể, dưới thì đối với cộng đồng làng xóm có ý nghĩa đoàn kết, cổ vũ, hòa giải, động viên. - Ðối với gia đình, nuôi dưỡng chăm sóc ông bà, cha mẹ già là thể hiện đạo hiếu của con cháu trong gia đình,là thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những thế hệ đã vượt qua, đã chịu đựng biết bao vất vả, gian khổ, thiếu thốn để chắt chiu ra những dòng sữa ngọt ngào, những miếng cơm, manh áo nuôi, dạy con cháu trưởng thành và tạo lập nên cơ nghiệp gia đình, góp phần xây dựng đất nước hôm nay. - Theo quan niệm của Phật giáo thì cuộc sống của con người ai cũng phải trải qua một vòng đời: sinh, bệnh, lão, tử. Ðến tuổi già lão, sức khỏe con người bị giảm sút, các tế bào trong lục phủ, ngũ tạng bị lão hóa dẫn đến tình trạng chân run, gối mỏi, nhiều bệnh tật phát sinh là quy luật tất nhiên không mấy ai được ngoại lệ. Ðến lúc đó con cháu, gia đình phải bảo vệ, chăm sóc, phụng dưỡng là đạo lí và quy luật tự nhiên ở đời như mọi người đã ý thức được là “Trẻ cậy cha, già cậy con” không những để cho ông bà, cha mẹ già phấn chấn, thanh thản vui cùng con cháu, xóm làng những ngày cuối đời trước lúc bước vào cõi vĩnh hằng, mà còn nhằm tiếp thu một kho tàng kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy được qua bao năm tháng: “Ðã từng ăn bát cơm đầy Ðã từng nhịn đói chín ngày không ăn” - Bảo vệ, chăm sóc ông bà, cha mẹ lúc tuổi già không những là đạo hiếu “đền ơn đáp nghĩa” để cho các cụ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, mà phần khác để cho các cụ có thời gian, điều kiện thuận lợi hơn chuyển giao lại cho con cháu những kinh nghiệm quý báu đã được trải nghiệm suốt cả cuộc đời về nhiều mặt, trong đó có việc đối nhân, xử thế, việc xây dựng, củng cố nề nếp, gia phong, gia giáo trong gia đình, việc thiết lập trật tự, kỉ cương trong thôn xóm, cộng đồng Ông bà, cha mẹ già ở trong gia đình vẫn có vị trí, vai trò rất quan trọng: + Can thiệp, giải quyết các mối bất hòa có thể xảy ra giữa các con, các cháu để bảo vệ các mối quan hệ chính đáng, tốt đẹp ở trong gia đình. + Ngăn chặn, phê phán mạnh mẽ những suy nghĩ, hành vi trái với đạo lí ở trong gia đình và ngoài xã hội làm tổn hại đến danh dự, truyền thống gia phong, gia giáo của dân tộc. + Nhắc nhở con cháu nhớ đến những ngày lễ tết, giỗ chạp đối với tổ tiên, ông bà, nhằm thể hiện lòng thành kính nhớ đến cội nguồn "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". + Giúp con cái trông nom gia đình lúc chúng đi vắng. Tổ chức, sắp đặt công việc vặt, tạo nên đời sống ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ trong gia đình. + Kèm cặp, nhắc nhở các cháu học hành, tắm giặt sạch sẽ, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, giáo dục uốn nắn những sai trái trong ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ
  15. hướng các cháu hình thành, phát triển những yếu tố nhân cách cần thiết của con người công dân chân chính tương lai theo yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. - Khó lòng mà tính hết được những việc làm vô tư, hết mình, có trách nhiệm cao, không quản ngại ngày, đêm vất vả của ông bà, cha mẹ già đối với con cháu trong gia đình, vì vậy trong dân gian ta đã có câu đánh giá sự giúp đỡ to lớn của các cụ: "Một mẹ già bằng ba trâu nái" Hoặc "Một mẹ già bằng ba người ở" - Vì vậy, gia đình có ông bà, cha mẹ già - đại thọ là điều quý hiếm rất đáng tự hào, trân trọng". "Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp mật, như đường mía lau" Chuối ba hương, xôi nếp mật, đường mía lau trong xã hội nông nghiệp còn nghèo khó xưa kia đó là những sản phẩm quý hiếm mà ai ai cũng thèm thuồng, mơ ước. Mẹ già cũng vậy, ai cũng mong ước có mẹ già để bảo ban mình và con cháu, cho nên là con cháu trong gia đình phải kính yêu, nuôi dưỡng chăm sóc ông bà, cha mẹ bằng những biểu hiện cụ thể: + Cái ăn, cái mặc phải tương đối đầy đủ hợp với điều kiện, khả năng của gia đình, cố gắng ưu tiên những nhu cầu cần thiết vì tuổi già. + Lúc ông bà, cha mẹ ốm đau phải hỏi han, thuốc thang, chăm sóc chu đáo, thành tâm, để các cụ tránh khỏi mặc cảm "tuổi già là gánh nặng" cho con cháu và tâm trạng cô đơn. + Phải thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo của mình trong hành vi ứng xử: nét mặt vui tươi, xưng hô lễ phép, nói năng nhã nhặn. Dù trong trường hợp nào cũng không được coi thường các cụ một cách thô lỗ. Giáo Dục Gia Đình Việt Nam Với Lịch Sử Phát Triển Của Xã Hội - Tìm hiểu, nghiên cứu vai trò, chức năng giáo dục của gia đình Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử khác nhau đối với việc hình thành và phát triển nhân cách là một hướng tiếp cận khoa học hết sức quan trọng nhằm khai thác, kế thừa và phát triển những yếu tố truyền thống tích cực của cha ông ta trước đây đối với việc rèn luyện, giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Thế hệ đang sống trong thời đại văn minh, tiên tiến nhất của nhân loại, đang đòi hỏi họ ngày càng cao về những phẩm chất, năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. - Con người Việt Nam từ xưa đến nay có mối quan hệ chặt chẽ lưu thông giữa cá nhân-gia đình, làng, nước trong quá trình phát triển của cá thể và cộng đồng. Quan hệ Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, đã được cha ông ta coi như là một nguyên tắc logíc đối với sự phát triển và hoàn thành nhân cách. Tuy nhiên,
  16. trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước, vai trò và nội dung giáo dục gia đình cũng có những đổi khác. Giáo Dục Của Gia Đình Việt Nam Truyền Thống - Xã hội Việt Nam truyền thống có sự tồn tại lâu dài của nền văn minh nông nghiệp lúa nước-sự ổn định của tổ chức xã hội nông thôn và sản xuất theo hộ gia đình mang tính chất tự cung, tự cấp là đặc điểm tồn tại lâu dài trong lịch sử phát triển của đất nước. + Trong điều kiện đó hệ thống giáo dục của Nhà nước phong kiến chưa phát triển. + Tổ chức văn hóa gia đình theo chế độ gia trưởng phụ quyền chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo và Phật giáo: Gia đình giữ vai trò chủ yếu, cơ bản trong việc hình thành nhân cách con người ở trong tất cả mọi tri thức, đạo đức và nghề nghiệp. Tất nhiên trừ một số rất ít thuộc con em giai cấp thống trị, đặc biệt lắm mới có con em nhân dân lao động đến trường học theo đòi bút nghiên mong tiến thân bằng con đường hoan lộ, nhưng mấy ai thành đạt. + Giáo dục gia đình không ngoài việc hình thành và phát triển người công dân hiền lành cần cù, chất phác sống trong phương thức sản xuất xã hội tự cung tự cấp là chủ yếu: "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ". + Tham gia vào giáo dục trẻ ngoài cha mẹ, còn có ông bà nội ngoại, cô dì, chú bác ruột thịt sống gần gũi nhau trong một khu đất, một mảnh vườn và còn có cả dân làng chòm xóm cũng có vai trò giám sát đứa trẻ, hỗ trợ cho gia đình. + Các yếu tố cơ bản, cốt lõi và thang giá trị của một nhân cách cũng không mấy phức tạp và không có sự đảo lộn, biến động thường xuyên. Cho nên giáo dục gia đình cũng không gặp những trở ngại gì lớn trong việc hình thành và phát triển những yếu tố nhân cách cơ bản theo nội dung tam cương, ngũ thường, ngũ luân mà nổi bật lên là: "Trai thì trung, hiếu làm đầu Gái thì tiết hạnh là câu sửa mình". - Trong điều kiện lịch sử xã hội, không có những biến đổi cách mạng dữ dội về phương thức sản xuất, cứ vậy tồn tại hàng vạn năm, gia đình đã giữ vai trò hết sức quan trọng, vai trò chủ yếu trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, với những truyền thống rất tốt đẹp được giữ gìn truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác như tình gia tộc, nghĩa đồng bào, lòng bao dung độ lượng, căm ghét tham lam, dối trá, dốc lòng bảo vệ xây dựng quê hương, xóm thôn, đất nước
  17. Giáo Dục Gia Đình Và Nhân Cách Con Người Việt Nam Trong Thời Kỳ Thuộc Pháp - Từ khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, chúng tìm cách vơ vét tài nguyên của nước ta bằng việc khai thác các hầm mỏ than, đồng, sắt, thiếc, lập đồn điền, mở mang đường sá giao thông, bến cảng, thúc đẩy sự buôn bán với nước ngoài. + Nền kinh tế Việt Nam từ trạng thái tự cung, tự cấp, khép kín đã mở rộng ra một nền kinh tế thị trường dù rất sơ khai. + Cơ cấu xã hội Việt Nam có sự chuyển đổi mới. Chữ quốc ngữ ra đời thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm. + Văn hoá Pháp cùng với những kiến thức khoa học kĩ thuật được truyền bá rộng rãi. + Một bộ phận gia đình Việt Nam thuộc tầng lớp viên chức, tiểu tư sản, tư sản dân tộc mới phát sinh chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đồng thời hệ thống nhà trường do nhà nước tổ chức quản lí cũng ngày càng mở mang, đảm nhiệm phần giáo dục tri thức, nghề nghiệp thay thế dần vai trò của gia đình. - Song, bộ phận đông đảo nhất là gia đình nông dân Việt Nam, kể cả gia đình của những thành phần giai cấp chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp thì vấn đề giáo dục trong gia đình vẫn được quan tâm đến mặt đạo đức, nhân cách con người theo các giá trị truyền thống, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, trách nhiệm đối với lợi ích của gia đình, gia tộc, cộng đồng "lá lành đùm lá rách", tôn trọng nhân nghĩa, độc lập, tự do mà cốt lõi là tinh thần yêu nước, căm thù lũ bán nước và cướp nước. Giáo Dục Gia Đình Và Nhân Cách Con Người Việt Nam Trong 30 Năm Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc Và Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã H - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là bước ngoặt lịch sử của sự phát triển xã hội Việt Nam. Song, do âm mưu xâm lược của đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân ta đã trải qua 30 năm chiến tranh vô cùng tàn khốc, ác liệt, đã phải chịu biết bao mất mát hi sinh. Nhưng nhân cách con người Việt Nam vẫn sáng chói, rạng rỡ thể hiện bản chất nhân văn, chính nghĩa "không có gì quí hơn độc lập tự do" của dân tộc, của Tổ quốc đã làm cho nhân loại tiến bộ khắp bốn biển năm châu hết lòng khâm phục. Thắng lợi đó đã chứng minh cho sự kết hợp thống nhất, chặt chẽ giữa mục tiêu giáo dục của gia đình với mục tiêu giáo dục của xã hội, giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích tập thể. + Suốt trong 30 năm chiến tranh, gia đình vẫn là đơn vị kinh tế, xã hội cơ bản, họ phải tự nuôi mình, lại còn phải cung cấp lương thực nuôi quân, nuôi cán bộ, đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến. Phụ nữ vẫn phải lo sinh đẻ, nuôi con, đào tạo thế hệ trẻ, chăm sóc người già, gánh vác mọi công việc ở hậu phương
  18. + Gia đình, giáo dục gia đình kết hợp thống nhất với giáo dục của xã hội đã hun đúc, rèn luyện nên nhân cách người chiến sĩ cách mạng, anh bộ đội cụ Hồ, hi sinh tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, động viên lòng yêu nước của các thành viên gia đình già, trẻ, trai, gái Chuẩn mực, nhân cách tiêu biểu nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh của các giá trị truyền thống và những phẩm chất cách mạng của người Việt Nam trong thời đại lịch sử mới. · Vì lý tưởng độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc. · Anh hùng, bất khuất, vượt qua mọi gian khổ, thực hiện mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. · Nhìn xa, trông rộng, ung dung, khiêm tốn, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính. · Nhân đạo, vì người thương người. · Tôn trọng đạo đức, quý mến tài năng. - Sau khi Nam Bắc thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội theo xu hướng bao cấp, dựa trên nền tảng công hữu toàn dân (toàn dân và tập thể). + Vai trò của gia đình là phối hợp với xã hội nhằm hình thành mẫu nhân cách con người toàn tâm toàn ý phục vụ lợi ích chung của xã hội "mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người", vẫn thuận chiều với yêu cầu cơ chế quản lí của xã hội. + Song chế độ bao cấp đã dẫn đến sự khủng hoảng nền kinh tế xã hội ngày càng trầm trọng làm cho gia đình và cá nhân phải bó tay chịu thiếu thốn, nghèo nàn về cả mặt vật chất và tinh thần. - Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra đường lối cách mạng đổi mới toàn diện, nhằm xây dựng đất nước theo định hướng XHCN với nền kinh tế nhiều thành phần, có sự điều tiết của Nhà nước để làm cho dân giàu, nước mạnh, gia đình và cá nhân phát huy hết khả năng độc lập, sáng tạo; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân, góp phần phồn vinh thịnh vượng cho đất nước Gia Đình Và Nghĩa Vụ Giáo Dục Người Công Dân Chân Chính Trong Thời Đại Hiện Nay 1. Gia đình và giáo dục gia đình trong sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay. - Kể từ năm 1986 đến nay, với chủ trương của Đảng và Nhà nước chuyển nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh, chấp nhận sự phân hóa giàu nghèo đã làm cho đất nước nói chung, gia đình nói riêng có những biến đổi mạnh mẽ: + Cấu trúc gia đình ít nhân khẩu, ít thế hệ (gia đình hạt nhân) ngày càng phổ biến, tuổi thọ của người già ngày càng tăng ở trong gia đình, tính đa dạng, nhiều chiều của cá nhân trong gia đình cũng hết sức phong phú.
  19. + Rất ít gia đình có sự đồng nhất về nghề nghiệp. Kể cả ở nông thôn cũng không còn mấy gia đình thuần túy chỉ một nghề nông nghiệp. + Tính phong phú, cơ động về nghề nghiệp trong gia đình theo sự điều tiết của cơ chế thị trường đã tạo nên sự gia tăng và thu nhập chênh lệch khác nhau, độc lập với nhau của các thành viên trong gia đình. - Nền kinh tế theo cơ chế thị trường rõ ràng đã tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển, sản phẩm xã hội ngày càng nhiều, cơ sở vật chất hạ tầng được củng cố, lớn mạnh nhanh chóng, các mặt văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật được mở rộng và nâng cao. Song do quy luật cạnh tranh của nhiều thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường đã làm cho vị trí, sức mạnh của đồng tiền "là tiên là phật" chi phối hầu hết các hoạt động trong đời sống làm nảy sinh, phát triển nhanh chóng nhiều tệ nạn xã hội đến mức trầm trọng, đáng lo ngại, báo hiệu một sự xuống cấp về đạo đức, đặc biệt là đối với thế hệ thanh thiếu niên. + Một bộ phận thanh thiếu niên đã có mặt trong các tệ nạn nguy hiểm: trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, giết người, nghiện ma túy có nguy cơ lan nhanh vào cả nhà trường. + Nhưng, suy cho cùng, ai đó dù ở lứa tuổi còn niên thiếu, hay đã trưởng thành lỡ sa chân vào vũng lầy của tệ nạn xã hội, đánh mất những phẩm chất đạo đức vốn có của con người đều phải bước qua ngưỡng cửa của gia đình. - Vì vậy, bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào, gia đình và trước hết là gia đình phải trực tiếp gánh chịu kết quả tốt đẹp hay hư hỏng về sự hình thành và phát triển nhân cách của con cái mình. 2. Những khó khăn cơ bản đối với vấn đề giáo dục gia đình hiện nay. Một điều cần thừa nhận là nền kinh tế theo cơ chế thị trường đã cởi trói cho gia đình và xã hội tự do cạnh tranh phát triển ngành nghề, nâng cao thu nhập toàn dân, cải thiện một bước với đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người. Song, nó cũng bộc lộ ra những mặt tiêu cực đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết là đối với vấn đề giáo dục gia đình. 2.1. Trong nhiều gia đình, chức năng kinh tế đã cuốn hút quá nhiều công sức của đôi vợ chồng, có khi cả con cái, ông bà già vào việc sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến việc chăm sóc các thành viên trong gia đình về mặt tâm lý tình cảm, cũng như việc học tập, giáo dục của trẻ. Nhiều gia đình đã sống trong bầu không khí nặng nề khi làm ăn thua lỗ, nợ nần, phá sản, thậm chí phải tan vỡ. 2.2. Môi trường xã hội bao quanh gia đình và nhà trường bị ô nhiễm trầm trọng trên nhiều bình diện: Các luồng văn hóa dâm ô, kích dục, bạo lực từ nước ngoài đã len lỏi vào trong nhiều tầng lớp dân cư ở thành phố và nông thôn. Các tệ nạn xã hội như tham nhũng, mại dâm, tham lam quyền lực v.v từ quan điểm, hành vi sùng bái "đồng tiền là tiên là phật" đã làm đảo lộn nhiều giá trị nhân văn vốn có từ xưa trong nếp sống gia đình.
  20. 2.3. Điều kiện kinh tế vật chất của đại bộ phận gia đình ở nông thôn và thành thị không theo kịp gia tốc phát triển của xã hội đã tạo ra mâu thuẫn thường xuyên giữa sự tăng tốc về mọi mặt mang tính xã hội và khả năng thích ứng có hạn của từng gia đình, từng cá nhân. 2.4. Trình độ học vấn, kiến thức nghề nghiệp và nhiều mặt khác của đa số các bậc cha mẹ không còn đáp ứng được cho con cái theo yêu cầu của việc giáo dục con người của xã hội mới. Gia đình đó phải chuyển giao một số chức năng vốn dĩ trước kia có thể tiến hành trong gia đình thì hiện nay phải nhờ đến các cơ quan xã hội. Do đó, gia đình không có điều kiện thường xuyên theo dõi, giám sát, giúp đỡ các em. 2.5. Nền văn minh công nghiệp nói chung, nền kinh tế theo cơ chế thị trường nói riêng đã tác động mạnh mẽ làm cho tốc độ phát triển tâm sinh lý của trẻ rất nhanh, có khi đột biến, bất thường trong khi đó quan niệm, nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc cha mẹ chưa thay đổi, hoặc là thay đổi chưa phù hợp, thậm chí có thể hoàn toàn trái ngược với các tình huống giáo dục, có khi đã gây nên xung đột, dẫn đến hậu quả đáng tiếc trong gia đình. 2.6. Sự mất ổn định trong đời sống gia đình như li hôn, có cha mẹ, người thân nghiện hút, cờ bạc, tiền án, tiền sự, hoặc thiếu gương mẫu của cha mẹ trong làm ăn, sinh sống như buôn gian, bán lận, lừa đảo cũng đã tác động tiêu cực rất mạnh mẽ đến con cái làm cho chúng chán nản, thất vọng phải rời bỏ môi trường gia đình. 2.7. Một số gia đình đang có điều kiện kinh tế đầy đủ, khá giả, nhưng họ thiếu quan tâm đến trách nhiệm giáo dục, phó mặc cho nhà trường, thả lỏng cho các em tự phát triển trong môi trường xã hội bao quanh, đường phố, bạn bè và các phương tiện thông tin đại chúng. Cha mẹ chỉ chú ý cho con ăn ngon, mặc đẹp, giải trí, thỏa mãn nhu cầu, yêu sách của chúng. 2.8. Tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở nông thôn và sự chênh lệch đời sống giữa nông thôn và thành thị cũng làm cho một số thanh thiếu niên con gia đình nghèo bỏ gia đình ở nông thôn ra thành thị kiếm sống trở thành trẻ em lang thang mà gia đình không thể quản lý được. 3. Mục tiêu và nghĩa vụ giáo dục gia đình hiện nay. Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đòi hỏi sự nghiệp giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục gia đình cung cấp cho xã hội những nhà hoạt động chính trị sáng suốt, nhạy cảm, hết lòng vì đất nước, nhân dân; những nhà doanh nghiệp và quản lý giỏi; những nhà khoa học có tư duy sắc bén, sáng tạo; những nghệ sĩ văn hóa tài ba; những người lao động có tay nghề cao. Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng tháng 4 -1993 đã khẳng định lại một lần nữa "Những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người - chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của các quốc gia Hướng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt Nam và không ngừng gia tăng tính tự giác, năng động, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân, kết hợp với sức mạnh của cả cộng đồng-con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong
  21. phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội". - Về mục tiêu giáo dục gia đình, qua kết quả khảo sát đối với các gia đình ở một số địa phương thuộc nội, ngoại thành Hà Nội và một số tỉnh khác được thể hiện cụ thể như sau: + Ở phần đông gia đình công nhân, nông dân là tạo cho con một nghề (không nhất thiết là nghề truyền thống của gia đình) có thu nhập ổn định để đảm bảo cho cuộc sống lâu dài về sau. + Các gia đình trí thức, viên chức thường lo lắng hơn, chú ý hơn cho con cái có trình độ học vấn cao, nghề nghiệp kĩ thuật với thu nhập cao, có địa vị xã hội tương đối. Mặc dù sống trong điều kiện của cơ chế thị trường phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, nhưng hầu hết các loại gia đình đều mong muốn giáo dục con sống lương thiện, làm giàu một cách chính đáng, xây dựng mái ấm gia đình, ăn ở hòa thuận với bà con, họ hàng, làng xóm. - Về định hướng chung của việc giáo dục con cái, kết quả khảo sát cho thấy: + Giá trị đạo đức tập trung vào hiếu thảo đối với gia đình (chiếm 93%) được đặt vào vị trí cao nhất. + Nghề nghiệp chuyên môn ổn định, đủ ăn tiêu (chiếm 73%). + Có trình độ học vấn cao, thu nhập cao (58%). + Hai giá trị xếp ở vị trí thấp là có nhiều tiền, có địa vị xã hội (chiếm 27%). - Về nội dung giáo dục trong gia đình. + Nội dung giáo dục gia đình hướng vào giáo dục đạo đức là số 1: 95%, giáo dục nghề nghiệp: 68%; giáo dục học vấn cao: 31%. + Ngoài nội dung giáo dục đạo đức, đại bộ phận các thành phần gia đình đều quan tâm, lo lắng giáo dục nghề nghiệp, tạo cho con cái có công ăn việc làm, không phải sa vào con đường thất nghiệp dẫn đến các tệ nạn xã hội. + Còn trình độ học vấn cao vẫn là điều tốt, nhưng do điều kiện, hoàn cảnh, khả năng của số đông gia đình không đáp ứng được cho con cái, mặt khác thực tế cho thấy rằng không phải có trình độ học vấn, văn hóa cao là có công ăn việc làm, là có thu nhập cao, là làm giàu được. Nó là điều kiện quan trọng nhưng không phải tiên quyết. Như vậy mục tiêu và nghĩa vụ giáo dục của gia đình là hướng tới con người có đạo đức, có nghề nghiệp, biết làm kinh tế dựa trên một trình độ học vấn nhất định. - Quan niệm về gia đình hạnh phúc. Tìm hiểu quan niệm thế nào là một gia đình hạnh phúc cũng rất quan trọng, vì trên cơ sở đó mà các bậc cha mẹ định hướng giáo dục cho con cái. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy:
  22. + Nhóm chỉ báo đứng thứ nhất là vợ chồng hòa thuận yêu thương nhau: 92%. + Nhóm chỉ báo đứng thứ hai là con cái ngoan ngoãn, vâng lời: 83%, học tập giỏi hoặc có thể trung bình. Nhà nào con cái ngoan ngoãn, vâng lời là điều sung sướng, tự hào; nhà nào con cái hư hỏng thì gia đình coi đó là nỗi bất hạnh lớn. + Nhóm chỉ báo kinh tế đứng thứ ba: 85% cho rằng một gia đình hạnh phúc tức là vợ chồng có công ăn việc làm, đời sống ổn định đủ ăn, đủ tiêu. Sự giàu có không phải là yếu tố cơ bản quyết định hạnh phúc gia đình, trong nhiều trường hợp có thể là nguyên nhân của những bi kịch trong gia đình. - Chúng ta cũng thấy rằng, gia đình hiện nay đang nằm trong sự vận hành của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng đối cực. Nền kinh tế theo cơ chế thị trường đòi hỏi con người phải năng động, tháo vát để tồn tại và phát triển. Vì vậy, trong thực tế đời sống hiện nay đã xuất hiện một lớp người đặc biệt là gia đình trẻ mong muốn làm giàu, có thu nhập cao nhằm thỏa mãn hoàn toàn đời sống vật chất và tinh thần cho cá nhân và gia đình. Họ chủ động đi vào làm ăn, tranh thủ mọi thời cơ, học hỏi kinh nghiệm v.v không rập khuôn sáo cũ, cạnh tranh quyết liệt, đương đầu với mọi thách đố, quyết tâm đạt mục đích làm giàu. Đây là hiện tượng tích cực góp phần làm cho gia đình thịnh vượng, đất nước giàu mạnh. Song, cũng chính trong những gia đình này đã nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực khi quá tôn sùng giá trị đồng tiền đã ảnh hưởng đến kết quả giáo dục con em họ. - Rõ ràng, giáo dục gia đình đang đứng trước những thách đố mới: một mặt, cần phải giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp trong nhân cách truyền thống; mặt khác cần phải biết tiếp nhận, thích ứng với yêu cầu phát triển khách quan của xã hội mới vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Vì vậy, hiện nay nhiều bậc cha mẹ đang lúng túng trong nội dung, phương pháp giáo dục đối với các lứa tuổi khác nhau trong gia đình. Hiểu được sự biến đổi của gia đình Việt Nam, vai trò của nó trong sự hình thành nhân cách con người, bước thăng trầm của nó qua 2 thế kỷ tồn tại và phát triển của đất nước và dân tộc là một vấn đề hết sức quan trọng, hết sức cần thiết bởi vì quá khứ, hiện tại và tương lai có mối quan hệ biện chứng không tách rời nhau. Vai trò của gia đình trong chức năng xã hội hóa nhân cách con người Việt Nam nói chung, giáo dục trẻ trong gia đình nói riêng hiện nay là sự kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp và chọn lọc tiếp nhận những giá trị tư tưởng tiên tiến, hiện đại của nền văn minh hậu công nghiệp. Nhận thức đầy đủ, sâu sắc sự kết hợp hài hòa đó để thực hiện mục tiêu và nghĩa vụ giáo dục gia đình trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách người công dân chân chính là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các bậc cha mẹ, đối với chức năng giáo dục gia đình trong thời đại hiện nay
  23. Câu Hỏi Hướng Dẫn Học Tập Câu 1. Phân tích một số định nghĩa về gia đình. Tìm những dấu hiệu chung nhất cho một khái niệm gia đình tương đối hoàn chỉnh theo quan niệm của anh, chị. Câu 2. Phân tích các chức năng cơ bản của gia đình. Vai trò và ý nghĩa của các chức năng đó trong xã hội hiện nay. Câu 3. Gia đình Việt Nam đã trải qua những giai đoạn lịch sử nào? đặc trưng của vấn đề giáo dục gia đình trong từng giai đoạn. Chỉ ra những giá trị giáo dục truyền thống cần phải duy trì phát triển. Câu 4. Những khó khăn cơ bản đối với vấn đề giáo dục gia đình hiện nay? Từ những vấn đề trên đặt ra cho các bậc cha mẹ cần nhận thức được điều gì trong giáo dục gia đình? Chương II: Giáo Dục Trong Gia đình Về Những Điều Kiện Cần Thiết Cho Giáo Dục Trong Gia Đình Khi đề cập đến các điều kiện cần thiết cho sự giáo dục đúng đắn, thuận tiện trong gia đình, các nhà nghiên cứu đã nêu ra những ý kiến khác nhau không thống nhất với nhau về số lượng, nhưng trùng hợp với nhau về một số điều kiện cơ bản. Chẳng hạn, theo kết quả nghiên cứu của giáo viên và sinh viên trường Đại học sư phạm mang tên A.A. Culesốp ở thành phố Môghilốp (Liên Xô cũ) thì phải có mặt 25 yếu tố trong gia đình thì đó mới là điều kiện lý tưởng thuận lợi cho giáo dục gia đình. Đó là các yếu tố: thu nhập gia đình đầy đủ, quan hệ giữa cha mẹ thủy chung, cha mẹ có trình độ văn hoá đạt yêu cầu, gia đình có không khí yêu thích quý trọng lao động, v.v - Trong thực tế, rất hiếm hoi những gia đình hội đủ các yếu tố cơ bản, nếu có đầy đủ các yếu tố cơ bản cũng chỉ là điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục trẻ ở trong gia đình chứ không phải là điều kiện tiên quyết cho một sự phát triển nhân cách hoàn hảo của trẻ. Bởi vì: + Giáo dục gia đình là một hoạt động vô cùng tinh tế, là sự hội tụ của toàn bộ sức mạnh truyền cảm, đồng cảm giữa cha mẹ và con cái. Kết quả giáo dục trẻ ở trong gia đình không phụ thuộc nhiều vào các điều kiện vật chất kinh tế, mà có khi chịu ảnh hưởng sâu sắc của những yếu tố tình cảm tinh thần khác. + Lịch sử phát triển gia đình qua các thời đại khác nhau đã cho thấy rằng, biết bao nhiêu vĩ nhân lỗi lạc, anh hùng xuất chúng đã xuất thân trong những gia đình nghèo đói, thiếu thốn mọi điều kiện kể cả cơm ăn, áo mặc. Ngược lại, nhiều gia đình giàu có "tiền dư gạo mục" giáo dục con cái trong gia đình lại gặp những thất bại đắng cay.
  24. - Vì vậy, giáo dục gia đình là một khoa học mang ý nghĩa thời sự, luôn luôn nảy sinh nhiều điều mới mẻ, lý thú đòi hỏi phải nghiên cứu, lý giải như nhiều nhà khoa học đã nêu lên: + Theo nhà giáo dục lỗi lạc A.X. Macarenkô thì "Giáo dục là một quá trình xã hội theo ý nghĩa rộng rãi nhất. Tất cả đều tham gia vào giáo dục: con người, đồ vật, hiện tượng. Nhưng trước tiên và quan trọng hơn cả là con người và trong số đó vị trí hàng đầu là cha mẹ và các nhà sư phạm". + Nhà giáo - anh hùng Liên Xô cũ V.A. Xukhômlinxki cũng khẳng định "Con người trong sự phát triển về đạo đức của mình sẽ trở nên giống như người mẹ, hay nói đúng hơn giống như sự hài hoà giữa tình yêu và ý chí trong thế giới tinh thần của người mẹ". + Hoặc theo P.E. Becgônxki thì kết luận: "Tội lỗi và công lao của trẻ phần lớn thuộc về trí tuệ và lương tâm của cha mẹ chúng", hoặc "Đức tính chín chắn của người cha là sự răn dạy có tác dụng nhất đối với đứa trẻ"(*). - Rõ ràng đời sống kinh tế vật chất, tiện nghi sử dụng là yếu tố quan trọng, nhưng không phải là điều kiện tiên quyết, duy nhất cho kết quả giáo dục trẻ trong gia đình. Những Nguyên Tắc Cơ Bản Trong Giáo Dục Gia Đình 1. Xây dựng không khí gia đình êm ấm được coi là một nguyên tắc quan trọng trong giáo dục gia đình. - Không khí gia đình là những nét đặc trưng bao trùm lên đời sống của mọi thành viên tạo nên ảnh hưởng tích cực (thuận lợi) hay tiêu cực (khó khăn) trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mọi cá nhân trong gia đình. - Không khí gia đình dù có ý nghĩa rộng hơn tâm lý gia đình nhưng nó cũng phản ánh chủ yếu lên toàn bộ những sắc thái tâm lý, tình cảm, đạo đức, hành động, xu hướng chung của mọi thành viên trong gia đình. Vì vậy, người ta thường nhận xét rằng: gia đình ông A có không khí rất hoà thuận; gia đình bà B sống trong không khí gia đình lục đục; gia đình anh C có không khí lao động rất sôi nổi, v.v - Bầu không khí gia đình thường có những đặc điểm sau: + Không khí gia đình thường dễ dàng cải thiện, thay đổi cùng với sự thay đổi các sự kiện lớn xảy ra trong gia đình hoặc là những biến đổi lớn của xã hội tác động vào. + Không khí gia đình thường được hình thành và phát triển tuỳ thuộc phần lớn vào quan hệ, uy tín của cha mẹ trong gia đình. + Không khí gia đình được duy trì và củng cố còn phụ thuộc nhiều vào những truyền thống, nếp sống trong gia đình như truyền thống nghề nghiệp, truyền thống yêu thương đoàn kết.
  25. + Không khí gia đình thường tạo nên tâm thế, nhu cầu, hoạt động của các thành viên trong gia đình. Không khí gia đình hoà thuận thì mọi thành viên phấn chấn, vui vẻ, tin tưởng, yêu thương quý mến lẫn nhau, thống nhất với nhau trong mọi hoạt động theo khả năng, sức lực của mình tạo nên chiều hướng thuận tiện cho quá trình phát triển nhân cách. Không khí gia đình lục đục thì cuộc sống mỗi thành viên sẽ cảm thấy nặng nề, buồn chán, không gắn kết thiết tha tương trợ được cho nhau trong quá trình hoạt động, học tập, rèn luyện cá nhân. 2. Cần phải tôn trong nhân cách của trẻ. - Con cái chưa đến tuổi trưởng thành phải sống phụ thuộc vào cha mẹ là lẽ đương nhiên. Nhưng không vì vậy mà cha mẹ lại áp dụng cái quyền "đặt đâu ngồi đấy" tước bỏ những quyền lợi chính đáng của trẻ. - Các bậc cha mẹ phải thường xuyên quan tâm rằng trẻ em cũng có "quyền trẻ em". + "Quyền trẻ em" giống như người lớn được ăn mặc, học tập, lao động, vui chơi giải trí, phát biểu ý kiến nguyện vọng của mình, thậm chí có những quyền nhiều hơn người lớn như vận động, vui chơi do nhu cầu phát triển cơ thể sinh lý và tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên trong xã hội hiện đại - xã hội của nền văn minh công nghiệp tin học đã làm nảy sinh nhiều nhu cầu, hứng thú hoạt động của trẻ mà trước đây ở tuổi cha, anh chưa thể có. + "Quyền trẻ em" không những ngày càng phát triển phong phú, đa dạng theo sự trưởng thành của lứa tuổi mà còn phụ thuộc vào sự tiến bộ của xã hội. - Song, trẻ em là thế hệ đang sống phụ thuộc vào thế hệ người lớn, cho nên quyền "trẻ em" là bị phụ thuộc hoàn toàn vào các khuôn khổ lớn, bé, rộng, hẹp do cha mẹ qui định mỗi người một cách khác nhau, thậm chí có lúc người ta không quan tâm thực hiện "quyền trẻ em" thể hiện ở các phương pháp giáo dục cưỡng bức, áp đặt, thóa mạ, mắng mỏ, thậm chí cả đánh đập, chèn ép, thủ tiêu những nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của chúng, tạo ra không ít những tình huống gay cấn trong giáo dục gia đình. 3. Nghiêm khắc và khoan dung độ lượng. - Giúp đỡ con cái trưởng thành về mặt tri thức khoa học,cha mẹ có thể đóng góp được nhiều hay ít là tùy thuộc vào trình độ, năng lực của mình, phần còn lại là dựa vào hệ thống trường học có những thầy cô giáo chuyên ngành. Nhưng đối với việc giáo dục đạo đức thì cha mẹ giữ vai trò chủ yếu không ai có thể thay thế được. + Nói đến đạo đức là nói đến tình cảm giữa con người với con người, trước hết là tình cảm giữa con cái và cha mẹ, giữa những người ruột thịt trong gia đình, sau đó mở rộng ra với cộng đồng, dân tộc thể hiện ngay trong hành vi, thói quen, nếp sống, ý thức thực hiện, tôn trọng các qui tắc, chuẩn mực của xã hội. + Nề nếp, thói quen kỷ luật đầu tiên mà con người được tiếp xúc và chấp nhận phải bắt nguồn từ trong nôi gia đình. Nhiều bậc vĩ nhân, anh hùng trên thế giới đã khẳng định vai trò vô cùng to lớn của giáo dục gia đình, đặc biệt đối với
  26. những ông cha bà mẹ đã kết hợp hài hòa các biện pháp giáo dục vừa nghiêm khắc, yêu cầu cao nhưng cũng rất độ lượng bao dung đã giúp họ từng bước thành đạt tới đỉnh vinh quang làm rạng rỡ cá nhân và gia đình. - Nghiêm khắc thể hiện trước hết với chính bản thân của cha mẹ bằng sự mẫu mực trong lời nói và việc làm đầy trách nhiệm với tư cách là người chủ của gia đình, người công nhân chân chính và từ đó họ cũng đề nghị, yêu cầu cao đối với mọi hành vi, hoạt động của con cái. Nhà giáo dục xuất sắc A.C. Macarenkô đã rút ra kết luận rằng "Sự nghiêm khắc, ngay thẳng, ý thức bổn phận và phẩm giá con người của cha mẹ là những đức tính cần thiết để giáo dục con cái". Nghiêm khắc là rất cần thiết, nhưng nếu quá tả, cực đoan bắt con cái phải thực hiện theo nguyện vọng, ý muốn chủ quan của mình mà không căn cứ vào những điều kiện cụ thể thì có thể xảy ra những hậu quả nặng nề. - Khoan dung, độ lượng là biểu hiện sự tôn trọng, tin tưởng yêu thương của cha mẹ đối với con cái nhưng hoàn toàn không đồng nhất với thái độ quá dễ dãi, quá chiều chuộng để trẻ tự do hành động "muốn gì được nấy" theo sở thích cuồng nhiệt, xúc cảm đam mê vượt ra ngoài giới hạn, khuôn phép của gia đình và chuẩn mực xã hội. - Nghiêm khắc cần phải kết hợp với khoan dung, độ lượng, thể hiện trong các giải pháp tình huống là không định kiến, không cố chấp, áp đặt, thoá mạ, khi con cái đã ý thức được lỗi lầm sai sót của mình. - Khoan dung, độ lượng, giúp các bậc cha mẹ tự chủ, kiềm nén được những cơn giận dữ sấm sét đổ xuống đầu con cái, gây nên các tình huống căng thẳng thường dẫn đến hậu quả xấu, tiêu cực, lệch lạc trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ như một nhận xét "Từ những đứa trẻ bị đánh đập và cấm đoán nhiều sẽ sinh ra những con người hoặc bạc nhược vô tích sự hoặc độc đoán, suốt đời nó sẽ trả thù cho tuổi thơ bị dồn nén của mình" (A.C. Macarenkô). 4. Uy quyền của cha mẹ trong giáo dục gia đình. - Uy quyền của cha mẹ có vai trò to lớn đối với vấn đề giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. - Cơ sở chính để xây dựng uy quyền thật sự chân chính của cha mẹ chỉ có thể nằm ngay trong cuộc sống lao động, đối nhân xử thế trong đạo đức, trong vai trò, trách nhiệm người công dân của họ. + Nếu như các bậc cha mẹ hoàn thành các vai trò đó một cách trung thực, nhiệt tình và luôn luôn có ý thức rõ ràng về những hành vi, cử chỉ của mình với mục đích cao đẹp, văn minh, lương thiện, thì họ sẽ có đầy đủ uy quyền. + Uy quyền thật sự toát lên bằng đời sống nhân cách hàng ngày không cần toan tính, bịa đặt ra một thứ uy quyền giả tạo nào khác nữa. A.C. Makarenkô đã nêu lên mười loại điển hình: uy quyền xây dựng trên sự đàn áp; uy quyền xây dựng trên sự cách biệt; uy quyền xây dựng trên sự mua chuộc; v.v - Uy quyền của cha mẹ là một phương tiện quan trọng, nó thường xuyên xuất hiện trong quá trình giáo dục gia đình. Đối với con cái, uy quyền thực sự của
  27. cha mẹ có sức mạnh to lớn, có ý nghĩa tích cực đối với việc hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của chúng. Còn các loại uy quyền giả tạo không phản ánh đúng bản chất nhân cách tốt đẹp của cha mẹ, dù trong những điều kiện, thời điểm nhất định có thể tạo ra sự "vâng lời, ngoan ngoãn" của trẻ, nhưng sẽ không đem lại kết quả giáo dục tốt đẹp lâu dài, thậm chí dẫn đến những hậu quả không lường được. 5. Nguyên tắc thống nhất mục đích giáo dục. - Giáo dục trẻ ở trong gia đình sẽ đạt được kết quả tốt đẹp nếu như tất cả mọi thành viên trong gia đình bất kỳ là ông bà, cha mẹ đều có sự tác động định hướng thống nhất vào một mục đích nhằm hình thành và phát triển ở trẻ những phẩm chất, hành vi, thói quen đạo đức cần thiết. - Nhưng trong thực tiễn, nhiều gia đình, người lớn đã không thống nhất vào một mục đích chung trong quá trình giáo dục trẻ, mỗi người một quan niệm riêng, một tình cảm riêng, một biện pháp riêng tác động đến trẻ. + Tình trạng đó đã tạo ra khe hở để trẻ dựa vào tìm cơ hội, lý do hành động theo sở thích của cá nhân, ngay cả khi chúng nhận ra việc làm của mình là không phù hợp, là sai trái, nhưng vẫn có chỗ dựa để biện minh. + Các thành viên trong gia đình không thống nhất được mục đích giáo dục dẫn đến tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" trong bản hoà tấu giáo dục gia đình sẽ làm cho trẻ không xác định được những yếu tố nhân cách sẽ phải rèn luyện, tu dưỡng, thậm chí tạo nên những mâu thuẫn trong nhận thức và hành vi phải lựa chọn để nghe ai trong gia đình là đúng. - Hiện tượng không thống nhất mục đích, biện pháp giáo dục trong gia đình không những cản trở định hướng, niềm tin trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ mà nhiều khi còn gây nên sự căng thẳng trong quan niệm giáo dục làm cho không khí gia đình nặng nề, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả giáo dục. Những Nội Dung Cơ Bản Trong Giáo Dục Gia Đình Giáo Dục Hành Vi Đạo Đức 1.1. Đạo đức và hành vi đạo đức. - Đạo đức là hệ thống những qui tắc chuẩn mực biểu hiện sự tự nguyện, tự giác của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với tự nhiên và xã hội. - Để đánh giá một con người có đạo đức hay không, người ta căn cứ vào hành vi của người đó. Hành vi đạo đức thường biểu hiện trong hành động đối nhân xử thế, trong nếp sống, trong phong cách, trong điệu bộ cử chỉ, trong lời ăn tiếng nói. 1.2. Giáo dục hành vi đạo đức đối với các thành viên trong gia đình.
  28. 1.2.1. Đối với ông bà cha mẹ. - Ông bà, cha mẹ là người lớn tuổi nhất trong gia đình đã suốt một thời lao động vất vả và góp phần tạo dựng nên sự nghiệp và nuôi dạy con cái. Vì vậy, giáo dục lòng kính trọng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ từ xưa đến nay vẫn được coi là yếu tố đạo đức quan trọng nhất đối với trẻ ở trong gia đình, như cha ông đã khẳng định: "Trai thì trung hiếu làm đầu Gái thì tiết hạnh là câu sửa mình" - Nếu một con người không có lòng hiếu thảo, nghĩa là không biết tôn kính, nhường nhịn, chăm sóc ông bà, cha mẹ - những người ruột thịt đã có công sinh thành nuôi dưỡng, thì họ cũng không thể có tình cảm yêu thương cộng đồng, dân tộc, lòng nhân ái đối với con người. Nói một cách khác là "con người bất hiếu thường cũng bất nhân". + Ông bà nội ngoại đều là người có công nuôi dưỡng cha mẹ để hợp thành công sức, máu thịt sinh đẻ nuôi dưỡng mình. Trong thực tế ông bà ngoại cũng rất thương yêu quí trọng các cháu như ông bà nội, nên tục ngữ có câu: "Cháu bà nội tội bà ngoại" hoặc "thứ nhất là mẹ, thứ nhì là cha, thứ ba bà ngoại". + Ông bà, cha mẹ khi tuổi già sức yếu đi lại chậm chạp, khó khăn, có khi còn mang bệnh nọ, tật kia, con cháu phải vui vẻ niềm nở, thường xuyên giúp đỡ ông bà, cha mẹ mọi mặt trong sinh hoạt như đi lại, vệ sinh, ăn uống, tắm giặt, v.v + Kính trọng ông bà, cha mẹ thì con cái phải thể hiện trong cách cư xử: nói năng lễ phép, không cáu gắt đay đổ, tỏ thái độ khinh mạn khi ông bà, cha mẹ nhầm lẫn, sai sót hoặc có ý ngăn cản những suy nghĩ, hành động chưa rõ ràng, minh bạch của mình. + Nếu biết ông bà, cha mẹ tuổi già trái tính, trái nết thì con cháu phải biết cách chiều chuộng, không chấp nhặt, coi thường, dùng những lời lẽ phỉ báng, hạ nhục gây ra cho ông bà, cha mẹ một tâm lý uất ức, phiền muộn làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tình cảm. + Dù bất kỳ trong trường hợp nào, kể cả lúc cha mẹ kết luận sai, áp đặt những điều không phù hợp cũng phải bình tĩnh để giãi bày đúng, có tình, có lý "nói phải củ cải cũng phải nghe" không được cải lại bằng những câu, những lời thô tục hoặc thể hiện những hành vi khiếm nhã "giận cá chém thớt, đụng rá đá niêu" một cách thô bạo, thậm chí còn phải phân tích, lí giải sâu sắc, nhẹ nhàng, khéo léo can ngăn cha mẹ liên quan đến những điều thị phi như lời cụ Phan Bội Châu đã dạy: Những điều gì tốt thì trông cha mẹ nên Những điều hư hèn trông cha mẹ khỏi. - Giáo dục cho trẻ sự thông cảm sâu sắc với điều kiện, hoàn cảnh đời sống của gia đình bằng cách công khai sự thu nhập, chi tiêu chính đáng của cha mẹ, để trẻ biết sống "Tùy gia phong kiệm" nhằm tạo nên một không khí hòa thuận, ấm
  29. cúng, đồng cam cộng khổ, đưa đời sống gia đình ngày càng phát đạt hơn như người xưa đã dạy "Con không chê cha khó, chó không chê chủ nghèo". - Phải giáo dục trẻ biết vâng lời và biết hoàn thiện công việc một cách vui vẻ khi cha mẹ sai bảo, không thể để cha mẹ phải nhắc đi, nhắc lại năm bảy lần mới làm và thể hiện nét mặt là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách phải làm sao cho nét mặt luôn luôn tươi tỉnh hồ hởi, hòa vui với cha mẹ, không thể hiện hành vi mặt sưng, mày sỉa, tiếng bấc, tiếng chì làm cho cha mẹ tủi cực, buồn phiền: Không ăn thì ốm thì gầy Ăn thì nước mắt chan đầy bát cơm. 1.2.2. Đối với anh chị em ruột thịt. Đạo đức trong gia đình còn thể hiện trong quan hệ giữa anh chị em ruột thịt anh chị em, dù trai hay gái đều bình đẳng về nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm trong việc xây dựng tổ ấm gia đình. Vì vậy các bậc cha mẹ cần: - Phải xử sự công bằng mọi nghĩa vụ trách nhiệm giữa con trai cũng như con gái và giáo dục ý thức trách nhiệm đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau "Môi hở răng lạnh, máu chảy ruột mềm". - Giáo dục cho con cái ý thức tôn trọng và bảo vệ quan hệ tôn ti trật tự ở trong gia đình thể hiện ra trong cách ứng xử xưng hô. + Ở vị trí làm anh, làm chị thì phải tỏ ra rộng rãi, nhường nhịn, bao dung theo đạo lý truyền thống "huynh lương, đệ đế" là "làm chị ở cho lành, làm anh ở cho rộng". + Còn làm em út thì phải tỏ lòng quí mến, tôn trọng anh chị, nghe theo anh chị những việc phải, điều phải để giữ đạo lý truyền thống gia đình: "Nhường anh, nhường chị là những người trên" Hoặc: "Ghi lòng tạc dạ chớ quên Con em phải giữ lấy nền con em" - Giáo dục cho con cái dù trong bất cứ trường hợp nào anh, chị em cũng không nên nói xấu, dè bỉu lẫn nhau gây nên cảnh "huynh đệ tương tàn", phải thẳng thắn, đấu tranh góp ý "đóng cửa dạy nhau" vì tình cốt nhục, tránh tình trạng "anh em khinh trước, làng nước khinh sau". - Hơn thế nữa phải giáo dục cho trẻ xa gần, trên dưới rõ ràng, phân minh, chẳng hạn đối với người ít tuổi hơn nhưng ở chi trên cũng phải gọi bằng anh, bằng chị để thể hiện tình gia tộc, "Bé xác nhưng con ông bác, to xác nhưng con ông chú". 1.2.3. Đối với chú bác, cô dì.
  30. - Chú bác, cô dì là những người cùng huyết thống đã một thời sinh ra lớn lên dưới cùng một mái nhà, cùng chung bếp lửa với cha mẹ, cùng đồng cam cộng khổ từ tuổi ấu thơ, "cùng một khúc ruột chia ra". Vì vậy, phải giáo dục cho trẻ luôn luôn có thái độ tôn kính, yêu thương, đồng cảm, khi nói năng, cư xử phải lễ độ, từ tốn. Họ là những người có thể thay mặt cha mẹ, gần gũi nhất với mình như tục ngữ đã có câu "Mất cha còn chú, mất mẹ bú dì". - Trong trường hợp chú bác, cô dì gặp những khó khăn, bất trắc thì phải chia sẻ, giúp đỡ theo khả năng của mình, không nên thờ ơ, lãnh đạm hoặc tỏ thái độ khinh thường, ngạo mạn làm cho tình cảm huyết thống ngày càng phai nhạt. 1.3. Giáo dục hành vi đạo đức đối với những người khác. - Mỗi một con người từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi mất đi đều gắn bó với hai loại quan hệ: đó là quan hệ gia đình, gia tộc và quan hệ xã hội. - Quan hệ xã hội là một quan hệ phức tạp, phong phú hơn nhiều so với quan hệ gia đình, gia tộc. - Vì vậy, ngay từ thuở thơ ấu dù đang sống trong phạm vi gia đình là chủ yếu, các bậc cha mẹ cũng cần phải giáo dục, rèn luyện cho trẻ có những hành vi đạo đức có trong quan hệ xã hội. 1.3.1. Giáo dục lòng nhân ái. Lòng nhân ái: con người ta được sinh ra ở trên đời, trừ những kẻ không may bị mất trí, còn thì ai ai cũng biết cảm nhận sự sung sướng, hạnh phúc, vinh dự hay đau khổ thấp hèn. Và tất nhiên nhu cầu, nguyện vọng tất yếu tự nhiên là được sung sướng hạnh phúc, không ai muốn đau khổ, đói rách, tủi nhục, thấp hèn. Nếu như có người phải chấp nhận một sự rủi ro bất hạnh nào đó cũng chỉ vì "lực bất tòng tâm" không đủ sức xô đẩy ra khỏi cuộc đời mình mà thôi. Vì vậy: - Giáo dục lòng nhân ái chính là giáo dục lòng yêu thương con người, yêu thương đồng loại, bởi họ cũng bằng xương, bằng thịt, tim óc biết đau đớn, xót xa, ân oán như ta. Sự sai biệt giữa loài người với các loài động vật chính là khả năng thấu cảm và đồng cảm những tình cảm nhân bản kinh nghiệm, tinh tế đặc biệt đó. + Trong học thuyết của Khổng giáo coi đức "nhân" là đức đứng đầu đạo lý của con người ở trong trời đất. Con người có lòng nhân ái sẽ là con người không có hành vi "ích kỉ hại nhân" tức là chỉ biết mưu mô thủ đoạn đem lại điều lợi cho mình mà không động lòng trắc ẩn đến sự thiệt hại đau đớn, nặng nề của người khác về mặt vật chất cũng như tinh thần. + Học thuyết "nhân ái" của Khổng giáo đã nêu lên một cách tổng quát là bất luận điều gì mà làm cho mình đau thương, mất mát, thiệt thòi, do thiên hại hay nhân hại gây ra thì cũng không mong cho người khác gặp phải. Vì họ cũng là con người bằng xương bằng thịt như mình, ai mà không "của đau con xót".
  31. + Hơn thế nữa những điều gì tốt đẹp mình muốn đạt được như làm ăn thịnh vượng, sức khoẻ dồi dào hoặc lập thân nên sự nghiệp danh giá, cao sang thì cũng mong cho người khác đạt được, lập được như nguyện vọng, ước muốn của mình.(*) - Chính vì vậy mà cha ông ta đã khuyên một câu rất ngắn gọn, đơn giản bao hàm đầy đủ ý nghĩa nhân sinh của lòng nhân ái là: "Thương người như thể thương thân" và cũng được cụ thể hoá bằng những hành vi đạo đức trong đời sống hàng ngày là: chia sẻ, giúp đỡ tùy tâm mình những cảnh đời rủi ro, hoạn nạn. Chẳng hạn: "Thương người tất tả ngược xuôi Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ Thương người ôm dắt trẻ thơ Thương người đói rách nằm than kêu đường Thấy ai đói rách thì thương Rách nhường cho mặc, đói nhường cho ăn". Và đồng thời cũng phản đối, chê trách những hành vi xa vời lòng nhân ái: "Thấy ai đói rách thì khinh Cách nào là cách ích mình thì chen Hứng tay dưới, vớt tay trên Lọc lừa từng tí, bon chen từng đồng" - Bất kỳ sống ở trong xã hội nào, con người cũng phải có lòng nhân ái, yêu thương, đồng cảm với người khác. Vì vậy, gia đình phải có trách nhiệm giáo dục phẩm chất đạo đức đó cho con cái ngay từ tuổi ấu thơ thể hiện trong hành vi biết tôn trọng mọi người, không tham lam, độc ác, lừa gạt, dối trá với những người xung quanh để trở thành một người công dân lương thiện, không hề phải băn khoăn, lo sợ vì toà án xã hội hoặc toà án lương tâm mời gọi thẩm vấn. - Trong điều kiện của nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường thì việc giáo dục gia đình về lòng nhân ái cho thế hệ trẻ lại càng có ý nghĩa quan trọng, nhằm giúp cho các em hình thành và phát triển những yếu tố nhân cách của người công dân biết dung hoà quyền lợi giữa cá nhân và tập thể, giữa gia đình và xã hội, góp phần tạo ra một xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ. 1.3.2. Giáo dục tính khiêm tốn. - Tính khiêm tốn: người xưa đã có câu dạy rằng: "cái gì biết thì nói là biết, cái gì không biết thì nói là không biết thế mới gọi là biết"(*). Đó chính là tính khiêm tốn, thật thà - một phẩm chất vô cùng quan trọng trong nhân cách. - Gia đình phải giáo dục cho trẻ luôn luôn tỏ ra khiêm tốn không chủ quan ngạo mạn tự cho mình là hay, là biết hơn người khác. Tính khiêm tốn thường biểu
  32. hiện bằng những ngôn ngữ hành vi lễ phép trong giao tiếp đối với mọi người, chẳng hạn: + Gặp người cao tuổi, thầy cô giáo thì lễ phép chào hỏi, nhường bước, bày tỏ sự trọng thị. + Bất kỳ đối với ai cũng không nên nói năng thô tục, có hành vi gây gổ. + Ở ngoài đường cũng như nơi đông người không nên cười nói ba hoa làm cho người xung quanh khó chịu. Nếu như lỡ lời hoặc va vấp làm phiền người khác thì phải có lời xin lỗi. Ai giúp mình việc gì dù nhỏ cũng phải có lời cảm ơn - Đức tính khiêm tốn không những giúp cho con người ta học tập được những điều hay ở nhiều người khác mà còn làm cho người ta có phong cách cư xử chu đáo, cẩn thận, cung kính, không hấp tấp, vội vàng, không tranh ăn, tranh nói, khoe khoang, phô trương năng lực của mình. Chính vì vậy mà họ càng được nhiều người tin tưởng mến phục. 1.3.3. Giáo dục tính trung thực. - Quy luật tất yếu để tồn tại và phát triển của mỗi người ở trong xã hội là phải giao tiếp ứng xử với người xung quanh. Quan hệ giao tiếp, ứng xử đó có đạt được ý muốn, có thuyết phục được mọi người xung quanh hay không, điều đó phụ thuộc phần lớn vào đức tính chân thực của mỗi cá nhân. - Trung thực, chân thực, chân thành đều có ý nghĩa tương tự là đối lập với dối trá, man trá, v.v mà các bậc cha mẹ cần phải quan tâm giáo dục cho trẻ từ tuổi nhỏ. - Con người có đức tính trung thực cũng chính là con người luôn luôn tôn trọng nhân cách, phẩm giá của mình, không để những người xung quanh coi thường, khinh bỉ, đồng thời cũng là người giữ được chữ tín, lấy chữ tín làm gốc rễ cho các mối quan hệ, cho nên được mọi người tin tưởng. - Trung thực là một nét nhân cách đẹp của con người. Nhưng đây là một nét nhân cách rất khó khăn, phức tạp trong quá trình rèn luyện, giáo dục. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải đặc biệt quan tâm giúp trẻ nỗ lực ý chí, chiến thắng bản thân mình bằng những biểu hiện cơ bản: + Mình có lỗi thì dũng cảm nhận lỗi, không trốn tránh hoặc đổ vấy cho người khác. + Tôn trọng sự thật, không thay đen đổi trắng, dù trong hoàn cảnh bất lợi cho mình. + Lời nói phải thống nhất với việc làm, thực hiện đúng lời hứa, không mưu mô, thủ đoạn, lừa lọc chiếm đoạt của cải vật chất của người khác. - Để cho quan hệ giữa con người với con người được bền vững, lâu dài, thực sự tin tưởng lẫn nhau thì mỗi cá nhân phải rèn luyện đức tính thật thà. - Ngày nay, giáo dục gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn lao, khi nền kinh tế theo cơ chế thị trường đang vô cùng bề bộn. Nhiều giá trị
  33. của các nền văn minh thế giới ồ ạt du nhập vào chưa được gạn lọc, kiểm định đang tạo ra biết bao tệ nạn xã hội lan tràn, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của nhiều lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên - lứa tuổi đang sống, học tập trong sự bảo trợ của gia đình. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần quan tâm giáo dục cho trẻ những yếu tố đạo đức truyền thống tốt đẹp mang đậm đà bản sắc dân tộc, dù phải sử dụng đến các khái niệm "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" hay "công, dung, ngôn, hạnh" để đạt được mục đích làm cho con cái chúng ta sẽ trở thành những người công dân chân chính, lương thiện, góp phần tạo ra đời sống hạnh phúc của gia đình và xã hội. Giáo Dục Thái Độ, Kỹ Năng Lao Động - Lao động của con người là một định luật bất biến để tồn tại và phát triển cá nhân cũng như xã hội. Nó còn là tiêu chí số một để đánh giá đạo đức và tài năng con người ở trong bất cứ xã hội lạc hậu hay văn minh nào. + Nếu không có lao động của cá nhân thì sớm muộn gì con người cũng tự đánh rơi mất giá trị vốn có và hạ thấp phẩm chất của mình xuống trình độ con vật như nhân dân ta đã đồng tình lên án, phê phán "Chết rũ giữa đồng, rồi đời thằng nhát". + Bản chất tốt đẹp rạng rỡ của hoạt động lao động và của con người lao động trước hết là để tự nuôi sống mình, không phải là một loài ký sinh sống bám gia đình và xã hội như một chân lý đã khẳng định: "Bất cứ con người nào không lao động cũng là một kẻ đi lừa". - Giáo dục thái độ, kỹ năng, thói quen lao động đối với con người là vô cùng quan trọng phải bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Thái độ lao động, kỹ năng, thói quen và tình yêu lao động là những yếu tố nhân cách gốc, gia đình phải đặc biệt quan tâm, không có một lực lượng nào có thể thay thế được gia đình từ khi trẻ con 8 tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. - Thái độ, kỹ năng, thói quen lao động cần thiết phải giáo dục cho trẻ ở trong gia đình là: + Thái độ tôn trọng mọi loại lao động chân tay cũng như trí óc đều tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cần thiết cho đời sống con người trong xã hội. + Tôn trọng, quý mến đối với mọi người lao động, vì bất cứ là nghề nghiệp gì cũng cần thiết cho đời sống xã hội. Kính phục, khiêm tốn, kiên trì học tập, noi gương những người lao động giỏi, sáng tạo, chăm chỉ, chuyên cần, vượt khó khăn bằng ý chí tự lực cánh sinh. "Hai bàn tay làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm". + Có thái độ lao động tự giác theo nghĩa vụ, trách nhiệm của mình và tương trợ các thành viên khác vì cuộc sống chung của gia đình. + Căn cứ vào sự trưởng thành theo lứa tuổi mà các bậc cha mẹ giáo dục cho trẻ kỹ năng, thói quen lao động tự phục vụ từ đơn giản đến phức tạp như rửa mặt đánh răng như thế nào cho sạch sẽ, gọn gàng. Hoặc sáng ngủ dậy phải
  34. gấp chăn màn phẳng phiu, vuông vắn, sửa lại chiếu, gối ngay ngắn rồi mới rời khỏi giường, + Giáo dục thói quen giữ gìn, bảo quản, sắp xếp ngăn nắp đồ dùng cá nhân như quần áo, mũ nón, giày dép, cặp sách, đồ chơi v.v Đồ dùng gia đình như dao, búa, cuốc, xẻng lấy chỗ nào thì khi làm xong phải lau chùi sạch sẽ đặt vào chỗ ấy, không quăng quật bừa bãi, sẵn đâu vứt đấy khi người khác cần đến không biết đâu mà tìm. + Giáo dục cho trẻ làm việc gì cũng phải đến nơi, đến chốn, có trách nhiệm hoàn thành việc đó phù hợp với khả năng của mình khi được cha mẹ giao. Không làm cho qua loa xong chuyện. + Phải giáo dục cho các em những kỹ năng cụ thể dù đối với các hoạt động đơn giản nhất. Ví dụ: Để rửa cái chén, cái dĩa cho sạch thì phải làm như thế nào? Để nồi cơm ngon phải vo gạo, nấu cơm ra làm sao? Đến những hoạt động lao động phức tạp hơn như đối với học tập hay các thao tác nghề nghiệp thủ công, nông nghiệp trong gia đình. + Điều quan trọng là cha mẹ làm sao giáo dục cho trẻ thói quen lao động tự giác: thấy khóm hoa trong vườn bị đổ thì dựng nó dậy, thấy chiếc ghế xộc xệch thì sửa lại cho chắc chắn, thấy nhà bẩn thì cầm chổi quét, bàn tủ bụi bặm thì giặt giẻ lau chùi v.v không phải chờ đến ông bà, cha mẹ nhắc nhở nhiều lần. Một nhà giáo dục lỗi lạc đã khẳng định rằng "Lao động tự giác là liều thần dược để nâng cao giá trị và nhân phẩm con người"(*). Bởi vì theo ông người lao động da đen cũng lao động dưới đòn roi của chủ - đó là loại lao động cưỡng bức đã hạ thấp vị trí con người xuống vị trí con vật (trâu, ngựa ). + Mọi hoạt động lao động dù đơn giản nhất, kể cả lao động tự phục vụ, cha mẹ cần giáo dục cho trẻ tinh thần vượt khó - có nghĩa là chiến thắng sự chây lười "muốn ăn mà không muốn làm" đặc biệt là trẻ khi chưa ý thức được lao động là qui luật tất yếu, là nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả mọi người. + Giáo dục thái độ, kỹ năng, thói quen đối với lao động phải kèm theo với ý thức trách nhiệm quý trọng những sản phẩm lao động, tức là phải biết sử dụng đúng mức, vừa phải các sản phẩm, vật dụng hàng ngày của cá nhân và gia đình. Nói một cách khác là phải giáo dục ý thức thái độ cần cù trong lao động, tiết kiệm trong chi tiêu, cần đi với kiệm như kinh nghiệm của cha ông "Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn", biết "ăn buổi trưa, chừa buổi tối", không sử dụng, chi tiêu lãng phí, nhất là đang ở độ tuổi chưa kiếm ra tiền cái gì cũng phải dựa vào cha mẹ. Đặc biệt trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường, các bậc cha mẹ cần giáo dục thuyết phục trẻ mua sắm, sử dụng một cách hợp lý, đúng mức theo tinh thần kiệm tiết như cha ông ta đã từng rút ra kinh nghiệm quí giá "Buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện" nhằm ổn định đời sống của gia đình. - So với thành phố, trẻ em nông thôn có nhiều điều kiện để rèn luyện thái độ, kỹ năng, thói quen tự phục vụ và giúp đỡ gia đình như các việc chăn trâu, cắt cỏ, kiếm củi, chăn nuôi, làm cỏ bón phân, thu hoạch ngô, khoai, đậu, v.v và
  35. những nghề thủ công phụ trợ cho kinh tế gia đình. Song, những gia đình ở thành phố nếu cha mẹ lưu ý quan tâm thì cũng có thể tổ chức hoạt động lao động cho trẻ theo một lịch trình hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng như: + Dọn dẹp, quét lau nhà cửa. + Chuẩn bị cơm nước giúp cha mẹ. + Lao động tự phục vụ tùy theo lứa tuổi. + Tham gia lao động vệ sinh khu chung cư. + Cùng gia đình làm thêm các nghề phụ khác nếu có - Trong gia đình, các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm đến việc giáo dục lao động cho trẻ em gái theo đặc điểm giới tính như may vá, thêu thùa, nội trợ, nhằm phát triển ở các em nữ tính khéo tay, hay làm, dịu dàng, tỉ mỉ, cẩn thận, gọn gàng v.v Mặc dù trong xã hội hiện đại đã có sẵn các dịch vụ đời sống sinh hoạt của gia đình. Nhưng với chức năng là người phụ nữ, người vợ, người mẹ trong tương lai thì loại lao động "nữ công, gia chánh và nghệ thuật" của nó thông qua việc tổ chức lao động sẽ đem lại không khí cộng tác gắn bó, gần gũi, hòa hợp ở trong gia đình là rất cần thiết. - Ở lứa tuổi thanh thiếu nhi, lao động chủ yếu của các em được coi là lao động học tập, bởi vì các em sống hoàn toàn dựa vào sự chu cấp của cha mẹ. Do đó việc giáo dục giúp các em hoàn thành được lao động trí óc, phát triển trí tuệ thì gia đình cũng có vai trò rất to lớn. Tuy nhiên không phải các bậc cha mẹ nào cũng có thể giảng dạy được cho trẻ những kiến thức văn hóa về tự nhiên và xã hội theo chương trình các cấp học. Song, các bậc cha mẹ có thể giúp cho trẻ tổ chức, thực hiện được các yêu cầu của nhà trường, chẳng hạn: + Ưu tiên bố trí góc học tập của trẻ vào một chỗ yên tĩnh, có đầy đủ ánh sáng, thông thoáng để tạo nên tâm lý thoải mái cho các em trong thời gian lao động trí óc. + Động viên nhắc nhở trẻ thực hiện học tập đúng giờ, làm bài đầy đủ ở nhà cũng như khi đến lớp. Kết hợp thật chặt chẽ, sâu sát với nhà trường để tổ chức một chế độ sinh hoạt hợp lý, đảm bảo lợi ích cho các em trong lao động, học tập, vui chơi giải trí, và động viên khích lệ kịp thời những cố gắng, những tiến bộ rõ rệt của các em, mặt khác cũng có biện pháp ngăn chặn kịp thời những biểu hiện sai lệch. - Xác định ý nghĩa vô cùng quan trọng của lao động học tập - không những là lao động chính đối với các em hiện tại mà còn rất cần thiết đối với tương lai, đối với cả cuộc đời, giúp trẻ ý thức nỗ lực, vươn lên để đạt được kết quả giáo dưỡng và giáo dục.
  36. Giáo Dục Thể Chất Và Thẩm Mỹ 3.1. Giáo dục thể chất. - Cuộc đời của một con người có được khỏe mạnh, trường thọ hay không là kết quả của một quá trình biết giữ gìn, chăm sóc sự phát triển của cơ thể ngay từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, cả giai đoạn trung niên cho đến khi về già. Nhưng sự phát triển thể chất ở lứa tuổi thanh thiếu niên có một ý nghĩa rất đặc biệt. Đó là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhất tất cả các cơ quan, chức năng sinh lý của cơ thể, có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các giai đoạn sau của cuộc đời. - Giáo dục thể chất cho trẻ ở trong gia đình, trước hết các bậc cha mẹ phải quan tâm đến sự ăn uống. Bởi vì chính sự ăn uống là con đường dễ gây ra bệnh tật: "bệnh do nhập khẩu". Ở cái tuổi thanh thiếu niên như người ta thường nói, "già thì lo làm, trẻ thì tham ăn", hoặc "ăn không biết no, chơi không biết chán", cho nên phải giáo dục trẻ ý thức: + Không ăn uống xô bồ, tạp nham dẫn đến sự rối loạn tiêu hóa, dễ sinh ra các bệnh đường ruột. + Ăn uống phải đến mức độ vừa no, không quá thái "tham thực, cực thân" làm cho bộ máy tiêu hóa phải vất vả đào thải ra ngoài. + Phải tập thói quen cho trẻ rửa ráy, tắm giặt, thường xuyên để cho cơ thể sạch sẽ, thơm tho. + Động viên khuyến khích trẻ thực hiện chế độ thể dục buổi sáng, tham gia các hoạt động thể thao phù hợp với sở thích, nhu cầu, nhằm phát triển năng khiếu cá nhân. + Giáo dục các em ý thức phòng bệnh nhằm giữ gìn bảo vệ sức khỏe là chủ yếu, chữa bệnh là điều vạn bất đắc dĩ. - Việc giáo dục thể chất cho trẻ còn gắn liền với việc tổ chức vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, tham quan du lịch v.v theo điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình. 3.2. Giáo dục thẩm mỹ. - Xã hội văn minh tiến bộ thì việc thưởng thức cái đẹp, thể hiện cái đẹp của con người ngày càng cao, trở thành một nhu cầu quan trọng trong đời sống hàng ngày. Nguồn gốc của cái đẹp là cuộc sống hiện thực xã hội với tính đa dạng, phong phú của nó mà con người có thể bắt gặp khắp nơi. Con người càng yêu cái đẹp bao nhiêu thì càng từ bỏ, căm ghét cái xấu xa, bẩn thỉu bấy nhiêu. Nhờ vậy mà con người trở thành thanh cao, có văn hóa. - Con người tiếp thu cái đẹp đầu tiên chính là ở trong gia đình. Vai trò của gia đình, của các bậc cha mẹ đặc biệt quan trọng đối với việc giáo dục thẩm mỹ. Những ấn tượng đầu tiên về cái đẹp của màu sắc, của âm thanh trong tiếng ru của mẹ, những xúc cảm của sự âu yếm, vuốt ve nồng ấm tình thương, tình người đã được gia đình truyền đạt từ những năm tháng tuổi thơ. Có thể nói
  37. mầm mống của cái đẹp được tiếp nhận ở trong gia đình là nền tảng để xây dựng cái đẹp của cả cuộc đời. + Thế giới tự nhiên sinh thái, đời sống xã hội, các hoạt động văn hóa nghệ thuật của con người như thơ ca, hội họa, điêu khắc chứa đựng biết bao vẻ đẹp thâm thúy, sâu sắc của nó. + Tuy nhiên, không phải các bậc cha mẹ nào cũng có khả năng, trình độ để phân tích, giảng giải, trang bị cho trẻ những kiến thức, trình độ thẩm mỹ chuyên sâu trong tất cả các loại hình đó. Nhưng giáo dục, rèn luyện cho trẻ những xúc cảm, những tình cảm thẩm mỹ về cái đẹp trong giao tiếp, quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, với xã hội và ngay chính với bản thân mình thì các bậc cha mẹ có thể thực hiện được. - Trong gia đình, ngay từ tuổi ấu thơ, các bậc cha mẹ đã phải dạy cho trẻ "học ăn, học nói, học gói, học mở" về cách xưng hô, cư xử với mọi người sao cho phù hợp với qui tắc, chuẩn mực của xã hội, đó chính là cái đẹp, là những yếu tố thẩm mỹ gắn chặt chẽ với lối sống có văn hóa. - Cái đẹp thường gắn bó với cái "chân", cái "thiện" thể hiện một nhân cách tốt đẹp. Nếu thiếu hụt sự giáo dục "thẩm mỹ" của gia đình thì con người tuy có bản chất tốt nhưng trong khi giao tiếp ứng xử với người khác có thể trở thành cẩu thả, thiếu tế nhị, thậm chí thô lỗ khiến cho người ta khó chịu. - Giáo dục thẩm mỹ ở trong gia đình, trước hết phải quan tâm giáo dục những hành vi trong nếp sống lịch sự, lễ phép cho trẻ, như: + Ăn thế nào cho đẹp? Ăn đẹp tức là không hấp tấp, vội vàng làm rơi vãi lung tung; không vừa ăn vừa nói nhồm nhoàm; không đào bới dĩa thức ăn để chọn miếng ngon v.v + Nói thế nào cho đẹp? Giọng nói phải rõ ràng, dịu dàng, nhã nhặn, không nói trống không, chửi thề, chửi tục, cướp lời người khác; biết dùng những từ, những ý thể hiện sự trọng thị đối với người hơn tuổi như vâng, dạ v.v + Mặc thế nào cho đẹp? Quần áo phải phù hợp với hình dáng, lứa tuổi, không ăn mặc lố lăng. Tùy theo hoạt động mà ăn mặc cho thích hợp (lúc đi học, lúc lao động, lúc ở nhà, lúc ra đường); quần áo phải gọn gàng sạch sẽ (đói cho sạch, rách cho thơm) v.v + Cư xử thế nào cho đẹp khi khách đến nhà, khi mình đến nhà người khác, khi ở những nơi công cộng v.v ? - Tất cả những hành vi đó là trình độ thẩm mỹ văn hóa cần thiết phải được giáo dục từ trong gia đình. Bởi vì "Cái đẹp là nguồn gốc lớn lao của sự trong sạch về đạo đức, phong phú về tinh thần và hoàn thiện về thể lực" (V.A. Xukhômlinxki)
  38. Một Số Phương Pháp Cơ Bản Trong Giáo Dục Gia Đình Giáo Dục Trẻ Trong Gia Đình Là Một Quá Trình Tổ Chức Cho Trẻ Hoạt Động Hoạt động và giao lưu là những con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách con người. + Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa mình và thế giới bên ngoài - thế giới tự nhiên và xã hội, giữa mình với người khác, cả chính với bản thân mình. + Trong cuộc sống của con người có nhiều loại hoạt động: hoạt động học tập, hoạt động lao động, hoạt động giải trí nghỉ ngơi, hoạt động cho xã hội, cho tập thể, cho gia đình và bản thân. - Trong quá trình hoạt động, nhất định con người phải bộc lộ rõ năng lực, ý chí, tình cảm, hứng thú, tính nết ra bên ngoài. Bởi vì mọi hoạt động của con người bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng tức là nhằm tác động vào cái gì đấy, một điều gì đấy để tiếp nhận nó, cải biến nó theo mục đích đã dự kiến. Chính trong quá trình đó, cá nhân phải nỗ lực, quyết tâm điều chỉnh chính mình, phát huy những yếu tố tích cực, đẩy lùi, khắc phục những yếu tố tiêu cực để từng bước tự nâng mình lên một cách hoàn thiện hơn đối với các dạng hoạt động nói riêng, nhân cách nói chung. + Khi con người hoạt động trong mọi lĩnh vực sản xuất, xã hội tất yếu làm nảy sinh quan hệ giữa người với người. Ngay cả khi lao động một mình mặt đối mặt với đối tượng lao động, hay ngồi nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo, làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm v.v con người cũng phải tham gia vào các quan hệ xã hội. + Quá trình tham gia vào các quan hệ đó gọi là giao lưu. Nó giúp con người mở rộng sự hiểu biết về những quan điểm, tư tưởng, tình cảm đối với những người khác thấy được cái hay của họ để học tập, thấy được cái dở của họ để tránh, nhằm phát triển cho mình những yếu tố nhân cách tốt đẹp. Như vậy, giáo dục gia đình, bản chất của nó là việc tổ chức, hướng dẫn cho trẻ hoạt động. - Các bậc cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề cơ bản trong tổ chức, hướng dẫn hoạt động là: + Lựa chọn và tổ chức một cách khoa học những hoạt động nào có chứa đựng những quan hệ xã hội thuận lợi, phù hợp nhất, nhằm giúp cho các em bộc lộ hết những năng lực tích cực nhất và những hạn chế còn tồn đọng của mình. Từ đó giúp các em nhận thức, đánh giá những mặt còn yếu kém cần phải giáo dục và rèn luyện.
  39. + Từ việc tổ chức, hướng dẫn, giao trách nhiệm hoạt động cho các em, phải giúp các em chuyển dần sang ý thức lao động tự giác do nhu cầu, hứng thú vì sự phát triển của cá nhân (muốn sạch sẽ, thích gọn gàng, ngăn nắp, đẹp mắt ) nên thường xuyên quét dọn nhà cửa, lau chùi bụi bặm tủ giường, bàn ghế + Mọi hoạt động dù là đơn giản nhưng các bậc cha mẹ cần hướng dẫn tỉ mỉ cho trẻ, không nên quan niệm đơn giản như trẻ đã biết hết, thậm chí phải hướng dẫn cho trẻ các hệ thống thao tác theo một hoạt động theo kinh nghiệm tốt nhất của cha mẹ. Chẳng hạn, giờ nào ngồi vào góc học tập ở nhà, các em phải chuẩn bị tâm thế sách vở bút mực như thế nào? Sắp xếp sách vở trong góc học tập sao cho thứ tự, ngăn nắp để đỡ tốn thời gian lục lọi, tìm kiếm v.v + Theo dõi và đánh giá việc thực hiện quá trình hoạt động để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, sai sót và động viên, khích lệ những kết quả sáng tạo tích cực. + Tổ chức các loại hoạt động sao cho cân bằng, nhằm giáo dục các mặt đức, trí, thể, mỹ với một thời gian biểu hợp lý, rõ ràng, liên quan đến cuộc sống bên trong và ngoài gia đình, không thiên lệch coi thường hoạt động vui chơi giải trí của trẻ. Nền tảng Vững Chắc Của Mọi Phương Pháp TrTng Gia Đình Là Sự Gương Mẫu Của Cha Mẹ - Muốn giáo dục cho con ngoan, hình thành và phát triển những yếu tố nhân cách tốt đẹp để trở thành người công dân chân chính tương lai, các bậc cha mẹ nhất thiết phải gương mẫu hoàn thành các vai trò của mình đối với gia đình và xã hội để cho con cái bắt chước làm theo. + Sự gương mẫu của cha mẹ và người lớn trong gia đình phải thể hiện ngay trong lời ăn tiếng nói, cử chỉ, hành động, cách ứng xử với mọi người từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội theo một chuẩn mực đạo đức nhất định là nhân ái, công bằng, làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ công dân. + Sự gương mẫu đó của cha mẹ trong nếp sống hàng ngày đã trực tiếp tác động đến nhận thức, tình cảm và niềm tin của trẻ. Có thể không cần giảng giải, thuyết minh nhiều lần như nhà đại giáo dục là Khổng Tử đã nói với học trò "Trời có nói gì đâu, bốn mùa vẫn vận chuyển, trăm vật vẫn sinh hóa" (Luận ngữ - Dương Hóa 108) bằng nhân cách tốt đẹp của mình tỏa sáng đến học sinh "như mặt trời, mặt trăng không ai che nổi" (Luận ngữ - Tư Trương). - Sự gương mẫu của cha mẹ là cơ sở tạo nên uy tín làm tăng thêm lòng kính trọng, thương yêu, tin cậy, tự giác theo những điều cha mẹ dạy bảo, khuyên nhủ. + Khi con còn ở tuổi ấu thơ, việc gương mẫu của cha mẹ có tác dụng như những động tác mẫu mực để con bắt chước, không cần phải giải thích, phân tích lý thuyết dài dòng. + Ở tuổi thanh thiếu niên, vai trò gương mẫu của cha mẹ còn có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Bởi vì ở tuổi này không những các em đã được tiếp nhận một
  40. vốn tri thức nhất định để phân tích, so sánh, nhận xét các hiện tượng trong gia đình và xã hội mà nhà trường, đoàn thể còn giáo dục cho các em những qui tắc, chuẩn mực đạo đức cần thiết. Do đó nếu như trước đây trong đôi mắt của trẻ thơ, các em bắt chước tất cả những hành vi của cha mẹ thì giờ đây các em có thể phân biệt, đánh giá được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu. Nếu cha mẹ làm những điều sai, điều xấu thì không những uy tín của họ đối với con cái bị giảm sút mà sự kính trọng, niềm tin cũng bị sứt mẻ. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái lúc này khó có sự bình đẳng về nhân cách. - Vấn đề gương mẫu của cha mẹ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong giáo dục gia đình, được coi như một chân lý giản dị, sáng rõ như ban ngày như đã khẳng định "Không gì có thể tác dụng lên tâm hồn non nớt của trẻ mạnh hơn quyền lực của sự làm gương, còn giữa muôn vàn tấm gương thì không có gì gây ấn tượng sâu sắc và bền chặt bằng sự mẫu mực của cha mẹ" (N.I. Nôvicốp). - Tuy nhiên trong đời sống thực tế, có những bậc cha mẹ rất gương mẫu, xứng đáng là một người công dân chân chính, nhưng giáo dục gia đình lại thất bại, thậm chí con cái rất hư đốn. Điều đó cần xem xét lại các phương pháp giáo dục của gia đình và các quan hệ xấu của bạn bè, tác động tiêu cực trong môi trường tự phát của xã hội. Ngược lại, cũng có những bậc cha mẹ thiếu đạo đức nhân cách, vậy mà con cái của họ vẫn trở thành người tốt. Điều đó chắc chắn đã có một sự đóng góp tích cực của giáo dục nhà trường và đoàn thể và khả năng tự giáo dục của cá nhân ở vào một độ tuổi nhất định. Bởi vì các em vừa là khách thể, đồng thời cũng là chủ thể của quá trình giáo dục, có thể phát huy việc tự giáo dục để quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Từ kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn, cha ông ta đã khẳng định "Thượng không chính thì hạ tác loạn". "Bề trên ở chẳng chính ngôi Để cho kẻ dưới nói năng hỗn hào" Để giáo dục trong gia đình có kết quả, các bậc cha mẹ phải luôn mẫu mực, luôn nêu tấm gương sáng cho con cái bắt chước. Họ sẽ là những người có uy tín, được con cái tin yêu mến phục, những lời khuyên bảo của họ được con cái dễ dàng chấp nhận như những bài học cần thiết hữu ích của cuộc đời. Một Số Phương Pháp Cơ Bản Trong Giáo Dục Gia Đình - Trong giáo dục gia đình đã từng có rất nhiều phương pháp. Tùy điều kiện, hoàn cảnh, tùy vào đặc điểm tính nết, lứa tuổi của con cái mà cha mẹ sử dụng các phương pháp cho phù hợp. Nhưng sẽ không có một phương pháp nào là hoàn chỉnh, tuyệt đối khi vận dụng nó vào quá trình giáo dục. Muốn giáo dục con cái, các bậc cha mẹ phải sử dụng đến một tổ hợp các phương pháp đễ hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Vì vậy, nhà giáo dục tài ba V.A. Xukhômlinxki đã nói "Nếu chỉ giáo dục bằng một cách thức nào đó thôi thì cũng giống như cố chơi
  41. bản giao hưởng "Anh hùng" của Bétthôven trên một phím đàn. Chỉ có sự hài hòa mới giáo dục được". - Một số phương pháp cơ bản trong giáo dục gia đình là: Khuyên bảo, thuyết phục; rèn luyện thói quen; khen thưởng, kỷ luật, trừng phạt. 3.1. Khuyên bảo, thuyết phục. - Khuyên bảo, thuyết phục là phương pháp dùng lời để diễn giải, khuyên bảo, phân tích nhằm khai sáng những tri thức đạo đức giúp cho trẻ nhận thức được ý nghĩa cá nhân, ý nghĩa xã hội, sự cần thiết phải thực hiện những hành vi đạo đức trong cuộc sống hàng ngày. Phải làm cho trẻ thấy được cuộc sống của con người không chỉ vì cá nhân mà còn có mối liên quan đến những người xung quanh, kể cả khi mình ăn mặc, nói năng, đi đứng, chạy nhảy, cho nên mọi hành vi phải có một nguyên tắc chuẩn mực nhất định để không gây ảnh hưởng xấu đối với người khác. - Để cho việc diễn giải, khuyên bảo có sức thuyết phục thì các bậc cha mẹ cần: + Nhấn mạnh lợi ích, sự cần thiết, ý nghĩa quan trọng, tích cực, tốt đẹp nếu cá nhân thực hiện được hành vi đạo đức đó. + Đồng thời, cũng phải đặc biệt nhấn mạnh đến tác hại, sự nguy hiểm cho cả cá nhân và xã hội nếu không thực hiện các hành vi đó theo một nguyên tắc, chuẩn mực nhất định. - Diễn giải, thuyết phục chính là để khai sáng nhận thức cho trẻ, giúp chúng hiểu một cách thấu đáo sâu sắc cái lợi, cái hại, có lý, có tình những việc cần làm, những việc nên tránh, chứ không phải là hành động theo cảm tính. - Diễn giải, thuyết phục của cha mẹ trong gia đình chính là để cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm quí báu đã được nhân loại đúc kết lại thành những qui tắc,, nguyên tắc, chuẩn mực trong đời sống. Muốn diễn giải, thuyết phục bằng lời để khai sáng, thúc đẩy hành vi tốt đẹp cho trẻ ở trong gia đình được tốt, cha mẹ cần lưu ý: + Mọi phương pháp sử dụng bằng lời để tác động vào ý thức cần phải được chuẩn bị trong một nội dung ngắn gọn, súc tích đủ cho các em thấu hiểu vấn đề. + Nội dung diễn giải thuyết phục của cha mẹ nhất thiết phải phù hợp với trình độ phát triển nhận thức của trẻ. Phong cách và âm điệu của lời nói phải có sức thu hút sự chú ý của trẻ, dẫn đến một sự đồng cảm giữa cha mẹ và con cái. + Cần phải chọn những thời điểm thích hợp, tạo ra điều kiện gần gũi, tâm lý thoải mái trong quan hệ gia đình. Tránh việc diễn giải, thuyết phục xảy ra trong không khí nặng nề, con cái thì không muốn nghe, cha mẹ thì cứ việc nói cho hả hê. "Diễn giải một cách trôi chảy, văn hóa để làm gì nếu giữa người nói và người nghe có một bức tường đá ngăn cách". + Tùy thuộc vào trình độ phát triển nhận thức của trẻ mà các bậc cha mẹ sử dụng các phương pháp đàm thoại, trao đổi để con cái tự do thoải mái nêu lên