Giáo trình Hướng dẫn thực tập Sư phạm

pdf 61 trang hapham 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hướng dẫn thực tập Sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_huong_dan_thuc_tap_su_pham.pdf

Nội dung text: Giáo trình Hướng dẫn thực tập Sư phạm

  1. Dự Án Phát Triển Giáo Viên Tiểu Học GIÁO TRÌNH Hướng Dẫn Thực Tập Sư Phạm Ebook.moet.gov.vn, 2008
  2. LỜI NÓI ĐẦU ể góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học, Dự án phát triển giáo Đ viên tiểu học đã tổ chức biên soạn các môđun đào tạo theo chương trình Cao đẳng Sư phạm và chương trình liên thông từ Trung học Sư phạm lên Cao đẳng Sư phạm ; biên soạn các môđun bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, sách giáo khoa tiểu học mới. Điểm mới của các tài liệu viết theo môđun là thiết kế các hoạt động, nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học ; chú trọng sử dụng tích hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu in, băng hình / băng tiếng . . .) giúp cho người học dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập. Lâu nay công tác thực tập sư phạm được các trường Cao đẳng Sư phạm thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời dựa vào kinh nghiệm của trường và thực tế giáo dục của điạ phương. Tài liệu hướng dẫn thực tập sư phạm do mỗi trường tự xây dựng và chủ yếu hướng dẫn cho các thầy cô làm công tác chỉ đạo thực tập sư phạm. Sinh viên đi thực tập thụ động theo lối : “ Cầm tay chỉ việc” vì vậy hiệu quả của việc rèn luyện nghề nghiệp còn hạn chế. Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thực tập sư phạm, trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, biên soạn tài liệu “HƯỚNG DẪN THỰC TẬP SƯ PHẠM ” (dành cho sinh viên năm thứ 3) nhằm giúp cho sinh viên hiểu cặn kẽ quy chế, quy trình, nội dung, kế hoạch và việc đánh giá công tác thực tập sư phạm. Từ đó giúp các em tự tin, chủ động và sáng tạo hơn trong công tác rèn luyện nghề nghiệp của bản thân khi đi thực tập sư phạm. Chúng tôi hi vọng rằng tài liệu hướng dẫn này sẽ đáp ứng được yêu cầu, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thực tập sư phạm trong quá trình đào tạo người giáo viên tiểu học của trường Cao đẳng Sư phạm. Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban điều phối Dự án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên các trường Sư phạm, giáo viên tiểu học trong cả nước. Trân trọng cám ơn. Dự án Phát triển GVTH
  3. GIỚI THIỆU CHUNG TIỂU MÔĐUN “ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP SƯ PHẠM” I- Mục tiêu của tài liệu : 1- Kiến thức : • Giúp sinh viên tìm hiểu về : – Mục tiêu của đợt thực tập sư phạm (TTSP). – Cơ cấu tổ chức, thời gian của đợt TTSP. – Nhiệm vụ của mỗi thành viên trong ban chỉ đạo và của sinh viên thực tập. • Xác định được : – Nội dung TTSP. – Kế hoạch tiến hành công tác TTSP. – Những nguyên tắc và phương pháp đánh giá xếp loại công tác TTSP. 2- Kĩ năng : • Phân tích và xác định được một cách hệ thống những công việc cần thực hiện trong công tác TTSP. • Xây dựng kế hoạch công tác một cách chi tiết cụ thể để tìm ra được những trọng tâm, trọng điểm trong công việc. • Khả năng phối hợp với các thành viên khác trong công tác của đợt TTSP. 3- Thái độ : • Xây dựng tinh thần chủ động, tự tin, sáng tạo trong rèn luyện và trong công tác. • Bồi dưỡng lòng yêu nghề, yêu trẻ, nâng cao tinh thần trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục chung. II- Giới thiệu tài liệu : STT TÊN CHỦ ĐỀ TRANG SỐ 1 Một số vấn đề chung về thực tập sư phạm 1 → 7 2 Nội dung thực tập sư phạm 8 → 18 3 Kế hoạch thực tập sư phạm 19 → 27 4 Đánh giá, xếp loại kết quả công tác thực tập sư 28 → 33 phạm . III- Tài liệu tham khảo : – Thực tập sư phạm (Năm thứ II) – Phạm Trung Thanh – NXB : Đại Học Sư phạm – 2003. – Hỏi đáp về Thực tập sư phạm – Bùi Ngọc Hồ – ĐHSP.Tp HCM – 1993. – Kiến tập và thực tập sư phạm – Nguyễn Đình Chỉnh & Phạm Trung Thanh – NXB.GD – 2001. – Tài liệu :“Hướng dẫn Thực tập sư phạm” – Trường CĐSP. Tp.HCM – 2004. 2
  4. CHỦ ĐỀ I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Để có sự chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt và có đủ tự tin bước vào đợt thực tập sư phạm, sau khi nghiên cứu chương này, sinh viên cần xác định được các nội dung sau : 1. Mục tiêu của đợt thực tập sư phạm năm thứ 3. 2. Cơ cấu tổ chức của đoàn thực tập, thời gian thực tập. 3. Vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong Ban chỉ đạo và của sinh viên thực tập. Hoạt động 1 Nghiên cứu mục tiêu của đợt thực tập sư phạm Nhiệm vụ: 1. Đọc và ghi tóm tắt mục tiêu của đợt thực tập sư phạm năm thứ 3. 2. Phân tích và cho biết mục tiêu này có đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo giáo viên tiểu học không ? Tại sao ? 3. Nêu ý kiến riêng của bạn, hoặc ý kiến của nhóm sau khi thảo luận. Thông tin cho họat động 1 ~ Mục tiêu của đợt thực tập sư phạm : 1 – Kiến thức : – Sinh viên tiếp cận với thực tế giáo dục ở bậc Tiểu học về cơ cấu tổ chức, chương trình giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động khác trong nhà trường Tiểu học. – Bổ sung và nâng cao những hiểu biết về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, những hiểu biết về tâm lí học giáo dục, về phương pháp công tác Đội, công tác chủ nhiệm lớp, bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm hoàn thiện những kiến thức đã được trang bị ở trường Cao đẳng Sư phạm. 2 – Kĩ năng : – Tạo điều kiện cho sinh viên thu thập thông tin thông qua việc nghe các báo cáo ; sưu tầm, nghiên cứu tài liệu. – Rèn luyện những kĩ năng cơ bản về giảng dạy như : • Soạn thảo kế hoạch giảng dạy. • Quan sát tiết dạy (nghe, nhìn, ghi chép, đánh giá, ). • Lập kế hoạch bài học (soạn giáo án). • Lên lớp giảng dạy (tác phong, giọng nói, khả năng truyền thụ, trình bày bảng, tổ chức giờ dạy ) – Rèn luyện những kĩ năng về lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh, cụ thể là : • Soạn kế hoạch cho cả đợt TTSP. • Thiết kế tiết chủ nhiệm lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh. • Tổ chức, thực hiện tiết chủ nhiệm và các hoạt động ngoài giờ lên lớp kết hợp với sinh hoạt Sao Nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh. 3 –Thái độ : 1
  5. – Xác định được vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, từ đó không ngừng học hỏi, phấn đấu nhằm hoàn thiện năng lực và phẩm chất của người giáo viên tiểu học. – Bồi dưỡng cho sinh viên tình cảm yêu nghề, yêu trẻ, hình thành lí tưởng, lương tâm của người thầy giáo. Câu hỏi, bài tập đánh giá 1. Nêu sự cần thiết của công tác thực tập sư phạm đối với sinh viên năm cuối của trường Cao đẳng Sư phạm ? 2. Những kĩõ năng mà sinh viên cần đạt được sau đợt thực tập là gì ? Hoạt động 2 Tìm hiểu biên chế đoàn thực tập, thời gian thực tập Nhiệm vụ : 1. Đọc các thông tin về tổ chức đoàn thực tập, thời gian thực tập. 2. Tìm hiểu biên chế đoàn thực tập và thời gian thực tập. Nêu ý kiến đề xuất của bạn. 3. Tìm hiểu việc phân công sinh viên vào các nhóm thực tập, việc phân công đó cần dựa trên cơ sở nào ? Thông tin cho họat động 2 • Tổ chức đoàn thực tập. Theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hành, thực tập sư phạm, có hai hình thức tổ chức thực tập sư phạm : + Hình thức thứ nhất : Các đoàn sinh viên sư phạm được gửi đến cơ sở thực tập để tiến hành thực tập, hiệu trưởng các cơ sở thực tập trực tiếp chỉ đạo. Cơ sở đào tạo giáo viên không cử giảng viên đi hướng dẫn, trưởng đoàn thực tập là sinh viên do các cơ sở đào tạo giáo viên cử ra để quản líù đoàn và liên hệ công tác chung. + Hình thức thứ hai : Cơ sở đào tạo giáo viên cử một giảng viên sư phạm làm trưởng đoàn đến các cơ sở thực tập để cùng với giáo viên ở cơ sở thực tập hướng dẫn sinh viên thực tập. Trong tài liệu “ Hướng dẫn thực tập sư phạm” này, chúng ta chỉ đề cập đến việc tổ chức thực tập sư phạm theo hình thức thứ hai, cụ thể như sau : 1. Mỗi đoàn thực tập có từ 15 đến 20 sinh viên do một giảng viên trường Sư phạm làm trưởng đoàn phụ trách. 2. Sinh viên trong đoàn thực tập được chia thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 3 đến 4 sinh viên vào thực tập một lớp ở trường Tiểu học. Giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy ở lớp này trực tiếp hướng dẫn công tác thực tập của sinh viên trong nhóm. 3. Sinh viên trong các nhóm thực tập được phân công phải đồng đều về năng lực học tập và các khả năng hoạt động khác. – Trong thời gian thực tập, đoàn thực tập sư phạm được coi là một thành viên gắn bó với tập thể giáo viên và học sinh của nhà trường Tiểu học. • Thời gian thực tập Thời gian thực tập dành cho sinh viên năm thứ 3 là 6 tuần ( thường được tổ chức vào sau khi nghỉ Tết Nguyên đán) 2
  6. Câu hỏi, bài tập đánh giá Đánh dấu 9 vào câu trả lời của bạn : 1. Số lượng sinh viên của mỗi đoàn thực tập nêu trên là : a. Nhiều : † b. Ít : † c. Hợp lí : † 2. Nên phân công sinh viên vào các nhóm thực tập theo : a. Cùng địa bàn cư trú : † b. Đồng đều về số lượng nam nữ: † c. Sự đồng đều về năng lực giữa các nhóm : † d. Tuỳ ý chọn : † 3. Thời gian thực tập cho sinh viên năm thứ 3 là : a. 4 tuần : † b. 6 tuần : † c. 7 tuần : † 4. Nhóm sinh viên thực tập giảng dạy và thực tập công tác chủ nhiệm lớp là : a. Cùng một nhóm † b.Hai nhóm khác nhau † 5. Sinh viên cần được thực tập ở các khối lớp : a. Khối 1, 2, 3 b. Khối 2, 3, 4 c. Khối 3,4, 5 d. Khối 1, 2, 3, 4 e. Khối 1, 2, 3, 4, 5 Hoạt động 3 Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong ban chỉ đạo TTSP Nhiệm vụ : 1. Đọc các thông tin cho hoạt động 3. 2. Kể tên các thành viên tham gia công tác TTSP tại trường Tiểu học ? Thông tin cho hoạt động 3 1. Trưởng ban chỉ đạo. Trưởng ban chỉ đạo là Hiệu trưởng trường Tiểu học (hoặc Hiệu phó chuyên môn được Hiệu trưởng uỷ nhiệm) lãnh đạo toàn diện công tác thực tập sư phạm. 3
  7. Trưởng ban chỉ đạo một mặt lãnh đạo các bộ phận của trường Tiểu học để giúp đỡ đoàn thực tập hoàn thành tốt nhiệm vụ ; mặt khác phát huy, khai thác những yếu tố tích cực của lực lượng sinh viên trẻ hướng vào việc xây dựng nhà trường góp phần hoàn thành kế hoạch năm học. Cụ thể là : • Cùng với trưởng đoàn thực tập sư phạm xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả đợt thực tập, lên lịch công tác hàng tuần. • Chỉ đạo giáo viên của trường Tiểu học làm tốt công tác hướng dẫn giảng dạy, chủ nhiệm lớp, hoạt động Sao Nhi đồng và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cho sinh viên thực tập. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa giáo viên và sinh viên thực tập. • Giúp đỡ đoàn thực tập xây dựng mối quan hệ tốt với địa phương nơi trường đóng. Tạo điều kiện giúp đỡ đoàn giải quyết những khó khăn về nơi làm việc, sinh hoạt v.v . • Đôn đốc, theo dõi kiểm tra sự thực hiện kế hoạch thực tập, sơ kết, tổng kết, duyệt kết quả đánh giá xếp loại, xét biểu dương khen thưởng. 2. Phó ban chỉ đạo (Trưởng đoàn thực tập) Phó ban chỉ đạo chính là trưởng đoàn thực tập, là người thay mặt trường Sư phạm giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi thực tập. Trưởng đoàn thực tập chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và lãnh đạo sinh viên trong đoàn thực tập hoàn thành tốt công tác thực tập. Nhiệm vụ trọng tâm của trưởng đoàn là xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, theo dõi các hoạt động thực tập của các nhóm và của từng sinh viên, nắm chắc tình hình diễn biến qua từng giai đoạn, kịp thời chấn chỉnh công tác thực tập và thu thập số liệu, tư liệu để xây dựng báo cáo tổng kết. Công việc cụ thể của trưởng đoàn chia thành 2 giai đoạn : 2.1– Giai đoạn chuẩn bị tại trường Sư phạm. ¾ Liên hệ với trường Tiểu học để làm công tác chuẩn bị cho đoàn thực tập trước khi đoàn về trường Tiểu học, bao gồm : + Chuẩn bị buổi đón đoàn thực tập tại trường Tiểu học. + Thống nhất với trường Tiểu học số lượng và nội dung các báo cáo sẽ cho sinh viên nghe khi về trường thực tập. + Nhận kế hoạch giảng dạy trong 6 tuần thực tập tại trường. + Xác định số lớp và danh sách giáo viên hướng dẫn thực tập ở các khối lớp. + Thống nhất về các tiết dạy mẫu của giáo viên trường Tiểu học và tiết dạy mẫu của sinh viên để thống nhất cách cho điểm đánh giá tiết dạy. ¾ Nghiên cứu danh sách sinh viên trong đoàn thực tập để : + Dự kiến phân công nhóm thực tập, cử nhóm trưởng. + Chọn sinh viên chuẩn bị tiết dạy mẫu để đánh giá chung tại trường Tiểu học trước khi sinh viên tiến hành thực tập tại lớp được phân công. + Thành lập các đội văn nghệ, báo chí, thể dục ¾ Họp đoàn thực tập để phổ biến các vấn đề liên quan đến công tác thực tập (Phổ biến nội quy, nội dung, kế hoạch, danh sách nhóm, nhóm trưởng và sinh viên dạy mẫu ). 2.2– Giai đoạn thực tập tại trường Tiểu học. ¾ Thường xuyên liên hệ với Trưởng ban chỉ đạo, Ban giám hiệu, các đoàn thể và giáo viên chỉ đạo thực tập ở trường Tiểu học để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động của đoàn thực tập. ¾ Lên kế hoạch công tác hằng tuần và đôn đốc theo dõi việc thực hiện kế hoạch đối với đoàn thực tập. ¾ Cùng với sinh viên dự giờ dạy mẫu, dạy thử, giờ lên lớp của sinh viên có rút kinh nghiệm cho sinh viên. ¾ Tổ chức và duy trì tốt các sinh hoạt nội bộ đoàn thực tập để đảm bảo thực hiện nội quy, kỉ luật thực tập và thực hiện các yêu cầu của đợt thực tập. Hàng tuần họp toàn đoàn 4
  8. để sơ kết, nhận xét, đánh giá. Chú ý theo dõi giúp đỡ các nhóm hoặc cá nhân thực hiện công tác chưa đạt yêu cầu. ¾ Ngoài ra còn có thể lãnh đạo toàn đoàn tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào ở địa phương, hoạt động xây dựng trường. Tổ chức tham quan, biểu diễn văn nghệ, thể dục thể thao, cắm trại, báo chí Tổ chức thực hiện các bài tập nghiên cứu khoa học, trình bày các chuyên đề 3. Giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm. 3.1– Chỉ đạo thực tập dạy học : ¾ Dạy từ 2 đến 3 tiết để nhóm sinh viên kiến tập. ¾ Trao đổi cụ thể với sinh viên về tình hình dạy và học của lớp mà sinh viên thực tập. Chuẩn bị tốt về tư tưởng và tổ chức cho học sinh để sinh viên tiến hành thuận lợi các giờ dạy. ¾ Giúp đỡ sinh viên chuẩn bị bài lên lớp (có thể phối hợp với giáo viên Sư phạm trong đoàn). Cụ thể là : Xác định mục đích yêu cầu, nội dung của kế hoạch bài học . Gợi ý phương pháp khai thác, truyền thụ nội dung bài dạy. Có thể cho sinh viên dạy thử và dự giờ dạy thử của sinh viên ¾ Duyệt kế hoạch bài học của sinh viên trước khi lên lớp dạy 3 ngày. ¾ Dự giờ dạy của sinh viên ; ghi “Phiếu dự giờ” (Xem phụ lục số 2) để đánh giá cho điểm. ¾ Sau mỗi tiết thực tập dạy học của sinh viên, bố trí họp rút kinh nghiệm tiết dạy với nhóm sinh viên. Sau đó đánh giá cho điểm vào “Phiếu dự giờ”. Công khai kết quả tiết dạy trong toàn nhóm sinh viên. 3.2 – Chỉ đạo công tác chủ nhiệm : ¾ Tổ chức tốt buổi gặp gỡ đầu tiên giữa sinh viên với lớp nhằm gây được ấn tượng sâu sắc ; bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp cho sinh viên. ¾ Báo cáo tình hình lớp (sĩ số, ban cán sự lớp, học sinh giỏi, khá, trung bình, cá biệt ), chuẩn bị tốt cho học sinh về tư tưởng và tổ chức tốt lớp học, tạo không khí thuận lợi đón sinh viên về thực tập tại lớp. ¾ Hướng dẫn cho sinh viên lập kế hoạch công tác chủ nhiệm hàng tuần. Nội dung kế hoạch cần cụ thể, tỉ mỉ có quy định mục đích yêu cầu, biện pháp và thời gian tiến hành, kèm theo phân công người thực hiện. ¾ Theo dõi, kiểm tra và đôn đốc sinh viên thực hiện đúng kế hoạch. Chỉ đạo rút kinh nghiệm kịp thời. ¾ Thường xuyên giúp đỡ sinh viên trong việc tìm hiểu đối tượng giáo dục, hướng dẫn sinh viên làm công tác điều tra cơ bản. ¾ Tổ chức họp nhóm chủ nhiệm, từng sinh viên tự nhận xét, nhóm góp ý. Giáo viên chỉ đạo tham khảo những ý kiến này và quyết định xếp loại cho từng sinh viên, ghi vào phiếu đánh giá (phụ lục số 4). 4. Sinh viên thực tập. ¾ Mỗi sinh viên cần có ý thức tự giác chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế, kế hoạch của đợt thực tập sư phạm tại trường Tiểu học. ¾ Hoàn thành đầy đủ các nội dung thực tập theo các nhiệm vụ được giao. Kết thúc đợt thực tập, mỗi sinh viên phải đạt được những năng lực và phẩm chất cơ bản của người giáo viên tiểu học. ¾ Tham gia tích cực vào các hoạt động ở trường Tiểu học như là một thành viên của nhà trường. Phát huy tính độc lập, năng động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, ý thức ham học hỏi, khắc phục tính tự ti ỷ lại. ¾ Hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ thực tập để nộp về trường Cao đẳng Sư phạm. 5
  9. Câu hỏi, bài tập đánh giá. Đánh dấu 9 vào câu trả lời của bạn : 1. Trưởng ban chỉ đạo thực tập sư phạm là giảng viên trường Sư phạm : a. Đúng : † b. Sai : † 2. Trưởng ban chỉ đạo là người duyệt kết quả đánh giá xếp loại và xét biểu dương khen thưởng cho sinh viên thực tập : a. Đúng : † b. Sai : † 3. Trưởng đoàn thực tập dự một số giờ dạy mẫu, dạy thử, giờ lên lớp của sinh viên và góp ý rút kinh nghiệm cho sinh viên : a. Đúng : † b. Sai : † 4. Giáo viên hướng dẫn duyệt giáo án của 3 sinh viên trước khi lên lớp ít nhất là : a. 1 ngày : † b. 3 ngày : † c. 1 tuần : † 5. Tiết dạy của sinh viên được đánh giá công khai sau khi rút kinh nghiệm trước toàn nhóm : a. Đúng : † b. Sai : † Thông tin phản hồi cho các hoạt động : ª Hoạt động 1 : 1. Thực tập sư phạm là một công đoạn quan trọng trong quá trình đào tạo người giáo viên tiểu học. Đây là thời gian mà sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với thế giới sinh động của hoạt động nghề nghiệp, giúp sinh viên củng cố mở rộng và nâng cao những gì đã học ở trường Sư phạm. Đây là dịp giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế giáo dục tiểu học, thực tập sư phạm hỗ trợ cho việc rèn luyện, điều chỉnh phương pháp học tập để có thể đáp ứng được yêu cầu mới của giáo dục tiểu học, góp phần tích cực vào việc rèn luyện tay nghề. Mặt khác, thực tập sư phạm còn có ý nghĩa làm tăng thêm lòng say mê, tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp cho sinh viên. 2. Những kĩ năng mà sinh viên cần đạt được sau đợt thực tập là : – Rèn luyện những kĩ năng cơ bản về giảng dạy, cụ thể là : • Xây dựng kế hoạch giảng dạy. • Kĩ năng quan sát và nhận xét (nghe, nhìn, ghi chép, đánh giá, ). • Soạn giáo án. • Kĩ năng thực hiện tiết dạy. – Rèn luyện những kĩ năng về công tác chủ nhiệm lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh. • Lập kế hoạch cho cả đợt thực tập sư phạm. • Soạn giáo án cho một tiết chủ nhiệm lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh . • Tổ chức tiết chủ nhiệm và các hoạt động ngoại khoá. ª Hoạt động 2 : 1. c 2. c 3. b 4. a 5. e ª Hoạt động 3 : 1. b 2. a 3. a 4. b 5. a 6
  10. CHỦ ĐỀ 2 NỘI DUNG THỰC T ẬP SƯ PHẠM Thực tập sư phạm năm thứ 3 là giai đoạn cuối của quá trình rèn luyện nghề nghiệp trong một khoá đào tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm. Do đó, nội dung thực tập sư phạm phải thể hiện được tính chất toàn diện trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo giáo viên tiểu học. Nội dung của phần đào tạo này bao gồm 7 đơn vị học trình được thực hiện trong thời gian 6 tuần, với 4 nội dung như sau : • Tìm hiểu thực tiễn trường Tiểu học và điạ phương nơi trường đóng. • Thực tập giảng dạy. • Thực tập công tác chủ nhiệm, hoạt động Sao Nhi đồng và Đội Thiếu niên tiền phong. • Tập làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục. Hoạt động 1 Tìm hiểu tình hình điạ phương nơi trường đóng Nhiệm vụ: 1. Nghe báo cáo của Hiệu trưởng trường Tiểu học về tình hình địa phương. 2. Ghi nhận xét về những vấn đề sau : • Điều kiện tự nhiên xã hội. • Xã hội hoá giáo dục ở địa phương. • Việc triển khai luật phổ cập giáo dục, công ước bảo vệ quyền lợi của trẻ em. • Sự đầu tư cho giáo dục ở địa phương, việc xây dựng cơ sở vật chất trường học. • Sự quan tâm chăm sóc của chính quyền địa phương đối với các thầy cô giáo, học sinh tiểu học . Thông tin cho hoạt động 1: Theo nội dung báo cáo của Hiệu trưởng trường Tiểu học, thu thập các thông tin từ lãnh đạo và nhân dân địa phương nơi trường đóng. Câu hỏi, bài tập đánh giá: Đánh dấu 9 vào câu trả lời của bạn . 1. Tìm hiểu tình hình địa phương nơi trường đóng là: a. Cần thiết cho người giáo viên † b. Không cần thiết † 2. Người giáo viên cần tìm hiểu tình hình địa phương nơi trường đóng để làm gì ? 7
  11. Hoạt động 2 Tìm hiểu về trường Tiểu học Nhiệm vụ: 1. Nghe báo cáo của lãnh đạo nhà trường. 2. Ghi nhận xét về tình hình của trường, cụ thể là: • Cơ cấu tổ chức của nhà trường . • Nhiệm vụ,ï kế hoạch năm học. • Tình hình đội ngũ giáo viên ; chất lượng học sinh. • Sự tiếp cận những quan điểm đổi mới giáo dục của nhà trường. • Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học. 3. Đánh giá những mặt mạnh, yếu trong các hoạt động của nhà trường, rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo. Thông tin cho hoạt động 2 : Dựa vào nội dung báo cáo và thông qua việc tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Câu hỏi, bài tập đánh gia ù: Đánh dấu 9 vào câu trả lời của bạn : 1– Sinh hoạt tổ chuyên môn được thực hiện theo : a.Tổ bộ môn † b.Từng khối lớp † 2– Mọi hoạt động của nhà trường đều chịu sự lãnh đạo của : a. Hiệu trưởng † b. Chi bộ † c. Công đoàn † d. Ban giám hiệu † 3– Nhiệm vụ năm học được thực hiện theo sự chỉ đạo của : a. Sở Giáo dục – Đào tạo † b. Phòng Giáo dục – Đào tạo † c. Hiệu trưởng nhà trường † d. Ban giám hiệu trường † 8
  12. Hoạt động 3 Tìm hiểu vềà công tác chuyên môn ở trường Tiểu học Nhiệm vụ : 1. Nghe báo cáo về công tác chuyên môn. 2. Ghi lại những hiểu biết về : • Đặc thù trong hoạt động chuyên môn của người giáo viên Tiểu học. • Sự tiếp cận cái mới trong phương pháp dạy học. • Việc soạn kế hoạch bài học (xem một số kế hoạch bài học mẫu ở phần phụ lục), dự giờ thăm lớp, hồ sơ chuyên môn. • Phương pháp đánh giá giờ dạy của thầy và kết quả học tập của trò. • Phong trào thi đua đăng kí giáo viên dạy giỏi, giờ giảng mẫu, hội thi giáo viên giỏi củ a trườ ng. • Những mặt mạnh, yếu trong hoạt động chuyên môn, kinh nghiệm xây dựng đội ngũ giáo viên. Thông tin cho hoạt động 3 : Dựa vào nội dung báo cáo về công tác chuyên môn, thông qua việc tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, Câu hỏi,ø bài tập đánh gia ù: Đánh dấu 9 vào câu trả lời của bạn : 1. Mỗi giáo viên Tiểu học phải dạy : a.Tiếng Việt, Toán , TNXH , Đạo đức † b.Tiếng Việt, Toán , TNXH , Đạo đức , Nhạc, Hoạ, Thủ công, Thể dục † c. Tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi trường † 2. Hồ sơ sổ sách của mỗi giáo viên Tiểu học gồm : a. Giáo án, sổ chủ nhiệm † b. Giáo án, sổ chủ nhiệm, kế hoạch giảng dạy, sổ điểm † c. Giáo án, sổ chủ nhiệm, kế hoạch giảng dạy, sổ điểm, sổ công tác † 3. Phong trào tổ chức hội thi giáo viên giỏi hằng năm của trường : a. Cần thiết † b. Không cần thiết † 4. Để đánh giá khả năng chuyên môn của một giáo viên, phải dựa trên những tiêu chí nào ? 9
  13. Hoạt động 4 Tìm hiểu vềà công tác chủ nhiệm, Sao Nhi đồng và công tác Đội Nhi ệm vụ: – Nghe báo cáo của một giáo viên có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp. – Nghe báo cáo của tổng phụ trách Đội TNTP và Sao Nhi đồng – Ghi lại những hiểu biết về : • Nội dung và phương pháp hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp ; cách lập kế hoạch chủ nhiệm và kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm. • Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt. Nghệ thuật tìm hiểu và tác động đến học sinh, sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường. • Những tấm gương điển hình trong công tác chủ nhiệm lớp. • Cách lập kế hoạch sinh hoạt Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng. • Việc tổ chức hướng dẫn hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng. Thông tin cho hoạt động 4 : • Dựa vào nội dung báo cáo và thông qua việc tham gia tổ chức hướng dẫn các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng. Câu hỏi, bài tập đánh giá : Đánh dấu 9 vào câu trả lời của bạn : 1– Kế hoạch chủ nhiệm ở mỗi khối lớp phải dựa trên : a. Kế hoạch chung của trường † b.Tuỳ tình hình riêng ở mỗi lớp † c. Kế hoạch chung của trường và tình hình riêng ở mỗi lớp † 2– Kế hoạch sinh hoạt Đội TNTP và Sao Nhi đồng được dựa trên kế hoạch của : a. Ban giám hiệu † b. Phòng Giáo dục – Đào tạo † c. Hội đồng Đội thành phố † d. Chi đoàn giáo viên trường † 3– Qua việc báo cáo của giáo viên chủ nhiệm giỏi, bạn đã tiếp thu được những kinh nghiệm gì trong việc : a. Giáo dục học sinh cá biệt ? b. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp ? c. Xây dựng tập thể lớp ? 4– Làm thế nào để có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường ? 5– Thông qua công tác sinh hoạt Đội TNTP và Sao Nhi đồng, học sinh được giáo dục những gì ? 10
  14. Hoạt động 5 Thực hiện các nội dung cơ bản của công tác thực tập dạy học Nhiệm vụ : 1. Đọc các thông tin cho hoạt động 5. 2. Nêu những yêu cầu cơ bản sinh viên cần đạt được về công tác thực tập giảng dạy. 3. Tìm hiểu các vấn đề sau : + Sinh viên cần làm gì trước, trong và sau khi dự giờ ? + Mỗi sinh viên phải dạy mấy tiết để được đánh giá xếp loại ? + Nêu quy trình cần phải thực hiện trước khi lên lớp. + Những yếu tố nào quyết định sự thành công của một tiết dạy ? Thông tin cho hoạt động 5 : 1 – Mục đích yêu cầu : Qua đợt thực tập sinh viên cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau : • Thực hiện tốt các công việc cụ thể trong công tác giảng dạy của người giáo viên tiểu học (nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, lập kế hoạch giảng dạy, soạn kế hoạch bài học, chấm bài kiểm tra, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, hướng dẫn học sinh học ở nhà, làm hồ sơ sổ sách, đồ dùng dạy học ) • Sử dụng tốt các phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học, học tập kinh nghiệm của các giáo viên dạy giỏi. Tập vận dụng kiến thức để phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm về các hoạt động dạy học của bản thân và đồng nghiệp. 2 – Nội dung : 2.1– Công tác dự giờ : • Nhóm sinh viên thực tập dự từ 2 đến 3 giờ dạy mẫu của giáo viên trườngTiểu học. • Nghiên cứu các bài dạy mẫu trước khi đi dự giờ và sau khi dự giờ có tổ chức rút kinh nghiệm tiết dạy. 2.2– Thực tập dạy học : • Trong cả đợt thực tập, mỗi sinh viên phải dạy 8 tiết để đánh giá với 8 giáo án khác nhau. • Có thể dạy 8 tiết theo phân phối : Tiếng Việt : 3 tiết, Toán : 3 tiết, Tự nhiên –Xã hội : 1 tiết, Đạo đức : 1 tiết. • Mỗi tiết lên lớp của sinh viên phải tuân thủ theo quy trình sau : + Soạn kế hoạch bài học. + Nộp kế hoạch bài học đã soạn cho giáo viên hướng dẫn duyệt ít nhất 3 ngày trước ngày có giờ lên lớp. + Giáo viên hướng dẫn thông qua giáo án, kí duyệt, sinh viên mới được lên lớp. + Tập dạy thử ở nhóm sinh viên thực tập, hoặc có thể dạy thử trên lớp ở các tiết ngoài kế hoạch, nhưng phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. + Tiết dạy để đánh giá phải có giáo viên hướng dẫn và nhóm sinh viên thực tập tại lớp dự. + Rút kinh nghiệm với nhóm sinh viên thực tập dưới sự điều khiển của giáo viên hướng dẫn. 11
  15. + Giáo viên hướng dẫn đánh giá, cho điểm, xếp loại tiết dạy vào “Phiếu dự giờ” (phụ lục số 3). Việc đánh giá xếp loại giờ dạy được thực hiện công khai, có thể cho sinh viên biết ngay điểm và kết quả xếp loại sau mỗi tiết dạy. Câu hỏi, bài tập đánh giá : 1. Tại sao sinh viên thực tập sư phạm cần dự giờ dạy mẫu của giáo viên tiểu học ? Đánh dấu 9 vào câu trả lời của bạn : 2. Việc chọn 1 sinh viên dạy 1 tiết để ban chỉ đạo đánh giá chung có cần thiết không ? a. Không cần thiết † b. Cần thiết † c. Rất cần thiết † 3. Dự kiến chọn sinh viên dạy để đánh giá chung nên chọn : a. Sinh viên Giỏi b. Sinh viên Khá c. Sinh viên Trung bình 4. Sinh viên tổ chức tập giảng trong nhóm là : a. Không cần thiết b. Cần thiết c. Rất cần thiết 5. Mỗi sinh viên lên lớp đủ 8 tiết theo phân phối nào là hợp lý: a. Tiếng Việt : 3 tiết, Toán : 3 tiết,TNXH : 1 tiết, Đạo đức : 1 tiết b. Tiếng Việt : 2 tiết, Toán : 2 tiết, TNXH : 2 tiết, Đạo đức : 2 tiết c. Ban giám hiệu trường Tiểu học tự quy định d. Giáo viên hướng dẫn ở mỗi lớp tự quy định 6. Việc rút kinh nghiệm mỗi tiết dạy nên tiến hành: a. Sau buổi học trong ngày b. Tuỳ sự sắp xếp của giáo viên hướng dẫn c. Cuối mỗi tuần 12
  16. Hoạt động 6 Thực hiện các nội dung thực tập chủ nhiệm, công tác Đội TNTP và Sao Nhi đồng. Nhiệm vụ : 1. Đọc thông tin cho hoạt động 6. 2. Nêu những yêu cầu sinh viên cần đạt được trong hoạt động thực tập công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đội TNTP và Sao Nhi đồng. 3. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm, sinh hoạt Đội TNTP và Sao Nhi đồng. 4. Tổ chức, triển khai thực hiện các công việc trong kế hoạch. Thông tin cho hoạt động 6 : 1– Mục đích yêu cầu của việc thực tập chủ nhiệm, công tác Đội TNTP và Sao Nhi đồng : Thông qua các hoạt động thực tập công tác chủ nhiệm lớp và công tác Đội TNTP và Sao Nhi đồng, sinh viên phải đạt được các yêu cầu sau : • Xác định được chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp. • Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học vào công tác giáo dục. • Điều hành các hoạt động của tập thể học sinh trong lớp : học tập, lao động, văn nghệ, thể dục, vui chơi, sinh hoạt của Đội TNTP và Sao Nhi đồng. • Có kĩ năng làm các công việc hành chính của người giáo viên chủ nhiệm như : lập hồ sơ, sổ sách, tổ chức hội họp, liên hệ công tác • Thực hiện tốt công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 2– Nội dung : 2.1– Lập kế hoạch chủ nhiệm lớp : • Mỗi sinh viên trong nhóm được giáo viên hướng dẫn phân công phụ trách một số công việc dựa theo khả năng của mình như: học tập, lao động, văn nghệ, báo chí, thể dục thể thao, • Mỗi sinh viên tự mình xây dựng kế hoạch về công tác chủ nhiệm trong toàn đợt, kế hoạch hoạt động từng tuần với các biện pháp chi tiết, cụ thể. Kế hoạch này được viết thành 2 bản : 1 bản nộp giáo viên hướng dẫn, 1 bản sinh viên giữ và thực hiện (xem phụ lục 8). 2.2– Triển khai các công việc : • Tìm hiểu đối tượng học sinh của tổ, nhóm mình phụ trách về các mặt : + Hoàn cảnh gia đình (tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của bố mẹ ; điều kiện sống có ảnh hưởng đến học tập). +Bản thân học sinh (tính tình, học lực, cá tính, sơ bộ phân loại về đạo đức, về học tập và năng lực của học sinh). • Xây dựng tổ, lớp thành một tập thể tốt, cụ thể là : + Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp, phát huy tinh thần tự quản của học sinh, xây dựng và phát huy truyền thống của lớp, phát huy chức năng của chi đội Thiếu niên tiền phong. + Xây dựng tinh thần thương yêu, đoàn kết trong lớp, nhắc nhở các em luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. + Giúp đỡ, chăm sóc học sinh cá biệt. + Tổ chức bồi dưỡng phụ đạo học sinh. 13
  17. + Điều khiển các tiết sinh hoạt lớp : * Nhóm chủ nhiệm họp bàn thống nhất nội dung, chương trình của tiết sinh hoạt. * Soạn giáo án cho tiết sinh hoạt lớp trình giáo viên hướng dẫn duyệt. Giáo viên hướng dẫn xem xét, góp ý, thông qua , kí duyệt giáo án. * Sinh viên thực hiện tiết sinh hoạt lớp có sự quan sát của giáo viên hướng dẫn. Sau tiết điều khiển sinh hoạt lớp, toàn nhóm rút kinh nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. + Tổ chức các hoạt động ngoại khoá lành mạnh, bổ ích như : làm báo tường, tham quan, cắm trại, học hát múa. Hướng dẫn các em sinh hoạt Đội TNTP , Sao Nhi đồng. Khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá phải xin ý kiến của Ban chỉ đạo thực tập tại trường Tiểu học, các hoạt động này không làm ảnh hưởng đến học tập và nề nếp sinh hoạt bình thường của học sinh ở trường Tiểu học và ở gia đình. Câu hỏi, bài tập đánh giá : 1. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp là gì ? 2. Nêu các nội dung trong sổ chủ nhiệm lớp ? 3. Nêu biện pháp để phối hợp tốt công tác giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội ? 4. Bạn sẽ có biện pháp gì để giáo dục học sinh cá biệt ? Hoạt động 7 Tập làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục. Đây là hoạt động dành cho một số sinh viên đang tập dượt làm các bài tập nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ : 1. Nêu mục đích của việc tập làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục đối với sinh viên. 2. Bạn chọn nghiên cứu lĩnh vực nào ? Lí do của sự lựa chọn đó ? 3. Trình bày các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mà bạn sẽ thực hiện ở trường Tiểu học để phục vụ cho bài tập nghiên cứu. Thông tin cho hoạt động 7 : 1. Mục đích yêu cầu : Việc làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục trong thời gian thực tập nhằm giúp cho sinh viên : • Bước đầu tập vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục vào việc thực hiện các nhiệm vụ được giao (quan sát, điều tra, đàm thoại, phân tích, tổng hợp, so sánh ) • Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thích hợp để thực hiện đề tài khoa học của mình. • Xử lí các số liệu thu thập được để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề nghiên cứu. 2– Các lĩnh vực khoa học giáo dục có thể nghiên cứu : • Phương pháp giảng dạy Toán, phương pháp giảng dạy Tiếng Việt, 14
  18. 3–Phương pháp nghiên cứu : • Vận dụng lí luận khoa học để nhận xét đánh giá các hoạt động giáo dục, giải thích các hiện tượng quan sát thấy trong thực tiễn. • Tất cả các hoạt động nghe báo cáo, dự giờ, thăm lớp, lập kế hoạch, ghi sổ nhật kí thực tập đều tiến hành theo đúng phương pháp nghiên cứu, cụ thể là ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ, có phân tích, nhận xét và rút ra những kết luận cần thiết. • Những công việc có liên quan đến việc thu thập số liệu, phục vụ công tác nghiên cứu được tiến hành ngay từ tuần lễ đầu của đợt thực tập và kết hợp khéo léo với các hoạt động khác để không làm ảnh hưởng tới kế hoạch chung của đoàn. Câu hỏi, bài tập đánh giá : 1. Lập kế hoạch về các công việc thực hiện trong đợt TTSP để phục vụ cho đề tài bạn đang nghiên cứu. 2. Những vấn đề bạn nghiên cứu có tính khả thi không ? Có giúp ích gì cho công tác giáo dục tiểu học không ? Tại sao ? Thông tin phản hồi cho các hoạt động : ª Hoạt động 1 : 1. a. 2. Người giáo viên cần tìm hiểu tình hình điạ phương nơi trường đóng để : – Có định hướng đúng đắn cho công tác giáo dục của bản thân phù hợp với thực tế của địa phương. – Có thể vận động cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục. – Huy động nguồn nhân lực, vật lực cho nhà trường. – Tổ chức cho học sinh tham gia một số hoạt động của địa phương để nâng cao sự hiểu biết thực tế xã hội . . . . . . . . . . . . . . . ª Hoạt động 2 : 1. b 2. b 3. a ª Hoạt động 3 : 1. c 2. c 3. a 4. Tham khảo văn bản về “Chuẩn giáo viên tiểu học”. ª Hoạt động 4 : 1. c 2. c 3. Qua việc báo cáo của giáo viên chủ nhiệm giỏi, bạn đã tiếp thu được những biện pháp : • Giáo dục học sinh cá biệt, cần : – Xuất phát từ tình yêu thương học sinh. – Tìm hiểu nguyên nhân (hoàn cảnh sống, môi trường xung quanh, cá tính của học sinh). 15
  19. • Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp : – Chọn những học sinh có năng lực. – Giao việc, kiểm tra, rút kinh nghiệm. – Phát huy tính tự quản, độc lập, sáng tạo. • Xây dựng tập thể lớp : – Đảm bảo khối đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau. – Tích cực tham gia các phong trào do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức. 4. Làm thế nào để có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường ? – Tổ chức các Hội nghị cha mẹ học sinh toàn trường (mỗi năm từ 2 đến 3 lần). – Thường xuyên trao đổi thông tin qua sổ liên lạc . – Thông báo kịp thời đến gia đình học sinh những vấn đề cần thiết. 5. Thông qua công tác sinh hoạt Đội và Sao Nhi đồng, học sinh được giáo dục về : – Đạo đức. – Ý thức nề nếp học tập và lao động – Sức khoẻ. – Thẩm mĩ nghệ thuật và văn hoá. ª Hoạt động 5 : 1. Sinh viên thực tập sư phạm cần dự giờ dạy mẫu của giáo viên để học tập các kĩ năng dạy học, 2. c 3. b 4. c 5. a 6. a ª Hoạt động 6 : 1. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp là : – Xây dựng, tổ chức tập thể lớp thành một đơn vị giáo dục tích cực, chủ động. – Tổ chức, điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục và tự giáo dục. – Kết hợp với các lực lượng giáo dục khác. 2. Các nội dung trong sổ chủ nhiệm lớp gồm : – Tình hình khảo sát chất lượng đầu năm. – Sơ yếu lí lịch. – Bảng điểm theo dõi kết quả học tập hàng tháng của học sinh – Kế hoạch từng tháng, từng tuần. – Nhật kí chủ nhiệm. 3. Biện pháp để phối hợp tốt công tác giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội : – GVCN cần liên hệ thường xuyên với gia đình. – Liên kết với các lực lượng giáo dục khác (Nhà thiếu nhi, địa phương ) để cùng giáo dục học sinh. – Gia đình và xã hội phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện chức năng của mình. 4. Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt : – Tìm hiểu nguyên nhân làm cho học sinh bình thường trở thành học sinh cá biệt. – Gần gũi, tạo điều kiện, động viên, khuyến khích kịp thời. – Tổ chức cho tập thể lớp cùng tham gia giáo dục học sinh cá biệt. ª Hoạt động 7: 1. Sinh viên làm bài tập nghiên cứu khoa học tự lập kế hoạch thực hiện (Kế hoạch này không làm ảnh hưởng đến kế hoạch chung của đợt TTSP). 16
  20. 2. Sinh viên tự rút ra kết luận về tính khả thi và tác dụng của đề tài trong công tác giáo dục ở Tiểu học. 17
  21. CHỦ ĐỀ 3 KẾ HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM. Để thực hiện tốt công tác thực tập sư phạm, mỗi thành viên tham gia thực tập cần biết các việc làm cụ thể trước, trong và sau đợt TTSP. Chính vì thế việc xây dựng “Kế hoạch thực tập sư phạm” là một vấn đề không thể thiếu trong quá trình hướng dẫn công tác thực tập sư phạm. I – Giai đoạn chuẩn bị cho công tác thực tập . Công tác thực tập sư phạm sẽ thành công nếu có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ khâu tổ chức. Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng được tiến hành qua các hoạt động cụ thể sau : Hoạt động 1 Tìm hiểu công việc chuẩn bị của Ban chỉ đạo trước khi sinh viên về thực tập Nhiệm vụ : 1. Đọc các thông tin cho hoạt động 1 2. Ghi lại những vấn đề mà trưởng đoàn cần phải thống nhất với Ban chỉ đạo tại trường Tiểu học trước khi đoàn về thực tập. 3. Tìm hiểu các yêu cầu của trường Tiểu học đối với đoàn thực tập. Thông tin cho hoạt động 1: Trưởng đoàn thực tập cần sớm liên hệ với Ban giám hiệu trường Tiểu học để : • Thành lập ban chỉ đạo thực tập tại trường (phân công công tác cho các thành viên) • Xây dựng và thống nhất kế hoạch thực tập. • Chuẩn bị cho lễ ra mắt đoàn thực tập với trường Tiểu học. • Chuẩn bị nội dung các báo cáo theo mục tiêu của đợt TTSP. • Chuẩn bị giờ dạy mẫu của giáo viên trường Tiểu học. • Đề xuất chia các nhóm sinh viên thực tập và phân công giáo viên hướng dẫn. • Nhận kế hoạch giảng dạy trong thời gian 6 tuần thực tập tại trường. • Dự kiến sinh viên dạy để đánh giá chung trong tuần đầu và thống nhất cách đánh giá cho điểm giờ dạy. • Tìm hiểu các yêu cầu của trường Tiểu học đối với đoàn thực tập. Câu hỏi, bài tập đánh giá : Đánh dấu 3 vào câu trả lời của bạn : 1. Việc xây dựng kế hoạch thực tập do : a. Trường Cao đẳng Sư phạm b. Ban giám hiệu trường Tiểu học 18
  22. c. Sự thống nhất giữa trường CĐSP và trường Tiểu học 2. Trưởng đoàn nên nhận kế hoạch giảng dạy : a. Trước khi đoàn TTSP về trường b. Tuần đầu ở trường Tiểu học c. Nhận từng tuần trước khi sinh viên lên tiết dạy 3. Việc chuẩn bị lễ ra mắt đoàn TTSP tại trường Tiểu học có cần thiết phải tổ chức một cách trân trọng không ? Vì sao ? a. Cần thiết b. Không cần thiết Hoạt động 2 Tìm hiểu những vấn đề chuẩn bị cho sinh viên trước khi về trường Tiểu học Nhiệm vụ : 1. Đọc những thông tin cho hoạt động 2. 2. Tìm hiểu những vấn đề sinh viên cần đượ c chuẩn bị trước khi về trường Tiểu học. 3. Nêu nội quy và những quy định của đoàn thực tập sư phạm đối với sinh viên thực tập. Thông tin cho hoạt động 2 : 1. Những nội dung sinh viên cần tìm hiểu tại trường Cao đẳng Sư phạm trước khi về thực tập tại trường Tiểu học : + Tình hình của trường Tiểu học và các thông tin liên quan đến công tác thực tập. + Các công việc sẽ thực hiện ở tuần thứ nhất của đợt thực tập. + Thời gian làm việc hằng ngày tại trường Tiểu học. + Nội dung và yêu cầu của đợt TTSP. + Nội quy TTSP. + Kế hoạch làm việc của đoàn trong thời gian TTSP. + Các biểu mẫu cho điểm đánh giá công tác TTSP. 2. Phân chia nhóm thực tập, bầu nhóm trưởng. Câu hỏi, bài tập đánh giá : Đánh dấu 3 vào câu trả lời của bạn : 1. Sinh viên sẽ không được xét kết quả thực tập nếu nghỉ (kể cả có lí do hay không lí do) a.Từ 3 ngày trở lên b.Từ 4 ngày trở lên c.Từ 6 ngày trở lên 2. Sinh viên có cần thiết phải biết các biểu mẫu cho điểm, đánh giá công tác TTSP a. Cần thiết b. Không cần thiết 3. Sinh viên phải biết trước lịch và các công việc sẽ thực hiện cụ thể ở : a.Trước khi đi TTSP b.Tuần thứ 1 19
  23. 4. Sinh viên nhận kế hoạch giảng dạy : a.Trước khi đi TTSP b. Khi về trường Tiểu học II – Giai đoạn thực tập ở trường Tiểu học. Giai đoạn này thực hiện trong 6 tuần. Ban chỉ đạo thực tập mỗi trường cần có kế hoạch hoạt động cụ thể cho toàn đợt và cho từng tuần. Hoạt động 3 Tìm hiểu kế hoạch làm việc ở tuần thứ nhất tại trường Tiểu học Nhiệm vụ : 1. Đọc thông tin cho họat động 3 . 2. Liệt kê các việc phải làm trong tuần thứ 1. Thông tin cho hoạt động 3 : 1 – Tổ chức lễ ra mắt đoàn thực tập sư phạm với toàn trường : • Buổi ra mắt của đoàn thực tập sư phạm tại trường Tiểu học cần được tổ chức trang trọng, nghiêm túc, thể hiện rõ tính chất sư phạm nhằm động viên tình cảm nghề nghiệp đối với sinh viên, thông qua đó nâng cao lòng yêu ngành, yêu nghề đối với mọi thành viên. • Nội dung buổi lễ được tiến hành gọn nhẹ với không khí phấn khởi, vui tươi, chan hoà tình cảm thầy trò, tránh làm đại khái qua loa gây những cảm xúc không tốt đẹp. • Ban chỉ đạo thực tập sư phạm cần có kế hoạch chuẩn bị chu đáo cả về nội dung và hình thức trong việc tổ chức lễ ra mắt này. 2 – Triển khai công tác thực tập. • Họp mặt giữa đoàn thực tập với hội đồng giáo viên, giới thiệu các thành viên trong Ban chỉ đạo thực tập với đoàn thực tập. • Tổ chức cho sinh viên nghe 4 báo cáo. • Bố trí họp mặt giữa giáo viên hướng dẫn với nhóm sinh viên thực tập. • Bố trí buổi tiếp xúc giữa nhóm sinh viên thực tập với lớp thực tập. • Toàn đoàn thực tập dự giờ dạy mẫu của giáo viên dạy giỏi ở trường Tiểu học. • Sắp xếp để nhóm sinh viên dự giờ giáo viên hướng dẫn (dự ít nhất 2 giờ). • Tổ chức giờ dạy thử của sinh viên để rút kinh nghiệm và thống nhất cách đánh giá xếp loại. • Sinh viên chuẩn bị bài lên lớp cho tuần sau, nộp giáo án bài lên lớp để giáo viên hướng dẫn duyệt, tập dạy ở nhóm thực tập. • Tìm hiểu học sinh lớp thực tập, chuẩn bị kế hoạch chủ nhiệm chung cho cả nhóm, phân công cụ thể các phần việc cho từng thành viên trong nhóm thực tập. 3 – Chuẩn bị bước vào tuần thứ hai. • Ban chỉ đạo hội ý rút kinh nghiệm tuần đầu. • Triển khai kế hoạch tuần thứ hai. Câu hỏi, bài tập đánh giá : Đánh dấu 3 vào câu trả lời của bạn : 1. Lễ ra mắt đoàn TTSP phải được tổ chức : a. Trong buổi chào cờ đầu tuần của trường b. Trong cuộc họp hội đồng nhà trường 20
  24. 2. Sinh viên phải được nghe các báo cáo vào thời điểm nào trong tuần đầu ? a. Ngày đầu ra mắt b. Do ban giám hiệu bố trí sắp xếp c. Cuối tuần thứ 1 3. Trong tuần thứ 1, sinh viên phải chuẩn bị được : a. Giáo án dạy cho tuần thứ 2 b. Kế hoạch chủ nhiệm ở tuần 2 c. Kế hoạch sinh hoạt Sao Nhi đồng (Đội TNTP) d. Tất cả những vấn đề trên Hoạt động 4 Tìm hiểu những công việc sinh viên phải làm ở tuần thứ 2. Nhiệm vụ : 1. Đọc thông tin cho hoạt động 4. 2. Nêu những công việc sinh viên phải thực hiện ở tuần thứ 2. Thông tin cho hoạt động 4 : Ở tuần thứ 2 sinh viên cần thực hiện những công việc sau : ¾ Tổ chức tập giảng trong nhóm trước khi lên tiết. ¾ Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi tiết dạy. ¾ Mỗi sinh viên có thể dạy từ 1 đến 2 tiết để đánh giá. ¾ Triển khai công tác chủ nhiệm . ¾ Tiến hành làm bài tập nghiên cứu khoa học. Câu hỏi, bài tập đánh giá : Đánh dấu 3 vào câu trả lời của bạn : 1. Sinh viên dạy 8 tiết quy định theo phân phối thời gian : a. Từ tuần 1 đến tuần 6 b. Từ tuần 2 đến tuần 5 c. Từ tuần 2 đến tuần 6 2. Ở tuần thứ 2 mỗi sinh viên TTSP : a. Phải dạy từ 1 đến 2 tiết để đánh giá b. Vẫn chưa được dạy tiết nào 3. Giáo viên hướng dẫn có cần thiết phải dự giờ tập dạy ngoài kế hoạch của sinh viên không ? a. Không cần thiết b. Cần thiết 4. Đồ dùng dạy học cho mỗi tiết dạy : a. Sinh viên mượn ở phòng Thiết bị của trường Tiểu học b. Sinh viên phải tự làm c. Cả 2 ý trên Hoạt động 5 Tìm hiểu những công việc sinh viên phải làm ở tuần thứ 3, thứ 4, thứ 5 Nhiệm vụ : 1. Đọc thông tin cho hoạt động 5. 21 2. Trình bày kế hoạch hoạt động trong các tuần thứ 3, thứ 4, thứ 5 của đợt TTSP.
  25. Thông tin cho hoạt động 5 : Kế hoạch TTSP trong các tuần 3, 4, 5 bao gồm : 1. Tiếp tục soạn giáo án, tập giảng trong nhóm và chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học. 2. Tiếp tục lên lớp dạy các tiết theo kế hoạch. 3. Tiếp tục làm công tác chủ nhiệm lớp. 4. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hướng dẫn sinh hoạt Đội TNTP, Sao Nhi đồng. 5. Tiếp tục làm công tác nghiên cứu khoa học. 6. Cuối mỗi tuần Ban chỉ đạo hội ý, rút kinh nghiệm và chuẩn bị kế hoạch cho tuần sau. Câu hỏi, bài tập đánh giá : Đánh dấu 3 vào câu trả lời của bạn : 1. Sinh viên nên dạy số tiết ở 4 tuần (tuần 2, 3, 4, 5) theo phương thức : a. 1–2–3–2 b. 1–3–3–1 c. 2–2–3–1 d. 3 –2–2–1 e. 3–3–1–1 2. Sinh viên được biết kết quả mỗi tiết dạy : a. Ngay sau buổi lên lớp đó b. Cuối mỗi tuần c. Sau khi lên đủ 8 tiết 3. Ban chỉ đạo thực tập cần có cuộc họp hội ý rút kinh nghiệm : a. Sau mỗi tuần thực tập b. Theo lịch họp chuyên môn thường kì của trường c. Sau khi kết thúc tuần thứ 5 4. Sinh viên được tham dự những hoạt động nào của trường Tiểu học trong những hoạt động sau : a. Họp hội đồng sư phạm, họp tổ b. Được dự một số chuyên đề c. Tham gia phong trào văn nghệ của nhà trường d. Tham gia phong trào TDTT e. Tham gia tất cả các hoạt động của nhà trường do Ban giám hiệu, Công đoàn và các đoàn thể tổ chức . Hoạt động 6 Tìm hiểu những công việc ở tuần thứ 6 Nhiệm vụ : 1. Đọc thông tin cho hoạt động 6. 2. Ghi tóm tắt những công việc mà Ban chỉ đạo, giáo viên hướng dẫn, sinh viên thực tập phải làm ở tuần 6. 22
  26. Thông tin cho hoạt động 6 : 1 – Sinh viên : – Có thể lên lớp nếu còn thiếu giờ dạy đánh giá. – Tiếp tục làm công tác chủ nhiệm lớp. – Hoàn thành bài tập nghiên cứu khoa học, viết thu hoạch cá nhân. 2–Giáo viên hướng dẫn : – Viết phiếu đánh giá kết quả thực tập của sinh viên. – Hoàn chỉnh hồ sơ thực tập của cá nhân và của toàn đoàn. 3–Ban chỉ đạo thực tập họp để : – Xét đánh giá kết quả thực tập của từng sinh viên và toàn đoàn. – Xét khen thưởng cá nhân và nhóm có nhiều thành tích. – Thông qua dự thảo báo cáo tổng kết của trưởng ban chỉ đạo thực tập sư phạm. 4– Tổ chức lễ tổng kết đợt thực tập sư phạm : Cuối đợt thực tập sư phạm, ban chỉ đạo thực tập cần có kế hoạch làm tốt công tác tổng kết toàn đợt trên tinh thần : – Quán triệt các nguyên tắc đánh giá kết quả thực tập của mỗi sinh viên và của toàn đoàn. Bảo đảm tính dân chủ, công bằng. Cuối cùng, trưởng ban chỉ đạo phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình về công tác thực tập. – Bản báo cáo tổng kết của trưởng ban chỉ đạo cần phản ánh đầy đủ các nội dung của đợt thực tập, những thành tích đạt được và những mặt còn hạn chế. Từ đó rút ra được những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, những đề xuất cần thiết đối với công tác đào tạo giáo viên tiểu học của trường Cao đẳng Sư phạm (mẫu báo cáo theo phụ lục 9). – Lễ tổng kết cần được tổ chức một cách trang trọng ; gây ấn tượng tốt đối với sinh viên thực tập. – Thời gian tổng kết nên tổ chức vào ngày thứ 6 của tuần cuối cùng. Câu hỏi, bài tập đánh giá : Đánh dấu 3 vào câu trả lời của bạn : 1. Giáo viên hướng dẫn : a. Ghi phiếu đánh giá, cho điểm thực tập chủ nhiệm và công tác Đội b. Viết phiếu đánh giá kết quả thực tập của mỗi sinh viên c. Tiến hành cả hai công việc trên 2. Ở tuần thứ 6 này, mỗi sinh viên : a. Đã được biết kết quả xếp loại thực tập giảng dạy b. Chưa được biết kết quả xếp loại thực tập giảng dạy 3. Ban chỉ đạo thực tập sư phạm có cần thiết phải tiến hành cuộc họp cuối cùng để thống nhất cách đánh giá công tác thực tập của sinh viên và bàn về việc tổ chức tổng kết đợt TTSP không ? a. Không cần thiết b. Cần thiết 4. Lễ tổng kết cần được tổ chức : a. Như một cuộc họp công bố kết quả với Ban chỉ đạo thực tập và sinh viên b. Cần được tổ chức một cách trang trọng ; gây ấn tượng tốt đối với sinh viên 5. Thời gian tổng kết cần được tiến hành vào ngày : a. Thứ Tư của tuần cuối cùng b. Thứ Năm của tuần cuối c. Thứ Sáu của tuần cuối cùng 23
  27. Hoạt động 7 Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hồ sơ TTSP Nhiệm vụ : 1. Đọc các thông tin cho hoạt động 7. 2. Liệt kê các loại hồ sơ cá nhân của mỗi sinh viên cần có sau khi kết thúc đợt TTSP tại trường Tiểu học. 3. Liệt kê các loại hồ sơ của đoàn thực tập phải nộp về trường CĐSP . Thông tin cho hoạt động 7 1– Hồ sơ thực tập của đoàn gồm : • Kế hoạch và các văn bản thực tập sư phạm. • Các loại phiếu đánh giá kết quả thực tập của sinh viên. • Bảng điểm ghi kết quả thực tập của toàn đoàn. • Báo cáo tổng kết đợt thực tập sư phạm. • Phiếu thanh toán kinh phí thực tập (nộp về tài vụ trường Cao đẳng Sư phạm). 2. Túi hồ sơ cá nhân của sinh viên : • Các giáo án dự giờ, giáo án lên lớp. • Kế hoạch giảng dạy. • Kế hoạch chủ nhiệm, công tác Đội TNTP và Sao Nhi đồng • Sổ dự giờ, nhật kí thực tập. • Bản thu hoạch của nội dung tìm hiểu thông qua các báo cáo. Câu hỏi, bài tập đánh giá : Đánh dấu 3 vào câu trả lời của bạn : 1. Toàn bộ hồ sơ TTSP phải được hoàn tất vào: a. Trước khi tổng kết TTSP b. Trong ngày tổng kết TTSP c. Sau khi đoàn đã kết thúc đợt TTSP 2. Hồ sơ thực tập của cá nhân được : a. Trả lại cho mỗi sinh viên sau đợt TTSP b. Phòng Giáo vụ trường CĐSP quản lí Thông tin phản hồi cho các hoạt động : 24
  28. ª Hoạt động 1 : 1.c 2.a 3.a ª Hoạt động 2 : 1.c 2.a 3.a 4.a ª Hoạt động 3 : 1.a 2.a 3.d ª Hoạt động 4 : 1.b 2.a 3.a 4.c ª Hoạt động 5 : 1.a 2.a 3.a 4.e ª Hoạt động 6 : 1.c 2.a 3.b 4.b 5.b ª Hoạt động 7 : 1.a 2.a 25
  29. CHỦ ĐỀ 4: ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI KẾT QUẢ THỰC TẬP Một trong những công tác quan trọng của đợt thực tập sư phạm là kiểm tra, đánh giá sự cố gắng rèn luyện và hiệu quả công tác mà sinh viên đạt được sau 6 tuần thực tập. Do vậy việc đưa ra các nguyên tắc chung và các phương pháp cho điểm, đánh giá, xếp loại công tác TTSP của sinh viên cần được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Hoạt động 1 Tìm hiểu những nguyên tắc chung của việc đánh giá kết quả TTSP Nhiệm vụ: 1. Đọc kĩ thông tin cho hoạt động 1. 2. Ghi tóm tắt những nguyên tắc chung khi đánh giá xếp loại TTSP. Thông tin cho hoạt động 1: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo ở trường Sư phạm, sinh viên đã lĩnh hội được những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp nhất định, các yếu tố trên được tồn tại ở dạng tiềm năng. Thực tập sư phạm ở trường Tiểu học là dịp để giáo sinh bộc lộ và rèn luyện những khả năng nghề nghiệp của mình trong hoạt động thực tiễn. Do đó, việc đánh giá kết quả thực tập phải nhằm phản ánh đúng thực chất năng lực của mỗi sinh viên. Các cán bộ chỉ đạo và giáo viên hướng dẫn cần có kế hoạch theo dõi sát sao việc thực hiện nhiệm vụ của từng sinh viên để đánh giá đúng thực chất khả năng, trình độ của sinh viên và giúp sinh viên nhận biết năng lực, trình độ của mình ; từ đó xác định cho bản thân phương hướng rèn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Khi đánh giá xếp loại cần đảm bảo các nguyên tắc sau : 1 – Bảo đảm tính khách quan, công bằng : Khi đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên, các cán bộ chỉ đạo và giáo viên hướng dẫn cần có thái độ khách quan, công bằng, cụ thể là : • Việc đánh giá phải căn cứ vào tinh thần, thái độ và hiệu quả công việc mà sinh viên đạt được trong quá trình thực tập. • Không đánh giá một cách chung chung, trừu tượng mà phải dựa vào các sản phẩm cụ thể trong từng mặt hoạt động, từng nhiệm vụ được giao, với sự thống nhất của tập thể. Sự đánh giá khách quan công bằng một mặt thể hiện tính nghiêm túc của người giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp trên những nhiệm vụ được giao ; mặt khác góp phần khuyến khích động viên sinh viên trong thời gian học tập và rèn luyện tiếp theo. 2 –Bảo đảm tính toàn diện, nhưng có trọng điểm. Trong đợt thực tập sư phạm, mỗi sinh viên phải thực hiện nhiều nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau, vì vậy cần có kế hoạch đầu tư và phân phối thời gian một cách hợp lí cho từng việc làm, trong từng ngày với phương châm tận dụng triệt để thời gian. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ 4 nội dung thực tập, song mỗi nội dung cần phải biết cách lựa chọn những việc làm cốt lõi mà sự hoàn thành của nó sẽ có tác dụng hỗ trợ tích cực cho các nội dung khác. 26
  30. Sự đánh giá toàn diện có trọng điểm sẽ giúp cho giáo sinh có nhận thức đúng đắn về quá trình học tập và rèn luyện nghề nghiệp trong đợt thực tập sư phạm và biết cách giải quyết những vấn đề trọng tâm. 3 – Bảo đảm nguyên tắc phát triển. Thực tập sư phạm là giai đoạn tập dượt, rèn luyện tay nghề của sinh viên. Đây chưa phải là thời kì thực thụ bước vào hoạt động nghề nghiệp, vì vậy việc đánh giá kết quả phải xuất phát từ cách nhìn nhận đó là những người đang tập nghề, không thể áp dụng máy móc những tiêu chuẩn đánh giá như đối với người giáo viên thực thụ. Khi tiến hành đánh giá cần xem xét quá trình phát triển của mỗi sinh viên kể từ khi bắt đầu đến trường Tiểu học cho đến khi kết thúc đợt thực tập sư phạm. Sự vận động, sự tiến bộ của mỗi sinh viên trong việc rèn nghề và trong việc tiếp cận những cái mới của nhà trường Tiểu học sẽ là thước đo đánh giá hiệu quả của đợt thực tập. Đánh giá kết quả thực tập sư phạm theo nguyên tắc phát triển thể hiện tính biện chứng trong cách đánh gía sự tiến bộ về quá trình hoạt động của mỗi người, nó có tác dụng kích thích tích cực hoạt động của mỗi sinh viên. Sự quán triệt đầy đủ các nguyên tắc trong việc đánh giá kết quả thực tập sư phạm sẽ làm cho giá trị của nó thực sự có ý nghĩa đối với quá trình đào tạo của nhà trường sư phạm. Câu hỏi, bài tập đánh giá : Các tình huống sau đây không đảm bảo nguyên tắc chung nào khi đánh giá, hãy đánh dấu 3 vào câu trả lời của bạn : • Tình huống 1: Một nhóm thực tập công tác chủ nhiệm gồm 3 bạn A, B, C (trong đó bạn A là nhóm trưởng). Khi đánh giá, bạn B và C luôn luôn bị đánh giá thấp hơn bạn nhóm trưởng A. a. Tính khách quan, công bằng b. Tính toàn diện, nhưng có trọng điểm c. Nguyên tắc phát triển • Tình huống 2 : Một nhóm gồm 3 bạn A, B, C, được thực tập ở lớp của thầy khối trưởng. Trong đó có 2 bạn A và B được đánh giá điểm thực tập giảng dạy Giỏi, bạn C chỉ đạt ở mức độ khá. Nhưng vì là lớp của khối trưởng _ lớp luôn đạt nhiều thành tích thi đua và cũng không muốn bạn C buồn nên thầy đánh giá tất cả đều giỏi. a. Tính khách quan, công bằng b. Tính toàn diện, nhưng có trọng điểm c. Nguyên tắc phát triển • Tình huống 3 : Một bạn sinh viên là cán bộ của lớp rất năng nổ, nhiệt tình trong mọi phong trào của nhà trường nơi mình thực tập như văn nghệ, TDTT, công tác Đoàn, Đội nhưng về mặt giảng dạy chỉ đạt ở mức độ Khá. Đến cuối đợt TTSP, bạn sinh viên này được đánh giá Xuất sắc. a. Tính khách quan, công bằng b. Tính toàn diện, nhưng có trọng điểm c. Nguyên tắc phát triển • Tình huống 4 : Một bạn sinh viên có tác phong sư phạm đúng mực, giảng dạy tốt, giờ học rất sinh động, được học sinh quý mến, nhưng ít tham gia các phong trào vì không có khả năng về văn nghệ, TDTT, . Tuy vậy cuối đợt TTSP được đánh giá ở mức độ Tốt. a. Tính khách quan, công bằng b. Tính toàn diện, nhưng có trọng điểm c. Nguyên tắc phát triển • Tình huống 5 : Trong tuần đầu đứng lớp, giáo viên hướng dẫn đã nhận ra được khả năng giảng dạy của từng sinh viên ở lớp mình hướng dẫn. Vì thế nếu trong nhóm có một bạn yếu 27
  31. hơn các bạn khác thì sang các tuần còn lại điểm thực tập giảng dạy của bạn này luôn luôn thấp hơn các bạn khác. a. Tính khách quan, công bằng b. Tính toàn diện, nhưng có trọng điểm c. Nguyên tắc phát triển Hoạt động 2 Tìm hiểu phương pháp đánh giá các nội dung TTSP Nhiệm vu ï: 1. Đọc kĩ các thông tin cho ho ạt động 2. 2. Nêu cách đánh giá cho từng nội dung thực tập 3. Nêu công thức tính điểm kế t quả thực tập sư phạm. 4. Kết quả TTSP được xếp thành mấy loại ? Thông tin cho hoạt động 2 : Phương pháp đánh giá từng nội dung cụ thể. 1– Đánh giá nội dung tìm hiểu ( kí hiệu A) Nội dung này do phó ban chỉ đạo (trưởng đoàn) thực tập sư phạm có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá (phụ lục số 1). Các căn cứ để đánh giá là : • Nghe đủ các báo cáo . • Tìm hiểu thực tế và ghi chép cẩn thận các thông tin. • Viết bài thu hoạch có chất lượng. 2– Đánh giá ý thức tổ chức kỉ luật ( kí hiệu B) Căn cứ vào nội quy thực tập sư phạm (phụ lục 6), phó ban chỉ đạo (trưởng đoàn) thực tập sư phạm có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá và cho điểm vào “Phiếu đánh giá ý thức tổ chức kỉ luật” (phụ lục 2). 3– Đánh giá nội dung thực tập giảng dạy ( kí hiệu D) Mỗi tiết dạy của sinh viên được giáo viên hướng dẫn đánh giá, cho điểm vào “Phiếu đánh giá tiết dạy” (phụ lục số 3). Điểm thực tập giảng dạy là trung bình cộng điểm của 8 tiết thực tập giảng dạy. 4– Đánh giá công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đội TNTP và Sao Nhi đồng ( kí hiệu C) Mỗi sinh viên có một “Phiếu đánh giá cho điểm công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đội và Sao Nhi đồng” (phụ lục số 4) Giáo viên hướng dẫn ghi vào phiếu trên sau khi đã họp nhóm chủ nhiệm, rút kinh nghiệm và nhận xét từng sinh viên (thực hiện vào tuần cuối của đợt thực tập). 5–Đánh giá nội dung bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục Phần đánh giá này do giáo viên hướng dẫn bài tập nghiên cứu khoa học của trường Cao đẳng Sư phạm thực hiện. 6– Kết quả thực tập tổng hợp 6.1– Mỗi sinh viên có một “Phiếu kết quả thực tập sư phạm” (phụ lục 5). Điểm thực tập sư phạm của sinh viên được xác định như sau : A + B + C x 2 + D x 3 Điểm thực tập sư phạm = 7 6.2 – Căn cứ vào điểm thực tập sư phạm, kết quả thực tập của sinh viên được xếp loại như sau : 28
  32. • Loại Xuất sắc : có điểm thực tập sư phạm từ 9 đến 10. • Loại Giỏi : có điểm thực tập sư phạm từ 8 đến cận 9. • Loại Khá : có điểm thực tập sư phạm từ 7 đến cận 8. • Loại Trung bình khá : có điểm thực tập sư phạm từ 6 đến cận 7. • Loại Trung bình : có điểm thực tập sư phạm từ 5 đến cận 6. • Loại Không đạt : có điểm thực tập sư phạm dưới 5. Câu hỏi, bài tập đánh giá: • Đánh dấu 3 vào câu trả lời của bạn : 1. Nội dung tìm hiểu (kí hiệu A) và thực hiện nội qui thực tập (kí hiệu C) do ai đánh giá ? a. Trưởng ban chỉ đạo thực tập đánh giá b. Phó ban chỉ đạo thực tập sư phạm đánh giá c. Giáo viên hướng dẫn thực tập đánh giá 2. Nội dung thực tập giảng dạy (kí hiệu D) do ai đánh giá ? a. Trưởng ban chỉ đạo thực tập đánh giá b. Phó ban chỉ đạo thực tập sư phạm đánh giá c. Giáo viên hướng dẫn thực tập đánh giá 3. Công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đội và Sao Nhi đồng (kí hiệu C) do ai đánh giá? a. Trưởng ban chỉ đạo thực tập đánh giá b. Phó ban chỉ đạo thực tập sư phạm đánh giá c. Giáo viên hướng dẫn thực tập đánh giá d. Tổng phụ trách Đội đánh giá 4. Nội dung nghiên cứu khoa học giáo dục do ai đánh giá ? a. Trưởng ban chỉ đạo thực tập đánh giá b. Phó ban chỉ đạo thực tập sư phạm đánh giá c. Giáo viên hướng dẫn thực tập đánh giá d. Giáo viên hướng dẫn đề tài NCKH của trường Sư phạm đánh giá 5. Căn cứ vào điểm thực tập, sinh viên được xếp mấy loại ? a. 4 loại (Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình ) b. 5 loại (Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình, Trung bình khá ) c. 6 loại(Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình, Trung bình khá, Không đạt) Hoạt động 3 Tìm hiểu việc khen thưởng và kỉ luật. Nhiệm vu ï: 1. Đọc các thông tin cho hoạt động 3. 2. Nêu những lí do được khen thưởng hoặc kỉ luật. 3. Tìm hiểu thành viên nào trong ban chỉ đạo thực tập được quyền quyết định hoặc đề nghị khen thưởng hay kỉ luật sinh viên ? 4. Cho biết khi nào bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ kết quả thực tập sư phạm ? Thông tin cho hoạt động 3 : 1 – Khen thưởng : 29
  33. • Những sinh viên hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trong đợt thực tập sư phạm được ban chỉ đạo xét duyệt để đề nghị với trường Cao đẳng Sư phạm khen thưởng (Mỗi đoàn chỉ nên có từ 1 đến 2 em). • Các cá nhân được đề nghị khen thưởng phải có bản tóm tắt thành tích kèm theo, có xác nhận của trưởng ban chỉ đạo thực tập tại trường Tiểu học. 2 – Kỉ luật : • Những sinh viên vi phạm nội quy, quy chế thực tập sư phạm sẽ bị kỉ luật ở đoàn hoặc báo cáo về trường Cao đẳng Sư phạm xét, quyết định kỉ luật (có biên bản đề nghị). Câu hỏi, bài tập đánh giá : • Đánh dấu 3 vào câu trả lời của bạn : 1. Số lượng sinh viên được khen thưởng ở mỗi đoàn thực tập là : a. Tất cả các sinh viên đạt Xuất sắc b. Chỉ có 1 sinh viên Xuất sắc nhất c. Không giới hạn số lượng khen thưởng 2. Duyệt xét khen thưởng : a. Trưởng ban chỉ đạo thực tập quyết định b. Trưởng đoàn TTSP quyết định c. Ban chỉ đạo thực tập ở trường Tiểu học đề nghị 3. Trừ điểm sinh viên vi phạm kỉ luật, do : a. Trưởng đoàn thực tập quyết định b. Trưởng ban chỉ đạo thực tập quyết định c. Ban chỉ đạo thực tập ở trường Tiểu học quyết định 4. Đình chỉ hoặc huỷ bỏ kết quả thực tập, do : a. Trưởng đoàn thực tập quyết định b. Trưởng ban chỉ đạo thực tập quyết định c. Ban chỉ đạo thực tập trường CĐSP quyết định Thông tin phản hồi cho các hoạt động : ª Hoạt động 1 : 1.a 2.a 3.b 4.a 5.c ª Hoạt động 2 : 1.b 2.c 3.c 4. d 5.c ª Hoạt động 3 : 1.b 2.c 3.c 4.c 30
  34. Phụ lục số 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM THỰC TẬP SƯ PHẠM VỀ CÔNG TÁC TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG–NHÀ TRƯỜNG DE Họ tên sinh viên : Lớp : Khoa : Thực tập tại trường : . Quận: ĐIỂM CÁC YÊU CẦU (Khoanh tròn chỗ thích hợp) 1–Nghe đủ và ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ các báo cáo (mỗi báo cáo 1 điểm) 0, 1, 2, 3, 4, 5 2–Viết thu hoạch có nội dung sâu sắc 0, 1, 2, 3, 4, 5 Điểm tổng cộng : A = Điểm tổng cộng = Ngày tháng .năm 200 . Trưởng đoàn (Phó ban chỉ đạo) (Ghi họ tên và chữ kí) 31
  35. Phụ lục số 2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM THỰC TẬP SƯ PHẠM VỀ VIỆC THỰC HIỆN NỘI QUY THỰC TẬP [\ Họ tên sinh viên : Lớp : Khoa : Thực tập tại trường : . Quận : . ĐIỂM CÁC YÊU CẦU (Khoanh tròn chỗ thích hợp) 1–Thực hiện đúng sự phân công của đoàn thực tập 0, 1, 2, 3, 4, 5 2–Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của trường Tiểu học 0, 1, 2, 3, 4, 5 3– Tham gia đầy đủ các hoạt động, các buổi hội họp của nhà trường. 0, 1, 2, 3, 4, 5 4– Tác phong, ngôn phong trong trường Sư phạm 0, 1, 2, 3, 4, 5 Điểm tổng cộng : B = Điểm tổng cộng : 2 = Ngày tháng .năm 200 . Trưởng đoàn (Phó ban chỉ đạo) (Ghi họ tên và chữ kí) 32
  36. Phụ lục số 3 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– PHIẾU DỰ GIỜ (Dùng cho giáo viên hướng dẫn thực tập giảng dạy) DE Trường : Bộ môn : Bài dạy : Họ và tên người dạy : Tiết dạy thứ : trong đợt thực tập. A–PHẦN GHI CHÉP CỦA GIÁO VIÊN DỰ GIỜ : THEO DÕI VÀ GHI CHÉP BÀI GIẢNG NHẬN XÉT TỪNG PHẦN VÀ ĐỀ NGHỊ B– ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM GIỜ DẠY : CÁC CÁC YÊU CẦU ĐIỂM MẶT 0 1 2 1 Chính xác khoa học (khoa học bộ môn và quan điểm tư NỘI 33 DUNG
  37. tưởng ; lập trường chính trị) 2 Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm 3 Liên hệ với thực tế (nếu có) ; có tính giáo dục. 4 Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với PHƯƠNG nội dung của kiểu bài lên lớp. PHÁP 5 Kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy và học 6 Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù PHƯƠNG hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp TIỆN 7 Trình bày bảng hợp lí, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực ; giáo án hợp lí. 8 Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian TỔ hợp lí ở các phần, các khâu. CHỨC 9 Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động, phù hợp với nội dung của kiểu bài, với các đối tượng ; học sinh hứng thú học. KẾT 10 Đa số học sinh hiểu bài ; nắm vững trọng tâm, biết vận dụng QUẢ kiến thức Điểm tổng cộng : D = Điểm tổng cộng : 2 = Ngày tháng .năm 200 . GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (Ghi họ tên và chữ kí) 34
  38. Phụ lục số 4 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM THỰC TẬP SƯ PHẠM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH DE Họ tên sinh viên : Lớp Khoa Thực tập tại trường : . Quận : Công tác chủ nhiệm : • Phụ trách tổ: . gồm .học sinh • Mặt hoạt động của lớp chủ nhiệm được phân công phụ trách : ĐIỂM CÁC YÊU CẦU (Khoanh tròn chỗ thích hợp) I– Xây dựng kế hoạch : 0, 1, 2, 3, 4, 5 Điều tra cơ bản đầy đủ, chính xác, nắm vững tình hình học sinh, tình hình phong trào nhà trường. Phân loại học sinh chính xác. Có đầy đủ biện pháp hoạt động thích hợp. II– Thực hiện kế hoạch : 0, 1, 2, 3, 4, 5 Nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp đã đề ra, kết quả công tác có ảnh hưởng tốt đến tình hình của lớp, tổ. Có những thành công bước đầu. III– Tinh thần thái độ công tác : 0, 1, 2, 3, 4, 5 Nhiệt tình, luôn bám sát tổ, lớp, thường xuyên theo dõi giáo dục học sinh và giúp đỡ cán bộ của lớp. Được học sinh quý mến, kính trọng, quan hệ trong tập thể tốt. IV–Kết quả công tác : 0, 1, 2, 3, 4, 5 Có biện pháp sáng tạo. Có những thành công trong lĩnh vực công tác được tập thể thừa nhận và có tác dụng làm chuyển biến tốt phong trào của tổ, lớp. Điểm tổng cộng : C = Điểm tổng cộng : 2 = Ngày tháng .năm 200 . Giáo viên chỉ đạo (Ghi họ tên và chữ kí) 35
  39. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Phụ lục số 5 Độc lập –Tự do – Hạnh phúc. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– PHIẾU KẾT QUẢ THỰC TẬP SƯ PHẠM DE Họ tên sinh viên : Lớp : Khoa : Ngày sinh : Nơi sinh : Thực tập tại trường : . Quận : 1. Điểm thực tập giảng dạy (Ghi theo thang điểm 20) TIẾT THỨ Đ IỂM TỔNG CỘNG ĐIỂM (Ghi theo thang điểm 10) Điểm tổng cộng Điểm thực tập giảng dạy = = (D) 8 2. Điểm thực tập công tác chủ nhiệm và công tác đội TNTP (Ghi theo thang điểm 10) (C) 3. Điểm thực tập công tác tìm hiểu thực tế (Ghi theo thang điểm 10) (A) 4. Điểm thực tập về ý thức tổ chức kỉ luật (Ghi theo thang điểm 10) (B) 5. Kết quả tổng hợp A + B + C × 2 + D × 3 Đ i ể m th ự c t ậ p s ư ph ạ m = = 7 Xếp loại : , ngày tháng .năm 200 HIỆU TRƯỞNG – TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TT (Kí tên và đóng dấu) 36
  40. Phụ lục số 6 NỘI QUY THỰC TẬP SƯ PHẠM TẬP TRUNG DE Để đảm bảo hoàn thành tốt đợt Thực tập sư phạm tập trung, sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm tham gia thực tập phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định sau đây : 1. Phải nghiêm túc thực hiện kế hoạch thực tập, sự phân công của đoàn thực tập. Tham gia đầy đủ các hoạt động của đoàn. Tham dự hội họp, sinh hoạt, lên lớp, dự giờ, đến trường Tiểu học và ra về đúng thời gian quy định ; tuyệt đối không đi trễ về sớm. 2. Trường hợp phải xin phép nghỉ vì lí do đặc biệt, chính đáng, chỉ được phép nghỉ khi có sự đồng ý của Trưởng ban, Phó ban chỉ đạo thực tập trường Tiểu học . Sinh viên sẽ bị huỷ bỏ kết quả thực tập nếu nghỉ (kể cả có lí do hay không lí do) từ 8 ngày trở lên đối với thực tập tốt nghiệp (ở năm thứ 3). 3. Đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ ; nói năng khiêm tốn, lễ độ ; giữ đúng tư thế, tác phong của người thầy giáo. Tôn trọng tập quán, tín ngưỡng của nhân dân địa phương. 4. Phải đoàn kết, giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ, phải tuân theo sự phân công của giáo viên chỉ đạo, của Ban chỉ đạo, của Trưởng đoàn. 5. Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế, nề nấp giảng dạy, học tập và sinh hoạt của trường Tiểu học ; không được làm điều gì trái với quy định của trường Tiểu học . 6. Đối với giáo viên tiểu học, sinh viên thực tập phải thật sự tôn trọng, khiêm tốn học hỏi. Khi dự giờ, phải chú ý ghi chép để học tập và rút kinh nghiệm. Nếu có ý kiến cần góp ý đối với giáo viên và trường Tiểu học thì phải phát biểu một cách nghiêm túc, đúng mức, có tổ chức, cấm phát ngôn bừa bãi. 7. Sinh viên vi phạm kỉ luật, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị trừ 1 điểm hoặc 2 điểm (tức bị hạ một bậc đến hai bậc) ở kết quả thực tập hoặc bị đình chỉ thực tập, huỷ bỏ kết quả thực tập. Việc trừ điểm do Ban chỉ đạo thực tập ở trường Tiểu học quyết định. Việc đình chỉ hoặc huỷ bỏ kết quả thực tập do Ban chỉ đạo thực tập ở trường Tiểu học đề nghị và Ban chỉ đạo thực tập trường Cao đẳng sư phạm quyết định. 8. Mọi sinh viên tham dự thực tập đều phải thực hiện nghiêm túc các quy định trên. Tuỳ tình hình thực tế của trường Tiểu học, Ban chỉ đạo thực tập có thể bổ sung thêm một số điểm vào quy định trên để thực hiện. 37
  41. Phụ lục số 7 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM & CÔNG TÁC ĐỘI TNTP DE Họ và tên sinh viên : Lớp : .Khoa Tên trường thực tập : Quận : Họ và tên giáo viên chỉ đạo : Công tác, nhiệm vụ được giao : . ¾ Phụ trách tổ: Lớp : . ¾ Số học sinh trong tổ : ¾ Phụ trách mặt hoạt động sau đây của lớp : ¾ Nội dung kế hoạch và biện pháp thực hiện : . . . 38
  42. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM (Dùng cho năm thứ 2 và năm thứ 3) DE Đoàn thực tập tại trường : Quận (huyện): . Thời gian thực tập : Từ . đến : A. PHẦN SỐ LIỆU 1. Số lượng sinh viên thực tập : • Số lượng theo danh sách : • Số lượng thực tế có mặt thực tập : . • Sự sai lệch giữa hai số liệu trên (nếu có) là do : 2. Thống kê kết quả thực tập : CỘNG XUẤT SẮC GIỎI KHÁ TRUNGBÌNH KHÁ TRUNG BÌNH KHÔNG ĐẠT 3. Sinh viên được đề nghị khen thưởng (mỗi đoàn 01 sinh viên) Họ tên : Lớp : 4. Các sinh viên vi phạm kỉ luật : 4.1. Vi phạm kỉ luật bị trừ 1 điểm ở kết quả thực tập : Họ tên : Lớp : . 4.2. Vi phạm kỉ luật bị trừ 2 điểm ở kết quả thực tập : Họ tên : Lớp : 4.3. Vi phạm kỉ luật bị đình chỉ thực tập hoặc huỷ bỏ kết quả thực tập: Họ tên .Lớp : B. BÁO CÁO CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC TẬP : 39
  43. . . C. THÀNH TÍCH NỔI BẬT VÀ CÁC ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC THỰC TẬP CỦA CÁC ĐOÀN THỰC TẬP : . . . . . D. GÓP Ý, ĐỀ NGHỊ VỚI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM : . . . . ,ngày tháng .năm 200 GV.TRƯỞNG ĐOÀN THỰC TẬP TRƯỞNG BAN CĐTT HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH (Họ tên, chữ kí) (Kíù tên, đóng dấu) 40
  44. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN : TẬP LÀM VĂN LỚP 2 Bài : CẢM ƠN, XIN LỖI (Tuần thứ 4 trang 38) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Rèn kĩ năng nghe và nói : – Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp. – Biết nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp. 2. Rèn kĩ năng viết : Viết những điều vừa nói thành đoạn văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: – Một số tờ giấy ghi sẵn yêu cầu ở bài tập 1. – Tranh minh hoạ bài tập 3 trong SGK. – Vở BT Tiếng Việt 2, tập một (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : (4 phút). 1. HS làm BT1 : Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh. Dựa theo tranh kể lại chuyện “Gọi bạn”. 2. HS làm BT3 : Vài học sinh đọc danh sách một nhóm trong tổ học tập. ª Giáo viên nhận xét phần bài cũ – thưởng vài viên kẹo cho các em trả lời đúng. (sẽ có bạn biết cảm ơn cô hoặc chưa biết cảm ơn cô, tuỳ tình huống vào bài mới). B. Dạy bài mới : (28 phút) 1. Giới thiệu bài: (1 phút) _ Vừa rồi khi nhận được kẹo cô cho, bạn . . . đã rất ngoan, biết cảm ơn cô, làm cho cô rất vui. Các em biết không, lời cảm ơn và xin lỗi rất cần trong đời sống. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em nói lời cảm ơn, xin lỗi sao cho lễ phép, chân thành và lịch sự. _ HS nhắc lại tựa bài, GV ghi bảng. 2. Hướng dẫn làm bài tập : (27 phút) Phương pháp : Học nhóm bốn, nhóm đôi, cá nhân, sắm vai và kết hợp dùng tranh. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Nói lời cảm ơn _ GV: Hãy thảo luận với bạn ngồi cùng bàn ƒ Thảo luận nhóm cùng (7 phút) và cho cô biết các em sẽ nói lời cảm ơn như bàn. thế nào trong các trường hợp sau (giao cho mỗi bàn một tờ giấy có ghi một trong 3 tình huống ở BT1). _ GV nêu tình huống 1 : ƒ HS phát biểu : (dự kiến). ƒ Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa. _ Mình cảm ơn bạn ! ª GV nhận xét nội dung lời nói và cách nói. _ Tớ rất cảm ơn cậu ! Lưu ý thái độ chân thành, thân mật, ngữ điệu _ Cảm ơn bạn nhiều lắm! phú hợp. Khen các em nói đúng và điều . . . chỉnh các em nói chưa đúng. _ GV nêu tình huống 2 : ƒ HS phát biểu : ƒ Cô giáo cho em mượn quyển sách. _ Em xin cảm ơn cô ! 44
  45. ª GV lưu ý thái độ lễ phép đối với cô giáo. _ Em cảm ơn cô !. . . _ GV nêu tình huống 3 : ƒ HS phát biểu : ƒ Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi. _ Chị cảm ơn em ! ª GV lưu ý thái độ, cử chỉ thân ái đối với _ Anh cảm ơn em nhé ! em bé. . . . ª GV chốt ý : Nói lời cảm ơn là như thế còn lời xin lỗi nói trong trường hợp nào và nói như thế nào ? 2. Nói lời xin lỗi. _ Hai bạn ngồi cùng bàn hãy tự chọn một ƒ HS làm việc nhóm đôi : (7 phút) trong các tình huống sau, sắm vai các nhân Đọc yêu cầu đề, nhận vật trong tình huống đó và lên trước lớp thể lệnh của GV, chuẩn bị ít hiện cho các bạn cùng xem. phút và một số đôi sẽ thể _ GV yêu cầu HS đọc BT2. hiện trên lớp. - Gọi một vài đôi bạn lên thể hiện từng tình ƒ Các bạn khác quan sát, huống : nhận xét, phát biểu ý a. Em lỡ bước dẫm vào chân bạn. kiến. b. Em mãi chơi quên làm việc mẹ đã dặn. c. Em đùa nghịch va phải một cụ già. ª GV nhận xét cách thể hiện của từng đôi về ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ và điều chỉnh hoặc tuyên dương. ª GV chốt ý : Nhất thiết phải nói lời xin lỗi nếu lỡ làm điều gì đó có lỗi với người khác. Nói lời xin lỗi với thái độ, ngôn ngữ, giọng điệu thành khẩn. ª Chuyển ý : BT1 giúp ta biết nói lời cảm ơn, BT2 giúp ta biết nói lời xin lỗi. Sau đây chúng ta sẽ thực hành nói cả lời xin lỗi và cảm ơn. 3. Nói theo nội _ GV yêu cầu HS xác định nội dung từng ƒ HS làm việc cá nhân. dung tranh có bức tranh trong SGK đồng thời lần lượt gắn ¾ Tranh 1: dùng lời xin lỗi, 2 bức tranh đã phóng to lên bảng lớp. _ ND:Bạn Lan được dì tặng cảm ơn thích hợp. _ Mỗi em tự chọn lời cảm ơn hoặc xin lỗi cho con gấu bông. (7 phút) cho mỗi bức tranh trên, sau đó nói lại cả nội _ Lan cảm ơn dì : Cháu cảm dung tranh và lời cảm ơn, (xin lỗi) cho cả ơn dì ạ !. . . lớp cùng nghe. ¾ Tranh 2 : ª GV nhận xét, điều chỉnh, tuyên dương. . _ ND : An lỡ tay làm vỡ lọ ª GV chốt ý : Tuỳ trường hợp cụ thể, ta hoa của mẹ. cần nói lời cảm ơn hay xin lỗi. _ An xin lỗi mẹ : Con xin ª Chuyển ý : Các em đã biết nói lời cảm lỗi mẹ, lần sau con sẽ cẩn ơn, xin lỗi theo nội dung tranh. Bây giờ các thận hơn. em hãy viết lại những câu vừa nói đó về một ƒ HS có thể thêm hoặc đổi trong hai bức tranh trên. từ ngữ diễn đạt. 4. Viết lại những _ GV yêu cầu HS lấy tập ra, đọc yêu cầu ƒ HS làm việc cá nhân. câu đã nói về một BT4, chọn một trong hai bức tranh, viết lại trong 2 bức tranh những câu đã nói. ở BT3. _ Gọi một vài em đọc lại bài đã viết. ƒ Nhận xét bài làm của bạn. (6 phút) _ GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương. 45
  46. 5. Củng cố, dặn dò : (2 phút) a. Củng cố : _ HS nhắc lại nội dung bài vừa học. _ Nêu các trường hợp cần nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi. _ Thái độ, ngôn ngữ, cử chỉ cần có khi nói lời cảm ơn, xin lỗi. b. Dặn dò : _ Vận dụng trong giao tiếp ở gia đình và xã hội. _ Dặn xem trước bài :“Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài luyện tập về mục lục sách” (trang 47 _ SGK) ¾ Nhận xét tiết học. 46
  47. KẾ HOẠCH BÀI DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài : TỪ CHỈ SỰ VẬT MỞ RỘNG VỐN TỪ : NGÀY, THÁNG, NĂM (Tiếng Việt lớp 2 – tập một trang 35) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Mở rộng vốn từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối. 2. Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian. 3. Biết ngắt câu trọn ý và viết lại đúng chính tả. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : _ Bút dạ + phiếu. _ Bảng phụ viết đoạn văn BT 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : THỜI GIAN GIÁO VIÊN HỌC SINH ĐDDH 5’ A. Kiểm tra bài cũ : _ Ghi bảng mẫu câu : Ai (cái gì, _ HS đặt 1 câu vào vở. _ Vở nháp. con gì) là gì?. _ Nêu miệng. _ Nhận xét bài cũ. B. Dạy bài mới : 1’ 1. Giới thiệu bài: nêu MĐYC tiết học. 2. HD làm bài tập : 9’ ƒ Bài tập 1 : _ 2 HS đọc yêu cầu. _ Chia nhóm. _ HS làm tiếp sức theo nhóm: _ Phiếu kẻ sẵn • Nhóm1,3 : chỉ người, chỉ đồ khung. vật. • Nhóm2,4 : chỉ con vật, chỉ cây cối. _ Đại diện nhóm trình bày. Mỗi nhóm một cột. _ Các nhóm khác bổ sung. _ GV chốt nhận xét. 9’ ƒ Bài tập 2 : _ HS đọc yêu cầu bài. _ GV phân tích mẫu. Đặt câu _ 2 HS đọc mẫu. hỏi để biết năm sinh của bạn, để biết ngày trong tuần, ngày sinh, . . . _ Chia nhóm : _ Nhóm : 8 HS/ nhóm. _ Đi đến các nhóm theo dõi. _ HS thực hành : đặt CH và TLCH theo nhóm. Nhóm trưởng cho các bạn bắt cặp : đặt CH và TLCH lẫn nhau. _ Cho các nhóm thi đua hỏi đáp _ Nhóm chọn bạn hỏi, đáp thi 47
  48. về ngày, tháng, . . . đua với nhóm khác. _ Chọn nhóm có câu hỏi hay và 9’ trả lời hay. ƒ Bài tập 3 : _ Cho HS đọc yêu cầu. _ 1 HS đọc yêu cầu bài. _ 2 HS đọc đoạn văn. _ Cho HS nhận xét bạn đọc. _ HS nêu nhận xét : + Đọc mệt. + Không hiểu ý nghĩa của đoạn văn. _ Hướng dẫn làm bài tập : • Bài yêu cầu điều gì ? • Ngắt đoạn văn thành 5 câu. Sau mỗi câu đặt dấu chấm. Chữ cái đầu câu phải viết • Ngắt 5 câu thì phải có bao hoa. nhiêu sự việc ? • 5 sự việc. • Tìm 5 sự việc bằng cách _ gạch sổ trên đoạn văn. Các Phiếu em hãy tìm sự việc thứ nhất ? • Sự việc gì ? • Trống tan trường thế nào ? • Tiếng trống. • Đã hiểu ý câu này chưa ? • Tiếng trống tan trường đã điểm. • Đã đến giờ tan trường. _ HS thực hành chấm câu và sửa lại đúng chính tả câu 1. _ • Tiếp tục các em tìm 4 sự HS làm bài vào phiếu. việc còn lại và tự ghi dấu _ chấm. HS nêu miệng bài làm của _ Cho HS đọc bài làm, trong mình, bạn nhận xét. khi đó cho 1 HS khác lên sửa _ bài trên bảng. 2, 3 HS đọc lại đoạn văn đã _ HD sửa bài trên bảng. sửa đúng. _ 2, 3 HS trả lời : _ Đặt câu hỏi : tác dụng của dấu + Đọc đoạn văn dễ. chấm ? + Ngăn cách các câu văn. 2’ + Đánh dấu kết thúc câu. 3. Củng cố, dặn dò : _ _ Bài LTC hôm nay học những HS nêu lại nội dung tiết học: nội dung gì ? + Tìm từ chỉ sự vật. + Đặt và trả lời câu hỏi về thời gian. + Ngắt câu trọn ý. _ _ Thi đua đọc bài thơ, bài hát, Thi đua 2 đội A, B nêu tên từ bài vè có các từ chỉ con vật, chỉ người, con vật, cây cối có người, cây cối, . . . trong câu hát, câu thơ. _ Về nhà tập hỏi đáp về ngày, tháng, năm, tuần, . . . tiết sau sẽ kiểm tra đầu tiết ; sưu tầm thêm bài thơ, bài hát có từ chỉ 48
  49. con vật, người, cây cối, . . . Sau mỗi bài tập, giáo viên chốt lại, ghi dàn ý : Trình bày bảng 1. Tìm từ chỉ sự vật. 2. Đặt và trả lời câu hỏi về thời gian. 3. Ngắt câu trọn ý. 49
  50. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài : QUẢ A.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : _ Kể tên các bộ phận thường có của một quả. _ Nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả. 2. Kĩ năng : _ Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số quả. 3. Thái độ : _ Thấy được lợi ích của quả. B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1. Giáo viên : _ Tranh ảnh sưu tầm về các loại quả. _ Một số quả, hạt thật. _ Phiếu học tập. 2. Học sinh : _ Sưu tầm các quả thật. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi chú 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : _ GV hát đối đáp hỏi về các quả với _ HS : hát bài : “ Quả” học sinh. _ GV giới thiệu bài mới, ghi tựa bài _ HS : lặp lại tên bài học mới. lên bảng. • HĐ1 : Giới thiệu về loại quả sưu _ Các quả HS và GV tầm được . sưu tầm mang đến Mục tiêu : lớp. _ Học sinh giới thiệu được tên các loại quả mà mình sưu tầm được. _ Thấy được có rất nhiều loại quả trong thiên nhiên. Cách tiến hành : _ GV yêu cầu học sinh mang các quả _ HS : mang các quả mình sưu mà mình sưu tầm được đặt lên bàn tầm được đặt theo đơn vị nhóm. theo đơn vị nhóm. _ Đại diện các nhóm lên giới _ GV nhận xét. thiệu các loại quả mà nhóm _ GV giới thiệu thêm cho học sinh mình đã sưu tầm. các loại quả mà mình sưu tầm. _ HS quan sát và nhận biết đó là _ GV chốt y ù: quả gì ? “Có rất nhiều loại quả trong thiên nhiên”. _ Các quả thật của • HĐ2 : Quan sát và thảo luận HS sưu tầm. _ các quả thật. Phiếu học tập. Mục tiêu : 50
  51. _ Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước của một số quả. _ Kể tên các bộ phận thường có của một số quả. Cách tiến hành : B1 : Quan sát đặc điểm bên ngoài _ HS quan sát các quả mình của quả. mang đến lớp. _ GV phát phiếu bài tập và yêu cầu học sinh dựa vào các quả thật mình mang đến lớp để tiến hành làm BT1 trong phiếu bài tập : ¾ Nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc, kích thước của quả. ¾ Nêu đặc điểm bên ngoài _ Đại diện các nhóm trình bày của vỏ quả? kết quả quan sát bên ngoài của _ GV mời đại diện các nhóm lên trình quả. bày kết quả thảo luận. _ HS nhận xét kết quả thảo luận _ GV và học sinh các nhóm khác của các nhóm khác. nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn. _ Các quả khác nhau về hình _ Băng giấy ghi nội _ GV đặt câu hỏi : “ Bạn có nhận xét dạng, màu sắc, kích thước. dung cần ghi nhớ. gì về hình dạng, kích thước, màu sắc của các quả?”. _ HS lặp lại nội dung cần ghi _ GV chốt ý : “ Có nhiều loại quả nhớ. khác nhau. Chúng khác nhau về hình dạng, màu sắc, kích thước, mùi vị ” _ HS lắng nghe. _ Chuyển ý : “ Vừa rồi chúng ta vừa quan sát, tìm hiểu những đặc điểm bên ngoài của các quả. Không biết bên trong các quả này như thế nào? Bây giờ các nhóm tiếp tục sinh hoạt và tìm hiểu cho cô những đặc điểm bên trong của quả”. B2 : Quan sát đặc điểm bên trong của quả. _ HS đọc yêu cầu BT2 trong _ GV gọi học sinh đọc yêu cầu BT2 phiếu học tập. trong phiếu học tập : _ HS tiến hành làm BT2 trong ¾ Quả gồm những bộ phận nào ? phiếu học tập. ¾ Đặc điểm từng bộ phận ? ¾ Người ta thường ăn phần nào của quả ? ¾ Hãy nếm thử mùi vị của quả ? _ GV mời các nhóm lên trình bày trước lớp kết quả thảo luận của nhóm _ HS trong nhóm và các nhóm mình. khác lắng nghe, nhận xét, bổ _ GV nhận xét phần trình bày của các sung. nhóm. _ GV đặt câu hỏi : “ Quả thường có mấy bộ phận?”. _ HS : quả thường có 3 bộ phận : 51
  52. _ GV chốt ý : “ Quả thường có 3 vỏ, thịt, hạt. phần : vỏ, thịt, hạt”. _ HS lặp lại nội dung cần ghi _ Băng giấy ghi nội Lưu ý : nhớ. dung cần ghi nhớ. _ GV nên để mỗi nhóm trình bày sâu về một loại quả. G vừa giới thiệu vừa _ Một số quả, hạt chỉ cấu tạo của mỗi quả bất kì cho thật để giới thiệu HS quan sát lại. cho HS. _ GV giới thiệu thêm : Có một số quả thì chỉ có 2 phần: vỏ, hạt (quả _ HS lắng nghe. đậu phộng). Chuyển ý : “ Khi tiến hành quan sát bên trong và đặc biệt là được nếm mùi vị của các quả, các bạn thấy không ? Có thích không ? Ngoài việc làm khoan khoái vị giác của chúng ta thì quả và hạt còn được dùng để làm già nữa ? Lớp chúng ta hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của nó”. _ HS trả lời. • HĐ3 : Sinh hoạt nhóm đôi thảo luận, thi đua. Mục tiêu : _ Nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả. Cách tiến hành : B1 : Sinh hoạt theo nhóm đôi để thảo luận. _ GV yêu cầu HS mở SGK/ 92, 93. quan sát hình ảnh các quả được in trong SGK và nêu: _ SGK ¾ Tên quả là gì ? ¾ Quả được dùng để làm gì ? _ GV mời các đôi bạn trả lời câu hỏi. _ HS mở SGK /92,93 và sinh _ GV : Đặt câu hỏi : hoạt theo yêu cầu của GV. ¾ Ngoài hình ảnh các quả được _ Các đôi bạn trả lời câu hỏi của in trong SGK, hãy tìm thêm GV : “ Quả táo, quả chôm các quả khác và nêu công chôm, quả măng cụt dùng ăn dụng của chúng ? tráng miệng ; quả chanh dùng để vắt nước, làm gia vị, quả đậu hoà lan dùng để chế biến thức ăn ” _ Dùng để ăn tươi : quả thanh long, sầu riêng, lêkima _ Dùng để xay sinh tố : quả mãng cầu, quả dừa, quả bơ ¾ Nói chung quả thường dùng _ Để nấu canh: qủabầu, quả bí, làm gì ? quả mướp ¾ Thế người ta dùng hạt để làm _ HS : để ăn tươi hoặc chế biến gì ? thức ăn. _ Để ép dầu : hạt đậu phộng, hạt 52
  53. mè, hạt đậu nành; để ăn: hạt dưa, hạt bí. _ GV chốt ý : “ Quả thường được _ Để gieo trồng : hạt mít, hạt đu dùng để ăn tươi hoặc chế biến thức đủ _ Băng giấy ghi nội ăn. Hạt dùng để ép dầu. Ngoài ra, khi _ HS nhắc lại nội dung cần ghi dung cần ghi nhớ. gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc nhớ. thành cây.” B2 : Thi đua nêu tên các loại quả cùng công dụng của chúng _ GV chia lớp ra thành 2 dãy để thi đua. GV nêu lợi ích của quả, hạt, học sinh nêu tên. Dãy nào kể được nhiều _ HS thi đua theo dãy. nhất sẽ thắng. ¾ Quả dùng để ăn tươi. ¾ Quả dùng để chế biến thức ăn. ¾ Quả dùng để làmrau trong các bữa ăn. ¾ Hạt dùng để trồng cây. 4. Củng cố : _ GV đặt câu hỏi : ¾ Quả thường có mấy bộ phận ? ¾ Người ta thường dùng quả để làm gì? ¾ Các loại quả có đặc điểmgì khác nhau ? _ GV tổ chức trò chơi : Tên trò chơi : “BỊT MẮT ĐOÁN QUẢ”. Vật liệu chơi : Một giỏ trái cau - _ Vật liệu tổ chức khăn để bịt mắt. _ HS tham gia trò chơi. tròchơi : “BỊT MẮT Cách chơi : ĐOÁN QUẢ” GV gọi 3 HS xung phong lên chơi HS sẽ được bịt mắt để đoán tên của quả cùng ích lợi của chúng. Luật chơi : HS có thể vận dụng mọi giác quan để nhận biết đó là quả gì ? Trong vòng 5 giây, học sinh phải nêu được tên, lợi ích, của quả. Giải thưởng : Quả mà học sinh vừa đoán đúng. 5. Nhận xét – dặn dò : _ GV dặn HS về nhà xem lại phần ghi nhớ trong SGK, làm bài tập trong VBT tự nhiên xã hội. _ HS xem bài tiếp theo : “Động vật” _ GV nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh tham gia tích cực bài học, nhắc nhở những học sinh chưa ngoan. 53
  54. KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI DẠY : TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN I- MỤC TIÊU : − Sau khi học xong bài Trừ số đo thời gian, học sinh có thể : ƒ Giải thích và mô tả được cách trừ số đo thời gian. ƒ Thực hiện được các thao tác trừ số đo thời gian. ƒ Chủ động trong việc xây dựng cách trừ. ƒ Thể hiện tinh thần hợp tác, tính sáng tạo trong học tập. II- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY : − Tự xây dựng kiến thức . − Hợp tác trong học tập. III- ĐỒ DÙNG HỌC TẬP : ™ Giáo viên : − Bảng cài với các số đo thời gian − Giấy A3 và bút cho các tổ, nhóm ™ Học sinh : Dụng cụ học tập : bút, thước, tập, sách giáo khoa IV− HOẠT ĐỘNG DẠY− HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ I- Ổn định lớp : - Hát. II- Kiểm tra bài cũ : Cộng số đo thời gian. - Giáo viên phát phiếu kiểm tra bài cũ cho học sinh. - Giải các bài tập sau : - Yêu cầu học sinh thực hiện vào phiếu. 12 phút 15 giây 2 giờ 48 phút - Sau khi học sinh làm xong GV hỏi : + 8 phút 30 giây + 6 giờ 25 phút ƒ Để thực hiện phép cộng hai số đo thời gian ta làm thế nào? - Ta cộng riêng : giây, phút, giờ. - Yêu cầu Học sinh đổi phiếu để kiểm - Khi cộng xong nếu : tra chéo lẫn nhau. ƒ Số giây từ 60 trở lên, ta đổi ra phút. - GV kiểm tra đúng sai cả lớp. ƒ Số phút từ 60 trở lên ta đổi ra giờ. - Nhận xét bài cũ. III- Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : ª Giới thiệu ví dụ : ƒ Gọi 1 HS đọc đề. Ví dụ 1 : Hãy tính thời gian từ 7 giờ 15 phút ƒ Muốn biết thời gian từ 7 giờ 15 phút đến 9 giờ 25 phút ? đến 9 giờ 25 phút mất bao lâu các em phải thực hiện phép tính gì? (HS nêu 9 giờ 25 phút – 7 giờ 15 phút = ? phép tính - GV ghi bảng). ¾Như vậy bài học hôm nay các em sẽ được PHÉP TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN học bài gì ? (GV ghi tựa bài) 2. Hoạt động : 55
  55. 2.1- Hoạt động1 : học sinh tự xây dựng cách tính từ một phép trừ có số phút ở hàng trên lớn hơn ở hàng dưới - Các em đã được học về phép cộng số đo thời gian. Cũng như các em đã được học về cách đổi số đo thời gian từ giờ sang phút.Vậy khi gặp phép trừ này thì các em làm thế nào ? Các em hãy thảo luận theo nhóm bốn để tìm kết quả của phép tính trừ. Nhóm nào làm xong sẽ trình bày sản phẩm lên giấy A3 và đem dán trên bảng lớp. - Gọi một vài nhóm trình bày cách làm và đọc kết quả . - Cho Học sinh so sánh hai kết quả và ƒ Nhóm 1 : nhận xét cách làm nào nhanh hơn? 9 giờ 25 phút ¾Giáo viên rút ra cách trừ : 7 giờ 15 phút ƒ Sắp riêng từng cột : giờ, phút, giây. 2 giờ 10 phút ƒ Trừ riêng từng cột : giây, phút, giờ. ƒ Nhóm 2 : 9 giờ 25 phút = 565 phút 2.2- Hoạt động2 : học sinh tự xây 7 giờ 15 phút = 435 phút dựng cách tính từ một phép trừ có số 9 giờ 25 phút - 7 giờ 15 phút =130 phút giây ở hàng trên nhỏ hơn ở hàng 130 phút = 2 giờ 10 phút dưới . ª Giới thiệu ví dụ 2 như SGK : - Gọi học sinh đọc đề : Ví dụ 2 : Trong Hội khỏe Phù Đổng, Hoà chạy thi hết 3 phút 20 giây, còn Bình chạy hết 2 phút 45 giây. Hỏi Bình chạy nhanh hơn Hoà bao - Để biết Bình chạy nhanh hơn Hoà bao nhiêu thời gian ? nhiêu thời gian, các em phải thực hiện phép tính gì ? (Học sinh nêu phép tính- GV ghi bảng) 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = ? - Áp dụng phép trừ ở ví dụ 1, các em sẽ làm thế nào ? - Giáo viên ghi bảng phép trừ theo cột - Học sinh nêu : như HS đã nêu. ƒ Sắp riêng từng cột : giờ, phút, giây. - Cho học sinh nhận xét phép trừ này ƒ Trừ riêng từng cột : giây, phút, giờ có thực hiện được ngay không ? Vì sao? 3 phút 20 giây 2 phút 45 giây - Học sinh nhận xét : ƒ Không trừ được ngay vì số giây ở trên 56
  56. - Thảo luận nhóm để tìm cách đổi sao nhỏ hơn số giây ở dưới. cho số giây ở trên lớn hơn số giây ở - Đại diện nhóm trình bày : dưới.(Nếu có nhóm nào tìm được GV ƒ Mượn 1 phút (ở 3 phút) đổi ra 60 giây, cộng gọi đại diện nhóm đó lên bảng trình với số giây có sẵn. Ta có phép trừ sau : bày sản phẩm của nhóm mình trên giấy 2 phút 80 giây A3). 2 phút 45 giây - Giáo viên nhận xét. 0 phút 35 giây ¾Giáo viên rút ra cách trừ : Muốn trừ số đo thời gian, ta trừ riêng : giây, phút, giờ. Khi trừ : ƒ Nếu số giây ở hàng trên nhỏ hơn ở hàng dưới, ta mượn 1 phút tức 60 giây đem qua cột giây, rồi cộng với số giây có sẵn. ƒ Hoặc nếu số phút ở hàng trên nhỏ hơn ở hàng dưới, ta mượn 1 giờ tức 60 phút đem qua cột phút, rồi cộng với số phút có sẵn. 2.3- Hoạt động 3 :Luyện tập- thực hành : ™ Bài 1 : Học sinh làm vào phiếu luyện tập. 10 năm 8 tháng 11 giờ 30 phút Sau khi làm xong, tổ chức cho học sinh sửa − 6 năm 4tháng 8 giờ 12 phút bài bằng hình thức sau : ƒ Đổi tập cho nhau. ƒ Gọi 4 học sinh lên bảng làm, cả lớp 7 năm 3 tháng 16 giờ 24 phút theo dõi và nhận xét. 4 năm 6 tháng 12 giờ 45 phút ƒ Ghi Đ hoặc S vào tập của bạn mình. ƒ GV kiểm tra bài đúng có mấy bạn ? ƒ Trả tập lại cho bạn. ƒ Một người đi từ A lúc 6 giờ 45 phút và đến B ™ Bài 2 : GV đưa ra bài tập 3/ 165. lúc 8giờ 38 phút. Giữa đường người đó nghỉ 15 - Cho 1 HS đọc đề. phút. Hỏi thời gian người đó đi đoạn đường AB - Tổ chức thảo luận nhóm để tìm cách là bao lâu, nếu không kể thời gian nghỉ ? giải. Sau đó trình bày bài giải vào giấy A3 và đem dán lên bảng lớp. Bài giải Thời gian người đó đi từ A đến B, nếu kể cả - GV nhận xét bài giải trên bảng. thời gian nghỉ : 8giờ 38 phút 6 giờ 45 phút = 1giờ 53 phút. Thời gian người đó đi đoạn đường AB, nếu không kể thời gian nghỉ : 1 giờ 53 phút – 15 phút = 1 giờ 38 phút Đáp số : 1 giờ 38 phút IV- Củng cố : – Hỏi lại cách trừ số đo thời gian. – Tổ chức trò chơi : (nếu còn thời gian) V- Dặn dò : - Về nhà : ƒ Làm các bài tập còn lại trong SGK. ƒ Ôn lại các cách đổi số đo thời gian và 57
  57. các phép tính cộng, trừ số đo thời gian - Chuẩn bị bài kì sau : Luyện tập 58
  58. KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI DẠY : LUYỆN TẬP I- MỤC TIÊU : − Sau khi học xong bài Luyện tập, học sinh có thể : ƒ Gợi nhớ cách đổi các số đo thời gian. ƒ Nêu được sự khác biệt khi thực hiện các phép tính cộng , trừ số đo thời gian. ƒ Giải thích được cách tính. ƒ Giải quyết được cách đổi và các phép tính về số đo thời gian. ƒ Thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách có hiệu quả ƒ Thể hiện tinh thần hợp tác, tính sáng tạo trong học tập. II- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY : − Hợp tác trong học tập. − Luyện tập thực hành III- ĐỒ DÙNG HỌC TẬP : ™ Giáo viên : − Bảng cài với các số đo thời gian − Giấy A3 và bút cho các tổ, nhóm ™ Học sinh : Dụng cụ học tập : bút, thước, tập, sách giáo khoa IV- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I- Ổn định lớp : - Hát II- Kiểm tra bài cũ : TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN - Giáo viên phát phiếu kiểm tra bài cũ cho học sinh. - Yêu cầu học sinh thực hiện vào 3 giờ 45 phút 34 phút 18 giây phiếu. 1 giờ 28 phút 19 phút 45 giây - Sau khi học sinh làm xong GV hỏi : ƒ Để thực hiện phép trừ số đo thời gian ta làm thế nào ? - Muốn trừ số đo thời gian, ta trừ riêng : - Yêu cầu học sinh đổi phiếu để kiểm giây, phút, giờ. Khi trừ : tra chéo lẫn nhau. ƒ Nếu số giây ở hàng trên nhỏ hơn ở - GV kiểm tra đúng sai cả lớp. hàng dưới, ta mượn 1 phút tức 60 giây đem qua cột giây, rồi cộng với số giây có sẵn. ƒ Hoặc nếu số phút ở hàng trên nhỏ hơn - Nhận xét bài cũ. ở hàng dưới, ta mượn 1 giờ tức 60 phút đem qua cột phút, rồi cộng với số phút có sẵn. III- Dạy bài mới : Bài 1 : Đổi đơn vị đo thời gian : 59
  59. 1. Giới thiệu bài : LUYỆN TẬP 1 giờ = .phút 2. Hoạt động : 2 2.1- Hoạt động 1 : Ôn tập về 5 cách đổi số đo thời gian phút = .giây 6 ™Bài 1 : 2 • GV hỏi học sinh : 1 giờ bằng bao 1 giờ = .phút nhiêu phút ?1 phút bằng bao nhiêu giây ? 3 • GV yêu cầu học sinh đổi đơn vị đo 0,4 giờ = .phút thời gian ở bài tập 1/165 trong SGK. 0,25 phút = .giây • HS làm xong, GV tổ chức cho HS sửa 2 giờ 25 phút = . phút bài bằng hình thức : ¾ Đổi tập cho nhau. ¾ Gọi học sinh nêu GV ghi lên bảng, có thể hỏi cách làm.Cả lớp nhận xét ¾ Ghi Đ hoặc S vào tập của bạn mình. ¾ GV kiểm tra bài đúng có mấy bạn? Nhận xét chung. ¾ Trả tập lại cho bạn. 2.2- Hoạt động 2 : Ôn tập về cách thực hiện các phép tính cộng, trừ số đo thời gian Bài 2 : Thực hiện các phép tính sau : ™Bài 2 : Tổ chức hoạt động theo nhóm đôi. a) 2 năm 10 tháng 12 giờ 47 phút • Làm xong GV gọi đại diện một số 4 năm 3 tháng 7 giờ 13 phút nhóm lên ghi kết quả (bài 2a) hoặc xếp tính rồi ghi kết quả (bài 2b). Cả lớp nhận xét hoặc nêu thắc mắc (nếu có). _ 12 ngày 10 giờ _ 15 giờ 7 phút • GV có thể hỏi để kiểm tra cách 9 ngày 18 giờ 8 giờ 12 phút cộng của nhóm . 6,2 giờ _ 14,6 phút + 5,9 giờ 7,2 phút b) 16 phút 58 giây + 25 phút 3 giây = ? 10 giờ – 4 giờ 45 phút = ? 2.3 –Hoạt động 3 : Ôn tập về cách giải các bài toán có liên quan đến các phép tính : Bài 4/166 : ™Bài 4 : GV đưa ra bài tập 4/166. Hạnh đi từ nhà lên tỉnh. Hạnh bắt đầu đi lúc 5 - Cho 1 HS đọc đề. giờ 45 phút, đi đường mất 2 giờ 56 phút, giữa - Tổ chức thảo luận nhóm để tìm đường có nghỉ 25 phút. Hỏi Hạnh đến tỉnh lúc cách giải. Sau đó trình bày bài giải mấy giờ? vào giấy A3 và đem dán lên bảng Bài giải lớp. Nếu không kể thời gian nghỉ, Hạnh đến tỉnh - GV nhận xét bài giải trên bảng. lúc : 5giờ45phút + 2giờ 56 phút = 8 giờ 41 phút 60
  60. Nếu kể thời gian nghỉ, Hạnh đến tỉnh lúc : 8 giờ 41 phút + 25 phút = 9giờ 6 phút Đáp số : 9giờ 6 phút IV- Củng cố : Bài thi đua : - Hỏi lại cách cộng, trừ số đo thời Một người thợ, buổi sáng làm việc từ 7 giờ 45 gian. phút đến 12 giờ ; buổi chiều từ 2 giờ 30 đến 6 - Tổ chức thi đua đội nào nhanh : giờ 15 phút . Hỏi một ngày, họ làm việc trong (nếu còn thời gian) bao lâu ? • GV đưa ra bài toán có liên quan đến Bài giải cả hai phép tính cộng, trừ như sau : Thời gian làm việc buổi sáng : • Yêu cầu các nhóm thảo luận, để đưa 12 giờ – 7 giờ 45 phút = 4 giờ 15 phút ra cách giải (có tính thời gian). Thời gian làm việc buổi chiều : • Cho cả lớp nhận xét đội nào nhanh 6 giờ15 phút – 2 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút và chính xác. Thời gian người đã làm trong một ngày : • GV nhận xét chung. 4 giờ 15 phút + 3 giờ 45 phút = 8 giờ. V- Dặn dò : Đáp số : 8 giờ - Về nhà : ƒ Làm các bài tập còn lại trong SGK. - Chuẩn bị bài kì sau : Nhân số đo thời gian. 61