Giáo trình Logistics kinh doanh thương mại

pdf 137 trang hapham 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Logistics kinh doanh thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_logistics_kinh_doanh_thuong_mai.pdf

Nội dung text: Giáo trình Logistics kinh doanh thương mại

  1. Giáo trình logistics kinh doanh thương mại
  2. 1 CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 1.1 Khái niệm, bản chất và nội dung của logistics kinh doanh thương mại " Logistics thật là độc đáo: nó không bao giờ dừng lại !Logistics diễn ra khắp quả địa cầu, 24 h một ngày, 7 ngày một tuần, và kéo dài suốt 52 tuần trong một năm". 1.1.1 Khái niệm Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hilạp (logistikos), để phản ánh một khoa học vận dụng các phép tư duy, suy luận, phương pháp và kỹ thuật logic hỗ trợ cho các quá trình chủ chốt. Như vậy, tư tưởng của logistics là một khoa học nghiên cứu các tính chất quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là logistics) để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu. Thuật ngữ Logistics được đề cập nhiều trong lĩnh vực quân sự, bao gồm các hoạt động đảm bảo nguồn lực vật chất, nhân lực cho quân đội Logistics là ngành khoa học quân sự có liên quan đến các hoạt động tập trung, dự trữ và vận chuyển vật tư, con người và các phương tiện vật chất. (Guralnik, David B, ed, Webster/s mw wold Dictionary of American language. 2nd College edition - New york Simon & Schusten, 1980). Định nghĩa này không phù hợp với lĩnh vực kinh doanh do khác nhau về mục tiêu và hoạt động. Theo Hội đồng quản trị logistics của Mỹ (CLM - Council of Logistic Management) thì: Logistics là quá trình hoạch định, thực thi và kiểm tra dòng vận động và dự trữ một cách hiệu quả của vật liệu thô, dự trữ trong quá trình sản xuất, thành phẩm và thông tin từ điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thoả mãn những yêu cầu của khách hàng. Các chuyên gia về marketing và logistics cũng có định nghĩa tương tự. Như vậy, logistics là một hệ thống bắt đầu từ nguồn cung cấp vật liệu và kết thúc khi đã phân phối hàng hoá cho người tiêu dùng cuối cùng. Tham gia hệ thống logistics bao gồm nhiều tổ chức. Các trung gian thương mại thực hiện các hoạt động logistics trong kênh phân phối. Vậy: Logistics kinh doanh thương mại là quá trình phân phối hàng hoá thông qua các hành vi thương mại (mua, bán), bao gồm việc hoạch định, thực thi và kiểm tra dòng vận động của hàng hoá, dịch vụ và thông tin từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu mua hàng của khách hàng và thu được lợi nhuận. Thông qua định nghĩa, chúng ta nhận thấy: - Logistics là quá trình quản trị, là chức năng quản trị cơ bản của doanh nghiệp thương mại; kinh doanh thương mại là kinh doanh dịch vụ logistics. - Logistics thương mại là quá trình dịch vụ khách hàng thông qua các hành vi mua, bán hàng hoá.
  3. 2 - Nhu cầu của khách hàng trong logistics là nhu cầu mua hàng: những lợi ích có được trong khi mua hàng - dịch vụ mặt hàng về số lượng, cơ cấu, và chất lượng; nhu cầu dịch vụ về thời gian cả về tốc độ, độ ổn định, và tính linh hoạt; nhu cầu dịch vụ về địa điểm; nhu cầu lợa chọn hàng hoá; và nhu cầu dịch vụ bổ sung. 1.1.2 Bản chất của logistics kinh doanh thương mại Thông qua định nghĩa, thì rõ ràng, bản chất của logistics là dịch vụ khách hàng - là quá trình cung cấp các giá trị gia tăng cho khách hàng trong hệ thống kênh phân phối hàng hoá với hiệu lực chi phí cao nhất. Khách hàng của logistics là bất kỳ những ai được cung ứng hàng hoá. Trong kinh doanh thương mại, khách hàng của logistics bán lẻ (và cũng là của kinh doanh thương mại bán lẻ ) là người tiêu dùng và hộ gia đình; khách hàng của logistics bán buôn (và cũng là của kinh doanh thương mại bán buôn ) là các doanh nghiệp thương mại bán lẻ, hoặc các doanh nghiệp thương mại bán buôn khác, các khách hàng công nghiệp, khách hàng chính phủ. Sản phẩm của logistics là dịch vụ khách hàng và do đó sản phẩm của kinh doanh thương mại chính là dịch vụ logistics-dịch vụ khách hàng. Khác với các loại dịch vụ thông thường, dịch vụ logistics luôn luôn gắn với đối tượng vật chất hữu hình - hàng hoá, là quá trình sáng tạo, cung ứng các giá trị gia tăng trong hệ thống kênh phân phối hàng hoá. 1.1.3 Nội dung của quản trị logistics kinh doanh thương mại Như đã trình bày ở trên, kinh doanh thương mại là kinh doanh dịch vụ logistics, và do đó toàn bộ hoạt động tạo ra giá trị của doanh nghiệp nằm trong quá trình logistics. Các hoạt động logistcs kinh doanh thương mại thể hiện trên hình 1.1. • Mua hàng • Bán hàng Cung DN Kh¸ch ứng TM Hµng • VËn chuyÓn, dù tr÷ • VËn chuyÓn, dù tr÷ • Xö lÝ §§H, kho b·i • Xö lÝ §§H, kho b·i • Bao gãi, chÊt xÕp, • Bao gãi, chÊt xÕp, Inbound logistics Outbound logistics Dßng th«ng tin Dßng hµng ho¸ Hình 1.1. Quá trình logistics trong doanh nghiệp thương mại Có nhiều cách phân loại nghiệp vụ logistics: Theo khách hàng (logistics bán buôn và logistics bán lẻ); theo quá trình nghiệp vụ (logistics nội bộ và logistics bán hàng) và theo mức độ ảnh hưởng (hoạt động cơ bản và hoạt động hỗ trợ). Theo mức độ và vai trò ảnh hưởng của các quyết định logistics trong doanh nghiệp thì có thể phân loại thành những hoạt động cơ bản và bổ trợ như sau:
  4. 3 a. Quản trị các hoạt động then chốt: a.1. Các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng kết hợp với marketing để: - Xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng về dịch vụ logistics. - Xác định sự đáp ứng của khách hàng về dịch vụ. - Chọn mức dịch vụ khách hàng. a.2. Qui hoạch các cơ sở Logistics KDTM - Mạng lưới bán lẻ hàng hoá - Mạng lưới kho hàng hoá a.3. Vận chuyển: - Chọn phương thức vận chuyển - Lựa chọn phương tiện vận tải. - Xác định tuyến đường vận chuyển. - Phối hợp vận chuyển. - Thiết kế quá trình nghiệp vụ vận chuyển - Xử lý các yêu cầu. - Kiểm soát cước phí. a.4. Quản trị dự trữ. - Phân loại hàng hóa và các mục tiêu dự trữ - Xác định hệ thống dự trữ - Các mô hình kiểm tra và xác định qui mô lô hàng - Xác định dự trữ bảo hiểm a.5. Quá trình cung cấp hàng hoá cho khách hàng - Cung ứng hàng hoá cho khách mua buôn. - Quá trình công nghệ trong cửa hàng bán lẻ b. Các hoạt động hỗ trợ b.1. Quản trị nghiệp vụ kho: - Thiết kế quá trình nghiệp vụ kho - Qui hoạch diện tích kho - Cung ứng thiết bị kho - Tổ chức lao động kho b.2. Quản trị mua hàng: - Chọn nguồn hàng - Xác định chính sách mua - Quá trình nghiệp vụ mua b.3. Quản trị nghiệp vụ bao bì và bao gói: - Chức năng Logistics và marketing - Thiết kế và lựa chọn bao bì - Quá trình nghiệp vụ bao bì b.4. Đảm bảo thông tin: - Hệ thống thông tin
  5. 4 - Dòng thông tin 1.2 Những đặc trưng cơ bản của logistics kinh doanh thương mại. Logistics kinh doanh thương mại là một loại hình dịch vụ khách hàng, và do đó có những đặc điểm chung của các loại dịch vụ. Tổng hợp những đặc điểm chung và riêng của logistics kinh doanh thương mại là những đặc trưng sau: 1.2.1 Luôn luôn gắn liền với sự vận động của hàng hoá. Đây là đặc trưng cơ bản của logistics. Logistics kinh doanh thương mại tuy là dịch vụ, nhưng luôn luôn được tiến hành cùng với hàng hoá - đối tượng vật chất hữu hình. Như vậy, dịch vụ logistics phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng về hàng hoá của khách hàng, đồng thời thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng về hàng hoá. Chính vì vậy, quản trị hiệu quả logistics kinh doanh thương mại trước hết phải quản trị tốt dịch vụ mặt hàng kinh doanh, bao gồm cả việc mua hàng và dự trữ hàng hoá. 1.2.2 Đặc trưng thống nhất của các nghiệp vụ logistics Quá trình logistics kinh doanh thương mại là hệ thống các nghiệp vụ có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất, bắt đầu từ việc mua hàng ở nguồn hàng, vận chuyển, bảo quản ở trong kho, cửa hàng và kết thúc khi hàng hoá được phân phối và bán cho khách hàng. Quá trình nghiệp vụ logistics thống nhất vào dòng dự trữ và thông tin, thể hiện ở hình 1.2. Dòng dự trữ Nghiệp vụ Nguồn Khách Mua hỗ trợ Bán hàng hàng Dòng thông tin Hình 1.2. Đặc trưng thống nhất của các nghiệp vụ Logistics Dòng dự trữ là quá trình vận động của hàng hoá từ khi mua hàng ở các nguồn hàng và kết thúc khi hàng hoá được bán cho khách hàng. Dòng thông tin logistics (LIS) bao gồm: dòng hoạch định phối hợp và dòng nghiệp vụ. Như vậy, giữa các yếu tố của quá trình quản trị và nghiệp vụ có mối liên hệ thông tin chặt chẽ. 1.2.3 Đặc trưng chu kỳ của quá trình logistics Chu kỳ nghiệp vụ logistics là đơn vị cơ sở để phân tích hệ thống logistics. Nghiên cứu chu kỳ nghiệp vụ logistics cho ta tổng quan động thái, ranh giới và các quyết định liên quan, phối hợp với nhau để tăng cường hệ thống nghiệp vụ. Ởcấp cơ sở, nguồn hàng, doanh nghiệp thương mại và khách hàng liên kết với nhau bằng truyền tin và vận chuyển. Những vị trí hợp lý mà các chu kỳ hoạt động nghiệp vụ liên kết với nhau được coi là "nút". Ởcác "nút", chu kỳ nghiệp vụ đòi hỏi phải có dự trữ.
  6. 5 Về bản chất, cấu trúc chu kỳ nghiệp vụ logistics là hệ thống thực thi logistics thống nhất; chu kỳ nghiệp vụ logistics là đơn vị cơ sở để thiết kế và kiểm tra nghiệp vụ Có 3 quan điểm quan trọng để nắm vững cấu trúc hệ thống logistics thống nhất: - Chu kỳ nghiệp vụ là đơn vị cơ sở để phân tích các chức năng logistics. - Cấu trúc chu kỳ nghiệp vụ về cơ bản là không thay đổi dù chúng có liên hệ với các chu kỳ khác nhau. - Bất kể cấu trúc hệ thống logistics có rộng và phức tạp như thế nào đi chăng nữa thì ranh giới bản chất và quá trình quản trị phải được xác định và đánh giá trong phạm vi từng chu kỳ khi nghiên cứu tổng hợp quá trình. Trong hệ thống logistics kinh doanh thương mại, về cơ bản có 3 loại chu kỳ: a. Chu kỳ bán hàng trong thương mại: Chu kỳ logistics bán buôn được thể hiện trên hình 1.3. TËp hîp, xö lý X©y dùng ch­¬ng tr×nh ®¬n hµng giao hµng ChuÈn bÞ giao hµng Th«ng b¸o, Giao kiÓm tra, ®¸nh hµng gi¸ Hình 1.3. Chu kỳ bán buôn hàng hóa b. Chu kỳ bán lẻ hàng hoá Chu kỳ bán lẻ hàng hóa được thể hiện trên hình 1.4 Chuẩn bị hàng Tập hợp nhu để bán cầu khách hàng Chuyển hàng Bán hàng cho ra vị trí tập kết khách hàng Hình 1.4. Chu kỳ bán lẻ hàng hóa
  7. 6 c. Chu kỳ hỗ trợ (nghiệp vụ kho hoặc cửa hàng bán lẻ ) Chu kỳ nghiệp vụ kho được thể hiện trên hình 1.5 Bảo quản Tiếp nhận hàng hoá ở hàng kho Chuẩn bị Phát hàng ở hàng để phát kho Hình 1.5. Chu kỳ nghiệp vụ kho hàng hóa d. Chu kỳ nghiệp vụ mua hàng: được thể hiện ở hình 1.6 Quyết định mua Xác định nguồn hàng Đặt hàng, ký hợp Đánh giá sau mua Nhập hàng mua đồng mua Hình 1.6. Chu kỳ mua hàng 1.2.4 Đặc trưng không ổn định của các nghiệp vụ logistics Các nghiệp vụ logistics có đặc trưng không ổn định về thời gian thực hiện do sự không ổn định của các tác nghiệp trong từng chu kỳ. Các tác nghiệp này thường bị biến đổi là có nhiều nhân tố tác động. Ví dụ về phân phối thời gian thực hiện các thao tác nghiệp vụ trong cả chu kỳ bán - thực hiện đơn đặt hàng cho khách hàng như hình 1.7 5 10 40 Hình 1.7. Phân phối thời gian cho cả chu kỳ thực hiện đơn đặt hàng
  8. 7 Phân phối thời gian của cả chu kỳ chịu ảnh hưởng của phân phối thời gian các tác nghiệp trong quá trình thực hiện đơn đặt hàng (hình 1.7a – 1.7e) 1/2 1 3 1/2 1 3 Hình 1.7a- Phân phối thời gian chuyển Hình 1.7b- Phân phối thời gian tập đơn đặt hàng hợp và xử lý đơn đặt hàng 1 2 10 2 4 10 Hình 1.7c Phân phối thời gian chuẩn Hình 1.7d Phân phối thời gian vận bị lô hàng theo đơn hàng chuyển 1/2 1 3 Hình 1.7e Phân phối thời gian giao hàng cho khách Mục tiêu cơ bản của quản trị logistics là giảm bớt sự không ổn định trong chu kỳ nghiệp vụ logistics. Vấn đề khó khăn là ở chỗ, bản thân cấu trúc chu kỳ hoạt động, điều kiện nghiệp vụ, chất lượng nghiệp vụ phối hợp với nhau làm tăng thêm sự không ổn định. Để quản trị được mục tiêu này, cần phải quản trị tốt toàn bộ hệ thống logistics: tổ chức mạng lưới logistics hợp lý, cải tiến hệ thống thông tin, quản trị dự trữ, cải tiến các nghiệp vụ logistics công nghệ hoá các quá trình.
  9. 8 1.3 Nhiệm vụ của logistics kinh doanh thương mại Sản phẩm của logistics là dịch vụ khách hàng, do đó, nhiệm vụ bao gồm: dịch vụ và chi phí. a. Phải tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng. Theo kết quả nghiên cứu những khiếu nại của khách hàng, thì có những dữ liệu như sau: - 31% là về chất lượng sản phẩm - 44% là do chuyển giao hàng đến chậm - 12% là do hàng hoá bị hư hỏng, hoặc hao hụt - 6% là do cơ cấu mặt hàng không đầy đủ như yêu cầu - 7% - các lý do khác Những con số nói trên cho ta thấy điều gì? Sự yếu kém về chất lượng sản phẩm chỉ chưa chiếm tới 1/3 trong số các khiếu nại. Còn lại là do sự yếu kém của hoạt động dịch vụ, mà chủ yếu là logistics, đã làm khách hàng không được hài lòng. Bởi vậy, đây chính là điểm mà logistics phải khắc phục. Và đồng thời cũng phải nhận thức được rằng đây chính là mục tiêu số một của lĩnh vực này. Chất lượng dịch vụ khách hàng trong logistics được đo lường bởi các tiêu chuẩn sau: a.1. Tiêu chuẩn 1: Tiêu chuẩn đầy đủ về hàng hoá. Các cơ sở logistics phải đảm bảo dự trữ thoả mãn nhu cầu về hàng hoá cho khách hàng cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng. Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào hệ thống quản trị dự trữ và tổ chức mạng lưới logistics (kho, cửa hàng ). Những chỉ tiêu đánh giá tiêu chuẩn này bao gồm: - Tần số thiếu dự trữ: Là khả năng xẩy ra thiếu dự trữ, hay là hàng hoá có đủ để bán cho khách hàng không. Chỉ tiêu này ra: bao nhiêu lần nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp hàng hoá. - Tỷ lệ đầy đủ: Đo lường tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của thiếu dự trữ trong cả một thời gian. Tỷ lệ đẩy đủ phụ thuộc vào tần số thiếu dự trữ, thể hiện mưc độ đáp ứng nhu cầu mua hàng của khách. Tần số thiếu dự trữ và tỷ lệ đầy đủ liên quan đến chính sách và chiến lược dự trữ. - Thời gian bổ sung dự trữ: Là thông số thời gian để có dự trữ đáp ứng yêu cầu bán hàng. Ba chỉ tiêu này phối hợp với nhau để xác định phạm vi mà chiến lược dự trữ của doanh nghiệp đap sứng những mong đợi của khách hàng. a.2. Tiêu chuẩn 2: Tiêu chuẩn vận hành nghiệp vụ Tiêu chuẩn này được đo lường bởi các chỉ tiêu sau: - Tốc độ: là chi phí thời gian mua hàng của khách hàng. Trong bán buôn: là thời gian kể từ khi đặt hàng đến khi giao hàng. Chỉ tiêu này rất khác nhau tuỳ thuộc vào tổ chức hệ thống logistics (mạng lưới, thông tin, vận chuyển, ). Tốc độ cung ứng hàng hoá ảnh hưởng đến thời cơ kinh doanh và chi phí của khách hàng. Trong bán lẻ: chi phí thời gian mua hàng theo các phương pháp bán hàng kể từ khi quyết định cho khách hàng có được hàng hoá. Chỉ
  10. 9 tiêu này phụ thuộc vào việc hoàn thiện các phương pháp bán hàng, phân bố mạng lưới, hình thức tổ chức kinh doanh (loại hình cửa hàng ). Tuỳ thuộc vào đặc trưng nhu cầu mua hàng mà xác định thời gian mua hàng phù hợp. Chẳng hạn, hàng đơn giản không cần lựa chọn có nhu cầu hàng ngày thì phải rút ngắn thời gian mua hàng. - Độ ổn định: là sự giao động về chi phí thời gian mua hàng của khách so với trung bình. Trong bán buôn: độ ổn định kém làm cho khách hàng phải tăng dự trữ bảo hiểm để chống lại việc cung ứng chậm trễ. Độ ổn định liên quan đến tiêu chuẩn đầy đủ và dự trữ, năng lực quản trị quá trình cung cấp hàng hoá. Trong bán lẻ: sự giao động thời gian mua hàng ảnh hưởng đến thời điểm và thời gian tiêu dùng hàng hoá, và do đó, không thoả mãn nhu cầu về thời gian cho khách hàng. - Độ linh hoạt: là khả năng đáp ứng những yêu cầu dịch vụ bất thường của khách hàng (về hàng hoá, về thời gian, về địa điểm cung ứng và các dịch vụ khác ). Những tình thế chủ yếu cần phải độ linh hoạt nghiệp vụ là: + Có những biễn đổi trong hệ thống dịch vụ cơ bản: thay đổi thời gian giao hàng (bán buôn ); phát triển các phương pháp bán hàng và dịch vụ bổ sung (bán lẻ ). + Cần phải hỗ trợ cho chương trình marketing và bán hàng. + Kinh doanh mặt hàng mới và áp dụng phương pháp bán mới. + Chuyển giai đoạn chu kỳ sống sản phẩm. + Tình trạng gián đoạn trong cung ứng. + Tái đặt hàng. + Định hướng khách hàng theo trình độ dịch vụ. + Thay đổi mặt hàng hoặc định hướng khách hàng trong hệ thống logistics như làm giá, bao gói, - Độ sai sót nghiệp vụ: Mức độ vi phạm những yêu cầu của khách hàng về: mặt hàng, thời gian, Cần phải thiết kế các chương trình không lỗi và có các phương án khắc phục những sai sót. a.3. Tiêu chuẩn 3: Độ tin cậy. Độ tin cậy thể hiện tổng hợp chất lượng logistics. Độ tin cậy bao gồm khả năng thực hiện tiêu chuẩn 1 và 2, khả năng cung cấp thông tin cho khách hàng chính xác, khả năng cải tiến liên tục các nghiệp vụ. Cần phải xác định 3 vấn đề khi đo lường chất lượng dịch vụ: biến số đo, đơn vị đo, cơ sở đo. b. Phải giảm tổng chi phí của cả hệ thống logistics. Tổng chi phí của hệ thống logistics được đo lường theo công thức sau:  F = Fm+ Fv+ Fd+ Ft+ Fđ Ở đây:  F - Tổng chi phí hệ thống logistics Fm = gm M - Chi phí giá trị hàng hoá mua gm: Giá mua hàng chịu ảnh hưởng của qui mô lô hàng M: Tổng lượng hàng hoá mua trong kỳ kế hoạch Fv = gv M - Cước phí vận chuyển hàng hoá gv: Giá cước vận chuyển hàng chịu ảnh hưởng của qui mô lô hàng
  11. 10 Fd = fdđ + fdq + fb - Chi phí dự trữ hàng hoá fdđ = kdđ gm (mtb ttb) - Chi phí dự trữ trên đường kdđ - Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ trên đường (%) mtb - Mức tiêu thụ hàng hoá bình quân một ngày ttb - Thời gian trung bình vận chuyển hàng hoá Q fdq = kdk gk -Chi phí dự trữ lô hàng ở kho 2 kdk - Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ tại kho (%) gk = gm + gv - Giá hàng hoá nhập kho Q - Qui mô lô hàng nhập kho fb = kdk gk  z - Chi phí dự trữ bảo hiểm hàng hoá ở kho 2 2 2  =  m .(th tk ) mtb. h - Độ lệch tiêu chuẩn chung m - Độ lệch tiêu chuẩn nhu cầu h - Độ lệch tiêu chuẩn thời gian thực hiện đơn đặt hàng th - Thời gian bình quân thực hiện đơn đặt hàngcủa nguồn hàng tk - Thời gian chu kỳ kiểm tra dự trữ hàng hoá (trường hợp kiểm tra định kỳ dự trữ ) z - Chỉ số độ lệch tiêu chuẩn tương ứng với xác suất đảm bảo dự trữ hàng hoá tại kho pr (tra bảng) M Ft = . f .. f z - Chi phí thiếu bán hàng hoá Q t f t - Chi phí thiếu bán 1 đơn vị hàng hoá f (z) - Hàm phân phối chuẩn tương ứng với chỉ số độ lệch z (tra bảng) M Fđ = f - Chi phí đặt hàng Q h f h - Chi phí một lần đặt hàng Như vậy, chi phí của cả hệ thống logistics chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và vận động theo những chiều hướng ngược nhau dưới ảnh hưởng của qui mô lô hàng nhập. Vấn đề là phải xác định qui mô lô hàng hợp lý, đảm bảo cho tổng chi phí thấp nhất. 1.4 Tối ưu hoá dịch vụ logistics Giữa trình độ dịch vụ khách hàng và chi phí Logistics có mối quan hệ xác định. Khi tăng trình độ dịch vụ khách hàng, chi phí tăng và ngược lại. Tuy nhiên trong điều kiện môi trường xác định, mối quan hệ này nằm trên một đường cong hợp lý thể hiện trên đồ thị của hình 1.10. Những phương án hoạt động Logistics thể hiện mối quan hệ giữa trình độ dịch vụ và chi phí nằm trên đường cong là hợp lý, có nghĩa với điều kiện môi trường xác định, với trình độ dịch vụ nhất định, đòi hỏi phải đầu tư một lượng chi phí xác định; Những phương án có điểm giao nhau giữa trình độ dịch vụ và chi phí Logistics nằm phía trên đường cong là
  12. 11 không hợp lý, có nghĩa với lượng chi phí bỏ ra chỉ có thể đem lại trình độ dịch vụ thấp hơn, và do đó có thể cải thiện trình độ dịch vụ lên ở mức cao hơn. Trên đường cong hợp lý, có một điểm mà tại đó, ứng với trình độ dịch vụ nhất định, đòi hỏi chi phí xác định, nhưng có thể cho ta một mức lợi nhuận cao nhất. Trình độ dịch vụ đó gọi là trình độ dịch vụ khách hàng tối ưu. Chi phí logistics §­êng cong dÞch vô-chi phÝ hợp lý cao ThÊp cao ThÊp Trình độ dịch vụ khách hàng Ph ương án hợp lý: Ph ương án không hợp lý: Hình 1.8. Mối quan hệ giữa trình độ dịch vụ và chi phí Tối ưu hoá dịch vụ logistics là quá trình xác định trình độ dịch vụ khách hàng để đạt được khả năng lợi nhuận tối đa. Xác định trình độ dịch vụ khách hàng tối ưu có liên quan đến mối quan hệ giữa trình độ dịch vụ khách hàng với doanh thu và chi phí. 1.4.1 Mối quan hệ giữa trình độ dịch vụ khách hàng và doanh thu Kết quả bán hàng chịu ảnh hưởng bởi trình độ cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, dịch vụ logistics có ảnh hưởng đến doanh số và sau đó là doanh thu, thị phần. Mối quan hệ giữa trình độ dịch vụ khách hàng và doanh thu được thể hiện trên hình 1.9 Có 4 phương pháp xây dựng mô hình quan hệ doanh số dịch vụ: phương pháp 2 điểm, phương pháp trước và sau kinh nghiệm, phương pháp trò chơi, và phương pháp điều tra người mua. a. Phương pháp 2 điểm: Phương pháp này bao gồm việc tạo nên 2 điểm trên đường cong quan hệ doanh thu - dịch vụ mà qua đó, đường thẳng bị cắt. Đường này được coi như xấp xỉ với quan hệ đường cong, thể hiện ở hình 1.10.
  13. 12 Doanh thu . Trình độ dịch vụ khách hàng Hình 1.9. Mối quan hệ giữa trình độ dịch vụ khách hàng và doanh thu Gần đúng theo phương pháp 2 điểm Doanh thu Trình độ dịch vụ Hình 1.10. Phương pháp 2 điểm xác định quan hệ doanh thu - dịch vụ Phương pháp này dựa trên ý kiến cho rằng, các điểm xác định đường cong khá tốn kém hoặc không thực tế, và khó có khả năng mô tả mối quan hệ với độ chính xác cao. Phương pháp này bao gồm trước hết chọn dịch vụ logistics khách hàng ở trình độ cao cho sản phẩm xác định và xem xét doanh thu có thể đạt được. Sau đó giảm dịch vụ đến mức thấp và ghi lại doanh thu. Tuy kỹ thuật có vẻ đơn giản, nhưng một số vấn đề có thể hạn chế ích lợi của phương pháp. Thứ nhất, không thể thay đổi trình độ dịch vụ đối với sản phẩm đang bán để thu thập thông tin đáp ứng doanh thu. Thứ hai, Thời lượng mà dịch vụ thay đổi là đang hiệu quả, khách hàng nào sẽ cho thông tin thay đổi, và các hoạt động nào khác ảnh hưởng đến doanh thu (xúc tiến, giá, chất lượng sản phẩm, ) có thể là các biến ảnh hưởng đến kết quả doanh thu.
  14. 13 b. Phương pháp trước và sau thử nghiệm: Việc xây dựng đường cong doanh thu - dịch vụ ở phạm vi rộng có thể là không thực tế. Do đó, đáp ứng doanh thu có thể đơn giản được xác định bằng cách tạo ra sự thay đổi trình độ dịch vụ khách hàng và theo dõi sự thay đổi doanh thu, hoặc bằng cách quan sát ảnh hưởng tương tự từ các báo cáo lịch sử khi dịch vụ thay đổi trong quá khứ. Sự thay đổi dịch vụ cần đủ lớn sao cho những khác biệt doanh thu không bị che lấp bởi dao động doanh thu bình thường hoặc do sai số đo lường. Phương pháp này tương tự phương pháp 2 điểm, tuy nhiên nó dễ thực hiện do trình độ dịch vụ hiện tại được coi là "trước" điểm dữ liệu, và chỉ cần biết "sau"điểm dữ liệu. c. Phương pháp trò chơi: Đúng đắn hơn trong việc đo lường sự đáp ứng doanh thu với sự thay đổi dịch vụ là kiểm soát môi trường sao cho chỉ xác định ảnh hưởng của trình độ dịch vụ logistics khách hàng. Phương pháp này giống như tạo ra phòng thí nghiệm hoặc tình thế trò chơi, ở đó các quyết định được diễn ra trong môi trường được kiểm soát. Môi trường này cố gắng sao chụp các yếu tố biến đổi nhu cầu, cạnh tranh, chiến lược logistics và những cái khác tương tự hoàn cảnh thực tế. Trò chơi gồm các quyết định về các mức hoạt động logistics (do đó là các mức dịch vụ) với mục tiêu tạo nên doanh thu tương ứng với chi phí tạo ra chúng. Bằng việc theo dõi trò chơi theo thời gian, có thể có được dữ liệu khái quát để xây dựng đường cong doanh thu - dịch vụ. d. Điều tra người mua: Đây là phương pháp phổ biến nhất để thu thập thông tin dịch vụ khách hàng. 1.4.2 Chi phí và dịch vụ Dễ thấy rằng dịch vụ logistics khách hàng là kết quả của các mức hoạt động logistics. Mỗi mức dịch vụ có một mức chi phí tương ứng. Thực ra có nhiều phương án chi phí hệ thống logistics đối với từng mức dịch vụ, tuỳ thuộc vào sự phối hợp các hoạt động logistics. Khi biết được các mối quan hệ doanh thu - dịch vụ, có thể xác định được chi phí tương ứng với dịch vụ (Hình 1.9). Chi phí Trình độ dịch vụ Hình 1.11. Mối quan hệ giữa trình độ dịch vụ và chi phí
  15. 14 1.4.3 Xác định trình độ dịch vụ tối ưu Khi đã biết doanh thu và chi phí logistics đối với từng trình độ dịch vụ, chúng ta có thể xác định được trình độ dịch vụ sẽ tối đa hoá đóng góp lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bằng phương pháp phân tích cận biên theo trình độ dịch vụ khách hàng trong kinh tế, có thể tìm được điểm dịch vụ tối ưu. Tiến hành nghiên cứu lý thuyết và sau đó vận dụng lý thuyết trong thực tế. a. Lý thuyết Giả sử mục tiêu là tối đa hoá đóng góp lợi nhuận. Về mặt toán học, lợi nhuận tối đa đạt được ở điểm tại đó, sự biến đổi doanh thu bằng biến đổi chi phí: doanh thu biên bằng chi phí biên. Để minh hoạ, giả sử cho đường cong doanh thu - dịch vụ là: R 0,5.D1/ 2 .Ởđây, D- trình độ dịch vụ khách hàng: % số đơn hàng có thời gian chu kỳ đặt hàng 5 ngày. Bản chất của đường cong như sau (H.10). Doanh thu, chi phí, lợi 5 nhuận R = 0,5D1/2 4 Đóng góp lợi nhuận 3 tối đa C = 0,00055D2 2 1 20% 40% 60% 80% 100% Hình 1.12. Tối ưu hoá dịch vụ logistics lý thuyết Đường cong chi phí tương ứng C = 0,00055D2. Biểu thức tối ưu hoá: P = 0,5D1/2 - 0,00055D2 Ở đây: P- Đóng góp lợi nhuận ($) dP Lấy đạo hàm bậc nhất của P theo D: P/(D) dD P cực đại khi: D* = (0,5/4. 0,00055)2/3 D* = 37,2% b. Thực tế: nghiên cứu ví dụ Một hãng thực phẩm dự trữ nước chanh ép để cung ứng cho các khách hàng của mình. Hãng muốn dự trữ với mức dịch vụ để cho lợi nhuận tôí đa. Theo nghiên cứu, cứ thay đổi 1% trình độ dịch vụ thì sẽ thay đổi 0,1% doanh thu. Chiết khấu thương mại là 5.500đ/hộp với doanh số qua kho là 59.904 hộp. Giá phí một hộp ở kho
  16. 15 là 53.800đ/hộp, và chi phí đảm bảo dự trữ năm là 25%. Thời gian cung ứng và chu kỳ đặt hàng là 1 tuần với doanh số trung bình tuần là 1.152 hộp và độ lệch tiêu chuẩn là 350 hộp. Các bước tính toán như sau: Dịch vụ tối ưu khi R = C. Do đáp ứng doanh số là hằng số (không đổi ) cho mọi trình độ dịch vụ, nên sự biến đổi trong doanh thu là: R = Chiết khấu thương mại tỷ lệ đáp ứng doanh số doanh số năm = 0,55 0,001 59.904 = 329.500đ/năm. 1% thay đổi trình độ dịch vụ. Sự thay đổi trong chi phí là do chi phí dự trữ bảo hiểm cần để duy trì trình độ dịch vụ. Sự biến đổi trong dự trữ bảo hiểm là: C = chi phí dự trữ năm Giá phí một hộp Độ lệch tiêu chuẩn nhu cầu trong chu kỳ đặt hàng sự biến đổi của Z Z- Chỉ số độ lệch tiêu chuẩn tương ứng với xác suất đảm bảo dự trữ hàng hoá tại kho . Do vậy: C = 0,25 53.800 350 Z / năm Sự biến đổi chi phí dự trữ bảo hiểm với các giá trị khác nhau của Z được trình bày ở bảng 1.1 Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa chi phí dự trữ bảo hiểm và trình độ dịch vụ Biến đổi trình Biến đổi chi phí Biến đổi về Z độ dịch vụ dự trữ bảo hiểm 87-86 1,125-1,08 = 0,045 211.800 88-87 1,17 -1,12 = 0,045 211.800 89-88 1.23 -1,17 = 0,05 235.400 90-89 1,28 - 1,23 = 0,05 235.400 91-90 1,34 - 1,28 = 0,06 282.500 92-91 1,41 - 1,34 = 0,07 329.500 93-92 1,48 - 1,41 = 0,07 329.500 94-93 1,55 - 1,48 = 0,07 329.500 95-94 1,65 - 1,55 = 0,10 470.800 96-95 1,75 - 1,65 = 0,10 470.800 97-96 1,88 - 1,75 = 0,13 612.000 98-97 2,05 - 1,88 = 0,17 800.300 99-98 2,33 - 2,05 = 0,28 1.318.810 Thể hiện R và C trên đồ thị (H.11),ta được trình độ dịch vụ tối ưu là 93% cho ta R = C = 329.500đ Thường thì dịch vụ khách hàng được coi là có giới hạn đối với hệ thống logistics khi không thể phát triển được mối quan hệ doanh thu - dịch vụ. Trong trường hợp này, có thể chọn trình độ dịch vụ khách hàng định trước, và hệ thống logistics được thiết kế để đáp ứng trình độ này với chi phí tối thiểu. Trình độ dịch vụ thường dựa vào các yếu tố như: trình độ dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, ý kiến người bán hàng, và truyền thống. Theo cách này, không thể đảm bảo rằng, trình độ dịch vụ có sự cân đối tốt nhất giữa doanh thu và chi phí. Để thiết kế hệ thống tối ưu khi khi dịch vụ được coi là có giới hạn, có thể sử dụng phân tích độ nhạy. Trong trường hợp này, phân tích độ nhạy bao gồm biến đổi các nhân tố tạo nên
  17. 16 dịch vụ và sau đó tìm thiết kế hệ thống mới có chi phí tối thiểu. Nếu lặp lại kiểu phân tích này một số lần, có thể thu được chi phí hệ thống với các trình độ dịch vụ khác nhau, và được minh hoạ ở bảng 1.2. Biến đổi trong doanh thu hoặc chi phí Biến đổi trong chi phí dự trữ 40 Biến đổi doanh thu 30 20 86-87 88-87 93-94 Khả năng đủ hàng (%) Hình 1.13. Biến đổi doanh thu và chi phí theo trình độ dịch vụ 1.4.4 Dịch vụ có giới hạn Tuy rằng chưa biết được thiết kế hệ thống logistics và trình độ dịch vụ khách hàng ảnh hưởng ra sao đến doanh thu, nhưng có thể xác định được giá trị của trình độ dịch vụ. Theo ví dụ ở bảng 1.2, để cải thiện trình độ dịch vụ khách hàng từ 85% lên 90%, chi phí logistics sẽ tăng từ 7 triệu $ lên 9 triệu $ mỗi năm. Cải thiện trình độ dịch vụ khách hàng lên 5% phải tăng chi phí lên 2 triệu $. Do vậy doanh thu do cải tiến dịch vụ này phải tăng lên để bù đắp chi phí logistics tăng thêm. Chọn mức dịch vụ cuối cùng thuộc vào quyết định quản trị, tuy nhiên thông tin về chi phí của các trình độ dịch vụ khách hàng khác nhau hỗ trợ cho các quá trình quyết định. Bảng 1.2 Chi phí thiết kế hệ thống Logistics là hàm của trình độ dịch vụ khách hàng khác nhau Phương Chi phí logistics Trình độ dịch vụ án Thiết kế hệ thống logistics hàng năm khách hàng Chuyển đơn hàng bằng thư, vận 1 5.000.000 $ 80% chuyển đường thuỷ, mức dự trữ thấp Chuyển đơn hàng bằng thư, vận 2 7.000.000 $ 85% chuyển đường sắt, mức dự trữ thấp Chuyển đơn hàng bằng thư, vận 3 9.000.000 $ 90% chuyển ôtô, mức dự trữ thấp Chuyển đơn hàng bằng thư, vận 4 12.000.000$ 93% chuyển đường sắt, mức dự trữ cao Chuyển đơn hàng bằng thư, vận 5 15.000.000$ 95% chuyển ôtô, mức dự trữ cao Chuyển đơn hàng bằng điện thoại, vận 5 16.000.000$ 96% chuyển ôtô, mức dự trữ cao
  18. 17 1.4.5 Những đột biến dịch vụ Đa số các kế hoạch và nỗ lực logistics được lãnh đạo theo hướng hiệu quả trong những điều kiện bình thường. Đồng thời phải chuẩn bị cho những trường hợp bất thường có thể làm đình trệ hệ thống hoặc làm ảnh hưởng lớn đến những đặc điểm hoạt động trong thời gian ngắn, như đình công, hoả hoạn, lũ lụt, Có 2 đột biến phổ biến là sự đình trệ hệ thống và loại bỏ sản phẩm. 1.5 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học 1.5.1 Đối tượng và nội dung môn học Logistics kinh doanh thương mại là môn khoa học kinh tế nghiên cứu các hiện tượng và tính qui luật của quá trình logistics kinh doanh thương mại. Như vậy, đối tượng của môn học logistics kinh doanh thương mại là những hiện tượng và tính qui luật của quá trình logistics: mua, dự trữ vận chuyển, kho, bán hàng và dịch vụ khách hàng, Nội dung nghiên cứu môn học bao gồm toàn bộ quá trình quản trị logistics, từ hoạch định, thực thi, cho đến kiểm soát các hoạt động logistics. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào các đối tượng chuyên ngành mà nội dung nghiên cứu có thể toàn diện, sâu sắc hay chỉ đề cập đến những nội dung cơ bản nhất. 1.5.2 Vị trí và phương pháp môn học Logistics kinh doanh thương mại là môn học chuyên ngành quản trị kinh doanh thương mại, cung cấp những kiến thức cơ bản và thực tế cho các nhà quản trị trong các doanh nghiệp thương mại. Môn học logistics kinh doanh thương mại có quan hệ chặt chẽ với các môn học chuyên ngành quản trị kinh doanh: marketing, quản trị doanh nghiệp, kinh tế doanh nghiệp, Môn học cung cấp kiến thức cơ bản của kinh doanh thương mại làm cơ sở cho nhận thức, lĩnh hội các môn học khác. Logistics kinh doanh thương mại là hoạt động có tính công nghệ thống nhất chặt chẽ, do đó nghiên cứu môn học này phải áp dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống; là môn học gắn liền với hoạt động thực tiễn, do đó phải áp dụng phương pháp tư duy biện chứng, gắn liền lý luận với thực tiễn.
  19. 1 CHƯƠNG 2. QUI HOẠCH CÁC CƠ SỞ LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI 2.1 Các qui luạt phát triển mạng lưới logistics kinh doanh thương mại 2.1.1 Khái niệm, vai trò của mạng lưới LOGISTICS KD a. Khái niệm Mạng lưới logistics kinh doanh thương mại là tổng thể các cơ sở logistics trực tiếp cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng, liên kết với nhau và phát triển theo những qui luật của nền kinh tế và của quá trình phân phối, vận động hàng hoá. Như vậy trong kinh doanh thương mại, mạng lưới logistics kinh doanh bao gồm: - Mạng lưới bán lẻ: Trực tiếp cung cấp dịch vụ logistics cho người tiêu dùng trực tiếp thông qua hành vi thương mại bán lẻ. - Mạng lưới kho: Trực tiếp cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng mua buôn thông qua hành vi thương mại bán buôn. Sự phát triển mạng lưới logistics kinh doanh tuân theo những qui luật của nền kinh tế, và nó những tính qui luật phát triển đặc thù: chuyên doanh hoá, tập trung hoá, và hiện đại hoá. Như vậy, mạng lưới logistics kinh doanh bán buôn là mạng lưới kho, mạng lưới logistics kinh doanh bán lẻ là mạng lưới các cửa hàng bán lẻ. b. Vai trò Mạng lưới logistics kinh doanh thương mại là thành phần cơ bản của kênh logistics và hệ thống logistics tổng thể và của doanh nghiệp thương mại, tạo nên dòng chảy phân phối vật chất. - Vai trò dịch vụ khách hàng: Cung cấp dịch vụ khách hàng, thoả mãn nhu cầu mua hàng của khách hàng, đặc biệt thoả mãn dịch vụ thời gian. Khi tăng số lượng và qui mô các cơ sở logistics, trình độ dịch vụ khách hàng tăng lên. - Vai trò chi phí: Số lượng và qui mô mạng lưới logistics kinh doanh ảnh hưởng đến chi phí. Khi tăng số lượng và qui mô các cơ sở logistics, chi phí dự trữ có xu hướng tăng, còn chi phí vận chuyển có xu hướng giảm (mạng lưới kho) và tăng (mạng lưới bán lẻ). Như vậy, vai trò của mạng lưới logistics bán lẻ chủ yếu là dịch vụ, còn của mạng lưới kho là chi phí và dịch vụ. 2.1.2 Các qui luật phát triển mạng lưới logistics a. Qui luật chuyên doanh hoá a.1. Khái niệm và tính tất yếu của qui luật Chuyên doanh hoá mạng lưới logistics là quá trình hình thành và phát triển các cơ sở logistics kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ logistics theo nhóm, phân nhóm, loại hoặc tên hàng kinh doanh nhất định. Thực chất của chuyên doanh hoá là sự phân công xã hội trong hệ thống logistics theo thị trường và mặt hàng kinh doanh nhằm thoả mãn toót hơn nhu cầu mua hàng của khách hàng và giảm chi phí.
  20. 2 Tính tất yếu của qui luật: - Do quá trình chuyên môn hoá tất yếu trong toàn bộ nền kinh tế, trong hệ thống kênh phân phối, trong đó có kênh logistics. - Do yêu cầu nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng: Đối với bán lẻ: Dịch vụ mặt hàng - đảm bảo cơ cấu phong phú, đầy đủ về số lượng, và đảm bảo chất lượng. Đối với bán buôn: đảm bảo số lượng, cơ cấu, và chất lượng; hoàn chỉnh mặt hàng (biến đổi mặt hàng ); tăng tốc độ cung ứng cho khách hàng. - Do đặc tính thương phẩm của hàng hoá: Yêu cầu hệ thống logistics riêng biệt đảm bảo chất lượng hàng hoá. a.2. Hình thức và mức độ chuyên doanh hoá - Hình thức: Phụ thuộc vào cách phân loại hàng hoá - cách xác định chuỗi, nhóm hàng theo công dụng, khách hàng, tần số nhu cầu, giá, - Mức độ chuyên doanh: Kích thước của phối thức mặt hàng kinh doanh - chuyên doanh theo chiều rộng: liên doanh, chuyên doanh nhóm; chiều dài: phân nhóm, - Yêu cầu: Phát triển được chièu sâu (biến thể), đảm bảo nhu cầu đồng bộ khi mua hàng của khách hàng, đảm bảo chất lượng hàng hoá. a.3. Đặc điểm của chuyên doanh hoá - Ưu điểm: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; chuyên môn hoá hệ thống logistics, do đó nâng cao năng suất lao động và thiết bị, giảm chi phí. - Nhược điểm: + Chuyên doanh hoá chỉ thoả mãn nhu cầu hàng hoá ở giới hạn hẹp, do đó để đảm bảo doanh thu kinh tế, phạm vi phục vụ phải rộng, và do đó bán kính hoạt động xa ảnh hưởng đến trình độ dịch vụ khách hàng về thời gian. + Chuyên doanh hoá hạn chế nhu cầu đồng bộ khi mua hàng của khách hàng, do đó giảm trìh độ dịch vụ cơ cấu hàng mua (đặc biệt trong kinh doanh bán lẻ). a.4. Căn cứ để chuyên doanh hoá - Đặc điểm của nhu cầu mua hàng: Nhu cầu định kỳ, hàng ngày; nhu cầu đồng bộ đơn chiếc; nhu cầu mua theo đơn hàng cung cấp tại nhà hay tại cửa hàng. - Đặc điểm của hàng hoá: Hàng hoá (nhóm) có nhiều biến thể hay ít; hàng có đặc tính thương phẩm riêng biệt hay phức tạp hay không. - Thị trường: Mật độ dân số, sức mua; sự hình thành các khu vực chuyên doanh; mạng lưới đối thủ cạnh tranh. - Mạng lưới và điều kiện giao thông vận tải. b. Qui luật tập trung hoá mạng lưới b.1. Khái niệm và tính qui luật Là quá trình tăng tỷ trọng các cơ sở logistics có qui mô lớn, tăng trưởng qui mô bình quân mạng lưới logistics. Các chỉ tiêu đánh giá qui mô của một cơ sở logistics: doanh số - doanh thu; diện tích; số lượng loa động; công suất (kho); số nơi công tác (cửa hàng bán lẻ). Tính tất yếu của qui luật:
  21. 3 - Do tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kênh logistics, phát triển qui mô mạng lưới - Do quá trình tập trung hoá: tích tụ, tập trung dưới các nỗ lực kinh doanh và cạnh tranh. - Do sự phát triển của khoa học và kỹ thuật tạo mọi điều kiện để tăng tốc độ cung cấp dịch vụ khách hàng. b.2. Đặc điểm của những cơ sở qui mô lớn - Ưu điểm: + Nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng, đặc biệt là dịch vụ mặt hàng: cơ cấu hàng hoá phong phú, thoả mãn yêu cầu lựa chọn, mua hàng đồng bộ; có nhiều điều kiện dịch vụ bổ sung cho khách hàng. + Qui mô lớn có nhiều điều kiện để chuyên môn hoá và hiện đại hoá nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng, nâng cao săng suất lao động. + Do doanh số lớn mà chi phí logistics bình quân trên một đơn vị doanh số giảm (tính kinh tế nhờ qui mô); giảm dự trữ và do đó giảm chi phí dự trữ. Điều này được thể hiện theo qui tắc căn bậc 2: Do D i n Ở đây: Do: Giá trị dự trữ tối ưu nếu tập trung dự trữ vào một vị trí Di : Giá trị dự trữ trung bình mỗi điểm dự trữ trong trường hợp dự trữ ở n điểm n: Số vị trí kho (hoặc cửa hàng ) trước khi tập trung - Hạn chế: Tăng qui mô có thể tăng bán kính phục vụ, giảm trình độ dịch vụ khách hàng, giảm hiệu lực logistics. Tăng qui mô kho đồng nghĩa với tập trung hoá dự trữ, gảim số lượng kho, tăng chi phí vận chuyển hàng hoá. Mở rộng qui mô không tương xứng với phát triển doanh số sẽ làm tăng chi phí, giảm hiệu lực kinh doanh. b.3. Căn cứ để tập trung hoá - Căn cứ vào trình độ tập trung thị trường: mật độ, dân số, sức mua - Khả năng phát triển doanh số, phát triển mặt hàng kinh doanh. - Điều kiện giao thông vận tải - Khả năng tài chính của doanh nghiệp. c. Qui luật hiện đại hoá c.1. Khái niệm, tính qui luật Là quá trình tạo nên cơ sở vật chất - kỹ thuật logistics hiện đại và triển khai các hoạt động logistics theo các phân phối tiên tiến. - Tính tất yếu: + Do sự phát triển của khoa học - công nghệ trong nước và trên thế giới. + Do yêu cầu nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí logistics, tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
  22. 4 c.2. Ưu điểm + Tạo phương pháp công nghệ mới, đổi mới quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng: hoàn thiện, tăng tốc độ quá trình logistics bán buôn; tạo điều kiện áp dụng các phương pháp bán hàng tiến bộ trong việc cung cấp dịch vụ logistics bán lẻ (các phương pháp bán hàng tiến bộ). Do vậy nâng cao văn minh thương mại. + Nâng cao năng suất lao động logistics, giảm chi phí + Tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh c.3. Những căn cứ để hiện đại hoá - Thành tưu và điều kiện áp dụng khoa học - kỹ thuật trong nước và trên thế giới. - Khả năng phát triển doanh số, lợi nhuận do đầu tư khoa học - công nghệ - Khả năng tài chính doanh nghiệp 2.1.3 Vấn đề qui hoạch mạng lưới logistics a. Khái niệm, vị trí của qui hoạch mạng lưới logistics Qui hoạch mạng lưới logistics kinh doanh thương mại là quá trình kế hoạch hoá cấu trúc cơ sở logistics nhằm triển khai hệ thống logistics một cách hiệu quả. Đối với doanh nghiệp thương mại bán buôn thì qui hoạch mạng lưới logistics chủ yếu là qui hoạch mạng lưới kho hàng hoá; còn đối với hệ thống logistics bán lẻ là qui hoạch mạng lưới bán lẻ. Như vậy, qui hoạch mạng lưới logistics cũng có nghĩa xác định cấu trúc thông qua đó, hàng hoá sẽ chảy từ các điểm nguồn đến các điểm của nhu cầu. Vị trí: - Qui hoạch mạng lưới logistics là quyết định logistics ở tầm chiến lược: kế hoạch hoá dài hạn. Vị trí của quyết định mạng lưới logistics được thể hiện trên hình 2.1 + Qui hoạch mạng: Nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược doanh nghiệp. Bao gồm xác định số lượng, vị trí, qui mô, mặt hàng kinh doanh. Mục đích: tập trung dự trữ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua mạng; xác định trình độ dịch vụ khách hàng. Sử dụng các dữ liệu tổng hợp và dự báo dài hạn. Thời hạn kế hoạch hoá 1 năm. + Kế hoạch hoá cung ứng và phân phối: Xác định khối lượng, cơ cấu hàng hoá cho các cơ sở logistics, cho các nguồn hàng; xác định rõ khối lượng hàng mua, bán, dự trữ và vận chuyển. Kế hoạch được xây dựng theo tháng và quí. + Kế hoạch hoá dòng hàng và thời biểu cung ứng: Giống như trên, nhưng cụ thể cho từng cơ sở logistics. Mục tiêu: đáp ứng nhu cầu dự báo và mục tiêu dự trữ. + Thực hiện thương vụ bán buôn và bán lẻ: Kế hoạch hoá theo ngày để thực hiện đơn hàng của khách mua buôn và triển khai bán lẻ hàng hoá ở các cửa hàng bán lẻ. + Chương trình ngắn hạn: Kế hoạch hoá ngắn hạn tìm cách tối ưu hoá sử dụng các nguồn lực - kế hoạch hoá hàng ngày. b. Bản chất và các quyết định qui hoạch mạng lưới Vấn đề thiết kế mạng lưới bao gồm cả khía cạnh không gian và thời gian Khía cạnh không gian gắn liền với việc bố trí mặt bằng các cơ sở vật chất như nhà kho, cửa hàng bán lẻ. Số lượng, qui mô, và vị trí cơ sở logistics được xác định bằng cách cân đối
  23. 5 giữa yêu cầu dịch vụ khách hàng và những vấn đề tiếp theo về mặt địa lý: chi phí mua hàng; chi phí đảm bảo dự trữ; chi phí bảo quản; chi phí vận chuyển. Tần số kế hoạch hoá Hoạt động logistics Qui hoạch Hàng năm mạng lưới Kế hoạch phân phối Hàng quí, tháng tổng thể Cơ sở dữ liệu - Kế hoạch hiện tại - Tình trạng hiện tại Kế hoạch hoá dòng - Kết quả trước đây Hàng tháng, tuần hàng - Hồ sơ dữ liệu chủ yếu Thực hiện Hàng ngày thương vụ Các chương trình Hàng ngày ngắn hạn Hình 2.1: Hệ thống các quyết định logistics Vấn đề thời gian trong hoạch định mạng lưới là khả năng mạng lưới đảm bảo hàng hoá để đáp ứng các mục tiêu dịch vụ khách hàng: khả năng hàng hoá có thể được bán thông qua thời gian đáp ứng đơn đặt hàng hoặc thông qua việc duy trì dự trữ tiếp cận không gian với khách hàng. Việc cân đối chi phí vốn, chi phí phân phối (thực hiện đơn đặt hàng), chi phí vận tải trong khi phải đáp ứng các mục tiêu dịch vụ khách hàng đòi hỏi là: hàng hoá chảy qua mạng lưới như thế nào. Các quyết định theo thời gian cũng ảnh hưởng đến việc bố trí cơ sở logistics. c. Các quyết định trong qui hoạch Bao gồm: Cơ sở logistics nào sẽ được sử dụng; bao nhiêu; chúng sẽ được bố trí ở đâu; hàng hoá và khách hàng nào sẽ được cố định với chúng; Dịch vụ vận tải nào sẽ được sử dụng giữa chúng; và các cơ sở logistics này sẽ được cung ứng như thế nào. 2.2 Qui hoạch mạng lưới kho hàng hoá 2.2.1 Chức năng và các loại kho hàng hoá a. Chức năng kho hàng hoá Kho hàng hoá là loại hình cơ sở logistics, thực hiện việc dự trữ và bảo quản hàng hoá nhằm cung ứng hàng hoá cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất.
  24. 6 Như vậy, kho hàng hoá thực hiện 2 chức năng cơ bản: chức năng lợi ích kinh tế và chức năng dịch vụ. a.1. Chức năng lợi ích kinh tế Lợi ích kinh tế của kho khi mà toàn bộ chi phí logistics trực tiếp giảm xuống nhờ sử dụng hệ thống kho. Các lợi ích kinh tế cơ bản của kho bao gồm: giảm chi phí nhờ tập trung, tiếp tục quá trình sản xuất, và đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục.  Lợi ích nhờ tập trung vận chuyển Giữa sản xuất và tiêu dùng còn có sự cách biệt về không gian, do đó muốn giảm chi phí trong vận chuyển hàng hoá thì phải tạo lập những lô hàng lớn để vận chuyển, tức là phải tập trung vận chuyển. Nhờ có kho mà có thể tập trung vận chuyển trong những điều kiện sau: - Tập trung thu nhận hàng hoá sản xuất phân tán vào kho, tạo lập lô hàng lớn để vận chuyển. Kiểu tập trung này được thể hiện trên hình 2.2 Nguồn hàng A Khách hàng Kho thu nhận A B C Nguồn hàng B Nguồn hàng C Hình 2.2: Kho tập trung thu nhận và vận chuyển - Tập trung vận chuyển lô hàng lớn ở khoảng cách lớn từ nguồn hàng đến kho đặt ở vị trí phân phối, sau đó cung ứng lô hàng nhỏ với khoảng cách nhỏ cho khách hàng phân tán. Kiểu này được thể hiện trên hình 2.3 Khách hàng A Nguồn hàng Kho phân phối Khách hàng B A Khách hàng C Hình 2.3: Kho tập trung vận chuyển và phân phối - Tập trung thu nhận, vận chuyển, và phân phối (Hình 2.4)  Lợi ích nhờ dự trữ thời vụ Kho dự trữ thời vụ do đó đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục tiết kiệm được vốn đầu tư và lao động.  Lợi ích nhờ tiếp tục quá trình sản xuất
  25. 7 Một số công đoạn của quá trình sản xuất có thể được tiến hành trong kho (như đóng gói, gắn nhãn hiệu, ) do đó có thể nâng cao năng suất của toàn bộ quá trình sản xuất, tăng cường hiệu lực của bao gói và nhãn hiệu hàng hoá. Ngu ồn hàng A Khách hàng A Kho phân Ngu ồn hàng B Kho thu Khách hàng B nhận phối Nguồn hàng C Khách hàng C Hình 2.4: Kho tập trung thu nhận, vận chuyển và phân phối b. Chức năng lợi ích dịch vụ Bao gồm các lợi ích dịch vụ cơ bản sau: b.1. Dự trữ tại chỗ Việc sử dụng các loại hình kho tiếp cận thị trường mục tiêu sẽ đảm bảo cung ứng hàng hoá cho khách hàng với thời gian ít nhất, đồng thời cung cấp lô hàng trọn bộ cho khách hàng. b.2. Tổng hợp lô hàng Các kho đặt ở vị trí thị trường mục tiêu sẽ tổng hợp các lô hàng từ nhiều nguồn và cung cấp lô hàng tổng hợp cho khách hàng, thoả mãn nhu cầu dịch vụ khách hàng về mặt hàng. b.3. Phối hợp vận tải Phối hợp vận chuyển hàng hoá đến kho để tập trung dự trữ hàng hoá theo đặc điểm cụ thể của khách hàng. b.4. Lợi ích tiếp thị 2.2.2 Các loại kho hàng hoá Có thể phân loại kho theo một số tiêu thức sau: a. Phân loại theo đối tượng phục vụ a.1. Kho định hướng thị trường Kho đáp ứng yêu cầu của khách hàng trên thị trường mục tiêu. Loại hình kho này còn được gọi là kho phân phối hay kho cung ứng. Kho này có chức năng chủ yếu là dịch vụ khách hàng: tổng hợp các lô hàng và cung ứng thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. Về mặt địa lý, kho gần khách hàng để tập trung vận chuyển lô hàng lớn, cự ly dài từ nhà máy kết hợp cung ứng lô hàng nhỏ từ kho cho khách hàng. Phạm vị hoạt động của kho định vị thị trường căn cứ vào yêu cầu tốc độ cung ứng, qui mô đơn hàng trung bình, chi phí/đơn vị cung ứng. Cả trong kinh doanh bán buôn và bán lẻ đều sử dụng kho định vị thị trường. a.2. Kho định hướng nguồn hàng Kho có vị trí ở các khu vực sản xuất, đáp ứng các yêu cầu của các nhà sản xuất và do đó chức năng chủ yếu là chức năng lợi ích kinh tế: thu nhận và tập trung vận chuyển, tiếp tục quá trình sản xuất và dự trữ thời vụ.
  26. 8 a.3. Kho định hướng trung gian Kho đáp ứng yêu cầu của quá trình vận động hàng hoá, thực hiện các chức năng lợi ích kinh tế là chủ yếu: dự trữ hàng hoá, chuyển tải hàng hoá giữa các loại phương tiện vận tải. Kho định hướng trung gian gồm 2 loại: kho dự trữ và kho trung chuyển. b. Phân loại theo quyền sở hữu và sử dụng b.1. Kho dùng riêng Kho dùng riêng thuộc quyền sở hữu và sử dụng của riêng từng doanh nghiệp (thương mại ) có quyền sở hữu hàng hoá dự trữ và bảo quản tại kho. Loại hình kho này thích hợp với những doanh nghiệp có khả năng về nguồn lực tài chính, đồng thời các loại hình kho khác không đáp ứng yêu cầu dự trữ, bảo quản hàng và cung ứng hoá của doanh nghiệp (vị trí quá xa, điều kiện thiết kế và thiết bị không phù hợp). Lợi ích chủ yếu của kho dùng riêng khả năng kiểm soát, tính linh hoạt nghiệp vụ, và các lợi ích vô hình khác. Tuy nhiên nếu dùng kho dùng riêng thì chi phí hệ thống logistics sẽ tăng, và tính linh hoạt vị trí không đảm bảo khi doanh nghiệp mở rộng thị trường mục tiêu. b.2. Kho dùng chung Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kho dùng chung được sử dụng phổ biến. Khác với kho dùng riêng, kho dùng chung hoạt động như một đơn vị kinh doanh độc lập cung cấp một loạt các dịch vụ như dự trữ, bảo quản, và vận chuyển trên cơ sở tiền thù lao cố định hoặc biến đổi. Kho dùng chung cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn cho mọi khách hàng. Kho dùng chung đem lại lợi ích linh hoạt về tài chính và lợi ích kinh tế. Chúng có qui mô nghiệp vụ và trình độ quản trị chuyên môn rộng lớn hơn, bởi lẽ kho là đơn vị kinh doanh cơ bản. Điều này có nghĩa, các nhà quản trị kho dùng chung nắm được những rủi ro về hoạt động kho và hoạt động để chiếm lợi thế các cơ hội thị trường. Theo quan điểm tài chính, kho dùng chung có thể có chi phí biến đổi thấp hơn kho dùng riêng. Chi phí này thấp hơn có thể là do tính kinh tế nhờ qui mô, năng suất cao hơn. Kho dùng chung cũng có chi phí vốn thấp hơn. Nếu như hiệu lực quản trị được điều chỉnh phù hợp với lợi nhuận trên đầu tư (ROI) thì việc sử dụng kho dùng chung có thể tăng đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp. Kho dùng chung có thể cung cấp tính linh hoạt ở chỗ, nó dễ thay đổi vị trí, qui mô, và số lượng kho, cho phép doanh nghiệp đáp ứng nhanh với nguồn hàng, khách hàng, và nhu cầu thời vụ. Do kho dùng chung dự trữ và bảo quản hàng hoá cho mọi khách hàng nên có qui mô luôn luôn lớn và do đó đem lại lợi thế chi phí thấp nhờ qui mô. Nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng kho dùng chung cho hoạt động logistics do chúng cung cấp nhiều dịch vụ và có tính linh hoạt cao. b.3. Kho hợp tác (liên hợp sử dụng) Do các doanh nghiệp cùng góp vốn đầu tư xây dựng. Phân phối diện tích sử dụng theo tỷ lệ vốn đầu tư. Đặc điểm: tiết kiệm vốn xây dựng do tập trung xây dựng; có thể tập trung quản lý; có điều kiện sử dụng hợp lý diện tích kho và hiện đại hoá công nghệ kho.
  27. 9 c. Phân theo điều kiện thiết kế, thiết bị c.1. Kho thông thường Có đặc điểm thiết kế, kiến trúc xây dựng và thiết bị thực hiện quá trình công nghệ trong điều kiện bình thường. c.2. Kho đặc biệt Có đặc điểm thiết kế - kiến trúc xây dựng và thiết bị riêng biệt để bảo quản những hàng hoá đăch biệt do tính chất thương phẩm và yêu cầu của quá trình vận động hàng hoá (kho lạnh, kho động vật sống) d. Phân theo đặc điểm kiến trúc d.1. Kho kín Có khả năng ngăn cách môi trường bảo quản với môi trường ngoài kho; chủ động duy trì chế độ bảo quản, ít chịu ảnh hưởng của các thông số môi trường bên ngoài. d.2. Kho nửa kín Chỉ có thể che mưa, nắng cho hàng hoá, không có các kết cấu (tường) ngăn cách với môi trường ngoài kho. d.3. Kho lộ thiên (bãi chứa hàng) Chỉ là các bãi tập trung dự trữ những hàng hoá ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của khí hậu, thời tiết. e. Phân theo mặt hàng bảo quản e.1. Kho tổng hợp Có trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá cao. Kho bảo quản nhiều loại hàng hoá theo các khu kho và nhà kho chuyên môn hoá. e.2. Kho chuyên nghiệp Chuyên bảo quản một nhóm hàng, phân nhóm hàng và loại hàng nhất định. e.3. Kho hỗn hợp Có trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá thấp nhất. Kho bảo quản nhiều loại hàng hoá trong một khu kho hoặc nhà kho. 2.2.3 Nội dung qui hoạch mạng lưới kho hàng hoá a. Các nhân tố ảnh hưởng đến qui hoạch mạng lưới kho Có nhiều nhân tố ảnh hưởng, nhưng những nhân tố sau là cơ bản: thị trường mục tiêu; điều kiện giao thông vận tải; sự phân bố của nguồn hàng; qui hoạch phát triển mạng lưới kho dùng chung. a.1. Nhân tố thị trường mục tiêu - Quá trình phát triển thị trường của doanh nghiệp: tăng số điểm nhu cầu, tăng qui mô và cơ cấu nhu cầu - Tăng trưởng qui mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường mục tiêu - Nhu cầu về dịch vụ logistics của khách hàng: dịch vụ mặt hàng, thời gian, địa điểm, Nhân tố thị trường mục tiêu ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu, số lượng và vị trí phân bố kho hàng hoá.
  28. 10 a.2. Nhân tố điều kiện giao thông vận tải - Mạng lưới các con đường giao thông: - Sự phát triển các loại phương tiện vận tải - Cước phí vận chuyển: Phải xem xét xu hướng chuyển dịch chi phí vận tải khi xác định địa điểm phân bố giữa nguồn và thị trường. Nếu xu hướng giảm thì nên đặt vị trí phân bố ở ngay khu vực nhu cầu thị trường. Nhân tố này có thể được thể hiện trên hình 2.5. X Tổng chi phí Y Chi phí Chi phí bảo quản bảo quản S M Nguồn hàng Thị trường Hình 2.5: Chuyển dịch chi phí vận chuyển đẩy vị trí phân bố đến nguồn hàng hoặc thị trường Điều kiện giao thông vận tải ảnh hưởng đến vị trí phân bố mạng lưới kho, đến việc xác định số lượng kho do tốc độ vận chuyển tăng có thể giảm yêu cầu số lượng kho mà vẫn đảm bảo dịch vụ thời gian cung ứng hàng hoá cho khách hàng. a.3. Nhân tố nguồn hàng - Số lượng và qui mô và cơ cấu nguồn hàng cung ứng cho thị trường mục tiêu - Vị trí phân bố nguồn hàng cả về địa điểm và khoảng cách Nhân tố nguồn hàng ảnh hưởng đến số lượng, qui mô và địa điểm phân bố kho, đặc biệt là kho định hướng nguồn hàng (kho thu nhận) a.4. Nhân tố mạng lưới kho - Sự phát triển mạng lưới kho cả về số lượng, cơ cấu và vị trí phân bố, đặc biệt là các loại hình kho dùng chung và hợp đồng (kho liên hợp ) Nhân tố này ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu kho theo đặc trưng quyền sở hữu. b. Xác định cơ cấu kho b.1. Xác định loại hình kho theo kênh logistics Trên cơ sở vị trí phân bố của thị trường mục tiêu (các điểm khách hàng ) và nguồn hàng, kết hợp với các yếu tố khác như điều kiện giao thông vận tải, mà doanh nghiệp quyết định kênh logistics hợp lý. Kênh logistics của doanh nghiệp là tập hợp các loại hình kho mà hàng hoá sẽ vận động qua để cung ứng cho khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Như vậy, kênh logistics của doanh nghiệp có thể là kênh trực tiếp, kênh một cấp, kênh hai hoặc ba cấp được thể hiện trên hình 2.6
  29. 11 A 2 3 B 1 A: Kênh logistics trực tiếp; B: Kênh logistics nhiều cấp (1, 2, 3 cấp) : Kho nguồn hàng; : Cơ sở logistics khách hàng (kho hoặc cửa hàng ) : Hệ thống kho doanh nghiệp Hình 2.6: Các loại kênh logistics của doanh nghiệp Việc xác định kênh logistics, có nghĩa xác định số lượng các loại hình kho tuỳ thuộc vào kết quả phân tích chi phí logistics và đảm bảo dịch vụ khách hàng. Trong trường hợp kênh logistics trực tiếp, hàng hoá được cung ứng cho khách hàng không qua bất kỳ loại hình kho trung gian nào của doanh nghiệp. Điều kiện sử dụng kênh trực tiếp: -Không làm giảm trình độ dịch vụ khách hàng: Số lượng, cơ cấu, đặc điểm hàng hoá; thời gian cung ứng hàng hoá phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Điều này cũng có nghĩa: lô hàng mua phải phù hợp với lô hàng bán-qui mô lô hàng không quá lớn, cơ cấu đơn giản, hàng hoá không phải qua khâu tổ chức mặt hàng thương mại; cự ly vận chuyển ngắn, điều kiện vận chuyển không phức tạp-không phải chuyển tải qua nhiều phương tiện; thời gian thực hiện đơn đặt hàng mua của nguồn hàng nhanh, đáp ứng yêu cầu thời gian cung ứng hàng hoá cho khách hàng; -Tổng chi phí logistics phải giảm: chi phí dự trữ(dự trữ trên đường) và cước phí vận tải chuyển thẳng nhỏ hơn chi phí dự trữ (dự trữ trên đường và kho) và cước phí vận tải (vận chuyển đến kho và từ kho cung ứng cho khách hàng ). Điều này cũng có nghĩa: qui mô lô hàng vận chuyển thẳng phải đủ lớn, điều kiện giao thông vận tải phải thuận tiện. Như vậy, kênh logistics trực tiếp thích ứng với mục tiêu định hướng chi phí chứ không phải dịch vụ, và trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển với sự cạnh tranh dịch vụ gay gắt, nó ít được sử dụng. Khi không đảm bảo điều kiện sử dụng kênh trực tiếp, doanh nghiệp phải sử dụng kênh trung gian. Kênh trung gian có thể 1, 2, 3 cấp tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố, nhưng phải đảm bảo yêu cầu dịch vụ và chi phí logistics. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tập trung và chuyên môn hoá, kênh logistics gián tiếp có nhiều ưu thế vì nó đảm bảo thoả mãn tốt nhất nhu cầu dịch vụ của khách hàng với chi phí thấp. Theo quan điểm chi phí thấp nhất, việc bổ sung thêm một loại hình kho vào trong kênh logistics là hợp lý nếu thoả mãn điều kiện sau: Pv Tv  Wx Lx  Px Tx N x Ở đây:
  30. 12 : chi phí xử lý lô hàng lớn (kho thu nhận- định hướng nguồn hàng) Pv : chi phí vận chuyển lô hàng lớn (từ kho thu nhận đến kho phân phối) Tv : chi phí kho lô hàng nhỏ (kho phân phối) Wx : chi phí cung ứng lô hàng nhỏ (từ kho phân phối đến khách hàng) Lx : Tỷ số lô hàng nhỏ / lô hàng lớn N x : chi phí xử lý lô hàng nhỏ Px : chi phí vận chuyển trực tiếp lô hàng nhỏ Tx Do hàng hoá dự trữ trong mạng lưới kho được phân bố hợp lý nên đảm bảo thoả mãn nhu cầu của khách hàng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu đồng thời cung ứng nhanh và ổn định hàng hoá cho khách hàng. Trong kênh logistics gián tiếp, mạng lưới kho được phân bố hợp lý sẽ phát huy tính kinh tế nhờ qui mô trong vận chuyển và do đó giảm được chi phí vận chuyển. Chính vì vậy, xác định một kênh logistics hợp lý phải gắn liền với việc qui hoạch mạng lưới kho hợp lý. b.2. Cơ cấu kho theo đặc trưng sở hữu Có nghĩa xác định tỷ lệ dự trữ hàng hoá theo các loại hình kho dùng riêng, kho dùng chung, và kho hợp đồng. Để quyết định sử dụng kho dùng riêng hoặc kho thuê (kho dùng chung, kho hợp đồng) cần phải xác định ngưỡng dự trữ kho dùng riêng. Khi dự trữ của doanh nghiệp vượt quá ngưỡng thì sử dụng kho thuê. Mô hình phối hợp sử dụng kho dùng riêng và thuê được thể hiện trên hình Dự trữ Sử dụng kho thuê Ngưỡng dự trữ D Sử dụng kho riêng Các tháng trong năm Hình 2.7: Phối hợp sử dụng kho dùng riêng và thuê Việc lựa chọn loại hình kho cũng phụ thuộc vào các nhân tố thể hiện trên bảng 2.1: b.3. Cơ cấu kho theo mặt hàng Căn cứ vào yêu cầu dịch vụ mặt hàng kinh doanh của khách hàng, phối thức mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp và trình độ chuyên doanh hoá mạng lưới kho thuê, doanh nghiệp xác định cơ cấu kho chuyên doanh, hỗn hợp, hoặc chuyên doanh rộng (theo nhóm hàng)
  31. 13 Bảng 2.1: Các nhân tố định hướng lựa chọn loại hình kho Lựa chọn loại hình kho Yêu cầu sử dụng Riêng Hợp đồng Dùng chung Yêu cầu marketing Yêu cầu tổ chức lô hàng Yêu cầu linh hoạt nghiệp vụ Yêu cầu linh hoạt vị trí Tính kinh tế nhờ qui mô c. Xác định số lượng kho Số lượng kho, đặc biệt số lượng kho định hướng khách hàng (kho phân phối) có ảnh hưởng lớn đến trình độ dịch vụ khách hàng và chi phí của hệ thống logistics. Thông thường khi tăng số lượng kho, trình độ dịch vụ khách hàng tăng do giảm được khoảng cách vận chuyển, và do đó giảm thời gian thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng. Tuy nhiên, khi tăng số lượng kho vượt quá giới hạn nhất định thì chi phí logistics sẽ tăng (chi phí dự trữ và vận chuyển ). Do vậy, việc xác định số lượng kho cũng có nghĩa là xác định các trung tâm cung ứng hàng hoá cho khách hàng đảm bảo mục tiêu trình độ dịch vụ khách hàng và chi phí. Việc xác định các trung tâm này phụ thuộc vào số lượng và qui mô khách hàng, mức độ tập trung hay phân tán của khách hàng, khoảng cách giữa các khách hàng, tuỳ thuộc vào điều kiện giao thông vận tải (số lượng các trung tâm phân phối sẽ giảm khi cải thiện tốc độ vận chuyển hàng hoá). d. Xác định vị trí phân bố kho d.1. Các nhân tố ảnh hưởng Việc xác định vị trí phân bố kho phải trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng, bao gồm: - Lực lượng định hướng: Xác định vị trí phân bố thường được quyết định bởi một nhân tố quan trọng hơn các nhân tố khác. Trong trường hợp xác định vị trí kho, nhân tố kinh tế (tiết kiệm chi phí) thường là nổi trội. - Số lượng kho cần phân bố: Phân bố một kho khác với phân bố nhiều kho. Nếu chỉ phân bố một kho, có thể giảm được việc nghiên cứu cạnh tranh, phân chia nhu cầu đối với các kho, nghiên cứu ảnh hưởng của tập trung dự trữ và chi phí kho, trong đó chi phí vận chuyển là vấn đề nghiên cứu chủ yếu. Số lượng kho quyết định việc áp dụng các phương pháp định vị và sự phức tạp của quá trình tính toán. - Lựa chọn phương pháp phân bố: Có hai loại phương pháp phân bố: phương pháp liên tục - thăm dò mọi vị trí có thể một cách liên tụctheo không gian và chọn ra một vị trí tốt nhất; loại phương pháp phân biệt - phương pháp được lựa chọn từ một danh mục các phương pháp và tiến hành chọn trước một cách hợp lý. Loại sau thường sử dụng phổ biến, đặc biệt khi phân bố nhiều cơ sở. - Mức độ tập hợp dữ liệu:
  32. 14 Mức độ tập hợp dữ liệu ẩnh hưởng đến việc lựa chọn các phương pháp phân tích, trái lại, các phương pháp phân tích lại yêu cầu mức độ tập hợp dữ liệu thích hợp. - Tầm thời gian: Nhân tố này liên quan đến lựa chọn phương pháp: phương pháp thống kê hay động thái. - Xu hướng giá thuê địa điểm - Cước phí vận tải Phải xem xét xu hướng chuyển dịch chi phí vận tải khi xác định địa điểm phân bố giữa nguồn và thị trường. Nếu xu hướng giảm thì nên đặt vị trí phân bố ở ngay khu vực nhu cầu thị trường. d.2. Các phương pháp xác định vị trí kho Có nhiều phương pháp tuỳ thuộc số lượng kho. Có phương pháp định vị một kho và định vị nhiều kho. Ở đây chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp định vị một kho trên cơ sở áp dụng các mô hình toán. Mô hình phổ biến một kho là mô hình trung tâm sức hút chuẩn xác- mô hình thống kê liên tục. Mô hình này được thể hiện dưới dạng biểu thức toán học như sau: MinFv = iviridi (1) Ở đây: Fv: Tổng chi phí vận chuyển vi: Qui mô ở điểm i ri: Cước phí vận chuyển đối với điểm i di: Khoảng cách từ vị trí phân bố kho đến điểm i Vị trí kho được tìm thấy bằng cách giải 2 phương trình toạ độ vị trí - toạ độ trung tâm sức hút chuẩn xác:  vi ri xi / di X i (2) i vi ri / di  vi ri yi / di Y i (3) i vi ri / di X , Y : Toạ độ kho được phân bố xi, yi: Toạ độ của nguồn và điểm nhu cầu (khách hàng) di: Khoảng cách, được tính như sau: 2 2 1/ 2 di K xi X yi Y  (4) K: Hệ số qui đổi đơn vị khoản cách theo toạ độ sang đơn vị thực tế Các bước tiến hành theo mô hình này như sau: 1- Xác định các điểm toạ độ X, Y cùng với qui mô và cước phí vận chuyển cho mỗi điểm nguồn và điểm nhu cầu. 2- Xác định gần đúng vị trí ban đầu theo công thức (2) và (3) bằng cách bỏ thông số khoảng cách di, tức là:
  33. 15 i vi ri xi i vi ri yi X 0 Y0 (5) i vi ri i vi ri 3- Sử dụng X 0 và Y0 từ bước 2, tính di - nhân tố k chưa cần sử dụng 4- Đưa di vào phương trình (2) và (3), giải phương trình để sửa đổi toạ độ 5- Tính lại di trên cơ sở toạ độ X , Y đã chỉnh lý 6- Làm lại bước 4 và 5 cho đến khi X và Y không biến đổi 7- Tính tổng chi phí đối với vị trí tối ưu theo phương trình (1) Ví dụ: Có 2 nguồn hàng cung cấp hàng hoá cho 1 kho cung ứng cho 3 trung tâm nhu cầu. Phân bố không gian của nguồn hàng và thị trường như sau: N1 3 8 7 1 ạ ạ độ dọc 6 Y To 5 2 4 3 2 2 1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thang: 1=10Km X Toạ độ ngang Sản phẩm A được cung cấp từ N1 và sản phẩm B từ N2; các sản phẩm này được tiếp tục cung cấp cho thị trường. Điểm toạ độ, qui mô và cước phí vận chuyển được tóm tắt ở bảng sau:
  34. 16 Tổng khối Cước phí Toạ độ Sản phẩm lượng di Điểm (i) vận chuyển (S) chuyển v i ($/km) xi yi (T) 1 N1 A 2.000 0,05 3 8 2 N2 B 3.000 0,05 8 2 3 M1 A & B 2.500 0,075 2 5 4 M2 A & B 1.000 0,075 6 4 5 M3 A & B 1.500 0,075 8 8 Sử dụng phương trình (4) và (5), tìm vị trí ban đầu (gần đúng) của kho. Việc tính toán được thực hiện theo bảng sau: I xi yi vi ri viri virixi viriyi 1 3 8 2.000 0,05 100,00 300,00 800,00 2 8 2 3.000 0,05 150,00 1.200,00 300,00 3 2 5 2.500 0,075 187,50 375,00 937,00 4 6 4 1.000 0,075 75,00 450,00 300,00 5 8 8 1.500 0,075 112,50 960,00 900,00 625,00 3.225,00 3.237,50 Ta có: X = 3.225,00/625,00 = 5,16 Y = 3.237,50/625,00 = 5,18 Các toạ độ này xác định vị trí của kho. Tổng chi phí vận chuyển tương ứng với vị trí này được xác định ở bảng sau: Fvi i xi yi vi ri di (km) (4) (5) (6) 1 3 8 2.000 0,05 35,52 3.552 2 8 2 3.000 0,05 42,63 6.395 3 2 5 2.500 0,075 31,65 5.935 4 6 4 1.000 0,075 14,48 1.086 5 8 8 1.500 0,075 40,02 4.503 21.471 Tiếp tục sử dụng giải pháp trung tâm sức hút như ban đầu ở phương trình (1) và (2). Toạ độ vị trí đối với lần lặp đầu có thể tìm thấy bằng cách giải phương trình ở dạng bảng sau: viri/di i viri virixi viriyi di (6)=(2)/(5 virixi/di viriyi/di (2) (3) (4) (5) ) (7)=(3)/(5) (8)=(4)/(5) 1 100,00 300,00 800,00 35,52 2,815 8,446 22,523 2 150,00 1.200,00 300,00 42,63 3,519 28,149 7,037 3 187,50 375,00 937,50 31,65 5,924 11,848 29,621 4 75,00 450,00 300,00 14,48 5,180 31,077 20,718 5 112,50 900,00 900,00 40,02 2,811 22,489 22,489 20,249 102,009 102,388 Toạ độ vị trí kho lần 2 tính được là: X = 102,009/20,249 = 5,038 Y = 102,388/20,249 = 5,056
  35. 17 Và tổng chi phí: 21.431 $ Sử dụng chương trình phần mềm trong máy tính, có thể tính đến 100 lần nhắc lại và cho kết quả sau: Lần Tổng chi phí lặp Toạ độ X Toạ độ Y 0 5,160 5,180 21.471,00 1 5,038 5,056 21.431,22 2 4,990 5,031 21.427,11 3 4,966 5,032 21.426,14 4 4,951 5,037 21.425,49 5 4,940 5,042 21.425,44 6 4,932 5,046 21.425,30 7 4,927 5,049 21.425,23 8 4,922 5,051 21.425,19 9 4,919 5,053 21.425,17 10 4,917 5,054 21.425,15 11 4,015 5,055 21.425,14 . . 100 4,910 5,058 21.425,14 Mô hình này có một số thừa nhận đơn giản như sau: 1- Qui mô nhu cầu luôn được coi là tập trung ở một điểm. Nhưng trong thực tế, chúng được hình thành từ nhiều điểm khách hàng phân tán trên phạm vi rộng. Trung tâm sức hút thị trường thường dùng là cụm nhu cầu. Do đó có thể gây nên một số sai số khi tính chi phí vận chuyển. 2- Mô hình định vị về cơ bản xác định vị trí trên cơ sở chi phí biến đổi. Chúng không phân biệt sự khác nhau trong chi phí vốn xây dựng kho ở các vị trí khác nhau và những chi phí khác như lao động, chi phí đảm bảo dự trữ, và những lợi ích tương ứng với quá trình hoạt động của các kho ở những vị trí khác nhau. 3- Tổng chi phí vận chuyển thường được coi là tăng theo khoảng cách. Tuy nhiên, trong thực tế giá cước vận chuyển lại biến đổi theo khoảng cách. 4- Hành trình theo đường thẳng thường được xác định giữa các cơ sở logistics. Điều này kém chính xác trong thực tế 5- Mô hình này không năng động, có nghĩa chúng không xác định giải pháp ảnh hưởng đến những biến đổi về doanh thu và chi phí trong tương lai. 2.3 QUI HOẠCH MẠNG LƯỚI BÁN LẺ 2.3.1 Chức năng và các loại hình bán lẻ a. Chức năng Loại hình kinh doanh bán lẻ là tập hợp những cơ sở bán lẻ cung ứng cho khách hàng phối thức hàng hoá và trình độ dịch vụ khách hàng như nhau.
  36. 18 Như vậy, chức năng cơ bản của các loại hình bán lẻ là dịch vụ khách hàng - người tiêu dùng. b. Các loại hình kinh doanh thương mại bán lẻ Các loại hình kinh doanh thương mại bán lẻ khá phong phú. Có thể tập hợp các loại hình này theo một số tiêu thức như sau. b.1. Căn cứ vào đặc trưng giao tiếp và vị trí bán hàng Bao gồm hai loại hình cơ bản: bán hàng qua cửa hàng và bán hàng không qua cửa hàng.  Loại hình bán hàng qua cửa hàng Đây là loại hình bán lẻ phổ biến nhất ở nước ta hiện nay cũng như ở một số nước khác. Loại hình này có rất nhiều loại phong phú cả về phối thức hàng hoá và dịch vụ khách hàng. Đặc trưng cơ bản của các loại hình này là khi mua hàng, khách hàng phải đến tận cửa hàng để tiến hành các giao tiếp mua bán, do đó khách hàng phải mất nhiều thời gian và sức lực để mua hàng.  Loại hình bán hàng không qua cửa hàng Loại hình này ngày càng phát triển ở trên thế giới cũng như ở nước ta. Sở dĩ như vậy là vì, bán lẻ không cửa hàng đem lại cho khách hàng sự thuận tiện trong việc lựa chọn và mua hàng ở những nơi họ thích. Bán lẻ không cửa hàng có thể bao gồm dịch vụ cá nhân cao được cung cấp bởi người bán trong giao tiếp đối mặt với khách hàng. Trong đa số các trường hợp, hàng hoá được cung cấp đến vị trí do khách hàng xác định. Thường thì hàng hoá được cung ứng đến tận nhà khách hàng. Tuy nhiên, các thương vụ bán lẻ không cửa hàng thường diễn ra nơi làm việc hoặc ở nhà. Lợi ích này của bán lẻ không cửa hàng thu hút những người tiết kiệm thời gian và những khách hàng không thể dễ dàng đi đến cửa hàng. Tuy bán lẻ không cửa hàng cung cấp một số lợi ích độc đáo hơn bán lẻ trong cửa hàng truyền thống, nhưng về cơ bản, một số dịch vụ không được nhà bán lẻ không cửa hàng cung cấp, như mặt hàng không phong phú, không cảm nhận được hàng hoá, thử hàng, không có giai đoạn lựa chọn để mua, không được nhìn hàng hoá, không được hướng dẫn cách sử dụng, hoặc không yêu cầu người bán trả lời những câu hỏi cần thiết. Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển của mạng máy vi tính, thương mại điện tử ngày càng được áp dụng rộng rãi, tạo điều kiện cho việc bán hàng qua mạng (online marketing channel), khắc phục được những nhược điểm kể trên. Chính vì vậy, bán hàng qua mạng đang là cơ hội cho các nhà bán lẻ của cả Việt-nam và các nước khác. Các loại hình bán lẻ không qua cửa hàng bao gồm: - Bán hàng theo đơn đặt hàng (Marketing trực tiếp-Direct Marketing) là hình thức bán lẻ không cửa hàng trong đó, thoạt tiên khách hàng biết hàng hoá thông qua trung gian phi cá nhân và sau đó mua hàng bằng điện thoại, thư hoặc qua mạng máy vi tính cá nhân. Các loại hình khác nhau của marketing trực tiếp căn cứ vào loại trung gian sử dụng. Ở nước ta, marketing trực tiếp chủ yếu sử dụng điện thoại, thư (đơn đặt hàng), và đang bắt đầu triển khai marketing trực tiếp trên mạng máy vi tính. - Bán hàng lưu động (Direct Selling) là hình thức bán hàng không cửa hàng trong đó người bán mang hàng và giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng ở nơi ở hoặc nơi làm việc.
  37. 19 Trong thương mại bán lẻ ở nước ta, bán hàng lưu động là loại hình bán hàng trực tiếp đã có từ lâu, bởi nó tiết kiệm thời gian đi mua hàng cho khách hàng, đặc biệt là những mặt hàng có nhu cầu hàng ngày, đồng thời loại hình này dễ áp dụng vì không cần đầu tư nhiều. - Bán bằng máy (Vending machine retailing) là hình thức bán lẻ không cửa hàng trong đó khách hàng mua và nhận hàng từ máy. b.2. Theo đặc trưng phổ mặt hàng kinh doanh Các loại hình bán lẻ theo đặc trưng phổ mặt hàng kinh doanh khá phong phú do có thể biến đổi kích thước phổ mặt hàng theo chiều rộng, chiều dài, chiều sâu tuỳ thuộc vào nhu cầu mua hàng của khách hàng và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp. Theo tiêu thức này, có các loại hình sau:  Các cửa hàng hỗn hợp (tiện dụng-convenience Store) Loại hình này có qui mô nhỏ, bán những loại hàng có nhu cầu hàng ngày có tốc độ chu chuyển cao, như thực phẩm tươi sống, tạp phẩm. Loại hình này được phân bố gần khu vực dân cư, mở cửa hàng liên tục. Chiều rộng của phổ hàng chỉ hạn chế đối với những nhóm hàng có nhu cầu hàng ngày, chiều dài và chiều sâu không lớn do cấu trúc phân nhóm và biến thể không phức tạp.  Các cửa hàng chuyên doanh rộng Các loại hình cửa hàng này có qui mô lớn hơn: từ 3  10 nơi công tác, diện tích từ 200  250m2, kinh doanh một số nhóm hàng có liên quan với nhau trong tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu đồng bộ của khách hàng. Phổ hàng của loại hình này bao gồm các nhóm hàng chuyên doanh theo nơi công tác, do vậy chiều rộng của phổ hàng không lớn lắm; chiều dài phổ khã lớn đáp ứng cho các sắc thái nhu cầu khác nhau; chiều sâu gồm các biến thể theo kiểu, mốt mẫu mã không nhiều.  Các cửa hàng chuyên doanh hẹp Các loại hình chuyên doanh có phổ hàng đơn vị, trong phạm vi một nhóm hàng. Tuỳ thuộc vào số lượng các phân nhóm (chiều dài phổ) mà có các mức độ chuyên doanh khác nhau. Tuy nhiên, các cơ sở chuyên doanh phải có chiều sâu lớn, tức là số lượng các biến thể phải nhiều. - Số lượng biến thể nhiều/nhóm: chuyên doanh theo nhóm - Số lượng biến thể nhiều/phân nhóm: chuyên doanh theo phân nhóm - Số lượng biến thể nhiều/vi nhóm: chuyên doanh hẹp Xu hướng phát triển loại hình chuyên doanh cũng ngày càng cao, đặc biệt ở nước ta đi đôi với trình độ phân công lao động ngày càng sâu sắc. Các loại hình chuyên doanh thoả mãn trình độ dịch vụ khách hàng cao: dịch vụ lựa chọn hàng hoá, và các loại dịch vụ khác  Các cửa hàng tổng hợp Đây là loại hình cửa hàng bán lẻ có qui mô lớn, phổ hàng rộng "bán từ cái kim đến con voi !"; định vị chuyên doanh theo nhóm, phân nhóm ở các gian hàng. Như vậy, cửa hàng Bách hoá có các kích thước của phổ hàng đều lớn: chiều rộng, dài và sâu. Loại hình hoạt động theo 4 nguyên tắc: lãi thấp, quay vốn nhanh, niêm yết giá và tự do ngắm nghía, tiếp nhận khiếu nại thoải mái. Ở Việt-nam, loại hình cửa hàng Bách hoá khá phát triển.  Siêu thị
  38. 20 Là những cửa hàng lớn. Đặc điểm của siêu thị là: tự phục vụ và tự chọn; nhấn mạnh giá bán; tập trung dịch vụ khách hàng; trang bị qui mô; hàng hoá đa dạng phong phú. Phổ hàng của siêu thị khá lớn, chủ yếu tập trung cho những hàng hoá thực phẩm, đồ dùng gia đình, Ở Việt-nam, loại hình siêu thị đang ngày càng phát triển do có nhiều ưu thế: mặt hàng phong phú, tự do lựa chọn, độ tin cậy cao. Tuy nhiên, hiện nay các siêu thị ở Việt-nam đang kém hấp dẫn đối với người tiêu dùng do giá cả còn cao, độ tin cậy về mặt hàng còn thấp. Ngoài những loại hình cửa hàng trên, ở các nước phát triển, còn có các loại hình: siêu cửa hàng (super store), cửa hàng liên hợp (combination store), siêu thị đại qui mô (chợ lớn- hypermarches). b.3. Phân theo trình độ phục vụ  Cửa hàng tự phục vụ Tự phục vụ là phương pháp bán hàng trong đó khách hàng có thể tự do tiếp cận hàng hoá, lựa chọn hàng hoá theo ý mình. Siêu thị là các cửa hàng tự phục vụ, thường áp dụng đối với các loại hàng khi mua khách hàng không cần phải có sự tư vấn hay giúp đỡ của nhân vien bán hàng.  Cửa hàng bán lẻ phục vụ có giới hạn Loại hình này dùng nhiều nhân viên hơn vì bán những hàng hoá mà khách hàng cần hướng dẫn tỷ mỉ hơn. Cung cấp một số dịch vụ cơ bản, giá bán hơi cao. Các cửa hàng bán lẻ ở Việt-nam chủ yếu thuộc loại hình này.  Cửa hàng bán lẻ dịch vụ toàn phần BAo gồm các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng Bách hoá lớn, các cửa hàng bán hàng chuyên dụng và tiêu thụ hơi chậm (máy ảnh, kim hoàn, thời trang, )mà khách hàng muốn được phục vụ kỹ lưỡng. Loại hình này cung cấp nhiều dịch vụ phong phú, kể cả dịch vụ bổ sung. Giá bán trong các cửa hàng này cao. b.4. Căn cứ vào các loại sở hữu bán lẻ Một cách khác để phân loại các loại hình bán lẻ là theo sở hữu. Có 3 loại hình bán lẻ được phân loại theo sở hữu là: loại hình bán lẻ độc lập; cửa hàng chuỗi; và các chi nhánh.  Loại hình bán lẻ độc lập (Independent, Single-Store Establishments) Loại hình bán lẻ độc lập có thể rất hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhiều cửa hàng bán lẻ độc lập do người chủ quản trị. Do vậy, việc quản trị có sự giao tiếp trực tiếp với khách hàng và có thể đáp ứng nhanh nhu cầu của họ. Những nhà bán lẻ nhỏ thường rất linh hoạt. Họ không bị hạn chế bởi những nguyên tắc văn phòng giới hạn vị trí cửa hàng hoặc loại hàng hoá có thể được bán. Từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, ở Việt-nam loại hình bán lẻ độc lập phát triển rất mạnh, vì đầu tư cho loại hình kinh doanh này không đòi hỏi phải đầu tư vốn nhiều. Kinh doanh loại hình này có sự cạnh tranh rất mạnh, và do đó thời cơ kinh doanh cũng bị hạn chế.  Chuỗi bán lẻ (Retail Chains) Chuỗi bán lẻ bao gồm nhiều đơn vị bán lẻ cùng chung sở hữu, thường có một số trung tâm ra quyết định khi xác định và thực thi chiến lược. Chuỗi bán lẻ có thể có qui mô từ 2 cho đến 1.000 cửa hàng.
  39. 21 Ở Việt-nam, chuỗi bán lẻ vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn, đặc biệt ở các đô thị. Sở dĩ như vậy là do các công ty thương nghiệp bán lẻ trước đây trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thuộc vào loại hình chuỗi bán lẻ. Loại hình chuỗi phần lớn thuộc sở hữu Nhà nước (quốc doanh). Chuỗi lớn thường hình thành các chức năng bán buôn và phân phối trong kênh cũng như chức năng bán lẻ. Nhờ kết hợp các chức năng bán buôn và bán lẻ mà những nhà bán lẻ này cải thiện được hiệu lực phân phối. Thêm vào đó, các nhà bán lẻ có nhiều cửa hàng có thể chia mỏng chi phí cố định - hệ thống computer, chi phí mua, và tiền lương của cán bộ quản trị - cho tổng doanh số lớn hơn. Trong khi các cửa hàng chuỗi có lợi thế chi phí hơn cửa hàng đơn lẻ, thì các chuỗi bán lẻ lớn lại rất quan liêu, làm lu mờ tính sáng tạo của các nhà quản trị cùng với những qui tắc và qui trình không hợp lý. Thường thì tất cả các cửa hàng đều có cùng hàng hoá và dịch vụ như nhau, và do đó, những cống hiến của từng cửa hàng có thể không phù hợp với nhu cầu thị trường địa phương.  Nhượng quyền (Franchising) Là hợp đồng giữa người thuê đại lý và tổng đại lý, cho phép tổng đại lý mở các cửa hàng bán lẻ sử dụng tên và hình thức do người thuê đại lý phát triển và hỗ trợ. Ở Việt-nam, loại hình này cũng đang phát triển, nhưng chủ yếu là các đại lý nhỏ cho các nhà sản xuất.  Các hình thức sở hữu khác Một số cửa hàng bán lẻ do khách hàng sở hữu. Trong các hợp tác xã người tiêu dùng (H.T.X mua bán), khách hàng sở hữu và tiến hành kinh doanh bán lẻ. Loại hình này đã hình thành và phát triển từ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, nhưng hiện nay đang suy thoái do hiệu lực quản trị thấp. b.5. Phân theo giá bán  Cửa hàng giá cao Đây là loại hình cửa hàng hiện nay cũng đang phát triển. Loại hình này thường có mặt hàng phong phú, trình độ dịch vụ khách hàng cao. Các cửa hàng Bách hoá, chuyên doanh, bán lẻ không cửa hàng thuộc loại này.  Cửa hàng giá thấp Loại hình này thường bán với giá thấp hơn giá trung bình thị trường do chi phí có thể thấp hơn. Chi phí thấp là nhờ cung ứng dịch vụ cho khách hàng với trình độ thấp hơn. Các cửa hàng hỗn hợp (tiện dụng), cửa hàng dịch vụ hạn chế thuộc loại hình cửa hàng này.  Cửa hàng hạ giá Là loại hình cửa hàng kinh doanh những hàng hoá đã cũ, hoặc không hợp mốt, đáp ứng nhu cầu của phân đoạn khách hàng có thu nhập thấp. Loại hình này cũng đang phát triển ở Việt-nam, chuyên kinh doanh hàng đồ cũ hay không hợp mốt (hàng Second Hand). b.6. Phân theo phương pháp bán hàng  Cửa hàng bán theo phương pháp truyền thống Là loại hình cửa hàng chủ yếu bán theo phương pháp truyền thống (tỷ trọng doanh số cao). Loại hình này hiện tại đang chiếm tỷ trọng khá lớn và phổ biến. Trong tương lai, loại hình này sẽ ngày càng giảm.
  40. 22  Các cửa hàng với phương pháp bán hàng tiến bộ Có rất nhiều phương pháp bán hàng tiến bộ: tự phục vụ, tự chọn, bán lẻ không cửa hàng, bán theo mẫu, Ở nước ta hiện đang phát triển các loại hình cửa hàng bán theo phương pháp tiến bộ: siêu thị, bán theo đơn đặt hàng. Giống như sản phẩm, mỗi loại hình cửa hàng đều có chu kỳ phát triển phụ thuộc vào tình thế môi trường. Thuyết "luân xa bán lẻ" đã phát hiện ra tính chu kỳ trong phát triển của các loại hình bán lẻ. Thống kê vòng đời của các loại hình bán lẻ được thể hiện trên bảng 2.2 Bảng 2.2: Vòng đời của các loại hình bán lẻ Thời gian để Loại hình bán lẻ Phát triển Thành thục thành thục 1- Cửa hàng Bách hóa Giữa 1860 Giữa 1960 100 năm 2- Cửa hàng tạp phẩm Đầu 1900 Đầu 1960 60 3- Siêu thị Giữa 1930 Giữa 1960 30 4- Cửa hàng B.H giảm giá Giữa 1950 Giữa 1970 20 5- Điểm phục vụ thức ăn nhanh Đầu 1960 Giữa 1970 15 6- Trung tâm sửa chữa nhà Giữa 1960 Cuối 1970 15 7- Kho trưng bày đồ nội thất Cuối 1960 Cuối 1970 10 8- Phòng trưng bày (Catalog) Cuối 1960 Cuối 1970 10 2.3.2 Mục tiêu qui hoạch mạng lưới bán lẻ Là cơ sở trực tiếp cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng - người tiêu dùng, mục tiêu chung nhất của qui hoạch bán lẻ là đảm bảo giá trị cung ứng khách hàng nhiều nhất. Như vậy có 3 mục tiêu trong qui hoạch mạng lưới bán lẻ: a. Đảm bảo thoả mãn nhu cầu dịch vụ khách hàng cao nhất Doanh nghiệp thương mại bán lẻ sẽ lựa chọn loại hình cửa hàng bán lẻ nào cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ nhất: dịch vụ mặt hàng, dịch vụ thời gian, dịch vụ lựa chọn, và dịch vụ bổ sung; đồng thời doanh nghiệp phải tìm vị trí phân bố cửa hàng thuận tiện nhất. Tuy nhiên, loại hình cung cấp nhiều dịch vụ sẽ có chi phí cao, và tất nhiên doanh nghiệp sẽ phải bán hàng với giá cao. b. Giảm chi phí kinh doanh bán lẻ Doanh nghiệp có thể định hướng mục tiêu giảm chi phí bán lẻ để có thể đặt giá bán lẻ thấp, đáp ứng cho đoạn thị trường đòi hỏi mua hàng với giá thấp.Để giảm chi phí bán lẻ, doanh nghiệp phải giảm bớt trình độ dịch vụ khách hàng, đồng thời chọn vị trí phân bố có giá thuê rẻ, không thật thuận tiện cho khách hàng trong việc mua hàng. c. Mục tiêu lợi nhuận tối đa Với mục tiêu này, doanh nghiệp bán lẻ sẽ chọn loại hình cửa hàng và vị trí phân bố cung ứng trình độ dịch vụ khách hàng tối ưu, có nghĩa trình độ dịch vụ tạo ra doanh thu và chi phí đảm bảo cho lợi nhuận cao nhất. Những loại hình cửa hàng nào có độ co dãn của cầu theo chi phí dịch vụ cao, chẳng hạn như siêu thị, sẽ đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa.
  41. 23 2.3.3 Nội dung qui hoạch mạng lưới bán lẻ Qui hoạch mạng lưới bán lẻ thực chất là quá trình kế hoạch hoá chiến lược thị trường. Quá trình kế hoạch hóa chiến lược thị trường bao gồm phân đoạn thị trường và, chọn thị trường mục tiêu và loại hình kinh doanh bán lẻ. a. Phân đoạn thị trường kinh doanh bán lẻ Thị trường mục tiêu kinh doanh được xác định trên cơ sở phân đoạn thị trường, đánh giá và lựa chọn đoạn thị trường phù hợp. Các biến số để phân đoạn thị trường bán lẻ bao gồm: - Nhóm các biến số địa dư: vùng, miền; thành phố; vùng qui hoạch; vùng khí hậu. - Nhóm các biến số nhân khẩu học: lứa tuổi; qui mô gia đình; giới tính; chu kỳ cuộc sống gia đình; thu nhập; nghề nghiệp; giáo dục; tôn giáo; dân tộc. - Nhóm các biến số phác đồ tâm lý: tầng lớp xã hội; cách sống; nhân cách. - Nhóm các biến số thái độ ứng xử: cơ hội ứng xử; lợi ích đem lại; tình trạng người sử dụng; tỷ lệ sử dụng; ý niệm về sản phẩm. b. Chọn thị trường mục tiêu – loại hình kinh doanh bán lẻ Việc chọn thị trường mục tiêu gắn liền với loại hình kinh doanh bán lẻ, hay còn gọi là xác định cặp loại hình kinh doanh / thị trường. Quá trình chọn thị trường mục tiêu được thực hiện theo sơ đồ ở hình 2.8 3- Xác định cơ hội chiến lược 4- Đánh giá phương án chiến lược 5- Thiết lập mục tiêu và bố trí các nguồn lực Hình 2.8: Các bước trong quá trình chọn thị trường mục tiêu b.1. Bước 1: Xác định các cơ hội chiến lược Có 4 loại cơ hội tăng trưởng mà nhà bán lẻ có thể theo đuổi được trình bày ở hình 2.9. Trục dọc chỉ ra mức độ mà các cơ hội tăng trưởng định hướng theo các đoạn thị trường mà nhà bán lẻ hiện đang theo đuổi. Trục ngang chỉ mức độ mà cơ hội tăng trưởng nằm trong việc sử dụng hình thức hiện tại của nhà bán lẻ.  Cơ hội thâm nhập thị trường Cơ hội thâm nhập thị trường bao gồm đầu tư trực tiếp theo hướng khách hàng hiện tại sử dụng hình thức bán lẻ hiện tại.  Cơ hội mở rộng thị trường Cơ hội mở rộng thị trường sử dụng hình thức bán lẻ như nhau trên những đoạn thị trường mới.
  42. 24 Thị trường HIện tại Mới Đa dạng hoá Ti loạinăngh ềm Phát triển loại Không quan hệ ới hình kinh doanh M Có quan hệ ì kinhnh doanh ình ình kinh doanh Thâm nhập M ở rộng h ại ện tại Lo thị trường thị trường HI Tiềm năng khách hàng Hình 2.9: Ma trận cơ hội tăng trưởng  Cơ hội phát triển hình thức bán lẻ Cơ hội phát triển hình thức bán lẻ bao gồm cung cấp hình thức bán lẻ mới cho khách hàng hiện tại.  Cơ hội đa dạng hoá Cơ hội đa dạng hoá bao gồm hình thức bán lẻ hoàn toàn mới định hướng đoạn thị trường hiện tại chưa được phục vụ. Đa dạng hoá có thể bao gồm: thống nhất chiều dọc; đa dạng hoá có quan hệ và không có quan hệ. Thống nhất chiều dọc khi nhà bán lẻ tiến hành đầu tư vào sản xuất hàng hoá. Cơ hội đa dạng hoá có quan hệ khi mà chiến lược thị trường bán lẻ hiện tại chia sẻ một số thứ chung với cơ hội mà nhà bán lẻ đang xâm nhập. Đa dạng hoá không có quan hệ khi không có bất kỳ một tý nào chung giữa kinh doanh hiện tại và kinh doanh mới. b.2. Bước 2: Đánh giá các phương án chiến lược Có 2 cách để đánh giá phương án chiến lược là phân tích tài chính và ma trận sự hấp dẫn thị trường / cạnh tranh.  Phân tích tài chính Phương pháp phổ biến đánh giá và so sánh các cơ hội đầu tư chiến lược là tính toán sự thu hồi trên vốn đầu tư (ROI) hoặc sự thu hồi trên cổ phiếu (return on owner/s equity) cho từng cơ hội.  Ma trận hấp dẫn thị trường /vị thế cạnh tranh
  43. 25 Ma trận này đem lại phương pháp phân tích cơ hội cân nhắc một cách rõ ràng cả khả năng của nhà bán lẻ và sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ. Ma trận được thể hiện trên hình 2.10, chỉ ra rằng, phải đầu tư nhiều nhất cho cơ hội thị trường bán lẻ hấp dẫn trong đó, nhà bán lẻ có vị thế cạnh tranh mạnh. Đầu tư Đầu tư Đầu tư cơ tối đa để thách hội Cao thức lãnh Xây dựng Củng cố đạo sức mạnh vị thế hoặc thoát ra ờng ờng Đầu tư Đầu tư Thu hoạch ư chọn lọc thận trọng hoặc Trung cắt giảm bình Xây dựng sức mạnh Bảo vệ Thu hoạch Thu hoạch ự hấp thị tr dẫn S vị thế hoặc hoặc cắt giảm cắt giảm Thấp Quản trị để tạo tiền mặt Cao Trung bình Thấp Vị thế cạnh tranh Hình 2.10: Ma trận hấp dẫn thị trường /vị thế cạnh tranh Các bước sử dụng ma trận này như sau: 1/ Xác định các cơ hội chiến lược để đánh giá. 2/ Xác định các nhân tố then chốt quyết định sự hấp dẫn thị trường và vị thế cạnh tranh của nhà bán lẻ. 3/ Đánh giá trọng số cho mỗi nhân tố được sử dụng để xác định sự hấp dẫn thị trường và vị thế cạnh tranh. 4/ Cho điểm cơ hội đầu tư theo mức độ hấp dẫn của thị trường và vị thế cạnh tranh của nhà bán lẻ trên thị trường này. Cơ hội cho điểm từ 1- 10, với 10 điểm là thị trường rất hấp dẫn hoặc vị thế cạnh tranh rất mạnh, và 1 điểm là ngược lại. 5/ Tính điểm của mỗi cơ hội theo mức độ hấp dẫn thị trường và vị thế cạnh tranh. Số điểm được tính bằng cách nhân trọng số với điểm của mỗi nhân tố và cộng dồn các nhân tố. 6/ Đánh dấu mỗi cơ hội trên ma trận. c/ Lợi thế cơ hội chiến lược và cạnh tranh Ma trận cơ hội chiến lược trình bày ở hình 5 cũng có thể được sử dụng để đánh giá lợi thế cạnh tranh tiềm năng cuả nhà bán lẻ. Hai trục của ma trận trình bày tính tương tự có thể tồn tại giữa cơ hội mới và thị trường và hình thức của nhà bán lẻ. Về cơ bản, các nhà bán lẻ có lợi thế cạnh tranh lớn nhất nằm trong những cơ hội rất giống với chiến lược bán lẻ hiện tại của họ. Do vậy, các nhà bán lẻ sẽ đảm bảo thành công trong các cơ hội thâm nhập thị
  44. 26 trường, không phải xâm nhập vào thị trường mới và lạ lẫm, hoặc không phải triển khai hình thức bán lẻ mới và không quen. b.3. Bước 3: Thiết lập mục tiêu và bố trí các nguồn lực Sau khi đánh giá các cơ hội đầu tư chiến lược, bước tiếp theo trong quá trình kế hoạch hoá chiến lược là thiết lập mục tiêu cho từng cơ hội. Các mục tiêu phải bao gồm các thành tố sau: (1) kết quả thực hiện, bao gồm chỉ số số lượng có thể đo lường sự phát triển; (2) Phạm vi thời gian đạt được mục tiêu; và (3) Mức đầu tư cần thiết để đạt được mục tiêu. Về cơ bản, trình độ thực hiện là các tiêu chuẩn tài chính như mức thu hồi trên đầu tư, doanh số, hoặc lợi nhuận. Tuy nhiên, thị phần là mục tiêu hay sử dụng nhất do nó dễ đo lường và thường có tính khách quan hơn các số đo tài chính - dựa vào thông tin hạch toán và có thể chịu ảnh hưởng bởi những nguyên tắc hạch toán. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thị phần là chỉ tiêu khả năng lợi nhuận dài hạn trong nhiều hoạt động kinh doanh. c. Phân bố mạng lưới bán lẻ Là quá trình xác định vị trí các cửa hàng bán lẻ trên các khu vực thị trường. Để phân bố hợp lý, phải tuân thủ các nguyên tắc và phân tích các nhân tố ảnh hưởng. c.1. Các nguyên tắc và nhân tố ảnh hưởng đến phân bố  Các nguyên tắc Phân bố mạng lưới bán lẻ phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Phải đảm bảo thuận tiện cho khách mua hàng: Có nghĩa phải giảm chi phí thời gian và tiền của để khách hàng tiếp cận cửa hàng bán lẻ. Muốn vậy, vị trí phân bố phải thuận tiện giao thông, là trung tâm khu vực dân cư. Phải đảm bảo thoả mãn nhu cầu mua hàng trọn bộ của khách hàng. Muốn vậy phải áp dụng các phương pháp phân bố thích hợp: cụm, trung tâm. Phải thuận tiện cho việc kết hợp các hoạt động của người dân: phân bố theo hướng vận động của dòng khách hàng trên thị trường. - Phải đảm bảo thuận tiện cho cung ứng hàng hoá: Trên cớ sở đảm bảo thuận tiện cho khách hàng, phải tìm vị trí phân bố tiếp cận kho và nguồn hàng; thuận tiện cho vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá. - Phân bố phải tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường.  Các nhân tố ảnh hưởng Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến vị trí phân bố cơ sở bán lẻ. Sau đây là một số nhân tố chủ yếu: 1- Đặc điểm dân cư địa phương - Dân số địa phương - Tiềm năng thu nhập của địa phương 2- Điều kiện giao thông - Số lượng và loại phương tiện giao thông - Số người đi bộ và các loại phương tiện thô sơ - Khả năng vận tải công cộng - Mức độ tiếp cận thuận tiện với các đại lộ - Mức độ ùn tắc giao thông trên các con đường
  45. 27 - Chất lượng lưu thông ở các con đường 3- Cấu trúc bán lẻ - Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong khu vực - Số lượng và loại hình cửa hàng trong khu vực - Các loại hình cửa hàng kế cận bổ sung - Sự tiếp cận không gian thuận lợi đối với các khu vợc thương mại - Sự liên kết xúc tiến của các thương nhân địa phương 4- Đặc điểm vị trí - Số điểm giữ phương tiện giao thông có thể - Khoảng cách của bãi đỗ xe - Khả năng nhìn thấy địa điểm từ đường phố - Kích thước và hình dạng khu đất xây dựng - Điều kiện xây dựng (nếu cần thiết) - Chất lượng của lối vào ra cửa hàng 5- Các nhân tố luật và chi phí - Loại qui hoạch vùng - Thời gian hợp đồng thuê địa điểm - Thuế khu vực - Các hoạt động đảm bảo an ninh - Các điều khoản hạn chế trong hợp đồng - Các qui định riêng của các thương nhân địa phương c.2. Các phương pháp phân bố  Phương pháp định tính Mỗi loại hình cửa hàng có mặt hàng kinh doanh và trình độ dịch vụ khách hàng xác định. Do vậy định hướng phân bố cửa hàng bán lẻ trên thị trường như sau: * Phân bố theo tụ điểm dân cư: Các cửa hàng tiếp cận trung tâm các tụ điểm dân cư và có bán kính hoạt động nhỏ. Phương pháp này thích hợp với loại hình cửa hàng nhỏ (tiện dụng-hỗn hợp) kinh doanh hàng nhật dụng * Phân bố theo tụ điểm trao đổi: Tụ điểm trao đổi là nơi tập trung nhiều người mua- bán như chợ, dãy phố thương mại. Phương pháp này thích hợp với loại hình cửa hàng hỗn hợp hoặc chuyên doanh. * Phân bố theo tuyến giao thông: Thích hợp với loại hình kinh doanh hỗn hợp. * Phân bố theo cụm và trung tâm: Các loại hình liên doanh, chuyên doanh, siêu thị.  Phương pháp phân tích định lượng *Phương pháp lượng giá các nhân tố chọn địa điểm Việc đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố này dựa trên phương pháp cho điểm. Theo phương pháp này, trước hết xác định các nhân tố cơ bản để đánh giá, tiếp theo xác định độ quan trong của mỗi nhân tố xếp loại từ 1  10; sau đó đánh giá mức độ đạt được yêu cầu của từng nhân tố theo thang điểm 10; sau cùng tính tổng điểm đánh giá của các nhân tố. Địa điểm nào có tổng điểm cao hơn thì có ưu thế hơn để lựa chọn
  46. 28 D: Tổng điểm đánh giá các nhân tố địa điểm D di ki i di: Điểm đánh giá từng nhân tố Ví dụ: ki: Độ quan trọng của từng nhân tố Bảng sau xác định các nhân tố cơ bản và phương pháp tính điểm đánh giá các nhân tố. Độ quan Điểm nhân Điểm quan Các nhân tố trọng tố trọng nhân tố Tiếp cận cửa hàng đối thủ cạnh tranh 8 5 40 Các điều kiện thuê địa điểm 5 3 15 Bãi đỗ xe 8 10 80 Tiếp cận cửa hàng bổ sung 7 8 56 Mức độ đổi mới không gian cửa hàng 6 9 54 Thuế đất 3 2 6 Khả năng tiếp cận của khách hàng 9 8 72 Dịch vụ công cộng 3 4 12 Tiếp cận đường giao thông chính 8 7 56 Cộng 391 * Phương pháp lượng giá tiềm năng nhu cầu thị trường Có nhiều phương pháp như: phương pháp mô hình không gian tương hỗ, phân tích hồi qui, mô hình che phủ, lý thuyết trò chơi, các mô hình vị trí phân phối, Ở đây chúng ta nghiên cứu mô hình không gian tương hỗ nhằm đánh giá sức hút thị trường của các vị trí, từ đó có quyết định chọn vị trí thích hợp. Mô hình này dựa trên định luật sức hút tương hỗ thị trường của Reilly (giống định luật sức hút tương hỗ của Newton). Theo mô hình này thì khách hàng bị hút bởi địa điểm bán lẻ thuận lợi. Mô hình có dạng sau: a S j /Tij Eij PijCi a Ci  S j /Tij Ở đây: Eij: Nhu cầu từ trung tâm i bị hút bởi địa điểm bán lẻ j Pij: Xác suất khách hàng từ trung tâm dân cư i đi đến địa điểm bán lẻ j Ci: Nhu cầu khách hàng ở trung tâm i Sj: Hiệu lực bán của địa điểm bán lẻ j (tổng hợp mọi biến số thu hút khách hàng đến địa điểm bán lẻ: sự hấp dẫn cửa hàng, khả năng dự trữ, giá, bãi đỗ xe, ) Tij: Thời gian đi lại giữa trung tâm dân cư i và địa điểm bán lẻ j n: Số địa điểm bán lẻ j a: Thông số kinh nghiệm (thường là bằng 2) Chú ý là, địa điểm bán lẻ có thể là cửa hàng độc lập hoặc trung tâm dịch vụ của các nhóm cửa hàng, như trung tâm mua bán. Thời gian đi lại T có thể bao gồm bất kỳ và toàn bộ các biến cản trở khách hàng (khoảng cách, tắc nghẽn giao thông, rào chắn, đường quanh co, ). Mục đích của mô hình là ước tính thị phần sẽ chiếm được của các điểm bán lẻ và trung tâm dịch vụ khác nhau.
  47. 29 Ví dụ: Giả sử có 2 trung tâm bán lẻ (Ra và Rb) quan hệ với những yếu tố khác được thể hiện trên sơ đồ sau Y(S ơ đồ mạng thời gian đối với vị trí trung tâm bán hàng) 80 70 Thời gian (ph) 60 2 b 50 40 3 30 20 1 a 10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Thời gian (ph) X Trên sơ đồ, Ra là địa điểm hiện tại, và Rb là địa điểm tiềm năng. Khách hàng (C1, C2, C3) bị hút đến các trung tâm bán tập trung lân cận. Tiềm năng bán (nhu cầu) đối với 3 cụm khách hàng tương ứng là 10, 5, và 7 tỷ đ. Trung tâm A có diện tích bán là 500.000 m2 và B là 1.000.000 m2. Thông số kinh nghiệm ước tính là a=2. Thị phần đối với mỗi trung tâm tính xấp xỉ theo bảng sau: Thời gian từ Khách T 2 S /T 2 P E C đến R ij j ij ij ij hàng i i Ra Rb Ra Rb Ra Rb Ra Rb Ra Rb C1 30,0 56,0 900 3.200 555 313 0,64 0,36 6,4 3,6 C2 44,7 30,0 2.000 900 250 1.111 0,18 0,82 0,9 4,1 C3 36,0 28,3 1.300 800 385 1.250 0,24 0,76 1,7 5,3 Tổng doanh số (triệu đ) 9,0 13,0 Trước hết thời gian đi lại được tính bằng cách tính toạ độ. Trong ví dụ, thời gian giữa C1 và Rb là D1b: 2 2 1/ 2 2 2 1/ 2 D1b  X1 X b Y1 Yb   10 50 20 60  56,6 2 Thời gian cản trở T1b 3.200; xác suất Pij dòng doanh thu đến trung tâm - xác suất khách hàng C1 chọn trung tâm Rb là: 1.000.000/3.200 312,5 P 0,36 1b 500.000/900 1.000.000/3.200 868
  48. 30 Tiếp theo lấy xác suất nhân với tổng tiềm năng doanh số đối với từng cụm khách hàng là doanh số tiềm năng của từng cụm khách hàng đối với từng trung tâm. Tiềm năng doanh số của C1 đối với trung tâm Rb là 0,36 10 tỷ = 3,6 tỷ.đ. Cuối cùng, doanh thu tiềm năng đối với Rb là 13 tỷ.đ. Lúc này có thể so sánh doanh thu có thể với chi phí hoạt động, tiền thuê, thuế, chi phí xây dựng để quyết định đầu tư.
  49. 1 CHƯƠNG 3. QUẢN TRỊ DỰ TRỮ VÀ MUA HÀNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI Dự trữ hàng hóa là một trong những hoạt động logistics then chốt. Chính vì vậy, nhiều khi có thể nói quản trị Logistics là quản trị dòng dự trữ, bởi một lẽ, các trạng thái của hàng hóa trong kênh Logistics đều là dự trữ. Trong kinh doanh thương mại, dự trữ cần thiết để đảm bảo quá trình bán hàng diễn ra liên tục, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp. Đáp ứng những quyết định của dự trữ là hoạt động mua hàng. Mua hàng là hành vi thương mại nhằm tạo nên lực lượng hàng hóa dự trữ trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, dự trữ và mua hàng là những hoạt động luôn luôn gắn bó với nhau. 3.1 Quản trị dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại 3.1.1 Chức năng và các loại hình dự trữ hàng hoá trong kinh doanh thương mại a. Khái niệm và sự cần thiết phải có dự trữ hàng hoá Từ khi có sản xuất và lưu thông hàng hoá, dự trữ hàng hoá xuất hiện như là một hiện tượng tất yếu. Theo C.Mark thì "Dự trữ hàng hoá là sự cố định và độc lập hoá hình thái của sản phẩm ". Như vậy, sản phẩm đang trong quá trình mua, bán và cần thiết cho quá trình mua bán là nằm trong hình thái dự trữ. Sự vận động của hàng hoá trong hệ thống logistics đều dưới hình thái dự trữ. Như vậy, dự trữ hàng hoá trong hệ thống logistics là các hình thái kinh tế của vận động hàng hoá trong kênh logistics nhằm thỏa mãn nhu cầu mua hàng của khách hàng trên thị trường mục tiêu với chi phí thấp nhất. Trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, dự trữ hàng hoá là tất yếu do sự cách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, do đặc điểm khác biệt giữa hàng hoá sản xuất và hàng hoá tiêu dùng, do điều kiện địa lý, tự nhiên và khí hậu, hoặc do phải đề phòng những mất cân đối lớn có thể xẩy ra (chiến tranh, thiên tai, ). Đối với doanh nghiệp, dự trữ cần thiết là do yêu cầu cải thiện dịch vụ khách hàng, như: dự trữ cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng đầy đủ và nhanh, đáp ứng yêu cầu dịch vụ cao cho khách hàng, và do đó duy trì và phát triển doanh số. Mặt khác, dự trữ trong các doanh nghiệp giúp giảm chi phí do: duy trì sản xuất ổn định và năng suất cao, tiết kiệm trong mua và vận chuyển (trong mua: giảm giá vì lượng hoặc mua trước thời vụ; còn trong vận chuyển việc tăng dự trữ do tăng qui mô lô hàng sẽ đảm bảo vận chuyển tập trung với chi phí thấp ), và nhờ dự trữ mà các doanh nghiệp giảm những chi phí do những biến động không thể lường trước. b. Các chức năng dự trữ hàng hoá trong thương mại Dự trữ hàng hóa trong thương mại hiện 3 chức năng cơ bản: chức năng cân đối cung - cầu, và chức năng điều hoà các biến động, và chức năng giảm chi phí. Chức năng cân đối cung - cầu đảm bảo cho sự phù hợp giữa nhu cầu và nguồn cung ứng về số lượng, không gian và thời gian. Trong kinh doanh bán buôn, phải tập trung khối lượng dự trữ thời vụ, dự trữ chở đến trước do điều kiện giao thông vận tải và khí hậu, dự trữ
  50. 2 đề phòng những biến động của nền kinh tế. Chức năng này là do ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến quan hệ cung - cầu. Chức năng điều hoà những biến động: Dự trữ để đề phòng những biến động ngắn hạn do sự biến động của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng. Thực hiện chức năng này, cần phải có dự trữ bảo hiểm. Chức năng giảm chi phí: Có nhiều khi, dự trữ không chỉ do cân đối cung cầu hoặc điều hòa các biến động mà còn do yêu cầu phải giảm chi phí, chẳng hạn, do phải giảm chi phí trong trường hợp vận chuyển với cự ly xa, phải vận chuyển với khối lượng hàng lớn và do đó làm tăng dự trữ tại các kho. c. Các loại dự trữ hàng hoá trong kinh doanh thương mại Trong kinh doanh thương mại, có nhiều cách phân loại dự trữ khác nhau tùy thuộc yêu cầu quản trị. Có một số cách phân loại phổ biến: c.1. Phân theo trạng thái của thời kỳ kinh doanh: - Dự trữ đầu kỳ: Dự trữ của cuối thời kỳ kinh doanh trước đảm bảo tiếp tục cho đầu thời kỳ kinh doanh mới - Dự trữ cuối kỳ: Lượng hàng hóa dự trữ cuối kỳ nhằm duy trì hoạt động kinh doanh liên tục cho thời kỳ kinh doanh tiếp theo - Dự trữ trung bình: Bằng ½ tổng của dự trữ đầu kỳ và cuối kỳ c.2. Phân theo giới hạn của dự trữ: - Dự trữ cao nhất: Lượng dự trữ cao nhất tại một thời điểm xác định, thường là thời điểm nhập mới một lô hàng. - Dự trữ thấp nhất: Lượng dự trữ thấp nhất tại thời điểm xác định, thường vào thời điểm quyết định nhập hàng để bổ sung dự trữ (điểm đặt hàng) - Dự trữ trung bình: Bằng ½ tổng dự trữ cao nhất và thấp nhất c.3. Phân theo đặc điểm của nhu cầu và sản xuất theo thời gian: - Dự trữ thường xuyên: Dự trữ đáp ứng nhu cầu hoặc sản xuất ổn định theo thời gian - Dự trữ thời vụ: Dự trữ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng thời vụ; Nếu sản xuất có tính thời vụ thì doanh nghiệp thương mại phải tập trung dự trữ vào thời vụ thu hoạch để đảm bảo hàng hóa bán ra cho cả năm; Nếu nhu cầu có tính thời vụ thì doanh nghiệp thương mại cũng phải dự trữ với khối lượng đủ để đáp ứng nhu cầu lớn tập trung vào một thời ký nhất định. c.4. Phân theo các yếu tố cấu thành dự trữ trung bình - Dự trữ chu kỳ: Dự trữ nhằm đảm bảo cho bán ra giữa hai chu kỳ nhập hàng. Loại dự trữ này được thể hiện bằng qui mô lô hàng nhập. Dự trữ chu kỳ tham gia vào dự trữ trung bình bằng một nửa qui mô lô hàng. - Dự trữ trên đường: Dự trữ trong quá trình vận chuyển hàng hoá. Loại dự trữ này tuỳ thuộc vào vị trí chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa các bên mua, bán. Dự trữ trên đường phụ thuộc vào qui mô tiêu thụ hàng hoá và thời gian trung bình vận chuyển hàng hoá: Dv- Dự trữ hàng hoá trên đường Dv m.tv ; m - Mức tiêu thụ hàng hoá bình quân một ngày tv - Thời gian trung bình hàng hoá trên đường
  51. 3 - Dự trữ bảo hiểm: Dự trữ đề phòng những biến động do nhu cầu hoặc thời gian nhập hàng. Dự trữ này phụ thuộc vào cường độ biến động và yêu cầu đảm bảo dự trữ của doanh nghiệp. Trình độ dịch vụ khách hàng là do chính sách dự trữ bảo hiểm của doanh nghiệp: D = d. z Db- Dự trữ bảo hiểm b d- Độ lệch tiêu chuẩn chung z- Chỉ số độ lệch tiêu chuẩn Trong quản trị dự trữ hàng hóa tại các cơ sở Logistics của các doanh nghiệp thương mại, thường sử dụng cách phân loại này. 3.1.2 Các mục tiêu của quản trị dự trữ hàng hóa Các mục tiêu của quản trị dự trữ hàng hoá trong kinh doanh thương mại bao gồm: Mục tiêu dịch vụ khách hàng, và mục tiêu chi phí dự trữ. 3.1.3 Mục tiêu dịch vụ khách hàng Trình độ dịch vụ là việc xác định các mục tiêu hoạt động mà dự trữ phải có khả năng thực hiện. Trình độ dịch vụ được xác định bằng thời gian thực hiện đơn đặt hàng; hệ số thoả mãn mặt hàng, nhóm hàng và đơn đặt hàng (bán buôn); hệ số ổn định mặt hàng kinh doanh hệ số thoả mãn nhu cầu mua hàng của khách (bán lẻ). Những chỉ tiêu trình độ dịch vụ khách hàng trên đây phụ thuộc khá lớn vào việc quản trị dự trữ hàng hoá. Trình độ dịch vụ khách hàng do dự trữ thực hiện được tính toán theo công thức sau: d- Trình độ dịch vụ khách hàng (một mặt hàng) m d 1 t mt- Lượng hàng hoá thiếu bán cho khách hàng M - Nhu cầu của khách hàng cả kỳ M c c Trường hợp khách hàng mua nhiều mặt hàng, thì trình độ dịch vụ chung đối với khách hàng được tính như sau: n dc- Trình độ dịch vụ chung cho một khách hàng dc  di di- Trình độ dịch vụ của mặt hàng i i 1 n- Số lượng mặt hàng cung cấp cho khách hàng Chỉ tiêu trình độ dịch vụ khách hàng kế hoạch được xác định theo công thức sau: . f z d- độ lệch tiêu chuẩn chung d 1 f(z)- Hàm phân phối chuẩn Q Q- Qui mô lô hàng nhập Để nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng của dự trữ, có thể sử dụng những giải pháp sau: - Thứ nhất là giải pháp truyền thống: tăng cường dự trữ. Giải pháp này có thể đạt đến trình độ dịch vụ khách hàng nhất định, nhưng có thể làm tăng chi phí dự trữ và cả hệ thống logistics. - Thứ hai là giải pháp cải tiến: vận chuyển hàng hoá nhanh, chọn nguồn hàng tốt hơn và quản trị thông tin hiệu quả hơn. Giải pháp này nhằm chọn phương án tối ưu trong quản trị dự trữ hàng hoá.