Giáo trình Luật an sinh xã hội - Chương 3: Pháp luật bảo hiểm xã hội

pdf 23 trang hapham 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật an sinh xã hội - Chương 3: Pháp luật bảo hiểm xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_an_sinh_xa_hoi_chuong_3_phap_luat_bao_hiem_x.pdf

Nội dung text: Giáo trình Luật an sinh xã hội - Chương 3: Pháp luật bảo hiểm xã hội

  1. CHƯƠNG III PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo hiểm xã hội a. Sơ lược lịch sử phát triển của bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, con người thông qua lao động để nuôi sống bản thân mình. Song không phải lúc nào lao động cũng tạo ra của cải vật chất tạo ra thu nhập để phục vụ cho con người. Con người có lúc phải đối mặt với những khó khăn do tự nhiên đem lại hoặc gặp những biến cố rủi ro bất ngờ xảy ra như bị ốm đau, bị tai nạn, bị mất khả năng lao động hay suy giảm khả năng lao động Điều này dẫn đến việc con người phải nương tựa vào nhau và cùng giúp đỡ nhau để giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Trong xã hội khi con người gặp những biến cố trên họ liên kết với nhau trên tinh thần đoàn kết tương trợ giữa các thành viên trong cộng đồng để gánh vác sẻ chia bớt khó khăn. Và một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để dàn trải những rủi ro bất lợi cho người lao động là tiến hành lập một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia và tiến hành bảo hiểm cho các đối tượng người lao động trong phạm vi của quỹ này. Việc người lao động tham gia vào bảo hiểm thông qua quá trình tạo lập quỹ và phân phối quỹ có rất nhiều ý nghĩa khác nhau: Thứ nhất, trợ giúp một phần vật chất cần thiết cho người lao động trong các trường hợp người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay các khó khăn, rủi ro khác xảy ra. Thứ hai, hoạt động bảo hiểm xã hội có thể bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người lao động góp phần làm cho đời sống kinh tế của người lao động được giữ vững ổn định. Khi cuộc sống của người lao động đảm bảo, ổn định sẽ hạn chế sự phân biệt đối xử, giảm bớt sự phân cách giau nghèovà sự cùng khổ của người lao động cũng như những người cao tuổi, những người tàn tật mất sức lao động giúp cho người lao động an tâm làm việc khi còn sức lao động, góp phần ổn định xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước. Thứ ba, hoạt động của bảo hiểm sẽ giúp cho người sử dụng lao động duy trì được sức lao động xã hội ổn định sự phát triển của doanh nghiệp và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ tư, trên cơ sở hoạt động của bảo hiểm xã hội, nhà nước là chủ thể trung gian điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp người lao động và các tầng lớp dân cư trong các độ tuổi khác nhau, đảm bảo sự công bằng xã hội đối với mọi người lao động trong các khu vực kinh tế khác nhau. Thứ năm, hoạt động của bảo hiểm xã hội sẽ ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động, của người sử dụng lao động, người lao động đối với nhà nước. Bảo hiểm xã hội lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ XIX dưới thời thủ tướng Bismark(1883-1889) để trợ giúp cho người lao động do gặp rủi ro biến cố mà bị suy giảm hay mất khả năng lao động dẫn đến bị suy giảm hay mất thu nhập. Trong hệ thống bảo hiểm xã hội này đã tồn tại các chế độ như: chế độ bảo hiểm ốm đau do những người lao động buộc phải đóng góp; chế độ tai nạn lao động do giới chủ doanh nghiệp đóng góp để bảo vệ tính mạng sức khoẻ của giới thợ trong doanh nghiệp; chế độ bảo hiểm tuổi già và tàn tật do ngân sách tài trợ theo trách nhiệm quản lý xã hội. Có thể nói, bảo hiểm xã hội của Đức ra đời, tồn tại và phát triển đã đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội trên thế giới. Đặc biệt là việc ghi nhận cơ chế ba bên trong việc đóng góp quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm: giới chủ, giới thợ và nhà nước. Ở Việt Nam quá trình phát triển của bảo hiểm xã hội trải qua các giai đoạn sau: 24
  2. * Giai đoạn trước năm 1945: Trước năm 1945 ở Việt Nam chưa có pháp luật bảo hiểm xã hội vì thực dân Pháp đang đô hộ nước ta. Trong giai đoạn này, Pháp đã áp dụng một số chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội như đau ốm, tai nạn, hưu trí nhưng chỉ hạn chế trong phạm vi công chức và quân nhân Việt Nam hưởng lương phục vụ cho bộ máy hành chính và lực lượng vũ trang của Pháp. * Giai đoạn từ 1945-1959: Sau cách mạng tháng 8 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân trong đó Điều 14 Hiến pháp 1946 có xác định quyền được trợ cấp của người già và người tàn tật. Tiếp đó ngày 12.3.1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 29/SL quy định chế độ trợ cấp cho công nhân. Ngày 20.5.1950 Hồ Chí Minh ký sắc lệnh76/SL; sắc lệnh 77/SL ghi nhận chế độ đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công nhân viên chức. * Giai đoạn từ 1960-1994: Giai đoạn này đã xây dựng được một hệ thống trợ cấp bảo hiểm xã hội gồm các chế độ như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động, hưu trí, tử tuất, khám chữa bệnh miễn phí, trợ cấp thôi việc (NĐ 218/CP ngày 27.12.1961) * Giai đoạn 1995 đến nay: Giai đoạn này ban hành rất nhiều các văn bản khác nhau quy định về bảo hiểm xã hội. Hiến pháp 1992 ghi nhận: “ Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động. Đặc biệt, nhà nước ta đã ban hành Bộ luật lao động ngày 2.4.2002 NĐ 12/CP và NĐ12/CP ngày 26.1.1995 kèm theo điều lệ bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức và người lao động; NĐ 01/CP ngày 9.1.2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo NĐ12/CP và Luật bảo hiểm xã hội Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006 quy định cụ thể các vấn đề của bảo hiểm xã hội như đối tượng tham gia, điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội, mức hưởng bảo hiểm xã hội, các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm xã hội, trách nhiệm của nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Nghị định 152/CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn Luật BHXH về BHXH bắt buộc. Tóm lại, hệ thống các văn bản pháp luật quy định về bảo hiểm xã hội đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho người lao động và người sử dụng lao động khi tham gia vào bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta chiếm vị trí quan trọng nhất và là thành phần chính của hệ thống bảo đảm xã hội ở các nước trên thế giới. b. Khái niệm bảo hiểm xã hội. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về bảo hiểm xã hội. - Dưới góc độ xã hội thì bảo hiểm xã hội được coi là sự liên kết của những người lao động xuất phát từ lợi ích chung của xã hội, của người lao động và người sử dụng lao động. Khi tham gia quan hệ này người lao động sẽ được hưởng một khoản trợ cấp nhất định nếu có những biến cố rủi ro trên cơ sở sự đóng góp của các bên. - Dưới góc độ kinh tế, bảo hiểm xã hội được coi là quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được dồn tích từ sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động theo quy định của pháp luật, nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết những nhu cầu sinh sống thiết yếu của người lao động và gia đình họ khi họ gặp những rủi ro dẫn đến việc giảm hoặc mất khả năng thanh toán từ thu nhập theo lao động. - Dưới góc độ pháp lý, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, 25
  3. bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Bảo hiểm xã hội có những đặc trưng cơ bản sau: - Bảo hiểm xã hội chủ yếu mang tính bắt buộc đối với người lao động - Đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội gồm có người lao động và thành viên của họ khi thoả mãn các điều kiện pháp luật quy định. - Mức hưởng bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào mức đóng góp bảo hiểm xã hội, thời gian đóng góp bảo hiểm xã hội và sự kiện pháp lý kèm theo. - Mức đóng góp và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội dựa theo chính sách xã hội trong từng thời kỳ của Nhà nước theo nguyên tắc hoạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ - Mục tiêu hoạt động của bảo hiểm xã hội nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước, bảo đảm cho người lao động các khoản trợ cấp tối thiểu khi gặp những rủi ro bị mất hoặc giảm thu nhập - Bảo hiểm xã hội có sự tham gia đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước c.Chức năng của bảo hiểm xã hội. Chức năng của bảo hiểm xã hội là một loại phương diện hoạt động của bảo hiểm xã hội nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ mà bảo hiểm xã hội đặt ra. Bảo hiểm xã hội có các chức năng sau: * Chức năng hạn chế khó khăn về kinh tế cho người lao động được bảo hộ và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bi giảm hoặc mất khả năng lao động. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành trên cơ sở sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và một phần hỗ trợ của Nhà nước. Theo đó, người lao động khi đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với mức lương của mình họ sẽ được nhận trợ cấp bảo hiểm nếu có những sự kiện pháp lý kèm theo như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tử tuất Có thể nói, đây là một chức năng rất quan trọng nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp thu nhập cho người lao động, giúp cho người lao động và các thành viên gia đình họ đã tham gia bảo hiểm là được bảo hiểm, được duy trì một cuộc sống tương đối ổn định khi có những rủi ro xảy ra. * Chức năng phân phối lại thu nhập. Tài chính của bảo hiểm xã hội do sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ một phần của Nhà nước để tạo lập một quỹ tài chính hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, hoạch toán độc lập và được nhà nước bảo hộ. Thông qua quỹ bảo hiểm xã hội này người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội họ sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội khi có đủ các điều kiện theo pháp luật quy định. Như vậy, không phải tất cả mọi người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội là được hưởng trợ cấp. Chức năng phân phối lại thu nhập có nghĩa là những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội nhưng có sức khoẻ, có thu nhập ổn định cũng không được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Chỉ có những người lao động gặp những biến cố rủi ro nhất định nếu họ đóng bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm sẽ hỗ trợ một phần thu nhập cho họ và thành viên gia đình họ. Người lao động khỏe mạnh đóng góp hỗ trợ cho người lao động đau yếu, phải nghỉ việc, người lao động trẻ đóng góp hỗ trợ cho những người đã hết tuổi lao động, những người đóng góp 26
  4. vào quỹ bảo hiểm xã hội thường thì hỗ trợ cho những người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội khi thoả mãn các điều kiện pháp luật quy định. * Chức năng hình thành một hệ thống an toàn cho xã hội. Có thể nói, quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành thông qua sự đóng góp của 3 bên đã tạo cơ sở quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động và thành viên gia đình của họ khi họ gặp những rui ro làm giảm hoặc mất thu nhập. Với phương thức lấy số đông những người tham gia bảo hiểm xã hội bù cho số ít những người thuộc diện được hưởng bảo hiểm xã hội làm cho không những người lao động mà người sử dụng lao động cũng được bảo vệ. Người lao động có cảm giác yên tâm, tích cực nhiệt tình trong công việc, người sử dụng lao động yên tâm đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chức năng này có ý nghĩa đối với người lao động và người sử dụng lao động góp phần đảm bảo ổn định xã hội cho đất nước. Một khi đảm bảo quyền lợi vật chất cho người lao động thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nó sẽ tạo cơ sở vững chắc cho sự ổn định xã hội, đảm bảo sự an toàn cho quốc gia. 2. Các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội. - Nhà nước thống nhất quản lý bảo hiểm xã hội. Hiệu quả của hoạt động bảo hiểm xã hội luôn tỉ lệ thuận với việc thống nhất quản lý bảo hiểm xã hội của nhà nước. Nhà nước ban hành các chính sách, chế độ pháp luật về bảo hiểm xã hội chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra áp dụng bảo hiểm xã hội vào thực tế. Nhà nước quy định chính sách bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong trường hợp người lao động bị đau ốm, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề ngiệp, thất nghiệp gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác. Bên cạnh đó, nhà nước cũng là chủ thể tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội cùng với người sử dụng lao động và người lao động để bảo đảm cho quỹ bảo hiểm xã hội hoạt động. Trong đó nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng cường của quỹ bảo hiểm xã hội. - Bảo hiểm xã hội hoạt động theo nguyên tắc phân phối trên cơ sở mức độ đóng góp và tương trợ cộng đồng. Người lao động khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm xã hội phải đóng góp bảo hiểm xã hội trên cơ sở tiền lương và họ sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội khi có đủ điều kiện quy định. Mức trợ cấp được hưởng phụ thuộc vào mức đóng góp cho xã hội, thời gian đóng góp và sự kiện pháp lý kèm theo(tỷ lệ suy giảm hay mất khả năng lao động, thai sản, ốm đau, chết ) Tỷ lệ đóng góp bảo hiểm xã hội và mức hưởng trợ cấp của người lao động luôn có mối liên hệ mật thiết với thu nhập của người được bảo hiểm. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội trên cơ sở phân phối theo lao động luôn đảm bảo yếu tố công bằng hợp lý. Người lao động phải tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội mới được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, nguyên tắc này còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố cộng đồng. Điều này có nghĩa là không phải bất kỳ người lao động nào khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội đều được hưởng bảo hiểm xã hội. Người lao động cùng với người sử dụng lao động và nhà nước cùng tạo lập hình thành một quỹ bảo hiểm xã hộiđộc lập và tập trung trong đó đa số những người đóng góp bảo hiểm xã hội sẽ hỗ trợ cho số những người có đủ điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc “ lấy số đông bù số ít.” Có thể nói, hình thức tham gia bảo hiểm xã hội là một hình thức chia sẽ rủi ro trên cơ sở sự hỗ trợ của cộng đồng. Sự phối hợp chặt chẽ của hai nguyên tắc này vừa thể hiện sự bình đẳng giữa những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội vừa thể hiện yếu tố xã hội, nhân văn của nhà nước ta trên cơ sở có sự hỗ trợ của cả cộng đồng. - Thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động trong mọi trường hợp hay bị suy giảm hay mất khả năng lao động. 27
  5. Người lao động không phân biệt nam nữ, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, không phân biệt khu vực làm việc khi tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội nếu có đủ điều kiện luật định sẽ hưởng quyền được bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức đóng góp cho xã hội của họ. Nguyên tắc này tạo cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi cho mọi người lao động đồng thời khuyến khích mọi người lao động tham gia hoạt động bảo hiểm xã hội. Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội không được cao hơn mức tiền lương khi làm việc nhưng phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người được bảo hiểm. Nguyên tắc này tạo cơ sở bình đẳng cho người lao động đang làm việc và người lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Mức bảo hiểm xã hội mà người lao động nhận được là một khoản trợ cấp nhằm bù đắp cho người lao động và gia đình họ trên cơ sở sự phân tán rủi ro của quỹ bảo hiểm xã hội do đó mức bảo hiểm xã hội không được cao hơn mức tiền lương người lao động đang làm việc. Tuy nhiên, khi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động nhà nước phải tính đến những nhu cầu tối thiểu đảm bảo quyền lợi cho người được bảo hiểm. - Bảo hiểm xã hội phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội. Mỗi một giai đoạn lịch sử khác nhau thì bảo hiểm xã hội hoạt động với phương thức khác nhau. Quá trinh phát triển của bảo hiểm xã hội phụ thuộc điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. Việc ban hành các chế độ bảo hiểm xã hội, đối tượng tham gia bảo hiểm, mức trợ cấp, chế độ chi trả bảo hiểm, mức đóng góp bảo hiểm xã hội phải có sự tương quan với mức thu nhập trong cộng đồng xã hội. - Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. - Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung. - Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. - Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. - Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. II. NỘI DUNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI 1. Quỹ bảo hiểm xã hội - Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tiền tệ tập trung, được hình thành từ sự dóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội. - Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau: + Người sử dụng lao động đóng theo quy định sau: Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động * 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật BHXH và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội; * 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 28
  6. * 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%. + Người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. + Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. + Hỗ trợ của Nhà nước. + Các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý theo các nguyên tắc cơ bản sau: * Nguyên tắc tập trung thống nhất, dân chủ và công khai. * Nguyên tắc hoạch toán độc lập. * Nguyên tắc được nhà nước bảo hộ. * Nguyên tắc được thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính Phủ. Nguyên tắc tập trung thống nhất, dân chủ và công khai được coi là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất. Thông qua nguyên tắc này tạo ra dược một khối lượng tiền thống nhất tránh sự thất thoát quỹ và sử dụng quỹ không đúng mục đích. Bên cạnh đó, nguyên tắc này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước trong việc chỉ đạo, tổ chức, kiêm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội. Ngoài ra các nguyên tắc khác phối hợp và liên kết với nhau cũng đóng vai trò nòng cốt tạo cơ sở đảm bảo cho việc cân đối thu chi của quỹ. 2. Các loại hình bảo hiểm xã hội a. Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc * Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. - Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng: + Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; b) Cán bộ, công chức, viên chức; c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an; d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. + Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động. - Ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội sau: + Chế độ trợ cấp ốm đau. + Chế độ trợ cấp thai sản 29
  7. + Chế độ tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp. + Chế độ hưu trí. + Chế độ tử tuất. + Chế độ nghỉ dưỡng, hồi phục sức khhoẻ cho người lao động. b. Loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội. 3. Giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội Khi xảy ra tranh chấp về bảo hiểm xã hội thì giải quyết như sau: * Đối với tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết theo các quy định về giải quyết tranh chấp lao động (theo chương XIV BLLĐ). * Đối với tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội do hai bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì do Toà án nhân dân giải quyết. III. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1. Chế độ ốm đau. a. Khái niệm và ý nghĩa của chế độ ốm đau Ốm đau là sự kiện pháp lý làm cho người lao động tạm thời mất khả năng lao động dẫn đến gián đoạn về thu nhập. Theo Luật bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm ốm đau là trường hợp được trợ cấp khi mất khả năng lao động do ốm đau, tai nạn lao động, chăm sóc con ốm đau mà người lao động bị gián đoạn về thu nhập. Bảo hiểm ốm đau là một chế độ rất quan rọng không chỉ đối với người lao động và gia đình họ mà còn đối với người sử dụng lao động, nhà nước và xã hội. Đối với người lao động, bảo hiểm ốm đau là sự trợ giúp ngắn hạn hỗ trợ người lao động và thành viên gia đình người lao động khi họ bị gián đoạn về thu nhập. Đây là sự bù đắp giúp người lao động có khả năng phục hồi sức khỏe, duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình người lao động. Bảo hiểm ốm đau còn là cơ sở pháp lý động viên người lao động điều trị hiệu quả và khuyến khích người lao động trong quá trình thực hiện công việc của mình. Đối với người sử dụng lao động và nhà nước, chế độ ốm đau phản ánh trách nhiệm của nhà nước và người sử dụng lao động quan tâm đến nhân thân, đời sống người lao động . Điều này hỗ trợ người lao động yên tâm trong hoạt động sản xuất giúp người lao động ổn định thu nhập, ổn định cuộc sống. Đây cũng là yếu tố góp phần ổn định quan hệ lao động hài hòa, ổn định hạn chế các tranh chấp, bất đồng xảy ra, tạo sự ổn định cho nền kinh tế xã hội của đất nước. b. Đối tượng hưởng chế độ ốm đau + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. + Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên. + Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang. + Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài; c. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau 30
  8. Không phải đối tượng nào bị ốm đau đều hưởng chế độ ốm đau. Chỉ có những đối tượng thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật về chế độ ốm đau mới được hưởng. Người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi có các điều kiện sau: + Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau. + Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế. + Người lao động có đóng bảo hiểm xã hội. Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể mức thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu là bao nhiêu thì được hưởng chế độ ốm đau. Theo quy định của pháp luật, bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng đối với những hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Như vậy có nên hiểu là những người lao động đang làm việc tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên thì được hưởng chế độ ốm đau?Pháp luật cần quy định cụ thể thời gian tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ này. d. Thời gian hưởng chế độ ốm đau - Thời gian hưởng trợ cấp ốm đau phụ thuộc vào số năm tham gia đóng BHXH, điều kiện, môi trường làm việc và tình trạng bệnh tật. - Thời gian hưởng trợ cấp ốm đau trong một năm tính theo thời gian làm việc như sau: * Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. * Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội. Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Danh mục nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên do Bộ Nội vụ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc ban hành. * Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: + Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong 1 năm cho mỗi con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi. + Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này. + Người lao động có thời gian tham gia BHXH dưới 15 năm số ngày nghỉ hưởng trợ cấp là 30 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường; 40 ngày nếu làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. + Người lao động có thời gian tham gia BHXH từ đủ 15 năm đến dưói 30 năm số ngày nghỉ hưởng trợ cấp là 40 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường; 50 ngày nếu làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. + Người lao động có thời gian tham gia BHXH trên 30 năm số ngày nghỉ hưởng trợ cấp là 60 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường; 70 ngày nếu làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. 31
  9. - Người lao động mắc các bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục do Bộ y tế quy định thời hạn không quá 180 ngày trong một năm thì hưởng 75% mức tiền lương của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Đối với người lao động mắc bệnh điều trị quá 180 ngày thì mức hưởng như sau: + 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đóng đủ 30 năm trở lên. + 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đóng đủ 15 năm đến dưới 30 năm. + 45% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đóng dưới 15 năm. Riêng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân đội nhân dân, công an nhân dân thời gian hưởng ốm đau tùy thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. * Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau: + Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; + Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật; + Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác. * Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ một ngày: + Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; + Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở. * Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. Thời gian này không tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. 2. Chế độ trợ cấp thai sản a. Khái niệm và ý nghĩa của chế độ thai sản Chế độ thai sản là chế độ thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với lao động đặc thù và nhóm người nhận nuôi con nuôi. Chế độ thai sản nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi có thai, sinh con, nhân nuôi con nuôi sơ sinh. Việc quy định chế độ thai sản nhằm giúp người lao động phục hồi sức khỏe khi sinh con, nuôi con nuôi. Đồng thời đó cũng là một khoản trợ cấp nhằm trợ giúp cho người lao động góp phần bảo đảm cân bằng về thu nhập và ổn định sức khỏe cho người lao động. Thông qua chế độ thai sản, chức năng làm mẹ của lao động nữ được nhà nước quan tâm và bảo đảm thực hiện. b. Đối tượng hưởng chế độ thai sản + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. + Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản 32
  10. lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên. + Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang. + Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài; c. Điều kiện Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: + Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trước đây, pháp luật quy định lao động nữ chi được hưởng thai sản cho hai con nhưng hiện nay, pháp luật không hạn chế số lần sinh con mà người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản. + Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội. + Lao động nữ bị sảy thai, đẻ thai chết lưu. + Lao động nữ sau khi sinh con con chết. + Lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. + người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội và có xác nhận của tổ chức cơ sở y tế có thẩm quyền. d. Thời gian hưởng trợ cấp thai sản * Chế độ khám thai: trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần một ngày. Trường hợp thai bệnh lý hoặc xa cơ sở y tế thì nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. * Chế độ sẩy thai, nạo hút thai, thia chết lưu lao động nữ được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; 20 ngày nếu thai 1 đến dưới 3 tháng; 40 ngày nếu thai 3 tháng trở lên đến dưới 6 tháng; 50 ngày nếu thai 6 tháng trở lên (Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần.) * Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con của lao động nữ phụ thuộc vào điều kiện lao động, tình trạng thể chất và số con một lần sinh, cụ thể là: + 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường; + 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên; + 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên. + Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại điểm a, b, c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày. * Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chết thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ như sau: + Con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con; + Con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết. Thời gian nghỉ việc quy định tại khoản này không vượt quá thời gian nghỉ sinh con và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật về lao động. 33
  11. * Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. * Trường hợp đặt vòng tránh thai người lao động nghỉ 7 ngày; trường hợp triệt sản người lao động nghỉ 15 ngày. (Thời gian này tính cả nghỉ lễ, tết, nghỉ hnàg tuần.) e. Mức trợ cấp Trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết thì cha cũng được trợ cấp như trên. Người lao động hưởng 100% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Nếu chưa đủ 6 tháng thì bình quân các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản phải có đủ 3 điều kiện: + Sau khi sinh con đủ 60 ngày. + Có xác nhận về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe. + Báo trước cho người sử dụng lao động và được đồng ý. * Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản theo khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. * Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định tại các Điều 29, 30 và Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp lao động nữ sau khi nghỉ thai sản mà vẫn yếu sức khỏe thì được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức theo quy định như sau: + Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. + Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau: - Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên; - Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; - Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác. * Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày: + Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; + Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở. • Mức hưởng chế độ thai sản được quy định như sau: 34
  12. Mức bình quân tiền lương, tiền Mức hưởng khi nghỉ công tháng đóng bảo hiểm xã hội việc đi khám thai, sẩy của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ thai, nạo, hút thai hoặc việc Số ngày nghỉ thai chết lưu, thực hiện = x 100% x việc theo chế các biện pháp tránh độ thai sản thai 26 ngày + Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai được tính theo công thức sau: Trong đó: - Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc được tính như quy định tại khoản 4 Mục này. - Số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Riêng đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. + Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc sinh con hoặc nghỉ việc nuôi con nuôi được tính theo công thức sau: Mức hưởng khi Mức bình quân tiền lương, tiền Số tháng nghỉ sinh con nghỉ việc sinh công tháng đóng bảo hiểm xã hội = x hoặc nghỉ nuôi con con hoặc nuôi của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ nuôi theo chế độ con nuôi việc * Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. 3. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp a. Khái niệm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Khái niệm tai nạn lao động Tai nạn lao động là thuật ngữ được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài làm chết người, làm tổn thương hoặc phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng đủ lớn các chất độc có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại một chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là tai nạn lao động. 1 Điều 105 Bộ luật lao động quy định tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phân chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Khái niệm bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp được hiểu là một trạng thái bệnh lý mnag tính chất đặc trưng cho một bệnh nghề nghiệp hoặc có liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu.2 1 Tập bài giảng bảo hộ lao động, NXB LĐXH tr 27 2 Sđd, tr 28. 35
  13. Điều 106 Bộ luật lao động quy định bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là sự bù đắp một phần thu nhập cho người lao động về những thiệt hại của họ, giúp họ phục hồi sức khỏe do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm giảm hoặc mất đi khả năng lao động dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm trợ giúp cho người lao động khắc phục những thiệt hại tạm thời cũng như lâu dài để gióp phần ổn định cuộc sống của người lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có những đặc trưng cơ bản sau: + Việc thực hiện chế độ này thông qua qũy bảo hiểm xã hội theo cơ chế ba bên và thông qua quỹ của người sử dụng lao động. + Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gắn liền với quan hệ lao động, gắn liền với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động. + Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gắn với rủi ro và điều kiện lao động có hại gây ra cho người lao động. b. Đối tượng hưởng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. + Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên. + Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang. + Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài; c. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động * Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc bao gồm: - Tai nạn xảy ra trong lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công; - Tai nạn trong thời gian ngừng việc giữa giờ do nhu cầu sinh hoạt đã được chế độ, nội quy quy định như vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; - Tai nạn trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, trong thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc. * Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động mà các công việc đó gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được phân công. * Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường mà hằng ngày, người lao động vẫn thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại. Điều kiện hưởng bệnh nghề nghiệp Người lao động mắc một trong các bệnh do Bộ lao động –Thương binh- Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Người lao động làm việc ở môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5 % trở lên. Danh mục bệnh nghề nghiệp bao gồm các loại sau: 1. Nhiễm độc chì và ccá hợp chất chì 36
  14. 2. Nhiễm độc benzen và các đồng đẳng 3. Nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất thủy ngân. 4. Bệnh bụi phổi do silic. 5. Bệnh bụi phổi do Amiang 6. Nhiễm độc mang gan và các hợp chất mang gan. 7. Nhiễm các tia phóng xạ và X 8. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn. 9. Loét da, loét vách ngăn môi, viêm da, chàm tiếp xúc. 10. Bệnh xạm da. 11. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp. 12. Bệnh bụi phổi bông. 13. Bệnh lao nghề nghiệp. 14. Bệnh viêm gan do vi rút nghề nghiệp. 15. Bệnh do Leptospira. 16. Bệnh nhiễm độc Trinitrototuene (TNT). 17. Bệnh nhiễm độc Axen và các hợp chất Axen nghề nghiệp. 18. Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp. 19. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp. 20.Bệnh giảm áp nghề nghiệp. 21. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp. 22. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp. 23. Bệnh nhiễm độc Cacbônmonoxit nghề nghiệp. 24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp. 25. Bệnh viêm loét da, viêm móng vfa xung quanh móng nghề nghiệp. * Quyền lợi và mức trợ cấp của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm tả các khảon chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người lao động bị tai nạn lao động. Các khỏan chi phí y tế và tiền lương do người sử dụng lao động chi trả bao gồm: + Tiền khám, chữa bệnh, tiền viện phí bồi thường theo bệnh lý (nếu có). + Tiền lương trả trong thời gian chữa trị. Sau khi điều trị ổn định, người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động bị tai nạn và được tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định khả năng lao động theo quy định của pháp luật. Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ trợ cấp tùy thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động. Người lao động có thể hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc một lần. Trợ cấp một lần theo Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: + Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp một lần. + Mức hưởng trợ cấp một lần được tính theo công thức sau: Trợ cấp một lần quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính theo công thức sau: Mức trợ = Mức trợ cấp tính theo mức suy + Mức trợ cấp tính theo số cấp một lần giảm khả năng lao động năm đóng BHXH {5 x L + (m – 5) x 0,5 x L } = min min + {0,5 x L + (t – 1) x 0,3 x L} 37
  15. Trong đó: - Lmin : mức lương tối thiểu chung. - m : mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30). - L : mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó. - t : số năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ 12 tháng, không kể năm đầu đóng bảo hiểm xã hội. Ví dụ 1: Ông Đ bị tai nạn lao động tháng 8/2007. Sau khi điều trị ổn định tại bệnh viện, ông Đ được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Ông Đ có 10 năm đóng bảo hiểm xã hội, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tháng 7/2007 là 1.200.000 đồng. Ông Đ thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau: Mức trợ cấp tính theo mức suy = 5 × 450.000 + (20 – 5) × 0,5 × 450.000 giảm khả năng lao động = 5.625.000 (đồng) Mức trợ cấp tính theo số năm = 0,5 X 1.200.000 + (10 – 1) X 0,3 X1.200.000 đóng bảo hiểm xã hội = 3.840.000 (đồng) Mức trợ cấp một lần của ông Đ là: 5.625.000 đồng + 3.840.000 đồng = 9.465.000 (đồng) - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động như sau: suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung. - Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. * Trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: + Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. * Trợ cấp hằng tháng được tính theo công thức sau: Mức trợ cấp = Mức trợ cấp tính theo mức suy + Mức trợ cấp tính theo số hằng tháng giảm khả năng lao động năm đóng BHXH {0,3 x L + (m – 31) x 0,02 x L } = min min + {0,005 x L + (t – 1) x 0,003 x L} Trong đó: - Lmin : mức lương tối thiểu chung. - m : mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100). - L : mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó. - t : số năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ 12 tháng, không kể năm đầu đóng bảo hiểm xã hội. * Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đối với người lao động điều trị nội trú được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. 38
  16. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú thì thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa. + Mức hưởng trợ cấp hằng tháng được tính theo công thức như khoản 2 Điều 21 Nghị định này, trong đó: + Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động như sau: suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung; + Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. * Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng nghỉ việc, được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm. * Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật theo Điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: + Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. + Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau: - Tối đa 10 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Tối đa 7 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Bằng 5 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. * Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày: + Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; + Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở. 4. Chế độ trợ cấp hưu trí. a. Khái niệm và ý nghĩa của chế độ bảo hiểm hưu trí Chế độ bảo hiểm hưu trí là chế độ bảo hiểm quan trọng trong hệ thống bảo hiểm xã hội. Chế độ bảo hiểm hưu trí được hiểu là khoản trợ cấp nhằm bù đắp cho người lao động khi họ hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho họ. Dưới góc độ pháp luật, chế độ bảo hiểm hưu trí là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện và mức trợ cấp cho những người ytham gia bảo hiểm xã hội khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động. Chế độ bảo hiểm hưu trí có những đặc trưng cơ bản sau: + Đối tượng tham gia hưởng bảo hiểm hưu trí rất rộng bao gồm đa số những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trừ một số người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị chết hoặc người lao động đang làm việc bị chết. + Thời gian tham gia đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ này tương đối dài (trừ trường hợp mai táng phí). + Quỹ để chi trả cho chế độ bảo hiểm hưu trí tương đối lớn ( 15% quỹ lương của người lao động và người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ bảo hiẻm xã hội chi trả cho chế độ bảo hiểm hưu trí và tử tuất). 39
  17. + Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí mang tính chất rất linh hoạt, có sự phân cấp giữa lao động nam và lao động nữ, có sự phân cấp giữa các vùng miền, giữa những người bị suy giảm khả năng lao động, có sự lựa chọn giữa chế độ hưu hàng tháng, chế độ hưu chờ cũng như chế độ hưu một lần. +Bảo hiểm hưu trí chủ yếu áp dụng đối vơpí các đối tượng đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia vào quan hệ lao động. Chế độ bảo hiểm hưu trí có những ý nghĩa nhất định: Đối với người lao động, bảo hiểm hưu trí là một phần thu nhập được tích luỹ trong suốt quá trình lao động của người lao động để đẩm bảo cuộc sống của người lao động khi không còn tham gia quan hệ lao động cũng như hết tuổi lao động. đây là mục tiêu động lực cơ bản thúc đẩy tham gia bảo hiểm để dự phòng cho cuộc sống về già. Chế độ bảo hiểm hưu trí còn là yếu tố động viên người lao động, đảm bảo quyền lợi của người lao động khi họ không còn làm việc. Đối với nhà nước chế độ bảo hiểm hưu trí là sự bù đắp của nhà nước, của xã hội đối với quá trình cống hiến sức lao động cho xã hội. Nó vừa thể hiện sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với đời sống người lao động khi về già đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm của nhà nước và xã hội đối với họ. b. Đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hưu trí * Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. * Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên. * Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang. * Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm các loại hợp đồng sau đây: + Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; + Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài; + Hợp đồng cá nhân. c. Điều kiện hưởng Điều kiện hưởng lương hưu được quy định như sau: Người lao động được hưởng lương hưu khi nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau: + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. + Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; + Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; (- Khai thác than; - Vận tải than, đất, đá; - Vận hành máy khoan; - Nổ mìn; Đào hầm lò để khai thác than.) + Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. (Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 40
  18. 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, nghỉ việc hưởng lương hưu quy định bao gồm các đối tượng sau: - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ sở y tế dân y và lực lượng vũ trang, cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính hoặc trong cơ sở cai nghiện ma tuý; - Cán bộ, công chức là thành viên tổ công tác cai nghiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; - Cán bộ, công chức chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội.) * Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động theo Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện quy định tại Điều 26 Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên; + Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời. * Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo khoản 1 Điều 55 và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: + Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; + Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; + Sau 12 tháng nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; + Ra nước ngoài để định cư. * Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. * Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được tính: dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm. d Mức trợ cấp Mức lương hưu hằng tháng được quy định như sau: + Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định, mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 31 Nghị định này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. + Người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định này, mức lương hưu hằng tháng được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Nghị định này thì mức lương hưu giảm đi 1%. + Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. + Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. + Khi tính mức lương hưu hằng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì 41
  19. không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm. Mức lương hưu hằng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại Điều 28 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: * Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. * Mức lương hưu hằng tháng theo Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: - Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng đối với người nghỉ hưu trước tuổi được tính như quy định tại điểm a khoản này. Nhưng mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ thì được tính tròn thêm một tuổi. - Đối với người nghỉ hưu theo quy định nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên; thì lấy mốc tuổi 60 đối với nam và tuổi 55 đối với nữ để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định. - Đối với người nghỉ hưu theo quy định có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời thì lấy mốc tuổi 55 đối với nam và tuổi 50 đối với nữ để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định. * Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tích số của tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng với mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp sau khi tính cụ thể mà mức lương hưu hằng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung. * Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính: Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. * Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: Tổng số tiền lương, tiền công của các tháng đóng BHXH M bqtl = Tổng số tháng đóng BHXH * Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: 42
  20. Tổng số tiền lương tháng đóng Tổng số tiền lương, tiền công của các BHXH theo chế độ tiền lương + tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định do người sử dụng lao động quyết định MM bqtlbqtl = Tổng số tháng đóng BHXH + Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 4 Mục này. + Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của mỗi giai đoạn được tính như quy định tại điểm a nêu trên. Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các giai đoạn. * Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng quy định tại Điều 33 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: + Thời điểm tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tính từ tháng liền kề với tháng người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị toà án tuyên bố là mất tích. + Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP. * Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động theo Điều 58, 59 và Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: - Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995: + Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân các mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu. + Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. + Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian đó. Trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp chưa đủ 5 năm, thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. - Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 0 tháng 01 năm 1995 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2007: + Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau: 43
  21. - Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu; - Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu. + Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian; + Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian đó. Trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp chưa đủ số năm quy định tại điểm a khoản này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. - Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi: + Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu; + Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian; + Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian đó. Trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp chưa đủ 10 năm thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. 5. Chế độ tử tuất a. Khái niệm và ý nghĩa của chế độ tử tuất Chế độ bảo hiểm tử tuất là sự bù đắp một phần thu nhập cho thành viên gia đình người lao động khi người lao động chết dẫn đến mất nguồn thu nhập. Chế độ bảo hiểm tử tuất bao gồm tổng hợp các quy định của pháp luật về đối tượng, điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng hoặc một lần khi người lao động bị chết. Có thể nói, chế độ bảo hiểm tử tuất cùng với chế độ bảo hiểm hưu trí là những chế độ sử dụng quỹ bảo hiểm rất lớn để chi trả cho gia đình người lao động. Chế độ bảo hiểm tử tuất có những ý nghĩa cơ bản sau: Đối với gia đình người lao động: Đây là sự hỗ trợ một phần kinh phí để chia sẻ những khó khăn về mặt tài chính khi người lao động chết. Đồng thời chế độ bảo hiểm tử tuất còn góp phần khắc phục những khó khăn lâu dài cho thân nhân của người lao động nhằm đảm bảo cho thân nhân của người lao động có thể ổn định cuộc sống khi đã mất đi một nguồn thu nhập. Ngoài ra, khoản trợ cấp này còn tạo tâm lý động viên người lao động tham gia bảo hiểm xã hội góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của bảo hiểm xã hội. Đối với nhà nước: Đây thực sự là khoản trợ cấp thể hiện trách nhiệm của nhà nước và xã hội đối với những khó khăn của gia đình người lao động bị chết. Bên cạnh đó bảo hiểm tử tuất còn thể hiện sự quan tâm chia sẻ về mặt vật chất cũng như tinh thần đối với những thân nhân của người chết. 44
  22. b. Đối tượng hưởng chế độ mai táng phí Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung: + Người lao động (như đối với trường hợp nghỉ hưu) đang đóng bảo hiểm xã hội. + Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. + Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc. c. Điều kiện và mức hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng Các đối tượng sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp hằng tháng: + Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần; + Người đang hưởng lương hưu; + Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu); + Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. * Thân nhân của các đối tượng trên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bao gồm: - Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai); con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; - Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Thân nhân phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung. * Mức trợ cấp tuất hằng tháng theo Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: + Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này bằng 50% mức lương tối thiểu chung. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung. + Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này. * Thời điểm thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, kể từ tháng liền kề sau tháng đối tượng đủ điều kiện chết. d. Điều kiện và mức hưởng trợ cấp tiền tuất một lần Các đối tượng hưởng mai táng phí thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần: + Người chết không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng. + Người chết thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hằng tháng theo quy định trên. * Mức trợ cấp tuất một lần được quy định như sau: 45
  23. + Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. + Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu đang hưởng; mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết. 46