Giáo trình Lý thuyết điền kinh - Hoàng Ngọc Viết (Phần 2)

pdf 13 trang hapham 2360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Lý thuyết điền kinh - Hoàng Ngọc Viết (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_thuyet_dien_kinh_hoang_ngoc_viet_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lý thuyết điền kinh - Hoàng Ngọc Viết (Phần 2)

  1. Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết BÀI 3: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU - TRỌNG TÀI ĐIỀN KINH Phần I PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU 1. Ý nghĩa: Thi đấu có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt: Kiểm tra chất lượng giảng dạy và huấn luyện, rèn luyện vận động viên, trao đổi kinh nghiệm, động viên phong trào. Mục đích, nhiệm vụ khác nhau, thì tính chất quy mô cuộc thi cũng khác nhau. Công tác tổ chức giữ vai trò quyết định, đảm bảo cho sự thành công của các cuộc thi Tuy vậy, công tác tổ chức thi đấu điền kinh ở đây chỉ ứng dụng trong trường hợp không sử dụng máy vi tính để hỗ trợ tổ chức thi đấu, thu nhập, xử lý lưu trữ thông tin về kết quả thi đấu. Bao gồm các bước tiến hành như sau: 2. Công tác chuẩn bị. Là việc lên phương án tổ chức chuẩn bị cho một giải thi đấu, nó được thể hiện qua các mặt sau: - Tên, mục đích, nhiệm vụ cuộc thi đấu: Căn cứ để xác định tôn chỉ và đường lối thể thao, kế hoạch thi đấu và tính chất cuộc thi. - Tính chất và quy mô cuộc thi: Dựa vào nhiệm vụ đặt ra mà quyết định cấp chủ quản,cơ quan tổ chức, số môn, đốI tượng, đơn vị và tổng số ngườI tham gia, thờI gian, địa điểm. - Bộ máy điều hành cuộc thi: Tùy nhu cầu thực tế mà quy định quy mô và cơ cấu của bộ máy, nhân viên và ngườI phụ trách. - Dự trù kinh phí cho cuộc thi: Phải tính toán kinh phí một cách thực tế và tiết kiệm từng việc cụ thể như: sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị, giải thưởng, giao thông, ăn uống, tuyên truyền - Kế hoạch triển khai: Cần ấn định rõ các giai đoạn về tiến độ chất lượng, người chịu trách nhiệm. 3. Điều lệ thi đấu. Là văn bản được ban hành sau khi các phương án tổ chức đã được quyết định cụ thể. Nội dung của điều lệ thi đấu bao gồm những vấn đề sau: * Thông báo những điều đã được quyết định trong phương án tổ chức. - Tên gọi được đặt ra căn cứ vào nhiệm vụ, mục đích của cuộc thi(phù hợp với tình hình chính trị hiện tại, đáp ứng với mục tiêu của phong trào). - Mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của cuộc thi. * Nội dung thi đấu. * Thể thức thi đấu.( thi đấu theo thể thức gì?, sơ loại bán kết hoặc chung kết ngay .) * Thành phần và tiêu chuẩn dự thi (số lượng VĐV tham gia, nam, nữ, số môn thi, số người được thi mỗi môn, số môn mỗi người được tham gia, tiêu chuẩn thành tích, đẳng cấp ). - 29 -Susanne Kroesche Page 29 12/11/2009 - 29 - IAAF TOECS Level - 29 -
  2. Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết * Thời gian thi đấu - Chương trình thi đấu(dự kiến): Được biên soạn và thông báo cụ thể theo từng ngày, từng đối tượng, thời gian thi từng môn. * Cách tính điểm cá nhân, đồng đội, đoàn. * Luật thi đấu : Áp dụng luật thi đấu được xuất bản tại đâu, năm nào. * Giải thưởng: Nêu rõ từng loại giải thưởng cá nhân, tập thể, đồng đội, đoàn, phong cách, VĐV suất sắc nhất. * Những qui định khác: - Thời hạn nộp đăng ký dự thi, các mẫu hồ sơ đăng ký, những yêu cầu cụ thể phải có trong hồ sơ (như phiếu kiểm tra sức khỏe, ảnh VĐV, giấy khai sinh gốc). - Thời gian tiếp nhận VĐV. - Chế độ đài thọ (nếu có), những điều kiện đảm bảo cho thi đấu (nơi ăn, ở, đi lại, thông báo rõ để mỗi đơn vị dự thi có sự chuẩn bị). - Ngoài ra còn cần ghi rõ các khoản cần nộp - lệ phí thi, khiếu nại, vi phạm và cách xử lý. 4. Bộ máy điều hành: Tuỳ thuộc vào qui mô và tình hình của từng cuộc thi mà điều chỉnh về cơ cấu của bộ máy tổ chức. Cơ cấu bộ máy điều hành: Tiểu ban Khai mạc - bế mạc Tổ trọng tài Ban chỉ Tiểu ban thi đấu Tổ sân bãi dụng cụ Tổ biên tập TT đạo Tổ khen thưởng Tổ tuyên truyền Tiểu ban tuyên Tổ thông tin BC Ban tổ truyền Tổ bản tin chức Tổ tài vụ Tổ y tế Tiểu ban hậu cần Tổ giao thông Tổ đời sống Tiểu ban an ninh *Chức năng nhiệm vụ: a. Ban tổ chức: + Tổ chức quán triệt, quy định của ban chỉ đạo. + Xây dựng kế hoạch và lề lối làm việc chung. + Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các tiểu ban. + Bố trí hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ. + Xử lý công việc hành chính. Triệu tập các hộI nghị liên quan. b. Tiểu ban khai mạc và bế mạc: - Soạn thảo chương trình khai mạc và bế mạc. - 30 -Susanne Kroesche Page 30 12/11/2009 - 30 - IAAF TOECS Level - 30 -
  3. Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết - Chuẩn bị các nộI dung trình diễn trong lễ khai mạc và bế mạc: Diễu hành, văn nghệ vv - Chuẩn bị địa điểm khai mạc và bế mạc. -Tiến hành lễ khai mạc và bế mạc. c. Tiểu ban thi đấu: + Lựa chọn, sắp xếp bồi dưỡng nghiệp vụ trọng tài và các nhân viên hữu quan. + Thẩm tra tư cách theo danh sách đăng ký của các đoàn. + Chuẩn bị lịch thi đấu và các biểu bảng cần thiết. + Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ và thiất bị thi đấu. + Bố trí địa điểm khởi động. + Tổ chức, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa các HLV. + Triệu tập họp trưởng đoàn, huấn luyện viên và tưởng trọng tài. + Biên tập kết quả thi đấu: Thành tích, kỷ lục, đẳng cấp VĐV. c. Tiểu ban tuyên truyền: - Soạn thảo các tài liệu cần thiết - Tiến hành tuyên truyền, cổ động - Liên lạc vớI các đài phát thanh, truyền hình, báo. - Ra bản tin. d. Tiểu ban hậu cần: + Cung ứng thanh quyết toán kinh phí và vật tư. + Phục vụ các nhu cầu ăn, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe và sinh hoạt. e. Tiểu ban an ninh: - Đảm bảo an ninh cho các đoàn. - Đảm bảo an ninh tạI các địa điểm thi đấu. - Bảo vệ các nhân vật quan trọng. 5.Kế hoạch công tác. - Chuẩn bị địa điểm và các phương tiện - Xếp lịch thi đấu và các biểu bảng - Tập huấn trọng tài - Hội nghị các trưởng đoàn HLV, trọng tài - Tổ chức cho các đoàn tập luyện trước thi đấu - Tổ chức các hoạt động giao lưu - Tuyên truyền giáo dục và tổ chức quần chúng - Khai mạc – thi đấu - bế mạc - Sơ kết - tổng kết 6. Điều hành thi đấu. Phần này trình bày các vấn đề: chia nhóm, lịch thi đấu và các biểu bảng. Công việc chuẩn bị: - Nắm vững điều lệ, luật thi đấu - Thời gian thực tế dành cho thi đấu - Số lượng và chất lượng sân bãi dụng cụ, trang thiết bị - Số lượng và trình độ trọng tài. - Chuẩn bị những thứ cần thiết: - Các phượng tiện làm việc. - Các biểu bảng phục vụ thi đấu Hồ sơ đăng ký dự thi các đoàn - 31 -Susanne Kroesche Page 31 12/11/2009 - 31 - IAAF TOECS Level - 31 -
  4. Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết PHẦN II PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÀI ĐIỀN KINH Bao gồm các phần sau: - Công tác chuẩn bị - Phương pháp trọng tài các môn chạy - Phương pháp trọng tài các môn nhảy - Phương pháp trọng tài các môn ném - đẩy - Phương pháp trọng tài các môn phốI hợp 1.Công tác chuẩn bị Tuyển chọn các trọng tài Tổ chức cho trọng tài học tập điều lệ, luật và phương pháp trọng tài Tổ chức các hội nghị: Họp HLV, Trưởng đoàn, Trọng tài 2.Phương pháp trọng tài các môn chạy - Trọng tài Tổ xuất phát( trọng tài phát lệnh, bắt phát lệnh ) - Trọng tài tổ đích và bấm đồng hồ - Trọng tài trên đường chạy - Giám sát * Trọng tài Tổ xuất phát. Tổ trưởng trọng tài xuất phát sẽ phân công nhiệm vụ cho các trọng tài. - Điểm danh: Tập trung, điểm danh VĐV, hướng dẫn VĐV vào đúng vị trí thi đấu - Phát lệnh và Trợ lý phát lệnh: Hoàn toàn điều khiển vận động viên vào chỗ. Tổ chức cho VĐV xuất phát đúng thời gian thi đấu. - Kiểm tra vị trí, dụng cụ xuất phát - Liên hệ với trọng tài đích - Trợ lý phát lệnh nhanh chóng đối chiếu số đeo và ô chạy - Trọng tài phát lệnh phải đứng vị trí nào đó để quan sát rõ toàn bộ các VĐV trong suốt quá trình xuất phát. Sẽ bố trí 1 hoặc vài trọng tài bắt phạm quy để hỗ trợ trọng tài xuất phát. - 32 -Susanne Kroesche Page 32 12/11/2009 - 32 - IAAF TOECS Level - 32 -
  5. Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết Vị trí của trọng tài xuất phát trong xuất phát đường thẳng. * Lưu ý : Đối với các nội dung chạy 200m, 400m, 400mrào, 4x100m, 4x200m và 4x400m tiếp sức, sẽ phải có ít nhất 2 trọng tài bắt phạm quy. - Các trọng tài bắt phạm quy phải đứng vị ở vị trí sao cho quan sát được từng VĐV giao cho mình. * Những điều phạm quy cần lưu ý trong các môn chạy: + Chạy cự ly ngắn: Lẫn ô chạy, ngã và làm các động tác khác ảnh hưởng đến người bên cạnh, giẫm lên vạch phía trong của ô chạy ở đoạn đường vòng. + Chạy trung bình và dài: Xô, kéo, đẩy, có ý cản trợ hoặc giẫm đạp lên chân VĐV khác. - Chạy vào đường chạy chung trước vị trí quy định. - Vượt phía bên trái một cách không hợp lý. - Nhận sự nâng đỡ hoặc chỉ đạo từ bên ngoài. - Ra ngoài rồi vào chạy tiếp. + Chạy tiếp sức: Chuyển – nhận gậy ngoài khu vực quy định ( hình dưới ) - Trao gậy bằng cách tung ném. - Gậy rơi không tự nhặt hoặc chạy tay không. - Trao gậy xong chạy tắt ngang làm cản trở người khác. + Chạy vượt rào: - Không chạy vượt hết các rào hoặc hoặc vượt rào của ô bên cạnh. - Vung tay hoặc chân ra ngoài ràolàm ảnh hưởng đến ngườI bên cạnh. - Cố ý dung tay làm đổ rào. - 33 -Susanne Kroesche Page 33 12/11/2009 - 33 - IAAF TOECS Level - 33 -
  6. Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết + Chạy vượt chướng ngại vật: - Nhảy ra hai bên ngoài hố nước hoặc đưa một chân ra ngoài chướng ngại vật. + Đi bộ Thể thao: - Cong gối khi chống trước và tại thời điểm thân người qua vị trí thẳng đứng. - Không có điểm chống tựa ( chuyển thành chạy ) - Vượt lên không hợp lý, hoặc cản trở đối thủ. 3. Phương pháp trọng tài các nhảy và môn ném đẩy: * Chuẩn bị trước thi đấu: Giống như trọng tài trong các môn chạy. * Kiểm diện: + Điểm danh theo thứ tự vào thi. - 34 -Susanne Kroesche Page 34 12/11/2009 - 34 - IAAF TOECS Level - 34 -
  7. Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết + Phổ biến thời lượng hợp lệ của mỗi lần đẩy và ném. Thời gian chuẩn bị trong sân trước thi đấu và các điều kiện cần biết khác. + Xử lý các đề nghị của VĐV. + Cho VĐV vào đo đà, nhảy thử và ném đẩy, cách thi đấu 5 phút cần kết thúc việc nhảy hoặc ném đẩy thử để chuẩn bị sân bãi. * Theo dõi thời gian: + Gọi tên vào thi, đồng thời bấm giờ theo dõi. + Nếu VĐV cố tình trì hoàn thời gian: lần dầu, lượt thi đó thất bại. Tái phạm bị mất quyền thi đấu. * Phá kỷ lục: Tất cả các trường hợp phá kỷ lục nhất thiết phải được tổng trọng tài thẩm tra tại chổ mới được thu nhận và công bố. * Hiệu cờ: - Của trưởng trọng tài: + Cờ trắng : Thẳng đứng lên thành công Nằm ngang: chuẩn bị thực hiện lần ném hoặc nhảy + Cờ đỏ(hoặc vàng): : Thẳng lên trời: Thất bại Nằm ngang: Dừng lại - Của phía sân các môn ném đẩy: + Cờ trắng: Thẳng lên trời: điểm rơi tốt + Cờ đỏ (hoặc vàng): Thẳng lên trời: điểm rơi hỏng Nằm ngang phía trái: ra ngoài bên trái. Nằm ngang phía bên phải: ra ngoài bên phải. Động tác phất cờ phải nhanh, mạnh, dứt khoát, không lắc lư, ngập ngừng. * Trọng tài nhảy cao, nhảy sào: - Phân công: + Trưởng trọng tài: Quyết định lượt thi thành công hay thất bại, giám định việc đo chiều cao xà ngang. + Hai trọng tài viên: Nâng xà, hỗ trợ bắt phạm quy, di chuyển giá đỡ nếu VĐV yêu cầu, giữ sào nhảy. + Hai thư ký: một người điểm danh, ghi kết quả, bấm giờ, một người công bố thành tích. - Trước khi cuộc thi đấu bắt đầu, tổ trưởng trọng tài giám định phải thông báo cho các vận động viên độ cao mức xà khởi điểm và các mức xà kế tiếp khi kết thúc mỗi vòng, cho tới khi chỉ còn một vận động viên còn lại thắng cuộc thi, hoặc cho phép các lần nhảy để phân hạng nếu có sự tranh chấp vị trí thứ nhất. CÁC LẦN THỰC HIỆN - Một vận động viên có thể bắt đầu nhảy tại bất kỳ độ cao nào mà tổ trưởng trọng tài giám định tuyên bố trước đó và có thể nhảy theo quyết định riêng của mình tại bất kỳ độ cao tiếp sau 3 lần nhảy hỏng liên tiếp, bất kể ở mức xà nào mà tại đó những lần nhảy hỏng như vậy xảy ra, sẽ bị loại khỏi những lần nhảy sau đó, ngoại trừ trường hợp bằng nhau ở vị trí thứ nhất. - Hiệu quả của luật này là việc một vận động viên có thể bỏ lần nhảy thứ 2 hoặc thứ 3 của mình tại một độ cao nàp đó ( sau khi đã nhảy hỏng lần đầu hoặc lần thứ 2) và sẽ nhảy ở độ cao tiếp theo. Nếu một vận động viên bỏ một lần nhảy tại một độ cao nào đó thì anh ta sẽ không được thực hiện lần nhảy tiếp theo tại độ cao này, ngoại trừ trường hợp có sự bằng nhau ở vị trí thứ nhất. - 35 -Susanne Kroesche Page 35 12/11/2009 - 35 - IAAF TOECS Level - 35 -
  8. Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết - Sau mõi lần thi xà ngang không bao giờ được nâng lên ít hơn 2 cm trong nhảy cao và 5 cm trong nhảy sào; và mức tăng trong mỗi lần nâng xà phải như nhau. Luật này sẽ không áp dụng khi mà các vận động viên còn thi đấu thoả thuận nâng xà trực tiếp tới độ cau kỷ lục thế giới. - Mức xà có thể nâng lên 10cm – 5cm – 4cm – 3cm – 2cm chứ không bao giờ được nhỏ hơn 2cm. Mức xà nâng lên có thể là tăng dần hoặc giảm dần, nhưng không được tăng lên rồi giảm xuống. Ví dụ: 190 - 200 - 210 - 215 - 220 - 223 - 226 - 228 - 230 – 232: là hợp lý Nhưng không được: 190 - 200 - 210 - 215 - 220 - 223 - 226 - 228 - 231 - 233 Cách xếp hạng: - Tại thời điểm mức xà cuối cùng chỉ có một VĐV nhảy qua mà các VĐV khác nhảy không qua thì VĐV đó thắng cuộc. Nhưng có 2 hoăc nhiều VĐV cùng nhảy qua mức xà đó, mà mức xà kế tiếp tất cả các VĐV đều không nhảy qua thì giải quyết như sau: a) Vận động viên có số lượng lần nhảy ít nhất tại mức xà mà ở đó xảy ra sự ngang nhau về thành tích thì sẽ được xếp hạng cao hơn. b) Nếu vẫn bằng nhau, thì vận động viên nào có tổng số làn nhảy hỏng ít nhất trong suốt cuộc thi, bao gồm cả mức xà cuối cùng đã vượt qua được, sẽ được xếp hạng cao hơn. Nếu vẫn bằng nhau: c) Trong trường hợp có liên quan đến vị trí xếp hạng thứ nhất thì các vận động viên có thành tích bằng nhau phải nhảy thêm một lần nữa tại mức xà thấp nhất mà ở đó các vận động viên liên quan đều bị mất quyền tiếp tục nhảy và nếu lần đó vẫn không phân địng được thì mức xà sẽ được nâng lên nếu các vận động viên có thành tích bằng nhau đã nhảy qua. hoặc sẽ hạ thấp mức xà xuống nếu họ đều khônh nhảy qua được. Trình tự tăng hoặc giảm một mức xà là 2cm đối với nhảy cao và 5cm đối với nhảy sào. Khi đó các vận động viên này chỉ được nhảy một lần ở mỗi mức xà cho tới khi phân định được thứ hạng. Khi giải quyết thắng thua, các vận động viên có thành tích bằng nhau như vậy phải nhảy theo lượt của mình ( xem ví dụ). - Nếu việc bằng nhau liên quan đến các thứ hạng khác thì các vận động viên sẽ được xếp xếp cụng vị trí trong cuộc thi. Ghi chú: Điều luật ( c) sẽ không áp dụng đối với các môn phối hợp. Ví dụ: - Trước lúc vào cuộc thi tổ trưởng trọng tài giám định sẽ công bố mức xà bắt đầu và thứ tự các lần nâng mức xà. 1,75m; 1,80m; 1,84m; 1,88m; 1,91m; 1,94m; 1,97m; 1,99m - 36 -Susanne Kroesche Page 36 12/11/2009 - 36 - IAAF TOECS Level - 36 -
  9. Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết VĐV Độ cao (mức xà) Nhảy Nhảy phân thứ hạng Vị trí hỏng xếp hạng 1,75m 1,80m 1,84m 1,88m 1,91m 1,94m 1,97m 1,94m 1,92m 1,94m 0 X0 0 XO X- XX XX 2 X 0 X 2 A B - XO - X0 - - - 2 X 0 0 1 C - 0 X0 X0 - - XXX 2 X X 3 D - XO X0 X0 XXX XXX 3 4 0 = Nhảy qua X = Nhảy hỏng - Không nhảy Tất cả các vận động viên A, B, C và D đều vượt qua mức xà 1,88m. Theo điều luật về phân định thứ hạng khi có sự ngang bằng nhau về thnhf tích thì các trọng tài giám định cộng toàn bộ số lần hỏng từ đầu cho tới mức xà cao nhất cuối cùng đã được vượt qua là 1,88m. D có nhiều lần nhảy hỏng hơn A, B hoặc C , vì thế phải xếp ở vị trí thứ 4. A, B, và C vẫn hoà nhau và do có liên quan đến vị trí thứ nhất nên họ có thêm một lần nhảy nữa tại mức xà 1,94 là mức mà A và C mất quyền tiếp tục nhảy để phân định thứ hạng. Khi tất cả các vận động viên đều nhảy hỏng, thì xà ngang được hạ xuống ở mức 1,92m cho lần nhảy phân định sau. Khi chỉ có C nhảy hỏng ở mức xà 1,92m thì 2 vận động viên A và B sẽ có lần nhảy phân định them thứ 3 tại mức xà 1,94m. Ở mức xà này chỉ có B vượt qua được và vì vậy b được tuyên bố là người chiến thắng. * Trọng tài nhảy xa, nhảy 3 bước: - Phân công: + Trưởng trọng tài: Xác định lần nhảy thành công hay thất bại, giám sát và quyết định thành công + Ba trọng tài viên: Một người hỗ trợ bắt phạm quy, đo thành tích, sữa ván giậm nhảy, điểm rơi, đo thành tích, một người trang cát. + Hai thư ký: một người điểm danh, ghi kết quả, bấm giờ, một người công bố kết quả. - VĐV phá kỷ lục cần lấy phiếu ghi hướng và tốc độ gió. - Sau 3 lần nhảy phải đối chiếu kết quả, lập danh sách thứ tự vào chung kết, trình trưởng trọng tài môn nhảy duyệt, rồi công bố. * Trọng tài các môn ném đẩy: - Phân công: + Trưởng trọng tài: Xác định lần ném đẩy thành công hay thất bại, giám sát và quyết định thành công hoặc thất bại, giám sát và quyết định thành tích, cho phép tiến hành hoặc dừng thi đấu. + Trọng tài viên: có thể từ 3 - 6 người một người làm trọng tài chính trong sân, xác định điểm rơi, giám sát đo thành tích, hai người hỗ trợ nhìn điểm rơi, cắm cờ đo thành tích.hai người nhặt dụng cụ. - 37 -Susanne Kroesche Page 37 12/11/2009 - 37 - IAAF TOECS Level - 37 -
  10. Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết + Hai thư ký: : một người điểm danh, ghi kết quả, bấm giờ, một người công bố kết quả. - Cần có có đánh dấu mức kỷ lục. - Khi VĐV phá kỷ lục cần giữ nguyên vị trí cấm cờ và thước đo để trưởng trọng tài đến xác nhận và lập biên bản công nhân kỷ lục mới. - Xác định điểm rơi cần phán đoán đúng hướng và điểm rơi để kịp thời di chuyển lập tức đến đứng trước điểm rơi, hương di chuyển chếch ngang để đảm bảo an toàn, mắt không ròi điểm rơi cho đến khi cắm cờ. - Sau 3 lần nhảy phải đối chiếu kết quả, lập danh sách thứ tự vào chung kết, trình trưởng trọng tài môn nhảy duyệt, rồi công bố. * Các trường hợp phạm luật trong các môn nhảy: 1) Nhảy xa và nhảy tam cấp: - Trong khi giậm nhảy, chạm đất phía sau vạch giậm nhảy bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, dù chạy đà không giậm nhảy hoặc có giậm nhảy; hoặc. - Giậm nhảy từ phía bên ngoài phạm vi cả hai đầu của ván, dù ở phía sau hay phía trước đường kéo dài của vạch giậm nhảy; hoặc - Chạm đất ở khu giữa vạch giậm nhảy và khu vực rơi xuống; hoặc - Sử dụng bất cứ hình thức nhào lộn nào trong khi chạy lên hoặc trong hành động giậm nhảy; hoặc - Trong quá trình tiếp đất, vận động viên chạm vào phần phía bên ngoài hố gần vạch giậm nhảy hơn so với điểm chạm gần nhất trên cát; hoặc - Khi rời khu vực rơi, điểm tiếp xúc đất đầu tiên bên ngoài hố cát gần vạch giậm nhảy hơn so với điểm chạm gần nhất trên cát ở khu vực rơi xuống, bao gồm bất kỳ điểm chạm do mất thăng bằng khi rơi nằm hoàn toàn trong hố cát nhưng gần vạch giậm nhảy hơn so với điểm chạm đầu tiên lúc rơi xuống - Quá thời gian thực hiện lần nhảy ( 60 giây) - Thực hiện không đúng kỹ thuật trong nhảy tam cấp ( ba bước) 2) Nhảy cao: - Sau lần nhảy, do hành động của vận động viên làm rơi xà; hoặc - 38 -Susanne Kroesche Page 38 12/11/2009 - 38 - IAAF TOECS Level - 38 -
  11. Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết - Vận động viên chạy đà giậm nhảy không vượt qua phía trên xà ngang mà chạm đất ở khu vực ngoàì mặt phẳng tạo bởi hai cạnh gần của 2 cột chống xà, kể cả ở giữa hoặc bên ngoài hai cột chống xà bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. - Giậm nhảy bằng 2 chân hoặc có hình thức nhào lộn - Quá thời gian thực hiện lần nhảy ( 60 giây) 4. Phương pháp trọng tài các môn phối hợp: 1. Do trưởng trọng tài môn nhảy - ném chỉ đạo. 2. Thường có 1 trọng tài chính 2 trọng tài viên chịu trách nhiệm: Kiểm diện, dẫn vào vị trí thi đấu, lien hệ các nhóm trọng tài lien quan. 3. VĐV bỏ bất cứ nội dung nào đề không được thi tiếp nội dung tiếp theo và không có điểm. 4. Phải đảm bảo thời gian nghĩ giữa các nội dung tối thiểu là 30 phút. - 39 -Susanne Kroesche Page 39 12/11/2009 - 39 - IAAF TOECS Level - 39 -
  12. Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết 5. Khi chạy nôi dung 800m và 1500m cần sắp xếp các VĐV có tổng số điểm các nôi dung trước tương đối cao vào cùng một nhóm. 6. Sau khi kết thúc nộI dung và toàn môn phải đối chiếu ngay kết quả, ghi váo phiếu trình duyệt, rồi công bố cho VĐV thành tích và điểm của từng môn, tổng số điểm và xếp hạng. CÁC CUỘC THI ĐẤU NHIỀU MÔN PHỐI HỢP NAM (5 môn và 10 môn phối hợp). - 5 môn phải được tiến hành thi trong 1 ngày theo trình tự: nhảy xa; ném lao; chạy 200m; ném đĩa và chạy 1500m. - 10 môn phối hợp được tiến hành thi trong 2 ngày liền nhau theo trình tự: Ngày thứ nhất: Chạy 100m; nhảy xa; đẩy tạ; nhảy cao và chạy 400m. Ngày thứ hai: Chạy 110m rào; ném đĩa; nhảy sào; ném lao và chạy 1500m. NỮ (7 môn phối hợp) - 7 môn phối hợp phải được tiến hành thi đấu trong 2 ngày liền nhau theo trình tự: Ngày thứ nhất: Chạy 100m rào, nhảy cao; đẩy tạ; chạy 200m. Ngày thứ hai: Nhảy xa; ném lao; chạy 800m. - 10 môn phối hợp của nữ được tiến hành thi trong 2 ngày liền nhau theo trình tự: Ngày thứ nhất: 100m; ném đĩa; nhảy sào; ném lao và chạy 400m. Ngày thứ hai: 100m rào; nhảy xa; đẩy tạ; nhảy cao và chạy 1.500m. PHẦN CHUNG Trọng tài giám sát nhiều môn phối hợp cần tính toán để: - Nếu có thể, cần có tối thiểu 30 phút cho mỗi vận động viên từ lúc kết thúc môn thi trước cho tới khi bắt đầu môn thi sau. - Nếu có thể, thời gian kéo dài từ lúc kết thúc môn thi cuối cùng của ngày thứ nhất đến lúc bắt đầu môn thi đầu tiên của ngày thứ hai tối thiểu phải là 10 tiếng. Trình tự thi đấu được rút thăm trước mỗi môn thi. Trong các môn chạy 100m. 200m, 400m, 100m rào và 110m rào, các vận động viên thi đấu theo nhóm, theo quyết định của đại điện kỹ thuật (Technical Delegate), tốt nhất là 5 người hoặc nhiều hơn song không bao giờ được ít hơn 3 người một nhóm. Trong môn thi cuối cùng của nhiều môn phối hợp, các đợt chạy phải được bố trí sao cho có một đợt chạy gồm các vận động viên dẫn đầu sau môn thi trước môn thi cuối cùng (áp chót). Cùng với ngoại lệ này các đợt chạy tiếp khác sau đó có thể được rút thăm như khi các vận động viên có thể làm ở cuộc thi trước. - 40 -Susanne Kroesche Page 40 12/11/2009 - 40 - IAAF TOECS Level - 40 -
  13. Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết Trọng tài giám sát nhiều môn phối hợp phải có trách nhiệm bố trí lại bất kỳ nhóm nào nếu thấy điều đó nên làm. Các điều luật của IAAF đối với mỗi môn thi tạo thành cuộc thi nhiều môn phải áp dụng cùng các ngoại lệ sau đây: -Trong nhảy xa và các môn ném, mỗi vận động viên chỉ được phép thực hiện 3 lần. - Trong trường hợp thiết bị tính thời gian hoàn toàn tự động không có, thời gian của mỗi vận động viên phải được xác định bởi 3 trọng tài bấm giờ độc lập. - Trong các môn chạy trong sân vận động, một vận động viên sẽ bị loại ở bất kỳ cự ly thi nào mà tại đó phạm 2 lỗi xuất phát. - Chỉ được sử dụng một hệ thống xác định thời gian trong suốt một môn thi. Tuy nhiên, với mục tiêu xác định kỷ lục, việc xác định thời gian bằng đồng hồ điện tử hoàn toàn tự động phải được áp dụng bất kể việc xác định này có thể đối với các vận động viên khác hay không trong môn thi đó. Bất kỳ vận động viên nào vắng mặt khi xuất phát hoặc khi thực hiện lần nhảy hoặc đẩy ở một trong các môn thi sẽ không được phép tham gia các môn tiếp theo và bị coi là bỏ thi đấu. Do vậy vận động viên này sẽ không có điểm trong phân loại cuối cùng. Bất kỳ vận động viên nào quyết định rút khỏi cuộc thi nhiều môn phối hợp phải lập tức thông báo cho trọng tài giám sát về quyết định của mình. Số điểm theo bảng điểm hiện hành của IAAF phải được công bố tách biệt đối với mỗi môn cũng như tổng toàn bộ cho tất cả các vận động viên sau khi hoàn thành mỗi môn thi. Người thắng là người có tổng số điểm cao nhất. Trong trường hợp bằng điểm, người thắng là vận động viên có nhiều môn thi đạt điểm cao hơn các vận động viên khác cùng bằng điểm). Nếu điều này vẫn không giải quyết được thì người thắng là vận động viên có số điểm cao nhất trong bất kỳ môn thi nào và nếu điều này cũng không thể giải quyết được thì người thắng là người có số điểm cao nhất trong môn thứ hai v.v Điều này cũng áp dụng để phân hạng trong các trường hợp bằng điểm nhau ở các vị trí khác trong cuộc thi đấu. - 41 -Susanne Kroesche Page 41 12/11/2009 - 41 - IAAF TOECS Level - 41 -