Giáo trình mô đun Trồng mía - Trồng mía đường

pdf 99 trang hapham 2700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Trồng mía - Trồng mía đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_trong_mia_trong_mia_duong.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Trồng mía - Trồng mía đường

  1. BÔ ̣ NÔNG NGHIÊP̣ VÀ PHÁ T TRIỂ N NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG MÍA Mã số: MĐ 02 NGHỀ : TRỒNG MÍA ĐƢỜNG Trình độ: Sơ cấ p nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Mía là cây công nghiệp ngắn ngày, một trong những cây mũi nhọn có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn và là cây có ưu thế trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng cao, cũng như vùng chưa chủ động được nước để tưới tiêu. Chính vì thế, việc hiểu và nắm vững đúng quy trình kỹ thuật trồng mía là rất cần thiết và quan trọng đối với người dân. Vì không những mang lại năng suất cao mà còn làm tăng chất lượng đường trong thân. Đó cũng chính là điều mà người trồng mía mong muốn, để có thể đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đường trong nước, đồng thời còn xuất khẩu đường thành phẩm ra nước ngoài. Giáo trình Trồng mía giới thiệu khái quát về mật độ, hom giống, kỹ thuật đặt hom, xử lý mía lưu gốc và trồng dặm. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 122 tiết và bao gồm 8 bài: Bài 01. Tìm hiểu đăc̣ điểm sinh học của cây mía Bài 02. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để trồng mía Bài 03. Chuẩn bị đất trồng mía Bài 04. Xác định mật độ trồng mía Bài 05. Chuẩn bị hom mía giống Bài 06. Đặt hom, lấp đất Bài 07. Xử lý mía lưu gốc Bài 08. Trồng dặm Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để phục vụ công tác giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng mía đường”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật và các đồng nghiệp để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 3 Mục lục 4 Mô đun Trồng mía 9 Bài 01: Tìm hiểu đăc̣ điểm sinh học của cây mía 9 A. Nội dung 9 1.1. Các bộ phận của cây mía 9 1.1.1. Rễ mía 9 1.1.2. Thân mía 10 1.1.3. Lá mía 12 1.1.4. Hoa mía 12 1.2. Quang hợp và hô hấp của cây mía 14 1.3. Các giai đoạn sinh trưởng của cây mía 14 1.3.1. Giai đoạn nẩy mầm 14 1.3.2. Giai đoạn cây con 15 1.3.3. Giai đoạn nhảy bụi 16 1.3.4. Giai đoạn vươn lóng 17 1.3.5. Giai đoạn mía chín (công nghiệp và trổ cờ) 19 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 23 C. Ghi nhớ 23 Bài 02: Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để trồng mía 24 A. Nội dung 24 2.1. Xác định các dụng cụ, trang thiết bị trồng mía 24 2.1.1. Xác định dụng cụ, trang thiết bị vật rẻ, nhanh hỏng 24 2.1.2. Xác định dụng cụ, trang thiết bị vật bền, lâu hỏng 25 2.2. Lập danh sách dụng cụ, trang thiết bị trồng mía 26 2.2.1. Lập danh sách dụng cụ, trang thiết bị vật rẻ, nhanh hỏng 28 2.2.2. Lập danh sách dụng cụ, trang thiết bị vật bền, lâu hỏng 28 2.3. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị trồng mía 28
  5. 5 ĐỀ MỤC TRANG 2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị vật rẻ, nhanh hỏng 28 2.3.2. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị vật bền, lâu hỏng 29 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 29 C. Ghi nhớ 29 Bài 03: Chuẩn bị đất trồng mía 30 A. Nội dung 30 3.1. Chọn đất để trồng mía 30 3.1.1. Xác định yêu cầu về đất của cây mía. 30 3.1.2. Lên danh sách các loại đất thích hợp với cây mía 30 3.1.3. Xác định đất để trồng mía 31 3.2. Chuẩn bị đất trồng mía 32 3.2.1. Vệ sinh đất trồng mía 32 3.2.2. Tiêu diệt mầm mống dịch hại trên đất trồng mía 33 3.3. Làm đất để trồng mía 33 3.3.1. Xác định yêu cầu kỹ thuật của đất trồng mía 33 3.3.2. Kỹ thuật làm đất của một số loại đất để trồng mía 34 3.3.3. Cáy đất 35 3.3.4. Bừa đất 37 3.4. Phân hàng 39 3.5. Bón lót 40 3.6. Xử lý đất trƣớc khi trồng 40 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 40 C. Ghi nhớ 40 Bài 04: Xác định mật độ trồng mía 41 A. Nội dung 41 4.1. Xác định phương thức trồng mía 41 4.1.1. Phương thức trồng thủ công 41 4.1.2. Phương thức trồng công nghiệp 41 4.2. Căn cứ đặc điểm giống mía 42 4.2.1. Giống mía ngắn ngày 42
  6. 6 ĐỀ MỤC TRANG 4.2.2. Giống mía dài ngày 42 4.3. Căn cứ điều kiện môi trường 42 4.3.1 Căn cứ điều kiện khí hậu, thời tiết 42 4.3.2. Căn cứ điều kiện đất đai 43 4.3.3. Căn cứ điều kiện canh tác 42 4.4. Tính mật độ trồng 47 4.4.1 Xác định khoảng cách hàng 47 4.4.2 Xác định khoảng cách hom 47 4.4.3 Tính số hom trên đơn vị diện tích 49 4.4.4 Xác định lượng hom mía giống cần có 49 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 49 C. Ghi nhớ 49 Bài 05: Chuẩn bị hom mía giống 50 A. Nội dung 50 5.1. Chọn giống mía 50 5.1.1. Xác định một số giống mía đường đang trồng phổ biến trong sản xuất 50 5.1.2. Chọn giống mía phù hợp với điều kiện canh tác 60 5.1.3. Chọn giống mía năng suất cao, hàm lượng đường cao, kháng sâu bệnh 61 5.2. Chọn mía giống 61 5.2.1. Chọn ruộng mía giống 61 5.2.2. Chọn cây mía giống 61 5.2.3. Chọn hom mía giống 61 5.2.4. Nhân nhanh giống mía 62 5.3. Chặt hom mía giống 63 5.3.1. Chuẩn bị dao 63 5.3.2. Xác định độ dài hom 64 5.3.3. Xác định điểm chặt hom 65 5.3.4. Tiến hành chặt hom mía giống 65 5.4. Xử lý hom mía giống 65 5.4.1. Chuẩn bị điều kiện xử lý 65 5.4.2. Tiến hành xử lý hom giống 66 5.5. Bảo quản hom giống 66
  7. 7 ĐỀ MỤC TRANG 5.5.1. Che mát cho hom mía giống 66 5.5.2. Giữ ẩm cho hom mía giống 67 5.6. Vận chuyển hom giống 67 5.6.1. Xếp hom giống lên phương tiện vận chuyển 67 5.6.2. Vận chuyển (tổ chức vận chuyển) hom mía giống tới nơi trồng 68 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 68 C. Ghi nhớ 68 Bài 06: Đặt hom và lấp đất 69 A. Nội dung 69 6.1. Xác định điều kiện khí hậu, thời tiết khi trồng 69 6.1.1. Xác định nhiệt độ khi trồng 69 6.1.2. Xác định lượng mưa khi trồng 70 6.2. Xác định điều kiện đất đai nơi trồng 70 6.2.1. Xác định điều kiện đất giàu dinh dưỡng 71 6.2.2. Xác định điều kiện đất nghèo dinh dưỡng 71 6.2.3. Xác định điều kiện ẩm độ đất 71 6.3. Đặt hom 71 6.3.1. Chọn kiểu đặt hom 71 6.3.2. Tiến hành đặt hom 72 6.4. Lấp đất 73 6.4.1. Xác định độ sâu lấp đất 73 6.4.2. Tiến hành lấp đất 73 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 74 C. Ghi nhớ 74 Bài 07: Xử lý mía lƣu gốc 75 A. Nội dung 75 7.1. Tìm hiểu mía lưu gốc và lợi ích của mía lưu gốc 75 7.1.1. Khái niệm 75 7.1.2. Lợi ích của mía lưu gốc 75 7.2. Đặc điểm của mía gốc 76 7.2.1. Giai đoạn mọc mầm 76 7.2.2. Tốc độ sinh trưởng và phát triển 76
  8. 8 ĐỀ MỤC TRANG 7.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mía gốc 76 7.2.4. Các đặc trưng thường gặp đối với mía gốc và hướng khắc phục 78 7.3. Thực hiện xử lý mía lưu gốc 79 7.3.1. Tủ lá (vùi lá) 80 7.3.2. Tề gốc 80 7.3.3. Cày ra (tách lớp đất khỏi gốc mía) 80 7.3.4. Bón phân cho gốc mía 80 7.3.5. Cày vô 82 7.3.6. Tưới nước sau khi xử lý 82 7.3.7. Chăm sóc sau khi xử lý 82 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 84 C. Ghi nhớ 84 Bài 08: Trồng dặm 85 A. Nội dung 85 8.1. Xác định diện tích cần dặm 85 8.2. Chuẩn bị hom để dặm 85 8.3. Dặm mía 85 8.3.1. Xác định mật độ, khoảng cách dặm 85 8.3.2. Tiến hành dặm 86 8.4. Chăm sóc sau dặm 86 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 86 C. Ghi nhớ 86 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 87 I. Vị trí, tính chất của mô đun 87 II. Mục tiêu mô đun 87 III. Nội dung chính của mô đun 87 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 88 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 94 VI. Tài liệu tham khảo 97 Danh sách Ban chủ nhiệm 98 Danh sách Hội đồng nghiệm thu 98
  9. 9 MÔ ĐUN: TRỒNG MÍA Mã mô đun: 02 Giới thiệu mô đun: Mô đun Trồng mía là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về Trồng mía. Nội dung của mô đun trình bày các công việc trong quá trình trồng mía như: chuẩn bị đất trồng, xác định mật độ, chuẩn bị hom giống, đặt hom, lấp đất, xử lý mía lưu gốc và trồng dặm. Sau mỗi bài trong mô đun đều có các câu hỏi và bài tập thực hành. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các bước công việc trồng mía. Có kỹ năng sửa soạn đất trồng, chọn hom giống, trồng mía và xử lý mía lưu gốc. Bài 01: TÌM HIỂU ĐĂC̣ ĐIỂ M SINH HỌC CỦA CÂY MÍA Giới thiệu: Bài học “Tìm hiểu đăc̣ điểm sinh học của cây mía” giúp người học tìm hiểu sơ lược về đặc điểm sinh học và các igai đoạn sinh trưởng của cây mi.́a Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Trình bày được đặc điểm sinh vật học cơ bản của cây mía. - Mô tả được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây mía. - Xác định được các bộ phận của cây mía; - Xác định được các giai đoạn sinh trưởng của cây mía. A. Nội dung: 1.1. Các bộ phận của cây mía 1.1.1. Rễ mía Mía có 2 loại rễ chính: Rễ sơ sinh (rễ giống, rễ hom) (Hình 1.1) và rễ thứ sinh (rễ vĩnh cửu, rễ cây). Hình 1.1: Rễ hom
  10. 10 Rễ thứ sinh có 3 nhóm: Rễ hấp thu, rễ chống đỡ (rễ xiên) và rễ ăn sâu (rễ tìm nước chống hạn). Ngoài ra, còn có rễ khí sinh mọc ở đai rễ trên thân mía (hình 1.2). Đặc điểm phát triển Một khóm mía có từ 500 – 2.000 rễ. Khoảng 50 – 60% tổng số rễ được phân bố ở tầng canh tác, phần còn lại phân bố ở độ sâu 60cm, cá biệt có thể ăn sâu tới 70 – 80cm. Số lượng rễ phụ thuộc vào giống (số đai rễ và điểm rễ ở dưới đất). Hình 1.2. Rễ hom và rễ cây 1.1.2. Thân mía Thường là hình trụ, mọc thẳng, được cấu tạo gồm nhiều đốt lóng, mỗi lóng mía dài từ 5 – 40cm, đường kính thân 3 – 5cm, chiều cao 2 – 6m (tối đa có thể đạt tới 9m) (Hình 1.3). Hình 1.3: Thân mía Ở điều kiện bình thường, mía được chăm sóc bình thường, thân mía thương phát triển như sau: + Các lóng mía phần giữa thân khá to đều cả chiều dài và đường kính. + Ngọn mía khi đủ độ cao nhỏ dần nhưng không bị tóp, lóng không bị quá ngắn. + Khi thân mía phát triển không đều phản ánh sự tác động bất lợi của tự nhiên hoặc do chăm sóc không đều.
  11. 11 Lóng mía: Có hình dạng, kích cỡ khác nhau tuỳ theo giống, đến nay đã thống kê được các hình dạng như sau: hình trụ, hình tròn, hình ống chỉ, hình trống, hình chùy, hình chùy ngược, hình cong queo, Các lóng mía có thể liên kết với nhau theo kiểu xếp thẳng, dích dắc, hình chóp cụt, (Hình 1.4). Hình 1.4: Hình dạng lóng mía Trên lóng, dưới rãnh mầm có 1- Hình ống; 2- Hình trống; 3- Hình dảnh mầm. Rãnh mầm có thể rõ, thót bụng; 4- Hình chóp cụt; 5- Hình không rõ hoặc không có, dài, ngắn, chóp cụt ngược; 6- Hình cong sâu, nông, khác nhau. Đây là một chỉ tiêu để phân biệt giống. Đốt mía gồm có: Đai rễ, đai sinh trưởng, đai phấn, sẹo lá. Nốt rễ nhiều hay ít, đai rễ, đai sinh trưởng có nhiều hay ít nốt rễ, thẳng hay cong, rộng hay hẹp tuỳ thuộc giống. Đốt rễ giúp phân biệt giữa các giống. Mầm mía: Có từ 1 – 3 mầm trên một đai rễ, thông thường chỉ có một mầm. Mầm có nhiều hình dạng như: Hình trứng, hình mỏ chim, hình chữ nhật, hình củ ấu, hình bầu dục, , chân mầm có thể mọc sát hoặc xa sẹo lá. Đỉnh mầm có thể cao hơn, nằm ngang hoặc thấp hơn đai sinh trưởng. Trên mầm thường có lỗ mầm, lỗ mầm có thể nằm ở giữa, ở đỉnh hoặc gần đỉnh mầm. Cánh mầm thường Hình 1.5: Mắt mía có ở sát chân mầm, có thể ở giữa hoặc 1- Tam giác nhọn; 2- Bầu dục; trên mầm, kích cỡ cánh mầm khác nhau: 3- Trứng ngược; 4- Năm cạnh; rộng, hẹp, ngắn, dài rất khác nhau (Hình 5- Củ ấu; 6- Tròn; 7- Noãn viên 1.5). hình; 8- Chữ nhật; 9- Mỏ chim Trên đỉnh mầm, xung quanh điểm mầm, chân mầm thường có những túm lông, hàng lông nhỏ nhiều hay ít, màu sắc khác nhau tuỳ theo giống. Mầm mía là chỉ tiêu cơ bản, làm căn cứ phân biệt giống (Hình 1.6) Tóm lại, mầm mía các giống khác nhau thì khác nhau về hình dạng, kích cỡ, vị trí chân, đỉnh mầm, cánh mầm, màu sắc, lông ở đỉnh mầm, Hình 1.6: Mầm mía
  12. 12 1.1.3. Lá mía Lá mía gồm 3 phần: phiến lá, cổ lá và bẹ lá (Hình 1.7). + Phiến lá: Từ cổ lá đến đỉnh lá, gồm có gân lá và bản lá. + Bẹ lá: Từ cổ lá đến hết đai sinh trưởng – phần ôm thân mía. + Cổ lá: Là bộ phận tiếp giáp giữa phiến lá và bẹ lá, ở cổ lá còn có tai lá và tai dày lưỡi lá. Tùy theo giống, cổ lá, hình Hình 1.8. Lá mía dạng, góc đứng, màu sắc, hình thái, phấn, lông trên bẹ lá, tai lá, lưỡi lá, đai lá rất khác nhau. Lá mía thường mọc so le, đối nhau hoặc theo đường tròn trên thân, mỗi đốt một lá, mía 1 năm (12 tháng) thường có 10 – 15 lá. Hình thái, kích cỡ, màu sắc của lá phản ánh tình trạng của ruộng mía. + Lá mía nhỏ, ngắn, màu vàng, tức là mía đang bị hạn, thiếu Hình 1.7: Lá mía dinh dưỡng nặng. + Lá mía to, dài qua cỡ, lướt, cong nhiều, xanh đậm, phủ kín ruộng, cho thấy mía thừa dinh dưỡng, nhất là đạm. + Lá non héo, xám, là mía bị thiếu nước Quan sát lá mía có thể bổ sung hoặc hạn chế mức độ chăm sóc, tưới nước cho mía. 1.1.4. Hoa mía Hoa mía có dạng hình bông cờ, dài khoảng 50 – 80cm, gồm trục chính và nhiều nhánh, gié (cấp 1, cấp 2, ), cuống hoa và hoa. Bông cờ khoảng 8.000 – 15.000 hoa màu trắng bạc. Trên mỗi cuống hoa có 2 hoa lưỡng tính được cấu tạo bởi: Bầu hoa, 3 nhị đực, nhụy có vòi ngắn, đầu chẻ đôi, màu tím thẫm, vỏ trấu hình bầu dục có 4 – 5 cái. Khi hoa nở, các bao phấn tung phấn từ 3 nhị đực xuống nhị cái nhờ gió. Sau khi được thụ phấn, quả mía sẽ phát triển và chín sau 25 – 30 ngày. Quả mía dạng hạt rất nhỏ và nhẹ, dài khoảng 1,5mm, rộng 0,5mm, nặng 0,15 – 0,25mg, có hình thoi, vỏ nhẵn (Hình 1.8).
  13. 13 Hình 1.8: Cấu tạo của hoa mía Sau khi chín, hạt có màu vàng hoặc nâu sẫm. Do sức nẩy mầm kém, tỷ lệ nẩy mầm thấp, hạt mía rất ít được ứng dụng trực tiếp vào sản xuất, chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, nhân, lai tạo giống mía. Hạt phải được bảo quản tốt và gieo sớm sau khi thu hoạch (Hình 1.9). Hình 1.9: Hoa mía
  14. 14 1.2. Quang hợp và hô hấp của cây mía Cây mía có bộ lá phát triển mạnh, chỉ số diện tích lá lớn và hiệu suất quang hợp cao, giúp cây tổng hợp một lượng đường rất lớn. Về hoạt động sinh lý, sinh thái, cây mía có những đặc trưng riêng như nhu cầu nhiệt độ cho quang hợp, cường độ ánh sáng bão hoà cao. 1.3. Các giai đoạn sinh trƣởng của cây mía Chu kỳ sinh trưởng của cây mía thường là 1 năm ở vùng nhiệt đới và 2 năm ở các vùng có khí hậu đặc biệt. Chu kỳ sinh trưởng của cây mía được chia làm 5 giai đoạn: 1.3.1 Giai đoạn nẩy mầm Được tính từ khi trồng đến khi mầm mọc khỏi mặt đất, chia 3 giai đoạn: Bắt đầu mọc (10% mọc), mọc rộ (>50% mọc), thời kỳ cuối (>80% mọc). Quá trình nẩy mầm là quá trình chuyển biến từ trạng thái ngủ của nốt rễ, mầm sang trạng thái hoạt động của cây con và rễ non, sinh sôi thêm nhiều thân mía mới (Bảng 1.1). Nhân tố ảnh hưởng + Nhiệt độ: To C min. 0 – 13oC, max. 35 – 36oC, thích hợp 26 – 33oC. + Ẩm độ: 75 – 85% thuận lợi cho nẩy mầm < 75% nẩy mầm kém, không đều, trên 85% có thể bị chết vì yếm khí. + Yếu tố nội tại: Các giống khác nhau khả năng nẩy mầm khác nhau. Chất lượng hom, vị trí hom trên thân cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mọc mầm. Bảng 1.1. Sự nẩy mầm của các loại hom non và già Loại hom Bắt đầu mọc Kết thúc mọc Tỷ lệ % Chiều cao Đường kính Số lá (mầm) (ngày) (ngày) mọc (cm) (mm) 1 - 2 6 14 17 37,0 6,7 2,9 3 – 4 5 15 78 49,5 9,2 3,3 5 – 6 5 12 76 47,0 9,7 3,3 7 – 8 5 15 61 43,0 8,0 2,9 9 – 10 6 17 41 37,5 7,1 2,5 11 – 12 6 20 43 37,0 6,7 2,3 13 – 14 7 22 34 29,0 6,1 2,2 + Độ dài hom: Mầm trên hom bao giờ cũng có hiện tượng ưu thế ngọn, hom càng nhiều mầm thì hiện tượng đó càng rõ. Thường hom 3 mầm là tốt nhất, hom 1 hoặc 2 mầm ít bị ưu thế ngọn nhưng dễ bị thối và sâu bệnh nên ít dùng trong sản xuất. Kỹ thuật đặt hom cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm, thường đặt hom bằng, mầm ở 2 phía có tỷ lệ nẩy mầm cao hơn đặt hom nghiêng, mắt mầm ở phía trên và dưới (Bảng 1.2).
  15. 15 Bảng 1.2. Tỷ lệ mọc mầm của các loại hom Tỷ lệ mọc (%) Hom 1 mầm 72,2 Hom 2 mầm 66,6 Hom 3 mầm 57,7 Hom 4 mầm 52,7 Loại hom 1.3.2 Giai đoạn cây con Bắt đầu từ khi cây có lá thật thứ nhất cho tới khi phần lớn số cây trong ruộng có 5 lá thật. Rễ cây bắt đầu phát triển khi cây con có 2 lá thật. Như vậy, ở thời kỳ đầu mía sống dựa vào phần rễ hom, dần dần về sau khi rễ cây đã phát triển thì nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng chủ yếu là do rễ cây đảm nhiệm. Bởi vậy, ở thời kỳ đầu cần chú ý đẩy mạnh sự sinh trưởng của lá thật để cây có thể quang hợp tích lũy chất dinh dưỡng, đồng thời phải làm cho rễ hom phát triển tốt. Thời kỳ cây con cũng phụ thuộc vào đặc tính giống và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, đất, kỹ thuật canh tác, Giống chín muộn, giống phát triển giai đoạn đầu chậm thường kéo dài thời kỳ cây con so với giống chín sớm hoặc có đặc tính phát triển nhanh ở giai đoạn đầu (Hình 1.10). Hình 1.10: Giai đoạn cây con Những nhân tố ảnh hưởng đến thời kỳ cây con Thời kỳ cây con yêu cầu ôn độ cao hơn thời kỳ nẩy mầm, nói chung cần lớn hơn 15oC. Thời kỳ này cây sinh trưởng chậm, phát tán ít bởi vậy cần ít nước, độ ẩm đất khoảng 60% là đủ. Ẩm độ quá cao đất sẽ thiếu không khí làm cho ôn độ đất
  16. 16 tăng chậm do đó rễ phát triển kém, hô hấp yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng thân lá. Nước ngập quá lâu cây con sẽ chết. Đất quá khô, cây con thiếu nước, lâu ngày sẽ chết khô. Về mặt dinh dưỡng, lân có tác dụng rõ rệt với bộ rễ. Cần chú ý phối hợp các khâu tưới nước, thoát nước, xới xáo, trừ cỏ để đẩy mạnh sinh trưởng của cây con. Thời kỳ này cây con cũng dễ bị sâu đục thân, bọ hung phá hoại nên chú ý phòng trừ. 1.3.3 Giai đoạn nhảy bụi Khi cây mía có 6 – 7 lá thật thì bắt đầu đẻ nhánh, khoảng 10 lá thật mía đẻ rộ, sau đó giảm dần. Nhánh do những mầm ở phần gốc của cây mía nằm ở dưới mặt đất nẩy mầm thành. Từ thân mẹ đẻ ra nhánh cấp 1 (cũng có thể gọi cây mẹ là nhánh cấp 1 vì mía trồng bằng hom), nhánh cấp 1 đẻ ra nhánh cấp 2 và cứ tiếp tục như vậy thành một bụi mía (Hình 1.11). Thông thường có thể chia ra các thời kỳ như sau: Bắt đầu đẻ có > 10% cây đẻ Đẻ rộ > 30% Hình 1.11: Mía nhảy bụi 1- Thân mẹ; 2- Nhánh cấp 1; Cuối kỳ > 50% 3- Nhánh cấp 2; 4- Hom giống Kết thúc khi 100% cây mẹ có lóng. Trên cơ sở đẻ nhánh mà trong thực tế sản xuất người ta điều chỉnh số lượng giữa nhánh mẹ và nhánh con cho thích hợp để đảm bảo năng suất và hiệu quả kinh tế. Ở Việt Nam, thường nhánh mẹ 40%, nhánh con 60% (Hình 1.12). Hình 1.12: Giai đoạn nhảy bụi
  17. 17 Các nhân tố ảnh hưởng + Giống: Các giống khác nhau có khả năng đẻ nhánh khác nhau, thường mía dại > mía trồng, mía Ấn Độ > nhiệt đới, giống cây bé > cây to. Giống được chia làm 3 loại : Đẻ nhiều, có thể đẻ tới 30 – 40 nhánh, giống đẻ trung bình đẻ từ 15 – 24 nhánh và đẻ ít từ 8 – 15 nhánh trên khóm mía. + Phẩm chất hom: Cây mẹ to mập có khả năng đẻ nhánh sớm và tập trung, cây con khỏe hơn. + Nhiệt độ: Ảnh hưởng rất lớn, nếu thích hợp sau 1 tháng mía lại bắt đầu đẻ, đẻ gọn nhánh to. Nhiệt độ nhỏ hơn 20oC mía hầu như không đẻ, từ 26 – 30oC sự đẻ nhánh tăng theo tỷ lệ thuận. + Ánh sáng: Cả cường độ và thời gian chiếu sáng đều ảnh hưởng. Cường độ chiếu sáng mạnh cây vươn cao chậm, cây đẻ nhiều, cây mập, ánh sáng yếu cây vóng đẻ ít. Trồng trong chậu khi che kín mía không đẻ, không che trung bình một cây mẹ đẻ 3 cây con. Thời gian chiếu sáng : 10 giờ chiếu sáng đẻ nhiều, 5 giờ chiếu sáng/ngày mía không đẻ, 1 – 2 giờ chiếu sáng mía chết. + Ẩm độ: Thời kỳ mía đẻ, ẩm độ đất khoảng 75 – 85% thì mía đẻ khỏe, sớm, gọn; ẩm độ 100% hoặc 55 – 60 % mía đẻ kém và kéo dài, tỷ lệ hữu hiệu thấp. + Đất và dinh dưỡng: Đất tốt phân bón đầy đủ, cân đối nhất là P và N mía đẻ nhiều và khỏe. + Mật độ: Khoảng cách hàng rộng mía đẻ nhiều hơn so với khoảng cách hàng hẹp. Mật độ trồng dày mía sẽ đẻ ít, trồng thưa, trồng đúng mật độ, mía đẻ khỏe, đẻ nhanh, mầm tốt. + Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Để đạt hiệu quả trồng mía cao, các biện pháp kỹ thuật ở thời kỳ này phải hướng vào các khâu: làm đất, trồng, bón phân, tưới nước, vun xới, xáo cỏ, thích hợp để đẻ nhánh sớm, đẻ nhanh, đều, mục đích làm giảm tối đa số nhánh vô hiệu, tăng sự đồng đều của cây (tỷ lệ cây nhánh thường chiếm 30 – 50% số cây mía khi thu hoạch) để tăng năng suất, chất lượng. 1.3.4 Giai đoạn vươn lóng Trong điều kiện bình thường, 4 tháng sau khi trồng thời kỳ đẻ nhánh hoàn thành. Rễ phát triển, mầm vươn cao. Phiến lá, bẹ lá dài ra theo sau là lóng mía cũng dài ra. Thời kỳ vươn cao bắt đầu từ khi mía có lóng tới khi ngừng sinh trưởng. Thời kỳ mía vươn cao biểu hiện 2 mặt:
  18. 18 + Biểu hiện bên ngoài Ngọn phát triển nhanh, số lá tăng thêm và không ngừng đổi mới. Rễ phát triển mạnh và không ngừng đổi mới. Tốc độ chiều cao tăng nhanh đồng thời cũng không ngừng tăng thêm bề ngang. Tốc độ ra lá nhanh, 1 tháng có thể ra 4 lá. Thời kỳ giữa 2 lá trước và sau xòe ra gọi là thời gian hình thành lá, thời gian này ngắn thì lá ra nhanh. Vươn cao của thân được chia ra 4 giai đoạn: Làm lóng: 50% cây có lóng dài 3 – 4cm; vươn cao đầu: Tốc độ sinh trưởng 3cm/tuần; vươn cao giữa: >10cm/tuần; cuối vươn cao: trưởng < 10cm/tuần (Hình 1.13). Hình 1.13: Giai đoạn vươn lóng Quan hệ giữa thân và lá Trong thời gian phiến lá sinh trưởng mạnh lóng tương ứng vươn dài rất chậm. Sau khi phiến lá ló ngọn khoảng 2 – 3 tuần, lóng mới vươn dài nhanh và 5 – 7 tuần sau mới đạt tốc độ cao nhất. Lóng mía sinh trưởng chủ yếu khi còn ở trong bẹ lá. Lúc lóng đã lộ ra ngoài bẹ thì nó sinh trưởng chậm dần. Lóng phát triển về chiều dài và đường kính hầu như cùng 1 lúc. + Biểu hiện bên trong Về mặt sinh lý quá trình phát triển của lóng thì hút nhiều nước và chất dinh dưỡng để hình thành chất khô, chủ yếu là cellulose và đường. Sự tích lũy chất khô trong ngày nhiều nhất vào buổi sáng, ít nhất vào buổi trưa, đến buổi chiều lại tăng lên nhưng ở mức thấp hơn buổi sáng (Bảng 1.3). Bảng 1.3. Cường độ tích lũy chất khô qua các tháng (mg/100cm2/giờ) Tháng 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng chất khô 7,8 10,9 12,6 14,2 17,0 11,7 9,2 7,7 Mặt khác, khi cây mía càng lớn thì lượng vật chất khô càng tăng lên, tỷ lệ đường trong vật chất khô cũng được tăng lên nhanh chóng. Bảng 1.4. Hàm lượng đường qua các tháng Tháng 2 3 4 5 6 7 % đường trong chất khô 11,3 22,8 35,3 45,2 49,6 96,5 Sự tích lũy chất khô còn phụ thuộc vào các biện pháp kỹ thuật. Trong điều kiện có bón phân, sự tích lũy chất khô ở cây mía đã tăng lên rõ rệt.
  19. 19 Nhân tố ảnh hưởng * Giống: Các giống khác nhau thì khả năng vươn cao cũng khác nhau. Với giống POJ3016 thời kỳ đầu sinh trưởng chậm, thời kỳ sau sinh trưởng nhanh. Giống F134 thì ngược lại. * Nhiệt độ: Thời kỳ vươn lóng mía đòi hỏi nhiệt độ cao nhất, cũng là thời kỳ quan trọng nhất. Nhiệt độ thấp nhất cho mía phát triển lóng là 13 – 15oC. Nhiệt độ 20oC mía vươn cao bình thường, nhiệt độ càng tăng sự phát triển lóng càng thuận lợi, từ 21 – 25oC khi tăng nhiệt độ mía sẽ tăng trưởng gấp 4 lần ở 20oC. Giới hạn thích hợp là 25 – 34oC. Nhiệt độ > 38oC hoặc < 10oC mía ngừng vươn cao, ở 0oC mía sẽ bị chết. * Ánh sáng: Mía cần nhiều ánh sáng. Ánh sáng ảnh hưởng rõ rệt đến chiều dài, đường kính lóng, đến năng suất và phẩm chất. Ở điều kiện đầy đủ ánh sáng, lóng mía không dài nhưng to, lá rộng màu xanh đẹp. Sự sinh trưởng ở nơi đủ ánh sáng gấp 3 – 4 lần so với nơi thiếu ánh sáng. * Nước và ẩm độ: Thời kỳ này mía cần khoảng 50% tổng lượng nước mà cây mía cần trong quá trình sinh trưởng. Độ ẩm tối thích là 60 – 80% độ ẩm tối đa trong đất, <50% sinh trưởng bị hạn chế, lá khô héo, lóng ngắn và bé. Cung cấp đầy đủ nước hoặc sắp xếp thời vụ sao cho thời kỳ vươn lóng trùng hợp với các tháng mưa trong năm là biện pháp quan trọng để tăng năng suất. * Phân bón: Ôn độ cao, ẩm độ đầy đủ, ánh sáng thích hợp chỉ mới là những điều kiện tiền đề của thời kỳ sinh trưởng vươn cao của mía, muốn phát huy được những thuận lợi của điều kiện ngoại cảnh cần thiết phải cung cấp đầy đủ phân bón cho mía nhất là đạm. Nhu cầu về phân bón trong thời kỳ này cao nhất, nếu thiếu phân năng suất giảm rõ rệt. * Thời vụ trồng: Thời vụ trồng khác nhau có điều kiện ngoại cảnh khác nhau nên khả năng vươn cao cũng khác nhau. Mía vụ xuân trồng (tháng 2, 3) thời gian vươn cao mạnh là 6 tháng. Lượng sinh trưởng hàng tháng đạt trên 40cm (tháng 7, 8, 9, 10). Mía trồng vụ xuân muộn thời gian vươn cao mạnh chỉ có 2 – 3 tháng (tháng 9, 10). Mía trồng vụ thu có thời gian vươn cao kéo dài 7 tháng và vươn cao mạnh khoảng 4 – 5 tháng (tháng 2 – 4 và 8 – 11). Khí hậu miền Trung, thời gian từ tháng 4 – 7 thường bị hạn, thiếu nước nghiêm trọng nên muốn mía vươn lóng thuận lợi phải có tưới hoặc nên tăng diện tích trồng vụ thu và vụ xuân phải trồng sớm. 1.3.5 Giai đoạn mía chín (công nghiệp và trổ cờ) + Chín công nghiệp Bước vào thời kỳ làm lóng là đã bắt đầu tích lũy đường nhưng với hàm lượng không đáng kể và chủ yếu là đường không kết tinh (đường khử). Lượng đường saccaro tích lũy trong thân tăng dần theo tuổi cây. Khi mía có nhiều tháng và
  20. 20 thời tiết thích hợp cho sự tích lũy đường thì hàm lượng đường trong thân đạt tới mức tối đa và chủ yếu là đường kết tinh (C12H22O11) lúc này gọi là thời kỳ chín công nghiệp. Khi đạt mức tối đa, tùy giống và điều kiện thời tiết, lượng đường này có thể giữ lại khoảng 15 ngày đến 2 tháng. Sau đó bắt đầu giảm dần do bị hô hấp hoặc tái sinh trở lại, thường gọi là mía quá lứa hoặc quá chín (Hình 1.14) Hình 1.14: Giai đoạn mía chín công nghiệp Đặc điểm của quá trình chín Về hình thái Lá mía ngã vàng, lá ở ngọn ngắn và bé, chỉ còn lại 6 – 8 lá mọc sít nhau giống như hình dải quạt. Thân mía ngừng hay phát triển chậm về đường kính thân và chiều cao. Vỏ mía nhẵn có thể biến màu tùy theo giống. Nếu ta cắt ngang cây thì thấy mặt cắt có nhiều ánh bạc vì tế bào nhu mô chứa nhiều đường. Biểu hiện bên trong Mía còn non hàm lượng đường saccarose ít, ở thời kỳ sinh trưởng mạnh sự tích lũy rất hạn chế vì chủ yếu là đường glucose, khi mía chín thì hàm lượng glucose giảm, lúc sinh trưởng bắt đầu chậm dần thì phần lớn chất đồng hóa do lá mía tạo thành mới chuyển sang dạng đường saccarose để tích lũy trong thân và tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên nếu quá chín thì saccarose lại giảm vì chuyển hoá thành glucose hoặc mất đi do hô hấp. Do tỷ lệ saccarose trong tổng số chất hòa tan tăng lên, nâng cao độ tinh khiết của nước mía. Hàm lượng các chất hòa tan trong nước mía gọi là độ brix, nó có liên quan đến đường saccarose. Khi mía chín hàm lượng nước trong cây vào khoảng 70%, tỷ lệ cellulose ổn định. + Nhân tố ảnh hưởng * Giống: Các giống khác nhau có thời gian chín khác nhau. Vì vậy, người ta phân ra thành nhóm chín sớm, chín trung bình và chín muộn.
  21. 21 * Đất đai và dinh dưỡng: Mía trồng ở chân đất cao thường chín sớm hơn ở đất thấp vì nó liên quan đến độ ẩm. Mía ở đất cát chín sớm hơn mía ở đất tốt nhiều mùn. Trong trường hợp bón N nhiều, nhất là bón muộn làm cho mía chín muộn. Bón P nhiều làm cho mía chín sớm. Thiếu K sự vận chuyển đường từ lá xuống mô tích lũy bị giảm. Thiếu K nặng hoạt động hô hấp của lá tăng cường, quang hợp yếu, sự chuyển các dạng đường trung gian thành saccarose bị giảm. * Khí hậu: Nhiệt độ ở thời kỳ chín (tích lũy đường) thường thấp thì thuận lợi. Giới hạn thích hợp là 14 – 5oC. Yếu tố chi phối lớn nhất trong thời kỳ này là biên độ giữa ngày và đêm, thứ đến là điều kiện khô hanh. Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến thời kỳ chín tóm tắt như sau: + Khí hậu khô ráo và lạnh, phẩm chất nước mía tốt. + Khí hậu ẩm ướt nhưng lạnh, nước mía vẫn tốt. + Khí hậu khô ráo nhưng ấm áp, nước mía còn tốt. + Khí hậu ẩm và nóng, làm cho phẩm chất nước mía kém. Sự phát dục của cây mía: Mía trồng để phục vụ cho công nghiệp chế biến đường. Người ta đã tìm nhiều biện pháp để thúc đẩy sinh trưởng và hạn chế ra hoa. Tuy vậy vấn đề ra hoa lại cần thiết đối với công tác lai tạo giống, nhằm tạo ra các giống tốt. Các bước phát triển của hoa mía: Hoa mía phát triển qua 4 bước: Hình thành mầm hoa; hình thành tổ chức hoa; hoa thành thục; hoa trổ (trổ cờ). Sự hình thành mầm hoa, chủ yếu chịu ảnh hưởng của chu kỳ ánh sáng, là bước quan trọng nhất. Các bước khác chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường như nhiệt độ, dinh dưỡng, nước, độ thuần thục của cây mía. + Điều kiện mía ra hoa * Độ dài ngày: Đêm dài 11g32p thuận lợi nhất cho mía ra hoa. Nếu đêm ngắn đi 32p thì hoa không trổ được và đêm dài 12g hoa khó trổ. * Nhiệt độ: Nhiệt độ ban ngày thấp nhất không xuống dưới 15oC, cao nhất không quá 30oC mía trổ hoa mạnh. Nhiệt độ thấp dưới 10oC sự phát dục của hoa gặp trở ngại. Nhiệt độ thấp ban đêm là yếu tố hạn chế ra hoa. Nhiệt độ thấp kéo dài quá 10 ngày thì ngừng hoàn toàn sự hình thành mầm hoa. Nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất và biên độ là 3 yếu tố ảnh hưởng đến ra hoa. * Sự thành thục sinh lý và tuổi cây Cây mía cần phải trải qua giai đoạn non đến giai đoạn thành thục mới có thể phân hóa mầm hoa. Nếu chưa đến giai đoạn thành thục mặc dù có chu kỳ ngày dài và đêm thuận lợi, mía cũng không trổ hoa. Tùy theo giống mà nó có thể trổ hoa sớm hoặc muộn. Có giống ra hoa rộ, có giống ra hoa rải rác.
  22. 22 + Sự ra hoa và chất lượng đường Ở vùng nhiệt đới, mía thường ra hoa về mùa rét, chín công nghiệp và chín sinh vật học trùng nhau. Nhưng ở vùng ôn đới mùa đông mía không ra hoa mà hàm lượng đường cao. Như vậy chín công nghiệp và chín sinh lý không trùng nhau. Người ta cho rằng ra hoa thì tỷ lệ đường giảm. Tuy vậy, điều đó còn tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh (Hình 1.15). Hình 1.15: Mía trổ cờ + Biện pháp hạn chế ra hoa: Có nhiều biện pháp có hiệu lực hạn chế mía ra hoa. Những biện pháp ức chế sự phát triển bình thường, cần được xử lý đúng thời điểm mới có tác dụng. * Rút nước gây hạn: Thiếu nước vào thời kỳ cảm ứng mầm hoa thì không hình thành mầm hoa được. Cần nắm tập tính ra hoa của từng giống để xác định thời vụ xử lý thích hợp, đồng thời cần có kế hoạch tưới trở lại kịp thời để đảm bảo sinh trưởng, không gây giảm năng suất. * Bón phân N: Bón N nhiều có thể ức chế ra hoa do tác dụng kích thích sinh trưởng của đạm. Nhưng nếu kéo dài thời gian cho cây hút N, phẩm chất sẽ kém. Bón tăng N kết hợp gây hạn trước và trong thời kỳ cảm ứng ra hoa và sau đó tưới trở lại để mía tiếp tục sinh trưởng có thể hãm mía ra hoa mà không ảnh hưởng đến sản lượng. * Cắt lá ngọn: Lá đã mở nhưng còn dựng đứng, phiến chưa xòe ngang, là bộ phận cảm ứng với chu kỳ ánh sáng kích thích hình thành mầm hoa. Nếu cắt lá ngọn trong thời kỳ cảm ứng, mía không ra hoa.
  23. 23 * Dùng hóa chất: Sử dụng một số hóa chất để hạn chế sự ra hoa : + MH kết hợp với GA (ức chế ra hoa 100%) (Hình 1.16) + D i Hình 1.16: Các sản phẩm MH và GA + Diquat phun 0,125kg/ha hoặc 0,250 – 1kg Diquat hòa với 70 lít nước (Hình 1.17). Tuy vậy, việc dùng Diquat cũng cần phải thận trọng. Nếu phun vào lúc mía bị hạn, năng suất sẽ giảm rất mạnh, phun vào lúc mưa nhiều, tác dụng sẽ kém. Đồng ruộng đủ ẩm, trời tạnh ráo, phun vào buổi sáng tránh nắng gắt nhiệt độ cao là những điều kiện xử lý tốt. * Điều chỉnh thời vụ trồng Hình 1.17: Sản phẩm Diquat Miền Trung và Nam cần tăng cường diện tích trồng vụ thu sẽ có thời gian vươn lóng dài, năng suất cao. Khi mía ra hoa có thể bố trí chặt đầu vụ để có điều kiện kéo dài thời gian vụ thu hoạch. Trồng vụ thu là biện pháp trốn cờ có hiệu quả. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Nêu các bộ phận của cây mía. Bài tập 2: Trình bày các giai đoạn sinh trưởng của cây mía. Bài tập 3: Cho biết các giai đoạn của cây mía tương ứng với các hình ảnh đã cho. C. Ghi nhớ: - Các bộ phận của cây mía - Các giai đoạn sinh trưởng của cây mía
  24. 24 BÀI 2: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ, TRANG THIẾT BỊ ĐỂ TRỒNG MÍA Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: - Xác định được các dụng cụ, trang thiết bị trồng mía - Lên được danh sách dụng cụ, trang thiết bị trồng mía - Chuẩn bị đầy đủ và đúng dụng cụ, trang thiết bị trồng mía A. Nội dung: 2.1. Xác định các dụng cụ, trang thiết bị trồng mía 2.1.1. Xác định dụng cụ, trang thiết bị vật rẻ, nhanh hỏng - Dụng cụ vật rẻ là một số dụng cụ rẻ tiền, thời gian sử dụng ngắn (thường là dưới 12 tháng) và được xếp vào loại tài sản lưu động. - Một số dụng cụ vật rẻ dùng để trồng mía: + Cuốc: Làm bằng vật liệu thép, dùng cuốc đất, xới đất, làm cỏ (Hình 2.1). Hình 2.1: Cuốc đất - 1(125x1125mm), 2(90x1160mm), 5B(206x1200mm), 6(210x1200mm) + Xẻng: Làm bằng thép là chủ yếu, dùng để xới đất (Hình 1.2). Hình 2.2: Xẻng và cuốc
  25. 25 + Lưỡi hái (liềm): Dùng cắt cỏ, cắt lá mía + Cào sắt: Dùng cào cỏ, làm nhỏ đất Hình 2.3: Cào (14 răng) Ngoài ra, còn một số dụng cụ khác như dao, leng, 2.1.2. Xác định dụng cụ, trang thiết bị vật bền, lâu hỏng - Đây là một số dụng cụ đắt tiền, thời gian sử dụng lâu dài (nhiều vụ) và được xếp vào loại tài sản cố định. - Một số dụng cụ, trang thiết bị vật bền: + Bình xịt thuốc bảo vệ thực vật: Dùng xịt thuốc trị sâu, thuốc trị bệnh hoặc phân bón lá Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cỡ bình như 1l, 5l, 8l, 16l, 20l, 25l, Đối với trồng mía, xịt thủ công thường sử dụng bình xịt máy 25l (Hình 2.4). Hình 2.4: Bình xịt thuốc BVTV có gắn động cơ
  26. 26 + Máy bơm nước: Dùng để bơm nước vào khi ruộng thiếu nước hoặc bơm nước ra khi ruộng quá dư thừa nước (Hình 2.5). Hình 2.5: Máy bơm nước + Máy cày đất: Có nhiều loại máy cày đất trồng mía như cày 3 chảo, cày 7 chảo, máy cày tay Tùy theo điều kiện ở cơ sở mà có thể mua 1 cái máy cho phù hợp. Nhưng nếu không có điều kiện mua thì có thể thuê mướn máy cày để làm đất hoặc làm đất bằng phương pháp khác (Hình 2.6). Hình 2.6: Máy cày đất
  27. 27 + Máy xới đất: Xới cho đất tơi xốp và đánh rảnh để trồng mía (Hình 2.7). Hình 2.7: Máy xới đất, đánh rãnh + Máy bừa đất: Nhiệm vụ của máy bừa là làm nhỏ đất, san bằng mặt ruộng, diệt trừ cỏ dại và sâu bệnh (Hình 2.8). Hình 2.8: Máy bừa sâu + Máy trồng mía: Nhiệm vụ của máy trồng mía là chặt hom, rạch hàng, bón phân, bỏ hom, lấp đất, nén chặt (Hình 2.9). Hình 2.9: Máy trồng mía
  28. 28 + Máy bón phân (Hình 2.10). Hình 2.10: Máy chăm sóc mía đa năng (có thể bón phân) 2.2. Lập danh sách dụng cụ, trang thiết bị trồng mía 2.2.1. Lập danh sách dụng cụ, trang thiết bị vật rẻ, nhanh hỏng Bước 1: Liệt kê tất cả các dụng cụ, trang thiết bị vật rẻ, nhanh hỏng cần thiết cho việc trồng mía. Bước 2: Dự kiến số lượng dụng cụ, trang thiết bị vật rẻ, nhanh hỏng cần thiết cho việc trồng mía. Số lượng dụng cụ, trang thiết bị được dự kiến dựa trên diện tích trồng mía, số lượng người làm Bước 3: Hoàn chỉnh danh sách dụng cụ, trang thiết bị vật rẻ, nhanh hỏng 2.2.2. Lập danh sách dụng cụ, trang thiết bị vật bền, lâu hỏng Bước 1: Liệt kê tất cả các dụng cụ, trang thiết bị vật bền, lâu hỏng cần thiết cho việc trồng mía. Bước 2: Dự kiến số lượng dụng cụ, trang thiết bị vật bền, lâu hỏng cần thiết cho việc trồng mía. Số lượng dụng cụ, trang thiết bị được dự kiến dựa trên diện tích trồng mía, số lượng người làm, khả năng của nông hộ Bước 3: Hoàn chỉnh danh sách dụng cụ, trang thiết bị vật bền, lâu hỏng 2.3. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị trồng mía 2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị vật rẻ, nhanh hỏng - Kiểm tra số lượng: Rà soát xem hiện tại trong nông hộ có bao nhiêu dụng cụ, trang thiết bị vật rẻ, nhanh hỏng. - Kiểm tra chất lượng: Các dụng cụ, trang thiết bị hiện có của nông hộ còn bao nhiêu các hoạt động tốt, những dụng cụ, trang thiết bị nào còn hoạt động tốt nhưng không chắc chắn hoặc không sắc (bén) cần phải chêm và mài lại
  29. 29 - Vận hành thử dụng cụ, trang thiết bị. Nếu dụng cụ, trang thiết bị hoạt động không tốt thì nên sửa chữa sớm đảm bảo kịp sử dụng trong vụ trồng mía sắp tới. - Sửa soạn dụng cụ, trang thiết bị đã có còn hoạt động được. - Mua sắm dụng cụ, trang thiết bị còn thiếu tùy theo diện tích đất, số lượng người làm và khả năng chi trả của nông hộ. 2.3.2. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị vật bền, lâu hỏng - Kiểm tra số lượng: Rà soát xem hiện tại trong nông hộ có bao nhiêu dụng cụ, trang thiết bị vật bền, lâu hỏng hoặc những nông hộ xung quanh có dụng cụ, trang thiết bị vật bền, lâu hỏng cần cho việc trồng mía mà nông hộ có thể thuê mướn hay không. - Kiểm tra chất lượng: Các dụng cụ, trang thiết bị hiện có của nông hộ có hoạt động tốt không, có bị hư hỏng chỗ nào không để có kế hoạch bảo dưỡng chuẩn bị trồng mía. - Sửa soạn dụng cụ, trang thiết bị đã có còn hoạt động được. - Mua sắm dụng cụ, trang thiết bị còn thiếu tùy theo diện tích đất, số lượng người làm và khả năng chi trả của nông hộ. - Hợp đồng thuê mướn những dụng cụ, trang thiết bị hiện có ở địa phương mà nông hộ không có khả năng mua sắm. Bảo dưỡng dụng cụ, trang thiết bị vật bền, lâu hỏng trước khi trồng mía: - Kiểm tra tình trạng hoạt động của các dụng cụ, trang thiết bị, cần thiết thì bôi dầu mỡ cho các dụng cụ, trang thiết bị, vặn các ốc bị long trong các dụng cụ, trang thiết bị. - Vận hành thử dụng cụ, trang thiết bị. Nếu dụng cụ, trang thiết bị hoạt động không tốt thì nên sửa chữa sớm đảm bảo kịp sử dụng trong vụ trồng mía sắp tới. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: Bài tập: Lập danh sách dụng cụ, trang thiết bị đã có và trang thiết bị còn thiếu để trồng mía tại nông hộ. C. Ghi nhớ: Các dụng cụ và trang thiết bị cần thiết để trồng mía.
  30. 30 BÀI 03: CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG MÍA Giới thiệu: Cây mía chỉ phát triển tốt trên những chân đất đã được chuẩn bị thích hợp. Mục tiêu quan trọng của khâu cải tạo đất và soạn đất là cung cấp điều kiện thuận lợi cho cây mía con phát triển bộ rễ, hấp thu tốt những dưỡng chất, quyết định năng suất của ruộng mía. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: - Trình bày được một số loại đất thường để trồng mía; - Chọn được đất để trồng mía; - Vệ sinh được đất để trồng mía; - Làm đất và tổ chức làm được đất để trồng mía; - Bón lót và xử lý đất trồng mía đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung: 3.1. Chọn đất trồng mía 3.1.1. Xác định yêu cầu về đất của cây mía - Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nhẹ, có khoảng 20% sét; 5 đến 10% chất hữu cơ, phần còn lại là limon và cát. Đất có cấu tượng viên tốt; giữ nước tốt, thường xuyên điều hòa được chế độ nước và chế độ không khí trong đất; - Đất có điều kiện thoát nước triệt để, không bao giờ bị úng thủy. - Đất có tầng dày từ 80cm trở lên; - Đất trung tính - độ pH từ 6 đến 7. 3.1.2. Lên danh sách các loại đất thích hợp với cây mía Nếu xét về mức độ thích hợp với cây mía và xét về nguồn gốc hoặc loại đất thì có thể xếp theo thứ tự nhất nhì như sau: - Đất có nguồn gốc núi lửa; - Đất phù sa mới ven các sông ngòi, được bổ sung phù sa hàng năm; - Các loại đất bồi tụ khác, có tỷ lệ mùn cao; - Các loại đất khác có cấu tượng khá, có tầng canh tác dày và giữ ẩm tốt
  31. 31 3.1.3. Xác định đất để trồng mía Phải chọn vùng tập trung để có thể xây dựng được một nhà máy đường, nơi giải quyết đầu ra cho cây mía. Nhà máy đường càng lớn (từ 1 nghìn đến 8 nghìn tấn/ngày) thiết bị càng hiện đại thì hiệu quả kinh tế càng cao; càng giúp cho cây mía phát huy hết ưu thế và hiệu quả của mình. Khi đã xác định được vùng hoặc đã có nhà máy đường rồi thì việc chọn đất sẽ được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: - Chọn loại đất đồi thấp và tương đối bằng, giàu mùn, có tầng dày trên 1m, có nguồn nước để tưới khi cần thiết. - Chọn đất lúa không chủ động nước, hoặc đất một vụ lúa 1 vụ màu mà tổng thu nhập các cây lương thực quy ra thóc cả năm dưới 7 tấn/ha (với điều kiện bên dưới không có tầng glây hoặc đất sét nặng). Loại đất này trồng mía đúng kỹ thuật có thể đạt năng suất 80-90 tấn/ha trở lên một cách ổn định, tổng thu nhập cao và lãi hơn nhiều so với trồng cây lương thực. Muốn trồng mía có hiệu quả cao trên loại đất này phải chú ý các vấn đề sau đây: + Phải xây dựng hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh, không được để đọng nước quá 24 giờ sau các trận mưa to; + Phải bón vôi hợp lý để cải tạo độ chua; + Phải phá tầng đế cày bằng cày không lật; + Những nơi có nguồn nước cần tranh thủ tưới trong các tháng hạn nặng. - Chọn các loại đất đồi có màu đỏ, đất feralit phát triển trên đá mẹ bazan có độ dốc dưới 70 và có tầng dày trên 80cm. Loại đất này dù không có nguồn nước tới, nếu trồng mía thâm canh, đúng kỹ thuật vẫn có thể đạt năng suất trên 80 tấn/ha. Hiệu quả cao hơn trồng các cây khác. Khi trồng mía cần lưu ý: + Hàng mía phải vuông góc với hướng dốc để chống xói mòn; + Phải trồng sớm để mía giao tán trước mùa mưa. - Các loại đất đồi khác, có độ dốc dưới 80 và tầng dày trên 80cm đều có thể đưa vào trồng mía. Các loại đất này có thể chia làm 2 nhóm: + Nhóm có hàm lượng mùn và hàm lượng NPK vào loại trung bình hoặc khá, thì có thể đưa vào trồng mía ngay. Loại này tuy năng suất mía không cao nhưng cũng có thể phấn đấu trồng mía có lãi; năng suất trung bình từ 60 tấn/ha trở lên. + Nhóm nghèo mùn hoặc nghèo NPK. Nhóm này phải tiến hành cải tạo trước khi trồng mía. Khi trồng mía phải bón đủ phân hữu cơ và NPK theo sự hướng dẫn ở phần phân bón. Đối với 2 nhóm đất này cần phải lưu ý:
  32. 32 Làm đất sâu 40 đến 50cm để bộ rễ có thể xuống đến độ sâu 50-60cm, tăng khả năng chống hạn trong các tháng thiếu mưa; Cải tạo độ chua một cách hợp lý; Bón đủ lân và kali; Áp dụng toàn bộ hệ thống biện pháp chống xói mòn, chống rửa trôi, biện pháp canh tác phòng chống hạn; Dùng giống mía chịu hạn khỏe. 3.2. Chuẩn bị đất trồng mía Thực hiện lúc nắng ráo, vừa đủ ẩm để đất được tơi xốp. Các lần cày bừa cần có khoảng cách đầy đủ để phơi đất diệt cỏ dại. Mục đích cơ bản của chuẩn bị đất: - Cho phép nước thấm nhanh và giử độ ẩm tốt nhằm duy trì một lượng nước cần thiết trong quá trình mọc mầm, đẻ nhánh và làm lóng của cây mía. Nhất là ở những vùng đất cao thời gian khô hạn kéo dài. - Đảm bảo một lượng không khí thích hợp và sự trao đổi nhanh không khí trong đất với khí quyển làm cho quá trình hô hấp của cây được bình thường. - Tạo điều kiện cho bộ rễ của mía mọc sâu và lan rộng vào trong đất thuận lợi tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng. - Chống xói mòn rửa trôi đất - Tạo thuận lợi cho các khâu công việc tiếp theo như chăm sóc, diệt trừ cỏ dại, tưới, thu hoạch, chăm sóc xử lý mía gốc sau này. - Cung cấp điều kiện thuận lợi cho cây mía con phát triển bộ rễ, hấp thu tốt những dưỡng chất, giúp tăng năng suất và chất lượng của ruộng mía Đất mạnh khỏe Mía phát triển tốt Năng suất cao 3.2.1. Vệ sinh đất trồng mía - Phát bụi rậm, diệt sạch cây cỏ mọc hoang bằng cách làm cỏ hoặc phun thuốc diệt cỏ (Hình 3.1). - Phải sử dụng đủ 400-500 lít nước sạch để pha thuốc diệt cỏ cho 1 ha. Hình 3.1: Dọn vệ sinh đất trồng
  33. 33 3.2.2. Tiêu diệt mầm mống dịch hại trên đất trồng mía Đất được xử lý với thuốc Basudin (hình 3.3), nồng độ theo khuyến cáo. Hình 3.3. Thuốc Basudin Hoặc bón vôi nông nghiệp (hình 3.4). Liều lượng từ 1-2 tấn/ha vừa có tác dụng khử trùng vừa có tác dụng khử chua. Hình 3.2: Vôi nông nghiệp (Vôi bột) Hình 3.3: Bón vôi cho ruộng 3.3. Làm đất để trồng mía 3.3.1. Xác định yêu cầu kỹ thuật của đất trồng mía: Căn cứ vào quy trình kỹ thuật trồng mía của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về yêu cầu kỹ thuật làm đất như sau: - Làm đất trồng phải kỹ, đảm bảo giử ẩm, sạch cỏ, bằng phẳng, tơi xốp. - Đất phải cày 2 đến 3 lần. Hướng cày lần sau phải vuông góc với lần trước để tránh lỏi và đạt độ sâu cần thiết. Độ sâu cày máy từ 20 - 25cm; độ sâu cày trâu, bò từ 14 -15cm. - Sau mỗi lần cày là một lần bừa. Tùy theo tình trạng của đất mà số lần bừa có thể tăng lên để đảm bảo: Loại đường kính viên dưới 3 cm chiếm 80 %, loại đường kính viên dưới 5 cm chiếm 20 %, không có đất to trên 5cm.
  34. 34 - Thời gian giữa các lần cày, bừa tùy thuộc vào tình hình thực tế của đồng ruộng và mùa vụ cụ thể mà xác định. Thông thường thời gian từ lúc bắt đầu chuẩn bị cày (cày vỡ) đến lúc trồng (đặt hom mía) khoảng 40 - 60 ngày. 3.3.2. Kỹ thuật làm đất của một số loại đất để trồng mía a. Đất mới khai hoang: - Đất trồng mới ở vùng cao (Đông Nam Bộ và một số nơi khác): Sau khi cây được chặt, cần đào gốc và nhặt hết những đá cục lớn còn trên ruộng. Dùng máy rà rễ có độ sâu đến 40 cm để dọn sạch gốc, rễ cây và đá cục lớn còn sót lại. Tiếp tục cày, bừa và san phẳng ruộng trước khi rạch hàng để đặt hom mía. Lƣu ý: Với những đất có độ dốc cao, hàng mía phải vuông góc với hướng dốc để tránh xói mòn và rửa trôi đất (Hình 3.4). Hình 3.4: Đất mới khai hoang - Vùng đất thấp (Tây Nam Bộ): Cần lên liếp cách mặt thủy cấp trên 50cm. Mỗi liếp rộng 6 - 7m, chiều dài Liếp Mương tùy theo độ dài của mảnh đất. Lƣu ý: Đất mới khai hoang sau khi lên liếp, không nên trồng mía ngay mà phải rửa phèn ít nhất là qua một mùa mưa, hoặc trồng cây họ đậu 1 - 2 vụ rồi trồng mía (Hình 3.5). Hình 3.5: Trồng mía ở vùng đất thấp - Đất trước đó trồng cây trồng khác như là cây họ đậu (hình 3.6) hoặc cây lúa (hình 3.7): Ở những loại đất này trước hết phải tiến hành thu gom tàn dư thực vật để xử lý hoặc cày vùi vào đất. Lƣu ý: Để các tàn dư thực vật phân hủy hoàn toàn mới tiến hành làm đất để trồng mía.
  35. 35 Hình 3.6: Cây họ đậu Hình 3.7: Ruộng trồng lúa Hình b. Đất phá gốc mía trồng lại: - Phá gốc mía: Cày vuông góc với hàng mía hoặc cuốc để lấy hết tất cả các gốc mía. - Để 3-4 tuần cho hả đất và các gốc cũ khô chết hoàn toàn rồi mới tiến hành làm đất để trồng mía (hình 3.8). 3.8: Phá gốc mía trồng lại 3.3.3. Cáy đất a. Cày sâu phá vỡ lớp đế cày: - Sau khi diệt cỏ xong, cần thực hiện việc cày sâu để phá vỡ lớp đế cày (nên bỏ ra bìa lô các loại đá, sỏi để tránh hao mòn các nông cụ), làm tăng thêm độ sâu của tầng canh tác, giúp cho bộ rễ hấp thụ tốt các dưỡng chất và nước sẵn có trong đất. Nên áp dụng kỹ thuật cày sâu không lật thay thế việc cày 3 chảo, để có thể cày sâu hơn mà không đảo lật đất, và làm vỡ lớp đế cày, tăng thêm độ sâu của tầng canh tác. Nếu không có máy công suất lớn và hệ thống cày không lật, thì có thể dùng cuốc hoặc leng (xẻng) cuốc sâu ở đáy rảnh đến khi đạt độ sâu cần thiết, tối thiểu phải phá cho được tầng đế cày. Ngoài khả năng chống hạn, làm đất sâu sẽ tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng cần thiết cho mía. - Kinh nghiệm cho thấy ở những khu vực có cơ cấu đất bị dí chặt thì năng suất mía bị giảm một cách đáng kể.
  36. 36 So sánh hai phương pháp : Cày lật đất (cày 3 chảo) Cày không lật đất (Hình 3.9) (Hình 3.10) - Độ sâu cày : 25-30 cm - Độ sâu: 35-50 cm ở đất khô. - Mục đích: Đảo, lật đất - Mục đích: phá vỡ lớp đế cày, giúp bộ rễ ăn sâu và hấp thụ nước đầy đủ hơn - Ảnh hưởng lâu dài: Có - Ảnh hưởng lâu dài: ảnh hưởng xấu, vì đất nghèo + Cải thiện lý tính đất, tăng sự thấm nước chất hữu cơ, cày đảo lật nhiều của đất để cung cấp cho bộ rễ. lần, chỉ làm tản mác những + Cải thiện sự thông thoáng của lớp đất sâu chất hữu cơ xuống độ sâu ít (phát triển hệ sinh vật có lợi trong đất). hữu dụng. + Giúp bộ rễ phát triển tốt (rễ mía có thể ăn sâu 2-3 m trong đất) + Rễ hấp thụ tốt dưỡng chất, nước trong đất. Hình 3.9: Cày lật đất (Cày 3 chảo) Hình 3.10: Cày không lật đất b. Cày vùi trộn những chất cải tạo đất: Chôn vùi vôi và chất mùn (bằng thủ công hay cơ giới) nhằm: - Cung cấp đều đặn chất Ca giúp cho đất dễ thấm và xốp hơn, đặc biệt là dạng đất dí chặt, đất thấp, giúp bộ rễ ăn sâu vào trong đất hơn. - Cung cấp Canxi giúp tăng độ pH cho đất (vốn rất thấp trong phạm vi tỉnh Tây Ninh). Vôi nông nghiệp và bã vôi của nhà máy khi được vùi dưới đất trước lúc trồng mới sẽ giúp tăng dần độ pH của đất.
  37. 37 - Việc bón vôi sẽ giúp phân hủy chất hữu cơ nhanh hơn và với khả năng khử của vôi (phản ứng acid – kiềm) sẽ giúp đất trao đổi, cung cấp các chất dinh dưỡng có thể sử dụng được cho cây mía, hấp thu tốt phân bón. Chất vôi (Ca), có trong các chất cải tạo đất, dưới dạng CaCO3, là một “thức ăn” rất cần thiết cho cây mía. Việc bón vôi tạo ra 3 tác động trong đất: + Tác động cải tạo cơ cấu đất (lý tính) Cung cấp đều đặn chất Ca giúp cho đất dễ thấm và xốp hơn, đặc biệt là dạng đất dẽ chặt ,đất thấp, giúp bộ rễ ăn sâu vào trong đất hơn. + Tác động đến độ chua của đất (hóa tính) Với những đặc tính hóa học của Ca giúp tăng độ pH cho đất (vốn rất thấp trong phạm vi Tây Ninh ). Vôi nông nghiệp và bã vôi của nhà máy, một khi được vùi dưới đất trước lúc trồng mới sẽ giúp tăng dần độ pH của đất. + Tác động đến sự phân huỷ nhanh chóng của chất mùn (sinh học) Việc bón vôi sẽ giúp phân huỷ chất hữu cơ nhanh hơn và với khả năng khử của vôi (phản ứng acid – kiềm) sẽ giúp đất trao đổi, cung cấp các chất dinh dưỡng có thể sử dụng được cho cây mía , hấp thu tốt phân bón hơn (Hình 3.11). Hình 3.11: Máy băm lá mía 3.3.4. Bừa đất: Công việc bừa đất rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của việc lấp hom khi trồng, có đủ độ dày cần thiết với đất nhuyễn mịn, để việc nẩy mầm được mạnh mẽ và đồng nhất.
  38. 38 - Bừa dĩa nặng (Hình 3.12). + Độ sâu: 20-30 cm + Tác động: Trộn lẫn đất, làm tơi những cục đất lớn nhỏ, vùi những chất cải tạo vào trong đất, làm thông thoáng lớp đất trồng. + Nông cụ: Dàn bừa dĩa nặng nhiều cụm chảo răng khế. + Ảnh hưởng về lâu dài: Giữ cho đất giàu hữu cơ hơn so với sử dụng dàn cày 7 chảo. Hình 3.12: Băm đất bằng bừa đĩa - Bừa dĩa nhẹ còn gọi là dàn bừa nhuyễn (Hình 3.13). + Độ sâu: 5-15 cm + Tác động: Làm tơi đất, đánh nát vụn những cục đất trên mặt, khử số cỏ dại còn sót, san đất thêm bằng phẳng để chuẩn bị rạch hàng, đặt hom. Giúp cho việc lấp hom được tốt và mía nẩy mầm đều đặn. Hình 3.13: Máy bừa dĩa nhẹ
  39. 39 + Nông cụ: Dàn bừa dĩa nhẹ đằng trước có chảo răng khế và đằng sau là chảo tròn. Nếu không có máy móc để bừa đất có thể làm đất nhỏ bằng thủ công với dụng cụ là cuốc, leng, cào hoặc sử dụng trâu bò làm sức kéo Nhưng lưu ý, sau khi bừa xong mặt đất phải bằng phẳng hoặc trong cao ngoài thấp để thuận tiện cho việc thoát nước. Đáy rảnh phải xốp và mịn, không có cục to, để hom tiếp xúc với đất tốt, tăng tỷ lệ nảy mầm. 3.4. Phân hàng: - Đo chiều rộng giữa các hàng: Khoảng cách hàng trồng mía tùy thuộc vào điều kiện đất đai và chế độ canh tác ở mỗi vùng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh giữa mật độ cây với độ lớn của cây mía có mối tương quan nghịch chặt. Nghĩa là khi mật độ quá dày thì độ lớn của cây mía sẽ giảm đi và ngược lại. Giống đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc xác định khoảng cách giữa các hàng trồng. Một số giống đẻ nhánh nhanh thì khoảng cách giữa các hàng chóng phủ kín, một số giống khác cây đứng, phủ hàng chậm có thể trồng dày. Những nơi có dùng máy móc trong chăm sóc như máy cày, máy làm cỏ thì phải trồng thưa để khi sử dụng máy móc được thuận lợi. Dưới đây là khoảng cách hàng ở một số vùng trồng mía: + Vùng mía ở các tỉnh phía Bắc: Vùng đồng bằng: Khoảng cách hàng 1,2m. Vùng mía đồi, trung du (chuẩn bị đất và chăm sóc bằng cơ giới): Khoảng cách hàng 1,3 - 1,4m. + Vùng mía Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung: Khoảng cách hàng 1,0 -1,2m (có nơi trồng dày hơn). + Vùng mía Đông Nam Bộ: Canh tác thủ công: Khoảng cách hàng 1,0 -1,2m (cũng có nơi trồng dày hơn). Canh tác cơ giới: Khoảng cách hàng 1,3 -1,4m. + Vùng mía Tây Nam Bộ Vùng mía lên liếp: Khoảng cách hàng 0,8 -1m. Vùng mía không lên liếp: Khoảng cách hàng 1,0 -1,2m. - Nếu rạch hàng thủ công thì nên cắm ranh giữa các hàng để khi đánh rãnh sẽ thẳng và đều, tiện cho quá trình trồng, chăm sóc cũng như thu hoạch (Hình 3.14).
  40. 40 Hinh 3.14: Cắm cọc, căng dây để đánh rảnh thủ công 3.5. Bón lót: Bón lót toàn bộ phân nền hữu cơ (10 – 20 tấn phân chuồng/ha), phân lân (330 – 440 kg supe lân/ha) trước khi trồng mía. Phân hữu cơ được rải đều trên mặt ruộng trước lần bừa cuối cùng, sau đó rạch hàng rải hom trồng. Còn phân lân thông thường là bón sâu lấp kín và chỉ bón lót một lần vào rãnh mía khi đặt hom trồng mới (Hình 3.15). Hình 3.15: Bón lót trước khi trồng mía 3.6. Xử lý đất trước khi trồng: Đất được xử lý với thuốc Basudin (nồng độ theo khuyến cáo) trước khi đặt hom 1 – 2 ngày. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: Bài tập 1: Thực hành dọn vệ sinh đất trước khi trồng mía. Bài tập 2: Thực hành đo diện tích, phân hàng và bón lót cho mía. C. Ghi nhớ: + Làm sạch đất trước khi làm đất + Cày, bừa đất đúng kỹ thuật. + Phân lô, phân hàng và bón lót đúng yêu cầu.
  41. 41 Bài 04: XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ TRỒNG MÍA Giới thiệu: Bài học “Xác định mật độ trồng” giúp người học tìm hiểu về các phương thức trồng trọt và xác định được mật độ trồng mía tùy theo vùng canh tác. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: - Trình bày được các phương thức trồng mía và đặc điểm của giống mía - Xác định được khoảng cách hàng cách hàng và hom cách hom - Tính được mật độ trồng - Xác định được lượng hom mía giống cần có A. Nội dung: 4.1. Xác định phƣơng thức trồng mía 4.1.1. Phương thức trồng thủ công Trồng mía thủ công là phương thức trồng chủ yếu dựa vào sức lao động của nhân công là chính, từ khâu làm đất cho đến khi đặt hom và lấp đất (hình 4.1). Đối với phương thức trồng này, thì mật độ trồng dày, khoảng cách hàng x hàng là 0,8 x 1m. Số lượng hom giống khoảng 38.000 hom/ha. Hình 4.1: Trồng mía thủ công 4.1.2. Phương thức trồng công nghiệp Trồng mía công nghiệp là phương thức trồng sử dụng máy móc là chủ yếu, máy trồng mía có thể thực hiện cùng lúc công việc đặt hom bà lấp đất (Hình 4.2). Đối với phương thức trồng này, thì mật độ trồng thưa, khoảng cách hàng x hàng là 1 x 1,2m. Số lượng hom giống khoảng 34.000 – 36.000 hom/ha. Hình 4.2: Trồng mía công nghiệp
  42. 42 4.2. Căn cứ đặc điểm giống mía 4.2.1. Giống mía ngắn ngày Nhóm có thời gian sinh trưởng từ 8 – 16 tháng hay còn gọi là mía 1 năm tuổi. Nhóm mía này được chia thành nhóm chín sớm (8 – 12 tháng) và chín muộn (12 – 16 tháng). Một số giống mía ngắn ngày được trồng phổ biến: Giống ROC 1 (Tân Đài đường1), giống ROC 10 (Tân Đài đường 10), giống Quế đường 11 (Quảng Tây- Trung Quốc sản xuất), Việt đường - 54/143, NCo - 310, Cp 39 -74 4.2.2. Giống mía dài ngày Nhóm có thời gian sinh trưởng phát triển 18 – 24 tháng, thường là những giống có tiềm năng năng suất rất cao, còn phổ biến ở Hawai – Châu Mỹ la tinh. Một số giống mía dài ngày được trồng phổ biến: POJ -3016, POJ 2878, Co 290, F 134, F 156, F 157 4.3. Căn cứ điều kiện môi trƣờng 4.3.1. Căn cứ điều kiện khí hậu, thời tiết Nhiệt độ Thích hợp trong phạm vi 20 – 25oC. Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá ảnh hưởng đến sinh trưởng bình thường và giảm tốc độ quang hợp. Tương ứng với mỗi thời kỳ sinh trưởng, cây mía cần những ngưỡng nhiệt độ thích hợp như sau: + Thời kỳ mía nẩy mầm cần nhiệt độ trên 15oC. + Thời kỳ mía đẻ nhánh cần nhiệt độ từ 21 – 15oC. + Thời kỳ phát triển lóng cần nhiệt độ từ 30 – 32oC. + Thời kỳ mía chín cần nhiệt độ dưới 30oC và biên độ chênh lệch về nhiệt độ khá lớn giữa ngày và đêm. Ánh sáng Rất cần cho sự quang hợp để tạo đường cho cây mía. Khi cường độ ánh sáng tăng thì hoạt động quang hợp của bộ lá cũng tăng. Cây mía cần cường độ ánh sáng mạnh, thiếu ánh sáng cây mía phát triển yếu, vóng cây, hàm lượng đường thấp và cây mía dễ bị sâu bệnh. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng, cây mía cần khoảng 2.000 – 3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu 1.200 giờ trở lên.
  43. 43 Lượng nước và ẩm độ đất Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70% khối lượng). Lượng mưa thích hợp 1.500 – 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 8 – 10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch. Cây mía là loài cây trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần nước nhưng không chịu ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao cần tưới nước trong mùa khô. Nơi đất thấp cần thoát nước tốt trong mùa mưa. Thời kỳ cây mía làm dóng vươn cao rất cần nhiều nước, ẩm độ thích hợp 70 – 80%, ở các thời kỳ khác cần ẩm độ 65 – 70%. + Thời kỳ mía nẩy mầm cần ẩm độ đất khoảng 65% + Thời kỳ mía phát triển lóng vươn cao cần ẩm độ đất 75-80%. + Thời kỳ mía chín cần ẩm độ đất dưới 70% 4.3.2. Căn cứ điều kiện đất đai Cây mía thích hợp ở loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Độ pH thích hợp 5,5 – 7,5. Các loại đất như sét nặng, chua, mặn, bị ngập úng hoặc thoát nước kém đều không thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên ở những vùng này ruộng trồng mía cần đạt những yêu cầu cơ bản, nhất là độ sâu tầng đất mặt và thoát nước. Nếu đất nghèo dinh dưỡng hoặc chua phèn thì cần bón phân đầy đủ và có biện pháp cải tạo đất. 4.3.3. Căn cứ điều kiện canh tác a. Yêu cầu về đất của cây mía Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nhẹ, có khoảng 20% sét; 5 đến 10% chất hữu cơ, phần còn lại là limon và cát. Đất có cấu tượng viên tốt; giữ nước tốt và luôn luôn xốp thoáng. Thường xuyên điều hòa được chế độ nước và chế độ không khí trong đất; Đất có điều kiện thoát nước triệt để, không bao giờ bị úng thủy. Đất có tầng dày từ 80cm trở lên. Đất trung tính – độ pH từ 6 đến 7. b. Các loại đất thích hợp với cây mía Đất có nguồn gốc núi lửa; Đất phù sa mới ven các sông ngòi, được bổ sung phù sa hàng năm; Các loại đất bồi tụ khác, có tỷ lệ mùn cao; Các loại đất khác, có cấu tượng khá, có tầng canh tác dày và giữ ẩm tốt
  44. 44 c. Cách chọn đất để trồng mía và vườn đề cần lưu ý đối với từng loại đất + Phải chọn vùng tập trung để có thể xây dựng được một nhà máy đường, nơi giải quyết đầu ra cho cây mía. + Khi đã xác định được vùng hoặc đã có nhà máy đường rồi thì việc chọn đất sẽ được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: Chọn loại đất đồi thấp và tương đối bằng, giàu mùn, có tầng dày trên 1m, có nguồn nước để tới khi cần thiết. Với loại đất này, nếu thâm canh tốt có thể đạt năng suất mía từ 90 tấn/ha trở lên. Theo giá cả năm 1994, 1 ha sẽ có tổng thu nhập trên 15 triệu đồng, trong đó lãi thuần trên 8 triệu đồng/ha/năm; hơn hẳn nhiều cây trồng khác trên loại đất ấy (Hình 4.3). Hình 4.3: Đất đồi thấp Chọn đất lúa không chủ động nước, hoặc đất một vụ lúa 1 vụ màu mà tổng thu nhập các cây lương thực quy ra thóc cả năm dới 7 tấn/ha (với điều kiện bên dới không có tầng gley hoặc đất sét nặng). Loại đất này trồng mía đúng kỹ thuật có thể đạt năng suất 80-90 tấn/ha trở lên một cách ổn định, tổng thu nhập cao và lãi hơn nhiều so với trồng cây lương thực (Hình 4.4). Hình 4.4: Đất lúa không chủ động được nước Muốn trồng mía có hiệu quả cao trên loại đất này phải chú ý các vấn đề sau đây: - Phải xây dựng hệ thống tiêu thủy hoàn chỉnh, không được để đọng nước quá 24 giờ sau các trận ma to (Hình 4.5)
  45. 45 Hình 4.5: Hệ thống tiêu nước - Phải bón vôi hợp lý để cải tạo độ chua (Hình 4.6). Hình 4.6: Bón vôi cải tạo đất chua - Phải phá tầng đế cày bằng cày không lật (Hình 4.7). Hình 4.7: Cày đất không lật
  46. 46 Chọn các loại đất đồi có màu đỏ, đất feralit phát triển trên đá mẹ bazan hoặc gabro, có độ dốc dưới 7o và có tầng dày trên 80cm. Loại đất này dù không có nguồn nước tới, nếu trồng mía thâm canh, đúng kỹ thuật vẫn có thể đạt năng suất trên 80 tấn/ha. Hiệu quả cao hơn trồng các cây khác; mỗi hecta lãi thuần trên 6 – 7 triệu đồng. Khi trồng mía cần lưu ý: - Hàng mía phải vuông góc với hướng dốc để chống xói mòn (Hình 4.8) Hình 4.8. Kỹ thuật làm đất ở vùng đất đồi - Phải trồng sớm để mía giao tán trước mùa mưa. Các loại đất này có thể chia làm 2 nhóm: + Nhóm có hàm lượng mùn và hàm lượng NPK vào loại trung bình hoặc khá, thì có thể đa vào trồng mía ngay. Loại này tuy năng suất mía không cao nhưng cũng có thể phấn đấu trồng mía có lãi; năng suất trung bình từ 60 tấn/ha trở lên. + Nhóm nghèo mùn hoặc nghèo NPK. Nhóm này phải tiến hành cải tạo trước khi trồng mía. Khi trồng mía phải bón đủ phân hữu cơ và NPK theo sự hướng dẫn ở phần phân bón. Đối với 2 nhóm đất này cần phải lưu ý thêm các vườn đề sau đây: - Làm đất sâu 40 – 50cm để bộ rễ có thể xuống đến độ sâu 50 – 60cm, tăng khả năng chống hạn trong các tháng thiếu ma; - Cải tạo độ chua một cách hợp lý; - Bón đủ lân và kali; - Áp dụng toàn bộ hệ thống biện pháp chống xói mòn, chống rửa trôi, biện pháp canh tác phòng chống hạn; - Dùng giống mía chịu hạn khỏe.
  47. 47 4.4. Tính mật độ trồng 4.4.1. Xác định khoảng cách hàng Khoảng cách hàng và độ sâu trồng mía tùy thuộc vào điều kiện đất đai và chế độ canh tác ở mỗi vùng. Mật độ quá dày thì độ lớn của cây mía sẽ giảm đi và ngược lại. Một số giống đẻ nhánh nhanh thì khoảng cách giữa các hàng chóng phủ kín, một số giống khác cây đứng, phủ hàng chậm có thể trồng dày (Hình 1.10). Hình 4.10: Khoảng cách hàng mía Mối quan hệ giữa khoảng cách hàng, mật độ cây và năng suất Khoảng cách hàng càng rộng, hàm lượng chất dinh dưỡng càng nhiều thì mía đẻ càng mạnh về số cây trên hàng sẽ cao, cao mãi cho đến bao giờ lá giao tán. Sauk hi giao tán các cây thấp, cây yếu sẽ bị đào thải, chỉ giữ lại một mật độ hợp lý mà thôi. Nếu trồng với khoảng cách hàng càng hẹp thì lá càng chóng giao tán, mía sẽ đẻ ít và hiện tượng đào thải sẽ xảy ra mãnh liệt hơn, số cây trên hàng sẽ ít di, cuối cùng mật độ cây/ha hay cây/m2 sẽ không sai khác bao nhiêu. Tóm lại, khoảng cách hàng phải vận dụng sáng tạo: - Khoảng cách hàng rộng → mía đẻ nhiều → to cây, số cây/hàng nhiều - Khoảng cách hàng hẹp → mía đẻ ít hoặc không đẻ → bé cây, số cây/hàng ít, tỷ lệ cây hữu hiệu thấp (đào thải mạnh). 4.4.2. Xác định khoảng cách hom Đối với cây mía, khái niệm mật độ cần phân định rõ như sau: - Mật độ mầm khi kết thúc nẩy mầm – lúc mía có 3 – 4 lá thật - Mật độ mầm khi kết thúc đẻ - lúc mía có 6 – 8 lá thật - Mật độ cây đầu thời kỳ lóng – lúc mía có 10 – 15 lá thật - Mật độ cây hữu hiệu lúc thu hoạch Trong 4 thời kỳ kể trên, thì mật độ cây hữu hiệu lúc thu hoạch là quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng. - Mật độ lúc này quá thấp sẽ dẫn đến năng suất thấp
  48. 48 - Mật độ lúc này quá cao sẽ làm cho bẹ cây dễ đổ, tỷ lệ cây vô hiệu cao, dễ nhiễm sâu rệp, ảnh hưởng xấu đến chất lượng. - Mật độ cây hữu hiệu hợp lý của thời kỳ này sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt, có lợi cho việc lưu gốc năm sau. Mật độ tối ưu của thời kỳ này là: + 65.000 – 75.000 cây hữu hiệu 1ha đối với to cây (khoảng 7 cây/m2) + 75.000 – 80.000 cây hữu hiệu 1ha đối với giống to trung bình (khoảng trên dưới 8 cây/m2) + 80.000 – 100.000 cây hữu hiệu 1ha đối với giống bé cây (khoảng 9 cây/m2) Khi kết thúc nẩy mầm, mật độ cao hay thấp không quan trọng lắm, lúc này chỉ cần mầm phân bố đều, đừng có chỗ nào quá dày hoặc quá thưa, trên hàng cứ khoảng 15 – 20cm có một mầm là tốt, nhưng nếu phân bố đều 10cm, 30cm, 40cm 1 mầm cũng không sao, vì mọc thưa mía sẽ đẻ nhiều, mọc dày mía sẽ đẻ ít. Nếu chăm sóc tốt cuối cùng mật độ hữu hiệu sẽ không chênh nhau mấy. Nhìn chung mật độ tối ưu nhau lúc này là từ 50.000 – 80.000 mầm/ha. Mật độ mầm tối ưu khi kết thúc đẻ là: + 100.000 – 110.000 mầm/ha đối với giống to cây + 110.000 – 130.000 mầm/ha đối với giống bé cây Mật độ tối ưu thời kỳ lóng là cao hơn mật độ lúc thu hoạch từ 10 – 20% tùy mức độ sâu hại nặng hay nhẹ. Để có được mật độ tối ưu cho từng thời kỳ cần nắm vững các biện pháp điều khiển sau đây: - Dặm mầm cho các chỗ bị mất mầm từ 60cm trở lên - Nếu thiếu mầm thì thúc đẩy mía đẻ nhánh bằng cách: + Bón đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt lưu ý lân và kali + Lấp đất mỏng và xới đất tơi xốp + Tưới nước nếu có điều kiện + Tạo điều kiện đủ ánh sáng - Nếu thừa mầm phải khống chế đẻ và loại bớt bằng cách: + Lấp đất dày vào đất (xuống chân, vun nhẹ) + Tỉa bớt các mầm thừa nếu có đủ công lao động + Định mầm khi mía bắt đầu có lóng, bằng cách cắt bỏ các cây vô hiệu, các chỗ quá dày (nếu có công lao động) để dành điều kiện tối ưu cho các cây còn lại.
  49. 49 4.4.3. Tính số hom trên đơn vị diện tích Để tính được số hom trên đơn vị diện tích trồng mía, cần xác định: + Số hàng đặt hom + Chiều dài hàng + Chiều dài hom + Kiểu đặt hom 4.4.4 Xác định lượng hom mía giống cần có Nhìn chung, lượng hom trồng hợp lý là khoảng 4 – 6 tấn/ha. Trường hợp muốn nhân giống nhanh có thể trồng từ 2 – 3 tấn/ha. Trong điều kiện thời tiết thích hợp, ấm áp và đủ ẩm chỉ nên trồng thành 1 hàng nối đuôi nhau hoặc cách nhau từ 3 – 6cm là vừa (khoảng 4 – 5 tấn/ha). Trồng quá nhiều hom vừa tốn giống vừa quá thừa mầm, sau này mía phải tự đào thải từ 20 – 50% gây lãng phí phân bón làm cho mía nhỏ cây. Nếu trồng mía trong mùa đông: Thời tiết khô và rét, có thể trồng thành 1 hàng rưỡi (nanh sấu) tức là vào khoảng 7 – 8 tấn/ha. Trồng với lượng hom hợp lý (khoảng 4 – 6 tấn/ha) có điều kiện để chọn hom tốt, sạch bệnh, đỡ tốn giống, tốn công vận chuyển, đỡ tốn công trồng mà vân đảm bảo được mật độ cần thiết, vì mía có khả năng đẻ nhánh rất mạnh, nếu chăm bón tốt không sợ thiếu cây, mà cây lại to, vừa có lợi cho năng suất vừa có lợi cho việc để gốc vụ sau. Tùy thuộc vào khoảng cách trồng: + Khoảng cách hàng dưới 1m: 38.000 hom + Khoảng cách hàng 1 – 1,2m: 34.000 – 36.000 hom. B. Câu hỏi và bài tâp̣ thƣc̣ hành Bài tập 1: Phương thức trồng mía thủ công và công nghiệp bao gồm những bước nào? Bài tập 2: Cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây mía. Bài tập 3: Xác định khoảng cách hàng, khoảng cách hom và tính lượng hom giống cần có trên 1ha diện tích vùng đồng bằng và vùng trung du. C. Ghi nhớ: Phương thức trồng mía thủ công và công nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây mía Tính được mật độ trồng mía trên một đơn vị diện tích
  50. 50 Bài 05: CHUẨN BỊ HOM MÍA GIỐNG Giới thiệu: Có nhiều giống mía khác nhau, tùy theo điều kiện đất đai từng vùng và thời vụ mà lựa chọn giống mía thích hợp để canh tác. Yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng của mía đó là giống. Do đó, kỹ thuật chọn giống cũng như tiêu chuẩn của một giống mía tốt là rất quan trọng. Bài học “Chuẩn bị hom mía giống” giúp người học tìm hiểu sơ lược về các giống mía phổ biến, kỹ thuật nhân giống, tiêu chuẩn của hom giống tốt, chặt hom và vận chuyển hom giống. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: - Chọn được giống mía và hom mía giống để trồng - Chặt, xử lý, bảo quản và vận chuyển hom mía giống tới nơi trồng đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung: 5.1. Chọn giống mía 5.1.1. Xác định một số giống mía đường đang trồng phổ biến trong sản xuất 1). Giống mía VN84-4137 Đặc điểm hình thái: Thân to trung bình, phát triển thẳng, lóng hình chùy ngược, vỏ màu xanh ẩn tím. Đai sinh trưởng rộng trung bình, đai rễ có 3 hàng điểm rễ xếp không thứ tự. Mắt mầm hình tròn hoặc hình hến tròn, không có rãnh mầm. Phiến lá rộng trung bình, màu xanh đậm. Bẹ lá có nhiều lông, màu phớt tím, cổ lá hình sừng bò, lá thìa cong đều. Có một tai lá nhỏ. Lá đứng, dáng ngọn thẳng (Hình 5.1). Mọc mầm và đẻ nhánh mạnh, sớm, tập trung. Tỷ lệ mọc mầm khá, sức đẻ nhánh cao, mật độ cây hữu hiệu cao (nếu mật độ cây quá cao cây sẽ nhỏ). Hình 5.1: Giống mía VN84-4137
  51. 51 Tốc độ vươn lóng khá. Khả năng tái sinh tốt, lưu gốc được nhiều năm. Chịu hạn tốt, kháng sâu bệnh. Ưa thâm canh và khả năng thích ứng rộng. Năng suất nông nghiệp trung bình đạt trên 80 tấn/ha, ở vùng đất đủ ẩm có thể đạt trên 100 tấn/ha. Chín trung bình, CCS trên 11%. Hàm lượng đường cao ở đầu vụ, có thể đưa vào ép đầu vụ (CCS đầu vụ đạt khoảng 9 – 10%). 2). Giống mía VN85-1427 Đặc điểm hình thái: Thân trung bình, lóng hình trụ, màu xanh ẩn vàng. Khi dãi nắng có sắc tía. Mầm hình tam giác to, không có rãnh mầm. Đai sinh trưởng rộng, có 3 hàng điểm rễ xếp không đều. Xuất hiện rễ khí sinh khi gặp điều kiện ẩm độ cao. Phiến lá rộng trung bình, xanh đậm, lá đứng. Bẹ lá nhiều lông, có 1 tai lá. Dáng ngọn thẳng (Hình 5.2). Hình 5.2: Giống mía VN85-1427 Đặc điểm nông, công nghiệp: Mọc mầm khá, đẻ nhánh mạnh, tốc độ vươn lóng trung bình. Mật độ cây cao và đồng đều. Tái sinh tốt. Chịu hạn tốt, có khả năng chịu úng, không nhiễm bệnh than, chống chịu sâu bệnh khá, không hoặc ít đổ ngã, để gốc tốt. Không hoặc ít trổ cờ. Năng suất nông nghiệp có thể đạt bình quân 80 tấn/ha, ở vùng đủ ẩm đạt trên 100 tấn/ha. Chín sớm – trung bình sớm, CCS từ 10 – 12%. Lưu ý khi trồng giống VN85-1427: Đây là giống mía có khả năng nảy mầm, tái sinh tốt, song rất mẫn cảm với điều kiện khô hạn ở giai đoạn đầu vươn lóng. Do vậy cần tưới đủ ầm cho mía trong giai đoan đầu vươn lóng – vươn lóng mạnh. Kết quả khảo nghiệm trên đồng ruộng ở khu vực Đông Nam bộ cho thấy khi trồng giống VN85-1427 trong đầu vụ mưa và thu hoạch vào cuối vụ ép sẽ cho năng suất mía và chữ đường cao hơn so với trồng trong vụ cuối mưa.
  52. 52 3). Giống mía K88-65 Đặc điểm: Thân màu xanh hơi vàng, đường kính thân to (3,2 – 3,4 cm), lóng thân dài trung bình, mắt mầm hơi lồi, phiến lá rộng, màu xnah hơi vàng, bẹ lá có lông, tự bong. Khả năng tái sinh và chống đổ ngã trung bình. Tốc độ sinh trưởng trung bình (hơi chậm ở giai đoạn đầu vụ), ít trổ cờ, mật độ cây hữu hiệu cuối vụ khá (> 62.500 cây/ha). Năng suất rất cao (100 – 140 tấn/ha), chữ đường cao (12-14 CCS). Kháng bệnh thối đỏ thân, bệnh than và bệnh đốm vàng, kháng sâu đục thân khá, chịu hạn trung bình. Thích hợp trồng trên đất sét pha cát, giàu mùn (Hình 5.3). Hình 5.3. Giống mía K88-65 Lƣu ý: Đây là giống mía có tiềm năng cho năng suất rất cao, thời gian (mía chín) khá ngắn, kéo dài chỉ khoảng 2 tuần. Do vậy cần theo dõi chặt chẽ thời gian mía chín (bằng dụng cụ brix kế cầm tay) để có kế hoạch thu hoạch mía kịp thời, tránh tình trạng mía bị rớt chữ đường hoặc chưa đạt chữ đường cao. Ngoài ra, đây là giống mía có lông tơ, tuy thưa như khá cứng, do vậy khi thu hoạch, bốc, vác, cần mang bao tay đủ dày để hạn chế lông mía gây hại da.
  53. 53 4). Giống mía K95-156 Đặc điểm: Đây là một trong 5 giống mía tốt nhất của Thái Lan hiện nay. K95-156 có thân màu xanh vàng, lóng thân dài, đường kính thân khá, phiến lá rộng, dài và hơi rủ xuống, bẹ lá bong dễ bóc. Năng suất cao (120 – 130 tấn/ha), chữ đường cao (10 – 13 CCS). Có khả năng chịu sâu đục thân, chịu hạn. Chống chịu bệnh than, bệnh thối đỏ tốt. Thích hợp trồng ở vùng đất cao giàu mùn (Hình 5.5). Hình 5.5: Giống mía K95-156 5). Giống mía SUPHANBURI 7 Đặc điểm: Năng suất cao (>110 t/ha), CCS cao (11-12). Để gốc tốt. Chịu hạn, chịu úng khá. Kháng bệnh than, thối đỏ, vàng gân lá. Không trổ cờ. Tuổi mía thu hoạch khoảng 12 tháng (Hình 5.6). Hình 5.6. Giống mía SUPHANBURI 7
  54. 54 6). Giống mía KU60-3 Đặc điểm hình thái: Thân cây to (đường kính thân từ 2,8-3,3 cm), lóng hình trụ, nối hơi zigzag, màu xanh ẩn vàng. Mầm hình tròn, dẹt, đỉnh mầm có chùm lông, có cánh mầm rộng đóng nửa trên của mầm, không có rãnh mầm. Đai sinh trưởng hẹp, lồi (Hình 5.7). Hình 5.7: Giống mía KU60-3 Đai rễ có 2 – 3 hàng điểm rễ xếp không đều, điểm rễ rõ. Bẹ lá màu xanh, có sáp phủ, có ít lông, tự bong, 2 tai lá trong ngắn, hình tam giác. Cổ lá hình sừng bò. Lá thìa ngắn. Phiến lá dài , rộng, lá dày, cứng, mép lá sắc, lá đứng, màu xanh đậm. Đặc điểm nông nghiệp và công nghiệp: Mọc mầm khỏe, mầm to, đẻ nhánh mạnh, tốc độ vươn lóng nhanh, mật độ cây cao, có khả năng chống chịu sâu đục thân; kháng bệnh đốm vàng, rỉ sắt, kháng trung bình bệnh than; chịu hạn, chịu úng khá, không bị đổ ngã, ít trỗ cờ, khả năng tái sinh của mía gốc rất tốt. Năng suất cao, có thể đạt trên 110 tấn/ha. Hàm lượng đường cao, CCS có thể đạt 12 - 14%. 7). Giống mía QĐ15 Đặc điểm hình thái: Thân trung bình mọc thẳng, màu vàng, dãi nắng màu tím nhạt, có sáp phủ, có vết nứt sinh trưởng. Bẹ lá màu xanh ẩn tím, có sáp, nhiều lông, tự bong. Mầm hình trứng, nằm sát sẹo lá, đỉnh mầm vượt quá đai sinh trưởng. Đai sinh trưởng hơi lồi, hẹp (Hình 5.8). Hình 5.8: Giống mía QĐ15 Đai rễ rõ, rộng có 2 – 3 hàng điểm rễ xếp không đều. Có 2 tai lá, tai lá trong dài hình mác, tai lá ngoài ngắn hình tam giác. Phiến lá dài, rộng trung bình, mỏng mềm, mép lá sắc, màu xanh.
  55. 55 Đặc điểm nông nghiệp và công nghiệp: Mọc mầm nhanh, tỷ lệ mọc mầm cao, tập trung, vươn lóng nhanh, mật độ cây hữu hiệu cao, lưu gốc tốt, có trỗ cờ ít. Năng suất đạt 90 tấn/ha, CCS đạt trên 12% là giống chín trung bình muộn. 8). Giống mía quế đƣờng 21 (QĐ94-119) Đặc điểm hình thái: Thân cây cao, đường kính thân to trung bình – lớn, lóng mía dạng ống, vỏ thân lóng màu vàng nhạt, tím nhạt hoặc tím đậm (khi dãi nắng). Trên bề mặt lóng có phủ một lớp phấn màu trắng. Không có rãnh mầm và khe nứt sinh trưởng. Ruột thân hơi bị bấc, có 3-4 hàng điểm rễ sắp xếp không theo thứ tự nào. Mắt mầm hình tròn nhô lên, khi già có màu vàng nhạt. Lá mía có màu xanh lục nhạt – đậm, chiều rộng trung bình. Phiến lá dày, cứng và ngắn. Lá non mọc thẳng vút, đầu lá vươn thẳng, lá giá vươn ra ngoài và rất dễ bị bong. Bẹ lá màu tím. Tai lá trong có dạng kim dài, tai lá ngoài có dạng chữ nhật, dày, màu tím. Đặc điểm nông công nghiệp: Có khả năng nẩy mầm rất tốt và đều. Mầm mía mập mạp, khỏe, mọc nhanh và mạnh. Mật độ cây cao, tương đối đồng đều. Khả năng đẻ nhánh, lưu gốc tốt. Mía ít trổ cờ. Là giống chín sớm, có khả năng chịu hạn tốt, có chữ đường khá cao, đạt trung bình khoảng 14,94% trong thời gian từ tháng 11 – tháng 2 năm sau, cao hơn so với giống Quế đường 11 (14,37%), nhưng thấp hơn so với giống mía ROC16 (15,29%) (Hình 5.9). Lưu ý khi trồng giống Quế đường 21: Đây là giống mía có khẳ năng mọc mầm và đẻ nhánh rất tốt, nên không nên trồng dày. Thời kỳ đầu mía sinh trưởng rất nhanh, do vậy cần phải bón phân, tưới nước sớm và tập trung hơn so với các giống khác. Chú ý vun gốc thường xuyên và kịp thời để hạn chế mía bị đổ ngã. Ngoài ra, do bộ lá mía có màu xanh lục quá đậm nên cũng cần chú ý phòng trừ các loại sâu tấn công gây hại. Hình 5.9. Giống mía quế đường 21 (QĐ94-119)
  56. 56 9). Giống mía quế đƣờng 24 (QĐ94-116) Đặc điểm hình thái: Cây cao (có khi đạt tới 3 m), đường kính thân to trung bình (đạt khoảng 2,8 cm). Thân cây không bị rỗng ruột, không có vết nứt sinh trưởng, không có rãnh mầm. Trên bề mặt lóng có phủ một lớp phấn trắng. Có 4 -5 hàng điểm rễ sắp xếp không theo quy luật nào. Mắt mầm hình bầu dục, có cánh mầm hình tam giác. Lá mía có màu vàng lục, phiến là rộng và dài, lá tự bong khi già. Tai lá trong ngắn, có dạng kim, tai lá ngoài dài hơn hình chữ nhật. Đặc điểm nông công nghiệp: Đây là giống mía chín sớm, hàm lượng đường rất cao (đạt trung bình khoản 15,38%), năng suất mía cao và ổn định (trung bình đạt khoảng 95,2%). Khả năng nảy mầm tốt, đồng đều. Sinh trưởng nhanh ở thời kỳ đầu và giữa. Mật độ cây hữu hiệu cao, đồng đều. Khả năng lưu gốc tốt. Hình 5.10. Giống mía quế đường 24 Lưu ý khi trồng Quế đường 24: Đây là giống mía có đường kính thân to trung bình, nhưng mật độ cây hữu hiệu cao, khả năng lưu gốc tốt, chịu hạn khá, do vậy có thể trồng ở những vùng đất khô hạn hoặc nơi có trình độ thâm canh trung bình. Quế đường 24 là giống mía sinh trưởng mạnh ở giai đoạn đầu sau khi mọc mầm, do vậy không nên bón lót nhiều phân, mà nên tập trung phân vào bón thúc lần 1. Quế đường 24 là giống mía chín sớm nhưng có khả năng giữ đường lâu dài, do vậy có thể thu hoạch suốt cả vụ ép. Ngoài ra, đây là giống có khả năng kháng bệnh tốt, nhưng do có bộ lá xanh nên chỉ cần lưu ý đối với việc phòng trừ sâu hại. Ở vùng trống gió, nên vun gốc sớm để hạn chế mía đổ ngã. 10). Giống mía VĐ93-159 Đặc điểm hình thái: Thân to, mọc xiên, lóng hình trống, thóp ở đai sinh trưởng, thân có màu xanh ẩn vàng, dãi nắng màu vàng, không có vết nứt sinh trưởng. Mầm hình trứng dài, mắt mầm nhỏ, mầm mọc cách sẹo lá, đỉnh mầm nằm ngang với đai sinh trưởng, có rãnh mầm nông. Đai rễ có 2 – 3 hàng điểm rễ xếp không đều, điểm rễ mờ. Bẹ lá màu xanh ẩn vàng, có nhiều lông. Có hai tai lá dài hình lưỡi mác. Phiến lá dài, rộng, mỏng, mềm, màu xanh sáng, hơi rũ.
  57. 57 Đặc điểm nông nghiệp và công nghiệp: Mọc mầm khá, đẻ nhánh khỏe, mật độ cây cao, tốc độ vươn cao khá, lưu gốc tốt, trỗ cờ ít ở vụ mía tơ, bị nhiễm bệnh than và nhiễm rệp nhẹ. Năng suất bình quân 80 tấn/ha, hàm lượng đường đạt 14% (Hình 5.11). Hình 5.11: Giống mía VĐ93-159 Ngoài các giống mía trên, còn có một số giống mía tốt mới có triển vọng khác như VN96-06, VN96-07, VN96-08, KU60-1, KU60-2, K95-161, K90-54, Ja 60-5: Nguồn gốc CuBa, C819-67: Nguồn gốc CuBa, F 156: Nguồn gốc Đài Loan, MY 55-14, ROC 10, Quế đường 11. Ngoài ra, một số giống mía có năng suất khá, hàm lượng đường khá cao, khả năng thích ứng tương đối rộng, đó là: Việt đường-54/143, NCo - 310, Cp 39 -74, thuộc nhóm chín sớm POJ -3016, POJ 2878, Co 290 thuộc nhóm chín trung bình. F 134, F 156, F 157 thuộc nhóm chín muộn. 11). Giống mía VN 84-4137 (giống chín sớm: 10 tháng) Thân trung bình, vỏ màu xanh vàng ẩn tím (Hình 5.12) Năng suất khá, chử đường CCS đạt 10-11% Hình 5.12: Giống mía VN 84-4137
  58. 58 12). Giống mía VN 84-422 (giống chín sớm: 10 tháng) Thân to trung bình, vỏ có màu xanh ẩn vàng (Hình 5.13). Năng suất khá, chử đường CCS đạt trên 12%. Giống mía chín trung bình: (11-12 tháng) Dạng lóng Tai lá đặc trưng Hình 5.13: Giống mía VN 84-422 13). Giống mía ROC 10 (giống chín sớm: 10 tháng) Giống to trung bình, vỏ có màu vàng lục (Hình 5.14) Năng suất cao, chử đường CCS đạt>10% Hình 5.14: Giống mía ROC 10 (giống chín sớm: 10 tháng)
  59. 59 14). Giống mía ROC 16 (giống chín sớm: 10 tháng) Thân to thẳng đứng, vỏ có màu xanh ẩn tím (Hình 5.15) Năng suất cao, chử đường CCS đạt 12 – 13%. Hình 5.15: Giống mía ROC 16 15). Giống mía Quế đƣờng 11 Thân trung bình nhỏ, vỏ có màu tím mốc (Hình 5.16) Năng suất cao, chử đường khá. Giống mía chín muộn: (13-14 tháng) Hình 5.16: Giống mía Quế đường 11 16). Giống mía R 570 Thân to, vỏ có màu xanh vàng, ít trỗ cờ (Hình 5.17) Năng suất cao, chử đường CCS đạt 10-11% Hình 5.17: Giống mía R 570
  60. 60 5.1.2. Chọn giống mía phù hợp với điều kiện canh tác Một số giống mía tối ưu trước hết phải có đủ cơ cấu của ba nhóm mía chính: nhóm chín sớm, nhóm chín trung bình và nhóm chín muộn để rải vụ trồng sớm, nhóm chín trung bình và nhóm chín muộn để rải vụ trồng trọt và kéo dài thời vụ chế biến, nhằm tận dụng đến mức tối đa sức lao động và các thiết bị hiện có trong vùng bao gồm cả máy móc nông nghiệp và thiết bị chế biến. Trong cả nhóm phải có vài ba giống để bổ sung cho nhau và khắc phục nhược điểm của nhau, vì giống nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Để có giống mía mới, người ta có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp. Mỗi phương pháp đều có những ưu khuyết điểm riêng và cần có những điều kiện nhất định phù hợp với phương pháp ấy. a. Những phương pháp tuyển chọn giống Tuyển chọn từ giống mía tốt sẵn có trong nước hoặc các giống mía được nhập nội từ nước ngoài. Đây là phương pháp dễ làm, không đòi hỏi cơ sở vật chất phức tạp hoặc cán bộ chuyên sâu. Phương pháp này mau chóng có kết quả vì kế thừa được thành tựu khoa học trong nước và trên thế giới, nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của sản xuất trước mắt. Phương pháp này có nhược điểm là không sáng tạo ra được cái mới, trong quá trình nhân giống nếu không làm đúng phương pháp, không kiểm dịch chu đáo có thể mang các bệnh nguy hiểm từ nước ngoài vào vùng mía của mình, từ đó có thể gây ra những hậu quả nặng nề đáng tiếc. b. Tuyển chọn giống mía từ cây lai hữu tính Tùy yêu cầu mà lựa chọn cây lai phù hợp. Có thể căn cứ vào một số tiêu chuẩn sau: - Giống chín sớm, giống chín muộn, giống có thời gian giữ đường dài, giống có hàm lượng đường cao - Giống có khả năng đề kháng các bệnh phổ biến trong vùng. - Giống có khả năng chịu hạn ở vùng đồi. - Giống chịu chua phèn, độ ẩm cao cho vùng đồi thấp. - Giống có khả năng chống đổ, ít thiệt hại khi gió bão. - Giống thích hợp với điều kiện cơ giới hóa. - Giống chịu được đất xấu, trình độ canh tác thấp. - Giống có khả năng tái sinh mạnh để lưu gốc được nhiều năm. Hiện nay, bộ giống mía Việt Nam còn rất nghèo nàn. Để rải vụ thích hợp cần tập trung được 3 nhóm giống mía (chín sớm, chín trung bình, chín muộn)
  61. 61 5.1.3. Chọn giống mía năng suất cao, hàm lượng đường cao, kháng sâu bệnh Lựa chọn giống mía có khả năng kháng được sâu bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng trên mía như bệnh than, bệnh đỏ thân, để không ảnh hưởng đến năng suất cũng như chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Lựa chọn giống có hàm lượng đường cao, vì mía là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đường và đó cũng là tiêu chí mà các nhà máy đường quyết định giá cả thu mua cao hay thấp. Đồng thời, năng suất mía phải cao thì mới mang lại lợi nhuận cao cho người dân trồng mía. 5.2. Chọn mía giống 5.2.1. Chọn ruộng mía giống Ruộng mía giống phải đáp ứng những yêu cầu như sau: - Đạt độ đồng đều cao - Đảm bảo về mật độ - Ít sâu bệnh hại - Thuận tiện giao thông 5.2.2. Chọn cây mía giống Cây mía giống tốt khi: - Cây to và khỏe - Cây không quá già - Mắt mầm tốt 5.2.3. Chọn hom mía giống Trong khâu trồng mía, chất lượng hom giữ vai trò quyết định đến kết quả cuối cùng của ruộng mía, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ nẩy mầm và mật độ cây – Yếu tố cấu thành năng suất của ruộng mía. Hom giống tốt thể hiện các chỉ tiêu sau: Mắt mầm không được quá già (có thể lấy cả hom thân và hom ngọn). Thông thường người ta lấy hom giống từ ruộng giống riêng hoặc ruộng mía tốt 7 – 8 tháng tuổi. Đạt độ lớn cần thiết (tùy từng loại giống). Không mang mầm mống của các loài sâu, bệnh hại quan trọng. Không được lẫn với các giống khác. Để đảm bảo chất lượng của ruộng mía, hom giống chuẩn bị xong, trồng ngay là tốt nhất. Giống càng tươi trồng càng tốt, không nhất thiết phải làm cho héo hoặc ngâm ủ kéo dài. Lượng hom giống trồng cho 1 ha tùy thuộc vào khoảng cách hàng mía. Khoảng cách hàng 1,3 – 1,4m cần 30 – 32 ngàn hom. Khoảng cách hàng 1 – 1,2 cần 34 – 36 ngàn hom, mỗi hom mía có 3 mắt mầm tốt.
  62. 62 5.2.4. Nhân nhanh giống mía Làm ruộng nhân giống: Làm ruộng nhân giống riêng có ưu điểm là cho nhiều hom giống, hệ số nhân giống có thể 5 – 6 lần. Ngoài ra còn tạo ra hom giống đồng điều có chất lượng cao, kiểm soát đuợc sâu bệnh.Ở Nam bộ, ruộng nhân giống được trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5) hoặc cuối mùa mưa (tháng 11 – 12). Khi cây mía được 6 – 8 tháng tuổi thì dùng cả cây làm hôm giống. Như vây 1 năm có thể làm 2 vụ giống mía, nâng hệ số nhân giống lên 10 – 12 lần. Ruộng nhân giống được trồng ở mật độ tương đối dày, khoảng cách hàng 0.8 – 1.0 m và phải được chăm sóc tốt, sạch sâu bệnh. Bón đạm vừa phải, tăng lượng lân và kali, thường xuyên làm sạch cỏ, bóc các lá già và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Cây giống sau khi bỏ phần lá ngọn, tất cả được chặt thành từng đoạn hom, mỗi hom có 2 – 3 mắt mầm. Cấy mô đơn bội: Có thể sử dụng phương pháp cấy mô đơn bội để nhân nhanh giống mía với số lượng lớn. Tuy nhiên phương pháp cấy mô đòi hỏi phải có phòng thí nghiệm, có thiết bị và nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm, chi phí tốn kém. Ở nước ta phương pháp nhân giống này chưa áp dung trong sản suất. Một số phương pháp lai thông dụng - Phương pháp thụ phấn trong lồng vải: Dùng lồng vải che toàn bộ cờ cay mẹ trước khi ra hoa cái nở 2 – 3 ngày. Lồng làm bằng vải bông trắng có khung bằng các vòng sắt hình tròn, hình bầu dục, hình vuông hoặc hình chữ nhật tùy theo cách lai đơn hay lai hỗn hợp. Lồng cho các cặp lai đơn có hình trụ, đường kính khoảng 55 – 60cm, chiều cao tùy theo độ dài của hoa, sao cho lồng vải che kín được hoa mía, phía dưới còn chừa một ít để có thể buộc túm lại khi cần thiết. Trường hợp lai hỗn hợp phải chứa nhiều hoa mía hơn nên lồng phải to hơn và thường dùng dạng hình bầu dục hoặc hình chữ nhật. Cắt cờ đực (cây bố) dài 1,5 – 1,8m cắm vào ống tre hoặc lọ tối màu đựng nước, đựng dung dịch sunfurơ hoặc dung dịch Hawai. Buộc hoa đực vào cờ hoa cái trong cùng một lồng vải. Nếu dùng nước hoặc dung dịch sunfurơ thì cứ hai ngày thay cờ đực một lần. Làm như thế từ 7 – 10 ngày thì hoa cái thụ phấn xong. Trong quá trình thụ phấn mỗi sáng vào lúc 7 – 8 giờ rung nhẹ cho cờ đực tung phấn được tốt. Sau khi thụ tinh, từ 28 – 35 ngày, cá biệt có thể đến 45 ngày thì hạt chín hoàn toàn có thể thu hoạch được. - Phương pháp chiết cây: Khi mới trổ bông, bóc một đoạn trong mắt mía, xong dùng đất đắp vào, cho nước đầy đủ, lấy giấy nhựa bọc lại và buộc như cách chiết cây ăn quả. Sau 6 ngày thì mía đã đứt rễ. Khi rễ ra đến màng giấy nhựa thì cắt trồng vào vị trí để lại. Người ta thường chiết cách ngọn 2 – 3 lóng để dễ thụ phấn. Cách này giản đơn, thuận lợi, nơi nào cũng có thể ứng dụng được. - Thụ phấn nhân tạo: Mỗi ngày bao phấn tách, dùng giấy bóng đen đặt bên dưới bông cờ, rồi rung cho hạ phấn rơi xuống tờ giấy để thu gom hạt phấn đưa đi
  63. 63 thụ phấn. Khi hoa cái nở, dùng bút lông rắc phấn hoa lên đầu nhị cái để thụ phấn. Cách này tốn công, chỉ sử dụng trong trường hợp tối cần thiết. - Phương pháp bứng bầu cây đực để gần cây cái: Phương pháp này tối cần thiết, dễ làm và có kết quả tốt nhưng hơi nặng nhọc và tốn công. Nơi nào có đủ lao động và giá nhân công rẻ thì áp dụng cách này. - Phương pháp lai tự nhiên: Trồng xen giữa cây bố và cây mẹ trong một ruộng, hoặc cây mẹ ở giữa, cây bố xung quanh, trên một ruộng cách ly. Như thế quá trình lai tự nhiên sẽ được thực hiện. - Phương pháp thụ phấn ngỏ: Bứng bầu hoặc chiết cả hai cây bố và mẹ, đưa đến một nơi cách ly, cho chúng tự thụ phấn, không cần lồng túi. - Phương pháp đa giao: Trên ruộng trồng một giống cây mẹ, khi ra hoa đưa nhiều hoa đực đến để thụ phấn. 5.3. Chặt hom mía giống 5.3.1. Chuẩn bị dao Dao chặt hom phải sắc bén để hom không bị giập nát. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị đủ số lượng dao tương ứng với số nhân công thực hiện việc chặt hom (Hình 5.18). Hình 5.18: Các loại dao Hom giống tốt nhất là lấy từ ruộng giống chuyên trồng để làm giống. Khi mía được khoảng 7 tháng tuổi, cây có từ 9 – 12 lóng thì chặt cả cây để làm giống (Hình 5.19). Ruộng giống phải chọn đất tốt, đủ ẩm, chủ động tưới tiêu, nếu không có điều kiện tưới, thì tối
  64. 64 thiểu phải thoát nước tốt, không bị úng thủy. Hình 5.19: Hom giống Phải lưu ý các tiêu chuẩn sau đây: - Độ thuần chủng cao (không lẫn giống) - Sạch sâu, bệnh, rệp - Được chăm bón tốt, cây có độ đồng đều cao - Cây không quá già hoặc quá non (cây bánh tẻ) Nếu chưa có tập quán hoặc chưa có điều kiện làm ruộng giống riêng thì phải lấy phần ngọn (lúc thu hoạch) có từ 3 – 6 mầm bánh tẻ (không già, không non quá) ở các ruộng mía tơ, thuần chủng, sạch sâu bệnh rệp để làm giống. Tuyệt đối không lấy hom ở các ruộng bị rệp, hoặc bị các bệnh nguy hiểm để làm giống. Phải chọn hom tốt đạt các chỉ tiêu sau: + Mỗi hom có 3 mắt mầm, mầm không quá dài. + Hom đạt độ lớn cần thiết (tùy theo giống) + Hom không mang mầm mống sâu bệnh quan trọng, không lẫn giống, sây sát hoặc quá già (nên chọn ruộng mía giống 6-7 tháng tuổi). + Hom chuẩn bị xong đem trồng ngay là tốt nhất. Chỉ xử lý hoặc ngâm ủ trong trường hợp sau: + Một số giống mía nẩy mầm chậm. + Ở những vùng có mầm bệnh nấm quan trọng. 5.3.2. Xác định độ dài hom Vị trí làm giống tối ưu là 6 – 9 mắt trên cùng của cây mía bánh tẻ, tính từ lóng đã trưởng thành trên cùng (mầm đã rõ, lóng đã có sắc tố) đến lóng dưới cùng mà mầm còn sắc tố, chưa có màu nâu, chưa có hiện tượng hóa gỗ (hom bánh tẻ). Chiều dài hom giống: Trong điều kiện trời ấm, đất đủ ẩm thì chiều dài hom tốt nhất là 2 mắt, hom 2 mắt, tỷ lệ nẩy mầm cao, độ đồng đều của mầm tốt, thời gian nẩy mầm tập trung, không bị cong hom. Song hom 2 mắt thì sức chịu hạn và kháng nấm xâm nhập từ 2 đầu vết chặt chủ yếu. Do đó, nếu trồng mía trong các tháng thời tiết bấp bênh, dễ bị hạn hoặc rét thì nên dùng hom 3 mắt để độ an toàn cao hơn, tuy tỷ lệ nẩy mầm có thể giảm chút ít. Trong trường hợp cá biệt bắt buộc phải trồng vào lúc khô rét kéo dài thì có thể dùng đến hom 4 mắt.
  65. 65 Chặt thành hom có 2 – 3 mắt hoặc 3 – 4 mắt, nơi có điều kiện thâm canh chặt hom 1 mắt.
  66. 66 5.3.3. Xác định điểm chặt hom Chặt hom ở giữa lóng, tránh chặt ngay mắt mầm vì sẽ làm hư mầm. Vết chặt cần dứt khoát, không làm cho hom bị giập. 5.3.4. Tiến hành chặt hom mía giống Sau khi lựa chọn, bố trí, giống phải được chuẩn bị kỹ lưỡng theo các bước sau: + Loại bỏ những cây lẫn giống, cây bị sâu bệnh, cây kém phát triển + Chặt bỏ phần gốc quá già, phần ngọn quá non + Bỏ sạch bẹ lá + Loại bỏ lần 2 những cây giống bị thối, không còn tươi, có vết sâu bệnh Vùng thiếu lao động hoặc thời vụ quá ngắn, có thể rãi cả cây và chặt hom tại rảnh, lưu ý trước khi rải phải bóc sạch bẹ lá. Hình 5.20: Chặt và bó hom mía giống 5.4. Xử lý hom mía giống 5.4.1. Chuẩn bị điều kiện xử lý Để đảm bảo chất lượng hom giống trồng, sau khi chuẩn bị xong đem trồng ngay là tốt nhất. Giống càng tươi trồng càng tốt, không nhất thiết phải để cho héo hoặc ngâm ủ rồi mới trồng. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, hom giống để càng lâu trên mặt đất chất lượng càng kém. Hơn nữa, vận chuyển qua lại nhiều lần dễ làm cho mắt mầm bị xây xát, hư hỏng, lại tốn thêm chi phí và công sức. Chỉ nên xử lý hoặc ngâm ủ hom giống trong những trường hợp sau: + Giống mía có đặc tính mọc mầm chậm cần phải xử lý (hoặc ngâm ủ) tạo điều kiện giúp cho mầm mọc nhanh hơn.
  67. 67 + Ở những vùng khí hậu lạnh (miền Bắc vào mùa rét) nhiệt độ thấp hom giống càng được ngâm ủ cho cương lên rồi đem trồng mầm sẽ mọc thuận lợi. + Ở những vùng có mầm mống của những bệnh nấm hoặc vi khuẩn quan trọng, hom giống cần xử lý để loại trừ khả năng xâm nhập của mầm bệnh. Trong trường hợp bình thường, hom giống chặt xong đưa trồng ngay, càng nhanh càng tốt, không phải xử lý gì cả. Chỉ cần bóc bẹ để các đai rễ tiếp xúc trực tiếp với đất, để rễ ra nhanh, có lợi cho việc nẩy mầm. Trong trường hợp cá biệt, hom chặt xong không trồng ngay được, phải bảo quản một số ngày, thì trước khi trồng nên ngâm nước hoặc tưới nước 24 giờ để tươi trở lại, có lợi cho việc nẩy mầm. Một số nơi có tập quán ngâm ủ hom trước khi trồng, xử lý như trên, lúc trồng mía sẽ nẩy mầm nhanh, nhưng làm như vậy tốn công, không cần thiết. 5.4.2. Tiến hành xử lý hom giống: Có nhiều cách ngâm ủ hoặc xử lý hom giống trước khi trồng: a. Đối với giống mía mọc mầm chậm hoặc ở những vùng khí hậu lạnh: Bước 1: Mía giống chặt được bó thành từng bó cả cây ngâm trong nước sạch 24 – 48 giờ (tùy theo tình hình cụ thể của mỗi nơi) Bước 2: Sau đó vớt lên dựng đứng cả bó vào nơi kín, mát hai ba ngày. Chú ý: không dược đặt các bó mía nằm ngang nhằm hạn chế không cho rễ hom đâm ra sớm. Bước 3: Khi quan sát thấy mắt mầm cương lên thì chặt thành từng hom đem trồng (loại bỏ các hom mang mắt mầm già, hỏng hoặc kém). b. Đối với những nơi có mầm mống của các bệnh do nấm, vi khuẩn quan trọng - Hom giống có thể được xử lý bằng cách ngâm trong nước 52oC trong khoảng 30 phút - Hoặc ngâm trong nước vôi 1% từ 8 – 24 giờ. - Hoặc ngâm 5 – 15 phút một trong các dung dịch sau: + Sunfat đồng 1%: 1kg phèn xanh/100 lít nước + Rovral 2 – 4%: 200 – 400gr/100 lít nước + Benlat 2 – 4%: 200 – 400g/100 lít nước Bước 2: Đem trồng. 5.5. Bảo quản hom giống 5.5.1. Che mát cho hom mía giống Chuẩn bị một nơi khô ráo, tiến hành che mát bằng các vật liệu tạm thời để tránh làm cho hom giống bị khô héo trước khi gieo trồng.
  68. 68 5.5.2 Giữ ẩm cho hom mía giống - Chống mưa (chống ướt) để mía không ra rễ - Chống nắng để mía lâu khô - Chống gió để mía lâu khô - Chống nấm để ngọn lâu hỏng - Chống nóng (do hô hấp và lên men) để ngọn khỏi chết Xác định độ tuổi để thu hoạch làm giống, hoặc phải dựa vào đặc điểm của từng giống sao cho mía giống đạt tiêu chuẩn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên thời gian thu hoạch mía giống không dưới 5 tháng và không quá 8 tháng sau khi trồng. Cách thu hoạch mía giống đúng kỹ thuật là dùng dao sắc chặt dứt điểm, không làm dập nứt thân và mầm, giữ nguyên bẹ lá trên thân mía, bó thành bó dưới 15 kg và buộc lại thật chặt (Hình 5.21). Hình 5.21: Thu gom và bó gọn hom giống 5.6. Vận chuyển hom giống 5.6.1. Xếp hom giống lên phương tiện vận chuyển Vận chuyển hom giống lên phương tiện chuyên chở (Hình 5.22) Hình 5.22: Xếp hom giống lên phương tiện vận chuyển
  69. 69 Hom giống được vận chuyển đến nơi trồng bằng phương tiện đường bộ hoặc đường thủy. Tuy nhiên, cần đảm bảo sao cho phương tiện chuyên chở có bạt che mát cho hom mía, tránh hom bị khô trong quá trình vận chuyển. Nếu gặp điều kiện thời tiết quá nóng thì nên tưới thêm nước cho hom để giữ ẩm, tránh mất chất lượng hom mía giống. 5.6.2. Vận chuyển (tổ chức vận chuyển) hom mía giống tới nơi trồng Mía giống cần phải được vận chuyển nhanh đến nơi trồng, tránh làm lẫn giống, bốc xếp giống nhẹ nhàng, gọn gàng và khi vận chuyển đường dài nên che mát. Các ruộng nhân giống nhất thiết phải được luân canh với cây họ đậu và không trồng xen canh. Hình 5.23: Chở hom giống tới nơi trồng B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Nêu một số giống mía dài ngày và ngắn ngày. Từ đó, chọn những giống mía thích hợp trồng ở địa phương. Bài tập 2: Chọn những hom giống tốt để trồng. Bài tập 3: Vận chuyển hom giống đến nơi trồng. C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Giống mía ngắn ngày và giống mía dài ngày - Tiêu chuẩn hom giống tốt và cách thức chặt hom giống - Cách thức vận chuyển và bảo quản hom giống
  70. 70 Bài 06: ĐẶT HOM VÀ LẤP ĐẤT Giới thiệu: Trong thực tế, có nhiều kiểu đặt hom khác nhau. Khi đó, kiểu đặt hom tương úng với mật độ cây trong ruộng mía. Tùy theo giống và thời vụ mà chúng ta lựa chọn kiểu đặt hom thích hợp để đảm bảo cho cây mía phát triển tốt, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của cây mía. Bài học “Đặt hom và lấp đất” giúp người học có khả năng xác định được điều kiện thời tiết, đất đai thích hợp để trồng mía, cách thức đặt hom và lấp đất đúng kỹ thuật. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: - Trình bày được các kiểu đặt hom mía; - Đặt được hom mía theo các kiểu: Một hàng nối tiếp nhau (hom nọ giáp hom kia); Hai hàng đặt so le kiểu nanh sấu (hom nọ giao một phần với hom kia); Hai hàng song song nối tiếp nhau; - Lấp được đất cho hom mía phù hợp với điều kiện đất trồng. A. Nội dung: 6.1. Xác định điều kiện khí hậu, thời tiết khi trồng 6.1.1. Xác định nhiệt độ khi trồng Mía là cây nhiệt đới ưa nhiệt, nhiệt độ bình quân thích hợp nhất cho cây sinh trưởng phát triển 25 – 35oC. Nhiệt độ thấp hơn 20oC và cao hơn 35oC để làm mía sinh trưởng chậm, nếu xuống dưới 10oC và cao hơn 40oC mía sẽ ngừng phát triển. Yêu cầu nhiệt độ còn tùy thuộc thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây mía, có thể tổng hợp như sau: + Thời kỳ nẩy mầm: Tối ưu là 25 – 34oC, thấp hơn 20oC và cao hơn 35oC mía nẩy mầm chậm. + Thời kỳ đẻ nhánh và vươn cao: Nhiệt độ thích hợp là 28 – 34oC, nhiệt độ dưới 20oC và trên 35oC mía chậm phát triển, nhiệt độ dưới 10oC và trên 40oC mía ngừng sinh trưởng. + Thời kỳ mía chín: Nhiệt độ tối thích là 18 – 22oC, giới hạn nhiệt độ của thời kỳ nẩy mầm là 14 – 25oC, biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch lớn (8 – 12oC). - Thời kỳ mía nảy mầm cần nhiệt độ trên 15oC. - Thời kỳ mía đẻ nhánh cần nhiệt độ từ 21 – 15oC.
  71. 71 - Thời kỳ phát triển lóng cần nhiệt độ từ 30 – 32oC - Thời kỳ mía chín cần nhiệt độ dưới 30oC và biên độ chênh lệch về nhiệt độ khá lớn giữa ngày và đêm. 6.1.2. Xác định lượng mưa khi trồng Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây mía. Lượng mưa thích hợp 1.500 – 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 8 – 10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch. Cây mía là loài cây trồng cạn, rất cần nước nhưng không chịu ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao cần tưới nước trong mùa khô. Nơi đất thấp cần thoát nước tốt trong mùa mưa. Mía trồng không tưới được cần lượng mưa từ 1.500 – 2.500mm và phân bố hợp lý trong năm: mùa khô (4 – 7 tháng) lượng mưa cần khoảng 30%, mùa mưa – cần khoảng 70% tổng lượng mưa, với điều kiện đó phải bố trí thời vụ sao cho mía đẻ nhánh, vươn cao trùng với thời kỳ nhiều mưa; khi mía nẩy mầm, cây con hoặc mía chín rơi vào thời kỳ ít mưa. Ẩm độ đất cần thiết trong các giai đoạn sinh trưởng của cây mía là: - Thời kỳ mía nẩy mầm cần ẩm độ đất khoảng 65%. - Thời kỳ mía phát triển lóng vươn cao cần ẩm độ đất 75 – 80%. - Thời kỳ mía chín cần ẩm độ đất dưới 70%. 6.2. Xác định điều kiện đất đai nơi trồng Đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng đất canh tác sâu, có độ phù cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Tuy nhiên, cây mía vẫn có thể trồng và phát triển được ở các loại đất thấp, chua mặn, đất đồi, khô hạn, ít màu mỡ. Độ pH thích hợp từ 5,5 – 7,5. Cách làm đất + Cày sâu 25 – 30cm (Hình 6.1) Hình 6.1: Cày đất
  72. 72 + Bừa kỹ 2 – 3 lần cho đất nhỏ (Hình 6.2) Hình 6.2: Bừa đất + Cày rạch hàng sâu 35 – 40cm (nếu trồng trên đồi, cần cày rãnh theo đường đồng mức để tránh xói mòn) (Hình 6.3) Hình 6.3: Cày rạch hàng 6.2.1. Xác định điều kiện đất giàu dinh dưỡng Đối với đất giàu dinh dưỡng thì rất thuận lợi cho cây trồng nói chung và cây mía nói riêng. Tuy nhiên, để mía đạt năng suất cao thì cần bón thêm phân theo các giai đoạn sinh trưởng. 6.2.2. Xác định điều kiện đất nghèo dinh dưỡng Đối với đất nghèo dinh dưỡng, cần cải tạo đất, bón phân hữu cơ để tạo độ tơi xốp cho đất. Sử dụng phân hóa học để bón lót và bón theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây mía. 6.2.3. Xác định điều kiện ẩm độ đất Cung cấp nước cho đất trồng để tạo độ ẩm cần thiết trước khi đặt hom. Đồng thời, trong giai đoạn đầu sinh trưởng cũng cần cung cấp nước đầy đủ. 6.3. Đặt hom 6.3.1. Chọn kiểu đặt hom Dưới đây là một số kiểu đặt hom mía được áp dụng phổ biến. Một hàng nối tiếp nhau (hom nọ giáp hom kia). Hai hàng đặt so le kiểu nanh sấu (hom nọ giao
  73. 73 một phần với hom kia). Hai hàng song song nối tiếp nhau. Thông thường, khi chất lượng hom tốt người ta đặt hom theo 2 kiểu trên, trường hợp đặt hai hàng song song chỉ nên áp dụng ở các vụ trồng vào mùa khô. Đặt mầm mía nằm ở 2 phía, tỷ lệ nẩy mầm tốt hơn (Hình 6.4). Hình 6.4: Các kiểu đặt hom 6.3.2. Tiến hành đặt hom Các bước tiếnh hành đặt hom mía: Bước 1: Phân phối hom mía rải đều khắp ruộng (Hình 6.5) Hình 6.5: Phân phối hom mía Bước 2: Đặt hom mía dọc theo các rãnh (Hình 6.6) Hình 6.6: Đặt hom mía dọc theo rãnh
  74. 74 Bước 3: Xếp hom mía theo cách đặt hom đã chọn (Hình 6.7) + Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom để giữ ẩm cho mầm và rễ phát triển. + Đối với nền đất khô đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó không để phơi hom. Đất lấp có độ dày khoảng 3 – 5cm để cố định hom và giữ ẩm. Hình 6.7: Đặt hom mía theo kiểu nanh sấu 6.4. Lấp đất 6.4.1. Xác định độ sâu lấp đất Lấp đất là công việc cuối cùng của khâu trồng mía. Việc làm tuy đơn giản nhưng không kém phần quan trọng. Đôi khi chỉ vì chủ quan hoặc không nắm vững kỹ thuật, lấp đất không cẩn thận đã làm cho mầm chết, ruộng mía mọc kém dẫn đến năng suất cuối cùng bị giảm. Không những thế còn ảnh hưởng xấu đến cả vụ mía gốc tiếp theo. Độ sâu tùy thuộc vào tầng đất canh tác: thường độ sâu từ 15 – 20 cm, rãnh rộng 20 – 30cm. 6.4.2. Tiến hành lấp đất Dưới đây là một số yêu cầu kỹ thuật lấp đất hom mía trồng: + Đất hom giống đến đâu lấp kín đất ngay đến đó, không được để phơi hom mía giống trên rãnh trồng. + Đất lấp chỉ cần phủ kín hom mía với độ dày 3 – 5cm là được + Đối với khu vực đất cao, khô hạn hoặc trồng mía vào mùa nắng cũng không được lấp đất quá dày mà chỉ cần lấp đất vừa kín hom như đã hướng dẫn rồi dậm
  75. 75 (nén) chặt trên mặt rãnh trồng để giúp cho hom mía tiếp xúc với đất, với các mạch mao dẫn, mầm không bị chết khô và mọc tốt. + Đối với khu vực đất thấp, đất phèn không đặt hom mía quá sâu và khi lấp đất chỉ cần kín hom là được. Đất lấp quá dày mầm dễ bị úng thối không mọc, trường hợp đất rãnh trồng bị sình bùn hoặc quá ướt, có thể đặt hom theo chiều gốc cắm xuống đất, ngọn hướng lên trên và lấp mỏng. Khi mầm mía mọc sẽ xuống đất dần trong quá trình thực hiện các công việc chăm sóc, bón phân và vun vồng cho mía. Điều cần lưu ý là đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó, không được để phơi hom mía trên rãnh. Độ sâu lấp đất chỉ cần đủ kín hom với độ dày 3 – 5cm. Vùng cao (khô hạn) nên nén chặt trên mặt để đất tiếp xúc với hom mía (Hình 6.8). Hình 6.8: Lấp đất B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Cho biết điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp để trồng mía. Bài tập 2: Thực hành các kiểu đặt hom. Bài tập 3: Thực hành cách lấp đất. C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Điều kiện đất đai và thời tiết thích hợp cho cây mía - Cách thức đặt hom và lấp đất
  76. 76 Bài 07. XỬ LÝ MÍA LƢU GỐC Giới thiệu: Mía đường là cây hàng năm. Tuy nhiên, xét về khả năng để gốc thì lại là cây nhiều năm. Người ta trồng mía 1 lần nhưng thu hoạch nhiều vụ (năm). Một ruộng mía tốt chu kỳ kinh tế có khi kéo dài đến hàng chục năm. Ở Việt Nam, chu kỳ kinh tế trung bình 3 năm (1 mía tơ, 2 mía gốc). Mía lưu gốc mang lại nhiều lợi ích cho người dân trồng mía nếu như chúng ta biết chăm sóc đúng kỹ thuật. Bài học “Xử lý mía lưu gốc” giúp người học hiểu về lợi ích và đặc điểm của mía lưu gốc, các nhân tố ảnh hưởng đến mía lưu gốc, cũng như các bước tiến hành xử lý mía lưu gốc. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: - Trình bày được đặc điểm và lợi ích của mía lưu gốc. - Nêu được cách xử lý mía lưu gốc. - Xử lý được mía lưu đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung: 7.1. Tìm hiểu mía lƣu gốc và lợi ích của mía lƣu gốc 7.1.1. Khái niệm Mía gốc là mía tái sinh từ bộ gốc của mía vụ trước, sau khi thu hoạch thân làm nguyên liệu chế biến đường. Mía gốc sau khi thu hoạch mía tơ gọi là mía gốc vụ một. Các vụ mía gốc tiếp theo gọi là mía gốc vụ 2, vụ 3, Thông thường, mía gốc vụ 1, năng suất bằng hoặc cao hơn năng suất vụ mía tơ một ít. Năng suất các vụ gốc 2, gốc vụ 3, bắt đầu giảm dần. Càng về sau, năng suất giảm càng nhanh. Tốc độ giảm năng suất và số năm có thể để gốc phụ thuộc vào giống, đất đai, thời tiết, sâu bệnh, kỹ thuật canh tác. 7.1.2. Lợi ích của mía lưu gốc Mía gốc chín sớm hơn mía tơ cùng thời vụ 15 – 30 ngày, do đó có thể cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường hoạt động sớm, nâng cao tỷ lệ đường đầu vụ ép. Mía gốc giảm 30% chi phí sản xuất so với trồng mới (công đào gốc, làm đất, đánh rãnh, chặt hom trồng, tiết kiệm được 5 – 6 tấn giống/ha). Mầm mía gốc mọc sớm và nhanh hơn mía tơ, rễ của mía gốc cũng mọc nhanh và dày đặc, chịu ngập chịu hạn tốt hơn mía tơ. Mía gốc có nhiều mầm (1 khóm khoảng 60 mầm), do đó khả năng tăng số cây hữu hiệu trên một đơn vị diện tích rất lớn, các mầm nằm sâu trong đất có sức sống cao; mầm mía gốc to hơn mầm mía tơ nhiều lần.