Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Thị Thanh Hoa (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Thị Thanh Hoa (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_nguyen_thi_thanh_h.pdf
Nội dung text: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Thị Thanh Hoa (Phần 2)
- CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN Chương IV gồm năm nội dung: 4.1. Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp 4.2. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp 4.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận. 4.4. Phân tích điểm hoà vốn trong kinh doanh 4.5. Câu hỏi và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về những vấn đề chung nhất của phân tích tình hình tiêu thụ và tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và tình hình lợi nhuận. Mặt khác học viên cũng nắm được các chỉ tiêu về lợi nhuận, phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, phương pháp phân tích điểm hoà vốn trong kinh doanh. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp - Trình bày phương pháp phân tích khái quát tình hình tiêu thụ và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ - Trình bày phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng - Trình bày phương pháp phân tích thời hạn tiêu thụ. - Trình bày các nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp - Trình bày phương pháp phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Trình bày phương pháp phân tích điểm hoà vốn trong kinh doanh 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ. 4.1.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích . Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để 100
- tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ được năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường Như vậy tình hình tiêu thụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ tiêu kết quả kinh doanh và điều kiện tồn tại của doanh nghiệp. Sau quá trình tiêu thụ, Doanh nghiệp không những thu hồi được tổng số chi phí có liên quan đến việc chế tạo và tiêu thụ sản phẩm mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn quan trọng nhằm tích luỹ vào ngân sách, vào các quỹ doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Do vậy ý nghĩa của phân tích quá trình tiêu thụ đó là cung cấp cho các nhà quản trị biết được tình hình tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ để có thể điều chỉnh kế hoạch thu mua, kế hoạch sản xuất cho phù hợp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiếp tục khai thác thị trường để tăng khối lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao uy tín cho doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm. Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ bao gồm: - Đánh giá đúng đắn tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ. - Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ. - Đề xuất các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. 4.1.2. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ là xem xét, đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại sản phẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ để thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó. Mục đích của việc phân tích là cung cấp thông tin cho các nhà quản trị biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp đạt ở mức nào, từ đó có kế hoạch điều chỉnh sản xuất thu mua để giảm bớt hàng tồn kho và có biện pháp khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ. Chỉ tiêu phân tích thường là khối lượng bán ra của các mặt hàng, thể hiện qua thước đo giá trị hoặc thước đo hiện vật. * Cách thức phân tích. 101
- Sử dụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị để đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ. - Đánh giá kết quả tiêu thụ bằng hiện vật: Xác định khối lượng hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Khối Khối lượng Khối Khối lượng lượng sản sản phẩm , lượng sản sản phẩm , phẩm , hàng hoá = phẩm , + hàng hoá sản - hàng hoá tiêu thụ hàng hoá xuất (thu tồn cuối trong kỳ tồn đầu kỳ mua) trong kỳ kỳ Hình thức này có ưu điểm là thể hiện cụ thể khối lượng hàng hoá tiêu thụ từng sản phẩm, từng mặt hàng chủ yếu trong kỳ phân tích nhưng không thể tổng hợp được để đánh giá chung toàn doanh nghiệp. - Đánh giá kết quả tiêu thụ bằng giá trị Gọi K là tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch khối lượng hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Q P k = 1i oi x 100 Q0i Poi Trong đó: Q0i, Q1i: khối lượng hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch, thực hiện. Poi: giá bán kế hoạch. Nếu K > 100%: Doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. (thành tích) Nếu K < 100%: Doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. + Mức chênh lệch tuyệt đối: Q1i Poi - Qoi Poi Ví dụ 4.1: Tài liệu tại 1 doanh nghiệp trong kỳ như sau: I. Số lượng sản phẩm tồn kho và sản xuất trong kỳ(tấn): Sản Tồn đầu kỳ Sản xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ phẩm KH TH KH TH KH TH A 4.000 3.000 80.000 45.000 4.000 4.000 B 10.000 1.000 56.000 66.000 1.700 0 C 3.000 8.000 30.000 30.000 3.000 0 102
- II. Tài liệu về giá bán của từng mặt hàng (1.000đ) Sản phẩm Giá bán đơn vị sản phẩm KH TH A 4 4,2 B 3 3,6 C 2 2.4 Yêu cầu: Đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Hướng dẫn giải: - Sử dụng thước đo hiện vật để đánh giá kết quả tiêu thụ của sản phẩm trong kỳ về số tuyệt đối và số tương đối : Xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ theo công thức sau:. Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng sản phẩm sản phẩm sản phẩm = sản phẩm + - tiêu thụ sản xuất tồn cuối tồn đầu kỳ trong kỳ trong kỳ kỳ Ta có số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ: Sản Số lượng sản phẩm Chênh lệch phẩm tiêu thụ trong kỳ KH TH % A 80.000 44.000 -36.000 - 45% B 64.300 67.000 2.700 4,2% C 30.000 38.000 8.000 26,7% - Sử dụng thước đo giá trị để đánh giá kết quả tiêu thụ của các sản phẩm trong doanh nghiệp Gọi K là tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch khối lượng hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Q P K = 1i oi x 100 Q0i Poi 103
- 44.000 4 67.000 3 38.000 2 = 100%= 79,07% 80.000 4 64.300 3 30.000 2 Mức chênh lệch tuyệt đối: M Q1i Poi - Qoi Poi = 453.000 – 572.900 = 119.900 (ngđ) Vậy K = 79,07% Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm, cụ thể doanh thu giảm 119.900 nghìn đồng, giảm 20.93%, đây là khuyết điểm của doanh nghiệp, để thấy rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên ta cần phân tích từng loại sản phẩm. - Sản phẩm A: Không hoàn thành đúng kế hoạch tiêu thụ, cụ thể là giảm 36.000 sản phẩm, giảm 45% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do mức dự trữ đầu kỳ không đảm bảo (giảm 1.000 sản phẩm ) và do doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch sản xuất trong kỳ, cụ thể sản xuất trong kỳ giảm (giảm 35.000 sản phẩm ) do đó dẫn đến tiêu thụ giảm. Doanh nghiệp cần kiểm tra lại khâu sản xuất từ đó có biện pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đã đề ra. - Sản phẩm B: Đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ, cụ thể tăng 2.700 sản phẩm, tăng 4,2%. Mặc dù dự trữ đầu kỳ không đảm bảo (giảm 9.000 sản phẩm ) nhưng do doanh nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất trong kỳ (tăng 10.000 sản phẩm ), nên đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong kỳ. - Sản phẩm C: Đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ, cụ thể tăng 8.000 sản phẩm, tăng 26,7 %. Doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sản xuất đề ra nhưng do mức dự trữ đầu kỳ quá cao, tăng 5.000 sản phẩm, vì thế doanh nghiệp không thực hiện được dự trữ cuối kỳ. Tình hình này là biểu hiện không tốt, mất cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ. 4.1.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ. Tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân, có thể khái quát các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thành 3 nhóm cơ bản sau: - Các nguyên nhân thuộc về bản thân Doanh nghiệp. - Các nguyên nhân thuộc về khách hàng. 104
- - Các nguyên nhân thuộc về chính sách kinh tế của Nhà nước và những nguyên nhân khác * Nhóm 1: Các nguyên nhân thuộc về bản thân Doanh nghiệp. - Khối lượng hàng hoá, sản phẩm tung ra thị trường bằng nguyên nhân này cần phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường để từ đó đưa ra khối lượng phù hợp. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần tính toán đến khâu dự trữ và sản xuất (thu mua) sản phẩm hàng hoá. Khối Khối lượng Khối Khối lượng lượng sản sản phẩm, lượng sản sản phẩm, phẩm, hàng hoá = phẩm, + hàng hoá - hàng hoá tiêu thụ hàng hoá sản xuất tồn cuối trong kỳ tồn đầu kỳ trong kỳ kỳ Bằng phương pháp liên hệ cân đối, có thể phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp. Trên cơ sở đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, cần kiến nghị những biện pháp đảm bảo cho quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp tiến hành liên tục. - Chất lượng sản phẩm hàng hoá và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Chất lượng của sản phẩm Doanh nghiệp ở mức độ như thế nào, có thể so sánh với chất lượng sản phẩm tương đương của những Doanh nghiệp khác. Chất lượng sản phẩm hàng hoá như là một cái lõi của chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường. Đồng thời, chính chất lượng sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường quyết định uy tín của doanh nghiệp trên thương. - Giá bán sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp: Giá bán cuả sản phẩm đã phù hợp với thu nhập của từng vùng khách hàng chưa. Giá bán sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ (xét cả về mặt giá trị và hiện vật), ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá bán tăng lên làm doanh thu tăng lên trong điều kiện giả định khối lượng sản phẩm bán ra không thay 105
- đổi. Tuy nhiên cần lưu ý rằn, khi giá bán tăng lên không những khối lượng sản phẩm bán ra sẽ giảm do nhu cầu giảm, một khi thu nhập của người tiêu dùng không tăng, mức độ tăng giảm của khối lượng sản phẩm tiêu thụ còn phụ thuộc vào mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hàng hoá, giá trị sử dụng hàng hoá. Những sản phẩm thiết yếu cho tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi ít phụ thuộc vào giá cả. Ngược lại những sản phẩm hàng hoá cao cấp, xa xỉ, khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ giảm nếu giá tăng lên. Vì vậy doanh nghiệp cần quyết định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả như thế nào cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. - Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề hết sức phong phú và đa dạng, đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp hết sức linh hoạt và năng động. Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: tăng cường quảng cáo, nghiên cứu xem các phương thức quảng cáo, tiếp thị của Doanh nghiệp đã đến với khách hàng chưa, đã thực sự thu hút khách hàng hay chưa, tăng cường điều tra nhu cầu thị trường, thăm dò và phát triển thị trường, cải tiến mẫu mã, tăng cường khuyến mãi, cải tiến phương thức bán hàng, phong cách phục vụ bán hàng, phương thức thanh toán, nâng cao nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên bán hàng Ngoài ra cần xem xét các vấn đề như: nhịp điệu cung cấp hàng hoá, tính chất kịp thời của việc cung cấp hàng hoá trên thị trường. * Nhóm 2: Các nguyên nhân thuộc về khách hàng (người mua). Những nguyên nhân thuộc về khách hàng ảnh hưởng không ít đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, khách hàng có thể coi là bà hoàng của sản xuất, khách hàng là thượng đế. Vì vậy, nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì không thể có quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Khách hàng có thể tác động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp dưới góc độ sau đây: - Nhu cầu (tự nhiên hay mong muốn): Sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường đã đáp ứng được những đối tượng khách hàng nào? Và đây là nhu cầu tự nhiên hay mong muốn. - Thu nhập của khách hàng: đây là một yếu tố hết sức quan trọng. Bởi vì sự thoả mãn mọi nhu cầu là hoàn toàn phụ thuộc vào mức thu nhập. 106
- - Phong tục, tập quán, thị hiếu của khách hàng: Sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường, có thể không phù hợp với đối tượng người tiêu dùng ở địa phương này, vùng này, nhưng lại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người vùng kia, địa phương khác. Trong ba yếu tố trên, mức thu nhập là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, từ đó ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp. Nội dung phân tích những nguyên nhân thuộc về người mua là xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu và thu nhập. * Nhóm 3: Các nguyên nhân thuộc về chính sách kinh tế của Nhà nước và những nguyên nhân khác Nhà nước có thể thay đổi các chính sách kinh tế tài chính ảnh hưởng tới việc tiêu thụ của doanh nghiệp thông qua các công cụ tài chính như: + Điều chỉnh thuế xuất khẩu, nhập khẩu. + Điều chỉnh giá cả một số mặt hàng + Tiến hành bảo hộ những lĩnh vực cần thiết. Ngoài ra các yếu tố khác như: chính trị, chiến tranh, thiên tai hoả hoạn cũng ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Đối với phạm vi doanh nghiệp đây là những nhân tố khách quan. 4.1.4. Phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng. Cách phân tích này thường được áp dụng ở những Doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng theo kế hoạch. * Mục đích phân tích: Phân tích tình hình tiêu thụ không chỉ dừng ở việc đánh giá tình hình tiêu thụ về mặt khối lượng mà phải phân tích tình hình thực hiện kế hoạch theo từng mặt hàng. Bởi vì doanh nghiệp không làm tốt kế hoạch tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. * Nguyên tắc phân tích: Không được lấy giá trị mặt hàng tiêu thụ vượt mức bù cho giá trị những mặt hàng không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. * Phương pháp phân tích: - Cách phân tích này thường được tiến hành đồng thời theo 2 tiêu thức: + Sử dụng thước đo hiện vật để so sánh khối lượng tiêu thụ thực tế so với khối lượng tiêu thụ kế hoạch của từng mặt hàng cụ thể. + Sử dụng thước đo giá trị để xác định tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng được tính chung cho các mặt sản phẩm. 107
- Gọi K’ là tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng được tính chung cho các mặt sản phẩm. Ta có: Q' P K ' = i oi x 100 QoiPoi Trong đó: K’: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng được tính chung cho các sản phẩm. Q’i: khối lượng tiêu thụ thực tế trong giới hạn kế hoạch (Q’i Qoi). (Nếu Q’i Q0=> lấy Q’i = Q0 Nếu Q’i lấy Q’i = Q1) Poi : Đơn giá bán kế hoạch. K’ = 100% => Doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng. K’ Doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng. Từ đây ta nhận xét về mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng và đưa ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng. Ví dụ: 4.2: Căn cứ vào tài liệu sau phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng. Số lượng sản phẩm tiêu Sản Đơn giá bán kế thụ phẩm hoạch (1.000đ) Kế hoạch Thực tế A 100 110 1.000 B 300 280 2.000 C 200 150 1.500 Hướng dẫn giải: - Sử dụng thước đo hiện vật để so sánh khối lượng tiêu thụ thực tế so với khối lượng tiêu thụ kế hoạch của từng mặt hàng cụ thể. 108
- Số lượng sản phẩm Chênh lệch Sản phẩm tiêu thụ trong kỳ KH TH % A 100 110 10 10% B 300 280 -20 -6,67% C 200 150 -50 -25% - Sử dụng thước đo giá trị để xác định tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng được tính chung cho các mặt sản phẩm. Gọi K’ là tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng được tính chung cho các mặt sản phẩm. Ta có: Q' P K’ = i oi x 100 Qoi Poi 100 1.000 280 2.000 150 1.500 = 100 = 88,5% 100 1.000 300 2.000 200 1.500 K’ = 88,5% < 100% Như vậy doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do sản phẩm B, C không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc không thực hiện được kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng: + Về tư tưởng: chưa xác định đúng vai trò của kế hoạch này, còn chạy theo các sản phẩm có lãi cao, chưa chú ý đúng mức tới các sản phẩm khác + Về năng lực sản xuất và tiêu thụ: chưa đầu tư được mày móc thiết bị trong sản xuất, đồng thời chưa chú tâm đến việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm . + Các nguyên nhân khách quan khác như: sự thay đổi chính sách tài chính, sự biến động môi trường kinh doanh trong và ngoài nước . 4.1.5. Phân tích thời hạn tiêu thụ * Mục đích phân tích : Thời hạn tiêu thụ là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp trao quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng cho khách hàng cho đến khi doanh nghiệp thu tiền về. 109
- Do vậy tiêu thụ kịp thời cho phép doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra tiêu thụ kịp thời đảm bảo cung cấp cho đủ lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu cho các đơn vị khác cũng như người tiêu dùng làm cho nền kinh tế quốc dân phát triển nhịp nhàng cân đối. Vì vậy cần thiết phải phân tích thời hạn tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. * Cách phân tích. - Bước 1: So sánh thời gian giao hàng thực tế với thời gian giao hàng theo kế hoạch hoặc thời gian ghi ở hợp đồng kinh tế theo từng đợt, để từ đó thấy được tính kịp thời của việc thu hồi các khoản công nợ trong quá trình bán hàng. - Bước 2: So sánh số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hoá giao cho khách hàng giữa thực tế với hợp đồng đã ký kết theo từng đợt giao hàng. - Bước 3: Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến việc vi phạm thời hạn tiêu thụ để từ đó đưa ra các biện pháp đẩy nhanh thời hạn tiêu thụ, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vừa giảm bớt tình hình vốn bị chiếm dụng. Nguyên nhân ở đây có thể là: do tổ chức sản xuất, tiêu thụ, do khách hàng không nhận, do chủ phương tiện vận tải không thực hiện dúng hợp đồng vv) 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN 4.2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích Trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến mục tiêu lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản chi phí trong kỳ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như: lao động, vật tư, tài sản cố định Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xí nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế lợi tức, trên cơ sở đó giúp nhà nước phát triển nền kinh tế xã hội. Một bộ phận lợi nhuận khác, được để lại doanh nghiệp 110
- thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy lợi nhuận là một chỉ tiêu thể hiện sự tồn tại, phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, hiệu quả sử dụng vốn và để đưa ra các kế hoạch sản xuất cho kỳ tới, nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ của phân tích tình hình lợi nhuận bao gồm: + Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. + Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận. + Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận. 4.2.2. Các nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong phú và đa dạng nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều nguồn. Hiểu rõ nội dung, đặc điểm của từng bộ phận là cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận. Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau: - Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính. - Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác. a. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chiểm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận của Doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi là 111
- điều kiện tiền đề để không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định theo công thức sau: Lợi Chi nhuận từ Doanh Các Giá Chi phí hoạt thu bán khoản vốn phí quản động sản = hàng và - giảm trừ - hàn - bán - lý xuất cung cấp doanh g hàn doanh kinh dịch vụ thu bán g nghiệ doanh p Doanh thu Doanh thu về Các thuần về bán = bán hàng và - khoản hàng và cung cung cấp dịch giảm trừ cấp dịch vụ vụ doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Giá vốn gộp = thuần - hàng bán Lợi nhuận Lợi Chi phí bán hàng và thuần = nhuận - quản lý doanh nghiệp gộp - Các khoản giảm trừ bao gồm: + Chiết khấu thương mại. + Giảm giá hàng bán. + Hàng bán bị trả lại. + Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền Doanh nghiệp thưởng cho người mua khi người mua, mua hàng một lần với khối lượng lớn hoặc mua một khối lượng lớn trong thời gian ngắn. Chiết khấu thương mại khác với chiết khấu thanh toán: Chiết khấu thanh toán là khoản tiền Doanh nghiệp thưởng cho người mua khi mua, thanh toán trước hạn quy định. 112
- Giảm giá hàng bán: Là số tiền Doanh nghiệp giảm giá cho khách hàng ngoài hoá đơn do chất lượng hàng không đảm bảo theo hợp đồng đã ký kết. Hàng bán bị trả lại: Là số tiền Doanh nghiệp trả lại cho người mua khi hàng đã được chấp nhận tiêu thụ nhưng do chất lượng hàng không đảm bảo nên đã bị người mua trả lại hàng cho Doanh nghiệp. b. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp chính là phần chênh lệch giữa các khoản thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định theo công thức sau: Lợi nhuận từ Doanh thu từ hoạt Chi phí từ hoạt hoạt động tài = - động tài chính động tài chính chính Theo chế độ kế toán hiện nay ở nước ta, thu nhập tài chính bao gồm: + Lãi được phân chia từ hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. + Lãi thu được do hoạt động cho thuê tài sản, cho thuê cơ sở hạ tầng, nhượng bán bất động sản. + Lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. + Lợi nhuận thu được do hoạt động cho vay vốn. + Lợi nhuận thu được do chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng. + Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. + Lợi nhuận thu được do bán ngoại tệ, các khoản chiết khấu được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp do thanh toán trước hạn, Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: + Lỗ gánh từ tham gia liên doanh. + Chi phí phát sinh trong quá trình góp vốn tham gia liên doanh. + Lỗ do nhượng bán chứng khoán, do mua bán ngoại tệ. + Chi phí lãi vay ngân hàng. + Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. + Các khoản giảm giá thực sự từ đầu tư tài chính. + Khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động. 113
- + Giá gốc bất động sản khi nhượng bán và các khoản chi phí tài chính khác. c. Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hay khách quan mang tới. Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động khác được xác định theo công thức sau: . Lợi nhuận khác = Doanh thu khác - Chi phí khác - Các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm: + Các khoản thu do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. + Thu tiền nộp phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. + Thu tiền bảo hiểm bồi thường. + Thu từ các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoãn lại. + Thu từ quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp + Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ. + Thu các khoản nợ không xác định được chủ. + Các khoản thu nhập kinh doanh của năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra . Các khoản thu trên sau khi trừ các khoản tổn thất (thuế phải nộp, chi phí khác )có liên quan sẽ là lợi nhuận khác của doanh nghiệp 4.2.3. Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp . Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp được tiến hành như sau: - Đánh giá sự biến động lợi nhuận toàn doanh nghiệp giữa kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch hay giữ kỳ này với kỳ khác nhằm thấy được khái quát tình hình lợi nhuận và nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng tình hình biến động lợi nhuận trên. - Phân tích từng bộ phận lợi nhuận (Lợi nhuận sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác). 114
- Trên cơ sở đánh giá, phân tích cần xác định đúng đắn những nhân tố ảnh hưởng và kiến nghị những biện pháp nhằm không ngừng nâng cao tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. 4.2.4. Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận của Doanh nghiệp. Do vậy Doanh nghiệp thường xuyên phân tích lợi nhuận của bộ phận này để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch. Phân tích tình hình lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là xem xét sự biến động của bộ phận lợi nhuận này, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động đó. Việc phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể tiến hành đối với lợi nhuận gộp hoặc đối với lợi nhuận thuần tuỳ theo yêu cầu quản lý. a) Phân tích chỉ tiêu lãi gộp: Trình tự phân tích chỉ tiêu lãi gộp của doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau đây: - Xác định và tính chỉ tiêu lãi gộp của doanh nghiệp : Doanh thu bán hàng Các khoản giảm Giá vốn Lãi gộp = - - hoặc cung cấp dịch vụ trừ doanh thu hàng bán n Lg Qi .(Pi C gi Z i ) i 1 Trong đó: Lg: Lãi gộp. Qi: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm tiêu thụ Cgi: Các khoản giảm trừ doanh thu đơn vị . Zi: Giá thành đơn vị sản phẩm i. n Kỳ kế hoạch: Lg0 Q0i .(P0i Cg 0i Z 0i ) i 1 n Kỳ thực hiện: Lg1 Q1i .(P1i Cg1i Z1i ) i 1 115
- - Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chỉ tiêu lãi gộp qua số tương đối và tuyệt đối. + Mức chênh lệch tuyệt đối: Lg Lg 1 Lg 0 + Mức chênh lệch tương đối: Lg % Lg 1 100 Lg 0 => Nhận xét khái quát tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Nếu Lg 0 : Lãi gộp của doanh nghiệp giảm so với kế hoạch. Nếu Lg 0 :Lãi gộp của doanh nghiệp tăng so với kế hoạch. Nếu Lg 0 : Lãi gộp của doanh nghiệp không thay đổi so với kế hoạch. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động lãi gộp của doanh nghiệp. + Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: n Q1i .P0i i 1 Lg(Q) Lg 0 n Lg 0 Q0i .P0i i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản lượng: n Q .P n 1i 0i Lg(C) Q .(P C Z ) Lg i 1 1i 0i g 0i 0i 0 n Q0i .P0i i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: n Lg(P) Q1i .(P1i P0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn sản phẩm: n Lg(Z) Q1i .(Z1i Z0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm trừ doanh thu: n Lg(Cg ) Q1i .(Cg1i C g0i ) i 1 => Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lãi gộp: Lg Lg(Q) Lg(C) Lg(P) Lg(Z) Lg(Cg ) 116
- Chú ý: Nếu doanh nghiệp tính thuế trên giá bán ( giá bán bao gồm thuế) thì phải xác định ảnh hưởng nhân tố thuế đến lãi gộp và ảnh hưởng nhân tố giá bán đã có thuế. + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: n Lg(P) Q1i .(P1i P0i ) .(1 - Tỷ suất thuế kỳ gốc) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố thuế: n Lg(T) Q1i.P1i .(Tỷ suất thuế kỳ phân tích - Tỷ suất thuế kỳ gốc) i 1 b. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Xác định và tính chỉ tiêu lợi nhuận thuần: Doanh Lợi Các Chi thu bán nhuận khoản Giá Chi phí hàng từ giảm vốn phí quản = hoặc - - - - hoạt trừ hàng bán lý cung động doanh bán hàng doanh cấp sxkd thu nghiệp dịch vụ n LN Qi .(Pi Cgi Zi F i ) i 1 Trong đó LN: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Qi: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm tiêu thụ Cgi: Các khoản giảm trừ doanh thu đơn vị. Zi: Giá thành đơn vị sản phẩm i. Fi: Chi phí bán hàng và QLDN đơn vị sản phẩm n => Kỳ kế hoạch: LN 0 Q0i .(P0i Cg 0i Z 0i F0i ) i 1 n => Kỳ thực hiện: LN1 Q1i .(P1i Cg1i Z1i F1i ) i 1 - Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chỉ tiêu lợi nhuần thuần qua số tương đối và tuyệt đối. + Mức chênh lệch tuyệt đối: LN LN 1 LN 0 + Mức chênh lệch tương đối: 117
- LN1 %LN 100 LN0 => Nhận xét khái quát tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Nếu LN 0:Lợi nhuận giảm so với kế hoạch. Nếu LN 0 :Lợi nhuận tăng so với kế hoạch. Nếu LN 0 :Lợi nhuận không thay đổi so với kế hoạch. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của lợi nhuận thuần doanh nghiệp. + Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: n Q1i .P0i i 1 LN(Q) LN 0 n LN 0 Q0i .P0i i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản lượng: n Q .P n 1i 0i LN(C) Q .(P C Z F ) LN i 1 1i 0i g 0i 0i 0i 0 n Q0i .P0i i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: n LN(P) Q1i .(P1i P0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn sản phẩm: n LN(Z) Q1i .(Z1i Z 0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm trừ doanh thu: n LN (Cg ) Q1i .(Cg1i Cg0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng và QLDN: n LN (F) Q1i .(F1i F0i ) i 1 => Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế: LN LN(Q) LN(C) LN(P) LN(Z) LN(Cg) LN(F) Chú ý: Nếu doanh nghiệp tính thuế trên giá bán ( giá bán bao gồm thuế) thì phải xác định ảnh hưởng nhân tố thuế đến lợi nhuận và ảnh hưởng nhân tố giá bán đã có thuế. 118
- + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: n LN(P) Q1i .(P1i P0i ) .(1 - Tỷ suất thuế kỳ gốc) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố thuế: n LN(T ) Q1i .P1i .(Tỷ suất thuế kỳ phân tích - Tỷ suất thuế kỳ gốc) i 1 Ví dụ 4.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần về tiêu thụ sản phẩm theo tài liệu dưới đây : I. Tài liệu về sản lượng và giá vốn sản phẩm . Số lượng sản phẩm tiêu thụ Giá vốn đơn vị (1000đ/SP) Sản phẩm (SP) KH TT KH TT A 40.000 45.000 60 64 B 80.000 75.000 24 20 II. Tài liệu về giá bán đơn vị và tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và quản lý Giá bán đơn vị (1.000đ/SP) Sản phẩm doanh nghiệp (1.000đ) KH TT KH TT A 80 88 - - B 40 40 - - x x 110.000 112.000 Hướng dẫn giải: * Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận gộp: - Xác định và tính chỉ tiêu lãi gộp của doanh nghiệp : Doanh thu bán hàng Các khoản giảm Giá vốn Lãi gộp = - - hoặc cung cấp dịch vụ trừ doanh thu hàng bán n Lg Qi .(Pi C gi Z i ) i 1 Trong đó: 119
- Lg: Lãi gộp. Qi: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm tiêu thụ Cgi: Các khoản giảm trừ doanh thu đơn vị . Zi: Giá thành đơn vị sản phẩm i. Kỳ kế hoạch: n Lg0 Q0i .(P0i Cg 0i Z0i ) i 1 Lg0 = 40.000(80 - 0 - 60) + 80.000(40 - 0 - 24) = 2.080.000 (ngđ) Kỳ thực hiện: n Lg1 Q1i .(P1i Cg1i Z1i ) i 1 Lg1 = 45.000(88 - 0 - 64) + 75.000(40 - 0 - 20) = 2.580.000 (ngđ) - Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chỉ tiêu lãi gộp qua số tương đối và tuyệt đối. + Mức chênh lệch tuyệt đối: Lg Lg1 Lg 0 = 500.000 (ngđ) + Mức chênh lệch tương đối: Lg % Lg 1 100 = 124,04% Lg 0 Lg 500.000 > 0 => Lãi gộp của doanh nghiệp kỳ thực hiện tăng so với kế hoạch 500.000 (ngđ) tương ứng tăng 24,04% (124,04% - 100%= 24,04%). Việc tăng này là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động lãi gộp của doanh nghiệp. + Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: n Q1i .P0i i 1 Lg (Q ) Lg 0 n Lg 0 Q 0i .P0i i 1 (45.000 80) (75.000 40) Lg(Q) 2.080.000 2.080.000 6.500(ngđ) (40.000 80) (80.000 40) + Ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản lượng: n Q .P n 1i 0i Lg(C) Q .(P C Z ) Lg i 1 1i 0i g 0i 0i 0 n Q0i .P0i i 1 120
- Lg(C) 45.000 80 60 75.000(40 24) 2.145.000 45.000(ngđ) + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: n Lg(P) Q1i .(P1i P0i ) i 1 Lg(P) 45.000 (88 80) 75.000(40 40 360.000(ngđ) + Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn sản phẩm: n Lg(Z) Q1i .(Z1i Z0i ) i 1 Lg(Z) 45.000 (64 60) 75.000 (20 24) 120.000(ngđ) + Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm trừ doanh thu: n Lg(Cg ) Q1i .(Cg1i C g0i ) = 0 i 1 => Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lãi gộp: Lg Lg(Q) Lg(C) Lg(P) Lg(Z) Lg(Cg ) = 500.000 (ngđ) Nhận xét: . * Phân tích lợi nhuận thuần Gọi TF là tổng chi phí bán hàng và quản lý của doanh nghiệp Ta có lợi nhuận thuần được xác định như sau: Lợi nhuận thuần = Lãi gộp – Tổng chi phí bán hàng và QLDN LN = Lg – TF Kỳ kế hoạch LN0 = Lg0 – TF0 = 2.080.000 – 110.000 = 1.970.000 (ngđ) Kỳ thực hiện LN1 = Lg1 – TF1 = 2.580.000 – 112.000 = 2.468.000 (ngđ) - Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chỉ tiêu lợi nhuần thuần qua số tương đối và tuyệt đối. + Mức chênh lệch tuyệt đối: LN LN1 LN 0 = 498.000 (ngđ) + Mức chênh lệch tương đối: LN %LN 1 100 = 125,28% LN0 Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp kỳ thực hiện đã tăng so với kế hoạch là 498.000 (ngđ) tương ứng tăng 25,28% (125,28% - 100% = 25,28%) Đây là thành 121
- tích của doanh nghiệp về việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Việc tăng này là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Số lượng sản phẩm tiêu thụ : 65.000 (ngđ) - Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ : - 45.000 (ngđ) - Giá bán đơn vị sản phẩm : 360.000 ( ngđ) - Gía vốn đơn vị sản phẩm: 120.000 (ngđ) - Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp : LNTF Q1 (TF1 TF0 ) (112.000 110.000) 2.000(ngđ) => Tổng hợp các nhân tố : LN 65.000 45.000 360.000 120.000 2.000 498.000(ngđ ) Nhận xét: . 4.3. PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN 4.3.1. Các chỉ tiêu phân tích Có ba chỉ tiêu dùng để phân tích tỷ suất lợi nhuận: - Tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn kinh doanh - Tỷ suất lợi nhuận tính trên giá vốn. Lợi nhuận Tỷ suất LN tính trên doanh thu = x 100 Doanh thu => Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ chi phí bỏ ra càng thấp, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tỷ suất LN Lợi nhuận tính trên vốn = Vốn lưu động bình quân x 100 kinh doanh + Vốn cố định bình quân => Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau về quy mô sản xuất. Tỷ suất LN tính trên Lợi nhuận = x 100 giá vốn Giá vốn 122
- => Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng giá vốn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ chi phí bỏ ra càng thấp, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. 4.3.2. Phương pháp phân tích: - Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh giữa thực tế với kế hoạch hoặc giữa kỳ này với kỳ trước nhằm thấy được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua công tác quản lý chi phí và trình độ sử dụng vốn. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ( Lợi nhuận, doanh thu, giá vốn, vốn kinh doanh) 4.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN TRONG KINH DOANH 4.4.1. Ý nghĩa: - Khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh bỏ ra, hay nói cách khác điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp không có lãi hoặc bị lỗ. - Ý nghĩa: Nghiên cứu điểm hoà vốn giúp những nhà quản trị doanh nghiệp xác định rõ ở mức sản xuất và tiêu thụ là bao nhiêu vào luc nào và doanh nghiệp phải hoạt động ở mức độ nào của công suất thì đạt điểm hoàn vốn. Hay giá cả tiêu thụ có thể đạt ở mức tiêu thụ nào để không bị lỗ. Từ đó giúp những nhà quản lý có các chính sách và biên pháp tích cực chỉ đạo các hoạt động về sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. 4.4 2. Phương pháp xác định điểm hoàn vốn: Để xác định được điển hoà vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán và xác định các bộ phận về chi phí biến đổi và chi phí cố định phát sinh trong kỳ. - Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Khối lượng hay mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động, số km thực hiện, doanh thu bán hàng Như vậy chi phí biến đổi có thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, hoa hồng bán hàng vv - Chi phí cố định: Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện. Như vậy chi phí cố định có thể là khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý, lương cho bộ phận quản lý vv a) Xác định sản lượng hoà vốn: Q*.P = F + Q*.bp F => Q* P bp Trong đó: F: là chi phí cố định bp: là chi phí biến đổi 123
- Q*: là sản lượng hoà vốn P: là giá bán 1 đơn vị sản phẩm. b) Xác định doanh thu hoà vốn: Doanh thu hoà vốn = Sản lượng hoà vốn x Giá bán 1 đơn vị sản phẩm F F = .P P bp bp 1 P c) Xác định thời gian hoà vốn: Thời gian hoà Doanh thu hoà vốn x 12 tháng = vốn Tổng doanh thu đạt trong năm * Các nhân tố ảnh hưởng đến điểm hoà vốn: - Chi phí cố định (Định phí) -> tỷ lệ thuận với thời gian hoà vốn. - Chi phí biến đổi (Biến phí)-> tỷ lệ nghịch với thời gian hoà vốn. - Đơn giá bán sản phẩm -> tỷ lệ nghịch với thời gian hoà vốn. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 4.5. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG. 4.5.1. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày ý nghĩa, nội dung đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp? 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp về tiêu thụ? Phương pháp phân tích? 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp về tiêu thụ sản phẩm? Phương pháp phân tích 4. Nội dung, ý nghĩa và phương pháp phân tích báo cáo kết quả kinh doanh? 5. Trình bày nội dung, phương pháp phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận về hoạt động sản xuất kinh doanh , nêu rõ các biện pháp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp? 4.5.2. Bài tập vận dụng Bài số 1: Một doanh nghiệp sản xuất 3 loại sản phẩm A, B, C theo đơn đặt hàng có các tài liệu trong kỳ như sau: 1. Số lượng sản phẩm tồn kho, sản xuất trong kỳ (tấn): 124
- Sản xuất Tồn kho cuối Tồn đầu kỳ Sản trong kỳ kỳ phẩm Kế Thực Kế Thực Kế Thực hoạch hiện hoạch hiện hoạch hiện A 5.000 4.000 70.000 64.000 4.000 4.000 B 10.000 9.000 60.000 62.000 2.700 2.800 C 3.000 4.000 30.000 32.000 3.000 2.000 2. Giá vốn và giá bán của từng mặt hàng (1.000 đồng): Giá bán đơn vị Giá vốn đơn vị Sản sản phẩm sản phẩm phẩm Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện A 12.76 14,96 8 8.8 B 12,32 11,44 6.4 5.6 C 8,8 10,56 4 3.2 3. Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (1.000 dồng): - Kế hoạch: 22.560 - Thực hiện: 15.600 4. Giá bán trên đã bao gồm thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 10% Yêu cầu: 1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm? 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận gộp về tiêu thụ sản phẩm? 3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận thuần tiêu thụ sản phẩm. Bài số 2: Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại một doanh nghiệp (1.000 đồng): 125
- Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện 1. Tổng doanh thu bán hàng 15.200.000 15.952.000 2. Các khoản giảm trừ + Giảm giá hàng bán 96.000 120.000 + Hàng bán bị trả lại 182.400 200.000 3. Doanh thu thuần . . 4. Giá vốn hàng bán 12.960.000 13.080.000 5. Lợi nhuận gộp . . 6. Doanh thu hoạt động tài chính 20.448 21.440 7. Chi phí hoạt động tài chính 19.600 20.000 8. Chi phí bán hàng 262.400 275.200 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 329.600 337.600 10. Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 100.800 151.200 12. Chi phí khác 108.800 120.000 13. Lợi nhuận khác . 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế . . 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) . 16. Lợi nhuận sau thuế . . Yêu cầu: 1. Tiếp tục hoàn thiện báo cáo kết quả kinh doanh biết thu nhập chịu thuế trùng với lợi nhuận kế toán trước thuế? 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp theo báo cáo kết quả kinh doanh? Bài số 3: Tài liệu tại một doanh nghiệp trong kỳ: 126
- Giá thành Giá bán SP Chi phí Các khoản Khối lượng SP (1.000đ/Sản ngoài sx giảm trừ Loại SP tiêu thụ SP (1.000đ/SP) PHẩM (1.000đ/SP) (1.000đ/SP) KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH X 1.000 1.500 150 150 200 200 10 30 8 8 Y 6.000 10.000 1.600 1.700 2.200 2.200 300 200 8 7 Yêu cầu: 1. Xác định các chỉ tiêu sau theo kỳ kế hoạch và thực hiện của doanh nghiệp: Doanh thu bán hàng, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, Chi phí ngoài sản xuất và lợi nhuận 2. Phân tích ảnh hưởng các nhân tố tới số chênh lệch lợi nhuận gộp giữa kỳ thực hiện so với kế hoạch ? 3. Phân tích ảnh hưởng các nhân tố tới số chênh lệch lợi nhuận thuần giữa kỳ thực hiện so với kế hoạch ? Bài số 4 Có tài liệu sau về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại doanh ghiệp như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng) Sản phẩm X Sản phẩn Y Chỉ tiêu Kỳ Kỳ Kỳ trước Kỳ trước này này 1. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ 15.000 17.000 6.500 6.300 2. Giá thành đơn vị sản phẩm 256 255 345 340 3. Chi phí ngoài sản xuất tính cho 30 25 25 34 một đơn vị sản phẩm 4. Chiết khấu thương mại (%) 8 10 6 5 5. Giá bán sản phẩm 315 315 415 413 Yêu cầu: 1. Xác định lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần về bán hàng của doanh nghiệp đạt được kỳ này và kỳ trước. 127
- 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận gộp kỳ này so với kỳ trước. 3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận thần về bán hàng kỳ này so với kỳ trước. Bài số 5 Có tài liệu sau về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại doanh ghiệp như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng) Sản phẩm M Sản phẩn N Chỉ tiêu Kỳ Kỳ Kỳ trước Kỳ trước này này 1. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ 5.000 8.500 4.500 4.100 2. Giá thành đơn vị sản phẩm 178 188 480 400 3. Chi phí ngoài sản xuất tính cho 30 25 25 34 một đơn vị sản phẩm 4. Các khoản giảm trừ doanh thu 10 8 6 5 tính cho một sản phẩm 5. Giá bán sản phẩm 286 267 565 504 Yêu cầu: 4. Xác định lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần về bán hàng của doanh nghiệp đạt được kỳ này và kỳ trước. 5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận gộp kỳ này so với kỳ trước. 6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận thần về bán hàng kỳ này so với kỳ trước. Bài số 6 Tài liệu trong năm N tại công ty Sao Mai: 1. Tình hình sản xuất và tồn kho sản phẩm (sản phẩm): 128
- Sản xuất trong Tồn kho cuối Tồn đầu kỳ Sản kỳ kỳ phẩm Kế Kế Thực Kế Thực Thực tế hoạch hoạch tế hoạch tế A 3.000 3.100 70.000 72.000 3.000 3.300 B 4.000 3.900 55.000 54.000 3.800 3.700 2. Tài liệu về tỷ lệ giảm giá (tính trên giá bán không có thuế GTGT), giá bán (không có thuế GTGT) giá vốn đơn vị sản phẩm: Giá vốn đơn vị Giá bán đơn vị Tên Tỷ lệ giảm (1.000 đồng) (1000 đồng) sản giá thực tế Kế Thực Kế Thực phẩm (%) hoạch tế hoạch tế A 5 21.6 22.8 50.4 50.4 B 4 36 37.2 58.8 58.8 Yêu cầu: 1. Đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp? 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận gộp về tiêu thụ? Bài số 7 Tài liệu trong năm N tại Công ty X: 1. Số lượng sản phẩm tiêu thụ (SP): Sản phẩm Kế hoạch Thực hiện A 90.000 96.500 B 30.000 30.500 C 20.000 19.500 2. Giá thành đơn vị công xưởng và giá bán đơn vị sản phẩm chưa có thuế GTGT 10% (1.000 đồng): 129
- Giá thành công xưởng Giá bán Sản Thực tế Kế Thực Kế Thực phẩm năm hoạch hiện năm hoạch hiện trước năm nay nay A 20 20 19.2 32 33.6 B 8 7.2 6.4 28 28.8 C - 6.4 5.6 16 19.2 3. Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (1.000 đồng): Kế Thực Chỉ tiêu hoạch hiện 1. Tổng chi phí bán hàng 60.000 61.600 2. Tổng chi phí quản lý doanh 64.000 68.800 nghiệp 3. Tổng số giảm giá hàng bán thực tế 4% tính trên giá bán. Yêu cầu: 1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm? 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của các sản phẩm có thể so sánh được (giả sử lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch và thực tế trùng với lượng sản phẩm tiêu thụ) TÓM TẮT CHƯƠNG 4: - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp đó là cung cấp cho các nhà quản trị biết được tình hình tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ để có thể điều chỉnh kế hoạch thu mua, kế hoạch sản xuất cho phù hợp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiếp tục khai thác thị trường để tăng khối lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao uy tín cho doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm. 130
- - Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ bao gồm: Đánh giá đúng đắn tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ; Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ; Đề xuất các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. - Lợi nhuận là một chỉ tiêu thể hiện sự tồn tại, phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, hiệu quả sử dụng vốn và để đưa ra các kế hoạch sản xuất cho kỳ tới, nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ của phân tích tình hình lợi nhuận bao gồm: Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp; Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận; Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận. 131
- CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Chương V gồm bảy nội dung: 5.1. Nội dung và nguồn tài liệu phân tích. 5.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 5.3. Phân tích khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. 5.4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán. 5.5. Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. 5.6. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. 5.7. Câu hỏi và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về những vấn đề chung nhất về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm phân tích tình hình khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Mặt khác học viên cũng nắm được các chỉ tiêu tài chính và phương pháp phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, phương pháp phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Ý nghĩa, nội dung và nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Trình bày chỉ tiêu và phương pháp phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp - Trình bày phương pháp phân tích khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. - Trình bày phương pháp phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán. - Trình bày phương pháp phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. - Trình bày phương pháp phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. 5.1. NỘI DUNG VÀ NGUỒN TÀI LIỆU PHÂN TÍCH. 5.1 1. Khái niệm tình hình tài chính và ý nghĩa phân tích tài chính. 5.1.1.1 Khái niệm: Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Hay nói cách khác TCDN là các mối quan hệ kinh tế được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. 132
- - Các mối quan hệ tài chính phát sinh trong doanh nghiệp như: + Quan hệ doanh nghiệp với ngân sách thông qua vốn cấp ngân sách, nộp thuế vào ngân sách. + Quan hệ với ngân hàng: vay vốn ngân hàng, thanh toán qua ngân hàng. + Quan hệ doanh nghiệp với cơ quan chủ quản: điều chuyển vốn nội bộ ngành và nộp các khoản chi phí chung + Quan hệ doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế khác: doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng + Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: doanh nghiệp với công nhân viên, giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Các mối quan hệ trên phát sinh thường xuyên và đan xen lẫn nhau hình thành nên hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính thực chất là phân tích các mối quan hệ nói trên nhưng nó được thông qua báo cáo tài chính doanh nghịêp. Các doanh nghịêp đánh giá tình hình tài chính dựa trên sự biến động của các chỉ tiêu của báo cáo tài chính phản ánh. 5.1.1.2 Ý nghĩa: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành và quá khứ. Thông qua phân tích người sử dụng thông tin có thể đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, xác định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. Không những vậy thông tin tài chính của doanh nghiệp rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp và cũng là những thông tin quan trọng đối với các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Bởi vậy phân tích tình hình tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau như là Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các nhà quản lý, vv 5.1.2. Nội dung phân tích: - Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích nguồn vốn kinh doanh và tình hình sử dụng nguồn vốn. - Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Phân tích hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn. 5.1.3. Nguồn tài liệu: - Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho việc phân tích gồm: + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả kinh doanh. 133
- + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Thuyết minh báo cáo tài chính. Đây là tài liệu chủ yếu được sử dụng để phân tích tình hình tài chính, có thể nói phân tích tình hình tài chính là phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. - Các kế hoạch về tình hình tài chính của doanh nghiệp như là kế hoạch huy động các nguồn vốn, kế hoạch phân phối và sử dụng vốn .vv - Các kế hoạch về huy động vốn và phân phối vốn do doanh nghiệp xây dựng. - Các báo cáo chi tiết về tình hình tăng giảm tài sản về công nợ phải thu, công nợ phải trả, về tài sản thiếu chờ xử lý. - Các văn bản quy định của nhà nước và các ngành về chế độ cấp vốn, cho vay vốn và yêu cầu quản lý sử dụng các bộ phận tài sản của doanh nghiệp. 5.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP. 5.2.1. Mục đích phân tích: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp là việc xem xét, nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. 5.2.2. Chỉ tiêu phân tích: Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phân tích sự biến động của các chỉ tiêu sau (1) Tổng nguồn vốn chủ sở Hệ số tài trợ = hữu Tổng số nguồn vốn =>Ý nghĩa: Hệ số tài trợ phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn hoặc nguồn vốn chủ sở hữu có khả năng tự trang trải bao nhiêu phần trăm tổng tài sản.Do đó, chỉ tiêu này phản ánh khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Nếu hệ số tài trợ càng cao chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp càng cao, bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình và ngược lại, nếu hệ số tài trợ thấp, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, hầu hết tài sản của doanh nghiệp đều được tài trợ bằng số vốn đi chiếm dụng. (2) Quy mô vốn trên bảng cân đối kế toán. => Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua đó, các nhà phân tích đưa ra được cá quyết định cần thiết về việc huy 134
- động các nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. (3) Hệ số khả năng Vốn bằng tiền thanh toán = Nợ ngắn hạn nhanh => Chỉ tiêu này cho biết với số vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Do đó nếu trị số này lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, còn nếu trị số của chỉ tiêu này mà nhỏ sẽ cho thấy doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó phải bán gấp hàng hoá sản phẩm để trả nợ. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá lớn cũng không tốt bởi vì phản ánh tình trạng ứ đọng vốn, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. (4) Hệ số khả năng thanh Tài sản ngắn hạn = toán hiện hành Nợ ngắn hạn => Chỉ tiêu này phản ánh tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đảm bảo được các khoản nợ ngắn hạn không. Chỉ tiêu này lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan và ngược lại. 5.2.3 Phương pháp phân tích Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh: so sánh sự biến động của từng chỉ tiêu trên theo thời gian về số tương đối và tuyệt đối. Qua sự biến động của các chỉ tiêu trên, các nhà phân tích sẽ đánh giá được xu hướng biến động của mức độ độc lập tài chính. 5.3. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn). Khi phân tích cơ cấu tài sản và phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp các nhà quản lý nắm bắt được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được các nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Trên cơ sở đó điều chỉnh các chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, đảm bảo cho doanh nghiệp có cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi ro trong kinh doanh. 5.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp: 135
- Phân tích cơ cấu tài sản là việc xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong số tài sản cũng như hướng biến động của từng tài sản cụ thể. Qua đó đánh giá một cách tổng quát về quy mô của tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Phương pháp phân tích: Cần tính và so sánh tỷ trọng của từng nguồn tài sản chiếm trong tổng số giữa kỳ so với đầu năm, giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc và dựa vào xu hướng biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản để nhận xét về quy mô tài sản và năng lực, trình độ quản lý tài sản. Chúng ta có thể lập bảng phân tích như sau: Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lệ tiền trọng tiền trọng tiền I. Tài sản ngắn hạn 1. Tiền. 2. Các khoản ĐTTC ngắn hạn. 3. Các khoản phải thu. 4. Hàng tồn kho. a. NVL tồn kho. b.Thành phẩm tồn kho. 5. TSLĐ khác. 6. Chi sự nghiệp. II. Tài sản dài hạn 1. Tài sản cố định. 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn. 3. Chi phí XDCB dở dang. 4. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn. 5. Chi phí trả trước dài hạn. Tổng cộng tài sản 136
- 5.3.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Phân tích cơ cầu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong số nguồn vốn cũng như hướng biến động của từng nguồn vốn cụ thể. Qua đó đánh giá khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao. Ngược lại nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong nguồn vốn thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. - Phương pháp phân tích: Cần tính và so sánh tỷ trọng của từng nguồn vốn chiếm trong tổng số giữa kỳ so với đầu năm, giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc và dựa vào xu hướng biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn để nhận xét về mức độ bảo đảm và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chúng ta có thể lập bảng phân tích như sau: 137
- Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ tiền trọng tiền trọng tiền lệ I. Nợ phải trả. 1. Nợ ngắn hạn. 2. Nợ dài hạn. 3. Nợ khác. II. Nguồn vốn chủ sở hữu. 1. Nguồn vốn, quỹ. 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác. Tổng cộng nguồn vốn Ví dụ 5.1.: Trích Bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp sản xuất như sau: Đầu năm Cuối năm Chỉ tiêu ST TT ST TT A 1.600 58,4 1.650 55,94 Vốn = tiền 800 29,2 600 20,34 Khoản phải thu 200 7,3 150 5,08 Hàng tồn kho 600 21,9 900 30,51 B 1.140 41,6 1.300 44,06 TSCĐ hữu hình 900 32,8 1.000 33,89 TSCĐ vô hình 400 14,6 500 16,95 Hao mòn TSCĐ (160) 5,84 (200) 6,87 Cộng 2.740 100 2.950 100 138
- Yêu cầu : Phân tich cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Chỉ tiêu ST TT ST TT ST TT 1.60 1.65 A 58,4 55,94 + 50 - 2,46 0 0 Vốn = tiền 800 29,2 600 20,34 -200 -8,86 Khoản phải thu 200 7,3 150 5,08 -50 -2,22 +30 Hàng tồn kho 600 21,9 900 30,51 +8,61 0 1.14 1.30 +16 B 41,6 44,06 +2,46 0 0 0 1.00 +10 TSCĐ hữu hình 900 32,8 33,89 +1,09 0 0 +10 TSCĐ vô hình 400 14,6 500 16,95 +2,35 0 (160 (200 Hao mòn TSCĐ 5,84 6,87 +40 + 0,94 ) ) 2.74 2.95 +21 Cộng 100 100 0 0 0 0 Nhận xét: Từ số liệu trên ta thấy: cơ cấu tài sản dài hạn so với tài sản ngắn hạn đầu năm, cuối năm: - Đầu năm: Tài sản dài hạn chiếm 41,6%, tài sản ngắn hạn chiếm 58,4% Vì đây là doanh nghiệp sản xuất với tỷ trọng như trên thì tỷ trọng tài sản dài hạn hơi thấp - Cuối năm: tỷ trọng tài sản dài hạn tăng 2,46% đã phù hợp hơn nhưng doanh nghiệp vẫn cần phải tiếp tục tăng thêm. tài sản ngắn hạn cuối năm tăng 50 (trđ) nhưng tỷ trọng giảm 2,46% Đánh giá việc dự trữ tài sản ngắn hạn có phù hợp hay không ta phân tích cho từng khoản mục dự trữ + Vốn bằng tiền: cuối năm giảm 200 (trđ) tương ứng với tỷ trọng giảm 8,86% nhưng theo phân tích trên lượng vốn bằng tiền dự trữ cuối năm phù hợp hơn so với đầu năm. + Khoản phải thu: Cuối năm so với đầu năm giảm 50 (trđ) tương ứng với tỷ trọng giảm 2,22% 139
- Doanh thu thuần Hệ số vòng quay các khoản phải thu = Khoản phải thu Hệ số này càng lớn thì khả năng thu hồi công nợ lớn. Đầu năm = 2020/200 = 10,1 lần, cuối năm = 2.280/150 = 15,2 lần Khả năng thu hồi công nợ phải thu cuối năm rất tốt + Hàng tồn kho: Cuối năm so với đầu năm tăng 300 trđ tương ứng với tỷ trọng tăng 8,61% làm cho doanh nghiệp ứ đọng vốn cần phải tìm nguyên nhân cụ thể của việc dự trữ hàng tồn kho là bất hợp lý ở phần nào để có biện pháp khắc phục. Kết luận: việc sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hợp lý vì vốn bằng tiền tốt nhưng hàng tồn kho cuối năm tăng quá nhiều. Biện pháp: tìm nguyên nhân hàng tồn kho tăng từ đó đưa ra những biện pháp nhằm giảm hàng tồn kho cho phù hợp với quy mô. - Đối với tài sản dài hạn: cuối ăm so với đầu nắmTSCĐ đã được đầu tư tăng 160 trđ tương ứng với tỷ trọng tăng 2,46% trong đó cả TSCĐ hữu hình và vô hình đều tăng 100 (trđ), thể hiện doanh nghiệp đã rất cố gắng đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật. 5.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN. 5.4.1. Chỉ tiêu phân tích: (1) Tổng số nợ phải Tỷ lệ giữa các khoản trả phải trả với các khoản = x 100% Tổng số nợ phải phải thu thu => Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng so với các khoản bị chiếm dụng. Nếu tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu lớn hơn 100%, chứng tỏ nguồn vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhỏ hơn số vốn bị chiếm dụng. 140
- Thực tế cho thấy chỉ tiêu này phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh và đều ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. (2) Tổng số nợ phải Tỷ lệ giữa các khoản thu phải thu với các khoản = x 100% Tổng số nợ phải phải trả trả => Ý nghĩa: Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược với chỉ tiêu “Tỷ lệ giữa các khoản phải trả với các khoản phải thu” đã trình bày ở trên. Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng. Nếu tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu lớn hơn 100%, chứng tỏ nguồn vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng. (3) Tỷ lệ giữa các khoản Tổng số nợ phải phải trả với tổng nguồn = trả x 100% vốn Tổng nguồn vốn (4) Tổng số nợ phải Tỷ lệ giữa các khoản = thu x 100% phải thu với tổng tài sản Tổng tài sản (5) Khoảng thời gian thanh toán, phương thức thanh toán, quan hệ kinh tế và các chính sách của Nhà nước. (6) Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành, và khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số khả năng Tài sản ngắn hạn = thanh toán ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn 5.4.2. Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu trên số cuối kỳ so với số đầu năm. Ví dụ 5.2.: Phân tích tình hình thanh tóan của doanh nghiệp 141
- Các khoản phải thu ĐN CK CL Các khoản phải trả ĐN CK CL Phải thu khách hàng 170 100 -70 Phải trả người bán 175 170 -5 Trả trước người bán 10 12 +2 Nợ dài hạn đến hạn 10 15 +5 Phải thu nội bộ 15 10 -5 Người mua trả trước 10 5 -5 Phải thu khác Thuế, các khoản phải 20 40 +20 15 10 -5 nô Tạm ứng 6 4 +2 Phải trả CNV 5 4 -1 Tài sản thiếu 5 3 +2 Phải trả nội bộ 15 12 -3 Thế chấp, ký cược Các khoản phải trả 10 10 0 22 155 -7 khá Dự phòng p.thu khó Vay ngắn hạn (7) (10) -3 190 157 -33 đòi Tổng 229 169 -60 Tổng 442 338 -54 Nhận xét: a) Nợ phải thu:giảm so với đầu kỳ 60 trđ là biểu hiện trong việc thu hồi nợ. Đây là biểu hiện sử dụng vốn có hiệu quả và doanh nghiệp tìm được khách hàng tin cậy. Trong các khoản phải thu thì chủ yếu do các khoản phải thu của khách hàng giảm, phải thu nội bộ giảm, tạm ứng giảm, dự phòng giảm trong khi đó khoản trả trước người bán và thu khác tăng lên cụ thể: phải thu khác tăng lên 20 trđ vì vậy phải xem xét khoản phải thu khác tăng do đâu từ đó tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục nghĩa là phải đi đòi nợ về, thu hồi về để đảm bảo an toàn vốn. - So sánh nợ phải thu và nợ phải trả ĐN = (229/442)100% = 51,8% CK = (169/388)100% = 43,5% Có nghĩa là nợ phải thu cuối kỳ giảm so với đầu năm 8,3% cho thấy doanh nghiệp tích cực trong việc thu nợ để thu vốn của mình về. So với vốn kinh doanh ĐN = (229/1519)100% = 15,07% CK = (169/1660)100% = 10,18% 142
- So với vốn kinh doanh cho thấy mức độ chiếm dụng vốn giảm so với vốn kinh doanh cho thấy tình trạng bình thường, nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 100% thì tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên rất khó khăn. b) Nợ phải trả Cuối kỳ so với đầu năm giảm 54 (trđ) do vay ngắn hạn giảm 7 (trđ), phải trả nội bộ giảm 3 (trđ), người mua ứng trước 5 trđ, phải trả CNV giảm 1 (trđ) mỗi nợ dài hạn đến hạn tăng 5 (trđ) cho thấy doanh nghiệp thực hiện kỷ luật thanh toán tốt - So sánh nợ phải trả nợ phải thu ĐN = (442/229)100% = 193,01% CK = (388/169)100% = 229,5% Mức độ chiếm dụng của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu năm tăng song số tuyệt đối giảm đây là biểu hiện tốt trong thanh tóan hơn nữa nó giảm là do nợ phải thu giảm nhanh. Đây là thành tích của doanh nghiệp. - So sánh với vốn kinh doanh ĐN = (442/1519)100% = 29,09% CK = (388/1660)100% = 23,37% Mức độ chiếm dụng giảm cho thấy tình hình thanh toán tốt. 5.5. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU. 5.5.1. Ý nghĩa: Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lợi của toàn bộ vốn của doanh nghiệp nói chung. Phản ánh bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 5.5.2. Chỉ tiêu phân tích Hệ số sinh lời của Lợi nhuận = VCSH (H) Vốn chủ sở hữu bình quân 5.5.3. Phương pháp phân tích Bước 1: Sử dụng phương pháp so sánh hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu giữa kỳ thực tế so với kế hoạch. Bước 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu. 143
- Hệ số sinh lời Doanh thu thuần Lợi nhuận = x của VCSH Vốn chủ sở hữu bình quân Doanh thu thuần Trong đó: Hệ số vòng quay Doanh thu thuần = VCSH(HV) Vốn chủ sở hữu bình quân Hệ số doanh lợi Lợi nhuận doanh thu thuần = Doanh thu thuần (HM) + Ảnh hưởng nhân tố hệ số vòng quay VCSH: H V (H V1 HV 0 ).H M 0 + Ảnh hưởng nhân tố hệ số doanh lợi doanh thu thuần: H M H V 1.(H M 1 H M 0 ) Bước 3: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét và kiến nghị. 5.6. PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN CỦA VỐN LƯU ĐỘNG. 5.6. 1. Chỉ tiêu phân tích: Số vòng quay của Doanh thu thuần (M) = VLĐ trong kỳ VLĐ bình quân(V ) Số ngày luân Thời gian trong kỳ phân tích = chuyển VLĐ (D) Số vòng quay của VLĐ trong kỳ VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ VLĐ bình quân = 2 5.6. 2. Phương pháp phân tích: B1: Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh số vòng quay VLĐ của kỳ này với kỳ trước .Mức độ chênh lệch tuyệt đối số vòng quay VLĐ là: V = Số vòng quay VLĐ kỳ này – Số vòng quay VLĐ kỳ trước 144
- D = Số ngày luân chuyển VLĐ kỳ này – Số ngày luân chuyển VLĐ kỳ trước Nếu V >0; D 0 : hiệu suất sử dụng VLĐ giảm, số vòng quay VLĐ chậm hơn nên doanh nghiệp sử dụng vốn lãng phí. Nếu V =0; D =0 : hiệu suất sử dụng VLĐ không thay đổi, số vòng quay VLĐ không thay đổi. B2: Xác định số vốn tiết kiệm hay lãng phí do hiệu suất sử dụng vốn tăng hoặc giảm. Doanh thu (Số ngày Số ngày thuần kỳ Số vốn tiết luân luân này/thời kiệm hay = chuyển - chuyển x gian trong lãng phí VLĐ kỳ VLĐ kỳ kỳ phân này trước) tích B3: Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến số số ngày luân chuyển vốn lưu động. - Ảnh hưởng nhân tố vốn lưu động bình quân: N(V1 V0 ) Dv Dv D 0 M 0 - Ảnh hưởng nhân tố doanh thu thuần: DM D1 DV Ví dụ 5.3: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Chỉ tiêu Năm Năm nay Chênh lệch trước KH TT TTNT/TT TT/K NN H Doanh thu thuần (trđ) 1.800 2.00 2.400 + 600 +400 0 Vốn lưu động (trđ) 450 400 500 + 50 -100 Hệ số luân chuyển 4 5 4,8 + 0,8 - 0,2 VLĐ Hệ số đảm nhiệm 0,25 0,2 0,208 - 0,042 + 145
- 0,008 Độ dài 1 lần luân 90 72 75 -15 +3 chuyển Nhận xét: Doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch luân chuyển vốn lưu động: tốc độ luân chuyển VLĐ thực tế giảm so với kế hoạch 0,2 vòng/năm và tương ứng với độ dài một lần chu chuyển tăng 3 ngày và mức đảm nhiệm của vốn lưu động giảm. Nhưng so với năm trước tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng 0,8 vòng/ năm, độ dài của một lần luân chuyển giảm 15 ngày.Hệ số đảm nhận của vốn lưu động tăng 0,042. Mặc dù không hoàn thành kế hoạch nhưng doanh nghiệp rất cố gắng. * Xác định mức tiết kiệm hoặc lãng phí tuyệt đối Giả định tốc độ luân chuyển VLĐ như năm trước, để tạo ra doanh thu thuần thực tế là 2.400 thì phải dự trữ VLĐ = 2.400/4 = 600 (trđ) nhưng thực tế với tốc độ luân chuyển 4,8 vòng doanh nghiệp chỉ cần dự trữ 500 (trđ) vậy chênh lệch là 600 - 500 = 100 (trđ) phản ánh VLĐ đã tiết kiệm tuyệt đối 100 (trđ) so với năm trước do tốc độ luân chuyển VLĐ năm nay nhanh hơn năm trước 0,8 vòng/ năm. Tương tự so sánh thực tế năm nay với kế hoạch. * Mức tiết kiệm (lãng phí) tương đối Phản ánh doanh thu thuần tăng hoặc giảm đi khi tốc độ luân chuyển VLĐ thay đổi, VLĐ dự trữ không thay đổi So sánh thực tế năm nay với thực tế năm trước giả định tốc độ luân chuyển VLĐ như năm trước thì VLĐ dự trữ bình quân thực tế 500 (trđ) sẽ tạo ra được doanh thu thuần = 500 * 4 = 2.000 (trđ), nhưng trên thực tế với tốc độ luân chuyển 4,8 vòng/năm đã tạo được doanh thu thuần 2.400 (trđ) chênh lệch 2.400 - 2.000 = + 400 (trđ) phản ánh doanh thu thuần thực tế năm nay tăng lên 400 (trđ) do tốc độ luân chuyển VLĐ tăng 0,8 vòng So sánh thực tế năm nay với kế hoạch: tương tự * Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến độ dài của một lần luân chuyển D = D1 - D0 146
- - ảnh hưởng của VLĐ bình quân NV D(V ) = Mo D(V ) = D(V ) - D(0) - Ảnh hưởng của doanh thu thuần D(M) = D(1) - D(V ) So sánh thực tế năm nay với thực tế năm trước - Đối tượng phân tích D = 75 - 90 = - 15 ngày Do ảnh hưởng của VLĐ bình quân 360 x 500 D(V ) = = 100 (ngày) 1.800 D(V ) = 100 - 90 =10 (ngày) Do ảnh hưởng của doanh thu thuần D(M) = 75 - 100 = -25 (ngày) Kết luận: Tốc độ luân chuyển VLĐ thực tế năm nay tăng so với thực tế năm trước, cụ thể độ dài của một lần luân chuyển giảm 15 ngày do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do VLĐ dự trữ năm nay tăng so với năm trước làm cho độ dài của một lần luân chuyển tăng 10 (ngày) Do doanh thu thuần năm nay tăng so với năm trước làm cho độ dài của một lần luân chuyển giảm 25 (ngày). So sánh thực tế năm nay với kế hoạch: tương tự * Mức tiết kiệm (lãng phí) VLĐ tuyệt đối D1 Do V = M1 N So sánh thực tế năm nay với thực tế năm trước (75 - 90) 2.400 V = = - 100 (trđ) 147
- 360 Nguyên nhân và biện pháp - Phụ thuộc vào thời gian VLĐ lưu tại từng khâu trong quá trình sản xuất từ đó đưa ra biện pháp. (cung cấp, sản xuất, tiêu thụ) - Phụ thuộc vào VLĐ dự trữ ở từng khâu Biện pháp: giảm lượng VLĐ dự trữ - Phụ thuộc VLĐ ở trong khâu thanh tóan Biện pháp: sử dụng tổng hợp các biện pháp đôn đốc khả năng thu hồi công nợ, tránh nợ nần dây dưa kéo dài. Tận dụng khả năng chiếm dụng vốn hợp pháp. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 5.7. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 5.7.1. Câu hỏi ôn tập 1. Nội dung, ý nghĩa và phương pháp đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp? 2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp? 3. Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn? Ý nghĩa và phương pháp phân tích? 4. Các chỉ tiêu dùng để phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho (áp dụng với doanh nghiệp thương mại)? Ý nghĩa và cách xác định từng chỉ tiêu? 5. Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu? Ỹ nghĩa của phương pháp phân tích? 5.7.2. Bài tập vậndụng Bài số 1: . Trích bảng cân đối kế toán tại công ty năm N (1.000.000 đồng): 148
- Tài sản Số Số Nguồn Số Số đầu cuối vốn đầu cuối năm năm năm năm I. Tài sản ngắn 55.0 17.00 I. Nợ phải 58.0 19.20 hạn 00 0 trả 00 0 1. Vốn bằng tiền 2.74 3.060 1.Nợ dài 38.8 15.44 2. Khoản phải 0 2.569 hạn 40 0 thu 1.94 11.38 2.Nợ ngắn 19.1 3.760 3. Hàng tồn kho 0 0 hạn 60 II. Tài sản dài 50.3 41.40 hạn 20 0 II. Vốn 39.20 1. Tài sản cố 41.0 40.10 chủ sở 38.0 0 định 00 0 hữu 00 37.50 2. Hao mòn 39.8 (300) 1.Nguồn 37.0 0 TSCĐ 00 1.600 vốn kinh 40 3. Đầu tư chứng (200 doanh 1.700 khoán DH ) 2.LNST 960 1.40 chưa phân 0 phối Cộng 96.0 58.40 Cộng 96.0 58.40 tài sản 00 0 nguồn vốn 00 0 Yêu cầu: 1. Phân tích khái quát tình hình chính của công ty. 2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính Bài số 2: Trích bảng cân đối kế toán năm N của công ty X (triệu đồng): Tài sản Số đầu năm Số cuối năm A. Tài sản ngắn hạn 2.340 2.200 1. Vốn bằng tiền 820 940 2. Khoản phải thu ngắn hạn 770 880 3. Hàng tồn kho 750 380 B. Tài sản dài hạn 5.900 6.300 1. Tài sản cố định hữu hình 4.200 4.500 2. Tài sản cố định vô hình 900 100 3. Hao mòn tài sản cố định (400) (500) 4. Đầu tư chứng khoán dài hạn 1.200 2.200 Cộng tài sản 8.240 8.500 149
- Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối năm A. Nợ phải trả 4.040 3.920 1. Nợ dài hạn 2.960 2.540 2. Nợ ngắn hạn 1.080 1.380 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 4.200 4.580 1. Nguồn vốn kinh doanh 4.000 4.000 2. Lợi nhuận chưa phân phối 200 580 Cộng nguồn vốn 8.240 8.500 Yêu cầu: 1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty? 2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Tài liệu bổ sung (1000 đồng): Chỉ tiêu Năm (N-1) Năm N 1. Doanh thu thuần 82.120 89.220 2. Tổng tiền hàng bán chịu 73.400 70.720 3. Tổng tiền hàng mua chịu 62.100 52.120 4. Tổng lợi nhuận sau thuế 12 8 5. Số dư bình quân của các khoản phải thu 7.560 7.820 6. Số dư bình quân của các khoản phải trả 6.960 6.120 Bài số 3: Tài liệu tại Công ty kinh doanh thương mại X (1000 đồng): Số năm Số năm nay Chỉ tiêu trước 1. Doanh thu thuần 12.500 14.200 2. Tài sản ngắn hạn bình quân 2.500 2.700 3. Lợi nhuận từ hoạt động KD 892 1.150 4. Giá vốn hàng bán 7.500 8.378 5. Số dư bình quân hàng hoá tồn 996 110 kho 150
- Yêu cầu: 1. Phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn? 2. Phân tích hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn 3. Phân tích số vòng quay của hàng tồn kho? Bài số 4 Trích bảng cân đối kế toán năm N của công ty X (triệu đồng): Tài sản Số đầu năm Số cuối năm A. Tài sản ngắn hạn . 1. Vốn bằng tiền 3.200 3.300 2. Khoản phải thu ngắn hạn 1.500 1.700 3. Hàng tồn kho 2.800 2.750 B. Tài sản dài hạn 1. Tài sản cố định hữu hình 9.350 11.000 2. Hao mòn tài sản cố định (900) (1.000) Cộng tài sản . Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối năm C. Nợ phải trả . 1.Nợ dài hạn 2.960 2.540 2.Nợ ngắn hạn 1.080 1.380 D. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.Nguồn vốn kinh doanh 9.550 11.900 2.Lợi nhuận chưa phân phối 400 350 Cộng nguồn vốn Tài liệu bổ sung Năm Chỉ tiêu Năm N-1 N 1. Doanh thu thuần 17.500 18.600 2. Giá vốn hàng bán 15.200 16.000 3. Chi phí bán hàng 450 465 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 650 660 5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh . doanh 151
- Yêu cầu: 1. Xác định các chỉ tiêu trên ( ) trên bảng cân đối kế toán 2.Phân tích khái quát tình hình chính của công ty. 3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty. Bài số 5 Tài liệu tại Công ty kinh doanh thương mại X (1.000.000 đồng) Chỉ tiêu Năm trước Năm nay 1. Tổng doanh thu bán hàng 1.818 2.280 2. Giảm trừ doanh thu 0 0 3. Giá vốn hàng bán 1.530 1.800 4. Chi phí bán hàng 32 48 5. Chi phí quản lý doanh 21 24 nghiệp 6. Vốn chủ sở hữu bình quân 1.080 1.116 Yêu cầu: 1. Tính toán các chỉ tiêu sau đây của doanh nghiệp năm trước và năm nay: doanh thu thuần, lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. 2. Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty năm nay so với năm trước. (Biết rằng;Năm trước và năm nay công ty không phát sinh các khoản thu, chi hoạt động tài chính và hoạt động khác) Bài số 6: 1. Có tình hình sản xuất và tồn kho của công ty X Đơn vị tính: chiếc Sản xuất Đầu kỳ Cuối kỳ Sản trong kỳ phẩm KH TH KH TH KH TH A 1.000 1.000 6.000 6.500 3.000 2.500 B 1.500 2.000 6.500 6.000 2.000 2.500 2. Chiết khấu, giảm giá hàng bán 152
- ĐVT:1.000 đồng Chiết khấu giảm giá Giá bán Sản phẩm KH TH KH TH KH TH A - 2 - 2 20 22 B - - - 4 30 30 3. Vốn lưu động bình quân tham gia luân chuyển (1.000 đồng) - KH: 50.000 - TH: 46.000 Yêu cầu: 1. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động 2. Xác định số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí do thay đổi tốc độ luân chuyển vốn. TÓM TẮT CHƯƠNG 5: - Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành và quá khứ. Thông qua phân tích người sử dụng thông tin có thể đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, xác định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. Không những vậy thông tin tài chính của doanh nghiệp rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp và cũng là những thông tin quan trọng đối với các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Bởi vậy phân tích tình hình tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau như là Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các nhà quản lý, vv - Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp gồm: Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp; Phân tích nguồn vốn kinh doanh và tình hình sử dụng nguồn vốn; Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp; Phân tích hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn. - Nguồn tài liệu dùng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp gồm: Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho việc phân tích gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính. Đây là tài liệu chủ yếu được sử dụng để phân tích tình hình tài chính, có thể nói phân tích tình hình tài chính là phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.Ngoài ra, còn có một số tài liệu khác như: 153
- + Các kế hoạch về tình hình tài chính của doanh nghiệp như là kế hoạch huy động các nguồn vốn, kế hoạch phân phối và sử dụng vốn .vv + Các kế hoạch về huy động vốn và phân phối vốn do doanh nghiệp xây dựng. + Các báo cáo chi tiết về tình hình tăng giảm tài sản về công nợ phải thu, công nợ phải trả, về tài sản thiếu chờ xử lý. + Các văn bản quy định của nhà nước và các ngành về chế độ cấp vốn, cho vay vốn và yêu cầu quản lý sử dụng các bộ phận tài sản của doanh nghiệp. 154