Giáo trình Quản lý môi trường cơ bản - Lê Huy Bá (Phần 1)

pdf 162 trang hapham 1920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý môi trường cơ bản - Lê Huy Bá (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_moi_truong_co_ban_le_huy_ba_phan_1.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quản lý môi trường cơ bản - Lê Huy Bá (Phần 1)

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG ___ ___ GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CƠ BẢN (Textbook of Basic Enviromental Management) GS. TSKH LÊ HUY BÁ   
  2. CHƢƠNG MỞ ĐẦU KHÁI NIỆM QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG (Concepts of Enviromental Management) A. SƠ LƢỢC VỀ QUẢN LÝ HỌC (Management, an overview) Trong các hình thái kinh tế xã hội từ con ngƣời sống thành bầy đàn đến nay đều phải dùng đến quản lý học. Sự thành công của một xã hội chính là nhờ sự thành công về quản lý. Nó bao gồm các kế hoạch phải làm trong tƣơng lai, việc phải tổ chức cộng đồng nhƣ thế nào đó, phải kiểm tra, đôn đốc nhƣ thế nào để công việc thành công. Các nhà khoa học cho rằng quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Bất cứ lĩnh vực kinh tế xã hội nào, bất cứ ngành khoa học nào đều có mặt hay sự tham gia của quản lý. Cũng cần nói thêm rằng, trong các xã hội động vật có tổ chức cao nhƣ tổ ong, đàn kiến có lẽ công việc “quản lý” cộng đồng xã hội của chúng cũng phải ở mức độ cao, mặc dù chúng có ý thức hay không về điều này. A.1. Định nghĩa quản lý học (Define of Management): Quản lý là một quá trình hoạt động trong các hình thái xã hội, khi các cộng đồng muốn kết hợp với nhau trong một tổ chức cùng muốn đạt đến một mục tiêu chung, với một hiệu quả ngày càng cao. Cũng xin nhấn mạnh rằng, quản lý chỉ có thể xuất hiện trong hoạt động cộng đồng từ hai ngƣời trở lên chứ không xảy ra cho một cá nhân. Hoạt động quản lý có ở xã hội con ngƣời khi thông qua nhận thức của họ. Hoạt động “quản lý” của ong, kiến mà ta vừa nói ở trên không thông qua nhận thức của chúng. Vì vậy, ở đây thực tế không phải là quản lý mà xã hội rất có tổ chức ấy thông qua một chức năng đặc biệt đƣợc gọi là “tập tính sinh học” của chúng. A.2. Chức năng của quản lý (Function of Management): Quản lý có 4 chức năng: 1
  3. - Chức năng hoạch định: Định rõ mục tiêu tổ chức, thiết kế lập chiến lƣợc thực hiện mục tiêu. - Chức năng tổ chức: xác định những nhiệm vụ phải làm, phân công và hệ thống tổ chức thực hiện từ thấp đến cao. - Chức năng điều khiển: phối hợp các cá nhân và các tổ chức nhỏ trong một tổ chức lớn hơn, dƣới sự chỉ huy của một hay một nhóm ngƣời lãnh đạo, giải quyết bất đồng hay mâu thuẫn nảy sinh trong hệ thống. - Chức năng kiểm tra: có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra (thƣờng xuyên, đột xuất hoặc định kỳ) để bảo đảm cho công việc tổ chức và hoạch định đƣợc thực thi. Các chức năng này trong hoạt động quản lý môi trƣờng đều có diễn ra. A.3. Thuộc tính của quản lý Quản lý có hai thuộc tính cơ bản là: Tính phổ biến và tính hiệu quả. a. Tính phổ biến: Dẫu cách nói hay tiếp cận có khác nhau nhƣng “quản lý” hay “quản lý” đều có mặt từ lâu, từ khi có xã hội sơ khai của loài ngƣời và ở khắp nơi trong hầu hết các cộng đồng dân cƣ trong hầu khắp các hình thái kinh tế, chính trị, xã hội. b. Tính hiệu quả: Mục đích của công việc quản lý là làm tăng hiệu quả. Vì vậy, sẽ có quản lý tốt và quản lý tồi tính theo mức độ hiệu quả. Hiệu quả quản lý đƣợc xác định theo: - Giảm chi phí - Tăng sản lƣợng, không tăng hoặc giảm chi phí tính trên đầu sản phẩm. - Hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao phó. B. LƢỢC VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG (Concepts of Enviromental Management) B.1. Định nghĩa Quản lý môi trường là quá trình hoạt động định lượng, xuất phát từ quan điểm định lượng, sử dụng những kiến thức và những phương tiện, công cụ cần thiết để điều chỉnh các hoạt động của con người, dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng 2
  4. điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; làm cho môi trường sạch đẹp, tài nguyên không bị suy thoái, hướng tới sự phát triển bền vững. Quản lý môi trƣờng đƣợc thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp định lƣợng, phân tích, đánh giá luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục, Các biện pháp này đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trƣờng đƣợc thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình, B.2. Chức năng quản lý môi trƣờng (Funtion of Enviromental Management) Chúng tôi cho rằng, quản lý môi trƣờng có 4 chức năng: - Chức năng hoạch định: Định rõ mục tiêu tổ chức hệ thống quản lý môi trƣờng, thiết lập chiến lƣợc; sau đó, thực hiện mục tiêu để bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên cho có hiệu quả. Điều này đƣợc thể hiện qua ngành học “Quy hoạch môi trƣờng”; rồi sau đó là “Thiết lập môi trƣờng”. - Chức năng tổ chức: Xây dựng tổ chức cộng đồng trong một hệ thống nhất định. Từ đó xác định những nhiệm vụ phải làm, phân công và hệ thống tổ chức thực hiện từ thấp lên cao hay từ cao xuống thấp, tuỳ cơ chế chính trị xã hội. - Chức năng điều khiển: Phối hợp các cá nhân và các tổ chức nhỏ trong một tổ chức lớn hơn, dƣới sự chỉ huy của một hay một nhóm ngƣời lãnh đạo, giải quyết bất đồng hay mâu thuẫn nảy sinh trong hệ thống quản lý chất lƣợng môi trƣờng hay quản lý hành chính nhà nƣớc về môi trƣờng, tài nguyên. - Chức năng kiểm tra: Có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra (thƣờng xuyên hay đột xuất hoặc định kỳ) để bảo đảm cho công việc tổ chức và hoạch định đƣợc thực thi. Ví dụ nhƣ: quan trắc môi trƣờng, đánh giá tác động môi trƣờng, đánh giá hiện trạng môi trƣờng, B.3. Vai trò của quản lý môi trƣờng (Rules of Enviromental Management) Quản lý môi trƣờng có những vai trò chính sau: - Giúp cho hàng hoá sản xuất tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng. 3
  5. - Thúc đẩy tăng năng suất, tăng chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, thu nhiều lợi nhuận. - Khi hàng hoá đƣợc qua LCA, ISO 14000, dán nhãn xanh môi trƣờng thì sẽ qua hàng rào thuế quan, hội nhập quốc tế (WTO) và khu vực (NAFTA). - Nó hấp dẫn mọi ngƣời trong một nhà máy, trong một cộng đồng đoàn kết hơn, thống nhất mục tiêu chung. - Bảo vệ tài nguyên, tiết kiệm tài nguyên. - Thúc đẩy xã hội phát triển. B.4. Phân loại quản lý môi trƣờng (Classification of Enviroment management) Tuỳ theo mục đích, với một hệ thống các chỉ tiêu phân loại khác nhau ta sẽ đƣợc những bảng phân loại khác nhau. Theo các chỉ tiêu phân loại nhƣ những công cụ, chúng ta có các loại sau: a) Quản lý chất lượng môi trường tài nguyên (Quality enviromental management), nó bao gồm: - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng đất - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng nƣớc - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng không khí - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng biển - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng rừng - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng sông hồ b) Quản lý chất lượng môi trường theo hình thái kinh tế xã hội: - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng nông thôn - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng đô thị - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng khu công nghiệp, khu chế xuất c) Quản lý chất lượng môi trường theo phạm vi lãnh thổ: - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng toàn cầu - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng khu vực 4
  6. - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng lƣu vực d) Quản lý chất lượng môi trường theo hệ sinh thái (HST): - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng HST đồng ruộng - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng HST cửa sông - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng HST rừng ngập mặn - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng HST khu bảo tồn, vƣờn quốc gia e) Quản lý chất lượng môi trường theo công cụ đánh giá: - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng, thông qua đánh giá tác động môi trƣờng. - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng, thông qua quan trắc môi trƣờng. - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng, thông qua giáo dục nhận thức môi trƣờng. - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng, thông qua nhà nƣớc, xử phạt. - Quản lý chất lƣợng môi trƣờng, thông qua công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm. B.5. Công cụ thực hiện quản lý môi trƣờng (Instrument of Enviromental management). Công cụ quản lý môi trƣờng là tổng hợp các biện pháp hoạt động về luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội. - Công cụ quản lý môi trƣờng là công cụ của nhà nƣớc trong việc thực hiện công tác quản lý môi trƣờng quốc gia. - Công cụ quản lý môi trƣờng rất đa dạng, không có một công cụ nào có giá trị tuyệt đối trong việc quản lý môi trƣờng. Mỗi công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng tạo ra một tập hợp các biện pháp hỗ trợ nhau. - Các tổ chức nhà nƣớc, địa phƣơng có thể lựa chọn một nhóm các công cụ thích hợp cho từng hoạt động bảo vệ môi trƣờng cụ thể. Trong khi đó, để quản lý môi trƣờng các hoạt động xã hội thì các biện pháp hành chính có hiệu lực hơn. - Mỗi quốc gia, mỗi một địa phƣơng, tuỳ từng điều kiện cụ thể (điều kiện pháp lý, thực trạng kinh tế và phong tục tập quán) để sử dụng các biện pháp thích hợp. Ví dụ, 5
  7. luật pháp sẽ kém hiệu lực khi sử dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, khi đó các biện pháp kinh tế, giáo dục có tác động mạnh mẽ hơn. - Trong công tác quản lý môi trƣờng, việc nghiên cứu và hoàn thiện các công cụ quản lý là điều bắt buộc và phải làm thƣờng xuyên ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng là công tác trọng tâm của ngành môi trƣờng. Xu hƣớng ngày nay là các công cụ quản lý môi trƣờng ngày càng trở nên tinh vi, hiệu lực và mang tính hiệu quả hơn. Để nghiên cứu chi tiết, các công cụ quản lý môi trƣờng đƣợc phân loại theo nhiều góc độ khác nhau. Muốn có quản lý môi trƣờng tốt thì phải có công cụ thực hiện. Các công cụ này chia thành 3 nhóm, nhóm công cụ quản lý kỹ thuật môi trƣờng, nhóm công cụ hành chính nhà nƣớc và nhóm trung gian giữa hai nhóm trên. - Nhóm công cụ quản lý kỹ thuật môi trƣờng: + Đánh giá tác động môi trƣờng + Thẩm định môi trƣờng + Đánh giá hiện trạng môi trƣờng - Nhóm công cụ quản lý chất lƣợng hàng hoá, sản xuất: + Quản lý chất lƣợng ISO 14000, 14001. + Quản lý chất lƣợng theo LCA (Life Cycle Assessment) + Quản lý chất lƣợng theo LCM (Life Cycle Managament) + Quản lý chất lƣợng sản xuất sạch hơn (cleaner production) + Quản lý chất lƣợng năng suất xanh (green prodution). - Nhóm quản lý hành chính nhà nƣớc: + Luật: luật môi trƣờng, luật tài nguyên nƣớc, luật đất đai, luật khoáng sản. + Các nghị định thƣ + Các nội quy, quy chế + Hệ thống tổ chức: từ Quốc hội → Chính phủ → Các sở TNMT → Các ban quản lý quận huyện → các ban quản lý xã, phƣờng → các xí nghiệp. 6
  8. - Công cụ kinh tế: + Cấp, bảo đảm quyền sở hữu + Thuế môi trƣờng, thuế tài nguyên, phí ô nhiễm. + Quỹ môi trƣờng + Cƣỡng chế + Phạt tiền + Trợ cấp + Chuẩn môi trƣờng: Phải dựa vào cả hai chỉ tiêu: tải lƣợng ô nhiễm và nồng độ ô nhiễm. - Nhóm giáo dục môi trƣờng, theo các dạng: + Trong trƣờng phổ thông + Trong cộng đồng dân cƣ + Thông qua truyền thông đại chúng + Các lớp huấn luyện ngắn hạn B.6. Các nguyên tắc quản lý môi trƣờng để phát triển bền vững Quản lý môi trƣờng luôn phải là quản lý nguồn tài nguyên và với mục đích phát triển bền vững. Vì vậy, khi sử dụng tài nguyên cần lƣu ý đảm bảo nguyên tắc: - Bảo đảm phân chia công bằng giữa các công dân của một thế hệ. Cho phép gia tăng mức sống của một ngƣời này, một quốc gia này nhƣng không gây thiệt hại cho một ngƣời khác, một quốc gia khác. Theo đó, phải xây dựng cơ chế đền bù giữa ngƣời gây thiệt hại tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng cho ngƣời bị hại. - Bảo đảm sự cân bằng liên thế hệ. Chú ý đặc biệt đến những hoạt động và sử dụng tài nguyên không tạo cho thế hệ tƣơng lai một sự thiếu hụt nguyên vật liệu cho cuộc sống của họ. Không tạo ra nhiều chất thải cho thế hệ tƣơng lai phải gánh chịu. Nếu có thì thế hệ này phải tự tái tạo hay đền bù cho thế hệ sau. - Các sinh vật sống trên quả đất này đều có quyền đƣợc sử dụng phần để sống của mình. 7
  9. - Phải bảo đảm tối thiểu hoá những tác hại của hoạt động kinh tế xã hội đến tài nguyên thiên nhiên và khả năng tự làm sạch của môi trƣờng. - Nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời - Bảo vệ sức sống và độ đa dạng sinh học của môi trƣờng - Hạn chế mức thấp nhất việc suy giảm nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo. - Nâng cao khả năng tự làm sạch của môi trƣờng - Thay đổi thái độ, hành vi ứng xử hƣớng về điều kiện là bảo vệ môi trƣờng, nâng cao đạo đức môi trƣờng. - Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng. Xây dựng tính tự quản của cộng đồng về môi trƣờng, tài nguyên. - Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng, tạo thuận lợi cho quản lý, phát triển môi trƣờng. - Tạo mối liên minh xuyên biên giới, hợp tác toàn cầu trong các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng. - Môi trƣờng của tất cả chúng ta chứ không phải của riêng ai - Quản lý môi trƣờng phải lấy ngăn ngừa là chính, giảm thiểu sự cố. - Sử dụng kinh tế nhƣ một đòn bẩy bảo vệ môi trƣờng. B.7. Cơ sở khoa học của công tác quản lý môi trƣờng Nhƣ đã nói ở trên, công tác quản lý môi trƣờng là một nội dung của quản lý xã hội về mặt môi trƣờng. Công tác quản lý môi trƣờng liên quan với nhận thức triết học, tri thức văn hoá của con ngƣời, tiềm lực kinh tế, kỹ thuật và khoa học cơ bản của loài ngƣời cùng với cơ sở pháp lý của xã hội hiện hành. B.7.1. Cơ sở lý luận: Sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học và công nghệ cũng với quá trình công nghiệp hoá trong thế kỷ vừa qua đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc toàn bộ mặt xã hội loài ngƣời và môi trƣờng tự nhiên. Những biến đổi đó đã thúc đẩy nền văn minh hiện đại tiến nhanh hơn bất kỳ một giai 8
  10. đoạn lịch sử nào đó trƣớc đây, nhƣng cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa một bên là thành tựu ứng dụng tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ của loài ngƣời trong việc làm chủ thiên nhiên với một bên là việc bảo vệ những điều kiện tự nhiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Để có đƣợc các công cụ hiệu quả hơn trong quản lý môi trƣờng, chúng ta phải có cách nhìn sâu sắc, bao quát và toàn diện mối quan hệ giữa con ngƣời, xã hội và tự nhiên, hiểu đƣợc bản chất, diễn biến các mối quan hệ đó trong quá trình lịch sử. Hay nói cách khác, quan niệm về mối quan hệ con ngƣời – xã hội – tự nhiên là: - Tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của sự thống nhất biện chứng giữa con ngƣời – xã hội – tự nhiên. - Sự phụ thuộc của mối quan hệ con ngƣời và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội. - Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên. Ý nghĩa phương pháp luận về quản lý môi trường rút ra từ nguyên lý thống nhất vật chất của thế giới. Sự thống nhất vật chất của thế giới hữu cơ tồn tại ở tất cả các bậc từ vi mô đến vĩ mô. Cơ sở thống nhất của hệ thống “tự nhiên – con ngƣời – xã hội” đƣợc quy định bởi cấu trúc chặt chẽ, liên hoàn của sinh quyển và bởi cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tự tổ chức, tự bảo vệ, tự điều chỉnh, tự làm sạch của môi trƣờng thành phần. Vì vậy, hậu quả đầu tiên rút ra từ nguyên lý tính thống nhất vật chất của thế giới là phải có quan điểm hệ thống, quan điểm toàn diện và phát triển trong việc giải quyết các vấn đề môi trƣờng và quản lý môi trƣờng hiện nay. Con ngƣời và xã hội có vị trí quan trọng trong hệ thống “tự nhiên – con ngƣời – xã hội”, con ngƣời nắm bắt cội nguồn của sự thống nhất đó. Do vậy, con ngƣời cần tìm ra những phƣơng sách thích hợp, cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn và thống nhất giữa xã hội và tự nhiên. 9
  11. - Các mâu thuẫn nảy sinh từ hoạt động của con ngƣời trong sản xuất, khắc phục các nhƣợc điểm công nghệ, nhằm nâng cao và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. - Sự thống nhất ba yếu tố: “tự nhiên – con ngƣời – xã hội” là một yếu tố tất yếu khách quan. Nhƣng chính con ngƣời và xã hội đã góp phần quan trọng vào việc phá vỡ sự thống nhất đó. Giờ đây, con ngƣời phải hƣớng hoạt động của mình vào việc tìm kiếm sự thống nhất của hai yếu tố trên. Sự tìm kiếm đó đƣợc thể hiện bằng việc hình thành những ngành khoa học mới nhƣ khoa học quản lý môi trƣờng. Các giải pháp lý luận cơ bản đối với vấn đề môi trường - Sự phát triển của tri thức dẫn đến các mâu thuẫn giữa con ngƣời với con ngƣời và giữa con ngƣời với tự nhiên. Vì vậy, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn không chỉ dừng lại ở lợi ích cho con ngƣời và xã hội mà phải gắn cả lợi ích của tự nhiên. Mặt khác, mâu thuẫn trên sinh ra trong một hệ thống phức tạp. Vì vậy, cần có các giải pháp tổng thể và hệ thống, khi giải quyết các vấn đề môi trƣờng. - Để giải quyết mâu thuẫn giữa xã hội và tự nhiên phải xây dựng một mối quan hệ hài hoà thực sự với tự nhiên, bằng cách đƣa nền sản xuất hoà hợp thực sự với tự nhiên, bổ sung thêm chức năng tái sản xuất nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các chất thải từ sản xuất và cuộc sống. Cụ thể, con ngƣời chỉ đƣợc thải vào tự nhiên những chất mà tự nhiên có thể hấp thụ và xử lý đƣợc nhƣ chất thải của những sinh vật khác trong khả năng tự làm sạch của môi trƣờng. - Cần phải tạo các công nghệ mới, các công nghệ sạch để đƣa sản xuất xã hội thành một mắt xích của chu trình tự nhiên – con ngƣời – xã hội. B.7.2. Cơ sở khoa học công nghệ của quản lý môi trường: a) Cơ sở khoa học: - Vấn đề môi trƣờng thông thƣờng khá phức tạp, liên quan với nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội nên không thể giải quyết bằng một số giải pháp riêng biệt của một ngành khoa học nào đó. Do vậy, quản lý môi trƣờng với tƣ cách là một lĩnh vực khoa học ứng dụng có chức năng phân tích, đánh giá và áp dụng các thành tựu khoa 10
  12. học, công nghệ, quản lý xã hội để giải quyết tổng thể các vấn đề môi trƣờng do phát triển đặt ra. - Tất cả những hiểu biết của chúng ta cho phép kết luận: hoạt động của con ngƣời đang gây ra các tác động vƣợt quá khả năng chịu tải của trái đất và để duy trì cuộc sống của loài ngƣời, cần phải sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sống trên trái đất. Hay nói cách khác, loài ngƣời cần phải quản lý môi trƣờng sống của chính mình thông qua các hoạt động phát triển bền vững. - Sự hình thành các công cụ tính toán, phƣơng pháp khoa học riêng để đánh giá chất lƣợng môi trƣờng, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, tiêu chuẩn môi trƣờng, cho phép con ngƣời có thể đánh giá, dự báo và kiểm soát các tác động tiêu cực của phát triển đến môi trƣờng. Hay nói một cách khác, loài ngƣời đã có những công cụ có hiệu lực để quản lý chất lƣợng môi trƣờng sống của chính mình. a) Cơ sở kỹ thuật – công nghệ: - Sự phát triển của công nghệ môi trường trong lĩnh vực xử lý chất thải (xử lý chất thải rắn, lỏng, nước, khí) đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Về lý thuyết, tiềm lực kỹ thuật và công nghệ của loài ngƣời trong giai đoạn hiện nay cho phép xử lý phần lớn các dạng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, bản thân môi trƣờng tự nhiên luôn là một cỗ máy xử lý khổng lồ và hoạt động liên tục kể cả khi chƣa xuất hiện loài ngƣời. Do vậy, vẫn phải có các phƣơng thức quản lý tối ƣu dựa trên các khả năng trên của môi trƣờng tự nhiên và hoạt động sản xuất của con ngƣời. - Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, máy móc xử lý, đo đạc, đánh giá các thông số môi trường trong giai đoạn hiện nay. Nhƣng do nhiều nguyên nhân, giá thành của kỹ thuật và thiết bị liên tục thay đổi. Trong khi đó, hoạt động sản xuất thƣờng phát triển theo các xu thế của thị trƣờng dẫn đến chỗ chỉ những loại công nghệ và thiết bị mang lại hiệu quả kinh tế thuần tuý mới đƣợc sử dụng. Vì vậy, cần có hoạt động quản lý môi trƣờng để điều tiết khả năng ứng dụng công nghệ và thiết bị có lợi cho môi trƣờng sống của toàn nhân loại hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. 11
  13. - Sự phát triển các ứng dụng thông tin dự báo môi trường GIS, mô hình hoá, quy hoạch môi trường, kiểm toán môi trường. Các giải pháp tối ƣu có đƣợc từ các nghiên cứu trên chỉ có thể triển khai thực tế thông qua các biện pháp quản lý tổng hợp môi trƣờng của địa phƣơng, ngành, quốc gia, khu vực và quốc tế. - Sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các loại công nghệ sạch, công nghệ tái chế chất thải. Một ngành kinh tế mới của loài ngƣời – ngành công nghiệp tái chế chất thải đang phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Quản lý môi trƣờng trong tƣơng lai, có thể trở thành một công cụ giúp đắc lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp môi trƣờng này. Tất cả những nhận xét trên đây cho phép kết luận rằng: ngày nay có đủ điều kiện để xem xét quản lý môi trƣờng là một chuyên ngành khoa học môi trường có chức năng quản lý tổng hợp các hoạt động phát triển của con người, đảm bảo duy trì và bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người cùng các sinh vật trên trái đất, hiện tại cũng như trong tương lai. B.7.3. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường Cơ sở kinh tế của quản lý môi trƣờng, đƣợc hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trƣờng, đƣợc điều tiết thông qua các công cụ kinh tế. Các công cụ kinh tế chủ yếu sử dụng trong quản lý môi trƣờng bao gồm: - Quyền sở hữu - Thuế các loại - Lệ phí và phí môi trƣờng - Cota ô nhiễm - Hệ thống đặt cọc và hoàn trả - Nhãn sinh thái - Trợ cấp và xử phạt - Tiêu chuẩn môi trƣờng - Hệ thống tiêu chuẩn ISO 12
  14. B.7.4. Cơ sở pháp lý của quản lý môi trường - Luật quốc tế về môi trƣờng - Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng Các biện pháp và công cụ quản lý môi trƣờng rất đa dạng: luật pháp, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ, Mỗi loại biện pháp và công cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trƣờng hợp cụ thể. Ví dụ, để bảo vệ môi trƣờng trong nền kinh tế thị trƣờng thì công cụ kinh tế có hiệu quả tốt hơn. Trong khi đó, trong nền kinh tế kế hoạch hoá thì công cụ luật pháp và chính sách lại có các thế mạnh riêng. Thành phần môi trƣờng ở các khu vực cần đƣợc bảo vệ thƣờng rất đa dạng; do vậy các biện pháp và công cụ bảo vệ môi trƣờng áp dụng cần đa dạng và thích hợp với từng đối tƣợng. 13
  15. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG NÓNG BỎNG VÀ BÀN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TOÀN CẦU A. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG NÓNG BỎNG TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề môi trƣờng toàn cầu: Trong vũ trụ bao la, trái đất đƣợc coi là ngôi nhà chung của các sinh vật và con ngƣời, ấy vậy mà ngôi nhà chung ấy đang bị tàn phá nghiêm trọng Các vấn đề môi trường toàn cầu bao gồm: 1.1.1. Biến đổi khí hậu: Những năm gần đây, báo chí thƣờng nhắc đến "biến đổi khí hậu" Vậy, biến đổi khí hậu là gì? Trƣớc tiên, cần hiểu khí hậu là gì? Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Trong vòng 1.000 năm qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất có tăng, giảm không đáng kể và có thể nói là ổn định. Thế nhƣng, trong vòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt là trong mấy chục năm vừa qua khi công nghiệp hoá phát triển, nhân loại bắt đầu khai thác than đá, dầu lửa, sử dụng các nhiên liệu hoá thạch cùng với các hoạt động công nghiệp tăng lên, nhân loại bắt đầu thải vào bầu khí quyển một lƣợng khí CO2, nitơ ôxít, mêtan khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên. Hầu hết giới khoa học đều công nhận biến đổi khí hậu là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao. Bản thân nó đã làm cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, nhiệt độ nóng lên này đã tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tƣợng biến đổi khí hậu 90% do con ngƣời gây ra, 10% là do tự nhiên. 14
  16. Biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, dù chúng ta kiểm soát mức thải khí nhà kính tốt đến đâu. Nguyên nhân là mức khí thải hiện có trong khí quyển sẽ tiếp tục làm nhiệt độ và mực nƣớc biển gia tăng trong thế kỷ tới. Nƣớc biển gia tăng ít cũng có thể gây lũ lụt nghiêm trọng. Chuyên gia khí hậu Gerald Meehl và đồng nghiệp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển quốc gia Mỹ (NCAR) cùng cộng sự đã sử dụng mô hình khí hậu trên máy tính để dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu con ngƣời kiểm soát khí thải nhà kính ở các mức khác nhau. Nghiên cứu trên có tính tới phản ứng chậm chạp của đại dƣơng đối với ấm hoá toàn cầu. Kết quả cho thấy viễn cảnh lạc quan nhất - tức lƣợng khí thải nhà kính trong khí quyển đƣợc duy trì ở mức năm 2000 - đòi hỏi phải cắt giảm mạnh mẽ lƣợng khí CO2 nhiều hơn so với mức trong Nghị định thƣ Kyoto. Ngay cả trong trƣờng hợp này, nhiệt độ toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục tăng thêm 0,4 - 0,60C trong thế kỷ tới, ngang bằng với nhiệt độ gia tăng trong suốt thế kỷ XX. Nghiên cứu độc lập thứ hai, do chuyên gia khí tƣợng Tom Wigley tại NCAR tiến hành, cũng cho kết quả tƣơng tự. Ngoài ra, các đại dƣơng ấm lên chậm hơn so với đất liền. Nhƣ vậy, hiện trái đất vẫn chƣa cảm nhận đƣợc đầy đủ tác động do mức khí nhà kính hiện nay gây ra. Khi đại dƣơng ấm dần, nƣớc sẽ nở ra, đẩy mực nƣớc biển tăng cao hơn nữa. Mô hình của Meehl dự đoán, chỉ riêng giãn nở do nhiệt độ của nƣớc sẽ làm mực nƣớc biển tăng thêm chừng 11cm trong thế kỷ tới, ngay cả khi khí nhà kính đƣợc duy trì ở mức năm 2000. Có thể mực nƣớc biển sẽ tăng nhiều hơn bởi mô hình trên không tính tới tác động tan chảy của sông băng và các mũ băng vùng cực. Một số nghiên cứu khác cho thấy: - Sự tích tụ hơi nƣớc tăng lên trên tầng đối lƣu, trong bầu khí quyển vùng nhiệt đới. - Ở lớp giữa của tầng đối lƣu, sức nóng đang tăng lên. 15
  17. - Vận tốc gió trung bình toàn cầu tăng lên. - Gradien nhiệt độ giữa vùng cực và xích đạo tăng lên. - Những vùng áp suất thấp xƣa nay gần nhƣ ít thay đổi phía trên vùng Bắc Thái Bình Dƣơng và Bắc Đại Tây Dƣơng đã tăng lên về độ dày. - Nhiệt độ trung bình của địa cầu hiện nay cao hơn khoảng 0,70C so với năm 1960 (mà ta biết chỉ cần thay đổi 0,50C thôi thì khí hậu toàn cầu thay đổi rất lớn). Trong 50 năm nữa sẽ không phải tăng lên 0,50C nhƣ đã dự báo trƣớc đó mà sẽ là 0,7 – 1,60C. - Khối nƣớc của các con sông băng trong đất liền ở vùng núi Alpe đã giảm xuống 50%. - Bão thƣờng xuyên xảy ra với tần suất lớn hơn. - Hiện tƣợng lũ lụt lớn xảy ra thƣờng xuyên và mức độ nguy hiểm hơn Theo GEO-4 (Báo cáo “Viễn cảnh môi trƣờng toàn cầu lần thứ tƣ” (The fourth Global Environment Outlook – GEO-4) của Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hiệp quốc (UNEP)), khí hậu đang thay đổi nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào trong 500.000 năm qua. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,740C trong thế kỷ vừa qua và đƣợc dự báo tăng 1,80 – 40C cho đến năm 2100. Báo cáo nêu rõ: “Trái Đất đã trải qua 5 cuộc tuyệt chủng lớn trong 450 triệu năm qua, trong đó sự kiện gần nhât xảy ra cách đây 65 triệu năm. Và cuộc tuyệt chủng qui mô lớn lần thứ 6 đang diễn ra – lần này là do chính hành vi của con ngƣời gây ra”. “Sự tàn phá có hệ thống đối với những nguồn tài nguyên thiên nhiên và có nguồn gốc từ thiên nhiên đã đạt đến một mức độ gây đe doạ sự tồn tại và phát triển của mọi nền kinh tế, và đó là cái giá mà các thế hệ tƣơng lai có lẽ không thể nào trả nổi”. 1.1.2. Phá huỷ tầng ôzôn: Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (03). Tầng bình lƣu nằm trên tầng đối lƣu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25km trong tầng bình lƣu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thƣờng đƣợc gọi là tầng Ozon. Hàm lƣợng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 16
  18. km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Ngƣời ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon. Nếu tầng Ozon bị thủng, một lƣợng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con ngƣời sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thƣ da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dƣới biển bị tổn thƣơng và chết dần. Bởi vậy các nƣớc trên thế giới đều rất lo sợ trƣớc hiện tƣợng thủng tầng Ozon. Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nƣớc Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tƣợng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng, điều này làm dƣ luận xôn xao và không khỏi lo lắng. Ngày 12/03/1996 tổ chức khí tƣợng thế giới (WMO) thông báo rằng mật độ ozon trong khí quyển ở tầng bình lƣu tiếp tục suy giảm mạnh ở khu vực giữa Bắc Cực, chủ yếu là trên bầu trời Xibiri. Mật độ ozon ở đây giảm trung bình 20 – 30% trong những ngày tháng 1, tháng 2 và 10 ngày đầu tháng 3. Đặc biệt ở Bắc Cực mật độ ozon giảm mạnh chƣa từng thấy với con số kinh hoàng 0 – 45%. Tại vùng khí quyển phía Bắc Grenland đến miền Tây nƣớc Nga, lần đầu tiên mật độ ozon giảm 200 đơn vị. Trong 3 tháng từ 12/1995 đến tháng 02/1996 hiện tƣợng này cũng xuất hiện trên bầu trời Bắc Mỹ và Thái Bình Dƣơng. Ở Nam cực, mùa xuân năm 1995, lỗ hổng ozôn đã rộng hơn 20 triệu km2. Một con số kinh hoàng cho nhân loại. Kể từ khi phát hiện ra lỗ hổng cách đây 11 năm, giờ đây lỗ hổng này là lớn nhất và tốc độ tăng nhanh nhất. Thậm chí lỗ thủng ozôn đã rộng bằng diện tích cả nƣớc Úc. Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm đƣợc lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon 17
  19. thể lỏng (thƣờng gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh đƣợc. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon. Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lƣợng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con ngƣời tạo ra. Rõ ràng, con ngƣời là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình. Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon. 112 nƣớc thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nƣớc đang phát triển. Có nhƣ vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt đƣợc yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nƣớc mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ đƣợc tầng ozon của Trái đất. 1.1.3. Ô nhiễm không khí: Theo bản báo cáo GEO – 4 đánh giá hiện trạng của bầu khí quyển toàn cầu, đất đai, nƣớc và đa dạng sinh học và miêu tả những gì đã thay đổi trong 20 năm qua. Theo GEO-4, khí hậu đang thay đổi nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào trong 500.000 năm qua. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74o C trong thế kỷ vừa qua và đƣợc dự báo tăng 1,8o - 4o C cho đến năm 2100. 18
  20. Báo cáo nêu rõ: “Trái Đất đã trải qua 5 cuộc tuyệt chủng lớn trong 450 triệu năm qua, trong đó sự kiện gần nhât xảy ra cách đây 65 triệu năm. Và cuộc tuyệt chủng qui mô lớn lần thứ 6 đang diễn ra – lần này là do chính hành vi của con ngƣời gây ra”. Trong hơn 2 thập kỷ qua, khả năng hiểu biết và đối phó với những thách thức từ môi trƣờng đã không ngừng gia tăng, nhƣng phản ứng toàn cầu nói chung là “kém cỏi một cách tệ hại”. 1.1.4. Sa mạc hoá và hạn hán: Tại phiên họp thƣờng kỳ lần thứ 58 năm 2003, Liên hợp quốc đã tuyên bố năm quốc tế 2006 là năm sa mạc và hạn hán. Hạn hán là hiện tƣợng tình trạng thoái hóa đất xảy ra khi bị khô hạn, nửa khô hạn và những đầm lầy bị khô do trồng trọt, chăn thả súc vật bừa bãi, chặt phá rừng, không tƣới tiêu, và các yếu tố khác nhƣ thiên nhiên, con ngƣời. Theo Chƣơng trình môi trƣờng Liên hợp quốc (UNEP), một phần ba bề mặt trái đất đang bị đe dọa trở thành sa mạc và ảnh hƣởng tới 1 tỉ ngƣời trên 100 quốc gia trên thế giới: đặc biệt, tình trạng hạn hán ngày càng trở nên trầm trọng ở Châu Phi, Châu Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Hạn hán ảnh hƣởng trực tiếp tới nông nghiệp gây thiệt hại 42 tỉ đô la hàng năm. Điều này cũng ảnh hƣởng tới các vấn đề xã hội - kinh tế, nhƣ tệ nạn môi trƣờng và giảm sản lƣợng lƣơng thực, thậm chí tới cả các khu vực không bị ảnh hƣởng trực tiếp từ hạn hán. Do sự thay đổi của thiên nhiên, hạn hán không còn là vấn đề khu vực hay bất kỳ nƣớc nào. 1.1.5. Bảo tồn đa dạng sinh học: Theo các nhà khoa học, hàng triệu loài khác nhau trên trái đất là sản phẩm của hơn ba tỷ năm tiến hoá. Con ngƣời dựa vào nguồn tài nguyên quan trọng này theo nhiều cách. Vậy mà hoạt động của con ngƣời lại đang huỷ hoại đa dạng sinh học. Động thực vật ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất đang bị đe doạ do suy thoái hoặc thu hẹp môi trƣờng sống, ô nhiễm đất, nƣớc, không khí cũng nhƣ hoạt động khai thác nƣớc ngầm và sông ngòi quá mức. 19
  21. Hội nghị bàn về sự biến mất của động - thực vật vào ngày 25/01/2007 diễn ra ở Pari tập trung vào hoạt động chống mất mát đa dạng sinh học. Theo nhiều nhà khoa học, thế giới đang tiến dần tới đợt tuyệt chủng lớn nhất trong vòng 65 triệu năm qua. Trong số 10-30 triệu loài trên trái đất, mới có chừng 1,7 triệu loài đƣợc nhận dạng và mô tả. Mỗi năm, có 25.000 - 50.000 loài tuyệt chủng và đa số những loài này vẫn chƣa đƣợc nhận dạng. Con số trên chắc chắn sẽ tăng lên trong thế kỷ này do nhiệt độ toàn cầu gia tăng cũng nhƣ môi trƣờng sống của các loài bị thu hẹp. Nhà khoa học Mỹ Edward Wilson, ngƣời đƣợc mệnh danh là ""cha đẻ của đa dạng sinh học"", đã tuyên bố con ngƣời vẫn có thể cứu trái đất. Ông ƣớc tính sẽ tốn khoảng 3 tỷ đôla để kiểm kê các loài trên thế giới - dự án kéo dài 25 năm. Đồng thời, việc cứu 25 vùng đa dạng sinh học đang bị đe doạ nhiều nhất, chẳng hạn nhƣ rừng Amazon, sẽ cần 25 tỷ đôla. Báo cáo “Viễn cảnh môi trƣờng toàn cầu lần thứ tƣ” (The fourth Global Environment Outlook – GEO-4) của Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hiệp quốc (UNEP) cũng báo động về những thực trạng khác trong lĩnh vực tài nguyên và tính đa dạng sinh học của Trái Đất. Mức tiêu thụ cá đã tăng hơn 3 lần trong 40 năm qua nhƣng sản lƣợng đánh bắt đã chững lại hoặc giảm trong 20 năm qua, vì nguồn cá đã không còn phong phú nhƣ trƣớc nữa. Trong những nhóm động vật có xƣơng sống đã đƣợc thẩm định toàn diện, có hơn 30% động vật lƣỡng cƣ, 23% loài hữu nhũ và 12% loài chim đang bị đe dọa tuyệt chủng. 1.1.6. Nạn phá rừng: Theo Tổ chức Lƣơng thực và Thực phẩm Thế giới (FAO), nạn phá rừng đang tiếp diễn với tốc độ đáng báo động. Theo Liên hợp quốc, hàng năm, trên thế giới có khoảng 13 triệu ha rừng bị tàn phá, một diện tích bằng nƣớc Hy Lạp, mặc dù tổn thất rừng thuần cuối cùng đã giảm bớt chủ yếu nhờ các cánh rừng mới đƣợc trồng. FAO cho biết, đánh giá Tài nguyên Rừng trên Thế giới của FAO là nghiên cứu lớn nhất đƣợc thực hiện bao gồm 229 quốc 20
  22. gia và lãnh thổ. Tính cả các đồn điền, phục hồi cảnh quan và sự phát triển tự nhiên của một số cánh rừng, tổn thất diện tích rừng thuần trong giai đoạn 2000 - 2005 là khoảng 7,3 triệu ha, so với giai đoạn 1990-2000 là 8,9 triệu ha. Các quan chức của FAO hoan nghênh những nỗ lực cải thiện diện tích tổn thất rừng thuần, đặc biệt nhƣ Trung Quốc đã thực thi một chƣơng trình lớn trồng cây để cung cấp gỗ cho quá trình bùng nổ xây dựng và giải quyết vấn đề nạn phá rừng. Phó Tổng Giám đốc phụ trách về rừng của FAO, Hosny El-Lakany, cho biết, tình hình hiện nay rất khả quan. Tuy nhiên, các nhóm môi trƣờng lên án FAO đã làm giảm nhẹ tình hình tàn phá các cánh rừng quan trọng nhất của thế giới. Simon Counsel, Nhà lãnh đạo Tổ chức Rừng Nhiệt đới ở Anh cho rằng, "FAO tiếp tục nhấn mạnh số lƣợng tổn thất rừng thuần. Việc này gây hiểu lầm vì hầu hết các cánh rừng có giá trị nhất của thế giới, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới, đang biến mất nhanh hơn bao giờ hết. Các con số này là cơ sở chính để đƣa ra quyết định về các hệ sinh thái quan trọng nhất của thế giới. E rằng, các quyết định không xác đáng sẽ đƣợc quyết định trên cơ sở các dữ liệu không chính xác này". Theo FAO, rừng chiếm gần 4 tỷ ha, khoảng 30% diện tích đất của thế giới, với 10 nƣớc chiếm tới 2/3 diện tích rừng: Ôxtrâylia, Braxin, Canađa, Trung Quốc, Công Gô, Ấn Độ, Inđônêxia, Pêru, Nga và Mỹ. Nam Mỹ bị tổn thất rừng thuần lớn nhất trong giai đoạn 2000-2005, khoảng 4,3 triệu ha/năm, sau đó là châu Phi, tổn thất 4 triệu ha/năm. Ngƣợc lại, diện tích rừng đang gia tăng ở châu Âu, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với những năm 1990, trong khi châu Á chuyển từ tổn thất thuần 800000 ha rừng/năm sang có đƣợc 1 triệu ha/năm, chủ yếu là nhờ việc trồng rừng quy mô lớn ở Trung Quốc. FAO định nghĩa rừng là diện tích lớn hơn 0,5 ha có 10% đất đƣợc bao phủ bởi tán cây gỗ. Tổ chức Rừng Nhiệt đới có mƣa cho rằng định nghĩa này không chặt chẽ. Theo Simon Counsell, 10% chỉ là mảnh đất có thƣa thớt một ít cây gỗ. FAO đang phóng đại diện tích rừng. Tán rừng nhiệt đới thƣờng bao phủ gần hết 100% diện tích đất. Các nhà môi trƣờng cho rằng, nếu con số này giảm xuống dƣới 50%, thì hệ sinh thái rừng đã bị 21
  23. hủy hoại. Tuy nhiên, FAO bảo vệ phƣơng pháp luận của mình, cho rằng hầu nhƣ không thể đo lƣờng đƣợc sự hủy hoại bên trong các khu rừng và cảnh báo về một sự báo động thái quá. Theo FAO, rừng nguyên sinh, là những khu vực con ngƣời chƣa động chạm tới, chiếm 36% tổng diện tích rừng trên thế giới, với 6 triệu ha bị tổn thất hoặc biến đổi hàng năm. Theo Mette Loyche Wilkie, Nhà điều phối nghiên cứu, vấn đề tổn thất khối lƣợng rừng này rõ ràng là rất đáng buồn, tuy nhiên, ngƣời ta nên biết số lƣợng này chỉ chiếm 0,4 % tổng số rừng nguyên sinh. FAO cho biết, các đồn điền rừng chiếm chƣa đến 5% tổng diện tích rừng của thế giới, trong khi 11% rừng là các khu bảo tồn chính thức, đạt 96 triệu ha trong năm 1990. Một ví dụ điển hình nhƣ tại Brazil, diện tích rừng Amazon bị phá trong năm 2005 là 9000km2 (giảm khoảng một nửa so với năm 2003). Nhƣng đến năm 2008, theo tân Bộ trƣởng Môi trƣờng Brazil cho biết: rừng Amazon bị huỷ diệt đang có chiều hƣớng gia tăng nghiêm trọng mà điển hình là việc đốn gỗ trái pháp luật. Việc trồng rừng ở Amazon đã xuống dốc trong cả 3 năm kế tiếp. Trong một cuộc thi hành nhiệm vụ, các đội đặc nhiệm bảo vệ rừng nơi đây đã thu đƣợc 15.500 tấn gỗ lậu Rừng Amazon của Brazil bao phủ 4,1 triệu km2 , chiếm 60% diện tích đất nƣớc nhƣng hiện nay có đến 20% diện tích đã bị san bằng. 1.1.7. Các đại dương và các nguồn tài nguyên sinh vật của chúng: Một số nhà sinh vật học và kinh tế học Mỹ, Canada sau khi nghiên cứu hậu quả của ô nhiễm môi trƣờng và khai thác tài nguyên thiên nhiên đã cảnh báo rằng đến trƣớc năm 2050 loài cá sẽ biến mất khỏi các đại dƣơng. Những phân tích của các nhóm nghiên cứu cho thấy nếu không có những sự thay đổi tích cực đối với môi trƣờng thì an ninh lƣơng thực của thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng và các thế hệ tƣơng lai của chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi sinh ở những vùng duyên hải và sự mất cân bằng sinh học. 22
  24. Những phân tích có tính chất cảnh báo này là kết quả sau 4 năm nghiên cứu của các nhà khoa học với các số liệu tổng hợp về lịch sử phát triển của các đại dƣơng từ hàng trăm năm nay, nghiên cứu trên 48 vùng biển khác nhau và số liệu thống kê tình hình đánh bắt cá từ năm 1950 đến 2003. “Hệ sinh thái biển đang bị mất ổn định và có 29% các loài cá, tôm đang bị biến mất”, Boris Worm thuộc đại học Halifax (Canađa) đồng tác giả của nghiên cứu nói. Nghiêm trọng hơn là tình trạng trên đang ngày càng lan rộng về quy mô và tốc độ. Trong những năm gần đây, sản lƣợng đánh bắt cá giảm 90%, chẳng hạn loài cá tuyết tại vùng Bắc Thái Bình Dƣơng gần nhƣ là đã tuyệt chủng. Giải thích cho điều này, các nhà khoa học cho rằng sự mất cân đối trong đa dạng sinh học đã làm giảm đáng kể sự phát triển của các loài tôm cá trong khi đó biển lại dƣ thừa nhiều loài ký sinh trùng nhƣ tảo bởi tốc độ sinh trƣởng chóng mặt của chúng. Biển là một sinh thể toàn vẹn, chính vì thế, chỉ sự biến mất của một loài sinh vật nào đó cũng khiến cả hệ thống ấy bị rối loạn. Mỗi loài sinh vật đều có vai trò nhất định trong việc giữ gìn sự cân bằng và sức khỏe cho đại dƣơng cũng nhƣ khả năng chống chọi lại của biển trƣớc những cú sốc do tình trạng ô nhiễm và sự nóng lên của khí hậu toàn cầu gây ra. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mặc dù tới nay mới chỉ có 1% các đại dƣơng đƣợc bảo vệ, nhƣng những nguy cơ đã chỉ ra ở trên có thể ngăn chặn đƣợc nếu con ngƣời hành động kịp thời. “Mặc dù sẽ phải trả một cái giá nào đó cho hoạt động bảo tồn sự đa dạng sinh học này, nhƣng về lâu dài thì chính điều này sẽ đem lại những lợi nhuận kinh tế lớn hơn rất nhiều” nhà kinh tế Ed Barbier, một thành viên trong nhóm nghiên cứu nói. 1.1.8. Vấn đề về thương mại và môi trường: Khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, bao trùm hầu hết các lĩnh vực và lôi cuốn nhiều nƣớc tham gia. Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, có nhiều vấn đề phức tạp đƣợc đặt ra đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng. 23
  25. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng, các chính sách thƣơng mại, tài nguyên và môi trƣờng có vai trò hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và thực sự nó đang nỗ lực giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Do đó, một quốc gia để đạt đƣợc mục tiêu trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng cao, ổn định, bền vững cần khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên. Trong xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thƣơng mại, các nƣớc đang phát triển rất quan tâm tới việc chống lại và loại bỏ khả năng tiếp cận thị trƣờng của các sản phẩm nhập khẩu vào nƣớc họ mà không tuân thủ các quy trình sản xuất, các sản phẩm không phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trƣờng. 1.1.9. Dân số: Theo báo cáo của LHQ, dân số thế giới có thể tăng thêm tới 2,5 tỷ ngƣời trong vòng 43 năm tới (từ mức 6,7 tỷ ngƣời hiện nay lên 9,2 tỷ ngƣời vào năm 2050). Mức tăng này là tƣơng đƣơng với tổng dân số thế giới năm 1950. Phần lớn số dân tăng lên là ở các nƣớc kém phát triển hơn. Dân số của các nƣớc này dự kiến tăng từ 5,4 tỷ ngƣời năm 2007 lên tới 7,9 tỷ ngƣời vào năm 2050. Trong khi đó dân số của các nƣớc đã phát triển dự kiến không đổi, tức là vẫn duy trì ở khoảng 1,2 tỷ ngƣời hiện nay. Nếu không tính tới ngƣời nhập cƣ thì dân số của các nƣớc này thậm chí còn giảm xuống. Báo cáo dự tính mỗi năm có khoảng 2,3 triệu ngƣời di cƣ từ các nƣớc đang phát triển sang các nƣớc đã phát triển. Đến năm 2050 các nƣớc đông dân nhất sẽ là Ấn Độ với 1,658 tỷ ngƣời; Trung Quốc (1,409 tỷ); Mỹ (402 triệu); Indonesia (297 triệu) và Pakistan (292 triệu) Báo cáo của LHQ về dân số nêu ra rằng hiện đang diễn ra sự chuyển hoá nhanh chóng của dân số thế giới từ các mức tỉ lệ tử vong và tỉ lệ sinh cao trong nhiều năm trƣớc đây sang các mức tỉ lệ tử vong và tỉ lệ sinh thấp dần hiện nay và những năm sau này. Theo các chƣơng trình nghiên cứu mới về dân số của LHQ, số ngƣời từ 60 tuổi trở lên trên thế giới sẽ tăng gấp 3 lần lên tới 2 tỷ ngƣời, trong đó có hơn 400 triệu ngƣời trên 80 tuổi vào năm 2050. Mức tuổi trung bình của dân số thế giới vào năm 2050 là 24
  26. 38,6, trong đó ở 12 nƣớc châu Âu mức tuổi trung bình này là trên 40 và ở Nhật Bản là 43. Ở châu Á, Mỹ Latinh và khu vực Caribê, mức tăng của độ tuổi trung bình tuy có chậm hơn, nhƣng xu hƣớng già hoá dân số cũng đang tăng lên nhanh chóng. Cụ thể ở 23 trong số 49 nƣớc đang phát triển của châu Á, độ tuổi trung bình đến năm 2050 sẽ là ngoài 40. Riêng ở Trung Quốc, đến năm 2050, số ngƣời trên 60 tuổi sẽ tăng gấp 3 lần lên tới 438 triệu. Cách đây một thập kỷ, số ngƣời già trên 60 tuổi ở châu Âu đã nhiều hơn số trẻ em dƣới 15 tuổi và đến năm 2050, cứ 1 trẻ em có tới 2 ngƣời già. Với sự tiến triển của xu hƣớng già hoá dân số thế giới hiện nay, báo cáo của LHQ nhận xét đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài ngƣời, số lƣợng dân số già trên 60 tuổi trên thế giới vào năm 2045 có thể sẽ cao hơn số lƣợng trẻ em thế giới lúc đó. Trong xu hƣớng gia tăng dân số thế giới còn có một yếu tố rất quan trọng là "phanh" sự lan rộng đại dịch HIV/AIDS. Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận nếu một ngƣời bị HIV đƣợc điều trị kịp thời và đến nơi đến chốn có thể sống thêm 17,5 năm nữa trong khi ngƣời không đƣợc điều trị chỉ sống 10 năm. Căn bệnh "thế kỷ" này tác động không nhỏ đến dân số thế giới và từ nay đến 2050 ƣớc tính nó sẽ cƣớp đi 32 triệu mạng ngƣời tại 62 nƣớc, trong đó 40 nƣớc thuộc châu Phi. Tuổi thọ trung bình tại các nƣớc kém phát triển có thể nhích lên từ 55 tuổi hiện nay lên 67 tuổi, nhƣng còn tuỳ thuộc vào khả năng kiểm soát bệnh nhƣ SIDA, trong khi đó tuổi thọ ở các nƣớc phát triển sẽ tăng từ 68 hiện nay lên 76. Về tình hình lực lƣợng lao động thế giới, báo cáo cho biết, số ngƣời ở độ tuổi lao động từ 15 đến 59 tuổi cũng đang giảm dần ở khắp các khu vực, trừ châu Phi. Vào năm 2050, tỷ lệ giữa ngƣời lao động và ngƣời sống phụ thuộc ở châu Âu sẽ là 14/10, ở Mỹ và Canađa là 16/10. Dân số ở các nƣớc phát triển đang thực sự giảm đi rõ rệt, nếu không còn luồng di cƣ trung bình hàng năm 2,3 triệu ngƣời từ các khu vực nghèo hơn của thế giới. Dân số Liên bang Nga sẽ giảm gần 35 triệu và Nhật Bản sẽ giảm hơn 25 triệu vào năm đó. 25
  27. Một vấn đề lớn đặt ra khi dân số không ngừng gia tăng là “lƣợng tài nguyên cần có theo nhu cầu đã vƣợt quá xa khả năng cung cấp hiện có của thiên nhiên” 1.2. Hiện trạng môi trƣờng ở Việt Nam: 1.2.1. Sự suy thoái của môi trường tài nguyên đất: Hoạt động sản xuất phát triển làm cho tài nguyên đất ngày càng suy thoái. Biểu hiện rõ nhất là quá trình đá ong hoá: nhƣ ta biết, sau khi quá trình này hoàn tất thì môi trƣờng sinh thái hoàn toàn bị phá huỷ, thay vào đấy là sinh thái “vùng đất chết”. Quá trình này diễn ra mạnh ở miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, miền Trung, miền núi phía Bắc và Trung du Bắc bộ. Chỉ tính riên miền Đông Nam bộ, trong tổng diện tích 2.365.212ha đã có 357.176ha đã và đang bị đá ong hoá, chiếm tỷ lệ 15,14% (một diện tích không nhỏ). Những nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy quá trình này ở miền Đông đang có xu hƣớng tăng và hình thành loại đá ong tảng (Buhannan) rất nguy hiểm. Mặt khác, quá trình xói mòn đất cũng không kém phần quyết liệt, nhất là vùng phù sa cổ hoặc đất bazan. Ví dụ tại các điểm nghiên cứu, nơi thảm thực vật che phủ bị phá hoại, với độ dốc 7 – 8 độ, lƣợng mƣa 1.900mm/năm thì mỗi năm bị trôi đi một lớp đất màu 1,6 – 1,7cm. Vậy là sau 6 đến 7 năm từ khi môi trƣờng bị phá huỷ, đất trở thành sỏi đá. Muốn khôi phục môi trƣờng đó, phải cần 70 – 80 năm trồng rừng để tu bổ. Nguyên nhân chủ yếu là do chặt phá rừng, phá huỷ môi trƣờng sinh thái, canh tác bừa bãi. 1.2.2. Rừng và rừng đầu nguồn bị phá huỷ: Theo thống kê chƣa đầy đủ, năm 1945, tính bình quân trên cả nƣớc, tỷ lệ rừng che phủ là 45%. Nhƣng theo thời gian, rừng bị thu hẹp dần, trung bình mỗi năm mất đi 100.000ha. Năm 1992 độ che phủ chỉ còn 26%, đến nay chỉ còn 23%. Một số tỉnh miền Đông, diện tích rừng rất thấp: 12 – 15%; vùng Tây Bắc nay chỉ còn 13,3%. Còn vùng Đông Bắc qua các vòng cung: Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều nay chỉ còn 15,4%. Theo các tài liệu gần đây, qua 5 năm phát động, ta đã trồng lại đƣợc 750.000ha rừng tập trung và 2 tỷ cây phân tán, nhất là sau dự án 237 diện tích rừng trồng đƣợc tăng. Thế nhƣng diện tích rừng bị phá huỷ vẫn tiếp tục tăng do di cƣ tự do từ miền núi 26
  28. phía Bắc và Nam, do phá rừng lấy gỗ lậu, đốt than, trồng tỉa Nguy hiểm nhất là rừng đầu nguồn bị phá huỷ, bằng các cách nguỵ tạo cháy rừng, để rồi lập biên bản thanh lý và thừa cơ “đục nƣớc béo cò” mà vụ án rừng Tánh Linh là một ví dụ. Do vậy, khí hậu thời tiết thay đổi, hiệu ứng nhà kính tăng, lũ lụt xảy mạnh hơn, một số sông ở miền Trung lại khô cạn về mùa khô và “giận dữ” về mùa thu, bồi lắng các lòng hồ Trị An, Dầu Tiếng, Đơn Dƣơng 1.2.3. Rừng ngập mặn bị chặt phá để nuôi tôm: Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã có nhận xét về quá trình phá rừng ngập mặn để nuôi tôm ở Minh Hải (điểm nghiên cứu Đầm Dơi, Ngọc Hiển) vào những năm 1992 – 1994 mặc dù đã có những lệnh cấm của Nhà nƣớc, nhƣng vì lợi ích của hoạt động này mang lại nên nhiều ngƣời vẫn tìm cách phá rừng ngập mặn để nuôi tôm. Những năm đầu việc nuôi tôm thƣờng mang lại hiệu quả lớn nhƣng bắt đầu khoảng từ năm thứ ba, thứ tƣ năng suất bắt đầu sụt giảm. Đến năm 1995 thì thất bại lớn. Nguyên nhân từ việc chặt phá rừng và nuôi tôm vô tội vạ đã làm thay đổi hoàn toàn điệu kiện môi trƣờng. Phải hiểu rằng chính rừng ngập mặn (mangrove) mới có điều kiện sinh thái môi trƣờng phù hợp cho phù du, thức ăn của tôm phát triển và cho tôm sinh sản. Nếu phá rừng tức là hủy hoại điều kiện môi trƣờng của chúng, tức là diệt tôm. Thất bại báo trƣớc đã xảy ra, hậu quả của rừng ngập mặn phải rất lâu sau mới khắc phục đƣợc. Một số ruộng lúa, cánh đồng đã đƣợc ngọt hoá nay nhiễm mặn và xơ xác. Nạn cháy rừng để đốt than cũng còn phát triển mạnh. Đáng chú ý là một số cơ quan nhà nƣớc cũng đóng góp vào sự huỷ hoại này. Hiện nay, rừng ngập mạn bị phá huỷ 70% diện tích (một con số đáng báo động). 1.2.4. Điều kiện môi trường nông thôn: Hệ thống kênh rạch chằng chịt, hiện tƣợng mặn hoá và phèn hoá ở nông thôn miền Nam là những nguy cơ của môi trƣờng. 27
  29. Vào các giai đoạn cuối mùa khô, mặn xâm nhập vào sâu hàng chục, có khi hàng trăm km. Vài năm gần đây có biểu hiện mặn ăn sâu hơn. Vì vậy, diện tích cho vụ Đông Xuân bị thu hẹp, ngƣời dân thiếu nƣớc ngọt, sinh hoạt khó khăn. Cũng vào mùa khô - kể cả đầu mùa mƣa - các vùng nông thôn sâu nhƣ Tháp Mƣời, Tân Thạnh, Biển Bạch nƣớc phèn có độ pH rất thấp, ảnh hƣởng đến sinh thái môi trƣờng. Hậu quả là nhiều bệnh tật xảy ra, mắt toét, lão hoá, đƣờng ruột, thƣơng hàn, sốt xuất huyết. Những giếng nƣớc của UNICEF sâu 70m cũng chỉ có 10 – 15% là tác dụng, còn hầu nhƣ sau 6 tháng đều bị phèn hoá. Nƣớc ngọt cho dân rất thiếu, trong khi đó sau mùa lũ nƣớc ngọt lại ô nhiễm nặng, Một vài điểm tập trung thị tứ ở nông thôn lại trở nên những trung tâm ô nhiễm do nhà ở dọc bở kênh, ngƣời ta thải đƣợc bất kỳ thứ gì thải đƣợc xuống dòng kênh. 1.2.5. Một số con sông cần lưu ý: Nhiều sông ở miền Trung bị ô nhiễm nặng đáng lo ngại do hiện tƣợng khai thác vàng (dùng hợp chất thuỷ ngân để đãi). Từ trƣớc đến nay, các con sông này - nhất là vùng cửa sông, cá và thuỷ hải sản rất phong phú nay nghèo kiệt. Đấy là chƣa kể ô nhiễm do chất thải công nghiệp và nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón). Các con sông ở đồng bằng Sông Cửu Long thì có hiện tƣợng sụt lở dọc sông. Có nhiều nơi lở sâu 50 – 100m và có thể là vài trăm. Quá trình xâm thực có chiều hƣớng gia tăng tạo nên nhiều “sự cố môi trƣờng” ở Tân Châu (An Giang) và Tiền Giang. Việc khai thác cát đã gây ô nhiễm cho các dòng sông nhƣ sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn. Mặt khác, khai thác cát gây nên hiện tƣợn đổi dòng hoặc sụt lở rất nguy hại. Ngoài ra các vùng rừng đầu nguồn bị phá huỷ đã gây nên hiện tƣợng bồi lấp các lòng sông, nhất là các con sông miền Trung. Hậu quả là các con sông nhƣ sông Vệ, sông Trà Khúc, sông Lam, sông La, sông Hiền Lƣơng khô cạn mùa khô và lũ lụt nặng nề vào mùa mƣa. Trong lúc đó, các cửa sông của đồng bằng sông Cửu Long lại bị bồi lấp với tốc độ rất nhanh. 28
  30. 1.2.6. Bờ biển đang bị ô nhiễm nhanh: Hiện tƣợng ô nhiễm dầu và sự cố môi trƣờng và chất thải dầu có làm ô nhiễm hầu hết các bãi tắm miền Đông và cả Bến Tre. Lƣợng dầu đã tăng quá 2 – 5 lần cho phép và có hiện tƣợng kết dính paraffin nổi, nửa nổi hoặc nửa chìm dƣới đáy nƣớc gần bờ. Hiện tƣợng cạn kiệt tài nguyên thể hiện rõ ở bờ biển miền Trung và kể cả Kiên Giang mà hàng năm khai thác trên 200.000 tấn hải sản nay đã đến mức báo động. Cách đây 5 – 7 năm, tàu lƣới rê 40 – 50 mã lực đi biển 20 – 22 ngày đánh bắt đƣợc 5 – 10 tấn cá thu. Ấy vậy mà nay chỉ còn là huyền thoại. Theo dự báo, khi quả đất nóng lên thì nƣớc biển ở vùng nhiệt đới sẽ dâng lên 50 – 70cm. Vậy thì điều gì sẽ xảy ra cho vùng ven biển nƣớc ta? 1.2.7. Hiện tượng khai thác nước ngầm vô tổ chức: Tốc độ đô thị hoá nhanh, dân số tăng, khu dân cƣ mới mọc lên nhiều mà nhà cấp nƣớc thì không đáp ứng đủ, kịp thời mà phát sinh hiện tƣợng “ngƣời ngƣời khoan giếng, nhà nhà khoan giếng”. Điều tất yếu đã và đang xảy ra: nguồn nƣớc ngầm bị ô nhiễm. Bởi vì do công cụ khai thác không đảm bảo, vị trí khoan giếng không đúng. Thƣờng thì các giếng khoan không đúng kỹ thuật đều bị ô nhiễm phèn. Một số bị ô nhiễm hữu cơ hoặc ô nhiễm vô cơ. Mặt khác khai thá bừa bãi gây ra hiện tƣợng sụt, lở đất - điều đã thấy ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Một sự thật đáng ngại là nƣớc ngầm một khi bị ô nhiễm thì khó lòng cứu chữa vì đó là tài sản vô giá. 1.2.8. Nước thải và chất thải chưa được xử lý: Điều không thể chấp nhận đƣợc là gần nhƣ 100% nhà máy, công xƣởng đều tống nƣớc thải chƣa hề đƣợc xử lý ra kênh rạch hoặc nếu có xử lý thì cũng chƣa đạt yêu cầu. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có khoảng 450.000kg BOD đƣợc thải ra sông rạch, trong đó có nƣớc thải công nghiệp chiếm 250.000kg/ngày. Đáng chú ý là các nhà máy giấy, dệt, nhuộm, gây ô nhiễm nặng nề nhất, có khi nồng độ lên đến 20.000 – 25.000mg/l COD. 29
  31. Nƣớc thải bệnh viện và bệnh phẩm cũng chƣa đƣợc xử lý hiệu quả. Thậm chí nƣớc thải của một bệnh viện tỉnh nọ chỉ cách ống hút nƣớc cấp cho thành phố không quá 200m. Nghĩa là ô nhiễm bệnh viện lại đƣợc tái ô nhiễm sinh hoạt. 1.2.9. Ô nhiễm không khí trầm trọng ở các đô thị: Ở các đô thị lớn nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì nồng độ SO2, CO2 đã vƣợt 2 – 10 lần cho phép. Riêng các khu vực nhƣ nhà máy xi măng hoặc các trục giao thông chƣa đƣợc nhựa hoá, ô nhiễm bụi đã gấp 50 – 60 lần cho phép. Trong đó các loại bụi công nghiệp nhƣ bụi silic, amiăng (dễ gây ung thƣ) có nơi, có lúc tăng gấp 3 – 4 lần mức cho phép. Trên các đƣờng phố chính hoặc ở các trục lộ lúc “kẹt xe” thì nồng độ bụi và chất độc tăng gấp 20 lần mức cho phép. Các nhà máy nấu nhôm, đồng, nhà máy ắc quy đã và đang gây ô nhiễm không khí bởi các chất độc thăng hoa trong không khí. Ngoài ra, các hoạt động nhƣ đốt vỏ xe, vá ruột xe, nấu nhựa rải đƣờng, bởi vì đây cũng là một tổ chất gây ô nhiễm không khí (với các chất độc là: SO2, CO2, CO). Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí còn gây bởi các mùi khó chịu, ảnh hƣởng lớn đến hô hấp của dân chúng. Đó là các mùi hữu cơ ở các xƣởng chế biến thực phẩm, nhuộm da, nhuộm, chế biến cao su, rƣợu, bia, hoặc nhà máy hoa quả, đồ hộp. Đó là các kênh rạch mà quá trình phân giải yếm khí chất khắp các quận nội thành: Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Bến Nghé, Kênh Đôi, Ruột Ngựa, Tân Hoá, Lò Gốm. Ô nhiễm không khí còn biểu hiện ở độ rung và tiếng ồn. Ở những trục giao thông, quá trình vận chuyển xe cộ và hoạt động của các nhà máy hoặc các công trình xây dựng thì tiếng ồn có khi đến 100dB (vƣợt quá mức cho phép), kể cả những nơi bệnh viện, trƣờng học đều bị ảnh hƣởng lớn. Búa máy chạy bằng diezel gây nên độ rung và làm vỡ, sụt lún các công trình kế cận khi ngƣời ta xây dựng nền nhà máy, nhà cao tầng. 1.2.10. Rác và chất thải rắn: Đối với các thành phố và đô thị, ngoài vấn đề nhà ở, ô nhiễm do nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp, ô nhiễm không khí do giao thông và các nhà máy, tệ nạn và bệnh 30
  32. xã hội, rác thải đang là vấn đề nhức nhối không chỉ đối với các nhà lãnh đạo, quản lý, quy hoạch mà còn đang hàng ngày ảnh hƣởng đến sức khoẻ của cộng đồng, đến mỹ quan của các thành phố và thực tế đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất đối với môi trƣờng của các đô thị. Số liệu thống kê thực tế của nhiều năm, đặc biệt là từ năm 1990 trở lại đây cho thấy, rác luôn luôn là vấn đề nóng hổi và rất khó quản lý, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Điều này do nhiều nguyên nhân, từ thiếu vốn đầu tƣ, thiếu thiết bị, thiếu kiến thức về chuyên môn, không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng trong việc quản lý rác. Rác có thể gây ô nhiễm toàn diện đến môi trƣờng sống: đất, nƣớc (nƣớc mặt, nƣớc ngầm), không khí, điều này đã đƣợc chứng minh qua thực tiễn của các bãi rác ở New Dehli, Calcuta, Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, cũng nhƣ của nhiều nƣớc khác trên thế giới, thậm chí cả các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Hoa Kỳ Lƣợng chất thải phát sinh từ những hoạt động sản xuất và sinh hoạt ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Biện pháp quản lý chất thải sinh hoạt tại hầu hết các thành phố mà Việt Nam cũng nằm trong tình trạng chung đó. Một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện ngay là phải tổ chức có hiệu quả một hệ thống quản lý rác thích hợp và tối ƣu nhằm giải quyết tổng thể vấn đề rác đô thị. Việc quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm do rác thải gây ra nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tái sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho nền kinh tế quốc dân là không còn sớm nữa. Cần phải dành cho nó thời gian nghiên cứu và đầu tƣ một cơ sở vật chất cải tạo thích đáng. Năm 1994, tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ tính riêng cho công tác thu gom vận chuyển rác đã tiêu tốn 64 tỷ đồng, đó là chƣa kể xử lý rác và các vấn để liên quan đến môi trƣờng do rác sinh ra. (Từ tháng 06/1994 bắt đầu thực hiện chôn rác bằng cách phủ đất). Các vật liệu mới lúc đầu phục vụ cho các lợi ích cho con ngƣời nhƣng sau khi sử 31
  33. dụng chúng lại trở thành các chất thải rắn, những tác nhân gây độc cho con ngƣời, các loại động - thực vật khác, thậm chí cả quá trình xử lý chúng còn biến đổi chúng thành những chất mang tính độc hại hơn nhiều lần. Thí dụ điển hình là plastic sau hơn 40 năm ra đời ứng dụng với nhiều tính chất ƣu việt nhƣ nhẹ, bền vững, không thấm nƣớc, mềm dẻo, cho đến nay plastic là một trong những nguyên nhân gây ra ung thƣ cho súc vật ăn cỏ; trong quá trình đốt ở nhiệt độ 12000C plastic bị biến đổi thành dioxin, tác nhân gây quái thai ở ngƣời và động vật. Nói cách khác, chất thải rắn là bƣớc tiếp theo trong hoạt động sống của con ngƣời. Chất thải rắn bao gồm các chất thải không đồng nhất từ các khu dân cƣ và các chất thải đồng nhất từ các khu công nghiệp, nông nghiệp. Mặc dù đã có nhiều chiến dịch “không xả rác”, “sạch và xanh” hiệu quả rất rõ rệt, thế nhƣng vấn đề rác thải vẫn còn trầm trọng. Khó khăn nổi lên hàng ngày, hàng giờ là ở các khâu: thu gom, vận chuyển, xử lý, chế biến. Ở cả 3 khâu này chúng ta vẫn còn nhiều tồn tại lớn. Hệ thống thu gom chƣa phân loại trƣớc lúc thu gom, chƣa hoàn chỉnh, còn sơ sài, mất vệ sinh. Hệ thống vận chuyển cũng gặp nhiều trục trặc kỹ thuật về quản lý trên quá trình vận chuyển. Khẩu xử lý rác và chế biến rác còn quá thô sơ. Có một vài nhà máy công xuất không cao. Vấn đề chôn rác hay chế biến. Chôn ở đâu? Bãi đổ rác đã là một vấn đề đau đầu cho các nhà lãnh đạo và nhân dân. Ô nhiễm xảy ra từ nƣớc rò rỉ ở bãi rác vào đất ô nhiễm nƣớc ngầm. Mùi hôi thối, ruồi nhặng từ bãi gây nên bệnh tật. Đó là một trong nhiều vấn đề nan giải cần giải quyết. Hơn thế nữa, rác và bệnh phẩm ở bệnh viện đã và đang gây nguy hại cho môi trƣờng. Vì vậy xử lý rác thải bệnh viện bằng đốt hay chôn, và kỹ thuật đốt ra sao, quy trình chôn bệnh phẩm vẫn chƣa đƣợc giải quyết thoả đáng. 1.3. Các chƣơng trình và đƣờng lối chiến lƣợc: Từ cách đây hơn một thập kỷ, vấn đề môi trƣờng đã đƣợc Việt Nam đặc biệt quan tâm và trở thành một nhiệm vụ chiến lƣợc cơ bản trong phát triển kinh tế và xã hội. Bốn kế hoạch 5 năm: 1981 – 1985, 1986 – 1990, 1991 – 1995 và 1995 – 2000 đã đƣợc đặt ra nhằm nghiên cứu vấn đề môi trƣờng, gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội. Năm 32
  34. 1982, hàng loạt các hội thảo chuyên đề liên quan đến môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên đã đƣợc tổ chức nhƣ: sử dụng đất đai, chống suy thoái rừng, biển, Năm 1983, Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 về điều tra cơ bản và sử dụng hợp lý môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên đã đƣợc triệu tập. Năm 1984, Việt Nam dự hội thảo và công bố chiến lƣợc quốc gia về bảo vệ môi trƣờng. Ngày 20/09/1985, nƣớc ta ban hành Nghị quyết 246/HĐBT về việc đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Bắt đầu từ năm 1985 – 1986, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu tổng quan về môi trƣờng và chuẩn bị cho dự thảo Luật môi trƣờng. Năm 1989 – 1990 đƣợc sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc và một số tổ chức Quốc tế, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu ban đầu trong công cuộc thực thi có hiệu quả chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng. Ba công việc lớn nhất Việt Nam đã đƣợc làm là: - Chƣơng trình hành động bảo vệ môi trƣờng từ năm 1991 – 2000 đã đƣợc Chính phủ thông qua và phê chuẩn. - Hệ thống pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trƣờng mà cốt lõi là Luật bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc Quốc hội thông qua cuối năm 1993. - Nâng cao nhận thức toàn dân về môi trƣờng và đào tạo cán bộ nghiệp vụ môi trƣờng, xây dựng cơ sở vật chất và củng cố tổ chức quản lý, bảo vệ môi trƣờng. Chính phủ giao nhiệm vụ chung về bảo vệ môi trƣờng cho Uỷ ban Khoa học nhà nƣớc và cuối năm 1992, Uỷ ban đổi thành Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng. Từ những chính sách môi trƣờng ở từng ngành đã quy về một mối thành những chính sách, rồi trở thành Luật bảo vệ môi trƣờng và chƣơng trình hành động vì môi trƣờng. Vấn đề lớn nhất là sự nhận thức về vai trò và vị trí của môi trƣờng. Công cuộc phát triển kinh tế xã hội phải gắn chặt với môi trƣờng, nhằm mục đích tạo điều kiện sống cho con ngƣời và đạt đƣợc sự cân bằng sinh thái giữa con ngƣời với môi trƣờng. Thông thƣờng những hoạt động của con ngƣời có kèm theo cả những hậu quả không lành mạnh cho môi trƣờng. Do khai thác, sử dụng bừa bãi và lạm dụng tài nguyên thiên 33
  35. nhiên, chính con ngƣời đã gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, gây suy thoái và ô nhiễm môi trƣờng. Kinh nghiệm của các nƣớc phát triển cho thấy rằng nhân loại hiện đang đứng trƣớc nguy cơ suy thoái môi trƣờng toàn cầu do mất cân bằng trầm trọng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Cuộc cách mạng công nghiệp từ 200 – 300 năm trở lại đây một mặt làm tăng của cải vật chất hàng ngàn lần, mặt khác cũng tạo cái giá phải trả quá đắt. Môi trƣờng tới mức báo động, bầu không khí toàn cầu ô nhiễm nặng, tài nguyên cạn kiệt, khí hậu thay đổi. Trái đất nóng dần lên, mực nƣớc biển dâng cao, tầng ozôn suy giảm nghiêm trọng. Do đó, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam xác lập và ban hành ngay chính sách bảo vệ môi trƣờng và các biện pháp cứng rắn, dựa trên Luật bảo vệ môi trƣờng nhằm mục tiêu giữ cho môi trƣờng lành mạnh, sạch và xanh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững. Chính sách bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam thực chất là vừa chú ý thúc đẩy sự phát triển trƣớc mắt, vừa tạo điều kiện cho sự phát triển về sau, dựa trên nguyên tắc: phát triển bền vững, kết hợp lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài, kết hợp hiện tại và tƣơng lai của thế hệ mai sau và tƣơng lai dân tộc. Có nhiều lý do chủ quan và khách quan đang cản trở việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trƣờng. Mặc dù ta đã quan tâm giải quyết vấn đề này hàng chục năm nhƣng có thể nói vấn đề bảo vệ môi trƣờng đối với ta vẫn còn mới. Bản thân vấn đề lại rất phức tạp, vừa rất đặc thù lại vừa có tính tổng hợp, liên ngành cao. Đã có nhiều nƣớc, nhiều nơi, nhiều lúc, ngƣời ta đối lập vấn đề môi trƣờng và phát triển, đơn giản hoá mối quan hệ môi trƣờng và dân số, bỏ qua vòng luẩn quẩn về nghèo đói và môi trƣờng, không kết hợp đƣợc sức mạnh của quản lý hành chính và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trƣờng Nếu trƣớc đây có ngƣời cho rằng chỉ có nƣớc giàu mới bảo vệ môi trƣờng thì ngày nay đó trở thành nhiệm vụ của tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, Luật bảo vệ môi trƣờng đã có hiệu lực nhƣng suy thoái môi trƣờng vẫn chƣa đƣợc giải quyết, ô nhiễm môi trƣờng vẫn gia tăng, sự cố môi trƣờng có vẻ nhƣ nhiều hơn. 34
  36. Giả dụ có đủ quyết tâm và biện pháp, ta còn phải có thời gian nhất định để đầu tƣ một khoản kinh phí không nhỏ cho các phƣơng án bảo vệ môi trƣờng. Liệu lúc này các giám đốc nhà máy, xí nghiệp đã chịu bỏ ra khoản 10 – 30% tổng vốn đầu tƣ của công trình để xử lý môi trƣờng chƣa? Việc đầu tƣ này chỉ mới đƣợc bắt đầu. Tất nhiên, cần thấy rõ những điều chƣa hoàn chỉnh của hệ thống quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng cả ở Trung Quốc và địa phƣơng và đó là một trong những nguyên nhân cơ bản cản trở thực hiện chính sách môi trƣờng. 1.4. Điểm qua vài nét quản lý môi trƣờng khu vực Đông Nam Á Đặc điểm địa lý của 10 nƣớc Đông Nam Á là nằm trong vùng cận xích đạo và nhiệt đới, ảnh hƣởng của biển Thái Bình Dƣơng. Mặc dù có một số nƣớc công nghiệp mới, nhƣng phần lớn vẫn là những nƣớc đang phát triển. Vì vậy, về phƣơng diện môi trƣờng học vừa có những điểm giống nhau nhƣng lại có nhiều nét đặc thù về: môi trƣờng tài nguyên, môi trƣờng không khí – khí hậu, môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc, môi trƣơờng đô thị và nông thôn, môi trƣờng dân số và phát triển, quản lý môi trƣờng, vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh môi trƣờng - bệnh học, giáo dục môi trƣờng và sự cố môi trƣờng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số điểm về lĩnh vực này. Trong các nƣớc Đông Nam Á, ngƣời ta phải công nhận Singapore là nƣớc vệ sinh môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng tốt nhất. Thành phố Singapore của đảo quốc cùng tên này nổi tiếng là sạch sẽ, đẹp, mát mẻ, không khí còn trong lành. Trên máy bay nhìn xuống thành phố đúng là thành phố công viên (park city) với diện tích 10 – 11m2 cây xanh/ đầu ngƣời. Ngay của họ cũng là rừng phòng hộ môi trƣờng và là rừng công viên với 18m2 cây xanh/ đầu ngƣời. Chúng tôi thả bộ trên vỉa hè đại lộ mà cứ ngỡ mình đi trong viên: nồng độ bụi khói thấp dƣới mức cho phép. Không hề có rác và chất thải rắn dọc đƣờng phố và nơi công cộng. Có dịp đƣợc thăm nhà của một vị giáo sƣ tiến sĩ Wo Kim Chuan, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trƣớc nếp sống và ý thức bảo vệ môi trƣờng nơi đây, các giỏ rác, đống rác đƣợc làm và xử lý đúng giờ, đúng nội quy một cách rất “máy”, “rất công nghệ” bởi ngƣời giúp việc và các thành viên trong gia đình. Các hành vi nhƣ: xả giấy ra đƣờng, nhổ nƣớc bọt, xe ô tô bụi khói quá tiêu chuẩn đều 35
  37. bị phạt, mỗi lần phạt không dƣới 15 đô la. Ở Singapore, luật lệ có trƣớc và giáo dục đi sau. Bộ luật và quy định dƣới luật về môi trƣờng có sớm nhất trong các nƣớc Đông Nam Á. Tại Hội nghị quốc tế 5 – 7/6/95, Singapore đăng ký là trung tâm huấn luyện kỹ thuật môi trƣờng ở Đông Nam Á. Sau Singapore có thể kể đến Malaysia mà điển hình là Kuala Lumpur. Benang và Malaya Cũng nhƣ Singapore, Malaysia đã cho ra đời sớm bộ luật môi trƣờng và văn bản dƣới luật. Quản lý môi trƣờng có một hệ thống từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Ở mỗi thành phố có một đội đặc nhiệm bảo vệ môi trƣờng, đƣợc trang bị xe, máy phân tích nhanh, và các cán bộ kỹ thuật quản lý. Bên cạnh đó hệ thống Motoring nhƣ một mạng lƣới giám sát môi trƣờng kể cả môi trƣờng không khí, nƣớc, đất và biển ven bờ Đại lộ chính của trung tâm thành phố Kuala Lumpur chạy dọc con kênh chảy qua thành phố, bên hai bờ kênh đƣợc kè đá và hai hàng cây bóng mát, chắn tiếng ồn. Vì vậy, xe ô tô nối đuôi nhau chạy suốt ngày đêm nhƣng khách sạn ở cạnh đó vẫn không bị ảnh hƣởng nhiều bởi tiếng ồn. Con kênh ở đây mặc dù không thể sánh với sông Xen (Pháp), kênh đào Matxcơva nhƣng ít có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ hoặc ô nhiễm chất thải nhà máy (qua số liệu phân tích). Ngay cổng vào sân bay đã là một “part airport” với dàn hoa tigôn phủ kín, với hai hàng cọ dầu và tuyệt nhiên không thấy rác thải. Chợ trung tâm đƣợc bày bán đủ thứ thực phẩm. Nếu là tƣơi sống thì đƣợc để trong tủ kính lạnh, nếu đã đƣợc chế biến có ghi thời hạn sử dụng và cũng đƣợc bày trong tủ kính. Luật xử phạt khá nặng cho loại thực phẩm không che đậy, đóng gói, kể cả khi vận chuyển trên đƣờng. Các loại thức ăn nhanh (Fast foods) đều có quầy đảm bảo vệ sinh và đƣợc kiểm tra thƣờng kỳ và đột xuất, sẽ phạt nặng và rút giấy phép nếu phạm lần thứ hai. Tại một số khu nhà ổ chuột (slum) ở ngoại ô Kuala Lumpur và Benang. Tính chất dơ bẩn và lộn xộn vẫn là đặc trƣng của nhà dân với thu nhập dƣới 100 ringit/tháng, nhƣng so với các nhà kênh rạch không số, không tên ở ta thì ít hơn rất nhiều về số lƣợng, tính ô nhiễm thấp hơn. Theo giáo sƣ Woong cho biết: họ đã mất trên 10 năm với 36
  38. những kế hoạch có chi viện của nhà nƣớc, các công ty tƣ nhân và cả của quốc tế mới tạm ổn. Với chế độ quản lý môi trƣờng chặt chẽ, khoa học và kinh phí hợp lý, nƣớc có 4 sắc tộc lớn với 9 tiểu vƣơng quốc này đã và đang thành công trong vệ sinh và quản lý môi trƣờng. Tình hình vệ sinh môi trƣờng và quản lý môi trƣờng ở Inđônêsia có vẻ yếu hơn. Trung tâm Jakarta vẫn sạch, đẹp nhƣng ngoại ô đã có những biểu hiện ô nhiễm nguồn nƣớc. Ở Kalinmantan, nơi đƣợc xem là quản lý môi trƣờng đƣợc xem là loại trung bình, ở đây ô nhiễm không khí ít nhƣng ô nhiễm nguồn nƣớc và thực thi luật môi trƣờng cũng yếu hơn. Brunei là một nƣớc nhỏ nhất và ít dân nhất Đông Nam Á nhƣng lại có thu nhập cao hơn cả Malaysia, chỉ thua Singapore. Phƣơng tiện giao thông nhiều nhất là xe hơi nhƣng vì đất nƣớc này có quy định không đƣợc nhập xe hơi đã dùng trên 2 năm và 6 tháng kiểm tra xe một lần nên lƣợng phát thải từ xe hơi không nhiều, hơn nữa thành phố lại ở trên bờ biển nên độ ô nhiễm không khí rất thấp. Thủ đô Brunei và vùng Butong (cách thủ đô 60km) mà tác giả có dịp đến thăm đều rất sạch đẹp: không hề có rác thải trên đƣờng phố. Hệ thống khai thác dầu mỏ một phần nằm ngoài khơi, một phần nằm ngay bãi, bờ biển cùng với hệ thống lọc dâu. Theo tiến sỹ W. Dunây cho biết, bờ biển ở đây không hề bị ô nhiễm dầu. Đất nƣớc giàu có vì nguồn dầu mỏ này đã hợp tác liên doanh với nƣớc ngoài và đã thành công trong bảo vệ môi trƣờng. Riêng với Thái Lan, môi trƣờng còn báo động ở hai khâu cơ bản: giao thông và môi trƣờng kênh rạch. Nạn kẹt xe càng gia tăng thì ô nhiễm khói bụi, chì, CO2 tăng. Theo tiến sỹ Peter – trong chƣơng trình EU chống ô nhiễm môi trƣờng nƣớc đã than thở: “Không khác gì Việt Nam, các kênh rạch Thái Lan cũng ô nhiễm rất nặng nề và khó khắc phục”, các chỉ số BOD5 ở đây cũng không dƣới 25mg/l. Sự phát triển kinh tế và du lịch ở Thái Lan đã không đồng bộ và ảnh hƣởng đến môi trƣờng – làm môi trƣờng xuống cấp (Thực trạng này cũng đã và đang diễn ra ở nƣớc ta). Vệ sinh tại vùng Đông Bắc Thái Lan quá cách biệt với khu vực phía Nam và ngoại thành Bangkok: mùa 37
  39. khô thiếu nƣớc sạch trầm trọng, tập quán sinh hoạt của ngƣời dân ở đây còn quá nặng nề, chƣa có vệ sinh môi trƣờng. Các quy định về luật môi trƣờng hầu nhƣ chƣa đƣợc áp dụng, kể cả thành phố Chiềng mai nhƣng luật lệ và văn bản dƣới luật của Thái Lan quy định khi kiểm tra phát hiện một nhà máy hay cơ quan gây hại môi trƣờng sẽ có hai phần: phần đền bù thiệt hại 100% và phần vi phạm luật 50 – 100% trên tổng giá trị đã gây hại. Philippin cũng là một nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á mà tình trạng vệ sinh môi trƣờng và luật môi trƣờng mới có bƣớc chuyển biến những năm gần đây. Vì vậy, vấn đề rác thải và nƣớc thải vẫn là vấn đề nan giải của họ. Tiến sỹ Carlo cho biết đã hoàn thành bộ luật hoàn chỉnh và cũng đã đƣợc ban hành nhƣng thực tế còn lỏng lẻo. Tuy nhiên, ở Phiplippin có cái hay là họ cho công ty tƣ nhân đảm trách cùng chính phủ về vệ sinh môi trƣờng và quản lý môi trƣờng. Vì vây, không có gì ngạc nhiên khi thấy có những khu chợ, những đoạn đƣờng có đóng bảng đèn màu ghi rõ công ty quản lý về vệ sinh môi trƣờng. Rác - chất thải rắn cũng đƣợc một công ty thầu xử lý, tất nhiên phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn môi trƣờng. Ở Philippin có một điều đã bắt đầu lƣu tâm là các chất thải các bệnh viện, nơi gây ra nhiều độc hại do bệnh phẩm và nƣớc thải, cũng đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ nhhiên cứu giải quyết. Tuy nhiên, vệ sinh môi trƣờng ở kênh rạch và vùng nông thôn của họ cũng chỉ khác hơn nƣớc ta (nghĩa là còn ô nhiễm nặng). Giống nhƣ ở Thái Lan, một số vùng nông thôn Phipippin cũng bị tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc nặng nề, kể cả nƣớc ngầm Nhìn chung, các nƣớc Đông Nam Á là những nƣớc đều có khí hậu nóng, ẩm, mƣa nhiều. Đó là điều kiện môi trƣờng thuận lợi cho các vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây bệnh – đƣợc gọi chung là bệnh môi trƣờn, sinh sản và phát triển rất nhanh thành dịch, chỉ sau một vài tuần. Nhất là các nƣớc nghèo, y tế cộng đồng và dự phòng kém, dịch bệnh là điều không tránh khỏi, đặc biệt là đầu mùa mƣa, ví dụ nhƣ dịch tả, kiết lỵ, thƣơng hàn, lao phổi, xuất huyết. Vệ sinh môi trƣờng là một lĩnh vực tác động trực tiếp đến cuộc sống dân cƣ. Nó bị ảnh hƣởng bởi sự phát triển kinh tế, kiếm sống, điều kiện xã hội, tập 38
  40. quán sinh hoạt. Để kiểm soát và làm cho vệ sinh môi trƣờng tốt lên, tất yếu phải áp dụng luật bảo vệ môi trƣờng và quản lý môi trƣờng (đi đôi với giáo dục). Thực tế đã chứng minh rằng nƣớc nào áp dụng luật chặt chẽ và khoa học, môi trƣờng sống tốt hơn hẳn. B. BÀN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TOÀN CẦU 1.5. Tính nghiêm trọng của vấn đề môi trƣờng toàn cầu: Hàng tỉ nhân loại kém may mắn đang đối diện với một tình hình tiến thoái lƣỡng nan: chết vì lợi ích con cái hay sống để rồi huỷ cái cơ cấu đang tồn tại vốn có thể tăng tuổi thọ của con cái họ lên đến 10 – 20 năm nữa. Rất nhiều nhà khoa học đã lên tiếng đòi hỏi chia sẻ về tài chính mà còn nhiều lĩnh vực khác nhƣ khoa học, công nghệ, kỹ năng quản lý và thích nghi, sự thông suốt những gì mà các nhà khoa học đã thừa nhận. Dòng kiến thức về sinh tồn này phải đƣợc phát triển theo mọi hƣớng. Tuy nhiên trên thực tế, bên cho và bên nhận thƣờng bất đồng với nhau trong đàm phán về sự nhân nhƣợng. Bên cho vẫn khăng khăng đòi đóng vai trò hƣớng dẫn cách thức điều hành cho bên nhận, bên nhận lại không chấp nhận bên cho (vốn là những quốc gia có bề dày điều phối môi trƣờng một cách mất cân đối thực hiện điều đó. Lần đầu tiên các nƣớc nghèo nhận ra rằng các nƣớc giàu có thực sự cần nguồn tài nguyên và các cơ chế sinh học hay sinh địa học, chiến tranh, sự phá hoại tài nguyên đang mất dần những cơ chế tự nhiên đó. Rất có thể, hơn 40 cuộc nội chiến hiện nay trên thế giới có tác động vô cùng nguy hiểm đến ổn định sinh thái và quyền công dân (điều kiện tiên quyết để đạt tới tính bền vững của trái đất). Vì lẽ đó, vấn đề bảo vệ sinh thái toàn cầu hiện đang đƣợc chú trọn đặc biệt trong chƣơng trình hành động quốc tế. Đó là lý do vì sao các bản thảo về môi trƣờng toàn cầu sẽ áp chế đƣợc những phi vụ chính trị thƣơng mại (không kể quân sự) cho một tƣơng lại không xa. Chƣơng trình hành động 21 (Agenda 21) đƣợc lên kế hoạch với mục tiêu: đạt đến một xã hội có tính bền vững trên trái đất. Agenda 21 đề ra những nền tảng cho một nền khoa học môi trƣờng liên ngành, cho việc cải thiện khả ăng khoa học trên trái đất và 39
  41. cho việc kiểm soát toàn cầu thƣờng xuyên. Trong đó vấn đề kìm hãm tốc độ gia tăng dân số và sử dụng tài nguyên đƣợc đƣa vào hàng ƣu sách. Vì hai yếu tố này vẫn theo đà hiện nay thì khoa học và công nghệ cũng không cứu vãn đƣợc tình trạng suy thoái môi trƣờng. Tình hình dân số và mức tiêu thụ cần thiết về lƣơng thực, thực phẩm, năng lƣợng, điều kiện vệ sinh. - Dân số thế giới hiện nay là 6,0 tỉ ngƣời và mỗi năm tăng thêm 100 triệu ngƣời. - Các hoạt động kinh tế tăng 3%/năm kể từ năm 1950. Với tỷ lệ đó, tổng lƣợng sản phẩm toàn cầu sẽ tăng lên gấp 5 lần vào năm 2000. - Hiện nay có khoảng 1 tỷ ngƣời không đủ ăn, trong khi đó 1,2 tỉ hecta đất đã bị thoái hoá trầm trọng từ năm 1950. - Năm 1990, lần đầu tiên tổng lƣợng đánh bắt hải sản lên đến 84,2 triệu tấn (tăng 400% so với năm 1950). - Xét theo tốc độ tăng trƣởng hiện nay về tiêu dùng, tất cả dầu hiện có sẽ cạn kiệt trong vong 70 năm nữa, tạo cơ hội cho giá cả tăng vọt và tác động đến hiệu quả hồi sinh. - Tất cả khí tự nhiên cũng sẽ cạn kiệt trong vòng 150 năm nữa, khiến cho giá cả và khả năng tái sinh bị biến động. - Tổng nhu cầu năng lƣợng năm 2010 sẽ là 17,5 ty watt, tƣơng đƣơng với 92 tỷ Barrel (cao hơn hiện nay 50%). Tuy nhiên, 85% năng lƣợng này sẽ đƣợc khai thác từ nhiên liệu hoá thạch (cao hơn hiện nay 35%) nếu hiệu quả khai thác năng lƣợng là 2% thì năm 2010 cần đến 15 tỉ watt. - Hơn 1 tỉ ngƣời hiện không còn đƣợc dùng nƣớc sạch và 1,7 tỉ (bằng ½ tổng dân số các nƣớc đang phát triển) không có điều kiện vệ sinh chu đáo. Hơn 60 nƣớc chỉ tƣới tiêu không quá 10% diện tích đất trồng sẵn có. 40
  42. 1.6. Con ngƣời đang bị đe doạ: Con ngƣời vẫn có khả năng can thiệp mà không phá hoại nguồn tài nguyên lâu bền của hành tinh 3,5 tỷ năm này. Các chứng cứ có từ nhiên liệu hoá thạch cho thấy, chính trái đất có cơ hội phục hồi nhanh chóng. Sinh quyển vẫn tồn tại với thành phần cơ bản gồm không khí, nƣớc và đất dù nó đã trải qua nhiều “lò rèn” núi lửa và sự va chạm giữa các thiên thể khổng lồ. Nhƣng nhiệt độ trên trái đất biến động mạnh và trái đất vẫn chƣa lấy lại mức thăng bằng vốn có: nó đã và đang làm giảm tính đa dạng và phức tạp của các loài. Chỉ có loài ngƣời mới quan tâm đến sự sống trên trái đất bằng bộ óc, lý trí và linh hồn tình cảm của mình. Cho nên trong thực tế họ vừa tàn phá vừa xây dựng đối với môi trƣờng. Và chính họ là nạn nhân của sự khai thác quá tải và vô lối của mình, còn trái đất thì đang bị áp lực trầm trọng. Những kết luận sau đây thể hiện rõ mức độ trầm trọng của cơn khủng hoảng hiện nay: – Mỗi ngày, khoảng 5000 trẻ em chết vì thiếu thực phẩm, nƣớc, điều kiện vệ sinh và những đảm bảo cơ bản về sức khoẻ. – Khoảng 15 triệu ngƣời đang ở trong tình trạng thiếu hụt các phƣơng tiện sản xuất thực phẩm và thu lƣợm củi đốt cần thiết để đảm bảo sự sống cho họ, gia đình họ. – Khoảng 15 triệu ngƣời đã bị thay đổi sinh quán vì không thể xƣ trú tại nơi cũ đƣợc (kể cả lý do các cuộc nổi loạn quân sự) khoảng 10 triệu ngƣời khác đang phải thay đổi chỗ ở ngay trong khu vực cƣ trú của mình (bị đẩy vào các khu vực đất nghèo hoặc đã chịu nhiều áp lực). – Tổn thất tầng đất và tầng rừng bảo vệ đang gây ra một mức độ xói mòn đất cao đến nỗi không thể hình thành các khu sản xuất lƣơng thực mới. Các loại giống chất lƣợng cao, sự cải thiện thị trƣờng và việc tích trữ đã duy trì đƣợc mức lƣơng thực trên đầu ngƣời. Nhƣng ở Châu Phi và Đông Nam Á, lƣơng thực đầu ngƣời đã giảm xuống trong vòng một năm nay. 41
  43. – Có khả năng 2/5 dân số thế giới sống trong những điều kiện mà chỉ có một biến động nhỏ của khí hậu cũng có nguy cơ ảnh hƣởng đến khả năng sinh tồn của con ngƣời. – Đối với đa số dân nghèo, cái nguy hiểm nhất không phải là sự thoái hoá môi trƣờng mà chính là sự thiếu điều kiện vệ sinh và thực phẩm, bệnh tật, sự ô nhiễm gây ra bởi xe cộ, chất thải công nghiệp và sinh hoạt, sự đốt nhiên liệu nơi họ đang sống. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tạo một sự phát triển lâu bền về mặt môi trƣờng (Sustainable Development – SD). SD có thể đƣợc hiểu nôm na là sự phát triển trong đó nỗi ám ảnh đối với ngƣời nghèo bị thủ tiêu để họ không còn buộc phải phá huỷ đất đai, yếu tố quyết định sự sống của họ. Trong các cuộc hội thảo môi trƣờng ngƣời ta tập trung các ƣu sách vào các vấn đề: – Việc đảm bảo lƣơng thực. – Cân bằng sinh thái – Việc ổn định hoá đất đai – Khả năng năng lƣợng sẵn có, năng lƣợng sạch (gió, sóng, thuỷ điện). – Quyền công dân của phụ nữ và các dân tộc thiểu số – LCA (Life Cycle Assement), ISO 14000 Tuy nhiên, các nƣớc giàu có thuộc OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) lại tập trung vào những vấn đề liên hệ trực tiếp đến họ, bao gồm: – Sự thay đổi khí hậu cùng những hậu quả khôn lƣờng đối với nông nghiệp, sự cung cấp nƣớc và bảo vệ bờ biển. – Sự phá huỷ tầng ozôn với những hậu quả khó có thể khẳng định chính xác đối với bệnh ung thƣ da, bệnh đục nhãn mắt và chức năng của hệ thực vật nổi trên biển. – Sự tuyệt chủng của nhiều loài vật kèm theo sự lãng phí các tiềm năng quan trọng của dƣợc phẩm, công nghệ lƣơng thực và khống chế sâu bệnh. Có thể kết luận, trong khi các nƣớc giàu đang lo lắng về những hậu quả ghê gớm của sự thay đổi khí hậu toàn cầu trong 2 – 3 thế hệ nữa thì các nƣớc nghèo lại không có 42
  44. tiền mặt để cung cấp nƣớc sạch và xử lý nƣớc thải ở những thành phố đầy khói và chất độc. 1.7. Uỷ ban môi trƣờng và phát triển thế giới cùng những đòi hỏi cải tổ: Uỷ ban Môi trƣờng và phát triển thế giới (WCED) đƣợc thành lập năm 1983 dƣới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc. Nhiệm vụ của Uỷ ban này là làm sáng tỏ và cổ động một sự phát triển lâu bền (SD). Cho đến nay, thuật ngữ SD vẫn còn là một khái niệm mù mờ và khó hiểu. Đó là một khái niệm mơ hồ và đƣợc WCED đã phân tích sâu sắc những tác đông vô cùng ghê gớm của con ngƣời đối với trái đất và đƣa ra những gì ngƣời ta cần để làm thay đổi tình hình bi đát của môi trƣờng nhƣ hiện nay. Theo WCED, khái niệm SD gắn liền với tính công bằng trong sử dụng tài nguyên giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tƣơng lai. Điều này có nghĩa là phải tạo ra cơ hội về những sinh kế có thể sử dụng tài nguyên lâu bền (sustainable livetihoods) cho ngƣời nghèo, bao gồm chuyển giao công nghệ, xây dựng khả năng khoa học. Đồng thời, SD phải đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên đang đƣợc sử dụng sẽ đƣợc tái bồi đắp trong thế hệ tƣơng lai. Các nhà kinh tế phân thành ba mức độ tính lâu bền: - Tính lâu bền quá yếu: xảy ra khi các nguồn vốn tự nhiên, nhân tạo và nguồn nhân lực luôn ở mức độ cố định, nghĩa là có thể tìm ra một cái thay thế cho bất kỳ một trong ba nguồn vốn trên và thu nhập không đủ bù đắp sự sống. - Tính lâu bền yếu: xảy ra khi con ngƣời không thể bảo đảm đƣợc tính cố định của các loại vốn do những hạn chế trong khả năng tiêu thải. Loại vốn tự nhiên cần đƣợc bảo tồn để tạo điều kiện sống cho tất cả các loài. - Tài nguyên lâu bền cao: xảy ra khi hệ sinh thái duy trì sự sống hoạt động trên trái đất đối với phƣơng thức “tự nhiên” và hiệu quả chi phí cao nhất. Các chỉ số về giá trị tồn tại, giá trị để lại, khả năng không xoay chuyển đƣợc, sự xa lạ với điều kiện không chắc chắn và khả năng giảm áp lực phá huỷ đƣợc xem là các chỉ số phúc lợi môi trƣờng của con ngƣời. Trong đó khả năng giảm áp lực phá huỷ có nghĩa là giảm áp lực đe doạ sự sống. Còn sự xa vời, sự thiếu chắc chắn nghĩa là con ngƣời hoàn toàn yên tâm khi đoán chắc họ đang sống trong một thế giới thực có khả năng lâu bền. 43
  45. Để cổ động việc thực thi SD, WCED yêu cầu những cải tổ quan trọng sau đây: - Thành lập một uỷ ban điều hành SD để chắc chắn rằng tất cả các nƣớc thuộc Liên hiệp quốc đều hợp tác để tạo ra một sự phát triển thực sự chống đỡ đƣợc. - Thành lập những chiến lƣợc SD quốc gia do một cơ quan độc lập của Liên hiệp quốc giám sát. - Nhận thức chính trị và hỗ trợ tài chính cho các tổ chức phi chính phủ trong việc thúc đẩy hành động và giải phóng cộng đồng khỏi áp lực huỷ hoại môi trƣờng. - Đẩy mạnh sự giám sát và các chƣơng trình hỗ trợ kỹ thuật nằm trong khuôn khổ chƣơng trình môi trƣờng của Liên hiệp quốc với quan điểm: nâng cao khả năng khoa học ở mọi bƣớc nhằm tạo ra một “kiểm định địa cầu” hợp lý. - Thành lập chƣơng trình đánh giá các nguy cơ toàn cầu để định rõ những hiểm hoạ và những khu vực đang bị nguy cấp về khả năng tổn thƣơng môi trƣờng và xã hội, hợp tác với các cộng đồng địa phƣơng trong việc tạo năng lực thoát khỏi những hiểm hoạ này một cách hợp lý. - Tăng cƣờng vai trò của các tổ chức khoa học quốc tế nhằm đảm bảo rằng một nền tảng khoa học vững chắc đang trong tƣ thế sẵn sàng cho một sự cải tổ môi trƣờng. - Tăng cƣờng hợp tác với công nghiệp để ngành này đóng vai trò chủ đạo trong việc kiểm tra các hoạt động điều tiết phát triển và thay đổi công nghệ không thích hợp, hợp tác các cộng đồng địa phƣơng trong việc duy trì nền kinh tế sử dụng tài nguyên lâu bền. - Buộc ban bí thƣ Liên hiệp quốc ra thông báo toàn cầu và một công ƣớc quốc tế về bảo vệ và phát triển môi trƣờng. - Sắp xếp lại các hoạt động cho vay và phát triển để tạo một điều lệ cơ bản về SD trên cơ sở song phƣơng bình đẳng và mỗi bên có quyền thực hiện việc kiểm định môi trƣờng theo cách riêng. - Đẩy mạnh hoạt động LCA, ISO 14000 trên toàn thế giới. 44
  46. - Tạo ra các quỹ mới để tài trợ quá trình chuyển đổi môi trƣờng bằng cách tạo thu nhập từ tài sản chung toàn cầu (hàng hải, đánh bắt ngƣ sản, khai thác nƣớc biển, sử dụng không gian) thông qua kinh doanh và các biện pháp tài chính quốc tế đặc biệt. Để xem xét lại tiến trình thực hiện và đƣa ra thêm những kế hoạch khác để dịnh đƣợc những tiêu chuẩn và duy trì sự phát triển nhân loại trên cơ sở nhu cầu con ngƣời và các quy định tự nhiên. 1.8. Hội nghị liên hiệp quốc về môi trƣờng và phát triển (The UN Conference on Enviroment and Developmet – UNCED). Hội nghị trên đƣợc tổ chức tại Rio de Janerio (Braxin) vào năm 1992, tức 20 năm sau ngày hội nghị thƣợng đỉnh đầu tiên về môi trƣờng đƣợc tổ chức ở Stockholm đã để lại những dấu ấn nghi ngờ về một sự thiên vị dành cho các quốc gia giàu có, biến ngƣời nghèo thành những kẻ nô dịch cho ngƣời giàu và tạo ra một chủ nghĩa thực dân môi trƣờng. Những hứa hẹn “bùi tai” tại hội nghị này về sa mạc hoá, quyền phụ nữ, dân số cuối cùng chẳng đáp ứng đƣợc gì cho ngƣời nghèo. Vƣợt khỏi những hạn chế của hội nghị Stockholm, hội ngị Rio (UNCED) đã đƣợc tổ chức theo đúng những yêu cầu cải tổ của WCED. Nhƣng nó cũng để lại không ít phản ứng dữ dội trái ngƣợc nhau giữa các nhà bình luận. Nội dung chủ yếu của UNCED là bàn về quy mô SD. Hội nghị thƣợng đỉnh Rio đã gặt hái đƣợc thành công về mặt tổ chức. Để chuẩn bị cho hội nghị này có đến 4 hội nghị khác đƣợc tổ chức trƣớc đó với sự tham gia của 170 quốc gia và các tổ chức phi chính phủ. Đây là dịp tranh luận gay gắt với những vấn đề nóng bỏng bao gồm: cơ chế tài trợ, sự chuyển giao công nghệ Bắc – Nam, các công ƣớc quốc tế và sự sử dụng tài nguyên không đúng mức (tức lãng phí và sử dụng không hiệu quả). Hội nghị Rio đã thu hút đƣợc 110 nguyên thủ quốc gia đại diện cho 153 nƣớc, 2500 nhóm phi chính phủ, 800 nhà báo có uy tín và hơn 30800 ngƣời khác. Sau đây là những thành công của hội nghị này: - Hội nghị đã làm phấn khích các tổ chức phi chính phủ, tạo một niềm tin về một sự hợp tác quốc tế giữa các nhà hoạt động môi trƣờng. 45
  47. - Tại hội nghị, hai công ƣớc quốc tế đã đƣợc ký kết: 1 về sự thay đổi khí hậu và 1 về đa dạng sinh học. Cả hai công ƣớc đều dựa trên nền tảng của “luật mềm” (luật linh hoạt) bắt buộc các bên tham gia (kể cả những đối tƣợng không ký vào công ƣớc) phải tôn trọng và tuân thủ luật quốc tế. Cả hai công ƣớc đều yêu cầu các nƣớc báo cáo thƣờng xuyên về các hoạt động tuân thủ của mình. - Thành công nhất của hội nghị là việc đề ra Agenda 21, tạo nền tảng cho những chiến lƣợc toàn cầu trong công cuộc thực hiện sự phát triển có khả năng lâu bền (SD). Agenda 21 là một báo cáo gồm 40 chƣơng vạch ra những sai lầm và những gì cần làm để khắc phục chung. Agenda 21 tập trung vào các mục tiêu, các yêu sách hành động một chƣơng trình tuân thủ các điều khoản này và sự tính toán chi phí cần thiết. Sau đây là những mục tiêu hành động chính: → Tăng cƣờng vai trò của các tổ chức trung gian phi chính phủ: các dân tộc bản xứ, các tổ chức phi môi trƣờng, khoa học, chính quyền địa phƣơng, thƣơng mại, giới nông dân, các liên đoàn thƣơng mại, phụ nữ và thanh thiếu niên. → Xây dựng và phát triển khoa học, nhận thức quần chúng, giáo dục để chuyển giao khoa học và công nghệ ở các nƣớc đang phát triển. → Vạch ra chiến lƣợc kiểm định toàn cầu để tăng cƣờng dữ liệu về sự thay đổi khí hậu gắn chặt nó với mô hình địa phƣơng và các chiến lƣợc vì sinh tồn. → Tạo một nền khoa học môi trƣờng năng động và nâng cao tính công dân toàn cầu, tức tạo ra một cộng đồng hiểu biết rõ môi trƣờng và có phƣơng tiện để thực hiện SD. Vấn đề tài chính trong công cuộc thực hiện sự phát triển lâu bền: Cho đến nay, ngƣời ta vẫn chƣa tính toán đƣợc chi phí thực sự cần có để thực hiện SD. Lý do là vì ta chƣa có đƣợc những kế hoạch hành động chi tiết, tức là những gì cần phải làm trong các việc tạo nguồn nƣớc sạch, tái tạo rừng, giáo dục, dich vụ sức khoẻ cơ bản, giải quyết chất thải và cải tạo đất. Chi phí thực sự phụ thuộc vào hai yếu tố chính: 46
  48. - Cách thức tính toán: + Nền tảng của việc tính toán + Đối tƣợng thực hiện công việc này. - Chi phí trội, tức số tiền quốc tế cần có để đạt đƣợc một công ƣớc toàn cầu bao gồm: chi phí cần có để đáp ứng một sự bắt buộc toàn cầu mà một nƣớc đang phát triển sẽ không thực hiện vì không có lợi ích riêng và số tiền phụ thêm để đáp ứng yêu cầu của một công ƣớc quốc tế. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích đã và đang cố gắng hoạch toán chi phí cần thiết để đạt đƣợc khả năng lâu bền. Các nhà kinh tế đang tìm cách xây dựng một hệ thống “kế hoạch toán xanh”; trong đó, họ cô lập những tác động nảy sinh từ sự tổn thất tài nguyên thiên nhiên với những tác động của ô nhiễm đối với kinh tế và sức khoẻ và với những chi phí sinh ra trong công cuộc chuẩn bị môi trƣờng.Tuy nhiên, hệ thống tính toán hiện nay vẫn còn thiếu sót và không thống nhất. Một mặt, những tính toán hiện nay đã sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá sự phục hồi của các tƣ liệu sản xuất và tác động ngƣợc của xói mòn đất, sự bồi lấp và tổn thất loài. Mặt khác, họ tính toán sự kiểm soát ô nhiễm nhƣng lại bỏ qua những chi phí về sức khoẻ và phá huỷ sinh thái do quá trình sản xuất gây ra. Hiển nhiên, hệ thống kế toán nhƣ vậy đã khiến cho các nƣớc phạm sai lầm trầm trọng trong đánh giá các tác động thiên tai đối với nền kinh tế bị tổn thất tài nguyên của họ. Các tính toán về tài nguyên thiên nhiên của các nƣớc vẫn không bao quát hết mọi khía cạnh của xã hôi và môi trƣờng của xói mòn đất, sự chuyển biến của rừng. Theo tính toán của học viện theo dõi thế giới ở Washington, từ năm 1991 đến năm 2000, cần 150 tỉ đôla/năm để thực hiện việc SD. Để thực hiện Agenda 21, mỗi năm ( từ 1993 đến 2000 ) cần khoảng 600 tỉ đôla theo cách tính thiên vị của các nhân vật trong nghị viện. Con số này đã bị phóng đại quá mạnh và mang tính tiêu cực trong đó chi phí trội để đạt đƣợc các công ƣớc về khí hậu đa dạng sinh thái là 30 – 70 tỉ đôla. 47
  49. Vấn đề đặt ra hiện nay là cơ chế tài trợ với nhiều quan điểm bất đồng giữa bên cho và bên nhận giữa hai vùng bắc, nam địa cầu. những mâu thuẫn cần đƣợc giải quyết trên tinh thần song phƣơng càng sớm càng tốt. 1.9. Vấn đề dân số và kiểm soát sự bùng nổ dân số: Dƣới ánh sáng của một xã hội phát triển lâu bền, con ngƣời cần chú trọng vấn đề dân số. Loài ngƣời phải tự hỏi và trả lời cho câu hỏi: “Họ cần và có thể làm những gì đối với sự gia tăng dân số?”. Với mức tăng hiện nay, cứ 40 năm thì dân số thế giới lại tăng gấp đôi, hoặc xấp xỉ mức đó ( bình quân 100 triệu ngƣời/năm). Vấn đề chính của sự gia tăng dân số là những ngƣời đang ở tuổi sinh đẻ. Lấy một ví dụ tiêu biểu, nếu tỉ lệ sinh (2,2/phụ nữ) ở châu phi bị đình trệ 25 năm (2025-2050) thì mức chênh lệch dân số với hiện nay sẽ là 1,5 tỉ ngƣời vào năm 2010 (gấp hơn 3 lần số dân hiện nay ở châu phi). Khả năng có thể xảy ra nhất là sự giảm mạnh tỉ lệ sinh tử đến năm 2025, dẫn đến số dân bất biến hay sự chênh lệch dân số là 0. Ngay cả khi điều đó xảy ra, dân số thế giới vẫn tăng lên gấp đôi. Nhƣng sự hạ thấp sinh đẻ lại kèm theo nó những vấn đề khác nhƣ tính nhạy cảm của bệnh tật, và tuổi tác. Các mô hình tính toán cho thấy tuổi thọ trung bình sẽ tăng từ 35 (ở các nứơc công nghiệp) và 25 (ở các nƣớc phát triển) lên đến 50 tuổi (ở mọi nƣớc) vào năm 2100. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả quan trọng về lao động, dịch vụ sức khoẻ và qui ƣớc trợ cấp. Hoặc là dân số bùng nổ hoặc là tuổi thọ lên đến mức không thể dự đoán. Sự bùng nổ đó sớm hay muộn đều dân đến một tỉ lệ cao hơn, trong đó dịch AIDS chiếm vai trò tác nhân chủ yếu. Sự tăng tuổi tọ lại làm xuất hiện những quá trình điều chỉnh xã hội đồi bại và một sự tái tạo hệ thống hỗ trợ ngƣời già của nhà nƣớc và cả gia đình. Nghĩa là, ngƣời còn sức lao động phải gánh vác một tránh nhiệm kinh tế vƣợt qúa sức mình. Hơn nữa, vẫn chƣa có gì bảo đảm rằng hơn 4/5 dân số trong độ tuổi lao động sẽ có đủ việc làm để giải quyết gánh nặng về kinh tế đó. Đó là bản chất của một nền công nghệ ngày càng hất ngƣời lao động ra khỏi công việc và sự cứng nhắc của công tác đào tạo vì di chuyển lao động trong mọi nền kinh tế. 48
  50. Rất có khả năng trong thế kỷ tới, định nghĩa và thực hành các khái niệm “công việc”, “dịch vụ cộng đồng hay xã hội”, “lƣơng” và “giá trị thay đổi” sẽ trải qua một quía trình tiến triển rất sâu. Nền kinh tế cần tập trung hơn nữa trong việc hỗ trợ ngƣời nghèo ở các nƣớc thế giới thứ 3 dù rằng vẫn chƣa ai biết đƣợc điều gì xảy ra với các kế hoạch thu thuế và các vấn đề tài trợ trong công việc thực hiện SD. Nguyên nhân, cũng nhƣ biện pháp hạn chế, tốc độ gia tăng dân số cao rất đa dạng. Không có một biện pháp đơn giản nào lại có thể giảm đƣợc tốc độ gia tăng dân số xuống mức tối ƣu. Những biện pháp căn bản nhất bao gồm: - Tiếp cận một phƣơng pháp ngừa thai an toàn, có tính xã hội cao và phù hợp với từng nền văn hoá, trong đó cần gắn liền việc hạn chế sinh đẻ với sức khoẻ cộng đồng và gia đình. - Tiếp cận những sinh kế đáng tin cậy trong các nhu cầu cơ bản về thực phẩm, năng lƣợng, nƣớc, dịch vụ y tế, giáo dục và hỗ trợ cộng đồng. Biện pháp này nhằm tạo điều kiện cho các gia đình có thu nhập, không phụ thuộc quá mức vào lao động trẻ em. - Cải tổ quyền sở hữu đất và các cơ cấu nợ địa phƣơng nhằm giải phóng ngƣời nghèo khỏi than phận thuê mƣớn và sự cho vay nặng lãi. - Cải thiện giáo dục các cơ hội hoà nhập xã hội và mức độ tín nhiệm đối với phụ nữ nhằm tạo điều kiện cho họ làm chủ đƣợc cuộc đời mình. - Giảm sự tiêu thụ quá mức và sự lãng phí của các nƣớc giàu để làm gƣơng và để dành môi trƣờng sinh thái cho các nƣớc đang phát triển. - Tạo nền dân chủ thật sự và đảm bảo duy trì hoà bình, nhằm giúp mọi dân tộc đều có quyền lựa chon cho mình một xã hội và một nền kinh tế có bản chất riêng. Những biện pháp kể trên chỉ có thể đạt hiệu quả khi đƣợc tiến hành ở cấp cộng đồng. Cho nên, ổn định dân số là một công việc gian nan. Ngƣời ta không thể đạt đƣợc nó với những kế hoạch hay công nghệ hay những luật lệ hành chánh. Nó cần đựơc diễn ra thông qua một cuộc cách mạng hoà bình trong năng lƣợng và quan hệ xã hội trên toàn thế giới. Có khả năng chúng ta sẽ không đạt đƣợc một xã hội và một nền kinh tế 49
  51. lâu bền do tính lý tƣởng cao độ của một cuộc cách mạng nhƣ vậy. Nhƣng chúng ta cần đƣa “ngôi nhà nhân loại” vào trật tự và khoa học môi trƣờng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc lập lại trật tự này. 50
  52. CHƢƠNG 2 MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KINH TẾ MÔI TRƢỜNG Chƣơng trình này đề cập các phƣơng án mà những nhà kinh tế sử dụng phân tích một dự án phát triển. Các dự án rất phong phú, đa dạng, có thể là một kê hoạch xây dựng một xa lộ mới, hoặc là đánh gía lại phƣơng án sản xuất điện năng hay kiểm tra tính khả thi của các công tác bảo vệ bờ biển. Nhƣ đã nói đến ở chƣơng trƣớc, khi đánh giá những dự án này, một công ty tƣ nhân thƣờng kèm theo một đánh giá tài chính để ƣớc tính xem liệu dự án có đem lại phúc lợi hay không, từ đó có sự đầu tƣ thích hợp. Tuy nhiên, công việc của một nhà kinh tế là đánh giá những dự án này trên quan điểm môi trƣờng và xã hội. Trong một sự thẩm định kinh tế nhƣ vậy, nhà kinh tế sẽ xem xét tổng chi phí này với những lợi ích mà dự án đem lại cho xã hội. Thông thƣờng phƣơng pháp này đƣợc gọi là phân tích chi phí phúc lợi (CBA – cost benefit analysis). Thẩm định kinh tế theo CBA giúp các nhà chính trị và các nhà lập kế hoạch phân phối các nguồn tài nguyên trong những sự lựa chọn đầu tƣ khác nhau với mục đích đạt phúc lợi xã hội lớn nhất. Trên lý thuyết, CBA có thể đƣợc dùng để thẩm định các dự án (những đầu tƣ cá nhân), các chính sách (một chƣơng trình hành động bao gồm một số dự án) hay các chƣơng trình (một kế hoạch, đến lƣợt nó, lại có thể bao gồm nhiều chính sách). Tuy nhiên, từ khi xuất hiện vào những năm 50, CBA bị nhiều lời chỉ trích, phê bình. Những phê phán mãnh mẽ nhất tập trungở sự bất công dễ nhận thấy trong ứng dụng thực tế của một phƣơng pháp xem xét những tác động lên môi trƣờng của sự phát triển kinh tế. Có thể có vấn đề khiến CBA bị phê phán nhất: 1. CBA không đánh giá mọi vấn đề theo cùng một kiểu cụ thể. Trong khi các khoản phúc lợi hay chi phí đƣợc thể hiện qua giá trị đồng tiền thì những tác động môi trƣờng của những dự án thƣờng không đƣợc định giá cụ thể thông qua tiền. Những tác động đó thƣờng đƣợc các nhà chính trị đánh giá khác nhau. 51
  53. 2. CBA không có tiêu chí nào về khả năng bền vững, nghĩa là nó không có một cơ cấu nội tại nào nhằm bảo đảm sự duy trì các hoạt động môi trƣờng giữa các thế hệ (tính công bằng giữa các thế hệ). Chƣơng này bắt đầu bằng việc xem xét các phƣơng pháp tiếp cận hiện hành nhằm vào vấn đề tiền tệ, các hàng hoá và dịch vụ môi trƣờng sẽ đƣợc định giá bằng đơn vị tiền tệ. Kèm theo đó cũng có một thảo luận ngắn về một số lựa chọn liên quan đến các quy luật ứng dụng để đạt đƣợc sự bền vững và tính khả thi trong khi thẩm định dự án. 2.1. Cơ cấu thẩm định dự án môi trƣờng Để minh hoạ sự khác nhau giữa thẩm định tài chính và thẩm định kinh tế của cùng một dự án, chúng ta sẽ xét một ví dụ thực tế sau đây: Hình 2.1 minh hoạ các cơ cấu khác nhau để thẩm định dự án trồng cây gây rừng của một công ty lâm sản trên một mảnh đất nào đó. Dự án trồng cây gây rừng này đem lại cả chi phí và phúc lợi “bên trong” (những khoản tiền liên quan đến công ty) và chi phí phúc lợi “bên ngoài” (những khoản liên quan đến xã hội). Công ty lâm sản này sẽ muốn biết, liệu nó có thêm đƣợc lợi nhuận từ vùng đất trồng cây đó không. Để biết đƣợc điều đó, công ty vẫn tiến hành thẩm định tài chính thông qua việc so sánh những chi phí mà công ty chi trả với những phúc lợi bên trong mà công ty nhận đƣợc (những khung tron hình 2.1). Nếu phúc lợi bên trong lớn hơn chi phí bên trong và công ty không thể kiếm lợi hơn nếu thực hiện dự án ở một nơi khác thì công ty sẽ tiến hành dự án trồng cây gây rừng của mình. Tất cả các mô hình CBA đều nhằm đến một giá trị xã hội cao hơn khi thực hiện một dự án. Vì thế, chúng ta xem xét tất cả những chi phí (CP) và phúc lợi (PL) cả bên trong lẫn bên ngoài. Tất cả các khoản này đƣợc liệt kê ở hình 2.1. Vấn đề đặt ra cho các nhà phân tích CBA là: họ sẽ đánh giá các khoản này bằng cách nào? Trong mô hình CBA, CP, PL bên trong (tạm gọi: các nội khoản) của một dự án thông thƣờng đƣợc đánh giá thông qua giá cả thị trƣờng. Vài tài khoản bên ngoài cũng có liên hệ với giá thị trƣờng. Chẳng hạn nếu khu đất trong dự án trên, trƣớc đó đã đƣợc trồng các cây nông nghiệp, thì rõ ràng việc trồng cây gây rừng đồng nghĩa với sự mất 52
  54. mùa này (chúng ta gọi là những vụ mùa thay thế). Đó là một tổn thất cho xã hội, nghĩa là dự án trồng rừng trên đã gây ra một ngoại phí. Ngoại phí này có thể đƣợc đánh giá bằng cách khảo sát giá thị trƣờng của vụ mùa bị thất thoát. Tuy nhiên, nhiều khoản ngoại phí không có giá trị thị trƣờng (ví dụ: thú vui, sự tiêu khiển, môi trƣờng hoang dã) và vì vậy không thể đánh giá bằng phƣơng pháp đó. Cho đến gần đây các nghiên cứu CBA vẫn chƣa đƣa ra đƣợc một phƣơng pháp nào để định giá (tiền tệ hoá) các ngoại phí không liên hệ tới giá thị trƣờng. Vì có nhiều ngoại tố nhƣ vậy (kể cả những phúc lợi kể trên lẫn những chi phí về ô nhiễm và tổn thất môi trƣờng sống) nên tổng số tiền tính đƣợc qua những mô hình CBA kiểu đó đã không thể hiện đầy đủ các tác động môi trƣờng. Từ đó, dẫn đến những quyết định sử dụng tài nguyên không chính xác và đúng mức. Thực tế giải pháp cho những vấn đề này là phải có sự kết hợp giữa CBA với việc đánh giá mặt môi trƣờng của dự án. Tuy nhiên, vì các nhà quyết định chính trị có xu hƣớng thực hiện các phƣơng pháp liên quan đến đồng tiền nên giải pháp trên thƣờng bị quên lãng. 2.2. Các phƣơng pháp đánh giá dự án môi trƣờng bằng tiền tệ Thông thƣờng các dịch vụ môi trƣờng đƣợc xem nhƣ những hàng hoá tự do. Quan điểm này nảy sinh từ sự lẫn lộn giữa giá cả và giá trị. Ngay các nhà phân tích kinh tế cũng nhận thấy giá cả của một loại hàng hoá không tƣơng xứng với giá trị của nó. Ví dụ nhƣ nƣớc có giá trị rất lớn nhƣng giá thì thƣờng rất thấp. Sự lẫn lộn đó đến nay vẫn tồn tại. Ví dụ: ngƣời Anh xem việc đổ chất thải xuống Hắc Hải là thƣợng sách; theo đó biển không đáng giá một đồng xu nào mặc dù biển có giá trị tài nguyên to lớn. Lý thuyết kinh tế chứng tỏ rằng, giá trị của một mặt hàng chỉ có thể đánh giá đầy đủ bằng cách khảo sát nhu cầu về nó trên thị trƣờng, tức là đánh giá cái gọi là đƣờng cầu biểu diễn lƣợng hàng mà ngƣời ta có thể sử dụng ở những mức giá cả khác nhau. Phƣơng pháp này có thể vạch rõ mức tiêu dùng có thể trả giá để có đƣợc nhu cầu cơ bản. Đƣờng cong biểu diễn chất lƣợng và giá cả của việc tiêu khiển trong một khu rừng chỉ rõ, ngƣời A đánh giá những chuyến viếng thăm của anh ta ở khu rừng này nhƣ thế 53
  55. nào thông qua mức sẵn sàng chi trả WTP của ngƣời A (willing to pay) cho những cuộc viếng thăm đó. Các phƣơng pháp định giá qua đƣờng cong, tuy phức tạp hơn những phƣơng pháp khác nhƣng rất hữu ích khi có sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị. 54