Giáo trình Quản lý trang trại

docx 32 trang hapham 1930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý trang trại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_trinh_quan_ly_trang_trai.docx

Nội dung text: Giáo trình Quản lý trang trại

  1. Chương 6 (5 tiết) QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TRONG TRANG TRẠI I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ SẢN XUÂT TRONG TRANG TRẠI Quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại là quá tình lập kế hoạch, lựa chọn, kết hợp và chuyển hóa các yếu tố sản xuất, còn gọi là yếu tố đầu vào (đất đai, vốn, lao động, ) theo một quy trình công nghệ nhất định để sản xuất ra các sản phẩm, còn gọi là đầu ra. Thực chất đó chính là quá trình tổ chức và quản lý các yếu tổ sản xuất trong trang trại. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, trước tiên trang trại phải có dòng tài chính đi ra thị trường để thuê, mua máy móc thiết bị, vật tư kỹ thuật và lao động cần thiết cho trang trại. Các yếu tố này tác động lẫn nhau và không thể tách biệt trong quá trình sản xuất. Như vây, tổ chức và quản lý các yếu tố sản xuất là nhằm tạo ra các yếu tố sản xuất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của trang trại. Lập kế hoạch chính xác nhu cầu các yếu tố sản xuất, đúng khối lượng và thời điểm, mùa vụ là cơ sở quan trọng để duy trì số lượng dự trữ các yếu tố sản xuất ở mức thấp nhất. Điều này đòi hỏi phải lập kế hoạch chính xác, chặt chẽ đối từng loại vật tư, từng chi tiết, từng nguyên liệu. Mục đích tổng quát của quản trị các yếu tố sản xuất là tổ chức, xác định và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất kinh doanh. Mục đích cụ thể là: - Đáp ứng kịp thời nhu cầu các yếu tố sản xuất của trang trại, về chủng loại, số lượng, chất lượng với giá cả hợp lý. - Giảm thiểu số lượng dự trữ các yếu tổ sản xuất. Cần căn cứ vào khối lượng công việc ở các mùa vụ và định mức kinh tế kỹ thuật để xác định mức dự trữ từng yếu tố hợp lý. - Tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phẩn trả lời câu hỏi “xác định lựa chọn và kết hợp yếu tố đầu vào như thế nào?” để có hiệu quả cao nhất trong sản xuất. Để tổ chức và quản lý tốt các yếu tố sản xuất, các trang trại cần phải xác định đúng nhu cầu của từng yếu tố sản xuất trên cơ sở khối lượng công việc theo quý, tháng, mùa, cả năm và qui trình sản xuất cho từng loại cây trồng vật nuôi. Kinh nghiệm sản xuất của nhà quản trị có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu này. II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 2.1 Vị trí, mục đích tổ chức quản lý đất đai - Vị trí tổ chức quản lý đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong trang trại và là tại nguyên quí hiếm, có giới hạn của nông nghiệp. Khả năng sản xuất của đất đai rất lớn, tuy nhiên năng suất của đất đai phụ thuộc nhiều vào các biện pháp khai thác và sử dụng nó. Vì vậy, tổ chức quản lý đất đai có vị trí hết sức quan trọng trong quản trị sản xuất kinh doanh trang trại. - Mục đích tổ chức quản lý đất đai là: + Bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý để sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất quỹ đất đai của trang trại. + Nắm chắc tình hình, động thái của đất đai thông qua kế hoạch quy hoạch, chế độ trồng trọt và chế độ chăn nuôi của trang trại. + Áp dụng đồng bộ giải pháp quản trị, các giải pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật và chế độ bảo vệ, bồi dưỡng, tăng độ màu mở và chống xói mòn cho đất đai. Nội dung tổ chức quản lý đất đai bao gồm công tác qui hoạch sử dụng đất đai và cải tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đất đai trong quá trình sử dụng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
  2. 2.2 Qui hoạch sử dụng đất đai Qui hoạch sử dụng đất đai được thực hiện khi tiến hành qui hoạch tổng thể trang trại, nhằm bố trí và sử dụng đất phù hợp theo đúng định hướng chiến lược phát triển trang trại. Qui hoạch sử dụng đất đai bao gồm những hoạt động cụ thể như sau: 2.2.1 Phân loại đất Việc phân loại đất rất quan trọng, nó giúp trang trại nắm vững chắc được số lượng và chất lượng đất đai, thực trạng bố trí sản xuất và sử dụng đất đai, phát hiện tiềm năng của đất đai, để có phương hướng, kế hoạch và giải pháp quản lý sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất đai một cách khoa học và chặt chẽ nhằm không ngừng tăng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích và độ màu mở của đất đai. Căn cứ để phân loại đất đai bao gồm thực trạng, điều kiện nông hóa thổ nhưỡng, thành phần cơ giới của đất, vị trí, địa hình, cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông vận tải) điều kiện tưới tiêu của đất đai, Đây là cơ sở để quy hoạch, bố trí và xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, xác định giá trị và kinh tế của đất đai. - Căn cứ vào mục đích sử dụng, có thể phân chia đất đai thành các loại sau đây: + Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu sản xuất của ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Theo mục đích sử dụng, có thể phân thành 3 loại: đất trồng trot, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đất trồng trọt có thể phân làm 2 loại chủ yếu là đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. + Đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp là đất chủ yếu được dùng vào sản xuất lâm nghiệp như: đất rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. + Đất thổ cư: Đó là đất chủ yếu để xây dựng nhà ở và các công trình sinh hoạt của trang trại. Tuy nhiên, do tính chất đặt thù của nông thôn, có một bộ hận đáng kể đất thổ cư dùng cho xây dựng chuồng trại, chăn nuôi, đất vườn quanh nhà. + Đất chuyên dụng của trang trại: Là đất dùng để xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông ở trong nội bộ trang trại, đất xây dựng nhà kho, nhà xưởng chế biến, + Đất chưa sử dụng của trang trại là đất còn hoang hóa do chưa có điều kiện khai thác hoặc do còn tranh chấp quyền sử dụng nên chưa đưa vào sử dụng. Để phân loại đất đai theo mục đích sử dụng, các trang trại cần điều tra đánh giá đất đai về mặt tự nhiên (độ màu mở, thành phần cơ giới, độ chua kiềm, địa hình, nguồn nước, các điều kiện thời tiết, khí hậu, ) từ đó xem xét khả năng bố trí cây trồng trên đất để xác định cơ cấu đất đai của trang trại. - Có thể căn cứ vào chất lượng đất đai để phân chia đất đai thành các hạng đất, chủ yếu đối với phần đất nông nghiệp của trang trại. - Căn cứ vào nguồn gốc đất đai, đất trang trại có thể phân thành: + Đất được giao khóan: là đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai hoặc đất đã làm xong các thủ tục giấy tờ cấy giấy nhận quyền sử dụng đất. + Đất chưa giao quyền, bao gồm đất của nông lâm trường tạm giao, đất của các dự án, đất chuyển nhượng không hợp pháp, đất khai hoang, Phân loại đất đai theo nguồn gốc một mặt để bố trí sử dụng đất đai, nhưng chủ yếu để quản lý đất đai và thực hiện hạch toán chi phí với đất đai chưa được giao khi hoạch toán kết quả kinh doanh của trang trại.
  3. 2.2.2 Bố trí sử dụng đất trồng trọt Căn cứ để bố trí sử dụng đất đai - Đặc tính tự nhiên của các loại đất - Điều kiện thủy lợi hiện có của trang trại và nhu cầu khác nhau về nước của từng loại cây trồng - Đặc điểm của mỗi ngành sản xuất (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản) - Mối quan hệ của cây trồng trong hệ thống trang trại Bố trí cây trồng trong trang trại - Bố trí đất trồng cây lương thực và cây nông nghiệp ngắn ngày Cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày thường có thời gian sinh trưởng ngắn và chiếm đại bộ phận diện tích cách tác của trang trại. Vì thế yêu cầu của việc bố trí đất đai cho các loại cây này: + Chọn loại đất phù hợp với từng loại cây trồng, tầng canh tác trên 35 cm + Bố trí liền khoảnh, chủ động về tưới tiêu + Bố trí nơi băng phẳng để tiện cho canh tác, áp dụng cơ giới hóa. + Xác định công thức luân kinh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và cải tạo đất đại. - Bố trí đất trồng rau Rau là loại cây trồng có yêu cầu thâm canh cao, đầu tư chủ yếu là lao động thủ công. Vì thế khi bố trí nên: + Bố trí gần khu nhà ở, trại chăn nuôi, gần nguồn nước, gần đường giao thông. + Bố trí trên đất tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng cao, tương đối bằng phẳng và khuất gió. - Bố trí đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm Đặc tính chung của các loại cây trồng này là có giá trị kinh tế cao, có thời gian kinh doanh dài, đặc biệt là những cây có tán lớn, bộ rễ dài và ăn sâu vào đất. Vì vậy, bố trí đất để trồng các loại cây ăn quả nên: + Bố trí trên đất cao có tầng canh tác dày trên 60 cm. + Bố trí gần đường giao thông + Khi trồng nên chia thành các lô để tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ cây. - Bố trí đất làm nơi chăn thả gia súc, trồng cây thức ăn giá súc Khu chăn thả, nên chọn nơi cao ráo, thoát khí, đầy đủ ảnh sáng. Nếu không có hoặc có hoặc có ít cỏ phải trồng cỏ có thể tận dụng các bờ đê, bờ đường thuộc địa phận thuộc trang trại, trường hợp không giải quyết được phải dành riêng đất để trồng như để giành để trồng thức ăn gia súc. Đất để trồng thức ăn gia súc nên bố trí liền khoảnh, chia thành từng ô để tiện chăm sóc và khai thác. 2.2.3 Bố trí đất xây dựng các công trình - Xây dựng nhà ở và các khu vực phục vụ sản xuất của trang trại: Bố trí xây dựng nhà ở và các khu vực phục vụ sản xuất của trang trại nông nghiệp phải ở những nơi cao ráo, thoáng mát, có đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt có cấu tạo địa chất vững để tạo cơ sở nền móng, giảm chi phí xây dựng, không bị ảnh hưởng của môi trường sản xuất. Đối với đất xây dựng các chuồng trại chăn nuôi phải ở nơi cuối gió, cuối nguồn nước, địa hình thấp hơn nhà ở và các công trình phục vụ đời sống (giếng nước, nhà tắm, sân ). - Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi + Đối với đất xây dựng các công trình giao thông: Đây là hệ thống giao thông nội bộ trong các trang trại, phải được xây dựng phù hợp với quy mô, địa hình, phương hướng kinh doanh và
  4. khả năng đầu tư của các trang trại. Phải chú ý tới hệ thống thuỷ lợi của trang trại để có sự kết hợp giữa giao thông với thuỷ lợi. Phải chú ý tới khả năng cơ giới hoá để bố trí lô, thửa , vì đường giao thông nội bộ đồng thời cũng là đường phân lô, thửa. + Đối với xây dựng các công trình thuỷ lợi: Đây cũng là các công trình thuỷ lợi nội bộ, vì vậy đất cho các công trình này phải gắn với công trình thuỷ lợi của xã, huyện, tỉnh và phục vụ tốt cho nhu cầu nước của sản xuất và sinh hoạt của trang trại. Để đáp ứng điều đó, đất bố trí xây dựng các công trình thuỷ lợi phải dựa trên cơ sở các quy hoạch thuỷ lợi chung của vùng, kết hợp với đất cho giao thông và phải tiết kiệm đất. Hệ thống thủy lợi phải phục vụ được cho tất cả các hoạt động trồng trọt chăn nuôi của trang trại. 2.3 Cải tạo, bảo vệ, bồi dường và nâng cao chất lượng đất đai - Thực hiện chế độ canh tác hợp lý trên các loại đất + Chế độ canh tác trên đất dốc với việc thiết kế lô, thửa, ruộng bậc thang theo các đường đồng mức, với chế độ khai thác hợp lý, trồng cây bảo vệ đất theo mô hình RVAC (rừng, ao, chuồng, vườn), thực hiện phương thức canh tác nông lâm kết hợp. + Chế độ canh tác trên đất chua phèn với việc thau chua, rửa phèn, bố trí các loại cây trồng phù hợp trên đất chua phèn nhằm cải tạo đất và dần bố trí các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. + Chế độ canh tác trên đất cát trắng ven biển với các đai rừng chắn gió, cát và sử dụng phân hữu cơ hoai mục - Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng bằng cách tăng cường trồng rừng, không phá rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi để giữ gìn môi trường sinh thái. Nhờ đó, một mặt rừng cung cấp chất hữu cơ cho đất, mặt khác rừng chống lũ lụt, sói mòn làm suy thoái đất - Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ của cuộc cách mạng sinh học và sản xuất nông nghiệp, trong đó có việc cải tạo, bảo vệ và nâng cao chất lượng đất đai như: tăng cường bón các loại phân vi sinh, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý để vừa khai thác hết các tiềm năng của đất vừa bồi dưỡng, cải tạo đất - Thực hiện các biện pháp thâm canh hợp lý, trong đó chú trọng các chế độ làm đất như: làm đất không phá kết cấu đất, nhưng vẫn làm cho đất tơi xốp (cày rung, không lật đất ); Chế độ bón phân hợp lý: dựa trên cơ sở các phân tích nông hoá đề nắm số lượng các chất dinh dưỡng trong đất, và yêu cầu dinh dưỡng của từng loại phân, lượng phân cần bón, cần kết hợp các loại phân để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây và không làm suy kiệt đất, khôi phục lại các chế độ bón phân cổ truyền thông qua việc nuôi bèo dâu, trồng các loại cây phân xanh; hạn chế dùng các loại hoá chất trừ sâu, diệt cỏ làm ô nhiễm đất, thực hiện chế độ tưới tiêu khoa học. - Tổ chức và quản lý mặt nước và các nguồn tài nguyên khác của trang trại. Các tài nguyên của trang trại không chỉ có đất đai mà còn có mặt nước, điều kiện khí hậu, rừng và các tài nguyên trong lòng đất. Các tài nguyên này tạo lên môi trường sinh thái đảm bảo cho sản xuất và đời sống con người, nó có vị trí hết sức quan trọng không chỉ trước mắt và cả về lâu dài, do đó cần quán triệt quan điểm xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững. 2.4 Chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả của việc tổ chức sử dụng đất đai Chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng - Diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác tính trên một lao động động của trang trại. - Hệ số sử dụng ruộng đất (bằng tỉ lệ giữa diện tích gieo trồng cây hàng năm với toàn bộ diện tích đất canh tác). Chỉ tiêu này chủ yếu thể hiện việc thực hiện tăng vụ và khả năng có thể tăng vụ của trang trại.
  5. - Chỉ tiêu phản ánh trình độ và mức độ thâm canh: hao phí lao động, tư liệu sản xuất, chi phí vật chất trên đơn vị diện tích Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế + Năng suất đất đai: giá trị sản lượng hay giá trị sản lượng hàng hoá tính trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp hay đất canh tác. + Năng suất cây trồng của từng loại cây cụ thể. + Lợi nhuận trước thuế và sau thuế tính trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp hay đất canh tác. II. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÁC TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG TRANG TRẠI 2.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của tư liệu sản xuất nông nghiệp Khái niệm: Tư liệu sản xuất trong các trang trại là điều kiện vật chất để tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Phân loại: Căn cứ vào vai trò trong quả trình sản xuất, TLSX được phân làm 2 loại: + Tư liệu lao động: là yếu tố vật chất của sản xuất mà con người sử dụng nó để tác động lên đối tượng lao động + Đối tượng lao động: là yếu tố vật chất của sản xuất mà con người cùng với tư liệu lao động tác động lên nó, làm thay đổi đặc điểm, hình thái, tính chất vật lý, để tạo ra những sản phẩm mong muốn. - Căn cứ vào tính chất chu chuyển trong quá trình sản xuất, TLSX cũng được phân làm 2 loại: + Tài sản cố định: là tư liệu sản xuất được sử dụng trong thời gian lâu dài, nhiều hơn một chu kỳ sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, tài sản cố định chuyển từng phần giá trị của nó vào sản phẩm và được bù đắp dưới hình thức chi phí khấu hao. Tài sản cố định của trang trại tăng lên không ngừng. Nó tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, biểu hiện năng lực sản xuất của trang trại. Tài sản cố định tăng lên nhờ mua sắm, trang bị và đầu tư xây dựng cơ bản. + Tài sản lưu động: là những điều kiện vật chất mà nó bị tiêu hao hoàn toàn sau một quá trình sản xuất, giá trị của nó chuyển toàn bộ vào giá trị của sản phẩm và được bù đắp bằng giá trị của sản phẩm mới làm ra. Tài sản lưu động phải đảm bảo đầy đủ cho sản xuất, cân đối với tài sản cố định để tài sản cố định phát huy hết năng lực trong sản xuất. Ví dụ, máy móc thiết bị cần nhiên liệu, động lực, gia súc cần thức ăn do vậy tài sản lưu động có tính chất điều hoà mọi hoạt động của tài sản cố định. 2.2 Tổ chức quản lý tài sản cố định 2.2.1 Xác định nhu cầu Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, chiến lược kinh doanh và phát triển trang trại, căn cứ vào năng suất và mức đảm nhiệm của từng loại tài sản cố định ở thời kỳ căng thẳng nhất mà xác định số lượng tài sản cố định cần thiết cho trang trại. Q Scd = W
  6. Trong đó: Scd: Số lượng tài sản cố định cần thiết Q: Khối lượng công việc TSCĐ phải đảm nhiệm ở thời kỳ căng thẳng nhất W: năng suất của TSCĐ Ví dụ: Vào thời điểm chuẩn bị đất cho vụ trồng mới, mỗi ngày cần phải cày được 2 ha đất. Năng suất hoạt động của mỗi máy cày 1 ha/ngày. Số máy cày cần để đảm bảo hoạt động sản xuất trang trại là: Scđ = 2/1 = 2 máy cày. 2.2.2 Đầu tư mua sắm tài sản cố định Đầu tư vào tài sản cố định thường đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn chậm và rủi ro cao, vì thế cần phải có một quyết định đầu tư đúng đắng. Để có được quyết định đầu tư đúng, ngoài việc xem xét đến các yếu tố về nguồn lực tài chính tự có và có thể huy động được của trang trại để thực hiện đầu tư, các cán bộ quản lý cần xem xét các chỉ tiêu sau để đánh giá khả năng sinh lợi của nguồn vốn đầu tư. Thời hạn hoàn vốn Thời hạn hoàn vốn là số năm cần thiết để cho một khoản đầu tư sinh lợi đủ bù lại chi phí ban đầu nhờ vào khoản thu tiền mặt ròng hàng năm mà nó tạo ra. Nếu khoản thu tiền mặt ròng hàng năm không đổi, thời gian hoàn vốn có thể tính theo công thức sau : P = I/E Trong đó : P : thời gian hoàn vốn tính theo năm I : số tiền đầu tư E : doanh thu thuần tiền mặt dự tính hàng năm, được tính bằng cách lấy thu nhập tiền mặt hàng năm trừ đi doanh thu tiền mặt. Nếu doanh thu thuần hàng năm không bằng nhau, ta phải cộng doanh thu thuần hàng năm lại cho đến năm mà tổng doanh thu thuần bằng khoản đầu tư. Chỉ tiêu này cho biết các khoản đầu tư có thời hạn hoàn vốn nhanh hay chậm để lựa chọn khoản đầu tư hợp lý đối với số vốn có thời hạn. Suất thu lợi đơn giản Suất thu lợi đơn giản diễn tả doanh thu thuần trung bình hàng năm theo tỉ lệ phần trăm so với số vốn đầu tư. Suất thu lợi đơn giản được tính theo công thức sau : Doanh thu thuần trung bình hàng năm Suất thu lợi = x 100 đơn giản Chi phí đầu tư Doanh thu thuần được tính bằng cách lấy doanh thu tiền mặt thuần hàng năm trừ đi chi phí khấu hao hàng năm. Giá trị hiện tại thuần Chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên việc xem xét mối quan hệ giữa một đồng tiền tại thời điểm hiện tại và một đồng tiền tại thời điểm tương lai, hay nói cách khác là dựa trên khái niệm về giá trị tiền tệ theo thời gian. - Giá trị tương lai của đồng tiền : là lượng tiền được nhận tại một thời điểm trong tương lai của một khỏan tiền hiện tại hay là giá trị của một khoản đầu tư hiện tại ở một thời điểm cụ thể trong tương lai khi được đầu tư ở tỉ lệ sinh lợi đã cho.
  7. Giá trị tương lai của một khoản đầu tư hiện tại (V0) được tính theo công thức n Vn = V0 (1+r) Trong đó, Vn: giá trị tương lai tại năm thứ n Vo: giá trị khoản đầu tư hiện tại (ban đầu) r: tỉ lệ sinh lợi (lãi suất ngân hàng) n: số năm (khoảng thời gian) thanh toán - Giá trị hiện tại của tiền tệ (PV): Là giá trị hay lượng tiền hiện tại của một khoản tiền được nhận ở một thời điểm trong tương lai. Giá trị hiện tại được tìm bằng cách chiết tính lùi về thời điểm hiện tại để tìm giá trị hiện tại hay giá trị hiện hành của nó và được xác định theo công thức: Vo = Vn/(1+r)n Trong trường hợp này, r được gọi là tỉ lệ chiết khấu thay vì tỉ lệ sinh lợi. Giá trị hiện tại thuần của một khỏan đầu tư bằng tổng giá trị hiện tại của luồng tiền mặt thuần (thu nhập tiền mặt thuần) trừ đi chi phí ban đầu của khỏan đầu tư. 1 2 n NPV = P1/(1+i) + P2/(1+i) + + Pn/(1+i) - C Trong đó : NPV : Giá trị hiện tại thuần Pn : luồng tiền mặt thuần trong năm thứ n i : Lãi xuất chiết khấu C : Chi phí đầu tư ban đầu Theo chỉ tiêu này, những khoản đầu tư nào có NPV dương sẽ được lựa chọn, những khoản đầu tư có NPV âm không được lựa chọn, và những khoản đầu tư có NPV bằng không sẽ không thu hút các nhà đầu tư. Suất nội hoàn Giá trị thời gian của tiền tệ cũng được phản ảnh bằng một phương pháp phân tích đầu tư khác, suất nội hoàn hay IRR. Suất nội hoàn là lãi suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại thuần bằng không và có thể tính bằng cách thử dần. Đây là suất sinh lợi thực sự của một khoản đầu tư có tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Phương trình để tính IRR là : 1 2 n NPV = P1/(1+i) + P2/(1+i) + + Pn/(1+i) - C Với NPV được cho bằng không và phương trình được giải để tìm biến i, trong trường hợp này gọi là suất nội hoàn. So sánh IRR với chi phí cơ hội của vốn (thường sử dụng lãi xuất ngân hàng), chọn các khoản đầu tư có IRR càng lớn càng tốt và tối thiểu bằng với chi phí cơ hội. 2.2.3 Quản lý và sử dụng tài sản cố định Để tổ chức và quản lý tài sản cố định, công việc trước tiên là phải phân loại các tài sản cố định dựa vào đặc điểm, chức năng, công dụng để phân cấp quản lý và có biện pháp quản lý tốt. Mỗi loại tài sản, có các biện pháp quản lý sử dụng riêng. Đối với máy cày và các máy nông nghiệp khác - Tổ chức, qui hoạch địa bàn hoạt động: địa bàn hoạt động phải đảm bảo các yêu cầu sau + Địa bàn phải có cơ cấu sản xuất hợp lý, + Địa bàn bằng phẳng, liền khu, liền khoảnh, + Có đường giao thông để đưa được máy móc đến nơi sử dụng
  8. - Tổ chức tốt việc ghép ca, ghép máy cũng như phối hợp giữa công việc làm bằng máy và công việc khác để tăng tối đa thời gian làm việc và giảm thiểu thời gian nghĩ ngơi của máy móc - Tổ chức tốt công tác chăm sóc kỹ thuật, bảo dưỡng, bảo trì máy móc theo định kỳ. - Có thể thực hiện khoán sản phẩm đối với việc sử dụng máy móc để nâng cao tinh thần trách nhiệm và quyền lợi của người lao động. Đối với tài sản là sinh vật - Định kỳ, tổ chức phân loại và đánh giá tài sản để có những biện pháp quản lý và sử dụng cụ thể và hợp lý cho từng nhóm tài sản khác nhau. - Tổ chức tốt công tác chăm sóc, khai thác đúng để không ngừng nâng cao trình độ và hiệu quả thâm canh. - Xác định định mức hợp lý để thực hiện khoán sản phẩm cuối cùng đến cho người lao động. Thực hiện chế độ khoán sản phẩm được dựa trên nguyên tắc chung là thu hồi được vốn đầu tư, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của người nhận khoán và làm cho họ gắn bó với trang trại. Đối với các tài sản có giá trị cao và tác dụng lớn như mạng lưới điện, đường giao thông, hệ thống thủy lợi - Cần tổ chức các đội chuyên trách để thực hiện công việc quản lý tài sản và chăm sóc kỹ thuật. - Kết hợp chặt chẽ với chính quyền sở tại trong công tác quản lý các tài sản của trang trại. Đối với các tài sản là nhà cửa, kho tàng, cơ sở chế biến - Tổ chức đánh giá định kỳ tình trạng của tài sản - Kiểm tra thường xuyên các thiết bị máy móc và thay thế kịp thời các thiết bị hỏng hóc để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. 2.3 Tổ chức quản lý tài sản lưu động 2.3.1 Xác định nhu cầu vật tư Khối lượng công việc x Định mức vật tư Nhu cầu vật tư theo kế hoạch = Nhu cầu vật tư thường được xác định theo vụ hoặc cả năm dựa trên kế hoạch sản xuất chi tiết của trang trại. 2.3.2 Tổ chức dự trử vật tư Dự trữ vật tư nhằm giúp trang trại chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, tránh được cơn sốt giá vật tư trên thị trường. Hơn nữa, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp ngoài những đặc điểm chung còn có những đặc điểm riêng, nhiều biến số kinh doanh không chủ động được, đặc biệt là những biến số ngoại sinh như hạn hán, lụt lội, sâu bệnh, do đó cần phải tổ chức dự trữ vật tư để đáp ứng đủ và kịp thời cho các hoạt động sản xuất. Tổ chức dự dự trữ vật tư thường tập trung giải quyết hai vấn đề cơ bản: Số lượng dự trữ bao nhiêu là tối ưu; Thời điểm dự trữ vào lúc nào là thích hợp. - Xác định lượng vật tư dự trử Lượng vật tư dự trữ tối ưu có nghĩa là phải đáp ứng được mọi nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong bất kỳ tình huống nào và phải đảm bảo có tổng chi phí dự trữ là nhỏ nhất (tổng chi phí dự trữ = Chi phí mua vật tư + Chi phí bảo quản). Lượng vật tư dự trử tối ưu được xác định theo công thức sau:
  9. 2DC Q* ip Trong đó: Q*: số lượng vật tư dự trữ tối ưu (theo vụ hoặc năm) D: nhu cầu vật tư tính theo vụ hoặc năm. C: chi phí cho một đơn vị vật tư dự trữ. I: chi phí bảo quản cho một đơn vị vật tư dự trữ được thể hiện là tỷ lệ phần trăm của giá mua. P: giá mua một đơn vị vật tư dự trữ. Ví dụ: Một trang trại sử dụng 600 kg phân NPK trong một năm và chi phí cho một kg phân NPK dự trữ là 5,08 ngàn đồng, chi phí bảo quản là 0,08 ngàn đồng bằng 1,6% giá mua. Vậy giá mua 1 kg NPK sẽ là: 5,08 - 0,08 = 5 (ngàn đồng) Thay những số liệu này vào công thức ta có: 2(6000).(5,08) Q* 873 5 0,016 Nghĩa là trang trại nên dự trữ 873 kg phân NPK nhằm tối thiểu hóa chi phí dự trữ, trong đó có chi phí bảo quản và lưu kho. - Xác định loại vật tư dự trử Dự trữ vật tư kỹ thuật nông nghiệp là cần thiết, song không phải loại vật tư nào cũng có vai trò như nhau, được quan tâm như nhau trong việc bảo quản và duy trì trong kho. Vì vậy, trang trại cần áp dụng phương pháp phân tích và phân loại ABC vật tư dự dữ. Thực chất của phương pháp phân tích ABC là phân loại toàn bộ vật tư dự trữ thành 3 nhóm A, B, C (căn cứ vào vị trí, giá trị, số lượng, sự khan hiếm và mối quan hệ của các vật tư dự trữ). Thông thường thì phân loại như sau: Vật tư dự trữ % về giá trị vật tư dự trữ % tổng số vật tư dự trữ Nhóm A 70 - 80 15 Nhóm B 15 - 25 30 Nhóm C 5 55 Cộng 100 100 - Cần ưu tiên tài chính và công tác dự báo cho vật tư nhóm A. Ưu tiên việc bố trí, kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm an toàn sản xuất của nhóm A. - Xác định thời gian dự trử vật tư Chi phí dự trử vật tư phụ thuộc rất nhiều vào thời gian dự trử, thời gian dự trử càng dài thì chi phí dự trử càng lớn. Vì vậy, cần phải xác định thời gian dự trử hợp lý để giảm thiểu chi phí dự trử Thời gian dự trử vật tư được xác định trên cơ sở đánh giá sự khan hiếm vật tư trong giai đoạn sản xuất, biến động của giá cả vật tư trên thị trường và khả năng tiếp cận vật tư của trang trại.
  10. 2.3.3 Quản lý và sử dụng vật tư - Xây dựng các nhà kho để bảo quản vật tư + Nhà kho nên được đặt gần đường giao thông để thuận lợi cho việc vật chuyển và cấp phát vật tư + Có đủ phương tiện để đảm bảo cho công tác bảo quản - Quy định và thực hiện chế độ quản lý vật tư chặt chẽ, áp dụng trách nhiệm vật chất trong quản lý, sử dụng vật tư sản xuất. - Cấp phát và sử dụng theo định mức, kịp thời theo quy trình sản xuất. - Thường xuyên kiểm tra, kiểm kê tài sản lưu động. - Xác định định mức sử dụng để giao khoán, gắn trách nhiệm sử dụng vật tư và sản phẩm cuối cùng. 2.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quản trị tư liệu sản xuất Đánh giá hiệu quả tài sản cố định - Chỉ tiêu trực tiếp: Năng suất máy, chi phí thời gian hoàn thành một đơn vị công việc, giá thành một đơn vị công việc. - Chỉ tiêu gián tiếp: + Số lao động và sức kéo được giải phóng do áp dụng máy móc và công cụ cải tiến. + Mức tăng năng suất cây trồng và sản phẩm gia súc. + Mức tăng sản lượng, sản lượng hàng hoá + Mức tăng năng suất lao động, thu nhập và tích luỹ. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thường xét trên hai mặt: - Mức độ đầu tư tài sản lưu động bằng hiện vật và giá trị tính trên 1 ha gieo trồng như phân bón, hạt giống, thuốc trừ sâu, xăng dầu - Kết quả mang lại do đầu tư sử dụng tài sản lưu động (sự gia tăng của năng suất, sản lượng trồng trọt, chăn nuôi và chế biến ) IV. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG TRANG TRẠI 5.1. Vai trò và đặc điểm của lao động nông nghiệp Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình. Lao động nông nghiệp gắn chặt chẽ với đất đai, điều kiện tự nhiên, cây trồng, vật nuôi, công cụ lao động, vì vậy lao động nông nghiệp có những đặc điểm sau - Lao động nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào diều kiện tự nhiên, có tính thời vụ. - Lao động nông nghiệp có tính kết cấu phức tạp, không đồng nhất. - Lao động nông nghiệp có tính thích ứng lớn và phân bố rộng khắp trên các vùng lãnh thổ. - Số lượng lao động nông nghiệp rất dồi dào nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động động thấp, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn rất hạn chế. Nội dung quản trị và tổ chức sử dụng lao động gồm: xác định nhu cầu lao động lựa chọn hình thức tổ chức lao động và tổ chức lao động và tổ chức quá trình lao động hợp lý trên đồng ruộng, trong chuồng trại chăn nuôi cũng như trong xưởng chế biến nông sản v.v
  11. 5.2 Xác định nhu cầu lao động của trang trại Nhu cầu lao động của trang trại chủ yếu do phương hướng, quy mô hoạt động kinh doanh của trang trại và quan hệ cung cầu của thị trường lao động quyết định. Trong các trang trại, việc xác định nhu cầu lao động phải tính riêng cho từng ngành (trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp chế biến, dịch vụ ), sau đó tổng hợp nhu cầu các ngành thành nhu cầu chung của trang trại. Trong từng ngành, việc xác định nhu cầu được tính cho từng loại công việc cụ thể. Nhu cầu lao động từng loại công việc tính theo công thức chung sau đây: NA = KA . MA Trong đó: NA: là nhu cầu lao động cho công việc A KA: là khối lượng công việc A MA: định mức lao động của công việc A * Chú ý: tuỳ theo loại mức lao động (mức công việc, mức phục vụ, mức thời gian) mà đơn vị tính nhu cầu lao động có thể là người, hoặc ngày/người nếu là ngày/người phải quy đổi thành đơn vị người. Toàn bộ nhu cầu lao động hoàn thành các loại công việc, (tính cho từng ngành trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và dịch vụ ) được tổng hợp theo từng tháng. Trên cơ sở nhu cầu lao động từng tháng, các trang trại có kế hoạch tuyển dụng lao động hoặc thuê mướn lao động thường xuyên hoặc thời vụ. 5.3 Tuyển dụng, thuê mướn lao động Đối với các trang trại gia đình, ngoài nguồn lao động của gia đình, các trang trại có thể thuê thêm lao động thường xuyên hoặc lao động thời vụ. Việc thuê thêm bao nhiêu lao động và loại lao động nào tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô, tính chất của công việc, thời gian hoàn thành công việc, khả năng tài chính của trang trại, mối quan hệ của chủ trang trại Trên cơ sở tính toán nhu cầu lao động trong từng thời kỳ và cả năm. Trang trại cần có các biện pháp để tuyển dụng, thuê mướn lao động. Việc tuyển dụng lao động phải dựa vào các căn cứ sau: - Nhu cầu lao động cần tuyển dụng, xét theo từng lao động (lao động quản lý, lao động trực tiếp sản xuất) của ngành. - Luật pháp của Nhà nước, trước hết là luật lao động. - Các tiêu chuẩn cần thiết đối với từng loại lao động. - Khả năng về nguồn lao động xã hội. 5.4 Tổ chức quản lý và sử dụng lao động Tổ chức quản lý quá trình lao động có ý nghĩa rất quan trọng đối với các trang trại có quy mô sản xuất tương đối lớn và sử dụng nhiều lao động. Tổ chức hợp lý quá trình lao động nhằm lợi dụng kỹ năng lao động và kinh nghiệm sản xuất của người lao động, tạo điều kiện giảm nhẹ cường độ lao động, tiết kiệm hao phí sức lao động. Trong ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng như các ngành khác, khi tổ chức quá trình lao động phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây: - Bảo đảm chất lượng công việc và hoàn thành đúng yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt trong nghành trồng trọt phải làm đúng thời vụ. - Ap dụng công cụ tiên tiến và máy móc có năng suất cao. Triệt để tận dụng công suất của các công cụ, máy móc và lao động để nâng cao năng suất lao động.
  12. - Cải thiện điều kiện lao động và bảo đảm an toàn lao động. Các nguyên tắc tổ chức quá trình lao động - Cân đối trong quá trình lao động: Phải quy định số lượng và chất lượng giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tỷ lệ cân đối để toàn bộ công việc hoàn thành theo đúng thời gian và chất lượng quy định. - Ăn khớp và nhịp nhàng trong quá trình lao động: Quá trình lao động bao gồm các công việc có liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng và quy định lẫn nhau. Vì thế trong quá trình lao động, các công việc cần được tiến hành theo một tốc độ và nhịp điệu thống nhất, nhịp nhàng với nhau, công việc khác làm chậm hoặc có khi cùng một công việc có lúc làm nhanh, có lúc làm chậm. Do vậy mỗi một công việc trong quá trình lao động phải hoàn thành theo đúng thời gian đã quy định. -Liên tục trong quá trình lao động: Nguyên tắc này đòi hỏi mọi công việc phải được tiến hành liên tục không xảy ra gián đoạn, mặc dù đó là những gián đoạn nhỏ. Biểu hiện của tính chất liên tục cao nhất trong quá trình lao động là phương pháp sản xuất theo dây chuyền. Trong 3 nguyên tắc trên, nguyên tắc cân đối là tiền đề để thực hiện 2 nguyên tắc sau. Bảo đảm được nguyên tắc ăn khớp, nhịp nhàng sẽ tạo ra điều kiện cho quá trình lao động được liên tục. Các yếu tổ cần chú ý trong việc tổ chức quá trình lao động - Tổ chức địa điểm làm việc: Khi tổ chức điạ điểm làm việc phải chú ý đến các trang, thiết bị cần thiết (máy móc, công cụ và thiết bị khác). Bố trí hợp lý mặt bằng của địa điểm làm việc có nghĩa là phân bố hợp lý tài sản, thiết bị, máy móc, phân chia ranh giới, quy định thứ tự tiến hành công việc. Nếu làm bằng máy thì cần lập kế hoạch hoạt động của các liên hiệp máy. - Phân bố lao động: Khi tiến hành một quá trình lao động phải lựa chọn người lao động để thực hiện quản lý người lao động đó. Cần chú ý tới kỹ năng lao động, kinh nghiệm sản xuất và thể lực của họ để chuyên môn hoá lao động theo khả năng của họ. Đồng thời cũng phải kết hợp việc nắm sâu một việc và biết nhiều việc để sử dụng thời gian lao động một cách tối đa. Đi đôi với việc phân bố lao động cần bồi dưỡng phương pháp làm việc tiên tiến cho người lao động nhằm sử dụng hợp lý tư liệu lao động và hoàn thành khối lượng công tác nhiều hơn trong một đơn vị thời gian. - Kiểm tra và áp dụng mức lao động có căn cứ kỹ thuật: Theo dõi và điều chỉnh hợp lý các mức lao động là một việc rất cần thiết. - Hợp lý các chế độ lao động và nghỉ ngơi: Giải quyết tốt việc kết hợp lao đông và nghỉ ngơi không những cho phép sử dụng hợp lý sức lao động của con người, mà còn tạo điều kiện thuận lợi nhất để khôi phục sức lao động trong thời gian làm việc. Cần nghiên cứu và áp dụng chế độ ngày làm việc có cơ cấu thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. - Cải thiện điều kiện lao động và an toàn lao động trong sản xuất: Năng suất lao động phần lớn phụ thuộc vào các điều kiện và môi trường lao động. Sự tác động của môi trường sản xuất, nhất là trong điều kiện sản xuất cơ giới hiện đại có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển sinh lý bình thường và đảm bảo an toàn lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tổ chức lao động trong trang trại. Những biện pháp chủ yếu nhằm sử dụng hợp lý lao động trong trang trại - Có chế độ khoán và tiền công hợp lý: Thực hiện ký kết hợp đồng đối với lao động thường xuyên và lao động thời vụ để nâng cao trách nhiệm và quyền lợi hợp pháp của hai bên. - Thường xuyên cải tiến và áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức lao động khoa học và các công cụ lao động thích hợp. - Tổ chức hợp lý các quá trình lao động trên đồng ruộng và trong chuồng trại.
  13. - Không ngừng đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề cho người lao động 5.5 Chế độ thù lao cho lao động 5.5.1 Khái niệm và ý nghĩa - Khái niệm: Thù lao lao động là chế độ lượng mà người lao động được hưởng dựa trên kết quả lao động của họ. - Ý nghĩa: + Là biện pháp để thực hiện tái sản xuất lao động + Khuyến khích tăng năng suất lao động + Gắn quyền lợi và trách nhiệm người lao động với trang trại 5.5.2 Hình thức trả thù lao - Trả thù lao theo thời gian: Căn cứ vào thời gian làm việc của từng loại lao động để trả thù lao có tính đến trình độ nghiệp vụ của từng người và tính chất của công việc. Ưu điểm: đơn giản Nhượt điểm: Mang tính bình quân, không khuyến khích được tính tích cực của người lao động. - Trả thù lao theo khoán: Là hình thức thù lao căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc công việc và đơn giá sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Có hai hình thức: Thù lao khoán công việc và thù lao khoán sản phẩm 5.5.3. Các hình thức trả thù lao theo khoán Trả thù lao lao động theo khoán trực tiếp Căn cứ vào số lượng chất lượng sản phẩm hoặc công việc mà người lao động trực tiếp sản xuất ra để tính lương theo một đơn giá nhất định Đ = T : K Trong đó, Đ: đơn giá một đơn vị khối lượng công việc T: Thù lao cho mức công việc hoặc sản phẩm K: mức sản phẩm khoán Tra thù lao theo khóan lũy tiến Là chế độ trả lương sản phẩm bằng 2 loại đơn giá: đơn giá không đổi và đơn giá lũy tiến Nếu người lao động sản xuất vượt mức giao khoán thì: + Sản phẩm nằm trong mức khoán được tính theo đơn giá không đổi + Sản phẩm vượt quá mức khoán được tính theo đơn giá lũy tiến Thường áp dụng cho những công việc khó, đòi hỏi tính thời vụ nghiêm ngặt Cách xác định: Đ’ = Đ + Đh’ Trong đó, Đ’ : đơn giá lũy tiến Đ: đơn giá công việc trong mức khoán h : % giá được nâng h tăng lên bao nhiêu là phụ thuộc vào mưc tăng khối lượng khối lượng công việc hoặc sản phẩm.
  14. Chương 6 (4 tiết) HẠCH TOÁN SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM I. HẠCH TOÁN SẢN XUẤT TRANG TRẠI 1.1 Khái niệm, mục đích và đặc điểm hạch toán sản xuất trang trại Khái niệm : Hạch toán sản xuất là quá trình theo dõi, tính toán và phân tích mọi khoản thu, chi thực tế trong quá trình sản xuất của trang trại. Đây là công cụ và phương pháp quản lý trang trại có kế hoạch và tiết kiệm. Mục đích - Cơ sở để xác định giá bán sản phẩm hợp lý vừa đảm bảo lợi nhuận vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh của trang trại trên thị trường. - Tìm các giải pháp để tối ưu hóa lợi nhuận thông qua việc tiết kiệm và cắt giảm các khoản chi phí trong sản xuât. Đặc điểm hạch toán sản xuất trang trại Đặc điểm của hạch toán sản xuất trang trại được qui định bởi các đặc thù của sản xuất nông nghiệp và qui mô sản xuất sản xuất kinh doanh trang trại - Sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, chia ra nhiều công đoạn và khâu công việc tương đối độc lập, có tính thời vụ cao. Một số tư liệu sản xuất được tái sản xuất bằng hiện vật. Nhiều cây trồng vật nuôi được xen ghép trong quá trình sản xuất, Vì vậy yêu cầu khi hạch toán phải chú ý đầy đủ các đặc điểm này để đánh giá và tính toán đúng kết quả sản xuất kinh doanh. - Trong qui mô trang trại người quản lý vừa là người trực tiếp sản xuất, sử dụng lao động gia đình nên việc tính toán chi phí lao động nhiều khi không rõ ràng và thậm chí không tính đến. Trong những trường hợp như vậy việc tính giá thành sản phẩm sẽ là giá thành không đầy đủ. - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện tự nhiên. Các điều kiện này diễn biến hết sức phức tạp, nên việc tính toán các chi phí trong nhiều trường hợp hết sức phức tạp, đặc biệt khi có các tác động tiêu cực của thời tiết và khí hậu. 1.2 Hạch toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1 Khái niệm về giá thành và yêu cầu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành đơn vị sản phẩm và dịch vụ Giá thành đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ là tổng hợp tất cả các khoản chi phí sản xuất (chi phí gián tiếp và chi phí trực tiếp) biểu hiện dưới dạng tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ của trang trại. Đây là chỉ tiêu tổng hợp, thuộc chỉ tiêu chất lượng, phản ảnh trực tiếp hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Cụ thể : - Giá thành bằng giá bán thì trang trại sản xuất kinh doanh hòa vốn - Giá thành nhỏ hơn giá bán thì trang trại sản xuất kinh doanh có lãi - Giá thành lớn hơn giá bán thì trang trại sản xuất kinh doanh thua lỗ Vì vậy, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ phải làm tốt các nhiệm vụ sau đây : - Xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành. - Tổ chức tốt khâu ghi chép ban đầu làm căn cứ tập hợp chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm theo từng đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm từ các ngành, các đơn vị sản xuất. - Tổ chức các sổ sách kế toán thích hợp với yêu cầu hạch toán chi phí, ghi chép vào sổ sách kịp thời và đầy đủ - Tính giá thành chính xác và đúng kỳ hạn
  15. 1.2.2 Các khoản chi phí đưa vào hạch toán giá thành - Chi phí trực tiếp : là các chi phí có quan hệ trực tiếp đến quá trình sản xuất của một loại sản phẩm nhất định gồm : + Chi phí cố định, bao gồm : Khấu hao tài sản cố định, tiền sữa chữa máy móc thiết bị theo định kỳ, tiền lãi vay vốn mua tài sản cố định, Về nguyên tắc các chi phí này được phân bổ hàng năm. Nếu chi phí cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi và dịch vụ thì được phân bổ dựa vào mức độ sử dụng của đối tượng hạch toán giá thành. + Chi phí biến đổi, bao gồm : tiền mua sắm vật tư kỹ thuật, nhiên liệu, tiền trả công lao động trực tiếp, phân bón, hạt giống, con giống, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, Các chi phí biến đổi cho cây nào, con nào, dịch vụ nào thì tính cho cây, con, sản phẩm, dịch vụ đó, nghĩa là thực thanh thực chi, chi cái gì tính cái đó. Trong sản xuất nông nghiệp, một số tư liệu sản xuất biến đổi (hạt giống, giống gia súc, một số vật tư kỹ thuật, ) được tái sản xuất ngay tại trang trại và tham gia vào chu kỳ sản xuất, khi hạch toán giá thành phải tính theo giá mua vào hoặc bán ra. Đối với những sản phẩm tự sản tự tiêu (như phân bón) thì có thể tính theo giá thành sản xuất. Trong trang trại thường có nhiều loại sản phẩm, nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng phải tập hợp và tính giá riêng cho từng loại sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm có liên quan với nhau, nên các chi phí liên quan đến từng loại cây phải được ghi chép theo dõi riêng. - Chi phí gián tiếp : là các chi phí có quan hệ đến việc quản lý các hợp phần sản xuất hay toàn bộ trang trại, bao gồm : + Chi phí văn phòng phẩm phục vụ cho quản lý + Khấu hao nhà cửa, kho tàng, + Lương cho cán bộ quản lý Chi phí gián tiếp được phân bổ cho mỗi đối tượng tính giá thành như sau : Tổng chi phí gián tiếp trang trại Chi phí gián tiếp cho Chi phí trực tiếp của đối tượng tính giá đối tượng tính giá thành thành Tổng chi phí trực tiếp của trang trại 1.2.3 Phương pháp tính giá thành các sản phẩm của trang trại Công thức chung để tính giá thành sản, dịch vụ là : Z = TC / Q Trong đó : TC : tổng chi phí Q : Số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và tính đa dạng của sản phẩm nên phương pháp tính giá thành sản phẩm nông nghiệp cũng có những đặc biệt. Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng và phong phú bao gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ, sản phẩm đi kèm, sản phẩm có nhiều phẩm cấp Hơn nữa, trong nông nghiệp, các cây trồng được trồng luân canh, xen canh, gối vụ, các gia súc được nuôi thả xen ghép nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, cần thiết phải tổ chức hạch toán chi phí giá thành riêng cho từng thứ sản phẩm theo tiêu thức thích
  16. hợp. Vì vậy, công thức này không thể áp dụng trực tiếp mà tùy theo từng trường hợp cụ thể, có sự biến đổi vận dụng thích hợp. - Đối với loại cây trồng, vật nuôi có sản phẩm phụ : Dựa vào giá bán trên thị trường hoặc giá của hàng hóa thay thế để tính toán giá trị sản phẩm phụ. Giá thành sản phẩm chính được tính toán theo công thức sau : Tổng chi phí sản xuất (TC) - Giá trị sản phẩm phụ (GP) Z = Sản lượng của sản phẩm chính - Đối với cây trồng, vật nuôi có nhiều cấp sản phẩm : Khi tính giá thành cần qui đổi các loại sản phẩm khác nhau về cùng một loại sản phẩm được coi là chuẩn. Căn cứ qui đổi có thể dựa trên giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm hoặc giá cả thị trường (như quy ra thóc). Tính giá thành của sản phẩm chuẩn theo công thức : Ztc = TC / (Qtc + Qqđ.k) Trong đó : Qtc : sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn Qqđ : sản lượng sản phẩm qui đổi k : hệ số qui đổi Giá thành của các sản phẩm qui đổi được xác định theo công thức : Zqđ = Ztc .k - Đối với loại cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần : Chi phí trồng ban đầu phải được phân bổ cho các năm cho sản phẩm. Giá thành sản phẩm đươc tính theo công thức : C.phí trồng phân bổ + C. phí trong năm (c.sóc, th.hoạch) Z = Sản lượng thu hoạch trong năm Ngoài ra còn sử dụng phương pháp hệ số để tính giá thành sản phẩm. Theo phương pháp này phải tính hệ số chi phí của từng loại sản phẩm trong tổng chi phí sản xuất thực tế, từ đó tính giá thành đơn vị cho mỗi loại sản phẩm. Tổng chi phí sản xuất thực tế Hệ số chiphí = Tổng chi phí sản xuất kế hoạch Tổng chi phí sản xuất theo kế hoạch là tổng các khoản chi phí để sản xuất ra sản phẩm được ước tính khi xây dựng kế hoạch sản xuất. Tổng chi phí thực tế là tổng các khoản chi phí thực được theo dõi, ghi chép trong suốt quá trình thực hiện hoạt động sản xuất. Giá thành thực tế của mỗi loại sản phẩm, dịch vụ được tính theo công thức : Giá thành thực tế TổngGiá thành giá thành kế của từng loại sản kếhoạch hoạch của của từng Hệ số chi phẩm từngloại loại phí 1.3 Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm Hạ giá thành sản phẩm hay dịch vụ là biện pháp tăng lợi nhuận. Muốn hạ giá thành các trang trại cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau : Không ngừng nâng cao năng suấ và sản lượng cây trồng vật nuôi bằng các biện pháp thâm canh và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật , đưa công nghệ vào sản xuất.
  17. Sử dụng có hiệu quả các loại chi phí, đặc biệt là các chi phí cố định, rút ngắn thời gian sử dụng và giảm mức khấu hao trên đơn vị sản phẩm. Quản lý chặc chẽ và sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả các vật tư kỹ thuật, lao động, vốn. Xác định và lựa chọn các yếu tố đầu vào tối ưu trên nguyên tắc chỉ tăng thêm chi phí đầu vào khi doanh thu cận biên do yếu tố đầu vào đó mang lại lớn hơn hoặc bằng chi phí cận biên của yếu tố đó. Ngoài ra chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách giá, chính sách tín dụng, đặc biệt là chính sách thuế cũng tác động nhiều đến việc giảm giá thành sản phẩm. II. TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM 2.1 Vai trò và đặc điểm của việc tổ chức bán sản phẩm trang trại Vai trò Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Đó chính là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất và bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu thụ. Có thể biểu diễn quá trình đó bằng sơ đồ sau : Đầu vào Sản xuất Đầu ra Tiêu thụ phẩm Đối với sản xuất, tổ chức tốt và có hiệu quả việc tiêu thụ sản phẩm sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến quá trình sản xuất. + Giúp cho việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất hợp lý + Sử dụng hợp lý vốn sản sản xuất, tránh ứ đọng và nhanh chóng thực hiện quá trình tái sản xuất. Đối với tiêu dùng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng đồng thời còn có tác dụng điều chỉnh và hướng dẫn tiêu dùng mới, đặc biệt đối với các sản phẩm mới. Thông qua bán sản phẩm mà nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng về số lượng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại mặt hàng. Trên cơ sở đó, có sự điều chỉnh cho hợp lý trong quá trình sản xuất. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của trang trại Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm trong trang trại gắn liền với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông nghiệp. Những đặc điểm đó là : - Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng và khu vựu. Vì vậy lợi thế so sánh của các vùng là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của trang trại và tổ chức hợp lý quá trình bán sản phẩm. - Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động đến cung-cầu của thị trường và giá cả nông sản. Thường xảy ra trường hợp giá cả leo thang vào đầu vụ do sản phẩm khan hiếm và giảm mạnh vào cuối vụ do dư thừa sản phẩm. Vì vậy, việc chế biến, bảo quản và dự trử sản phẩm để đảm bảo cung cầu tương đối ổn định là yêu cầu được chú ý đến trong quá trình bán sản phẩm. - Sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú, trở thành nhu cầu tối thiểu hàng ngày của mỗi người, với thị trường rộng lớn, nên việc tổ chức bán phải hết sức linh hoạt. Sản phẩm cồng kềnh, tươi sống, khó bảo quản, chuyên chở xa, vì vậy phải có nhiều hình thức dự trữ, vận chuyển và bán linh hoạt, hợp lý. - Một bộ phận lớn nông sản như lương thực, thực phẩm được tiêu dùng nội bộ hoặc với tư cách là tư liêu sản xuất. Vì vậy cần phải đánh giá chính xác cung cầu của thị trường để sản xuất lượng sản phẩm hợp lý.
  18. 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm của trang trại Nhóm nhân tố thị trường - Nhu cầu thị trường về nông sản : Cầu nông sản phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực. Đối với sản phẩm nông nghiệp, khi thu nhập dân cư tăng lên thì cầu về nông sản có thể diễn ra theo chiều hướng tăng lên đối với các sản phẩm có nhu cầu thiết yếu hàng ngày của dân cư và các sản phẩm cao cấp, đồng thời giảm đối với đối với các sản phẩm kém phẩm chất và cấp thấp. Cơ cấu dân cư ảnh hưởng đến cầu. Ở vùng nông thôn, nhu cầu bán sản phẩm chủ yếu tự dọ cung ứng, việc tổ chức các chợ nông thôn để trao đổi sản phẩm tại chỗ có ý nghĩa rất quan trọng. Ở vùng thành thị, vùng dân cư phi nông nghiệp, nhu cầu tiêu dùng nông sản hàng ngày có số lượng lớn và chất lượng cao, việc tổ chức các cửa hàng, các ki tốt, đại lý trở nên cần thiết. Những sản phẩm manh tính chất nguyên liệu và phải thông qua chế biến, cần có tổ chức bán đặc biệt thông qua hợp đồng và phải tổ chức tốt việc bảo quản để đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Cung sản phẩm nông nghiệp là một yếu tố quan trọng trong cơ chế thị trường. Có nhiều đơn vị, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, trang trại phải tìm hiểu khả năng sản xuất loại sản phẩm mà mình sản xuất. Hay nói cách khác, phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm và đối tượng khách hàng. - Giá là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung-cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại. Tuy nhiên khi xem xét yếu tố gá cả cần chú ý đến các loại sản phẩm : + Loại sản phẩm cao cấp : thông thường giá cả thị trường tăng lên thì cầu lại giảm + Loại sản phẩm thay thế : Khi giá cả của sản phẩm này tăng lên thì nhu cầu của sản phẩm thay thế có thể tăng lên. + Loại sản phẩm bổ sung : Là những sản phẩm mà khi sử dụng một loại sản phẩm này phải sử dụng kèm theo loại sản phẩm khác. (ví dụ : cà phê, đường) Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Các nhân tố về cơ sở vật chất-kỹ thuật : Bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá giao thông, phương tiện vận tải, bến cảng, kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lưu thông nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm an toàn cho việc bán hàng hóa. - Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất chế biến : Hệ thống chế biến với những dây chuyền công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng thêm giá trị của sản phẩm. Công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch của các sản phẩm nông nghiệp vừa tránh sự hao hụt mất mát trong quá trình thu hoạch vừa tăng thêm chấ lượng và giái trị sản phẩm. Nhóm chính sách kinh tế vĩ mô Bên cạnh chịu chi phối bởi các qui luật cung, cầu, giá cả, việc bán sản phẩm của trang trại còn chịu tác động của các chính sách vĩ mô của Nhà nước, bao gồm : - Chính sách kinh tế nhiều thành phần : Có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào vào sản xuất nông nghiệp như : kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, kinh tế nông hộ, Điều đó nói lên rằng sản phẩm nông nghiệp là do nhiều đơn vị sản xuất tạo ra. Việc qui định vai trò, vị trí của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế là quan trọng nhằm bảo đảm tính ổn định của sản xuất. - Chính sách tiêu dùng : Chính sách thu mua và phân phối sản phẩm nông nghiệp, chính sách trợ giá của nhà nước, nhằm khuyến khích tiêu dùng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
  19. - Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật : Cải tiến công nghệ sản xuất, chế biến, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho bán sản phẩm. 2.3 Hoạt động tổ chức tiêu thụ sản phẩm của trang trại 2.3.1 Nghiên cứu và dự báo thị trường Nghiên cứu và dự báo thị trường giúp cho trang trại có những điều chỉnh bổ sung và quyết định đúng đắn trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của trang trại. Nghiên cứu thị trường không chỉ được thực hiện khi tổ chức bán sản phẩm mà phải được thực hiện ngay cả trước khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại. - Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường nhằm xác định khả năng bán sản phẩm của trang trại. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của sản phẩm trang trại. Từ đó tiến hành tổ chức sản xuất và bán sản phẩm của trang trại có hiệu quả. Nghiên cứu thị trường bao gồm việc nghiên cứu khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường của trang trại. Nghiên cứu các đối tượng tiêu dùng sản phẩm của trang trại về số lượng, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, thời gian, địa điểm. Đồng thời nghiên cứu cả đối thủ cạnh tranh của mình. Nghiên cứu thị trường có thể thông qua sự biến động giá cả của thị trường, qua phương pháp tiếp thị của cán bộ, nhân viên trang trại, tổ chức các hội nghị khách hàng, Khi nghiên cứu cần phân loại hàng hóa bán theo giới tính và tuổi tác, để đánh giá chính xác nhu cầu của khách hàng. Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cần chú ý đến tiềm năng kinh tế, kỹ thuật và khẳ năng thâm nhập vùng thị trường của từng đối thủ cạnh tranh. - Dự báo thị trường : Nghiên cứu nắm bắt thị trường bên cạnh để đưa ra các giải pháp thích hợp đối với việc bán sản phẩm của nông trạ, nó còn là là cơ sở cho việc phân tích và dự báo thị trường. Nội dung của dự báo thị trường bao gồm : dự báo khả năng và triển vọng về cung cầu sản phẩm trang trại đang sản xuất và các loại sản phẩm mới mà các mà trang trại có thể sản xuất. Dự báo về khách hàng để lựa chọn những khách hàng chủ lực, thường xuyên của trang trại, xác định nhóm khách hàng mới. Dự báo về số lượng và chủng loại sản phẩm có triển vọng. Dự báo thời gian, không gian bán sản phẩm, và dự báo xu hướng biến động của giá cả. 2.3.2 Lập kế hoạch bán sản phẩm Lập kế hoạch bán sản phẩm là nhằm để xác định khách hàng, đối tác cạnh tranh, đưa ra cách thức để thu hút và giữ khách hàng và dự đoán trước những thay đổi. Yếu tố quan trọng để xây dựng một kế hoạch bán sản phẩm tốt là (1) phải biết được cái thích, cái không thích và cái mà người tiêu dùng mong đợi và (2) biết được điểm mạnh, điểm yếu của các đối tác cạnh tranh. Một kế hoạch bán sản phẩm phải bao gồm các nội dung sau: - Thực trạng của thị trường: Các thông tin khái quát về thị trường mà ở đó sản phẩm sẽ được bán ra, bao gồm những ý kiến chung về người mua và những gì họ muốn, mô tả thị trường mà sản phẩm sẽ được bán như lượng cung, lượng cầu, ở thích hay ưu tiên của người tiêu dùng, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu về sản phẩm, - Phân tích hạn chế và cơ hội: Trên cơ sở đánh giá cơ hội thị trường, chủ trang trại có thể xác định được cơ hội và hạn chế mà trang trại đối mặt và đánh giá một cách đúng đắn điểm mạnh và điểm yếu của trang trại về thị trường. - Chiến lược bán sản phẩm: Trên cơ sở những phân tích trên, chủ trang trại rút ra cách thức thực hiện cụ thể để đạt được được mục tiêu bán sản phẩm của trang trại. Chiến lược bao gồm
  20. xác định rõ ràng khách hàng, nhu cầu khách hàng và giá bán của sản phẩm. Giá bán sản phẩm được xác định như sau : Giá bán Chi phí sản Chi phí lưu Lợi nhuận xuất thông hợp lý Khi chi phí sản xuất tăng, thường nhà sản xuất phải tăng giá bán để đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh, việc tăng giá phải được xem xét một cách thận trọng. 2.3.3 Tổ chức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm Nhằm hướng dẫn và thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của trang trại. Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm có thể thực hiện thông qua các hội chợ triển lãm, các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với sản phẩm chế biến, cần đăng ký sản phẩm về qui cách, mẫu mã, giúp cho trang trại đảm bảo sở hữu công nghiệp về sản phẩm của mình, tránh làm hàng hóa giả, lợi dung uy tín của người khác. 2.3.4 Tổ chức mạng lưới bán sản phẩm Là việc tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng, người tiêu dùng là đối tượng phục vụ của sản xuất. Vì vậy phải lựa chọn phương thức nào để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh, kịp thời và thuận lợi nhất. Việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng có thể theo sơ đồ sau Sản phẩm - Ki ôt của Bán qua các tổ -HĐ bao tiêu sản trang trại Bán trực tiếp chức thương phẩm; - Các đại - Chợ nghiệp lý; - Công ty thương mại - Tư thương Bán lẻ Như vậy có haiBán kênh lẻ bán sản phẩm: Trực tiếp và gián tiếp. Việc lựa chọn phương thức bán nào là tùy thuộc vào đặc điểm và vai trò của các sản phẩm bán như cồng kềnh, khó bảo quản, tính chất quan trọng của hàng hóa, hàng tiêu dùng trực tiếp, hàng qua chế biến và khối lượng hàng hóa sản phẩm bán. Người tiêu dùng 2.3.5 Tổ chức các hoạt động dịch vụ - Dịch vụ trước khi bán hàng: dịch vụ thông tin, giới thiệu, chào hàng; các dịch vụ về chuẩn bị hàng hóa, đóng gói sẵn theo yêu cầu của khách hàng, đặt hàng trước, ký hợp đồng, - Dịch vụ trong khi bán hàng: Bốc vát, chuyên chở, giao hàng tận nơi theo yêu cầu của khách hàng. 2.3.6 Hạch toán bán sản phẩm Hạch toán trong giai đoạn này là tính toán các khoản doanh thu bán hàng, tính toán các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá bán hàng, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế (thuế VAT, thuế bán đặc biệt) để xác định doanh thu thuần và cuối cùng xác định lỗ-lãi về bán sản phẩm.
  21. Doanh thu bán hàng là tổng giá trị có được do việc bán hàng, sản phẩm, cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với tổng các khoản chi như giảm giá, chiết khấu bán hàng, giá trị của số hàng bị trả lại, các loại thuế (VAT, bán đặc biệt, thuế xuất khẩu) Chiết khấu bán hàng là số tiền tính trên tổng số doanh thu trả lại cho khách hàng gồm : + Chiết khấu thành toán tiền thưởng cho khách hàng đã thành toán tiền trước thời hạn + Chiết khấu thương mại là khoản giảm cho khách hàng mua với số lượng lớn + Giảm giá hàng hóa do chất lượng kém, không đúng quy định + Hàng bị trả lại do vi phạm hợp đồng + Lãi gộp là số tiền chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán (có thể là gá thành sản xuất nếu trang trại tự bán hoặc có thể là giá gốc của hàng hóa mua vào). Kết quả bán sản phẩm là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn của hàng hóa bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý trang trại. Có thể thấy quá trình hạch toán bán sản phẩm và tính doanh thu, lỗ - lãi theo sơ đồ sau : Doanh thu bán hàng Doanh thu thuần - Chiết khấu - Giảm giá - Thuế Lãi gộp Giá trị vốn hàng hóa Lãi trước thuế Chi phí quản lý, chi phí bán hàng Lãi thuần Thuế lợi tức 2.4 Các biện pháp nâng cao giá trị sản phẩm - Lựa chọn cây trồng, gia súc, ngành nghề sản xuất + Căn cứ vào nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường để xác định. Thị trường cần gì? ; Cần như thế nào? ; Cần bao nhiêu? + Phát huy hết tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, kinh nghiệm của địa phương và gia đình. - Nâng cao chất lượng sản phẩm - Tổ chức kết hợp, hợp tác sản xuất - Kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài để tăng thu nhập - Khắc phục tính thời vụ trong nông nghiệp + Rải vụ bằng cách sử dụng giống khác nhau (giống chín sớm, giống chính vụ, giống chín muộn), thực hiện các chế độ canh tác đặc biệt, sử dụng chấ kích thích, + Chế biến và bảo quản nông sản
  22. Chương 7 (6 tiết) ĐÁNH GIÁ TRANG TRẠI I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC ĐÁNH TRANG TRẠI Khái niệm: Đánh giá trang trại là đo lường kết quả đạt được và mức độ hiệu quả của hoạt động trang trại so với mục tiêu kế hoạch đề ra trong một giai đoạn nhất định, có thể là một năm hay một chu kỳ sản xuất. Mục đích: - Phân tích những điểm yếu, thế mạnh, thành công và thất bại trong quá trình sản xuất của trang trại. Đồng thời đưa ra các giải pháp để phát triển trang trại tốt hơn. - Phát hiện những tiềm năng, những nguồn lực sản xuất chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả để có biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả. Yêu cầu: Cần phải chú ý rằng các đối tượng sản xuất nông nghiệp thường xuyên biến đổi như sự phát triển của cây trồng, vật nuôi; nhiều bộ phận, quá trình sản xuất xen kẽ với nhau. Vì vậy, khi đánh giá trang trại cần phải gắn với thời gian nhất định và phải xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Đánh gia trang trại không chỉ phân tích kết quả cuối cùng mà phải phân tích ngay từ đầu và phải được tiến hành thường xuyên. Cần phát huy tính quần chúng trong quá trình đánh giá. II. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH CỦA TRANG TRẠI Thực chất của việc đánh giá khả năng tài chính là đánh giá cơ cấu vốn, thực lực và tiềm năng tài chính của trang trại ở một thời điểm nhất định. Kết quả đánh giá sẽ giúp cho người quản lý hay chủ trang trại nắm rõ được tình hình tài chính của trang trại đồng thời là cơ sở để người quản lý ra các quyết định lựa chọn phương án sản xuất hay quyết định đầu tư. Đánh giá khả năng tài chính bao gồm các nội dung sau: - Đánh giá cơ cấu vốn của trang trại: là xác định khối lượng, tỉ trọng vốn của từng loại vốn trong cơ cấu vốn và phân tích các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn của trang trại. Theo nguồn gốc, vốn trang trại được phân thành các loại sau : + Nguồn vốn ban đầu : là nguồn vốn do chủ trang trại đầu tư ban đầu để thành lập trang trại. + Vốn đầu tư mở rộng sản xuất : là nguồn vốn do chủ trang trại đầu tư thêm để mở rộng qui mô trang trại, có thể là vốn tự có hoặc vay mượn + Vốn bổ sung thêm từ hoạt động sản xuất kinh doanh : là vốn trích từ lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh để tái đầu tư mở rộng sản xuất + Vốn liên doanh : là vốn do các đơn vị sản xuất góp vốn liên doanh Theo hình thức sở hữu, vốn được chia làm hai loại: + Vốn chủ sở hữu: là vốn tự có của chủ trang trại và vốn trích từ lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doah trang trại. + Vốn vay, mượn : là vốn vay ngân hàng hoặc liên doanh với với các đơn vị sản xuất khác. Việc đánh giá cơ cấu vốn của trang trại dựa vào một số chỉ tiêu sau: + Tổng số vốn tự có của trang trại. + Tỷ lệ vốn tự có trên toàn bộ vốn đầu tư: tỷ lệ này bằng 2/3 là trang trại chủ động về tài chính và có khả năng để thực hiện phương án lựa chọn. + Tỉ lệ vốn tự có trên vốn đi vay: tỷ lệ này 40%  50% là tài chính của trang trại an toàn. - Đánh giá khả năng thanh toán nợ hay vốn vay của trang trại: dựa vào các chỉ tiêu sau:
  23. + Tỷ lệ giữa tổng thu nhập thuần và quỹ khấu hao so với nợ đến hạn phải trả: tỷ lệ này 1 thì trang trại có khả năng trả nợ đúng hạn. + Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được phản ánh ở 2 chỉ tiêu: (1) Tỷ lệ lưu hoạt: Tổng tài sản lưu động Tỷ lệ lưu hoạt = Tổng nợ ngắn hạn Tỷ lệ này tốt nhất là băng 2/1 (2) Khả năng thanh toán nhanh: Đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của trang trại, được tính toán theo công thức: Khả năng thanh Tiền hiện có toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn (Tiền hiện có bao gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tại quỹ, tín phiếu tiền gửi ngân hàng v.v ) - Đánh giá tiềm năng tài chính của trang trại: là xem xét khả năng tiếp cận với các nguồn vốn và uy tín của trang trại trên thị trường tài chính. III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG TRẠI. Công tác quản lý trang trại được đánh giá thông qua việc đo lường các chỉ tiêu sau: Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh nói chung: + Tổng sản phẩm, giá trị tổng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra trong kỳ phân tích. + Sản phẩm hàng hoá, giá trị sản phẩm hàng hoá. + Mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất: Lao động, đất đai và các tài sản cố định trong trang trại. + Lợi nhuận. - Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý: + Tổng sản phẩm, giá trị tổng sản phẩm trên một lao động quản lý. + Lợi nhuận thu được trên một lao động quản lý. + Tỷ trọng chi phí quản lý trong giá thành sản phẩm. + Tỷ trọng tiền công của bộ máy quản lý trong tổng quỹ tiền công (tiền lương). So sánh các chỉ tiêu này giữa các năm để thấy rõ những ưu, nhược điểm của công tác quản lý, đặc biệt trong trường hợp có những thay đổi về tổ chức quản lý trong trang trại. . IV. ĐÁNH GIÁ KINH TẾ CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI Đánh giá kinh tế là đo lường mức độ hiệu quả về mặt kinh tế của hoạt động sản xuất của trang trại nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế, cụ thể là tạo ra thu nhập thuần cao nhất. Vì vậy, đánh giá kinh kinh tế chỉ đề cập đến các chỉ tiêu kinh tế, cụ thể là tập trung vào phân tích chi phí, doanh lợi, hiệu quả sử dụng nguồn lực của toàn trang trại, của từng hợp phần sản xuất hoặc ở mức thấp nhất có thể là của từng hoạt động sản xuất cụ thể. Báo cáo tài chính của trang trại là cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá hoạt động trang trại. Báo cáo này có thể được tổng hợp từ dữ liệu trên mỗi hoạt động hoặc trên toàn trang trại.
  24. 4.1 Đánh giá doanh lợi của trang trại 4.1.1 Doanh lợi trên toàn trang trại Đánh giá doanh lợi trang trại dựa vào các dữ liệu về chi phí và doanh thu của trang trại trong giai đoạn đánh giá. Thông tin này được thu thập từ sổ sách ghi chép của trang trại hoặc là do các thành viên của trang trại cung cấp. Dưới đây là bảng số liệu về chi phí và doanh thu của trang trại. Ví dụ : Thông tin thu thập từ hoạt động trang trại A. Doanh thu trang trại Đv :1000 đ Ghi chú Trồng lúa Lúa Bán 25000 Tiêu dùng 6000 Để giống (1500) Trang trại sử dụng Rơm Sử dụng (900) Trang trại sử dụng Trồng ngô Hạt ngô Bán 7000 Tiêu dùng 800 Thân ngô Sử dụng (700) Trang trại sử dụng Trồng tre Cây Bán 1200 Sư dụng (200) Trang trại sử dụng Nuôi bò Bò con Bán 2500 Sũa Bán 600 Tiêu dùng 900 Tổng doanh thu 44000 Không tính các khoản trang trại sử dụng B. Chi phí trực tiếp Hạt giống 2000 Phân bón 3000 Thuốc trừ sâu 1400 Thuốc thú y 1200 Nhiên liệu (xăng dầu) 1900 Vận chuyển 600 Thuê lao động 2400 Lao động gia đình 4500 Tính toán dựa trên chi phí cơ hội của lao động Tổng chi phí trực tiếp 12500 Trừ lao động gia đình và các đầu vào trang trại tự có C. Chi phí gián tiếp Chi phí chung 500 - Thuế đất - Lương cho quản lý - Thuế đường - Thuỷ lợi phí Chi phí cho tài sản vốn - Chi phí bảo dưỡng 1600 - Chi phí hoạt động 1000 Tổng chi phí gián tiếp 3510
  25. D. Khấu hao tài sản 4480 Số liệu về sản lượng được thu thập riêng cho từng hoạt động, tuy nhiên số liệu về đầu vào/chi phí là chung cho toàn trang trại, không tách biệt được hoạt động nào đã xử dụng loại đầu vào nào và sử dụng bao nhiêu. Vì chúng ta đang xem xét bức tranh toàn trang trại nên số liệu này không gây khó khăn, tuy nhiên nó sẽ gây khó khăn khi chúng ta xem xét từng hoạt động cụ thể. Đối với các trang trại qui mô nhỏ, sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu, cần phải phân biệt các loại sản phẩm đầu ra khác nhau : sản phẩm dùng để bán, tiêu thụ gia đình, và sản phẩm làm đầu vào cho mùa vụ tiếp theo. Các sản phẩm không bán được qui đổi thành tiền mặt. Hoạt động toàn trang trại được đánh gia thông qua việc đo lường các chỉ tiêu (1) Tổng doanh lợi, (2)Doanh lợi thực thuần, (3) Doanh lợi thuần bền vững, (4)Thu nhập sẵn có của nông hộ, (5) Thu nhập bềnh vững của nông hộ, (6) Tổng thu nhập sẵn có của nông hộ. Các tiêu chi này được tính toán và giải thích theo bảng dưới đây : Tiêu chí Tính toán Giải thích E. Tổng doanh lợi A –B F. Doanh lợi thực thuần E – C Chưa khấu trừ khấu hao G. Doanh lợi thuần bền vững F – D Đã khấu trừ khấu hao. H. Thu nhập sẵn có của trang trại H = F Chỉ khi không sử dụng khấu hao I. Thu nhập bềnh vững của trang I = G Khấu hao được sử dụng trại. J. Tổng thu nhập sẵn có của trang H (I) + S Cộng thêm thu nhập ngoài trang trại trại Chỉ tiêu nào là chỉ tiêu đánh giá sản xuất của trang trại tốt nhất tùy thuộc vào chủ quan của người đánh giá trong việc lựa chọn cách đo lường kết quả hoạt động trang trại. Tổng doanh lợi là thước đo tốt nếu việc đánh giá nhằm để so sánh giữa các trang trại tương tự nhau và nếu cơ cấu vốn của các trang trại (mức chi phí cố định) tương tự nhau hoặc không mấy quan trọng. Doanh lợi thực thuần thể hiện mức thu nhập của trang trại nhưng không ổn định trong thời gian dài vì doanh lợi này không tính đến việc thay thế các thiết bị máy móc khi bị hư hỏng. Trong khi đó doanh lợi thuần bềnh vững có tính đến khấu hao nên nó bềnh vững trong dài hạn. Chi phí khấu hao không phải là một dạng chi phí tiền mặt mà nó chỉ là một khoản chi phí được ghi chép trong sổ sách nên nó có thể hoặc không được trang trại trích ra từ doanh thu của trang trại để làm quỹ khấu hao hoặc quỹ đầu tư nhằm hỗ trợ nhu cấu thay thế thiết bị của trang trại trong tương lai. Nếu không trích tiền cho quỹ khấu hao, khối lượng tiền mặt thu được từ trang trại cũng chính là thu nhập của gia đình, hay H băng F. Điều này nói lên rằng, vốn của trang trại sẽ bị giảm dần theo thời gian. Nếu có trích tiền cho chi phí khấu hao, thu nhập nông hộ (I) chính bằng doanh lợi thuần bền vững (G). Tổng thu nhập của nông hộ là thu nhập tư trang trại cộng các nguồn thu nhập ngoài trang trại (do làm thêm). Các số đo của các yếu tố trên có thể được sử dụng để so sánh giữa các trang trại. Tuy nhiên, do các trang trại thường khác nhau về kích thước, nguồn vốn, lao động, nên để so sánh được, trước hết cần phải qui đổi các số đo này thành đơn vị có thể so sánh được như thu nhập bền vững trên 1 ha, trên 1 ngày công lao động,
  26. 4.1.2 Doanh lợi trên các hoạt động cụ thể Đánh giá này sẽ đo lường các chỉ tiêu trên đối với từng hoạt động riêng lẽ của trang trại, là cơ sở cho việc phân tích so sánh chi tiết giữa các trang trại. Trong trường hợp này, các số liệu thu thập không phải là số liệu chung của toàn trang trại mà là số liệu cụ thể của từng hoạt động trong trang trại. Như phần trước, người phân tích có thể thu thập số liệu này từ sổ sách ghi chép của trang trại. Nhưng thông thường ít có những trang trại có sổ sách ghi chép chi tiết cho từng hoạt động cụ thể, vì vậy các dữ liệu phải được thu thập thông qua phỏng vấn sâu các thành viên của nông hộ. Có những trường hợp người nông dân khó có thể phân tách rõ ràng đầu vào, đầu ra giữa các hoạt động, trong trường hợp này số liệu sẽ được ghi chung cho toàn trang trại. Tuy nhiên, việc phân tách dự liệu cho từng hoạt động càng tốt thì việc phân tích so sánh sau này càng có ý nghĩa, vì vậy việc phân tách số liệu cho từng hoạt động được xem là việc làm thiết yếu. Số liệu thu thập sẽ cho ra các báo cáo cho từng hoạt động cụ thể và báo cáo chung cho toàn trang trại. Dưới đây là bảng số liệu được thu thập từ một nột trang trại và kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá. ĐVT: 1000 đồng Tổng Hoạt động cụ thể Cả trang trại tòan trang trại DỮ LIỆU THU THẬP Lúa Ngô Tre Nuôi bò A. Tổng doanh thu 31000 7800 1200 4000 44000 B. Chi phí trực tiếpa 6500 4000 0 2000 12500 C. Chi phí gián tiếp - Chi phí chung 70 0 0 90 750 910 - Chi phí hoạt động tài sảnb 900 0 0 200 1100 2600 Tổng chi phí 970 0 0 290 1850 3510 D. Chi phí khấu hao 500 0 0 800 2680 4480 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRANG TRẠI E. Tổng doanh lợi 24500 3800 1200 2000 31500 F. Doanh lợi thực thuần 23530 3400 1200 1710 (-1850) 27990 - G. Doanh lợi thuần bềnh vững 23030 2900 1200 910 23510 (1850+2680) H. Thu nhập gia đình 27990 I. Thu nhập gia đình bềnh vững 23510 J. Tổng thu nhập gia đình bềnh vữngc 23510 DOANH THU TRÊN ĐƠN VỊ NGUỒN LỰC Dữ liệu bổ sung Diện tích hoặc mứcd 2.5 1 0 3 con 2.8 Vốn sử dụnge 13300 6200 0 5000 82100g 106600
  27. Lao động gia đình 150 100 20 80 100 450 K. Tổng doanh lợi trên: - (i) ha đất hoặc đầu gia súc 9800 3800 Kf 667 11250 - (ii) 100 đồng vốn 184 61 K 40 29 - (iii) ngày công lao động 163 38 20 25 70 L. Thu nhập thuần trên: - (i) ha đất hoặc đầu gia súc 9212 2900 K 303 8396 - (ii) 100 đồng vốn 173 47 K 18 22 - (iii) ngày công lao động 153 29 60 11 52 d: ha tính cho lúa, ngô và tre; đầu con tính cho nuôi Diện tích đất để trồng tre là không a: không tính lao động gia đình đáng kể f: không sử dụng b: Không tính chi phí khấu hao Thức ăn cho bò không sử dụng trực g: bao gồm cả tiền c: Thu nhập ngoài trang trại bằng 0 tiếp đất đai mua đất đai e: Vốn (trừ đất đai) phân chia cụ thể cho từng hoạt động như ở bảng dưới Ở bảng trên, các chi phí đều được phân bổ cho từng hoạt động cụ thể, tuy nhiên có một số chi phí cố định không phân bổ được vì nó là các chi phí chung cho toàn trang trại (chẳng hạn như chi phí điều hành trang trại) nên không thể phân tách, và được tính vào chi phí toàn trang trại ở cột "cả trang trại". Dữ liệu cho toàn trang trại được ghi ở cột cuối cùng là tổng số liệu của từng hoạt động cụ thể. Để tính toán các chi phí cố định cũng như chi phí khấu hao các tài sản cố định, cần phải xây dựng bảng phân bổ vốn đầu tư các tài sản cố định cho mỗi hoạt động riêng, cụ thể như bảng dưới đây : Bảng phân bổ vốn đầu tư cho các hoạt động cụ thể (ĐVT:1000đồng) Hoạt động cụ thể Hạng mục vốn cố định Giá trị Toan trang trại Lúa Ngô Tre Nuôi bò Đất 50000 0 0 0 0 50000 Nhà ở 10000 0 0 0 0 10000 Lèo trại 5000 2000 2000 0 500 500
  28. Máy cày 10000 3000 2000 0 500 4500 Máy trút lúa 2000 2000 0 0 0 0 Máy gặt 3000 2000 1000 0 0 0 Xe kéo 600 300 200 0 0 100 Chuồng trại 5000 1000 1000 0 1000 2000 Hàng rào 6000 0 0 0 0 6000 Đập thủy lợi 8000 3000 0 0 0 5000 Máy bơm 4000 0 0 0 0 4000 Bò nuôi 3000 0 0 0 3000 0 Tổng cộng 106600 13300 6200 0 5000 82100 Thông tin về sự phân bổ này là do các nông hộ cung cấp dựa trên những hiểu biết của họ. Trong bảng trên chúng ta thấy, vốn đầu tư cho máy kéo được phân bổ cho hoạt động sản xuất lúa, ngô, chăn nuôi trâu bò và chung cho trang trại theo tỉ suất tương ứng là 3 :2 :0.5 :4.5 ; hàng rào của trang trại được phân bổ cho toàn trang trại vì nó phục vụ chung cho tất cả các hoạt động của trang trại. E, F, G được tính toán cho từng hoạt động hoàn toàn giống như tính toán cho toàn trang trại. Tuy nhiên, H, I, J chỉ được tính toán cho toàn trang trại vì đây là nguồn thu nhập của nông hộ. Ngoài ra chúng ta có thể tính các chỉ tiêu đánh giá E, G cho từng đơn vị nguồn lực được phân bổ cho mỗi hoạt động. 4.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực 4.2.1 Hiệu quả sử nguồn lực trên toàn trang trại Hiệu quả sử dụng sử dụng nguồn lực là giá doanh lợi trên một đơn vị nguồn lực được sử dụng. Hiệu quả này được tính theo phương pháp "Giá trị còn lại”, cụ thể như sau : - Chọn nguồn lực cần tính toán hiệu quả sử dụng, chẳng hạn như đất đai - Định giá trị cho các nguồn lực còn lại theo giá cả thị trường hoặc chi phí cơ hội của các nguồn lực đó. - Khấu trừ doanh lợi cho tổng giá trị các nguồn lực (trừ nguồn lực cần tính hiệu quả), phần cọn lại là doanh lợi trên nguồn lực cần tính toán. - Chia doanh lợi này cho số lượng nguồn lực cần tính toán để xác định doanh lợi trên đơn vị nguồn lực, đó cũng chính là hiệu quả sử dụng nguồn lực đó. Bảng dưới đây sẽ cho thấy cách tính toán và hiệu quả sử dụng các nguồn lực của trang trại. Đơn vị tính: 1000 đồng Dữ liệu thu thập Đất đai trang trại 2.8 ha - Giá trị đất đai 50000 - Chi trả cho đất đai 5000 Sử dụng 10% tổng giá trị Vốn trang trại Không tính đất đai - Giá trị vốn 56600
  29. - Chi trả cho vốn 5660 Lao động sử dụng 450 ngày Sử dụng 10% giá trị Tínht theo chi phí cơ hội - Giá trị lao động 4500 (10000đ/ngày) - Chi trả cho lao động 4500 M. Doanh lợi thuần bềnh vững trên đất đai - Tổng (= doanh lợi thuần bền vững khấu trừ chi trả 23510-5660-4500 = 13350 cho vốn và lao động): - Trên đơn vị diện tích đất (ha): 13350/2.8 =4768 N. Doanh lợi thuần bềnh vững trên vốn - Tổng (= doanh lợi thuần bền vững khấu trừ chi trả 23510-5000-4500 =14010 cho đất và lao động): - Trên đơn vị vốn (100): 14010/566 = 25 O. Doanh lợi thuần bềnh vững trên lao động gia đình - Tổng (= doanh lợi thuần khấu trừ chi trả cho đất và 23510-5000-5660 = 12850 vốn): - Trên đơn vị lao động (ngày công): 12850/450 = 29 Chú ý rằng, về ý nghĩa tài chính doanh lợi trên mỗi nguồn lực không phải là doanh lợi thực do nguồn lực đó tạo ra cho trang trại, vì theo như bảng trên, tổng doanh lợi của các nguồn lực sẽ lớn hơn doanh lợi của toàn trang trại. Tuy nhiên, doanh lợi trên mỗi nguồn lực có thể được xem là khoản đóng góp của nguồn lực đó cho toàn trang trại sau khi chi trả hết cho các nguồn lực khác ở mức giá thông thường, với giã định rằng doanh lợi do các nguồn lực khác tạo ra là không lớn hơn giá trị ở mức giá thông thường của nó, hay vừa đủ để chi trả cho nguồn lực đó. Nếu giả định đó sai, doanh lợi trên mỗi nguồn lực bị đánh giá quá cao hoặc là quá thấp. Hiệu quả sử dụng nguồn lực được sử dụng để so sánh việc sử dụng nguồn lực ở các trang trại khác nhau. Ngoài ra, thông tin này còn làm cơ sở cho việc xác định giá hợp lý để mua, bán hoặc trao đổi nguồn lực. Ví du: với mức hiệu quả sử dụng lao động gia đình là 29.000đồng/ ngày, các thành viên trong gia đình sẽ có cơ sở để quyết định là nên ở nhà làm việc trên trang trại hay nên đi tìm kiếm việc làm nơi khác; Cũng tương tự, hiệu quả sử dụng đất là 4.768.000 đồng trên 1 ha, sẽ là cơ sở để nông hộ quyết định giá cả có thể mua hoặc thuê thêm đất canh tác. 4.3.2 Hiệu quả sử dụng nguồn lực trên các hoạt động cụ thể Hiệu quả sử dụng nguồn lực trên từng hoạt động cụ thể của trang trại cũng được tính toán tương tự trên toàn trang trại, chỉ khác là tính cho từng hoạt động riêng lẽ.
  30. Thông tin này sẽ được sử dụng để so sánh hiệu quả sử dụng nguồn lực giữa các hoạt động sản xuất khác nhau trên trang trại. Đây cũng là cơ sở để chủ trang trại phân bổ lại các nguồn lực cho các hoạt động sản xuất để sử dụng có hiệu quả hơn. 4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế toàn trang trại Hiệu quả sử dụng các nguồn lực riêng lẽ được tính toán theo phương pháp “Giá trị còn lại” thường dẫn đến thiếu sót là: gán lợi ích quá lớn cho nguồn lực được đánh giá và những nguồn lực khác được chi trả theo mức chi phí cơ hội hoặc giá cả thị trường. Vì vậy nó sẽ dẫn đến việc đánh giá quá cao một nguồn lực nào đó của trang trại. Hơn nữa phương pháp này không tính đến lợi ích tạo ra do sự phối hợp giữa các nguồn lực. Tổng hiệu quả toàn trang trại sẽ phản ảnh chính xác hiệu quả sử dụng nguồn lực của trang trại và khắc phục những thiếu sót trên. Tổng hiệu quả trang trại bằng tổng doanh thu của toàn trang trại trừ cho tổng chi phí. Ngoài ra, có thể tính toán các chỉ số đánh giá trang trại khác như tỉ lệ doanh thu và chi phí, tỉ suất doanh lợi trên vốn đầu tư. - Tỉ lệ doanh thu trên chi phí = tống doanh thu/tổng chi phí - Tỉ suất doanh lợi trên vốn: + Tỉ suất doanh lợi trên tổng vốn (%) = Tổng doanh lợi thuần / tổng vốn đầu tư x 100 Tỉ suất doanh lợi trên vốn cho thấy mức hiệu quả của việc sử dụng tài sản vốn của trang trại. + Tỉ suất doanh lợi trên vốn sở tự có: Tổng doanh lợi thuần - chi phí vốn vay mượn Tỉ suất doanh lợi trên vốn tự có (%) = x 100 Tổng giá trị vốn tự có Tỉ suất doanh lợi trên vốn tự có được sử dụng để so sánh với tỉ suất doanh lợi có thể có từ các lựa chọn đầu tư khác. V. MỘT SỐ TIÊU CHÍ KHÁC ĐỂ ĐÁNH GIÁ TRANG TRẠI 5.1 Đánh giá sự ổn định của trang trại Sự ổn định ở đây muốn nói đến sự ổn định về sản lượng /thu nhâp của trang trại theo thời gian. Thu nhập của trang trại thường biến động theo giá cả thị trường, hiệu quả của cây trồng vật nuôi trong hệ thống trang trại. Có nhiều chiến lược để đảm bảo thu nhập cho trang trại. Đối với các trang trại ở quy mô sản xuất hàng hóa (trang trại), chiến lược của chủ trang trại là tăng cường sản suất trong những năm thuận lợi để tăng thu nhập đến mức dư thừa có thể bù đắp cho các năm không thuận lợi. Đối với các trang trại nhỏ (sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu), chiến lược chủ trang trại là đa dạng hóa cây trồng trên trang trại, vừa trồng những cây trồng cho lợi nhuận cao nhưng hiệu quả không ổn định, vừa chú trọng đến các cây lương thực cho lợi nhuận thấp nhưng sản lượng ổn định để đảm bảo lương thực cho nông hộ. Sự ổn định của trang trại được đánh giá bằng hệ số biến động thu nhập của trang trại, tính theo công thức sau: CV 100 SD / X
  31. 1/ 2 n n 100  /  / n X i X X i i 1 i 1 CV: Hệ số biến động SD: độ lệch chuẫn X: giá, sản lượng hay thu nhập. CV càng lớn, mức độ ổn định của trang trại càng cao Trang trại có thu nhập ổn định cao không có nghĩa là tốt hơn trang trại có thu nhập ổn định thấp vì có thể trang trại có thu nhập ổn định thấp nhưng mức thu nhập lại cao và có lợi nhuận lớn trong dài hạn. Tuy nhiên, nếu các yếu tố khác là như nhau thì ổn định thu nhập cao bao giờ cũng được ưu tiên lựa chọn hơn là thấp. Đặc biệt đối với các nông hộ sản xuất nhỏ ở đó an toàn lương thực là mục tiêu hàng đầu mức ổn định thu nhập thấp đồng nghĩa với nghèo đói tái diễn. 5.2 Đánh giá sự đa dạng của trang trại Sự đa dạng đề cập đến sự tăng lên về số lượng hoạt động cũng như sản phẩm trên trang trại nhằm giảm thiểu những rủi ro về thu nhập và tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có của trang trại. Mức độ đa dạng cao sẽ làm tăng sự ổn định của trang trại. Sự đa dạng của trang trại được xem xét ở đây là sự đa dạng về số loại cây trồng vật nuôi, đa dạng về hoạt động sản xuất và đa dạng về nguồn thu nhập. Chỉ số đa đạng được tính theo công thức sau: s DI 1 ( / N) i 1 ni Trong đó: S: số lượng loại cây trồng vật nuôi, hoạt động hoặc nguồn thu nhập trên trang trại ni (i = 1 đến s): số lượng cá thể hay diện tích của loại cây trồng vật nuôi hay hoạt động i, hoặc giá trị sản phẩm (thu nhập) từ chúng. N: Tổng các cá thể, diện tích hay thu nhập của tất cả các loại hoặc các hoạt động. Sự đa dạng về loài là sự đa đạng về mặt tự nhiên, trong khi đó sự đa dạng về thu nhập là sự đa dạng về mặt kinh tế. Tỉ số (ni/N) 2 chỉ ra rằng loài nào, hoạt động nào hay nguồn thu nhập nào là chiếm ưu thế trong trang trại. Chỉ số đa dạng cho thấy được mức ổn định và khả năng chống chịu rủi ro của trang trại. Chỉ số đa dạng càng cao, mức độ ổn định càng lớn và khả năng chịu rủi ro càng cao và ngược lại. 5.3 Sự phân bổ sản phẩm hay thu nhập của trang trại theo thời gian Sự phân bổ sản phẩm hay thu nhập của trang trại có thể là tập trung hoặc phân tán theo thời gian (trong mùa hoặc trong năm hoạt động). Sự phân bổ theo thời gian thể hiện mức độ đồng nhất về dòng thu nhập của trang trại trong năm. Thường đối với các trang trại có qui mô nhỏ, đặc biệt là các nông hộ sản xuất nhỏ, sự phân bổ càng phân tán cao càng tốt vì các lý do sau: - Tránh được tình trạng sản phẩm ứ đọng, rớt giá - Giảm thiểu chi phí phí dự trử - Sản phẩm (thu nhập) phân bổ phân tán sẽ giúp các nông hộ (nghèo) giảm tối thiểu các khoản nợ. Đối với các nông hộ nghèo, nợ thường là do vay mượn để mua lương thực hoặc trang trải các “nghĩa vụ” xã hội trong khoảng thời gian sản xuất không cho thu nhập, vì vậy nếu nguồn thu nhập phân bổ đều và lấp trống khoảng thời gian này sẽ hạn chế các khoản nợ trên.
  32. - Đối với trang trại có chế biến, sản phẩm phân bổ phân tán sẽ giúp cho hoạt động chế biến được liên tục, tránh được tình trạng thiếu lao động khi sản phẩm tập trung và thừa lao đông khi không có sản phẩm. Hơn nữa việc sử dụng các tài sản vốn cũng sẽ hiệu quả hơn.