Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp

pdf 26 trang hapham 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_chuong_2_phan_tich_tai_chi.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp

  1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp ch−ơng 2 Phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính đ−ợc các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỷ IXX. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, phân tích tài chính thực sự đ−ợc phát triển và đ−ợc chú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Nghiên cứu phân tích tài chính là khâu quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Vậy, phân tích tài chính là gì? Chủ thể nào cần phân tích tài chính? Nội dung phân tích và sử dụng ph−ơng pháp phân tích nh− thế nào? Đó là những nội dung cơ bản đ−ợc đề cập trong ch−ơng này. 2.1. Mục tiêu phân tích tài chính Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, ph−ơng pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất l−ợng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng đ−ợc áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế đ−ợc tự chủ nhất định về tài chính nh− các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức, đ−ợc áp dụng trong các tổ chức xã hội, tập thể và các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị tr−ờng vốn đã tạo nhiều cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết. Những ng−ời phân tích tài chính ở những c−ơng vị khác nhau nhằm các mục tiêu khác nhau. 2.1.1. Phân tích tài chính đối với nhà quản trị Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định h−ớng các quyết định của Ban Tổng giám đốc, Giám đốc tài 24 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  2. Ch−ơng 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp chính, dự báo tài chính: kế hoạch đầu t−, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý. 2.1.2. Phân tích tài chính đối với nhà đầu t− Nhà đầu t− cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu - lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu t−. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không? 2.1.3. Phân tích tài chính đối với ng−ời cho vay Ng−ời cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà ng−ời cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp nh− thế nào? Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với ng−ời h−ởng l−ơng trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật s− Dù họ công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nh−ng họ đều muốn hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ. Nh− vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng nh− khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đ−a ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong t−ơng lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính. Phân tích tài chính có thể đ−ợc ứng dụng theo nhiều h−ớng khác nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp ). Tuy nhiên, trình tự phân tích và dự đoán tài chính đều phải tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự đoán. Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 25
  3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp Giai đoạn dự đoán Nghiệp vụ phân tích Chuẩn bị và xử lý các nguồn áp dụng các công cụ phân tích thông tin: tài chính +Thông tin kế toán nội bộ +Xử lý thông tin kế toán +Thông tin khác từ bên ngoài +Tính toán các chỉ số +Tập hợp các bảng biểu ↓ ↓ Xác định biểu hiện đặc tr−ng Giải thích và đánh giá các chỉ số và bảng biểu, các kết quả - Triệu chứng hoặc hội chứng - - Cân bằng tài chính những khó khăn. - Điểm mạnh và điểm yếu - Năng lực hoạt động tài chính - Cơ cấu vốn và chi phí vốn - Cơ cấu đầu t− và doanh lợi ↓ ↓ Phân tích thuyết minh - Nguyên nhân khó khăn Tổng hợp quan sát - Nguyên nhân thành công ↓ ↓ Tiên l− ợng Xác định: và chỉ dẫn - H−ớng phát triển - Giải pháp tài chính hoặc giải pháp khác 2.2. Thu thập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số l−ợng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đ−a ra đ−ợc những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng. Trong những thông tin bên ngoài, cần l−u ý thu thập những thông tin chung (thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, 26 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  4. Ch−ơng 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp chính sách thuế, lãi suất), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần ) và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp (các thông tin mà các doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quan quản lý nh−: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ). Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp nh− là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Với những đặc tr−ng hệ thống, đồng nhất và phong phú, kế toán hoạt động nh− một nhà cung cấp quan trọng những thông tin đáng giá cho phân tích tài chính. Vả lại, các doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ cung cấp những thông tin kế toán cho các đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Thông tin kế toán đ−ợc phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán. Phân tích tài chính đ−ợc thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính - đ−ợc hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu: đó là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Ngân quỹ (Báo cáo l−u chuyển tiền tệ). 2.2.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối t−ợng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Thông th−ờng, Bảng cân đối kế toán đ−ợc trình bày d−ới dạng bảng cân đối số d− các tài khoản kế toán: một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp. Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là tài sản cố định, tài sản l−u động. Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: Đó là vốn của chủ (vốn tự có) và các khoản nợ. Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán đ−ợc sắp xếp theo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống. Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 27
  5. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp Bên tài sản Tài sản l−u động (tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán, các khoản phải thu, dự trữ); tài sản tài chính; tài sản cố định hữu hình và vô hình. Bên nguồn vốn Nợ ngắn hạn (nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản phải nộp, phải trả khác, nợ ngắn hạn ngân hàng th−ơng mại và các tổ chức tín dụng khác); nợ dài hạn (nợ vay dài hạn ngân hàng th−ơng mại và các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát hành trái phiếu); vốn chủ sở hữu (th−ờng bao gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới) Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản; bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng nh− khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Bên tài sản và bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán đều có các cột chỉ tiêu: số đầu kỳ, số cuối kỳ. Ngoài các khoản mục trong nội bảng còn có một số khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán nh−: một số tài sản thuê ngoài, vật t−, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hoá nhận bán hộ, ngoại tệ các loại v.v Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết đ−ợc loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một t− liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá đ−ợc khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp. 2.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh Một thông tin không kém phần quan trọng đ−ợc sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo Kết quả kinh doanh. Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo Kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong t−ơng lai. Báo cáo Kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định đ−ợc kết quả sản xuất - kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm. Nh− vậy, báo cáo Kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản 28 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  6. Ch−ơng 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp xuất - kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Những khoản mục chủ yếu đ−ợc phản ánh trên báo cáo Kết quả kinh doanh: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính; doanh thu từ hoạt động bất th−ờng và chi phí t−ơng ứng với từng hoat động đó. Những loại thuế nh−: VAT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất, không phải là doanh thu và không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không đ−ợc phản ánh trên báo cáo Kết quả kinh doanh. Toàn bộ các khoản thuế đối với doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác đ−ợc phản ánh trong phần: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà n−ớc. 2.2.3. Ngân quỹ (Báo cáo l−u chuyển tiền tệ) Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo đ−ợc chi trả hay không, cần tìm hiểu tình hình Ngân quỹ của doanh nghiệp. Ngân quỹ th−ờng đ−ợc xác định cho thời hạn ngắn (th−ờng là từng tháng) Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ (thu Ngân quỹ), bao gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh (từ bán hàng hoá hoặc dịch vụ); dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu t−, tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất th−ờng. Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ (chi Ngân quỹ), bao gồm: dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động đầu t−, tài chính; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất th−ờng. Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số d− ngân quỹ đầu kỳ để xác định số d− ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó, có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả. Tóm lại, để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các nhà phân tích cần phải đọc và hiểu đ−ợc các báo cáo tài chính, qua đó, họ nhận biết đ−ợc và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân tích của họ. Tất nhiên, muốn đ−ợc nh− vậy, các nhà phân tích Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 29
  7. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm nội dung chi tiết các khoản mục của các báo cáo tài chính trong một số môn học liên quan. 2.3. Ph−ơng pháp và nội dung phân tích tài chính 2.3.1. Ph−ơng pháp phân tích tài chính Ph−ơng pháp truyền thống đ−ợc áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là ph−ơng pháp tỷ số. Ph−ơng pháp tỷ số là ph−ơng pháp trong đó các tỷ số đ−ợc sử dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn đ−ợc thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là ph−ơng pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng đ−ợc bổ sung và hoàn thiện. Bởi lẽ, thứ nhất: nguồn thông tin kế toán và tài chính đ−ợc cải tiến và đ−ợc cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp; thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số; thứ ba, ph−ơng pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Về nguyên tắc, với ph−ơng pháp tỷ số, cần xác định đ−ợc các ng−ỡng, các tỷ số tham chiếu. Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu. Nh− vậy, ph−ơng pháp so sánh luôn đ−ợc sử dụng kết hợp với các ph−ơng pháp phân tích tài chính khác. Khi phân tích, nhà phân tích th−ờng so sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ tr−ớc) để nhận biết xu h−ớng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp, theo không gian (so sánh với mức trung bình ngành) để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn sử dụng ph−ơng pháp phân tích tài chính DUPONT. Với ph−ơng pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết đ−ợc các nguyên nhân dẫn đến các hiện t−ợng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của ph−ơng pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp nh− thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số 30 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  8. Ch−ơng 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh h−ởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp. 2.3.2. Nội dung phân tích tài chính 2.3.2.1. Phân tích các tỷ số tài chính Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính chủ yếu th−ờng đ−ợc phân thành 4 nhóm chính: * Tỷ số về khả năng thanh toán: đây là nhóm chỉ tiêu đ−ợc sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. * Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng nh− khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. * Tỷ số về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu đặc tr−ng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. * Tỷ số về khả năng sinh l∙i: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất - kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp. Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của ng−ời vay. Trong khi đó, các nhà đầu t− dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ số về cơ cấu vốn vì sự thay đổi tỷ số này sẽ ảnh h−ởng đáng kể tới lợi ích của họ. Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số và trong từng tr−ờng hợp các tỷ số đ−ợc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích. Phần tiếp theo sẽ đề cập tới những tỷ số chủ yếu nhất, phổ biến nhất đ−ợc dùng trong phân tích, đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phân tích các tỷ số sẽ có ý nghĩa hơn nếu sử dụng số liệu trong các báo cáo tài chính để minh họa bản chất, cách tính toán và ý nghĩa của các tỷ số. Vì lẽ đó, một loạt các số liệu minh họa đ−ợc cung cấp Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 31
  9. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp trong các bảng 2.1; 2.2. Đó là Bảng cân đối kế toán và báo cáo Kết quả kinh doanh. Hình thức các báo cáo tài chính đ−ợc trình bày ở đây là chung nhất cho mọi tr−ờng hợp. doanh nghiệp X Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm N-1 và N Đơn vị: 100 đơn vị tiền Tài sản N-1 N Nguồn vốn N-1 N Tiền và chứng 4,0 3,9 Vay ngân hàng 5,1 18,2 khoán dễ bán Các khoản phải thu 18,5 29,5 Các khoản phải trả 10,3 20,0 Dự trữ 33,1 46,7 Các khoản phải nộp 5,1 7,3 Tổng nợ ngắn hạn 20,5 45,5 Vay dài hạn 12,2 11,9 Tổng TS l−u động 55,6 80,1 Cổ phiếu th−ờng 23,3 23,3 Tàisản cố định (NG) 20,1 22,9 Lợi nhuận không chia 15,0 15,6 Khấu hao TSCĐ 4,7 6,7 Tài sản cố định (theo 15,4 16,2 giá còn lại) Tổng tài sản 71,0 96,3 Tổng nguồn vốn 71,0 96,3 32 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  10. Ch−ơng 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp doanh nghiệp X Bảng 2.2 Báo cáo Kết quả kinh doanh đến ngày 31/12 năm N - 1, N Đơn vị: 100 đơn vị tiền Chỉ tiêu N - 1 N 1. Doanh thu 184,7 195,7 2. Giá vốn hàng bán 151,8 166,8 3. Lãi gộp 32,9 28,9 * Chi phí điều hành - Chi phí tiêu thụ 15,3 16,9 - Chi phí thuê 3,6 5,7 * Khấu hao tài sản cố định 1,7 2,0 4. Lợi nhuận tr−ớc thuế và lãi 12,3 4,3 5. Lãi vay 1,75 2,97 6. Lợi nhuận tr−ớc thuế (TNTT) 10,55 1,33 7. Thuế thu nhập doanh nghiệp 4,2 0,53 8. Lợi nhuận sau thuế (TNST) 6,35 0,8 9. Trả lãi cổ phần 1,6 0,2 10. Lợi nhuận không chia 4,75 0,6 2.3.2.1.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán Khả năng thanh Tài sản l−u động = toán hiện hành Nợ ngắn hạn Tài sản l−u động thông th−ờng bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nh−ợng (t−ơng đ−ơng tiền), các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn th−ờng bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng th−ơng mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác vv Cả tài sản l−u động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là th−ớc đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn đ−ợc trang trải bằng các Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 33
  11. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn t−ơng đ−ơng với thời hạn của các khoản nợ đó. Từ số liệu trên Bảng cân đối kế toán ta có: Tỷ số thanh toán hiện hành: 55,6 Năm N - 1 = = 2,71 20,5 80,1 Năm N = = 1,76 45,5 Tỷ số trung bình của ngành là 2,5. Tỷ số thanh toán hiện hành năm nay thấp hơn so với năm tr−ớc và thấp hơn so với mức trung bình của ngành. Điều này cho thấy: mức dự trữ năm nay cao hơn so với năm tr−ớc có thể là do sản xuất tăng hoặc do hàng không bán đ−ợc. Trong khi đó, mức nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng tăng nh−ng với tốc độ lớn hơn so với tốc độ tăng dự trữ. Nếu với mức trung bình của ngành thì doanh nghiệp chỉ cần 40% giá trị tài sản l−u động để trang trải đủ các khoản nợ đến hạn. Song, doanh nghiệp đã phải dùng tới 56,8% giá trị tài sản l−u động mới đủ để thanh toán các khoản nợ. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với mức trung bình của ngành. Đây là một vấn đề mà doanh nghiệp cần l−u ý trong thời gian tới. Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, các nhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn l−u động ròng (net working capital) hay vốn l−u động th−ờng xuyên của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp. Nó đ−ợc xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản l−u động và tổng nợ ngắn hạn, hoặc là phần chênh lệch giữa vốn th−ờng xuyên ổn định với tài sản cố định ròng. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của nhiều doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn l−u động ròng. Do vậy, sự phát triển của không ít doanh nghiệp còn đ−ợc thể 34 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  12. Ch−ơng 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp hiện ở sự tăng tr−ởng vốn l−u động ròng. Trong khi đó, chỉ tiêu này của doanh nghiệp X năm N (34,6) bị giảm sút so với năm N - 1 (35,1). Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản l−u động và dễ bị lỗ nhất nếu đ−ợc bán. Do vậy, tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho) và đ−ợc xác định bằng cách lấy tài sản l−u động trừ phần dự trữ (tồn kho) chia cho nợ ngắn hạn. Tài sản l−u động - dự trữ Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn áp dụng vào doanh nghiệp X ta tính đ−ợc tỷ số khả năng thanh toán nhanh: 55,6 - 33,1 Năm N - 1 = = 1,09 20,5 80,1 - 46,7 Năm N = = 0,73 45,5 Tỷ số trung bình của ngành là 1. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh thấp hơn năm tr−ớc và cũng thấp hơn so với mức trung bình của ngành. Nguyên nhân là do mức dự trữ của doanh nghiệp tăng lên đáng kể nh−ng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng các khoản nợ ngắn hạn. Trong khi đó, tiền hầu nh− không thay đổi, các khoản phải thu gia tăng phần nào. Những thay đổi về chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm khả năng thanh toán của doanh nghiệp trở nên yếu kém. Doanh nghiệp Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 35
  13. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp không thể thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn đến hạn nếu không sử dụng đến một phần dự trữ. - Tỷ số dự trữ (tồn kho) trên vốn l−u động ròng: tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn l−u động ròng. Nó đ−ợc tính bằng cách chia dự trữ (tồn kho) cho vốn l−u động ròng. Đối với doanh nghiệp X, tỷ số này năm N - 1 là 94,3%, năm N là 135% trong khi tỷ số tham chiếu là 87%. Nh− vậy, so với mức trung bình ngành, tỷ số dự trữ trên vốn l−u động ròng của doanh nghiệp là quá cao, đặc biệt năm N, dự trữ cao tới mức toàn bộ vốn l−u động ròng không đủ để tài trợ cho nó. Điều này liên quan tới cơ cấu vốn, cơ cấu tài trợ cũng nh− cơ cấu tài sản l−u động của doanh nghiệp. 2.3.2.1.2. Các tỷ số về khả năng cân đối vốn Tỷ số này đ−ợc dùng để đo l−ờng phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin t−ởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất - kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thu đ−ợc lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể. - Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ): tỷ số này đ−ợc sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông th−ờng các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng đ−ợc đảm bảo trong tr−ờng hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp −a thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song, nếu tỷ số nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đối với doanh nghiệp X, tỷ số nợ năm N - 1 là 46,1%; năm N là 59,61%; tỷ số trung bình của ngành là 50%. Ta thấy tỷ số nợ năm nay cao hơn năm tr−ớc và cao hơn nhiều so với tỷ số trung bình của ngành. Nguyên 36 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  14. Ch−ơng 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp nhân chủ yếu là do tăng các khoản nợ ngắn hạn (nợ dài hạn và vốn của chủ sở hữu hầu nh− không thay đổi). Tỷ số nợ năm nay thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nh−ng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn đ−ợc sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Để có nhận xét đúng đắn về chỉ tiêu này cần phải kết hợp với các tỷ số khác. Tuy nhiên, có thể nói rằng, với tỷ số nợ 59,61%, doanh nghiệp khó có thể huy động tiền vay để tiến hành sản xuất - kinh doanh trong thời gian tới. - Khả năng thanh toán l∙i vay hoặc số lần có thể trả l∙i: thể hiện ở tỷ số giữa lợi nhuận tr−ớc thuế và lãi vay trên lãi vay. Nó cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm nh− thế nào. Việc không trả đ−ợc các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Đối với doanh nghiệp X, ta xác định đ−ợc khả năng thanh toán lãi vay nh− sau: 12,3 Năm N - 1 = = 7,02 1,75 4,3 Năm N = = 1,45 2,97 Tỷ số trung bình của ngành là 7,7. Tỷ số về khả năng thanh toán lãi vay năm N của doanh nghiệp quá thấp so với năm N - 1 và so với tỷ số trung bình của ngành. Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp là quá kém. Điều này cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp . Nh− vậy, doanh nghiệp X sẽ khó có thể vay tiếp đ−ợc nữa vì tỷ số nợ đã quá cao mà khả năng trả lãi vay lại quá thấp so với mức trung bình của ngành. 2.3.2.1.3. Các tỷ số về khả năng hoạt động Các tỷ số hoạt động đ−ợc sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp đ−ợc dùng để đầu t− cho các loại tài sản khác nhau nh− tài sản cố định, tài sản l−u động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo l−ờng hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 37
  15. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu đ−ợc sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp. - Vòng quay tiền Tỷ số này đ−ợc xác định bằng cách chia doanh thu (DT) trong năm cho tổng số tiền và các loại tài sản t−ơng đ−ơng tiền bình quân (chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nh−ợng); nó cho biết số vòng quay của tiền trong năm. Vòng quay tiền của doanh nghiệp X năm N - 1 và năm N t−ơng ứng là 46,2 và 50,1. So với mức bình quân của ngành là 55,0 thì chỉ tiêu này của doanh nghiệp là thấp. Tuy nhiên, vòng quay tiền năm N cao hơn năm N-1 ch−a chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn mà phải kết hợp phân tích một số chỉ tiêu khác. - Vòng quay dự trữ (tồn kho) Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vòng quay dự trữ đ−ợc xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm) bình quân. áp dụng vào doanh nghiệp X ta có: 184,7 Vòng quay dự trữ: Năm N - 1 = = 5,58 33,1 Năm N = 195,7/ 46,7 = 4,19 Tỷ số trung bình của ngành là 9. Số vòng quay dự trữ năm nay thấp hơn năm tr−ớc và thấp hơn nhiều so với mức trung bình của ngành. Điều này chứng tỏ sự bất hợp lý và kém hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng cần đ−ợc xem xét nhằm đ−a ra giải pháp xử lý đúng đắn và kịp thời. Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu 5 360/DT Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền đ−ợc sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu 38 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  16. Ch−ơng 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng th−ơng mại của doanh nghiệp và các khoản trả tr−ớc. áp dụng vào doanh nghiệp X ta có: 18,5 x 360 Kỳ thu tiền bình quân: Năm N - 1 = = 36 184,41 29,5 x 360 Năm N = = 54,3 195,7 Mức trung bình của ngành là 32. Kỳ thu tiền bình quân năm nay cao hơn năm tr−ớc và quá cao so với mức trung bình của ngành. Đây là một vấn đề đáng chú ý, bởi lẽ, doanh thu hầu nh− tăng không đáng kể, tỷ số này cao gấp tới 1,7 lần mức trung bình của ngành, chứng tỏ vốn bị ứ đọng lớn trong khâu thanh toán, trong khi đó, thị tr−ờng tiêu thụ không hề tiến triển đ−ợc. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra đ−ợc bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = DT/TSCĐ Tài sản cố định ở đây đ−ợc xác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp X năm N (12,1) hầu nh− không tăng so với năm N - 1 (12) và cao hơn mức trung bình ngành (5,0). Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định có hiệu quả. - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Chỉ tiêu này còn đ−ợc gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó đ−ợc đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = DT/TS Từ số liệu của doanh nghiệp X ta tính đ−ợc hiệu suất sử dụng tổng tài sản : Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 39
  17. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 184,7 Năm N - 1 : = 2,6 71 195,7 Năm N : = 2,03 96,3 Tỷ lệ trung bình của ngành là: 3. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản có năm nay thấp hơn năm tr−ớc và thấp hơn mức trung bình của ngành. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản l−u động của doanh nghiệp thấp. Doanh nghiệp cần có biện pháp cải thiện tình hình này. 2.3.2.1.4. Các tỷ số về khả năng sinh l∙i Nếu nh− các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất - kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = TNST/DT Chỉ tiêu này đ−ợc xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế (lợi nhuận sau thuế ) cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu. áp dụng vào doanh nghiệp X ta có: 6,35 Năm N - 1 : = 3,44% 184,7 0,8 Năm N: = 0,41% 195,7 Tỷ lệ trung bình của ngành là 2,9%. Mức doanh lợi tiêu thụ sản phẩm năm nay suy giảm với mức độ rất lớn so với năm tr−ớc (chỉ còn xấp xỉ 12% mức doanh lợi tiêu thụ của năm tr−ớc). Năm N doanh thu tiêu thụ tăng không đáng kể, trong khi đó chi phí 40 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  18. Ch−ơng 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp mua hàng bán và chi phí khác tăng với tốc độ lớn, tình hình đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm sút và kết quả là chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm quá thấp. Để cải thiện tình hình này, doanh nghiệp cần quan tâm tới các biện pháp hạ thấp chi phí, tăng doanh thu trong thời gian tới. - Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Doanh lợi vốn chủ sở hữu): ROE ROE = TNST/VCSH Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu đ−ợc xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và đ−ợc các nhà đầu t− đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu t− vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp X, chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu: 6,35 Năm N - 1 : = 16,6% 38,3 0,8 Năm N : = 2,05% 38,9 Tỷ lệ trung bình của ngành là 17,5% Doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm nay giảm mạnh so với năm tr−ớc và giảm mạnh hơn so với mức trung bình của ngành. Điều này không làm thỏa mãn các chủ sở hữu. Nguyên nhân cơ bản là do doanh thu hầu nh− không tăng, trong khi đó, chi phí tăng nhanh, điều đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế quá thấp, khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, vì thế, giảm sút một cách nghiêm trọng. - Doanh lợi tài sản: ROA ROA = TNTT&L/TS hoặc ROA = TNST/TS Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 41
  19. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất đ−ợc dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu t−. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp đ−ợc phân tích và phạm vi so sánh mà ng−ời ta lựa chọn thu nhập tr−ớc thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản. áp dụng cho doanh nghiệp X, ta có: 6,35 ROA : Năm N - 1: = 8,94% 71 0,8 Năm N : = 0,83 % 96,3 Mức trung bình của ngành là 8,8%. Doanh lợi tài sản của doanh nghiệp năm nay giảm sút quá nhanh so với năm tr−ớc và quá thấp so với mức trung bình của ngành. Nguyên nhân của tình hình này là do sự giảm sút nghiêm trọng của chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Doanh nghiệp cần có biện pháp cải thiện hai chỉ tiêu trên mới có hy vọng tăng mức ROA. Nhận xét tổng quát Những tỷ số chủ yếu trên đây cho thấy một bức tranh chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp X. Hầu hết các tỷ số tài chính năm nay thấp hơn nhiều so với năm tr−ớc và so với trung bình của ngành thì chúng bị tụt hậu quá xa. Điều này phản ánh sự xuống dốc nhanh chóng của doanh nghiệp X. Khả năng sinh lãi của doanh nghiệp quá yếu kém cho thấy trong mọi chính sách về quản lý tài chính có nhiều vấn đề cần đ−ợc quan tâm giải quyết kịp thời, nếu không, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị phá sản. Doanh nghiệp cần điều chỉnh cơ cấu tài sản l−u động (dự trữ quá lớn và luân chuyển chậm) trên cơ sở xem xét lại vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt phải xem xét lại các khoản chi phí và giá bán. Chính sách tín dụng cần đ−ợc thay đổi theo h−ớng nâng cao khả năng thanh toán. Hệ số nợ lớn, cơ cấu nợ lại không phù hợp, cơ cấu tài chính không tối −u, sử dụng vốn kém hiệu quả đã đ−a doanh nghiệp vào tình trạng quá yếu kém nh− vậy. Muốn thoát khỏi tình trạng này, doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ hàng loạt biện pháp 42 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  20. Ch−ơng 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm tăng dần các tỷ số tài chính sao cho ngang bằng với các tỷ số trung bình của ngành. Ngoài các tỷ số trên đây, các nhà phân tích cũng đặc biệt chú ý tới việc tính toán và phân tích những tỷ số liên quan tới các chủ sở hữu và giá trị thị tr−ờng. Chẳng hạn: Thu nhập sau thuế - Tỷ lệ hoàn vốn cổ phần = Vốn cổ phần Thu nhập sau thuế - Thu nhập cổ phiếu = Số l−ợng cổ phiếu th−ờng Lãi cổ phiếu - Tỷ lệ trả cổ tức = Thu nhập cổ phiếu Giá cổ phiếu - Tỷ lệ giá / lợi nhuận = Thu nhập cổ phiếu Lãi cổ phiếu - Tỷ lệ ; vv Giá cổ phiếu Khi sử dụng ph−ơng pháp phân tích tài chính DUPONT nhằm đánh giá tác động t−ơng hỗ giữa các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện việc tách ROE (Thu nhập sau thuế/ Vốn chủ sở hữu) nh− sau: Tách ROE ROE = TNST/VCSH = TNST/TS 5 TS/VCSH = ROA 5 EM (số nhân vốn) ROE phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu - Mức tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Còn ROA (Thu nhập sau thuế/Tài sản) phản ánh mức sinh lợi của toàn bộ danh mục tài sản của doanh nghiệp - Khả Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 43
  21. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp năng quản lý tài sản của các nhà quản lý doanh nghiệp. EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp. Nếu EM tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài. áp dụng vào doanh nghiệp X ta có: ROE (N-1) = 8,94% 5 71/38,3 = 16,57% ROE (N) = 0,83% 5 96,3/38,9 = 2,05% ROE năm N giảm sút nghiêm trọng, nguyên nhân cơ bản là do ROA giảm mạnh. Tách ROA ROA = TNST/TS = TNST/DT 5 DT/TS = PM 5 AU PM: Doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp. Khi PM tăng, điều đó thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu quả. AU: Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp Nh− vậy, qua hai lần phân tích, ROE có thể đ−ợc biến đổi nh− sau: ROE = PM 5 AU 5 EM Đến đây, có thể nhận biết đ−ợc các yếu tố cơ bản tác động tới ROE của một doanh nghiệp: đó là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính. áp dụng vào doanh nghiệp X ta có: ROE (N-1) = 3,44% 5 184,7/ 71 5 71/38,3 = 16,57% ROE(N) = 0,41% 5 195,7/96,3 5 96,3/38,9 = 2,05% Tách PM và AU PM = TNST/DT TNST = Doanh thu - Chi phí - Thuế thu thập doanh nghiệp Doanh thu = Doanh thu từ hoạt động kinh doanh; từ hoạt động đầu t−, tài chính; từ hoạt động bất th−ờng. Tài sản = Tài sản l−u động + Tài sản cố định. 44 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  22. Ch−ơng 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp Các thành phần trên lại đ−ợc phân tách chi tiết hơn tuỳ theo mục tiêu cần đạt của nhà phân tích. Với trình tự tách đoạn nh− trên, có thể xác định các nguyên nhân làm tăng, giảm ROE của doanh nghiệp. 2.3.2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ) Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, ng−ời ta th−ờng xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập Bảng cân đối kế toán. Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ). Nó giúp nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó. Để lập đ−ợc biểu này, tr−ớc hết phải liệt kê sự thay đổi các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi đ−ợc phân biệt ở hai cột: sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc: - Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốn giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn. - Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốn tăng thì điều đó thể hiện việc tạo nguồn. Với ví dụ minh họa của doanh nghiệp X, ta có thể lập Bảng tài trợ (2.3). Việc thiết lập Bảng tài trợ là cơ sở để chỉ ra những trọng điểm đầu t− vốn và những nguồn vốn chủ yếu đ−ợc hình thành để đầu t− . Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 45
  23. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp Biểu 2.3: Bảng tài trợ Đơn vị: 100 đơn vị tiền tệ 31.12. 31. 12. Sử dụng Nguồn N - 1 N vốn vốn Tài sản Tiền và chứng khoán dễ 4 3,9 0,1 bán Các khoản phải thu 18,5 29,5 11 Dự trữ 33,1 46,7 13,6 Tài sản CĐ 15,4 16,2 0,8 (theo giá còn lại) Nguồn vốn Vay ngân hàng 5,1 18,2 13,1 Các khoản phải trả 10,3 20 9,7 Các khoản phải nộp 5,1 7,3 2,2 Vay dài hạn 12,2 11,9 0,3 Cổ phiếu th−ờng 23,3 23,3 Lợi nhuận không chia 15 15,6 0,6 Tổng cộng 71 96,3 25,7 25,7 Doanh nghiệp X khai thác nguồn vốn bằng cách chủ yếu là vay ngắn hạn, tăng các khoản phải trả, phải nộp vv Trong tổng số nguồn vốn đ−ợc cung ứng là 25,7 triệu đồng, vay ngắn hạn ngân hàng là 13,1 triệu - chiếm tới 51% các khoản phải trả, phải nộp là 11,9 triệu - chiếm 46,3%. Nh− vậy, 97,3% tổng số vốn của doanh nghiệp đ−ợc hình thành bằng vay ngắn hạn và bằng cách chiếm dụng. Với tổng nguồn là 25,7 triệu đồng, doanh nghiệp đã sử dụng để tài trợ chủ yếu cho phần gia tăng dự trữ và các khoản phải thu 46 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  24. Ch−ơng 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp (95,8%), tài trợ một phần nhỏ cho tài sản cố định và cân đối phần giảm vay dài hạn. Ngoài việc phân tích việc sử dụng vốn và nguồn vốn, ng−ời ta còn phân tích tình hình tài chính theo luồng tiền để xác định sự tăng (giảm) tiền và nguyên nhân tăng giảm tiền. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp quản lý ngân quỹ tốt hơn. Đối với doanh nghiệp X, tình hình tăng (giảm) tiền năm N đ−ợc thể hiện nh− sau: + Các khoản làm tăng tiền: Lợi nhuận sau thuế: 0,8 Tăng tiền mặt do tăng khoản vay ngắn hạn ngân hàng: 13,1 Tăng các khoản phải trả: 9,7 Tăng các khoản phải nộp: 2,2 + Các khoản làm giảm tiền: Tăng các khoản phải thu: 11 Tăng dự trữ (tồn kho): 13,6 Đầu t− tài sản cố định: 0,8 Giảm vay dài hạn ngân hàng; 0,3 Trả lãi cổ phần: 0,2 + Tăng giảm tiền mặt cuối kỳ: - 0,1 Nh− vậy, so với đầu kỳ, tiền cuối kỳ giảm 0,1. 2.3.2.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích th−ờng kết hợp chặt chẽ những đánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động để đ−a ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu nh− trạng thái tĩnh đ−ợc thể hiện qua Bảng cân đối kế toán thì trạng thái động (sự dịch chuyển của các dòng tiền) đ−ợc phản ánh qua bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ), qua báo cáo kết quả kinh doanh. Thông qua các báo cáo tài chính này, các nhà phân tích có thể đánh giá sự thay đổi về vốn l−u động ròng, về nhu cầu vốn l−u động, từ đó, có thể đánh giá những thay đổi về ngân quỹ của doanh nghiệp. Nh− vậy, giữa các báo cáo tài chính Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 47
  25. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp có mối liên quan rất chặt chẽ: những thay đổi trên Bảng cân đối kế toán đ−ợc lập đầu kỳ và cuối kỳ cùng với khả năng tự tài trợ đ−ợc tính từ báo cáo kết quả kinh doanh đ−ợc thể hiện trên bảng tài trợ và liên quan mật thiết tới ngân quỹ của doanh nghiệp. Khi phân tích trạng thái động, trong một số tr−ờng hợp nhất định, ng−ời ta còn chú trọng tới các chỉ tiêu quản lý trung gian nhằm đánh giá chi tiết hơn tình hình tài chính và dự báo những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Những chỉ tiêu này là cơ sở để xác lập nhiều hệ số (tỷ lệ) rất có ý nghĩa về hoạt động, cơ cấu vốn, vv của doanh nghiệp. Lãi gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán Thu nhập tr−ớc khấu hao và lãi = Lãi gộp - Chi phí bán hàng, quản lý (không kể khấu hao và lãi vay) Thu nhập tr−ớc thuế và lãi = Thu nhập tr−ớc khấu hao và lãi - Khấu hao Thu nhập tr−ớc thuế = Thu nhập tr−ớc thuế và lãi - Lãi vay Thu nhập sau thuế = Thu nhập tr−ớc thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp Trên cơ sở đó, nhà phân tích có thể xác định mức tăng tuyệt đối và mức tăng t−ơng đối của các chỉ tiêu qua các thời kỳ để nhận biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà phân tích cũng cần so sánh chúng với các chỉ tiêu cùng loại của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá vị thế của doanh nghiệp. 48 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  26. Ch−ơng 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp Câu hỏi ôn tập 1. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp đối với chủ doanh nghiệp, chủ nợ, nhà đầu t−, nhà quản lý v.v ? 2. Khái niệm và nội dung các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp? 3. Khái niệm và nội dung Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp? 4. Khái niệm và nội dung Báo cáo l−u chuyển tiền tệ (Ngân quỹ) của doanh nghiệp? 5. Ph−ơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp? 6. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp? 7. Nhận xét về thực tế phân tích tài chính các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay? 8. Nhận xét các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay? 9. Cho biết ý nghĩa của các tỷ số tài chính trong phân tích tài chính? 10. So sánh sự giống nhau và khác nhau trong nội dung phân tích tài chính của doanh nghiệp và của ngân hàng th−ơng mại. Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 49