Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện ma túy (Phần 2)

pdf 135 trang hapham 1370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện ma túy (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tham_van_dieu_tri_nghien_ma_tuy_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện ma túy (Phần 2)

  1. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY ột buổi tham vấn điều trị nghiện ma túy cho cá nhân và nhóm là một quá Mtrình tương tác tích cực diễn ra theo từng bước nối tiếp nhau theo một chu kỳ. Tương tự như tất các phương pháp trợ giúp khác, việc đầu tiên cần phải thực hiện trong quá trình trợ giúp là thiết lập mối quan hệ thông qua việc giới thiệu, làm quen ban đầu. Quá trình tham vấn điều trị nghiện là một vòng tròn, bắt đầu với việc đánh giá thân chủ, tiến đến giải quyết vấn đề, sau đó là đề ra mục tiêu, rồi xây dựng kế hoạch thực hiện, sau đó tham vấn viên sẽ cần phải chỉnh sửa lại kế hoạch, tóm tắt các hoạt động và rồi lại bắt đầu một hoạt động đánh giá mới. Quá trình này được thực hiện liên tục trong thời gian dài, nhưng không nhất thiết là buổi tham vấn nào cũng cần làm tất cả các bước. Vì thế, đây là một quá trình diễn ra liên tục và trong quá trình đó, một số vấn đề sẽ được giải quyết và những vấn đề mới lại nảy sinh. (Quy trình này có một số điểm gần giống quy trình công tác xã hội cá nhân, xin tham khảo thêm giáo trình Công tác xã hội cá nhân) I. Tạo lập mối quan hệ và giới thiệu ban đầu Vấn đề xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hay còn gọi là xây dựng được một liên minh với thân chủ là một việc rất quan trọng ngay từ ban đầu để đảm bảo thành công của ca tham vấn. Trong tham vấn điều trị nghiện ma túy, tham vấn viên cần phải tạo ra một bầu không khí thoải mái để thân chủ hợp tác. Có 3 cách chính để xây dựng mối quan hệ hợp tác này. Thứ nhất, tham vấn viên cần phải có kỹ năng giao tiếp, có hiểu biết sâu rộng tham vấn điều trị nghiện, các vấn đề về nghiện ma túy và hậu quả của sử dụng ma túy, cũng như một số liệu pháp điều trị nghiện Thứ hai, cần thừa nhận rằng thân chủ mới là chuyên gia khi nói về cuộc sống của chính bản thân họ. Tham vấn viên cần phải lắng nghe thân chủ một cách chi tiết và chính xác, và tránh đưa ra những ý kiến đánh giá chủ quan, lời khuyên. Lưu ý rằng tham vấn là đang nói chuyện với một người hoàn toàn trưởng thành, và họ có đủ khả năng nhận thức được hậu quả của những hành vi của họ. Thứ ba, tham vấn viên cần phải thể hiện rằng mình sẽ là người đồng hành với thân chủ trong quá trình đầy khó khăn này, luôn sẵn sàng giúp đỡ họ để đạt được mục tiêu. 118 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 118 11/9/13 12:07 PM
  2. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY Có thái độ tôn trọng và hiểu biết người nghiện, để xây dựng lòng tin ở người nghiện là một điều hết sức khó khăn vì nhiều người nghiện ma túy đã đánh mất niềm tin vào người khác. Họ sẽ cần nhiều thời gian hơn để có thể cảm thấy tin tưởng rằng tham vấn viên là người họ có thể tin cậy và cùng nhau làm việc. Nói chung, những can thiệp hiệu quả nhất trong việc xây dựng một mối quan hệ gắn bó giữa người tham vấn và thân chủ là những can thiệp chú trọng sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực của tham vấn viên và tinh thần hợp tác. Ví dụ, khi thân chủ nói với tham vấn viên là họ dùng lại ma túy, tham vấn viên có thể nói: “Chúng ta hãy cùng xem lại xem điều gì đã xảy ra và cùng xây dựng kế hoạch để giúp anh/ chị không dùng lại ma túy nữa”. Cách nói như vậy nêu bật được nỗ lực của cả đôi bên trong mối quan hệ. Nếu trong thời gian đầu, mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ vẫn chưa tiến triển, tham vấn viên có thể hỏi thân chủ xem điều gì khiến họ nghĩ hoặc cảm thấy mối quan hệ giữa họ và tham vấn viên chưa được thoải mái, hoặc liệu có điều gì đó gây khó khăn cho mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ. Thông thường, thân chủ biết rất rõ làm thế nào để cải thiện tình hình, nhưng họ thường cảm thấy không thoải mái nói ra nếu tham vấn viên không chủ động hỏi. Để cải thiện mối quan hệ, tham vấn viên phải sẵn sàng chấp nhận ý kiến phản hồi của thân chủ và có thể phải thay đổi phương pháp. Tuy nhiên, tham vấn viên không nên cảm thấy áp lực phải đáp ứng yêu cầu thay đổi của thân chủ nếu điều đó ảnh hưởng tới phương pháp điều trị của mình. Thay vì thế, tham vấn viên có thể điều chỉnh ứng xử giao tiếp để cải thiện mối quan hệ. Buổi tham vấn đầu tiên với thân chủ cần thực hiện các hoạt động sau đây: • Tham vấn viên tự giới thiệu: Giới thiệu tên cũng như vị trí của bản thân trong cơ sở, tổ chức. • Giới thiệu về dịch vụ: Nói cho thân chủ biết về những dịch vụ được cung cấp tại cơ sở và những dịch vụ mà người tham vấn có thể hỗ trợ cho họ. Nếu cơ sở có nối kết dịch vụ với các tổ chức khác thì cũng nên giải thích cho thân chủ biết về các dịch vụ liên kết đó. Mục đích của dịch vụ. • Giải thích về tính bảo mật: Nhiều thân chủ thường lo ngại không biết có nên nói với tham vấn viên về việc sử dụng ma túy của họ hay không. Điều quan trọng là họ cần biết rằng dịch vụ được cung cấp hoàn toàn bảo mật. Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 119 Tham van dieu tri nghien final2.indd 119 11/9/13 12:07 PM
  3. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY • Quản lí thời gian của buổi tham vấn: trao đổi với thân chủ mỗi buổi tham vấn sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là 45 phút), việc bắt đầu và kết thúc đúng giờ rất quan trọng • Giải thích lí do cần phải thu thập thông tin về thân chủ (đối với thân chủ mới) hoặc giải thích mục đích của buổi tham vấn. Giải thích với thân chủ rằng họ sẽ được hỏi họ khá nhiều thông tin, nhằm mục đích giúp tham vấn viên hiểu rõ hơn về những vấn đề họ đang gặp phải và hỗ trợ thân chủ tốt hơn. Lưu ý: Khi mới bắt đầu ca tham vấn thân chủ thường cảm thấy hồi hộp và lo lắng vì họ chưa biết người tham vấn là ai và liệu người đó có đáng tin cậy không. Kể cả khi tham vấn viên đã rất nỗ lực, việc tạo dựng lòng tin ở thân chủ cũng đòi hỏi có thời gian và hãy đối xử với họ với thái độ tôn trọng. Căn cứ để lượng giá mức độ thành công của tạo lập mối quan hệ trong buổi ban đầu của quá trình tham vấn Điều quan trọng là giúp thân chủ để họ tự nói về các vấn đề của họ, để từ đó họ bắt đầu chịu trách nhiệm về việc sử dụng ma túy của mình. Cuộc gặp đầu tiên sẽ thành công nếu tham vấn viên giúp thân chủ 1. Nhận biết được và thừa nhận họ gặp khó khăn do sử dụng ma túy 2. Đồng ý tiếp nhận dịch vụ tham vấn và điều trị một cách tự nguyện 3. Hiểu được rằng mặc dù ma túy có thể khiến họ cảm thấy tốt hơn và giúp đối phó với các khó khăn, nhưng ma túy cũng chính là tác nhân tiêu cực làm giảm chất lượng cuộc sống của họ 4. Hiểu rằng họ sẽ phải cố gắng rất nhiều và hợp tác chặt chẽ với tham vấn viên nếu muốn giải quyết các khó khăn. Tham vấn viên có thể cần phải đảm bảo rằng thông qua tham vấn, thân chủ học được rất nhiều phương pháp lành mạnh hơn, an toàn hơn để giải quyết những vấn đề đó. (Tham khảo Biểu mẫu đánh giá ở Phụ lục 1) Trong giai đoạn này, nhà tham vấn chú ý sử dụng nhiều các kỹ năng giao tiếp cơ bản không lời có lời, kỹ năng tạo lập mối quan hệ, kỹ năng thấu hiểu, phản hồi 120 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 120 11/9/13 12:07 PM
  4. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY II. Đánh giá 1. Mục tiêu Đánh giá (thân chủ) là một trong nội dung đầu tiên trong quá trình điều trị và phục hồi. Đánh giá được tiến hành trong một vài buổi làm việc đầu tiên với thân chủ để tìm hiểu tiểu sử cá nhân bao gồm thông tin về gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thông tin liên quan đến việc sử dụng ma túy, vấn đề sức khỏe, tâm thần và pháp luật. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực, khó khăn, và nhu cầu của họ để từ đó xây dựng kế hoạch điều trị cụ thể và mục tiêu phục hồi phù hợp với nguồn lực và nhu cầu riêng của thân chủ. Đánh giá thân chủ giúp tham vấn viên xác định nhu cầu cụ thể thân chủ cần cung cấp và hỗ trợ để thân chủ phục hồi và có những thay đổi lối sống. Thực hiện đánh giá thân chủ trong những buổi làm việc đầu tiên này đòi hỏi sự khéo léo, khích lệ động viên, tôn trọng, thái độ thân thiện tự nhiên và nhấn mạnh tính bảo mật, phá vỡ sự ngăn cách ban đầu để tìm hiểu về cuộc sống của thân chủ, giúp thân chủ nhận biết được giá trị của dịch vụ tham vấn. Quá trình thực hiện đánh giá ban đầu chính là lúc thân chủ hình thành những ấn tượng đầu tiên về người tham vấn viên sẽ cùng hỗ trợ mình trong quá trình điều trị. Có thể có rất nhiều áp lực trong cuộc đời thân chủ đã khiến họ sử dụng ma túy. Tham vấn viên cần phải tìm hiểu được càng nhiều thông tin về thân chủ càng tốt bằng cách lắng nghe từ thân chủ và các thành viên gia đình họ. Việc đánh giá này là nền tảng cho các bước tiếp theo và các buổi tư vấn trong tương lai với thân chủ. Có ba mục tiêu chính cần phải đạt được trong khi đánh giá thân chủ: • Thứ nhất, xây dựng mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ với sự tin tưởng của thân chủ vào khả năng của hỗ trợ của tham vấn viên trong giải quyết các vấn đề. • Thứ hai, xác định bản chất và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề thân chủ đang gặp phải. • Thứ ba, đưa ra được căn cứ cho xác định các vấn đề, lên kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề đó, và hướng dẫn họ cách theo dõi việc thực hiện kế hoạch này. Để đạt được những mục tiêu trên cần thu thập thông tin về hoàn cảnh xã hội, sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần của thân chủ. Tạo động cơ cho thân chủ tăng cường sự gắn kết với điều trị; làm rõ việc thu thập, đánh giá; cung cấp thông tin cho thân chủ về nguyên lý và nền tảng cấu trúc của chương trình điều trị; thiết lập mối quan hệ trị liệu; xác định bản chất và mức độ nghiêm trọng vấn đề của thân chủ đang gặp phải; xác định vấn đề trong kế hoạch trị liệu. Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 121 Tham van dieu tri nghien final2.indd 121 11/9/13 12:07 PM
  5. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY 2. Nội dung đánh giá Một số nội dung cần đánh giá như sau: • Nhu cầu, mong muốn của thân chủ: trước hết cần tìm hiểu xem thân chủ mong muốn điều gì. Tại sao họ lại đến gặp mình? • Tình trạng nghiện, mức độ nghiện: cần tìm hiểu thân chủ nghiện ma túy và sử dụng ma tuý như thế nào? Đối với người nghiện heroin, tham vấn viên cần phải biết họ dùng bao nhiêu ma túy mỗi lần và bao nhiêu lần mỗi ngày, mức độ dung nạp của họ như thế nào • Việc sử dụng những loại ma túy khác có không và nếu có thì như thế nào • Động cơ thay đổi của thân chủ • Những hỗ trợ xã hội hiện có: cũng cần tìm hiểu mạng lưới hỗ trợ xã hội cho thân chủ, vì nếu thân chủ nhận được càng nhiều sự hỗ trợ xã hội thì khả năng họ thành công trong việc thay đổi hành vi càng lớn. • Vấn đề sức khỏe, tâm thần hiện thời của thân chủ: cũng cần phải tìm hiểu xem liệu thân chủ có vấn đề gì về sức khỏe, tâm lí hay xã hội không, vì những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến năng lực của họ trong việc thực hiện các hoạt động thay đổi lối sống. Nhiều người vẫn nghĩ rằng nghiện ma túy là biểu hiện của sự yếu kém đạo đức. Trên thực tế, nghiện là một rối loạn mang tính tái diễn với các hậu quả trên cả ba phương diện sinh học, xã hội và tâm lí. Vì vậy khi tham vấn cần tập trung vào các lĩnh vực này: • Vấn đề nghiện • Những hành vi liên quan tới nghiện cần thay đổi • Thể chất • Tâm lý • Quan hệ xã hội • Pháp lý • Nhà ở • Việc làm, đào tạo Nếu chúng ta chỉ điều trị một lĩnh vực, vấn đề sẽ tiếp tục tồn tại. Thân chủ đến với tham vấn với rất nhiều vấn đề khác nhau. Đôi khi tham vấn viên trực tiếp cùng thân chủ giải quyết nhiều vấn đề mà không cần phải giới thiệu chuyển gửi đến các dịch vụ khác. Tuy nhiên, đôi khi có những vấn đề thực sự nghiêm trọng nằm ngoài khả năng chuyên môn của tham vấn viên. Khi này cần giới thiệu họ đến các dịch vụ hoặc những chuyên gia chuyên ngành khác để có dịch vụ phù hợp. 122 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 122 11/9/13 12:07 PM
  6. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY Khi đánh giá cần xem xét các yếu tố dựa trên Mô hình Tâm lý - sinh lý – xã hội của người nghiện ma túy • Sinh học: độ dung nạp, sức khỏe, tình trạng HIV • Tâm lý: mức độ lệ thuộc, tâm trạng, trạng thái trầm cảm, thèm nhớ, động cơ • Xã hội: quan hệ gia đình, bạn bè, việc làm, các vấn đề pháp lý (hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm) Trong tham vấn ưu tiên giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội, đặc biệt với những thân chủ có vấn đề tâm lý xã hội trầm trọng. Trong tham vấn điều trị điều trị nghiện, tham vấn viên thường can thiệp trực tiếp ở những vấn đề nghiện ma túy, các hành vi, vấn đề thể chất, hành vi liên quan. Đối với can thiệp về nhà ở, việc làm, đào tạo kiến thức kỹ năng thường can thiệp mang tính gián tiếp thông qua chuyển gửi là chính. Đánh giá ban đầu cần tìm hiểu và đánh giá 5 thành phần quan trọng: 2.1. Tâm lý xã hội Ngoài những thông tin nhân khẩu học cơ bản như tên, địa chỉ, tuổi, giới tham vấn viên cũng cần biết thân chủ hiện đang sống với ai, vai trò và thái độ của những người đó đối với thân chủ như thế nào, và liệu có ai trong gia đình cũng sử dụng/lạm dụng ma túy không. Tham vấn viên cần hỏi về bạn bè thân, họ hàng và những người có thể có ảnh hưởng lớn đến thân chủ. Tham vấn viên cũng cần đánh giá xem mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng ma túy đến các mối quan hệ trong gia đình và các mối quan hệ khác như thế nào. Luôn giữ thái độ cảm thông với thân chủ để tìm hiểu thêm những thông tin sau: • Anh/chị có việc làm không? Anh/chị kiếm sống như thế nào? Anh/chị đang sống ở đâu? Anh/chị làm gì để kiếm ra tiền? • Anh/chị có bị nợ nhiều không? Hãy nói cho tôi biết về những khoản nợ đó. • Anh/chị đã bao giờ phải bán những thứ quý giá của anh/chị hay của gia đình để mua ma túy hay chưa? • Anh/chị đã bao giờ gặp rắc rối với công an chưa? Hỏi thân chủ xem hiện nay họ có vướng mắc gì với công an không, hay trước đây họ đã từng gặp rắc rối với công an bao giờ chưa. Họ có tham gia vào hoạt động phạm pháp nào như trộm cắp, buôn bán ma túy hay mại dâm hay không? Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 123 Tham van dieu tri nghien final2.indd 123 11/9/13 12:07 PM
  7. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY Dùng chính những câu trả lời của thân chủ để hỏi tiếp, họ sẽ khó có thể chối bỏ những vấn đề nghiêm trọng do ma túy gây ra cho họ. Họ cũng khó có thể tìm ra cách trốn tránh việc gánh trách nhiệm cho những hậu quả này, bởi vì tất cả những điều này chính là phương pháp lấy thân chủ làm trọng tâm Các loại thông tin cần hỏi khi đánh giá tiền sử sử dụng chất gây nghiện của thân chủ • Nhân khẩu học • Mối quan hệ với gia đình • Quan hệ với vợ chồng, bạn tình • Trình độ học vấn và nghề nghiệp • Vấn đề phạm tội • Hoàn cảnh sống hiện tại • Nguồn thu nhập 2.2. Đánh giá việc sử dụng ma túy, chất gây nghiện và tình trạng nghiện Một số người nghiện ma túy có thể đến dịch vụ tham vấn vì những lí do khác chứ không phải để tìm cách thoát khỏi ma túy. Họ có thể tới để tìm kiếm sự hỗ trợ giảm triệu chứng cai. Tham vấn viên sẽ cần các thông tin về quá khứ và hiện tại của thân chủ để đánh giá tình trạng của họ. Điều quan trọng cần hỏi thân chủ những câu hỏi sau: • Họ bắt đầu sử dụng ma túy như thế nào, trong điều kiện hoàn cảnh nào và loại ma túy sử dụng lần đầu là gì? • Họ đã sử dụng loại ma túy đó trong thời gian bao lâu? • Liều dùng hàng ngày trong giai đoạn trước đây, gần đây và hiện nay như thế nào, tần suất và thời gian sử dụng trong bao lâu? • Loại ma túy nào họ cho là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề cho họ? • Họ dùng ma túy bằng đường nào? Dùng theo cách nuốt, hút hay tiêm chích? • Nếu họ tiêm chích, Anh/chị chích riêng hay chích chung bơm kim tiêm với bạn bè? • Thân chủ có thể đã từng tham gia các chương trình điều trị nghiện trước đây. Vì vậy, cần hiểu thêm những thông tin về tiền sử điều trị trước đây và cách nhìn nhận của họ về thành công của các phương pháp điều trị đó. Cũng cần tìm hiểu thông tin về số lần và khoảng thời gian ngừng sử dụng của mỗi loại chất gây nghiện. Hỏi về lần ngưng sử dụng ma túy gần đây nhất kéo dài trong bao lâu 124 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 124 11/9/13 12:07 PM
  8. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY và vì sao họ tái nghiện. Người ta tái nghiện vì những lí do khác nhau. Nói chung, mỗi thân chủ có những điểm yếu riêng của mình hay còn gọi là “những yếu tố cám dỗ cá nhân” có thể dẫn đến tái nghiện. Thông tin này rất quan trọng cho quá trình phục hồi và giai đoạn dự phòng tái nghiện. * Hỏi về loại chất gây nghiện chính: - Liều dùng trung bình hàng ngày - Lần cuối sử dụng - Cách dùng - Tuổi bắt đầu khi sử dụng - Giai đoạn không sử dụng - Mức độ lệ thuộc ma túy - Hình thức điều trị trước đây * Loại ma túy/ chất gây nghiện khác - Loại chất gây nghiện khác trước đây và hiện nay đang sử dụng thế nào - Mức độ sử dụng Đánh giá tình trạng nghiện Khi đánh giá tình trạng nghiện cần hỏi về các yếu tố sau: • Độ dung nạp: mức độ tăng liều CGN để đạt được trạng thái phê hoặc tác động như mong muốn mức độ tác động khi dùng một lượng ma túy như thường lệ • Hội chứng cai: biểu hiện cai/cắt cơn • Liều lượng ma túy được sử dụng mỗi lần để làm giảm hoặc tránh các biểu hiện cai/cắt cơn • Thời gian: lượng thời gian được sử dụng để có được chất gây nghiện hoặc để phục hồi khỏi tác động của ma túy? • Số lượng: lượng chất gây nghiện sử dụng mỗi ngày và thời gian sử dụng • Mức độ giảm chú ý tới các công việc quan trọng, thú vui, các hoạt động xã hội do sử dụng ma túy • Việc tiếp tục sử dụng ma túy ngay cả khi biết đó là nguyên nhân gây ra vấn đề thực thể và tâm lý ngày cảng nặng hơn? (khi đánh giá về nghiện và vấn đề thực thể cần tham khảo them kết quả đánh giá của các nhà chuyên môn khác như bác sỹ) Để chẩn đoán nghiện, người ta thường dùng Tiêu chuẩn Phân loại bệnh tật quốc tế ICD 10. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng Tiêu chuẩn Chẩn đoán các Rối loạn tâm thần DSM IV. Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 125 Tham van dieu tri nghien final2.indd 125 11/9/13 12:07 PM
  9. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY Để biết được liệu thân chủ có nghiện loại chất gây nghiện chính mà họ đang sử dụng không, tham vấn viên cần hỏi các câu hỏi sau. Nếu thân chủ trả lời là “có” với ít nhất 3 câu hỏi thì họ đã nghiện loại chất gây nghiện đó. Tham vấn viên có thể bắt đầu bằng cách nói: “Tôi muốn hỏi một số câu hỏi về các vấn đề anh/chị có thể gặp phải do việc sử dụng (loại chất gây nghiện chính). Hay nghĩ về 12 tháng qua ” Sau đây là 6 tiêu chí được xem xét (theo ICD 10) • Về thực thể 1. Xuất hiện hội chứng cai thực thể: Thân chủ (người nghiện) sẽ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cai khi cơ thể thiếu thuốc. Hội chứng cai này không giống nhau ở các chất gây nghiện khác nhau. Ví dụ hội chứng cai heroin là: nổi da gà, đổ mồ hôi, tay chân run rẩy, buồn nôn, cảm giác “dòi bò trong xương”, mệt mỏi giãn đồng tử (đồng tử sẽ co khi người nghiện ma túy đang phê), chảy nước mắt, chảy nước mũi Khởi phát và thời gian kéo dài hội chứng cai có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian bán hủy của loại ma túy sử dụng. Hội chứng cai heroin có thể bắt đầu 6-12 giờ kể từ liều cuối cùng sử dụng, có thể kéo dài trong vòng 5-7 ngày, và đỉnh cao của hội chứng cai mạnh mẽ nhất là sau 2 ngày. 2. Độ dung nạp (tăng liều): Mức độ đáp ứng của cơ thể đối với chất gây nghiện ngày càng tăng, khiến người dùng phải tăng liều để có được cảm giác phê như cũ. Ví dụ ban đầu người nghiện thuốc lắc chỉ cắn ¼ viên thuốc nhưng qua quá trình sử dụng lâu dài họ dùng 1 viên. Hoặc một ví dụ khác, người mới bắt hút thuốc lá chỉ hút có 1 điều/ngày nhưng khi đã gọi là nghiện thì có thể là 10 điếu/ ngày hoặc càng ngày hút thuốc càng nhiều. • Về tâm lý: 3. Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng ma túy: Thân chủ lúc này không còn có thể kiểm soát được hành vi sử dụng ma túy của mình, nghĩa là bản thân họ nhiều khi muốn dừng nhưng cơ thể và tâm trí không còn điều khiển được nữa nên họ muốn dừng mà không dừng được (khả năng ra quyết định suy giảm) 126 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 126 11/9/13 12:07 PM
  10. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY 4. Cảm giác thèm nhớ mãnh liệt buộc phải tìm kiếm sử dụng: Khi người nghiện chuyển qua giai đoạn nghiện thì suy nghĩ, nhớ và thèm muốn mãnh liệt cảm giác phê thuốc. Điều này thôi thúc họ đi tìm kiếm sử dụng ma túy khi chất gây nghiện hết tác dụng, hoặc thậm chí, ngay cả khi vẫn còn phê thuốc. 5. Sao nhãng các thú vui, sở thích khác: Một khi tâm trí chỉ nghĩ và thèm nhớ ma túy thì các hoạt động xung quanh và ngay cả những thú vui ưa thích của họ trước đây họ đều không quan tâm nữa. 6. Tiếp tục sử dụng bất chấp mọi hậu quả do ma túy gây ra: Mặc dù thân chủ đã hiểu rất rõ là nếu sử dụng ma túy họ có thể gặp những hậu quả về sức khỏe, pháp lý, mối quan hệ, nhưng lúc này họ không quan tâm đến miễn sao có ma túy để sử dụng là ưu tiên hàng đầu. Ví dụ thân chủ biết nếu tiêm chích chung sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV hoặc viên gan B,C nhưng khi lúc này chỉ cần có thuốc từ người bạn chích đưa là họ sử dụng ngay không xét đến những hậu quả trên. Nhà tham vấn cần chú ý tham khảo các kết quả đánh giá của bác sỹ liên quan về nội dung này. 2.3. Vấn đề sức khỏe và tâm thần Những vấn đề bệnh tật và tâm lí cũng cần được thảo luận vì chúng có thể có mối quan hệ mật thiết với việc sử dụng ma túy của thân chủ. Tham vấn viên cần biết về những vấn đề bệnh tật, tâm lí nào cần được chuyển gửi đến các dịch vụ phù hợp để cung cấp dịch vụ kịp thời, hiệu quả và toàn diện cho họ. Tham vấn viên cần hỏi thân chủ về những nội dung sau: • Thân chủ đã từng được xét nghiệm HIV chưa? • Tình trạng thai nghén: Nếu là nữ, thân chủ có mang thai không • Những vấn đề sức khỏe khác: Như vấn đề tim mạch, gan, huyết áp • Những vấn đề tâm lý như trầm cảm, tự tử, loạn thần: Thân chủ đã bao giờ có ý định tự tử chưa? Đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm và cần phải được hỏi một cách thận trọng. Ví dụ có thể hỏi thân chủ liệu có bao giờ họ cảm thấy cuộc sống thật là khó khăn đến nỗi họ nghĩ là không còn gì đáng để tiếp tục sống nữa hay không. Nếu thân chủ trả lời là có, sau đó có thể hỏi tiếp xem họ đã làm gì khi nghĩ như vậy? Tham vấn viên có thể khám phá liệu họ vẫn còn những suy Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 127 Tham van dieu tri nghien final2.indd 127 11/9/13 12:07 PM
  11. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY nghĩ như vậy trong thời điểm hiện tại không. Nếu có, bệnh nhân cần phải được khám đánh giá chuyên khoa. 2.4. Lý do đến với chương trình (tham vấn) của thân chủ Tham vấn viên cần biết lý do, điều gì thúc đẩy thân chủ đến với chương trình tham vấn điều trị. Ví dụ, có phải do anh ấy bị vợ bỏ không? Gần đây anh ấy có bị công an bắt không? Anh ấy có sợ bị mất việc làm hay không? Anh ấy có bị cha mẹ đuổi ra khỏi nhà không? Hay anh ấy đến là vì bạn thân của anh ta mới bị chết do sốc quá liều? Nhiều thanh niên sử dụng ma túy, đặc biệt là những người bị ép buộc tham gia điều trị thường có xu hướng chối bỏ, không thừa nhận những tác hại của hành vi sử dụng ma túy. Họ cho rằng mọi việc đều ổn cả, không cần tới tham vấn. 2.5. Đánh giá lâm sàng Trong lần gặp gỡ đầu tiên, tham vấn viên cần thực hiện đánh giá cơ bản về tình trạng tâm thần của thân chủ, xem liệu ma túy ảnh hưởng đến tâm trạng, hành vi và nhận thức của họ không. Ghi lại những thông tin quan sát được trong khi tham vấn như sau: • Hành vi và vẻ bề ngoài của bệnh nhân • Khả năng diễn đạt • Sự thống nhất giữa tâm trạng và biểu hiện bên ngoài về vẻ mặt, giọng nói, cử chỉ, hành vi • Suy nghĩ (dòng suy nghĩ, nội dung và định hình suy nghĩ) • Quan niệm • Nhận thức • Phán xét • Những vấn đề nội tâm • Lòng tin • Tình trạng tâm thần: tâm trạng, nhận thức, hành vi • Vết tiêm chích • Dấu hiện phê thuốc • Tình trạng dinh dưỡng Tham vấn viên có thể xem vết tiêm chích để xác định xem có tổn thương nghiêm trọng nào không. Chú ý các biểu hiện phê thuốc hoặc biểu hiện cai để xem lần sử dụng ma túy gần đây có đồng nhất với quan sát của tham vấn viên không. Tham vấn viên cũng cần xem xét mặt tổng thể tình trạng dinh dưỡng ăn uống của thân chủ. Khi hoàn thành xong phần đánh giá, thân chủ và tham vấn viên nên cùng xác định những chủ đề họ muốn thảo luận và lập thứ tự ưu tiên để giải quyết, vì không thể 128 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 128 11/9/13 12:07 PM
  12. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY giải quyết được tất cả mọi việc ngay trong buổi tham vấn đầu tiên. Thứ tự ưu tiên này có thể sẽ thay đổi theo thời gian. Vì vậy, cần hướng dẫn thân chủ lập một danh sách các vấn đề hiện có và cùng với họ rà soát lại danh sách này khi bắt đầu mỗi buổi tham vấn để xem liệu vấn đề có còn tồn tại nữa không hoặc mức độ lo lắng của thân chủ về vấn đề đó như thế nào. Khi bắt đầu tham gia điều trị, thân chủ thường mơ hồ về mức độ từ bỏ ma túy mà họ muốn có. Tham vấn giúp họ quyết định tham gia điều trị và đặt ra một mục tiêu thực tế, ví dụ như giảm nguy cơ do sử dụng ma túy, hoặc học cách từ bỏ ma túy. Tham vấn viên có thể giúp thân chủ nhận thức và hiểu được những tác hại của nghiện và thúc đẩy động lực để thân chủ tiến tới giai đoạn hồi phục. Trong quá trình điều trị này, sự mơ hồ của thân chủ có thể được đưa ra và thảo luận cụ thể trong 2 tuần điều trị đầu tiên, động cơ và sự cam kết điều trị nghiện là những yếu tố cần phải thảo luận nhắc lại nhiều lần trong suốt quá trình điều trị. Nên dành hai buổi tham vấn đầu tiên để giới thiệu chương trình điều trị cho thân chủ, thu thập thông tin liên quan đến thân chủ và tiền sử sử dụng ma túy, cùng thân chủ lập kế hoạch điều trị. Ngoài mục đích định hình kế hoạch tham vấn và điều trị, hai buổi tham vấn đầu tiên còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thân chủ có được động lực để xác định mục tiêu. Sự mơ hồ và phủ nhận của thân chủ là những hiện tượng khá phổ biến trong trong thời kì đầu của chương trình điều trị. Hai yếu tố này là những rào cản chính đối với việc điều trị nghiện, tham vấn viên cần thảo luận với thân chủ về điều này trong 2 buổi tham vấn đầu và trong suốt quá trình điều trị khi cần thiết. Khi bắt đầu mỗi buổi tham vấn, tham vấn viên nên hỏi thân chủ về những gì đã xảy ra với thân chủ kể từ buổi tham vấn trước và liệu trong thời gian đó thân chủ có sử dụng lại ma túy không hoặc có gặp khó khăn gì không. Nếu có, thân chủ và tham vấn viên cần cùng nhau phân tích về lần sử dụng ma túy đó, tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân và cùng thảo luận các biện pháp để không sử dụng lần sau. Nếu thân chủ có vấn đề khẩn cấp liên quan đến việc nghiện ma túy như bất hòa trong gia đình hoặc khó khăn về tài chính do sử dụng ma túy, tham vấn viên nên đề cập đến những vấn đề này trong buổi tham vấn. Cũng nên tập trung vào mối liên quan giữa những vấn đề này và việc nghiện ma túy của thân chủ. Mục tiêu của tham vấn là giúp thân chủ nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, xây dựng các chiến lược đối phó với những vấn đề gặp phải trong cuộc sống mà không sử dụng lại ma túy. Ví dụ, trong tình huống Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 129 Tham van dieu tri nghien final2.indd 129 11/9/13 12:07 PM
  13. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY thân chủ bị mất việc làm hoặc có mâu thuẫn nghiêm trọng với gia đình và bạn bè thì tham vấn viên cần tìm hiểu xem vấn đề này có phải là nguy cơ dẫn đến việc tái sử dụng ma túy của thân chủ hay không? Tham vấn viên cần lưu ý tất cả các vấn đề xảy ra với thân chủ vì có thể vấn đề đó là nguyên nhân đưa đẩy thân chủ sử dụng ma túy hoặc tái nghiện. Tóm lại mục đích bước này là tham vấn viên có được bức tranh tổng thể về thân chủ và nhận diện được vấn đề chính của thân chủ là gì? Từ vấn đề ưu tiên này mà tham vấn viên thảo luận với thân chủ về các giải pháp hay chiến lược can thiệp phù hợp. III. Xác định vấn đề cần giải quyết, giải pháp tối ưu và xây dựng mục tiêu Trợ giúp người nghiện giải quyết vấn đề là một trong những kỹ thuật quan trọng. Trong nội dung phần này chúng tôi nhấn mạnh tới phương pháp xác định vấn đề và giúp thân chủ tự đưa ra giải pháp, xác định mục tiêu cho kế hoạch hành động nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho người nghiện. Trọng tâm của bước này là tham vấn viên áp dụng kỹ thuật giải quyết vấn đề giúp thân chủ giải quyết vấn đề của họ. Nội dung này vừa được xem như một kỹ thuật quan trọng song cũng là một bước của quá trình tham vấn điều trị nghiện Trong tham vấn điều trị nghiện, thân chủ, những người đang cố gắng phục hồi tình trạng nghiện thường phải đối mặt với rất nhiều tình huống khó khăn xuất phát từ cả môi trường bên ngoài lẫn yếu tố cá nhân, phải đối mặt với sức ép xã hội, chịu đựng các cơn thèm nhớ, lo sợ tái nghiện và bị rơi vào hoàn cảnh nghiện trước đây. Một số thân chủ có thể cùng một lúc gặp nhiều vấn đề rắc rối khiến cho họ gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề dù rất nhỏ. Việc sử dụng ma túy một thời gian dài khiến nhiều thân chủ lảng tránh vấn đề, khó khăn trong giải quyết vấn đề hoặc đưa ra những quyết định vội vã, không thật sự có lợi cho họ. Cách giải quyết vấn đề không hiệu quả làm cho vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn hoặc làm nảy sinh những vấn đề mới, kể cả nguy cơ tái sử dụng ma túy. Mục đích khi tham vấn viên áp dụng kỹ thuật này là hướng dẫn thân chủ cách xác định, phân tích và tự mình đưa ra giải pháp cho các vấn đề mà họ đã, đang và sẽ phải đối mặt trong nỗ lực ngừng sử dụng ma túy và thay đổi lối sống. Khi tham vấn cho thân chủ, cần hướng dẫn thân chủ cách giải quyết những 130 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 130 11/9/13 12:07 PM
  14. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY vấn đề (sau khi cân nhắc mức độ quan trọng và tính cấp thiết) đã được thân chủ xác định. Việc nâng cao khả năng giải quyết vấn đề cho thân chủ trong tham vấn điều trị nghiện như sau: • Tăng cường lối sống lành mạnh • Nâng cao năng lực ứng phó với vấn đề trong cuộc sống bởi người nghiện ma túy thường hạn chế về khả năng giải quyết vấn đề • Làm giảm nguy cơ tái nghiện • Tăng cường hiệu quả của quá trình can thiệp • Có thể giải quyết vấn đề theo nhóm hay cá nhân Can thiệp giải quyết vấn đề sẽ có hiệu quả tốt khi thân chủ tham gia buổi tham vấn trong tình trạng ổn định, không bị suy giảm chức năng, nghĩa là họ không bị vã hay không ở tình trạng phê, nếu không sẽ rất khó để thân chủ tập trung vào phần thảo luận, ghi nhớ, đồng tình và cam kết thực hiện kế hoạch hành động sau khi buổi tham vấn kết thúc. Tham vấn viên chỉ nên thảo luận giải quyết vấn đề với thân chủ sau khi đã gây dựng được mong muốn thay đổi ở họ, tăng cường sự tự tin vào khả năng bản thân và tiến tới hành động. Hay nói cách khác, việc thảo luận kỹ thuật giải quyết vấn đề sẽ hiệu quả nhất khi thân chủ đang ở giai đoạn hành động hoặc duy trì của quá trình chuyển đổi hành vi để đảm bảo sự cam kết của thân chủ. Tham vấn viên cần chú ý chia vấn đề thành từng phần nhỏ, nếu có thể, ngay từ bước xác định vấn đề để từ đó có thể chia kế hoạch hành động thành từng bước nhỏ khả thi và dễ thực hiện hơn. Đồng thời, thân chủ sẽ cần được hỗ trợ nhiều kỹ thuật khác nhau để tăng cường nhận thức và trí nhớ đã bị ảnh hưởng trong quá trình nghiện trước đây. Xác định vấn đề • Định hướng Cần giải thích với thân chủ rằng việc xảy ra các vấn đề là chuyện bình thường đối với tất cả những người nghiện ma túy đang trong giai đoạn điều trị hoặc đang phục hồi và mọi vấn đề đều có cách giải quyết. Tham vấn viên giúp thân chủ tự đặt câu hỏi với chính bản thân mình: Liệu mình đang gặp vấn đề thật không? Trên thực tế không ít thân chủ gặp khó khăn trong việc nhận ra rằng mình đang gặp vấn đề, hay phủ nhận rằng mình đang gặp vấn đề “tôi không sao”, “tôi chẳng có vấn đề gì cả”. Qua sự hướng dẫn của tham vấn viên, thân chủ Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 131 Tham van dieu tri nghien final2.indd 131 11/9/13 12:07 PM
  15. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY có thể tự trả lời câu hỏi này với chính bản thân mình, từ chính những đầu mối, từ chính suy nghĩ, cảm giác, hành vi, phản ứng của thân chủ đối với người khác và cách người khác phản ứng với họ. Bước đầu tiên cần làm để tiến tới giải quyết vấn đề là tham vấn viên hỗ trợ để thân chủ chấp nhận thực tế rằng họ đang có vấn đề khó khăn. Lúc này, khi nảy sinh vấn đề, họ cần phải kiên nhẫn, không quá vội vàng, dừng lại suy nghĩ trước khi đưa ra bất kì hành động nào. Xác định được rằng hiện thân chủ đang có vấn đề không phải là quá khó, cái khó là làm thế nào để xác định được chính xác đó là vấn đề gì. • Xác định vấn đề chính của thân chủ Tham vấn viên giúp thân chủ học được cách làm thế nào để cụ thể hoá hoặc xác định được vấn đề rõ ràng, mỗi khi họ ý thức được rằng có điều gì đó không ổn thì họ nên thu thập càng nhiều thông tin về điều không ổn đó càng tốt để làm rõ vấn đề. Ví dụ, nếu thân chủ thất vọng về tình hình gia đình hiện nay và đang suy nghĩ về đến việc bỏ nhà, tham vấn viên có thể hỏi một số câu hỏi sau: - Vì sao thân chủ lại muốn bỏ nhà ra đi? - Thân chủ thất vọng về điều gì ở gia đình? - “Quan hệ của thân chủ với gia đình của họ như thế nào?” - Thân chủ đã bao giờ bị chỉ trích chưa?” Tham vấn viên có thể đặt những câu hỏi để tìm hiểu và làm tăng thêm mức độ chi tiết của vấn đề. Cố gắng giúp thân chủ mô tả vấn đề một cách cụ thể và chính xác càng nhiều càng tốt. Một lần nữa cần chú ý chia vấn đề thành từng phần nhỏ để tạo tiền đề cho những giải pháp khả thi và dễ dàng thực hiện. Ví dụ: thân chủ nói họ vừa cãi nhau với vợ xong nên rất bực bội. Như vậy vấn đề của thân chủ có phải là “cãi nhau”? Đây chưa phải là vấn đề chính của thân chủ mà tham vấn viên cần xác định thêm nguyên nhân dẫn đến cãi nhau. Trong trường hợp này có thể là vợ của thân chủ nghi ngờ anh ta sử dụng lại ma túy vì chị thấy anh vẫn thường xuyên đi lại với một vài người bạn cũ. Qua đây, tham vấn viên cần nhận ra rằng cãi nhau chỉ là kết quả của việc nghi ngờ, thiếu lòng tin của vợ đối với thân chủ. Vậy vấn đề chính cần được xác 132 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 132 11/9/13 12:07 PM
  16. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY định và giải quyết ở đây là “mất lòng tin”  cần phải thảo luận về các phải pháp để thân chủ xây dựng lại lòng tin với vợ. Xác định giải pháp tối ưu • Tìm kiếm các giải pháp có thể Tham vấn viên cần cho thân chủ thấy rằng mỗi vấn đề có thể có nhiều giải pháp khác nhau vì vậy giúp thân chủ đưa ra càng nhiều giải pháp càng tốt. Khi thân chủ liệt kê các giải pháp, tham vấn viên viết tất cả các giải pháp đó ra. Hãy nghĩ về tất cả các khả năng và khuyến khích thân chủ liệt kê các giải pháp, không loại bỏ bất kì ý tưởng nào và cũng không phải suy nghĩ quá lâu để cố tìm ra một ý tưởng tốt nhất. Ngay cả các ý tưởng không có tính khả thi hoặc không thể thực hiện được cũng có thể hữu ích. Mọi ý kiến đều được ghi nhận và xem xét. Càng nhiều giải pháp đề xuất, càng nhiều lựa chọn tốt. Tham vấn viên lưu ý là không phê phán đánh giá giải pháp nào – cần xem xét mọi khía cạnh của mỗi giải pháp. Nhà tham vấn sử dụng phương pháp động não nhằm khơi gợi thân chủ đưa ra tất cả những giải pháp mà thân chủ nghĩ đến. Nhiệm vụ của tham vấn viên là ghi nhận, khen ngợi và thúc đẩy để thân chủ đưa thêm các giải pháp khác (thường áp dụng câu: rất hay! còn gì nữa không?). Tham vấn viên không nên ngắt lời và không phán xét giải này tốt hay xấu, khả thi hay không khả thi. Số lượng phát sinh chất lượng: có thể càng nhiều giải pháp sẽ có một số giải pháp khả thi và phù hợp. • Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất Sau khi đã đưa ra được danh mục các giải pháp có thể, tham vấn viên và thân chủ cùng thảo luận, cân nhắc ưu và nhược điểm của từng giải pháp. Với mỗi giải pháp, nên cùng thân chủ trao đổi những câu hỏi sau đây: - Cái được và cái mất của giải pháp này là gì? - Liệu có thể xảy ra những hậu quả xấu nào không (cả hiện tại và trong tương lai gần)? - Phải mất bao lâu để thực hiện giải pháp này? - Có tốn kém nhiều tiền không? - Thân chủ có kỹ năng gì để thực hiện giải pháp không? Thân chủ có các nguồn lực/ nguồn hỗ trợ cần thiết không? Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 133 Tham van dieu tri nghien final2.indd 133 11/9/13 12:07 PM
  17. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY - Thân chủ có cần phải phối hợp hoặc sự hỗ trợ của người khác không? Nếu có, liệu người đó có sẵn sàng hợp tác không? - Liệu thân chủ có thể gặp khó khăn gì khi thực hiện giải pháp này? Việc quyết định lựa chọn giải pháp nào phụ thuộc rất nhiều vào tính cấp bách của vấn đề và những khó khăn có thể xảy ra khi thực hiện các giải pháp. Trong một tình huống mà vấn đề cần được giải quyết thật nhanh, có thể lựa chọn một giải pháp nào đó mà nó có thể thực hiện được ngay lập tức (cho dù đó không phải là giải pháp lí tưởng). Cân nhắc hậu quả: Xem xét lần lượt từng phương án một. Sau đó hình dung xem nếu chọn phương án này thì điều gì sẽ xảy ra trước mắt? Kết quả sẽ đạt được là gì? Những kết quả mong muốn sẽ là gì? Những kết quả không mong muốn là gì? Có những kết quả tích cực ngắn hạn, dài hạn là gì? Những hậu quả dài hạn là gì? Thân chủ là chính là người lựa chọn giải pháp sau khi phân tích và cân nhắc hết tất cả các giải pháp đưa ra chứ không phải tham vấn viên chọn lựa. Mặc dù tham vấn viên có thể cảm thấy là giải pháp thân chủ lựa chọn không phải là giải pháp hợp lí nhất nhưng đó là sự lựa chọn thích hợp nhất dưới cách nhìn nhận của thân chủ tại thời điểm đó. Cần lưu ý rằng, có nhiều trường hợp, thân chủ lựa chọn giải pháp bất lợi cho bản thân mặc dù thân chủ hiểu rất rõ những hậu quả của nó sau khi phân tích cùng tham vấn viên. Tham vấn viên cần tôn trọng quyết định của thân chủ, cho thân chủ thời gian và đồng hành cùng thân chủ trong các buổi tham vấn sau. Tham vấn viên kết hợp các kỹ năng khác để gợi ý, khuyến khích, động viên và chờ đợi cho đến khi thân chủ nhận ra giải pháp của mình chọn là không hợp lý và mong muốn một giải pháp khác, lúc này tham vấn viên hỗ trợ thân chủ chọn lại giải pháp khác. Tham vấn viên nên biết điều này, một khi thân chủ đã lựa chọn được giải pháp, họ sẽ cam kết thực hiện giải pháp đó và tham vấn viên phải hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn đó. Đây là nguyên tắc lấy thân chủ làm trọng tâm, một nguyên tắc quan trọng mà tham vấn viên cần ghi nhớ. Điều quan trọng tham vấn viên cần lưu ý là tham vấn sao cho không để thân chủ thực hiện những giải pháp nguy hiểm cho bản thân họ cũng như người khác. 134 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 134 11/9/13 12:07 PM
  18. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY Trong bước này tham vấn viên cần hỗ trợ thân chủ phân tích năng lực của bản thân đối với giải pháp đã chọn, và điều quan trọng đã được nhắc đến rất nhiều đó là thân chủ là người chọn lựa giải pháp. Trong một số trường hợp, thân chủ bắt đầu đánh giá các giải pháp mà thân chủ vừa đưa ra mặc dù đang trong giai đoạn động não liệt kê các giải pháp, lúc này tham vấn viên khéo léo nhắc nhở thân chủ và giải thích rằng việc đánh giá các giải pháp sẽ thực hiện sau khi đã liệt kê tất cả các giải pháp. Một điểm cần lưu ý nữa là tham vấn viên thường chọn lựa và giải quyết luôn vấn đề của thân chủ mà quên rằng mục đích chính là hướng dẫn thân chủ kỹ năng để họ tự giải quyết vấn đề của họ 2.2 . Xác định mục tiêu 2.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của đặt mục tiêu Mục tiêu là một dự định của một kế hoạch, là điều người ta hướng tới để đạt được trong kế hoạch đó. Mục tiêu giúp định hướng và khích lệ con người không ngừng hướng tới phía trước. Việc áp dụng phương pháp đặt mục tiêu trong quá trình giải quyết vấn đề cũng như trong quá trình điều trị thân chủ giúp cho thân chủ có khả năng giải quyết được vấn đề bản thân, đạt được thành công trong quá trình điều trị, quan trọng hơn là xây dựng lòng tự tin của thân chủ về năng lực và khả năng của họ. Tham vấn viên cần hỗ trợ thân chủ đưa ra mục tiêu càng cụ thể càng tốt. Đó là cách để thân chủ tự đặt ra mục tiêu cho chính bản thân. Thân chủ phải tham gia vào quá trình xác định mục tiêu và tham vấn viên chỉ là người cung cấp thông tin để họ ra quyết định. Trong giai đoạn này, việc đặt mục tiêu cho hành động có ý nghĩa rất quan trọng trong giải quyết vấn đề bởi: • Giúp cho sự thay đổi dễ dàng • Giúp thân chủ học hỏi kinh nghiệm tự lực, trải nghiệm thành công và thất bại • Tăng cường sự tự tin • Khích lệ sự cố gắng ở thân chủ • Định hướng cho hành động • Đo lường sự tiến bộ, • Đo lường sự cam kết: sự sẵn sàng và sự tự tin • Tạo đà cho sự thay đổi Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 135 Tham van dieu tri nghien final2.indd 135 11/9/13 12:07 PM
  19. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY • Thúc đẩy sự cam kết và thống nhất của thân chủ, họ cam kết với hành động và sự tham gia tạo thay đổi Một mục tiêu cụ thể sẽ dễ có khả năng thực hiện thành công hơn là một mục tiêu chung chung. Để có thể xây dựng được một mục tiêu cụ thể, cần phải trả lời những câu hỏi sau: Ai : Ai là người thực hiện hoặc tham gia? Điều gì: Tôi muốn đạt được điều gì? Ở đâu: Xác định một địa điểm/ xác định hoạt động sẽ diễn ra ở đâu (gia đình, cơ quan hoặc cũng có thể ở nhiều nơi, nhưng tất cả nên xác định rõ) Khi nào: Xác định một khung thời gian, tôi cần bao nhiêu ngày, tuần để đạt được điều này? Hoặc từ đây đến ngày mấy tháng mấy năm nào tôi sẽ hoàn thành được mục tiêu này? Cái nào: Xác định những yêu cầu và trở ngại, để thực hiện được mục tiêu này bản thân tôi cần phải có những điều kiện gì, gia đình, môi trường xã hội bên ngoài có thể hỗ trợ được như thế nào? Tại sao: Những lí do, mục đích hoặc lợi ích cụ thể khiến phải đạt được mục tiêu này Ví dụ: Mục tiêu chung chung Mục tiêu cụ thể Có cơ thể gọn đẹp Giảm kích cỡ vòng bụng từ 75cm  73cm Giảm cân Giảm 1kg (1 cân) trong vòng 1 tháng Từ bỏ ma túy “Giữ sạch” ngày hôm nay (không sử dụng ma túy) “Giữ sạch” trong 1 tuần và sẽ ở nhà phụ việc nhà, dạy Lúc mấy giờ con học bài mỗi tối Sống tốt hoặc thay đổi lối sống Có thể là một hoặc một vài mục tiêu sau: - Phụ vợ/mẹ trong việc nhà (lau nhà, rửa chén, nấu cơm, đóng tiền điện – nước ) - Tưới cây cảnh mỗi sáng - Đưa đón con đi học mỗi ngày - Hướng dẫn con làm bài tập mỗi tối - Dọn dẹp cửa hàng cho vợ/mẹ mỗi chiều - Gặp tham vấn viên để trao đổi kế hoạch hành động mỗi tuần 136 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 136 11/9/13 12:07 PM
  20. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY Mục tiêu cụ thể cũng được xem là mục tiêu “thông minh” (trong tiếng anh là SMART) khi nó đảm bảo các tiêu chí sau: Rõ ràng, cụ thể: Mục tiêu không chung chung mà hướng tới một việc, một hành động cụ thể nào. Đo lường được: Cần phải có những tiêu chí cụ thể để đo lường tới mục tiêu đề ra, một con số để đo lường được như liên quan tới thời gian, số lượng. Ví dụ: trong vòng 1 tháng giảm 3cm vòng bụng, hoặc “giữ sạch” trong 1 tuần, kiếm việc làm có thu nhập 2 triệu một tháng vậy 3cm; 1 tuần – 7 ngày; 2 triệu là những con số giúp đo lường kết quả. Có thể đạt được: Mục tiêu đưa ra không nên quá lớn mà cần nằm trong khả năng mà thân chủ có thể đạt được. Tự thân chủ đánh giá xem năng lực bản thân có thể làm được điều này trong thực tế không, sau đó xét đến những nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài như gia đình, phòng khám, các cơ quan đoàn thể có thể giúp được gì để đạt được mục tiêu. Mang tính thực tiễn: Mục tiêu đó cần có tính thực tiễn, không xa vời với thực tiễn cuộc sống của thân chủ. Tham vấn viên giúp thân chủ xác định xem mục tiêu đề ra cần thiết như thế nào đối với cuộc sống hiện tại của thân chủ, có còn đang phù hợp và hữu dụng trong thời điểm này không? Có thời gian cụ thể: Mục tiêu này thực hiện trong thời gian bao lâu, nêu rõ số ngày, tuần, càng rõ ràng sẽ giúp xác định dễ dàng và là động lực thúc đẩy hoàn thiện hơn. Ví dụ: Mục tiêu trong một bản kế hoạch hành động của một thân chủ đang cố gắng từ bỏ sử dụng ma túy và có kế hoạch cho cuộc sống của ho như sau: “Tôi sẽ xin làm bảo vệ cho một công ty nào đó trong vòng 1 tháng (từ hôm nay 01/05/2013 đến 31/05/2013) với mức lương mong muốn là 2 triệu đồng/ 1 tháng” Yếu tố (tiêu chí) Phân tích các yếu tố (tiêu chí) Cụ thể “làm bảo vệ’ đã cho thấy mục tiêu cần đạt điều gì, sẽ cụ thể hơn nếu khoanh vùng làm bảo vệ ở công ty nào/ địa bàn quận nào, nhưng thực sự thị trường lao động khó để xác định thêm được điều này. Đo lường được “được làm bảo vệ cho 1 công ty” “lương 2 triệu/ 1 tháng”. Kết quả sẽ xác định đã đạt được khi thân chủ được nhận vào làm việc cho 1 công ty nào đó, và công ty đồng ý trả mức lương tối thiểu là 2 triệu đồng/ tháng Khả thi Thân chủ không có bằng cử nhân cũng không có bằng chuyên môn nhưng thể lực tốt, đảm bảo được công việc, và có thể trước đây đã từng học võ, có kinh nghiệm làm ở một nơi nào đó, biết được một vài kỹ thuật của bảo vệ Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 137 Tham van dieu tri nghien final2.indd 137 11/9/13 12:07 PM
  21. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY Thực tiễn Hiện tại thân chủ muốn cuộc sống mình có ý nghĩa sau khi cắt cơn, có thêm tiền đóng học phí cho con và có tiền tiêu vặt, đồng thời làm việc cho một công ty nên chiếm toàn bộ thời gian của thân chủ  tránh nhàn rỗi để nghĩ đến ma túy, bạn bè cũ khó tiếp cận để rủ rê. Có thời gian “trong vòng 1 tháng từ 01/05/2013 đến 31/05/2013” là khoảng thời gian thúc đẩy thân chủ phải đạt được mục tiêu xin làm bảo vệ. Khi thân chủ hành động và đạt được mục tiêu nó sẽ có tác dụng củng cố sự tự tin và khiến thân chủ cam kết hành động nhiều hơn. Một điều quan trọng trong quá trình xây dựng mục tiêu ngắn hạn là thân chủ phải luôn là người ra quyết định cuối cùng. Điều gì họ cho là quan trọng cần phải đạt được thì đó chính là quyết định cuối cùng về mục tiêu. Tuy nhiên, tham vấn viên cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ ra quyết định. Một số mục tiêu thân chủ lựa chọn có thể không thực tiễn hoặc có thể nguy hiểm có khả năng dẫn tới tái nghiện. Thân chủ cần tới sự khôn ngoan của tham vấn viên để giúp họ nhận biết được điều gì là thực tiễn. Tham vấn viên rất cần giúp thân chủ hiểu rõ hơn về những nguy cơ tiềm ẩn. 2.2.2 Phương pháp đặt mục tiêu Liệt kê các mục tiêu và lựa chọn mục tiêu ưu tiên để thực hiện Yêu cầu thân chủ suy nghĩ về tất cả những mục tiêu mà họ muốn đạt được trong năm tới. Hãy đặt những câu hỏi như: “Thân chủ muốn thực hiện thành công điều gì?” và “Sau một năm nữa họ muốn mình sẽ là người như thế nào?” Nếu ban đầu thân chủ gặp khó khăn trong việc đưa ra mục tiêu thì hãy hỏi xem có điều gì trong cuộc sống mà họ muốn thay đổi không, hay có điều gì mà họ chưa hài lòng không? Viết lên giấy những mục tiêu mà thân chủ đề cập tới. Cố gắng viết những mục tiêu ở thể khẳng định: “Tôi sẽ “giữ sạch” trong ngày hôm nay ”, chứ không nên viết ở thể phủ định: “Tôi sẽ không dùng ma túy trong ngày hôm nay ”. Sau khi dành thời gian suy nghĩ về những mục tiêu này, thân chủ có thể sẽ thấy rằng họ có quá nhiều mục tiêu khác nhau cần phải đạt được. Tuy nhiên, nếu cố gắng đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc sẽ khiến thân chủ cảm thấy quá tải. Vì vậy, hãy cùng với thân chủ rà soát lại danh mục những mục tiêu và lập thứ tự ưu tiên cho 138 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 138 11/9/13 12:07 PM
  22. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY những mục tiêu đó và khích lệ họ nên chỉ tập trung vào 1 hoặc 2 mục tiêu ưu tiên họ thấy quan trọng và có thể đạt được trước. Để giúp thân chủ xác định được mục tiêu đó có thực tiễn hay không, tham vấn nên trao đổi cởi mở, xem xét mức độ phù hợp với khả năng của họ nghĩa là mục tiêu đó không quá khó mà cũng không quá dễ đối với thân chủ. Nên cùng thân chủ đưa ra mục tiêu vừa tầm hoặc hơi khó một chút so với khả năng của thân chủ, để thân chủ cảm thấy đủ sức và có động lực để vươn đến đạt mục tiêu. Cần phải có kinh nghiệm mới giúp thân chủ đưa ra mục tiêu một cách phù hợp. Tuy nhiên có thể thiết lập bằng cách giúp thân chủ điều chỉnh mục tiêu khi cảm thấy mục tiêu đó quá khó hoặc quá dễ. Cần xem việc điều chỉnh mục tiêu là bình thường trong tiến trình giải quyết vấn đề hay hoạt động đặt mục tiêu. Xác định mục tiêu rõ ràng và chia thành các bước nhỏ Khi thân chủ đã chọn được 1 hoặc 2 mục tiêu thực tiễn và có thể đạt được, đề nghị thân chủ xác định mục tiêu thật chính xác – bao gồm thông tin về ngày, thời gian và khối lượng công việc để thân chủ có thể tự đo lường thành quả của mình. Sau đó chia mục tiêu thành các bước nhỏ. Những bước này cần phải đạt được trong thời gian ngắn - một vài ngày hoặc vài tuần. Đo lường sự cam kết Tham vấn viên có thể sử dụng “thước đo sự sẵn sàng” để xác định xem trong suy nghĩ của thân chủ thì việc cam kết thực hiện mục tiêu có tầm quan trọng như thế nào. Đây chỉ là một thang điểm được chia ra thành các mức từ 1 đến 10 mà trên đó 1 có nghĩa là không sẵn sàng và 10 là rất sẵn sàng. Hãy yêu cầu thân chủ tự đánh giá về mức độ quan trọng của việc thay đổi hành vi sử dụng ma túy đối với bản thân họ. Tham vấn viên có thể nói với thân chủ: “Tính trên thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 1 có nghĩa là anh/chị không sẵn sàng thay đổi và 10 là anh/chị rất muốn thay đổi, anh/chị tự đánh giá bản thân mình đang ở điểm nào?” 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Không muốn thay đổi Rất muốn thay đổi Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 139 Tham van dieu tri nghien final2.indd 139 11/9/13 12:07 PM
  23. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY Có thể được sử dụng “Thước đo sự sẵn sàng” trong buổi tham vấn để khuyến khích thân chủ nói về lý do họ muốn thay đổi. Có thể dùng thang điểm tương tự như trên để đánh giá sự tự tin của thân chủ khi thực hiện một công việc và được gọi là “thước đo sự tự tin”. Nó có thể được sử dụng với các thân chủ đã xác định được tầm quan trọng của việc thay đổi hành vi của họ hoặc có thể được sử dụng như là một câu hỏi giả định để động viên thân chủ nói về việc họ sẽ làm thế nào để thay đổi. Tham vấn viên có thể nói với thân chủ: “Nếu như anh/chị quyết định thực hiện công việc này thì anh/chị thấy là mình tự tin đến đâu? Tính theo thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 1 có nghĩa là không tự tin và 10 là rất tự tin, thì anh/chị tự đánh giá bản thân mình tự tin ở điểm nào?” 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Không tự tin Rất tự tin Không nhất thiết phải đưa ra một thước đo cụ thể. Tuy nhiên việc sử dụng thang đo này rất hữu ích. Đối với các thân chủ không biết đọc hoặc không biết đếm số thì nên mô tả thước đo và thang điểm bằng lời nói. Sau khi đã hỏi thân chủ về mức độ sẵn sàng và tự tin của họ, nếu họ trả lời ở thang điểm 7 hoặc thấp hơn, thì việc đầu tiên là khen ngợi họ “điểm 7 là khá tốt rồi”: rồi sau đó hỏi họ xem vì sao họ lại chọn thang điểm đó? Làm thế nào để có thang điểm cao hơn? IV. Lập kế hoạch hành động và triển khai kế hoạch Lập kế hoạch hành động Thông thường khi kết thúc nội dung đánh giá chi tiết về tâm sinh lí - xã hội, xác định được vấn đề (thường vào cuối buổi thứ 2) tham vấn viên cùng với thân chủ lập kế hoạch điều trị/ hành động. 140 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 140 11/9/13 12:07 PM
  24. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY Sau khi tham vấn viên và thân chủ đã chọn được giải pháp với một hoặc hai mục tiêu có thể thực hiện được, tham vấn viên cần viết cụ thể, rõ ràng những mục tiêu này chính xác, cụ thể (ngày tháng, thời gian và số lượng ) để có thể đo lường được kết quả thực hiện. Khi chia mục tiêu thành các mục tiêu rõ hơn, các hoạt động thành các bước nhỏ cũng cần phải được mô tả chính xác đó là những bước nào và thời gian bao lâu để có thể đạt được (trong vài ngày hoặc một vài tuần?). Khi xây dựng kế hoạch hành động cần làm rõ: • Các nguồn lực sẵn có, nguồn lực trợ giúp thân chủ trong quá trình điều trị nghiện. • Các bước can thiệp cụ thể nhằm thay đổi hành vi cũ hoặc duy trì hành vi đã thay đổi. • Kế hoạch hành động cần phải xác định được những vấn đề cần giải quyết trong quá trình điều trị và những mục tiêu mong muốn của thân chủ. Trong xây dựng kế hoạch hành động điều trị ma túy vẫn luôn chú ý đến hành động đáp ứng lại nguy cơ sử dụng ma túy, những vấn đề khác liên quan đến việc nghiện ma túy. Kế hoạch điều trị ban đầu mang tính cơ bản, với mục đích nhằm làm rõ những mục tiêu chung đã thống nhất giữa tham vấn viên và thân chủ, với sự cam kết của thân chủ trong việc tiến tới phục hồi. Tham vấn viên nên hỏi thân chủ xem liệu họ có biết, có nghe thấy bao giờ chưa về các dịch vụ, hoạt động, hay các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng xã hội, và họ đã tham gia các nhóm này bao giờ chưa, hay nếu đã có thì họ có muốn tiếp tục tham gia nữa không. Nếu thân chủ không biết về các nhóm hỗ trợ thì tham vấn viên nên giới thiệu ngắn gọn và cung cấp danh sách các buổi họp nhóm tại trung tâm hay địa phương. Các thân chủ cần được khuyến khích tham gia các buổi họp nhóm càng đầy đủ càng tốt vì đây được xem như một phần của hoạt động điều trị phục hồi. Nếu họ đồng ý, tham vấn viên nên ghi lại và đưa tên họ vào danh sách sinh hoạt các nhóm trong kế hoạch điều trị. Hoàn thiện/ điều chỉnh kế hoạch (khi cần thiết) Một kế hoạch được xây dựng cũng cần có điều chỉnh để đảm bảo tính hợp lý, do vậy đòi hỏi nó cần được xem xét, rà soát kỹ lưỡng và có những điều chỉnh cho hợp lý. Mục đích của việc điều chỉnh kế hoạch là: • Nhắc nhở thân chủ về sự cam kết của họ đối với quá trình điều trị • Hỗ trợ và phản hồi Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 141 Tham van dieu tri nghien final2.indd 141 11/9/13 12:07 PM
  25. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY • Giúp thân chủ xây dựng chương trình điều trị riêng cho bản thân • Sẵn sàng trợ giúp nếu có xảy ra tái sử dụng hay một vấn đề nghiêm trọng tương tự. Sau khi lập xong kế hoạch điều trị/ tham vấn, tham vấn viên và thân chủ có thể vẫn nên xem xét và chỉnh sửa lại kế hoạch ban đầu nếu cần thiết. Bao gồm các hoạt động cụ thể như: • Rà soát lại kế hoạch: đó là công việc cần được thực hiện, để đạt được mục tiêu ngắn hạn nào, nguồn lực là gì? • Cùng thân chủ dự đoán những khó khăn thách thức thân chủ có thể gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch và xây dựng chương trình kế hoạch dự kiến khi những khó khăn có thể xảy ra. Điều này rất quan trọng bởi nó giúp cho thân chủ lường trước được khó khăn đó và cùng thảo luận cách thức tháo gỡ với sự tham vấn của tham vấn viên. Nếu không được thảo luận trước, khi thực hiện, thân chủ gặp phải và họ không giải quyết được họ sẽ dễ chán nản và lùi bước. Cách tốt nhất để thực hiện công việc này là tóm tắt cho thân chủ về những mục tiêu và chiến lược đã thống nhất và xem xét lại trong các buổi tham vấn tiếp theo. Trong quá trình thực hiện mục tiêu, tham vấn viên nên đồng hành, thường xuyên trao đổi và xem xét tiến triển việc thực hiện mục tiêu của thân chủ, cùng thân chủ tìm ra và ghi lại bất kì vấn đề hoặc trở ngại nào mà thân chủ gặp phải. Cần áp dụng kỹ năng giải quyết vấn đề để cùng thân chủ xác định xem liệu có phương pháp nào giúp thân chủ giải quyết những trở ngại đó. Trong một số trường hợp, có thể không dễ tìm được một giải pháp rõ ràng cho vấn đề, khi đó sẽ cần điều chỉnh các bước thực hiện, hoặc điều chỉnh lại mục tiêu chính. Việc thân chủ phải điều chỉnh lại mục tiêu - điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi xem xét tiến trình thực hiện của thân chủ, hãy ghi chú xem liệu họ có đạt được mục tiêu một cách quá dễ dàng hay không, hay tiến bộ có quá chậm, quá khó, hay không có tiến bộ nào hay không. Đồng thời cũng cần nhớ là mục tiêu có thể thay đổi theo thời gian. Nếu mục tiêu không còn phù hợp nữa thì chỉ cần thay đổi hoặc gạt bỏ. Đưa ra mục tiêu là một công cụ nhằm giúp thân chủ đạt được điều họ mong muốn. 142 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 142 11/9/13 12:07 PM
  26. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY Thường thì những vấn đề đã thảo luận ở buổi trước sẽ được nhắc lại. Thân chủ mới điều trị nghiện ma túy có thể gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt và ghi nhớ những thông tin mới. Tham vấn viên cần luôn nhắc lại những chủ đề đó. Hoạt động này giúp thân chủ chú ý vào những điểm mạnh và những nguồn lực hiện có để duy trì việc thay đổi hành vi. Nó cũng giúp thân chủ duy trì cam kết hành động. Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề (giải pháp đã được lựa chọn) Sau khi lựa chọn được giải pháp, tham vấn viên hỗ trợ thân chủ lên kế hoạch thực hiện các giải pháp đã lựa chọn để giải quyết vấn đề và tự đề ra mục tiêu cho bản thân mình. Có những giải pháp cần phải chia thành nhiều bước và quyết định xem sẽ tiến hành từng bước đó như thế nào và khi nào Khi giải pháp đã được lựa chọn, tham vấn viên nên thảo luận với thân chủ về các bước hành động tiếp theo. Tham vấn viên có thể cần đóng vai với thân chủ để thực hành giải pháp đó trước khi thực hiện trong thực tế, và dự đoán các khó khăn có thể xảy ra. Tuy nhiên, tham vấn viên và thân chủ không thể dự đoán tất cả các khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện giải pháp. Tham vấn viên cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá giải pháp và thử những giải pháp khác nếu giải pháp ban đầu không có kết quả. Quá trình xem xét này sẽ giúp xác định các vấn đề còn tồn tại và giúp thân chủ dễ dàng ứng phó khi xảy ra trong thực tế. Trong suốt quá trình thân chủ giải quyết vấn đề, Tham vấn viên cần trao đổi, đồng hành với thân chủ ở những lần tham vấn tiếp theo để xem xét lại quá trình thực hiện, có thể cần phải điều chỉnh lại một số bước hoặc thêm vào các bước mới trong mỗi giải pháp. Thân chủ sẽ trở nên phù hợp với thực tế, tự tin và lạc quan hơn về việc tìm ra giải pháp hiệu quả cho vấn đề của họ và tham vấn viên có thể chỉ ra cách đo lường thành công của họ. Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề đòi hỏi sự kiên nhẫn và bền bỉ. Vì vậy, hãy khen ngợi và chúc mừng những nỗ lực và những tiến bộ họ đạt được. Với sự hướng dẫn của tham vấn viên, thân chủ sẽ tăng năng lực bản thân để tự giải quyết vấn đề của mình và cảm thấy bớt căng thẳng khi khó khăn nảy sinh. Để giúp xây dựng năng lực tự giải quyết vấn đề của thân chủ, tham vấn viên không chỉ tham vấn, hướng dẫn một hoặc hai lần mà cần áp dụng kỹ thuật này nhiều lần, trong suốt quá trình tham vấn để thân chủ học, hiểu và biết cách lên kế hoạch giải quyết vấn đề và đề ra mục tiêu. Việc khuyến khích, khen ngợi, tôn trọng động viên cũng là chìa khóa rất cần thiết và không thể thiếu Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 143 Tham van dieu tri nghien final2.indd 143 11/9/13 12:07 PM
  27. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY Lưu ý: Trong trường hợp thân chủ không thực hiện giải pháp, hãy cân nhắc xem thân chủ thực sự đang ở giai đoạn thay đổi hành vi nào và các chiến lược can thiệp đã phù hợp chưa (mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi được trình bày trong Chương 3, phần II. Các kỹ thuật chuyên sâu). Nếu không, hãy sử dụng phỏng vấn tạo động lực để giúp họ tới được giai đoạn phù hợp. Nếu không có thể tìm hiểu xem liệu thân chủ có thiếu kỹ năng để đạt được mục tiêu hay không. Trong trường hợp này, có thể nên kiểm tra khả năng nhận thức của thân chủ, và/hoặc cố gắng sử dụng các phương pháp hỗ trợ, gợi nhớ khác nhau. Đôi khi, tham vấn viên bắt đầu với thân chủ trong giải quyết vấn đề quá khó khăn. Trong trường hợp như vậy, hãy chuyển sang các vấn đề dễ hơn để giải quyết để thân chủ có được sự tự tin về khả năng của họ trong giải quyết vấn đề. V. Kết thúc buổi tham vấn hay ca tham vấn • Đối với buổi tham vấn Phần cuối cùng trong buổi tham vấn là tóm tắt các hoạt động và tiến trình thực hiện. Việc này có thể thực hiện vào cuối mỗi buổi tham vấn. Tóm tắt là cách hiệu quả để kết thúc buổi tham vấn. Nên nhắc lại với thân chủ những nội dung đã thảo luận và được nhất trí, và cách tiến hành tiếp theo. Đó cũng là cách để xác định sự tự tin và cam kết của thân chủ. Giúp thân chủ nhận biết được khả năng thực hiện công việc nào đó (tự tin) và sẵn sàng thực hiện công việc đó (cam kết). Vào cuối mỗi buổi tham vấn cần thực hiện những việc sau: - Tóm tắt chủ đề và kết quả của buổi tham vấn - Xác định mức độ tự tin của thân chủ trong việc thực hiện kế hoạch - Xác định mức độ cam kết của thân chủ trong việc thực hiện kế hoạch - Định thời gian cho buổi tham vấn tiếp theo - Ghi chép những thông tin của buổi tham vấn vào sổ theo dõi tham vấn thân chủ (xem Mẫu đánh giá thân chủ). Tham vấn viên nên ghi chép lại thông tin vào sổ theo dõi tham vấn thân chủ nhằm: - Vào cuối ngày, sổ theo dõi sẽ giúp tham vấn viên biết được những gì đã được thực hiện tốt trong các buổi tham vấn, những gì cần cải thiện hoặc giải quyết trong những buổi tiếp theo (ví dụ như một số vấn đề đã bị bỏ sót). 144 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 144 11/9/13 12:07 PM
  28. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY - Trước khi gặp lại thân chủ, cần nhớ lại những gì đã diễn ra ở buổi trước, để khỏi mất thời gian hỏi lại những điều đã biết, sẵn sàng cho buổi tham vấn tiếp theo. - Người nghiện ma túy thường cảm thấy họ chẳng đạt được tiến bộ nào, hoặc rất ít. Với cuốn sổ theo dõi có ghi chép mục tiêu và những gì thân chủ đã đạt được, tham vấn viên có thể chỉ cho thân chủ xem họ đã tiến bộ như thế nào trong suốt quá trình tham vấn và điều trị. Điều đó sẽ giúp họ có thêm nghị lực để tiếp tục. Tóm tắt (đánh giá tiến độ) là một cơ hội để giới thiệu lại về những nội dung và chủ đề cần phải giải quyết. Đây cũng là thời điểm mà tham vấn viên và thân chủ cần thiết lập mục tiêu và kế hoạch hành động mới cho một tiến trình điều trị mới. Đây cũng có thể là thời điểm bắt đầu một chu kì tham vấn mới, như đã chỉ rõ trên sơ đồ quy trình tham vấn. • Đối với ca tham vấn Có nhiều lý do để kết thúc ca tham vấn, đó là: - Vấn đề của người nghiện đã được giải quyết như họ đã tìm thấy được một nơi làm việc, tìm thấy được nơi để học nghề, hay mâu thuẫn của họ với vợ/ chồng đã được giải quyết. - Người nghiện cảm thấy tự tin trong giải quyết những vấn đề có thể xảy ra đối với họ - Ca tham vấn không đi đến kết quả, cần chấm dứt hay chuyển giao sang nhà tham vấn khác theo nhu cầu của người nghiện Theo Kleinke (1994), một sự kết thúc có hiệu quả khi: - Thân chủ cảm thấy thoải mái để thảo luận về việc kết thúc. Nhà tham vấn tôn trọng những mong muốn của thân chủ đồng thời cảm thấy thoải mái thảo luận về vấn đề này. - Thân chủ nhận thức được tham vấn đang chuẩn bj kết thúc và mục đích của quá trình tham vấn đã hay chưa đạt được. - Mối quan hệ giữa nhà tham vấn và người nghiện khi này vẫn mang tính nghề nghiệp (chứ không phải quan hệ thân mật như bạn bè). - Thân chủ biết được họ có khả năng quay trở lại bất cứ khi nào khi họ cần có sự giúp đỡ của nhà tham vấn. - Thân chủ lượng giá những gì họ đã đạt được trong quá trình tương tác. - Thân chủ sẵn sàng thảo luận những cảm xúc hẫng hụt khi kết thúc. Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 145 Tham van dieu tri nghien final2.indd 145 11/9/13 12:07 PM
  29. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY Khi quá trình giúp đỡ đi vào giai đoạn kết thúc, một vấn đề nảy sinh là người nghiện có thể cảm thấy hẫng hụt, do vậy cả hai phía cần phải nhận thức được cảm xúc này và có hướng xử lý. Trước hết, sự kết thúc cần diễn ra một cách từ từ để thân chủ và nhà tham vấn thích nghi dần với sự chia tay. Khi kết thúc ca tham vấn cần có lượng giá với sự tham gia của người nghiện. Nội dung lượng giá: - Rà soát lại những mục tiêu nào đã đạt được, mục tiêu nào chưa - Đánh giá những thay đổi của người nghiện: thay đổi về cảm xúc, về suy nghĩ, về hành vi, về xã hội như: mối quan hệ xã hội, thu nhập, việc làm - Làm việc với cảm xúc của người nghiện khi ca tham vấn kết thúc (bởi khi kết thúc ca tham vấn, người nghiện/thân chủ thường có những hẫng hụt phải chia tay, xuất hiện sự không tự tin khi không còn sự hỗ trợ của nhà tham vấn ) Phương thức lượng giá: - Trao đổi trực tiếp, chia sẻ cùng người nghiện (có thể là giữa nhà tham vấn với cá nhân thân chủ hay vơi nhóm thân chủ) - Người nghiện /thân chủ có thể sử dụng công cụ bằng giấy để ghi xuống Trợ giúp về mặt tâm lý với thân chủ /người nghiện: - Hỗ trợ tâm lý, giúp họ nói đến những khó khăn có thể sau khi dừng ca tham vấn và trao đổi những giải pháp có thể - Nhà tham vấn đưa ra thông tin mình luôn sẵn sàng trợ giúp khi họ cần sự trợ giúp như người nghiện có thể tới gặp và chia sẻ khi cần thiết VI. Một số lưu ý trongquá trình tham vấn Để thực hiện buổi tham vấn một cách hiệu quả, tham vấn viên cần: • Luôn sử dụng thời gian buổi tham vấn một cách hợp lý. Tập trung vào những vấn đề chính, tuy nhiên, không nên thúc ép tiến độ của tiến trình đi nhanh hơn khả năng của thân chủ. 146 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 146 11/9/13 12:07 PM
  30. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY • Thường xuyên nhắc lại cho thân chủ về mục đích của buổi tham vấn, nếu cần thiết đôi khi có thân chủ bị phân tán tư tưởng và đi chệch khỏi mục tiêu ban đầu. • Tập trung vào vấn đề gay cấn và cấp thiết nhất của thân chủ. Thân chủ có thể gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ, xã hội, luật pháp, tài chính, gia đình và việc làm cùng lúc, nhưng cần phải tập trung vào những vấn đề đang tỏ ra bức xúc, nghiêm trọng nhất đối với thân chủ. • Tôn trọng sự lựa chọn và quyết định của thân chủ. Tuy nhiên, không nên đồng ý với những quyết định không an toàn hoặc bất hợp pháp. • Ghi chép lại nội dung tham vấn để theo dõi trong những buổi tiếp theo. • Tóm tắt những điểm chính đã được thảo luận, kể cả những tiến triển đã đạt được trong buổi tham vấn hiện tại và những buổi trước đó. • Hẹn thời gian cho buổi tham vấn tiếp theo trước khi thân chủ ra về. • Cần nhận biết vai trò chính của tham vấn viên là khích lệ và củng cố động lực thay đổi của thân chủ, tham vấn viên đồng hành với thân chủ trong quá trình phục hồi. • Lắng nghe tích cực: Người ta thường cho rằng 90% những gì nói ra trong buổi tham vấn nên thuộc về thân chủ, trừ thời gian tiến hành đánh giá, vì khi đó tham vấn viên giữ vai trò giải thích chủ đạo. Một buổi tư vấn sẽ có phần mở đầu, phần giữa và kết thúc. Ở giai đoạn mở đầu, tham vấn viên có thể cần phải nói nhiều hơn thân chủ để giới thiệu dịch vụ và mục tiêu buổi làm việc. Sau đó, tham vấn viên cần nhanh chóng chuyển sang phần giải quyết vấn đề, xác lập mục tiêu và lập thứ tự ưu tiên. Lúc này, thân chủ mới là chủ thể chính của cuộc nói chuyện. Sau đó, tham vấn viên sẽ tóm tắt lại kết quả buổi làm việc, lúc đó tham vấn viên sẽ là người nói nhiều hơn. • Tham vấn viên nên giữ vai trò chỉ đạo ở mức độ nào? Buổi tham vấn cần lấy thân chủ làm trung tâm nhưng cũng cần phải có định hướng. Sau khi đánh giá những vấn đề và nhu cầu của thân chủ, tham vấn viên cần phải đề ra một mục tiêu cụ thể hoặc nhiều mục tiêu có tính hệ thống. Nếu thực hiện được điều này một cách khéo léo, thân chủ sẽ không cảm thấy là họ bị chỉ đạo, ép buộc, hoặc dạy bảo. Hướng dẫn của tham vấn viên đối với thân chủ nên được thực hiện theo cách đưa ra các câu hỏi mở hoặc phản hồi đối với thân chủ, không nên đưa ra lời khuyên hay giảng giải. Hãy tưởng tượng là tham vấn viên và thân chủ đang cùng chơi trò ghép hình. Thay vì tham vấn viên tự xếp hình trong khi thân chủ ngồi xem, tham vấn viên sẽ là người giúp thân chủ dựng khung, đặt từng miếng ghép lên trên bàn để tự tay thân chủ xếp vào đúng vị trí trong khung hình. Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 147 Tham van dieu tri nghien final2.indd 147 11/9/13 12:07 PM
  31. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY • Cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thân chủ. Trong giai đoạn đầu của quá trình tham vấn, việc tạo dựng được mối quan hệ trị liệu, sự tin tưởng sự kết nối, với thân chủ rất là quan trọng. Phương pháp trị liệu lấy thân chủ làm trung tâm là sử dụng các câu hỏi mở và lắng nghe có phản hồi. Những chiến lược hỗ trợ và tạo dựng động cơ được sử dụng liên tục cho tới khi thân chủ không còn thái độ phản kháng và thể hiện sẵn sàng thay đổi. • Quản lý thời gian hợp lý trong quá trình tham vấn thông qua: - Đảm bảo quy trình của buổi tham vấn - Tập trung vào vấn đề quan trọng nhất - Nối kết các chủ đề một cách hợp lý - Định hướng cuộc nói chuyện vào trọng tâm chủ đề - Thường xuyên định hướng và sử dụng kỹ năng tóm lược để tăng cường sự chú trọng vào nội dung quan tâm - Sử dụng thuần thục các kỹ năng vào các kỹ thuật (giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu, dự phòng tái nghiện) vào quá trình tham vấn. 148 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 148 11/9/13 12:07 PM
  32. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 1. Hãy nêu các bước trong quy trình tham vấn? Vì sao tạo lập mối quan hệ với người nghiện đặc biệt trong giai đoạn đầu tiên của tham vấn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình tham vấn điều trị nghiện? 2. Hãy trình bày mục đích và nội dung của đánh giá trong quy trình tham vấn điều trị nghiện? 3. Trình bày cách thức hướng dẫn người nghiện giải quyết vấn đề. Vì sao người ta lại xem giải quyết vấn đề vừa là kỹ thuật vừa là một bước trong quy trình tham vấn? 4. Thế nào là một mục tiêu thông minh “SMART”, nêu vai trò và ý nghĩa của việc hỗ trợ người nghiện xây dựng mục tiêu thông minh trong bước giải quyết vấn đề? 5. Trình bày cách thức xây dựng kế hoạch hợp lý phù hợp với điều kiện và khả năng của người nghiện? 6. Thế nào là một kết thúc thành công của ca tham vấn. Nội dung lượng giá khi kết thúc ca tham vấn? Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 149 Tham van dieu tri nghien final2.indd 149 11/9/13 12:07 PM
  33. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4 Tài liệu tiếng Việt 1. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý, Nhà xuất bản Y học 2. Bùi Thị Xuân Mai, Romeo Yap, Hoàng Huyền Trang (1996), Tài liệu Tập huấn Hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người dễ bị tổn thương, Tổ chức Quốc tế phục vụ Cộng đồng và Gia đình - Tổ chức Liên Hợp quốc – Bộ LĐTBXH 3. Bùi Thị Xuân Mai, (2008), Giáo trình tham vấn, NXB Lao động Xã hội 4. Nguyễn Thơ Sinh (2001), Tư vấn tâm lý căn bản, Nhà xuất bản Lao động 5. Tài liệu tập huấn: Ma túy và xã hội (FHI, 2010) 6. Tài liệu Tập huấn: Tư vấn điều trị nghiện ma túy (FHI,2009), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 7. Trung tâm thông tin và giáo dục sức khỏe Tp. Hồ Chí Minh (1996), Sổ tay tham vấn HIV/AIDS. Tài liệu tiếng Anh 8. Anthony Yeo (1993), Counseling - A Problem solving Approach, Amour Publishing 9. Burnard P. (1999), Counseling for Health Profession, Stanley Thornes. 10. Corey Gerald (1991), Theory and Practice of Counseling and Psychotherapy, Brooks/Cole Publishing Company 11. Cormier S. & Cormier H. (1986), Interview and Helping Skills for Health Professionals, Jones and Bartlett Publishers 150 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 150 11/9/13 12:07 PM
  34. CHƯƠNG 5 THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT I. Tham vấn điều trị nghiện cho nhóm bệnh nhân đặc biệt 1. Làm việc với thân chủ phê (say) ma tuý/chất gây nghiện 1.1 Khái niệm phê (say) và các biểu hiện thường gặp Phê (say) ma túy/chất gây nghiện là trạng thái thay đổi về thực thể và nhận thức do uống rượu hoặc sử dụng ma túy. Trạng thái này bao gồm cả sự thay đổi về mặt cảm xúc, khả năng nhận thức sự vật hiện tượng diễn ra xung quanh và khó khăn trong việc kiểm soát hành vi. Hành vi của người đang phê (say) ma tuý thường có biểu hiện như sau: nói to hoặc ở trong tình trạng kích động; đòi hỏi hoặc ra lệnh; có hành vi hung hăng, đe doạ; Xâm phạm không gian riêng tư (không gian riêng tư thường là khoảng không trong bán kính một cánh tay). Khi phê ma tuý người nghiện thường có xu hướng xâm phạm không gian riêng tư đó và làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Không theo hoặc lờ đi những chỉ dẫn, bất kể bạn nhắc đi nhắc lại thật chậm rãi, rõ ràng đến đâu đi nữa; mắt lờ đờ. Bắt đầu có biểu hiện bạo lực về thể chất; cố gắng tự tử hoặc đe dọa làm hại chính họ. Một số vấn đề chính cần quan tâm khi tiếp xúc với những người phê ở mức độ cao là sự an toàn và sức khỏe của bản thân thân chủ; nguy cơ hung hăng, gây gổ tấn công người khác. Đây là một trong những biểu hiện thường gặp đối với thân chủ là người đang phê heroin hoặc say rượu. Trong thực tế mỗi chất gây nghiện khác nhau sẽ có những dấu hiện, triệu chứng của phê (say) sẽ khác nhau. 1.2 Kỹ năng làm việc với thân chủ đang phê (say) Khi bạn gặp thân chủ đang trong tình trạng phê (say), trước tiên hãy tự giới thiệu tên mình, rồi hỏi tên thân chủ. Nói bằng giọng nói trầm đều, bình tĩnh. Người sử dụng ma túy trong khi phê dễ bị lẫn lộn, vì vậy tham vấn viên cần nói chậm rãi, bình tĩnh để họ cảm thấy an toàn. Nếu thân chủ nhận thấy tham vấn viên bối rối và lo lắng thì nhiều khả năng họ sẽ thể hiện những hành vi đe dọa. Và khi tham vấn viên lo lắng thực sự thì cũng nên cố gắng không thể hiện điều đó ra bên ngoài, vì thân chủ dễ dàng lấn lướt và trở nên hung hăng hơn khi nhận thấy tham vấn viên sợ hãi. Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 151 Tham van dieu tri nghien final2.indd 151 11/9/13 12:07 PM
  35. CHƯƠNG 5 THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT Không dùng những từ ngữ mà thân chủ có thể không hiểu. Luôn sử dụng những từ ngữ đơn giản khi nói với người đang phê. Nếu tham vấn viên lớn tiếng hoặc ra lệnh cho thân chủ, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, tham vấn viên cần giữ bình tĩnh, thả lỏng cơ thể và tập trung. Không nên có các hành động mang tính hăm dọa, ví dụ: như không đứng khi thân chủ đang ngồi. Luôn giữ khoảng cách an toàn giữa mình và thân chủ. Tham vấn viên cũng cần để ý đến hình ảnh của mình trong con mắt của thân chủ. Điều quan trọng là tham vấn viên phải tỏ ra mình là người đáng tin cậy và thực sự quan tâm đến thân chủ và hoàn cảnh của họ. Điều đó có thể giúp cải thiện tình hình. Trong trường hợp phòng tham vấn quá ồn, tham vấn viên có thể đề nghị thân chủ chuyển đến địa điểm yên tĩnh hơn để giảm tình trạng lẫn lộn của họ. Điều đó có thể giúp thân chủ đang phê bình tĩnh lại. Tuy nhiên, cần phải chú ý là luôn có người hỗ trợ trong quá trình tham vấn viên đưa thân chủ đến một nơi yên tĩnh, vắng vẻ. Không nên mời thân chủ đang phê uống đồ nóng như trà nóng, cà phê nóng vì họ có thể không nhận biết mà sẽ uống nên gây ra bỏng hoặc tạo ra sự tức giận với tham vấn viên và có hành vi hung hăng (hắt nước đó vào người bạn hoặc đổ vào người họ). Nếu người đó rất phê, bạn chỉ cần thu thập những thông tin cần thiết nhất như: tên, địa chỉ, thông tin liên lạc, người đi cùng hoặc người hỗ trợ có thể liên hệ lúc cần, loại ma túy hay chất gây nghiện họ đã dùng và hôm nay họ đã sử dụng liều lượng bao nhiêu . Không phán xét hoặc rao giảng đạo đức khi làm việc với thân chủ phê, vì họ có thể sẽ trở nên rất tức giận vì điều đó. Nếu bạn nhận thấy thân chủ đang phê rất nặng thì chỉ cần nói những điều cần thiết mà thôi. Nếu thân chủ có vẻ không hiểu thì bạn có thể phải nhắc đi nhắc lại thông tin nhiều lần và giải thích rõ ràng hơn với họ. Tham vấn viên không nên ra vẻ bề trên và đối xử với họ như với kẻ thấp kém hơn. Cần đảm bảo tính thống nhất khi cung cấp thông tin cho thân chủ. Tham vấn viên có thể cần phải nhắc lại thông tin một vài lần. Cố gắng tránh đưa ra những lời khuyên trái ngược nhau và đừng hứa hẹn điều gi khi mà bạn không có ý định giữ lời hứa. Tham vấn viên có thể yêu cầu họ quay lại vào buổi chiều hoặc sáng hôm sau khi họ đã bớt phê và sẵn sàng nhận dịch vụ tham vấn. Thân chủ đang phê có thể cảm thấy bối rối, bức xúc, khó hiểu nếu bị hỏi quá nhiều câu hỏi. Vì thế, tham vấn viên nên giải thích trước lí do vì sao cần tìm hiểu những 152 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 152 11/9/13 12:07 PM
  36. CHƯƠNG 5 THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT thông tin đó. Một câu hỏi hay mà tham vấn viên có thể sử dụng là hỏi xem họ đã sử dụng bao nhiêu ma túy, vì nó giúp tham vấn viên đánh giá xem mức độ phê của thân chủ có tương ứng với lượng ma túy mà họ đã sử dụng hay không. Giải thích lí do cần đánh giá tình trạng phê. Đánh giá xem liệu mức độ phê/ say có phù hợp với lượng ma túy đã sử dụng không? Nếu được, nên tham khảo ý kiến bác sỹ nếu mức độ phê/say quá nặng so với mức độ sử dụng mà thân chủ thông báo. Đặc biệt cần nhớ chỉ đặt các câu hỏi mở và sử dụng kỹ năng lắng nghe có phản hồi với thân chủ phê khi có thể. Trong một số trường hợp tham vấn viên cần sử dụng câu hỏi đóng và nhanh chóng kết thúc buổi tham vấn. Tham vấn viên cố gắng nhận diện và kiểm soát mọi hành vi bạo lực có thể xảy ra trong phòng tham vấn, vì đây là những hành vi không thể chấp nhận được. Tham vấn viên cần tuyên bố rõ ràng điều này với thân chủ. Nếu một thân chủ đang phê đánh người khác, tham vấn viên phải nói ngay với họ rằng dừng lại ngay, điều này không bao giờ được chấp nhận, và nếu họ cứ tiếp tục thì các nhân viên sẽ gọi công an. Có những người có biểu hiện phê nhưng không phải là do sử dụng ma túy. Những biểu hiện bên ngoài cho thấy là họ là người bị phê ma túy nhưng thực tế có thể họ có những vấn đề sức khỏe tâm thần do chấn thương vùng đầu, tổn thương tinh thần, hoặc đang sử dụng thuốc khác Trong trường hợp này, tham vấn viên cần giới thiệu họ đi khám bệnh hoặc chuyển đến các trung tâm y tế để họ được điều trị. Một cách để phân biệt là nhìn vào đồng tử mắt của họ để so sánh kích thước đồng tử có phù hợp với loại ma túy họ đã sử dụng không. Đồng tử có co nhỏ hay giãn rộng không? Nếu kích thước đồng tử ở hai mắt không đều thì có thể thân chủ đã bị chấn thương nặng ở đầu và cần phải chuyển đến cơ sở y tế. Cách làm việc với thân chủ đang phê ma tuý cũng gần giống như cách làm việc với người hung hăng. Cần nói chậm rãi, rõ ràng, bình tĩnh, và giọng trầm để giúp họ hiểu và trấn tĩnh. Tóm lại, trong trường hợp thân chủ là người đang phê/say ma túy hoặc rượu thì tham vấn viên cố gắng thể hiện sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng trong quá trình làm việc. Tham vấn viên nên quan tâm đến vấn đề sức khỏe thể chất và sự an toàn của thân chủ cũng như của bản thân tham vấn viên và nhân viên phòng tham vấn. Không tư vấn chuyên sâu hoặc kéo dài buổi tham vấn vì tất cả đều không hiệu quả, lấy được thông tin liên lạc và hẹn gặp lần khác khi thân chủ tỉnh táo và sẵn sàng cho buổi tham vấn. Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 153 Tham van dieu tri nghien final2.indd 153 11/9/13 12:07 PM
  37. CHƯƠNG 5 THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT 2. Làm việc với thân chủ hung hăng 2.1 Khái niệm sự hung hăng Hung hăng là những hành động có chủ ý nhằm gây tổn thương cho một ai đó về thể chất hoặc tâm lý và không thể chấp nhận được. Hung hăng có thể là hệ quả của sự nóng giận. Tuy vậy, cần phân biệt sự khác nhau giữa nóng giận và hung hăng. Nóng giận là một cảm xúc, là sự phản ứng diễn ra trong nội tâm của một người trước những vấn đề không hài lòng. Ngược lại hung hăng, bao gồm những suy nghĩ hoặc hành vi có chủ ý gây hại về mặt thể chất hoặc tâm lý cho người khác. Bất cứ hành vi nào khi có sự cố ý gây hại về thể chất và tâm lý cho người khác thì đó là hung hăng Nóng giận là có thể chấp nhận được vì đây là cách cá nhân muốn thể hiện cảm xúc cá nhân của mình để người khác hiểu được những gì mình đang đang cảm thấy bức xúc trong lòng, nhưng hành vi hung hăng là không thể chấp nhận được vì đó là hành vi phá hoại và gây tổn thương người khác. Khi nóng giận thì sự tức giận có thể thể hiện ở những khía cạnh sau: nhận thức; cảm xúc; lời nói; hành vi. Sự tức giận thường tập trung vào một vấn đề hay sự kiện nào đó. Tuy nhiên, hung hăng thường không tập trung vào vấn đề mà thường về việc gây hại cho người khác, cho hoàn cảnh hoặc cho chính bản thân mình. 2.2 Biểu hiện hành vi của sự hung hăng Một số hành vi hung hăng có thể nhận biết được một cách dễ dàng nhưng cũng có những hành vi hung hăng lại rất khó nhận biết. Đối với những người sử dụng chất gây nghiện cần phải có kỹ năng phân tích những nguyên nhân trong quá khứ để xác định những dấu hiệu cho biết những hành vi hung hăng sắp sửa xẩy ra. Biểu hiện rõ rệt của hành vi hung hăng thường thấy: ném đồ vật; đá ai đó hoặc vật gì đó; cáu với ai đó; xô đẩy; giằng xé; đánh đập; đập vỡ cái gì đó; gọi tên ai đó; lườm nguýt Một số biểu hiện khác không dễ nhận thấy cũng được coi là hành vi hung hăng bao gồm việc im lặng không nói gì, hay đưa tin nói xấu người khác 2.3 Kỹ năng làm việc với thân chủ có hành vi hung hăng Nhân viên tham vấn có thể dự đoán trước một người đang tức giận có khả năng bạo lực hay không thông qua quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ. Không có cách nào xác định chính xác hoàn toàn cả, nhưng thông thường có thể nhận thấy thân chủ cao 154 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 154 11/9/13 12:07 PM
  38. CHƯƠNG 5 THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT giọng, nói to hơn. Họ có thể tránh nhìn vào nhân viên tham vấn và có thể thấy họ nắm chặt tay lại. Nhân viên tham vấn cũng có thể quan sát thấy mặt và cổ họ đỏ ửng lên, vai rung lên, cánh mũi phập phồng, đe doạ. Hơi thở mạnh, mắt đỏ, Nhận biết sớm những dấu hiệu cảnh báo này sẽ giúp kiểm soát sự nóng giận và tránh chuyển thành hành vi hung hăng. Thường thì những người có hành vi hung hăng không ý thức được sự liên quan của những dấu hiệu cảnh báo này, vì thế cần thảo luận trước với thân chủ về những dấu hiệu cảnh bảo trước khi có cơn nóng giận và những hành động thay thế mà thân chủ có thể cố gắng thực hiện khi những dấu hiệu này xuất hiện. Những người mệt mỏi cũng dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và đưa ra những quyết định sai lầm và dễ nóng giận. Một lối sống cân bằng có vai trò vô cùng quan trọng để tránh căng thẳng mệt mỏi và những cơn tức giận. Tập thể dục hàng ngày, ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc, các hoạt động giải trí và tập các cách thư giãn, yoga là những cách hiệu quả cho một cuộc sống cân bằng và khỏe mạnh. Khi thân chủ có những biểu hiện của sự hung hăng, có thể áp dụng các bước sau để kiềm chế sự hung hăng đó và tránh tổn hại đến bản thân. • Các bước quản lý sự hung hăng của thân chủ Bước 1: Xoa dịu hành vi hung hăng của thân chủ, Đối với thân chủ đang có hành vi hung hăng khi giao tiếp tham vấn viên cần thể hiện rõ ràng và bình tĩnh. Việc giữ phong thái giao tiếp bình tĩnh thể hiện sự chuyên nghiệp của người tham vấn viên. Khi thân chủ tức giận, bạn nên hiểu đó là do họ đang gặp phải rắc rối. Bạn đừng nổi nóng với họ vì điều đó chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Hãy nhắc nhở thân chủ về các hành vi được phép tại cơ sở điều trị và những lần tham vấn trước đây. Hãy nhắc họ nhớ về mối quan hệ tốt đẹp mà hai bên đã cùng xây dựng. Tham vấn viên luôn giữ bình tĩnh, mặt hướng về phía thân chủ và chú ý sử dụng ngôn từ cẩn thận. Ngay cả khi thân chủ quát to thì bạn vẫn phải giữ thái độ nhẹ nhàng, từ tốn. Đặc biệt cần tránh nhìn chằm chằm vào thân chủ, giọng nói rõ ràng chậm rãi nhưng khá chắc chắn những thông điệp bạn muốn thân Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 155 Tham van dieu tri nghien final2.indd 155 11/9/13 12:07 PM
  39. CHƯƠNG 5 THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT chủ dừng lại hành vi bạo lực nếu có Không thể hiện các cử chỉ đe dọa như: xắn tay áo lên Lắng nghe, thấu cảm, ghi nhận và làm rõ. Hãy biết cách lắng nghe thân chủ với một sự thấu cảm cao để ghi nhận thông tin chính xác. Nhân viên tham vấn cần sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực để thân chủ có thể trình bày hết câu chuyện. Đồng thời lắng nghe tích cực giúp nhân viên tham vấn ghi nhận thông tin bằng nhiều kênh khác nhau. Việc lắng nghe của nhân viên tham vấn đồng nghĩa với việc phải có sự thấu cảm và phản hồi để có thể làm rõ vấn đề chính và những cảm xúc rõ ràng khi thân chủ phản ánh nội dung câu chuyện. Cần đặt cho thân chủ câu hỏi xem: điều gì làm họ tức giận? Tạo cơ hội cho họ bày tỏ cảm xúc và những mối quan tâm. Một số thân chủ có thể nguôi giận khi họ trút bỏ được nỗi ấm ức trong lòng. Việc sử dụng ngôn ngữ ôn hoà của nhân viên tham vấn có thể ảnh hưởng đến mức độ nóng giận cũng như hành vi hung hăng của thân chủ. Nhân viên tham vấn có thể xoa dịu cơn nóng giận đến mức hung hăng của thân chủ bằng những cảnh báo nhẹ nhàng, ví dụ: “Tôi nhận thấy là bạn đang nóng giận nhưng tôi mong muốn bạn bình tĩnh hơn và chúng ta sẽ cùng thảo luận xem điều gì đã xảy ra nhé!”. Tiếp tục giải quyết vấn đề bạn muốn tập trung vào. Những câu nói trong đó bao hàm như một sự phán xét, đánh giá, phê phán sẽ dễ khiến thân chủ giận dữ hơn, trong khi đó ngôn ngữ ôn hòa có thể làm họ bình tĩnh lại, hay ít nhất là họ cũng không tức giận thêm hay chuyển sang hành vi hung hăng. Nếu thân chủ vẫn tiếp tục hung hăng, tham vấn viên cần áp dụng thêm một số kỹ năng tham vấn đề cải thiện tình thế, như lựa theo sự phản kháng, im lặng, thể hiện sự thấu cảm Lưu ý rằng bạn không bắt buộc phải tham vấn cho thân chủ vào lúc đó và có thể ngừng buổi tham vấn nếu cần thiết. Tham vấn viên có thể áp dụng một số chiến thuật phân tán chú ý, thay đổi chủ đề khi thân chủ đang hung hăng cũng một cách khéo léo. Hoặc cũng có thể xoa dịu sự hung hăng bằng cách mời uống nước, bật máy quạt và đưa cho họ khăn giấy hoặc khăn lạnh để lau mặt nếu trong tham vấn cần phải ghi chép thì cần xin phép, hoặc vấn viên cũng có thể dịch chuyển chỗ ngồi cho họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn mà không cần phải ngồi vào bàn tư vấn một cách trịnh trọng. Nếu thân chủ vẫn tiếp tục hung hăng, nhất là trước mặt những thân chủ khác, bạn phải đưa thân chủ đến nơi khác để bảo đảm họ không thể làm hại được ai 156 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 156 11/9/13 12:07 PM
  40. CHƯƠNG 5 THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT và bình tĩnh lại. Đưa thân chủ đang hung hăng tránh xa những người khác cũng có thể giúp xoa dịu tình hình. Trong bước này, tham vấn viên nỗ lực thực hiện việc giao tiếp rõ ràng, bình tĩnh, thể hiện sự lắng nghe và thấu cảm đối với thân chủ. Bước 2: Kiềm chế hành vi hung hăng. Sử dụng cử chỉ tự tin, ôn hòa. Đứng thẳng và tạo vẻ ngoài thật tự tin. Nhân viên tham vấn hãy sử dụng những biện pháp sau: - Thể hiện rằng bạn quan tâm đến những điều thân chủ đang nói - Sử dụng cử chỉ để nhấn mạnh thông điệp tham vấn viên muốn nói với thân chủ, những điều thân chủ cần phải kiểm soát hành vi - Sử dụng các thông điệp đơn giản, chính xác và tập trung vào kết quả - Sử dụng từ “Tôi”, ví dụ: “Tôi sẽ phải dừng cuộc nói chuyện của chúng ta nếu anh cứ tiếp tục nói với tôi như vậy”. - Lặp lại các lời nói, cử chỉ. Lặp lại là một biện pháp tốt giúp bạn giữ tập trung và cũng giúp những thân chủ đang mải để ý những điều họ nói lắng nghe bạn hơn. - Đặt các giới hạn cho phép, ví dụ: chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện nếu anh dừng việc chửi bới hoặc nói quá to, hoặc nếu tiếp tục la hét và không kiềm chế các hành động của mình chúng ta sẽ dừng buổi tư vấn tại đây hoặc mời nhân viên bảo vệ can thiệp. - Cũng có thể nhân viên tham vấn cần sử dụng đến các chiến lược giao tiếp trong tình huống xấu: + Kiềm chế hung hăng: đưa ra lời cảnh báo chính thức, rõ ràng. + Thương thuyết kiên quyết và rõ ràng: “Tôi sẽ phải yêu cầu anh rời khỏi đây nếu anh cứ tiếp tục quát tháo tôi như vậy”. + Với những trường hợp quá hung hăng, bạn có thể phải có các hành động kiểm soát và không sử dụng các lời cảnh báo nhẹ nhàng nữa + Thực hiện các biện pháp an toàn, giữ khoảng cách và quan sát xung quanh. Thực hiện các biện pháp an toàn, giữa khoảng cách và quan sát xung quanh. Trong một số tình huống nhân viên tham vấn cần bỏ đi ngay lập tức tránh tình huống nguy cơ. Đồng thời cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía các đồng nghiệp và người quản lý. Ngay khi nhận biết dấu hiệu không an toàn từ phía thân chủ có hành vi hung hăng nhân viên tham vấn cần lên phương án chủ động làm Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 157 Tham van dieu tri nghien final2.indd 157 11/9/13 12:07 PM
  41. CHƯƠNG 5 THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT cho có lợi nhất để đảm bảo sự an toàn cho bản thân: Không đứng thẳng trực diện với thân chủ mà hãy đứng nghiêng người về một bên để thân chủ khó đánh trúng bạn khi họ có hành động bạo lực. Luôn đứng gần lối ra vào. Không để mình quá gần thân chủ, hãy giữ khoảng cách hơn 1 tầm tay với. Để ý các chướng ngại vật ngăn lối thoát của bạn. Trong bước này, tham vấn viên cần thương thuyết để thân chủ bình tĩnh trở lại, đưa ra những thông điệp rõ ràng về những giới hạn, lời cảnh báo khi hành vi hung hăng của thân chủ tiếp tục “leo thang”. Đồng thời tham vấn viên cũng tạo tư thế an toàn cho bản thân. Bước 3: Chấm dứt xung đột Trong một số trường hợp đặc biệt khi thân chủ quá hung hăng, tham vấn viên tiên lượng được sự mất an toàn cho bản thân cần ra khỏi phòng hoặc đề nghị thân chủ ra về, tránh để bị thương và cần thông báo sự hỗ trợ với các đồng nghiệp hoặc các cơ quan chức năng. Tham vấn viên cần biết cách tự bảo vệ bản thân: Bỏ ra khỏi phòng thật nhanh, chạy hoặc làm tất cả những gì cần thiết để tránh bị thương. Điều quan trọng là các tham vấn viên phải được thảo luận trước với nhau về các giải pháp thoát hiểm trước những tình huống bạo lực tiềm tàng ở những thân chủ có tiền sử tâm thần. Các nhân viên tham vấn sẽ đối phó với tình huống dễ dàng hơn nếu có sẵn một kế hoạch cụ thể và ai cũng rõ về những việc cần làm trong tình huống nguy cơ. Nếu một nhân viên quyết định bỏ đi, tất cả các nhân viên khác cần phải bỏ đi cùng lúc đó. Không nên để bất cứ ai lại trong tình huống bị đe dọa. Điều quan trọng ở bước chấm dứt xung đột là dừng buổi tham vấn khi thân chủ có những hành vi hung hăng đến mực có thể gây tổn thương. Tham vấn viên cần thoát ra khỏi tình huống này một cách an toàn, tự vệ là điều cần thiết trong trường hợp này. 3. Làm việc với phụ nữ nghiện ma tuý 3.1 Các vấn đề thường gặp trong tham vấn điều trị nghiện cho phụ nữ Phụ nữ nghiện ma tuý phải phải đối đầu với những nguy cơ và thách thức phức tạp hơn nam giới. Trong quá trình tham vấn điều trị nghiện ma tuý cho phụ nữ cần chú ý tới các đặc điểm khác biệt về mặt sinh học, các yếu tố thuộc về định kiến xã hội để 158 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 158 11/9/13 12:07 PM
  42. CHƯƠNG 5 THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT có những hỗ trợ tốt hơn. Một tỷ lệ lớn phụ nữ nghiện ma tuý do bị lôi kéo bởi các mối quan hệ liên quan đến tình dục: bạn tình, chồng Trong quá trình nghiện việc sử dụng bơm kim tiêm chung ở phụ nữ diễn ra nhiều hơn. Đó là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm người nghiện ma tuý. Phụ nữ sử dụng ma tuý có thể chịu đựng sự phụ thuộc về mặt xã hội và tài chính nhiều hơn. Việc sử dụng ma tuý đồng nghĩa với sự tiêu hao tài chính nên khi nghiện ma tuý phụ nữ luôn sẵn sàng rơi vào nguy cơ bán dâm lấy tiền sử dụng ma tuý cho bản thân và bạn tình của mình. Khi tham gia hoạt động mại dâm, phụ nữ nghiện ma tuý cũng bị mất đi quyền chủ động sử dụng các biện pháp tình dục an toàn. Đây là nguyên nhân tiếp theo làm lây truyền nhanh HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm nghiện ma tuý. Phụ nữ sử dụng ma tuý có nhiều nguy cơ đối diện với vấn đề xâm hại và bóc lột tình dục. Khi đã nghiện ma tuý và làm mại dâm phụ nữ dễ dàng trở thành món hàng bị khai thác và đối mặt với hàng loạt các nguy cơ bị bóc lột, bị xâm hại và bị đe doạ về thể chất. Phụ nữ nghiện ma tuý dễ bị mất việc làm và mất thu nhập và rơi vào tình trạng bần cùng. Đối với phụ nữ nghiện ma tuý thì việc bán dâm có thể trở thành con đường duy trì hành vi sử dụng ma túy của bản thân và bạn tình vì càng gia tăng vậy vòng luẩn quẩn của nguy cơ cao. Phụ nữ nghiện ma tuý trong văn hoá Việt Nam và các nước phương Đông luôn phải đối mặt với sự cô lập và kỳ thị. Vấn đề kỳ thị đẩy phụ nữ nghiện ma tuý phải giấu mình vì vậy họ ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ hơn và các nguy cơ tăng cao hơn. Phụ nữ nghiện ma tuý mang thai và làm mẹ là nhóm người dễ bị tổn thương. Việc sử dụng ma tuý ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh đẻ. Tác động của ma tuý lên cơ thể người mẹ có ảnh đến sự phát triển của thai nhi. Toàn bộ quá trình mang thai, sinh nở phụ nữ sử dụng ma tuý thường không chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, sự an toàn cho thai nhi vì vậy thường dễ bị sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, nhiễm các bệnh lây truyền từ mẹ. Một số rào cản khi thực hiện các hoạt động can thiệp điều trị cho phụ nữ sử dụng ma túy Bên cạnh đó, phụ nữ nghiện ma tuý còn phải đối mặt với các rào cản về cơ cấu chính sách và triển khai thực hiện. Một số chương trình điều trị nghiện ma tuý hiện nay Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 159 Tham van dieu tri nghien final2.indd 159 11/9/13 12:07 PM
  43. CHƯƠNG 5 THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT chưa đáp ứng một cách rõ nét về vấn đề giới và được thiết kế riêng biệt cho phụ nữ nghiện ma tuý. Khó khăn liên quan đến điều trị cho phụ nữ nghiện ma tuý là vấn đề trách nhiệm đối với gia đình, sự sợ hãi bị lộ danh tính, khó khăn khi có bạn tình sử dụng ma tuý, sự không ủng hộ từ các thành viên trong gia đình. Các chuẩn mực văn hoá, các phác đồ điều trị cứng nhắc và hệ thống dịch vụ chưa đồng bộ cũng là khó khăn cho phụ nữ nghiện ma tuý tham gia dịch vụ điều trị. Phụ nữ nghiện ma tuý dễ bị bạo hành và dễ tổn thương bởi bạo hành vì lối sống của họ nhất là nhóm tham gia bán dâm và trao đổi tình dục. Sự thiếu an toàn thân thể là rào cản cho nhóm phụ nữ nghiện ma tuý tiếp cận các dịch vụ giảm hại và điều trị nghiện. Với văn hoá phương đông, phụ nữ luôn được kỳ vọng là những người luôn chăm lo cho gia đình, và bị lên án gay gắt khi họ sử dụng ma tuý. So với nam giới nghiện ma tuý thì sự kỳ thị đối với phụ nữ cao hơn rất nhiều. Đối với phụ nữ, những hoàn cảnh nghèo đói, kỳ thị, mặc cảm tội lỗi về việc sử dụng ma tuý, không tuân theo những kỳ vọng của xã hội, thiếu sự hỗ trợ của xã hội 3.2 Một số chú ý khi tham vấn điều trị nghiện cho phụ nữ Tham vấn viên cần lưu ý đến các vấn đề bạo hành trong gia đình khi làm việc với thân chủ là phụ nữ. Trên cơ sở nhận thấy thân chủ nữ có sự bạo hành cần phải cung cấp các dịch vụ bổ sung thuộc nhiều lĩnh vực cho họ thoát khỏi nạn bạo hành rồi mới tiếp tục điều trị nghiện. Tham vấn viên cần thận trọng và tế nhị trước khi hỏi thân chủ về vấn đề lạm dụng tình dục. Đảm bảo rằng thân chủ ở một nơi an toàn, kín đáo để có thể thảo luận các vấn đề này với bạn, nơi các nhân viên khác không nghe được câu chuyện của thân chủ với bạn. Không đề cập đến vấn đề đó cho đến khi tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với thân chủ. Thừa nhận những cảm giác của thân chủ như tức giận, đau buồn hoặc lẫn lộn mà họ có thể thể hiện khi được hỏi về các vấn đề nhạy cảm này. Không bao giờ vội vàng đi vào vấn đề, dù bạn có vội đến đâu đi nữa (thân chủ khác đang đợi, đến giờ ăn trưa). Chỉ đề cập đến vấn đề khi thân chủ đã bắt đầu cảm thấy tin tưởng vào bạn. Không nên thúc giục thân chủ kết thúc buổi nói chuyện. Thậm chí có thể 160 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 160 11/9/13 12:07 PM
  44. CHƯƠNG 5 THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT nói với họ rằng, nếu muốn họ có thể quay lại vào một ngày sớm hơn chứ không nhất thiết phải đợi đến lịch gặp theo kế hoạch. Tránh sử dụng những từ ngữ như lạm dụng, quấy rối, loạn luân, hoặc cưỡng hiếp. Thay vào đó sử dụng những ngôn từ để hàm ý rằng bạn đang tìm hiểu các thông tin liên quan đến các hành vi tình dục mà thân chủ không mong muốn hoặc bị ép buộc. Nếu tìm kiếm thông tin về lạm dụng thể chất và tinh thần, hãy bắt đầu bằng những câu hỏi như cha mẹ họ duy trì các quy định trong gia đình như thế nào. Phụ nữ thường nhiều cảm xúc hơn so với nam giới, chính vì thế mà trong quá trình tham vấn, tham vấn viên cần quan tâm đến những cảm xúc của thân chủ. Đồng thời tham vấn viên cần kiểm soát cảm xúc của mình trước những vấn đề thân chủ nữ đã trải qua, không đồng cảm mà phải là thấu cảm. Có một số nội dung cần cân nhắc khi tham vấn viên xây dựng một chương trình tham vấn cho thân chủ là phụ nữ mại dâm nghiện ma tuý. Những nhóm thân chủ đặc biệt này có thể chọn hình thức tham vấn nhóm hoặc tham vấn cá nhân. Họ cũng có thể lựa chọn tham vấn viên cùng giới hoặc khác giới theo ý muốn. Nhìn chung thân chủ nữ thường dễ dàng tạo dựng mối quan hệ với nhân viên tham vấn cùng giới hơn, mong đợi này của thân chủ cần được cân nhắc. Khi thân chủ nữ đến tham vấn nên được ngồi đợi trong phòng riêng để họ cảm thấy an toàn. Bắt đầu và kết thúc buổi tư vấn cần đúng giờ đó là một dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng đối với thân chủ. Luôn bắt đầu buổi tư vấn với sự đón tiếp niềm nở. Ngoài ra, đối với thân chủ vừa sử dụng ma túy và mại dâm, tham vấn viên nên lưu ý đến một vài điểm sau: Không phán xét về việc hành nghề mại dâm và cũng không nên đưa ra khuyến nghị thân chủ giảm số khách họ bán dâm hàng ngày, vì đây là một điều chưa thực tế lắm-, tham vấn viên cần chấp nhận điều đó. Tham vấn viên nên nghĩ đến việc chuyển gửi, sử dụng giáo dục viên đồng đẳng để truyền đạt các thông điệp: tiếp cận nữ mại dâm hòa đồng và được các nữ mại dâm khác chấp nhận (một khả năng khác là thành lập nhóm hỗ trợ với nhóm trưởng là một nữ mại dâm hoặc nữ sử dụng ma túy đang hồi phục). Mời họ tham gia vào quá trình thiết kế chương trình và tài liệu tuyên truyền (nếu có thể). Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 161 Tham van dieu tri nghien final2.indd 161 11/9/13 12:07 PM
  45. CHƯƠNG 5 THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT Tác động thân chủ luôn có nhận thức, hành vi an toàn trong quan quan hệ tình dục thông qua việc luôn sử dụng bao cao su đúng cách trong mỗi lần quan hệ. Tham vấn viên giới thiệu thân chủ tiếp cận các nguồn bao cao su miễn phí của chương trình nếu có hoặc thân chủ chủ động tìm mua tại chương trình tiếp thị xã hội 100% bao cao su, các nhà thuốc thân thiện, các cửa hàng, tiệm thuốc tây Thảo luận vấn đề tiêm chích ma túy và cung cấp các thông tin về sử dụng ma túy an toàn, bao gồm việc tiếp cận với các chương trình bơm kim tiêm, các chương trình điều trị thay thế, Kết nối và giới thiệu thân chủ đến với các cơ sở chăm sóc y tế khác, đồng thời khuyến khích họ thường xuyên tiếp cận dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và cho họ biết thông tin bệnh nhân sẽ hoàn toàn được giữ bí mật. Một chương trình điều trị có hiệu quả đối với thân chủ nữ cần phải có quy trình tiếp nhận và đánh giá giúp cho tham vấn viên xác định được tình trạng nghiện của thân chủ, tiền sử sử dụng ma túy và các hỗ trợ xã hội hiện có. Thực tế bệnh nhân sử dụng ma túy vào lứa tuổi trẻ thường có nhiều vấn đề nghiêm trọng. Tốt nhất cần có lượng giá để giúp cho tham vấn viên tóm tắt thông tin thân chủ bao gồm các nội dung sau: sức khỏe thể chất, sử dụng rượu và ma túy, công việc, học hành, tinh thần, hỗ trợ của gia đình, xã hội và các vấn đề liên quan đến pháp luật. Tham vấn viên nên tìm hiểu thêm về tâm sinh lý và những liệu pháp hỗ trợ cho nhóm phụ nữ bị tổn thương từ các nguồn tài liệu khác nhằm làm việc một cách hiệu quả hơn với nhóm thân chủ nữ là người nghiện ma túy. Để bổ sung cho dịch vụ tham vấn cho thân chủ nữ cần giới thiệu các dịch vụ kèm theo để đáp ứng nhu cầu. Nếu tham vấn viên cung cấp được những dịch vụ này có thể giúp thân chủ giảm nguy cơ tốt hơn và góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị nghiện ma tuý. Đôi khi, thân chủ là nữ muốn tham vấn viên cũng là nữ để tiện chia sẻ. Cần nhậy cảm với vấn đề này và chuyển tham vấn viên phù hợp. 4. Làm việc với thanh thiếu niên nghiện ma tuý 4.1 Đặc điểm sinh- tâm lý xã hội của lứa tuổi thanh, thiếu niên Đặc điểm về phát triển sinh lý Giai đoạn phát triển mạnh mẽ của con người là ở lứa tuổi thanh thiếu niên giai đoạn từ 15-20 tuổi. Ở giai đoạn này, có sự thay đổi rất lớn về thể chất 162 Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện Tham van dieu tri nghien final2.indd 162 11/9/13 12:07 PM
  46. CHƯƠNG 5 THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT Kích thước cơ thể lớn hơn do sự phát triển nhanh, mạnh về hệ cơ, hệ xương, chiều cao, cân nặng ở lứa tuổi này. Xuất hiện hiện tượng tuổi dậy thì ở cả nam và nữ. Đối với nam giới, bắt đầu có râu và lông ở bộ phận sinh dục kích thước tinh hoàn tăng và vỡ giọng, lượng hormone sinh dục nam tăng cao; Đối với nữ giới xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt, ngực to ra. Cả nam và nữ có thể mọc răng khôn, mụn trứng cá, Về thể chất, thanh thiếu niên đã mang hình thức của người trưởng thành. Một trong những đặc điểm sinh lý cần chú ý đó là sự phát triển đặc biệt của hệ thần kinh, cụ thể là não bộ của thanh thiếu niên. Ở độ tuổi thanh thiếu niên, não bộ đang trong tiến trình phát triển để đạt đến mức hoàn chỉnh nhất. Não bộ chi phối tất cả hoạt động của con người, suy nghĩ, cảm xúc, hành vi Các nhà khoa học thần kinh đã phân não bộ thành 4 vùng chính từ phía sau ra trước: Tiểu não: nằm ở phía sau não bộ, nó chịu trách nhiệm chi phối sự thăng bằng thể chất và vận động Nhân cạp: nằm ở vùng não giữa, chịu trách nhiệm về động lực thực hiện hoặc làm bất kỳ việc gì, nỗ lực để đạt được mục tiêu, mục đích nào đó Hạnh nhân: thuộc vùng não giữa và chịu trách nhiệm xác định các cảm xúc và kiểm soát cảm xúc, gắn kết các phản ứng cảm xúc với khoái cảm cũng như là ác cảm. Thùy trán trước: là vùng não trước nằm ngay sau trán. Thùy trán trước chịu trách nhiệm phân tích những thông tin phức tạp, từ việc đánh giá đến kiểm soát hoạt động, ra quyết định, nó dự đoán hậu quả hành động của một người, lập kế hoạch, đề ra mục tiêu. Quá trình phát triển não bộ của thanh thiếu niên được hoàn thiện dần, lần lượt từ vùng tiểu não đến nhân cạp, hạnh nhân và sau cùng là thùy trán trước. Thông thường các vùng phía trước cũa não sẽ hoàn thiện sau khi đã qua 24 tuổi. Quá trình hoàn thiện của não bộ sẽ trải qua một loạt những thay đổi để thích nghi. Càng về sau não bộ sẽ hình thành rất nhiều liên kết với nhau, nhưng cũng có một số liên kết bị xóa bỏ khi bước qua tuổi 11 đối với nữ và 12,5 đối với nữ. Điều này giải thích cho hành vi sử dụng ma túy ở thanh thiếu niên, trong giai đoan này não đã cảm nhận, trải nghiệm được sự phê sướng của ma túy, và đôi khi cũng đã có động lực để từ bỏ vì nhân cập và hạnh nhân đã phát triển, tuy nhiên thùy trán Giáo trình Tham vấn điều trị nghiện 163 Tham van dieu tri nghien final2.indd 163 11/9/13 12:07 PM