Giáo trình Thanh toán quốc tế

doc 96 trang hapham 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_thanh_toan_quoc_te.doc

Nội dung text: Giáo trình Thanh toán quốc tế

  1. GIÁO TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ
  2. Thanh toán quốc tế   2 MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. 5 I. Khái niệm về ngoại hối 5 1. Ngoại tệ (Foreign Currency) tức là tiền của nước khác lưu thông trong một nước. Ngoại tệ bao gồm 2 loại: Ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ tín dụng 5 2. Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ, gồm có: 5 3. Các chứng khoán có giá trị ghi bằng ngoại tệ như: 5 4. Vàng bạc, kim cương, ngọc trai, đá quí được dùng làm tiền tệ. 5 5. Tiền của Việt Nam dưới các hình thức sau đây: 5 II. Khái niệm về tỷ giá hối đoái 5 III. PHƯƠNG PHÁP YẾT TỶ GIÁ. 6 1.Phương pháp yết tỷ giá 6 2. Phương pháp biểu thị tỷ giá hối đoái 7 a. Phương pháp trực tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong nước. 7 b. Phương pháp gián tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị tiền ngoại tệ. 7 IV.XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÉO. 8 1. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá gián tiếp 8 2. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá trực tiếp 9 3. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau 10 V. CHỨC NĂNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 10 VI. CÁC LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. 11 VII. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 13 1. Mức chênh lệch lạm phát của hai nước ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá.13 2. Cung và cầu ngoại hối trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và nhạy bén đến sự biến động của tỷ giá hối đoái 14 3. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá 14 VIII. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 14 CHƯƠNG II: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ. 18 I. KHÁI QUÁT VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 18 1. Khái niệm và phân loại cán cân thanh toán quốc tế 18 a. Khái niệm: 18 b. Phân loại cán cân thanh toán: 18 2. Mục đích và tác động của cán cân thanh toán quốc tế 19 a. Mục đích lập cán cân thanh toán: 19 b. Tác động của cán cân thanh toán quốc tế 19 II. NỘI DUNG CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 20 Khoa Tài chính – Kế toán Trang 2
  3. Thanh toán quốc tế   3 III. NGUYÊN TẮC BÚT TOÁN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN 22 IV. ĐIỀU CHỈNH CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ: 23 CHƯƠNG III: CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG DỤNG. 25 A. HỐI PHIẾU 26 I. HỐI PHIẾU VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HỐI PHIẾU. 26 2. Đặc điểm: 26 II. NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỐI PHIẾU. 26 1. Về mặt hình thức: 26 2. Về mặt nội dung: 27 MẪU HỐI PHIẾU 28 MẪU HỐI PHIẾU 29 III. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHỮNG NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN HỐI PHIẾU 29 IV.CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HỐI PHIẾU. 31 V.CÁC LOẠI HỐI PHIẾU. 35 B. KỲ PHIẾU(Promissory note) 36 C. SÉC(Cheque, check) 36 I. KHÁI NIỆM: Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người chủ tài khoản mở tại ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng (nơi mở tài khoản) trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mở ở ngân hàng này trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định trên tờ séc 36 II. NỘI DUNG SÉC. 36 III. CÁC LOẠI SÉC PHỔ BIẾN. 38 1. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng 38 2. Chia theo cách thanh toán. 38 3. Các loại séc đặc biệt: 38 IV.SƠ ĐỒ LƯU THÔNG SÉC QUỐC TẾ 40 CHƯƠNG IV: CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ QUI ĐỊNH TRONG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG 41 I.ĐIỀU KIỆN TIỀN TỆ. 41 II. ĐIỀU KIỆN ĐỊA ĐIỂM THANH TOÁN 47 III. ĐIỀU KIỆN THỜI GIAN THANH TOÁN 48 IV. ĐIỀU KIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 53 CHƯƠNG V: TÍN DỤNG QUỐC TẾ 75 I. KHÁI NIỆM CHUNG 75 II. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG QUỐC TẾ 75 1. Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng, có thể chia ra: tín dụng hàng hoá và tín dụng tiền tệ 75 3. Căn cứ vào mục đích cấp: 75 4. Căn cứ vào thời hạn cho vay: 76 5. Căn cứ vào khả năng bao tín dụng của chủ nợ: 76 Khoa Tài chính – Kế toán Trang 3
  4. Thanh toán quốc tế   4 6. Căn cứ vào người cấp tín dụng là các tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế: 76 III. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA NÓ. 77 1. Tín dụng thương mại cấp cho người nhập khẩu. 77 2. Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu 77 3. Tín dụng của người môi giới cấp cho người xuất khẩu và người nhập khẩu 78 IV.TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA NÓ 79 1. Tín dụng ngân hàng cấp cho người xuất khẩu 79 2. Tín dụng ngân hàng cấp cho người nhập khẩu 80 V.THỜI HẠN TÍN DỤNG 82 VI.LÃI SUẤT TÍN DỤNG 86 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 89 I.Khái quát sự ra đời và phát triển của tài chính. 89 1.Tiêu đề ra đời và sự tồn tại của tài chính 89 3.Ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu điều kiện tiền tệ. 90 III.Chức năng của Tài chính 90 2.Hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường 93 Khoa Tài chính – Kế toán Trang 4
  5. Thanh toán quốc tế   5 CHƯƠNG I: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. I. Khái niệm về ngoại hối Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị được dùng để tiến hành thanh toán giữa các quốc gia. Tuỳ theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước, khái niệm ngoại hối có thể không giống nhau, nhưng xét trên đại thể, ngoại hối bao gồm 5 loại: 1. Ngoại tệ (Foreign Currency) tức là tiền của nước khác lưu thông trong một nước. Ngoại tệ bao gồm 2 loại: Ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ tín dụng. 2. Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ, gồm có: a. Hối phiếu (Bill of Exchange) b. Kỳ phiếu (Promissory Note) c. Sec (Cheque) d.Thư chuyển tiền (Mail Tranfer) e. Điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer) g.Thẻ tín dụng (Credit Card) h.Thư tín dụng ngân hàng (Bank Letter of Credit) 3. Các chứng khoán có giá trị ghi bằng ngoại tệ như: a. Cổ phiếu (Stock) b. Trái phiếu công ty (Corporate Bond) c. Trái phiếu chính phủ (Government Bont) d. Trái phiếu kho bạc (Treasury Bond) 4. Vàng bạc, kim cương, ngọc trai, đá quí được dùng làm tiền tệ. 5. Tiền của Việt Nam dưới các hình thức sau đây: a. Tiền của Việt Nam ở nước ngoài dưới mọi hình thức khi quay lại Việt Nam. b. Tiền Việt Nam là lợi nhuận của người đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. c. Tiền Việt Nam có nguồn gốc ngoại tệ khác. Tất cả các ngoại hối nêu trên được quản lý theo Luật quản lý ngoại hối của nước CHXHCN Việt Nam hiện hành. II. Khái niệm về tỷ giá hối đoái Có hai khái niệm về tỷ giá hối đoái: - Khái niệm 1: Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì vậy, giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia gọi là tỷ giá hối đoái. Ví dụ: Một người nhập khẩu ở nước Mỹ phải bỏ ra 160.000 USD để mua một tờ séc có mệnh giá 100.000 GBP để trả tiền hàng nhập khẩu từ nước Anh. Như vậy, giá 1 GBP = 1,6 USD, đây là tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng Anh và đồng đôla Mỹ. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 5
  6. Thanh toán quốc tế   6 - Khái niệm 2: Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở một khía cạnh khác, đó là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau theo tiêu chuẩn nào đó. + Trong chế độ bản vị vàng, tiền tệ trong lưu thông là tiền đúc bằng vàng và giấy bạc ngân hàng được tự do đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng của nó. Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh hai đồng tiền vàng của hai nước với nhau hoặc là so sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền hai nước với nhau. Ví dụ: Hàm lượng vàng của 1 bảng Anh là 2,488281 gam và của 1 đô la Mỹ là 0,888671 gam, do đó quan hệ so sánh giữa GBP và USD là: 1GBP 2,488281 2,8USD 0,888671 So sánh hàm lượng vàng của hai tiền tệ với nhau gọi là ngang giá vàng. Hay nói một cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng. + Trong chế độ lưu thông tiền giấy, tiền đúc trong lưu thông không còn nữa, giấy bạc ngân hàng không còn tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng của nó, do đó, ngang giá vàng không còn làm cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái. Việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của hai tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ. Ví dụ: Trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị của Anh và Mỹ là như nhau. Một tấn lúa mì loại 1 ở Anh có giá là 100 GBP, ở Mỹ có giá là 178 USD. Ngang giá sức mua là: 1 1GBP 1,78USD 100 Đây là tỷ giá hối đoái giữa bảng Anh và đôla Mỹ. III. PHƯƠNG PHÁP YẾT TỶ GIÁ. 1.Phương pháp yết tỷ giá. Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, TGHĐ thường được yết giá như sau: USD/CNY = 8,15/75 USD/VND = 15.840/45 - Đồng USD đứng trước gọi là tiền yết giá và là một đơn vị tiền tệ. Các đồng CNY, VND đứng sau gọi là tiền định giá và là một số đơn vị tiền tệ và thường thay đổi phụ thuộc vào thời giá của tiền yết giá. - Tỷ giá đứng trước 8,15 là tỷ giá mua USD trả bằng CNY của ngân hàng và tỷ giá đứng trước 15.840 là tỷ giá mua USD trả bằng VND của ngân hàng, chúng gọi là tỷ giá mua vào của ngân hàng. - Tỷ giá đứng sau 8,75 là tỷ giá bán USD thu bằng CNY của ngân hàng và 15.845 là tỷ giá bán USD thu bằng VND của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng. - Tỷ giá bán thường lớn hơn tỷ giá mua, chênh lệch giữa chúng gọi là lợi nhuận chưa thuế của ngân hàng. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 6
  7. Thanh toán quốc tế   7 Trong giao dịch mua bán ngoại hối qua ngân hàng, để đảm bảo tính nhanh, gọn, các tỷ giá thường không được đọc đầy đủ, mà chỉ đọc những số nào thường biến động, đó là những số cuối. Ví dụ: EUR/USD = 1,2015 chỉ được đọc các số lẻ sau dấu phẩy. Các số này chia làm hai nhóm số. Hai số thập phân đầu tiên đọc là “số”, hai số kế tiếp đọc là “điểm”. Tỷ giá trên đọc là “EUR, đôla bằng một, hai mươi số, mười lăm điểm”. Cách đọc điểm có thể dùng phân số “Một phần tư” thay vì đọc 25; “ba phần tư” thay vì đọc 75. Để thống nhất các kí hiệu tiền tệ của các nước, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã ban hành kí hiệu tiền tệ ISO. Ví dụ: Đôla Mỹ USD Bảng Anh GBP Yên Nhật JPY Phrăng Thuỵ Sĩ CHF Đôla Úc AUD Đôla Canađa CAD Nhân dân tệ Trung Quốc CNY Đôla Hồng Kông HKD Đôla Xingopo SGD Đồng Việt Nam VND. 2. Phương pháp biểu thị tỷ giá hối đoái Đứng trên góc độ thị trường tiền tệ quốc gia thì có hai phương pháp yết giá: yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp. a. Phương pháp trực tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong nước. Đối với phương pháp trực tiếp thì ngoại tệ là đồng tiền yết giá, tiền trong nước là đồng tiền định giá. Đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng phương pháp trực tiếp. Ví dụ: Tại Hà Nội niêm yết USD/VND = 15.840/45 Có nghĩa là: Tại Hà Nội ngân hàng mua 1 USD trả 15.840 VND và bán 1USD thu 15.845 VND. b. Phương pháp gián tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị tiền ngoại tệ. Đối với phương pháp gián tiếp thì tiền trong nước là đồng tiền yết giá, còn ngoại tệ là đồng tiền định giá. Anh, Hoa Kì và một số nước liên hiệp Anh thương sử dụng phương pháp này. Ví dụ: Tại London niêm yết GBP/USD = 1,835/15 Có nghĩa là: Tại London ngân hàng mua 1 GBP trả 1,835 USD và bán 1 GBP thu 1,815 USD Khoa Tài chính – Kế toán Trang 7
  8. Thanh toán quốc tế   8 Nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc gia, thì nước Anh và nước Mỹ dùng cách yết giá gián tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối ở nước họ, các quốc gia còn lại thì dùng cách yết giá trực tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối. Ví dụ : Tại Hà Nội, TGHĐ được công bố như sau: USD/VND = 15.840/15.845 Với cách yết giá trực tiếp này trên thị trường Hà Nội, giá một ngoại tệ USD đã thể hiện trực tiếp ra bên ngoài. Tỷ giá 1USD = 15.840VND là tỷ giá ngân hàng mua USD vào. Tỷ giá 1 USD = 15.845 VND là tỷ giá ngân hàng bán USD ra. Nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc tế thì trên thế giới chỉ có hai tiền tệ quốc gia (USD, GBP) và hai tiền tệ quốc tế (SDR, EUR) là dùng cách yết giá trực tiếp, tiền tệ còn lại dùng cách yết giá gián tiếp. Ví dụ: USD/VND SDR/VND USD/JPY EUR/CHF GBP/VND SDR/USD Có nghĩa là giá của USD, GBP hay của SDR, EUR được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài, còn các tiền tệ khác như VND, CHF, JPY chưa thể hiện trực tiếp ra bên ngoài, mới thể hiện gián tiếp. Ví dụ: USD /VND = 15.840 Tức là giá 1 USD = 15.840 VND, còn giá 1 VND thì chưa thể hiện trực tiếp ra bên ngoài, muốn tìm, chúng ta làm phép chia như sau: 1 1VNĐ = USD = 0,0000631 USD 15.840 IV.XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÉO. Đô la Mỹ và bảng Anh là hai đồng tiền yết giá chủ yếu trên thị trường hối đoái của các nước. Trong giao dịch ngoại hối, khách hàng còn muốn xác định tỷ giá giữa các đồng tiền khác, ví dụ: CNY/VND trong khi trên thị trường chỉ có tỷ giá USD/CNY và USD/VND. Vì vậy, phải dùng phương pháp tính chéo tỷ giá để xác định tỷ giá kia. Có mấy nguyên tắc tính chéo tỷ giá như sau: 1. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá gián tiếp Ví dụ: Tại Hà Nội, niêm yết: USD/CNY = 8,16/40 USD/VND = 15.450/75 Xác định tỷ giá CNY/VND. a. Xác định tỷ giá BIDN (tỷ giá mua của ngân hàng) - Khách hàng dùng CNY mua USD, ngân hàng bán USD thu 8,40 CNY. - Khách hàng bán USD thu VND, ngân hàng mua USD trả 15.450 VND. 8,40 CNY = 15.450 VND 15.450 CNY /VND 1839,28 8,40 Khoa Tài chính – Kế toán Trang 8
  9. Thanh toán quốc tế   9 * Muốn tìm tỷ giá mua của ngân hàng, ta lấy tỷ giá mua tiền tệ định giá chia cho tỷ giá bán của tiền tệ yết giá. b. Xác định tỷ giá bán ASKN (tỷ giá bán của ngân hàng) - Khách hàng dùng VND mua USD, ngân hàng bán USD thu 15.475VND. - Khách hàng dùng USD mua CNY, ngân hàng mua USD trả 8,16 CNY. 8,16 CNY = 15.475 VND 15.475 CNY /VND 1896,44 8,16 CNY/VND = 1839,28/1869,44 * Muốn tìm tỷ giá bán của ngân hàng, ta lấy tỷ giá bán của tiền tệ định giá chia cho tỷ giá mua của tiền tệ yết giá. Kết luận: Muốn tìm tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá gián tiếp, ta lấy tỷ giá của tiền tệ định giá chia cho tỷ giá của tiền tệ yết giá. 2. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá trực tiếp. Ví dụ: Tại Hà Nội, niêm yết: USD/VND = 15.450/75 EUR/VND = 14.930/50 Xác định USD/EUR? a. Xác định tỷ giá BIDN (tỷ giá mua của ngân hàng) - Khách hàng bán USD mua VND, ngân hàng mua USD trả 15.450 VND. - Khách hàng bán VND mua EUR, ngân hàng bán EUR thu 14.950 VND. USD 1VND 15.450 USD USD EUR = 15450EUR 1VND 15450 15450 14.950 * Muốn tìm tỷ giá mua của hai tiền tệ yết giá trực tiếp của ngân hàng, ta lấy tỷ giá mua của tiền tệ yết giá chia cho tỷ giá bán của tiền tệ định giá. b. Xác định tỷ giá ASKN (tỷ giá bán của ngân hàng) - Khách hàng bán EUR thu VND, ngân hàng mua EUR trả 14930 VND. - Khách hàng dùng VND mua USD, ngân hàng bán USD thu 15475 VND. EUR 1VND = 14930 USD EUR = 15475EUR = 14930USD USD 15475 14930 1VND = 15475 15475 1,03645 USD/EUR = 14930 = USD/EUR = 1,0334/ 1,0365 Muốn tìm tỷ giá bán của hai tiền tệ yết giá trực tiếp của ngân hàng, ta lấy tỷ giá bán của tiền tệ yết giá chia cho tỷ giá mua của tiền tệ định giá. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 9
  10. Thanh toán quốc tế   10 Kết luận: Muốn tìm tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá trực tiếp ta lấy tỷ giá của tiền tệ yết giá chia cho tỷ giá của tiền tệ định giá. 3. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau a. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau nhưng cùng ở vị trí là tiền định giá. USD/GBP USD/VND Xác định GBP/VND: giống như (1) b. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau nhưng cùng ở vị trí là tiền yết giá. GBP/VND CNY/VND Xác định GBP/CNY: giống như (2) c. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau có vị trí khác nhau: A/B Xác định A/C B/C Tổng quát: A/C = A/B*B/C ASKN = ASKN * ASKN BIDN = BIDN * BIDN V. CHỨC NĂNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. 1. Chức năng so sánh sức mua: Thông qua TGHĐ ta có thể so sánh được giá cả ở thị trường nội địa so với thị trường thế giới, từ đó thấy được mức chênh lệch về năng suất lao động ở trong nước với thế giới bên ngoài, biết được đồng tiền quốc gia này là bội số hay ước của số của đồng tiền quốc gia kia. Qua chức năng so sánh sức mua của các tiền tệ, TGHĐ trở thành công cụ quan trọng trong việc hoạch định các chính sách kinh tế đối ngoại, định hướng phát triển các hoạt động ngoại thương, dịch vụ đối ngoại và các ngành kinh tế khác trong nước. 2. Chức năng điều chỉnh xuất nhập khẩu và thu chi quốc tế: Thông qua việc ổn định TGHĐ, Nhà nước sẽ có những tác động trực tiếp đến hoạt động xuất, nhập khẩu theo hướng khuyến khích hoặc hạn chế, từ đó điều chỉnh quan hệ thu chi quốc tế, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. 3. Chức năng phân phối: Nhà nước có thể sử dụng TGHĐ như một công cụ để điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại. Tóm lại, TGHĐ là một công cụ kinh tế hết sức quan trọng. Do đó, chính sách tỷ giá đã trở thành một bộ phận cấu thành chính sách tiền tệ quốc gia. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 10
  11. Thanh toán quốc tế   11 VI. CÁC LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. - Nếu dựa vào phương tiện chuyển hối: + Tỷ giá điện hối(T/T): Tức là tỷ giá mua bán ngoại tệ và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được chuyển bằng điện. Đây là loại tỷ giá thường được niêm yết tại các ngân hàng và là cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác. + Tỷ giá thư hối(M/T): Tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. - Nếu dựa vào phương tiện thanh toán quốc tế: + Tỷ giá séc và hối phiếu trả tiền ngay: được mua bán theo một tỷ giá mà cơ sở để xác định nó bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi một đơn vị ngoại tệ trong toàn bộ trị giá của séc và hối phiếu phát sinh theo số ngày cần thiết của bưu điện để chuyển séc từ nước này sang nước khác và theo số ngày kể từ lúc ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu được trả tiền. + Tỷ giá hối phiếu có kì hạn: Bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh từ lúc ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu đó được trả tiền. Thời gian này thường là bằng thời hạn trả tiền ghi trên hối phiếu cộng với thời gian chuyển tờ hối phiếu đó từ ngân hàng bán hối phiếu đến ngân hàng đồng nghiệp của nó ở nước của người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu. Thông thường lãi suất được tính theo lãi suất của nước mà đồng tiền được ghi trên hối phiếu. Ví dụ: Tỷ giá điện hối ở New York đi Xingapo là 1USD =1,8 SGD và lãi suất ở Cục dự trữ liên bang Hoa Kì là 2%/năm, thì giá của hối phiếu 1.000 USD có kì hạn 90 ngày là: 1.000USD (1.000*1,8 ) -1.800*2*3 1,791SGD 100*2 Hay là: 1USD = 1,791SGD - Nếu căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh mua bán ngoại hối của ngân hàng: + Tỷ giá mua: Là tỷ giá ngân hàng mua ngoại hối vào. + Tỷ giá bán: Là tỷ giá ngân hàng bán ngoại hối ra. Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoản chênh lệch đó là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. - Nếu căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ : + Tỷ giá đóng cửa: Thông thường ngân hàng không công bố tất cả tỷ giá của các hợp đồng đã kí kết trong một ngày mà chỉ công bố tỷ giá của hợp đồng kí cuối cùng trong ngày đó, người ta gọi là tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá đóng cửa được coi là chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động của tỷ giá trong ngày đó. + Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá của chuyến giao dịch ngoại hối đầu tiên trong một ngày. - Nếu căn cứ vào hình thức ngoại hối: Khoa Tài chính – Kế toán Trang 11
  12. Thanh toán quốc tế   12 + Tỷ giá tiền mặt. + Tỷ giá chuyển khoản. Tỷ giá chuyển khoản bao giờ cũng cao hơn tỷ giá tiền mặt. - Nếu căn cứ vào phương thức giao nhận ngoại hối: + Tỷ giá giao nhận ngay: Tức là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối thì được nhận tiền ngay vào ngày hôm đó hay trong vòng hai ngày làm việc sau đó. + Tỷ giá giao nhận có kì hạn: Là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối nhưng sau một thời gian nhất định mới nhận được tiền. - Nếu căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối: + Tỷ giá hối đoái chính thức: Do Nhà Nước qui định, áp dụng cho việc trao đổi giữa chính phủ hoặc cơ quan Nhà Nước theo hiệp định hoặc nghị định thư. + Tỷ giá tự do: Hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường. + Tỷ giá chợ đen: Gắn với nạn đầu cơ, tích trữ ngoại tệ để buôn lậu, Nhà Nước không kiểm soát được. Tóm lại, tỷ giá là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi nước, vì vậy các nước đều áp dụng chế độ nhiều tỷ giá chính thức để điều tiết nền kinh tế. Mục đích thi hành chế độ nhiều tỷ giá trước hết là để điều chỉnh cán cân ngoại thương, do đó điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái, đồng thời còn có tác dụng như là một loại thuế nhập khẩu đặc biệt hoặc làm tiền thưởng xuất khẩu, làm công cụ phục vụ chính sách bảo hộ mậu dịch và trong những trường hợp nào đó, làm tăng thu cho ngân sách nhà nước qua thu thuế bán ngoại hối. Chế độ nhiều tỷ giá, dù hình thức muôn hình, muôn vẻ nhưng nhìn chung có những đặc điểm sau đây: - Áp dụng TGHĐ cao đối với những hàng hoá xuất khẩu nào đó cần phải bán phá giá hàng hoá và áp dụng tỷ giá thấp đối với những hàng hoá không khuyến khích xuất khẩu. - Áp dụng TGHĐ cao đối với những hàng hoá cần phải hạn chế nhập khẩu, còn đối với hàng hoá cần khuyến khích nhập khẩu thì áp dụng TGHĐ thấp. - Áp dụng TGHĐ ưu đãi đối với khách du lịch, kiều hối và các tư nhân gửi tiền vào trong nước. - Cần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào khu vực thị trường nào thì áp dụng TGHĐ cao. VII. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. Sau khi chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ năm 1971, quan hệ tiền tệ giữa các nước được “thả nổi”, trong đó, điển hình nhất là cơ chế "tỷ giá thả nổi" của các đồng tiền quốc gia tư bản chủ nghĩa. Với cơ chế này, hàng ngày trên thị trường do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: Khoa Tài chính – Kế toán Trang 12
  13. Thanh toán quốc tế   13 1. Mức chênh lệch lạm phát của hai nước ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá. Giả sử trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, năng suất lao động của hai nước tương đương như nhau, quản chế ngoại hối tự do, một loại hàng hoá A ở Mỹ có giá trị 1 USD và tại Nhật là 120 JPY, có nghĩa là ngang giá sức mua đối nội của hai tiền tệ này là USD/JPY = 120. Nếu ở Mỹ có mức lạm phát là 5% và ở Nhật là 10% thì giá loại hàng A ở Mỹ tăng lên là 1,05 USD, ở Pháp tăng lên là 132 JPY. Do đó, ngang giá sức mua đối nội sẽ là 1,05 USD = 132 JPY. 132 Hay là :USD / JPY 125,71JPY 1,05 Tỷ giá trước lạm phát USD/JPY = 120 Tỷ giá sau lạm phát USD/JPY = 125,71 JPY. Mức chênh lệch tỷ giá là 5,71 JPY hay là 4,76% trong khi đó mức chênh lệch lạm phát là 5%, hai mức chênh lệch này có thể coi là tương đương nhau. Qua đó, có thể nhận thấy tỷ giá biến động do lạm phát phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền và nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền nước đó sẽ giảm sức mua hơn. Ngoại hối có giá cả, bởi vì ngoại hối cũng là một loại hàng hoá đặc biệt. Giá cả của ngoại hối cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố làm cho nó biến động như mức độ lạm phát và giảm phát, cung và cầu ngoại hối trên thị trường Nếu không tính đến các nhân tố khác, chỉ tính riêng ảnh hưởng của nhân tố lạm phát, ta có thể dự đoán được sự biến động của tỷ giá trong tương lai. Ví dụ 1: Tỷ giá USD/VND bình quân năm 2003 là 15.000. Mức độ lạm phát của Mỹ là 2%/năm, của Việt Nam là 5%/năm. Dự đoán tỷ giá USD/VND năm 2004 là : USD/VND = 15.000 + 15.000 (0,05 – 0,02) = 15.000 + 450 = 15.450 Ví dụ 2: Tỷ giá USD/VND bình quân năm 1996 = 11.000. Mức độ lạm phát ở Mỹ là 5% năm, của Việt Nam là 18% năm. Dự đoán tỷ giá USD/VND năm 1997 sẽ là: USD/VND = 11.000 + 11.000 (0,18-0,05) = 11.000 + 1.430 = 12.430 2. Cung và cầu ngoại hối trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và nhạy bén đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối có thể bao gồm: - Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa thì có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối. Ngược lại, thì cầu ngoại hối sẽ lớn hơn cung ngoại hối. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 13
  14. Thanh toán quốc tế   14 - Thu nhập thực tế tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. - Những nhu cầu ngoại hối bất thường tăng lên do thiên tai, hạn hán, lũ lụt, mất mùa, chiến tranh cũng như do nạn buôn lậu gây ra. 3. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá. Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn nước khác hoặc cao hơn LIBID thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra đó, do đó sẽ làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. VIII. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. Trong nền sản xuất hàng hoá, TGHĐ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và biến động một cách tự phát. Nhà nước có thể áp dụng nhiều biện pháp để điều chỉnh TGHĐ. Các biện pháp chủ yếu để điều chỉnh TGHĐ là chính sách chiết khấu, chính sách hối đoái, lập quỹ bình ổn hối đoái, vay nợ, phá giá, nâng giá tiền tệ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái 1. Chính sách chiết khấu: là chính sách của NHTW dùng cách thay đổi tỷ suất chiết khấu của ngân hàng mình để điều chỉnh TGHĐ trên thị trường. Khi TGHĐ lên cao đến mức nguy hiểm muốn cho tỷ giá hạ xuống thì NHTW nâng cao tỷ suất chiết khấu lên, do đó lãi suất trên thị trường cũng nâng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào nước mình để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó, TGHĐ sẽ có xu hướng hạ xuống. Chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với TGHĐ, bởi vì giữa tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả, lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các nước. Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân. Còn TGHĐ thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó mà biến động của lãi suất không nhất định đưa TGHĐ biến động theo. Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng trong tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước đó không ổn định thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì đối với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó đặt ra là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu được lãi nhiều. Ví dụ: Trong cuộc khủng hoảng đô la Mỹ vừa qua, mặc dù lãi suất trên thị trường New York cao gấp rưỡi thị trường London, gấp ba lần thị trường Tây Đức nhưng vốn ngắn hạn không chạy vào Mỹ mà đổ dồn vào Tây Đức và Nhật Bản, mặc dù các nước này thực hiện chính sách lãi suất thấp, bởi vì nguy cơ phá giá đôla đã sắp trở thành hiện thực. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 14
  15. Thanh toán quốc tế   15 Tuy nhiên, không nên hoàn toàn coi thường chính sách chiết khấu. Nếu tình hình tiền tệ của các nước đều đại thể như nhau thì phương hướng đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Do đó, hiện nay, chính sách chiết khấu vẫn còn có ý nghĩa của nó. Ví dụ: Năm 1964, Ngân hàng Anh quốc nâng tỷ suất chiết khấu từ 5% đến 7%, do đó đã thu hút được vốn ngắn hạn chạy vào Anh, góp phần giải quyết những khó khăn của cán cân thanh toán quốc tế của Anh. 2. Chính sách hối đoái còn được gọi là chính sách thị trường mở là biện pháp tác động trực tiếp vào TGHĐ, có nghĩa là NHTW hay các cơ quan ngoại hối của Nhà nước dùng ngiệp vụ mua bán trực tiếp ngoại hối để điều chỉnh TGHĐ. Khi TGHĐ lên cao, NHTW tung ngoại hối ra bán để kéo TGHĐ tụt xuống. Muốn thực hiện được biện pháp này, NHTW phải có dự trữ ngoại hối lớn. Song, nếu tình hình thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế của một nước kéo dài thì khó có thể có nguồn dự trữ ngoại hối lớn để thực hiện chính sách này. Trong tình hình như trên, các nước tư bản chủ nghĩa phải dựa vào vốn dự trữ ngoại hối của nhau để cứu nguy đồng tiền của một nước nào đó. Vì vậy, mười bốn nước tư bản chủ nghĩa phát triển và Mỹ đã kí hiệp định “SWAP” để hổ trợ lẫn nhau giữa các NHTW nhằm tác động đến quan hệ cung cầu ngoại hối của nước sử dụng tín dụng “SWAP”, do đó, ảnh hưởng đến TGHĐ của nước đó. Chính sách chiết khấu và chính sách ngoại hối đều dẫn đến mâu thuẩn giữa tập đoàn tư bản trong nước, giữa thương nhân xuất khẩu muốn nâng cao TGHĐ lên với thương nhân nhập khẩu muốn hạ thấp TGHĐ xuống, giữa nhà xuất khẩu vốn muốn hạ thấp TGHĐ với nhà nhập khẩu vốn muốn nâng cao TGHĐ và mâu thuẩn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, vì tỷ giá của một nước nâng lên thì hạn chế nhập khẩu hàng của nước khác nhưng lại khuyến khích việc xuất khẩu vốn của nước khác, do đó, làm cho cán cân thương mại và cán cân thanh toán của nước ngoài đó với nước thực hiện hai chính sách này bị thiệt hại. 3. Quỹ dự trữ bình ổn giá cả: đây là một hình thức biến trướng của chính sách hối đoái, mục đích của nó nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của TGHĐ, thông qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường. Về nguyên tắc thì NHTW các nước không chịu trách nhiệm điều tiết sự biến động của tỷ giá thả nổi. Song, do khủng hoảng ngoại hối trầm trọng, tiền tệ của các nước ngày một mất giá và tỷ giá biến động mãnh liệt đã ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hoá, các nước đã thành lập các quỹ bình ổn hối đoái để điều tiết tỷ giá của đồng tiền nước mình. Theo số liệu của Ngân hàng dự trữ liên bang New York, các nước tư bản chủ nghĩa đã chi một khoản tiền khá lớn trích ra trong quỹ của mình khoảng 300 tỷ đô la từ đầu năm 1973, trong đó chỉ riêng từ tháng 8-1977 đến tháng 2-1978 đã chi ra 60 tỷ đôla để duy trì TGHĐ của họ. Riêng tháng 3-1978, quỹ của Ngân hàng dự trữ liên bang và khoản tín dụng “SWAP” đã đạt tới 22,6 tỷ đôla để phục vụ mục đích này. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 15
  16. Thanh toán quốc tế   16 Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, tác dụng của quỹ bình ổn hối đoái rất có hạn, vì một khi đã bị khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng ngoại hối, lượng dự trữ theo quỹ đó cũng giảm đi và không đủ sức điều tiết tỷ giá. Quỹ này chỉ có tác dụng khi hùng hoảng ngoại hối ít nghiêm trọng và có nguồn tín dụng quốc tế hỗ trợ, ví dụ như tín dụng “SWAP”. 4. Phá giá tiền tệ. Trong những điều kiện của cuộc đấu tranh về kinh tế, chính trị của các nước vì thị trường ngoài nước, cũng như trong những điều kiện mức độ lạm phát rất khác nhau ở các nước đã phát sinh, vấn đề cần thiết phải xem xét lại tỷ giá tiền tệ của nước này hoặc của nước khác. Trong tình trạng nghiêm trọng của khủng hoảng ngoại hối, khi mà sức mua của tiền tệ giảm sút mạnh và không thể đại biểu cho sức mua danh nghĩa của nó, khi mà trong suốt thời gian dài TGHĐ biến động mạnh thì vấn đề xác định lại TGHĐ là điều không thể tránh khỏi, song các nhà nước không thừa nhận điều đó, họ phá giá tiền tệ lúc nào, mức độ ra sao là phụ thuộc vào mục đích kinh tế và chính trị của họ. Phá giá tiền tệ đã trở thành một chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước để tác động đến TGHĐ và cán cân thanh toán quốc tế. Phá giá tiền tệ là sự tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ thấp hơn sức mua thực tế của nó. Ví dụ: Tháng 12-1971, đôla phá giá 7,89%, tức là giá của một bảng Anh tăng từ 2,4 USD lên 2,605 USD hay là sức mua của USD giảm từ 0,416 GBP còn 0,383GBP. Tác dụng của phá giá tiền tệ đối với nước tiến hành phá giá có thể là: - Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, hạn chế nhập khẩu hàng hoá, do đó có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của cán cân ngoại thương, nhờ vậy góp phần cán cân thanh toán quốc tế. - Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài cũng như chuyển tiền ra ngoài nước, do đó có tác dụng làm tăng khả năng cung ngoại hối, giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó TGHĐ sẽ giảm xuống. - Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài, vì vậy quan hệ cung và cầu ngoại hối bớt căng thẳng. - Cướp không một phần giá trị thực tế của những ai nắm đồng tiền bị phá giá trong tay. - Tác dụng chủ yếu của biện pháp phá giá tiền tệ là nhằm cải thiện tình hình của cán cân thương mại. Ví dụ: Do kết quả của phá giá bảng Anh 14,3% tháng 11-1967 nên trong năm 1986-1969 sự thiếu hụt của cán cân thanh thương mại của nước Anh đã giảm đi rõ rệt và trong hai năm 1970 và 1971 cán cân thương mại của Anh đã dư thừa 12 triệu bảng Anh và 285 triệu bảng Anh. Tuy vậy, tác dụng cải thiện cán cân thương mại có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước tiến hành phá giá tiền tệ và năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của nước đó. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 16
  17. Thanh toán quốc tế   17 5. Nâng giá tiền tệ: là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, cao hơn sức mua thực tế của nó. Đây là chính sách nhằm nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tức là làm cho tỷ giá của ngoại hối so với tiền tệ nâng giá bị sụt xuống, tức là hạ thấp tỷ giá hối đoái xuống. Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ. Ngày nay, việc nâng giá tiền tệ thường do các nguyên nhân sau: - Do áp lực các nước khác muốn tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá của họ vào quốc gia có cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế dư thừa. - Tránh những đồng tiền mất giá “chạy trốn” vào nước mình. - Những nước có nền kinh tế phát triển quá “nóng” muốn làm “lạnh” nền kinh tế để tránh khủng hoảng về cơ cấu thì sẽ nâng giá về tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hoá, giảm đầu tư vào trong nước mình. - Phục vụ cho việc chuyển vốn đầu tư ra bên ngoài xây dựng một nền kinh tế của mình “trong lòng” các nước khác nhằm giữ vững thị trường bên ngoài, vấn đề sống còn của nền kinh tế mỗi quốc gia. Nâng giá tiền tệ trong những điều kiện hiện nay thường xảy ra dưới áp lực của nước khác mà các nước này mong muốn tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của mình vào nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa. Những nước có nền kinh tế phát triển quá “nóng” như Nhật Bản, muốn làm “lạnh” nền kinh tế để tránh khủng hoảng cơ cấu thì sẽ dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hoá, giảm đầu tư vào trong nước. Việc nâng giá đồng Yên Nhật Bản cũng tạo điều kiện để Nhật Bản chuyển vốn đầu tư ra bên ngoài nhằm xây dựng một nước Nhật “kinh tế” trong lòng các nước khác, nhờ vào đó mà Nhật giữ vững được thị trường bên ngoài, một vấn đề sống còn đối với Nhật Bản. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 17
  18. Thanh toán quốc tế   18 CHƯƠNG II: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ. (BOP-Balance of payment) I. KHÁI QUÁT VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ. 1. Khái niệm và phân loại cán cân thanh toán quốc tế. a. Khái niệm: Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng tổng hợp phản ánh những khoản thu của một quốc gia từ nước ngoài và những khoản chi của quốc gia đó ra nước ngoài trong một thời kỳ và một thời điểm nhất định. Cán cân thanh toán quốc tế của một nước nếu có tổng thu vượt quá tổng chi gọi là cán cân thanh toán dư thừa, nếu có tổng chi vượt tổng thu gọi là cán cân thanh toán thiếu hụt. b. Phân loại cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế chia làm 2 loại: - Cán cân thanh toán quốc tế trong một thời kỳ nhất định gọi là bảng đối chiếu giữa những khoản tiền mà nước ngoài thực tế đã trả và những khoản tiền nước mình thực tế đã trả cho nước ngoài trong một thời kỳ nào đó. Như vậy, cán cân loại này chỉ phản ánh thực tế những khoản tiền đã thu và đã chi của một nước với nước ngoài trong thời hạn đã qua. - Cán cân thanh toán trong một thời điểm nhất định là một bảng đối chiếu giữa những khoản tiền đã và sẽ thu vào một thời điểm nào đó. Như vậy, tất cả những khoản nợ nước ngoài và những khoản nước ngoài nợ mình mà thời hạn trả tiền rơi vào đúng ngày đó của cán cân thì đều được phản ánh vào cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định. Vì vậy, tình hình của loại cán cân này phản ánh tình hình thu sắp xảy ra của một nước này đối với nước khác. Do đó, tình hình thanh toán tại một thời điểm nhất định là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự biến động của tỉ giá hối đoái. 2. Mục đích và tác động của cán cân thanh toán quốc tế. a. Mục đích lập cán cân thanh toán: - Cán cân thanh toán quốc tế giúp cho chính phủ đánh giá được các mục tiêu kinh tế xã hội làm cơ sở thiết lập các chính sách về tiền tệ, thương mại và ngân sách. - Tình hình cán cân thanh toán quốc tế được chính phủ thường xuyên và đều đặn cung cấp cho các công ty thương mại, các ngân hàng và các tổ chức, cá nhân nào có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thương mại và tài chính quốc tế nhằm Khoa Tài chính – Kế toán Trang 18
  19. Thanh toán quốc tế   19 giúp các tổ chức kinh tế và cá nhân này ra quyết định và chính sách liên quan đến kinh doanh quốc tế. - Cán cân thanh toán quốc tế còn có mục đích làm rõ thêm và ghi nhận, phản ánh hàng triệu các giao dịch phát sinh giữa các doanh nghiệp và công chúng của một quốc gia với các nước còn lại trên thế giới. - Qua cán cân thanh toán, ngưòi ta có thể phân tích cán cân thanh toán đã phản ánh như thế nào đến việc thực hiện các mục tiêu trực tiếp và gián tiếp trong việc tăng trưởng kinh tế, lạm phát, chính sách xã hội, kinh tế đối ngoại. - Đế có thể xây dựng và hoạch và chính sách cho kỳ tới và năm tới (tương lai), đặc biệt là việc tính toán, cân đối lớn của nền kinh tế. - Đây là một yêu cầu bắt buộc của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đối với các nước thành viên. b. Tác động của cán cân thanh toán quốc tế. - Cán cân thanh toán quốc tế giữ vai trò đặc biệt trong hệ thống cán cân của các nước. Tình trạng của nó sẽ tác động đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, đến tình hình ngoại hối của các nước và ảnh hường đến toàn bộ nền kinh tế của một nước, trước hết là ngoại thương.  Tình trạng dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định sẽ ảnh hưởng đến quan hệ cung và cầu ngoại hối trên thi trường, do đó ảnh hưởng ngay đến tình hình biến động của tỷ giá hối đoái nước đó. - Nếu cân đối thu chi của cán cân cho ta số dư có thì đó là một cán cân thanh toán thuận lợi, có dư ngoại tệ, làm dự trữ quốc gia tăng dẫn đến tỷ giá hối hoái sẽ giảm. - Nếu là cân đối cho ta số dư nợ, cán cân thanh toán được xem là thâm hụt, số ngoại tệ chi ra nhiều, sức mua của đồng quốc tệ yếu đi dẫn đến tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Trong nền kinh tế mở, nhu cầu sản xuất của một nước tăng lên do nhu cầu sản xuất cho xuất khẩu và giảm đi do nhu cầu nhập khẩu. Cơ cấu của nhu cầu sản xuất của một nước có thể được diễn đạt: GDP= C+ I + G + X- M. (1) Trong đó: C: tiêu dùng cá nhân. I : đầu tư. G: chi tiêu của chính phủ. X: xuất khẩu. M: nhập khẩu. Từ phương trình (1) cho thấy khi xuất khẩu (X) tăng lên thì nhu cầu sản xuất trong nước (GDP) cũng tăng lên và ngược lại khi nhập khẩu tăng thì GDP giảm xuống. II. NỘI DUNG CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế gồm 2 hạng mục chủ yếu:hạng mục thường xuyên (current account) và hạng mục vốn (capital account). Khoa Tài chính – Kế toán Trang 19
  20. Thanh toán quốc tế   20 1. Hạng mục thường xuyên còn được gọi là cán cân thanh toán vãng lai (current balance of payment) ghi những khoản giao dịch về hàng hoá, dịch vụ và các khoản chuyển dịch thanh toán giữa hai nước, bao gồm: - Xuất nhập khẩu hàng hoá hay còn gọi là cán cân thương mại(balance of trade) + Cán cân thương mại là bảng đối chiếu giữa tổng số giá trị hàng xuất khẩu và tổng giá trị hàng nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định của một nước. + Trong cán cân thương mại nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu thì cán cân thương mại gọi là xuất siêu. Nếu giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu thì cán cân thương mại gọi là nhập siêu. + Các hàng hoá này có thể quan sát được khi dịch chuyển qua biên giới. Thu nhập từ xuất khẩu được ghi Có (+) trong BOP và chi phí cho nhập khẩu được ghi Nợ (-) trong BOP. + Cán cân thương mại giữ một phần quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế, khi cán cân này nhập siêu hay xuất siêu đều ảnh hưởng đến tình hình bội thu hay bội chi của cán cân thanh toán quốc tế. - Xuất, nhập khẩu du lịch. - Giao thông vận tải và viễn thông bưu điện. - Lợi tức, cổ tức, trái tức và các khoản thu nhập khác phát sinh từ hoạt động đầu tư. - Giao dịch một chiều: kiều hối, các khoản viện trợ không hoàn lại. - Các dịch vụ khác như: bảo hiểm, ngân hàng - Các chi tiêu của chính phủ ở nước ngoài như: chi phí quân sự, ngoại giao, xã hội - Các khoản tài trợ, viện trợ của chính phủ  Tình trạng của cán cân vãng lai có ý nghĩa rất quan trọng: + Nếu cán cân thanh toán vãng lai thặng dư,có nghĩa là quốc gia có thu nhập nước ngoài lớn hơn nhiều so với phần chi trả cho nước ngoài. Điều này có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do nước ngoài phát hành mà quốc gia này nắm giữ tăng lên. + Nếu cán cân thanh toán vãng lai thâm hụt, có nghĩa là quốc gia này chi cho nước ngoài nhiều hơn thu nhập từ nước ngoài. Điều này có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá của nước ngoài phát hành do quốc gia này nắm giữ giảm xuống. + Ngoài ra, tình trạng cán cân vãng lai luôn là một bộ phận không thể thiếu được trong việc phân tích kinh tế đối với nền kinh tế mở. Đặc biệt, nó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến các chỉ tiêu quan trọng trong nền kinh tế như tỷ giá, tăng trưởng kinh tế và lạm phát 2. Hạng mục vốn còn gọi là cán cân tài khoản vốn ghi chép những giao dịch liên quan đến sự di chuyển vốn tài chính vào và ra đối với một quốc gia. Vốn xuất ra là những nguồn vốn trong nước đầu tư ra nước ngoài; vốn nhập vào là các nguồn vốn từ bên ngoài đầu tư vào trong nước. Hạng mục vốn bao gồm các khoản mục sau: Khoa Tài chính – Kế toán Trang 20
  21. Thanh toán quốc tế   21 - Đầu tư trực tiếp: khoản mục này là chênh lệch đầu tư đầu vào và đầu ra, vì mục đích đầu tư vào tài sản hữu hình tức là đầu tư vào kỹ thuật công nghệ. - Đầu tư gián tiếp: khoản mục này là chênh lệch giữa đầu tư đầu vào và đầu ra vì mục đích đầu tư vào tài sản vô hình tức là đầu tư vào tài sản tài chính. - Vốn dài hạn và ngắn hạn khác: khoản mục này bao gồm nhiều loại tín dụng ngân hàng hoặc vay mượn giữa các công ty và ngân hàng trong nước với các công ty và ngân hàng nước ngoài. Cán cân vốn gọi là dư thừa nếu vốn thu về lớn hơn chi ra. Ngược lại, cán cân vốn thiếu hụt tức là vốn chảy ra lớn hơn vốn thu về của một quốc gia. Nếu tổng cán cân thanh toán vãng lai và cán cân vốn và tín dụng là một số dương thì gọi là cán cân thanh toán dư thừa, ngược lại nếu một số âm thì gọi là cán cân thanh toán thiếu hụt. Ngoài 2 hạng mục chủ yếu trên, trong cán cân thanh toán còn có hạng mục thứ 3 đó là hạng mục chênh lệch. Việc ghi số hạng mục vãng lai và hạng mục vốn được thực hiện riêng biệt nên dễ có những sai sót về mặt thống kê và ghi chép. Do đó, vẫn có một khoản mục để ghi nhận những sai sót này nhằm đảm bảo tính cân đối của cán cân thanh toán quốc tế. Để thấy rõ hơn, chúng ta tham khảo cán cân thanh toán của nước Mỹ năm 1990 sau đây CÁN CÂN THANH TOÁN NƯỚC MỸ NĂM 1990 Đơn vị tính: tỷ USD. Khoản mục Thu (+ ) Chi (- ) Số dư A.Hạng mục thường xuyên 1. Xuất khẩu +389 2. Nhập khẩu -498 Cán cân thương mại -109 3. Thu nhập đầu tư ròng +8 4. Dịch vụ ròng +23 5. Di chuyển một chiều ròng -21 Số dư hạng mục thường xuyên -99 (1+2+3+4+5) B. Hạng mục vốn 6. Vốn xuất ra -59 7. Vốn nhập vào +56 8. Sai lệch thống kê +73 C. Số dư giao dịch dự trữ chính thức -29 (1+2+3+4+5+6+7+8) Khoa Tài chính – Kế toán Trang 21
  22. Thanh toán quốc tế   22 III. NGUYÊN TẮC BÚT TOÁN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN 1. Nguyên tắc cơ bản thứ nhất là các giao dịch chuyển tiền quốc tế được phản ánh vào bên Có và bên Nợ của cán cân thanh toán. Sơ đồ hạch toán: Nợ (-) Có (+) Phản ánh các khoản chi tiền Phản ánh các khoản thu tiền ra thanh toán cho nước ngoài từ nước ngoài + Các khoản thu:là những khoản liên quan đến việc thu tiền từ người nước ngoài như: thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, quà cáp nhận từ người nước ngoài và vốn đầu tư của người nước ngoài vào trong nước. Vốn đầu tư vào trong nước có thể tồn tại dưới hai hình thức: - Nguồn vốn chạy vào trong nước làm tăng tài sản của nước ngoài ở trong nước mình. Ví dụ: Một công nhân Anh đầu tư trực tiếp vào Việt Nam làm tăng tài sản của người Anh tại Việt Nam và nguồn vốn chạy vào Việt nam này sẽ được ghi vào bên Có (+) của cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam. - Nguồn vốn chạy vào trong nước làm giảm tài sản của nước mình ở nước ngoài. Ví dụ: Công nhân Việt Nam bán cổ phiếu ngoại quốc (giả sử cổ phiếu đó do công ty ở Mỹ phát hành) cho người khác do đó làm giảm tài sản của VN ở nước ngoài, thu hồi vốn về trong nước. + Các khoản chi: là những khoản liên quan đến việc thanh toán cho người nước ngoài như: chi cho việc nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, chuyển quà cáp ra nước ngoài và đầu tư ra bên ngoài. Nguồn vốn thu hồi này được ghi vào bên Nợ (-) của cán cân thanh toán ở VN. Vốn đầu tư ra bên ngoài cũng có thể tồn tại dưới hai hình thức hoặc làm tăng tài sản của nước mình ở nước ngoài hoặc làm giảm tài sản ngoại quốc ở trong nước mình bởi nó liên quan đến việc thanh toán cho người nước ngoài. Nguồn vốn thanh toán này được ghi vào bên Nợ (-) của cán cân thanh toán quốc tế. 2. Nguyên tắc cơ bản thứ hai của bút toán đối với cán cân thanh toán là bút toán kép. Điều này có nghĩa là mỗi một giao dịch thanh toán được ghi kép, một bên ghi Có, một bên ghi Nợ. Một khoản ghi nợ được tạo ra khi nào tài sản có gia tăng, tài khoản nợ giảm hoặc khi chi phí gia tăng. Tương tự, một khoản ghi có được tạo ra khi tài khoản có giảm, tài sản nợ tăng hoặc khi chi phí giảm. Như vậy,trên tổng thể tổng tài sản có và tổng các khoản nợ sẽ bằng nhau đối với cán cân thanh toán của một quốc gia. Tuy nhiên, đối với một phần nào của báo cáo cán cân thanh toán, có thể có vị thế thâm hụt hay thặng dư. Ví dụ: Một công ty việt Nam xuất khẩu 80.000 USD hàng hoá và sẽ được thanh toán trong thời hạn 3 tháng. Trong giao dịch này,trước hết phía VN ghi Có (+) ở khoản mục xuất khẩu hàng hoá 80.000USD, bởi vì xuất khẩu hàng hoá sẽ dẫn đến Khoa Tài chính – Kế toán Trang 22
  23. Thanh toán quốc tế   23 việc nhận một khoản thanh toán từ nước ngoài. Nhưng vì việc thanh toán chưa xảy ra ngay, nên tạm thời nó chỉ mới thể hiện như một khoản di chuyển vốn ngắn hạn ra nước ngoài và sau 3 tháng đợi chờ mới được thanh toán. Cho nên có thể coi công ty này làm tăng tài sản của mình ở nước ngoài. Do đó, giao dịch này có thể ghi Nợ (-) trên cán cân thanh toán quốc tế và ta có sơ đồ hạch toán như sau: Nợ (-) Có (+) Chuyển dịch vốn ngắn hạn ra Xuất khẩu hàng hoá: nước ngoài: 80.000 USD 80.000 USD IV. ĐIỀU CHỈNH CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ: Việc điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế thương xảy ra khi cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt hoặc thặng dư. Khi cán cân thanh toán quốc tế dư thừa, các nước có thể tăng cường đầu tư trong nước, chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia Tuy nhiên, trên thực tế, người ta chỉ điều chỉnh cán cân thanh toán khi nó bị thiếu hụt mà thôi. 1. Thay đổi tỷ giá để điều chỉnh cán cân thanh toán là một biện pháp mà chính phủ các nước thường sử dụng. Thông qua các chính sách phá giá hay giảm giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trong nước nhằm tăng thu ngoại hối và để hạn chế nhập khẩu hàng hoá, đầu tư ra nước ngoài nhằm giảm nhu cầu ngoại hối, do đó góp phần điều chỉnh sự thiếu hụt của cán cân thanh toán. 2. Áp dụng các chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Khi cán cân thanh toán thiếu hụt, các nước thường sử dụng các biện pháp sau để cân bằng: Cán cân thanh toán bị thiếu hụt làm cho khả năng cung ngoại hối của một nước giảm xuống, có khi không đáp ứng được nhu cầu của nước đó. Để tăng lượng cung ngoại hối, nhà nước thường dùng các biện pháp sau: - Vay nợ - Nâng cao tỷ suất chiết khấu. - Thu hồi vốn đầu tư ở nước ngoài về. - Bán rẻ chứng khoán ngoại quốc. - Xuất quỹ dự trữ ngoại hối Ngân hàng trung ương áp dụng các chính sách tiền tệ và tín dụng để thu hút vốn ngắn hạn ngoài nước chạy vào nước mình để tăng thêm thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh toán, do đó làm giảm bớt thiếu hụt của cán cân. Chính sách chiết khấu được sử dụng nhiều nhất. a. Sử dụng công cụ lãi suất Ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu khiến cho lãi suất cho vay trên thị trường cũng tăng lên. Khi lãi suất tăng vượt quá lãi suất thị trường quốc tế, Khoa Tài chính – Kế toán Trang 23
  24. Thanh toán quốc tế   24 trong những điều kiện nhất định thì nhà đầu tư có xu hướng chuyển vốn vào thị trường có mức sinh lợi lớn hơn. Do đó, đồng vốn từ ngoài chảy vào trong nước làm tăng thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh toán nên giảm bớt mức thiếu hụt của cán cân này. Tuy nhiên, trong điều kiện tình hình kinh tế tài chính các nước không ổn định như ngày nay, lãi suất cao không phải là nhân tố quyết định sự di chuyển của vốn ngắn hạn, đôi khi lãi suất rất cao nhưng do tình hình kinh tế và tài chính ở nơi đó không ổn định nên vốn ngắn hạn cũng không chạy vào nước đó. b. Chính sách thị trường mở. Chính sách thị trường mở là biện pháp tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái. Vì vậy, ngân hàng trung ương có thể sử dụng chính sách này để điều chỉnh giảm tỷ giá. Khi đó giá đồng nội tệ sẽ giảm so với ngoại tệ nhằm khuyến khích xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ và hạn chế nhập khẩu để tiết kiệm chi tiêu bằng ngoại tệ. Muốn thực hiện biện pháp này, ngân hàng trung ương phải có dự trữ ngoại hối lớn. Song, nếu tình hình thiếu hụt của cán cân thanh toán kéo dài thì khó có thể duy trì nguồn dự trữ ngoại hối lớn để thực hiện chính sách này. Nếu dùng các cách trên mà vẫn không giải quyết được tình hình thiếu hụt của cán cân thanh toán thì các nước phải xuất vàng để trả nợ. Ngoài ra, khi áp dụng tất cả các biện pháp trên mà không giải quyết được tình trạng xấu của cán cân thanh toán quốc tế thì phải dùng biện pháp “phá sản” tức là tuyên bố vỡ nợ, đình chỉ trả nợ nước ngoài. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 24
  25. Thanh toán quốc tế   25 CHƯƠNG III: CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG DỤNG. Hoạt động thương mại bao giờ cũng phản ánh hai sự chuyển dịch: chuyển dịch tiền tệ và chuyển dịch hàng hoá. Nhưng cả hai sự chuyển dịch này mặc dù là hoạt động ngược chiều nhưng lại phản ánh trong cùng một quan hệ: quan hệ thương mại. Việc chuyển dịch tiền tệ từ người mua sang người bán là một hoạt động thanh toán và để thực hiện trôi chảy hoạt động này người ta sử dụng các phương tiện thanh toán khác nhau tuỳ thuộc vào các yếu tố: quan hệ thương mại có xảy ra thường xuyên hay không, khối lượng thanh toán lớn hay nhỏ, mức độ tín nhiệm như thế nào Các phương tiện thanh toán quốc tế trong ngoại thương bao gồm:sec, hối phiếu, kì phiếu Trong đó, các phương tiện đó thực hiện chức năng như là phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. A. HỐI PHIẾU. I. HỐI PHIẾU VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HỐI PHIẾU. 1. Khái niệm: Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người kí phát cho người khác, yêu cầu người này khi thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu”. 2. Đặc điểm: 2.1. Tính trừu tượng của hối phiếu: Trên hối phiếu không cần phải ghi quan hệ tín dụng, tức là nguyên nhân sinh ra việc lập hối phiếu, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc do nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu. Trong trường hợp tranh chấp, người sở hữu hối phiếu tự mình kháng kiện về hối phiếu đó. Một khi được tách ra khỏi hợp đồng và nằm trong tay người thứ ba thì hối phiếu trở thành một trái vụ độc lập, chứ không phải là một trái vụ sinh ra từ hợp đồng. Hay nói một cách khác, nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tượng. 2.2. Tính bắt buộc trả tiền vô điều kiện của hối phiếu: Người trả tiền hối phiếu phải trả tiền theo đúng nội dung ghi trên tờ phiếu. Người trả tiền không thể viện những lí do riêng của mình đối với người phát phiếu, người kí hậu mà từ chối trả tiền, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với đạo luật chi phối nó. Ví dụ: Một người đặt máy móc, sau khi đã kí hợp đồng đã chấp nhận trả tiền vào tờ phiếu do người cung cấp hàng gởi đến, hối phiếu đó đã được chuyển sang Khoa Tài chính – Kế toán Trang 25
  26. Thanh toán quốc tế   26 tay người thứ ba thì người đặt hàng bắt buộc phải trả tiền cho người cầm phiếu này ngay cả trường hợp người cung cấp hàng vi phạm hợp đồng không giao hàng cho người mua. 2.3. Tính lưu thông của hối phiếu. Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Sở dĩ có được đặc điểm này, bởi vì hối phiếu là lệnh đòi tiền của một người này với một người khác, hối phiếu có một trị giá tiền nhất định,có một thời hạn nhất định, thời hạn này thường là ngắn hạn và được người trả tiền chấp nhận. Tóm lại, nhờ vào tính trừu tượng và tính bắt buộc trả tiền mà hối phiếu có được tính lưu thông. II. NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỐI PHIẾU. Hối phiếu là một văn bản xác nhận một trái vụ trả tiền có tính chất thương mại cho nên hối phiếu phải có một nội dung và một hình thức nhất định phù hợp với luật lệ chi phối nó. 1. Về mặt hình thức: Hình thức của hối phiếu được qui định như sau: - Hối phiếu phải được lập thành văn bản (viết tay, đánh máy, in sẵn).Hối phiếu nói, điện tín, điện thoại đều không có giá trị pháp lý. - Hình mẫu hối phiếu không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu.Hình mẫu hối phiếu thương mại do các hãng, công ty tự định và tự phát hành. - Ngôn ngữ lập hối phiếu là ngôn ngữ viết, in sẵn hoặc đánh máy bằng một thứ tiếng nhất định. Tiếng Anh là tiếng thông dụng của ngôn ngữ tạo lập hối phiếu. Một hối phiếu sẽ không có giá trị pháp lý nếu nó được tạo lập bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau. Những hối phiếu viết bằng bút chì hoặc những thứ mực dễ phai đều trở thành vô giá trị. - Hối phiếu có thể thành lập một hoặc nhiều bản, mỗi bản đều có đánh số thứ tự và các bản đều có giá trị pháp lý như nhau. Khi thanh toán, ngân hàng thường gửi hối phiếu cho người trả tiền hai lần kế tiếp nhau đề phòng sự thất lạc, bản nào đến trước thì được thanh toán trước, bản nào đén sau sẽ trở thành vô giá trị. Vì vậy, hối phiếu thường ghi câu “Sau khi nhìn thấy bản thứ NHẤT của hối phiếu này (bản thứ HAI có cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền) “Ở bản số MỘT của hối phiếu. Bản số HAI lại ghi” sau khi nhìn thấy bản thứ HAI của hối phiếu này(bản thứ NHẤT có cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền) ”. - Hối phiếu không có bản chính, phụ. 2. Về mặt nội dung: Một hối phiếu phải bao gồm những nội dung bắt buộc sau: - Tiêu đề của hối phiếu: Chữ hối phiếu là tiêu đề của một hối phiếu. Không có tiêu đề này hối phiếu sẽ trở thành vô giá trị. - Địa điểm kí phát của hối phiếu: thông thường địa chỉ của người lập hối phiếu là địa điểm kí phát hối phiếu. Không loại trừ hối phiếu kí phát ở đâu thì lấy địa điểm kí phát ở đó. Một hối phát không ghi rõ địa điểm kí phát, người ta cho phép lấy địa chỉ bên cạnh tên của người kí phát làm địa điểm kí phát. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 26
  27. Thanh toán quốc tế   27 - Ngày tháng năm kí phát hối phiếu: ngày tháng năm kí phát hối phiếu có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định kì hạn trả tiền của hối phiếu có kì hạn, nếu hối phiếu ghi rằng “ sau X ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu này ” - Kí phát hối phiếu còn liên quan đến khả năng thanh toán hối phiếu. Ví dụ: Nếu ngày kí phát hối phiếu xảy ra sau ngày người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu mất khả năng thanh toán như bị phá sản, bị đưa ra toà, thì khả năng thanh toán của hối phiếu đó không còn nữa. - Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện: hối phiếu là một mệnh lệnh trả tiền, không phải là một yêu cầu trả tiền. Việc trả tiền là vô điều kiện, có nghĩa là không được viện ra một lý do nào khác để quyết định có trả tiền hay không trừ trường hợp hối phiếu lập ra trái với luật hối phiếu. - Số tiền của hối phiếu là một số tiền nhất định: số tiền được ghi một cách cụ thể, rõ ràng, người ta có thể nhìn qua cũng có thể biết được số tiền phải trả mà không cần thực hiện một nghiệp vụ tính toán nào, dù là đơn giản nhất. Số tiền có thể ghi được bằng số, vừa có thể bằng chữ hoặc là hoàn toàn bằng số hoặc là hoàn toàn bằng chữ. Số tiền của hói phiếu phải thống nhất với nhau trong cách ghi. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số tiền bằng số và số tiền bằng chữ thì người ta thường căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số tiền toàn ghi bằng chữ hoặc bằng số thì người ta căn cứ vào số tiền ghi nhỏ hơn. - Thời hạn trả tiền của hối phiếu: gồm có hai loại là thời hạn trả ngay và thời hạn trả sau. Cách ghi thời hạn trả ngay thường ghi “ngay sau khi nhìn thấy bản thứ của hối phiếu này ” hoặc: “sau khi nhìn thấy bản thứ của hối phiếu này ” Thời hạn trả sau thường được thực hiện bằng một trong ba cách ghi sau đây: + Nếu mốc thời gian tính từ ngày kí phát hối phiếu thì ghi: “X ngày kể từ ngày kí bản thứ của hối phiếu này ” + Nếu mốc thời gian tính từ ngày kí chấp nhận hối phiếu thì ghi: “ X ngày kể từ ngày nhìn thấy bản thứ của hối phiếu này ”. + Nếu thời hạn là một ngày cụ thể nhất định thì ghi: “ đến ngày của bản thứ của hối phiếu này ” Trong ba cách ghi thời hạn trên, cách thứ hai được sử dụng phổ biến hơn cả. Những cách ghi thời hạn trả tiền của hối phiếu mơ hồ, tối nghĩa khiến người ta không thể xác định thời hạn trả tiền hoặc nó biến việc trả tiền thành có điều kiện thì hối phiếu sẽ vô giá trị. Ví dụ: “Sau khi tàu biển cập cảng tới thì trả cho bản thứ của hối phiếu này ” hoặc “Sau khi hàng hoá được kiểm nghiệm xong thì trả cho bản thứ của hối phiếu này ” - Địa điểm trả tiền của hối phiếu: là địa điểm được ghi rõ trên hối phiếu. Nếu hối phiếu không ghi rõ hoặc không ghi địa điểm trả tiền, người ta có thể lấy địa chỉ ghi bên cạnh tên người trả tiền là địa điểm trả tiền. - Người hưởng lợi: trước tiên là ngườikí phát hối phiếu, hoặc có thể là người khác do người kí phát hối phiếu chỉ định. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 27
  28. Thanh toán quốc tế   28 - Người trả tiền hối phiếu: ghi ở mặt trước, bên góc trái cuối cùng của tờ hối phiếu sau chữ “gửi”. - Người kí phát hối phiếu: ghi ở mặt trước, bên góc phải cuối cùng của tờ hối phiếu và phải kí tên. Cần đặc biệt chú ý là tất cả những người có liên quan được ghi trên tờ hối phiếu phải ghi rõ đầy đủ tên, địa chỉ mà họ đã dùng để đăng kí hoạt động kinh doanh. Người kí phát hối phiếu phải kí tên trên mặt trước, góc phải cuối cùng của tờ hối phiếu đó. Ngoài những nội dung bắt buộc trên, hối phiếu còn có thể bao gồm những nội dung khác do hai bên thoả thuận miễn là các nội dung này không làm sai lệch tính chất của hối phiếu do luật ULB qui định. Ví dụ khi dùng hối phiếu là phương tiện đòi tiền của phương thức nhờ thu có thể ghi thêm số hoá đơn, phương thức tín dụng chứng từ có thể ghi thêm số L/C; MẪU HỐI PHIẾU ( Dùng cho phương thức nhờ thu) Số 545/80 HỐI PHIẾU Số tiền: 15.000 USD Tokyo, ngày 15/8/1995 Sau khi nhìn thấy bản thứ NHẤT của hối phiếu này ( bản thứ HAI có cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền ) trả theo lệnh của ngân hàng hữu hạn Tokyo một số tiền là mười lăm nghìn đôla Mỹ chẵn. Gửi: Tổng công ty Công ty thương mại hữu hạn Daiichi XNK máy Hà Nội Tokyo (Ký) MẪU HỐI PHIẾU ( Dùng trong phương thức tín dụng chứng từ) Số 654/98 HỐI PHIẾU Số tiền 10.000 GBP Tokyo, ngày 30/06/1998 Sau khi nhìn thấy bản thứ HAI của hối phiếu này (bản thứ NHẤT có cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền) trả theo lệnh của ngân hàng hữu hạn Tokyo một số tiền là mười nghìn bảng Anh chẵn. Thuộc tài khoản của công ty XNK máy Hà Nội. Ký phát cho ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Hà Nội. Theo L/C số 2166006 mở ngày 05/06/1998. Gửi: Ngân hàng Công ty thương mại hữu hạn Daiichi Ngoại thương Việt Nam Tokyo (Ký) Khoa Tài chính – Kế toán Trang 28
  29. Thanh toán quốc tế   29 III. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHỮNG NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN HỐI PHIẾU. 1. Người kí phát hối phiếu: Người kí phát hối phiếu trong ngoại thương là người xuất khẩu, người cung ứng các dịch vụ có liên quan đến xuất khẩu hàng hoá. Người kí phát hối phiếu có trách nhiệm: - Kí phát hối phiếu đúng luật. Khi hối phiếu đã được chuyển nhượng và bị từ chối trả tiền thì người kí phát hối phiếu có trách nhiệm phải hoàn trả tiền cho những người hưởng lợi của hối phiếu đó. Quyền lợi của người kí phát hối phiếu: - Quyền hưởng lợi số tiền ghi trên hối phiếu. - Quyền chuyển nhượng quyền hưởng lợi đó cho người khác. Người trả tiền hối phiếu: Trong hoạt động ngoại thương, người trả tiền hối phiếu là người nhập khẩu (nếu hối phiếu được sử dụng trong phương thức thanh toán nhờ thu) hoặc người trả tiền hối phiếu là ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận (nếu hối phiếu được sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ) Người trả tiền hối phiếu có trách nhiệm: - Trả tiền hối phiếu theo các qui định ghi trong hối phiếu. - Nếu là hối phiếu có kì hạn, người trả tiền hối phiếu phải kí chấp nhận trả tiền hối phiếu khi nhìn thấy hối phiếu. Việc chấp nhận này là vô điều kiện. Tuy nhiên, trách nhiệm trả tiền của ngân hàng khác với trách nhiệm của người nhập khẩu ở chỗ: ngân hàng chỉ có trách nhiệm trả tiền hối phiếu trong thời gian hiệu lực của L/C và với số tiền tối đa bằng số tiền của L/C. Quyền lợi của người trả tiền: Người trả tiền có quyền từ chối trả tiền hối phiếu khi chưa kí chấp nhận. Việc từ chối phải phù hợp với luật ULB quy định về vấn đề này. 3. Người hưởng lợi hối phiếu: là người có quyền được nhận số tiền của hối phiếu. Người hưởng lợi có thể là người kí phát hối phiếu hoặc cũng có thể là một người khác do người kí phát chỉ định hoặc do người hưởng lợi chuyển nhượng quyền lợi của mình cho người đó bằng thủ tục kí hậu. 4. Người chuyển nhượng hối phiếu: Người chuyển nhượng hối phiếu là người đem quyền lợi hối phiếu của mình chuyển cho người khác bằng thủ tục kí hậu. Như vậy, người chuyển nhượng đầu tiên của hối phiếu là người kí phát hối phiếu. 5. Người cầm hối phiếu. Người cầm hối phiếu là người có quyền nhận tiền hối phiếu khi hối phiếu được trả tiền. Người cầm hối phiếu là người kí phát hối phiếu nếu anh ta không chuyển nhượng hối phiếu cho ai. Đối với hối phiếu được chuyển nhượng, người cầm hối phiếu là người hưởng lợi cuối cùng của hối phiếu . Khoa Tài chính – Kế toán Trang 29
  30. Thanh toán quốc tế   30 Cần lưu ý hai trường hợp: - Hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi ở mặt trước của tờ hối phiếu (tức là hối phiếu vô danh) thì bất kì người nào cầm hối phiếu cũng trở thành người hưởng lợi. - Hối phiếu được chuyển nhượng ở mặt sau bằng cách kí hậu để trống thì người nào cầm hối phiếu cũng đều trở thành người hưởng lợi. SƠ ĐỒ PHÁT HÀNH HỐI PHIẾU. Người ký phát (Drawer) (1) (2) Người trả tiền Người thụ hưởng (Drawee) (Beneficiary) (3) (1) Chuyển giao hối phiếu (2) Xuất trình hối phiếu (3) Trả tiền hối phiếu IV.CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HỐI PHIẾU. 1. Chấp nhận hối phiếu( Acceptance): - Khái niệm: Chấp nhận hối phiếu là sự cam kết trả tiền của người trả tiền khi hối phiếu được đến hạn thanh toán được thể hiện bằng chữ kí của người trả tiền trên mặt trước, góc bên trái, phía dưới của tờ hối phiếu. MẪU HỐI PHIẾU ĐÃ CHẤP NHẬN. No.30/1/92 BILL OF EXCHANGE EXCHANGE FOR USD 5,000 Singapore,20th February Ninety (90) days after sight of this FIRST exchange (SECOND of the same tenor and date being unpaid). Pay to the order of the chartered bank, London the sum of five thousand United States dollars only. To: MITSUI Co; LTD Viettai Co. Ltd Tokyo ( Signed) Acceptance for USD 5,000 only (Signed) - Hối phiếu sau khi được kí phát phải được xuất trình cho người trả tiền để người này kí chấp nhận trả tiền, nhất là hối phiếu có kì hạn. Rõ ràng là một hối phiếu phải được chấp nhận mới có sự tin cậy trong thanh toán. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 30
  31. Thanh toán quốc tế   31 Theo luật hối phiếu, có 4 cách kí nhận hối phiếu sau: + Chấp nhận ngắn: Người chấp nhận chỉ cần ghi tên đơn vị của mình và kí tên. Ví dụ: Alice (kí tên) + Chấp nhận đầy đủ: Người chấp nhận ghi số tiền đã ghi trên hối phiếu, địa điểm thanh toán và ngày kí chấp nhận. Ví dụ: Chấp nhận 1000.000 USD (acceptance for USD 100,000) Ngày tháng năm (kí tên) + Chấp nhận một phần ( theo luật BEA): người chấp nhận ghi số tiền mình chấp nhận và kí tên. Ví dụ: Chấp nhận 95.000 USD (acceptance for USD 95,000) Ngày tháng năm (kí tên) + Chấp nhận bảo lãnh: người tiếp nhận hối phiếu không trực tiếp kí nhận mà nhở người thứ ba (có uy tín hơn) kí chấp nhận bảo lãnh cho mình trên hối phiếu trong trường hợp đó người bảo lãnh sẽ ghi như sau: Chấp nhận bảo lãnh cho (kí tên) Cần lưu ý rằng trường hợp chấp nhận một phần thường xảy ra trong trường hợp bị giao thiếu hàng và không được phép theo ULB. 2. Kí hậu hối phiếu: - Khái niệm: Kí hậu là hình thức dùng để chuyển nhượng hối phiếu. Người hưởng lợi muốn nhuyển nhượng hối phiếu cho người khác phải kí vào mặt sau tờ hối phiếu rồi chuyển cho người đó. - Các loại kí hậu: + Kí hậu để trắng Khái niệm: Kí hậu để trắng là việc kí hậu không chỉ định người được hưởng quyền lợi hối phiếu do thủ tục kí hậu mang lại. Người kí hậu chỉ kí tên ở mặt sau của hối phiếu hoặc nếu có ghi thì chỉ ghi chung chung như “trả cho ”. Với cách kí hậu này, người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người hưởng lợi hối phiếu và việc chuyển nhượng kế tiếp của người cầm phiếu này không cần phải kí hậu nữa, chỉ cần trao tay là đủ. Người cầm phiếu có thể chuyển hình thức kí hậu để trắng này sang hình thức kí hậu khác bằng cách ghi thêm câu “trả theo lệnh ông X” nếu là kí hậu theo lệnh hoặc “chi trả cho ông X” nếu là kí hậu hạn chế Khoa Tài chính – Kế toán Trang 31
  32. Thanh toán quốc tế   32 + Kí hậu theo lệnh: Khái niệm: Kí hậu theo lệnh là việc kí hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu do thủ tục kí hậu mang lại. Người kí hậu chỉ ghi câu “trả theo lệnh ông X” và kí tên. Như vậy, người hưởng lợi hối phiếu trong trường hợp này chưa quy định rõ ràng, cần phải suy đoán ý chí của ông X. Nếu ông X ra lệnh trả cho một người khác thì người đó sẽ trở thành người hưởng lợi hối phiếu, nếu ông X im lặng thì người hưởng lợi hối phiếu đương nhiên là ông X. Với cách kí hậu này, hối phiếu sẽ được chuyển nhượng kế tiếp đến khi nào người hưởng lợi cuối cùng không kí hậu chuyển nhượng nữa nhưng phải trước khi hối phiếu đến hạn trả tiền. Vì vậy, kí hậu theo lệnh là loại kí hậu rất thông dụng trong thanh toán quốc tế. + Kí hậu hạn chế: Khái niệm: Kí hậu hạn chế là việc kí hậu chỉ định rõ rệt người được hưởng lợi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi. Người kí hậu ghi câu: “chi trả cho ông X” và kí tên. Đối với loại kí hậu này, chỉ có ông X mới nhận được tiền của hối phiếu, do đó ông X không thể chuyển nhượng tiếp hối phiếu này cho người khác bằng thủ tục kí hậu nữa. + Kí hậu miễn truy đòi: Khái niệm: Kí hậu miễn truy đòi là việc kí hậu mà sau đó người hưởng lợi kế tiếp không được quyền đòi lại số tiền ở người ở người kí hậu cho mình khi con nợ từ chối trả tiền. Ví dụ: “trả theo lệnh ông X, miễn truy đòi” và kí tên. Đối với loại kí hậu này, một khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì ông X không được truy đòi lại tiền của người kí hậu trực tiếp mình. Nếu hối phiếu có nhiều người kí hậu theo lệnh đều ghi chữ “miễn truy đòi” vào chỗ kí hậu của mình, còn có một hay nhiều người không ghi chữ “miển truy đòi” đó, thì đương nhiên những người này không được hưởng quyền miễn truy đòi, khi hối phiếu bị từ chối thanh toán, họ phải đứng ra thanh toán cho người hưởng lợi kế tiếp. Kí hậu miễn truy đòi cũng là một loại kí hậu được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế. 3. Bảo lãnh hối phiếu: - Khái niệm: Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ ba về khả năng thanh toán của hối phiếu cho người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn. Người đứng ra bảo lãnh thông thường là những ngân hàng lớn, có uy tín theo yêu cầu của người trả tiền. - Bảo lãnh có hai cách: + Bảo lãnh ghi trực tiếp trên tờ hối phiếu: Khoa Tài chính – Kế toán Trang 32
  33. Thanh toán quốc tế   33 Nếu ghi trực tiếp trên tờ hối phiếu có hai cách: ghi mặt trước và ghi mặt sau. Nếu ghi mặt trước, người bảo lãnh ghi: “ Good as aval” Kí Nếu ghi mặt sau của hối phiếu, người bảo lãnh ghi: “ Receipted of aval” Kí. + Bảo lãnh bằng chứng thư bảo lãnh: Người ta còn sử dụng cách bảo lãnh bằng một chứng thư bảo lãnh mà không ghi trực tiếp vào hối phiếu. Cách bảo lãnh này biểu hiện bằng một thư bảo lãnh của người kí bảo lãnh gửi cho người xin bảo lãnh. Cách bảo lãnh này còn được gọi là bảo lãnh mật. Sỡ dĩ có hình thức bảo lãnh này là do người trả tiền không muốn người thứ ba biết tình hình tài chính của mình đến mức cần phải bảo lãnh, nếu sự bảo lãnh được ghi ngay trên hối phiếu. Chỉ có một số người cần thiết có liên quan mới được thông báo có sự bảo lãnh đó và sự bảo lãnh này có lợi ích đối với họ. Thư tín dụng là một hình thức “bảo lãnh riêng biệt” đối với hối phiếu nằm trong bộ chứng từ thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ. 4. Từ chối trả tiền hối phiếu, kháng nghị. Khi đến hạn trả tiền của hối phiếu, mà người trả tiền hối phiếu từ chối trả tiền thì người hưởng lợi phải chứng thực sự từ chối đó bằng một văn bản kháng nghị. Bản kháng nghị phải do người hưởng lợi lập ra trong thời hạn hai ngày làm việc tiếp sau ngày hết hạn của hối phiếu. Sau khi lập xong bản kháng nghị, trong vòng 4 ngày làm việc, người hưởng lợi hối phiếu phải báo cho người chuyển nhượng trực tiếp để đòi tiền hoặc có thể đòi tiền bất kì mhười nào đã kí hậu chuyển nhượng hối phiếu hoặc đòi tiền người kí phát hối phiếu. Nếu không có bản kháng nghị về việc từ chối trả tiền, thì những người được chuyển nhượng được miễn trách nhiệm trả tiền hối phiếu, nhưng người kí phát hối phiếu và người kí chấp nhận trả tiền hối phiếu vẫn phải chịu trách nhiệm trả tiền đối với người kháng nghị. Trên thực tế, người ta thực hiện việc kháng nghị như sau: Ví dụ: A là người kí phát hối phiếu. B, C, D là người được chuyển nhượng tiếp theo. E là người được chuyển nhượng sau cùng sau cùng( hưởng lợi). Khi E bị từ chối trả tiền, thì E sẽ chuyển hối phiếu đòi tiền D kèm một bản tính tiền gồm tiền của hối phiếu, chi phí làm thủ tục kháng nghị và các chi phí khác, D hoàn trả tiền cho E và truy đòi tiếp đến C và cứ như vậy truy đòi cho đến A. Cuối cùng, A trực tiếp đòi tiền ở người mắc nợ. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 33
  34. Thanh toán quốc tế   34 V.CÁC LOẠI HỐI PHIẾU. 1. Căn cứ vào chủ thể lập hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm hai loại: - Hối phiếu thương mại: là hối phiếu do người xuất khẩu kí phát đòi tiền người nhập khẩu (đối với phương thức thanh toán nhờ thu) hay đòi tiền ngân hàng mở L/C (đối với phương thức tín dụng chứng từ) trong nghiệp vụ về thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ cho nhau. - Hối phiếu ngân hàng: là hối phiếu do ngân hàng kí phát ra lệnh cho ngân hàng đại lí của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu. 2. Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm ba loại: - Hối phiếu trả tiền ngay: người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm hối phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ. - Hối phiếu trả tiền ngay sau một số ngày nhất định, thường từ 5-7 ngày: người có nghĩa vụ trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm phiếu xuất trình thì tiến hành kí chấp nhận trả tiền, sau đó từ 5-7 ngày thì trả tiền hối phiếu đó. - Hối phiếu có kì hạn: Sau một thời gian nhất định (tính từ ngày kí phát hối phiếu, hoặc tính từ ngày chấp nhận hối phiếu, hoặc vào ngày quy định cụ thể), người có nghĩa vụ trả tiền phải trả tiền hối phiếu. 3. Căn cứ vào bộ chứng từ giao hàng có đi kèm theo hối phiếu hay không, người ta chia làm hai loại: - Hối phiếu trơn: Loại hối phiếu này được kí phát đòi tiền người trả tiền không có kèm theo chứng từ thương mại. Trong thanh toán quốc tế, loại hối phiếu trơn này dùng để thu tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, thưởng phạt hoặc dùng để đòi tiền người mua hàng của những thương nhân nhập khẩu quen biết, tin cậy. - Hối phiếu kèm chứng từ: Là loại hối phiếu đòi tiền người có nghĩa vụ trả tiền kèm theo bộ chứng từ thương mại. Hối phiếu kèm chứng từ có hai loại: + Hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay. + Hối phiếu kèm chứng từ có kì hạn (kí chấp nhận) 4. Căn cứ vào tính chất kí chuyển nhượng, hối phiếu chia làm ba loại: - Hối phiếu vô danh: Là loại hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi, ai cầm phiếu, người đó là người hưởng lợi. Loại này không cần kí chuyển nhượng. Hối phiếu ghi: “trả cho người cầm phiếu.” - Hối phiếu đích danh: Là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi, không kèm theo điều khoản “trả theo lệnh”. Ví dụ: Hối phiếu ghi “90 ngày kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu này, trả cho ông X một số tiền là ”. Hối phiếu đích danh không được chuyển nhượng. - Hối phiếu theo lệnh: Là loại hối phiếu “trả theo lệnh” của người hưởng lợi. Ví dụ: Hối phiếu ghi: “( ) ngày sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả theo lệnh của ông X một số tiền là ” Hối phiếu theo lệnh được chuyển nhượng bằng hình thức Khoa Tài chính – Kế toán Trang 34
  35. Thanh toán quốc tế   35 kí hậu theo luật định. Đây là loại hối phiếu được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. B. KỲ PHIẾU(Promissory note) Ngược lại với hối phiếu, kì phiếu là do con nợ lập ra để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Với tính thụ động của kỳ phiếu trong thanh toán nên nó ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế. “Kỳ phiếu là một tờ giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu kí phát hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó.” Các điều mà luật dùng để điều chỉnh hối phiếu cũng được áp dụng tương tự cho kì phiếu. Tuy nhiên, có một số đặc thù sau đây: - Kì hạn kỳ phiếu được qui định rõ trên nó. - Một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người kí phát để cam kết trả tiền cho một hay nhiều người hưởng lợi. - Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tài chính. Sự bảo lãnh này nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của kỳ phiếu. - Kỳ phiếu chỉ có một bản chính do con nợ kí phát để chuyển cho người hưởng lợi kỳ phiếu đó. C. SÉC(Cheque, check) I. KHÁI NIỆM: Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người chủ tài khoản mở tại ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng (nơi mở tài khoản) trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mở ở ngân hàng này trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định trên tờ séc. Căn cứ vào khái niệm này, séc không nhiều hơn ba chủ thể tham gia vào quá trình hình thành và lưu thông séc: - Người kí phát: Là người có tài khoản dùng séc ở ngân hàng. Đối với người kí phát phải có đủ tiền trong tài khoản. Thông thường, số tiền ghi trên tờ séc không được vượt quá số dư có trong tài khoản đó, ngoại trừ trường hợp người chủ tài khoản được ngân hàng cho vay theo thể thức rút vượt. Công ước 1931 qui định, lúc kí phát séc, không nhất thiết phải có đủ tiền ghi trên tờ séc nhưng lúc ngân hàng trích tiền trả thì phải có đủ tiền trong tài khoản của người kí phát. - Người thụ lệnh: Người thụ lệnh là ngân hàng, là người nhận lệnh của người kí phát với nghĩa vụ phải trả tiền ghi trên séc. Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện, không phải là một thỉnh cầu, vì vậy khi nhận được séc, ngân hàng phải chấp hành lệnh vô điều kiện, miễn là tài khoản của người ký phải có đủ tiền và chữ kí trên tờ séc phù hợp với chữ kí mẫu của người kí phát. - Người thụ hưởng: Là người nhận tiền với số tiền ghi trên tờ séc. II. NỘI DUNG SÉC. Tờ séc muốn có hiệu lực bắt buộc phải có những yếu tố sau: - Tiêu đề séc: làm séc theo ngôn ngữ nào thì danh từ séc cũng theo ngôn ngữ ấy. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 35
  36. Thanh toán quốc tế   36 - Ngày tháng năm kí phát séc: ngày kí phát séc sẽ là một căn cứ để xác định thời hạn hiệu lực của tờ séc. Yếu tố này rất quan trọng vì ngân hàng sẽ căn cứ vào ngày này để tính thời gian hiệu lực của tờ séc theo luật định. Việc ghi sai ngày, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt tiền vì việc này có thể dẫn đến một số hệ luỵ như sau: + Nếu ghi ngày trước ngày kí phát thực sự: điều này vừa làm rút ngắn thời gian hiệu lực của tờ séc, vừa có thể do lúc đó người kí phát séc bị chế tài vô năng (tức không có khả năng kí phát séc theo luật định nữa vì bị phá sản, truy tố, truy nã ) Muốn chứng minh sự vô tội của mình khi cố tình kí phát séc bằng cách ghi ngày kí phát vào thời điểm mình còn có đủ năng lực kí phát. + Nếu ghi lùi ngày so với ngày kí phát thực sự: tuy có thể kéo dài thời gian hiệu lực của tờ séc nhưng có thể do xuất phát từ chủ ý mong đợi của người kí phát rằng lúc đó tờ séc có đủ tiền bảo chứng vì hiệu lực tại lúc kí phát trên tài khoản của người này chưa có đủ tiền để thanh toán tờ séc. Việc ghi lùi ngày cũng có thể làm cho tờ séc vô hiệu lực (trường hợp sau ngày kí phát thực sự nhưng trước ngày kí phát ghi trên tờ séc người kí phát bị chế tài vô năng). Như vậy, việc ghi sai ngày kí phát thực sự đem lại nhiều rủi ro cho người thụ hưởng, nên tất cả các hệ thống luật pháp đều khuyến khích người thụ hưởng kiểm tra và bắt buộc tính xác thực của yếu tố này. - Người trả tiền: Khi ra lệnh trả tiền, đương nhiên sẽ có người thi hành lệnh ấy. Đó chỉ là ngân hàng. Nếu chỉ định người trả tiền khác thì tờ séc sẽ không có giá trị. Điều khoản này nhằm tập trung việc dùng séc vào hệ thống ngân hàng, là nơi theo luật định có đặc quyền nhận các khoản kí thác hoạt kì của khách hàng. Điều này mặc định vai trò độc tôn của ngân hàng trong việc thực hiện chức năng làm trung tâm thanh toán không dùng tiền mặt của toàn xã hội, bởi vì chỉ có hệ thống ngân hàng mới đủ nghiệp vụ chuyên môn đảm đương tố vai trò này. - Nơi thanh toán (địa chỉ của ngân hàng thanh toán): thường trên mẫu séc của ngân hàng có ghi sẵn tên và địa chỉ của ngân hàng trả tiền, là nơi người kí phát séc mở tài khoản. Đây là một yếu tố cần thiết giúp cho người thụ hưởngbiết rõ địa chỉ của người trả tiền để mang séc nộp trực tiếp đó (nếu thấy cần khi không muốn ngân hàng mình thu hộ). Mặt khác, đây là cơ sở để xác định cơ quan pháp lí nào phán xét khi có tranh chấp. - Người nhận tiền: Người nhận tiền có thể là người thứ ba hay chính người kí phát séc. Trường hợp không có tên người nhận tiền, người thụ hưởng chính là người cầm séc. - Số tiền phải trả: hay còn gọi là điều khoản số dư có, ghi theo một mệnh đề: Đề nghị thanh toán cho số tiền từ số dư có trong tài khoản. Số dư phải ghi cả bằng chữ và bằng số. Nếu giữa số và chữ có sự khác nhau thì ngân hàng có quyền từ chối trả tiền, nhưng cũng có thể căn cứ vào số tiền nhỏ hơn để trả. - Chữ kí của người kí phát séc: chữ kí hợp pháp đã được đăng kí của người kí phát. Chữ kí phải ký “sống” tức là được thực hiện bằng chính tay bởi chủ tài khoản Khoa Tài chính – Kế toán Trang 36
  37. Thanh toán quốc tế   37 hoặc bởi người được chủ tài khoản uỷ quyền. Công ước Geneve cho phép đối với những người không biết kí hoặc không thể kí tên (do tai nạn, đau ốm ) có thể uỷ quyền cho người khác kí thác hoặc uỷ quyền để quản lý tài sản (ví dụ như đối với người bị tàn tật ) Điều 6 luật thống nhất tại công ước Geneve quy định : “ séc có thể do một người lập nhân danh người thứ 3 ” - Họ tên, số séc, số hiệu tài khoản, số hiệu ngân hàng của người ký phát séc: Theo thông lệ bắt buộc khi bán mẫu séc cho khách hàng thì trên tờ séc phải có số séc, ghi rõ họ tên, số hiệu tài khoản, số hiệu ngân hàng của người kí phát séc cũng chính là chủ tài khoản. Điều này giúp chống lạm phát tờ séc thất lạc và giúp cho ngân hàng dễ dàng tìm ra tên người kí phát không cần khảo cứu chữ kí hay tài khoản. III. CÁC LOẠI SÉC PHỔ BIẾN. Căn cứ vào từng tiêu thức phân loại mà séc được phân chia thành các loại sau: 1. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng. - Séc vô danh: Còn gọi là séc cho người cầm tay. Loại séc này không ghi tên người thụ hưởng nhất định nào chỉ cần ghi mệnh đề “pay to bearer”, tức là ai cầm séc thì chính người đó là người thụ hưởng, mất séc coi như mất tiền, loại séc này là loại để nhận tiền mặt. - Séc đích danh: là loại séc ghi đích danh tên người hưởng thụ và chỉ có người này mới được lãnh tiền thôi. Do vậy, loại này không được phép chuyển nhượng cho người khác. - Séc theo lệnh: là loại séc được dùng phổ biến và được trả theo lệnh người thụ hưởng. Trên séc có ghi dấu “trả tiền theo lệnh ông (bà)” (pay to order). Loại này có thể chuyển nhượng cho người khác và thủ tục kí hậu chuyển nhượng. - Séc theo lệnh nhưng không được chuyển nhượng bằng cách kí chuyển nhượng: Là loại séc có ghi tên người thụ hưởng nhưng ghi thêm điều kiện là không theo lệnh của người thụ hưởng này. Đối với loại séc này, việc chuyển giao cho người khác phải thông qua xác nhận chuyển nhượng bằng một văn bản kèm theo. 2. Chia theo cách thanh toán. - Séc tiền mặt: Là loại séc mà ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt và người kí phát séc phải chịu rủi ro khi mất séc hay khi bị đánh cắp. Người cầm séc không cần sự uỷ quyền cũng lĩnh được tiền. - Séc chuyển khoản: Là loại séc ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền bằng cách ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng. Nhằm mục đích này, người kí phát séc hay chủ sở hữu của tờ séc sẽ ghi vào mặt trước: séc chỉ thanh toán chuyển khoản (hợp đồng này buộc ngân hàng phải thanh toán và không thể rút bỏ lại được). 3. Các loại séc đặc biệt: - Séc du lịch: Còn gọi là séc lữ hành. Đây là loại séc đích danh, nhờ loại séc này mà người du lịch không cần đến tiền mặt mang theo vì séc du lịch có thể được thanh toán một cách chắc chắn ở những nơi mà ngân hàng giữ tài của người du lịch Khoa Tài chính – Kế toán Trang 37
  38. Thanh toán quốc tế   38 có ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh ở nước ngoài. Ngân hàng phát hành séc đồng thời là ngân hàng trả tiền séc. Người hưởng lợi là khách du lịch, là người mua tờ séc. Khi lĩnh tiền, ngân hàng thanh toán sẽ căn cứ vào hai chữ kí của người thụ hưởng, một lần kí lúc kí phát séc (mua tờ séc) và một lần khi lĩnh tiền tại ngân hàng thanh toán. Khi người hưởng séc xuất trình séc tại khách sạn hoặc bất cứ nơi nào để thanh toán thì người nhận séc phải có trách nhiệm kiểm tra chữ kí. + Ngân hàng thanh toán được uỷ nhiệm thanh toán séc trong trong trường hợp thiếu số dư có trên tài khoản của chủ tài khoản. Trong trường hợp không thanh toán, phải ghi ý kiến cụ thể và thông báo ý kiến đó cho người xuất trình séc mà không cần hỏi lại chủ tài khoản. Trong trường hợp không đủ số dư thanh toán khi xuất trình séc, ngân hàng thanh toán chỉ thực hiện thanh toán một phần thanh toán. + Trong trường hợp không được phép thanh toán một tờ séc nào đó, người kí phát tờ séc có trách nhiệm thông báo không phải cho người thụ hưởng séc cuối cùng mà cho ngân hàng thanh toán. Ngân hàng thanh toán được uỷ quyền thông báo việc không thực hiện thanh toán séc cho các chủ thể có liên quan. + Séc cầm tay được kí phát theo mẫu séc cầm tay. Séc đích danh được kí phát theo mẫu séc đích danh. Việc sửa đổi và gạch chéo séc in sẵn là không được phép. + Khi một séc in sẵn dùng trong nước được điền tên ngoại tệ, ngân hàng thanh toán có thể trả bằng nội tệ. Ngân hàng thanh toán cũng có thể trả bằng nội tệ đối với séc mang tên ngoại tệ khác. Ngân hàng thanh toán được uỷ quyền cho phép việc thực hiện chuyển đổi ngoại tệ thông qua ngân hàng nhờ thu đầu tiên trong nước. Trường hợp này tỉ giá hối đoái ngày hôm trước được áp dụng. + Chủ tài khoản phải chịu mọi hậu quả của các hành vi chống lại các điều kiện trên cũng như các rủi ro khi mất séc, lạm dụng, giả mạo, séc in sẵn và giấy biên nhận biên sẵn. Ngân hàng thanh toán chỉ chịu trách nhiệm đối với các sai lầm trong phạm vi có liên quan. Séc du lịch chỉ có thể được đưa vào lưu thông khi ngân hàng thanh toán đã nhận được số tiền tương ứng của séc. Nhờ đó, séc du lịch được coi như một phương tiện thanh toán thuận tiện và chắc chắn như tiền mặt. - Séc gạch chéo hay séc hoành tuyến: Là loại séc mà trên mặt trước của séc có hai gạch chéo song song với nhau. Gạch chéo để chỉ tờ séc đó không được rút tiền mặt, chỉ dùng để thanh toán qua ngân hàng. Đây là loại séc do người ký phát hay người thụ hưởng tự mình gạch vào góc trái của tờ séc. Séc này không nhận được tiền mặt mà phải thông qua ngân hàng nhận hộ tiền và chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng. Có hai loại gạch chéo: gạch chéo thông thường và gạch chéo đặc biệt: + Gạch chéo thông thường: có đặc điểm là giữa hai gạch chéo không ghi tên ngân hàng lãnh hộ tiền. + Gạch chéo đặc biệt: có đặc điểm là giữa hai gạch song song có ghi tên một ngân hàng nào đó và chỉ có ngân hàng đó mới được quyền nhận giúp tiền cho ngưòi thụ hưởng. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 38
  39. Thanh toán quốc tế   39 - Séc tài khoản của người thụ hưởng: Là loại séc mà người thụ hưởng không muốn ngân hàng trả tiền mặt mà muốn trả bằng chuyển khoản ghi vào tài khoản của người thụ hưởng với một câu ngang qua tờ séc “trả vào tài khoản” hoặc chỉ ghi “vào tài khoản của người thụ hưởng”. IV.SƠ ĐỒ LƯU THÔNG SÉC QUỐC TẾ. 1. Lưu thông séc qua một ngân hàng. Ngân hàng (3) (5) (4) (2) Người XK Người NK (1) (1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu. (2) Người nhập khẩu ký phát sec trả tiền. (3) Người xuất khẩu, trong thời hiệu của sec nộp séc vào ngân hàng để yêu cầu thanh toán. (4) Ngân hàng ghi Có vào tài khoản người xuất khẩu. (5) Ngân hàng ghi Nợ vào tài khoản người nhập khẩu. 2. Lưu thông séc qua hai ngân hàng. (5) Ngân hàng bên xuất khẩu Ngân hàng bên xuất khẩu (4) (5) (3) (6) (2) Người xuất khẩu Người xuất khẩu (1) (1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu. (2) Người nhập khẩu ký Séc thanh toán (3) Trong thời hiệu của Séc, người xuất khẩu nộp séc vào ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ghi trên séc. (4) Ngân hàng bên người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng bên người nhập khẩu thanh toán tiền Séc. (5) Ngân hàng bên người nhập khẩu trích tài khoản của người nhập khẩu trả cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng bên người xuất khẩu. (6) Quyết toán Séc giữa ngân hàng và người nhập khẩu. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 39
  40. Thanh toán quốc tế   40 CHƯƠNG IV: CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ QUI ĐỊNH TRONG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ mà đôi bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được qui định lại thành những điều kiện gọi là điều kiện thanh toán quốc tế. Các điều kiện đó là: - Điều kiện về tiền tệ. - Điều kiện về địa điểm. - Điều kiện về thời gian. - Điều kiện về thương thức thanh toán. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toán quốc tế. Những điều kiện này được thể hiện ra trong các điều khoản thanh toán của các hiệp định thương mại, các hiệp định trả tiền kí kết giữa các nước, của các hợp đồng mua bán ngoại thương kí kết giữa người mua và người bán. Trong nghiệp vụ mua bán với các nước, chúng ta cần phải nghiên cứu kĩ các điều kiện thanh toán quốc tế để có thể vận dụng chúng một cách tốt nhất trong việc kí kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương nhằm phục tùng các yêu cầu chính sách kinh tế đối ngoại và đạt được các yêu cầu sau đây: Khi xuất khẩu: - Đảm bảo chắc chắn thu được đúng, dủ, kịp thời tiền hàng, thu về càng nhanh càng tốt. - Bảo đảm giữ vững giá trị thực tế của số thu nhập ngoại tệ khi có những biến động của tiền tệ xảy ra. - Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, củng cố và mở rộng thị trường và phát triển thêm thị trường mới. Khi nhập khẩu: - Bảo đảm chắc chắn nhập được hàng đúng số lượng và chất lượng, đúng thời hạn. - Trong các điều kiện khác không thay đổi thì trả tiền càng chậm càng tốt. - Góp phần làm cho việc nhập khẩu của ta theo đúng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân một cách thuận lợi. I.ĐIỀU KIỆN TIỀN TỆ. Trong thanh toán quốc tế, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định trong một nước nào đó, vì vậy trong các hiệp định và hợp đồng đều có qui định điều kiện tiền tệ. Điều kiện tiền tệ là chỉ việc sử dụng các loại tiền nào đó để tính toán và thanh toán hợp đồng và hiệp định kí kết giữa các nước, đồng thời qui định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động. 1. Phân loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế a. Căn cứ vào phạm vi sử dụng tiền tệ, người ta chia ra làm 3 loại tiền sau đây: Khoa Tài chính – Kế toán Trang 40
  41. Thanh toán quốc tế   41 - Tiền tệ thế giới (world currency) là vàng. Hiện nay chưa có vật nào khác có thể thay thế cho vàng thực hiện chức năng tiền tệ thế giới. - Tiền tệ quốc tế (International curency) là các đồng tiền hiệp định thuộc các khối kinh tế tài chính quốc tế như SDR, EUR trước đây. - Tiền tệ quốc gia (National money) - là tiền tệ của từng nước như USD, GBP, VND b. Căn cứ vào sự chuyển đổi của tiền tệ, chia ra thành 3 loại tiền sau đây: - Tiền tệ tự do chuyển đổi (Free convertible currency) là những đồng tiền quốc gia có thể được chuyển đổi tự do ra các đồng tiền khác. Có 2 loại tiền tệ tự do chuyển đổi: tự do chuyển đổi toàn bộ và tự do chuyển đổi từng phần. Đồng tiền nào mà việc chuyển đổi của nó phụ thuộc vào một trong ba điều qui định chuyển đổi sau đây thì gọi là tự do chuyển đổi từng phần: + Chủ thể chuyển đổi. + Mức độ chuyển đổi. + Nguồn thu nhập tiền tệ từ đâu mà ra. - Tiền tệ chuyển nhượng (Transferable currency) là tiền tệ được quyền chuyển nhượng từ người này qua người khác qua hệ thống tài khoản mở tại ngân hàng. - Tiền tệ clearing currency là tiền tệ ghi trên tài khoản và không được chuyển dịch sang một tài khoản khác. c. Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ, chia làm 2 loại tiền tệ sau đây: - Tiền mặt (cash) là tiền giấy của từng quốc gia riêng biệt. Tỷ trọng tiền mặt trong thanh toán quốc tế rất không đáng kể. - Tiền tín dụng (credit currency) là tiền tài khoản, tiền ghi sổ. Hình thức tồn tại của tiền tín dụng là các phương tiện thanh toán quốc tế như hối phiếu, sec, T/T, M/T Tiền tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong thanh toán quốc tế. d. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền tệ trong thanh toán, chia làm 2 loại: - Tiền tệ tính toán ( Account currency) là tiền tệ được dùng để thể hiện giá cả và tính toán tổng trị giá hợp đồng. - Tiền tệ thanh toán (Payment currency) là tiền tệ được dùng để thanh toán nợ nần, thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Việc sử dụng đồng tiền nào là tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương trong hiệp định thương mại và trả tiền giữa các nước nói chung phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: - Sự so sánh lực lượng của hai bên mua và bán. - Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế. - Tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới. - Đồng tiền thanh toán thống nhất trong các khu vực kinh tế trên thế giới. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 41
  42. Thanh toán quốc tế   42 Khi tiến hành thanh toán, bên nào cũng muốn dùng đồng tiền của nước mình vì có những điểm lợi sau đây: - Có thể qua đó nâng cao địa vị đồng tiền nước mình trên thị trường thế giới. - Không phải dùng đến ngoại tệ để trả nợ nước ngoài. - Có thể tránh được rủi ro do tỷ giá tiền tệ nước ngoài biến động gây ra. - Có thể tạo điều kiện tăng thêm xuất khẩu hàng của nước mình. Địa vị của yên Nhật Bản, trong những năm gần đây được nâng cao nhờ cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán vãng lai của họ thường dư thừa, nhưng đồng tiền này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế như bảng Anh và đôla Mỹ, vì tỷ trọng xuất nhập khẩu trong mậu dịch quốc tế của nước này chưa lớn lắm so với Anh, Mỹ và khối lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tế của thị trường ngoại hối ở nước này không nhiều bằng thị trường London và New York. Đồng Phrăng Thuỵ Sĩ từ lâu nay được coi là đồng tiền tự do “cứng” trên thế giới, nhưng vì ngoại thương của nước này chiếm tỷ trọng nhỏ trong mậu dịch quốc tế, thị trường vốn của nước này bé nhỏ, nên Phrăng Thuỵ Sĩ không được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Trong thanh toán ngoại thương, có những mặt hàng phải thanh toán bằng một loại tiền tệ nhất định thường là những hàng nguyên liệu quan trọng đã bị một số ít nước khống chế từ lâu về sản xuất và tiêu thụ, các nước này đã biến việc dùng loại tiền tệ đó để thanh toán “tập quán quốc tế”. Ví dụ mua bán cao su, thiếc và một số kim loại màu khác thường thanh toán bằng bảng Anh, dầu hoả bằng đôla Mỹ 2. Điều kiện đảm bảo hối đoái. Khủng hoảng thu chi quốc tế của các nước làm cho tiền tệ thường xuyên biến động. Vì vậy, các khoản ngoại hối có thể bị tổn thất do ngoại hối đó sụt giá hoặc những khoản chi ngoại hối có thể bị tổn thất do ngoại hối đó tăng giá. Để tránh khỏi những tổn thất đó, trong các hiệp định và trong các hợp đồng mua bán ngoại thương thương qui định các điều kiện bảo lưu nhằm bảo đảm giá trị thực tế của các khoản thu nhập bằng tiền khi tiền tệ lên xuống thất thường được gọi là điều kiện bảo đảm hối đoái. Những điều kiện đảm bảo hối đoái thường dùng trong thanh toán quốc tế về ngoại thương như sau: a. Điều kiện bảo đảm vàng. Hình thức giản đơn nhất của điều kiện đảm bảo vàng là giá cả hàng hoá và tổng trị giá hợp đồng được trực tiếp qui định bằng một số lượng vàng nhất định. Ví dụ: 1tấn đường = 65 g vàng nguyên chất, tổng giá trị của hợp đồng 1.000 tấn đường = 65 kg vàng nguyên chất. Trong thực tế mậu dịch quốc tế, người ta không sử dụng hình thức này, vì trong thanh toán quốc tế về ngoại thương hiện nay, người ta không dùng vàng để thể hiện giá cả và để chi trả mà chủ yếu dùng ngoại tệ và dùng các phương tiện thanh toán quốc tế trong thanh toán để thanh toán bù trừ. Hình thức thường dùng của điều kiện đảm bảo vàng là giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng mua bán được quy định bằng một đồng tiền nào đó và xác định giá trị giá trị vàng của đồng tiền này. Nếu giá trị vàng của đồng tiền đó thay đổi thì giá Khoa Tài chính – Kế toán Trang 42
  43. Thanh toán quốc tế   43 cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng mua bán phải được điều chỉnh lại một cách tương ứng. Giá trị vàng của tiền tệ đựoc biểu hiện qua hàm lượng vàng và giá vàng trên thị trường, vì vậy, có 2 cách đảm bảo khác nhau: - Giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng đều dùng một đồng tiền để tính toán và thanh toán, đồng thời qui định hàm lượng vàng của đồng tiền đó, khi trả tiền nếu hàm lượng vàng của đồng tiền đã thay đổi thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng mua bán cũng được điều chỉnh lại một cách tương ứng. Ví dụ, khi kí hợp đồng, giá 1 tấn gạo = 25 bảng Anh, tổng giá trị hợp đồng là 25.000 bảng Anh, hàm lượng vàng của bảng Anh là 2,48828 gam vàng nguyên chất, đến khi trả tiền hàm lượng vàng của bảng Anh giảm 14,3% tức là giảm còn 2,13281 gam thì giá 1 tấn gạo sẽ được điều chỉnh lên 29,170 bảng Anh và tổng trị giá hợp đồng là 29.170 bảng Anh (sức mua của đồng bảng Anh giảm 16,6%). Cách đảm bảo này chỉ có thể áp dụng đối với những đồng tiền đã công bố hàm lượng vàng và chỉ có tác dụng trong trường hợp chính phủ công bố chính thức đánh sụt hàm lượng vàng của đồng tiền xuống. Trong điều kiện hiện nay, tiền tệ không được tự do chuyển đổi ra vàng thì giá trị thực tế của đồng tiền không phải hoàn toàn do hàm lượng vàng quyết định. Mặt khác, mức độ đánh sụt hàm lượng vàng đồng tiền của chính phủ các nước thường không phản ánh đúng mức độ sụt giá thực tế của đồng tiền đó. Vì vậy, hiệu quả của cách bảo đảm này chỉ có giá trị tương đối mà thôi. Do vậy, cách đảm bảo này ít được dùng. - Giá cả hàng hoá và tổng trị giá hợp đồng mua bán đều dùng một đồng tiền để tính toán và thanh toán, đồng thời qui định giá vàng lúc đó trên một thị trường nhất định làm cơ sở đảm bảo. Khi trả tiền nếu giá vàng trên thị trường đó thay đổi đến một tỷ lệ nhất định hoặc với bất cứ một tỷ lệ nào so với giá vàng lúc kí kết hợp đồng thì giá cả hàng hoá và tổng trị giá hợp đồng mua bán cũng sẽ được điều chỉnh một cách tương ứng. Cũng ví dụ trên, giá vàng trên thị trường London qui định lúc kí kết hợp đồng là 15 bảng Anh 1 ounce vàng nguyên chất, khi trả tiền giá vàng trên thị trường này tăng lên 18 bảng Anh (tức là tăng 20%) 1 ounce thì giá cả một tấn gạo sẽ được điều chỉnh lên 30 bảng Anh và tổng trị giá hợp đồng tăng lên 30.000 bảng Anh. Cách bảo đảm dựa vào giá vàng nói chung phản ánh nhạy bén tính hình biến động của tiền tệ lên xuống, nhưng cũng không bảo đảm chính xác, bởi vì hiện nay vàng trở thành một hàng hoá đặc biệt vì đầu cơ rất lớn, giá vàng trên thị trường biến động mãnh liệt, có khi vượt xa biến động của giá cả hàng hoá và tỉ giá hối đoái. Mặt khác, có những nước mà đồng tiền nước đó không có liên hệ trực tiếp với vàng, ở những nước này lại không có thị trường vàng tự do, giá vàng chính thức do nhà nước qui định thường là không phù hợp với giá vàng thực tế thì cách đảm bảo này không những thiếu chính xác mà còn tỏ ra kém tác dụng nữa. Trong trường hợp tại nước mà đồng tiền nước đó được dùng để thanh toán, không có thị trường vàng tự do hoặc thị trường vàng nước đó không thể nói rõ được tình hình thực tế của giá vàng thì người ta có thể căn cứ vào giá vàng trên thị Khoa Tài chính – Kế toán Trang 43
  44. Thanh toán quốc tế   44 trường vàng của một nước khác. Ví dụ, tổng trị giá hợp đồng là 1.000.000 curon Đan Mạch (hàm lượng vàng của curon Đan Mạch là 0,12866 gam vàng nguyên chất). Khi trả tiền căn cứ vào giá vàng tại thị trường London ngày hôm trước ngày trả tiền của số vàng ngang với trị giá của 1.000.000 curon Đan Mạch (128,66 kg vàng) và tỷ giá bán curon Đan Mạch trên thị trường London của ngày hôm trước hôm trả tiền nhưng số curon này không được ít hơn 1.000.000 curon Đan Mạch. Người bán hàng có quyền không dùng tỷ giá này mà yêu cầu dùng tỷ giá điện hối cao bán bảng Anh của ngày hôm trước hôm trả tiền tại Copenhagen. b. Điều kiện bảo đảm ngoại hối Lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định mối quan hệ tỷ giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị của tiền tệ thanh toán là điều kiện đảm bảo ngoại hối. Điều kiện đảm bảo ngoại hối có hai cách qui định sau đây: - Trong hợp đồng qui định đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là một loại tiền, đồng thời xác định tỷ giá giữa đồng tiền đó với một đồng tiền khác (thường là đồng tiền tương đối ổn định). Đến khi trả tiền, nếu tỷ giá đó thay đổi thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng phải được điều chỉnh một cách tương ứng. Ví dụ: Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là SGD, một hợp đồng có giá trị 1.000.000 SGD, xác định quan hệ tỷ giá với GBP là đồng tiền tương đối ổn định là 1GBP = 2,2SGD, đến khi thanh toán, tỷ giá thay đổi là 1GBP = 2,42 SGD thì tổng giá trị hợp đồng phải được điều chỉnh là 1.100.000 SGD (đồng SGD giảm giá 10% so với GBP, nên tổng giá trị hợp đồng phải tăng 10%). - Trong hợp đồng qui định đồng tiền tính toán là một đồng tiền (thường là đồng tiền tương đối ổn định) và thanh toán bằng một đồng tiền khác (tuỳ thuộc vào sự thoả thuận trong hợp đồng). Khi trả tiền căn cứ vào tỷ giá giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán để tính ra số tiền phải trả là bao nhiêu. Ví dụ: Trong hợp đồng lấy GBP làm đồng tiền tính toán và tổng giá trị hợp đồng là 1.000.000 GBP và hợp đồng thoả thuận thanh toán bằng JPY. Đến thời điểm thanh toán tỷ giá giữa GPB và JPY là 1GBP = 210JPY thì tổng giá trị hợp đồng phải thanh toán là 1.000.000*210 = 210 triệu JPY. Đây là cách thường dùng trong thanh toán quốc tế hiện nay. Trong hai cách đảm bảo ngoại hối này, cần chú ý đến vấn đề tỷ giá lúc thanh toán căn cứ vào tỷ giá nào. Thường là lấy tỷ giá trung bình giữa tỷ giá cao và tỷ giá thấp vào ngày hôm trước hôm trả tiền. Trong trường hợp hai đồng tiền cùng sụt giá một mức độ như nhau thì điều kiện đảm bảo ngoại hối này mất tác dụng. Ngoài ra, người ta còn có thể kết hợp cả hai điều kiện đảm bảo vàng và đảm bảo ngoại hối để đảm bảo giá trị của tiền tệ, còn gọi là điều kiện đảm bảo hỗn hợp. Với điều kiện này, trong hợp đồng qui định giá cả hàng hoá căn cứ vào một đồng tiền tương đối ổn định và xác định hàm lượng vàng của đồng tiền này. Đến lúc trả tiền nếu hàm lượng đã thay đổi thì giá cả hàng hoá phải được điều chỉnh lại một cách tương ứng. Đồng thời trả tiền tính bằng một đồng tiền khác căn cứ vào tỷ giá ngoại hối trung bình giữa tỷ giá cao và tỷ giá thấp giữa nó và đồng tiền tính toán tại thị trường của nước có đồng tiền tính toán vào ngày hôm trước hôm thanh toán. Khoa Tài chính – Kế toán Trang 44
  45. Thanh toán quốc tế   45 Ví dụ: Giá hàng tính bằng bảng Anh có hàm lượng vàng là 2,13281 gam vàng nguyên chất, trả tiền bằng đồng curon Thuỵ Điển căn cứ vào tỷ giá ngoại hối trung bình giữa tỷ giá cao và tỷ giá thấp giữa curon và bảng Anh tại London vào ngày hôm trước hôm trả tiền. c. Điều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ Trong điều kiện hiện nay, khi mà hàm lượng vàng của tiền tệ không còn có ý nghĩa thiết thực đối với việc xác định tỷ giá hối đoái, hệ thống tỷ giá cố định dưới mọi hình thức đã bị tan vỡ, tỷ giá hoạt động trên thị trường thế giới bị biến động dữ dội và “thả nổi” tự do, sức mua của tiền tệ của nhiều nước giảm sút nghiêm trọng, thì việc áp dụng các điều kiện bảo đảm hối đoái nói trên không còn có ý nghĩa thiết thực nữa (trừ đảm bảo theo giá vàng). Để khắc phục tình hình trên, người ta phải dựa vào nhiều ngoại tệ của nhiều nước để đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập bằng ngoại tệ trên hợp đồng. Cách đảm bảo đó được gọi đảm bảo hối đoái theo “rổ” ngoại tệ được chọn. Khi áp dụng bảo đảm hối đoái theo “rổ” tiền tệ này, các bên phải thống nhất lựa chọn số lượng ngoại tệ đưa vào “rổ” và cách lấy tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ đó so với đồng tiền được đảm bảo vào lúc kí kết hợp đồng và lúc thanh toán, để điều chỉnh tổng giá trị của hợp đồng đó. Đảm bảo ngoại hối theo “rổ” tiền tệ có thể được thực hiện bằng hai cách: Một là, tổng trị giá hợp đồng được điều chỉnh căn cứ vào mức bình quân tỷ lệ biến động của tỷ giá hối đoái cả “rổ” tiền tệ. Ví dụ: Tên ngoại tệ Tỷ giá USD % biến đưa vào Ngày kí hợp đồng Ngày thanh toán động USD “rổ” (1) (2) GBP 0,7320 0,6588 -10,00 CHF 1,2150 1,1178 -8,00 CAD 1,1230 1,0555 -6,00 SGD 1,7260 1,6397 -5,00 Cả “rổ” 4,7960 4,4718 -29 Như vậy, mức bình quân tỷ lệ biến động của tỷ giá hối đoái cả “rổ” tiền tệ là: -29 = - 7,25% 4 Và tổng giá trị của hợp đồng mua bán ngoại thương này sẽ được điều chỉnh lên 107,25%. - Hai là, tổng giá trị hợp đồng được điều chỉnh căn cứ vào tỷ lệ biến động của bình quân tỷ giá hối đoái của cả “rổ” tiền tệ vào lúc thanh toán so với lúc kí kết hợp đồng. - Cũng với ví dụ trên: Khoa Tài chính – Kế toán Trang 45