Giáo trình Tin hục ứng dụng ngành may 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tin hục ứng dụng ngành may 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_tin_huc_ung_dung_nganh_may_1.pdf
Nội dung text: Giáo trình Tin hục ứng dụng ngành may 1
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG oOo GIÁO TRÌNH TIN HỌC ỨNG DỤNG NGÀNH MAY 1 Biên soạn: GV-ThS. Nguyễn Tuấn Anh TP.HCM, ngày 28/03/2010 Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 1
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY VI TÍNH 7 1.1. LỊCH SỬ MÁY TÍNH CÁ NHÂN 7 1.1.1. Lịch sử phát triển máy tính 7 1.1.2. Phân loại máy tính 9 1.2. PHẦN MỀM VÀ PHẦN CỨNG. 10 1.2.1. Phần mềm (Software) 10 1.2.2. Phần cứng (Hardware) 11 1.3. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY VI TÍNH 13 1.3.1. Thùng máy và nguồn - Case and Power 13 1.3.2. Bo mạch chủ - Mainboard 15 1.3.3. Đơn vị xử lý trung tâm - CPU 20 1.3.4. Bộ nhớ ngẫu nhiên - RAM. 23 1.3.5. Ổ mềm - FDD. 26 1.3.6. Ổ cứng - HDD 26 1.3.7. Ổ quang - CDROM 29 1.3.8. Thiết bị ngoại vi. 31 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG SẢN XUẤT MAY MẶC 39 2.1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CAD∕CAM 39 2.1.1. Một số khái niệm 39 2.1.2. Mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của CAD/CAM: 40 2.1.3. Tình hình ứng dụng hệ thống CAD∕CAM tại Việt Nam 40 2.2. ỨNG DỤNG CAD∕CAM TRONG MAY MẶC 41 2.2.1. Tình hình ứng CAD∕CAM trong ngành may mặc 41 2.2.2. Giới thiệu về một số hệ thống CAD∕CAM trong ngành may mặc 42 2.2.3. Giới thiệu hệ thống cắt trải vải tự động và chuyền treo (Hanger) 44 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CORELDRAW THIẾT KẾ CÁC SẢN PHẨM MAY MẶC VÀ THỜI TRANG 49 Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 2
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh 3.1. GIỚI THIỆU 49 3.1.1. CorelDraw là gì 49 3.1.2. Cài đặt CorelDraw 49 3.1.3. Khởi động CorelDraw X3. 49 3.1.4. Hộp thoại Welcome to CorelDraw 50 3.1.5. Giới thiệu màn hình 50 3.1.6. Một số phím tắt 51 3.1.7. Một số thuật ngữ 52 3.1.8. Quản lý dữ liệu CorelDraw 52 3.1.9. In ấn 53 3.1.10. Các chế độ xem màn hình trong CorelDraw 53 3.1.11. Thiết lập một số thuộc tính ban đầu 54 3.2. CÔNG CỤ VẼ TRONG CORELDRAW 55 3.2.1. Công cụ chọn và chỉnh sửa 55 3.2.2. Công cụ vẽ đường nét 58 3.2.3. Vẽ các đối tượng cơ bản 61 3.3. BIẾN ĐỔI ĐỐI TƯỢNG TRONG CORELDRAW 64 3.3.1. Biến đổi vị trí (Position) 64 3.3.2. Biến đổi xoay (Rotate) 64 3.3.3. Biến đổi tỷ lệ, co giãn (Scale and mirror) 65 3.3.4. Biến đổi kích thước (Size) 65 3.3.5. Biến đổi xô nghiêng (Skew) 65 3.3.6. Cắt, xén, hàn, nối đối tượng (Shaping) 66 3.3.7. Nhóm, liên kết, khóa đối tượng 68 3.3.8. Sắp xếp thứ tự đối tượng (Order) 68 3.3.9. Phân bố, gióng hàng các đối tượng (Align and Distribute) 69 3.4. MÀU SẮC CỦA ĐỐI TƯỢNG 70 3.4.1. Màu sắc trong tin học 70 3.4.2. Thiết lập màu sắc cho đường nét (Outline) 70 3.4.3. Tô màu cho đối tượng (Fill) 71 3.4.4. Công cụ tô màu (Interactive Fill tool) 73 Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 3
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh 3.5. VĂN BẢN TRONG CORELDRAW 73 3.5.1. Các dạng văn bản 73 3.5.2. Đặt văn bản lên đường dẫn mở 74 3.5.3. Đặt văn bản theo đường dẫn đóng 74 3.5.4. Chèn ký tự vào dòng văn bản 75 3.5.5. Đặt văn bản vào trong đối tượng đóng 75 3.6. CÁC HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT TRONG CORELDRAW 75 3.6.1. Hiệu ứng tạo các đối tượng trung gian (Blend) 75 3.6.2. Hiệu ứng tạo hình bao (Envelope) 78 3.6.3. Hiệu ứng tạo các đối tượng đồng tâm (Contour) 79 3.6.4. Hiệu ứng tạo chiều thứ 3 (Extrude) 80 3.6.5. Hiệu ứng tạo bóng đổ (DropShadow) 81 3.6.6. Hiệu ứng làm biến dạng đối tượng (Distortion) 82 3.6.7. Hiệu ứng tạo độ trong suốt (Transparency) 83 3.6.8. Hiệu ứng nhìn qua thấu kính (Lens) 84 3.6.9. Hiệu ứng tạo phối cảnh (Add Perpective) 85 3.6.10. Hiệu ứng đặt hình ảnh vào trong một đối tượng (PowerClip) 86 3.7. ỨNG DỤNG CORELDRAW TRONG NGÀNH MAY MẶC 87 3.7.1. Ứng dụng CorelDraw thiết kế logo 87 3.7.2. Một số ứng dụng CorelDraw trong lĩnh vực Dệt - May - Thời trang 89 3.7.3. Ứng dụng CorelDraw vẽ phác họa trang phục 91 3.7.4. Ứng dụng CorelDraw vẽ chi tiết trang phục 98 3.7.5. Ứng dụng CorelDraw thiết lập tài liệu kỹ thuật 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 4
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh LỜI NÓI ĐẦU Công nghệ thông tin (CNTT) có vai trò cực kỳ to lớn trong cuộc sống hiện đại. CNTT góp mặt trong hầu hết các lĩnh vực từ công nghiệp cho đến nông nghiệp, từ những ngành phức tạp như nghiên cứu không gian vũ trụ cho đến những ngành giải trí đơn thuần như game, truyền hình Nhờ CNTT các quốc gia thu hẹp được khoảng cách không gian, thu ngắn thời gian di chuyển, nhờ CNTT tốc độ phát triển kinh tế, kỹ thuật trên thế giới được đẩy nhanh vượt bậc. Minh chứng cho những điều này đó là sự xuất hiện của trí thông minh nhân tạo, được xem là nguồn tài nguyên tiềm năng đưa loài người vươn xa hơn nữa. CNTT còn là chìa khóa giúp nhiều ngành nghề phát triển, đặc biệt là đối với các ngành khoa học cơ bản như toán học, vật lý, hóa học chính là nền tảng đưa các ngành khoa học liên quan phát triển xứng tầm. Bên cạnh đó, nhờ CNTT con người có một cuộc sống tiện nghi hơn bao giờ hết, cơ hội tiếp cận được với nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại một cách nhanh chóng, khám phá ra những điều mới mẻ của cuộc sống Thời điểm này, con người đã sẵn sàng bước vào một kỷ nguyên sáng rực nhất trong lịch sử tiến hóa của mình - kỷ nguyên của Công nghệ thông tin. Hòa vào sự phát triển chung của các ngành khoa học kỹ thuật, ngành Công nghệ Dệt - May - Thời trang cũng đang có những bước tiến dài và mạnh mẽ. CNTT đã len lỏi vào trong nhiều công đoạn của quá trình sản xuất, trên cả những mặt hàng quần áo thông thường hay những sản phẩm thời trang cao cấp. Nhờ CNTT, việc tự động hóa sản xuất ngành may đạt hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm thời gian, nhân công, chi phí sản xuất. Mặc dù vậy, so với các ngành công nghiệp dịch vụ khác như cơ khí, xây dựng hay viễn thông thì mức độ tin học hóa sản xuất của ngành may vẫn chưa cao và chưa đồng bộ. Phần lớn CNTT chỉ được áp dụng ở một số khâu triển khai sản xuất nhất định như khâu thiết kế sản phẩm còn ở các khâu khác trong quá trình sản xuất việc ứng dụng CNTT còn gặp nhiều trở ngại. Những lý do chính khiến việc áp dụng CNTT vào trong sản xuất may mặc chưa đạt hiệu quả mong muốn đó là đặc thù của ngành rất khó tin học hóa, chưa có sự đầu tư cao về tin học mặc dù lợi nhuận từ đó không phải là nhỏ, trình độ lao động ngành may còn nhiều hạn chế Những năm gần đây, nhiều tập đoàn sản xuất phần cứng và phần mềm nổi tiếng trên thế giới đã xâm nhập vào lĩnh vực may mặc trong đó phải kể đến Lectra hay GGT. Bên cạnh đó sự cạnh tranh về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm diễn ra ngày càng gay gắt khiến các doanh nghiệp Dệt - May - Thời trang phải nỗ lực đưa công nghệ mới vào sản xuất, trong đó việc ứng dụng CNTT được xem là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển hay thành công của một doanh nghiệp. Đào tạo nguồn nhân lực cao, am hiểu về CNTT cho ngành Dệt - May - Thời trang là một trong những định hướng phát triển vững bền và hiệu quả cho mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này. Khoa Công nghệ May và Thời trang thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là nơi hỗ trợ đắc lực Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 5
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh nguồn nhân lực ngành may và thời trang cho cả nước. Khoa đã đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, phù hợp với đặc điểm phát triển chung của ngành. Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành, các nội dung về CNTT cũng đang được khoa tăng thời lượng. Sinh viên ngành may ngoài việc phải biết các phần mềm thông dụng như xử lý văn bản, xử lý số liệu, mạng Internet thì việc thành thạo các phần mềm chuyên ngành đóng vai trò hết sức quan trọng. Thực tế, để tiếp cận sâu về CNTT, khoa đã ứng dụng CNTT vào quá trình giảng dạy và học tập để sinh viên làm quen với môi trường máy tính. Đặc biệt là các nội dung giảng dạy về CNTT đã được chọn lọc và mang tính thực tiễn cao. Nằm trong khối kiến thức về CNTT, môn học “Tin học ứng dụng ngành may 1” giúp sinh viên ngành may nắm bắt những kiến thức cơ bản về tin học, có thể vận dụng cụ thể vào trong sản xuất ngành may sau khi ra trường. Khối lượng kiến thức này không những cần thiết đối với sinh viên ngành may để đi làm trong các doanh nghiệp mà còn là cơ sở để các em tiếp cận được với các môn học khác dễ dàng hơn nhờ hiểu biết về máy tính và sự liên quan chặt chẽ giữa CNTT đối với khối kiến thức chuyên ngành khác. Nội dung môn học “Tin học ứng dụng ngành may 1” được chia làm ba phần: - Phần một trình bày tổng quan kiến thức về máy vi tính như phần cứng, phần mềm, nguyên lý hoạt động, cấu tạo và chức năng của những thiết bị nội vi, ngoại vi - Phần hai giới thiệu về tình hình ứng dụng CNTT trong ngành may, những khó khăn, thuận lợi và khả năng ứng dụng CNTT vào trong các quá trình sản xuất của ngành may. - Phần ba giới thiệu phần mềm CorelDraw, một phần mềm nổi tiếng và hữu ích đối với lĩnh vực thiết kế đồ họa. Qua đó cũng giới thiệu về những khả năng ứng dụng của CorelDraw trong thực tế ngành may và thời trang. Những nội dung tiếp theo về các phần mềm chuyên ngành may được đề cập trong môn học Tin học ứng dụng ngành may 2. Trong quá trình biên soạn tài liệu này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót không mong muốn, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, các em sinh viên và quí vị độc giả để chúng tôi hoàn thiện tài liệu này hơn trong lần chỉnh sửa sau. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 6
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÁY VI TÍNH 1.1. LỊCH SỬ MÁY TÍNH CÁ NHÂN. 1.1.1. Lịch sử phát triển máy tính cá nhân. Năm 1975 công ty MITS (Mỹ) giới thiệu chiếc máy tính cá nhân Altair đầu tiên trên thế giới, chiếc máy này sử dụng bộ vi xử lý 8080 của Intel, không có màn hình mà chỉ hiện kết quả thông qua các đèn Led. Năm 1977 công ty Apple đưa ra thị trường máy tính Apple II có màn hình và bàn phím đầu tiên. (a) (b) (c) Máy tính Altair (a) và Apple II (b, c) Năm 1981 công ty IBM sản xuất máy tính cá nhân (PC) có hệ thống mở, tức là máy có nhiều khe cắm mở rộng để có thể cắm thêm phụ kiện quan trọng, thiết kế này đã phát triển thành tiêu chuẩn của máy tính ngày nay. Công ty IBM (một công ty khổng lồ lúc đó) đã tìm đến một công ty nhỏ có tên là Microsoft để thuê viết phần mềm cho máy tính PC của mình, kể từ đó Microsoft trở thành công ty phần mềm lớn nhất thế giới. Sau khi phát minh ra chuẩn PC mở rộng, IBM đã cho phép các nhà sản xuất PC trên thế giới bắt chước (nhái) theo chuẩn này và chuẩn máy tính IBM PC đã nhanh chóng phát triển thành hệ thống sản xuất máy PC khổng lồ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, IBM đã không có thỏa thuận độc quyền về MS DOS cho nên Microsoft có thể bán hệ điều hành MS DOS cho bất cứ ai, vì vậy mà Microsoft đã nhanh chóng trở thành một công ty lớn mạnh. Phần mềm PC đã được Microsoft kiểm soát và thống trị trong suốt quá trình phát triển của máy tính cá nhân. + Từ năm 1981 đến 1990 là hệ điều hành MS DOS phát triển qua nhiều phiên bản và đã có trên 80% máy tính PC trên thế giới sử dụng hệ điều hành này. + Năm 1991 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 3.1 và có trên 90% máy tính PC trên thế giới sử dụng. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 7
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh + Năm 1995 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 95 và có khoảng 95% máy tính PC trên thế giới sử dụng. + Năm 1998 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 98 và có trên 95% máy tính PC trên thế giới sử dụng. + Năm 2000 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 2000 và năm 2002 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window XP với khoảng 97% máy tính PC sử dụng. Năm 2007 xuất hiện hệ điều hành Window Vista nhưng đã không được đón nhận, năm 2010 Microsoft đã đưa ra phiên bản Window 7 thay thế hệ điều hành Vista và đã qua giai đoạn thử nghiệm. Hiện nay có trên 95% máy tính cá nhân trên thế giới sử dụng các sản phẩm Windows của Microsoft, vì vậy các công ty sản xuất thiết bị ngoại vi muốn bán được ra thị trường thì phải có trình điều khiển do Microsoft cung cấp hoặc một thoả thuận với Microsoft để sản phẩm ấy được Windows hỗ trợ. Một thiết bị máy tính không được Window hỗ trợ thì coi như không bán cho ai được, đó là lý do làm cho Microsoft trở thành không những là nhà thống trị phần mềm mà còn đóng vai trò điều khiển sự phát triển phần cứng PC. IBM là nhà phát minh và phát triển hệ thống máy tính PC nhưng họ chỉ nắm được quyền kiểm soát trong 7 năm từ 1981 đến 1987, sau đó quyền kiểm soát đã thuộc về công ty Intel (Intel được thành lập năm 1968 với mục tiêu sản xuất các chip nhớ). + Năm 1971 Intel đã phát minh ra bộ vi xử lý đầu tiên có tên 4004 có tốc độ là 0.1MHz. Bộ vi xử lý đầu tiên của Intel 4004 + Năm 1972 Intel giới thiệu chipset 8008 có tốc độ 0.2MHz. + Năm 1979 Intel giới thiệu chipset 8088 có tốc độ 5MHz hãng IBM đã sử dụng để lắp cho chiếc PC đầu tiên của mình. + Năm 1988 Intel giới thiệu chipset 386 có tốc độ 75MHz. + Năm 1990 Intel giới thiệu chipset 486 có tốc độ 100-133MHz. + Năm 1993-1996 Intel giới thiệu chipset 586 có tốc độ 166-200MHz. + Năm 1997-1998 Intel giới thiệu chipset Pentiun 2 có tốc độ 233-450MHz + Năm 1999-2000 Intel giới thiệu chipset Pentium 3 có tốc độ 500-1200MHz Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 8
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh + Từ năm 2001 đến nay Intel giới thiệu chipset Pentium 4 có tốc độ từ 1500MHz đến 3800MHz và nhiều chip khác mà vẫn chưa có giới hạn. Intel không những dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản suất CPU mà còn là nhà cung cấp hàng đầu về Chipset và Mainboard kể từ năm 1994 đến nay. IBM và Compact là hai nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới trong những năm 1981 đến 1997, hai công ty này đã cung cấp phần lớn máy tính cá nhân cho thị trường thế giới trong thập niên 90 của thế kỷ trước, các công ty này đã sử dụng bộ xử lý của Intel và thuê công ty Microsoft viết hệ điều hành. Máy vi tính hiện nay của hãng IBM và hãng Compact 1.1.2. Phân loại máy tính. a. Phân loại theo chức năng sử dụng. - Mainframe là một siêu máy tính của hãng IBM với tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay. Đây là những máy tính có cấu hình phần cứng lớn, tốc độ xử lý cao được dùng trong các công việc đòi hỏi tính toán lớn như làm máy chủ phục vụ mạng Internet, máy chủ để tính toán phục vụ dự báo thời tiết, vũ trụ - PC (Personal Computer - Máy vi tính cá nhân) là tên gọi khác của máy tính để bàn (Desktop), đây là loại máy tính thông dụng nhất hiện nay. - Laptop, Desknote, Notebook là những máy tính xách tay, kê đùi tiện ích cho việc di chuyển, giảng dạy và hội thảo. - PDA (Personal Digital Assistant) là những thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân có các tên gọi khác như máy tính cầm tay, máy tính bỏ túi (Pocket PC). Ngày nay rất nhiều điện thoại di động có tính năng của một PDA. Mainframe, PC, Laptop và PDA b. Phân loại theo chức năng của thiết bị tin học. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 9
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh - Thiết bị nhập (Input Devices) là những thiết bị nhập dữ liệu vào máy tính như bàn phím, chuột, máy quét, máy scan - Thiết bị xử lý (Processing Devices) là những thiết bị xử lý dữ liệu bao gồm bộ vi xử lý, bo mạch chủ. - Thiết bị lưu trữ (Storage Devices) là những thiết bị lưu trữ dữ liệu gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. + Bộ nhớ trong bao gồm bộ nhớ chỉ đọc ROM, bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên RAM. + Bộ nhớ ngoài bao gồm ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD, DVD, ổ cứng USB, thẻ nhớ và các thiết bị lưu trữ khác. - Thiết bị xuất (Output Devices) là những thiết bị hiển thị và xuất dữ liệu từ máy tính như màn hình, đèn chiếu, máy in 1.2. PHẦN MỀM VÀ PHẦN CỨNG. 1.2.1. Phần mềm (Softwares). Phần mềm là tập hợp tất cả các câu lệnh do các nhà lập trình viết ra để hướng dẫn máy tính làm một số công việc cụ thể nào đó. Không như các thiết bị điện tử khác, máy vi tính không có phần mềm thì không thể hoạt động. Để có được phần mềm, các nhà lập trình phải sử dụng các ngôn ngữ lập trình để viết. Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ trung gian giữa ngôn ngữ giao tiếp của con người với ngôn ngữ của máy tính. Ngôn ngữ gần với ngôn ngữ con người thì được gọi là ngôn ngữ lập trình bậc cao, gần với ngôn ngữ máy tính được gọi là ngôn ngữ lập trình bậc thấp. Ngôn ngữ thông dịch giữa máy tính và con người a. Một số chương trình phần mềm thông dụng. - Trình điều khiển thiết bị - Driver Control: Đây là các chương trình làm việc trực tiếp với phần cứng, là lớp trung gian giữa hệ điều hành và thiết bị phần cứng. Các chương trình này thường được nạp vào trong bộ nhớ ROM trên Mainboard và trên các Card mở rộng, hoặc được tích hợp trong hệ điều hành và được tải vào bộ nhớ lúc máy khởi động. - Hệ điều hành - Operation System (OS): Là tập hợp của rất nhiều chương trình có nhiệm vụ quản lý tài nguyên máy tính, làm cầu nối giữa người sử dụng với Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 10
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh thiết bị phần cứng, ngoài ra hệ điều hành còn cho phép các nhà lập trình xây dựng các chương trình ứng dụng chạy trên nó. - Chương trình ứng dụng - Application Software: Là các chương trình chạy trên một hệ điều hành cụ thể, là công cụ cho người sử dụng khai thác tài nguyên máy vi tính. Ví dụ chương trình MS Word dùng soạn thảo văn bản, PhotoShop dùng xử lý ảnh, chương trình ACDSee dùng duyệt ảnh v.v 5 Người sử dụng Người sử dụng Người sử dụng 4 Chương trình ứng dụng Scandisk, Ghost, Turbo Word, Excel, PhotoShop 3 Hệ điều hành MS DOS Windows 2 Driver Trình điều khiển thiết bị Trình điều khiển thiết bị 1 Thiết bị phần cứng CPU, Mainboard, RAM, HDD, Card Video Phân bố phần mềm (Software) trên máy vi tính. b. Khai thác phần mềm trên máy vi tính. Máy vi tính với linh kiện chủ chốt là CPU - là một thiết bị điện tử đặc biệt làm việc theo các câu lệnh do con người lập trình. Về cơ bản CPU chỉ làm việc một cách máy móc theo những dòng lệnh có sẵn với một tốc độ cực nhanh khoảng vài trăm triệu lệnh/giây, vì vậy sự hoạt động của máy tính hoàn toàn phụ thuộc vào các câu lệnh bao gồm: + Lệnh nạp vào BIOS để hướng dẫn máy tính khởi động và kiểm tra thiết bị. + Hệ điều hành cài đặt trên ổ cứng như hệ điều hành MS-DOS, hệ điều hành Windows. + Chương trình cài đặt trên ổ cứng hay trên ổ CD-ROM. Khi kích hoạt vào một nút lệnh về thực chất là đã yêu cầu CPU thực hiện một đoạn chương trình của nút lệnh đó. Lưu ý: Virus cũng là phần mềm do những tin tặc (hacker) viết ra, thực chất đây là một đoạn lệnh điều khiển CPU thực thi các việc với ý đồ xấu. Ví dụ lệnh cho CPU copy và paste để nhân bản một file nào đó ra đầy ổ cứng hay tự động kích hoạt một chương trình nào đó chạy không theo ý muốn người dùng. Nếu không hiểu được bản chất phần mềm thì người sử dụng không diệt được các loại virus máy tính. 1.2.2. Phần cứng (Hardwares). Phần cứng là các thiết bị vật lý (có thể trực tiếp nhìn thấy) trong máy vi tính thường được điều khiển bằng các trình Driver. Tổng thể máy tính là một hệ thống gồm nhiều thiết bị được kết nối với nhau thông qua một bo mạch chủ, sự liên kết này được điều khiển bởi CPU và hệ thống phần mềm hướng dẫn. Mỗi thiết bị trong Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 11
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh hệ thống có một chức năng riêng biệt trong đó có ba thiết bị quan trọng nhất là CPU, Mainboard và RAM. Những thành phần chính trên máy vi tính 1- Bo mạch chủ (Mainboard) đóng vai trò liên kết tất cả các thành phần của hệ thống lại với nhau tạo thành một bộ máy thống nhất. 2- Bộ vi xử lý (CPU - Central Processing Unit) là thành phần quan trọng nhất của máy tính, thực hiện các lệnh của chương trình khi phần mềm nào đó chạy, tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc chủ yếu vào linh kiện này, CPU là linh kiện nhỏ nhưng đắt nhất trong máy vi tính. 3- Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM - Random Access Memory) là bộ nhớ tạm thời, lưu các chương trình phục vụ trực tiếp cho CPU xử lý, tất cả các chương trình trước và sau khi xử lý đều được nạp vào RAM. 4- Thùng máy (Case) dùng để gắn các thành phần như Mainboard, ổ đĩa, card mở rộng, quạt 5- Bộ nguồn (Power) thường đi theo Case, có nhiệm vụ cung cấp điện áp cho Mainboard và các ổ đĩa. 6- Ổ cứng (HDD - Hard Disk Drive) là thiết bị lưu trữ chính của hệ thống, ổ cứng có dung lượng lớn và tốc độ truy cập khá nhanh, vì vậy chúng được sử dụng Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 12
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh để cài đặt hệ điều hành và các chương trình ứng dụng, đồng thời ổ cứng được sử dụng để lưu trữ tài liệu. Tuy nhiên ổ cứng là ổ cố định, không thuận tiện cho việc di chuyển dữ liệu đi xa. 7- Ổ đĩa quang (CD-ROM - Compact Disk) là ổ đĩa lưu trữ với dung lượng khá lớn khoảng 640-780MB, đĩa CD-ROM gọn nhẹ dễ dàng di chuyển đi xa, tuy nhiên đa số các đĩa CD-ROM chỉ cho phép ghi được 1 lần. Ổ CD-ROM được sử dụng để cài đặt phần mềm máy tính, nghe nhạc, xem phim v.v 8- Ổ đĩa mềm (FDD - Floppy Disk Drive -) dùng để đọc và ghi nhiều lần và dễ dàng di chuyển đi xa. Tuy nhiên do dung lượng hạn chế (chỉ có 1.44MB) và nhanh hỏng nên ngày nay đĩa mềm ít được sử dụng mà thay vào đó là các ổ USB có nhiều ưu điểm vượt trội. 9- Bàn phím (Keyboard) là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều khiển hệ thống, trình điều khiển bàn phím do BIOS trên Mainboard xác lập. 10- Chuột (Mouse) là thiết bị nhập trên các giao diện đồ hoạ như hệ điều hành Windows và một số hệ điều hành khác, trình điều khiển chuột do hệ điều hành Windows nắm giữ. 11- Card màn hình (Video Card) là thiết bị trung gian giữa máy tính và màn hình, có thể được tích hợp trực tiếp trên Mainboard. Trên Card màn hình có: + RAM: Lưu dữ liệu video trước khi hiển thị trên màn hình, bộ nhớ RAM của Card Video càng lớn thì cho hình ảnh có độ phân giải càng cao. + IC - DAC (Digital Analog Converter): Chipset đổi tín hiệu ảnh số sang tín hiệu tương tự. + IC: Chipset giải mã Video. + BIOS: Trình điều khiển Card Video khi Windows chưa khởi động. 12- Màn hình (Monitor) dùng hiển thị các thông tin về ký tự, hình ảnh giúp người sử dụng nhận được các kết quả xử lý trên máy tính, đồng thời thông qua màn hình người sử dụng giao tiếp với máy tính để đưa ra các điều khiển tương ứng. 13- Một số thiết bị ngoại vi khác giúp trích xuất dữ liệu máy vi tính như máy in (Printer), máy quét (Scanner), máy chiếu (Projector), máy vẽ (Plotter), máy cắt (Cutter) 1.3. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY VI TÍNH. 1.3.1. Thùng máy và nguồn. a. Thùng máy - Case. Case là thùng máy để gắn các thành phần như Mainboard, ổ đĩa, các Card mở rộng. Hiện nay có hai loại Case: Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 13
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh - Case đồng bộ nằm trong các máy tính bán sẵn trên thị trường, trong đó đã có đầy đủ linh kiện và thiết bị ngoại vi. Ở Việt Nam, Case đồng bộ thường xuất hiện ở các máy tính cũ nhập khẩu từ Mỹ. - Case không đồng bộ là loại Case có thể lắp ráp rời với nhiều linh kiện bên trong, đây là loại Case gặp phổ biến nhất hiện nay. (a) (b) (c) (d) Case đồng bộ (a, b) và Case không đồng bộ (c, d). b. Bộ nguồn - Power. Bộ nguồn thường đi kèm theo Case, có nhiệm vụ cung cấp điện áp cho Mainboard và các ổ đĩa hoạt động. Nếu sử dụng Case có nguồn yếu khi chạy máy tính sẽ bị vượt quá công suất và dễ gây hư hỏng nguồn hay Mainboard. Ví dụ, nếu lắp máy Pentium 4 sử dụng socket 478 thì nguồn phải có thêm đầu cắm 4 pin. Nếu lắp máy có sử dụng ổ đĩa cứng theo chuẩn ATA thì đầu cắm nguồn nên có đầu hỗ trợ đầu nối nguồn chuẩn ATA. Sơ đồ các đầu cắm vào nguồn. Bộ nguồn thường có các quạt gió làm mát giúp thiết bị chạy tốt, ổn định và tuổi thọ cao. Các dây cắm từ bộ nguồn bao gồm: + Dây màu cam là chân cấp nguồn 3.3V. + Dây màu đỏ là chân cấp nguồn 5V. + Dây màu vàng là chân cấp nguồn 12V. + Dây màu xanh da trời là chân cấp nguồn -12V. + Dây màu trắng là chân cấp nguồn -5V. + Dây màu tím là chân cấp nguồn 5VSB (nguồn cấp trước). Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 14
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh + Dây màu đen là dây Mass (trung hòa). + Dây màu xanh lá cây là chân lệnh mở nguồn chính PS_ON (Power Swich On), khi điện áp PS_ON=0V là mở, PS_ON>0V là tắt. + Dây màu xám là chân bảo vệ Mainboard, dây này báo cho Mainboard biết tình trạng của nguồn tốt PWR_OK (PowerOK), có điện áp >3V và Mainboard hoạt động. Để kiểm tra bộ nguồn có hoạt động hay không đấu dây PS_ON (xanh lá cây) vào Mass (vào một dây đen nào đó), nếu quạt quay là nguồn tốt, ngược lại bộ nguồn bị hỏng. Mạch cấu tạo chung của nguồn + Mạch chỉnh lưu có nhiệm vụ đổi điện áp AC-220V đầu vào thành DC-300V cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn chính. + Nguồn cấp trước có nhiệm vụ cung cấp điện áp 5VSTB cho IC Chipset quản lý nguồn trên Mainboard và cung cấp 12V nuôi IC tạo dao động cho nguồn chính hoạt động (Nguồn cấp trước hoạt động liên tục khi cắm điện) + Nguồn chính có nhiệm vụ cung cấp các điện áp cho Mainboard, ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD-ROM nguồn chính chỉ hoạt động khi có lệnh PS_ON điều khiển từ Mainboard. 1.3.2. Bo mạch chủ (Mainboard, motherboar). Bo mạch chủ của máy vi tính Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 15
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh a. Chức năng Mainboard. Mainboard là bản mạch chính liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại thành một bộ máy vi tính thống nhất. Vai trò của Mainboard: - Điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị trên. - Điều khiển điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn chết hoặc cắt rời trên Mainboard. Sơ đồ khối của Mainboard b. Nguyên lý hoạt động của Mainboard. - Mainboard có hai IC quan trọng là Chipset cầu bắc (North Bridge) và Chipset cầu nam (South Bridge), chúng có nhiệm vụ là cầu nối giữa các thành phần cắm vào Mainboard như nối giữa CPU với RAM, giữa RAM với các khe mở rộng PCI - Giữa các thiết bị này thông thường có tốc độ truyền qua lại rất khác nhau còn gọi là tốc độ BUS. c. Các thành phần trên Mainboard. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 16
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh 1- Chipset cầu bắc và Chipset cầu nam. - Nhiệm vụ chung của Chipset: + Kết nối các thành phần trên Mainboard và các thiết bị ngoại vi lại với nhau. + Điều khiển tốc độ Bus cho phù hợp giữa các thiết bị. - Khái niệm về tốc độ Bus: Tốc độ truyền dữ liệu giữa thiết bị với các Chipset (tốc độ truyền dữ liệu giữa CPU với Chipset cầu bắc chính là tốc độ Bus của CPU, tốc độ truyền giữa RAM với Chipset cầu bắc gọi là tốc độ Bus của RAM, và tốc độ truyền giữa khe AGP với Chipset là Bus của Card Video AGP). - Nhà sản xuất Chipset nổi tiếng là Intel, SIS, ATA, VIA 2- Giao tiếp với CPU. Giao tiếp với CPU có 2 dạng: Khe cắm (Slot) và đế cắm (Socket). - Slot CPU: Khe cắm có ở các máy Pentium 2, CPU không gắn trực tiếp vào Mainboard mà gắn vào một vỉ mạch sau đó vỉ mạch đó được gắn xuống Mainboard thông qua khe Slot. - Socket 370: Trong các máy Pentium 3, đế cắm này có 370 chân. - Socket 423: Trong các máy Pentium 4 đời đầu dành cho CPU có 423 chân. - Socket 478: Trong các máy Pentium 4 đời trung, loại này có 478 chân. - Socket 775: Trong các máy Pentium 4 đời mới. - Socket 939: Trong các máy sử dụng chip AMD mới nhất. CPU Socket 775 và Socket 939 3- Khe cắm RAM (RAM Slot) - SDRAM Slot (Synchronous Dynamic RAM) là RAM động đồng bộ có khả năng theo kịp tốc độ của hệ thống dùng cho máy Pentium 2 và Pentium 3, SDRAM có tốc độ Bus 66MHz - 133MHz. - DDRAM Slot (Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM), là SDRAM có tốc độ dữ liệu nhân 2 dùng cho máy Pentium 4, DDRAM có tốc độ Bus từ 200MHz đến 533MHz. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 17
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh SDRAM Slot, DDRAM Slot 4- Khe cắm mở rộng. - ISA slot (Industry Standard Architecture - Kiến trúc tiêu chuẩn công nghệ) đây là khe cắm cho các Card mở rộng theo tiêu chuẩn cũ, hiện nay khe cắm này chỉ còn tồn tại trên các máy Pentium 2 và Pentium 3. Khe cắm này dùng để cắm card mạng, card âm thanh - PCI slot (Peripheral Component Interconnect - Liên kết thiết bị ngoại vi) đây là khe cắm mở rộng thông dụng nhất có Bus là 33MHz, cho tới hiện nay các khe cắm này vẫn được sử dụng rộng rãi trong các máy Pentium 4. PCI dùng để cắm các card mạng, card âm thanh Khe cắm PCI - AGP slot (Accelerated Graphic Port - Cổng tăng tốc đồ hoạ) là cổng dành riêng cho Card Video có hỗ trợ đồ hoạ, tốc độ Bus thấp nhất của khe này đạt 66MHz - 1X. 1X = 66MHZ (Pentium 2 & Pentium 3), 2X = 66MHz x 2 = 133MHz (Pentium 3), 4X = 66MHz x 4 = 266MHz (Pentium 4), 8X = 66MHz x 8 = 533MHz (Pentium 4), 16X = 66MHz x 16 = 1066MHz (Pentium 4) 5- Một số chân cắm khác. - IDE Header (Intergrated Drive Electronics) là đầu cắm 40 chân, có đinh trên mainboard để cắm các loại ổ cứng, CD. Mỗi mainboard thường có 2 IDE trên mainboard: + IDE1: Chân cắm chính, để cắm dây cáp nối với ổ cứng chính. + IDE2: Chân cắm phụ, để cắm dây cáp nối với ổ cứng thứ 2 hoặc các ổ CD, DVD Lưu ý: Dây cắp cắm ổ cứng dùng được cho cả ổ CD, DVD vì hai IDE giống nhau. - FDD Header là chân cắm dây cắm ổ đĩa mềm trên mainboard. Đầu cắm FDD thường nằm gần IDE trên main và có tiết diện nhỏ hơn IDE. Lưu ý: Đầu bị đánh chéo cắm vào ổ đĩa mềm, đầu không chéo cắm vào đầu FDD trên mainboard. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 18
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh - Power Connector đầu cắm cáp nguồn trên mainboard (đầu lớn nhất để cáp dây cáp nguồn lớn nhất từ bộ nguồn). Đối với Pentium 4 trở lên có một đầu cáp nguồn vuông 4 dây cắm vào mainboard. - FAN Connector là chân cắm 3 đinh có ký hiệu FAN nằm ở khu vực giữa mainboard để cung cấp nguồn cho quạt giải nhiệt của CPU. Trong trường hợp Case có gắn quạt giải nhiệt, nếu không tìm thấy một chân cắm quạt nào dư trên mainboard thì lấy nguồn trực tiếp từ các đầu dây của bộ nguồn. 6- Cache - Bộ nhớ đệm. Cache nằm giữa bộ nhớ RAM và CPU nhằm rút ngắn thời gian lấy dữ liệu trong lúc CPU xử lý, có hai loại Cache là Cache L1 và Cache L2. Với các máy Pentium 2 Cache L1 nằm trong CPU còn Cache L2 nằm ngoài CPU. Từ các máy Pentium 3 và 4 Cache L1 và L2 đều được tích hợp trong CPU. Không như bộ nhớ RAM, bộ nhớ Cache được làm từ RAM tĩnh có tốc độ nhanh và giá đắt. 7- ROM BIOS (Read Only Memory Basic Input/Output System - Bộ nhớ chỉ đọc lưu trữ các chương trình vào ra cơ sở). Đây là bộ nhớ chỉ để đọc, được các nhà sản xuất Mainboard nạp sẵn các chương trình phục vụ các công việc: + Khởi động máy tính và kiểm tra bộ nhớ RAM, kiểm tra Card Video, bộ điều khiển ổ đĩa, bàn phím + Tìm hệ điều hành và nạp chương trình khởi động hệ điều hành. + Cung cấp chương trình cài đặt cấu hình máy (CMOS Setup). Khi vào chương trình CMOS Setup, phiên bản Default của cấu hình máy được khởi động từ BIOS, sau khi thay đổi các thông số và lưu lại thì các thông số mới được lưu vào RAM CMOS và được nuôi bằng nguồn Pin 3V, RAM CMOS là một bộ nhớ nhỏ được tích hợp trong South Bridge. 8- Cổng giao tiếp. Cổng giao tiếp bên ngoài - PS/2 Port: Cổng gắn chuột và bàn phím (2 cổng tròn nằm sát nhau, cổng màu xanh đậm để cắm dây bàn phím, màu xanh nhạt để cắm dây chuột). - USB Port (Universal Serial Bus): Cổng vạn năng dùng để cắm các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét, webcam Cổng USB đang thay thế vai trò của các cổng COM, LPT. Cổng USB dẹp và thường có ít nhất 2 cổng nằm gần nhau và có ký hiệu mỏ neo đi kèm. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 19
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh - COM Port (Communications): Cổng tuần tự để cắm các loại thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét Nhưng hiện nay rất ít thiết bị dùng cổng COM. COM là cổng có chân cắm nhô ra, thường có 2 cổng COM trên mỗi mainboard và có ký hiệu COM1, COM2. - LPT Port (Line Printer Terminal - Cổng song song, cổng cái, cổng máy in): Thường dành riêng cho cắm máy in. Tuy nhiên đối với những máy in thế hệ mới hầu hết cắm vào cổng USB thay vì cổng COM hay LPT. - Nút Power: Dùng để khởi động máy. - Nút Reset: Để khởi động lại máy trong trường hợp cần thiết. - Đèn nguồn: Màu xanh báo máy đang hoạt động. - Đèn ổ cứng: Màu đỏ báo ổ cứng đang truy xuất dữ liệu. Các thiết bị này được nối với mainboard thông qua các dây điện nhỏ đi kèm Case. Trên mainboard có những chân cắm với các ký hiệu để giúp gắn đúng dây cho từng thiết bị. 1.3.3. Đơn vị xử lý trung tâm (CPU - Center Processor Unit). a. Khái niệm về CPU. Là linh kiện quan trọng nhất của máy tính, được ví như bộ não của con người, toàn bộ quá trình xử lý, tính toán và điều khiển đều được thực hiện tại đây. CPU của Intel cho máy Pentium 4 Trong các CPU Pentium 4, có tới hàng trăm triệu Transistor được tích hợp trong một diện tích rất nhỏ khoảng 2 đến 3cm2. CPU là linh kiện quyết định đến tốc độ của máy tính, tốc độ xử lý của CPU được tính bằng MHz hoặc GHz (1MHz=1.000.000Hz, 1GHz=1.000.000.000Hz). Hãng sản xuất CPU lớn nhất hiện nay là Intel (Mỹ) chiếm đến 90% thị phần về CPU cho máy tính, ngoài ra còn có một số hãng cạnh tranh như AMD, Cyrix, Nexgen, Motorola b. Yếu tố tác động đến hiệu suất của CPU. - Độ rộng Bus gồm độ rộng Bus dữ liệu (Data Bus) là nói tới số lượng đường truyền dữ liệu bên trong và bên ngoài CPU, độ rộng Bus địa chỉ (Add Bus) cũng là số đường dây truyền các thông tin về địa chỉ. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 20
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh - Tốc độ FSB (Front Site Bus - Bus phía trước) là tốc độ dữ liệu ra vào các chân của CPU. Thông thường tốc độ xử lý của CPU thường nhanh gấp nhiều lần tốc độ Bus của nó. - Bộ nhớ đệm (Cache) là bộ nhớ nằm bên trong của CPU, nó có tốc độ truy cập dữ liệu theo kịp tốc độ xử lý của CPU, điều này khiến cho CPU trong lúc xử lý không phải chờ dữ liệu từ RAM vì dữ liệu từ RAM phải đi qua Bus của hệ thống nên mất nhiều thời gian. c. Sơ đồ cấu tạo của CPU. Nguyên lý hoạt động của CPU CPU gồm có 3 khối chính đó là: - ALU (Arithmetic Logic Unit): Thực hiện các phép tính số học và logic cơ bản. - Control Unit: Tạo ra các lệnh điều khiển như ghi hay đọc v.v - Registers: Là các thanh ghi chứa các lệnh trước và sau khi xử lý. d. Nguyên lý hoạt động của CPU - CPU hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào các mã lệnh, mã lệnh là tín hiệu số dạng nhị phân (0,1) được dịch ra từ các câu lệnh lập trình, như vậy CPU sẽ không làm gì cả nếu không có các câu lệnh hướng dẫn. - Khi chạy một chương trình thì các chỉ lệnh của chương trình đó được nạp lên bộ nhớ RAM, các chỉ lệnh này đã được dịch thành ngôn ngữ máy và thường trú trên các ngăn nhớ của RAM ở dạng mã nhị phân (0,1). CPU sẽ đọc và làm theo các chỉ lệnh một cách lần lượt. * Để hiểu nguyên lý của CPU, câu chuyện sau có thể giải thích rõ hơn: Có một ông thợ rất cần cù có thể làm việc cả ngày không biết mệt mỏi, nhưng tự bản thân ông ta không biết là gì cả, ngược lại ông ta có thể làm được bất cứ việc gì Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 21
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh nếu có sự chỉ dẫn từng bước một. Ông được bàn giao một cửa hàng có đủ các dụng cụ để làm việc, đồng thời kèm theo quyển sách hướng dẫn chi tiết cách thức sử dụng cửa hàng. Một hôm có một chuyên gia điện tử viết ra một quyển sách hướng dẫn chi tiết các bước để làm ra một bộ đèn nháy đồng thời kèm theo toàn bộ linh kiện cần thiết rồi gửi tới cửa hàng, ông ta cất nó vào trong tủ chứa. Một ngày khác có một người hoạ sỹ chuẩn bị đầy đủ giấy mực, bút mầu cùng với bản hướng dẫn chi tiết các bước để làm ra một bức tranh gửi tới cho cửa hàng, ông ta cũng cất nó vào trong tủ chứa. Nơi làm việc của ông ta có một cái bàn đựng đồ nghề cách chỗ ngồi khoảng cách 2m, một cái khay đựng đồ nghề để trước mặt còn cái tủ chứa thì cách chỗ ông ta ngồi chừng 10m. Bắt đầu một ngày làm việc mới, theo sự chỉ dẫn của tờ giấy treo trên tường, ông ta đi kiểm tra toàn bộ căn phòng, thấy không có vấn đề gì ông ta sai người giúp việc vào tủ mang toàn bộ số dụng cụ làm việc để lên bàn và sẵn sàng làm việc. Khách hàng yêu cầu vẽ một bức tranh, ông thợ sai người vào tủ mang toàn bộ dụng cụ để vẽ tranh ra để lên bàn, theo yêu cầu của khách và với quyển chỉ dẫn để bên cạnh ông ta bắt đầu vẽ. Đang vẽ tranh khách hàng lại yêu cầu ông thợ lắp mạch điện tử, ông thợ lại sai người vào tủ mang toàn bộ đồ nghề lắp mạch trong tủ ra để trên bàn, thấy chiếc bàn đã hết chỗ người giúp việc dừng lại còn ông thợ giơ lên một thông báo "bàn hết chỗ" cho khách hàng biết, lúc này ông ta không chịu làm gì nữa . Ông ta làm việc rất nhanh nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào quyển sách hướng dẫn, thỉnh thoảng ông ta sai người giúp việc mang những đồ đạc ở trên bàn đặt vào cái khay trước mặt, sản phẩm làm xong ông thợ để tạm vào khay trước khi nó được chuyển ra bàn. Ông ta đang làm việc khách hàng lại yêu cầu ông ta dừng lại để làm một việc khác, ông ta hỏi "Có cất sản phẩm đang làm dở vào tủ hay không" khách hàng bảo có ông ta sai người cất nó vào tủ, nếu khách hàng bảo không thì ông ta liền bỏ đi. Câu chuyện trên có liên quan gì đến chiếc máy vi tính? Cách thức làm việc của cửa hàng ông thợ chính là cách thức làm việc của máy tính: - Ông thợ đó chính là CPU. - Chiếc bàn cách ông ta 2m chính là bộ nhớ RAM. - Cái khay trước mặt ông ta chính là bộ nhớ Cache. - Cái tủ cách ông ta 10m dùng để đựng mọi thứ chính là cái ổ cứng. - Toàn bộ công cụ và quyển sách hướng dẫn làm việc chính là hệ điều hành. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 22
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh - Chuyên gia điện tử và ông hoạ sỹ chính là hai nhà lập trình viết ra chương trình cho ông thợ làm việc và sử dụng các công cụ có sẵn. - Nội dung trong các quyển sách hướng dẫn chính là các câu lệnh sai khiến ông thợ làm việc. - Người giúp việc chính là Chipset trên Mainboard. - Tờ giấy trên tường hướng dẫn ông thợ vào đầu mỗi phiên làm việc chính là BIOS. - Khách hàng chính là người sử dụng máy tính. e. Giới thiệu một số CPU: - CPU đời máy 586 (trước đời máy Pentium 2): Tốc độ CPU từ 150 MHz đến 233 MHz, bus là 66MHz, bộ nhớ Cache 128K, năm sản xuất 1995-1996. - CPU cho các máy Pentium 2 được hàn trên một vỉ mạch: Tốc độ CPU từ 233 MHz đến 450 MHz, bus (FSB) là 66 và 100 MHz, bộ nhớ Cache 128K - 256K, năm sản xuất 1997-1998, mainboard hỗ trợ có khe cắm Slot. - CPU cho các máy Pentium 3: Nhãn CPU ghi 1000/256/133/1.7V nghĩa là tốc độ 1000MHz/Cache L1:256K/Bus 133/Vcc 1,7V. Tốc độ CPU từ 500 MHz đến 1.300 MHz, bus (FSB) 100 MHz và 133 MHz, bộ nhớ Cache từ 256K- 512K, năm sản xuất 1999 -2000, đế cắm trên Mainboard là Socket 370. - CPU cho các máy Pentium 4. CPU 586 trước P.2, CPU cho máy P.3 và CPU cho máy P.4 + CPU Socket 423 sản xuất vào đầu năm 2001, tốc độ từ 1.400 MHz đến 2.000 MHz, sử dụng Bus 100 MHz, loại CPU này có thời gian tồn tại ngắn. + CPU Socket 478 tốc độ xử lý từ 1.400 MHz đến 3.800 MHz ( 2006 ) và chưa có giới hạn cuối. Tốc độ Bus (FSB) 266, 333, 400, 533, 666, 800 MHz. Bộ nhớ Cache từ 256 đến 512K. Năm sản xuất từ 2002 đến nay vẫn tiếp tục sản xuất. Sử dụng Mainboard có đế cắm CPU là Socket 478. + CPU Socket 775 tốc độ xử lý từ 2.400 MHz đến 3.800 MHz (2006) và chưa có giới hạn cuối. Tốc độ Bus (FSB) 533, 666, 800 MHz. Bộ nhớ Cache từ 512K đến 1MB. Năm sản xuất từ 2004 đến nay. Sử dụng Mainboard có đế cắm CPU là Socket 775. + CPU hãng AMD mới nhất cạnh tranh với Intel, CPU hãng AMD - Socket 939 (ra đời 2006). 1.3.4. Bộ nhớ ngẫu nhiên - RAM. a. Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM - Random Access Memory). Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 23
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh Thanh RAM tháo rời Là thành phần quan trọng thứ hai trong hệ thống máy tính, không có bộ nhớ này thì máy tính không thể hoạt động được, trong máy tính có hai loại bộ nhớ hay dùng nhất là RAM và ROM. Bộ nhớ này lưu các chương trình phục vụ trực tiếp cho quá trình xử lý của CPU, bộ nhớ RAM chỉ lưu trữ dữ liệu tạm thời và dữ liệu sẽ bị xoá khi mất điện. Bộ nhớ ROM (Read Only Memory - Bộ nhớ chỉ đọc) đây là bộ nhớ cố định, dữ liệu không bị mất khi mất điện, bộ nhớ này dùng để nạp các chương trình BIOS (Basic Input Output System - Chương trình vào ra cơ sở) đây là chương trình phục vụ cho quá trình khởi động máy tính và chương trình quản lý cấu hình của máy. Bộ nhớ RAM là bộ nhớ không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống máy tính nào, CPU chỉ có thể làm việc được với dữ liệu trên RAM vì chúng có tốc độ truy cập nhanh, toàn bộ dữ liệu hiển thị trên màn hình cũng được truy xuất từ RAM. Khi khởi động máy tính để bắt đầu một phiên làm việc mới, hệ điều hành cùng với các trình điều khiển phần cứng được nạp lên bộ nhớ RAM. Khi chạy một chương trình ứng dụng công cụ của chương trình cũng được nạp lên bộ nhớ RAM. Với một hệ thống để chạy đúng tốc độ thì khoảng trống của RAM phải còn khoảng 30% trở lên, nếu sử dụng hết khoảng trống của RAM thì máy sẽ chạy chậm hoặc bị treo. Dung lượng bộ nhớ RAM được tính bằng MB (Megabyte), dung lượng RAM càng lớn thì chứa được càng nhiều dữ liệu và cho phép chạy được càng nhiều chương trình cùng lúc. Nếu máy tính cài hệ điều hành Window XP thì dung lượng RAM tối thiểu phải đạt 128MB. Tốc độ bộ nhớ RAM được qui định là tốc độ truy cập dữ liệu vào RAM. + Trong các máy Pentium 2 và Pentium 3 khi lắp máy chọn RAM có tốc độ bằng tốc độ Bus của CPU, nếu tốc độ của 2 linh kiện này khác nhau thì máy sẽ chạy ở tốc độ của linh kiện có tốc độ thấp hơn, vì vậy nên chọn tốc độ của RAM ≥ Bus của CPU. + Trong các máy Pentium 4, khi lắp máy chọn RAM có tốc độ ≥50% tốc độ Bus của CPU (Với máy Pentium 4, khi hoạt động thì tốc độ Bus của CPU nhanh gấp 2 lần tốc độ của RAM vì nó sử dụng công nghệ (Quad Data Rate) nhân 4 tốc độ Bus cho CPU và công nghệ (Double Data Rate) nhân 2 tốc độ Bus cho RAM). Khi gắn một thanh RAM vào máy phải đảm bảo Mainboard có hỗ trợ tốc độ của RAM mà ta định sử dụng. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 24
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh - SDRAM (Synchonous Dynamic RAM) là RAM động theo kịp tốc độ của hệ thống). SDRAM được sử dụng trong các hệ thống máy Pentium 2 và Pentium 3. - DDRAM tên đầy đủ là DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM) là SDRAM có tốc độ dữ liệu nhân 2. - DDRAM 2 là thanh DDRAM tốc độ nhân 2 - hỗ trợ cho các CPU đời mới nhất có tốc độ Bus >800MHz. - RDRAM hoạt động rất mạnh có 2 khe cắt gần nhau ở phần chân cắm, bên ngoài RDRAM có bọc tôn giải nhiệt. SDRAM, DDRAM, DDRAM2 và RDRAM b. Bộ nhớ vào ra cơ sở (RAM CMOS). RAM CMOS - Là một chipset rất nhỏ nằm tích hợp trong Chipset cầu nam, RAM CMOS được nuôi bằng nguồn Pin 3V vì vậy dữ liệu trong RAM CMOS không bị mất khi tắt Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 25
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh máy. Nhiệm vụ của RAM-CMOS là lưu bảng thiết lập cấu hình của máy, cung cấp cho CPU trong quá trình khởi động. + Khi máy tính được bật, quá trình post máy bắt đầu, CPU sẽ đọc và làm theo các hướng dẫn trong RAM CMOS, nếu RAM CMOS bị mất dữ liệu (ví dụ khi tháo pin ra) thì CPU sẽ đọc bản CMOS mặc định được ghi trên ROM BIOS. + Thiết lập cấu hình máy (CMOS SETUP) là quá trình bắt buộc khi thực hiện lắp ráp một bộ máy tính. + Để vào chương trình CMOS SETUP bấm liên tục phím Delete hoặc phím F2 hoặc phím F10 (tuỳ hiệu máy) trong lúc máy đang khởi động. + Chương trình CMOS sẽ đọc và hiển thị nội dung đã có trong RAM CMOS để thiết lập lại, trong trường hợp là Mainboard hoàn toàn mới (chưa có dữ liệu trong RAM CMOS) thì chương trình sẽ đọc và hiển thị bản Default (mặc định) được ghi cố định trong ROM BIOS. 1.3.5. Ổ mềm (FDD - Floppy Disk Drive). Ổ đĩa mềm lắp từ bên trong thùng máy. Cáp ổ mềm nhỏ hơn cáp ổ cứng, cáp ổ mềm bị đánh chéo một đầu, đầu này để gắn vào ổ mềm. Ổ đĩa mềm (FDD) 1.3.6. Ổ cứng (HDD - Hard Disk Drive). a. Giới thiệu về HDD. Ổ đĩa cứng (HDD) Ổ cứng là một thiết bị lưu trữ có dung lượng lớn dùng để lưu trữ toàn bộ phần mềm của máy tính bao gồm: + Hệ điều hành. + Chương trình ứng dụng. + Dữ liệu Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 26
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh Cùng với sự ra đời của máy tính cá nhân năm 1981, năm 1982 hãng IBM giới thiệu chiếc ổ cứng đầu tiên dành cho máy PC chỉ có 10MB nhưng bán với giá 1.500USD, cho đến năm 2.000 thế giới đã sản xuất được ổ cứng có dung lượng trên 40GB (gấp 4000 lần) và giá thì giảm xuống còn 75USD, và hiện nay đã xuất hiện ổ trên 300GB, trong tương lai sẽ xuất hiện những ổ cứng hàng nghìn GB. Nếu như máy tính không có ổ cứng thì chỉ có thể chạy được hệ điều hành MS-DOS. Nguyên lý cấu tạo của ổ cứng Bên trong ổ đĩa cứng gồm nhiều đĩa từ được làm bằng nhôm hoặc hợp chất gốm thủy tinh, đĩa được phủ một lớp từ và lớp bảo vệ ở cả 2 mặt, các đĩa được xếp chồng và cùng gắn với một trục mô tơ quay nên tất cả các đĩa đều quay cùng tốc độ, các đĩa quay nhanh trong suốt phiên dùng máy. + Đầu từ đọc - ghi: Mỗi mặt đĩa có một đầu đọc và ghi vì vậy nếu một ổ có 2 đĩa thì có 4 đầu đọc và ghi. + Môtơ hoặc cuộn dây điều khiển các đầu từ: Giúp các đầu từ dịch chuyển ngang trên bề mặt đĩa để chúng có thể ghi hay đọc dữ liệu. + Mạch điều khiển là nằm phía sau ổ cứng có các chức năng điều khiển tốc độ quay đĩa, dịch chuyển đầu từ, mã hoá và giải mã các tín hiệu ghi và đọc. Ổ đĩa cứng gồm nhiều đĩa quay với vận tốc 5400-7200 vòng/phút, trên các bề mặt đĩa là các đầu từ di chuyển để đọc và ghi dữ liệu. Dữ liệu được ghi trên các đường tròn đồng tâm gọi là Track hoặc Cylinder, mỗi Track lại chia thành nhiều cung gọi là Sector và mỗi cung ghi được 512 bytes dữ liệu. + Track và sector có được là do các nhà sản xuất đĩa cứng sử dụng một chương trình đặc biệt để định dạng vật lý hay định dạng cấp thấp cho đĩa. Với đĩa cứng khoảng 10GB có khoảng gần 7.000 tracks trên mỗi bề mặt đĩa và mỗi track có khoảng 200 sectors. + Để tăng dung lượng của đĩa thì trong các đĩa cứng ngày nay, các track ở ngoài được chia thành nhiều Sector hơn và mỗi mặt đĩa cũng được chia thành nhiều track hơn và như vậy đòi hỏi thiết bị phải có độ chính xác rất cao. b. Nguyên tắc lưu trữ từ trên đĩa cứng. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 27
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh Trên bề mặt đĩa người ta phủ một lớp mỏng chất có từ tính, ban đầu các hạt từ tính không có hướng, khi chúng bị ảnh hưởng bởi từ trường của đầu từ lướt qua, các hạt có từ tính được sắp xếp thành các hạt có hướng. Đầu từ ghi - đọc được cấu tạo bởi một lõi thép nhỏ hình chữ U, một cuộn dây quấn trên lõi thép để đưa dòng điện vào (khi ghi) hay lấy ra (khi đọc), khe hở gọi là khe từ lướt trên bề mặt đĩa với khoảng cách rất gần, bằng 1/10 sợi tóc. Nguyên lý ghi và đọc dữ liệu của ổ cứng + Trong quá trình ghi, tín hiệu điện ở dạng tín hiệu số 0,1 được đưa vào đầu từ ghi lên bề mặt đĩa thành các nam châm rất nhỏ và đảo chiều tuỳ theo tín hiệu đưa vào là 0 hay 1. + Trong quá trình phát, đầu từ đọc lướt qua bề mặt đĩa dọc theo các đường track đã được ghi tín hiệu, tại điểm giao nhau của các nam châm có từ trường biến đổi và cảm ứng lên cuộn dây tạo thành một xung điện, xung điện này rất yếu được đưa vào khuếch đại để lấy ra tín hiệu 0,1 ban đầu. Đĩa cứng được ghi theo nguyên tắc cảm ứng từ, vì vậy nếu để các đĩa cứng gần các vật có từ tính mạnh như nam châm thì có thể dữ liệu trong đĩa cứng sẽ bị hỏng! c. Định dạng đĩa. Các ổ đĩa cứng khi xuất xưởng thì bề mặt đĩa vẫn là lớp từ tính đồng nhất, để có thể ghi dữ liệu lên đĩa ta phải thực hiện qua ba bước: - Định dạng vật lý (hay định dạng cấp thấp): Đây là công việc của nhà sản xuất ổ đĩa, quá trình được thực hiện như sau: + Sử dụng chương trình định dạng để tạo các đường track. + Chia track thành các sector và điền các thông tin bắt đầu và kết thúc cho mỗi sector. - Phân vùng ổ đĩa (chia ổ): Đây là công việc của các kỹ thuật viên lắp ráp máy tính. + Phân vùng là quá trình chia ổ đĩa vật lý thành nhiều ổ logic khác nhau và trên mỗi ổ logic ta có thể cài một hệ điều hành, vì vậy một ổ cứng ta có thể cài được nhiều hệ điều hành. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 28
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh + Nếu máy tính có cài đặt hệ điều hành Window 98 thì phân vùng là việc làm đầu tiên trước khi cài đặt, trường hợp này ta sử dụng chương trình FDISK để phân vùng cho ổ đĩa. + Trường hợp máy cài đặt hệ điều hành Windows 2000 hoặc Windows XP thì có thể các Window này có hỗ trợ chương trình chia ổ. Ngoài ra có thể sử dụng chương trình Partition Magic để chia ổ và tạo các phân vùng, trường hợp này thường sử dụng khi chia lại ổ trong khi ổ đang có hệ điều hành. - Định dạng cấp cao (Format). + Sau khi chia ổ, trước khi cài đặt hệ điều hành hay lưu dữ liệu vào ổ thì phải định dạng cấp cao (tức là Format ổ). + Thực chất của quá trình FORMAT là nhóm các sector lại thành các cluster sau đó đánh địa chỉ cho các cluster này, mỗi cluster có từ 8 đến 64 Sector (tuỳ theo lựa chọn) hay tương đương với 4 đến 32KB. + Trong quá trình Format thường có các lựa chọn FAT, FAT32 hay NTFS. * FAT (File Allocation Table - Bảng phân phối File): Đây là bảng địa chỉ giúp cho hệ điều hành quản lý được các file hoặc thư mục trên ổ đĩa, trường hợp hỏng bảng FAT thì dữ liệu trên ổ coi như bị mất. Với lựa chọn FAT thì ổ đĩa sẽ được đánh địa chỉ bởi 16 bit nhị phân và như vậy bảng FAT sẽ quản lý được 216 địa chỉ cluster tương đương với ổ đĩa tối đa 2GB. * FAT32 - Ổ đĩa sẽ được đánh địa chỉ bởi 32 bit nhị phân và như vậy bảng FAT32 sẽ quản lý được 232 địa chỉ cluster tương đương với dung lượng tối đa là 2.048GB. * NTFS (Win NT File System) đây là hệ file của WinNT hệ file này hỗ trợ tên file dài tới 256 ký tự, khi định dạng NTFS thì các file lưu trong ổ này có thể không đọc được trên các hệ điều hành cũ. 1.3.7. Ổ quang - Đầu đọc và ghi đĩa. Là những loại ổ đọc ghi dữ liệu từ ổ CD, VCD, DVD, do sử dụng tia laser để đọc và ghi dữ liệu nên các loại ổ này còn gọi là ổ quang học. Đặc trưng của ổ quang là tốc độ đọc ghi dữ liệu, ổ 1X có tốc độ truy cập dữ liệu là 150KB, ổ 10X có tốc độ truy cập là 10x150K=1.500KB, ổ 48X có tốc độ truy cập là 48x150K=7200KB, ổ 52X có tốc độ truy cập là 52x150K=7800KB. Hiện nay có các loại ổ quang sau: + CD-ROM: Đọc đĩa CD, VCD. + CD-RW: Đọc và ghi đĩa CD, VCD. + DVD-ROM: Đọc tất cả các loại đĩa CD, VCD, DVD. + Combo-DVD: Đọc được tất cả các loại đĩa, ghi đĩa CD, VCD. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 29
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh a. Giới thiệu về ổ đĩa CD-ROM. Ổ đĩa CD-ROM là thiết bị có trong hầu hết các máy tính hiện nay, nó có ưu điểm là lưu trữ được dung lượng lớn, giá thành đĩa CD rẻ, có thể di chuyển đi nơi khác dễ dàng, CD-ROM là ổ đĩa không thể thiếu trong quá trình cài đặt phần mềm cho máy tính. Ổ đĩa quang Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của CD-ROM dựa vào các yếu tố chủng loại, tốc độ đọc dữ liệu. b. Nguyên lý ghi và đọc đĩa CD-ROM. Nguyên lý ghi đĩa: Đĩa CD-ROM trắng được phủ một lớp hoá học lên bề mặt sau của đĩa (bề mặt dán giấy), lớp hoá học này có tính chất phản xạ ánh sáng như lớp bạc. Đĩa CD đã có tín hiệu thì tín hiệu được ghi lên đĩa thành các đường track hình xoáy chôn ốc, tín hiệu ghi là các điểm hoá chất bị đốt cháy mất khả năng phản xạ, xen kẽ với các điểm có khả năng phản xạ. Các đường track của đĩa CD-ROM có mật độ rất dày khoảng 6.000tracks/1cm vì vậy kích thước của chúng rất nhỏ. Dữ liệu ghi lên đĩa CD-ROM là dạng tín hiệu số 0, 1 ở đầu ghi, người ta sử dụng súng laser để ghi dữ liệu lên đĩa. Đĩa quay với tốc độ cao và súng laser sẽ chiếu tia laser lên bề mặt đĩa, tia laser được điều khiển tắt sáng theo tín hiệu 0 hay 1 đưa vào. Ứng với tín hiệu 0 tia laser tắt, ứng với tín hiệu 1 tia laser sáng đốt cháy bề mặt đĩa thành một điểm làm mất khả năng phản xạ. Mạch servo sẽ điều khiển tốc độ quay đĩa cũng như điều khiển cho tia laser hội tụ trên đĩa và ghi tín hiệu thành các đường track hình xoắn chôn ốc. Nguyên lý đọc tín hiệu từ CD-ROM: Đĩa có dữ liệu được quay với tốc độ cao, mắt đọc sẽ đọc dữ liệu ghi trên đĩa theo nguyên tắc sử dụng tia laser (yếu hơn lúc ghi) chiếu lên bề mặt đĩa dọc theo các đường track có dữ liệu, sau đó hứng lấy tia phản xạ quay lại rồi đổi chúng thành tín hiệu điện. Khi tia laser chiếu qua các điểm trên bề mặt đĩa bị đốt cháy sẽ không có tia phản xạ và tín hiệu thu được là 0. Khi tia laser chiếu qua các điểm trên bề mặt đĩa không bị đốt cháy sẽ có tia phản xạ và tín hiệu thu được là 1. Tia phản xạ sẽ được ma trận diode đổi thành tín hiệu điện, sau khi khuếch đại và xử lý thu được tín hiệu ban đầu. + Laser pickup: Là mắt đọc, có nhiệm vụ đọc dữ liệu ghi trên đĩa và đổi ra tín hiệu điện dạng tín hiệu số 0,1. + Mạch tách tín hiệu: Khuếch đại tín hiệu từ mắt đọc sau đó tách ra hai thành phần: Tín hiệu điều khiển - các tín hiệu sai lệch được các tia laser phụ phát hiện cung cấp cho mạch tạo áp điều khiển, tín hiệu số - tín hiệu chính ta cần thu được, tín hiệu này được đua sang IC xử lý tín hiệu số trước khi chuyển về bộ nhớ máy tính. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 30
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh + Mạch tạo áp điều khiển: Để điều khiển mắt đọc hướng tia laser đọc đúng đường track và hội tụ đúng trên bề mặt đĩa, ngoài ra mạch điều khiển còn điều khiển tốc độ quay của đĩa. + Mạch khuếch đại thúc môtơ: Khuếch đại tín hiệu điều khiển để cung cấp cho motor và các cuộn dây trên mắt đọc. + IC xử lý tín hiệu số: Xử lý tín hiệu thu được từ mắt đọc sau đó gửi theo đường Bus về bộ nhớ chính của máy. 1.3.8. Thiết bị ngoại vi. a. Bàn phím (Keyboard). Bàn phím là thiết bị nhập thông tin vào cho máy tính xử lý, thông tin từ bàn phím là các ký tự, số và các lệnh điều khiển. Có ba loại bàn phím cổng PS/2, cổng USB và không dây. Bàn phím và nguyên lý hoạt động của bàn phím Mỗi phím bấm trên bàn phím tương ứng với một công tắc đấu chập giữa một chân hàng A và chân cột B, như vậy mỗi phím có một địa chỉ hàng và cột duy nhất, người ta lập trình cho các phím này để tạo ra các mã nhị phân 11 bit gửi về máy tính khi phím được nhấn. Trong dữ liệu 11 bit gửi về có 8 bit mang thông tin nhị phân (gọi là mã quét bàn phím) và 3 bit mang thông tin điều khiển. Bảng sau là ví dụ khi nhấn một số phím, bàn phím sẽ gửi mã quét ở dạng nhị phân về máy tính như sau: Mã quét bàn phím được nạp vào bộ nhớ đệm trên RAM sau đó hệ điều hành sẽ dịch các mã nhị phân thành ký tự theo bảng mã ASCII. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 31
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh Chuyển đổi tín hiệu bàn phím đến màn hình. b. Chuột (Mouse). Chuột là thiết bị trỏ trên màn hình, chuột xuất hiện trong màn hình Windows với giao diện đồ họa. Các trình điều khiển chuột thường được tích hợp trong các hệ điều hành, hiện nay thường có 2 loại chuột phổ biến là chuột bi và chuột quang. - Chuột bi (chuột cơ): Bên trong chuột bi có một viên bi cao su tỳ vào hai trục bằng nhựa được đặt vuông góc với nhau, khi di chuột thì viên bi quay làm cho hai trục xoay theo, hai trục nhựa được gắn với bánh răng nhựa có đục lỗ, mỗi bánh răng được đặt lồng vào trong một cảm biến bao gồm một diode phát quang và một đèn thu quang. Diode phát quang phát ra ánh sáng hồng ngoại chiếu qua bánh răng nhựa đục lỗ chiếu vào đèn thu quang, khi bánh răng xoay thì ánh sáng chiếu vào đèn thu quang bị ngắt quãng, đèn thu quang đổi ánh sáng này thành tín hiệu điện đưa về IC giải mã tạo thành tín hiệu điều khiển cho con trỏ dịch chuyển trên màn hình. Trong chuột bi có hai bộ cảm biến, một bộ điều khiển cho chuột dịch chuyển theo phương ngang, một bộ điều khiển dịch chuyển theo phương dọc màn hình. Nguyên lý hoạt động của chuột bi - Chuột quang: Hoạt động theo nguyên tắc quang học, chuột không có bi mà thay vào đó là một lỗ để chiếu và phản chiếu ánh sáng đỏ. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 32
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh Bộ phận quang học của chuột quang + Bộ phận quan trọng nhất của chuột quang là hệ thống phát quang và cảm quang, diode phát ra ánh sáng chiếu lên bề mặt bàn, ảnh bề mặt sẽ được thấu kính hội tụ, hội tụ trên bộ phận cảm quang . + Bên cạnh bộ phận quang học là bi xoay và các công tắc như chuột thông thường. + Diode phát quang phát ra ánh sáng đỏ chiếu lên bề mặt của tấm di chuột, ảnh của bề mặt tấm di chuột được thấu kính hội tụ lên bề mặt của bộ phận cảm quang, bộ phận cảm quang sẽ phân tích sự dịch chuyển của bức ảnh tạo thành tín hiệu điện gửi về máy tính. + Diode phát quang có hai chế độ sáng, chế độ sáng yếu diode được cung cấp khoảng 0.3V. Chế độ sáng mạnh diode được cung cấp khoảng 2.2V. + Khi không di chuyển chuột thì sau khoảng 3 giây diode sẽ tự chuyển sang chế độ tối để giảm cường độ phát xạ làm tăng tuổi thọ của diode. c. Màn hình (Monitor). Là thiết bị hiển thị thông tin và giúp người sử dụng giao tiếp với máy tính. Đặc trưng của màn hình là độ rộng tính bằng Inch. Hiện nay có các loại màn hình sau: Màn hình ống phóng điện tử CRT (lồi, phẳng), màn hình LCD, màn hình Plasma. Màn hình CRT, LCD và Plasma d. Card mạng (NIC - Network Interface Card). Dùng để nối mạng nội bộ, NIC có một đầu cắm lớn hơn đầu cắm dây điện thoại, thường có 2 đèn tín hiệu đi kèm. Có hai loại NIC: NIC tích hợp trên mạch chủ gọi là Onboard, NIC dạng card rời cắm khe PCI. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 33
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh e. Card âm thanh (Sound Card). Card mạng và Card âm thanh Card âm thanh là thiết bị xuất và nhập dữ liệu audio của máy tính. Đặc trưng khả năng xử lý dải tần Mhz, là thiết bị có ít nhất 3 chân cắm tròn nằm liên tiếp nhau. Có 02 loại Card tích hợp trên mạch - Sound onboard, Card rời - gắn khe PCI. Dựa vào các ký hiệu bằng chữ hoặc bằng màu trên Sound card có các đầu cắm sau: + Line Out (xanh nhạt): Cắm dây audio của loa hoặc tai nghe. + Line In (xanh đậm): Cắm dây dữ liệu audio vào từ các thiết bị cần đưa âm thanh vào máy như đàn điện tử + Microphone (màu đỏ): Cắm dây của micro. + Game (cổng lớn nhất): Cắm cần chơi game Joystick. f. Bộ chuyển đổi tín hiệu (Modem). Chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu điện thoại và tín hiệu máy tính giúp máy tính nối với mạng Internet thông qua dây điện thoại. Đặc trưng của Modem là tốc độ truyền dữ liệu Kbps, Mbps. Modem có đầu cắm dây điện thoại. Có 03 loại Modem: Onboard - thường có trên máy xách tay, External - gắn ngoài, Internet - gắn trong cắm vào khe PCI. Đối với modem gắn trông dễ nhầm với card mạng (có đầu cắm to hơn để cắm dây cáp mạng và có đèn tín hiệu đi kèm). Modem chuyển đổi tín hiệu điện thoại. g. Ổ di động (USB Hard Disk). Ổ USB dùng để lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn. Ổ USB còn dùng để nghe nhạc MP3, xem phim MP4. Đặc trưng của USB là dung lượng nhớ MB, GB và luôn cắm vào cổng USB trên mainboard. Để đảm bảo an toàn dữ liệu và kéo dài tuổi thọ của đĩa USB phải thực hiện thao tác rút đĩa an toàn ra khỏi hệ thống. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 34
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh Chú ý: Nếu không dùng đĩa cần kích chuột phải trên biểu tượng của đĩa dưới khay hệ thống, chọn Safe to remove (đối với Windows XP trở lên) hoặc Unplug or Eject hardware (đối với Windows 2000 trở xuống) rồi chọn tên ổ đĩa trong danh sách, nhấn nút Stop. Một số loại USB h. Card xem truyền hình (USB TV). Là thiết bị thu sóng truyền hình đưa vào máy tính. Cắm USB TV vào cổng USB trên mainboard và cài các phần mềm đi kèm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi sử dụng USB TV máy tính cần phải có card màn hình dung lượng lớn để đảm bảo chất lượng hình ảnh. USB TV - Card xem truyền hình i. Máy in (Printer). Dùng để in ấn tài liệu từ máy vi tính. đặc trưng của máy in là độ phân giải dpi, tốc độ in (số trang trên 1 phút), bộ nhớ (MB). Ký hiệu dpi (dots per inch - số điểm ảnh trên mỗi inch vuông), số lượng điểm ảnh càng nhiều thì độ phân giải càng lớn và hình ảnh càng rõ nét, chất lượng. Dpi là giá trị để xác định độ phân giải của các thiết bị xử lý hình ảnh như màn hình, máy in, máy quét, máy ảnh kỹ thuật số, webcam Phân loại máy in: In kim, in phun, in laser. Máy in - Printer j. Máy quét (Scanner). Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 35
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh Máy quét để nhập dữ liệu hình ảnh, chữ viết, mã vạch, mã từ vào máy vi tính. Đặc trưng máy quét cũng là độ phân giải - dpi. Phân loại máy quét: + Máy quét ảnh: Dùng để quét hình ảnh, chữ viết + Máy quét mã vạch: Dùng quét mã vạch dùng trong siêu thị để đọc giá tiền hàng hóa, đọc mã thẻ sinh viên + Máy quét từ: Đọc thẻ từ, ứng dụng trong hệ thống cửa thông minh, hệ thống chấm công nhân viên, thẻ ATM Máy quét - Scanner k. Máy chiếu (Projector). Máy chiếu là thiết bị hiển thị hình ảnh với màn hình rộng thay thế monitor để phục vụ hội thảo, học tập đặc trưng của máy chiếu là độ phân giải dpi. Máy chiếu được cắm vào cổng VGA thay thế dây dữ liệu của màn hình. Máy chiếu - Projector l. Thẻ nhớ (Memory card). Thẻ nhớ là thiết bị lưu trữ di động, là bộ nhớ có khả năng tương thích với nhiều thiết bị khác nhau như máy ảnh kỹ thuật số, máy điện thoại di động Đối với máy tính không có khe cắm thẻ nhớ cần phải sử dụng một đầu đọc thẻ nhớ gắn vào cổng USB. Thẻ nhớ các loại m. Loa (Speaker). Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 36
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh Là thiết bị phát hay khuếch đại âm thanh, đặc trưng của loa là công suất W (watts). Loa sử dây cắm audio với đầu có ký hiệu Line Out (màu xanh nhạt) trên card âm thanh. Loa - Speaker n. Tai nghe (Microheadphone). Microheadphone có 2 chức năng xuất và nhập dữ liệu audio. Mỗi Microheadphone có 2 đầu dây, cắm dây có ký hiệu tai nghe vào chân cắm Line Out (màu xanh nhạt), dây có ký hiệu Micro vào chân cắm Mic (màu đỏ, hoặc hồng trên card âm thanh). Tai nghe - Microheadphone o. Thiết bị hỗ trợ game (Joystick). Dùng chơi game trên máy tính với nhiều chức năng đặc biệt thay thế chuột, bàn phím. Bộ điều khiển chơi game rời p. Thiết bị thu hình (Webcam). Webcam thiết bị thu hình vào máy vi tính sử dụng trong việc giải trí, bảo vệ an ninh, hội thảo từ xa, khám bệnh từ xa đặc trưng của webcam là độ phân giải dpi. Webcam được nối dây dữ liệu vào cổng USB phía sau mainboard. Trên các máy tính xách tay hiện nay, webcam thường được tích hợp phía trên màn hình. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 37
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh Thiết bị thu hình (webcam) vào máy tính q. Bộ lưu điện (UPS - Uninterruptible Power Supply). Ổn áp dòng điện và cung cấp điện cho máy trong một khoảng thời gian ngắn trong trường hợp có sự cố mất điện để giúp người sử dụng lưu tài liệu, tắt máy an toàn. Đặc trưng của UPS là công suất KW. Bộ lưu điện r. Cổng giao tiếp hồng ngoại (USB Bluetooth). Là thiết bị để giao tiếp của máy tính với các thiết bị khác như điện thoại di động, dùng công nghệ truyền dữ liệu không dây bluetooth. USB Bluetooth được cắm vào cổng USB. USB Bluetooth Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 38
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh CHƯƠNG2 ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG SẢN XUẤT MAY MẶC 2.1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CAD∕CAM. 2.2.1. Một số khái niệm. - CAD (Computer Aided Design - Thiết kế với sự trợ giúp của máy vi tính): Đây là việc dùng máy vi tính hỗ trợ các công đoạn thiết kế một sản phẩm mới. Những sản phẩm của CAD có thể là ngôi nhà hay chỉ một cầu thang trong ngôi nhà, có thể là khuôn đúc bửng (yếm) xe gắn máy, cây cầu hoặc một bộ rập may Việc thiết kế không chỉ giới hạn ở việc vẽ ra sản phẩm cần sản xuất mà thường gồm các công việc sau: + Thể hiện ý tưởng (tổng thể cho tới chi tiết) bằng các hình vẽ kỹ thuật và phối cảnh. + Phân tích và hiệu chỉnh mô hình, thực hiện các tính toán liên quan. + Xây dựng và thử nghiệm (trên máy tính) mô hình nguyên mẫu. + Xuất thông tin cho các công đoạn khác: Số lượng nguyên vật liệu, ảnh và ảnh động cho tiếp thị, thông tin hình học cho bộ phận sản xuất. - CAM (Computer Aided Manufacturing - Sản xuất với sự trợ giúp của máy vi tính) đây là việc truyền thẳng các số liệu và chương trình từ máy vi tính sau bước CAD tới máy điều khiển bằng số (Numerically Controlled Machines) để các máy công cụ này chế tạo ra sản phẩm hoặc một phần của sản phẩm mà quá trình thiết kế (sử dụng CAD) đã tạo ra. CAM còn được hiểu là ngành khoa học dùng máy vi tính để lập kế hoạch, điều hành, điều khiển các thao tác của một giai đoạn, một công nghệ trực tiếp hay gián tiếp thông qua máy vi tính. Do vậy CAM được chia làm hai dạng: + Giám sát và điều khiển (Computer Monitoring and Control). + Ứng dụng và trợ giúp sản xuất (Manufacturing Support Application). Công nghệ Robot được xem là một nhánh quan trọng của CAM. Những ý tưởng đầu tiên về việc dùng máy tính để làm đồ họa, một công việc quan trọng trong mọi công tác thiết kế, đã được Vannevar Bush đề xuất từ 1945, ngay sau khi máy tính điện tử đầu tiên ra đời. Tuy nhiên thời đó những nguyên tắc ấy chưa thể thành hiện thực. Vào những năm 60 thế kỷ 20, các giải pháp CAD đầu tiên đã ra đời tại General Motors, Lockheed, NASA, Bell Labs. Vào những năm 70, với sự xuất hiện các máy công cụ điều khiển bằng số (CNC - Computer Numerically Control) thì các hệ CAM đầu tiên ra đời, gắn với công nghiệp ô tô, máy bay, điện tử, quốc phòng. Đây là thời kỳ sôi động của cuộc cách mạng tự động hóa. Các hệ thống CAD-CAM (nối với nhau thành một chỉnh thể) tràn ngập trong mọi ngành công Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 39
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh nghiệp. Các hệ thống này tạo ra những bước nhảy vọt về năng suất và chất lượng trong sản xuất công nghiệp. Kể từ hệ đồ họa đầu tiên SAGE (Semi Automatic Ground Environment) trong những năm 50 cho tới nay, ngành CAD đã trải qua những chặng đường phát triển đặc sắc, nhanh chóng đến bất ngờ. Không còn đắt khi ứng dụng như cuối những năm 70. Cả một thời gian dài, CAD vốn được coi là khó học, khó sử dụng, xu hướng tích hợp Windows đã khiến việc nắm vững hệ CAD trở nên dễ dàng hơn. Việc sử dụng CAD hầu như đã trở thành dĩ nhiên trong học tập và lao động tại các nước phát triển. CAD thậm chí được đưa vào trường phổ thông và từ cuối năm 2000, ngành thiết kế đã bắt đầu nói tới khái niệm 'chiều không gian thứ 4' là trục thời gian, dành riêng cho việc phục hồi các công trình lịch sử. Nếu thành công, đây lại là bước ngoặt mới trên lộ trình phát triển CAD. Để thực hiện một giải pháp CAD/CAM cần phải tạo lập hệ phần cứng và hệ phần mềm linh hoạt và tương thích với nhau, được nối ghép phù hợp với nhau thông qua các giao diện thích hợp. Hệ phần cứng đi kèm với CAM gồm máy công tác, máy đo tọa độ điều khiển CNC kết hợp với hệ phần mềm là các chương trình điều khiển CNC đối với quá trình gia công, hoạt động và kiểm tra các phần tử thuộc hệ phần cứng. 2.1.2. Mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của CAD/CAM: + Năm 1955 - Hệ CRT trong các dự án quân sự Mỹ. + Năm 1957 - APT II (Automatic Programmed Tool) phục vụ điều khiển số. Máy NC trong công nghiệp. + Năm 1959 - Stromberk Carlson phát triển hệ thống diễn giải graphics. + Năm 1963 - Ivan Sutherland giới thiệu “sketchpad”, mở đầu khái niệm “đồ họa tương tác”. + Năm 1965 - Lockheed giới thiệu hệ CAD/CAM và hệ FEM. McDonnell giới thiệu hệ CADD. + Năm 1971 - David Prince viết cuốn sách đầu tiên về đồ họa máy tính (Computer Graphics). + Năm 1975 - Bắt đầu dự án ICAM (Integrated Computer Aided Manufacturing) của không quân Mỹ. Năm 1976 - Bắt đầu công nghệ đồ họa màn quét màu (Color raster graphics). + Năm 1979 - Bắt đầu IGES. Năm 1980 - Dòng máy PC “cách mạng hóa” thị trường. + Những năm 1980s - Mô hình khối (Solid Modeling) trên UNIX. + Những năm 1990s - Mô hình khối trên máy tính giá thấp. 2.1.3. Tình hình ứng dụng CAD∕CAM tại Việt Nam Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 40
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh CAD được gia nhập tại Việt Nam năm 1984, ông Nguyễn Quang - một Việt kiều ở Đức về nước đem theo những hiểu biết về CAD/CAM. Một nhóm chuyên gia tin học ở TP.HCM thời đó đã thành công khi thiết kế tấm thảm len đầu tiên bằng máy tính và tổ chức dệt thành công tại xí nghiệp thảm len Đà Nẵng (1986), viết phần mềm CAD cho nhà máy dệt Đông Á (1989) đã được sử dụng trong nhiều năm, xây dựng hệ CAD/CAM cho khâu làm chương trình dệt cho nhà máy dệt Bình Lợi (1990). Cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, nhiều người Việt Nam đi học, đi tham quan, làm việc tại nước ngoài đã mang CAD về nước. Bên cạnh đó, còn một số lượng không nhỏ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được chuyển giao công nghệ từ công ty mẹ, các doanh nghiệp phải chuyển sang CAD do làm ăn với đối tác nước ngoài. Trong ngành cơ khí, phòng CAD/CAM của khoa Cơ khí Đại học Bách khoa Hà Nội đã mang hệ Pro/Engineer đến với không ít học viên cũng như các nhà sản xuất. CAD tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau như dự thầu thiết kế xây dựng (AutoCAD), kiểu dáng sản phẩm (khuôn đúc nhựa, ô tô) Trong nền công nghiệp may hiện nay, hệ thống CAD được ứng dụng trong giai đoạn thiết kế mẫu rập, giác sơ đồ, thiết kế thời trang Hệ thống CAM được ứng dụng để hỗ trợ quá trình sản xuất trong công đoạn: + Điều khiển các máy công tác trong công nghiệp may (máy cắt và trải vải điều khiển chương trình số, hệ thống máy thêu điều khiển chương trình số). + Gia công điều khiển quá trình thêu, thu thập và quản trị các dữ liệu xí nghiệp may 2.2. ỨNG DỤNG CAD∕CAM TRONG MAY MẶC. 2.2.1. Tình hình ứng dụng CAD∕CAM trong ngành may mặc. Những phần mềm được sử dụng nhiều nhất trong ngành dệt may là của hãng Lectra (Pháp), Gerber (Mỹ), Gemini (Ý), Investronica (Tây Ban Nha), Optitex (Mỹ), G-Pro (Malaysia) và nhiều sản phẩm ngoại khác như PAD, StyleCad, AGMS, TorayCad, CyberCad, Tukatech, Assyt, Polytron Lectra và Gerber được giới thiệu ở thị trường Việt Nam từ năm 1991-1995, sau đó đến Gemini (Gemini có mức giá bằng chỉ 25-30% của Lectra và Gerber khoảng 14.000-18.000 USD cho một máy tính). Ngoài ra còn có các phần mềm ERP, lưu trữ tài liệu điện tử, kế assyst toán cũng được các công ty dệt may sử dụng nhiều, phần lớn cũng là của nước I NbullmerT E L L I G E N T S O L U T I O N S ngoài. Hiện có tới 90% số phần mềm được sử dụng tại các công ty dệt may Việt Nam là sản phẩm ngoại nhập. assyst I NbullmerT E L L I G E N T S O L U T I O N S Biểu tượng của hãng Gerber và Lectra Kỹ năng làm phần mềm giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực mức độ chênh lệch nhưng không lớn. Một điểm hạn chế mà rất nhiều doanh nghiệp phần mềm trong nước mắc phải là quá chú trọng về mặt kỹ thuật mà quên đi nhu cầu cụ Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 41 intl.comintl.com intl.comintl.com
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh thể của khách hàng về sản phẩm. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp phần mềm trong nước sở hữu một đội ngũ lập trình viên hùng hậu nhưng lại thiếu sự quan tâm, đầu tư cho đội ngũ phân tích thiết kế hệ thống, từ đó các sản phẩm của họ chưa đáp ứng được những gì mà khách hàng mong đợi. Điểm yếu này của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam là cơ hội để các nhà cung cấp phần mềm nước ngoài thai thác, chiếm lĩnh thị trường phần mềm dệt may Việt Nam. Các công ty công nghệ thông tin lớn như FPT, Tinh Vân không tham gia thiết kế phần mềm cho ngành dệt may. Hiếm hoi phần mềm nội Garment SD của kỹ sư Lê Công Nghiệp - Công ty tin học Lê Gia là một trong vài phần mềm chuyên dụng hiếm hoi của Việt Nam được sử dụng trong ngành dệt may. Đây là phần mềm hạch toán bàn cắt được sử dụng tại nhiều công ty dệt may như Bình Dương, Việt Tiến, Nhà Bè, Tây Đô, Thắng Lợi Trước đây, nghiệp vụ này được thực hiện một cách thủ công nên tốn nhiều thời gian xử lý số liệu. Hệ thống CAD rất đắt tiền song lại không sử dụng được quá 10 năm vì phần cứng và giải pháp phần mềm sẽ mau lạc hậu, không hiệu quả. Một số công ty lớn như May Việt Tiến, Agtex (May 28), cho đến Lega Fashion, Viện mẫu Thời trang Việt Nam (Fadin) hay Trường Kinh tế Kỹ thuật May TP.HCM đều đã sử dụng hệ thống ArtWorks Studio của GGT trong việc thiết kế (hay dạy thiết kế) mẫu mã sản phẩm. ArtWorks là một hệ thống phần mềm chuyên dụng rất mạnh, cung cấp nhiều khả năng từ phác thảo kiểu trang phục cho đến thiết kế mẫu vải; tạo mẫu vải in, thiết kế mẫu vải dệt kim và dệt thoi, kết hợp các thiết kế để tạo thành catalogue hay các ấn phẩm giới thiệu sản phẩm Tại các nước phát triển, từ công đoạn thiết kế mẫu (thiết kế mỹ thuật, đồ hoạ - gọi chung là Fashion design), chuyển sang thiết kế mẫu mang tính công nghiệp và thuần túy kỹ thuật (Pattern design), nhằm "giải phóng" mẫu ra các chi tiết nhỏ để cắt lên vải trước khi tiến hành nhảy cỡ (Grading design) ra các size khác nhau, và giác sơ đồ (Maker Marking) đều được thực hiện với sự hỗ trợ của máy tính. Trong khi đó, ngay ở giai đoạn thiết kế mẫu, nhìn chung ArtWorks vẫn chưa đạt tới vị trí một phần mềm thật sự đắc dụng. 2.2.2. Giới thiệu về một số hệ thống CAD∕CAM trong ngành may mặc. Hệ thống CAD/CAM trong ngành may do hai "đại gia" Gerber Garment Technology (GGT-Mỹ) và Lectra Systèmes (Pháp) nắm giữ, từ các hệ thống CAD về thiết kế rập mẫu và giác sơ đồ tự động, thiết kế thời trang cho tới hệ CAM trải và cắt vải tự động Công ty may Việt Tiến và công ty Dệt may Thành Công là hai doanh nghiệp đầu tiên đã mạnh dạn trang bị chuyền treo tự động Smart MRT của tập đoàn Hashima (Nhật). Với chuyền treo, máy tính được dùng để quản lý, cân đối chuyền: điều khiển tự động rải chính xác các bán thành phẩm (dù trên chuyền có những mã hàng khác nhau) ở các trạm tùy theo khả năng của mỗi trạm; theo dõi quá trình sản xuất của công nhân trong chuyền (về tiền lương, năng suất, thời gian làm việc, lượng hàng tồn, sản phẩm không đạt yêu cầu ) để tự động điều chỉnh kịp thời như rải hàng đều, hoặc xếp công nhân vào các khâu hợp lý. Ngoài ra, máy tính của chuyền treo còn được kết nối với máy tính ở văn phòng để phục vụ việc theo dõi tình hình sản xuất Ngành dệt may đã từ lâu biết đến các phần mềm trợ giúp thiết kế, chính thức vào Việt Nam từ năm 1998, phần mềm thiết kế may mặc Lectra của Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 42
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh Pháp tới nay đã có chỗ đứng vững chắc. Ngành giày dép cũng có những phần mềm CAD riêng. Năm 2008, Gerber giới thiệu tại thị trường Việt Nam sản phẩm phần mềm tiên tiến nhất đang được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may trên thế giới đó là phần mềm thiết kế mẫu và giác sơ đồ AccuMark V8.3, phần mềm giác sơ đồ tự động hiệu suất cao AccuNest, phần mềm thiết kế mẫu trong Không gian 3 chiều AccuMark V-Sticher. Các phần mềm kết hợp với bảng số hóa và máy vẽ bằng bút hoặc máy vẽ bằng công nghệ in phun của hãng, tạo thành một hệ thống máy tính hỗ trợ thiết kế hoàn chỉnh, hay còn gọi là hệ CAD. Đây là công cụ đắc lực cho doanh nghiệp may mặc trong việc thiết kế, từ đó giảm đáng kể thời gian báo giá, tính định mức, ra sản phẩm, tăng chu kỳ phát triển sản phẩm mới, tiết kiệm không gian lưu trữ, tăng tính bảo mật và giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn Có mặt tại Việt Nam trong nhiều năm, các sản phẩm CAD/CAM của Gerber đã và đang chứng tỏ vị trí hàng đầu và cam kết gắn bó của một thương hiệu uy tín trên toàn thế giới. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong may mặc có thể kết hợp bằng nhiều giải pháp khác nhau. AccuMark của Gerber và Kaledo 3D Trend của Lectra là các sản phẩm giúp các nhà thiết kế chuyên nghiệp hay nghiệp dư dễ dàng sáng tạo mốt mới với tính toán hợp lý để tiết kiệm vải khi cắt may. Các chương trình thiết kế thời trang đã được nhiều nhà mốt áp dụng từ những năm 1990 để nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm vật liệu với trí thông minh nhân tạo, khả năng chuyển động 3D, thế giới avatar như thật. V-Stitcher là một module cho chương trình thiết kế AccuMark do công ty Gerber Technology phát triển, cho phép các nhà tạo mẫu xác định được lượng vải vừa với thân người nhờ các người mẫu 3D. Lectra, một hãng phần mềm thời trang nổi tiếng khác, cung cấp chương trình Modaris 3D Fit. Modaris 3D Fit cũng cho phép các nhà thiết kế nhìn thấy bộ trang phục trong môi trường 3D thông qua người mẫu ảo, sau đó dịch chuyển thông số sang mẫu vải 2D cho thợ cắt may. Phần mềm Kaledo 3D Trend của Lectra lại cho phép nhập các thiết kế ngoài đời thực vào để tạo nên một công cụ 3D đa phương tiện, trong đó có cả ảnh, video và âm thanh. Hiện chương trình được cho dùng thử miễn phí. Chương trình thiết kế thời trang khác với những phần mềm thiết kế nhà cửa ở chỗ phải tính toán vải sao cho vừa với những đường cong trên cơ thể người. Đầu năm nay, Lectra phát hành bản nâng cấp mới cho phần mềm, giúp nhà sản xuất tạo mẫu riêng cho từng cỡ của người mặc. Các họa tiết được thiết kế một cách chính xác nhờ phần mềm Vision Fashion Studio của Gerber. Những mẫu hoa văn này được quét lên, chỉnh sửa màu sắc, độ sắc nét và xuất ra mẫu vải mới. Kaledo Suite của Lectra cũng cho phép nhà tạo mẫu thiết kế cách dệt và đan, phục vụ những nhà máy sợi. Máy cắt mẫu Gerber DCS 1500 được dùng cho các cơ sở sản xuất nhỏ, có thể cắt nhiều mẫu, nhiều cỡ, nhiều màu, tiết kiệm phí vải. Hiện có nhiều phần mềm thiết kế thời trang khác nhau dành cho nhà tạo mẫu chuyên nghiệp hoặc người thích cắt may. SnapFashun cung cấp một trình cài đặt cho Adobe Illustrator, giúp họ kết nối nhiều yếu tố như túi, kiểu vai, tay áo để thành mẫu mới. Toshiba cũng đã hợp tác với hãng phần mềm Osaka-based Digital Fashion cũng của Nhật để phát triển một hệ thống ba chiều, nhằm tái tạo lại cơ thể của chính bạn trên màn hình. Manequine giúp thử quần áo và di chuyển trên màn hình khi người thử bước đi. Hệ thống tạo Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 43
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh người mẫu ảo này sẽ rút ngắn được thời gian thử đồ, cũng như không làm mất đi sự kiên nhẫn của những người chờ. 2.2.3. Giới thiệu hệ thống cắt trải vải tự động và chuyền treo (Hanger). a. Hệ thống cắt trải vải tự động. Hệ thống máy cắt của GERBER có thể thực hiện cắt qua quá trình điều khiển bằng máy vi tính, có thể cắt vải nhiều lớp với chiều dày lớp vải nén lên đến 7.2 cm. Máy cắt dùng dữ liệu máy tính gọi là file cắt điều khiển dao cắt. Các file cắt này được tạo ra bởi các chương trình tạo sơ đồ ví dụ như AccuMark. Với sự hỗ trợ của máy tính nên độ chính xác rất cao và cắt rất nhanh. Cấu trúc phần cứng máy cắt gồm: + Máy tính vận hành: Tương tự như máy tính để bàn thông dụng, có đầy đủ các thiết bị như: màn hình tinh thể lỏng, bàn phím, chuột, đĩa cứng và đĩa mềm để vận hành máy cắt. Hệ thống cắt trải vải tự động Máy tính vận hành và thiết bị điều khiển hệ thống cắt trải vải + Bàn cắt: Cắt vải theo hướng dẫn từ bộ điều khiển phần mềm, có các thành phần như đầu cắt và thanh đà (cắt vải bằng cách di chuyển và đưa dao xuyên xuống bàn cắt, dao cắt xoay theo các góc, các đường cong và được điều khiển bằng một đèn laser gắn trên đầu cắt), màng ép (sử dụng chân không ép vải và giữ chặt vào băng tải), băng tải (di chuyển bàn vải khi cắt), bàn thu sản phẩm (di chuyển những mảnh vải đã cắt ra khỏi bàn), máy hút chân không (giúp nén chặt vải xuống bàn cắt thành một khối cứng để khi dao cắt hoạt động vải không bị xê dịch, cắt sẽ chính xác hơn), ống thoát hơi nóng (dùng để thoát hơi nóng phát sinh trong quá trình vận hành máy cắt), bảng điều khiển thanh đà (vận hành điều khiển đầu cắt, thanh đà và những chức năng từ bàn cắt), công tắc điều khiển. b. Giới thiệu hệ thống chuyền treo (Hanger). Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 44
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh Nói chung trong ngành công nghiệp may tồn tại các hệ thống chuyền may sau: 1- Phương thức sản xuất theo bó (Bundle System) Đây là phương thức sản xuất truyền thống, đặc thù là cắt thành từng bó sản phẩm, chuyển đến công nhân may từng công đoạn, công nhân mở từng bó ra rồi sử dụng các chi tiết trong bó để ghép với nhau và tiến hành may. Do vậy: + Bán thành phẩm phải được chuyển từng bó đến từng công nhân, công nhân trước khi may phải kiểm tra số hiệu của từng bó để không may nhầm. + Thao tác thừa khá nhiều như cầm bó vải lên xem, mở dây buộc bó vải ra, lấy các chi tiết ghép với nhau và may, may hết thì bó lại, chuyển tiếp, đánh dấu vào sản phẩm để xác định sản phẩm của mình, ghi sổ tay để xác định năng suất tính lương sau này + Hàng hoá tồn đọng, người quản lý chuyền không thể biết vì rất nhiều bó chi tiết để trong các thùng, các bao vải + Tiến độ sản xuất chỉ có thể biết được qua số thành phẩm ra khỏi chuyền, số tồn đọng tại từng vị trí. + Khó biết được diễn biến để điều chuyền, ngoại trừ có người điều chuyền giỏi việc và sâu sắc. + Tiền lương theo khoán sản phẩm, dẫn tới việc công nhân chỉ biết tăng sản lượng của riêng khâu mình, ít nghĩ tới các khâu sau nên tính đồng bộ của dây chuyền không cao dẫn tới năng suất thấp nhất, khó chia tiền lương Để thay đổi thay đổi phương pháp sản xuất chuyển từ phương thức bó sang phương thức từng bộ chi tiết hoàn chỉnh (Unit Production System - UPS). Chuyền treo Hanger là một hệ thống chuyền tự động phân phối bán thành phẩm đến từng công nhân trong chuyền theo đúng trạm, đúng vị trí đã được tính toán trong thiết kế chuyền, giúp quản lý theo dõi năng suất, giờ làm việc của công nhân trong chuyền hằng ngày, hằng giờ, tính toán chi tiết tiền lương công nhân được trả, phát hiện tên người công nhân may lỗi, giúp người điều chuyền có thể dễ dàng thay đổi, bố trí lại trạm, bước công việc khi có những thay đổi về công nhân (ốm đau, nghỉ, tay nghề thấp ). 2- Hệ thống Switch Track - Chuyền treo bán tự động + Các bó sản phẩm từ công đoạn cắt chuyển sang một bộ phận ghép bộ. Từng chi tiết được ghép với nhau để thành một bộ chi tiết (hoàn chỉnh của một sản phẩm), các chi tiết này được gắn lên một móc duy nhất, cứ mỗi móc một bộ sản phẩm. + Các móc này được kéo tới (bằng tay) từng công đoạn may. Công nhân may phần việc công đoạn của mình (phần lớn không cần lấy bộ sản phẩm ra khỏi móc do những chỗ xuống vị trí may được thiết kế để thuận tiện cho công nhân với tay, kéo các chi tiết vào và may). Sau đó, công nhân này đẩy sản phẩm theo ray trượt ra tới vị trí để người điều chuyền kéo tới công đoạn kế tiếp Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 45
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh + Móc sản phẩm di chuyển từ đầu đến cuối chuyền may. Khi tới đầu ra, trên mỗi móc sẽ là một sản phẩm hoàn chỉnh, được lấy ra khỏi móc và đưa móc trống vào, lặp lại chu kỳ sản xuất. Đối với các doanh nghiệp lớn, dây chuyền dạng này vẫn còn rất thủ công, nhưng thực ra nó đã giải quyết được các vấn đề mà hệ thống luân chuyển theo bó (Bundle System) gặp phải. Người điều chuyền thấy chỗ tồn đọng và giải quyết ngay, giải quyết được vấn đề xác định tiến độ ra hang, hàng hoá được treo lên cao nên khỏi tốn tiền đầu tư thùng, bao đựng, kích thích công nhân sản xuất Trên thực tế ở Việt Nam, giá một chuyền treo bán tự động là phù hợp không chỉ với các công ty may lớn mà cả với các doanh nghiệp may vừa và nhỏ. Đặc biệt, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để cải tiến, tự nâng cấp chuyền treo bán tự động lên mức tự động hoá cao ví dụ mã hoá từng móc treo dùng đầu đọc (hồng ngoại, bar code ) để quản lý năng suất. 3- Chuyền treo tự động (Hanger system). Các hệ thống chuyền treo tự động của các công ty tiên phong như ELNA, Gerber, Investronica, Hashima điều khiển bằng hệ thống máy tính, đều cung cấp những giải pháp sau: + Lập trình quy trình công nghệ bằng máy tính: Xác định từng quy trình công nghệ, sản phẩm sẽ phải qua công đoạn nào; các trạm cụ thể nào sẽ thực hiện công đoạn số mấy, nạp thời gian định mức của từng công đoạn. Khi hoạt động, máy tính sẽ dựa vào dữ liệu thực để cho thời gian sản xuất trung bình của từng công đoạn. + Quản lý tên tuổi, bậc thợ của tất cả công nhân trong chuyền, cùng công việc thực của từng công nhân. Công nhân có thể thay đổi vị trí sản xuất (làm công đoạn khác): chỉ cần nạp tên mình vào bảng hiển thị tại từng trạm, người quản lý có thể thống kê theo thời gian thực, hay theo một thời gian định trước, công việc chi tiết của từng người trong chuyền để từ đó dùng cơ sở dữ liệu mà tính lương, thưởng năng suất cao, hay khuyến cáo, tập trung hướng dẫn những người năng suất thấp liên tục. + Hệ thống tự động đưa sản phẩm đến từng công nhân theo quy trình đã lập sẵn, điều tiết tự động nếu hàng bị ứ đọng tại một số điểm trên chuyền theo 2 nguyên tắc: >> Điều chỉnh cứng: Tại mỗi vị trí sản xuất, khi hàng vào nhiều (bị ứ đọng) tới một mức nào đó, contact đẩy hàng sẽ bị đóng và báo về máy tính trung tâm (MTTT) để các móc không xuống trạm này nữa cho đến khi số hàng tại đây được giải quyết bớt. >> Điều chỉnh mềm: Nhờ cơ sở dữ liệu thiết lập giữa đơn hàng - ID hanger (mã số móc) - mã số công đoạn - số trạm - tên công nhân - thời gian vào - thời gian ra của một sản phẩm, sau một thời gian MTTT sẽ phân tích các công nhân trùng công đoạn và đưa hàng về cho những trạm có năng suất cao hơn để tránh ứ đọng trên chuyền. + Nhờ cơ sở dữ liệu được ghi theo thời gian thực, khi công đoạn cuối cùng được hoàn thành, nhân viên kiểm soát chất lượng (KCS) có thể định danh ngay công Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 46
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh đoạn nào, nhân viên nào gây sai sót để thông báo chấn chỉnh kịp thời và gửi trả móc về đúng vị trí người làm sai để sửa chữa; đồng thời thông tin về sai sót này được MTTT ghi nhận. Như vậy, với các chuyền treo tự động được điều khiển bằng máy tính, người quản lý có thể biết thông tin chi tiết tới từng công đoạn trên từng chiếc sản phẩm, từng công nhân, từng thời gian may. Coi như là biết tất cả hoạt động của chuyền, từ đó có thể quản lý dễ dàng mọi nghiệp vụ khác trên chuyền may. Tuy nhiên, muốn đưa chuyền treo vào hoạt động thành công, doanh nghiệp may phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện: >> Nguồn vốn: Trị giá một chuyền treo tự động dựa theo số trạm, và giá trung bình mỗi trạm khoảng 4.000 USD. Như vậy, với một chuyền may 50 lao động, doanh nghiệp phải đầu tư khoảng 3 tỷ đồng/dây chuyền. Đây là số tiền lớn đối với các doanh nghiệp cỡ nhỏ. Tuy nhiên khả năng sinh lợi và lấy lại vốn là cao. >> Phải có người quản lý chuyền có trình độ quản lý cao. >> Phải am hiểu hết các tính năng quản trị hệ thống để khai thác thế mạnh về cơ sở dữ liệu của máy, nhất là phải biết sử dụng các biểu mẫu thống kê để cải tiến công tác. >> Có trình độ về công nghệ may và thiết kế chuyền. >> Có quyền điều động công nhân, và có uy tín với công nhân. >> Có khả năng tự xử lý sự cố về hệ thống máy tính. >> Phải có lực lượng công nhân hội đủ các yếu tố tay nghề đồng đều và đa dạng >> Cần phải có những đơn hàng từ khá đến lớn >> Nguyên liệu phải được chuẩn bị kỹ. Hệ thống chuyền treo thường bao gồm: + Hệ thống máy tính điều khiển: Lập trình quá trình hoạt động của chuyền và điều khiển hoạt động. + Bộ phận điều khiển motor, bàn phím, chuột là bộ phận cơ năng điều khiển hoạt động của chuyền khi nhận được tín hiệu từ hệ thống máy tính và chọn lệnh, nhập thông tin. + Bộ phận tích điện UPS dự trữ phòng khi mất điện, tránh trường hợp chuyền bị ngừng đột ngột sẽ dẫn đến sự cố hỏng hóc. Lượng điện dự trữ chỉ đủ để duy trì chuyền trong thời gian ngắn để thực hiện các thao tác ngừng vận hành chuyền. + Hệ thống bánh răng, ròng rọc, cần gạt giúp đẩy cây Hanger di chuyển trên chuyền. + Hệ thống trạm gồm hệ thống đường dẫn, hệ thống ròng rọc giúp dẫn cây Hanger vào trạm hoặc đẩy cây Hanger đi với các hộp điện tử (gắn con chip điện tử Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 47
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh có nhiệm vụ truyền đạt và ghi nhận thông tin qua lại giữa Hanger) và hệ thống máy tính điều khiển. + Máy may hoặc máy chuyên dùng để công nhân thực hiện các bước công việc. + Hanger dùng để kẹp các chi tiết di chuyển trên chuyền đến các trạm làm việc của công nhân. Cấu tạo Hanger gồm các thanh móc, bánh xe (giúp Hanger chạy trên chuyền), đầu đọc qua các trạm. + Hộp kiểm dùng để kiểm tra lộ trình của Hanger, tên công nhân và bước công việc tại các trạm. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 48
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CORELDRAW THIẾT KẾ CÁC SẢN PHẨM MAY MẶC VÀ THỜI TRANG 3.1. GIỚI THIỆU. 3.1.1. CorelDraw là gì. Coreldraw Graphic Suite là bộ phần mềm đồ họa dựa trên nền vector, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực mỹ thuật như thiết kế logo, kiểu dáng sản phẩm, banner, bảng hiệu quảng cáo, mẫu bao bì, thiệp mời, phác thảo trang phục Khái niệm nền vector là nền không gian đồ họa trong đó gồm tập hợp nhiều điểm đồ họa có hướng và độ lớn xác định. Hiện nay nền vector được nhiều nhà lập trình đồ họa ứng dụng sử dụng. CorelDraw Graphic Suite là bộ phần mềm thiết kế đồ họa nổi tiếng cùng với các phần mềm khác như AutoCad, Painter, Designer, PhotoShop Đến nay đã có nhiều phiên bản (version) của CorelDraw như 9.0, 10, 11, 12, X3, X4 (năm 2009), X5 (năm 2010), qua đó nhiều tính năng mới được bổ sung, cập nhật liên tục nhằm cải tiến khả năng đồ họa. 3.1.2. Cài đặt CorelDraw. CorelDraw là một phần mềm đồ họa cho nên yêu cầu máy tính phải có cấu hình tương đối cao đặc biệt là tốc độ xử lý và card đồ họa tương đối tốt. Tùy thuộc phiên bản nào để lựa chọn cấu hình phù hợp cài đặt. Nói chung yêu cầu cần thiết đối với máy tính chuyên xử lý đồ họa hiện nay là các máy vi tính thuộc thế hệ Pentium 4 hoặc cao hơn. Từ phiên bản 13 (X3) trở đi, cách thức cài đặt CorelDraw ngoài việc yêu cầu có số Serial Number thì cần mã kích hoạt Activation Code (nếu không sử dụng mã này thì phần mềm chỉ có thể sử dụng dạng Trial - dùng thử trong 15 ngày). 3.1.3. Khởi động CorelDraw X3. Cách 1: Start menu>Programs>Coreldraw Graphic Suite (X3,X4,X5 ). Cách 2: Desktop>Chọn biểu tượng của CorelDraw (click đúp). Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 49
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh Cách 3: Explore hoặc My computer>Chọn file Corelraw đã lưu (cấu trúc tập tin Coreldraw có phần mở rộng là *CDR) 3.1.4. Hộp thoại Welcome to CorelDraw. Đây là hộp thoại mỗi lần khởi động CorelDraw sẽ xuất hiện. Mỗi phiên bản có các từ khác nhau, nói chung thì hộp thoại có các chức năng sau: - New graphic (New): Tạo cửa sổ thiết kế mới. - Open last edited (Recently): Mở tập tin làm việc sau cùng. - Open graphic (Open): Mở một tập tin đã được lưu. - Temple (Template): Mở một cửa sổ theo mẫu đã được thiết kế sẵn. - CorelTUTOR: Mở phần trợ giúp và một số bài học. - What’s new? Giải thích tính năng mới của Coreldraw. 3.1.5. Giới thiệu màn hình. + Title bar - Thanh tiêu đề: Cho biết tên phần mềm và tập tin đang làm việc. Các nút để thu nhỏ (minimize), phóng to (restore down), đóng (close) ứng dụng. + Menu bar - Thanh trình đơn: Các lệnh được nhóm thành trình đơn. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 50
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh + Standard bar - Thanh chuẩn: Chứa các nút lệnh thông dụng như lưu, mở, in, cắt, sao chép, undo, redo file, đối tượng. + Toolbox - Hộp công cụ: Chứa các công cụ vẽ thông dụng. Các nút có tam giác nhỏ dưới góc biểu tượng, sẽ mở ra các flyout chứa cách lệnh tương đương. + Ruler - Thước: Hiện thị các vạch kích thước, có thể dùng chuột kéo ra từ thước các đường going, xóa đường gióng đó bằng phím Delete hoặc kéo trả đường gióng về thước. + Drawing window - Vùng thiết kế: Trang giấy nơi chứa các đối tượng in ra. + Scroll bar - Thanh cuốn: Di chuyển vùng nhìn. + Color palette - Bảng màu: Ứng dụng tô màu nhanh cho đối tượng. + Page navigater - Thanh duyệt trang: Di chuyển, xóa, tạo, chèn trang. + State bar - Thanh trạng thái: Hiển thị các thông tin về đối tượng như tọa độ trỏ chuột, kích thước đối tượng, lệnh đang thực hiện, hướng dẫn các lựa chọn tiếp theo 3.1.6. Một số phím tắt. - F2: Phóng to bằng cách quây hoặc chọn vùng (marquee). - F3: Phục hồi (thu nhỏ) lệnh phóng to F2 trước. - F4: Quan sát toàn bộ các đối tượng đã tạo trên trang vẽ. - F9: Quan sát toàn màn hình đang làm việc (bỏ qua các thanh công cụ). - Bánh xe chuột (nút thứ 3): Phóng to (thu nhỏ) tại vị trí trỏ chuột. - Spacebar: Lặp lại lệnh trước đó hoặc trở về công cụ chọn (pick tool). - Click đúp chuột: Hiệu chỉnh đối tượng (shape tool). - Click chuột phải: Mở menu tắt (một số lệnh cơ bản của đối tượng đang chọn). - Mũi tên (bàn phím): Di chuyển đối tượng theo bội số khoảng cách, kết hợp với phím CTRL để di chuyển đối tượng với bội số nhỏ hơn. - Chọn, kéo rê chuột: Di chuyển đối tượng đến vị trí nhả chuột. - Phím (+): Sao chép đối tượng chồng lên đối tượng cũ. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 51
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh - Chọn, kéo rê, click phải: Sao chép đối tượng ở vị trí mới và giữ lại đối tượng gốc. - Phím Delete: Xóa đối tượng, điểm đang chọn. - CTRL + A: Chọn toàn bộ đối tượng có trong bản vẽ. - CTRL + Z: Phục hồi lại lệnh trước đó (Undo). - ALT + ENTER: Phục hồi lại lệnh UNDO (Redo). - CTRL + C, CTRL + X và CTRL + V: Sao chép, cắt và dán đối tượng. - TAB: Chọn đối tượng kế tiếp. - CTRL + SHIFT + A: Sao chép thuộc tính của đối tượng. 3.1.7. Một số thuật ngữ. - Ảnh vector: Hình ảnh hiệu chỉnh được đường nét, được vẽ bằng các phần mềm thiết kế như Designer, AutoCAD, CorelDRAW, Painter Một số định dạng thường gặp như *CDR, DXF, DWG - Ảnh bitmap: Là ảnh được chụp, scan, ảnh kỹ thuật số có thể xử lý thay đổi độ sáng, màu sắc, cắt ghép, xoay bằng các phần mềm thông dụng như Photoshop, ACDSee, Illustrator Một số định dạng thường gặp như *bmp, *jpeg, *png Ảnh bitmap không chỉnh sửa được đường nét. - Đối tượng (Object) là hình vẽ được tạo ra trong CorelDraw, có hai dạng đối tượng: + Đối tượng mở (Open path) có điểm đầu và cuối không trùng nhau, đối tượng dạng này chỉ có thể đặt được thuộc tính đường viền (Outline). + Đối tượng đóng (Close path) có điểm đầu và cuối trùng nhau (điểm đóng), đối tượng dạng có thể đặt được thuộc tính đường viền (Outline) và tô màu (Fill). - Hộp thoại (xuất hiện khi có dấu 3 chấm “ ” sau mỗi tùy chọn như Option , Properties ), hộp thoại cung cấp cho người sử dụng các thông tin, đặc tính có thể áp dụng cho đối tượng. - Điểm neo là các hình vuông nhỏ (trắng, đen), dùng để biến đổi hình dạng của đối tượng (co giãn). - Marquee là hình thức quây chọn nhiều đối tượng (chọn). 3.1.8. Quản lý dữ liệu CorelDraw. - File>New Mở cửa sổ mới. - File>Open Mở file đã lưu. - File>Close Đóng file đang làm việc. - Flie>Save as Lưu mới, đổi tên file đang làm việc. + File name: Tên file cần đổi tên. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 52
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh + Save as type: Kiểu file muốn lưu có phần mở rộng như (CDR, PAT, CDT, CLK, CMX, AL, WPG, WMF, EMF, CGM, SVGZ, DXF, DWG, PLT, CMX ) - File>Save: Lưu đè (lưu chồng). - File>Import (CTRL + I): Nhập file từ các ứng dụng khác (AutoCad, ACDsee, Word ) vào bản vẽ Coreldraw. Nếu là dạng đồ họa vectơ có thể chỉnh sửa nét vẽ. - File>Export (CTRL + E): Xuất file Coreldraw sang các ứng dụng khác bằng việc chọn phần mở rộng của file theo tên ứng dụng cần xuất. 9. In ấn. - Layout: Thiết lập lề trang in. - Name: Tên máy in đã được cài đặt. - Curent document: In toàn bộ tập tin đang hiện hành. - Documents: In nhiều tập tin Coreldraw đã được mở trên Window. - Curent page: In trang hiện hành. - Selection: Lựa chọn trang cần in. - Number of copies: Số bản in. - Print: Tiến hành in. - Print preview: Xem thử trang in. 3.1.10. Các chế độ xem màn hình trong CorelDraw. - View>Simple Wireframe: Chế độ xem cơ bản nhất (màu đen), không hiện thị các đối tượng liên kết động như hiệu ứng Blend, Contour, Extrude Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 53
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh - View>Wireframe: Mô phỏng tất cả các đối tượng trên màn hình dạng khung, ngay cả khi áp dụng các đặc tính tô màu. - View>Draft: Hiển thị các đặc tính về đường nét và dạng tô màu đồng nhất. - View>Normal: Kiểu xem phổ biến nhất, hiển thị như khi bản vẽ khi được in ra. - View>Enhanced: Hiển thị hiệu ứng mềm mại (antialiasing) của những vùng liền kề nhau trên màn hình. 3.1.11. Thiết lập một số thuộc tính ban đầu. a. Sao chép dự phòng. - Thiết lập chế độ lưu dự phòng: Tool>Option>Workspace>Save>Auto- backup + Chọn số phút mỗi lần sao chép. + Thay đổi vị trí file sao chép (Specific folder) thay vì theo mặc định trên cùng folder. - Phục hồi file hỏng do sự cố treo máy hay mất điện: Open>Chọn folder sao chép dự phòng có dạng Backup of b. Thiết lập thuộc tính trang vẽ. - Thiết lập trang in: Thiết lập khổ giấy (A4, letter, A0 ), kích thước trang giấy kiểu trang giấy (Portrait, Landscape), hệ đơn vị (milimeter, inch ). c. Hiện thị thước, lưới, chế độ truy chụp điểm. - Thước (Ruler): + Hiện thị thước: View>Ruler + Xác lập gốc tọa độ mới của thước: Nhấp và rê vào điểm giao của thước đến vị trí mới (điểm 0(0,0) mới). + Thiết lập đơn vị đo: Property bar>Unit + Xác lập các tùy chọn cho Ruler: Tool>Option>Document>Guideline>Ruler - Lưới (Grid): + Xác lập lưới: View>Grid. + Điều khiển đặc tính lưới: Tool>Option>Document>Guideline>Grid Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 54
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh - Đường gióng (Guideline): + Chọn vị trí cây thước, kéo rê và nhả chuột đến vị trí cần gióng + Đường gióng có dạng nét đứt, khi chọn sẽ hiện thị màu khác thay vì màu đỏ. - Chế độ truy chụp đối tượng (Snap). + Thiết lập: View>Snap to . (có 02 chế độ bật và tắt). Gồm các chế độ truy chụp: >> Snap to Grid (truy chụp các điểm lưới). >> Snap to Guidelines (truy chụp các đường gióng). >> Snap to Objects (truy chụp các điểm trên đối tượng). Tại chế độ truy chụp đối tượng gồm: Node (bắt điểm bất kỳ), Intersection (bắt giao điểm), Midpoint (bắt giữa đoạn), Quadrant (bắt ¼ đoạn), Targent (bắt điểm tiếp xúc), Perpendicular (bắt vuông góc), Edge (bắt biên đối tượng), Center (bắt tâm) 3.2. CÔNG CỤ VẼ TRONG CORELDRAW. 3.2.1. Công cụ chọn và chỉnh sửa. Bao gồm các công cụ: Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 55
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh Pick, Shape, Smude brush, Roughen brush, Free Transform, Knife, Erase a. Công cụ Pick tool. - Công dụng: + Thao tác lệnh (chọn lệnh, chọn trình đơn, tùy chọn ). + Chọn đối tượng, nhóm đối tượng. + Biến đổi đối tượng (thay đổi kích thước, xoay, di chuyển, xô nghiêng, lật đối xứng, tô đường viền, tô màu, sắp xếp ). - Đặc điểm: Khi chọn lệnh hoặc chọn đối tượng thì thanh thuộc tính biến đổi các thuộc tính hiệu chỉnh tương ứng với lệnh và đối tượng đó. b. Công cụ Shape tool. - Công dụng: Công cụ Shape là công cụ dùng chuột để biến đổi trực tiếp trên đối tượng một số thông số cơ bản đặc biệt là hình dáng. - Đặc điểm: + Một số thao tác của công cụ Shape có thể giống công cụ Pick. + Khi đang thao tác lệnh Shape, điểm của đối tượng được tô đen. + Khi sử dụng công cụ Shape để chọn phân đoạn (segment) cần chỉnh sửa, sẽ xuất hiện chấm đen trên vị trí hiệu chỉnh. Thanh thuộc tính xuất hiện như sau: (1)(2) (3)(4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)(11)(12)(13) (14)(15)(16) (17)(18)(19) (1) Add nodes: Thêm điểm = Click đúp chuột vào nơi cần thêm điểm. (2). Delete nodes: Xóa bỏ điểm đang chọn = Click đúp vào điểm đang chọn. (3) Joint two nodes: Nối hai điểm đang chọn thành một điểm = Di chuyển điểm này sang điểm khác. (4) Break curve: Tách một điểm được chọn thành hai điểm. (5) Convert curve to line: Biến đổi đường cong thành đường thẳng. (6) Convert line to curve: Biến đổi đường thẳng thành đường cong. (7) Make node a cusp: Tạo hai phân đoạn độc lập (không tiếp tuyến). (8) Make node smooth: Tạo hai phân đoạn trơn lại điểm nối (tiếp tuyến). (9) Make node symmetrical: Tạo hai phân đoạn trơn đều (đối xứng). (10) Reserve curve direction: Đảo hướng của phân đoạn (điểm đầu thành điểm cuối). Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 56
- Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh (11) Extend curve to close: Nối dài hai điểm bằng đường thẳng. (12) Extract subpath: Rã 2 đoạn đã Break curve thành 2 đối tượng khác nhau. (13) Auto-close: Tự động đóng kín (tạo đối tượng đóng). (14) Stretch and scale nodes: Kéo đồng thời hai phân đoạn tại điểm đang chọn. (15) Rotate and skew nodes: Quay, xô nghiêng hai phân đoạn tại một tâm xác định. (16) Align nodes: Duỗi thẳng phân đoạn theo phương thẳng giữa hai điểm. (17) Elastic mode: Tạo cách thức đàn hồi. (18) Select all nodes: Lựa chọn tất cả các điểm. (19) Smooth curve: Độ trơn của đường cong. c. Công cụ Knife tool. - Công dụng: Cắt xén đối tượng đóng. - Thao tác: Chọn vị trí điểm đầu và điểm cuối của đối tượng để xén. - Đặc điểm: Lệnh chỉ thực hiện được khi con trỏ chuột tiếp xúc với biên đối tượng (biểu tượng con dao từ nghiêng chuyển sang đứng). Lệnh Knife không thể thực hiện với đối tượng mở và chỉ cho phép xén ngang đối tượng bằng đường thẳng. d. Công cụ Erase tool. - Công dụng: Xóa đối tượng. - Thao tác: + Chọn công cụ Eraser trên hộp công cụ. + Nhấp chọn đối tượng. + Nhấp và kéo trỏ chuột cắt ngang qua đối tượng. - Đặc điểm: Lệnh cho phép xén cong đối tượng, kích thước bị xóa chính bằng kích thước trỏ chuột cắt ngang qua đối tượng. Có thể thay đổi kích thước trỏ trên thanh đặc tính ở ô (Eraser thickness). Lệnh Eraser không thể thực hiện đối với đối tượng ở dạng mở. e. Công cụ Smudge Brush. - Công dụng: Tạo lồi lõm cho đối tượng. - Thao tác: + Chọn công cụ Smudge brush trên thanh công cụ. Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 57