Giáo trình Triết lý giáo dục - Nguyễn Văn Hộ (Phần 1)

pdf 27 trang hapham 3630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Triết lý giáo dục - Nguyễn Văn Hộ (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_triet_ly_giao_duc_nguyen_van_ho.pdf

Nội dung text: Giáo trình Triết lý giáo dục - Nguyễn Văn Hộ (Phần 1)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Trường Đại Học Sư Phạm NGUYÊN VĂN HỘ TRIẾT LÍ GIÁO DỤC Thái Nguyên - 2007
  2. PHẦN II TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC QUA CÁC THỜI ĐẠI I. TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI CHIẾM HỮU NÔ LỆ. 1. Xôcơrat (469-344 TCN). Là đại diện cho trường phái duy tâm khách quan (người Aten). Ông là người khởi xướng phương pháp dạy học vấn đáp để giúp cho người học đi tới chân lý (phương pháp đỡ đẻ). 2. Pơlatôn (427-348 TCN). Là học trò của Xôcơrat người đại diện trêu biểu cho trường phái duy tâm khách quan của Hy Lạp cổ đại. -Tư tưởng triết học của Pơlatôn coi thế giới là sự tồn tại của thượng đế, của ý tưởng. - Xã hội hợp lý bao gồm hai hạng người: Dân tự do và dân nô lệ, quyền hành thuộc về dân tự do. Để trở thành người có quyền hành,dân tự do cần được trếp nhận một nền giáo dục (trước 7 tuổi được giáo dục ở gia đình - giáo dục mẫu giáo). Từ 7 - 17 tuổi học ở trường và ngoài trời (đọc, viết, tính toán, thiên văn, địa lý thể dục và âm nhạc). Trẻ đần độn không được trếp tục học, đi lao động với công thương. Từ 17 - 20 tuổi trẻ trếp tục học văn hóa và thể dục, quân sự, triết học (trẻ nào không học được triết học thi đi lính để thành quân nhân). Từ 20 - 30 tuổi, học các môn đề cao như toán, thiên văn, lý luận âm nhạc, luật pháp chuẩn bị được bổ xung vào tầng lớp thống trị. Những người thông minh được đào tạo trếp từ 30-35 tuổi bằng việc nghiên cứu sâu về triết học để có hiểu biết sâu về chân, thiện, mỹ. Trong số này sẽ chọn lấy một số thật xuất sắc để đào tạo thành những chức sắc điều hành nhà nước. Trếp tục làm việc 15 năm đến 50 tuổi chuyển sang viết sách và nghiên cứu lý luận. Như vậy tư tưởng giáo dục của Pơratôn đã xuất hiện: hệ thống giáo dục, đào tạo nhân tài, giáo dục là nhiệm vụ của toàn xã hội (gia đình và nhà trường). - Hạn chế cơ bản của Pơratoon là sự bất bình đẳng trong giáo dục. 3. Arixtoot (384-322 TCN). Người Maxêđôni, ông là thủy tổ của nhiều ngành khoa học như: Toán, Sinh, Văn, Địa, Thiên văn, Tâm lý, Giáo dục). - Về Triết học, Arixtôt thừa nhận cả vật chất và tinh thần là nguồn gốc của thế giới (như nguyên liệu). - Về mặt xã hội, ông cho rằng sự tồn tại của 2 tầng lớp chủ nô và nô lệ là lẽ tự nhiên. 2
  3. - Về giáo dục, ông cho rằng con người là một thực thể tự nhiên và giáo dục phải dựa vào đo mà đưa ra nội dung giáo dục cho phù hợp, đó là: + Xương thịt - Thể dục + Ý chí - Đức dục + Lý chí - Trí dục * Đây là lần đầu trên trong lịch sử, Arixtôt đã cho rằng muốn giáo dục con người phải xuất phát từ đặc điểm phát triển tự nhiên của trẻ. * rixtôt cũng là người đầu trên trong lịch sử cho rằng sự phát triển của trẻ trải qua những giai đoạn xác định về sinh lý và tâm lý, vì thế cần có nội dung phương pháp và hình thức giáo dục thích hợp (từ 0 - 7 tuổi ; 7 - 1 4 tuổi ; 1 4 - 2 1 tuổi), cần chú trọng tuổi 14. * Arixtôt đánh giá cao giáo dục gia đình. Gia đình được ông coi là môi trường giáo dục đầu trên của trẻ. * Arixtôt vẫn thừa nhận xã hội có giai tầng là chủ nô và nô lệ, đồng thời cần giáo dục tôn giáo cho trẻ. 4. Đêmôcơrit (460 - 370 TCN) - Người Hy Lạp. Đêmôcơrit là nhà duy vật kiệt xuất của Hy Lạp cổ đại. Vũ trụ theo ông có bản chất là vật chất và phần tử nhỏ nhất của nó là nguyên tử, chúng luôn chuyển động hợp - tan để từ đó sinh ra các hiện tượng khác nhau của vật chất. * Trong giáo dục, ông coi trọng giáo dục lao động và là người đầu trên đề xuất huyên tắc biết hợp giáo dục với lao động và cuộc sống sinh hoạt của trẻ. * Ông là người đầu trên công kích tôn giáo, muốn loại bỏ tốn giáo ra khỏi giáo dục, khỏi trường học. II.TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY. 1. Đặc điểm kinh tế xã hội. * Chế độ phong kiến là giai đoạn phát triển trếp theo của chế độ chiếm hữu nô lệ. - Trong xã hội tồn tại giai cấp: địa chủ và nông dân (phương Đông); lãnh chúa và nông nô (phương Tây). - Là bước trến mới của lịch sử, vì người nô lệ được giải phóng về mặt thân thể những vẫn là nô lệ của con người gắn với ruộng đất. * Chế độ phong kiến có những đặc điểm chính sau: -Nền kinh tế tự cung, tự cấp. -Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất. - Hình thức bóc lột chủ yếu là địa tô phong kiến (tô hiện vật, tô lao dịch, tô trền: 3
  4. Ý thức hệ tư tưởng chủ yếu là tôn giáo (chế độ phong kiến về hình thức có thể khác chế độ chiếm hữu nô lệ, nhưng về bản chất là sự thống trị của vương quyền (nhà vua) và thần quyền (nhà thờ) để sắp đặt các trật tự xã hội. 2. Đặc điểm chung của giáo dục phong kiến Trung Hoa. (Trung Hoa là một trong 4 trung tâm văn hóa lớn của phương Đông cổ đại). - Các triều đại phong kiến đều dựng ra trường học riêng để giáo dục con cái của tầng lớp quý tộc ( Hán có "thái học "; Đường có " Chuyên khoa"; Tống có "thư viện" ) - Nho giáo được coi là nội dung giáo dục chủ yếu trong nhà trường phong kiến. - Thông qua nho giáo để tạo nên trật tự phong kiến với “Đức trị" (Trừ thời tân Tần Thủy Hoàng lấy "Pháp tự" làm nội dung giáo dục. - Chế độ khoa cử rất được đề cao +Mục đích giáo dục của nhà trường Trung Hoa phong kiến là: Học - thi - làm quan. 3. Một số tư tưởng giáo dục phong kiến Trung Hoa. 3.1. Khổng tử (551 - 479 TCN) người nước Lỗ. + Khổng tử đánh giá cao vai trò của giáo dục: ông cho rằng mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển phải có 3 thành tố: Thứ (đông dân); Phủ ( Làm có); Giáo ( giáo dục). + Ông chủ trương mọi người đều được giáo dục (chỉ trừ hai hạng người là trểu nhân và phụ nữ). ông chia xã hội thành 3 hạng người: Thượng trí, Trung lưu Hạ ngu. Muốn thành người có đạo phải qua giáo dục và điều đó loại trừ kẻ hạ ngu). + Theo ông, giáo dục nhằm tạo nên con người nhân nghĩa, trung chính, hiểu được cái đạo của người quân tử (Quân tử là người cao thượng nhất, là người tuân theo mệnh trời, phải nói theo sách thánh hiền, phải noi gương những bậc đại nhân trong xã hội - nghĩa là họ phải nói, làm và hành động theo lễ giáo của đạo nho). + Nội dung giáo dục: Người quân tử phải được giáo dục lòng nhân ái (nhân); phải tôn thờ chữ "là kỷ cương, trật tự của tổ tông phép nước. Ông chủ trương đức trị. + Phương pháp giáo dục: Ông đánh giá cao vai trò của cá nhân trong việc tự tu dưỡng, học thầy, học bạn, học trong cuộc sống, học mọi điều hay lẽ phải, tránh điều dở, làm điều tết. Ông dạy trẻ phải tận thấy mâu thuẫn nội tại để lấy đó làm động lực cho sự phát 4
  5. triển. Ông coi trọng mặt tích cực suy nghĩ của người học, dạy theo cách gợi mở để người học đạt tới chân lý. + Dạy: - Học phải sát đối tượng. - Học phải đi đôi với hành. - Học phải thành tâm và luôn hiếu học. - Học phải bắt nguồn từ thực tế. 3.2. Mặc Tử (475- 390 TCN) Người nước Lỗ. Tư tưởng triết học của Mặc Tử hướng vào việc giải quyết giữa danh và thực (tên gọi và cái có thực). Theo ông cái dùng để gọi là tên, cái được gọi là thực, lấy cái tên để nêu ra cái thực. (Tồn tại khách quan là có thực và khái niệm chỉ là sự phản ánh tồn tại khách quan vào trong não người). (Ông kịch liệt bài xích cái "Thượng đế"của Khổng Tử nhưng lại thừa nhận Quỷ thần. - Ông chia xã hội thành hai hạng người: + Biệt (tầng lớp quý tộc): Là người có lao động, có lòng nhân và khi làm được điều ấy thì có quyền tham gia quản lý xã hội. + Kiêm (nhân dân lao động) là những người sẽ làm cho xã hội đói có cái ăn, rét có cái mặc, lao động vất vả được nghỉ ngơi. - Ông đề cao người có tài đức, theo ông bất kỳ ai, kể cả người lao động nếu có tài đức thì có thể đưa lên giữ vị trí cao, nếu ai ngu đần thì phải thì phải hạ xuống dù cho họ thuộc dòng dõi quý tộc. - Ông đánh giá cao vai trò của giáo dục (ông cho rằng bản tính con người như tấm lụa trắng,về sau nó thành màu gì là do người đời và cuộc đời nhuộm ra (vai trò của môi trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách) . - Ông chủ trương giáo dục bình đẳng cho mọi người, bất kể ai, thuộc tầng lớp xã hội nào. - Về mục đích giáo dục, Mặc Tử cho rằng xã hội (trong đó có giáo dục) phải tạo nên lớp người "kiêm ái", là người lao động sống bằng chính sức lao động của mình. - Về nội dung giáo dục, ông đưa ra các nguyên tắc: + Học phải phù hợp với lợi ích của muôn dân trăm họ. + Học phải mang tính thực tiễn của mọi người. + Học phải đi đôi với hành, miệng nói đi đôi với tay làm. - Về nội dung giáo dục : 5
  6. + Nội dung phải phù hợp với lợi ích của muôn dân. + Nội dung phải mang tính thực tiễn. + Học đi đôi với hành. - Về phương pháp giáo dục: Xuất phát từ quan điểm coi cảm giác và thế giới khách quan là cơ sở của nhận thức, Mặc Tử đánh giá cao vai trò của thực trến, từ đặc điểm của người học (cá biệt hóa quá trình dạy học). Mặc Tử đánh giá cao vài trò của thực tiễn, của hoạt động cá nhân, của việc sử dụng giác quan. ông cho rằng có 3 nguồn gốc nhận thức đó là: Thân trí (tự mình nhận biết); Vân trí (điều mình nghe được); Trí tư (do suy luận mà ra). Theo ông con người phải đi từ 1 - 2 để có 3 và sau này khi có 3 (có tư duy) rồi thì mới nhận thức được thế giới. Mặc Tử yêu cầu trẻ phải họa động, phải tri giác thế giới xung quanh, phải suy nghĩ và thầy phải đàm thoại với trò để buộc họ suy nghĩ. Đó chính là phương pháp giáo dục của Mặc Tử. III. HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN PHƯƠNG TÂY. 1.Chế độ phong kiến phương tây gồm 3 đẳng cấp chính: Quý tộc, tăng lữ dân tự do. Đẳng cấp quý tộc và tăng lữ dựa vào nhau để thống trị xã hội và đàn áp đẳng cấp dân tự do. Tăng lữ giữ vai thổ quan trọng trong việc chi phối đời sống tinh thần và độc quyền về văn hóa (thời kỳ trung cổ). 2.Giáo dục xã hội nhằm rạo ra tầng lớp tăng lữ để hiểu chúa, tin chúa và tuyền truyền giáo lý của nhà thờ. Thầy giáo là những tăng lữ, ngôn ngữ được sử dụng trong trường học là trếng La tinh. Hình thức học chủ yếu là thầy đọc, trò ghi, thầy nói, trò nghe. Trò phải học thuộc và nhớ lại những gì có trong sách và không được phép hoài nghi điều gì, kể cả những điều chưa hiểu. - Mục đích giáo dục của nhà trường giáo hội Là tuyên truyền giáo lí của chúa, là nhẫn nhục và chịu đựng, là rèn luyện sự phục tùng vô điều kiện, chấp nhận cuộc sống trần thế để có được cuộc sống vĩnh hằng trên thiên đường. - Nội dung ở trường bậc cao của giáo hội gồm 7 môn chủ yếu: + Ngữ pháp trếng La tinh để hiểu kinh thánh. + Tu từ học để hiểu được sách tôn giáo, viết được văn bản, đơn từ và cao hơn nữa là trở thành những người đi truyền đạo. + Học biện chứng pháp để có khả năng bảo vệ các tín điều tôn giáo và ca ngợi chúa. + Học số học và tính toán giúp hiểu được ý nghĩa tôn giáo của các con số. 6
  7. + Học thiên văn để có thể tính toán được ngùng ngày lễ chính có liên quan đế"chúa trời và thượng đế. + Học lý luận âm nhạc để hiểu biết ngôn ngữ âm nhạc và biểu đạt nghệ thuật trong những nghi lễ và tôn giáo. * Có thể nói nền giáo dục phong kiến Châu âu đã bóp chết nền văn minh nhân loại mà thời cổ đại đã đạt được, là một bước lùi của lịch sử. 3. Giáo dục của lãnh chúa phong kiến. + Lãnh chúa dùng tôn giáo làm chỗ dựa tinh thần và dùng lớp "hiệp sai để bảo vệ chính quyền phong kiến. Lớp hiệp sĩ ròng được đào tạo trong hệ thống giáo dục của các lãnh chúa. + Hệ thống giáo dục: Con em lãnh chúa trước 7 tuổi được giáo dục trong gia đình. Từ 7-14 tuổi, con trai học trong nhà lãnh chúa có uy tín làm "Thị đồng",hầu hạ vợ chồng lãnh chúa, qua đó mà học được phong thái cần có của xã hội thượng lưu. Từ 14-21 tuổi trếp tục theo hầu lãnh chúa với tên gọi "tòng sĩ" để học tập đạo đức phong kiến đó là:Lòng trung thành với lãnh chúa, triệt để phục tùng mệnh lệnh, khinh thị với người lao động. Có 7 môn học chính: Cưỡi ngựa, bơi lội ném lao, đánh kiếm, săn thú, đánh cờ, làm thơ với mục đích thực dụng (đánh cờ để tập tính kiên nhẫn và làm quen với chiến lược, chiến thuật quân sự, làm thơ và ngâm thơ để ca ngợi chiến công của lãnh chúa, tồn dương vợ lãnh chúa và người tình, các môn còn lại nhằm biết cách sử dụng vũ khí và tổ chức chiến tranh thời trung cổ). Con gái lãnh chúa được giáo dục trong các nữ tu viện về tôn giáo, về lễ giáo phong kiến, về công việc phụ nữ. Học học đọc, viết, tính toán, âm nhạc, hội họa để trở thành phu nhân trong giới quý tộc. + Đẳng cấp dân tự do không được hưởng nền giáo dục, họ. phải chấp nhận suất đời đói rách, thất học, ngu dốt để dễ dàng phục tùng xã hội phong kiến. IV. GIÁO DỤC TRONG THỜI KỲ VĂN HÓA PHỤC HƯNG. - Khoảng thế ký XIII - XIV, trên cơ sở của sự phát triển sản xuất hàng hóa, công thương nghiệp được mở mang (tích lũy nguyên thủy của CNTB) làm xuất hiện các thành thị, nơi tập trung những tư tưởng trến bộ nhất của xã hội đương thời. Nhiều trường Đại học được thành lập (Paris - Pháp 1150; OxFord - Anh 1167 ; Cambridge 1233 ; Bôtônhơ - Ý 1388 ; Heidenburg - Đức 1385 ; Harward - Mỹ 1636). - Từ thế kỷ XIV-XVI trào lưu tư tưởng mới xuất hiện (chủ nghĩa nhân văn) mà đặc điểm cơ bản của nó là: + Lên án xã hội phong kiến với các thói hư, tật xấu tập trung ở vua chúa và nhà thờ. 7
  8. + Cổ vũ cho tự do của con người và đòi giải phóng cho người lao động. Đây chính là thời kỳ văn hóa phục hưng, nó cổ vũ cho loài người vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến, hướng tới tự do và giải phóng con người để để đưa xã hội đi vào CNTB. - Cuộc thập tự quân đồng chinh (l096-1270) do giáo hoàng Pháp Urbarius II phát động đã tạo cho sự liên thông tư tưởng Đông - Tây, tư tưởng trến bộ được lan truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác. - 1492 Côlông tìm ra Châu Mỹ. - 1498 Gama tìm ra Châu Phi và ấn Độ. -1519 - 1522 Magellan đi vòng quanh trái đất . - Trong triết học xuất hiện nhà duy vật nổi trếng Brunô đã cho rằng vũ trụ tồn tại không tuân theo ý muốn của thượng đế, thánh thần (ông bị nhà thờ thiêu sống). - Côpecnic với thuyết Nhật Tâm chứng minh rằng trái đất tự xoay quanh nó và quay quanh mặt trời. Trong vãn học nghệ thuật xuất hiện Leondovanhxi; Xêch- Xpia. -Trong giáo dục xuất hiện các quan niệm giáo dục tách khỏi nhà thờ, theo chiều hướng khoa học (Thomas More - Anh; Rabơle - Pháp; Môn fenhơ - Pháp; Vitônnô - Ý ) . + Theo Thomas More, giáo dục cần bình đẳng cho mọi người, dạy học bằng trếng mẹ đẻ; coi trọng khoa học tự nhiên, đề cao phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực hành, tôn trọng nhân cách của trẻ; Giáo dục nhằm phát triển nhiều mặt cho trẻ: thể chất, đạo đức, trí tuệ và kỹ năng lao động). V.GIÁO DỤC THỜI KỲ TÍCH LŨY TƯ BẢN. (Trước CMTS Pháp 1789). Đây là thời kỳ quá độ từ XHPK lên chủ nghĩa tư bản. 1.Đặc điểm chung. + Bình đẳng giáo dục cho mọi trẻ em. + Giáo dục dựa niên đặc điểm phát triển của trẻ. + Đề cao vai trò của môi trường trong giáo dục. + Giáo dục là vạn năng, giáo dục có thể thay đổi xã hội. + Giáo dục trẻ em về nhiều mặt. + Coi trọng khoa học tự nhiên và các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của trẻ. 2. Một số nhà giáo dục trêu biểu. 2.1. J.A.Cômenxki (1592 - 1670) Séc-Slôvakia- Ông tổ của nền giáo dục cận đại 8
  9. + Ông chịu ảnh hưởng quan điểm triết học của Bê cơn(Anh) về thuyết duy cảm - cảm giác là nguồn gốc của ý thức.Ông coi thế giới khách quan là nguồn gốc của ý thức, vì thế trong giáo dục ông đưa ra một số quan điểm sau: - Giáo dục phải phù hợp với tự nhiên. - Muốn trở thành con người cần phải có giáo dục. - Trẻ phát triển theo từng giai đoạn, giáo dục cũng phải có sự phù hợp với trình độ phát triển của trẻ: (từ 0 - 6 tuổi; từ 6 - 12 tuổi; từ 12 - 16 tuổi; từ 18 - 24 tuổi) - Đưa ra hình thức tổ chức dạy học lớp - bài. - Đưa ra một hệ thống các nguyên tắc dạy học (tính vừa sức, tính trực quan, tính bền vững của tri thức, tính hệ thống và liên tục ). - Viết sách giáo khoa (ngôn ngữ nhập môn - 1631 - sách vỡ lòng; Thế giới tranh ảnh - 1658 dùng cho trẻ mẫu giáo) . * Có thể cho rằng Cômenxki rất xứng đáng là ông tổ của nền giáo dục cận đại ông đã đặt nền tảng lý luận giáo dục cho thời cận đại, là người đặt cầu nối giữa quá khứ với hiện tại thông qua hệ thống lí luận giáo dục được thực thi đương thời. 2.2. John Locke (1632 - 1704)- Anh. Ông là triết gia duy vật xuất sắc của nước Anh thế kỷ XVII, kế tục trường phái triết học của Becơn. Thuyết duy cảm của ông cho rằng nguồn gốc của mọi tri thức là ở trong kinh nghiệm, trong cảm giác. Theo ông khái niệm, nguyên lý không phải là bẩm sinh mà do con người thu được thông cuộc sống. ông vì tâm hồn đứa trẻ như tấm lụa trắng, loài người có thể nhuộm và biến chúng thành những màu khác nhau. Điều đáng trếc là ông chỉ thấy được tác động một chiều (môi trường) mà không thấy được yếu tố của chủ thể nhận thức. Locke chia kinh nghiệm thành hai loại: + Kinh nghiệm ngoài là tác động của vật chất vào giác quan - duy vật. + Kinh nghiệm trong là hoạt động riêng của tâm hồn (phản tỉnh) duy tâm. (Với quan niệm này về kinh nghiệm, Lô cơ là một triết gia nhị nguyên). - Quan điểm giáo dục: + Lôcơ đánh giá rất cao vai trò của giáo dục nhưng mỗi tầng lớp xã hội khác nhau cần có sự giáo dục khác nhau, ông chia giáo dục thành hai hệ thống: Hệ thống giáo dục cho con quý tộc và hệ thống giáo dục cho con thường dân (người trong nhà được giáo dục theo các nội dung thể dục, đức dục, trí dục, giáo dục lao động). + Lôcơ đánh giá rất cao vai trò của môi trường giáo dục (ông muốn con nhà giàu được giáo dục ở gia đình để thánh ảnh hưởng xấu của cơn em nhà nghèo, bởi trường học là nơi tập hợp buột đám đông lộn xộn những trẻ em thiếu giáo dục của các tầng 9
  10. lớp khác nhau). + Cơ sở khoa học giáo dục trẻ em đó là đặc điểm cá nhân của trẻ (ông đòi hỏi cần quan sát trẻ trong điều kiện tự ngiên; giáo dục phải phù hợp với cá tính của trẻ). + Lôcơ kịch liệt phản đối giáo dục bằng roi vọt: "Roi vọt là một kỷ luật nô lệ nó sẽ tạo nên con người nô lệ". + Về phương trện giáo dục: Theo ông, phương trện giáo dục tốt nhất không phải ở lại nói mà ở tấm gương và ở môi trường xung quanh trẻ "không có gì thấm sâu vào tâm trí người ta một cách nhẹ nhàng và sâu sắc bằng sự gương mẫu". + Về nguyên tắc giáo dục: Dạy học phải dựa vào hứng thú, sở thích của trẻ, dạy học phải khởi động sự đam mê cho trẻ, dạy học phải đảm bảo gắn liền với thực tiễn, dạy học phải phát triển tích độc lập suy nghĩ và chủ động của trẻ. + Hệ thống giáo dục cho con em nhà nghèo: Lô cơ rất khinh miệt con trẻ nhà nghèo: "Trẻ nhà nghèo có tài nhất là ăn trộm hoa quả nhanh nhất trong vườn cây".Ông đưa ra chữ cái "Nhà lao động" thu thập trẻ em từ 3 - 14 tuổi. Cha mẹ vẫn chịu trách nhiệm với con cái về ăn mặc, học hành. Trẻ phải chấp nhận ăn uống kham khổ (muối và bánh mì), mặc áo mỏng, đi chân đất, nằm thường không đệm, chấp hành mệnh lệnh như quân đội. Muốn có ăn thì trẻ phải lao động. Như vậy "nhà lao động thực chất là nơi tập cho trẻ nhà nghèo quen cuộc sống của người thợ, chỉ biết làm và phục tùng, chấp nhận một cuộc sống đói nghèo để tồn tại. 2.3. J.J. Rút xô (1712- 1778). Thụy Sỹ gốc Pháp. + Một triết gia nổi trếng của dòng triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. + Một đại biểu xuất sắc của tầng lớp tư sản Pháp. + Một văn sĩ nổi trếng của văn học Pháp thế kỷ XVIII. + Một nhà giáo dục lớn của Pháp và thế giới. * Lý luận giáo dục của Rút xô: - Rút xô xuất phát từ luận đề "Giáo dục tự nhiên và tự do” làm xuất phát điểm cho công tác giáo dục. Theo ông con người là một thực thể tự nhiên, tự nhiên vận động theo quy luật, do đó giáo dục con người cũng phải tuân theo quy luật của tự nhiên mà một trong đó là tự do. Bởi vậy, giáo dục tự nhiên cũng có nghĩa là phải giáo dục tự do. - Rút xô chia trẻ em thành 4 thời kỳ lứa tuổi: + Từ 0 - 2 tuổi: Tuổi ấu thơ. + Từ 3 - 12 tuổi: Tuổi thiếu niên. ("Lí trí ngửi). + Từ 13 - 15 tuổi: Tuổi trí dục. 10
  11. + 16 tuổi trở lên: Tuổi đức dục. - Có thể nói bên cạnh mặt hạn chế như phân kỳ lứa tuổi một cách máy móc, biệt lập các giai đoạn phát triển, quá đề cao mặt tự do của trẻ, hạ thấp vai trò của nhà giáo dục Song Rút xô đã để lại cho chúng ta một số di sản giáo dục trến bộ đó là: Không được áp đặt giáo dục mà giáo dục phải tuân theo đòi hỏi tự nhiên của trẻ, phải làm cho trẻ. được tự do phát triển mọi mặt nhân cách để trở thành con người làm chủ được bản thân, có quyền tham gia quản lý xã hội. Đây chính là tư tưởng dạy học lấy hoạt động của trẻ làm trung tâm - một trong những tư tưởng giáo dục trêu biểu của loài người. VI. GIÁO DỤC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA. (Từ 1798 đến đầu thế kỷ XX). 1. Hầu hết các nước phương tây đã hoàn thành cuộc cách mạng tư bản làm cho sức sản xuất phát triển mạnh mẽ. Đến những năm 30 của thế kỷ XIX, hầu hết các nước tư bản phương tây (Anh, Pháp, Đức ) đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Thời kỳ này đã khẳng định tính ưu việt của phương thức sản xuất tư bản. Do sự phát miễn của khoa học kỹ thuật đặt ra những vấn đề con người và phải phóng con người đã tác động tới nhà trường, vào giáo dục và được phản ánh qua một số tư tưởng giáo dục trến bộ. 2. Đặc điểm giáo dục tư bản từ 1798-1917 bao gồm: + Tư tưởng trến bộ xã hội đều hướng vào việc đấu tranh với nhà nước tư bản vì một nền giáo dục trến bộ. + Giáo dục được coi là nhu cầu chính đáng của mọi người lao động, vì thế nổi lên xu thế là đấu thanh cho một nền giáo dục bình đẳng giữa nam và nữ; giữa giàu và nghèo. + Đòi nhà nước phải mở trường cho trẻ em bằng giáo dục miễn phí, bắt buộc và không phụ thuộc và tôn giáo. + Vai trò của thầy giáo được đề cao, lý luận sư phạm được coi mọng, khoa học sư phạm được chính thức đặt ra và đòi hỏi phải được quan tâm thích đáng. + Nội dung giáo dục con người được đề cập tới nhiều mặt như đức dục, thị dục, thể dục Đây là những phẩm chất và năng lực được coi là cần thiết cho người lao động ở thời kỳ sản xuất công nghiệp phát triển. + Nhân cách của trẻ được tôn trọng và trở thành một vấn đề quan tâm lớn của các nhà sư phạm. 3.Một số nhà giáo dục trêu biểu. 3.1. Petxtalôdi (1746-1827) - Thụy Sỹ. Học sinh coi ông là cha, người đương thời gọi ông là "ông thầy của các ông thầy", nhân dân dựng tượng ông và ghi dòng chữ "Tất cả cho người khác và không gì cho mình". 11
  12. - Về mục đích giáo dục: ông cho rằng mục đích giáo dục là làm phát miễn mọi trềm năng tự nhiên ở con người, một sự phát triển toàn diện và cân đối đề trêu diệt tận gốc rễ mọi sự nghèo khổ của nhân dân. + Giáo dục phải xuất phát từ đặc điểm cá nhân của trẻ, con người can thiệp vào trẻ như là sự định hướng trên cơ sở quy luật tự nhiên của trẻ. + Ông coi trọng việc giáo dục trẻ từ tuổi ấu thơ và thước hết trao cho người mẹ.Giáo dục gia đình đi trước, giáo dục trường học là sự trếp nối "Giờ nào sinh ra trẻ em là giờ ấy bắt đầu sự giáo dục ". + Giáo dục phải xuất phát từ tình yêu con người thực sự chứ không phải bằng lý thuyết: thế nào và tại sao ? + Trí tuệ của trẻ được phát miễn trong quá trình hoạt động tư duy của cá nhân, chứ không phải lĩnh hội máy móc qua ý nghĩ của người khác. + Sự phát triển thể chất của trẻ em là quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, phải thường xuyên luyện tập. + Muốn đạt được mục trêu giáo dục phải điều khiển quá trình phát triển của trẻ trên cơ sở quy luật phát triển tự nhiên của chúng chứ không được áp đặt. (Hạn chế trong tư tưởng giáo dục của ông là: mục đích giáo dục trẻ bị chi phối bởi địa chỉ mà trẻ xuất thân, con nông dân thỉ sẽ trở thành người của nông nghiệp, con công nhân sẽ trở thành người thợ, con quý tộc thì trở thành người điều hành xã hội). - Về nội dung giáo dục: + Nhiệm vụ trung tâm của giáo dục là giáo dục đạo đức (đức dục) dựa trên cơ sở chung nhất là tình yêu cha mẹ - con cái). (Ông phê phán tôn giáo nhưng lại thừa nhận cho phép tôn giáo có chỗ đứng trong nhà trường và giáo lễ là nội dung của giáo dục đạo đức: "Thượng đế có ở nơi mà con người có lòng thương yêu nhau".Đây là hạn chế trong nội dung giáo dục đạo đức của Petxtalôdi). + Trí dục: ông xây dựng lý luận dạy học xuất phát từ quan niệm về nhận thức và cho rằng:Quá trình nhận thức bắt đầu từ tri giác cảm tính, vì thế ông đánh giá cao vai trò của cảm giác và tri giác. Theo ông, dạy học trước hết phải làm cho trẻ tích lũy được vốn tri thức dựa trên cơ sở kinh nghiệm cảm tính, sau đó phát triển những năng lực trí tuệ:"Phát triển năng lực trí tuệ chứ không phải làm giàu trí óc bằng biểu tượng" Ông đề xuất các nguyên tắc dạy học: Trực quan, hệ thống hóa tri thức. Trong nội dung dạy học, ông đưa vào chương trình các môn học: độc, viết, số học, hình học, đo đạc, vẽ, hát, thể dục, địa lý, lịch sử, khoa học thường thức. + Ông coi trọng lao động sản xuất và giáo dục lao động, ông cho rằng qua lao 12
  13. động để"sưởi ấm trái trm và phát triển khối óc của trẻ". 3.2. Robert Owen (1771 - 1858) - Anh. Ông đã xây dựng một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh trong xưởng cho người lao động từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành (trường ấu thơ cho trẻ từ 1 - 6 tuổi; trường trểu học cho trẻ từ 6 - 10 tuổi, trường ban đêm cho công nhân từ 10 tuổi trở lên). Ông đưa ra lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản, đó là: Công hữu về tư liệu sản xuất mọi người bình đẳng về quyền lợi (học tập, lao động, ngôn luận, quản lý xã hội, bình đẳng về nghĩa vụ lao động theo nguyên tắc; làm tùy sức, hưởng theo lao động). ông đề xuất phải thay thế tư hữu bằng công hữu, tôn giáo bằng khoa học, hôn nhân tư sản bằng giáo dục tập thể. - Có thể nói rằng, cho dù không thành công trong thực tiễn, song tư tươngt giáo dục của Owen để lại những giá trị sau: + Đánh giá cao vai trò của giáo dục (giáo dục là cần thiết và phải được bình đẳng cho mọi người), giáo dục suất đời từ trẻ em đến người lớn. + Lần đầu trên trong lịch sử, Owen đã tách nhà trường ra khỏi tôn giáo. + Ông chủ trương "kết hợp giáo dục với lao động sắm xuất!', giáo dục gắn liền với nền sản xuất hiện đại - cơ khí, điện lực, hóa chất, VII. GIÁO DỤC THỜI KỲ ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU. (Cuối thế kỷ XIX, giữa thế kỷ XX). * Một số hình thức mới của nền giáo dục tư sản thời kỳ đê quốc chủ nghĩa: Giáo dục thời kỳ này hết ít. đa dạng nhưng chung mục đích là: - Chuẩn bị cho con em giai cấp tư sản có đủ năng lực quản lý Nhà nước và nền sản xuất hiện đại. - Chuẩn bị cho người lao động vốn tri thức và kỹ năng tối thiểu, cần thiết để họ trở thành người lao động làm thuê đem lại lợi nhuận cao nhất cho tư bản. 1.Một số hình thức trêu biểu của nền giáo đục thời kỳ ĐQCN ở Âu - Mỹ. 1.1.Nhà trường mới: (Ra đời vào cuối thế kỷ 19, đầu trên ở Anh-1889, sau đó lan sang các nước khác ở Châu âu như: Pháp, Mỹ, Bỉ, Thụy S ). Nhà trường mới có một số đặc điểm sau: + Xây dựng ở nông thôn, ở nơi thoáng mát để trẻ em sống gần tự nhiên. + Nhà trường nội trú, trẻ sống thành từng nhóm từ 10 - 15 cm với sự chăm sóc của vợ chồng thầy giáo hoặc của 1 phụ nữ giúp việc để tạo nên không khí gia đình. + Nam, nữ học chung. + Tổ chức cho trẻ lao động ít nhất lh30/ngày với mục đích thực dụng. 13
  14. + Coi trọng hoạt động thể dục thể thao. + Việc truyền thụ kiến thức thông qua thực hành, thí nghiệm, lý luận đi sâu về thực tiễn . + Giảng dạy dựa vào sự hoạt động của cá nhân và hứng thú của trẻ - dùng phương pháp tích cực và tự do để trẻ trếp nhận tri thức. + Số môn học không nhiều (mỗi ngày trẻ chỉ học 1 môn). + Giảng dạy ngoại ngữ theo phương pháp trực trếp. + Dân chủ hóa nhà trường thông qua việc xây dựng một chế độ cộng hòa hoặc quân chủ lập hiến (cho học sinh tham gia quản lý nhà trường, cho bầu lãnh đạo). + Trường học do một cá nhân hoặc một tổ chức xã hội thành lập và chịu trách nhiệm. + Học phí rất cao so với các loại trường khác. 1.2. Nền giáo dục công dân và nhà trường lao động. Xuất hiện ở Âu-Mỹ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, do Giáo sư Kécsenstenơ - Đức đề xuất Đây là nhà trường có mục đích trở thành công cụ thực hiện nhiệm vụ chính trị cho giai cấp tư sản. Theo đó: - Mọi trẻ em, mọi người đều được học theo mục đích thực dụng: cần họ vào việc gì thì dạy họ làm điều đó. + Trẻ em học đọc, viết, có sự hiểu biết tối thiểu về tự nhiên xã hội. +Cần dạy cho trẻ một lượng kiến thức phổ thông tối thiểu nhưng phải trang bị cho trẻ một lượng tối đa về kỹ năng lao động, đặc biệt là lao động nghề nghiệp. + Người lao động được bổ túc học vấn và kiến thức nghề theo mục đích thực dụng . Theo hình thức này, nhà trường lao động muốn té ra một lớp người lao động làm thuê với chất lượng cao, có lợi cho nền công nghiệp phát triển. 1 3. Nền giáo dục thực nghiệm. - Nhiệm vụ của nền giáo dục này là nghiên cứu trẻ em bằng phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, sau đó đưa ra lý thuyết giáo dục và áp dụng vào thực tiễn. Phương pháp đặc thù, phổ biến nhất được các nhà giáo dục thực nghiệm là 'test" - trắc nghiệm (người khởi xướng cho phương pháp này là Bi nê - Pháp (1857 - 191 l). + Trắc nghiệm được trến hành đồng loạt mà không chú ý tới hoàn cảnh lịch sử của người tham gia trắc nghiệm. (Đây là một sai lầm cơ bản dẫn tới những nhận định: 14
  15. Con nhà giàu sẽ có tâm hồn lành mạnh, trí tuệ phát triển sẽ trếp tục giữ vị trí quản lý xã hội, con em nhà nghèo kém cỏi về trí tuệ chỉ thích hợp ở vị trí người làm thuê). 1.4.Về giáo dục thực dụng. Những năm 90 cuối thế kỷ 19 ở Mỹ xuất hiện một trào khu triết học thực dụng, mà cất lõi của nó là phủ nhận chân lý khách quan của chủ nghĩa Mác. Họ cho rằng không có cái gì là chân 1 ý khách quán,chỉ những cái đem lại lợi ích),tác hại cho chúng ta thì đó mới là tồn tại, chân lý. (Điều đó cũng có nghĩa là mọi tồn tại phụ thuộc vào ý chí của con người - Triết học duy tâm chủ quan: Tư tưởng này cổ vũ cho mọi người tìm cho mình một chân lý, cổ vũ cho chủ nghĩa cá nhân, mỗi ngưng chạy theo một lợi ích riêng, không ai được xem xét, phê phán. Triết học thực dụng không thừa nhận giá trị truyền thống mà chỉ thừa nhận lợi ích cá nhân). 1.5. Người có ảnh hưởng lớn đến triết học thực dụng ở Âu - Mỹ và đồng thời được thể hiện trên inh vực giáo dục là lon Dewey - Mỹ. + Dewey cho rằng "Toàn bộ thế giới tồn tại với chủ thể, tồn tại chừng nào có ý nghĩa đối với chủ thể". Điều đó cũng có nghĩa là cái gì có lợi cho con người thì cái đó là chân lý, chân lý không có trêu chí chung mà nó là của riêng mỗi người, chẳng hạn: Tôn giáo có ý nghĩa đối với giai cấp thống trị, bóc lột cần thiết với giai cấp thống trị, + Về giáo dục, các quan điểm chủ yếu của ông bao gồm: - Giáo dục trí tuệ chỉ được coi là đúng đắn trong xã hội nếu chỉ có một số ít người được hưởng thụ, số đó bao gồm những người có năng lực, có xu hướng hoạt động trí tuệ. - Trẻ em là con em nhân dân lao động chỉ có năng lực và xu hướng hoạt động thực tiễn)vì thế hệ thống nhà trường phổ thông được áp dụng rộng rãi nhằm phát triển mọi trềm năng về hoạt động thực tiễn (chẳng hạn xu hướng và trềm năng của người công nhân là làm một việc gì đấy) nên giáo dục có nhiệm vụ phải dạy cho họ biết "làm như thế nào” để họ trở thành thợ lành nghề mà không cần thiết phải dạy họ "tại sao phải làm vậy”. - Đối với con em nhân dân lao động không cần phải có một vốn trí thức sâu rộng và hệ thống mà chỉ cần gì học nấy, học để làm chứ không cần biết tại sao phải làm như vậy. - Nhiệm vụ của nhà trường là phải bằng cách dạy học và giáo dục để làm giảm bớt những mâu thuẫn giai cấp một cách trực trếp. - Ông thay thế quá trình giáo dục con người xã hội bằng "sự phát triển" những đặc điểm sinh vật cá thể, ông cho rằng giáo dục khỉ là một quá trình phát triển những xu hướng bẩm sinh về lý trí và tình cảm". Ông phủ nhận sự rèn luyện những phẩm chất cá nhân trong quá trình sống và giáo dục. - Ông cho rằng, yếu tố quan trọng bấc nhất trong sự phát triển con người là di 15
  16. truyền, vì thế giáo dục phải dựa vào di truyền, phải xuất phát từ hứng thú và kinh nghiệm của trẻ, giáo dục chỉ là sự phát triển những kinh nghiệm của trẻ, trẻ em là hình ảnh trung tâm của quá trình giáo dục - như vậy cũng đồng nghĩa với việc phủ nhận các nhân tố khác trong sự hình thành nhân cách trẻ, vị trí của giáo viên như là người chấp hành sở thích của trẻ, theo trẻ để cung cấp cho họ những phương trện nhằm thỏa mãn những như cầu tự nhiên của trẻ. - Ông coi nhẹ tính hệ thống trong dạy học, không cần lớp học, không cần chương trình . - Ông phủ nhận việc xác định mục trêu giáo dục, phủ nhận tính kế hoạch trong tổ chức hoạt động giáo dục. - Nhà trường phải góp phần quan trọng vào việc xây dựng nhân cách cho trẻ để họ trở thành những người công dân có được ý thức hòa bình và hòa hợp giai cấp chớp tác giữa người có của và kẻ có công - sự bình đẳng theo dewey) - ở đây, ông đã biện hộ cho tính phi giai cấp, phi chính trị của nhà trường. VIII.Giáo dục từ giữa thế kỷ XX cho tới nay. 1.Tình hình thế giới sau đại chiến thế giới lần thứ 2 (1945) đến nay. - Chủ nghĩa tư bản bằng vũ lực đã mở rộng chiến tranh xâm lược thôn tính các nước để vơ vét tài nguyên, mở rộng thị trường trêu thụ hàng hóa, bóc lột sức lao động của đàn thuộc địa. -Tư bản xâm lược thực hiện chính sách ngu để trị, hạn chế tối đa sự phát triển giáo dục, nhà trường, phát triển những thủ đoạn ngu dân khác (thuốc phiện, rượu cồn ) làm nhụt ý chí đấu tranh của tuổi trẻ. Tập trung đào tạo một bộ phận nhỏ trong giới quan lại địa phương làm tay sai đàn áp người lao động. - Các mâu thuẫn mới xuất hiện: + Mẫu thuẫn giữa các đế quốc đi xâm lược và cuộc đấu tranh giành độc lập chủ nhân dân thuộc địa. + Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm, phân chia thị trường thế giới thành các khu vực thuộc địa (giữa các nước tư bản có truyền thống với Đức, Ý, Nhật ). -Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945) phản ánh những mâu thuẫn trong CNTB, cùng với ảnh hưởng của nước Nga Xô Viết, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra như một làn sóng mới tạo nên hệ thống XHCN. - Sau thất bại của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam, Triều Trên, thế giới đã bắt đầu chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Cuộc chạy đua giữa các quốc gia trên thế giới không chỉ trên lĩnh vực quân sự mà chủ yếu chuyển sang lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục, các quốc gia vừa chạy đua, vừa hợp tác để cùng tồn tại và phát triển. 16
  17. - Hiện nay, nhân loại đang đứng trước những thách thức về sự bùng nổ dân số ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, bệnh tật và tệ nạn xã hội, Giải quyết những khó khăn nàljcác quốc gia cần có sự liên kết, hợp tác (thay thế phương thức "cá lớn nuốt cá bé" với quan niệm "tôi tồn tại thì anh phải chén sang phương thức "cùng tồn tại để phát triển", “anh tồn tại để tôi phát triển". - Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, các quốc gia đều có nhận thức rằng muốn tồn tại và phát triển thì chỉ có con đường duy nhất chiến thắng trong cuộc khai thác trềm lực trí tuệ của con người mà trước hết là trí tuệ của dân tộc và thành quả trí tuệ của nhân loại. Muốn loại được điều đó cần thiết phải đầu tư cho lĩnh vực đào tạo con người, cho giáo dục. 2. Đặc điểm của tính giáo dục thế giới những năm cuối thế kỷ 20. 2.1. Giáo dục của Liên Xô. - Vào những năm 50 của thế kỷ 20, giáo dục các nước XHCN quan tâm nhiều tới giáo dục lý tưởng, giáo dục chính trị cho thế hệ trẻ, tăng cường tính giai cấp trong giáo dục, vận dụng các nguyên tắc giáo dục: giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, giáo dục theo nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp, gắn giáo dục nhà trường với hoạt động chính trị xã hội. Thực hiện triệt để nhà trường phi tôn giáo, bình đẳng trong giáo dục giữa nam và nữ, giữa các dân tộc, nhà nước quản lý, bảo trợ và thực hiện một hệ thống, một chương trình giáo dục, dạy học thống nhất. - Việc phát triển giáo dục của các nước XHCN được tuân thủ theo một kế hoạch lấy mục trêu đáp ứng nhu cầu học tập của quần chúng làm trọng tâm chủ yếu Đồng thời đào tạo lực lượng lao động và một đội ngũ cán bô khoa học - kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp và củng cố quốc phòng . - Từ những năm 60, phe XHCN do Liên Xô đứng đầu, sự phát triển kinh tế xã hội đã mắc những sai lầm: + Về kinh tế: Lấy cường độ làm việc thay cho đổi mới công nghệ, coi trọng công nghiệp quốc phòng mà không chú ý thỏa đáng tới sản xuất hàng hóa trêu dùng, phân công sản xuất giữa các nước trong XHCN mất cân đối + Về chính trị: Tồn tại một bộ máy quan liêu bao cấp, bảo thủ, trì tuệ, một cơ chế quản lý xã hội, chính sách xã hội không phát huy tài năng, sáng tạo của con người. + Về xã hội: tạo lập nên thói quen ỉ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, không giải quyết đúng mức mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. + Về giáo dục: Mục trêu giáo dục chưa xuất phát từ yêu cầu của xã hội, nội dung, chương trình không thường xuyên đổi mới, hiện đại hóa tri thức, coi trọng lý thuyết cơ bản mà chưa chú ý thỏa đang tới việc rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp, phương pháp giáo dục chưa tạo được tính năng động, sáng tạo, chủ động cho người học. Coi nhẹ giáo dục của gia đình, mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và 17
  18. nơi ở không được chú ý đúng mức. 2.2 . Giáo dục ở một số nước trong khu vực và các nước phát triển. 2.2.1. Giáo dục Nhật Bản. + Nhà nước Nhật bằng giáo dục và thông qua giáo dục nhằm thực hiện hai mục trêu: phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ để nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập quốc dân, mức sống của xã hội. Đồng thời bằng giáo dục, thay đổi, thiết lập một quan hệ xã hội tết đẹp hơn quan hệ con người của chủ nghĩa phát xít trước đó (quan hệ con người được cải thiện ngay trong sản xuất trong lãnh đạo xã hội và trong gia đình). + Hệ thống giáo dục Nhật Bản đã đáp ứng nhu cầu học tập không ngừng của quần chúng. Tri thức học tập,á gắn với thực tiễn sản xuất. Giáo dục nước Nhật coi trọng tính thực tế, phải thiết lập được các giải pháp, tạo được sự thống nhất giữa giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội. + Nhật bản coi trọng việc học tập kinh nghiệm giáo dục nước ngoài. + Chương trình học được soạn riêng cho từng trường dựa trên các muôn học do Bộ Giáo dục qui định. Nội dung chương trình nhằm đạt mục trêu thực tế, có kiến thức phổ thông, trếp thu và sử dụng công nghệ mới nhập khẩu, chú ý tới giáo dục đạo đức, nhân cách, tính kỷ luật. + Bên cạnh hệ thống giáo dục chính qui tập trung, Nhật khuyến khích giáo dục tại gia đình, các xí nghiệp (gia đình đầu tư cho giáo dục, các công ty cũng quan tâm bồi dưỡng trình độ công nhân). + Nhật coi trọng tới giáo dục trễn học đường, giáo dục trểu học, phát triển mạnh giáo dục cho người lớn, chú trọng đào tạo nhân tài (Nhật là nước đứng đầu thế giới về công nghệ kỹ thuật tinh xảo). 2.2.2 . Giáo dục của Mỹ. + Từ những năm 80 của thế kỷ XX, ở Mỹ đã có sự chuyển biến từ thiết lý lấy công nghệ làm trung tâm sang coi con người là trung tâm, ưu trên con người ở các khía cạnh tri thức, trình độ chuyên môn và động cơ lao động. Hệ thống sản xuất kinh doanh lấy con người, coi con người là trung tâm, là động lực của sự phát triển sản xuất xã hội, điều đó sẽ giảm thiểu các xung đột giữa công nhân với tầng lớp quản trị, nhờ giáo dục, mức độ tham gia của người lao động vào công việc chung tăng lên. Điều này có lợi cho nhà sản xuất. + Trong những năm gần đây, chiến lược giáo dục và đào tạo Hoa Kỳ có một số đặc điểm sau: • Thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn cao vào đào tạo và là lực lượng nòng cốt cho các xí nghiệp sản xuất. 18
  19. • Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở sản xuất với các trường đại học, cao đẳng dạy nghề trong quá trình soạn thảo chương trình, nội dung đào tạo. • Các cơ sở sản xuất thiết lập các trung tâm đào tạo và ứng dụng công nghệ mới, làm cho quá trình đào tạo gắn với công nghệ mới. Các cơ sở sản xuất đầu tư kinh phí cho đào tạo để thu nhập nhân tài. • Giáo dục Mỹ đặc biệt quan tâm tới phát triển tư duy sáng tạo (khả năng tính toán và ra quyết định hợp lý) (trong chương trình đào tạo chú ý tới thống kê học, toán học cao cấp, vi tính). • Đầu tư cho giáo dục ngày một tăng (Giấy Becken - giải Nghẹn nói "Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục"), (Hoa Kỳ 7% - Nhật 5% . Theo thống kê 1992: ở Mỹ: Trểu học: 20HS/1GV ; THPT: 5HS/1GV ; IOSV/1GV). • Phát triển đại học gắn với sản xuất và hoạt động xã hội, trường tư thục chiếm tỷ lệ lớn (1994 có 3406 trường ĐH và CĐ: IOSVIIGV - Nhật: 18SVIGV). quản lý đại học theo nguyên tắc tự chủ, nhà nước quản lý về đường lối và kinh phí đầu tư. • Nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục đại học là đa dạng và phong phú (các trường công nhà nước cấp 60% kinh phí, các trường tư cấp 20% kinh phí) (nguồn đầu tư của nhà nước chủ yếu dành cho công tác nghiên cứu khoa học, cấp học bổng cho sinh viên). 2 .2.3 . Giáo dục ở một số nước Châu Âu (khôi EU) • Các nước EU coi giáo dục là một nhân tố phát triển kinh tế, xã hội. Lấy giáo dục làm đòn bẩy tạo ra lực lượng lao động có đủ năng lực đảm nhận sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất lao động (hiến chương chung của EU đã ghi rõ: Giáo dục và đào tạo là của mọi người). • Tỷ lệ học sinh trên giáo viên thuộc hàng đầu thế giới: Đức 14HS/1GV, Pháp là 12, Thụy Điển 9, Hà Lan 18, Anh 22HSIIGV. Ngân sách đâùjâ tư cho giáo dục từ 5- 6% tổng thu nhập (Thụy Điển 7,4%). • Giáo dục phổ thông của EU thực hiện mục trêu chính là xây dựng chương trình đáp ứng nhu cầu học tập của mọi đối tượng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, huy động sự đóng góp và tham gia của quần chúng vào sự nghiệp giáo dục. • Các nước trong EU có chính sách phát triển nhiều nguồn nhân lực từ giáo dục và nhà nước can thiệp vào kế hoạch phát triển nguồn nhân lực (bằng chính sách, pháp luật, khuyến học, phúc lợi). • Có mục trêu đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ học vấn cao, có kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với cuộc cạnh tranh và sự phát triển của công nghệ mới. • Giáo dục bình đẳng cho mọi người (không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn 19
  20. giáo, giới tính (thu hút chất xám từ các nước trên thế gian). • Trọng dụng nhân tài, cố gắng thay đổi quan hệ giữa chủ và thợ (góp vốn, cổ phần, ký kết hợp đồng, được đào tạo, đề bạt, ủy thác trách nhiệm, đầu tư cho con em thợ, ). - Mặt hạn chế • Tính đồng bộ của sự phát triển giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng của kinh tế - xã hội còn thấp. • Do sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật và công nghệ, một bộ phận lao động không thích ứng kịp bị dư thừa, thấp nghiệp khá phổ biến - Điều này đòi hỏi phải tăng cường giáo dục thường xuyên. • Tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng trong nhà trường, hiện tượng bỏ học tăng (ở THPT: Mỹ 29% ; Đức 9% ; Nhật 6%). • Quá coi trọng dạy học, phát triển trí tuệ, trang bị kiến thức nghề, coi trọng lợi ích, quyền lợi cá nhân, ít chú trọng tới giáo dục đạo đức, thái độ cộng đồng, trách nhiệm xã hội. 2.2.4. Giáo dục ở một số nước Châu Á: Sự phát triển của một số nước Châu Á cho chúng ta thấy vai trò của giáo dục đã tạo ra một lực lượng lao động có trình độ cao, có đủ phẩm chất, năng lực giải quyết các yêu cầu của sự phát triển khoa học, ứng dụng, sáng tạo công nghệ mới, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa. • Đầu tư cho giáo dục cao (Singapo:22,9% ;Malaixia: 19,6% ; Inđônêxia: 9,8% ;Thái Lan 21,1% ; Hàn Quốc: 16,2% - Số liệu 1992). + Giáo dục Hàn Quốc : Năm 1953 : 100USD/14 người ; 1983:9.000 USD/1 người. Với 4 triệu dân, Hàn Quốc có 250 trường đại học. • Coi trọng giáo dục năng khiếu, lựa chọn đào tạo nhân tài. • Phân cấp quản lý, tổ chức cho địa phương về giáo dục qua hệ thống luật và chính sách. IX. Học thuyết giáo dục của Các Mác và F.Ăng ghen. 1. Học thuyết giáo dục Mác xít ra đời như là một tất yếu lịch sử. • Học thuyết giáo dục Mác-Xít là một bộ phận của chủ nghĩa cộng sản khoa học và dần được hoàn thiện bởi tư tưởng của V.I.Lênin và các nhà giáo dục Mác-xít khác. Học thuyết này có liên quan tới tất cả các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Theo quan điểm của Mác, Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt của xã hội loài người, nó có những qui luật phát triển riêng, nhưng lại bị chế ước bởi những qui luật xã hội, tự nhiên. Vì thế, muốn phân tích một hiện tượng giáo 20
  21. dục, cán quán triệt phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật tự nhiên và lịch sử. • Sự khác biệt của học thuyết giáo dục của Mác so với những lý luận giáo dục trước Mác là ở cách nhìn các hiện tượng giáo dục trong quá trình phát triển của nó và mối quan hệ của giáo dục với các mặt xã hội, tự nhiên. • Theo Mác, giáo dục là một hình thái xã hội, là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc. Trong xã hội có giai cấp, giáo dục mang tính giai cấp, là công cụ của giai cấp thống trị xã hội. Vì thế chỉ có được một nền giáo dục vô sản khi có giai cấp VS nắm được chính quyền, chỉ khi đó giáo dục mới có những điều kiện để phát triển con người toàn diện. 2. Những tư tưởng giáo dục của Mác và Ăng ghen. • Đóng góp lớn nhất của Mác về giáo dục là đã phát hiện ra bản chất xã hội của con người, đó chính là qui luật của sự phát triển và giáo dục nhân cách con người trong xã hội loài người. - Theo Mác, trong quá trình hình thành bản chất con người, yếu tố xã hội, các quan hệ xã hội là yếu tố chi phối,là nhân tố quyết định. Trong các quan hệ xã hội thì quan hệ sản xuất quyết định các quan hệ khác. Tuy nhiên, sự lựa chọn các quan hệ phù hợp, sự tự chủ các quan hệ, tạo ra các quan hệ xã hội mới đó là một đặc điểm bản chất - người có ý thức. - Theo Mác, trong quá trình hình thành nhân cách, điều kiện quyết định là hoạt động thực tiễn (lao động và hoạt động xã hội khác). Những hoạt động này vừa là điều kiện để hình thành nhân cách, vừa là thước đo đánh giá tính chủ thể của mỗi cá nhân. - Mác đã chỉ ra những qui luật của quá trình nhận thức thế giới khách quan của con người và đã tạo ra sự hoàn thiện khi đánh giá vị trí con người trong trến trình phát triển của tự nhiên và xã hội. - Học thuyết của Mác đã cung cấp cho khoa học giáo dục một phương pháp luận vững chắc để xây dựng lý luận giáo dục và tổ chức thực hiện quá trình giáo dục con người cho CNXH và CNCS. • Mác đã vạch ra qui luật tất yếu của xã hội tương lai là đào tạo, giáo dục những con người phát triển toàn diện. - Đóng góp của Mác là ở chỗ vạch ra bản chất của qui luật lao động tha hóa đã dẫn tới sự phát triển phiến diện con người dưới chế độ có giai cấp bóc lột.Trong xã hội tương lai, theo Mác do sự đòi hỏi của nền sản xuất đại công nghiệp, do tính luân chuyển chuyên biệt hóa các dạng lao động, con người theo đó cần có sự phát triển toàn diện. - Theo Mác, con người phát triển toàn diện sẽ là mục đích của nền giáo dục CSCN, và đó là những người phát triển đấy đủ, tối đa năng lực, sẵn có về tất cả mọi mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, tình cảm, nhận thức, óc thẩm mỹ và có khả năng cảm thụ 21
  22. được các hiện tượng tự nhiên, xã hội, đồng thời có thể sáng tạo ra những điều mới mẻ.Con người phát triển toàn diện phải biết kết hợp giữa lao động chân tay và lao động từ óc, biết tham gia vào các hoạt động xã hội khác. • Mác và Ăngghen đã vạch ra những nguyên lý cơ bản để đào tạo, giáo dục những con người phát triển toàn diện, đó là sự kết hợp một cách hợp lý giữa giáo dục đạo đức, thể dục, trí dục và lao động sản xuất trong việc thực hiện giáo dục kỹ thuật tổng hợp trong hoạt động thực trến và hoạt động xã hội. • Mác đã chỉ ra những nội dung cơ bản của giáo dục đó là: trí dục (như toán, thiên văn, cơ học, vật lý, hóa học, văn học, sử, triết học, động vật học, thực vật học) ; thể dục ( giáo dục thể chất và huấn luyện quân sự) ; giáo dục bách khoa (GDKTTH) bao gồm việc giới thiệu các nguyên lý cơ bản của các quá trình sản xuất trêu biểu, phổ biến và hình thành kỹ năng, thói quen sử dụng công cụ sản đơn giản. - Mác yêu cầu việc giảng dạy trong nhà trường phải cung cấp cho trẻ những tri thức hệ thống, cơ bản, những qui luật, những tri thức hiện đại để con người có khả năng vận dụng những tri thức đó vào cải tạo tự nhiên và xã hội. X. Tư tưởng giáo dục của V.I. Lênin (22/4/1870-20/1924) 1. Bàn về mục đích giáo dục: Lênin cho rằng "Sự nghiệp của chúng ta trong lĩnh vực giáo dục quốc dân là cuộc đấu tranh để lật đổ giai cấp tư sản. Chúng ta tuyên bố công khai rằng nhà trường đúng ngoài cuộc sống, đứng ngoài chính trị là giả dồn,. • Người nhấn mạnh: Nhà trường có nhiệm vụ vũ trang cho thanh niên nhưng tri thức thực sự khoa học về tự nhiên và xã hội, rèn luyện cho học một thế giới quan duy vật, hình thành ở họ những quan điểm về niềm tin CSCN, những phẩm chất đạo đức cao cả của giai cấp công nhân. • Lênin đã đề cao vấn đề phát triển toàn diện con người: "xóa bỏ sự phân công lao động giữa con người với nhau, người ta sẽ giáo dục, huấn luyện và đào tạo những con người phát triển về mọi mặt, được chuẩn bị về mọi mặt và biết làm mọi việc. Đó là đích của CNCS đang đi tới, phải đi tới, nhưng chỉ đạt tới sau bao năm lâu dài nữa". Việc hình thành những con người phát triển toàn diện không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình, đoàn thể và tự rèn luyện của thế hệ trẻ. 2. Về nội dung giáo dục 2.1. Lênin coi trọng việc giáo dục đạo đức cộng sản "Cần đào tạo những con người có lập trường vững vàng, có bản lĩnh chính trị kiên định, có lòng yêu nước XHCN, sẵn sàng bảo vệ nhà nước Xô Viết non trẻ " . - Theo Lênin, giáo dục cộng sản là giáo dục đạo đức cộng sản chủ nghĩa mà 22
  23. trước hết là giáo dục tính kỷ luật trong lao động và hoạt động tập thể vì người khác Đạo đức con sản theo Lênin, còn là tính tổ chức, khả năng tổ chức, ý thức làm chủ, lòng dũng cảm, gan dạ, không sợ gian khổ, hy sinh, bình tĩnh, trung thực và kiên quyết trong hành động, khiêm tốn học hỏi quần chúng, lôi kéo, giác ngộ họ, tổ chức họ đoàn kết lại để đấu tranh. Đạo đức cộng sản là thực hiện khẩu hiệu "Tất cả vì mỗi người, mỗi người vì tất cả" trong hành động, là tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau giữa các dân tộc và giai cấp vô sản. 2 .2 . Về giáo dục trí tuệ : Lênin cho rằng trí dục là thành phần cơ bản của giáo dục cộng sản. Nhà trường có nhiệm vụ trả trang cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học cơ bản, hệ thống, hiện đại, bồi dưỡng cho họ năng lực nhận thức, phát triển trí tuệ, Lênin đưa ra khẩu hiệu “học, học nữa, học mãi”, để nhắc nhở thanh niên trong công cuộc xây dựng CNXH. Việc học tập phải được thực hiện bằng việc hiểu biết của tri thức của nhân loại có sự suy nghĩ và vận dụng vào thực tiễn, nhà trường phải bám sát nhu cầu xã hội, đưa thế hệ trẻ vào thực tiễn cuộc sống. Nội dung dạy học trong nhà trường cần "thiết lập nến giáo dục phổ thông để giới thiệu những tri thức lý luận và thực tiễn về tất cả các ngành chủ yếu của nền sản xuất xã hộp. Lênin yêu cầu đưa giáo dục kỹ thuật tổng hợp vào nhà trường: Thành lập nền giáo dục phổ thông KTTH, vũ trang cho học sinh kỹ năng tri thức của các ngành sản xuất chủ yếu của xã hội ; tổ chức lao động sản xuất, giáo dục kỹ thuật phải được coi như phương trện đào tạo con người XHCN. Ngoài những nội dung giáo dục đạo đức, trí dục, lao động và KTTH, Lênin cũng rất quan tâm tới thể dục, quân sự, giáo dục thẩm mỹ. 2.3. Về nguyên tắc xây dựng nhà trường và phương thức đào tạo con người. Lênin khẳng định: Nhà trường phải trở thành công cụ của chuyên chính vô sản ; loại trừ tôn giáo ra khỏi trường học ; Đảng cộng sản phải là người lãnh đạo toàn diện đối với sự nghiệp giáo dục, giáo dục phải đảm bảo sự bình đẳng giữa nam và nữ, giữa các dân tộc, nhà nước phải tạo mọi điều kiện thuận lợi thỏa mãn nhu cầu học tập của quán chúng lao động và con em của họ, thực hiện giáo dục phổ cập - bắt buộc, giáo dục chuyên nghiệp - dạy nghề. XI. Tư tưởng giáo dục của N.C. Cơrúpxcaia (26/2/1969- 1939) 1. Bà đã vận dụng phương pháp luận Mác xít vào việc nghiên cứu khoa học giáo dục và đặt nền móng phương pháp luận nghiên cứu KHGD XHCN. 2. Về bản chất của quá trình giáo dục - vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân cách. Bà cho rằng: đó là một quá trình vận động phức tạp của mỗi cá thể được tác động của toàn bộ hoàn cảnh sống. 3. Về mục đích giáo dục, theo bà: " nhà trường trểu học, trung học đến đại học, 23
  24. chúng ta chỉ có một mục đích chung: Giáo dục những người phát triển toàn diện, có ý thức XHCN, có ý thức tổ chức và khả năng tổ chức, có thế giới quan đầy đủ sâu sắc có hiểu biết rõ ràng toàn bộ những gì xảy ra xung quanh trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống xã hội, đó là những người được chuẩn bị về kỹ thuật cũng như thực hành cho bất kỳ một hình thức lao động nào, lao động chân tay cũng như lao động trí óc. Đó là những người biết xây dựng một cuộc sống có nội dung và hạnh phúcl,. 4. Về nguyên tắc giáo dục XHCN theo bà gồm: Giáo dục nhà trước tách khỏi tôn giáo và tăng lữ, nhà trường do Đảng và nhà nước quản lý, thực hiện các chính sách bình đẳng trong giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc (phổ cập) và miễn học phí cho con em lao động ; giáo dục nhà trường mang tính dân tộc và quần chúng rộng rãi. Nguyên tắc chung nhất, phản ánh đặc thù của giáo dục cộng sản theo bà bao gồm: đảm bảo linh mục đích CSCN, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất một cách hợp lý, giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục tập thể. Ngoài ra, bà còn nhấn mạnh quá trình giáo dục phải gắn với hoạt động thực tiễn, quá trình giáo dục mang tính kế thừa, phải quán triệt chủ nghĩa nhân đạo XHCN vào toàn bộ quá trình giáo dục. Bà rất quan tâm tới vai trò giáo dục của tổ chức đoàn thanh niên và đội thiếu niên: Bà là người xây dựng nền móng lý luận giáo dục tập thể, là một trong những người sáng lập tổ chức đoàn, đội và là người sáng lập tổ chức đó trong nhà trường Xô Viết. XII. Tư tưởng giáo dục của A.C. Makarenko (1888 - 1939) - Nga. 1. Hệ thống giáo dục của Makarenko gồm: 1.1 Tính biện chứng của quá trình giáo dục * Vận dụng triết học Mác - Lênin vào khoa học giáo dục. Quá trình giáo dục tham gia vào việc giải quyết mâu thuẫn: Quan hệ giữa cá nhân và tập thể; giữa chủ thể và và khách thể ; giữa mục trêu và quá trình ; giữa mục đích và phương trện ; giữa lý luận và thực tiễn ; giữa quá khứ và tương lai ; giữa hoạt động tổ chức giáo dục của nhà sư phạm và tập thể học sinh. Lôgíc sư phạm (tính biện chứng) theo ông là sự giải quyết hợp lý, trọn vẹn, cân bằng, đồng bộ các yêu cầu phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ, tình cảm, nhận thức, ý chí, năng lực, thể chất để mỗi người có khả năng tự điều chỉnh nhu cầu, hứng thú, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi và quyền hạn, tự trọng và tôn trọng, hưởng thụ và cống hiến, phục tùng ra lệnh, đánh giá và ra lệnh • Theo ông, lôgíc biện chứng của quá trình giáo dục không xuất phát từ việc lựa chọn các phương trện giáo dục và phụ thuộc vào tính mục đích của quá trình giáo dục. Lôgíc sư phạm còn là quá trình tổ chức hợp lý hoạt động của học sinh tham gia vào cách mạng xã hội, lao động sản xuất, các hoạt động tập thể như vui chơi, thể dục thể 24
  25. thao, tham quan du lịch, văn hóa nghệ thuật Qua đó, giáo dục ý thức, năng lực tự quản, tự rèn luyện, tập dung dư luận lành mạnh của tập thể để điều chỉnh hành vi. 1.2. Chủ nghĩa nhân đạo và niềm lạc quan XHCN trong tư tưởng giáo dục của Makarenkin. • Theo ông, nhân đạo và lạc quan là "thương yêu con người vô hạn", uất cả vì con người”. Xong, tình thương không phải là một sự ban ơn, mà ngược lại phải là lòng thương yêu, quí trọng, hy vọng, tin tưởng và phải tạo điều kiện con người hoạt động và phát triển. • Nhân đạo và lạc quan trong giáo dục còn thể hiện ở chỗ nhìn nhận và đánh giá con người phải được đặt trong sự phát triển biện chứng giữa con người và hoàn cảnh xã hội, có lòng vi tha đối với sai lầm và tạo điều kiện cho con người vượt lên trên những lỗi lầm. Hạt nhân của chủ nghĩa nhân đạo và lạc quan trong giáo dục là ở chỗ biết tôn trọng và yêu cầu cao đối với con người, vạch ra phương hướng, tạo điều kiện cho con người rèn luyện để tự khẳng định mình trong tập thể, trong xã hội. Chủ nghĩa nhân đạo phải bao gồm trong nó tính nghiêm khắc, sự không khoan nhượng đối với khuyết điểm, hành vi sai trái qui định của tập thể. Chủ nghĩa nhân đạo và lạc quan có quan hệ biện chứng với nhau, nó thể hiện sâu sắc trong lô lúc sư phạm giữa tình thương yêu - tôn trọng - tin tưởng - yêu cầu - nghiêm khắc, giữa hoạt động cá nhân và tập thể của quá trình giáo dục và tự giáo dục. 1.3. Về tập thể và tập thể cơ sở trong quá trình giáo dục. • Đóng góp lớn lao của Makharencô về tập thể chính là ở chỗ ông không chỉ coi chủ nghĩa tập thể như là nội dung, yêu cáu của quá trình giáo dục, mà còn coi tập thể là môi trường, phương trện giáo dục. Vì vậy, giáo dục tập thể phải trở thành nguyên tắc trong giáo dục XHCN. • Giáo dục chủ nghĩa tập thể là hình thức làm chủ tập thể, làm chủ xã hội, làm chủ quá trình sản xuất, làm chủ tự nhiên, làm chủ bản thân, là hoạt động tự giác, tích cực, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, tính tổ chức. Giáo dục tập thể là hình thành ở thế hệ trẻ hưởng thụ, quyền lợi và trách nhiệm, quyền hạn và trách nhiệm, tự do và kỷ luật, nhận thức và tình cảm, hành động và tư duy . Giáo dục tập thể nghĩa là công tác tổ chức giáo dục không hướng vào từng cá nhân mà phải tổ chức toàn bộ hoạt động của tập thể học sinh. • Về tập thể cơ sở, theo ông đó là "Một tập thể mà trong đó những thành viên riêng biệt của nó đoàn kết với nhau một cách thường xuyên về công việc chung, về tình bạn, thống nhất về sinh hoạt tư tưởng”. Theo ông tập thể không phải là sự cộng tác một cách đơn giản những cá nhân mà nó phải là một tế bào xã hội có các cơ quan đại diện, có trách nhiệm, có mối tương quan của các bộ phận, có sự phụ thuộc lẫn nhau. Trong nhà trường, tập thể cơ sở là lớp học. 25
  26. 1.4.Về giáo dục lao động và kỹ thuật tổng hợp kết hợp với các mặt giáo dục khác. • Giáo dục lao động theo ông phải là việc cung cấp cho học sinh cả về mặt lý luận và kỹ năng thực hành, hình thức lao động phải đa dạng (lao động tự phục vụ lao động có thù lao và lao động sản xuất với công nông) ; các hoạt động lao động phải được trến hành bằng hình thức tập thể và xuất phát từ mục đích tập thể ; tổ chức lao động phải quán triệt tinh thần kỹ thuật tổng hợp (tính khoa học, chính xác, kết hợp lý luận và thực tiễn, cung cấp kỹ năng thực hành, ý thức tổ chúc kỷ luật, tình trạng tâm lý và sức khỏe). 1.5. Về nhà giáo dục và tập thể sư phạm • Ông yêu cầu cao đối với các nhà giáo dục.Theo ông, nhà giáo dục phải có những phẩm chất năng lực làm công tác giáo dục: yêu nghề, yêu trẻ, sống say sưa, vui vẻ không được đem nỗi u buồn, sự bực bội cá nhân đến với trẻ, phải mẫu mực. • Để thực sự trở thành một nhà giáo dục, theo ông cần phải rèn luyện thường xuyên về đạo đức, về năng lực nghề nghiệp. • Đối với tập thể sư phạm, ông yêu cầu: sự tồn tại của tập thể các nhà sư phạm phải lớn hơn tập thể học sinh, truyền thống của tập thể thầy giáo phải sâu sắc hơn tập thể học sinh "không có gì nguy hiểm hơn là chủ nghĩa cá nhân và sự tranh chấp trong tập thể giáo viên " , "tự giáo dục đúng đắn cho có thể thực hiện được với một tập thể nhà giáo dục nhất trí về quan điểm và tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau, không ganh tỵ, không quá ham muốn, tỏ lòng thân thiện riêng với học sinh". 1.6. Quan điểm của Makarenkoo về giáo dục gia đình . • Ông đã phân tích sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội, vai trò của giáo dục trong giáo dục nhân cách. • Về nguyên tắc, muốn giáo dục con em mỗi gia đình phải tổ chức như một tập thể xã hội lao động, mỗi thành viên có nhiệm vụ một nhiệm vụ nào đó. Cha mẹ phải là những người mẫu mực, sống lạc quan, có văn hóa, giản dị, khiêm tốn, phải hiểu con cái và tạo điều kiện cho chúng thực hiện mơ ước lành mạnh, ngăn ngừa thói quen xấu. + Về nghệ thuật sư phạm • Ông đã sáng tạo ra một hệ thống phương pháp hình thành nhân cách XHCN cho trẻ em, đó là: phương pháp tác động song song ; giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh ; giáo dục bằng bùng nổ sư phạm, giáo dục bằng truyền thống ; giáo dục cái đẹp ; giáo dục bằng chế độ sinh hoạt, khen thưởng, trách phạt, nêu gương 2. Có thể nói: + Makarenkoo là nhà lý luận và thực tiễn xuất sắc của nền giáo dục XHCN ông đã vận dụng sáng tạo lý luận Mác xít vào thực tế để rút ra những kinh nghiệm làm phong phú cho lý luận giáo dục XHCN nói riêng và giáo dục nhân loại nói chung . 26
  27. + Hệ thống giáo dục của ông là rất toàn diện. + Kinh nghiệm và lý luận giáo dục của ông có tính phổ biến và có giá trị thực tiễn lớn lao trong thời đại ngày nay. 27