Giáo trình Triết lý giáo dục - Nguyễn Văn Hộ (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Triết lý giáo dục - Nguyễn Văn Hộ (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_triet_ly_giao_duc_nguyen_van_ho_phan_2.pdf
Nội dung text: Giáo trình Triết lý giáo dục - Nguyễn Văn Hộ (Phần 2)
- PHẦN III VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC MÁC-LÊNIN VÀO XEM XÉT SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY BÀI 1: GIÁ TRỊ CỦA GIÁO DỤC 1.Cách nhìn nhận giá trị của giáo dục đối với sự phát triển lịch sở xã hội . - Nhìn nhận giá trị của giáo dục là việc hết sức phức tạp do: + Mỗi con người, mỗi tập đoàn, mỗi giai cấp có những quan điểm khác nhau (VD: nền giáo dục Đức và Nhật trước đại chiến thế giới lần thứ 1 - đối với những kẻ khởi xướng thì đó là sự thành công, còn đối với nhân loại có lương tri thì đó là một nền giáo dục tàn bạo, đáng phỉ báng và tồi tệ nhất). + Một chủ trương giáo dục đối với một thời đại có thể là phi lý, là không thực tế có thể dẫn tới sự thất bại, xuống cấp của một nền giáo dục, nhưng rất có thể lại phù hợp với xu thế phát triển giáo dục hiện nay (ví dụ: vấn đề l,công xưởng mở trường học, trường học mở công xưởng" mà Mao Trạch Đông đề ra năm 1958 là phù hợp với quan điểm xã hội hóa giáo dục, với hình thức giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp hiện nay). + Thường tồn tại 2 phương pháp phân tích hiện tượng xã hội: • Phương pháp phân tích lịch sử chú trọng đến sự phát triển khách quan của sự vật, làm sáng tỏ nguồn gốc, nguyên nhân, kết quả của sự phát triển, ít khi lưu ý tới sự phán đoán giá trị. • Phương pháp phân tích giá trị lại chú trọng tới kết quả của sự phát triển đem lại gì cho xã hội. • Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội cần thiết phải được nhìn nhận trong sự kết hợp giữa 2 phương pháp, trong đó, ở góc độ lý tưởng, khi phân tích giáo dục, cần đi sâu phân tích giá trị của giáo dục trong những giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau về sự đóng góp của nó đối với xã hội tại thời điểm đó . 2. Các giá trị cụ thể của giáo dục 2.1. Thúc đẩy trên bộ xã hội. Giáo dục góp phần thúc đẩy trến bộ xã hội trên các bình diện: - Có tác dụng phát triển sản xuất: + Phát triển sản xuất là nền tảng cơ bản của phát triển xã hội.Trong các nhân tố thúc đẩy sản xuất phát triển thì con người là nhân tố quan trọng nhất. • Trong xã hội nông nghiệp, tác dụng của con người tháo phát triển sản xuất thông qua sự tăng cường về số lượng người, cường độ lao động. 28
- • Trong xã hội công nghiệp và thời đại ngày nay, vai trò của con người đối với sản xuất biểu hiện chủ yếu ở sự nâng cao hoạt động trí tuệ, phát triển sức sáng tạo của con người.Vì thế giáo dục trong giai đoạn hiện nay nhất thiết phải quan tâm tới việc trang bị cho người học hệ thống tri thức của nền sản xuất hiện đại và hệ thống kỹ năng tương ứng . - Có tác dụng xây dựng nền dân chủ chính trị và pháp chế. • Dân chủ và pháp chế là hạt nhân của việc xây dựng nền văn minh tinh thần của xã hội hiện đại (quốc gia nào có trình độ văn hóa thấp thì thường trình độ dân chủ và phép chế cũng ở mức độ tương ứng.Tuy nhiên ngược lại thì chưa hẳn đúng). • Giáo dục phục vụ tết cho việc xây dựng nền dân chủ và phép chế thì sự phát triển giáo dục phải phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của quảng đại quần chúng (lấy ý kiến của quần chúng, công bố rộng rãi những vấn đề cơ bản của giáo dục ) ; can đảm bảo tính dân chủ trong nhà trường. Tăng cường giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục thông qua các đợt học tập chính khóa ngoại hóa, phối hợp với các cơ quan pháp luật tuyên trueyèn về pháp luật và xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực/ phạm pháp trong hoạt động giáo dục. - Tác dụng đối với sự bình đẳng : Sự bình đẳng xã hội do giáo dục mang lại được biểu hiện trước trên trong việc tạo cơ hội cho mọi người dân được trếp nhận giáo dục (ngày 10/12/1948, Hội nghị Liên hợp quốc đã thông qua "Tuyên ngôn nhân quyền thế giới" điều 26 đã chỉ rõ "Mỗi người đều có quyền được giáo dục"). + Cơ hội bình đẳng giáo dục được biểu hiện như sau: + Cơ hội được nhập học bình đẳng ở mọi trẻ em và mọi cấp học. + Cơ hội bình đẳng về quá trình giáo dục và kết quả giáo dục. + Cơ hội bình đẳng trong việc tham gia quản lý hoạt động giáo dục. - Tác dụng đối với sự hưng thịnh văn hóa. Trên bình diện tổng quát của văn hóa, giáo dục cũng là một bộ phân hợp thành của văn hóa, nó có nhiệm vụ giữ gìn những di sản văn hóa dân tộc, biết tính lọc những tết đẹp của tinh hoa văn hóa nhân loại để thế hệ trẻ có khả năng hội nhập nhanh chóng với thế giới nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc mình. - Tác dụng đối với sự luân chuyển xã hội (kế thừa xã hội). + Sự tồn tại và phát triển xã hội dược biểu hiện trong luân chuyển xã hội giữa cái cũ và cái mới, giữa thế hệ đi trước và thế hệ đi sau trên tất cả các mặt của đời sống. Hình thức luân chuyển có thể là khác nhau (huyết thống - thế tập ; quyền lực - quan hệ; tri thức, kỹ năng và sự hiểu biết). + Giáo dục tham gia việc đào tạo con người phù hợp với các trêu chí luân chuyển 29
- của nhu cầu xã hội, giúp cho xã hội sắp xếp con người đúng vị trí vừa đảm bảo chất lượng cho công việc, vừa thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân. Sự tương hợp này tạo ra trềm năng to lớn cho sự phát triển xã hội. - Có tác dụng cải biến đời sống tinh thần của con người. Giáo dục góp phần làm cho những tố chất bẩm sinh, vốn có của mỗi người được phát triển, năng lực, trình độ nhận thức của họ được nâng cao - đây chính là cơ sở cho sức sống của con người khi họ có được khả năng thích ứng với những biến động lớn lao về kinh tế, văn hóa trong xã hội hiện đại. 2.2. Đảm bảo cho các mối liên hệ xã hội phát triển. - Sự phát triển các mối quan hệ xã hội bị chi phối bởi sự phát triển và hoàn thiện kinh tế hàng hóa. + Trong xã hội phong kiến.Quốc gia và gia đình là 2 đẳng cấp, 2 trụ cột chi phối các mối quan hệ giữa xã hội và con người (xã hội truyền thống là một xã hội đóng cửa, các thành viên trong gia đình có sự phân công lao động chật chế để thực hiện hoạt động xã hội nông nghiệp giản đơn.Giữa các nhóm xã hội khác nhau là biệt lập nhưng lại tuân thủ những qui phạm truyền thống giống nhau, có cùng hệ thống trêu chuẩn giá trị và tín ngưỡng. Hình thức kết hợp xã hội truyền thống là một loại kết hợp máy móc). + Trong xã hội hiện đại, gia đình hạt nhân trở thành hình thức gia đình cơ bản, chức năng của chính phủ ngày càng được chuyên môn hóa, sản xuất, trao đổi lưu thông, trêu thụ hàng hóa cùng với các hoạt động xã hội tương ứng do xã hội tự điều trết. Chức năng của Nhà nước và gia đình giảm đi, chức năng xã hội ngày càng được mở rộng. Có thể biểu thị các mối tương quan quốc gia - xã hội - gia đình trước đây và hiện nay như sau: Tương quan truyền thống: Quốc gia - Xã hội - Gia đình. Tương quan hiện đại: Quốc gia - Xã hội - Gia đình * Trong xã hội hiện đại, mối tương quan giữa cá nhân - xã hội - gia đình là mối đảm nhận những chức năng đặc thù của mình, đồng thời lại có quan hệ dựa vào nhau, liên hệ với các bộ phận khác. Có thể nói trình độ xã hội hóa trong các mối quan hệ xã hội được nâng cao là hiện tượng cộng sinh của trến trình xã hội hiện đại. * Thể hiện và thúc đẩy quá trình xã hội có 3 nhân tố chủ yếu: + Sự chuyên môn hóa các bộ phận xã hội. + Tính phi tự túc của các bộ phân xã hội. + Xu thế thực dụng và hiệu quả (quan niệm giá trị hàng đầu của con người là lợi nhuận kinh tế thu được.Con người coi trách nhiệm đối với xã hội và bảo vệ quyền lợi cá nhân xà ngang nhau - khoa học, kinh tế, tri thức và văn hóa là những yếu tố có khả 30
- năng mang lại cho xã hội và con người lợi ích đã nhận được sự coi trọng phổ biến). - Sự phát triển các môlquan hệ xã hội được đảm bảo bởi tính độ nhận thức, rình độ hiểu biết của mỗi cá nhân trong các bộ phận khác nhau của đời sống xã hội. + Giáo dục làm cho nhân cách của mỗi con người được hoàn thịên những phẩm chất và năng lực cần thiết cho sự hòa nhập trong cộng đồng người, trong gia đình, ở mỗi quốc gia và thế giới. + Hệ thống tri thức và kỹ năng mà thế hệ trẻ trếp nhân không chỉ là những kinh nghiệm của mối quan hệ mới nẩy sinh trong sự vận động của đời sống kinh tế xã hội. + Giáo dục giúp cho mỗi người điều hòa được một cách hợp lý giữa trách nhiệm và quyền lợi (Mác viết: không có quyền lợi vô nghĩa, cũng không có nghĩa vụ phi quyền lợi "Mác - Ănghen" toàn tập, tập 2,tr.137). Điều đó có nghĩa là không có quyền lợi sẽ không có trách nhiệm, không có ý thức về quyền lợi sẽ không có tình cảm trách nhiệm. Không có nhận thức về quyền lợi bản thân thì cũng không có ý thức tôn trọng quyền lợi của người khác và không thể có trách nhiệm với người khác. Tình cảm trách nhiệm, tình cảm nghĩa vụ của một con người đối với xã hội, không tách rời với quyền lợi mà xã hội đem lại cho họ. 2.3. Thúc đẩy sự phát triển của cá nhân. - Giáo dục không chỉ có chức năng truyền thụ những tri thức và kỹ năng sản xuất xã hội và hình thành các qui phạm đạo đức, lý luận xã hội, Mà còn phải phát triển bản thân con người - Đây chính là giá trị nội tại của giáo dục. (Mục trêu cuối cùng của con người là hạnh phúc tự thân, vì thế cần thiết phải tìm hiểu sâu sắc bản chất con người, hạnh phúc con người, giá trị của con người . - Không Tử nói:"Kẻ có lòng nhân, là con người vậy" nhân biểu hiện ra lễ. - Phaton cho rằng:người phân thành 3 đẳng cấp: nhà triết học, vũ sĩ, người lao động thủ công). Với cách nhìn nhận như vậy, ở đây tuyệt đối không có sự bình đẳng giữa mọi người. Giá trị con người là tùy thuộc vào địa vị của họ, biểu hiện ra trong qua hệ đẳng cấp xã hội nhất định. Chính trong quan hệ đẳng cấp đó, ai tuân thủ thì người đó có giá trị. Thời cận đại, khi địa vị bình đẳng của con người có pháp luật đứng ra bảo vệ, tính độc lập, giá trị cá thể của nhân cách độc lập mới được quan tâm. - Các Mác nhấn mạnh: "Lịch sử xã hội loài người cuối cùng chỉ là lịch sự phát triển cá thể của họ, không kể rằng họ có ý thức được điều đó hay không" (Mác - ăng ghen toàn tập, tập 27, trang 478) với quan điểm đó, nếu trong một thời gian dài, chúng ta đem bản tính con người qui nạp thành tính xã hội, lại đem tính xã hội thu hẹp lại thành tích giai cấp - kết quả là cái tính diện sự áp chế và sự phát triển xã hội cũng bị cản trở. 31
- - Con người là sản phẩm của tự nhiên, song nó là một sản phẩm đặc biệt bởi nó không chỉ tồn tại đơn thuần tự nhiên mà nó còn có đời sống tâm lý và đời sống xã hội. Một khi có sự chín muồi của đời sống xã hội, chính những nhân tố xã hội đến lượt nó sẽ quay trở lại, thẩm thấu vào đời sống tâm lí và bản thể tự nhiên của con người. Nhấn mạnh tác động to lớn này của đời sống xã hội, C.Mác đã chỉ rằng: về bản chất, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên nếu chỉ thấy một xã hội trong con người mà không thấy cái riêng trong đời sống tâm lí của họ là một cách nhìn lệch lạc (năng lực tâm lý của con người nay sinh từ tính tự nhiên nhưng nó không phải là bản sao của tính xã hội: trình độ cấp thấp của năng lực tâm lý gần gũi với tính tự nhiên, còn trình độ cấp cao của năng lực tâm lý có quan hệ mật thiết hơn với tính xã hội của con người. Về điều này, ta có thể coi năng lực tâm lực như là cấu nối trung gian giữa tính tự nhiên và tính xã hội của con người. Chính sự phong phú trong đời sống tâm lí người tạo ra sự khác biệt giữa các cá nhân, làm cho đời sống trở nên đa dạng, nhiều màu sắc. Vì thế không thể dùng một loại hình tượng điểm mình kể nhào nặn con người, đào tạo con người, nhất loạt như một sản phẩm máy móc thì đó chính là phủ nhận giá trị con người về trình độ tâm lý). - Về tính xã hội của con người, chúng ta trở lại câu nói nổi trếng của Mác:"Bản chất con người không phải là cái gì chung chung, trừu tượng vốn có trong mỗi cá nhân riêng rẽ, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hợp các mối quan hệ xã hội". Có thể thấy ở luận điểm của Mác những giá trị cất lõi sau: + Mác đã phê phán nghiêm khắc quan điểm qui kết bản chất con người là bản tính tự nhiên của "loạn. + Không được qui kết quan hệ xã hội thành quan hệ giai cấp, quan hệ giữa tập thể và cá nhân. Nếu quan hệ xã hội là cực kỳ phức tạp thì tính xã hội của con người cũng là một phức hợp nhiều cấp, nhiều mặt. + Trong tính hiện thực của nó" bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, đó là xét bản chất người trong trạng thái tĩnh tại, còn ở trạng thái động, con người ~ là một chủ thể luôn mang trong mình tính năng động, tác động trở lại đối với các quan hệ xã hội (hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực con người tạo ra hoàn cảnh). Đây chính là sự khác biệt lớn nhất về giá trị của con người trong lịch sử phát triển của tự nhiên. - Cá tính là tầng bậc cao nhất của nhân tính, cũng là nội dung sâu sắc nhất của giá trị con người + Những đặc điểm chung bao hàm trong cá tính. + Điều căn bản nhất của cá tính là tính tự tồn tại, tính sáng tạo, độc lập (suy nghĩ, phán đoán, lựa chọn, biểu hiện). Có tính chủ động, độc lập mới có giá trị tự thân (Giáo dục hiện nay còn thiếu chú ý việc bồi dưỡng cá tính, thường lấy truất tập thể tính xã hội để thay thế cá tính. Ở nơi này hay nơi khác, việc giáo dục cá tính còn bị hiểu lầm 32
- là phát triển chủ nghĩa cá nhân, đề cao tư lợi. Rõ ràng chúng ta đem đối lập giữa cá nhân và tập thể mà quên rằng cá nhân càng phát triển thì tập thể mới càng phát triển). - Sự phát triển cá tính trong giáo dục truyền thống ở nước ta luôn bị coi nhẹ: + Về phương diện chính trị : Xã hội phong kiến thông trị theo kiểu hình tháp, chế độ chính trị cường quyền, đẳng cấp nghiêm ngặt (quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử, ) chuẩn tắc phổ biến của xã hội là phục tùng, giá trị về tự do của cá nhân không được đề cập tới. Giáo dục với tư cách là một hệ thống xã hội, mang màu sắc chính trị, luân lý rõ rệt. Nhà trường sớm được xây dựng trong cung quản, kẻ thống trị vừa là quan vừa là thầy giáo, giáo dục là công cụ của lễ giáo: Học Kỷ ghi "Giáo dục để giáo hóa dân, hình thànhh phong tục" . Không Tử nói : "Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo dục là đào tạo người quân tử". Giai cấp thông trị đã sử dụng trật tự chính trị để biến nhà trường thành một xã hội thu nhỏ về đẳng cấp, đó chính là nhiên địa quân sư" (thiên địa là sự sắp đặt luân lý của: +Giai cấp thống trị , quân là kẻ thống trị trong quan hệ quân - thần. +Phụ là người thống trị trong quan hệ gia đình. +Sư là người thống trị trong quan hệ thấy trò ở trường học). (Địa vị của người thầy giáo trong các mối quan hệ xã hội là rất thấp, là người bị thống trị, nhưng khi thực hiện chức năng bảo vệ các mối QHXH thì họ trở nên có uy quyền tối thượng, mang tính hợp lý: "Thầy nghiêm đạo đức mới được trọng'! ; thấy là công cụ của "đạo") làm trái lời thầy là chống lại trật tự xã hội. Chính bởi vậy, giáo dục theo đó chỉ có thể đào tạo những con người chỉ biết vâng lời, không có sự phát triển cá tính). + Về phương diện lý luận, giáo dục phong kiến Việt Nam khi xử lý các mối quan hệ giữa cộng đồng và cá thể luôn biểu hiện những xu hướng sau: - Xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống để đưa ra những chế định hạn chế hành vi cá thể. - Cho rằng cộng đồng mới là chủ thể năng động ở mọi thời đại và mọi hoàn cảnh, cộng đồng đề ra các yêu cầu)còn cá thể là khách thể bị động chỉ có thể ứng thụ động với những yêu cầu của quần thể. - Tất cả quyền lợi đạo đức thuộc về quần thể, tất cả nghĩa vụ đạo đức thuộc về cá nhân. Với những xu hướng đó đã làm gia tăng sự trói buộc và hạn chế đối với cá nhân (đạo đức phong kiến đề cao "tự kiềm chế", "tự kiểm điểm", "tự tranh cãi" làm những hành động tự trói buộc mình, như trung, hiếu, trết, nghề cá nhân mới trở thành người có đạo đức cao đẹp). 33
- Triết học truyền thống phong kiến chỉ nói đến "nguyên tắc tự giác” mà không nói đến nguyên tắc "tự nguyện",chỉ khuyến khích con người biết tuân thủ mà không nói tới ý chí lựa chọn, nhấn mạnh hành động dựa vào lý chí phục tùng cách suy nghĩ của mọi người (các nhà triết học cổ đại đã có bàn đến ý chí phục tùng cách suy nghĩ của mọi người, đề cập tới nó thì triết học đã bị chính trị hóa, luân lý hóa-con người trước trên bị phạm hành đẳng cấp rồi mới bàn đến ý chí: "Quân tử học cao thành yểu người, trểu nhân học đạo thì dễ "sai khiến" - Không Tử. Chỉ có một số người thần thánh mới có ý chí độc lập"). + Có thể nói văn hóa truyền thống có nhiều yếu tố tích cực, song vấn đề phát triển cá tính con người thì luôn giữ thái độ vùi dập. + Quan điểm hiện đại cho rằng sự phát triển cá nhân và sự phát triển xã hội là có mâu thuẫn: • Xã hội muốn phát triển thì trước trên phải xem xét lợi ích của số đông và khi đó nếu lợi ích cá nhân và lợi ích của sổ đông nảy sinh xung đột thì đương nhiên lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích số đông, cá nhân phải tuân thủ những qui phạm xã hội đã được chế định. Chính điều này sức mạnh thống nhất của mỗi cá nhân gộp thành sức mạnh xã hội. • Xã hội phát triển làm nảy sinh sự phân công lao động, chuyên môn hóa và thành thạo hóa, một mặt nó đem lại hiệu quả cao cho sản xuất, nhưng đồng thời nó dẫn tới sự phát triển phấn diện và phổ quát hóa cá nhân. Nói cách khác xã hội muốn phát triển, cần thiết phải dựa vào sự hy sinh đặc trưng cụ thể của mỗi cá nhân. Mác nói:"Loại người cũng cũng giống như giới tự nhiên, lợi ích của chủng tộc luôn luôn phải dựa vào sự hy sinh lợi ích của cá thể để mở ra con đường đi của mình"(Mác - Ăng ghen toàn tập, tập 26, tr. 125). + Mặc khác, sự phát triển của cá nhân và tự phát triển của xã hội có sự thống nhất. • Sự phát triển cá nhân là trền đề cho sự phát triển xã hội (xã hội trung cổ do cá tính của con người bị áp chế, cá nhân chỉ biết phục tùng, ngoan đạo, dựa dẫm vào nhau, thiếu sáng tạo, phê phán, và như vậy xã hội này được tập hợp bởi những con người luôn trong thái thái trêu cực sẽ luôn là một xã hội trầm lặng, thiếu sức sống). • Trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã biểu thị một cách sâu sắc tính tất yếu của sự phát triển xã hội dựa trên sư phát triển cao độ tính đặc thù của mỗi cá nhân: "sự phát triển tự do của một người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người" (Mác-Ăng ghen toàn tập, tập 4, tr.491). Trong giáo dục không được phiến diện nhấn mạnh tính chung và tính xã hội, coi nhẹ sự phát triển cá tính, nhưng đồng thời cũng không quá nhấn mạnh sự phát triển cá tính mà càn phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển xã hội, không đối lập chúng để đi tới sự hài hòa giữa cái chung và cái riêng trong việc hình 34
- thành nhân cách cho thế hệ trẻ. BÀI 2: MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC 1. Mục trêu giáo dục ở những tầng bậc khác nhau đều có chức năng chung là: - Làm cơ sở cho việc xác định nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục. - Là trêu chí đánh giá kết quả hoạt động giáo dục. (Nhà giáo dục Mỹ J.B. Macdonald đưa ra 5 chức năng của mục trêu giáo dục : + Xác định rõ phương pháp phát triển giáo dục + Chọn lọc kinh nghiệm giáo dục lý tưởng. + Giới hạn phạm vi kế hoạch giáo dục + Nêu rõ yếu điểm của kế hoạch giáo dục + Làm cơ sở quan trọng trong việc đánh giá). (Năm 1976 Hội nghị bộ trưởng các nước thành viên tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục Châu phi ở Hagos và đã ra tuyên ngôn qui định nhục trêu, tác dụng và tôn chỉ của quá trình giáo dục bao gồm các vấn đề cơ bản: Giáo dục thanh niên hình thành chuẩn mực giá trị phù hợp với tình hình trong nước và xu thể của nền văn minh ; hình thành tinh thần phấn đấu vì lợi ích của dân tộc mình ; tăng cường hiểu biết và tình đoàn kết giữa người với người ; phổ cập tri thức khoa học kỹ thuật, cung cấp hình thức giáo dục mới để xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và đời sống"). (Liên Xô trong cải cách giáo dục 1984 đã xác định: Nâng cao chất lượng giao dưỡng và giáo dục, đảm bảo được việc thực hiện bài giảng có mức độ tương đối cao, củng cố nắm vững tri thức khoa học cơ sở, tư tưởng chính trị, cải thiện lao động và hoàn thiện sự phát triển của giáo dục đạo đức, năng lực thẩm mỹ và sức khỏe ; hoàn thiện giáo dục và giảng dạy lao động cũng như công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông ; tăng cường thái độ trách nhiệm của học sinh đối với chất lượng học tập, lao động, nâng cao tính tích cực xã hội của học sinh dựa trên cơ sở phát triển năng lực, tự quản tập thể của học sinh. Đề cao giá trị xã hội người thầy giáo, nâng cao mức độ rèn luyện thực tiễn và lý tưởng của đội ngũ giáo viên, đáp ứng đủ nhu cầu giáo viên cho hệ thống giáo dục quốc dân ; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường học, các cơ sở giáo dục trểu học đường và giáo dục ngoài nhà trường ; hoàn thiện cơ cấu các trường phổ thông, trường dạy nghệ và các ngànhq bản lý giáo dục). (Nhật xác định các mục trêu cơ bản trong cải cách giáo dục: Dự toán tư tưởng cơ bản của nền giáo dục thế kỷ 21 ; xóa bỏ những trêu cực xã hội trong quá trình giáo dục, xây dựng hệ thống cơ cấu giáo dục suất đời ; nâng cao chất lượng giáo dục cao cấp và phát huy các đặc tính của nó, tăng cường giáo dục trung học, THCS và trểu 35
- học; nâng cao trình độ giáo viên ; xem xét đánh giá lại hành chính và tài chính giáo dục). - Phương hướng và xu thế CCGD các nước phát triển, tr.168-173.) - Xem xét một số mục trêu cụ thể trong giáo dục của các nước, và có những điểm khác biệt do trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, song nhìn chung, các mục trêu đó đề cập tới các mặt: số lượng, chất lượng, cơ cấu, chế độ và thể chế. - Ở Việt Nam: Mục trêu giáo dục tổng thể mang tính xã hội là: nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đây chính là mục trêu xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay. (Ngay từ những năm đầu của cách mạng tháng 8,nghị quyết của Hội nghị cán bộ trung ương lần thứ 4 - tháng 41/1947 chủ trương của Đảng về giáo dục phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp là: - Chương trình học phải thiết thực nhằm mục đích đào tạo nhân tài, cần dùng cho kháng chiến, trước hết về tất cả các ngành y tế, canh nông, quân mười cũng như thương mại, ngoại giao, ). - Học sinh phải vừa học, vừa tham gia sản xuất để tự túc một phần nào. - Trếp tục phát triển bình dân học vụ. - Chú ý mở trường ở các vùng quốc dân thiểu số. (Đến cải cách giáo dục lần thứ 1 - 1950 đã xác định: Mục trêu đào tạo của nhà trường là giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người"Công dân là tương lai"). Tính chất của giáo dục của dân, do dân, vì dân trung thành với chế độ dân chủ nhân dân và có đủ phẩm chất năng lực phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. Nội dung giáo dục nhằm vào việc bồi dưỡng người học có tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, chỉ căm thù giặc, tinh thần yêu chuộc lao động, tôn trọng của công, tinh thần tập thể, phương pháp suy luân và thói quen làm việc khoa học.Tháng 7/1951 đại hộ giáo dục toàn quốc đã chỉ rõ: phương châm giáo dục là giáo dục phục vụ kháng chiến chủ yếu là trền tuyến, giáo dục phục vụ nhân dân, chủ yếu là công nông binh, giáo dục phục vụ sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. (Cải cách giáo dục lần thứ 2 (1956) đặt cơ sở cho việc thành lập hệ thống giáo dục quốc dân theo tính chất GD XHCN). Tính chất của nền giáo dục: Mang tính chất XHCN, lấy CN Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng nhằm phục vụ nhân dân lao động. Mục đích của giáo dục Việt Nam là nhằm đào tạo bồi dưỡng thế hệ thanh niên va thiếu niên trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tết, trung thành với tổ quốc, những người lao động tết, cán bộ tết của nước nhà, có tài có đức để 36
- phát triển chế độ dân chủ nhân dân trến lên xây dựng XHCN ở nước ta, đồng thời để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ. Nội dung giáo dục mang tính toàn diện bao gồm 4 mặt là đức, trí, thể, mỹ. Đại hội lần thứ 3 của Đảng năm 1960 đã xác định: Sự nghiệp giáo dục phải nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ đất nước, có giác ngộ XHCN, có văn hóa và kỹ thuật, có sức khỏe, những người phát triển toàn diện để xây dựng xã hội mới, đồng thời phải phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ xây dựng xã hội mới, đồng thời phải phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ xây dựng kinh tế và văn hóa XHCN và việc nâng cao không ngừng trình độ văn hóa của nhân dân lao động. Cải cách giáo dục 1979 có 3 mục trêu lớn: - Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện. - Thực hiện phổ cập giáo dục toàn dân, góp phần xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trến hành 3 cuộc cách mạng. - Đào tạo và bồi dưỡng veắì qui mô ngày càng lý đội ngũ lao động mới có phẩm chất chính trị và cách mạng, có trình độ KHKT và quản lý phù hợp với yêu cầu phân công lao động trong nền sản xuất lớn XHCN. Cải cách giáo dục dựa trên những nguyên lý cơ bản của nền giáo dục XHCN: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liên với xã hội. • Nội dung giáo dục nhằm hình thành con người lao động mới, làm chủ tập thể XHCN, phát triển toàn diện đáp ứng yêu cáu của công cuộc xây dựng XHCN từ một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ. Giáo dục Mác - Lênin, lý tưởng CSCN, đường lối chính sách của Đảng, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế XHCN. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học hiện đại và tính thực tiễn (chọn lọc có hệ thống những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát với thực tiễn Việt Nam, làm cho vốn văn hóa, khoa học và kỹ thuật, khoa học và kỹ thuật giảng dạy ở nhà trường có tác dụng thật sự trong việc hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy khoa học, phát triển năng lực hành động của học sinh). Nội dung giáo dục quán triệt nguyên tắc giáo dục kỹ thuật tổng hợp, coi trọng việc giáo dục lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực hành, học tapạ với lao động sản xuất. Nội dung giáo dục được hoàn thiện theo nguyên tắc toàn diện và cân đối trong nội dung giáo dục phải bao hàm giáo dục tư tưởng văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất. • Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7 (711 99 1 ) đã đề ra mục trêu cho ngành giáo dục đó là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu CNXH. Nhà trường đào tạo thế hệ 37
- trẻ theo hướng toàn diện, có năng lực chuyên môn, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. • Bước vào thế kỷ XXI, mục trêu giáo dục được đặt ra trên 4 mặt cơ bản: học để biết (nắm được công cụ của sự nhận thức) ; học để làm (tác động lên môi trường sống một cách chủ động) ; học để cùng chung sống hòa nhập (tham gia vào các mối quan hệ xã hội) ; học đem tồn tại, để phát triển (là con đường chủ yếu để thâm nhập vào 3 mục trêu trên). Những mục trêu cơ bản này đặt ra nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu trang bị ngày càng nhiều và hiệu quả cho người học các tri thức và kỹ năng sống để có thể phát triển phù hợp với nền văn minh trí tuệ với giới hạn về thời gian và không gian mà tuổi trẻ được tích lũy hành trang trong học đường. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể 4 mục trêu cơ bản đó: Học để biết: có thể xem mục trêu này vừa là phương trện, vừa là mục đích của cuộc sống, nhờ có việc học mà con người hiểu được thế giới xung quanh mình - từ đơn giản đến phức tạp, từ quá khứ đến hiện đại để có thể chủ động kế tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước, vững bước tới tương lai. Nội dung của sự hiểu biết rất phong phú, nó đòi hỏi mỗi người phải biết mình, biết đòi hỏi của hiện thực, là cơ sở cho sự rèn luyện bản ngã về đạo đức, về tư tưởng, trí tuệ. Để hiểu biết, con người phải học thường xuyên, suất đời. Nhà trường sẽ là nơi cung cấp cho thế hệ trẻ công cụ, phương pháp để họ có thể trếp tục học tập và phát triển suất đời trong mọi hoạt động mà họ tham gia. Học để làm: Không chỉ dừng lại ở mức độ tay nghề, kỹ năng nghề đối với một nghề nghiệp mà còn là sự hình thành cho họ năng lực thực hành nghề để đáp ứng sự biến động của công nghệ, kỹ thuật. Sự gia tăng của hoạt động trí tuệ và hoạt động dịch vụ trong sản xuất và trong đời sống xã hội, đòi hỏi người lao động phải được chuẩn bị để có được các kỹ năng giao trếp, ứng xử, các phẩm chất nhân văn, kỹ năng thiết lập được những quan hệ bền vững các yếu tố về mối quan hệ giữa người và người). Sản xuất ở trình độ công nghệ cao hơn đòi hỏi những kỹ năng trí tuệ kết hợp với kỹ năng ứng xử, sự phân bổ hài hòa giữa lao động và giải trí lành mạnh để công việc đạt hiệu quả. Có thể nói học để làm luôn dựa trên học để biết trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân trong xã hội phát triển. Học để chung sống: Giáo dục phải giúp cho mỗi con người biết chung sống theo huyết tộc, trong cộng đồng làng xóm, trong nước và quốc tế. Muốn vậy phải cung cấp cho họ biết rõ vị trí, thứ bậc của bản thân trong các mối quan hệ để hiểu mình, hiểu người trong việc hướng tới mục trêu chung. Như vậy, học để chung sống sẽ làm cho người không chỉ có ý thức về trách nhiệm, quyền lợi của một công dân mà còn là một thành viên tích cực của xã hội. Muốn biết chúng sống, mỗi người phải có tri thức, phải có các cảm xúc và sự nhạy cảm để tạo nên các giá trị, thái độ, tín ngưỡng trong các mối quan hệ xã hội ; phải có lòng tự trọng về mặt cá nhân và xã hội để biết lắng nghe 38
- người khác, biết đời sống cộng động. Như vậy, giáo dục để chung sống một mặt nó xác định và cổ văn cho một tập hợp các giá trị cơ bản được mọi cá nhân, mọi công đồng, mọi dân tộc thừa nhận, song mặt khác nó hình thành cho cá nhân biết thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt của người khác. Học để làm ngư để phát triển: Giáo dục phải góp phần vào sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân trên các mặt thể lực và trí tuệ, sự thông minh, tính nhạy cảm, khiếu thẩm mỹ, trách nhiệm cá nhân, các giá trị tinh thần và tâm linh. Giáo dục phải hình thành tính chủ động, độc lập. Sáng tạo để có thể tự xác định mình phải làm gì trong những hoàn cảnh sống riêng biệt - làm được điều này chính là giáo dục đã đem lại sự tự do về tư tưởng để họ phát triển tài năng và làm chủ số phận mình. Bốn mục trêu trên đây của giáo dục hiện đại được đặt ở vị trí ngang nhau trong sự phát triển của mỗi cá nhân, nó đem đến sự cân bằng về tầm qua trọng của trí tuệ, của lý thuyết, của thực tiễn. Hội nghị giáo dục quốc tế về "học để chung sống" (2001) đã nhấn mạnh "học để biết", "để làm", "để phát triển", là những mặt chủ yếu cho sự phát triển cá nhân, của các cộng đồng hoặc của từng dân tộc. Học để chung sống có mộc bản chất khác và có tính toàn cầu hơn: thiếu cột trụ này có thể dẫn tới hệ quả là sẽ thủ trêu mọi cố gắng khác nhằm phục vụ giáo dục, phục vụ sức khỏe và sự phát triển, nhằm hạn chế các tranh chấp giữa các dân tộc, các cuộc nội chiến, chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức, sự lãng phí của các nguồn lực, tài chính, tự nhiên, BÀI 3: MÔ HÌNH GIÁO DỤC 1. Khái niệm: * Mô hình theo nghĩa hẹp là một hình mẫu ước đoán về một sự vật, một hiện tượng trong tương lai. Mô hình là một khái niệm có tính đàn hồi: một phương thúc dạy học cũng có thể được coi là một mô hình. * Mô hình theo nghĩa rộng bao gồm trong nó những đặc trưng cơ bản, phương thức cơ bản của một nền giáo dục của một quốc gia trong một giai đoạn.Mô hình giáo dục là căn cứ của GCGD. 2.Thuyết mô hình giáo dục. + Thuyết này cho rằng mô hình giáo dục chủ yếu là sự phản ánh của kinht ế và trình độ KHKT, mô hình GD luôn thích ứng với từng giai đoạn phát triển xã hội. Theo đó, xã hội khi có sự biến đổi thì mô hình giáo dục cũng có sự biến đổi tương ứng. + Sự phát triển xã hội phân thành ba giai đoạn: trểu công nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp. Tương ứng với các giai đoạnt rên tồn tại 3 mô hình giáo dục. 2.1. Mô hình giáo dục thòi kỳ tiều công nghiệp: Giáo dục phục vụ một số ít người trong dòng hộ quí tôi địa chỉ và người giàu có. Giáo dục nhà trường là hình thức giáo dục duy nhất. - Đặc trưng của giáo dục là chính qui và chế độ hóa. 39
- - Mục đích việc trếp thu giáo dục không ở việc con người học được điều gì ở nhà trường mà bản thân việc giáo dục đã là một mục đích, một tượng trưng cho quyền được nhận giáo dục và có giáo dục. - Nội dung giáo dục không truyền bá cho học sinh bản lĩnh sống, kiến thức thực dụng (vì đây là những điều không được bước vào cuộc sống giàu sang quý tộc) + Trong mô hình này, quan hệ thầy trò là quan hệ một chiều: thầy đồ - đồ đệ (thầy truyền thụ, trò trếp thu). Giá trị của thầy là giá trị của trò. Học vấn được truyền đạt xa rời thực tiễn, chủ yếu là hun~ỉ đúc tinh thần - điều mà giai cấp bóc lột xem như đặc quyền, niềm tự hào, là sự phân biệt với tầng lớp bình dân. Loại giáo dục này không giáo dục con người biết làm bất cứ việc gì, bởi cái có tác dụng thực sự tạo nên giá trị con người là dáng đi, vẻ đứng, lời ăn trếng nói, xã giao . chứ không phải là sự cống hiến cho xã hội. Mô hình giáo dục/à hoàn toàn phù hợp với sự phát triển xã hội đường thời, khi kinh nghiệm sản xuất xã hội chủ yếu dựa vào sự truyền đạt giữa thầy và trò mà không cần đến nhà trường. 2.2. Mô hình giáo dục cạnh tranh tương ứng với thời đại công nghiệp hóa. Tính cách mạng của công nghiệp hiện đại hóa và cạnh tranh gắt gao trên thị trường đặt ra cho giáo dục phải đào tạo cho xã hội: "lớp người mới" được giáo dục, có đủ khả năng tham gia vào sản xuất và thương trường. Nội dung học vấn mang tính thực dụng bao gồm lôgíc học, số học, hình học, vật lý, lý học, thiên văn học, địa chất học, sinh học, xã hội học, sinh lý học, tâm lí học, nghệ thuật. - Mô hình giáo dục cạnh tranh phù hợp với yêu cầu của kỹ thuật và thương mại, người học phải đạt tới "trêu chuẩn hóa", "pháp luật và trật tự", "trung thực với xã hội". - Mô hình giáo dục này được thiết kế để người nhận giáo dục thích ứng được với xã hội/.thoa mãn cá nhân được đặt vào hàng thứ yếu. Thi cử đa dạng, trêu chuẩn hóa dẫn tới sự bùng nổ phường pháp trắc nghiệm tâm lý, học sinh bị rơi vào lưới trêu chuẩn, giỏi được sử dụng, không giỏi bị đào thải, vì thế trong giáo dục cũng có sự cạnh tranh)có người thắng và có kẻ bại. Cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, giáo dục tăng cường rèn luyện nghề nghiệp sau trung học, nền giáo dục thiếu giá trị nhân văn (coi nhẹ các bộ môn KHXH nhân văn). 2.3. Mô hình giáo dục phục vụ cho thời đại hậu công nghiệp - Giáo dục có tính đại chúng hóa và hướng tới phổ cập hóa, nghĩa vụ hóa đã làm cho giáo dục trở thành lĩnh vực phục vụ - vì mọi người. Quan hệ thấy trò từ một chiều trở thành quan hệ bình đẳng, giá trị đơn nhất trở thành giá trị đa dạng, xã hội hiện đại bản thân đã không có nhận thức giá trị thống nhất nên nhận thức giá trị của thầy không thể áp đặt cho học sinh. (Trong xã hội hiện đại phục vụ là một hiện tương rộng, bởi mỗi người vừa có thể 40
- đi phục vụ người khác và cũng là đối tượng phục vụ của người khác). Phục vụ hoàn toàn là quan hệ công việc, là một quan hệ xã hội phổ biến. Mọi người đều bình đẳng về nhân cách. Ở thời hiện đại, không thể so sánh được bề rộng và chiều sâu của đời sống xã hội cũng như tốc độ và nhịp điệu đổi mới tri thức, do đó không có sự vật vĩnh cửu, bất biến, không có kinh nghiệm trêu chuẩn nào có thể áp dụng cho mọi sự vật). Mô hình giáo dục phục vụ lấy giáo dục suất đời là sợi dây chính, lấy giáo dục sơ cấp và trung cấp làm nền tảng cơ sở cho giáo dục suất đời. + Nội dung và phương pháp giáo dục suất đời là sợi dây chính, lấy giáo dục sơ cấp và trung cấp làm nền tảng cơ sở giáo dục suất đời. + Nội dung không hạn chế trong nhà trường mà tạo ra sự liên tưởng tới mọi gia đình (dưới sự trợ giúp của tin học) và theo nguyên tắc "hợp tác", "đối thoại". Việt Nam đang trong gia đoạn phát triển công nghiệp, giáo dục được xây dựng theo mô hình có lợi cho việc mở rộng phạm vi được giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục làm chính. Tuy nhiên ở chừng mực nhất định, ảnh hưởng của xã hội thông tin, ở một số khu vực cũng sẽ thể hiện tôn chỉ giáo dục suất đời, phát triển theo hướng xã hội hóa học tập. Chính bởi vậy chúng ta đang đứng trước việc xây dựng một một hình giáo dục chưa có trong hiện thực phát triển lịch sử vừa mang tính cạnh tranh công nghiệp hóa, vừa đượm màu sắc của xã hội thông tin, giáo dục phục vụ). - Căn cứ vào đặc tính phát triển kinh tế trong thế kỷ XX, tương ứng với nó, giáo dục tồn tại 2 mô hình cơ bản: mô hình kế hoạch hóa và mô hình tự do. + Mô hình kế hoạch hóa: Mô hình này được hình thành trong cơ chế phát triển kinh tế có kế hoạch, sản xuất, lưu thông, phân phối đều căn cứ vào kế hoạch,(kế hoạch này được huế lập trên cơ sở hiểu biết và dự đoán của một số tổ chức trong cơ quan Nhà nước, vì thế cũng có thể phù hợp với thực tê và có thể sai lệch. Đây chính là sự phát triển kinh tế theo chủ nghĩa chủ quan- duy ý chí). Tương ứng với nền kinh tế kế hoạch hóa, giáo dục cũng phản ánh những tính chất tương tự: Kế hoạch giáo dục như đầu tư giáo dục, quản lý giáo dục, điều phối nguồn giáo viên, phân phối chiêu sinh, chế định giáo trình, chuyên ngành đào tạo, đều thực hiện thông qua kế hoạch. Thứ hai, giáo dục là đơn nhát, theo kế hoạch cứng, tất cả những qui phạm giáo dục, phát triển giáo dục, thời gian, đối tượng giáo dục, hệ thống giáo dục, chế độ chính sách giáo dục là không thay đổi, được hạn chế trong phạm trù giáo dục trường học, thước đo giá trị của giáo dục là học lực, lên lớp, văn bằng theo chuẩn mực qui định của Nhà ngước. + Mô hình tự do: Mô hình này được hình thành dựa trên sự phát triển kinh tế thị trường, nền kinh tế này không do kế hoạch mà là do thị trường điều trết quá trình sản xuất lưu thông, phân phối, trêu dùng hàng hóa. Giá trị hàng hóa được thể hiện thông 41
- qua tự do cạnh tranh . Tương ứng với nó, giáo dục tạo nguồn nhân lực cũng trở thành một dạng thị trường sản xuất hàng hóa đặc biệt - con người, bởi vậy giáo dục đào tạo phải căn cứ vào nhu cầu thị trường để không ngừng điều tiết (mục trêu đào tạo, cơ cấu, tỷ lệ nguồn nhân lực cần đào tạo,cơ cấu loại hình trường học, chuyên môn, chương trình đều có kế hoạch động, mềm dẻo. Ở mô hình này nổi lên 2 đặt điểm là: Thứ nhất là tính tự do: Tính tự do được biểu hiện trong sự linh hoạt của hệ thống, nội dung chương trình, tuyển sinh, tính tự trị và tự chủ của phát triển giáo dục. Thứ hai là tính đa dạng: Thị trường vốn đa dạng, bởi vậy giáo dục đào tạo phải tương thích với loại thị trường này (loại hình trường lớp, hình thức đào tạo . ) - Tuy nhiên các mô hình nêu trên không hoàn toàn là tuyệt đối về kế hoạch hay tự do. Tên gọi của loại kiểu mô hình chỉ hàm ý về nguyên tắc cơ bản, khuynh hướng chỉ đạo của nó. Mô hình kế hoạch trong mô hình tự do trong phát triển giáo dục luôn thống nhất với chính trị, kinh tế và văn hóa tương ứng. Mỗi quốc gia là một thể hữu cơ hoàn chỉnh, giáo dục là bộ phận cấu thành của hệ hữu cơ này, có sự ảnh hưởng qua lại để điều hòa lẫn nhau. Song, do yêu cầu của sản xúât~hiện đại và sự phát triển KHKT,do sự tăng cường lẫn nhau giữa các nước, sự khác biệt giữa hai loại mô hình này càng được thu hẹp (hơn 400 năm trước trong "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" Mác đã chỉ rõ:"Tình trạng bế quan tỏa cảng, tự cung tự cấp của địa phương, của dân tộc trước kia đã mất đi, bây giờ đã được thay thế bởi sự qua lại lần nhau, dựa vào nhau trên các phương diện của các danh tộc. Sản xuất vật chất như vậy, sản xuất của tinh thần cũng như vậy, thành quả của hoạt động tinh thần của các dân tộc đã trở thành thứ mà mọi người cùng hưởng thụ"). Trên thực tế, hiện nay các nước đều đang kéo dài niên hạn giáo dục bắt buộc, phổ cập trung học, mở rộng và phát triển giáo dục cao đẳng, đại học, phát triển mạnh giáo dục nghề nghiệp. Về quản lý, nước tập quyền giáo dục như Liên Xô Pháp đã lần lượt giảm bớt quyền lực tập trung, giảm bớt kế hoạch, tăng cường tính linh hoạt. Ngược lại, các nước có sự phân quyền giao dục như Mỹ đã nhấn mạnh tới vai trò của tập trung thông qua việc đầu tư ngân sách trong việc cơ cấu nhà trường, phát triển mạng lưới, Trong chương trình học, các nước đều chuyển theo xu hướng tăng cường kiến thức cơ sở chuyên ngành, một mặt ở cấp độ cao thì phân hóa chuyên biệt để đào tạo nhân tài. - Giáo dục Việt Nam hiện náy chủ yếu thuộc mô hình kế hoạch hóa, song đã dần có tính thích ứng và linh hoạt, trếp thu một số yếu tố của mô hình tự do để phát triển giáo dục. - Cần hiểu răng sự khác biệt giữa mô hình kế hoạch và mô hình tự do không chỉ là sự khác biệt của chế độ giáo dục (bao gồm chế độ sở hữu, chế độ quản lý, chế độ chi ngân sách, phân phối, chiêu sinh, chế độ dạy học ) mà còn là sự khác biệt của hình thái ý thức. Không nên nhấn mạnh tính chung (sự tự do trong phát triển) mà coi nhẹ ý 42
- thức hệ do ĐCS VN lãnh đạo. 3. Thuyết dao động chu kỳ "đồng hồ quả lắc" và mô hình giáo dục Sự phát triển giáo dục của mỗi quốc gia có thể dựa trên những quan điểm khác nhau: đa dạng hóa, xã hội hóa giáo dục,nhà nước,thống nhất quản lý giáo dục. Nhấn mạnh kiến thức lý luận (học thuật), lấy trường học làm trung tâm và nhấn mạnh kiến thúc thực tiễn, lấy xã hội làm trường học. Trên thế giới, phát triển giáo dục luôn tồn tại 2 cực: chủ trương giáo dục chính qui,coi trọng học thuật và chủ trương giáo dục phi chính qui, coi nhẹ học thuật, coi trọng thực tiễn. 2.1. Mục đích trung tâm của mô thức học thuật của giáo dục là coi trọng học thuật, việc học tập được thực hiện ở nhà trường, tất cả hoạt động giáo dục đều có liên hệ với nhà trường, trếp nhận giáo dục đồng nghĩa với đi học, hạt nhân của trường học, đọc sách, tự nghiên cứu. Trình độ nhận thức được phân cấp thành cấp học, sự chuyển đổi cấp học được thực hiện qua thi cử, đánh giá và qua đó chọn lọc để đảm bảo chất lượng. Trình độ giáo dục càng cao, chọn lọc càng kỹ lưỡng, cạnh tranh càng gay gắt * Mô hình học thuật bị phê phán về đặc điểm yếu nhất của nó là chế độ thủ cựu cứng nhắc và thoát ly cuộc sống. Nó hạn chế phạm vi của chương trình học, hạn chế việc phát triển kinh nghiệm sống của học sinh 2.2. Mô hình thực tiễn (cách mạng) cắt giảm vị trí trung tâm trường học, coi trường học chỉ là một trong nhiều cơ cấu giáo dục, xã hội có tác dụng tích cực trong giáo dục, coi xã hội tà giáo viên Mô hình thực tiễn lấy xã hội làm trung tâm, nếu như mô hình học thuật có định hướng tới việc chiếm lĩnh kiến thức, còn mô hình thực tiễn lấy định hướng là hành động. Chương trình nội dung trong mô hình học thuật được xây dựng bởi các chuyên gia, học giả, còn trong mô hình thực tiễn nó được xây dựng bởi nhà chính trị hoặc quần chúng có kinh nghiệm. 2.3. Sự chao đảo, thay thế lẫn nhau giữa 2 mô hình giáo dục là hiện tượng phổ biên trong phát triển giáo dục của nhiều nước trên thế giới. * Ở Mỹ vào những năm 20 giáo dục phản đối lấy trường học làm trung tâm, lấy giáo viên làm trung tâm mà lấy học sinh làm trung tâm, chủ trương lấy xã hội làm giảng đường. * Sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã ban hành "Luật giáo dục quốc phòng "lấy việc bồi dưỡng nhân tài có khoa học kỹ thuật cao làm mục trêu, tăng cường chương trình học về toán, khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, tăng cường hệ thống tri thức khoa trong giảng dạy ở trường học . * Sau những năm 60, xã hội Mỹ có nhiều vấn đề (mâu thuẫn chủng tộc, phong 43
- trào phản chiếu , phong trào thanh niên , phụ nữ ) .Họ phê phán trường học, cho rằng nhà trường thiếu gánh vác trách nhiệm xã hội. Giáo dục Mỹ lại chuyển sang mô hình thực tiễn nhằm nâng cao quyền chủ động, tự giác của học sinh cải cách kết cấu chương trình, giới hạn niên cấp bị cắt bỏ, chương trình học truyền thống được thăng bằng chương trình "học tập độc lập", "chương trình học xây dựng học sinh". * Sau thập niên 80, chất lượng giáo dục nhà trường Mỹ xuống cấp, nhiều chương trình học thật nông cạn, trêu chuẩn học thuật bị hạ thấp, quản lý giáo dục bị buông lỏng, kỷ luật nhà trường bị xáo trộn, Nước Mỹ lại khôi phục nền giáo dục học thuật phục vụ cho sự phát triển các khoa học đi đầu như hàng không, sinh vật, hải dương học, năng lượng , vi tính . Giáo dục được phát triển nghiêng về các mô hình học thuật. Có thể nói, nước Mỹ đã trải qua 4 lần dao động theo chu kỳ, mỗi khi mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, chính trị, kinh tế xuất hiện nguy cơ, khi đó họ phai dựa vào giáo dục để trung hòa mâu thuẫn - Giáo dục Việt Nam theo mô hình thực tiễn. Còn khi gặp phải sự tụt hậu về khoa học, kỹ thuật, đào tạo nhân tài, phát triển khoa học mũi nhọn, giáo dục lại được phát triển theo mô hình học thuật. Lịch sử giáo dục Mỹ cũng cho thấy, độ dao động của đồng hồ quả lắc giữa 2 cực ngày càng nhỏ, các mô hình ngày càng trếp thu ưu điểm của nhau và có xu thế dung hòa, pha trộn. * Ở Liên Xô (cũ) nên giáo dục cũng trải qua 4 lần dao động lớn: - Trước năm 20, cuộc cải cách phá bỏ nền giáo dục xa hoàng, nền giáo dục phát triển theo mô hình thực tiễn (cách mạng), nhấn mạnh vai trò hoạt động của người học , xã hội hóa quá trình dạy học - Sau những năm 30, do nhà trường chưa duy trì được chất lượng dạy học, không thích ứng được sự phát triển kinh tế, nền giáo dục được chuyển sang mô hình học thuật với việc nâng cao chất lượng dạy học, khôi phục chế độ phương pháp giáo dục truyền thống, nhiệm vụ chính của nhà trường là truyền thụ tri thức khoa học. - Sau năm 1958 giáo dục Liên Xô được cải cách toàn diện, nhấn mạnh giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, với đời sống xã hội, xóa bỏ qui phạm giáo dục truyền thống, chuyển giáo dục sang mô hình thực tiễn (cách mạng). - Sau năm 1984, Liên Xô trếp tục triển khai cải cách giáo dục với sự dung hòa giữa 2 loại mô hình giáo dục. 2.4. Ở Việt Nam, mô hình giáo dục được xây dựng và chuyển đổi dựa trên sự phát triển khách quan và sự khác nhau của đời sống xã hội - Việt Nam là một quốc gia coi trọng luân lý truyền thống, nội dung giáo dục trong xã hội cũ chủ yếu là "tứ thư", "ngũ kinh'!, theo đuổi "hiểu biết mọi vật, chính tâm, thành ý" để tu dưỡng bản thân. Kẻ đi học chủ yếu là tầm chương, trích cú hiểu biết về luân thường đạo lý để ứng xử chứ không phải trếp thu tri thức hệ thống tri thức khoa học chủ yếu bởi sự hiếu kỳ - e dè - đành phải chấp nhận. 44
- - Sau cách mạng tháng 8/1945 cho tới cuộc cải cách giáo dục lần thứ 2(1956) trong việc xây dựng một nền giáo dục mới, chúng ta đã chú trọng cả mặt tăng cường học thuật và tính thực tiễn trong tổ chức các hoạt động giáo dục, đặc biệt là sau hòa bình lập lại(1954) ở miền Bắc cùng với cải cách ruộng đất, đánh đôi giai cấp tư sản mại bản, xóa bỏ công thương nghiệp tư bản tư doanh, đấu tranh chống tư tưởng nhân văn trong giới văn học nghệ thuật và giáo dục là luồn) sinh khí mới về tính thực tiễn trong giáo dục. Các hình thức lao động sản xuất được đưa vào nhà trường, các điển hình như lá cờ đầu Bắc Lý, trường thanh niên lao động XHCN Hòa Bình đều là những tấm gương về gắn giáo dục với việc đào ra lớp người lao động có năng lực hành động để phục vụ quê hương. Mô hình giáo dục nghiêng về mô hình thực tiễn hơn là học thuật. Thời gian thực hiện mô hình này kéo dài cho tới thời kỳ đổi mới của đất nước 1991 với quan điểm chiến lược : Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài . Từ đó cho tới nay, vấn đề học thuật trong giáo dục được đề cao, cải cách giáo dục đề cập tới vấn đề nâng cao chất lượng của nội dung chương trình, hệ thống giáo dục mở rộng việc đào tạo đại học sau đại học, xã hội có xu hướng trọng người có bằng cấp thi cử là cửa ải đầy gian nan cho lớp trẻ, cũng từ đó, những tiêu cực trong xã hội cũng gia tăng. Những năm cuối cùng của thế kỷ 20, giáo dục gắn liền với nhà trường nhiệm vụ chính của học sinh là học tập, cùng với sự xâm nhập của cơ chế thị trường, lao động của học sinh được thay thế bằng đồng tiền đóng góp cho cơ sở đào tạo chính điều này tạo nên nguồn lực ngăn cách ở mức độ khác nhau giữa học sinh và đời sống xã hội. Cơ cấu đào tạo, nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội đi theo mô hình học thuật cũng tạo ra sự mất cân đối: chú trọng đào tạo đại học là coi nhẹ đào tạo công nhân - "lắm thầy nhiều thợ", chương trình đào tạo, NCKH nặng tính hàn lâm nên hiệu quả thực tiễn không cao, nguồn ngân sách chi cho đào tạo không nhỏ nhưng sau khi ra trường nhiều người không có việc làm, gây ra tình trạng lãng phí mang tính xã hội. - Từ sau Đại hội Đảng X, giáo dục Việt Nam đang có xu thế chuyển sang mô hình thực tiễn, chú trọng tới tính hữu dụng của nội dung chương trình, đào tạo ngành nghề được chú trọng, thu hút các lực lượng xã hội tham gia đào tạo để đáp ứng nhu cầu của chính họ Sự "chuyển cực " này trong sự phát triển giáo dục Việt Nam là tín hiệu đáng mừng trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước khi mà nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ khoa học và đặc biệt là tay nghề được đặt lên như một trêu chuẩn cất lõi để đáp ứng đòi hỏi của phát triển sản xuất. Tuy nhiên, nếu phát triển thái quá phần thực tiễn mà sao nhãng phần học thuật sẽ là một sai lầm mà việc sửa chữa nó sẽ rất nan giải ? Để dung hòa giữa 2 mô hình này, một mặt chúng ta mở rộng mạng lưới ở trường cao đẳng và THCN, tăng qui mô và số lượng, mặt khác tạo ra hệ thống các trường đại học có chất lượng - trường trọng điểm, mở rộng xã hội hóa giáo dục, quyền tự chủ của cơ sở đào tạo nhưng có sự tự kiểm định, đánh giá chất lượng nghiêm ngặt, thay đổi hình thực thi tuyển, tăng cường quản lý theo luật cùng với sự thay đổi cơ chế quản lý Nhà nước về giáo dục sẽ làm giảm bớt khoảng cách giữa hai mô hình phát triển giáo 45
- dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phân tích sự chuyển đổi mô hình giáo dục giúp chúng ta có được cách nhìn và cách làm hợp lý và hiệu quả đối với giáo dục trọng những điều kiện của sự phát triển kinh tế - xã hội, đó là: - Phải có sự phân tích kỹ lưỡng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước, khu vực và thế giới, không chạy theo phong trào quần chúng, đôi khi cả dư luân xã hội. - Không ham lợi trước mắt dễ dẫn tới vội vàng, phải từng bước, thận trọng thực hiện nhằm đạt tới kết quả bền vững. - Giáo dục phải dựa vào sức mạnh xã hội, dựa vào thầy giáo, vào lực lượng cán bộ khoa học có trình độ. - Cần thường xuyên xem xét các mô hình giáo dục trong nước và nước ngoài, trước đây để làm ra, từ đó những ưu điểm vận dụng vào hiện tại để phát triển giáo dục. - Cần thống nhất giữa đào tạo thực dụng và học thuật, giữa thông và chuyên, không nên tư duy theo kiểu tách biệt và đối lập giữa lập. 3. Thuyết tương phản trong phát triển mô hình giáo dục - Khoa học xã hội đưa ra khái niệm tương phải để chỉ một hiện tượng hay một vấn đề lý luận khi được nhìn ở những góc độ khác nhau, thì có thể rút ra được nhuận kết luận khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau. - Từ góc độ triết học, Kante đã bàn về mâu thuẫn giữa 2 luận đề cùng tồn tại và bài trừ lẫn nhau và ông gọi hiện tượng này là thai qui luật tương phản", ông đã đưa ra 4 nhóm hai qui luật tương phản làm ví dụ: + Thời gian và không gian có hạn, thời gian và không gian là vô hạn. + Trên thế giới tất cả là đơn nhất, không thể phân chia, trên thế giới tất cả là phức hợp có thể phân chia. + Trên thế giới có sự tồn tại của tự do, trên thế giới không tồn tại tự do. + Thế giới có nguồn gốc, thế giới không có nguồn gốc. Trong giáo dục ta có thể nêu ra một sôi hiện tượng tương phản sau: * Về bản chất giáo dục và mục đích giáo dục: + Giáo dục tái hiện cuộc sống - Giáo dục chuẩn bị cho cuộc sống. + Giáo dục hướng đạo - giáo dục phục vụ. + Giáo dục nhằm tới phát triển cá nhân - giáo dục nhằm phục vụ xã hội. + Bình đẳng trong giáo dục - bất bình đẳng trong giáo dục. + Giáo dục nhằm phát triển toàn diện - giáo dục phiến diện. 46
- + Giáo dục có mục đích - giáo dục phi mục đích. * Về chế độ giáo dục: + Chế độ giáo dục tập quyền - chế đô phân quyền. + Thống nhất, tập trung giáo dục - đa dạng hóa giáo dục. + Đơn phương hóa giáo dục - xã hội hóa giáo dục. * Về tổ chức nhà trường: + Giáo dục trường học - giáo dục phi trường học. + Trường học khép kín - trường học mở cửa. + Trường học chính qui - trường học phi chính qui. * Về nội dung chương trình giáo dục: + Trọng tâm là các khoa học tự nhiên - trọng tâm là các khoa học xã hội. + Lấy khoa học làm cất lõi - lấy thực hành làm cất lõi. + Chú trọng kiến thức phổ thông - chú trọng kiến thức hướng nghiệp. + Chú trọng kinh nghiệm gián trếp (phòng thí nghiệm) - chú trọng kinh nghiệm trực trếp (tham gia vào thực tiễn). +Chú trọng khoa học cơ bản - chú trọng khoa học chuyên ngành. * Về mặt phương pháp giáo dục : - Học qua sách vở - học bằng kinh nghiệm cuộc sống. -Thầy giáo là trung tâm của quá trình giáo dục - học sinh là trung tâm của QTGD. - Thụ động trếp nhân kiến thức - chủ động phát hiện kiến thức. - Lý trí là điểm tựa cho phát triển - cảm xúc là điểm tựa cho phát triển (nỗ lực - hứng thú). - Lớp học là môi trường giáo dục - phân nhóm theo năng lực. - Nguyên tắc tập thể trong giáo dục - cá biệt hóa trong giáo dục. - Giáo dục kỷ luật - chủ nghĩa tự do. - Hợp tác - cạnh tranh. Dựa trên thuyết tương phản, chúng ta sẽ xem xét một số vấn đề cụ thể trong giáo dục. * Xã hội bản vị và cá nhân bản vị : Quan điểm xã hội bản vị và cá nhân bản vi được hiểu là việc giáo dục con người hoặc là lấy xã hội làm xuất phát điểm, nhấn mạnh lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia, hoặc 47
- là lấy cá nhân làm xuất phát điểm, nhấn mạnh lợi ích cá nhân khi lý giải và xử lý mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, cá nhân với tập thể. - Ở Việt Nam trước đây, việc giáo dục (tự giác hay tự phát) đều lấy xã hội làm gốc, lợi ích quốc gia là "thiên đạo" cá nhân phải phụ tùng xã hội. Khi vô điều kiện (cơ chế của sự nhượng bộ lợi ích này được thực hiện theo đẳng cấp tông pháp "quân, thần, phụ, tử"). - Ở Trung Quốc, tư tưởng giáo dục của Không Tử, Mạnh Tử, Đổ Trọng thư đều theo quan điểm lấy xã hội bản vị làm gốc trong đạo làm người. - Ở Phương Tây, từ Beclatu đến Heghen cũng chủ trương đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, song nhìn chung, triết học phương Tây, nhấn mạnh lợi ích, quyền lợi, hưng thú cá nhân lấy sự vận động của cá nhân làm xuất phát điểm, xã hội chỉ được coi như yếu tố cố vấn. Cũng theo đó, người ta coi lợi ích vật chất là xuất phát điểm, lấy việc cá nhân thu được lợi ích nào không trong hành động làm trêu chí cơ bản để phân biệt hiệu quả hoạt động, nó không thừa nhận lợi ích trừu tượng nào ngoài lợi ích cá nhân. Hậu quả của quan điểm này làm cho chủ nghĩa cá nhân cực đoan có đất để mở rộng: Sự bùng nổ của hàm muốn cá nhân dẫn tới việc xâm phạm lợi ích tập thể lợi ích xã hội, hình thành một loại trói buộc xã hội: Mọi người đều có quyền tự do phát triển, có nghĩa vụ tôn trọng quyền lợi của người khác. Các thành viên trong xã hội đều có nguyện vọng được tự chủ, mong muốn thu được lợi ích cao nhất phản đối sự can thiệp của người khác, bảo vệ quyền lợi và tự do của mình, hy vọng trong công tác xã hội sẽ thực hiện được mong muốn của mình. Để hạn định mưu cầu cũng có lợi. Nếu trong khuôn khổ của sự hợp tác này, nếu ai chỉ chăm lo đến lợi ích của riêng mình, không tôn trọng người khác thì sẽ bị trừng phạt thông qua pháp luật (chứ không phải do người này áp đặt cho người kia). Sự phát triển của xã hội đến một lúc nào đó sẽ hình thành ý thức về việc bảo vệ quyền lợi cá nhân không còn là việc riêng ai đó mà trở thành vấn đề chung của toàn xã hội. Sự ra đời của pháp luật nảy sinh từ ý thức này, trong đó có tính đến quyền lợi, lợi ích cá nhân, lợi ích cộng đồng để cố định những gì cá nhân có thể thực hiện và những gì cá nhân phải tuân thủ. Pháp luật đại diện cho xã hội, thay mặt xã hội bảo vệ quyền lợi cá nhân và trừng phạt những hành vi xâm phạm đến lợi ích cá nhân và cộng đồng (ở Việt Nam trước đây, để diết trết mối quan hệ giữa người với người, con người với xã hội, người ta lấy luân lý đạo đức làm phương trện. Còn ở phương tây lại thông qua pháp luật để điều trết mối quan hệ này. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng trong xã hội có giai cấp, có kẻ thống trị là người bị trị, pháp luật nằm trong một số người tàn có và bảo vệ của quyền lợi của họ). - Trong xã hội lấy cá nhân làm gốc, vấn đề cần giải quyết là làm thế nào để giúp cho mọi người quan tâm đến xã hội, đến tập thể, khi cần thể sẵn sàng từ bỏ lợi ích cá nhân đế mang lại lợi ích cho tập thể. 48
- - Trong xã hội lấy xã hội làm gốc, vấn đề cần quyết là làm thế nào để đảm bảo cho những nhu cầu, lợi ích ham muốn chính đáng của con người được thực hiện, bảo đảm được sự phát triển tự do của cá nhân. - Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, sự phát triển của con người không tách rời với sự phát triển lịch sử, tư duy của con nói là sản phẩm của lịch sử, rằng sự phát triển của con người chính là một trong những trêu chí đánh giá sự phát triển của xã hội, sự phát triển của cá nhân là trền đề cho sự phát triển tập thể, sự phát triển của tập thể luôn bắt đầu bởi sự phát triển cá thể của mối cá nhân. Trong cùng một thời đại lịch sử, sự phát triển của con người là có sự khác biệt. Điều này được tạo nên bởi nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội - trong đó có giáo dục. Mác cũng cho rằng coi nhẹ mục trêu xã hội hay coi nhẹ mục trêu cá cá nhân đều là sai lầm, phiến diện. Không thể bàn về sự phát triển cá nhân đơn thuần về mặt tâm lý (nhu cầu, hứng thú, sở thích ) thoát ly khỏi trình độ phát triển xã hội, và cũng không thể cho rằng chú trọng sự phát triển cá nhân sẽ ngăn cản sự phát triển của xã hội. * Giáo dục nhân tài và giáo dục đại chúng. Giáo dục là nhu cầu của cá nhân và của xã hội, bởi vậy trong mọi giai đoạn lịch sử, phát triển giáo dục là trách nhiệm của mỗi gia. -Trong xã hội phong kiến, giáo dục là một đặc quyền, là một giá trị tượng trưng về phân biệt đẳng cấp. Nhà nước có trách nhiệm giáo dục cho thiểu sổ tầng lớp đặc quyền, tách rời lao động sản xuất chứ không có trách nhiệm giáo dục cho quảng đại quần chúng lao động. Với cách làm đó, giáo dục nhân tài đồng nghĩa với trách nhiệm giáo dục của Nhà nước. - Sau cách mạng tư sản, cùng với việc xây dựng pháp luật bảo vệ quyền bình đẳng của mọi người, về phương diện lý luận, là sự bình đẳng về giáo dục cho mỗi cá nhân. Mặt khác, sự phát triển của sản xuất hiện đại đặt ra nhu cầu giáo dục đến với mọi người, để tất cả cần có trình độ văn hóa nhất định đáp ứng nhu cầu sản xuất. - Tuy nhiên, trong tình trạng kinh phí, đầu tư có hạn cho giáo dục, giáo dục muốn thích ứng được với nền sản xuất đại hiện, cần thiết phải lựa chọn một bộ phận người, đề đào tạo, giúp cho có thể đảm nhận được những ví trí trọng yếu trong nên sản xuất xã hội. Đây chính là là sự hy sinh lợi ích trước mắt của một bộ phận người, thậm chí của nhiều người để đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất cho một số người, giúp cho họ có sự cống hiến nhiều hơn cho xã hội. (Braxin là một ví dụ: Sau những năm 70, hơn một nửa kinh phí giáo dục được đấu tư cho giáo dục cao cấp: Trong vòng 5 năm (70 - 75) số lượng sinh viên tăng gấp 3 lần, gấp hơn 5 lần tốc độ phát triển của giáo dục sơ cấp: năm 1960 kinh phí cho giáo dục mầm non và trểu học là 3 3 ,5 % tổng kinh phí giáo dục, nhưng đến năm 1976 chỉ còn 15,1%, gần 114 số trẻ em ở độ tuổi đi học không có trường học ). (Việc đào tạo nhân tài không chỉ tính đến trước mắt mà phải bồi dưỡng lớp nhân 49
- tài cho tương lại, thêm nữa phát triển giáo dại phải đảm bảo yêu cầu về gia trị nhân văn trong giáo dục về dân chủ, bình đẳng xã hội, quyền lợi của cá nhân. Đây là điều mà Braxin, đất nước có nền kinh tế xếp thứ 8 trên thế giới đx mắc sai lầm trong phát triển giáo dục). - Để dung hòa giữa quan điểm giáo dục nhân tài và giáo dục đại chúng, xu thế phịu triển giáo dục của thế giới hiện nay là coi trọng giáo dục đại chúng ở giai đoạn đầu (giáo dục bắt buộc), mở rộng các hình thức đào tạo ở giai đoạn sau (phi Chinh phủ), đồng thời coi trọng giáo dục đại học, sau đại học, thiết lập các trường trọng điểm từ phổ thông tới đại học, mở ra cơ chế về luật pháp tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào giáo dục tạo thêm sức mạnh trềm năng đủ đảm bảo cho việc đào đạo nhân tài đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập của thế giới. * Coi trọng (tri thức) lý luận và coi trọng (năng lực) thực tiễn. - Một số như sư phạm cho rằng đích cuối cùng của dạy học là hình thành tri thức (khái niệm) - để học lý thuyết cần có sự liên hệ với thực tế một cách thích hợp (có sự lựa chọn). Kết quả là nắm được tri thức lý luận nhưng thoát ly thực tế. Một số khác lại xuất phát từ thực tế, từ vấn đề, đích cuối cùng là giải quyết vấn đề thực tế - ở đây việc lý thuyết được trến hành hành thông qua thực tế đời sống và quá trình giải quyết những vấn đề của thực tiễn - kết quả là nắm bắt được thực tế cuộc sống, có thể phát triển được tính chủ động, tích cực cho người những bắt lợi trong việc hình thành tri thức lý luận một cách có hệ thống. - Quan điểm hiện đại cho rằng kết hợp với thực tế là nhu cầu cần thiết của lý luận không gắn với thực tế thì không thể hiểu và nắm vững đúng đắn lý luận. Muốn cho lý luận trở thành tri thức của bản thân thì phải thông qua quá trình thao tác thực tế tương ứng - Điều đó có nghĩa rằng lý thuyết gắn liền với thực tế phải trến hành dựa trên yêu cầu của học tập lý thuyết, nó được coi như một phương pháp, phương thức học tập chứ phải là mục đích được sắp trước. BÀI 4: HIỆN ĐẠI HÓA GIÁO DỤC 1. Khái niệm về hiện đại hóa. * Năm 1960 tại hội thảo quốc tế về "Hiện đại hóa Nhật Bản", người ta đưa ra 8 trêu chuẩn của hiện đại hóa: Nhân khẩu tập trung cao độ ở thành thị, xu thế đô thị hóa, công nghiệp hóa, lưu thông hàng hóa, tăng cường dịch vụ, dân chủ hóa, xã hội hóa, tin học hóa. * Hiện nay có 2 hình thức nghiên cứu hàm nghĩa hiện đại hóa, một loại nghiên cứu đặc trưng cửa hiện đại hóa, và thứ hai là nghiên cứu trật tự - kết cấu của hiện đại hóa. 50
- 2.1. Về đặc trưng của hiện đại hóa: + Công nghiệp hóa: Là nội dung cơ bản của hiện đại hóa, là động lực gốc của HĐH, làm thay đổi nhanh chóng phương thức sản xuất , đời sống xã hội và mối quan hệ giữa người với người. + Công nghiệp hóa là nghĩa hẹp là hiện đại hóa (hiện đại hóa kinh tê), nó liên quan tới sự chuyển biến của 4 phương diện sau đây: phương diện công phổ (chuyển từ công nghệ thủ công sang nền công nghệ lấy tri thức khoa học làm nền tảng) ; phương diện nông nghiệp (chuyển từ nền kinh tế nông tự cấp, tự túc sang nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa) phương diện công nghiệp (chuyển hóa lao động chân tay sang thao tác máy móc) ; phương diện đời sống xã hội (chuyển từ đời sống nông thôn phân tán sang trung tâm đô thị). + Khoa học hóa: Bao gồm tri thức khoa học, thái độ khoa học và phương pháp khoa học. Tri thức khoa học là cơ sở lý luận của hiện đại hóa công nghiệp, kỹ thuật hiện đại, thái độ khoa học là sự tôn trọng hiện thực, tôn trọng qui luật - phương pháp khoa học là động lực gốc của trến bộ khoa học - phương pháp tư duy khoa học. + Chế độ hóa:Hoạt động của mọi cấp, mọi ngành đấu được qui định bởi văn bản pháp qui, trêu chuẩn nhất định.Các hoạt động được trến hành theo một trình độ xác định.Vì thế việc xây dựng hệ thống pháp chế công bằng, khách quan, hợp lý một trong các điều kiện thực hiện hiện đại hóa. 2.2. Phân biệt từ góc độ kết câu xã hội trên trình hiện đại hóa được phân thành 3 tầng bậc: vật chất, chê độ, quan niệm, hành vi. + Tầng vật chất của hiện đại hóa là biểu tầng bao gồm các thành quả về kỹ thuật công nghệ, dịch vụ, Đây là hiện đại hóa diện mạo (bề mặt). + Tầng chế độ: Bao gồm tổ chức hành chính, quản lý xí nghiệp, phát luật, cơ cấu tài chính , chế tạo độ giáo dục . (các nước công nghiệp hóa đều sớm thấy rằng, nếu không có sự đảm bảo của chế độ hiện đại mà chỉ đơn thuần hiện đại và vật chất thì không bao giờ thành công trong hiện đại hóa đất nước). + Tầng quan niệm hành vi: Là tầng sâu của hiện đại hóa. Đây là biểu hiện về sự cần thiết của việc thiết lập mô hình tư tưởng. + Quan niệm hành vi hiện đại (nếu không thực hiện chuyển biến con người truyền thống sang con người hiện đại từ trong tâm lý, tư tưởng, phương pháp hành vi, thực sự có thể thích ứng và thúc đẩy chế độ kinh tế, chính trị thì hiện đại hóa chất là hữu danh vô thực. Hiện đại hóa con người được thực hiện theo 2 con đường chính: thamg ra vào hoạt động thực tiễn của sự nghiệp HĐH và giáo dục). Một số nhà xã hội học khái quát những phẩm chất cần có có của con người trong thời hiện đại, đó là: Mưu cầu biến đổi, trọng tri thức, tự tin, cởi mở. (Sức sản xuất là nhân tố không ngừng biến đổi, hiện đại hóa sản xuất phải lấy tri 51
- thức khoa học hiện đại làm nền tầng và chính nhờ có hiện đại sản xuất của phẩm chất con người hiện đại được bồi dưỡng. Song, nếu chỉ dựa vào bản thân sự phát triển sản xuất hiện đại để hiện đại hóa con người thì rất chậm, vì thế xã hội đặt ra yêu cầu phải đào tạo nhanh chóng, nhiều và trước thời đại lớp người hiện đại đây chính là ý nghĩa của giáo dục). Giáo dục đóng góp trực trếp đối với việc bồi dưỡng tính hiện đại cho con người là do các mối quan hệ trong nội dung, hình thức của quá trình giáo dục chi phối. Hoạt động giáo dục là một quá trình vận động từ thấp đến cao một cách liên tục về tri thức về các muối quan hệ, điều này đồi hỏi học sinh phát triển về tu tưởng, quan niệm và phương thức hành vi mới - Chính sự biến đối bản thân kinhg nhiệm cuộc sống đã rèn luyện nền tảng tố chất tâm lý thích ứng với sự thay đổi. Nội dung phong phú của giáo dục đề cập tới sự vận động đa dạng của tự nhiên, xã hội và con người, điều đó là cho nhận thức của người học được mở rộng, thông thoáng, không chỉ hiểu biết cho hiện tại của cả tương lai. Tri thức mà mỗi người trếp nhận trở thành thủ thuật quan trọng nhất để giành được thành quả cá nhân và thành quả xã hội. Kế hoạch là đặc trưng của con người hiện đại, nó liên quan mật thiết đến thời gian và hiệu quả. Chính đời sống học tập với đầy ắp sự đan xen các kế hoạch trước mắt và lâu dài (từ mục trêu tới nội dung , sắp xếp trình tự môn học đã đào tạo cho con người khả năng kế hoạch hóa hoạt động). Người được giáo dục sẽ có được thái độ chủ động trước trách nhiệm được giao, điều đó tạo cơ sở cho việc hình thành quan hệ đúng đắn giữa cá nhân và tập thể. Trình độ giáo dục nâng cao, tay nghề thành thục là cơ sở để có sự hưởng thụ cao, sự bình đẳng được con người hiện đại hiểu như là sự phân phối phù hợp với mức đọ vốn có của trí lực và tay nghề. Điều này tạo ra sự khác biệt giữa người này với người khác bằng chính sự nỗ lực và năng lực của bản thân (sự bất bình đẳng lớn nhất trong xã hội là sự cào bằng năng lực và sự cố hiến của mỗi người cho xã hội). Một đặc trung của xã hội hữu đại là lưu động xã hội gia tăng và trình độ chuyên môn hóa nâng cao, ngành nghề học tôn trọng, giá trị của nghề được hiểu theo nghĩa của tính hữu dụng cho cuộc sống bản thân và xã hội. Quan hệ giữa thầy và trò trong nhà trường hiện đại là quan hệ không có sự khác biệt về đẳng cấp. Điều này rất có lợi cho việc hình thành lòng tôn trọng và tính tự tôn của con người. Nói tóm lại, giáo dục có tác dụng không thể thay thế trong việc bồi dưỡng tính hiện đại cho con người, nhưng không thể nói “được giáo dục thì nhất định trở thành con người hiện đại”. Giáo dục có thể giúp chuyển hóa con người truyền thống thành con người hiện đại, nhưng cũng có thể khiến cho con người truyền thông thêm cố chấp. Nhà trường có thể trở thành thiên đường của trẻ nhưng cũng có thể trở thành địa 52
- ngục của trẻ. 2.4. Lý tính hóa: Việc xử lý công việc theo pháp luật (theo lý trí), tránh coi trọng rung động tỉnh cảm cá nhân. + Dân chủ hóa: Sự tham gia của nhân dân vào những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Mọi người được tự do biểu đạt tư tưởng, khi cơ quan thực thi quyền lực nên lấy trêu chuẩn cao nhất là ý chí của người dân (dân bàn). + Chuyên môn hóa: Trong phân công lao động, phân định chức năng của các đơn vị + Hiện quả hóa: Là sự thống nhất giữa cách thức thực hiện và mục đích làm cho việc đầu tư ít nhất mà kết quả thu được là nhiều nhất. Hiệu quả được được xét cả về kết quả vật chất và tinh thần. + Lưu động hóa xã hội (có hai hình thức lưu động xã hội: Lưu động hỗ trợ - theo kiểu con ông cháu cha và lưu động cạnh tranh - mọi người dựa vào năng lực bản thân, nắm bắt cơ hội để thăng trến theo nguyện vọng. Trong xã hội hiện đại, lưu động hóa dựa trên quan hệ cởi mở, tự do, không dựa trên đẳng cấp xã hội - thế tục hóa: Đời sống xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân không bị các quan niệm tôn giáo, thần thánh chi phối. Hưởng thụ cá nhân, giá trị cá nhân được coi là hợp lý, trọng tri thức, trong lý tính nhưng phản đối giáo viên và chủ nghĩa hình thức ) . 3. Hiện đại hóa của bản thân giáo dục. 3.1. Phổ cập hóa giáo dục Tiếp nhận giáo dục hiện đại là cơ sở cho việc hình thành quan niệm và phương thức hành vi hiện đại. Phổ cập giáo dục là một chỉ trêu hiện đại hóa, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy hiện đại hóa (nhìn chung các nước có trình độ công nghiệp hóa, cách mạng công nghiệp diễn ra sớm cũng là những nước phổ cập giáo dục bắt đấu sớm - Mỹ: 1952 ; Anh: 1970 ; Đức: 1872 ; Pháp: 1882; Nhật: 1886). 3.2. Khoa học hóa giáo dục: Khoa học kỹ thuật hiện nay là động lực hữu hiệu nhất thúc đẩy trến bộ xã hội tri thúc khoa học trở thành nội dung chính của giáo dục và theo đó hoạt động giáo dục phải lấy việc truyền thụ tri thức khoa học là chính yếu. Đồng thời do sự phát triển của KHKT khiến cho phương pháp giáo dục cũng ngày càng được hiện đại hóa. 3.3. Tinh thần khoa học cũng phát triển cùng với tri thức khoa học. Tinh thần khoa học bao gồm trong nhỏ như thái độ hoài nghi, phê phán, óc sáng tạo. Nhờ có tinh thần khoa học mà con người có được thái độ nhân sinh tôn trọng người khác, kể cả những ý kiến bất đồng. 3.4. Chế độ hóa giáo dục: Là triển khai hoạt động theo pháp luật với trình tự rõ ràng, về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích trong công việc, đảm bảo hiệu quả 53
- và sự rằng buộc lẫn nhau trong công việc. Pháp luật là hình thức tối cao mà chế độ hóa, lý tính hóa, tính khả biên tương đối nhỏ. Các qui phạm chế độ thường nhật điều trết hoạt động giáo dục phải vừa có tính nguyên tắc, nghiêm túc vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt. + Tính đa dạng của giáo dục. 3.5. Giáo dục muốn thích ứng được với đòi hỏi của đời sống xã hội hiện đại cần phải thoát khỏi tính đơn nhất để trến vào đa dạng (đa dạng về mục trêu, nội dung, cơ cấu giáo dục, hình thức giáo dục, phương pháp, ). 3.6. Song, tính đa dạng phải trong sự thống nhất về quan điểm, định hướng chính trị, điều trết về qui mô, đầu tư Ở tầng vi mô của nhà nước. Nói tóm lại, mục đích đúng đắn của giáo dục không thể chỉ nhìn về lợi ích kinh tế đơn thuần. Giáo dục hiện đại góp phần phát triển kinh tế - xã hội, song giáo dục là một hoạt động giúp con người hiểu được ý nghĩa và mục đích của cuộc sống của một cách khoa học, tồn được cách sống đúng đắn, do vậy không thể đồng nhất hiện đại hóa giáo dục với kỹ thuật hóa, kinh tế hóa. 54
- MỤC LỤC Trang PHẦN II 2 TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC QUA CÁC THỜI ĐẠI 2 I. TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI CHIẾM HỮU NÔ LỆ. 2 II.TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY. 3 1. Đặc điểm kinh tế xã hội 3 2. Đặc điểm chung của giáo dục phong kiến Trung Hoa. 4 3. Một số tư tưởng giáo dục phong kiến Trung Hoa. 4 III. HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN PHƯƠNG TÂY 6 3. Giáo dục của lãnh chúa phong kiến 7 IV. GIÁO DỤC TRONG THỜI KỲ VĂN HÓA PHỤC HƯNG 7 V.GIÁO DỤC THỜI KỲ TÍCH LŨY TƯ BẢN. (Trước CMTS Pháp 1789). 8 1.Đặc điểm chung 8 2. Một số nhà giáo dục trêu biểu. 8 VI. GIÁO DỤC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA. (Từ 1798 đến đầu thế kỷ XX) 11 2. Đặc điểm giáo dục tư bản từ 1798-1917 bao gồm: 11 3.Một số nhà giáo dục trêu biểu. 11 VII. GIÁO DỤC THỜI KỲ ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU. (Cuối thế kỷ XIX, giữa thế kỷ XX). 13 VIII.Giáo dục từ giữa thế kỷ XX cho tới nay 16 1.Tình hình thế giới sau đại chiến thế giới lần thứ 2 (1945) đến nay 16 2. Đặc điểm của tính giáo dục thế giới những năm cuối thế kỷ 20. 17 IX. Học thuyết giáo dục của Các Mác và F.Ăng ghen 20 1. Học thuyết giáo dục Mác xít ra đời như là một tất yếu lịch sử. 20 2. Những tư tưởng giáo dục của Mác và Ăng ghen 21 X. Tư tưởng giáo dục của V.I. Lênin (22/4/1870-20/1924) 22 XI. Tư tưởng giáo dục của N.C. Cơrúpxcaia (26/2/1969- 1939) 23 XII. Tư tưởng giáo dục của A.C. Makarenko (1888 - 1939) - Nga 24 PHẦN III 28 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC MÁC-LÊNIN VÀO XEM XÉT SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 28 BÀI 1: GIÁ TRỊ CỦA GIÁO DỤC 28 1.Cách nhìn nhận giá trị của giáo dục đối với sự phát triển lịch sở xã hội 28 2. Các giá trị cụ thể của giáo dục 28 BÀI 2: MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC 35 1. Mục trêu giáo dục ở những tầng bậc khác nhau đều có chức năng chung là: 35 BÀI 3: MÔ HÌNH GIÁO DỤC 39 1. Khái niệm: 39 2.Thuyết mô hình giáo dục 39 3. Thuyết dao động chu kỳ "đồng hồ quả lắc" và mô hình giáo dục 43 BÀI 4: HIỆN ĐẠI HÓA GIÁO DỤC 50 1. Khái niệm về hiện đại hóa. 50 55