Giáo trình Tư pháp quốc tế - Thân Thị Kim Oanh (Phần 2)

pdf 55 trang hapham 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tư pháp quốc tế - Thân Thị Kim Oanh (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tu_phap_quoc_te_than_thi_kim_oanh_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tư pháp quốc tế - Thân Thị Kim Oanh (Phần 2)

  1. CHƯƠNG 6 QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TÊ 1. QUYỀN TÁC GIẢ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm Quyền tác giả là một nhóm của quyền SHTT, bao gồm những quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật và các quyền đó được nhà nước bảo hộ cho một thời hạn nhất định. Quyền tác giả trong TPQT là quyền xuất hiện từ các quan hệ trong lĩnh vực quyền tác giả có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ về quyền tác giả đc t.hiện trên 3 trường hợp sau: - Chủ thể: có ít nhất 1 bên là người nc ngoài, pháp nhân nước ngoài. - Khách thể tồn tại ở nước ngoài. - Sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài- công bố, phổ biến, đăng ký, cấp văn bằng bảo hộ ( Tác giả là CD VN đang cư trú ở nước ngoài cho công bố tác phẩm đầu tiên do mình sáng tác). Đặc điểm: - Mang tính chất lãnh thổ triệt để để - Quyền tác giả xuất hiện trên lãnh thổ nước nào chỉ được bảo hộ ở nước đó mà thôi, không được bảo hộ ở nước ngoài. Nếu các nước không có ĐƯQT hoặc không chấp nhận nguyên tắc có đi có lại trong bảo hộ quyền tác giả. - Quyền tác giả dễ bị xâm phạm vì đối tượng của quyền tác giả mang tính phi vật thể, do vậy tạo khả năng để khai thác, phổ biến rộng rãi khi được bộc lộ ra dưới một hình thức nhất định trong phạm vi nhiều nước khác nhau. - Quyền tác giả mang tính thời hạn. 1.2 Các hình thức bảo hộ quốc tế quyền tác giả 1.2.1 Các điều ước quốc tế đa phương quan trọng về bảo hộ quyền tác giả Công ước Berner 1886 Là công ước quốc tế đầu tiên về bảo vệ quyền tác giả, được ký tại Berne (Thụy Sĩ) năm 1886. Công ước đã được sửa đổi nhiều lần, lần gần đây nhất là 24/7/1971 và 28/9/1979.VN chính thức gia nhập ngày 26/10/2004, và trở thành thành viên thứ 156. Đến nay công ước có 160 thành viên. Mục đích: - Là công ước đa phương đầu tiên được kí kết giữa các quốc gia nhằm thiết lập một khung pháp lý thống nhất trong việc bảo hộ quốc tế quyền tác giả về các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. 51
  2. - Tiền đề cơ bản của việc bảo hộ tác phẩm là nước xuất xứ tác phẩm phải là một trong những nước tham gia công ước. Xác định nước xuất xứ: + Tác phẩm chưa công bố thì nước xuất xứ tác phẩm là nước mà tác giả là công dân (quốc tịch). + Tác phẩm đã công bố thì nước xuất xứ chính là nước mà tại đó tác phẩm được công bố lần đầu tiên (lãnh thổ). + Tác phẩm được công bố cùng một lúc tại nhiều quốc gia thành viên thì nước xuất xứ chính là nước có thời hạn bảo hộ ngắn nhất. Nếu TP đc công bố tại một nước thành viên và tại một nước khác không phải là thành viên thì nước xuất xứ tác phẩm chính là quốc gia thành viên. Nguyên tắc bảo hộ: - Đối xử quốc gia: các tác phẩm xuất phát từ mọi nước thành viên đều được bảo vệ ngang nhau trong tất cả các nước thành viên. Chính quyền có bổn phận đảm bảo mức bảo hộ tối thiểu theo các qui định của Công ước. (Điều 3.2) - Bảo hộ tự động: sự thụ hưởng và thực hiện các quyền được bảo vệ, vô điều kiện và không cần phải thông qua thủ tục đăng ký hay thủ tục hành chính khác. (Đ 5.2) - Bảo hộ tối thiểu: các quyền qui định theo Công ước đuợc thực thi và hưởng độc lập với mọi quyền khác đang được hưởng tại nước xuất xứ tác phẩm. (VD: CDVN sống ở Mĩ hưởng các quyền theo PL Mĩ, công ước Berne độc lập với quyền CDVN được hưởng tại Mĩ). (Đ 5.3) Đối tượng bảo hộ của Công ước - Tất cả các sản phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật, được biểu hiện dưới bất kỳ hình thức nào và theo phương thức nào. Tức là : + Tác phẩm viết + Các bài giảng, bài phát biểu; + Tác phẩn, kịch, nhạc kịch, biên đạo múa, tiểu phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nhiếp ảnh. + Các bức họa đồ, bản vẽ, sơ đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; Nói tóm lại, mọi sản phẩm của trí tuệ dưới mọi hình thức. - Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể từ một tác phẩm gốc đều được bảo vệ như tác phẩm gốc, miễn là không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. ( VD: tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chủ giải, tuyển tập, hợp tuyển). - Công ước không bảo hộ các tin tức thời sự hay sự việc vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí. Ngoài ra các quốc gia có thể lập qui định riêng hay giới hạn chế độ bảo hộ đối với các văn kiện hành chính luật pháp, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hay các mô hình thiết kế công nghiệp. 52
  3. Tác giả được bảo hộ: - Các tác giả là công dân của những nước hoặc cư trú tại những nước có tác phẩm công bố hoặc chưa công bố. - Tác giả là công dân của những nước hoặc cư trú tại những nước không phải là thành viên của công ước nhưng có tác phẩm lần đầu tiên công bố tại một nước là thành viên của Công ước. Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả được áp dụng để bảo hộ quyền tác giả cho cả công dân và pháp nhân các nước không phải là thành viên của công ước. Vì: Theo khoản 2 và 3 điều 3 Công ước Berne thì: tác giả không là thành viên của công ước vẫn có thể đc bảo hộ quyền tác giả trong 2 trường hợp: + Tác phẩm của họ công bố lân đầu tiên ở một trg những nước là thành viên của công ước. Hay đồng thời công bố ở một nước là thành viên và một nước ko là thành viên của công ước. + Tác giả có nơi cư trú thường xuyên ở một trg những nước là thành viên của công ước. Thời hạn bảo hộ: - Những tác phẩm đích danh được bảo hộ trong suốt cuộc đời của tác giả cộng thêm 50 năm sau khi tác giả qua đời. - Trong trường hợp đồng tác giả, thời gian bảo hộ là 50 năm sau cái chết của tác giả cuối cùng. - Các tác phẩm khuyết danh hay bút danh (anonymous or pseudonymous) được bảo hộ 50 năm kể từ ngày phổ biến hợp pháp ra công chúng. Nếu tên thật của tác giả được biết chính xác bên cạnh bút danh hoặc nếu tác giả của tác phẩm khuyết danh lộ diện trong thời gian 50 năm nói trên thì tác phẩm được bảo hộ như đích danh. - Đối với các tác phẩm nhiếp ảnh và mỹ thuật ứng dụng, thời gian bảo hộ có thể ngắn hơn nhưng ít nhất phải là 25 năm. - Đó là qui định tối thiểu theo Công ước. Các nước thành viên có thể ấn định thời gian dài hơn, như khuynh hướng hiện nay. Liên Hiệp Châu Âu, chẳng hạn, qui định là kể từ 1.7.1995, thời gian bảo vệ bản quyền là 70 năm sau khi tác giả qua đời. Tính chất: Công ước bao gồm các quy phạm thực chất thống nhất, quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả. Những điều lệ giới hạn sự bảo hộ: Sự bảo hộ tuy nhiên không tuyệt đối. Để dung hoà quyền lợi của tác giả và nhu cầu chính đáng của người dùng, Công ước dự trù hai biệt lệ chính giới hạn sự bảo hộ : - Một tác phẩm có thể được khai thác tự do (free use), không cần xin phép người giữ bản quyền và không phải phí tác quyền, để trích dẫn hay minh hoạ (nhưng phải ghi rõ tên tác giả, xuất xứ), sử dụng cho việc nghiên cứu, giảng dạy hoặc thông tin công chúng, miễn là một cách công minh chính trực (fair use) và theo một số điều kiện nhất định. - Để tránh việc không cho phép sử dụng có thể cản trở sự phát triển của một công 53
  4. nghệ mới, cơ quan hữu trách có thể áp dụng biện pháp giấy phép phi tự nguyện (non- voluntary licence), qua đó một tác phẩm có thể được khai thác mà không cần đến sự ưng thuận của người giữ bản quyền, nhưng phải trả phí tác quyền. Điều lệ này nhằm bảo vệ sự phát triển lúc đó của các kỹ thuật ghi âm, phát thanh và truyền sóng, nhưng hiện nay được bàn cãi lại vì đã có những phương tiện hiện đại kết hợp việc bảo vệ tác quyền và nhu cầu phổ biến rộng rãi các tácphẩm. theo Điều II và III của Phụ lục của Công ước, công dân các nước đang phát triển có thể được đương nhiên cấp giấy phép để dịch hoặc sao chép các tác phẩm được bảo hộ trong mục đích nghiên cứu, giáo dục. Theo thủ tục qui định, văn kiện ký Công ước của VN có kèm theo bản tuyên bố yêu cầu được áp dụng hai điều lệ này. Các quy định của Công ước Berne với các nước đang phát triển: - Theo Điều II và III của Phụ lục của Công ước, công dân các nước đang phát triển có thể được đương nhiên cấp giấy phép để dịch hoặc sao chép các tác phẩm được bảo hộ trong mục đích nghiên cứu, giáo dục. Theo thủ tục qui định, văn kiện ký Công ước của VN có kèm theo bản tuyên bố yêu cầu được áp dụng hai điều lệ này. Nội dung: Công ước qui định hai loại quyền, quyền kinh tế và quyền tinh thần. - Quyền kinh tế (quyền tài sản). Tác giả có toàn quyền cho phép hay ngăn cấm người khác sử dụng hay phổ biến tác phẩm của mình và giữ độc quyền cho mọi hình thức khai thác: dịch thuật, sao chép, trình diễn và truyền thông công cộng, phát sóng, cải biên, chuyển thể, phân phối, thuê mướn, và xuất khẩu sang nước khác. Tất cả những hoạt động ấy, nếu không được tác giả cho phép bằng văn kiện, đều vi phạm bản quyền. Ngoài ra tác giả cũng hưởng quyền lợi ích khi bán lại tác phẩm gốc đã chuyển nhượng. - Quyền tinh thần (quyền nhân thân). Tác giả có quyền đứng tên tác phẩm của mình kể cả khi đã chuyển nhượng, và phản đối mọi sự xuyên tạc, cắt xén, sửa đổi hay bất cứ hành vi nào có thể tổn hại đến danh dự hoặc uy tín của mình. Các quyền tinh thần vĩnh viễn thuộc về tác giả, dẫu là các quyền kinh tế đã được chuyển nhượng hay không. 1.2.2 Điều ước quốc tế song phương về bảo hộ quyền tác giả Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Được bộ trưởng Bộ ngoại giao hai nước ký kết ngày 27/6/1997 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23/12/1998. Hiệp định gồm 11 điều, quy định các vđề cơ bản: tác phẩm đc bảo hộ, phạm vi các quyền đc bảo hộ, đký TP, ngăn ngừa và xử lyys vi phạm quyền tác giả, sử dụng tác phẩm sau khi có hiệu lực Mục đích: - Thúc đẩy quá trình bính thường hóa quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. - Tăng cường mqh giao lưu và phát triển hợp tác văn hóa giữa các nước, - Góp phần tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ 54
  5. - Đáp ứng những yêu cầu cần thiết trong việc bảo hộ quyền tác giả trong nước và nước ngoài. Tác phẩm được bảo hộ: - Tại Hoa Kỳ các tác phẩm sau được bảo hộ về quyền tác giả: + Tác phẩm là công dân Việt Nam hoặc người thường trú tại Việt Nam + Tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam của người không phải là công dân Việt Nam, hoặc người không thường trú tại Việt Nam. + Tác phẩm mà một công dân Việt Nam hoặc người thường trú tại Việt Nam được hưởng những quyền kinh tế theo luật quyền tác giả tại Hoa Kỳ + Tác phẩm mà những quyền kinh tế thuộc về một pháp nhân do một công dân Việt Nam hoặc người thường trú tại Việt Nam kiểm soát trực tiếp, gián tiếp hoặc có quyền sở hữu đối với phần lớn cổ phần hoặc tài sản của pháp nhân đó. Với điều kiện quyền kinh tế nói trên phát sinh trong vóng một năm kể từ ngày công bố làn đầu tác phẩm đó tại một nước thành viên của một điều ước đa phương về quyền tác giả và tại thời điểm hiệp định có hiệu lực, Việt Nam là thành viên của điều ước quốc tế nói trên. + Tác phẩm của tác giả là công dân Việt Nam hoặc người thường trú tại Việt Nam và các tác phẩm công bố lần đầu ở Việt Nam trước khi hiệp định này có hiệu lực nhưng chưa thuộc về công cộng tại VN sau khi hưởng toàn bộ thời hạn bảo hộ. - Tác phẩm sau được bảo hộ tại Việt Nam quyền tác giả: + Tác phẩm là công dân Hoa Kỳ hoặc người thường trú tại Hoa Kỳ + Tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Hoa Kỳ của người không phải là công dân của Hoa Kỳ, hoặc người ko thường trú tại Hoa Kỳ. + Tác phẩm mà một công dân Hoa Kỳ hoặc người thường trú tại Hoa Kỳ được hưởng những quyền kinh tế theo luật quyền tác giả tại Việt Nam. + Hoặc Tác phẩm mà những quyền kinh tế thuộc về một pháp nhân do một công dân Hoa Kỳ hoặc người thường trú tại Hoa Kỳ kiểm soát trực tiếp, gián tiếp hoặc có quyền sở hữu đối với phần lớn cổ phần hoặc tài sản của pháp nhân đó, với điều kiện quyền kinh tế nói trên phát sinh trong vóng một năm kể từ ngày công bố làn đầu tác phẩm đó tại một nước thành viên của một điều ước đa phương về quyền tác giả tại thời điểm hiệp định có hiệu lực, Hoa Kỳ là thành viên của điều ước quốc tế nói trên. + Tác phẩm của tác giả là công dân Hoa Kỳ hoặc người thường trú tại Hoa Kỳ và các tác phẩm công bố lần đầu ở Hoa Kỳ trước khi hiệp định này có hiệu lực nhưng chưa thuộc về công cộng tại Hoa Kỳ sau khi hưởng toàn bộ thời hạn bảo hộ. + Trường hợp thời hạn bảo hộ với các tác phẩm trên đây theo pháp luật Việt Nam ngắn hơn thời hạn bảo hộ theo pháp luật Hoa Kỳ, tác phẩm không được bảo hộ tại Việt Nam nếu thời điểm hiệp định có hiệu lực, thời hạn theo pháp luật Việt Nam đã kết thúc. Phạm vi các quyền được bảo hộ theo hiệp định: 55
  6. + Mỗi bên ký kết, phù hợp với luật và các thủ tục của mình, sẽ dành cho các tác phẩm của những tác giả, nhà sáng tạo và nghệ sĩ là công dân hoặc người thường trú của Bên ký kết kia và cho các tác phẩm công bố lần đầu tại lãnh thổ của Bên ký kết kia sự bảo hộ quyền tác giả không kém thuận lợi hơn sự bảo hộ mà Bên đó dành cho công dân nước mình. (nguyên tắc đãi ngộ như công dân). + Quyền tối thiểu: Các bên ký kết phải đảm bảo rằng người được hưởng quyền tác giả đối với một tác phẩm sẽ có độc quyền cho phép hoặc cấm; Việc sao chép một tác phẩm, sáng tạo tác phẩm khác dựa trên tác phẩm đó và phân phối bản sao của các tác phẩm đó; Việc trình diễn, trình bày các tác phẩm trước công chúng. + Các bên ký kết sẽ giới hạn những hạn chế và ngoại lệ đối với các quyền quy định tại khoản 1 Điều này (quyền tối thiểu) trong phạm vi một số trường hợp đặc biệt mà những trường hợp đó không cản trở sự khai thác bình thường của tác phẩm và không ảnh hưởng bất hợp lý đến lợi ích chính đáng của người được hưởng quyền tác giả. + Tất cả các sản phẩm phải đăng.ký tại cqnn có thẩm quyền của Hoa Kỳ và cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của pháp luật hai nước. + Mọi cá nhân, pháp nhân có quyền hoặc lợi ích với các tác phẩm được bảo hộ theo hiệp định tại Việt Nam có quyền thực hiện các biện pháp được pháp luật Việt Nam quy định để bảo vệ quyền, lợi ích của mình bị vi phạm tại Việt Nam. + Mọi tổ chức, cá nhân có các quyền, lợi ích với các tác phẩm được bảo hộ theo hiệp định tại Hoa Kỳ có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của hiệp định, các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, pháp luật Hoa Kỳ và có quyền thực hiện các biện pháp được pháp luật Hoa Kỳ quy định để bảo vệ, quyền và lợi ích của mình. + Việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm tại Hoa Kỳ được thực hiện theo hiệp định và pháp luật Hoa Kỳ; nếu ở Việt Nam thì là theo hiệp định và pháp luật Việt Nam. 1.2.3 Bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại: VD: Pháp quy định, Pháp sẽ ko bảo hộ các tác phẩm đã được xuất bản ở một nước, mà nước đó ko dành sự bảo hộ tương ứng đối với các tác phẩm của công dân Pháp. - Việc bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại được phân biệt thành: + Có đi có lại hình thức: các bên trao cho nhau sự bảo hộ với tác phẩm của công dân mỗi bên, nhưng thực tế các quyền lợi cụ thể, khối lượng bảo hộ quyền tác giả không trùng nhau. + Có đi có lại thực chất: các tác giả là công dân của các bên hữu quan phải được đối xử thực sự bình đẳng trong các quyền lợi cụ thể. - Thực tế hiện nay thường áp dụng nguyên tắc có đi, có lại hình thức. 1.2.4 Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005. Nguyên tắc bảo hộ: Theo quy định tại điều 774 Bộ Luật dân sự 2005 chia làm 2 trường hợp: 56
  7. - Trường hợp 1: trường hợp có Điều ước quốc tế điều chỉnh (Công ước Berne, Hiệp định Trips, Hiệp định Việt Nam – Hòa Kỳ; Hiệp định giữa Việt Nam – Thụy Sĩ; Hiệp định khung Việt Nam – ASEAN thì chế độ bảo hộ được xác định theo điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam - Trường hợp 2: Không có điều ước quốc tế thì quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài sẽ được bảo hộ tại Việt Nam nếu họ có tác phẩm lần đầu tiên công bố tại Việt Nam và lần đầu tiên sáng tạo ở Việt Nam. Các quy định cụ thể: - Theo pháp luật Việt Nam, tác giả là công dân Việt Nam có tác phẩm, công trình chưa công bố ở trong nước mà đc sử dụng lần đầu tiên dưới bất kỳ hình thức nào ở nước ngoài cũng sẽ được hưởng quyền tác giả ở nước sử dụng tác phẩm đó. - Việt công bố tác phẩm của công dân Việt Nam ở nước ngoài phải được cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền cho phép và phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam. - Đối với tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam đều được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền tác giả ( trừ trường hợp nhà nước bảo hộ). - Tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam có các quyền tác giả được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ. - Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản: + Quyền nhân thân bao gồm các quyền: * Đặt tên cho tác phẩm. * Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; đc nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đc công bố, sử dụng. * Công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm. * Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, ko cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. + Quyền tài sản: * Làm tác phẩm phái sinh. * Biểu diễn tác phẩm dưới công chúng. * Sao chép tác phẩm. * Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. * Tuyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyền, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác. 57
  8. * Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. - Như vậy, tác giả nước ngoài sẽ được hưởng những quyền tài sản và quyền nhân thân trg lĩnh vực quyền tác giả như tác giả là công dân VN. 2. QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 2.1 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của các điều ước quốc tế a. Công ước Pari 1883 Là một trong những công ước quốc tế đa phương quan trọng về sở hữu công nghiệp. Công ước được ký kết ngày 20/3/1983 với sự tham gia của 11 nước, đến ngày 19/5/2005 số lượng thành viên là 169, Việt Nam tham gia năm 1981. Mục đích: Xây dựng các đkiện có lợi cho việc cấp văn bằn bảo hộ cho chủ sở hữu công nghiệp là công dân, pháp nhân của nước này ở nước khác thuộc thành viên công ước trên cơ sở tôn trọng luật sở hữu công nghiệp của nước thành viên. Ý nghĩa: Công ước mang tính nền tảng cho sự ra đời của các điều ước quốc tế điều chỉnh việc bảo hộ từng đối tượng riêng biệt (như thoả ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Công ước Lahay về đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Hiệp ước hợp tác trong lĩnh vực cung cấp văn bằng bảo hộ sáng chế đều được ký kết trong khuôn khổ của công ước Paris). Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Các đối tượng sở hữu công nghiệp được công ước bảo hộ theo công ước Pari đc hiểu theo 2 nghĩa: - Nghĩa rộng: Quyền sở hữu công nghiệp ko chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại mà còn áp dụng cho cả ngành san xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên như rượu, ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước khoảng. - Nghĩa hẹp: Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa, quyền chống cạnh tranh lành mạnh. Nguyên tắc bảo hộ: - Nguyên tắc “đãi ngộ như công dân” là một trong những nguyên tắc cơ bản mà Công ước áp dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Theo đó, khi tham gia Công ước công dân của bất kỳ các thành viên nào của công ước cũng đều được hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giống như công dân của nước sở tại. Ngay cả những công dân của các quốc gia không phải là thành viên của công ước Paris hay là những doanh nghiệp thực sự quan trọng ở đó, thì cũng nhận được sự bảo hộ của công ước theo nguyên tắc này. - Nguyên tắc “quyền ưu tiên“: Một người nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nộp đơn đầu tiên của mình ở một nước thành viên của công ước thì trong 58
  9. thời hạn nhất định sau ngày nộp đơn đầu tiên (12 tháng đối với sáng chế và giải pháp hữu ích, 6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá), người đó có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở bất kỳ nước thành viên nào và những đơn nộp sau sẽ được tính cùng ngày nộp đơn của đơn đầu tiên. Tuy nhiên, để dược hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải ghi rõ ngày nộp đơn, nước nhận đơn thứ nhất, các nước thành viên có thể yêu cầu người nộp đơn phải nộp các bản sao mô tả bản vẽ của đơn thứ nhất để làm bằng chứng cho việc hưởng quyền ưu tiên của mình. - Bên cạnh đó, Công ước PARIS còn quy định cả quyền ưu tiên về triển lãm: Các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá có khả năng được bảo hộ tạm thời tại các cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc các cuộc triển lãm được công nhận là chính thức tổ chức tại một trong số các nước thành viên. Điều đó cho phép một đối tượng sở hữu công nghiệp tham gia triển lãm tại hội chợ th́ì được lấy ngày bắt đầu trưng bày hàng hóa tại triểm lãm làm ngày được hưởng quyền ưu tiên với thời hạn không quá 6 tháng. Quy định tiêu chuẩn bảo hộ, điều kiện đăng ký và chuyển giao quyền sử dụng đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp: Để nâng cao hiệu quả bảo hộ, Công ước Paris đã có những quyết định điều chỉnh việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp một cách cơ bản nhất. - Đối với patent quy định về vấn đề nhập khẩu đối tượng, quyền đưa ra các biện pháp pháp lý quy định việc cấp Licence không tự nguyện nhằm ngăn chặn việc lạm dụng việc độc quyền của các nước thành viên. - Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên của Liên hiệp và sẽ không thể bị đình chỉ trong bất kỳ hoàn cảnh nào cho dù có vì lý do không sử dụng hoặc vì lý do nhập khẩu các đối tượng tương tự với các đối tượng đang được bảo hộ. - Các quy định trong việc đăng ký, chuyển giao, bảo hộ ở các nước thành viên, về những công cụ bảo vệ và quyền yêu cầu toà án xét xử đối với các loại nhãn hiệu (nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, ) cùng với các loại đối tượng khác. Quy định về vấn đề hiệu lực: Ngoài việc quy định một số điều khoản bắt buộc mà các nước thành viên đểu phải tuân thủ, với nguyên tắc tôn trọng sự độc lập của pháp luật các quốc gia thành viên về lĩnh vực bảo hộ sở hữu công nghiệp, công ước Paris cho phép các nước thành viên được quyền xây dựng và áp dụng pháp luật sở hữu công nghiệp của mình, cũng như ký kết những Hiệp ước với nhau về sở hữu công nghiệp nhưng không được trái với các điều khoản trong công ước Paris. Quyền ưu tiên theo Công ước Pari Quyền ưu tiên là quyền của nqười nộp đơn trên cơ sở một đơn hợp lệ lần đầu tiên đã được nộp tại một quốc gia khác là thành viên điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên (sau đây gọi là quốc gia thành viên), trong một thời hạn nhất định người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ đó tại một quốc gia thành viên khác và đơn nộp sau đó được coi như nộp cùng ngày với đơn nộp đầu tiên. Nói cách khác, 59
  10. những đơn nộp sau sẽ có quyền ưu tiên đối với các đơn có thể đã được người khác nộp trong khoảng thời gian ưu tiên nói trên chi chính đối tượng sở hữu trí tuệ đó. Quyền ưu tiên là một nội dung quan trọng của Công ước Pari và có nghĩa là trên cơ sở đơn yêu cầu thông thường đầu tiên được gởi đến quốc gia thành viên Công ước, người yêu cầu có thể yêu cầu bảo vệ tại bất cứ quốc gia thành viên Công ước nào (12 tháng đối với sáng chế và giải pháp hữu ích; 6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu); những đơn yêu cầu muộn hơn sẽ được xem như được gởi cùng ngày với đơn yêu cầu đầu tiên. Tức là những đơn yêu cầu muộn hơn này sẽ được ưu tiên (như vậy gọi là -quyền ưu tiên") so với các đơn yêu cầu khác về cùng một sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp do những người khác gởi đến trong thời hạn nói trên. Như vậy, một người không cần phải gởi đơn yêu cầu cùng một lúc đến nhiều nước mà có 6 tháng hoặc 12 tháng tùy thuộc vào ý muốn của mình để quyết định những nước mà người đó muốn có sự bảo vệ và chuẩn bị cẩn thận những bước cần thiết phải tiến hành để đảm bảo cho yêu cầu bảo vệ. Ví dụ: Ngày 02/02/2004 một công dân Việt Nam nộp đơn đăng ký bảo hộ một KDCN là X' tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Ngày 02/05/2004 một công dân Pháp cũng nộp đơn đăng ký chính đối tượng X' đó tại cơ quan sở hữu trí tuệ của Pháp. Ngày 05/05/2004 công dân Việt Nam đó mới nộp đơn đăng ký bảo hộ đối tượng này tại Pháp. Theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên thì đơn của công dân Pháp nộp ở Pháp sẽ hợp lệ (vì đơn nộp sớm hơn tại Pháp). Tuy nhiên trong trường hợp này công dân Việt Nam có thể xin hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đơn đã nộp sớm hơn tại Việt Nam (nộp ngày 02/02/2004). Do đó đơn của công dân Việt Nam nộp ở Pháp sẽ được tính là ngày 02/02/2004. Ý nghĩa của quyền ưu tiên: + Việc quy định quyền ưu tiên mang lại lợi ích thiết thực cho người nộp đơn khi đơn này muốn đạt được sự bảo hộ của nhiều quốc gia khác nhau, họ không phải nộp đồng thời tất cả các đơn tại nước xuất xứ và các nước khác nhau mà có thời hạn nhất định để xem xét lựa chọn việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại quốc gia nào thiết thực nhất vì các đơn nộp sau này sẽ có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên. + Nó ngăn chặn hữu hiệu người khác lợi dụng đăng ký đối tượng đó tại các quốc gia khác khi người nộp đơn chưa kịp làm việc này. + Tránh được tình trạng người nộp đơn phải nộp nhiều đơn khác nhau tại một thời điểm. Nội dung của quyền ưu tiên: - Các đối tượng sở hữu trí tuệ được hưởng quyền ưu tiên. Theo quy định của công ước Paris bao gồm: Sáng chế, Mẫu hữu ích (còn gọi là Giải pháp hữu ích), kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu - Quyền ưu tiên có này không được giành cho các đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan vì: Theo quy định chung của hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới, các đối tượng bảo hộ của quyền tác giả (gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học) và quyền liên quan (cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa) được bảo hộ từ thời điểm chúng được định hình 60
  11. dưới một hình thức vật chất nhất định mà không cần đăng ký bảo hộ, không phụ thuộc vào việc có đăng ký đối tượng đó hay không nên việc quy định quyền yêu tiên trong việc đăng ký là không cần thiết. - Cần xác định quyền ưu tiên trong sở hữu công nghiệp vì: quyền Sở hữu đối với một số đối tượng sở hữu trí tuệ khác như Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu, Giống cây trồng mới chỉ phát sinh trên cơ sở việc đăng ký đối tượng này tại cơ quan Sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, do tính chất giới hạn của việc đăng ký các đối tượng này chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nhất định nên cần có một cơ chế ghi nhận quyền yêu tiên cho người nộp đơn trước tại một quốc gia khác. Điều kiện để được hưởng quyền ưu tiên: Để được hưởng quyền ưu tiên người nộp đơn phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: 3 điều kiện - Có đơn nộp sớm hơn tại một/các nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên; - Đơn xin hưởng quyền ưu tiên phải đề cập đến cùng một đối tượng như trong đơn đầu tiên; - Đối tượng hưởng quyền ưu tiên phải là Sáng chế, Mẫu hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong Khoản E, Điều 4 Công ước Paris cũng có quy định rằng "(1) Nếu một đơn kiểu dáng công nghiệp nộp tại một nước với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở một mẫu hữu ích, thời hạn hưởng quyền ưu tiên sẽ là thời hạn cho kiểu dáng công nghiệp (2) có thể cho phép nộp một đơn mẫu hữu ích tại một nước với yêu cầu hưởng quyền yêu tiên trên cơ sở một đơn sáng chế và nguợc lại". Có thể xảy ra trường hợp cùng một Giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn xin bảo hộ tại nhiều quốc gia khác nhau nhưng mỗi nước có thể bảo hộ các đối tượng này theo cơ chế khác nhau do tính tương tự giữa chúng, điều này phụ thuộc vào pháp luật của mỗi nước. Để khắc phục điều này, Công ước Paris đã dự liệu trường hợp người nộp đơn có thể hưởng quyền ưu tiên của kiểu dáng công nghiệp trên cơ sở một đơn yêu cầu bảo hộ một mẫu hữu ích nộp sớm hơn tại một quốc gia khác hay đơn sáng chế trên cơ sở mẫu hữu ích và ngược lại. Cùng với đó người nộp đơn được hưởng quyền ưu tiên từ nhiều đơn cũng như từ một phần của đơn nộp trước "Nếu kết quả xét nghiệm khẳng định đơn sáng chế bao gồm nhiều sáng chế, người nộp đơn có thể tách đơn thành một số lượng nhất định các đơn riêng và giữ ngày nộp đơn ban đầu là ngày nộp đơn của mỗi đơn đó và giữ nguyên quyền ưu tiên nếu có người nộp đơn cũng có thể tự mình chủ động tách đơn sáng chế và giữ nguyên ngày nộp đơn ban đầu của mỗi đơn mới tách và giữ nguyên quyền ưu tiên. nếu có". (Điểm G, Điều 4, Công ước Paris). Thời hạn hưởng quyền ưu tiên và các trường hợp không được hưởng quyền ưu tiên: - Đối với từng đối tượng khác nhau, thời hạn để người nộp đơn hưởng quyền ưu tiên cũng khác nhau. + Thời hạn hưởng quyền ưu tiên đối với Sáng chế và Mẫu hữu ích là 12 tháng, kể từ ngày nộp đơn đầu tiên 61
  12. + đối với kiểu dáng công nghiệp và Nhãn hiệu thì thời hạn này là 06 tháng, kể từ ngày nộp đơn đầu tiên, ngày nộp đơn đầu tiên không tính vào thời hạn. Những quy định này không chỉ áp dụng trong phạm vi đăng ký vào một quốc gia mà cả khi đăng ký quốc tế, các đơn này vẫn được hưởng quyền này. Điều này giúp cho người nộp đơn chỉ phải nộp lệ phí xin hưởng quyền yêu tiên ở một cơ quan quốc tế duy nhất thay vì phải nộp lệ phí đó ở tất cả các quốc gia đăng ký có yêu cầu xin hưởng quyền ưu tiên và mức lệ phí cũng sẽ tiết kiệm hơn. - Trường hợp không được hưởng quyền ưu tiên: " Nếu tại thời điểm nộp đơn sau, đơn nộp trước nói trên đã được rút bỏ, không được xem xét tiếp hoặc bị từ chối nhưng chưa đưa ra xét nghiệm công chúng và không để lại bất cứ quyền nào chưa giải quyết, và nếu chưa phải là cơ sở để hưởng quyền yêu tiên. Lúc đó, đơn nộp trước sẽ không được dùng làm cơ sở để hưởng quyền ưu tiên" (Điểm 4, Khoản C, Công ước Paris). Quy định này nhằm hạn chế những người nộp đơn trước lợi dụng điều này để xin hưởng quyền ưu tiên một cách không hợp lý khi đơn đã rút bỏ hoặc bị từ chối chính thức b. Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu hàng hóa năm 1891: Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid có sự khác nhau: - Nghị định thư cho phéo đăng ký quốc gia dựa trên đơn quốc gia chứ ko chỉ dựa trên việc đăng.ký quốc gia. - Nghị định thư quy định thời hạn 18 tháng thay cho thời hạn 1 năm dành cho các bên tham gia để từ chối bảo hộ. - Nghị định thư Madrid là một hiệp định về thủ tục lập hồ sơ chứ không phải là hiệp định điều chỉnh về mặt nội dung. Nghị định thư giúp những người sở hữu nhãn hiệu - các cá nhân và doanh nghiệp - bảo vệ được nhãn hiệu của họ một cách hiệu quả cùng một lúc ở nhiều quốc gia thông qua việc lập hồ sơ xin cấp bằng phát minh sáng chế tới một cơ quan duy nhất với một ngôn ngữ, một khoản chi phí và một loại tiền tệ. Hơn nữa, không cần phải lập hồ sơ qua trung gian. Đơn xin cấp bằng phát minh, sáng chế có thể được lập bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc Tây Ban Nha. VN đã tham gia thỏa ước nhưng chưa tham gia nghị định thư. Mục đích: Tạo đkiện thuận lợi cho việc đký nhãn hiệu hàng hóa tại các nước thành viên. Nội dung: - Nộp đơn đăng ký quốc tế: + Việc bảo hộ quốc tế đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất phát từ yêu cầu bảo hộ của chủ nhãn hiệu hàng hóa thông qua việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ, đơn này gọi là “đơn đký quốc tế”. + Đơn đc nộp bởi 1 thể nhân hoặc pháp nhân có sở kinh doanh hoặc cư trú tại một nước tham gia thỏa ước. 62
  13. + Trong đơn quốc tế phải xác định một hoặc nhiều nước nơi nhãn hiệu đc bảo hộ. Nước đc chỉ định trg đơn và nước xuất xử đều là thành viên của TƯ. + Đơn quốc tế đc nộp tới văn phòng quốc tế của tổ chức SHTT thế giới thông qua có quan trung gian là cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ. Kèm theo đơn là lệ phí: lệ phí đký, lệ phí quốc gia. - Hiệu lực của đơn đăng ký: + Đăng ký tại văn phòng quốc tế có hiệu lực trg vòng 20 năm kể từ ngày đăng ký và có quyền gia hạn thêm 20 năm kể từ ngày hết hạn thời hạn trước đó. + Ngày đăng ký quốc tế là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế tại nước xuất xứ nếu văn phòng quốc tế nhận đc đơn đó trg vòng 2 tháng kể từ ngày nhận đc đơn. + Kể từ ngày đăng ký quốc tế thực hiện tại văn phòng quốc tế việc bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại tất cả các nước thành viên được thực hiện như đối với nhãn hiệu đc nộp trực tiếp tại nước đó. - Từ chối bảo hộ: Tất cả các nước thành viên của TƯ được chỉ định trg đơn quốc tế có quyền từ chối bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ nước mình. c. Hiệp định hợp tác về bằng phát minh sáng chế (PCT) Hiệp định PTC của WIPO đã được ký kết tại Washington, D.C. năm 1970 và có hiệu lực năm 1978. Hiệp định đã được sửa đổi năm 1979, 1984, 2001 và 2004. Tính đến ngày 15/9/2005 đã có 128 bên tham gia ký kết PCT. Nhờ đơn giản hóa quá trình lập hồ sơ đăng ký bằng phát minh sáng chế nên PCT đã giúp những nhà phát minh được bảo hộ bằng phát minh của họ trên toàn thế giới. Hiệp định này cũng khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và các cá nhân tìm cách bảo hộ bằng phát minh sáng chế của họ ở nước ngoài. Theo hiệp định này, các công dân của một quốc gia tham gia ký kết chỉ cần lập một hồ sơ đăng ký cấp bằng phát minh duy nhất - thường được gọi là hồ sơ “quốc tế” – và gửi tới Cơ quan cấp bằng phát minh của nước họ hoặc tới WIPO với tư cách là cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Như vậy, đơn xin cấp bằng phát minh sáng chế của họ sẽ tự động được gửi tới tất cả 127 quốc gia tham gia PCT. Hiệp định cho phép những người nộp đơn có thời gian dài hơn – 30 tháng – để cam kết trang trải mọi chi phí dịch thuật, lệ phí hồ sơ trong nước và thực thi ở tất cả mọi quốc gia nơi họ muốn được bảo hộ. Nhờ cho phép người nộp đơn có nhiều thời gian và thông tin hơn để đánh giá thế mạnh trong bằng phát minh sáng chế tương lai của họ và quyết định kế hoạch tiếp thị của mình, thời hạn 30 tháng giúp các ứng viên lựa chọn tốt hơn những quốc gia nơi họ muốn nộp hồ sơ. Đây là một bước tiến quan trọng so với thời hạn ưu tiên 12 tháng đã được quy định trong Công ước Paris đối với những người nộp đơn xin cấp bằng phát minh sáng chế. Trong khuôn khổ PCT, WIPO đã ấn hành “áp dụng tính quốc tế” cùng với hướng dẫn về việc công nhận phát minh sáng chế. Việc hướng dẫn như vậy có nghĩa là tiến hành nghiên cứu sơ bộ và/hoặc kiểm tra thông qua một “cơ quan quốc tế” - một trong 11 cơ quan cấp bằng phát minh sáng chế hiện đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu về nhân lực và các 63
  14. yêu cầu xử lý hồ sơ khác được WIPO ủy quyền. Việc chỉ dẫn như vậy giúp người nộp đơn quyết định xem có nên tiếp tục nộp hồ sơ xin cấp bằng phát minh, sáng chế tới các cơ quan cấp bằng phát minh, sáng chế ở trong nước hay trong khu vực hay không. Các cơ quan cấp bằng phát minh cũng được hưởng lợi từ quá trình chỉ dẫn này khi quyết định có nên cấp bằng phát minh sáng chế quốc gia hay khu vực dựa theo hồ sơ đăng ký trong khuôn khổ của PCT hay không. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã xác định những văn bản liên quan cần thiết giúp các cơ quan cấp bằng phát minh, sáng chế đảm bảo nguồn lực trong quá trình điều tra và nâng cao chất lượng kiểm tra của họ. Các nước thành viên của hiệp ước PCT sẽ từ chối ko cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được nêu trg đơn quốc tế khi: -Việc bảo hộ sáng chế đó là trái với PL của nước thành viên đc yêu cầu bảo hộ - Việc bảo hộ sáng chế có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia hoặc các quyền lợi kinh tế của nước thành viên đc chỉ định. e. Hiệp định TRIPS Hiệp định TRIPs của WTO (được ký kết năm 1994 và chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1995) đã ra đời nhằm giải quyết một cách toàn diện vấn đề bảo hộ quyền SHTT. Với Hiệp định này, lần đầu tiên những quy định về quyền SHTT được đưa vào hệ thống thương mại đa biên và người ta kỳ vọng rằng Hiệp định sẽ "góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ cũng như lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ" (Điều 7, Hiệp định TRIPs). Tầm quan trọng của Hiệp định TRIPS được thể hiện ở ba điểm: Đây là hiệp định duy nhất đầu tiên thực sự mang tính quốc tế đã đưa ra các chuẩn mực tối thiểu về bảo hộ nhiều hình thức của sở hữu trí tuệ; Đây là hiệp định quốc tế đầu tiên về sở hữu trí tuệ có những quy định cụ thể về trách nhiệm dân sự, hình sự và bảo vệ biên giới; và Đây là hiệp định quốc tế đầu tiên về sở hữu trí tuệ được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Trên thực tế, TRIPS đặt nền tảng cho một hạ tầng cơ sở vững chắc và hiện đại trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ cho cộng đồng quốc tế. Ý nghĩa của hiệp định + Hiệp định TRIPS có vị thế độc nhất trong số các điều ước quốc tế về IPR bởi lẽ việc trở thành thành viên của WTO đồng nghĩa với việc tham gia “trọn gói” các hiệp ước. Nói cách khác, các quốc gia thành viên của WTO không được phép lựa chọn các hiệp ước mà phải tuân thủ tất cả các hiệp ước đa phương của WTO, bao gồm cả TRIPS. + Các quy định mới điều chỉnh những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền SHTT thông qua Hiệp định TRIPs đã trở thành một phương tiện giúp củng cố trật tự, cũng như giải quyết tranh chấp một cách có hệ thống hơn trên phạm vi toàn cầu. + Hiệp định nêu ra các nguyên tắc và ấn định mức độ bảo hộ tối thiểu mà mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm cho quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia thành viên khác. 64
  15. Trên cơ sở đó, Hiệp định tạo ra sự cân bằng giữa lợi ích lâu dài và chi phí ngắn hạn đối với xã hội. - Hiệp định Trips là sự tổng hợp, kế thừa và phát triển của 2 Công ước Berne và Pari: + Berner chỉ bao gồm quyền tác giả, Pari chỉ gồm quyền sở hữu công nghiệp. + Trips: bao gồm cả quyền tác giả + quyền sở hữu công nghiệp + một số quyền khác ( VD thông tin bí mật trg thương mại, bảo hộ quyền phát song trên vệ tinh ) Mục đích: Quy định những điều kiện thuận lợi cho việc cấp văn bằng bảo hộ cho các công dân của các nước thành viên. Nguyên tắc bảo hộ: - Nguyên tắc đối xử quốc gia: Mỗi thành viên phải dành cho công dân của các nước thành vieech khác sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn so với sự đối xử của thành viên đó với công dân của mình trg việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. - Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc: + Bất kỳ một sự thuận lợi, ưu đãi, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một thành viên dành cho công dân bất kỳ nước nào khác thì lập tức và vô điều kiện phải đc dành cho công dân của tất cả các thành viên khác. + Bản chất của nguyên tắc MFN là cầm một nước thành viên phân biệt đối xử giữa các thành viên khác ( bình đẳng giữa các bên thứ 3) trg việc bảo hộ quốc tế quyền sở hữu trí tuệ. + NT, MFN là nguyên tắc lần đầu tiên được quy định trg TRIPS vì: TRIPS công nhận sở hữu trí tuệ là tài sản tư nhân được lưu thông trog thương mại và các quốc gia trên thế giới phải có nghĩa vụ bảo hộ, mà để bảo hộ các quốc gia phải thực sự bình đẳng trong một sân chơi, do đó cần ghi nhận nguyên tắc MFN. Đối tượng và tiêu chuẩn bảo hộ - Quyền tác giả: Điều 9.1 Hiệp định TRIPs quy định các thành viên WTO phải tuân thủ Công ước Bern từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục kèm theo. Quyền tác giả được bảo hộ cho đến 50 năm sau khi tác giả qua đời. Hiệp định TRIPs quy định các chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu cũng được bảo vệ như các tác phẩm văn học theo đúng Công ước Bern. - Nhãn hiệu hàng hóa: Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định mọi dấu hiệu hoặc sự kết hợp các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác đều có thể được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Điều 16 của Hiệp định quy định các thành viên WTO phải tuân thủ Điều 6 bis của Công ước Paris liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Các thành viên WTO có thể quy định các điều kiện cấp phép và chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa, trong đó không được quy định việc cấp phép bắt buộc và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký có quyền chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa đó có hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ 65
  16. sở kinh doanh mang nhãn hiệu hàng hóa đó. Thời hạn bảo hộ một nhãn hiệu hàng hóa không dưới 7 năm và có thể được gia hạn với số lần không hạn chế. - Chỉ dẫn địa lý: là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ một nước, khu vực hay địa phương thuộc nước đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định do xuất xứ địa lý quyết định (Điều 22). Các thành viên WTO phải quy định những biện pháp để các bên liên quan ngăn chặn việc mô tả gây nhầm lẫn cho công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hóa hoặc tạo thành "hành vi cạnh tranh không lành mạnh" theo điều 10 bis Công ước Paris. - Bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp: Điều 25 Hiệp định TRIPs quy định các thành viên WTO phải bảo hộ những kiểu dáng công nghiệp được sáng tạo một cách độc lập, có tính mới hoặc tính sáng tạo ít nhất trong vòng 10 năm. Chủ sở hữu các bản vẽ được bảo hộ có quyền ngăn cấm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm mang hoặc có chứa hình vẽ giống với hình vẽ đã được bảo hộ. Hiệp định TRIPs cho phép các thành viên tùy ý quyết định bảo hộ kiểu dáng hàng dệt bằng kiểu dáng công nghiệp hoặc bằng quyền tác giả. - Bằng sáng chế: Hiệp định quy định các sáng chế có thể được bảo hộ thông qua bằng sáng chế trong vòng ít nhất 20 năm. Trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ, cả sản phẩm lẫn phương thức sản xuất đều được bảo hộ. Chính phủ các nước có thể từ chối cấp bằng sáng chế nếu việc khai thác kinh doanh chúng bị cấm vì vi phạm trật tự công cộng hoặc đạo đức. Hiệp định đề ra các quyền tối thiểu dành cho người sở hữu bằng sáng chế, tuy nhiên, cũng quy định một số ngoại lệ để đối phó với trường hợp người sở hữu bằng sáng chế lạm dụng quyền của mình (như không cung ứng sản phẩm cho thị trường). Trong trường hợp này, theo một số điều kiện nhất định trong Hiệp định, chính phủ các nước có thể cấp "giấy phép bắt buộc" cho phép các nhà sản xuất khác sản xuất sản phẩm này hoặc được phép sử dụng quy trình sản xuất đã được bảo hộ. Một số quy định mềm dẻo như vậy đặc biệt có ý nghĩa trong việc tiếp cận những sản phẩm thiết yếu, nhất là đối với các nước đang phát triển và kém phát triển. - Thiết kế bố trí mạch tích hợp: Hiệp định TRIPs quy định việc bảo hộ sơ đồ bố trí mạch tích hợp trên cơ sở Hiệp định Washington về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mạch tích hợp. Theo điều 36, các hành vi nhập khẩu, bán hoặc phân phối nhằm mục đích thương mại một thiết kế bố trí mạch tích hợp được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu được coi là bất hợp pháp. Điều 37 quy định, các thành viên sẽ không coi những hành vi liên quan đến việc vi phạm quyền sở hữu một thiết kế bố trí mạch tích hợp do vô ý là bất hợp pháp nhưng sẽ yêu cầu bồi thường cho chủ sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp sau khi có thông báo vi phạm. - Bảo hộ thông tin bí mật: Hiệp định TRIPs không yêu cầu các thành viên phải bảo hộ thông tin bí mật như một dạng sở hữu mà chỉ dành cho người có quyền kiểm soát thông tin đó khả năng ngăn chặn việc người khác làm tiết lộ, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thông tin này trái với hành vi thương mại trung thực. Điều 39 quy định các thành viên không được phép tiết lộ những dữ liệu mật được nộp cho các cơ quan chính phủ để xin phép lưu hành dược phẩm hoặc nông hóa phẩm (trừ trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ công chúng hoặc khi đã tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo các dữ liệu đó không bị tiết lộ) nhằm mục tiêu thương mại không lành mạnh. 66
  17. - Kiểm soát hành vi chống cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (Hợp đồng lixăng): Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể cho phép người khác sản xuất hay sao chép nhãn hiệu hàng hóa hoặc thương hiệu, tác phẩm, sáng chế, bản vẽ hoặc các mẫu mã được bảo hộ. Hiệp định TRIPs thừa nhận trong số các điều kiện của hợp đồng chuyển giao, người chủ sở hữu có thể hạn chế cạnh tranh hoặc cản trở việc chuyển giao công nghệ. Hiệp định quy định chính phủ các nước, trong một số điều kiện nhất định, có quyền áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa hành vi phản cạnh tranh và lạm dụng quyền SHTT trong lĩnh vực nhượng bản quyền, và phải sẵn sàng tham khảo lẫn nhau nhằm chống lại các hành vi này. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ Điều 41 quy định các thành viên WTO phải đảm bảo khả năng khiếu kiện có hiệu quả đối với mọi hành vi xâm phạm các loại quyền SHTT được đề cập trong Hiệp định, trong đó có những chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm cũng như không để các hành vi xâm phạm tiếp diễn. Mặt khác, những thủ tục này phải được áp dụng theo cách thức tránh tạo ra các hàng rào cản trở hoạt động thương mại hợp pháp. Theo Hiệp định, tòa án quốc gia cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để bảo vệ các chứng cứ của hành vi vi phạm quyền SHTT; sau khi đã xác định rõ chứng cứ vi phạm, tòa án phải ra phán quyết yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại cho người nắm giữ quyền SHTT. Hiệp định cũng kêu gọi các quốc gia cần lưu ý, trong trường hợp trên thị trường xuất hiện hành vi ăn cắp bản quyền với quy mô lớn, theo khung hình phạt, người có hành vi vi phạm bản quyền sẽ bị khởi tố, có thể bị phạt tù, hoặc chịu các hình phạt khác. Các thủ tục và biện pháp chế tài theo quy định của Hiệp định TRIPs gồm 2 nhóm cơ bản: các biện pháp chế tài dân sự, hành chính và hình sự. Giải quyết tranh chấp Tranh chấp phát sinh liên quan đến Hiệp định TRIPs là quy định quan trọng nhất trong lĩnh vực này và sẽ được giải quyết theo quy định của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB). Điều 63 yêu cầu các thành viên WTO phải công bố, hoặc ít nhất cho công chúng tiếp cận bằng ngôn ngữ quốc gia, tất cả các luật, quy định, quyết định xét xử cuối cùng và quyết định hành chính giải quyết vụ việc liên quan đến việc đăng ký, bảo hộ, thực thi, ngăn chặn lạm dụng quyền SHTT. Ngoài ra, các thành viên phải công bố mọi thỏa thuận đã ký với các thành viên WTO khác trong lĩnh vực quyền SHTT. Hạn chế của HĐ TRIPS: + Hiệp định TRIPS không thể bao hàm được một số diễn biến mới, như các vấn đề về Internet và tác quyền kỹ thuật số, công nghệ sinh học tiên tiến, và quá trình nhất thể hóa những chuẩn mực toàn cầu về luật pháp hoặc thông lệ. Hiệp định này mới chỉ đặt nền tảng cho việc bảo hộ IPR ở mức tối thiểu chứ chưa phải tối đa. + Hiệp định đã không xem xét một cách thích đáng sự khác biệt giữa hai khối quốc gia phát triển và đang phát triển trong quá trình phát triển khoa học - công nghệ 67
  18. + Không có các biện pháp cụ thể nhằm rút ngắn khoảng cách này. + Hiệp định lại chỉ chú trọng đến quyền SHTT, không đề cập đến trách nhiệm xã hội của quyền sở hữu này và như vậy vô hình chung sẽ làm tăng thêm khoảng cách giữa hai khối quốc gia này. + Các nước đang phát triển đã không thể khai thác triệt để các biện pháp ưu tiên mà CƯ dành cho, do tính chất không bắt buộc của các biện pháp ưu tiên đó. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả trong Tư pháp quốc tế 2. Trình bày nguyên tắc, điều kiện và nội dung bảo hộ quyền tác giả theo công ước Berner 1886 3. Trình bày nguyên tắc, điều kiện và nội dung bảo hộ quyền tác giả theo công ước Giownever 1952 – Công ước toàn cầu về quyền tác già 4. Trình bày nội dung bảo hộ quyền tác giả theo Hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 1998 5. Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 6. Trình bày nguyên tắc, điều kiện và nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo Công ước Pari 1883 về quyền sở hữu công nghiệp 7. Trình bày nguyên tắc và nội dung bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định Trips 1995 8. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 68
  19. CHƯƠNG 7 THỪA KẾ 1. THỪA KẾ VÀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền, nghĩa vụ của người thừa kế. Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của dân luật các nước và cũng là một chế định quan trọng của tư pháp quốc tế. Quyền thừa kế có mối quan hệ mật thiết với quyền sở hữu và do quyền sử hữu quyết định. Trong đó, việc để thừa kế và hưởng thừa kế sẽ dẫn đến vấn đề chuyển quyền sở hữu từ người để thừa kế cho người được hưởng quyền thừa kế chỉ có thể là đối tượng của quyền sở hữu. Pháp luật về thừa kế ở các nước đa số được xác định dựa trên hai nguyên tắc chính: - Tự do di chúc. - Bảo vệ quyền lợi của cá nhân, gia đình và xã hội. Dựa trên các chế độ sở hữu khác nhau và do ảnh hưởng của các yếu tố như chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, mà pháp luật về thừa kế của các nước có sự khác nhau. Về nguyên tắc, tất các các quan hệ trong lĩnh vực thừa kế phát sinh trong phạm vi quốc gia nào thì do pháp luật của quốc gia đó điều chỉnh. Khi các quan hệ về thừa kế vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật trong nước, hay nói cách khác, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, thì chúng thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ thừa kế: - Có ít nhất một bên là người nước ngoài (bao gồm cá nhân, pháp nhân và thậm chí là quốc gia nước ngoài). - Di sản đang ở nước ngoài. - Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài. Xung đột pháp luật trong lĩnh vực thừa kế thường được giải quyết bằng pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế, nhưng hiện nay pháp luật quốc gia đang giữ vai trò chủ đạo. 2. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA CÁC NƯỚC 2.1 Thừa kế theo luật Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. 69
  20. Thừa kế theo pháp luật không có sự định đoạt của người để lại di sản mà chỉ có ý chí của nhà nước, thông qua pháp luật để giải quyết vấn đề thừa kế. Để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài, pháp luật các nước áp dụng các nguyên tắc khác nhau: - Các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ: Quan điểm thừa kế là một phương thức chuyển giao tài sản. Do vậy các quy phạm pháp luật tập trung vào các hành vi lần lượt tác động đến mỗi tài sản, xảy ra suốt trong quá trình chuyển giao tài sản đó. Chia di sản thừa kế thành hai loại: động sản và bất động sản. Việc định danh tài sản sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế: * Đối với di sản là bất động sản: sử dụng hệ thuộc Luật nơi có tài sản. * Đối với di sản là động sản: sử dụng hệ thuộc Luật người để lại di sản thừa kết có nơi cư trú cuối cùng. - Các nước Tây Âu: Quan điểm thừa kế là mối quan hệ nhân thân giữa người để lại thừa kế và người thừa kế. Do đó các quy phạm pháp luật tập trung vào yếu tố nhân thân của người để lại di sản và di sản được coi như một khối tài sản. Không chia di sản thành động sản và bất động sản. Áp dụng nguyên tắc duy nhất là luật nhân thân của người để lại di sản thừa kế, mà cụ thể là luật quốc tịch. - Ngoài ra, một số nước sử dụng dung hòa hai phương pháp này theo những cách khác nhau 2.2 Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc. Thừa kế theo di chúc thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, di chúc phải có các yếu tố sau: - Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác. - Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác. - Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết. Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và của di chúc nói riêng. Pháp luật các nước quy định rất khác nhau về điều kiện để di chúc có hiệu lực như hình thức của di chúc, năng lực lập và hủy bỏ di chúc, 70
  21. Về hình thức của di chúc: - Các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa quy định các hình thức di chúc sau: + Di chúc viết tay do chính người để lại di sản viết toàn bộ, có chữ ký và xác nhận của người đó. + Di chúc được lập dưới sự chứng kiến và xác nhận của người có thẩm quyền như công chứng viên. + Di chúc được người để lại di sản lập một cách bí mật và yêu cầu cơ quan công chứng bảo vệ. - Các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ : chỉ thừa nhận một hình thức di chúc chính, không cho phép người lập di chúc quyền tự do lựa chọn. Di chúc đó phải được thể hiện ở hình thức viết, có chữ ký của người lập di chúc hoặc người được người đó chỉ định với sự làm chứng của ít nhất hai người nếu người lập di chúc vắng mặt. Tuy nhiên di chúc đó không đòi hỏi phải được viết bởi người lập di chúc, mà có thể bởi người được ủy quyền. Về năng lực lập di chúc Hầu hết các nước quy định cá nhân đủ 18 tuổi là có đủ năng lực lập di chúc. Pháp cho phép người chưa thành niên đến 16 tuổi được lập di chúc để định đoạt một nửa tài sản thuộc sở hữu của mình. Để xác định quyền thừa kế theo di chúc trong các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, các nước trên thế giới áp dụng các nguyên tắc khác nhau: Các nước Anh, Mỹ quy định: - Đối với di sản là động sản: năng lực hành vi lập di chúc, hình thức của di chúc áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. - Đối với di sản là bất động sản: năng lực hành vi lập di chúc, hình thức của di chúc áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản. Ở các nước Tây Âu: - Năng lực hành vi lập di chúc được xác định theo luật nơi cư trú cuối cùng của người lập di chúc hoặc nơi luật nơi có tài sản. - Hình thức của di chúc được xác định theo một trong các hệ thuộc sau: luật nơi có tài sản, luật quốc tịch của người lập di chúc, luật nơi cư trú của người lập di chúc. Nếu người lập di chúc không tuân thủ quy định về hình thức của các hệ thống pháp luật nói trên mà lại thỏa mãn yêu cầu đối với luật nơi lập di chúc thì di chúc đó cũng không bị coi là bất hợp pháp. Theo quy định của các nước Đông Âu: Tính hợp pháp của di chúc, năng lực lập và hủy bỏ di chúc áp dụng pháp luật của nước mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm lập di chúc. Riêng với vấn đề hình thức của di chúc thì bên cạnh đó còn có thể áp dụng luật nơi lập di chúc. 71
  22. Một số nước khác như Nga, Mông Cổ quy định: năng lực lập và hủy bỏ di chúc, hình thức của di chúc và các văn bản hủy di chúc áp dụng pháp luật của nước nơi người để lại di chúc cư trú vào thời điểm lập giấy tờ. Nhưng di chúc và việc hủy bỏ di chúc không bị coi là vô hiệu vì không đòi hỏi về mặt hình thức nếu như hình thức cuối cùng của nó thỏa mãn các yêu cầu của luật nơi lập giấy tờ hoặc pháp luật của nước sở tại. Đối với các công trình xây dựng trên lãnh thổ của nước sở tại thì năng lực lập và hủy bỏ di chúc, hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước sở tại. 3. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ QUA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ GIỮA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Để điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, ngoài việc quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia, các nước còn ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế. Trong các điều ước quốc tế đa phương, có thể kể đến các điều ước quan trọng sau: Công ước Lahaye 1892 (được sửa đổi, bổ sung năm 1900, 1925, 1928, 1964): - Luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, kể cả đối với động sản và bất động sản, là luật nhân thân của người để lại di sản thừa kế, mà cụ thể là luật quốc tịch. - Công ước này cho đến nay vẫn chưa có hiệu lực pháp luật. Công ước Lahaye 1961 về giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến hình thức của di chúc: hình thức của di chúc sẽ có giá trị pháp lý nếu nó thỏa mãn các yêu cầu của một trong số các hệ thống pháp luật sau: - Luật nơi lập di chúc. - Luật quốc tịch của người lập di chúc vào thời điểm lập di chúc hoặc vào lúc người đó chết. - Luật nơi cư trú của người lập di chúc vào thời điểm lập di chúc hoặc vào lúc người đó chết. - Đối với di chúc về bất động sản còn có thể áp dụng luật nơi có bất động sản. Đối với các điều ước quốc tế song phương: Phân chia di sản thành động sản và bất động sản. - Đối với di sản là động sản: áp dụng luật quốc tịch của người để lại di sản. - Đối với di sản là bất động sản: áp dụng luật nơi có vật. 4. VẤN ĐỀ “DI SẢN KHÔNG NGƯỜI THỪA KẾ” TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ Di sản không người thừa kế là di sản mà không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản. Theo pháp luật về thừa kế của phần lớn các quốc gia thì với trường hợp di sản không người thừa kế, di sản sẽ thuộc về nhà nước. Tuy nhiên, tính chất của quy định này trong pháp luật các nước có sự khác nhau: 72
  23. - Pháp luật một số nước như Nga, Hungari, Tây Ban Nha, Italia, nhà nước hưởng số di sản thừa kế với tư cách là người thừa kế. - Pháp luật của Anh, Mỹ, Pháp, quy định nhà nước hưởng số di sản này như là tài sản vô chủ trên cơ sở thực thi quyền chiếm hữu các tài sản vô chủ đó. - Do đó có sự khác nhau trong pháp luật các nước trong việc định đoạt số phận di sản không người thừa kế. Cụ thể là khi công dân của một nước cư trú và chết trên lãnh thổ của nước khác, để lại di sản không người thừa kế trên lãnh thổ nước đó hay ở một nước thứ ba. Đối với những nước quy định nhà nước hưởng di sản không người thừa kế với tư cách là người thừa kế: - Nếu nước đó xây dựng hệ thống quy phạm xung đột trên cơ sở quy tắc Luật quốc tịch thì số di sản này được chuyển giao cho nhà nước mà người để lại di sản thừa kế mang quốc tịch. - Nếu nước đó xây dựng hệ thống quy phạm xung đột trên cơ sở quy tắc Luật cư trú thì số di sản này được chuyển giao cho nhà nước nơi người để lại di sản thừa kế cư trú vào thời điểm người đó chết. Đối với những nước quy định nhà nước hưởng di sản không người thừa kế trên cơ sở quyền chiếm hữu đối với tài sản vô chủ thì tài sản đó được chuyển giao cho nhà nước nơi hiện có số di sản thừa kế. Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề di sản không người thừa kế: - Trong Bộ luật dân sự 2005, tại điều 767, khoản 3 và khoản 4: Di sản không người thừa kế là động sản thuộc về nhà nước mà người thừa kế để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết. Di sản không người thừa kế là bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản. Việc phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Trong các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam là thành viên: vấn đề di sản không người thừa kế được giải quyết thống nhất theo nguyên tắc: - Nếu di sản là động sản thì được giao cho nước ký kết mà người để lại di sản là công dân khi chết. - Nếu di sản là bất động sản thì thuộc về nước ký kết nơi có bất động sản đó. - Việc phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có di sản. 73
  24. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm thừa kế trong Tư pháp quốc tế 2. Trình bày phương pháp giải quyết xung đột về thừa kế theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan 3. Nêu cách xác định quyền sở hữu đối với di sản không có người thừa kế 74
  25. CHƯƠNG 8 HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1. KHÁI NIỆM 1.1 Khái niệm về hôn nhân và gia đình Khái niệm hôn nhân: - Hôn nhân là một hiện tượng xã hội, là sự liên kết giữa đàn ông và đàn bà. - Dưới góc độ pháp lý, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. Khái niệm gia đình: - Gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội. - Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật. 1.2 Khái niệm về hôn nhân và gia đình trong Tư pháp quốc tế Quan hệ hôn nhân và gia đình, xét ở nhiều góc độ khác nhau, vừa là quan hệ pháp luật vừa là quan hệ xã hội rất phức tạp và nhạy cảm. Trong điều kiện giao lưu dân sự và hội nhập quốc tế đang diễn ra rất mạnh mẽ, quan hệ hôn nhân và gia đình đã vượt ra khỏi biên giới mỗi quốc gia và mang yếu tố quốc tế rõ rệt. Các nước trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Lý luận và thực tiễn tư pháp quốc tế của các nước cho thấy quan điểm về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như sau: - Quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân của một nước với người nước ngoài, không kể các quan hệ đó phát sinh ở trong hay ngoài lãnh thổ nước đó. - Quan hệ hôn nhân và gia đình giữa người nước ngoài với nhau phát sinh tại một lãnh thổ một nước. - Quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân một nước với nhau phát sinh tại nước ngoài. Pháp luật Việt Nam quy định yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình tại khoản 14 – điều 8 – Luật hôn nhân và gia đình 2000 như sau: - Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. - Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam. - Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. 75
  26. Để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, các nước xây dựng các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật quốc gia và các quy phạm xung đột trong các điều ước quốc tế. 2. KẾT HÔN 2.1 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn theo pháp luật các nước Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và hình thức kết hôn. Xung đột pháp luật về kết hôn thể hiện ở xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn. a. Điều kiện kết hôn Pháp luật các nước quy định về điều kiện kết hôn như sau: Độ tuổi kết hôn: các nước quy định rất khác nhau về độ tuổi kết hôn: 14 đối với nam và 12 đối với nữ ở các nước Tây Ban Nha, Chi Lê, 18 tuổi đối với nam và 16 tuổi đối với nữ ở Hà Lan, Pháp, ở Anh là 16 tuổi cho cả nam và nữ, 22 tuổi đối với nam và 20 tuổi đối với nữ, Điều kiện cấm kết hôn: một số nước cấm kết hôn đối với những người họ hàng trong phạm vi 3 đời (như ở Pháp, Mỹ, Thụy Sỹ, ), hay 4 đời (Anh, Bungari, ). Các điều kiện khác: người vợ góa hoặc ly dị chồng phải sau một thời gian nhất định mới được tái giá, sự đồng ý của cha mẹ hay người giám hộ nếu người kết hôn chưa đến tuổi trưởng thành, Để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn, đa số các nước áp dụng nguyên tắc Luật nhân thân của các bên đương sự. Tuy nhiên, có nước thì áp dụng Luật quốc tịch, nước thì áp dụng Luật nơi cư trú. Ngoài ra, một số nước lại áp dụng nguyên tắc khác. Mỹ, Ucraina áp dụng luật nơi tiến hành kết hôn. b. Hình thức kết hôn Xuất phát từ bản chất giai cấp của nhà nước, từ văn hóa, phong tục tập quán mà pháp luật các nước quy định nghi thức kết hôn khác nhau. Nhưng tự chung lại, có các nghi thức kết hôn chính sau: nghi thức kết hôn dân sự, nghi thức kết hôn tôn giáo hoặc kết hợp cả hai nghi thức này. Để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức kết hôn, pháp luật các nước đều sử dụng hệ thuộc Luật nơi tiến hành kết hôn. Tuy nhiên, có một số nước còn quy định đi kèm với nguyên tắc này là một số bảo lưu hay các nguyên tắc khác. Ví dụ: Công dân Pháp khi kết hôn ở ngoài lãnh thổ Pháp thì phải thông báo trước việc kết hôn này về Pháp thì mới được công nhận là hợp pháp. Theo pháp luật Đức, nếu nghi thức kết hôn không phù hợp với quy định của pháp luật nơi tiến hành kết hôn nhưng lại đáp ứng yêu cầu của pháp luật nước đương sự mang quốc tịch thì cuộc kết hôn đó vẫn có giá trị pháp lý. 76
  27. Đối với Anh và Mỹ, nếu nghi thức kết hôn không phù hợp với quy định của pháp luật nơi tiến hành kết hôn nhưng lại đáp ứng yêu cầu của pháp luật nước mà một trong các đương sự cư trú vào thời điểm kết hôn thì cuộc kết hôn đó vẫn có giá trị pháp lý. 2.2 Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam a. Điều kiện kết hôn Điều kiện kết hôn trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được quy định tại điều 103 – Luật hôn nhân và gia đình 2000, điều 10 – Nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Đối với việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân thủ quy định tại điều 9, điều 10 – Luật hôn nhân và gia đình 2000. - Nếu người nước ngoài là người có hai hay nhiều quốc tịch thì điều kiện kết hôn của người đó được xác định theo pháp luật của nước người có có quốc tịch và đồng thời thường trú vào thời điểm đăng ký kết hôn; hoặc pháp luật của nước mà người có có hộ chiếu nếu người đó không cư trú tại các nước mà mình mang quốc tịch khi kết hôn. - Nếu người nước ngoài là người không quốc tịch thì điều kiện kết hôn của người đó được xác định theo pháp luật của nước người đó thường trú. Đối với việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì họ phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân hoặc nơi cư trú (nếu họ là người không quốc tịch); ngoài ra họ còn phải tuân thủ quy định tại điều 9, điều 10 – Luật hôn nhân và gia đình 2000, đó là các quy định về: Điều kiện kết hôn Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000: * Về độ tuổi: nam 20 tuổi và nữ 18 tuổi. * Kết hôn tự nguyện. * Không thuộc vào một trong các trường hợp về cấm kết hôn. Điều kiện cấm kết hôn Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000: * Người đang có vợ hoặc có chồng. * Người mất năng lực hành vi dân sự. * Những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi 3 đời và những người đã từng có quan hệ thích thuộc (giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng). * Giữa những người cùng giới tính. Điều kiện kết hôn trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước khác: Đa số sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch của đương sự để xác định điều kiện kết hôn. 77
  28. Ngoài ra, trong một số hiệp định còn bổ sung thêm nguyên tắc là người nước ngoài còn phải tuân thủ điều kiện kết hôn của nơi kết hôn. b. Hình thức kết hôn Theo quy định tại Nghị định 68/CP: việc kết hôn nếu thực hiện tại Việt Nam thì phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là nghi thức dân sự và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp, nguyên tắc chung là hình thức kết hôn xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành kết hôn. 3. LY HÔN 3.1 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo pháp luật các nước Để giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn, pháp luật các nước áp dụng các quy tắc xung đột khác nhau, như: Luật quốc tịch của các bên đương sự, Luật nơi cư trú của các bên đương sự, Luật tòa án, hoặc phối hợp các quy tắc này. Ví dụ: Pháp áp dụng luật nơi cư trú chung của vợ chồng, nếu vợ chồng không có nơi cư trú chung thì áp dụng luật quốc tịch chung của vợ chồng, đồng thời cho phép áp dụng rộng rãi nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng. Đức áp dụng luật quốc tịch của người chồng vào thời điểm xin ly hôn. Ở Anh và Mỹ, sử dụng luật nơi cư trú của đương sự. Với các nước Đông Âu, sử dụng luật quốc tịch của vợ chồng. Nếu vợ chồng không cùng quốc tịch thì sử dụng luật nơi cư trú chung của vợ chồng hoặc luật tòa án. 3.2 Vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam Theo pháp luật Việt Nam: - Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. - Trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng, nếu họ không có nơi thường trú chung thì áp dụng luật Việt Nam. - Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân thủ luật của nước nơi có bất động sản. Việc ly hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài được giải quyết ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài thì cũng được công nhận ở Việt Nam. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp: - Nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch thì áp dụng luật quốc tịch của hai vợ chồng. 78
  29. - Nếu hai vợ chồng khác quốc tịch nhưng cùng cư trú tại một nước ký kết thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước ký kết mà hai người cùng cư trú. Nếu trong thời gian đưa đơn ly hôn mà hai vợ chồng không cùng cư trú ở một nước ký kết thì sẽ áp dụng luật của nước nơi nhận đơn xin ly hôn. 4. NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 4.1 Giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước Vấn đề nuôi con nuôi là một hiện tượng xã hội phổ biến xảy ra ở tất cả các quốc gia. Tùy theo điều kiện riêng mà pháp luật các nước quy định khác nhau về: độ tuổi được nhận làm con nuôi, thủ tục nhận con nuôi, quyền và nghĩa vụ của người nhận nuôi và con nuôi, Chính sự khác nhau này đã làm phát sinh xung đột pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Để giải quyết xung đột pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, pháp luật các nước áp dụng Luật nhân thân của người nhận con nuôi hoặc của con nuôi. 4.2 Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam Theo quy định của luật Việt Nam: Điều kiện nhận con nuôi: Điều kiện của người nhận nuôi: - Người nước ngoài nhận nuôi trẻ em Việt Nam hoặc trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi. Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được xem xét giải quyết, nếu Việt Nam và nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi. Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, mà nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết, nếu người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên; + Có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam; + Có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi; + Đối với người nước ngoài tuy không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhưng xin nhận trẻ em khuyết tật, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp và trẻ em quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này làm con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết; 79
  30. + Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định. - Công dân Việt Nam nhận trẻ em là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi thì phải tuân thủ các điều kiện tại điều 69 – Luật hôn nhân và gia đình 2000 và pháp luật của nước mà trẻ em đó mang quốc tịch. Điều kiện đối với người được nhận nuôi: - Trẻ em được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ 15 tuổi trở xuống. Trẻ em từ trên 15 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là trẻ em tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự. - Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Vợ chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân. - Trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, bao gồm: * Trẻ em bị bỏ rơi; * Trẻ em mồ côi; * Trẻ em khuyết tật, tàn tật; * Trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; * Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; * Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; * Trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác; * Trẻ em khác được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. - Trẻ em đang sống tại gia đình cũng được xem xét giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài, nếu thuộc trường hợp trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi hoặc có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuôi. - Trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác đang được chữa trị ở nước ngoài, nếu được người nước ngoài xin nhận làm con nuôi thì được xem xét giải quyết. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi: + Nếu việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi được xác định theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. + Nếu việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được thực hiện ở nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú của con nuôi. 80
  31. Theo quy định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp: việc nhận và hủy bỏ nuôi con nuôi được giải quyết theo pháp luật của nước ký kết mà người nhận nuôi con nuôi mang quốc tịch; nếu cha mẹ không cùng quốc tịch thì phải tuân thủ pháp luật hiện hành của hai nước ký kết. 5. QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 5.1 Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp Đa số các Hiệp định (Điều 24 HĐTTTP Việt Nam- Cuba, Điều 24 HDTTTP Việt Nam- Balan, Điều 32 HDTTTP Việt Nam- Hungari ) đều thống nhất quy định nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo thứ tự sau: Luật của Nước mà vợ chồng là công dân ->Luật của Nước nơi vợ chồng đang thường trú hoặc luật của nước nơi thường trú chung cuối cùng của vợ chồng -> Luật của Nước ký kết nơi có tòa án nhận đơn kiện của họ Tuy nhiên, có một số Hiệp định tương trợ tư pháp (Điều 25 HĐTTTP Việt Nam- Mông Cổ, Điều 26 HĐTTTP Việt Nam- Lào, Điều 25 HĐTTTP Việt Nam-Liên Bang Nga ) lại quy định nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo thứ tự sau đây: Luật nơi cư trú (thường trú) chung của vợ chồng Luật quốc tịch chung của hai vợ chồng, luật nơi cư trú (thường trú) chung cuối cùng. 5.2 Theo pháp luật Việt Nam Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình 2000 Điều 18 đến Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2000 6. QUAN HỆ CHA MẸ VÀ CON CÁI 6.1 Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp Về quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con: Đa số các Hiệp Định ưu tiên áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của đứa trẻ. Song, cũng có một số Hiệp định áp dụng pháp luật của Nước ký kết nơi cha, mẹ, con cùng có nơi thường trú chung Tuy nhiên, các Hiệp định này còn có quy định bổ sung trong trường hợp cha, mẹ, con không cùng nơi cư trú thì nguyên tắc luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú của đứa trẻ được áp dụng (Khoản 2 Điều 28 HĐTTTP Việt Nam- Liêng Bang Nga, Khoản 3 Điều 28 HĐTTTP Việt Nam- Mông cổ, Khoản 3 Điều 29 HĐTTTP Việt Nam- Lào) Về vấn đề xác định cha, mẹ, con: Nguyên tắc luật quốc tịch của người con khi sinh ra được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về việc xác định cha, mẹ, con trong đa số các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các Nước (Khoản 1 Điều 28 HĐTTTP Việt Nam-Mông Cổ, Điều 28 HĐTTTP Việt Nam- Balan, Điều 27 HĐTTTP Việt Nam- Cuba ). Tuy nhiên cũng có Hiệp định thừa nhận nguyên tắc luật của Bên ký kết mà người con là công dân (Khoản 1 Điều 23 HĐTTTP Việt Nam- Triều Tiên, khoản 1 Điều 24 HĐTTTP Việt Nam-Bungari ) Riêng Hiệp Định tương trợ tư pháp giữa Việt 81
  32. Nam và Lào (Khoản 1 Điều 29) lại thừa nhận nguyên tắc luật của Nước ký kết nơi đứa trẻ cư trú vào thời điểm có đơn yêu cầu xác định quan hệ này. Về vấn đề cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con: Đa số các Hiệp định đều áp dụng thống nhất nguyên tắc luật của Nước ký kết mà người yêu cầu cấp dưỡng là công dân. Song, cũng có một số Hiệp định lại có quy định khác như khoản 4 Điều 28 HĐTTTP Việt Nam- Mông cổ quy định: “đối với việc kiện đòi con đã thành niên trợ cấp nuôi dưỡng cha mẹ sẽ áp dụng pháp luật của Bên ký kết nơi người yêu cầu cấp dưỡng thường trú” 6.2 Theo pháp luật Việt Nam Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa cha, mẹ, con Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình 2000 Điều 34 đến Điều 62 Luật hôn nhân và gia đình 2000 Vấn đề xác định cha, mẹ ,con Chương III Nghị định 68/2002/NĐ-CP CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên 2. Trình bày nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên 3. Điều kiện, trình tự thủ tục người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi 4. Trình bày nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên 82
  33. CHƯƠNG 9 TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ 1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm tố tụng dân sự quốc tế Định nghĩa: Tố tụng dân sự thông thường là trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự tại tòa án và việc đảm bảo thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án. Tố tụng dân sự quốc tế là trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài và việc bảo đảm thi hành các bản án, quyết định của tòa án về các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài. Đặc điểm: - Tố tụng dân sự quốc tế, như tố tụng dân sự thông thường, là quá trình tố tụng được thực hiện trong quan hệ với cơ quan tòa án của một nước nhất định, và khi xét xử một vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thông thường tòa án chỉ áp dụng các quy định pháp luật tố tụng của quốc gia mình. Đặc điểm này cho phép phân biệt tố tụng dân sự quốc tế với hoạt động tố tụng trong Công pháp quốc tế - là việc các tranh chấp được giải quyết bởi một cơ quan tài phán quốc tế nhất định, theo một trình tự tố tụng có tính chất quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận chấp nhận hoặc xây dựng nên. - Các vụ án dân sự trong tố tụng dân sự quốc tế là các vụ án phát sinh từ các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Trong quan hệ tố tụng dân sự quốc tế thường có sự tham gia của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, và thậm chí là cả nhà nước nước ngoài. Khi tham gia vào các quan hệ tố tụng dân sự quốc tế, những chủ thể này có địa vị tố tụng khác biệt với những chủ thể của quan hệ tố tụng thông thường. Đặc điểm về vấn đề xác định thẩm quyền xét xử: đầu tiên và chủ yếu là xác định tòa án của quốc gia nào sẽ có thẩm quyền, chứ không phải là xác định tòa án cụ thể nào của quốc gia có thẩm quyền xét xử như trong vụ kiện dân sự không có yếu tố nước ngoài. 1.2 Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế Tố tụng dân sự quốc tế là một bộ phận của Tư pháp quốc tế nên trước hết phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Tư pháp quốc tế. Bên cạnh đó, tố tụng dân sự quốc tế còn có các nguyên tắc đặc thù của mình. - Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, an ninh quốc gia của nhau: đây là nguyên tắc có tính chất nền tảng, bao trùm các hoạt động của các cơ quan tư pháp, đồng thời cũng là nguyên tắc nền tảng chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp quốc tế nói chung và tố tụng dân sự quốc tế nói riêng. - Nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của nhà nước nước ngoài và những người được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao. - Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của các bên tham gia tố tụng 83
  34. - Nguyên tắc có đi có lại, cùng có lợi - Nguyên tắc luật tòa án: đây là nguyên tắc đặc thù của tố tụng dân sự quốc tế. Theo nguyên tắc này, khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, tòa án luôn áp dụng luật tố tụng của nước mình, trừ một số ngoại lệ nhất định được quy định trong pháp luật của từng nước hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước đó là thành viên. Đây là quan điểm được tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận. 1.3 Các điều ước quốc tế về tố tụng dân sự quốc tế Các quốc gia ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương về tố tụng dân sự quốc tế, quy định về địa vị tố tụng mà mỗi nước dành cho công dân của nhau, vấn đề xác định thẩm quyền xét xử, công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án của nhau, ủy thác tư pháp, Điều ước quốc tế song phương: đầu tiên có thể kể đến là các Hiệp định tương trợ tư pháp mà các quốc gia ký kết với nhau, trong đó đề cập và giải quyết một loạt các vấn đề liên quan đến tố tụng dân sự quốc tế. Ngoài ra còn có các Hiệp định thương mại, Hiệp định đầu tư, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể của tố tụng dân sự quốc tế. Điều ước quốc tế đa phương: một số điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong lĩnh vực tố tụng dân sự quốc tế là Công ước Lahaye 1954 về các vấn đề tố tụng dân sự quốc tế, Công ước 1956 về tống đạt hồ sơ tư pháp và các tài liệu liên quan không mang tính chất tố tụng dân sự và thương mại cho tòa án nước ngoài, Công ước Lahaye 1958 về công nhận và thi hành các bản án về cấp dưỡng trẻ em, 2. THẨM QUYỀN XÉT XỬ DÂN SỰ QUỐC TẾ 2.1 Khái niệm thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế và vấn đề xung đột về thẩm quyền xét xử a. Khái niệm - Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là thẩm quyền của tòa án tư pháp của một nước nhất định đối với việc xét xử các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài. - Thuật ngữ xung đột về thẩm quyền xét xử trong Tư pháp quốc tế được hiểu rất khác nhau và mang nhiều tính ước lệ. Tại nhiều ước, xung đột về thẩm quyền xét xử được hiểu là bao hàm các vấn đề về xác định thẩm quyền, vấn đề thủ tục xét xử và các vấn đề công nhận, thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài. Đây là cách hiểu rất rộng, trong đó thuật ngữ xung đột về thẩm quyền xét xử đồng nhất với khái niệm tố tụng dân sự quốc tế mà chúng ta đang dùng ở Việt Nam. Theo nghĩa hẹp, xung đột về thẩm quyền xét xử là hiện tượng có hai hay nhiều cơ quan tư pháp của các nước khác nhau có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài. b. Vấn đề xung đột về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế 84
  35. - Xung đột pháp luật và xung đột về thẩm quyền xét xử là hai vấn đề cốt lõi của Tư pháp quốc tế. Nếu như vấn đề xung đột pháp luật trả lời cho câu hỏi luật nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết vụ việc, thì vấn đề xung đột về thẩm quyền xét xử sẽ trả lời cho câu hỏi tòa án nước nào sẽ có thẩm quyền xét xử vụ việc đó. - Trước hết, để giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, vấn đề xung đột về thẩm quyền xét xử bao giờ cũng được tòa án giải quyết trước vấn đề xung đột pháp luật. Chỉ sau khi đã khẳng định được thẩm quyền của mình đối với vụ việc, tòa án mới tiến hành xác định luật áp dụng để giải quyết vụ việc đó. Lý luận và thực tiễn của Tư pháp quốc tế cho thấy, khi một tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh thì tòa án của hai hay nhiều nước khác nhau có liên quan đến tranh chấp đó đều có thể có thẩm quyền giải quyết. Điều này xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Do đó, nếu tranh chấp liên quan đến công dân, pháp nhân mang quốc tịch nước mình hoặc cư trú tại nước mình, liên quan đến tài sản có trên lãnh thổ nước mình, thì tòa án quốc gia đó có thẩm quyền giải quyết. Bên cạnh đó, khi quy định những căn cứ để xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, pháp luật các nước đều cố gắng mở rộng khả năng để tòa án quốc gia mình có thẩm quyền giải quyết nếu vụ việc đó có một yếu tố nào đó có quan hệ đến quốc gia mình. Tuy nhiên, cùng một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, không thể được giải quyết bởi tòa án của hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Pháp luật các nước đều quy định cụ thể các căn cứ xác định thẩm quyền của tòa án nước mình đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh các quy định về thẩm quyền chung, pháp luật các nước còn quy định các vụ việc dân sự cụ thể thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án nước mình. - Để xác định thẩm quyền xét xử, tòa án luôn luôn sử dụng các quy phạm thực chất và hơn nữa thường là các quy phạm đơn phương hay một bên. Quy phạm xác định thẩm quyền xét xử là quy phạm tố tụng, quy phạm thực chất. Nó không như quy phạm xung đột là chỉ dừng lại ở việc chỉ ra hệ thống pháp luật, mà trực tiếp trả lời tòa án có thẩm quyền xét xử hay không. Quy phạm về thẩm quyền xét xử mà mỗi quốc gia ban hành chỉ xác định thẩm quyền của bản thân của nước đã xây dựng ra quy phạm. Cũng là xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền, các tòa án chỉ xét xử dựa trên các quy định về thẩm quyền của quốc gia mình, đồng thời cũng không có quốc gia nào có quyền xây dựng các quy định để xác định thẩm quyền xét xử của tòa án của quốc gia khác. - Xung đột pháp luật và xung đột về thẩm quyền xét xử là hai vấn đề độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với việc xác định luật áp dụng cho vụ việc. Thông thường, trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, các thẩm phán đều có tâm lý chung là hướng việc giải quyết theo quy định, tinh thần của pháp luật nước mình. Mặt khác, để xác dịnh luật áp dụng cho các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tòa án luôn áp dụng quy phạm xung đột của nước mình. Quy phạm xung đột của các nước lại có cách 85
  36. giải quyết xung đột luật khác nhau, do đó sẽ dẫn đến việc lựa chọn luật áp dụng khác nhau, tùy thuộc vào tòa án nước nào có thẩm quyền thụ lý vụ việc. 2.2 Các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế - Để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của mình, tòa án tư pháp phải dựa vào các quy tắc, dấu hiệu được pháp luật trong nước hoặc điều ước quốc tế mà mình là thành viên quy định. - Có rất nhiều quy tắc, dấu hiệu làm cơ sở để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án tư pháp đối với một vụ việc cụ thể. Sau đây là những quy tắc, dấu hiệu được áp dụng phổ biến trong thực tiễn tư pháp quốc tế. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu quốc tịch của một bên hay các bên đương sự: - Theo căn cứ này, tòa án một quốc gia sẽ có thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu một hoặc các bên đương sự là công dân nước mình. - Đây là một quy tắc có ý nghĩa rất quan trọng, có tính quyết định trong việc xác định thẩm quyền xét xử của tòa án quốc gia ở các nước xây dựng quy phạm xung đột trên cơ sở hệ thuộc luật quốc tịch. - Là căn cứ phổ biến nhất để xác định thẩm quyền xét xử của một tòa án đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu nơi cư trú của bị đơn: - Theo căn cứ này, tòa án một quốc gia sẽ có thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu bị đơn cư trú tại nước mình. - Đây là một căn cứ cơ bản được áp dụng để xác định thẩm quyền xét xử của tòa án quốc gia được hầu hết các nước thừa nhận. Đặc biệt, đối với các vụ việc phát sinh từ quan hệ thương mại quốc tế, quy tắc này thường được áp dụng. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu sự hiện diện của bị đơn hoặc tài sản của bị đơn: - Theo căn cứ này, tòa án một quốc gia sẽ có thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu bị đơn hoặc tài sản của bị đơn hiện diện tại nước này. - Quy tắc này được sử dụng rộng rãi ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu nơi có vật đang tranh chấp: - Theo căn cứ này, tòa án một quốc gia sẽ có thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vật đang tranh chấp hiện diện tại nước này. - Dấu hiệu này thường được áp dụng triệt để đối với tài sản đang tranh chấp là bất động sản. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu nơi thường trú của nguyên đơn, nơi gây ra tổn thất hoặc nơi thi hành án: 86
  37. - Nếu tồn tại bất kỳ mối quan hệ nào giữa vụ tranh chấp với lãnh thổ của nước có tòa án nhận thụ lý đơn kiện thì thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế đối với vụ tranh chấp có thể được xác định theo dấu hiệu nơi thường trú của nguyên đơn, nơi gây ra tổn thất hoặc nơi thi hành án. 2.3 Quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Việt Nam - Định nghĩa vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (khoản 2 – điều 405 – Bộ luật tố tụng dân sự 2004): - Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án Việt Nam được xác định như sau: khi có các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì tuân theo các quy tắc đã được thống nhất trong điều ước quốc tế đó. Nếu không có điều ước quốc tế thì thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án Việt Nam được xác định theo các quy tắc của pháp luật Việt Nam được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004. - Xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam theo các hiệp định tương trợ tư pháp: + Đối với các tranh chấp liên quan đến việc hạn chế và tuyên bố mất năng lực hành vi: ưu tiên áp dụng quy tắc quốc tịch. Ngoài ra trong một số các hiệp định, quy tắc quốc tịch còn được áp dụng cho cả trường hợp hủy bỏ việc tước, hạn chế năng lực hành vi, tuyên bố môt người mất năng lực hành vi hay phục hồi hoặc thay đổi năng lực hành vi của công dân. + Đối với các tranh chấp liên quan đến việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết: ưu tiên áp dụng quy tắc quốc tịch. Và trong một số trường hợp nhất định một số nước còn thỏa thuận áp dụng quy tắc nơi cư trú của nguyên đơn. + Đối với các tranh chấp liên quan đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng: kết hợp giữa quy tắc nơi thường trú chung/nơi thường trú chung cuối cùng của vợ chồng và quy tắc quốc tịch của đương sự. + Đối với các tranh chấp liên quan đến quan hệ giữa cha mẹ và con: kết hợp giữa quy tắc quốc tịch và quy tắc nơi cư trú của đương sự. + Đối với các tranh chấp liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi: áp dụng quy tắc quốc tịch của người nhận nuôi con nuôi. Nếu những người nhận nuôi khác quốc tịch thì áp dụng quy tắc nơi cư trú chung/nơi cư trú chung cuối cùng của vợ chồng. + Đối với việc ly hôn và tuyên bố hôn nhân vô hiệu: kết hợp quy tắc quốc tịch của đương sự và quy tắc nơi thường trú/nơi thường trú chung cuối cùng của vợ chồng. + Đối với các tranh chấp liên quan đến việc giám hộ và trợ tá: ưu tiên áp dụng quy tắc quốc tịch của người được giám hộ hoặc được trợ tá. Ngoài ra các nước còn thỏa thuận áp dụng quy tắc nơi người được giám hộ hoặc trợ tá cư trú, hoặc nơi có tài sản của người đó. + Đối với các tranh chấp về bồi thường thiệt hại: ưu tiên áp dụng quy tắc nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại. Ngoài ra còn có các quy tắc khác như quốc tịch đối với trường hợp người gây thiệt hại và người bị thiệt hại là công dân của cùng một nước ký kết, nơi thường trú của bị đơn, nơi thường trú của nguyên đơn. 87
  38. + Đối với các tranh chấp về thừa kế: quy tắc quốc tịch của người để lại tài sản (đối với tài sản là động sản) được kết hợp với quy tắc nơi có tài sản thừa kế (đối với tài sản là bất động sản) - Xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004: + Thẩm quyền chung của tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (điều 410 – Bộ luật tố tụng dân sự 2004): + Thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (điều 411 – Bộ luật tố tụng dân sự 2004): 3. CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TOÀN ÁN NƯỚC NGOÀI 3.1 Vấn đề công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài ở các nước - Công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là việc tòa án của một nước thừa nhận sự giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được ghi nhận trong bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là hợp pháp và thừa nhận quyền, nghĩa vụ của các bên phát sinh từ nội dung bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài như bản án, quyết định dân sự của tòa án trong nước. - Về mặt lý luận và thực tiễn, các bản án, quyết định dân sự của tòa án chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia nơi tòa án đã đưa ra các bản án, quyết định đó. Các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước này không thể có hiệu lực pháp luật ở nước ngoài nếu như chúng không được quốc gia kia công nhận và cho phép thi hành. - Do sự phát triển của các quan hệ dân sự trong đời sống quốc tế mà yêu cầu công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trở nên hết sức cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên đương sự và đảm bảo sự ổn định, phát triển của giao lưu dân sự quốc tế. - Việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được căn cứ vào pháp luật của từng quốc gia và điều ước quốc tế mà các quốc gia hữu quan là thành viên. - Vấn đề công nhận và thi hành các quyết định và bản án dân sự của tòa án nước ngoài là hai vấn đề khác nhau, có trường hợp có thể tiến hành độc lập với nhau. Để một bản án, quyết định dân sự có thể thi hành ở nước ngoài thì bản án, quyết định đó bắt buộc phải được công nhận ở nước đó, có nghĩa là phải được coi có giá trị hiệu lực quốc tế. Tuy nhiên, cũng có những bản án, quyết định chỉ phát sinh nhu cầu công nhận tại nước ngoài mà không có nhu cầu bảo đảm thi hành như yêu cầu công nhận quyết định cho ly hôn, công nhận bản án tuyên bố hủy hôn nhân trái pháp luật, - Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia mà tòa án của một nước không thể hoạt động như một cơ quan thanh tra, giám sát hoạt động của tòa án nước ngoài và không thể xét lại nội dung của bản án, quyết định mà tòa án nước ngoài tuyên nhân 88
  39. danh nhà nước họ dưới bất kỳ hình thức nào. Tòa án của một nước chỉ làm nhiệm vụ xác định xem bản án, quyết định của tòa án nước ngoài được tuyên có tuân theo các điều kiện về công nhận và thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài được quy định trong pháp luật nước mình hay trong các điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan hay không. Các điều ước quốc tế - Công ước Lahaye ngày 15/04/1958 về công nhận và thi hành các quyết định về cấp dưỡng trả: + Đa số các nước Châu Âu tham gia. + Quyết định của tòa án nước tham gia công ước này sẽ được công nhận và thi hành tại nước tham gia công ước kia mà không phải xem xét lại thực chất vụ việc, nhưng phải bảo đảm tuân theo quy tắc về thẩm quyền xét xử quốc tế và không vi phạm trật tự công cộng. - Công ước Lahaye ngày 15/04/1958 về thẩm quyền theo hợp đồng đối với các vụ việc về mua bán ngoại thương các động sản: có các quy định về thi hành án dân sự nước ngoài. - Công ước New York ngày 20/06/1956 về trích tiền cấp dưỡng người nước ngoài: không quy định việc công nhân và thi hành án dân sự nước ngoài đối với các vụ kiện về cấp dưỡng nhưng quy định về thể thức giải quyết vụ kiện nhằm đơn giản hóa thủ tục trích gửi tiền cấp dưỡng ra nước ngoài. - Công ước Lahaye ngày 01/03/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự: - Công ước Lahaye ngày 20/04/1966 về công nhận và thi hành các án dân sự và thương mại nước ngoài cùng với Nghị định thư bổ sung: - Công ước của các nước EEC ngày 27/09/1968 về thẩm quyền quốc tế, về công nhận và thi hành án dân sự và thương mại: - Công ước của các nước EEC ngày 16/05/1972 về quyền miễn trừ quốc gia: - Bộ luật Bustamant: 3.2 Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam - Điều 342 – Bộ luật tố tụng dân sự 2004 định nghĩa: bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hành chính của tòa án nước ngoài và bản án, quyết định khác của tòa án nước ngoài mà theo quy định của pháp luật Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự. - Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (điều 343 – Bộ luật tố tụng dân sư 2004): - Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (điều 344 – Bộ luật tố tụng dân sự 2004): 89
  40. - Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (điều 350 đến 363 – Bộ luật tố tụng dân sự 2004): CÂU HỎI ÔN TẬP 1. So sánh tố tụng dân sự quốc tế và tố tụng dân sự thông thường 2. Phân tích khái niệm tố tụng dân sự quốc tế 3. Trình bày các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế. Tại sao nguyên tắc Luật tòa án là nguyên tắc đặc thù? 4. Trình bày quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án Việt Nam 5. Điều kiện, thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định, bản án của tòa án nước ngoài tại Việt Nam 90
  41. CHƯƠNG 10 TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. KHÁI NIỆM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1 Định nghĩa Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng cách giao vụ việc cho người thứ ba là các trọng tài viên để họ xét xử và ra quyết định cuối cùng trong trường hợp các bên không dàn xếp được với nhau bằng con đường thương lượng trực tiếp, đồng thời không muốn đưa vụ tranh chấp ra xét xử tại tòa án thương mại. Trọng tài thương mại được thành lập là để giải quyết các tranh chấp thương mại. Tranh chấp thương mại chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này có hiệu lực Khác với thẩm quyền của tòa án, thẩm quyền của trọng tài chỉ là thẩm quyền vụ việc, nếu được các bên có vụ việc lựa chọn đích danh. Các nguyên tắc phân định thẩm quyền theo lãnh thổ, theo cấp, không được áp dụng trong tố tụng trọng tài. Thẩm quyền của trọng tài không được phân định theo lãnh thổ, vì các bên có tranh chấp có quyền lựa chọn bất kỳ một tổ chức trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho họ, không phụ thuộc vào nơi ở cũng như trụ sở của nguyên đơn hay bị đơn, cũng không phân định theo cấp xét xử vì chỉ có một cấp trọng tài, và càng không phân định theo sự lựa chọn của nguyên đơn vì trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Phương pháp trọng tài được tiến hành theo một thủ tục nhất định và được kết thúc bằng một phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm, ràng buộc các bên và có hiệu lực pháp lý tương tự quyết định của tòa án, trừ khi quyết định đó có những sai sót dẫn đến vô hiệu. - Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của các quan hệ kinh tế - thương mại giữa các quốc gia thì giải quyết tranh chấp bằng chấp bằng trọng tài quốc tế cũng không ngừng phát triển với tư cách là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp có vị trí quan trọng trong đời sống pháp lý quốc tế. - Cho đến nay, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về trọng tài thương mại quốc tế. Tuy nhiên, theo Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế ngày 21/06/1985 của Ủy ban thương mại của Liên hợp quốc (UNCITRAL) thì trọng tài sẽ mang tính chất quốc tế khi: + Vào thời điểm giao kết thỏa thuận trọng tài thì các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Nếu các bên có nhiều trụ sở kinh doanh thì tính đến trụ sở kinh doanh có quan hệ mật thiết nhất đối với thỏa thuận trọng tài, còn nếu các bên không có trụ sở kinh doanh thì căn cứ theo nơi cư trú thường xuyên của các bên. + Một trong những yếu tố sau đây ở ngoài lãnh thổ nơi các bên có trụ sở kinh doanh: * Nơi xét xử trọng tài. 91
  42. * Nơi thực hiện phần chủ yếu của nghĩa vụ trong quan hệ thương mại hoặc nơi có quan hệ mật thiết nhất với nội dung tranh chấp. + Các bên đã thỏa thuận rõ ràng là nội dung chủ yếu của thỏa thuận trọng tài liên quan đến ít nhất là hơn một nước. 1.2 Vai trò của trọng tài thương mại quốc tế Thủ tục tiện lợi, nhanh chóng - Thủ tục tố tụng trọng tài thường đơn giản hơn nhiều so với tố tụng tòa án. Nếu khởi kiện tại tòa án, các bên phải tuân thủ các nguyên tắc tố tụng chặt chẽ, nghiêm ngặt và phức tạp. Trong khi đó, với trọng tài, trong một số trường hợp, thậm chí các bên còn có thể định ra cả nguyên tắc, trình tự, thủ tục trọng tài. - Tố tụng trọng tài chỉ diễn ra ở một cấp: quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm mà không thể bị kháng cáo, kháng nghị tại bất kỳ trọng tài hay tòa án nào khác. Phán quyết của trọng tài thường chính xác, khách quan và có độ tin cậy cao - Các bên được lựa chọn trọng tài viên cho mình, vì thế mà các trọng tài viên thường là những chuyên gia có kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc lĩnh vực chuyên môn liên quan đến tranh chấp. Bên cạnh đó, trọng tài viên phần lớn là những người đã quen biết và có tín nhiệm nhất định với các bên. Họ có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thuộc các lĩnh vực chuyên môn hơn hẳn các thẩm phán ở tòa. Vì vậy thời gian xét xử sẽ ngắn, quyết định của trọng tài sẽ sát thực, hợp lý và có độ tin cậy cao. - Bên cạnh đó, trong tranh chấp thương mại quốc tế, các bên thường ít khi lựa chọn tòa án bởi họ cho rằng các thẩm phán làm việc cứng nhắc, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và vì thế mà ít mang tính khách quan. Khả năng giữ bí mật - Nguyên tắc xét xử của trọng tài là kín, khác với nguyên tắc xét xử công khai của tòa án. Bên cạnh đó, các phán quyết của trọng tài không được công khai nếu không được sự đồng ý của các bên. Vì thế, xét xử bằng trọng tài sẽ giúp các bên vừa giữ được bí mật kinh doanh, lại vừa giữ được uy tín trên thương trường. Chi phí trọng tài - Với thủ tục tố tụng đơn giải nên chi phí trọng tài ít tốn kém hơn so với chi phí kiện tụng trước tòa, nhất là trường hợp tranh chấp được giải quyết qua nhiều cấp tòa án, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của các bên, nhiều luật sự trong mỗi phiên tòa hoặc kéo theo những điều tra phức tạp. 1.3 Các loại trọng tài thương mại quốc tế Trong thực tiễn thương mại quốc tế, có hai hình thức trọng tài chủ yếu: trọng tài theo vụ việc và trọng tài thường trực. Trọng tài theo vụ việc (trọng tài ad-hoc): 92