Giáo trình Tuyên truyền vận động và chuyển đổi hành vi về dân số sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình (Phần 1)

pdf 30 trang hapham 3030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tuyên truyền vận động và chuyển đổi hành vi về dân số sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tuyen_truyen_van_dong_va_chuyen_doi_hanh_vi_ve_da.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tuyên truyền vận động và chuyển đổi hành vi về dân số sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình (Phần 1)

  1. UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ ĐÔNG GIÁO TRÌNH TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG VÀ CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ SỨC KHỎE SINH SẢN KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế Hà Nội - Năm 2011
  2. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DS/SKSS/KHHGĐ Dân số/Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình SKSS Sức khỏe sinh sản CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản CBYT Cán bộ Y tế PTCĐ Phát triển cộng đồng TT- GDSK Truyền thông - Giáo dục sức khỏe GDSK Giáo dục sức khỏe 1
  3. LỜI NÓI ĐẦU Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ là một môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về truyền thông chuyển đổi hành vi như: khái niệm, phương pháp và kỹ năng truyền thông, cách thức tổ chức hoạt động truyền thông ở cơ sở; nội dung lập kế hoạch hoạt động truyền thông; nội dung, phương pháp giám sát, đánh giá hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi ở cơ sở; đồng thời cũng cấp cho người học những phương pháp và kỹ năng về tuyên truyền vận động dân số/SKSS/KHHGĐ ở cơ sở. Căn cứ váo chương trình khung đã dược Bộ Giáo dục phê duyệt. Với mục đích đáp ứng nhu cầu học tập những kiến thức cơ bản về Truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số/SKSS/KHHGĐ của sinh viên hệ chính quy Sơ cấp Dân số y tế; Cuốn sách này bao gồm những nội dung sau: - Đại cương về tâm lý và tâm lý học y học. - Giao tiếp và kỹ năng giao tiếp. - Một số nội cơ bản về truyền thông chuyển đổi hành vi. - Một số nội dung cơ bản về vận động. - Lập kế hoạch vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi. - Theo dõi, giám sát hoạt động, vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi. Giáo trình hoàn thành được sự giúp đỡ rất nhiều của chuyên gia PGS.TS. Phạm Đại Đồng - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đây là lần đầu tiên biên soạn giáo trình, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe là môn học giúp cho người học nắm vững được bản chất tâm lý và mối liên quan giữa tâm lý người bệnh và cán bộ y tế, các bước và điều kiện cần thiết để thay đổi hành vi sức khỏe. Biết cách lập kế hoạch truyền thông và truyền thông, tư vấn sức khỏe. 2
  4. Căn cứ vào chương trình khung đã dược Bộ Giáo dục phê duyệt. Với mục đích đáp ứng nhu cầu học tập những kiến thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe của học sinh hệ trung cấp. Cuốn sách này bao gồm những nội dung sau: - Đại cương về tâm lý và tâm lý y học. - Hành vi và thay đổi hành vi sức khỏe. - Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe. - Tư vấn sức khỏe. - Nội dung truyền thông - giáo dục sức khỏe. - Lập kế hoạch một buổi truyền thông - giáo dục sức khỏe. Trong quá trình biên soạn giáo trình, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. 3
  5. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1 Bài 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC 5 1. Khái niệm: 5 2. Bản chất tâm lý và phương pháp nghiên cứu tâm lý người bệnh 7 3. Một số yếu tố chính tác động đến tâm lý người bệnh 11 4. Biện pháp cơ bản để giao tiếp tốt với người bệnh 13 Bài 2. GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP 16 1. Khái niệm giao tiếp 16 2. Tầm quan trọng của giao tiếp đối với điều dưỡng 16 3. Các yếu tố của giao tiếp 17 4. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản 21 5. Giao tiếp của điều dưỡng trong một số tình huống đặc biệt 22 6. Giao tiếp bằng văn bản 22 Bài 3. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỂ TRUYỀN THÔNG 24 CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI 24 1. Khái niệm về hành vi, hành vi sức khoẻ 24 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ 25 3. Quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ 25 Bài 4. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VẬN ĐỘNG 30 1. Tư vấn là gì? 30 2. Nguyên tắc tư vấn 31 3. Các bước tư vấn 32 Bài 5. LẬP KẾ HOẠCH MỘT BUỔI 36 TRUYỀN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC KHOẺ 36 1. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch truyền thông - GDSK 36 2. Các bước lập kế hoạch TT – GDSK 37 Bài 6. THEO DÕI, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG, VẬN ĐỘNG, 44 TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI. 44 1. Khái niệm truyền thông – giáo dục sức khoẻ 44 2. Các phương pháp truyền thông – giáo dục sức khoẻ 45 3. Soạn thảo nội dung GDSK 50 4. Các kỹ năng giáo dục sức khoẻ 52 4
  6. Bài 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC MỤC TIÊU 1. Thuộc được khái niệm về tâm lý và tâm lý học y học. 2. Trình bày được bản chất tâm lý và phương pháp nghiên cứu tâm lý người bệnh. 3. Mô tả được 4 yếu tố chính tác động đến tâm lý người bệnh. 4. Phân tích được bốn biện pháp cơ bản để giao tiếp tốt với người bệnh. NỘI DUNG 1. Khái niệm: 1.1. Tâm lý là gì? Trong đời sống hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng từ tâm lý để ám chỉ người nào đó trước những hành động của họ tạo ra, song hiểu tâm lý là gì thì không phải ai cũng hiểu đúng. Ví dụ: Hãy phân biệt các hiện tượng sau: Hiện tượng sinh lý Hiện tượng tâm lý Hòn than đen, tờ giấy trắng Hình ảnh hòn than đen, tờ giấy trắng Sinh sản Hình ảnh sinh sản Miệng cười Vui, buồn Anh A rất tâm lý và ngược lại Vậy tâm lý là gì? Theo từ điển tiếng Việt: Tâm lý là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong con người. Theo triết học Mác Lê nin: “Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong não người” Nói một cách khái quát: Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng xuất hiện trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người. Chẳng hạn hiện tượng tâm lý phản ánh vào não hình ảnh hòn than, tờ giấy thông qua hành động sờ, cầm vật đó (cảm giác), qua nhìn (tri giác) vào trong não; đó là hiện tượng phản ánh về thái độ ứng xử, cách nói năng, cử chỉ, hành vi của người đó vào não. 5
  7. 1.2. Tâm lý học là gì? .1.2.1. Khái niệm Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, tức là nghiên cứu quá trình hình thành hay nảy sinh (quá trình tâm lý), sự diễn biến, phát triển của chúng (trạng thái tâm lý) và sự tồn tại của hiện tượng tâm lý đó (thuộc tính tâm lý). 1.2.2. Phân loại hiện tượng tâm lý a. Quá trình tâm lý: - Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và có kết thúc tương đối rõ ràng nhằm biến các tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý. - Các quá trình tâm lý thường diễn ra trong đời sống hàng ngày là: + Quá trình nhận thức: bao gồm các quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. + Quá trình cảm xúc: biểu thị sự vui mừng, tức giận, dễ chịu hay khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ, yêu thương hay căm ghét. + Quá trình ý chí: thể hiện sự ham muốn, tham vọng, đặt mục đích phấn đấu về vấn đề đó hay quá trình đấu tranh tư tưởng. b. Trạng thái tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, thường ít biến động nhưng chi phối một cách căn bản các quá trình tâm lý đi kèm nó. Ví dụ: Sự chú ý, tâm trạng, sự ganh đua, nghi ngờ c. Thuộc tính tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi (hình thành lâu dài và kéo dài rất lâu) có khi suốt cả cuộc đời người, tạo thành nét riêng của người đó (nhân cách), chi phối các quá trình và trạng thái tâm lý của người đó. 1.2.4. Ý nghĩa của nghiên cứu tâm lý học - Góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành và phát triển tâm lý, sử dụng tâm lý trong nhân tố con người có hiệu quả nhất. 6
  8. - Giúp cho các ngành khoa học khác có cơ sở nghiên cứu chuyên ngành về những vấn đề có liên quan đến tâm lý con người. 1.3. Tâm lý y học là gì? 1.3.1. Khái niệm Tâm lý y học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của người bệnh, của CBYT trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Tâm lý y học là khoa học không chỉ nghiên cứu quá trình phát sinh bệnh, quá trình phát triển, tiên lượng và kết quả điều trị bệnh của người bệnh mà còn nghiên cứu tác động của CBYT đối với người bệnh để điều trị hay phòng ngừa bệnh làm thay đổi một cách tích cực hoặc tiêu cực căn bệnh đó. 1.3.2. Nhiệm vụ của tâm lý y học Tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau đây: - Các trạng thái tâm lý của người bệnh và CBYT. - Các yếu tố tâm lý của người bệnh và CBYT ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển bệnh, quá trình đều trị và phòng bệnh. - Mối quan hệ giao tiếp giữa CBYT với người bệnh trong phòng bệnh và chữa bệnh. 2. Bản chất tâm lý và phương pháp nghiên cứu tâm lý người bệnh 2.1. Bản chất tâm lý người 2.1.1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể (tâm lý người mang tính chủ thể) - Thế giới khách quan muôn hình, muôn vẻ, con người cảm nhận được thế giới khách quan thông qua việc phản ánh vật chất khách quan đó (sờ thấy, nhìn thấy, ngôn ngữ, miêu tả ) vào hệ thần kinh, bộ não người để tạo ra trên não hình ảnh tinh thần (tâm lý) chứa đựng vật chất đó. - Tâm lý người mang tính chủ thể: + Cùng một hiện thực khách quan tác động nhưng ở những chủ thể (con người) khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ và sắc thái khác nhau. + Hoặc cũng có khi cùng một hiện thức khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào những hoàn cảnh khác nhau, thời điểm khác nhau, với trạng thái cơ thể, 7
  9. trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy những hình ảnh tâm lý với những mức độ biểu hiện và sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy. Vậy do đâu mà tâm lý người này khác tâm lý người kia về thế giới khách quan? 2.1.2. Tâm lý người mang bản chất xã hội “Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, con người sống và tồn tại không thể thoát khỏi các mối quan hệ giữa người với người, người với thế giới tự nhiên nên tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch sử. Tâm lý người được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và giao tiếp, là kết quả của quá trình lĩnh hội và tiếp thu vốn kinh nghiệm và nền văn hoá xã hội, đồng thời chính tâm lý đó đã tác động trở lại hiện thực khách quan theo chiều hướng hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Từ bản chất trên, chúng ta cần lưu ý trong thực tiễn y học: - Tâm lý có nguồn gốc thế giới khách quan nên khi điều trị, chăm sóc người bệnh cần chú ý đến hoàn cảnh sống hoặc hoạt động của họ. - Tâm lý người mang tính chủ thể nên khi điều trị hoặc chăm sóc người bệnh cần chú ý đến cái riêng trong tâm lý mỗi người. - Tâm lý người có nguồn gốc xã hội nên trong điều trị hoặc chăm sóc người bệnh cần chú ý đến môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội và các mối quan hệ mà họ sống và làm việc. Như vậy, việc hiểu được tâm lý người nói chung, tâm lý người bệnh nói riêng sẽ có tác dụng to lớn đối với nhân viên y tế trong việc thúc đẩy quá trình chẩn đoán, chăm sóc, điều trị và tiên lượng bệnh; khích lệ, động viên người bệnh tin tưởng, yên tâm điều trị và có nghị lực vượt qua khó khăn thách thức nhằm chống lại căn bệnh của mình. 2.2. Bản chất tâm lý người bệnh Bản chất tâm lý người bệnh vừa mang bản chất tâm lý người vừa mang những nét đặc thù riêng. 2.2.1. Tính chủ thể của người bệnh phản ánh thế giới khách quan bị ước chế bởi những tác động của bệnh tật Bệnh tật thường làm cho người bệnh nhận thức về thế giới khách quan bị sai lệch. Họ thường bị căng thẳng khi phải đối đầu với những nỗi đau của bệnh tật và hay suy luận 8
  10. không có căn cứ về bệnh viện hoặc nhân viên y tế nên dễ có những cách nhìn nhận không khách quan về họ. 2.2.2. Tâm lý người bệnh tác động đến các mối quan hệ xã hội, môi trường tự nhiên Bệnh tật thường làm thay đổi tâm lý người bệnh, có khi chỉ làm thay đổi nhẹ về mặt cảm xúc, có khi làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc đến toàn bộ nhân cách người bệnh. Người có bệnh tật thường có tính cách, khí chất thay đổi so với trước: nhút nhát, yếu hèn, trầm tư, phó mặc sự sống của mình hoặc ngược lại dễ có những tính cách, khí chất nóng nảy, dữ tợn, bất cần đời. Để giúp định hướng cho người bệnh, đem lại cho họ tinh thần sảng khoái và tích cực cộng tác với nhân viên y tế trong điều trị, chăm sóc họ, người CBYT cần quan tâm, hiểu rõ bản chất tâm lý người bệnh và có kỹ năng giao tiếp thích hợp. 2.3. Phương pháp nghiên cứu tâm lý người bệnh Các phương pháp cơ bản nghiên cứu tâm lý người bệnh: - Quan sát. - Đàm thoại, nghiên cứu tiền sử bệnh sử cá nhân. - Phân tích sản phẩm. - Trắc nghiệm (test) - Thực nghiệm. - Phương pháp chuyên gia. Một số phương pháp nghiên cứu tâm lý người bệnh được áp dụng đó là: 2.3.1. Phương pháp quan sát Là phương pháp sử dụng loại tri giác có chủ định để xác định những biểu hiện bên ngoài của bệnh lý như: cử chỉ, cách nói năng, cảm xúc, các mối quan hệ Có nhiều hình thức quan sát toàn diện hoặc quan sát bộ phận, có trọng điểm, quan sát trực tiếp, gián tiếp. 9
  11. 2.3.2. Phương pháp đàm thoại, nghiên cứu tiền sử, bệnh sử cá nhân Là phương pháp trao đổi trực tiếp thông qua ngôn ngữ nhằm thu thập những thông tin có liên đến bản thân người bệnh như tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống , hay liên quan đến loại bệnh như tình trạng biến đổi trong cơ thể hiện nay, thời điểm xuất hiện, sự bắt đầu, nguyên nhân và diễn biến của bệnh. Đây là phương pháp rất quan trọng và có ý nghĩa vì thông qua đàm thoại, mối quan hệ giữa nhân viên y tế thêm sâu sắc, họ hiểu người bệnh hơn về tâm lý và bệnh tật của người bệnh từ đó có thể xác định loại bệnh và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho người bệnh. 2.3.3. Phương pháp phân tích sản phẩm Là phương pháp dựa vào kết quả, sản phẩm (vật chất, tinh thần) của hoạt động do người bệnh làm ra hoặc các bệnh phẩm để nghiên cứu chức năng tâm lý, bệnh lý. Các kết quả, sản phẩm, bệnh phẩm của hoạt động phải được xem xét trong mối quan hệ với các điều kiện hoạt động. 2.3.4. Phương pháp thực nghiệm Là quá trình tạo ra những tình huống tác động vào người bệnh một cách chủ động, trong những điều kiện đã được xác định để người bệnh bộc lộ những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của bệnh, qua đó thu thập thông tin định tính hay định lượng một cách khách quan để khẳng định hay phủ định với tiên lượng ban đầu. Đây là phương pháp rất hiệu quả trong chẩn đoán lâm sàng các bệnh thần kinh, tâm thần. 2.3.5. Phương pháp trắc nghiệm (test) Là một phép thử đo lường tâm lý đã được chuẩn hoá về kỹ thuật được quy định về nội dung và quy trình thực hiện nhằm đánh giá hành vi và kết quả hoạt động của một người hoặc một nhóm người. Trong y học, phương pháp trắc nghiệm được áp dụng để xác định phản ứng của người bệnh hay nhóm người bệnh trước căn bệnh, cách điều trị; nó giữ vai trò chủ yếu để giải quyết các nhiệm vụ của chẩn đoán lâm sàng. Trong các phương pháp nghiên cứu tâm lý y học, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, do đó trong quá trình nghiên cứu tâm lý cần lựa chọn và sử dụng hợp 10
  12. lý, phối hợp đồng bộ các phương pháp nhằm bổ trợ cho nhau để đưa lại kết quả nghiên cứu khách quan, khoa học. 3. Một số yếu tố chính tác động đến tâm lý người bệnh Khi bị bệnh, tâm lý người bệnh không thể không bị thay đổi. Sự thay đổi tâm lý người bệnh thường bị tác động tương hỗ bởi nhiều phương diện: - Nhận thức của người bệnh về căn bệnh của mình. - Nhân cách của người bệnh. - Phẩm chất nhân cách của cán bộ y tế. - Môi trường xung quanh. 3.1. Nhận thức của người bệnh về căn bệnh của mình Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đời sống tâm lý của con người (nhận thức, hành động, tình cảm). Nhận thức nói chung, nhận thức bệnh tật nói riêng là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan dưới nhiều mức độ khác nhau: từ cảm giác, tri giác đến tư duy, tư tưởng và kết quả của phản ánh là những sản phẩm khác nhau về hiện tượng khách quan. Bệnh tật có thể làm người bệnh thay đổi nhẹ về mặt cảm xúc của mình như hơi khó chịu, đôi lúc hơi buồn rầu khi họ nhận thức còn đơn giản về căn bệnh của mình, song cũng có thể làm biến đổi mạnh mẽ nhân cách người bệnh như: luôn cáu kỉnh, bực tức, thiếu tự chủ, thậm chí bi quan dẫn đến những hành vi sai lệch (tự tử, trả thù đời) khi họ nhận thức rõ hơn về bản chất căn bệnh của mình. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nhận thức, đời sống tâm lý vốn có của người bệnh mà mỗi người có thái độ, trạng thái tâm lý, hành vi ứng xử khác nhau. Cùng một loại bệnh, có người nhận thức đúng và có bản lĩnh hợp tác với thầy thuốc để điều trị; có người hiểu biết chưa đầy đủ thiếu niềm tin sẽ gây khó khăn cho thầy thuốc trong chẩn đoán và điều trị. 3.2. Nhân cách người bệnh Nhân cách con người nói chung, nhân cách người bệnh nói riêng bao gồm 4 thuộc tính cơ bản: xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất. Hệ thống các thuộc tính này có ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh. - Xu hướng nhân cách của người bệnh: Bao gồm những thuộc tính về quan điểm, niềm tin, khát vọng, khuynh hướng, sự say mê, hứng thú làm cơ sở hình thành động cơ 11
  13. hoạt động của người bệnh. Bởi vì, bệnh tật có thể làm thay đổi cả những quan niệm sống và cách nhìn, đánh giá thế giới xung quanh của người bệnh làm cho việc nhìn nhận, tiên lượng bệnh không khoa học, dẫn đến bệnh tật càng thêm nặng. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải biết gây niềm tin, tạo hứng thú cho người bệnh trong quá trình khám, điều trị, nó sẽ thực sự có lợi cho người bệnh về tinh thần và sức lực. - Tính cách của người bệnh: là hệ thống thái độ của người bệnh đối với môi trường tự nhiên, xã hội và bản thân khi bị bệnh. Khi bị bệnh, người bệnh có thể thay đổi cách nhìn về thế giới khách quan tác động vào họ. - Năng lực hoạt động của người bệnh: bao gồm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, bản năng và kinh nghiệm của người bệnh. Những hoạt động sáng tạo, sự tiếp thu kiến thức mới, sự khéo léo trong công việc, sự đáp ứng hoạt động bản năng của người bệnh bị giảm đi đã tạo nên những khó khăn trong việc phòng, chữa bệnh, làm cho bệnh nặng thêm. Nhân cách người bệnh sẽ tạo nên những phản ứng phủ nhận hoặc quá đề cao bệnh tật. Vì vậy, CBYT cần nắm được đặc điểm về nhân cách của người bệnh để thông cảm và giúp đỡ họ vượt qua bệnh tật. 3.3. Nhân cách của cán bộ y tế Nhân cách của CBYT được xem xét qua 4 thuộc tính cơ bản của nhân cách có liên quan đến tính chất nghề nghiệp. - Xu hướng nghề y: Là một bộ phận quan trọng của xu hướng nhân cách, được thúc đẩy bởi các động cơ nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định của cá nhân trong một hệ thống thống nhất và tương đối ổn định, quy định tính tích cực và sự lựa chọn thái độ của người thầy thuốc trong hoạt động thông qua các mặt: nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lý tưởng. - Tính cách người thầy thuốc: là hệ thống thái độ của họ đối với thế giới xung quanh và bản thân, được thể hiện trong hành vi của họ thông qua hoạt động giải quyết các nhiệm vụ và giao tiếp xã hội; nó có thể bao gồm những nét tính cách: yêu nghề, say mê với công việc, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tính tự chủ, tính khiêm tốn 3.4. Môi trường xung quanh Môi trường xung quanh bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và thường có tác động mạnh mẽ đến tâm lý người bệnh. 12
  14. Môi trường tự nhiên gồm có các yếu tố như: nhiệt độ, màu sắc, âm thanh, mùi vị, thời tiết, khí hậu và các yếu tố địa lý khác thường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi trạng thái tâm lý, khí sắc, sức khoẻ, tình trạng bệnh tật của người bệnh. Môi trường xã hội bao gồm các mối quan hệ đa dạng của người bệnh (với CBYT, gia đình, cơ quan, bạn bè ) hoặc những tác động của phương tiện truyền thông (đài, sách báo ) thường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực đến tâm lý người bệnh. 4. Biện pháp cơ bản để giao tiếp tốt với người bệnh Tiếp xúc với người bệnh là mối quan hệ (giao tiếp) giữa CBYT với người bệnh, đây là một trong nhiều mối quan hệ của người bệnh trong xã hội và nó đóng vai trò rất quan trọng đối với kết quả điều trị, chăm sóc người bệnh. 4.1. Nhận thức được diễn biến tâm lý của người bệnh khi đến khám 4.1.1. Diễn biến tâm lý của người bệnh khi đến khám khá phức tạp - Người bệnh lo lắng về bệnh tật của mình ở mức nào, có ảnh hưởng gì đến tính mạng, có chữa được không ? - Người bệnh lo nghĩ đến người thân, đến tương lai, tiền đồ của mình, có nên cho người thân biết hay không, kinh tế gia đình có đủ để chưa bệnh không, bệnh có ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào, có khả năng tiếp tục làm việc được không? - Người bệnh có suy nghĩ về thầy thuốc, bệnh viện: nên đến bệnh viện nào, mình có gặp được thầy thuốc giỏi hay không, cán bộ điều dưỡng có nhiệt tình chăm sóc mình hay không 4.1.2. Diễn biến tâm lý của người bệnh khi nằm điều trị Phải điều trị trong bệnh viện là điều không mong muốn đối với người bệnh, là thời gian người bệnh tiếp xúc nhiều với CBYT, phải thay đổi môi trường sống và sinh hoạt, do đó cần hiểu biết diễn biến tâm lý của người bệnh khi nằm viện: 4.2. Một số yếu tố cơ bản để gây lòng tin đối với người bệnh - Về cơ sở vật chất bệnh viện: + Phòng khám đa khoa ở các khoa, phòng của bệnh viện cần được xây dựng và bố trí thuận lợi, thoáng mát, khoa học, yên tĩnh, tạo không khí thân mật giữa bệnh nhân và 13
  15. CBYT, tạo cho họ cảm giác thoải mái. Trang thiết bị phục vụ chuyên môn đầy đủ, có chất lượng và hiện đại cũng là một trong những điều kiện để gây lòng tin với người bệnh. - Về đội ngũ CBYT: Có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức và kỹ năng giao tiếp tốt, thái độ niềm nở, thông cảm và chấp nhận với những trạng thái tâm lý tích cực hoặc tiêu cực của người bệnh. Tập thể, cá nhân của bệnh viện, khoa phòng đoàn kết công tác và hỗ trợ nhau. 4.3. Sử dụng liệu pháp tâm lý tác động đến người bệnh Biết cách sử dụng phối hợp các liệu pháp tâm lý, điều trị và các liệu pháp khác để động viên, phát huy những thuộc tính tiềm ẩn bên trong của người bệnh để tăng tính hiệu lực của các biện pháp điều trị. 4.3.1. Liệu pháp điều trị Giải thích về tác dụng của thuốc, hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc để người bệnh yên tâm và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Hướng dẫn người bệnh về chế độ ăn, ngủ, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý sẽ giúp người bệnh mau khỏi bệnh và phục hồi sức khoẻ. 4.3.2. Liệu pháp tâm lý Cần gợi mở, giải thích cho người bệnh trong điều kiện, hoàn cảnh thích hợp để họ hiểu và bộc lộ bệnh sử của mình, giúp thầy thuốc đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp, có hiệu quả. - Tác động đến tâm lý bi quan của người bệnh: tâm lý lo sợ sức khoẻ không trở lại bình thường, sợ chết là khuynh hướng thường gặp ở người bệnh, nên không tiên lượng bệnh trước, không định hướng tình huống xấu có thể sảy ra thì người bệnh thường có hành vi tiêu cực, có khi dẫn đến tự tử. - Tác động tâm lý thông qua người thân của người bệnh. 4.4. Phối hợp các phương thức điều trị, chăm sóc hợp lý, khoa học Kết quả của công việc hát hiện bệnh và chữa bệnh, chăm sóc người bệnh là kết quả của một công trình tập thể, bao gồm nhiều khâu có liên quan chặt chẽ với nhau: từ nhân viên thường trực, điều dưỡng viên, thầy thuốc, người nhà bệnh nhân. Nếu các khâu trong quá trình này được phối hợp một cách nhịp nhàng với tinh thần thái độ và trách nhiệm cao 14
  16. sẽ đem lại kết quả mong muốn cho người bệnh, là cơ sở gây lòng tin đối với người bệnh và nhiều người khác trong xã hội. TỰ LƯỢNG GIÁ Phần I: Trả lời ngắn gon các câu sau bằng cách điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống: 1. Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng xuất hiện . . (A) gắn liền và (B) mọi hành động, hoạt động cảu con người 2. Tâm lý y học là khoa học nghiên cứu các (A) do thế giới khách quan (B) vào não người sinh ra 3. Nhiệm vụ của tâm lý học là: A. Nghiên cứu hoạt động tâm lý. B. Phát hiện các quy luật hình thành và C. Tìm ra các cơ chế diễn biến và thể hiện các hiện tượng tâm lý. 4. Bản chất tâm lý người: A. Tâm lý người mang tính . B. Tâm lý người mang bản chất . 5. Phương pháp nghiên cứu tâm lý người bệnh: A. Phương pháp . B. Phương pháp đàm thoại C. Phương pháp D. Phương pháp E. Phương pháp trắc nghiệm Phần II: Phân biệt đúng/sai cho các câu từ 6 đến 9 bằng cách đánh dấu (9) vào cột Đ cho câu đúng vào cột S cho câu sai: Câu Nội dung Đ S 6 Có 3 biện pháp chính để giao tiếp tốt với người bệnh 7 Tâm lý người bệnh tác động đến các mối quan hệ xã hội và môi trường tự nhiên 8 Phẩm chất cần có của cán bộ y tế là tài và đức 15
  17. 9 Nhân cách người bệnh không ảnh hưởng đến kết quả điều trị Phần III: Tìm câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu: 10. Nhân cách của cán bộ y tế là: A. Xu hướng nghề y, tính chất người thầy thuốc, năng lực, khí chất của người thầy thuốc. B. Xu hướng nghề y, tính cách người thầy thuốc, năng lực, khí chất của người thầy thuốc C. Xu hướng nghề y, tính cách người thầy thuốc, bản năng , khí chất của người thầy thuốc. D. Xu hướng nghề y, tính chất người thầy thuốc, năng lực, bản chất của người thầy thuốc Bài 2. GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP Mục tiêu 1. Trình bày được khái niệm giao tiếp và tầm quan trọng của giao tiếp đối với người sơ cấp y tế. 2. Kể được các yếu tố chính trong giao tiếp. 3. Kể được 5 kỹ năng chính trong giao tiếp của người sơ cấp y tế. Nội dung 1. Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa người với người bằng một hệ thống thông tin chung như lời nói, điệu bộ, cử chỉ, hành vi. Nói một cách khác, giao tiếp là một quy trình có tính tương tác giữa hai hay nhiều người, bằng lời hay không lời và nó là một quy trình của xã hội, nên muốn giao tiếp có hiệu quả, cần phải rèn luyện thông qua các hoạt động xã hội. 2. Tầm quan trọng của giao tiếp đối với sơ cấp y tế Trong đời sống bình thường, việc trao đổi thông tin giữa các cá nhân với nhau là điều không thể thiếu được, vì nó là hoạt động thiết yếu của con người trong xã hội. 16
  18. Trong công tác của sơ cấp y tế, giao tiếp là tối cần thiết để thiết lập mối quan hệ tốt với người bệnh, gia đình của người bệnh, với thầy thuốc và với đồng nghiệp. 2.1. Giao tiếp với người bệnh Giao tiếp của người sơ cấp y tế với người bệnh là sự tương tác có mục đích và có trọng tâm, nhằm vào các nhu cầu của người bệnh; giúp người diễn tả được các cảm xúc hay vấn đề liên quan đến bệnh lý, điều trị hay chăm sóc. Như vậy, giao tiếp là trung tâm của mọi hoạt động chăm sóc; giao tiếp để thực hiện có hiệu quả các bước của quy trình điều dưỡng; ví dụ thu thập thông tin trong giai đoạn nhận định, tiếp xúc với người bệnh tại giường bệnh khi thực hiện kế hoạch chăm sóc. 2.2. Giao tiếp với người thân của người bệnh Gia đình, người thân của người bệnh có vai trò khá tích cực trong quá trình điều trị và chăm sóc họ. Nếu người sơ cấp dân số y tế giao tiếp tốt với đối tượng này thì sẽ có tác động tốt đến người bệnh và kết quả điều trị. Vì vậy, sơ cấp y tế cần phải hiểu hoàn cảnh gia đình người bệnh, mối quan hệ và vai trò của người thân, gia đình với người bệnh. 3. Các yếu tố của giao tiếp 3.1. Thông điệp Thông điệp có thể tồn tại dưới nhiều dạng: lời, hình ảnh, âm thanh, chữ viết. Tương ứng với các dạng thông tin khác nhau thì có các kênh truyền thông thích hợp như: thuyết trình trực tiếp, sách báo, truyền hình, điện thoại, thư tín Tuy nhiên, chất lượng thông điệp ở bất cứ dạng nào cũng phải đảm bảo được các phẩm chất như sau: 3.1.1. Chính xác: Dùng từ đúng ngữ pháp, không mắc lối chính tả, phản ánh đúng nội dung cần truyền đạt nhưng không vi phạm các phạm trù về văn hóa, tín ngưỡng. 3.1.2. Ngắn gọn, xúc tích: thông điệp cần được chọn lọc và diễn đạt ngắn nhất, cơ bản nhất, dễ hiểu nhất. 17
  19. Nhiễu thông tin Do yếu tố môi trường, tâm lý Thông điệp Người truyền Người nhận Phản hồi Sơ đồ mô hình giao tiếp 3.1.3. Rõ ràng: Thông điệp cần được sắp xếp mạch lạc. Có thể minh họa để làm rõ nghĩa, sử dụng cụ hỗ trợ thích hợp của âm thanh, màu sắc, hình ảnh, giọng điệu. 3.1.4. Đơn giản: Ngôn ngữ sử dụng phải quen thuộc với người nghe. Cần tránh sử dụng các cụm từ dài; không sử dụng điệp khúc như theo tôi thì , rằng thì là , có đúng không 3.2. Người truyền tin Trong quá trình giao tiếp có 3 yếu tố quan trọng tác động đến người nghe là điệu bộ cử chỉ, giọng điệu và từ ngữ. 7% Điệu bộ, cử chỉ 55% Giọng điệu Từ ngữ 38% Tỷ lệ tác động đến người nghe của 3 yếu tố trong giao tiếp 18
  20. 3.2.1. Điệu bộ, cử chỉ Điệu bộ, cử chỉ chính là ngôn ngữ không lời trong truyền đạt thông tin. Điệu bộ, cử chỉ có thể tạo ra hứng thú hay gây căng thẳng, buồn chán cho người nghe; đồng thời nó còn thể hiện thái độ của người nói với người nghe. Tôn trọng/ chú ý Không tôn trọng/ không - Nhìn vào mắt chú ý. người nghe. -Nhìn chằm chằm hoặc -Tạo cảm giác gần lơ đễnh. gũi: gật đầu, mỉm - Coi thường, xa cách cười. người nghe. -Sử dụng nét mặt, -Chỉ quan tâm đến ý ánh mắt. kiến của mình. - Không làm việc -Nét mặt bàng quan, riêng trong khi không thay đổi. giao tiếp 3.2.2. Giọng điệu Tiêu chuẩn hàng đầu của giao tiếp có hiệu quả là giọng điệu rõ ràng, mạch lạc và có ngữ điệu được thay đổi theo ngữ cảnh và nội dung nhằm tránh sự buồn chán cho người nghe. Những người có khả năng hùng biện là những người biết khai thác sử dụng giọng điệu khác nhau để gây hứng thú. Giọng điệu đều đều dễ tạo ra cảm giác buốn ngủ, không năng động, không kích thích tính tích cực của người nghe. Ngược lại, giọng nói the thé lại không gây được thiện cảm và làm cho bài trình diễn trở nên khô ứng và không thuyết phục. Âm lượng lời nói cũng trở lên quan trọng vcà nó phải phù hợp với số lượng người nhận thông tin, ngữ cảnh, môi trường truyền tin để đảm bảo cho mọi người đều nghe thấy và cảm nhận được thông điệp. 3.2.3. Từ ngữ Từ ngữ diễn đạt cần chính xác, rõ ràng và phù hợp với trình độ của người nghe. Tùy vào đặc điểm của từng dạng ngôn ngữ (ngôn ngữ viết hay ngôn ngữ nói), nội dung cần truyền đạt (ngôn ngữ phổ thông hay ngôn ngữ khoa học) và tùy theo đặc điểm của đối tượng nhận tin mà người phát tin có những điều chỉnh cho phù hợp. 19
  21. 3.3. Người nhận tin Các đặc điểm của người nhận tin như: Giới, tuổi, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, chủng tộc, trình độ văn hóa, nơi cư trú, nhu cầu, thị hiếu đối với vấn đề giao tiếp có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thu nhận và đánh giá thông tin. Các đặc điểm về môi trường, thời điểm sảy ra giao tiếp và các yếu tố khác như tiếng ồn, tính nhạy cảm của chủ đề giao tiếp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đến chất lượng giao tiếp. Nếu không có sự am hiểu về yếu tố kể trên, có thể dẫn đến truyền tin bị sai lệch hoặc gây ra phản hồi tiêu cực của người nhận tin. Một yêu cầu quan trọng là người nhận tin phải sẵn sàng nhận thông điệp và giải mã được, cảm nhận được để có thể hiểu được chính xác thông điệp được truyền tới. 3.4. Kênh truyền thông Thông điệp được truyền (chuyển tải) bằng một kênh (hay phương tiện) nối người truyền tin với người nhận tin. Ví dụ thông tin bằng lới nói hay chữ viết có thể được chuyển tải qua máy tính, máy fax, điện thoại hay truyền hình 3.5. Phản hồi Quá trình trao đổi thông tin là quá trình tương tác hai chiều. Do vậy, để đảm bảo quá trình giao tiếp một cách có hiệu quả, người nhận tin cần phải phản hồi nhằm giúp người nhận tin xác định được thông tin mà người nhận tin có được có phải là thông tin mà mình muốn truyền đạt hay không, và ngược lại người truyền tin luôn tìm cách thu thập các thông tin phản hồi từ người nhận tin một cách thường xuyên và chính xác, qua đó người truyền tin điều chỉnh thông tin sao cho phù hợp với đối tượng nhận tin. 3.6. Nhiễu thông tin Giao tiếp thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nhiễu từ người nhận tin, người truyền tin hay kênh truyền thông. Ví dụ: - Môi trường ồn ào làm phân tán tư tưởng. - Dùng một ký hiệu sai khi mã hóa hoặc hiểu sai ký hiệu khi mã hóa. - Kênh thông tin bị lỗi kỹ thuật (điện thoại di động). - Yếu tố tâm lý (lơ đãng khi nhận tin, vui, buồn cũng ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp). - Ý kiến thiên lệch làm hiểu sai lệch thông điệp. 20
  22. 4. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản Để giao tiếp có hiệu quả, trước hết phải xác định đối tượng giao tiếp là ai? Trong giao tiếp, hiểu biết về đối tượng đóng một vị trí quan trọng, những kiến thức về đối tượng sẽ giúp người truyền tin xác định được cách thức biểu đạt thông tin tối ưu nhất và tránh được các xung đột trong giao tiếp. Thông thường, người điều dưỡng cần nắm được thông tin cơ bản về người bệnh cũng như gia đình họ như: - Đặc điểm về nhân khẩu học: (tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng kết hôn ). - Mức độ hiểu biết về vấn đề sức khỏe (nhiều hay ít). - Thái độ đối với vấn đề sức khỏe (quan tâm hay không quan tâm). Có thể xác định đối tượng giao tiếp thông qua báo cáo có sẵn, qua quan sát trực tiếp hoặc sử dụng bộ câu hỏi. 4.1. Kỹ năng hỏi chuyện (kỹ năng phỏng vấn) Phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin cần thiết để lập kế hoạch chăm sóc, vì vậy cần phải rèn luyện kỹ năng phỏng vấn. Người ta thường bắt đầu câu hỏi từ câu chuyện mà người bệnh thuật lại. Có 2 loại câu hỏi: - Câu hỏi đóng người bệnh chỉ cần trả lời có hoặc không. - Câu hỏi mở người bệnh thường phải mô tả, diễn giải về điều ta muốn hỏi nên sẽ thường bắt đầu bằng tại sao , làm thế nào để giúp sơ cấp y tế được ý kiến hay nhận thức của người bệnh về chủ đề cần trao đổi một cách đầy đủ. 4.2. Lắng nghe tích cực Lắng nghe tích cực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giao tiếp của người sơ cấp y tế. Vì chỉ có lắng nghe tích cực người sơ cấp y tế mới giải mã, hiểu được những điều bí ẩn chứa phía sau lời nói và phải hiểu cho được những điều mà người bệnh không thể nói ra được. - Để lắng nghe tích cực người cán bộ y tế cần: + Ngồi thoải mái, đối diện với người bệnh. + Giữ một thái độ cởi mở. + Hơi nghiêng về phía người bệnh. + Duy trì tiếp xúc bằng mắt vừa phải với người bệnh. 21
  23. + Hãy thư giãn đề lắng nghe. - Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng nghe của cán bộ y tế: + Cán bộ y tế quan liêu, kẻ cả, hấp tấp, vội vàng, căng thẳng tâm lý, lo lắng. + Ngồi không thoải mái. + Thiếu chú ý lắng nghe, phân tán tư tưởng. 5. Giao tiếp của sơ cấp y tế trong một số tình huống đặc biệt Ngoài việc thực hiện các kỹ thuật trên, người sơ cấp y tế phải biết kỹ thuật giao tiếp trong các tình huống đặc biệt, như người bệnh bị khuyết tật về thính giác, thị giác hay ngôn ngữ. Sau đây là một số lời khuyên: * Với người bệnh bị khuyết tật về thị giác: - Lên tiếng khi đến gần người bệnh. - Không nên nói lúc đứng phía sau người bệnh. - Xưng tên hay chạm nhẹ vào người bệnh để báo cho họ biết sự có mặt của mình. - Yêu cầu mọi người trong phòng tự giới thiệu để giúp người bệnh làm quen và nhận diện được giọng nói. - Giúp người bệnh định hướng được cách bố trí trong phòng bằng cách mô tả phòng và vị trí của các vật dụng trong phòng. - Báo cho người bệnh biết lúc bạn rời phòng. - Sử dụng các trợ cụ (kính lúp, chữ lớn để giúp người bệnh). * Với người bệnh khuyết tật về thính giác - Để người bệnh ngồi trước mặt để người bệnh có thể nhìn rõ bệnh có thể nhìn rõ bạn. - Nói thật chậm đề người bệnh có thể đọc bằng môi. - Luôn luôn hỏi người bệnh quan các trợ cụ, kiểm tra, giúp đỡ họ sử dụng các trợ cụ. 6. Giao tiếp bằng văn bản Sơ cấp y tế giao tiếp bằng văn bản trong báo cáo, viết báo và đặc biệt là trong ghi hồ sơ bệnh án. Ghi hồ sơ bệnh án không những có giá trị về mặt pháp lý mà còn dùng để giao tiếp giữa các đồng nghiệp. Vì vậy, nó đòi hỏi phải chính xác, trung thực, đầy đủ, dễ đọc, ghi ngày tháng và ký tên. Sau đây là một số lời khuyên: - Luôn luôn nhớ ghi ngày, tháng và giờ của các hành động; 22
  24. - Chỉ nên mô tả các hành vi (của người bệnh) quan sát được thay vì nhận định chủ quan của mình; - Dùng từ đã được định nghĩa (thống nhất), và chỉ viết tắt theo thống nhất chung; - Mô tả ngắn gọn, phù hợp. Tóm lại: Giao tiếp là công cụ thiết yếu của người điều dưỡng để chăm sóc và giúp đỡ người khác. Các yếu tố giao tiếp là thông tin, người nhận tin, người truyền tin, kênh truyền thông , phản hồi và nhiều thông tin. Kỹ năng cơ bản của giao tiếp là hỏi và lắng nghe tích cực, những kỹ năng khác là thông cảm, tiếp xúc thích hợp và sử dụng sự im lặng cũng giúp cho giao tiếp càng có hiệu quả hơn. Đặc biệt tạo sự tin tưởng lẫn nhau. TỰ LƯỢNG GIÁ Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống: Câu 1: Giao tiếp là sự trao đổi (A) giữa (B) bằng một hệ thống thông tin nói chung như lời nói, điệu bộ, cử chỉ, hành vi. Câu 2: Liệt kê đủ 4 phẩm chất cơ bản của thông điệp trong quá trình giao tiếp: A. B. . C. Rõ ràng D. Câu 3: Kể tên 5 kỹ năng giao tiếp cơ bản: A. B. C. . D. Tiếp xúc thích hợp E. Sử dụng sự im lặng Câu 4: Trình bày những yêu cầu cần có về điệu bộ, cử chỉ, giọng điệu, từ ngữ của người truyền tin trong quá trình giao tiếp. Câu 5: Làm thế nào để người sơ cấp y tế thực hiện tốt kỹ năng lắng nghe tích cực. Câu 6: Cần phải làm gì khi giao tiếp với người bệnh khuyết tật về thính giác. Câu 7: Cần làm gì khi giao tiếp với người khuyết tật về thị giác. 23
  25. Bài 3. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỂ TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI MỤC TIÊU: 1. Trình bày được khái niệm hành vi, hành vi sức khoẻ và 5 yếu tố cơ bản ảnh hưởng hành vi sức khoẻ. 2. Phân tích được lý do vì sao người dân không thay đổi hành vi sức khoẻ. 3. Mô tả được 5 bước trong quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ. 4. Kể được 5 điều kiện cần thiết để thay đổi hành vi sức khoẻ. NỘI DUNG 1. Khái niệm về hành vi, hành vi sức khoẻ 1.1. Hành vi là gì? Hành vi là cách ứng xử của con người đối với một sự vật, sự kiện, hiện tượng trong một hoàn cảnh, một tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định. Hành vi con người hàm chứa các yếu tố kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị xã hội cụ thể của con người. Các yếu tố này thường đan xen, liên kết chặt chẽ với nhau. Theo Green và Kreuter (Mỹ): Hành vi là bất kỳ phản ứng nào có thể quan sát được của con người. Hành vi đó có mục đích và sảy ra trong một thời gian cụ thể dù là người đó có ý thức được hay không ý thức được hành vi của mình. 1.2. Hành vi sức khoẻ là gì? Là hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, hoặc liên quan đến một vấn đề sức khoẻ nhất định. Hành vi sức khoẻ bao gồm: - Hành vi tăng cường (có lợi) cho sức khoẻ. Ví dụ: tập thể dục buổi sáng đều đặn giúp cho cơ thể khoẻ khoắn, tinh thần minh mẫn. - Hành vi duy trì sức khỏe: Ví dụ: Chế độ ăn uống điều độ có hàm lượng chất béo thấp - Hành vi có hại cho sức khoẻ. Ví dụ: hút thuốc lá, đọc sách trong phòng trong điều kiện ánh sáng không đủ tiêu chuẩn, phụ nữ có thai lao động nặng nhọc. 24
  26. Hành vi ảnh hưởng đến sức khoẻ khá đa dạng. Vậy chìa khoá nào giúp người dân và cộng đồng nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. điểm mấu chốt ở dây chính là trách nhiệm của cá nhân đối với hành vi của bản thân (cả tích cực, cả tiêu cực). 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ Có những yếu tố tác động tích cực làm cho con người trở lên khoẻ mạnh và duy trì được sức khỏe của họ, những cũng có những yếu tố tác động tiêu cực (ảnh hưởng không tốt) tới sức khoẻ gia đình, cá nhân, cộng đồng. - Các yếu tố như vi rút, nấm, giun sán có thể xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc, qua thức ăn, do hít phải, côn trùng hay vật khác đốt, cắn, cào từ đó gây bệnh. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ Hành vi của con người hình thành trong mối quan hệ giữa con người và xã hội. Khi có sự thay đổi của các yếu tố xã hội sẽ dẫn đến sự thay đổi các hành vi sức khoẻ của từng cá nhân. Nó đề cập đến 5 cấp độ ảnh hưởng có thể quyết định các hành vi sức khoẻ, mỗi cấp độ là một đối tượng cho can thiệp của chương trình nâng cao sức khoẻ. 2.2.1. Yếu tố cá nhân Yếu tố cá nhân bao gồm kiến thức, thái độ và kỹ năng của từng cá nhân có liên quan đến sức khoẻ. 2.2.2. Các mối quan hệ cá nhân Các mối quan hệ cá nhân bao gồm gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Chúng có ảnh hưởng rất lớn đến các hành vi sức khoẻ. Gia đình là nơi bắt nguồn của rất nhiều hành vi sức khoẻ, đặc biệt là thói quen học được khi còn là một đứa trẻ. Trong lứa tuổi vị thành niên, ảnh hưởng của bạn bè, đồng đẳng thường trở nên quan trọng hơn. Các mối quan hệ xã hội có thể là hỗ trợ cho các hành vi có lợi cho sức khoẻ nhưng cũng có thể tác động làm phát triển các hành vi có hại cho sức khoẻ. 3. Quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ Đối với những hành vi có lợi cho sức khoẻ cần khuyến khích người dân duy trì, thực hiện, với hành vi không có lợi cho sức khoẻ (có hại) cần tác động để người dân thay đổi. 25
  27. Việc thay đổi hành vi sức khoẻ không giống nhau ở những cá nhân khác nhau. Có những người luôn sẵn sàng thay đổi hành vi của mình khi họ cảm nhận sự không phù hợp trong cách làm của mình, trong khi đó có những người không muốn hoặc không có khả năng thay đổi hành vi của mình hoặc thay đổi một cách chậm chạp. Sự thay đổi hành vi thường sảy ra theo 2 hướng: - Thay đổi tự nhiên: Hành vi thay đổi theo những sự kiện tự nhiên như khi chúng ta thay đổi cách ứng xử của mình theo cộng đồng xung quanh mà không có suy nghĩ nhiều về điều đó. - Thay đổi có kế hoạch: Chủ động vạch ra kế hoạch thay đổi hành vi của mình như kế hoạch giảm dần số lượng hút thuốc hàng ngày rồi tiến tới bỏ hẳn. 3.1. Quá trình thay đổi hành vi Để giúp người dân thay đổi hành vi sức khoẻ, người truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT-GDSK) cần thực hiện một số hoạt động sau đây: - Xác định xem hành vi của đối tượng giáo dục có lợi hay có hại với sức khoẻ của họ. - Xác định các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới hành vi sức khoẻ của đối tượng . - Phát hiện những yếu tố cản trở quá trình thay đổi hành vi và sức khoẻ của đối tượng. - Lựa chọn các can thiệp thích hợp, hiệu quả. Quá trình thay đổi hành vi thường sảy ra theo 5 bước: Bước 1: Chưa quan tâm đến sự thay đổi hành vi (từ chưa hiểu biết đến hiểu biết nhưng chưa chấp nhận) Trong giai đoạn này đối tượng chưa có hiểu biết về vấn đề sức khoẻ của họ hoặc chưa nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn của hành vi sức khoẻ hiện có. Biện pháp tốt nhất lúc này là cung cấp các thông tin về nguy cơ của bệnh tật và thực hành lối sống cá nhân. Thông tin có thể giúp đối tượng tiến tới giai đoạn tiếp theo. Chúng ta có thể đưa ra thông tin để họ nhận thấy mặt có lợi nếu thay đổi hành vi. Đây là giai đoạn khó khăn nhất cho các nhà TT-GDSK để thuyết phục đối tượng hướng đến thay đổi hành vi. Bước 2: Đã có quan tâm đến thay đổi hành vi (từ chưa chấp nhận đến chấp nhận). Thông thường ở giai đoạn này đối tượng đã quan tâm và hiểu phần nào đến vấn đề sức 26
  28. khoẻ của mình. Họ đã xem xét đến những việc thay đổi hành vi nhưng còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm hoặc có thể gặp phải một số khó khăn làm cản trở dự định thay đổi của họ. Để giúp đối tượng thay đổi hành vi cần tiếp tục đưa ra thông tin về nguy cơ của bệnh tật với hành vi cá nhân và giúp họ nhận thấy được lợi ích của việc thay đổi. Giai đoạn này đối tượng cần có sự hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất, đặc biệt sự trợ giúp của các tổ chức đoàn thể, bạn bè để tạo môi trường thuận lợi giúp họ thay đổi hành vi. Bước 3: Chuẩn bị thay đổi hành vi (từ chưa có ý định đến có ý định thực hiện). Đối tượng đã nhận thấy sự bất lợi khi duy trì hành vi cũ, đã nhận thấy lợi ích của hành vi mới. Họ đã quyết tâm và kế hoạch để thay đổi hành vi. Giai đoạn này đối tượng cần sự giúp đỡ về kiến thức, kỹ năng và điều kiện cần thiết từ gia đình, bạn bè, xã hội. Giúp đối tượng lập kế hoạch cụ thể cho tiến trình thay đổi, hướng dẫn cho đối tượng những việc cần chuẩn bị để vượt qua một số khó khăn tạm thời có thể sảy ra trong những ngày đầu thay đổi thói quen. Bước 4: Hành động (thực hiện hành vi mới). Đối tượng sẵn sàng thực hiện việc thay đổi và thay đổi theo kế hoạch của họ, đồng thời đánh giá những lợi ích mà họ nhận được trong việc thực hiện hành vi mới. Họ rất cần sự quan tâm trợ giúp của bạn bè, gia đình, cộng đồng để khuyến khích đối tượng thực hiện hành động thay đổi hành vi sức khoẻ. (5) Duy trì hành vi mới Chiều hướng thay đổi hành vi (5) Duy trì hành vi mới (4) Hành động (3) Chuẩn bị thay đổi (2) Đã quan tâm đến sự thay đổi (1) Chưa quan tâm đến sự thay đổi Hình 2.2. Sơ đồ các bước thay đổi hành vi 27
  29. 3.2. Các điều kiện cần thiết để thay đổi hành vi Hành vi cá nhân bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, vì vậy để làm thay đổi hành vi cần xem xét các vấn đề một cách toàn diện hơn về mặt tác động tâm lý xã hội và môi trường, cần phải có những điều kiện cần thiết để thực hiện hành vi. 3.2.1. Việc thay đổi hành vi phải do đối tượng tự nguyện Trước hết đối tượng phải có động cơ muốn thay đổi hành vi. Nếu chúng ta ép buộc đối tượng thay đổi hành vi khi họ chưa nhận thấy lợi ích của việc thay đổi và nguy cơ hành vi sức khoẻ của họ thì việc thay đổi chỉ là đối phó, tạm thời, vì vậy để giúp đối tượng thay đổi hành vi cần đưa ra các thông điệp hết sức rõ ràng để đối tượng nhận thấy nguy cơ không khoẻ mạnh của mình và tự nguyện hướng tới thay đổi hành vi. 3.2.2. Hành vi phải nổi bật, điển hình, gây hậu quả nhiều tới sức khoẻ Hầu hết các hành vi liên quan đến sức khoẻ được hình thành trong cuộc sống như một thói quen mà cá nhân ít suy nghĩ hoặc ít để ý đến nó; ví dụ như hành vi hút thuốc lá được xem như thói quen của con người. Để thay đổi hành vi, người làm TT-GDSK cần xác định hành vi này ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào, ở mức độ nào để có các thông điệp đủ mạnh thuyết phục đối tượng thay đổi hành vi 3.2.3. Các hành vi thay đổi phải được duy trì qua thời gian Các hành vi mới phải trở thành thường xuyên, được duy trì hàng ngày trong cuộc sống, vì vậy người làm TT-GDSK cần gợi ý những hành động đơn giản để đối tượng có thể thực hiện được. 3.2.4. Việc thay đổi hành vi không quá khó cho đối tượng (không phải là một thách thức đối với đối tượng) Việc thay đổi hành vi không vượt quá sức và khả năng của mình, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc thường lệ của đối tượng, cuộc sống của đối tượng không gặp nhiều khó khăn khi họ thay đổi hành vi. Tuy nhiên đôi khi cũng nên để đối tượng xác định cách ứng phó để thay đổi hành vi cũ theo cách thích hợp của họ nhằm có được hành vi mới. Tóm lại: GDSK giúp cho mọi người hiểu rõ hành vi của mình và biết được hành vi đó ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của họ. GDSK động viên mọi người tự lựa chọn cho mình những hoạt động để nâng cao sức khoẻ và một cuộc sống lành mạnh, nhưng không ép buộc mọi người phải thay đổi. 28
  30. TỰ LƯỢNG GIÁ: Phần I: Trả lời ngắn gọn các câu từ 1 đến 4 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống: Câu 1: Hành vi là cách . . . . . (A) . . . .đối với một sự vật, một sự kiện, hiện tượng trong một hoàn cảnh, một tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng . . . . (B) . . . . .nhất định Câu 2: Hành vi sức khỏe là hành vi của con người có liên quan đến việc (A) , bảo vệ, và (B) sức khỏe hoặc có liên quan đến vấn đề sức khỏe nhất định. Câu 3: Liệt kê đủ 4 nhóm yếu tố quyết định sức khỏe: A. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . quyết định tố chất cá nhân B. Yếu tố môi trường C. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . D. Các yếu tố . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 4: Liệt kê đủ 5 bước thay đổi hành vi : A. Bước 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . B. Bước 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . C. Bước 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . D. Bước 4: Hành động (thực hiện hành vi) E. Bước 5 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phần II: Phân biệt đúng/sai cho các câu từ 5 đến 10 bằng cách đánh dấu (9) vào cột Đ cho câu đúng vào cột S cho câu sai: Câu Nội dung Đ S 5 Việc thay đổi hành vi phải do đối tượng tự nguyện 6 Các giai đoạn trong quá trình thay đổi hành vi lúc nào cũng đi qua trình tự 5 bước 7 Các hành vi thay đổi phải được duy trì qua thời gian 8 Việc thay đổi hành vi khi hành vi đó phải điển hình 29