Giáo trình Tuyên truyền vận động và chuyển đổi hành vi về dân số sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tuyên truyền vận động và chuyển đổi hành vi về dân số sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_tuyen_truyen_van_dong_va_chuyen_doi_hanh_vi_ve_da.pdf
Nội dung text: Giáo trình Tuyên truyền vận động và chuyển đổi hành vi về dân số sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình (Phần 2)
- gây hậu quả nhiều đến sức khỏe 9 Yếu tố pháp luật, chính sách xã hội là quan trọng trong việc thay đổi của hành vi cá nhân 10 Có 4 loại hành vi sức khỏe Câu hỏi thảo luận Nêu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe: Xác định một vấn đề sức khỏe, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe này, tập trung phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe trong vấn đề sức khỏe đã xác định. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe dựa trên một số vấn đề về hành vi sức khỏe như: đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy; hút thuốc lá; sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục; tập thể dục hàng ngày Bài 4. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VẬN ĐỘNG MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm về tư vấn và 3 mục đích của tư vấn trong nâng cao, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân 2. Trình bày được 6 nguyên tắc trong tư vấn sức khoẻ. 3. Mô tả được 5 bước của tư vấn. 4. Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng để thực hiện tư vấn sức khoẻ. NỘI DUNG 1. Tư vấn là gì? 1.1. Khái niệm tư vấn Tư vấn là một hoạt động mang tính trao đổi thông tin giữa người có nhu cầu tư vấn và người tư vấn, nhằm giúp cho người có nhu cầu tư vấn hiểu biết hơn về các vấn đề 30
- sức khoẻ của họ, tự tin hơn khi quyết định thay đổi hành vi sức khoẻ. Tư vấn cũng là một tiến trình giúp cho người có nhu cầu tư vấn nâng cao nhận thức về sức khoẻ, tự tin vào bản thân, làm tiền đề cho việc tự giải quyết vấn đề sức khoẻ của chính mình. 1.2. Mục đích tư vấn - Hỗ trợ về mặt tâm lý, kiến thức về sức khoẻ giúp cá nhân thay đổi hành vi. - Hỗ trợ cho đối tượng giảm bớt sự mặc cảm về bệnh tật, về vấn đề trong cuộc sống, giúp họ ổn định tinh thần, xây dựng nội lực để họ vượt qua mọi khủng hoảng. - Ngăn chặn tác hại và phòng tránh những điều không có lợi cho sức khoẻ. Người tư vấn sẽ giúp những người có nhu cầu tư vấn đưa ra được những biện pháp, hướng đi đúng nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề ảnh hưởng tới sức khoẻ, đối phó được với sốc tâm lý. 2. Nguyên tắc tư vấn 2.1. Chọn thời điểm và địa điểm thích hợp Tư vấn có thể thực hiện bất kỳ ở đâu, bất lỳ thời gian nào phù hợp với đối tượng và công việc của người tư vấn. Nhưng tại mỗi cơ sở, nên bố trí phòng riêng cho công tác tư vấn, hoặc một nơi nào đó đảm bảo được tính riêng tư, sự thoải mái và bảo mật. Các địa điểm tư vấn sức khoẻ thường được đặt tại trung tâm y tế dự phòng, phòng khám đa khoa các bệnh viện, các trung tâm y tế huyện và trung tâm BVSKBMTE /KHHGĐ. 2.2. Xác định rõ nhu cầu tư vấn Để giúp đối tượng lựa chọn được các giải pháp đúng cho vấn đề sức khoẻ của họ thì người tư vấn cần phải xác định được nhu cầu cần tư vấn của đối tượng, vì vậy người tư vấn phải có kiến thức, kỹ năng giao tiếp, sự nhạy cảm để đánh giá đúng nhu cầu của đối tượng. 2.3. Cung cấp đủ thông tin cần thiết để giúp đối tượng hiểu rõ vấn đề của họ. Ngoài giải thích để đối tượng hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của họ thì cũng cần cung cấp thêm một số tranh, ảnh, tờ rơi có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của đối tượng. 31
- 2.4. Thảo luận các biện pháp giải quyết vấn đề sức khoẻ thích hợp với các đối tượng cần tư vấn Thảo luận với đối tượng để chọn các biện pháp giải quyết hữu hiệu nhất cho bản thân họ - cần thông tin tới đối tượng về tất cả các cơ sở sẵn có, để họ tự tìm đến sự hỗ trợ cần thiết khi có khó khăn về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cố gắng đưa ra ít nhất hai giải pháp, từ đó khuyến khích đối tượng suy nghĩ về hoàn cảnh bản thân để đưa ra giải pháp thích hợp. 2.5. Giữ bí mật và tôn trọng điều riêng tư của đối tượng Người tư vấn cần phải biết chấp nhận tất cả các điều kiện mà đối tượng yêu cầu trong phạm vi liên quan đến vấn đề sức khoẻ. Mặt khác, người tư vấn phải hiểu được trình độ, khả năng nhận thức của họ, phải thông cảm, tạo niềm tin cho họ, để họ tin tưởng vào người tư vấn trong mọi lĩnh vực. 3. Các bước tư vấn 3.1. Tạo mối quan hệ tốt với đối tượng - Chào hỏi thân mật - Quan tâm ân cần đến đối tượng: hoàn cảnh gia đình, bản thân, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. - Sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt để tạo mối quan hệ thân thiết với đối tượng, để đối tượng thấy yên tâm, tin tưởng vào cán bộ tư vấn. 3.2. Xác định nhu cầu của người tư vấn Chuẩn bị các câu hỏi để hỏi. Thường dùng câu hỏi mở để đối tượng có nhiều cách trả lời, khích lệ để họ nói ra những vấn đề sức khoẻ mà họ đang gặp. 3.3. Giúp đối tượng xác định các lựa chọn Phân tích các vấn đề vừa được xác định, rồi đưa ra 2 đến 3 giải pháp. Cán bộ tư vấn có thể giúp đối tượng xác định rõ ràng các mục đích trong tương lai bằng một số câu hỏi sau: - Bạn cảm thấy như thế nào nếu ? - Nếu những điều này là đúng, bạn muốn chúng như thế nào, nó có thể khác với trước như thế nào? - Trong các trường hợp đã gặp trước đây, bạn đã bao giờ cảm thấy như vậy chưa? 32
- 3.4. Giúp đối tượng chọn và thực hiện các giải pháp thích hợp nhất Người tư vấn giúp đối tượng chọn một giải pháp thích hợp nhất, phù hợp với hoàn cảnh riêng của đối tượng, điều quan trọng của sự lựa chọn này là do đối tượng chọn và quyết định. Người tư vấn chỉ có vai trò giúp đối tượng lựa chọn một giải pháp thích hợp nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh của đối tượng. Cán bộ tư vấn cần giúp đối tượng: - Cân nhắc mặt lợi và mặt hạn chế của từng giải pháp. - Xem xét những thay đổi (kết quả) chắc chắn sẽ sảy ra của mỗi giải pháp. - Quyết định giải pháp tốt nhất. Giải pháp tốt nhất có thể là phù hợp với khả năng của đối tượng, có tính khả thi và sẽ đem lại một sự cải thiện sức khoẻ nào đó cho đối tượng hoặc người nhà đối tượng. TÌNH HUỐNG TƯ VẤN TÌNH HUỐNG 1: Một bà mẹ (BM) khoảng 60 tuổi đến trung tâm y tế để đề nghị được gặp cán bộ y tế (CBYT). Bà buồn bã trò chuyện và muốn nghe y kiến của CBYT. Nội dung câu chuyện như sau: Kịch bản 1: - BM: Chào chị, tên tôi là Minh đã về hưu ở tổ 4 phường ta. Hôm nay tôi đến đây mong được các chị giúp đỡ cho một việc (ngập ngừng). - CBYT: (nói to) Vâng, có gì đâu, mời bác cứ ngồi (Mắt không nhìn bà mẹ, không tươi cười). - BM: Thế này chị ạ (nói nhỏ dần) con gái đầu của tôi nó bị nhiễm HIV từ chồng nó, mà nó rất muốn có con, tôi thì không muốn thế, mà chẳng biết khuyên nó thế nào, chị có thể (ngập ngừng). - CBYT: (nói to liền một mạch) Ô thế à! Bác cứ khuyên chị ấy là không nên có thai làm gì, khổ con cô ấy, khổ cả bác nữa, đã thế mà còn muốn đẻ, không biết cô ấy nghĩ như thế nào? - BM: Nó còn trẻ, không biết gì đâu, chị cứ nói để tôi về khuyên nó. 33
- - CBYT: Bác ơi! Bác cứ nói với cô ấy là nếu đẻ cô ấy không nuôi được đứa trẻ ấy, sức khoẻ cô ấy yếu đi nhiều đấy. Bác cứ nói thế là cô ấy sợ ngay ấy mà. Thôi cháu bận phải đi họp, cứ thế bác nhé. - BM: (do dự) Vâng. Tôi cám ơn chị, tôi về khuyên nó. Chào chị nhé. Câu hỏi thảo luận: 1. Theo bạn thái độ giao tiếp của 2 nhân vật thế nào? 2. Nội dung tư vấn đã rõ ràng chưa, đạt yêu cầu chưa? Đối tượng nhe đã hiểu nội dung một cách cụ thể chưa? Kịch bản 2: - BM: Chào chị, tên tôi là Minh đã về hưu ở tổ 4 phường ta. Hôm nay tôi đến đây mong được các chị giúp đỡ cho một việc (ngập ngừng). - CBYT: (tươi cười) Chào bác ạ. Mời bác ngồi uống nước đã, có gì nói từ từ cũng được. - BM: Thế này chị ạ. (uống một ngụm nước nhỏ, nói nhỏ dần) Con gái đầu của tôi bị nhiễm HIV từ chồng nó nhưng nó rất muốn có con, tôi thì không muốn thế, mà chẳng biết khuyên nó thế nào, chị có thể nói rõ cho tôi biết (ngập ngừng). - CBYT: Vâng, cháu hiểu rồi ạ. Chắc là cô ấy còn trẻ, cháu rất thông cảm và thương cô ấy (nói nhỏ nhẹ và đủ nghe). Người phụ nữ nào mà chẳng muốn có con, đó là hạnh phúc, là tình yêu của mình mà. - BM: Vâng. Tôi cũng nghĩ thế, nhưng mà - CBYT: Bác ơi, bác nghe cháu nói nhé, tổ chức phòng chống AIDS thường khuyên những phụ nữ lỡ nhiễm HIV thì không nên có thai vì (nói rõ ràng): + Khi mang thai sức khoẻ người mẹ bị giảm sút nhanh hơn, đồng thời người mẹ sẽ mất máu sau khi sinh đẻ và sẽ rất dễ mắc thêm nhiều bệnh khác. + Trẻ sinh ra dễ bị dị dạng, suy dinh dưỡng hoặc thai chết lưu. + Và đứa trẻ dễ bị nhiễm HIV trong lúc tính mạng của bố mẹ nó cũng đang bị đe doạ. - BM: À tôi vỡ lẽ ra nhiều rồi đấy. Thế mà tôi không biết nói thế nào cho con tôi hiểu cả. Nó đúng là con trẻ nên có biết gì đâu. A chị ơi, tôi xin phép được hỏi thêm nhé. Nếu tôi 34
- về khuyên mà nó nhất quyết không chịu, vẫn muốn có con thì phaỉ làm thế nào hả chị. - CBYT: Vâng, nếu cô ấy muốn sinh con thì bác khuyên cô ấy thế này (nói rõ ràng, chậm): + Cần đến đăng ký khám thai đều đặn tại cơ sở y tế- Sẽ được tư vấn tại đấy. + Uống những loại thuốc chống lại sự phát triển của HIV do bệnh viện cung cấp. + Đến đẻ tại bệnh viện. + Phải được hướng dẫn về việc nuôi dưỡng trẻ. BM: Cám ơn chị nhiều quá. Thế là tôi hết băn khoăn rồi - Có điều gì tôi sẽ hỏi chị thêm nhé. CBYT: Vâng, mời bác cứ đến đây vào những ngày thường trực bác nhé. BM: Chào chị. Cảm ơn chị nhé. CBYT: Chào bác. Có gì đâu. Bác về nhé. Câu hỏi thảo luận: 1. Sử dụng bảng kiểm để đánh giá kỹ năng của cán bộ tư vấn. 2. Cán bộ tư vấn cần phải làm điều chỉnh gì để cuộc tư vấn được tốt hơn. 3. Nếu bạn là cán bộ tư vấn thì trong trường hợp này bạn sẽ thực hiện như thế nào? Câu hỏi thảo luận (cho 2 lần đóng vai): 1. Hãy phát biểu ý kiến của em qua bảng xét bảng kiểm đóng vai? 2. Thái độ giao tiếp của 2 nhân vật qua 2 lần đóng vai như thế nào? 3. Nếu bạn tư vấn, bạn sẽ thực hiện như thế nào? Bảng kiểm kỹ năng tư vấn TT Kỹ năng Có Không 1 Chào hỏi, tiếp cận đối tượng 2 Sử dụng câu hỏi mở để phát hiện vấn đề của đối tượng 3 Lắng nghe 4 Giải thích 5 Sử dụng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ 6 Đưa ra các giải pháp khác nhau 7 Giúp đối tượng lựa chọn giải pháp 8 Giúp đối tượng lập kế hoạch hành động 9 Hẹn gặp lần sau 35
- TỰ LƯỢNG GIÁ Câu 1: Trình bày khái niệm tư vấn? Cho ví dụ minh hoạ? Câu 2: Kể 3 mục đích của tư vấn là: A. B. C. Câu 3: Kể đủ 6 nguyên tắc trong tư vấn: A. Chọn thời điểm và địa điểm thích hợp. B. C. Cung cấp đủ thông tin cần thiết D. E. F. Không phán xét đối tượng tư vấn Câu 4: Hãy trình bày mục đích và cách thực hiện của từng nguyên tắc trong tư vấn. Bài 5. LẬP KẾ HOẠCH MỘT BUỔI TRUYỀN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC KHOẺ MỤC TIÊU: 1. Trình bày được tầm quan trọng và các bước lập kế hoạch GDSK 2. Lập được một kế hoạch GDSK ngắn hạn phục vụ cho một vấn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng. NỘI DUNG 1. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch truyền thông - GDSK Lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý nói chung và giáo dục sức khoẻ nói riêng. Kết quả hoạt động của các chương trình GDSK đạt được cao hay thấp, phụ thuộc chủ yếu vào kế hoạch lập ra có chi tiết, cụ thể và có xác thực hay không. Kế hoach lập chi tiết, cụ thể và sát thực tế sẽ có những thuận lợi sau: - Các hoạt động luôn hướng vào mục tiêu đã đề ra. 36
- - Sử dụng tối đa và có hiệu quả các nguồn lực sẵn có tại cộng đồng. - Dự đoán và khắc phục có hiệu quả những khó khăn có thể gặp trong quá trình thực hiện. - Huy động được sự tham gia tích cực và có hiệu quả cuả cộng đồng. - Giúp chương trình đạt được kết quả cao nhất so với mục tiêu ban đầu đã đề ra. Lập kế hoạch giáo dục sức khoẻ cần - Lồng ghép chương trình GDSK vào chương trình y tế - xã hội của địa phương. - Thống nhất với địa phương, cùng bàn bạc với chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội và các thành viên trong cộng đồng để xây dựng kế hoạch GDSK. Thuyết phục được các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thực hiện, tranh thủ được sự giúp đỡ, đồng tình, hưởng ứng của mọi người, động viên được quần chúng tích cực tham gia các hoạt động ngay từ đầu và duy trì phong trào được lâu bền, chuyển từ vai trò thụ động sang chủ động. Tránh áp đặt một kế hoạch sẵn có. 2. Các bước lập kế hoạch TT – GDSK 2.1. Xác định mục tiêu TT- GDSK Mục tiêu là gì? Mục tiêu là điều chúng ta phấn đấu đạt được thông qua những hoạt động với nguồn nhân, tài, vật lực sẵn có trong khoảng thời gian nhất định, do chúng ta đặt ra. Tiêu chuẩn của viết mục tiêu cần đảm bảo: - Cụ thể. - Đo lượng được. - Phù hợp. - Thiết thực. - Có giới hạn về thời gian. Mục tiêu GDSK chính là sự thay đổi hành vi có lợi cho sức khoẻ của đối tượng sau khi giáo dục, mà trước đó họ chưa có hoặc có những hành vi có hại cho sức khoẻ. 37
- Xác định mục tiêu TT_GDSK (1) Giám sát Đánh giá LựLaự ach chọọn hohoạtạ t đánh giá kết quả (5) độđộngng ư ưuu tiên (2) (2) LựTria chểọnn khai,hoạt độthngự ưcu hi tiênện (2) các Huy động các hoạt động (4) nguồn lực Các bước lập kế hoạch TT - GDSK Một mục tiêu GDSK cụ thể phải bao gồm những yếu tố sau: 2.1.1. Một hành động (một việc làm) cụ thể mà đối tượng giáo dục phải làm được để thay đổi được hành vi sức khoẻ của họ. 2.1.2. Mức độ hoàn thành của hành động đó, thể hiện hành sức khoẻ của đối tượng giáo dục mà ta mong muốn, để cps thể quan sát và đánh giá được. 2.1.3. Nêu rõ đối tượng đích là những người được hưởng thụ các kết quả của hành động đó. 2.1.4. Nêu các điều kiện cụ thể và thời gian để hoàn thành được hành động đó. Ví dụ: Về một mục tiêu GDSK được viết như sau: Sau khi tham gia buổi TT – GDSK cho bà mẹ đang nuôi con nhỏ: - 80% bà mẹ đang nuôi con nhỏ tự pha được Orezol và các dung dịch thay thế OREZOL ngay tại nhà. - 70% bà mẹ đang nuôi con dưới 3 tuổi trong một xã nhận biết được các phản ứng có thể sảy ra sau khi tiêm chủng mỗi loại vacxin. Với 2 ví dụ trên cần phải phân tích được: - Từng yếu tố cấu thành của một mục tiêu: hành động, mức độ hoàn thành, đối tượng đích và các điều kiện thực hiện. 38
- - Mục tiêu nào nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ hay hành động là chủ yếu hay là cả 3 mặt đó. - Những mục tiêu GDSk đó có thích hợp hay không? Mục tiêu GDSK thích hợp là mục tiêu đáp ứng đúng: - Một nhu cầu hay một vấn đề GDSK bức thiết nhất phải giải quyết. - Những đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng giáo dục. - Những điều kiện hoàn cảnh thực tế của địa phương. Như vậy kế hoạch lập xong phải giải đáp được các câu hỏi sau: 1. Tại sao phải giáo dục vấn đề đó? 2. Giáo dục cho ai? 3. Nội dung giáo dục là gì? 4. Giáo dục bằng những hình thức nào? 5. Dùng những phương tiện gì? Tài liệu nào? 2.2. Lựa chọn các hoạt động ưu tiên Cần viết tất cả các hoạt động dự kiến cần thiết để có thể thực hiện được theo đúng kế hoạch đã vạch ra, các phương hướng và các cách thực hiện kế hoạch đó, nhằm đạt được các mục tiêu GDSK đã định. Những hoạt động này gồm: 2.2.1. Phân nhóm đối tượng giáo dục: Những đặc điểm của đối tượng cần được phân tích như: - Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tô ngiáo. - Những thói quen, tập quán, tín ngưỡng. - Thu nhập, hoạt động kinh tế. - Sở thích, các loại phương tiện truyền thông nào? - Nơi ở: tập trung thành từng cụm hay từng gia đình phân tán, phong tục tập quán của cộng đồng đó. Sau khi phân tích, cần phân loại đối tượng thành từng nhóm để tiến hành GDSK cho thích hợp. Mục đích của việc phân nhóm đối tượng giáo dục là đế soạn ra những nội dung giáo dục, lựa chọn hình thức giáo dục và phương tiện giáo dục thích hợp với trình độ, tâm lý, nguyện vọng của đốitượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu sức khoẻ, hoàn cảnh thực tế và phong tục tập quán của họ. Có như vậy mới làm thay đổi được hành vi của họ mà ta mong 39
- muốn. Nếu không đáp ứng được sự mong đợi của người nghe, kể cả lời khuyên thì việc giáo dục sẽ không có kết quả, họ sẽ tiếp thu khó khăn và không chấp nhận sự thay đổi hành vi sức khoẻ. Một người nào đó có thể không nghe và không hiểu được vấn đề chúng ta nêu ra, vì lúc bấy giờ họ chưa thoả mãn một nhu cầu cơ bản nào đó hoặc do vấn đề đó không phù hợp mối quan tâm và thái độ vốn có của họ. Họ thậm chí gạt bỏ, không làm một việc cụ thể nào đó, mặc dù thấy nó có lợi cho mình. Không ít những trường hợp chỉ vì điều kiện hoàn cảnh kinh tế eo hẹp nên họ không thể tiếp nhận một vấn đề nào đó. Hoặc với thói quen đã ăn sâu, những phong tục và niềm tin không đúng nhưng đã hình thành từ lâu đời của họ, muốn làm thay đổi nó phải kiên trì, không thể nóng vội và phải làm có mức độ, từng bước. Còn nếu phong tục tập quán của họ có lơi cho sứckhoẻ thì chúng ta nên khuyến khích, nếu vô hại (không tốt nhưng cũng không xấu) thì chúng ta để nguyên. 2.3. Phối hợp các nguồn lực Khi thực hiện các chương trình GDSK cần phải tính toán huy động, phối hợp các nguồn lực với nhau (nhân lực, vật lực, tài lực, thời gian, địa điểm ). 2.3.1. Nhân lực Một chương trình GDSK tại cộng đồng không thể thnàh công nếu thiếu sự thma gia cuả các thành viên trong cộng đồng đó. Sự tham gia của các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội tại cộng đồng như y tế địa phương và các tổ chức ngoài ngành y tế như UBND xã/phường, Đảng uỷ, hội Chữ thập đỏ, hội nông dân, hội phụ nữ, nhà tre, mẫu giáo những người tình nguyện thuộc các lứa tuổi, ngành nghề khác nhau là một sự đảm bảo có hiệu quả không chỉ về mặt nhân lực mà còn cả vật lực, tài lực cho chương trình GDSK. Do vậy, cần chú ý việc đào tạo, huấn luyện, bổ túc cho những người tham gia về các kỹ năng TT-GDSK, để họ phối hợp tốt với các bộ y tế kể cả việc phân công hợp lý từng đối tượng. 2.3.2. Vật lực Trong các chương trình y tế nói chung và chương trình GDSK nói riêng, việc huy động được nguồn vật lực (cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, địa điểm ) tại địa phương để phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân vô cùng quan trọng và cần thiết. Dễ dàng nhận thấy, không phải tất cả các chương trình y tế và chăm sóc sức khoẻ ban 40
- đầu đều đựơc tiến hành tại các đơn vị y tế như bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế xã, nó đôi khi được thực hiện ở UBND xã/phường, trường học Nên người làm công tác TT- GDSK cần lứu ý điểm này khi lập kế hoạch một buổi GDSK. 2.4. Triển khai thực hiện Sau khi công tác chuẩn bị cho chương trình GDSK hoàn tất, chúng ta sẽ tiến hành thực hiện chương trình tại bệnh viện hoặc cộng đồng ở nhóm đối tượng đích nhằm đáp ứng các mục tiêu đã đề ra. 2.5. Đánh giá kết quả Đánh giá trong GDSK phải được tiến hành trước, trong và sau khi triển khai GDSK, phari được tiến hành thường xuyên, có hệ thống. Số liệu đánh giá phải được tổng hợp bằng nhiều phương pháp, với các chỉ số đánh giá cơ bản. Lưu ý càng đánh giá càng kỹ và làm đúng thì kết quả càng tốt. 2.5.1. Xác định mục tiêu đánh giá - Trước khi đánh giá, cần xác định rõ sẽ đánh giá hoạt động nào của chương trình GDSK. - Đồng thời cũng phải xác định rõ đánh giá nhằm mục tiêu gì? Ai là người sử dụng kết quả đánh giá? Lưu ý: Đánh giá không nhằm mục đích để quy kết trách nhiệm cho một ai đó mà nhằm tìm ra các lời giải đáp giúp cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình GDSK. (1) Xác định mục tiêu đánh giá (2) Xác định phạm vi đánh giá (3) Chọn các chỉ số đánh giá (4) Chọn các phương pháp thu thập số liệu (5) Thu thập số liệu (6) Phân tích số liệu (7) Viết báo cáo kết quả đánh giá (8) Công bố và sử dụng kết quả đánh giá Sơ đồ các bước của quy trình đánh giá 41
- 2.5.2. Xác định phạm vi đánh giá Sau khi xác định được mục tiêu đánh giá, cần phải xác định được phạm vi đánh giá thông qua việc trả lời các câu hỏi: hoạt động nào? Ai là đối tượng cần tham gia vào đánh giá? Đánh giá sẽ được tiến hành trong thời gian bao lâu? Khi nào? Đối tượng của một chương trình GDSK đối tượng thường tham gia đánh giá là đối tượng tham gia vào chương trình: người thực hiện, người hưởng lợi từ chương trình và các bên liên quan khác. 2.5.3. Chọn các chỉ số đánh giá Định nghĩa: chỉ số là số đo giúp cho đo lường và so sánh những sự thay đổi chi tiết về mức độ kết quả của chương trình GDSK đang hoặc đã đạt được. Sự thay đổi có thể được thể hiện theo chiều hướng (tăng hay giảm), mức độ (ít hay nhiều) và phạm vi (rộng hay hẹp). Phân loại các chỉ số: - Các chỉ số đầu vào: Các nguồn lực dành cho chương trình GDSK tại địa phương. Ví dụ: Kinh phí, số cán bộ hoạt động cho chương trình GDSK và chương trình đào tạo mà họ được học, trang thiết bị - Các chỉ số hoạt động: Gồm các chỉ số nói lên việc tổ chức thực hiện chương trình GDSK. Ví dụ: Các loại hình và sự sẵn có của các dịch vụ DGSK, các hoạt động tư vấn, các chương trình truyền thông. - Các chỉ số đầu ra: Có các mức độ khác nhau của chỉ số đầu ra. Các chỉ số đầu ra tức thì như sự hài lòng của khách hàng với các chương trình GDSK; Kiến thức cụ thểvề một chương trình sức khoẻ nào đó (tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng, các biện pháp tránh thai). Bài tập thực hành: 1. Dựa vào thực tế cơ sở nơi bạn đang sống, đang làm việc hãy xây dựng ít nhất 3 mục tiêu GDSK thích hợp. Sau đó phân tích các yếu tố cấu thành của mục tiêu và chỉ rõ mục tiêu đó nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành động của cả 3 mặt đó, mục tiêu đó có thích hợp không? tại sao? 2. Với mục tiêu GDSK bạn đã xây dựng, chọn nhóm đối tượng GDSK thích hợp và bạn hãy chỉ ra các đối tượng liên quan. 3. Hãy phân tích một bài GDSK phù hợp mục tiêu GDSK đã xác định và một nhóm đối 42
- tượng đã chọn đáp ứng đúng những yêu cầu của bài viết. Sau đó tiến hành bình luận bài viết theo nhóm. Chia nhóm ra làm 2 đối tượng một bên là cán bộ y tế, một bên là người dân, để góp ý hoàn thiện và cân đối bài viết. 4. Chia nhóm 5 -7 người, mỗi nhóm tiến hành lập kế hoạch GDSK theo một chủ đề riêng biệt, thích hợp với cơ sở mà bạn đang thực tập. Lập bảng kế hoạch cho một buổi TT-GDSK Vấn đề Đối tượng Các Các Thời Phươn Phương Cách Người cần phải cần giáo dục mục thông gian, g pháp tiện đánh giá thực gíao dục (đối tượng tiêu tin chủ địa GDSK truyền kết quả hiện đích) GDSK yếu điểm thông . . TỰ LƯỢNG GIÁ Câu 1: Nêu tầm quan trọng của việc lập kế Hoạch TT-GDSK. Câu 2: Nêu và phân tích các bước lập kế hoạch GDSK. Câu 3: Xử lý tình huống: trong 6 tháng đầu năm 2007, tại xã A có 3 cháu sơ sinh đẻ tại trạm y tế bị uốn ván rốn, trong đó có 2 cháu mẹ có tiêm phòng uốn ván trong thời kỳ có thai, còn 1 cháu thì mẹ không đi tiêm phòng trong thời kỳ có thai. Để góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh bị uốn ván rốn, trạm y tế xã A quyết định phải tổ chức TT - GDSK vấn đề này, vậy bạn hãy xác định rõ: 3.1. Vấn đề cần giáo dục là gì? 3.2. Đối tượng cần được TT-GDSK là ai ? A. B. . C. 43
- 3.3. Các thông tin chủ yếu cần được TT-GDSK cho đối tượng? A. B. . C. 3.4. Các hình thức TT-GDSK bạn cần chọn là gì? A. B. . C. D. . E. 3.5. Các phương tiện TT-GDSK cần thiết cho việc giáo dục chủ đề trên. A. B. . C. Bài 6. THEO DÕI, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG, VẬN ĐỘNG, TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI. MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm, vị trí, tầm quan trọng của truyền thông giáo dục sức khoẻ. 2. Mô tả được các phương pháp truyền thông – giáo dục sức khoẻ. 3. Thực hiện được các hoạt động truyền thông – giáo dục sức khoẻ trong một số tình huống chăm sóc sức khoẻ ban đầu. NỘI DUNG 1. Khái niệm truyền thông – giáo dục sức khoẻ 1.1. Khái niệm về truyền thông Truyền thông (giao tiếp) là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm giữa con người với nhau, với mục đích làm tăng kiến thức, làm thay đổi thái độ, 44
- hành vi của cá nhân, của nhóm người và của cộng đồng. 1.2. Khái niệm về giáo dục sức khoẻ Giáo dục sức khoẻ là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến người dân, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh có lợi cho sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng. 1.3. Vị trí, tầm quan trọng của truyền thông – giáo dục sức khoẻ Sức khoẻ của một cộng đồng chỉ có thể được nâng cao khi những người dân trong cộng đồng hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh tật, chủ động tham gia vào việc phòng bệnh, đóng góp ý kiến để giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của họ, cũng như công tác chăm sóc sức khoẻ. Để làm được việc đó, người dân phải có hiểu biết cơ bản về sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật. Nhữnghoạt động nhằm cing cấp cho người dân kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ của họ và cộng đồng xung quanh chính là những hoạt động giáo dục sức khoẻ (GDSK). GDSK không thay thế được các dịnh vụ y tế khác, nhưng nó rất cần thiết để đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ này. GDSK khuyến khích những hnàh vi lành mạnh, làm sức khoẻ tốt lên, phògn ngừa ốm đâu, chăm sóc và phục hồi sức khoẻ. 2. Các phương pháp truyền thông – giáo dục sức khoẻ 2.1. Phương pháp TT – GDSK trực tiếp TT – GDSK trực tiếp là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng giữa người TT – GDSK với một cá nhân hoặc một nhóm người nhận thông tin. Người làm TT- Thông điệp Người được TT- GDSK Phản hồi GDSK Sơ đồ truyền thông giáo dục sức khoẻ trực tiếp 45
- Phương pháp TT – GDSK trực tiếp có hiệu quả nhanh trong việc àm thay đổi hành vi của con người. Nó có thể giải quyết thoả đáng các thắc mắc của đối tượng. Người làm công tác này có thể hiểu rõ nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, hiệu quả nhất nhằm giúp cho đối tượng thay đổi được hành vi. 2.1.1. Tổ chức nói chuyện về sức khỏe Buổi nói chuyện về sức khoẻ là một hình thức phổ biến tại cộng đồng. Chúng ta có thể tổ chức buổi nói chuyện riêng, nói chuyện chuyên đề hoặc lồng ghép trong các buổi họp dân, các buổi tổng kết, triển khai hoạt động y tế ở cơ sở. * Trước khi nói chuyện về sức khoẻ phải: - Xác định rõ chủ đề nói chuyện: Việc này sẽ giúp người trình bày chuẩn bị tốt nội dung của buổi nói chuyện. - Xác định rõ đối tượng (Người nghe, người tham dự) sau khi đã có chủ đề, người nói chuyện cần xem người nghe là những ai. Việc xác định rõ đối tượng sẽ giúp chúng ta chuẩn bị cách nói chuyện, tiếp cận và cung cấp thông tin cho từng đối tượng một cách phù hợp. - Xác định nội dung theo trật tự cần trình bày. - Xác định thời gian cần trình bày bao lâu, việc này giúp ta chủ động về thời gian nói chuyện, phân bố từng phần, từng nội dung một cách hợp lý. - Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ thích hợp, nếu nói chuyện với nhiều người phải chuẩn bị micro, loa để mọi người nghe được rõ. - Chuẩn bị thời điểm và địa điểm phù hợp: chúng ta nói chuyện vào thời điểm nào? ở vị trí nào? Việc này cũng nên bàn trước với người tổ chức ở địa phương để có sự phối hợp chuẩn bị giúp cho buổi nói chuyện thuận lợi. * Khi nói chuyện cần phải: - Tạo ra mối quan hệ tốt với đối tượng, thông qua việc chào hỏi, giới thiệu rõ mục đích, ý nghĩa của buổi nói chuyện. - Dùng từ, lơì nói rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với địa phương. - Trình bày các nội dung theo trật tự lôgic có sự chuẩn bị. - Kết hợp sử dụng các ví dụ, phương tiện minh hoạ. - Quan sát, bao quát đối tượng để điều chỉnh cách trình bày. 46
- - Dành thời gian để người nghe được hỏi và thảo luận những vấn đề chưa rõ. - Giải đáp thắc mắc của đối tượng một cách đầy đủ. * Kết thúc buổi nói chuyện: - Kiểm tra lại nhận thức của đối tượng. - Tóm tắt, nhấn mạnh các nội dung chính cho đối tương jdễ nhớ. - Cảm ơn đối tượng trước khi kết thúc. 2.1.2. Tổ chức thảo luận nhóm về sức khoẻ * Một số điểm cần thực hiện trước khi thảo luận nhóm: - Xác định chủ đề, nội dung thảo luận. - Xác định rõ mục tiêu buổi thảo luận. - Xác định đối tượng tham dự. - Nên chuẩn bị thư ký ghi chép. - Chú ý chọn địa điểm, thời gian thích hợp. Ví dụ: khi thảo luận nhóm người dân để tìm hiểu sự hiểu biết của người dân về bệnh lao, tuyên truyền cách phòng bệnh này, chúng ta có thể chuẩn bị các câu hỏi như sau: Bệnh lao biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân của bệnh là gì? Tác hại của bệnh lao là gì? Tình hình bệnh lao tại địa phương ra sao? Cần làm gì khi bị bệnh lao? Đường lây của bệnh lao? Cần làm gì để phòng bệnh lao? * Khi thảo luận nhóm người điều hành cần chú ý: - Chào hỏi, làm quen, giới thiệu về mình. - Giải thích rõ ý nghĩa, mục tiêu của buổi thảo luận. - Động viên mọi người tham gia tích cực. - lần lượt đưa ra các câu hỏi thảo luận theo trình tự đã chuẩn bị. - Tạo cơ hội, khuyến khích mọi thành viên tham gia tích cực và trao đổi. - Không áp đặt, lấn áp người tham gia và tránh để mọi người có ý kiến lấn áp thành viên khác. 47
- - Sau mỗi lần nên có tóm tắt, kết luận và yêu cầu thực hiệnnhững điều đã thống nhất. - Cảm ơn đối tượng đã tham gia. 2.1.3. Giáo dục sức khoẻ với cá nhân Đây là hình thức cung cấp thông tin, hướng dẫn thực hiện hoặc thuyết phục một người nào đó thực hiện những hành vi cụ thể. Ngoài ra, phương pháp GDSK trực tiếp này còn có hình thức đặc biệt hơn, tìm hiểu được nhu cầu đối tượng về kiến thức, kỹ năng và sự trợ giúp sau đó cung cấp thồng tin, hướng dẫn, giải pháp và trợ giúp đối tượng lựa chọn giải pháp thực hiện, giải quyết vấn đề vướng mắc. 2.1.4. Giáo dục sức khoẻ với gia đình Đây là hình thức nói chuyện về sức khoẻ, dựa trên các vấn đề sức khoẻ cần giải quyết tại hộ gia đình. Thăm gia đình để nói chuyện về sức khoẻ có các ưu điểm sau: - Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt với các thành viên trong gia đình. - Môi trường gần gũi, quen thuộc nên đối tượng có cảm giác yên tâm, dễ tiếp thu, đồng thời có cơ hội và tự tin trình bày ý kiến, quan điểm của mình. - Trực tiếp quan sát được những biểu hiện liên quan đến vấn đề sức khoẻ. - Đưa ra các lời khuyên sát thực. * Trước khi đến thăm và nói chuyện về vấn đề sức khoẻ tại hộ gia đình nên: - Thu thập thông tin chung về hộ gia đình dự định đến và hành xóm xung quanh. - Hẹn trước gia đình và đến vào thời gian thuận lợi nhất. * Khi đến thăm hộ gia đình: - Mở đầu bằng câu hỏi chung, nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc đến thăm. - Thực hiện nói chuyện, tư vấn giáo dục về vấn đề sức khoẻ theo kế hoạch chuẩn bị. Có thể nói chuyện với từng thành viên hoặc trao đổi chung tuỳ từng nội dung. - Phát hiện những người ốm đau, bệnh tật để thăm hỏi, tư vấn. - Có thể giải thích và làm một số việc liên quan. * Kết thúc thăm hộ gia đình: - Tóm tắt các điểm mấu chốt. - Kiểm tra lại nhận thức của đối tượng về những thông tin vừa trao đổi. - Tạo điều kiện giúp đỡ giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của gia đình. - Cảm ơn sự hợp tác của gia đình. 48
- 2.2. Phương pháp TT – GDSK gián tiếp TT – GDSK gián tiếp là phương phá mà người GDSK không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng giáo dục, các nội dung (thông điếp truyền thông) được chuyển tới đối tượng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến và có tác dụng tốt, cung cấp các thông tin về phòng bệnh, bảo vệ sứckhoẻ, nâng cao sức khoẻ cho quảng đại quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, việc áp dụng các thông tin gián tiếp thông qua phương tiện truyền thông đại chúng là hình thức thông tin một chiều, nên cần phải có sự lồng ghép, phối hợp với các hình thức giáo dục khác để đạt mục tiêu và tăng hiệu quả của GDSK. Sau đây là một số phương tiện truyền thông đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp gián tiếp. 2.2.1. Đài/loa phát thanh Các thông điệp GDSK có thể truyền đến đối tượng qua đài phát thanh, dưới nhiều hình thức như: bài nói chuyện, bản tin sức khoẻ, hỏi đáp về phòng bệnh. Thời lượng phát tin tuỳ thuộc vào nhu cầu người làm công tác GDSK. Việc lựa chọn thời điểm phát tin tren đài/loa cũng càn lưu ý để đạt được số lượng đông đảo người nghe nhất. Đối tượng hưởng thụ loại hình này là quảng đại quần chúng. 2.2.2. Vô tuyến truyền hình Đây là phương tiện truyền thông rất đang phát triển ở mọ vùng miền. Các chương tình TT- GDSK có thể phát qua loa truyền hình dưới hình thức bản tin, tiểu phẩm, hỏi đáp trực tiếp, quảng cáo. Loại hình này thường hấp dẫn đối tượng vì ngoài lời nói còn có hình ảnh sinh động minh họa gây ấn tượng và nhớ lâu, giúp đối tượng nâng cao hiểu biết, thay đổi thái độ, hành vi theo chiều hướng tốt. Việc thiết kế, phát sóng một chương trình trên truyền hình thường là công việc có tính chuyên nghiệp, công phu, chi phí cao nên cần có kế hoạch, sự kết hợp chặt chẽ giữa y tế và truyền hình khi thực hiện chương trình. 2.2.3. Video Đây là loại phương tiện nghe, nhìn hiện đại, sinh động, hấp dẫn. Sử dụng nó chủ động hơn truyền hình trong công tác TT- GDSK. Loại hình này có thể sử dụng cho một nhóm đối tượng. Việc chuẩn bị kịch bản, chương trình thu băng kỹ thuật đòi hỏi người có 49
- chuyên môn, kỹ thuật, đồng thời cần có kinh phí thích hợp cho các hoạt động này. Sử dụng video phối hợp với các phương pháp khác như nói chuyện, thảo luận nhóm sẽ đem lại kết quả tốt hơn trong GDSK. 2.2.4. Báo, tạp chí Đây là phương tiện truyền thông đại chúng rất phổ biến. Các bản tin sức khoẻ, bài viết về sức khoẻ, hướng dẫn phòng bệnh, rèn luyện nâng cao sức khoẻ có thể đăng tải trên các báo, tạp chí và các ấn phẩm in khác. Sử dụng hình thức báo, tạp chí thường đạt kết quả cao vì số đông người dân có thể tiếp cận, thông điệp được thể hiện trên báo chí với hình thức đa dạng, đối tượng có thời gian để đọc và suy nghĩ kỹ lưỡng, giá cả cho loại hình này chấp nhận được. Người làm công tác GDSK cũng cần lưu ý về tính phù hợp, dễ hiểu, rõ ràng của nội dung và lưu ý loại hình này chỉ thích hợp với đối tượng có khả năng đọc. 3. Soạn thảo nội dung GDSK Nguyên tắc soạn thảo nội dung GDSK là phải dựa vào mục đích GDSK đã xác định và những kiến thức y học sẵn có, đưa ra những nội dung cần phải giáo dục trong đó cần phải trả lời được câu hỏi sau: - Viết cho ai? Tuỳ theo từng loại đối tượng để thiết kế nội dung, cách hành văn phù hợp nhằm gây được sự hứng thú cho người nghe. - Viết gì? Bài viết chứa được các thông tin cần truyền đạt, đáp ứng được đúng mục tiêu đề ra. * Thông tin được phân tích thành những loại sau: - Những gì phải biết? người làm GDSK cần phải giới hạn được chủ đề, tránh mở rộng miên man, đưa ra nhiều thông tin trong cùng một lúc. Đó là những thông tin mà những người dân phải biết và họ có thể tiếp thu và thực hiện được (thay đổi được hành vi). - Những thông tin cần biết (thông tin hỗ trợ) Giúp cho đối tượng GDSK hiểu biết nhiều hơn, có liên quan mật thiết đến vấn đề cần giáo dục. - Những gì nên biết: giúp đối tượng nắm vững chủ đề và có thể sẵn sàng giải đáp một số câu hỏi thắc mắc của người khác. 50
- Phải biết Cần biết Nên biết Lựa chọn nội dung giáo dục sức khoẻ Sau khi đã có một tâpk hợp kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ cho mục tiêu đó, cần biết lựa chọn các thông tin thích hợp để viết thành bài GDSK cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu của một bài viết. Lượng thông tin cần và đủ: cung cấp thông tin đầy đủ nhưng ngắn gọn, đẽ hiểu và đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm. Cung cấp quá nhiều thông tin dễ làm rối, khó tiếp thu. Cần xác định lượng thông tin bao nhiêu là đủ, là phù hợp đáp ứng sự quan tâm của đối tượng, giúp họ thay đổi hành vi. * Chỉ được viết vấn đề chắc chắn được khẳng định: không viết những vấn đề còn đang nghiên cứu. Khi thông tin một điều gì thì nó phải đáng tin cậy. nếu nội dung thông tin thiếu chính xác, chưa chắc chắn sẽ có nguy cơ mất tín nhiệm, thậm chí có khi còn nguy hiểm. * Cách viết thông tin: - Viết theo thể chủ động, có tính khẳng định chắc chắn. - Dùng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ địa phương, phù hợp với đối tượng giáo dục, không dùng từ khó hiểu hoặc từ chuyên môn (như vi khuẩn, kháng thể, miễn dịch ). Dùng những từ khá phức tạp người nghe sẽ không hiểu, hoặc đôi khi hiểu khác đi so với cách hiểu của người truyền đạt. - Đưa ra những lời khuyên thực tế, thiết thực với nhu cầu người dân và họ có thể 51
- làm được. Tóm lai: Bài viết phải thu hút được sự chú ý, đáp ứng được nhu cầu của người nghe. Sau khi đọc xong, người nghe có thể hiểu và làm theo được để thay đổi đụơc hành vi sức khoẻ của mình. - Nếu bài viết để phát thanh không quá 10 phút. - Nếu bài viết để nói chuyện trực tiếp không quá 20 phút. 4. Các kỹ năng giáo dục sức khoẻ Một số kỹ năng cơ bản mà người làm TT – GDSK cần phải có khi thực hiện TT- GDSK là hệ thống các kỹ năng về giao tiếp và tư vấn sức khoẻ. 4.1. Kỹ năng làm quen - Cần chào hỏi thân mật khi tiếp xúc với đối tượng (chủ hộ gia đình, người thân nói chung). - Cần nêu rõ lý do, ý nghĩa của buổi GDSK để cho đối tượng hiểu rõ, giúp họ hợp tác tốt trong quá trình trao đổi. - Trong lúc mở đầu cuộc trò chuyện, nên quan tâm đến các đặc điểm, các vấn đề liên quan đến hộ gia đình, tạo sự gần gũi, thân thiện. 4.2. Kỹ năng quan sát - Nên có sự quan sát tổng thể các sự kiện, hiện tượng liên quan đến các vấn đề, chủ đề sứckhoẻ mà chúng ta chuẩn bị nói chuyện. Có thể tranh thủ quan sát trên đường tới hộ gia đình, để phát hiện các vấn đề liên quan. - Trong buổi tiếp xúc, nói chuyện với đối tượng, nên quan sát bao quát để biết được mức độ quan tâm, chú ý của đối tượng với chủ đề như thế nào, để từ đó có các điều chỉnh hợp lí trong giao tiếp, ứng xử. - Khi có điieù kiện, nên yêu cầu gia đình dẫn đi quan sát môi trường xung quanh hộ gia đình và lân cận để nắm được tình hình. - Nếu phát hiện được những vấn đề có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, có thể trao đổi ngay với đối tượng liên quan để có hướng giải quyết. 4.3. Kỹ năng lắng nghe - Lắng nghe nghĩa lá nghe một cách chủ động, chú ý nghe đối tượng trình bày. Khi lắng nghe, không chỉ nghe bằng tai, mà phải thể hiện sự chú ý qua ánh mắt. Trong khi 52
- nghe, hãy nhìn vào mắt người nói và biểu hiện sự thân thiện, khích lệ người nói. Ngoài ra, sự đồng cản, thấu hiểu còn thể hiện qua cử chỉ, dáng điệu. Điều đó có nghĩa là người GDSK đã phản hồi tới đối tượng ngôn ngữ không lời về sự chú ý, sự thấu hiểu của mình, giúp cho đối tượng tự tin trong quá trình giao tiếp. - Yên lặng khi bắt đầu lắng nghe, không nên đột ngột ngắt lời người nói, không làm việc khác hoặc nhìn đi nơi khác và cũng không nên thể hiện sự sốt ruột, khó chịu. 4.4. Kỹ năng đặt câu hỏi - Trong quá trình nói chuyện GDSK việc đặt câu hỏi để tìm hiểu vấn đề, để đánh giá mức độ hiểu biết và thái độ của đối tượng là rất cần thiết. Có 2 dạng câu hỏi thường được sử dụng trong quá trình GDSK là câu hỏi đóng và câu hỏi mở. + Câu hỏi đóng thường có câu trả lời là biết hoặc không biết; có hoặc không có; đúng hoặc sai. Dạng câu hỏi này thường để đánh giá nhanh, để biết được tình hình chung. + Câu hỏi mở là dạng câu hỏi như thế nào? tại sao. Câu trả lời thường là những quan điểm ; thái độ về một vấn đề; các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng của một sự kiện; cách đề xuất cho một công việc cụ thể. - Cần đặt các câu hỏi có liên quan đến chủ đề GDSK, không nên hỏi lan man gây mất tập trung, ảnh hưởng đến kết quả. Cũng không nên hỏi kiểu kiểm tra kiến thức hoặc hỏi liên tục gây ức chế cho đối tượng. - Nên kết hợp các dạng câu hỏi tuỳ thuộc vào ý đồ và tình huống, khi phát hiện những thiếu hụt kiến thức hoặc hiểu sai vấn đề cần cung cấp thông tin bổ xung thích hợp, giải thích làm rõ cho đối tượng. - Cần đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng, để giúp cho đối tượng có câu trả lời đúng trọng tâm, có đủ thông tin cho người GDSK. KỊCH BẢN THỰC HÀNH TT - GDSK Kịch bản 1: Chị Thơm sinh con đầu lòng, cháu mới được 3 tháng tuổi, chị lại chưa có kinh nghiệm nuôi con. bạn hãy đến thăm gia đình và hướng dẫn chị nuôi con hợp lý. CBYT: Chào chị Thơm, tên tôi là Hường, cán bộ y tế xã. Tôi mới được bổ xung về trạm, được biết chị mới sinh cháu. Hôm nay, tôi đến thăm sức khoẻ cảu chị và cháu (Giọng nói 53
- to, không cảm tình). Chị Thơm: Vâng chào chị, mời chị ngồi uống nước. CBTY: Từ khi sinh cháu đến nay chị có khoẻ không? Cháu được mấy tháng? Chị có đủ sữa cho cháu bú không? Chị Thơm: Cảm ơn chị, cháu được 3 tháng, tôi và cháu vẫn khoẻ và có đủ sữa cho cháu bú, nhưng mẹ chồng tôi cứ đòi cho cháu ăn thêm bột để cháu cứng cáp hơn. Theo chị thì tôi có nên cho cháu ăn thêm bột không? CBYT: Cháu mới được 3 tháng, chị không được cho cháu ăn bột mà chỉ cho cháu bú sữa mẹ thôi. Nếu cháu ăn bột bây giờ cháu sẽ không hấp thu được, khi nào cháu 5 tháng chị hãy cho cháu ăn bột, chị phải cho cháu ăn đủ 5 nhóm thực phẩm nhé. Đó là đạm, lipit, vitamin, muối khoáng và tinh bột. Chị có hiểu không? Chị Thơm: Vâng, tôi hiểu. CBYT: Cảm ơn chị, thế thì tốt rồi, tôi về nhé. Chị Thơm: Vâng cám ơn chị nhiều. Câu hỏi thảo luận cho đóng vai lần 1: 1. Thái độ giao tiếp của CBYT như thế nào? Theo em cần giao tiếp như thế nào cho buỏi GDSK đạt kết quả. 2. Việc giải thích của CBYT như vậy đã chu đáo chưa? Liệu bà mẹ có hiểu và thực hiện được không? Cần giải thích như thế nào để bà mẹ hiểu và làm theo được? Kịch bản 2: CBYT: Chào chị Thơm, tên tôi là Hường CNTY xã. Tôi mới được bổ xung về trạm, được biết chị mới sinh cháu. Hôm nay tôi đến thăm sức khoẻ của chị và cháu. Chị Thơm: Vâng chào chị, mời chị uống nước. CBYT: Từ khi chị sinh cháu đế nay, chị có được khoẻ không? Cháu được mấy tháng rồi, chị có đủ sức cho cháu bú không? Chị Thơm: Cảm ơn chị, cháu được 3 tháng, tôi và cháu vẫn khoẻ và có đủ sữa cho cháu bú, nhưng mẹ chồng tôi cứ đòi cho cháu ăn thêm bột để cháu cứng cáp hơn. Theo chị thì tôi có nên cho cháu ăn thêm bột không? Tôi đang phânnvân không biết ý kiến của mẹ tôi 54
- có đúng không? CBYT: Chị lo cho sức khoẻ của cháu như thế là rất tốt. Cháu bé của chị được 3 tháng và chị có đủ sữa cho cháu bú, nên chị không phải cho cháu ăn thêm bất cứ thức ăn nào khác, vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho cháu, không có loại thức ăn nào có thể thay thế sữa mẹ trong thời gian này chị ạ. Chị Thơm: Vâng, tôi rất mừng là tôi đủ sữa cho cháu bú, chưa phải cho cháu ăn thêm bột, nhưng khi nào tôi cần phải cho cháu ăn thêm bột? CBYT: Khi cháu được 5 – 6 tháng tuổi chị bắt đầu cho cháu ăn bột. Chị Thơm: Vậy tôi cần nấu bột như thế nào cho tốt? CBYT: (Đưa bảng ô vuông thức ăn ra và hướng dẫn theo ô vuông thức ăn) lúc đầu chị nấu loãng cho cháu dễ ăn, sau đó nấu đặc dần lê, chị có thể nghiền thêm cà rốt, các loại rau, đậu, khoai tây, tôm, cá, thịt cho cùng vào nấu chín cho cháu ăn. Chị Thơm: Cám ơn chị. CBYT: như vậy tôi đã hướng dẫn cho chị cách nuôi con bằng sữa mẹ và cho cháu ăn thêm, vậy chị vui lòng nhắc lại những điều mà tôi và chị vừa trao đổi. Chị Thơm: Tôi sẽ cho con bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu và bú kéo dài 24 tháng, tôi bắt đầu cho ăn thêm vào tháng thứ 5. CBYT: Thế chị nấu bột cho cháu như thế nào? Chị Thơm: Tôi sẽ nấu bột lúc đầu loãng, sau đó đặc dần và cho thêm rau xanh và dầu, mỡ, tôm, thịt, cá , trứng vào bột cho cháu. CBYT: Vâng, chị nhớ như vậy là tốt, vậy tôi tin là cháu nhà chị sẽ khoẻ mạnh như chị muốn, khi nào CBYT về thôn hướng dẫn cách nấu bột cho trẻ thì chị đến xem và nấu thử. Bây giờ, chào chị tôi về. Chị Thơm: Vâng, cám ơn chị rất nhiều. Khi nào rảnh mời chị lại đến nhà tôi chơi, tôi sẽ cố gắng thực hiện những lời khuyên của chị. Kịch bản 3: Câu chuyện xảy ra tại nhà chị Dung, phường Cao Thắng. Chị Dung mới sinh con đầu lòng, cháu mới được 7 tuần tuổi, chị Loan CBYT phường đến thăm. CBYT: Có ai ở nhà không? Chị Dung: (bước ra cửa) Chào chị Loan, mời chị vào nhà chơi. 55
- CBYT: Hôm nay, chị lại đến thăm sức khoẻ 2 mẹ con đây. Thế nào 2 mẹ con vẫn khoẻ chứ. Chị Dung: Dạ, cám ơn chị 2 mẹ con em vẫn khoẻ, - cháu ngoan lắm – em mời chị uống nước. CBYT: Cảm ơn em, thế cu tý đâu. Chị Dung: Dạ, em vừa cho cháu ngủ. CBYT: đâu, bác xem thằng cu tí của bác một tý nào, ôi trông thích thế nhỉ, ngủ ngon quá. Thế em đủ sữa cho cháu bú chưa? Chị Dung: Cám ơn chị, nhờ sự hướng dẫn của chị hôm trước, hôm nay em đã có nhiều sữa , cháu bú không hết chị ạ. CBYT: Thế thì tốt. Dung ạ, hôm nay chị đến đây trước hết là thăm sức khoẻ mẹ con em, sau chị muốn giới thiệu với em một số biện pháp tránh thai, để em lựa chọn và bàn với chồng để áp dụng tránh thai sơm em ạ. Chị Dung: Ôi, em cám ơn chị, thế thì tốt quá, em cũng đang lúng túng chưa biết làm sao, chỉ sợ chẳng may lại có chửa thì chết. CBYT: Em ạ. Trong khi nuôi con bú, kinh nguyệt không đều nên không ít trường hợp có thai mà không biết đâu. Em có biết Oanh con dâu bà Vân không? Con mới được 7 tháng mà đã có thai gần 4 tháng rồi, bây giờ phải để đẻ đấy. Vừa mới sinh con, sức khoẻ chưa phục hồi, con còn nhỏ lại hay ốm nữa, thật là khổ. Chị Dung: Chị ạ, em cũng nghe thấy mẹ em nói chuyện, em sợ lắm chị ạ. CBYT: Được rồi, chị sẽ giới thiệu cho em một số biện pháp tránh thai, em hãy lựa chọn. Dung ạ, có rất nhiều biện pháp tránh thai. (giơ bảng tính vòng kinh ra nói) – Đây là bảng tính vòng kinh (hay còn gọi là ngày an toàn) biện pháp này chỉ áp dụng khi em đã có kinh và vòng kinh phải đều. Chị Dung: Thế thì em không áp dụng được, vì em vẫn chưa thấy kinh chị ạ. CBYT: Biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo: biện pháp này hiệu quả tránh thai cao nhưng chồng em phải chủ động và hai vợ chồng phải thường xuyên gần nhau. Chị Dung: Chị thấy đấy chồng em làm ở xa, một hai tuần anh ấy mới về, có lẽ không được đâu chị ạ. CBYT: (giơ bao cao su ra và nói) – đây là biện pháp dùng bao cao su, nếu sử dụng đúng 56
- hiệu quả tránh thai sẽ rất cao và còn phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục đấy, nhưng nó hạn chế và làm gián đoạn giai đoạn tình dục. Chị Dung: Nhưng em nghe bạn em nói, nó cứ dùng bao cao su là bị ngứa có đúng không chị? CBYT: Ừ, đúng đấy, có những người bị dị ứng với bao cao su nên khi dùng là bị ngứa. Nếu như vậy thì không nên dùng nữa em ạ. (Tiếp tục giơ vỉ thuốc tránh thai lên và nói)- Còn đây là vỉ thuốc tránh thai chỉ có một thành phần dùng cho người nuôi con bú. Dùng viên thuốc tránh thai này em phải uống thường xuyên mỗi ngày một viên và uống vào một giờ nhất định, nếu em quên không uống đúng giờ, thì có thể em sẽ có thai đấy. Chị Dung: Thế thì em chịu, tính em đã hay quên sẵn. CBYT: (tiếp tục giơ 1 chiếc vòng tránh thai và nói) – Đây là biện pháp đặt vòng. * Ưu điểm là: + Hiệu quả tránh thai cao. + Đặt một lần, tránh thai được nhiều năm (10 năm). + Đặt và tháo ra dễ dàng. + Tiện lợi, an toàn, không ảnh hưởng tới quan hệ tình dục. + Không ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ. Chị Dung: Chị ơi, em thấy người ta bảo đặt vòng hay ốm, đau lưng, đau bụng và ra nhiều máu có phải không? CBYT: À, đấy chỉ là những tác dụng phụ thôi em ạ. Sau khi đặt 6 tháng đến 1 năm thì những dấu hiệu đó sẽ hết em ạ. Chị Dung: Nghe chị nói vậy em rất yên tâm, có lẽ em đặt vòng cho tiện chị ạ. CBYT: Thôi được, em cứ suy nghĩ và bàn với chồng, nếu muốn áp dụng biện pháp nào thì chị sẽ giúp. Chị Dung: Ôi dào, em quyết định là chính chứ anh ấy không để ý đâu. CBYT: Thế thì tuần sau ra trạm chị khám cho nhé, nếu đặt được thì chị đặt luôn cho. Chị Dung: Em chào chị, em cám ơn chị. CBYT: Thôi, chị xin phép, chị còn một tí việc phải sang bên kia nữa, thôi chào em nhé. Chị Dung: Em chào chị, em cám ơn chị. 57
- Trò chơi: “Lắng nghe với sự đồng cảm”. Mục đích: Phát triển kỹ năng GDSK thông qua lắng nghe, trình bày, giải thích. Tiến hành: - Chọn một đề tài chăm sóc sức khoẻ có tính gây tranh luận cuả tờ tạp chí hay báo sức khoẻ. - Chia lớp thành nhóm nhỏ 3 người. trong mỗi nhóm 1 người đóng vai trò phát biểu, 1 người lắng nghe, 1 người trọng tài. - Người phát biểu đứng ra bình luận về đề tài đã đọc và nói lên cảm nghĩ của mình về đề tài đó (không ai được ngắt lời). - Sau khi nghe song, người lắng nghe nói tóm tắt lại những gì nghe được (không ghi chép). - Người phát biểu và trọng tài (có quyền ghi chép) có thể bổ xung hoặc sửa chữa những điểm người lắng nghe vừa tóm tắt. - Thảo luận khoảng 5 – 10 phút. Câu hỏi thảo luận: - Trong vai trò phát biểu bạn có lúng túng, có những khó khăn gì không? - Trong vai trò lắng nghe và làm trọng tài bạn cảm thấy như thế nào? - Việc trình bày tóm tắt lại những thông tin nghe được có khó khăn như thế nào? - Những cản trở cho việc lắng nghe hiệu quả là gì? 58
- TỰ LƯỢNG GIÁ Câu 1: Giáo dục sức khoẻ là một quá trình (A) đến người dân, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy trì thực hiện Câu 2: Truyền thông - giáo dục sức khoẻ có vị trí, tầm quan trọng như thế nào trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người. Câu 3: Truyền thông – GDSk trực tiếp là một quá trình liên tục trao đổi hoặc (A) giữa người (B) . với một cá nhân hoặc một nhóm người nhận thông tin. Câu 4: Phương pháp TT-GDSk gián tiếp là phương pháp mà người GDSK (A) . đối với đối tượng GDSK, các nội dung ( thông điệp truyền thông) được chuyển tới đối tượng thông qua (B) 59
- TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bộ Y tế (2005), Khoa học hành vi và giáo dục sức khoẻ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. - Bộ Y tế (2005), Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 60