Giáo trình Xã hội học đại cương - Hoàng Quốc Tuấn (Phần 1)

pdf 63 trang hapham 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xã hội học đại cương - Hoàng Quốc Tuấn (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xa_hoi_hoc_dai_cuong_hoang_quoc_tuan.pdf

Nội dung text: Giáo trình Xã hội học đại cương - Hoàng Quốc Tuấn (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HOÀNG QUỐC TUẤN – ĐẶNG THỊ MINH LÝ XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Giáo trình dùng cho đào tạo đại học từ xa) VINH - 2011
  2. Cuốn giáo trình XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG dùng cho sinh viên đại học ngành Luật, hệ đào tạo từ xa, được biên soạn theo đề cương đã phê duyệt, gồm 6 chương, do hai tác giả phân công thực hiện như sau: Chương sách Tác giả Chương 1: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu và sự Hoàng Quốc Tuấn hình thành của xã hội học Chương 2: Phương pháp nghiên cứu xã hội học Hoàng Quốc Tuấn Chương 3: Hành động xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã Đặng Thị Minh Lý hội Chương 4: Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội và di động xã hội Đặng Thị Minh Lý Chương 5: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội Hoàng Quốc Tuấn Chương 6: Văn hoá, xã hội hoá, biến đổi xã hội và một số lĩnh Hoàng Quốc Tuấn vực nghiên cứu khác của xã hội học
  3. MỤC LỤC Trang Chương 1: ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC 1. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu 1 1.1. Xã hội học là gì? 1 1.2. Đối tượng nghiên cứu 3 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của xã hội học 4 2. Sự hình thành và phát triển của xã hội học 6 2.1. Các tiền đề cơ bản của sự hình thành và phát triển của xã hội học 6 2.2. Các giai đoạn phát triển của xã hội học 9 2.3. Một số trào lưu xã hội học tiêu biểu 11 Chương 2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC 22 1. Phương pháp luận nghiên cứu 22 1.1. Quan điểm nghiên cứu 22 1.2. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học 22 2. Tổ chức hoạt động nghiên cứu 23 2.1. Xác định đề tài nghiên cứu 23 2.2. Các thao tác nghiên cứu cơ bản 24 2.3. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể 24 Chương 3: HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI, TƯƠNG TÁC XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI 32 1. Hành động xã hội 32 1.1. Những vấn đề chung về hành động xã hội 32 1.2. Cấu trúc của hành động xã hội 34 1.3. Những yếu tố quy định hành động xã hội 35 1.4. Phân loại hành động xã hội 36 2. Tương tác xã hội 38 2.1. Khái niệm và đặc điểm của tương tác xã hội 38 2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng 39 2.3. Một số lý thuyết tương tác xã hội khác 40 2.4. Phân loại tương tác xã hội 41 3. Quan hệ xã hội 42 3.1. Nội dung, đặc điểm của quan hệ xã hội 42 3.2. Phân loại các quan hệ xã hội 43 Chương 4: CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ DI ĐỘNG XÃ HỘI 45 1. Cơ cấu xã hội 45 1.1. Khái niệm cơ cấu xã hội 45 1.2. Một số lý thuyết về cơ cấu xã hội 46 1.3. Các yếu tố của cơ cấu xã hội 46
  4. 1.4. Các loại cơ cấu xã hội cơ bản 51 2. Phân tầng xã hội 54 2.1. Bất bình đẳng xã hội 54 2.2. Nội dung của sự phân tầng xã hội 55 2.3. Giai cấp xã hội 56 3. Di động xã hội 58 3.1. Các hình thức di động xã hội 58 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội 58 Chương 5: TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ THIẾT CHẾ XÃ HỘI 60 1. Tổ chức xã hội 60 1.1. Khái niệm tổ chức xã hội 60 1.2. Phân loại tổ chức xã hội 60 2. Thiết chế xã hội 69 2.1. Khuôn mẫu, chuẩn mực và giá trị xã hội 69 2.2. Thiết chế xã hội 75 Chương 6: VĂN HOÁ, XÃ HỘI HOÁ, BIẾN ĐỔI XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ LĨNH 82 VỰC NGHIÊN CỨU KHÁC CỦA XÃ HỘI HỌC 1. Văn hoá 82 1.1. Khái niệm văn hoá 82 1.2. Các thành tố văn hoá 84 1.3. Tính đặc thù của văn hoá 87 1.4. Chức năng của văn hoá 88 1.5. Hội nhập văn hoá, hội nhập xã hội 88 2. Xã hội hoá 90 2.1. Quan niệm và định nghĩa về xã hội hoá 90 2.2. Môi trường xã hội hoá 91 2.3. Phân đoạn quá trình xã hội hoá 93 3. Biến đổi xã hội 95 3.1. Một số khái niệm cơ bản 95 3.2. Cách tiếp cận của xã hội học về biến đổi xã hội 97 3.3. Một số quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội 98 3.4. Những nhân tố và điều kiện của sự biến đổi xã hội 100 3.5. Những biến đổi xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 102 4. Một số lĩnh vực nghiên cứu khác của xã hội học 103 4.1. Xã hội học về pháp luật 104 4.2. Xã hội học về tệ nạn xã hội 106 4.3. Xã hội học về gia đình 108 Tài liệu tham khảo 117
  5. Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA XÃ HỘI HỌC 1. ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC 1.1. Xã hội học là gì? 1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ “Xã hội học” (Sociology) có nguồn gốc từ chữ Socius hay Societas trong tiếng Latinh với nghĩa là xã hội và chữ Ology - Ologie hay Logos trong tiếng Hylạp, có nghĩa là khoa học, học thuyết hay nghiên cứu. Như vậy xã hội học được hiểu là học thuyết về xã hội, hay khoa học nghiên cứu về xã hội. Auguste Comte (1798 – 1857) là người đầu tiên đề xuất ra khái niệm này vào năm 1839 và ông được ghi nhận là “cha đẻ” của ngành xã hội học. A. Comte chủ trương áp dụng mô hình phương pháp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa thực chứng để nghiên cứu các quy luật của sự biến đổi xã hội; đặc biệt là các phương pháp của khoa học Vật lý. Vì vậy, bấy giờ xã hội học còn được gọi là “Vật lý xã hội”. Xã hội học là một khoa học, bởi nó được xây dựng trên cơ sở của các tiên đề khoa học về đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, đồng thời được nghiệm chứng trong các hoạt động thực tiễn nhằm phục vụ đời sống xã hội của con người. Trước khi có khoa học, mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội đều được giải thích theo ý nghĩ chủ quan của con người và cho rằng, tất cả đều do sức mạnh của các đấng tối cao, các đấng siêu nhiên, siêu nhân như Trời, Chúa Trời, Thánh, Thần tạo ra. Trong khi đó khoa học cho rằng thế giới tự nhiên và xã hội loài người luôn vận động theo quy luật, khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu các quy luật đó để đưa ra các dự báo và tìm cách kiểm soát các hiện tượng đó. Giống như các khoa học khác, xã hội học dựa trên hai tiên đề cơ bản của mọi khoa học, đó là: giới tự nhiên có tính quy luật và mọi hiện tượng tự nhiên đều có nguyên nhân tự nhiên. Xã hội học phát hiện ra các quy luật tự nhiên để giải thích các hiện tượng xã hội, bởi con người và tổ chức xã hội đều là những bộ phận phát triển ở trình độ cao của giới tự nhiên. Tuy nhiên, các quy luật tự nhiên xảy ra trong thế giới tự nhiên không hoàn toàn giống như trong xã hội loài người, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - xã hội trong từng thời điểm cụ thể. Xã hội học có trách nhiệm chỉ ra các điều kiện, các cơ chế hoạt động và biểu hiện của quy luật, đồng thời giải thích các trường hợp ngoại lệ, bất thường. Để có thể cung cấp những tri thức ngày càng đúng đắn về bản chất của con người và xã hội, xã hội học tích cực vận dụng các phương pháp nghiên cứu của nhiều khoa học khác và không ngừng phát triển, hoàn thiện hệ thống các phương pháp nghiên cứu và bộ máy khái niệm của mình. Xã hội học khẳng định cơ sở khoa học của mình không những trong phương pháp nghiên cứu mà còn trong việc hình thành, vận dụng và phát triển bộ máy khái niệm. Bộ máy khái niệm được hiểu là hệ thống các lý thuyết,
  6. các khái niệm trừu tượng, các quy luật, các phát minh và các bằng chứng khoa học, các quan sát thực nghiệm được các nhà khoa học cùng ngành chia sẻ, chấp nhận và vận dụng. Xã hội học tiềm ẩn một sức sáng tạo lớn lao và giàu chất thực tiễn, xã hội học chỉ có thể khẳng định tính khoa học đích thực của mình thông qua hoạt động tìm tòi, dự báo và kiểm soát hoạt động thực tiễn để làm cho xã hội ngày càng văn minh, công bằng và tiến bộ. 1.1.2. Định nghĩa Trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học đã xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau. Các nhà xã hội học xuất phát từ những quan điểm và phương pháp nghiên cứu khác nhau đều tìm cách đưa ra những định nghĩa của riêng mình, chẳng hạn: - A. Comte: “Xã hội học là khoa học về các quy luật của tổ chức xã hội”. - M. Weber: “Xã hội học là khoa học cố gắng giải nghĩa xã hội và tiến tới cách giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hành động xã hội”. - V.I. Ja-đốp: “Xã hội học là khoa học về sự hình thành, phát triển và sự vận hành của các cộng đồng xã hội, các tổ chức xã hội và các quá trình xã hội với tính cách là các hình thức tồn tại của chúng, khoa học về các quan hệ xã hội với tính cách là các cơ chế liên hệ tác động qua lại giữa các cá nhân và cộng đồng, khoa học về các tính quy luật của các hành động xã hội và các hành vi quần chúng”. - G.V Osipov: “Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành của các hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử, là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc”. - L. Kogan: “Xã hội học là khoa học nghiên cứu những hiện tượng xã hội, sự tác động giữa xã hội và giới tự nhiên, thậm chí nghiên cứu cả những tính quy luật và những thành tố hành vi ứng xử của con người”. 1.1.3. Cơ cấu của xã hội học Cơ cấu của xã hội học được phân chia theo các phương diện như, căn cứ vào cấp độ nghiên cứu rộng hay hẹp, tổng quát hay cụ thể; nghiên cứu lý luận hay nghiên cứu thực nghiệm mà phân thành các nhóm: xã hội học đại cương, xã hội học chuyên biệt (hay chuyên ngành), xã hội học lý thuyết - trừu tượng, xã hội học cụ thể - thực nghiệm, xã hội học vĩ mô - xã hội học vi mô - Xã hội học đại cương Xã hội học đại cương được coi là cấp độ cơ bản của hệ thống lý thuyết xã hội học, là khoa học của cái chung nhất, của các quy luật xã hội học về sự hoạt động và
  7. phát triển của xã hội, của sự tương tác tự nhiên, vốn có của các yếu tố hợp thành hệ thống xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế nghiên cứu và giảng dạy, mức độ “đại cương” thường tác giả trình bày rất khác nhau, không chỉ về cách thức mà quan trọng hơn là sự khác nhau về nội dung của các vấn đề được đưa ra để nghiên cứu. Ví dụ: trong cuốn “Nhập môn xã hội học”, Tony Bilton và các tác giả đã trình bày nội dung của xã hội học đại cương rất cụ thể với rất nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau như: Các lý thuyết xã hội học, các kiểu bất bình đẳng xã hội, vấn đề giai cấp, những hình thức phụ thuộc, giới và chủng tộc, gia đình, giáo dục, quyền lực và chính trị, lao động-nghề nghiệp, tín ngưỡng - tôn giáo, sai lệch xã hội, các phương pháp nghiên cứu Trong khi đó ở Mỹ, xã hội học đại cương chỉ tập trung trình bày các nội dung: xã hội học là gì? Cá nhân và xã hội, tổ chức xã hội, phân tầng xã hội, sự biến đổi xã hội. Xã hội học đại cương thường được quan niệm là xã hội học chuyên về lý luận. - Xã hội học chuyên biệt Xã hội học chuyên biệt hay còn gọi là xã hội học chuyên ngành - là một bộ phận của xã hội học, luôn áp dụng các lý luận của xã hội học đại cương vào nghiên cứu các mặt khác nhau của đời sống xã hội, hay sự vận động và phát triển của xã hội trong một giới hạn phạm vi nhất định như: nông thôn, đô thị, văn hoá, giai cấp, tôn giáo, giới tính Hiện nay ở một số nước công nghiệp phát triển đã có trên 200 chuyên ngành xã hội học khác nhau. - Xã hội lý thuyết và xã hội thực nghiệm Sự phân biệt ranh giới giữa xã hội học lý thuyết và xã hội học thực nghiệm chỉ có tính chất quy ước, tương đối mà thôi. Bởi vì, không thể nghiên cứu bất cứ điều gì mà không lấy lý thuyết làm cơ sở cho các hoạt động tìm tòi, phát hiện. Trong xã hội học đại cương, tuy bao hàm các lý thuyết trừu tượng nhưng cũng rất quan tâm đến sự kiểm chứng qua thực nghiệm. Xã hội học vì thế mà có tính chất, vừa là khoa học lý thuyết vừa là khoa học thực nghiệm. Nhận thức lý thuyết được làm phong phú, sâu sắc thêm trên cơ sở thực nghiệm khoa học. Hệ thống các khái niệm, các định nghĩa luôn luôn được đưa vào kiểm chứng trong thực nghiệm, coi đó là ngọn nguồn của sự khái quát hoá. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học Quá trình xác định đối tượng nghiên cứu trong xã hội học cũng là quá trình tranh luận gay gắt kéo dài hơn một thế kỷ cả về lý luận và phương pháp của nhiều trào lưu xã hội học khác nhau trên thế giới. Mỗ thời kỳ lịch sử hay mỗi khu vực khác nhau, xã hội học có những cách thức xác định và tiếp cận đối tượng nghiên cứu riêng của mình. 1.2.1. Cách tiếp cận “vi mô” cho rằng: đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành vi xã hội hay hành động xã hội của con người, cách tiếp cận này rất được chú trọng trong nghiên cứu xã hội học ở Mỹ. Một số nhà xã hội học Mỹ đưa ra lập luận “hãy trả lại con người cho xã hội học”. Chính từ đó mà “chủ nghĩa hành vi” ra đời và
  8. phát triển, vì thế xã hội học được định nghĩa là khoa học nghiên cứu hành vi, hành động xã hội của con người, hay còn gọi là xã hội học vi mô. 1.2.2. Cách tiếp cận “vĩ mô” Xã hội học Châu Âu chủ trương: đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các hệ thống, các quá trình xã hội hay đời sống xã hội của con người. Nghĩa là phạm vi tiếp cận đối tượng nghiên cứu rất rộng lớn và bao quát. Do cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu như vậy còn được gọi là xã hội học vĩ mô. 1.2.3. Cách tiếp cận “tổng hợp” Trong quá trình nghiên cứu, các tiếp cận “vi mô” và cách tiếp cận “vĩ mô” đã gặp phải những sự phê phán và “cạnh tranh” đối tượng nghiên cứu. Cách tiếp cận “vi mô” của xã hội học Mỹ nghiêng về phía con người, bị các ngành khoa học nhân văn và tâm lý học lấn át. Còn cách tiếp cận “vĩ mô” - nghiên cứu quá trình xã hội hay hệ thống xã hội của xã hội học châu Âu, thường không vượt qua khỏi các khoa học khác như: Triết học (đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử), sử học hay kinh tế chính trị học. Để giải quyết vấn đề này, các nhà xã hội học mácxít đã đề xuất phương pháp tiếp cận “tổng hợp” bằng cách kết hợp cả hai cách tiếp cận “vi mô” và “vĩ mô”, nghĩa là vừa nghiên cứu hành vi con người, vừa nghiên cứu hệ thống xã hội. Theo cách tiếp cận “tổng hợp”, đối tượng nghiên cứu của xã hội học không chỉ là con người hay xã hội, mà còn có các mối quan hệ hữu cơ, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa một bên là con người với tư cách là cá nhân, nhóm và một bên là xã hội với tư cách là hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội. Thực tế nghiên cứu xã hội học ngày nay thường tập trung vào các lĩnh vực hay các nhóm yếu tố xã hội sau đây: - Các yếu tố của xã hội học gồm: văn hoá, cấu trúc xã hội, xã hội hoá, tương tác xã hội, sự lệch chuẩn và kiểm soát xã hội, các cộng đồng dân cư. - Bất bình đẳng xã hội gồm: phân tầng của các giai cấp, bất bình đẳng dân tộc và chủng tộc, vai trò giới tính và bất bình đẳng, lứa tuổi và bất bình đẳng. - Các thiết chế xã hội gồm: gia đình, giáo dục, tôn giáo, hệ thống kinh tế, hệ thống chính trị. - Xã hội biến cách gồm: tính năng động xã hội, hành vi tập thể, các phong trào xã hội, các biến đổi xã hội về văn hoá và chuẩn mực xã hội 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của xã hội học 1.3.1. Chức năng của Xã hội học Xã hội học có các chức năng chủ yếu như: chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn, chức năng tư tưởng, chức năng dự báo, chức năng kiểm soát và quản lý Nhưng tất cả các chức năng đó đều nhằm vào hai mục đích thiết thực là “giải thích” thế giới
  9. và “cải tạo” thế giới. Sau đây là ba chức năng quan trọng có tính phổ quát nhất của xã hội học: - Chức năng nhận thức Xã hội học cung cấp cho con người những tri thức khoa học về bản chất của hiện thực xã hội và của con người; đồng thời phát hiện ra các quy luật, tính quy luật và cơ chế hình thành, vận động, phát triển của các quá trình, các hiện tượng xã hội cũng như của các mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và xã hội. Xã hội học còn xây dựng và phát triển hệ thống các phạm trù, các khái niệm, các lý thuyết và các phương pháp luận nghiên cứu về con người và xã hội. Nhận thức của xã hội học được thể hiện qua việc nắm bắt, phân tích các hành động xã hội để hiểu con người trải nghiệm cái gì, chia sẻ hệ giá trị xã hội như thế nào, lựa chọn mục đích, phương tiện hành động ra sao? v.v Phương pháp nhận thức cơ bản là trực tiếp quan sát và tham dự vào sự kiện xã hội để miêu tả tỉ mỉ, đầy đủ chính xác về bối cảnh và tình huống xã hội. Việc giải thích phải dựa vào logic suy luận quy nạp, từ cái riêng đến cái chung. Theo xã hội học Mácxít, nhận thức xã hội học phải chỉ ra được cơ cấu thực của các quá trình, các hiện tượng trong thế giới vật chất của tồn tại xã hội; tri thức xã hội học phải giúp cho con người khả năng nhận ra phải -trái, đúng - sai và góp phần cải tạo đời sống của con người. - Chức năng thực tiễn Đây là một trong những mục tiêu cao cả của xã hội học, nó thể hiện ở sự nổ lực cải thiện xã hội và cuộc sống của con người. Xã hội học không chỉ biết nhận thức hiện thực mà còn phải biết giải quyết đúng đắn, kịp thời những vấn đề nảy sinh trong xã hội để cải thiện được thực trạng xã hội. Nghiên cứu xã hội học còn phải hướng tới dự báo những gì sẽ xảy ra và đề xuất các giải pháp, các kiến nghị để có thể kiểm soát các hiện tượng, các quá trình xã hội. Chỉ có trên cơ sở nhận thức được quy luật, tính quy luật và thuộc tính của sự vật hiện tượng, xã hội học mới có thể đưa ra được những dự báo về tương lai và cung cấp thông tin cần thiết cho việc lựa chọn các quyết định quản lý thích hợp. Các dự báo của xã hội học có thể được sử dụng vào việc đề ra mục tiêu, giải pháp, hoạch định đường lối chính sách và đề ra được những quyết định hành động một cách khoa học. Xã hội học “không phải chỉ để giải thích quá khứ mà còn dự kiến tương lai một cách mạnh dạn và thực hiện dự kiến ấy bằng một hành động dũng cảm” 1. - Chức năng tư tưởng Muốn lãnh đạo được xã hội thì người lãnh đạo phải nắm vững tình hình tư tưởng, trạng thái tâm lý của các tầng lớp nhân dân. Trạng thái tư tưởng luôn luôn biến động theo những diễn biến của thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội. Tri thức xã hội học giúp 1 V.I. Lênin: Toàn tập, tập 26. Nxb Tiến bộ, Matxcơ va, (Bản tiếng Việt), trang 88.
  10. ta hiểu rõ thực trạng tư tưởng để làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, nắm bắt và định hướng được dư luận xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và lãnh đạo các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Xã hội học Mácxít trang bị thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần cách mạng phấn đấu đến cùng cho chủ nghĩa xã hội. Đồng thời góp phần vào việc bồi dưỡng tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, giáo dục ý thức về vai trò, về trách nhiệm công dân của mỗi người trong sự nghiệp phát triển xã hội theo phương châm “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Ngoài ra xã hội học còn có các nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu lý luận để phát triển hệ thống lý luận, phương pháp nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Nghiên cứu thực nghiệm là một nhiệm vụ quan trọng để kiểm nghiệm, chứng minh các giả thuyết khoa học; phát hiện bằng chứng và những vấn đề mới làm cơ sở cho việc sửa đổi, phát triển và hoàn thiện khái niệm, lý thuyết và phương pháp luận nghiên cứu. Đồng thời kích thích và hình thành tư duy xã hội học. Nghiên cứu ứng dụng là để hướng tới việc đề ra các giải pháp nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa tri thức lý luận, tri thức thực nghiệm với hoạt động thực tiễn và cuộc sống thực của con người 1.3.2. Nhiệm vụ của Xã hội học - Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận Xã hội học nghiên cứu lý luận để nhằm hướng tới hình thành và phát triển hệ thống lý luận, phương pháp luận nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về những vấn đề lý luận và thực tiễn đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. - Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm Xã hội học tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để: kiểm nghiệm, chứng minh các giả thuyết khoa học; phát hiện các bằng chứng, các vấn đề mới nảy sinh làm cơ sở cho việc sửa đổi, phát triển và hoàn thiện khái niệm, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu; kích thích và hình thành tư duy xã hội học. Nghiên cứu thực nghiệm được coi là chiếc cầu nối giữa lý luận và thực tiễn. - Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng Nghiên cứu ứng dụng nhằm hướng tới việc đề ra các giải pháp vận dụng những phát hiện của nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực nghiệm trong hoạt động thực tiễn, đưa tri thức khoa học vào trong cuộc sống. 2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC 2.1. Các tiền đề cơ bản dẫn tới sự hình thành của xã hội học 2.1.1. Biến đổi kinh tế - xã hội và nhu cầu thực tiễn
  11. Xã hội học xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử xã hội. Tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện, các tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xã hội. - Biến đổi về kinh tế Các cuộc cách mạng thương mại và công nghệ cuối thế kỷ XVIII đã làm lay chuyển tận gốc trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng nghìn năm trước đó. Hình thái kinh tế xã hội kiểu phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sức mạnh bành trướng của thương mại và công nghiệp. Do tác động của tự do hoá thương mại, tự do hoá sản xuất và đặc biệt là tự do hoá lao động, hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống đã bị thay thế bằng cách tổ chức xã hội hiện đại. Thị trường được mở rộng, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp và tập đoàn kinh tế ra đời, thu hút nhiều lao động từ nông thôn ra thành phố làm thuê. Các hoạt động buôn bán và tổ chức sản xuất theo quy mô công nghiệp đã ra đời ở nhiều nước Tây Âu như Anh, Pháp, Đức Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mới phát triển trong khoảng 100 năm đã sản xuất được khối lượng sản phẩm kinh tế ước tính bằng toàn bộ khối lượng của cải vật chất mà loài người tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử phát triển trước khi có chủ nghĩa tư bản. - Biến đổi về xã hội và nhu cầu thực tiễn Biến đổi kinh tế kéo theo những biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội. Nông dân bị tách ra khỏi ruộng đất trở thành những người làm thuê, bán sức lao động. Của cải, đất đai, tư bản không còn tập trung trong tay tầng lớp phong kiến, quý tộc, tăng lữ mà rơi vào tay giai cấp tư sản. Sự mở rộng quy mô công nghiệp đã đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, tập trung dân cư, phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng. Kỹ thuật, công nghệ và khoa học phát triển nhanh chóng Các hình thức tổ chức xã hội theo kiểu phong kiến trước đây bị lung lay, xáo trộn và biến đổi mạnh mẽ. Cơ cấu gia đình cũng bị thay đổi khi cá nhân rời bỏ cộng đồng làng quê nông thôn ra thành phố để sinh sống. Hệ thống các giá trị văn hoá truyền thống cũng bị thay đổi, các cá nhân ngày càng bị cuốn hút, lôi kéo vào hoạt động kinh tế và lối sống cạnh tranh, vụ lợi. Do vậy luật pháp ngày càng phải quan tâm tới việc điều tiết các quá trình kinh tế và các quan hệ xã hội mới mẻ. Các thiết chế và tổ chức hành chính, xã hội kiểu phong kiến, quân chủ độc đoán, chuyên chế cũng phải thay đổi theo hướng thị dân hoá và công dân hoá. Trong bối cảnh kinh tế, xã hội như vậy, xã hội học đã ra đời để đáp ứng nhu cầu nhận thức các biến đổi xã hội và thiết lập lại các trật tự xã hội. 2.1.2. Biến đổi về chính trị - xã hội và tư tưởng - Biến đổi về chính trị - xã hội Cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789 là biến đổi chính trị, xã hội quan trọng nhất góp phần làm thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội châu Âu thế kỷ XVIII. Nó không chỉ mở đầu cho thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến, của nhà nước quân chủ mà còn thay thế trật tự cũ đó bằng một trật tự chính trị, xã hội
  12. mới – chế độ tư bản chủ nghĩa và nhà nước tư sản. Ở một số nước châu Âu khác như Đức, Italia sự biến đổi chính trị diễn ra theo con đường “tiến hoá”. Đặc điểm chung của những thay đổi to lớn trong đời sống chính trị châu Âu lúc bấy giờ là quyền lực chính trị chuyển sang tay giai cấp tư sản và một thiểu số người nắm giữ tư liệu sán xuất. Biến đổi này đã góp phần củng cố và phát triển chủ nghĩa tư bản, tạo điều kiện thuận lợi cho tự do buôn bán, tự do sản xuất, tự do ngôn luận và đặc biệt là tự do bóc lột sức lao động của công nhân. Mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các tầng lớp xã hội, nhất là giữa giai cấp công nhân vô sản và giai cấp tư sản đã lên tới đỉnh điểm làm bùng nổ cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới - Công xã Pari năm 1871 và sau đó là cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917 - Biến đổi về tư tưởng Những biến động chính trị, xã hội ở châu Âu mà tiêu biểu là cuộc cách mạng Pháp đã để lại dấu ấn không phai mờ trong lịch sử xã hội học. Nước Pháp là cái nôi hình thành của xã hội học, những công trình nghiên cứu xã hội học đầu tiên của các nhà xã hội học tiền bối như: A. Comte, E. Durkheim, H. Spencer, G. Simmel, K. Marx đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết “xã hội chủ nghĩa” Pháp. Do vậy, họ đều tìm cách tìm hiểu, mô tả các hiện tượng, các quá trình xã hội để giải thích một cách đầy đủ những biến động chính trị, đồng thời chỉ ra con đường và biện pháp để lập lại trật tự, nhằm duy trì sự tiến bộ xã hội. 2.1.3. Biến đổi về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu - Biến đổi về lý luận Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh xã hội học bắt nguồn từ những tư tưởng khoa học và văn hoá của thế kỷ XVIII (thế kỷ Khai sáng). Nhằm biện minh cho chủ nghĩa tư bản, các nhà tư tưởng đã cổ vũ và bênh vực cho quyền con người. Ở Anh, Adam Smith cho rằng các cá nhân phải được tự do thoát khỏi những ràng buộc và hạn chế bên ngoài để tự do cạnh tranh. Có như vậy, các cá nhân mới tạo ra được một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Ở Pháp, tư tưởng và học thuyết của Voltaire, Rousseau, Condorcet, Diderot có một ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội. Các nhà triết học Pháp cho rằng con người và xã hội bị chi phối bởi điều kiện và hoàn cảnh xã hội của họ, con người có những “quyền tự nhiên” nhất định mà các thiết chế xã hội đang vi phạm. Vì vậy, cần xoá bỏ, thay thế trật tự xã hội cũ bằng một trật tự xã hội mới phù hợp hơn với bản chất và nhu cầu cơ bản của con người. - Biến đổi về phương pháp luận nghiên cứu Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời của xã hội học. Các cuộc cách mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ XVI, XVII và đặc biệt là thế kỷ XVIII đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Các hiện tượng, quá trình xã hội và hành động của con người đã trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học. Các nhà triết
  13. học, các nhà khoa học xã hội thế kỷ XVIII, XIX khát khao nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình xã hội để phát hiện ra các quy luật tự nhiên của tổ chức xã hội, nhất là các quy luật của sự phát triển và tiến bộ xã hội. 2.2. Các giai đoạn phát triển của xã hội học 2.2.1. Giai đoạn nguồn gốc - Những mầm mống tri thức đầu tiên Xã hội học chỉ thực sự trở thành một khoa học độc lập vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX, nhưng nguồn gốc của nó đã có mầm mống từ lâu đời. Trong các học thuyết tư tưởng, các trào lưu triết học cổ đại ở phương Đông và phương Tây, đều đề cập đến cách thức tổ chức, xây dựng một xã hội tốt đẹp, một trật tự quan hệ xã hội nề nếp dựa trên những nguyên tắc đạo đức nhất định. Đồng thời cũng nói nhiều đến cách thức tu luyện, ứng xử làm người và nhận thức của con người về tự nhiên và xã hội. - Xã hội học trở thành một khoa học độc lập Nhưng phải đến thế kỷ XIX, khi hàng loạt phát minh vĩ đại ra đời làm cho khoa học tự nhiên có những bước tiến mới. Đó là những phát minh về cấu trúc tế bào của sinh vật, quy luật về bảo tồn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết của Darwin về sự phát triển của thế giới hữu cơ Những sự kiện thực nghiệm mà khoa học tự nhiên thu được đã góp phần giúp cho con người nhận thức tổng quát bức tranh về thế giới tự nhiên như là một chỉnh thể thống nhất. Điều đó đã dẫn đến ý nghĩ cho rằng, các hiện tượng và các quá trình xã hội cũng phải tuỳ thuộc vào những tính quy luật nào đó. Khoa kinh tế chính trị học cũng đạt được những tiến bộ trong việc phát hiện bản chất của hàng loạt hiện tượng và quá trình thực tại của chủ nghĩa tư bản. Các môn khoa học xã hội khác như Sử học, Pháp quyền cũng thu được nhiều thành tựu nghiên cứu mới. Trong khi đó môn triết học xã hội thời đó bị tách ra khỏi đời sống thực tế với những lập luận trừu tượng, tư biện không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Xã hội học trở thành một khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu xác định, có phương pháp nghiên cứu đảm bảo các nguyên tắc khoa học, có hệ thống lý luận được xây dựng trên cơ sở kế thừa và tiếp thu hệ thống lý luận của nhiều ngành khoa học khác. Như vậy, Xã hội học chỉ có thể xuất hiện như một khoa học độc lập khi mà các ngành khoa học xã hội và tự nhiên đã đạt tới một trình độ phát triển khiến người ta xác định được sự cần thiết khách quan phải tách việc nghiên cứu các quá trình xã hội ra khỏi triết học. 2.2.2. Giai đoạn cổ điển - Thực chứng luận và phản thực chứng Auguste Comte là một trong những người sáng lập ra “chủ nghĩa thực chứng”, triết học thực chứng của ông yêu cầu phải dựa vào các sự kiện, phải tin tưởng vào các tri thức thực chứng, đó là một nguyên tắc và với tư cách là một khoa học độc lập, xã hội học cũng phải tuân thủ nguyên tắc này. Khi giải thích về nguyên nhân phát triển
  14. của xã hội, Comte đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm, cho rằng: nguyên nhân của sự phát triển xã hội nằm trong sự phát triển tinh thần của con người. Xã hội học tư sản xuất hiện đồng thời với sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Các học giả tư sản đã phát hiện thấy trong quá trình của những sự phát triển đó đã nảy sinh một nguy cơ to lớn đối với chủ nghĩa tư bản – đó chính là phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, xã hội học có nhiệm vụ: phải điều hoà các quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất; phải nghiên cứu tâm trạng và dư luận xã hội và tìm ra những giải pháp quản lý thích hợp Nghĩa là cố gắng tìm cách để hạn chế và loại trừ các mâu thuẫn nảy sinh trong lòng xã hội tư bản. Trong các thập niên 20, 30 (thế kỷ XX), việc nghiên cứu ứng dụng ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội học và đến giữa thế kỷ XX, đã xuất hiện hai khuynh hướng phát triển của xã hội học tư sản: đó là khuynh hướng xã hội học Mỹ và khuynh hướng xã hội học châu Âu. Sự phát triển của xã hội học châu Âu gắn với triết học xã hội, còn xã hội học Mỹ, ngay từ khi mới hình thành đã là một khoa học chủ yếu thiên về nghiên cứu hành vi con người (“Chủ nghĩa hành vi”). Những thành tựu chủ yếu của xã hội học Mỹ là hàng loạt các công trình lý luận nghiên cứu xã hội ở cấp trung bình, đặc biệt là lý luận về: tổ chức xã hội, cấu trúc xã hội, các nhóm nhỏ, hành vi tập thể, thông tin đại chúng, v.v định hướng vào các vấn đề xã hội cụ thể. Điều đó hoàn toàn phù hợp với chủ nghĩa thực dụng ở Mỹ, nó mở ra những lĩnh vực mới mà trước đây hoàn toàn chưa được nghiên cứu tới. Chính vì vậy mà xuất hiện xu hướng “Mỹ hoá” xã hội học châu Âu. - Xã hội học Mác xít Những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học là Mác và F.Ăngghen. Trong khi phân tích một cách sâu sắc, toàn diện xã hội tư bản chủ nghĩa và những mâu thuẫn của xã hội đó, các ông đã chứng minh quan điểm duy vật về lịch sử và xã hội. Thiên tài của các ông là không những chỉ ra các quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản, mà còn phát hiện ra tính quy luật tất yếu của bước quá độ cách mạng từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội. Những tác phẩm của Mác và Ăngghen khi bàn về chủ nghĩa tư bản và Cách mạng Pháp là những mẫu mực thể hiện sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và tài liệu thực nghiệm trong việc phân tích các quá trình và hiện tượng xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa. Di sản phong phú của Mác-Ăngghen đã được V.I. Lênin quán triệt và phát triển trong các tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga” và “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”v.v Lênin coi những công trình nghiên cứu xã hội học liên quan đến các hoạt động của đảng, nhà nước có một ý nghĩa to lớn. Ông chỉ ra rằng, muốn cho việc nghiên cứu xã hội học có tính chất thực sự khoa học, thì phải từ những sự thật chính xác và không thể chối cãi được để xác định cơ sở mà
  15. người ta có thể dựa vào, hay dùng để đối chiếu với bất cứ lập luận nào trong những lập luận “chung” hay “khuôn mẫu” riêng Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II đến giữa những năm 80 (TK XX), xã hội học ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây phát triển không đồng đều, trải qua nhiều bước thăng trầm và không được quan tâm đúng mức. 2.3. Một số trào lưu lý thuyết Xã hội học tiêu biểu 3.3.1. Xã hội học Auguste Comte (1798 - 1857) A. Comte là người chịu ảnh hưởng sâu sắc của trào lưu triết học Ánh sáng và chứng kiến những biến động chính trị, xã hội, các cuộc cách mạng công nghiệp và các cuộc xung đột giữa khoa học và tôn giáo ở Pháp. Các công trình cơ bản của ông gồm: “Triết học thực chứng” (nhiều tập, xuất bản trong khoảng thời gian từ 1830 - 1842), “Hệ thống chính trị học thực chứng” (1851 - 1854) - Về phương pháp luận nghiên cứu A.Comte chủ trương xã hội học phải góp phần tổ chức và lập lại trật tự xã hội, phải tìm ra những quy luật khái quát phản ánh mối quan hệ căn bản nhất của các sự vật, hiện tượng xã hội. Phát hiện, chứng minh, và làm sáng tỏ các quy luật tổ chức, biến đổi xã hội bằng phương pháp luận của chủ nghĩa thực chứng. Theo ông, xã hội học cũng giống như các khoa học tự nhiên (Vật lý, Sinh vật học) trong việc vận dụng các phương pháp luận nghiên cứu để tìm hiểu bản chất xã hội. Xã hội học nghiên cứu xã hội bằng các phương pháp thực chứng, tức là thu thập và xử lý thông tin, kiểm tra giả thuyết và xây dựng lý thuyết, so sánh và tổng hợp cứ liệu. A. Comte phân loại các phương pháp nghiên cứu xã hội học thành các nhóm: + Quan sát: Quan sát các sự kiện xã hội là để thu thập bằng chứng, người quan sát phải tự giải phóng tư tưởng thoát ra khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa giáo điều, triết lý suông. Quy tắc quan sát phải gắn với lý luận, phải được soi rọi bởi lý thuyết, quan sát phải có mục đích, phải tuân thủ theo quy luật của hiện tượng. Quan sát mà không có sự chỉ dẫn của lý thuyết là quan sát mù quáng và sẽ không có ích lợi gì cho sự phát triển của xã hội học. + Thực nghiệm: Cả một hệ thống xã hội thì không thể tiến hành thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nhưng, hoàn toàn có thể tiến hành thực nghiệm tự nhiên bất kỳ lúc nào, trong quá trình xảy ra hiện tượng xã hội, nhà xã hội học có thể chủ động can thiệp và tác động vào hiện tượng cần nghiên cứu. Trong xã hội học, thực nghiệm là việc tạo ra những điều kiện nhân tạo để xem xét ảnh hưởng của chúng tới một hiện tượng, một sự kiện xã hội nhất định. Đồng thời thực nghiệm cho phép nghiên cứu các trường hợp “không bình thường” để hiểu các sự kiện “bình thường” trong xã hội. + So sánh: Comte rất coi trọng phương pháp so sánh trong nghiên cứu xã hội học. Việc so sánh xã hội hiện tại với xã hội quá khứ, hay so sánh các hình thức, các
  16. dạng, loại xã hội với nhau có thể giúp chúng ta phát hiện ra sự giống và khác nhau giữa các xã hội đó. Từ những thông tin thu được, có thể khái quát về các đặc điểm chung, các thuộc tính cơ bản của xã hội. + Phân tích lịch sử: Qua việc phát hiện ra “quy luật ba giai đoạn”, A. Comte đã chỉ ra tầm quan trọng đặc biệt của phương pháp phân tích lịch sử. Phương pháp này được hiểu là quan sát tỉ mỉ, kỹ lượng sự vận động lịch sử của các xã hội, các sự kiện, các hiện tượng xã hội để chỉ ra xu hướng, tiến trình biến đổi xã hội. Tóm lại, phương pháp luận nghiên cứu xã hội học của A. Comte là sử dụng các phương pháp khoa học thực chứng để nghiên cứu các quy luật biến đổi xã hội. - Quan niệm của Comte về cơ cấu của Xã hội học Do chịu ảnh hưởng của Vật lý học và Sinh vật học mà A. Comte đã phân chia và gọi tên các bộ phận cấu thành của xã hội học là: Tĩnh học xã hội và Động học xã hội. + Tĩnh học xã hội (Social Statics) là bộ phận xã hội học nghiên cứu về trật tự xã hội, cơ cấu xã hội, các thành phần và mối liên hệ của chúng. Ban đầu A. Comte nghiên cứu các cá nhân với tư cách là những đơn vị hợp thành của cơ cấu xã hội. Ông nhận thấy cá nhân là một tập hợp, một hệ thống gồm các năng lực, nhu cầu đã có sẵn bên trong cá nhân và những điều này cá nhân tiếp thu từ bên ngoài trong quá trình tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhưng về sau quan niệm của A. Comte thay đổi, ông không còn coi cá nhân là đơn vị xã hội đích thực của cơ cấu xã hội, và cho rằng nghiên cứu cá nhân thuộc về lĩnh vực sinh vật học; theo ông, gia đình là đơn vị xã hội sơ đẳng nhất và cơ bản nhất có mặt trong tất cả mọi loại hình xã hội. Khi nghiên cứu về gia đình, A. Comte chủ yếu nghiên cứu cơ cấu của gia đình, sự phân công lao động nam, nữ và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là quan hệ giữa cha mẹ và con cái. A. Comte nhận định, cơ cấu xã hội phát triển theo con đường tiến hoá từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Câu hỏi mà A. Comte đặt ra là: làm sao duy trì được mối liên kết giữa các bộ phận xã hội hay các tiểu cơ cấu xã hội khi mà mức độ phân hoá xã hội ngày càng tăng? Theo ông để giải quyết vấn đề này vai trò của các yếu tố văn hoá, tinh thần xã hội và quyền lực nhà nước rất quan trọng. Nhà nước có thể điều hoà, liên kết, phối hợp các bộ phận xã hội để chống lại sức ép của sự phân hoá và phân rã xã hội. Ngoài ra các yếu tố trí tuệ, đạo đức, thiện chí, thiện cảm của các thành viên xã hội cũng đóng vai trò là nhân tố duy trì sự liên kết, trật tự xã hội. + Động học xã hội (Social Dinmics) là lĩnh vực nghiên cứu các quy luật biến đổi xã hội trong các hệ thống xã hội theo thời gian. A. Comte đưa ra quy luật ba giai đoạn để giải thích sự phát triển của các hệ thống tư tưởng và các hệ thống cơ cấu xã hội tương ứng. Theo ông lịch sử loài người phát triển qua ba giai đoạn: thần học, siêu hình và thực chứng. Giai đoạn trước là điều kiện phát triển cho giai đoạn sau, chẳng hạn, nếu không có hệ thống dòng họ thì khó có thể phát triển các hệ thống tiếp theo như hệ thống chính trị, luật pháp, quân đội Lịch sử tiến hoá diễn ra theo con đường tích luỹ,
  17. tiến hoá. Tuy nhiên, việc biến đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác thường trải qua một thời kỳ bất ổn định, mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới A. Comte là người có nhiều đóng góp lớn lao cả về lý luận và phương pháp cho khoa học xã hội học, ông là người đầu tiên chỉ ra nhu cầu và bản chất của một khoa học về các quy luật tổ chức xã hội. 3.3.2. Xã hội học Herbert Spencer (1820 - 1903) Herbert Spencer là nhà triết học, xã hội học người Anh. Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường khoa học ở nước Anh đã ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp khoa học của ông. Các tác phẩm chính: Tĩnh học xã hội, Nghiên cứu xã hội học (1873), Các nguyên lý của xã hội học (1876 -1896), Xã hội học miêu tả (1873- 1881). - Các nguyên lý cơ bản của XHH Spencer Spencer quan niệm xã hội như là một cơ thể sống - cơ thể siêu hữu cơ. Xã hội vận động và phát triển theo quy luật. Nguyên lý cơ bản nhất của Xã hội học Spencer là nguyên lý tiến hoá. Các xã hội loài người phát triển theo quy luật tiến hoá từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản, chuyên môn hoá thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu lớn, phức tạp, chuyên môn hoá cao, liên kết bền vững và ổn định. Theo Spencer xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh khi các cơ quan chức năng của xã hội đó đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Giữa cơ thể sống và cơ thể xã hội có những điểm giống và khác nhau rất quan trọng. Cơ thể xã hội khác với cơ thể sống ở chỗ nó bao gồm các bộ phận có khả năng ý thức và tích cực tác động lẫn nhau một cách gián tiếp, thông qua ngôn ngữ, ký hiệu. Nhưng cả hai cơ thể này đều tuân theo những quy luật như tăng kích cỡ của cơ thể, các bộ phận của cơ thể tác động lẫn nhau chặt chẽ đến mức thay đổi ở bộ phận này kéo theo sự thay đổi ở bộ phận khác. Mỗi bộ phận là một cơ thể vi mô, một cơ quan, một tế bào, xã hội là một hệ thống gồm các tiểu xã hội. Xã hội liên tục trải qua các giai đoạn tiến hoá, suy thoái kế tiếp nhau - Phương pháp luận nghiên cứu Theo H. Spencer, xã hội học có hàng loạt những vấn đề khó khăn về mặt phương pháp luận, những khó khăn đó bắt nguồn từ đặc thù của đối tượng nghiên cứu. Có hai loại khó khăn, khách quan và chủ quan. Khó khăn khách quan biểu hiện ở chỗ rất khó đo lường các trạng thái chủ quan của đối tượng nghiên cứu, như đặc điểm của các cá nhân, các nhóm xã hội, trong khi các hiện tượng xã hội không ngừng vận động, biến đổi Khó khăn chủ quan thường gặp là tình cảm cá nhân của người nghiên cứu, như thiên vị chính trị, thiên vị giai cấp, thiên vị tôn giáo Một loại khó khăn nữa là khó khăn về mặt trí tuệ mà chủ yếu là trình độ tri thức, kỹ năng và tay nghề của người nghiên cứu. - Cách thức phân loại các xã hội của H. Spencer
  18. Căn cứ vào đặc điểm của quá trình tiến hoá, H. Spencer phân chia các xã hội thành hai loại: Xã hội quân sự (militant) và xã hội công nghiệp (industrial). Xã hội quân sự có đặc trưng là cơ chế tổ chức, điều chỉnh mang tính tập trung, độc đoán cao độ để phục vụ các mục tiêu quốc phòng và chiến tranh. Hoạt động của các tổ chức xã hội và cá nhân bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ, chế độ phân phối diễn ra theo chiều dọc và mang tính tập trung cao vì bị nhà nước quản lý, kiểm soát. Xã hội công nghiệp có đặc trưng là cơ chế ít tập trung và ít độc đoán để phục vụ các mục tiêu xã hội là sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Mức độ kiểm soát của nhà nước và chính quyền trung ương đối với các cá nhân và các tổ chức xã hội thấp. Điều này tạo ra khả năng mở rộng và phát huy tính năng động của các bộ phận cấu thành nên xã hội. Chế độ phân phối diễn ra hai chiều: chiều ngang là giữa các tổ chức xã hội và giữa các cá nhân với nhau, còn chiều dọc là giữa các tổ chức xã hội với cá nhân. Phân loại xã hội quân sự - công nghiệp của Spencer liên quan đến quá trình tiến hoá tuần hoàn, quay vòng. Theo cách phân loại này, xã hội tiến hoá từ mức độ xã hội hỗn hợp bậc một đến hỗn hợp bậc hai, hỗn hợp bậc ba. Tương ứng với mỗi loại là tập hợp các đặc trưng của hệ thống điều chỉnh, hệ thống vận hành (gồm cơ cấu kinh tế, tôn giáo, gia đình, văn hoá nghệ thuật, phong tục tập quán, luật pháp và cộng đồng) và hệ thống phân phối. - Quan niệm của H. Spencer về thiết chế xã hội Thiết chế là khuôn mẫu, là kiểu tổ chức xã hội đảm bảo đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu cơ bản của hệ thống xã hội, đồng thời kiểm soát hoạt động của các cá nhân, các nhóm xã hội. Spencer đặc biệt coi trọng các loại thiết chế sau: + Thiết chế gia đình và dòng họ là thiết chế nhằm làm thoả mãn các nhu cầu cơ bản của mọi loài, như nhu cầu tái sản xuất con người để duy trì nòi giống. Ngoài ra xã hội nào cũng cần có thiết chế gia đình để kiểm soát: sinh đẻ, tình dục, quan hệ nam - nữ và nuôi dạy con cái. + Thiết chế nghi lễ là thiết chế cần thiết để đáp ứng nhu cầu liên kết và kiểm soát các quan hệ xã hội của con người thông qua các thủ tục, các biểu tượng, ký hiệu, nghi thức v.v Không có nghi lễ thì khó có thể duy trì được những cơ cấu, những tổ chức có quy mô lớn. Mức độ tập trung quyền lực trong xã hội càng cao thì mức độ bất bình đẳng về nghi lễ càng lớn. + Thiết chế chính trị xuất hiện chủ yếu để giải quyết các xung đột bên trong và bên ngoài xã hội. Sự tập trung quyền lực càng lớn thì càng bộc lộ rõ sự phân chia cơ cấu giai cấp. + Thiết chế tôn giáo có yếu tố cơ bản là niềm tin vào các lực lượng siêu nhân, siêu tự nhiên. Biểu hiện của thiết chế tôn giáo là việc tập hợp các cá nhân cùng chia sẻ niềm tin và cùng tham gia các hoạt đông nghi lễ đặc thù của tôn giáo. Thiết chế tôn giáo có chức năng củng cố hệ thống chuẩn mực giá trị, niềm tin, tinh thần để duy trì trật tự xã hội.
  19. + Thiết chế kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu thích nghi của tổ chức xã hội đối với môi trường và thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người về các sản phẩm và các dịch vụ. Sự tiến hoá của thiết chế kinh tế thể hiện ở việc nâng cao trình độ công nghệ và tri thức, mở rộng sản xuất và phân phối hàng hoá, dịch vụ, hay mức độ tích luỹ tư bản, tư liệu sản xuất và thay đổi về tổ chức lao động. 3.3.3. Xã hội học Emile Durkheim (1858 - 1917) - Bối cảnh ra đời của xã hội học E. Durkheim E. Durkheim là một nhà xã hội học nổi tiếng, người Pháp, đã từng giảng dạy ở nhiều trường đại học danh tiếng của Pháp và có nhiều công trình nghiên cứu xã hội học có giá trị lý luận cao E. Durkheim quan niệm rằng xã hội học là khoa học nghiên cứu các sự kiện xã hội. Xã hội học Durkheim ra đời trong bối cảnh nước Pháp vừa trải qua những biến đổi sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật. Công xã Pari bị đàn áp đẫm máu, công nghiệp hoá ở nước Pháp diễn ra mạnh mẽ, kéo theo sự tích tụ dân cư vào trong các thành phố lớn, gây xáo trộn, đổ vỡ các quan hệ xã hội và cộng đồng, tạo ra tình trạng hỗn loạn mà E. Durkheim gọi là “vô tổ chức”, “vô chính phủ đạo đức”. Lối sống cạnh tranh, vụ lợi làm căng thẳng mối quan hệ giữa các tầng lớp, các nhóm xã hội, đặc biệt là mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản càng trở nên quyết liệt. Ra đời trong bối cảnh như vậy, xã hội học của Durkheim đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là tìm ra các quy luật xã hội để từ đó tạo ra trật tự xã hội, nghĩa là xã hội học phải trở thành khoa học về các quy luật tổ chức xã hội. Theo ông, xã hội tồn tại bên ngoài cá nhân và có trước cá nhân, mọi cá nhân được sinh ra trong xã hội phải tuân thủ các chuẩn mực, phép tắc xã hội. Do vậy xã hội học cần phải xem xét hệ thống xã hội, cơ cấu và các hiện tượng xã hội với tư cách là các sự vật, các bằng chứng, các sự kiện. Thực chất xã hội học E. Durkheim chủ yếu xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa con người và xã hội, làm thế nào để vừa bảo đảm được tự do cá nhân vừa không làm tăng tính ích kỷ của con người và trong khi đó vẫn tạo ra được trật tự xã hội. Xã hội học của E. Durkheim chịu ảnh hưởng và kế thừa quan điểm nhận thức luận cũng như phương pháp nhiên cứu của nhiều nhà tư tưởng và xã hội học châu Âu thời đó (TK XVIII - XIX). - Phương pháp luận nghiên cứu của E. Durkheim Xã hội học E. Durkheim được trình bày một cách hệ thống trong nhiều công trình nghiêncứu. Trong tác phẩm “Các quy tắc của phương pháp xã hội học”, E. Durkheim đã xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các sự kiện xã hội. Khái niệm sự kiện xã hội được hiểu với hai nghĩa: + Sự kiện xã hội vật chất như nhóm, dân cư, tổ chức xã hội. + Sự hiện xã hội phi vật chất như hệ thống giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán và kể cả các sự kiện đạo đức như cách thức hành động, suy nghĩ và trải nghiệm. Theo E. Durkheim, các sự kiện xã hội có ba đặc trưng cơ bản:
  20. Thứ nhất, sự kiện xã hội phải là những gì ở ngoài cá nhân và cá nhân không chỉ được sinh ra trong môi trường đã có sẵn các sự kiện xã hội như: thiết chế, cơ cấu xã hội, chuẩn mực, giá trị, niềm tin , mà cá nhân còn phải học tập, tiếp thu, chia sẻ và tuân thủ các sự kiện xã hội đó. Khi cá nhân tích cực, chủ động tạo dựng ra các thành phần của cơ cấu xã hội, các chuẩn mực, giá trị, các quy tắc xã hội.v.v thì tất cả những cái đó đều có thể trở thành sự kiện xã hội, tức trở thành hiện thực bên ngoài cá nhân Thứ hai, sự kiện xã hội bao giờ cũng là cái chung đối với nhiều cá nhân, nghĩa là được cộng đồng xã hội cùng chia sẻ, chấp nhận Thứ ba, sự kiện xã hội bao giờ cũng có sức mạnh kiểm soát, hạn chế, cưỡng chế hành động và hành vi của các cá nhân. Nếu cá nhân vi phạm những quy định, những giới hạn, luật định thì đều bị trừng phạt. Trong nghiên cứu xã hội học, E. Durkheim đã chỉ ra những nhóm quy tắc đòi hỏi nhà xã hội học khi quan sát sự kiện xã hội phải loại bỏ các thành kiến cá nhân. Phải coi sự kiện xã hội như là “sự vật” tồn tại khách quan, ở bên ngoài cá nhân và có thể quan sát được, thì mới có thể sử dụng các phương pháp thực chứng để nghiên cứu các đặc điểm, tính chất và quy luật của sự kiện. Mặt khác nghiên cứu xã hội học phải phân biệt được cái chuẩn mực, cái bình thường với cái dị biệt, cái không bình thường. Vì mục tiêu sâu xa của xã hội học là tạo dựng và chỉ ra cái mẫu mực, cái tốt lành cho cuộc sống của con người. Muốn vậy cách tốt nhất là phải phát hiện ra cái thường gặp, cái chung, cái trung bình, cái điển hình của một xã hội cụ thể, trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, từ đó có thể chỉ ra được cái lệch chuẩn, dị biệt, không bình thường E. Durkheim cũng đặt ra yêu cầu, muốn hiểu được tiến trình phát triển của xã hội thì phải phân loại xã hội bằng cách dựa vào bản chất, số lượng các thành phần cơ cấu nên xã hội, phương thức, cơ chế và hình thức kết hợp các thành phần đó. Hoặc muốn giải thích được các hiện tượng xã hội thì phải chỉ ra được các điều kiện, các yếu tố và nguyên nhân gây ra hiện tượng xã hội. Đồng thời phân tích chức năng, hệ quả của hiện tượng xã hội đó đối với cả hệ thống xã hội Ngoài khái niệm “sự kiện xã hội” và “các quy tắc nghiên cứu xã hội” E. Durkheim còn đưa ra khái niệm “đoàn kết xã hội”. Đoàn kết xã hội nhằm chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, hay với nhóm xã hội. Nếu không có sự đoàn kết xã hội thì các cá nhân sẽ tồn tại riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội như là một chỉnh thể. E. Durrkheim đã dùng khái niệm đoàn kết xã hội để giải thích nhiều hiện tượng xã hội, nhất là khi trả lời câu hỏi: “Tại sao các cá nhân trong khi đang trở nên tự chủ hơn, lại phụ thuộc nhiều hơn vào xã hội?”. Và, ông đã phân biệt hai hình thức cơ bản của đoàn kết xã hội là: đoàn kết cơ học, đoàn kết hữu cơ và hai kiểu xã hội tương ứng là xã hội cơ học, xã hội hữu cơ. Đoàn kết cơ học là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất, đơn điệu của các giá trị và niềm tin. Trong xã hội kiểu cơ học, quyền tự do, tinh thần tự chủ và tính độc
  21. lập của cá nhân rất thấp; sự khác biệt và tính độc đáo của cá nhân là không quan trọng. Do vậy, xã hội gắn kết kiểu cơ học thường có quy mô nhỏ, nhưng ý thức cộng đồng cao, các chuẩn mực, luật pháp mang tính chất cưỡng chế. Đoàn kết hữu cơ là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự phong phú, đa dạng của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá nhân và các thành phần trong cơ cấu xã hội. Trong xã hội kiểu hữu cơ, mức độ và tính chất chuyên môn hoá chức năng càng cao, thì các bộ phận trong xã hội càng phụ thuộc, gắn bó và đoàn kết chặt chẽ với nhau. Xã hội đoàn kết kiểu hữu cơ thường có quy mô lớn, ý thức cộng đồng yếu, nhưng tính độc lập, tự chủ của cá nhân được đề cao. Các quan hệ xã hội chủ yếu mang tính chất trao đổi và được luật pháp, khế ước kiểm soát và bảo vệ. Xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào đoàn kết cơ học, còn xã hội hiện đại tồn tại và phát triển trên cơ sở đoàn kết hữu cơ. E. Durkheim chứng minh rằng: Phân công lao động trong xã hội đã thực hiện chức năng tạo ra sự đoàn kết xã hội và củng cố tinh thần đoàn kết xã hội, đó chính là sự hội nhập xã hội. 3.3.4. Xã hội học Max Weber (1864 - 1920) M. Weber là một nhà xã hội học người Đức, theo ông: Xã hội học là khoa học cố gắng giải nghĩa hành động xã hội và tiến tới cách giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hành động xã hội. Điều đó có nghĩa là xã hội học phải lý giải, thông hiểu động cơ, ý nghĩa của hành động xã hội. - Quan niệm của M. Weber về hành động xã hội M. Weber cho rằng: hành động xã hội cần được lý giải bằng hai cách: lý giải trực tiếp và lý giải gián tiếp. Lý giải trực tiếp có ý nghĩa mô tả hình thức biểu hiện của hành động, còn lý giải gián tiếp là giảng giải động cơ, mục đích sâu xa của hành động. Theo Weber, cần phân biệt được hành động xã hội với những hành vi, hành động không mang tính xã hội, bởi vì trong thực tế, có những hành động mang tính xã hội và có những hành động không mang tính xã hội. Nói tới hành động là nói tới việc chủ thể gắn cho hành vi của mình một ý nghĩa chủ quan nào đó. Hành động, bao gồm cả hành động thụ động và không hành động (quyết định chờ đợi không làm gì cả), đều được gọi là hành động xã hội, khi ý nghĩa chủ quan của nó có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại hay tương lai Những hành động chỉ nhắm tới các sự vật mà không tính đến hành vi của người khác thì không được coi là hành động xã hội. Do vậy không phải tương tác nào của con người cũng là hành động xã hội (ví dụ, va quệt ngẫu nhiên vào nhau, hay hành động giống nhau do một tác động khách quan, hoặc là những hành động thuần tuý bắt chước có nguyên nhân từ người khác nhưng không có ý nghĩa hướng tới người đó ). Trong thực tế rất khó xác định được ranh giới giữa hành động xã hội và hành động không xã hội, bởi vì không phải lúc nào tất cả mọi hoạt động của con người đều diễn ra một cách có ý thức và M. Weber đã phân biệt thành bốn loại hành động xã hội:
  22. + Hành động duy lý - công cụ là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất, (thường là các hành động kinh tế). + Hành động duy lý - giá trị được thực hiện bởi mục đích tự thân của hành động. Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những mục tiêu phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý, (hành vi tín ngưỡng ). + Hành động duy cảm (hay xúc cảm, cảm tính) là hành động do các trạng thái tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động (những hành động do quá khích, do tức giận ). + Hành động duy lý - truyền thống là loại hành động tuân thủ theo thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán truyền từ đời này qua đời khác Trong thực tế cuộc sống các loại hành động có thể cùng xảy ra và có tác động lẫn nhau, xã hội càng phát triển thì hành động của con người càng trở nên duy lý. Ngoài ra, xã hội học M. Weber còn nghiên cứu nhiều vấn đề xã hội phức tạp như tôn giáo, chủ nghĩa tư bản, hay lý thuyết phân tầng xã hội Ông đã giải quyết một cách có hệ thống vấn đề mối liên hệ giữa tôn giáo, kinh tế và xã hội bằng cách chỉ ra những thay đổi trong đời sống tôn giáo, kinh tế, thương mại và hành động xã hội của con người; mối tương quan và ảnh hưởng của những thay đổi trong niềm tin, đạo đức tôn giáo đối với hệ thống hành động xã hội và hành động kinh tế, hay những đặc thù của xã hội phương Tây liên quan tới chủ nghĩa tư bản hiện đại. - Quan niệm của M. Weber về giai cấp Theo M. Weber, giai cấp là một tập hợp người có chung các cơ hội sống trong điều kiện kinh tế thị trường. Trong xã hội tư bản hiện đại lĩnh vực kinh tế không còn đóng vai trò quyết định duy nhất đối với sự phân chia giai cấp và tầng lớp xã hội. Cơ hội sống mà M. Weber nói, được hiểu là các cơ may nảy sinh từ việc nắm giữ, sử dụng và mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Thị trường cũng là lĩnh vực thể hiện các lợi ích kinh tế và thu nhập, vì vậy nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và làm biến đổi tình huống giai cấp. Ông phân biệt thành hai loại tình huống giai cấp, tình huống của những người sở hữu tài sản và sử dụng tài sản đó thu lợi nhuận, và tình huống của những người không có tài sản phải bán sức lao động, tay nghề, dịch vụ lấy tiền công hay tiền lương. Mỗi tình huống hình thành lên một giai cấp tương ứng và mỗi giai cấp bao gồm các tầng lớp xã hội khác nhau. Tình huống giai cấp thứ nhất gồm tư sản - chủ vốn đầu tư, hay tư sản - chủ tài sản cho thuê kiếm lời. Tình huống giai cấp thứ hai gồm: + Người bán sức lao động thô sơ (công nhân không có tay nghề, còn gọi là “công nhân cổ xanh”).
  23. + Người bán sức lao động và tay nghề (công nhân có tay nghề, công nhân kỹ thuật, còn gọi là “công nhân cổ trắng”). + Người bán sức lao động, tay nghề và cả dịch vụ (người làm dịch vụ và người làm quản lý). Các cơ may sống bắt nguồn từ vốn, tài sản, sức lao động, kỹ năng, tay nghề và dịch vụ, và vì vậy, phụ thuộc vào điều kiện của thị trường, những thay đổi điều kiện thị trường kéo theo thay đổi trong cơ cấu giai cấp. Các lý thuyết, khái niệm, phương pháp xã hội học M. Weber ngày nay đang được tiếp tục tìm hiểu, vận dụng và phát triển trong xã hội học hiện đại. 3.3.5. Xã hội học Karl Marx (1818 - 1883) K. Marx là nhà triết học và kinh tế học người Đức, đồng thời là nhà lý luận của phong trào công nhân thế giới, người sáng lập ra Chủ nghĩa cộng sản khoa học. Hệ thống quan điểm của K. Marx phản ánh sâu sắc những biến động của thế kỷ XIX với các cuộc cách mạng chính trị, công nghiệp hoá và chủ nghĩa tư bản đang làm tan rã chế độ phong kiến và trật tự xã hội tồn tại hàng nghìn năm trước đó. K. Marx chưa bao giờ tự nhận mình là một nhà xã hội học, nhưng những công trình nghiên cứu vĩ đại của ông, đặc biệt là bộ Tư bản đã “giải phẫu” và phân tích đến tận cùng bản chất của xã hội tư bản, từ đó chỉ ra quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người trên toàn thế giới. Hai phát kiến lý luận quan trọng nhất của K. Marx là lý luận về giá trị thặng dư và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Lý luận và phương pháp luận của xã hội học K. Marx Chủ nghĩa duy vật lịch sử được các nhà xã hội học mácxít coi là Xã hội học đại cương mácxít, quan niệm duy vật biện chứng của K. Marx về các quá trình và hiện tượng xã hội là sự thống nhất của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng về lịch sử và xã hội, gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tiền đề đầu tiên của lịch sử loài người là sự tồn tại các cá nhân sống, con người có khả năng sống để có thể tồn tại trong trạng thái làm ra lịch sử. Sự kiện lịch sử đầu tiên và quan trọng nhất là hành động sản xuất ra các phương tiện thoả mãn nhu cầu vật chất để tồn tại của con người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét xã hội với tư cách là hệ thống, một chỉnh thể bao gồm các bộ phận có mối liên hệ qua lại với nhau như các giai cấp, các thiết chế, các chuẩn mực, giá trị, văn hoá v.v Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem biến đổi xã hội là một thuộc tính vốn có của mọi xã hội, bởi vì con người không ngừng làm ra lịch sử, do vậy đòi hỏi xã hội học phải chỉ ra được nguồn gốc dẫn đến sự biến đổi xã hội. Theo quan điểm của K. Marx, biến đổi xã hội luôn tuân theo các quy luật mà con người có thể nhận thức được, vì vậy con người có thể vận dụng các quy luật đã nhận thức được để cải tạo xã hội cho phù hợp với lợi ích của mình. Lý luận và phương pháp luận xã hội học K. Marx đòi hỏi, khi nghiên cứu xã hội học phải tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa con người và
  24. xã hội, (ví dụ như, con người bị quy định bởi các điều kiện sống vật chất như thế nào và con người tác động trở lại các điều kiện vật chất đó ra sao?). - Quan niệm của xã hội học K. Marx về bản chất của con người và xã hội Bản chất của xã hội và con người bắt nguồn từ trong thực tế quá trình sản xuất xã hội, từ trong hoạt động làm ra của cải vật chất. Bản chất đó thể hiện qua các đặc điểm cơ bản, chung cho mọi xã hội như sau: + Khác với động vật chỉ biết sống nhờ vào những gì có sẵn trong môi trường tự nhiên, con người phải tự sản xuất ra các phương tiện để tồn tại và để sống, do đó, không chỉ bản chất của từng cá nhân mà cả bản chất của xã hội cũng đều bị quy định bởi hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. + Cùng với việc sản xuất ra các phương tiện để tồn tại, con người không ngừng tạo ra các nhu cầu mới, cao hơn. K. Marx nhấn mạnh rằng, sản xuất và tiêu dùng là hai mặt của một quá trình. + Trong tất cả các xã hội, sản xuất bao giờ cũng phụ thuộc vào phân công lao động, phân công lao động đều dựa vào hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và từ đó sinh ra sự phân tầng xã hội. - Quan niệm của xã hội học K. Marx về giai cấp K. Marx cho rằng: giai cấp “ông chủ” là giai cấp hay nhóm người chủ sở hữu tư liệu sản xuất nắm quyền thống trị và bóc lột. Các giai cấp hay các nhóm còn lại trong xã hội, là bộ phận bị thống trị và bị bóc lột có thể rất dã man, bị tha hoá đến cùng cực. Do vậy, Marx đã rút ra hai ý tưởng quan trọng: Về thực tiễn, cần xoá bỏ và thay thế chế độ sở hữu tư nhân bằng chế độ sở hữu xã hội (toàn dân, tập thể). Về mặt lý luận, bất bình đẳng xã hội là một chủ đề nghiên cứu quan trọng của xã hội học. Trong mọi xã hội, ý thức xã hội (hệ tư tưởng, chính trị, luật pháp, đạo đức, văn hoá, tôn giáo ) đều bị quy định bởi tồn tại xã hội; hệ tư tưởng thống trị là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị và phục vụ cho giai cấp thống trị. - Quan niệm của xã hội học K. Marx về quy luật phát triển lịch sử Xã hội học K. Marx cũng tập trung nghiên cứu một cách khoa học quy luật phát triển lịch sử xã hội, đưa ra và giải thích các khái niệm : phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, tư liệu lao động, hình thái kinh tế xã hội. Xã hội học K. Marx không chỉ giải thích thế giới mà còn góp phần vào công cuộc làm biến đổi xã hội theo chiều hướng tiến bộ, văn minh. Theo Marx, lịch sử xã hội loài người là lịch sử thay thế kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Quy luật phát triển lịch sử có thể diễn đạt: Lực lượng sản xuất phát triển tới một giai đoạn lịch sử nhất định mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có, đòi hỏi xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ lỗi thời, để hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất đang phát triển, phương
  25. thức sản xuất cũ bị thay thế bởi phương thức sản xuất mới, hình thái kinh tế xã hội cũ mất đi hình thái kinh tế xã hội mới xuất hiện. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHƯƠNG 1 1. Câu hỏi ôn tập: 1. Xã hội học là gì? Tại sao nói xã hội học là một khoa học? 2. Trình bày nội dung một số định nghĩa tiêu biểu về xã hội học. 3. Trình bày: đối tượng nghiên cứu, cơ cấu và chức năng, nhiệm vụ của của xã hội học 4. Phân tích nội dung của các tiền đề cơ bản dẫn đến sự ra đời của xã hội học. 5. Trình bày lược sử hình thành và các giai đoạn phát triển của xã hội học. 6. Trình bày tóm tắt những nội dung cơ bản học thuyết xã hội học của các nhà xã hội học kinh điển (A. Comte, H. Spencer, E. Durkheim, M. Weber, K. Marx). 2. Hướng dẫn tự học: Cần xác định và nắm vững những kiến thức trọng tâm cơ bản của chương: - Nguồn gốc, nội dung của thuật ngữ “Xã hội học”. - Sỡ dĩ nói XHH là một khoa học vì: 1/ Giống như các khoa học khác, xã hội học dựa trên hai tiên đề cơ bản của mọi khoa học, đó là: giới tự nhiên có tính quy luật và mọi hiện tượng tự nhiên đều có nguyên nhân tự nhiên , 2/ XHH xây dựng được hệ thống lý luận, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của riêng mình. - Không phải ngay từ đầu XHH đã xác định một cách rõ ràng đối tượng nghiên cứu, mà đó là cả một quá trình: nghiên cứu vĩ mô (châu Âu), nghiên cứu vi mô (Mỹ), nghiên cứu tổng hợp (XHH hiện đại). - Sự ra đời và phát triển của CNTB dẫn đến những biến đổi lớn lao về chính trị - tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hoá, lối sống là những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của XHH. - A. Comte, E. Durkheim, H. Spencer, M. Weber, K. Marx là những nhà xã hội học kinh điển, mỗi người đều có quan điểm, phương pháp nghiên cứu của mình và có những đóng góp lớn lao cho sự ra đời và phát triển của XHH
  26. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm nghiên cứu Xã hội học là một khoa học, cho nên cũng như tất cả các khoa học khác, công cuộc nghiên cứu phải bắt đầu bằng việc xác định rõ quan điểm nghiên cứu hay phương pháp luận nghiên cứu. Trong đó chủ yếu là xác định đối tượng nghiên cứu và phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Ở cấp độ tổng quát, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là xã hội loài người – đó là một thực thể, có đời sống, có sự vận động và phát triển lên tục theo quy luật khách quan vốn có của nó. Do vậy, phải quan niệm xã hội như là một sự vật, một cấu trúc có hệ thống, trong đó có các mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Sự vận động và phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử; sự phát triển đó được tạo ra nhờ có những nguyên nhân và động lực khách quan, đồng thời diễn ra theo những quy luật chung. Việc nghiên cứu xã hội học phải mang tính tổng hợp, điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kỳ một hiện tượng, một quá trình xã hội nào cũng phải đặt nó trong tính chỉnh thể và toàn vẹn của nó. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho nhà nghiên cứu không chỉ là phải có kiến thức rộng mà còn cần phải biết vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên quan. Đồng thời nhà nghiên cứu phải quán triệt được rằng: một hiện tượng xã hội, một quá trình xã hội là kết quả hoạt động của con người trong thể thống nhất giữa yếu tố chủ quan và khách quan, là mối liên hệ giữa nhu cầu nguyện vọng của con người với các điều kiện khách quan. Xã hội học là khoa học vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực nghiệm. Với tư cách là một khoa học thực nghiệm, xã hội học cần phải coi các sự kiện xã hội như là các “đồ vật”2, phải mô tả và giải thích chúng một cách khách quan, không để cho các yếu tố tâm lý chủ quan của con người chi phối. 1.2. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học Mục đích của việc nghiên cứu xã hội học là phải làm sáng tỏ sự tương tác giữa con người với con người trong đời sống xã hội, chỉ ra sự di động, chuyển biến của cơ cấu xã hội và toàn bộ nền văn hoá xã hội. Nghiên cứu xã hội học có ý nghĩa và tầm quan trọng lớn lao, nó cho phép con người có được những nhận thức mới mẻ về xã hội. Mỗi cá nhân có thể tự tìm hiểu vị trí đích thực của bản thân mình trong hệ thống xã hội, từ đó có phương án để tự điều chỉnh bản thân sao cho thích ứng với yêu cầu của xã hội. Các kết quả nghiên cứu xã hội học cho phép con người có được những kiến thức và kỹ năng để có cái nhìn bao quát 2 Vũ Minh Tâm (CB), Nguyễn Sinh Huy, Trần Thị Ngọc Anh): Nhập môn xã hội học. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.24.
  27. thế giới xung quanh, để nhận thức đúng động lực của xã hội và ảnh hưởng của nó đối với hành vi của các cá nhân, các nhóm xã hội Con người hờ vậy mà tránh được những thành kiến, định kiến cá nhân, năng động, mềm dẻo, linh hoạt và dễ thích ứng với sự phát triền và tiến bộ của xã hội. Đặc biệt, thông qua những kết quả nghiên cứu về thực trạng xã hội, sự vận động xã hội và các quá trình xã hội mà xã hội học có thể đưa ra những dự báo có giá trị, trợ giúp choa các nhà quản lý có được những giải pháp phù hợp trong việc hoạch định các vấn đề về chính sách xá hội. 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU 2.1. Xác định đề tài nghiên cứu Đây là công việc đầu tiên và có ý nghĩa quyết định cho bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào. Đề tài nghiên cứu khoa học là đối tượng của lao động nghiên cứu khoa học và là một trong những yếu tố của năng lực nghiên cứu. Xác định vấn đề nghiên cứu có nghĩa là người nghiên cứu phải trả lời các câu hỏi: - Nghiên cứu vấn đề gì? - Nghiên cứu đối tượng nào? - Nghiên cứu ở đâu? Để xác định được đề tài phù hợp, người nghiên cứu cần chỉ ra được quy mô về thời gian và không gian của đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài phải có một ý nghĩa nhất định nào đó cả về lý luận và thực tiễn. Nghĩa là phải mang lại một cái gì mới cho khoa học hoặc cho khả năng để giải quyết các vấn đề của thực tiễn xã hội. Có thể chọn đề tài từ những mâu thuẫn nảy sinh trong thực tế của đời sống xã hội. Trong nghiên cứu khoa học, các đề tài thường được phân thành hai loại chính: đề tài nghiên cứu cơ bản và đề tài nghiên cứu thực tiễn. Trong nghiên cứu xã hội học, các đề tài nghiên cứu cơ bản thường nảy sinh từ động cơ muốn tìm hiểu thực trạng xã hội, lý giải thực tại, từ đó đưa ra các dự đoán, dự báo. Nghiên cứu cơ bản có khả năng kiểm chứng các giả thuyết qua các thực nghiệm xã hội hoặc bổ sung những kiến thức lý thuyết mới. Còn các đề tài thực tiễn thường nảy sinh từ những yêu cầu thực tế của đời sống xã hội; chẳng hạn như trước sự xuất hiện của một hiện tượng mới, một cơ chế mới cần được mô tả để từ đó tìm ra nguyên nhân hoặc đưa ra các dự báo về xu thế phát triển trong tương lai. Ví dụ: mô tả hiện tượng ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn ở Việt Nam, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục hay hiện tượng khai thác bừa bãi và chặt phá rừng đầu nguồn, nguyên nhân, thực trạng và giải pháp khắc phục Khi lựa chọn đề tài trong nghiên cứu xã hội học cần lưu ý: tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu; tính hữu ích, tính khả thi và khả năng đáp ứng của đề tài về mặt khoa học và thực tiến; khả năng và điều kiện thực hiện của nhà nghiên cứu Tên đề tài cần
  28. được trình bày một cách ngắn gọn, khoa học, câu chữ rõ ràng, chính xác. Không cho phép tên đề tài có những từ ngữ, câu chữ không xác định và đa nghĩa. 2.2. Các thao tác nghiên cứu cơ bản - Lập giả thuyết nghiên cứu Xây dựng giả thuyết khoa học cho một đề tài nghiên cứu là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công trình nghiên cứu khoa học, điều đó thể hiện năng lực bước đầu của người. Một giả thuyết khoa học hoàn chỉnh vừa mang tính giả định, vừa có tính định hướng khoa học chặt chẽ; nhà nghiên cứu dựa vào đó để lập luận, chứng minh một lĩnh vực hoạt động hay một nhân tố mới nào đó trong quá trình xã hội. Nhưng về nguyên tắc, giả thuyết không được mâu thuẫn với sự kiện, thực trạng của vấn đề nghiên cứu và phải phù hợp với định hướng phát triển của khoa học. Một giả thuyết khoa học thường vừa mang tính khách quan, khoa học, vừa có tính chủ quan của người xác lập. - Thao tác hoá khái niệm Trong các lý thuyết khoa học mà nhà nghiên cứu vận dụng để thực hiện đề tài luôn bao gồm nhiều khái niệm được kết cấu, sắp xếp theo cách lôgic. Yêu cầu đặt ra cho nhà nghiên cứu là phải có kỹ năng vận dụng các khái niệm phù hợp với từng tình huống, từng đối tượng nghiên cứu cụ thể. Muốn vậy, trước hết phải xác định được nội hàm và ngoại diên của khái niệm; nắm vững các yếu tố: định danh, định tính và định lượng của khái niệm. Các thao tác tư duy khoa học như: so sánh – đối chiếu, phân tích – tổng hợp, phân tích – chứng minh, khái quát hoá – trừu tượng hoá, quy nạp – diễn dịch cho phép chúng ta có cơ sở thực tế để phân định ranh giới giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu, cái đúng và cái chưa đúng Trong quá trình nghiên cứu, lý thuyết phải gắn với thực tiễn, phải nắm bắt các sự kiện thông qua quan sát, điều tra, thực nghiệm, thể nghiệm và chứng minh, mới không rơi vào tình trạng lý thuyết suông. Nghiên cứu lý thuyết không chỉ phải gắn liền với thực tiễn mà còn phục vụ yêu cầu thực tiễn của đời sống xã hội. 2.3. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.3.1. Phương pháp chọn mẫu - Khái niệm mẫu Mẫu là những đơn vị phần tử tiêu biểu, có tính đại diện cao để nghiên cứu, được lựa chọn trong tổng thể các phần tử của đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, việc chọn một mẫu nghiên cứu cần tuân thủ những yêu cầu sau: + Mẫu phải mang tính đại diện, nghĩa là phải tái tạo được những đặc trưng cơ bản của tổng thể các phần tử trong đối tượng nghiên cứu. + Quy mô của mẫu nhất thiết phải nhỏ hơn quy mô của tập tổng quát (tức tổng thể các phần tử của đối tượng nghiên cứu), nếu N là số phần tử của tập tổng quát và n là số đơn vị phần tử mẫu thì: [N] > {n}.
  29. + Mẫu phải mang tính đầy đủ, tính chính xác, nghĩa là phải phản ánh đúng các đặc trưng cơ bản của tập tổng thể. + Mẫu phải mang tính thích hợp, nghĩa là phải chọn đúng đối tượng theo đề tài đã định. + Mẫu phải thuận tiện đối với việc tiến hành nghiên cứu, dễ kiểm tra, không có sự trùng lặp các đơn vị nghiên cứu. + Mẫu phải đảm bảo những sai số thống kê cho phép do cách chọn mẫu gây ra (có hai loại sai số: sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống). - Các bước tiến hành chọn mẫu + Lập luận chứng về cơ cấu của mẫu, dựa trên cơ sở đã nghiên cứu sơ bộ về cơ cấu của tổng thể. + Xác lập cơ cấu của tập mẫu trên cơ sở những thông tin xã hội mà nhà nghiên cứu đã biết. + Tìm hiểu sự phân bố của mẫu, lập bảng thống kê các thông tin 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin - Khái niệm tích tài liệu Tài liệu là những vật lưu giữ các thông tin nhất định, tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau như: văn bản, tranh ảnh, hiện vật, băng đĩa ghi âm, ghi hình Trong nghiên cứu xã hội học cần phải có sự phân biệt các loại tài liệu, bằng cách dựa vào nội dung thông tin chứa đựng trong đó. Trong các nguồn tài liệu thì tài liệu viết thường là nguồn tài liệu phổ biến rộng rãi nhất và cũng đa dạng nhất. Trong nghiên cứu xã hội học, tài liệu là nguồn thông tin quan trọng, có thể cho phép đưa ra các giả thuyết mang tính khoa học, hay làm nảy sinh những định hướng nghiên cứu hợp lý. - Phương pháp phân tích tài liệu Phân tích truyền thống là phương pháp phân tích chiều sâu của tài liệu, nhằm tìm hiểu những bí mật chưa được khám phá đang lưu giữ trong tài liệu. Phương pháp phân tích này có thể bao gồm các bước: + Phân tích bên ngoài, nhằm xác định thời gian, không gian xuất hiện của tài liệu; tác giả của tài liệu, mức độ tin cậy của tài liệu + Phân tích bên trong, nhằm xác định nội dung tài liệu. + Phân tích tâm lý, chủ yếu áp dụng khi phân tích tài liệu cá nhân. Phân tích định tính là phương pháp phân tích lựa chọn những thông tin phù hợp với chủ đề nghiên cứu, tập trung chú ý nhiều đến tính chất của thông tin thu thập được. 2.3.3. Phương pháp quan sát
  30. Quan sát là một phương pháp khoa học được tiến hành theo những nguyên tắc: - Phải tuân thủ mục tiêu nghiên cứu nhất định, - Phải thực hiện theo những cách thức nhất định. - Phải ghi chép các kết quả quan sát một cách khoa học. Quan sát có ưu điểm là cho biết ngay ấn tượng trực tiếp về hành vi của con người mà ta cần quan sát. Nhưng nhược điểm của quan sát là chỉ có thể cho phép nghiên cứu được những hiện tượng, những quá trình xã hội đang diễn ra, chứ không thể nào nghiên cứu được các xã hội quá khứ hay tương lai. Mục đích của quan sát là làm sao thấy được bản chất và mức độ quan trọng của các nhân tố quan hệ nội tại với hiện tượng xã hội tổng thể. Trong quan sát có thể cần đến sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật như máy ghi âm, ghi hình. 2.3.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến Trưng cầu ý kiến là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp, nguồn thông tin ở đây chính là những câu trả lời của người được hỏi. Phương pháp này được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi được lập thành bảng hỏi. - Bảng hỏi Bảng hỏi là một công cụ đắc lực trong nghiên cứu thực nghiệm, thông thường bảng hỏi là hình thức thể hiện những mục tiêu nghiên cứu của một đề tài, là một tập hợp các câu hỏi được sắp xếp theo nguyên tắc: logic, nội dung, tâm lý. Mỗi cuộc nghiên cứu xã hội học thực nghiệm có một bảng hỏi khác nhau. Bảng hỏi hay được dùng trong nhiều trường hợp thường xây dựng theo phương pháp phỏng vấn, Ankét, Mêtric xã hội. Một bảng câu hỏi được xây dựng tốt sẽ cho phép thu được những lượng thông tin đáng tin cậy và khả quan, ngược lại một bảng hỏi kém chất lượng sẽ làm thông tin thu được bị méo mó, sai lệch. Do vậy, cần phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, đây là một công việc trí tuệ vất vả. Chất lượng của bảng hỏi phụ thuộc vào trình độ “tay nghề” của tác giả. Thông thường khi thiết lập một bảng câu hỏi, phải tính đến hai yêu cầu cơ bản sau: 1/ Phải đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra. 2/ Phải phù hợp với trình độ và tâm lý của người được hỏi. Để xây dựng được một bảng hỏi cần phải có được một sự hiểu biết nhất định về đối tượng nghiên cứu. Chất lượng của một bảng hỏi phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của người lập bảng. Nội dung chủ yếu của một bảng hỏi là các câu hỏi, thông thường có các loại câu hỏi sau: + Câu hỏi đóng, là câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời, có hai dạng câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng đơn giản chỉ gồm hai phương án trả lời, đó là: có hoặc không. Đây là loại câu hỏi lựa chọn thay cho câu hỏi loại trừ nhau. Câu hỏi đóng phức tạp có nhiều phương án trả lời hơn và có đặc điểm là các phương án trả lời loại trừ nhau, người được hỏi chỉ chọn một phương án duy nhất trong số các phương án mà người hỏi đưa
  31. ra. Ví dụ: Anh (chị) có hài lòng với vị trí công tác của mình không? (Phương án trả lời: 1/ Hài lòng, 2/ Không hài lòng, 3/ Bình thường). + Câu hỏi mở, là loại câu hỏi chưa có phương án trả lời, người được hỏi tự đưa ra câu trả lời của riêng mình. Ví dụ: Trong số các bài thơ tình của Xuân Diệu, anh (chị) thích bài nào nhất? Câu hỏi mở có khả năng bao quát rất rộng, nó cho phép ghi nhận được khá đầy đủ chính kiến hoặc tâm tư suy nghĩ của đối tượng được hỏi. Do vậy nó thích hợp với những cuộc phỏng vấn sâu, nhưng cần lưu ý dẫn dắt người được hỏi sao cho tránh sự trả lời lan man, lạc đề. + Câu hỏi kết hợp (nửa đóng, nửa mở), đây là dạng câu hỏi mà người trả lời khi chọn một phương án trả lời nào đó thì phải giải thích vì lại chọn như vậy. Ví dụ: Ông (bà) có thích mô hình kinh tế trang trại không? Tại sao? + Câu hỏi kiểm tra, là những câu hỏi dùng để kiểm tra một phương án trả lời, xem người được hỏi có trả lời đúng với suy nghĩ của mình hay không, mục đích nhằm xác định mức độ tin cậy của câu trả lời. + Câu hỏi tâm lý, là những câu hỏi dùng để tháo gỡ những tình huống bế tắc trong quá trình điều tra hay phỏng vấn. Tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà đặt ra những câu hỏi khác nhau như: câu hỏi sự kiện, câu hỏi tình thế, câu hỏi định hướng + Câu hỏi sự kiện, là những câu hỏi về thân thế, nghề nghiệp, tuổi tác, sức khoẻ, giới tính, thành phần gia đình, địa vị xã hội, sở thích ( làm nghề gì, thu nhập tiền lương thế nào? Năm nay ông (bà) bao nhiêu tuổi, sức khoẻ ra sao? ). Loại câu hỏi này thường sử dụng lúc bắt đầu phỏng vấn, để làm quen hoặc lúc tạm nghỉ giữa các câu hỏi về ý kiến và động cơ. Thông tin thu được từ những câu hỏi này thường có độ tin cậy rất cao, nên thường có vai trò thực hiện chức năng bổ sung và kiểm tra chất lượng. + Câu hỏi chức năng, là loại câu hỏi nhằm mục đích: kiểm tra sự am hiểu của người được hỏi về vấn đề do nhà nghiên cứu đặt ra, kiểm tra tính trung thực của các câu trả lời, thực hiện chức năng tâm lý (tạo ra sự hứng thú, giảm bớt sự căng thẳng mệt mỏi cho người trả lời ) + Câu hỏi nội dung, là loại câu hỏi nhằm vào những vấn đề cơ bản mà nhà nghiên cứu cần nắm bắt. Loại câu hỏi này có thể bao gồm hai nhóm: 1/ Nhóm các câu hỏi đặc trưng cho một sự kiện nào đó tồn tại một cách hiện thực trong không gian và thời gian xác định. 2/ Nhóm các câu hỏi thể hiện sự mong muốn đánh giá của các nhân hay nhóm về một vấn đề nào đó. Câu hỏi nội dung thường tập trung vào các khía cạnh: dân số, văn hoá, kinh tế, chính trị tư tưởng, ý thức đạo đức hoặc về gia đình - Cấu trúc bảng hỏi
  32. Mỗi bảng hỏi thông thường gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. + Phần mở đầu thường phải trình bày ba vấn đề: mục đích của cuộc điều tra; hướng dẫn người được phỏng vấn cách trả lời các câu hỏi; khẳng định tính khuyết danh của cuộc điều tra (nghĩa là người trả lời không cần ghi họ tên, địa chỉ của mình vào phiếu). + Phần nội dung thường bắt đầu bằng những câu hỏi tiếp xúc, tiếp đến là các câu hỏi nội dung (câu hỏi nội dung nên bố xen kẽ với câu hỏi tiếp xúc, câu hỏi kiểm tra, câu hỏi chức năng nhưng không nên để hai câu hỏi chức năng liền kề). Phải sắp xếp trật tự các câu hỏi sao cho mọi vấn đề được trình bày một cách mạch lạc, tạo điều kiện để người được hỏi dễ dàng đưa ra các ý kiến của mình. + Phần kết luận là những câu hỏi nhằm kết thúc cuộc điều tra, thường là câu hỏi mở, biểu thị sự quan tâm của người điều tra đến cuộc sống của người trả lời. Ở nước ta, một bảng câu hỏi vừa phải và thông dụng thường có từ 18 đến 24 câu hỏi, ước tính thời gian trả lời trong khoảng thời gian từ 20 đến 50 phút. Các câu hỏi phải rõ ràng, cụ thể, không được hiểu theo nhiều nghĩa; hạn chế sử dụng các khái niệm “thường xuyên”, “đôi khi”, các từ ngữ bác học hoặc từ ngữ thô thiển; nên tăng cường các từ hỏi có tính đo lường. - Phương pháp Ankét Là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp qua bảng câu hỏi. Đặc trưng của phương pháp Ankét là chỉ sử dụng một bảng câu hỏi đã được quy chuẩn, dùng để hỏi chung cho tất cả những người nằm trong mẫu điều tra. Thông thường người hỏi và đáp không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà thông qua cộng tác viên. Bằng phương pháp điều tra Ankét, chúng ta có thể trong cùng một lúc thu thập được ý kiến của nhiều người, với một bộ chỉ báo khá nhiều chiều và tiện xử lý bằng máy vi tính. Phương pháp điều tra Ankét có thể tiến hành qua 3 phương thức: qua cộng tác viên, gửi phiếu đến người được hỏi qua bưu điện, qua điện thoại.Lưu ý, khi tiến hành điều tra Ankét qua bưu điện hoặc qua điện thoại, cần phát dư số phiếu cho những nhóm xã hội có khả năng không gửi đủ số phiếu về cho người điều tra. 2.3.5. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi và đáp. Người điều tra đặt câu hỏi cho đối tượng cần được khảo sát, sau đó ghi vào phiếu khi kết thúc phỏng vấn. - Các loại phỏng vấn + Phỏng vấn tiêu chuẩn hoá, là cuộc phỏng vấn được tiến hành theo một trình tự nhất định, với một nội dung đã được vạch sẵn và dùng để hỏi mọi đối tượng được phỏng vấn. Đặc điểm của phỏng vấn kiểu này là sự gò bó, cứng nhắc, vì cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn đều phải tuân theo một trình tự nghiêm ngặt.
  33. Người phỏng vấn không được tự ý thay đổi nội dung hay trật tự của các câu hỏi. Kết quả của kiểu phỏng vấn này rất tiện cho việc xử lý bằng máy vi tính. + Phỏng vấn không tiêu chuẩn hoá, là cuộc đàm thoại tự do theo một chủ đề đã được vạch sẵn. Cuộc phỏng vấn loại này tuỳ theo tình huống cụ thể mà đưa ra những câu hỏi khác nhau, hoặc thay đổi trật tự câu hỏi. + Phỏng vấn sâu, là những cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề chính trị, kinh tế hay xã hội hóc búa nào đó. Yêu cầu đối với người tiến hành phỏng vấn kiểu này là phải có nhiều kinh nghiệm, học vấn cao, am hiểu khá sâu sắc lĩnh vực cần khảo sát. Mặt khác, người phỏng vấn phải có trình độ điêu luyện và thành thạo đến mức nhuần nhuyễn nghệ thuật phỏng vấn. - Nghệ thuật phỏng vấn Nghệ thuật đặt câu hỏi tại sao, trong thực tế của các cuộc phỏng vấn, nếu người phỏng vấn chỉ lắng nghe một cách thụ động, đơn thuần các câu trả lời thì rất dễ sa vào những chi tiết lan man, thiếu trọng tâm, lạc đề hoặc rơi vào những sự kiện, những ý tưởng vụn vặt không gắn gì với vấn đề cần nắm bắt. Do vậy, cần phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản sau: + Các khía cạnh đưa ra để hỏi phải được sắp xếp theo một trật tự rõ ràng, chính xác. + Nội dung câu hỏi phải cụ thể, hiểu theo một nghĩa, tránh những câu hỏi mập mờ hàm ý nhiều nghĩa ở bên trong. + Các câu hỏi đặt ra phải vô tư, tế nhị, tránh dẫn dắt người trả lời theo ý muốn chủ quan của mình. + Chỉ nên hỏi từng câu hỏi và chú ý những manh mối đã được nói ra hay còn bị che dấu mà người trả lời còn chưa muốn thổ lộ. Một nhà nghiên cứu giỏi chỉ đặt ra những câu hỏi gián tiếp, sử dụng kỹ thuật chuyên môn điêu luyện với sự quan sát tinh tế để tìm ra sự thật còn ẩn dấu phía sau các hiện tượng quan sát. Nghệ thuật lắng nghe, những người phỏng vấn cần rèn luyện để nhận thức được rằng: biết cách nghe đúng là một công việc cực kỳ khó khăn. Quy luật tâm lý cho thấy, thông thường người nghe hay mắc phải những sai lầm vô thức. Một là, rơi vào trạng thái thụ động. Hai là, thường nôn nóng muốn biết ngay tức thời sự thật. Việc lắng nghe một cách chủ động sáng tạo, đòi hỏi phải có sự nhạy cảm cao trong tư duy, kết hợp giữa trực giác và cảm giác một cách chính xác. Một số điều cần chú ý khi lắng nghe: + Phải lưu ý đến cả nghĩa đen và nghĩa bóng của những điều mà người được phỏng vấn nói ra. Cần nhạy cảm thu nhận và phán đoán được những ý nghĩa thực sự ẩn dấu đằng sau các câu trả lời, có nghĩa là phải biết suy luận, chắt lọc và tìm hiểu những chỉ báo về những gì mà người nói còn băn khoăn, lo lắng hay đã tin tưởng và khẳng định.
  34. + Người phỏng vấn phải hiểu được ý nghĩa của từng chi tiết, mỗi khi người trả lời do dự, im lặng hay những cách biểu hiện khác nhau khi trả lời một câu hỏi nào đó. + Phải có nghệ thuật khêu gợi, khích lệ người được phỏng vấn nói thật, nói hết những điều sâu kín mà thông thường người ta không muốn bộc lộ ra. Người phỏng vấn phải biết kiên nhẫn chờ đợi, phải có khả năng chia sẻ, khêu gợi và thể hiện một tình cảm chân tình với một tấm lòng thành thật. - Phương pháp Mêtric xã hội Đây là một biến thể độc đáo của phương pháp phát vấn, nhằm làm sáng rõ cơ cấu và tính chất của quan hệ giữa các cá nhân trong các nhóm, các tập thể với nhau. Việc vận dụng phương pháp Mêtric xã hội cho phép xác định mức độ đoàn kết hay chia rẽ, thái độ thiện chí, ủng hộ hay ác cảm, mức độ hoà hợp sẵn sàng được cộng tác hay dửng dưng, kình địch của các thành viên trong nhóm. Thông thường, phương pháp Mêtric xã hội được tiến hành bằng một cuộc phỏng vấn cá nhân, nhà nghiên cứu tiếp xúc một - một với đối tượng được khảo sát. Mục đích của cuộc nghiên cứu được nhà xã hội học giải thích một cách tế nhị và kín kẽ bằng miệng cho người được khảo sát. Điều lưu ý có tính nguyên tắc là câu trả lời và nội dung của cuộc trao đổi cần được giữ kín tuyệt đối bí mật. Các tiêu chí Mêtric xã hội gồm: - Lựa chọn: ý muốn hợp tác với một cá nhân khác, - Khước từ: từ cối không muốn hợp tác với một cá nhân nào đó, - Bỏ mặc: là sự không chú ý của một người nào đó đến một người khác (không khước từ và cũng không lựa chọn). Các mẫu câu hỏi thường dùng trong phương pháp Mêtric xã hội: - Anh (chị) muốn cùng cộng tác với ai trong bộ máy lãnh đạo của cơ quan ? - Đồng chí muốn cùng ai tham gia vào cuộc khảo sát chuyên môn, nghiệp vụ ở cơ quan sắp tới ? - Bạn sẽ mời ai cùng tham gia chuyến du lịch trong mùa hè năm nay ? Phương pháp Mêtric xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn ra các kíp lãnh đạo, quản lý Kíp làm việc ăn ý có hiệu quả, khắc phục hoặc hạn chế được những ban quản lý, hay nhóm lao động thường xuyên mất đoàn kết, xung đột lẫn nhau, dẫn đến sự lãng phí sinh lực, vật lực và những thiệt hại khác.
  35. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHƯƠNG 2 1. Câu hỏi ôn tập: 1. Phân tích quan điểm nghiên cứu của xã hội học. 2. Trình bày mục đích, ý nghĩa nghiên cứu của xã hội học. 3. Trình bày nội dung của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu trong xã hội học. 4. Thao tác hoá khái niệm là gì? 5. Trình bày nội dung các bước tiến hành của phương pháp trưng cầu ý kiến. 6. Trình bày nội dung các bước tiến hành của phương pháp phỏng vấn 7. Mẫu là gì? Trình bày các phương pháp chọn mẫu. 8. Trình bày các kỹ năng của phương pháp phỏng vấn. 9. Bảng hỏi là gì? Các loại câu hỏi trong một bảng hỏi. 2. Hướng dẫn tự học: - XHH là khoa học vừa nghiên cứu lý luận, vừa nghiên cứu thực nghiệm; nhờ có lý luận nên XHH mới xác định đúng đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của mình; đồng thời, thông qua các kết quả nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng, bổ sung và hoàn thiện các vấn đề lý luận. - Xác định đề tài nghiên cứu là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của NCKH, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu trong XHH vừa phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của mọi khoa học, vừa phải phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của khoa học này. - Phương pháp trưng cầu ý kiến, phương pháp phỏng vấn là những phương pháp nghiên cứu thông dụng, phổ biến và có vai trò quan trọng trong nghiên cứu XHH. Mỗi phương pháp đều có các nguyên tắc, các bước tiến hành và những kỹ năng nghiệp vụ. Hệ thống câu hỏi và tiết lập một bảng hỏi là những công cụ đắc lực trong nghiên cứu XHH.
  36. Chương 3 HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI, TƯƠNG TÁC XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI 1. HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI 1.1. Những vấn đề chung về hành động xã hội 1.1.1. Nguồn gốc của khái niệm hành động xã hội Hành động xã hội đã được đề cập đến trong hàng loạt lý thuyết xã hội học của nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới (Pareto, Weber, Znaniecki, G. Mead, Parsons ). Những lý thuyết này đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội, là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Lý thuyết hành động xã hội ra đời nhằm phản ứng lại quan điểm của các nhà hành vi luận (Behaviorism) về hành động của con người. Chủ nghĩa hành vi cho rằng chúng ta không thể nghiên cứu được những yếu tố bên trong quy định hành động của cá nhân mà chỉ có thể nghiên cứu được những yếu tố bên ngoài. 1.1.2. Định nghĩa về hành động xã hội - Trên phương diện triết học: hành động xã hội chính là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức và các đảng phái chính trị. Có thể phân chia hành động xã hội thành nhiều loại (hành động kinh tế, hành động chínhtrị, hành động cách mạng ). - Định nghĩa của M. Weber: Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định, động cơ bên trong chủ thể là nguyên nhân của hành động, do vậy có thể nghiên cứu được cái yếu tố chủ quan thúc đẩy hành động. Chỉ có những hành động nào có động cơ, mục đích thì mới được coi là hành động xã hội. Cho nên trong hành động xã hội bao giờ cũng có sự tham gia của yếu tố ý thức, dù mức độ có thể khác nhau. Một số nhà xã hội học khác như F. Znariceki, H.G. Mead cũng đồng tình với M. Weber rằng, hành động bao giờ cũng có sự tham gia của ý thức, nó được gọi là “tâm thế” của các cá nhân. Cần phân biệt với các yếu tố khách quan như: sự xô đẩy, va chạm, kích động nào đó từ bên ngoài không được coi là hành động xã hội. Đời sống xã hội là tập hợp phức tạp các hành động xã hội của các cá nhân có quan liên quan tới nhau, quy định lẫn nhau hoặc thậm chí xung đột lẫn nhau. Hành động xã hội luôn gắn với tính cách của các cá nhân, nó bị quy định bởi các yếu tố nhu cầu, mục đích, định hướng giá trị của chủ thể hành động. Tất cả các yếu tố đó chính là phương thức tồn tại của chủ thể hành động.3 1.1.3. Hành vi và hành động xã hội 3 Trịnh Thị Chinh: Giáo trình Xã hội học đại cương và chuyên biệt, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nôi, 2008, Tr.135.
  37. Khái niệm hành vi và hành động xã hội là những khái niệm thường gặp trong các tài liệu xã hội học. Nội dung khái niệm hành vi được đề cập đến trong lý thuyết hành vi ở Mỹ. Lý thuyết hành vi cho rằng chúng ta chỉ có thể nghiên cứu những phản ứng quan sát được của hành vi cá nhân khi họ trả lời các kích thích. Do vậy các yếu tố như: tâm lý, ý thức của con người không trở thành đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hành vi. J. Watson, một đại diện tiêu biểu của thuyết hành vi tâm lý, đưa ra mô hình hành vi gồm một chuỗi các kích thích và các phản ứng: S → R (S = tác nhân, R = phản ứng) Theo sơ đồ này, hành vi của con người là hoàn toàn máy móc, cơ học, cá nhân bị hạ xuống thành những cái máy phản ứng. Như vậy theo cách hiểu của lý thuyết hành vi chính thống, hành vi của con người chỉ là những phản ứng quan sát được sau các kích thích, những phản ứng của con người mà không quan sát được thì nghĩa là không có hành vi. Trong quá trình phát triển của lý thuyết hành vi, các nhà nghiên cứu chú ý nhiều hơn đến tính xã hội của nó và vì thế khái niệm hành vi xã hội ngày càng trở nên thông dụng. Các nhà hành vi xã hội chủ trương, hành vi xã hội là một chỉnh thể thống nhất gồm các yế tố bên trong và bên ngoài có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Giữa tác nhân kích thích và phản ứng luôn có các yếu tố trung gian như: nhu cầu sinh lý và các yếu tố nhận thức hay hệ thống nhu cầu, hệ thống giá trị và tình huống thực hiện hành vi. Điều đó có nghĩa là, trước mỗi tác nhân và trước khi phản ứng các cá nhân phải suy nghĩ, đối chiếu, cân nhắc chứ không phải phản ứng một cách máy móc; chính vì thế khái niệm hành vi xã hội rất dễ bị nhầm lẫn với khái niệm hành động xã hội. 1.1.4. Hành động vật lý - bản năng và hành động xã hội - Hành động vật lý - bản năng Hành động này còn được gọi là hành động sinh học hay hành động vật lý. Đó là những hành động không mang hoặc rất ít mang tính xã hội và không bị sự chi phối của ý thức. Khi thực hiện những hành động này cá nhân hoàn toàn không đủ thời gian để suy nghĩ xem, thực hiện hành động đó như thế nào? Tại sao phải thực hiện? Cá nhân thực hiện các hành động này dường như bất chấp mọi điều kiện hành động (thái độ, ý kiến của những người xung quanh ), thậm chí bất chấp cả ý chí hay mong muốn chủ quan của bản thân, và cho nên đó chỉ là những phản ứng hết sức máy móc4. - Hành động xã hội Theo Parsons, hành động xã hội khác với hành động vật lý, hành động bản năng sinh học ở chỗ nó bị điều chỉnh bởi hệ thống biểu tượng mà các cá nhân sử dụng trong các tương tác hàng ngày như hệ thống ngôn ngữ, giá trị Đồng thời ông đưa ra ba dấu hiệu căn bản để phân biệt sự khác nhau giữ hành động bản năng và hành động xã hội. 4 Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng: Xã hội học, Nxb Đại hoạ Quốc gia, Hà Nội – 1997, Tr.33.
  38. Dấu hiệu Hành động bản năng Hành động xã hội 1 Phản ứng trực tiếp với tác nhân Phản ứng gián tiếp thông qua biểu tượng (cử chỉ, lời nói, giá trị xã hội) Không phụ thuộc vào hệ thống giá Dựa vào hệ thống giá trị, chuẩn mực xã 2 trị, chuẩn mực chính thống của xã hội để quyết định hành động hay không, hội, nên còn được gọi là hành động hành động như thế nào? và tại sao? không có tính chuẩn mực (hành động chuẩn mực) Không có tính duy lý → không có Tính duy lý của hành động rất cao → 3 khả năng nhận định tình huống, hoàn biết nhận định tình huống, hoàn cảnh để cảnh (đúng - sai, tốt - xấu ) đưa ra hành động hợp lý. 1.2. Cấu trúc của hành động xã hội 1.2.1. Các thành phần của hành động xã hội: Trong mỗi hành động xã hội bao giờ cũng được cấu thành từ các yếu tố chủ quan và khách quan. Hành động xã hội bao gồm ba thành tố cơ bản: - Động cơ, mục đích của hành động: Mọi hành động xã hội đều được các động cơ thúc đẩy, dẫn dắt, tạo ra các định hướng nhất định để đạt mục đích, kết quả đã được hình dung trước. Động cơ sẽ tạo ra tính tích cực của cá nhân, tham gia định hướng hành động và quy định mục đích của hành động. Các động cơ của cá nhân hành động không chỉ liên quan đến các nhu cầu vật chất, mà còn liên quan tới các giá trị, lợi ích, lý tưởng trong xã hội. - Chủ thể hành động: Chủ thể hành động có thể là các cá nhân, là nhóm, cộng đồng hay toàn xã hội, để có một hành động xã hội cần phải có tối thiểu là một chủ thể. Một chủ thể, dù hành động một cách đơn lẻ thì hành động đó vẫn có thể được coi là hành động xã hội trong những tình huống xã hội xác định. Dạng hành động xã hội này thường có tính duy ý chí cao - tức tính chủ quan cá nhân khi nhận định về hoàn cảnh. - Hoàn cảnh, môi trường của hành động: Đây chính là những điều kiện về thời gian, không gian vật chất và tinh thần của hành động. Mỗi hành động xã hội bao giờ cũng chịu sự chi phối của hoàn cảnh nơi diễn ra hành động, sự tác động của hoàn cảnh đến hành động rõ tới mức mà nhiều nhà xã hội học gọi đó là sự kiềm chế thực tế. Hoàn cảnh của hành động xã hội còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố văn hoá, các giá trị xã hội, chuẩn mực xã hội của nhóm và cộng đồng. Giữa các yếu tố trong cấu trúc của hành động xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau và nó được thể hiện qua mô hình sau. HOÀN CẢNH ↕ Nhu cầu → Động cơ → CHỦ THỂ → Phương tiện → Mục đích
  39. 1.2.2. Hành động xã hội và những kết quả ngoài chủ định Thực tế cuộc sống cho thấy, con người ta khi thực hiện một hành động xã hội đều có động cơ và hướng tới một mục đích rõ ràng, cụ thể. Nhưng nhiều khi kết quả thu được lại không đúng như ý định ban đầu. Sự không phù hợp giữa nhận định chủ quan của con người và thực tế là nguyên nhân gây ra những kết quả hành động ngoài ý muốn. Tuy nhiên, không phải mọi kết quả ngoài chủ định đều là những hậu quả xấu và không được mong đợi. Trái lại, nhiều kết quả không chủ định có thể trở thành những “bất ngờ thú vị”. Con người, dù cố gắng đến đâu cũng không bao giờ có thể nhận diện được đầy đủ và chính xác hoàn toàn về môi trường xung quanh. Nên để giảm bớt những hậu quả không chủ định, con người cần tăng cường sự hiểu biết về chính bản thân mình và đồng thời chú ý hơn vào hoàn cảnh, điều kiện, môi trường hành động. Mục đích là nhằm giảm bớt tính duy ý chí của bản thân, tăng cường sự phù hợp giữa nhận định chủ quan và điều kiện thực tế. 1.3. Những yếu tố quy định hành động xã hội 1.3.1. Các yếu tố tự nhiên Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học trên cơ thể con người, bao gồm các đặc điểm hình thể và gen di truyền, nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các đặc điểm đó với một số dạng hành vi nhất định. Chẳng hạn theo: - Cesare Lombroso (người Italia - 1911): Những người quai hàm bạnh, râu lởm chởm và ít có cảm giác đau thường rất dễ có các hành vi phạm tội. - William Seldom (người Mỹ): Những người có thân hình tròn, mềm mại có xu hướng là người thích giao du, dễ gần, vô tư và đam mê lạc thú - Price (Scotland), Witkin: Những người đàn ông có thừa một nhiễm sắc thể Y (dạng XXY hoặc XYY) thường là những người có chiều cao quá trung bình, nhân cách bị biến thái, hay phạm các tội liên quan đến tài sản. Khi nghiên cứu hành động xã hội, các nhà xã hội học ít quan tâm tới những yếu tố tự nhiên nói trên. 1.3.2. Quá trình xã hội hoá và cơ cấu xã hội - Quá trình xã hội hoá quy định hành động xã hội Một số nhà Xã hội học người Mỹ như Kingsley Davis (1947), Peter Berger và Thomas Luckmanm (1967), khi nghiên cứu tác động của quá trình xã hội hoá đối với con người từ lúc trẻ thơ đến lúc về già, đã rút ra kết luận: quá trình xã hội hoá cả đời người quy định hành động xã hội của các cá nhân. - Cơ cấu xã hội quy định hành động xã hội
  40. Cơ cấu xã hội là một tập hợp phức tạp các quan hệ xã hội, vị trí xã hội và tương ứng với nó là các vị thế, vai trò. Các cá nhân luôn cố gắng hành động phù hợp với vị thế và vai trò của mình trong từng mối quan hệ của cơ cấu xã hội. Khi hành động, mỗi cá nhân sẽ cảm nhận được áp lực vô hình của cơ cấu xã hội trong việc thực hiện vai trò của mình. 1.3.3. Hành động xã hội là sự trao đổi xã hội Mọi chủ thể khi thực hiện các hành động xã hội đều tìm cách đạt được những lợi ích cao nhất, nhưng với chi phí thấp nhất. Vì vậy những hành động nào mà xã hội từng cho là có lợi và được khen thưởng thì con người sẽ cố gắng thực hiện; những hành động đem đến các hình phạt hay sự thiệt thòi thì con người sẽ cố tránh và không hành động. 1.3.4. Hành động xã hội là sự tuân theo và là sự phản ứng với xung quanh - Là sự tuân theo, phần lớn các cá nhân khi thấy hành động hay quan điểm của mình khác với số đông trong nhóm thì họ sẽ có xu hướng thay đổi theo số đông. Làm như vậy là để tạo cho mình cảm giác yên tâm rằng mình giống với nhiều người, nên hành động chắc là hợp chuẩn mực. Đó cũng là một trạng thái biểu hiện tác động của áp lực nhóm đối với cá nhân. - Là sự phản ứng với xung quan, khi đứng trước những đối tượng, hoàn cảnh khác nhau, con người thường có những hành động xã hội rất khác nhau. Chính thái độ, phản ứng của người khác sẽ quy định hành động của chúng ta Qua sự phân tích các yếu tố quy định hành động ở trên, chúng ta thấy mỗi cách giải thích đều chứa đựng những nhân tố hợp lý. Tuy nhiên để có thể hiểu hành động xã hội một cách trọn vẹn và đầy đủ thì cần phải có cái nhìn tích tổng hợp từ tất cả các cách giải thích trên. 1.4. Phân loại hành động xã hội Hành động xã hội là cơ sở cho mọi hoạt động sống của cá nhân cũng như của toàn bộ đời sống xã hội. Bởi vậy nó rất phong phú và đa dạng, khi nghiên cứu hành động xã hội, người ta đã phân loại chúng như sau: 1.4.1. Phân loại theo mức độ ý thức hành động Theo Pareto (Italia), hành động của cá nhân có hai dạng: - Hành động lôgic, là những hành động hợp lý, có ý thức, có mục đích rõ ràng. Nhưng loại hành động này không phải là loại hành động phổ biến. - Hành động không lôgic, là những hành động có gốc là bản năng, hành động không được ý thức, cơ sở của nó là một tổ hợp các bản năng ham muốn lợi ích và là bản tính cố hữu của con người, tạo ra một hằng số tâm lý cho mọi hành động không lôgic. Trong một chủ thể đều có cả hai loại hành động, nhưng theo ông loại hành động thứ hai phổ biến hơn.
  41. 1.4.2. Phân loại theo động cơ Theo Weber, động cơ thúc đẩy hành động có trong ý thức của con người và có thể coi đó là nguyên nhân của hành động. Ông đã đưa ra bốn loại hành động xuất phát từ bốn loại động cơ khác nhau: - Hành động duy lý - công cụ, là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất, (hành động kinh tế). - Hành động duy lý - giá trị, được thực hiện bởi mục đích tự thân của hành động. Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những mục tiêu phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý, (một số hành vi tín ngưỡng ). - Hành động duy cảm (hay xúc cảm, cảm tính) là hành động do các trạng thái tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động (hành động do quá khích, do tức giận ). - Hành động duy lý - truyền thống, là loại hành động tuân thủ theo thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán truyền từ đời này qua đời khác Trong thực tế cuộc sống các loại hành động có thể cùng xảy ra và có tác động lẫn nhau, xã hội càng phát triển thì hành động của con người càng trở nên duy lý. Ngoài ra, xã hội học Weber còn nghiên cứu nhiều vấn đề xã hội phức tạp như tôn giáo, chủ nghĩa tư bản, hay lý thuyết phân tầng xã hội ông đã giải quyết một cách có hệ thống vấn đề mối liên hệ giữa tôn giáo, kinh tế và xã hội bằng cách chỉ ra những thay đổi trong đời sống tôn giáo, kinh tế, thương mại và hành động xã hội của con người; mối tương quan và ảnh hưởng của những thay đổi trong niềm tin, đạo đức tôn giáo đối với hệ thống hành động xã hội và hành động kinh tế, hay những đặc thù của xã hội phương Tây liên quan tới chủ nghĩa tư bản hiện đại. 1.4.3. Phân loại theo định hướng giá trị Dựa vào định hướng giá trị, Parsons đã chia ra các loại hành động chủ yếu sau: - Toàn thể - bộ phận: Khi thực hiện các hành động, chủ thể luôn tuân thủ theo những quy tắc chung của cộng đồng, của xã hội hoặc tuỳ thuộc vào khung cảnh cụ thể để hành động cho phù hợp. - Đạt tới - có sẵn: Khi thực hiện hành động, chủ thể đã có định hướng và xem xét các đặc điểm xã hội của các cá nhân khác (như nghề nghiệp, học vấn, địa vị xã hội, tuổi tác, giới tính ) - Cảm xúc - trung lập: Chủ thể hành động cân nhắc đến tính cấp bách hay không cấp bách, quan trọng hay không quan trọng, hữu ích hay kém hữu ích để hành động. - Đặc thù - phân tán: Chủ thể hành đông luôn cân nhắc đến tính đặc thù của hoàn cảnh chung và riêng, để đưa ra những hành động hợp lý.