Giáo trình Xã hội học văn hoá - Mai Thị Kim Thanh

pdf 53 trang hapham 1990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xã hội học văn hoá - Mai Thị Kim Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xa_hoi_hoc_van_hoa_mai_thi_kim_thanh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Xã hội học văn hoá - Mai Thị Kim Thanh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC- BỘ MÔN NÔNG THÔN- ĐÔ THỊ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ (SOCIOLOGY OF CULTURE) NGƯỜI BIÊN SOẠN:TS. Mai Thị Kim Thanh M ỤC L ỤC Hà nội - 2007 0
  2. MỤC LỤC Trang BÀI 1 - Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của XHH VH 3 I.Vị trí, vai trò của XHH văn hóa 3 II. Đối tượng nghiên cứu của XHH văn hóa 4 III. Mối quan hệ giữa XHH văn hóa với một số chuyên ngành XHH 8 IV. Mối quan hệ XHH văn hóa với một số ngành nghiên cứu VH 10 V. Chức năng và nhiệm vụ của XHH văn hóa 12 BÀI 2 - Vài nét về sự hình thành và phát triển của XHH Văn hoá 15 BÀI 3- Một số lý thuyết trong nghiên cứu XHHVH 17 I. Lý thuyết của H. SPENCER 17 II. Lý thuyết của HERSKOVITS 17 III. Lý thuyết chức năng luận trong nghiên cứu văn hóa 18 IV. Lý thuyết tương tác biểu trưng 20 V. Lý thuyết Hành vi lựa chọn 22 VI. Lý thuyết chức năng- cấu trúc trong nghiên cứu văn hóa 23 Bài 4- Một số phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu XHHVH 25 I. Tiếp cận cấu trúc- chức năng 25 II. Tiếp cận hệ thống 26 III. Tiếp cận sinh thái học 26 IV. Tiếp cận gán nhãn 26 Bài 5- Các thành tố của văn hoá 27 I. Giá trị- chuẩn mực 27 II. Biểu tượng 30 III. Ngôn ngữ 31 IV. Văn hóa dân gian 32 V. Văn hóa- nghệ thuật 33 1
  3. VI. Lối sống 36 VII. Lễ hội 38 Bài 6- Văn hoá qua một số lĩnh vực hoạt động 41 I. Văn hóa trong sự phát triển kinh tế- xã hội 41 II. Văn hóa trong tín ngưỡng tôn giáo 42 III. Văn hóa trong giáo dục 43 IV. Văn hóa đóng vai trò vui chơi giải trí 44 V. Văn hóa đóng vai trò diều chỉnh các quan hệ xã hội 45 Bài 7- Một số hướng nghiên cứu cơ bản trong XHH văn hoá 47 2
  4. BÀI 1 ĐỐI TƯỢNG , CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ Mục tiêu người học cần đạt được: . Nắm được vị trí, vai trò XHH VH, quan hệ XHHVH với 1 số chuyên ngành của XHH., một số ngành KHXH khác cũng nghiên cứu văn hoá . Nắm được đối tượng, các chức năng, nhiệm vụ của XHH VH . Hiểu được vị trí, vai trò XHH VH, chức năng , nhiệm vụ của XHH VH . Phân biệt được đối tượng XHH VH và đối tượng KHXH khác cũng nghiên cứu văn hoá . Phân tích được quan hệ XHHVH và 1 số chuyên ngành của XHH. . Phân tích được các chức năng, nhiệm vụ của XHH VH I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA XHH VĂN HOÁ Sự phát triển và tiến bộ của khoa học kĩ thuật ngày hôm nay đã giúp con người có nhiều khả năng giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu trong đời sống của mình, nhất là ở Việt Nam, từ sau đổi mới kinh tế (năm 1986). Con người ngày càng có nhiều cơ hội để tiếp xúc, giao lưu với văn hoá hiện đại, với văn minh tiên tiến nhất của thế giới. Điều này khiến họ có những thay đổi trong hành động , nhu cầu, lối sống, cách nghĩ theo chiều hướng tích cực cũng như tiêu cực: kéo nhau ra đường cổ vũ, ủng hộ những người mà mình coi là thần tượng, là biểu trưng cho sự phát triển văn hoá của thể thao dân tộc, đến các tụ điểm câu lạc bộ vui chơi, giải trí để sinh hoạt, để tụ tập nhau vừa ăn uống vừa làm ăn để tạo sự hợp tác, để thi đua, đắm chìm 3
  5. vào các phương tiện điện tử (nhất là trẻ em), các chương trình trò chơi được cài đặt trong máy vi tính và các đĩa CD, có nội dung xấu ngày càng phổ biến trong nhiều tụ điểm công cộng, quan hệ ứng xử giữa con người với nhau dựa trên sự chi phối của đồng tiền, môi trường bị ô nhiễm nặng do sự thiếu ý thức của con người tại những khu du lịch, khu công nghiệp, sự không hiểu hoặc hiểu không cặn kẽ về văn hoá- nghệ thuật dân gian của chính dân tộc mình, và nạn phá rừng nuôi tôm, săn bắt thú quý hiếm làm mất cân bằng sinh thái trong thiên nhiên đang ngày càng phỏ biến Tất cả những thực trạng đó đều do khoa học hiện đại cùng với những hủ tục trong xã hội cũ chưa hoàn toàn được xoá bỏ vô hình chung đã tạo ra đòi hỏi cần phải được giải quyết Xem xét những biến động xã hội trong bối cảnh thời đại nói chung, của Việt Nam ngày nay nói riêng dưới góc độ xã hội học và XHH văn hoá cho thấy: XHH văn hoá (cùng với các chuyên ngành khác của xã hội học như: XHH gia đình, XHH nông thôn, XHH đô thị, XHH tôn giáo ) cũng sẽ đóng vai trò không nhỏ trong việc tìm hiểu thực trạng (những giá trị xã hội, giá trị kinh tế, giá trị phát triển trong các yếu tố văn hoá, sự vận hành của văn hoá trong cuộc sống hiện tại và tương lai ), phân tích những nguyên nhân, dự đoán, dự báo hàng loạt các vấn đề văn hoá nảy sinh trong đời sống xã hội nhằm đáp ứng những mong đợi của xã hội, đưa ra những giải pháp và có những khuyến nghị mang tính khả thi. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XHH VH II.1. Quan niệm thông thường về văn hoá Trong quan niệm thông thường, văn hoá được coi là những hành vi tuân thủ những nguyên tắc hay quy phạm đạo đức, xã giao của các cá nhân một cách tự nhiên, là cách xử lý những người vi phạm quy tắc một cách chính 4
  6. xác và tế nhị, là trình độ học vấn, những tri thức, sự thành thục, lão luyện mà con người có được trong hoạt động nhận thức và các hoạt động xã hội. II.2. Quan niệm các nhà xã hội Phương Đông, Phương Tây về văn hoá II.2.1. Quan niệm của các xã hội Phương Tây Ở Phương Tây, từ “văn hoá” bắt nguồn từ động từ tiếng Lating: “Colo”, “Colere” sau chuyển thành “Cultura” có nghĩa là cày cấy, vun trồng (4), sau này từ “Cultura” chuyển từ nghĩa đen là trồng trọt, làm đất sang nghĩa bóng là vun trồng tinh thần, trí tuệ, cải thiện và nâng cao tập quán, hành vi con người. Trong xã hội phương Tây có ba khía cạnh căn bản được nhấn mạnh trong các quan niệm về văn hoá: + Văn hoá với tư cách là sự phát triển của cá nhân trong xã hội + Văn hoá là cái đặc thù của mỗi xã hội với môi trường xã hội nhất định + Văn hoá là cái có thể hoà hợp, đan xen, thâm nhập lẫn nhau giữa các môi trường văn hoá khác nhau, giữa các vùng, các quốc gia khác nhau trên qui mô khu vực và thế giới. Quan niệm của Pháp Trong từ điển hàn lâm của Pháp, năm 1752 đã chỉ ra rằng: văn hoá “là nói về sự chăm sóc tới các nghệ thuật của tinh thần” (5). Các nhà khai sáng Pháp (đại diện Mông-tét-xki-ơ (Montesquieu) đã coi sự phát triển của văn hoá và tình trạng nhà nước là phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa lý của khu vực đó; còn Rút- xô (Rouseau) thì lại coi “Văn hoá’’ là hiện tượng xã hội, tư hữu tài sản là nguồn gốc đồi bại về đạo đức Quan niệm của Đức Ở Đức, từ “Văn hoá” được nhìn nhận đối lập với sự phát triển “tự nhiên”. Nó thường biểu hiện ở một cá nhân, nhóm hay cộng đồng xã hội và 5
  7. được dùng để nói về các công trình của trí tuệ, tới sự chi phối ngày càng lớn của con người tới môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và cả tới chính bản thân mỗi người (tự giáo huấn mình để rồi phát triển hình thành cá tính riêng). Những quan niệm khác E.B.Thai-lơ (E.B.Tylor) – ông tổ sáng lập “nhân học văn hoá” trong cuốn “văn hoá nguyên thuỷ” (1871)(8) cũng đã dùng một chương để nói về văn hoá và coi nó “là một toàn thể phức hợp bao gồm sự nhận thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tuc lệ và tất cả những khả năng, thực tiễn khác mà một người có được với tư cách là một thành viên trong một xã hội”. R.Linton cũng nhấn mạnh một trong những vấn đề chính của văn hoá khi coi nó là một biểu hiện đặc thù của sự kế thừa xã hội. Parsons không muốn đồng nhất văn hoá với sự mô tả về một môi trường. Nó là sự điều chỉnh những tình cảm, những niềm tin. Nó tái hiện các giá trị chung là bản chất của một hệ thống hành động gắn với một xã hội (9) II.2.2 Quan niệm của các xã hội phương Đông Ở Phương Đông, từ “văn hoá” được tách ra thành 2 khái niệm riêng là “Văn” và “hoá”. “Văn” là màu sắc, đường nét giao nhau, là lễ nghĩa, là sự giáo dục bằng đạo đức, là những cái tốt đẹp của cuộc sống đã được đúc kết lại ở dạng ký hiệu biểu tượng. “Hoá” là sự cải biến hoá sinh (là quy luật của tạo hoá sinh sôi nảy nở, là sự hoá dục, là sự giao thoa của hai sự vật dẫn tới một hoặc cả hai sự vật biến đổi, là đem những điều đã đúc kết được đó hoá thân trở lại cuộc sống. Như vậy, từ “Văn hoá” được dùng để chỉ một quá trình gồm hai giai đoạn: xuất phát từ kinh nghiệm sống và quy luật tự nhiên để trở thành cái văn của con người (nhân văn) và giai đoạn hai là đem cái “nhân văn” ấy hoá thành cuộc sống (nhân văn hoá thành thiên hạ)” (11) 6
  8. II.3. Văn hoá với tư cách là đối tượng nghiên cứu của XHH Từ lúc sơ khai cho tới nay, các nhà Xã hội học đã luôn nhấn mạnh vào sự cần thiết phải giải thích đời sống xã hội một cách khoa học và vì thế hăn hoá hay nói đúng hơn là những thành tố của văn hoá như: tôn giáo, đạo đức, giáo dục đã trở thành đối tượng của Xã hội học thông qua các công trình nổi tiếng của các nhà sáng lập ra bộ môn khoa học này như: E.Durkheim, M. Werber, M.Mauss Có người, nhấn mạnh “văn hóa” vào phương diện giá trị, có người nhấn vào mô hình các thể chế xã hội, vào nếp sống xã hội, vào phương thức ứng xử, vảo kết quả của hoạt động người, vào hoạt động sáng tạo trong lịch sử, vào sự thích ứng của con người với môi trường tự nhiên, vào miêu tả và vào phương diện chức năng của văn hoá. Như vậy, có thể nhận thấy “văn hoá” (dưới góc độ Xã hội học) có những điểm cơ bản như sau: - Là một trong những măt cơ bản của đời sống xã hội - Là một hệ thống hình thái biểu hiện giá trị của một xã hội, là cấu trúc- chức năng xã hội, kỹ thuật, thể chế, các hệ tư tưởng được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyển lại cho các thế hệ sau. - Là khuôn mẫu chuẩn mực qui định các hành vi xã hội. Mỗi cá nhân muốn trở thành con người xã hội phải tiếp thu, tuân thủ theo các chuẩn mực đó.( Về phương diện này có thể coi văn hoá của xã hội là mục tiêu của quá trình xã hội hoá cá nhân và nhóm) Với cách nhìn văn hoá như vậy nên XHH Văn hoá chính là một lĩnh vực tri thức Xã hội học ứng dụng nghiên cứu các vấn để sản xuất tinh thần, xây dựng và truyền bá giá trị tinh thần. Nói cách khác, nó nghiên cứu sự vận hành xã hội của văn hoá trong xã hội phân tầng (21) và đối tượng nghiên cứu của XHH văn hoá được thể hiện trên hai bình diện: 7
  9. - Cấu trúc- chức năng xã hội của những hình thái biểu thị giá trị xã hội- bình diện tĩnh. - Quá trình xã hội của hoạt động sản xuất, phân phối, bảo quản, tiêu thụ các hình thái biểu thị giá trị xã hội ấy và mối quan hệ biện chứng giữa các khâu với nhau-bình diện động (22) III. Mối quan hệ giữa XHHVH với một số chuyên ngành trong hệ thóng các chuyên ngành của XHH III.1 Mối quan hệ giữa XHH văn hoá và XHH đại cương XHH văn hoá có nhiệm vụ kiểm chứng các giả thuyết khoa học, phát hiện những quy luật đặc thù nảy sinh, chi phối các quan hệ xã hội dưới chiều cạnh văn hoá. Vì thế lý luận XHH văn hoá chính là cầu nối gắn lý luận XHH đại cương với nghiên cứu Xã hội học các hoạt động của đời sống xã hội dưới khía cạnh văn hoá. Với sự giúp đỡ của hệ thống khái niệm lý luận Xã hội học văn hoá mà ta thực hiện được bước chuyển các khái niệm ở mức độ lý luận XHH đại cương sang khái niệm thao tác và từ cơ sở đó cho phép ta thu thập được các thông tin thực nghiệm. III.2. Mối quan hệ giữa Xã hội học văn hoá với Xã hội học nông thôn và Xã hội học đô thị. Việc nghiên cứu các thành tố văn hoá, cấu trúc văn hoá của XHH văn hoá, nhất là sự hình thành và chi phối của hệ giá trị - chuẩn mực văn hoá đối với hành động của con ngừơi nông thôn, đô thị không thể không liên quan tới những nghiên cứu về cách thức tổ chức môi trường sống con ngừơi đô thị, tới lối sống, tới cung cách quản lý đô thị, tới vấn đề môi sinh của XHH đô thị và những hệ thống giá trị của gia đình nông thôn, cung cách ứng xử, quan hệ gia đình, cộng đồng làng xã, họ tộc của XHH nông thôn. Ở đây văn hoá đã điều tiết, ảnh hưởng đến các hoạt động của chủ thể xã hội ( 8
  10. các nhóm, các cộng đồng xã hội ) và vùng nông thôn, đô thị trở thành khách thể nghiên cứu đặc thù về văn hoá cho XHH văn hoá. Sự gắn bó chặt chẽ giữa XHH văn hoá và XHH nông thôn, XHH đô thị còn thể hiện ở chỗ các lĩnh vực nghiên cứu này đều nghiên cứu lối sống của cá nhân, nhóm xã hội III.3. Mối quan hệ giữa XHH văn hoá với XHH gia đình Sự gắn bó chặt chẽ giữa Xã hội học văn hoá và Xã hội học gia đình thể hiện ở chỗ cả hai lĩnh vực nghiên cứu này đều nghiên cứu tác động của văn hoá với những mặt tích cực và hạn chế của nó tới cá nhân và các nhóm xã hội trong các tổ chức của nó (gia đình và cộng đồng ) III.4. Mối quan hệ giữa XHH văn hoá với XHH pháp luật XHH văn hoá và XHH Pháp luật đều chú ý đến hệ giá trị, chuẩn mực được chuyển hoá vào trong các văn bản pháp lý trong lĩnh vực luật pháp và trong hoạt động sống của mỗi cá nhân, nhóm xã hội. Nhưng khác với XHH Pháp luật, XHH văn hoá chú ý đến những giá trị, chuẩn mực được chuyển vào trong các quy ước thông qua các lề thói, phép tắc đó đã được thực thi trong xã hội ra sao? Hệ giá trị- chuẩn mực nào của truyền thống đã được người dân trong cộng đồng hiện nay còn lưu giữ và đang thực thi trong xã hội? Tác động xã hội của nó tới hoạt động sống của mọi người dân trong cộng đồng ra sao? Trong khi XHH pháp luật xem xét tác động của luật pháp tới đời sống xã hội như thế nào? Có nghĩa xem xét sự đánh giá của cộng đồng đối với sự tuân thủ những chuẩn mực xã hội của cộng đồng, vai trò của luật sư, toà án tới các vấn đề liên quan tới an ninh, tội phạm ra sao? Các quan hệ pháp lý và các quy luật đã chi phối các hành vi xã hội trong lĩnh vực pháp luật ra sao? Bên cạnh những chuyên ngành đã nói ở trên, Xã hội học văn hoá cũng còn có những quan hệ với các chuyên ngành Xã hội học khác nữa như: Xã 9
  11. hội học giáo dục, Xã hội học y tế-sức khoẻ, Xã hội học cộng đồng, Xã hội học tôn giáo Có thể nói Xã hội học văn hoá như một chuyên ngành Xã hội học tổng hợp mà trong đó có thể chứa đựng mọi khía cạnh của những đối tượng nghiên cứu của các chuyên ngành Xã hội học khác nhau trong hệ thống khoa học Xã hội học. Nó là một chuyên ngành Xã hội học đặc thù vừa mang tính bao quát chung, vừa có những nét khác biệt với những nét đặc thù riêng do chính đối tượng nghiên cứu của nó tạo nên. IV. Mối quan hệ giữa XHH văn hoá với một số ngành KHXH khác cùng nghiên cứu văn hoá. IV.1 Quan hệ giữa XHH văn hoá với Triết học văn hoá. Triết học văn hoá nghiên cứu văn hoá dựa trên 4 hướng tiếp cận: tiếp cận giá trị học, tiếp cận hoạt động, tiếp cận nhân cách và tiếp cận ký hiệu học. Như vậy, Triết học văn hoá nghiên cứu văn hoá trong chính sự chuyển động và phát triển của đời sống xã hội nhằm nhận thức cái “bản thể” của nó. Nó đi vào bể sâu tìm những mối liên hệ có tính bản chất giữa các sự kiện, từ đó cho phép ta biết được một dân tộc sống ở đâu, ăn như thế nào, từ đó có thể nói được dân tộc đó suy nghĩ và ứng xử ra sao và do đó có thể giúp người đọc có thể suy nghĩ và lý giải các tư liệu văn hoá mà người đó bắt gặp. Trong quan hệ giữa XHH văn hoá, Triết học văn hoá có ý nghĩa thế giới quan, phương pháp luận cho XHH văn hoá. Nó cung cấp cho XHH văn hoá những lý luận khái quát nhất từ bản chất sâu xa nhất của đời sống văn hoá. IV.2 Quan hệ giữa Xã hội học văn hoá với Dân tộc học văn hoá. Dân tộc học văn hoá là khoa học nghiên cứu văn hoá và xã hội các tộc người (thường là ở các xã hội bán khai, hay nói rộng ra là các xã hộ cổ truyền). Nó quan tâm đến văn hoá trong cách thức ăn, mặc, ở, tổ chức xã hội, phương thức sống và lao động, các sinh hoạt và sáng tạo tinh thần của các dân tộc, các quốc gia khác nhau. Nhưng không phân tích khái quát bản 10
  12. chất văn hoá của những yếu tố đó theo trục không gian (chiều ngang) và thời gian. Nói cách khác, Dân tộc học văn hoá nghiên cứu các văn hoá khác nhau trong sự thống nhất của cấp độ phân tích lý thuyết chung và kinh nghiệm cụ thể. Trong quan hệ với Dân tộc học ( trong đó có dân tộc học văn hoá), Xã hội học (trong đó có XHH văn hoá), cũng thâu nhận và hoàn thiện bộ máy khái niệm của mình từ nhiều khái niệm, phương pháp của Dân tộc học như: thể chế, dân tộc, các hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội, biểu tượng, chuẩn mực, giá trị, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu, điền dã IV.3. Quan hệ giữa XHH văn hoá với Nhân học văn hoá Nhân học văn hoá (cùng với nhân học xã hội) là một trong hai nhánh của Nhân học (Anthropology). Nhân học văn hoá nghiên cứu các hiện tượng văn hoá từ những không gian và thời gian xã hội khác nhau để đi đến một kết luận chung về cấu trúc và chức năng của một hay những hình thái thể chế nào đó (thông qua việc nghiên cứu các hệ thống thân tộc, sự tương tác giữa ngôn ngữ và văn hoá, những đặc điểm của ăn uống, các hệ thống kinh tế, sự phân tầng xã hội, ý nghĩa của tôn giáo và nghệ thuật trong các cộng đồng văn hoá-tộc người). Nó có nhiệm vụ tìm tòi những quy luật chung của sự vận hành và phát triển xã hội và văn hoá. Phương pháp luận nghiên cứu là xem xét các sự kiện văn hoá trong mối tương quan với chủ thể của chúng cùng phương pháp chủ đạo là tham dự và tái dựng mô hình. Trong quan hệ với XHH văn hóa, Nhân học văn hoá tiếp thu hệ khái niệm của Xã hội học (trong đó có XHH văn hoá) để làm công cụ cho quá trình khái quát hoá, tổng hợp của mình, nhất là 3 vấn đề: cơ cấu, chức năng và thể chế- những vấn đề cơ bản của Xã hội học (25) và ngược lại, về phía mình, các nhà XHH văn hoá cũng vay mượn của nhân học khá nhiều khái niệm và kỹ thuật trong việc tiếp cận, phân tích văn hoá. Mối quan hệ này khăng khít tới mức có lúc 11
  13. những lý thuyết của hai ngành khoa học này tràn vào một cách khó tách biệt (26), nhất là ngày nay, khi giữa chúng ta lại có những môi quan tâm và cách tiếp cận gần nhau. Nhiều nhà Nhân học văn hoá đã không chỉ nghiên cứu các xã hội nguyên thuỷ, mà còn nghiên cứu cả các xã hội hiện đại, cho dù chúng xuất phát từ những truyền thống khác nhau và có những thành tựu không giống nhau. V. Chức năng và nhiệm vụ của Xã hội học văn hoá V.1. Chức năng của Xã hội học văn hoá V.1.1 Chức năng nhận thức Cung cấp những tri thức Xã hội học cơ bản về những quy luật, vận động, phát triển của các hiện tượng, sự kiện các quá trình của văn hoá đang hàng ngày xảy ra xung quanh chúng ta để từ đó tạo cơ sở khách quan cho việc nhận biết đúng bản chất của nó. Góp phần hệ thống những hiểu biết của con người về văn hoá Giúp chúng ta nhận thức được vai trò của văn hoá trong vận hành của các cá nhân, nhóm, các thiết chế xã hội và trong toàn bộ xã hội phân tầng. Giúp nhận thức sâu hơn về sự phát triển tương lai của văn hóa, xã hội. V.1.2 Chức năng thực tiễn, dự báo Thông qua chức năng nhận thức xã hội học văn hoá giúp các nhà quản lí có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, sáng suốt hướng chúng đí theo đúng với yêu cầu khách quan của sự phát triển. Các tài liệu thực nghiệm của các cuộc nghiên cứu XHH văn hoá là những phương tiện hữu ích để kiểm nghiệm các hoạt động thực tiễn và hoạt động quản lý văn hoá của con người. Xã hội học văn hoá góp phần vào việc nghiên cứu, cải thiện chính công việc quản lý văn hoá, cơ quan quản lý văn hoá, cũng như các phương pháp quản lý văn hoá. 12
  14. Xã hội học văn hoá còn đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán, dự báo sự phát triển văn hoá của một xã hội thông qua các nghiên cứu thực nghiệm cung cấp. V.1.3 Chức năng giáo dục Cung cấp tri thức để trang bị cho các cá nhân, nhóm xã hội cách nhìn nhân, đánh giá những giá trị chân thực của cuộc sống. Thông qua đó giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội, đặc biệt các nhà tổ chức, quản lý có những tri thức phù hợp với tính chất và nhiệm vụ của một xã hội cụ thể nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại,phát triển văn hoá của xã hội đó và có những phương sách, định hướng trong việc giáo dục, trồng người (dưỡng dục nhân cách). XHH văn hoá còn giúp mỗi cá nhân trong cộng đồng nhận thức đựơc vị trí, địa vị, vai trò của mình trong hoạt động phát triển nền văn hoá dân tộc. XHH văn hoá còn đánh thức những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội trong việc định hướng cho họ sống đúng với những giá trị- chuẩn mực mà chính họ đã xây dựng nên. V.2. Nhiệm vụ của Xã hội học văn hoá V.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận Nhiệm vụ hàng đầu của Xã hội học văn hoá là hình thành và phát triển công tác nghiên cứu lý luận và phương pháp luận để vừa củng cố bộ máy khái niệm, vừa tìm tòi và tích luỹ tri thức nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội mới-xã hội của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. V.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng. V.2.2.1 Nghiên cứu các dạng thức hoạt động của văn hoá, quản lý văn hoá . Thường xuyên tìm hiểu và nắm bắt kịp thời về những các dạng thức hoạt động (hiện tượng, sự kiện) của văn hoá và quản lý văn hoá đang diễn ra trong xã hội. Để từ đó có những điểu chỉnh kịp thời. 13
  15. V.2.2.2. Lý giải các dạng thức hoạt động của văn hoá, quản lý văn hoá. Phân loại các hiện tượng, sự kiện theo các tính chất và mức độ của nó, tìm ra những đặc trưng, bản chất của văn hoá, những hiện tượng văn hoá mới nảy sinh trong đời sống xã hội, trong tiến trình đổi mới cùng với những nguyên nhân xuất hiện của nó, những tác động của nó tới các cá nhân, nhóm, các thể chế xã hội và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm thúc đầy sự phát triển văn hoá và các hình thức hoạt động của chúng. V.2.2.3. Xem xét các yếu tố trong cấu trúc của văn hoá và đặt nó cùng với các dạng thức hoạt động của văn hoá trong mối liên hệ với các cơ cấu và thiết chế xã hội trong các bối cảnh lịch sử cụ thể. Tìm hiểu và nhìn nhận văn hoá như là tổ hợp, tích hợp nội dung của nhiều lĩnh vực, của mọi hiện tượng đa dạng và phong phú trong hệ thống xã hội, nhất là mối liên hệ chặt chẽ giữa văn hoá và xã hội. V.2.2.4. Chỉ ra được những cơ sở để phát triển văn hoá. Nắm vững thực trạng sự vận hành của văn hoá trong đời sống xã hội, tìm ra những vấn đề còn tồn đọng trong quá trình vận hành, chỉ ra những cơ sở, xu hướng tất yếu của văn hoá mà nền văn hoá của xã hội sẽ phải trải qua trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Câu hỏi: 1. Trình bày đối tượng nghiên cứu của xã hội học văn hoá 2. Trình bày mối quan hệ giữa xã hội học văn hoá với một số ngành KHXH khác cũng nghiên cứu về văn hoá. 3. Một giả thuyết khoa học cho rằng: nội dung nghiên cứu của XHHVH gắn liền với những biến đổi trong đời sống xã hội của con người (trong lối sống, vui chơi giải trí, thưởng thức văn hóa nghệ thuật ) giả thuyết đó đúng hay sai? Hãy chứng minh? 14
  16. BÀI 2 VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ Mục tiêu người học cần đạt được: . Nhớ được một số sự kiện dẫn tới sự hình thành của XHH VH . Hiểu được lý do căn bản dẫn đến sự ra đời và phát triển của XHHVH . Phân tích được tính tất yếu và ý nghĩa cơ bản của sự ra đời XHHVH Ngay từ khi ra đời, các nhà Xã hội học tiền bối sáng lập ra môn khoa học này đã chú ý tới những thành tố của văn hoá như: tôn giáo, giáo dục, đạo đức thông qua các công trình nổi tiếng: “ Các hình thái cơ bản của đời sống tôn giáo” (E.Durkheim), “Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản”(Marx Weber), “khảo sát về quà tặng”(M.Mauss) Tuy nhiên, phải tới giữa những năm bảy mươi, Xã hội học văn hoá mới bắt đầu đựơc hình thành và khẳng định sự tồn tại độc lập của nó bên cạnh các ngành khác của Xã hội học Phải đến năm 1985 quá trình này mới hoàn thành và cũng chỉ gần đây thôi, vào đầu những năm 90 này, Xã hội học văn hoá mới thực sự cho thấy tầm vóc những biến đổi của nó, buộc các ngành còn lại của bộ môn Xã hội học phải thừa nhận nó như một ngành Xã hội học chuyên biệt. Sự chậm trễ được chú ý của Xã hội học văn hoá trong ngành Xã hội học là do cách mà nó được định vị trong các lý thuyết Xã hội học kinh điển. Mặc dù các nghiên cứu lịch sử của Max Weber về ảnh hưởng của tôn giáo tới các thiết chế xã hội và kinh tế rất có ảnh hưởng trong Xã hội học, nhưng lại tác động trước hết tới Xã hội học VH qua sự ưu tiên cho XHH tôn giáo Sự thừa nhận của giới Xã hội học với chuyên ngành Xã hội học văn hoá vào đầu những năm 1990 chủ yếu là ở Mỹ, song nó vẫn chưa được coi là 15
  17. nội dung chính của Xã hội học. Trái ngược với Mỹ, các nhà Xã hội học Pháp tuy ít chú ý tới sự hình thành một ngành khoa học riêng biệt về văn hoá, song nơi đây lại có nhiều công trình nghiên cứu Xã hội học văn hoá đồ sộ. Điều này cho thấy, các nhà Xã hội học văn hoá đã chịu ảnh hưởng tư tưởng của các nhà XHH kinh điển khi tập trung vào việc nghiên cứu tôn giáo và cấu trúc xã hội. Trong những công trình nghiên cứu về Xã hội học văn hoá (từ đầu những năm 1990), các nhà Xã hội học văn hoá đã phân chúng thành hai mảng chính là: văn hoá ẩn và văn hoá hiện. Văn hoá ẩn là văn hoá không được ghi lại và văn hoá hiện là văn hoá được ghi lại. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về văn hoá đã có từ năm 1938 với cuốn “Việt Nam văn hoá sử cương” của Đào Duy Anh với quan niệm: phong cách sống, được tiếp cận theo chiều lịch sử. Năm 1943, Nguyễn Văn Huyên cũng có cuốn: “Văn minh An Nam” bàn tới khái niệm rộng: văn minh Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Những nghiên cứu về văn hoá dưới góc độ Xã hội học chỉ thực sự có và phát triển ở Việt Nam từ sau năm 1975 khi phân ban Xã hội học được hình thành Viện khoa học Xã hội (ở T.P Hồ Chí Minh năm 1977), Uỷ ban KHXH Việt Nam (ở Hà nội năm 1978) và đặc biệt là việc đưa XHH văn hoá vào trong giảng dạy với tư cách là một chuyên ngành Xã hội học các Khoa tại một số trường Đại học lớn Việt Nam. Từ cuối những năm 1990 đến nay, nhiều công trình nghiên cứu dưới chiều cạnh văn hóa cũng đã được quan tâm và triển khai. Song chưa nhiều Câu hỏi: 1. Những điều kiện dẫn tới sự ra đời và phát triển XHH Văn hóa trên TG 2. Vai trò các nhà XHH đầu tiên đối với sự ra đời, và phát triển XHH VH? 16
  18. BÀI 3 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ Mục tiêu người học cần đạt được: . Nhớ được một số lý thuyết căn bản trong XHHVH . Hiểu được tầm quan trọng của các lý thuyết . Có khả năng vận dụng lý thuyết vào trong nghiên cứu thực nghiệm. I. LÝ THUYẾT CỦA H. SPENCER TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA Trong các nghiên cứu về văn hoá theo thuyết tiến hoá, H. Spencer quan niệm các loại hình khác nhau của văn hoá là cơ thể “siêu hữu cơ”. Các yếu tố văn hoá theo H. Spencer: có sự tồn tại của những bộ phận chuyên biệt của xã hội, hoặc các thiết chế văn hoá như: gia đình, nghi lễ, chính trị, nhà thờ, nghề nghiệp và thiết chế công nghiệp. Đây là những thiết chế cơ bản của đời sống xã hội là: thiết chế gia đình và dòng họ, thiết chế kinh tế, thiết chế tôn giáo, thiết chế chính trị Theo ông, sự phát triển văn hoá (Phát triển về khối lượng và số lượng các yếu tố thành phần của văn hoá) sẽ diễn ra theo xu hướng tích hợp và liên kết vào trong một chỉnh thể nào đó. Các bộ phận cấu trúc này không giống nhau và do thực hiện các chức năng theo chuyên môn hoá riêng mà chúng đã đòi hỏi phải có một cơ chế phù hợp dưới dạng các tổ chức văn hoá. Dù có những hạn chế trong nhìn nhận, song H.Spencer vẫn được xem là ông tổ của trường phái chức năng trong nghiên cứu văn hoá. II. THUYẾT TƯƠNG ĐỐI VĂN HÓA CỦA M.HERSKOVITS 17
  19. Thuyết tương đối văn hóa là sự đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn của chính văn hóa đó chứ không phải dựa trên những giá trị, tiêu chuẩn của văn hóa mình. Các bối cảnh xã hội khác nhau làm nảy sinh các giá trị và tiêu chuẩn khác nhau. Nói cách khác đó là sự thừa nhận các giá trị văn hóa do các cư dân khác đã và đang tạo ra. + Khía cạnh phương pháp luận: Đề cập phương thức nhận thức các văn hóa trên cơ sở giá trị được thừa nhận ở một cư dân nào đó. Tham vọng hiểu được văn hóa từ bên trong, nhận thức được ý nghĩa của các hoạt động của nó thông qua các mong muốn, lý tưởng đang dược phổ biến trong văn hóa đó. + Khía cạnh triết học của thuyết tương đối văn hóa: là sự thừa nhận nhiều con đường phát triển văn hóa, trong chủ nghĩa đa nguyên khi xem xet một quá trình văn hóa lịch sử. Ông đưa ra ý tưởng về việc cần phải có thái độ đúng đắn hơn đến việc tổ chức đời sống người trong các văn hóa khác nhau và việc vận dụng các thành tựu của các cư dân khác nhau vào xã hôi + Khía cạnh thực tiễn: sự tôn đối với văn hóa của mỗi cư dân, phủ nhận thái độ tự tôn, kiêu ngạo trước một nền văn hóa khác. Sự nhìn nhận và đánh giá những hiện tượng văn hóa trong lịch sử và hiện đại là yếu tố cần cho sự tồn tại của văn hóa. Đó là biểu hiện “logic của sự phát triển riêng biệt”. Một khía cạnh thực tiễn khác đó là thái độ đới với các văn hóa cổ xưa. Ưu điểm: Thuyết tương đối văn hóa khẳng định sự bình đẳng của tất cả các kiểu văn hóa, phủ nhận sự phân biệt các hệ thống, giá trị văn hóa, hướng tới chống lại cách giải thích sự phát triển văn hóa lịch sử lấy Châu Âu làm trung tâm, nhấn mạnh tính độc đáo của văn hóa địa phương . Ngoài ra nó còn có ý nghĩa phương pháp luận, đạo lý và thực tiên. Hạn chế: Ông theo đuổi tính độc đáo và tính giá trị tự thân của những thiết chế đã được tập đoàn người thừa nhận. Đồng thời cực lực phê phán quan điểm lấy phương tây làm trung tâm nhưng không thay đổi bản chất của nó. 18
  20. III. THUYẾT CHỨC NĂNG LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA III.1. Chức năng luận B.Malinowski –phương pháp nghiên cứu văn hoá. B.Malinowski khẳng định: bản chất khái niệm văn hoá không phải lúc nào cũng đơn nghĩa. Khi thoả mãn các nhu cầu sinh vật của mình, con người tìm kiếm thức ăn, xây dựng nhà ở v.v và cải tạo môi trường xung quanh. Lí thuyết nhu cầu là nền tảng trong lí thuyết về văn hoá của ông. Theo ông, bất cứ văn hoá nào trong tiến trình phát triển của nó đều có thể tạo ra một hệ thống cân bằng ổn định, trong đó mỗi bộ phận chỉnh thể đều thực hiện chức năng của nó. B.Malinowski cho rằng mọi hiện tượng văn hoá đều do những nhu cầu của con người sinh ra. Ông chia các hiện tượng văn hóa ra thành các hệ thống chính và tương ứng theo đó là hệ thống nhu cầu cần đáp ứng. Nhóm nhu cầu tái sản xuất đời sống, nhu cầu phát triển và nhóm nhu cầu dẫn xuất. Như vậy, quan niệm của B.Makinowski thiên nặng về ý nghĩa sinh vật học trong đời sống con người mà không chú ý tới phẩm chất mới trong các nhu cầu này với tư cách một tồn tại xã hội. Ông đã hiểu một cách quá đơn giản mối liên hệ của những nhu cầu văn hóa này và vì thế đã chia nhỏ một cách máy móc văn hoá ra thành từng đoạn và đem mỗi đoạn gắn với một nhu cầu nhất định của bản tính sinh vật của con người. Ông cho rằng văn hoá là một chỉnh thể, nhưng chính ông lại không nêu lên được tính thống nhất đó trong chỉnh thể hoạt động của văn hoá với tính cách một hệ thống. III.2. Lý thuyết A.Racliff Brown. Văn hoá như một tổng thể chức năng. A.Racliff Brown chủ yếu nghiên cứu tổ chức chính trị của các nền văn hoá khác nhau, những đặc điểm của hệ thống thân tộc và vai trò của chúng trong các hệ thống xã hội, sự phân tích chức năng các cấu trúc cảu những 19
  21. hình thành tín ngưỡng nguyên thuỷ Ông thay khái niệm văn hoá bằng khái niệm cấu trúc xã hội . Theo ông, khi tìm hiểu các loại hình văn hoá khác, có lối sống xa lạ cần phải nghiên cứu văn hoá từ bên trong, phải có ý thức đối với giá trị của các văn hoá,sự hiểu thấu và phân tích cá xã hội giản đơn cổ sơ Những nghiên cứu của phái chức năng luận theo lối mới đã đẩy vấn đề về số phận tương lai các nền văn hoá nguyên thuỷ, quản lý các nền văn hoá khác về bản chất với văn hoá châu Âu (dựa trên cơ sở hiểu biết về cấu trúc và ý nghĩa chức năng của các yếu tố văn hoá như những cơ chế toàn vẹn) là một trong những thành quả quan trọng của sự phát triển chức năng luận. Ý nghĩa của thuyết chức năng đối với Xã hội học văn hoá thể hiện ở chỗ, bất cứ văn hoá nào cũng cần phải được nhìn nhận dưới cái nhìn thực hiện các chức năng khác nhau của nó. Về phía chính mình, khái niệm văn hoá thường đồng nhất với tổng thế các chức năng của nó được thực hiện. Sự phân xuất ra các chức năng của văn hoá như một cơ chế toàn vẹn xác định ra các chiều hướng trong nghiên cứu văn hoá, nó tạo ra một cấu trúc đẳng cấp, bao gồm các tiều hệ thống chức năng của những cộng đồng văn hoá - tộc người. Các tiểu hệ thống chức năng ấy trở thành đối tượng của sự phân tích khoa học IV. LÝ THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU TRƯNG Các tác giả nổi bật của thuyết tương tác biểu trưng là Charles Horton Cooley (1863-1929), George Herbert Mead (1863-1931), Herbert Blumer (1900-1987), Erving Goffman (1922-1982). Tên gọi của thuyết này là “tương tác luận biểu trưng” do Blumer đưa ra năm 1937. Luận điểm trung tâm của lí thuyết tương tác biểu trưng cho rằng, các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp của người khác, mà đọc và lí giải chúng, ở đây mỗi hành 20
  22. đông được gắn cho một ý nghĩa nào đó, gọi là biểu tượng. để hiểu được các biểu tượng cần phải nhập vai vào vị trí của người đó. Lý thuyết tương tác “ba ngôi” của George Mead Quan niệm về “cái tôi” là hạt nhân của lý thuyết tương tác biểu trưng của Mead. Theo ông, “cái tôi” mà tâm lý học gọi là “bản ngã” thực chất là một cấu trúc xã hội nảy sinh từ kinh nghiệm xã hội mà cá nhân đã trải qua trong mối quan hệ “ba ngôi” của: (1) cá nhân với bản thân, (2) cá nhân với người khác, (3) cá nhân với xã hội. Có thể gọi lý thuyết tương tác của Mead là lý thuyết tương tác “ba ngôi” với một nghĩa nữa là trong mối quan hệ với người khác, mỗi cá nhân đều xuất hiện dưới ba hình thái, ba ngôi là: tôi, bản thân và tự mình. Một cách tương ứng, ông cho rằng cấu trúc của cái tôi gồm ít nhất hai thành phần: một là cái tôi chủ thể, hai là cái tôi khách thể mà ông gọi là hai pha, thành phần thứ ba là cái tôi “tự mình”. Cái tôi này xuất hiện khi cái “tôi-chủ thể” phân thân để tự nhìn nhận, xem xét và đánh giá chính bản thân nó. Cần chú ý là cái “tôi tự mình” và “tôi chủ thể” đều nằm trong mối tương tác với chính bản thân của cá nhân, do đó thuộc về một phe, một phía, đối lập với cái tôi khách thể luôn nằm trong mối tương tác với người khác, hướng đến người khác. Trong mối quan hệ với xã hội, nhờ “cái tôi” con người có các khả năng hành động quan trọng. Theo ông, trong quá trình phát triển của cá nhân đến một lứa tuổi nhất định mới hình thành cấu trúc hai pha của “cái tôi”, đến một giai đoạn nhất định cá nhân mới có khả năng tự phân đôi tức là tự mình tách ra khỏi chính bản thân mình để nhìn nhận, phân tích, đánh giá về bản thân mình. Như vậy, cái tôi là một loại cấu trúc xã hội đặc thù nảy sinh, phát triển trong mối tương tác xã hội với người khác và với chính bản thân mình. 21
  23. Lý thuyết tương tác biểu trưng của Herbert Blumer Theo Blumer, tương tác biểu trưng là khái niệm dùng để chỉ một đặc trưng cơ bản của tương tác giữa người với người. Ông đưa ra mô hình tương tác S-I-R. Qua mô hình này có thể thấy: mối tương tác giữa các cá nhân được thực hiện thông qua cơ chế lý giải ý nghĩa cử chỉ, hành vi, hoạt động của các bên tham gia. Quá trình này được gọi là tương tác biểu trưng. Ông khẳng định tương tác xã hội là tương tác giữa các cá nhân, là tương tác giữa người với người diễn ra trong những điều kiện của tình huống xã hội nhất định. Trong đó hành động xã hội của các cá nhân là bộ phận cấu thành của hành động cùng nhau. Mỗi cá nhân có một vị trí nhất định và thực hiện những hành động tương ứng để cùng đóng góp vào hành động chung. Tất cả những yếu tố đó tạo thành cấu trúc xã hội. Các nghiên cứu theo phương tương tác biểu trưng, phương pháp định tính bị nghi ngờ tính khoa học từ góc độ thực chứng luận. Blumer hiểu rõ điều này, vì vậy, ông cho rằng cần thiết phải phân biệt và kết hợp yếu tố lý thuyết và yếu tố quan sát, hai loại phương pháp luận định tính và định lượng. Tóm lại, trong các lý thuyết xã hội học, thuyết tương tác biểu trưng gần với hướng nghiên cứu xã hội học về con người hơn cả. Hàng loạt các khái niệm cơ bản của xã hội học được xác định theo phương pháp tiếp cận tương tác biểu trưng. Các tác giả của thuyết tương tác biểu trưng phát triển được hàng loạt các phương pháp nghiên cứu định tính đang được các nhà xã hội học tìm hiểu và áp dụng triệt để trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp. V. THUYẾT HÀNH VI LỰA CHỌN Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu 22
  24. Có rất nhiều quan điểm, trong lĩnh vực xã hội học văn hoá đóng góp của James Samuel Coleman là quan trọng và có ý nghĩa hơn cả. Theo ông, đây là thuyết duy nhất có khả năng tạo ra mô hình hoà hợp và sử dụng nó như cơ sở cấp độ vi mô để lý giải hiện tương vĩ mô. Định hướng chọn lựa của ông: + “Hành động có mục đích của cá nhân hướng tới một mục tiêu; mục tiêu đó (và do đó cả hành động) định hình bởi các giá trị hay các sở thích”. +Các actor chọn lựa hành động của mình nhằm tôí đa hoá các lợi ích hay sự thoả mãn các nhu cầu, mong muốn của họ. Có hai thành tố trong lý thuyết của ông: Các actor và các tiềm năng (khả năng mà chủ thể có và kiểm soát được) + Hệ thống tối thiểu 2 và chủ thể này kiểm soát tiềm năng chủ thể kia. +Các chủ thể có mục đích thực hiện hành động tạo thành hệ thống hành động. Chính cấu trúc này dẫn đến phụ thuộc nhau giữa 2 chủ thể hành động. Lý thuyết của ông khá gần với thực tiễn song không phải lúc nào mọi người cũng cư xử một cách hợp lý.vì thế tuy có những cống hiến có giá trị đối với xã hội học,song nó cũng không tránh khỏi những thiếu sót, bị lên án. VI. THUYẾT CHỨC NĂNG- CẤU TRÚC TRONG NGHIÊN CỨU VH VI.1. Thuyết chức năng - cấu trúc của Talcott Parson T.Parsons đã vận dụng phương pháp tiếp cân cấu trúc - chức năng để nghiên cứu văn hoá hiện đại với lược đồ nổi tiếng AGIL như sau : L I Hệ thống văn hoá Hệ thống xã hội Hệ thống nhân cách Thực thể hành vi G A 23
  25. Hệ thống văn hoá : kiểm soát những phương diện khác của xã hội. Nếu giải thích thay đổi ở mức văn hoá, cần nhìn những biến đổi ở cấp độ văn hoá. Hệ thống xã hội : phải được cơ cấu thích hợp nhằm vận hành tương thích với các hệ thống khác; phải luôn nhận được hỗ trợ từ hệ thống khác; phải phù hợp nhu cầu cơ bản người hành động; phải khơi gợi được nhiều sự tham gia các thành viên; phải kiểm soát được nguy cơ xung đột, những hành vi gây rối loạn chức năng của hệ thống và phải có một ngôn ngữ chung trong hệ thống. Hệ thống nhân cách : Là một hệ thồng cá tính mang tính thụ động, người hành động bị thúc đẩy, thống trị bởi các động năng, văn hoá bởi sự kết hợp giữa chúng, Người hành động đã học hỏi tự giác, sự chủ quan hoá các định hướng giá trị, sự tương đồng cho phù hợp vị trí họ nắm giữ trong xã hội. Thực thể hành vi : Thực thể hành vi dựa trên cơ chế di truyền.Tổ chức của nó chịu ảnh hưởng bởi các tiến trình của điều kiện và sự học hỏi xảy ra trong cuộc đời cá thể, vì thế nó là một hệ thống dư thừa và ít được quan tâm. Như vậy Parsons đã xem xét xã hội như hệ thống toàn vẹn,để duy trì tính ổn định của nó và đồng thời nhấn mạnh đến tiểu hệ thống chức năng (gia đình, giáo dục, kinh tế ) Nhằm bảo đảm giữ gìn trạng thái cân bằng trong tổng số tác động qua lại giữa chúng mà đối tượng trung tâm trong công trình nghiên cứu của ông chính là sự nhất thể của nhân cách, hệ thống xã hội và văn hoá. VI.2. Thuyết chức năng- cấu trúc của Robert Merton Merton đưa ra mô hình cấu trúc chức năng dựa trên những điều kiện, tiền đề cơ bản : tính thống nhất của chức năng xã hội, chức năng phổ quát luận và định đề tất yếu. Ông phân tích tương quan giữa văn hóa, cấu trúc với 24
  26. tình trạng vô đạo đức trong xã hội. Ở đây văn hóa được ông xác định là tập hợp các giá trị chuẩn mực có tổ chức điều hành hành vi,có tính chất chung nhất đối với mọi thành viên của một xã hội. Vì thế tình trạng vô đạo đức chỉ có thể xảy ra khi có một phân cách sâu sắc giữa các tiêu chí văn hóa. Một cấu trúc, theo ông có thể phản chức năng đối với tổng thể hệ thống, thể chế nhưng vẫn có thể tiếp tục tồn tại vì nó có chức năng đối với một bộ phận của hệ thống xã hội tuy nhiên không phải tất cả các cấu trúc đều cần yếu/cần thiết đối với các hoạt động của hệ thống xã hội, một số bộ phận của hệ thống có thể bị loại bỏ. Đây chính là ý tưởng mang tính tích cực của ông – ý tưởng rất hữu ích đối với các nhà Xã hội học văn hóa khi thực hiện những phân tích xã hội theo hướng tiếp cận cấu trúc - chức năng nhằm mở ra con đường cho một biến đổi xã hội . Câu hỏi: 1. Hãy phân tích và lấy ví dụ minh họa về 4 chức năng phổ biến (AGIL) đối với một hệ thống văn hóa cụ thể. 2. Ý nghĩa biểu trưng theo Mead và các nguyên tắc cơ bản của thuyết tương tác biểu trưng. 3. Quan niệm của Herskovits về văn hóa. 4. Phân tích quan niệm quan niệm của Malinowski về văn hóa. 25
  27. BÀI 4 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Mục tiêu người học cần đạt được: . Nhớ được một số phương pháp tiếp cận trong XHHVH . Hiểu rõ bản chất cuả từng phương pháp tiếp cận trong XHHVH . Có khả năng vận dụng phương pháp tiếp cận vào ng/cứu XHHVH I. Cách tiếp cận cấu trúc-chức năng Trong cách tiếp cận này, văn hoá được nhìn nhận như một chỉnh thể toàn vẹn, có tính độc lập tương đối cũng như mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống xã hội. Mỗi tế bào nguyên tử của văn hóa được nghiên cứu không phải với tư cách là cơ chế (tàn dư) ngẫu nhiên, không cần thiết (có hại, cổ sơ) mà như là một nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện, như là chức năng trong cộng đồng xã hội –văn hóa. Ở đây, mỗi thiết chế xã hội như : Nhà nước, tôn giáo, gia đình, trường học (giống như các bộ phận khác nhau trong cơ thể người) đều giữ những chức năng khác nhau, song lại luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau nhằm tạo sự cân bằng trong hoạt động. Theo Parsons -người khởi xướng thuyết cấu trúc -chức năng, mỗi hệ thống đều có 4 chức năng được thể hiện theo sơ đồ : AGIL. Điều này có nghĩa, văn hóa khi nghiên cứu cần phải tìm hiểu vai trò của mỗi yếu tố (chẳng hạn như một hành động, một vai trò, một thiết chế ) trong mối quan hệ với chỉnh thể và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố. Điều quan trọng nhất theo cách tiếp cận cấu trúc -chức năng là việc tìm hiểu văn hóa hoạt động tại đây và hiện nay ra sao trong những biến đổi lịch sử của nó ? Nó giải quyết những nhiệm vụ gì ? Làm thế nào để có thể tái tạo được các hình thái tồn tại của nó (như : sự cân bằng, ổn định, bền vững ) 26
  28. II Cách tiếp cận hệ thống Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu các vấn đề xã hội, dưới chiều cạnh văn hoá, từ quan điểm xã hội học văn hoá có nghĩa là xem xét văn hóa trong xã hội như một hệ thống đặc thù với tính cách là một hệ thống chỉnh thể, nhìn các hiện tượng văn hóa với tư cách là đối tượng nghiên cứu như một hệ thống có cấu trúc nhiều chiều. Hệ thống đó được cấu tạo bởi nhiều yếu tố. Vì thế khi nghiên cứu từng hiện tượng văn hóa cụ thể phải xem xét nhiều khía cạnh, từ đó mới đề ra được giải pháp mang tính hữu hiệu bởi lẽ một hệ quả có thể do từ nhiều nguyên nhân tạo nên. III Cách tiếp cận theo hướng sinh thái học văn hoá Tiếp cận theo hướng sinh thái học văn hoá là nghiên cứu dựa trên mối quan hệ giữa các cơ thể sống với môi trường tự nhiên của chúng. Ở đây, môi trưòng tự nhiên khách quan có ảnh hưởng sâu sắc tới các chế độ xã hội và tư tưởng con người. Những người theo thuyết sinh thái học văn hoá cho rằng : kiểu văn hoá của mỗi tộc người được tạo ra là do qui định của những nguồn tài nguyên và những giới hạn của môi trưòng xung quanh, kể cả những thay đổi trong môt trường đó IV. Tiếp cận gán nhãn Cách tiếp cận gán nhãn thường được gọi: “cách tiếp cận về phản ứng xã hội”, “tiền đề định nghĩa”, “cách tiếp cận bêu xấu” và “cách tiếp cận thuyết duy tương tác” Sai lệch là hiện tượng phổ biến trong bất cứ xã hội nào Ứng xử sai lệch theo cách hiểu của cách tiếp cận gán nhãn không phải là một tính chất có sẵn trong ứng xử mà đã được “xây dựng” trong tương tác giữa một người đã thực hiện một hành động và người phản ứng với nó. Câu hỏi: 1. Lấy ví dụ minh hoạ để làm rõ các cách tiếp cận trong XHH VH 27
  29. BÀI 5 CÁC THÀNH TỐ CỦA VĂN HOÁ Mục tiêu người học cần đạt được: . Nhớ được các thành tố của văn hóa . Hiểu rõ bản chất của các thành tố văn hóa . Có khả năng vận dụng các thành tố của văn hóa vào việc lý giải những hiện tượng trong nghiên cứu. I. GIÁ TRỊ - CHUẨN MỰC (VALUE – NORMS) I.1 Giá trị Giá trị dưới góc độ xã hội học văn hóa có tính chất hướng dẫn và lựa chọn. Vì vậy, khi nó chỉ ra những cái gì là phù hợp, cái gì là không phù hợp với cá nhân, với cộng đồng, với xã hội thì đồng thời chúng cũng chấp nhận những kiểu hành vi nào đó và phủ nhận những hành vi khác. Giá trị được thực hiện thông qua hành động của vai trò xã hội, kiến tạo “sự đồng thuận xã hội”. Các thuộc tính của giá trị - Các giá trị góp phần tạo lập nên nhân cách của con người. Các giá trị thường được các cá nhân chia sẻ với nhau, qua đó nó cũng được củng cố thêm tính bền chặt cũng như sự vững chắc của nó. - Giá trị có ảnh hưởng quan trọng tới quyết định và hướng dẫn hành động con người. Tuy nhiên nhiều khi giá trị và hành động không nhất quán nhau. - Hệ giá trị đóng vai trò liên kết xã hội và điều tiết hoạt động của mỗi thành viên trong cộng đồng. Mỗi xã hội có các thang giá trị khác nhau 28
  30. - Giá trị chưa chỉ ra cho mọi người biết phải hành động như thế nào trong mỗi tình huống cụ thể. Chính chuẩn mực xã hội mới thực hiện chức năng đó - Giá trị mang tính tương đối và hệ thống giá trị cũng vì thế chỉ có sự ổn định tương đối. Điều đó cho phép cá nhân có một khoảng tự do hành động - Về nguyên tắc, giá trị mang tính cộng đồng và đóng vai trò điều tiết nội bộ cộng đồng ấy. Tuy nhiên, giá trị chung của cộng đồng không phải bao giờ cũng là cái tạo nên sự thống nhất trong xã hội, do nó thống nhất hành vi xã hội như thế nào thì cũng chia rẽ hành vi xã hội thế ấy. - Giá trị tồn tại như là một hệ thống, có nhiều cách xác lập hệ thống. Phân loại giá trị Giá trị được chia làm hai mức độ: giá trị căn bản và giá trị phụ thuộc Giá trị căn bản: là giá trị chủ đạo đóng vai trò tổ chức, chi phối các giá trị khác trong hệ thống, hướng chúng vào các mục tiêu, các dự án mà một nhóm hay một cộng đồng người theo đuổi. Có thể phân chia các hạng giá trị xã hội như sau:giá trị thuộc lĩnh vực tự nhiên, giá trị thuộc lĩnh vực kinh tế, giá trị thuộc lĩnh vực tri thức, giá trị thuộc lĩnh vự chính trị, giá trị thuộc lĩnh vự thẩm mĩ, giá trị thuộc lĩnh vực tín ngưỡng. Giá trị phụ thuộc: là sự cụ thể hoá của giá trị căn bản trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vì vậy giá trị phụ thuộc chịu phục tùng giá trị căn bản. I.2. Chuẩn mực Chuẩn mực là những cách thức hành động tồn tại và tư duy được xác định, phê phán về mặt xã hội. sự xác định cũng như sự phê chuẩn ấy được thể hiện trong từng nấc thang hay mỗi chiều của kinh nghiệm sống. Nó là khả biến trong phạm vi một nền văn hoá hay giữa các nền văn hoá . 29
  31. Các thuộc tính của chuẩn mực - Chuẩn mực xã hội bắt nguồn từ giá trị xã hội, nó đặt ra hệ thống quy tắc hướng dẫn hành động cho mọi người. - Chuẩn mực chính là sự cụ thể hoá các giá trị, bổ sung và làm hoàn thiện các giá trị. Tuy nhiên, nội dung các chuẩn mực không chỉ phụ thuộc vào giá trị mà cả vào các đòi hỏi của hoàn cảnh hành động. - Chuẩn mực không phải lúc nào cũng hoà hợp với nhau. - Kiến thức về chuẩn mực và sự chấp nhận chuẩn mực sẽ tăng lên trong diễn biến của quá trình thiết chế hoá Sự tuân thủ chuẩn mực được kiểm tra bằng lương tâm và được nhận biết như là mẫu hành động tự quyết. - Khi tham gia vào một tổ chức xã hội mỗi thành viên cần phải tiếp nhận và tuân theo những chuẩn mực của tổ chức đó đặt ra - Nhóm hay tổ chức tồn tại được là nhờ một hệ thống giá trị, chuẩn mực do các cá nhân trong nhóm hay tổ chức đó xây dựng nên. Do đó trong một tổ chức, muốn cho tổ chức tồn tại và hoạt động các thành viên đôi khi phải nén những mục tiêu cũng như những giá trị riêng của cá nhân lại - Phạm vi của chuẩn mực rất rộng. Chuẩn mực quan trọng nhất đối với mọi xã hội là luật pháp. Tuy nhiên, sự thích ứng với những chuẩn mực không bắt nguồn từ việc tuân thủ các pháp luật chính thức từ mối quan hệ không chính thức giữa các thành viên của xã hội. Phân loại chuẩn mực - Theo William G Summer (1840-1910) –nhà Xã hội học Mỹ. Chuẩn mực được chia làm hai loại : lề thói và phép tắc. Ở đây, lề thói là cái nên làm mà không tuân theo lệnh của ai cả, đó là những luật tục, quy ước, đó là chuẩn mực bởi đã đưa ra những quy tắc đối với đạo đức, hành vi của con người trong nhóm, xã hội. Còn Phép tắc quan trọng hơn lề thói đến mức một cộng đồng cử ra một nhóm để thực thi phép tắc. 30
  32. - Theo Siegfried Lamnek ( Nhà xã hội học Đức), chuẩn mực được chia thành : chuẩn mực phải (luật pháp), chuân mực nên (đạo đức) và chuẩn mực có thể (tập quán, thói quen), trong đó chuẩn mực nên và chuẩn mực có thể là những chuẩn mực ngoài luật. Ở chuẩn mực phải và sự sai lệch khỏi nó thường xuất hiện bộ máy định hình phạt được hợp pháp hoá riêng cho việc này (cảnh sát,toà án) trong đó khi ở những chuẩn mực ít bắt buộc hơn thường thiên về các hình phạt không chính thức. Xã hội học văn hóa nghiên cứu : - Sự định hướng, kìm hãm, thúc đẩy, phát triển của giá trị- chuẩn mực trong đời sống xã hội trong không gian, thời gian, trong các nhóm xã hội - Nghiên cứu sự kiểm tra, điều tiết quan hệ giữa người với người, người với tự nhiên theo xu hướng chân -thiện -mỹ của hệ thống giá trị- chuẩn mực. - Nhân tố phát sinh,phát triển hành vi lệch chuẩn trong các nhóm xã hội II. BIỂU TƯỢNG (SYMBOL) Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, vật sống động, đồ vật nó bỉểu hiện trừu tượng và là hình ảnh cụ thể của một sự hay một điều gì đó. Đặc điểm của biểu tượng - Biểu tượng được tạo nên bởi trí tưởng tượng của con người. Nó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và chuyên chở những giá trị của xã hội vào đời sống con người. - Biểu tượng là cầu nối giữa thế giới ý niệm và thế giới hiện tại - Biểu tượng khi xuất hiện lập tức tự động gợi ra một ý nghĩa, một ý tưởng không tính đến lý do sản sinh ra sự tương quan, không cần nhờ vào sự suy luận và được giới hạn phạm vi trong cộng đồng văn hóa chấp nhận sự tương quan đó. 31
  33. - Biểu tượng là tín hiệu hai mặt : cái biểu thị và cái được biểu thị. Nó tác động trực tiếp đến các giác quan. - Thông qua biểu tượng, biểu trưng và các hệ thống biểu trưng mà các lợi ích đạt được nhiều nhất khi chúng tham gia và việc tạo ra các sản phẩm biểu trưng hoàn toàn đứng vững được một mình như các tác phẩm văn học nghệ thuật,các nghi lễ và một tập hợp biểu nghĩa mà mỗi cá nhân, nhóm, cộng đồng văn hóa có thể hiểu, diễn giải, đánh giá, phê bình hoặc biến đổi chúng. - Những biểu tượng- sản phẩm của biểu trưng chính là lý do tồn tại tối hậu cho các hệ thống của chúng. Phân loại biểu tượng Biểu tượng có nhiều dạng như : biểu trưng, biểu hiện, nhãn hiệu, phù hiệu và dấu hiệu Biểu trưng là bất kỳ thực thể nào (vật chất hay trừu tượng) có chứa nghĩa và có thể quy chiếu sang thực thể khác. Biểu hiệu là một biểu tượng nào đó trước kia nhưng hiện nay không còn đủ năng lực để làm đặc trưng duy nhất của một cộng đồng. Phù hiệu thường là dấu hiệu một chức trách xã hội và qua đó nội bộ một ngành nhận biết qua nhau qua cấp hiệu. Nhãn hiệu được dùng trong sản xuất vật phẩm để phân biệt các vật phẩm cùng loại với nhau. Nhãn hiệu được lựa chọn tuỳ theo sở thích của người chủ nó. Dấu hiệu là một từ thông dụng có ngoại diên rộng lớn. Trong trật tự biểu tượng nó được giới hạn bởi những đối tượng vật chất đơn giản như : hình ảnh, cử chỉ, màu sắc do một quan hệ tự nhiên hay ước lệ mà được dùng để chỉ định một tình trạng không thể tri giác được trong đời sống tự nhiên xã hội. Xã hội học văn hoá nghiên cứu - Những hành động mang tính biểu trưng thông qua các biểu tượng được sử dụng trong đời sống xã hôi của các nhóm xã hội. 32
  34. - Xem xét những tác động xã hội mà biểu tượng mang vác trong không gian, thời gian tới các cá nhân, nhóm xã hội III. NGÔN NGỮ Ngôn ngữ là một tổ hợp biểu tượng quan trọng, một hệ thống giao tiếp, sử dụng âm thanh hoặc các biểu tượng khác nhau có ý nghĩa được quy định. Nó là một trong những biểu hiện cơ bản để phân biệt giữa người và các loại động vật khác. Thông qua ngôn ngữ mà tư tưởng, giá trị, quan niệm và trí thức của chúng ta được lưu truyền, thể hiện và chia sẻ. Mỗi dân tộc có một loại ngôn ngữ đặc trưng của riêng mình. Thậm chí với những dân tộc không có chữ viết nhưng họ vẫn có tiếng nói làm ngôn ngữ chung cho mình. Bởi lẽ chỉ có ngôn ngữ con người mới có thể giúp nhau hiểu được vấn đề nào đang diễn ra và đang được bàn luận đến. Chính sự quan trọng của ngôn ngữ đã khiến cho một trong những công việc đầu tiên cần phải hoàn thiện để hoàn thành quá trình xã hội hoá ở trẻ em là học ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một công cụ được truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó được coi như một nhân tố trung tâm của văn hoá. IV. VĂN HOÁ DÂN GIAN (FOLKORE) Văn hoá dân gian là toàn bộ tác phẩm tinh thần mang tính biểu tượng phản ánh đời sống sinh hoạt của một nhóm người trong xã hội. Nó là giai đoạn, thành tựu của phát triển văn hoá cộng đồng xã hội, được thừa kế tinh hoa của các xã hội trước đó và được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Các loại hình văn hoá dân gian Văn chương truyền miệng: là loại hình văn hoá dân gian phổ biến trong xã hội cổ xưa khi đa số dân cư không có chữ viết hoặc mù chữ. Nó bao gồm 33
  35. các thể loại như: Thể loại truyện kể, ca khúc dân gian, những câu đố, tục ngữ. Văn hoá vật chất: là một hình ảnh của văn hoá dân gian được tồn tại rõ nét ở những sản phẩm trong mỗi cộng đồng dân tộc như: kiến trúc, nghệ thuật tạo hình và thủ công mỹ nghệ. Mỗi một dân tộc khác nhau có những đặc sắc riêng về văn hoá vật chất. Văn hóa ứng xử: Mỗi một dân tộc khác nhau, vùng miền khác nhau lại có những cách ứng xử với thiên nhiên, với con người khác nhau, sự khác biệt này làm nên những nét văn hoá đặc trưng trong ứng xử mỗi dân tộc, vùng miền. Những loại hình tổng hợp: gồm nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật nấu ăn và các trò chơi dân gian. Đây là loại hình chứa đựng một sự dàn dựng, một loạt các hành động và một loạt các loại hình chứa đựng giữa văn chương truyền miệng và văn hoá vật chất. Các chức năng văn hoá dân gian. Chức năng giáo dục: phổ biến tri thức về lao động, về mọi ứng xử trong đời sống xã hội, về kiến trúc và về ăn uống Chức năng điều chỉnh và kiểm soát xã hội: thể hiện ý chí chung của cộng đồng, nó góp phần điều chỉnh và kiểm soát xã hội theo những giá trị, chuẩn mực đã được công nhận, góp phần ngăn ngừa lệch chiều xã hội ca ngợi những ứng xử với số đông thừa nhận, phù hợp với phát triển, tiến bộ xã hội. Chức năng giải trí tưởng tượng: giúp con người thông qua những nhân vật thoát khỏi quan hệ xã hội đời thường khắc nghiệt, những điều cấm kỵ của xã hội, những quy định về đời sống tự nhiên để sống với con người đích thực của chính mình, để quên đi những nỗi nhọc nhẵn trong đời sống hằng ngày. 34
  36. Chức năng nhận thức: đem đến cho con người những nhận thức về quá khứ, về ý thức tính thống nhất, thống nhất xã hội qua biểu tượng nghệ thuật. Xã hội học văn hoá nghiên cứu - Những đặc tính quan trọng của văn hoá dân gian: Sự định hướng, kìm hãm, thúc đẩy, phát triển trong đời sống xã hội. - Sự nhập môn văn hoá dân gian của các cá nhân , các nhóm xã hội V. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT Văn hoá nghệ thuật là toàn bộ những kết quả và những thành tựu của quá trình hoạt động sáng tạo của con người hướng tới cái chân - thiện - mỹ. Văn hoá nghệ thuật còn được hiểu như là các thiết chế nhằm bảo lưu, phổ biến, tiêu thụ các thành quả, sản phẩm văn hoá nghệ thuật, các nhà văn hoá, rạp chiếu bóng, thư viện . Chức năng của văn hoá nghệ thuật Chức năng nhận thức: cung cấp những tri thức về những quy luật, vận động, phát triển của các hiện tượng, sự kiện các quá trình của văn hoá đang hàng ngày xảy ra xung quanh chúng ta thông qua hình tượng nghệ thuật để từ đó tạo cơ sở khách quan cho việc nhận biết đúng bản chất của nó. Chức năng giáo dục: giúp chúng ta định hướng được những giá trị chân thực trong cuộc sống- đâu là thiện, đâu là ác, cái gì là tốt cái gì là xấu từ đó chúng ta có những cách ứng xử cho phù hợp với những chuẩn mực xã hội. Chức năng thẩm mỹ: định hướng cho công chúng những giá trị nghệ thuật cao cả như cái chân, cái thiện, cái mỹ. và từ đó tạo ra cho họ những giá trị cảm xúc thẩm mỹ. 35
  37. Chức năng giải trí: đem laị cho công chúng sự thưởng thức nghệ thuật, giải toả những căng thẳng trong đời sống hằng ngày hòng đem lại sự sảng khoái trong tâm hồn. Chức năng giao tiếp: Giúp con người có thể thực hiện nhu cầu giao tiếp, quan hệ bạn bè, quan hệ anh em trong gia đình Các thành tố của văn hoá nghệ thuật Tác phẩm văn hoá: là một sản phẩm của một quá trình sáng tạo nghệ thuật do con người sáng tạo ra, được bảo lưu từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua các thiết chế và nó được tiêu dùng trong thơì gian rỗi. Xã hội học văn hoá nghiên cứu các chủng loại tác phẩm được sản xuất trong xã hội, các loại hình văn hóa có chức năng xã hội đặc thù gi? Nghiên cứu sự biến diện của các loại hình mới ra đời? nhận biết sự, bình giá khác nhau ở mỗi người thưởng thức. Tác giả: là một nhóm xã hội đặc thù khác biệt hẳn với các nhóm xã hội khác. Họ là người có năng khiếu, tức là năng lực thiên bẩm gọi là tài năng. Xã hội học văn hoá nghiên cứu điều kiện làm việc của tác giả như: sự tài trợ xã hội cho sự phát triển sáng tạo của họ, bầu không khí sáng tạo, thiết chế cho việc đào tạo và nâng cao trình độ tác giả, khả năng cho tác giả có điều kiện tiếp xúc và giao lưu với những giá trị nghệ thuật tiên tiến trên thế giới, đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của họ. Người truyền bá - tuyển chọn: là người tuyển chọn trong quá khứ và hiện tại những tác phẩm được đánh giá là cần thiết để phổ cập công chúng. Vai trò của họ rất quan trọng bởi nó giúp cho công chúng nghệ thuật nhận thức định hướng tới những giá trị chân thực của cuộc sống, tạo ra những xúc cảm thẩm mỹ và mang lại những phút giây sảng khoái thư giãn Xã hội học văn hoá nghiên cứu: những lý do dẫn tới việc người tuyển chọn - truyền bá tác phẩm , đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của những người 36
  38. truyền bá? những khó khăn họ đang gặp phải là gì? họ truyền bá những tác phẩm văn hoá trong điều kiện sống ra sao? nhận thức của người tuyển chọn ? Người phê bình: là người khơi gợi cũng như nâng cao cho công chúng cách tiếp cận những loại hình nghệ thuật. Nhiệm vụ của họ là tìm ra cái hay, cái đẹp, cái chưa hay, cái chưa đẹp của tác phẩm văn hoá để giúp công chúng nâng cao năng lực thẩm định về các tác phẩm nghệ thuật. Xã hội học văn hoá nghiên cứu các xu hướng phê bình đối với tác phẩm văn hoá trong từng giai đoạn, nghiên cứu sự tiếp thu hay gạt bỏ những phê bình ấy của công chúng cũng như tac giả, nghiên cứu xu hướng phê bình thông qua nhận thúc xã hội. Công chúng: là những người tiêu thụ tác phẩm văn hoá, là những người cuối cùng thẩm định các giá trị của tác phẩm văn hoá, thông qua hoạt động của họ mà thấy được sự hiện diện của tác phẩm văn hoá.Công chúng còn là những con người sống trong xã hội, sinh hoạt trong một cơ cấu xã hội . Xã hội học văn hoá nghiên cứu những điều kiện tiếp cận tác phẩm văn hoá của công chúng, nghiên cứu trình độ học vấn, trình độ thẩm mỹ, không gian cư trú, nghiên cứu sở thích các hình loại văn hoá khác nhau của mỗi hạng người, nghiên cứu điều kiện thời gian rỗi, điểu kiện vật chất và phương thức nhập môn văn hoá của mỗi hạng người trong xã hội. VI. LỐI SỐNG Lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống : trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa. Lối sống là phức hợp những mẫu hình nhận thức và hành động biểu hiện như sự lặp lại, phổ biến, ổn định 37
  39. dưới dạng thức hoạt động đặc trưng cho một dân tộc, một quốc gia, một giai cấp, một tập đoàn xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định Lối sống bao gồm những yếu tố cấu thành như :Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh, các phong tục tập quán, cách thức giao tiếp ứng xử với nhau, quan niệm về đạo đức, nhân cách Một số đặc điểm cơ bản của lối sống + Lối sống có cấu trúc của những dạng hoạt động sống của con người. + Chất lượng của lối sống đóng vai trò quan trọng trong sự phân biệt lối sống của các cá nhân, các nhóm xã hội và giữa các thời đại. Ở đây, chất lượng của lối sống được thể hiện ở hai loại chỉ số : Chỉ số những hoạt động khách quan gồm những khía cạnh kinh tế - xã hội tạo ra chất cho hoạt động sông của con người và Chỉ số những hoạt động chủ quan bao gồm những yếu tố cơ bản sau : mức thỏa mãn về mặt tinh thần trong hoạt động lao động , động cơ của hoạt động. + Lối sống được xây dựng nên từ những điều kiện xã hội + Lối sống cũng được xây dựng nên từ điều kiện tự nhiên + Lối sống được hình thành và phát triển qua hành động của con người Phân biệt lối sống với những khái niệm khác Lối sống và Mức sống: Mức sống là một chỉ báo nói lên trình độ sinh hoạt vật chất của con người.Mức sống chỉ là phương tiện để con người đạt đựoc mục đích cao hơn : xây dựng lối sống, lấy nhu cầu văn hóa làm nhu cầu cao nhất của mình. Đôi lúc mức sống tác động quyết định đến lối sống. Lối sống với lẽ sống, nếp sống: Lẽ sống là mặt ý thức, là sự lựa chọn chủ quan con người về lối sống, sự phản ánh tính tất yếu khách quan lối sống vào đầu óc con người và nếp sống là y thức điều chỉnh chuẩn mực hành 38
  40. vi đã được định hình. Có thể nói lối sống là cơ sở đầu tiên hình thành lẽ sống, nếp sống. Lối sống với chất lượng của lối sống: Chất lượng sống là sự thống nhất giữa mức sống mà con người được hưởng với những điều kiện tự do cho hoạt động sống tất yếu của mình. Chất lượng sống được đo bằng chỉ báo quan trọng như: lao động, phúc lợi- tiêu dùng – sinh hoạt hàng ngày, giáo dục văn hoá, sức khoẻ dân cư, hoạt động chính trị xã hội. Hệ thống chỉ báo này là hệ thống mở tính riêng cho từng nhóm xã hội. Nó phát triển phong phú, đa dạng và năng động tùy theo trình độ phát triển của từng quốc gia dân tộc. Phân biệt lối sống với phong hóa: phong hóa vừa phản ánh nếp sống bao gồm các phong tục tập quán, vừa chỉ rõ trình độ văn hóa, giáo dục dân tộc. Lối sống cá nhân và lối sống cộng đồng: lối sống của nhóm, cộng đồng là tổng số những lối sống của những cá nhân cùng đặc điểm, hoàn cảnh xã hội, cùng tôn trọng những giá trị, chuẩn mực. Khuôn mẫu hành vi ấy lại chính là cái buộc cá nhân khi suy nghĩ và hành động phải tuân theo. Nếu không chính họ sẽ bị đào thải ra khỏi nhóm, cộng đồng nơi ,cá nhân đó đã tự hội nhập vào. Phân loại lối sống - Theo tiêu chí lãnh thổ : lối sống nông thôn, lối sống đô thị, lối sống đồng bằng, lối sống miền núi - Theo tiêu chí hình thái kinh tế xã hội: lối sống phong kiến, lối sống tư bản chủ nghĩa, và lối sống chủ nghĩa xã hội - Theo tiêu chí giai cấp có thể phân thành lối sống tư bản, lối sống tiêu tư sản, lối sống công nhân, lối sống nông dân, lối sống trí thức 39
  41. - Ngoài ra theo từng dấu hiệu xã hội đặc thù khác chúng ta cũng có thể phân loại lối sống theo tiêu chí khác. Tuy nhiên sự phân chia này chỉ là tương đối của lối sống thường xuyên có sự tương tác pha trộn, hòa đồng vào nhau. Nó chịu sự tác động của cả những điều kiện xã hội lần địa lí tự nhiên. Xã hội học văn hóa nghiên cứu - Những đặc điểm chung về lối sống của các nhóm xã hội - Nghiên cứu hành động của các nhóm xã hội trong những điều kiện hòan cảnh, môi trường xã hội nhất định. - Vạch ra những khuynh hướng phát triển, hướng đi cụ thể, xây dựng và hoàn thiện lối sống có văn hóa cuả các nhóm xã hội đó. - Nghiên cứu sự thừa nhận tích cực hay tiêu cực với những phong tục tập quán, nếp sống cũng như truyền thống giao tiếp, ứng xử của những thế hệ - Nghiên cứu hoạt động tái sản sinh ra đời sống cá nhân và hoạt động tái sản xuất dân cư, xã hội hóa thế hệ trẻ VII. LỄ HỘI Lễ hội là hai phạm trù hợp nhất thành một sinh hoạt văn hóa của cộng đồng hoàn chỉnh. Lễ là nghi thức, là mở đầu cho hội làng, là phép ứng xử xã hội bao gồm ứng xử giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với cộng đồng và ngược lại, giữa các thiết chế con trong cộng đồng lớn với nhau. Lễ không thể trở thành hội nếu nó chỉ gồm các nghi thức xã hội, nhất là nghi thức tôn giáo. Còn hội là những hoạt động, những trò diễn thường có tính chất lễ nghi theo một kịch bản mang tính ổn định, với sự tham gia của một khối đông người mang tính cộng đồng cao, có nhiệm vụ bổ sung cho lễ, hoàn chỉnh ý nghĩa và nội dung cua sinh hoạt cộng đồng thời điẻm đó và tại những nơi thờ. 40
  42. Phân loại - Hội lễ nông nghiệp: mô tả lại những lễ nghi liên quan tới chu trình sản xuất nông nghiệp hoặc biểu dương, rước thờ các thành phẩm của nó . - Hội phồn thực giao duyên : Là loại hội gắn với quan niệm tín ngưỡng phồn thực cầu mong sự sinh sôi nảy nở chao con người và cây trồng - Lễ hội văn nghệ : hội thi hát các làn điệu dân ca như hội quan họ - Lễ hội thi tài : Là hội thi thể hiện tài năng như nấu cơm thi, thi dệt vải, hay những cuộc thi đua tài như bơi chải, kéo co, đánh phết Hội lịch sử : hội có các trò diễn nhắc lại, biểu dương công tích của các vị thành hoàng là những người có công với nước, diễn tả lại các trận đánh lịch sử Chức năng và vai trò của lễ hội trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng Chức năng đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần: đáp úng nhu cầu về đời sống tâm linh của cộng đồng. Nó là mạch nối giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa trần thế và tâm linh nó như một minh chứng cho rằng con người có thể làm chủ được cuộc sống của mình thông qua việc giao cảm với thế giới tâm linh; nó tạo cho con người sự cân bằng sau một chu kì sản xuất. Chức năng nhận thức xã hội: giúp cho con người có một nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn về xã hội, những mặt tốt lành, những điều thuận lợi, những điều xấu sa, trắc trở mà trong cuộc sống ai ai cũng có lần gặp phải – cái yếu tố dân chủ và xã hội trong tính lưỡng cực của tín ngưỡng dân gian. Chức năng tuyên truyền giáo dục: góp phần hình thành truyền thống yêu lao động sản xuất, truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm. Xã hội học văn hóa nghiên cứu 41
  43. - Nội dung, hình thức của lễ hội và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội hiện nay - Vai trò của chính quyền đoàn thể địa phương trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động lễ hội - Khả năng tiếp cận lễ hội của các nhóm xã hội Câu hỏi: 1. Giá trị là gi? Vận dụng lí thuyết giá trị để lí giải một hiện tượng văn hoá 2. Chuẩn mực là gì? Tại sao nói giá trị, chuẩn mực là cơ chế chính yếu của vai trò xã hôi 3. Ý nghĩa của giá trị, chuẩn mực trong tình hình hiện nay 4. Văn hoá nghệ thuật là gì? Hãy trình bày một số ý kiến về tình trạng văn hoá nghệ thuật ở VN hiện nay (chọn một loại hình) 5. Biểu tượng là gì? Ý nghĩa của nghiên cứu biểu tượng 6. Văn hoá dân gian là gì? Vai trò của lễ hội trong tình hình hiện nay 42
  44. BÀI 6 VĂN HÓA QUA MỘT SỐ LĨNH VỰC HỌAT ĐỘNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Mục tiêu người học cần đạt được: . Nắm được sự vận hành của văn hóa trong một số lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. . Có khả năng phân tích được sự vận hành văn hóa trong một số lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. I. VĂN HÓA TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng” Với ý nghĩa đó, văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người, dù đó là hoạt động sản xuất vật chất hay sản xuất tinh thần, trong quan hệ giao tiếp ứng xử xã hôi hay trong thái độ với thiên nhiên còn kinh tế là hoạt động nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội trong đó có các nhân tố như : vốn, tài nguyên, khoa học – công nghệ và con người (người quản ly và người lao động). Nói tới con người là nói tới văn hóa, vì toàn bộ các giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực tinh thần của con người. Những năng lực và phẩm chất đó được vật chất hóa trong quá trình sản xuất. Vì vậy văn hóa và kinh tế có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với nhau. Ở đây văn hóa là yếu tố nội sinh, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế. 43
  45. Chúng ta đều biết đời sống xã hội có hai mặt : vật chất và tinh thần. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội và với tính cách như vậy, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Từ trước đến nay, văn hoá là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy tính năng động sáng tạo, ý thức trách nhiệm của con người trong hoạt động kinh tế. Nó mang lại không ít các cơ hội cho kinh tế phát triển nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ và du lịch. Chính vì vậy có thể nói rằng văn hoá đang có một tác động trực tiếp vô cùng to lớn tới sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể nhận thấy các hoạt động kinh tế cũng có tác động ngược trở lại với các nhân tố văn hoá. Nhất là trong thời đại hiện nay, rất nhiều những nét văn hoá mới đang phát triển và trở thành những giá trị chung cho cả nhân loại, nếu một nền kinh tế kém phát triển thì sự hội nhập này rất khó khăn và cộng đồng ấy, quốc gia ấy vô tình đã làm mất đi những cơ hội tiếp thu những nét đẹp văn hoá mới mà nhân loại đang tiếp cận II- VĂN HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Văn hoá trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo là sự thể hiện của văn hoá qua các cách thức hành lễ trong tín ngưỡng, cách thức tổ chức cho con người tham gia các hoạt động tôn giáo theo tín ngưỡng của mình, qua thái độ của con người đối với lễ vật nhằm thực hành tín ngưỡng, qua sự kết hợp hài hòa với các giáo lý Văn hóa nếu như thể hiện đúng giá trị nhân bản của nó trong tín ngưỡng của mỗi cá nhân thì nó sẽ giúp cho mỗi cá nhân có được những hành động đúng, mang tính tích cực trong khi thực hành các lễ nghi tôn giáo và ngược lại bởi lẽ, một đời sống tinh thần ổn định, một nền đạo đức không bị xói mòn, một kỉ cương xã hội được tôn trọng không bao giời thiếu bóng 44
  46. dáng của đời sống tâm linh và một nền văn hoá phát triển lành mạnh với những định hướng đúng đắn, thì tự bản thân giá trị văn hoá ấy sẽ chế ngự những đức tin trá hình, những kiểu tâm linh bệnh hoạn Việt nam mặc dù chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các tín ngưỡng của Ấn Độ và Trung Quốc nhưng nhờ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các giá trị văn hoá truyền thống mà các hoạt động tín ngưõng này có những nét riêng biệt, độc đáo và tồn tại song hành với sự phát triển văn hóa- xã hội ngày hôm nay. Điều đó có nghĩa, việc khôi phục lại các hoạt động văn hóa truyền thống như lễ hội của mỗi công đồng sẽ giúp mỗi người hiểu rõ hơn các nhân tố văn hoá được tồn tại trong các hoạt động tín ngưõng trong đó. Tuy nhiên, không tránh khỏi trên thực tế vẫn còn có những người lợi dụng các hoạt động tín ngưỡng để để phục vụ lợi ích cá nhân. Vì thế việc định huớng văn hoá lãnh mạnh cho mỗi cá nhân trong xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nhất là trong hoạt động phục vụ và thực hành các tín ngưỡng tôn giáo. Các nhà xã hội học văn hóa sẽ làm gì từ những vấn đề đang đặt ra trong xã hội hiện nay? . Phải nhận thấy rõ thực trạng về vấn đề này, cả những mặt tích cực và những biến tướng của nó. . Tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó . Đưa ra giải pháp để giải quyết những vấn đề tồn tại. III- VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC Giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người. Giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển văn hóa, và văn hoá cũng là một nhân tố rất quan trọng trong sự phát triển của giáo dục. Nhờ có quá trình giáo dục mà mỗi người với tư cách cá nhân trong xã hội tiếp nhận được tri thức để từ đó có thể hoà nhập với cộng đồng. Thông qua quá trình giáo dục con người phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình theo những giá trị và 45
  47. chuẩn mực tốt đẹp. Giáo dục là nhân tố cơ bản giúp con người nhận rõ đâu là những nét văn hoá cần phải được bảo lưu và giữ gìn, đâu là những nét văn hoá lạc hậu cần phải thay đổi. Vì thế giáo dục là nhân tố để văn hoá phát triển. Ngược lại, văn hoá có những tác động một cách trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động giáo dục. Bằng cách tác động trực tiếp, các hệ giá trị- chuẩn mực của xã hội tác động trực tiếp đến tình trạng đi học và đến ý thức trong học tập và đến chất lượng giáo dục. Trong mối quan hệ giữa văn hoá và giáo dục chúng ta có thể nhận thấy chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Ở đây, văn hóa luôn luôn đóng vai trò nhân tố “hạt nhân”, “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình giáo dục để sự nghiệp giáo dục phát triển theo đúng định hướng là nơi “đào luyện nhân tố” cho đất nước. IV- VĂN HOÁ ĐÓNG VAI TRÒ VUI CHƠI, GIẢI TRÍ Khái niệm vui chơi, giải trí bao gồm tất cả hoạt động của con người nhằm đem lại sự sảng khoái về tinh thần và thể xác.Trong quan hệ với văn hóa, mối quan hệ giữa hoạt động vui chơi, giải trí với văn hoá là mối quan hệ tương tác hai chiều. Ở chiều thứ nhất, văn hoá đóng vai trò vui chơi, giải trí: Điều này thể hiện ở sự chi phối của hệ giá trị, chuẩn mực của xã hội tới việc tổ chức các loại hình vui chơi, tới hình thức và nội dung của các loại trò chơi, tới ý thức tham gia và tới hành đọng tham gia của các cá nhân và các nhóm xã hội. Ở đây, văn hoá đã chứng tỏ được vai trò hết sức quan trọng và không thể thay thế của mình trong các hoạt động đó. Chính vì vậy mà cho tới nay nó vẫn thu hút được sự chú ý và tham gia của rất nhiều người trên khắp mọi vùng, miền. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại cùng với sự hội nhập và giao thoa văn hóa thì bên cạnh những loại hình vui chơi, giải trí lành mạnh là những loại hình mang đầy tính chất bạo lực, khoét sâu, khai thác những nhu cầu 46
  48. bản năng của con người. Chính vì vậy, vai trò của văn hoá lại càng quan trọng với tư cách là công cụ định hướng tư tưởng lành mạnh trong các trò chơi, hoạt động giải trí. Bên cạnh sự định hướng của văn hoá cho các hoạt động vui chơi, giải trí thì chính những hoạt động này cũng có sự tương tác ngược trở lại với văn hoá. Nó giúp duy trì các nét tinh hoa trong văn hoá cổ xưa, tạo cho con người xu hưóng nhớ về cội nguồn, gốc rễ của mình bên cạnh những giá trị văn hoá mới. Ở Việt nam theo định hưóng của đảng và Nhà nuớc chúng ta phải phát triển vai trò của văn hoá trong tất cả các lĩnh vực cuả đời sống, kể cả giải trí. Muốn phát triển theo đúng định hướng đó chúng ta cần phải giải quyết những mối quan hệ sau: - Quan hệ giữa các loại hình giải trí cũ với các loại hình giải trí mới - Quan hệ giữa mục tiêu phát triển văn hoá và xã hội của Đảng và nhà nước để đưa ra được con đường đi đúng đắn. V- VĂN HOÁ TRONG VAI TRÒ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ XÃ HỘI Văn hoá đại chúng với chức năng cùa mình: thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải trí của đám đông, nên ở một mức độ nào đó nó có tác dụng đáng kể với việc giải toả sức ép tâm lí, giải toả và cân đối điều chỉnh tâm trạng của đại bộ phận dân cư, nhờ đó mà có thể tăng cường cảm giác hoà đồng, cảm giác an sinh trong xã hội. Vì thế, văn hoá đại chúng đã góp phần không nhỏ trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực thì văn hoá đại chúng cũng bộc lộ những mặt hạn chế của nó như: làm giảm cá tính, tinh thần sáng tạo độc đáo, sức tưởng tuợng, sức sống của người tiếp thu nó bị lu mờ, thậm chí bị nhấn chìm bởi một loại văn hoá mang tính đồng dạng cao, có tính “ sản xuất hàng loạt. 47
  49. Như vậy tính chất hai mặt của văn hoá đại chúng đều góp phần vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên cần phải nhận thấy rằng, bên cạnh những loại hình văn hoá đại chúng còn tồn tại một loại hình khác “văn hoá bác học” với những trào lưu triết mĩ khác nhau. Những loại hình văn hoá- nghệ thuật này sẽ là nền tảng giữ gìn, nâng cao các giá trị chuẩn trong đời sống văn hoá- nghệ thuật, góp phần thoả mãn nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của một tầng lớp tinh hoa trong xã hội. Có thể thấy nhiều khi, các trào lưu văn hoá hay xã hội phát triển sâu rộng nhiều khi cũng là một làn sóng có tác dụng điều chỉnh quan hệ xã hội. Tóm lại, văn hoá có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên chính các mối quan hệ xã hội cũng là nhân tố để văn hoá phát triển. Bởi lẽ, văn hoá có sống được hay không là nhờ những cộng đồng chấp nhận nó. Do vậy, một xã hội, một cộng đồng hoà bình, đoàn kết sẽ là vườn ươm cho văn hoá phát triển mạnh mẽ. Ở Việt nam hiện nay, trong tình hình kinh tế thị trường phát triển chúng ta cần phải giải quyết một số vấn đề rất quan trọng trong vấn đề văn hoá điều chỉnh các quan hệ xã hội như: - Phát triển mạnh mẽ văn hoá đại chúng, có những định hướng để chúng duy trì điều chỉnh những quan hệ xã hội ổn định - Chú trọng hơn đến “ văn hoá bác học” để nâng cao được những giá trị chuẩn mực trong cuộc sống. Câu hỏi: 1. Trình bày mối quan hệ giữa văn hoá với kinh tế, với giáo dục, với pháp luật, với khoa học công nghệ 2. Nêu vai trò của văn hoá trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hôi. Lấy ví dụ minh hoạ. 48
  50. 3. Dựa vào kiến thức đã học hãy lí giải hiện tượng văn hoá đang nảy sinh trong đời sống xã hội mà anh chị quan tâm. 4. Dựa vào kiến thức đã học trong Xã hội học văn hóa, giải quyết một số vấn đề phát hiện được từ các bảng số liệu đã cho ( Xác định được vấn đề nghiên cứu, nêu lí do chọn đề tài đó, phân tích kết quả của vấn đề nghiên cứu trên) 49
  51. BÀI 7 MỘT SỐ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH TRONG XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA I. NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CUẢ XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT Nhu cầu nghệ thuật Thị hiếu thẩm mỹ Sự nhập môn nghệ thuật của các nhóm xã hội Sự tác động của nghệ thuật tới hoạt động sống cuả các nhóm xã hội. Quan hệ qualại giữa các khâu sản xuất, phân phối, tiêu dùng nghệ thuật. II. NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA TRONG LĨNH VỰC LỐI SỐNG Làm rõ mặt văn hóa của lối sống / nghiên cứu thái độ của con người, nhóm xã hội đối với từng mặt trong đời sống như : - Thái độ đối với lao động/ học tập, nhu cầu lao động/học tập, diều kiện lao động/ học tập, thái độ ứng xử trong quá trình lao động học tập - Thái độ của con người, nhóm xã hội trong ứng xử hàng ngày - Thái độ trong hoạt động chính trị - xã hội : sư tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội của cá nhân trong các tổ chức xã hội 50
  52. HỌC LIỆU 1. Học liệu bắt buộc 1. Đoàn Văn Chúc: Xã hội học văn hoá- NXB Văn hoá thông tin 1997 2. Mai Văn Hai, Mai Kiệm: Xã hôị học văn hoá, NXB KHXH 2003. 3. Mai Thị Kim Thanh: Xã hội học văn hoá ( Bài giảng ) 2007. 4. Hoàng Vinh: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta, Viện văn hoá, NXB văn hoá thông tin 2. Học liệu tham khảo 1. Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam, NXB CTQG, 2001 2. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia HN 1998. 3. Nguyễn Đăng Duy: Văn hoá học Việt Nam- NXB VVH-TT 2002. 4. Tạp chí Cộng sản: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tập 2, HN 1996 5. Phan Ngọc: văn hoá Việt nam và cách tiếp cận mới, NXB VH-TT HN 1994 6. Viện văn hoá- Bộ văn hoá thông tin : Phát huy bản sắc Việt Nam trong bối cảnh CNH-HĐH, NXB Văn hoá thông tin 1996. 7. Nguyễn Hồng Phong : Một số vấn đề về hình thái kinh tế- xã hội văn hoá và phát triển, NXB Khoa học xã hội HN 2000. 1. Nguyễn Hồng Phong : văn hoá, văn minh vì sự phát triển và tién bộ xã hội, Báo văn nghệ số 5, 1998 2. Búi Quang Thắng: Hành trình vào văn hoá học, NXB Văn hoá 2003 5. Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TP HCM 2001 6. Hà Xuân Trường: Văn hoá- Khái niệm và thực tiễn , NXB VH-TT, 1994. 3. Uỷ ban quốc gia: Về thập kỷ thế giới phát triển văn hoá. HN 1992. 51
  53. 4. Trần Quốc Vượng: Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hoá dân tộc và tạp chí văn hoá-nghệ thuật, HN 2000. 5. Trần Quốc Vượng: Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục 1997. 3. Học liệu nước ngoài 1. A.A. Belik: Văn hoá học - những lý thuyết nhân học VH, NXBT/chí VH2000. 2. A.L. Kroeber and Clyde Kluckhohn: Culture – a critical review of concepts and definitions, A Vintage Book, NewYork, 1963 3. Bách khoa toàn thư quốc tế về xã hội học- NXB Fitzroy Dearborn 1995 4. Bách khoa toàn thư xã hội học- NXB Macmilan 1991 5. Jean CaZenuve : 10 nkhái niệm lớn của XHH, NXB Thanh niên HN 2000. 6. Chazel : Chuẩn mực và giá trị xã hội. Bản dịch của Đoàn văn Chúc 7. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant: Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, NXB Đà Nẵng và trường viết văn Nguyễn Du 1997. 8. G.Endrweit và G.Trommsdorff: Từ điển xã hội học- NXB Thế giới 2001. 9. Herskovits M. : Culture Anthropology - N.Y.1955 10.L.G. Ionhin : Xã hội học văn hoá- con đường đến thiên niên kỷ mới- NXB Lôgos, Moscow 2000 11.J.H. Fichter : Xã hội học, bản dịch Trần Văn Đĩnh, Sài gòn 1973. 12.Lipp/Tenbruck, 1979, Thurn, 1981: Culture Section – XHH Mỹ, 1986. 13.E.B. Tylor: Văn hoá nguyên thuỷ, Tạp chí Văn hoá- nghệ thuạt HN 2001 Thông tin cập nhật từ Internet +http:// dantri. com.vn. + Công cụ tìm kiếm: Google Cuture. Thông tin từ các loại báo ngày: Tạp chí nghệ thuật, tạp chí điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật 52