Hiện trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch biển Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

pdf 8 trang hapham 2800
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch biển Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhien_trang_va_dinh_huong_khai_thac_tai_nguyen_du_lich_bien_t.pdf

Nội dung text: Hiện trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch biển Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

  1. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 NGUYỄN TƯỞNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế NGUYỄN ĐẶNG THẢO NGUYÊN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt: Bài báo đề cập khái quát về hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch biển ở thành phố Đà Nẵng, đánh giá về hiện trạng khai thác du lịch biển của thành phố Đà Nẵng từ năm 2000 đến nay và qua đó đề xuất định hướng phát triển du lịch biển đến năm 2020. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên du lịch biển là một tiềm năng nổi trội của Đà Nẵng, tạo điều kiện phát triển du lịch biển nhanh và toàn diện, đem lại nguồn thu lớn trong cơ cấu GDP của thành phố trong những năm gần đây. Tuy nhiên sự phát triển của hoạt động du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch biển của Đà Nẵng từ năm 2000 đến nay để đề xuất định hướng phát triển du lịch biển đến năm 2020 là cần thiết, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC Đà Nẵng có chiều dài bờ biển hơn 30km kéo dài từ chân đèo Hải Vân đến Non Nước. Biển Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng về vị trí chiến lược mà còn nổi tiếng với nhiều bãi tắm đẹp. Nước biển xanh biếc bốn mùa, ấm và độ sóng êm nên khách có thể tắm quanh năm. Biển Đà Nẵng được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến như là một trong những nơi tắm nắng, nghỉ ngơi thư giãn lý tưởng nhất. Trước năm 2007, sự phát triển du lịch biển của Đà Nẵng chưa mạnh, nguồn thu chưa ổn định. Từ 2007 đến nay, với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, đầu tư về mọi mặt cùng với sự quảng bá, du lịch biển Đà Nẵng đã có những bước phát triển mới. 2.1. Về đầu tư Để đẩy mạnh khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch biển, thành phố đã kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch, có nhiều dự án đầu tư vào du lịch có quy mô lớn đang được thực hiện. Các lĩnh vực được đầu tư mạnh nhất là khách sạn, khu vui chơi giải trí như sân gofl tại vành đai ven biển nhằm trực tiếp khai thác tiềm năng du lịch biển. Thành phố đã hoàn thành và đưa vào sử dụng bãi tắm công cộng phía bắc khu du lịch Ngũ Hành Sơn, khu nhà tắm nước ngọt bãi tắm Sao Biển, khu Beach Bar của Quê Việt, dự án đường nhánh khu biệt thự suối đá, dự án giai đoạn 1 đường lên đỉnh Sơn Trà, hệ Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(17)/2011: tr. 96-103
  2. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN 97 thống cấp nước khu du lịch bán đảo Sơn Trà. Trong 6 tháng đầu năm 2010, đã đưa vào hoạt động 03 dự án đầu tư du lịch có quy mô lớn như khu du lịch Silvershore Hoàng Đạt với 200 phòng và khách sạn Life resort với 187 phòng (tương đương tiêu chuẩn 5 sao), khách sạn olalani, sân golf 18 lỗ - The Gunes tại Hoà Hải Với đà khôi phục kinh tế, nhiều dự án du lịch đang tăng tốc triển khai như khu du lịch Bãi Bắc, Sơn Trà Spa, Nam Long, Coral Reef, Sunrise, Eden [3] Dự án Khu Công viên dịch vụ giải trí – du lịch – thể thao biển ở phía bắc khu nhà tắm nước ngọt Sao Biển, thuộc phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, đang được Công ty cổ phần Quê Việt thực hiện. Đây là dự án đầu tiên khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù của biển Đà Nẵng và đáp ứng nhu cầu giải trí về đêm cho du khách. Dự án này được xây dựng với tổng vốn 25 tỷ đồng trên diện tích quy hoạch 7 nghìn m2, ngoài khu thể thao quy tụ nhiều môn thể thao biển đặc sắc như mô-tô nước, dù bay, lướt sóng, thuyền buồm, lặn biển Dự án còn bao gồm dịch vụ về đêm như giải khát, nghe nhạc, giao lưu, phóng phi tiêu và khu hồ bơi, nhạc nước [3] Thành phố cũng đã xây dựng đường du lịch dọc theo bờ biển của Đà Nẵng theo tuyến Liên Chiểu – Thuận Phước, Sơn Trà Điện Ngọc và cầu Thuận Phước. Tuy nhiên, trên thực tế việc đầu tư vẫn còn hạn chế: Các dự án đăng ký nhiều nhưng một số vẫn chưa tiến hành khởi công xây dựng, hoặc xây dựng cầm chừng và ở trạng thái chờ đợi, phán đoán bước chuyển biến của kinh tế và du lịch thành phố. Vấn đề đầu tư du lịch nghỉ dưỡng biển hiện nay đang có xu hướng chuyển sang kinh doanh bất động sản, xây biệt thự để ở (một số ở dạng Times Share Resort) mà ít khu nghỉ biển thật sự, ảnh hưởng không tốt đến chiến lược du lịch nghỉ dưỡng biển của Đà Nẵng trong tương lai. Các khu vực vui chơi dành cho khách du lịch quốc tế còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Đà Nẵng chưa có nhiều khu vui chơi hiện đại như “Tuần Châu” của Hạ Long hay “Vinpearl” của Nha Trang. Biển Đà Nẵng đang bị ô nhiễm, nếu không có những biện pháp cụ thể về công trình hạ tầng để xử lý các loại chất thải, kể cả chất thải do chính ngành du lịch thải ra thì sẽ gây hậu quả rất nặng nề cho sự phát triển du lịch trong tương lai. 2.2. Về xây dựng các cụm du lịch và các loại hình du lịch biển Thực hiện chiến lược phát triển du lịch là ưu tiên phát triển du lịch biển theo hướng xây dựng các sản phẩm đặc thù có tính cạnh tranh cao trong cả nước, thành phố đã tiến hành xây dựng 3 cụm du lịch: - Cụm du lịch biển Non Nước – Ngũ Hành Sơn – Bắc Mỹ An (600ha, hình thành trung tâm du lịch biển đạt chuẩn quốc tế gồm nhiều khu du lịch có tính liên hoàn với quy mô lớn, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế).
  3. 98 NGUYỄN TƯỞNG - NGUYỄN ĐẶNG THẢO NGUYÊN - Cụm du lịch biển Mỹ Khê – Sơn Trà (190ha, hình thành khu du lịch sinh thái núi – biển mang đặc thù bán đảo Sơn Trà) - Cụm du lịch biển Xuân Thiều – Nam Ô – Hải Vân (400ha bao quanh vịnh Đà Nẵng, kết nối thành cụm du lịch ven biển cao cấp; trong đó xây dựng Làng Vân thành khu du lịch đặc biệt dành cho người nước ngoài). Tuỳ theo đặc điểm của mỗi khu vực để phát triển các loại hình du lịch khác nhau. Các hoạt động du lịch biển chủ yếu gồm tắm biển, du lịch bằng tàu biển, câu cá, lặn ngắm san hô Hàng năm, Đà Nẵng thường tổ chức các lễ hội văn hoá du lịch biển, nhiều hoạt động du lịch, thể thao đã diễn ra như thả diều, đua thuyền, dù lượn thu hút được sự tham gia của đông đảo du khách. Điển hình là hiện nay, Đà Nẵng đang tiến hành khai thác các loại hình du lịch biển như: - Lặn biển: được Chính phủ cho phép triển khai từ năm 2000 tại khu vực Đông Nam bán đảo Sơn Trà, du khách tham gia tour du lịch này đa phần là những du khách có khả năng chi trả cao. Hiện nay có 2 đơn vị được phép khai thác là công ty Đông Á và khách sạn Furama. Tuy nhiên do chi phí cao nên việc khai thác du lịch lặn tại Đà Nẵng rất hạn chế. - Trượt mô tô nước, lướt sóng, dù bay, dù kéo: hoạt động tại khu vực ven biển Xuân Hà, Xuân Thiều, khu du lịch Biển Đông. Lượng khách tham gia các hoạt động này không nhiều. - Du thuyền đêm: thưởng thức cảnh biển và sinh hoạt của dân chài kết hợp ăn tối trên tuyến sông Hàn, cảng Tiên Sa. Hiện nay có tàu nhà hàng nổi sông Hàn đang khai thác. - Ẩm thực trên biển: tại khu vực biển bán đảo Sơn Trà của công ty Đông Hải, khai thác các bè cá Cam kết hợp ẩm thực trên các bè nổi. Tuy nhiên, chi phí cho các loại hình này khá cao do vậy số lượng du khách tham gia còn hạn chế, chủ yếu là các du khách có khả năng chi trả cao. - Đi tàu cao tốc: do công ty 579 (Cienco 5) và công ty Greenlines đầu tư được đưa vào hoạt động từ năm 2003 theo tuyến đường biển Đà Nẵng – Hội An – Cù Lao Chàm, lượng khách ít nên hoạt động không thường xuyên. [1] 2.3. Hiệu quả kinh doanh Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tăng trưởng khá. Từ năm 2001, ngành du lịch Đà Nẵng phục hồi nhanh chóng sau giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển vào giai đoạn sau. Hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch được thể hiện thông qua hiệu quả về kinh tế và hiệu quả về xã hội. [2] - Hiệu quả về kinh tế
  4. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN 99 Bảng 2.1. Doanh thu du lịch, dịch vụ, GDP của Đà Nẵng Chỉ tiêu 2001 2003 2005 2007 2008 Doanh thu du lịch (tỷ đồng) 290,3 338,0 406,5 625,8 874,5 Doanh thu ngành dịch vụ 2.879,4 3.731,9 5.223,5 7.7667,0 10.427,9 theo giá thực tế (tỷ đồng) Tổng thu nhập quốc dân (GDP) 5.701,6 7.774,6 11.691,0 15.474,5 20.818,7 theo giá thực tế (tỷ đồng) Tỷ trọng du lịch/dịch vụ (%) 10,08 9,06 7,78 8,06 8,39 Tỷ trọng du lịch/GDP (%) 5,09 4,35 3,48 4,04 4,2 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng; Cục thống kê Đà Nẵng Từ bảng trên cho thấy, doanh thu du lịch tăng nhanh. Năm 2008 doanh thu đạt 874,46 tỷ đồng, tăng 3,01 lần so với năm 2001; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn (2001- 2008) là 17,06%. Tuy tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh, nhưng tỷ trọng đóng góp của du lịch vào khu vực dịch vụ, toàn nền kinh tế địa phương còn ở mức thấp. Bảng 2.2. Mức độ chi tiêu bình quân của một du khách Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2003 2005 2007 2008 Chi tiêu bình quân 1.000 đ 597 658 616 611 689 Quốc tế USD 67 79 64 60 50 Nội địa 1.000 đ 300 350 400 470 550 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lich Đà Nẵng Mức chi tiêu bình quân của một du khách đến Đà Nẵng là thấp, trung bình khoảng 700 ngàn đồng. Trong đó, mức chi tiêu trung bình của 1 khách quốc tế khoảng 60USD, khách nội địa là 500 ngàn đồng. Doanh thu du lịch phụ thuộc chủ yếu vào mức độ chi tiêu của du khách, nên với mức chi tiêu này, doanh thu lĩnh vực du lịch thấp là điều dễ hiểu. - Hiệu quả về mặt xã hội Việc phát triển ngành du lịch của thành phố mang lại hiệu quả to lớn về mặt xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí nhằm tái sản xuất sức lao động, nâng cao sự hiểu biết về văn hoá - xã hội của các dân tộc khác nhau, giao lưu học hỏi, quảng bá hình ảnh của Đà Nẵng thân thiện trong lòng du khách trong và ngoài nước. Nhiều dự án du lịch được đầu tư xây dựng đã phần nào giải quyết được việc làm cho người lao động trong thành phố. Điều này đã góp phần tăng thu nhập, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cho xã hội; cung cấp cho ngành du lịch một đội ngũ lao động có trình độ học vấn và chuyên môn cao. 2.4. Đánh giá chung về hiện trạng khai thác - Kết quả đạt được:
  5. 100 NGUYỄN TƯỞNG - NGUYỄN ĐẶNG THẢO NGUYÊN Du lịch Đà Nẵng, trong đó có du lịch biển phát triển tương đối nhanh. Năm 2006, Tạp chí Fobes công nhận biển Đà Nẵng là 1 trong 6 biển có những bãi biển đẹp nhất thế giới, đây là dấu mốc quan trọng, giúp cho việc quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng nói chung và du lịch biển nói riêng đạt hiệu quả hơn. Năm 2007, Đà Nẵng đón vị khách quốc tế thứ 1 triệu. Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển du lịch của thành phố nói chung và du lịch biển nói riêng vì đến với Đà Nẵng, không ai có thể bỏ quên không đến với những bãi biển đẹp như vậy. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch biển được đầu tư phát triển tương đối hiện đại, đồng bộ đáp ứng tốt nhu cầu. Hệ thống cơ sở vật chất phát triển mạnh, nhiều dự án có vốn lớn đã được phê duyệt và đi vào xây dựng, góp phần giải quyết tốt nhu cầu của thị trường. Đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đã được quan tâm đẩy mạnh với các sản phẩm du lịch biển và hình thành các tour du lịch mới. Một số sản phẩm du lịch biển mới có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch phải kể đến đó là nghĩ dưỡng ở Khu du lịch sinh thái bán đảo Sơn Trà, khu giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores Hoàng Đạt, chơi thể thao ở sân golf The Dunes Hòa Hải, giải trí ở khu công viên giải trí thể thao biển, tham gia chương trình citytour khám phá phố biển Đà Nẵng, tắm tại các bãi tắm du lịch sạch đẹp, an toàn Công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch biển Đà Nẵng đã triển khai, đồng thời nhiều hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch trong và ngoài nước, tập trung vào các thị trường quốc tế gần như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đồng thời tiếp tục chú trọng thị trường nội địa truyền thống và tiềm năng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Môi trường thu hút đầu tư du lịch biển được Uỷ ban nhân dân thành phố quan tâm và tạo điều kiện khuyến khích. Đã tổ chức tốt công tác quản lý đầu tư, vệ sinh môi trường, cảnh quan, an ninh trật tự, cứu hộ, thành lập Đội chống chèo kéo khách du lịch và Đội trật tự du lịch tại các bãi biển du lịch Đà Nẵng. - Tồn tại: + Công tác quy hoạch phát triển du lịch biển nhìn chung còn chậm so với tiến độ. + Chưa thực hiện được một số công việc cụ thể như hình thành các khu bán hàng lưu niệm, giải trí và các dịch vụ phục vụ khách khu vực ven biển, tổ chức ca nhạc, khiêu vũ công cộng tại bãi tắm Phạm Văn Đồng, hình thành dịch vụ vẽ tranh trên đá tại chỗ cho du khách. + Hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao. Tuy doanh thu có tốc độ tăng nhanh nhưng tỷ trọng của nó trong lĩnh vực dịch vụ và GDP thành phố còn thấp. + Chưa thu hút được dòng khách có khả năng chi trả cao, mức chi tiêu trung bình của du khách đạt thấp. Thời gian lưu lại của du khách tại Đà Nẵng ngắn.
  6. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN 101 + Trình độ lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch biển chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đội ngũ cán bộ quản lý cũng còn thiếu kiến thức chuyên sâu lẫn kinh nghiệm hoạt động du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. + Trong quá trình khai thác đã ảnh hưởng tới môi trường biển, có nguy cơ phá vỡ hệ sinh thái như các dự án phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà. - Nguyên nhân của những tồn tại + Chất lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch biển của Đà Nẵng chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển. + Sản phẩm du lịch biển còn nghèo nàn, đơn điệu chưa có sức hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là khách quốc tế. + Những biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường biển còn chưa được thực hiện triệt để. + Một số dự án du lịch biển chậm triển khai. + Trường Cao Đẳng Nghề Du lịch trong thành phố mới được thành lập, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch biển chưa được đầu tư đúng mức. 3. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 cũng như tiềm năng, hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch biển, định hướng được xây dựng như sau: 3.1. Định hướng khai thác, xây dựng các sản phẩm du lịch biển Phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng phải dựa trên những giá trị và phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng, nhu cầu khách hàng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như của các địa phương lân cận và cả nước. Từ đó, đưa ra các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm thu hút và giữ chân khách du lịch lưu trú lâu hơn. Phải đa dạng hóa các sản phẩm du lịch biển, tránh sự trùng lặp và đơn điệu của các bãi biển, quan tâm tới các loại hình vui chơi giải trí biển như lướt ván, đua thuyền buồm, lặn biển, câu cá Ưu tiên phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng biển chất lượng cao theo hướng hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Xem đây là hướng đột phá để xây dựng du lịch biển thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. [2] Cần chú trọng đầu tư vào loại hình du lịch biển mang tính chất kết hợp như du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng biển, hội nghị và nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển và tìm hiểu văn hóa, lịch sử miền biển hoặc kết hợp giữa du lịch biển và thám hiểm hang động, du
  7. 102 NGUYỄN TƯỞNG - NGUYỄN ĐẶNG THẢO NGUYÊN lịch biển và du lịch về nguồn tạo điều kiện làm phong phú thêm sự lựa chọn của du khách trong chuyến hành trình đến Đà Nẵng, kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách. 3.2. Định hướng khai thác không gian du lịch biển Khoanh vùng để phát triển du lịch, tạo các điểm đến, kết nối với du lịch các tỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cấp các tuyến đường phục vụ du lịch (đường bộ, đường thủy, đường hàng không). Định hướng không gian du lịch mở, quy hoạch một cách tập trung, có hệ thống cũng như đáp ứng đủ hệ thống lưu trú, vui chơi giải trí, thỏa mãn nhu cầu khách hàng là những vấn đề mà du lịch Đà Nẵng cần hướng tới. Hướng Đông là hướng chủ đạo để phát triển không gian du lịch. Kết hợp biển với khu bán đảo Sơn Trà, danh thắng Ngũ Hành Sơn xây dựng thành dải du lịch ven biển với cảnh đẹp thiên nhiên hiếm có và độc đáo. Cần tiến hành khảo sát, xây dựng nhiều tuyến kết hợp đường biển và đường bộ để tạo sự mới lạ và sức hấp dẫn cho du khách đi theo hành trình như: tour khám phá Sơn Trà trong ngày (Yết Kiêu – trạm phát sóng DRT – Nhà Vọng cảnh – Trạm Rada 29 – Sân bay trực thăng – Đỉnh bàn cờ – Cây đa đại thụ – KDL Trường Mai – Linh Ứng tự Sơn Trà – Mỹ Khê); tour lặn biển ngắm san hô trong nửa ngày (Phạm Văn Đồng – Hòn Sụp - Bãi Nam – Mũi Súng – Mũi Nghê – KDL Biển Đông – Phạm Văn Đồng); tour câu cá cùng ngư dân trong nửa ngày (Phạm Văn Đồng – Bãi Nam – Bãi Cháy – Bãi Đá Đen – Phạm Văn Đồng); các tour du lịch đường sông, kết hợp với các tour đường biển từ Đà Nẵng đi Cù Lao Chàm, Làng Vân nhằm tăng cường sản phẩm du lịch. [4] 4. KẾT LUẬN Đà Nẵng là một trong những thành phố biển năng động, đã khai thác các tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch biển. Trong tương lai, Đà Nẵng cần khai thác tài nguyên du lịch biển một cách hợp lý để tạo ra nhiều sản phẩm nghỉ dưỡng biển cao cấp, các loại hình du lịch biển có chất lượng cao, giữ gìn môi trường sạch đẹp, bảo tồn các giá trị về nhân văn nhằm tạo sức hấp dẫn, mối liên kết và sự hài lòng đối với du khách khi đặt chân đến thành phố biển này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sở Du lịch Đà Nẵng (2007), Chuyên đề “Dự thảo các ý tưởng về xây dựng chính sách, kế hoạch quản lý và phát triển du lịch biển”, Đà Nẵng [2] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng (2010), Báo cáo quy hoạch tổng thể Văn hóa – Thể thao – Du lịch đến năm 2020, Đà Nẵng [3] Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Ban chỉ đạo du lịch (2010), Báo cáo phục vụ họp ban chỉ đạo du lịch lần thứ nhất – năm 2010, Đà Nẵng [4] Duyên Anh (2010), báo Đà Nẵng, truy cập tháng 6/2010
  8. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN 103 Title: CURRENT STATE AND ORIENTATION OF EXPLOITATION OF MARINE TOURISM NATURAL RESOURCES IN DA NANG CITY TILL 2020 Abstract: The article mentioned an overview of the current state of marine tourism natural resources in Da Nang City, then raised the assessments of it from 2000 to present and thus far suggested the orientations of sustainable marine tourism development till 2020. TS. NGUYỄN TƯỞNG Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ThS. NGUYỄN ĐẶNG THẢO NGUYÊN Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng