Khóa luận Hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

pdf 81 trang hapham 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_huy_hop_dong_trong_truong_hop_hang_hoa_khong_phu_h.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Luật kinh doanh quốc tế HỦY HỢP ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ Họ và tên sinh viên: Bạch Thị Hương Giang Mã sinh viên: 0852020007 Lớp: Anh 2 – Khối 1 QT Khóa: 47 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Hằng Hà Nội, tháng 05 năm 2012
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU i CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ CHẾ TÀI HỦY HỢP ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1 1.1. Khái quát chung về Công ước Viên năm 1980 và hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 1 1.1.1. Giới thiệu Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG) 1 1.1.2. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo CISG 4 1.2. Khái quát chung về chế tài huỷ hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 5 1.2.1. Điều kiện áp dụng chế tài huỷ hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 5 1.2.2. Hậu quả pháp lý của việc huỷ hợp đồng 11 1.3. Khái quát chung về tính phù hợp với hợp đồng của hàng hoá 12 1.3.1. Tính phù hợp của hàng hoá 12 1.3.2. Trách nhiệm của người bán về việc hàng hoá không phù hợp với hợp đồng 16 1.3.3. Quyền khôi phục tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng của người bán trước hạn giao hàng 19 1.3.4. Kiểm tra chất lượng hàng hoá và khiếu nại trong trường hợp hàng hoá không phù hợp với hợp đồng 19 CHƯƠNG 2: HỦY HỢP ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 21 2.1. Các trường hợp dẫn đến việc áp dụng chế tài huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 21
  3. 2.1.1. Các trường hợp hàng hoá không phù hợp cấu thành vi phạm cơ bản. 21 2.1.2. Trường hợp không thể khôi phục tính phù hợp của hàng hóa trong khoảng thời gian mà người mua đã gia hạn thêm hoặc thời hạn mà người bán đã yêu cầu người mua gia hạn thêm. 31 2.2. Một số giới hạn về quyền huỷ hợp đồng của người mua do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng 34 2.2.1. Trường hợp người mua không khiếu nại hoặc không kịp thời khiếu nại về sự không phù hợp của hàng hóa. 34 2.2.2. Trường hợp người mua mất quyền huỷ hợp đồng do không thông báo kịp thời. 40 2.2.3. Khả năng người bán giảm giá hàng hoặc sửa chữa hàng hoá hoặc giao hàng thay thế 42 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VIỆC HỦY HỢP ĐỒNG DO HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 46 3.1. Đánh giá các quy định và thực tiễn huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 46 3.1.1. Đánh giá các quy định liên quan đến huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo CISG 46 3.1.2. Đánh giá thực tiễn huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo CISG 48 3.2. Giải pháp nhằm hạn chế việc hàng hoá không phù hợp với hợp đồng dẫn đến huỷ hợp đồng theo CISG 51 3.2.1. Các bên thỏa thuận cụ thể về tính phù hợp của hàng hoá và khả năng áp dụng chế tài huỷ hợp đồng 51 3.2.2. Sử dụng hợp lý các giới hạn về huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo CISG 52 3.2.3. Tạo điều kiện thiết lập giao dịch mới giữa các bên trên cơ sở hợp đồng cũ đã bị huỷ 54
  4. 3.2.4. Kết hợp áp dụng các thói quen, tập quán thương mại, các quy phạm tư pháp quốc tế trong các giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế 54 3.2.5. Bổ sung các quy định mới về các vấn đề pháp lý mới phát sinh 56 3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 56 3.3.1. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam 57 3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện thêm các quy định pháp luật của Việt Nam về vấn đề hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp dẫn đến hủy hợp đồng 61 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
  5. 1 DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CISG, Công ước Convention on Contracts for the Công ước Viên năm 1980 Viên năm 1980, International Sale of Goods về hợp đồng mua bán Công ước hàng hóa quốc tế UCC Uniform Commercial Code Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ PECL Principles of European on Bộ nguyên tắc Châu Âu contract law về hợp đồng UNCITRAL United Nations Commission on Ủy ban của Liên Hợp International Trade Law Quốc về Luật thương mại quốc tế ICC International Chamber of Phòng thương mi quốc tế Commerce
  6. i LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 25 năm mở cửa thị trường và 5 năm gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong đó nòng cốt là ngoại thương tiến bộ rõ rệt. Thị trường được rộng mở tới hơn 150 nền kinh tế thành viên. Các hợp đồng xuất nhập khẩu giữa các thương nhân Việt Nam và các thương nhân nước ngoài càng nhiều hơn về số lượng và lớn hơn về giá trị hợp đồng. Đặc biệt, lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá đã có bước tăng trưởng vượt bậc và trở thành một trong những ngành chủ chốt của các hoạt động ngoại thương nói chung. Với tình hình mua bán hàng hoá quốc tế diễn ra nhộn nhịp như vậy, tính chất và quy mô của các giao dịch này ngày càng đa dạng và phức tạp. Do vậy, khi mà khoảng cách kinh tế, kỹ thuật và văn hoá vẫn chưa được xoá bỏ hoàn toàn, rất nhiều các thương nhân Việt Nam gặp phải các trường hợp vi phạm dẫn đến huỷ hợp đồng gây thiệt hại lớn và quan trọng nhất là khiến cho mục đích khi giao kết hợp đồng lúc ban đầu không được thực hiện. Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến huỷ hợp đồng chính là do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng. Vậy thế nào là hàng hoá không phù hợp với hợp đồng? Trường hợp nào hàng hoá không phù hợp với đồng có thể dẫn đến huỷ hợp đồng? Pháp luật hợp đồng của Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể rõ ràng về trường hợp này. Tuy nhiên, những nguồn luật khác như Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ, chỉ thị 44/99/EC của Nghị viện châu Âu1, Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đều có những quy định liên quan, đặc biệt là Công ước Viên năm 1980 - nguồn luật điều chỉnh phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế trên thế giới. Chính vì vậy, người viết đã chọn Công ước Viên năm 1980 nhằm làm rõ thêm vấn đề trên và chọn đề tài: “Huỷ hợp đồng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo Công ước Viên 1 Điều 2, chỉ thị 44/99/EC về mua bán hàng hoá và các biện pháp đảm bảo. Xem tại
  7. ii năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Bằng việc chọn đề tài “Huỷ hợp đồng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp, người viết sẽ làm rõ trường hợp huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng trong khuôn khổ các giao dịch áp dụng Công ước Viên 1980 trên mặt lý luận và thực tiễn. Từ đó người viết đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế trường hợp này và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: • Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp này là các quy định của Công ước Viên 1980 về huỷ hợp đồng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp với hợp đồng và các tranh chấp cụ thể trong thực tiễn có liên quan đến vấn đề này. • Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là các trường hợp huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp của các giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế trong khuôn khổ Công ước Viên 1980. Về mặt thời gian: Các tranh chấp diễn ra từ khi Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực cho đến nay. Về mặt nội dung: Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng gồm có hai dạng: Không phù hợp về mặt thực tế (sai lệch so với hợp đồng) và không phù hợp về mặt pháp lý (sai lệch so với các chứng từ ngoài hợp đồng). Trong khoá luận tốt nghiệp này xin phép chỉ phân tích các trường hợp hàng hoá không phù hợp về mặt thực tế. 4. Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh để đánh giá các thông tin số liệu thu thập được có liên quan đến trường hợp huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo Công ước Viên 1980.
  8. iii Ngoài ra phương pháp cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu luật học như phương pháp so sánh luật học, phương pháp bình luận án lệ. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung khoá luận được chia làm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và Chế tài huỷ hợp đồng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp theo công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế. - Chương 2: Huỷ hợp đồng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế. - Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế việc huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Minh Hằng – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận. Em cũng bày tỏ sự biết ơn đối với tập thể giảng viên trường Đại học Ngoại thương đã tận tình dạy dỗ và trang bị cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
  9. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ CHẾ TÀI HỦY HỢP ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1.1. Khái quát chung về Công ước Viên năm 1980 và hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 1.1.1. Giới thiệu Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG) Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG - Convention on Contracts for the International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) là kết quả của một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Được được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế, sau hơn 30 năm CISG đã trở thành Công ước được áp dụng rộng rãi nhất trong số các điều ước quốc tế đa phương về mua bán hàng hóa quốc tế. Cho đến hiện nay, ước tính Công ước Viên năm 1980 đã điều chỉnh hơn ba phần tư thương mại hàng hóa trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm tháng 2 năm 2012, đã có gần 80 quốc gia tham gia Công ước.2 Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm các nội dung chính sau: Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (điều 1 – 13) Phần này bao gồm các quy định về những trường hợp Công ước được áp dụng (điều 1 – 6) cũng như những quy định diễn giải về tuyên bố, xử sự và việc áp dụng tập quán thương mại của các bên. Đồng thời cũng nêu ra những vấn đề liên quan hình thức hợp đồng. Phần 2: Hình thành hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24) 2 Tính đến ngày 01/01/2012 theo website của Uncitral, xem tại
  10. 2 Trong phần này, Công ước Viên đã đề cập đến các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng. CISG đã định nghĩa chào hàng, phân biệt chào hàng với lời mời chào hàng và chỉ ra các đặc điểm của một chào hàng. Đồng thời Công ước cũng quy định về hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chào hàng. Song song với chào hàng, Công ước cũng có quy định tương đối chi tiết và rõ ràng về chấp nhận chào hàng và các khía cạnh pháp lý liên quan bao gồm: nội dung chấp nhận chào hàng; hiệu lực của chấp nhận và điều kiện cấu thành hợp đồng cùng với chào hàng; thời hạn chấp nhận và chấp nhận muộn, kéo dài thời hạn chấp nhận; thu hồi chấp nhận; thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 - 88) Phần 3 bao gồm các vấn đề pháp lý liên quan đến thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và được xem là phần chính của Công ước Viên năm 1980. Phần Mua bán hàng hóa bao gồm các chương: Chương I: Những quy định chung Chương II: Nghĩa vụ của người bán Chương III: Nghĩa vụ của người mua Chương IV: Chuyển rủi ro Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua. Chương I bao gồm những quy định chung về các phạm trù khác nhau như cách xác định “vi phạm cơ bản”, thông báo hủy hợp đồng, viện dẫn thông tin Các phạm trù này có tác dụng trong việc tạo cơ sở thực hiện hay làm rõ hơn một số nội dung ở các chương sau. Trọng tâm của phần 3 nằm ở các quy định về nghĩa vụ của người bán và người mua trong chương II và chương III. Về nghĩa vụ của người bán, Công ước quy định rất rõ nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ, đặc biệt là nghĩa vụ đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa được giao (về mặt thực tế cũng như về mặt pháp lý). Song song với người bán, người mua cũng phải đảm bảo thực hiện những nghĩa vụ chính của mình, bao gồm thanh toán và nhận hàng. Công ước Viên không có chương riêng dành cho vi phạm hợp đồng và các chế tài do vi phạm hợp đồng. Những nội dung này cũng được đề cập trong các
  11. 3 chương II, III và V. Theo đó, những chế tài khi xảy ra vi phạm hợp đồng bao gồm buộc thực hiện đúng hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại, hủy hợp đồng. Đồng thời, CISG cũng quy định thêm những biện pháp khác như giảm giá hàng, gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Những biện pháp này không mang tính chế tài, trừng phạt mà lại tạo điều kiện cho các bên, đặc biệt là bên vi phạm tiếp tục hoàn thành các nghĩa vụ, thực hiện hợp đồng. Công ước Viên cũng tách riêng vấn đề chuyển rủi ro thành chương IV của phần III. Theo đó, tùy thuộc vào từng trường hợp và giai đoạn cụ thể, rủi ro được quy định thuộc về bên nào. Đây là cơ sở để xác định phạm trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên đặc biệt trong trường hợp có xảy ra vi phạm hợp đồng. Chương V của Phần 3 quy định về vấn đề tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm trước hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp pháp lý trong trường hợp giao hàng từng phần, hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Đặc biệt chương V còn những quy định cụ thể về chế tài “bồi thường thiệt hại” – một trong những biện pháp được áp dụng phổ biến nhất trong các tranh chấp thuộc khuôn khổ CISG. Ngoài ra, các vấn đề về căn cứ miễn trách, hậu quả do hủy hợp đồng, bảo quản hàng hóa khi xảy ra vi phạm cũng được đề cập đến. Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 - 101) Phần này bao gồm các vấn đề mang tính thủ tục như thời điểm Công ước có hiệu lực, hiệu lực của Công ước so với hiệu lực của các nguồn luật khác, thủ tục gia nhập hay từ bỏ Công ước đối với các quốc gia và các vấn đề khác. Như vậy, sau hơn 20 năm có hiệu lực, cùng với các quy định được đánh giá là hiện đại, mềm dẻo và linh hoạt, Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được đánh giá là một trong những công ước thống nhất về luật tư thành công nhất. Được Liên Hợp Quốc bảo trợ soạn thảo và thực thi, CISG đã tạo ra được sự tin cậy từ phía các quốc gia (trong quá trình soạn thảo) mà còn nhận được sự tin tưởng từ đông đảo doanh nghiệp (trong quá trình thực thi). Sự thành công của Công ước Viên 1980 được khẳng định trong thực tiễn với hơn 2500 vụ tranh chấp đã được Tòa án và trọng tài các nước/quốc tế giải quyết có liên quan đến việc áp dụng và diễn giải Công ước Viên 1980 được
  12. 4 báo cáo. Không chỉ các nước thành viên mà các quốc gia chưa phải là thành viên vẫn áp dụng Công ước, hoặc do các bên trong hợp đồng lựa chọn Công ước Viên 1980 như là luật áp dụng cho hợp đồng, hoặc do các tòa án, trọng tài dẫn chiếu đến để giải quyết tranh chấp. Nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia chưa phải là thành viên CISG đã tự nguyện áp dụng CISG cho các giao dịch thương mại quốc tế của mình, bởi vì họ thấy được những ưu việt của CISG so với luật quốc gia. 1.1.2. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo CISG Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không có điều khoản nào nêu ra định nghĩa pháp lý cụ thể cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, thông qua điều 31 và 53 của Công ước, ta có thể kết luận một hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành trong trường hợp người bán được quy định thực hiện nghĩa vụ giao hàng (và chứng từ) và người mua được quy định thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Công ước cũng đưa ra tiêu chí để xác định xem loại hàng hóa như thế nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước (từ điều 2 đến điều 6 Công ước). Ngoài ra, để xác định tính chất “quốc tế” (international character) cho hợp đồng, điều 1 của Công ước có nêu: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các Quốc gia khác nhau.” Như vậy, Công ước Viên đã đưa xem trụ sở thương mại là tiêu chí để xác định hợp đồng ký kết giữa các bên có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay không. Trong trường hợp có nhiều trụ sở thương mại, bên giao dịch có thể chọn ra trụ sở có mối liên quan chặt chẽ nhất tới hợp đồng. Trong trường hợp hai bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên làm tiêu chí xác định tính chất quốc tế của hợp đồng (điều 10 CISG). Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không chứng minh được trụ sở thương mại của mình một cách chính thức như tại khoản 2 điều 1 “Việc xác nhận được các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không được chấp nhận nếu việc xác nhận này không xuất phát từ hợp đồng, từ các giao dịch vốn có giữa các bên hoặc từ các thông tin được trao đổi giữa các bên trước hoặc vào thời điểm ký hợp đồng”. Ví dụ một trong các bên giao dịch không chứng minh
  13. 5 mình là đại lý hợp pháp của một bên có trụ sở thương mại khác thì hợp đồng ký kết giữa hai bên không được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Ngoài ra Công ước Viên không lấy các yếu tố mang tính quốc tịch (nationality), quy chế dân sự (civil character) và quy chế thương mại (commercial character) làm tiêu chí xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 1 khoản 3 có nêu: “Quốc tịch cũng như tư cách dân sự hoặc thương mại của các bên hoặc tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này”. 1.2. Khái quát chung về chế tài huỷ hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Luật Thương mại 2005 của Việt Nam quy định hủy hợp đồng là việc hủy bỏ hoàn toàn hoặc một phần hợp đồng (điều 312): Hủy bỏ hoàn toàn là việc bãi bỏ toàn bộ việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng; tương tự: hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn có hiệu lực. Bộ luật thống nhất thương mại thống nhất Hoa Kỳ quy định khác hơn khi phân thành hai thuật ngữ riêng biệt cho 2 trường hợp của hủy hợp đồng (hủy hợp đồng do hai bên thỏa thuận trước, hủy hợp đồng do một bên gây ra vi phạm). Tuy nhiên, bản chất của hủy hợp đồng trong UCC vẫn là việc hai bên sẽ giải thoát cho nhau tất cả mọi nghĩa vụ của hợp đồng, trừ những nghĩa vụ phát sinh sau khi hủy hợp đồng và từ giải quyết tranh chấp (điều 2 – 106 khoản 3, 4 UCC). Bên cạnh đó, theo tinh thần của hầu hết pháp luật các nước, khi xảy ra vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm chưa áp dụng chế tài này ngay mà áp dụng các chế tài khác (bắt buộc thực hiện nghĩa đúng nghĩa vụ, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại ). Trong trường hợp việc áp dụng các chế tài khác không khắc phục được tình trạng vi phạm, chế tài hủy hợp đồng mới được áp dụng. Việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng phải đảm bảo những điều kiện về nội dung và hình thức. 1.2.1. Điều kiện áp dụng chế tài huỷ hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1.2.1.1. Điều kiện về nội dung
  14. 6 Pháp luật các nước khác nhau thì có cách quy định khác nhau về các trường hợp được áp dụng chế tài hủy hợp đồng. Luật Thương mại Việt Nam 2005 lại quy định: “Trừ các trường hợp miễn trách quy định tại điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; b. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.” CISG lại có quy định riêng cho từng bên về các trường hợp được áp dụng chế tài hủy hợp đồng. Theo đó, điều 49 khoản 1 Công ước quy định đối với trường hợp người mua: “Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng: a. Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng; hoặc b. Trong trường hợp không giao hàng, nếu người bán không giao hàng trong thời gian đã được người mua gia hạn thêm cho họ chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc nếu người bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này.” Song song, điều 64 khoản 1 cũng quy định về quyền hủy hợp đồng của người bán: “ Người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng: a. Nếu sự kiện người mua không thực hiện nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng hay Công ước cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng; hoặc b. Nếu người mua không thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc nhận hàng trong thời hạn bổ sung mà người bán chấp nhận cho họ chiếu theo khoản 1 điều 63 hay nếu họ tuyên bố sẽ không làm việc đó trong thời hạn ấy.” Thời hạn gia hạn thêm được nói tới ở đây là một thời gian hợp lý được một bên chấp nhận thêm để bên còn lại có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình. Như vậy, chế tài hủy hợp đồng có thể được áp dụng trong các trường hợp sau: do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng; do có xảy ra vi phạm gây ra thiệt hại nghiêm trọng; do bên vi phạm không thể khắc phục được thiệt hại trong thời hạn được gia hạn thêm.
  15. 7 • Trường hợp các bên đã thỏa thuận trước về trường hợp hủy hợp đồng Việc áp dụng chế tài này có thể được quy định ngay trong điều khoản của hợp đồng bên cạnh những quy định trong pháp luật về các tình trạng vi phạm cụ thể dẫn đến có thể áp dụng được chế tài hủy hợp đồng như ở 1.2.1.1. Điều 312 khoản 4 điểm a Luật Thương mại Việt Nam 2005 đã có quy định: chế tài hủy hợp đồng cũng được áp dụng nếu đã được thỏa thuận ngay trong hợp đồng. Trên thực tế, đã có những trường hợp vi phạm hợp đồng chưa đến mức nghiêm trọng dẫn đến hủy hợp đồng, nhưng vì đó là một trường hợp mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng nên dẫn đến chế tài hủy vẫn được áp dụng. Tương tự, điều 2-106 khoản 3 UCC cũng quy định về trường hợp này này. • Trường hợp xảy ra vi phạm gây ra thiệt hại nghiêm trọng Có thể thấy các nguồn Luật đều có điểm chung là chế tài hủy hợp đồng được áp dụng trong trường hợp xảy ra vi phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên, mỗi nguồn luật có cách diễn giải khác nhau về vi phạm nghiêm trọng. Trong trường hợp của Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ cũng như Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, một bên có quyền hủy hợp đồng khi bên kia có “sự vi phạm các điều khoản chủ yếu”. Trong khi đó luật Cộng hòa Pháp sử dụng thuật ngữ “vi phạm chủ yếu” để làm cơ sở cho việc áp dụng chế tài hủy. Trong đó, cả Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và Luật Thương mại Việt Nam đã có sự gặp gỡ trong việc sử dụng thuật ngữ “vi phạm cơ bản” (fundamental breach). Để làm rõ hơn về trường hợp vi phạm nghiêm trọng dẫn đến hủy hợp đồng, khóa luận này sẽ phân tích những vấn đề liên quan đến vi phạm cơ bản bao gồm khái niệm và cách xác định vi phạm cơ bản. - Khái niệm “vi phạm cơ bản” Rất nhiều chuyên gia cũng như các nhà kinh doanh đánh giá thuật ngữ “vi phạm cơ bản” rất mơ hồ và khó áp dụng. Đồng thời, mỗi nguồn luật cũng có cách quy định khác nhau cho khái niệm này. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa tại điều 13 khoản 3: “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích giao kết”. Với khái niệm này,
  16. 8 CISG lại quy định tương đối cụ thể hơn tại điều 25: “Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự.” Như vậy, có thể thấy cả Luật Thương mại Việt Nam lẫn CISG đều nhìn nhận vi phạm cơ bản từ góc độ hậu quả của vi phạm thay vì quy định cụ thể về hành vi vi phạm. Về bản chất, vi phạm cơ bản là một sự vi phạm hợp đồng. Đó là việc vi phạm bất kỳ một nghĩa vụ đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc phát sinh từ hợp đồng hay quy định của nguồn luật áp dụng cho hợp đồng. Tuy nhiên, nếu Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 chỉ đề cập đến hậu quả làm cho một bên “không đạt được mục đích giao kết” thì Công ước Viên năm 1980 đã cụ thể hóa hậu quả là bên bị vi phạm bị mất quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng trong chừng mực đáng kể và bên vi phạm lường trước được thiệt hại đó. Chính cách quy định có vẻ “mơ hồ” như trên đã mở ra một phạm trù rộng lớn bao gồm những quy định pháp luật có liên quan đến vi phạm cơ bản và thực tiễn mà việc xác định vi phạm cơ bản trở thành vấn đề chính. Khái niệm “vi phạm cơ bản” đã trở thành trung tâm trong nhiều tranh chấp của của các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế. Việc đánh giá không đúng tính “cơ bản” (fundamentality) của vi phạm có thể dẫn đến việc xác định nhầm về quyền và nghĩa vụ của các bên, do đó làm mất đi tính công bằng cho các phán quyết và gây ra những thiệt hại không đáng có. Chính vì vậy, việc xác định vi phạm cơ bản cần phải dựa vào những tiêu chí nhất định. - Tiêu chí xác định vi phạm cơ bản Mặc dù cách định nghĩa có thể khác nhau, vấn đề trọng tâm của việc xác định “vi phạm cơ bản” chính là tính nghiêm trọng của thiệt hại. Đây là tiêu chí đầu tiên để đánh giá tính “cơ bản” của vi phạm. Tại điều 25 Công ước Viên, thuật ngữ “đáng kể” (substianlly) được sử dụng để diễn giải mức độ thiệt hại mà bên bị vi phạm gặp phải – hay mức độ
  17. 9 những lợi ích mà bên bị vi phạm không đạt được do hành vi vi phạm.3 Phần mất đi này càng lớn thì thiệt hại càng nghiêm trọng và do đó bên vi phạm càng dễ bị xem là gây ra vi phạm cơ bản cho hợp đồng. Thông thường, những lợi ích bị mất đi này được thể hiện qua việc các bên không thực hiện được mục đích mà họ mong muốn khi ký kết hợp đồng. Ví dụ, nếu người bán giao hàng kém chất lượng khiến người mua không thể tiêu thụ số hàng hóa đó trên thị trường như ý định ban đầu; nếu người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán, người bán không thể có được số tiền như đã mong muốn để phục vụ những kế hoạch đã đặt ra. Đây chính là điểm gặp gỡ giữa CISG và Luật Thương mại Việt Nam năm 2005. Ngoài ra, tính nghiêm trọng của thiệt hại cũng có thể được đánh giá thông qua khả năng khắc phục hậu quả. Hậu quả do vi phạm cơ bản gây ra không nhất thiết là không khắc phục được. Tuy nhiên có thể việc khắc phục sẽ gây ra chi phí quá lớn hay những phí tổn vô lý cho các bên. Bên cạnh việc đánh giá tính nghiêm trọng của thiệt hại, tình tiết vi phạm cũng là một tiêu chí để xác định vi phạm cơ bản. Vi phạm cơ bản không nhất thiết là vi phạm một nghĩa vụ chủ yếu hay một nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng. Việc vi phạm bất kỳ nghĩa vụ nào, dù là nghĩa vụ phụ, nhưng mang đầy đủ các tiêu chí nêu tại điều 25 thì đều được coi là vi phạm cơ bản. Ví dụ như người mua vi phạm nghĩa vụ bảo mật hàng hóa Do đó, nếu chỉ xem xét hậu quả và khả năng khắc phục hậu quả mà không xem xét tình tiết vi phạm có thể sẽ dẫn đến việc đánh giá không đúng đắn tính chất “cơ bản”. Ngoài ra, một trong những tiêu chí CISG đưa ra để xác định vi phạm cơ bản chính là việc bên vi phạm phải lường trước được những hậu quả của vi phạm – hay còn gọi là tính “có thể dự đoán được” (foreseeability). Theo điều 25 CISG, nếu bên vi phạm không thể được biết hay tiên liệu được mình sẽ vi phạm nghĩa vụ và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bên còn lại thì vi phạm đó sẽ không được xem là vi phạm cơ bản (theo Perovic 2004). 3 Xem Explanatory Note by the UNCITRAL Secretariat on the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, đoạn 29, có tại
  18. 10 • Trường hợp bên vi phạm không thể khắc phục thiệt hại trong thời hạn gia hạn thêm Các nguồn luật cho phép khi xảy ra vi phạm, bên vi phạm được phép thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các thiệt hại đã gây ra. Hay nói cách khác đây là việc buộc bên vi phạm phải thực hiện đúng hợp đồng nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích nhận được của các bên từ việc thực hiện hợp đồng thành công. Các biện pháp này không làm mất đi quyền đòi bồi thường thiệt hại của bên bị vi phạm. Đặc biệt, bên vi phạm sẽ được gia hạn thêm thời gian để tiến hành các biện pháp này. Công ước Viên năm 1980 đã quy định về gia hạn thêm thời gian loại trừ các thiếu sót trong thực hiện nghĩa vụ tại điều 47 khoản 1 (gia hạn cho người bán) và điều 63 khoản 1 (gia hạn cho người mua). Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng cũng đưa ra quy định tương tự tại điều 8:106 khoản 1. Tuy nhiên, việc khắc phục các tổn thất gây trong thời gian được gia hạn thêm gây ra phí tổn quá lớn hoặc những chậm trễ không đáng có cho các bên, chế tài hủy hợp đồng sẽ bị áp dụng. Tương tự, nếu vượt qua thời hạn đó mà bên vi phạm vẫn chưa tiến hành thành công biện pháp nào, hợp đồng cũng sẽ tự động bị hủy. 1.2.1.2. Điều kiện về hình thức Ngoài các điều kiện về nội dung, việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng cũng yêu cầu việc đáp ứng điều kiện về hình thức. Trước khi áp dụng chế tài hủy hợp đồng các bên cần tuyên bố hủy hợp đồng. Cả Công ước Viên năm 1980 lẫn Luật Thương mại Việt Nam 2005 đều có quan điểm chung về việc bên bị vi phạm phải thông báo về tuyên bố hủy hợp đồng của mình đến các bên liên quan. Theo đó, Luật Thương mại Việt Nam đã quy định tại điều 315: “Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc tạm ngừng hợp đồng ” Tương tự điều 26 CISG cũng nêu rõ: “Một lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được thông báo cho bên kia biết.” Bên cạnh đó, CISG cũng đưa ra thời hạn tuyên bố, nếu người mua không tiến hành thông báo
  19. 11 cho người bán biết trong thời hạn này, người mua sẽ bị mất quyền hủy hợp đồng (điều 49 khoản 2). Có một điểm đáng chú ý là tuyên bố hủy hợp đồng ngay cả khi chưa có hành vi vi phạm hợp đồng. Công ước Viên năm 1980 cho phép áp dụng chế tài hủy hợp đồng bất kể lúc nào từ sau khi ký hợp đồng mà không cần chờ việc thực hiện hợp đồng hoặc hành vi vi phạm và tổn thất đã có hay chưa.4 Hay nói cách khác cơ sở của việc hủy hợp đồng là dựa trên năng lực thực tế để xét xem bên kia có thể thực hiện được hợp đồng hay không; hoặc có thể dựa trên tuyên bố của họ về việc không thi hành các nghĩa vụ hợp đồng. Do đó, trong trường hợp chưa có các chứng cứ chứng minh vi phạm và tổn thất, tính hợp pháp của việc tuyên bố hủy hợp đồng sẽ không được đảm bảo. Chính vì vậy, bên tuyên bố hủy hợp đồng phải làm động tác “thông báo” về quyết định của họ. Nếu trong trường hợp bên đối tác không thể chứng minh được khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng có thể tuyên bố hủy mà không sợ bị khiếu nại. Về vấn đề này, Luật Thương mại Việt Nam 2005 không có quy định về trường hợp cho phép áp dụng chế tài trước khi xảy ra tổn thất. 1.2.2. Hậu quả pháp lý của việc huỷ hợp đồng Hủy hợp đồng được xem là chế tài nặng nhất trong các chế tài vì nó dẫn đến hậu quả pháp lý rất nặng nề cho các bên. Tuy rằng các nguồn luật quy định về các trường hợp áp dụng chế tài hủy hợp đồng không giống nhau, hầu hết các nguồn luật có quan điểm giống nhau về các hậu quả pháp lý. Đó là: Thứ nhất, khi áp dụng chế tài hủy hợp đồng, hai bên sẽ giải thoát cho nhau tất cả mọi nghĩa vụ của hợp đồng (trừ những nghĩa vụ phát sinh sau khi hủy hợp đồng và từ giải quyết tranh chấp). Điều 314 khoản 1 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam quy định: “ sau khi hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.” Công ước Viên 1980 cũng thống nhất quan điểm này. 4 Xem điều 72 khoản 1 Công ước Viên.
  20. 12 Hậu quả pháp lý thứ hai là việc các bên phải hoàn trả những gì đã nhận được từ bên kia trong quá trình thực hiện hợp đồng hay các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả đồng thời. Trường hợp không thể hoàn trả lợi ích đã nhận được thì phải hoàn trả bằng tiền. Hậu quả pháp lý tiếp theo là việc bên bị vi phạm được bồi thường thiệt hại gây ra do bên vi phạm hoặc nộp phạt nếu hợp đồng có quy định. Mặc dù còn nhiều mâu thuẫn về việc áp dụng hình thức phạt vi phạm, các nguồn luật đều có chung quan điểm về việc chấp nhận hình thức bồi thường thiệt hại. Ý nghĩa của những quy định này là nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm đặc biệt là các lợi ích về tài sản và loại trừ khả năng bên vi phạm lợi dụng hủy hợp đồng để trốn tránh các trách nhiệm của mình. 1.3. Khái quát chung về tính phù hợp với hợp đồng của hàng hoá 1.3.1. Tính phù hợp của hàng hoá Pháp luật các nước quy định tương đối giống nhau về khái niệm “tính phù hợp với hợp đồng của hàng hóa” (conformity of goods). Theo đó, các nước đều có quan điểm hàng hóa “phù hợp với hợp đồng” không chỉ giới hạn về những quy định trong hợp đồng mà còn phải phù hợp với những quy định của pháp luật. Chỉ thị 44/99/EC của Nghị viện châu Âu đưa ra những tiêu chí tạo nên tính phù hợp của hàng hóa tại điều 2 khoản 2: “Hàng hóa được coi là phù hợp với hợp đồng nếu: a. đáp ứng các mô tả của người bán và có các tính chất của hàng mẫu mà người bán cung cấp cho người mua trước đó; b. phù hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người mua mong muốn đạt được hoặc người bán đã cho biết vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặc người bán đã chấp nhận; c. phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại; d. Các phẩm chất và đặc tính thể hiện như hàng hóa cùng loại thường có và đáp ứng yêu cầu hợp lý của người mua, dựa trên tính chất cơ bản của hàng hóa và tính đến bất cứ thông báo công khai nào về các đặc điểm cụ thể của hàng
  21. 13 hóa được người bán, người sản xuất hoặc đại diện của họ đưa ra, đặc biệt qua các quảng cáo hoặc nhãn hiệu.” Tương tự, CISG cũng quy định tại khoản 1,2 điều 35: “1. Người bán phải giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu. 2. Trừ những trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu: a. Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng. b. Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã được biết một cách rõ ràng hoặc ngụ ý vào lúc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng người mua đã không tính đến năng lực hay sự đánh giá của người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý. c. Hàng không có các tính chất của hàng mẫu mà người bán đã cung cấp cho người mua. d. Hàng không được đóng phong bì theo cách thông thường cho những hàng cùng loại hoặc, nếu không có cách thông thường, thì bằng cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệ hàng hoá đó. Tương tự, Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ cũng có những quy định tương tự như chỉ thị 44/99/EC và Công ước Viên năm 1980.5 Như vậy, trước tiên, có thể thấy nghĩa vụ đảm bảo hay giao hàng phù hợp với hợp đồng là nghĩa vụ của người bán. Đồng thời, hàng hóa phù hợp với hợp đồng cũng phải đáp ứng những tiêu chí nhất định. 1.3.1.1. Hàng hóa phù hợp với số lượng, phẩm chất và mô tả như hợp đồng Người bán phải đáp ứng tiêu chí về số lượng hàng hóa. Thông thường, do tính chất phong phú và phức tạp về tính chất hàng hóa cũng như quãng đường vận chuyển hàng trong các giao dịch mang tính quốc tế này, hai bên thường quy 5 Điều 39 Luật Thương mại Việt Nam 2005
  22. 14 định một mức xấp xỉ hoặc có thêm dung sai về số lượng hàng. Theo đó, người bán được phép giao hàng với số lượng nằm trong mức xấp xỉ hay dung sai này. Trong trường hợp áp dụng mức xấp xỉ, người bán phải cần phải tính toán cẩn trọng để cung cấp một số lượng hợp lý. Việc cung cấp thiếu hay thừa quá nhiều so với mức xấp xỉ có thể bị xem là vi phạm nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng và gây ra các phí tổn không đáng có cho các bên (ví dụ: chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển ). Bên cạnh tiêu chí về số lượng, tiêu chí về phẩm chất hàng hóa cũng phải được đảm bảo. Về khía cạnh này, phẩm chất được hiểu theo nghĩa rất rộng, không nhất thiết giới hạn ở những đặc điểm mang tính kỹ thuật hay phẩm chất quy cách của hàng hóa. Ví dụ: trong một vài trường hợp, hàng hóa không đúng nguồn gốc xuất xứ như hợp đồng yêu cầu cũng có thể bị xem là không phù hợp. Ngoài ra, giao hàng với phẩm chất tương tự, dù là phẩm chất tốt hơn cũng chưa được khẳng định là không vi phạm hợp đồng. Hàng hóa được giao tối thiểu phải đáp ứng đầy đủ và chính xác các đặc điểm mang tính chất mô tả trong hợp đồng (Ví dụ: màu sắc, kích cỡ ) Phòng Thương mại Công nghiệp chỉ ra rằng trong trường hợp hàng hóa không có hoặc khó xác định các quy chuẩn về phẩm chất, người bán có nghĩa vụ cung cấp hàng hóa phù hợp với mục đích và mô tả. 1.3.1.2. Hàng hóa có bao bì, được đóng gói và được bảo quản theo hợp đồng Một trong các tiêu chí xác định tính phù hợp của hàng hóa theo hợp đồng chính là tình trạng bao bì, đóng gói hay bảo quản của hàng hóa. Trường hợp bao bì, cách đóng gói hay bảo quản hàng hóa không giống như quy định trong hợp đồng hoặc theo cách thông thường hoặc thích hợp mà hàng hóa cùng loại được đóng gói và bảo quản, hàng hóa có thể bị nghi ngờ không đảm bảo chất lượng như người mua yêu cầu và có thể dẫn đến việc kết luận người mua vi phạm nghĩa vụ của mình. 1.3.1.3. Hàng hóa phải phù hợp với mục đích sử dụng Bên cạnh các tiêu chí trên, Công ước Viên năm 1980, Bộ Luật Thương mại Thống nhất và chỉ thị 44/99/EC đều đề cập đến tính phù hợp với mục đích sử
  23. 15 dụng để xác định tính phù hợp của hàng hóa. Theo đó, hàng hóa sẽ bị xem là không phù hợp nếu không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng [1]; hoặc không phù hợp với bất cứ mục đích sử dụng cụ thể nào mà người bán đã được biết một cách rõ ràng hay ngụ ý vào thời điểm giao kết hợp đồng [2]. Với trường hợp [1], tính thích hợp với mục đích sử dụng ở đây được đánh giá thông qua suy nghĩ thông thường người mua và người bán về công năng sử dụng của hàng hóa.6 Thông thường, tính phù hợp với mục đích sử dụng thường được xác định theo các tiêu chuẩn của nước người bán. Do đó, trên thực tế giao dịch, người mua nên thông báo với người bán về những yêu cầu đặc biệt hoặc những giới hạn của nước người mua. Và tốt nhất là tiêu chuẩn cụ thể mà nước người mua đề ra về tính phù hợp với mục đích sử dụng của hàng hóa. Với trường hợp [2], tính thích hợp với mục đích sử dụng cụ thể được hiểu là mục đích của người mua khi nhập khẩu loại hàng hóa này.7 Ví dụ hàng hóa có thể nhằm mục đích bán lại thu lợi nhuận hoặc trở thành nguyên, nhiên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất Tiêu chí này được dùng trong trường hợp người mua mua hàng nhằm mục đích sử dụng cụ thể. Hay nói cách khác, nếu người bán biết rõ ý định của người mua, người mua thường dựa vào kỹ năng và sự phán đoán của người bán để có được loại hàng hóa đáp ứng được mục đích sử dụng đó (theo Hubber & Mullis 2007). 1.3.1.4. Hàng hóa có tính chất của hàng mẫu Người bán cũng có trách nhiệm giao hàng hóa có các tính chất của hàng mẫu. Theo đó, UCC đã quy định tại điểm c, khoản 1 điều 2-313 như sau: “Nếu thỏa thuận được hình thành có phần dựa trên bất kỳ hàng mẫu hay mô hình nào, tất cả hàng hóa được giao phải đảm bảo phù hợp với hàng mẫu và mô hình đó.” Tương tự, đối với CISG, người bán cũng bị xem là giao hàng không phù hợp nếu hàng hóa không có các tính chất của hàng mẫu.8 Ý nghĩa của điều khoản này là 6 Fit for ordinary use 7 Fit for particular purposes 8 Xem điều 35 khoản 2 điểm c Công ước Viên
  24. 16 thay vì quy định trong hợp đồng các đặc điểm, phẩm chất của hàng hóa, người bán triển khai một nghĩa vụ thay thế để mô tả và nhận diện hàng hóa. 1.3.2. Trách nhiệm của người bán về việc hàng hoá không phù hợp với hợp đồng Trách nhiệm của người bán về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng có thể được hiểu là người bán đã vi phạm một trong các tiêu chí xác định tính phù hợp của hàng hóa như ở phần 1.3.1 và hành vi vi phạm này có thể đã gây ra thiệt hại nhất định cho người mua. Bên cạnh đó, các nguồn luật cũng đã quy định trong trường hợp nào người bán phải chịu trách nhiệm về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và các chế tài có thể được áp dụng nếu xảy ra trường hợp đó. 1.3.2.1. Phạm vi trách nhiệm người bán phải chịu về việc hàng hóa không phù hợp Điều 36 Công ước Viên năm 1980 quy định: 1. Người bán chịu trách nhiệm chiếu theo hợp đồng và Công ước này, về mọi sự không phù hợp nào của hàng hóa tồn tại vào lúc chuyển giao quyền rủi ro sang người mua, ngay cả khi sự không phù hợp của hàng hóa chỉ được phát hiện sau đó. 2. Người bán cũng chịu trách nhiệm về mọi sự không phù hợp của hàng hóa xảy ra sau thời điểm đã nói ở điểm trên và là hậu quả của việc người bán vi phạm bất cứ một nghĩa vụ nào của mình, kể cả việc không thể hoàn toàn đảm bảo rằng trong một thời hạn nào đó, hàng hóa vẫn thích hợp cho mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể hoặc vẫn duy trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định. Tương tự, khoản 2, khoản 3 điều 40 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam cũng đề cập đến vấn đề này: 2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết của hàng hóa đã có trước rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro.
  25. 17 3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng. Như vậy, cả CISG và Luật Thương mại Việt Nam đều sử dụng thời điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa để làm căn cứ xác định phạm vi mà người bán phải chịu trách nhiệm nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Theo đó, phạm vi chịu trách nhiệm của người bán được quy định như sau: Thứ nhất, người bán phải đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa tại thời điểm chuyển giao rủi ro. Có nghĩa là tại thời điểm này, hàng hóa phải ở tình trạng hoàn hảo, phù hợp với yêu cầu và mong muốn của người mua. Nói cách khác, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có bất cứ khiếm khuyết nào được phát hiện tại thời điểm này. Thứ hai, trên thực tế, có những khiếm khuyết hay bất phù hợp chỉ được phát hiện sau khi rủi ro đã được chuyển cho người mua, đặc biệt chỉ phát sinh trong quá trình sử dụng. Với trường hợp này người bán phải chịu trách nhiệm với bất cứ khiếm khuyết nào của hàng hóa phát sinh hoặc là hậu quả của việc bên bán vi phạm hợp đồng [1]; hoặc trong thời hạn mà người bán đã đảm bảo rằng hàng hóa phù hợp với mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể hoặc vẫn duy trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định [2]. Ở đây, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm nếu những khiếm khuyết này là do người bán vi phạm một trong các nghĩa vụ trước thời điểm chuyển giao rủi ro (trường hợp [1]). Nghĩa vụ có thể hiểu là nghĩa vụ đảm bảo hàng hóa phù hợp với hợp đồng như mục 1.3.1 nhưng cũng có thể là bất kỳ nghĩa vụ nào khác. Ví dụ trường hợp người bán được chỉ định thuê tàu và người bán thuê tàu của một công ty không đảm bảo năng lực chuyên chở. Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa bị hư hại do hãng tàu không đủ năng lực. Như vậy, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm với khiếm khuyết của hàng hóa trong trường hợp này mặc dù người bán không trực tiếp vi phạm. Đối với trường hợp [2], người bán phải chịu trách nhiệm về sự không phù hợp nếu khiếm khuyết phát sinh trong thời hạn mà người bán đã đảm bảo rằng hàng hóa phù hợp với mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể hoặc vẫn duy trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định. Đảm bảo này có thể là
  26. 18 một đảm bảo rõ ràng hoặc một đảm bảo ngụ ý. Đối với Công ước Viên năm 1980, việc thực hiện đảm bảo này cũng được xem là một nghĩa vụ. Do đó trường hợp [2] được xem là trường hợp [1] và được diễn giải là người bán vi phạm nghĩa vụ trên. Như vậy, trong phạm vi đã phân tích trên, người bán phải chịu trách nhiệm với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bán được thoát khỏi trách nhiệm này. Theo đó, người bán được miễn trách trong trường hợp tại thời điểm giao kết, người mua một cách hợp lý đã biết được sự không phù hợp với hợp đồng của hàng hóa. Về vấn đề cả Công ước Viên và Luật Thương mại Việt Nam 2005 đều có quan điểm tương đồng.9 1.3.2.2. Các chế tài áp dụng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng Sau khi xác định được trách nhiệm của người bán trong việc hàng hóa không phù hợp hợp đồng, người bán có thể phải chịu các chế tài sau: Người bán phải khôi phục tính phù hợp với hợp đồng của hàng hàng bằng cách sửa chữa phần hàng hóa bị khiếm khuyết hoặc giao hàng thay thế và mọi chi phí sửa chữa hay giao hàng do người bán chịu. Điều này có thể dẫn đến việc người bán phải giao hàng thành từng phần hoặc giao hàng chậm. Người bán có thể phải chấp nhận giảm giá hàng tùy vào độ khiếm khuyết của hàng hóa. Người bán phải chịu khoản phạt vi phạm trong trường hợp đồng có quy định về phạt vi phạm. Người bán phải bồi thường thiệt hại nếu sự không phù hợp của hàng hóa gây ra các thiệt hại cho người mua. Hợp đồng có thể bị hủy nếu hợp đồng có quy định hoặc sự vi phạm của người bán được xem là vi phạm nghiêm trọng dẫn đến hủy hợp đồng (vi phạm cơ bản, vi phạm chủ yếu ) Tùy thuộc vào tình hình thực tế, người bán sẽ phải chịu một chế tài cụ thể hoặc các chế tài kết hợp với nhau. 9 Điều 35 khoản 3 CISG, điều 40 khoản 1 Luật Thương mại Việt Nam 2005
  27. 19 1.3.3. Quyền khôi phục tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng của người bán trước hạn giao hàng Ở phần 1.3.2.2 có nhắc đến biện pháp khôi phục tính phù hợp của hàng hóa như một nghĩa vụ của người bán nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên, các nguồn luật cũng đề cập đến biện pháp này như một quyền của người bán và quyền này chỉ được áp dụng nếu hàng chưa đến hạn phải giao. Thật vậy, điều 8 – 104 của bộ nguyên tắc châu Âu về Hợp đồng quy định trong trường hợp nếu một bên không có khả năng thực hiện được một nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng, trước thời hạn nghĩa vụ được thực hiện bên này có thể đưa ra đề nghị thực hiện một nghĩa vụ thay thế. Nghĩa vụ này có thể là nghĩa vụ đảm bảo hàng hóa phù hợp với hợp đồng. Tương tự, điều 37 Công ước Viên năm 1980 cũng đề cập đến việc sửa chữa phần hàng không phù hợp, giao hàng thiếu hoặc giao hàng thay thế nếu hàng hóa được giao trước hạn. Tuy nhiên, người bán chỉ được sử dụng quyền này nếu được sự đồng ý của người bán. Và quyền này cũng không loại trừ nghĩa vụ chịu phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại của người mua trừ phi có thỏa thuận khác. 1.3.4. Kiểm tra chất lượng hàng hoá và khiếu nại trong trường hợp hàng hoá không phù hợp với hợp đồng Để xác định xem người bán có thực sự vi phạm nghĩa vụ giao hàng phù hợp với hợp đồng hay không, người mua cần thực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng hóa hay còn gọi là giám định hàng hóa. Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa và phát hiện khiếm khuyết sẽ trở thành cơ sở để người mua khiếu nại về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. 1.3.4.1. Kiểm tra chất lượng hàng hóa Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa có thể do chính người mua hoặc một bên thứ ba đảm nhận. Bên thứ ba có thể là cơ quan chuyên trách về giám định chất lượng hàng hóa do các bên thỏa thuận thuê hoặc là người tiêu dùng cuối cùng trong trường hợp hàng hóa được bán lại. Cách thức giám định hàng hóa cũng tùy thuộc vào loại hàng, các đặc tính của hàng, số lượng, bao bì đóng gói cũng như nơi thực hiện giám định.
  28. 20 Ngoài ra, việc kiểm tra hàng hóa phải được thực hiện trong một thời hạn phù hợp và tùy thuộc theo tình huống cụ thể. Thời hạn phù hợp ở đây được hiểu là thời hạn hợp lý và không chậm trễ để tránh việc hàng hóa bị hư hại, tổn thất sau khi hàng được giao. Tùy theo tình huống cụ thể có nghĩa là tùy vào thời điểm sớm nhất mà người mua có khả năng tiếp cận được với hàng để thực hiện giám định chất lượng. Về vấn đề này, Công ước Viên đã đề cập đến hai trường hợp đặc biệt: địa điểm của hàng bị đổi trong quá trình vận chuyển (redirection) hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp (redispatch) trong trường hợp người mua không có khả năng kiểm tra và người bán đã biết hoặc có thể lường trước được sự thay thổi đó.10 1.3.4.2. Khiếu nại trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng Sau khi phát hiện ra sự không phù hợp trong hàng hóa, người mua có thể tiến hành khiếu nại với người bán. Đây đồng thời là cơ sở để người mua tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm đặc biệt là chế tài hủy hợp đồng. Khiếu nại về tính phù hợp của hàng hóa phải đầy đủ các nội dung (bản chất khiếm khuyết, mô tả khiếm khuyết, yêu cầu của người mua ) và đảm bảo được gửi đến người bán trong thời hạn hợp lý. Thời hạn hợp lý được nhấn mạnh bắt đầu từ lúc mà người bán đã nhận biết hoặc đáng lẽ phải nhận biết được khiếm khuyết đó và có độ dài tùy thuộc vào các yếu tố như thỏa thuận về đảm bảo chất lượng của các bên, quy định của pháp luật từng nước Điều 39 CISG, điều 2-607 UCC hay điều 47 Luật Thương mại Việt Nam 2005 đều thống nhất về quan điểm này. 10 Điều 38 Công ước Viên.
  29. 21 CHƯƠNG 2: HỦY HỢP ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ Qua các nghiên cứu ở chương 1, có thể thấy không phải trường hợp hàng hóa không phù hợp nào cũng có thể dẫn đến hủy hợp đồng. Mỗi nguồn luật cũng có các quy định riêng về vấn đề này. Khóa luận này sẽ làm rõ về trường hợp huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng trong khuôn khổ các giao dịch áp dụng Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo Công ước Viên năm 1980, đối với trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng dẫn đến hủy hợp đồng, vi phạm thuộc về trách nhiệm của người bán và quyền hủy hợp đồng thuộc về người mua và người mua chỉ có thể thực hiện quyền này khi sự vi phạm của người bán cấu thành một vi phạm cơ bản hoặc người bán không thể khôi phục sự phù hợp của hàng hóa trong thời hạn đã được người mua gia hạn thêm. 2.1. Các trường hợp dẫn đến việc áp dụng chế tài huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 2.1.1. Các trường hợp hàng hoá không phù hợp cấu thành vi phạm cơ bản 2.1.1.1. Hàng hoá không phù hợp về số lượng, phẩm chất và mô tả. Theo điều 35 khoản 1 điểm a, người bán buộc phải đảm bảo giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả trong hợp đồng. Như vậy, việc cung cấp hàng hóa không đúng số lượng, phẩm chất và mô tả trong hợp đồng đến một giới hạn nào đó sẽ bị xem là vi phạm cơ bản và do đó người mua được quyền hủy hợp đồng. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để xác định vi phạm đó đã nghiêm trọng đến mức là vi phạm cơ bản hay chưa? • Trường hợp hàng hóa không phù hợp về số lượng Trước hết, vì đây là một vi phạm mang tính hình thức, sự không phù hợp được chia thành hai dạng: giao hàng thiếu (quantity shortage/shortfall) và giao hàng thừa (quantity surplus/excess)
  30. 22 Đối với trường hợp giao hàng thiếu, vi phạm này thường bị xem là giao hàng chậm hoặc không giao hàng tùy theo tình huống cụ thể và thường không bị xem là một vi phạm cơ bản. Bên cạnh đó, CISG đã quy định các biện pháp xử lý thay vì áp dụng ngay chế tài hủy hợp đồng. Đối với trường hợp hàng hóa bị giao thừa, theo tinh thần Công ước Viên năm 1980 vi phạm này cũng không bị xem là vi phạm cơ bản. Vì theo lẽ thường hàng hóa vẫn phù hợp với các tiêu chí khác (trong đó có tính tiêu thụ được), do đó vẫn tồn tại khả năng người mua bán lại phần hàng thừa cho bên thứ ba. Tuy nhiên, lý do này không làm mất đi quyền của người mua được quy định tại điều 51 khoản 2 CISG: đó là người mua có thể chấp nhận hay từ chối số lượng phụ trội. Trong trường hợp người mua chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số lượng phụ trội, người mua phải trả thêm số tiền tương đương với phần hàng đó11. Trong trường hợp người mua không chấp nhận, việc từ chối không nhất thiết là việc từ chối phần hàng thừa tại nơi nhận hàng. Dựa trên nguyên tắc thiện chí quy định tại điều 7 và nguyên tắc áp dụng tập quán, thói quen thương mại theo điều 9 Công ước, phần hàng thừa có thể được người mua giữ lại và bảo quản một cách phù hợp trước khi hai bên có biện pháp xử lý khác. Nếu vì lý do đảm bảo đóng gói hoặc chứng từ phù hợp, người mua không thể từ chối và không muốn/không thể bảo quản phần hàng thừa, người mua có thể từ chối toàn bộ số hàng được giao. Tuy nhiên, vì đây không phải là một vi phạm cơ bản, người mua vẫn không được quyền hủy hợp đồng. Như vậy, nói chung giao hàng nhầm số lượng không bị xem là một vi phạm cơ bản và thường sẽ không bị áp dụng chế tài hủy hợp đồng. • Trường hợp hàng hóa không phù hợp về phẩm chất và mô tả trong hợp đồng Điều 35 khoản 1 Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định người mua có nghĩa vụ phải giao hàng phù hợp với phẩm chất và mô tả trong hợp đồng. Trong trường hợp hàng được giao bị khiếm khuyết, đây sẽ là cơ sở để tính toán liệu người bán có vi phạm cơ bản dẫn đến người mua có quyền hủy hợp đồng. Hay hiểu cách khác, sự không phù hợp về 11 Xem lại điều 52 khoản 2 Công ước Viên.
  31. 23 phẩm chất và mô tả có nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng đến mức cấu thành một vi phạm cơ bản không? Hãy xem xét án lệ sau đây: Một công ty của Việt Nam đã ký hợp đồng nhập khẩu lô hàng gồm 10 xe tải đã qua sử dụng với một công ty Hàn Quốc. Hợp đồng được ký vào ngày 5 tháng 5 năm 1996. Hợp đồng quy định xe phải là xe tải gốc và việc kiểm tra phẩm chất do người bán tiến hành ở cảng đi. Tuy nhiên, khi nhận hàng vào ngày 2 tháng 7 năm 1996, người mua phát hiện thấy có dấu hiệu khiếm khuyết ở xe và nghi ngờ đây là các xe chở khách đã được tháo bỏ ghế ngồi. Do đó người mua đã cho thực hiện giám định và nhận được kết luận các xe đều là xe chở khách từ 7 đến 12 chỗ và có lỗ trên sàn xe. Người mua đã gửi khiếu nại cho người bán nhưng người bán không đưa ra đề nghị sửa chữa hoặc giao hàng thay thế. Như vậy, trong trường hợp này theo điều 35 khoản 1 CISG người bán Hàn Quốc đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng phù hợp với phẩm chất và mô tả trong hợp đồng. Vấn đề ở đây là vi phạm của người bán liệu đã là vi phạm cơ bản? Có một số điểm cơ bản cần lưu ý như sau: Thứ nhất, người bán đã giao một loại hàng khác hẳn với chủng loại mà người mua yêu cầu và hàng hóa này chắc chắn không đáp ứng sự mong muốn của người mua về bất cứ khía cạnh gì (yêu cầu chất lượng, mục đích sử dụng ). Tuy nhiên, người bán vẫn tiến hành kiểm tra phẩm chất và tiến hàng giao hàng mà không gặp trở ngại gì mặc dù sự không phù hợp tồn tại ở toàn bộ hàng hóa và dễ dàng phát hiện bởi mắt thường. Do vậy, có dấu hiệu bất thường trong quá trình cấp giấy kiểm tra phẩm chất. Như vậy, có thể kết luận được người bán đã có hành vi vi phạm và chính hành vi vi phạm đó đã dẫn đến việc người mua nhận được những hàng hóa khiếm khuyết với hợp đồng. Có thể ngay từ đầu người bán đã không có khả năng hoặc không có ý định giao hàng phù hợp với hợp đồng. Thứ hai, khi người bán khiếu nại với người mua về sự không phù hợp, người mua đã không đưa ra đề nghị sửa chữa hoặc giao hàng thay thế. Do đó, có thể suy luận người bán không có khả năng hoặc không có ý định khôi phục sự phù hợp của hàng hóa.
  32. 24 Từ các điểm trên, ta có thể kết luận người bán không có khả năng thực hiện hợp đồng và do đó người mua không thể thu được bất cứ lợi ích nào mà người mua mong muốn vào lúc ký hợp đồng. Do đó, vi phạm của người bán là vi phạm cơ bản. Và trong trường hợp này người mua được quyền áp dụng chế tài hủy hợp đồng. Như vậy, ở án lệ trên sự khiếm khuyết của hàng đã đủ cấu thành một vi phạm cơ bản và trở thành cơ sở để áp dụng chế tài hủy hợp đồng. Tuy nhiên, không phải bao giờ sự không phù hợp của hàng hóa về phẩm chất và mô tả theo hợp đồng cũng cấu thành một vi phạm cơ bản. Nếu sự không phù hợp chỉ diễn ra ở một phạm vi không đáng kể và người bán vẫn có khả năng sửa chữa khiếm khuyết cũng như khắc phục hậu quả một cách hợp lý thì vi phạm của người bán chưa đến mức bị xem là vi phạm cơ bản. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp khiếm khuyết về phẩm chất và mô tả xuất hiện do quá trình vận chuyển, bốc dỡ hoặc là lỗi ẩn tỳ, việc xác định vi phạm cơ bản cũng trở nên khó khăn. Chính vì vậy, không phải bao giờ người mua cũng có quyền hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với phẩm chất và mô tả theo hợp đồng. 2.1.1.2. Hàng hoá không phù hợp về bao bì, đóng gói và bảo quản Về vấn đề này, Công ước Viên năm 1980 quy định hàng hóa được giao phải đảm bảo về bao bì, đóng gói và bảo quản như quy định trong hợp đồng12 hoặc theo cách thông thường hoặc thích hợp mà hàng hóa cùng loại được đóng gói và bảo quản13 nếu hợp đồng không có quy định gì. Tuy nhiên, không giống như các tiêu chí về phẩm chất và mô tả, sự không phù hợp về bao bì, đóng gói hoặc bảo quản hầu như không đưa ra một khẳng định chắc chắn về việc hàng hóa có khiếm khuyết và khiếm khuyết (nếu có) có nghiêm trọng hay không. Do đó, nếu chỉ dựa trên khiếm khuyết về bao bì, đóng gói hoặc bảo quản thì không thể khẳng định được người bán đã gây ra vi phạm cơ bản hay chưa. Muốn xác định được tính nghiêm trọng của thiệt hại, các bên cần tiến hành những kiểm tra trực tiếp và chuyên sâu hơn về tình trạng thực tế của hàng trong một thời gian hợp lý. 12 Điều 35 khoản 1 Công ước Viên 13 Điều 35 khoản 2 điểm d Công ước Viên
  33. 25 Tuy nhiên, án lệ CISG ghi nhận những trường hợp mà khiếm khuyết ở bao bì, đóng gói hay bảo quản hàng hóa có thể là vi phạm cơ bản và dẫn đến người mua được quyền hủy hợp đồng. Nếu khiếm khuyết ở bao bì, đóng gói hay bảo quản sẽ gây ra hậu quả trực tiếp và chắc chắn cho hàng. Ví dụ nhiệt độ bảo quản không thích hợp khiến hàng hóa bị biến chất, xe ô tô nguyên chiếc bị va đập dẫn đến biến dạng hư hại nhiều chỗ. Nếu những khiếm khuyết đó đủ nghiêm trọng và hầu như không có khả năng khắc phục, người mua hoàn toàn có quyền hủy hợp đồng. Đồng thời, những khiếm khuyết này xảy ra là do một hành vi vi phạm của người bán (cung cấp bao bì, đóng gói hay bảo quản không đúng cách, thuê tàu không đảm bảo chất lượng dẫn đến hàng bị hư hại, tổn thất trong quá trình vận chuyển ), người bán sẽ bị xem là gây ra vi phạm cơ bản do đó người mua có thể hủy hợp đồng. Ngoài ra, trong trường hợp hàng hóa được mua về để bán lại ngay lập tức, người mua phải đảm bảo hàng hóa ở tình trạng hoàn hảo tối thiểu ở phần bao bì, đóng gói hay bảo quản để có thể bán lại cho bên khác. Hay nói cách khác nếu hàng hóa không phù hợp về bao bì, đóng gói hay bảo quản, hàng hóa sẽ bị xem là không phù hợp với mục đích sử dụng của người mua. Trường hợp này sẽ được phân tích ở mục 2.1.1.3 tiếp sau. 2.1.1.3. Hàng hoá không phù hợp với mục đích sử dụng Theo tinh thần của Công ước Viên năm 1980 cũng như chỉ thị 44/99/EC, tính phù hợp với mục đích sử dụng được xem là một trong những tiêu chí ngầm hiểu về chất lượng hàng hóa. Do đó, yếu tố này sẽ được áp dụng trong trường hợp các quy định về số lượng, phẩm chất, mô tả và đóng gói, bảo quản không có hoặc không rõ ràng. Hay hiểu cách khác, khi hàng hóa được giao có khiếm khuyết nhưng không có quy định cụ thể trong hợp đồng, các bên sẽ dựa vào mức độ hàng không phù hợp với mục đích sử dụng để xác định xem vi phạm của người bán có phải là vi phạm cơ bản hay chưa. Như đã phân tích ở mục 1.3.1.3 của khóa luận này, sự không phù hợp với mục đích sử dụng được hiểu là không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà hàng hóa cùng loại (cùng mô tả) vẫn thường đáp ứng (fit for ordinary use); hoặc
  34. 26 không phù hợp với bất cứ mục đích sử dụng cụ thể nào mà người bán đã được biết một cách rõ ràng hay ngụ ý vào thời điểm giao kết hợp đồng (fit for particular purposes). Theo đó, CISG đã quy định: 2. Trừ những trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu: a. Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng. b. Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng người mua đã không tính đến năng lực hay sự đánh giá của người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý. • Trường hợp hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng theo điểm a khoản 2 điều 35. Ở trường hợp này, bởi vì chất lượng hàng hóa được so sánh với chất lượng của hàng hóa cùng loại/mô tả. Theo đó, vấn đề đặt ra ở đây là chất lượng hàng hóa được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa cùng loại của nước người bán hay nước người mua? Trong các vụ việc thuộc khuôn khổ Công ước, cơ quan giải quyết tranh chấp thường lấy các tiêu chuẩn hoặc các quy định của nước người bán về hàng hóa cùng loại để xem xét liệu hàng hóa được giao đã phù hợp hay chưa. Một tranh chấp đã xảy ra giữa người bán ở Châu Âu và người mua ở Mỹ về hợp đồng mua bán xăng dành cho ô tô, địa điểm giao là Rotterdam Hà Lan. Loại xăng từ lâu được sử dụng ở châu Âu là loại xăng pha chì trong khi đó xăng được sử dụng ở Mỹ lại là loại không chì. Vì thế, người bán đã giao hàng là xăng có pha chì trái với hiểu biết và mong muốn của người mua là loại xăng không chì (mặc dù không có quy định cụ thể nào trong hợp đồng về việc xăng có chì hay không chì). Do đó, ở đây, áp dụng điều 35 khoản 2 điểm a CISG và tiêu chuẩn hàng hóa ở nước người mua, hàng vẫn bị xem là không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng loại. Tuy nhiên, vì từ lâu thị trường châu Âu vẫn sử dụng xăng pha chì và địa điểm giao hàng lại là một nơi thuộc châu Âu
  35. 27 nên người bán được xem là không có đủ điều kiện để biết hoặc suy đoán nhu cầu chính xác của người mua. Do đó ở đây người bán không bị xem là đã gây ra vi phạm cơ bản. Một vấn đề khác được đặt ra khi áp dụng điều 35 khoản 2 điểm a là liệu mức độ chất lượng nào mới được chấp nhận. Nhiều nhà nghiên cứu Công ước cho rằng điều 35 khoản 2 điểm a được hiểu hàng hóa được giao phải có chất lượng trung bình xét trên mặt bằng các hàng hóa cùng mô tả. Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng hàng hóa được giao có thể là hàng hóa đáp ứng các yếu tố phẩm chất ở mức tối thiểu miễn vẫn đáp ứng mục đích sử dụng của người mua. Tuy nhiên, nói chung tòa án hay trọng tài sẽ đánh giá tính phù hợp với mục đích sử dụng của hàng cùng loại dựa trên mong muốn hoặc hiểu biết của một người thông thường ở địa vị người mua đối với công năng của loại hàng đó. Theo đó, nếu chất lượng hàng hóa được giao hoàn toàn khác xa với mức độ chất lượng mà người mua mong muốn và do đó làm mất đi những lợi ích mà người mua chờ đợi theo điều 25 CISG, người bán có thể bị xem là đã gây ra vi phạm cơ bản. Một tranh chấp liên quan đến vấn đề từng phát sinh giữa người bán Hà Lan và người mua Áo về mặt hàng cá đông lạnh.14 Sau khi xem xét mẫu do bên Hà Lan cung cấp, người mua đã ký hợp đồng và giao hàng cho người sử dụng ở Latvia. Tuy nhiên, người sử dụng đã phát hiện cá thuộc mùa đánh bắt năm trước và Latvia có quy định cấm nhập cá đánh bắt trên 6 tháng nên người sử dụng đã trả lại toàn bộ số hàng cho người mua. Trong trường hợp này, người bán bị kết luận đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng phù hợp theo điều 35 khoản 2 điểm a. Mặc dù thị trường Hà Lan vẫn tồn tại cá đông lạnh từ mùa đánh bắt năm trước lẫn năm nay, cơ quan giải quyết tranh chấp ở đây là tòa án Áo đã lập luận rằng đối với một người mua hoặc người sử dụng thông thường cá đông lạnh thường được hiểu là cá thuộc mùa đánh bắt ngay trong năm đó. Do đó, nếu bỏ qua các tình tiết khác, người bán bị xem gây ra vi phạm cơ bản dẫn đến người mua có thể áp dụng chế tài hủy hợp đồng. 14 Tranh chấp số 447 (20030227) tại
  36. 28 • Trường hợp hàng hóa không phù hợp với bất cứ mục đích sử dụng cụ thể nào mà người bán đã được biết một cách rõ ràng hay ngụ ý vào thời điểm giao kết hợp đồng theo điều 35 khoản 2 điểm b Tiêu chí tại điểm b khoản 2 điều 35 thường được áp dụng trong các trường hợp: hàng hóa đặc biệt, độc đáo và không phổ biến trên thị trường; hàng hóa mà người mua thông thường không có hiểu biết hoặc không được cung cấp rõ ràng các tiêu chí về phẩm chất, mô tả Tuy nhiên người bán phải được người mua thể hiện một cách rõ ràng hoặc ngụ ý về ý định sử dụng loại hàng hóa đó và do đó hàng được chọn là dựa trên sự hiểu biết hoặc phán đoán một cách hợp lý của người mua. Ví dụ: đối với các hàng hóa có thiết kế riêng, cấu tạo phức tạp, hàm lượng khoa học kỹ thuật cao Trong trường hợp người bán đã biết đến mục đích sử dụng cụ thể của người mua và được người mua tin tưởng cung cấp hàng, người bán sẽ bị coi là gây ra vi phạm nếu giao hàng không phù hợp. Nếu tính chất vi phạm đủ nghiêm trọng, vi phạm đó sẽ bị xem là vi phạm cơ bản và hợp đồng có thể sẽ bị hủy. Ví dụ như ở tranh chấp diễn ra giữa người mua Thụy Sỹ và người bán Ý về hợp đồng mua bán bộ trò chơi dành cho trẻ em lắp đặt trong công viên giải trí.15 Bộ trò chơi được dự định sẽ cho bên thứ ba thuê. Sáu ngày sau khi hàng được giao, người mua tuyên bố hủy hợp đồng vì hai lý do: thứ nhất, số lượng và lắp ráp các trò chơi không giống như thỏa thuận trong hợp đồng; thứ hai, hàng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn (không có giấy chứng nhận an toàn, ốc bị long ) Trong trường hợp này, sau khi tiến hành giám định, cơ quan giải quyết tranh chấp ở đây là một tòa án ở Thụy Sỹ đã kết luận: thứ nhất, hàng hóa được giao không phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng (theo điều 35 khoản 2 điểm a); thứ hai, hàng hóa được giao không đảm bảo an toàn do đó dẫn đến không đảm bảo phù hợp với mục đích sử dụng cụ thể của người mua (theo điều 35 khoản 2 điểm b). Kết luận theo điểm b được giải thích bởi vì hàng hóa được tiêu dùng vì mục đích thương mại và được sử dụng tại nơi công cộng, tính đảm bảo an toàn 15 Tranh chấp số OA.2000.459 (20070419) tại
  37. 29 được xem là một thỏa thuận ngầm hiểu của hai bên về chất lượng. Và bên cạnh đó, bộ trò chơi lắp đặt trong công viên giải trí của người bán cũng không đáp ứng các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn của nước người mua16. Chính vi phạm liên quan đến tính an toàn của trò chơi này đã khiến cho người mua không thể thực hiện được mục đích thương mại của mình - ở đây là thu lợi nhuận từ việc cho bên thứ ba thuê. Tình trạng này đã khiến người mua mất đi một cách đáng kể các lợi ích mà họ mong muốn thu được trên cơ sở hợp đồng. Do đó, vi phạm của người bán được kết luận là vi phạm cơ bản và người mua được quyền hủy hợp đồng. • Sự liên quan giữa điểm a và điểm b của khoản 2 điều 35 Công ước Viên Điều 35 khoản 2 điểm b được xem là một sự mở rộng so với điểm a trong việc bảo vệ những lợi ích mà người mua nhận được từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng. CISG giải thích rằng mặc dù hàng hóa vẫn thích hợp cho mục đích của các loại hàng hóa thường dùng, hàng hóa vẫn có khả năng không phù hợp với mục đích sử dụng cụ thể của người mua. Do đó, khi xem xét vi phạm, tòa án hoặc trọng tài thường ưu tiên áp dụng điểm b (phù hợp với mục đích sử dụng cụ thể) so với điểm a (phù hợp với mục đích sử dụng của hàng cùng loại). Ví dụ: Một người mua muốn mua thức ăn cho một loại chó cảnh quý hiếm và kén ăn. Người mua đã tin tưởng nhờ người bán cung cấp loại thức ăn phù hợp. Tuy nhiên, loại thức ăn người bán giao lại gây hại cho loại chó đó mặc dù loại thức ăn này được dùng bình thường cho hầu hết những loại chó cảnh khác. Nếu áp dụng khoản a, người bán sẽ không bị xem là gây ra vi phạm và do đó không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. Tuy nhiên, bởi vì người mua đã tin tưởng vào khả năng và hiểu biết của người bán trong việc cung cấp loại thức ăn phù hợp, do đó người bán bị đã giao hàng không phù hợp theo điểm b khoản 2 điều 35. • Sự liên quan giữa tính phù hợp ở điều 35 khoản 2 điểm a, b và điều 35 khoản 1 Điều 35 khoản 2 nói chung và điểm a,b nói riêng thường được dùng trong trường hợp khi hợp đồng không có quy định rõ ràng về phẩm chất, mô tả hay 16 Luật liên bang về đảm bảo an toàn trong lắp đặt và thiết bị kỹ thuật của Thụy Sỹ (Federal Law of 19 March 1976 on the safety of technical installations and equipments)
  38. 30 đóng gói, bảo quản hàng hóa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hàng hóa được giao đáp ứng các tiêu chí về mục đích sử dụng theo khoản 2 điểm a,b nhưng không phù hợp với quy cách hoặc mô tả trong hợp đồng theo khoản 1. Ở đây, hàng hóa được hiểu là hàng thay thế khác chủng loại (aliud). Vậy thì liệu người bán có bị xem là vi phạm nghĩa vụ giao hàng đúng mô tả trong hợp đồng không? Với trường hợp này, CISG thiên về quan điểm dù cung cấp hay có khả năng cung cấp hàng thay thế nhưng khác chủng loại, người bán vẫn bị xem là vi phạm nghĩa vụ hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ [Nagy 2007, trang 12, đoạn 2] 2.1.1.4. Hàng hoá không có các tính chất của hàng mẫu Điều 35 khoản 2 điểm c Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng hàng hóa mua bán quốc tế quy định: “Trừ những trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu: Hàng không có các tính chất của hàng mẫu mà người bán đã cung cấp cho người mua.” Người bán sẽ bị xem là vi phạm nếu giao hàng không có các tính chất của hàng mẫu mà người bán đã cung cấp cho người mua trước đó. Trong trường hợp hàng hóa được giao khác biệt đáng kể với hàng mẫu và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người mua, người bán bị xem là gây ra vi phạm cơ bản và do đó người mua có quyền hủy hợp đồng. Một trong những án lệ điển hình trong trường hợp này là tranh chấp giữa công ty Rotorex của Mỹ và công ty Delchi của Ý về hợp đồng mua bán máy nén khí.17 Những máy này sẽ được sử dụng để sản xuất máy điều hòa không khí. Trước khi thực hiện hợp đồng, người bán Rotorex đã gửi cho người mua Delchi một máy nén mẫu kèm theo một bản thông số kỹ thuật. Tuy vậy, sau khi hàng được giao, người mua phát hiện 93% máy nén khí có khả năng làm lạnh thấp hơn và tiêu thụ năng lượng nhiều hơn so với mẫu và so với thông số kỹ thuật. Sau những nỗ lực không thành công của người mua để khắc phục các lỗi kỹ thuật này, người mua yêu cầu người bán giao hàng thay thế. Người bán từ chối. Người mua tuyên bố hủy hợp đồng và đòi người bán bồi thường thiệt hại. 17 Tranh chấp số 88-CV-1078 19940909 xem tại
  39. 31 Tòa án xác định hành động hủy hợp đồng của người mua là hợp lý. “Ở đây, máy nén khí không phù hợp với quy cách do công suất làm mát thấp và tiêu thụ nhiều năng lượng. Mà công suất làm mát và khả năng tiêu thụ năng lượng là những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị của một chiếc máy nén khí. Vi phạm này khiến cho người mua không thực hiện được mục đích của mình là sản xuất ra những chiếc điều hoà đạt tiêu chuẩn, tiêu thụ được trên thị trường. Do đó nó được coi là một vi phạm cơ bản theo điều 25 CISG” (theo Nguyễn Minh Hằng 2010). Ở đây, người mua được quyền hủy hợp đồng theo điều 49. Một vấn đề đặt ra là nếu hàng hóa có các tính chất của hàng mẫu (điều 35 khoản 2 điểm a) nhưng không thích hợp cho các mục đích sử dụng thông thường mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng (điều 35 khoản 2 điểm c) thì sẽ xử lý thế nào? Cung cấp hàng mẫu được xem là một thỏa thuận về cách mô tả, nhận diện hàng hóa và có ý nghĩa phản ánh chất lượng cũng như mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa. Tuy nhiên không phải bao giờ sự phản ánh đó cũng chính xác và phù hợp với mong muốn của người mua. Nếu người mua vẫn tiến hành giao kết hợp đồng bất chấp việc nhận thức được sự không tương ứng hàng mẫu và chất lượng cũng như mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa, người bán sẽ không bị xem là gây ra vi phạm (theo điểm c). Ngược lại, nếu người mua không có khả năng nhận thức được sự không tương ứng đó, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm với sự không phù hợp của hàng hóa (theo điểm a). Quay lại án lệ về mặt hàng cá đông lạnh ở phần 2.1.1.3, chi tiết cá thuộc mùa đánh bắt năm trước đã không được người bán tiết lộ cho người mua. Do đó, mặc dù cá đông lạnh được giao đã đáp ứng tiêu chí là có các tính chất của hàng mẫu, tòa án đã dựa trên sự không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường theo điều 35 khoản 2 điểm b và kết luận người bán đã gây ra vi phạm. 2.1.2. Trường hợp không thể khôi phục tính phù hợp của hàng hóa trong khoảng thời gian mà người mua đã gia hạn thêm hoặc thời hạn mà người bán đã yêu cầu người mua gia hạn thêm. Tính phù hợp của hàng hóa có thể được khôi phục bằng cách sửa chữa các hư tổn, khiếm khuyết hoặc giao hàng thay thế. Các biện pháp khôi phục này không làm mất đi các quyền khác của người mua như phạt bồi thường thiệt hại
  40. 32 và chỉ được áp dụng nếu không gây ra các chi phí hay chậm trễ vô lý cho các bên. Các biện pháp khôi phục này được tiến hành trong một thời hạn mà người bán được người mua gia hạn thêm theo điều 47 khoản 1. CISG có quy định với từng biện pháp như sau: - Quyền của người mua: Ðiều 46 khoản 2, 3 cho phép người mua yêu cầu người bán phải loại trừ sự không phù hợp (sửa chữa khiếm khuyết) hoặc giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Việc yêu cầu sửa chữa hay thay thế phải được gửi đi cùng một lúc với việc thông báo sự không phù hợp chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó. - Quyền của người bán: Điều 48 đưa ra biện pháp loại trừ các thiếu sót trong thực hiện nghĩa vụ (bao gồm cả việc khôi phục tính phù hợp của hàng hóa) như một quyền của người bán. Tuy nhiên, quyền này chỉ được áp dụng khi người mua đồng ý. “1. Với điều kiện tuân thủ quy định của điều 49, người bán có thể, ngay cả sau khi hết thời hạn giao hàng, loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, phí tổn do người bán chịu, với điều kiện là điều đó không kéo theo một sự chậm trễ vô lý và không gây ra cho người mua những trở ngại phi lý hay sự không chắc chắn về việc người bán hoàn trả các phí tổn mà người mua gánh chịu. Tuy nhiên, người mua vẫn có quyền đòi bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này. 2. Nếu người bán yêu cầu người mua cho biết là người mua có chấp nhận việc loại trừ thiếu sót nói trên của người bán hay không và nếu người mua không đáp ứng yêu cầu này của người bán trong một thời hạn hợp lý, thì người bán có thể loại trừ thiếu sót đó trong phạm vi thời hạn mà người bán đã ghi trong đơn yêu cầu. Người mua không thể, trước khi hết thời hạn ấy, sử dụng bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào không thích hợp cho việc thi hành nghĩa vụ của người bán.” Đồng thời, điều 51 khoản 1 cũng cho phép người bán giao hàng thay thế trong trường hợp một phần hàng hóa không phù hợp với hợp đồng.
  41. 33 “1. Nếu người bán chỉ giao một phần hàng hóa hoặc nếu chỉ một phần hàng hóa đã giao phù hợp với hợp đồng thì các điều 46 đến 50 sẽ được áp dụng đối với phần hàng hóa thiếu hoặc phần hàng không phù hợp với hợp đồng. 2. Người mua chỉ được tuyên bố hủy bỏ toàn bộ hợp đồng, nếu việc không thực hiện hợp đồng hoặc một phần hàng giao không phù hợp với hợp đồng cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng.” Cần lưu ý, CISG quy định khi phần hàng không phù hợp cấu thành một vi phạm cơ bản thì người mua được phép lựa chọn giữa tuyên bố hủy (theo điều 51 khoản 1) hoặc yêu cầu giao hàng thay thế (theo điều 46 khoản 2, 3). Mặc dù CISG đã cho phép thực hiện các biện pháp khôi phục tính phù hợp của hàng hóa. Tuy nhiên trên thực tế, có thể người bán hoàn toàn không đủ khả năng khôi phục sự phù hợp hàng hóa hoặc nếu khôi phục sẽ gây ra những phí tổn vô lý hoặc sự chậm trễ không đáng có cho các bên. Do đó, không phải bao giờ người bán cũng đảm bảo giao hàng phù hợp với hợp đồng trong thời hạn gia hạn thêm tại điều 47. Trong trường hợp này, người bán sẽ bị xem là gây ra vi phạm cơ bản và người mua được phép áp dụng chế tài hủy hợp đồng theo điều 49 khoản 1, điều 51 khoản 2 và trong một thời hạn hợp lý theo điều 49 khoản 2 điểm b(ii) và (iii).18 Hãy xét tranh chấp sau để thấy rõ hơn việc áp dụng hủy hợp đồng do người mua không đủ khả năng thực hiện các biện pháp khôi phục tính phù hợp của hàng hóa: Một người bán Đức và người mua tiến hành mua bán phần mềm.19 Tuy nhiên, CD-Rom mà người bán cung cấp không có đầy đủ các mô đun để sử dụng phần mềm. Người mua đã khiếu nại về sự không phù hợp của hàng hóa với người bán. Tuy nhiên người bán vẫn không thể cung cấp được các mô đun cần thiết bởi vì người mua chỉ cần một loại mô đun đặc biệt để sử dụng phần mềm này tại Áo và loại mô đun này vẫn chưa được tạo ra. Tòa án đã kết luận người bán có gây ra vi phạm cơ bản do người bán không đủ khả năng khôi phục tính phù hợp của hàng hóa dẫn đến làm mất đi những lợi ích mà người mua mong 18 Xem giải thích về thời hạn thông báo hủy hợp đồng tại mục 2.2.2 khóa luận này 19 Xem tranh chấp số 5 Ob 45/05m (20050621) tại
  42. 34 muốn có được. Do đó, trong trường hợp này, người mua được áp dụng quyền hủy hợp đồng theo điều 49 khoản 1. 2.2. Một số giới hạn về quyền huỷ hợp đồng của người mua do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng Khi nghi ngờ hàng hóa có dấu hiệu không phù hợp, người mua phải tiến hành các biện pháp kịp thời để xác định xem người bán có gây ra vi phạm không và dẫn đến người mua được quyền áp dụng các biện pháp theo điều 45, trong đó có chế tài hủy hợp đồng. Theo đó, Công ước Viên năm 1980 đã quy định về trách nhiệm của người mua khi phát hiện hàng hóa có dấu hiệu không phù hợp với hợp đồng. Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời các trách nhiệm này sẽ dẫn đến việc người mua bị mất quyền hủy hợp đồng. 2.2.1. Trường hợp người mua không khiếu nại hoặc không kịp thời khiếu nại về sự không phù hợp của hàng hóa. Khi phát hiện ra hàng hóa không phù hợp, người mua phải tiến hành thông báo hay khiếu nại về sự không phù hợp của hợp đồng đến người bán. Việc khiếu nại kịp thời sẽ trở thành cơ sở để người mua sử dụng các quyền của mình theo điều 45 Công ước. Tuy nhiên, để khiếu nại hợp lý và hợp pháp, người mua phải đảm bảo cơ sở khiếu nại là biên bản giám định chứng nhận hàng hóa không phù hợp, cung cấp đầy đủ những chi tiết về sự không phù hợp của hàng cũng như những yêu cầu khác đúng cách và kịp thời. Nếu không đảm bảo được cơ sở khiếu nại, nội dung và hình thức khiếu nại cũng như thời hạn khiếu nại, người mua sẽ mất đi quyền hủy hợp đồng của mình trong trường hợp hàng hóa không phù hợp đủ cấu thành một vi phạm cơ bản. 2.2.1.1. Cơ sở khiếu nại – biên bản giám định chất lượng hàng hóa Trước hết, việc kiểm tra hàng hóa phải được thực hiện đúng cách thức và đảm bảo tính khách quan. Như vậy, vấn đề thứ nhất cần cần chú trọng ở đây là cách thức kiểm tra. Cách thức kiểm tra hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hàng, số lượng, tình trạng bao gói Trường hợp biên bản giám định được lập bởi một bên không đủ trình độ chuyên môn hoặc kỹ thuật, cơ sở vật chất để tiến hành các biện pháp kiểm tra thích hợp với hàng, biên bản giám định sẽ mất đi tính chính xác và do
  43. 35 đó không thể trở thành cơ sở hợp pháp để người mua tiến hành khiếu nại hoặc bằng chứng để cơ quan giải quyết tranh chấp xác định tính phù hợp của hàng hóa. Xét tranh chấp diễn ra giữa người bán có trụ sở ở Ý và người mua có trụ sở ở Hà Lan về hợp đồng mua bán pho mát.20 Một thời gian ngắn sau khi hàng được giao, người mua gửi khiếu nại cho người bán về sự không phù hợp của phó mát với hợp đồng. Tuy nhiên, người mua không chỉ dẫn thêm về nội dung khiếm khuyết cụ thể ở đây là pho mát bị nhiễm khuẩn. Người bán Ý yêu cầu người mua thanh toán tiền hàng còn người mua Hà Lan yêu cầu phải giảm tiền hàng do hàng không phù hợp với hợp đồng. Cơ quan giải quyết tranh chấp là một tòa án của Hà Lan đã phát hiện người mua chỉ kiểm tra chất lượng phó mát bằng cách khảo sát bằng mắt thường. Tòa án cho rằng lý do hàng được giao ở trạng thái đông lạnh là không đủ cơ sở cho việc người mua không thực hiện các kiểm tra chuyên sâu hơn. Và đáng lẽ người mua phải thực hiện rã đông một vài mẫu để tiến hành kiểm tra. Đồng thời, người mua không chứng minh được người bán đã biết hoặc không thể không biết đến việc pho mát bị nhiễm khuẩn vào lúc đông lạnh phó mát. Do đó, yêu cầu của người mua bị bác bỏ và người mua phải thực hiện thanh toán đầy đủ cho người bán. Ngoài ra biên bản giám định cũng phải đảm bảo tính khách quan. Trong trường hợp nếu biên bản giám định có dấu hiệu không khách quan trong đánh giá của bên giám định, biên bản giám định khó trở thành cơ sở để người mua tiến hành khiếu nại và đặc biệt là bằng chứng đáng tin cậy để cơ quan giải quyết tranh chấp xác định hàng hóa có phù hợp hay không. Do có yếu tố ý chí của con người, việc chứng minh sự không khách quan của biên bản giám định khó khăn hơn so với chứng minh cách thức kiểm tra không phù hợp. Thứ hai, việc kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được tiến hành trong một thời hạn hợp lý. Điều 38 khoản 1 Công ước Viên năm 1980 quy định: “Người mua phải kiểm tra hàng hóa hoặc bảo đảm đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tuỳ tình huống cụ thể”. Như đã 20 Tranh chấp số 900336 (19911219) xem tại
  44. 36 giải thích tại mục 1.3.4.1, việc kiểm tra chất lượng phải thực hiện trong một thời hạn phù hợp ở đây được hiểu là thời hạn hợp lý và không chậm trễ để tránh việc hàng hóa bị hư hại, tổn thất sau khi hàng được giao, hoặc tại thời điểm sớm nhất người mua có khả năng tiếp cận được với hàng để thực hiện giám định chất lượng. Theo đó, Công ước Viên quy định các thời điểm được xem là thời điểm hợp lý để người mua tiến hành kiểm tra: ngay khi nhận được hàng đối với hợp đồng có chuyên chở (việc chuyên chở do bên thứ ba tiến hành)21; ngay tại địa điểm đến mới sau khi hàng bị đổi trong quá trình vận chuyển (redirection) hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp (redispatch) trong trường hợp người mua không có khả năng kiểm tra và người bán đã biết hoặc có thể lường trước được sự thay thổi đó.22 Do đó, đối với những hàng hóa có hạn sử dụng ngắn và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lý hóa bên ngoài như lương thực, thực phẩm, nếu người mua không tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa trong một thời hạn hợp lý, biên bản giám định của người mua sẽ khó có thể trở thành căn cứ để người bán khiếu nại hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp xác định sự phù hợp của hàng hóa. Xét tranh chấp diễn ra giữa người mua Đức và người bán Pháp về hợp đồng mua bán cánh cửa. Cửa được sản xuất hàng loạt. Hai tháng sau khi chuyến hàng cuối cùng được giao, người mua khiếu nại với người bán về việc hàng có khiếm khuyết. Tuy nhiên người bán không chấp nhận vì cho rằng đã quá thời hạn khiếu nại. Sau đó, người bán khởi kiện người mua vì đã không thanh toán tiền hàng. Cơ quan giải quyết tranh chấp là một tòa án của Đức đã phát hiện người mua tiến hành việc kiểm tra phẩm chất hàng hóa quá muộn. Tòa án giải thích rằng mặc dù người mua đã bán lại số cửa, người mua vẫn không được miễn khỏi trách nhiệm kiểm tra chất lượng cửa trừ phi người mua là một trung gian thuần túy hoặc hàng được giao thẳng cho người tiêu dùng cuối cùng. Do người bán không thể biết trước hoặc suy đoán được người mua sẽ bán lại số hàng đó, người mua không được miễn trừ trách nhiệm theo điều 38 khoản 3 Công ước Viên. Ngoài ra, việc cửa được bọc lại không thể là lý do khiến người mua không thực 21 Điều 38 khoản 2 Công ước Viên 22 Điều 38 khoản 3 Công ước Viên
  45. 37 hiện việc giám định chất lượng hàng hóa. Chỉ cần mở một số cửa mẫu là người mua có thể xác định được việc hàng hóa có bị lỗi do việc sản xuất hay không. Do đó, việc tiến hành giám định bị xem là đã quá thời gian hợp lý và vì vậy kéo theo việc khiếu nại quá muộn dẫn đến người mua bị mất đi quyền hủy hợp đồng theo điều 49 khoản 1. 2.2.1.2. Hình thức và nội dung khiếu nại Tuy rằng Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không quy định cụ thể người mua phải thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa thông qua phương tiện nào, bao gồm những nội dung gì. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cũng như cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra những lưu ý quan trọng cho người mua về việc khiếu nại. Về hình thức khiếu nại, điều 27 CISG quy định: “Trừ phi trong Phần II của Công ước này có quy định gì khác, trong trường hợp một thông báo, một yêu cầu hay một thông tin khác đã được gửi bởi một bên của hợp đồng chiếu theo Công ước này và bằng một phương tiện thích hợp với hoàn cảnh, thì một sự chậm trễ hoặc lầm lẫn trong việc chuyển giao thông tin hoặc việc thông tin không đến người nhận cũng sẽ không làm bên đó mất quyền viện dẫn các thông tin của mình.” Do đó, khiếu nại của người mua sẽ được báo đến người mua bằng bất cứ phương tiện nào thích hợp với hoàn cảnh, có thể là văn bản hoặc bằng miệng. Các học giả về CISG cho rằng tối thiểu phương tiện đó phải là phương tiện mà các bên giao dịch đều sử dụng. Đồng thời, người mua phải đảm bảo chỉ dẫn được chính xác ngày tháng và người mà mình đã liên lạc. Trong vụ tranh chấp về hợp đồng mua bán giày23, tòa án cho rằng, khiếu nại qua điện thoại chỉ được chấp nhận nếu người mua chứng minh được mình đã liên lạc với ai vào lúc nào và khiếu nại những nội dung gì Bên cạnh đó, người bán và người mua có thể tự thỏa thuận về hình thức khiếu nại. Về nội dung khiếu nại, một khiếu nại đầy đủ phải nêu được các chi tiết liên quan khiếm khuyết như tên, bản chất. Trong trường hợp người mua không xác định được đấy là loại khiếm khuyết gì, tối thiểu người mua cũng phải mô tả 23 Tranh chấp số 3/13 O 3/94 (19940713) tại
  46. 38 được các đặc điểm mà khiếm khuyết thể hiện ra bên ngoài (symptoms). Người mua nên sử dụng biên bản giám định như một bằng chứng chứng tỏ sự không phù hợp của hàng. Bên cạnh việc chỉ rõ khiếm khuyết, các chuyên gia CISG cũng cho rằng người bán nên chủ động đưa ra các biện pháp cụ thể để xử lý khiếm khuyết đó như yêu cầu sửa chữa, yêu cầu giao hàng thay thế Các nội dung trên không được nêu cụ thể rõ ràng sẽ làm mất đi tính hợp lý cho khiếu nại, đồng thời khó trở thành một bằng chứng chính xác và đáng tin cậy để góp phần bảo vệ quyền của người bán theo điều 45. Quay lại tranh chấp về hợp đồng mua bán pho mát tại mục 2.2.1.124, nội dung của khiếu nại không rõ ràng và cụ thể đã trở thành dấu hiệu đầu tiên thể hiện người mua không thực hiện nghĩa vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa và do đó dẫn đến những bất lợi của người mua khi phán quyết được ban hành. 2.2.1.3. Thời hạn khiếu nại Công ước Viên năm 1980 quy định hai trường hợp khiến người bán mất quyền khiếu nại tại điều 39: “1. Người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp hợp đồng nếu người mua không thông báo cho người bán về sự không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện hoặc đáng lẽ ra đã phải phát hiện ra sự không phù hợp. 2. Trong mọi trường hợp, người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán biết về việc đó chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng.” • Ở trường hợp tại khoản 1, thời hạn khiếu nại được tính bắt đầu từ lúc người mua đã phát hiện ra hoặc đáng lẽ phải phát hiện được sự không phù hợp. Thời hạn đề ra tại khoản này có sự liên quan mật thiết tới thời hạn kiểm tra chất lượng hàng hóa được quy định tại điều 38 CISG. Theo tinh thần Công ước, việc kiểm tra chất lượng hay chưa không có tính quyết định về quyền khiếu nại của 24 Xem lại tranh chấp về Phó mát tại mục 2.2.1.1, trang 39
  47. 39 người mua nhưng là cơ sở cho việc tính toán thời hạn khiếu nại. Thời hạn khiếu nại được xác định dựa trên thời điểm bắt đầu và độ dài của thời hạn. Về thời điểm bắt đầu tính thời hạn, có hai trường hợp như sau: Thứ nhất, nếu hàng hóa biểu hiện khiếm khuyết ngay tại thời điểm giao hàng, thời hạn khiếu nại sẽ được tính từ thời điểm đáng lẽ người mua phải thực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nếu người mua tiến hành muộn hoặc không tiến hành; nếu người mua đã tiến hành kiểm tra chất lượng trong một hợp lý, thời hạn khiếu nại sẽ được tính từ thời điểm đó. Thứ hai, khiếm khuyết của hàng hóa là lỗi ẩn tỳ hoặc không thể được phát hiện qua việc kiểm tra chất lượng như tại điều 38, thời hạn khiếu nại sẽ được bắt đầu từ thời điểm đáng lẽ người bán phải phát hiện ra khiếm khuyết đó ( ví dụ: sau một thời gian lưu kho, sử dụng ) Về độ dài thời hạn, các chuyên gia cũng như cơ quan giải quyết tranh chấp đều đồng ý rằng độ dài này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm hàng hóa (hàng tiêu thụ theo mùa, hàng hóa dễ hỏng ), mục đích của người mua đối với hàng và khả năng người bán biết được mục đích đó. Theo đó, với từng vụ việc thì sẽ có một độ dài thời hạn khiếu nại riêng. Ví dụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán phần mềm in ấn giữa người bán Đức và người mua Áo25, cơ quan giải quyết tranh chấp là một tòa án của Đức cho rằng thời hạn hợp lý để khiếu nại về sự không phù hợp của hàng hóa là một ngày sau khi nhận được hàng (do lỗi phần mềm có thể phát hiện được ngay khi mới cài đặt và sử dụng) Nhiều tòa án hoặc trọng tài thường sử dụng “thời hạn trung bình” là 1 tháng làm thời hạn khiếu nại. Trong một tranh chấp khác liên quan đến máy sản xuất giấy26, tòa án lại cho rằng việc khiếu nại tiến hành trong vòng 1 tháng từ sau khi kiểm tra chất lượng máy là hợp lý và do đó người mua không bị mất đi các quyền yêu cầu của mình. Trong một tranh chấp khác cũng liên quan đến máy móc27, người mua đã 25 Tranh chấp số 2 Ob 48/02a (20030227 ) tại 26 Tranh chấp số VIII ZR 287/98 (19991103) tại 27 Tranh chấp số 5 U 195/94 (19950821) tại
  48. 40 vượt qua thời hạn 1 tháng và dẫn đến không thực hiện được các quyền tại điều 45. • Xét trường hợp tiếp theo tại khoản 2 điều 39, khoản này thường được áp dụng cho các khiếm khuyết tiềm ẩn chỉ phát sinh sau một thời gian dài được sử dụng. Bên cạnh đó, khoản 2 điều 39 cũng có ý nghĩa như một sự bảo vệ người bán trước các khiếu nại gửi đến quá lâu kể từ ngày hàng được giao. Thời hạn này được tính từ ngày người bán thực sự nhận được hàng. Trong trường hợp địa điểm nhận hàng bị thay đổi như điều 38 khoản 3, thời hạn sẽ được bắt đầu từ ngày hàng đến địa điểm mới. Giới hạn thời hạn khiếu nại phụ thuộc vào thời hạn bảo đảm trong hợp đồng cũng như pháp luật của từng nước, đặc biệt là những nước tham gia Công ước của Liên hiệp quốc về thời hiệu trong mua bán hàng hóa quốc tế năm 197428. Theo đó, nếu thời hạn 2 năm có thể bị rút ngắn hoặc kéo dài tùy theo quy định của hợp đồng hoặc pháp luật từng nước.Thời hạn khiếu nại tại khoản 2 sẽ được áp dụng nếu trong hợp đồng không nhắc gì đến thời hạn bảo đảm (guaranty period – CISG tránh sử dụng từ “bảo hành” – warranty) và thời hạn 2 năm này không phải là giới hạn thời hạn khiếu nại. 2.2.2. Trường hợp người mua mất quyền huỷ hợp đồng do không thông báo kịp thời. Ngoài việc đáp ứng các điều kiện nội dung như đã phân tích tại 2.1, người mua còn phải đảm bảo mình đã thông báo hủy hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Công ước đã đưa ra một thời hạn chung cho những trường hợp hủy hợp đồng mà không phải do giao hàng chậm điều 49 khoản 2 điểm b. Theo đó, thời hạn thông báo hủy hợp đồng trường hợp hàng hóa không phù hợp cũng áp dụng theo quy định này. CISG đưa ra các thời hạn như sau: 2. Tuy nhiên trong trường hợp nếu người bán đã giao hàng thì người mua sẽ mất quyền hủy hợp đồng nếu người mua đã không tuyên bố hủy hợp đồng: 28 Tiếng Anh là Convention on the Limitation Period in the International Sale of Goods. Công ước được ký kết vào tháng 6 năm 1974 và sửa đổi vào năm 1980 để phù hợp với CISG.
  49. 41 b. Ðối với các trường hợp vi phạm khác trường hợp giao hàng chậm trễ, trong một thời hạn hợp lý: i. Kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó; ii. Sau khi đã hết mọi thời hạn mà người mua đã gia hạn thêm cho người bán chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc sau khi người bán đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn đã được gia hạn thêm đó; hoặc iii. Sau khi đã hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán đã yêu cầu chiếu theo khoản 2 điều 48 hay sau khi người mua đã tuyên bố là họ không chấp nhận cho người bán thực hiện nghĩa vụ. Điểm b(i) chỉ ra rằng người mua phải tuyên bố kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó. Trong trường hợp vi phạm đó là về tính phù hợp của hàng hóa, phải phân biệt giữa thời hạn hủy hợp đồng và thời hạn khiếu nại theo điều 39 của hàng hóa. Theo đó, thời hạn khiếu nại tại điều 39 khoản 1 bắt đầu từ khi người bán đã phát hiện ra hoặc đáng lẽ phát hiện ra khiếm khuyết của hàng hóa. Và thời hạn thông báo hủy hợp đồng theo điều 49 khoản 2 điểm b(i) được tính từ thời điểm mà sự không phù hợp của hàng hóa đủ nghiêm trọng đến mức cấu thành một vi phạm cơ bản hoặc không thể khôi phục được. Đồng thời, điểm b(ii) và (iii) chỉ ra rằng người mua được quyền tuyên bố hủy hợp đồng trong trường hợp người bán không có khả năng khôi phục tính phù hợp của hàng hóa trong thời hạn mà người mua gia hạn thêm (theo khoản 1 điều 47) hoặc thời hạn mà người bán yêu cầu người mua gia hạn thêm (theo điều 48); hoặc việc khôi phục đó gây ra những phí tổn hoặc chậm trễ không đáng có cho các bên. Thời hạn này thường được bắt đầu từ lúc thời hạn gia hạn thêm của các biện pháp sửa chữa chấm dứt. Cũng như ở các quy định khác, thời hạn thông báo hủy hợp đồng tại điều 49 khoản 2 điểm b được xác định tùy vào từng vụ việc cụ thể. Trong một vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán máy móc phục vụ công nghiệp tái chế túi nhựa giữa người mua Ecuado và người bán Italy.29 Sau khi phát hiện có 29Tranh chấp ngày 13/12/2011 tại
  50. 42 máy có khiếm khuyết, người mua đã yêu cầu người bán sửa chữa. Sau một vài lần sửa chữa, máy vẫn không thể sử dụng được. 5 tuần sau lần sửa chữa cuối cùng, người mua đã tuyên bố hủy hợp đồng. Tòa án cho rằng việc người mua tuyên bố hủy hợp đồng sau 5 tuần kể từ ngày sửa chữa máy cuối cùng là vẫn nằm trong thời hạn phù hợp theo điều 49 khoản 2 điểm b(ii). Do đó, người mua được áp dụng chế tài hủy hợp đồng cùng các biện pháp liên quan. Tuy nhiên, trong một tranh chấp khác giữa người bán Hà Lan và người mua Đức về hợp đồng mua bán chăn dệt acrylic.30 Sau khi hàng được giao, người mua phát hiện thiếu mất 5 cuộn chăn và báo với người bán nhưng không thông báo cụ thể là loại chăn kiểu nào. Do đó, người bán đã giao nhầm thêm 5 cuộn chăn loại khác. 8 tuần sau đó, người bán đã tuyên bố hủy hợp đồng mặc dù người bán đã đề nghị giao lại hàng phù hợp. Trong trường hợp này, cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án của Đức cho rằng người bán đã mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng theo điều 49 khoản 2 điểm b(i). Tòa án giải thích rằng, thời gian 8 tuần thực hiện các hành động hợp lý để đi đến quyết định hủy hợp đồng (xem xét, thương lượng giữa 2 bên, xin tư vấn pháp lý ) là quá dài. Và bên cạnh đó, người bán đã đề nghị được giao hàng thay thế. Do vậy, người mua bị mất quyền hủy hợp đồng. 2.2.3. Khả năng người bán giảm giá hàng hoặc sửa chữa hàng hoá hoặc giao hàng thay thế Chế tài hủy hợp đồng được xem là biện pháp áp dụng cuối cùng trong mọi trường hợp vi phạm kể cả vi phạm về giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Do đó, trước khi quyết định xem người mua được quyền áp dụng chế tài hủy hợp đồng hay không, tòa án và trọng tài vẫn thường ưu tiên xem xét các biện pháp có tính phục hồi khác. Các biện pháp này thực chất là việc bắt buộc người bán hoàn thành các nghĩa vụ. Mục đích của những biện pháp này là đảm bảo hợp đồng vẫn được thực hiện trên cơ sở mất đi một số chi phí cơ hội nhất định. Các biện pháp này bao gồm: khôi phục tính phù hợp của hàng hóa và giảm giá hàng. 2.2.3.1. Biện pháp khôi phục tính phù hợp của hàng hóa 30 Tranh chấp số 2 U 31/96 (19970131) tại
  51. 43 Là biện pháp mang tính phủ định chế tài hủy hợp đồng, nếu tính phù hợp của hàng hóa còn có thể khôi phục mà không khiến các bên phải chịu các phí tổn hoặc chậm trễ không đáng có, người mua sẽ mất đi quyền áp dụng chế tài hủy hợp đồng. Để khắc phục các khiếm khuyết người bán có thể sửa chữa phần hàng hóa không phù hợp hoặc giao hàng thay thế. Như mục 2.1.2 đã phân tích, các biện pháp này được CISG nêu ra dưới dạng quyền của các bên. Tuy nhiên, trên thực tế, các nội dung này mang tính gánh nặng cho cả 2 bên. Theo đó, trong trường hợp phát hiện hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người bán có thể chủ động đưa ra lời đề nghị khắc phục các khiếm khuyết cũng như đề nghị người mua gia hạn thêm một thời gian hợp lý để người bán thực hiện các biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó, người mua cũng phải tạo cơ hội cho người bán thực hiện việc khôi phục tính phù hợp cũng như gia hạn thêm thời gian hợp lý để người bán hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trên thực tế có rất nhiều tranh chấp mà người mua đã bị mất quyền hủy hợp đồng do cơ quan giải quyết tranh chấp phát hiện ra người mua đã không tạo điều kiện cho người bán áp dụng các biện pháp mang tính phục hồi. Xét tranh chấp về hợp đồng mua bán vải dệt giữa người mua Ý và người bán Đức.31 Sau khi hàng được giao, người mua đã khiếu nại vải không đảm bảo tính phù hợp như đã thỏa thuận. Vải không đủ số lượng và không đúng cỡ để sản xuất váy và áo. Người bán đã gửi mẫu vải mới và hỏi thêm thông tin về quy cách sản xuất váy và áo. Tuy nhiên người mua đã từ chối không cung cấp thêm thông tin. Theo đó, cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án của Đức cho rằng người mua không được quyền hủy hợp đồng theo điều 49 khoản 2 điểm b(ii) và (iii). Tòa án giải thích rằng người mua đã không tạo điều kiện cho người bán thực hiện các quyền tại điều 48 cũng như không gia hạn thêm thời gian để người bán phục hồi tính phù hợp của hàng hóa theo điều 47. 2.2.3.2. Khả năng giảm giá hàng Ngoại trừ hủy hợp đồng, giảm giá hàng được xem là biện pháp cuối cùng và chỉ áp dụng khi người bán không thể thực hiện được việc khôi phục tính phù 31 Tranh chấp số 6 O 107/98 (19980924) tại
  52. 44 hợp của hàng hóa hoặc việc khôi phục gây ra những phí tổn, chậm trễ quá lớn cho các bên. Đồng thời, biện pháp này cũng được sử dụng với ý nghĩa đảm bảo hết mức lợi ích hay mục đích mà người mua có thể thu được từ việc thực hiện hợp đồng trong trường hợp có xảy ra vi phạm. Có một điểm đáng lưu ý về biện pháp giảm giá hàng. Đó là việc giảm giá hàng không phải là biện pháp mang tính phủ định chế tài hủy hợp đồng như biện pháp khôi phục tính phù hợp của hàng hóa. Tuy nhiên, bởi vì giảm giá chỉ được áp dụng khi chế tài hủy hợp đồng không thể được áp dụng. Do đó, nếu nhìn từ góc độ hậu quả pháp lý, biện pháp này cũng được xem là giới hạn quyền hủy hợp đồng của người mua. Công ước Viên năm 1980 đưa ra các điều kiện áp dụng biện pháp này như sau: • Thứ nhất, Công ước xem biện pháp giảm giá hàng lại được xem như một quyền của người mua trong trường hợp người mua mất đi quyền khiếu nại do hàng hóa không phù hợp của hợp đồng theo điều 39 khoản 1 và điều 43 khoản 1. Như ta đã phân tích, mất quyền khiếu nại theo điều 39 khoản 1 và điều 43 khoản 1 sẽ khiến người mua mất đi cơ sở hợp pháp để áp dụng các chế tài theo điều 45 (trong đó có chế tài hủy hợp đồng). Theo đó, điều 44 quy định nếu người mua đưa ra được một lý do hợp lý cho việc không kịp thời khiếu nại, mặc dù người bán không được quyền áp dụng các chế tài ở điều 45, Công ước cho phép người mua giảm giá hàng theo điều 50 hoặc đòi bồi thường thiệt hại (ngoại trừ các khoản lợi bị bỏ lỡ). • Thứ hai, Công ước cho phép áp dụng biện pháp giảm giá hàng nếu người mua có yêu cầu về việc giảm giá. Đây là điều kiện cần để áp dụng biện pháp này. Do đó, chỉ cần người mua có yêu cầu, người mua sẽ được quyền giảm giá hàng dù có thuộc trường hợp quy định tại điều 44 hay không. Việc giảm giá hàng phải tuân theo quy định của điều 50 Công ước. Điều 50 Công ước Viên năm 1980 quy định: “Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, dù tiền hàng đã được trả hay chưa, người mua có thể giảm giá hàng căn cứ theo tỷ lệ sự khác biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc