Khóa luận Khả năng phát triển loại hình du lịch từ thiện tại Hải Phòng

pdf 105 trang hapham 2921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Khả năng phát triển loại hình du lịch từ thiện tại Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_kha_nang_phat_trien_loai_hinh_du_lich_tu_thien_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Khả năng phát triển loại hình du lịch từ thiện tại Hải Phòng

  1. LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn ủng hộ em trong suốt thời gian làm khoá luận. Đồng thời em xin bày tỏ sự biết ơn tới các cô, bác tại Hội Từ thiện Hải Phòng, Sở Văn hoá -Thể thao và Du lịch Hải Phòng, Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập tài liệu. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Đào Thị Thanh Mai, người đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Do thời gian tìm hiểu không nhiều, lượng kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, quan tâm chỉ bảo của các thầy cô, những nhà nghiên cứu để bào khoá luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  2. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài Ngày nay do sự phát triển cao của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật nên đời sống của con người cũng không ngừng được nâng cao, thời gian rảnh rỗi nhiều hơn và nhu cầu của con người cũng ngày càng đa dạng. Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu của con người trong xã hội hiện nay. Bởi du lịch đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí, nâng cao sự hiểu biết và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người. Xu hướng của du lịch hiện đại không chỉ là khám phá những vùng đất mới, tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau mà du khách còn muốn đóng góp một phần nhỏ cho những vùng đất mà họ đến. Do đó những loại hình du lịch mới như du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch trách nhiệm ngày càng trở thành một xu thế tất yếu mà toàn cầu đang hướng đến. Thông qua du lịch nhằm nâng cao ý thức của du khách, giúp khách du lịch có thể có một kỳ nghỉ ý nghĩa. Để phát triển du lịch và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người đòi hỏi ngành du lịch mỗi quốc gia phải nhanh chóng nắm bắt được xu thế mới, khai thác một cách có hiểu quả nguồn tài nguyên của nước mình để làm phong phú thêm cho ngành du lịch, thu hút du khách. Du lịch được nhiều nước chọn làm ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch cũng là góp phần đẩy mạnh nền kinh tế. Theo dự báo “Tầm nhìn du lịch thế giới 2020” của WTO khách du lịch sẽ tăng 4,3% mỗi năm trong hai thập niên tới sẽ mang tới doanh thu 6,7% mỗi năm. Đối với du lịch nội địa dự báo khách du lịch sẽ tăng lên gấp 10 lần và mức doanh thu sẽ tăng lên 4 lần. Việt Nam cũng là một quốc gia luôn coi trọng việc phát triển ngành du lịch. Du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội to lớn khi nhu cầu du lịch trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng ngày một tăng. Các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam đều có sự gia tăng về khách. Khách du lịch từ Pháp đến Việt Nam tăng khoảng 12,3%/ năm, tương tự từ thị trường Trung Quốc là Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 1
  3. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 9,7%/ năm, thị trường Nhật là 10,2%/ năm [ 1;46 ]. Do tình hình an ninh, chính trị ổn định, Việt Nam thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế, họ quyết định chọn Việt Nam là điểm đến du lịch. Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất miền Bắc, một đầu mối quan trọng của hệ thống giao thông của cả nước, cửa chính ra biển của khu vực Bắc Bộ. Chính vì vậy, Hải Phòng là một trong ba cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Vì được xác định có chức năng quan trọng như vậy nên cùng với những thế mạnh về vị trí, điều kiện phát triển, Hải Phòng đồng thời được xác định là trung tâm dịch vụ, thương mại và giao dịch quốc tế lớn thứ hai ở miền Bắc sau Hà Nội. Về du lịch, đối với du lịch Bắc Bộ thì Hải Phòng cũng được xác định là một trong ba hạt nhân để tập trung phát triển mang tính động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch cả vùng. Hải Phòng có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển du lịch trở thành ngành quan trọng giữ vai trò là một trong những ngành chủ lực trong cơ cấu kinh tế địa phương. Với tài nguyên du lịch phong phú cả về tự nhiên lẫn nhân văn, Hải Phòng thực sự là một trong những trọng điểm của vùng du lịch Bắc Bộ và du lịch Việt Nam. Sản phẩm du lịch của Hải Phòng đã từng bước được đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên loại hình và sản phẩm du lịch thời gian qua vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển du lịch, chính vì vậy du lịch Hải Phòng chưa thực sự thu hút khách du lịch quốc tế đến như các trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Theo xu hướng của du lịch hiện đại, du lịch từ thiện là một loại hình du lịch đang rất được quan tâm và thu hút được nhiều khách du lịch. Đây là loại hình du lịch đã có từ lâu trên thế giới. Theo dự báo năm 2010 sẽ là năm bùng nổ du lịch từ thiện, mạo hiểm. Tuy nhiên, loại hình du lịch này chưa phát triển ở Việt Nam và đặc biệt chưa phát triển ở Hải Phòng. Chính vì những lý do trên, với tư cách là một sinh viên học khoa Văn hóa du lịch em chọn nghiên cứu đề tài “Khả năng phát triển loại hình du lịch từ thiện tại Hải Phòng” mong muốn đưa ra một hướng đi mới cho du lịch Hải Phòng, Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 2
  4. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển du lịch thành phố Hoa phượng đỏ. 2- Mục đích và ý nghĩa của đề tài Du lịch từ thiện là một loại hình du lịch còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài “Khả năng phát triển loại hình du lịch từ thiện tại Hải Phòng” nhằm mục đích tìm hiểu về những điều kiện sẵn có tại thành phố có thể phục vụ loại hình du lịch này. Đồng thời đưa ra một số biện pháp khai thác có hiệu quả cho du lịch từ thiện phát triển một cách phổ biến, góp phần làm phong phú thêm các loại hình du lịch và thu hút du khách đến với thành phố cảng. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của du lịch nói riêng và kinh tế, xã hội nói chung của Hải Phòng. 3- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: du lịch từ thiện, hoạt động từ thiện, các tài nguyên du lịch tại Hải Phòng có khả năng phát triển loại hình du lịch từ thiện. Phạm vi nghiên cứu: thành phố Hải Phòng 4- Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: . Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Để có nguồn thông tin đầy đủ về loại hình du lịch từ thiện cùng các vần đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu tôi đã tiến hành thu thập thông tin và các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, như: báo, các bài báo cáo, các bài viết, sách, internet Bên cạnh đó còn có các chương trình du lịch có khai thác loại hình du lịch này tại các thành phố khác trong nước của các công ty du lịch. Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn giúp ta có cái nhìn khái quát về vấn đề. Sau đó tiến hành nghiên cứu, xử lý, chọn lọc để có được những thông tin, tài liệu cần thiết. . Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là một trong những phương pháp quan trọng trong nghiên cứu du lịch vì nó cho kết quả mang tính xác thực. Khi muốn xây dựng một chương trình du lịch thì việc khảo sát thực địa là việc không thể thiếu. Việc này giúp xây dựng được những tour du lịch từ thiện hợp lý cả về thời gian, lộ trình và mang tính Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 3
  5. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng khả thi. Khi tiến hành khảo sát thực tế sẽ có điều kiện đối chiếu, bổ sung hoặc sửa đổi những thông tin cần thiết mà các phương pháp khác không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác. . Phương pháp so sánh, đối chiếu. . Phương pháp phân tích, tổng hợp. 5- Nội dung và bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của khoá luận chia làm ba chương: Chƣơng 1: Khái quát về du lịch và loại hình du lịch từ thiện. Chƣơng 2: Điều kiện phát triển loại hình du lịch từ thiện tại Hải Phòng. Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển loại hình du lịch từ thiện tại Hải Phòng. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 4
  6. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VÀ LOẠI HÌNH DU LỊCH TỪ THIỆN 1.1 Khái quát chung về du lịch 1.1.1 Khái niệm về du lịch Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trên thế giới. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Có những đĩnh nghĩa rất ngắn gọn, như định nghĩa của Ausher :“Du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân”, còn viện sĩ Nguyễn Khắc Viện thì quan niệm rằng: “du lịch là sự mở rộng không gian văn hoá của con người”. Azar nhận thấy: “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi là việc”. Kaspar đưa ra định nghĩa: “ Du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ”. Dưới con mắt các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Tuy nhiên mỗi học giả có những nhận định khác nhau. Nhà kinh tế học Kalfiotis thì cho rằng: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”. Trong giáo trình Thống kê du lịch, Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải cho rằng: “Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”. Trong cuốn Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ thăm quan, nhà địa lý Belarus đã nhấn mạnh: “Du lịch là một dạng hoạt động của cư dân trong thời gian nhàn rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài nơi ở thường xuyên nhằm Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 5
  7. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng mục đích phát triển thể chất và tinh thần nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trí về tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ”. Tách thuật ngữ du lịch thành hai phần thì du lịch có thể được hiểu là: 1. Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. 2. Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trông qua trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. [ 2;8 - 14 ] Theo Luật Du Lịch Việt Nam (ngày 14 tháng 6 năm 2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [ 3 ] 1.1.2 Khái niệm về khách du lịch Trong hầu hết các định nghĩa, du khách đều được coi là người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình. Để có thể đưa ra một khái niệm du khách chặt chẽ, có lẽ nên bắt đầu từ khái niệm khách. Theo từ điển tiếng Việt 1994, ý nghĩa cơ bản của từ khách là người từ bên ngoài đến trong quan hệ với người đón tiếp, phục vụ. Khách tham quan là một loại khách đến với mục đích nâng cao nhận thức tại chỗ có kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần , vật chất hay dịch vụ, song không lưu lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú của ngành du lịch. Du khách là người từ nơi khác đến với / hoặc kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ giá trị vật chất và tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên và / hoặc của cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống [ 2;20 ] Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 6
  8. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Theo Luật Du Lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.” Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. 1. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 2. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. [ 3] 1.1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi. Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ, trong đó dịch vụ là loại hình sản phẩm có đóng góp quan trọng trong phát triển các hoạt động du lịch. Sản phẩm dịch vụ du lịch càng đa dạng, phong phú thì sức hấp dẫn đối với du khách càng lớn. Trong hai loại hình dịch vụ là dịch vụ chính (bao gồm các dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển, đi lại) và dịch vụ bổ sung (các dịch vụ vui chơi giải trí, các loại hình dịch vụ nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của khách du lịch: trí tò mò, sức khoẻ ) thì dịch vụ bổ sung có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch. Sự đa dạng về các loại hình dịch vụ bổ sung chính là yếu tố quan trọng tạo nên doanh thu cao cho ngành kinh doanh du lịch. 1.1.4 Chức năng của du lịch Chức năng xã hội Du lịch có vai trò trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cường sức sống cho nhân dân. Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật và kéo dài tuổi thọ cho con người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng: nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của cư dân trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hoá giảm 20%. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 7
  9. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Du lịch tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, hình thành nhân cách tốt, lòng yêu nước, góp phần bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá dân tộc. Chức năng kinh tế Du lịch góp phần vào việc khôi phục sức khoẻ của con người cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Du lịch dịch vụ là ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nền kinh tế. Du lịch là nguồn thu ngoại tệ hữu hiệu của nhiều nước, góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho cộng đồng. Chức năng sinh thái Du lịch giúp con người sống hoà hợp với thiên nhiên, nâng cao nhận thức của con người về giá trị của tự nhiên, thay đổi thái độ hành vi đối với môi trường thiên nhiên. Du lịch kích thích bảo vệ, khôi phục, và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên, sử dụng hợp lý và bến vững các nguồn lực tự nhiên. Chức năng chính trị Chức năng này thể hiện ở vai trò của du lịch như là nhân tố thúc đẩy và củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối quan hệ giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. 1.1.5 Tour du lịch 1.1.5.1 Định nghĩa tour du lịch và các loại hình tour Tour du lịch là một sản phẩm rất quan trọng của ngành du lịch, nó được hợp thành bởi nhiều yếu tố, thành phần khác nhau. Trước hết đó là chuyến tour được chuẩn bị trước bao gồm các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vé tham quan và các dịch vụ khác. Tour du lịch có thể chia thành hai loại cơ bản đó là: - Tour đơn lẻ (Local tour) Là loại hình dịch vụ kết hợp được cung cấp cho khách bao gồm: phương tiện vận chuyển, phí vào cửa, bài giới thiệu về điểm du lịch. Các tour đơn lẻ Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 8
  10. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng thường kéo dài không quá 24h, không bao gồm cơ sở lưu trú, chỉ giới hạn tại một điểm hay một thành phố và các khu lân cận. - Tour du lịch trọn gói (Package tour) Là loại hình dịch vụ được cung cấp cho khách bao gồm phương tiện vận chuyển cả việc vận chuyển từ sân bay tới khách sạn và ngược lại), cơ sở lưu trú, hoạt động tham quan, không có giới hạn về mặt địa lý và kéo dài trên 24h. Ngoài hai loại cơ bản trên ta còn có thêm một khái niệm khác về tour du lịch: - Tour độc lập Là loại hình tour du lịch được thiết kế theo yêu cầu của khách để đáp ứng những yêu cầu cụ thể của một cá nhân hay gia đình bao gồm hai hoặc một số yếu tố sau: xe cộ, nhà ở, vận chuyển, cảnh quan, thường diễn ra trong khoảng thời gian trên 24h tại nơi mà khách du lịch không đi theo đoàn. [ 4;25 ] 1.1.5.2 Tầm quan trọng của tour du lịch trong đời sống a. Đặc điểm của tour du lịch Du lịch là một ngành kinh tế, tuy nhiên sản phẩm du lịch ngoài việc mang đầy đủ những đặc tính của một sản phẩm hàng hoá thì còn có những đặc thù và đặc điểm riêng như sau: - Tour du lịch là một sản phẩm vô hình không giống như các sản phẩm vật chất khác mà ta có thể quan sát hay chạm vào được. Ở đây không có một sản phẩm vật chất cụ thể để người bán có thể trao đổi cho người mua tại thời điểm diễn ra việc mua bán và người dùng cũng không thể đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm tại thời điểm mua. - Chất lượng của chuyến tour du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố môi trường xung quanh (thái độ nhân viên phục vụ hoặc tiêu chuẩn, chất lượng phòng ). Những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của chuyến tour. - Tour du lịch có tính tự tiêu hao, điều này có nghĩa tour du lịch rất dễ hỏng, nó phải được thực hiện vào một ngày được định trước (ngày khởi hành), Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 9
  11. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng nếu không tour du lịch sẽ mất đi vĩnh viễn, có nghĩa là khi tour du lịch không được tiêu thụ thì nó không thể lưu kho và không có giá trị. - Tour du lịch là một cầu nối giữa du khách với điểm du lịch. Thông qua chuyến tour, du khách sẽ được tiếp cận với điểm du lịch đã được chọn sẵn. Qua những đặc điểm nói trên, ta thấy tour du lịch là một phần quan trọng của điểm du lịch. Tour du lịch kết hợp các thành phần tại điểm du lịch như các giá trị văn hoá, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật sẽ thu hút và hấp dẫn du khách đến thăm điểm du lịch. [ 5;12 ] b. Tầm quan trọng của chuyến tour Những chuyến du lịch có tầm quan trọng rất lớn đối với điểm du lịch và cả du khách, đặc biệt về mặt kinh tế. - Đối với du lịch Du lịch mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước đồng thời cũng góp phần phát triển kinh tế địa phương. Bởi vì, du khách quốc tế sẽ sử dụng đồng tiền của đất nước họ để mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm cũng như để chi trả các dịch vụ bao gồm trong chuyến tour của họ. Bằng cách đó đồng ngoại tệ sẽ xâm nhập vào thị trường, vào đời sống kinh tế địa phương có điểm du lịch và làm cho nền kinh tế tại địa phương đó phát triển mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, tour du lịch luôn tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Đó là việc huy động tối đa sức tham gia của người dân địa phương như: đảm nhận vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, phục hồi các làng nghề thủ công truyền thống và bán các mặt hàng lưu niệm cho khách. Thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương. Hơn thế nữa, du lịch còn tạo cơ hội giao lưu văn hoá, tiếp xúc với các dân tộc trên toàn thế giới. - Đối với khách du lịch Mục đích đi du lịch của du khách chính là thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, nhằm nâng cao sự hiểu biết trong một khoảng thời gian nhất định. Điều đó dẫn đến việc họ lựa chọn các chuyến tour với những loại hình khác nhau Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 10
  12. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng nhằm thoả mãn những nhu cầu, sở thích riêng và mức độ hài lòng của du khách sẽ tăng gấp bội so với những chuyến tour thông thường khác. Điều này đặt ra cho các nhà điều hành tour cần phải tạo những chuyến tour khác nhau để du khách có được những lựa chọn đa dạng để họ có thể khám phá những khía cạnh khác nhau về một điểm du lịch, một thành phố, một đất nước. Điều quan trọng là họ vừa có thể tận hưởng cuộc sống mà lại phù hợp với thời gian và tiền bạc của mình. [ 4;6 ] c. Các nguồn lực tham gia vào việc hình thành và thực hiện tour du lịch Nguồn lực đòng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào sự hình thành và thực hiện tour du lịch. Bởi một cá nhân đều có một chức năng, một nhiệm vụ riêng đóng góp vào sự thành công của chuyến đi. - Hướng dẫn viên du lịch địa phương (Local tour guide) Là người trong khoảng thời gian đã được xác định trước (thường không quá một ngày) được một đoàn khách hay một du khách đến điểm du lịch thuê để thuyết minh, giải thích và trả lời những câu hỏi nảy sinh trong khoảng thời gian đó. - Hướng dẫn viên du lịch trọn gói (Tour escort) Là người trong khoảng thời gian nhất định (từ 2 ngày trở lên) đi cùng đoàn khách, có trách nhiệm thu xếp, tổ chức, thực hiện các hoạt động và dịch vụ trong chương trình du lịch như: đặt, trả phòng, ăn uống, vui chơi cũng như công tác thuyết minh về điểm du lịch và giải quyết những vần đề nảy sinh trong chuyến đi. - Nhà điều hành du lịch (Tour operator) Là một cá nhân hay một công ty có trách nhiệm về việc lập kế hoạch, triển khai, quảng cáo, quản lý và thực hiện các chuyến du lịch. - Nhà tư vấn du lịch (Travel counsellor) Là người làm việc ở đại lý lữ hành, tư vấn cho du khách về những điểm du lịch, các chuyến tour du lịch cũng như thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết như: đặt chỗ cho chuyến đi, làm thủ tục xuất nhập cảnh [ 6;14 ] Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 11
  13. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.1.6 Chương trình du lịch 1.1.6.1 Định nghĩa chương trình du lịch Hiện nay trong các tài liệu khoa học về du lịch chưa có định nghĩa thống nhất về chương trình du lịch. Điểm thống nhất của các định nghĩa là về nội dung của các chương trình du lịch, còn điểm khác biệt xuất phát từ giới hạn, cách diễn đạt những đặc điểm và phương thức tổ chức chương trình du lịch. Có rất nhiều các định nghĩa, tiêu biểu như: Theo những quy định về du lịch lữ hành của các nước liên minh châu Âu (EU) và hiệp hội các lữ hành Vương quốc Anh trong cuốn Kinh doanh du lịch lữ hành: “Chương trình du lịch là sự kết hợp được sắp xếp từ trước của ít nhất hai trong số các dịch vụ: nơi ăn ở,các dịch vụ khác sinh ra từ dịch vụ giao thông hoặc nơi ăn ở và nó được bán với mức giá gộp, thời gian của chương trình phải nhiều hơn 24h”. Theo tác giả Gagnon và Ociepka trong cuốn Phát triển nghề lữ hành tái bản lần 6: “Chương trình du lịch là sản phẩm lữ hành được xác định mức giá trước, khách có thể mua riêng lẻ hoặc mua theo nhóm và có thể tiêu dùng riêng lẻ hoặc tiêu dùng chung với nhau. Một chương trình du lịch có thể bao gồm và theo mức độ chất lượng khác nhau của bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ vận chuyển, hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, nơi ăn ở, tham quan và vui chơi giải trí”. Theo nhóm tác giả Bộ môn Du lịch, Đại học Kinh tế quốc dân trong giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành: “Chương trình du lịch chọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã được định trước. Nội dung của chương trình du lịch thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí tới tham quan Mức giá của chuyến đi bao gồm giá cả hầu hết dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện du lịch”. Theo quy định của Tổng cục du lịch Việt Nam trong Quy chế quản lý lữ hành: “Chương trình du lịch là lịch trình của chuyến du lịch, nội dung bao gồm Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 12
  14. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng lịch trình từng buổi, từng ngày, loại khách sạn lưu trú, loại phương tiện vận chuyển, giá bán của chương trình du lịch và các dịch vụ miễn phí”. Theo Nghị định số 27/2001/NĐ - CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch ở Việt Nam ban hành ngày 5/6/2001: “Chương trình du lịch là lịch trình được định trước của chuyến đi du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến đi du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác nhau và giá bán chương trình”. Theo mục 13, điều 4 của Luật du lịch Việt Nam: “Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình du lịch được tính trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”. [ 3 ] Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa về chương trình du lịch một cách đấy đủ như sau: Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng hoá được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thoả mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng. 1.1.6.2 Các đặc trưng của chương trình du lịch - Chương trình du lịch là một sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đã được sắp đặt trước, làm thoả mãn nhu cầu khi đi du lịch của con người. - Trong chương trình du lịch ít nhất phải có 2 dịch vụ và việc tiêu dùng được sắp đặt theo một trình tự thời gian và không gian nhất định. - Giá cả của chương trình du lịch là giá gộp của các dịch vụ có trong chương trình. - Chương trình du lịch phải được bán trước khi tiêu dùng. 1.1.6.3 Đặc điểm của các chương trình du lịch - Tính vô hình. - Tính không đồng nhất. - Phụ thuộc vào uy tín của các nhà cung cấp. - Tính thời vụ cao và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 13
  15. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Tính dễ bị sao chép và bắt trước. - Tính khó bán: Là do kết quả của các đặc tính trên. 1.1.7 Phân loại du lịch Hoạt động du lịch có thể được phân thành nhiều nhóm khác nhau. Có rất nhiều cách phân loại như phân loại theo môi trường tài nguyên, phân loại theo lãnh thổ hoạt động, phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch, phân loại theo phương tiện giao thông, phân loại theo loại hình lưu trú, phân loại theo lứa tuổi du khách, phân loại theo độ dài chuyến đi, phân loại theo hình thức tổ chức, phân loại theo phương thức hợp đồng, phân loại theo mục đích chuyến đi Phân loại theo mục đích chuyến đi: Chuyến đi của con người có thể có mục đích thuần tuý du lịch, tức là họ đi chỉ nhằm tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Bên cạnh đó còn có những người thực hiện chuyến đi với những mục đích khác nhau như tôn giáo, học tập, hội nghị, nghiên cứu nhưng họ tranh thủ thời gian rảnh rỗi để tham quan, nghỉ ngơi nhằm thẩm nhận tại chỗ những giá trị của thiên nhiên, đời sống văn hoá nơi đến. Đây được gọi là du lịch kết hợp. 1.1.7.1. Du lịch thuần tuý Du lịch tham quan Tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên như một phong cảnh đẹp, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn như đình, chùa, di tích cổ Về mặt ý nghĩa, hoạt động tham quan là một trong những hoạt động để chuyến đi được coi là chuyến du lịch. Du lịch khám phá Du lịch khám phá được chia thành hai loại dựa vào mức độ, tích chất chuyến đi, gồm du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm. Du lịch tìm hiểu là những chuyến đi với mục đích được tìm hiểu về thiên nhiên, tìm hiểu về lịch sử, tìm hiểu về các phong tục tập quán nhằm nâng cao sự hiểu biết của du khách. Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch đang rất được ưa chuộng, nhất là giới trẻ. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 14
  16. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Tham gia du lịch để thể hiện mình, để rèn luyện và khám phá bản thân. Những chuyến đi xuyên rừng rậm, chèo thuyền tại các con suối chảy xiết, chinh phục các đỉnh núi cao, nhảy dù, .đặc biệt thu hút những người ưa mạo hiểm. Nhưng để kinh doanh loại hình du lịch này cần có các trang thiết bị cần thiết để hỗ trợ, có đội ngũ cứu hộ cơ động, chuyên nghiệp. Du lịch giải trí Du khách thực hiện chuyến đi này với mục đích được thư giãn, xả hơi nhằm khôi phục sức khoẻ sau những ngày làm việc căng thẳng. Điểm đến của loại hình du lịch này là những nơi yên tĩnh, không khí trong lành, dễ chịu. Bên cạnh việc tham quan, nghỉ ngơi du khách còn có nhu cầu vui chơi giải trí, do đó cần phải quan tâm mở rộng các khu vui chơi giải trí, công viên, sòng bạc Du lịch thể thao Loại hình du lịch thể thao xuất hiện nhằm đáp ứng lòng đam mê thể thao của con người. Chơi thể thao (không chuyên) nhằm nâng cao thể chất, phục hồi sức khoẻ được coi là một trong các mục đích của du lịch. Các hoạt động thể thao như: chơi golf, bơi, câu cá, chơi tennis, chèo thuyền rất được ưa thích. Du lịch thể thao được chia làm hai loại: du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao thụ động. Du lịch thể thao chủ động là du khách trực tiếp tham gia vào các môn thể thao, còn du lịch thụ động là các chuyến đi xem các trận thi đấu thể thao, du khách sẽ là các cổ động viên. Du lịch lễ hội Lễ hội là một yếu tố rất hấp dẫn du khách. Tham gia lễ hội, du khách sẽ được hoà mình vào không khí tưng bừng, nhộn nhịp của các lễ hội để tạm quên đi những lo toan cuộc sống thường nhật. Du lịch nghỉ dưỡng Một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch là phục hồi sức khoẻ cộng đồng. Ngày nay, do môi trường ô nhiễm, sức ép công việc căng thăng nên nhu cầu đi nghỉ càng lớn. Điểm đến của loại hình du lịch này là những nơi có khí hậu dễ chịu, không khí trong lành, phong cảnh đẹp như các vùng nông thôn, vùng núi, các bãi biển Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 15
  17. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.1.7.2 Du lịch kết hợp Du lịch kinh doanh Mục đích chính của chuyến đi là kinh tế, họ tìm đối tác làm ăn, cơ hội đầu tư kinh doanh Đối tượng khách của loại hình du lịch này chủ yếu là thương nhân, các nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư họ tranh thủ thời gian để tham quan, nghỉ ngơi. Đối tượng khách này có khả năng chi trả cao. Du lịch hội nghị Đây là loại hình du lịch phát triển mạnh trong những năm gần đây. Khách đi du lịch hội nghị thường được đảm bảo đầy đủ các phương tiện vật chất, khả năng thanh toán rất cao vì thường được bao cấp. Du lịch nghiên cứu (học tập) Loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến do nhu cầu kết hợp học lý thuyết với thực tiễn. Nhiều môn học, ngành học cần có sự hiểu biết thực tế như địa lý, khảo cổ, môi trường, địa chất, sinh học Đối tượng khách của du lịch nghiên cứu chủ yếu là học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu và hướng dẫn viên thông thường là giáo viên phụ trách chuyên môn ở trường. Du lịch thể thao kết hợp Đối tượng khách của loại hình du lịch này là các huấn luyện viên, các vận động viên chuyên nghiệp. Họ thực hiện chuyến đi với mục đích chính là để luyện tập, tham gia các giải thi đấu thể thao. Với họ tham gia các hoạt động thể thao không phải để giải trí, thư giãn mà đó được coi là nghề nghiệp, việc làm của họ. Đây là điểm khiến loại hình du lịch này khác với du lịch thể thao thuần tuý. Du lịch chữa bệnh Con người thực hiện chuyến đi với mục đích chính là để điều trị hoặc phòng ngừa một căn bệnh tiềm tàng nào đó dựa vào từng loại tài nguyên cụ thể và những hoạt động du lịch phù hợp. Chính vì vậy mà đối tượng khách của loại hình du lịch này thường là những người mắc các bệnh như khớp, hen, bệnh ngoài da Điểm đến là các khu chữa bệnh, khu an dưỡng, khu suối khoáng, nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 16
  18. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Du lịch thăm thân Đối với những nước có nhiều ngoại kiều thì loại hình du lịch này sẽ rất được chú trọng, nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp, thăm hỏi của những người thân giữa các miền, giữa các quốc gia. Du lịch tôn giáo Du lịch tôn giáo là loại hình du lịch đã được phổ biến từ xưa. Đó là các chuyến đi có mục đích chính là tôn giáo như truyền giáo của các tu sĩ, các cuộc hành hương để dự các lễ hội tôn giáo Ngày nay du lịch tôn giáo được hiểu là các chuyến đi của du khách để thoả mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáo của tín đồ, hay các chuyến đi để tìm hiểu, nghiên cứu về các tôn giáo của người dị giáo. Điểm đến là các đình chùa, thánh địa, nhà thờ Du lịch tình nguyện Đây là một loại hình du lịch kết hợp còn khá mới mẻ với du khách. Mục đích chính của chuyến đi là du khách được tham gia vào các hoạt động tình nguyện tại nơi đến, mong muốn góp một phần nhỏ công sức vào sự phát triển của cộng đồng, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường sống. Các hoạt động như thu gom rác, chăm sóc động vật quý hiếm tại các vườn quốc gia, dạy học cho các em nhỏ mồ côi Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, việc kết hợp hoạt động tình nguyện với lữ hành thực ra không phải là một ý tưởng mới. Thực tế là du lịch tình nguyện đã xuất hiện cả nghìn năm trước ở nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Các nhà truyền giáo, bác sĩ, thuỷ thủ, nhà thám hiểm con người với mỗi ngành nghề riêng biệt đã mang theo các dịch vụ khác nhau cùng với chuyến đi của họ. Về sau này, tổ chức Peace Corps (Mỹ), do thượng nghĩ sĩ, sau này là Tổng thống Mỹ John Kenedy thành lập năm 1960 đã khiến du lịch tình nguyện được biết đến và quan tâm một cách chính thức hơn. Tổ chức này đã mở đầu nhiều phong trào như du lịch sinh thái những năm 1980, du lịch tình nguyện và trách nhiệm xã hội những năm 1990 Xét về góc độ tương quan loại hình, du lịch tình nguyện và du lịch sinh thái đều là những loại hình du lịch thay thế, cùng hướng tới mục tiêu phát triển Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 17
  19. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng bền vững. Cùng xuất phát từ một số đặc trưng, hai loại hình này có điểm chung là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng, hướng tới mục tiêu cao nhất là phát triển bền vững Tuy nhiên, so với du lịch sinh thái, về cách thức tổ chức thực hiện, du lịch tình nguyện có một số điểm khác biệt. Một là, du lịch tình nguyện chỉ được khai thác trên những địa bàn có đặc tính đặc thù cho công việc tình nguyện, như những nơi còn kém phát triển, cần có sự chung tay góp sức giúp đỡ. Hai là, sự hấp dẫn của du lịch tình nguyện chính là việc tham gia các dự án vì cộng đồng, du khách sẽ lao động và cống hiến một cách tự nguyện công sức và trí lực của mình cho các dự án tình nguyện trong chuyến du lịch. Đặc trưng đáng lưu ý của loại hình du lịch này là lợi ích mà du lịch tình nguyện mang lại. Đây là loại hình du lịch có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho nhiều đối tượng khác nhau cụ thể như: - Lợi ích cho cá nhân hoặc gia đình: lưu trú tại nhà dân mang doanh thu trực tiếp chuyển tới gia đình, đòi hỏi người dân phải có những kỹ năng quản lý phù hợp. - Cộng đồng địa phương nhờ thế cũng sẽ hưởng lợi thông qua những khoản doanh thu trực tiếp cho các thành viên của cộng đồng. Hơn nữa, việc nâng cấp nơi ở thường xuyên giúp giảm thiểu được chi phí lớn cho các cơ sở hạ tầng công cộng. - Đối với các điểm ở góc độ quản lý nhà nước: giúp giảm thiểu sự “rò rỉ” doanh thu từ du lịch ra ngoài đất nước, tránh căng thẳng xã hội và bảo tồn những giá trị truyền thống địa phương. Với những nước công nghiệp hoá, đây là loại hình du lịch rất lý tưởng với những du khách muốn có mối quan hệ gần gũi với người dân địa phương. - Mối quan hệ quốc tế - liên khu vực cũng được thúc đẩy và tăng cường giao lưu, hiểu biết văn hoá. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 18
  20. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Cùng chung sống Bền vững Co-existence Sustianabitit Học hỏi Du lịch tình nguyện Phát triển Learning Volunteer tourism Progress Chia sẻ Nhân đạo Quan tâm chăm sóc Sharing Human Caring Sơ đồ: Mô hình đầu vào - đầu ra của du lịch tình nguyện [ 7 ] Ngoài ra còn có rất nhiều các loại hình du lịch khác. Mỗi chuyến du lịch với những mục đích khác nhau sẽ tạo nên một loại hình du lịch khác nhau. Sự phân chia các loại hình du lịch chỉ mang tính chất tương đối, cũng có khi có sự kết hợp giữa các loại hình du lịch với nhau. 1.2 Loại hình du lịch từ thiện 1.2.1 Khái niệm Du lịch từ thiện là một loại hình du lịch thuộc du lịch tình nguyện. Du lịch từ thiện hay du lịch cứu trợ chỉ những chuyến du lịch kết hợp nhằm mục đích giúp đỡ cộng đồng bản địa bằng các hoạt động giúp cải thiện đời sống hàng ngày hoặc cứu trợ vùng bị thiên tai. Loại hình du lịch này ngày càng được mở rộng trong những năm gần đây, bao gồm những chuyến đi dài ngày để xây dựng lại nhà, giúp phát triển cộng đồng hoặc chỉ là những hoạt động trong vòng 1-2 ngày như dọn rác thải trong chuyến đi. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 19
  21. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.2.2 Đặc điểm Đối tượng khách Du khách thường là những người có trình độ học vấn và ở nhóm kinh tế xã hội ABC1. Các NRS cấp xã hội là một hệ thống nhân khẩu học được sử dụng trong Vương quốc Anh. Các lớp định nghĩa xã hội đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ, bề ngoài là dành cho độc giả và mục tiêu của các phương tiện truyền thông, xuất bản và ngành quảng cáo và đã trở thành một loạt tài liệu tham khảo chung để phân loại và mô tả các tầng lớp xã hội, đặc biệt là nhằm mục tiêu cho người tiêu dùng và thị trường tiêu dùng nghiên cứu. Sự phân chia nhóm kinh tế xã hội dựa trên thu nhập và lợi nhuận của người đứng đầu gia đình, được quy định như sau: Lớp xã Nghề nghiệp của nguồn thu nhập Địa vị xã hội hội chính Quản lý cấp cao, hành chính hoặc A Trên tầng lớp trung lưu chuyên nghiệp Trung cấp quản lý, hành chính hoặc B Ngay giữa lơp chuyên nghiệp Giám sát hoặc văn thư, trung học cơ C1 Thấp hơn tầng lớp trung lưu sở quản lý, hành chính hoặc chuyên nghiệp C2 Lớp có kỹ năng làm việc Hướng dẫn công nhân có tay nghề cao Bán và không có kỹ năng hướng dẫn D Giai cấp công nhân người lao động Cán bộ nhà nước về hưu hoặc góa phụ Những người có mức sinh (không có nguồn thu khác), không E hoạt phí thấp nhất thường xuyên hoặc công nhân bậc thấp nhất Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 20
  22. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Tại thị trường Anh khoảng 1/2 học sinh trường tư và 1/5 sinh viên đại học và cao đẳng tham gia vào chương trình “năm thực tế” (còn được gọi là năm tình nguyện, năm ở nước ngoài, năm trì hoãn, chuyển tiếp năm; sinh viên dành khoảng một năm trước hoặc sau đại học hoặc cũng có thể được thực hiện bất cứ lúc nào để đi thực tế, nghiên cứu ở nước ngoài hoặc tham gia vào các hoạt động tình nguyện tại nơi đến). Hai nhóm khách lớn nhất là: du khách đi thực tế (độ tuổi 18-23) mong muốn được trải nghiệm nhiều nền văn hoá khác nhau, thích được đi khắp thế giới và nhóm trên 55 tuổi, và những người hưu trí, họ quan tâm đến du lịch từ thiện. Điểm đến chính : Điểm đến của loại hình du lịch từ thiện trên thế giới thường là những quốc gia nghèo nhất, chủ yếu ở Châu Phi và Châu Á như Burkina Faso, Campuchia, Lesotho, Nepal và Tanzania là những điểm đến phổ biến nhất của du lịch từ thiện trong những năm gần đây. Một số nơi khác trở thành điểm đến của du lịch từ thiện do thiên tai (thậm chí thảm hoạ do chính con người gây ra) như sóng thần ở Nam Á và Đông Nam Á. Thị trường khách chính : Thị trường khách của loại hình du lịch từ thiện là các nước phát triển như Mỹ, Canada, Tây Âu, Úc, New Zealand. 1.2.3 Tiềm năng phát triển Khái niệm “Năm thực tế - gap year” (Sinh viên có 1 năm đi thực tế trước hoặc sau đại học) tại các quốc gia phát triển, trong đó đa số đóng góp cho hoạt động từ thiện (ước tính khoảng 60%) cho thấy tiềm năng phát triển của loại hình du lịch từ thiện. Sự thay đổi về thái độ tiêu dùng của con người không chỉ hưởng thụ mà còn hướng tới phát triển bền vững, quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên cũng như cộng đồng đói nghèo trên thế giới nên ngày càng nhiều người chủ động tham gia vào hoạt động bảo tồn và các dự án tương tự, từ đó thúc đẩy nhu cầu của du lịch từ thiện. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 21
  23. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Đối tượng khách của du lịch từ thiện phần lớn là đối tượng hưu trí (> 55 tuổi). Thế hệ bùng nổ dân số (sinh trong giai đoạn 1946 - 1964) thì năng động hơn và đi du lịch nhiều hơn thế hệ trước. Do đó số lượng khách du lịch từ thiện ở nhóm này cũng sẽ tăng. 1.3 Phát triển loại hình du lịch từ thiện tại một số quốc gia trên thế giới Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, việc kết hợp hoạt động từ thiện với lữ hành thực ra không phải là một ý tưởng mới mà nó đã xuất hiện từ rất lâu. Du lịch từ thiện ngày nay được phổ biến hơn nhờ sự phát triển kinh tế, thông tin liên lạc toàn cầu. Thu nhập tăng cao, lòng bác ái, trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân góp phần làm phát triển du lịch từ thiện. Ước tính mỗi năm có 250.000 lượt khách quốc tế, trong đó có khoảng ¼ (65.000) du khách Mỹ đi du lịch nước ngoài tham gia vào các hoạt động từ thiện. [ 13 ] Ở Trung Quốc, du lịch từ thiện được tổ chức đến các vùng kém phát triển, những vùng nghèo khó để tặng sách, văn phòng phẩm và quà cho những em nghèo, nhằm cải thiện những điều kiện sống tối thiểu và đem đến kiến thức cho các em. Trung Quốc đang khuyến khích phát triển loại hình du lịch này. 1.4 Du lịch từ thiện tại Việt Nam Việt Nam là một dải đất hình chữ S, với diện tích 331.211,6 km2, dân số 85.789,6 nghìn người (4/2009). Nước ta nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Đông Nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển nước ta dài 3.260km, biên giới đất liền dài 4.510 km. Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ân Độ Dương sang Thái Bình Dương. Việt Nam là một đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, thác ghềnh, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh thắng như SaPa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), động Tam Thanh (Lạng Sơn), thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Cạn) Bờ biển trải dài theo chiều dài đất Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 22
  24. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng nước từ Bắc xuống Nam có rất nhiều bãi tắm (khoảng 125), trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà) Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên 40.000 di sản văn hoá vật thể là bất động sản (đình, chùa, đền, miếu, thành quách, lăng mộ ). Tính đến tháng 4/2004 Việt Nam có 2.741 di tích, thắng cảnh được xếp hạng quốc gia (trong đó 1.322 di tích lịch sử, 1.263 di tích kiến trúc nghệ thuật, 54 di tích khảo cổ và 102 di tích thắng cảnh). [ 8;12 ] Đặc biệt, nước ta còn có hai di sản thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận đó là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình); có các di sản văn hoá thế giới là Quẩn thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam); có di sản văn hoá phi vật thể là Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù. Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó khăn trong khai thác, những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước. Đến với Việt Nam bên cạnh việc khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của đất nước cùng các cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, những di sản văn hoá in đậm dấu ấn lịch sử của đất nước ngàn năm văn hiến, du khách cũng đồng thời chứng kiến những vùng quê nghèo khó, những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, những đứa trẻ tật nguyền, những mảnh đời bất hạnh do di chứng chất độc màu da cam để lại sau chiến tranh, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, hiện có khoảng 3 triệu người Việt Nam phải gánh chịu hậu quả chất da cam từ thời chiến tranh, đa số là những hộ nghèo có cuộc sống rất khó khăn chật vật. [ 9 ] Chính vì vậy mà ngày nay, khi đăng kí một chương trình du lịch du khách không chỉ muốn được thoả mãn nhu cầu du ngoạn, giải trí mà còn mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để hỗ trợ, cải thiện cuộc sống cộng đồng. Loại hình du lịch từ thiện mang lại cho du khách cảm giác sống “người” Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 23
  25. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng hơn, sống có ý nghĩa hơn vì mọi người xung quanh, ngay cả vì những người không quen biết, những người có thể sống cách xa chúng ta nửa vòng trái đất. Cùng với xu hướng phát triển chung của du lịch thế giới, du lịch từ thiện trở nên bớt xa lạ đối với nhiều người dân Việt Nam. Tuy vậy, loại hình này vẫn còn khá non trẻ, chưa nhận đựơc sự quan tâm, chú trọng nghiên cứu khai thác đúng mức. Hoạt động du lịch từ thiện tại Việt Nam chủ yếu còn mang tính phong trào, của một số ít tổ chức hoặc mang tính tự phát, đơn lẻ của thanh niên, sinh viên, học sinh. Du lịch từ thiện đang được khai thác ở Việt Nam vẫn mang tính triển khai bước đầu, mới mang lại lợi nhuận cho một số ít doanh nghiệp lữ hành, một chút lợi ích ít ỏi cho một số cộng đồng địa phương mà chưa có nhiều đóng góp cho toàn cộng đồng như du lịch từ thiện các nước trên thế giới đã làm được. Du lịch từ thiện ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, ít được biết đến, đối tượng khách chủ yếu là các đoàn khách nước ngoài và cũng chỉ có một số ít công ty lữ hành Việt Nam tổ chức các chương trình du lịch từ thiện như công ty Buffalo Tours, Saigontourist, công ty du lịch Hoàng Đình Các tour du lịch từ thiện có thể kéo dài một tuần hoặc một tháng tuỳ thuộc vào thời gian du khách tham gia làm từ thiện. Trong khoảng thời gian đó, du khách có thể dành một nửa thời gian để tham quan các danh lam thắng cảnh, một nửa kết hợp làm một dự án từ thiện. Những chuyến du lịch từ thiện có thể là tham gia dự án xây dựng một lớp học cho trẻ em dân tộc miền núi nơi nghèo nàn lạc hậu, chưa có đường giao thông thông suốt, chưa có điện thắp sáng, các em phải vượt núi lội suối đến trường học trong những lớp học vách nứa sơ sài; dự án đó có thể là dạy tiếng Anh cho các em học sinh nghèo ham học ở các trại trẻ mồ côi; giúp đỡ các trẻ em tật nguyền ở các trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội; chăm sóc động vật tại các trung tâm bảo tồn động vật quốc gia; khám chữa bệnh miễn phí cho dân nghèo Tất cả du khách đều là những người giàu lòng nhân ái có trách nhiệm với cộng đồng và sau chuyến đi họ không chỉ khám phá đất nước, con người ở một vùng đất mới mà còn có được những kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời khi mang lại nụ cười hạnh phúc cho các em nhỏ mồ côi, những người Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 24
  26. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng dân nghèo mà không có điều kiện khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, khách du lịch làm từ thiện còn có thể trải nghiệm những thử thách khi sống chung một mái nhà với người dân địa phương, trải nghiệm những khó khăn thiếu thốn trong sinh hoạt hàng ngày của họ, chung tay làm những công việc từ đơn giản đến nặng nhọc vì cộng đồng Việc tổ chức và điều hành các tour du lịch từ thiện không đơn giản như các tour du lịch thông thường mà họ phải tham gia vào các công việc khác nhau như: phiên dịch, làm việc với chính quyền địa phương, chuẩn bị vật liệu xây dựng, thu xếp phòng khám tại các cơ sở y tế địa phương, mua thuốc, dụng cụ y tế, liên lạc tìm chỗ ăn ở cho đoàn tại nơi đến Nhưng trên hết, với tấm lòng nhân ái, họ hiểu rằng những người làm du lịch có trách nhiệm không chỉ nghĩ vì lợi nhuận mà còn vì trách nhiệm với những người dân nghèo khó, trách nhiệm với những đứa trẻ mồ côi, tật nguyền Kể từ đầu năm 2009, Công ty Buffalo Tours đã tổ chức những cuộc hành trình từ thiện với tên gọi “Ngày chủ nhật hạnh phúc” - là tên gọi của chuyến viếng thăm mang lại nụ cười cho các em nhỏ tại trại trẻ mồ côi Bình Lục - Hà Nam. Đây là trại trẻ được thành lập năm 1990, nơi đây là ngôi nhà chung của 43 em mồ côi tuổi từ 5 đến 15, sống chủ yếu dựa vào nguồn từ thiện, ủng hộ. Buffalo Tours là một nhà tài trợ chính cho trại trẻ Bình Lục với dự án dinh dưỡng cho trẻ em, hàng tháng công ty hỗ trợ một khoản tiền ăn cho các em và theo dõi chỉ số chiều cao cân nặng theo từng tháng đảm bảo các em phát triển khoẻ mạnh về thể chất; các dự án về giáo dục như hỗ trợ tiền học phí cho các em học giỏi thi đỗ đại học, cao đẳng. Nhằm phát triển nhận thức về từ thiện và gây quỹ cho trại trẻ, Buffalo Tours xây dựng một hệ thống các dự án mà các du khách có thể tham gia làm từ thiện như dạy tiếng Anh, chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho các em, cải tạo vườn rau, xây dựng thư viện, sơn phòng ở, tặng đồ dùng học tập và trang thiết bị dạy học Bên cạnh đó công ty còn có các dự án rộng khắp cả nước như xây dựng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc màu da cam tại tỉnh Thái Bình, xây dựng Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 25
  27. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng lớp mẫu giáo cho trẻ em miền núi, khám chữa bệnh từ thiện cho người dân miền núi, dự án bảo tồn thiên nhiên tại rừng quốc gia Cúc Phương [ 10 ]. Công ty Saigontourist đã tổ chức nhiều chuyến du lịch cho các đoàn khách nước ngoài kết hợp với việc làm từ thiện. Tháng 5/2005, công ty đón đoàn khách Mỹ thuộc Hội “The Dove” gồm 23 thực tập sinh, nghiên cứu sinh của trường đại học Brigham Young đến Việt Nam trong chuyến du lịch và thực hành công tác xã hội hang năm của trường. Tháng 6/2005, tour xuyên Việt được tổ chức cho đoàn 30 bác sĩ Pháp khởi hành từ Hà Nội, đoàn vừa thăm quan Hải Dương, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh vừa ghé qua các bệnh viện địa phương để khám chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân. Tháng 10/2005, công ty cũng đã tổ chức chương trình du lịch từ thiện cho đoàn 14 bác sĩ Pháp, song song với công tác từ thiện,chữa bệnh miễn phí cho người dân nghèo, các thành viên trong đoàn đã thăm quan địa đạo Củ Chi, Núi Bà Đen - Tây Ninh. Ngoài ra, kể từ tháng 6/2004 đến nay công ty Saigontourist đã tổ chức tour từ thiện “Thắp sáng niềm tin”, được chia làm 3 đợt cho 300 em khiếm thị hiện đang được nuôi dưỡng và học tập tại 5 cơ sở khiếm thị tại thành phố Hồ Chí Minh là trường năng khiếu Nguyễn Đình Chiểu, mái ấm Nhật Hồng, mái ấm Thiên An, trường Huỳnh Đệ Như Nghĩa và trường thanh thiếu niên khiếm thị Kì Quang. Bên cạnh việc tổ chức các tour, đơn vị tổ chức còn trao tặng 2 đợt sách nói du lịch cho 56 đơn vị nuôi dạy trẻ khiếm thị trên toàn quốc. Du lịch từ thiện là loại hình du lịch đặc biệt mang trong mình nhiều ý nghĩa, đã thực sự trở thành sự sáng tạo mới mẻ, giải pháp hiệu quả và hướng đi đúng đắn của ngành du lịch Việt Nam. Tiểu kết chƣơng 1 Chương một là việc tổng hợp mang tính khái quát những vấn đề liên quan đến du lịch: khái niệm về du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch, các vấn đề về tour du lịch, chương trình du lịch, loại hình du lịch qua đó ta có thể hiểu cặn kẽ và chi tiết về du lịch. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 26
  28. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Do sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch từ thiện ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch tham gia. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, Việt Nam cũng không đứng ngoài xu hướng chung đó. Du lịch từ thiện là một loại hình du lịch kết hợp đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Tham gia vào loại hình du lịch này, du khách không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, những kỳ quan mà còn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình tại nơi đến với những hoạt động như: dọn rác, dạy học cho các em mồ côi, dựng lớp học cho các em vùng cao qua đó du khách sẽ có những trải nghiệm hoàn toàn mới vì đã mang đến niềm vui, hạnh phúc cho những em nhỏ mồ côi, người nghèo Hơn nữa, du lịch từ thiện cũng góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng, đem lại lợi ích cho nhiều đối tượng. Loại hình du lịch này hiện đang phát triển tại nhiều nước trên thế giới. Cùng với xu hướng phát triển chung của du lịch thế giới, du lịch từ thiện cũng trở nên bớt xa lạ với người Việt Nam. Tuy vậy, loại hình này vẫn khá non trẻ, chưa nhận được sự quan tâm khai thác đúng mức, nó chỉ mang tính phong trào hoặc mang tính tự phát của một số tổ chức, cá nhân, học sinh , sinh viên. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 27
  29. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG 2 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TỪ THIỆN TẠI HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát về Hải Phòng 2.1.1 Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Hải Phòng là thành phố nằm trên bờ biển Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội hơn 100km. Tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49ha (số liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước. Về ranh giới hành chính, phía Bắc giáp Quảng Ninh, phía Nam giáp Thái Bình, phía Tây giáp Hải Dương, phía Đông giáp biển Đông. 2.1.1.2 Địa hình Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng, phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp. Khu vực phía Bắc Hải Phòng có dáng dấp của vùng trung du với những đồng bằng ven đồi, trong khi phần đất phía Nam lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển. Địa hình đồi núi chiếm khoảng 15% diện tích của cả thành phố nhưng lại phân tán hơn nửa phần ở Bắc thành phố tạo thành từng dải liên tục chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, có quá trình phát sinh gắn liền với hệ núi Quảng Ninh thuộc khu Đông Bắc Bộ về phía Nam. Đồi núi của Hải Phòng hiện nay là các dải đồi còn sót lại, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, trước đây nơi này đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ. Xen kẽ với đồi núi là những đồng bằng nhỏ phân tán rải rác các vùng trong thành phố. Hải Phòng có 62.127ha đất canh tác hình thành phần lớn từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và vùng đất bồi ven biển. 2.1.1.3 Khí hậu Hải Phòng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu, gần chí tuyến Bắc. Khí hậu Hải Phòng mang đặc điểm chung của khí hậu vùng đồng bằng miền Bắc và những đặc điểm riêng của vùng thành phố ven biển có nhiều đảo. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 28
  30. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Tính chất nhiệt đới gió mùa của khí hậu Hải Phòng thể hiện có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và một mùa đông lạnh ít mưa. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3, mùa hạ nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Nhìn chung, khí hậu Hải Phòng tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là từ 20oC - 23oC, trong tháng nóng nhất nhiệt độ có thể lên tới gần 40oC, thấp nhất có khi là 5oC. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1600mm - 1800mm, thường hay có bão vào các tháng 7, 8, 9. Độ ẩm trung bình vào khoảng 80% - 85%. Trong cả năm có khoảng 1692,4 giờ nắng, bức xạ mặt đất trung bình là 117kcalcm/phút Với điều kiện khí hậu như trên, Hải Phòng rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng. 2.1.1.4 Sông ngòi Hải Phòng có hệ thống sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8km/ km2. Sông của Hải Phòng đều là chi lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng có 16 sông chính với hơn 300km toả rộng khắp thành phố như sông Thái Bình dài hơn 30km chảy vào địa phận Hải Phòng từ Quý Cao ngăn cách hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng; sông Lạch Tray dài 45km chảy qua địa phận Kiến An, An Hải và vùng nội thành; sông Cấm dài hơn 30km ngăn cách giữa huyện Thuỷ Nguyên và An Hải; sông Bạch Đằng dài hơn 32km là ranh giới phía Bắc và Đông Bắc của Hải Phòng, Quảng Ninh 2.1.1.5 Bờ biển, biển và hải đảo Vùng biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây Bắc vịnh Bắc Bộ. Do đó, đặc điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểm hải văn biển ở đây gắn liền với đặc điểm chung của vịnh Bắc Bộ và biển Đông. Bờ biển dài hơn 125km (nếu bao gồm cả bờ biển xung quanh các đảo khơi thì là trên 300km). Bờ biển có hình như một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằng phẳng, có cấu tạo chủ yếu là bùn do 5 cửa sông chính đổ ra. Trên đoạn chính giữa bờ biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như một hòn đảo, có cấu tạo đá cát kết (sa thạch), đỉnh cao nhất khoảng 125m, độ dài nhô ra biển khoảng Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 29
  31. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 5km theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Chính những ưu thế về cấu trúc tự nhiên đã tạo cho Đồ Sơn có một vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, mặt khác đây cũng là một điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách mỗi năm. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng còn có nhiều đảo phân tán rải rác trên mặt biển, trong đó lớn nhất là đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ. Bờ biển, biển và hải đảo của Hải Phòng rất đa dạng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, có giá trị cho việc khai thác phục vụ du lịch của thành phố. 2.1.1.6 Động - thực vật Đây là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Hải Phòng, nhất là sinh vật biển với gần 1.000 loài tôm cá, hàng chục loại rong biển với nhiều loại có giá trị kinh tế cao như tôm he, tôm hùm, bào ngư, tu hài, ngọc trai, cua biển. Hải Phòng còn có 12.000ha vừa phục vụ cho khai thác vừa có thể nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nợ. Bên cạnh đó, Hải Phòng còn có rừng ngập mặn và rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả với diện tích 17.000ha. Rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có những loài quý hiếm ở Việt Nam như lát hoa, kim giao, đinh hệ động vật đa dạng với 69 loài chim, 20 loài thú, 15 loài bò sát, 11 loài ếch nhái, 105 loài cá, 100 loài thân mềm, 60 loài giáp xác. 2.1.1.7 Các thắng cảnh tự nhiên Do đặc điểm địa hình cùng với những biến đổi phức tạp về địa chất trong quá trình hình thành đã tạo nên những thắng cảnh tuyệt đẹp cho Hải Phòng như những hang động ở núi Voi - ngọn núi cao nhất ở phía Bắc Kiến An, bên bờ sông Lạch Tray. Dưới chân núi là động Long Tiên - nơi thờ nữ tướng Lê Chân. Bênh cạnh đó, núi Voi còn có nhiều hanh động đẹp như hang Họng Voi, hang Chiêng, hang Bể, động chùa, động Bàn Cờ Tiên. Trong các hang động có nhũ đá muôn hình muôn vẻ và du khách còn có thể đứng trên đồi thiên văn ở núi Voi để quan sát được toàn cảnh thành phố. Ngoài ra, còn có những hang động ở Tràng Kênh (Thuỷ Nguyên), đây là một thắng cảnh đẹp lại chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 30
  32. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Khi nói tới các thắng cảnh của Hải Phòng không thể không nhắc đến Đồ Sơn và đảo Cát Bà, đây là hai thắng cảnh nổi tiếng bấc nhất của thành phố được khai thác từ thời Pháp thuộc. Bãi biển Đồ Sơn cách trung tâm thành phố hơn 20km về phía Đông Nam, nằm giữa hai cửa sông Văn Úc và sông Lạch Tray. Đây là một bán đảo với đồi núi, rừng cây nối tiếp nhau vươn ra biển đến 15km. Dưới thời Pháp thuộc, Đồ Sơn đã được phát hiện và trở thành khu nghỉ mát lý tưởng của các quan chức Pháp và giới thượng lưu người Việt. Bãi biển Đồ Sơn được chia làm ba khu, mỗi khu đều có bãi tắm, đồi núi, rừng thông yên tĩnh. Từ đất liền hay từ Đồ Sơn, du khách có thể đi bằng tàu hay tàu cao tốc tới thăm đảo và vườn quốc gia Cát Bà. Quần đảo Cát Bà nằm kề bên Vịnh Hạ Long với hàng trăm núi, đảo nổi lên giữa biển mênh mông. Điều kiện khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa lại mang tính chất hải dương nên về mùa hè mát mẻ kết hợp với địa hình đa dạng, xen kẽ giữa các hang động kỳ thú là các bãi cát trắng mịn như Cát Cò, Cát Dứa Cát Bà thực sự là “hòn đảo ngọc” của thành phố và là tiềm năng lớn cho việc khai thác phục vụ du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Hải Phòng là khá đa dạng và phong phú được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tố địa chất - địa hình, khí hậu, động - thực vật. Với nguồn tài nguyên này, ở Hải Phòng có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch như sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng, thăm quan, tắm biển 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 2.1.2.1 Kinh tế Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cả nước, kinh tế Hải Phòng có những sự tăng trưởng với tốc độ cao. Hải Phòng vốn nổi tiếng với cái tên thành phố Cảng. Cảng Hải Phòng là một trong những cảng được xây dựng đầu tiên trên cả nước, hàng năm đón hàng trăm chuyến tàu chở hàng, chở du khách từ nhiều quốc gia cập bến. Do vị trí địa lý và tài nguyên biển phong phú nên Hải Phòng có ưu thế về kinh tế biển và cảng biển. Với vị thế là một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam, cảng Hải Phòng kéo dài hơn 12km gồm Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 31
  33. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng những cảng hàng rời, cảng container, cảng hàng nặng với năng suất xếp dỡ hơn 9 triệu tấn/ năm. Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế Hải Phòng, công nghiệp - xây dựng giữ vai trò chủ đạo, chiếm 40% GDP với các ngành mũi nhọn như công nghiệp sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất thiết bị điện Các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vị thế của công nghiệp trong nền kinh tế Hải Phòng. Bên cạnh thế mạnh về công nghiệp - xây dựng, số lượng các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các lễ hội đã giúp cho ngành du lịch, dịch vụ ngày càng phát triển đóng góp hơn 50% trong GDP toàn thành phố. 2.1.2.2 Văn hoá- xã hội Nguồn nhân lực của Hải Phòng khá dồi dào, dân số tính đến năm 2009 là hơn 1,8 triệu người, trong đó có gần 1 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong những năm qua, đời sống xã hội của Hải Phòng có nhiều chuyển biến tích cực, hơn 90% dân số trong độ tuổi lao động có việc làm. Hệ thống điện thoại, nước sạch đã đưa đến tận các địa bàn vùng sâu, vùng xa trên thành phố. Hải Phòng là một trong số ít các địa phương có bác sĩ công tác tại cấp xã, các trung tâm y tế quận, huyện được đầu tư xây dựng và nâng cấp đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Hải Phòng là thành phố luôn thực hiện tốt công tác giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên tại các trường Trung học, Tiểu học luôn được đảm bảo. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có bốn trường Đại học, nhiều trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp của Bộ giáo dục và thành phố quy tụ hàng ngàn sinh viên mỗi năm từ hầu hết các tỉnh, thành khu vực phía Bắc. 2.1.2.3 Tài nguyên du lịch nhân văn Hải Phòng là vùng cửa biển tiền tiêu. Xưa Hải Phòng đã có tên là “Hải tần phòng thủ” là mảnh đất chứa đựng nhiều sự kiện lịch sử, đã để lại dấu ấn qua số lượng lớn các di tích. Các di tích của Hải Phòng không những có giá trị lịch sử mà còn có giá trị về mặt kiến trúc, nghệ thuật. Nhiều di tích nằm trong các khu danh thắng hoặc bản thân là một danh thắng như hang Vua, Núi Voi, Đền Trần Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 32
  34. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Quốc Bảo, Hải Phòng lại là miền đất có nhiều lễ hội, có những lễ hội nổi danh không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài như hội chọi trâu Đồ Sơn. Hải Phòng còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thống đặc sắc có sức thu hút khách du lịch. Cho đến nay theo thống kê chưa đầy đủ, toàn thành phố có khoảng 300 di tích, mật độ trung bình 19,9 di tích/km2. Như vậy Hải Phòng là một trong 7 tỉnh, thành phố của cả nước có mật độ di tích cao.Tính đến năm 2003 toàn thành phố đã có 89 di tích được công nhận xếp hạng di tích quốc gia như Đền Nghè, Đình Kênh, chùa Dư Hàng, Miếu Ngà [ 1;12 ]. Có thể nói các di tích lịch sử Hải Phòng có giá trị cao đối với phát triển du lịch, nếu được tổ chức quản lý và khai thác một cách hợp lý để có thể phát huy được giá trị các tài nguyên quý giá này thì chắc chắn sẽ đem lại những đóng góp hiệu quả cho sự phát triển du lịch của thành phố. Thành phố còn có nhiều công trình kiến trúc đẹp như nhà hát lớn, bảo tàng thành phố, nhiều biệt thự cổ là đối tượng cho khách du lịch tìm hiểu, thăm quan. Là vùng đất biển nên Hải Phòng có những món ăn đặc sản biển nổi tiếng như: cua biển rang muối, nước mắm Cát Hải, tu hài Cát Bà Về sinh hoạt văn hoá dân gian phải kể đến hát Đúm, hát Ca trù, múa rối nước Phong tục tập quán của người Hải Phòng, truyền thống của người Hải Phòng một nét đặc trưng văn hoá của vùng biển cũng là nguồn tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch và bảo tồn văn hoá truyền thống. 2.2 Hoạt động du lịch ở Hải Phòng 2.2.1 Nguồn khách Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế và chính sách mở cửa của nhà nước ta bao gồm những chính sách kích thích du lịch phát triển: chính sách giảm giá, chính sách miễn thị thực visa với một số nước làm cho lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Bên cạnh đó, đời sống của nhân dân ta ngày càng được nâng cao, từ đó làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch càng nhiều nên lượng khách nội địa cũng tăng lên. Trong những năm gần đây, từ năm 2005 cùng với sự gia tăng nhanh của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, dòng khách du lịch quốc tế đến Hải Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 33
  35. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Phòng cùng gia tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hải Phòng thì lượng khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng tăng rõ rệt. Bảng 1: Số lượng khách du lịch đến Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2009 Đơn vị tính: 1.000 lượt khách Năm Khách quốc tế Khách nội địa 2005 512 1.917 2006 606,5 2.356,5 2007 719 2.901 2008 668,5 3.232 2009 630,969 3.370,5 ( Nguồn: Báo cáo của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hải Phòng năm 2099) Đơn vị tính: 1000 lượt 4000 3500 3000 2500 Lượt khách quốc tế 2000 Lượt khách nội địa 1500 Lượt khách 1000 500 Năm 0 2005 2006 2007 2008 2009 Biểu đồ thể hiện số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2009 Qua biểu đồ ta thấy tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế năm 2006 là 18,5%, năm 2007 là 18,54%, năm 2008 là -7%. Năm 2008 có giảm so với những năm trước là vì khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cả tiêu dùng tăng cao nên xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn và do đường bay quốc tế Hải Phòng - Hồng Kông/ Ma Cao vẫn chưa hoạt động lại, những sự kiện thể thao trên thế giới được tổ chức (thế vận hội Olympic Bắc Kinh, vòng chung kết bóng đá châu Âu) làm giảm nhu cầu đi du lịch của du khách đến Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Năm 2009 là năm có nhiều biến động, do thành phố chịu sự tác động của Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 34
  36. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự suy thoái về nền kinh tế thế giới, sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh nên khách quốc tế đến Hải Phòng có chiều hướng giảm nhẹ. Thị trường khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng trong thời gian qua đã thay đổi căn bản. Trong thời kỳ bao cấp, thị trường khách chính của Hải Phòng là khách du lịch các nước Đông Âu và Liên Xô cũ theo các hiệp định đã ký kết giữa các tổ chức công đoàn, đoàn thể với giá bao cấp, đồng thời được phân bổ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, do những biến động của Đông Âu và Liên Xô cũ làm mất đi hầu hết khách từ thị trường các nước này đến Hải Phòng. Thay vào đó là các thị trường chủ yếu như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Pháp là những thị trường khách hầu như chưa đến hoặc ít đến Hải Phòng. Một thị trường khách du lịch lớn nhất và phù hợp với sản phẩm du lịch đặc trưng của Hải Phòng là Trung Quốc. Thị trường khách này có nhiều điểm thuận lợi như: sự gần gũi về mặt địa lý, văn hoá, phong tục nhưng trong thời gian qua vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả. Khách quốc tế đến Hải Phòng chiếm trung bình khoảng 20% so với tổng lượng khách. Nếu khai thác tốt nguồn khách này thì du lịch Hải Phòng sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Hiện nay, Hải Phòng đang đẩy mạnh hoạt dộng kinh doanh lữ hành, đặc biệt là kinh doanh lữ hành quốc tế. Các doanh nghiệp lữ hành tập trung vào khai thác các thị trường khách trọng điểm như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN Khách du lịch nội địa đến Hải Phòng chủ yếu từ Hà Nội, Quảng Ninh và các tỉnh phụ cận. Thị trường khách nội địa chiếm tỷ lệ 80% so với tổng lượng khách đến Hải Phòng. Khách nội địa liên tục tăng trong những năm trở lại đây. Nguyên nhân cơ bản là chính sách giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ ngơi cho cán bộ viên chức Nhà nước, chính sách tiền lương được điều chỉnh, đời sống nâng cao đã tạo điều kiện cho người dân có cơ hội đi du lịch nhiều hơn. Mục đích chủ yếu của khách du lịch nội địa khi đến Hải Phòng là nghỉ dưỡng, tắm biển, thăm quan Theo thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 35
  37. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng lịch Hải Phòng (Bảng 1) thì lượng khách du lịch nội địa đến Hải Phòng trong những năm gần đây có sự gia tăng đáng kể. Năm 2006 là 23%, năm 2007 là 23,1%, năm 2008 là 11,41%. Năm 2009 là thành phố tổ chức một số sự kiện quảng bá, xúc tiến lớn về du lịch: lễ hội kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà, khai trương du lịch Hải Phòng năm 2009, liên hoan du lịch “Đồ Sơn - Biển gọi 2009”, tổ chức 2 môn thể dục Aerobics và bắn cung trong chương trình Đại hội Thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3 năm 2009 do Việt Nam đăng cai, do đó lượng khách du lịch nội địa đến Hải Phòng tăng lên. Hải Phòng đang dần trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. 2.2.2 Doanh thu từ du lịch Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã áp dụng hệ thống thống kê cho các nước thành viên về thu nhập du lịch được tính bằng toàn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi đi thăm một nước khác (trừ chi phí cho việc vận chuyển hàng không quốc tế). Tuy nhiên, ở nước ta nói chung và Hải Phòng nói riêng, hệ thống thống kê chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch trong toàn bộ chương trình du lịch chưa tập hợp được đầy đủ và chính xác. Ngược lại, trên thực tế có những doanh nghiệp du lịch tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh tổng hợp nhưng thu nhập này lại được tính cho ngành du lịch, điều này cũng chưa hợp lý. Chính vì lẽ đó mà theo thống kê sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế chưa đầy đủ và chuẩn xác. Do điểm xuất phát của du lịch Hải Phòng thấp nên trong giai đoạn đầu của sự phát triển tốc độ tăng trưởng ở mức cao, những năm tiếp theo du lịch Hải Phòng vẫn duy trì được mức tăng trưởng đáng khích lệ. Cơ cấu doanh thu du lịch vẫn chủ yếu là từ dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 65% - 75%). Thu nhập từ các dịch vụ du lịch khác như bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vui chơi giải trí chỉ chiếm khoảng từ 25% - 35% tổng doanh thu. Đó là một tồn tại cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh du lịch của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hải Phòng nói riêng. [ 1;28 ] Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 36
  38. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Doanh thu từ khách du lịch gia tăng nhanh chóng là tiền đề nâng cao đóng góp GDP của du lịch Hải Phòng nói chung vào tổng GDP của thành phố. Bên cạnh đó, một số ngành mũi nhọn của Hải Phòng như công nghiệp, chế biến, may mặc vẫn duy trì được ở mức độ cao, qua đó đã nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn, các dịch vụ kinh doanh trong đó có hoạt động du lịch phát triển nhanh và bền vững hơn. Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước là dịch chuyển nền kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng của khu vực kinh tế dịch vị trong nền kinh tế quốc dân. Qua số liệu thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch có thể thấy được doanh thu từ du lịch ở thành phố có sự tăng trưởng cao. Bảng 2: Doanh thu từ du lịch ở Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2009 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng doanh thu 2005 552 2006 722,0 2007 986 2008 1.160 2009 1.211 ( Nguồn: Báo cáo của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch năm 2009 ) 2.3 Những điều kiện để phát triển loại hình du lịch từ thiện tại Hải Phòng 2.3.1 Hoạt động từ thiện tại Hải Phòng Thành phố Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của đất nước. Trong những năm gần đây, Hải Phòng đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tăng trưởng khá, nhiều công trình xây dựng tầm khu vực và quốc gia đã được đưa vào sử dụng. Nhiều vấn đề bức xúc của xã hội từng bước được giải quyết. Đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 37
  39. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng thiện. Tuy nhiên, bước vào nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bên cạnh mặt tích cực là chủ yếu còn có mặt trái của cơ chế ngày càng bộc lộ trên một sỗ lĩnh vực đời sống xã hội. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng. Một bộ phận nhân dân đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Theo số liệu điều tra của nhiều ngành chức năng thành phố, những năm qua tại Hải Phòng, tỷ lệ hộ nghèo còn 5%, số người già cô đơn không nơi nương tựa là 3.700 người, số trẻ em mồ côi là 1.154 em, số người tàn tật là 26.793 người và vẫn còn rất nhiều nhà tranh vách đất. [ 11 ] Nhằm giúp đỡ đồng bào đang gặp khó khăn vươn lên hoà nhập cộng đồng, phong trào từ thiện nhân đạo ở Hải Phòng diễn ra rất sôi nổi trong mọi tổ chức, mọi tầng lớp xã hội với phương châm “ người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện”, với nhiều hình thức phong phú ở nhiều địa bàn trong thành phố như phong trào giúp đỡ người già cô đơn, người tàn tật, người bị nhiễm chất độc màu da cam, phong trào làm nhà tình thương, nhà tình nghĩa, tổ chức lớp dạy nghề, phòng khám bệnh miễn phí đã đem lại kết quả khả quan. Trên địa bàn Hải Phòng có rất nhiều các trung tâm từ thiện: Làng Trẻ SOS, Làng trẻ Hoa Phượng, Trung tâm bảo trợ xã hội thành phố Hải Phòng và rất nhiều các tổ chức hội làm từ thiện: Hội từ thiện Hải Phòng, Hội chữ thập đỏ Hải Phòng, Hội nạn nhân chất độc màu da cam, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Hải Phòng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phòng, Hội Liên hiệp phụ nữ cùng với các nhóm từ thiện của học sinh sinh viên toàn thành phố: nhóm Ngọn lửa nhỏ, Hải Đăng Hội từ thiện thành phố Hải Phòng được thành lập và hoạt động đúng theo tên của mình “Hội từ thiện”. Hội được thành lập theo quyết định số 865/QĐ- UB ngày 27/9/1990 với mục đích giúp đỡ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, người già cô đơn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa Đây là tổ chức xã hội của những người giàu lòng nhân ái, tự nguyện làm công việc từ thiện. Nội dung hoạt động của Hội là tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân của dân tộc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, nhân ái, vị tha và ý thức trách Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 38
  40. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng nhiệm trong cộng đồng. Tích cực vận động các cá nhân, tập thể, các tổ chức kinh tế - xã hội của Việt Nam và nước ngoài ở Hải Phòng và các tỉnh khác, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, các cá nhân và tổ chức quốc tế ủng hộ và tham gia vào các chương trình từ thiện, nhân đạo của Hội. Phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành hữu quan, các tổ chức tôn giáo, các cá nhân và tập thể trong và ngoài nước tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong thành phố. Ngày 22/12/2008 Hội từ thiện thành phố kết hợp với Uỷ ban Đoàn kết Công giáo tổ chức tặng 114 chăn ấm nhân mùa Giáng sinh cho học sinh lang thang trong lớp học tình thương của Nhà thờ Chánh toà và cho các giáo dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các giáo xứ của các quận, huyện Lê Chân, Hồng Bàng, An Dương và Thuỷ Nguyên. Trong những năm qua, với tinh thần nỗ lực không ngừng của các cán bộ hội viên, Hội từ thiện đã làm tốt công tác từ thiện thông qua các chương trình từ thiện. Hội đã duy trì chương trình trợ dưỡng thường xuyên hàng tháng cho các cháu mồ côi, người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa cho 107 người; phát học bổng cho 454 em học sinh nghèo vượt khó học giỏi với hơn 100 triệu đồng; tặng 930 chăn ấm cho người già và người nghèo; trợ cấp cho người nghèo khó và tặng quà nhân dịp Tết Mậu Tý 2008 với tổng số tiền chi cho các chương tình từ thiện lên đến hơn 429 triệu đồng [ 11 ]. Qua đó ta thấy được công tác tuyên truyền từ thiện nhân đạo trong các tầng lớp nhân dân được quan tâm đẩy mạnh, mạng lưới cộng tác viên hoạt động từ thiện ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả. Trong thời gian tới, Hội tiếp tục duy trì mở rộng các chương trình trợ dưỡng thường xuyên hàng tháng đối với người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật và tiến hành một số biện pháp để mở rộng mạng lưới cầu nối những tấm lòng nhân ái đối với công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo khó được tốt hơn. Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi thành phố Hải Phòng trong những năm qua đã có những đóng góp không nhỏ vào chương trình chăm sóc đời sống người tàn tật, trẻ mồ côi thành phố bằng nhiều hình thức phong phú. Ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng và nhân dân trong việc chăm sóc đời sống cho người tàn tật, trẻ mồ côi về vật chất và tinh thần, các cấp hội bảo Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 39
  41. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng trợ của thành phố còn tăng cường mở rộng quan hệ với tổ chức Hội tại các tỉnh, thành phố bạn, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài như Hands of Hope, Tổ chức hỗ trợ nhân đạo cho trẻ Việt Nam, Sứ mệnh xe lăn, Trả lại tuổi thơ cho trẻ em để tranh thủ sự ủng hộ về vật chất, tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người tàn tật và trẻ mồ côi trên địa bàn thành phố. Trong thời gian qua, Hải Phòng đã nghiêm túc chấp hành Pháp lệnh về Người tàn tật và đã xác định việc chăm lo, trợ giúp người tàn tật là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Hàng năm, trên cơ sở điều tra rà soát, phân loại các đối tượng người tàn tật, địa phương đã chỉ đạo các ngành, các cấp, đặc biệt quán triệt, hướng dẫn đội ngũ cán bộ làm công tác thương binh xã hội ở cơ sở thực hiện các chương trình, chế độ chính sách, chăm lo cho người tàn tật cả về đời sống vật chất và tinh thần. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ và trợ cấp xã hội thường xuyên cho gần 22.000 người tàn tật, với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng/năm. Số người tàn tật nặng, có hoàn cảnh khó khăn được xét hưởng trợ cấp thường xuyên. [ 12 ] Để giúp người tàn tật có cơ hội tìm và tự tạo việc làm, các quận, huyện, các tổ chức xã hội, trường dạy nghề cho người tàn tật, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề miễn phí, đào tạo nghề vừa học vừa làm cho 2.684 người tàn tật. Thông qua chương trình vay vốn giải quyết việc làm, trong 5 năm qua đã có 5.065 người được tạo việc làm, trong đó có 2.050 lượt người được hỗ trợ vay tổng số vốn quay vòng là 3.862.600.000 đồng. Cũng tại thành phố đã hình thành 70 cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật, thu hút gần 2.000 người vào làm việc. [ 12 ] Bên cạnh các tổ chức hội, học sinh- sinh viên cũng rất tích cực tham gia làm từ thiện không chỉ trong địa bàn thành phố mà còn ở các tỉnh khác. Đây là đội ngũ nhiệt tình, sôi nổi và họ đã thổi vào hoạt động từ thiện một luồng gió mới. Thành phố Hải Phòng đang tích cực thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xã hội hoá hoạt động từ thiên “ Toàn xã hội tham gia làm việc thiện”. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 40
  42. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.3.2 Những điểm làm từ thiện tại Hải Phòng có thể kết hợp vào tour du lịch - Làng Trẻ SOS - đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách khách sạn Nam Cường Hải Phòng 3km. - Làng Trẻ Hoa Phượng - 486A Ngô Gia Tự - phường Cát Bi - quận Hải An- Hải Phòng. - Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Hải Phòng - An Lão - Hải Phòng - Nhà tình thương Niệm Nghĩa - Trung tâm trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam Thiện Giao, tổ 8 - phường Ngọc Xuyên - Quận Đồ Sơn - Hải Phòng. - Nhà tình thương xứ An Toàn, xã Tân Thành - quận Dương Kinh - Hải Phòng. - Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi quận Kiến An - phường Văn Đấu - quận Kiến An - Hải Phòng. - Làng mồ côi Philis Hope - 47 Phố Mới - xã Thuỷ Sơn - huyện Thuỷ Nguyên - Hải Phòng. - Thôn Bính B (còn được gọi là “xóm liều”, “xóm ăn mày”) - xã Tân Dương - huyện Thuỷ Nguyên - Hải Phòng. 2.4 Xây dựng một số tour du lịch từ thiện tại Hải Phòng Du lịch từ thiện là một loại hình du lịch còn khá mới mẻ với người dân Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Loại hình du lịch này trước hết là hướng tới thu hút đối tượng khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách đến từ những nước có nền kinh tế phát triển mạnh và đã quen thuộc với loại hình du lịch này. Đối với khách du lịch nội địa, có thể tập trung vào hai đối tượng chính: những người nghỉ hưu, phụ nữ buôn bán, họ thích đi đền chùa và làm các việc thiện để mong sẽ bình an, may mắn; học sinh, sinh viên, đây là đối tượng trẻ có lòng nhiệt huyết, năng động, sôi nổi, muốn trải nghiệm cuộc sống, muốn góp công sức nhỏ bé của mình để giúp đỡ những người khó khăn. Tour 1: Trung tâm thành phố - Làng trẻ Hoa Phượng - Chùa Phổ Chiếu - Chùa Vẻn - Chùa Hàng. (1 ngày) Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 41
  43. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Lịch trình: - 6h45 đón khách tại địa điểm thoả thuận. - 7h đoàn ghé thăm tượng nữ tướng Lê Chân, quán Hoa, nhà hát Lớn - 08h30 đến Làng trẻ Hoa Phượng làm từ thiện. - 11h xe đưa đoàn về ăn trưa tại nhà hàng. - 12h45 đoàn khởi hành đến thăm chùa Chiếu, chùa Vẻn, chùa Hàng. - 17h xe đưa đoàn về cổng Khách sạn sinh viên. Bài thuyết minh: Buổi sáng, xe đưa đoàn đến trung tâm thành phố. Dải công viên trung tâm thành phố Hải Phòng là một điểm du lịch hấp dẫn. Tại nơi đây có thể thăm quan tượng đài nữ tướng Lê Chân, chiêm ngưỡng nét cổ kính của nhà hát thành phố, sự thanh lịch của Quán Hoa Trong dải công viên trung tâm, tượng nữ tướng Lê Chân được đặt uy nghi trước cửa Nhà triển lãm. Tượng được đúc bằng đồng, cao 7,49m, cả bệ cao 10,09m, riêng lông chim trên đầu cao 0,7m. Tượng năng 19 tấn, là một trong những bức tượng nặng nhất Việt Nam, sau tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (ở Nam Định). Tượng nữ tướng Lê Chân là mẫu dự thi của hai hoạ sĩ Nguyễn Phúc Cường và Nguyễn Mạnh Cường, do Công ty đúc đồng Hải Phòng thực hiện. Nữ tướng có khuôn mặt đôn hậu, trẻ trung, đứng nhìn ra biển Đông, dáng hiên ngang, vững chãi, tay cầm đốc kiếm như đang quan sát để chuẩn bị một kế hoạch chống giặc, dựng ấp. Đó là vóc dáng của nữ tướng đã có công trong việc khai lập làng An Biên xưa và cùng với Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống giặc xâm lược. Người dân Hải Phòng Tự hào là con cháu của nữ tướng Lê Chân. Tiếp theo đoàn sẽ đi bộ lên chiêm ngưỡng nhà hát lớn và Quán Hoa. Nhà hát Lớn thành phố nằm trên phố Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hồng Bàng. Năm 1904. Pháp đuổi chợ, lấy đất xây Nhà hát Lớn. Theo thiết kế, nguyên vật liệu xây dựng đều mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp. Nhà hát Lớn cao hai tầng, mái vòm, trang trí lẵng hoa, có 600 ghế. Thời Pháp thuộc, đây là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của người Pháp và người giàu bản xứ. Thời ấy, chỉ những gánh hát từ Pháp sang Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 42
  44. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng hoặc những gánh hát nổi tiếng cả nước mới được biểu diễn. Đây cũng là nơi hàng năm phát phần thưởng cho học sinh giỏi. Quảng trường Nhà hát thành phố có tên là Place Théâtre municipal. Sân nhà hát có hai cột đèn bằng gang theo kiểu cột đèn Pháp. Thân đèn cũng bằng gang có hoạ tiết hoa văn xung quanh, năm 1985, được thay bằng hai cột xi măng với hệ thống đèn hiện nay. Trước đây, ở mặt trước Nhà hát, hai bên có trang trí tượng thiếu nữ Pháp; xung quanh sân có bồn cỏ, trồng dừa và đặt một số ghế gỗ, nay không còn. Ngày nay, Nhà hát Lớn thành phố là nơi hội họp vào những ngày lễ lớn. Theo các tài liệu hiện có, quán hoa Hải Phòng do đốc lý Luyxiani chủ trì xây dựng và chánh lục lộ Gôchiê phụ trách thiết kế kỹ thuật. Để xây dựng công trình người ta đã phải chọn lựa từ hàng chục mẫu thiết kế của nhiều kiến trúc sư trong cả nước để làm sao chọn công trình phù hợp với quần thể kiến trúc xung quanh, nhưng vẫn giữ được phong cách nghệ thuật Phương Đông. Tổng số có 5 quán hoa, mỗi quán có diện tích rộng gần 20m2, cao gần 4m, các quán các nhau 6m, toàn bộ trải đều trên diện tích 300m2. Quán được thiết kế 4 cột gỗ lim, chân kê đá, hệ thống dầm dui cũng bằng gỗ lim, 4 mái lợp ngói mũi. Sau nhiều lần tu tạo, đến nay kiến trúc chung của 5 quán hoa đã lược giản đi ít nhiều nhưng vẫn giữ được hình thể ngày đầu xây dựng. Theo các bậc cao niên kể lại: sau lễ khánh thành quán hoa khoảng tháng 8 năm 1944, trước ngày Nhật đảo chính Pháp, tại mỗi quán hoa ngày ấy thường có 2 phụ nữ mặc áo dài tân thời đứng bán hoa tươi cho mọi người. Quán hoa nay vẫn còn đó, tuy không còn thấy những góc đao cong của mái đình, đường diềm trạm soi hoa lá cách điệu ở mái quán, các đá bệ xếp hoa và cả hai dàn hoa lẵng tiêu và tigôn ở đầu dãy quán giáp với đường Nguyễn Đức Cảnh cũng bị thời gian huỷ hoại. Ngày nay, tại địa điểm này, nếp xưa vẫn còn được duy trì, người bán hoa tươi hầu hết đều còn trẻ, phong cách bán hàng cùng khác xưa nhưng đã có nhiều chủng loại hoa hơn, đẹp hơn trước nhiều. Quán hoa như một điểm nhấn trong dải trung tâm đô thị Hải Phòng tạo nên nét đẹp riêng, duyên dáng của thành phố Cảng. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 43
  45. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Sau đó đoàn ghé thăm tặng quà và vui chơi với các em tại Làng Trẻ Hoa Phượng. Đây là trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật bị bỏ rơi. Làng hiện có 8 gia đình - 8 mái ấm yêu thương được đặt những cái tên rất đáng yêu như Vàng Anh, Hoạ Mi, Hải Âu với khoảng 70 em mồ côi, thiểu năng trí tuệ, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi chủ yếu các em ở độ tuổi 2- 15 tuổi. Làng nuôi dạy các em đến khi các em đủ 18 tuổi, có thể tự lo cho bản thân, tự lập bước ra với cuộc sống bên ngoài. Ngoài ra, những năm gần đây Làng còn bắt đầu nhận thêm đối tượng trẻ lang thang, trẻ đường phố để giúp các em trở về với gia đình. Nhà cửa và cơ sở vật chất của Làng giờ đã khang trang hơn nhiều nhưng về đời sống tinh thần và sinh hoạt hàng ngày của các em vẫn còn có nhiều khó khăn. Buổi chiều, đoàn đến thăm một số điểm du lịch nhân văn tại Hải Phòng. Trước hết đoàn sẽ vào thăm chùa Phổ Chiếu thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân. Chùa được xây dựng trên khu đất rộng, quay hướng Đông, phía sau là con đường liên xã chạy qua. Chùa bố trí theo lối kiến trúc kiểu chữ “công” gồm 5 gian tiền đường, 3 gian ống muống và 3 gian hậu cung. Về lịch sử hình thành, ngôi chùa ra đời khá muộn. Năm 1953, sư cụ Ngô Chân Tử người làng Cao Mại, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã đến xây dựng chùa và trụ trì tại đó. Lúc đầu, chùa được gọi là Tam Giáo Đường thờ 3 tôn giáo là Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo. Đây là nét thường gặp ở các ngôi chùa của Việt Nam. Nó thể hiện sự hoà hợp về tôn giáo (tam giáo đồng nguyên) và sự hoà hợp của dân tộc. Tượng pháp chùa Phổ Chiếu được bài trí từ cao xuống thấp, gồm các pho Tam Thế, Cửu Long cùng các bức hoành phi, câu đối, cửa võng tuy còn đơn giản nhưng tất cả tạo nên một vẻ đẹp toàn diện và trang nghiêm của ngôi chùa. Gian tiền đường đặt hương án sơn son thiếp vàng thờ Phật, hai bên đặt pho tượng Hộ Pháp, khuyến thiện và trừ ác là những pho tượng có giá trị nghệ thuật cao. Năm 1954, hoà thượng Thích Thanh Quang người phái Lâm Thế, Sơn môn Trà Lũ Trung, huyện Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Hà từ chùa Vọng Cung (Nam Định) về trụ trì, đổi tên là chùa Phổ Chiếu. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa là Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 44
  46. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng một trong những địa điểm bí mật nuôi giấu cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thời kỳ 1954 - 1955, chùa lại được Liên hiệp Công đoàn thành phố (nay là Liên đoàn lao động) chọn là nơi hội họp và chỉ đạo nhân dân đấu tranh chống địch di chuyển máy móc và cưỡng ép người di cư vào Nam. Những năm tháng chống Mỹ, một lần nữa chùa là nơi đặt Sở chỉ huy của giám đốc Công an thành phố Hải Phòng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Phổ Chiếu từ buổi đầu khởi dựng với tên Tam Giáo Đường không còn giữ được nguyên trạng của ngôi chùa làng Dư Hàng Kênh. Thể theo nguyện vọng của tăng ni, tín đồ phật tử và của nhân dân, chùa Phổ Chiếu được trùng tu vào năm 1985. Đặc biệt từ khi Đại đức Thích Thanh Giác lên trụ trì chùa năm 1989 đã quyên góp công sức của nhân dân, tín đồ phật tử mở mang, xây dựng thêm để ngôi chùa có diện mạo khang trang như ngày nay. Hiện nay, ngoài kiến trúc hình chữ “công” của ngôi chùa chính, chùa còn xây thêm tả vu và hữu vu. Độc đáo hơn cả là chùa còn xây dựng một ngôi chùa nhỏ giữa hồ nước, mô phỏng theo kiểu kiến trúc chùa Một Cột Hà Nội. Bốn góc đắp nổi hình 4 con rồng đang trườn từ dưới mặt nước vươn lên và hướng về ngôi chùa nhỏ, làm khung cảnh của ngôi chùa vừa mang dáng vẻ thâm nghiêm lại vừa mang dáng vẻ hiện đại. Ngoài ra, phía bên phải chùa là vườn tháp, nơi đặt xá lị của các nhà sư đã từng trụ trì ở đây. Phía bên trái của chùa có một ngọn tháp cao 9 tầng, trên đỉnh tháp là một bầu rượu tượng trưng cho bầu nước Cam Lồ của Phật Bà Quan Âm đặt trên đài sen. Trên bờ nóc của gian tiền đường có đặt một nậm rượu to, hai bên đầu hồi phía trước đắp đấu vuông, trên mỗi đấu vuông đó là 5 bầu rượu nhỏ thể hiện sự đồng nguyên của 3 tôn giáo Phật - Lão - Nho. Hiện nay, chùa không ngừng được tu sửa để ngày càng khang trang phục vụ đời sống tâm linh của người dân địa phương. Sự hiện diện của ngôi chùa Phổ Chiếu to đẹp như ngày nay ở một xã ven đô Hải Phòng thể hiện lòng hướng thiện như điều răn của Phật giáo luôn trân trọng của nhân dân đối với đạo Phật, Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 45
  47. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng đạo Lão, đạo Nho và với di tích lịch sử cách mạng - chùa như chứng nhân của một thời hào hùng của dân tộc. Hàng năm vào những ngày lễ Phật đản, Thượng nguyên, Vu Lan, Tất niên và các ngày rằm, mồng một, chùa Phổ Chiếu là một trong những nơi thu hút rất đông nhân dân đến cầu phúc cho bản thân, gia đình, bè bạn Đây thực sự trở thành địa điểm sinh hoạt tôn giáo không những của nhân dân địa phương mà của cả nhân dân thành phố Hải phòng. Sau khi rời chùa Phổ Chiếu, đoàn ghé thăm chùa Dư Hàng. Chùa Dư Hàng (tên chữ là Phúc Lâm tự), thuộc xã Dư Hàng Kênh (huyện An Dương), nay thuộc đại bàn phường Hồ Nam, quận Lê Chân. Nếu căn cứ vào bản ghi chép bia ký của chùa Dư Hàng thì chùa có nguồn gốc từ thời Tiền Lê (980 - 1009). Cuối thời vua Lê Đại Hành đã có vị sư tổ đến đây thuyết pháp, khai sáng giáo lý nhà Phật. Đến thời Trần (1225 - 1400), các vị sư tổ thiền phái Trúc Lâm do Trần Nhân Tông sáng lập ở Yên Tử Sơn, đã có mối quan hệ với bản chùa Dư Hàng. Vì vậy, từ xưa đến nay, chùa Dư Hàng vẫn truyền lệ kỷ niệm sinh nhật vị sư tổ đệ nhất “Đền ngự giác hoàng tinh tuệ thiền sư” tức vua Trần Nhân Tông vào ngày 2/11 Âm lịch. Vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm là thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái vào ngày 3/11 Âm lịch. Đến đời vua Lê Gia Tông (1672), sư cụ Nguyễn Đình Sách (tự là Chân Huyền) đã xuất tiền để tậu ruộng đất, làm chùa to rộng, có đủ gác chuông, nhà thờ tổ, nhà tăng Từ đó trở đi, dù phải trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngôi chùa đã được các thế hệ hòa thượng, tăng ni, tín đồ phật tử sở tại chung sức, chung lòng sửa sang chùa ngày thêm khang trang, đẹp đẽ. So với nhiều ngôi chùa thờ phật ở Hải Phòng, chùa Dư Hàng có kiến trúc bề thế, khuôn viên hoàn chỉnh, gồm tòa phật điện 7 gian, gác chuông cao 3 tầng, mái đao cong vút, quả chuông đồng cỡ lớn, chữ đề: “Phúc Lâm tự chung”, nghĩa là chuông chùa Phúc Lâm. Tại tòa Phật điện, hiện còn lưu giữ được nhiều pho tượng phật cổ có giá trị, tạo hình chuẩn xác như bộ Tam thế, tòa Cửu long - Thích ca sơ sinh, hộ thiện, trừ ác, bộ tượng “Thập điện minh vương” Nội thất tòa phật điện được trang trí Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 46
  48. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng nhiều bức hoành phi, câu đối, cửa võng sơn son, thiếp vàng rực rỡ, đường nét mềm mại, kỹ thuật tinh xảo, được thể hiện qua các mảng đề tài hoa lá, cỏ cây, muông thú, mang phong cách nghệ thuật triều Nguyễn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Gian tiền đường của tòa phật điện được trang trí bằng nhiều mảng chạm khắc nổi trên cửa võng, nhiều mảng đề tài quen thuộc: mai điểu, ngũ phúc, rồng mây thể hiện ước muốn của muôn dân cho “mưa thuận, gió hòa, cỏ cây tươi tốt”, hộp hình khắc gỗ mô tả cảnh thầy trò Đường tăng trên đường sang Tây Trúc thỉnh kinh. Hiện nay, chùa Dư Hàng còn bảo lưu nhiều di vật quí giá như chuông, khánh, đỉnh đồng, đồ trang trí mỹ thuật bằng gốm sứ, đá xanh, bộ kim sách “A hàm” cổ được lưu truyền từ nhiều đời sư trụ trì. Tại khu vườn tháp tĩnh mịch, rợp mát bóng cây cổ thụ xanh tươi, ngoài nhóm mộ tháp các vị sư tổ đã viên tịch tại bản chùa còn có mộ tháp chứa xá lỵ các vị tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tháp sư cụ Chân Huyền và nhiều vị hòa thượng đã từng trụ trì tại ngôi chùa Dư Hàng. Chùa Dư Hàng được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1986. Cuối cùng đoàn sẽ đến thăm quan chùa Vẻn, một ngôi chùa rêu phong cổ kính, toạ lạc ở số 224, đường Tô Hiệu. Cảnh quan kiến trúc của chùa khiến khách thập phương bước qua tam quan chùa là đã đứng trong vườn cảnh với đủ loại kỳ hoa dị thảo. Vòm cây si cổ thụ cao ngất xòe ra như cái lọng che nắng đỡ mưa cho cả một vùng từ cổng tam quan, vườn cảnh và cả một phần của tháp chuông. Cây ngọc lan và cây đại ngự hai bên đầu hồi của tháp chuông, dưới thấp, xung quanh tường hoa và bồn hoa ở giữa vườn cảnh thì trồng đủ thứ hoa quý hiếm như mộc lan, móng rồng, lan tây, ngâu, hòe và nhiều giống lan rừng. Từ sau tháp chuông Chùa Vẻn, đi vòng qua một trong hai đầu hồi của công trình xây cất chính này là vào đến chánh điện và khu nhà khách và nhà chai, dãy nhà trực diện và hai dãy nhà ngang bao lấy cái sân rộng lát gạch Bát Tràng vuông vức rất thuận lợi cho việc lập đàn tế lễ, khu nhà ngang bên trái còn có chỗ để thờ Bà Thánh Mẫu. Lá cờ phướn ngũ sắc tung bay giữa sân chùa và những ngày Tết Nguyên Đán chùa trồng cây nêu. Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 47
  49. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Tour 2: Trung tâm thành phố - Làng Trẻ Em SOS - Cát Bà - Hải Phòng. (2 ngày 1 đêm) Lịch trình: Ngày 1 - 6h45 xe đón khách tại địa điểm thoả thuận. - 7h đoàn đến thăm tượng nữ tướng Lê Chân, đền Nghè, Quán Hoa, Nhà Hát Lớn, Bảo Tàng. - 11h xe đưa đoàn về ăn trưa tại nhà hàng. - 13h đoàn xuống thăm Làng Trẻ SOS - 15h30 xe đưa đoàn đi ra phà Đình Vũ - 18h đoàn nhận phòng và ăn tối tại khách sạn ở Cát Bà. - Buổi tối khách tự do thăm quan tại trung tâm Cát Bà. Ngày 2 - 6h đoàn ăn sáng tại khách sạn. - 7h đoàn đi thăm quan bãi tắm Cát Cò, Cát Dứa và tự do tắm biển. - 11h giờ đoàn ăn trưa tại nhà hàng Trúc Lâm. - 12h30 đoàn đi thăm vườn Quốc gia Cát Bà (tuyến Ao Ếch - Việt Hải) - 16h xe đưa đoàn ra bến Cát Bà về Hải Phòng. Bài thuyết minh: Buổi sáng, xe đưa đoàn đến trung tâm thành phố. Dải công viên trung tâm thành phố Hải Phòng là một điểm du lịch hấp dẫn. Tại nơi đây có thể thăm quan tượng đài nữ tướng Lê Chân, chiêm ngưỡng nét cổ kính của nhà hát thành phố, sự thanh lịch của Quán Hoa Trong dải công viên trung tâm, tượng nữ tướng Lê Chân được đặt uy nghi trước cửa Nhà triển lãm. Tượng được đúc bằng đồng, cao 7,49m, cả bệ cao 10,09m, riêng lông chim trên đầu cao 0,7m. Tượng năng 19 tấn, là một trong những bức tượng nặng nhất Việt Nam, sau tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (ở Nam Định). Tượng nữ tướng Lê Chân là mẫu dự thi của hai hoạ sĩ Nguyễn Phúc Cường và Nguyễn Mạnh Cường, do Công ty đúc đồng Hải Phòng thực hiện. Nữ tướng có khuôn mặt đôn hậu, trẻ trung, đứng nhìn ra biển Đông, Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 48
  50. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng dáng hiên ngang, vững chãi, tay cầm đốc kiếm như đang quan sát để chuẩn bị một kế hoạch chống giặc, dựng ấp. Đó là vóc dáng của nữ tướng đã có công trong việc khai lập làng An Biên xưa và cùng với Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống giặc xâm lược. Người dân Hải Phòng Tự hào là con cháu của nữ tướng Lê Chân. Sau khi thăm quan tượng đài, đoàn sẽ đi bộ xuống thăm đền Nghè thuộc phường Mê Linh (nay là phường An Biên, quận Lê Chân), đền Nghè là di tích lịch sử văn hoá thờ nữ tướng Lê Chân. Bà quê ở làng An Biên (thuộc Đông Triều, Quảng Ninh) đã đến vùng đất nơi ngã ba sông Tam Bạc đổ vào sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng(40 - 43) chống quân Đông Hán xâm lược. Bà là một nữ tướng tài ba, anh dũng, lập nhiều chiến công vang dội trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được Trưng Vương phong chức Chương quản binh quyền nội bộ, giao trọng trách trấn giữ miền Hải Tần. Để tưởng nhớ công lao của nữ tướng, người lập ra làng An Biên xưa và đặt nền móng cho thành phố Hải Phòng ngày nay, nhân dân đã lập lên toà miếu An Biên thờ Bà. Buổi đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ lợp tranh, đến năm 1919, được xây dựng khang trang. Đền Nghè hiện nay là một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế kỷ 20 bao gồm: tam quan, toà bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá. Sau lại làm thêm toà tứ phủ. Toà bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn An Biên cổ miếu. Hậu cung gồm 3 gian, xây cao hơn nhà bái đường với thiết kế kiểu 2 tầng mái, làm tăng thêm sự bề thế, uy nghi của công trình. Nét đặc sắc của kiến trúc đền Nghè là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đá. Với các đề tài long ly quy phượng; tùng cúc - trúc mai thể hiện kỹ thuật chạm khắc bong hình, chạm nổi, chạm chìm đạt đến trình độ tinh xảo. Hiện nay, đền Nghè còn bảo tồn được nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá rất có giá trị. Điển hình là tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, nghi tiểu sử của nữ tướng Lê Chân. Toà bái đường treo khánh đá chạm nổi đề tài vũ hội long vân đường nét tinh vi, mềm mại, uyển chuyển. Ở toà thiêu hương có Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 49
  51. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng chiếc sập đá đồ sộ, tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu. Tại toà hậu cung, tương Nữ tướng ngồi trên ngai thờ, đặt trong một khám lớn sơn son, thếp vàng với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp. Hội đền Nghè được tổ chức từ ngày mồng 8 đến ngày mồng 10 tháng 2 Âm lịch, thu hút đông đảo du khách đến tham quan di tích, tưởng niệm nữ tướng Lê Chân. Đền Nghè được Nhà nước xếp hạng năm 1975. Tiếp theo đoàn sẽ đi bộ lên chiêm ngưỡng nhà hát lớn và Quán Hoa. Nhà hát Lớn thành phố nằm trên phố Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hồng Bàng. Năm 1904. Pháp đuổi chợ, lấy đất xây Nhà hát Lớn. Theo thiết kế, nguyên vật liệu xây dựng đều mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp. Nhà hát Lớn cao hai tầng, mái vòm, trang trí lẵng hoa, có 600 ghế. Thời Pháp thuộc, đây là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của người Pháp và người giàu bản xứ. Thời ấy, chỉ những gánh hát từ Pháp sang hoặc những gánh hát nổi tiếng cả nước mới được biểu diễn. Đây cũng là nơi hàng năm phát phần thưởng cho học sinh giỏi. Quảng trường Nhà hát thành phố có tên là Place Théâtre municipal. Sân nhà hát có hai cột đèn bằng gang theo kiểu cột đèn Pháp. Thân đèn cũng bằng gang có hoạ tiết hoa văn xung quanh, năm 1985, được thay bằng hai cột xi măng với hệ thống đèn hiện nay. Trước đây, ở mặt trước Nhà hát, hai bên có trang trí tượng thiếu nữ Pháp; xung quanh sân có bồn cỏ, trồng dừa và đặt một số ghế gỗ, nay không còn. Ngày nay, Nhà hát Lớn thành phố là nơi hội họp vào những ngày lễ lớn. Theo các tài liệu hiện có, quán hoa Hải Phòng do đốc lý Luyxiani chủ trì xây dựng và chánh lục lộ Gôchiê phụ trách thiết kế kỹ thuật. Để xây dựng công trình người ta đã phải chọn lựa từ hàng chục mẫu thiết kế của nhiều kiến trúc sư trong cả nước để làm sao chọn công trình phù hợp với quần thể kiến trúc xung quanh, nhưng vẫn giữ được phong cách nghệ thuật Phương Đông. Tổng số có 5 quán hoa, mỗi quán có diện tích rộng gần 20m2, cao gần 4m, các quán các nhau 6m, toàn bộ trải đều trên diện tích 300m2. Quán được thiết kế 4 cột gỗ lim, chân kê đá, hệ thống dầm dui cũng bằng gỗ lim, 4 mái lợp ngói Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 50
  52. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng mũi. Sau nhiều lần tu tạo, đến nay kiến trúc chung của 5 quán hoa đã lược giản đi ít nhiều nhưng vẫn giữ được hình thể ngày đầu xây dựng. Theo các bậc cao niên kể lại: sau lễ khánh thành quán hoa khoảng tháng 8 năm 1944, trước ngày Nhật đảo chính Pháp, tại mỗi quán hoa ngày ấy thường có 2 phụ nữ mặc áo dài tân thời đứng bán hoa tươi cho mọi người. Quán hoa nay vẫn còn đó, tuy không còn thấy những góc đao cong của mái đình, đường diềm trạm soi hoa lá cách điệu ở mái quán, các đá bệ xếp hoa và cả hai dàn hoa lẵng tiêu và tigôn ở đầu dãy quán giáp với đường Nguyễn Đức Cảnh cũng bị thời gian huỷ hoại. Ngày nay, tại địa điểm này, nếp xưa vẫn còn được duy trì, người bán hoa tươi hầu hết đều còn trẻ, phong cách bán hàng cùng khác xưa nhưng đã có nhiều chủng loại hoa hơn, đẹp hơn trước nhiều. Quán hoa như một điểm nhấn trong dải trung tâm đô thị Hải Phòng tạo nên nét đẹp riêng, duyên dáng của thành phố Cảng. Tiếp theo chuyến đi đoàn sẽ vào thăm Bảo tàng Hải Phòng. Bảo tàng được xây dựng vào năm 1919. Đây là một công trình kiến trúc đẹp, thiết kế theo kiểu gôtích. Du khách đến thăm quan Bảo tàng Hải Phòng được thưởng thức không chỉ vẻ đẹp bên ngoài với những vòm mái, khung nhà mà còn được chiêm ngưỡng những phòng trưng bày giới thiệu về thành phố Hải Phòng theo từng chủ đề: Thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Hải Phòng; Hải Phòng từ thời tiền sử đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938; Hải Phòng từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14; Hải Phòng - đô thị cảng biển của cả nước (1874, 1888, 1930); phong trào yêu nước và cách mạng ở Hải Phòng từ cuối thế kỷ 19 đến cách mạng Tháng Tám năm 1945; Hải Phòng 30 năm kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1945 - 1975); Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ thống nhất đất nước và đổi mới (1975 đến nay); bản sắc văn hoá truyền thống Hải Phòng; Hải Phòng trong lòng bè bạn năm châu. Bảo tàng Hải Phòng còn là nơi trưng bày các đồ gốm, sứ cổ và hiện đại cùng với tranh, tượng cổ hoặc mới sáng tác có nhiều giá trị thẩm mỹ. Trong khuôn viên Bảo tàng còn trưng bày súng thần công, bia ký, máy bay MIC 17 và Sinh viên: Đỗ Ngọc Hoan - Lớp VH 1003 51