Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_du_lich_tai_lan.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng
- LỜI CẢM ƠN Kết thúc bốn năm với ngành học Văn hóa du lịch trên giảng đƣờng trƣờng ĐHDL Hải Phòng, em đƣợc làm khóa luận để tốt nghiệp. Với em đây là một niềm vinh dự rất lớn. Khóa luận có thể coi là công trình đầu tiên trong cuộc đời, là hành trang đầu tiên, tạo động lực, cho em tự tin bắt đầu công việc sau này với đúng ngành học mà em theo đuổi. Để hoàn thành đƣợc “công trình” này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: BGH, các thầy cô trong Phòng đào tạo cùng các thầy cô giáo khoa Văn hóa du lịch trƣờng ĐHDL Hải Phòng, Các cô, các bác cùng các anh chị tại Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Vĩnh Bảo và UBND xã Đồng Minh, tại HTX dệt chiếu Đồng Minh, cũng nhƣ chú Đào Minh Tuân- trƣởng đoàn rối Minh Tân đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu làm khóa luận, Đặc biệt, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Giảng viên, Thạc sĩ Đào Thanh Mai, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ dạy em trong suốt thời gian làm khóa luận, giúp em hoàn thành bài viết của mình theo đúng thời gian quy định, Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày tháng năm Sinh viên Nguyễn Thị Hƣờng 1
- MỤC LỤC CHI TIẾT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 3 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 6. Kết cấu của khóa luận 5 PHẦN NỘI DUNG 6 CHƢƠNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN, DU LỊCH VĂN HÓA 6 1.1. Tài nguyên du lịch nhân văn 6 1.1.1. Quan niệm về TNDLNV 6 1.1.2. Đặc điểm 6 1.1.3. Phân loại 7 1.2. Du lịch văn hóa 16 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm 16 1.2.2. Yêu cầu của việc phát triển du lịch văn hóa 17 1.3. Vai trò của du lịch văn hóa đối với việc phát triển du lịch tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng 19 Tiểu kết chƣơng 1 20 CHƢƠNG II. CÁC SẢN PHẨM VĂN HÓA VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG BẢO HÀ, XÃ ĐỒNG MINH, HUYỆN VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG 22 2.1. Đôi nét khái quát về xã Đồng Minh 22 2.1.1. Lịch sử hình thành 22 2
- 2.1.2. Kinh tế, chính trị, xã hội 23 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn tại làng Bảo Hà, xã Đồng Minh 24 2.2.1. Đôi nét khái quát về làng Bảo Hà 24 2.2.2. Các di tích lịch sử văn hóa và lễ hội tại Bảo Hà 26 2.2.3. Các nghề thủ công truyền thống của làng Bảo Hà 36 2.2.4. Nghệ thuật múa rối cạn tại làng Bảo Hà 48 2.2.5. Ẩm thực 55 2.3. Thực trạng khai thác, phát triển du lịch tại làng Bảo Hà, xã Đồng Minh 56 2.3.1. Tình hình du khách đến với Bảo Hà 57 2.3.2. Hoạt động chủ yếu của du khách đến với Bảo Hà 57 2.3.3. Thuận lợi 58 2.3.4. Khó khăn 60 Tiểu kết chƣơng 2 62 CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG BẢO HÀ, XÃ ĐỒNG MINH, HUYỆN VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG 62 3.1. Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tại làng Bảo Hà 62 3.1.1. Giải pháp chung 62 3.1.2. Đối với các di tích lịch sử văn hóa tại làng 63 3.1.3. Đối với các ngành nghề thủ công truyền thống tại Bảo Hà 65 3.1.4. Đối với nghệ thuật múa rối cạn Bảo Hà 67 3.2. Kiến nghị đối với các ban, ngành, cơ quan liên quan 68 3.2.1. Căn cứ xây dựng kiến nghị 68 3.2.2. Đối với Sở VH TT & DL Hải Phòng 70 3.2.3. Đối với Phòng VH TT & DL huyện Vĩnh Bảo và xã Đồng Minh 71 Tiểu kết chƣơng 3 73 PHẦN KẾT LUẬN 75 3
- PHỤ LỤC 4
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNDL: tài nguyên du lịch TNDLNV: tài nguyên du lịch nhân văn TNDLTN: tài nguyên du lịch tự nhiên VH TT & DL: Văn hóa Thể thao và Du lịch DTLSVH: di tích lịch sử văn hóa DSVH: di sản văn hóa 5
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BCH Đảng bộ xã Đồng Minh - Lịch sử đấu tranh Cách mạng của Đảng bộ và nhân xã Đồng Minh (1948- 2000) - NXB Hải Phòng, 2001 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Thông tư số 116/ 2006/ TT- BNN, 2006 3. Bùi Quang Đạo - Làng tạc tượng Bảo Hà - NXB Hải Phòng, 2008 4. Bùi Thị Hải Yến - Quy hoạch Du lịch - NXB Giáo dục, 2007 5. Bùi Thị Hải Yến - Tài nguyên Du lịch - NXB Giáo dục, 2009 6. Luật Di sản văn hóa và Nghị định hướng dẫn thi hành – NXB Chính trị Quốc gia, 2003 7. Luật Du lịch Việt Nam, số 44/2005/QH, Quốc hội khóa X, 2005 8. Nguyễn Minh Tuệ chủ biên, Địa lý du lịch - NXB TP. Hồ Chí Minh, 1997 9. Tạp chí Vietnamtourism Review - Du lịch Việt Nam, số 10- 2012 10. Hội Di sản Văn hóa Việt Nam - Tạp chí Thế giới Di sản, số 10- 2009 11. Tiến sĩ Trần Hữu Sơn (Giám đốc Sở VH- TT- DL Lào Cai) – Công trình nghiên cứu khoa học “Xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch ở Sapa” 12. Trần Phƣơng - Du lịch văn hóa Hải Phòng - NXB Hải Phòng – Sở Du lịch Hải Phòng 13. UBND xã Đồng Minh - Báo cáo “Tóm tắt về sự hình thành, phát triển Làng nghề truyền thống Điêu khắc gỗ, Sơn mài Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng” 14. UBND xã Đồng Minh, Báo cáo “Khái quát hoạt động làng nghề du lịch, nghệ thuật múa rối và các điểm DTLSVH tại xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng” 7
- 15. UBND xã Đồng Minh – Báo cáo “Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm 2011 tại xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng” 16. Vũ Thế Bình chủ biên - Non nước Việt Nam - NXB Lao động, 2010 17. Trần Đức Thanh – Nhập môn khoa học du lịch – NXB Quốc gia, 1999 PHỤ LỤC Một số hình ảnh về làng Bảo Hà: Đƣờng vào làng Bảo Hà 8
- Miếu Bảo Hà Tƣợng Linh Lang Đại Vƣơng khi ngồi 9
- và khi đứng lên 10
- Tƣợng Thánh sƣ Nguyễn Công Huệ Tam quan chùa Linh Mƣỡu Nhà tổ trong chùa Linh Mƣớu 11
- Một số tƣợng thờ trong chùa Linh Mƣỡu Đôi bàn tay tạc tƣợng tài hoa 12
- cần mẫn với tác phẩm nghệ thuật Giƣờng đay 13
- và chiếu cói đang đƣợc in hoa văn Các nhân vật múa rối cạn 14
- Nghệ nhân múa rối Đào Minh Tuân 15
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Du lịch xuất hiện, dần trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Theo thời gian, nhiều loại hình du lịch khác nhau ra đời, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, trong đó có loại hình du lịch văn hóa. Ra đời, phát triển dựa trên tài nguyên du lịch nhân văn, loại hình này ngày càng thu hút đƣợc sự tham gia của nhiều du khách bởi tính phong phú, độc đáo, khác biệt của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm đến, kích thích du khách tìm hiểu, khám phá và cảm nhận. Và Việt Nam trở thành điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch văn hóa ở Đông Nam Á, chinh phục cả những vị khách dù là khó tính nhất bằng bề dày lịch sử văn hóa dân tộc, bằng sự độc đáo của sự khác biệt trong thống nhất của 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất hình chữ S, bằng những món ăn truyền thống hay nghệ thuật biểu diễn không có ở nơi nào khác Du lịch ngày càng phát triển, đƣa tới sự ra đời của nhiều thuật ngữ du lịch mới, nhiều mô hình du lịch mới. Cùng lúc này, mô hình làng Văn hóa du lịch cũng ra đời, và đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Giống nhƣ một “xã hội thu nhỏ”, làng Việt Nam cũng có bộ máy tổ chức, hƣơng ƣớc, luật pháp riêng, là kết cấu bền chắc, không thể phá vỡ. Chẳng thế mà trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, bị các thế lực bên ngoài xâm lƣợc, bị đồng hóa nhƣng vẫn còn đó những ngôi làng cổ kính, chúng trở thành nơi gìn giữ những truyền thống văn hóa, những lễ hội đặc sắc của ngƣời dân bản địa, những nghề thủ công thậm chí bằng tuổi của làng đó, hay các món đặc sản khiến ngƣời ăn ngƣời nhớ, ngƣời đi ngƣời vẫn không quên mua một ít làm quà Nhận thấy đƣợc ƣu thế này, các nhà du lịch đã đƣa những ngôi làng nhƣ thế vào trong chƣơng trình du lịch của mình để cung ứng ra thị 16
- trƣờng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm mang tính khác biệt và nhận đƣợc phản hồi rất tích cực, thu hút một lƣợng một lƣợng lớn du khách trong và ngoài nƣớc, đƣợc công nhận là làng Văn hóa du lịch. Từ đây có thể thấy đƣợc ý nghĩa cũng nhƣ tầm quan trọng của làng Văn hóa du lịch trong việc phát triển du lịch văn hóa nói riêng và du lịch nói chung. Nhằm mục đích khai thác, tận dụng tối đa những tài nguyên du lịch hiện có để làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của thành phố, Sở VH TT & DL Hải Phòng đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng đề án, đƣa huyện Vĩnh Bảo trở thành một trong số các tuyến du lịch văn hóa trọng yếu cùng với huyện đảo Cát Bà, giới thiệu một cách rộng rãi hình ảnh một vùng đất vốn nổi tiếng là “đất học, đất nghề”. Là một huyện ngoại thành, tiếp giáp với huyện Tiên Lãng,lại nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Hải Phòng với Thái Bình, Hải Dƣơng, hai vùng văn hóa nổi tiếng của Đồng bằng sông Hồng, Vĩnh Bảo đã tiếp thu đƣợc không ít những tinh hoa văn hóa của hai vùng này. Vĩnh Bảo cũng là địa phƣơng giàu truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng lâu đời, có tài nguyên du lịch vật thể và phi vật thể rất phong phú. Quốc lộ 10 đi qua địa bàn huyện tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các địa điểm du lịch văn hóa, lịch sử của địa phƣơng khác, tạo thành tuyến du lịch văn hóa hấp dẫn. Trong tuyến này, có một điểm nhấn không thể bỏ qua, đó là làng Bảo Hà, thuộc xã Đồng Minh. Bảo Hà là một địa phƣơng có tiềm năng khá lớn về du lịch văn hóa. Nằm trên tuyến đƣờng Hải Phòng – Hải Dƣơng – Thái Bình, Bảo Hà không chỉ có vị trí thuận lợi, cảnh quan đặc trƣng của một làng quê Việt Nam thanh bình với những cánh đồng lúa xanh mƣớt, ngút ngàn tầm mắt, ngƣời dân bản địa thân thiện, nồng ấm, làng còn “sở hữu” một số lƣợng khá nhiều các tài nguyên du lịch văn hóa có giá trị, là quê hƣơng của nghề tạc tƣợng, sơn mài, điêu khắc, nghề ngải cứu chữa bệnh, nghề dệt chiếu, miếu Bảo Hà với bức tƣợng “độc nhất 17
- vô nhị”, ngôi chùa mà kiến trúc mang đậm hơi thở của nghề điêu khắc gỗ Bảo Hà hứa hẹn là một địa chỉ hấp dẫn trong tƣơng lai gần cho các tour du khảo đồng quê, du lịch di tích lịch sử hay du lịch làng nghề. Tuy nhiên hiên nay, tình hình phát triển du lịch còn chƣa xứng với tiềm năng vốn có của làng. Là một sinh viên của ngành Văn hóa du lịch, yêu thích tìm kiếm, khám phá, mong muốn tìm hiểu những nét văn hóa xƣa của cha ông, nên dù không sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bảo Hà, biết tới Bảo Hà một cách rất tình cờ nhƣng em cảm thấy mảnh đất này còn cất giấu trong mình rất nhiều những điều lý thú, mời gọi du khách thập phƣơng. Em rất hi vọng những kiến thức có đƣợc trong 4 năm trên giảng đƣờng của mình có thể góp một phần nhỏ bé vào việc phát triển du lịch văn hóa tại làng Bảo Hà, để tất cả du khách trong và ngoài nƣớc hiểu thêm về văn hóa, lịch sử cùng vẻ đẹp thiên nhiên và con ngƣời Bảo Hà. Chính vì những lí do trên mà tác giả đã lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là “ Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng ”. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. Bất cứ ngành kinh tế nào, muốn phát triển một cách ổn định và bền vững cũng cần có tới những chính sách, phƣơng hƣớng chiến lƣợc đúng đắn. Bên cạnh những chính sách do Nhà nƣớc đƣa ra, bản thân các ngành cũng cần phải tự đƣa ra các chiến lƣợc của riêng ngành đó dựa trên cơ sở định hƣớng chung. Và du lịch cũng không phải ngoại lệ. Bản thân vốn là một ngành kinh tế tổng hợp, lại là một ngành thứ nguyên, do đó du lịch càng cần có những chiến lƣợc phù hợp với tình hình kinh tế đất nƣớc nói chung và nền kinh tế cũng nhƣ tài nguyên du lịch tại địa phƣơng nói riêng, đảm bảo vừa mang lại lợi ích cho cộng 18
- đồng, vừa không lãng phí tài nguyên đồng thời duy trì những nét văn hóa độc đáo của địa phƣơng nơi diễn ra hoạt động du lịch. Nhận thức đƣợc vai trò của du lịch, cũng nhƣ tầm quan trọng của tài nguyên du lịch, Bộ VH TT & DL, Sở VH TT & DL Hải Phòng, phối hợp cùng các cơ quan ban ngành có liên quan đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch của thành phố, đƣa vào khai thác trong các tour du lịch, nhằm khai thác tối đa các loại tài nguyên, đa dạng hóa các loại hình du lịch, tạo nên sức hút đối với du khách trong và ngoài nƣớc, góp phần xây dựng thƣơng hiệu cho du lịch Hải Phòng, đóng góp thêm thu nhập vào kinh tế chung của thành phố nhƣ : Đề án phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 1996 – 2010 của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại huyện đảo Cát Hải và huyện Vĩnh Bảo của Sở VH TT & DL Hải Phòng, cùng với các nghiên cứu của các cơ quan tổ chức khác có thể tham khảo nhƣ : Chủ trƣơng và giải pháp để bảo tồn, phát huy có hiệu quả các di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch của Bộ VH TT & DL, Nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác và giải pháp phát triển một số làng nghề truyền thống tại Hà Tây phục vụ phát triển du lịch của Trƣờng Trung học nghiệp vụ du lịch Hà Nội Các đề án, nghiên cứu này đƣa ra những phân tích sâu sắc cũng nhƣ những biện pháp cụ thể để có thể khai thác đi cùng với bảo tồn tài nguyên, phần nào định hƣớng cho kết hợp các loại tài nguyên du lịch mà địa phƣơng đang có, tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn, nhƣng vẫn chƣa có một đề án hay nghiên cứu nào có thể đƣa ra phƣơng pháp tổng thể nhất, đáp ứng yêu cầu hiện nay đối với phát triển du lịch. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, phân loại tài nguyên du lịch, du lịch văn hóa trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết nhất để có đƣợc hƣớng nghiên cứu đúng đắn cho đề tài. 19
- - Tìm hiểu về lịch sử của làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, vai trò của việc phát triển du lịch văn hóa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của làng cũng nhƣ đối với việc phát triển du lịch của huyện Vĩnh Bảo. - Tìm hiểu những giá trị về lịch sử, văn hóa của các tài nguyên du lịch nhân văn hiện có tại làng Bảo Hà: miếu Bảo Hà, chùa Linh Mƣỡu, nghề sơn mài và tạc tƣợng, nghề dệt chếu, cùng nghệ thuật múa rối cạn. Qua đó làm bật nên giá trị cùng với sự độc đáo làm nên nét hấp dẫn cho làng Bảo Hà, đƣa vào khai thác trong du lịch, thu hút du khách. - Tìm hiểu về tiềm năng cũng nhƣ thực trạng phát triển du lịch tại Bảo Hà hiện nay và đề xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên, từ đó tăng cƣờng khả năng phát triển du lịch tại làng. 4. Đối văn và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: tác giả nghiên cứu về hoạt động lịch và khai thác các sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà. - Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian, đề tài tập trung nghiên cứu tại làng văn hóa du lịch Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Về mặt thời gian: 3 tháng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu. Đây là phƣơng pháp chủ yếu trong quá trình làm khóa luận.Tác giả có tham khảo thông tin trong các giáo trình, các đề tài nghiên cứu khoa học, tài liệu chuyên đề, các tạp chí chuyên ngành cùng nguồn tƣ liệu có đƣợc tại các phòng ban về du lịch, trên internet. Kết hợp cùng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích để lựa chọn những thông tin thích hợp nhất đƣa vào trong bài viết. 5.2. Phương pháp điền dã. 20
- Tác giả đã dành thời gian trong quá trình làm khóa luận, đi tới làng Bảo Hà, tìm hiểu giá trị và khả năng phát triển du lịch của làng. 5.3. Phương pháp phỏng vấn. Khi thực hiện đề tài, tác giả đã tìm tới Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Vĩnh Bảo, cũng nhƣ xã Đồng Minh, phỏng vấn chính quyền địa phƣơng, ngƣời dân địa phƣơng cùng những ngƣời tham gia vào công tác tổ chức du lịch tại làng Bảo Hà, để tìm hiểu về đề tài nghiên cứu. 6. Kết cấu của khóa luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm có 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản về du lịch và tài nguyên du lịch. Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại làng văn hóa du lịch Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp phát triển du lịch tại làng văn hóa du lịch Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. 21
- PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN, DU LỊCH VĂN HÓA 1.1. Tài nguyên du lịch nhân văn. 1.1.1. Quan niệm về TNDLNV TNDLNV là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo, do con ngƣời sáng tạo ra. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho TNDLNV có những đặc điểm rất khác biệt so với tài nguyên du lịch tự nhiên. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn du khách và có thể khai thác phát triển du lịch, tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng mới đƣợc gọi là TNDLNV. Vì vậy, TNDLNV thƣờng là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia sinh ra chúng. 1.1.2. Đặc điểm TNDLNV có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Đó là các giá trị văn hóa đƣợc hình thành từ bao đời, là những công trình cách nay đã vài trăm năm, hay những công trình đƣơng đại khi xây dựng cũng mang yếu tố văn hóa, vì thế, tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu là các hoạt động chủ yếu khi tìm về với TNDLNV. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu. Việc tìm hiểu các đối tƣợng nhân tạo diễn ra trong thời gian ngắn. Nó có thể diễn ra trong vài giờ, hay chỉ trong một và phút. Do đó trong khuôn khổ chuyến đi, du khách có thể tham quan nhiều đối tƣợng du lịch khác nhau. Tài nguyên du lịch nhân tạo thích hợp nhất đối với loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình. 22
- Số ngƣời quan tâm tới tài nguyên du lịch nhân tạo thƣờng có văn hóa cao hơn, họ hiểu biết về loại tài nguyên đó, nhận thức một cách sâu sắc hơn giá trị của tài nguyên, đồng thời, do loại hình tài nguyên này khác nhau ở mỗi vùng miền, mỗi quốc gia nên muốn tham quan tìm hiểu nét khác biệt, du khách cần phải di chuyển với khoảng cách khá xa nơi cƣ trú, nên loại hình này thƣờng đòi hỏi du khách có thu nhập khá cao và vì thế du khách cũng có yêu cầu cao hơn đối với sự độc đáo của tài nguyên. Tài nguyên du lịch nhân tạo thƣờng tập trung ở các điểm quần cƣ và các thành phố lớn, bởi chúng là sản phẩm do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình sinh sống. Nơi đây tập trung các đầu mối giao thông lớn, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận tài nguyên một cách dễ dàng. Khi tham quan tại các điểm có nguồn TNDLNV có thể sử dụng cơ sở vật chất đã đƣợc xây dựng trong các điểm quần cƣ mà không cần xây dựng thêm nữa. Ƣu thế to lớn của tài nguyên du lịch nhân tạo là đại bộ phận không có tính mùa vụ, không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu hay các điều kiện tự nhiên khác. Vì thế mà tính mùa vụ của TNDLNV dài hơn so với tài nguyên du lịch tự nhiên, hoặc có thể diễn ra quanh năm, là giải pháp lý tƣởng cho cả khách du lịch và các nhà cung ứng ngoài mùa vụ du lịch tự nhiên. Sở thích của những ngƣời tìm đến TNDLNV rất khác nhau và phức tạp. Việc tìm tòi TNDLNV chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của các yếu tố nhƣ độ tuổi, sở thích, trình độ văn hóa, nghề nghiệp Điều này gây nên khó khăn rất lớn trong việc đánh giá TNDLNV vốn đƣợc xác định dựa trên cảm xúc và cảm nhận của ngƣời tham quan. TNDLNV tác động theo từng giai đoạn. Tùy vào khả năng của từng du khách tìm tới với TNDLNV, tác động của tài nguyên này là khác nhau. 23
- 1.1.3. Phân loại Là những sản phẩm văn hóa đƣợc con ngƣời sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, ở mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng, do các yếu tố hình thành, nuôi dƣỡng phong phú, nên TNDLNV cũng rất đa dạng và phong phú. Dựa vào đặc tính vật chất hình thể có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy đƣợc, hoặc không có hình thể, hay sự tồn tại hình thể không liên tục, các nhà nghiên cứu phân TNDLNV thành tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và TNDLNV phi vật thể. TNDLNV vật thể gồm: - Di sản văn hóa thế giới vật thể - Các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng cấp Quốc gia và địa phƣơng. - Các cổ vật và bảo vật quốc gia. - Các công trình đƣơng đại TNDLNV phi vật thể gồm: - Di sản văn hóa thế giới phi vật thể và truyền miệng. - Các lễ hội truyền thống. - Văn hóa nghệ thuật. - Văn hóa ẩm thực. - Văn hóa ứng xử, phong tục tập quán. - Thơ ca và văn học. - Văn hóa các tộc ngƣời. - Các phát minh, sáng kiến khoa học. - Các hoạt động văn hóa, thể thao, kinh tế, xã hội có tính sự kiện. 24
- Do tính chất cùng phạm vi đề tài của khóa luận, nên tác giả đi sâu tìm hiểu về các loại tài nguyên: 1.1.3.1. Di tích lịch sử văn hóa a. Quan niệm DTLSVH chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia. DTLSVH là tài nguyên nhân văn quý giá, đƣợc hình thành, bảo tồn, tôn tạo của nhiều thế hệ ở các địa phƣơng và các quốc gia. Vì vậy nhiều DTLSVH đã trở thành đối tƣợng tham quan, nghiên cứu, thực hiện các nghi lễ tâm linh của nhiều du khách và là TNDLNV quý giá. Theo Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng DTLSVH và danh lam thắng cảnh công bố ngày 4/4/1984: “DTLSVH là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm nghệ thuật, cũng nhƣ có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa- xã hội”. Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam năm 2003: “DTLSVH là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học”. b. Tiêu chí công nhận DTLSVH Căn cứ chƣơng IV, điều 28 Luật di sản văn hoá, DTLSVH phải có một trong các tiêu chí sau đây: - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này nhƣ đền Hùng, Cổ Loa, cố đô Hoa Lƣ, chùa Thiên Mụ, Cột cờ 25
- - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nƣớc. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này nhƣ khu di tích lịch sử Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Đền Mẫu Đợi , Lam Kinh, đền Đồng Nhân - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này nhƣ khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó - Địa điểm có giá trị về khảo cổ nhƣ Di tích Tràng Kênh, hang Con Moong, núi Đọ - Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử nhƣ Thánh địa Mỹ Sơn, Nhà thờ đá Phát Diệm Năm 2010, di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích đƣợc xếp hạng. c. Phân loại DTLSVH bao gồm: Di tích ghi dấu về dân tộc học: những giá trị văn hóa lịch sử gắn với việc ăn, ở, sinh hoạt cả các tộc ngƣời nhƣ nhà mồ Tây Nguyên Di tích ghi dấu những sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định chiều hƣớng của một đất nƣớc, một địa phƣơng, tiêu biểu nhƣ Bến Bình Than, Quảng trƣờng Ba Đình, khu rừng Trần Hƣng Đạo Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lƣợc nhƣ sông Bạch Đằng, Gò Đống Đa, ải Chi Lăng Di tích ghi dấu cuộc đời, sự nghiệp của các danh nhân, các vị anh hùng dân tộc: Côn Sơn, Đền Kiếp Bạc, di tích Pắc Bó 26
- Di tích ghi dấu những sự kiện vinh quang trong lao động của quốc gia nhƣ công trình nhà máy thủy điện Sông Đà, công trình thủy nông Bắc Hƣng Hải, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc thực dân, phong kiến xâm lƣợc, ví dụ: nhà thù Côn Đảo, nhà thù Sơn La, nhà thù Hỏa Lò Các vật kỉ niệm, bảo vật, cổ vật gắn liền với tên tuổi các danh nhân, các anh hùng dân tộc và các thời kì lịch sử, các tƣợng đài lịch sử: Tƣợng đài nữ tƣớng Lê Chân ở Hải Phòng, Tƣợng đài Trần Hƣng Đạo tại Nam Định, Tƣợng đài Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô, Kim ấn của vua Bảo Đại Chứa đựng những giá trị to lớn, là dấu ấn thời gian, là đặc trƣng cho bản sắc văn hóa không chỉ của địa phƣơng mà của cả dân tộc, là tâm tƣ, tình cảm của bao thế hệ, các DTLSVH là TNDL hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách trong chuyến hành trình của mình. 1.1.3.2. Làng nghề và làng nghề thủ công truyền thống Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghề thủ công đƣợc lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy mô gia đình. Dần dà, các nghề thủ công đƣợc truyền bá giữa các gia đình thợ thủ công, dần đƣợc truyền ra lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngƣợc lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, nhƣ làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng Có 12 nhóm sản phẩm thủ công chính ở Việt Nam, bao gồm: 27
- - Mây tre đan. - Sản phẩm từ cói và lục bình. - Gốm sứ. - Điêu khắc gỗ. - Sơn mài. - Thêu ren. - Điêu khắc đá. - Dệt thủ công. - Giấy thủ công. - Tranh nghệ thuật. - Kim khí. - Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác. a. Khái niệm làng nghề Khái niệm “Làng nghề” thƣờng đƣợc xuất hiện khá nhiều trên sách báo địa phƣơng và trung ƣơng, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất mà “chấp nhận” nhƣ một phạm trù trong văn hoá. Nên chúng ta thƣờng gặp những câu “tình làng, nghĩa xóm”, “sau luỹ tre làng”, hay “trai khôn chọn vợ cùng làng” Khái niệm này nhằm phân biệt với khái niệm phƣờng hội ở khu vực đô thị mà đặc điểm nổi bật nhất là trình độ và công nghệ làng nghề ở khu vực nông thôn vẫn mang nặng hoạt động thủ công và gắn với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để có một khái niệm đầy đủ về làng nghề cần thống nhất một số quan điểm sau: Một làng đƣợc gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau: - Có một số lƣợng tƣơng đối các hộ cùng sản xuất một nghề; 28
- - Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng. Nhƣ vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng gọi là làng nghề mà cần có qui định một số tiêu chuẩn nhất định. Khi tiến hành nghiên cứu, mỗi nhà nghiên cứu khi nghiên cứu sẽ đƣa ra những khái niệm khác nhau về làng nghề: - Trần Minh Yến, 2004: “Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, đƣợc cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, chính trị và văn hóa”. - Đặng Kim Chi, 2005: “Có thể hiểu làng nghề là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ƣu thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông”. - Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” thì “ Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xƣa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cƣ đông ngƣời, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cƣơng, tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những ngƣời cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa gìn giữ bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phƣơng”.[tr8] - Theo Thông Tƣ số 116 /2006/TT- BNN, ngày 18/ 12/ 2006: “Làng nghề” là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cƣ tƣơng tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. b. Làng nghề thủ công truyền thống 29
- Nghề thủ công truyền thống là những nghề mà bí quyết về công nghệ sản xuất ra các sản phẩm mang những giá trị thẩm mĩ, tƣ tƣởng triết học, tâm tƣ tình cảm và ƣớc vọng của con ngƣời, do những nghệ nhân dân gian sáng tạo nên, gìn giữ và phát triển từ đời này qua đời khác cho những ngƣời cùng huyết thống hay cùng làng bản. Sản phẩm đƣợc ra đời dƣới bàn tay khéo léo, tài nghệ tinh xảo của các nghệ nhân kết hợp cùng các vật dụng thô sơ, vừa mang giá trị sử dụng, vừa là kết tinh tài hoa cùng tâm tƣ tình cảm của con ngƣời. Văn hóa mang tính lan tỏa và trao truyền. Do tính hữu ích và giá trị văn hóa của các nghề thủ công truyề thống nên nhiều ngƣời, hoặc cùng huyết thống, hoặc cùng trong một cộng đồng, trao truyền cho nhau, chia sẻ bí quyết nghề nghiệp, hình thành nên các làng nghề thủ công truyền thống. Theo dòng chảy lịch sử,đến nay, nƣớc ta vẫn còn bảo tồn, gìn giữ đƣợc nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Các nghệ nhân sáng tạo ra nghề đó đƣợc tôn làm tổ nghề. Giống nhƣ làng nghề, làng nghề thủ công truyền thống cũng đƣợc tiến hành nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, mỗi nhà nghiên cứu hoặc cùng quan điểm với ngƣời nghiên cứu trƣớc đó, hoặc đƣa ra khái niệm của mình: - Theo tác giả Bùi Văn Vƣợng, 2002: “Làng nghề thuyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Ngƣời thợ thủ công nhiều trƣờng hợp cũng đồng thời làm nghề nông. Nhƣng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những ngƣời thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình”. - Theo Bùi Thị Hải Yến, làng nghề thủ công truyền thống có thể đƣợc quan niệm: “ Là những làng có các nghề sản xuất hàng hóa bằng công cụ thô sơ và sức lao động của con ngƣời đã đƣợc hình thành một thời gian dài trong lịch sử, nghệ thuật sản xuất hàng hóa đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở trong 30
- làng. Sản phẩm hàng hóa đƣợc sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu ở trong làng mà còn đƣợc bán ở thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế”.[tr 70] - Theo Thông Tƣ số 116 /2006/TT- BNN, ngày 18/ 12/ 2006: “Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống đƣợc hình thành từ lâu đời”. c. Tiêu chí công nhận Tiêu chí công nhận nghề truyền thống Nghề đƣợc công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau: a) Nghề đã xuất hiện tại địa phƣơng từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. Tiêu chí công nhận làng nghề Làng nghề đƣợc công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau: a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống. 31
- Các làng nghề thủ công truyền thống thƣờng phân bố ở những nơi đất chật, ngƣời đông hoặc điều kiện tự nhiên khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Đây cũng chính là những đặc điểm chung của các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Vì vậy, vùng đồng bằng Bắc Bộ nƣớc ta là nơi tập trung nhiều làng nghề thủ công truyền thống, nhƣ làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng đúc đồng Phƣơng Mĩ (Hải Phòng), làm miến tại làng cổ Cự Đà (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dƣơng) 1.1.3.3. Văn hóa nghệ thuật Trong quá trình lịch sử tại mỗi quốc gia, các nghệ nhân dân gian cùng với nhân dân đã sáng tạo, nuôi dƣỡng, bảo tồn đƣợc nhiều làn điệu dân ca, điệu múa, bản nhạc, các loại nhạc cụ, các loại hình biểu diễn nghệ thuật nói chung Những giá trị văn hóa nghệ thuật trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân, là các hình thức giải trí sau những giờ lao động vất vả, hay trong những dịp hội hè, thể hiện giá trị thẩm mĩ, truyền thống, bản sắc văn hóa, tâm tƣ, tình cảm và ƣớc mơ của con ngƣời. Phân loại - Theo đối tƣợng phục vụ (công chúng, vua chúa) và theo những quy định về màu âm, ca từ, diễn viên, nhạc cụ, không gian biểu diễn, văn hóa nghệ thuật truyền thống gồm nhã nhạc và tục nhạc (âm nhạc dân gian). - Theo thời gian ra đời và sự phát triển, văn hóa nghệ thuật lại đƣợc chia thành văn hóa nghệ thuật truyền thống và văn hóa nghệ thuật hiện đại. Các loại hình biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống đƣợc coi là hồn dân tộc, là bản sắc văn hóa truyền thống, là niềm tự hào của mỗi quốc gia. Chúng đƣợc sáng tạo, bồi đắp trong quá khứ, đƣợc các nghệ nhân dân gian chắt lọc, bổ sung, bảo tồn, trao truyền qua nhiều thế hệ, đạt tới trình độ cao, hoàn hảo 32
- về nghệ thuật diễn xƣớng, ca từ, âm nhạc và nhạc cụ. Nghiên cứu, thƣởng thức những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, du khách không chỉ đƣợc vui chơi, thƣ giãn, hòa mình vào trong tâm thái vui tƣơi, rực rỡ sắc màu của âm thanh, điêu luyện trong phong thái biểu diễn của các nghệ sĩ, mà khi đó, du khách đã đƣợc chạm tới cái hồn của dân tộc đó. Vì thế, văn hóa nghệ thuật đã góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch, đƣợc khai thác phục vụ du khách trong và ngoài nƣớc, nâng cao đời sống tinh thần, khiến du khách tạm quên đi những lo toan thƣờng nhật, đắm chìm trong không gian nghệ thuật. 1.2. Du lịch văn hóa 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm 1.2.1.1. Khái niệm Du lịch ngày càng phát triển, kèm theo đó các hình thức du lịch mới xuất hiện, trong đó có loại hình du lịch văn hóa. Nếu nhƣ du lịch tự nhiên dựa trên sự độc đáo, phá cách trong cảnh quan thì du lịch văn hóa đi sâu vào khai thác những giá trị truyền thống từ lâu đời, nét đặc trƣng không lặp lại tại bất cứ địa phƣơng hay quốc gia, dân tộc nào. Chính các đối tƣợng văn hóa là cơ sở hình thành nên loại hình du lịch văn hóa. Từ khi ra đời cho tới nay, loại hình này ngày càng thu hút đƣợc nhiều du khách tham gia. Cùng với đó cũng có nhiều khái niệm về du lịch văn hóa. - Theo tiến sĩ Trần Nhạn: “Du lịch với sự tham gia của các yếu tố văn hóa đang đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích. Đây là loại hình du lịch nhằm thẩm nhận văn hóa, lòng ham hiểu biết và ham thích văn hóa qua các chuyến đi của du khách”. - Tiến sĩ Trần Đức Thanh cho rằng: “Ngƣời ta gọi du lịch văn hóa khi hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trƣờng nhân văn hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn”. 33
- Mỗi khái niệm đều có những quan điểm làm nổi bật từng khía cạnh đặc trƣng của du lịch văn hóa. Tuy nhiên, hiểu về du lịch văn hóa một cách đầy đƣ hơn cả, có thể nhắc tới khái niệm du lịch văn hóa đƣợc đƣa ra trong Luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”.[Chương 1, luật du lịch Việt Nam số 44/ 2005/ QH11]. Khái niệm này không những đƣa ra đƣợc cơ sở hình thành nên loại hình du lịch văn hóa, mà còn chỉ ra vai trò của con ngƣời cùng tác dụng của du lịch văn hóa đối với loại tài nguyên du lịch vô giá này. 1.2.1.2. Đặc điểm - Tính phổ biến: văn hóa là sản phẩm sáng tạo bởi con ngƣời. Bất kì nơi đâu, có con ngƣời quần cƣ sinh sống, nơi đó có văn hóa. Những khác biệt trong điều kiện khí hậu, địa hình, nguồn gốc xuất xứ hình thành nên những nét văn hóa bản sắc cho mỗi dân tộc, là yếu tố thu hút khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu. Chính vì thế mà tài nguyên du lịch văn hóa có ở mọi nơi, mọi quốc gia, nên mang tính phổ biến. - Tính tập trung, dễ tiếp cận: du lịch văn hóa gắn liền với TNDLNV do con ngƣời tạo ra, gắn bó mật thiết với con ngƣời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khai thác và phụ vụ du lịch. - Tính truyền đạt; đặc điểm này dựa trên đặc điểm của TNDLNV, có tác dụng nhận thức nhiều hơn tác dụng giải trí, làm giàu thêm vốn tri thức của du khách. Đồng thời, tùy vào từng đối tƣợng du khách mà tài nguyên đƣợc đánh giá, cảm nhận theo cách thức và mức độ khác nhau. 34
- 1.2.2. Yêu cầu của việc phát triển du lịch văn hóa Mỗi loại hình văn hóa có sức hấp dẫn khác nhau, tạo nên sức thu hút đông đảo du khách đi du lịch với những mục đích khác nhau. Việc phát triển du lịch văn hóa dựa trên việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn phụ thuộc vào trình độ văn hóa của du khách. Đây cũng là một loại tài nguyên nhạy cảm nên phát triển du lịch văn hóa phải dựa trên một số yêu cầu sau: 1.2.2.1. Phát triển du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch phải gắn với công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cùng các giá trị văn hóa truyền thống, kết hợp phát triển các tài nguyên du lịch khác Các giá trị văn hóa gắn liền với từng khu vực địa lý cụ thể, là địa bàn sinh sống của các cộng đồng dân cƣ, trở thành một bộ phận hữu cơ không thể tách rời cộng đồng đó. Bởi vậy, để tạo đƣợc sức hấp dẫn của điểm đến văn hóa trong chƣơng trình du lịch, ngoài việc nêu bật các giá trị đặc trƣng của khu vực đó, còn cần tôn trọng các yếu tố kinh tế - xã hội của cộng đồng, đảm bảo phát triển du lịch không gây tổn hại đến các giá trị văn hóa, giữ đƣợc nguyên vẹn các giá trị vốn có. Mặt khác, trong một cộng đồng, ngoài yếu tố văn hóa còn có các yếu tố tự nhiên hoặc các yếu tố khác có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. Để đảm bảo phát triển du lịch một cách bền vững, cần khai thác đồng bộ các loại tài nguyên du lịch khác, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch. 1.2.2.2. Phát triển du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch phải dựa trên công tác quy hoạch hợp lý và khoa học Đây là yêu cầu quan trọng trong phát triển du lịch mà không riêng đối với du lịch văn hóa. Trƣớc khi tiến hành các hoạt động du lịch cần tiến hành quy hoạch nhằm tính toán tổng hợp các yếu tố tự nhiên, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ 35
- tầng, điều kiện kinh tế - xã hội, môi trƣờng tại điểm, tại vùng, hình thành nên các điểm du lịch, tuyến du lịch, vùng du lịch, đƣa ra các định hƣớng phát triển phù hợp cho từng khu vực, đảm bảo khai thác ƣu việt tài nguyên du lịch, phát triển một cách bền vững hoạt động du lịch. 1.2.2.3. Phát triển du lịch phải tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Không ai khác mà cộng đồng địa phƣơng sẽ là những hƣớng dẫn viên tuyệt vời nhất cho du khách khi lựa chọn loại hình du lịch văn hóa. Họ sinh ra, lớn lên ở đó, tất cả những gì thuộc về địa phƣơng đó là một thứ tài sản vô hình mà ngƣời dân địa phƣơng đƣợc sở hữu. Du lịch phát triển, kèm theo là các dịch vụ nhƣ ăn, nghỉ, mua sắm, y tế cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu của du khách, tạo thêm việc làm cho cộng đồng địa phƣơng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Từ đó, ngƣời dân địa phƣơng càng thêm gắn bó với du lịch, chung tay bảo tồn các giá trị văn hóa địa phƣơng. 1.2.2.4. Phát triển du lịch góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương đối với việc gìn giữ các giá trị truyền thống cũng như có nhận thức đúng đắn về hoạt động du lịch Tài nguyên không phải là vô tận. Nếu con ngƣời khai thác mà không có công tác bảo vệ sẽ dẫn tới tình trạng cạn kiệt tài nguyên. Tài nguyên du lịch là một loại tài nguyên nhạy cảm, nó thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố con ngƣời đóng vai trò rất quan trọng. Là ngƣời sinh ra, bảo tồn, phát triển, cũng đồng thời phá hủy tài nguyên du lịch cũng chính từ bàn tay con ngƣời. Du lịch phát triển, lƣợng du khách tìm tới điểm đến ngày một đông, tài nguyên khai thác với cƣờng độ lớn đã phần nào khiến tài nguyên bị tổn hại. Vì 36
- vậy phát triển du lịch cần đi kèm với công tác giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc gìn giữ các giá trị truyền thống, lợi ích của du lịch để từ đó nhận đƣợc sự ủng hộ, hợp tác của cộng đồng địa phƣơng, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch một cách bền vững. Đồng thời các các các nhân, tổ chức có liên quan cũng cần góp sức trong công tác bảo tồn tài nguyên. 1.3. Vai trò của du lịch văn hóa đối với việc phát triển du lịch tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Trong khi thiên nhiên ƣu đãi, ban tặng cho huyện Tiên Lãng suối nƣớc khoáng, thị xã Đồ Sơn có bãi biển Đồ Sơn hay huyện An Lão có Núi Voi, huyện đảo Cát Hải nổi tiếng với những bãi biển trong xanh, VQG Cát Bà , thì Vĩnh Bảo không có đƣợc điều đó. Vốn nổi tiếng là đất học, đất nghề của Hải Phòng, nơi sinh ra và nuôi dƣỡng bao ngƣời con ƣu tú cho thành phố, đất nƣớc, không khó khăn để nhận ra rằng thế mạnh của du lịch Vĩnh Bảo là du lịch nhân văn, bởi lẽ làng nghề sẽ có tổ nghề, có nơi thờ tổ nghề, cũng đồng thời có những công trình vinh danh nhân tài, danh nhân. Đi khắp Vĩnh Bảo, không một xã nào không có những ngôi đình, ngôi chùa hay miếu thờ. Câu hỏi đặt ra là liệu Vĩnh Bảo có vì thế mà kém hấp dẫn đối với du khách xa gần? Đến với Vĩnh Bảo, du khách sẽ có cơ hội đƣợc thả mình vào không khí trong lành của làng quê Việt Nam, hít căng lồng ngực hƣơng vị ngọt lành, khoan khoái khi lúa vào mùa đơm bông hay mùa gặt, thƣởng thức trọn vẹn sự thanh thản trong tâm hồn khi đặt chân tới những nơi thờ tự linh thiêng mà không bị ảnh hƣởng bởi sự ồn ào nhƣ nơi phố thị, tìm hiểu phong cách kiến trúc xây dựng nên chúng. Du khách cũng có thể tìm tới các làng nghề thủ công truyền thống mà ngƣời dân Vĩnh Bảo gìn giữ qua bao thế hệ, nhƣ tìm về với cội nguồn, tìm về với một phần của bản sắc dân tộc, ngắm nhìn những nghệ nhân say sƣa với tác phẩm của mình. 37
- Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa, tìm về cội nguồn của truyền thống hiếu học, của những làng nghề với những đôi tay tài hoa, làm nên những tác phẩm để đời, là niềm tự hào của bao thế hệ, không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo nhờ ngƣời dân có thêm công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống địa phƣơng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề có liên quan. Cuộc sống ngày càng bận rộn với những lo toan, bộn bề, kinh tế phát triển tạo ra cho con ngƣời càng nhiều tiện nghi nhƣng cũng đồng thời kéo theo sự căng thẳng, mệt mỏi. Vậy nên xu hƣớng tìm về với thiên nhiên, tìm về với các làng quê thanh bình của du khách ngày càng tăng lên. Với lợi thế sẵn có, huyện Vĩnh Bảo cần có phƣơng hƣớng, chính sách phù hợp để phát huy tiềm năng thế mạnh của mình, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của ngƣời dân. Tiểu kết chƣơng 1 Là nguồn tài nguyên do con ngƣời sáng tạo nên trong quá trình lịch sử sinh sống và phát triển, TNDLNV mang đậm bảo sắc của vùng, miền, quốc gia sinh ra chúng, là tinh hoa văn hóa đƣợc kết tinh qua rất nhiều thế hệ, là căn cứ để phân biệt cộng đồng này với các cộng đồng khác. Bất cứ thành tố nào của TNDLNV cũng có sức cuốn hút đặc biệt đối với những ngƣời ham học hỏi, yêu thích tìm tòi khám phá chúng. Ra đời, phát triển dựa trên TNDLNV, loại hình du lịch văn hóa ngày càng đƣợc ƣa chuộng. Khác với loại hình du lịch tự nhiên hay các loại hình du lịch khác phát triển dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên, chịu sự tác động bởi các yếu tố khí hậu, du lịch văn hóa có khá nhiều lợi thế để phát triển quanh năm, hạn chế tối đa tính mùa vụ, lƣợng khách tƣơng đối ổn định. Các nguồn tài nguyên đƣợc khai thác phục vụ du khách tham quan, đem lại lợi ích về nhiều mặt. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình này cũng cần đáp ứng đƣợc các yêu cầu 38
- đặt ra để vừa có thể khai thác, vừa không gây tổn hại đến tài nguyên, đảm bảo cho du lịch phát triển một cách bền vững. Huyện Vĩnh Bảo là địa phƣơng có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá đa dạng và đặc sắc, đã đƣợc Sở VH TT & DL Hải Phòng quan tâm, chú trọng đầu tƣ, đƣa vào khai thác trong các chƣơng trình, các tour du lịch của thành phố, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống kinh tế địa phƣơng, thay đổi bộ mặt nông thôn. Bên cạnh những hiệu quả đã đạt đƣợc, huyện Vĩnh Bảo cũng cần tập trung đƣa ra các chính sách phát triển du lịch lâu dài. 39
- CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG BẢO HÀ, XÃ ĐỒNG MINH, HUYỆN VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG 2.1. Đôi nét khái quát về xã Đồng Minh 2.1.1. Lịch sử hình thành Đồng Minh là một xã thuộc huyện Vĩnh Bảo, nằm ở phía nam thành của phố Hải Phòng. Nơi đây xƣa kia là bãi bồi ven biển, hoang hóa. Vào cuối thời Lý, với việc trị thủy sông Hồng và sông Thái Bình, hệ thống đê điều đã ngăn đƣợc mặn và úng lụt (mà dấu tích của đợt trị thủy này đến nay vẫn còn lại dấu vết trong lòng đất Đồng Minh, đó là sự biến mất của dòng sông Vĩnh Trinh thơ mộng thuở nào), nên vùng đất này đƣợc nhân dân ở một số nơi đến khai phá và làm ăn sinh sống. Khi bãi biển dần dần biến thành ruộng canh tác thì dân cƣ đến ngày một đông đúc hơn và bắt đầu hình thành các xóm nhỏ, mỗi xóm đƣợc dân cƣ đặt cho một cái tên còn lƣu truyền đến ngày nay nhƣ xóm Muỗi, xóm Lẻ, xóm Núi, đồng Vỡ, đồng Sậy Do ruộng đất ngày càng đƣợc khai phá nhiều, kinh tế ngày càng phát triển nên dân cƣ tập trung ngày một đông, các xóm ngày càng rộng ra. Tới thời vua Lý Thánh Tông thì hình thành các làng với tên gọi nhƣ Bảo Động, Linh Động, Từ Đƣờng. Vào thời Lê, giặc Minh đô hộ nƣớc ta. Đi tới đâu, chúng tàn phá nhà cửa, giết ngƣời cƣớp của tới đó, khiến ngƣời dân nơi dây phải bỏ làng đi lánh nạn, làng xóm hoang vắng, nhà cửa tiêu điều, ruộng đất bỏ hoang không ngƣời cày cấy. Từ khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa, đánh tan giặc Ngô, đất nƣớc trở lại thái bình, những ngƣời dân xa xứ lại trở về quê cũ, bắt tay xây dựng lại cuộc sống mới, phát triển sản xuất trên mảnh đất quê hƣơng mình. Vào cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, do dân cƣ ở đây phát triển ngày một nhiều, sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, nên một số dân cƣ ở làng Linh Động đã di cƣ ra bãi triều để khai hoang lập nghiệp. Dần dần về sau, bãi triều đƣợc khai hoang, dân cƣ ra đây cũng đông hơn, sản xuất phát triển, thế là hình 40
- thành nên làng mới với tên gọi là Thâm Động. Sau thời kì này, các làng đƣợc đổi thành trang: trang Từ Đƣờng, trang Hà Cầu, trang Linh Động, trang Thâm Động, thuộc quận Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, đạo Hải Dƣơng. Đến đời vua Tự Đức thì trang Từ Đƣờng đƣợc đổi tên là trang Từ Lâm thuộc tổng Kê Sơn, trang Linh Động đƣợc đổi thành Bảo Động cùng trang Hà Cầu, Thâm Động thuộc tổng An Lạc. Ruộng đất của các trang lúc này tuy đã đƣợc khai phá song hầu hết vẫn còn chua mặn, chỉ sản xuất đƣợc một vụ lúa, trong đó diện tích đất công điền chiếm tới 30- 40% với các loại ruộng nhƣ tƣ văn, tƣ võ, ruộng đất, ruộng họ Dƣới triều đại phong kiến, số ruộng đất còn lại nằm trong tay địa chủ, phú nông, nên ngƣời nông dân vẫn phải nai lƣng đi làm thuê, khai hoang, phục hóa để sản xuất. Lúc này, cụ Nguyễn Văn Liễn cùng một vài ngƣời khác ở làng Bảo Động đã xuống khai khẩn vùng đất hoang ở giáp xã An Quý, để rồi sau này dân cƣ cũng xuống theo để lập nghiệp, lập nên một cụm dân cƣ mới với tên gọi ấp ông Hồng (tức ông Nguyễn Văn Liễn) và là ấp Quân Thiềng ngày nay. Sau này ấp chia thành hai chạ gọi là chạ Mới và chạ Cũ. Và theo các nhà cổ danh học, các làng vừa có tên Nôm, vừa có tên chữ thƣờng xuất hiện muộn nhất là thời Bắc thuộc, còn các địa danh hành chính có tên gọi là chạ thƣờng thấy dƣới thời Hùng Vƣơng. Nhƣ vậy, con ngƣời có thể đã đến với Đồng Minh, kết chạ, lập trang từ thời Văn Lang. Ngoài cấy cày trồng trọt, ngƣời dân còn phải tìm kiếm thêm nhiều nghề phụ để sinh sống nhƣ dệt vải, đan lát, làm vàng mã, làm hƣơng, đặc biệt là nghề sơn mài và điêu khắc vẫn phát triển đến ngày nay. Các sản phẩm sản xuất ra đƣợc trao đổi tại hai chợ nhỏ là chợ Hà Cầu và Từ Đƣờng để đổi lấy thóc, gạo, rau, quả, phục vụ cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên cho tới nay, chợ Từ Đƣờng không còn nữa chỉ còn chợ Hà Cầu, nay đổi thành chợ Đồng Minh. 41
- 2.1.2. Kinh tế, chính trị, xã hội Trƣớc Cách mạng tháng 8 – 1945, theo tổ chức hành chính của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn thì xã Đồng Minh ngày nay gồm 4 xã hợp lại: Từ Lâm, Bảo Động, Hà Cầu và Thâm Động, dân số của xã lúc này khoảng 2700 ngƣời, diện tích canh tác khoảng 500 mẫu mà hầu hết là đất chua mặn chỉ cấy đƣợc một vụ. Cho tới nay, Đồng Minh có diện tích tự nhiên là 622,4ha với trên 8020 nhân khẩu[1] phân bố rải rác tại 14 cụm dân cƣ. Là một xã nằm trong vùng trọng điểm lúa của thành phố, Đồng Minh luôn xác định lấy sản xuất nông nghiệp là chính, kết hợp với việc mở rộng, phát triển nghề thủ công truyền thống là hƣớng làm giàu, cải thiện, nâng cao đời sống của ngƣời dân. Trải qua hàng ngàn năm gắn bó với ruộng đồng, ngƣời dân nơi này đã rút ra đƣợc nhiều kinh nghiệm trong việc cải tạo ruộng đồng, tạo ra giống lúa phù hợp với loại đất cũng nhƣ thâm canh cây lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ cuộc sống. Đồng Minh cũng là xã có nhiều nghề thủ công truyền thống, ra đời từ khá sớm nhƣ tạc tƣợng, sơn mài, điêu khắc, dệt và đến nay vẫn đƣợc duy trì, góp phần tăng thêm thu nhập cho ngƣời nông dân. Ngày nay, ngƣời dân địa phƣơng đang trân trọng gìn giữ ngôi miếu Bảo Hà, chùa Miễu, đình Từ Lâm, cùng những sản phẩm điêu khắc gỗ tuyệt vời của Bảo Hà. Để cùng với làng văn học Cổ Am, làng vƣờn Nhân Lý, làng đúc Phƣơng Mĩ, điêu khắc gỗ Bảo Hà trở thành “ biểu trƣng đặc sắc của quê hƣơng đất Cảng”.[297;11]. 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn tại làng Bảo Hà, xã Đồng Minh 2.2.1. Đôi nét khái quát về làng Bảo Hà 2.2.1.1. Lịch sử hình thành Từ thuở xa xƣa, làng có tên là trang Linh Động, thuộc đất Châu Hồng. Sau thuộc tổng An Lạc, huyện Vĩnh Lại, châu Hạ Hồng, trấn Hải Dƣơng, ngày nay là làng Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. 42
- Là miền đất bên dòng sông Hóa về phía Tây Nam, làng Bảo Hà giáp các xã Thanh Lƣơng, Cộng Hiền, Tiền Phong về phía Đông Nam, phía Tây Bắc giáp xã Hƣng Nhân, phía Đông Bắc giáp làng Từ Lâm (một làng của xã Đồng Minh). Trƣớc năm 1813, làng có tên là xã Bảo Động, về sau do dân số phát triển (trƣớc năm 1945), một xã khác đƣợc hình thành trên đất Bảo Động, là xã Hà Cầu. Tiếng là hai xã nhƣng dân làng ở “hỗn canh hỗn cƣ”, ruộng đất xen lẫn vào nhau, dân làng ở chung chòm xóm. Lại cũng có thời tên xã đổi thành tên làng là làng Hà Cầu, làng Bảo Động, làng Mai Yên, nên dân làng thƣờng gọi là “đất ba làng”. Đến năm 1946, xã Bảo Động hợp với xã Hà Cầu thành xã Bảo Hà. Năm 1948, theo chủ trƣơng của Huyện ủy Vĩnh Bảo, xã Đồng Minh đƣợc thành lập, và xã Bảo Hà đổi thành thôn Bảo Hà, là một trong ba thôn của xã Đồng Minh. Ngày nay vì tấm lòng yêu quê hƣơng, muốn giữ gìn ấn tƣợng về một làng quê giàu truyền thống văn hóa vốn đã trở thành niềm tự hào của mỗi ngƣời dân, đân làng cũng nhƣ bà con các xã xung quanh gọi thôn Bảo Hà bằng cái tên “làng Bảo Hà”. Làng Bảo Hà nay có diện tích 2.324,717m2, trong đó đất làm nhà ở là 385,669m2, đất canh tác là 1.939,048m2, có 6 xóm và 1 ấp [8;2]: - Xóm Mƣỡu trƣớc năm 1945 gọi là thôn Mƣỡu, năm 1948 đổi thành xóm Quyết Tiến. - Xóm chợ (gần chợ Mô), năm 1948 đổi thành xóm Đồng Tiến. - Xóm Hà Cầu năm 1948 đổi thành xóm Quyết Thắng. - Xóm Đông năm 1948 đổi thành xóm Song Hùng. - Xóm Thƣợng năm 1951 bị thực dân Pháp đốt phá, lửa khói ngút trời, sau đổi thành xóm Hồng Quang. - Xóm Núi bên xóm Thƣợng trong kháng chiến không bị giặc quấy phá nên gọi là xóm An Thái. 43
- - Ấp Quân Thành xƣa là nơi đóng quân của Hoa Duy Thành, nhƣng vì kiêng tên húy của ông nên đọc trệch thành Quân Thiềng, ngày nay là xóm Quân Thiềng. Ngƣời làng Bảo Hà bao đời cần cù lao động, chăm chỉ, chịu thƣơng chịu khó, giàu lòng yêu nƣớc. Cách nay trên 700 năm, dân làng đã theo Hoa Duy Thành luyện tập, rèn quân ngay trên mảnh đất quê hƣơng, cùng Lý Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo đánh tan quân Mông- Nguyên xâm lƣợc. Và trong cuộc kháng chiến trƣờng kì của dân tộc chống lại hai tên đế quốc sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, chùa Linh Mƣỡu ngày nay là nơi ghi dấu bƣớc chân của biết bao ngƣời con ƣu tú, vì dân vì nƣớc. 2.2.1.2. Dân cư Theo thống kê của UBND xã Đồng Minh, trƣớc năm 1945, làng Bảo Hà có khoảng 1400 ngƣời. Trải qua thời gian, dân số của làng đã tăng lên, đến cuối tháng 12/2002, dân số của làng là 3.420 ngƣời, và cho tới tháng 12/2010, dân số của làng đã tăng lên 5.370 ngƣời với hơn 900 hộ gia đình và có 16 dòng họ đã sinh cơ lập nghiệp trên đất Bảo Hà nhƣ dòng họ Phạm, họ Hoàng, họ Bùi, họ Vũ, họ Tô Trong đó có dòng họ Hoa đã gắn bó với mảnh đất này khoảng 1000 năm, dòng họ Tô cũng đã sinh sống ở làng khoảng 5, 6 thế kỷ. 2.2.2. Các DTLSVH và lễ hội tại Bảo Hà 2.2.2.1. Miếu Bảo Hà. a. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển của miếu Bảo Hà Nằm ở trung tâm của làng, miếu Bảo Hà là điểm ghé thăm đầu tiên khi du khách đến với Bảo Hà, một ngôi miếu đã có tuổi lên tới vài trăm năm. Miếu này còn có tên gọi là miếu Ba Xã vì trƣớc đây, Linh Động là một xã, sau phát triển thành hai xã là Linh Động và Hà Cầu, lại thêm thôn Mai Yên. Đến đời Đồng Khánh (1886 – 1888), Linh Động đổi thành Bảo Động, sau này Bảo Động nhập với Hà Cầu gọi là Bảo Hà. Miếu Bảo Hà là nơi thờ chung của ba làng Bảo Động, Bảo Hà và Mai Yên, là trung tâm tín ngƣỡng chung cho cả 3 xã này. Sau 44
- năm 1813, ba làng Bảo Động, Bảo Hà và Mai Yên đổi thành ba xã, nên ngày nay nhân dân quen gọi là miếu Bảo Hà. Năm 1951, ngôi miếu cổ bị giặc Pháp đốt phá, đến năm 2003 miếu đƣợc nhân dân xây dựng lại theo lối cổ truyền. Trải qua hơn ba thế kỉ, hiện miếu còn giữ đƣợc tám đạo sắc phong trong đó 4 đạo sắc phong vào các thời Cảnh Thịnh (1796), Tự Đức (1850), Duy Tân (1910) và Khải Định phong cho Linh Lang là Thƣợng đẳng thần. Dịp “xuân thu nhị kì”, miếu là nơi dân làng tổ chức lễ hội để tƣởng nhớ các vị thần, thánh có công với dân, với nƣớc. Miếu Bảo Hà là di tích có nhiều di vật tiêu biểu cho từng thời kỳ lịch sử của dân tộc, đặc biệt là hệ thống tƣợng bố trí nhƣ một triều đình thu nhỏ gồm vua, quan tứ trụ, cung nữ và gia nô phục dịch. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá, tín ngƣỡng của nhân dân địa phƣơng và các phƣờng thợ điêu khắc. b. Đối tƣợng thờ cúng tại miếu Bảo Hà Hiện nay miếu là nơi thờ cúng của các vị thánh, thần đã đƣợc công nhận cả bởi triều đình phong kiến và trong tâm thức của ngƣời dân địa phƣơng. Đức thánh Linh Lang Đại Vương Theo thần phả, Linh Lang là con thứ tƣ của vua Lý Thánh Tông sinh nhằm ngày 13, tháng Chạp, năm Giáp Thìn (1064), tại làng ở Trị Chợ, Thủ Lệ (quận Ba Đình ngày nay), đƣợc đặt tên là Hoằng Chân, mẹ là cung phi thứ 9, quê ở Bồng Lai, Đan Phƣợng, trấn Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Khi lớn lên, vốn văn võ toàn tài, Hoàng tử đƣợc vua cha ban áo bào lên ngôi hoàng đế. Nhƣng vì khi đó đất nƣớc loạn lạc, dân chúng lầm than do giặc ngoại xâm, Ngƣời đã xin vua cha đƣợc cầm quân ra trận. Trong một lần hành quân cùng với tƣớng quân Lý Thƣờng Kiệt trên tuyến biển Hải Đông (thuộc địa phận tỉnh Hải Dƣơng và Hải Phòng ngày nay) theo tuyến sông Luộc, Ngƣời đã tới trang Linh 45
- Động (tức Bảo Hà ngày nay), thấy gò đất cao, dân cƣ trù phú, nên quyết định cắm hành dinh, dựng đồn binh, luyện quân và chiêu mộ binh sĩ. Trƣớc khi dời đi, Hoàng tử đã cho gọi dân làng tới, ban cho tiền bạc cho những ngƣời khó khăn để lấy vốn sinh nhai. Nghe tin Ngƣời anh dũng hi sinh trên phòng tuyến sông Nhƣ Nguyệt, để tƣởng nhớ công lao, nhân dân Linh Động đã lập đền miếu để tôn thờ ngay trên nền đồn binh xƣa. Có một điều đặc biệt rằng miếu Bảo Hà không chỉ có một mà có tới hai bức tƣợng Linh Lang Đại Vƣơng, một lớn, một nhỏ. Nguyên nhân là do sau khi Ngài mất, dân làng lập đền thờ. Vốn là đất tạc tƣợng, các nghệ nhân đã tạc tƣợng Ngài, đặt thờ trong miếu. Bức tƣợng cao lớn, uy nghiêm, mặt mũi phƣơng phi ngồi trên ngai. Nhƣng một đêm, các cụ lý dịch trong làng nằm mộng thấy Ngài về, báo rằng “ Ta ban cho dân làng một khúc gỗ thơm, dân làng hãy ra sông vớt khúc gỗ ta, về tạc tƣợng ta, cứ ra vực Lác mà lấy ”. Sáng hôm sau, mọi ngƣời đi ra con sông chảy qua làng, chính là sông Vĩnh Trinh, tại vực Lác quả nhiên có thấy một khúc gỗ dƣới vực đang xoay không thể vớt lên. Thấy thế, các cụ mới khấn rằng “Thiên địa trời đất, nếu đúng là Ngài hãy cho khúc gỗ trôi về bên này để chúng con vớt về tạc tƣợng Ngài”. Lời vừa dứt, khúc gỗ liền trôi về bờ. Dân làng kéo khúc gỗ lên, tạc tƣợng Ngài. Bức tƣợng này nhỏ hơn khá nhiều so với bức tƣợng đƣợc tạc trƣớc đó. Điều đáng nói là bức tƣợng này có khuôn mặt của con rối, rất sinh động và rất đẹp. Tất cả các khớp của bức tƣợng đều rời nhƣ khớp con rối, khiến bức tƣợng có thể đứng lên ngồi xuống, theo nguyên tắc đòn bẩy. Và đây là bức tƣợng duy nhất của Việt Nam có khả năng đặc biệt này. Cho đến nay, bức tƣợng này chính là biểu tƣợng của nghệ thuật tạc tƣợng, múa rối của làng Bảo Hà, là di sản vô cùng quý giá cần đƣợc bảo tồn, gìn giữ. Đương cảnh Thành hoàng bản thổ Đại vương 46
- “ Thần từ Bảo Động, Thổ trạch Mai Yên, Hà Cầu phụng sự ” là ba câu nói về nguồn gốc của vị Thành hoàng làng. Làng Bảo Hà ngày nay là địa phận của ba xã Bảo Động, Mai Yên, Hà Cầu trƣớc kia. Thành hoàng vốn là ngƣời làng Bảo Động năm ba tuổi không may ngã xuống ao làng và mất. Ngƣời dân trong làng đã lập bát nhang thờ và đốt một ngọn đèn bằng dầu lạc bên bờ ao. Năm đó, làng gặp phải một trận bão lớn, tất cả nhà cửa, cây cối trong làng đều đổ hết, duy chỉ có ngọn đèn dầu bên ao đó vẫn cháy. Dân làng cho rằng Ngài mất vào giờ thiêng nên đã rƣớc ngọn đèn về và thờ trong miếu, suy tôn Ngài là Thành hoàng làng. Ao đó sau thuộc địa phận xã Mai Yên và miếu thờ ngày nay thuộc về Bảo Hà. Bởi thế mà có nên ba câu trên. Nguyễn Công Huệ - ông tổ của nghề sơn mài Bảo Hà Nguyễn Công Huệ vốn ngƣời làng Bảo Hà, bị giặc Minh bắt đƣa sang Trung Quốc trong khoảng thời gian chúng đô hộ nƣớc ta. Đến đời vua Lê Nhân Tông (1443- 1459), cụ Huệ trở về sau mƣời năm sống xa quê hƣơng, truyền lại những nghề đã học đƣợc nơi xứ ngƣời cho dân làng. Nhờ có những nghề này mà cuộc sống dân làng ngày một khởi sắc, đời sống no ấm hơn trƣớc. Mọi ngƣời suy tôn cụ là Tổ nghề tạc tƣợng và đƣợc phối thờ tại miếu Bảo Hà. Tƣợng Nguyễn Công Huệ đƣợc bày ở vị trí cao nhất trên bàn thờ tả gian của nhà tiền đƣờng. Tƣơng truyền rằng bức tƣợng này là do chính tay cụ tạc khi tuổi đã cao và biết mình không còn sống đƣợc thêm nữa. Ngày đó chƣa có gƣơng nhƣ bây giờ nên cụ soi mình vào bể nƣớc trong để tạc chân dung của chính mình.Pho tƣợng cao gần một mét, ngồi trên bệ, dáng vẻ oai phong, mới nhìn ngỡ tƣởng là “Lão tiên giáng trần”[64;2], nhƣng quan sát kĩ lại thấy cụ rất giản dị nhƣ bao lão nông khác ở làng quê Việt Nam. Đôi mắt sáng tinh anh toát lên sự “thông tuệ khác thƣờng”[64;2], bộ râu dài mƣợt mang dáng dấp của một già làng phúc hậu. Tƣợng ngồi trong tƣ thế của ngƣời thợ sau giờ làm việc mệt 47
- nhọc (chân co, chân duỗi), nhƣng lại rất ung dung. Cái thế ngồi của cụ khác xa với thế ngồi “song thất” của các bậc đế vƣơng. Một chi tiết khác không kém phần quan trọng làng tăng thêm vẻ đẹp cho pho tƣợng, là chiếc áo dài cụ khoác trên mình hai phần ba, để lộ ra phần ngực và bắp tay chắc khỏe, cùng cái bụng to nhƣ Phật Di Lặc hiền lành, gần gũi. Bởi vì cụ là ngƣời thợ, là ngƣời lao động nghệ thuật, đem hết tâm huyết cùng sự say mê vào từng tác phẩm để có đƣợc những kiệt tác cho đời, không quá cầu kì trong lễ tiết ăn mặc. Đôi bàn tay mềm mại, những ngón tay nhƣ những búp sen, lột tả đôi bàn tay tài hoa của một nghệ nhân làng Hà Cầu, Bảo Động xƣa kia. Với nghệ thuật tạo hình độc đáo, tất cả các chi tiết hợp lại tạo nên một bức tƣợng tầm vóc một kiệt tác[64;2]. Ngoài ra, trong miếu còn thờ Thổ địa Tôn Thần Bùi Ý, Đà Bồng, Long Thần, Diệu thông Đẳng Chấn. c. Nghệ thuật kiến trúc của miếu Bảo Hà Xây dựng cách nay đã hơn ba trăm năm, có diện tích khoảng bốn sào Bắc Bộ, trƣớc đây miếu có kiến trúc kiểu “ tiền thất hậu đinh theo lối “thuận chồng đấu sen”[45;2] bằng các loại gỗ quý nhƣ lim, sến, táu, lại đƣợc nghệ nhân ba làng chạm khắc công phu, mái lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi đƣợc đƣợc đắp những đấu vuông với những đƣờng chỉ, hoa văn mềm mại tạo nét cổ kính. Miếu gồm tiền đƣờng, hậu cung và cung cấm. Phía tiền đƣờng là những tàu bảy đƣợc bắc trên những hàng cột đá, có những câu đối chữ Nho với nội dung ca ngợi vẻ đẹp của ngôi miếu. Tại tiền sảnh hiện nay dân làng đặt tại chính giữa là ban thờ công đồng, bên gian tả có đặt quả chuông nhỏ, gian hữu là ban thờ Tổ nghề Nguyễn Công Huệ. Phía trong là hậu cung năm gian, cung nhất có tƣợng Linh Lang Đại Vƣơng tạc ngay khi Ngài mất. Dƣới nền cung nhất có giếng nƣớc trong gọi là “mắt rồng”, nếu thả quả bòng xuống đó vài chục phút sau sẽ thấy nó trôi ra đầm trƣớc miếu. Phía sau cung nhất là cung nhì cũng 5 gian, gian giữa thờ Đức Thánh Cả ngồi ở thế song thất, nét mặt khôi ngô, mặc quần áo lụa, tay 48
- cầm quạt với dáng vẻ ung dung thƣ thái, có tƣợng quan văn, quan võ, tƣợng Tố Nữ đứng hầu hai bên. Phía trong cùng là cung cấm 2 gian chuôi vồ phía sau, nơi đây cất giữ những di vật vô cùng quý giá mà từ khi xây miếu cho tới nay vẫn gìn giữ. Trải qua những biến thiên của thời gian và lịch sử, miếu Bảo Hà không còn nguyên vẹn mà chủ yếu là những giá trị về mặt kiến trúc còn tồn tại đến ngày nay mang đậm phong cách Nguyễn. Theo ghi chép trên xà nóc thì lần trùng tu gần đây nhất là vào năm 1989. Kiến trúc hiện đại của miếu theo kiểu chữ đinh (J), miếu quay về hƣớng tây nam, mái lợp ngói mũi hài, hồi đối xây tƣờng gạch theo kiểu bổ trụ, giật tam cấp tạo cho toà nhà có vẻ vững chắc. Nghệ thuật trang trí ở đây rất tỷ mỉ, công phu, thể hiện chủ yếu ở các rƣờng, đấu, kẻ bẩy, y môn. Ngoài ra, ở bảy hiên phía trƣớc toà tiền đƣờng hai mặt khắc nổi hình rồng, hoa lá cách điệu. 2.2.2.2. Chùa Bảo Hà a. Lịch sử ra đời Rời miếu Bảo Hà, rẽ trái đi về phía UBND xã Đồng Minh khoảng 500m, rẽ vào con đƣờng nhỏ, hai bên là bờ lúa, sẽ gặp một ngôi chùa, đó là chùa Bảo Hà, tên chữ là Linh Mƣỡu tự, nhân dân thƣờng gọi là chùa Mƣỡu. Theo truyền ngôn, chùa đƣợc xây dựng vào thế kỉ XIII, niên hiệu Hƣng Long thứ 6, đời vua Trần Anh Tông [54;2]. Làng Bảo Hà chính là quê hƣơng của Hoa Duy Thành, một vị tƣớng dƣới trƣớng của Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn, cùng tham gia kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Sau khi đất nƣớc sạch bóng quân thù, do tuổi đã cao nên triều đình cho ông trở về nghỉ ngơi tại quê nhà (khi đó là trang Linh Động). Ông đƣợc triều đình phong chức “Đô đốc Quận công”[10;2] và ban thƣởng rất nhiều bổng lộc. Tƣơng truyền rằng khi trở về, do tuổi đã cao nên ông không lấy vợ mà chỉ làm một ngôi nhà để ở. Số bổng lộc còn lại ông cùng với nhà sƣ Minh Tuệ, một đệ tử của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, và các 49
- cụ trong trân Linh Động khi đó xây dựng nên ngôi chùa này. Ngôi chùa cũng là nơi ông cùng các cụ trong trang thƣờng lui tới “tĩnh tâm, bàn luận về nhân tình thế thái”[10;2]. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chùa là nơi hoạt động bí mật của một số cán bộ huyện ủy Vĩnh Bảo, Ty bƣu điện Hải Kiến. Và trong những trận chiến đấu ác liệt xảy ra trên khu vực đƣờng 10 hiện nay, đoạn qua thôn Bảo Hà, bộ đội ta thƣơng vong nhiều, nhà chùa đã dỡ hàng chục cánh cửa bằng gỗ lim, gỗ sến để làm ván chôn cất liệt sĩ. Đây thực sự là một nghĩa cử cao đẹp, đáng đƣợc trân trọng và ghi nhớ công ơn. b. Kiến trúc Chùa đƣợc xây dựng trên khu đất biệt lập giữa cánh đồng, có diện tích ba mẫu Bắc Bộ, quay về hƣớng đông nam. Cổng tam quan ba tầng uy nghi, đắp nổi hình lƣỡng long chầu nguyệt uốn lƣợn mềm mại, dáng vẻ thanh thoát. Chùa kiến trúc theo kiểu “tả thất hữu đinh”, bên phải bố cục hình chữ đinh, là tòa nhà Phật điện với ba gian hậu cung, năm gian tiền đƣờng. Bên trái là nhà thờ tổ gồm 5 gian tiền đƣờng và 3 gian hậu cung. Ban đầu chùa đƣợc tạo dựng bằng phên tre vách đất, trải qua một thời gian dài, ngôi chùa đƣợc nhân dân làng Hà Cầu, Bảo Động đóng góp, xây dựng lại khang trang hơn bằng những thứ gỗ quý, lại đƣợc các nghệ nhân trong làng chạm khắc những đƣờng hoa văn, hay cảnh chim chóc xòe cánh đậu trên những cành nho trĩu quả[54;], hay hình ảnh Rồng, Phƣợng ẩn mình sau mây, rất chân thực và sinh động. Mái chùa lợp ngói mũi hài, bên cạnh cửa vào là tấm đá cổ, khắc tên những ngƣời đầu tiên có công xây dựng nên chùa. Ngoài diện tích dành cho nhà thờ tổ, nhà Phật điện, cùng một ngôi nhà nhỏ để tiếp khách, còn lại là diện tích vƣờn và ao chùa. Nào vải, nào nhãn, cây nào cũng cao lớn, xanh tƣơi, tỏa bóng mát cho sân chùa, rồi hoa đại, hoa đào, những chậu cây cảnh trồng đủ các loại hoa thơm, làm đẹp cảnh chùa. Chiều 50
- chiều, những ngƣời coi chùa lại mang thức ăn cho đàn cá dƣới ao, vừa vãn cảnh chùa chiều nhƣ một niềm vui nho nhỏ khi về già. Bao quanh chùa là hệ thống tƣờng xây bằng gạch kết hợp với mật, vôi tạo nên sự kết dính bền chắc. Trƣớc kia, gần nhà Phật điện còn có một gác chuông xây theo kiểu “chồng diềm”, cao trên chục mét. Trên cao gác chuông có treo quả chuông đồng đƣợc đúc dƣới thời vua Minh Mạng, cách nay trên hai trăm năm. Chuông chùa ngân xa, góp phần “làm vui thêm miền quê bên dòng sông Hóa”[54;2]. Tuy nhiên trong kháng chiến chống Pháp, tháp chuông đã bị dỡ nên không còn nữa. c. Đối tƣợng phụng thờ tại Linh Mƣỡu tự Thông thƣờng, khi nhắc tới chùa, biết rằng đây là nơi thờ Phật. Tuy nhiên, do sự linh hoạt trong thờ cúng mà hiện nay, ngoài thờ Phật, chùa còn phối thờ nhiều đối tƣợng khác, và chùa Mƣỡu cũng không phải ngoại lệ. Chùa chia ra làm hai nơi thờ tự chính. Cửa tam bảo là nơi thờ tƣợng Thích Ca, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Quan Âm Thị Kính và thờ Mẫu. Tại nhà thờ tổ là nơi thờ tƣợng Đức ông Trần Quốc Tuấn, Đức ông Cảnh Cừ, cùng tƣợng Thập điện và Bát bộ Kim Cƣơng. Bên ngoài, cạnh nhà Phật điện là năm tấm bia đá cùng bát nhang cổ, nơi thờ hậu. d. Nghệ thuật tạc tƣợng thờ tại Linh Mƣỡu tự Chùa đƣợc xây dựng trên đất nghề tạc tƣợng nên những bức tƣợng trong chùa đều đƣợc tạo nên bởi các nghệ nhân Bảo Hà, do đó mà cùng với tƣợng thờ tại miếu, hệ thống tƣợng thờ tại chùa cũng mang những điểm khác biệt với tƣợng thờ tại các đền chùa trong vùng, trong đó đáng chú ý là tƣợng Đức ông Cảnh Cừ. Tƣợng đƣợc tạc trong tƣ thế ngồi ít có trong nghệ thuật tạc tƣợng, không ngồi “song thất” nhƣ vua chúa, mà cũng không ngồi xếp bằng nhƣ tƣợng Phật, lại cũng không chân duỗi chân co nhƣ tƣợng Tổ Sƣ Nguyễn Công Huệ tại miếu 51
- Bảo Hà. Ngài lại đƣợc tạc theo kiểu ngồi tƣơng tự nhƣ kiểu “vắt chân chéo ngũ” [56;2]thật thoải mái, không gò bó. Đầu đội mũ có nét giống mũ Thất phật, nét mặt nhƣ đang mỉm cƣời nhẹ nhàng, ánh mắt không nhìn thẳng về phía trƣớc mà nhìn ngang. Quan sát bức tƣợng có thể thấy Ngài không giống nhƣ các bậc vua chúa mà rất gần gũi với ngƣời dân Bảo Hà. Từ xƣa đến nay, tại Bảo Hà có rất nhiều nhận định cho rằng: bức tƣợng Đức ông Cảnh Cừ chính là tƣợng của Đô đốc Quân công Hoa Duy Thành[56;2] Cũng trong chùa này, tƣợng Tuyết Sơn, Di Lặc và mƣời ba pho tƣợng tổ, tất cả các pho tƣợng đều tạc theo tƣ thế ngồi kiết già, tay kiết ấn 'tam muội', mình mặc áo cà sa, đầu để trọc. Mỗi pho tƣợng là khuôn mặt từng vị tổ, với những nếp nhăn mang dấu ấn thời gian hằn trên diện tƣợng, những đƣờng gân giả mà nhƣ thật, những ngón tay mềm mại lần tràng hạt, tƣởng nhƣ các vị Tổ sƣ đang niệm Phật, cầu kinh cho thiên hạ thái bình, dân làng làm ăn thịnh vƣợng Nhìn chung đây là những pho tƣợng có giá trị nghệ thuật cao, đáng chú ý là tƣợng tạc với tỷ lệ tƣơng đối cân xứng. Ngoài ra chùa còn có 7 ngôi tháp cổ đời Lê, cùng bốn ngôi tháp đƣợc xây dựng về sau này, khi các vị sƣ trụ trì tại chùa viên tịch. Mƣời một ngôi tháp, tháp mới nhất đƣợc xây dựng cách đây khoảng ba mƣơi năm, nép mình dƣới tán cây xum xuê trong vƣờn chùa, im lặng, thanh tịnh bên cạnh tƣợng Quan Thế Âm Bồ Tát. Mỗi ngôi tháp đều có một cái tên riêng, có tấm bia nhỏ ghi công ơn của vị trụ trì ấy với chùa. e. Tấm bia đá cổ trƣớc cửa chùa Hiện chùa cũng còn lƣu giữ tấm bia đá đời Nguyễn (năm Thịnh Đức 1651) đƣợc tạc cả bốn mặt, ghi lại lịch sử chùa từ ngày khởi dựng. Tấm bia đá hiện nay vẫn còn nhìn khá rõ chữ khắc, là bảo vật đang đƣợc gìn giữ tại chùa, đồng thời là nguồn tƣ liệu quý,có giá trị nghiên cứu lịch sử địa phƣơng. 2.2.2.3. Lễ hội tại cụm di tích chùa miếu Bảo Hà 52
- Hàng năm hội làng Đồng Minh thƣờng đƣợc tổ chức ở Miếu Bảo Hà vào các ngày : từ mồng 10 đến 15 tháng 3 âm lịch là ngày lễ chính của làng, còn ngày 18 tháng 6 âm lịch là ngày giỗ Nguyễn Công Huệ. Các phƣờng thợ nhƣ điêu khắc, sơn mài, ngải cứu, rối cạn đều tập trung ở miếu để cúng ông tổ của nghề mình. Theo lệ làng, hai thôn Linh Động và Bảo Hà mỗi thôn đƣợc cử một ngƣời làm mạnh bái để tế. Hàng năm hai nơi Linh Đông và Hà Cầu cử ngƣời luân phiên nuôi “ lợn hỗng” (lợn to béo, đẹp, còn gọi là ông Hỗng). Ngƣời nuôi lợn là các cụ cao tuổi, những ngƣời có danh vọng, uy tín có điều kiện kinh tế khá. Trƣớc ngày tổ chức lễ hội 3 ngày, những nơi nuôi lợn hỗng thƣờng cho lợn hỗng ăn trứng gà, mía cây, tắm bằng nƣớc ngũ vị. Hôm rƣớc, lợn đƣợc đƣa vào cũi, có lọng che, các trai đinh khỏe mạnh không có tang trở, mạc quần dài, áo nâu khiêng cũi lợn. Đám rƣớc "lợn hỗng" thƣờng đƣợc diễn ra nhƣ sau: Theo sau cờ ngũ sắc là đoàn khiêng lợn hỗng, mâm ngũ quả, phƣờng nhạc bát âm,các cụ cao tuổi rồi đến các chức sắc sau cùng là nhân dân trong thôn xã Sau khi rƣớc lợn hỗng ra miếu xong, làng tổ chức tế lợn ông hỗng và tổ chức thi chấm điểm cho lợn hỗng. Nếu đem cân lợn của ai năm nay có trọng lƣợng lớn hơn dịp lễ hội năm trƣớc thì ngƣời nuôi lợn đƣợc nhận giải thƣởng của làng, phần thƣởng là một sào ruộng có chân điền tốt. Ngoài ra trong lễ hội Đồng Minh còn có múa rối cạn, nếu nhƣ ở Cựu Điện, Nhân Mục nay là xã Nhân Hòa có múa rối nƣớc thì ở Đồng Minh có rối cạn. Con rối do các phƣờng thợ điêu khắc ở đây tự chế tạo lấy và diễn theo các tích cổ. Con rối làm bằng gỗ, tay rối làm bằng bông, toàn thân rối cao khoảng 30cm. Cũng giống nhƣ nhiều lễ hội khác , lễ hội Đồng Minh có các trò đấu võ, đấu cờ vào ban ngày; hát chèo, hát ả đào vào ban đêm 53
- Lễ hội là dịp các nghệ nhân trong làng nghề tỏ lòng biết ơn tới vị tổ nghề, cũng đồng thời là dịp dân làng cầu mong một năm mới thuận buồm xuôi gió, làm ăn thịnh vƣợng. Tục rƣớc Hỗng trong lễ hội là một nghi thức tôn vinh nghề nông, đặc biệt là ngành chăn nuôi. 2.2.2.4. Ý nghĩa của cụm DTLSVH chùa miếu Bảo Hà và lễ hội tại Bảo Hà a. Đối với cộng đồng dân cƣ địa phƣơng Cho tới nay cụm chùa miếu này đã trở thành biểu tƣợng cho hình ảnh của làng, đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi ngƣời dân Bảo Hà, là trung tâm tín ngƣỡng chung cho cả làng, là điểm tựa tinh thần. Dù là đang sinh sống, làm việc tại làng hay đi xa làm ăn, mỗi ngƣời con Bảo Hà khi nhớ về quê hƣơng, đều nhớ tới ngôi chùa, ngôi miếu này, để rồi ngày trở về, ai cũng tới đây, thắp nén trầm hƣơng,tận hƣởng sự thanh bình, yên tĩnh, tìm lại đƣợc chính mình trên đất quê hƣơng. Nhà ai có công có việc, hay làng có việc gì cũng đều sắm một lễ nhỏ, tới miếu, tới chùa thắp hƣơng, cầu xin thần linh phù hộ cho công việc đƣợc thuận buồm xuôi gió. Rồi mỗi tuần rằm, mồng một hàng tháng hay ngày giỗ của Đức Thánh, hội làng, hay ngày hóa của Đức Phật, nhân dân cùng các vị cao niên trong làng đều sửa lễ vật đến miếu, ra chùa, lễ các Ngài, cầu mong thần linh, Phật tổ phù hộ cho dân làng mạnh khoẻ, làm ăn thịnh vƣợng. Cụm di tích lịch sử văn hoá miếu chùa Bảo Hà là chứng tích về các giai đoạn lịch sử đất nƣớc từ triều Lý đến triều Nguyễn. Đây là nơi hội tụ tất cả tài năng, trí tuệ, tâm tƣ, khát vọng của ngƣời dân địa phƣơng, là công trình kỷ niệm ghi dấu tài năng nghệ thuật của nghệ nhân Bảo Hà, nơi gìn giữ kế thừa và phát huy ngành nghề truyền thống. Lễ hội làng cũng là một nét đẹp văn hóa trên quê hƣơng Bảo Hà. Là dịp nhân dân trong làng dừng mọi công việc, sắm sửa chảy hội làng, cùng bên nhau ôn lại truyền thống của làng, tự hào vì mảnh đất giàu tiềm năng văn hóa, đất 54
- nghề đất thợ. Đây cũng là dịp bày tỏ lòng thành kính của dân làng đối với những vị tổ có công có ơn với dân làng b. Đối với phát triển du lịch tại Bảo Hà Năm 1991 cụm di tích lịch sử văn hoá miếu chùa Bảo Hà đƣợc Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là DTLSVH cấp Quốc gia, khẳng định giá trị quý báu của cụm di tích này, góp phần đáng kể vào việc phát triển du lịch tại Bảo Hà. Miếu thờ thần, chùa thờ Phật. Nếu nhƣ bức tƣợng có khả năng đứng lên ngồi xuống “độc nhất vô nhị”, truyền thuyết về các nhân vật đƣợc thờ trong miếu, hay chiếc giếng trong có mạch nƣớc ngầm, cùng những bức tƣợng, đƣờng nét chạm trổ khắc gỗ độc đáo đặc trƣng của đất nghề tạc tƣợng, miếu cũng là nơi lƣu giữ các đạo sắc phong của triều đình phong kiến cho cụ Nguyễn Công Huệ, Tô Phú Vƣợng, Hoàng Đình Úc gợi nên cảm giác tò mò, muốn chứng kiến tận mắt là điểm hấp dẫn, thu hút du khách của miếu Bảo Hà thì chùa Bảo Hà hấp dẫn du khách trên phƣơng diện khác. Lịch sử trên 800 năm tuổi là con số không hề nhỏ đối với một ngôi chùa, cộng với hệ thống trên 100 tƣợng thờ, trong đó có 53 tƣợng rất có giá trị về nghệ thuật tạc tƣợng, mô hình chùa, vƣờn cây, ao cá giống khiến du khách cảm thấy mình đang bắt gặp hình ảnh nhà của dân làng Bảo Hà, bình dị, gần gũi, thân thuộc.Nằm xa đƣờng giao thông, sự ồn ào của phƣơng tiện, hay sinh hoạt của ngƣời dân không hề ảnh hƣởng đến sự thanh thịnh của ngôi chùa. Không gian chùa không quá rộng, đứng giữa sân, du khách có thể thu hết toàn bộ cảnh chùa trong tầm mắt, cũng là lợi thế của chùa Bảo Hà, tạo nên cảm giác thỏa mãn khi tìm về cõi Phật từ bi. Năm 2002, chƣơng trình “Du khảo đồng quê” chính thức đi vào hoạt động, cụm di tích lịch sử chùa miếu Bảo Hà trở thành một trong những điểm đến không thể bỏ trong tuyến du khảo này. Hiện nay, khu vực sân tại miếu Bảo Hà đã đƣợc quy hoạch, mở rộng hơn để tổ chức múa rối, phục vụ du khách tham quan. Về Bảo Hà, không tới miếu Bảo Hà, không tham quan chùa Mƣỡu thì 55
- chƣa đƣợc gọi là về Bảo Hà. Nơi đây tập trung tinh hoa, là tâm hồn của đất và ngƣời Bảo Hà. Hoặc may mắn hơn khi về đúng dịp, du khách cũng sẽ đƣợc tham dự lễ hội làng, chứng kiến tục rƣớc “Hỗng” độc đáo, một tục lệ lâu đời của làng Bảo Hà, để hiểu thêm về đất và ngƣời Bảo Hà. 2.2.3. Các nghề thủ công truyền thống của làng Bảo Hà Không phải ngẫu nhiên mà Bảo Hà đƣợc coi là đất nghề, vốn xƣa kia, làng nổi tiếng với các nghề nhƣ sơn mài, điêu khắc, tạc tƣợng, ngải cứu, mây tre đan, dệt vải, dệt chiếu tạo nên tiếng vang khắp xa gần biết tới. Trải qua thời gian, cùng sự thay đổi của cuộc sống công nghiệp, cho tới nay, các ngành nghề này vẫn còn nhƣng không lớn mạnh nhƣ trƣớc nữa. Chỉ còn hai ngành nghề tạc tƣợng sơn mài và dệt chiếu cho tới nay vẫn đang đƣợc duy trì và phát triển. 2.2.3.1. Nghề dệt chiếu cói ở Bảo Hà a. Lịch sử nghề dệt chiếu Bảo Hà Không biết tự bao giờ nghề dệt chiếu đã có mặt trên đất nƣớc ta đời, đời này truyền qua đời khác, từ nơi này truyền tới nơi khác. Làng Bảo Hà cũng là một địa phƣơng nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói. Nếu nhƣ bây giờ để hỏi chính xác năm ra đời của nghề này trên đất Bảo Hà thì không một ai trong làng, thậm chí trong nghề có thể trả lời chính xác, chỉ biết rằng nghề này ra đời sau nghề tạc tƣợng, sơn mài khá lâu và cùng với huyện Tiên Lãng, nghề dệt chiếu cói đã có một thời phát triển rất mạnh trên vùng đất này. Nó gắn bó với cuộc sống của ngƣời dân nơi đây, ngoài nghề nông, giúp ngƣời dân tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Cũng giống nhƣ nghề tạc tƣợng sơn mài, có những khoảng thời gian mà nghề dệt chiếu cói bị đình trệ do chiến tranh. Thợ dệt chiếu khi này chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng và một số vùng lân cận. Từ khi hợp tác xã thủ công nghiệp Đồng Minh thành lập, nghề dệt chiếu cùng các nghề thủ công khác trong 56
- làng nhƣ đƣợc hồi sinh, bắt tay vào khôi phục nghề của cha ông dựa trên kinh nghiệm đã có từ trƣớc đó, góp phần thay đổi bộ mặt của làng xã. Điểm đặc biệt của chiếu cói Bảo Hà là gần nhƣ chúng đƣợc làm thủ công 100%, đảm bảo cho chất lƣợng của sản phẩm làm ra. b. Quy trình sản xuất Để cho ra đời một thành phẩm hoàn chỉnh, ngƣời thợ dệt chiếu phải thực hiện theo các bƣớc sau: - Sơ chế đay và cói - Dệt - In hoa văn - Hấp chiếu Sơ chế đay và cói Vốn là một vùng trũng, cũng có những vùng đất ngập mặn nên Bảo Hà có điều kiện trồng đay, trồng cói, vốn là hai nguyên liệu chính sản xuất nên sản phẩm chiếu cói nhƣ chúng ta thƣờng thấy. Trên những khoảng ruộng rộng không canh tác, ngƣời ta trồng đay, trồng cói. Những bãi đay, bãi cói với cây cao hơn đầu ngƣời, đến ngày thu hoạch, ngƣời ta cắt chúng về. Mỗi loại sẽ có một cách xử lý riêng để cho ra nguyên liệu, đƣa vào dệt chiếu. Đối với đay, khi cắt về, đay vẫn còn tƣơi, ngƣời ta ngâm đay vào nƣớc trong khoảng nửa tiếng, sau đó tƣớc lấy ruột đay. Ruột đay sẽ dùng một chiếc máy đạp chân, xe thành từng bó sợi. Đôi bàn chân nhịp nhàng khéo léo, kết hợp với đôi bàn tay thuần thục của ngƣời thợ, trong khoảng thời gian khoảng hai tiếng, một bó sợi đay ra đời. Sau khi xe sợi xong, bó sợi đó đƣợc đem phơi khô cho dẻo dai, rồi buộc vào một khuôn có sẵn, quy định sẵn kích thƣớc của chiếu, thành “giƣờng đay”, chờ dệt cói. 57
- Về phần cói, cũng cắt về là cói tƣơi, ngƣời ta tiến hành phân loại từng loại cói, bởi lẽ chất lƣợng cói sẽ quyết định tới chất lƣợng của chiếc chiếu. Thƣờng thì cói đậu, với sợi nhỏ, đều sợi là loại cói đẹp nhất, dệt nên những chiếc chiếu tốt nhất, có giá thành cao nhất. Sau khi phân loại xong, cói sẽ đƣợc chẻ đôi, phơi qua nắng cho khô bớt nƣớc, rồi tƣớc bỏ phần vỏ ngoài dƣới chân cây cói. Hoàn thành tất cả các bƣớc trên là cói đã sẵn sàng lên khuôn dệt. Hai ngƣời cùng phụ trách dệt một chiếc chiếu. Vì là làm thủ công nên nhanh nhất trong một ngày, hai ngƣời có thể làm ra hai chiếc chiếu (chƣa kẻ hoa văn). Ngƣời luồn sợi, ngƣời dập sợi buộc đầu sợi nhịp nhàng, thoăn thoắt. Vừa làm vừa giao lƣu, tiếng cƣời nói rôm rả, xua tan đi mệt nhọc trong lao động. Khi ngƣời này mỏi tay, thì sẽ đổi chỗ cho ngƣời còn lại. Cứ nhƣ vậy cho tới khi dệt hết khuôn chiếu. Kích thước chiếu. Đối với chiếu võng: kích thƣớc là 60 x 80cm. Đối với chiếu đơn: kích thƣớc là 1,1m x 1,7m. Đối với chiếu đôi: đây là loại chiếu đa dạng nhất về kích thƣớc. Tùy theo từng khách hàng đặt mà sẽ có những kích thƣớc chiếu khác nhau: - Chiếu đôi 1,1m x 1,7m - Chiếu đôi 1,2m x 1,7m - Chiếu đôi 1,3m x 1,7m - Chiếu đôi 1,4m x 1,8m - Chiếu đôi 1,5m x 1,8m - Chiếu đôi 1,6m x 2m Thông thƣờng trƣờng học, bệnh viện sẽ dùng chiếu đơn, và gia đình sẽ ƣa chuộng chiếu đôi, đặc biệt là trong dịp nhà có hỉ. Tuy nhiên nếu là hàng đặt thì ngƣời thợ sẽ linh hoạt sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Để dệt nên một 58
- chiếc chiếu đôi có kích thƣớc 1,6m x 2m, ngƣời ta phải dùng tới 2200 sợi đay, đòi hỏi một khoảng thời gian 1 ngày mới hoàn thành một tấm. In hoa văn Sau khi đã dệt xong, ngƣời ta cắt đứt từng sợi đay mà trƣớc đó đã buộc vào khuôn, đem chiếu phơi qua nắng. Tùy theo cƣờng độ ánh nắng mà phơi cho thích lợp. Sau đó đem chiếu đặt trên một chiếc bàn rộng, dùng các khƣơn hoa văn sẵn có để in hoa văn cho chiếu. Để có thể pha màu, nhận biết màu chính xác cũng nhƣ đặt chính xác vị trí in hoa văn trên chiếu, ngƣời thợ phải mất khoảng nửa năm. Công đoạn in hoa văn khi ngƣời thợ đã thành thục thì khá nhanh. Trong một buổi chiều, một ngƣời có thể in hoa văn cho khoảng 20 chiếc chiếu. Hấp chiếu In hoa văn bằng sơn màu xong nhƣng khi đó màu sơn chƣa bắt hoàn toàn vò sợi chiếu, do đó, ngƣời ta cho khoảng 20m chiếc chiếu, cuộn lại với nhau cho vào trong một ống tròn lớn, đặt trên nồi hơi và hấp. Hấp xong cho ra lò là những sản phẩm chiếu có màu rất đẹp, hoa văn sáng rõ, sắc nét. c. Nghề dệt chiếu cói của Bảo Hà ngày nay Sau khi hợp tác xã đƣợc thành lập, nghề dệt chiếu đƣợc chú trọng phát triển, và có những bƣớc tiến đáng kể. Hiện nay, hợp tác xã dệt chiếu do ông Tô Xuân Hiền làm chủ nhiệm thu hút hơn 100 lao động, vừa sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất chiếu. Hợp tác xã đặt tại ngay trong nhà ông Tô Xuân Hiền, có những ngƣời ở gần thì đến làm tại nhà ông, những ngƣời ở xa thì nhận về nhà làm, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời dân. Ông bà dù tuổi đã khá cao nhƣng vẫn miệt mài, say sƣa, vừa làm nghề, vừa tham gia công tác xã hội. Sau những giờ lao động mệt nhọc, mọi ngƣời lại tập trung trong sân nhà ông Hiền để tập văn nghệ, phục vụ cho xã. Những nghệ nhân dệt chiếu ban ngày, 59
- buổi tối đã thành những nghệ sĩ say sƣa trong từng câu hát. Cuộc sống giản dị và bình yên đang từng ngày diễn ra trên mảnh đất nghề giàu văn hóa này. Hiện nay, sản phẩm chiếu cói Bảo Hà đã đƣợc rất nhiều nơi biết tới và ƣa chuộng. Từng chuyến xe hàng ngày ngày đi tới các nơi, mang sản phẩm của quê hƣơng phát triển rộng khắp. Mới đây nhất, ông Hiền cùng với những nghệ nhân đã tham gia Hội chợ nông sản miền Bắc và Hội chợ nông sản Hải Phòng, nhận đƣợc sự yêu thích của ngƣời tiêu dùng các nơi. 2.2.3.2. Làng nghề Bảo Hà- tinh hoa của nghề sơn mài, tạc tượng Từng có trên 60 làng nghề với 20 loại hình nghề khác nhau, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đến nay Hải Phòng còn hơn 30 làng nghề, trong đó có 12 làng đƣợc UBND thành phố cấp bằng công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Không ít những làng nghề tƣởng chừng mai một nhƣng nay đang hồi sinh, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống. Đã từ lâu, làng tạc tƣợng Bảo Hà (xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bả ỗ . . a. Quá trình hình thành và phát triển của nghề sơn mài, tạc tƣợng Bảo Hà Một trong những làng nghề truyền thống trên vùng đất cổ của Hải Phòng là làng nghề điêu khắc, sơn mài Bảo Hà. Nhắc đến nghề tạc tƣợng ta không thể không nhắc đến ngƣời có công sáng lập truyền dạy nghề cho dân làng Bảo Hà – Vĩnh Bảo, đó chính là Nguyễn Công Huệ. Nguyễn Công Huệ luôn dành đƣợc sự kính trọng và sự ƣu ái đặc biệt của ngƣời dân nơi đây. Những câu chuyện cổ vẫn chảy trong mạch ngầm văn hóa Bảo Hà, truyền lại cho các thế hệ qua lời kể của bà của mẹ. Chuyện kể rằng: khoảng thế kỷ thứ XV, cậu bé Nguyễn Công Huệ ngay từ nhỏ đã có biệt tài tạo nên các con giống 60
- ngộ nghĩnh từ các vật có sẵn trong làng. Từ những gốc cây tre xù xì gai góc, cậu đẽo hình rồng phƣợng; từ củ bắo củ chuối, gốc sắn, xơ mƣớp, gáo dừa cậu uốn gọt thành ông Phật, ông Bụt. Tài hoa của Nguyễn Công Huệ truyền khắp chốn cùng quê. Khi giặc Minh sang đô hộ nƣớc ta, chúng càn quét, đƣa những thợ giỏi về Trung Hoa xa xôi xây dựng lăng tẩm, đền đài, trong đó Nguyễn Công Huệ. Trong nhiều năm phục vụ triều Minh, tay ghề chạm khắc của Nguyễn Công Huệ đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật, ngoài ra ông còn học thêm nghề sơn mài và ngải cứu. Sau 10 năm khổ sai trên đất khách, Nguyễn Công Huệ trở về làng xƣa, thấy cảnh quê hƣơng đó nghèo, xơ xác sau bao năm chịu họa xâm lăng, ông đã mở lớp dạy nghề sơn mài, điêu khắc, dệt vải và ngải cứu( châm cứu bằng lá ngải) cho con cháu, dân làng. Từ đây nghề điêu khắc sơn mài của làng bƣớc vào giai đoạn phát triển mới. Để ghi nhớ công ơn của ông nên cho dù nghề điêu khắc, sơn mài đã có từ trƣớc đó song ngƣời dân Bảo Hà vẫn lấy năm 1427 là năm Nguyễn Công Huệ mở lớp truyền nghề là năm hình thành Làng nghề điêu khắc sơn mài. Sau khi ông mất, ghi nhớ công ơn ngƣời đã khai sinh ra làng nghề, các phƣờng thợ và dân làng trong trang đã tôn cụ Nguyễn Công Huệ là Đức thánh sƣ Nguyễn Công tự Huệ (cụ tổ làng nghề sơn mài – tạc tƣợng Bảo Hà ) và lập lầu thờ. Lầu thờ tổ sƣ đƣợc các học trò treo bức hành phi “ Bách thế sƣ ” tức là ngƣời thầy của trăm đời sau cùng đôi câu chữ Hán: “Bắc học, do lƣu hào kiệt khái Nam truyền, công ngƣỡng đẩu sơn cao” Nghĩa là: “Học ở phƣơng Bắc, danh tiếng lƣu truyền nhƣ một trang hào kiệt Truyền nghề ở nƣớc Nam, cũng đƣợc xem nhƣ sao Bắc Đẩu, núi Thái Sơn”. Tiếp thu duy trì và phát huy những tinh hoa mà ông Tổ Nguyễn Công Huệ để lại, hậu duệ của cụ cũng chẳng phụ công thầy. Đầu thế kỷ XVII, phƣờng thợ 61
- tạc tƣợng Hà Cầu đã có tiếng vang, nhiều nghệ nhân có bàn tay vàng nổi danh, nhƣ hai anh em nghệ nhân Tô Phú Vƣợng, Tô Phú Luật. Vua Lê Cảnh Hƣng đã cho sứ giả về tận Bảo Hà tuyển chọn ngƣời, mời họ về kinh đô, trang trí cung điện, tạc ngai vàng. Sau mấy tháng trời đục, đẽo, gọt, tỉa, làm thành chiếc ngai vàng cực kì tinh xảo, vàng son lộng lẫy[9;2], phần vì vui sƣớng với thành quả lao động, phần vì “sự cao hứng của nghệ nhân đa cảm với nghệ thuật”[211;11] Tô Phú Vƣợng đã ngồi lên ngai vàng ƣớm thử. Nào ngờ ngồi chƣa yên chỗ thì viên quan nội giám đi qua trông thấy và tâu vua. Tô Phú Vƣợng cùng Tô Phú Luật bị giam vào ngục tối vì tội phạm thƣợng. Ngồi trong ngục tối chờ ngày hành xử, vì nhàn rỗi, lại là ngƣời ham mê nghệ thuật, Tô Phú Vƣợng tìm đƣợc và hạt thóc nếp còn lại trên chiếc chổi quét ngục, ông cẩn thận nhặt từng hạt, bóc sạch vỏ trấu, dùng kim găm khăn đội đầu (có ngƣời nói là ông dùng móng tay) của mình, tỉa thành một đàn voi nhỏ xíu có đủ cả vòi ở các tƣ thế khác nhau( có ngƣời thì nói rằng ông tạc một con voi và ngƣời quản tƣợng – Bùi Quang Đạo). Lính canh ngục ngây ngƣời ngắm đàn voi bé xíu và câu chuyện đàn voi ít hon lan khắp trong ngục tối. Thấy vậy, viên coi ngục dâng lên vua đàn voi. Nhìn đàn voi gạo nếp có đầy đủ đầu đuôi, đủ cả vòi voi, nhà vua sửng sốt trƣớc tài nghệ của ông, nên đã tha bổng cho hai anh em. Sau đó nhờ những tác phẩm xuất sắc, Tô Phú Vƣợng đƣợc vua Trần Dụ Tông ghi trong sắc chỉ (năm 1706): “Am hiểu tƣợng công ƣ Quý Dậu Niên” (tức là giỏi nghề tạc tƣợng từ năm Quý Dậu). Và ông đƣợc phong tƣớc Kỳ tài tử vào năm Bảo Thái thứ chín (1728), rồi Hoàng tín đại phu Kỳ tài hầu năm Vĩnh Hựu thứ hai (1736). Tô Phú Luật cũng đƣợc vua phong: “Tiến công thứ lang Tƣ Đô sự lang tƣớng” vào năm Bảo Thái thứ năm (1725), Lang Trung Tƣớc, Diệu Nghệ bá vào năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1739). Hiện nay sắc phong của hai anh em cụ còn đƣợc lƣu giữ tại nhà thờ dòng họ Tô, xóm Vĩnh Tiến, thôn Bảo Hà. 62
- Hoàng Đình Ức là cháu rể của cụ Tô Phú Vƣợng, cũng là một nghệ nhân có tài của phƣờng thợ Hà Cầu. Vua Lê Cảnh Hƣng sắc phong ông “ Phụng thi tạc tƣợng cục, chuyên lƣu ứng vụ, cục phó nam tƣớc” (tức Cục phó cục tạc tƣợng), tiếp tục làm rạng danh tên tuổi làng nghề Bảo Hà. Hiện nay, sắc phong của ông Hoàng Đình Úc đang đƣợc dòng họ Hoàng lƣu giữ để ghi nhận tài năng, tầm vóc quốc gia của những nghệ nhân Bảo Hà. Kết tục sự nghiệp cha ông để lại, nhân dân Bảo Hà đời này qua đời khác vẫn gìn giữ và phát huy nghề sơn mài, tạc tƣợng. Đầu thế kỉ XX, phƣờng thợ Hà Cầu nhƣ đƣợc tiếp thêm sức mạnh, số lƣợng thợ đông đảo cho ra đời nhiều tác phẩm, là những pho tƣợng, những bộ đòn bát cống gồm tám con rồng ghép lại, những bức hoành phi, câu đối, với những đƣờng nét mang đậm tính nghệ thuật, đƣợc ngƣời đời ngợi ca. Theo các cụ ở làng Bảo Hà cho biết thì những tác phẩm ấy hiện nay còn thờ ở đền Kiếp Bạc, chùa Đông Cao (tỉnh Hải Dƣơng), đền Đồng Bằng, đền Vũ Hạ, chùa làng Phú Lƣơng (tỉnh Thái Bình), đình Hàng Kênh (thành phố Hải Phòng) và nhiều tác phẩm khác tại các đình, chùa thuộc châu thổ Bắc Bộ. Nhiều nghệ nhân tuy chƣa đƣợc triều đình sắc phong nhƣng tác phẩm cũng nhƣ tài năng của họ đƣợc ngƣời đời mến mộ nhƣ cụ Hoàng Bản, cụ Hoàng Lung, Cụ Đào Văn Nguyệt, cụ Bùi Văn Kỉnh Dƣới triều Nguyễn và trong những năm Pháp thuộc, nghề điêu khắc và sơn mài của Bảo Hà không đƣợc triều đình phong kiến quan tâm, nhƣng các phƣờng thợ vẫn đƣợc duy trì. Những ngƣời thợ tài hoa lại bôn ba khắp trong Nam, ngoài Bắc, vừa để kiếm kế mƣu sinh, vừa duy trì nghề truyền thống mà ông cha để lại. Các tác phẩm đó chắc chắn còn đƣợc lƣu truyền tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nƣớc. Ngày nay khi nhắc đến Bảo Hà là nhắc đến những “bàn tay khắc gỗ nên vàng”, nghề điêu khắc của Bảo Hà đã trở nên nổi tiếng khắp nơi và trở thành nghề cổ truyền độc đáo trên quê hƣơng Vĩnh Bảo – Hải Phòng 63
- b. Nghệ thuật tạc tƣợng, làm sơn mài Nghệ thuật tạc tƣợng Theo cụ Tổ làng nghề và các bậc nghệ nhân truyền lại thì nghệ thuật tạc tƣợng của Phƣờng thợ tạc tƣợng Hà Cầu thƣờng tả thực, mang sắc thái riêng, rất sinh động và gần gũi với đời thực. Đó là tƣợng những cô tố nữ mang dáng dấp cô gái quê, môi chúm chím trái đào, tóc buông dài, vạt áo cài lệch, cố ý lộ ra chiếc cổ cao. Tƣợng quan văn, quan võ trầm tƣ toan tính việc đời việc nƣớc. Tƣợng tổ nghề Nguyễn Công Huệ đầy vẻ hỉ xả, thoát tục Công đoạn để tạc nên một pho tƣợng gồm những bƣớc sau: - Cắt gỗ: tùy theo từng pho tƣợng mà tác giả định tạc, và đẽo hết phần rác. - Phác họa sơ qua bức tƣợng để phân chia từng phần. - Đục phác: gọi là đục phác nhƣng đây là công đoạn rất quan trọng vì nếu đục không đúng bố cục sẽ lãng phí gỗ, hoặc nhiều khi phải bỏ đi. - Đục từng chi tiết nhƣ chân, tay. - Ra diện (đục mắt, mũi, miệng, tai). - Gọt nhẵn tƣợng. - Đóng bệ cho tƣợng. Gỗ để tạc tƣợng thƣờng là gỗ mít, một loại gỗ có lõi màu vàng và rất thơm, lại chịu nhiệt tốt, phơi nắng không bị nứt. Hoành phi câu đối, nhang án thƣờng sử dụng loại gỗ vàng tâm, loại gỗ này cũng có màu vàng, có độ ánh, là loại gỗ chị nhiệt có thể để hàng trăm năm cũng không bị nứt. Bởi thế mà gỗ vàng tâm đƣợc rất nhiều ngƣời ƣa thích. Nghệ thuật làm sơn mài Sau khi đã tạc tƣợng xong, bƣớc tiếp theo để cho ra đời một tác phẩm hoàn thiện đó là phần làm sơn mài, với các công đoạn phải trải qua: - Mài mộc 64
- - Gắn - Bó - Mài bó - Hom - Sơn then - Thếp bạc hoặc thếp vàng - Son - Tô diện - Điểm nhãn (vẽ mắt, lông mi, lông mày, môi) - Đóng tu (đóng râu với tƣợng Ngọc Hoàng, Đức ông, Nam Tào, Bắc Đẩu, tƣợng các quan văn, quan võ) Ngả sơn: Không chỉ đơn thuần là những nghệ nhân tạc tƣợng mà những nghệ nhân trong phƣờng thợ tạc tƣợng Hà Cầu cũng đồng thời là bậc thầy trong việc làm sơn mài với nghệ thuật ngả sơn cổ truyền độc đáo. Trong việc ngả sơn, nghệ nhân Bảo Hà chia ra thành từng loại sơn riêng biệt: - Sơn gắn: là loại sơn lấy từ mủ cây sơn ( cây sơn thƣờng xuất hiện trên vùng núi Phú Thọ gọi là sơn ta ) pha với mùn cƣa tạo thành. - Sơn bó: cũng lấy từ mủ cây sơn ta, sau đó nháo kĩ với đất, mùn cƣa tạo thành sơn bó. - Sơn cầm: loại sơn có màu cánh gián, nên có ngƣời gọi loại sơn này là sơn cánh gián. Sơn cầm có độ bóng hàng trăm năm nên thƣờng đƣợc sử dụng làm sơn phủ hoặc thếp vàng, thếp bạc (đƣợc ngả từ sơn ta). - Son: đƣợc chế từ sơn cầm, pha với bột đỏ của Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Loại bột đỏ độc đáo pha cùng với sơn cầm màu cánh gián tạo nên màu đỏ lựu và rất bóng. Son tƣợng có thể để hàng trăm năm nên trăm năm sau, tƣợng vẫn giữ đƣợc độ bóng và màu sắc ban đầu. 65
- Theo truyền thống, nghệ nhân sẽ ngả đủ chín lần nƣớc sơn cho tác phẩm của mình. Sau đó tùy theo từng nhân vật mà quét màu sơn cho phù hợp. c. Nghề sơn mài, tạc tƣợng Bảo Hà thời kì hiện đại Do tác động của chiến tranh mà có thời gian nghề tạc tƣợng, sơn mài Bảo Hà phải tạm gác lại, tập trung sức ngƣời sức của chi viện cho tiền tuyến. sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, cùng với việc khôi phục đội múa rối cạn cổ truyền và các phƣờng hát tuồng, hát chèo, hát ả đào , nghề sơn mài tạc tƣợng của Bảo Hà cũng đƣợc khôi phục và phát triển. Đầu năm 1965, nghề sơn mài Bảo Hà đƣợc tái lập. Đến năm 1968 hợp tác xã thủ công nghiệp Đồng Minh ra đời, ngoài sản xuất các mặt hàng dệt chiếu, thêu ren, thổi thủy tinh, may mặc thì sản phẩm sơn mài và khắc gỗ là hai mặt hàng xuất khẩu chính, chuyên làm các mặt hàng xuất khẩu nhƣ: khay đựng nƣớc, lọ hoa, album ảnh, bàn cờ châu Âu Từ đây cuộc sống của những ngƣời chuyên làm sơn mài xuất khẩu ở Bảo Hà bắt đầu có sự khởi sắc. Đến năm 1970 nghề tạc tƣợng cũng đƣợc tái lập. Đặc biệt năm 1977, tác phẩm tƣợng “Phật bà nghìn mắt, nghìn tay” của cụ Đào Trọng Đạm đƣợc chọ tham gia Liên hoan điêu khắc Quốc tế tại thành phố Lai Xích – Cộng hòa dân chủ Đức. Sau đó, cụ Đào Trọng Đạm đƣợc UBND thành phố Hải Phòng cấp bằng nghệ nhân điêu khắc, và cụ Nguyễn Văn Thắng đƣợc cấp bằng Nghệ nhân sơn mài. Khoảng thời gian từ đây cho tới năm 1985 thực sự là thời kì “hoàng kim” của nghề điêu khắc gỗ và sơn mài, hợp tác xã thủ công nghiệp có tới trên 200 xã viên, sản phẩm chủ yếu đƣợc xuất khẩu các nƣớc Liên Xô và Đông Âu. Thu nhập của ngƣời thợ cao gấp hàng chục lần thu nhập của ngƣời làm nông nghiệp lúc bấy giờ. Đến năm 1988 hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã do kinh tế chính trị khủng hoảng, khiến thị trƣờng truyền thống của làng nghề không còn, ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống của ngƣời làm nghề sơn mài xuất khẩu. Sản phẩm sản xuất nhƣng không có đầu ra, hợp tác 66
- xã thủ công mỹ nghệ đành giải thể. Một lần nữa, những ngƣời thợ sơn mài lại rủ nhau bôn ba khắp nơi kiếm sống, một số còn ở lại địa phƣơng thì chuyển sang sản xuất nông nghiệp và một số ít cố gắng giữ nghề bằng cách sản xuất nhỏ lẻ để phục vụ nhu cầu trong nƣớc. Năm 1986 cả nƣớc bƣớc vào thời kì đổi mới, những ngƣời làm nghề tạc tƣợng sơn mài đã “phát huy tính tự chủ, dám nghĩ, dám làm”[33;1], chuyển đổi sàn xuất từ làm hàng xuất khẩu sang nghề tạc tƣợng phục vụ tín ngƣỡng. Ngoài ra còn làm các bức phù điêu theo yêu cầu của khách hàng. Từ đây phƣờng thợ tạc tƣợng Bảo Hà đƣợc tái lập, những ngƣời thợ xa quê trƣớc đó nay cũng trở về, kết hợp cùng những ngƣời thợ ở quê hƣơng mở mang lại nghề. Cùng với tạc tƣợng Phật phục vụ tâm linh, những ngƣời thợ tạc tƣợng làng Bảo Hà hôm nay còn tạc tƣợng theo yêu cầu của khách hàng nhƣ tƣợng truyền thần, tƣợng thần tài, tƣợng Nguyễn Bỉnh Khiêm, chạm khắc tranh tứ quý, phù điêu, bàn ghế gỗ có hình thù mƣời hai con giáp để có thể đáp ứng với nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng thập phƣơng. Năm 2008, UBND thành phố Hải Phòng đã công nhận làng nghề khắc gỗ sơn mài Bảo Hà là làng nghề truyền thống, ghi nhận những đóng góp to lớn của cha ông, của lớp lớp những ngƣời thợ tài hoa trƣớc kia và ngày nay. Dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử vẫn gìn giữ và phát triển đƣợc ngành nghề quý báu mà ông cha để lại. Đây đồng thời cũng là sự ghi nhận cho thƣơng hiệu sản phẩm của làng nghề. 2.2.3.3. Vai trò của nghề thủ công truyền thống Bảo Hà đối với cộng đồng địa phương và phát triển du lịch a. Đối với cộng đồng địa phƣơng Kể từ khi ra đời cho đến nay, trải qua bao thăng trăm, có lúc tƣởng chừng nhƣ không thể duy trì, để rồi cho đến nay, các nghề truyền thống mà cha ông để lại cho con cháu vẫn đƣợc bảo tồn, duy trì và phát triển. Ngoài nghề chính là 67
- nông nghiệp, ngƣời dân Bảo Hà vẫn gắn bó với nghề sơn mài, tạc tƣợng, nghề dệt chiếu cùng nghề dệt vải, nghề ngải cứu nhƣ một phần máu thịt của mình. Hiện nay, ở Bảo Hà có tổng số 973 hộ thì có 438 hộ làm các ngành nghề phi nông nghiệp, cụ thể là làm nghề sơn mài, điêu khắc có79 hộ chuyên và 105 hộ không chuyên, 254 hộ làm các nghề đan tre, thêu ren, mộc dân dụng, đan dây chuối, dệt chiếu cói, cơ khí, xây dựng Đến năm 2007, làng Bảo Hà có 18 hộ mở xƣởng sản xuất, thu hút từ 3 đến 10 lao động tromg một xƣởng. Các đồ thờ cúng nhƣ hoành phi, cuốn nhang, đại tự, kiệu bát bảo của nghề sơn mài và sản phẩm dệt chiếu cói của làng rất đƣợc ƣa chuộng trong khắp và ngoài làng. Thu nhập trung bình của ngƣời lao động nơi đây đạt trên 2,5 triệu đồng/ tháng, góp phần cải thiện đời sống. Bộ mặt của làng cũng nhờ đó mà thay đổi Từng mái nhà khang trang mọc lên san sát, các công trình công cộng đƣợc tu sửa, xây mới, phục vụ nhu cầu của ngƣời dân, cũng nhƣ khách du lịch đến với Bảo Hà. b. Đối với phát triển du lịch Làng nghề đã tạo ra một môi trƣờng kinh tế, văn hóa, xã hội và công nghệ lâu đời. Ở đây thể hiện rất rõ tính cộng đồng, tình làng nghĩa xóm sâu sắc. Từ lâu mỗi làng nghề đã có những hƣơng ƣớc để giữ kỷ cƣơng và gắn kết cộng đồng. Mỗi gia đình truyền thống đã "Cha truyền con nối", "Sinh ƣ nghệ, tử ƣ nghệ" chính vì thế mà nghề truyền thống quý giá của cha ông vẫn còn lƣu truyền đến ngày nay. Mỗi làng nghề truyền thống đều có những nghệ nhân lâu năm là những ngƣời nắm giữ vốn quý của cha ông, giữ cho dòng chảy văn hóa của dân tộc không ngừng nghỉ. Văn hóa làng nghề luôn gắn với làng quê, các lễ hội, phƣờng hội mang đậm nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc Bởi lẽ đó mà văn hóa làng nghề của Bảo Hà là tài nguyên quan trọng trong việc phát triển du lịch văn hóa địa phƣơng, kết hợp với cụm di tích lịch sử chùa miếu Bảo Hà, nghệ thuật hát chèo, múa rối cạn trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc. 68
- 2.2.4. Nghệ thuật biểu diễn múa rối cạn tại làng Bảo Hà 2.2.4.1. Lịch sử nghệ thuật múa rối Việt Nam Từ bao đời nay, trò “leo dây, múa rối” là trò vui chơi, giải trí rất hấp dẫn bà con xa gần vui chơi, trảy hội làng xã. Rối là một loại hình văn hóa truyền thống gắn bó chặt chẽ với cuộc sống tinh thần từ lâu đời của ngƣời dân Việt Nam. Tuy gặp nhiều dạng loại hình của hoạt động này ở khắp mọi miền đất nƣớc nhƣng tập trung, hoàn thiện, phổ cập hơn cả ở vùng trung du và đồng bằng phía Bắc. Ở đây nghệ thuật rối đã phát triển đa dạng và phong phú. Từ ngữ rối đã quen thuộc trong ngôn ngữ giao tiếp và thơ văn, thành tên gọi riêng của làng (làng rối ở Ý Yên, Nam Định), của chùa (chùa rối ở Phú Xuyên, Hà Tây cũ), của ao (ao rối ở nhiều nơi) Trò rối xƣa gắn bó sâu xa với lễ nghi phong tục. Ngày hội làng Đông An (Hƣng Yên) diễn lại sự tích Ông Đùng, Bà Đùng bằng hai quân rối lớn thân đan bằng nan tre hoặc nứa mạt phết giấy, quần áo bằng giấy màu), rƣớc quanh làng làm động tác tỏ sự vui mừng. Loại quân rối này ở đền Bà Chúa Muối (Thái Bình) lại dùng nong đan làm mặt, sào tre làm thân và thuyền buồm làm quần áo, diễu hành nhƣ một lễ tiết. Tƣơng truyền tƣợng Lý Thần Tông ở chùa Thầy cũng có khả năng đứng lên ngồi xuống nhƣ tƣợng Linh Lang tại miếu Bảo Hà, giống nhƣ những con rối dây. Nhƣ vậy, không thể tìm về một năm chính xác để khẳng định nghệ thuật múa rối Việt Nam ra đời từ đó, chỉ có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, nghệ thuật múa rối đã có mặt ở nƣớc ta từ rất lâu trƣớc đó, và sang thế kỉ thứ X, dƣới triều Lý, nghệ thuật múa rối nƣớc Việt Nam đạt tới đỉnh cao. Nghệ thuật Rối Việt Nam đã có quan hệ mật thiết với Hiệp hội múa rối thế giới, hiện có trụ sở tại Pháp (UNIMA - Union Internationnale de la M.Arionnette), và các tổ chức quanh nó: IIM (Institut International de la Marionnette - Viện Nghiên cứu Rối thế giới), ESNAM (E cole supérieure 69
- National des Arts de la Marionnette - Trƣờng Cao học quốc gia về nghệ thuật rối), PUCK (Tạp chí Múa rối). Các loại hình nghệ thuật rối Việt Nam Trƣớc ngày trở thành loại hình nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật rối dân tộc nằm trong các phƣờng hội dân gian rải rác nơi thôn xóm, hoạt động tùy thuộc vào lòng say mê và sự đóng góp công sức, tiền của của nghệ nhân và trong sự đùm bọc của bà con làng xã. Mỗi phƣờng hội đều giữ bí truyền nghệ thuật của mình theo kiểu cha truyền con nối và lời thề nguyền. Phong trào rối vì thế phát triển không rộng cả về cơ sở và nghệ thuật, thậm chí nhiều trò hay, mới lạ thất truyền vì nghệ nhân mang theo xuống mồ, nhiều sáng tạo nghệ thuật chỉ tồn tại trong từng vùng, từng thời gian. Rối nƣớc chủ yếu ở đồng bằng và trung du miền Bắc; rối dây và rối khoanh trong một số huyện thuộc Cao Bằng; rối bóng chỉ thấy xuất hiện ở Kiên Giang; quân rối Tây Nguyên chƣa thoát xa lễ “bỏ mả”; rối tay chỉ quẩn quanh trong các chùa thuộc vùng Nam Định, Hà Nam, Thái Bình Nhân dân ta từ xƣa đã sử dụng rối trong các dạng: - Rối đồ chơi - Rối diều, rối gió - Rối pháo Dù sử dụng trong bất cứ dạng nào thì nghệ thuật rối Việt Nam đều thể hiện đƣợc nét độc đáo, riêng biệt, không pha trộn, lai căng với nghệ thuật rối của các quốc gia khác, khẳng định bản sắc riêng của nghệ thuật múa rối Việt Nam. 2.2.4.2. Tìm hiểu về nghệ thuật múa rối cạn Mỗi một loại hình nghệ thuật đều có nguồn gốc xuất xứ ra đời. Vậy câu hỏi đặt ra là nghệ thuật múa rối cạn có từ khi nào và múa rối cạn có trƣớc hay múa rối nƣớc có trƣớc? 70
- Tài liệu lịch sử mới nhất về múa rối nƣớc ở nƣớc ta có lẽ là bia Sùng Thiện Diên Linh ở núi Đọi, Hà Nam, dựng vào năm Nhân Phủ, đời vua Lý Nhân Tông (1124). Chính Tô Sanh, nhà nghiên cứu tận tụy với nghiên cứu về múa rối là ngƣời đã dốc lòng tìm hiểu sự thật đằng sau tấm bia này. Theo đó thì dƣới thời Lý, tức là vào thế kỉ X, nghệ thuật múa rối nƣớc Việt Nam đã đạt tới trình độ tinh vi, xứng đáng đƣợc khắc vào bia đá để truyền tụng cho muôn đời sau. Thời đó ứng với thời nhà Tống bên Trung Quốc, mà trong lúc này, Trung Quốc đã có tới 6 loại hình múa rối mà họ gọi là “khổi lổi” – Huyền ti khổi lổi là múa rối dây (một trong số các loại hình múa rối cạn), Thủy khổi lổi là múa rối nƣớc. Tức là phải về sau này mới có loại hình múa rối nƣớc.Từ đây có thể khẳng định,loại hình múa rối cạn có trƣớc múa rối nƣớc. Ở nƣớc ta, nghệ thuật múa rối gồm có múa rối cạn và múa rối nƣớc. Nghệ thuật rối cạn dân gian truyền thống phát triển rộng khắp cả nƣớc với nhiều tên gọi: - Miền Bắc: Ổi, Lỗi, ổi lỗi, Khối lỗi, Rối, Múa rối, Trò, Trò máy, (Việt): Mộc thầu hí (Nùng), Slƣơng pấtlạp (Tày), Mụa rội (Mƣờng), - Miền Nam: Hát gỗ, Hát hình, Rối cạn gồm có: rối tay, rối que, rối dây, rối máy và rối bóng. - Rối tay ít dùng trên sân khấu, còn gặp nhiều trong trò nghi lễ chùa chiền. Rối tay thƣờng đƣợc chế tạo đầu bằng gỗ, mình khâu vải (không tay), khi điều khiển nghệ nhân lồng bàn tay vào trong lòng khoét rỗng của đầu hoặc cầm một đoạn cán nối dài cô. - Rối que rất phổ biến, nhỏ cỡ 30-35 cm. Đầu tạc liền với mình bằng gỗ, gồm cả tóc, tai, khăn, mũ, bàn tay bằng gỗ gọt liền cổ tay. Rối đƣợc điều khiển bằng que tre, que sắt cắm vào mình và cổ tay luồn trong áo. Loại rối này không có chân, cần tạc thêm đính ngoài. Cũng có nơi, có quân tạo hình cỡ lớn, kiểu hình nhân, 71
- đầu mình đang bằng nan dùng diễn thờ, xong đem đốt. Đặc biệt đồng bào Bana tạc hình nhân khá lớn bằng gỗ dùng trong lễ bỏ mả và sau lễ bỏ lại trong nhà mồ. Trên sân khấu, nhiều quân thì dùng thêm dây mềm điều khiển bộ phận chi tiết phối hợp với que. - Rối máy rất thông dụng cả trong đồ chơi, trò chơi và sân khấu. Toàn thân đƣợc tạc bằng gỗ riêng từng bộ phận, nối với nhau bằng khớp lỏng. Thƣờng dùng sơn vẽ mầu thay trang phục vải. Điều khiển bằng que, dây. Nhiều quân là trò riêng. Dùng xen với rối tay, rối que. Chuyên dùng trong rối nƣớc, đồ chơi trẻ em, rối diều, rối gió, rối pháo. - Rối dây chỉ thấy xuất hiện ở vùng biên giới Cao Bằng với tên Mộc thầu hí, Slƣơng pấtlạp. đầu rối bằng gỗ, mình nan đan, bàn tay gỗ, bàn máy điều khiển bằng tre, dây tơ, dây gai mềm, không có chân. Rối dùng để diễn trò và tích trò. Sân khấu thƣờng dựng trên chòi làm sẵn ở các chợ, sòng bạc, - Rối bóng mới phát hiện, xƣa có ở tỉnh Kiên giang, có thể từ Campuchia truyền sang, nay không còn. 2.2.4.3. Nghệ thuật múa rối cạn tại Bảo Hà a. Lịch sử hình thành và phát triển Cách nay bốn mƣơi sáu năm (1986), nhà thơ Lƣu Trọng Lƣ, lúc bấy giờ là Tổng thƣ kí Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, về thăm Phƣờng múa rối Bảo Hà, có phỏng vấn ông Bùi Đình Đa – Trƣởng phƣờng múa rối, có hỏi: “Phƣờng múa rối Bảo Hà có tự bao giờ ?”. Ông Bùi Đình Đa trả lời rằng: “Theo các cụ cao tuổi trong làng chúng tôi kể lại thì phƣờng múa rối của làng chúng tôi đã có tự lâu đời, trƣớc đây có tên gọi là Phƣờng múa rối Hà Cầu, còn ra đời tự năm nào thì các cụ cũng chỉ biết là có sau nghề tạc tƣợng”. Bao năm qua đi, tới nay biết bao ngƣời đã về đây, nghiên cứu để tìm hiểu về lịch sử của múa rối cạn Bảo Hà, nhƣng vẫn không thể tìm ra mốc trả lời chính xác, không một tài liệu hay sử sách nào còn ghi lại điều này. Có chăng cũng chỉ biết thêm rằng, múa rối cạn ra 72