Liên quan giữa dạng bào chế và tác dụng thuốc

ppt 39 trang hapham 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Liên quan giữa dạng bào chế và tác dụng thuốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptlien_quan_giua_dang_bao_che_va_tac_dung_thuoc.ppt

Nội dung text: Liên quan giữa dạng bào chế và tác dụng thuốc

  1. LIÊN QUAN GIỮA DẠNG BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC ĐỐI TƯỢNG: BS YHCT MỤC TIÊU 1. Trình bày được ảnh hưởng của các dạng bào chế đến sự giải phóng hoạt chất và sự hấp thu thuốc 2. Trình bày được đặc điểm tác dụng của các dạng thuốc đông dược thường sử dụng 3. Trình bày được ảnh hưởng của các phương pháp chế biến dược liệu đến tác dụng của thuốc 4. Trình bày vai trò của của các phụ liệu thường dùng trong chế biến dược liệu đối với tác dụng của thuốc
  2. ĐỊNH NGHĨA Dạng bào chế là hình thức trình bày của dược chất để đưa hoạt chất vào cơ thể với mục đích phát huy tốt nhất hiệu quả phòng và trị bệnh, đồng thời phải thuận tiện cho việc bảo quản, vận chuyển. Sự khác biệt về tác dụng điều trị giữa các dạng bào chế là: •* Thành phần tá dược (tính chất lý hóa, độ ổn định, khả năng hấp thu, khả năng giải phóng hoạt chất ) •* Kỹ thuật bào chế (sinh khả dụng của thuốc )
  3. CÁC DẠNG BÀO CHẾ TÂN DƯỢC THUỐC DÙNG ĐƯỜNG UỐNG Là dạng thuốc dùng qua đường tiêu hóa. Rắn (viên, bột, cốm ) Lỏng (thuốc nước, rượu, siro ) Ưu điểm: đơn giản, thuận tiện Khuyết điểm: - Ảnh hưởng do độ pH của môi trường - Chịu tác động của hệ thống enzym, vi khuẩn - Bị chuyển hóa qua gan lần đầu
  4. DẠNG THUỐC LỎNG Bao gồm dung dịch, potio, siro, hỗn dịch, nhũ tương Ưu điểm: Khả năng hấp thu nhanh ( sinh khả dụng cao hơn dạng rắn ) Khuyết điểm: - Dược chất ít ổn định - Cồng kềnh nên khó chuyên chở. Cần nhớ: Thuốc có độ nhớt cao thì tốc độ hấp thu chậm
  5. DẠNG THUỐC RẮN Bao gồm bột, nang (tinh bột, gelatin, mềm), viên nén (ngậm, đặt dưới lưỡi, nhai, sủi bọt, đặt âm đạo, viên tác dụng kéo dài) Tác dụng của thuốc phụ thuộc: - Kỹ thuật bào chế - Độ tan của dược chất. Ưu điểm: - Đơn giản, tiện dụng - Dễ vận chuyển Khuyết điểm: - Hấp thu chậm hơn dạng lỏng
  6. THUỐC DÙNG ĐƯỜNG TIÊM Thuốc tiêm ở dạng lỏng, đưa vào cơ thể bằng đường tiêm qua da hoặc niêm mạc. Dung môi thường là nước, có thể là dầu, cồn (không quá 15%), PEG, Propylenglycol Ưu điểm: Tác dụng nhanh (tùy thuộc loại dung môi) Tác dụng mạnh Tránh được ảnh hưởng của các enzym ống tiêu hóa Khuyết điểm: Người bệnh không tự dùng thuốc được Gây đau khi tiêm Nhầm lẫn thì nguy hiểm hơn dạng thuốc uống.
  7. THUỐC DÙNG NGOÀI Thuốc dùng ngoài gồm nhiều dạng thuốc khác nhau: thuốc bột, thuốc nước, thuốc mỡ, cream Khả năng giải phóng hoạt chất của thúôc mỡ và quá trình hấp thu thuốc qua da chủ yếu phụ thuộc vào 3 yếu tố: - Tính chất của thuốc (dược chất, tá dược) - Đặc điểm cấu tạo da (tổn thương, da trẻ em) - Cách sử dụng thuốc. (rửa sạch, xoa bóp, chà xát)
  8. THUỐC ĐẶT Thuốc đặt là những dạng thuốc có thể chất mềm hoặc cứng ở nhiệt độ thường, có hình dạng thích hợp để đặt vào những hốc tự nhiên trong cơ thể (đạn, trứng) Thuốc đạn giải phóng dược chất nhanh (người khó uống thuốc (sốt cao, hôn mê), trẻ em) Thuốc trứng dùng để đặt âm đạo, trị các bệnh viêm nhiễm tại chỗ, nấm, chống thụ thai hoặc nhằm mục đích cầm máu.
  9. CÁC DẠNG BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC THUỐC SẮC Là dạng thuốc cấu tạo từ các vị thuốc đã được chế biến và phối ngũ, sắc với dung môi là nước ở nhiệt độ dưới hoặc bằng 1000C Ưu điểm: Thông dụng (điều trị phần lớn các bệnh, cho tất cả các lứa tuổi và các mùa trong năm) Dễ gia giảm theo triệu chứng của bệnh, hiệu quả điều trị cao Thuốc hấp thu nhanh Khuyết điểm: Khó bảo quản, vận chuyển Là dạng thuốc dùng cho cá thể
  10. TRÀ THUỐC Là dạng thuốc rắn, gồm 1 hay nhiều vị thuốc đã được chế biến và phân chia đến một kích thước nhất định, đóng gói nhỏ và sử dụng dưới dạng hãm với nước sôi Ưu điểm: Hấp thu nhanh Điều chế đơn giản Tiện lợi trong bảo quản, sử dụng Có thể sản xuất qui mô lớn Khuyết điểm: Không áp dụng cho dược liệu có mùi vị khó chịu Dễ bị hút ẩm, mốc
  11. THUỐC HOÀN Là loại thuốc khá thông dụng, dạng rắn, hình cầu, chế từ bột dược liệu và tá dược dính. Tuỳ theo loại tá dược, phương pháp bào chế, có thể phân ra nhiều loại hoàn: Theo tá dược: Mật hoàn, thủy hoàn, hồ hoàn, lạp hoàn Theo phương pháp bào chế: viên bao, viên chia Ưu điểm: Thuận tiện trong sử dụng, vận chuyển Có thể che lấp mùi vị khó chịu Tác dụng tương đối ổn định Thích hợp dùng trị bệnh mạn tính, hoặc thuốc bổ dưỡng Khuyết điểm: Tác dụng chậm hơn thuốc bột Dễ bị hút ẩm, mốc
  12. THUỐC TÁN (BỘT) Là dạng thuốc bột khô tơi, chế bằng cách tán mịn, rây qua cỡ rây thích hợp, dùng uống hoặc dùng ngoài. Ưu điểm: Phương pháp bào chế đơn giản, ít bị biến chất Thuận tiện trong vận chuyển Khuyết điểm: Tác dụng chậm hơn do cần có thời gian trương nở và giải phóng hoạt chất
  13. THUỐC CỐM Là dạng thuốc kết hợp bột dược liệu với cao thuốc và tá dược thích hợp để tạo khối dẻo, xát qua rây và sấy khô. Ưu điểm: Phương pháp bào chế đơn giản, ít bị biến chất Dễ sử dụng Thuận tiện trong vận chuyển Khuyết điểm: Tác dụng chậm hơn do cần có thời gian trương nở và giải phóng hoạt chất
  14. THUỐC RƯỢU Là dạng thuốc lỏng, được điều chế bằng phương pháp chiết xuất dược liệu với dung môi là rượu, dùng uống hay dùng ngoài. Rượu thuốc dùng uống, thường thêm đường để điều vị, ổn định dạng thuốc (tăng độ nhớt) và tăng cường hấp thu. Ưu điểm: Hấp thu nhanh chóng, tác dụng nhanh, mạnh Che lấp được mùi vị khó chịu của dược liệu nguồn gốc động vật Khuyết điểm: Một số người không dùng được: (trẻ em, phụ nữ )
  15. CAO THUỐC Cao thuốc là các chế phẩm được điều chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể tích nhất định các dịch chiết thu được từ dược liệu. Ưu điểm: Hấp thu nhanh chóng, tác dụng nhanh, mạnh Giảm được thể tích sử dụng Khuyết điểm: Thành phần phức tạp (vô cơ, hữu cơ, sản phẩm phân hủy trong quá trình nấu, cô), khó bảo quản
  16. THUỐC DẦU Là những dung dịch, hợp dịch trong đó có chứa dầu thực vật làm dung môi hay tá dược dùng bôi xoa bên ngoài để giảm đau, xông sát trùng đường hô hấp để trị ho, giải cảm, say xe, say sóng có thể gây tê cục bộ Ưu điểm: Tác dụng nhanh Khuyết điểm: Thường chỉ dùng với các dược liệu có chứa tinh dầu hoặc chứa hoạt chất tan trong dầu.
  17. CAO DÁN Thuốc cao dán là dạng thuốc dùng ngoài, có thể chất đặc, mềm ởû nhiệt độ thườøng, tan chảy giải phóng hoạt chất ở nhiệt độ cơ thể khi dán lên da. Ưu điểm: - Diện tác dụng rộng, kéo dài, hiệu quả cao trong các trường hợp sưng độc, mụn nhọt. - Điều chế đơn giản, dễ bảo quản Khuyết điểm: Khi dán kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của da, thay đổi sự hấp thu của
  18. DẠNG ƯU ĐIỂM Lỏng Hấp thu nhanh Rắn Đơn giản, tiện dụng, dễ vận chuyển Tiêm Tác dụng nhanh, mạnh, tránh enzym ống tiêu hoá Dùng ngoài Chậm Đặt Nhanh Thang Thông dụng, hấp thu nhanh Trà thuốc Hấp thu nhanh, bào chế đơn giản, tiện lợi Hoàn Vận chuyển thuận lợi, che mùi vị khó chịu, tác dụng ổn định Tán Vận chuyển thuận lợi, bào chế đơn giản, ít biến chất Cốm Vận chuyển thuận lợi, bào chế đơn giản, dễ sử dụng Rượu Tác dụng nhanh, mạnh, hấp thu nhanh, che mùi vị khó chịu Cao Tác dụng nhanh, mạnh, hấp thu nhanh, giảm thể tích sử dụng Dầu Tác dụng nhanh
  19. MỤC ĐÍCH CHẾ BIẾN ĐÔNG DƯỢC -Tạo ra tác dụng trị bệnh mới -Tăng hiệu lực điều trị -Giảm độc tính -Giãm tác dụng phụ -Thay đổi tính vị -Ổn định tác dụng -Giảm tính bền vững cơ học, tăng khả năng giải phóng hoạt chất, vì thế có thể làm tăng hiệu lực của thuốc
  20. HỎA CHẾ SAO Sao trực tiếp: + Sao qua (vi sao): làm khô, tránh mốc mọt và ổn định thành phần hóa học của thuốc + Sao vàng (hoàng sao): tăng tác dụng quy tỳ, tăng mùi thơm + Sao vàng cháy cạnh: giảm bớt mùi vị khó chịu của thuốc. + Sao vàng hạ thổ: cân bằng âm dương cho vị thuốc + Sao đen (hắc sao, sao tồn tính): tăng tác dụng tiêu thực, giảm tính mãnh liệt của thuốc + Sao cháy (thán sao): tăng tác dụng cầm máu Sao gián tiếp: + Sao cách gạo (mễ sao): tăng tác dụng kiện tỳ, giảm tính khô táo của thuốc. + Sao cách cát: để nhiệt độ cao truyền đồng đều vào thuốc + Sao cách Hoạt thạch hoặc Văn cáp: nhằm tránh kết dính thuốc.
  21. NUNG Nhiệt độ cao, nhiệt lượng lớn phá vỡ cấu trúc của thuốc, nhiệt độ nung có thể lên đến hàng ngàn độ (phương pháp vô cơ hóa) Đó là trường hợp chế than hoạt tính, sản phẩm nung xương động vật (carbon, CaCO3, Ca3(PO4)2, sắt oxyt, sắt silic, Al, Mg, một số muối hoà tan ), sản phẩm nung cửu khổng, mẫu lệ là các chất vô cơ (CaCO3).
  22. CHẾ, LÙI, NƯỚNG, HOẢ PHI Chế sương: là phương pháp nung kín. Dùng tinh chế thuốc có nguồn gốc khoáng vật, hoạt chất là các chất vô cơ có tính thăng hoa, ở nhiệt độ cao, hoạt chất thăng hoa, tách ra khỏi các tạp chất khác Lùi (vùi, ổi): Bọc vị thuốc vào giấy ẩm hay bột hồ ẩm, bột cám gạo rồi vùi vào tro nóng đến khi khô, bóc bỏ lớp vỏ ngoài. Lùi để giảm bớt chất dầu, giảm tính kích ứng của vị thuốc Nướng: Nướng để làm chín thuốc, giảm tính mãnh liệt của thuốc. Hoả phi: Hoả phi là phương pháp sao trực tiếp, áp dụng với một số vị thuốc là khoáng vật như phèn chua chế thành phèn phi. Loại trừ nước trong cấu trúc phân tử, tăng khả năng hút nước, làm săn se niêm mạc, nhiệt độ càng cao, số phân tử nước giảm đi càng nhiều.
  23. THUỶ CHẾ NGÂM Cho dược liệu vào trong nước hay dịch phụ liệu trong một thời gian, sau đó gạn bỏ dịch. Dịch ngâm có pH khác nhau có thể làm thay đổi độ tan của các chất hoá học khác nhau. + pH trung tính: nước, dịch quả bồ kết, nước cam thảo, nước gừng, nước đậu đen hòa tan được các muối alkaloid, glycozid dạng kết hợp, tanin, acid hữu cơ, đường, vitamin, pec tin, chất nhày. + pH acid: giấm, dịch phèn chua Hoà tan được các chất giống như pH trung tính + pH kiềm: nước vôi, nước tro bếp hoà tan được các chất giống như pH trung tính (trừ muối Alkaloid ) .+ pH thay đổi: nước vo gạo sau ngâm 1 ngày có thể từ pH trung tính sang pH acid do bị lên men. Đồng tiện sau ngâm 1 ngày có thể từ pH trung tính sang pH kiềøm do tạo thành một số chất như acid uric, muối urat phân huỷ. Thời gian ngâm phụ thuộc vào vị thuốc cụ thể
  24. Ủ Dùng nước hay dịch phụ liệu tẩm vào vị thuốc vài giờ đến vài ngày, dùng vải ủ đến khi đạt yêu cầu riêng của từng vị thuốc. Mục đích: - Tăng tác dụng trị bệnh nhờ tác dụng hiệp đồng giữa thuốc và phụ liệu - Tăng tác dụng chỉ khái hoá đờm, chống nôn - Tăng tác dụng nhuận bổ - Để lên men - Ủ để làm mềm vị thuốc, thuận lợi cho việc phân chia thuốc
  25. THUỶ PHI Là phương pháp tán thuốc trong nước thành bột mịn. Thường áp dụng cho các vị thuốc có nguồn gốc khoáng vật như chu sa, thần sa. Mục đích: Chống sự tăng nhiệt độ trong khi tán do ma sát sinh ra, thu được bột thuốc nhỏ mịn, tránh sự bay bụi thuốc.
  26. CHƯNG, ĐỒ, NẤU Chưng: Đun nóng thuốc với nước hay dịch phụ liệu bằng cách đun cách thuỷ. Mục đích: Chuyển hoá thuốc trong điều kiện nhiệt độ cao, khoảng 1000C Làm giảm tác dụng phụ của thuốc Chưng không đủ thời gian thì vị thuốc dễ bị mốc. Nếu đủ thời gian thì vị thuốc thơm, bảo quản được lâu, ít bị mốc mọt. Đồ: Dùng hơi nước đun sôi để làm mềm thuốc, giảm mùi vị khó chịu của thuốc hoặc làm chín thuốc, ổn định thuốc (diệt men, mốc, mọt). Nấu (đun, chử): Cho vị thuốc nấu trực tiếp với nước, dịch phụ liệu đến khi ngấm đều vào thuốc.
  27. CHÍCH Là phương pháp tẩm vào vị thuốc một hay nhiều loại dịch phụ liệu, ủ đến khi thấm đều thì sao hoặc nướng. Mục đích: + Tăng tác dụng điều trị + Thay đổi tính vị, khuynh hướng tác dụng của thuốc: tăng tính ấm, giảm tính hàn. + Thay đổi pH môi trường để ảnh hưởng đến độ hoà tan của các thành phần hóa học trong vị thuốc. Phụ liệu chích: nước gừng, nước vo gạo, nước đậu đen, dịch mật ong,, dịch nước hoàng thổ, dịch nước bích thổ, dung dịch muối, giấm, rượu.
  28. NẤU Nấu thuốc nhiều lần, thu dịch nấu, gộp lại, cô đặc để dùng. Sắc thuốc thường dùng cho chiết xuất thuốc thang hoặc cao thuốc. Có 2 phương pháp sắc thuốc, đó là dùng văn hỏa và vũ hỏa. - Văn hỏa: sắc thuốc nhỏ lửa, thời gian nấu kéo dài 1 – 4 giờ hoặc hơn. Thường áp dụng cho cho các thuốc có cấu trúc rắn chắc, các bài thuốc bổ (bát trân, quy tỳ, bổ trung ích khí ) - Vũ hoả: sắc thuốc to lửa, dịch thuốc sôi mạnh. Thời gian đun khoảng 15 – 30 phút. Thường áp dụng sắc các thang thuốc có chứa tinh dầu như: quế chi thang, tang cúc ẩm, khương hoạt thắng thấp thang các bài thuốc có tác dụng giải biểu, tán phong hàn, hành khí trệ.
  29. MỘT SỐ PHỤ LIỆU DÙNG CHẾ BIẾN DL CAM THẢO Vị ngọt, tính bình, quy 12 kinh. Chứa saponin triterpen (glycyrrhizin), đường + Tăng tác dụng nhuận bổ, kiện tỳ, ích khí. + Tăng tác dụng dẫn thuốc vào 12 kinh + Hiệp đồng tác dụng để trị các chứng ho đờm, viêm loét dạ dày. + Giảm độc tính của vị thuốc, điều hoà tính mãnh liệt của thuốc - Tẩm nước Cam thảo: + Thuốc long đờm, chỉ khái: Bán hạ, Viễn chí + Thuốc bổ: Bạch truật + Thuốc độc: Phụ tử, Mã tiền, Hoàng nàn thường dùng Cam thảo khoảng 5 – 20%, nấu lấy nước để ngâm hoặc tẩm.
  30. GỪNG Vị cay, tính ôn, quy kinh Tỳ, Vị, Phế. Tinh dầu, chất cay, nhựa, tinh bột. + Dẫn thuốc vào kinh tỳ, vị, ôn trung tiêu, tăng tác dụng chỉ Âẩu. + Dẫn thuốc vào kinh phế, ôn phế, tăng tác dụng chỉ khái. + Tăng tính ôn của thuốc. + Tăng tác dụng phát tán của thuốc + Giảm tính kích ứng của một số vị thuốc ngứa. Tẩm gừng: Bán hạ, Đảng sâm, Thục địa, Trúc nhự, Trúc lịch, Thiên môn, Mạch môn, Sa sâm gừng khoảng 5 – 20%, giã nát, thêm nước, vắt lấùy dịch tẩm hoặc ngâm thuốc.
  31. ĐẬU ĐEN Vị ngọt, tính bình, vỏ hạt có chứa anthocyan màu tím đen, hạt chứa protid (24,2%), nhiều acid amin, lipid, glucid, muối khoáng, vitamin + Do có màu đen dẫn thuốc vào kinh Thận (hà thủ ô đỏ) + Giảm độc tính của một số thuốc (phụ tử, mã tiền, ba đậu) + Tăng tác dụng bổ dưỡng Thường dùng lượng đậu đen khoảng 10 - 20% so với thuốc, nấu lấy dịch nước, dùng dịch này để tẩm hoặc nấu với thuốc.
  32. ĐẬU XANH Vị ngọt, tính hàn, vỏ hạt có chứa flavonoid, tanin, chất béo; hạt chứa glucid (53,1%), protid (23,4%), cellulose (4,7%), khoáng chất (Ca, P, Fe ), vitamin (B1, B2, PP, C ), caroten, + Giảm độc tính của một số thuốc (Mã tiền) + Giúp cơ thể giải độc: flavonoid trong vỏ hạt có khả năng hạn chế tổn thương gan chuột gây bởi CCl4 hoặc một số thuốc trừ sâu + Tăng tác dụng bổ dưỡng Dùng lượng đậu xanh khoảng 10 - 20% so với thuốc, tán hoặc giã dập đậu xanh thành bột thô, ngâm cùng với thuốc.
  33. MUỐI Vị mặn, ngọt, tính hàn, chứa NaCl và một số nguyên tố vi lượng. Quy kinh Thận, Tâm, Vị. + Dẫn thuốc vào kinh Thận (Đỗ trọng, Ba kích ) + Dẫn thuốc xuống hạ tiêu + Làm tăng tác dụng nhuận táo, làm mềm chất rắn (nhuyễn kiên) + Bổ sung một số nguyên tố: Na, Cl, I + Bảo quản thuốc, hạn chế mốc mọt Dùng lượng muối khoảng 1 - 5% so với thuốc, hoà tan trong nước để tẩm hoạc ngâm thuốc.
  34. RƯỢU Vị cay, ngọt, tính nhiệt, có độc, hoạt chất là alcol ethylic, một số chất thơm. + Tăng tác dụng thăng đề, dẫn thuốc lên thượng tiêu và ra ngoài bì phu (Thăng ma, Sài hồ) + Giảm tính hàn, tăng tính ấm (Hoàng liên, Hoàng cầm) + Bảo quản thuốc: rượu làm đông vón một số thành phần dễ gây nấm mốc như chất nhày, pectin Thường dùng khoảng 5 - 20% so với thuốc.
  35. GIẤM Vị chua, tính lương, không độc. Có acid acetic, enzym thủy phân tinh bột, pH khoảng 2 - 3 + Tăng dẫn thuốc vào kinh Can, Đởm + Tăng tác dụng hành khí, hoạt huyết, giảm đau + Acid hóa môi trường, có thể tăng khả năng hòa tan một số thành phần trong vị thuốc (alkaloid) + Trung hòa Ca(OH)2 trong một số vị thuốc (cửu khổng, mẫu lệ, trân châu mẫu ) Lượng giấm khoảng 5 -10% so với thuốc, nếu dùng để tôi các vị thuốc thì lượng giấm có thể gấp 2 -3 lần so với thuốc.
  36. MẬT ONG Vị ngọt, tính bình. Quy kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị, Đại trường. Chứa các monosaccharide (glucose, levulose: 65-70%), disaccharide (saccharose 2-3%), acid hữu cơ (formic, tartric, acetic), vitamin (A, D, E), enzym (invertin, amylase, lipase) + Tăng tác dụng kiện tỳ (nhờ các enzym, vitamin), bổ khí (đường) + Tăng tác dụng nhuận, bổ + Bảo quản thuốc: lớp caramen tạo thành trong quá trình sao thuốc có tác dụng bảo vệ, hạn chế nấm mốc + Hợp đồng với thuốc để trị các bệnh đường tiêu hóa: viêm đại tràng, viêm loét dạ dày Dùng lượng mật ong khoảng 10 -20% so với thuốc, hòa tan mật với khoảng 50% nước, tẩm dịch này vào thuốc, ủ đến khi thuốc hút hết dịch, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô, sao nhỏ lửa đến khi vàng đều
  37. HOÀNG THỔ, BÍCH THỔ Hoàng thổ là loại đất sét vàng, bích thổ là đất vách tường để lâu ngày. Hoàng thổ vị ngọt, tính bình, hơi lương Bích thổ vị ngọt, tính ôn. không độc. Chủ yếu là các chất vô cơ, hoàng thổ chứa nhiều muối sắt + Tăng tác dụng kiện tỳ, hòa vị + Bổ sung một số nguyên tố vô cơ vi lượng và đa lượng Dùng lượng đất khoảng 10 - 20% so với thuốc, tán thành bột, hoà trong nước, khuấy kỹ, gạn lấy dịch trong để tẩm thuốc.
  38. ĐỒNG TIỆN Đồng tiện là nứơc tiểu của bé trai 6 -12 tuổi, lấy vào buổi sáng, đoạn giữa (bỏ nước tiểu đầu và cuối) Vị mặn, tính hàn, quy kinh Tâm, Thận. Có chứa các sắc tố (urocrom, urobillin, porphirin), các hợp chất nitơ (ure, amoniac, acid uric, creatinin, acid puric, 20 lọai acid amin của cơ thể), chất vô cơ (Na, K, Ca, NH4, Cl, SO4, PO4 ), hormon (androgen), đường khử, enzym, vitamin + Tăng tác dụng tư âm giáng hỏa, tăng tác dụng hành huyết tiêu ứ + Giảm tính táo, tăng tính nhuận Lượng đồng tiện khoảng 10 – 20% so với thuốc.
  39. NƯỚC VO GẠO Dùng nước vo gạo nếp hoặc tẻ. + Tăng tác dụng kiện tỳ hòa vị, giảm tính táo + Tăng tính nhu nhuận Cách chế: 1kg gạo lấy khoảng 2 -3l nước dùng để ngâm thuốc. Nếu dùng để tẩm thuốc thì cứ 1kg gạo lấy 100 – 200ml nước gạo đặc. Chú ý: dịch nước vo gạo để lâu sẽ bị lên men, có mùi chua, pH thay đổi từ trung tính dang acid, ảnh hưởng đến độ tan của một số hoạt chất (alkaloid, coumarin), các enzym có thể gây