Lựa chọn và giao bài trong giảng dạy thanh nhạc cho giọng nam cao

doc 6 trang hapham 2190
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn và giao bài trong giảng dạy thanh nhạc cho giọng nam cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doclua_chon_va_giao_bai_trong_giang_day_thanh_nhac_cho_giong_na.doc

Nội dung text: Lựa chọn và giao bài trong giảng dạy thanh nhạc cho giọng nam cao

  1. LỰA CHỌN VÀ GIAO BÀI TRONG GIẢNG DẠY THANH NHẠC CHO GIỌNG NAM CAO Đàm Minh Hưng Nghệ thuật ca hát cũng như nghệ thuật sân khấu, người hát - nghệ sỹ phải thể hiện trong diễn xuất của mình mở ra trước người nghe hiện thực bên trong của tác phẩm. Nhưng nếu thiếu điều kiện về kỹ thuật thì không thể thực hiện được mọi ý đồ của nghệ thuật. Tuy vậy, những nhiệm vụ phát triển kỹ thuật phải hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích nghệ thuật, đáp ứng những yêu cầu của nghệ thuật. Nói cách khác, mục đích của nghệ thuật đặt ra những yêu cầu tiếp nhận kỹ thuật và chế ngự sự hoạt động của kỹ thuật thanh nhạc. Thanh nhạc là một bộ môn nghệ thuật phối hợp giữa Ngôn ngữ và Âm nhạc, nó khác với khí nhạc viết riêng cho nhạc cụ diễn tấu. Ai trong chúng ta cũng đã từng hát, hoặc ít nhất cũng đã từng nghe người khác hát. Tiếng hát đã có từ rất sớm cùng tiếng nói của con người. Nhưng nguồn gốc sâu xa nhất của tiếng hát là do nhu cầu muốn diễn đạt những sẻ chia từ trong tâm hồn của con người. Con người lúc đầu chủ yếu dùng ngôn ngữ để thông đạt cho nhau những ý nghĩ tình cảm của mình, dần dần họ tìm cách diễn đạt tình cảm của mình một cách khéo léo hơn, tinh tế hơn, tức là có nghệ thuật hơn qua các bài văn, bài thơ và yếu tố âm nhạc. Tiềm ẩn trong câu nói, câu thơ đã ngày càng rõ rệt hơn trong các kiểu nói diễn cảm, các bài đọc trang trọng, ngâm thơ Nó xuất hiện rõ nét trong các làn điệu dân ca của các dân tộc trên thế giới, nhất là các bài hát nhằm tăng sức diễn cảm tối đa cho lời nói. Thanh nhạc đã ra đời dựa trên ngôn ngữ của từng dân tộc, và nó ngày càng được nâng cao cùng với các bộ môn nghệ thuật khác như văn, thơ, hội hoạ Có thể nói, thanh nhạc chính là tiếng nói được khuyếch đại, được “thổi phồng” lên về mặt hình thức thanh điệu của ngôn ngữ, tâm hồn, cũng như về mặt nội dung (ý nghĩa của ngôn ngữ) của người sáng tác nhằm lay động tâm hồn người nghe. Nghệ thuật ca hát cũng như nghệ thuật sân khấu, người hát - nghệ sỹ phải thể hiện trong diễn xuất của mình mở ra trước người nghe hiện thực bên trong của tác phẩm. Nhưng nếu thiếu điều kiện về kỹ thuật thì không thể thực hiện được mọi ý đồ của nghệ thuật. Tuy vậy, những nhiệm vụ phát triển kỹ thuật phải hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích nghệ thuật, đáp ứng những yêu cầu của nghệ thuật; nói cách khác mục đích của nghệ thuật đặt ra những yêu cầu tiếp nhận kỹ thuật và chế ngự sự hoạt động của kỹ thuật thanh nhạc. Kỹ thuật và Nghệ thuật là hai vấn đề quan trọng hàng đầu trong quy trình đào tạo thanh nhạc. Kỹ thuật thanh nhạc lại bao gồm: hơi thở, khẩu hình, tư thế và các kỹ thuật hát (hát liền tiếng, hát ngắt tiếng, hát từ nhỏ đến to, hát từ to đến nhỏ ), xử lý ngôn ngữ.
  2. Tuy nhiên, trong quá trình giảng kỹ thuật thanh nhạc, việc lựa chọn và giao bài luôn được coi là việc rất quan trọng song song với việc rèn luyện kỹ thuật. Nó là cơ sở cho việc vận dụng những kỹ thuật đã học vào thực tế. Nếu công việc phân loại, xác định giọng hát là việc làm đầu tiên của người giảng viên thanh nhạc thì công việc tiếp theo là phải giúp đỡ học sinh lựa chọn bài hát cho phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của một giai đoạn cụ thể. Lựa chọn và giao bài hợp lý sẽ giúp sinh viên phát huy được hết khả năng của mình trong quá trình luyện tập kỹ thuật. 1. Vấn đề quan tâm khi giao bài Với đặc thù về khả năng của sinh viên sư phạm, vì thế khả năng tiếp cận những kỹ thuật cơ bản cũng sẽ khác nhau. Nếu giảng viên không để ý, giao bài quá khó sẽ dẫn đến tâm lý lo sợ, hoang mang trong sinh viên và còn gây nên những “cố tật” đáng tiếc trong quá trình luyện tập kỹ thuật cơ bản. Trên thực tế giảng dạy sinh viên hệ Đại học Sư phạm Âm nhạc Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, rất nhiều sinh viên phát âm không chuẩn giữa phụ âm “L” và phụ âm “N”, thậm chí là hiểu sai cả trong chính tả. Ví dụ: Câu hát “Làng tôi xanh bóng tre” trong bài hát Làng tôi sáng tác của Văn Cao, thì hát thành “Nàng tôi xanh bóng tre”. Câu hát “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội” trong bài hát Hà Nội một trái tim hồng sáng tác của Nguyễn Đức Toàn, thì hát thành “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Lội” Vì vậy, trong thời gian đầu tiếp cận kỹ thuật cơ bản, giảng viên phải phát hiện kịp thời và đưa ra bài tập luyện cho việc phát âm “L” và “N” cùng với khả năng tiếp cận những kỹ thuật cơ bản lựa chọn và giao bài phù hợp. Nếu trong thời gian đầu mới học, sinh viên chưa hoàn toàn sửa được, giảng viên giao bài có quá nhiều phụ âm mà sinh viên vướng mắc, sẽ gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến sự tự tin xử lý tác phẩm. Ta có thể cho sinh viên luyện tập ở nhà thông qua bài tập sau: Lúng la, lúng liếng là con “thia lia” Núng na, núng nính là con “lợn lòi” Ai ơi ! nói ngọng người cười Là người không ngọng, cho người không chê Căn cứ vào khả năng biểu hiện của học sinh (âm vực, âm sắc, các kiến thức chung về âm nhạc). Đây là vấn đề rất quan trọng, vì giao bài phù hợp với những biểu hiện trên sẽ giúp cho sinh viên tự tin hơn, phát huy được hết những khả năng của mình trong quá trình luyện tập và phát triển kỹ thuật. Căn cứ vào chất liệu âm nhạc mà tác giả đã sử dụng để viết bài hát đấy. Ví dụ: bài hát Chiếc khăn Piêu của nhạc sĩ Doãn Nho khai thác chất liệu âm nhạc, nghệ thuật
  3. nào? Có phù hợp với chất giọng và khả năng của sinh viên A, hay sinh viên B hay không? Căn cứ vào kiến thức, tư duy âm nhạc, thẩm mỹ nghệ thuật, cảm xúc nghệ thuật, nhận thức và hiểu biết về con người và xã hội của sinh viên để lựa chọn và giao bài. Ví dụ: hai bài hát cùng tên phổ thơ Xuân Quỳnh là Thuyền và Biển, với bài hát của Hữu Xuân được viết ở giọng trưởng (giai điệu trong sáng, khoẻ khoắn), nội dung của bài hát muốn nói lên tình yêu đôi lứa của lứa tuổi còn trẻ (có những đêm vô cớ Biển ào ạt xô Thuyền ). Còn với bài hát của Phan Huỳnh Điểu được viết ở giọng thứ (giai điệu êm ả, sâu lắng), nội dung của bài hát muốn nói lên tình yêu đôi lứa của lứa tuổi đã chính chắn. Nếu với một sinh viên mới học hát: với tuổi đời đang còn ít, tư duy âm nhạc, thẩm mỹ nghệ thuật, cảm xúc nghệ thuật, nhận thức về tình yêu chưa sâu sắc mà ta giao bài hát của Phan Huỳnh Điểu thì sinh viên đó sẽ không đủ cảm nhận để thể hiện tốt bài hát đó. Như vậy, vấn đề đặt ra lúc này là ta nên giao bài hát của nhạc sỹ Hữu Xuân thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình luyện tập. Căn cứ vào bài hát ấy dành cho giọng nam hợp hơn hay giọng nữ hợp hơn hoặc cả hai loại giọng? Bài hát dành cho giọng nam cao, nữ cao hợp hơn hay nam trung, nam trầm, nữ trung nữ trầm? Ảnh: Tiết mục biểu diễn của sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật TW Quá trình dạy học môn thanh nhạc là quá trình kết hợp giữa dạy và học. Chính vì vậy, khi lựa chọn và giao bài nếu giảng viên biết kết hợp giữa sở thích, mong muốn của sinh viên cùng với tất cả những yếu tố trên sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. 2. Giúp đỡ các em sau khi giao bài
  4. Thứ nhất, nắm được nội dung, chủ đề của bài hát. Thứ hai, nắm được khúc, thức, bố cục, tầm cữ của bài hát. Thứ ba, nắm được hình thức thể hiện của bài hát. Thứ tư, phân tích sâu về lời ca, ngữ âm, ngữ điệu, tính chất, nội dung, chất liệu âm nhạc để thực hiện phát âm theo âm chuẩn hay phải phát âm theo ngôn ngữ địa phương. Tóm lại, việc lựa chọn bài hát cần xuất phát từ mục đích đào tạo toàn diện, cũng như phát huy cao nhất khả năng tiềm ẩn của học sinh. * Gợi ý 60 bài bài hát Việt Nam áp dụng cho giọng nam cao: 1. Màu hoa đỏ - sáng tác: Thuận Yến 2. Chiếc gậy Trường Sơn – sáng tác: Phạm Tuyên 3. Thuyền và Biển – sáng tác: Hữu Xuân – Thơ: Xuân Quỳnh 4. Thuyền và Biển – sáng tác: Phan Huỳnh Điểu – Thơ: Xuân Quỳnh 5. Điều giản dị - sáng tác: Phú Quang 6. Hà Nội một trái tim hồng – sáng tác: Nguyễn Đình Phúc 7. Thơ tình của núi – sáng tác: An Thuyên 8. Bài ca bên cánh võng – sáng tác: Nguyên Nhung 9. Lá đỏ - sáng tác: Hoàng Hiệp, thơ: Nguyễn Đình Thi 10. Tình ca - sáng tác: Hoàng Việt 11. Mời anh đến thăm quê tôi – sáng tác: Nguyễn Đức Toàn 12. Qua miền Tây Bắc – sáng tác: Nguyễn Thành 13. Hà Nội đêm – sáng tác: An Thuyên, thơ: Đoàn Mạnh Phương 14. Về thăm mẹ - sáng tác: Trần Chung 15. Cùng anh tiến quân trên đường dài – sáng tác: Hoàng Hà 16. Bài ca xây dựng – sáng tác: Hoàng Vân 17. Những ánh sao đêm – sáng tác: Phan Huỳnh Điểu 18. Tiếng nói Hà Nội - sáng tác: Văn An, Lời: Cảnh Trà 19. Hà Nội niềm tin và hy vọng – sáng tác: Phan Nhân 20. Sa Pa nơi gặp gỡ đất trời – sáng tác: Phùng Chiến 21. Người chiến sĩ ấy – sáng tác: Hoàng Vân 22. Sa Pa thành phố trong sương – sáng tác: Vĩnh Cát 23. Dáng đứng Việt Nam – sáng tác: Nguyễn Chí Vũ, thơ: Lê Anh Xuân 24. Bài ca trường sơn – sáng tác: Trần Chung 25. Trên đỉnh trường sơn ta hát – sáng tác: Huy Du 26. Gặp nhau trên đỉnh trường sơn – sáng tác: Hoàng Hà 27. Tiếng hát thành phố mang tên người – sáng tác: Cao Việt Bách 28. Chúng con canh giấc ngủ bên người – sáng tác: Nguyễn Như Nước
  5. 29. Người Hà Nội – sáng tác: Nguyễn Đình Thi 30. Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa – sáng tác: Nguyễn Văn Tý 31. Hà Nội đêm mùa đông – sáng tác: Hoàng Phúc Thắng 32. Nhớ – sáng tác: Hoàng Vân 33. Chiếc khăn Piêu – sáng tác: Doãn Nho 34. Sông Lô chiều cuối năm – sáng tác: Minh Quang 35. Sông Lô – sáng tác: Văn Cao 36. Bình trị thiên khói lửa – sáng tác: Nguyễn Văn Thương 37. Hoa mộc miên – sáng tác: Huy Du 38. Lời anh vọng mãi ngàn năm – sáng tác: Vũ Thanh 39. Sông Đắk-K’rông mùa xuân về - sáng tác: Tố Hải 40. Bài ca trên núi – sáng tác: Nguyễn Văn Thương 41. Đàn T’rưng – sáng tác: Nguyễn Viêm, thơ: Huy Cận 42. Cung đàn mùa xuân – sáng tác: Cao Việt Bách 43. Mối tình đầu – sáng tác: 44. Tổ Quốc gọi tên mình – sáng tác: Đinh Trung Cẩn và Nguyễn Phan Quế Mai 45. Đất nước trọn niềm vui – sáng tác: Hoàng Hà 46. Hà Tây quê lụa – sáng tác: Nhật Lai 47. Chào Sông Mã anh hùng – sáng tác: Xuân Giao 48. Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người – sáng tác: Trần Kiết Tường 49. Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng – sáng tác: Phạm Tuyên, thơ: Tố Hữu 50. Đường chúng ta đi – sáng tác: Huy Du, thơ: Xuân Sách 51. Việt Nam quê hương tôi – sáng tác: Đỗ Nhuận 52. Những ngôi sao ca đêm – sáng tác: Phạm Tuyên 53. Hà Nội đêm – sáng tác: An Thuyên 54. Tình em – sáng tác: Huy Du, thơ: Ngọc Sơn 55. Tôi là người thợ lò – sáng tác: Hoàng Vân 56. Nơi đảo xa – sáng tác: Thế Song 57. Gửi em chiếc nón bài thơ – sáng tác: Lê Việt Hoà, thơ: Sơn Tùng 58. Trên biển quê hương – sáng tác: Đức Minh 59. Hò biển – sáng tác: Nguyễn Cường 60. Hò kéo pháo – sáng tác: Hoàng Vân Tóm lại, Thanh nhạc là một môn nghệ thuật phối hợp giữa ngôn ngữ và âm nhạc, nó được thể hiện bằng một nhạc khí sống, đó chính là con người, trong đó mỗi một nhạc khí lại mang một mầu sắc riêng biệt. Thanh nhạc cũng như nhạc nhạc khí khác là môn học rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật. Song, giọng hát là trời phú, cho nên người hát điều
  6. khiển nhạc khí của mình mang tính tự lực, và cũng mang nhiều dáng vẻ khác nhau. Việc uốn nắn thói quen ca hát bản năng và xây dựng ngay từng bước phương pháp ca hát mang tính khoa học, từ đó nhận biết khả năng của từng giọng hát và giao bài một cách hợp lý là nhiệm vụ chung của cả Thầy và Trò. Và điều cần thiết đó là đặc thù riêng của nhạc khí giọng hát./.