Luận án Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh

pdf 209 trang hapham 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_phat_trien_du_lich_bien_dao_vinh_bai_tu_long_tinh_qu.pdf

Nội dung text: Luận án Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ CHÂU QUỐC TUẤN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ CHÂU QUỐC TUẤN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62.31.01.05 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền 2. TS. Võ Quế HÀ NỘI, 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án Châu Quốc Tuấn i
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền và TS. Võ Quế là những người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành và hoàn chỉnh luận án tiến sỹ kinh tế này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, các thầy/cô giáo của khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển Nông thôn đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các phòng, ban của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Vân Đồn, Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Vân Đồn cùng các phòng chức năng, các xã thị trấn trên địa bàn huyện Vân Đồn, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu, thông tin và hỗ trợ thu thập số liệu để tôi hoàn thành luận án này. Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của các đồng nghiệp, lãnh đạo trong cơ quan Huyện ủy Vân Đồn nơi tôi công tác. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, đặc biệt bố mẹ, vợ và các con tôi đã kịp thời động viên, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án Châu Quốc Tuấn ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục sơ đồ viii Danh mục biểu đồ ix Danh mục hộp x Trích yếu luận án xi Thesis abstract xiii Phần 1. Mở đầu 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.2.3. Nội dung nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 1.4. Những đóng góp mới của đề tài 4 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch biển đảo 5 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch biển đảo 5 2.1.1. Một số khái niệm 5 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của du lịch biển đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội 10 2.1.3. Phân loại tài nguyên, sản phẩm, loại hình du lịch biển đảo 15 2.1.4. Nội dung phát triển du lịch biển đảo 21 2.1.5. Kết quả của phát triển du lịch biển đảo 28 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo 30 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch biển đảo 39 2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển du lịch biển đảo 39 iii
  6. 2.2.2. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước 42 2.2.3. Bài học kinh nghiệm về thực tiễn phát triển du lịch biển đảo 45 2.3. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến đề tài 46 Tóm tắt phần 2 49 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu 50 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Vịnh Bái Tử Long 50 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 50 3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 51 3.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 52 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 52 3.2.2. Khung phân tích 54 3.3. Chọn điểm nghiên cứu 55 3.4. Phương pháp thu thập thông tin 56 3.4.1. Thông tin số liệu thứ cấp 56 3.4.2. Thông tin, số liệu sơ cấp 57 3.5. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích 58 3.5.1. Phương pháp xử lý số liệu 58 3.5.2. Phương pháp phân tích 58 3.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 68 Tóm tắt phần 3 70 Phần 4. Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh 71 4.1. Thực trạng phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long 71 4.1.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long 71 4.1.2. Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long 80 4.1.3. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch biển đảo 87 4.1.4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch 91 4.1.5. Tổ chức không gian du lịch biển đảo 93 4.1.6. Xúc tiến quảng bá và xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch 95 4.1.7. Đầu tư và liên kết phát triển du lịch 97 4.1.8. Ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển du lịch biến đảo 99 4.1.9. Kết quả và đóng góp của của du lịch biển đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội 99 4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long 106 4.2.1. Quản lý nhà nước và cơ chế, chính sách đối với phát triển du lịch 106 iv
  7. 4.2.2. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long 110 4.2.3. Cơ sở hạ tầng 111 4.2.4. Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 114 4.2.5. Tính thời vụ du lịch biển đảo 114 4.2.6. Hệ thống dịch vụ du lịch phụ trợ du lịch biển đảo 116 4.6.7. Năng lực các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh du lịch 117 4.2.8. Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo an ninh - quốc phòng biên giới biển đảo 117 4.2.9. Nhận thức xã hội về du lịch và tham gia của cộng đồng địa phương vào cung ứng một số dịch vụ du lịch biển đảo 118 4.2.10. Tác động của biến đổi khí hậu 121 Tóm tắt phần 4 122 Phần 5. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long 124 5.1. Quan điểm 124 5.2. Định hướng phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long 124 5.2.1. Cơ sở xây dựng định hướng 124 5.2.2. Các định hướng phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long 126 5.3. Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long 135 5.3.1. Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo 135 5.3.2. Xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường 136 5.3.3. Phát triển nguồn nhân lực 137 5.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng 138 5.3.5. Tăng cường quản lý nhà nước và hoàn thiện các chính sách phát triển du lịch biển đảo 140 5.3.6. Hạn chế tính vụ mùa của du lịch biển đảo 142 5.3.7. Nâng cao nhận thức xã hội và tăng cường vai trò của cộng đồng đối với phát triển du lịch biển đảo 143 5.3.8. Tăng cường liên lết kết phát triển du lịch 143 Tóm tắt phần 5 147 Phần 6. Kết luận và kiến nghị 148 6.1. Kết luận 148 6.2. Kiến nghị 149 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 151 Tài liệu tham khảo 152 Phụ lục 158 v
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BTL Bái Tử Long CSHT Cơ sở hạ tầng CSVC Cơ sở vật chất DL Du lịch DLBĐ Du lịch biển đảo DLST Du lịch sinh thái GO Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng nhân dân LĐ Lao động NN-LN-TS Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản SL Số lượng TT Tăng trưởng TTBQ Tăng trưởng bình quân UBND Ủy ban nhân dân VA Giá trị tăng thêm VQGBTL Vườn Quốc gia Bái Tử Long vi
  9. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1. Cụm du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long 55 3.2. Tổng hợp cỡ mẫu đã được điều tra đưa vào quá trình nghiên cứu 58 3.3. Mức độ đánh giá khí hậu phục vụ loại hình nghỉ dưỡng biển 63 3.4. Chỉ tiêu và bậc đánh giá yếu tố hải văn của bãi biển 65 4.1. Bảng thống kê phân loại tài nguyên du lịch nhân văn vật thể 76 4.2. Bảng thống kê phân loại tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể 77 4.3. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch cho 5 loại hình du lịch. 78 4.4. Đặc điểm, thông tin thị trường khách nội địa 81 4.5. Đặc điểm, thông tin thị trường khách quốc tế 83 4.6. Hiện trạng về cơ sở lưu trú trên địa bàn Vịnh giai đoạn 2005 - 2015 87 4.7. Số lượng phương tiện vận chuyển khách trên địa bàn Vịnh 88 4.8. Thống kê và phân loại số nhà hàng theo sức chứa 89 4.9. Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 90 4.10. Kết quả đánh giá của khách du lịch về giá dịch vụ du lịch 91 4.11. Thống kê và phân loại lao động trực tiếp du lịch Vịnh Bái Tử Long 92 4.12. Đánh giá của du khách về tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực du lịch 92 4.13. Số lượng khách du lịch đến Vịnh Bái Tử Long giai đoạn 2005 - 2015 100 4.14. Hiện trạng về số ngày khách lưu trú của Vịnh Bái Tử Long 101 4.15. Cơ cấu và chi tiêu của khách du lịch lưu trú tại Vịnh Bái Tử Long 102 4.16. Hiệu quả hoạt động của du lịch biển đảo năm 2014 103 4.17. Hiệu quả hoạt động của du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long năm 2014 104 4.18. Tỷ trọng của du lịch Vịnh Bái Tử Long trong cơ cấu kinh tế 105 4.19. Tác động của du lịch đến thu nhập và đời sống của cộng đồng 106 4.20. Đánh giá của doanh nghiệp về độ hấp dẫn của các chính sách 110 4.21. Kết quả đánh giá của khách về chất lượng cơ sở hạ tầng 114 4.22. Kết quả đánh giá hài lòng của khách về dịch vụ phụ trợ 116 4.23. Tần suất và độ hài lòng của khách du lịch đối với sự tham gia của cộng đồng địa phương về các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch biển đảo 120 5.1. Đánh giá SWOT về phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long 125 5.2. Dự báo các chỉ tiêu cơ bản về du lịch biển, đảo Vịnh Bái Tử Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 126 5.3. Đề xuất kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn 138 vii
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 2.1. Phân loại tài nguyên du lịch biển đảo 16 2.2. Các loại hình du lịch khu vực biển đảo 20 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch biển đảo 30 3.1. Khung phân tích phát triển du lịch biển đảo 54 viii
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 3.1. Tỷ trọng kinh tế các ngành giai đoạn 2005 - 2015 52 4.1. Hệ sinh thái động vật trên cạn 74 4.2. Hệ sinh thái động vật dưới biển 74 4.3. Mục đích chuyến đi của khách nội địa đến Vịnh Bái Tử Long 82 4.4. Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế 84 4.5. Kết quả đánh giá của khách du lịch về sản phẩm du lịch 86 4.6. Cơ cấu thông tin về du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long 96 4.7. Tổng nguồn vốn đầu tư theo lũy kế hàng năm về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 98 4.8. Cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn năm 2005 105 4.9. Cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn năm 2015 105 4.10. Lượng khách du lịch trung bình đến Vịnh theo các tháng trong năm 115 ix
  12. DANH MỤC HỘP STT Tên hộp Trang 4.1. Ý kiến đánh giá về công tác quảng bá xúc tiến du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long 97 4.2. Ý kiến đánh giá của chuyên gia về thời vụ du lịch 115 4.3. Kết quả phỏng vấn khách du lịch nhận thức xã hội và chất lượng các sản phẩm du lịch của cư dân địa phương 119 x
  13. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Châu Quốc Tuấn Tên Luận án: Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 62.31.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch biển đảo (DLBĐ); phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ Vịnh Bái Tử Long (BTL), tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất các giải pháp phát triển DLBĐ tại Vịnh. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận: Trong quá trình nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận là: tiếp cận tài nguyên du lịch; tiếp cận theo khu vực du lịch; tiếp cận có sự tham gia; tiếp cận theo thể chế chính sách và tiếp cận dưới góc độ cung, cầu du lịch để thấy được thực trạng quá trình phát triển DLBĐ Vịnh BTL từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp có tính khả thi, phù hợp. - Phương pháp phân tích: Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch: sử dụng phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái nhằm xác định các mức độ thích hợp (thuận lợi) của tài nguyên cho phát triển các loại hình DLBĐ. Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để phân tích mô tả, so sánh những đặc tính, xu hướng của phát triển DLBĐ qua các thời kỳ. Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập ý kiến, trao đổi tham vấn và xử lý những đánh giá, nhận định, dự báo của các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý về các vấn đề có liên quan tới DLBĐ, đây là những thông tin cần thiết không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, Luận án còn sử dụng phương pháp SWOT trong quá trình tổng kết phân tích thực trạng phát triển DLBĐ Vịnh BTL làm cơ sở đề xuất các giải pháp. Kết quả chính và kết luận 1) Du lịch biển đảo là các hoạt động du lịch tại khu vực biển đảo, trên cơ sở khai thác đặc điểm, tiềm năng tài nguyên, môi trường biển đảo nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, lưu trú, ăn uống, đi lại và các nhu cầu khác của khách du lịch. Phát triển du lịch biển đảo là việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển đảo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch; từ đó tạo ra thu nhập, làm gia tăng sự đóng góp về kinh tế - xã hội cho quốc gia, địa phương, trên cơ sở gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển và đảm bảo an ninh, quốc phòng. xi
  14. Nội dung phát triển DLBĐ gồm 07 nội dung: (i) Phát triển thị trường, sản phẩm du lịch biển đảo; (ii) Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, dịch vụ du lịch biển đảo; (iii) Phát triển nguồn nhân lực du lịch biển đảo; (iv) Phát triển không gian du lịch; (v) Tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch; (vi) Đầu tư và liên kết phát triển du lịch; (vii) Tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DLBĐ gồm 10 yếu tố cơ bản: (i) Quản lý nhà nước và cơ chế chính sách phát triển DLBĐ; (ii) Công tác quy hoạch phát triển du lịch biển đảo; (iii) Cơ sở hạ tầng; (iv) Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; (v) Tính thời vụ của du lịch biển đảo; (vi) Hệ thống dịch vụ phụ trợ cho du lịch biển đảo; (vii) Năng lực các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh du lịch; (viii) Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo về an ninh- quốc phòng; (ix) Nhận thức xã hội về phát du lịch biển đảo và tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch; (x) Tác động của biến đổi khí hậu. 2) Tài nguyên DLBĐ Vịnh BTL khá đặc sắc, phong phú, hấp dẫn, có mức độ thuận lợi cao đối với các loại hình du lịch sinh thái, thăm quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, là lợi thế so sánh đặc biệt để phát triển du lịch biển đảo. Phát huy lợi thế đó, DLBĐ Vịnh BTL thời gian qua đạt được một số kết quả quan trọng: tăng trưởng bình quân về khách du lịch đạt trên 13,5%/năm; năm 2015, đóng góp 11,1% vào cơ cấu kinh tế của Khu kinh tế Vân Đồn và 0,29% vào cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, góp phần đáng kể cải thiện thu nhập, đời sống tinh thần, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên trong quá trình phát triển DLBĐ Vịnh BTL còn bộc lộ nhiều hạn chế như: sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh tài nguyên biển đảo mà thiên nhiên ban tăng; thời vụ khai thác du lịch ngắn; hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đồng bộ, sản phẩm du lịch đơn điệu, nghèo nàn, nguồn nhân lực du lịch thiếu tính chuyên nghiệp .thêm vào đó là thách thức của sự biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và những bất ổn về tình hình chính trị xuất hiện ở biển Đông mới đây đã có những tác động rõ rệt đến an ninh quốc gia và ảnh hưởng không nhỏ tới DLBĐ Vịnh BTL. 3) Để phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian tới, Luận án đề xuất các định hướng về phát triển thị trường, sản phẩm và tổ chức không gian DLBĐ Vịnh BTL với 8 tuyến du lịch nội vùng, 9 tuyến ngoại vùng. Đồng thời đề xuất 10 nhóm giải pháp phù hợp có tính khả thi để phát triển DLBĐ Vịnh BTL theo hướng bền vững và đạt được các mục tiêu định hướng đề ra: (i) Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo; (ii) Xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường; (iii) Phát triển nguồn nhân lực; (iv) Phát triển cơ sở hạ tầng; (v) Tăng cường quản lý nhà nước và hoàn thiện các chính sách phát triển du lịch biển đảo; (vi) Hạn chế tính vụ mùa của du lịch biển đảo; (vii) Nâng cao nhận thức xã hội và tăng cường vai trò của cộng đồng đối với phát triển du lịch biển đảo; (viii) Tăng cường liên lết phát triển du lịch; (ix) Các giải pháp về môi trường và bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch; (x) Tăng cường công tác đảm bảo quốc phòng - anh ninh trong phát triển du lịch. xii
  15. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Chau Quoc Tuan Thesis title: Sea and island tourism development in Bai Tu Long Bay, Quang Ninh Province Major: Development Economics Code: 62.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives Analysis of impacts on BTL Bay - Quang Ninh province’s sea and island tourism development based on the theories and realities of sea and island tourism development, from which many solutions to BTL Bay’s sea and island tourism development could be drawn. Research methods - Approaches: The approaches used during the Thesis research are: Approaches to tourism resources, tourism area, participation, policies and tourism supply and demand to have a deep look into the BTL Bay’s sea and island tourism development status to make the basis for feasible and appropriate solutions. - Analysis: Tourism resources evaluation methods: The assessment of ecological adaptation is used to identify the adaption (favorable) level of the resource for the sea and island tourism development. Descriptive statistics: Used to analyze the descriptions and compare the characteristics and trends of sea and island tourism development from time to time. Delphi method: A method to collect the ideas, consult and deal with the evaluation, judgment and prediction from experienced experts in administration and management of issues related to sea and island tourism which are really necessary in the research. Besides, the Dissertation use SWOT in the conclusion of the analysis of BTL Bay’s sea and island tourism development status to make the basis to propose the solutions. Main results and conclusion 1) Sea and island tourism includes tourism activities within the sea and islands using the exploitation of the natural resource potentials and sea and island environment to satisfy the demands on sightseeing, entertainment, accommodation, travel and other demands of the tourists. Sea and island tourism development is the reasonable use of sea and island resources, tourism facilities, human resources and other sources to satisfy the demand of the tourists which will create the income and contribute to the socio-economic development of the nation, the locality on the basis of protecting the natural resources, the sea ecological environment and ensuring the nation’s security and defense. xiii
  16. The sea and island tourism development includes 07 items as follows: (i) sea and island tourism product and market development; (ii) sea and island tourism technical facility and service development; (iii) sea and island tourism human resource development; (iv) Tourism space development; (v) Tourism branding and promotion; (vi) Tourism investment and connection for development; (vii) Enhancement of the response to climate change. The impacts on the sea and island tourism development includes 10 items as follows: (i) State governing and sea and island tourism development policies; (ii) Sea and island tourism programming; (iii) Tourism facilities; (iv) Local socio-economic development; (v) The seasonal characteristic of sea and island tourism; (vi) Auxiliary services for sea and island tourism; (vii) Capacity of the tourism enterprises and business environment; (viii) Natural environment and the guarantee of nation’s security and defense; (ix) Social awareness about sea and island tourism development and involvement of local communities in tourist activities; (x) The impact of climate change. 2) BTL Bay’s sea and island tourism resources are special, diverse and attractive, which is a comparative advantage for the sea and island tourism development of BTL Bay. The sea and island tourism development has obtained some important results as follows: The annual growth in tourist number is over 13.5% in 2015, accounting for 11.1% of Van Don Economic Zone’s economic structure and 0.29% of Quang Ninh province’s economic structure, enhancing the income, spiritual life and social welfare significantly. However, BTL Bay’s sea and island tourism still has many shortcomings such as the sea and island tourism development is inadequate with the available natural resources of the sea and islands; tourism products are still monotonous without auxiliary entertaining services; the operational scale of the service suppliers’ facilities is small, the international tourist attraction and development is weak, the tourism human resources are not well-qualified; the tourist market developing activities are incoherent and the promotion activities are not interesting enough. 3) To develop sea and island tourism of BTL Bay in the near future, the thesis proposes suggestions on market, product development and spatial organization of sea and island tourism development in BTL Bay with 8 local tourism routes, 9 extensive routes. Also recommended 10 suitable and feasible groups of solution to develop sea and island tourism in BTL Bay sustainably and achieve the established goals as well as orientations: (i) develop sea and island tourism product; (ii) promote and develop market; (iii) develop human resource; (iv) develop infrastructure; (v) strengthen state management and complete policies to develop sea and island tourism; (vi) Surmount the seasonality of sea and island tourism; (vii) raise social awareness and strengthen the role of community in the development sea and island tourism; (viii) strengthen cooperation for tourism development; (ix) come up with solutions on environment and preserve the value of tourism resources; (x) fortify the defense - security guarantee in tourism development. xiv
  17. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh quốc phòng, có nhiều lợi thế để phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển và ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996). Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, đã ban hành Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” cũng nhấn mạnh “Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”. Chính vì thế, việc phát triển kinh tế biển nói chung và du lịch biển, đảo nói riêng có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007). Vì vậy, Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg (2011) đã xác định hướng ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển, hải đảo; nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch; tập trung phát triển các khu du lịch biển có tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu và có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Đồng thời, theo đó mục tiêu đặt ra đến năm 2020 DLBĐ của cả nước phải được hình thành ít nhất 06 điểm đến mang tầm cỡ quốc tế, có sức cạnh tranh cao trong khu vực, trong đó có Vịnh Bái Tử Long (BTL), tỉnh Quảng Ninh (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2013). Vịnh BTL là một Vịnh thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm liền kề Vịnh Hạ Long, ôm trọn huyện đảo Vân Đồn với tổng diện tích trên 2.170 km², bao gồm 600 hòn đảo lớn, nhỏ tập trung hầu hết ở huyện đảo Vân Đồn với Vườn quốc gia Bái Tử Long, là nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng, biển rất giá trị. Tiềm năng tài nguyên DLBĐ Vịnh BTL rất đa, dạng phong phú, đặc sắc và nổi trội, là nơi có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình với những hòn đảo đất, đảo đá đẹp (hòn Đũa, hòn Thiên Nga), nhiều bãi biển đẹp hoang sơ (Quan Lạn, Ngọc Vừng ), cùng nhiều di tích 1
  18. lịch sử văn hóa tâm linh (đền Quan Lạn, chùa Cái Bầu), di chỉ khảo cổ (Ngọc Vừng, Soi Nhụ, Hà Giắt), Thương cảng cổ Vân Đồn đầu tiên của cả nước (Thế Đạt, 2005) đã tạo nên một vùng trời biển hoang sơ mà đặc sắc. Với vị trí địa kinh tế thuận lợi nằm trên hai hành lang kinh tế: Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh; Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ. Nhận thấy được các giá trị “ngoại hạng” này của Vịnh BTL, Thủ tướng Chính phủ (2009) đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 với mục tiêu phát triển Vịnh BTL trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Với những điều kiện đó, DLBĐ Vịnh BTL giai đoạn 2005-2015 đã có bước phát triển quan trọng, đạt được một số thành tựu đáng kể; lượng khách du lịch đến Vịnh tăng bình quân mỗi năm 13,5%. Giá trị tăng thêm của DLBĐ đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 29%/năm; hàng năm đóng góp 11,1% vào cơ cấu kinh tế của Khu Kinh tế Vân Đồn và 0,29% vào GDP tỉnh Quảng Ninh (UBND huyện Vân Đồn, 2014a), góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm, tăng tu nhập, cải thiện đời sống cho cư dân địa phương. Tuy nhiên, DLBĐ Vịnh BTL trong quá trình phát triển còn bộc lộ nhiều hạn chế, thách thức: DLBĐ của Vịnh chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng; thời vụ khai thác du lịch ngắn; hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đồng bộ, đóng góp của DLBĐ vào kinh tế địa phương chưa cao, Thêm vào đó là thách thức của sự biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và những bất ổn về tình hình chính trị xuất hiện ở biển Đông mới đây đã có những tác động rõ rệt đến an ninh quốc gia và ảnh hưởng không nhỏ tới DLBĐ. Do vậy, việc thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển đưa Vịnh BTL trở thành điểm đến du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế đến năm 2020 theo định hướng của Chính phủ sẽ rất khó đạt được, nếu không có những nghiên cứu cụ thể, đánh giá một cách tổng thể về thực trạng từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình mới hiện nay. Đây là những trăn trở đang đặt ra đối với Chính phủ, cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong việc phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian tới. Làm thế nào để đưa DLBĐ Vịnh BTL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế, là động lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, tạo tiền đề xây dựng Đặc Khu kinh tế Vân Đồn (Huyện ủy Vân Đồn, 2015b) theo định hướng đặt ra? Đến nay 2
  19. những câu hỏi lớn đó vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có một nghiên cứu thỏa đáng nào vạch ra hướng đi hiệu quả và tối ưu cho DLBĐ nói chung và DLBĐ Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả nghiên cứu quá trình phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong giai đoạn 2005 - 2015 tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức từ đó hệ thống hóa lý luận, đề xuất các giải pháp phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian tới nhằm phần nào giải quyết những vấn đề đó cả về mặt lý luận và thực tiễn. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Góp phần phát triển du lịch biển đảo Vịnh BTL theo hướng bền vững. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa, bổ sung, phát triển cơ sở khoa học trong đó có cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLBĐ. - Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm phát triển DLBĐ Vịnh BTL, Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn 2030 theo hướng bền vững. 1.2.3. Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hóa, bổ sung, phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLBĐ. - Đánh giá tài nguyên DLBĐ (xác định mức độ thuận lợi tài nguyên cho phát triển một số loại hình DLBĐ) trên địa bàn Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh. - Phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển DLBĐ Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất một số định hướng, giải pháp hợp lý để phát triển DLBĐ Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn 2030 theo hướng bền vững. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề cơ bản của lý luận và thực tiễn về phát triển DLBĐ; thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh. - Đối tượng điều tra: Khách du lịch, chính quyền, dân cư bản địa, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các chuyên gia, đơn vị quản lý nhà nước có liên quan về du lịch trên địa bàn Vịnh BTL. 3
  20. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Địa bàn Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên xét trên phạm vi không gian về địa giới hành chính. Luận án giới hạn phạm vi về không gian nghiên cứu là: Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và vùng phụ cận (Bản đồ 01). - Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2005 – 2015; các số liệu sơ cấp được khảo sát, điều tra trong năm 2014; thời gian dự báo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Về lý luận: Luận án góp phần hệ thống hoá, bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển DLBĐ; tổng hợp các quan điểm đưa ra khái niệm DLBĐ, khái niệm phát triển du lịch biển đảo. Chỉ ra đặc điểm, nội dung và vai trò của phát triển DLBĐ. Nghiên cứu một số mô hình phát triển DLBĐ của một số địa phương trong và ngoài nước. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển DLBĐ. - Về thực tiễn: Luận án đánh giá tài nguyên DLBĐ Vịnh BTL; phân tích thực trạng phát triển DLBĐ Vịnh BTL thông qua các nội dung đánh giá phát triển DLBĐ là: công tác phát triển sản phẩm; phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và phát triển thị trường khách DLBĐ. Đánh giá kết quả, đóng góp của DLBĐ Vịnh BTL đối với cơ cấu kinh tế của địa phương. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DLBĐ qua đó chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của phát triển DLBĐ Vịnh BTL giai đoạn 2005 - 2015 là căn cứ đề xuất các giải pháp phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian tới. - Về giải pháp: Luận án đề xuất 10 nhóm giải pháp cơ bản có tính khả thi để phát triển DLBĐ Vịnh BTL bền vững, góp phần đưa Vịnh BTL trong thời gian tới trở thành trung tâm DLBĐ chất lượng cao có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước. 4
  21. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm về du lịch Hoạt động du lịch đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người và trở thành phổ biến trên thế giới. Có nhiều quan điểm không giống nhau về khái niệm du lịch. Trước thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, du lịch hầu như được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đây như là một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này, người ta coi du lịch như một hiện tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức con người (Trần Thị Thúy Lan và Nguyễn Đình Quang, 2005). Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa khái niệm du lịch, tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ (United Nations, 1963). Định nghĩa này trở thành cơ sở cho định nghĩa khách du lịch. Tiếp cận dưới góc độ tổng hợp, Coltman (1989) định nghĩa rất ngắn gọn về du lịch như sau: Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch. Theo Luật Du lịch Việt Nam, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Theo quan điểm này, du lịch được coi là một hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến đi (Quốc hội, 2005). Như vậy, có nhiều quan điểm, khái niệm về du lịch, dưới góc độ kinh tế phát triển tác giả xét thấy định nghĩa về du lịch của Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh 5
  22. Hoà (2004) phù hợp với xu thế phát triển ngành du lịch hiện nay và là cơ sở của quá trình nghiên cứu của Luận án: "Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho Nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp". 2.1.1.2. Khái niệm về du lịch biển đảo a) Khu vực biển đảo Theo Liên Hiệp Quốc (1982) về Luật biển: “Đảo” là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. “Quần đảo” là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử. Nhiều học giả về địa lý cho rằng: “Đảo” hay “hòn đảo” được định nghĩa là phần đất được bao quanh hoàn toàn bởi nước nhưng không phải là một lục địa. Tuy vậy, không có một kích thước chuẩn nào để phân biệt giữa đảo và lục địa. “Biển” được định nghĩa là hệ thống kết nối của tất cả các vùng chứa nước của Trái Đất, bao gồm năm đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Nam Băng Dương và Bắc Băng Dương. Từ "biển" được sử dụng trong tên của một vùng nước mặn cụ thể, nhỏ hơn, chẳng hạn như Biển Bắc hoặc Biển Đỏ. Tuy nhiên, không có sự phân biệt rõ ràng giữa biển và đại dương, mặc dù vùng biển nhỏ hơn và là một phần hoặc toàn bộ giáp với đất liền. Dưới góc nhìn về địa chất học, theo Nguyễn Thu Hạnh (2004) quan điểm “Đảo” là kết quả của quá trình hoạt động địa chất lâu dài của vỏ trái đất, trong mối tương quan giữa biển và lục địa, tác giả này cũng đưa ra khái niệm về Đảo du lịch ven bờ là các đảo có vị trí cách bờ dưới 75 km, có tiềm năng du lịch và điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch. Từ các quan điểm về “biển” và “đảo” trên, dưới góc độ về du lịch chúng ta có thể hiểu khu vực biển đảo là: 6
  23. Khu vực biển đảo là khu vực bao gồm các đảo và vùng biển bao bọc xung quanh nằm trong một khu vực xác định, được hình thành từ quá trình hoạt động địa chất lâu dài của vỏ trái đất. b) Tài nguyên du lịch biển đảo Theo Luật du lịch (2005), tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản đề cấu thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Theo Wu and Chang (2005), tài nguyên DLBĐ là tài nguyên du lịch có tính chất đặc thù gắn liền với khu vực biển đảo, tồn tại dưới hai dạng chính là: tài nguyên du lịch tự nhiên (địa hình, sinh thái biển, hệ thực vật và động vật, bãi biển, thủy triều, địa chất ) và tài nguyên du lịch nhân văn (các làng nghề nuôi trồng thủy hải sản, cư dân ngư nghiệp, đền chùa, các di tích lịch sử và văn hóa ), cả hai dạng tài nguyên này là cơ sở quan trọng cho việc phát triển DLBĐ. Từ các quan điểm trên, tài nguyên DLBĐ được hiểu là: Tài nguyên du lịch tại khu vực biển đảo. Bao gồm tổng thể tài nguyên tự nhiên thiên nhiên, cùng với các giá trị nhân văn gắn liền với khu vực biển đảo có sức hấp dẫn với du khách. c) Khái niệm du lịch biển đảo Đứng trên góc độ của du khách, tác giả Trần Đức Thanh (1999) quan niệm: Du lịch biển đảo là loại hình du lịch với mục đích chủ yếu của du khách là về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động như tắm biển, thể thao biển. Tác giả Phạm Trung Lương (2003), cho rằng: Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức, phát triển ở vùng địa lý đặc thù vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch biển. Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2010): Du lịch biển đảo là loại hình du lịch được phát triển dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên khu vực biển đảo, gắn với loại tài nguyên này là các hoạt động như: tắm biển, tắm nắng, tắm khí trời, hít thở khí trời, thể thao nước nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi, giải trí của du khách tại vùng biển. Nói cách khác, DLBĐ là loại hình du lịch ở vùng đất ven biển, trên bãi biển, trên mặt nước và vùng đất mặt nước ven biển. 7
  24. Theo Thái Thị Kim Oanh (2015) cho rằng: Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch theo địa hình; cụ thể đây là hoạt động du lịch tại những vùng sinh thái tự nhiên biển đảo. Dưới góc độ du lịch sinh thái, tác giả Lê Trần Phúc (2013) quan niệm: du lịch sinh thái biển là loại hình du lịch dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn liền với biển và văn hóa bản địa vùng biển, gắn với giáo dục môi trường biển, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái biển, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vùng biển. Như vậy, xuất phát từ các quan điểm trên về DLBĐ để phản ánh mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu khái niệm DLBĐ như sau: Du lịch biển đảo là các hoạt động du lịch tại khu vực biển đảo, trên cơ sở khai thác đặc điểm, tiềm năng tài nguyên, môi trường biển đảo nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, lưu trú, ăn uống, đi lại và các nhu cầu khác của khách du lịch. 2.1.1.3. Khái niệm về phát triển du lịch biển đảo a) Quan niệm về phát triển Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng: Phát triển là phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của tự nhiên, xã hội và tư duy (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2015). Theo quan điểm này, phát triển là quá trình diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Trong quá trình phát triển, trong sự vật sẽ dần dần hình thành những quy định mới cao hơn về chất, làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại, vận động, chức năng theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn (Lê Thị Thủy, 2014). Theo tác giả Đinh Phi Hổ và cs. (2008), phát triển là một quá trình lâu dài, luôn thay đổi và xu hướng thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Trong hoạt động kinh tế, phát triển được coi là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005). Ngày nay, trong ngôn ngữ thông thường khái niệm “tăng trưởng” thường được xem tương đồng với “phát triển”, bởi tăng trưởng đóng vai trò thiết yếu định hình mức độ phát triển. Để phản ánh sự tiến bộ của một quốc gia hay nền kinh tế 8
  25. trong một giai đoạn, người ta thường sử dụng thuật ngữ tăng trưởng và phát triển với nội dung như sau: Tăng trưởng chỉ sự biến đổi về lượng theo chiều hướng tăng, đi lên. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô hoặc tốc độ gia tăng sản lượng, có nghĩa là tăng thêm kết quả các hoạt động sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế hay một tổ chức trong một thời kỳ nhất định. Nói một cách tổng quát, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng thường được sử dụng với ý nghĩa so sánh trong tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ (Nguyễn Ngọc Sơn và Bùi Đức Tuân, 2012). Phát triển: là nói về sự chuyển biến từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn, với trình độ, chất lượng cao hơn (Trần Kim Liên, 2013). Trong kinh tế học, phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến, toàn diện về mọi mặt kinh tế - xã hội của một quốc gia. Nếu xét theo khía cạnh các bộ phận cấu thành, phát triển kinh tế nghĩa là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình phát triển cả hai lĩnh vực của nền kinh tế là lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội. Phát triển lĩnh vực kinh tế của nền kinh tế bao gồm hai quá trình: sự lớn lên của nền kinh tế (tăng trưởng kinh tế) và quá trình thay đổi cấu trúc của nền kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế) (Nguyễn Ngọc Sơn và Bùi Đức Tuân, 2012). Như vậy, phát triển kinh tế là quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định, khái quát thông qua sự gia tăng của tổng mức thu nhập bình quân trên một đầu người, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. b) Khái niệm phát triển du lịch biển đảo Theo Bastin (1984) quan niệm phát triển DLBĐ là các kế hoạch, hoạt động, hay quy hoạch nhằm phát triển loại hình du lịch dựa trên nhu cầu của du khách trong thời gian rảnh rỗi, kỳ nghỉ, tại khu vực mặt biển, bờ biển và khu vực liền kề. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), đã đánh giá về phát triển DLBĐ hiện đang đứng trước những vấn đề lớn về môi trường, trong đó có vấn đề ô nhiễm, môi trường biển và vấn đề biến đổi khi hậu, mực nước biển dâng. Do vậy mục tiêu phát triển DLBĐ phải đạt trong mối quan hệ với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Phát triển DLBĐ cần khuyến khích sự tham gia tích cực của 9
  26. người dân địa phương vào việc hoạch định quản lý và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch bờ biển và hải đảo trên cơ sở bảo tồn, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), cho rằng kết quả của sự phát triển du lịch được biểu hiện bằng sự tăng trưởng về khách du lịch, thu nhập du lịch và sự đóng góp vào ngành dịch vụ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Theo Nguyễn Đức Tuy (2014), quan điểm về phát triển du lịch phải đảm bảo bốn yếu tố là: sự tăng trưởng; mức thay đổi phương thức tiến hành; mức độ, chất lượng tham gia của các bên; phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại đến khả năng hưởng thụ du lịch của các thế hệ tương lai; phát triển du lịch phải bảo đảm sự hài hòa giữa ba mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong tình hình mới hội nhập hiện nay, DLBĐ ngoài những tác động khó lường do môi trường tự nhiên đem tới thì các yếu tố quốc phòng, đảm bảo chủ quyền biển đảo cho khu vực biển đảo để đem lại môi trường hòa bình, đảm bảo an toàn cho các mục tiêu phát triển là một vấn đề cần phải tính tới trong phát triển DLBĐ. Vì vậy, phát triển du lịch biển, đảo cần gắn liền với mục tiêu bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia (Hà Văn Siêu, 2014). Từ quan điểm về phát triển nói chung, các quan điểm về phát triển DLBĐ nói riêng đã đề cập ở trên, đứng trên góc độ kinh tế phát triển phát triển DLBĐ được hiểu là: Phát triển du lịch biển đảo là việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển đảo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch; từ đó tạo ra thu nhập, làm gia tăng sự đóng góp về kinh tế - xã hội cho quốc gia, địa phương, trên cơ sở gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển và đảm bảo an ninh, quốc phòng. 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của du lịch biển đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Đặc điểm của du lịch biển đảo Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch đặc thù, ngoài các đặc điểm chung của du lịch, DLBĐ có các đặc điểm: 10
  27. - Du lịch biển đảo là hoạt động du lịch được tổ chức và phát triển ở vùng địa lý đặc thù là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường biển, đảo (Phạm Trung Lương, 2003). Du lịch biển đảo được tổ chức chủ yếu ở “vùng bờ biển”; đây là vùng địa lý với hệ sinh thái tự nhiên rất nhạy cảm, dễ biến đổi bởi tác động của việc phát triển kinh tế, xã hội và thiên tai, bão gió nên DLBĐ chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến động tự nhiên, khí hậu, thủy triều . - Các yếu tố khí hậu thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các họat động DLBĐ. Do vậy, DLBĐ mang tính chất mùa vụ (Thái Thị Kim Oanh, 2015). Ở nước ta, thời vụ du lịch biển thường ngắn, chênh lệch cường độ giữa mùa du lịch chính so với thời kỳ trước và sau vụ khá rõ ràng. Đặc biệt ở miền bắc, mùa du lịch DLBĐ khác nhau đối với đối tượng khách nội địa và quốc tế: khách nội địa có thời vụ khoảng 04 tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm); khách quốc tế phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và nhu cầu của khách có thể dài hơn. Đây là hạn chế lớn nhất của DLBĐ ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển. - Việc tiếp cận đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT), cơ sở vật chất kỹ (CSVC) thuật phục vụ DLBĐ thường khó khăn, phức tạp, đặc biệt là đối với các đảo xa bờ; chi phí lớn hơn so với đầu tư hạ tầng các loại hình du lịch khác do tính chất địa lý, kiến tạo của khu vực biển. Vì vậy, phát triển sản phẩm DLBĐ thường phải có sự liên kết chặt chẽ với các trung tâm lưu trú, dịch vụ trên bờ (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2005). Đồng thời, khi xây dựng các CSHT, cơ sở vật chất phục vụ DLBĐ, cần đánh giá đến tác động của dự án đối với môi trường biển vốn rất nhạy cảm, không được làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái. - Phát triển DLBĐ có mối quan hệ chặt chẽ trong mối tương quan với các ngành kinh tế biển khác. Phát triển DLBĐ là một trong những trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên biển, vận tải biển, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản) nhằm phát triển toàn diện, góp phần đảm bảo các mục tiêu kinh tế - xã hội. - Du lịch biển đảo có mối quan hệ biện chứng với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, đảm bảo chủ quyền quốc gia, giữ vững lãnh thổ vùng biển đảo. 11
  28. 2.1.2.2. Vai trò của du lịch biển đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội Sự phát triển của DLBĐ có vai trò quan trọng, tác động đến nhiều mặt đối với đời sống kinh tế - xã hội thể hiện: a) Phát triển du lịch biển đảo góp phần tăng ngân sách, thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương Trong phạm vi một quốc gia, sự phát triển của du lịch nói chung, DLBĐ nói riêng có vai trò góp phần quan trọng trong việc tạo nên thu nhập quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển du lịch sẽ tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng. Du lịch là ngành kinh tế huy động tốt nhất kết cấu hạ tầng vật chất kinh tế - xã hội, các nguồn lực khác nhau của xã hội cho phát triển kinh tế quốc dân nói chung và mỗi địa phương nói riêng. Ngoài ra, sự phát triển du lịch sẽ góp phần nâng cao sức khoẻ cho người dân và do vậy, góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Du lịch biển là ngành kinh tế biển có tính liên ngành, liên vùng, vì vậy sự phát triển của du lịch biển sẽ kích thích, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế trong mối quan hệ tương hỗ (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2013). Trước hết, sự phát triển các khu du lịch, các điểm tham quan, vui chơi giải trí sẽ tạo ra “cầu” ngày một lớn cho ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. Khi các khu du lịch, các điểm tham quan, giải trí đã hình thành, nhu cầu vận chuyển khách du lịch, nhu cầu lưu trú sẽ thúc đẩy sự phát triển hệ thống giao thông vận tải, bao gồm cả công nghiệp đóng tàu; xây dựng, cải tạo các sân bay, bến cảng. Trong quá trình hoạt động, nhu cầu đi lại du ngoạn; ăn, ở; vui chơi giải trí, mua sắm của du khách sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành vận tải, ngành dịch vụ lưu trú, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, sản xuất thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp tiến tới tạo cơ hội phát triển cho các ngành kinh tế khác, từ đó làm tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương đúng hướng. b) Phát triển du lịch biển đảo sẽ kích thích đầu tư trong và ngoài nước làm thay đổi diện mạo đô thị ven biển Nhìn chung sự phát triển của bất cứ ngành nào cũng tạo cơ hội đầu tư. Khác với các ngành kinh tế khác, du lịch có một cấu trúc độc đáo - là ngành được tạo nên 12
  29. bởi rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và hàng loạt các dịch vụ khác nhau. Theo quy luật của kinh tế thị trường, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay, giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm xã hội (Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2013). Do vậy, các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn, thì du lịch là một ngành kinh doanh hấp dẫn đang được quan tâm thu hút một lượng đông đảo lớn các nhà đầu tư so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư khá ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải trong khi khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật đơn giản hơn, độ rủi ro thấp. Đặc biệt, đối với DLBĐ, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo trước hết là sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu tại khu vực biển đảo như hạ tầng về dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, và phát triển các dịch vụ bổ sung vui chơi giải trí. Đồng thời thúc đẩy quan tâm đầu tư của chính quyền sở tại đầu tư phát triển CSHT trên địa bàn như hệ thống cấp điện, cấp nước, đường, thông tin liên lạc, phát triển để phục vụ du lịch qua đó sẽ làm cho diện mạo đô thị ven biển ngày càng thay đổi và phát triển theo sự phát triển của DLBĐ. c) Phát triển du lịch biển tăng cơ hội tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho cư dân địa phương Du lịch nói chung, DLBĐ nói riêng là ngành dịch vụ có nhu cầu về lao động cao cả về lao động trực tiếp và lao động gián tiếp (Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2013). Trong hội nghị Bộ trưởng du lịch G20 tổ chức ngày 16/05/2012 tại Mexico đã tổng kết lao động du lịch chiếm 8% lao động toàn cầu. Cứ mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các ngành khác. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng và gấp 3 lần ngành tài chính. Qua đó cho thấy, ngành du lịch có tác dụng lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho địa phương nơi có du lịch phát triển. Như vậy, DLBĐ là ngành tạo cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm cho người dân trong xã hội. Cụ thể: (i) Du lịch tạo ra nhiều việc làm trực tiếp như công việc tại các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch (ii) Tạo ra nhiều việc làm mang tính thời vụ hoặc 13
  30. nhất thời. Công việc thời vụ, công việc theo ca và công việc vào các ngày nghỉ (cuối tuần, ngày lễ) là những đặc điểm của ngành này. Mọi người đều thừa nhận rằng du lịch là ngành kinh doanh 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần. (iii) Du lịch tạo công việc cho các nhà quản lý như quản lý văn phòng, quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng, quản lý cảng biển, quản lý bãi tắm, bếp trưởng hoặc giám đốc marketing (vi) Tạo ra việc làm gián tiếp như xây dựng, cung cấp lương thực thực phẩm biển thông qua nuôi trồng chế biến, đánh bắt hải sản, phục vụ du lịch. Theo thống kê, hiện nay ở 157 quốc gia có biển trên thế giới, ở các mức độ khác nhau, vấn đề việc làm cho người dân vùng ven biển đã và đang được đặt ra bởi đây là khu vực chính trị nhạy cảm, tập trung dân cư. Du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng là “ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hoá cao” có khả năng tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội trong quá trình phát triển. Vì vậy việc phát triển du lịch biển có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề trên, đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi số lao động cần bố trí việc làm ở vùng ven biển nước ta đã lên đến khoảng trên 15 triệu người, chiếm khoảng 80% dân số trong độ tuổi lao động ở 28 tỉnh, thành ven biển (Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch, 2013). d) Thông qua thu hút và mở rộng luồng khách quốc tế, sự phát triển của du lịch biển đảo sẽ là kênh thông tin quan trọng để quảng bá hình ảnh và giữ vững chủ quyền biển đảo nước chủ nhà Phát triển du lịch là một phương tiện thông tin quan trọng giới thiệu về thành tựu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, phong tục, tập quán, con người của các quốc gia thu hút khách du lịch (Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2013). Ngoài ra, phát triển du lịch sẽ làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về văn hóa, xã hội cho người dân thông qua du khách trong nước và quốc tế, tạo ra sự “giao thoa” về văn hoá giữa các vùng, miền, các dân tộc khác nhau trên thế giới; làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ thân ái của nhân dân giữa các vùng, các quốc gia với nhau. Việt Nam với lợi thế là một quốc gia có trên 3.260 km đường bờ biển với hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế biển (lớn gấp 3 lần diện tích đất liền) nơi có gần 3.000 đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do vậy, phát triển DLBĐ có vai trò to lớn trong việc đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc thông qua các tác động sau: (i) hoạt động du lịch biển sẽ kéo theo sự phát triển nhanh chóng hệ thống CSHT, tạo điều kiện 14
  31. củng cố quốc phòng vùng ven biển; (ii) sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, của khách du lịch quốc tế ở vùng biển và hải đảo nơi có hoạt động du lịch là sự khẳng định chủ quyền của đất nước; (iii) hoạt động du lịch có khả năng thu hút, tạo việc làm ổn định cho cộng đồng sống ở vùng biển, đặc biệt trên các đảo vốn còn nhiều khó khăn, góp phần tích cực tạo dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, phát triển hậu phương vững chắc ở tuyến phòng thủ trên biển của đất nước (Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch, 2013). 2.1.3. Phân loại tài nguyên, sản phẩm, loại hình du lịch biển đảo 2.1.3.1. Phân loại tài nguyên du lịch biển đảo Có nhiều cách tiếp cận để phân loại tài nguyên du lịch. Đối với tổ chức du lịch thế gới UNWTO phân chia tài nguyên du lịch thành các dạng: (1) Cung cấp tiềm năng (gồm: văn hóa kinh điển, tài nguyên kinh điển, vân động vui chơi); (2) Cung cấp hiện tại (gồm: giao thông, thiết bị, hình tượng tổng thể); (3) Tài nguyên kỹ thuật (gồm: khả năng khu vực, các thức và tiềm lực hoạt động). Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến (2007), tài nguyên du lịch được phân loại thành hai dạng cơ bản: Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm: (i) Địa hình, địa chất, địa mạo; (ii) Khí hậu Tài nguyên nước; (iii) Tài nguyên sinh vật; (iv) Các cảnh quan du lịch tự nhiên; (v) Các di sản thiên nhiên thế giới. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm: (i) Tài nguyên du lich nhân văn vật thể (các di sản văn hóa thế giới, di tích khảo cổ,di tích lịch sử, di tích kiến trúc, danh lam thắng cảnh, công trình đương đại, vật kỉ niệm và cổ vật); (ii) Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể (di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội, nghề và làng nghề, ẩm thực, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, sự kiện thể thao văn hóa). Đối với du lịch biển đảo, ngoài các dạng tài nguyên đã đề cập nhóm tác giả Trần Đức Thạnh và cs. (2010), cho rằng ở Việt Nam, vị thế đang được coi là một dạng tài nguyên đặc biệt và quan trọng và có giá trị trong phát triển du lịch. Tài nguyên vị thế biển là các lợi ích có được từ một khu vực, một nơi ở biển hoặc ven bờ biển, được đặt trong mối quan hệ không gian của khu vực ấy, nơi ấy. Chúng bao hàm cả các hợp phần tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, nhưng chủ đạo là các lợi ích có được từ giá trị hình thể và vị trí không gian. Giá trị của tài nguyên vị thế biển được đánh giá theo ba tiêu chí: giá trị vị thế (địa) tự nhiên; giá trị vị thế (địa) kinh tế và giá trị vị thế (địa) chính trị. Từ khái niệm về tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên du lịch biển đảo nói riêng, cùng cách tiếp cận phân loại của các tác giả đã đề cập ở trên Luận án phân loại tài nguyên du lịch tại khu vực biển đảo theo Sơ đồ 2.1: 15
  32. Địa chất, địa hình, địa mạo Khí hậu - Các giá trị địa chất, địa mạo - Điều kiện khí hậu thuận lợi cho - Các khu vực, kiểu dạng địa hình: + Vùng núi, có phong cảnh đẹp. tổ chức các hoạt động du lịch. + Địa hình karst, các hang động. - Tài nguyên khí hậu thích hợp + Các bãi biển, vũng - vịnh, tùng, với sức khỏe con người. áng - Các di tích tự nhiên: như hòn trống mái, hòn gà trống mái (Hạ Long). Tài nguyên nước và hải văn TÀI - Tài nguên nước: nước mặt, hồ, NGUYÊN nước biển, nước khoáng mặn, nước DU LỊCH nóng - Tài nguyên hải văn: sóng biển, Sinh vật TỰ dòng chảy, độ mặn nước biển, - Các vườn quốc gia, khu bảo tồn NHIÊN nhiệt độ nước biển tiên nhiên rừng, biển - Các hệ sinh thái động, thực vật - Các điểm tham quan sinh vật Tài nguyên vị thế (không gian) - Tài nguyên có giá trị về vị thế (địa) Cảnh quan TÀI tự nhiên. Cảnh quan du lịch tự nhiên, cảnh - Tài nguyên có giá trị vị thế (địa) quan các di sản thiên nhiên thế NGUYÊN KT giới (Vịnh Hạ Long) DU LỊCH - Tài nguyên có giá trị vị thế (địa) - Các hệ sinh thái động, thực vật. BIỂN chính trị. - Các điểm tham quan sinh vật. ĐẢO Tài nguyên nhân văn phi vật thể Tài nguyên nhân văn vật thể - Các di sản văn hóa phi vật thể truyền miệng thế giới. - Các di sản văn hóa thế giới - Các giá trị văn hóa phi vật thể các cấp bao - Các di tích lịch sử - văn hóa và danh gồm: lam thắng cảnh các cấp bao gồm: TÀI + Lễ hội văn hóa + Các di chỉ khảo cổ. NGUYÊN + Các loại hình nghệ thuật, hò, vè, thơ ca + Các di tích lịch sử. DU LỊCH + Các nghề và làng nghề truyền thống. + Các di tích kiến trúc nghệ thuật. NHÂN + Nghệ thuật ẩm thực + Các công trình kiến trúc đương đại. + Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc VĂN + Các danh lam thắng cảnh. học, phong tục tập quán. Sơ đồ 2.1. Phân loại tài nguyên du lịch biển đảo - Tài nguyên du lịch biển đảo tự nhiên: Được phân thành 6 dạng tài nguyên là Địa hình, địa chất, địa mạo; khí hậu; sinh vật; tài nguyên nước và thủy văn; cảnh quan và tài nguyên vị thế (không gian). 16
  33. Địa chất, địa hình, địa mạo: Địa hình là yếu tố hình khối phong phú, ổn định trong bố cục không gian cảnh quan (Nguyễn Thu Hạnh, 2004); địa hình khu vực biển đảo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng, đặc trưng của một vùng biển đảo. Các dạng địa hình ở khu vực biển đảo gồm: địa hình núi đồi, đảo đất, địa hình Karst, bãi biển, vũng- vịnh . Trong đó, địa hình Karst: Là kết quả của quá trình tương tác (chủ yếu là hòa tan) giữa đá vôi, nước, khí cácboníc và các yếu tố sinh học khác (Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, 2005). Ở Việt Nam, địa hình Karst chủ yếu là đá vôi hình thành các hang động và núi đá làm nên các di tích tự nhiên hấp dẫn có giá trị như hư hòn Trống Mái, hòn Gà Chọi, hòn Thiên Nga (Vịnh Hạ Long); các dạng địa hình, địa mạo này là tài nguyên giá trị tạo ấn tượng mạnh và sự hấp dẫn lớn cho du khách. Khí hậu: Khí hậu là thành phần tự nhiên có ảnh hưởng đến mọi hoạt động DLBĐ; khí hậu bao gồm các yếu tố như nắng, gió, nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất với sức khỏe con người, tạo cho con người điều kiện sống thoải mái dễ chịu (Vũ Thị Hạnh, 2011). Khí hậu thuận lợi để loại hình DLBĐ phát triển là ít mưa, nhiều nắng nhưng không gắt, nước mát, gió vừa phải. Như vậy, ở mức độ nhất định cần phải chú ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở đến kế hoạch du lịch, đó là bão trên các vùng biển, duyên hải, hải đảo, lũ Tính mùa của khí hậu ảnh hưởng rất rõ rệt đến tính mùa vụ của hoạt động DLBĐ. Tài nguyên nước và hải văn: Được xem là một dạng tài nguyên quan trọng trong hoạt động DLBĐ. Theo Vũ Thị Hạnh (2011) các yếu tố hải văn của vùng biển thuận lợi để triển khai hoạt động DLBĐ là nhiệt độ nước biển từ 240C và độ mặn từ 20%0 trở lên; sóng cấp 3 và dòng chảy 0,2 m/s trở xuống. Tài nguyên thủy văn không chỉ có tác dụng hồi phục trực tiếp mà còn ảnh hưởng nhiều đến thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt nó làm dịu đi khí hậu ven bờ. Sinh Vật: Các khu bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái động thực vật ở khu vực biển đảo có giá trị tạo nên phong cảnh và làm cho thiên nhiên thêm đẹp và sống động hơn, góp phần tạo nên tính hấp dẫn của tài nguyên DLBĐ (Vũ Thị Hạnh, 2011). Một số loại tài nguyên sinh vật khu vực biển đảo của Việt Nam hiện nay bao gồm: Các rạn san hô; Rừng ngập mặn: thảm cỏ biển, Hệ sinh thái tùng, áng; Hệ sinh thái biển bao gồm thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy biển Theo kết quả đánh giá của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2011), đã xác định được danh mục gần 12.000 loài sinh vật biển Việt Nam, Đây 17
  34. là nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và quan trọng tạo nên sức hút của hoạt động DLBĐ. Cảnh quan: Là tất cả các nét đặc trưng có thể nhìn thấy của một khu vực biển đảo. Chúng gồm cảnh quan du lịch tự nhiên và các di sản thiên nhiên thế giới Tài nguyên vị thế: Tài nguyên vị thế biển là các giá trị và lợi ích có được từ một khu vực, một nơi ở biển hoặc ven bờ biển, được đặt trong mối quan hệ không gian của khu vực ấy, nơi ấy. Bao gồm các tài nguyên có giá trị về địa tự nhiên, địa kinh tế và địa chính trị. - Tài nguyên du lịch nhân văn: Dựa vào sự tồn tại của các dạng tài nguyên, tài nguyên du lịch nhân văn được chia làm hai loại, đó là: Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể gồm có: Các di sản văn hóa thế giới; các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh các cấp gồm: Các di chỉ khảo cổ, các di tích lịch sử, các di tích kiến trúc nghệ thuật, các công trình kiến trúc đương đại, các danh lam thắng cảnh. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể gồm có: Các di sản văn hóa phi vật thể truyền miệng thế giới; các giá trị văn hóa phi vật thể các cấp bao gồm: Lễ hội văn hóa, các loại hình nghệ thuật, hò, vè, thơ ca, các nghề và làng nghề truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, phong tục tập quán. 2.1.3.2. Sản phẩm du lịch biển đảo Sản phẩm du lịch được là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch (Quốc hội, 2005). Qua đó ta có thể hiểu sản phẩm du lịch khu vực biển đảo là tổng thể các dịch vụ tạo nên từ các yếu tố tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, con người tại khu vực biển đảo nhằm cung cấp cho du khách, đáp ứng một hoặc một số nhu cầu chính đáng của khách du lịch trong chuyến đi. Theo Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2005), các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch biển đảo có thể chia ra làm 3 nhóm yếu tố chính: Nhóm các yếu tố tài nguyên: bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên (cảnh quan vịnh- đảo, bãi cát, hang động, các hệ sinh thái, ) và tài nguyên du lịch nhân văn (di tích, lễ hội, truyền thuyết, ); nhóm các yếu tố dịch vụ: bao gồm dịch vụ tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí , dịch vụ lưu trú, dịch vụ mua bán, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, ); 18
  35. nhóm các yếu tố môi trường: bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội. Các yếu tố cấu thành sản phẩm DLBĐ tổng thể có mối quan hệ rất hữu cơ với nhau trong quá trình phát triển. Sản phẩm du lịch tổng thể chỉ có thể tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách nếu các yếu tố cấu thành của nó được phát triển trong một hệ thống và có sự điều tiết, kiểm soát theo một mục tiêu chiến lược nhất định để đảm bảo sự phát triển hài hoà. Sản phẩm du lịch bao gồm hàng hóa và dịch vụ kết hợp nhau, bất kỳ sản phẩm du lịch nào cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách, sản phẩm du lịch có thể là sản phẩm đơn lẻ, có thể là sản phẩm tổng hợp do một đơn vị cung ứng trọn gói hay do nhiều đơn vị kinh doanh cùng tham gia cung ứng (Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2014). Sản phẩm đơn lẻ là sản phẩm do các nhà cung ứng đưa ra nhằm thoả mãn một nhu cầu cụ thể của khách (Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2014). Ví dụ: Khách đi du lịch nhưng chỉ đặt một dịch vụ vận chuyển hoặc một dịch vụ lưu trú tại khách sạn; một khách sạn có dịch vụ cho khách du lịch thuê xe tự lái Sản phẩm tổng hợp là sản phẩm phải thỏa mãn đồng thời một nhóm nhu cầu, mong muốn của khách du lịch, có thể do một nhà cung ứng hoặc do nhiều nhà cung ứng cung cấp (Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2014). Ví dụ: Khách sạn 3 sao cung ứng dịch vụ cho đoàn khách Vitours lưu lại tại khách sạn: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn sáng, dịch vụ hội họp Việc phối hợp các bộ phận hợp thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh cung ứng tốt cho khách du lịch là quá trình phức tạp và đa dạng. Vì thế các dịch vụ trung gian ra đời. Các dịch vụ trung gian: là các dịch vụ phối hợp các dịch vụ đơn lẻ thành dịch vụ tổng hợp và thương mại hoá chúng. 2.1.3.3. Loại hình du lịch biển đảo Loại hình du lịch là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó (Trương Sỹ Quý, 2003). Phân loại các loại hình du lịch: Dựa vào các tiêu thức phân loại khách nhau có thể phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau. 19
  36. Theo tác giả Nguyễn Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hòa (2004) có các cách phân chia loại hình du lịch dựa vào các tiêu thức sau: (i) Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa. (ii) Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành những loại hình: Du lịch chữa bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, thể thao, văn hóa, du lịch công vu, thương gia, tôn giáo, thăm thân, (iii) Căn cứ vào đối tượng khách có: Du lịch thanh, thiếu niên; du lịch dành cho người cao tuổi; du lịch phụ nữ; du lịch gia đình .(iv) Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyên đi có: Du lịch theo đoàn, du lịch cá nhân. (v) Căn cứ vào phương tiên giao thông được sử dung có: Du lịch bằng xe đạp, xe máy, xe ô tô, tầu thủy, máy bay, (vi) Căn cứ vào thời gian du lịch có: Du lịch dài ngày, du lịch ngắn ngày. (vii) Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến có: Du lịch nghỉ núi; du lịch biển, song, hồ; du lịch thành phố; du lịch đồng quê, Đối với hoạt động DLBĐ, do đặc điểm về tài nguyên nên các loại hình du lịch có thể khai thác có những đặc điểm phân loại khác nhau. Theo tác giả Phạm Trung Lương (2003), dựa trên cơ sở mục đích chuyến đi, DLBĐ gồm 2 loại hình chính là du lịch theo sở thích ý muốn và du lịch theo nghĩa vụ, trách nhiệm theo Sơ đồ 2.2. Sơ đồ 2.2. Các loại hình du lịch khu vực biển đảo Nguồn: Phạm Trung Lương (2003) 20
  37. 2.1.4. Nội dung phát triển du lịch biển đảo 2.1.4.1. Phát triển thị trường, sản phẩm du lịch biển đảo a) Phát triển thị trường Phát triển thị trường khách du lịch biển đảo là một trong các hoạt động phát triển cầu DLBĐ, bao gồm các hoạt động: Nghiên cứu thị trường, xác định được thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng; đưa ra các chiến lược thu hút có lựa chọn các phân đoan thị trường khách du lịch theo các tiêu chí nhất định. Một trong các nội dung của phát triển thị trường là nâng cao công tác xúc tiến quảng bá nhằm kích cầu du lịch, cùng kết hợp với một số hoạt động khác như tăng cường khả năng kết nối với các thị trường mục tiêu, có các chính sách đặc thù riêng đối với các thị trường mục tiêu có ý nghĩa không nhỏ tới phát triển thị trường. Việc nghiên cứu đặc điểm thị trường có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển sản phẩm: Sự phát triển của ngành du lịch cũng như phát triển các sản phẩm du lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các thị trường khách du lịch. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cần sản xuất và bán những gì mà thị trường có nhu cầu, chứ không phải sản xuất và bán những gì đang có. Đối với ngành du lịch cũng vậy, cần kết hợp với những yếu tố sẵn có (tài nguyên du lịch) và khả năng cung ứng (cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch vụ ) để phát triển những sản phẩm và dịch vụ du lịch mà các thị trường khách du lịch có nhu cầu sử dụng (Nguyễn Trọng Hiếu, 2013). Sự hình thành ba nhóm khách trên thị trường du lịch thế giới là: khách du lịch là học sinh sinh viên; khách du lịch là những người đang ở độ tuổi lao động tích cực và khách du lịch là những người cao tuổi. Loại khách thứ nhất và thứ ba thường quan tâm nhiều hơn đến giá cả và họ thường tìm đến các cuộc hành trình có giá cả phải chăng hơn (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2014). Do vậy, cần có chiến lược xây dựng sản phẩm đáp ứng cho loại thị trường khách này. b) Phát triển sản phẩm du lịch Đây là một nội dung quan trọng trong việc phát triển cung du lịch. Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2005), sản phẩm và dịch vụ DLBĐ được hình thành từ tài nguyên biển và tài nguyên trên các đảo; đây là nguồn tài nguyên có tính đa dạng sinh học lớn, mức độ nhạy cảm của môi trường cao. Vì vậy, phát triển DLBĐ phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố bền vững. Trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ biện chứng giữa nhu cầu của thị trường khách du lịch và khả năng 21
  38. cung cấp sản phẩm du lịch của điểm đến, có thể xác định được các yêu cầu và nguyên tắc sau đối với việc phát triển sản phẩm du lịch: Phát triển sản phẩm DLBĐ bằng cách: Làm gia tăng số lượng và chất lượng các sản phẩm riêng rẽ bằng cách tạo ra sản phẩm mới hoặc bổ sung hoàn thiện sản phẩm hiện có với một cơ cấu hợp lý. Đồng thời liên kết nhiều dịch vụ thành sản phẩm trọn gói mới như: Nghỉ dưỡng - tắm biển - thể thao - mua sắm; Nghỉ dưỡng - tắm biển - thể thao - hội thảo . Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, bao gồm phát triển cả du lịch biển đảo, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa và du lịch công vụ tạo nên sự hấp dẫn mang lại sự hài lòng, thích thú cho khách hàng khi hưởng thụ và níu chân du khách. Nguyên tắc đối với việc xây dựng sản phẩm du lịch tổng thể bao gồm: - Nguyên tắc kinh tế thị trường: Sản phẩm phải có nét đặc trưng riêng biệt để tạo ra thương hiệu và sức cạnh tranh lớn trong thị trường khu vực; sản phẩm phải đáp ứng được toàn diện các nhu cầu đa dạng của thị trường mục tiêu (nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, khả năng chi trả, khả năng tiếp cận); sản phẩm phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (KTXH) đặc thù của địa phương và khả năng đầu tư sản xuất của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận cao (Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, 2005). - Nguyên tắc bền vững môi trường: Sản phẩm phải góp phần bảo tồn và tôn vinh được các giá trị tài nguyên và môi trường của khu vực; sản phẩm phải tạo điều kiện cho các ngành nghề địa phương cùng phát triển và cuốn hút được người dân tham gia vào quá trình đầu tư sản xuất (Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, 2005). Nguyên tắc đối với việc phát triển các loại hình dịch vụ du lịch - Yêu cầu chung với tất cả các lọai hình dịch vụ là thông qua các hoạt động của mình để giới thiệu với du khách các giá trị đặc thù của tài nguyên du lịch (Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, 2005). - Các yêu cầu riêng đối với từng loại hình dịch vụ (Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, 2005) là: + Dịch vụ lữ hành: phải hoàn chỉnh và đầy đủ ở mức tối đa, phối hợp nhịp nhàng các dịch vụ đơn lẻ theo những cách phù hợp để thoả mãn hoàn toàn được các thị trường đa dạng của nó. Dịch vụ vận chuyển cần tạo khả năng tiếp cận tốt nhất 22
  39. với tài nguyên, không gây khói bụi và tiếng ồn và chất thải ra môi trường. Qui mô và kiểu dáng hài hòa với cảnh quan. + Dịch vụ lưu trú: có số lượng và qui mô phát triển đáp ứng được nhu cầu khách mà không vượt quá sức chứa môi trường. Đảm bảo các yêu cầu sử dụng: thuận lợi, tiện nghi, vệ sinh. Qui hoạch, thiết kế công trình kiến trúc phải tạo ra sức hấp dẫn tổng thể cho điểm đến và đáp ứng tốt tâm lý thẩm mỹ của từng đối tượng thị trường khách. Dịch vụ vui chơi giải trí: ưu tiên đầu tư các loại hình vui chơi giải trí gắn với việc khai thác đặc thù của tài nguyên du lịch để tạo ra nét đặc trưng riêng biệt. Vị trí, qui mô công trình phải hài hòa với cảnh quan và không vượt quá khả năng chịu tải của môi trường. + Dịch vụ ăn uống: Ngoài tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng thực phẩm, các dịch vụ ăn uống cần phải thông qua hoạt động của mình để giới thiệu với du khách về phong tục, tập quán và văn hoá ẩm thực của địa phương. + Dịch vụ hàng hóa: Phù hợp với nhu cầu của khách về nội dung, chất lượng, thẩm mỹ. Hàng hoá lưu niệm phải mang đậm nét đặc trưng bản địa mà các địa phương khác không có. 2.1.4.2. Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, dịch vụ du lịch biển đảo Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm, cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chúng bao gồm hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi - giải trí, phương tiện vận chuyển, và đặc biệt bao gồm các công trình kiến trúc bổ trợ (Nguyễn Văn Đính và Trần Minh Hòa, 2004). Đây là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình phát triển DLBĐ. Các yếu tố của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các thành phần như sau (Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2014): Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch bao gồm: Hệ thống các khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông và có thể là các rạp chiếu phim, công viên nếu do ngành du lịch đầu tư xây dựng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội tham gia phục vụ du lịch bao gồm: Cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc các ngành khác nhau có tham gia phục vụ du lịch như hệ thống giao thông vận tải, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống lưới điện, nước và các cơ sở phục vụ khác. 23
  40. Từ quan điểm trên cho thấy nội dung phát triển cơ vật chất - kỹ thuật DLBĐ là làm gia tăng về số lượng và chất lượng các yếu tố của cơ sở vật chất kỹ thuật DLBĐ theo một cơ cấu hợp lý. Trong điều kiện hội nhập ngày nay cùng với tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ cho thấy xu hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: Phát triển đa dạng hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, nghĩa là tạo ra các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách. Song nó cũng là điều kiện để huy động mọi nguồn lực trong dân cư để phát triển du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004). Đối với DLBĐ cần chú trọng trước hết đa dạng hóa các dịch vụ sản phẩm thiết yếu như: phát triển các loại hình lưu trú gắn liền với tài nguyên biển đảo, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn trên bờ, ven biển; hệ thống tàu ngủ đêm trên biển. ; phát triển đa dạng hoá dịch vụ ăn uống, văn hoá ẩm thực của người dân bản địa; mở rộng cách chế biến hải sản theo kiểu ăn Âu, Á ; đầu tư đa dạng hóa các phương tiện vận chuyển, Đồng thời đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung. Phát triển hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tính hiện đại được thể hiện trong việc trang bị phương tiện giao thông đẹp, tiện nghi, tốc độ cao; trang bị hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện làm việc, quản lý hiện đại; đầu tư xây dựng mới hệ thống khách sạn cao cấp với trang thiết bị hiện đại đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004), Đối với DLBĐ trong phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cần chú ý tới các yếu tố: mức độ tiện nghi, mức độ thẩm mỹ, mức độ vệ sinh và mức độ an toàn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xu thế hội nhập ngày nay. Ưu tiên phát triển, đầu tư các phương tiện vận chuyển hiện đại có tốc độ cao, an toàn, rút ngắn thời gian để khách tiếp cận với các điểm đến. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần kết hợp giữa hiện đại và truyền thống. Đây là xu hướng không chỉ nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch mà còn góp phần tích cực vào việc giữ gìn nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Kết hợp hài hòa giữa phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với môi trường thiên nhiên (Nguyễn Văn Đình và Trần Thị Minh Hòa, 2004). 2.1.4.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch biển đảo Nguồn nhân lực du lịch bao gồm những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của con người và nhu cầu phát triển xã hội. Nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch là một bộ phận của lao động xã hội. Hiện nay, lao động trong du lịch chiếm khoảng 10% tổng lao động trên toàn thế giới 24
  41. (Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014). Với những đặc thù của sản phẩm du lịch, lao động trong du lịch cũng có những đặc điểm riêng nhằm thích ứng với việc tạo ra sản phẩm cũng như đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Phát triển nguồn nhân lực cho DLBĐ là những hoạt động nhằm gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng của lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến DLBĐ với một cơ cấu hợp lý. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực là những yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004). Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua tính chuyên nghiệp phục vụ du khách và trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch. Nguồn nhân lực luôn là yếu tố then chốt trong việc phát triển nói chung và phát triển DLBĐ nói riêng. Do tính chất vô hình của sản phẩm, vốn là đặc tính đặc thù của sản phẩm du lịch biển, nên chất lượng phục vụ trở thành yếu tố đánh giá mức độ thành công của sản phẩm. Trong phát triển nhân lực phục vụ DLBĐ, cần chú trọng vào hai nội dung: Đầu tư, nâng cấp, xây mới hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch tại một số địa bàn trọng điểm du lịch ven biển; tổ chức các khóa đào tạo về quản lý, kĩ năng nghề phục vụ phát triển du lịch biển, tiếp cận với trình độ khu vực và quốc tế. 2.1.4.4. Phát triển không gian du lịch Tổ chức không gian (lãnh thổ du lịch) được hiểu là một hệ thống liên kết không gian các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn, cơ sở hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất (Nguyễn Minh Tuệ và cs., 2010). Việc phát triển không gian du lịch là mội nội dung quan trọng trong phát triển du lịch, bao gồm các hoạt động: Xác định không gian, tiềm năng, các điều kiện kết cấu hạ tầng; xác định các điểm du lịch, cụm du lịch, trung tâm du lịch, các tổ hợp du lịch, các tuyến du lịch, các tiểu vùng, á vùng du lịch được đầu tư và phát triển. Việc phát triển không gian du lịch cần dựa trên các cơ sở sau: Khảo sát kiểm kê đánh giá nguồn lực phát triển du lịch; thực trang kinh doanh du lịch; xu hướng phát triển du lịch; dự báo nhu cầu phát triển du lịch (như là khách du lịch, cơ sở vật 25
  42. chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực, các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, vốn đầu tư); quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực (Bùi Thị Hải Yến, 2007). 2.1.4.5. Tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được coi là một nội dung quan trọng trong việc phát triển thị trường, phát triển cầu du lịch, góp phần vào sự phát triển ngành du lịch của mỗi địa phương. Để thu hút khách du lịch, thì một trong những biện pháp quan trọng mà các địa phương, doanh nghiệp du lịch cần thực hiện đó là tiến hành tuyên truyền, quảng cáo, xây dựng thương hiệu và xúc tiến du lịch với mục tiêu đưa thông tin, hình ảnh của đất nước, con người với những nét độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn tới du khách từ đó kích thích nhu cầu du lịch của khách đối với điểm đến và mở rộng chiếm lĩnh thị trường. Xúc tiến du lịch của một quốc gia, khu vực, điểm đến có thể góp phần đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu quốc gia hay điểm đến đó. Thực tế, trong phát triển DLBĐ, Thái Lan hay Malaysia, Indonesia là những nước thực hiện tốt việc xúc tiến và xây dựng thương hiệu điểm đến. Nhắc đến Thái Lan, khách du lịch nghĩ ngay đến các bãi biển xinh đẹp ở Pataya, Malaysia với một “Châu Á đích thực” (Truly Malaysia), trong khi Bali (Indonesia) được coi là “thiên đường nhiệt đới” (Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch 2005). Ngược lại, hoạt động xúc tiến dàn trải nhưng không có chiều sâu, không mang lại hiệu quả không những làm lãng phí nguồn lực mà còn lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia. Mặt khác, hoạt động xúc tiến còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng cư dân, du khách về giá trị nhân văn, tự nhiên của điểm đến, từ đó có những cách hành xử đúng đắn khi đi du lịch. Để phát triển DLBĐ, gây được hình tượng của điểm đến đối với du khách việc xây dựng thương hiệu DLBĐ có ý nghĩa quan trong. Nguyên tắc xây dựng thương hiệu du lịch phải đảm bảo sựi rõ ràng rằng nó không đại diện cho một thứ gì khác; thương hiệu và thực tế của thương hiệu phải là một thể đồng nhất, nếu không thương hiệu đó sẽ thất bại. Việc xây dựng thương hiệu cho điểm đến phải dựa trên cơ sở thương hiệu của sản phẩm du lịch biển đảo đặc trưng có tính cạnh tranh cao. Đồng có những nghiên cứu cụ thể, tăng cường sự phối hợp của các bên liên quan trong việc xây dựng thương hiểu để đảm bảo tính thống nhất. 26
  43. 2.1.4.6. Đầu tư và liên kết phát triển du lịch a) Đầu tư phát triển du lịch Đầu tư phát triển du lịch là quá trình sử dụng các nguồn lực tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, không gian du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và phát triển thị trường để mang lại các lợi ích, hiệu quả kinh tế. Đầu tư phát triển du lịch nói chung, DLBĐ nói riêng cần dựa trên các căn cứ sau: Dựa trên quy hoạch phát triển du lịch. Việc đầu tư phát triển du lịch cần gắn liền với các quy hoạch phát triển du lịch để tránh việc đầu tư dàn trải, lãng phí và đảm bảo sự phát triển bền vững. Dựa trên các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực vốn đầu tư giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Cần tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, để tranh thủ ngồn lực vốn và xã hội hóa phát triển du lịch. b) Liên kết phát triển du lịch Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch không chỉ nằm trong một vùng, một tỉnh mà vượt ra khỏi phạm vi hành chính của một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương là xu thế chung tất yếu trong thời đại hiện nay. Liên kết du lịch cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch, tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan, từ đó có thể thu hút được các nhà đầu tư, thu hút khách du lịch đến mỗi địa phương. Các hình thức cơ bản liên kết phát triển du lịch bao gồm các lĩnh vực : Liên kết trong phát triển sản phẩm. Liên kết các sản phẩm trong các dòng sản phẩm giữa các vùng để tạo ra bộ sản phẩm du lịch tổng hợp, đáp ứng yếu tố phong phú cho một chuyến đi. Liên kết trong phát không gian du lịch nhằm phát triển, mở rộng các tuyến du lịch liên huyện, liên tỉnh, liên vùng, làm đa dạng hóa loại hình, phong phú chuyến đi cho khách du lịch và đem lại lợi ích cho các bên tham gia. 27
  44. Liên kết cần trong việc xúc tiến, quảng bá du lịch sẽ tạo ra hiệu quả trong công tác quảng bá, xúc tiến, đồng thời tiết kiệm được chi phí và thời gian. Liên kết trong tổ chức quản lý nhà nước của các hoạt động du lịch để đảm bảo sự phát triển bền vững du lịch của các vùng. 2.1.4.7. Tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu Du lịch, đặc biệt DLBĐ rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường tự nhiên vì vậy được xem là một trong những ngành chịu ảnh hưởng dưới tác động của biến đổi khí hậu. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động phát triển DLBD trực tiếp đến 3 nhóm đối tượng chủ yếu bao gồm: tài nguyên du lịch; hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hoạt động lữ hành (Phạm Trung Lương, 2016). Tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển DLBĐ là mội nội dung quan trọng. Theo tác giả Phạm Trung Lương (2016), hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển du lịch bao gồm các hoạt động “giảm nhẹ” và “thích ứng” với tác động của biến đổi khí hậu với các nội dung sau: Các hoạt động “giảm nhẹ” gồm các hoạt động là: (i) Giảm và tiến tới thay thế các thiết bị làm lạnh có sử dụng khí CFC, hạn chế khí thải CO2 từ các phương tiện vận chuyển du lịch. (ii) Khuyến khích phát triển loại hình/sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường. (iii) Tăng cường năng lực quản lý “sức chứa” đối với các khu điểm du lịch tự nhiên. (iv) Khuyến khích và tăng cường trồng cây ở các khu, điểm du lịch. (v) Khuyến khích áp dụng mô hình Giảm thiểu chất thải - Tái sử dụng - Tái chế chất thải trong hoạt động phát triển du lịch. (vi) Khuyến khích tiết kiệm năng lượng, nước và sử dụng năng lượng thay thế. Các hoạt động “thích ứng” gồm các hoạt động là: (i) Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và những tác động đến du lịch. (ii) Xây dựng hệ thống chính sách bảo vệ tài nguyên, các khu điểm du lịch. (iii) Tiến hành các nghiên cứu có hệ thống về tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch ở Việt Nam. (iv) Tiến hành rà soát, điều chỉnh lại các chính sách, chiến lược và các quy hoạch từ tổng thể tới chi tiết phù hợp với thực tế tác động của biến đổi khí hậu. (v) Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm và có được sự giúp đỡ quốc tế về ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch. 2.1.5. Kết quả của phát triển du lịch biển đảo Kết quả của sự phát triển DLBĐ được biểu hiện bằng sự tăng trưởng về khách du lịch, thu nhập du lịch và sự đóng góp vào ngành dịch vụ góp phần thúc 28
  45. đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả du lịch bao gồm: Mức tăng trưởng lượng khách du lịch; sự gia tăng thu nhập du lịch; tăng về quy mô cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch; số lượng việc làm tăng thêm từ phát triển DLBĐ (Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2013). Theo Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), thu nhập từ khách du lịch bao gồm các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là: thu nhập từ cơ sở lưu trú và ăn uống, kinh doanh tuyến du lịch, điểm du lịch, từ vận chuyển khách du lịch và từ các dịch vụ du lịch khác. Thực tế cho thấy, tất cả các khoản này không phải chỉ do các hoạt động du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu. Bên cạnh hiệu quả kinh tế du lịch, trong phát triển du lịch còn phải tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch. Tức là phải tính đến mức đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, sức lôi kéo sự phát triển của các ngành kinh tế khác và hiệu ứng tích cực đối với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững (Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2013). Du lịch biển đảo là loại hình du lịch đặc thù, vì vậy kết quả của phát triển DLBĐ ngoài việc chú trọng tới các mục tiêu kinh tế còn cần quan tâm tới các mục tiêu sau: Nâng cao mức độ thay đổi phương thức tiến hành các hoạt động du lịch theo hướng ngày càng hiện đại và hiệu quả đem lại từ hoạt động du lịch. Cụ thể là những sản phẩm du lịch, hướng vào phát triển hiệu quả có tốc độ phát triển nhanh, những công nghệ, phương thức phục vụ hiện đại có năng suất cao được chú trọng phát triển, cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch được đầu tư có hiệu quả bảo đảm sự phát triển mang tính bền vững cao. Nâng cao chất lượng tham gia của du khách, dân cư và chính quyền địa phương cũng như các nhà kinh doanh du lịch biển đảo và quá trình phát triển ngày càng tự giác, tích cực trên cơ sở tinh thần cộng đồng, sự hài hòa về lợi ích. Phát triển DLBĐ phải đi liền với các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh, chủ quyền biển đảo. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và đóng góp của DLBĐ đối với kinh tế - xã hội của địa phương bao gồm: Các chỉ tiêu về dòng khách: làm gia tăng lượng 29
  46. khách DLBĐ và số ngày lưu trú; gia tăng mức chi tiêu của du khách. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động: mức gia tăng doanh thu, thu nhập DLBĐ; gia tăng tỷ lệ đóng góp của DLBĐ vào doanh thu ngành du lịch; gia tăng tỷ lệ đóng góp của du lịch biển vào giá trị sản xuất của địa phương; gia tăng việc làm, thu nhập cho người dân địa phương; gia tăng đóng góp vào ngân sách, Các chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật: gia tăng số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú, nhà hàng, phương tiện vận chuyển khách. Các chỉ tiêu liên quan đến nguồn nhân lực DLBĐ: gia tăng về số lượng, chất lượng, trình độ nguồn nhân lực DLBĐ. Các chỉ tiêu về phát triển cơ sở hạ tầng: gia tăng về số lượng, chất lượng về đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng địa phương. 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo Luận án xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DLBĐ dưới góc độ ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố trong nội dung phát triển du lịch, ảnh hưởng tới cung và cầu du lịch theo Sơ đồ 2.3. Nhận thức xã hội Năng lực các Môi Tác động Hệ thống doanh nghiệp trường tự và tham gia của cộng đồng địa của biến du lịch và môi nhiên và đổi khí trường kinh sự đảm phương vào hoạt phụ trợ doanh DL động du lịch hậu bảo về an ninh- quốc phòng Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo Công tác Cơ sở Công tác Phát triển QLNN và hạ tầng quy hoạch kinh tế - Tính Thời cơ chế chính khu vực phát triển xã hội vụ của sách phát biển của địa DLBĐ DLBD triển DLBĐ đảo phương Cầu du Cung du lịch lịch Phát triển du lịch Sơ đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch biển đảo 30
  47. 2.1.6.1. Quản lý nhà nước và cơ chế chính sách phát triển du lịch biển đảo a) Công tác quản lý nhà nước Công tác quản lý nhà nước đều ảnh hưởng đến cung và cầu du lịch. Theo Luật du lịch (2005), nội dung quản lý nhà nước về du lịch gồm có 9 nội dung: (1) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch. (2) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch. (3) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch. (4) Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. (5) Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. (6) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. (7) Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch. (8) Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch. (9) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch. Hoạt động du lịch rất đa dạng và luôn đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước để duy trì và phát triển, đặc biệt là DLBĐ. Việc thành công hay thất bại của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào khung khổ pháp lý. Do vậy, vấn đề quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch là một vấn đề cần thiết được đặt lên hàng đầu. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển đúng mạnh mẽ, bền vững, thể chế thị trường được xác lập, sự vận động các yếu tố thị trường được thông suốt (Nguyễn Tấn Vinh, 2008). Quản lý nhà nước về du lịch còn tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động du lịch; đồng thời chỉ có sự quản lý thống nhất của nhà nước về hoạt động du lịch, đặc biệt DLBĐ mới giúp cho phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương có tài nguyên DLBĐ đạt hiệu quả. b) Cơ chế chính sách Chính sách phát triển du lịch là tập hợp các chủ trương và hành động của Nhà nước để phát triển du lịch (Nguyễn Tấn Vinh, 2008). Chính sách du lịch là công cụ để Nhà nước tham gia, điều tiết, định hướng sự phát triển của ngành du lịch. Cơ chế, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng quan trọng trong sự phát 31
  48. triển của du lịch nói chung, DLBĐ nói riêng. Nếu Nhà nước có các chính sách ưu đãi, đúng đắn, phù hợp, kịp thời về phát triển DLBĐ sẽ kích thích cầu du lịch phát triển, đồng thời tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư; ngược lại nếu Nhà nước không có các chính sách phù hợp, đúng đắn, kịp thời (chính sách đi sau) sẽ không kích thích được sự phát triển, thậm chí còn kìm hãm sự phát triển. Thời gian qua, nước ta đã có nhiều chính sách đúng đắn nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch, đặc biệt DLBĐ (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2013) như: hỗ trợ tiền thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT); hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, hỗ trợ về xúc tiến quảng bá, . từ đó tạo môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi thu hút các nhà đầu tư đến xây dựng các khu DLBĐ mang tầm cỡ khu vực và quốc tế như: Khu du lịch Phú Quốc (Kiên Giang), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Vân Đồn - Vịnh BTL (Quảng Ninh). 2.1.6.2. Công tác quy hoạch phát triển du lịch biển đảo Quy hoạch phát triển du lịch có thể được coi là việc xây dựng trước một kế hoạch (hoặc một phương pháp) để đánh giá tình huống hiện tại, dự báo tình huống tương lai và lựa chọn một chương trình hành động phù hợp để tạo được nhiều cơ hội sẵn có nhất cho sự phát triển của điểm đến du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004). Công tác quy hoạch du lịch được thực hiện tốt có thể làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể đem lại cho cộng đồng, cho doanh nghiệp du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004). Nếu công tác quy hoạch có chất lượng thì nó sẽ giúp cho yếu tố cung du lịch và cầu du lịch phù hợp với nhau, tạo ra sự cân bằng cung - cầu, giúp cho thị trường du lịch phát triển lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả, thúc đẩy du lịch phát triển. Ngược lại, công tác này được thực hiện không tốt có thể dẫn đến sự phát triển du lịch thiếu tính kiểm soát (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004). Những lợi ích ngắn hạn trước mắt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai như: suy giảm tài nguyên môi trường, giảm sự hấp dẫn du khách, làm cho tính thời vụ cao gây lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn lao động và vốn từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh tế - xã hội. 32
  49. 2.1.6.3. Cơ sở hạ tầng (CSHT) Cơ sở hạ tầng của khu vực biển đảo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đẩy mạnh phát triển DLBĐ, bao gồm: Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải: Giao thông vận tải có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Nói đến sự phát triển của giao thông vận tải có ảnh hưởng đến du lịch, chúng ta quan tâm đến cả hai phương diện. Sự phát triển về số lượng của các phương tiện vận chuyển đã làm cho mạng lưới giao thông vươn tới được mọi nơi trên trái đất. Sự phát triển số lượng các loại hình phương tiện vận chuyển sẽ làm cho hoạt động du lịch trở nên tiện lợi và mềm dẻo, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của du khách (Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014). Đối với DLBĐ địa hình chia cắt khá phức tạp, đòi hỏi các phương tiện giao thông phục vụ di chuyển của du khách đa dạng về hình thức, đảm bảo an toàn và tiện nghi cho du khách. Thông tin liên lạc: là một bộ phận quan trọng của CSHT phục vụ DLBĐ. Đây là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004). Trong đời sống hiện đại nói chung, hoạt động DLBĐ nói riêng không thể thiếu các phương tiện thông tin liên lạc. Hệ thống cung cấp điện, nước: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên. Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn ở, đi lại, du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004). Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí, tham quan, tìm hiểu của du khách. Như vậy, CSHT là điều kiện thiết yếu, tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động phát triển DLBĐ của địa phương. 2.1.6.4. Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Kinh tế - xã hội phát triển tạo điều kiện nảy sinh nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến du lịch, không chỉ là nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mức sống, thời gian nhà rỗi, mà còn cả những sản phẩm về vật chất và tinh thần phục vụ cho du khách (Nguyễn Minh Tuệ, 2010) là nhân tố tác động đến cung cu lịch, thúc đẩy du lịch phát triển. Đối với địa phương nơi có tài nguyên du lịch, kinh tế - xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi về các nguồn lực tài chính, lao động để phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ du lịch và ngược lại. Đây là nhân tố tác động đến cung du lịch của địa phương, là cơ sở để phát triển du lịch. 33
  50. 2.1.6.5. Tính thời vụ của du lịch biển đảo Quan niệm về tính thời vụ du lịch được nhiều tác giả cùng quan điểm như sau: Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại hàng năm đối với cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của một số nhân tố nhất định. Các yếu tố mang tính tự nhiên, đặc biệt là nhân tố khí hậu quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Đây là yếu tố tác động lên cả cung và cầu trong du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004). Tuy nhiên, ở từng vùng khí hậu cụ thể thì mức độ tác động có khác nhau; ví dụ ở khí hậu hàn đới thì nhân tố này tác động lên cả cung và cầu du lịch, song ở vùng khí hậu nhiệt đới thì nhân tố này lại chỉ tác động chủ yếu đến cầu du lịch. Đối với du lịch biển đảo các thành phần của khí hậu như cường độ ánh nắng, độ ẩm, độ mạnh và hướng gió, nhiệt độ, cùng với một số điểm khác của tài nguyên tự nhiên DLBĐ như: độ sâu, kích thước bãi tắm, nhiệt độ của nước biển, quyết định đến mức độ tiện nghi phù hợp với việc tắm và phơi nắng của khách từ đó ảnh hưởng đến việc xác định giới hạn, độ dài ngắn của mùa vụ DLBĐ. Chẳng hạn đối với khách du lịch Bắc Âu, nhiệt độ nước biển từ 15 - 160C là phù hợp để tắm, mùa du lịch có thể kéo dài; đối với các đối tượng khách du lịch khác nhiệt độ nước biển phải từ 20 - 250C (hoặc cao hơn nữa ) mới phù hợp để tắm biển nên mùa vụ du lịch bị co ngắn lại (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004). Tính thời vụ trong DLBĐ mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng ven biển, đảo có hoạt động du lịch (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2005). Mỗi vùng du lịch thuộc khu vực biển, đảo thường có một mùa du lịch chính, thường vào mùa hè là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du lịch cao nhất. Độ dài của thời gian, cường độ của thời vụ DLBĐ thường ngắn và cường độ rất mạnh do phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên và nhu cầu của du khách. Tính thời vụ DLBĐ ảnh hưởng bất lợi trực tiếp đến việc phát triển DLBĐ, đến tất cả các thành phần tham gia vào quá trình hoạt động du lịch, bao gồm: cư dân sở tại; chính quyền địa phương; đặc biệt là đến khách du lịch và nhà kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng đến giá trị của những tài nguyên du lịch và các ngành kinh tế khác (Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014). Vào mùa chính của DLBĐ, cầu du lịch tập trung quá lớn tại các khu vực diễn ra hoạt động DLBĐ, điều này sẽ tác động bất lợi trực tiếp tới khách du lịch, thường là sẽ gặp khó khăn trong việc tìm chỗ nghỉ ngơi thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn của mình và cũng xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch tại bến tàu, 34
  51. bến cảng, trên các phương tiện giao thông, các trung tâm giải trí Vấn đề này tác động không nhỏ đến tâm lý của khách, làm giảm tiện nghi khi đi lại, gây mệt mỏi cho khách, đồng thời việc sử dụng các cơ sở lưu trú không được thoải mái, ảnh hưởng đến việc cảm nhận giá trị tài nguyên du lịch và độ hài lòng của du khách. Và tất nhiên, việc giảm chất lượng phục vụ khách du lịch là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, vào mùa cao điểm du lịch cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trong việc quản lý tình hình an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn (Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014). Ngược lại, vào mùa trái du lịch, cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì đó là thời điểm ít khách hoặc không có khách, nguồn doanh thu từ du lịch giảm mạnh do lượng khách giảm. Trong khi đó, doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải chi trả các khoản chi phí cố định lớn như khấu hao, lương nhân viên, Chính vì thế, lợi nhuận rất thấp hoặc không có, đồng thời tác động đến việc tổ chức và sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương, người làm hợp đồng theo thời vụ sẽ không còn việc, họ bị thất nghiệp hoặc thay thế công việc khác, điều đó ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của những người dân làm việc này. Ngoài ra, ngay cả những nhân viên làm việc lâu dài tại các doanh nghiệp du lịch cũng có thể giảm thu nhập vào mùa trái du lịch do nguồn thu của doanh nghiệp giảm sút (Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014). Tính thời vụ du lịch tác động đồng thời lên nhiều đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp du lịch mà kể cả những ngành nghề có liên quan khác (Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014). Trong hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch cần nhận thức mức độ tác động và tìm ra các biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất những bất lợi do tính thời vụ du lịch gây ra. Từ đó, mang lại sự hài lòng cho du khách, tăng hiệu quả kinh doanh và góp phần vào việc bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội. 2.1.6.6. Hệ thống dịch vụ phụ trợ cho du lịch biển đảo Hệ thống dịch vụ phụ trợ DLBĐ bao gồm các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ mua sắm, trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, các dịch vụ y tế chữa bệnh có mục đích phục vụ du lịch (chữa bệnh bằng nước khoáng, tắm bùn, tắm cát biển ) và các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hoá - xã hội cho khách du lịch, tạo điều kiện giao tiếp xã hội, tuyên truyền về truyền thống, thành tựu văn hóa xã hội của ngư dân vùng biển như trung tâm văn hoá, phòng chiếu phim, nhà hát (Nguyễn Minh Tuệ và cs., 2010) 35