Luận án Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

pdf 183 trang hapham 1740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_von_dau_tu_phat_trien_tu_ngan_sach_nha_nuoc.pdf

Nội dung text: Luận án Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÔ THI SAN SA MAY Qu¶n lý vèn ®Çu t­ ph¸t triÓn tõ ng©n s¸ch nhµ n­íc ë tØnh sa la v¨n, céng hßa d©n chñ nh©n d©n Lµo LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÔ THI SAN SA MAY Qu¶n lý vèn ®Çu t­ ph¸t triÓn tõ ng©n s¸ch nhµ n­íc ë tØnh sa la v¨n, céng hßa d©n chñ nh©n d©n Lµo Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62 34 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS TRỊNH THỊ ÁI HOA 2. TS NGUYỄN QUỐC THÁI HÀ NỘI - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phô Thi San Sa May
  4. MỤC LỤC Comment [N.Q.1]: Làm lại mục lục vì kết cấu của các chương đã thay đổi. Trang MỞĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI LUẬN ÁN 4 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đếđền tài luận án 4 1.2. Những kết luận và vấn đềđặt ra cho nghiên cứu tiếp theo của luận án 23 Chương 2: CƠ ỞS LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 25 2.1. Một sốvấn đề chung vềvốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước cấp tỉnh 25 2.2. Những vấn đềlý luận vềquản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh 37 2.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước của một sốđịa phương trong nước, quốc tế và bài học rút ra cho tỉnh Sa La Văn 70 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH SA LA VĂN 81 3.1. Khái quát chung vềđiều kiện tựnhiên và kinh tế- xã hội của tỉnh Sa La Văn 81 3.2. Bộ máy quản lý và thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn 90 3.3. Đánh giá chung vềquản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn 115 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ỞTỈNH SA LA VĂN 130 4.1. Định hướng phát triển kinh tế và phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn 130 4.2. Các giải pháp chủyếu hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn 138 KẾT LUẬN 161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 164
  5. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND : Cộng hòa Dân chủNhân dân CP : Chính phủ GDP : Tổng sản phẩm nội địa ODA : Hỗtrợphát triển chính thức QĐ : Quy định QĐ : Quyết định TC : Tài chính USD : Đô la Mỹ
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH Trang Bảng 3.1: Nhịp độtăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006 - 84 2012 Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh ết của tỉnh Sa La Văn giai đoạn 85 2006 - 2012 Bảng 3.3: Tổng cấp phát vốn đầu tư phát triển thuộc ngân 102 sách nhà nước ởtỉnh Sa La Văn năm 2006- 2012 Bảng 3.4: Vốn đầu tư phát triển và tỷtrọng vốn đầu tư phát 104 triển từngân sách nhà nước trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ởtỉnh Sa La Văn, giaiđoạn 2006-2012 Bảng 3.5: Nguồn vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước 107 cho các ngành, lĩnh ự v c của tỉnh Sa La Văn, giai đoạn 2006 - 2012 Bảng 4.1: Yêu cầu vềvốn đầu tư từngân sách nhà nước cho 134 một sốlĩnh vực ởSa La Văn Biểu đồ3.1: Vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước 106 tỉnh Sa La Văn giai đoạn 2006 - 2012 Comment [N.Q.2]: Bổ sung nguồn trích dẫn cho biểu này. Hình 2.1: Bộmáy quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách 45 nhà nước Hình 3.1: Cơ cấu bộmáy quản lý vốn đầu tư phát triển từ 91 ngân sách nhà nước ởtỉnh Sa La Văn
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những thành tựu xây dựng và phát triển đất nước trong hơn 36 năm qua đã chứng minh và khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Đảng và các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước Lào trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tỉnh Sa La Văn là một tỉnh thuộc vùng kinh tế Nam Lào. Đây là tỉnh có nhiều tiềm năng lớn. Hơn 36 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, tỉnh Sa La Văn cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội. GDP của tỉnh Sa La Văn tăng trưởng với tốc độ trung bình 9%/năm trong 10 năm gần đây. Đến nay, GDP bình quân đầu người của Sa La Văn 959 USD/người/năm. Tuy nhiên, so với mức bình quân của cả nước, con số này của tỉnh Sa La Văn còn ở mức thấp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng thấp so với cả nước. Chênh lệch trình độ phát triển của Sa La Văn so với các tỉnh trong vùng và các tỉnh khác trong cả nước ngày càng cao. Để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Sa La Văn và các vùng kinh tế khác của CHDCND Lào, đồng thời thúc đẩy kinh tế tỉnh Sa La Văn phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh, vấn đề đặt ra là cần phải huy động và quản lý sử dụng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế ở vùng này sao cho có hiệu quả. Trong những năm qua, Nhà nước Lào đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời Nhà nước đã trực tiếp đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế Nam Lào, trong đó có tỉnh Sa La Văn. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư vào các tỉnh này. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách, cơ chế nhằm quản lý sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nói chung và ở tỉnh Sa La Văn nói riêng.
  9. 2 Tuy nhiên, cơ chế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của CHDCND Lào nói chung và của tỉnh Sa La Văn nói riêng còn có nhiều hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn, theo đó, làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế ở tỉnh so với các tỉnh khác của CHDCND Lào. Tình hình này đặt ra yêu cầu phải có sự nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi chọn: "Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" làm đề tài cho luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là hệ thống hoá, làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp đổi mới quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. Để thực hiện mục đích này, đề tài luận án có nhiệm vụ: - Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh. - Phân tích đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. - Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu: chủ đề nghiên cứu được xem xét trong phạm vi
  10. 3 tỉnh Sa La Văn. - Chỉ nghiên cứu quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh không nghiên cứu quản lý vốn ở cấp dự án. - Nghiên cứu thực trạng được thực hiện cho giai đoạn 2006 - 2012, các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên những nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài. Tổng kết, đánh giá thực tiễn quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn dựa trên số liệu điều tra, thống kê của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Cũng đã trực tiếp trao đổi với các cơ quan quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn thông qua phỏng vấn chuyên gia, các cán bộ, các nhà làm chính sách và xây dựng cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển của tỉnh Sa La Văn. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau: - Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh. - Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu 4 chương, 10 tiết.
  11. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở các nước phương Tây Tại các nước phương Tây, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án. Các công trình đó được nghiên cứu theo các hướng sau: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về tài chính công Cuốn Tài chính công của tác giả David N Hyman [42] đã minh chứng rõ ràng vai trò của chính phủ trong điều hành nền kinh tế và lý giải vì sao chính phủ phải quyết định khu vực công và việc quyết định như thế nào. Cuốn sách cũng đề cập đến các vấn đề nóng bỏng trên thực tế như quân sự, an ninh quốc gia, ô nhiễm môi trường, an sinh xã hội, cải cách thuế liên bang và chiến tranh Iraq. Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2001 của tác giả Lê Vinh Danh [18] chủ yếu luận giải chính sách công nói chung và minh hoạ bằng chính sách công của Hoa Kỳ, trong đó có chính sách tài khóa - liên quan tới quản lý vốn từ ngân sách nhà nước. Cuốn sách làm rõ nội dung và quy trình quản lý ngân sách nhà nước khá chặt chẽ ở Hoa Kỳ qua bốn khâu: lập kế hoạch, chuẩn chi, thực hiện chi và kiểm toán. Việc vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chủ yếu theo mô hình định hướng đầu ra và với chế độ công khai, trách nhiệm giải trình. Đây là gợi ý quan trọng trong đổi mới cơ chế quản lý tài chính công nói chung và quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Sa La Văn nói riêng. Cuốn Kinh tế học công cộng của tác giả Joseph Stiglitz [75] đề cập đến
  12. 5 vấn đề chi tiêu công, các nguyên lý bảo đảm chi tiêu công có hiệu quả và việc sử dụng các phương pháp đánh giá chung như phương pháp phân tích lợi ích - chi phí đối với các chương trình, dự án chi tiêu công. Đây cũng là gợi ý tốt cho việc đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước nói chung và cho đầu tư phát triển nói riêng. Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về quản lý dự án Cuốn Quản lý dự án của tác giả Gary R. Heerkens [29] làm rõ các vấn đề cơ bản của dự án, nội dung các khâu trong chu trình dự án, chú trọng quản lý rủi ro trong thực hiện dự án. Công trình có cách tiếp cận nghiên cứu cụ thể và mang tính thực tiễn cao. Công trình này có thể tham khảo khi nghiên cứu quản lý dự án nói chung và các nội dung cụ thể của quản lý một dự án nói riêng. Việc quản lý dự án được xem xét dưới giác độ "vi mô" là chủ yếu, không đề cập đến quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển và ít liên quan tới nguồn vốn ngân sách nhà nước. Cuốn Quản lý dự án - Các vấn đề, phương pháp áp dụng ở Việt Nam của tác giả Georges Hirch, Đặng Hữu Đạo, Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Chân [30], đã đưa ra các hình thức tổ chức quản lý dự án: Theo chức năng chuyên môn, theo dự án, tổ chức dạng ma trận; các tiêu chí về nhà quản lý dự án như: phẩm chất, trách nhiệm, giao tiếp, kinh doanh và văn hoá, khuyến khích - động viên, phong cách lãnh đạo; giới thiệu phương pháp phân tích dự án như: phân tích kỹ thuật, phân tích tài chính, phân tích kinh tế. Đặc biệt, công trình này khá lưu tâm tới điều phối trong quản lý dự án và quản lý rủi ro trong dự án. Đây là công trình mang tính lý thuyết của nước ngoài nhưng cũng có thể vận dụng tốt vào điều kiện thực tế của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như các công trình khác, sách chỉ đề cập đến quản lý dự án ở cấp độ "vi mô". 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
  13. 6 Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về quản lý đầu tư, vốn ngân sách nhà nước Theo Giáo trình Phân tích và Quản lý dự án đầu tư của PGS.TS Thái Bá Cẩn [11] đầu tư xây dựng là một ngành sản xuất vật chất quan trọng - sản xuất và tái sản xuất tài sản cố định cho các ngành kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư. Hoạt động đầu tư rất rộng và đa dạng, chịu nhiều tác động bởi những đặc điểm sản xuất của ngành, đặc điểm của sản phẩm xây dựng, liên quan đến nhiều ngành và điều kiện tự nhiên. Vì vậy, hoạt động đầu tư rất phức tạp, dễ gây ra thất thoát, lãng phí, dẫn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả đầu tư thấp. Do đó, phải nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng. Để nâng cao chất lượng quản lý đầu tư và xây dựng, trước hết và quan trọng nhất là quản lý tốt dự án đầu tư kể từ khi có ý định đầu tư, xác định chủ trương đầu tư, lập dự án đầu tư, quá trình thực hiện đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác và sử dụng. Nội dung cuốn sách gồm 10 chương: chương 1: Những nội dung cơ bản về quản lý đầu tư và dự án đầu tư; chương 2: Nội dung cơ bản về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư; chương 3: Thẩm định dự án đầu tư; chương 4: Phân tích kinh tế, tài chính dự án đầu tư; chương 5: Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; chương 6: Kế hoạch hoá vốn đầu tư; chương 7: Đấu thầu xây dựng; chương 8: Quản lý, thanh toán vốn đầu tư công trình xây dựng; chương 9: Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; chương 10: Tổ chức điều hành thực hiện và giám sát đầu tư. Cuốn Giáo trình Kinh tế đầu tư do PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và PGS.TS Từ Quang Phương đồng chủ biên [67] làm rõ các vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư, quản lý và kế hoạch hoá đầu tư, kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển, phương pháp luận về lập dự án đầu tư phát triển, thẩm định dự án đầu tư, bàn luận một số vấn đề về đấu thầu trong các dự án đầu tư, quan hệ quốc tế trong đầu tư.
  14. 7 Những kết quả nghiên cứu của giáo trình này mà tác giả luận án có thể chọn lọc kế thừa và phát triển trong quá trình viết luận án là: - Khái niệm đầu tư phát triển "là việc chi dùng vốn trong điều kiện hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất và tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển". - Bản chất của nguồn vốn đầu tư là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ phạm vi, đối tượng của giáo trình là Kinh tế đầu tư nói chung nên quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chỉ được đề cập ở mức độ rất sơ lược. Cuốn Cơ sở khoa học dự báo nguồn lực vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, của PGS. TS. Bùi Tất Thắng, TS. Nguyễn Công Mỹ [82] đã làm rõ các vấn đề cơ sở khoa học dự báo nguồn lực vốn đầu tư cho phát triển kinh tế thời kỳ đến năm 2020, dự báo nguồn lực vốn cho đầu tư phát triển kinh tế và kiến nghị các biện pháp huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Nội dung cơ sở khoa học dự báo nguồn lực vốn đầu tư còn phân tích đánh giá phương án dự báo nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế trong tương lai. Theo cuốn Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của PGS.TS Thái Bá Cẩn [10], lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động kinh tế, xã hội đang là vấn đề thời sự nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Hàng năm, ngân sách nhà nước dành trên 30% chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực đầu tư xây dựng. Do vậy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực, là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Trong thực tế, việc quản lý sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã và đang xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Trong nhiều năm qua cũng như hiện nay, không ít ý kiến cho rằng thất thoát lãng phí vốn đầu tư trong hoạt động xây dựng khoảng 30% Nội
  15. 8 dung cuốn sách đã làm rõ được những đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư xây dựng, chi phí xây dựng, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, các giải pháp và cơ chế quản lý tài chính nhằm ngăn ngừa thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng ở tất cả các khâu của chương trình đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, công trình này chủ yếu nghiên cứu quản lý tài chính trong phạm vi lĩnh vực đầu tư xây dựng, do vậy không nghiên cứu sâu quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Trong cuốn Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của tác giả Bùi Mạnh Hùng [38], tác giả tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản của dự án đầu tư, nội dung kinh tế của dự án đầu tư xây dựng, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; phân tích tài chính dự án đầu tư; làm rõ các nội dung, quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: chuẩn bị, thực hiện, kết thúc dự án; đưa ra các xu hướng ứng dụng chương trình máy tính trợ giúp quản lý dự án đầu tư. Công trình này cũng đề cập tới yêu cầu của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng tên một số khía cạnh và trình tự đầu tư xây dựng. Quản lý nhà nước về xây dựng và dự án đầu tư xây dựng được đề cập dưới dạng cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, công trình này không đề cập đến khía cạnh quản lý vốn ngân sách nhà nước trong dự án đầu tư xây dựng. Cuốn Tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng công trình của tác giả Bùi Ngọc Toàn [76] đề cập các vấn đề quản lý dự án xây dựng, đặc biệt phân tích, luận giải khâu kế hoạch dự án, quản lý thời gian và tiến độ dự án xây dựng, giám sát việc thực hiện dự án, làm rõ quản lý các nguồn lực của dự án, quản lý chi phí dự án, sử dụng các sơ đồ mạng trong quản lý thời gian và tiến độ dự án. Ngoài ra, còn đề cập tới dự toán chi đối với dự án đầu tư bao gồm các kế hoạch phân phối nguồn quỹ, phân chia kinh phí theo các hoạt động, các khoản mục chi phí, theo thời gian thực hiện Nhìn chung, nghiên cứu này tập trung vào khía cạnh lý thuyết quản trị dự án. Cuốn Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây
  16. 9 dựng của tác giả Nguyễn Văn Chọn [15] đã làm rõ đặc điểm hoạt động xây dựng, thiết kế xây dựng, sản phẩm xây dựng; các vấn đề về kinh tế đầu tư; rủi ro trong kinh doanh xây dựng, quản trị kinh doanh xây dựng, xác định chiến lược và lập kế hoạch trong kinh doanh xây dựng, tổ chức quản trị của doanh nghiệp xây dựng, tổ chức sản xuất xây dựng, quản lý lao động trong xây dựng, văn hóa, đạo đức kinh doanh, vốn đầu tư của doanh nghiệp xây dựng và hạch toán sản xuất - kinh doanh trong xây dựng. Tác giả cũng đề cập tới vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế đối với ngành xây dựng như: nội dung, tổ chức hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế; sơ đồ cấu trúc của hệ thống ngành kinh tế xây dựng trong nền kinh tế quốc dân; tổ chức bộ máy và quá trình quản lý nhà nước đối với ngành xây dựng; Vai trò của quy chế quản lý đầu tư xây dựng trong quản lý ngành xây dựng. Đặc biệt, công trình cũng đề cập tới một số tình hình về quản lý xây dựng ở nước ngoài như: tổ chức quản lý ngành kinh tế xây dựng; tình hình trang bị, năng suất, phát triển công nghệ trong xây dựng; tình hình chi phí cho xây dựng và một số khó khăn đối với ngành xây dựng của các nước chậm phát triển. Mặc dù phạm vi nghiên cứu của công trình này khá rộng, nhưng những nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng thì chưa thực sự rõ nét và nghiên cứu về đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước chưa được đề cập. Cuốn Kinh tế đầu tư xây dựng của tác giả Nguyễn Văn Chọn [14], chủ yếu làm rõ đặc thù của kinh tế đầu tư xây dựng và quản trị dự án đầu tư xây dựng, trong đó có đưa ra các phương pháp phân tích đánh giá dự án, các vấn đề về vốn kinh doanh, quản lý lao động, cung ứng vật tư, hạch toán kế toán của doanh nghiệp xây dựng. Nhìn chung, công trình này chủ yếu nghiên cứu quản lý dự án đầu tư xây dựng dưới góc độ ''vi mô''. Cuốn Thẩm định dự án đầu tư khu vực công của tác giả Nguyễn Hồng Thắng [84] gồm 12 chương, đề cập đến các vấn đề: Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư khu vực công; Khuôn khổ phân tích kinh tế; Phân tích dòng tiền
  17. 10 tài chính; Đánh giá hiệu quả tài chính; Ảnh hưởng của lạm phát trong phân tích tài chính; Phân tích kinh tế trong một thị trường chưa biến dạng; Phân tích kinh tế trong một thị trường biến dạng; Phân tích chi phí - lợi ích; Chi phí cơ hội kinh tế của vốn công; Chi phí cơ hội kinh tế của lao động; Quản trị rủi ro của dự án; Thực hành thẩm định dự án. Nội dung cuốn sách giải quyết vấn đề cụ thể của quản trị dự án đầu tư khu vực công, vì vậy, vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước chưa được đề cập đến. Cuốn Đầu tư phát triển của tác giả Ngô Doãn Vịnh [93] gồm 2 phần: phần I trình bày vấn đề phát triển - từ ý niệm đến công cuộc sinh tồn, phần II trình bày vấn đề đầu tư phát triển: đi tìm điều nên biết. Nội dung cuốn sách đưa ra những nhận định, phân tích về đầu tư phát triển một cách chung nhất. Đầu tư phát triển được hình thành bởi các nhân tố vốn đầu tư, việc đầu tư, hình thái đầu tư, nhà đầu tư, đối tượng đầu tư, môi trường đầu tư. Trong đó vấn đề quản lý đầu tư, đặc biệt là quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thì được đề cập một cách rất sơ lược. Tuy nhiên, những vấn đề được nhắc tới cũng có giá trị tham khảo mang tính gợi mở trong việc xây dựng khái niệm đầu tư phát triển. Đề tài Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh hiện trạng và giải pháp của TS. Lê Vinh Danh [18] có mục tiêu nghiên cứu là phân tích hiện trạng sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1993-2002; Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh; Từ những thông tin trong quá trình phân tích, xây dựng một chương trình phần mềm giúp các nhà quản lý dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan chức năng có liên quan của thành phố có thể thẩm định sơ bộ mức độ hiệu quả quản lý dự án đầu tư bằng tiền Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh hiệu quả đến đâu trong mỗi giai đoạn quản lý. Báo cáo tổng
  18. 11 quan kết quả nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Tình hình sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua (1993- 2002); Chương 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1993-2002; Chương 3: Giải pháp và chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới. Xuất phát từ phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài là các dự án đầu tư dùng tiền ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh nên hướng nghiên cứu tập trung vào đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đề tài không đi sâu vào nghiên cứu vấn đề quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên những nhận xét, đánh giá và những giải pháp đề tài đưa ra có ý nghĩa tham khảo, mang tính gợi mở cho việc so sánh, nhận định và tác giả luận án vận dụng để đưa ra các giải pháp cho quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Sa La Văn. Luận án Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An của tác giả Phan Thanh Mão [57] có đối tượng nghiên cứu là vấn đề chi ngân sách và hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Công trình này tập trung vào khía cạnh tài chính của đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, giải pháp trọng tâm là hoàn thiện chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển các vấn đề về quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước không được đề cập một cách cụ thể. Luận án Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp của tác giả Nguyễn Đẩu [22] có đối tượng nghiên cứu là quá trình huy động, sử dụng có hiệu quả vốn tài chính là nguồn vốn đầu tư chủ yếu và quan trọng nhất cho đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn này còn trực tiếp tạo năng lực cho việc giải quyết vấn đề xã hội: giáo dục, y tế, việc làm, xoá đói giảm nghèo ), trong một số trường
  19. 12 hợp cần thiết, luận án đề cập đến khía cạnh của sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng không đi sâu vào lĩnh vực xã hội khác; Luận án có giá trị tham khảo tốt về kinh nghiệm huy động vốn cho đầu tư phát triển đối với điều kiện một thành phố trực thuộc trung ương, nhưng xét dưới góc độ quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thì luận án lại chưa đề cập đến. Luận án Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước của tác giả Trần Văn Hồng [34] đã làm rõ những nội dung cơ bản về vốn đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ các nguồn khác nhau của nhà nước, đặc biệt làm rõ cơ chế quản lý nguồn vốn này trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng từ khâu lập kế hoạch đầu tư xây dựng đến thẩm định, thực hiện, nghiệm thu quyết toán vốn. Các giải pháp đổi mới các khâu trong chu trình dự án đầu tư xây dựng có ý nghĩa tham khảo tốt. Tuy nhiên, do đối tượng và phạm vi nghiên cứu của công trình này khá rộng nên công trình không đi sâu nghiên cứu quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng và đặc biệt là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Luận án Huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long của tác giả Nguyễn Thị Giang [26] đã tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận án đã đánh giá về huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua. Trong đó luận án phân tích tác động của huy động và sử dụng vốn đầu tư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long và phân tích thực hiện huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế, luận án chỉ ra những thành công và hạn chế trong huy động và sử dụng vốn để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đề xuất các định hướng và các giải pháp tiếp tục hoàn thiện huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển
  20. 13 trên địa bàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện này. Luận án Thu thút và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế miền núi phía Bắc nước ta hiện nay của tác giả Đinh Văn Phương [70] đã làm rõ những nội dung cơ bản về vốn đầu tư - vấn đề huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt làm rõ vốn đầu tư tăng cường và đầu tư phát triển, mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế; đề xuất các giải pháp hoàn thiện huy động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả để phát triển kinh tế, trong đó có việc mở rộng mọi hình thức liên doanh, liên kết để huy động vốn đầu tư, chính sách thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển. Đây là một nội dung trong quá trình quản lý vốn đầu tư phát triển. Do vậy, có thể tham khảo khi nghiên cứu quản lý vốn đầu tư phát triển. Tuy nhiên, công trình này chỉ tập trung vào một khía cạnh của cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển. Luận án Nghiên cứu hoàn thiện một số vấn đề định giá trong xây dựng ở các công trình sử dụng vốn nhà nước của tác giả Nguyễn Công Khôi [47], ngoài các nội dung cơ bản về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu, đã đi sâu nghiên cứu phương pháp định giá trong xây dựng ở Việt Nam hiện nay và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Công trình này không nghiên cứu kỹ về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước, mà chỉ đi sâu vào một số khía cạnh của cơ chế quản lý vốn đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước trong đó có vốn ngân sách nhà nước - vấn đề định giá trong xây dựng. Luận án Quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của tác giả Hồ Hoàng Đức [24] đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận, phân tích, làm rõ thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng. Các giải pháp tập trung vào: Hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý chủ thể đầu tư xây dựng; hoàn thiện các quy định pháp luật về đấu
  21. 14 thầu xây dựng; hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng; hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng; hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý vốn đầu tư; Xây dựng hoàn thiện hệ thống chế tài áp dụng cho các trường hợp vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng; nâng cao chất lượng công tác tổ chức thực hiện pháp luật đầu tư xây dựng. Như vậy, do phạm vi và đối tượng nghiên cứu, công trình này chỉ tập trung vào một khía cạnh quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng, không đi sâu nghiên cứu các khía cạnh khác của quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, càng không đi sâu vào nghiên cứu đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của công trình này sẽ được tác giả kế thừa và phát triển khi nghiên cứu vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Luận án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý của tác giả Cấn Quang Tuấn [77] tập trung hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư phát triển, trong đó có vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước; Đánh giá khái quát thực trạng quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý từ năm 2001 - 2005. Đề xuất các giải pháp với mong muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý. Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu, công trình đề cập tới khía cạnh quản lý và sử dụng vốn của hoạt động đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước nên các khía cạnh khác không được xem xét. Luận án Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam của tác giả Tạ Văn Khoái [46] chú trọng đến quản lý các hoạt động kinh tế kỹ thuật tại các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước, trong đó chú trọng chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng, làm rõ được các nội dung cơ bản và đưa ra nội dung quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây
  22. 15 dựng. Các kết quả nghiên cứu của công trình này gợi ý về nội dung và quy trình quản lý các hoạt động kỹ thuật tại dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước. Các phương hướng và những giải pháp mà tác giả đưa ra được đề xuất trong chương 4, ở tầm vĩ mô (phù hợp với mục đích của luận án) rất có giá trị. Tuy nhiên, việc quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Sa La Văn lại rất cần tham khảo những giải pháp cụ thể phù hợp với đặc thù của một tỉnh ở Lào. Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về quản lý tài chính, chi ngân sách nhà nước Luận án Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh của tác giả Trần Văn Lâm [49] đã trình bày có hệ thống và phân tích khá chi tiết, có căn cứ khoa học về vai trò của việc gắn kết giữa lập kế hoạch chi tiêu ngân sách nói riêng, quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Những vấn đề về chi ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước, quản lý chi ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra gắn với khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội được tác giả lý giải đầy đủ và thuyết phục. Tác giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Quảng Ninh: áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn hướng theo kết quả đầu ra; triển khai áp dụng các công cụ quản lý hiện đại vào quản lý ngân sách nhà nước; đổi mới tư duy trong quản lý ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, xuất phát từ mục tiêu, phạm vi, quy mô của luận án không thể và cũng không thật cần thiết phải đi sâu vào nghiên cứu đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Luận án nêu trên nghiên cứu đề cập đến 2 vấn đề rất lớn của tỉnh Quảng Ninh là quản lý chi ngân sách nhà nước và mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên quy mô tỉnh. Trong khi luận án chỉ nghiên
  23. 16 cứu đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Tác giả luận án đồng tình và trân trọng với nhiều điểm trong lập kế hoạch chi tiêu ngân sách nhà nước theo khuôn khổ trung hạn và quản lý hướng theo kết quả đầu ra. Đây là nội dung mang tính gợi mở và có giá trị tham khảo đối với đề tài luận án. Luận án Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tài chính dự án đầu tư tại hệ thống kho bạc nhà nước ở Việt Nam của tác giả Lê Hùng Sơn [74] chú trọng khía cạnh quản lý tài chính đối với dự án đầu tư tại hệ thống kho bạc nhà nước mà nguồn vốn cho các dự án chủ yếu từ ngân sách nhà nước, trong đó chú trọng chất lượng quản lý tài chính đối với các dự án; làm rõ được các nội dung cơ bản và quy trình quản lý tài chính đối với các dự án này. Các kết quả nghiên cứu của công trình này gợi ý về nội dung và quy trình quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các kết quả của nghiên cứu luận án chủ yếu nhấn mạnh vào khía cạnh kỹ thuật của quản lý tài chính đối với dự án đầu tư tại hệ thống kho bạc nhà nước ở Việt Nam. Luận án Nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước nhằm phục vụ nhu cầu phát triển ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Phú Hà [28] gồm 4 chương: Chương 1: Ngân sách nhà nước và phát triển; Chương II: Những nguyên lý trong quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước và việc thực hiện chiến lược phát triển quốc gia; Chương III: Thực trạng quá trình quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước ở Việt Nam và kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước ở một số nước; Chương IV: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước nhằm phục vụ nhu cầu phát triển ở Việt Nam. Luận án đề cập một số vấn đề liên quan đến đề tài luận án như khái niệm ngân sách nhà nước, lập kế hoạch chi ngân sách nhà nước Tuy nhiên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án nêu trên ở tầm vĩ mô, chưa bàn luận sâu đến đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước, nhất là đối với tỉnh Sa La Văn. Khái niệm ngân sách, chi ngân sách nhà nước, mô hình quản lý ngân sách nhà nước được đưa ra ở tầm vĩ mô và đối với chi tiêu công nói
  24. 17 chung, chưa có điều kiện bàn về vấn đề quản lý đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước ở địa phương. Trong cuốn Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam của các tác giả Phạm Ngọc Dũng và Hoàng Thị Thúy Nguyệt [19], các tác giả đúc kết kinh nghiệm quản lý theo mô hình định hướng kết quả đầu ra ở New Zealand, Pháp, Mỹ và rút ra một số bài học đối với Việt Nam. Đây cũng là gợi ý cho tác giả luận án tham khảo việc xây dựng mô hình quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Cuốn Quản lý chi tiêu công của tác giả Lê Chi Mai [54] đề cập đến 3 phần: Chính phủ và chi tiêu công, các nội dung quản lý chi tiêu công, cải cách quản lý chi tiêu công. Trong phần cải cách quản lý chi tiêu công tác giả phân tích bối cảnh cải cách chi tiêu công, lập ngân sách theo kết quả đầu ra, lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Cuốn Chính sách tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế do PGS.TS Vũ Thu Giang làm chủ biên [27], nội dung cơ bản của tác phẩm này đề cập tới những thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; thực trạng chính sách tài chính của nước ta trong quá trình hội nhập, bao gồm: chính sách thuế, chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách lãi suất trong tiến trình hội nhập, mặt tích cực và những hạn chế của chính sách; những yêu cầu đặt ra với chính sách tài chính trong quá trình hội nhập; những kiến nghị và những giải pháp chính cải cách chính sách tài chính để Việt Nam tham gia hội nhập thành công, đồng thời đặt ra những điều kiện chủ yếu để hội nhập thành công. Tác phẩm này phần nào làm rõ thêm về sự ảnh hưởng tới nguồn thu và nhu cầu chi tiêu ngân sách nhà nước khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung cuốn sách có giá trị tham khảo đối với luận án trong việc xem xét bối cảnh quy mô và khả năng đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam nói
  25. 18 chung và Hải Phòng nói riêng. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành và các phương tiện thông tin khác có liên quan đến đề tài này cũng hết sức đa dạng như: Tác giả Vũ Đức Trọng trong bài viết "Chi ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước'' [88] đã giới thiệu những đặc điểm đặc thù và 4 loại hình chủ yếu của chi ngân sách nhà nước; Sự cần thiết khách quan, những nhân tố ảnh hưởng, định hướng và giải pháp tăng cường hoạt động kiểm soát chi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách ở Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả Lê Chi Mai trong bài viết ''Lãng phí trong chi tiêu công và các giải pháp khắc phục'' [52] đã phản ánh thực trạng lãng phí ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và trong hoạt động chi thường xuyên qua số liệu chính thức ở một số đơn vị từ khi có pháp lệnh chống lãng phí (năm 2001) đến nay; Tác động của tình hình trên đến ngân sách nhà nước đến lòng tin của quần chúng vào nhà nước, lòng tin của các nhà tài trợ; Giới thiệu một số giải pháp cần được áp dụng để phòng ngừa chống lãng phí như tăng cường quản lý các hoạt động có sử dụng ngân sách nhà nước, hoàn thiện cơ chế quản lý chi tiêu công, tăng cường trách nhiệm cá nhân Tác giả Hồ Ngọc Hy trong bài viết "Hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tỉnh Quảng Trị" [41] đã phân tích tình hình huy động vốn đầu tư phát triển của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn từ 1996 đến 2005; Nêu lên những khó khăn, tồn tại trong việc huy động, sử dụng và quản lý vốn đầu tư của tỉnh; Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. Tác giả Lê Toàn Thắng trong bài "Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước" [83] đã phân tích những đặc điểm về cơ chế phân định phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan nhà nước ở mỗi cấp
  26. 19 trong quá trình quản lý điều hành thực thi nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Mặt tích cực, hạn chế của cơ chế này và hướng sửa đổi, hoàn thiện. Tác giả Lê Chi Mai trong bài "Nguyên nhân và giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong chi tiêu công" [53] bàn về thực trạng tỷ lệ thất thoát lãng phí và tính phổ biến trong thất thoát chi tiêu công ở Việt Nam; Đồng thời đi sâu phân tích nguyên nhân từ khâu khảo sát quy hoạch; Hệ thống luật pháp chưa đồng bộ, cơ chế giám sát chưa chặt chẽ, ý thức tiết kiệm của người dân chưa cao Từ đó đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí và thất thoát trong chi tiêu công: nhà nước mạnh dạn cắt bỏ các khoản chi tiêu mà xã hội đảm đương được, rà soát lại hệ thống pháp lý, tăng cường công khai, minh bạch GS.TS Nguyễn Công Nghiệp trong bài "Bàn về hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước" [66] đã khái quát hiệu quả tổng quát của quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là tạo ra cơ sở vật chất nền tảng và các yếu tố đầu vào khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước cả trong ngắn hạn và đặc biệt là trong dài hạn với chi phí tối ưu nhất và hiệu quả cao nhất. Do đặc điểm của vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nên các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có khác nhiều so với các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ các nguồn vốn đầu tư khác. Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được coi là hiệu quả nếu đạt được 2 nhóm hiệu quả sau: hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội Xét về số lượng, liên quan đến đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước là mảng nghiên cứu tuy chưa đạt tới mức đồ sộ nhưng cũng có khá nhiều bài viết thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, các nhà quản lý, hoạch định chính sách và dư luận xã hội, đặc biệt là các bài viết liên quan đến tình trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí ở các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước: vấn đề định giá xây dựng, vấn đề thất thoát vốn, kiểm
  27. 20 soát chi, giải ngân chậm, pháp luật quản lý ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước, hiệu quả vốn ngân sách nhà nước Đây là các tài liệu quý, bởi các thông tin được cập nhật và gợi mở những ý tưởng nghiên cứu. Tuy nhiên, do giới hạn trong phạm vi một bài viết nên các công trình nghiên cứu chỉ tiếp cận một mặt, hoặc một số mặt, một số khía cạnh nhất định của quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, không thể tham vọng giải quyết được nhiều nội dung trong một bài báo khoa học. Trên đây là các công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã công bố có những đóng góp quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trong các giai đoạn lịch sử nhất định, có giá trị tham khảo tốt đối với đề tài luận án, có thể kế thừa có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu luận án. Song để áp dụng đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Sa La Văn còn phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn và bổ sung nhiều giải pháp khác phù hợp với tỉnh Sa La Văn. Qua việc nghiên cứu và tổng hợp các công trình khoa học đã được công bố ở ngoài nước, có thể khẳng định cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh và có hệ thống về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Sa La Văn. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Lào Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trong những năm qua đã và đang tạo nên sự chuyển biến to lớn về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng năng lực sản xuất, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì thế đã cuốn hút sự quan tâm chú ý nghiên cứu ở nhiều giác độ khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau và đem lại những kết quả đáng trân trọng. Đến nay, ở Lào đã có một số công trình nghiên cứu các vấn đề có liên
  28. 21 quan đến đề tài và đã được công bố dưới nhiều hình thức, nhiều cấp độ và giác độ như: luận văn, luận án tiến sĩ Dưới đây, tác giả xin tổng quan một số công trình khoa học có tính chất tiêu biểu: 1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển Luận văn Giải pháp quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế ở tỉnh Bo LiKham Xay của Buon Ma Bu La Lơn [102] đã tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế ở tỉnh Bo Li Kham Xay, trong đó có trình bày về quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế và đổi mới và hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế ở tỉnh Bo Li Kham Xay. Luận văn đã đánh giá về quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bo Li Kham Xay trong những năm qua ở cả giai đoạn trước cấp phép và sau cấp phép, trong đó luận văn phân tích tác động của vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bo Li Kham Xay và phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế ở tỉnh Bo Li Kham Xay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế, luận văn chỉ ra những thành công và hạn chế trong quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế ở tỉnh Bo Li Kham Xay. Từ đó đề xuất các định hướng và các nhóm giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bo Li Kham xay trong giai đoạn hiện nay. Luận văn Quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng ở tỉnh Sa La văn của Buon Thôm Phôm Ma Vông Si [103] đã làm rõ lý luận về đầu tư, vốn đầu tư, phân tích, đánh giá về cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển của tỉnh Sa La Văn, đặc biệt là vùng lãnh thổ nói chung, địa bàn tỉnh Sa La Văn nói riêng. Từ đó, đề xuất các giải pháp, đặc biệt là giải pháp về quản lý vốn đầu tư phát triển kinh tế cơ sở hạ tầng ở tỉnh Sa La Văn nói
  29. 22 riêng trong những năm tới. Trong cuốn Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở CHDCND Lào hiện nay [117], Tiến sĩ Phêng Pha Văn Đao Phon Cha Rơn đã nghiên cứu nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào. Lào vẫn còn thiếu vốn đầu tư, khả năng tích luỹ nội bộ của nền kinh tế có hạn, không đủ đáp ứng nhu cầu vốn to lớn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là quan trọng. Luận án đã phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước vào CHDCND Lào để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. 1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước trong phát triển Luận án Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào của Pang Thong Luổng Văn Xay [116] đã đi sâu nghiên cứu lý luận về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và phân tích thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong những năm gần đây. Các dữ liệu về ngân sách nhà nước cũng như thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là những gợi ý có thể tham khảo trong luận án. Những kiến nghị của luận án gợi mở ý tưởng về cân đối ngân sách nhà nước liên quan đến việc quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra, có thể kế thừa các nghiên cứu về thực trạng kinh tế ở Lào. Song hướng tiếp cận của Pang Thong Luổng Văn Xay khác biệt với hướng tiếp cận trong luận án này. Luận án Vai trò của tài chính nhà nước trong phát triển kinh tế hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay của Chứ Phôm Vay Say [109] đã phân tích vai trò của các giải pháp tài chính nhằm tăng cường tài chính cho phát triển kinh tế, đánh giá thực hiện giải pháp tài chính về vốn đầu
  30. 23 tư phát triển của Lào trong những năm qua và kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về sử dụng tài chính trong phát triển kinh tế. Từ đó, tác giả đề ra giải pháp tài chính chủ yếu nhằm tăng cường tài chính cho phát triển kinh tế tại Lào đến 2010 như: hoàn thiện các chính sách thuế, cơ cấu chi tiêu của Chính phủ, chính sách tiền tệ - tín dụng, tạo môi trường chính trị ổn định, cải thiện môi trường pháp lý, tăng cường hiệu lực của chính sách quản lý vĩ mô. Ngoài các công trình nghiên cứu trên, theo dõi diễn đàn lý luận kinh tế ở Lào cho thấy, hiện nay ít có các bài tạp chí hoặc sách nói về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn. Việc nghiên cứu cải cách đổi mới hệ thống quản lý ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện bởi các cơ quan quản lý tài chính của Nhà nước và chủ yếu phục vụ hoạt động xây dựng luật. 1.2. NHỮNG KẾT LUẬN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA LUẬN ÁN Trên cơ sở tổng quan những nội dung và kết quả chính của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, có thể rút ra một số kết luận sau đây: Thứ nhất, chủ đề quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở Lào được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học và bản thân các nhà khoa học. Đồng thời một số nghiên cứu sinh cũng đã lựa chọn chủ đề quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước làm nội dung nghiên cứu của luận án. Kết quả nghiên cứu của các cá nhân và tập thể nói trên đã có những đóng góp lớn cho việc nhận thức những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở nước Lào như kinh nghiệm của các nước trên thế giới có giá trị tham khảo đối với Lào; quan niệm về đầu tư, vốn đầu tư phát triển, ngân sách; các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư; những vấn đề về phân cấp đầu tư, phân cấp ngân sách. Kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên là cơ sở quan trọng
  31. 24 cung cấp những thông tin cho việc hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở nước Lào. Đồng thời là những tư liệu quý hỗ trợ rất quan trọng cho nghiên cứu sinh có thể kế thừa. Thứ hai, có một số vấn đề hiện nay chưa thực sự thống nhất trong nhận thức và cũng chưa được lý giải nhiều. Cụ thể: i) vấn đề phân cấp, phối hợp giữa trung ương với địa phương, giữa vùng - lãnh thổ, giữa địa giới hành chính và không gian kinh tế; ii) vai trò của Nhà nước địa phương đối với quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; Lĩnh vực nào nhà nước nên đầu tư, lĩnh vực nào tư nhân nên đầu tư, lĩnh vực nào hợp tác công - tư; iii) Đẩy mạnh việc áp dụng mô hình đầu tư mới nhằm thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân, giảm nhẹ gánh nặng ngân sách nhà nước chi cho vốn đầu tư phát triển Thứ ba, các công trình nghiên cứu trước đây về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chưa đi vào nghiên cứu sâu sắc, toàn diện các vấn đề: - Khái niệm quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước - Nội dung quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên một địa bàn cụ thể - tỉnh Sa La Văn của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. - Phân tích thực trạng và tìm kiếm các giải pháp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước gắn liền với những đặc điểm cụ thể của tỉnh Sa La Văn. Đó là gợi mở để đề tài luận án "Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" được thực hiện.
  32. 25 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 2.1.1. Khái niệm quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh Chúng ta có thể bắt đầu từ khái niệm đầu tư phát triển, sau đó xác định khái niệm vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Đầu tư là một hoạt động trong nền kinh tế. Đó là việc bỏ ra một lượng nguồn lực xác định (tiền, của cải vật chất như máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và nhân lực, ) tiến hành một hay nhiều hoạt động nhằm thu về kết quả lớn hơn lượng nguồn lực đã bỏ ra ban đầu. Hoạt động đầu tư có thể là đầu tư của cả nền kinh tế, đầu tư của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế, đầu tư của các hộ gia đình, các cá nhân. Có nhiều loại đầu tư khác nhau. Nếu căn cứ vào phương thức đầu tư, có ba loại đầu tư là đầu tư tài chính, đầu tư thương mại, đầu tư sản xuất. Nếu căn cứ vào tính chất đầu tư, có hai loại đầu tư là đầu tư phát triển, đầu tư chuyển dịch. Căn cứ vào thời gian đầu tư, có đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn, Đầu tư tài chính là loại đầu tư, trong đó, người đầu tư bỏ tiền cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất. Chẳng hạn, gửi tiết kiệm, mua trái phiếu Chính phủ, mua cổ phiếu hoặc trái phiếu công ty là những dạng đầu tư tài chính. Đánh bạc, đánh đề cũng là một hình thức đầu tư tài chính nhưng không được pháp luật cho phép. Tiền và các giấy tờ có giá này gọi là tài sản tài chính. Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế quốc dân (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư.
  33. 26 Đầu tư thương mại là loại đầu tư, trong đó người đầu tư bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ. Đầu tư sản xuất là loại đầu tư, trong đó người đầu tư bỏ tiền mua máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, nhà xưởng, thuê lao động, để tiến hành các hoạt động sản xuất nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác. Đầu tư sản xuất là điều kiện chủ yếu để tạo ra việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đầu tư sản xuất còn bao gồm hoạt động, trong đó nhà đầu tư bỏ tiền ra xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ, thực hiện duy tu bảo dưỡng các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế - xã hội. Đầu tư dài hạn là đầu tư diễn ra trong khoảng thời gian từ 10 năm trở lên, thường có quy mô lớn. Đầu tư dài hạn thường là hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất lâu dài cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đầu tư ngắn hạn là đầu tư trong khoảng dưới 10 năm. Đầu tư ngắn hạn có tác dụng tạo lực đẩy cho sự phát triển của công ty trong từng thời kỳ ngắn. Đây là cách mà nhà đầu tư (cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước) có thể bổ trợ, củng cố kế hoạch dài hạn. Thông qua đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư có thể thích ứng nhanh hơn, có đối sách tốt hơn, phản ứng nhanh nhạy hơn với sự biến động của thị trường, của nền kinh tế. Đầu tư chuyển dịch là loại đầu tư làm cho tài sản được dịch chuyển từ người này sang người khác trong nền kinh tế, nhưng không làm tăng tài sản
  34. 27 hay tiềm lực sản xuất cho nền kinh tế. Đầu tư chuyển dịch làm cho tài sản của nhà đầu tư tăng lên nhưng làm giảm tài sản của người khác trong nền kinh tế và không làm cho nền kinh tế giàu lên nhờ tăng tài sản hoặc tăng thêm tiềm lực sản xuất. Xét về bản chất, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại được coi là đầu tư chuyển dịch. Đầu tư phát triển là loại đầu tư làm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho nhà đầu tư, cho tổ chức kinh tế, đồng thời, cho cả nền kinh tế. Tài sản mới ở đây bao gồm cả tài sản tài chính, tài sản vật chất và tài sản trí tuệ. Xét về bản chất, đầu tư phát triển bao hàm cả đầu tư sản xuất và rộng hơn đầu tư sản xuất. Như vậy, có thể thấy rằng, đầu tư phát triển làm gia tăng tài sản cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Đầu tư chuyển dịch không thực hiện được chức năng đó. Nó chỉ làm dịch chuyển tài sản từ người này sang người khác, từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Vốn đầu tư phát triển là vốn được sử dụng trong đầu tư phát triển. Theo đó, có thể xác định: "Vốn đầu tư phát triển là những chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa, cầu cống, đường xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật)". Vốn đầu tư phát triển có thể do cá nhân, doanh nghiệp hoặc Nhà nước đầu tư. Vốn đầu tư phát triển của Nhà nước bao gồm vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, được bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá, cầu cống, đường xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật) cho toàn bộ nền kinh tế.
  35. 28 Phân tích khái niệm này, cần chú ý một số điểm: Một là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đầu tư cho sửa chữa lớn tài sản cố định mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc; vốn đầu tư bổ sung cho vốn lưu động và các nguồn vốn đầu tư phát triển khác như vốn đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cho khoa học công nghệ, cho đào tạo nguồn nhân lực con người Vốn đầu tư xây dựng cơ bản hay vốn đầu tư cơ bản là toàn bộ chi phí dành cho việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế. Nó bao gồm các khoản chi phí cho khảo sát thiết kế và xây lắp nhà cửa và vật kiến trúc; vốn đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh; chi phí trồng mới cây lâu năm; mua sắm súc vật đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định và một số chi phí khác phát sinh trong quá trình tái sản xuất tài sản cố định. Như vậy, vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm vốn đầu tư xây lắp; vốn đầu tư mua sắm thiết bị và vốn đầu tư cơ bản khác. Vốn đầu tư xây lắp (vốn xây lắp) là phần vốn đầu tư cơ bản dành cho xây dựng và lắp đặt thiết bị, máy móc, bao gồm vốn đầu tư dành cho xây dựng mới, mở rộng và xây dựng lại nhà cửa, vật kiến trúc; vốn đầu tư để lắp đặt thiết bị, máy móc. Vốn đầu tư mua sắm thiết bị (vốn thiết bị) là phần vốn đầu tư cơ bản dành cho việc mua sắm thiết bị, máy móc, công cụ, khí cụ, súc vật, cây con đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định bao gồm cả chi phí vận chuyển, bốc dỡ và chi phí kiểm tra, sửa chữa thiết bị máy móc trước khi lắp đặt. Đối với các trang thiết bị chưa đủ là tài sản cố định nhưng có trong dự toán của công trình hay hạng mục công trình để trang bị lần đầu của các công trình xây dựng thì giá trị mua sắm cũng được tính vào vốn đầu tư mua sắm thiết bị. Vốn đầu tư cơ bản khác là phần vốn đầu tư cơ bản dùng để giải phóng mặt bằng xây dựng, đền bù hoa màu và tài sản của nhân dân, chi phí cho bộ máy quản lý của ban kiến thiết, chi phí cho xây dựng công trình tạm loại lớn.
  36. 29 Vốn đầu tư cơ bản không bao gồm chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định của các cơ sở sản xuất; chi phí khảo sát thăm dò chung không liên quan trực tiếp đến việc xây dựng một công trình cụ thể. Vốn đầu tư bổ sung tài sản lưu động là vốn đầu tư nhằm tạo thêm các tài sản lưu động. Vốn đầu tư phát triển khác bao gồm: chi phí thăm dò, khảo sát và qui hoạch ngành, vùng lãnh thổ; chi phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cho khoa học công nghệ, cho đào tạo nguồn nhân lực con người Ở Việt Nam, các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước như: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Chương trình 773 phủ xanh đất trống ven sông, ven biển; Chương trình 135 hỗ trợ các xã nghèo; Chương trình sắp xếp lao động và giải quyết việc làm; Chương trình giáo dục và đào tạo; Chương trình y tế; Chương trình văn hoá; Chương trình phủ sóng phát thanh; Chương trình mục tiêu về truyền hình; Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; Chương trình phát triển công nghệ thông tin; Chương trình hành động phòng, chống ma túy; Chương trình phòng chống HIV/AIDS; Chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm ; chi phí cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực không thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Hai là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có nguồn từ ngân sách nhà nước. Vốn ngân sách nhà nước được sử dụng cho đầu tư phát triển gồm nguồn thu thuế, phí và lệ phí, viện trợ và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) (vấn đề này sẽ được bàn thêm ở phần sau). Ba là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cũng giống vốn đầu tư phát triển của cá nhân, doanh nghiệp ở chỗ chúng đều được đầu tư nhằm làm gia tăng tài sản tài chính, vật chất, trí tuệ và nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước khác
  37. 30 vốn đầu tư phát triển khác ở chỗ, nó do Nhà nước đầu tư và được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Nó được đầu tư nhằm trực tiếp làm gia tăng tài sản và năng lực sản xuất của nền kinh tế. Trong khi đó, vốn đầu tư phát triển của cá nhân, doanh nghiệp được đầu tư nhằm làm gia tăng tài sản của cá nhân và doanh nghiệp, qua đó làm tăng tài sản và năng lực sản xuất của nền kinh tế. Bốn là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được xét ở nhiều cấp, theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hoặc phân cấp quản lý. Theo đó, có vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp trung ương, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh bao gồm vốn trong nước của ngân sách nhà nước chính quyền cấp tỉnh (phần thu thuế để lại 100% cho địa phương, phần ngân sách nhà nước trung ương cấp cân đối cho ngân sách nhà nước địa phương), vốn viện trợ của nước ngoài cho chính quyền tỉnh, vốn ODA được đầu tư cho địa phương tỉnh. 2.1.2. Phân loại vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước - Căn cứ vào nguồn ngân sách nhà nước, có thể có nguồn vốn đầu tư phát triển sau đây: + Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là thuế, phí Ngân sách nhà nước được được hình thành từ nhiều nguồn, trong đó có từ nguồn thu thuế và phí. Nguồn ngân sách này được chính phủ sử dụng đầu tư phát triển. Vốn này thường được tập trung cho những công trình trọng điểm, an ninh, quốc phòng, các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. + Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn viện trợ Nguồn vốn viện trợ của nước ngoài cho Chính phủ và chính quyền các
  38. 31 cấp cũng được coi thuộc ngân sách nhà nước và được sử dụng cho đầu tư phát triển. Vốn này thường được tách riêng cho từng công trình, từng dự án đầu tư. Nhưng trong thực tế, một dự án đầu tư cũng có thể có cả phần ngân sách nhà nước và phần vốn viện trợ và được nhà nước quản lý theo luật định giống như vốn ngân sách nhà nước. Vốn viện trợ thường rất ít, loại vốn này chỉ dành cho những đầu tư nhân đạo như: rừng phòng hộ, trường đại học, trạm xá hoặc giao thông miền núi. + Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn ODA Vốn ODA là nguồn vốn do chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp, thậm chí không có lãi cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế. Nguồn này thường được tập trung vào ngân sách của Nhà nước để đầu tư phát triển hoặc cho vay. Ngoài ngoại tệ, vốn ODA thường được đầu tư dưới dạng máy móc, thiết bị, công nghệ, công trình hoặc chuyên gia. Đây là nguồn vốn có quy mô tương đối lớn, thời gian đầu tư dài. Vốn ODA thường được tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng mang tầm chiến lược quốc gia như đường quốc lộ, đường dây tải điện cao thế, thuỷ điện, thuỷ lợi lớn, các công trình có ý nghĩa then chốt và chủ đạo đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra động lực phát triển kinh tế của đất nước. - Căn cứ vào chủ thể quản lý, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có các loại sau: + Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trung ương Đây là nguồn vốn hình thành từ các nguồn thu của ngân sách trung ương theo quy định pháp luật ngân sách nhà nước. Nó gồm các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Cân đối chi đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương liên quan đến bội chi ngân sách quốc gia. + Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước địa phương
  39. 32 Phần ngân sách này được hình thành từ các nguồn thu của địa phương theo quy định của luật ngân sách nhà nước. Đó là các khoản thu phát sinh trên địa bàn và cũng phân chia thành khoản thu ngân sách địa phương 100% và những khoản thu địa phương được hưởng theo tỷ lệ phần trăm. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước địa phương có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tỉnh, huyện và xã. + Nguồn vốn phát triển của chính phủ Đây là vốn phát triển do chính phủ hỗ trợ cân đối cho địa phương. Chính phủ hỗ trợ vốn cho những địa phương có nguồn thu ngân sách thấp, ngân sách địa phương không thể tự cân đối để thực hiện được các mục tiêu đầu tư phát triển trên địa bàn. Do vậy, ngân sách chính phủ cấp hỗ trợ vốn đầu tư phát triển để thực hiện nhiệm vụ chi của địa phương. Vốn đầu tư phát triển do chính phủ cấp hỗ trợ đầu tư có mục tiêu là vốn thực hiện các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ có phạm vi theo vùng, theo ngành hoặc toàn quốc nhằm đạt được những mục tiêu nhất định của chính sách đầu tư công trong từng thời kỳ. 2.1.3. Đặc điểm của vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh Một là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh luôn gắn liền với quyền lực của ngân sách cấp tỉnh. Việc huy động vốn vào ngân sách để đầu tư phát triển thông qua chính sách thuế, phí của Nhà nước mang tính chất cưỡng chế. Việc sử dụng vốn này cũng phải thông qua cơ quan quyền lực của Nhà nước là uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được quản lý một cách chặt chẽ bằng hệ thống pháp luật về các lĩnh vực như ngân sách nhà nước, đầu tư, đấu thầu, và được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan quyền lực quản lý chuyên ngành như uỷ ban nhân dân, hệ thống cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư và kho bạc nhà nước,
  40. 33 Phần lớn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh luôn gắn với các dự án, chương trình đầu tư (ngoại trừ một số khoản chi như hỗ trợ doanh nghiệp, góp vốn vào những lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước, ). Do vậy, việc quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phụ thuộc rất lớn và gắn chặt chẽ với cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng. Những dự án, chương trình đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phải được quyết định đầu tư bởi cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền. Hai là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh liên quan chặt chẽ với mức đóng thuế của dân địa phương và đầu tư của hộ gia đình và doanh nghiệp. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong phân chia nguồn vốn đầu tư phát triển. Quan hệ phân chia này tiềm ẩn mâu thuẫn. Khi Nhà nước đầu tư phát triển với khối lượng vốn lớn, thì phần vốn đầu tư phát triển của hộ gia đình, doanh nghiệp sẽ bị hạn chế (hiện tượng lấn át đầu tư). Mặt khác, trong trường hợp này, phần ngân sách nhà nước thu từ thuế của người dân và doanh nghiệp còn lại (không chi cho đầu tư) còn ít. Khi Nhà nước đầu tư phát triển thấp (vốn đầu tư phát triển ít) thì phần ngân sách nhà nước từ thuế để lại cao. Chính vì thế, người dân thường phản đối khi Nhà nước tăng vốn đầu tư phát triển. Thái độ phản đối sẽ càng tăng lên khi đối tượng nộp thuế vào ngân sách nhà nước cho rằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước quá cao hoặc khi họ phát hiện Nhà nước chi tiêu vốn ngân sách nhà nước vào đầu tư phát triển không có hiệu quả. Ba là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh thường được sử dụng vì lợi ích cả cộng đồng, lợi ích của địa phương, lợi ích quốc gia. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn của địa phương. Do việc
  41. 34 lập, thẩm định, phê duyệt vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được đưa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Việc đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có tác động trực tiếp kích thích kinh tế địa phương phát triển, làm gia tăng năng lực sản xuất địa phương. Theo đó, những tác động này được lan toả trong nền kinh tế theo số nhân, làm tăng năng lực sản xuất của cả nền kinh tế. Bốn là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh được sử dụng vào chương trình, dự án lớn có quy mô lớn và quan trọng của địa phương, của quốc gia. Vốn ngân sách nhà nước thường được đầu tư vào những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đủ khả năng hoặc không được phép đầu tư. Những dự án công ích có suất đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm hoặc không thể thu hồi vốn (đường sá, cầu cống, ), những lĩnh vực đầu tư mang tính chủ quyền quốc gia, tài nguyên quốc gia (các công trình quốc phòng). Vốn ngân sách nhà nước còn được đầu tư vào các lĩnh vực không mang lại lợi ích trực tiếp hoặc khả năng sinh lời thấp, như đầu tư cho các dịch vụ công cộng, giáo dục phổ cập tiểu học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đầu tư phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, 2.1.4. Vai trò của vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh Nền kinh tế một địa phương (tỉnh) là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế cả nước. Do đó, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh có vai trò đối với kinh tế địa phương, đồng thời góp phần có vai trò đối với kinh tế của cả nước. Vốn từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế địa phương và nền kinh tế của cả nước do nó được sử dụng cho đầu tư phát triển. Vai trò của nó xuất phát từ vai trò của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế. Một là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh góp phần
  42. 35 tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở địa phương. Vốn là một trong những yếu tố đầu vào của nền kinh tế. Vốn chỉ có thể sử dụng được khi có yếu tố lao động, một yếu tố đầu vào khác không thể thiếu của quá trình sản xuất, đầu tư. Do đó, vốn từ ngân sách nhà nước được đưa vào sử dụng cho đầu tư phát triển sẽ kéo theo nhu cầu cầu về lao động. Theo đó, có nhiều chỗ việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giải quyết việc làm tại địa phương và cho nền kinh tế. Hai là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh có vai trò làm tăng tổng cầu và kích thích tăng trưởng kinh tế địa phương và kinh tế quốc gia trong ngắn hạn. Cũng tương tự như ở phạm vi quốc gia, xét trên phạm vi một tỉnh, cầu tiêu dùng tại địa phương cũng bao gồm cầu tiêu dùng của các hộ gia đình, cầu chi tiêu cho đầu tư của tư nhân, tiêu dùng của chính quyền địa phương cho hàng hoá dịch vụ và xuất nhập khẩu của địa phương. Tuy nhiên, cầu đầu tư của tư nhân ở địa phương một tỉnh là một yếu tố rất khó đoán định. Nó có thể tăng lên do chính nội lực ở địa phương đó, do các doanh nghiệp tại địa phương đó mở rộng đầu tư. Nó có thể tăng lên do các doanh nghiệp ở tỉnh khác chuyển tới đầu tư, tình hình ngược lại cũng tương tự khi đầu tư của tư nhân giảm. Khi vốn từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh được sử dụng đầu tư cho các công trình đầu tư phát triển như đường sá, cầu cống, các công trình thuỷ lợi, phục vụ cho kinh tế tỉnh. Theo đó, nhu cầu về vật tư nguyên, nhiên vật liệu cho các công trình đó tăng lên. Những nhu cầu này kích thích các ngành sản xuất nguyên nhiên vật liệu trên địa bàn tỉnh và trong cả nước tăng lên (tác động số nhân). Nhu cầu sản xuất các ngành đó tăng lên làm tăng tổng cầu và có tác động kích thích tăng trưởng kinh tế của địa phương và của nền kinh tế cả nước trong ngắn hạn. Mặt khác, tác động tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động cũng kích thích tiêu dùng của dân cư và có tác động kích thích cầu sản xuất
  43. 36 và đầu tư tại địa phương và của cả nền kinh tế tăng lên. Ba là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh có tác động thu hút đầu tư từ các địa phương khác và từ nước ngoài. Các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở địa phương, thường được đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước, tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật tốt tại địa phương. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật tốt có tác động thu hút các nhà đầu tư ở tỉnh bạn hoặc nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại địa phương. Điều đó, đến lượt nó, có tác động tạo việc làm, kích thích tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Bốn là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh có tác động làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế địa phương và góp phần tăng năng lực sản xuất của của nền kinh tế cả nước, tăng tổng cung của nền kinh tế trong dài hạn. Vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho đầu tư phát triển của chính quyền tỉnh thường được tập trung cho các công trình lớn như đường sá, cầu cống, các công trình thuỷ lợi, trồng rừng, Các công trình này khi được đưa vào sử dụng sẽ có tác động làm tăng năng suất lao động của địa phương, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế địa phương. Mặt khác, vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để đầu tư vào vốn con người, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động, nâng cao chất lượng nhân lực địa phương. Điều đó không chỉ làm tăng năng suất lao động của kinh tế địa phương mà còn có thể làm thay đổi nền kinh tế địa phương về mọi mặt, tạo gia tốc cho nền kinh tế địa phương. Theo đó, góp phần tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế cả nước, tăng tổng cung trong dài hạn. Năm là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh có tác động cải cách cơ cấu ngành.
  44. 37 Vốn từ ngân sách nhà nước được sử dụng đầu tư phát triển có tác động lan toả, kích thích các ngành nghề khác phát triển như dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh được sử dụng đầu tư tại địa phương nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Kinh tế địa phương phát triển theo hướng tiềm năng, lợi thế riêng sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của cả nước. Một cơ cấu kinh tế hiệu quả sẽ có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế địa phương và kinh tế cả nước trong dài hạn. 2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 2.2.1. Khái niệm và vai trò quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh 2.2.1.1. Khái niệm quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh là việc chính quyền cấp tỉnh sử dụng tổng thể các biện pháp, công cụ tác động vào quá trình phân bổ và sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Khi xem xét khái niệm trên, cần lưu ý một số điểm: Một là, chủ thể quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh là chính quyền cấp tỉnh. Ở mỗi quốc gia, chính quyền tỉnh được tổ chức theo mô hình riêng và có chức năng cụ thể, do pháp luật quy định. Ở Việt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan có chức năng chủ thể quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh. Hai là, đối tượng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh là ngân sách nhà nước tỉnh được sử dụng cho đầu tư phát triển và các cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia vào quá trình đầu tư phát triển từ ngân sách
  45. 38 nhà nước tỉnh. Vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh bao gồm ngân sách nhà nước tỉnh từ thu thuế và phí ở tỉnh được để lại theo quy định của Luật Ngân sách, ngân sách nhà nước trung ương điều chuyển cho tỉnh, viện trợ nước ngoài cho tỉnh. Khoản vốn viện trợ có thể do nước ngoài (chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, ) viện trợ cho chính phủ và chính phủ phân bổ cho tỉnh hoặc do các tổ chức nước ngoài thông qua chính phủ, viện trợ trực tiếp cho tỉnh. Ba là, mục tiêu quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh góp phần bảo đảm hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, vùng lãnh thổ; góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng. Bốn là, phương thức và công cụ quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước bao gồm việc phân cấp quản lý, lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, tổ chức thực hiện vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Năm là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh được thực hiện trên một số lĩnh vực quan trọng. Các lĩnh vực đó bao gồm những lĩnh vực mà các phần kinh tế khác không đủ khả năng hoặc không được phép đầu tư. Chẳng hạn, những dự án công ích có suất đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm hoặc khó thu hồi vốn như đường sá, công trình thủy điện, các dự án trồng rừng, dự án xử lý môi trường, Những lĩnh vực đó có thể là các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư. Đó là những lĩnh vực không mang lại lợi ích trực tiếp hoặc
  46. 39 khả năng sinh lời thấp, như đầu tư cho các dịch vụ công cộng, giáo dục phổ cập tiểu học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đầu tư phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực này thể hiện vai trò của Nhà nước trong khắc phục những khuyết tật của thị trường Những lĩnh vực đầu tư mang tính định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ phát triển cho toàn bộ nền kinh tế địa phương. Chẳng hạn, chính quyền tỉnh có thể đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng kỹ thuật ở những vùng khó khăn về địa hình, đất đai, thổ nhưỡng, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đầu tư vào các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, thông tin liên lạc Những vùng này cần được đầu tư nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng của từng vùng. Việc đầu tư của tỉnh trong trường hợp này nhằm khuyến khích và định hướng tư nhân đầu tư, thu hút các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nhằm đem lại lợi ích tổng thể cho địa phương và cho quốc gia. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hệ thống đường giao thông có chức năng kết nối và tạo điều kiện khai thác tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền đó Sáu là, cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh là hệ thống các biện pháp, công cụ, cách thức chính quyền tỉnh sử dụng để quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. Cơ chế đó bao gồm hệ thống pháp luật, chính sách, các quy định của Nhà nước trung ương về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh; các chính sách và các quy định của chính quyền tỉnh ban hành và áp dụng riêng cho quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Bảy là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh phù hợp và thống nhất với quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp trung ương. Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh được thực hiện trên địa bàn một tỉnh. Do đó, vốn đầu tư từ ngan sách hà nhà nước cấp
  47. 40 tỉnh được sử dụng ở phạm vi và quy mô tỉnh. Theo đó, việc quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh được thực hiện ở phạm vi hẹp hơn và không phức tạp như quản lý vốn này ở cấp trung ương. Mặt khác, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp trung ương do chính quyền trung ương thực hiện, đồng thời được áp dụng chung đối với tất cả các địa phương trong cả nước. Trong khi đó, quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh, một mặt phải tuân thủ các quy định chung về quản lý của chính quyển trung ương, mặt khác, chính quyền địa phương (tỉnh) có thể được quyền quyết định theo quy định phân cấp quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, do chính quyền trung ương quy định. Một điểm cần nhấn mạnh trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh là các quyết định quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh phải bảo đảm tính tập trung thống nhất, vì lợi ích của địa phương nhưng không mâu thẫn với lợ ích chung của quốc gia hay lợi ích của các địa phương khác. 2.2.1.2. Vai trò của quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh Một là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được xác định cho từng năm và cho từng thời thời kỳ. Những mục tiêu này sẽ được thực hiện bằng nhiều chính sách, trong đó, có chính sách đầu tư phát triển của tỉnh. Mục 2.1.4 đã phân tích vai trò của vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Trong đó có vai trò tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, kích thích tăng trưởng kinh tế địa phương, Đây là hai trong nhiều mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội thường được đặt ra cho địa phương. Tuy nhiên,
  48. 41 những vai trò đó chỉ có thể được thực hiện khi có sự quản lý tốt vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển được thực hiện tốt, điều đó có nghĩa là vốn ngân sách nhà nước được bơm đủ, bơm đúng chỗ, đúng lúc. Theo đó, các mục tiêu kinh tế - xã hội như tăng trưởng, việc làm, mới có thể được thực hiện. Quản lý tốt vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước sẽ bảo đảm thúc đẩy đầu tư của chính quyền địa phương, kích thích nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Điều đó sẽ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương đã được đặt ra trong từng thời kỳ. Hai là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được các cơ quan chức năng của Nhà nước cấp tỉnh xác định tính khả thi của việc bố trí các nguồn vốn cho dự án đầu tư, đặc biệt là việc bố trí vốn ngân sách nhà nước, xác định điểm dự án đầu tư và nhu cầu sử dụng vốn, giai đoạn thực hiện vốn đầu tư nhà nước, bảo đảm vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác cho đầu tư, phối hợp giữa với các cơ quan chức năng để thúc đẩy sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư để uốn nắn, chấn chỉnh nhằm mục tiêu sử dụng đúng đắn và tiết kiệm các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Mặt khác, việc kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh còn hạn chế tình trạng thất thoát lãng phí, tham nhũng trong quá trình sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả vón đầu tư từ phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh phù hợp với cơ chế thị trường, đồng thời, qua đó, nhà nước (chính quyền tỉnh) hạn chế những khuyết tật của thị
  49. 42 trường trong hoạt động đầu tư phát triển. Điều đó sẽ góp phần đảm bảo nguồn lực của địa phương, của đất nước được sử dụng tốt. Tuân thủ cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nói riêng. Điều đó thể hiện sự phối hợp gữa nhà nước và thị trường trong phân bổ nguồn lực. Bên cạnh đó, qua hoạt động quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, Nhà nước cấp tỉnh còn hạn chế những khuyết tật, những hạn chế của kinh tế thị trường như cạnh tranh thiếu lành mạnh trong giao nhận thầu công trình, hủy hoại tài nguyên, môi trường Đây là điều kiện để vốn đầu tư phát triển, một nguồn lực quan trọng của địa phương, của đất nước được sử dụng tốt. Ba là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh có vai trò định hướng cho các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế địa phương, thúc đẩy việc sử dụng các nguồn lực vốn đầu tư phát triển của một cách hiệu quả. Ngay ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, các cơ quan chức năng của Nhà nước đã phải tiến hành thẩm định tính khả thi của việc bố trí các nguồn lực cho vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là việc bố trí vốn ngân sách nhà nước, xác định địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất. Giai đoạn thực hiện đầu tư, nhà nước bảo đảm vốn ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác cho thực hiện đầu tư, phối hợp giữa các cơ quan chức năng để thúc đẩy sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình vốn đầu tư phát triển để uốn nắn, chấn chỉnh, nhằm mục tiêu sử dụng đúng đắn và tiết kiệm các nguồn lực. Vốn ngân sách nhà nước tỉnh được quản lý sử dụng tốt cho đầu tư phát triển có vai trò định hướng các hoạt động đầu tư phát triển từ các nguồn vốn khác vào những vùng, những lĩnh vực cần ưu tiên phát triển, mang lại lọi ích
  50. 43 cho các nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài, lợi ích của địa phương và của cả quốc gia. Theo đó, thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế của địa phương. Bốn là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh góp phần bảo đảm kỷ cương, kỷ luật chính sách. Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh được thực hiện trên cơ sở tuân thủ pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy định của Nhà nước trung ương. Điều này bảo đảm trật tự kỷ cương trong thực thi pháp luật và chính sách của Nhà nước, bảo đảm tính tập trung thống nhất trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của cả nước, hạn chế sự rối loạn trong hoạt động đầu tư phát triển, trong sử dụng ngân sách cho đầu tư phát triển, bảo đảm tối đa hóa lợi ích của tỉnh và của cả nước khi thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Năm là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh góp phần tạo lập môi trường và điều kiện thúc đẩy việc khai thác các nguồn vốn đầu tư phát triển trong và ngoài địa phương cho phát triển kinh tế. Việc bảo đảm kỷ cương, kỷ luật chính sách, hạn chế thất thoát lãng phí, tham nhũng trong sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, đảm bảo định hướng, dẫn dắt đầu tư, của quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh chính là yếu tố quan trong tạo môi trường thu hút đầu tư phát triển từ các nguồn vốn khác trong và ngoài tỉnh. Mặt khác, việc quản lý có hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh bảo đảm cho các công trình dự án đầu tư phát triển có chất lượng. Điều này cũng có vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư phát triển từ các nguồn vốn khác trong xã hội. Sáu là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh
  51. 44 còn bảo đảm phát huy tính chủ động của cấp tỉnh trong quản lý đầu tư phát triển và vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nươc cấp tỉnh. Ở cấp tỉnh, chính quyền địa phương hiểu rõ được các điều kiện thực tế của địa phương, các yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu của người dân địa phương. Nếu họ được chủ động ra các quyết định sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các quyết định đó sẽ sát hợp, phù hợp với thực tế địa phương. Theo đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nhà nước sẽ được sử dụng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương, đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của người dân địa phương. 2.2.2. Bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước Ở mỗi quốc gia, bộ máy quản lý này được tổ chức theo cơ cấu khác nhau, chức năng mỗi bộ phận, mỗi khâu được quy định cụ thể. Đồng thời trong bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh, cơ chế phối hợp giữa các bộ phận cũng được quy định rõ để đảm bảo sự vận hành của bộ máy, thực hiện được mục tiêu quản lý một cách có hiệu quả. Dưới đây là những phân tích về bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh trong hệ thống bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của cả nước (xem hình 2.1). Bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước gồm có Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp (ở Việt Nam, có thêm Hội đồng nhân dân các cấp, đây cũng là cơ quan tham gia quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước). Trong đó, ở cấp trung ương, Chính phủ với các bộ chức năng là cơ quan trực tiếp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của quốc gia. Ở địa phương, uỷ ban nhân dân các cấp trực tiếp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước theo quy định phân cấp quản lý.
  52. 45 Hình 2.1: Bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước Kiểm toán Quốc hội nhà nước Cơ quan thanh Chính ph ủ tra của Chính phủ Bộ Kế hoạch Bộ Các bộ liên Ủy ban nhân Tài chính quan khác và Đầu tư dân các tỉnh Sở Sở Tài Ban quản Thanh Kế hoạch chính lý dự án tra tỉnh và Đầu tư đầu tư Dự án Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư Lào [100]. Quốc hội là cơ quan ban hành các luật liên quan tới quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước, trong đó có vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Đồng thời, Quốc hội là cơ quan giám sát việc sử dụng và quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Chính phủ có chức năng lập và trình Quốc hội phương án phân bổ vốn đầu tư phát triển. Trên cơ sở nghị quyết được Quốc hội thông qua, Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho từng cơ quan ở cấp trung
  53. 46 ương, mức bổ sung vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, quy định nguyên tắc bố trí vốn đầu tư phát triển. Chính phủ tổ chức kiểm tra và báo cáo Quốc hội tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác, lập và trình Quốc hội quyết toán vốn đầu tư phát triển, quyết toán các dự án và công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư là hai cơ quan thuộc Chính phủ, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Trong đó, Bộ Tài chính có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán chi đầu tư phát triển, phương án phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi bổ sung dự trữ nhà nước, chi góp vốn cổ phần và liên doanh của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập phương án sử dụng số tăng thu để chi cho đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính còn có trách nhiệm hướng dẫn lập dự toán chi đầu tư phát triển trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, thẩm định quyết toán vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của các cơ quan trung ương và địa phương, thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do Quốc hội quyết định chủ trương và cho phép đầu tư. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, tổng hợp, trình Chính phủ để trình Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng tổng hợp chung về đầu tư phát triển, xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đầu tư toàn xã hội 5 năm, hàng năm, tổng hợp danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA, danh mục các chương trình, dự án đầu tư nhóm A trở lên, sử dụng nguồn vốn của Nhà nước và các chương trình mục tiêu, các dự án quan trọng. Bộ này còn có chức năng xây dựng tổng mức và cơ
  54. 47 cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo ngành, lĩnh vực, cân đối vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực (bao gồm cơ cấu đầu tư của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương). Tổng mức vốn dự trữ nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên doanh của Nhà nước, vốn bổ sung cho các doanh nghiệp công ích, tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực cũng do Bộ này thực hiện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn có chức năng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các bộ, ngành, vốn bổ sung dự trữ nhà nước, vốn đối ứng ODA và các dự án quan trọng, vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực (bao gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), các chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung có mục tiêu khác. Bộ có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, đặc biệt là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Quản lý đầu tư thẩm định nhà nước các dự án đầu tư quan trọng quốc gia, thẩm định các chương trình mục tiêu và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ giao, thẩm tra các dự án đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư. Kiểm toán nhà nước là một cơ quan nhà nước, có chức năng kiểm toán tài sản công, kiểm tra chi tiêu, đánh giá báo cáo tài chính các cơ quan thuộc chính phủ, giúp tài chính nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng. Cơ quan này còn thực hiện chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp lý của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kế toán nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Ở Lào, cơ quan kiểm toán cũng là cơ quan thuộc Quốc hội. Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ, thuộc Chính phủ có nhiều
  55. 48 nhiệm vụ quyền hạn, trong đó có thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh); thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương: Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan mình, phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán chi đầu tư phát triển trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, quyết toán vốn đầu tư phát triển thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách, kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sử vốn đầu tư phát triển thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo chế độ quy định; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đầu tư phát triển thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách, quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán đối với ngân sách được giao, bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản của Nhà nước được giao. Ở cấp tỉnh, cơ quan quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là uỷ ban nhân dân tỉnh. Trong đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, thanh tra tỉnh là các cơ quan chức năng thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, thực hiện các chức năng của uỷ ban nhân dân tỉnh về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh. Ở mỗi sở, có nhiều phòng chức năng, trong đó có Ban quản lý đầu tư, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý đầu tư và vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh. Các ban quản lý đầu tư thuộc các sở, phối hợp xây dựng dự toán chi vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh theo các chỉ tiêu quy định. Dự toán được Sở Kế hoạch và Đầu tư trình uỷ ban nhân dân
  56. 49 tỉnh xem xét và phê duyệt Uỷ ban nhân dân quyết định giao nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, quyết định nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung vốn đầu tư phát triển cho ngân sách cấp dưới, quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách đối với một số lĩnh vực được phê duyệt, kiểm tra việc thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn, có trách nhiệm báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, uỷ ban nhân dân còn quyết định mức phân bổ dự toán đầu tư phát triển cấp mình. Trong đó, bao gồm tổng số và mức chi từng lĩnh vực, dự toán chi đầu tư phát triển của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực, mức bổ sung vốn đầu tư phát triển cho ngân sách từng địa phương cấp dưới. Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương, quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu theo quy định và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách của địa phương. Ủy ban nhân dân còn có quyền quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của Chính phủ. 2.2.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước 2.2.3.1. Nội dung của quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh được xem xét trên 4 nội dung: Phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, Lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và kiểm tra thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.
  57. 50 * Phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh Phân cấp quản lý là việc chủ thể quản lý cấp trên phân chia và trao cho cấp quản lý thấp hơn một phần quyền quản lý, đồng thời, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm cho mỗi cấp quản lý. Phân cấp quản lý về bản chất đó là sự phân chia một phần quyền quản lý của chủ thể này cho chủ thể khác. Người được phân cấp quản lý (được cấp trên trao quyền quản lý) có quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật một cách toàn diện về nội dung được phân cấp trong quá trình tổ chức thực hiện công việc, độc lập xử lý, quyết định mọi vấn đề, không phụ thuộc vào người đã phân cấp cho mình. Mục tiêu của phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh là phân chia quyền quản lý giữa chính quyền cấp tỉnh với cấp huyện, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở phân định rõ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền nhà nước, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của Chính phủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Về nguyên tắc phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh, việc phân cấp thường tuân thủ một số nguyên tắc sau: Thứ nhất, việc phân cấp đối với việc quyết định phân bổ và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được căn cứ vào điều kiện cụ thể về đội ngũ cán bộ và quy mô ngân sách nhà nước. Trong phân cấp đầu tư giữa trung ương và địa phương thì vấn đề ý nghĩa của công trình hoặc lĩnh vực đầu tư và tính chất đầu tư là tiêu chí quan trọng nhất; còn việc phân cấp đầu tư giữa tỉnh và huyện thì số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước giữ vai trò lớn hơn. Thứ hai, phân cấp quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước xuất phát
  58. 51 từ lợi ích quốc gia, vì sự phát triển chung của đất nước, bảo đảm hài hoà lợi ích địa phương và lợi ích quốc gia, không chỉ vì lợi ích cục bộ của địa phương. Do đó, việc phân cấp được dựa trên nguyên tắc đảm bảo khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương vì mục đích phát triển của các địa phương và cho phát triển chung. Sự kết hợp hài hoà lợi ích của quốc gia với lợi ích của địa phương, lợi ích của từng tỉnh và lợi ích của các tỉnh trong mỗi vùng là nguyên tắc được tuân thủ nghiêm ngặt trong phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Thứ ba, phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tuân thủ yêu cầu đảm bảo chống khép kín, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Khép kín từ khâu thiết kế, dự toán kinh phí, thẩm định dự án đầu tư đến khâu thi công hay thực hiện đầu tư thường làm đội nhu cầu vốn ngân sách nhà nước một cách vô lý. Nguyên tác phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh là đảm bảo hạn chế tối đa tình trạng tham nhũng, thất thoát lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển ở tỉnh, huyện. Thứ tư, phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm cơ chế kiểm tra, giám sát và có chế tài thưởng phạt nghiêm minh đối với các chủ thể tham gia sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Cơ chế giám sát yếu ớt, lỏng lẻo sẽ tạo cơ hội lớn cho thất thoát, lãng phí phát triển. Cơ sở của phân cấp trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước giữa chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chính quyền huyện, xã là phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, phân cấp quản lý dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước, Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của cả nước, của ngành, của vùng kinh tế, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng các quy hoạch cấp địa phương,