Luận văn Nâng cao chất lượng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh TPHCM trong quá trình hội nhập quốc tế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nâng cao chất lượng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh TPHCM trong quá trình hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_nang_cao_chat_luong_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ng.pdf
Nội dung text: Luận văn Nâng cao chất lượng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh TPHCM trong quá trình hội nhập quốc tế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ ÁNH THỦY Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - Tháng 04 Năm 2009
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ ÁNH THỦY Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG TP. HỒ CHÍ MINH - Tháng 04 Năm 2009
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1.1 Các vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại 3 1.1.1.1 Các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại 3 1.1.1.2 Ý nghĩa hoạt động tín dụng đối với các ngân hàng thương mại 4 1.1.1.3 Các loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động của các NHTM 5 1.1.2 Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại 7 1.1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 8 1.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 8 1.1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 10 1.1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan từ mơi trường bên ngồi: 10 1.1.2.3.2 Nguyên nhân từ phía người vay 11 1.1.2.3.3 Nguyên nhân do ngân hàng 11 1.1.2.3.4 Nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng: 12 1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 12 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 12 1.2.2 Sự cần thiết của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong bối cảnh hội nhập 12 1.2.3 Chức năng của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng 13 1.2.4 Đo lường rủi ro tín dụng 14 1.2.4.1 Mơ hình định tính về rủi ro tín dụng 14 1.2.4.2 Các mơ hình lượng hĩa rủi ro tín dụng 17 1.2.4.2.1 Mơ hình chất lượng 6C 17 1.2.4.2.2 Mơ hình điểm số Z 18 1.2.4.2.3 Mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng 19
- 1.2.4.2.4 Mơ hình xác định giá trị rủi ro tới hạn – (VAR) 20 1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 21 1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 21 1.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản 22 1.3.3 Kinh nghiệm của Mỹ 23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 30 2.1 GIỚI THIỆU NHTMCPNT VN VÀ CHI NHÁNH NHTMCPNT HCM 30 2.1.1 Hệ thống NHTMCPNT VN 30 2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh TP Hồ Chí Minh 31 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCPNT TPHCM 32 2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội và những tác động đến hoạt động kinh doanh của các NHTM VN trong quá trình hội nhập 32 2.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại NHTMCPNT CN.TPHCM thời kỳ 2001- 2008 32 2.2.2.1 Cơng tác huy động vốn 33 2.2.2.2 Cơng tác tín dụng 36 2.2.2.3 Tình hình cho vay theo ngành, thành phần kinh tế và loại cho vay 38 2.2.2.3.1 Cho vay theo ngành 38 2.2.2.3.2 Cho vay theo thành phần kinh tế 40 2.2.2.4 Lãi suất huy động và lãi suất cho vay 41 2.2.2.5 Hiệu quả sử dụng vốn 42 2.2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCPNT CN.HCM 45 2.2.3.1 Nợ quá hạn 45 2.2.3.2 Phân loại nợ 456
- 2.2.3.3 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng 47 2.2.4 Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCPNT CN.TPHCM 50 2.2.4.1 Hướng dẫn thủ tục vay vốn, tiếp nhận hồ sơ và đề xuất cho vay 51 2.2.4.2 Thẩm định rủi ro khoản vay 51 2.2.4.3 Phê duyệt khoản vay 51 2.2.4.4 Soạn thảo và ký kết hợp đồng 52 2.2.4.5 Nhập dữ liệu vào hệ thống 52 2.2.4.6 Lưu trữ hồ sơ 52 2.2.4.7 Rút vốn vay 53 2.2.4.8 Quản lý, giám sát khoản vay/khách hàng vay 53 2.2.4.9 Thu nợ gốc và lãi vay 53 2.2.4.10 Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn 53 2.2.5 Cơng tác quản trị rủi ro về phịng ngừa cảnh báo các khoản nợ cĩ vấn đề 59 2.3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG THỜI GIAN QUA TẠI NHTMCPNT HCM 60 2.3.1 Nguyên nhân từ mơi trường kinh doanh 60 2.3.1.1 Rủi ro do sự biến động của nền kinh tế giới trong thời gian qua 60 2.3.1.2 Rủi ro do sự thay đổi của mơi trường tự nhiên như: thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh 61 2.3.1.3 Rủi ro do sự can thiệp của Chính phủ, chính sách Nhà nước 61 2.3.1.4 Rủi ro do mơi trường pháp lý Việt Nam 63 2.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng 63 2.3.2.1 Do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém 63 2.3.2.2 Do năng lực quản trị điều hành kinh doanh yếu kém 63 2.3.2.3 Do sử dụng vốn sai mục đích, khơng cĩ thiện chí trả nợ 64 2.3.2.4 Do khách hàng gian lận 65 2.3.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 68 2.3.3.1 Cán bộ tín dụng sai sĩt khi thực hiện qui trình cấp tín dụng, Cơng tác thu thập thơng tin tín dụng khơng đầy đủ và chính xác: 68
- 2.3.3.2 Lạm dụng tài sản thế chấp: 69 2.3.3.3 Thiếu kiểm tra giám sát vốn vay: 69 2.3.3.4 Cơng tác kiểm tra nội bộ tại chi nhánh chưa hiệu quả: 70 2.3.3.5 Năng lực chuyên mơn, đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng cịn hạn chế: 71 2.3.3.6 Rủi ro do cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, tập trung quá cao cho một mục tiêu tăng trưởng tín dụng, tất yếu dẫn đến việc giảm thấp điều kiện cung cấp tín dụng, nới lỏng kiểm sốt cho vay: 73 2.3.3.7 Một số vấn đề khác: 73 2.3.4 Nguyên nhân từ phía TSĐB 74 CHƯƠNG3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.76 3.1 ĐỊNH HƯỚNG VỀ CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CPNT CN.HCM 77 3.1.1 Phát triển hoạt động tín dụng tại chi nhánh cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong quá trình hội nhập 77 3.1.2 Xây dựng và điều chỉnh danh mục cho vay từng thời kỳ 78 3.1.3 Xác định hạn mức rủi ro trong hoạt động tín dụng 80 3.1.4 Sử dụng tín dụng đảm bảo chắc chắn 81 3.1.5 Cơng tác thu thập thơng tin và hồ sơ tín dụng 82 3.1.6 Hồn thiện kỹ thuật thu hồi các khoản nợ cĩ vấn đề 82 3.1.7 Nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng 84 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCPNT CN.HCM 85 3.2.1 Nhĩm giải pháp về dấu hiệu cảnh báo trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng 85 3.2.1.1 Nhĩm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ ngân hàng 85 3.2.1.2 Nhĩm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ ngồi ngân hàng 86 3.2.2 Nhĩm giải pháp phịng ngừa rủi ro 87 3.2.2.1 Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định và phân tích tín dụng 87
- 3.2.2.2 Quyết định cấp giới hạn tín dụng 89 3.2.2.3 Kiểm tra và giám sát tín dụng 90 3.2.2.3.1 Giám sát rủi ro tín dụng 90 3.2.2.3.3 Phân tán rủi ro 92 3.2.2.3.3 Phịng ngừa rủi ro lãi suất cho vay 92 3.2.3 Sử dụng nghiệp vụ hốn đổi tín dụng để phịng ngừa rủi ro tín dụng 93 3.2.4 Nhĩm giải pháp tài trợ rủi ro 95 3.2.5 Nhĩm giải pháp xử lý nợ cĩ vấn đề và xử lý tổn thất tín dụng 95 3.2.5.1 Hình thức xử lý tổ chức khai thác 95 3.2.5.1.1 Cho vay thêm 95 3.2.5.1.2 Bổ sung tài sản đảm bảo 96 3.2.5.1.3 Chuyển nợ quá hạn 96 3.2.5.2 Hình thức sử dụng các biện pháp thanh lý 97 3.2.5.2.1 Xử lý nợ tồn động 97 3.2.5.2.2 Thanh lý doanh nghiệp 98 3.2.5.2.3 Khởi kiện 98 3.2.5.2.4 Bán nợ 99 3.2.5.2.5 Sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro 99 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC 99 3.3.1 Kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ 99 3.3.2 Kiến nghị với NHTMCPNT VN 100 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 Phụ lục số 01 105 Phụ lục số 02 106 Phụ lục số 03 108 Phụ lục số 04 109 Phụ lục số 05 111 Phụ lục số 06 112
- CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN 1. CT CP Cơng ty cổ phần. 2. CT TNHH Cơng ty trách nhiệm hữu hạn. 3. DNNN Doanh nghiệp nhà nước. 4. KH Khách hàng. 5. NH Ngân hàng. 6. NHNN Ngân hàng nhà nước. 7. NHNT VN Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. 8. NHTMCPNT VN Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam. 9. NHNT CN.TPHCM Ngân hàng thương chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. 10. NHTMCPNT CN.HCM Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hồ Chí Minh. 11. VCBHCM Vietcombank Hồ Chí Minh. 12. NHTM Ngân hàng thương mại. 13. NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước. 14. NK Nợ khoanh. 15. NQH Nợ quá hạn. 16. TSĐB Tài sản đảm bảo. 17. TCKT Tổ chức kinh tế. 18. CN Cá nhân. 19. TG Tiền gửi. 20. QLN Quản lý nợ 21. QHKH Quan hệ khách hàng 22. QLRR Quản lý rủi ro
- DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ Bảng 2.1: Diễn biến huy động vốn giai đoạn 1996 – 2008, (gồm đồ thị). Bảng 2.2: Cơ cấu và tình hình huy động vốn tại NHNT HCM, (gồm đồ thị). Bảng 2.3: Sự tăng trưởng tổng dư nợ qua các năm, (gồm đồ thị). Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn tại NHNT HCM. Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế năm 2008, (gồm đồ thị). Bảng 2.6: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế năm 2008, (gồm đồ thị). Bảng 2.7: tình hình nợ khoanh nợ quá hạn tại NHNT HCM.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoạt động của ngân hàng cĩ quan hệ mật thiết, hữu cơ với khách hàng và nền kinh tế thơng qua quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, các hoạt động dịch vụ ngân hàng như huy động vốn, cho vay vốn, thanh tốn và các hoạt động dịch vụ khác. Chính vì vậy, rủi ro đối với hoạt động ngân hàng rất đa dạng. Chúng tiềm ẩn và xuất hiện gắn liền với mỗi hoạt động dịch vụ và gây tác động với những mức độ khác nhau. Nếu rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, xa hơn nĩ tác động ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống ngân hàng bởi những đặc thù trong hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề khĩ khăn nhưng rất bức thiết đối với ngân hàng thương mại Việt Nam, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm từ 60-80% thu nhập của ngân hàng. Với bối cảnh như thế, rủi ro tín dụng luơn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng đồng thời quản trị rủi ro tín dụng giữ vị trí trung tâm trong hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng. Chính vì vậy tơi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh TPHCM trong quá trình hội nhập quốc tế” làm đề tài nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau Hệ thống hĩa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương HCM, từ đĩ đánh giá những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế của cơng tác quản trị này. Đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cĩ thể áp dụng trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tại chi nhánh.
- 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương HCM. Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương HCM và một số ngân hàng thương mại khác đĩng trên địa bàn. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng từ những số liệu sơ cấp và thứ cấp. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương HCM. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương HCM.
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Các vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại Theo Luật các tổ chức tín dụng thì: Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện tồn bộ các hoạt động kinh doanh tiền tệ và các hoạt động khác cĩ liên quan. Ngày nay hoạt động của các ngân hàng thương mại đã trở nên hết sức đa dạng và cĩ quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên những chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại vẫn là trung gian tài chính thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Hay nĩi cách khác các ngân hàng thương mại vẫn thực hiện hai chức năng cơ bản là: - NHTM làm trung gian tín dụng: NHTM huy động vốn ngắn, trung, dài hạn từ nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay, trên cơ sở nguồn vốn đĩ, cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. + Mọi nguồn vốn tiền tệ trong xã hội sẽ được tập trung vào hệ thống ngân hàng, biến nĩ thành nguồn vốn tín dụng để đầu tư cho nền kinh tế. + Tỷ lệ tiền nhàn rỗi trong xã hội giảm đến mức thấp nhất . + Làm cho hiệu suất sử dụng vốn của xã hội ngày càng cao mà khơng cần phải sử dụng đến nguồn phát hành, do đĩ vừa gĩp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mà cịn ngăn chặn nguy cơ lạm phát. - NHTM làm trung gian thanh tốn: NHTM quản lý tài khoản khách hàng, cung cấp các phương tiện thanh tốn như sec, thẻ . . . thực hiện việc thu chi hộ để kết thúc giao dịch thanh tốn. Giúp đẩy nhanh quá trình thanh tốn, đảm bảo thanh tốn an tồn, chính xác. Thanh tốn qua ngân hàng thì dễ kiểm tra, kiểm sốt, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực.
- 4 - Ngồi hai chức năng cơ bản trên đây, hoạt động của các ngân hàng thương mại cịn cĩ những đặc trưng khác như: Ngân hàng là người tạo ra tiền (tiền ghi sổ), khả năng tạo tiền của Ngân hàng thương mại chịu sự kiểm sốt của Ngân hàng Trung ương thơng qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ đĩ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm của khối tiền tệ. Đồng thời, với chức năng trung gian tài chính, NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính –ngân hàng, tư vấn đầu tư tham gia vào thị trường tiền tệ dưới hình thức mua các chứng khốn, phát hành và bán các cổ phiếu, mua bán số dư trên tài khoản tiền gởi tại Ngân hàng Nhà nước . . 1.1.1.2 Ý nghĩa hoạt động tín dụng đối với các ngân hàng thương mại Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: - Cĩ sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu cho người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này cĩ thời hạn. - Sự chuyển nhượng này cĩ kèm theo chi phí và rủi ro. Tín dụng được phân loại theo những tiêu chí khác nhau: ♦ Thứ nhất, căn cứ vào mục đích của tín dụng: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh cơng thương nghiệp: cấp cho các doanh nghiệp thanh tốn chi phí, mua hàng. Cho vay tiêu dùng cá nhân: chủ yếu là tín dụng tiêu dùng cho mục tiêu cá nhân. Cho vay bất động sản: bao gồm cả những khoản cho vay xây dựng ngắn hạn và dài hạn đầu tư vào mua/xây dựng cho các khu đất đai, cao ốc, trung tâm thương mại, Cho vay nơng nghiệp: tài trợ cho các hoạt động nơng nghiệp. Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. ♦ Thứ hai, căn cứ vào thời hạn cho vay, tín dụng được chia thành ba nhĩm:
- 5 Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay cĩ thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Cho vay trung hạn: là loại cho vay cĩ thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. Cho vay dài hạn: là loại cho vay cĩ thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. ♦ Thứ ba, căn cứ vào bảo đảm của tín dụng: Cho vay khơng cĩ bảo đảm: là loại cho vay khơng cĩ tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ vào uy tín của khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. Cho vay cĩ bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. 1.1.1.3 Các loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động của các NHTM Cĩ nhiều cách phân loại rủi ro, tuy nhiên trong phạm vi hoạt động của các NHTM Việt Nam cĩ thể tổng hợp thành một số loại rủi ro cơ bản như sau: Rủi ro tín dụng: rủi ro mà khách hàng khơng hồn thành được nghĩa vụ của họ vào ngày cam kết theo hợp đồng tín dụng. + Cĩ thể do khách hàng giải ngân trễ hạn, hoặc giải ngân ít hơn mức cam kết, hoặc cĩ thể hủy ngang khơng giải ngân, hoặc trả vốn vay trước hạn. Và do vậy, NH sẽ bị ứ đọng vốn, khơng thu được tiền lãi trong khi vẫn phải chi trả chi phí sử dụng nguồn vốn này. + Cĩ thể khách hàng trả lãi vay, vốn vay trễ hạn đe dọa làm vỡ kế hoạch sử dụng nguồn vốn này vào các dự án kinh doanh khác. NH phải thay đổi kế hoạch kinh doanh, dĩ nhiên hoặc phải trả thêm chi phí sử dụng vốn, và/hoặc làm giảm các khoản thu nhập của NH. + Cĩ thể khách hàng khơng thanh tốn đầy đủ cả vốn vay và/hoặc lãi vay. Trong trường hợp này NH vừa khơng nhận được khoản thu nhập mà lẽ ra họ phải được nhận, lại vừa cĩ thể bị mất vốn kinh doanh.
- 6 Rủi ro lãi suất: thể hiện rủi ro tiềm tàng của một ngân hàng do các biến động của lãi suất. Rủi ro lãi suất cĩ thể cĩ một số hình thức khác nhau như rủi ro xác định lại lãi suất, rủi ro do đường cong lãi suất thay đổi, rủi ro do tương quan lãi suất, và rủi ro quyền chọn đi kèm. Rủi ro thanh khoản: rủi ro do khơng cĩ đủ tiền để đáp ứng mọi nghĩa vụ liên quan đế việc chi trả, hoặc phát tiền ra. Khi NH khơng đảm bảo các khoản chi trả tiền mặt, nhu cầu thanh tốn với NH khác, thõa mãn các nhu cầu hợp lý về tín dụng thì lịng tin của khách hàng với NH bị giảm sút, khách hàng ngại quan hệ với NH. Khi việc mất lịng tin xảy ra thường xuyên thì nguồn vốn huy động thu hẹp lại, khơng tìm được khách hàng tin cậy để cho vay, uy tín NH bị giảm sút, hạn chế khả năng sinh lợi nhuận của NH. Rủi ro ngoại hối: phát sinh khi cĩ sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối nắm giữ, và vì thế làm cho ngân hàng cĩ thể gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động. Rủi ro thị trường: rủi ro mà do sự biến động của thị trường theo hướng bất lợi cho NH. Rủi ro thị trường là nguyên nhân gây ra các thiệt hại chủ yếu về thu nhập, và là tác nhân kích thích khách hàng cĩ các phản ứng bất lợi cho NH. Bao gồm: + Rủi ro về giá cả: đây là rủi ro về việc giá trị các tài sản của một ngân hàng cĩ thể biến động. Rủi ro này xuất hiện trong tất cả các chủng loại tài sản, từ bất động sản đến cổ phiếu và trái phiếu Cĩ thể là do sự biến động về lãi suất trên thị trường. Khi cĩ sự biến động về lãi suất hoặc một mặt sẽ gây bất lợi cho tài sản Nợ, mặt khác sẽ cĩ lợi cho tài sản Cĩ, hoặc ngược lại; Cĩ thể là do sự biến động giá cả các loại chứng khốn NH đang nắm giữ, hoặc sẽ mua bán theo các hợp đồng mua bán chứng khốn. + Rủi ro về chi trả: rủi ro xảy ra khi cĩ sự biến động về tình hình kinh tế - xã hội, chính trị, hoặc cĩ khi do những thơng tin bất lợi đối với uy tín của NH, người dân ồ ạt đổ xơ đi rút tiền ra khỏi NH làm NH mất khả năng thanh tốn trầm trọng dẫn tới phá sản, thậm chí là phá sản cả hệ thống NH của một quốc gia.
- 7 Rủi ro hoạt động: bao gồm tồn bộ các rủi ro cĩ thể phát sinh từ cách thức mà một ngân hàng điều hành các hoạt động của mình. Ví dụ như: việc cấu trúc hạn mức khơng phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn, quản trị kém các quy trình quản lý tín dụng, cán bộ tham ơ, thiếu các kế hoạch khơi phục kinh doanh trong trường hợp xảy ra thảm họa Rủi ro pháp lý: thường tác động đến các ngân hàng theo hai cách. Thứ nhất, các khách hàng và những người khác vì lý do đồn đại nào đĩ về chính sách cĩ thể khởi kiện ngân hàng. Thứ hai, khi các thu xếp pháp lý của một ngân hàng, ví dụ: các hợp đồng cho vay và tài sản đảm bảo tiêu chuẩn của ngân hàng đĩ khơng được đáp ứng, hoặc Nhà nước thay đổi đột ngột chính sách vĩ mơ về cơ cấu kinh tế, lĩnh vực ưu tiên Rủi ro chiến lược: phát sinh từ các thay đổi trong mơi trường hoạt động của ngân hàng trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh và tài chính. Rủi ro chiến lược cũng cĩ thể phát sinh từ các hoạt động của bản thân ngân hàng. Ví dụ: việc xâm nhập vào mơi trường mới mà thiếu sự nghiên cứu đầy đủ và thiếu các nguồn lực cần thiết để khai thác thị trường này Rủi ro uy tín: là rủi ro dư luận đánh giá xấu về ngân hàng, gây khĩ khăn nghiêm trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng. Ngồi những rủi ro chính trên đây, các nhà quản trị ngân hàng cịn quan tâm đến một số rủi ro khác như: Rủi ro lạm phát, rủi ro quốc gia và các rủi ro khác. 1.1.2 Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Rủi ro trong ngân hàng cĩ xu hướng tập trung chủ yếu vào các danh mục tín dụng. Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khĩ khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- 8 1.1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng khơng trả được nợ hoặc trả khơng đúng hạn cho ngân hàng. Như vậy cĩ thể nĩi rằng rủi ro tín dụng cĩ thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đĩ ngân hàng là chủ nợ, mà khách nợ lại khơng thực hiện hoặc khơng đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Đây là loại rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng Về mặt định lượng: rủi ro tín dụng được phản ánh bởi chính số lượng nợ quá hạn, nợ đọng của mỗi tổ chức tín dụng. Về mặt định tính: rủi ro tín dụng cĩ quan hệ ngược chiều với chất lượng tín dụng. Theo đĩ chất lượng tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp và ngược lại, chất lượng tín dụng thấp, nợ quá hạn cao thì rủi ro tín dụng là rất lớn và cĩ tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. 1.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau: Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục Rủi ro lựa Rủi ro bảo Rủi ro Rủi ro nội Rủi ro tập ch ọn đảm nghiệp vụ tại trung Theo sơ đồ trên, rủi ro tín dụng được chia thành hai loại là rủi ro giao dịch (transaction risk) và rủi ro danh mục (Portfolio risk):
- 9 - Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch cĩ ba bộ phận: + Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn cĩ hiệu quả để ra quyết định cho vay. + Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo. + Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến cơng tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay cĩ vấn đề. - Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng, được phân chia thành hai loại: Rủi ro nội tại (Intrinsic) và rủi ro tập trung (Concentration risk). + Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng cĩ, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc nghành, lĩnh vực kinh tế. Nĩ xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. + Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một nghành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay cĩ rủi ro cao Nếu căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau: .+ Rủi ro khơng hồn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn): Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoảng thời gian hồn trả nợ vay. Tuy nhiên đến thời hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay,
- 10 những tổn thất xảy ra trong trường hợp này người ta gọi đĩ là rủi ro khơng hồn trả nợ đúng hạn. + Rủi ro do khơng cĩ khả năng trả nợ: là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vay đã mất khả năng chi trả. Do vậy ngân hàng phải thanh lý tài sản của doanh nghiệp để thu nợ. 1.1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Cĩ 4 nguyên nhân cơ bản gây nên rủi ro tín dụng: đĩ là nguyên nhân khách quan từ mơi trường bên ngồi, từ phía khách hàng, nguyên nhân do chính ngân hàng và nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng tạo nên. 1.1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan từ mơi trường bên ngồi: Nguyên nhân bất khả kháng: Các thiệt hại từ nguyên nhân thiên tai, bão lụt, hạn hán, hỏa họan và động đất. Những thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng hoặc về kỹ thuật một ngành cơng nghiệp cĩ thể làm sụp đổ cả cơ nghiệp của một hãng kinh doanh và đặt người đi vay từng làm ăn cĩ lãi vào thế thua lỗ. Một cuộc đình cơng kéo dài, việc giảm giá để cạnh tranh hoặc việc mất một người quản lý giỏi cĩ thể làm thiệt hại nghiêm trọng đến khả năng chi trả tiền vay của người đi vay. Thơng tin khơng cân xứng: Thơng tin khơng cân xứng trên thị trường tài chính dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đã đặt các ngân hàng trước nguy cơ rủi ro cao. Mơi trường kinh tế: Cĩ ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay thành cơng đối với người cho vay. Nguyên nhân do chính sách của Nhà nước: Trong điều kiện kinh tế mở cửa dưới nhiều hình thức và phương tiện, những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới cĩ ảnh hưởng đến các quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước mà biểu hiện là cán cân thanh tốn, tỷ giá hối đối biến động đến sự biến động của giá cả hàng hĩa xuất nhập khẩu, lãi suất, mức cầu tiền tệ Mơi trường pháp lý: Cùng với mơi trường kinh tế, mơi trường pháp lý tạo nên mơi trường cho vay của các ngân hàng thương mại. Mơi trường cho vay cĩ thể
- 11 ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, cĩ thể làm hạn chế hay tăng thêm rủi ro đối với hoạt động kinh doanh tín dụng của các ngân hàng thương mại. 1.1.2.3.2 Nguyên nhân từ phía người vay Nguyên nhân từ phía người đi vay là một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Nhìn chung các nguyên nhân này ngân hàng cĩ thể xác định được thơng qua quá trình tìm hiểu, nắm vững “tình hình sức khỏe của khách hàng” cả trước, trong và sau khi cho vay, tìm hiểu mục đích sử dụng tiền vay và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. Rủi ro trong kinh doanh của người đi vay: Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở mức độ biến động ít hay nhiều theo chiều hướng xấu của kết quả kinh doanh. Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khơng khoa học, việc dự tốn chi phí và xác định mức sản lượng khơng phù hợp. Các thiệt hại doanh nghiệp phải gánh chịu do sự biến động của thị trường cung cấp, thị trường tiêu thụ. Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở các doanh nghiệp khơng thể đối phĩ với các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi tiền vay cho chủ nợ. Rủi ro tài chính diễn ra cùng với mức độ sử dụng nợ, nĩ gắn liền với cơ cấu tài chính doanh nghiệp. 1.1.2.3.3 Nguyên nhân do ngân hàng Chính sách tín dụng khơng hợp lý, quá nhấn mạnh vào lợi nhuận ngân hàng nên khi cho vay quá chú trọng về lợi tức. Cán bộ tín dụng khơng tuân thủ chính sách tín dụng, khơng chấp hành đúng quy trình cho vay. Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh. Định giá tài sản khơng đảm bảo khơng chính xác hoặc khơng thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý cần thiết. Do sự cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn cĩ tỷ trọng cho vay nhiều hơn các ngân hàng khác.
- 12 1.1.2.3.4 Nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng: Do sự biến động giá trị tài sản đảm bảo theo chiều hướng bất lợi (phụ thuộc vào đặc tính của tài sản và thị trường giao dịch các tài sản đĩ). Cĩ 3 yêu cầu đối với các bảo đảm tài sản là: (1) dễ được định giá; (2) dễ cho ngân hàng quyền được sở hữu hợp pháp; (3) dễ tiêu thụ hay thuận tiện. 1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng: Quản trị là thiết lập một chương trình hoạt động kinh doanh dài và ngắn hạn cho một doanh nghiệp NH, xác định các nguồn tài nguyên để thực hiện chương trình đĩ và lãnh đạo nhân viên NH thực hiện những mục tiêu đề ra. Quản trị rủi ro tín dụng là theo dõi hoạt động tín dụng của NH, trên cơ sở đĩ đề ra các biện pháp nhằm làm giảm thấp xảy ra rủi ro, phát hiện và xử lý các hậu quả gây ra bởi rủi ro tín dụng. 1.2.2 Sự cần thiết của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong bối cảnh hội nhập Năm 2008 đã đi qua với nhiều khĩ khăn thách thức. Trên trường quốc tế, khủng hoảng tài chính cĩ nguyên nhân bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng tồn cầu kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính thế giới. Do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt nam năm qua cũng diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn, tỷ giá biến động, diễn biến cung cầu vốn nội tệ và ngoại tệ trên thị trường tiền tệ bất thường. Tình trạng doanh nghiệp khĩ khăn, thua lỗ diễn ra, kinh tế bắt đầu cĩ dấu hiệu suy giảm, sức cầu yếu, đời sống nhân dân khĩ khăn. . . Trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước cĩ nhiều biến động như thế, thị trường tài chính tiền tệ và ngân hàng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khĩ khăn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, làm cho hoạt động của các ngân hàng xuất hiện nhiều rủi ro. Trong khi đĩ, tự bản chất của kinh doanh tiền tệ – ngân hàng, rủi ro nĩi chung và rủi ro tín dụng nĩi riêng là điều tất yếu trong hoạt động NH, sự tiên liệu và ứng phĩ của con người là cĩ giới hạn, loại trừ hồn tồn rủi ro là
- 13 điều khơng tưởng mà chỉ cĩ thể hạn chế. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro tín dụng. Một biến cố rủi ro riêng rẽ là cái ngẫu nhiên khơng lường trước, nhưng rủi ro tín dụng cĩ thể xuất hiện tại bất cứ khâu nào trong quá trình hoạt động tín dụng của NH, cĩ thể đến từ mơi trường bên ngồi NH hoặc ngay bên trong tổ chức NH, và chỉ xuất hiện trong những điều kiện thích hợp lại là một điều tất nhiên. Do vậy, cũng sẽ là điều tất yếu: + Để hạn chế những rủi ro tín dụng phải làm tốt từ khâu phịng ngừa cho đến khâu giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể như: - Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn - Phát hiện những biến cố khơng cĩ lợi đã và đang xảy ra - Ngăn chặn các tình huống khơng cĩ lợi và cĩ thể lan ra phạm vi rộng. - Giải quyết hậu quả rủi ro tín dụng để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngân hàng. Đây là quá trình logic chặt chẽ. Do đĩ, cần cĩ quản trị để đảm bảo tính thống nhất. + Phịng chống rủi ro tín dụng được thực hiện bởi các nhân viên tín dụng, cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Trong ngân hàng, nhân viên cĩ suy nghĩ và hành động khác, cĩ thể trái ngược hoặc cản trở nhau. Vì vậy, cần phải cĩ quản trị để mọi người hành động một cách thống nhất. Quản trị đề ra những mục tiêu cụ thể và giúp NH đi đúng hướng + Phải cĩ kế hoạch hành động cụ thể và hiệu qủa phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Quản trị sẽ vạch ra những việc phải làm và cách làm tốt nhất. + Theo sự tổng kết của Quỹ tiền tệ Quốc tế thì 50% NH bị phá sản là do tổ chức quản trị yếu kém, trong đĩ quản trị rủi ro tín dụng chiếm vị trí quan trọng. 1.2.3 Chức năng của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng + Hoạch định phương hướng và các kế hoạch phịng chống rủi ro. Phương hướng nhằm vào việc dự đốn, xác định rủi ro cĩ thể xảy đến từ đâu? trong những điều kiện nào? xảy ra vào lúc nào? diễn tiến như thế nào? nguyên nhân? hậu quả?, phương hướng tổ chức phịng chống rủi ro. Kế hoạch chỉ ra các mục tiêu cụ thể cần
- 14 đạt được: ngưỡng an tồn cần đạt được, khu vực khơng được phép để xảy ra sai sĩt, mức độ sai sĩt cĩ thể chấp nhận được. + Tổ chức các cơ cấu tổ chức và xác định cơng việc cụ thể cần làm : tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ, các cơ cấu kiểm sốt phịng chống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm từng nhân viên cụ thể. Lựa chọn sử dụng những cơng cụ, kỹ thuật phịng chống rủi ro sử dụng, tổ chức biện pháp phối hợp các cá nhân và các cơng cụ, kỹ thuật nĩi trên, và khắc phục hậu quả rủi ro gây ra. + Lãnh đạo các nhân viên thực hiện các quy trình nghiệp vụ, áp dụng các cơng cụ, kỹ thuật phịng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu qủa do rủi ro gây ra một cách nghiêm túc. + Kiểm tra, kiểm sốt để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phịng chống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm tàng, các sai sĩt khi thực hiện giao dịch, các vụ lừa đảo, đánh giá hiệu quả của cơng tác phịng chống rủi ro. Trên cơ sở đĩ đề nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hồn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng. 1.2.4 Đo lường rủi ro tín dụng : Một trong những tính chất cơ bản của tài chính hiện đại là tính rủi ro, và vì vậy tất cả các mơ hình tài chính hiện đại đều được đặt trong mơi trường rủi ro. Do đĩ, cần thiết phải cĩ một khái niệm rủi ro theo quan điểm lượng và phải xây dựng cơng cụ để đo lường nĩ. Cĩ thể sử dụng nhiều mơ hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng.Các mơ hình này rất đa dạng bao gồm các mơ hình định lượng và mơ hình định tính. Các mơ hình này khơng loại trừ lẫn nhau, nên ngân hàng cĩ thể sử dụng nhiều mơ hình để phân tích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. 1.2.4.1.1 Mơ hình định tính về rủi ro tín dụng Đối với mơ hình này, ngân hàng cần đề cập đến 3 yếu tố sau: ♦ Yếu tố 1: Phân tích tín dụng: Đối với mỗi đơn xin vay, cán bộ tín dụng cần phải trả lời được 3 câu hỏi cơ bản sau: Khách hàng vay cĩ thể tín nhiệm và biết họ như thế nào? Khách hàng cĩ thiện chí trả nợ khi khoản vay đến hạn hay khơng? Điều này liên quan đến việc
- 15 nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh – 6C” của khách hàng là: Tính cách (Charater), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), Tài sản thế chấp (Collateral), điều kiện (Condition) và kiểm sốt (Control). Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem là khả thi. Hợp đồng tín dụng cĩ được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ, khách hàng cĩ khả năng hồn trả nợ vay mà khơng cần đến một sức ép nào? Một hợp đồng tín dụng hợp lệ phải bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng bằng cách quy định những điều khoản giới hạn hoạt động của người vay, nếu các hoạt động này đe dọa khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng. Quá trình cưỡng chế thu hồi nợ vay cũng phải được quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng tín dụng. Quyền của ngân hàng đối với thu nhập và tài sản của khách hàng trong trường hợp khoản vay cĩ vấn đề và khả năng ngân hàng cĩ thể thu hồi được vốn kịp thời với mức độ rủi ro và chi phí hợp lý? Quy định về thế chấp tài sản đáp ứng được hai mục tiêu của người cho vay: - Ngân hàng cĩ quyền thu giữ và bán tài sản để thu nợ trong trường hợp người vay khơng cĩ khả năng hồn trả. - Việc thế chấp tài sản sẽ tạo ra lợi thế tâm lý cho người vay. Khi thế chấp, người vay nợ sẽ chịu áp lực buộc phải nỗ lực hơn trong kinh doanh để cĩ khả năng trả nợ ngân hàng. Do vậy trách nhiệm của cán bộ ngân hàng là phải xác định rõ liệu ngân hàng cĩ thể hồn thiện về quyền hợp pháp của mình đối với tài sản thế chấp đĩ hay khơng? ♦ Yếu tố 2: Kiểm tra tín dụng: các ngân hàng hầu hết đều cĩ quy trình tín dụng riêng để kiểm tra tín dụng, tuy nhiên những nguyên lý chung nhất đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng là: Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định. Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, đảm bảo rằng những khía cạnh quan trọng của mỗi khoản tín dụng đều được kiểm tra, bao gồm: - Kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn.
- 16 - Chất lượng và điều kiện của tài sản đảm bảo. - Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, đảm bảo tính hợp pháp để sở hữu các tài sản khi người vay khơng trả được nợ. - Đánh giá điều kiện tài chính và những kế hoạch kinh doanh của người vay, trên cơ sở đĩ xem xét lại nhu cầu tín dụng. - Đánh giá xem khoản tín dụng cĩ tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng. - Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn. Vì chúng cĩ ảnh hưởng rất lớn tình trạng tài chính của ngân hàng. - Quản lý thường xuyên, chặt chẽ các khoản tín dụng cĩ vấn đề, tăng cường kiểm tra, giám sát khi phát hiện những dấu hiệu xấu liên quan đến khoản vay. - Tăng cường cơng tác kiểm tra khoản tín dụng khi nền kinh tế cĩ nhiều hướng đi xuống, hoặc những ngành nghề cho vay cĩ biểu hiện nghiêm trọng trong phát triển. ♦ Yếu tố 3: Hệ thống tỉ số tài chính đánh giá khách hàng: Hệ thống tỉ số tài chính dùng để phân tích đánh giá tín dụng doanh nghiệp được chia thành 4 nhĩm như sau: - Nhĩm tỉ số thanh khoản (Liquidity ratios). - Nhĩm tỉ số hoạt động (Activity ratios). - Nhĩm tỉ số địn bẩy (Leverage ratios). - Nhĩm tỉ số khả năng sinh lời (Profitability ratios). Chi tiết các tỉ số tài chính đánh giá khách hàng được trình bày phụ lục số 1. Tĩm lại, các ngân hàng luơn mong đợi cho tất cả các khách hàng cĩ chất lượng vay tiền, và cho vay luơn là chức năng kinh tế cơ bản của các ngân hàng, nhưng đồng thời cũng chứa đựng tiềm ẩn rủi ro cao. Để cĩ thể kiểm sốt được rủi ro tín dụng, thì chức năng cho vay của ngân hàng phải được thực hiện một cách chặt chẽ nhằm tuân thủ chính sách và thực hành tín dụng của ngân hàng. Ngồi ra, để kiểm sốt rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường xây dựng một “chính sách tín dụng” và “Quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng”.
- 17 Ngân hàng xem xét nhiều tiêu chí trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, tuy nhiên trong thực tế, thường tập trung vào 6 tiêu chí cơ bản, gọi là “6C”. Cuối cùng, một chính sách tín dụng lành mạnh phải luơn kèm theo điều khoản kiểm tra định kỳ, thường xuyên tất cả các khoản tín dụng đã cấp cho đến khi đáo hạn. Khi một khoản tín dụng trở nên cĩ vấn đề, thì cần đến sự xử lý nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng. Cán bộ ngân hàng phải tìm ra được nguyên nhân của tín dụng cĩ vấn đề và hợp tác cùng khách hàng để tìm ra giải pháp để ngân hàng thu hồi vốn. Các chuyên gia đưa ra các giải pháp thu hồi những khoản tín dụng cĩ vấn đề như sau: Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi nợ. Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng. Tách chức năng cho vay và xử lý tín dụng ra riêng biệt nhằm tránh xung đột cĩ thể xảy ra về quan điểm cho vay. Dự tính những nguồn cĩ thể dùng để thu hồi nợ cĩ vấn đề. Cần xem trọng chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý của doanh nghiệp. 1.2.4.1.2 Các mơ hình lượng hĩa rủi ro tín dụng Mơ hình định tính được xem là mơ hình cổ điển để đánh giá rủi ro tín dụng. Mơ hình này ngày nay được xem là mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại hơn, đĩ Là việc xây dựng mơ hình thích hợp để lượng hĩa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đĩ xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an tồn tối đa với một khách hàng cũng như trích để trích lập dự phịng rủi ro. Sau đây là các mơ hình được áp dụng tương đối phổ biến: 1.2.4.1.3 Mơ hình chất lượng 6C (1) Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng cĩ phù hợp vơí chính sách tín
- 18 dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay khơng, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ vay đối với khách hàng cũ; cịn khách hàng mới thì cần thu thập thơng tin từ nhiều nguồn khác như từ trung tâm phịng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thơng tin đại chúng. . . (2) Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định luật pháp của quốc gia. Địi hỏi người đi vay phải cĩ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. (3) Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khốn. . . (4) Bảo đảm tiền vay: (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai cĩ thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng. (5) Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng qui định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương theo từng thời kỳ. (6) Kiểm sốt (Control): Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi cuả luật pháp cĩ liên quan và qui chế hoạt động mới cĩ ảnh hưởng xấu đến người vay hay khơng? Yêu cầu tín dụng của người vay cĩ đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay khơng? 1.2.4.1.4 Mơ hình điểm số Z Mơ hình này phụ thuộc vào: (i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X; (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ, mơ hình được mơ tả như sau: (1) Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 Trong đĩ: 1 PGS.TS Trần Huy Hồng, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thơng kê, trang 334, năm 2007.
- 19 X1: tỷ số “vốn lưu động rịng/tổng tài sản”. X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”. X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”. X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”. Trị số Z càng cao, thì người vay cĩ xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhĩm cĩ nguy cơ vỡ nợ cao. Z 3: Khách hàng khơng cĩ khả năng vỡ nợ. Bất kỳ cơng ty nào cĩ điểm số Z < 1.81 phải được xếp vào nhĩm cĩ nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản. Nhược điểm: Mơ hình này chỉ cho phép phân loại nhĩm khách hàng vay cĩ rủi ro và khơng cĩ rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, khơng được trả lãi cho đến mức mất hồn tồn cả vốn và lãi của khoản vay. Khơng cĩ lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thơng số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong cơng thức là bất biến. Tương tự như vậy, bản thân các chỉ số cũng được chọn cũng khơng phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục. Mơ hình khơng tính đến một số nhân tố khĩ định lượng nhưng cĩ thể đĩng một vai trị quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ mơ như sự biến động của chu kỳ kinh tế). 1.2.4.1.5 Mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng Ngồi mơ hình điểm số Z, nhiều ngân hàng cịn áp dụng mơ hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình,
- 20 bất động sản, Các yếu tố quan trọng trong mơ hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc. Mơ hình này thường sử dụng 7-12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1-10. Ưu điểm: mơ hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng. Nhược điểm: mơ hình khơng thể tự điều chỉnh một cách nhanh chĩng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình. 1.2.4.1.6 Mơ hình xác định giá trị rủi ro tới hạn – (VAR) Giá trị tới hạn (VAR) là một thước đo về tổng mức rủi ro trong một danh mục các tài sản tài chính cho các nhà quản trị cao cấp. Khi sử dụng thước đo giá trị rủi ro tới hạn, nhà quản trị tính cho một danh mục tài sản của một tổ chức tài chính theo cách như sau: “Chúng ta cĩ X% chắc chắn rằng chúng ta sẽ khơng mất nhiều hơn V đồng trong vịng N ngày tới ” Biến số V là giá trị rủi ro tới hạn của danh mục tài sản. Đĩ là một hàm số gồm 2 biến: N biểu diễn trục thời gian nằm ngang, và X là mức độ tin tưởng. Cĩ nghĩa là nhà quản trị tin rằng mức độ thua lỗ trong vịng N ngày với mức chắc chắn X% khơng vượt quá một mức rủi ro xác định V. Nếu tính vốn của ngân hàng theo mức độ rủi ro của thị trường, thì các nhà quản lý sẽ sử dụng N = 10 ngày và X = 99. Điều này cĩ nghĩa là họ tập trung vào mức thu lỗ trong thời gian 10 ngày mà nĩ được hy vọng rằng khơng vượt quá 1%. Vốn mà họ yêu cầu ngân hàng duy trì ít nhất gấp 3 lần giá trị rủi ro tới hạn này. Nhìn chung, khi N ngày là quãng thời gian nghiên cứu biểu diễn theo trục nằm ngang và X% là mức độ chắc chắn thì VAR là giá trị khoản lỗ tương ứng với (100 – X%) theo quy luật phân phối chuẩn về mức độ biến động giá trị của danh mục trong vịng N ngày tới. Ví dụ: khi N = 5 và X = 97, cĩ nghĩa là 3% theo quy
- 21 luật phân phối chuẩn sẽ là mức độ biến động giá trị danh mục trong vịng 5 ngày tới. Giá trị rủi ro tới hạn là một thước đo về rủi ro thay thế tốt nhất. Một số nhà nghiên cứu đã tranh luận rằng VAR cĩ thể giúp nhà quản trị chọn lựa được một danh mục các khoản cho vay cĩ phân phối thu nhập như nhau nhưng tiềm năng rủi ro cao hơn. Trong điều kiện Việt Nam mơ hình điểm số tín dụng thường được sử dụng do cĩ nhiều ưu điểm như đơn giản, nhanh chĩng, phản ánh khá tồn diện. Nhưng dù sao thì việc nghiên cứu các mơ hình cĩ thể cho phép chúng ta thực hiện đánh giá rủi ro tốt hơn trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng hiện nay. 1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng thời kỳ 1997-1998, khởi đầu và tâm điểm là khu vực châu Á, đã cĩ rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới bị phá sản, kể cả những ngân hàng cĩ bề dày hoạt động hàng trăm năm. Ngày nay, sự kiện nhiều ngân hàng trên thế giới cơng bố các khoản nợ xấu và thua lỗ đang được cộng hưởng với tình trạng tiền khủng hoảng tín dụng tồn cầu, mà bắt đầu là từ những gánh nặng nợ khĩ địi của hệ thống tín dụng liên quan đến thị trường bất động sản phái sinh của Mỹ năm 2007. Trước tình hình đĩ, các ngân hàng lớn, cĩ tầm ảnh hưởng tồn cầu đang tiến hành nhiều biện pháp để sẵn sàng đối phĩ với khủng hoảng tín dụng thế giới. Sau đây là một số các kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở vài nước trên thế giới: 1.3.1.Kinh nghiệm của Trung Quốc: Qua nghiên cứu thị trường tín dụng tại Trung Quốc cho thấy nguyên nhân các khoản nợ xấu xuất phát từ: + Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh trong khi trình độ chuyên mơn của cán bộ tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn.
- 22 + Cho vay những lĩnh vực ngồi thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng – là những nguồn trả nợ thứ yếu mà khơng đánh giá nguồn trả nợ chính. + Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ cĩ giá trị cao, tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vơ nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp khơng đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ khơng trả được nợ là rất lớn. + Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao. + Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình. + Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả. + Giám sát sau giải ngân kém; khơng giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra, + Khơng văn bản hố thoả thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ. + Khơng cĩ chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý khơng đầy đủ. + Khơng thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay. + Khơng nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ rịng trong kinh doanh. Từ một số nguyên nhân trên trong vơ vàn các nguyên nhân gây ra các khoản nợ xấu tại Trung Quốc, là một nước gần gũi và cĩ các điều kiện tương tự - Việt Nam cĩ thể học hỏi kinh nghiệm để hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng. 1.3.2.Kinh nghiệm của Nhật Bản: Bài học quan trọng cĩ thể rút ra từ kinh nghiệm của các ngân hàng Nhật cụ thể như sau:
- 23 Việc cho vay khơng chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra lỗ lãi ngân hàng. Mặt khác, do khơng cĩ kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thốt nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật khơng biết cách quản lý khi cĩ phát sinh lãi lỗ tín dụng. Các ngân hàng khơng hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hỗn những biện pháp dứt khốt đối với các khách hàng vay cĩ rủi ro, do đĩ mức lỗ lãi của ngân hàng khơng thể được giải quyết nhanh chĩng và với phí tổn thấp hơn. Ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng cĩ tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đĩ cĩ biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Nếu mức lãi lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các ngân hàng thương mại, Nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu ban điều hành các ngân hàng cũng được thay thế. Khi nền kinh tế cĩ vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng khơng thể hoạt động tốt được. Cho dù ngân hàng đĩng vai trị hỗ trợ đối với các ngành cơng nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống ngân hàng cũng cĩ thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khĩ khăn. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp khơng khỏe mạnh, thì khơng chỉ ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành cơng các vấn đề liên quan đến tài sản khơng thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đĩng vai trị quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện cơng tác dự phịng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lãi lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng. 1.3.3.Kinh nghiệm của Mỹ: Dựa vào các nghiên cứu về 9 đơn vị cho vay thành cơng ở Mỹ, rút kết ra được những kinh nghiệm trong việc kiểm sốt rủi ro tín dụng hiệu quả như sau:
- 24 Các đơn vị cho vay hiệu quả thường nuơi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay. Đa số những đơn vị cho vay đều cố gắng để thiết lập một mối quan hệ lâu dài với khách hàng của họ và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và cĩ được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đĩ bên vay sẽ cĩ được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng. Các đơn vị cho vay hiệu quả thường căn cứ nhiều hơn vào việc đánh giá tình trạng của từng bên vay hơn là vào các phương pháp và cơng thức tự động ví dụ như chấm điểm tín dụng. Chấm điểm tín dụng, căn cứ vào cơng thức cĩ sẵn để đo lường và tiên đốn về mức độ rủi ro của các khách hàng tiềm năng, được thiết kế để cải tạo quy trình thẩm định khoản vay. Mặc dù chấm điểm tín dụng theo cách truyền thống thường được sử dụng cho vay tiêu dùng, khi dựa vào đĩ để duyệt khoản tín dụng thẻ hoặc tín dụng để mua ơ tơ, họ là khách hàng tiềm năng trong một chuỗi khách hàng. Tám trong số chín đơn vị cho vay được nghiên cứu, tuy nhiên, lại khơng sử dụng chấm điểm tín dụng cho khách hàng nhỏ, chủ yếu vì họ cho rằng khơng cĩ nhiều tương quan giữa quá khứ tín dụng của bên vay, như được đo lường trong hệ số tín nhiệm, với hoạt động của khách hàng này trong tương lai. Mặc dù cĩ một số đơn vị cho vay sử dụng chấm điểm tín dụng cho tín dụng tiêu dùng, họ tin rằng cho vay doanh nghiệp nhỏ cĩ quá nhiều những đặc tính riêng rất khĩ được phân tích thơng qua một hệ thống tự động. Hơn thế nữa, các đơn vị cho vay thấy rằng chấm điểm tín dụng cĩ thể loại trừ mất các khách hàng tiềm năng tốt, những khách hàng khơng cĩ đủ số lượng năm cĩ lãi, số năm cĩ lãi tối thiểu là một tiêu chí để xác định dự án khả thi trong tương lai. Các đơn vị cho vay hiệu quả tránh sử dụng những đơn vị mơi giới, vì các đơn vị mơi giới khơng cĩ động cơ để đem lại các khoản vay cĩ chất lượng cao hơn do họ được trả khơng căn cứ vào chất lượng khoản vay. Các đơn vị cho vay hiệu quả thường yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh.
- 25 Các đơn vị cho vay hiệu quả thường yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là tài sản đảm bảo cĩ cần thiết hay khơng để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay. Các đơn vị cho vay hiệu quả thường tập trung quyết định cho vay để bảo đảm tính thống nhất và kiểm sốt. Mặc dù các bên cho vay nhỏ hoặc lớn cĩ thể khác nhau về phương pháp xem xét khoản vay, cả 2 đều yêu cầu cĩ ít nhất một cán bộ, khơng phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Kết cấu này loại bỏ việc ra quyết định phê duyệt cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác mà tập trung việc phê duyệt vào một cán bộ hoặc một nhĩm để đảm bảo tính thống nhất, kiểm sốt và hiệu quả trong thẩm định khoản vay. Các đơn vị cho vay hiệu quả yêu cầu cán bộ cho vay phải cĩ trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Bởi vì quyết định tín dụng chỉ tốt khi thơng tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay. Mặc dù khơng cĩ đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi cĩ nợ khĩ địi, trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khĩ địi. Các đơn vị cho vay hiệu quả đều nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm sốt khoản vay. Họ tin rằng việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Thêm vào đĩ, cho vay các khoản nợ cĩ rủi ro sẽ khơng đáng nếu tính đến khối lượng cơng việc phải thực hiện để khoản vay khơng bị quá hạn. Các đơn vị cho vay hiệu quả áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay. Tất cả các đơn vị cho vay đều hoặc đã cĩ một hệ thống chấm hệ số tín nhiệm hoặc cĩ kế hoạch để tạo ra một chương trình chấm điểm. Trong một chương trình điển hình, một khoản vay mới sẽ được áp dụng một giá trị bằng số thể hiện mức rủi ro vào thời điểm thẩm định khoản vay. Trong suốt thời gian vay vốn, con số này cĩ thể được duyệt lại căn cứ vào lịch sử trả nợ của bên vay và các yếu tố khác. Khi cĩ trục trặc
- 26 được tìm ra, tất cả các đơn vị đều cĩ cách để nhận ra và theo dõi các khoản nợ xấu. Hệ thống này khác với chấm điểm tín dụng, được sử dụng trước đĩ để ra quyết định vay vốn. Các đơn vị cho vay hiệu quả luơn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luơn giữ mối liên hệ với khách hàng, khơng đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Các đơn vị cho vay thành cơng xác định nợ xấu sớm và bắt đầu các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ. Một trong những cơng việc thường xuyên của các bên cho vay là sự tích cực khi họ xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ. Những hành động nhanh này cĩ thể làm giảm thời gian cần cĩ tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ và cho phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của bên vay sớm. Các đơn vị cho vay hiệu quả nhấn mạnh vào lối ra cho các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ. Việc tất tốn khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đĩ là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay cĩ vấn đề, vì thu hồi cĩ thể hiệu quả hơn thơng qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất tốn tài sản. Ngày nay, khủng hoảng tín dụng tại Mỹ rất nghiêm trọng và lan sang các nước khác, nĩ ảnh hưởng khơng nhỏ đến nền kinh tế Mỹ, nguyên nhân xuất phát phần lớn từ những khoản thua lỗ liên quan đến địa ốc và chứng khốn. Kể từ tháng 8 năm 2007 đến nay, những cơng ty tài chính từng một thời hùng mạnh của Mỹ như Bear Stearns, Countrywide Financial và IndyMac đã vỡ nợ hoặc bị mua lại; hàng loạt tập đồn khác như Fannie Mae, Freddie Mac, Washington Mutual, Citigroup và Wachovia hiện đang trong hồn cảnh khĩ khăn. Cụ thể khởi đầu là hai quỹ phịng hộ của Bear Stearns, và tài sản của một quỹ khác của Bear Stearns bị đĩng băng vì những khoản thua lỗ liên quan đến cho vay địa ốc và chứng khốn. Đây là những quỹ đầu tư mạnh vào các loại trái phiếu phát hành dựa trên các khoản vay cầm cố bất động sản. Ngày 08/08/2007, một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất của
- 27 Châu Âu là Sal.Oppenheim cĩ trụ sở tại Luxembourg (Bỉ) tuyên bố tạm thời đĩng cửa một quỹ đầu tư chứng khốn địa ốc trị giá 750 triệu USD. Một ngày sau đĩ, ngân hàng lớn nhất nước Pháp là BNP Paribas cũng hành động tương tự khi đĩng băng khối tài sản 2,2 tỷ USD và ngân hàng NIBC của Đức cơng bố khoản lỗ gần 200 triệu USD do liên quan đến chứng khốn, bất động sản Mỹ. Theo Moody’s Economy.com, từ tháng 8 năm ngối tới nay, các định chế tài chính tồn cầu đã thua lỗ tổng số tiền khoảng 925 tỷ USD vì khủng hoảng tín dụng, tương đương 3% tổng tài sản của họ. Trong số này, trầm trọng nhất là khoản thua lỗ lên đến 525 tỷ USD liên quan đến các khoản cho vay địa ốc. Cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ lan nhanh sang các nước khác trên thế giới, do cĩ mức độ liên quan rất cao, ước tính cĩ khoảng 50% các loại chứng khốn phát hành từ các khoản nợ cho vay cầm cố ở Mỹ hiện nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngồi. Ngân hàng Thụy Sỹ UBS và ngân hàng IKB Deutsche Industriebank của Đức phải gánh những khoản thâm hụt tài sản do nợ xấu. Tại Norway, tám thành phố đã cơng bố thua lỗ ít nhất 125 triệu USD vì đầu tư vào các loại chứng khốn bất động sản Mỹ. Khủng hoảng tín dụng Mỹ đã làm thị trường địa ốc ngày càng suy yếu và trở thành thảm hoạ thực sự. Giá nhà đất ở Mỹ liên tục giảm xuống, số vụ tịch biên nhà khơng ngừng tăng lên. Những tiêu chuẩn cho vay mua nhà ngày càng thắt chặt và khơng đơn giản như trước, mục đích giảm thiểu các khoản vay đầu tư địa ốc. Đối với thị trường chứng khốn Mỹ, lượng chứng khốn phát hành trước đây đã bị định giá cao, khơng đúng với giá trị thực vốn cĩ. Khơng những chỉ cĩ lĩnh vực địa ốc và tài chính bị ảnh hưởng, mà cuộc khủng hoảng tín dụng cịn “tàn phá” cả ngành cơng nghiệp ơ tơ, hàng khơng, du lịch và bán lẻ. Thể hiện ở chỗ các hãng ơ tơ như GM, Ford, Chrysler thua lỗ do tình hình kinh doanh khĩ khăn, doanh số thị trường ơ tơ Mỹ được dự báo chỉ đạt mức 14,5 triệu chiếc, thấp nhất trong vịng một thập kỷ trở lại đây. Giá dầu ngày càng leo thang, kinh tế ngày càng khĩ khăn, số lượng người đi lại bằng đường hàng khơng giảm đáng kể buộc hàng loạt hãng hàng khơng đĩng cửa. Đồng USD mất giá khiến nhiều người Mỹ phải từ bỏ thĩi quen đi du lịch và
- 28 mua sắm ở nước ngồi, xu hướng cắt giảm chi tiêu, thắt lưng buộc bụng làm cho doanh số bán lẻ trong nước giảm sút, nền kinh tế Mỹ gặp nhiều khĩ khăn. Đến nay đã cĩ tới 117 ngân hàng Mỹ thuộc diện “cĩ vấn đề” (theo cơng bố của Federal Deposit Insurance Corporation - Cơng ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ FDIC) và hơn 10 ngân hàng Mỹ bị phá sản. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khĩ thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuơi dài, khơng thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc khơng phanh, các khoản nợ khơng thu hồi được, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khĩ khăn phá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng từ đĩ thua lỗ, Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm sốt khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khốn cịn yếu kém, chất lượng tín dụng khơng được coi trọng, cĩ nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, khơng thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên khơng tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh tốn và khơng thu hồi được nợ. Đĩ cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự. Tĩm lại: Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản của ngân hàng thương mại, đồng thời khái quát về rủi ro tín dụng cũng như đề cập đến các mơ hình và biện pháp đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn. Đồng thời, trong chương 1 cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ về quản trị rủi ro tín dụng. Đối với Trung Quốc cho ta thấy được nguyên nhân của các khoản nợ xấu xuất phát từ đâu để cĩ thể học hỏi phịng tránh và giảm thiểu nĩ. Đối với Nhật Bản, việc quản trị rủi ro tín dụng được đặt lên trên hết và tiến hành ngay khi mới bắt đầu, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của Nhật Bản khá thành cơng, đặc biệt trong các khâu xử lý tài sản thu hồi các khoản nợ xấu đã gây ra những khoản lỗ kéo dài hàng
- 29 năm qua. Riêng đối với Mỹ, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tín dụng và hàng loạt các ngân hàng lớn, danh tiếng của Mỹ bị phá sản, là bài học kinh nghiệm vơ cùng quý giá cho việc quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH 2 2.1 GIỚI THIỆU NHTMCPNT VN VÀ CHI NHÁNH NHTMCPNT HCM 2.1.1 Hệ thống NHTMCPNT VN NHNT VN được thành lập ngày 01/04/1963, là một trong năm ngân hàng TMQD lớn nhất Việt Nam, được biết đến rộng rãi trong cộng đồng tài chính trong nước và quốc tế như là một ngân hàng hoạt động lâu đời và cĩ uy tín nhất trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ngân hàng quốc tế. Năm 2008, đối với NHNT VN cĩ ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình mang tính bước ngoặt: NHNT VN đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng, tổ chức thành cơng Đại hội đồng cổ đơng lần thứ nhất và hồn tất quá trình chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế cổ phần từ ngày 02/06/2008 với tên gọi “Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam”, tên giao dịch là Vietcombank. Hệ thống NHTMCPNT VN bao gồm 63 chi nhánh và gần 205 phịng giao dịch tại các thành phố lớn và vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước; 3 cơng ty trực thuộc; 1 cơng ty tài chính hoạt động tại HongKong và 3 văn phịng đại diện tại Singapore, Nga và Pháp; gĩp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp (2 cơng ty bảo hiểm, 3 cơng ty kinh doanh bất động sản, 1 cơng ty đầu tư kỹ thuật), 7 ngân hàng và quỹ tín dụng; tham gia liên doanh với 3 tổ chức tài chính nước ngồi, chi tiết xem phụ lục số 02. NHNT VN hiện cĩ quan hệ đại lý với trên 1.000 ngân hàng tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2008 vừa qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp cộng với những khĩ trước mắt của nền kinh tế nước ta; bên cạnh các giải pháp hiệu quả của Chính Phủ, Ngành ngân hàng nĩi chung và NHTMCPNT VN nĩi riêng cũng đã chủ động phát huy nỗ lực nội tại, tích cực đổi mới và hồn thiện kỹ
- 31 năng quản trị rủi ro, điều hành doanh nghiệp, nỗ lực cao trong hoạt động kinh doanh. Kết quả cụ thể Viecombank đã đạt được: đến 31/12/2008 tổng tài sản đạt 220.950 tỷ đồng (tương đương 13 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2007), vốn chủ sở hữu đạt 13.100 tỷ đồng (tương đương 772 triệu USD), tổng dư nợ đạt 111.643 tỷ đồng (tăng 16,4% so với năm 2007), lợi nhuận sau thuế trên 3.000 tỷ đồng, kết quả này đã khẳng định tính chất quan trọng của cổ phần hĩa Doanh Nghiệp nhà nước, khơng thể nĩi là khơng hiệu quả. Số lao động bình quân 9.000 người. Mạng lưới được phát triển và mở rộng, các sản phẩm, dịch vụ càng nhiều và tiện ích, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng và dân cư. 2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương CN.HCM Sau một năm rưỡi hoạt động dưới danh nghĩa là “Ngân hàng Việt Nam Thương Tín mới”, NHNT HCM là một chi nhánh trực thuộc NHNT VN chính thức được thành lập vào ngày 01/11/1976. Được đánh giá là một chi nhánh phát triển lâu đời trong hệ thống NHNT và trên địa bàn Tp.HCM. Chi nhánh đã trải qua các thời kỳ thăng trầm của mình: - Từ 1976 – 1995 là thời kỳ kinh tế kế hoạch – tập trung rồi chuyển sang nền kinh tế tập trung, VCB HCM là người đi tiên phong đầu tư xây dựng đường Trường Sơn và sân bay theo phương thức BOT. . . tiên phong trong việc đầu tư đổi mới trong thiết bị cơng nghệ và mở rộng sản phẩm dịch vụ mới. . . - Năm 1996 – 1998 đây là thời kỳ khĩ khăn nhất của chi nhánh trước những gánh nặng nợ nần, chính sách chung của nhà nước thay đổi khơng ổn định, những sơ hở trong việc kiểm tra, kiểm sốt vốn, cho vay mở rộng đầu tư thiếu kinh nghiệm . . . làm ảnh hưởng uy tín của chi nhánh trên thương trường quốc tế. - Năm 2000 – 2007, chi nhánh đã tổ chức lại hoạt động ngân hàng, từng bước khắc phục hậu quả của các vụ án, đứng vững và vươn lên. Bên cạnh đĩ, VCB HCM đã mạnh dạn mở rộng đầu tư tín dụng cho các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, chú trọng đến các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp trong Khu cơng nghiệp, Khu chế xuất, cho vay cá thể định hướng này thực hiện một cách hiệu
- 32 quả: cho vay doanh nghiệp ngồi quốc doanh trong giai đoạn này tăng từ 20% lên 60%, tổng dư nợ tín dụng năm 2007 tăng gấp 3,64 lần so với năm 2000, chất lượng tín dụng được đảm bảo an tồn, khơng cĩ nợ xấu mới phát sinh. Như vậy, sau nhiều năm kiên trì, VCB HCM đã giải quyết dứt điểm khoản trên 1.200 tỉ đồng nợ tồn đọng, gĩp phần làm sạch bản tổng kết tài sản, thực hiện tăng vốn tồn ngành đưa chỉ số CAR tồn hệ thống đạt mức 8% theo đúng thơng lệ quốc tế. Ngày 02/06/2008, VCB HCM chính thức hoạt động theo mơ hình cổ phần hĩa với tên gọi “Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hồ Chí Minh”, tên giao dịch là Vietcombank Hồ Chí Minh. Năm 2008 là một năm khĩ khăn chung của nền kinh tế. Với Vietcombank HCM, việc chuyển đổi sang hoạt động cổ phần nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh ổn định, phát triển hiệu quả là do chi nhánh đã cĩ bước chuẩn bị tốt, hoạt động khơng bị xáo trộn do cán bộ đã được chuẩn bị kỹ về tâm lý đồng thời được tập huấn phù hợp trong điều kiện mới. Chính sách khách hàng cũng được chi nhánh thay đổi linh hoạt giúp cho việc khách hàng tiếp cận dịch vụ được thuận tiện và hiệu quả hơn. Đến cuối năm 2008, chi nhánh đã hồn thành vượt chỉ tiêu đặt ra, với kết quả kinh doanh đạt trên 1.000 tỷ đồng, chắc hẳn đây là con số hết sức ấn tượng đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khĩ khăn, lạm phát tăng cao như vừa qua. Tổng số lao động của NHTMCPNT CN.TPHCM hơn 1.000 người. Mơ hình tổ chức sau khi cổ phần hĩa của chi nhánh gồm: 24 phịng ban, 19 phịng giao dịch, chi tiết xem phụ lục số 03. 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCPNT HCM 2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội và những tác động đến hoạt động kinh doanh của các NHTM VN trong quá trình hội nhập: Năm 2008 tình hình kinh tế Việt Nam trãi qua giai đoạn vơ cùng khĩ khăn, GDP chỉ tăng 6,2%, thấp hơn năm trước nhưng được đánh giá hết sức thành cơng trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước biến động nhanh chĩng và vơ cùng phức tạp. Trong cùng một năm chính sách điều hành kinh tế vĩ mơ phải thay đổi 1800, từ chống lạm phát bằng chính sách tài khĩa-tiền tệ thắt chặt sang chính sách
- 33 nới lỏng-kích cầu nhằm mục tiêu chống tác động khủng hoảng, suy thối kinh tế tồn cầu lan rộng đến Việt nam. Điều này cho thấy sự linh hoạt và kịp thời, hiệu quả của cơng tác điều hành của chính phủ, tuy nhiên để đạt được mục tiêu trên thì Việt nam phải đánh đổi và khơng thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến mọi mặt đời sống, sản xuất kinh doanh, thương mại và hoạt động ngân hàng. Trên địa bàn TPHCM giá trị sản xuất cơng nghiệp chỉ tăng 12,1% (thấp hơn năm trước – 14,1%); Xuất khẩu trừ giá trị dầu thơ tăng 20,6% (năm trước tăng 35%); Tổng mức bán lẻ hàng hĩa và doanh thu dịch vụ sau khi trừ yếu tố tăng 13,3% (2007 tăng 16,4%), Tốc đơ tăng trưởng GDP từ đĩ cũng đạt thấp hơn so với năm trước, chỉ tăng 10,7%. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn đạt mức tăng trưởng thấp hơn khoản ¼ so với năm trước, tổng huy động vốn đạt 561,5 ngàn tỷ đồng, tăng 15,3%, tổng dư nợ đạt 490 ngàn tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm trước (năm 2007 tốc độ tăng 2 chỉ tiêu này tương ứng là 70,6% và 76,9%). Những đặc điểm khái quát nêu trên khơng thể diễn tả hết bức tranh kinh tế đầy biến động của năm qua nhưng điều đĩ cho ta thấy rõ trong năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã “co lại” khá nhiều so với các năm 2006 và 2007 trước đĩ. Hoạt động ngân hàng với nhiều biến động về lãi suất, tỷ giá và cung cầu vốn. Sự khan hiếm về vốn dẫn đến sự cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, chạy đua về lãi suất, lơi kéo khách hàng lẫn nhau, cĩ những trường hợp vi phạm các quy định của NHNN hoạt động các ngân hàng thiếu sự ổn định, phát sinh nhiều rủi ro trong cơng tác quản trị điều hành, chất lượng tín dụng sút giảm, nợ quá hạn phát sinh cao. 2.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại NHTMCPNT CN.TPHCM thời kỳ 2001-2008 2.2.2.1 Cơng tác huy động vốn Tổng nguồn vốn quy VND đến 31/12/2008 đạt 27.387 tỷ đồng, giảm 2% so cuối năm 2007. Trong đĩ, nguồn vốn tiền đồng đạt 14.000 tỷ đồng giảm 14,84% so cuối năm 2007, nguồn vốn ngoại tệ đạt 722,23 triệu USD tăng 11,62% so cuối năm 2007.
- 34 BẢNG 2.1: DIỄN BIẾN HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2001 - 2008 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tổng nguồn vốn Huy động 2001 13.073 11.460 2002 14.371 12.985 2003 18.998 17.431 2004 21.825 19.919 2005 24.972 22.286 2006 25.562 22.900 2007 27.946 25.382 2008 27.387 24.621 Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của VCB HCM BẢNG 2.2: CƠ CẤU VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNT HCM Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 1 TG các TCKT, CN 10.923,79 12.024,48 12.843,08 15.946,97 14.511,74 2 TG Tiết kiệm + kỳ phiếu 7.569,16 7.998,94 8.235,46 8.947,32 7.239,81 3 TG của các TCTD 1.426,05 2.262,58 1.821,46 487,71 2.869,45 Tổng vốn huy động 19.919,00 22.286,00 22.900,00 25.382,00 24.621,00 Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của VCB HCM
- 35 Nhìn vào số liệu thống kê của bảng 2.1 và 2.2 cĩ thể thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh trong năm qua là 24.621 tỷ đồng, giảm 3% so với năm trước, trong đĩ, vốn huy động thị trường 1 giảm 9,2% so với năm trước. So với Chỉ tiêu kế hoạch TW giao: huy động vốn từ nền kinh tế tăng 12,3% tức đạt 28.500 tỷ đồng thì đến cuối tháng 12/2008 huy động thị trường 1 đạt 21.751,55 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch. Thị phần huy động vốn của VCB.HCM trên địa bàn giảm sút, tính đến 31/12/2008 chiếm 4,38%. Cĩ hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này: - Tiền gởi thanh tốn từ các TCKT giảm vì vốn thanh tốn của các cơng ty lớn tập trung vào thời điểm ngắn cuối tháng 12 năm trước, làm cho số dư cuối năm 2007 tăng cao đột biến, nhưng sau đĩ chuyển đi ngay vào cuối tháng 1/2008. - Chi nhánh Vietcombank Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng rất nhiều trước sự biến động của nền kinh tế, kể từ cuối năm 2007 cho đến hết tháng 8/2008, nhiều NHTMCP rơi vào tình trạng khĩ khăn về thanh khoản do trước đĩ cho vay quá mức so với nguồn vốn, trong dư nợ tín dụng thì nguồn vốn huy động từ liên ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn, trạng thái thanh khoản càng trầm trọng hơn khi NHNN thực hiện chính sách thắt chặt, thị trường khan hiếm VNĐ đã buộc các NH TMCP bằng mọi giá phải huy động với lãi suất cao nhất cĩ thể, ban đầu vẫn cịn chấp nhận vay lãi suất cao từ các TCTD khác (chủ yếu là các NHTMNN), nhưng khi thị trường liên ngân hàng “khép cửa” thì các NHTMCP lại đẩy lãi suất qua đêm, tuần, 1 tháng, các loại kỳ hạn ngắn từ khách hàng để thay thế. Họ luơn luơn ngắm đến khách hàng của Vietcombank, nơi cĩ lượng tiền gởi thanh tốn của các TCKT rất lớn. Khối khách hàng là dân cư của VCBHCM cũng bị cuốn hút bởi lãi suất 19-20% của các NHTMCP. Tiền trong nền kinh tế đã khơng cịn nhiều, vì vậy sự dịch chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác là hiện tượng phổ biến trong giai đoạn này. Chính sách lãi suất và cơng tác huy động vốn của VCBHCM trong giai đoạn này là hết sức bình tĩnh và linh hoạt, kế hoạch tăng trưởng huy động vốn ban đầu được thay thế bằng các biện pháp là làm sao hạn chế tối đa nguồn vốn bị dịch chuyển, khơng bị lơi cuốn vào cuộc đua lãi suất nhưng cũng hết sức linh hoạt khi thỏa thuận lãi suất với khách hàng để chống đỡ trước sự “thối hĩa” của thị trường. Nhờ làm
- 36 tốt chủ trương này mà giờ đây Chi nhánh cĩ phần giảm nhẹ chi phí trả lãi trong năm và khơng phải đối mặt với tồn kho một khối lượng vốn giá cao cho năm kế tiếp. Tuy nhiên chi nhánh phải mất đi nguồn vốn do thị trường biến động. 2.2.2.2 Cơng tác tín dụng Hoạt động cho vay là hoạt động chiếm chủ yếu và là lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng là lĩnh vực xảy ra rủi ro cao nhất trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của NHTMCPNT CN.TPHCM khơng nằm ngồi quy luật đĩ, nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh là làm sao cĩ thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận, nhưng đồng thời phải cĩ biện pháp hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. Để đánh giá cụ thể về sự chuyển biến trong hoạt động tín dụng, chúng ta cĩ thể xem xét thơng qua một vài số liệu minh họa ở bảng sau: Bảng 2.3 Sự tăng trưởng tổng dư nợ qua các năm Năm Tổng dư nợ tín Tăng trưởng % dư nợ so với dụng (tỷ đồng) Tổng tài sản 2000 3.778 28,6% 29.2% 2001 3.220 -14,8% 24,6% 2002 6.408 99,0% 44,6% 2003 8.417 31,4% 44,3% 2004 11.147 32,4% 51,1% 2005 13.989 25,5% 56,00% 2006 10.882 -22,21% 42,57% 2007 13.758 26,43% 49,23% 2008 16.745 21,71% 61,14% Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của VCB HCM Giai đoạn 2001-2007 là giai đoạn hoạt động của NHTMCPNT CN.TPHCM đã cĩ những bước phát triển mang tính đột phá, đặc biệt là trong cơng tác tín dụng, biểu hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:
- 37 Dư nợ tín dụng tăng trưởng cao và ổn định, an tồn tín dụng được đảm bảo. Doanh số cho vay năm 2007 tăng gần gấp 4 lần so với năm 2001, dư nợ tín dụng tăng gần gấp 4 lần so với năm 2001. Dư nợ đến 31/12/2007 đạt 13.758 tỷ đồng quy VND tăng 25,7% so với năm 2006, cho vay ngắn hạn quy VND đạt 8.361 tỷ đồng chiếm 60,8% tổng dư nợ, cho vay trung dài hạn quy VND đạt 5.397 tỷ đồng chiếm 39,2% tổng dư nợ. Cơ cấu tín dụng đã thay đổi căn bản và tích cực trên nhiều phương diện. Đầu tư tín dụng từ chỗ tập trung bổ sung vốn lưu động thiếu cho các doanh nghiệp đã chuyển mạnh sang đầu tư trung và dài hạn hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới cơng nghệ tăng khả năng cạnh tranh. Vốn tín dụng của NHNT HCM mở rộng đến tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn. Đến năm 2008, chi nhánh đã thực hiện tốt kế hoạch tăng dư nợ cho vay, tạo ra mức thu nhập cao cho cả năm (trên 1.000 tỷ đồng), tính đến cuối tháng 10 tổng dư nợ chi nhánh tăng 25% so với đầu năm, tuy nhiên trong 2 tháng cuối năm, tình hình khủng hoảng tài chính đã làm cho giá cả một số hàng hĩa chủ lực như sắt thép, xăng dầu sụt giảm mạnh, lượng tồn kho hàng lớn khiến nhu cầu vay vốn giảm sụt giảm nhanh, mặt khác các cơng ty cũng bắt đầu giảm doanh số tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, điều chỉnh giảm kế hoạch SXKD. . . thời điểm bắt đầu từ tháng 9 trở đi xu hướng lãi suất thị trường giảm dần sau khi NHNN cĩ những động thái nới lỏng dần. Các TCTD đã cĩ dư thừa vốn, các doanh nghiệp khơng vội vàng vay vốn mà cĩ thái độ trơng chờ lãi suất thấp hơn. BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNT HCM Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 A. TỔNG VỐN HĐ (quy VND) 19.919 22.286 22.900 25.382 24.621 TG các TCKT, CN 10.923,79 12.024,48 12.843,08 15.946,97 14.511,74 TG Tiết kiệm + kỳ phiếu 7.569,16 7.998,94 8.235,46 8.947,32 7.239,81. TG của các TCTD 1.426,05 2.262,58 1.821,46 487,71 2.869,45 B. TỔNG DƯ NỢ TD (quy VND) 11.147 13.989 10.882 13.758 16.745 - Ngắn hạn (quy VND) 6.367,86 8.642,31 6.346,37 8.337.46 11.240,65 - Trung, dài hạn (quy VND) 4.779,14 5.346,69 4.535,63 5.420,54 5.504,35 Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của VCB HCM
- 38 2.2.2.3 Tình hình cho vay theo ngành, thành phần kinh tế và loại cho vay 2.2.2.3.1 Cho vay theo ngành: - Ngành Xăng dầu: bao gồm các cơng ty chuyên về lĩnh vực dầu khí, xăng, dầu nhờn, gas. Đây là nhĩm ngành truyền thống và quan trọng trong hoạt động cho vay của chi nhánh, dư nợ trong năm 2008 của ngành này đạt 2.465 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14% trong tổng dư nợ, tăng gấp 3 lần so với năm 2007 (dư nợ ngành xăng dầu năm 2007 đạt 821,67 tỷ đồng). Trong đĩ, các cơng ty cĩ dư nợ cao nhất trong ngành xăng dầu tại chi nhánh là Petec, tổng cơng ty dầu khí Việt Nam, cơng ty TNHH dầu khí Tp.HCM, cơng ty khoan dầu khí . . . - Ngành thép: đây là một trong những ngành kinh tế cơ bản cĩ nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, do tiềm lực yếu và chính sách đầu tư thiếu đồng bộ, ngành thép phải đối mặt với những thách thức nặng nề: cơng nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất bình quân cao hơn khu vực, khơng chủ động được nguồn phơi (80% tổng nhu cầu hàng năm phải nhập khẩu). Tổng mức đầu tư cho ngành thép NHTMCPNT CN.TPHCM năm 2008 là 1.979,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12% trong tổng dư nợ, tập trung ở các dự án như: Cơng ty thép Phú Mỹ, Cơng ty Thép Sài Gịn, Cơng ty thép Việt, - Ngành dệt may: là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam, là ngành hoạt động hiệu quả trong thời gian qua. NHTMCPNT CN.TPHCM đã đầu tư cho một số cơng ty trong top 20 doanh nghiệp cĩ kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước và top 10 doanh nghiệp tiêu biểu nhất của nghành Dệt May Việt Nam như: cơng ty CP May Nhà Bè, Cơng ty CP May Việt Tiến, Cơng ty CP May Việt Thắng, Cơng ty CP May Sài Gịn 3, Cơng ty Dệt Phong Phú, Cơng ty may Phương Đơng, Cơng ty dệt may Thành Cơng Với dư nợ cuối năm 2008 là 1.568 tỷ đồng chiếm 9% trong tổng dư nợ. - Ngành Bất động sản: là ngành biến động nhất trong thời gian qua, đặc biệt năm 2008 thị trường bất động sản đĩng băng do hậu quả của việc tăng trưởng nĩng năm 2007 với sự tiếp sức rất lớn của nguồn cung tín dụng ngân hàng đã cấp tín dụng cho các cơng ty cùng với nhu cầu đầu cơ đẩy giá tăng rất mạnh. Do vậy, khi
- 39 Chính phủ thực hiện chính sách hạn chế cung tiền chống lạm phát khiến cho thị trường suy giảm mạnh vì nhà đầu tư phải bán BĐS để trả nợ ngân hàng. Hiện tượng sụp đổ bong bĩng BĐS đã thể hiện rất rõ nét: tình hình giao dịch suy giảm nghiêm trọng, mức độ mua bán giảm đến 80 -90% so với cuối năm 2007, giá của nhiều BĐS đã giảm từ 20-70% so với cuối năm 2007 và tiếp tục đà suy giảm trong các quý gần đây. Mặc dù khoản thế chấp BĐS được định giá khoảng 50% giá thị trường nên khá an tồn. Nhưng do thị trường BĐS chủ yếu từ các nhà đầu cơ nên việc đĩng băng nên tính thanh khoản của thị trường kém. Trong đĩ, nguồn cung tín dụng của NHTMCPNT CN.TPHCM cho ngành này tính đến 31/12/2008 là 2.129 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13% trong tổng dư nợ, giảm 1,3% so với năm 2007 (3.967 tỷ đồng). - Ngồi ra, một số lĩnh vực kinh tế cĩ nhiều tiềm năng và độ rủi ro thấp nhưng NHTMCPNT CN.TPHCM chưa được mức đầu tư tương xứng như: ngành giày da là lĩnh vực hoạt động khá hiệu quả và cĩ nhiều tiềm năng phát triển, với dư nợ cuối năm 2008 là: 334,9 tỷ đồng chiếm 2% trong cơ cấu dư nợ, tập trung vào các cơng ty lớn như: cơng ty CP Giày Thái Bình, Fomosa ; ngành chế biến gỗ, BẢNG 2.5: DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ NĂM 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Ngành cho vay Dư nợ %/tổng dư nợ 01 Ngành xăng dầu 2.465.650 14% 02 Ngành thép 1.979.200 11% 03 Ngành dệt may 1.568.640 9% 04 Ngành Bất động sản 2.129.788 12% 05 Ngành SX-KD phân bĩn 1.004.700 6% 06 Ngành chế biến thực phẩm 837.250 5% 07 Ngành Thủy sản 728.950 4% 07 Ngành thuốc lá 602.480 3% 08 Ngành khác 6.218.530 36% Tổng cộng 16.745.000 100% Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của VCB HCM
- 40 2.2.2.3.2 Cho vay theo thành phần kinh tế: Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-1998, mơi trường kinh doanh ngân hàng đã bộc lộ rõ nét những bất ổn tiềm ẩn địi hỏi phải xem xét lại thận trọng như: - Tình hình tài chính của nhiều khách hàng truyền thống của NHTMCPNT CN.TPHCM nhất là các DNNN địa phương rất yếu kém. - Các doanh nghiệp Việt Nam nhất là DNNN phản ứng rất chậm chạp với những thay đổi mơi trường kinh doanh. - Mơi trường pháp lý hỗ trợ ngân hàng xử lý các khoản tín dụng cĩ vấn đề đặc biệt là đối với các DNNN khơng hiệu quả. - Các cơn sốt ximăng, sắt thép, phân bĩn cùng với các dịch cúm gia cầm, Sars diễn ra thường xuyên với biên độ cao. Với những thách thức trên đã đặt hoạt động tín dụng của NHNT HCM (vốn mang lại gần 90% thu nhập cho ngân hàng) trước những sự lựa chọn khĩ khăn: tiếp tục tập trung gia tăng tín dụng trong phân khúc thị trường quen thuộc nhưng nhiều rủi ro hoặc là chuyển hướng khách hàng mục tiêu sang khu vực kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi cĩ nhiều tiềm năng song hành lang pháp lý chưa rõ ràng và sự hiểu biết của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với khu vực này cịn quá ít ỏi. Trên cơ sở bám sát chủ trương định hướng lại chính sách tín dụng của NHTMCPNT VN theo hướng tập trung mở rộng đầu tư cho khu vực kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm dần tỷ trọng đầu tư cho các DNNN, cộng với tình hình thực tế tại địa bàn, VCBHCM đã chủ động kiểm sốt tín dụng chặt chẽ, thực hiện tăng trưởng tín dụng theo hướng an tồn và hiệu quả. Chủ trương dịch chuyển đầu tư sang nhĩm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi, các khu cơng nghiệp khu chế xuất , hạn chế cho vay các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Đồng thời áp dụng biểu lãi suất cho vay linh hoạt đối với từng đối tượng cho vay cụ thể. Trong đĩ, áp dụng lãi suất để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hơn là các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu thụ trong nước (chênh lệch lãi suất giữa hai đối tượng này là 0,2%/tháng đối với lãi
- 41 suất cho vay VND); cũng như thực hiện các chính sách tiền tệ của Nhà nước. Đến nay cơ cấu tín dụng đã thay đổi, tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước giảm từ mức 83% vào cuối năm 2001 xuống cịn 44% vào cuối năm 2005 và 46% vào cuối năm 2008.x BẢNG 2.6: DƯ NỢ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị tính: tỷ đồng. DNNN ĐT nước ngịai CT CP, TNHH Cho vay khác Tổng dư Năm Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % nợ 2001 2.698,36 83,8 57,96 1,8 466,9 14,5 32,2 1 3.220 2003 5.176,46 61,5 875,36 10,4 2.356,76 28 58,92 0,7 8.417 2004 5.355,5 48 1.530,4 14 3.264,6 29 996,5 9 11.147 2005 6.253,08 44,7 1.706,66 12,2 4.420,52 31,6 1.608,74 11,5 13.989 2006 4.792,96 44,1 1.272,50 11,77 3.797,14 34,83 1.019,40 9,37 10.882 2007 6.053,52 44 1.169.43 8.5 5.915,94 43 619,11 4.5 13.758 2008 7.702,7 46 828,88 4,95 7.409,66 44,25 803,76 4,8 16.745 Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của VCB HCM 2.2.2.4 Lãi suất huy động và lãi suất cho vay Lãi suất huy động và cho vay của năm 2008 biến động phức tạp, cụ thể, việc chống lạm phát và quan điểm lãi suất thực dương khiến lãi suất cơ bản VNĐ bị điều chỉnh quá nhiều lần và quá cao, gây nhiều khĩ khăn cho nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp SXKD. Chính vì vậy, nếu 6 tháng đầu năm cĩ lúc lãi suất đã bị đẩy lên đến 17-19%/năm, thì trong quý 3, quý 4, NHNN liên tục hạ lãi suất cơ bản đến 5 lần, và đến thời điểm 05/12/2008 đã tạm dừng ở mức 10%/năm. Sau khi NHNN ban hành các quyết định điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND, nhiều NHTM trong đĩ cĩ chi nhánh VCBHCM tiếp tục điều
- 42 chỉnh giảm lãi suất cho vay và huy động VNĐ đối với các khách hàng. Hiện nay lãi suất huy động tại NHTMCPNT CN.TPHCM là: tiền VND kỳ hạn 03 tháng là 7,2%/năm và kỳ hạn 12 tháng là 7,56%/năm, lãi suất huy động USD kỳ hạn 03 tháng là 2,2%/năm và 12 tháng là 3,2%/năm. Lãi suất tiền vay ngắn hạn VND: 10,32%/năm, trung dài hạn từ 10,5%/năm; ngắn hạn tiền USD và trung hạn lần lượt là 5%/năm và 6%/năm. Như vậy, cĩ thể nĩi, các quyết định trên của NHNN cùng với quyết định số 131/QĐ-TTg (QĐ 131) ngày 23/01/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng khi vay vốn là bước đi quan trọng, tạo thuận lợi cho cả hai phía: ngân hàng và doanh nghiệp. Các ngân hàng đều đang cĩ lộ trình giảm lãi suất cho vay thấp hơn nữa từ nay đến cuối năm, giúp các doanh nghiệp tiếp cận trở lại nguồn vốn. Nhưng bên cạnh đĩ cũng làm nảy sinh những vấn đề cần quan tâm đối với các chủ thể kinh tế nĩi chung, với NHTMCPNT CN.TPHCM nĩi riêng. Đĩ là: sự cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại dẫn đến sự thu hẹp mức chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng; sự thay đổi thường xuyên của lãi suất thị trường dẫn đến ngân hàng cũng phải điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay, từ đĩ cĩ thể gây thiệt hại làm tăng chi phí, giảm thu nhập, giảm giá trị tài sản của ngân hàng. Trong đĩ, vấn đề chủ yếu mà NHTMCPNT CN.TPHCM phải quan tâm là quản lý rủi ro trong điều kiện lãi suất thị trường cĩ biến động từ cao đến thấp nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại về lãi suất. Đồng thời, phải quan tâm quản lý các khoản cho vay được hổ trợ lãi suất theo QĐ 131 nhằm hạn chế khách hàng vay đảo nợ để trả nợ cho các khoản vay trước lãi suất cao, cho vay khơng đúng người đúng tính chất ngành nghề, mặt hàng được khuyến khích theo QĐ 131, cho vay các khách hàng quen thuộc cịn khách hàng mới kiểm sốt chặt gây khĩ khăn cho khách hàng mới tiếp cận nguồn vốn được hỗ trợ lãi suất làm giảm doanh số cho vay trong thời gian tới. 2.2.2.5 Hiệu quả sử dụng vốn Tình hình sử dụng vốn (cụ thể là hoạt động cho vay) tại NHTMCPNT CN.TPHCM trong các năm qua như sau:
- 43 ♦ Mặt tích cực: - Thích ứng với tình hình kinh tế của thành phố trong từng thời kỳ, từng giai đoạn và luơn đặt mục tiêu hài hịa giữa mục tiêu phát triển ổn định kinh tế, chính trị, xã hội gắn liền với mục tiêu cơng nghiệp hĩa của địa phương, với mục tiêu lợi nhuận của chi nhánh là lợi nhuận và mục tiêu của NHTMCPNT VN. - Cơng tác tín dụng của chi nhánh trong năm qua cũng thực hiện được chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng 21,71% so với năm 2007, thu lãi tăng 63% so với năm trước, cao nhất trong các loại tài sản sinh lời. Để đạt hiệu quả cao này chi nhánh đã phải làm việc nỗ lực trách nhiệm, trong giai đoạn lãi suất thị trường tăng: chi nhánh phải đi thương lượng với khách hàng để điều chỉnh lãi suất các hợp đồng ký kết trước đĩ, việc làm này thực sự khơng phải dễ nhưng chi nhánh cũng thực hiện được, bằng nhiều biện pháp dựa trên lợi ích kinh tế kết hợp sự kiên trì đàm phán, thuyết phục nên hầu như tất cả khách hàng đều chịu chia sẻ Vietcombank Hồ Chí Minh. Đi đơi với hiệu quả (thu lãi), chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo. - Xét về cơ cấu cho vay, trong năm 2008 cho vay ngắn hạn của chi nhánh tăng 35.5%, cho vay VND tăng 68.2%. Đây cũng là một nguyên nhân đem lại hiệu quả cao cho thu nhập lãi vay trong điều kiện lãi suất VND trên thị trường biến động tăng dần. - Lãi suất cho vay linh hoạt, hấp dẫn đã khuyến khích các doanh nghiệp cĩ hoạt động xuất khẩu để thu hút nguồn vốn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu do các doanh nghiệp mang lại. - Thủ tục cho vay được cải tiến, thực hiện giao dịch một cửa giúp khách hàng cảm thấy thoải mái. - Phát triển cho vay trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, với phương châm “luơn mang đến cho khách hàng sự thành đạt ”. - Đội ngũ cán bộ nhân viên cĩ năng lực trẻ, năng động, cĩ đạo đức nghề nghiệp.
- 44 - Cơng nghệ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. NHTMCPNT đã triển khai thành cơng chương trình ngân hàng bán lẻ Siverlake, đã tạo điều kiện cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng thuận lợi hơn. ♦ Mặt hạn chế: - Mặc dù cĩ sự chuyển biến tích cực trong việc thực hiện chính sách đa dạng hĩa khách hàng, tuy nhiên chi nhánh vẫn phụ thuộc quá lớn vào một số khách hàng là tổng cơng ty lớn của nhà nước trong lĩnh vực dầu khí, Hàng khơng, thép, bưu chính viễn thơng Dư nợ nhĩm DNNN vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, nhĩm khách hàng ĐT nước ngồi vẫn khơng phát triển được và lại liên tục giảm do một số khách hàng đã chuyển sang giao dịch tại ngân hàng khác. Dư nợ nhĩm khách hàng CT CP, TNHH cĩ tăng so đầu năm tuy nhiên tốc độ tăng cịn chậm. Nhĩm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ và chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ dư nợ DNNN/ĐT nước ngồi /CT CP, TNHH/Cho vay khác cuối năm 2007 là 44/8,5/43/4,5 thì đến cuối năm 2008 tỷ lệ này là 46/4,95/44,25/4,8. - Lãi suất huy động phụ thuộc vào lãi suất điều hành của NHTMCPNT VN, nên lãi suất huy động của chi nhánh cịn thấp hơn so với các chi nhánh ngân hàng nước ngồi và ngân hàng cổ phần khác và chưa thật sự cĩ chương trình quảng cáo, dự thưởng để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế, đặc biệt là tầng lớp dân cư vẫn chưa phát huy, đã hạn chế nguồn vốn huy động đáp ứng cho ngân hàng cần tăng trưởng tín dụng. NHTMCPNT CN.TPHCM cịn phụ thuộc nguồn vốn vay từ ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam. - Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu khống chế nhưng cũng cần phải quan tâm. So với năm trước thì tỷ lệ này tăng nhanh nên vấn đề này cũng phải được quan tâm và cĩ biện pháp điều chỉnh trong năm tới - Chưa phân tán rủi ro, cho vay tập trung quá nhiều vào một vài ngành, nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lớn. Ví dụ như ngành thép, bất động sản, dầu khí, phân bĩn
- 45 - Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt vốn vay cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp cĩ quy mơ đầu tư lớn. Với các doanh nghiệp lớn việc cán bộ tín dụng xuống kiểm tra, kiểm sốt vốn vay với mục đích gây khĩ dễ cho doanh nghiệp. 2.2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCPNT CN.HCM 2.2.3.1 Nợ quá hạn Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng trên thực tế, vấn đề nợ quá hạn cũng là một vấn đề mà NHTMCPNT CN.TPHCM cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH NỢ KHOANH, NỢ QUÁ HẠN TẠI NHNT HCM Đơn vị tính: Triệu đồng. Năm DN Nhà nước CT TNHH, CP TP khác Tổng cộng % so với dư nợ NK NQH NK NQH NK NQH NK NQH NK NQH 2001 274.029 159.850 274.029 159.850 8,51 4,96 2002 78.308 136.773 78.308 136.773 1,22 2,13 2003 22.832 17.117 22.832 17.117 0,27 0,20 2004 48.420 8.060 56.480 0,51 2005 44.440 19.455 10.044 73.939 0,53 2006 27.776 13.933 1.776 43.485 0,40 2007 3.300 20.262 97 23.659 0,17 2008 67.150 178.620 42.230 288.000 1,72 Nguồn: Phịng Quản Lý Nợ VCB.HCM Nợ quá hạn trong giai đoạn từ năm 2001-2003 đều giảm về số lượng tuyệt đối lẫn số tương đối. Cụ thể năm 2002 nợ quá hạn giảm 23.077 triệu đồng (giảm 15%), năm 2003 nợ quá hạn giảm 119.656 triệu đồng (giảm 87%). Cĩ thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của NHNT HCM trong giai đọan này khá lớn, tồn bộ số nợ quá hạn này chủ yếu phát sinh từ năm 1996 trở về trước, do những năm 1994 – 1996 trước sự phát triển kinh tế quá nĩng, chi nhánh cũng cĩ những sơ hở trong việc kiểm tra, kiểm sốt vốn, cho vay mở rộng đầu tư thiếu kinh nghiệm, lại gặp phải chính sách chung của nhà nước thay đổi khơng ổn định (như chính sách xuất khẩu gạo, chính sách quản lý điều hành xuất nhập khẩu phân bĩn, chính sách đất đai). Nguyên nhân nợ quá hạn giảm đáng kể trong năm 2003 là do TW đã cho xử lý 119.656 triệu đồng nợ khĩ địi. Trong năm 2003 khơng cĩ dư nợ quá hạn mới.
- 46 Giai đoạn từ năm 2004-2006 nợ quá hạn lại cĩ chiều hướng tăng lên, đồng thời cơ cấu nợ quá hạn chủ yếu là khối các doanh nghiệp nhà nước và cơng ty TNHH,CP. Cũng trong giai đoạn này, nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn cĩ tỷ lệ cao hơn so với nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn. Năm 2007 nợ quá hạn tại VCBHCM là 23,6 tỷ đồng chiếm 0,17% trên tổng dư nợ, giảm so với cuối năm 2006 là 45,6%. chi nhánh đã thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm sốt tăng trưởng, hạn chế rủi ro, tháo gỡ kịp thời những khĩ khăn trong hoạt động tín dụng. Thực hiện nghiêm túc cơng tác phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo Quyết định 493, tỷ lệ nợ quá hạn khống chế ở mức thấp (0,17%). Bước sang năm 2008, cùng với tình hình khủng hoảng tài chính của nền kinh tế thế giới đã gây ảnh hưởng đến tồn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam nĩi chung và ngành ngân hàng nĩi riêng. Cụ thể, tại Vietcombank Hồ Chí Minh nợ quá hạn tính đến 31/12/2008 là 288 tỷ đồng, tăng gấp 9 lần so với năm 2007, đây là con số khá lớn trong các năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,72% trên tổng dư nợ. 2.2.3.2 Phân loại nợ Nợ quá hạn tại NHTMCPNT CN.TPHCM năm 2008 cĩ chiều hướng gia tăng (chiếm 1,72%/tổng dư nợ). Bảng 2.6: BẢNG PHÂN LOẠI NỢ Đơn vị tính: tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I. Tổng dư nợ 13.989,65 10.882,89 13.758,08 16.745,64 Nợ bình thường (Nhĩm 1) 12.753,12 10.571,22 13.590,79 15.865,34 Nợ cần chú ý (Nhĩm 2) 1.149,36 137,45 21,67 18,40 Nợ xấu (Nhĩm 3, 4, 5) 87,17 174,22 145,62 269,60 II. Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ 0,62% 1,60% 1,05% 1,61% Nguồn: Phịng Quản Lý Nợ VCB.HCM Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi, bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, cho thấy những khoản nợ thực sự cĩ vấn đề khĩ thu hồi mới
- 47 được ghi nhận chính thức, theo bảng trên cho thấy nợ nhĩm 2 trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 lần lượt là 1.149 tỷ, 137 tỷ và 21,67 tỷ. Phần lớn số này hoặc là đã cơ cấu lại hoặc là thuộc những khách hàng cĩ phát sinh những khoản nợ quá hạn/hay nợ cĩ vấn đề. Tỷ lệ nợ xấu của ba năm 2005, 2006 và 2007 là 0,62%, 1,6% và 1,05%. Tỷ lệ này giảm qua các năm chủ yếu là do trong năm 2007, VCB.HCM đã tích cực trong việc xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu. Cơng tác quản lý, khai thác, xử lý tài sản xiết nợ và thu hồi nợ đến cuối năm 2007 như sau: + Đối với tài sản xiết nợ: Tổng cộng thu được từ việc xử lý tài sản và thu từ khai thác tài sản xiết nợ là 59 tỷ đồng. + Thu hồi cơng nợ: Thu hồi cơng nợ được 8,23 tỷ đồng và khoảng 1,5 triệu USD (tương đương 34 tỷ đồng). + Tài sản chưa xử lý: 4 tài sản, gồm tài sản của: nhĩm cơng ty Minh Phụng và chủ quyền VCB (đang cho thuê). Đến năm 2008, tỷ lệ nợ xấu tăng cao (1,61%). Nguyên nhân là do: ảnh hưởng dây chuyền từ những biến động kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã bộc lộ khĩ khăn, một số khĩ khăn từ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, chứng khốn vào những tháng đầu năm, số khác khĩ khăn do giá giảm nhanh, hàng tồn kho lớn, đầu ra thu hẹp do khủng hoảng kinh tế và suy thối kinh tế tồn cầu trong những tháng cuối năm, 2.2.3.3 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng NHTMCPNT CN.TPHCM được xem là chi nhánh hoạt động tín dụng an tồn và hiệu quả, song những rủi ro tín dụng xảy ra trong suốt 33 năm hoạt động cũng gây ra những tổn thất lớn. Tổng số các khoản nợ và lãi tồn đọng phải xử lý xĩa, miễn giảm từ các nguồn dự phịng rủi ro, vốn ngân sách cấp lên đến gần 400 tỷ đồng và khoảng 23 triệu USD, làm giảm sút thu nhập của ngân hàng. Nhìn lại giai đoạn 1991-2003 những thiệt hại từ rủi ro tín dụng của quá khứ để lại rất nặng nề: nợ quá hạn kéo dài: 13,03 tỷ đồng và 13,364 triệu USD bao gồm nợ liên quan đến vụ án chờ xử lý: 8,7 triệu USD, nợ khĩ địi kéo dài: 1 triệu USD, nợ cho vay bắt buộc: 3,6 triệu USD. Các khoản nợ quá hạn như nêu trên khĩ cĩ thể
- 48 thu được nợ từ sản xuất kinh doanh. Việc thu nợ chủ yếu dựa vào việc thi hành án của Phịng Thi hành án hoặc xử lý tài sản thế chấp như phát mãi hoặc khai thác cho thuê để thu nợ dần. Bên cạnh đĩ sau các vụ án kinh tế lớn hầu hết cĩ liên quan đến ngân hàng thì tâm lý của những nhà Ngân hàng ngại cho vay và các doanh nghiệp ngại đầu tư vì lo sợ tình trạng hình sự hố các sự việc. Ngồi ra với chủ trương phát huy vai trị chủ lực của thành phần kinh tế quốc doanh, từ năm 1991 đến năm 2003 NHNT HCM luơn dành những ưu đãi cho DNNN, tài trợ vốn, ưu đãi lãi suất, cho vay khơng cĩ tài sản đảm bảo. Với vốn tự cĩ thấp, DNNN chủ yếu kinh doanh bằng vốn vay ngân hàng chiếm 60-80% trong tổng nguồn vốn. Nhưng thời gian qua tình hình hoạt động kinh doanh tại các đơn vị trên yếu kém, cơng nợ dây dưa kéo dài, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều rủi ro, cộng với năng lực người điều hành doanh nghiệp kém về chuyên mơn, quản lý, đưa đến những phương án sai sĩt về chuyên mơn làm cho hoạt động sản xuất bị sa sút dẫn đến doanh nghiệp thua lỗ, phá sản khơng trả được nợ ngân hàng. Đến nay dư nợ của các cơng ty trên đã được ngân hàng xử lý bằng quỹ dự phịng rủi ro, và các DNNN nêu trên đến nay cũng đã được Nhà nước cho phép giải thể và phá sản. Giai đọan 2004-2007 chất lượng tín dụng của NHNT HCM nhìn chung là tương đối lành mạnh và ổn định thể hiện như: - Nợ xấu 2004-2007 giảm cả về tương đối và tuyệt đối. - Những khoản nợ khoanh, nợ tồn đọng đã được xử lý thu hồi với tỷ lệ cao. - Chất lượng tín dụng được đánh giá cao trong hệ thống NHNT cũng như trên địa bàn TpHCM. Riêng trong năm 2008, thiệt hại từ rủi ro tín dụng lại tăng lên, nợ xấu tăng từ 145,62 tỷ đồng năm 2007 lên 269,60 tỷ đồng năm 2008, bao gồm các khoản nợ xấu từ cho vay đầu tư bất động sản: 199 tỷ đồng, các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi: 10,2 tỷ đồng (nợ khoanh từ trước đĩ), các doanh nghiệp Nhà Nước: 67,15 tỷ đồng và một số khách hàng cá nhân khác. Nhưng so với tồn ngành, theo thống kê của NHNN thì nợ xấu của các Ngân hàng năm 2008 khoảng 3,5%, dự kiến 2009 các ngân hàng sẽ tiếp tục đối mặt với vấn đề này. Trong khi đĩ, tại Vietcombank Hồ
- 49 Chí Minh tỷ lệ nợ xấu được kiểm sốt đúng kế hoạch đề ra là 1,61%. Đây là một kết quả rất quan trọng trong điều kiện hoạt động ngân hàng phát sinh nợ xấu tăng cao đột biến so với các năm. Chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh đĩ hoạt động tín dụng của NHTMCPNT CN.TPHCM đã xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo rủi ro ở mức độ cao, cụ thể như: - Mặc dù cĩ sự chuyển biến tích cực trong việc thực hiện chính sách đa dạng hố khách hàng, sự đa dạng này đã thể hiện trong cơ cấu dư nợ tín dụng, theo đĩ tỷ trọng Doanh nghiệp nhà nước giảm đáng kể từ mức 80% xuống cịn 46%, đồng thời số lượng các doanh nghiệp ngồi quốc doanh tăng lên đáng kể. Tuy vậy, danh mục đầu tư của NHTMCPNT CN.TPHCM vẫn cĩ mức độ tập trung lớn ở những lĩnh vực, ngành nghề nhạy cảm, thể hiện như: tập trung cho ngành cĩ nhiều biến động và khĩ khăn trong cạnh tranh do lộ trình giảm thuế nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO như ngành thép, dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, phân bĩn, cà phê, điều . . .; tín dụng cịn phụ thuộc nhiều vào các đơn vị là tổng cơng ty lớn của nhà nước trong lĩnh vực Dầu khí, Hàng khơng, Du lịch, Thép, Bưu chính Viễn Thơng, Tổng cơng ty TMSG - SATRA ; nhĩm các khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu đầu tư. - Chất lượng tín dụng trong đầu tư trung, dài hạn và tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tín dụng cho thể nhân. Đây vốn là những lĩnh vực và đối tượng khơng phải ưu thế của NHTMCPNT VN nĩi chung và NHNTMCPNT CN.HCM nĩi riêng. Từ năm 2004 đến nay hệ thống NHNT VN đã định hướng khai phá mạnh vào các loại hình đầu tư và các đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên, do thủ tục cho vay cịn rườm rà thời gian xét duyệt cho vay kéo dài lại thiếu kinh nghiệm nên kết quả chưa cao, trong khi đĩ chưa cĩ một cơ chế giám sát phù hợp và hiệu quả nên mức độ rủi ro trong khu vực này cao hơn hẳn các lĩnh vực đầu tư truyền thống. - Hiện nay tỷ lệ cho vay khơng cĩ tài sản đảm bảo tại NHTMCPNT CN.TPHCM là khá cao, đặc biệt là khối doanh nghiệp Nhà nước vẫn ở vị trí cao nhất.
- 50 - Trong năm 2007, hoạt động tín dụng đã cĩ những tăng trưởng đáng kể, so với kế hoạch TW giao năm 2007 tăng 21%, VCB.HCM đã vượt mức tăng trưởng kế hoạch và đạt 25,7%, trong khi đĩ năm 2006 tăng trưởng chỉ đạt 7%. Năm 2008, hoạt động tín dụng dụng cũng thực hiện được chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng 21,71% so với năm 2007. Tín dụng tăng cao. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2001-2008 bình quân là 33,33% năm. Đây cĩ thể coi là một tỷ lệ tăng trưởng quá nĩng trong một thời gian dài đã vượt khả năng về quản trị và kiểm sốt tín dụng. NHNT Việt Nam 2001-2008 được coi là “giai đoạn bức phá” cũng chỉ là 28%. 2.2.4 Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCPNT CN.TPHCM Ở các nước trên thế giới, hầu như tất cả các ngân hàng hiện đại đều xây dựng các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng, lĩnh vực mang lại nhiều rủi ro nhất, các ngân hàng đều xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và dĩ nhiên trong các chiến lược đĩ thì các ngân hàng đều tính đến phương pháp chấp nhận mức độ rủi ro nhất định trong hoạt động cho vay. Khơng nằm ngồi chiến lược trên, là thành viên của NHTMCPNT VN, chi nhánh NHTMCPNT CN.TPHCM thực hiện một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng thống nhất của NHTMCPNT VN, và cũng chấp nhận mức độ rủi ro cĩ thể xảy ra trong quá trình hoạt động cho vay của mình. Tuy nhiên, vấn đề chính của chiến lược quản trị rủi ro là làm sao hạn chế được rủi ro và cĩ chính sách hợp lý để đo lường rủi ro tiềm ẩn đĩ. Những vấn đề chính của chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là: Quy định giới hạn tín dụng đối với một khách hàng: là mức tổng dư nợ tối đa mà NHNT cĩ thể cấp cho khách hàng (khơng bao gồm dự án đầu tư). Phân vùng đầu tư: NHNT quy định vùng đầu tư cho từng chi nhánh theo địa giới hành chính.