Lý thuyết công tác xã hội

pdf 100 trang hapham 16910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lý thuyết công tác xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfly_thuyet_cong_tac_xa_hoi.pdf

Nội dung text: Lý thuyết công tác xã hội

  1. LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI 1
  2. Bài 1: Sự hình thành lý thuyết CTXH Lý thuyết CTXH hình thành và ứng dụng CTXH đã được hình thành như một nghề giúp đỡ con người có vấn đề liên quan đến chức năng xã hội (là các chức năng của con người liên quan đến tiếp xúc xã hội) tại một số quốc gia như ở Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Ca-na-đa v.v. Tại đây có những người hành nghề CTXH, khách hàng (thân chủ) của họ và có những cơ quan CTXH. Lý thuyết CTXH đã dần dần được hình thành trong quá trình thực hiện CTXH. Chính thực tiễn hành nghề CTXH đã tạo dựng nên lý thuyết CTXH, Sự phát triển của CTXH đến đâu đã hình thành nên lý thuyết CTXH tới đó. Song, tại một quốc gia như Việt Nam hiện nay, khi CTXH chưa là một ngành, chưa là một nghề, khi người ta muốn ứng dụng CTXH, muốn sử dụng lý thuyết CTXH, người ta lại phải thực hiện một quá trình ngược lại, phải xem xét lý thuyết này phù hợp đến đâu với văn hóa dịa phương, truyền thống địa phương, có lơi ích như thế nào và lợi ích đến đâu cho người dân địa phương. Việc ứng dụng này đòi hỏi trước hết sự hiểu biết tương đối thấu đáo về thực trạng các lý thuyết đang được đa số chấp nhận. Lý thuyết thực hành CTXH là một nghề thực hành. Do đó, lý thuyết CTXH cũng là lý thuyết thực hành. Lý thuyết thực hành là một loại lý thuyết hướng dẫn hành động của nhân viên CTXH, giúp họ giải thích hành động của mình bằng cách trả lời các câu hỏi “Vì sao?” hay “Như thế nào?”. Nhân viên CTXH giúp khách hàng giải quyết một vấn đề chức năng xã hội cũng như bác sĩ giúp bệnh nhân chữa bệnh; họ phải tiếp cận khách hàng, đánh giá tình hình vấn đề của khách hàng, đưa ra các phương án can thiệp, lựa chọn phương án can thiếp, thực hiện can thiệp, đánh giá kết quả can thiệp và kết thúc quá trình can thiệp. Để làm tất cả các việc đó, nhân viên CTXH cần có lý thuyết hướng dẫn cho các công đoạn hành động của mịnh Khái niệm về lý thuyết Khái niệm lý thuyết trong CTXH bao gồm “mô hình” (models), “phối cảnh” (perspectives), và “lý thuyết giải thích hiện tượng” (explanatory theories). 2
  3. -“Mô hình” mô tả một cách chung nhất cái gì thường xẩy ra trong thực hành, nêu lên tình huống bao quát nhất, và đưa ra một dạng cấu trúc cho ý tưởng. Mô hình đúc kết các nguyên tắc và loại hình của hoạt động, giúp cho thực hành có một dáng dấp nhất định. Mô hình cung cấp cho nhân viên CTXH ý tưởng để kết cấu và tổ chức tiếp cận cho một tình huống phức tạp. Thí dụ về mô hình: “Mô hình thực hành nhiệm vụ tập trung”. -“Phối cảnh” nêu lên các giá trị và quan điểm về thế giới ta sống giúp cho người trong cuộc tổ chức ý nghĩ của mình đủ để làm chủ bản thân mình khi vào cuộc. Phối cảnh giúp ta suy nghĩ một cách có tổ chức về cái gì đang xẩy ra. Ứng dụng các phối cảnh khác nhau giúp ta có cách nhìn từ nhiều góc độ khác nhau về một tình huống nào đó. Thí dụ về phối cảnh: “Phối cảnh các lý thuyết hệ thống”, “Phối cảnh nữ giới” (feminist). -“Lý thuyết giải thích hiện tượng” giải thích vì sao một hành động lại dẫn đến kết quả hay hậu quả nào đó, xác định tình huống để xẩy ra hành động. Có người sử dụng từ trị liệu vì ở đây có ý nghĩa nguyên nhân và hậu quả. Lý thuyết cho ta biết cái gì hoạt động, cái gì xẩy ra. Lý Thí dụ về lý thuyết: “Lý thuyết nhận thức hành vi”. Mô hình, phối cảnh hay lý thuyết giải thích hiện tượng đều ùng quan trọng trong một loại lý thuyết nhất định. Thực hành CTXH trong một thế giới phức tạp cần có các phối cảnh và các lý thuyết giải thích cho một mô hình hướng dẫn hành động thực hành. Lý thuyết bao gồm lý thuyết nói lên CTXH là gì, lý thuyết nói lên thực hiện CTXH như thế nào, và lý thuyết của thế giới khách hàng. Có loại lý thuyết chính thức (formal), có loại lý thuyết không chính thức (informal). Lý thuyết chính thức là lý thuyết được viết ra và được tranh luận trong giới chuyên môn. Lý thuyết không chính thức là lý thuyết đúc rút từ kinh nghiệm, từ dân gian. Lý thuyết không chính thức mang tính “quy nạp” (induction) khái quát hóa một trường hợp cụ thể. Quy nạp là quá trình ngược lại của “suy diễn” (deduction) là quá trình suy ra từ một lý thuyết cho một trường hợp cụ thể. Khái niệm về kết cấu xã hội (của phúc lợi và CTXH) Kết cấu xã hội (social constructtion) là một khái niệm xã hội học cho rằng các vấn đề xã hội khác với thế giới tự nhiên ở chỗ coi “thực tế” (reality) là một tri thức xã hội hướng dẫn hành vi của ta nhưng mỗi người lại có cách nhìn khác nhau về nó. Người ta có thể tiến tới sự chia xẻ cách nhìn về “thực tế” thông qua các quá trình xã hội khác nhau; chúng tổ chức ra cách nhìn này và làm cho cách nhìn này khách quan hơn. Chính kết cấu xã hội tạo ra ý nghĩa chính trị của lý thuyết. Các nhóm quyền lợi khác nhau có thể có sự 3
  4. chia xẻ khác nhau về tri thức xã hội. Có ba cách nhìn về CTXH từ ba góc của một tam giác: 1. Cách nhìn trị liệu phản xã (reflexive-therapeutic views), 2. Cách nhìn tập thể xã hội chủ nghĩa (Socialist-collective views), 3. Cách nhìn cá thể cải tổ (Individualist-reformist views). - Cách nhìn trị liệu phản xã (reflexive-therapeutic views):Dominelli (2002) còn gọi cách nhìn này là lấy trị liệu làm tiếp cận để giúp đỡ (thẻapeutic helping approaches). Cách nhìn này tìm kiếm sự thoải mái (wellbeing) nhất cho cá nhân, nhóm và cộng đồng bằng cách nâng cao và hỗ trợ sự phát triển và sự tụ khảng định mình (self fulfilment). Một vòng xoắn quan hệ giữa nhân viên CTXH và khách hàng làm thay đổi ý nghĩ của khách hàng và giúp nhân viên CTXH tác động vào nó (ý nghĩ). Ngươc lại vòng xoắn quan hệ này cũng tác động vào nhân viên CTXH giúp nhân viên CTXH hiểu rõ hơn về thế giới họ đang sống (thế giới của nhân viên CTXH và khách hàng) qua đó nhân viên CTXH có thêm được kinh nghiệm nghề nghiệp. Mối quan hệ qua lại trong trị liệu này làm cho nó có tính chất phản xạ; nó đáp ứng được quan tâm của nhân viên CTXH mong muốn có thêm được hiểu biết và kinh nghiêm trong thực hành; nó giúp khách hàng có được năng lực kiềm chế cảm xúc và cách sống của mình. Năng lực này làm cho con người có thể vượt lên sự thống khổ và thiệt thòi của bản mình. Cách nhìn này trong CTXH là cách nhìn đòi hỏi sự song hành của triết lý kinh tế chình trị xã hội dân chủ và phát triển kinh tế xã hội hướng tới sự hoàn thiện của cá nhân và xã hội. Song cách nhìn này có thể bị chyển dịch bởi hai cách nhìn sau đây. - Cách nhìn tập thể xã hội chủ nghĩa (Socialist-collective views): Cách nhìn này tìm kiếm dự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội để nhóm người bị đàn áp và yếu thế thu hoạch được sức mạnh (power) cho cuộc sống của mình. Dominelli (2002) gọi tiếp cận này là “tiếp cận nổi loạn” (emancipatory approaches) bởi vì nó giải phóng con người khỏ sự áp bưacs. Pease và Fook (1999) gọi nó là “tiếp cận chuyển hóa” (transformational) bởi vì nó tìm cách thay đổi xã hội vì lợi ích của những người bi áp bức. Tiếp cận này đề cao công lý xã hội; nó mang tính triết lý xã hội chủ nghĩa, triết lý của kinh tế kế hoạch hóa và triết lý của cung ứng xã hội tạo ra sự công bằng ngang bằng giữa mọi người (equality) và công bằng xã hội. - Cách nhìn cá thể cải tổ (Individualist-reformist views): Cách nhìn này coi CTXH là một dạng dịch vụ phúc lợi xã hội cho các cá nhân trong các xã hội. Nó đáp ứng các nhu cầu cá nhân và cải thiện dịch dịch vụ bao gồm cả dịch vụ CTXH; nó làm cho dịch vụ được thực hiện một cách có hiệu quả hơn. Dominelli (2002) gọi cách nhìn này là tiếp cận duy trì (maintenance approaches) vì nó nhằm duy trì trật tự xã hội và các nền tảng xã hội (social fabric), duy trì nhân dân trong các giai đoạn khó khăn mà họ phải trải nghiệm để họ có thể phục hồi được sự cân bằng. Cách nhìn này triết lý kinh 4
  5. tế chính trị tự do (hay hợp lý) trong đó có tự do cá nhân trong kinh tế thị trường được bảo vệ bởi luật pháp. Tổng hợp các khái niệm về lý thuyết và các cách nhìn về CTXH trong khái niệm về kết cấu xã hội, người ta có thể phân loại các lý thuyết CTXH trong một ma trận như sau: Loại lý thuyết Trị liệu phản xạ Tập thể xã hội Cá thể cải tổ chủ nghĩa Phối cảnh -Toàn diện (comprehensive) -Tâm lý động -Phê phán -Phát triển xã hội -Quy nạo học -Chống áp bức -Hệ thống (inclusive) -Nhân văn sinh tồn Lý thuyết -Kết cấu -Nữ giới học -Nhânh thức hành vi Mô hình -Khủng hoảng -Nâng cao vai trò Nhiệm vụ tập trung Tranh luận về “hình mẫu” (paradigm) của CTXH Câu hỏi được đặt ra là có một hình mẫu chung nào cho CTXH không? Kuhn (1970) dùng từ paradigm (hình mẫu?) để nói cách nhìn chung về bản chất hiện tượng vật lý hay tự nhiên trong khoa học; ông cho rằng các hoạt động khoa học như phương pháp nghiên cứu, thực nghiệm, xây dựng lý thuyết, v.v. đều được xây dựng trên một mẫu hình nhất định. Cách mạng khoa học kỹ thuật làm thay đổi thế giới quan về kết cấu của các hiện tượng; nó làm thay đổi quan niệm về hiện tượng và hình thành ra “hình mẫu” mới. Như vậy, “hình mẫu” được coi là một loại hình (pattern) hay một khuận mẫu (template). Cách nhìn về nghề CTXH về phạm vi tri thức của CTXH được coi là hình mẫu của CTXH. Hiện nay có CTXH của các nước phương Tây. Nhưng, ngay CTXH của Pháp và của Mỹ cũng có nhiều điểm khác nhau; có thể coi CTXH của Pháp và của Mỹ trong chung một hình mẫu không? Hoặc có thể coi CTXH của các nước phương Tây là hình mẫu để ứng dụng cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hay không? Đây là những câu hỏi được 5
  6. đặt ra và có nhiều ý kiến trả lời khác nhau; ý kiến nào cũng có lý lẽ sắc bén, song chưa ý kiến nào thực sự có tính thuyết phục. Một câu hỏi nữa được đặt ra là “Sự phát triển của CTXH đã có ý nghĩa như một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để hình mẫu của nó cũng phải thay đổi chưa? Cũng có nhiều ý kiến trả lời, có ý kiến nói “rồi”, có ý kiến nói “chưa”; và cũng chưa có ý kiến nào thực sự thuyết phục. Tranh luận về lý thuyết CTXH mang tính hiện đại (modernist) hay hậu hiện đại (post modernist) Khái niệm “hiên đại” gắn với cuộc cách mạng lật đổ sự áp đặt của tôn giáo đối với cách suy nghĩ của con người. Khái niệm này cho sự việc phải gắn với bối cảnh xã hội (địa điểm và con người) và thời gian; nó mang tính khoa học và hợp lý. Khái niệm này còn cho răng người ta có thể hiểu được các vấn đề của xã hội cũng như hiểu được xã hội và có thể có hành động hợp lý cho các vấn đề xã hội, thay đổi được con người và xã hội. Khái niệm “hậu hiện đại” là khái niệm được hình thành để phản bác lại khái niệm “hiện đại”. Khái niệm này đưa ra một cách nghĩ khác về tri thức và sự hiểu biết. Khái niệm này cho răng tri thức luôn luôn được kết cấu từ xã hội vì sự lụa chọn tri thức nào để phát triển phụ thuộc vào ý muốn xã hội. Điều này có nghĩa là khái niệm “hậu hiện đại” nhìn nhận sự việc không rõ ràng nhất quán qua các bối cảnh và thời gian khác nhau; luôn luôn gây tranh cãi, và người ta chỉ có thể hiểu được sự việc thông qua cách nhinc lịch sử và bối cảnh của vấn đề vì vấn đề và sự kiện có thể thay đổi ý nghĩa qua thời gian và qua sự thay đổi bối cảnh. Câu hỏi là “Công tác xã hội mang tính hiện đại hay hậu hiện đại?” Có ý kiến cho răng CTXH mang tính hiện đại, có ý kiến cho rằng CTXH mang tính hậu hiện đại, lại có ý kiến cho răng CTXH vừa mang tính hiện đại vừa mang tính hậu hiện đại. Tranh luận về các vòng quan hệ tương tác (arenas) trong CTXH. Có nhiều ý kiến về các mối quan hệ tương tác trong CTXH. Các ý kiến này tóm lại dẫn đến ba vòng quan hệ tương tác là còng quan hệ “chính trị - xã hội - lý tưởng” (political – social – ideological arena), quan hệ “cơ 6
  7. quan – nghiệp vụ” (agency – professional arena), và quan hệ “khách hàng – nhân viên CTXH – cơ quan” (client – worker – agency). Vòng quan hệ “chính trị - xã hội - lý tưởng” là vòng quan hệ trong đó tranh luận chính trị xã hội hình thành xu thế chính trị hướng dẫn hình thành các cơ quan (dịch vụ CTXH) và mục tiêu hoạt động để phát triển cơ sở. Nhân viên CTXH thông qua các hội nghề nghiệp và các tổ chức khác cũng như thông qua uy tín ảnh hưởng của cơ quan mình để tác động vào vòng quan hệ tương tác này với tư cách là những người hoạt động xã hội, những cử tri bỏ phiều hay những người cầm bút phê phán. Vòng quan hệ tương tác này chỉ được thiết lập khi CTXH đã phát triển ở mức hoạt động với cộng đồng và các tổ chức lớn hơn. Vòng quan hệ tương tác “cơ quan – nghiệp cụ” là vòng quan hệ trong đó giới chủ tương tác với tập thể những người lam công thông qua các tổ chức như tổ chức công đoàn hoặc các hội nghề nghiệp, hai bên tác động ảnh hưởng lẫn nhau để hình thành ra những nhân tố cụ thể hơn, đặc hiệu hơn cho hoạt động CTXH Vòng quan hệ tương tác “khách hàng – nhân viên CTXH – cơ quan (bối cảnh)” là vòng quan hệ thường được cho là cơ bản nhất . Các đối tác nhân viên CTXH, khách hàng và cơ quan dịch vụ tác động ảnh hưởng qua lại nhau dẫn đến các quyết định phát triển CTXH theo hướng nhât định. Chính tác động này là yếu tố quan trọng dẫn đến sự hình thành các lý thuyết CTX. Kết cấu xã hội của lý thuyết thực hành Chính tương tác xã hội của các thành phần trong các vòng quan hệ tương tác, nhất là quan hệ tương tác giữa khách hàng, nhân viên CTXH và cơ quan dịch vụ CTXH đã tạo thành lý thuyết CTXH. Nhân viên CTXH là người sử dụng các lý thuyết CTXH phục vụ khách hàng trong bối cảnh của một cơ quan dịch vụ CTXH. Chất liệu để xây dựng lên lý thuyết CTXH trước hết phải từ khách hàng và từ bối cảnh thực hành giúp cho nhân viên CTXH đánh giá việc ứng dụng các lý thuyết, phát triển lý thuyết hay xây dựng lý thuyết mới. Trong điều kiện Việt Nam chưa có cơ sở nào được coi là cơ sở dịch vụ CTXH trên thực tế, cũng chưa có khách hàng sử dụng dịch vụ CTXH trên 7
  8. thực tế. Việt Nam mới chỉ có một số người được đào tạo về CTXH và một vài phòng tư vấn chủ yếu là tư vấn tâm lý có mặt nhân viên CTXH. Những nhân viên này chưa mấy sử dụng các lý thuyết CTXH cho các khách hàng của mình. Trong quá trình xây dựng nghề CTXH tại Việt Nam, việc đầu tiên cần có quyết định chính trị coi CTXH là một nghề chính thức. Song, việc có được quyết định này cũng cần có băng chứng về nhu cầu cần dịch vụ CTXH trong nhân dân, cần có khách hàng cho những người hành nghề CTXH. Bệnh viện là nơi nhân viên CTXH có thể hành nghề CTX$H với bệnh nhân, song cũng chưa có thử nghiệm để nói lên sự cần thiết này và cũng chưa có quyết tâm chính trị cho việc này. Ngành lao động thương binh và xã hội muốn coi nhân viên CTXH là nhân lực cho ngành này. Song, các hoạt động truyền thống của ngành và kiến thức cũng như kỹ năng CTXH có mối quan hệ thế nào cũng chưa chứng minh được rõ ràng. Vấn đề ở đây là làm thế nào để tri thức và kỹ năng CTXH truyền thống tại các quốc gia có phát triển nghề này có chỗ đứng ở Việt Nam do nhu cầu loại dịch vụ này của Việt Nam Bài 2: Ưng dụng lý thuyết cho thực hành CTXH Quan hệ giữa lý thuyết và thực hành Phần nói về quá trình hình thành lý thuyết CTXH cho thấy lý thuyết CTXH hướng dẫn thực hành CTXH và ngược lại thực hành CTXH góp phần xây dựng lý thuyết CTXH. Mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành CTXH được coi là mối quan hệ tất yếu vì lý thuyết CTXH là lý thuyết thực hành. Mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành CTXH xoay quanh bốn đặc tính sau: 1. Tính ứng dụng (applicability): lý thuyết ứng dụng trong thực hành có được không, có hiệu quả không 2. Tính thích hợp (relevance): thực hành có thể làm thay đổi lý thuyết không và ngược lại 8
  9. 3. Tính hạch toán (accountability): lý thuyết có hỗ trợ cơ quan dịch vụ hay nhân viên thực hành đo đếm được hoạt động và hiệu quả của mình không 4. Tính pháp lý (legitimation): CTXH có vi trị và giá trị xã hội không Nghề CTXH có đặc điểm là mọi người trưởng thành ai cũng có ít nhiều tri thức và kinh nghiệm ứng dụng lý thuyết (không chính thức) CTXH, ai cũng biết làm CTXH. Song, CTXH chuyên nghiệp đòi hỏi sự hiểu biết về lý thuyết CTXH chính thức, là lý thuyêt được những nhà chuyên môn thảo luận và chấp nhận, được thử nghiệm và đúc kết thành kinh nghiệm. Trong việc ứng dụng lý thuyết CTXH chính thức, nhân viên CTXH tiếp xúc với khách hàng trong bối cảnh của một cơ quan cung ứng dịch vụ CTXH. Thật ra cái khó nhất đối với nhân viên CTXH chuyên nghiệp là làm thế nào ứng dụng lý thuyết vào thực hành một cách sáng tạo và linh hoạt. Nhân viên CTXH, khách hàng và cơ quan có tác động ảnh hưởng qua lại với nhau, dĩ nhiên dưới tác động của các hệ thống lơn hơn, của các vòng quan hệ tương tác trong CTXH. Và, như vậy lý thuyết CTXH và thực hành CTXH tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Tác động lẫn nhau bao gồm tác động giữa các mối quan tâm, giữa các quyền lợi vf giữa các quyền lực. Nhân viên CTXH khi ứng dụng lý thuyết trong thực hành rất cần quan tâm đến các tác động này. Do đó nhân viên CTXH phải là nhà khoa học, phải biết kết hợp lồng ghép các ý nghĩa, phải thu nạp dần những điều mình chưa biết nhưng cần cho nghề nghiệp của mình trong quá trình ứng dụng lý thuyết vào thực hành. Nói một cách khác việc ứng dụng này không thể máy móc ma cần sự linh hoạt. Nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong quá trình thu góp những kinh nghiệm cho mình phải nhận thức đo đếm được những việc mình làm xem đã đáp ứng được mong muốn của khách hàng chưa, mong muốn của những cơ quan sử dụng mình chưa, mong muốn của những người thầy dạy mình chữa. Chính lý thuyêt giúp cho nhân viên CTXH trong việc nhận định này. Lý thuyết cung cấp hướng dẫn thực hành cho nhân viên CTXH chuyên nghiệp để họ có thể xem cái gì được, cái gì chưa được cần bổ xung. Trong chừng mực nào đó, lý thuyết được coi như định hướng chính trị để nhân viên CTXH nhân định xem việc ứng dụng có cái gì phù hợp, có cái gì chưa phù hợp để; lấy lý thuyết đẻ xem xét đánh giá ngay việc ứng dụng lý thuyết, lấy lý thuyết này để kiểm chứng lý thuyết kia. Nghề CTXH thường được coi là một nghề dịch vụ phục vụ cho giáo dục và Y tế. Song, sự phát triển của CTXH cho thây vai trò của nhân viên 9
  10. CTXH có thể rộn hơn. Vấn đề là nhũng đóng góp của nhân viên CTXH chuyên nghiệp với lý thuyết và thực hành của nó được thừa nhân có tính pháp lý như thế nào. Sự thừa nhân tính pháp lý này bao gồm cả sự thừa nhân chung của xã hội. Chính sự phát triển của lý thuyết CTXH được ứng dụng trong thực tế có thể xây dựng tính pháp lý của nghề CTXH, phát triển vai trò của nhân viên CTXH trong xã hội. Chuyển tải học vấn Chuyển tải học vấn là ứng dụng ý tưởng và tri thức từ một lĩnh vực thực hành này sang một lĩnh vực thực hành khác. Có người còn mở rộng khái niệm này đến mức chuyển tải ý tưởng và tri thức từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác, từ nghề này sang nghề khác, từ truyền thống trí thức này sang truyền thống trí thức khác. Chuyển tải học vấn có thể hiểu là việc xem xét các yếu cầu cho thích nghi và tổ chức ứng dụng cần thiết khi đưa một ý kiến từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. CTXH có những lý thuyết xuất phát từ bản thân ngành học CTXH; thí dụ lý thuyết về nhiệm vụ trung tâm. Song, phần lớn các lý thuyết của CTXH hiện nay xuất phát từ những ngành học khác. Ngành CTXH đã lựa chọn các lý thuyết này, thêu dệt nó và phát triển nó với những ý nghĩ từ bên ngoài, từ những lý tưởng xã hội hay từ những phối cảnh kinh điển của những khoa học liên quan,v.v. Những ý nghĩa và lý thuyết này được đưa vào CTXH thông qua sự tương tác với những nghề nghiệp liên qua như tâm lý học lâm sàng và tư vấn. Thí dụ lý thuyết hệ thống được đưa vào CTXH qua những tài liệu viết về tâm lý học và lý thuyết về quản lý. Nói như vậy có nghĩa là lý thuyết CTXH có từ ý tưởng của các thực thể lý thuyết rộng lớn hơn, và ngược lại CTXH cũng có thể đóng góp ngược lại cho các thực thể lý thuyết rộng lớn hơn này. Người ta cho rằng có hai hoàn cảnh dẫn nhân viên CTXH đến việc chuyển tải những ý nghĩa và lý thuyết từ những lý thuyết bao quát hơn trong thực hành CTXH. Thứ nhất xuất phát từ định hướng của bản thân lý thuyết CTXH. Nhân viên CTXH trong thực hành thường đặt mình trong ba cách nhìn (trị liệu, cá thể hay tập thể). Ho thường tiếp cận khách hàng một cách mềm dẻo, không cứng nhắc áp đặt lên khách hàng điều gì vì không có khách hàng nào muốn bị áp đặt. Thứ hai xuất phát từ trường hợp cụ thể mà nhân viên CTXH phải giải quyết. Chính hai hoàn cảnh này là điểm bắt đầu cho 10
  11. việc chuyển tải học vấn từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác trong hành nghề CTXH. Lựa chọn và phối hợp lý thuyết (selection và eclecticism) Trong thực hành CTXH, nhân viêc CTXH có thể lựa chọn lý thuyết nào phù hợp với trường hợp nào như trong hai hoàn cảnh trình bầy ở trên, và cũng có thể phối hợp phần nào của lý thuyết nào với phần nào của lý thuyết khác. Nhân viên CTXH có trong tay mình nhiều lý thuyết có thể lựa chọn, cũng như nhiều phần của mỗi lý thuyết có thể kết hợp nhăm đạt mục đích giúp đỡ khách hàng. Lập luận kết hợp các lý thuyết dựa trên lập luận sau: -Nhân viên CTXH làm việc với khách hàng dựa trên mong muốn nghề nghiệp và mong muốn của cơ quan dịch vụ -Dựa trên mong muốn này, nhân viên CTXH sử dụng những lý thuyết mà đồng nghiệp trong cơ quan đã sử dụng trước đó thành công; họ ứng dụng những lý thuyết này coi như nhũng ý tưởng mới áp dụng. -Mặc dầu trên thực tế cũng có một mô hình nào đó được áp dụng cho các khách hàng, cách nghĩ trên cho phép xem xét nhiều lý thuyết, tìm trong các lý thuyết những điểm có thể sử dụng để xây dựng một mô hình can thiệp Lập luận lựa chọn một lý thuyết ưa thích như sau: -Một cơ sở dịch vụ có thể tự cho mình chuyên trong một lý thuyết nào đó. Thí dụ một cơ sở tư vấn thay đổi hành vi (cai nghiện) có thể ứng dụng thường xuyên lý thuyết nhận thức hành vi; và do đó cơ sở này tuyển dụng những nhân viên có xu thế sử dụng loại lý thuyết này. Cơ sở này có thể nhấn mạnh đến lý thuyết này trong khi vẫn ứng dụng nhiều lý thuyết khác. -Trong một có sở dịch vụ CTXH nói chung, một số nhân viên CTXH làm việc ở đây vẫn có thể đi sâu vào một lý thuyết nào đó, có sự chuyên môn sâu về một lý thuyết nào đó -Khi CTXH trở thành một nghề có nhiều người tham gia, việc mỗi nhân viên hiểu biết về các lý thuyết thường được các đồng nghiệp sử dụng và sao sánh là việc cần thiết nên làm. Chính đây cũng là cơ sở để mỗi người biết mình đang có xu thế sử dụng lý thuyết nào, chuyên về một lý thuyết nào Quá trình tri thức với cách nghĩ phản hồi, phản xạ và phê phán Quá trình tri thức là con đường mà nhân viên CTXH lựa chọn để tìm lối ra qua nhũng phức tạp phải giải quyết nhằm đưa ra các quyết định và 11
  12. phán đoán thích hợp. Người ta cho răng có hai quá trình là đánh giá phê phán tình huống và đưa ra giả thuyết để chứng minh thông qua can thiệp. Đánh giá phê phán bao gồm tập trung sự quan tâm, tìm kiểm thông tin, không chấp nhận ngay một điều gì, tìm các mối liên hệ nhân quả, xem xét cái gì đang xẩy ra đối với một trường hợp và cuối cùng nhân viên CTXH rút ra ý nghĩa gì đó để làm việc. Giả thuyết có thể được nêu lên cho một phần của trường hợp hoặc cho toàn bộ trường hợp. Nhân viên CTXH phân tích hoàn cảnh mà họ phải đương đầu, giả thiết ra nguyên nhân và hậu quả để rút ra can thiệp cần thực hiện. Vấn đề hiện nay đang được nhiều người thảo luận là tư duy phê phán và tư duy phản hồi. Người ta phân biệt tư duy phản hồi (reflective) với tư duy phản xã (reflexive) ở chỗ tư duy phản hồi quan tâm chủ yếu đến quá trình của các sự vật được xem xét, còn tư duy phản xạ quan tâm đến tất cả các phối cảnh có thể có cho một trường hợp, cho một hoàn cảnh. Còn tư duy phê phán không chỉ quan tâm đến trật tự xã hội mà còn quan tâm đến sự thay đổi xã hội. Tư duy phản hồi xuất hiện vào những năm 70 và 80 của thập thế kỷ trước. Đó là cách mà những người chuyên nghiệp biểu tượng thực tế dựa trên việc sử dụng tri thức CTXH để làm việc với thân chủ. Nhân viên CTXH sử dụng khái niệm “hợp lý kỹ thuật” (technical rational) để làm việc. Họ có bản hướng dẫn (guideline) để định hướng quyết định của mình với ý nghĩ như trong khoa học tự nhiên (thực hiện một thí nghiệm hay cho uống một loại thuốc, một hành động trước sẽ đem lại một kết quả sau như dự báo). Thế nhưng trong CTXH, hoàn cảnh của mỗi trường hợp mỗi khác; mỗi trường hợp có một hoàn cảnh dẫn đến kết quả không như dự báo do điều kiện thực hiện khác nhau. Do đó tư duy phản hồi dần dần được bổ xung bằng tư duy phê phán. Vào giai đoạn giưa hai thiên niên kỷ, tư duy phản hồi được bổ xung bằng hai tư duy là tư duy phản xạ và tư duy phê phán. Tư duy phản xạ và tư duy phê phán. Tư duy phản xạ được đặc trưng như sau: -Nhìn vào trong bản thân mình và tự hỏi mình nghĩ như thế nào và vì sao -Phản hồi có sự tham gia của hai phía -Xây dựng hệ thống làm việc để có thể hợp tác hai phía -Sử dụng tư duy phản xạ như trong phê phán xã hội tự hỏi xem vì sao người ta lại không làm như vậy -Sử dụng tư duy phản xạ để xác định xem các quyền lực tham gia đã có thể phá vỡ sự cân bằng như thế nào 12
  13. Và tư duy phê phán bao gồm những điểm sau: -Xác định các hoàn cảnh mở hay không khảng định thí dụ cơ hội để thực hiện việc thực hành một cách sáng tạo -Tìm kiếm cơ hội để mở rộng quyền lực cá thể tiến tới một sự hợp tác tập thể cho việc thay đổi -Nhanh nhậy trong việc sử dụng ngôn ngữ -Nhanh nhậy phản ứng khi có tình hình sử dụng quyền lực trong chương trình làm việc -Xem xét nội dung và phương pháp Đánh giá hay phê phán -Đặt câu hỏi xem lý thuyết (hay lý tưởng) nào đàng sau một dịch vụ hay một quyết định nào đó -Quan tâm đến các chi tiết của những phố cảnh khác nhau cho một tình huống -Khái quát hóa bối cảnh của bằng cứ dựa trên lý thuyết và giá trị liên quan -Phát triển cách nhìn tổng quan về quá trình và sự kiện -Làm thế nào để các bên tham gia hiểu rõ phối cảnh và bối cảnh Tổng quát lại tư duy phản hồi có bốn hướng nghĩ như sau Tiếp cận song đấu (dualities approach) Nhiều khái niệm nhất là các khái niệm về giá trị đã mang ngay trong bản thân của nó cái ngược lại của bản thân nó. Thí dụ trong khái niệm tốt đã có ngay trong bản thân nó khái niệm ngược lại. Tư duy phản hồi phê phán thường đặt ngược lại cái mà người ta nhân xét rằng tại sao lại không thể đặt vấn để ngược lại như thế. Cách tư duy này giúp người ta thận trọng hơn khi quyết định một vấn đề gì Tiếp cận tư duy cảm xúc (thinking-emotions approach) Trong CTXH “nhiệm vụ trung tâm” (task-centered) hay “nhận thức hành vi” (cognitive behavior), người ta thường nghĩ theo một cách nghĩ hợp lý nhất định. Song, trong CTXH “tâm lý động học” (psychodynamic) và nhân văn sinh tồn (humanistic existentialism), người ta lại có xu thế tìm hiểu những động cơ xúc cảm. Như vậy, nhân viên CTXH không chỉ quan tâm đến quá trình suy nghĩ hay nhân thức mà còn tìm hiểu gốc rễ của những cảm xúc gây nên những vấn đề cần được giải quyết. Tiếp cận phân tích quyền lực (power analysis approach) 13
  14. Trong vấn đề này, người ta cần phân tích mối quan hệ giữa nhân viên CTXH. Thân chủ và cơ quan dịch vụ tìm hiểu các ảnh hưởng và yếu tố quyền lực. Thân chủ cần được xem xét về tự cảm quyền lực của họ trong giải quyết vấn đề. Tiếp cận phối cảnh thay thế (alternative perspectives approach) Ngay trong phần mơ đầu, lý thuyết CTXH đã được trình bầy kết cấu theo ba phối cảnh (trị liệu, cá thể và tập thể). Song, trên thực thế CTXH, cả ba phối cảnh này cùng đồng thời phải được xem xét, và trong những hoàn cảnh nhất định, phối cảnh nào phải được quan tâm hơn phố cảnh nào mà thội. 14
  15. Bài 3: Lý thuyết CTXH Một số nhân xét chung về lý thuyết CTXH Rất nhiều ý tưởng lý thuyết đã giúp hình thành lý thuyết CTXH thực hành. Song, giá trị của từng lý thuyết cho thực hành vẫn còn là vấn đề tương đối. Người ta cũng có so sánh các loại lý thuyết khác nhâu trong CTXH với cá nhân, với nhóm, với cộng đồng và các hệ thống vĩ mô. Song, ý kiến về sự so sánh này cũng chưa có sự thống nhất. Lý thuyết về “trị liệu gia đình” (family therapy) và “chăm sóc tại nhà” (residential care) có thể được ứng dụng rộng rãi hơn trong CTXH. Vào các thập kỷ 1950-1960, người ta có nghiên cứu để xem xem can thiệp CTXH có hiệu quả như thế nào đối với các lý thuyết được ứng dụng theo như cái lý thuyết đó nêu lên. Gần đây, người ta thấy CTXH tập trung và định mức giới hạn có hiệu quả hơn do nhiều nguyên nhân nhấ định. Tuy nhiên, nghiên cứu hiên nay thường tập trung vào hiệu quả của dịch vụ với những mục tiêu rõ rết chứ không đánh giá lý thuyết nào tốt hơn lý thuyết nào. Có hai cách nhìn về tri thức CTXH là cách nhìn khoa học (positivist) và cách nhìn giải thích (interpretivist). Từ đó, có bốn cách giải thích tri thức tác động lên lý thuyết thực hành CTXH là “dựa trên bằng chứng” (evidence based), “kết cấu xã hội” (social construction), “nâng cao quyền lực” (empowerment) và “quan điểm thực tế” (realist views) Một số vấn đề còn được tranh luận Vấn đề đầu tiên là nhân viên CTXH có quan tâm thường xuyên đến lý thuyết CTXH không, có biết cái gì đang xẩy ra, đang được đổi mới về lý thuyết CTXH không? Câu trả lời là không. Thường nhân viên CTXH thực hành nghiệp vụ của mình với thói quen nghề nghiệp và với yêu cầu của cơ quan dịch vụ thuể mình. Bởi lẽ đó, không mấy người biết có cái gì mới về lý thuyết CTXH trong những năm gần đây (đầu thiên niên kỷ này). Điều này cũng nói lên vậy lý thuyết CTXH cần như thế nào cho thực hành. 15
  16. Vấn đề thứ hai là lý thuyết CTXH có cái gì mới không, nhất là mới vào thời kỳ đầu thiên niên kỷ này. Câu hỏi này có người cho là chưa có gì mới, có người cho là đã có cái mới. Nếu có cái mới thì có lẽ đó là lý thuyết về “kết cấu xã hội” (social construction). Nhiêuf người cho rằng CTXH vào đầu thiên niên kỷ này vẫn giữ những lý thuyết truyền thống của nó. Song, những lý thuyết này được trình bầy dưới dạng mới thôi. Vấn đề thứ ba là CTXH có sự tranh luận giữa CTXH với cá nhân và CTXH với cộng đồng và các hệ thống vĩ mô. Điều này dẫn đến nhận xét là CTXH ngày nay nao gồm cả CTXH với cá nhân và CTXH với cộng đồng và các hệ thống vĩ mô lơn hơn. CTXH với giá đình và vơi nhóm được xếp như một sự chuyển tiếp phát triển lý thuyết CTXH. Chính với cách nghĩ này, tài liệu này trình bầy lý thuyết CTXH thành hai phần riêng là CTXH truyền thống và CTXH công đồng phát triển\ CTXH truyền thống bao gồm 1. Tâm lý động học (psychodynamic) 2. Can thiệp khủng hoảng và nhiệm vụ tập trung (crisis intervention and task centered) 3. Nhận thức hành vi (cognitive behavior) 4. Hệ thống sinh thái (systems and ecological perspectives) 5. Tâm lý xã hội và kết cấu xã hội (social psychology and social construction) 6. Nhân văn, sinh tồn và tâm linh (humanism, existentialism and spiritualism) CTXH cộng đồng phát triển bao gồm 1. Phát triển xã hội và cộng đồng (social and community development) 2. Cấp tiến và phê phán (radical and critical perspectives) 3. Giải phóng phụ nữ (feminist) 4. Chống phân biệt đối xử và vấn đề văn hóa dân tộc (anti-dícrimination and cultural and ethnic sénitivity) 5. Nâng cao quyền lực và cổ động ủng hộ (empowerment and advocacy) 6. Lý thuyết CTXH dựa trên duy vật biện chứng 16
  17. PHẦN 2: LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG (CTXH với cá nhân, với gia đình và với nhóm) Bài 4: Giới thiệu sơ bộ về 6 lý thuyết CTXH truyền thống Lý thuyết Tóm lược Tâm lý động -“Phối cảnh tâm lý động học” được mang tên như vậy vì học lý thuyết chủ đạo của nó cho rằng hành vi của con người được hình thành từ các chuyển động (movements) và tương tác (interactions) xẩy ra bên trong tâm thần (minds) con người. Lý thuyết này sử dụng các kỹ thuật khác nhau để giải thích tâm thần hoạt động như thế nào bằng cách quan sát hành vi của người ta. Lý thuyết tâm lý động học nhấn mạnh việc bằng cách nào tâm thần kích thích tạo ra hành vi cũng như tâm thần và hành vi ảnh hưởng đến môi trường và bị môi trường ảnh hưởng ngược lại như thế nào. -Lý thuyết tâm lý động học xuất phát từ lý thuyết về phân tâm học của Freud. Lý thuyết này là lý thuyết có tính lịch sử của ngành CTXH, là nền tảng của kỹ năng CTXH cơ bản. Chính lịch sử lâu đời của nó trong CTXH cho thấy nó đã được phát triển khá đầy đủ.có nhứng ứng dụng 17
  18. Lý thuyết Tóm lược truyền thống -Những phát triển gần đây của lý thuyết này như “lý thuyết về sự gắn bó” (attachment theory) đã tỏ ra có hiệu quả cho chăm sóc trẻ em,cho xử lý những trường hợp bị mất mát và những trường hợp hoảng sợ; như “lý thuyết về tâm lý ego” đã tỏ ra có hiệu lực cho trị liệu đối với người lớn. -Lý thuyết tâm lý động học giúp giải thích hành vi của con người -Sự hiểu biết phổ cập và nghiên cứu rộng rãi về tâm lý động học khiến có thể kết nối với nhiều chuyên ngành và vượt qua các biện giới văn hóa và quốc gia -Tuy nhiên lý thuyết này cũng còn bị hạn chế ở chỗ thiếu bằng chứng cơ sở vững mạnh và việc sử dụng các mô hình nội tâm (internal thinking) khiến nẩy sinh một số phê phán đáng kể; mặt khác lịch sử của lý thuyết này chủ yếu từ Châu Âu mà ra lại mang nặng màu sắc văn hóa Do Thái khiến cho lý thuyết này có ý phê phán những người là nạn nhân thí dụ như phụ nữ và nhóm đồng tính luyến ái. -Lý thuyết tâm lý động học thường được ứng dụng trong các hoàn cảnh như sau: (1) Lo lắng hay phân tán tư tưởng lẫn lộn vui buồn xuất sứ từ sự thiếu khả năng giải quyết vấn đề lúc còn nhỏ dẫn đến có cảm giác nặng nề là bị tấn công, giận dữ và yêu đương; (2) Dính lứu đến khả năng kiểm soát những vấn đề hiện nay (ngoài sự lo lắng); (3) Bảo vệ và phản kháng (những rào cản tâm lý) để đương đầu với những vấn đề của đời sống cũng xuất sứ từ thiếu khả năng giải quyết vấn đề trong quá khứ khi cond trẻ; (4) Truyền cảm (transference) và phản cảm (counter- transference) được giải thích trong CTXH là hiệu quả của những kinh nghiệm quá khứ đến loại hình hành vi hiện nay phản ảnh hành vi của thân chủ đối với nhân viên CTXH. Nhân viên CTXH phải giúp khách hàng (thân chủ) hiểu được chính trải nghiệm của quá khứ đã dẫn đến hành vi hiện nay để họ có thể vượt qua được vấn đề hiện nay; (5) Các mối quan hệ với mọi người dẫn đến mô hình tư duy hiệu quả (model effective thinking) và tự kiểm soát (self control) để xây dựng lòng tin và ảnh hưởng nhằm 18
  19. Lý thuyết Tóm lược khai thác những vấn đề tâm lý Can thiệp khủng -Đây là hai lý thuyết hoàn toàn khác nhau được trình bầy hoảng và nhiệm chung với nhau do những lý do như sau: (1) Các phương vụ tập trung pháp và mô hình từ hai lý thuyết này được thực trong một giai đoạn ngắn có hạn định thời gian (trong khi nhiều lý thuyết khác như lý thuyết tâm lý động học đòi hỏi can thiệp lâu dài; (2) Hai lý thuyết này có tác động lẫn nhau, lý thuyết này gợi cho lý thuyết kia nhiều bổ xung; (3) Khi trình bầy đồng thời hai lý thuyết này, người ta có thể đối chiếu so sánh làm rõ thêm nhiều -Sự khác nhau của hai lý thuyết này ở chỗ: (1) Khác nhau về nguồn gốc lý thuyết; lý thuyết can thiệp khủng hoảng có nguồn gôc từ lý thuyết tâm lý động học (khủng hoảng xẩy ra trong quá khứ có thể từ những giai đoạn trưởng thành) và một phần từ lý thuyết nhận thức hành vi, nó mang tính triết lý phương Đông (sự cân bằng thể xác và tâm thần hay tâm hồn); còn lý thuyết nhiệm vụ tập trung xuất sứ từ thực hành CTXH, lấy mục tiêu và hành động để đạt mục tiêu, nó phần nào có liên quan đến lý thuyết giải quyết vấn đề; (2) Khác nhau về mô hình thực hiện; lý thuyết can thiệp khủng hoảng lấy sự nâng cao khả năng đáp ứng với tình huống bất thường, tạo dựng sự cân bằng làm chính; lý thuyết nhiệm vụ trung tâm lấy việc thực hiện một số hành động cụ thể nhằm giải quyết vấn đề làm chính iorNhận thức -Lý thuyết nhân thức hành vi trong CTXH xuất xứ từ các hành vi mô hình nhận thức trị liệu (cognitive models of therapy) dựa trên các lý thuyết tâm lý học giải thích quá trình nhận thức (perception) và xử lý thông tin và các mô hình hành vi trị liệu (behavioral models ò therapy) dựa trên các lý thuyết tâm lý học về nhập tâm bài học (learning theories). -Các kỹ thuật được sử dụng trong thực hành mô hình nhận thức hành vi bao gồm “đáp ứng có điều kiện” (respondent conditioning), “phối ứng có điều kiện” (operant conditionaing), học bài học từ xã hội (social learning) và kỹ năng đào tạo (skill training), và cấu trúc lại nhận thức của các hệ thống niềm tin của nhân dân (cognitive restructuring of people belief systems). Các kỹ thuật học bài học xã hội (social learning) như kỹ năng 19
  20. Lý thuyết Tóm lược thuyết phục (assertiveness) và kỹ năng đào tạo được sử dụng sang cả lĩnh vực CTXH nhóm và cộng đồng. Một số kỹ thuật đặc hiêu hơn được sử dụng trong lâm sàng Khác với lý thuyết và thực hành can thiệp khủng hoảng và nhiệm vụ trung tâm vẫn tồn tại là hai lý thuyết và hai thực hành khác nhau trong CTXH, lý thuyết và mô hình nhận thức và hành vi được xây dựng thành một loại lý thuyết và mô hình thực hành trong CTXH Hệ thống và hệ -Lý thuyết hệ thống trong CTXH có hai nhóm là lý thuyết thống sinh thái hệ thống chung và lý thuyết hệ thống sinh thái. Sự hình thành hai nhóm lý thuyết này xuất phát từ lịch sử hình thành lý thuyết còn trong ứng dụng thường được kết hợp. Lý thuyết hệ thống được đưa vào CTXH trong những năm 1970 chính nhằm mục đích phê phán lý thuyết tâm lý động học (psychodynamic) không có mấy hiệu quả. Còn lý thuyết hệ thống sinh thái xuâts hiện tại Mỹ lại bao gồm lý thuyết tâm lý động học. -Lý thuyết hệ thống trong CTXH ứng dụng các khái niệm về hệ thống nói chung coi mỗi hệ thống có một ranh giới nhất định; một hệ thống có thể bao gồm các hệ thống phụ và nằm trong một hệ thống lớn hơn; các hệ thống có thể trao đổi với nhau (hệ thống mở) hay khép kín (hệ thống đóng); một tác động đầu vào sẽ dẫn tới một sản phẩm đầu ra qua hệ thống; một hệ thống có thể ổn định hay biến động. Lý thuyết hệ thống trong CTXH nhấn mạnh yếu tố xã hội (đối lập lại với tư vấn và CTXH trường hợp), song lại được sử dụng để làm việc với các cá thể, quan tâm chính của nó là làm thể nào các cá thể sống có hành vi phù hợp với xã hội (khác với lý thuyết cấp tiến). Quan niệm của lý thuyết hệ thống trong CTXH có lý luận riêng cho thực hành CTXH hệ thống. Lý thuyết hệ thống trong CTXH đặc biết quan trọng cho lý thuyết trị liêu gia đình (family therapy). -Lý thuyết hệ thống sinh thái trong CTXH ứng dụng lý thyết sinh thái và hệ thống sinh thái. Lý thyết hệ thống sinh thái coi các sinh vật tồn tại với nhau trong một môi trường sinh thái, tác động lên nhau và tác động vào mội trường cũng như chịu tác động của môi trường. Lý thuyết hệ thống sinh thái chấp nhận lý thuyết tâm lý động học vì 20
  21. Lý thuyết Tóm lược khái niệm phát triển, khái niệm Id và tâm lý học ego được bao quát hóa trong môi trường sinh thái. Lý thuyết hệ thống sinh thái có những lý thuyết nhỏ bao gồm “lý thuyết về mô hình sông” (life model), “tiếp cận xã hội sinh thái” (eco-system approach) Tâm lý xã hội và -Lý thuyết tâm lý học xã hội quan tâm đến cách quan hệ kết cấu xã hội giữa các nhóm và trong các nhóm nhân dân để tạo ra (xây dựng nên) (construct) và duy trì bản sắc (identity) của họ. Lý thuyết này không phát triển ra các ý tưởng trị liệu dễ dàng ứng dụng trong CTXH. Trong thời kỳ các năm 1990, các ý tưởng về vai trò (role) và lý thuyết giao tiếp (communication theories) dựa trên ngôn ngữ của lý thuyết tâm lý xã hội đã phát triển và có ảnh hưởng đáng kể. -Lý thuyết kết cấu xã hội (social construction) cho rằng người ta mô tả, giải thích và tính toán về cái thế giới chung quanh người ta như là một bộ phận trao đổi (interchange) giữa người ta trong bôid cảnh xã hội, văn hóa và lịch sử. Ý tưởng này quan trọng trong lý thuyết về tri thức bởi vì lý thuyết kết cấu xã hội không coi tri thức là cái xuất phát từ lập luận (reasoning) và thực nghiệm (experiment) mà chỉ từ cách giải thích (interpreting) giữa người ta với nhau mà ra. Kết cấu xã hội (social cóntruct) khác với kết cấu cá thể (personal construct) ở chỗ giao tiếp với những hình ảnh khác nhau hay giao tiếp với sự chia xẻ chung một hình ảnh là sự nối tiếp giữa lý thuyết giao tiếp với lý thuyết kết cấu xã hội. Chính từ lý thuyết về kết cấu xã hội này, người ta đã xây dựng nên CTXH kết cấu (constructive social work) Nhân văn, sinh -Nhân văn, sinh tồn và tâm linh là những cách giải thích tồn và tâm linh khác nhau về các thành phần (elements) trong trải nghiệm (experiences) của con người và CTXH, liên quan đến bản chất (integrity) kinh nghiệm của con người gắn với mục đích cá nhân và xã hôi của họ cũng như ý nghĩa của sự tồn tại, của trải nghiệm. Nhân văn và sinh tồn là hai triết học lớn có ảnh hưởng quan trọng đến CTXH. Lý luận tâm linh là lý luận về tôn giáo. Nhân viên CTXH sử dụng sự hiểu biết về tâm linh để tìm hiểu nhu cầu của cá nhân và xã hội trong quá trình giúp đỡ. -Lý thuyết tâm linh được quan tâm nhiều trong thời gian 21
  22. Lý thuyết Tóm lược giữa hai thiên niên kỷ mới đây. Nhiều khách hàng (thân chủ) ở các quốc gia phát triển đòi hỏi loại dịch vụ này. Tư duy (thinging) CTXH tâm linh đang dần hình thành, nguyên tắc (principles) CTXH tâm linh được đề xuất, ý tưởng thực hành (practice) CTXH tâm linh được phát triển -Lý thuyết nhân văn coi con người có khả năng ý thức được phải trái, có khả năng lựa chọn và hành động tự do (không bị ảnh hưởng bởi thần linh hay tôn giáo). Nhân văn (humanism) khác với con người (human) ở chỗ không chỉ là ứng xử tử tế với con người, tôn trọng giá trị của con người, mà còn gắn với dân chủ bởi lẽ nó tin ở khả năng con người có thể đánh giá và tham kiểm soát số phận của mình. Một số lý thuyết nhân văn được ứng dụng nhiều trong CTXH như lý thuyết “tập trung vào con người” (person-centered theory), “lý thuyết về thiền” (zen theory), phân tích chuyển tải (transactional analysis), tư tưởng Hồ Chí Minh, CTXH nân văn nhóm, -Lý thuyết sinh tồn quan tâm đến ý nghĩa của con người, của sự sinh tồn (meaning of being). Nó tập trung vào năng lực của con người có thể có được quyền lực cá nhân để kiểm soát đời sống của mình và thay đổi ý nghĩ về mình sống như thế nào. Con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể, con người vừa tác động vào môi trường, vừa bị môi trường ảnh hưởng. Lý thuyết sinh tồn coi ảnh hưởng của môi trường là vô nghĩa lý, là đau khổ. Lý thuyết sinh tồn và CTXH được Thompson mô hình hóa thành lý thuyết Thompson. 22
  23. Bài 5: Lý thuyết tâm lý động học (psychodynamic) Lý thuyết tâm lý động học được trình bầy theo các mục sau đây: 1. Phân tâm học, nguồn gôc của lý thuyết tâm lỹ động học, 2. CTXH tâm lý động học truyền thống, 3. CTXH dựa trên lý thuyết gắn bó tình cảm (attachment theory), 4. CTXH dựa trên tâm lý ego, và 5. Trị liệu tại gia (residential care). 1. Cơ sở lý thuyết phân tâm hoc . Lý thuyết phân tâm học dựa trên hai khái niệm chủ đạo là: (1) Tính mục đích của tâm lý cho rằng hành động và hành vi của con người nẩy sinh từ quá trình tư duy của con người chứ không phải tình cờ mà có (2) Ý tưởng về vô thức và hoạt động tâm thần được dấu không thể hiện ra tri thức; lấy thí dụ một người học đấu kiếm nói với thầy dạy võ là mình đã thuốc hết các chiêu thức kiêm rồi lại bị thầy dạy võ nói là chưa thể đấu kiếm được; phải học đến khi nói với thầy dạy võ là đã quên hết các chiêu thức rồi mới được thầy dậy võ cho đi đấu kiếm; cái vô thức ở đây là cái thức đã được đưa vào vô thức. Một thí dụ khác là ngôn ngữ khi ta nói chuyện đấy là cái thức được đưa vào vô thức và thể hiện ra trong câu chuyện. Có 3 lý thuyết thường được nêu lên trong phân tâm học: (1) Lý thuyết phát triển, (2) Lý thuyết nhân cách (3) Lý thuyết trị liệu Lý thuyết phát triển cho rằng sự phát triển của con ngưoi ta xuất phát từ những nhu cầu của cơ thể. Cái nhu cầu đầu tiên là nhu cầu ăn (bú); giai đoạn này có tên là “oral” (mồm). Sau nhu cầu ăn, cơ thể có nhu cầu bài tiết (ỉa, đái); giai đoạn này có tên là “anal” (hậu môn). Sau nhu cầu ăn, cơ thể có nhu cầu tình cảm xác định cha mẹ cùng giới; giai đoạn này có tên gọi là “phallic” (pha-lic). Sau giai đoạn pha-lic, cơ thể có nhu cầu tình cảm xác định cha mẹ khác giới “oedipal” (Ơ-đip). Sau giai đoạn Ơ-dip, cơ thể trưởng thành dần, có khả năng kìm nén bản năng thứ cấp (drive), giai đoạn này là giai đoạn phát triển tiềm tàng (latency). Sau giai đoạn phát triển tiềm tàng, cơ thể có khả năng học được các bài học từ xã hội (social learning);giai đoạn này là giai đoạn dạy thì (puberty). Tại mỗi giai đoạn có những thói quen nhất định; những thói quen gắn với lưa tuổi thường sẽ mất đi khi người ta lớn lên. Tuy nhiên, một số trường hợp có hiện tượng, thói quenl lúa tuổi vấn tồn tại khi người ta lớn lên (hiện tượng bệnh lý). Hiện tượng bệnh lý này có 23
  24. tên là “quay lại thói quen ấu thơ” (regression). Hiện tượng này ngược lại với khái niệm “thói quen chỉ gắn với giai đoạn phát triển” (fixation). Lý thuyết nhân cách gắn với khái niệm “id” là một khái niệm bao gồm bẳn năng tự nhiên và bản năng thứ cấp; khái niệm này cho rằng con người thường bị thúc đẩy làm theo bản năng này, nhưng kết quả của việc thực hiện hành động thỏa mãn id thường là hành động không được mong muốn, không được chấp nhận. Sự phát triển của “ego” sau đó là để kiểm soát “id”. Chức năng của ego là giúp cho con người có mỗi quan hệ với xã hội chung quanh, còn gọi là quan hệ đối tượng vật thể (object relation). Ego kiểm soát id trên những chuẩn mực của cái goi là “siêu ego” (superego); chính “siêu ego” đưa ra những nguyên tắc về chuẩn mục để hướng dấn cách sử lý của ego. Mâu thuẫn giữa con người với môi trường xã hội làm cho người ta cảm thấy “lo lắng” (anxiety). Ego có thể xử lý tình trạng lo lắng này băng những cơ chế sau đây: (1) Định hướng (projection) là khi những ý nghĩ không mong muốn lại gắn với một người hay một vật cần bảo vệ thì người ta thường đổ lỗi cho người hay vật khác, (2) Phân cách (splitting) khi những ý nghĩ và cảm giác mâu thuẫn nhau người ta thường phân khu cho từng ý nghĩ và cảm giác để khi cần thiết co thể ứng dụng cho tùy trường hợp có thể không nhất quán, (3) Chuyển đích (sublimation) chuyển năng lượng của id từ chỗ dẫn đến một mục tiêu không mong muốn đến chỗ dẫn đến một mục tiêu chấp nhận được, (4) Hợp lý hóa (rationalization) là khi người ta nghĩ rằng những lý do chấp nhận được cho những hoạt động nhất định có thể kìm nén lý do cho hành vi cảm xúc không chấp nhận được. Những công trình về cuối đời của Freud tập trung vào ego và những mối quan hệ vật thể (object relation). Lý thuyết về tâm lý ego và quan hệ vật thể cho răng trẻ em có khả năng nhận biết thế giới bên ngoài ngay từ khi còn rất nhỏ, và sự phát triển của ego là sự phát khả năng tự học từ kinh nghiệm của mình. Trong dòng tư duy về phát triển nhân cách, lý thuyết tâm động học còn đề cấp tới vấn đề gắn bó (attachment) của trẻ em với người thân và cảm giác mất mát (loss) người thân dẫn đến những thay đổi nhân cách không mong muốn. Lý thuyết điều trị đòi hỏi những nhà trị liệu phải có cách nhìn khách quan, tự coi mình như tờ giấy trắng để thân chủ có thể bộc lộ bản thân của họ. Trong trị liệu có ba khái niệm là: -khái niệm “chuyển giao” (transference), -khái niệm phản chuyển giao (counter transference) và –khái niệm phát hiện ý nghĩ được che dấu. Khái niệm chuyển giao (transference) là khi thân chủ truyền những cảm nghĩ vô thức của họ về những người thân của họ (bố mẹ) sang cho nhà trị liệu đôi khi coi nhà trị liệu như là người thân của mình và ứng sử yêu ghét với người thân của mình. Đây là cách để nhà trị 24
  25. liệu phát hiện những ý tưởng vô thức của thân chủ. Trong trị liệu cũng có khái niệm a khái “phản chuyển giao” (counter transference) là khi nhà trị liệu phản ứng lại thân chủ từ tiềm thức của nhà trị liệu, lấy những kinh nghiệm trước đây để trị liệu. Khái niệm phát hiện những ý nghĩ ấn dấu bên trong là phương pháp kinh điển của Freud cho rằng khi người ta thấy được, nói lên được ý nghĩ ấn dấu trong tiềm thức về một hành vi nào đó thì hành vi đó sẽ được thay đổi. 2. Lý thuyết CTXH dựa trên tâm động học thòi ky sơ khai Có ba lý thuyết CTXH dưa trên tâm động học thời ky sơ khai là: -Lý thuyết chẩn đoán dẫn đến lý thuyết tam lý xã hội, -Lý thuyết chức năng dựa trên chức của cơ sở dịch vụ, và –CTXH giải quyết vấn đề. Lý thuyết chẩn đoán (diagnostic theory) dưa trên quan niệm về “con người trong hoàn cảnh” (person-in-situation PIS). Gần đây, một số người theo lý thuyết sinh thái học đổi là “con người trong môi trường” (person-in- environment PIE). Mục đích của phương pháp lý thuyết này là làm giám những tác nhân gây áp lực tâm lý (press) và gây căng thẳng tâm lý (stress). Lý thuyết này dựa trên thu thập các kinh nghiệm thực tế. Lý thuyết này có thể được sử dụng khi nhân viên CTXH thấy các phương pháp nghiên cứu định tính không thích hợp cho thân chủ đương đầu với những khó khăn của bản thân hay khi các phương pháp đo lường thông thường không còn có hiệu quả. Lý thuyết chức năng (functional theory) bao gồm “ý tưởng về sự tự quyết định” (idea about self-determination), “tầm quan trọng của thực tiễn được cấu trúc quanh thời gian” (the importance of strcucturing practice around time), và “sự nhấn mạnh quá trình phát triển” (emphasis on growth). Lý thuyết này cho răng CTXH là một quá trình quan hệ giữa nhân viên CTXH và thân chủ chứ không phải là tập hợp một chuỗi các hành động như trong lý thuyết tâm lý xã hội. CTXH cá nhân dựa trên giải quyết vấn đề (problem solving case work) được xết vào tâm động học vì nó chấp nhận cơ sở tâm lý học của CTXH. Thật ra lý thuyết này ít nhấn mạnh đến những động cơ bên trong của thân chủ. Lý thyết này nhấn mạnh đến sự trình bầy những vấn đề hiện nay của thân chủ và những khó khăn hiện nay từ môi trường đối với thân chủ. Trong lý thuyết này, thân chủ được coi là mất khả năng giải quyết vấn đề và 25
  26. cần sự giúp đỡ để vượt qua khó khăn trở ngại nâng cao năng lực đương đầu với với hoàn cảnh. Như vậy, lý thuyết này cũng gần với lý thuyết tâm lý ego. 3. Lý thuyết gắn bó tình cảm của Howe (Howe attachment theory) Trường hợp: Một chi ca sĩ được khá nhiều người ưa thích và chị cũng yêu nghề. Chi lấy chồng là một thuỷ thủ trong hải quân và sinh được hai cháu gái. Chồng thường xuyên vắng nhà nên chị đã quyết định bỏ nghề ca sĩ không đi lưu diễn, ở nhà trông nom hai con. Cuộc sống ngày tháng cũng qua đi bình thường cho đến khi hai con ăn học có nghề nghiệp, lấy chồng sinh con và ở riêng. Người chồng vẫn trong thuỷ quân, vẫn thường xuyên xa nhà lại có những mối quan hệ tình cảm khác. Chi ca sĩ sống một mình, tuy cuộc sống cũng đầy đủ, chồng vẫn gửi tiền về, lương tháng của chị cũng đủ sống. Song, chị cnàg ngày càng trở nên ủ dột, càng ngày càng ít nói, dần dàn rất ít đi ra đường, hay ngồi nhìn ra đường, có lúc chị nghĩ không còn ai cần tới mình nữa và muấn tự tử. Con gái và chồng thấy vậy, nhờ một nhân viên CTXH giúp đỡ. Vậy bạn định giúp đỡ như thế nào? Lý thuyết này cho rằng trẻ em nhận biệt được trạng thái tâm lý riêng của mình trước khi hiểu về những người khác. Và chính sự so sánh giữa người người khác với cảm nghĩ của mình mà trẻ em hình thành được các mối quan hệ xã hội. Sự hình thành trạng thái tâm lý riêng này có thể một phần do di truyền, song một phần do sự tiếp xúc với những người thân của mình khi còn rất nhơ (thường người thân là cha mẹ). Trẻ am phát triển sự hiểu biết chính thông qua những mối quan hệ gần gũi tâm tình này và học được, nhận thức được mỗi người có trạng thái tâm thần khác nhau trong các mối quan hệ với nhau. Trẻ em quan sát hành vi của những người khác, giải thích những hành vi này để hiểu về những người khác. Trẻ em trong trạng thái căng thẳng (stress) thường tim sự gắn bó với những người thân bằng ba cách sau đây: (1) Tìm sự gần gũi (proximity seeking) khi đứa trẻ tìm cách gần bố mẹ hoặc những người có thể làm cho nó yên tâm, (2) Có cơ sở an toàn (secure base) khi trẻ em thử làm một điều gì đó có nguy cơ vì nó cảm thấy sự có mặt của một người làm cho nó yên tâm, 26
  27. (3) Phản đối sự chia cách (separation protest) khi trẻ em tìm cách ngăn ngừa việc phải xa cách một người có thể làm cho nó yên tâm. Trẻ em có những trạng thái tâm lý khác nhau trong các mối quan hệ xã hội: (1) Trẻ khó tính (digicult) là trẻ không thích gần gũi, thích tránh người lạ, tỏ thái độ khó chịu và chậm thích nghi với thay đổi, (2) Trẻ dễ tính (easy) là trẻ có khả năng thích nghi nhanh với tình huống mới, tỏ thái độ dễ gần gũi, (3) Trẻ chậm cởi mở (slow-to-warm-up) là trẻ hay tránh những tình huống không quen thuộc và chậm thích nghi với những biến động không đáng kể (nhưng có thể thích nghi với những biến động mạnh). Những trạng thái tâm lý này có thể thay đổi trong các môi trường khác nhau. Thông qua giao tiếp và quan hệ xã hội, hành vi gắn bó tình cảm giúp trẻ em phát triển khả năng đáp ứng với các tình huống xã hội khác nhau. Chính nhờ sự nhận xé phản ứng của những người khác về hành vi của mình mà trẻ em xây dựng được khả năng tự nhận xét, tự đánh giá bản thân mình để có được sự tự tin, tự biết mình. Từ đó trẻ em xây dựng được cho mình những mô hình về hoạt động của thế giới chung quanh mình. Và trẻ em có thể có được cho mình các mô hình về bản thân mình, về những người khác và về các mối quan hệ giữa họ. Trong các mối quan hệ này, trẻ em sẽ học được từ xã hội, nhưng cũng có thể thấy được tác động của mình trong xã hội nhưn thế nào. Trong lý thuyết này, khái niệm “phản kháng” (resilience) rất được quan tâm; đó là khả năng chống lại những khó khăn. Có ba yếu tố giúp khả năng phản ứng lại khó khăn là (1) Thông minh và linh hoạt, (2) Hỗ trọ tâm lý, và (3) Loại bỏ nguy cơ khỏi môi trường. Khi thực hành CTXH theo lý thuyết này, người ta thường đánh giá (1) Quan hệ hiện nay, (2) Lịch sử quan hệ, và (3) Bối cảnh quan hệ. Từ đó, người ta xác định 5 nhiệm vụ của trị liệu là (1) Cung cấp một cơ sở tin cậy (secure base) để khai thác các sự kiện không vui, (2) Hỗ trợ thân chủ để cho họ tự khám phá, tự tìm hiểu bản thân họ, (3) Cho rằng hành vi gắn bó tình cảm chẳng qua là được đưa vào mối quan hệ hiện tại mà thôi (đây là một sự ứng dụng khái niệm chuyển giao tình cảm (transference), 27
  28. (4) Giúp thân chủ hiểu được rằng những kinh nghiệm gắn bó tình cảm trong quá khứ chính là nguyên nhân của nhũng khó khăn hiện nay, và (5) Giúp thân chủ xử dụng sự hiểu biết của họ rằng các loại quan hệ hiện nay đã phản ảnh như thế nào kinh nghiệm gắn bó tình cảm trong quá khứ để họ có thể kết cấu lại cách nghĩ và ứng xử trong các quan hệ này Trong trị liệu dựa trên lý thuyết về gắn bó tình cảm, người ta thường phải phân loại xem thân chủ có vấn đề thuộc loại gắn bó tính cảm nào. Việc phân loại này định hướng cho các hoạt động nhân viên CTXH phải làm, thân chủ phải làm, người thân của thân chủ phải làm và các tổ chức xã hội phải làm. Các loại gắn bó tình cảm có thể được mô tả như sau: Loại gắn bó tình Kinh nghiệm gắn bó tình cảm và hành vi cảm (types of attachment) An toàn (secure) Đau khổ khi xa cách, vui mừng khi gập mặt với một vài Loại B cử chỉ tỏ ra thoải mái dễ chịu. Thể hiện an toàn: trách nhiệm của người chăm sóc với đứa trẻ; người chăm sóc được lựa chọn hơn so với người lạ; người chăm sóc tỏ ra nhanh nhẹn đáp ứng theo dấu hiệu yêu cầu của đưa trẻ; đưa trẻ tin tưởng là người chăm sóc luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ khi nó gập khó khăn Không an toàn Không có biểu hiện đau khổ khi xa cách; lảng tránh khi (unsecure) hay gập mặt. Trẻ thường tránh tiếp xúc. Thể hiện không an tránh mặt toàn: trẻ thường quan sát người chăm sóc, có thái độ (avoidant) phản kháng; có thái độ tương tự với nhưng người khác; Loại A bố mẹ thờ ơ, không cảm thông, khong để ý đến các dấu hiệu của trẻ muốn phát biểu yêu cầu Không an toàn và Rất đau khổ khi xa cách và không cầm dược xúc động không rõ ràng khi gập mặt; muốn gập mặt nhưng lại không quyết định, (ambivalent) hoặc nhúng sẽ chạy theo người chăm sóc nếu người này bỏ đối kháng đi. Nhứng đưa trẻ không rõ ràng vừa đòi hỏi vừa phản Loại C ứng lại biểu hiện quan tâm của người khác đến chúng, vừa có nhu cầu vừa bực tức đối với sự quan tâm, vừa phụ thuộc vừa chống đối, Chúng thấy khó chịu khi gập hoàn cảnh mới hay người mới. Người chăm sóc không nhất quân, không thông cảm nhưng cũng không bở đi Không an toàn và Có một sô biểu hiện hành vi lảng tránh hay không rõ không có tổ chức ràng. Lẫn lộn hay không có tổ chức (có thể ở trạng thái 28
  29. (unsecure and chấp nhận thụ động còn gọi là trạng thái đóng băng) khi unorganized) xa cách hay khi đoàn tụ. Không thể hiện tình cảm khi Loại A/C hay D đoàn tụ. Bố mẹ lại sợ hãi do đó không làm cho trẻ yên tâm Không có sự gắn Không mấy buồn rầu khi xa cách. Chỉ trao đổi với người bó (non- chung quanh khi cần thiết. Khó khăn trong việc kiểm attachment) soát hành vi hung hăng. Không có cơ hội để thể nghiệm sự gắn bó tình cảm (thí dụ trẻ nuôi dạy ở nhà nuôi trẻ hay người chăm sóc không có khả năng biểu lộ tình cảm. 4. Tâm lý ego Goldstein Trường hợp: Một em học sinh học tương đối giỏi. Gia đình và nhà trường đều hy vọng rằng em sẽ đỗ vào đại học. Em học sinh này cũng tin là như vậy. Khi thi đại học em đã không làm được bài và đã không đạt điểm và đại học. Sau đó em có cảm giác là mình vô tích sự không làm được việc gì ra hồn. Và, từ đó em không học được, cũng không làm được việc gì đến nơi đến chốn. Em hay quên quên nhớ nhớ, khiến bố mẹ em rất lo lắng Bố mẹ em học sinh này đã đến nhờ một nhân viên CTXH giúp đỡ. Vậy, bạn có thể làm được gì cho trường hợp này? Tâm lý ego dựa trên 12 chức năng của ego TT Chức năng Giải thích Thí dụ 1 Thử nghiệm Ego cho phép Một bà vợ sợ chồng thiếu quan tâm là thực tế người ta phân biểu hiện của ngoại tình; song thử (reality biệt giữa thực tế nghiệm thực tế giúp bà ta hiểu ta răng testing) với những điều điều đó chẳng có gì để chứng minh cả người ta mong và không có bằng chứng mào về sự ước hay tưởng thay đổi thói quen vắng nhà của ông tượng chống 2 Phán xét Ego cho phép Một người vợ ghen muốn cãi nhau (judgement) người ta phán với chồng, nhưng tránh không cãi 29
  30. TT Chức năng Giải thích Thí dụ xét xem phản trước mặt người ngoài sợ chống mất ứng đối với các thể diện. Song, một người thiếu suy sự kiện có thích nghĩa có thể cãi ngay trước mặt mọi hợp không theo người mặc chồng như thế nào các quy chuẩn xã hội và văn hóa 3 Cảm nhận Ego cho phép Một người cảm thấy giảm sút trong được thực tế người ta cảm công việc sau một cuộc đình công đòi (sensing nhận được thực tăng lương thất bại mặc dầu công reality) tế của thế giới việc và lợi tức của người này vẫn quanh ta trong không thay đổi mối tương quan với cá nhân của ta (self) 4 Điều khiển Ego cho phép Người ta có thể cảm thấy bực bội và kiểm soát người ta điểu trong công việc hay muốn tình dục (regulation khiển và kiểm với một đồng nghiệp, nhưng người ta and control) soát bản năng phải kìm hãm không bộc lộ vì sợ rằng thứ phát sẽ hỏng việc hay bị đánh giá sấu (drives), cảm xúc và bột phát (impulses) 5 Quan hệ vật Ego cho phép Một người thấy một đồng nghiệp của thể (object người ta quản lý mình không thể tin cậy được (vật thể relations) các mối quan hệ là hình ảnh về một người mà người ta liên quan đến đã lưu giữ trong tâm trí). Do đó, vật thể trong người này cứ phải dàn xếp để theo rõi tâm trí của xem bạn mình có vi phạm gì không. người ta Một người có ego tốt chỉ xem xét hành vi của bạn khi bạn có nhiều khả năng tỏ ra không đáng tin cậy 6 Quá trình tư Ego cho phép Quá trình tư duy sơ cấp cho phép duy (thought người ta thực người ta được mong muốn những process) hiện chuyển từ điều vô lý phi thực tế hay bộc lộ ham sơ cấp lên thứ muốn trực diện dẫn đến những tham cấp (primary to vọng phi thực tế. Còn quá tư duy thứ secondary) tư cấp buộc người ta phải có kế hoạch duy để thực hiện mong muốn của mình và 30
  31. TT Chức năng Giải thích Thí dụ hành động hợp tác cho phép những người khác thực hiện trách nhiệm của họ 7 Hồi quy Ego cho phép Một người rất bực tức với đồng thích nghi người ta giảm nghiệp của mình nhưng chỉ lấy tay (adaptive bớt việc sử dụng đấm gối cho đến khi cơn bực tức qua regression) những phương đi và có đủ bình tĩnh để thảo luận với pháp tư duy đồng nghiệp của mình cho một biện phức tạp và pháp thay thế chấp nhận được hành động để đạt được mục tiêu 8 Chức năng Ego tạo ra Một người đau khổ về cái chết của bảo vệ những cơ chế một người bạn dùng thuốc quá liều. (defensive tâm lý để baỏ vệ Anh ta lấy hình ảnh của người bạn functionning) người ta chống này làm tuyên truyền chống lạm dụng lại những kinh thuốc với hy vọng là người bạn này nghiệm đau đơn có được cuộc sống vĩnh hằng tốt đép hơn 9 Rào cản kích Ego bảo vệ Một người có một công việc nhàm thích người ta chống chán đã tổ chức ra một loạt các trò (stimulus lại tình trạng chơi có tính kích thích để thu hút sự barriers) thiếu kích thích chú ý của mình hưng phấn . 10 Chức năng tự Ego chi phối Chi phối sự tự chủ sơ phát cho phép chủ (manage) sự tự quản lý hậu quả của những tổn (autonomous chủ (autonomy) thương tâm lý không thể tránh khỏi. function) sơ cấp và thứ Còn chi phối sự tự chủ thứ phát là cấp phát triển khả năng để tránh những vấn đề tâm lý đau khổ 11 Năng lực làm Ego động viên Một thiếu niên nghèo phát triển kỹ chủ (Mastery người ta kiểm năng quan hệ tốt để có được nhiều competence) soát nhưng điều bạn bè và từ đó có cơ hội tìm dược xẩy ra và có khả công việc tốt năng đương đầu với những vấn đề liên quan 12 Tổng hợp Ego lồng ghép Nhân viên CTXH có thể chuyển tri 31
  32. TT Chức năng Giải thích Thí dụ lồng ghép các khinh thức làm việc với trẻ em sang làm (synthetic nghiệm kahcs việc với người khuyết tật integrative) nhau để có được quan điểm về bản thân mình (self perception) Ego như vậy tạo ra cơ chế bảo vệ (defense) và cơ chế xử lý (coping). Hai cơ chế này có sự khác nhau như sau: Cơ chế bảo vệ Cơ chế xử lý Hạn định, cứng nhắc Mềm dẻo, có mục đích Thúc đẩy bởi quá khứ Lôi kéo bởi tương lai Làm méo thực tế hiện tại Gắn với hiện tại (biểu tượng) Quá trình tư duy sơ cấp và có yếu tố Quá trình tư duy thứ cấp và tư duy vô thức hữu thức hay bán hữu thức Hiều quả rối loạn có thể thay đổi Vấn đề có thể được xử lý Lơ mơ và không có phương hướng Cởi mở, có trình tự và minh bạch Thực hành lý thuyết tâm lý ego có thể là “hỗ trợ” (supportive) hay “thay đổi” (modifying). Thường CTXH có tính hỗ trợ còn tư vấn hay tâm lý trị liệu có tính làm thay đổi. Thực hành này đòi hỏi trước hết phải đánh giá ego xem phạm vi của vấn đề như thế nào bao gồm: (1) Khó khăn trong vai trò của đời sống hiện tại hoặc nhiệm vụ phát triển, (2) Sự căng thẳng (stress) trong môi trường hay sang chấn (trauma), (3) Năng lực của ego bị sai lệch hay khó khăn trong phát triển, và (4) Thiếu nguồn lực hoặc thiếu hỗ trợ hoặc thiếu sự tương tích (fit) giữa năng lực bên trong và yêu cầu của môi trường bên ngoài Từ sự đánh giá này nhân viên CTXH sẽ tập trung vào: (1) Hoặc năng lực bên trong, (2) Hoặc điều kiện môi trường, (3) Hoặc tương tích giữa năng lực bên trong và điều kiện môi trường. Và, hành động của nhân viên CTXH sẽ là (1) Duy trì hy vọng và động cơ, (2) Nâng cao tự chủ, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và năng lực thích nghi với môi trường, 32
  33. (3) Cung cấp một mẫu hình vai trò và một kinh nghiệm tốt để có thể sửa chữa quá khứ và kinh nghiệm, (4) Động viên thay đổi nhân cách, (5) Huy động nguồn lực để giúp đỡ thân chủ, (6) Thay đổi môi trường, và (7) Hòa giải (mediating), giáo dục, hợp tác và cổ động (advocating) giữa thân chủ và các dịch vụ khác. Những hành động trên có thể dựa vào 8 nhóm kỹ thuật tâm lý sau đây . 1. Nhóm kỹ thuật duy trì: -Lắng nghe một cách thiện cảm; -Tiếp thu ý kiến; -Chấp nhận và dánh giá cao thân chủ 2. Nhóm kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp: -Gợi ý; -Lời khuyên 3. Nhóm kyc thuật khai thác, mô tả và làm thông thoáng: -Nêu lên và đánh giá cách nhìn cũng như cảm nhận của thân chủ về hoàn cảnh 4. Nhóm kỹ thuật phản hồi (reflective) con người trong hoàn cảnh hay con người trong môi trường: -Tập trung vào hoàn cảnh và quan hệ hiện tại và tìm kiếm sự hiểu biết hơn về người khác; -Tìm những lý do ẩn dấu của thân chủ và hành vi của những người khác; -Đánh giá cảm nghĩ gắn với hoàn cảnh và hành vi 5. Nhóm kỹ thuật về loại hình động học phản hồi (pattern dynamic reflection): -Xác định các loại hình hành vi và tìm hiểu loại hình này gắn với loại hình tư duy và nhận thức như thế nào 6. Nhóm ký thuật phát triển phản hồi (developmental reflection): -Giúp thân chủ nhìn nhận kinh nghiệm hiện nay gắn với điều xấy ra trong quá khứ như thế nào 7. Nhóm kỹ thuật giáo dục: -Cung cấp thông tin; -Tạo quan hệ với những người khác 8. Nhóm kỹ thuật cấu trúc (structuring): -Kỹ thuật chia các vấn đề; -Kỹ thuật xác định ưu tiên, -Kỹ thuật xác định mốc thời gian và tổ chức hành động 5.Trị liệu tại gia và CTXH nhóm Ứng dụng trị liệu này được xây dựng trên 3 vị trí lý thuyết là 1. Môi trường trị liệu có kế hoạch (planned environment therapy) dựa trên nghiên cứu trẻ vị thành niên mất khả năng điều chỉnh hành vi. Trị liệu này có nguồn gốc từ phân tâm học và giáo dục cấp tiến 33
  34. 2. Nơi chốn trị liệu (milieu therapy) ứng dụng tâm động học cho nhóm người trẻ tuổi không tự điều chỉnh được hành vi. Trị liệu này bao gồm tâm lý ego và lý thuyết trị liệu thực địa và khoảng sinh sống (life space). Như vậy, trị liệu này bao gồm cả môi trường vật thể, môi trường văn hóa, môi trường xã hội, và môi trường tâm lý quanh nơi ở như là một cách hiểu biết về tương tác giữa các cá thể và giữa các nhóm, đặc biệt trong trường hợp trị liệu tại gia cho trẻ vị thành niên 3. Cộng đồng trị liệu được dùng cho bệnh nhân tâm thần điều trị tại nhà Cả ba lý thuyết nói trên đều có thể thực hành trong CTXH như sau 1. Thực hiện trong không khí cộng đồng, coi như một hoạt động không chính thức trong xã hội 2. Họp nhóm là hình thức chính của trị liệu để chia xẻ thông tin, xây dựng cảm giác đoàn kết, ra quyết định công khai, tạo nơi thu nhận phản hồi của mọi người và giúp cộng đồng tác động ảnh hưởng đến các thành viên của nó 3. Mọi người tham gia đều chia xẻ trách nhiệm làm cho cộng đồng hoạt động 4. Những người tham gia tại gia đều có vai trò điều trị cho những người khác 5. Quyền hạn (authority) được chia xẻ giũa nhân viên và người sống tại gia 6. Giá trị chung coi vấn đề của các cá nhân chủ yếu là quan hệ với những người khác, coi trị liệu là một quá trình và các thành viên cùng chia xẻ sự bình đẳng tâm lý như là những con người nói chung. Bài 6: Can thiệp khủng hoảng (crisis intervention) Lý thuyết 34
  35. Khủng hoảng được định nghĩa là “sự nhận biết (perception) hay kinh nghiệm (experience) của người ta về một sự cố hay một tình huống được người ta coi như một khó khăn không thể chịu đựng nổi vượt quá nguồn lực và cơ chế xử lý tình huống (coping mechanism) hiện có của người ta”. Lý thuyết của can thiệp khủng hoảng không chỉ đơn thuần dựa trên khái niệm về cân bằng mà hơn thế còn dựa trên khái niệm về “trạng thái ổn định” (steady state) cho rằng khi có điều gì đó (khủng hoảng) xẩy rá người ta có khả năng xử lý (coping) đáp ứng với sự kiện và thay đổi để phát triển. Lý thuyết này dựa trên mô hình khủng hoảng với khả năng quản lý các sự kiện cho rằng khủng hoảng là một quá trình chứ không phải là một sự kiện nhất thời, song nó có sự kiện gây tác động (precipitating event). Thông thường người ta có chức năng xã hội bình thường. Khi có một sự kiện gây tác động, người ta thấy lo lắng, căng thẳng và lẫn lộn (sự kiện gây tác động làm cho người ta rơi vào trạng thái hoảng sợ “distress”). Trạng thái này làm cho người ta mất khả năng xử lý (coping) tình huống. Vì mất khả năng xử lý người ta có nguy cơ cao hơn, mất cân bằng nhiều hơn. Tình trạng mất cân bằng nặng nề này làm cho người ta rơi vào trạng thái hoạt hóa khủng hoảng (active crisis). Nếu được giúp đỡ, người ta có thể nâng cao kỹ năng xử lý tình huông (coping skill), tìm được nguyên nhân ẩn dấu trong tiềm thức và từ đó nâng cao dược chức xử lý khủng hoảng. Ngược lại nếu không được giúp đỡ sẽ có hai khả năng xẩy ra; hoặc chức xử lý tình huống khủng hoảng bị giảm khiến người ta lại có thẻ bị tổn thương khi một sự cố gây khủng hoảng lại xẩy ra; hoặc chức năng xử lý tình huống bị tê liệt, người ta không còn khả năng xử lý nữa và dẫn đến tự tử, bạo lực hoặc bệnh tâm thần. Tri liệu Trị liệu 1: Từ lý thuyết trên, can tịhiếp khủng hoảng bao gồm những nội dung sau đây (theo Robert): 1. Thiết lập cơ chế xử lý tình huông mới như là một phần các năng lực mà thân chủ có được 2. CTXH được tiến hành thông qua cảm nhận và kinh nghiệm về vấn đề cần giải quyết so cho một sự thay đổi lâu dài có thể thực hiện được 3. Huy động các nguồn lực hỗ trợ 4. Giảm bới những tác động không mong muốn hay những súc động ảnh hưởng liên tục 5. Tư duy thông qua các sự kiện và diễn biến sau đó để lồng ghép chúng vào mô tả đời sống của cá nhân thân chủ 35
  36. Khi thực hiện can thiệp, người ta chia ra làm 7 giai đoạn 1. Lập kế hoạch và thực hiện đánh giá khủng hoảng 2. Thiết lập tiếp cận và nhanh chóng thiểt lập quan hệ 3. Xác định các vấn đề chính và yếu tố kích động khủng hoảng 4. Làm việc về tình cảm hay cảm nhận (feelings) và xúc động (emotions) 5. Gợi mở và khai thác những khả năng xử lý 6. Phát triển một kế hoạch hành động 7. Thiết lập cách theo rõi đánh giá và đòng thuận thực hiện Trị liệu 2: Từ lý thuyết trên, người ta phân ra 3 loại mô hình can thiệp khủng hoảng (theo Jame và Galliland) 1. Mô hình thăng bằng (equilibrium model) cho rằng con người khi có vấn đề thường mất sự thăng bằng tâm lý và cần phải trở về trạng thái ổn định; trong trạng thái này người ta có khả năng giải quyết có hiệu quả nhũng vấn đề của cuộc đời mình. 2. Mô hình nhận thức (cognitive model) cho rằng con người khi có vấn đề thường nhìn nhận một cách sai lệch các sự kiện quanh khủng hoảng 3. Mô hình quá độ tâm lý xã hội (psychosocial transition model) cho rằng con người có vấn đề là khi họ phải kinh qua các giai đoạn chuyển tiếp của cuộc đời; khi người ta phải vượt qua những thay đổi tâm lý hay xã hội cũng được coi là người ta trải qua một chặng phát triển của cuộc đời Khi thực hiện can thiệp người ta chia ra làm 6 giai đoạn 1. Nghe và xác định vấn đề 2. Nghe và bảo đảm sự an toàn của thân chủ 3. Nghe và mang lại cho thân chủ sự hỗ trợ 4. Đánh giá vấn đề 5. Hành động xem xét các khả năng giải quyết vấn đề 6. Hành động xây dựng kế hoạch can thiệp 7. Hành động để có được sự cam kết Còn một số trị liệu can thiếp khủng hoảng khác như trị liệu của Kanel được goi là trị liệu ABC: -A là hoàn thành tiếp cận và xem xét vấn đề (Achieving contact và Attending problem), -B là làm nóng vấn đề đến tận cơ sở của nó (Boiling problem down to Basics), -C là giải quyết vấn đề (Coping). Trị liệu của Meyer lại mang tính chất như một sự sàng lọc gồm 4 loại phản ứng là -“Phản ứng hiệu ứng” (Affective reactions) bao gồm cáu 36
  37. giận, phản loạn, lo lắng, sợ hãi, buồn râu; -“Phản ứng nhận thức (Cognitive reactions) bao gồm 3 chiều của cuộc sống gồm vật thể, tâm lý và xã hội; - “Phản ứng đạo lý và tâm linh” (Moral and Spiritual reactions) bao gồm kìm nén, đe dọa và mất mát; và -“Phản ứng hành vi” (Behavioral reactions) bao gồm lẩn tránh, không tiếp cận và lỳ không nhúc nhích Bài 7: CTXH trường hợp tập trung vào thực hiện nhiệm vụ Task-cantered case ưork Lý thuyết Với lý thuyết này, nhân viện CTXH giải quyết vấn đề do thân chủ trình bầy. Cũng như các lý thuyết CTXH khác, người ta phải xem xét vấn đề được nổi lên như thế nào, đó là vấn đề gì và ta có thể giải quyết nó như thế nào. Mục đích của lý thuyết này là thiết lập một mối quan hệ hợp tác trong đó cả nhân viên CTXH và thân chủ đều đóng góp vào một quá trình bao gồm việc liệt kê các vấn đề để sàng lọc chúng, xác định các ưu tiên để từ ưu tiên mà xác định nhiệm vụ, lập một bản hợp đồng thỏa thuận chia nhiệm vụ cho cả hai nhân viên CTXH và thân chủ. Vấn đề được quan tâm trong lý thuyết tập trung vào nhiệm vụ có dặc tính sau: 1. Thân chủ chấp nhận 2. Có thể được giải quyêt với nhân viên CTXH thông qua các hành động nằm ngoài hợp đồng 3. Có thể được xác định rõ ràng 4. Xuất phát từ những sự vật mà thân chủ muốn thay đổi trong cuộc sống của họ 5. Xuất phát từ những mong muốn không được thoả mãn của thân chủ hơn là xuất phát từ người ngoài xác đinh Các loại vấn đề mà lý thuyết tập trung vào nhiệm vụ có thể phát huy tác dụng bao gồm: 37
  38. 1. Mâu thuẫn giữa các cá nhân 2. Không thỏa mãn trong các mối quan hệ xã hội 3. Có vấn đề với các tổ chức chính quy 4. Gâpk khó khăn trong việc thực hiện vai trò của mình 5. Có vấn đề về khả năng quyết định 6. Căng thẳng do phản ứng với cảm xúc (reactive emotional stress) 7. Không đủ nguồn lực 8. Vấn đề tâm lý và hành vi Lý thuyết này liên quan tới một số định nghĩa mang tính khái niệm 1. Mong muốn và hệ thống tín ngưỡng (lòng tin) của thân chủ: Người ta thường phải xác định mong muốn của thân chủ, định hướng và mức độ (sức mạnh) của nó để hiểu hành vi giải quyết vấn đề của thân chủ. Một số mong muốn trợ lực cho nhau còn một số mong muốn khác lại đối lập nhau. Mong muốn thường bắt đầu khi không còn hành động; hệ thống tín ngưỡng định hình mong muốn và cách thức để thực hiện mang muốn một cách có thể chấp nhận đươc. Lòng tin hướng dẫn hành động và có thể thay đổi do tương tác giữa nhân viên CTXH, thân chủ và các đối tượng khác. Lòng tin có các mức chính xác, phạm vi bao quát và tính nhất quán khác nhau 2. Xúc cảm (emotion): xúc cảm xẩy ra khi có tương tác giữa mong muốn và lòng tin. Người ta sợ hãi và lo âu khi người ta tin rằng một sự mong muốn nào đó bị đe dọa hay bị mất. Động cơ ẩn dấu vô thức có thể ảnh hưởng tới lòng tin và mong muốn chứ không tác động (trực tiếp) đến hành vi. 3. Hành động, kế hoạch và kỹ năng hành đ: Hành động là hành vi được thực hiện cho một ý đồ nhất định. Do đó, người ta phải hiểu biết ý đồ khi muốn hiểu biết hành vi Kế hoạch là mô tả các ý đồ được hình thành trên cơ sở tương tác giữa tín ngưỡng, mong muốn và xúc cảm. Lập kế hoạch là đánh giá các khả năng lựa chọn. Hành động còn kèm theo chuỗi các việc làm tiếp theo (sequences). Thân chủ có thiếu kỹ năng để có hành động cần thiết trong những trường hợp nhất định. Người ta có thể học các ký năng này từ các tình huống khác 4. Hệ thống xã hội và tổ chức: Hệ thống xã hội có thể ảnh hưởng tới lòng tin của con người ta hoặc đáp ứng lại (phản hồi lại) hành động từ 38
  39. bên ngoài. Như vậy, chuỗi các hoạt dộng sẽ trở thành chuỗi các tương tác (interaction sequences). Tổ chức có thể hình thành bối cảnh của hành động. Chiến lược can thiệp của lý thuyết này là nhằm giúp đỡ thân chủ giải quyết vấn đề của họ, đồng thời cho họ những kinh nghiệm tốt để giải quyết vấn đề cải thiện khả năng của họ đương đầu với những khó khăn tương lai làm cho họ mong muốn được trợ giúp Trị liệu Các bước của trị liệu bao gồm: 1. Bước xác định các vấn đề đích: Nhân viên CTXH và thân chủ phải xác định lên danh sách những vấn đề dích, thực hiện các nhệm vụ ngoài bối cảnh của cơ quan dịch vụ. Nhiều lý thuyết được sử dụng trong bước xác định các vấn đề đích này 2. Bước đánh giá: Bước này không chỉ nghiên cứu đáp ứng và lịch sử của thân chủ (như trong lý thuyết tâm động học) mà còn xác định hành động được yêu cầu, vật cản đối với hành động và những khó khăn không thay đổi được. 3. Bươc lựa chọn vấn đề cần giải quyết: Bước này là bước phải thỏa thuận với thân chủ về khả năng tiến hành đánh giá nhanh, hành động nhanh. Bước này có thể bao gồm: -Việc xác định vấn đề cốt yếu, - Việc thử đạt đến sự đồng tình về cái người ta nghĩ vấn đề thế nào, - Thử thách không giải quyết được hay xác định vấn đề không mong muốn, - Nếu thêm các vấn đề phụ, - Tìm kiếm sự tham gia của những người khác, - Cùng nhau tìm kiếm lý do vì sao phải chuyển đến dịch vụ khác, - Thu thập các chi tiết đáng tin cậy, - Xác định rõ vấn đề, - Xác định mức độ của vấn đề, - Quyết định phải thay đổi thế nào 4. Bước thỏa thuận hợp đồng: Bước này nhân viên CTXH và thân chủ thỏa thuận hành động thế nào. Bước này bao gồm: - Thống nhất làm việc và xác định rõ (specify) một hay nhiều vấn đề, - Xắp xếp vấn đề theo trình tự ưu tiên, -Xắc định kết quả trị liệu mong muốn, - Thiết kế một số nhiệm vụ, - Thống nhất về mức độ thực hiện và thời gian thực 39
  40. hiện, - Đôi khi hợp đồng có thể là hợp đồng miệng (không cần hợp đồng viết ra) 5. Bước lập kế hoạch nhiệm vụ: Kế hoạch được lập đeuf đặn trong những lần thân chủ gập nhân viên CTXH. Các nhiệm vụ được đưa vào kế hoạch rõ ràng cho thân chủ có thể thực hiện được bên ngoài bối cảnh của cơ quan dịch vụ CTXH. Có thể là những nhiệm vụ chung cho cả quá trình trị liệu, có thể là những nhiệm vụ thực hiện (operational) cho bệnh nhân làm. Nhiệm vụ có thể đơn giản hay phức tap, có thể được thực hiện một phía (thân chủ) hay nhiều phía (có nhiệm vụ của nhân viên CTXH và nhiệm vụ của những người khác có liên quan. Quá trình lập kế hoạch bao gồm: - Việc xác định những nhiệm vụ có thể thay thế thông qua việc nêu lên nhũng nhiệm vụ có thể thực hiện, - Việc thống nhât với thân chủ và bảo đảm thân chủ được an toàn, - Việc tóm tắt nhiệm vụ, - Việc lập kế hoạch thực hiện từng nhiệm vụ. 6. Bước thực hiện nhiệm vụ bao gồm: - Thiết lập một hệ thống ghi chép nhất là khi có một chuỗi các hoạt động hay khi hoạt động được lắp lại; - Xác định chiến lược thực hiện (thí dụ chuỗi công việc, giới hạn, mục tiêu, ), - Thưởng phạt cho những nhiệm vụ được thực hiện tốt sấu, - Thân chủ hiểu biết giá trị của nhiệm vụ giúp giải quyết vấn đề của mình như thế nào, - Những kỹ năng thích hợp được thực hành bằng cách đóng vai, - Vật cản được phân tích và được loại trừ, - Lập kế hoạch sự tham gia của nhân viên 7. Bước kết thúc gồm: - Mô tả vấn đề đích khi bắt đầu và hiện nay, - Nhân viên, thân chủ và những người liên quan tham gia đánh giá kết quả, - Lập kế hoạch cho tương lai, - Những hợp đồng kèm theo, - Chuyên lên một kế hoạch dài hạn, - Chuyển đến các dịch vụ khác. 40
  41. Bài 8: Lý thuyết nhận thức hành vi Lý thuyết Lý thuyết nhận thức Lý thuyết nhận thức (cognituve theory) bao gồm lý thuyết học tập (learning theory) và lý thuyết học tập xã hội (social learning theory). Cũng có thể nói, lý thuyết nhận thức được phát triển trên cơ sở của lý thuyết học tập và lý thuyets học tập xã hội. Lý thuyết học tập dựa trên cơ sở tách riêng tâm hồn (mind) và cơ thể (body), nhưng coi con người là một thể tâm lý thống nhất. Lý thuyết học tập không phủ nhận rằng hành vi sở dĩ có được vì nó là kết quá của một quá trình bên trong tâm hồn, nhũng lý thuyết này cho rằng ta không thể hiểu được cái gì xẩy ra trong tâm hồn mà chỉ nhìn thấy được cái hành vi bên ngoài. Người ta có thể học những hành vi mới, có thể học để thay thế những hành vi cũ, nhưng người ta lại không biết những gì đã xẩy ra bên trong tâm hồn của con người để dẫn đến những hành vi này. Lý thuyết học tập xã hội mở rộng khái niệm học tập và cho rằng con người ta thường học được những điều mới là do nhân thức và tư duy của con người ta về những điều mà con người ta trải nghiệm. Người ta học bằng cách sao chép thí dụ từ hành vi của những người chung quanh. Lý thuyết nhận thức là một phần trong sự phát triển lý thuyết hành vi và trị liệu, được phát triển chủ yếu trên lý thuyết học tập xã hội, trên nhận thức và tư duy của người ta khi quan sát những hành vi chung quanh. Lý thuyết nhận thức cho rằng hành vi là do nhận thức (perception) và cách lý giải môi trường (trong quá trình học tập hay học tập xã hội) của con người ta mà hình thành (hoặc ít ra là chịu ảnh hưởng). Từ đó suy ra hành vi sai lệch là do nhận thức sai lệch và lý giải mội trường sai lệch.Nhìn xa hơn nữa, khi tư duy của con người ta bị méo mó về bản thân người ta, về cuộc sống và về tương lai, người ta sẽ rơi vào trạng thái suy sụp (depression) hay lo lắng (anxiety). Việc thay đổi cách nhìn, thay đổi tư duy sẽ dẫn đến thay đổi hành 41
  42. động. Khi Đảng ta đưa ra khái niệm đổi mới tư duy vào những cuối những năm 1980 chính là nhằm sau đó sẽ dẫn đến thay đổi hành động (thay đổi chính sách) như hiện nay. Học tập xã hội và mô phỏng có thể minh họa lý thuyết nhận thưc: Khái niệm này liên quan đến quan sát và bắt chước. Mọt người xem ai đó thực hiện một hành động và chú ý đến hành động này. Quan sát dẫn đến hình thành một ý nghĩ trong dâu người ta về hành động đó được thực hiện như thế nào. Quan sất cũng xác định xem hành động được thực hiện trong hoàn cảnh nào. Và, trong những hoàn cảnh nhất định nào đó, người ta có thể lập lại hành động này. Do đó lý thuyết nhận thức không hoàn toàn phụ thuộc vào những quá trình xẩy ra bên trong của tâm hồn không thể kiểm định được mà là những cảm nhận (perceptions) của người ta về sự kiện, những giải thích (interpretations) của người ta về sự kiện về môi trường. Lý thuyết hành vi Lý thuyết hành vi ra đời để phản đối lại lý thuyết tâm động học cho rằng lý thuyết tâm động học dựa trêm những quá trình tiềm ẩn bên trong tâm thần của người ta và không thể kiểm định được. Lý thuyết hành vi chủ yếu dựa trên quan sát những hiện tượng coa thể mô tả được Một số khái niệm về lý thuyết học tập và trị liệu hành vi thường được sử dụng: -Phản xạ có điều kiện (respondent hay respondent conditioning): Khái niệm này gắn với nghiên cứu của Pavlov cho con chó tiết nước bọt khi ăn gắn với một kích thích (ánh đèn mầu) để sau đó chỉ cần cho xẩy ra kích thích (ánh đèn mầu) con chó cũng tiết nước bọt. Phản xạ không có điều kiện là phản xạ tự nhiên như người ta nheo mắt khi quạt gió vào mắt, người ta tiết nước bọt khi ngửi thấy mùi thức ăn ngon, v.v. Phạn xạ có điều kiện khi bỏ quên lâu ngày không được lặp đi lập lại sẽ bi mất sự gắn kết giưa kích thích và phản xạ; hiện tượng này gọi là tắt phản xã (extinction) -Thay đổi phản xạ có điều kiện (operant conditioning): Khái niệm này là một dạng thực hành của hành vi tập trung vào việc thay đổi các yếu tố có thể (contingencies) ảnh hưởng đến hành vi. Thí dụ A là một sự kiện xẩy ra trước dẫn đến một hành vi B để đáp ứng với sự kiện và do hành vi này dẫn đến 42
  43. hậu quả C. Người ta có thể tác động vào các yếu tố có thể (contingencies) để tăng cường hay giảm thiểu hành vi này bằng thưởng phạt. Lý thuyết nhận thức hành vi Nhận thức và hành vi là hai khái niệm về cơ bản là ngược nhau. Lý thuyết hành vi đôi khi khồn chấp nhận một số mô hình nhận thức dẫn đến hành vi vì cho rằng những mô hình này không thể kiểm định được. Một sô chuyên gia về lý thuyết hành vi còn cho rằng đưa những khái niệm về nhận thức vào còn có thể phương hại cho tính khoa học của lý thuyết và thực hành “hành vi”. Song, lý thuyết nhận thức như trên trình bầy không hoàn toàn là những điều xẩy ra bên trong không thể kiểm định được; nó là cảm nhận và giải thích có thể mô tả và có thể trải nghiệm được. Tuy có một số người muốn tách lý thuyết và thực hành lý thuyết hành vi và lý thuyết nhận thức, tôi lại đồng tình với những người kết hợp lý thuyết nhân thức với lý thuyết hành vi vì việc kết hợp này có thể kiểm định cả những mô hình nhận thức với kết quả thực hành kỹ thuật hành vi. Xuất phát từ ý tưởng này, người ta có thể chia trị liệu nhận thức hành vi ra thành các nhóm như sau: -Sao chép kỹ năng (copying skills): trị liệu này bao gồm hai quá trình là quá trình “tự phát biểu” (self verbalization) và hành vi mà quá trình tạo ra. Quá trình tự phát biểu chính là quá trình người ta mô tả sự kiện mà người ta quan sát được với người ta để người ta đưa nhận thức về sự kiện này vào trí nhớ bên trong của con người ta. -Giải quyết vấn đề (problem solving): trị liệu này khác với giải quyết vấn đề trong tâm lý động hoc. Nếu tâm lý động học coi cuộc sống của con người là một quá trình giải quyết các vấn đề của cuộc sống thì nhận thức hành vi coi là hoạt động dựa trên thực hiện nhiệm vụ bao gồm xác định vấn đề, đưa ra các lời giải cho vấn đề, lựa chọn lời giải tốt nhất để lập kế hoạch thực hiện -Tái cấu trúc nhận thức (cognitive restructuring): Trị liệu này là trị liệu tương đối phổ biến liên quan đến nhận thức hành vi. Trong trị liệu này, người ta phải tìm hiểu xem người ta giải thích các sự kiện như thế nào, người ta nhận thức các sự kiện như thế nào để có hành vi sai lệch. Từ đó, người ta nhận thức lại trên cơ sở giải thích lại sự kiện để thay đổi hành vi. Làm việc chung quanh ý nghĩa của kinh nghiệm, cách nhìn và các thuộc tính của nó để thay đổi nhận thức -Trị liệu cấu trúc nhận thức (structural cognitive behavior): Trị liệu này gồm có 3 cấu trúc về lòng tin là “cấu trúc gốc” (core belief) ta giả định về bản thân ta, “cấu trúc trung gian” (intermediate belief) ta mô tả về chung quanh 43
  44. về thế giới và “cấu trúc ngoại biên” (peripheral belief) bao gồm chương trình hành động và chiến lược giải quyết vấn đề hàng ngày Thực hành Trị liệu nhận thức hành vi (Sheldon) Trị liệu nhận thức hành vi bao gồm những nội dung hay các giai đoạn: 1. Thiết lập hành vi mới: Trị liệu này trước hết nhằm thiết lập một hành vi mong muốn với một trong những trị liệu được phân loại nói trên. Việc lựa chọn trị liệu nào cho đối tượng nào cũng chưa có nhận xét nào thỏa đáng. Trong trị liệu nào người ta cũng phải tìm hiểu hành vi không mong muốn cần loại bỏ và hành vi mong muốn cần thiết lập (thường là để thay thế). Sau khi xác định hành vi cần thiết lập, nhân viên CTXH thảo luận với thân chủ và lựa chọn ký thuật thiết lập hành vi trên cơ sở lựa chọn và quyết định của thân chủ. Nhân viên CTXQ khong thể âp đặt ý kiên ý kiến của minhg trong qua trình này. Những thay đổi hành vi tương đối lớn cần được chia nhỏ ra thành các giai đoạn với những thay đổi nhỏ để cuối cùng có được sự thay đổi lớn. Trong quá trình này, người ta cũng có thể sử dụng sự kết hợp giữa các phương pháp thiết lập và thay đổi hành vi như các mô tả nói trên. 2. Củng cố hành vi mới: -Liên tục củng cố hành vi mới để hành vi mơi có thể được duy trì, -Củng cố từng bước để hành vi mới dần dần đạt đến mức độ mong muốn (để hành vi mới thể hiện rõ ràng hơn), -Bỏ dần những hoạt động củng cố mà vẫn duy trì được hành vi mới để hành vi mới được thiết lập trong một bối cảnh khác không bị phụ thuộc vào các hoạt động thiết lập, - Củng cố từng thời gian (củng cố ngắt đoạn) cần thiết để hành vi mới được nhắc lại và duy trì theo yêu cầu, -Củng cố từng phần của củng cố ngắt đoạn, -Củng cố theo lịch 3. Đánh giá được thực hiện theo các bước sau: -Mô tả vấn đề từ các cách nhìn khác nhau, -Đưa ra các ví dụ, ai bị ảnh hưởng va bi ảnh hưởng như thế nào, -Mô tả lại vấn đề từ khi bắt đầu đến từng giai đoạn thay đổi, ai làm thay đổi, ai thay đổi và thay đổi như thế nào, -Xác định các bộ phận của vấn đề (chia vấn đề ra thành từng phần) và mô tả sự nối kết của từng phần này trong vấn đề, -Đánh giá động cơ của sự thay đổi, -Xác định các loại hình tư duy và cảm giác trước, trong và sau các sự kiện của vấn đề hành vi, -Xác định các dòng sức mạnh trong và chung quanh thân chủ 44
  45. Ký thuật nhóm và hành vi cộng đồng Lý thuyết nhận thức hành vi có thể được sử dụng trong CTXH với nhóm. Trong trường hợp này, nhóm có thể như các nhóm thông thường vừa có tính hỗ trợ, vừa có tính củng cố cho những thân chủ tham gia vào cùng một chương trình thay đổi hành vi cũ và thiết lập hành vi mới Trong hoạt động nhóm có 3 kỹ thuật thường được sử dụng là: - Dạy các kỹ năng thí dụ kỹ năng ứng sử (lời lẽ, cử chỉ, v.v.), - Dạy cách biện hộ ý kiến của mình (phát biểu quan điểm không làm người khác bực mình, trình bầy những mối quan tâm của mình không ảnh hưởng đến người khác), - Đóng vai nêu lên được các chi tiết phức tạp 45
  46. Xuân Thùy Bài 9: Lý thuyết hệ thống và sinh thái Lý thuyết Lý thuyết hệ thống Quan niệm hệ thống được đưa vào quản lý và tâm lý từ những năm 1940, 1950 và được đưa vào CTXH vào những năm 1970. Lý thuyết sinh học coi các cơ thể (organisms) là các hệ thống; chúng nằm trong hệ thống lớn hơn và bao gồm các hệ thống nhỏ hơn. Hệ thống có thể được quan niệm từ góc độ cấu trúc, góc độ quá trình, góc độ trạng thái, góc độ chuyển dịch hay từ góc độ bản chất. -Từ góc độ cấu trúc, hệ thống được quan niệm là có một ranh giới trong đó các năng lượng vật lý hay tâm thần có thể trao đổi. Hề thống có thể là một hệ thống đóng nghĩa là hệ thống này không có sự trao đổi năng lượng qua ranh giới. Hệ thống cũng có thể là một hệ thống mở nghĩa là có sự trao đổi năng lượng qua ranh giới -Từ góc độ quá trình, hệ thống có: -Đầu vào (input) là năng lượng được đưa vào hệ thống qua ranh giới của nó, -Chuyển vận (throughput) là năng lượng được chuyển vận đẻ sử dụng bên trong hệ thống, -Đầu ra (output) là hiệu quả đối với môi trường sau khi năng lượng được chuyển vân qua hệ thống; có thể được coi là hiệu quả của năng lượng đầu vào đã được chuyển vận qua hệ thống, -Phản hồi (feedback loop) là thông tin và năng lượng chuyển đến hệ thống từ tác động của đầu ra ảnh hưởng vào môi trường; có thể được coi như kết quả của đầu ra, -Nội vận (entropy) là hệ thống tự sử dụng năng lượng của bản thân nó đề vận động -Từ góc độ trạng thái, hệ thống có: -Trạng thái ổn định (steady state) là trạng thái hệ thống nhận đầu vào và tiêu thụ nó; khái niệm này nói lên hệ thống có thể thay đổi nhúng không mất đi bản sắc (identity), -Trạng thái cân bằng (homeostasis hay equilibrum) là trạng thái mà hệ thống có thể giữ được bản chất của nó (nature); con người có thể ăn rau nhưng không trở thành rau mà 46
  47. rau bi tiêu hóa và một phần được đào thải ra., -Biết hóa (differentiation) là hiện tượng hệ thống có thể phát triển lên phức tạp có thêm nhiều bộ phận với thởi gian, -Siêu tổng (non-summativity) là ý tưởng tổng thể nhiều hơn là tổng cộng, -Tác động qua lại (reciprocity) là khi một bộ phận của hệ thống thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác và chúng cũng thay đổi theo -Nhìn từ góc độ chuyển dịch có hai hướng là “cùng đích” (equifinality) từ nhiều cách khác nhau có thể đi tới cùng đích và “đa dích” (multifinality) từ các điều kiện hoàn cảnh như nhau có thể đi tới các đích khác nhau -Từ góc độ bản chất có: -Hệ thống không chính thức hay hệ thống tự nhiên (informal hay natural) thí dụ gia đình hay bạn bè, -Hệ thống chính thức (formal) thí dụ như cộng đồng, nhóm, công đoàn, -Hệ thống xã hội (societal) thí dụ bệnh viện, trường học Lý thuyết hệ thống sinh thái Hệ thống sinh thái cho rằng con người ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng tới môi trường. Ngược lại môi trường cũng ảnh hưởng đến con người. Nguyên tắc cơ bản của sinh thái là mỗi cơ thể sống có quan hệ qua lại liên túc với các thành phần khác tạo nên môi trường của chúng (những hệ thống sinh thái là một khoa học khác với khoa học môi trường). Hệ thống sinh thái là tổng các tác động tương tác giưax các cơ thể sống (biocoenosis) và môi trường không sống (biotope) trong một không gian nhất định. Nghiên cứu về hệ thống sinh thái thường tập trung vào sự dịch chuyênt của năng lượng chạy qua các hệ thống. Tất cả các hệ thống sinh thái đều lấy năng lượng từ mặt trời thông qua quang hợp (nhà sản xuất ban đầu “primary producers”). Năng lượng này chảy qua chuỗi thực phảm cho những nhà tiêu thụ ban đầu (primary consumers) từ thí dụ của loài ăn cỏ ăn và tiêu hóa cỏ để đến những nhà tiêu thụ thứ hai thứ ba ăn các loài ăn cỏ này. Năng lượng được mất đi khi cơ thể hoạt động và mất đi trong chất thải hay thải ra nhiệt. Cây lưu giứ C từ CO2 và N từ không khí để tạo ra a-xit a-min. Phần lớn a-xit a-min đều do cây cối tạo ra được tiêu thụ bởi những nhà tiêu thụ thứ cấp, tam cấp. Sau đó C và N lại trở về thiên nhiên thông qua sự phân hủy chất (decomposition). Toàn bộ vận động của các chất hóa học trong hệ thống sinh thái được goi là chu trình sinh học địa lý hóa học (biogeochemical cycle) bao gồm chu trình C và chu trình N. 47
  48. Hệ thống sinh thái có thể ở bất cứ mức nào; sự phát triển của đời sống phiến đá hay cái cây đều là hệ thống sinh thái. Nguơi ta chia hệ thống sinh thái ra thành hệ thống sinh thái mặt đất (terrestial), hệ thống sinh thái nước ngọi, hệ thống sinh thái biển tùy theo biotop trôi của nó là biotop nào. Khái niệm về hệ thống sinh thái dẫn đến lý thuyết về mô hình sống (life model) Thực hành Thực hành CTXH dựa trên lý thuyết hệ thốngd Nhân viên CTXH thường làm việ vói 4 hệ thống liên quan như sau Hệ thống Mô tả Thông tin kem theo Hệ thống nhân viên Bao gồm nhân viên (agent system) CTXH và các tổ chức họ làm việc Hệ thống khách hành Nhân dân, nhóm, gia Những khách hàng hiện (thân chủ) (client đình, cộng đồng tìm sự nay nhận sự giúp đỡ và system) giúp đỡ và sãn sàng làm tự nguyện tham gia; việc với hệ thống nhân Những người có khả viên năng là khách hàng mà nhân viên CTXH thấy cần phải tham gia giúp đỡ Hệ thống nhằm vào Những người mà khi Khách hàng và hệ thống mục đích (target thay đổi hệ thống nhân đích có thể là một cũng system) viên tìm cách thay đổi có thể không phải là để đạt được mục đích một Hệ thống hành động Những người mà khi hệ Khách hàng, hệ thống (action system) thống nhân viên thay đích và hành động có đổi hành động để đạt thể là một cũng có thể được mục đích không phải là một Ý tưởng hệ thống có thể giúp duy trì sự nhất quan trong thực hành. Ý tưởng này yêu cầu người ta phải bắt đầu từ bối cảnh (context). Chính bối cảnh sẽ quyết định mục đích và đáp ứng. Lý thuyết này cũng yêu cầu sử dụng tiếp cận dương tính (positive) xuất phát từ yêu cầu của tính nhất quán và của bối cảnh. Xác định mẫu hình hành vi pattern) cho phép thấy được 48
  49. những khả năng dương tính , vad hành vi được thiết trong một hệ thống này có thể được sử dụng cho một hệ thống khác; Nó cũng có thể cho biết nơi nào cần được thay đổi. Lý thuyết hệ thống nhấn mạnh đến đặc tính quá trình (process) nói lên các mối liên quan và tương tác xẩy ra như thế nào, cũng như nội dung và đầu ra như thế nào. Công tác với những người khác (workng ưith others)là một phần thưởng của lý thuyết hệ thống; điều này nói lên nếu làm việc một cách gián tiếp với các gia đình hay với những cơ quan khác, tổ chứa khác sẽ giúp ảnh hưởng đến thân chủ nhiều hơn. Cùng nhau làm việc (jointly work)cũng là mọt sản phẩm của lý thuyết hệ thống, nhân viên CTXH sẽ cùng với hệ thống để làm việc có hiệu quả với thân chủ, bạn đồng nghiệp và cơ quan. Hệ thóng với các ranh giới của nó có thể làm hạn chế sự phức tạp. Hệ thống cũng có thể tạo ra điểm tập trung trong giao tiếp giữa các đối tượng cùng ngụ cư. Vấn đề mọi người cùng sống trong một ranh giới có thể làm cho hệ thống dễ dàng tự điều chỉnh. Mô hình cuốc sống (life model) Mô hình này chủ yếu được xây dựng trên lý thuyết sinh thái. Mô hình này còn có tên gọi là “con người trong môi trường” (Person In Environment – PIE), trong đó người ta tác động lẫn nhau và tác động vào môi trường sống. Mục tiêu của CTXH là làm thế nào để con người phù hợp với môi trường sống của họ. Mô hình đời sống được xem như sự chuyển dịch của con người ta đi qua dòng đời của mỗi người, Trong sự chuyển dịch này, người ta trải nghiệm những tác nhân gây căng thẳng cho cuộc sống (life stressors), sự chuyển tiếp (transition), các sự kiện (events) và các vấn đề có thể làm rối loạn sự phù hợp của con người với môi trường sống của nó. Cũng phải nhắc lại ở đây là môi trường sinh thái (hệ thống sinh thái) khác với lý thuyết môi trương nói chung. Điều này khiến khả năng của con người thích nghi với môi trường bị giảm đi làm cho con người thất mình không đủ sức đương đầu với vấn đề. Từ đây, con người ta trải nghiệm 2 quá trình đánh giá tác nhân gây căng thẳng và bản thân sự căng thẳng. Trước hết, người ta phải đánh giá tác nhân gây căng thẳng và sự căng thẳng nghiêm trọng đến mức nào; nó có thể gây nguy hại, gây mất mát hay là một thử thách. Thứ hai, người ta phải xem xét các nguồn lực để có phương án xử lý thích hợp. Việc sử lý (coping) của người ta tác động vào môi trường và môi trường có phản hồi (feedback) giúp người ta biết sự thích nghi tốt sâu hơn kém, nhiều ít như thế nào. Nguồn lực mà người ta có để đương đầu với vấn đề bao gồm: 49
  50. -Quan hệ thân tình (relateness) là khả năng có thể gắn bó với người thân -Hiệu xuất (efficacy) sự tin tưởng khả năng đương đầu -Năng lực (competence) là cảm giác có kỹ năng thích hợp -Tự quan niệm (self-concept) là sự đánh giá tổng quát về bản thân mình -Tự hiểu mình (self esteem) là sự tự cảm thấy mình có ý nghĩa và có giá trị -Tự định hướng (self direction) là cảm thất tự mình có thể kiểm soát được cuộc đời mình Một số yếu tố xã hội có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng các nguồn lực liên các nhân (interpersonal) là: -Quyền lực sức mạnh (coercive power) là tình hình nhóm trôi từ bỏ quyền lực giúp đỡ của mình do vấn đề văn hóa cá nhân của thân chủ -Quyên lực khai thác (explorative power) tạo ra các kỹ thuật làm tổn hại sức khỏe và phúc lợi của thân chủ -Nơi ở (habitat) bối cảnh xã hội và vật thể của thân chủ -Vai trò (niche) là một vị trí xã hội của thân chue -Dòng đời (life course) là con đường không định trước cho sự phát triển của thân chủ -Thời gian lịch sử (historical time) là bối cảnh lịch sử của dòng đời được trải nghiệm -Thời gian cá thể (individual time) là ý nghĩa mà con người gắn cho dòng đời của mình -Thời gian xã hội (social time) là sự kiện tác động vào gia đình, nhóm và cộng đồng mà người ta là một thành viên Công tác xã hội theo lý thuyết hệ thống và hệ thống sinh thái nhằm giúp cho người ta phù hợp hơn với xã hội (môi trương) bằng cách giảm bơys tác nhân gây căng thẳng, tăng cường các nguồn lức cá nhân và xã hội và sử dụng các nguồn lực này tốt hơn để có những chiến lược đương đầu tốt hơn với môi trường đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người. CTXH hệ thống và hệ thống sinh thái có 3 giai đoạn thực hành, hành động và kỹ năng: Giai đoạn Qua trình giúp Hành động đỡ Khởi động Tạo một môi Chứng tỏ tình cảm chia xẻ với thân chủ; trường dịch vụ khuyến khích thân chủ phát biểu mong hỗ trợ và được muốn và lựa chọn. Mô tả rõ ràng dịch vụ, chấp nhận cơ quan dịch vụ và vai trò của nhân viên 50
  51. Giai đoạn Qua trình giúp Hành động đỡ CTXH. Đáp ứng lại tác động kinh nghiệm bị đè nén của các nhóm thân chủ Hình mẫu Lựa chonhj CTXH cá nhân, nhóm, gia đình hay cộng đồng tùy theo lụa chọn của thân chủ và tùy theo loại tác nhân gây căng thẳng tâm lý Phương pháp Lựa chọn các dịch vụ hoặc giai đoạn, hoặc khẩn cấp, hoặc giới hạn thời gian , hoặc để ngỏ Kỹ năng Đánh giá sự gắn kết giữa con người và môi trường: -Số liệu cơ bản về cá nhân và gia đình -Xác định tác nhân gây căng thẳng tâm lý trong cuộc đời -Xác định mong muốn của thân chủ, của nhân viên CTXH và của cơ quan dịch vụ -Điểm mạnh và điểm hạn chế của thân chủ -Môi trường vật lý Thống nhất kế hoạch Triển khai Hỗ trợ những -Làm cho cho hoạt động có thể thực hiện giai đoan bằng cách chứng tỏ sự hiên diện bên cạnh chuyển tiếp thân chủ căng thăng tâm -Khám phá và làm rõ các vấn đề bằng lý của cuộc cách đưa ra các trọng tâm, phương và các đời, và các sự vấn đề có tính chuyên biệt, nhìn nhận các kiên gây sang loại hình, đưa ra các giả thuyết, khuyến chấn khích suy nghĩ và phản hồi. -Huy động sức mạnh bằng cách xác định năng lực, làm cho yên tâm, đem lại hy vọng -Dẫn dắt bằng cách cung ứng và chỉnh sửa thông tin, cho lời khuyên và thảo luận, xác định nhiệm vụ -Tạo thuận lợi bằng cách xác định các loại hình cần tránh, thử thách cam kết không đúng, đưa ra các vấn đề không gắn kết Hỗ trợ khi -Xác định vai trò và cấu trúc của các cơ 51
  52. Giai đoạn Qua trình giúp Hành động đỡ trong môi quan phúc lợi xã hội thích hợp trương có tác -Xác định các hệ thống hỗ trợ xã hội nhân gây căng -Khai thác hiệu quả của môi trường vật thẳng tâm lý lý: Khoảng (space) cá nhân thích hợp, khoảng thay đổi bán cố định (vật di động), giảm thiểu hiệu quả của khoảng cố định (thiết kế xây dựng) -Phối hơp và kết nối thân chủ với các tổ chức nguôn lực, cộng tác với thân chủ, liên kết với các tổ chức -Hỗ trợ giới thiệu với các tổ chức Hỗ trợ quá -Xác định chức năng của gia đình: xã hội trình gia đình hóa của trẻ em tai gia đình, bảo vệ các thành viên trong gia đình, kết nối với thế giới bên ngoài, nuôi dạy sự chấp nhận và sự tự lập -Kết nối nhóm gia đình: khảng định những điều tốt (positive), theo vết các lịch sử các cuộc đời trong gia đình, tạo dựng bối cảnh trị liệu trong đó vai trò gia đình có thể giúp tiến triển, theo rõi diễn biến (nhãn quan và cấu trúc) -Phản ứng qua lại với gia đình: cho bài tập về nhà, làm việc với các nghi lễ gia tộc và loại hình hành vi, giúp phản ảnh Hỗ trợ quá -Xác định nhóm chuyên đề: giáo dục, giải trình nhóm quyết vấn đề, thay đổi hành vi, thực hiện nhiêm vụ, mục tiêu xã hội -Xác định những tác nhân gây căng thẳng bên trong gia đình: vấn đề hình thành các nhóm riêng, những vấn đề cấu trúc và giá trị -Hình thành nhóm: tạo dựng tổ chức hỗ trợ, xác định thành phần cấu trúc, thu nạp thành viên -Cung ứng hỗ trợ, xác định nhu cầu, Giảm căng Xác định nguồn gốc của căng thẳng tâm thẳng tâm lý lý; quyền lực và phạm vi của cơ quan 52
  53. Giai đoạn Qua trình giúp Hành động đỡ trong quan hệ dịch vụ, quyền lực và phạm vi của nhân giữa nhân ming viên, những khác biệt về văn hóa và hiểu viên CTXH và biết thân chủ Kết thúc Yếu tố liên Xác định những yếu tố dẫn đến việc quan đến thời ngừng sử dụng dịch vụ của cơ quan gian và phương pháp của tổ chức cứu trợ Yếu tố quan hệ Thay đổi mối quan hệ giứa nhân viên và thân chủ, vấn đề thời gian và cách sử dụng những phương pháp CTXH Các giai đoạn -Xác định và phản ứng với cảm tưởng âm tính về việc ngừng dịch vụ; cảnh báo về những gì có thể xẩy ra không tốt Tiếp cận sinh thái xã hội (sinh thái phê phán) – Ecosocial Ecocritical Việc sử dụng lý thuyết sinh thái trong CTXH tập trung vào “môi trường xã hội” và ở chừng mực nào đó chấp nhận mâu thuẫn (sự đối nghịch giữa con người và môi trường. CTXH đưa ra tranh luận giữa con người và môi trường sống, môi trường xã hội của con người. Việc sử dụng lý thuyết này còn giúp cho khái niệm phát triển bền vững và khái niệm bảo vệ duy trì môi trường. Ý tưởng cơ bản của lý thuyết hệ thống sinh thái trong CTXH là: -Lồng ghép và kết nối -Sự vật tự nhiên -Quan tâm đến những cái sẽ xẩy ra hơn là những cái dã có -Duy trì đa dạng -Quan hệ cộng đồng CTXH sinh thái tậptrung vào: -Phát triển chăm sóc cộng đồng -Xác định và phát triển các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng -Động viên sự hợp tác tích cực -Xây dựng năng lực cho cá nhân và cộng đồng -Động viên sự phi tập trung hóa, khuyến khích việc ra quyết định tại địa phương, giúp cho công tác thuận lợi -Nâng cao sức khỏe cộng đồng và tinh thần xã hội 53