Một số di sản thiên nhiên có giá trị nổi bật cho phát triển du lịch vùng Tây Nguyên

pdf 11 trang hapham 2780
Bạn đang xem tài liệu "Một số di sản thiên nhiên có giá trị nổi bật cho phát triển du lịch vùng Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_di_san_thien_nhien_co_gia_tri_noi_bat_cho_phat_trien.pdf

Nội dung text: Một số di sản thiên nhiên có giá trị nổi bật cho phát triển du lịch vùng Tây Nguyên

  1. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 37 (2), 182-192 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất (VAST) Website: Một số di sản thiên nhiên có giá trị nổi bật cho phát triển du lịch vùng Tây Nguyên Tạ Hòa Phương*, Trương Quang Hải, Đặng Văn Bào Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày nhận bài: 23 - 4 - 2015 Chấp nhận đăng: 12 - 5 - 2015 ABSTRACT Some natural heritages of outstanding values for tourism development in Central Highland Tay Nguyen or the Central Highland with the remains of Archean relics is known as the region of the oldest natural formation across Vietnam’s territory. Had been taking place in the Central Highland the combined tectonic activities with typical exogenous process of the Cenozoic. Tay Nguyen contains many valuable natural resources, especially natural heritages that facilitate the development of ecotourism and scientific tourism. Scope of the TN3/T18 national project as part of the Central Highland Program 3 mainly covers research on the outstanding values, including 1) Some areas of extraordinary beauty and aesthetic value such as Dray Nur and Dray Sap waterfalls on the Serepok River in Dak Lak and Dak Nong provinces. 2) Fossil of the yews discovered in the Chu A Thai mountain, Phu Thien district, Gia Lai province; 3) Typical “living fossil plants” of the Central Highland that still exist such as yews (Glyptostrobus pensilis) and two flat-leaf pine-trees (Ducampopinus krempfii) in Gia Lai and Lam Dong; 4) Stone of the Kan Nack series (NA-PP) that is one of the oldest nationwide in basins of the Ba river, Gia Lai province; 5) Spectacular volcano landscape in Gia Lai and Kon Tum; 6) The unique cave system in the Krong No area, formed in basalt layer, is of fundamental difference from Vietnam’s popular limestone caves. ©2015 Vietnam Academy of Science and Technology 1. Mở đầu nổi bật về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ và kinh tế. Chúng bao gồm các cảnh quan địa mạo, các di chỉ Di sản thiên nhiên (DSTN) là những phần của cổ sinh, các miệng núi lửa đã tắt hoặc đang hoạt vỏ cảnh quan thiên nhiên được định vị rõ ràng trên động, các hang động, hẻm vực sông, hồ tự nhiên, mặt đất, có giá trị nổi bật toàn cầu hoặc khu vực thác nước, các diện lộ của đá và quặng, các thành xét theo quan điểm khoa học hoặc mỹ học. Các tạo cảnh quan còn ghi lại những biến cố, bối cảnh DSTN được phân loại theo nhiều cấp: Di sản địa chất đặc biệt, các địa điểm mà tại đó có thể Thiên nhiên thế giới, Khu dự trữ sinh quyển thế quan sát được các quá trình địa chất đã và đang giới, Vườn di sản Asean, Các danh thắng địa diễn ra hàng ngày, thậm chí cả các khu mỏ đã cảnh, ngừng khai thác, (W. Eder, 2004). Cũng như các Di sản địa cảnh (DSĐC) là hình loại di sản di sản khác, DSĐC là tài nguyên không tái tạo nên quan trọng hàng đầu trong số các DSTN. Đó là cần được ưu tiên bảo tồn, khai thác và sử dụng bền những phần tài nguyên địa chất - địa mạo có giá trị vững. DSĐC gắn liền với một số khái niệm liên quan như đa dạng địa học (Geodiversity); bảo tồn địa học (Geoconservation); Các điểm di sản có giá *Tác giả liên hệ, Email: tahoaphuong@gmail.com trị đặc biệt (Geosite, Geotope), Trong đó, bảo 182
  2. T.H. Phương và nnk/Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, Tập 37 (2015) tồn địa học được hiểu là việc nghiên cứu, phân loại Đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu, những tài nguyên địa cảnh tiêu biểu, khai thác công bố về tài nguyên phục vụ cho phát triển du chúng phục vụ lợi ích của con người, qua đó nâng lịch ở Tây Nguyên, song các công trình này hoặc cao hiểu biết về thiên nhiên, tình cảm và trách là nghiên cứu chuyên sâu theo một hướng chuyên nhiệm công dân của mọi người đối với việc khai ngành cụ thể, hoặc chỉ là tổng hợp lại các tài thác bền vững nguồn tài nguyên địa học (Bonface nguyên vốn đã được phổ biển. Trong khuôn khổ đề B. G. and Cooper C. 2012). tài khoa học cấp nhà nước thuộc Chương trình Tây Nguyên 3, mã số TN3/T18, chúng tôi đã tiến hành Uỷ ban UNESCO về di sản coi một di sản là có thống kê, điều tra, phân tích và đánh giá các nguồn giá trị nổi bật toàn cầu nếu di sản thiên nhiên đó đáp ứng được một hay nhiều hơn các tiêu chí từ tài nguyên tự nhiên và nhân văn có giá trị nổi bật VII đến X sau đây: cho phát triển du lịch ở Tây Nguyên, trong đó các di sản thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng. (VII) chứa đựng các hiện tượng thiên nhiên siêu việt hay các khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên và Để hoàn thiện bài báo này, trên cơ sở phân tích, giá trị thẩm mỹ khác thường; tổng hợp các tài liệu đã nghiên cứu trước đây về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh vật, du lịch, các (VIII) là những ví dụ nổi bật đại diện cho tác giả đã tiến hành nhiều chuyến điều tra, nghiên những giai đoạn quan trọng của lịch sử Trái đất, cứu thực địa ở Tây Nguyên. Thêm vào đó, nguồn bao gồm cả việc ghi lại sự sống, các quá trình địa tư liệu, sự nhận thức vấn đề thể hiện trong bài viết chất nổi bật còn đang tiếp diễn trong sự phát triển của địa hình, hoặc những đặc điểm địa mạo và địa này cũng đã được tích lũy từ nhiều năm do tập thể lý tự nhiên quan trọng; tác giả đều là những người nghiên cứu địa chất, địa mạo và cảnh quan ở Tây Nguyên ngay từ Chương (IX) là những ví dụ nổi bật đại diện cho các trình Tây Nguyên 1 (1976-1980). Với một loại quá trình sinh thái và sinh vật trong sự tiến hoá và hình di sản tương đối mới và đang được sự quan phát triển của các hệ sinh thái trên mặt đất trong tâm của các nhà khoa học và nhân dân là hang nước ngọt, nước biển, ven biển và các cộng đồng động núi lửa ở Tây Nguyên, đề tài đã được kế thừa động - thực vật; nguồn tư liệu điều tra, nghiên cứu lâu năm tại Bảo (X) là những môi trường sống quan trọng và có tàng địa chất Việt Nam. ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, Nhằm làm sáng tỏ thêm về đặc trưng của các di kể cả những nơi có các giống loài bị đe dọa có giá sản thiên nhiên, đặc biệt là các giá trị về nguồn gốc trị nổi bật toàn cầu xét dưới góc độ khoa học hoặc và điều kiện cổ địa lý, làm rõ về tính độc đáo, giá bảo tồn. trị khoa học và thực tiễn của các di sản, đề tài đã DSTN là tài sản không chỉ của một địa phương, sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân một quốc gia, vùng lãnh thổ mà của toàn nhân loại. tích, tổng hợp; kế thừa tài liệu, số liệu; phương Do đó, việc bảo tồn các DSTN là trách nhiệm cao pháp khảo sát thực địa, phương pháp nghiên cứu cả của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Bảo tồn thiên cổ địa lý, cảnh quan, địa chất, địa mạo ứng dụng nhiên thường được tiến hành cùng với việc khai cho nghiên cứu di sản. thác các nguồn lợi có được từ công tác bảo tồn này. Một số di sản thiên nhiên có giá trị ngoại hạng đã được nghiên cứu và lần đầu được đề xuất khai Tây Nguyên có vị thế chiến lược quan trọng thác phục vụ du lịch: các cây gỗ thủy tùng bị opal trong phát triển kinh tế - xã hội, duy trì cân bằng và mã não hóa, các quần thể thủy tùng và thông hai sinh thái và đảm bảo quốc phòng, an ninh của cả nước. Tây nguyên có cảnh quan thiên nhiên phong lá dẹt, khu vực xuất lộ đá loạt Kan Nack tuổi Arkei phú, đa dạng, có sắc thái văn hóa của nhiều dân (trên 2,5 tỉ năm trước), hệ thống hang động dài tộc, nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể có giá hàng chục kilomet xuyên trong đá basalt ở Đắk trị vượt trội về lịch sử, khoa học, văn hóa và thẩm Nông; các di sản thác nước, hệ thống núi lửa và hồ mỹ của cả nước. Các di sản và tài nguyên du lịch núi lửa đã được phân tích, đánh giá về các giá trị tạo ra tiềm năng và những lợi thế lớn cho phát khoa học nổi bật, tính độc đáo và hấp dẫn đối với triển du lịch ở Tây Nguyên. du lịch. 183
  3. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 37 (2), 182-192 2. Một số di sản thiên nhiên có giá trị nổi bật ở nghiêng, xô lệch làm tăng thêm cảm giác chông Tây Nguyên chênh và cho thấy sức mạnh phi thường của dòng nước xiết. Các khối đá basalt dạng cột là một nét độc 2.1. Cụm thác nước Đray Nur và Đray Sáp đáo, được hình thành bởi các khe nứt nguyên sinh Các thác Đray Nur và Đray Sáp nằm trên sông trong quá trình nguội lạnh của dung nham trong điều Sêrêpôk thuộc các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông có kiện cổ địa lý đặc biệt. Những chồng cột đá tương tự giá trị địa di sản nổi bật. Chúng có dòng chảy đẹp, ở đây kết hợp với các dòng thác xiết trong mịt mờ lòng thác trải trên một mặt bằng khá rộng (đến sương khói đã tạo nên cảnh quan ngoạn mục hiếm có 120m), chiều cao trên 30m, trên nền đá basalt dạng ở Việt Nam và trên thế giới. Các thác này xứng đáng cột độc đáo. Sự giao sắc của bọt nước trắng xóa với được xếp vào hàng danh thắng (Geotope) tiêu biểu nền đá basalt màu đen có cấu trúc dạng cột ngả của Tây Nguyên (hình 1, 2). Hình 1. Thác Đray Nur, tỉnh Đắk Lắk (ảnh Tạ Hòa Phương) Hình 2. Các chồng cột đá basalt nghiêng ngả tại khu vực thác Đray Nur, tỉnh Đắk Lắk (ảnh Tạ Hòa Phương) Không chỉ là khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên Mesozoi đã bị phong hóa mạnh. Trên bề mặt tương khác thường, thác Đray Nur còn như một bức tranh đối phẳng của cao nguyên cổ (mặt san bằng mô tả lịch sử phát triển vỏ Trái đất trong thời kỳ Neogen) một số nơi đã tồn tại các bồn trũng, hồ cuối Neogen - đầu Đệ tứ. Tại đây, quá trình xâm nước để được tích tụ vật chất tướng hồ. Phun trào thực theo quy luật giật lùi của lòng sông đã được basalt mở đầu cho một thời kỳ hoạt động tích cực hỗ trợ bởi sự không đồng nhất về vật chất cấu tạo của vỏ Trái đất đã tạo nên lớp phủ trên các thành nên vách xâm thực (thác nước). Đáy sông lộ ra các tạo vừa được mô tả. trầm tích rắn chắc thuộc hệ tầng Đắk Rông tuổi Sự xuất hiện các thành tạo kém bền vững ở Jura, vách xâm thực/thác nước cấu tạo bởi trầm phần đáy mỗi tầng phun trào basalt cũng gợi mở tích và phun trào basalt tuổi Neogen - Đệ tứ. Hình về nguồn gốc và quá trình hình thành một số hang thái thác nước có dạng hàm ếch điển hình, phần động trong vùng đá phun trào. Biểu hiện của vỏ dốc đứng cấu tạo bởi đá basalt dạng cột, phần lõm phong hóa kiểu ferit đang bị thoái hóa trên bề mặt vào ở chân thác cấu tạo bởi trầm tích gắn kết yếu đáy tầng basalt ở Đray Nur cũng là một di chỉ phản gồm bột sét lẫn ít cuội thạch anh mài tròn tương ánh các tác nhân cho hoạt động phong hóa xảy ra đối tốt, phủ trên vỏ phong hóa màu vàng nâu trên trong Pleistocen ở đây. Không chỉ đẹp về phong đá trầm tích. Những chỗ thác cạn trong mùa khô cảnh, cụm thác kể trên còn có giá trị khoa học lớn có thể thấy rõ dạng hàm ếch của vách thác (hình khi hình thành tại bậc địa hình mà tầng trên là tầng 3). Vết lộ tự nhiên trên thác Đray Nur cho thấy lịch đá basalt tuổi Neogen-Đệ tứ và tầng dưới là các sử phát triển địa chất chung ở Tây Nguyên, trước thành tạo trầm tích lục nguyên thuộc các hệ tầng khi có đợt phun trào basalt cổ nhất ở khu vực này, có tuổi Mesozoi như Đắk Krông (J1s-t dk), Ea Súp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, các đá trầm tích (J2 sp), Đặc biệt, tại khu vực thác Đray Sáp 184
  4. T.H. Phương và nnk/Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, Tập 37 (2015) chúng tôi lần đầu tiên phát hiện và nghiên cứu tầng Đray Nur, du khách có thể lách qua làn nước vào đá basalt dạng cầu gối nằm dưới chân tầng đá hang để trải nghiệm cảm giác kỳ thú khi từ trong basalt dạng cột (hình 4). Đây là tổ hợp hiếm gặp đó nhìn ra không gian bên ngoài qua cột nước của hai loại basalt trên thế giới, còn tại Việt Nam trắng xóa đang ầm ầm đổ xuống. Loại hang động đây là điểm duy nhất được phát hiện. Nó chứng tỏ này được hình thành do tầng đá basalt dạng cột quá trình thành tạo đá núi lửa trong vùng đã trải khá rắn chắc phủ lên trên bề mặt phong hóa của qua cả giai đoạn phun trào dưới nước lẫn phun trào tầng đá lục nguyên phía dưới. Trong quá trình phát trên cạn. Các thành tạo basalt dạng cầu gối từ lâu triển thác nước, sản phẩm phong hóa phía dưới được coi là được hình thành dưới nước, khi dung tầng basalt bị phá hủy, lõm vào, tạo nên loại hang nham trào qua miệng núi lửa gặp môi trường nước động chân thác đặc biệt này. lạnh đột ngột đã co cụm và tạo nên hình loại basalt Hiện nay có khoảng 100 thác nước ở Tây này. Trong khi đó, basalt dạng cột ban đầu vốn là một lớp phủ basalt trên mặt đất khá đồng nhất về Nguyên được thống kê và mô tả sơ bộ, chỉ rất ít thành phần, sau trong quá trình nguội lạnh đã co thác được giới thiệu chi tiết từ góc độ khoa học và ngót thể tích và tạo nên cấu trúc dạng cột. Ngoài ra thẩm mỹ (T.Q. Quý và L.T. Phúc, 2010). Cần có cũng cần nói về hệ thống hang hàm ếch hình thành nghiên cứu chuyên đề, đánh giá có hệ thống tiềm dưới chân thác. Chúng tạo thêm nét ngoạn mục năng khai thác chúng phục vụ phát triển du lịch cho di sản, đồng thời ở một số nơi, ví dụ tại thác bên cạnh những hình loại di sản thiên nhiên khác. Hình 3. Dạng hàm ếch của thác nước thể hiện rõ ở những Hình 4. Tầng đá basalt dạng cầu gối nằm dưới chân tầng đá basalt chỗ nước cạn trong mùa khô, tại khu vực thác Đray Nur dạng cột tại khu vực thác Đray Sáp (ảnh Tạ Hòa Phương) (ảnh Đặng Văn Bào) 2.2. Những thân cây gỗ Thủy tùng hóa thạch vào Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy nơi đây Hóa thạch gỗ Thủy tùng được phát hiện trong từng tồn lại một rừng cây gỗ lớn (được dự đoán là núi Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, Thủy tùng) trước khi có hoạt động núi lửa Neogen thuộc loại quý hiếm và đã bị khai thác kiệt trong - Đệ tứ trong vùng. nhiều năm qua (hình 5). Những thân và gốc cây Hoạt động núi lửa đã phun trào ra loại đá basalt được silic, opal, mã não hóa to nhất đã được đưa tholeit và basalt olivin của hệ tầng Túc Trưng về dựng trong công viên Đồng Xanh, thành phố (βN -Q tt). Đá basalt phủ trực tiếp lên các cánh Pleiku (hình 6), tạo nên điểm nhấn đặc sắc cho 2 1 rừng và biến những thân cây gỗ trở thành hóa công viên này. thạch trong những giai đoạn tiếp theo. Theo tài liệu Núi Chư A Thai là nơi người dân đã tìm được địa chất khu vực, hệ tầng Túc Trưng dày 30-350m và khai thác những thân cây hóa thạch lớn cung (T.Z. Thanh, et al., 2006; T.V. Tri, V. Khuc cấp cho các công viên và thị trường rộng từ Bắc (Editors), 2012). 185
  5. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 37 (2), 182-192 Hình 5. Núi Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, Hình 6. Khúc thân gỗ hóa thạch cao hơn 6m dựng trong nơi đã tìm thấy nhiều thân gỗ mã não hóa (ảnh Tạ Hòa Phương) công viên Đồng Xanh, Tp Pleiku (ảnh Tạ Hòa Phương) Các kết quả khảo sát đã xác định được các thân Khủng long, hơn 65 triệu năm trước (đáp ứng tiêu gỗ Thủy tùng bị opal hóa và mã não hóa nằm ở chí IX và X, mục 1). ranh giới giữa trầm tích tướng sông và đầm hồ tuổi Neogen của bồn trũng Sông Ba và tầng đá phun Trước hết phải kể đến cây Thông hai lá dẹt trào basalt Neogen - Đệ tứ. Mặt cắt địa chất tại (Ducampopinus krempfii), thuộc họ thông sườn núi Chư A Thai cho thấy phần dưới cùng là (Pinaceae) (hình 7). Đây là loài thông cổ với tán lá cát lẫn sạn tướng lòng sông cấu tạo phân lớp gồm từng cặp hai lá dẹt hình lưỡi kiếm đặc trưng. ngang, chuyển lên là bột sét xám vàng tướng bãi Hiện nay trên thế giới loài này chỉ còn tồn tại duy bồi, sét bột lẫn vật chất hữu cơ màu xám đen tướng nhất ở Việt Nam, phân bố hạn hẹp tại tỉnh Lâm đầm lầy; phủ trên là đá phun trào basalt phong hóa Đồng. Chúng mọc trên đất ở độ cao 1.200-1.600m. yếu. Thân gỗ bị opal hóa và mã não hóa nằm trong Hai vùng phân bố chính của thông hai lá dẹt là tập trầm tích tướng đầm lầy. Các kết quả điều tra Cổng Trời và Long Lanh, thuộc huyện Lạc Dương. khác còn cho thấy trong một số thân cây bị opal Loài này hiện diện phổ biến trong kiểu rừng lá hóa và mã não hóa còn có các ổ đá basalt. rộng hỗn giao với cây lá kim trên dạng địa hình Các nghiên cứu trên cho thấy hoạt động phun sườn và đỉnh núi. Các quần thể Thông 2 lá dẹt trào basalt ở Chư A Thai đã được xảy ra trong một đang tồn tại đa phần ở giai đoạn quá thành thục. Số cảnh quan đầm lầy với các cánh rừng Thủy tùng cá thể trong quần thể bình quân khoảng 20 cây, rộng lớn. Môi trường trầm tích, sinh vật và phun hiếm khi có quần thể với số lượng cá thể trưởng trào đặc biệt đã tạo nên rừng hóa thạch kiểu mã thành trên 100 cây, nên khả năng tồn tại của quần não hóa này. Công việc tiếp theo là cần đầu tư thể trong tương lai đang bị đe dọa (N.T. Mến, nghiên cứu chi tiết hơn để phát hiện những gốc và 2013). thân cây tại chỗ chưa bị khai thác. Trên cơ sở đó Thông hai lá dẹt thường gặp rải rác như là có thể xây dựng một “Vườn hóa thạch” tương tự những cây đại thụ cao trên dưới 30m, đường kính Công viên Quốc gia Rừng hóa đá (Petrified Forest) có thể đạt 1,5-1,6m, đôi khi tới 2m. Tán của cây của Hoa Kỳ, nơi hàng năm thu hút rất nhiều du thường khá rộng, dày, sẫm màu và có hình rẻ quạt. khách đến thăm. Đoạn thân dưới cành lớn, hầu như không có cành 2.3. Những rừng “Cây hóa thạch sống” đặc hữu nhánh, tròn đều và đâm thẳng vào tán lá. Khi cây của Tây Nguyên trưởng thành, lá nhỏ và ngắn lại (dài 4-5cm), màu sẫm, mọc thành búi dày ở đầu cành, làm cho tán Hiện nay ở Tây Nguyên còn tồn tại một số loại cây thông già trở nên dày và sẫm màu hơn. cây cực kỳ quý hiếm, được gọi là “cây hóa thạch sống”. Đó chính là những loài cây đặc hữu mà tổ Thông hai lá dẹt sinh trưởng rất chậm, tăng tiên của chúng từng có mặt cùng thời với bọn trưởng đường kính khoảng 1mm/năm, như vậy nếu 186
  6. T.H. Phương và nnk/Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, Tập 37 (2015) cây có đường kính 2,5m thì tuổi cây có thể đạt tới 1.000 năm, hoặc ít ra có tuổi hàng trăm năm (N. T. Mến, 201; V.V. Chi, 2004). Hình 8. Thảm Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis) ven hồ Ea Ral, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk (ảnh Trương Quang Hải) Thủy tùng có gỗ tốt, mùi thơm, không bị mối mọt, nứt nẻ, cong vênh, được dùng làm đồ gia dụng cao cấp và đồ gỗ mỹ nghệ (V.V. Chi, 2004). Quần thể thủy tùng lớn nhất ở Đắk Lắk phân Hình 7. Thông hai lá dẹt (Ducampopinus krempfii) bố ở vùng đầm lầy ngập nước nông với độ cao địa ở Vườn Quốc gia Bidoup, huyện Lạc Dương. hình trung bình 390-420m, nằm phía trên hồ chứa ( nước Ea Ral. Bao quanh cảnh quan thủy tùng là Vì là loại thực vật quý hiếm, được coi là “hóa các thảm cây công nghiệp lâu năm phát triển trên thạch sống”, nên các vùng phân bố chính của dạng địa hình đồi thoải trong vùng cao nguyên Thông hai lá dẹt tại Cổng Trời và Long Lanh, basalt Buôn Ma Thuột. Phân bố thủy tùng cho thấy thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cần được loài này sinh trưởng tốt nơi gần nước và đầm lầy, xây dựng thành các khu Bảo tồn thiên nhiên, được cây yêu cầu độ ẩm đất cao. Cây dáng thẳng, có tán bảo vệ nghiêm ngặt và khai thác hợp lý phục vụ du hình nón hẹp. Thảm thủy tùng mọc khá thuần loại lịch sinh thái. cùng số ít loài cây gỗ nhỏ như Bùi nước (Ilex annamensis), Nhọc (Quần đầu) (Polyalthia Loài thứ hai là Thủy tùng (Glyptostrobus harmandii), Trâm trắng (Syzygium syzygoides) và pensilis) - loài thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc một số loài cây dây leo sống phụ sinh. Cảnh quan chi Glyptostrobus (hình 8). Hiện nay, tại các xã Ea bảo tồn loài-sinh cảnh thủy tùng không những có Ral huyện Ea H'leo và xã Ea Hồ huyện Krông giá trị khoa học cao mà còn tạo ra sản phẩm du Năng, tỉnh Đắk Lắk, còn 2 quần thể Thủy tùng tự lịch sinh thái hấp dẫn và độc đáo ở Đắk Lắk. nhiên cuối cùng ở Việt Nam. Thủy tùng là cây gỗ to, nửa thường xanh, cao 20-35m, đường kính thân Có thể Thủy tùng chính là loại cây đã để lại ở độ cao 1,3m so với mặt đất khoảng 60-70 hóa thạch bị silic và opal hóa dưới tầng đá núi lửa (120)cm. Lá có 2 kiểu: trên cành non, chồi đông đã được phát hiện trong núi Chư A Thai, huyện của lá hình vẩy, dài khoảng 4mm, mùa đông không Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. rụng; trên cành nhỏ bên, lá hình dùi dạng dải, dài 2.4. Những điểm xuất lộ đá thuộc loại cổ nhất 6-10mm, hai bên dẹt, thường xếp hình lông chim, Việt Nam mùa đông rụng. Nón đực và cái cùng gốc nhưng mọc riêng rẽ ở đầu cành, vẩy hạt hóa gỗ, gốc hạt Địa khối Kon Tum thuộc Tây Nguyên là một có cành dài hướng xuống phía dưới. Thủy tùng trong 2 khu vực xuất lộ loại đá cổ tuổi Arkei (trên mọc ưu thế trong một số rừng đầm lầy cận nhiệt 2,5 tỉ năm trước) ở Việt Nam. Tại lưu vực sông Ba đới nửa rụng lá. Cây có rễ khí sinh xốp nhẹ, không trong địa phận tỉnh Gia Lai, đá của loạt Kan Nack bị ngập. (NA-PP) thuộc loại này. 187
  7. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 37 (2), 182-192 Loạt Kan Nack do Nguyễn Xuân Bao và Trần suất cao - nhiệt độ thấp với sự có mặt của đá phiến Tất Thắng thành lập năm 1979 với tên gọi “Phức talc - chloritoid - granat. hệ Kan Nack”, phân bố ở khu vực Kan Nack dọc Tuổi của loạt Kan Nack chưa được xác định sông Ba. Loạt này gồm 4 hệ tầng - Kon Cot, Xa chính xác, tuy đã có một số phân tich tuổi đồng vị Lam Cô, Đắk Lô và Kim Sơn. bằng các phương pháp Ar - Ar, Rb - Sr, Nd - Sm, Loạt Kan Nack có cấu trúc địa chất rất phức U - Pb trên các đối tượng khác nhau của loạt. Tất tạp, đã bị nhiều pha biến chất và biến dạng chồng cả số phân tích này đều cho tuổi từ Mesoproterozoi lên nhau trong suốt quá trình lịch sử lâu dài làm tới Trias ngoại trừ một mẫu tuổi nguồn theo mô cho các dấu hiệu về cấu tạo nguyên thủy bị xoá hình manti nghèo cho giá trị 2,7 tỉ năm đối với nhoà, nhiều vùng lại bị uốn nếp, đứt gãy nghịch granulit mafic ở sông Ba (T.V. Trị, V. Khúc đảo, rất khó khôi phục lại thứ tự địa tầng một cách (Editors) et al., 2012). chính xác. Việc xác lập thứ tự địa tầng hiện nay Từ thực tế tồn tại của đá loạt Kan Nack tại Tây chỉ mang tính tạm thời, trong khi chưa có tài liệu Nguyên, có thể nghĩ đến việc xây dựng một tuyến đo vẽ chi tiết tại vùng Kan Nack - vùng có mặt cắt du lịch xuyên suốt lịch sử phát triển vỏ Trái đất, từ đặc trưng nhất cho loạt Kan Nack. những đá cổ nhất của loạt này, tới những đá trẻ hơn thuộc các giới Cổ sinh, Trung sinh và Tân Các đá của loạt Kan Nack bị biến chất khu vực sinh. Điểm khởi đầu của tuyến có thể chọn vết lộ ở sâu, nhiều nơi bị biến chất chồng và siêu biến chất dưới chân cầu Daksaro, huyện Kon Ch’ro, Gia Lai mạnh mẽ. Các đá của loạt bị biến chất ở tướng (hình 9, 10). Vết lộ dài khoảng 60m, dọc theo bờ granulit, nhưng khu vực Kan Nack đá bị biến chất một con suối nhỏ, Tại đây có thể quan sát tổ hợp ở miền nhiệt độ cao của tướng granulit. Các vùng các loại đá biến chất của loạt Kan Nack như gneis, khác như Kim Sơn, Bồng Sơn, Sông Côn, An Lão, đá phiến hai mica, tây nam Ba Tơ, đá bị biến chất chồng ở tướng Tuyến du lịch đó sẽ đáp ứng nhu cầu của một amphibolit, đá phiến hai mica (epidot - amphibolit) bộ phận du khách tìm hiểu sâu hơn về lịch sử Trái và đá phiến lục. Riêng vùng Hoài Ân - Phù Mỹ các đất, cùng những sự kiện địa chất chính yếu tạo đá tướng granulit bị biến chất chồng ở tướng áp dựng nên cấu trúc Tây Nguyên ngày nay. Hình 9. Vết lộ đá biến chất thuộc loạt Kan Nack dưới chân cầu Hình 10. Tập đá gneis trong vết lộ đá biến chất thuộc loạt Daksaro, huyện Kon Ch’ro, Gia Lai (ảnh Tạ Hòa Phương) Kan Nack dưới chân cầu Daksaro (ảnh Tạ Hòa Phương) 2.5. Cảnh quan núi lửa hùng vĩ đất mà phần lớn diện tích của nó được hình thành từ đất đỏ basalt - sản phẩm phong hóa của dung Hiện nay, nếu muốn ngắm những công trình nham núi lửa. núi lửa kỳ vĩ nhất từng hoạt động ở Việt Nam, du khách chỉ có thể đến Tây Nguyên. Một tuyến du Các nhà khoa học từ lâu đã chứng minh ở Tây lịch tìm hiểu chóp núi lửa có thể tổ chức tại miền Nguyên núi lửa từng hoạt động dữ dội vào những 188
  8. T.H. Phương và nnk/Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, Tập 37 (2015) giai đoạn chưa xa của lịch sử Trái đất (Neogen - Nguyên, cao hơn 1.000m và là đỉnh cao nhất khu Đệ tứ) nên những dấu ấn chúng để lại còn rất rõ vực Pleiku với cái miệng tròn xoe hình phễu khổng nét. Pleiku, thủ phủ của tỉnh Gia Lai, là thành phố lồ (hình 11). Cũng trong khu vực còn có Biển Hồ nằm bên 15 ngọn núi lửa, trong số đó có ngọn núi đẹp một cách kỳ bí, do 3 miệng núi lửa âm tròn Hàm Rồng (Chư Hơ Đrông) nổi tiếng nhất Tây xoe ghép lại (hình 12). Hình 11. Núi lửa Hàm Rồng, tỉnh Gia Lai Hình 12. Biển Hồ, tỉnh Gia Lai ( úi+lửa+hàm+Rồng+gia+lai ( ển+hồ+gia+lai&rlz) &rlz=1C1GGGE) Những núi lửa dạng chóp được hình thành do động của núi lửa - một trong các hiện tượng thiên dung nham có độ nhớt tương đối cao, nên khi phun nhiên hùng vĩ và nguy hiểm từng xảy ra trong quá ra khỏi miệng núi lửa chúng cứ đùn lên, cao dần, khứ ở nơi đây. Trong một số miệng núi lửa ở khu tạo hình chóp nón. Về sau phần xung quanh miệng vực Kon Tum và Gia Lai du khách có thể tìm được chóp có thể bị san bằng, hạ thấp do quá trình những trái bom núi lửa - từng là những mảng dung phong hóa đá phun trào. Thậm chí phần trên ngọn, nham bị tung vào khí quyển, trong quá trình rơi trở lại mặt đất chúng đã kịp đông cứng và trở thành quanh miệng núi lửa thường bị phá hủy mạnh hơn, những “trái bom” với hình thù khác nhau, thường tạo hình lòng chảo với độ nông sâu khác nhau, do có dạng quả soài hoặc gần tròn. đá tích đọng trong họng núi nửa và phần giáp kề thường có kết cấu yếu, dễ bị phá hủy nhất. Núi 2.6. Mặt cắt vỏ phong hóa laterit bauxit - một Hàm Rồng chính là ví dụ điển hình của hình loại kiểu di sản thiên nhiên giá trị núi lửa này đã ngừng hoạt động. Khám phá bí ẩn của việc hình thành tầng Kiểu núi lửa thứ hai cũng khá phổ biến ở Tây bauxit ở Tây Nguyên là một loại hình du lịch khoa nguyên, đó là núi lửa dạng lớp phủ, phun ra loại học có tính hấp dẫn cao. Hiện nay, Việt Nam trở dung nham có độ nhớt thấp, không tạo nên chóp thành một trong hơn 10 nước có trữ lượng quặng núi lửa được mà tràn ra xung quanh tạo nên lớp bauxit lớn nhất thế giới. Quặng bauxit ở Việt Nam phủ dung nham. Dung nham loại này thường là lại tập trung chủ yếu tại Tây Nguyên, trong đó các basalt, với độ dày mỏng khác nhau. Khu vực tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Kon Tum có diện phân miệng núi lửa dễ bị phá hủy, tạo nên những địa bố rộng rãi nhất. Bauxit Tây Nguyên là sản phẩm hình âm hình lòng chảo chứa nước. Đó chính là điển hình của quá trình phong hóa thời kỳ Đệ tứ các hồ núi lửa, có dạng gần tròn, kiểu như Biển Hồ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới trên các đá phun ở Gia Lai. trào basalt. Vậy quá trình hình thành quặng bauxit ở Tây Nguyên đã diễn ra như thế nào? Đáp án câu Cùng với vẻ đẹp tự nhiên như một trái núi cao, hỏi này du khách có thể tìm thấy qua những mặt một hồ nước rộng trải ra trên mảnh đất cao cắt địa chất ngoài thực địa, thấy được quá trình nguyên, các di tích núi lửa cổ tại Tây Nguyên còn biến đổi từ đá basalt gốc, trải qua quá trình phong quyến rũ bởi nguồn gốc của chúng gắn với hoạt hóa, rồi trở thành quặng bauxit. 189
  9. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 37 (2), 182-192 Vỏ phong hoá là tầng sản phẩm phong hoá của nnk, 2010; 2012; H. Tachihara and TS. T. Honda, đá gốc được giữ nguyên tại chỗ và có cấu trúc 2014). Các thông tin phát hiện này đã được các tổ phân đới theo phương thẳng đứng. Trong vùng khí chức quốc tế, các nhà khoa học nước ngoài quan hậu nhiệt đới ẩm, với các điều kiện phong hóa lý tâm và hợp tác nghiên cứu. Đoàn khảo sát hang tưởng như ở Tây Nguyên, từ các đá basalt giàu động núi lửa liên hợp Việt - Nhật đã gặt hái được alumosilicat có thể tạo nên vỏ phong hóa phân đới nhiều thành công, trong đó đã xác lập độ dài kỷ lục đầy đủ. Vỏ phong hóa phân đới đầy đủ bao gồm 5 về hang động núi lửa ở Đông Nam Á và một số đới từ dưới lên như sau: (1) Đới đá gốc còn tươi thông tin khoa học bước đầu liên quan. Kết quả kỷ (basalt). (2) Đới vỡ vụn (saprolit), (3) Đới hỗn hợp (mảnh vụn đá gốc và sét), (4) Đới sét loang lổ lục này đã được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (litoma) và (5) Đới laterit, còn gọi là đá ong. Việt Nam tổ chức Hội nghị Thông cáo Báo chí vào ngày 26/12/2014 vừa qua tại Hà Nội (H. Tachihara Chính đới laterit chứa rất nhiều oxit nhôm và and TS. T. Honda, 2014). oxit sắt, là hợp phần quan trọng của quặng bauxite ở Tây Nguyên. Những mặt cắt vỏ phong hóa với Theo tài liệu khảo sát thực địa của Đoàn nghiên đầy đủ các đới phân bố rộng rãi ở Tây Nguyên, cứu hợp tác Việt - Nhật, trong đó một số nhà khoa nhưng để thuận tiện có thể chọn những vết lộ ngay học công tác tại Bảo tàng Địa chất Việt Nam cũng ven đường quốc lộ để giới thiệu cho du khách tìm là thành viên thực hiện đề tài mã số TN3/T18, tính hiểu, học tập. Một trong những mặt cắt lý tưởng đến thời điểm này có thể rút ra một vài kết luận của vỏ phong hóa laterit tạo bauxit có thể chọn là ban đầu sau đây về các hang động phát hiện tại mặt cắt ở phía bắc thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông (hình 13), nơi đang xây dựng nhà máy chế khu vực Krông Nô: (i) Kỷ lục về độ dài hang dung biến Alumina Nhân Cơ. nham ở Đông Nam Á: Hang C7 dài nhất (1066,5m); Hang C3 dài thứ hai (594,4m), Hang A1 dài thứ năm (438,7m); (ii) Các hang C7 (hình 14), C3, A1 có những đặc điểm sau: lòng hang hình ống, có thạch nhũ dung nham, các “kệ” nham thạch, ống lồng trong ống, hang phân nhánh phân tầng, tường hang có mặt các vết khía song song nằm ngang; (iii) Cơ chế thành tạo hang khá phức tạp. Nguồn gốc thành tạo các hang động này là nguồn gốc nguyên sinh - được thành tạo ngay trong quá trình đông cứng dòng dung nham. Các dấu hiệu cho thấy: hang có thể được tạo thành do co rút thể tích khi bề mặt dòng dung nham bị đông cứng trong khi bên trong vẫn ở thể lỏng và đang Hình 13. Mặt cắt biến đổi trực tiếp từ tầng đá basalt gốc sang tiếp tục chảy; hoặc có thể do các khoảng trống tầng quặng bauxit ở phía trên, tại phía bắc của thị xã Gia Nghĩa, được tạo thành do quá trình chảy rối chảy xoắn của 5km (ảnh Tạ Hòa Phương) dòng dung nham; (iv) Một số phát hiện về khuôn 2.7. Hệ thống hang động núi lửa độc đáo tại khu cây trên bề mặt khu vực nghiên cứu cũng như vực Krông Nô, Đắk Nông trong các hang động chứng tỏ đã từng có một khu Hang động trong đá núi lửa trên thế giới nói rừng khi núi lửa Chư B’luk hoạt động, dung nham chung, khu vực Châu Á nói riêng không phải là phun trào và bao phủ lên tất cả; v, Khu vực Krông hiếm, nhưng chúng có mặt không nhiều ở Việt Nô có nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện, Nam. Trong những năm gần đây, một số nhà khoa hang động ở đây khá rộng và đẹp, rất có thể là nơi học đã có phát hiện mới về hệ thống hang động sinh sống của người tiền sử; vi, Mặc dù các hang trong đá basalt ở khu vực Krông Nô, Đắk Nông. núi lửa nêu trên có giá trị du lịch cao nhưng trước Thông tin về phát hiện mới này đã được công bố ở mắt chưa khuyến khích du lịch, cần bảo vệ khẩn hội nghị công viên địa chất toàn cầu cũng như các cấp để nghiên cứu chi tiết và quy hoạch cụ thể tạp chí chuyên ngành trong nước (L.T. Phúc và nhằm bảo tồn di sản hang động. 190
  10. T.H. Phương và nnk/Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, Tập 37 (2015) tiềm năng cần được tiếp tục nghiên cứu như quả núi Chư A Thai chứa các thân cây gỗ thủy tùng bị opal và mã não hóa; trường đá biến chất tối cổ trong địa khối Kon Tum, hệ thống hang động núi lửa xuyên đá basalt dọc sông Sêrêpôk, các khu rừng thực vật “hóa thạch sống” thủy tùng và thông hai lá dẹt hiếm hoi còn sót lại trên Trái đất. Những tài nguyên có giá trị di sản này hứa hẹn tạo nên những nét độc đáo cho du lịch Tây Nguyên. Trong định hướng phát triển du lịch Tây Nguyên trước mắt cần chú trọng tạo dựng không gian du lịch của một vùng di sản thiên nhiên và Hình 14. Hang C7, huyện Krông Nô, Đắk Nông. văn hóa đặc sắc. Cần tổ chức một số điểm và tuyến Trần hang có dạng vòm, nền hang tương đối bằng phẳng du lịch sinh thái mới, ví dụ tuyến du lịch xuyên (Nguồn: suốt lịch sử Trái đất, tuyến du lịch quan sát cảnh dai-nhat-dong-nam-a-vua-phat-hien-o-viet-nam-3125485.html quan núi lửa cổ, tuyến du lịch tham quan các thác Liên quan tới di sản địa chất hang động nói nước hùng vĩ của Tây Nguyên và hành trình quan chung, đặc biệt hang động trong đá basalt nói riêng sát các hóa thạch sinh vật cổ. luôn tiềm ẩn nhiều thông tin khoa học có giá trị Tài liệu dẫn cao và có giá trị thẩm mỹ, như: tính phân kỳ của hoạt động phun trào, đặc điểm dòng dung nham Bonface B. G., Cooper C., 2012: Worldwide Destinations: The phun trào, quá trình hoạt động phun trào và cơ chế Geography of Travel and Tourism, Publishing House hình thành hang, các thạch nhũ trong hang, các di Routledge, p.610. chỉ cổ sinh, đang chờ các nhà khoa học khám Võ Văn Chi. 2004: Từ điển Thực vật thông dụng (Tập 2). Nxb. phá và điều tra nghiên cứu để giải mã. Hang động Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2698tr. trong đá basalt là một trong những kiểu di sản địa chất rất có giá trị của khu vực nghiên cứu, luôn La Thế Phúc, Trương Quang Quý, Đỗ Chí Kiên, 2010: Di sản hàm chứa nhiều nội dung khoa học cả về tự nhiên địa chất liên quan đến đá basalt ở Tây Nguyên và các giải và xã hội, có giá trị du lịch, cần đầu tư nghiên cứu pháp bảo tồn phát triển bền vững. Số đặc biệt kỷ niệm 65 tổng thể để xác lập các giá trị di sản về địa chất, năm ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam. TC Địa văn hóa và sinh vật, để bảo tồn, quản lý và khai chất. Hà Nội, 320, 514-521. thác hợp lý trong khuôn khổ một công viên địa chất, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội La Thế Phúc, Lương Thị Tuất, Trương Quang Quý, 2012: Hang tỉnh Đắk Nông nói riêng, vùng Tây Nguyên động trong đá basalt ở Cư Jut, Đắk Nông, Việt Nam. Hội nói chung. nghị Công viên Địa chất Toàn cầu năm 2012 tại Unzen, 3. Kết luận Nhật Bản, tháng 5/2012. Tây Nguyên có hệ thống tài nguyên du lịch tự Nguyễn Thành Mến, 2013: Một số đặc điểm quần thể và phân nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng và đặc sắc, bố loài Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii H. Lec) ở Lâm trong đó các di sản thiên nhiên có vị thế quan Đồng. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 1, năm 2012, trọng. Một số di sản thiên nhiên của Tây Nguyên tr.2095-2104. có giá trị nổi bật đối với phát triển du lịch, đó là Trương Quang Quý, La Thế Phúc, 2010: Trinh Nữ waterfall những khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên và giá trị geologicall heritage, Đắk Nông province. Journal of thẩm mỹ khác thường như nhiều thác nước nổi Geology; series B.35-36/2010; 131-139. Hà Nội: tiếng, trong số đó điển hình là cụm thác Đray Nur Department of Geology and Minerals of Vietnam. và Đray Sáp trên sông Sêrêpôk; nhiều ngọn núi lửa đã tắt và các hồ nước hình thành từ miệng núi lửa, H. Tachihara, TS. T. Honda, 2014: Báo cáo kết quả nghiên cứu mà điển hình là núi lửa Hàm Rồng và Biển Hồ ở sơ bộ các hang động núi lửa ở Đắk Nông, Việt Nam. Hội Gia Lai, Ngoài ra nhiều di sản thiên nhiên có nghị Thông cáo báo chí “Công bố kết quả khảo sát hang 191
  11. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 37 (2), 182-192 động núi lửa tại khu vực Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, Tây Trần Văn Trị, Vũ Khúc (Editors) và nnk. 2012: Geology and Nguyên Việt Nam” ngày 26/12/2014 tại Tổng cục Địa chất Earth Resources of Vietnam. Publishing House for Science và Khoáng sản Việt Nam, số 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội. and Technology, Hanoi. 636 pgs. Tong Dzuy Thanh, Vu Khuc (Editors), et al., 2006: Wolfgang Eder, 2004: Geoparks - geological attractions: A tool Stratigraphical units of Vietnam. Vietnam National for public education, recreation and sustainable economic University Publishing House. Hanoi. 528 pgs. (2012 in lần development. UNESCO, Division of Earth Sciences, 1, rue thứ 2). Miollis, F-75732 Paris Cedex 15, France. 192