Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Etude cho đàn phím điện tử tại trường Đại học Hạ Long

doc 6 trang hapham 2090
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Etude cho đàn phím điện tử tại trường Đại học Hạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_etude_cho_dan_p.doc

Nội dung text: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Etude cho đàn phím điện tử tại trường Đại học Hạ Long

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ETUDE CHO ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG Đào Thị Thanh Ngân [*] Trong xã hội hiện nay, giáo dục âm nhạc góp phần không nhỏ cho việc nuôi dưỡng và phát triển tài năng âm nhạc tương lai. Do đó yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường nghệ thuật chuyên nghiệp nói chung và Trường Đại học Hạ Long nói riêng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền giáo dục âm nhạc của đất nước. Qua nghiên cứu giáo trình giảng dạy đàn phím điện tử tại Trường Đại học Hạ Long cho thấy, dạy học Etude giữ một vị trí quan trọng nhằm phát triển bền vững kỹ thuật diễn tấu và khả năng biểu cảm cho học sinh chuyên ngành. Bên cạnh đó, việc luyện tập Etude (bài tập kỹ thuật) còn giúp bổ trợ phát triển các quy luật sắp xếp và chuyển động của ngón đàn. Từ những kỹ năng hình thành được qua luyện tập Etude, học sinh sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các tác phẩm âm nhạc. Trên thực tế, việc dạy học Etde tại Khoa Nghệ thuật còn tồn tại những hạn chế như: hệ thống các bài tập Etude trong chương trình đào tạo của Khoa còn chưa hợp lý, việc giao bài chưa phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Cách khắc phục các lỗi kỹ thuật phát sinh trong quá trình sửa bài còn chưa triệt để Học sinh không thuận lợi khi đàn các bài tập có các quãng nhảy xa hay các bài có tốc độ nhanh, còn lúng túng khi kết hợp hai tay và khi xử lý sắc thái của bài tập Sự tích hợp kỹ thuật thông qua học tập Etude còn chưa đầy đủ tạo nên những khó khăn cho việc tập luyện và biểu diễn các tác phẩm âm nhạc. Từ những trực trạng trên, bài viết xin đưa ra một số giải pháp dạy học Etude cho đàn phím điện tử nhằm khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm của học sinh, góp phần nâng cao chất dạy học đàn phím điện tử tại Khoa Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long. 1. Những giải pháp kỹ thuật Hệ thống các bài tập Etude xây dựng nền tảng kỹ thuật cơ bản cho việc học tập đàn phím điện tử có những dạng khác nhau phù hợp với các đối tượng khác nhau. Sự phát triển kỹ thuật trong Etude bao gồm kỹ thuật tay phải, kỹ thuật tay trái và sự kết hợp giữa hai tay. Đây là những kỹ thuật đặc trưng trong dạy học đàn phím điện tử. Các dạng Etude phát triển kỹ thuật tay phải cơ bản nhất là Etude luyện ngón của Hannon. Đây là một dạng bài tập khá cơ bản đối với học sinh mới tiếp cận với đàn phím điện tử (chủ yếu là học sinh ở trình độ năm thứ nhất và thứ hai). Tiếp đó là Etude
  2. chuyên sử dụng cho từng loại hình tiết tấu khác nhau như Etude Czerny Đây là những dạng Etude trang bị cho học sinh những kỹ thuật cơ bản mang tính nền tảng cho sự phát triển sau này. Sự luyện tập thuần thục các dạng giai điệu chạy liền bậc trên tay phải cũng tạo nên một giải pháp tốt trong việc phát triển độ nhậy cũng như sự linh hoạt của ngón đàn. Một trong những đặc thù mang tính tiêu biểu cho kỹ thuật tay trái là việc chơi những hợp âm, chồng âm Trong việc trang bị kỹ thuật chơi hợp âm cho học sinh đàn phím điện tử, chúng ta cần nhấn mạnh cả hai khía cạnh là kỹ thuật chơi hợp âm chiều dọc (cột đèn) và chơi hợp âm rải. Mỗi dạng chơi hợp âm này thường có những đòi hỏi kỹ thuật rất khác nhau, đặc biệt khi chơi hợp âm rải ở tốc độ cao thường là những thử thách kỹ thuật ngay cả ở trình độ cuối trung cấp. Để chủ động trong kỹ thuật chơi rải hợp âm, người thầy cần phân tích rõ cho học sinh dạng hợp âm rải nào giữ vị trí giai điệu và dạng nào chỉ là phần đệm hòa âm, tránh chơi át cả bè giai điệu trên tay phải. Trong quá trình thực hành, người cần khắc phục kịp thời cho học sinh những lỗi phát sinh đó, không để tính trạng lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen khó sửa. Có thể nói trong nhiều Etude Czerny, chúng ta có thể ứng dụng được dạng kỹ thuật này cho HS nâng cao kỹ thuật tay trái. Trong các dạng Etude kết hợp kỹ thuật hai tay, chúng ta thấy có sự nối tiếp giai điệu với hai tay trong các kỹ thuật non legato, staccato Sự kết hợp giữa đi giai điệu dẫn dắt của tay phải và phần đệm tay trái có một tầm quan trọng nhất định trong việc xây dựng tính thống nhất âm nhạc. Dạng kỹ thuật này chủ yếu là đi liền bậc trong kỹ thuật tay phải và tay trái và đây cũng là một kỹ thuật điển hình trong âm nhạc thời Cổ điển Trong sự phối hợp kỹ thuật giữa tay phải và tay trái, chúng ta cần lưu ý tới việc tạo nên sự phân bổ hợp lý về cường độ âm thanh. Bên cạnh đó, sự phối hợp hai tay còn tạo nên cách chơi các quãng ba và quãng sáu, chính vì vậy sự thống nhất hai tay để tạo nên các quãng đẹp cũng là một yếu tố kỹ thuật cần được người thầy chú ý. Đây cũng là một giải pháp kỹ thuật quan trọng nhằm bảo đảm cho việc chơi tác phẩm một cách tinh tế, nhạy cảm của học sinh đàn phím điện tử sau này. Trong các giải pháp giảng dạy Etude với mục đích phát triển kỹ thuật, người thầy nên chú trọng vào các giải pháp giảng dạy các kỹ thuật cơ bản. Đối với việc giảng dạy Etude đàn phím điện tử Hệ Trung cấp tại Khoa Nghệ thuật Trường Đại học Hạ Long thì việc giảng dạy kỹ thuật cơ bản có ý nghĩa quan trọng bởi lứa tuổi bắt đầu học của các em còn tương đối nhỏ. Có nhiều dạng kỹ thuật cơ bản khác nhau được sử dụng trong giảng dạy đàn phím điện tử trong đó kỹ thuật chơi legato và non legato là hai dạng kỹ thuật tiêu biểu nhất.
  3. Kỹ thuật legato hay bắt gặp trong Etude là những nét chạy Gam liền bậc. Có dạng Etude chơi legato trên tay phải, đây là trường hợp phổ biến nhất trong các Etude cho đàn phím điện tử. Nét giai điệu thường được kết hợp giữa chạy lên, chạy dích dắc và chạy xuống. Mỗi khi có những sự khác biệt trong chuyển động, người thầy cần rất quan tâm tới độ đều về tiết tấu, và độ liền tiếng của âm thanh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc chơi đều về cường độ mỗi lần chuyển hướng tiến hành giai điệu. Một trong những kỹ thuật mang tính nền tảng của các nhạc cụ phím kể cả Piano hay đàn phím điện tử là kỹ thuật chơi non legato. Có người cho rằng, chỉ cần ta không chơi legato tức là ta đã chơi được non legato. Điều này hoàn toàn là sai lầm bởi khi chơi non legato, người chơi đàn phải rất chú ý tới kỹ thuật cổ tay và ngón tay. Âm thanh không được quá ngắn hoặc quá dài, không có nhấn và cường độ phải giữ cho vừa phải, đều, tránh nhấn đột ngột 2. Giải pháp đa dạng hóa trong dạy học Etude Quá trình học tập nhạc cụ nói chung và đàn phím điện tử nói riêng là một quá trình phát triển kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng diễn tấu. Đây là một quá trình dài lâu và đòi hỏi sự luyện tập gian khổ của người học sinh. Để giúp cho học sinh phát triển kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng diễn tấu, người dạy có thể áp dụng những giải pháp sau: - Khắc phục các lỗi kỹ thuật trong quá trình dạy học Etude. Trong quá trình dạy học Etude, học sinh khó tránh được những lỗi sai về kỹ thuật. Nhiệm vụ của người thầy là phải phân tích cho học sinh nhận thấy những lỗi kỹ thuật đã mắc phải, đồng thời khắc phục và sửa sai kịp thời tránh tình trạng để học sinh mắc lỗi thành một thói quen và khi đó việc sửa lỗi sẽ trở thành vấn đề khó khăn hơn đối với người học - Lựa chọn Etude nâng cao cho học sinh khá và giỏi. Trên thực tế, trong tập bài giảng môn học, các Etude cho từng học phần là khá rõ ràng. Mặt khác giữa các học sinh thuộc cùng một học phần lại có sự khác nhau về năng khiếu hoặc về trình độ. Vì vậy, người dạy phải tùy thuộc vào khả năng của mỗi học sinh để chọn ra những bài Etude có tiêu chí về kỹ thuật phù hợp. - Đa dạng hóa trong giảng dạy nhịp điệu. Trong âm nhạc châu Âu, nhịp điệu giữ một vị trí quan trọng trong thể hiện phong cách và xúc cảm âm nhạc. Nhịp điệu thể hiện linh hồn của một tác phẩm. Do đó đa dạng hóa trong giảng dạy các loại nhịp điệu là yếu tố không thể thiếu trong dạy học âm nhạc. Người thầy cân hướng dẫn cho các e chơi nhiều bài Etude ở nhiều loại nhịp khác nhau. Trong trường hợp các em chơi sai nhịp điệu và tốc độ, tính chất âm nhạc cũng vì thế bị sai lạc. Cần đưa vào giáo trình học cho các em đầy đủ những nhịp điệu thông dụng đóng vai trò nền tảng trong âm nhạc cổ điển
  4. như nhịp 2/4; 3/4; 4/4; 3/8; 6/8 Ngoài ra các dạng Etude cũng cần đa dạng về hình thức tiết tấu. - Bổ sung Etude Việt Nam. Theo khảo sát thực tế của tôi thì tài liệu về Etude cho đàn phím điện trong nước ta là không nhiều. Tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp hiện nay, tài liệu dạy Etude hầu hết là những tuyển tập Etude quốc tế viết cho piano của những tác giả nổi tiếng thế giới như Hannon, Czerny, hoặc giáo trình Nga tập 1, 2, 3, 4. Những tài liệu này chủ yếu được cung cấp từ Trung tâm Thông tin và thư viện của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Các Etude của các tác giả Việt Nam ít được sử dụng làm tài liệu trong các trường âm nhạc bởi số lượng sáng tác không đáng kể và tính phổ biến còn quá hạn chế. Vì vậy tôi thiết nghĩ, việc bổ sung thêm những bài Etude Việt Nam vào chương trình dạy học đàn phím điện tử tại Trường Đại học Hạ Long là cần thiết. Đây là một giải pháp thiết thực, ngoài mục đích nâng cao kỹ thuật ngón đàn trong quá trình tập luyện các bài tập Việt Nam, học sinh sẽ hiểu và tự hào hơn về thành tựu của nền âm nhạc nước nhà, thêm yêu quê hương đất nước và con người Việt Nam. 3. Bổ sung Etude cho giáo trình đàn phím điện tử Việc bổ sung giáo trình định kỳ hàng năm là công tác cần thực hiện ở mỗi cơ sở đào tạo âm nhạc. Đàn phím điện tử là một nhạc cụ tương đối non trẻ so với các nhạc cụ phương Tây khác. Chính vì vậy, việc bổ sung giáo trình giảng dạy nói chung, giáo trình Etude nói riêng là rất quan trọng tại Khoa Nghệ thuật Trường Đại học Hạ Long. Việc bổ sung giáo trình giảng dạy Etude cho đàn phím điện tử được khai thác từ các nguồn khác nhau như từ việc chuyển soạn các Etude của Piano, Etude Jazz và các Etude của các tác giả Việt Nam nhằm mục đích đa dạng hóa giáo trình giảng dạy để các giảng viên và học sinh có thể mở rộng sự lựa chọn. Điều này cũng cần tôn trọng thời lượng giảng dạy, tuy nhiên, chúng ta có thể thêm số lượng Etude trong trường hợp học sinh có năng khiếu xuất sắc. Ngoài ra việc giảng dạy và giải thích về nội dung các giáo trình Etude có thể đưa vào các buổi ngoại khóa hoặc các buổi sinh hoạt chuyên môn của tập thể giảng viên trẻ và học sinh các lứa tuổi. Đây là phương pháp mới với mục tiêu tiếp cận được với phương pháp giảng dạy hiện đại trên thế giới. Một số Etude có thể đưa vào giáo trình dạy học đàn phím điện tử tại Trường Đại học Hạ Long: - Etude piano chuyển soạn cho đàn phím điện tử. Có thể nói rằng các giáo trình Etude soạn cho Piano là vô cùng phong phú. Đàn phím điện tử cũng là một nhạc cụ có hệ thống phím giống như đàn Piano nên việc chuyển soạn này là rất hợp lý và có lợi đối với công tác giảng dạy. Tính kỹ thuật trong các giáo trình Etude Piano đạt tới trình độ đỉnh cao và đã được trải nghiệm qua nhiều thế kỷ. Việc sử dụng các Etude Piano chuyển soạn cho đàn phím điện tử sẽ giúp cho người dạy và học đàn phím điện tử tiếp cận được với những kỹ thuật đỉnh cao này.
  5. - Etude Jazz. Etude Jazz trên thế giới mặc dù chưa nhiều như trong âm nhạc Cổ điển nhưng nó cũng có những đặc trưng riêng biệt cần đưa vào giáo trình giảng dạy đàn phím điện tử tại Khoa Nghệ thuật Trường Đại học Hạ Long. Riêng về tính kỹ thuật, chơi các Etude Jazz cũng không đơn giản bởi tiết tấu nhịp điệu và phong cách của nó có độ phức tạp nhất định. Việc đưa các Etude Jazz vào giáo trình giảng dạy cũng giúp ích cho các em khi tiếp cận với những bản nhạc nhẹ hoặc chơi các tác phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam theo dòng nhạc nhẹ hoặc bán cổ điển. - Bài tập kỹ thuật của tác giả Việt Nam. Qua nghiên cứu thực trạng giáo trình giảng dạy cho học sinh hệ Trung cấp chuyên ngành đàn phím điện tử tại Trường Đại học Hạ Long, tác giả thấy các bài tập kỹ thuật của tác giả Việt Nam chưa được đưa vào chương trình giảng dạy. Việc bổ sung các bài tập kỹ thuật của các tác giả trong nước là rất cần thiết bởi đó là những bài tập có yêu cầu về tính kỹ thuật cao, đặc biệt về hòa thanh mang âm hưởng đặc trưng cho nhiều vùng miền của đất nước. Điều này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về nền âm nhạc dân tộc, tạo tình yêu quê hương đất nước cho các em học sinh. Trên đây là một số giải pháp trong đổi mới giáo trình và phương pháp dạy học Etude cho đàn phím điện tử tại Khoa Nghệ thuật Trường Đại học Hạ Long. Với sự bổ sung này, chúng tôi hy vọng có thể tìm ra những giải pháp nhằm đa dạng hóa nội dung giáo trình và nâng cao phương pháp dạy học Etude cho đàn phím điện tử tại Hệ Trung cấp Khoa Nghệ thuật Trường Đại học Hạ Long. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Hà Mai Hương (2010), Về việc giảng dạy môn Piano phổ thông trong các tưởng âm nhạc chuyên nghiệp, Luận văn thạc sỹ nghệ thuật học được bảo vệ tại Học viên Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. 2. Phạm Tú Hương (2003), Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Nxb Đại học Sư phạm 3. Lưu Minh- Phúc Linh (2005), Tuyển tập tác phẩm Việt Nam và Quốc Tế cho Accordion và Keyboard, tập I, Trung tâm Thông tin – Thư viện Âm nhạc Nhạc Viện Hà Nội. 4. Berklee Guide. Softcover with CD. 128 pages. Published by Berklee Press (HL.50449606). 5. Carl Czerny (2000), 100 UBUNGSTUCKE Op 139, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Carl Czerny (2000),Schule der Gelaufigkeit Op 229, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
  6. 7. Carl Czerny (2000), Practical Exercies for Beginners Op 559,Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. ___ [*] Lớp Cao học k4 – Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Âm nhạc