Nghiên cứu phát triển Cluster (cụm) ngành du lịch: Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu phát triển Cluster (cụm) ngành du lịch: Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nghien_cuu_phat_trien_cluster_cum_nganh_du_lich_hue_da_nang.pdf
Nội dung text: Nghiên cứu phát triển Cluster (cụm) ngành du lịch: Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CLUSTER (CỤM) NGÀNH DU LỊCH: HUẾ - ĐÀ NẴNG - QUẢNG NAM A STUDY ON THE CLUSTER DEVELOPMENT OF TOURIST INDUSTRY: HUE - DA NANG - QUANG NAM Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Văn Long Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Tiếp cận phân tích cluster ngành là sự phát triển có tính kế thừa của tiếp cận ngành truyền thống với những khác biệt trong chính sách phát triển kinh tế khu vực. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này nhằm cung cấp một cơ sở nền tảng để các nhà làm chính sách hiểu được bản chất và hoạt động của các cluster ngành trong nền kinh tế địa phương cũng như hoạt động kinh tế trong khu vực, xác định các mối liên kết vốn có cũng như các chính sách hỗ trợ các cluster ngành cạnh tranh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. Việc nhận diện chính xác các clusters là rất quan trong trọng việc xây dựng chương trình phát triển kinh tế bền vững. Kết hợp với các nghiên cứu đặc thù về điều kiện kinh tế-xã hội của khu vực Miền Trung nhằm nhận diện các cluster cạnh tranh để phát huy năng lực và lợi thế của khu vực theo hướng xuất khẩu, phát triển du lịch nhằm gia tăng việc làm và giá trị kinh tế, góp phần thúc đẩy sự hợp tác và liên kết trong việc phát triển kinh tế kinh tế của khu vực duyên hải Miền Trung. ABSTRACT Industrial cluster analysis approaching was a development based on a traditional industrial approaching for differences in the development policies of a regional economy. In that case, this study is aimed to provide basic foundations for policy makers to understand the nature and activities of industrial clusters in developing local and regional economies and to define the relations in building policies to support the industrial clusters of competitive advantages in order to promote regional economic developments. Exact recognition of clustes is important in building sustainable economic programmes. Furthermore, combined researches on socio-economic conditions in central Vietnam aimed to recognize the competitive clusters will be to develop the potentials and dominant advantages in terms of export-oriented tendencies and to promote tourism for increasing jobs and economic value, making contributions to the cooperation and alliance in developing the economy in central coastal areas of Vietnam. 1. Mở đầu Trong các diễn đàn phát triển kinh tế, khái niệm cluster ngành vẫn thường được đề cập trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương, nhưng hiện tại vẫn chưa có một phương pháp hệ thống để đánh giá hoạt động của cluster ngành trong khu vực. Chính sách thu hút đầu tư mỗi địa phương hiện nay có thể đem lại lợi ích và nguồn thu trong ngắn hạn, mà bỏ qua các lợi ích và tổng sản phẩm trong dài hạn do phân tán nguồn lực. 176
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Đặc biệt, sự liên kết và tác động cộng hưởng từ những liên kết này đã bị bỏ qua. Vì vậy, mỗi khu vực nhận diện cluster ngành và cùng phối hợp để xây dựng chiến lược phát triển, hình thành cơ chế phối hợp và các liên kết trong mỗi cluster ngành. Nhiều khái niệm lý thuyết giải thích lý do cho việc tập hợp các ngành giới hạn trong một phạm vi địa lý cho các hoạt động kinh tế (Bekele và Jackson, 2006). Tiếp cận phân tích cluster ngành là sự phát triển có tính kế thừa của tiếp cận ngành truyền thống với những khác biệt trong chính sách phát triển kinh tế khu vực. Việc nhận diện chính xác các clusters là quan trọng trong việc xây dựng chương trình phát triển kinh tế bền vững. Các mối liên kết trong khu vực phải có quyền lợi từ sự liên kết này. Bất kỳ chính sách phát triển nào chỉ tập trung vào ngành hoặc doanh nghiệp riêng lẽ có thể dẫn đến phá vỡ mối liên kết vốn có, và nền kinh tế sẽ suy giảm cho dù với liều tiêm vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế địa phương. Tiếp cận phân tích kinh tế dựa trên cluster cho phát triển kinh tế khu vực dựa trên các nghiên cứu thực tiễn vận dụng phân tích cluster và chiến lược phát triển kinh tế khu vực trên thế giới, kết hợp với các nghiên cứu đặc thù về điều kiện kinh tế-xã hội của khu vực Miền Trung nhằm nhận diện các cluster ngành du lịch góp phần thúc đẩy sự hợp tác và liên kết trong việc phát triển kinh tế của khu vực duyên hải miền Trung. 2. Lý thuyết liên quan đến cụm (cluster) ngành Một cluster ngành là một nhóm các doanh nghiệp dựa trên quan hệ tương tác lẫn nhau và với khách hàng và nhà cung cấp. Các hoạt động cluster ngành sẽ thúc đẩy phát triển đổi mới, hoàn thiện sản phẩm và quá trình để định vị sự khác biệt và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường. Thuật ngữ “cluster ngành” được sử dụng cụ thể bằng cách tập trung các hoạt động trong ngành và trong khu vực địa lý cụ thể, thường là đô thị hoặc khu vực để tập trung các nguồn lực và giành lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Các chương trình phát triển dựa trên cluster ngành phải nhận thức rằng sự phát triển của cluster sẽ đem lại lợi ích lớn hơn cho phát triển kinh tế địa phương (Barkley and Henry, 1997). Bốn ưu điểm nổi bật cho sự hình thành của các cluster: • Các cluster ngành góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và marketing đối với các doanh nghiệp thành viên. • Các cluster ngành cũng cung cấp khả năng tập trung cao hơn vào các hoạt động cốt lõi để phát triển công nghệ và các mô hình kinh doanh mới (NGA, 2002). • Các cluster ngành thúc đẩy phát triển các liên kết, hợp tác và phối hợp giữa các doanh nghiệp. • Lợi ích của phát triển cluster ngành đã khuyến khích nhiều địa phương và quốc gia trên thế giới đưa ra các chương trình phát triển kinh tế dựa trên cluster ngành. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những khiếm khuyết như sau. • Việc nhận diện cluster ngành phù hợp nhất cho nền kinh tế khu vực là rất khó khăn. 177
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 • Nhiều khu vực không có các cluster cạnh tranh hoặc có những ngành đang suy giảm. • Phát triển dựa trên cluster ngành có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong phát triển kinh tế giữa các khu vực và các phân đoạn ngành. Các chương trình phát triển dựa trên cluster được tổ chức tốt có thể tăng cường sự phát triển cluster ngành, và giúp cho cộng đồng nhận diện (1) các cluster ngành hiện tại và tiềm năng; (2) các ngành liên kết trong cluster thông qua chuỗi giá trị, nguồn nhân lực và công nghệ; (3) chương trình tăng cường đổi mới và hoạt động doanh nghiệp trong cluster. Nghiên cứu thực chứng về cluster ngành Porter (1990) cho rằng lý thuyết phát triển kinh tế được thừa nhận trước đây xem xét chiến lược phát triển nền kinh tế dựa trên “yếu tố”. Theo như Hình 1 thì chiến lược phát triển nền kinh tế dựa trên đổi mới như là mục tiêu phát triển kinh tế cuối cùng. Hình 1. Các giai đoạn phát triển cạnh tranh của nền kinh tế Chiến lược phát triển Chiến lược phát triển Chiến lược phát triển dựa trên yếu tố dựa trên đầu tư dựa trên đổi mới Hiệ u quả chi phí Hiệu quả đầu tư Hiệu quả giá trị Source: Porter (1990) Các giả thuyết trọng tâm trong lý thuyết Porter đó là cạnh tranh khu vực bắt nguồn từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, và ngược lại sự cạnh tranh của các doanh nghiệp yêu cầu một môi trường đổi mới để phát triển. Phát triển kinh tế dựa trên cluster so với chính sách ngành truyền thống được tóm tắt trong Hình 2. Các nhà hoạch định chính sách tin rằng cách tiếp cận Porter cũng hướng đến các ngành trọng điểm và sau đó xây dựng cluster. Tuy nhiên, Porter cho thấy các điểm khác biệt giữa chính sách cluster và chính sách ngành truyền thống. Các điểm sau cho thấy các điểm khác biệt của chính sách Porter: • Hỗ trợ phát triển đối với tất cả các cluster, chứ không lựa chọn trong số chúng.; • Tăng cường cluster hiện hành và tiềm năng hơn là cố gắng tạo ra những cái mới; • Năng lực cluster được phát huy từ khu vực tư nhân, không phải từ các chiến lược từ trên xuống của chính phủ, và chính phủ đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cluster. 178
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Hình 2. Quan điểm của Porter về chính sách cluster và chính sách ngành Chính sách Chính sách ngành truyền thống cluster ngành • Nhắm đến các ngành và lĩnh vực • Tất cả cluster đều góp phần phát mong đợi triển chung • Tập trung vào các công ty nội địa • Tăng cường năng lực các công ty • Can thiệp vào cạnh tranh thị nội địa và nước ngoài trường (bảo hộ, khuyến khích • Ít gặp trở ngại hay ràng buộc về ngành, trợ cấp) năng lực • Tập trung hóa các quyết định ở • Nhấn mạnh vào các liên kết chéo cấp quốc gia giữa các ngành/bổ sung. • Khuyến khích năng lực ở cấp địa phương hay khu vực Hạn chế cạnh tranh Thúc đẩy cạnh tranh Vấn đề đặt ra là các nhà phân tích chính sách muốn biết cluster nào là quan trọng, và hầu hết các nhà hoạch định chính sách đều tin rằng phân tích cluster được thiết kế để nhận diện những cluster cho phát triển kinh tế khu vực. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cluster ngành - Môi trường kinh doanh - Các ngành phụ trợ - Dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS) - Định hướng chung trong phát triển quần thể ngành ngành 3. Xác định cụm ngành du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam 3.1 Du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam Khu vực Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam là khu vực có vị trí địa lý nằm trên tuyến du lịch miền Trung – Tây Nguyên, nơi tập trung 6 di tích được thế giới công nhận. Để khai thác tiềm năng du lịch, nơi hội tụ các di sản văn hóa và thắng cảnh thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển du lịch văn hóa di sản và du lịch sinh thái, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhận thức lợi ích và nhu cầu liên kết để cung cấp sản phẩm du lịch đa dạng, hoàn chỉnh nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng, lợi nhuận cho doanh nghiệp, và nguồn thu ngân sách cho khu vực. Du lịch Thừa Thiên Huế Du lịch văn hoá được coi là thế mạnh lâu dài của ngành du lịch, Quần thể di tích Cố đô Huế đặc biệt các công trình trong Hoàng Thành, các lăng tẩm đã được chú trọng trùng tu, tôn tạo và khai thác có hiệu quả phục vụ du khách trong và ngoài nước. Nhã 179
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 nhạc cung đình đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Với 02 di sản được UNESCO công nhận là tiền đề để thu hút du khách trong và ngoài nước. Về du lịch sinh thái: việc khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch sinh thái cũng bắt đầu được chú trọng. Các bãi biển Thuận An, Lăng Cô, Vườn Quốc Gia Bạch Mã, nước khoáng nóng Thanh Tân, Mỹ An, các điểm du lịch sinh thái ở các huyện cũng được đầu tư và đưa vào khai thác, thu hút được ngày càng đông khách đến nghỉ vào các ngày cuối tuần, góp phần mở rộng dần các tuyến điểm du lịch ra ngoại vi thành phố Huế, giảm sức ép về mật độ khách du lịch ở khu vực trung tâm. Du lịch Đà Nẵng Đà Nẵng là thành phố lớn của khu vực miền Trung, có lợi thế về vị trí địa lý, giao thông liên lạc, đặc biệt là cảng biển và sân bay quốc tế; với nguồn tài nguyên du lịch biển và là trung tâm của con đường di sản văn hóa thế giới. Biển Đà Nẵng, ở miền Trung Việt Nam, được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất trên thế giới (World’s Most Luxurious Beaches). Biển Đà Nẵng cũng được hưởng lợi do nằm ở trung tâm của bốn địa danh di sản thế giới: Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Các điểm thu hút này hình thành và phát triển thành “Con đường di sản thế giới” (“The World Heritage Road”). Hiện tại Đà Nẵng có 10 khu, điểm du lịch đón tiếp và phục vụ khách du lịch như: Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bà Nà-Suối Mơ, Sơn Trà, Suối Lương, Suối Hoa, Bãi Biển Đà Nẵng, Cổ viện Chàm, Đèo Hải Vân, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Hồ Chí Minh. Du lịch Quảng Nam Quảng Nam là một vùng đất được thiên nhiên ưu ái và ban tặng cho rất nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên độc đáo và hấp dẫn, bên cạnh đó tài nguyên du lịch nhân văn ở Quảng Nam cũng rất nhiều và hai trong số đó đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. − Phố cổ Hội An được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn văn hóa thế giới vào năm 1999. Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 30 km. Kiến trúc cổ Hội An là sự kết hợp phong cách truyền thống của Việt Nam, Nhật và Trung Hoa. − Thánh đại Mỹ Sơn là quần thể tháp Champa của Việt Nam, cách Đà Nẵng 70 km. Các đền tháp được vua Champa xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13. Thánh địa Mỹ Sơn là một trường hợp của sự kết hợp văn hóa kiến trúc Hindu của Ấn Độ với văn hóa Đông Nam Á. − Du lịch sinh thái ở Quảng Nam rất đa dạng bao gồm du lịch biển, và du lịch sinh thái. Các điểm du lịch đặc trưng như: Bãi biển Cửa Đại nằm cách đô thị cổ Hội An 5 km về phía đông. Cù Lao Chàm là quần đảo nằm ngoài khơi đô thị cổ 180
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Hội An. Suối Tiên thích hợp với các loại hình du lịch: dã ngoại, leo núi, săn bắn. Suối nước nóng Tây Viên là mạch nguồn nước khoáng lộ thiên có nhiệt độ khoảng 87 độ C. Hồ Phú Ninh là một tiểu vùng khí hậu có cảnh quan hài hoà, có hệ động thực vật phong phú, có nguồn nước khoáng. Hồ Khe Tân có 12 đảo lớn nhỏ cảnh quan hữu tình, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng; rất thích hợp với du lịch sinh thái, có thể tổ chức các dịch vụ du thuyền, lướt ván, câu cá, leo núi. − Các làng nghề: Các làng nghề ở Quảng Nam bao gồm: Làng mộc Kim Bồng, Làng Gốm Thanh Hà, Làng nghề yến Thanh Châu, Làng nghề đúc đồng Phước Kiều, Làng nghề dâu tằm Duy Trinh, Làng gốm sứ La Tháp. 3.2. Phân tích định lượng xác định cluster ngành du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam Để xác định cluster ngành, những người nghiên cứu có thể sử dụng ba điều kiện sau: - Thương số định vị khu vực LQ > 1,25 - Thu nhập bình quân bằng 10% bình quân quốc gia. - Tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng quốc gia. Điều kiện 1: Sự tập trung lao động và phân tích thương số đinh vị khu vực. Công thức tính LQ: Ri/RRi Ri/R hay R/RR RRi/RR Trong đó: Ri là số lao động trong ngành công nghiệp i tại khu vực RRi số lao động trong ngành công nghịêp i toàn quốc gia R số lao động trong tất cả các ngành công nghiệp tại khu vực RR số lao động trong tất cả các ngành công nghiệp toàn quốc gia LQ thương số định vị khu vực (Location Quotient - LQ) LQ >1 tức là khu vực đó có tính cạnh tranh hơn so với bình quân quốc gia LQ <1 tức là khu vực đó có tính cạnh tranh kém hơn so với bình quân quốc gia. Thông qua việc tính toán LQ cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu trong các ngành của khu vực, từ đó có những điều chỉnh và có định hướng đúng cho sự phát triển bền vững. Điều kiện 2: Phân tích mức thu nhập Để trở thành một ứng cử viên cluster thì đòi hỏi mức thu nhập của ngành đó phải lớn hơn 10% so với thu nhập bình quân quốc gia. Điều kiện 3: Phân tích tốc độ tăng trưởng Phân tích tốc độ tăng trưởng xác định những phân đoạn công nghiệp mà có tốc độ tăng trưởng trong khu vực nhanh hơn so với toàn bộ quốc gia. 181
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 n Empt = Empb (1+r) Trong đó: Empt là số lao động trong năm cuối; Empb là số lao động năm gốc n : số năm trong khoảng thời gian trải qua; r: Tốc độ tăng trưởng qua mỗi khoảng Bảng 1: Dữ liệu ngành của khu vực Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam Ngành DN Lao động Thu nhập LQ Nông, Lâm nghiệp 33 -11% 5% 0,21 Thuỷ sản 14 0% 15% 0,31 Công nghiệp khai thác mỏ 69 17% 37% 0,75 Công nghiệp chế biến 756 11% 21% 0,85 Điện, khí đốt và nước 4 7% 27% 1,12 Xây dựng 647 6% 21% 1,48 Thương nghiệp, Sửa chữa 2041 8% 18% 1,24 Khách sạn và nhà hàng 324 22% 35% 2,39 Vận tải và thông tin liên lạc 315 7% 23% 1,10 Tài chính, tín dụng 15 20% 41% 0,29 Dịch vụ khác 328 10% 25% 0,72 Các cluster ngành được biểu thị trên đồ thị với 2 trục tọa độ là: tốc độ tăng thu nhập và tốc độ tăng việc làm. Ngành khách sạn và nhà hàng là có chỉ số LQ là rất cao (LQ = 2,39). Điều này chỉ ra rằng ngành du lịch có tốc độ tăng đáng kể và cho thấy dấu hiệu của sự hiện diện cluster và lợi thế cạnh tranh trong khu vực. CÁC CLUSTER KHU VỰC HU Ế-ĐÀ NẴNG-QUẢNG NAM 30% Khách sạn và nhà hàng 20% Tài chính, tín dụng Công nghiệp chế Công nghiệp khai biến thác mỏ c làm 10% Dịch vụ khác ệ Thương nghiệp, Sửa chữa Vận tải và thông tin ng vi liên lạc ă Xây dựng t 0% độ Thuỷ sản c -20% -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% ố T Nông, Lâm nghiệp -10% -20% Tốc độ tăng thu nhập Hình 3 Biểu đồ phân loại các cluster ngành 182
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Ba lĩnh vực kinh doanh chính trong ngành du lịch của vùng đang xét có tốc độ tăng trưởng lớn hơn rất nhiều so với cùng lĩnh vực của quốc gia. Cả ba lĩnh vực đều nằm trong vùng có LQ rất cao những r còn tương đối thấp, trong đó có ngành kinh doanh lữ hành có tốc độ phát triển cao nhất, nhưng nói chung đây là vùng mà cần được chú ý vì nó sẽ mang lại những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế vùng nói riêng và toàn quốc gia nói chung. 4. Định hướng phát triển cluster ngành du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam 4.1 Định hướng chung việc phát triển cluster ngành du lịch (1) Một số định hướng tạo liên kết về không gian (Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam) - Xem liên kết là giải pháp trọng tâm để hình thành và phát triển cluster ngành du lịch. Đảng và Nhà nước khuyến khích sự liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng kinh tế, và giữa các ngành cũng như giữa các chủ thể có quan hệ trong cluster ngành. - Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho liên kết hình thành và phát triển. Trước hết, chính phủ đóng vai trò bà đỡ cho việc hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo ra hành lang, môi trường để hình thành liên kết. Bên cạnh, chính quyền địa phương trong cluster ngành cần nghiên cứu, xây dựng các chính sách, qui định trong liên kết. - Xúc tiến thành lập hiệp hội vùng trong cluster ngành du lịch: Huế, Đà Nẵng & Quảng Nam. Cơ chế chính sách tạo sự kết nối giữa các địa phương chỉ là hỗ trợ, cần có một hiệp hội để xác định rõ các vấn đề: liên kết thế nào, làm cái gì, địa phương làm gì, các chủ thể thực hiện như thế nào ? (2) Các chủ thể trong ngành và cluster ngành du lịch được xác định bởi mô hình cấu trúc cluster như sau Khách du lịch Điểm du lịch Nhà cung cấp Cá nhân, gia đình, nhóm du Sự kiện Vận chuy ển lịch, nghiên cứu, đoàn thể Văn hóa, Lễ hội, Thể thao, Máy bay, Tàu lửa, thao, chính khách, kinh Hội nghị doanh X khá h Du lịch di sản Nhà phân phối Nội địa Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Công ty lữ hành, thánh địa Mỹ Sơn Đại lý du lịch Quốc tế Du lịch sinh thái Lưu trú Đông Á và Thái Bình Bãi biển/khu nghỉ mát, Làng Nhà hàng, khách sạn Dương nghề truyền thống Châu Âu và Bắc Mỹ Các ngành hỗ trợ và cơ sở nền tảng kinh tế Ngân hàng, Bảo tang, Trường đại học, Hiệp hội Bảo hiểm Làng nghề dạy nghề thương mại Chính quyền địa Chính trị, Dịch vụ Cộng đồng địa phương/khu vực An ninh công cộng phương 183
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Các ngành, các chủ thể trong ngành và quần thể ngành du lịch cần được hỗ trợ và áp dụng đồng bộ một số chính sách nhằm khuyến khích sự tồn tại và phát triển quần thể ngành: Chính sách về vốn, tín dụng và đầu tư; Chính sách về đất đai; Chính sách nguồn nhân lực; Chính sách về hệ thống kiểm soát chất lượng. 4.2 Định hướng cụ thể trong việc phát triển cluster ngành du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam (1) Tăng cường liên kết, hợp tác và cạnh tranh - Mối liên kết giữa các công ty du lịch : Nhà cung cấp Lữ hành Đại lý Khách hàng L I Ê N Các tổ chức và trung gian lữ hành K Ế T Vận tải V Đại lý Thông tin du À T tiếp nhận lịch Í Điểm du lịch C H Công ty Nhà điều hành H lữ hành tour Ợ P Lưu trú D Ọ C LIÊN KẾT VÀ TÍCH HỢP NGANG Hình 4. Liên kết ngang và dọc của cluster du lịch Nguồn: PricewaterhouseCoopers, 2001, adapted from Poon & Cooper et al. in “Structure, performance & competitiveness of European tourism and its enterprises”, 2003. - Liên kết mạng trong cluster du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam: Trong cluster du lịch, cấu trúc mạng du lịch bao gồm nhiều cluster phụ như du lịch sự kiện, du lịch di sản và du lịch sinh thái với nhiều lớp khác nhau như trong Hình 5. 184
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Hợp tác trong quá trình cung cấp dịch vụ Công ty Công ty Du lịch sự kiện Cạnh tranh giữa các công ty Cạnh tranh giữa các công Lợi ích cùng cấp trong cùng ngành ty cùng cấp trong cùng Hợp tác ngành Môi trường đổi mới Sự tham gia Tổ chức R&D nghiên bên ngoài cứu Sáng tạo Hợp tác Lợi ích Lợi ích Hợp tác Hợp tác trong quá trình Hợp tác trong quá trình cung cấp dịch vụ Cạnh tranh giữa các công cung cấp dịch vụ ty cùng cấp trong cùng Công ty Công ty ngành Công ty Công ty Du lịch di sản Du lịch sinh thái Hình 5 Mạng hoạt động cluster du lịch - Mối liên kết giữa kinh doanh lưu trú, ăn uống và kinh doanh lữ hành: - Mối liên kết giữa công ty lữ hành và công ty vận chuyển: (2) Tạo liên kết với các ngành hỗ trợ và tạo nền tảng kinh tế trong việc phát triển cluster ngành du lịch - Giáo dục và đào tạo - Chính sách của chính phủ - Các làng nghề - Một số ngành bổ trợ khác 5. Kết luận Khu vực miền Trung có địa hình trải dài, có lợi thế và tiềm năng phát triển nông lâm thuỷ sản và kinh tế du lịch. Trong đó, phát triển du lịch đang được sự quan tâm của chính quyền khu vực và các doanh nghiệp. Ngành du lịch ba khu vực Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung phải nâng cao hơn nữa những sự liên kết hợp tác với nhau để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ du lịch liên hoàn, chất lượng hơn nhằm nâng cao sự thoả mãn của khách hàng. Kết quả đem lại không chỉ thu hút và duy trì khách hàng, mà còn quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với thế giới. Vì vậy, để phát triển ngành công nghiệp không khói trở thành một trong những ngành mũi nhọn của khu vực hay của quốc gia đòi hỏi phải có sự hợp tác, liên kết với nhau cùng phát triển. Các doanh nghiệp nhận thức lợi ích từ sự liên kết và hợp tác, liên kết mạng sản xuất được hình thành dựa trên sự hợp tác và lợi ích mang lại từ sự chia sẻ tri thức và đổi mới. Phát triển cấu trúc mạng là bước đầu tiên đóng vai trò quan trọng 185
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 trong việc tập hợp các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch và xây dựng các ràng buộc giữa các thành viên tham gia vào cluster du lịch. Phát triển cluster du lịch không chỉ qui tụ các thành phần cốt lõi ngành (các công ty lưu trú, lữ hành, vận tải, điểm du lịch), mà phải có những sự hỗ trợ từ phía chính phủ, các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, cũng như của những ngành nghề liên quan để ngành du lịch có thể phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Anderson, G., Industry clustering for economic development. Economic Development Review, Spring, 26-32, 1994. [2] Cluster Monitor- Heike Mayer- Economic Development Journal [3] Feser, E. J., "Old and new theories of industry clusters", in Clusters and Regional Specialisation, edited by M. Steiner, pp. 18-40, London, Pion Limited, 1998. [4] Julie Jackson, Developing regional tourism in China: The potential for activating business clusters in a socialist market economy, Tourism Management, 2005. [5] Tourism Cluster Profile - Economic competitiveness Group (ECG) [6] Báo cáo tổng kết Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Thừa Thiên Huế, 2007. [7] Báo cáo tổng kết Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Thừa Thiên Huế, 2008. [8] Báo cáo tổng kết Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Thừa Thiên Huế, 2008. 186