Những tác động của du lịch đối với kinh tế, xã hội và môi trường huyện Phú Quốc qua cảm nhận của người dân địa phương

pdf 9 trang hapham 3910
Bạn đang xem tài liệu "Những tác động của du lịch đối với kinh tế, xã hội và môi trường huyện Phú Quốc qua cảm nhận của người dân địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhung_tac_dong_cua_du_lich_doi_voi_kinh_te_xa_hoi_va_moi_tru.pdf

Nội dung text: Những tác động của du lịch đối với kinh tế, xã hội và môi trường huyện Phú Quốc qua cảm nhận của người dân địa phương

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE ISSN: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES 1859-3100 Tập 14, Số 8 (2017): 148-156 Vol. 14, No. 8 (2017): 148-156 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN PHÚ QUỐC QUA CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG Nguyễn Trọng Nhân* Trường Đại học Cần Thơ Ngày Tòa soạn nhận được bài: 29-01-2016; ngày phản biện đánh giá: 12-12-2016; ngày chấp nhận đăng: 27-8-2017 TÓM TẮT Du lịch tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường huyện Phú Quốc cả tích cực lẫn tiêu cực. Đối với kinh tế và xã hội, du lịch có những tác động tích cực hơn là tiêu cực, trong khi đối với môi trường thì ngược lại. Hiện tại, số người dân tham gia vào hoạt động du lịch không đáng kể mặc dù thu nhập trung bình/tháng cao hơn những người không tham gia. Tuy vậy, người dân vẫn ủng hộ mạnh mẽ việc mở rộng hoạt động du lịch ở huyện. Từ khóa: tác động của du lịch, kinh tế, xã hội, môi trường, huyện Phú Quốc. ABSTRACT Impacts of tourism on the economy, society and environment of Phu Quoc district through local peoples’ perception Tourism has both positive and negative impacts on the economy, society and environment of Phu Quoc district. Tourism has more positive impacts on the economy and society rather than negative impacts, while the impact tendency of tourism on environment is reverse. The number of local people taking part in tourism activities is unremarkable although their monthly incomes are higher than the non-participants, however local people still strongly support the expansion of tourism activities in the district. Keywords: impacts of tourism, economy, society, environment, Phu Quoc district. 1. Giới thiệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2014, Từ lâu, du lịch đã được xem là ngành cứ trung bình 11 việc làm thì có 1 việc làm kinh tế lớn và quan trọng của thế giới. Năm trong ngành du lịch và con số 9% là đóng 2014, ngành du lịch đón 1 tỉ 133 triệu lượt góp của ngành du lịch trong cơ cấu GDP khách và đạt doanh thu 1.245 tỉ USD, tăng của nền kinh tế thế giới (UNWTO, 2015, 4,3% và 3,7% tương ứng so với năm 2013 p.3). (UNWTO, 2015, p.4-5). Sự tăng trưởng Thấy được tầm quan trọng của ngành liên tục và nhanh chóng của ngành du lịch du lịch trong công cuộc phát triển kinh tế, đã và đang tạo việc làm cho rất nhiều xã hội của đất nước, vài thập niên gần đây, người và mang lại thu nhập đáng kể cho Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tạo nhiều nền kinh tế toàn cầu. Theo số liệu thống kê điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự tăng * Email: trongnhan@ctu.edu.vn 148
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân trưởng của ngành du lịch, phấn đấu đến Dương, Bãi Thơm, Hòn Thơm, Hàm Ninh, năm 2020, đưa ngành du lịch nước ta cơ Thổ Châu). Năm 2014, dân số của Phú bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Quốc là 96.940 người với mật độ 158 (Tổng cục Du lịch, 2013, tr.4). Với mục người/km2. Phú Quốc có nhiều tiềm năng tiêu đó, năm 2013, Tổng cục Du lịch chia để phát triển du lịch bởi nơi đây sở hữu Việt Nam thành 7 vùng du lịch, trong mỗi nhiều tài nguyên thiên tạo và nhân tạo độc vùng đều có định hướng những sản phẩm đáo. Vì lẽ đó, Nhà nước đã ban hành nhiều du lịch đặc trưng, các địa bàn du lịch trọng chính sách ưu đãi để biến nơi đây thành điểm, hệ thống khu, điểm, đô thị, tuyến du trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng lịch để các địa phương trong vùng đầu tư chất lượng cao. phát triển du lịch có trọng tâm, chuyên Phú Quốc đã, đang và sẽ thu hút nghiệp và hiện đại nhằm đảm bảo chất nhiều du khách đến tham quan. Điều này lượng và hiệu quả, tăng khả năng cạnh chắc chắn có những tác động nhất định đến tranh, đảm bảo an ninh quốc phòng ở kinh tế, xã hội và môi trường biển đảo. những điểm đến. Trước thực tế đó, chúng tôi thực hiện Các sản phẩm du lịch đặc trưng ở nghiên cứu này nhằm đánh giá những tác vùng Đồng bằng sông Cửu Long là du lịch động của du lịch đối với các khía cạnh trên. sinh thái, du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, Kết quả nghiên cứu cung cấp những căn cứ lễ hội. Các địa bàn du lịch trọng điểm gồm: thực tế để chính quyền địa phương, cơ cồn Thới Sơn, đảo Phú Quốc, Hà Tiên, tứ quan quản lí nhà nước về du lịch và các giác Long Xuyên, vườn quốc gia Tràm nhà kinh doanh du lịch có những quyết Chim, U Minh - Năm Căn - Mũi Cà Mau; 4 định nhằm nâng cao cơ hội việc làm; tăng khu du lịch quốc gia là Happyland, Thới thu nhập cho người dân địa phương; bảo vệ Sơn, Phú Quốc, Năm Căn (Tổng cục Du cảnh quan, môi trường biển đảo; đảm bảo lịch, 2013, tr.131). Từ đó cho thấy, Phú an ninh trật tự; bình ổn giá; bài trừ các tệ Quốc có vị trí rất quan trọng trong chiến nạn xã hội ; từ đó, có thể giúp ngành du lược phát triển du lịch ở vùng nói riêng và lịch Phú Quốc phát triển nhanh và bền cả nước nói chung bởi nơi đây rất có thế vững. mạnh về du lịch sinh thái, du lịch tham 2. Phương pháp luận nghiên cứu quan di tích lịch sử, cách mạng và du lịch 2.1. Cơ sở lí thuyết thương mại, công vụ (Tổng cục Du lịch, Du lịch là một dạng hoạt động quan 2010, tr.56-59). trọng của con người và nó có những tác Huyện Phú Quốc thuộc vùng biển động nhất định. Những tác động này thể Tây Nam của Tổ quốc, trên vành đai kinh hiện rất rõ ở các vùng đến du lịch, nơi du tế biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan khách tương tác với môi trường, kinh tế, với tổng diện tích tự nhiên là 593 km2, gồm văn hóa và xã hội địa phương. 2 thị trấn (Dương Đông, An Thới) và 8 xã Để xây dựng những thang đo và biến (Dương Tơ, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa quan sát, chúng tôi đã kế thừa kết quả của 149
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 148-156 nhiều công trình nhưng có chọn lọc và phát 275). triển thêm cho phù hợp với địa bàn nghiên - Tác động tiêu cực của du lịch đến xã cứu. Về mặt truyền thống, nhiều nhà hội: tạo ra sự đông đúc; làm suy giảm việc nghiên cứu đã phân tác động của du lịch làm trong một số ngành nghề truyền thống; thành hai cặp trái ngược nhau là tích cực và gây quá tải về cơ sở hạ tầng; thay đổi lối tiêu cực. Các khía cạnh chịu sự tác động sống truyền thống của cư dân; cấu trúc của du lịch gồm kinh tế, văn hóa, xã hội và cộng đồng truyền thống bị thay đổi; tạo ra môi trường. Dưới đây là những tác động cụ sự phân cực của xã hội; gia tăng các tệ nạn thể của du lịch đối với một số lĩnh vực xã hội (tội ác, mại dâm) (Mason, 2011, được chúng tôi kế thừa trong nghiên cứu. p.58-59; Trần Thị Mai và ctv., 2006, - Tác động tích cực của du lịch đến tr.239-240; Telfer and Sharley, 2008, kinh tế: tạo ngoại tệ; tạo thu nhập cho p.195-196; Weaver and Lawton, 2006, chính phủ; góp phần cân bằng cán cân p.279-283). thanh toán quốc tế; tạo thu nhập cho người - Tác động tích cực của du lịch đến dân; tạo ra sự đa dạng các ngành kinh tế; môi trường: thúc đẩy việc bảo vệ môi góp phần phát triển vùng (Mason, 2011, trường/ phong cảnh/ động vật hoang dã; p.45; Trần Thị Mai và ctv., 2006, tr.233- thúc đẩy việc thành lập các vườn quốc gia/ 235; Telfer and Sharley, 2008, p.180-181; khu bảo tồn tự nhiên; bảo tồn và phát triển Weaver and Lawton, 2006, p.239-250). các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nâng cao - Tác động tiêu cực của du lịch đến giá trị tài nguyên; khuyến khích bảo vệ và kinh tế: lạm phát; chi phí cơ hội; phụ thuộc nâng cao chất lượng môi trường (Mason, quá mức vào du lịch; rò rỉ về kinh tế; cạnh 2011, p.73; Trần Thị Mai và ctv., 2006, tranh với các ngành kinh tế khác về đất đai, tr.243-244; Telfer and Sharley, 2008, điện, nước (Mason, 2011, p.46; Trần Thị p.186-187; Weaver and Lawton, 2006, Mai và ctv., 2006, tr.235-237; Telfer and p.288). Sharley., 2008, p.184-185; Weaver and - Tác động tiêu cực của du lịch đến Lawton, 2006, p.251-261). môi trường: tạo rác thải; gây tắc nghẽn - Tác động tích cực của du lịch đến xã giao thông; làm ô nhiễm nguồn nước, hội: tạo việc làm; làm tái sinh những vùng không khí và những bãi biển; gây sức ép nghèo và phi công nghiệp hóa; hạn chế sự lên tài nguyên thiên nhiên; làm giảm diện di cư đến các tỉnh/thành khác; củng cố mối tích rừng; phá vỡ hệ sinh thái; gây xói mòn quan hệ và làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn đất đai; tạo cảnh quan xấu xí; phá hủy hoặc nhau; phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật làm xáo trộn môi trường sống của động vật chất kĩ thuật; cổ vũ hòa bình thế giới; thúc hoang dã; thay đổi cấu trúc môi trường đẩy sự thịnh vượng và ổn định xã hội vĩnh viễn (Mason, 2011, p.73-74; Trần Thị (Mason, 2011, p.58; Trần Thị Mai và ctv., Mai và ctv., 2006, tr.244-246; Telfer and 2006, tr.237-239; Telfer and Sharley, 2008, Sharley, 2008, p.187; Weaver and Lawton, p.195; Weaver and Lawton, 2006, p.273- 2006, p.290-293). 150
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân 2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và kĩ thuật dụng để lựa chọn đáp viên. chọn mẫu Địa bàn lấy mẫu là thị trấn An Thới, Có nhiều cách xác định cỡ mẫu thị trấn Dương Đông và xã Hàm Ninh với nghiên cứu theo công thức cũng như dựa số mẫu 30, 40 và 30, tương ứng. Mỗi địa vào kinh nghiệm. Về mặt kinh nghiệm, bàn được lấy tối thiểu là 30 đáp viên, đáp Hoyle (1995) đề nghị cỡ mẫu cho một ứng được yêu cầu về độ lớn cho phân tích nghiên cứu tối thiểu phải từ 100 đến 200 thống kê mô tả. Địa điểm chọn mẫu là phần tử (trích dẫn bởi Sirakaya-Turk et al., những nơi có hoạt động du lịch diễn ra phổ 2011, p.87). Cỡ mẫu nghiên cứu là 100 đơn biến nên người dân có thể hiểu được tác vị, thỏa mãn điều kiện. Kĩ thuật chọn mẫu động của du lịch. Thời gian lấy mẫu được kiểu thuận tiện và phát triển mầm được sử thực hiện trong tháng 7 và 8 của năm 2015. Bảng 1. Cỡ mẫu nghiên cứu phân theo đơn vị hành chính Stt Thị trấn/xã Tần số Tần suất 1 An Thới 30 30 2 Dương Đông 40 40 3 Hàm Ninh 30 30 Tổng 100 100 Nguồn: Số đáp viên được phỏng vấn bởi tác giả, 2015 2.3. Công cụ nghiên cứu và phương Likert (1: hoàn toàn không đồng ý, 2: pháp phân tích dữ liệu không đồng ý, 3: trung lập, 4: đồng ý, 5: rất Để thu thập dữ liệu sơ cấp, chúng tôi đồng ý). Câu hỏi ở phần 3 được đo lường sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế thành 3 bằng thang định danh. phần. Phần 1 gồm những câu hỏi liên quan Phần mềm SPSS for Windows 16.0 đến thông tin cá nhân của đáp viên: giới được sử dụng để mã hóa, lưu trữ và phân tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề tích dữ liệu từ bảng câu hỏi. Các phương nghiệp, thu nhập, địa bàn cư trú, tình hình pháp được sử dụng để phân tích dữ liệu tham gia vào hoạt động du lịch. Tác động gồm thống kế mô tả, phân tích tương quan của du lịch đến kinh tế, xã hội và môi hai biến và kiểm định tham số trung bình trường theo hướng tích cực và tiêu cực hai mẫu độc lập. được thiết kế trong phần 2. Phần 3 của - Phân tích thống kê mô tả dùng để bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin liên tóm tắt các trị số đo lường của một biến quan đến thái độ của người dân đối với dưới dạng tần số, tần suất (%), số trung việc mở rộng hoạt động du lịch. Thang đo bình và độ lệch chuẩn. định danh, thứ bậc và khoảng được sử - Phân tích tương quan hai biến để dụng để đo lường những câu hỏi trong kiểm định mối liên hệ và cường độ liên hệ phần 1. Những biến ở phần 2 được đo giữa hai biến. Để xác định mối liên hệ và lường bằng thang đo thứ bậc 5 điểm dạng mức độ liên hệ, các nhà khoa học dùng hệ 151
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 148-156 số tương quan Pearson, kí hiệu là r. Giá trị độ trên trung học phổ thông. 21,9% đáp r chạy trong khoảng từ - 1 đến 1. Khi -1 ≤ viên có trình độ trung học cơ sở, 19,8% có r < 0, hai biến có mối quan hệ tuyến tính trình độ trung học phổ thông. Số đáp viên nghịch (biến x tăng thì biến y giảm và có trình độ tiểu học rất thấp, chỉ chiếm ngược lại). Nếu 0 < r ≤ 1, hai biến có mối 9,3%. Mẫu nghiên cứu chủ yếu làm kinh liên hệ tuyến tính thuận (biến x tăng thì doanh (26%), công chức - viên chức biến y tăng). Trường hợp r = 0, hai biến (23%), công nhân (19%), mua bán nhỏ không có mối liên hệ với nhau. -1 ≤ r ≤ 1 (r (10%) và các nghề khác (tài xế, bảo vệ, 0) thể hiện mức độ liên hệ giữa hai biến. hưu trí, phục vụ nhà hàng, hướng dẫn du Theo Luck và Rubin (2005, p.501), ± 0,8 < lịch, phụ bếp, lễ tân, dược sĩ, nhân viên r ≤ ± 1, hai biến có tương quan mạnh; r có khách sạn, quảng cáo, ngân hàng ) chiếm giá trị từ ± 0,4 đến ± 0,8, hai biến có tương 22%. quan trung bình; nếu r < 0,4, hai biến có Thu nhập trung bình/tháng của người liên hệ yếu (trường hợp giá trị Sig. (p) ≤ dân được khảo sát là 6,2 triệu đồng. Mức 0,05). thu nhập tối thiểu của người dân là 3 triệu - Kiểm định tham số trung bình hai đồng và tối đa là 15 triệu đồng/tháng. Kết mẫu độc lập dùng để so sánh sự khác nhau quả phân tích tương quan cho thấy, thu giữa những người tham gia và không tham nhập tương quan thuận với trình độ học gia hoạt động du lịch với thu nhập trung vấn (r = 0,57; p = 0,001). Từ đó, chúng ta bình hàng tháng của họ. Nếu p (t, df) ≤ có thể khẳng định rằng, người dân nào có 0,05, ta có thể khẳng định có sự khác nhau trình độ học vấn càng cao thì có thu nhập giữa sự tham gia hoặc không tham gia vào trung bình/tháng càng cao. du lịch với mức thu nhập. Số người tham gia vào hoạt động du 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận lịch của mẫu nghiên cứu khá thấp (21%). 3.1. Phân tích mẫu nghiên cứu Các hoạt động họ tham gia gồm lái xe chở Mẫu nghiên cứu phần lớn là nam khách tham quan, hướng dẫn khách tham (63%), nữ chiếm tỉ lệ không đáng kể quan, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh nhà (37%). Nam chiếm tỉ lệ lớn trong mẫu nghỉ, lái tàu chở khách tham quan, kinh nghiên cứu bởi nam thường là người đại doanh khu nghỉ dưỡng, phục vụ trong diện chủ hộ, dễ tiếp cận và sẵn lòng trả lời khách sạn, phục vụ nhu cầu tham quan của bảng câu hỏi hơn so với nữ. Độ tuổi của du khách Kết quả kiểm định tham số đáp viên phần lớn từ 31 đến 40 tuổi (37%), trung bình hai mẫu độc lập cho thấy, p(t,df) dưới 31 tuổi (34%), trên 40 tuổi (29%). Độ = 0,012 < 0,05 nên chúng ta có thể khẳng tuổi đa dạng và có sự phân phối với một tỉ định rằng giữa người tham gia và không lệ gần tương đồng, phản ánh được phổ tham gia vào du lịch có thu nhập trung rộng những quan điểm khác nhau và đảm bình/tháng khác nhau. Những người tham bảo sự đại diện. Trình độ học vấn của mẫu gia vào hoạt động du lịch có thu nhập trung nghiên cứu khá cao với 49% người có trình bình/tháng (8,4 triệu đồng) cao hơn những 152
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân người không tham gia vào du lịch (5,3 triệu biến là 3,75. đồng). Rõ ràng, du lịch có tác động hai mặt 3.2. Tác động của du lịch đến nền kinh tế ở Phú Quốc. Tuy nhiên, 3.2.1. Tác động của du lịch đến kinh tế người dân địa phương đánh giá cao mặt Tác động của du lịch đến kinh tế đã tích cực của du lịch hơn là những tác động được nghiên cứu nhiều nhất trong các tác tiêu cực và điều này được thể hiện qua giá động của du lịch đối với nơi đến du lịch. trị trung bình cộng của các biến số. Những Đối với các nhà kinh tế, các công trình của tác động tích cực của du lịch đến kinh tế ở họ chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng kinh tế Phú Quốc có giá trị trung bình là 3,97, của du lịch. trong khi đó, giá trị trung bình của những Kết quả phân tích cho thấy, du lịch ở tác động tiêu cực chỉ 3,75. Vì những tác Phú Quốc có tác dụng thúc đẩy các ngành động tích cực của du lịch, nên chính quyền kinh tế khác phát triển (M = 4,25; SD = ± và người dân địa phương đã chọn du lịch 0,87), thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài (M = như là công cụ thay thế đối với những hình 4,22; SD = ± 0,95), mở ra thị trường tiêu thức phát triển kinh tế khác. Trong tương thụ hàng hóa rộng lớn (M = 4,16; SD = ± lai, du lịch Phú Quốc sẽ phát triển mạnh và 0,93), mang lại nguồn thu cho chính quyền điều này có tác dụng giảm nghèo và nâng địa phương từ thuế kinh doanh du lịch (M cao mức sống cho người dân địa phương ở = 4,03; SD = ± 0,93), mang lại thu nhập huyện. cho người dân địa phương (M = 3,93; SD = 3.2.2. Tác động của du lịch đến xã hội ± 0,93), thu được ngoại tệ từ khách nước Du lịch diễn ra trong môi trường ngoài (M = 3,77; SD = ± 0,93), người dân nhân văn nên nó ảnh hưởng đến nhiều khía địa phương bán được hàng hóa cho du cạnh xã hội của nơi đến cả tích cực lẫn tiêu khách với giá cao (M = 3,45; SD = ± 1,04). cực. Về mặt tích cực, kết quả khảo sát ý Giá trị trung bình của 7 biến là 3,97. kiến của người dân địa phương ở Phú Quốc Tuy nhiên, bên cạnh những tác động cho thấy du lịch thúc đẩy phát triển cơ sở tích cực nêu trên, du lịch cũng có những hạ tầng trên đảo (M = 4,42; SD = ± 0,87), ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế ở Phú tạo nhiều việc làm cho người dân địa Quốc. Du lịch làm cho giá đất đai tăng cao phương (M = 4,38; SD = ± 0,85), thúc đẩy (M = 4,37; SD = ± 0,86), giá cả hàng hóa giữ gìn và phát huy các làng nghề truyền tăng cao (M = 4,05; SD = ± 0,95), giá cả thống (M = 3,88; SD = ± 0,82), cải thiện và dịch vụ tăng cao (M = 3,79; SD = ± 0,91), nâng cao đời sống của người dân (M = lợi ích từ du lịch chủ yếu đổ dồn về các 3,72; SD = ± 0,87), nâng cao sự hiểu biết nhà đầu tư bên ngoài (M = 3,73; SD = ± của người dân địa phương thông qua việc 0,84), làm cho đồng tiền bị mất giá (M = tiếp xúc và học hỏi từ du khách (M = 3,48; 3,36; SD = ± 0,91), thu nhập của người dân SD = ± 1,00), hạn chế việc di cư của người địa phương phụ thuộc vào du lịch (M = dân đến các trung tâm công nghiệp và đô 3,21; SD = ± 0,90). Giá trị trung bình của 6 thị ở các tỉnh/thành khác để tìm việc làm 153
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 148-156 (M = 3,22; SD = ± 1,17). Giá trị trung bình 1,05), khuyến khích bảo vệ thảm thực vật của 6 biến là 3,85. (M = 3,55; SD = ± 1,07), rác thải được thu Các tác động tiêu cực của du lịch đến gom và xử lí (M = 3,11; SD = ± 1,25). Giá xã hội ở Phú Quốc gồm: gia tăng số người trị trung bình của 4 biến là 3,55. Theo di cư từ các nơi khác đến để tìm việc làm người dân cho biết, rác thải ở huyện được (M = 4,36; SD = ± 0,96), gia tăng các tệ thu gom nhưng vẫn chưa được xử lí. nạn xã hội như mại dâm, trộm cắp (M = Các tác động tiêu cực của du lịch đến 3,74; SD = ± 1,09), gây mất an ninh trật tự, môi trường huyện Phú Quốc gồm: gia tăng chẳng hạn bán hàng rong, ăn xin (M = lượng rác thải (M = 4,18; SD = ± 1,06), gia 3,55; SD = ± 1,14), gây sức ép đối với cơ tăng các cảnh quan nhân tạo (M = 3,88; SD sở hạ tầng trên đảo (M = 3,34; SD = ± = ± 0,89), nhiều diện tích rừng bị phá do 0,88), giới trẻ bỏ học sớm để tham gia vào xây dựng đường giao thông và cơ sở kinh thị trường lao động du lịch (M = 3,10; SD doanh du lịch (M = 3,70; SD = ± 1,02), gây = ± 1,08), tạo mâu thuẫn giữa những người ô nhiễm môi trường biển (M = 3,63; SD = dân với nhau (M = 3,05; SD = ± 1,03). Giá ± 1,08), làm khan hiếm tài nguyên điện, trị trung bình của 6 biến là 3,52. nước (M = 3,43; SD = ± 1,05), gây tiếng Giá trị trung bình của những tác động ồn (M = 3,31; SD = ± 1,13). Giá trị trung tích cực của du lịch đến xã hội ở Phú Quốc bình của 6 biến là 3,69. là 3,85 và những tác động tiêu cực là 3,52, Môi trường là nguồn tài nguyên quan một lần nữa cho phép chúng ta khẳng định trọng đối với du lịch, bởi nhờ có môi tính trội của những tác động tích cực so với trường, các loại hình, hoạt động kinh tiêu cực của du lịch ở Phú Quốc. doanh du lịch được tạo ra và nuôi dưỡng. 3.2.3. Tác động của du lịch đến môi trường Tuy nhiên, du lịch đã có những tác động Môi trường được công nhận là nguồn tiêu cực đến môi trường huyện Phú Quốc tài nguyên quan trọng đối với du lịch bởi hơn là tác động tích cực, 3,69 so với 3,55, môi trường không chỉ là yếu tố hấp dẫn du tương ứng. Kết quả này phù hợp với nhận khách mà còn là ngữ cảnh để các hoạt động định của Mason (2011, p.70) bởi ông cho du lịch có thể diễn ra. Du lịch diễn ra trong rằng, sau Chiến tranh thế giới lần hai, mối môi trường nên nó luôn có những tác động quan hệ giữa du lịch và môi trường trở nên đến ngữ cảnh đã sản sinh và nuôi dưỡng mất cân bằng. Du lịch đã trở thành nguyên nó. Mối quan hệ giữa du lịch và môi nhân chính đối với sự phá hủy môi trường trường sẽ là dương hay cộng sinh khi du hơn là một nỗ lực cho sự nâng cao và bảo lịch mang lại những tác động tích cực đến vệ môi trường. môi trường, và ngược lại. 3.3. Thái độ của người dân địa phương Về mặt tích cực, du lịch khuyến đối với hoạt động du lịch khích bảo vệ các loài động vật (M = 3,85; Người dân địa phương thể hiện sự SD = ± 0,98), các phong cảnh đẹp được đồng thuận cao đối với việc mở rộng hoạt trân trọng và bảo vệ (M = 3,67; SD = ± động du lịch ở huyện cả hiện tại và trong 154
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân tương lai. Trong 100 người được khảo sát, hủy thì sẽ làm giảm số lượt khách đến có đến 98 người cho rằng, hoạt động du tham quan và ảnh hưởng xấu đến sinh kế, lịch nên được tiếp tục mở rộng. Kết quả đời sống của người dân. Ngoài ra, cần giữ này phù hợp với nhận định của Wall giá cả hàng hóa, dịch vụ ở mức hợp lí để (1997) khi ông cho rằng một số lượng lớn kích cầu du lịch và đảm bảo đời sống của cư dân ở nhiều điểm đến khao khát sự có nhiều người dân có thu nhập thấp. Các tệ mặt của nhiều du khách (trích dẫn bởi nạn xã hội cần phải được bài trừ và đảm Mason, 2011, p.38). Hai người không đồng bảo an ninh trật tự ở huyện. tình với việc phát triển du lịch ở huyện là Người dân đánh giá cao nhất những công chức - viên chức và không tham gia tác động tích cực của du lịch đến kinh tế ở hoạt động du lịch. Những người tham gia huyện bởi nhờ du lịch mà thu nhập của và được hưởng lợi từ du lịch có xu hướng người dân được nâng cao. Điều này cho ủng hộ việc mở rộng hoạt động du lịch thấy những người tham gia hoạt động du nhiều hơn. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, lịch có thu nhập trung bình/tháng cao hơn những người được tuyển dụng trong du những người không tham gia. Tuy nhiên, lịch hoặc những người có lợi ích trực tiếp hiện tại, số người tham gia vào hoạt động từ du lịch họ có thái độ tích cực đối với du lịch còn khá khiêm tốn. Để giảm ngành công nghiệp du lịch. Trong khi đó, khoảng cách giàu nghèo và cải thiện điều những người không tham gia vào du lịch kiện kinh tế của người dân, việc tạo điều và không được hưởng lợi từ loại hình dịch kiện cho người dân được tham gia vào hoạt vụ này thì xem du lịch như là sự bất tiện và động du lịch là cần thiết. là vấn đề chính đối với cộng đồng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho 4. Kết luận và kiến nghị thấy, những người dân có trình độ học vấn Tác động đến kinh tế, xã hội và môi càng cao thì thu nhập bình quân/tháng càng trường là nét đặc trưng của du lịch không cao. Do đó, để nâng cao mức sống của chỉ đối với huyện Phú Quốc mà còn đối với người dân, việc cải thiện trình độ dân trí là tất cả các nơi đến du lịch khác. Trong ba chiến lược cực kì quan trọng. khía cạnh được đề cập, du lịch tác động Du lịch là ngành công nghiệp luôn tích cực đối với kinh tế và xã hội hơn là tác tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực. Do đó, động tiêu cực, trong khi đó, đối với khía việc phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ cạnh môi trường thì tình hình có chiều môi trường; quản lí được giá đất đai, hàng hướng ngược lại. Điều này hàm ý rằng, nếu hóa, dịch vụ; hạn chế hiện tượng rò rỉ kinh muốn cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội ở tế và các tệ nạn xã hội; giữ gìn an ninh trật Phú Quốc thì cần đẩy mạnh hoạt động du tự; tránh sự phân hóa và mâu thuẫn xã hội; lịch và đây là mong đợi của đa số người huy động sự tham gia của người dân địa dân. Tuy nhiên, vấn đề môi trường ở huyện phương vào hoạt động du lịch sẽ là bước đi Phú Quốc cần phải được quan tâm bảo vệ phù hợp cho sự phát triển của Phú Quốc nhiều hơn bởi một khi môi trường bị phá trong tương lai. 155
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 148-156 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Thị Mai, Vũ Hoài Phương, La Anh Hương & Nguyễn Khắc Toàn. (2006). Giáo trình Tổng quan du lịch. Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội. Tổng cục Du lịch. (2010). Đề án Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến 2020. Hà Nội: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tổng cục Du lịch. (2013). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Luck D. J., & Rubin R. S. (2005). Nghiên cứu Marketing. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thống kê. Mason P. (2011). Tourism Impacts, Planning and Management. Oxford: Elsevier Publisher. Sirakaya-Turk E., Uysal M., Hammitt W., & Vaske J. J. (2011). Research Methods for Leisure, Recreation and Tourism. Cambridge: Cambridge University Press. Telfer D. J., & Sharley R. (2008). Tourism and Development in the Developing World. New York: Routledge Publisher. UNWTO. (2015). Tourism Highlights. Retrieved January 18, 2016, from www.unwto.org/pub. Weaver D., & Lawton L. (2006). Tourism Management (3th ed.). Milton: John Wiley & Sons Publisher. 156