Ôn tập Công tác xã hội trường học

pdf 19 trang hapham 2700
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Công tác xã hội trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfon_tap_cong_tac_xa_hoi_truong_hoc.pdf

Nội dung text: Ôn tập Công tác xã hội trường học

  1. Ôn tập Công tác xã hội trường học. Câu 1. Khái niệm, chức năng , nhiệm vụ, vai trò, ý nghĩa của ctxh trường học. Khái niệm: Theo School Social Work Association of America, 2005 thì: - CTXH trường học là một lĩnh vực thực hành chuyên biệt của CTXH. - NVXH mang những kiến thức và kỹ năng được đào tạo bài bản đến hệ thống trường học và những những nhóm dịch vụ dành cho học sinh. - CTXH trường học được thiết lập nhằm tạo ra những bước tiến xa hơn trong mục tiêu giáo dục: xây dựng một môi trường giảng dạy, học tập, việc thực hiện nhân quyền cũng như sự tự tin cho học sinh. - Các trường học cần NVXH để nâng cao khả năng đáp ứng nhiệm vụ đào tạo ; đặc biệt là sự hợp tác của gia đình – nhà trường – xã hội là chìa khóa để các trường hoàn thành sứ mệnh này”. Có thể hiểu CTXH trường học như sau: - Cung cấp sự trợ giúp mang tính khoa học cho các nhóm đối tượng khác nhau có liên quan đến trường học nhằm mang đến sự thành công trong quá trình học tập của học sinh. - Tạo cầu nối giữa:Nhà trường- Học sinh- Gia đình- Xã hội . Đối tượng. . Học sinh. . Phụ huynh. . Thầy cô giáo. . Cán bộ quản lý giáo dục. Chức năng Công tác xã hội trường học nhằm: - Hỗ trợ ban giám hiệu và giáo viên giải quyết các trường hợp cá biệt.
  2. - Tạo mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng (Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, 1999) Vai trò Lập và thực hiện các kế hoạch can thiệp nhận thức – hành vi - Tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của đối tượng - Sử dụng công cụ đánh giá những cảm xúc, hành vi không đúng gây ra những vấn đề cho đối tượng - Xác định những yếu tố dẫn đến hành vi không đúng - Cùng nhóm cộng tác lên kế hoạch hỗ trợ giúp đối tượng nhận thức phát triển cảm xúc tích cực và dẫn đến thay đổi hành vi - Hỗ trợ học sinh thực hiện kế hoạch can thiệp - Giám sát và thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của phương pháp can thiệp. trong trường hợp cần có chỉnh sửa để phù hợp hơn với đối tượng thì cần bàn bạc và thay đổi phương pháp can thiệp hiệu quả hơn - Đánh giá hiệu quả của kế hoạch thay đổi hành vi Quản lý ca đảm bảo đối tượng nhận được các dịch vụ, các cơ hội trị liệu và giáo dục - Đánh giá tình hình, thu thập thông tin thông qua mẫu đơn tiếp nhận của đối tượng, gia đình đối tượng - Xác định các chươngtrình, dịch vụ sẵn có trong trường học và cộng đồng - Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, tiếp cận các nguồn lực, có thể là kết nối đối tượng đến các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội và giáo dục hay cả hỗ trợ tài chính khác - Giám sát và đánh giá hiệu quả các chương trình, dịch vụ đã được kết nối với cộng đồng Can thiệp khủng hoảng đối với những đối tượng bị khủng hoảng - Đánh giá tình hình, tìm hiểu thông tin về đối tượng - Lên kế hoạch trị liệu giúp đối tượng vượt qua khủng hoảng - Kết nối đối tượng với những nguồn lực trường học, gia đình và cộng đồng để hỗ trợ đối tượng vượt qua khủng hoảng
  3. - Trang bị cho đối tượng một số kỹ thuật thư giãn đơn giản và kế hoạch cụ thể khi gặp lại tình huống gây khủng hoảng - Có kế hoạch theo dõi đối tượng sau khi trị liệu Tham vấn cá nhân - Thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu đối tượng (thường xuyên việc đánh giá qua những thông tin thu thập được từ đối tượng, những người liên quan và cả những nhận xét từ các nhà chuyên môn khác trong trường học) - Xác định các mục tiêu hỗ trợ đối tượng vượt qua những khó khăn về tâm lý xã hội - Cùng đối tượng xây dựng kế hoạch trị liệu từng bước đạt được các mục tiêu cá nhân - Theo dõi và hỗ trợ đối tượng thực hiện kế hoạch trị liệu - Ghi chép tiến trình các buổi tiếp xúc, tham vấn đối tượng - Đánh giá hiệu quả quá trình hỗ trợ và kết thúc tham vấn cho đối tượng khi vấn đề của đối tượng đã được giải quyết Tham vấn nhóm - Thu thập thông tin, đánh giá những vấn đề học sinh cần tham vấn - Tổ chức nhóm đối tượng, trang bị cho các em những chỉ dẫn, cách thức hoạt động - Xây dựng kếhoạch trị liệu thông qua các buổi sinh hoạt nhóm - Xác định các chủ đề sẽ trang bị cho các em thông qua tham vấn nhóm: kiểm soát giận dữ, tình bạn, kỹ năng giao tiếp xã hội, xây dựng kếhoạch cá nhân - Thực hiện các buổi sinh hoạt nhóm: điều phối, hướng dẫn, tạo cơ hội để các thành viên trong nhóm tham gia, tăng cường kỹ năng xã hội, phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình - Điều phối, kết hợp các nguồn lực sẵn có để giúp các thành viên trong nhóm phát triển, nâng cao năng lực cá nhân để phát triển lành mạnh - Đánh giá hiệu quả va kết thúc tham vấn nhóm khi đạt được mục tiêu đề ra Phòng chống tự tử
  4. - Theo dõi, phát hiện những đối tượng bị trầm cảm và có nguy cơ dọa tự tử ( thay đổi tính cách đột ngột, có nói hoặc viết sẽ tự tử, thất vọng, không tin tưởng vào tương lai, có tiền sử dọa tự tử, có sở hữu vũ khí, chất gây nghiện, thường xuyên mất ngủ .) - Đánh giá nguy cơ dọa tự tử từ những thông tin thu được qua quá trình theo dõi. Xác định liệu đối tượng đã có kế hoạch tự tử chưa?Đánh giá mức độ nguy cơ đối tượng thực hiện kế hoạch tự tử - Liên hệ với cha mẹ hay người giám hộ của đối tượng để cùng hỗ trợ giúp đối tượng. Luôn phân công không để đối tượng một mình có điều kiện thực hiện tự tử - Cùng gia đình theo dõi, đảm bảo mọi mối nguy hại dẫn đến hành vi tự tử đã bị loại bỏ - Hỗ trợ đối tượng quay lại các hoạt động thường ngày và lấy lại niềm tin, hy vọng sống Tổ chức các chương trình kỹ năng sống và tuyên truyền sống lành mạnh trong các lớp học của học sinh . Đánh giá nhu cầu trang bị kiến thức về kỹ năng sống hay lối sống lành mạnh cho các lớp học . Lên kế hoạch thực hiện các chương trình giáo dục này: Đào tạo một nhóm học sinh nòng cốt trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng trình bày, hướng dẫn các em chuẩn bị phần trình bày, phương pháp, cách thức thực hiện . Hỗ trợ nhóm học sinh nòng cốt thực hiện kế hoạch thích hợp vơi giáo viên chủ nhiệm hoặc tổ chức đoàn hội,hội phụ huynh học sinh . Đánh giá hiệu quả của hoạt động Tổ chức các hoạt động lôi cuốn học sinh tham gia quá trình học tập (ngăn chặn hiện tượng bỏ học) . Thu thập thông tin, đánh giá thực trạng hoạt động dạy và học ở trường, từ đó tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bỏ học . Lên kế hoạch các chương trình can thiệp: cải thiện mối quan hệ thầy – trò; các chương trình dạy tốt – học tốt; văn hóa, văn nghệ giao lưu thu hút sự quan tâm của
  5. học sinh vào các hoạt động của trường ; tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ học sinh học tập . Cùng thực hiện các chương trình can thiệp . Đánh giá, có đề xuất phù hợp lên Ban giám hiệu kể cả những đề xuất về chương trình, chính sách của trường Tổ chức các chương trình hỗ trợ và kết hợp gia đình . Thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu và khả năng thực hiện của gia đình học sinh . Cùng gia đình lên kế hoạch thực hiện chương trình tạo môi trường gia đình hỗ trợ tốt nhất có thể cho con em họ làm tốt các hoạt động tại trường học. . Theo dõi, điều phối sự tham gia của các gia đình, tổchức thực hiện các chương trình tại gia đình và tại trường học . Huy động sự hỗ trợ của nhà trường và các tổ chức của phụ huynh học sinh và các chương trình hỗ trợ gia đình . Tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn (có thể là về tài chính ) để gia đình khắc phục được khó khăn . Thực hiện những chuyến đi thăm gia đình để đánh giá tình hình và hỗ trợ gia đình thực hiện kế hoạch cũng như giám sát quá trình gia đình tạo môi trường tốt nhất để trẻ em được học tập Giải quyết các xung đột trong nhà trường (trong cả cán bộ, giáo viên và trong cả học sinh) . Tiếp cận các xung đột, tìm kiếm thông tin,phân tích tình hình . Cùng đối tượng xác định vấn đề, nguyên nhân gây xung đột . Cùng đối tượng phân tích, lựa chọn giải pháp giải quyết xung đột . Theo dõi, giám sát, hỗ trợ thực hiện giải pháp (bao gồm cả việc tập hợp những nỗ lực bên trong và bên ngoài vào thực hiện giải pháp) . Duy trì môi trường giáo dục trong sạch và lành mạnh trong cả cán bộ, giáo viên và trong cả học sinh Ý nghĩa : (giá trị )
  6.  Mỗi học sinh đều được xem như là một cá nhân có những đặc thù riêng biệt và những khác biệt cá nhân này cần được thừa nhận.  Mỗi học sinh đều được quyền tham dự vào tiến trình học tập.  Mỗi học sinh đều có quyền bình đẳng, được đối xử ngang bằng trong học đường, thụ hưởng các cơ hội giáo dục như nhau và các kinh nghiệm được học tập phải phù hợp với nhu cầu của từng học sinh.  Tiến trình học tập không chỉ nhằm cung cấp công cụ để thu thập kiến thức trong tương lai mà còn là một thành phần cốt lõi cho việc phát triển sức khỏe tinh thần của trẻ em. Mục tiêu  Tác nhân của sự thay đổi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho học sinh, tạo cho học sinh một động lực để thành công.  Sự thành công này thể hiện rõ trong môi trường học đường, trong mối quan hệ với giáo viên và gia đình học sinh.  Một sự thành công khi công tác xã hội trong trường học kết nối được gia đình, nhà trường và xã hội để cùng chăm lo cho học sinh.  Công tác xã hội trường học ứng dụng các nguyên tắc và phương pháp của chuyên ngành công tác xã hội vào mục đích chính trong trường học, chú trọng đến sự thay đổi hành vi của học sinh.  Nhân viên xã hội tại trường học cần lưu ý rằng sự mất quân bình của học sinh là kết quả của sự tương tác giữa các đặc trưng của cá nhân học sinh với các điều kiện và hoạt động diễn ra trong môi trường gia đình và trường học.  Cho rằng trí thông minh của trẻ mang tính cố định, không thay đổi là một sai lầm. Môi trường gia đình và trường học có ảnh hưởng đến mức độ của trí thông minh của trẻ và sự thành đạt trong học tập cũng như trong tương lai. Thành tựu đạt được đầu tiên ở trường học là điều cốt lõi cho thành tựu đạt được sau này. Tất cả trẻ em đều có khả năng học tập; điều quan trọng là phân tích kỹ năng theo học và mức độ hưng phấn của từng trẻ và áp dụng cách thức giảng dạy phù hợp với từng trẻ.
  7. Câu 2. Phương pháp ctxh trong Trường học. Phương pháp làm việc với cá nhân  Đây là phương pháp can thiệp để giúp một cá nhân thoát khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần, chữa trị, phục hồi sự vận hành các chức năng xã hội của họ, giúp đỡ tự nhận thức và giải quyết các vấn đề xã hội bằng khả năng của chính mình  Tuỳ theo mức độ của các vấn đề mà học sinh gặp phải, tuỳ thuộc diễn biến tâm sinh lý của mỗi học sinh, tuỳ thuộc những tình huống cụ thể mà các NVXH với cá nhân có thể lực chọn các cách tiếp cận sau : + Cách tiếp cận tâm lý- xã hội: Quan tâm đến diễn biến của nội tâm con người và môi trường sống của họ + Cách tiếp cận “Giải quyết vấn đề” cho rằng sự lôi cuốn thân chủ cùng tham gia vào tiến trình giải quyết vấn đề tự nó là một cách trị liệu. + Cách tiếp cận tập trungvào một nhiệm vụ: Tập trung vào việc giúp thân chủ đạt được một mục tiêu cụ thể trong một thời gian định truớc  + Cách tiếp cận tổng quát: Không chỉ tập trung giải quyết các khó khăn của thân chủ mà đặc biệt chú trọng đến việc phát huy sức bật của đối tượng. Có những học sinh tuy gặp hoàn cảnh gia đình éo le, bệnh tật nhưng vẫn quyết tâm cùng NVXH vượt qua để tiếp tục học hành. - Qua phương pháp cá nhân, nhân viên xã hội tiếp cận vấn đề, phân tích,chuẩn đoán các vấn đề của học sinh và các tác động của môi trường lên học sinh. Công việc của nhân viên xã hội . Xem lại sự hỗ trợ xã hội của địa phương đối với gia đình trẻ ( chỗ ở, thu nhập, sức khoẻ ) . Uốn nắn hành vi của em . Giúp em học tốt bằng cách giúp giáo viên tìm hiểu các nhu cầu cá nhân của em. . Giúp người mẹ trong cách chăm sóc và quan tâm đến con.
  8. . Giúp người cha trong quan hệ với con - Hỗ trợ từ những nhóm nhỏ bạn, giáo viên và NVXH; các buổi hội thảo có thể tổ chức trong lớp học hoặc các thảo luận nhóm nhỏ, mỗi bé gái mang thai sẽ trình bày những vấn đề riêng tư của các em và những nhu cầu em cần có với một tham vấn viên (theo kiểu tham vấn cá nhân), thể hiện quyền được nói và quyền cá nhân của các em. - Thông qua việc trợ giúp từ sự hợp tác và thấu hiểu của gia đình, giáo viên đến trẻ, sự tăng cường vai trò của các em có thể được sử dụng trong suốt tiến trình điều trị và sau đó được xây dựng để các em tự thay đổi. Nhóm  Đây chính là sự vận dụng kỹ năng mang tính chuyên nghiệp để can thiệp, hỗ trợ những nhóm xã hội yếu thế, nhóm học sinh có vấn đề tương tự nhau nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, tăng cường năng lực giải quyết vấn đề của các thành viên trong nhóm.  Cách thức tiến hành: . Áp dụng phương pháp nhóm khi có nhiều học sinh có vấn đề tương tự nhau. . Qua sinh hoạt nhóm, nhân viên xã hội giúp các học sinh có vấn đề học kinh nghiệm lẫn nhau trong cách giải quyết vấn đề. . Sử dụng áp lực của nhóm để thay đổi hành vi. . Thiết lập mục tiêu hợp tác, tạo môi trường thành đạt cho học sinh qua các sinh hoạt ngọai khóa để học sinh có thêm động lực mới. . Giúp học sinh giải quyết các vấn đề : thiếu tự tin, kiểm soát cơn nóng giận, . Xây dựng mối quan hệ, vượt khó, tăng cường kỹ năng sống để phòng ngừa tệ nạn xã hội .  Vào thời điểm mà những nguồn lực cộng đồng giảm xuống mức thấp nhất, những NVXH đã luân chuyển nguồn lực chưa được khai thác của những trường học, nhóm người giúp đỡ sẽ song hành. Những nhân viên này như những người trợ giúp, những nhân tố thuận lợi, người bạn đặc biệt để giúp đỡ những đối tượng
  9. khác mà có liên quan đến việc thẩm định những vấn đề. Trong những nhóm họ được dạy những kỹ năng quan trọng liên quan đến bản chất tự nhiên của giúp đỡ, sự tự tin, chấp nhận , thấu cảm, đáng tin cậy và sự quan tâm.  Nhóm đồng đẳng (song hành) tìm thấy một cách đặc biệt trong việc ngăn chặn hành vi sử dụng thuốc kích thích chiếm tỷ lệ rủi ro cao trong giới học sinh - Căn cứ vào hoàn cảnh và trình độ của nhóm mà nhân viên CTXH học đường sẽ xác định vị trí của mình trong nhóm, hoặc ở trung tâm trị liệu, hoặc người tư vấn hoặc như một tác nhân bên ngoài. - Dù ở vị trí nào, NVXH cũng phải tích cực can thiệp, hỗ trợ, định hướng các hoạt động nhóm . - Biết kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo các phương pháp CTXH cá nhân , CTXH nhóm tăng cường mối liên hệ với gia đình và nhà trường trong việc điều chính hành vi cho các em Cộng đồng, trường học  Là cách tiếp cận với cộng đồng thông qua các nguồn lực sẵn có và tiềm năng trong cộng đồng  Cho phép NVXH xây dựng được một hệ thống (mạng lưới) sự trợ giúp  NVXH cung cấp mối liên kết quan trọng cho cấu trúc quyền lực của cộng đồng  NVXH trở thành người liên quan đến những công việc ưu tiên cho sự phát triển cộng đồng lâu đời => Những điều gì làm tăng sự hỗ trợ của cộng đồng? Phương pháp tham vấn học đường Phương pháp phân tích, trị liệu hành vi . Câu 3. Những luận điểm cơ bản của CTXH trường học. (4). CTXH TH lấy người học làm trung tâm. CTXHTH xem trường học như là một hệ thống.
  10. Vai trò nhân viên xã hội trường học như là người tư vấn, tham vấn định hướng nghề nghiệp cho các học sinh. Sự tham gia của cha mẹ vào các hoạt động xây dựng nhà trường. 3.1 CTXH TH lấy người học làm trung tâm. Người học ở đây chính là những học sinh (từ 5-18 tuổi). Học sinh là những người đang theo học tại nhà trường. Khái niệm này có sự phân biệt về trình độ học vấn của học sinh theo từng cấp (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), độ tuổi đến trường, đặc điểm tâm sinh lý và sự trưởng thành về nhân cách . Đặc điểm học sinh Đặc điểm sinh lý thể hiện rõ nhất ở đây chính là hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo gắn liền với nó là các hoạt động văn thể mỹ để tăng cường sức khỏe và trang bị những kỹ năng sống cơ bản . Đặc tính sinh lý thứ hai là năng lực trí tuệ và phát triển cơ thể tâm sinh. Trẻ em tiếp thu nhanh tính linh hoạt ở những người xung quanh để tự xác định mình đồng thời đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu làm bùng nổ môi trường.  Do đó, cần tập trung hình thành môi trường học tập mới thích ứng với hoàn cảnh hiện đại.  Có bốn khía cạnh chính của môi trường học tập mới đang hình thành:  Người học  Trí thức  Đánh giá  Cộng đồng  Vai trò người học đã trở thành trung tâm cho quá trình học tập cả đời, việc học không chỉ tiến hành dưới sự chỉ dẫn của thầy mà chủ yếu là tự học, dù ngay trong trường học. Người học cần nắm chắc những cách thức đánh giá hiệu quả việc học của mình, không chỉ dựa vào những đánh giá của giáo viên.
  11.  Như vậy CTXH dựa trên quan điểm “lấy người học làm trung tâm” nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập thông qua cách nói thế nào là học thành công chứ không phải dạy thành công. Điều đó cho thấy vai trò người học được xem trọng và là chủ thể trong dạy và học. 3.2. Công tác xã hội trường học xem trường học như là một hệ thống Trường học là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm truyền đạt kiến thức đã được tích luỹ bởi xã hội cho thế hệ trẻ. Trường học là một tác nhân quan trọng chính yếu của quá trình xã hội hoá , nó được cấu trúc và tổ chức chặt chẽ nhằm giáo dục, đào tạo ra những nhân cách mà xã hội mong đợi. Trường học được thiết kế sao cho kiến thức được truyền đạt ở các khoá học mang tính kế thừa nhau. Trong trường, cá nhân không chỉ tiếp thu những tri thức khoa học của các môn học mà còn cả những quy tắc và cách ứng xử không chỉ môn học văn hoá mà còn cả đạo đức và cách thức làm người. Ngoài ra, nhà trường là nhân tố cốt lõi của thiết chế giáo dục với mục tiêu chuẩn bị cho cá nhân nghề nghiệp xã hội, truyền bá chuyển giao di sản văn hoá qua các thế hệ và giúp các em làm quen dần với vai trò phù hợp với mong đợi của xã hội. Quan điểm của CTXH trường học xem trường học như một hệ thống nhằm xác định tầm quan trọng của môi trường xã hội hoá thứ hai sau gia đình đối với sự phát triển quá trình học tập của học sinh. Trường học là một hệ thống xã hôị. Hệ thống giáo dục cấp trường là một hệ thống xã hội gồm các thành phần khác nhau tạo thành (lớp học, các bộ môn, các phòng chức năng, đội ngũ giáo viên, công nhân viên ). Các bộ phận của hệ thống giáo dục cấp trường tồn tại một cách tương đối độc lập với nhau đồng thời có sự gắn bó mật thiết tạo thành một chỉnh thể có quan hệ hữu cơ với môi trường xung quanh. Đối với các yếu tố của môi trường, hệ thống giáo dục liên tụctrao đổi đầu vào - đầu ra với các cá nhân, các tổ chức xã hội (Lê Ngọc Hùng, 2006).
  12. Với chương trình cải cách giáo dục như hiện nay thì nhà trường cần được hiểu vừa là cơ sở phúc lợi, vừa là một cơ sở kinh doanh cho tương lai. Giáo dục nhà trường – đòi hỏi phải thống nhất từ hình thức đến nội dung giảng dạy, giữa dạy tốt và học tốt- thể hiện chiến lược con người là vốn quý nhất. Do vậy hệ thống giáo dục cũng thường xuyên phải cập nhật những đổi thay của xã hội để kịp thời thay đổi cho phù hợp Hệ thống trường học phải luôn luôn thay đổi cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. 3.3. Vai trò người nhân viên xã hội trường học như là người tư vấn, tham vấn, thành viên của trường học và định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nếu nhiệm vụ của nhà truờng chỉ là truyền thụ kiến thức khoa học cho học sinh thì nhiệm vụ đó khá dễ dàng. Thế nhưng ngoài việc học tập, các em học sinh của chúng ta còn gặp rất nhiều điều của cuộc sống thực tế như: đói nghèo, thuốc lá hay ma tuý, bị bắt nạt, lạm dụng tình dục, xáo trộn của gia đình .những điều gây trở ngại không nhỏ cho việc học tập của các em. Vì thế mà trong nhà trường cần phải có nhân viên xã hội(NVXH) chuyên nghiệp để giúp nhà trường và thầy cô giải quyết phần “phụ” nhưng không kém phần quan trọng trong việc đào tạo thế hệ tương lai của đất nước. NVXH học đường sẽ giải quyết những công việc mà thầy cô bỏ sót do quá bận bịu với công tác giảng dạy. Đặc biệt là ở những truờng quá tải với những lớp học hơn 50 -60 học sinh. Họ là những nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp nên có kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết những rắc rối về tâm lý xã hội mà học sinh đang trải qua thông qua tư vấn,tham vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh từng bước giúp các em gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập tốt hơn. Tư vấn (Consultation) được xem như là một quá trình tham khảo về lời khuyên hay sự trao đổi quan điểm về vấn đề nào đó để đi tới quyết định . Tư vấn có thể được xem là mối quan hệ mà ở đó người chuyên gia đưa ra sự trợ gíup cho cá nhân hay tổ chức có nhu cầu giải quyết vấn đề khó khăn (A.M.Dauherty, 1990). Hay là
  13. “Tư vấn chính là việc tôi và anh cùng nói về người đó, điều đó nhằm mục đích để thay đổi”(M.Fall, 1995). Tư vấn học đường là một bộ phận của tư vấn tâm lý giáo dục được xem là tham vấn trong môi trường học đường và kết quả của quá trình tham vấn này không chỉ có trên cơ sở một sự kiện hay một tình huống ổn định mà còn xuất phát từ những đặc điểm tâm lý cá biệt của chủ thể hoặc hoàn cảnh xuất hiện các sự kiện ấy. Tư vấn học đường là một công tác mang đậm tính nghề nghiệp, khoa học, nghệ thuật Thầy cô giáo không phải lúc nào cũng cảm thấy dễ dàng khi phải chọn một quyết định, nhất là đối với nhữngtrường hợp xảy ra không đúng “Quy cách sư phạm” hay không phù hợp với các chuẩn mực giáo dục bình thường. Trong nhiều trường hợp, NVXH học đường có thể cung cấp cho cho các nhà quản lý giáo dục, cho các giáo viên và phụ huynh học sinh những thông tin cần thiết về những trường hợp học sinh có hành vi sai lệch để kịp thời điều chỉnh. Tham vấn (Conseling) là một kỹ thuật trợ giúp trong CTXH cá nhân và việc cho lời khuyên là một kỹ thuật của tham vấn (Grace M , 1998). Lời khuyên đó không nên mang tính áp đặt mà cần khách quan, phù hợp với nhu cầu của đối tượng được xác định trên cơ sở thảo luận và dựa vào kiến thức chuyên môn. Ngoài ra,tham vấn còn được hiểu là một quá trình tương tác giữa một bên là nhà tham vấn (người có chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất của nghề tham vấn) và một bên là thân chủ (người đang có khó khăn về vấn đề tâm lý cần giải quyết) . Tham vấn học đường được hiểu là một quá trình tương tác giữa người làm công tác tham vấn và những học sinh đang có những khó khăn, thắc mắc về tâm lý, về đời sống, về học tập, giao tiếp xã hội cần được giúp đỡ nhằm khơi gợi tiềm năng của họ tự giải quyết những vấn đề của mình, ổn định cuộc sống, phát triển nhân cách đúng mức. Những NVXH học đường này có mặt trong trường học để nghe trẻ nói, trẻ giãi bày, trẻ tự chất vấn những khó khăn của mình theo một cách mà trẻ tự tìm ra cách thay đổi hoàn cảnh, thay đổi bản thân. Từ đó huy động năng lực học tập vào những hoạt động tích cực.
  14. 3.4. Sự tham gia của cha mẹ vào các hoạt động xây dựng nhà trường . Khi đề cập đến sự tham gia của cha mẹ học sinh trong các hoạt động xây dựng nhà trường, người ta cứ nghĩ rằng đó chỉ là việc hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí và các hoạt động công ích của nhà truờng. Gửi con đến trường là xong trách nhiệm của mình, tất cả việc giáo dục giao cho truờng học vì đã “mua” sự dạy dỗ rồi Tuy nhiên, quan điểm đó đã dẫn tới những ảnh hưởng không tốt cho việc giáo dục con trẻ. Giáo dục nền tảng là giáo dục gia đình. Nhà giáo dục Mỹ Rogan đã nói “Nhà trường đầu tiên là gia đình và ngưởi Thầy đầu tiên là mẹ. Người mẹ rất quan trọng đối với trẻ vì vốn dĩ nữ tính là hiền từ và dịu dàng. Phụ nữ nào hay nóng nảy, gắt gỏng, nhỏ mọn là thiếu tố chất cần thiết trong thiên chức làm mẹ và làm bà (nội, ngoại)” Giáo dục tốt, cha mẹ sẽ hãnh diện và hạnh phúc thấy con cái ích nước, lợi nhà, hiếu thảo. Vâng! Giáo dục là một thiên chức, một trọng trách khó khăn nhưng cao cả. Song song đó có một sự ảnh hưởng quan trọng khác nữa là nền giáo dục của xã hội, của người Thầy. Cùng lúc trẻ nhận hai nền giáo dục của gia đình và nhà trường, cả hai đều hỗ trợ toàn diện cho nhau. Nhờ đó, sau khi xa gia đình, xa trừơng lớp, con người đủ sức đảm đương vai trò một con người bản lĩnh. Từ đó có thể thấy sự gắn kết mật thiết giữa gia đình và nhà trường theo phương châm “thành công trong học vấn – gia đình và nhà trường cùng hợp tác”. Vì thế sự tham gia của cha mẹ vào hoạt động xây dựng nhà trường rất quan trọng chứ không chỉ đơn thuần đóng học phí rồi gửi con vào học là thôi Ở đây sự tham gia của cha mẹ học sinh vào hoạt động xây dựng nhà trường thể hiện ở một số khía cạnh sau:  Tham gia các buổi họp phụ huynh học sinh, các buổi hội thảo hay chương trình tư vấn gia đình, tư vấn sức khoẻ - tâm lý - giới tính do nhà trường tổ chức.  Tích cực chủ động trong việc giáo dục con cái  Hiểu và áp dụng đúng phương pháp giáo dục tổng hợp : gia đình và nhà trường cùng kết hợp .
  15. Câu 4. Các vần đề trong trường học, nguồn gốc các vấn đề đó. Vấn đề - Vấn đề xã hội theo định nghĩa khoa học hiện nay xuất phát không từ sự yếu kém của cá nhân mà là hậu quả của các quá trình kinh tế xã hội như sự phát triển nhà máy ở các thành phố lớn thu hút các lao động nông thôn, rời bỏ quê hương sống đơn độc sinh ra rượu chè, cờ bạc. Thất nghiệp biến họ thành đội quân nghèo đói thiết lập các khu ổ chuột (Nguyễn Thị Oanh, 1999) - Những vấn đề gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tập tại trường, tại nhà, đến đời sống của học sinh, nhóm học sinh - Tác động tới sự ổn định và phát triển của hệ thống trường học Một số vấn đề - Vấn đề học sinh bỏ học, - Bạo lực trong học đường - Vấn đề sức khỏe thể chất, tinh thần - Nạn bạo hành trong học đường (GV – học sinh; học sinh – học sinh) - Bảo vệ học sinh - Gian lận, - Mối quan hệ gia đình – nhà trường và học sinh - Vấn đề học sinh nhút nhát - Ngăn ngừa học sinh bị gạt khỏi những nhu cầu học tập - Vấn đề tự tử - Nghiện hút, bài bạc, băng nhóm, đồng đẳng - Những hành vi không thích nghi (rối loạn hành vi) - Học sinh hiếu động - Trẻ em dễ bị thương tổn - Đưa trẻ đường phố vào học chính quy - Bạo lực gia đình
  16. - Trẻ em nghèo đói Nguồn gốc - Nguồn gốc từ gia đình + . Đây là một môi trường xã hội hoá qua trọng vào bậc nhất bởi vì hầu hết cá nhân đều sinh ra và lớn lên trong gia đình + Trong mỗi gia đình đều có một tiểu văn hoá và tiểu văn hoá này được xây dựng trên nền tảng văn hoá chung nhưng với đặc thù riêng của gia đình. + Các tiểu văn hoá này được tạo thành bởi nền giáo dục gia đình, truyền thống gia đình, lối sống gia đình . +Những kinh nghiệm sống, các quy tắc và các giá trị đầu tiên và mãi về sau này của con người được nhận từ các thành viên của gia đình.  +Do vậy, những mối liên hệ của trẻ em với môi trường nguyên thuỷ sau này, đặc biệt với bố mẹ quyết định phong cách ứng xử, nhất là mặt tình cảm, nhận thức mà chúng sẽ trải qua sau này trong những mối quan hệ với cá nhân khác. + Một mối liên hệ tốt với bố mẹ nếu được coi là “tốt” sẽ đem lại cho chúng sự phấn chấn, tin cậy và tập trung vào học hành. Và nếu như mối quan hệ ấy bị trẻ xem là “xấu” thì sẽ đem lại cho chúng sự sợ sệt, bất an và cũng là căn nguyên làm này sinh những hành vi sai lệch của học sinh +Gia đình nghèo : phụ huynh học thức thấp, ít đọc sách, trẻ ít được hướng dẫn, khuyến khích, ít mong đợi nơi trẻ .Từ đó trẻ không nhận thức việc học là đưa đến thành đạt trong xã hội và không theo đuổi phát triển các mục tiêu trong học vấn, ăn không được no, thiếu được chăm sóc, thiếu động lực. +Gia đình có vấn đề : ly dị, mâu thuẫn, cha hoặc mẹ xa nhà thường xuyên, gia đình có dính líu đến tệ nạn xã hội, bạo lực trong quan hệ, lạm dụng con cái + Trẻ dành nhiều thời gian xem TV, xem phim, chơi games nhiều hơn. Cha mẹ không có nhiều thời gian dành cho con cái và luôn cấm on ra khỉ nhà (trừ khi đến trường) - Nguồn gốc từ trường học
  17.  + Trường học là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm truyền đạt kiến thức đã được tích luỹ bởi xã hội cho thế hệ trẻ. Trường học là một tác nhân quan trọng chính yếu của quá trình xã hội hoá , nó được cấu trúc và tổ chức chặt chẽ nhằm giáo dục, đào tạo ra những nhân cách mà xã hội mong đợi. Trường học được thiết kế sao cho kiến thức được truyền đạt ở các khoá học mang tính kế thừa nhau. Trong trường, cá nhân không chỉ tiếp thu những tri thức khoa học của các môn học mà còn cả những quy tắc và cách ứng xử không chỉ môn học văn hoá mà còn cả đạo đức và cách thức làm người. Ngoài ra, nhà trường là nhân tố cốt lõi của thiết chế giáo dục với mục tiêu chuẩn bị cho cá nhân nghề nghiệp xã hội, truyền bá chuyển giao di sản văn hoá qua các thế hệ và giúp các em làm quen dần với vai trò phù hợp với mong đợi của xã hội. + Có rất nhiều vấn đề của học sinh nảy sinh từ trường học bao gồm:  Phân biệt đối xử  Nặng trừng phạt hơn là hỗ trợ, tìm hiểu để đáp ứng nhu cầu của trẻ  Chương trình học và phương pháp giảng dạy không hấp dẫn  Các quy định thiếu linh hoạt  Lương giáo viên thấp nên không thấy hứng thú trong giảng dạy  Giáo viên trút sự buồn phiền riêng tư của mình vào học sinh.  + Theo ông, trẻ có hai nhu cầu : Nhu cầu tình thương và nhu cầu tự thấy mình có giá trị. Nếu trẻ không được đáp ứng tại gia đình thì trẻ phải có cơ hội tại lớp học. Trường học là vị trí duy nhất để nhận diện trẻ bắt đầu phát triển hình ảnh thất bại. Giáo viên cần biết, phát hiện và ngăn ngừa điều này, phải tìm phương cách để làm cho lớp học của mình trở thành một kinh nghiệm thành đạt cho trẻ. - Nguồn gốc từ cộng đồng +Cộng đồng là một khái niệm mô tả những hình thức quan hệ và quan niệm về trật tự của những thành viên chung sống trên cơ sở những giá trị chung, có sự kết nội nội tại, không xuất phát từ những tính toán lợi ích riêng lẻ, hoặc những quy tắc, những văn bản luật định, mà bởi những mối liên hệ sâu hơn hướng tới một sự thống nhất về tinh thần
  18. (như huyết thống, láng giềng, phường hội ). Do vậy mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội không thể sống riêng biệt, tách khỏi cộng đồng + Cộng đồng luôn luôn tác động đến hành vi, thái độ cách cư xử và hành động của mỗi cá nhân. Bản thân học sinh cũng vậy. Học sinh cũng chịu tác động không nhỏ từ phía cộng đồng và những vấn đề bắt nguồn từ cộng đồng bao gồm:  . Trẻ tham gia tụ tập băng nhóm không lành mạnh,  . Môi trường xung quanh có nhiều tiêu cực,  . Người lớn không làm gương cho trẻ,  . Trẻ thiếu những điều kiện sinh hoạt vui chơi, giải trí Câu 5. Mô hình ctxh trong trường học.  Có nhiều mô hình khác nhau của công tác xã hội trong trường học. Freeman mô tả 3 mô hình chính: Kiểu điều trị truyền thống - Tập trung vào những vấn đề của cá nhân học sinh và vai trò của NVXH học đường là những người làm việc với từng hoàn cảnh gia đình của cá nhân, tham vấn, tư vấn cho giáo viên – tác nhân chuyển đổi Kiểu thay đổi trường học Tiêu điểm là sự suy giảm chức năng của trường học hoặc khu vực mà gây nên những vấn đề cho học sinh. Mục đích của sự thay đổi can thiệp này từ cá nhân học sinh sang toàn bộ cán bộ - công nhân viên trường học, những người mà chiếm vị trí tác động đến nhu cầu thay đổi trường học, sẽ làm thích nghi những nhu cầu học tập của học sinh. Nhân viên xã hội học đường trở thành người ủng hộ sự thay đổi tổ chức CTXH. Kiểu hệ thống
  19. - Mô hình hệ thống hay mô hình sinh thái học là kiểu mô hình mà nhiều nhân viên xã hội học đường ngày nay thừa nhận. Mô hình này thừa nhận rằng nhiều xã hội khác nhau và nguồn lực môi trường khác nhau có thể ảnh hưởng tới chất lượng học tập của học sinh.